Phụng Vụ - Mục Vụ
Tuần thánh: Những môn đệ âm thầm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, khóa 3
16:35 27/03/2013
SUY NIỆM TUẦN THÁNH
Tuần Thánh là thời gian trọng nhất của năm Phụng vụ. Giáo Hội tưởng niệm những sự kiện đặc biệt của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Đọc bài Thương Khó nhiều lần, tôi dừng lại nơi cuộc táng xác Chúa và nghĩ về hai môn đệ âm thầm: Nicôđêmô và Giôxếp.
Việc táng xác Chúa đựơc cả bốn Phúc Âm tường trình; Giôxếp và Nicôđêmô an táng Chúa (x. Mt 27,57-61; Ga 19,38-42; Lc 23, 50-55; Mc 15, 42-47 ).
Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đau thương, Giôxếp người ở xứ Arimathê đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Sau đó ông cùng với Nicôđêmô táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Mộ đá còn mới của ông Giôxếp và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Lúc táng xác Chúa, có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giôxêt chứng kiến (Mc 15,47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Mẹ, nhưng không thấy Phúc Âm nói đến.
Thật lạ lùng. Khi Chúa bị bắt, bị đánh đòn, bị sỉ nhục, các môn đệ trốn chạy hết (Mc 14, 50).
Dưới chân thập giá chỉ có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria vợ ông Cơlôpat và bà Maria Mađalêna (Ga 19, 25-26).
Lúc táng xác Chúa, cả bốn Phúc Âm chỉ nói tơi hai người trí thức Do Thái: Giôxếp và Nicôđêmô. Ông Giôxếp đến xin Philatô và tháo xác, còn ông Nicôđêmô đem một trăm cân mộc dược trộn trầm hương để tẩm xác Chúa. Ông Giôxếp cho Chúa ngôi mộ của chính mình. Hai ông đều là thành viên Thượng Hội Đồng Tối Cao Do thái, có chức quyền và giàu có. Họ đã ái mộ Chúa từ lâu và dấu kín trong lòng. Đến khi Chúa chết, họ công khai biểu lộ lòng tin.
1. Nicôđêmô.
Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện ba lần:
- Lần thứ nhất trong bài tường thuật (Ga 3,1-21). Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Một người trí thức có địa vị và có thiện chí. Ông lén đến gặp Chúa vào một buổi tối. Sau đó ông ra đi.
- Lần thứ hai (Ga 7,51), khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội Đồng, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?".
- Lần thứ ba (Ga 19,39-40), lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩm liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua: "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái".
Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài. Lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài. Và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài. Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng".
2. Giôxếp thành Arimathê
Xuyên suốt Phúc âm không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời Chúa, không thấy bóng dáng ông. Ông chỉ xuất hiện trong nghi thức táng xác Chúa, và đựơc cả bốn Phúc âm kể lại.
- Theo Matthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxêp (27,57).
- Theo Maccô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của Hội Đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều đại của Thiên Chúa. Ông mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu ( 15,43).
- Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giôxếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng ( 23,50-51).
- Theo Gioan: Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái (19,38).
Giôxếp là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc âm vừa kể, ta thấy ông có những đặc tính:
- Là người giàu có.
- Là người lương thiện, công chính.
- Là thành viên thế giá trong Hội đồng.
- Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.
- Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.
- Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.
- Là người liệm xác Chúa.
- Là người cho Chúa mượn mộ của chính mình.
- Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do thái.
- Ông chưa bao giờ dám bày tỏ sự thiện cảm của mình khi Đức Giêsu còn sống.
(xin xem thêm: thư gửi ông Giôxêp, trong cuốn sách "Kẻ đi tìm", Lm Nguyễn Tầm Thường).
Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu. Họ là thành phần trí thức, giàu sang và có địa vị xã hội. Như thế không phải chỉ có những người nghèo, bệnh tật, tội lỗi theo Chúa mà còn có một lớp “quan lại” trí thức là thủ lãnh thế giá trong xã hội.
Cả hai ông đều theo Chúa cách kín đáo. Theo kín đáo vì sợ (Ga 19,38). Sợ mất quyền lợi. Quyền thì cao, lợi thì lớn. Tất cả đều được xây dựng và củng cố bởi cơ chế Do Thái giáo. Cơ chế ấy quá nghiệt ngã. Nó loại trừ để củng cố. Bị loại trừ thì quyền và lợi bay theo mây khói. Ôi, quyền và lợi! Đáng sợ vô cùng!
Thế nhưng, điều lạ lùng nữa là khi Chúa chết, cả hai ông không còn sợ hãi. Ông Giôxếp hạ thi hài Chúa xuống. Ông Nicôđêmô mang đến một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Chúa, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái (Ga 19,39). Hai ông công khai đứng về phía Chúa, chấp nhận mọi mất mát. Hai ông thấy rõ mọi âm mưu đen tối và bẩn thỉu của Thượng tế và Công nghị. Cả hai ông đều thương cảm cái chết oan khiên đau đớn tủi nhục của Chúa. Lương tâm ngay thẳng của người trí thức chân chính không cho phép họ sống hèn. Giôxêp “đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng hội đồng”. Sau cái chết của Chúa “Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu”. Ông phải đến với Chúa trong giờ phút thương đau để tạ tội vì đã hơi hèn nhát.
Nicôđêmô và Giôxếp được diễm phúc. Vinh dự như Simon người Cyrênê vác đỡ thập giá giúp Chúa trên đường thương khó.
3. Nhiều môn đệ âm thầm
Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ âm thầm sống trong nội bộ những người chống Chúa Giêsu. Người có thiện chí, thiện tâm thì ở trong cơ chế nào, họ cũng là môn đệ của Chúa. (theo Lm Piô Phúc Hậu). Nếu vậy thì có lẽ những trí thức can đảm như Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Ts Cù Huy Hà Vũ, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Hà Sĩ Phu, Ts Nguyễn Thanh Giang, Luật sư Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần…và biết bao nhân sĩ khác đã dám vượt qua mọi sự đe dọa, trù dập, trấn áp cho đến những thủ đoạn thấp hèn quen thuộc là đuổi việc, đuổi học để lên tiếng cho sự thật…đều là môn đệ của Chúa như Giôxếp và Nicôđêmô!!! Sự sợ hãi làm cho người ta trở nên hèn nhát. Ơn can đảm giúp người trí thức sống đúng lương tâm chân chính.
Giữa cuộc đời cũng như trong mọi hình thái xã hội hôm nay, những Giôxếp và Nicôđêmô hiện diện ở khắp mọi nơi. Rất lặng lẽ. Rất âm thầm. Nhưng rất tích cực che mưa che nắng để hạt giống Tin mừng nảy mầm và lớn lên.
Chúa Giêsu chết và được mai táng trong mồ. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Các phụ nữ im lặng canh thức. Các thiên thần đứng gác bên mộ. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Chúa Giêsu. Nấm mồ bằng đá nặng nề sẽ vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm sẽ mở tung ra. Như cánh hoa hồng, như đôi môi thắm của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Sự sống mới sẽ xuất hiện ngang qua cái chết.
Tuần Thánh là thời gian trọng nhất của năm Phụng vụ. Giáo Hội tưởng niệm những sự kiện đặc biệt của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Đọc bài Thương Khó nhiều lần, tôi dừng lại nơi cuộc táng xác Chúa và nghĩ về hai môn đệ âm thầm: Nicôđêmô và Giôxếp.
Việc táng xác Chúa đựơc cả bốn Phúc Âm tường trình; Giôxếp và Nicôđêmô an táng Chúa (x. Mt 27,57-61; Ga 19,38-42; Lc 23, 50-55; Mc 15, 42-47 ).
Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đau thương, Giôxếp người ở xứ Arimathê đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Sau đó ông cùng với Nicôđêmô táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Mộ đá còn mới của ông Giôxếp và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Lúc táng xác Chúa, có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giôxêt chứng kiến (Mc 15,47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Mẹ, nhưng không thấy Phúc Âm nói đến.
Thật lạ lùng. Khi Chúa bị bắt, bị đánh đòn, bị sỉ nhục, các môn đệ trốn chạy hết (Mc 14, 50).
Dưới chân thập giá chỉ có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria vợ ông Cơlôpat và bà Maria Mađalêna (Ga 19, 25-26).
Lúc táng xác Chúa, cả bốn Phúc Âm chỉ nói tơi hai người trí thức Do Thái: Giôxếp và Nicôđêmô. Ông Giôxếp đến xin Philatô và tháo xác, còn ông Nicôđêmô đem một trăm cân mộc dược trộn trầm hương để tẩm xác Chúa. Ông Giôxếp cho Chúa ngôi mộ của chính mình. Hai ông đều là thành viên Thượng Hội Đồng Tối Cao Do thái, có chức quyền và giàu có. Họ đã ái mộ Chúa từ lâu và dấu kín trong lòng. Đến khi Chúa chết, họ công khai biểu lộ lòng tin.
1. Nicôđêmô.
Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện ba lần:
- Lần thứ nhất trong bài tường thuật (Ga 3,1-21). Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Một người trí thức có địa vị và có thiện chí. Ông lén đến gặp Chúa vào một buổi tối. Sau đó ông ra đi.
- Lần thứ hai (Ga 7,51), khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội Đồng, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?".
- Lần thứ ba (Ga 19,39-40), lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩm liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua: "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái".
Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài. Lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài. Và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài. Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng".
2. Giôxếp thành Arimathê
Xuyên suốt Phúc âm không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời Chúa, không thấy bóng dáng ông. Ông chỉ xuất hiện trong nghi thức táng xác Chúa, và đựơc cả bốn Phúc âm kể lại.
- Theo Matthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxêp (27,57).
- Theo Maccô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của Hội Đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều đại của Thiên Chúa. Ông mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu ( 15,43).
- Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giôxếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng ( 23,50-51).
- Theo Gioan: Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái (19,38).
Giôxếp là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc âm vừa kể, ta thấy ông có những đặc tính:
- Là người giàu có.
- Là người lương thiện, công chính.
- Là thành viên thế giá trong Hội đồng.
- Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.
- Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.
- Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.
- Là người liệm xác Chúa.
- Là người cho Chúa mượn mộ của chính mình.
- Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do thái.
- Ông chưa bao giờ dám bày tỏ sự thiện cảm của mình khi Đức Giêsu còn sống.
(xin xem thêm: thư gửi ông Giôxêp, trong cuốn sách "Kẻ đi tìm", Lm Nguyễn Tầm Thường).
Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu. Họ là thành phần trí thức, giàu sang và có địa vị xã hội. Như thế không phải chỉ có những người nghèo, bệnh tật, tội lỗi theo Chúa mà còn có một lớp “quan lại” trí thức là thủ lãnh thế giá trong xã hội.
Cả hai ông đều theo Chúa cách kín đáo. Theo kín đáo vì sợ (Ga 19,38). Sợ mất quyền lợi. Quyền thì cao, lợi thì lớn. Tất cả đều được xây dựng và củng cố bởi cơ chế Do Thái giáo. Cơ chế ấy quá nghiệt ngã. Nó loại trừ để củng cố. Bị loại trừ thì quyền và lợi bay theo mây khói. Ôi, quyền và lợi! Đáng sợ vô cùng!
Thế nhưng, điều lạ lùng nữa là khi Chúa chết, cả hai ông không còn sợ hãi. Ông Giôxếp hạ thi hài Chúa xuống. Ông Nicôđêmô mang đến một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Chúa, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái (Ga 19,39). Hai ông công khai đứng về phía Chúa, chấp nhận mọi mất mát. Hai ông thấy rõ mọi âm mưu đen tối và bẩn thỉu của Thượng tế và Công nghị. Cả hai ông đều thương cảm cái chết oan khiên đau đớn tủi nhục của Chúa. Lương tâm ngay thẳng của người trí thức chân chính không cho phép họ sống hèn. Giôxêp “đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng hội đồng”. Sau cái chết của Chúa “Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu”. Ông phải đến với Chúa trong giờ phút thương đau để tạ tội vì đã hơi hèn nhát.
Nicôđêmô và Giôxếp được diễm phúc. Vinh dự như Simon người Cyrênê vác đỡ thập giá giúp Chúa trên đường thương khó.
3. Nhiều môn đệ âm thầm
Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ âm thầm sống trong nội bộ những người chống Chúa Giêsu. Người có thiện chí, thiện tâm thì ở trong cơ chế nào, họ cũng là môn đệ của Chúa. (theo Lm Piô Phúc Hậu). Nếu vậy thì có lẽ những trí thức can đảm như Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Ts Cù Huy Hà Vũ, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Hà Sĩ Phu, Ts Nguyễn Thanh Giang, Luật sư Lê Trần Luật, Tạ Phong Tần…và biết bao nhân sĩ khác đã dám vượt qua mọi sự đe dọa, trù dập, trấn áp cho đến những thủ đoạn thấp hèn quen thuộc là đuổi việc, đuổi học để lên tiếng cho sự thật…đều là môn đệ của Chúa như Giôxếp và Nicôđêmô!!! Sự sợ hãi làm cho người ta trở nên hèn nhát. Ơn can đảm giúp người trí thức sống đúng lương tâm chân chính.
Giữa cuộc đời cũng như trong mọi hình thái xã hội hôm nay, những Giôxếp và Nicôđêmô hiện diện ở khắp mọi nơi. Rất lặng lẽ. Rất âm thầm. Nhưng rất tích cực che mưa che nắng để hạt giống Tin mừng nảy mầm và lớn lên.
Chúa Giêsu chết và được mai táng trong mồ. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Các phụ nữ im lặng canh thức. Các thiên thần đứng gác bên mộ. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Chúa Giêsu. Nấm mồ bằng đá nặng nề sẽ vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm sẽ mở tung ra. Như cánh hoa hồng, như đôi môi thắm của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Sự sống mới sẽ xuất hiện ngang qua cái chết.
Chúa đã sống lại thật
Lm Đan Vinh
16:36 27/03/2013
LỄ VỌNG PHỤC SINH (St 1,1-2,2 ; Xh 14,15-15,1a ; Is 54,5-14, Ed 36,16-17a.18-28 ; Rm 6,3-11 ; Lc 24,1-12)
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,1-12
(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại. (8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, và bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về những sự việc đã xảy ra.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su theo thứ tự như sau:
- Sự kiện mồ trống: Ngày từ sáng sớm ngày thứ nhất, mấy người phụ nữ đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho Đức Giê-su. Tới nơi, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã được lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ.
- Sứ điệp Phục sinh: Họ đang thắc mắc thì có hai thiên sứ hiện ra cho biết Đức Giê-su không còn ở trong mộ của kẻ chết nữa, nhưng đã sống lại, đúng như Người đã nói tại Ga-li-lê.
- Tông đồ cứng tin: Các bà vội trở về báo tin cho Nhóm Mười Một những điều mới xảy ra. Nhưng các ông không tin và coi là chuyện lẩn thẩn.
- Phê-rô kiểm chứng: Tuy vậy, để biết rõ thực hư, Phê-rô cũng chạy ra mộ và đã thấy những khăn liệm còn để lại. Ông trở về nhà và rất ngạc nhiên về những sự việc vừa xảy ra.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ngày thứ Nhất trong tuần: Từ nay ngày thứ Nhất sẽ trở thành ngày Hưu lễ của Ki-tô giáo, thay thế ngày thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái giáo, và được gọi là Chúa nhật nghĩa là Ngày của Chúa. + Các bà đi ra mộ: Các bà này gồm bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê và mấy bà khác nữa (x. Lc 24,10). + Mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn: Các bà đến mộ sớm, mang theo dầu thơm để hoàn tất việc mai táng Chúa Giê-su, đã được ông Giô-sép A-ri-ma-thê vội vã thực hiện vào chiều thứ Sáu trước ngày Sa-bát (x. Mc 15,42.47). + Họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả: Đây là lần thứ nhất Tin mừng Lu-ca dùng từ “Chúa Giê-su” để nhấn mạnh tước hiệu mới của Người là “Chúa”. Về sau sách Công vụ sẽ nhiều lần dùng từ này để gọi Đức Giê-su (x. Cv 1,21; 8,16 ; 15,11).
- C 4-5: + Phân vân: Vì không thấy thi hài Đức Giê-su trong mộ nên các bà phân vân lo lắng không biết người ta đã đem xác Thầy đi đâu (x. Ga 20,2). + Hai người đàn ông y phục sáng chói đứng bên họ: Sau này các bà khẳng định đó là hai vị thiên thần (x. Lc 24,23). + “Người sống”: Giờ đây Đức Giê-su trở thành “Người sống”, đúng như Lời Người đã nói (Ga 11,25).
- C 6-7: + Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi: Thiên thần bảo cho các bà biết về mầu nhiệm Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại (x. Rm 6,9). Từ đây Người mở ra một con đường sống cho những kẻ đã an giấc ngàn thu (x.1 Cr 15,20-26). + Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê: Đối với Lu-ca, toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua phải được hoàn tất tại Giê-ru-sa-lem (x. Lc 9,51), để Giê-ru-sa-lem trở thành nơi xuất phát thông điệp ban ơn cứu độ (x. Lc 24,49). Do đó, trong Tin mừng Lu-ca, các Tông đồ đã được Đức Giê-su Phục Sinh trao cho sứ mệnh làm chứng nhân cho Người bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem (x. Cv 1,8).
- C 12: + Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ: Dù không tin Thầy sống lại, nhưng Phê-rô cũng đi kiểm chứng thực hư. Kết quả ông chỉ nhìn thấy khăn liệm (x. Lc 24,12a). Còn Tin mừng Gio-an thì thuật lại cuộc chạy đua ra mộ giữa hai Tông đồ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,3-4).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Đức Giê-su đã được môn đệ liệm xác theo phong tục Do thái như thế nào?
ĐÁP: Việc liệm xác Đức Giê-su được thực hiện theo phong tục Do thái gồm các công đoạn như sau: Trước hết là tắm xác, nghĩa là lau chùi các vết máu cùng các vết nhơ khác trên cơ thể Người. Sau đó Người được đặt trên một tấm khăn vải trắng, rồi được bôi một lọai dầu thơm đắt tiền (x Ga 12,3-7), chế biến từ nhựa cây cam tùng và được gọi là mộc dược. Dầu thơm được bôi trên toàn thân Người nhiều lần cho ngấm dần vào da thịt để bảo quản xác khỏi bị hư hoại trong một thời gian dài. Rồi xác Người được quấn lại bằng băng vải từ đầu đến chân (x. Ga 19,40). Cuối cùng xác Người được môn đệ an táng trong một ngôi mộ mới đục trong đá và các ông lăn một phiến đá lớn che kín phía ngoài cửa mộ (x. Ga 19,41-42).
HỎI 2: Tại sao các môn đệ lại phải vội vã an táng Đức Giê-su?
ĐÁP: Sở dĩ có việc mai táng vội vã là do Luật Mô-sê qui định: cấm mai táng vào ngày Sa-bát, và xác tử tội bị treo trên thập giá phải được hạ xuống trước khi mặt trời lặn (x. Đnl 21,22-23). Đức Giê-su chết lúc 3 giờ chiều áp ngày Sa-bát, nên thời gian còn lại từ 3 giờ đến 6 giờ là quá ngắn, không đủ để làm đầy đủ các công đọan của việc mai táng, nên các môn đệ phải làm cách vội vã cho kịp thời gian qui định.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24,5-6).
2. CÂU CHUYỆN: NIỀM TIN CỦA NHÂN LỌAI VỀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Hầu như mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều tin có sự sống sau cái chết, ngay cả những người khẳng định mình không theo một tôn giáo nào.
Ngày 19 tháng 9 năm 1987, nhân khi tiễn Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II kết thúc chuyến viếng thăm Hoa kỳ, Phó Tổng thống Bush đã kể lại câu chuyện về Chủ tịch Mao Trạch Đông mà ông đã có dịp gặp gỡ trước khi ông này qua đời. Trong lần ấy, Chủ tịch Mao đã tâm sự với ông Bush như sau: “Tôi sắp sửa về Trời. Tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa”. Còn Tổng thống Mít-tơ-răng (F. Mitterand) của nước Pháp thì trong mấy ngày cuối đời đã trả lời phóng viên một tờ báo về cái chết như sau: “Nếu có Chúa, thì tôi tin rằng Người sẽ nói với tôi: “Cuối cùng thì anh cũng đã đến đích. Thôi mau vào đi !”. Ngoài ra, Chủ tịch HCM cũng đã gián tiếp bày tỏ niềm tin vào một thế giới khác bên kia cái chết khi trong chúc thư có đoạn viết như sau: “Tôi sắp về với cụ tổ Mác-Lê.”...
3. SUY NIỆM:
1) Về sự sống đời sau: Hầu như mọi người, mọi dân tộc đều tin có một thế giới khác sau cuộc sống đời này: Người ta tin rằng sau khi chết, con người vẫn còn sống một cách nào đó: “Chết là thể phách, còn là tinh anh”. Trần gian chỉ là nơi ở tạm thời, còn chết là trở về nguồn cội: “Sinh ký, tử quy” nghĩa là: “Sống gửi thác về”. Cũng vì tin người chết vẫn tiếp tục sống ở một thế giới khác, nên người ta thường chôn kẻ chết kèm theo những vật dụng cá nhân của họ như quần áo, mùng mền, những đồ trang sức, và còn đốt vàng mã để gửi về âm phủ cho người chết sử dụng.
2) Nhưng cuộc sống ấy như thế nào ?: Có nhiều ý kiến khác nhau: Đức Phật thì chủ trương có luân hồi: Người ta sẽ lần lượt trải qua nhiều kiếp sống khác nhau. Hồn người chết sẽ đi đầu thai để trở thành một người hay một con vật khác... tùy theo kiếp trước họ đã ăn ở tốt hay xấu. Chỉ những người tu hành đắc đạo, diệt dục, loại trừ “tham sân si” và sống đại từ đại bi... mới được siêu thoát thành Tiên thành Phật trong cõi Niết bàn cực lạc. Còn Đức Khổng Tử thì không dám khẳng định về đời sống sau khi chết vì ngài không được mặc khải rõ ràng. Do đó khi Tử Cống hỏi: “Người chết rồi có biết gì nữa không?” thì Khổng Tử đã trả lời nước đôi như sau: “Nếu ta nói người chết rồi vẫn còn biết, thì sợ các con cháu hiếu thảo sẽ liều mình chết theo ông cha. Nếu ta nói người chết không còn biết gì nữa, thì sợ con cháu bất hiếu sẽ không thèm chôn cất cha mẹ nữa” (Khổng Tử gia ngữ số VIII).
3) Riêng Đức Giê-su: Là Con Thiên Chúa từ trời mà đến, nên đã dạy cho loài người cách rõ ràng về một đời sống vĩnh hằng sau khi chết. Trong bài giảng về Bánh Hằng Sống, Người đã khẳng định: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Khi nói chuyện với cô Mác-ta trước khi làm phép lạ cho La-da-rô đã chết 4 ngày được sống lại, Đức Giê-su nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25). Trong Tin mừng Chúa Nhật Phục Sinh hôm nay, thiên thần đã nói với mấy người phụ nữ rằng: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết ? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi!” (Lc 24,5-6).
4) Những đặc tính của sự phục sinh của Chúa Giê-su:
* Không giống như sự sống lại của những kẻ chết được Người cứu sống, vì về sau họ đều bị chết lại giống như mọi người (x. Mc 5,41-42; Lc 7,14-15; Ga 11,39-44).
* Chúa Giê-su cũng không chỉ sống trong thành quả sự nghiệp của Người như người đời thường nói: “Trâu chết để da, người chết để tiếng”. Nhưng Người đã thực sự sống lại.
* Sự sống lại của Chúa Giê-su là trở nên một “Người Sống” (x. Lc 24,5), giống như “Thiên Chúa hằng sống!”: Thánh Phao-lô đã diễn tả sự sống siêu việt ấy như sau: “Chúng ta biết rằng: Một khi Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại, thì không bao giờ chết nữa. Cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,9b-10).
* Sự sống lại của Đức Giê-su ban ơn cứu độ: Người đã phá tung mồ đá để sống lại vinh quang và xuống nơi trú ngụ của các vong linh, gọi là Âm phủ (Shéol) hay ngục Tổ tông, để hoàn tất việc loan báo Tin mừng cứu độ cho những kẻ đã chết. Người mở một con đường sống cho nhân lọai chúng ta là “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x Lc 24,26; Mt 16,21) là “Cùng chết với Đức Giê-su sẽ cùng được sống lại với Người” (x. 1Pr 3,18). Đó là con đường của đạo Công Giáo (Xem sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 632, 633, 634, 635).
5) Sống mầu nhiệm Phục Sinh: Mừng lễ Phục sinh hôm nay, Hội Thánh mời gọi các tín hữu chúng ta cũng phải chết đi cho con người cũ cùng với những thói hư tật xấu như: ích kỷ, ganh ghét, gian tham, hướng chiều theo các đam mê bất chính… để nhờ ơn Thánh Thần tái tạo trở thành một con người mới luôn quên mình nghĩ đến người khác, sống bao dung từ bi nhân hậu, công chính và luôn khiêm tốn phục vụ tha nhân vô vụ lợi… Có như vậy, việc mừng lễ Phục Sinh mới thực sự có ý nghĩa và mới mang lại niềm vui ơn cứu độ và niềm hy vọng sẽ được phục sinh với Chúa sau này.
4. THẢO LUẬN: Khi tuyên xưng đức tin: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”, các tín hữu phải sống thế nào trong xã hội hôm nay, để chứng tỏ niềm tin về thế giới bên kia và về một cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH, Chúa đã chiến thắng thần chết. Hôm nay con xin dâng lên Chúa lời chúc tụng tạ ơn, vì Chúa đã mang lại cho loài người chúng con niềm vui và hy vọng được sống muôn đời. Chúa đến để chúng con khỏi chết và không ở dưới quyền lực của ma quỷ và tội lỗi nữa, nhưng được sống lại trong ơn nghĩa Chúa. Chúa đến để chúng con “được sống và được sống dồi dào”, để chúng con được tham phần vào sự sống đời đời của Thiên Chúa sau này.
- LẠY CHÚA PHỤC SINH, xin giúp chúng con biết tôn trọng tha nhân, hợp tác với nhau và với mọi người thiện chí để tiêu diệt các sự gian ác tội lỗi, đẩy lùi những tệ nạn xã hội như sì-ke, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, say sưa, cướp bóc, lừa đảo, thù hận và làm hại kẻ khác... XIn cho chúng con quyết tâm xóa sạch những điều bất chính ra khỏi bản thân chúng con, khỏi gia đình và khu xóm chúng con. Nhờ đó, mọi người sẽ được sống chan hòa yêu thương nhau, cùng nhau kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”, nơi không còn nước mắt, không còn khổ đau và không còn chết chóc... nhưng là một Thiên đàng đầy tình yêu thương và hạnh phúc viên mãn.
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 24,1-12
(1) Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. (2) Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. (3) Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. (4) Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. (5) Đang lúc các bà sợ hãi cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người sống ở giữa kẻ chết? (6) Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, (7) là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại. (8) Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giê-su đã nói. (9) Khi từ mộ trở về, các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. (10) Mấy bà nói đây là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, và bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông đồ như vậy. (11) Nhưng các ông cho là chuyện lẩn thẩn, nên chẳng tin. (12) Dầu vậy, ông Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ. Nhưng khi cúi nhìn, ông chỉ thấy những khăn liệm thôi. Ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về những sự việc đã xảy ra.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay tường thuật biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su theo thứ tự như sau:
- Sự kiện mồ trống: Ngày từ sáng sớm ngày thứ nhất, mấy người phụ nữ đã đi ra mộ để xức dầu thơm cho Đức Giê-su. Tới nơi, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã được lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ.
- Sứ điệp Phục sinh: Họ đang thắc mắc thì có hai thiên sứ hiện ra cho biết Đức Giê-su không còn ở trong mộ của kẻ chết nữa, nhưng đã sống lại, đúng như Người đã nói tại Ga-li-lê.
- Tông đồ cứng tin: Các bà vội trở về báo tin cho Nhóm Mười Một những điều mới xảy ra. Nhưng các ông không tin và coi là chuyện lẩn thẩn.
- Phê-rô kiểm chứng: Tuy vậy, để biết rõ thực hư, Phê-rô cũng chạy ra mộ và đã thấy những khăn liệm còn để lại. Ông trở về nhà và rất ngạc nhiên về những sự việc vừa xảy ra.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Ngày thứ Nhất trong tuần: Từ nay ngày thứ Nhất sẽ trở thành ngày Hưu lễ của Ki-tô giáo, thay thế ngày thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái giáo, và được gọi là Chúa nhật nghĩa là Ngày của Chúa. + Các bà đi ra mộ: Các bà này gồm bà Ma-ri-a Mác-đa-la, bà Gio-an-na, và bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê và mấy bà khác nữa (x. Lc 24,10). + Mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn: Các bà đến mộ sớm, mang theo dầu thơm để hoàn tất việc mai táng Chúa Giê-su, đã được ông Giô-sép A-ri-ma-thê vội vã thực hiện vào chiều thứ Sáu trước ngày Sa-bát (x. Mc 15,42.47). + Họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả: Đây là lần thứ nhất Tin mừng Lu-ca dùng từ “Chúa Giê-su” để nhấn mạnh tước hiệu mới của Người là “Chúa”. Về sau sách Công vụ sẽ nhiều lần dùng từ này để gọi Đức Giê-su (x. Cv 1,21; 8,16 ; 15,11).
- C 4-5: + Phân vân: Vì không thấy thi hài Đức Giê-su trong mộ nên các bà phân vân lo lắng không biết người ta đã đem xác Thầy đi đâu (x. Ga 20,2). + Hai người đàn ông y phục sáng chói đứng bên họ: Sau này các bà khẳng định đó là hai vị thiên thần (x. Lc 24,23). + “Người sống”: Giờ đây Đức Giê-su trở thành “Người sống”, đúng như Lời Người đã nói (Ga 11,25).
- C 6-7: + Người không còn đây nữa, nhưng đã chỗi dậy rồi: Thiên thần bảo cho các bà biết về mầu nhiệm Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại (x. Rm 6,9). Từ đây Người mở ra một con đường sống cho những kẻ đã an giấc ngàn thu (x.1 Cr 15,20-26). + Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê: Đối với Lu-ca, toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua phải được hoàn tất tại Giê-ru-sa-lem (x. Lc 9,51), để Giê-ru-sa-lem trở thành nơi xuất phát thông điệp ban ơn cứu độ (x. Lc 24,49). Do đó, trong Tin mừng Lu-ca, các Tông đồ đã được Đức Giê-su Phục Sinh trao cho sứ mệnh làm chứng nhân cho Người bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem (x. Cv 1,8).
- C 12: + Phê-rô cũng đứng lên chạy ra mộ: Dù không tin Thầy sống lại, nhưng Phê-rô cũng đi kiểm chứng thực hư. Kết quả ông chỉ nhìn thấy khăn liệm (x. Lc 24,12a). Còn Tin mừng Gio-an thì thuật lại cuộc chạy đua ra mộ giữa hai Tông đồ Phê-rô và Gio-an (x. Ga 20,3-4).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Đức Giê-su đã được môn đệ liệm xác theo phong tục Do thái như thế nào?
ĐÁP: Việc liệm xác Đức Giê-su được thực hiện theo phong tục Do thái gồm các công đoạn như sau: Trước hết là tắm xác, nghĩa là lau chùi các vết máu cùng các vết nhơ khác trên cơ thể Người. Sau đó Người được đặt trên một tấm khăn vải trắng, rồi được bôi một lọai dầu thơm đắt tiền (x Ga 12,3-7), chế biến từ nhựa cây cam tùng và được gọi là mộc dược. Dầu thơm được bôi trên toàn thân Người nhiều lần cho ngấm dần vào da thịt để bảo quản xác khỏi bị hư hoại trong một thời gian dài. Rồi xác Người được quấn lại bằng băng vải từ đầu đến chân (x. Ga 19,40). Cuối cùng xác Người được môn đệ an táng trong một ngôi mộ mới đục trong đá và các ông lăn một phiến đá lớn che kín phía ngoài cửa mộ (x. Ga 19,41-42).
HỎI 2: Tại sao các môn đệ lại phải vội vã an táng Đức Giê-su?
ĐÁP: Sở dĩ có việc mai táng vội vã là do Luật Mô-sê qui định: cấm mai táng vào ngày Sa-bát, và xác tử tội bị treo trên thập giá phải được hạ xuống trước khi mặt trời lặn (x. Đnl 21,22-23). Đức Giê-su chết lúc 3 giờ chiều áp ngày Sa-bát, nên thời gian còn lại từ 3 giờ đến 6 giờ là quá ngắn, không đủ để làm đầy đủ các công đọan của việc mai táng, nên các môn đệ phải làm cách vội vã cho kịp thời gian qui định.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi” (Lc 24,5-6).
2. CÂU CHUYỆN: NIỀM TIN CỦA NHÂN LỌAI VỀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Hầu như mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều tin có sự sống sau cái chết, ngay cả những người khẳng định mình không theo một tôn giáo nào.
Ngày 19 tháng 9 năm 1987, nhân khi tiễn Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II kết thúc chuyến viếng thăm Hoa kỳ, Phó Tổng thống Bush đã kể lại câu chuyện về Chủ tịch Mao Trạch Đông mà ông đã có dịp gặp gỡ trước khi ông này qua đời. Trong lần ấy, Chủ tịch Mao đã tâm sự với ông Bush như sau: “Tôi sắp sửa về Trời. Tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa”. Còn Tổng thống Mít-tơ-răng (F. Mitterand) của nước Pháp thì trong mấy ngày cuối đời đã trả lời phóng viên một tờ báo về cái chết như sau: “Nếu có Chúa, thì tôi tin rằng Người sẽ nói với tôi: “Cuối cùng thì anh cũng đã đến đích. Thôi mau vào đi !”. Ngoài ra, Chủ tịch HCM cũng đã gián tiếp bày tỏ niềm tin vào một thế giới khác bên kia cái chết khi trong chúc thư có đoạn viết như sau: “Tôi sắp về với cụ tổ Mác-Lê.”...
3. SUY NIỆM:
1) Về sự sống đời sau: Hầu như mọi người, mọi dân tộc đều tin có một thế giới khác sau cuộc sống đời này: Người ta tin rằng sau khi chết, con người vẫn còn sống một cách nào đó: “Chết là thể phách, còn là tinh anh”. Trần gian chỉ là nơi ở tạm thời, còn chết là trở về nguồn cội: “Sinh ký, tử quy” nghĩa là: “Sống gửi thác về”. Cũng vì tin người chết vẫn tiếp tục sống ở một thế giới khác, nên người ta thường chôn kẻ chết kèm theo những vật dụng cá nhân của họ như quần áo, mùng mền, những đồ trang sức, và còn đốt vàng mã để gửi về âm phủ cho người chết sử dụng.
2) Nhưng cuộc sống ấy như thế nào ?: Có nhiều ý kiến khác nhau: Đức Phật thì chủ trương có luân hồi: Người ta sẽ lần lượt trải qua nhiều kiếp sống khác nhau. Hồn người chết sẽ đi đầu thai để trở thành một người hay một con vật khác... tùy theo kiếp trước họ đã ăn ở tốt hay xấu. Chỉ những người tu hành đắc đạo, diệt dục, loại trừ “tham sân si” và sống đại từ đại bi... mới được siêu thoát thành Tiên thành Phật trong cõi Niết bàn cực lạc. Còn Đức Khổng Tử thì không dám khẳng định về đời sống sau khi chết vì ngài không được mặc khải rõ ràng. Do đó khi Tử Cống hỏi: “Người chết rồi có biết gì nữa không?” thì Khổng Tử đã trả lời nước đôi như sau: “Nếu ta nói người chết rồi vẫn còn biết, thì sợ các con cháu hiếu thảo sẽ liều mình chết theo ông cha. Nếu ta nói người chết không còn biết gì nữa, thì sợ con cháu bất hiếu sẽ không thèm chôn cất cha mẹ nữa” (Khổng Tử gia ngữ số VIII).
3) Riêng Đức Giê-su: Là Con Thiên Chúa từ trời mà đến, nên đã dạy cho loài người cách rõ ràng về một đời sống vĩnh hằng sau khi chết. Trong bài giảng về Bánh Hằng Sống, Người đã khẳng định: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51). Khi nói chuyện với cô Mác-ta trước khi làm phép lạ cho La-da-rô đã chết 4 ngày được sống lại, Đức Giê-su nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11,25). Trong Tin mừng Chúa Nhật Phục Sinh hôm nay, thiên thần đã nói với mấy người phụ nữ rằng: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết ? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi!” (Lc 24,5-6).
4) Những đặc tính của sự phục sinh của Chúa Giê-su:
* Không giống như sự sống lại của những kẻ chết được Người cứu sống, vì về sau họ đều bị chết lại giống như mọi người (x. Mc 5,41-42; Lc 7,14-15; Ga 11,39-44).
* Chúa Giê-su cũng không chỉ sống trong thành quả sự nghiệp của Người như người đời thường nói: “Trâu chết để da, người chết để tiếng”. Nhưng Người đã thực sự sống lại.
* Sự sống lại của Chúa Giê-su là trở nên một “Người Sống” (x. Lc 24,5), giống như “Thiên Chúa hằng sống!”: Thánh Phao-lô đã diễn tả sự sống siêu việt ấy như sau: “Chúng ta biết rằng: Một khi Đức Ki-tô đã từ cõi chết sống lại, thì không bao giờ chết nữa. Cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống là sống cho Thiên Chúa” (Rm 6,9b-10).
* Sự sống lại của Đức Giê-su ban ơn cứu độ: Người đã phá tung mồ đá để sống lại vinh quang và xuống nơi trú ngụ của các vong linh, gọi là Âm phủ (Shéol) hay ngục Tổ tông, để hoàn tất việc loan báo Tin mừng cứu độ cho những kẻ đã chết. Người mở một con đường sống cho nhân lọai chúng ta là “Qua đau khổ vào trong vinh quang” (x Lc 24,26; Mt 16,21) là “Cùng chết với Đức Giê-su sẽ cùng được sống lại với Người” (x. 1Pr 3,18). Đó là con đường của đạo Công Giáo (Xem sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 632, 633, 634, 635).
5) Sống mầu nhiệm Phục Sinh: Mừng lễ Phục sinh hôm nay, Hội Thánh mời gọi các tín hữu chúng ta cũng phải chết đi cho con người cũ cùng với những thói hư tật xấu như: ích kỷ, ganh ghét, gian tham, hướng chiều theo các đam mê bất chính… để nhờ ơn Thánh Thần tái tạo trở thành một con người mới luôn quên mình nghĩ đến người khác, sống bao dung từ bi nhân hậu, công chính và luôn khiêm tốn phục vụ tha nhân vô vụ lợi… Có như vậy, việc mừng lễ Phục Sinh mới thực sự có ý nghĩa và mới mang lại niềm vui ơn cứu độ và niềm hy vọng sẽ được phục sinh với Chúa sau này.
4. THẢO LUẬN: Khi tuyên xưng đức tin: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”, các tín hữu phải sống thế nào trong xã hội hôm nay, để chứng tỏ niềm tin về thế giới bên kia và về một cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH, Chúa đã chiến thắng thần chết. Hôm nay con xin dâng lên Chúa lời chúc tụng tạ ơn, vì Chúa đã mang lại cho loài người chúng con niềm vui và hy vọng được sống muôn đời. Chúa đến để chúng con khỏi chết và không ở dưới quyền lực của ma quỷ và tội lỗi nữa, nhưng được sống lại trong ơn nghĩa Chúa. Chúa đến để chúng con “được sống và được sống dồi dào”, để chúng con được tham phần vào sự sống đời đời của Thiên Chúa sau này.
- LẠY CHÚA PHỤC SINH, xin giúp chúng con biết tôn trọng tha nhân, hợp tác với nhau và với mọi người thiện chí để tiêu diệt các sự gian ác tội lỗi, đẩy lùi những tệ nạn xã hội như sì-ke, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, say sưa, cướp bóc, lừa đảo, thù hận và làm hại kẻ khác... XIn cho chúng con quyết tâm xóa sạch những điều bất chính ra khỏi bản thân chúng con, khỏi gia đình và khu xóm chúng con. Nhờ đó, mọi người sẽ được sống chan hòa yêu thương nhau, cùng nhau kiến tạo một “Trời Mới Đất Mới”, nơi không còn nước mắt, không còn khổ đau và không còn chết chóc... nhưng là một Thiên đàng đầy tình yêu thương và hạnh phúc viên mãn.
Thánh giá - sức mạnh thăng hoa từ sự yếu đuối
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:41 27/03/2013
Tuần Thánh là dịp thuận tiện mời gọi chúng ta suy niệm để sống mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô. Nhưng khi nói về tất cả những đau khổ của Chúa, không phải để chúng ta bi quan, mà là cơ hội để mỗi người nhận ra sự nặng nề của tội lỗi, nhờ đó giúp khám phá nhiều hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, xác tín hơn nữa tình yêu hiến dâng của Thiên Chúa, một tình yêu núi không thể đo, biển không thể lường, mà Thiên Chúa đã quyết định dâng hiến cho loài người trong sự đau khổ và thánh giá ê chề của Chúa Kitô, Con Duy Nhất của Người. Nhờ khám phá nỗi yêu đương vô cùng của Thiên Chúa, chúng ta can đảm gánh trọn con đường thánh giá đời mình và tiến vào ơn phục sinh của Chúa Kitô trong vinh quang, chiến thắng như Người.
Có lần tôi đã được đọc ở đâu đó về một bài viết kể lại rằng: Tại một thị trấn của nước Úc, thị trấn Melbourne, người ta hay kể về một giai thoại để chứng minh sức mạnh của thánh giá, một sức mạnh huyền nhiệm mà chỉ có đức tin mới có thể giúp ta hiểu được.
Đó là câu chuyện đã xảy ra từ nhiều thập kỷ trước, về một tai nạn giao thông tại góc đường của khu phố Box Hill, thị trấn Melbourne. Tai nạn đã làm một cặp thanh niên nam nữ chết ngay tại chỗ. Điều lạ lùng, sau khi cặp thanh niên qua đời, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.
Trước hết là người đàn ông, sáng sớm lái xe đi qua chỗ tai nạn, tự nhiên ông nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Kế đến, một cô gái lái xe tới góc đường, bỗng dưng cô nhìn thấy cặp thanh niên nam nữ khuôn mặt đầy máu âu yếm nhau. Những ngày tiếp theo, học sinh đi ngang góc đường, bị đá cục từ trên rớt xuống tới tấp. Tương tự, hầu như mỗi buổi chiều, tự dưng cả đàn quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những dây điện cao thế dọc ngang trên con đường. Nhiều người lượm đá ném, bị quạ ùa nhau bay xuống mổ vào đầu, vào mặt.
Hội đồng khu phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp. Một người dân đề nghị mời thầy pháp cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Một người dân khác gốc Việt Nam đề nghị lập miếu thờ. Một người dân khác đề nghị dựng một trụ đèn xanh đỏ.
Lập tức, một thầy pháp người Úc gốc thổ dân được mời tới. Từ sớm, bà thầy đã vội dựng đàn cúng bái giải oan cho hai linh hồn. Oái oăm làm sao! Chiều tan học, học sinh đi qua con đường, lại vẫn bị đá cục rào rào bay tới đập vào đầu. Quạ như trêu ngươi, vẫn tiếp tục phủ đen một góc trời. Tiếng quạ sầu não! Khu phố lại vẫn chìm trong nỗi hoang mang.
Hôm sau, người ta nhanh chóng dựng ngôi miếu nho nhỏ, cầu mong sự bình an. Miếu không tên, nhưng dân Việt thích gọi miếu Cô Cậu. Chỉ một ngày, miếu xây xong. Lại một buổi tối, con gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang, lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay góc phố, mặt vẫn loang lổ máu. Cô gái mất hết bính tỉnh, hét lên và rú ga chạy thoát thân, nào ngờ xe đâm thẳng vào góc đường…
Phương án cuối cùng, người ta bắt đầu loay hoay đo đạc để dựng trụ đèn xanh đỏ. Chỉ ba ngày, trụ đèn giao thông đã có thể sử dụng. Bà thị trưởng Melbourne đích thân khai trương trụ đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, cả bầy quạ đen bay ngang, thả từng đống phân, rơi đúng vào trang giấy có bài diễn văn của bà. Bầu trời đang trong xanh, bỗng kéo mây, mưa ào ào. Mưa mỗi lúc một lớn, kéo theo đá cục rớt xuống. Mọi người sợ hãi bỏ chạy tán loạn…
Cứ như thế, ngày qua ngày, con phố Box Hill trở nên ảm đạm. Nạn đá cục, quạ đen và những hình ảnh ghê rợn cứ tiếp tục xuất hiện. Thậm chí, có những đêm người ta còn nghe rõ những tiếng hú ma quái vang cả một góc đường. Khu phố Box Hill tấp nập ngày nào bỗng trở thành ảm đạm, bốc mùi tử khí.
Một ít thời gian sau đó, có một ông linh mục dòng Ngôi Lờivô tình biết chuyện. Cha về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, cha mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.
Đêm mà cây thánh giá được dựng nên, không biết từ đâu sấm nổ vang rền. Sáng sớm, mọi người ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ chết rải trên cả con đường. Học sinh không còn bị đá ném vào đầu. Những hình ảnh, những tiếng hú ma quái không còn xuất hiện…
Nhiều chục năm qua rồi, cây thánh giá vẫn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne. Nhiều chục năm qua, nhiều người vẫn tiếp tục đến đây cầu nguyện trước cây thánh giá gỗ. Cây thánh giá thô sơ đã mang lại sự bình an cho cả khu phố!
Tại sao khi có thánh giá, mọi sự lạ quái đản lập tức chấm dứt? Người đời không thể hiểu, nhưng trong đức tin, chúng ta hiểu được vì sao bao nhiêu phương tiện con người nghĩ rằng tốt nhất để trừ tà, lại trở thành vô nghĩa, chỉ có thánh giá yếu đuối, nhỏ bé, khiêm cung, không ồn ào, không ma thuật, không kiêu sa lại có thể dẹp tan mọi bóng tối. Đó là vì sức mạnh của thánh giá, không phải đến từ trần gian, nhưng đến từ trời cao, dù thánh giá chỉ là vật được lấy ra từ trần gian.
Thập giá là thế, bằng con mắt phàm trần, ta chỉ thấy một phương tiệng kém cõi, người xưa dùng để sát hại nhau. Nhưng một khi thập giá trở thành thánh giá, phương tiện độc ác của trần thế lại trở nên sức mạnh vô song. Sức mạnh ấy tiêu diệt tử thần, tiêu diệt cả dòng dõi của con rắn dữ nơi địa đàng, tiêu diệt sự yếu đuối của cả loài người, làm cho mọi người tin vào sức mạnh ấy của thánh giá sẽ sống bền bỉ, sống trường tồn.
Bởi thế, Cây thánh giá đơn sơ trở thành chứng nhân không chỉ của câu chuyện lạ kỳ bên trên, nhưng là chứng nhân của một đức tin. Đó là đức tin vào sức mạnh huyền diệu thăng hoa từ một phương tiện cứ tưởng chừng yếu ớt, tầm thường.
Thánh giá không như những lực sĩ, không như các vận động viên thể hình. Mỗi lần nhìn họ, chúng ta đều cảm nhận một sức mạnh vững chãi. Họ là biểu tượng cho cơ bắp, cho sức khỏe, cho vẽ đẹp mạnh mẽ, kiêu hùng của thân xác. Sức mạnh của thánh giá là sức mạnh của một phương tiện yếu đuối, nhỏ bé, nhưng làm bùng lên sức sống muôn đời cho những ai tiến vào sự chết; làm bùng lên sự mạnh mẽ cho những ai bạc nhược trong đời; làm bùng lên nghị lực can trường cho những ai thất vọng; làm bùng lên ý chí quật cường cho những mãnh đời chìm trong bệnh tật, khổ đau, bị ức hiếp, bị bỏ rơi, bị góa bụa, mồ côi…; làm bùng lên đức tin của người bị chà đạp niềm tin; làm bùng lên nghị lực cho những ai bị bách hại, bị rẻ rúng niềm tin của mình; làm bùng lên lý tưởng ngàn đời cho những ai dám hiến dâng đời mình cho chân lý; làm bùng lên tình yêu sáng ngời cho những nơi bị bóng tối của bạo lực, của bất công giăn lối…
Có lần tôi đã được đọc ở đâu đó về một bài viết kể lại rằng: Tại một thị trấn của nước Úc, thị trấn Melbourne, người ta hay kể về một giai thoại để chứng minh sức mạnh của thánh giá, một sức mạnh huyền nhiệm mà chỉ có đức tin mới có thể giúp ta hiểu được.
Đó là câu chuyện đã xảy ra từ nhiều thập kỷ trước, về một tai nạn giao thông tại góc đường của khu phố Box Hill, thị trấn Melbourne. Tai nạn đã làm một cặp thanh niên nam nữ chết ngay tại chỗ. Điều lạ lùng, sau khi cặp thanh niên qua đời, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.
Trước hết là người đàn ông, sáng sớm lái xe đi qua chỗ tai nạn, tự nhiên ông nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Kế đến, một cô gái lái xe tới góc đường, bỗng dưng cô nhìn thấy cặp thanh niên nam nữ khuôn mặt đầy máu âu yếm nhau. Những ngày tiếp theo, học sinh đi ngang góc đường, bị đá cục từ trên rớt xuống tới tấp. Tương tự, hầu như mỗi buổi chiều, tự dưng cả đàn quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những dây điện cao thế dọc ngang trên con đường. Nhiều người lượm đá ném, bị quạ ùa nhau bay xuống mổ vào đầu, vào mặt.
Hội đồng khu phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp. Một người dân đề nghị mời thầy pháp cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Một người dân khác gốc Việt Nam đề nghị lập miếu thờ. Một người dân khác đề nghị dựng một trụ đèn xanh đỏ.
Lập tức, một thầy pháp người Úc gốc thổ dân được mời tới. Từ sớm, bà thầy đã vội dựng đàn cúng bái giải oan cho hai linh hồn. Oái oăm làm sao! Chiều tan học, học sinh đi qua con đường, lại vẫn bị đá cục rào rào bay tới đập vào đầu. Quạ như trêu ngươi, vẫn tiếp tục phủ đen một góc trời. Tiếng quạ sầu não! Khu phố lại vẫn chìm trong nỗi hoang mang.
Hôm sau, người ta nhanh chóng dựng ngôi miếu nho nhỏ, cầu mong sự bình an. Miếu không tên, nhưng dân Việt thích gọi miếu Cô Cậu. Chỉ một ngày, miếu xây xong. Lại một buổi tối, con gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang, lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay góc phố, mặt vẫn loang lổ máu. Cô gái mất hết bính tỉnh, hét lên và rú ga chạy thoát thân, nào ngờ xe đâm thẳng vào góc đường…
Phương án cuối cùng, người ta bắt đầu loay hoay đo đạc để dựng trụ đèn xanh đỏ. Chỉ ba ngày, trụ đèn giao thông đã có thể sử dụng. Bà thị trưởng Melbourne đích thân khai trương trụ đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, cả bầy quạ đen bay ngang, thả từng đống phân, rơi đúng vào trang giấy có bài diễn văn của bà. Bầu trời đang trong xanh, bỗng kéo mây, mưa ào ào. Mưa mỗi lúc một lớn, kéo theo đá cục rớt xuống. Mọi người sợ hãi bỏ chạy tán loạn…
Cứ như thế, ngày qua ngày, con phố Box Hill trở nên ảm đạm. Nạn đá cục, quạ đen và những hình ảnh ghê rợn cứ tiếp tục xuất hiện. Thậm chí, có những đêm người ta còn nghe rõ những tiếng hú ma quái vang cả một góc đường. Khu phố Box Hill tấp nập ngày nào bỗng trở thành ảm đạm, bốc mùi tử khí.
Một ít thời gian sau đó, có một ông linh mục dòng Ngôi Lờivô tình biết chuyện. Cha về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, cha mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.
Đêm mà cây thánh giá được dựng nên, không biết từ đâu sấm nổ vang rền. Sáng sớm, mọi người ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ chết rải trên cả con đường. Học sinh không còn bị đá ném vào đầu. Những hình ảnh, những tiếng hú ma quái không còn xuất hiện…
Nhiều chục năm qua rồi, cây thánh giá vẫn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne. Nhiều chục năm qua, nhiều người vẫn tiếp tục đến đây cầu nguyện trước cây thánh giá gỗ. Cây thánh giá thô sơ đã mang lại sự bình an cho cả khu phố!
Tại sao khi có thánh giá, mọi sự lạ quái đản lập tức chấm dứt? Người đời không thể hiểu, nhưng trong đức tin, chúng ta hiểu được vì sao bao nhiêu phương tiện con người nghĩ rằng tốt nhất để trừ tà, lại trở thành vô nghĩa, chỉ có thánh giá yếu đuối, nhỏ bé, khiêm cung, không ồn ào, không ma thuật, không kiêu sa lại có thể dẹp tan mọi bóng tối. Đó là vì sức mạnh của thánh giá, không phải đến từ trần gian, nhưng đến từ trời cao, dù thánh giá chỉ là vật được lấy ra từ trần gian.
Thập giá là thế, bằng con mắt phàm trần, ta chỉ thấy một phương tiệng kém cõi, người xưa dùng để sát hại nhau. Nhưng một khi thập giá trở thành thánh giá, phương tiện độc ác của trần thế lại trở nên sức mạnh vô song. Sức mạnh ấy tiêu diệt tử thần, tiêu diệt cả dòng dõi của con rắn dữ nơi địa đàng, tiêu diệt sự yếu đuối của cả loài người, làm cho mọi người tin vào sức mạnh ấy của thánh giá sẽ sống bền bỉ, sống trường tồn.
Bởi thế, Cây thánh giá đơn sơ trở thành chứng nhân không chỉ của câu chuyện lạ kỳ bên trên, nhưng là chứng nhân của một đức tin. Đó là đức tin vào sức mạnh huyền diệu thăng hoa từ một phương tiện cứ tưởng chừng yếu ớt, tầm thường.
Thánh giá không như những lực sĩ, không như các vận động viên thể hình. Mỗi lần nhìn họ, chúng ta đều cảm nhận một sức mạnh vững chãi. Họ là biểu tượng cho cơ bắp, cho sức khỏe, cho vẽ đẹp mạnh mẽ, kiêu hùng của thân xác. Sức mạnh của thánh giá là sức mạnh của một phương tiện yếu đuối, nhỏ bé, nhưng làm bùng lên sức sống muôn đời cho những ai tiến vào sự chết; làm bùng lên sự mạnh mẽ cho những ai bạc nhược trong đời; làm bùng lên nghị lực can trường cho những ai thất vọng; làm bùng lên ý chí quật cường cho những mãnh đời chìm trong bệnh tật, khổ đau, bị ức hiếp, bị bỏ rơi, bị góa bụa, mồ côi…; làm bùng lên đức tin của người bị chà đạp niềm tin; làm bùng lên nghị lực cho những ai bị bách hại, bị rẻ rúng niềm tin của mình; làm bùng lên lý tưởng ngàn đời cho những ai dám hiến dâng đời mình cho chân lý; làm bùng lên tình yêu sáng ngời cho những nơi bị bóng tối của bạo lực, của bất công giăn lối…
Lời của Thánh Giá
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:46 27/03/2013
Lời của Thánh Giá
Nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Giáo phận Phú Cường
Tuần Thánh là dịp thuận tiện mời gọi chúng ta suy niệm để sống mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô. Nhưng khi nói về tất cả những đau khổ của Chúa, không phải để chúng ta bi quan, mà là cơ hội để mỗi người nhận ra sự nặng nề của tội lỗi, nhờ đó giúp khám phá nhiều hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, xác tín hơn nữa tình yêu hiến dâng của Thiên Chúa, một tình yêu núi không thể đo, biển không thể lường, mà Thiên Chúa đã quyết định dâng hiến cho loài người trong sự đau khổ và thánh giá ê chề của Chúa Kitô, Con Duy Nhất của Người. Nhờ khám phá nỗi yêu đương vô cùng của Thiên Chúa, chúng ta can đảm gánh trọn con đường thánh giá đời mình và tiến vào ơn phục sinh của Chúa Kitô trong vinh quang, chiến thắng như Người.
I. THÁNH GIÁ VẪN VỮNG CHÃI TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH.
Chính Chúa Kitô đã cho thấy Người kiên vững theo đuổi đến cùng con đường thánh giá mà Người đã chọn lựa để vâng phục thánh ý Chúa Cha. Người đã hiến thân mình để chu toàn sứ mạng Chúa Cha uỷ thác, là quy tụ toàn thể nhân loại về dưới quyền thống trị của Chúa Cha. Dẫu trên bước đường rao giảng, cũng có nghĩa là trên bước đường tiến tới sự hoàn tất của thánh giá, Chúa Kitô đã phải đối diện với tất cả sự phản trắc của lòng người, của thế gian. Nhất là qua những lần báo trước giờ tử nạn, Chúa Kitô cho thấy Người đã đối diện, đã nhìn thấy sự nặng nề, đau đớn của thánh giá. Nhưng thay vì rút lui, Chúa Kitô vẫn một dạ trung thành. Người quyết đi đến cùng với thánh giá trong đời của Người, ngay cả khi đau khổ nổi dậy và gia tăng dồn dập nhất.
Dù theo Chúa, được Chúa chuẩn bị nhiều lần (qua những lần tuyên báo tử nạn) nhằm có thể đón nhận mầu nhiệm thánh giá, các tông đồ không thể hiểu mọi tâm tư của Chúa Kitô, càng không thể hiểu thánh ý Thiên Chúa. Họ là đại diện cho cả Hội Thánh, là thành phần của Hội Thánh. Nói đúng hơn, họ chính là Hội Thánh. Vì các tông đồ là chính Hội Thánh, có thể nói, ngay từ đầu, Hội Thánh đã không sẵn sàng vác thánh giá của mình. Nhất là khi Chúa Kitô thụ nạn, đó là giờ thánh giá đã đến, các tông đồ cay đắng cho rằng tương lai đời mình sụp đổ. Hội Thánh, qua các tông đồ, đã có lúc chối từ và chạy trốn thánh giá. Chỉ khi được biến đổi nhờ ơn phục sinh và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh mới hiểu, thánh giá chẳng những không là sự thất bại, mà còn là một chiến thắng vinh quang, một sự sống khải hoàn, một tình yêu vững chắc.
Rồi từ đó đến nay, không những Hội Thánh không khước từ thánh giá, mà còn hiên ngang rao truyền thánh giá, tự hào vì thánh giá, sống chết cho niềm tin vào thánh giá. Hội Thánh say sưa với thánh giá, tôn thờ thánh giá, ôm ấp thánh giá tận cõi lòng mình. Hội Thánh gìn giữ thánh giá, xem đó là bảo vật của mình, là lý tưởng của mình, là sự sống còn của mình, là tình yêu của mình, là của cải bảo đảm cho hạnh phúc đời đời của mình, là đèn dẫn đường công lý của mình, là tất cả niềm vui sống của mình, là tất cả hạnh phúc của mình, là nguồn động lực thúc giục mọi khả năng hiến thân và hiến dâng của mình, là ánh quang làm sáng rực đẩy lui những bóng tối của ngờ vực, là sức mạnh giao hòa của mọi chia rẻ, là sự uy hùng cho tất cả mọi lối sống tầm thường, thấp kém, tội lỗi…
Tiếp tục truyền thống các tông đồ sau khi họ khám phá khuôn mặt lừng lẫy của thánh giá, Hội Thánh từ trong lịch sử, đến hôm nay và mãi về sau, vẫn nghiêm khắc chứng minh cho tất cả những ai thù nghịch, phi bác thánh giá bằng việc làm chứng không mệt mỏi rằng: Chúa Kitô đã phục sinh từ thánh giá. Nếu ai chống đối thánh giá bằng cách nêu lên luận điệu rằng: Giêsu chỉ là một con người, đã bị kết án bởi Do Thái giáo và bị giết trên thập giá đớn đau, thì Hội Thánh một lòng trung tín với truyền thống các tông đồ, bênh vực đức tin vào thánh giá bằng cách giải thích cho thấy thánh giá sở dĩ có, là do sự ác của con người. Sự ác ấy đã chẳng chối từ cả Đấng là Cứu Chúa của mình. Nhưng sự ác ấy đã được Thiên Chúa sử dụng. Người rút ra từ sự ác ấy những điều tốt lành để quay ngược lại ban ơn cứu độ cho chính con người. Thiên Chúa đã sử dụng phương tiện độc ác của con người, để biến thập giá thành thánh giá. Thiên Chúa cứu độ con người tội lỗi và độc ác bằng chính thánh giá mà con người gây nên.
Nơi các thơ Thánh Phaolô, còn cho thấy Hội Thánh vui mừng, hoan lạc bởi khám phá và khám phá không ngừng, khám phá ngày một tăng nét phong phú, vẽ đẹp diễm kiều, tình yêu sâu sắc, lòng trung tín ngất cao của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô. Từ vinh quang vô cùng của thánh giá, Hội Thánh coi đau khổ và sự chết của mỗi con cái mình như của lễ hoàn hảo mà Hội Thánh kết hợp với sự chết của Chúa Kitô mà dâng lên Thiên Chúa. Hội Thánh coi mọi thăng trầm trong đời sống mình, và đời sống các con cái của mình như là phương tiện khả dĩ để kết hợp và nên một với Chúa Kitô, nhằm lập công chuộc lại tội lỗi mà mọi con cái của mình và của cả thế gian xúc phạm đến Thiên Chúa.
Nhìn lên thánh giá, Hội Thánh bắt chước Chúa Kitô: sống và rao truyền sự vâng phục tuyệt đối của Người, dù cho cây thánh giá mà Hội Thánh phải vác đi giữa lòng đời có lớn đến đâu. Bởi Chúa Kitô đã vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến chết. Hội Thánh sẽ không bao giờ đi ngoài con đường vâng phục này.
Hội Thánh nhìn thấy thánh giá chính là vinh quang của mình. Bởi không có con đường nào khác, chỉ trừ một con đường thánh giá Chúa Kitô đã đi qua, mới chính là sự sống và là đích đến sự sống muôn đời của Hội Thánh. Hơn thế, Hội Thánh nhìn thấy thánh giá là vinh quang của mình, còn vì thánh giá đã được tôn vinh như là biểu lộ tuyệt hảo về tình thương Thiên Chúa, là dụng cụ hữu hiệu của sự khôn ngoan và quyền năng Thiên Chúa hoà giải trần gian với Người.
Vậy, thuở ban đầu, vì chưa hiểu hết mầu nhiệm cay đắng của thánh giá, có thể làm cho những thành viên của Hội Thánh thoái lui. Nhưng một khi khám phá chân lý thánh giá ngàn đời, Hội Thánh đã không bao giờ ngừng vinh danh thánh giá trong đời sống, trong suy tư, trong mọi hoạt động của mình. Vì thế, mãi mãi thánh giá vẫn vững chãi đến vô cùng trong suốt dòng thời gian của đời sống Hội Thánh.
II. THÁNH GIÁ VỚI TỪNG NGƯỜI CHÚNG TA.
Nói đến thánh giá là nói đến tình yêu: Tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa đã làm phát sinh những kết quả vô cùng từ thánh giá.
Học lấy tình yêu của Thiên Chúa nơi thánh giá Chúa Kitô, chúng ta xác tín mạnh mẽ, chỉ một mình Thiên Chúa mới là Người Yêu đích thực của chúng ta. Nhờ Người Yêu và nhờ tình yêu có một không hai ấy, con đường thánh giá trở thành con đường đẹp, tinh tuyền, xóa hết những tội lỗi, những thù nghịch để chỉ còn lại một bầu trời dung thứ, bình an, thắng vượt, nghĩa ân. Chúa Kitô muôn đời trở nên vì Thiên Chúa gần gũi, sống động của con người. Thánh giá của Người mãi mãi là cây thánh giá của ơn nâng đỡ, sớt chia, ủi an dành cho từng người chúng ta.
Biết bao nhiêu tâm hồn chìm trong tội, nhận ra bầu trời trong–mát–dịu của thánh giá, can đảm tách rời khỏi quá khứ tội lỗi, làm lại cuộc đời.
Biết bao nhiêu tâm hồn suốt đời chỉ chìm trong bạo lực đã nhìn lên bóng thánh giá mà rửa mình sạch mọi dơ bẩn để trở nên hiền hòa, đức độ.
Biết bao nhiêu con người đêm ngày ngụp lặt trong bất công, xảo kế, bỗng một lần nhìn lên thánh giá, đã quay lưng với tất cả lợi lộc từ những gian xảo mang lại, để biến mình thành môn đệ Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu những tâm hồn lồng lộng dữ dằn như những con thú hoang, bỗng một lần khám phá ánh sáng yêu thương chiếu dọi từ thánh giá, đã trở nên hiền hòa, nhân hậu, đáng mến.
Biết bao nhiêu kẻ sống ích kỷ, đêm ngày chỉ biết tư lợi, bỗng một lần nhìn lên thánh giá, đã trở thành kẻ xả kỷ, biết hiến thân và hiến dâng.
Cũng vậy: Biết bao nhiêu tâm hồn bị đày ải, khổ đau, cuộc sống như chỉ còn muốn sống cho qua ngày, đoạn tháng, bỗng được tình yêu của thánh giá chiếu rọi, trở nên bình an hơn, chấp nhận trong vui tươi hơn.
Biết bao nhiêu kẻ tử tù, trên đường đi về cái chết, đã nhìn thấy thánh giá, và thánh giá bỗng trở nên sức mạnh khiến cuộc ra đi không còn đau đớn, chỉ còn là niềm tin chiến thắng.
Biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta thầm lặng, hoặc công khai, giữa những lúc bị bách hại, vì thánh giá, bất chấp mọi đe dọa, đêm ngày rao giảng đức tin vào tình yêu kỳ diệu của thánh giá Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu người, nhìn cứ tưởng yếu đuối, mỏng dòn, nhưng nhờ tin vào thánh giá Chúa Kitô, họ đã có sức mạnh phi thường vượt thắng mọi thách thức mà con người, hay hoàn cảnh, hay môi trường mang lại.
Biết bao nhiêu người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi…, vì thánh giá Chúa Kitô, đã có thể sống trung thành với đức tin mà không gợn một chút nghi nan, một chút u uất nào.
Biết bao nhiêu tâm hồn đầy chữ nghĩa, khoa bản, hiểu biết…, nhìn lên thánh giá, đã biết học lấy bài học của khiêm tốn, sống đơn sơ, thậm chí thô sơ với mọi anh chị em dù họ thấp kém, hay sang trọng.
Ngược lại, cũng có biết bao nhiêu tâm hồn, nhờ tình yêu đối với thánh giá, và đêm ngày chỉ biết suy tư cùng thánh giá, ôm lấy thánh giá trọn đời mình, dù họ là người kém cõi, ít hiểu biết, lại trở nên khôn ngoan, thấu hiểu những chân lý cao siêu lạ thường.
Biết bao nhiêu người suốt đời chỉ biết nhìn lên thánh giá, chọn thánh giá làm lẽ sống, vì thế đời họ luôn luôn sáng rực nụ cười và gieo nụ cười ấy khắp nơi.
Biết bao nhiêu người đã có thể trải lòng mình cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, nhờ kiên định trong tình yêu đối với thánh giá Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu người bước ra từ trong đau khổ, vẫn không mất niềm bình an, bởi họ đã tin vào thánh giá Chúa Kitô.
Bởi vậy, chị em thân mến,
Chính chúng ta, những kẻ được mọi người gọi là “chân tu”, chúng ta có nhìn thấy vẽ đẹp của thánh giá mà bao nhiêu anh chị em chúng ta đã nhìn thấy? Hay chúng ta vẫn còn những oán than, những lối sống, lối nghĩ, lối thực hành đạo không phù hợp với tình yêu mà thánh giá gợi lên trong chúng ta?
Có lẽ, nhìn thân xác quằn quại trên thánh giá, một thân xác không còn hình tượng người ta, khó có ai bảo rằng đó là “Con Người” đẹp nhất trần gian. Chúng ta phải tự hỏi, vì đâu mà thân xác của “Con Người” ấy lại không còn vẽ đẹp? Phải chăng những nhà “chân tu” là chúng ta cũng đang là những kẻ phá hoại chính thân xác ấy?
Nhưng quả thật, đó là “Con Người” đẹp nhất trần gian, một khi chúng ta nhìn bằng ánh mắt của tình yêu mà Người đã yêu, và vẫn yêu chúng ta. Chúa Kitô, một tình yêu kiểu mẫu, một tình yêu rực sáng, một tình yêu dòi dọi, một tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu đại lượng. Người là người đẹp nhất bởi vì Người đã yêu, vẫn yêu, yêu đến cùng, yêu cả khi không nhận được tình yêu từ người mình yêu, yêu càng mãnh liệt khi bị kẻ mình yêu khước từ, chống đối, giết chết.
Người là người đẹp nhất bởi tình yêu nguyên tuyền, không một chút phai, không một chút nhạt, không một chút suy suyển, dẫu Người chỉ nhận được những cuồng nộ, những bạo lực.
Người là người đẹp nhất, bởi tình yêu của Người đứng trên tất cả mọi tình yêu đã vậy. Tình yêu của Người còn đứng trên cả sự tàn ác, hung bạo của những kẻ mình yêu.
Mãnh lực của tình yêu Giêsu Kitô vừa lạ lùng, vừa cuốn hút, vừa êm đềm, vừa mạnh mẽ. Tất cả chúng ta hãy sống, hãy tỉnh thức mà khám phá tình yêu quá đỗi ấy. Hãy bắt chước Người mà yêu đến cùng, yêu đến hy sinh, yêu đến mất mạng sống… cho tất cả mọi anh chị em mà Chúa đào chúng ta phải yêu.
“Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”. Đó là lời mời gọi Chúa Kitô dành cho những kẻ muốn tiếp bước đi theo Người, để họ nhận ra điều kiện tiên quyết là phải hy sinh. Vậy hy sinh là chữ đầu tiên mà ta có thể sống để tháp nhập mình vào thánh giá Chúa Kitô.
Càng là những nhà chân tu, ta càng tập sống yêu như Chúa đã yêu ta. Hãy để thánh giá Chúa sống trong đời ta. Thánh giá sẽ nhắc ta trong mọi chiều kích của cuộc đời rằng: LẼ SỐNG CỦA CHÚNG TA LÀ CHÍNH CHÚA GIÊSU KITÔ.
Thứ ba tuần Thánh, 26.3.2013
Nói chuyện với các nữ tu dòng Kín Giáo phận Phú Cường
Tuần Thánh là dịp thuận tiện mời gọi chúng ta suy niệm để sống mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô. Nhưng khi nói về tất cả những đau khổ của Chúa, không phải để chúng ta bi quan, mà là cơ hội để mỗi người nhận ra sự nặng nề của tội lỗi, nhờ đó giúp khám phá nhiều hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, xác tín hơn nữa tình yêu hiến dâng của Thiên Chúa, một tình yêu núi không thể đo, biển không thể lường, mà Thiên Chúa đã quyết định dâng hiến cho loài người trong sự đau khổ và thánh giá ê chề của Chúa Kitô, Con Duy Nhất của Người. Nhờ khám phá nỗi yêu đương vô cùng của Thiên Chúa, chúng ta can đảm gánh trọn con đường thánh giá đời mình và tiến vào ơn phục sinh của Chúa Kitô trong vinh quang, chiến thắng như Người.
I. THÁNH GIÁ VẪN VỮNG CHÃI TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH.
Chính Chúa Kitô đã cho thấy Người kiên vững theo đuổi đến cùng con đường thánh giá mà Người đã chọn lựa để vâng phục thánh ý Chúa Cha. Người đã hiến thân mình để chu toàn sứ mạng Chúa Cha uỷ thác, là quy tụ toàn thể nhân loại về dưới quyền thống trị của Chúa Cha. Dẫu trên bước đường rao giảng, cũng có nghĩa là trên bước đường tiến tới sự hoàn tất của thánh giá, Chúa Kitô đã phải đối diện với tất cả sự phản trắc của lòng người, của thế gian. Nhất là qua những lần báo trước giờ tử nạn, Chúa Kitô cho thấy Người đã đối diện, đã nhìn thấy sự nặng nề, đau đớn của thánh giá. Nhưng thay vì rút lui, Chúa Kitô vẫn một dạ trung thành. Người quyết đi đến cùng với thánh giá trong đời của Người, ngay cả khi đau khổ nổi dậy và gia tăng dồn dập nhất.
Dù theo Chúa, được Chúa chuẩn bị nhiều lần (qua những lần tuyên báo tử nạn) nhằm có thể đón nhận mầu nhiệm thánh giá, các tông đồ không thể hiểu mọi tâm tư của Chúa Kitô, càng không thể hiểu thánh ý Thiên Chúa. Họ là đại diện cho cả Hội Thánh, là thành phần của Hội Thánh. Nói đúng hơn, họ chính là Hội Thánh. Vì các tông đồ là chính Hội Thánh, có thể nói, ngay từ đầu, Hội Thánh đã không sẵn sàng vác thánh giá của mình. Nhất là khi Chúa Kitô thụ nạn, đó là giờ thánh giá đã đến, các tông đồ cay đắng cho rằng tương lai đời mình sụp đổ. Hội Thánh, qua các tông đồ, đã có lúc chối từ và chạy trốn thánh giá. Chỉ khi được biến đổi nhờ ơn phục sinh và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh mới hiểu, thánh giá chẳng những không là sự thất bại, mà còn là một chiến thắng vinh quang, một sự sống khải hoàn, một tình yêu vững chắc.
Rồi từ đó đến nay, không những Hội Thánh không khước từ thánh giá, mà còn hiên ngang rao truyền thánh giá, tự hào vì thánh giá, sống chết cho niềm tin vào thánh giá. Hội Thánh say sưa với thánh giá, tôn thờ thánh giá, ôm ấp thánh giá tận cõi lòng mình. Hội Thánh gìn giữ thánh giá, xem đó là bảo vật của mình, là lý tưởng của mình, là sự sống còn của mình, là tình yêu của mình, là của cải bảo đảm cho hạnh phúc đời đời của mình, là đèn dẫn đường công lý của mình, là tất cả niềm vui sống của mình, là tất cả hạnh phúc của mình, là nguồn động lực thúc giục mọi khả năng hiến thân và hiến dâng của mình, là ánh quang làm sáng rực đẩy lui những bóng tối của ngờ vực, là sức mạnh giao hòa của mọi chia rẻ, là sự uy hùng cho tất cả mọi lối sống tầm thường, thấp kém, tội lỗi…
Tiếp tục truyền thống các tông đồ sau khi họ khám phá khuôn mặt lừng lẫy của thánh giá, Hội Thánh từ trong lịch sử, đến hôm nay và mãi về sau, vẫn nghiêm khắc chứng minh cho tất cả những ai thù nghịch, phi bác thánh giá bằng việc làm chứng không mệt mỏi rằng: Chúa Kitô đã phục sinh từ thánh giá. Nếu ai chống đối thánh giá bằng cách nêu lên luận điệu rằng: Giêsu chỉ là một con người, đã bị kết án bởi Do Thái giáo và bị giết trên thập giá đớn đau, thì Hội Thánh một lòng trung tín với truyền thống các tông đồ, bênh vực đức tin vào thánh giá bằng cách giải thích cho thấy thánh giá sở dĩ có, là do sự ác của con người. Sự ác ấy đã chẳng chối từ cả Đấng là Cứu Chúa của mình. Nhưng sự ác ấy đã được Thiên Chúa sử dụng. Người rút ra từ sự ác ấy những điều tốt lành để quay ngược lại ban ơn cứu độ cho chính con người. Thiên Chúa đã sử dụng phương tiện độc ác của con người, để biến thập giá thành thánh giá. Thiên Chúa cứu độ con người tội lỗi và độc ác bằng chính thánh giá mà con người gây nên.
Nơi các thơ Thánh Phaolô, còn cho thấy Hội Thánh vui mừng, hoan lạc bởi khám phá và khám phá không ngừng, khám phá ngày một tăng nét phong phú, vẽ đẹp diễm kiều, tình yêu sâu sắc, lòng trung tín ngất cao của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm thánh giá Chúa Kitô. Từ vinh quang vô cùng của thánh giá, Hội Thánh coi đau khổ và sự chết của mỗi con cái mình như của lễ hoàn hảo mà Hội Thánh kết hợp với sự chết của Chúa Kitô mà dâng lên Thiên Chúa. Hội Thánh coi mọi thăng trầm trong đời sống mình, và đời sống các con cái của mình như là phương tiện khả dĩ để kết hợp và nên một với Chúa Kitô, nhằm lập công chuộc lại tội lỗi mà mọi con cái của mình và của cả thế gian xúc phạm đến Thiên Chúa.
Nhìn lên thánh giá, Hội Thánh bắt chước Chúa Kitô: sống và rao truyền sự vâng phục tuyệt đối của Người, dù cho cây thánh giá mà Hội Thánh phải vác đi giữa lòng đời có lớn đến đâu. Bởi Chúa Kitô đã vâng phục thánh ý Chúa Cha cho đến chết. Hội Thánh sẽ không bao giờ đi ngoài con đường vâng phục này.
Hội Thánh nhìn thấy thánh giá chính là vinh quang của mình. Bởi không có con đường nào khác, chỉ trừ một con đường thánh giá Chúa Kitô đã đi qua, mới chính là sự sống và là đích đến sự sống muôn đời của Hội Thánh. Hơn thế, Hội Thánh nhìn thấy thánh giá là vinh quang của mình, còn vì thánh giá đã được tôn vinh như là biểu lộ tuyệt hảo về tình thương Thiên Chúa, là dụng cụ hữu hiệu của sự khôn ngoan và quyền năng Thiên Chúa hoà giải trần gian với Người.
Vậy, thuở ban đầu, vì chưa hiểu hết mầu nhiệm cay đắng của thánh giá, có thể làm cho những thành viên của Hội Thánh thoái lui. Nhưng một khi khám phá chân lý thánh giá ngàn đời, Hội Thánh đã không bao giờ ngừng vinh danh thánh giá trong đời sống, trong suy tư, trong mọi hoạt động của mình. Vì thế, mãi mãi thánh giá vẫn vững chãi đến vô cùng trong suốt dòng thời gian của đời sống Hội Thánh.
II. THÁNH GIÁ VỚI TỪNG NGƯỜI CHÚNG TA.
Nói đến thánh giá là nói đến tình yêu: Tình yêu diệu vợi của Thiên Chúa đã làm phát sinh những kết quả vô cùng từ thánh giá.
Học lấy tình yêu của Thiên Chúa nơi thánh giá Chúa Kitô, chúng ta xác tín mạnh mẽ, chỉ một mình Thiên Chúa mới là Người Yêu đích thực của chúng ta. Nhờ Người Yêu và nhờ tình yêu có một không hai ấy, con đường thánh giá trở thành con đường đẹp, tinh tuyền, xóa hết những tội lỗi, những thù nghịch để chỉ còn lại một bầu trời dung thứ, bình an, thắng vượt, nghĩa ân. Chúa Kitô muôn đời trở nên vì Thiên Chúa gần gũi, sống động của con người. Thánh giá của Người mãi mãi là cây thánh giá của ơn nâng đỡ, sớt chia, ủi an dành cho từng người chúng ta.
Biết bao nhiêu tâm hồn chìm trong tội, nhận ra bầu trời trong–mát–dịu của thánh giá, can đảm tách rời khỏi quá khứ tội lỗi, làm lại cuộc đời.
Biết bao nhiêu tâm hồn suốt đời chỉ chìm trong bạo lực đã nhìn lên bóng thánh giá mà rửa mình sạch mọi dơ bẩn để trở nên hiền hòa, đức độ.
Biết bao nhiêu con người đêm ngày ngụp lặt trong bất công, xảo kế, bỗng một lần nhìn lên thánh giá, đã quay lưng với tất cả lợi lộc từ những gian xảo mang lại, để biến mình thành môn đệ Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu những tâm hồn lồng lộng dữ dằn như những con thú hoang, bỗng một lần khám phá ánh sáng yêu thương chiếu dọi từ thánh giá, đã trở nên hiền hòa, nhân hậu, đáng mến.
Biết bao nhiêu kẻ sống ích kỷ, đêm ngày chỉ biết tư lợi, bỗng một lần nhìn lên thánh giá, đã trở thành kẻ xả kỷ, biết hiến thân và hiến dâng.
Cũng vậy: Biết bao nhiêu tâm hồn bị đày ải, khổ đau, cuộc sống như chỉ còn muốn sống cho qua ngày, đoạn tháng, bỗng được tình yêu của thánh giá chiếu rọi, trở nên bình an hơn, chấp nhận trong vui tươi hơn.
Biết bao nhiêu kẻ tử tù, trên đường đi về cái chết, đã nhìn thấy thánh giá, và thánh giá bỗng trở nên sức mạnh khiến cuộc ra đi không còn đau đớn, chỉ còn là niềm tin chiến thắng.
Biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta thầm lặng, hoặc công khai, giữa những lúc bị bách hại, vì thánh giá, bất chấp mọi đe dọa, đêm ngày rao giảng đức tin vào tình yêu kỳ diệu của thánh giá Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu người, nhìn cứ tưởng yếu đuối, mỏng dòn, nhưng nhờ tin vào thánh giá Chúa Kitô, họ đã có sức mạnh phi thường vượt thắng mọi thách thức mà con người, hay hoàn cảnh, hay môi trường mang lại.
Biết bao nhiêu người nghèo khổ, bệnh tật, bị bỏ rơi…, vì thánh giá Chúa Kitô, đã có thể sống trung thành với đức tin mà không gợn một chút nghi nan, một chút u uất nào.
Biết bao nhiêu tâm hồn đầy chữ nghĩa, khoa bản, hiểu biết…, nhìn lên thánh giá, đã biết học lấy bài học của khiêm tốn, sống đơn sơ, thậm chí thô sơ với mọi anh chị em dù họ thấp kém, hay sang trọng.
Ngược lại, cũng có biết bao nhiêu tâm hồn, nhờ tình yêu đối với thánh giá, và đêm ngày chỉ biết suy tư cùng thánh giá, ôm lấy thánh giá trọn đời mình, dù họ là người kém cõi, ít hiểu biết, lại trở nên khôn ngoan, thấu hiểu những chân lý cao siêu lạ thường.
Biết bao nhiêu người suốt đời chỉ biết nhìn lên thánh giá, chọn thánh giá làm lẽ sống, vì thế đời họ luôn luôn sáng rực nụ cười và gieo nụ cười ấy khắp nơi.
Biết bao nhiêu người đã có thể trải lòng mình cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, nhờ kiên định trong tình yêu đối với thánh giá Chúa Kitô.
Biết bao nhiêu người bước ra từ trong đau khổ, vẫn không mất niềm bình an, bởi họ đã tin vào thánh giá Chúa Kitô.
Bởi vậy, chị em thân mến,
Chính chúng ta, những kẻ được mọi người gọi là “chân tu”, chúng ta có nhìn thấy vẽ đẹp của thánh giá mà bao nhiêu anh chị em chúng ta đã nhìn thấy? Hay chúng ta vẫn còn những oán than, những lối sống, lối nghĩ, lối thực hành đạo không phù hợp với tình yêu mà thánh giá gợi lên trong chúng ta?
Có lẽ, nhìn thân xác quằn quại trên thánh giá, một thân xác không còn hình tượng người ta, khó có ai bảo rằng đó là “Con Người” đẹp nhất trần gian. Chúng ta phải tự hỏi, vì đâu mà thân xác của “Con Người” ấy lại không còn vẽ đẹp? Phải chăng những nhà “chân tu” là chúng ta cũng đang là những kẻ phá hoại chính thân xác ấy?
Nhưng quả thật, đó là “Con Người” đẹp nhất trần gian, một khi chúng ta nhìn bằng ánh mắt của tình yêu mà Người đã yêu, và vẫn yêu chúng ta. Chúa Kitô, một tình yêu kiểu mẫu, một tình yêu rực sáng, một tình yêu dòi dọi, một tình yêu vĩnh cửu, một tình yêu đại lượng. Người là người đẹp nhất bởi vì Người đã yêu, vẫn yêu, yêu đến cùng, yêu cả khi không nhận được tình yêu từ người mình yêu, yêu càng mãnh liệt khi bị kẻ mình yêu khước từ, chống đối, giết chết.
Người là người đẹp nhất bởi tình yêu nguyên tuyền, không một chút phai, không một chút nhạt, không một chút suy suyển, dẫu Người chỉ nhận được những cuồng nộ, những bạo lực.
Người là người đẹp nhất, bởi tình yêu của Người đứng trên tất cả mọi tình yêu đã vậy. Tình yêu của Người còn đứng trên cả sự tàn ác, hung bạo của những kẻ mình yêu.
Mãnh lực của tình yêu Giêsu Kitô vừa lạ lùng, vừa cuốn hút, vừa êm đềm, vừa mạnh mẽ. Tất cả chúng ta hãy sống, hãy tỉnh thức mà khám phá tình yêu quá đỗi ấy. Hãy bắt chước Người mà yêu đến cùng, yêu đến hy sinh, yêu đến mất mạng sống… cho tất cả mọi anh chị em mà Chúa đào chúng ta phải yêu.
“Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác Thập giá mình mà theo Ta”. Đó là lời mời gọi Chúa Kitô dành cho những kẻ muốn tiếp bước đi theo Người, để họ nhận ra điều kiện tiên quyết là phải hy sinh. Vậy hy sinh là chữ đầu tiên mà ta có thể sống để tháp nhập mình vào thánh giá Chúa Kitô.
Càng là những nhà chân tu, ta càng tập sống yêu như Chúa đã yêu ta. Hãy để thánh giá Chúa sống trong đời ta. Thánh giá sẽ nhắc ta trong mọi chiều kích của cuộc đời rằng: LẼ SỐNG CỦA CHÚNG TA LÀ CHÍNH CHÚA GIÊSU KITÔ.
Thứ ba tuần Thánh, 26.3.2013
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 27/03/2013
NGƯỜI KHÁCH THÔNG MINH
Thịt bò đã bán gần hết, ông chủ đem miếng thịt bò cuối cùng treo lên giá và nói với bà khách đến mua thịt:
- “Miếng thịt này ba đồng chín mươi lăm xu.”
Người phụ nữ ấy hỏi lại:
- “Miếng thịt này quá nhỏ, có miếng thịt khác lớn hơn không ?”
Ông chủ ma giáo đem miếng thịt ấy bỏ vào trong tủ đá, một lúc sau lại lấy nó ra và nói:
- “Bốn đồng tám.”
Bà khách nói:
- “Được, tôi mua cả hai miếng.”
(Sunlight)
Suy tư:
Cách ngôn của người Do Thái có nói: “lừa dối người khác thì rất dễ, nhưng chỉ một lần mà thôi”.
Một con người không có tín ngưỡng thì không việc gì xấu mà họ không dám làm, bởi vì trong tâm hồn họ chỉ toàn là bóng đêm của sự dữ; một người không lấy sự thật làm chỉ nam cho cuộc sống của mình, thì xã hội ấy sẽ nảy sinh nhiều chuyên gia lừa dối, mà lừa dối lớn nhất chính là lừa dối chính bản thân mình.
Ma quỷ là cha đẻ của sự lừa dối, nhưng nó chỉ lừa dối được những người không biết cảnh giác, tức là những người không cầu nguyện, không rước Thánh Thể, không tham gia các sinh hoạt của giáo hội...
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thịt bò đã bán gần hết, ông chủ đem miếng thịt bò cuối cùng treo lên giá và nói với bà khách đến mua thịt:
- “Miếng thịt này ba đồng chín mươi lăm xu.”
Người phụ nữ ấy hỏi lại:
- “Miếng thịt này quá nhỏ, có miếng thịt khác lớn hơn không ?”
Ông chủ ma giáo đem miếng thịt ấy bỏ vào trong tủ đá, một lúc sau lại lấy nó ra và nói:
- “Bốn đồng tám.”
Bà khách nói:
- “Được, tôi mua cả hai miếng.”
(Sunlight)
Suy tư:
Cách ngôn của người Do Thái có nói: “lừa dối người khác thì rất dễ, nhưng chỉ một lần mà thôi”.
Một con người không có tín ngưỡng thì không việc gì xấu mà họ không dám làm, bởi vì trong tâm hồn họ chỉ toàn là bóng đêm của sự dữ; một người không lấy sự thật làm chỉ nam cho cuộc sống của mình, thì xã hội ấy sẽ nảy sinh nhiều chuyên gia lừa dối, mà lừa dối lớn nhất chính là lừa dối chính bản thân mình.
Ma quỷ là cha đẻ của sự lừa dối, nhưng nó chỉ lừa dối được những người không biết cảnh giác, tức là những người không cầu nguyện, không rước Thánh Thể, không tham gia các sinh hoạt của giáo hội...
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Năm Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 27/03/2013
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Bạn thân mến,
Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Đức Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là :
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây :
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ, để tưởng nhớ và kỷ niệm việc Đức Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.
Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Đức Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...” .
Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Đức Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Ngài đã làm, rửa chân cho nhau chính là phục vụ nhau, yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.
Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Đức Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu.
Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Đức Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình” . Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...” , bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.
Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.
Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lý do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...” .
Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Đức Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Đức Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.
Đức Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” , để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.
Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hóa để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Chúa Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Đức Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.
Bạn thân mến,
Hôm nay cũng là ngày của linh mục, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.
Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tụy yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.
Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Đức Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Đức Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bạn thân mến,
Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, theo truyền thống của Giáo Hội, chiều hôm nay Đức Chúa Giê-su đã làm ba công việc vừa vĩ đại vừa mầu nhiệm, để lưu truyền cho Giáo Hội tiếp tục công trình cứu chuộc nhân loại của Ngài cho đến tận thế, đó là :
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Trong khung cảnh của phụng vụ này, tôi chia sẻ với bạn mấy điều sau đây :
1- Ban giới răn mới là luật Yêu thương.
Chút nữa đây tôi sẽ rửa chân cho mười hai vị giáo dân được chọn ở trong giáo xứ, để tưởng nhớ và kỷ niệm việc Đức Chúa Giê-su đã rửa chân cho các Tông Đồ năm xưa trong bữa ăn cuối cùng của Ngài.
Rửa chân là công việc của đầy tớ làm để phục vụ cho chủ nhân, là một hành động bày tỏ sự phục tùng của người tôi tớ, Đức Chúa Giê-su đã dùng phương thức này để dạy cho các tông đồ một bài học mới, bài học yêu thương và phục vụ, Ngài nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không ? Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rữa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rữa chân cho nhau...” .
Yêu thương và phục vụ tuy là hai nhưng chỉ là một, hay nói cách khác phục vụ là hoa quả của yêu thương, bởi vì không ai yêu thương mà không phục vụ, nhưng nếu phục vụ mà không yêu thương thì chỉ là giả dối và đáng bị lên án. Đức Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của mình, thì chúng ta cũng nên cúi xuống mà rửa chân cho anh em và cho tha nhân như Ngài đã làm, rửa chân cho nhau chính là phục vụ nhau, yêu thương nhau và giúp nhau thăng tiến trong tình yêu của Chúa qua cuộc sống của mình.
Người thời nay lấy làm lạ khi chúng ta yêu thương và phục vụ họ, họ sẽ thắc mắc đâu là động cơ thúc giục chúng ta làm điều ấy, khi mà cả nhân loại đang đắm chìm trong hưởng thụ và sống trong ích kỉ của mình.
2- Lập bí tích Thánh Thể.
Cao điểm của bữa tiệc ly chính là lúc Đức Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, là bí tích làm nên Hội Thánh và cũng là nguồn ân sủng hiện diện cách thực tại cho chúng ta được hưởng dùng, đây là một mầu nhiệm mà Giáo Hội qua mọi thời đại đều tuyên xưng: mầu nhiệm tình yêu.
Với khung cảnh đầm ấm trong căn phòng trên gác, với tình cảm chan hoà của tình thầy trò, Đức Chúa Giê-su đã thố lộ tâm tình với các Tông Đồ: “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình” . Sự mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với các môn đệ đã thành hiện thực và đây là bữa ăn cuối cùng của đời Ngài, vì thế, lễ Vượt Qua này sẽ không còn hiệu lực nữa khi Ngài cầm bánh không men đưa cho các môn đệ và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội...” , bởi vì từ nay chính Ngài vừa là lễ Vượt Qua vừa là Bánh tinh tuyền không men, nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian.
Bí tích Thánh Thể nguồn mạch của mọi ân sủng, hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trong các thánh lễ trên khắp mặt đất nơi các nhà thờ nhà nguyện, đó chính là nguồn ơn vô tận mà Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương mà ban cho chúng ta. Đây là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, một chứng tích của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà các thánh -qua mọi thời đại- đã hưởng dùng, cảm nghiệm và hết lòng ca tụng tình yêu ấy của Thiên Chúa.
Có nhiều người trong chúng ta coi việc rước Mình Thánh Chúa như là đồ trang sức cho đẹp khi tham dự thánh lễ, cho nên họ không chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng, họ không tha thiết việc rước Chúa là bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình, nên đối với họ rước lễ hay không cũng chẳng nhằm nhò gì, đó chính là lý do khiến họ ngày càng xa rời ân sủng của Chúa hơn. Thánh Phao-lô tông đồ đã nghiêm khắc cảnh cáo chúng ta về việc rước lễ khi còn trong tình trạng tội trọng như sau: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh và uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa..., Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình...” .
Bí tích Thánh Thể làm cho chúng ta trở nên một trong Đức Chúa Ki-tô, trở nên một chính là không của tôi không của anh nhưng là thuộc về Đức Chúa Ki-tô và Hội Thánh của Ngài, do đó mà mỗi người trong chúng ta khi ăn Mình và uống Máu Chúa, thì chúng ta cũng phải trở nên bánh và nước cho anh chị em và tha nhân hưởng dùng, đó chính là yêu thương và phục vụ vậy.
3- Lập bí tích Truyền chức thánh.
Bí tích truyền chức thánh tức là bí tích Thừa tác Linh Mục, đây chính là một hồng ân to lớn của Thiên Chúa ban tặng cho loài người.
Đức Chúa Giê-su khi thiết lập bí tích Thánh Thể thì đồng thời Ngài cũng thiết lập bí tích truyền chức linh mục cho các môn đệ khi nói: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” , để các môn đệ của mình, và những người kế tục các ngài trong chức giám mục và linh mục thực hiện mọi ngày cho đến tận thế.
Linh mục là người được thông phần vào sự sáng tạo của Thiên Chúa, chính các ngài đã được Thánh Thần thánh hóa để trở nên công cụ thánh, để làm cho có Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ trong thánh lễ, đây cũng chính là mầu nhiệm tình yêu mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện giữa nhân loại: Ngài chọn những con người bất toàn để làm cho họ trở nên hoàn hảo trong bí tích truyền chức thánh -linh mục- để chính các ngài hằng ngày nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Hội Thánh, nhân danh cộng đoàn và cá nhân mình, để dâng lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa qua Đức Chúa Giê-su Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.
Linh mục chính là người phục vụ và mang tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người, nhất là những nơi mà các ngài được sai đến với tư cách là mục tử, chính nhờ bí tích Thánh Thể và chức thánh mà các ngài quy tụ chung quanh mình những kẻ tin vào Đức Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một đàn chiên duy nhất trong Hội Thánh của Chúa, do đó, linh mục luôn ý thức rằng: mình vừa là thầy vừa là anh em của mọi người, cho nên các ngài không những sống sao cho tốt đẹp, để đàn chiên mà mình đang coi sóc được hưởng nhờ những ơn thánh qua sự thánh hiến của mình, và giáo dân sẽ an tâm vui vẻ sống trong tình yêu Thiên Chúa dưới sự chăm sóc của các ngài.
Bạn thân mến,
Hôm nay cũng là ngày của linh mục, chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các ngài được dồi dào ơn Chúa, để các ngài trước hết là thánh hoá bản thân mình, sau nữa là thánh hoá các linh hồn trong thiên chức linh mục mà các ngài đã lãnh nhận.
Chúng ta vẫn thấy có những linh mục chưa làm tròn trách nhiệm mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã trao cho các ngài, chúng ta cũng thấy có vài linh mục trở nên gương xấu cho giáo hữu, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhìn thấy rất nhiều linh mục tận tụy yêu mến và chăm sóc đàn chiên của Chúa qua cuộc sống của các ngài.
Thứ Năm Tuần Thánh này sẽ qua đi và chúng ta sẽ không còn nhớ đến những nghi thức đầy ý nghĩa trong thánh lễ này nữa, nhưng bí tích Thánh Thể, bí tích Truyền Chức Thánh và giới luật Yêu Thương của Đức Chúa Giê-su vẫn tồn tại mãi mãi cho đến tận thế, không phải tồn tại trong viện bảo tàng, nhưng tồn tại và sống động trong cuộc sống của Giáo Hội và của mỗi người trong chúng ta, bởi vì các bí tích và giới luật này không phải do con người lập ra nhưng là do chính Đức Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- lập ra và được bảo chứng bởi cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Tư Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 27/03/2013
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
Lời Chúa: I-sai-a 50, 4-9a
“Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ phản bội là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bị ma quỷ dẫn dắt, để đi đến quyết định đem bán thầy mình là Đức Chúa Giê-su cho các thượng tế với giá ba mươi đồng bạc. Và kể từ lúc ấy, Đức Chúa Giê-su đã trở nên người tôi tớ Chúa -như tiên tri I-sai-a đã loan báo- chịu bao thứ cực hình vì tội lỗi của nhân loại, của bạn và của tôi.
Bài ca Người Tôi Tớ Chúa đã được tiên tri I-sai-a loan báo như một bản án dành cho nhân loại, hay nói đúng hơn dành cho những ai chối từ ơn cứu độ đến từ Người Tôi Tớ này, đó chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, người tôi tớ trung thành và khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng đã vâng phục tuyệt đối và đã yêu thương đến cùng khi hoàn toàn tự dâng hiến mạng sống của mình trên thập tự giá, để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Khi đồng ý bán Đức Chúa Giê-su với giá ba mươi đồng bạc cho các thượng tế và biệt phái, Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã bán linh hồn mình cho ma quỷ và cho các thế lực tội lỗi, chắc chắn không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là con số không, (bởi vì sau đó anh ta đã thắt cổ mà chết (Mt 27, 3-5), và đêm tối cũng đồng lõa với hành vi sát nhân và bội phản, thế là Giu-đa bỏ bàn tiệc ra đi thực hiện âm mưu mờ ám tội lỗi của mình.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã chia sẻ tấm bánh với Giu-đa để nhắc nhở cho ông ta biết là Ngài rất yêu quý ông, và cũng để cho ông ta có cơ hội thay đổi ý tưởng mờ ám của mình, nhưng quỷ dữ đã xâm nhập vào tâm hồn của Giu-đa, quỷ tham tiền đã chiếm cõi lòng của Giu-đa, thế là ông ta trở thành kẻ phản bội và bán thầy mình.
Đã nhiều lần trong cuộc sống Đức Chúa Giê-su cũng đã nhắc nhỡ chúng ta, cảnh tỉnh chúng ta đừng sống trong tội nữa, hãy đứng dậy và tiến bước trong ân sủng của Chúa, hãy trở thành môn đệ trung tín của Ngài. Nhưng bạn và tôi dù có tai mà cũng như điếc, có mắt mà như đui, bởi vì tiền tài, danh vọng và xác thịt đã chiếm tâm hồn của chúng ta, để rồi có rất nhiều lần chúng ta đã trở thành một Giu-đa thứ hai phản bội và bán Chúa của mình ba mươi đồng bạc...
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: I-sai-a 50, 4-9a
“Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ phản bội là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bị ma quỷ dẫn dắt, để đi đến quyết định đem bán thầy mình là Đức Chúa Giê-su cho các thượng tế với giá ba mươi đồng bạc. Và kể từ lúc ấy, Đức Chúa Giê-su đã trở nên người tôi tớ Chúa -như tiên tri I-sai-a đã loan báo- chịu bao thứ cực hình vì tội lỗi của nhân loại, của bạn và của tôi.
Bài ca Người Tôi Tớ Chúa đã được tiên tri I-sai-a loan báo như một bản án dành cho nhân loại, hay nói đúng hơn dành cho những ai chối từ ơn cứu độ đến từ Người Tôi Tớ này, đó chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, người tôi tớ trung thành và khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng đã vâng phục tuyệt đối và đã yêu thương đến cùng khi hoàn toàn tự dâng hiến mạng sống của mình trên thập tự giá, để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Khi đồng ý bán Đức Chúa Giê-su với giá ba mươi đồng bạc cho các thượng tế và biệt phái, Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã bán linh hồn mình cho ma quỷ và cho các thế lực tội lỗi, chắc chắn không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là con số không, (bởi vì sau đó anh ta đã thắt cổ mà chết (Mt 27, 3-5), và đêm tối cũng đồng lõa với hành vi sát nhân và bội phản, thế là Giu-đa bỏ bàn tiệc ra đi thực hiện âm mưu mờ ám tội lỗi của mình.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã chia sẻ tấm bánh với Giu-đa để nhắc nhở cho ông ta biết là Ngài rất yêu quý ông, và cũng để cho ông ta có cơ hội thay đổi ý tưởng mờ ám của mình, nhưng quỷ dữ đã xâm nhập vào tâm hồn của Giu-đa, quỷ tham tiền đã chiếm cõi lòng của Giu-đa, thế là ông ta trở thành kẻ phản bội và bán thầy mình.
Đã nhiều lần trong cuộc sống Đức Chúa Giê-su cũng đã nhắc nhỡ chúng ta, cảnh tỉnh chúng ta đừng sống trong tội nữa, hãy đứng dậy và tiến bước trong ân sủng của Chúa, hãy trở thành môn đệ trung tín của Ngài. Nhưng bạn và tôi dù có tai mà cũng như điếc, có mắt mà như đui, bởi vì tiền tài, danh vọng và xác thịt đã chiếm tâm hồn của chúng ta, để rồi có rất nhiều lần chúng ta đã trở thành một Giu-đa thứ hai phản bội và bán Chúa của mình ba mươi đồng bạc...
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:05 27/03/2013
THỨ BA TUẦN THÁNH
Lời Chúa: Gio-an 13, 21-33-36-38
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy,...Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống bạn và tôi đã nhiều lần từ chối ơn lành của Đức Chúa Giê-su, đã nhiều lần chúng ta phủ nhận vai trò của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống làm chứng nhân của mình, đã nhiều lần chúng ta đã chổi bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Thánh Phê-rô là người đã đi theo Đức Chúa Giê-su, cùng sát cánh bên Ngài đi khắp đó đây để rao giảng tin vui Nước Trời, nhưng cuối cùng thì thánh Phê-rô cũng vì sợ hãi mà phủ nhận Chúa Giê-su là thầy của mình.
Khi cuộc sống đầy đủ mà nói theo Chúa thì rất dễ, nhưng khi cơm ngày ba bữa khó kiếm thì có dễ dàng nói theo Chúa đến tận cùng trái đất ? Khi hoàn cảnh thuận lợi thì rất dễ dàng cảm tạ ơn Thiên Chúa, nhưng khi công việc làm ăn khó khăn thì có vui vẻ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa không ? Khi cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng không lo lắng vật chất thì hăng hái theo Chúa, nhưng khi đầu tắt mặt tối để chạy gạo ăn thì có còn năng nổ làm tông đồ cho Chúa hay không ?
Thánh Phê-rô mau mắn tuyên bố dù mọi người bỏ Chúa thì ông vẫn cứ theo Chúa đến cùng, sẽ thí mạng vì Chúa, nhưng khi Chúa Giê-su bị bắt thì ông sợ hãi chối Chúa ba lần trước tên đầy tớ gái yếu đuối.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi đều có tinh thần nhiệt thành của thánh Phê-rô và có lòng sợ hãi cũng như có sự nhát gan của ngài, do đó mà nhiều lần trong cuộc sống chúng ta phủ nhận Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình trước mặt thiên hạ.
Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cố gắng sống những gì mà Đức Chúa Giê-su đã dạy, ngay cả những khuyết điểm của mình, Giáo Hội cũng kêu mời chúng ta dâng lên cho Chúa, để kết hiệp với những đau khổ trong tâm hồn của Đức Chúa Giê-su –trong những ngày này- vì tội lỗi của chúng ta đã phạm.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: Gio-an 13, 21-33-36-38
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy,...Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống bạn và tôi đã nhiều lần từ chối ơn lành của Đức Chúa Giê-su, đã nhiều lần chúng ta phủ nhận vai trò của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống làm chứng nhân của mình, đã nhiều lần chúng ta đã chổi bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta.
Thánh Phê-rô là người đã đi theo Đức Chúa Giê-su, cùng sát cánh bên Ngài đi khắp đó đây để rao giảng tin vui Nước Trời, nhưng cuối cùng thì thánh Phê-rô cũng vì sợ hãi mà phủ nhận Chúa Giê-su là thầy của mình.
Khi cuộc sống đầy đủ mà nói theo Chúa thì rất dễ, nhưng khi cơm ngày ba bữa khó kiếm thì có dễ dàng nói theo Chúa đến tận cùng trái đất ? Khi hoàn cảnh thuận lợi thì rất dễ dàng cảm tạ ơn Thiên Chúa, nhưng khi công việc làm ăn khó khăn thì có vui vẻ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa không ? Khi cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng không lo lắng vật chất thì hăng hái theo Chúa, nhưng khi đầu tắt mặt tối để chạy gạo ăn thì có còn năng nổ làm tông đồ cho Chúa hay không ?
Thánh Phê-rô mau mắn tuyên bố dù mọi người bỏ Chúa thì ông vẫn cứ theo Chúa đến cùng, sẽ thí mạng vì Chúa, nhưng khi Chúa Giê-su bị bắt thì ông sợ hãi chối Chúa ba lần trước tên đầy tớ gái yếu đuối.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi đều có tinh thần nhiệt thành của thánh Phê-rô và có lòng sợ hãi cũng như có sự nhát gan của ngài, do đó mà nhiều lần trong cuộc sống chúng ta phủ nhận Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình trước mặt thiên hạ.
Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cố gắng sống những gì mà Đức Chúa Giê-su đã dạy, ngay cả những khuyết điểm của mình, Giáo Hội cũng kêu mời chúng ta dâng lên cho Chúa, để kết hiệp với những đau khổ trong tâm hồn của Đức Chúa Giê-su –trong những ngày này- vì tội lỗi của chúng ta đã phạm.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thứ Hai Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:07 27/03/2013
THỨ HAI TUẦN THÁNH
Lời Chúa: I-sai-a 42, 1-7
“Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.” (Is 42, 2)
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su là vị tôi trung mà Thiên Chúa Cha đã tuyển chọn, tất cả những gì mà Ngài đã thực hiện đều đã được tiên tri I-sai-a đã loan báo trước, đó là một người tôi trung khiêm tốn “không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy lòng nhân từ “cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gẫy”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy sức mạnh “không yếu hèn, không chịu nhục.” Nhưng vì tội của tôi, của bạn và của nhân loại mà vị tôi trung ấy –Chúa Giê-su- đành phải hy sinh tất cả để cho chúng ta được cứu độ và được sống.
Hôm nay thứ Hai Tuần Thánh, Giáo Hội mời bạn và tôi và tất cả những người Ki-tô hữu trên thế giới, hãy hiệp thông với những lo buồn của Chúa Giê-su, những lo buồn ấy chính là những phản bội vô ơn của chúng ta dành cho Ngài, những lo buồn ấy chính là những tội lỗi mà chúng ta đã phạm như những cái đinh đóng vào thân thể của Đức Chúa Giê-su...
Đức Chúa Giê-su là Đấng mà Thiên Chúa đã tuyển chọn để cứu chuộc nhân loại, Ngài là tôi trung của Thiên Chúa và trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại khi vâng phục thánh ý của Chúa Cha: hy sinh cho đến giọt máu cuối cùng vì yêu nhân loại tội lỗi.
Bạn và tôi không còn là tôi tớ nữa, nhưng là con cái của Thiên Chúa, con cái của sự sáng; bạn và tôi không còn là người xa lạ nữa với Đức Chúa Giê-su nữa, nhưng là môn đệ của Ngài, môn đệ được hưởng thành quả của thầy và con cái được hưởng phần gia tài của Cha để lại, không phải do công lao của bạn và tôi, nhưng là do tình yêu của Thiên Chúa và sự hy sinh mạng sống của Chúa Giê-su để chúng ta được trở nên một với Ngài.
Bạn thân mến,
Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta theo dõi từng diễn biến cụ thể mà Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu chuộc chúng ta- đã nói và đã làm để cứu độ chúng ta.
Giáo Hội mời gọi chúng ta trở nên người tôi trung của Thiên Chúa, noi gương vị tôi trung vĩ đại là Đức Chúa Giê-su, khiêm tốn, nhân từ và dũng mạnh để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: I-sai-a 42, 1-7
“Người sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường.” (Is 42, 2)
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su là vị tôi trung mà Thiên Chúa Cha đã tuyển chọn, tất cả những gì mà Ngài đã thực hiện đều đã được tiên tri I-sai-a đã loan báo trước, đó là một người tôi trung khiêm tốn “không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy lòng nhân từ “cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gẫy”, Ngài cũng là vị tôi trung đầy sức mạnh “không yếu hèn, không chịu nhục.” Nhưng vì tội của tôi, của bạn và của nhân loại mà vị tôi trung ấy –Chúa Giê-su- đành phải hy sinh tất cả để cho chúng ta được cứu độ và được sống.
Hôm nay thứ Hai Tuần Thánh, Giáo Hội mời bạn và tôi và tất cả những người Ki-tô hữu trên thế giới, hãy hiệp thông với những lo buồn của Chúa Giê-su, những lo buồn ấy chính là những phản bội vô ơn của chúng ta dành cho Ngài, những lo buồn ấy chính là những tội lỗi mà chúng ta đã phạm như những cái đinh đóng vào thân thể của Đức Chúa Giê-su...
Đức Chúa Giê-su là Đấng mà Thiên Chúa đã tuyển chọn để cứu chuộc nhân loại, Ngài là tôi trung của Thiên Chúa và trở nên nguồn ơn cứu độ cho nhân loại khi vâng phục thánh ý của Chúa Cha: hy sinh cho đến giọt máu cuối cùng vì yêu nhân loại tội lỗi.
Bạn và tôi không còn là tôi tớ nữa, nhưng là con cái của Thiên Chúa, con cái của sự sáng; bạn và tôi không còn là người xa lạ nữa với Đức Chúa Giê-su nữa, nhưng là môn đệ của Ngài, môn đệ được hưởng thành quả của thầy và con cái được hưởng phần gia tài của Cha để lại, không phải do công lao của bạn và tôi, nhưng là do tình yêu của Thiên Chúa và sự hy sinh mạng sống của Chúa Giê-su để chúng ta được trở nên một với Ngài.
Bạn thân mến,
Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta theo dõi từng diễn biến cụ thể mà Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu chuộc chúng ta- đã nói và đã làm để cứu độ chúng ta.
Giáo Hội mời gọi chúng ta trở nên người tôi trung của Thiên Chúa, noi gương vị tôi trung vĩ đại là Đức Chúa Giê-su, khiêm tốn, nhân từ và dũng mạnh để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Suy niệm Tam Nhật Thánh
Lm Giuse Trần Việt Hùng
18:32 27/03/2013
TƯỞNG NIỆM (T5 TT.C)
(Xh 12, 1-8.11-14; 1 Cor 11, 23-26; Ga 13, 1-15).
Vì nạn đói, con cháu của tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob đã di dân vào Ai-cập khoảng năm 1700 B.C. và cư ngụ tại đó gần 430 năm. Con dân sinh xôi nây nở thêm đông. Thời gian dân Do-thái xuất Ai-cập khoảng năm 1300-1280 B.C., dưới thời vua Ramses II. Đây là một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ. Thiên Chúa đã chọn Môisen để cứu dân ra khỏi vòng nô lệ. Sự kiện vượt qua được chuẩn bị thật chi tiết và ý nghĩa: Các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ Vượt Qua mừng Thiên Chúa (Xh 12, 11). Dân chúng bắt đầu cuộc lữ hành 40 năm trong sa mạc để chịu sự huấn luyện và thử thách. Hằng năm Giáo Hội nhắc nhở chúng ta về biến cố này và dùng thời gian 40 ngày chay thánh để chuẩn bị bước vào Tam Nhật Thánh.
Trong ngày xuất Ai-cập, mọi người và mọi gia đình phải tuân hành tất cả các lời chỉ dạy của ông Môisen để tránh mọi hiểm họa. Thiên Chúa đã sai các thiên thần giáng họa trên người Ai-cập. Thiên thần sẽ vượt qua tất cả các nhà đã được ghi dấu máu trên cửa. Thiên Chúa đã cứu họ khỏi sự áp bức của người Ai-cập: Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập (Xh 12, 13). Thiên Chúa đã ưu ái đùm bọc và bảo vệ dân riêng của Người. Nói lên tình yêu thương vô bờ của một Thiên Chúa nhân từ và công bằng vô cùng. Chúa cho mưa trên cả người lành kẻ dữ nhưng Thiên Chúa lại đặc biệt bảo vệ và cưu mang dân Do-thái. Từng bước Thiên Chúa mạc khải cho dân chúng biết về một Thiên Chúa độc nhất vô hình, nhưng có ngôi vị biết yêu thương và thưởng phạt công minh.
Lễ Vượt Qua đã trở thành ngày lễ tưởng niệm biến cố mà Thiên Chúa đã ra tay oai hùng cứu dân. Lễ này được truyền tụng từ đời này sang đời khác qua các thế hệ: Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Thiên Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời (Xh 12, 14). Xưa, mỗi năm Chúa Giêsu cùng với cha mẹ về Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Tới ngày nay, các tín hữu Đạo Do-thái vẫn tiếp tục giữ các tập tục cha ông một cách rất nghiêm nhặt. Vào dịp lễ Vượt Qua hằng năm, họ cử hành đọc Lời Chúa, ca hát Thánh Vịnh và chia sẻ bữa ăn tưởng niệm với bánh không men, thịt chiên nướng và rau đắng. Thiên Chúa với bàn tay uy dũng giúp dân riêng chiến thắng người Ai-cập. Chiến mã với kỵ binh, Ngài quăng chìm đáy biển. Một cuộc chiến, một biến cố và một lễ vượt qua là hình bóng chiến đấu giữa sự chết và sự sống. Dẫn đến cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã chết đi để dẫn mọi người vào sự sống mới.
Vào dịp lễ Vượt Qua của người Do-thái, Chúa Giêsu đã cùng với các môn đệ cử hành các nghi thức ngày lễ tưởng niệm. Ngày này Chúa Giêsu đã loan báo rằng Ngài sẽ không bao giờ tham dự lễ Vượt Qua cho tới khi lễ này được thực hiện trong Nước Chúa. Như thế trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tiên báo về một lễ Vượt Qua mới. Chúa đã dùng bánh để hóa nên Thân Mình Chúa: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1 Cor 11, 24). Chúa Giêsu dùng từ, đây là Mình Thầy, mang một ý nghĩa thần học trọn vẹn. Chúa sẽ hiện diện thực sự trong tấm bánh nhỏ để nuôi hồn thiêng. Dâng lời tạ ơn, bánh được bẻ ra, bánh hiến tế, bánh làm của ăn và bánh là Mình Thầy. Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Chúa.
Không chỉ Mình Chúa nhưng còn chén Máu Thầy. Máu của giao ước, máu của hy sinh đền tội và máu để nuôi sống. Chúa dùng chính thịt máu Chúa để nuôi dưỡng chúng ta: Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1 Cor 11, 25). Chúa căn dặn các tông đồ là hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy. Nghi thức bẻ bánh sớm được các tông đồ ghi nhớ và thực hiện. Sau khi sống lại từ cõi chết, khi Chúa hiện ra với hai môn đệ đi về làng Emmaus, Chúa đã cầm bánh tạ ơn và bẻ ra phân phát cho các ông. Các ông đã nhận ra Chúa qua nghi thức bẻ bánh này. Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các cộng đoàn tín hữu đã tụ họp thực hành nghi thức bẻ bánh và hát ca Thánh Vịnh.
Các Kitô hữu tiên khởi không còn cử hành Lễ Vượt Qua ở đền thờ Giêrusalem như trước, nhưng họ tưởng niệm lễ Vượt Qua mới. Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu đã vượt qua sự chết tới sự sống vĩnh cửu: Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết (1Cor 11, 26). Khi cử hành Bí tích Thánh Thể là chúng ta loan truyền sự chết và sống lại của Chúa Kitô cho đến khi Chúa lại đến. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể và trao quyền cho các tông đồ tiếp tục cử hành để tưởng nhớ đến sự chết và sống lại của Chúa. Với thời gian, Giáo Hội đã trải qua nhiều giai đọan hình thành việc cử hành thánh lễ này. Như xưa, ông Môisen đã chọn riêng dòng dõi Aaron được thánh hiến để phục vụ bàn thờ. Chức vụ linh mục tư tế được thành lập để đại diện đoàn dân dâng tiến thánh lễ lên Thiên Chúa.
Trong thơ gởi cho tín hữu thành Galata, thánh Phaolô tông đồ được chính Chúa Kitô phục sinh chọn và gọi thi hành sứ mệnh. Ngài đã nhận lãnh tin mừng trực tiếp từ Chúa Kitô. Phaolô đã chỉ dậy tín hữu về căn cơ thần tính của Chúa Giêsu: Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa (Ga 13, 14). Không phải người đời phong danh ban tước cho Chúa, mà Chúa mạc khải về chính mình. Chúa Kitô đã phá tan gông kiềng sự chết và tội lỗi. Sự chết không còn làm chủ được Ngài nữa. Ngài vượt lên trên tất cả mọi phẩm trật và danh Ngài là Thánh. Chúng ta tuyên xưng Chúa là Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian. Khi nghe Danh của Chúa, mọi đầu gối sẽ bái qùy thờ lạy.
Trước khi cử hành bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã để lại một bài học rất mực khiêm tốn. Chúa khuyên dạy các tông đồ hãy yêu thương phục vụ lẫn nhau và bằng hành động cụ thể, Chúa đã qùy gối xuống rửa chân cho các môn đệ: Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13, 15). Các tông đồ bối rối như một bước hẫng. Vì theo tập tục của người Do-thái, khi khách đến nhà, chỉ có các đầy tớ mới rửa chân cho khách. Nếu nhà không có đầy tớ, thì trẻ em hay người vợ trong gia đình sẽ rửa chân cho khách. Ở đây, chính Chúa là Thầy và là Chúa lại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa đã rửa những bàn chân dơ dáy dính đày bụi trần và hôi hám. Một cử chỉ có một không hai, ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Chúa đã yêu thương và tôn trọng các tông đồ toàn diện, cả thể xác lẫn tinh thần. Chúa rửa sạch thân xác qua việc rửa chân và Chúa nuôi dưỡng hồn bằng của ăn là Mình và Máu Thánh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa trao ban tất cả. Chúa chọn con đường từ thấp đi lên để cứu độ chúng con. Chúa muốn ôm ấp mọi người và không loại trừ một ai. Chúa hiện diện giữa chúng con nơi những kẻ nghèo đói, bệnh hoạn và khổ sở lầm than. Chúa không chỉ nói xuông, nhưng bằng trái tim yêu thương và hành động phục vụ đích thực. Xin cho chúng con biết xả thân phục vụ và yêu thương anh chị em như Chúa đã yêu thương và hiến thân mình vì chúng con.
THƯƠNG KHÓ (T 6 TT.C)
(Is 52, 13-53,12; Dt 4, 14-16. 5, 7-9; Ga 18, 1-19.42).
Thứ Sáu Tuần Thánh, Good Friday, ngày tưởng niệm sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá. Hôm nay Giáo Hội dành một ngày đặc biệt để suy niệm về sự thương khó của Chúa: Nhà thờ không trưng hoa, đèn nến, không trải khăn bàn thờ và nhà tạm mở cửa để trống. Các tín hữu ăn chay và kiêng thịt hy sinh phần xác. Cộng đoàn tín hữu có giờ Kinh sáng và giờ thích hợp sẽ cử hành Phụng Vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó, Lời Nguyện Giáo dân trọng thể, Suy tôn và hôn kính thánh giá và phần Rước Lễ hiệp thông. Cao điểm của các việc cử hành phụng vụ nhắc nhở chúng ta về tình yêu dâng hiến của Chúa Giêsu. Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình của người hiến thân mình vì bạn hữu. Chúa Kitô đã chấp nhận tất cả khổ đau chỉ vì muốn cứu độ chúng ta.
Tiên tri Isaia đã diễn tả hình ảnh đau thương của Người Tôi Trung bị người đời hành khổ: Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa (Is 52, 14). Người tôi trung bị đánh đập phỉ nhổ, máu me chảy tràn lan trên mặt đến nỗi người ta không còn nhận diện ra khuôn mặt dáng vẻ. Đây là hình ảnh của Đấng Cứu Thế trong khi bị tra trấn, đòn đánh, mạo gai thấu vào đầu, roi vọt quất trên lưng trần, máu từ đầu chảy xuống mặt và thánh giá nặng đè vác trên vai. Ngài mang mọi thương tích để xoa dịu những đau thương của chúng ta: Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành (Is 53, 5). Khi bị trói buộc, đòn đánh và phỉ nhổ, Chúa đành chịu, không một lời ta thán mắng mỏ, nhưng âm thầm lê bước vác thập giá tới núi sọ để hiến dâng của lễ toàn thiêu tinh tuyền.
Sống ở đời, có nhiều điều làm cho chúng ta âu lo, phiền muộn, sầu não và sợ hãi. Lo lắng vì gặp sự nghèo khổ, đói khát, không có nơi trú ngụ và lưu lạc nơi xứ lạ quê người. Sợ người ta hiểu lầm, chống đối, tẩy chay, xua đuổi và chụp mũ. Thân xác sợ bị phỉ nhổ, xô đẩy, roi vọt đánh đòn, trói buộc và mọi sự hành khổ. Ai cũng có chút kinh nghiệm về sự khổ đau này. Người tôi trung của Chúa lãnh chịu mọi thứ hình khổ và sau cùng đã bị loại trừ bằng cái chết: Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt (Is 53, 8). Tôi trung chấp nhận chịu nhịn nhục và xỉ vả. Người ta cũng thường nói rằng một sự nhịn là chín sự lành. Sự nhẫn nhục chịu khổ đau đã sinh ra hoa trái là sự khiêm hạ và thắng vượt.
Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Sự thống khổ sẽ giúp chúng ta tôi luyện tâm hồn nên tinh tuyền. Tôi trung công chính đã mở đường dẫn lối nhiều người tìm thấy nguồn an vui đích thực của chân lý: Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ (Is 53, 11). Muốn đội triều thiên vinh quang, chúng ta phải miệt mài tu luyện và liên lỉ phấn đấu với mọi trạng huống cuộc đời. Không thể ngôi chơi, xơi bát vàng. Muốn thành công mãn nguyện, cần phải trả giá. Giá càng cao, ân phúc càng tràn đầy. Người tôi trung đã đi qua con đường đau khổ để đạt vinh quang. Người tôi tớ không nhận vòng hoa chiến thắng bằng giải hoa tươi mau tàn chóng héo, nhưng là vòng hoa của sự công chính viên mãn.
Tiên tri Isaia đã tiên báo về số phận của Đấng Thiên sai. Chúa Giêsu, Đấng được xức dầu, đã hoàn tất mọi lời của các tiên tri đã loan báo về Ngài. Thiên Chúa đã sai các tiên tri loan tin như: Amos, Hosea, Micah, Isaiah, Zepaniah, Nahun, Habakkuk, Jeremiah, Ezekiel, Zechariah, Joel, Malachi và Jonah. Các tiên tri luôn đồng hành với dân để soi đường mở lối và dẫn dắt họ trong đường ngay nẻo chính. Những lời tiên tri mang lại niềm vui và hy vọng sự giải thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi và áp bức của ma quỉ và thế gian. Hình ảnh người tôi trung đã thể hiện rõ nét nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhóm lãnh đạo tôn giáo và dân chúng đã bị xúi dục để lên án kết tội chết cho Chúa: Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy."(Ga 19, 6). Tuy không tìm thấy lý do nhưng cứ kết tội. Đây cũng là sự nhu nhược và mị dân của ông Philatô.
Với sức ép từ mọi phía và lòng người ra chai cứng, người ta đã đóng đinh người vô tội: Tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa (Ga 19, 18). Khi lòng con người đã chìm ngập trong oán thù thì sự dữ tăng lên gấp bội. Người ta đã liệt kê Chúa Giêsu đồng hàng với những kẻ trộm cượp giết người. Để thỏa dạ, các thượng tế, luật sĩ, biệt phái và những người tiểu tâm đã thay lòng đổi dạ mắng nhiếc xỉ vả hết lời. Chúa cam chịu tất cả hình khổ như lễ dâng tinh tuyền lên Thiên Chúa Cha để đền tội cho muôn dân. Nhắp xong miếng giấm chua, Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí (Ga 19, 30). Chúa Giêsu đã bị hành khổ cho đến chết. Chết vì kiệt sức. Chết vì đau đớn. Chết vì lưỡi đòng đâm thấu trái tim. Chúa Kitô đã hiến thân trọn vẹn. Một lễ toàn thiêu tinh tuyền dâng hiến một lần là đủ. Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh cứu chuộc loài người.
Thật ra, thái độ của chúng ta cũng không khác gì với cách hành xử của các thượng tế và dân Do-thái xưa là bao. Kinh nghiệm sống đạo cho thấy rằng chúng ta cũng dễ bị lôi cuốn vào những thị phi vô thường ở đời. Đôi khi chỉ cần một lời phát biểu hay một câu văn bị cắt xén, vì không hợp với quan điểm của một vài độc giả, thế là bị chụp mũ, kết án và không tiếc lời mạt sát danh dự của tác giả. Chúng ta dễ bị cám dỗ chiều theo dư luận xấu để chống đối, vào hùa, trở mặt, dèm pha, chối từ và tẩy chay một cách vô ơn. Chỉ cần một sự bất đồng ý kiến, sự hiểu lầm hoặc không thỏa mãn yêu cầu riêng tư, thì thái độ của chúng ta đã xoay quanh 180 độ. Nhiều lần chúng ta đã kết án người vô tội. Giờ này, chúng ta không ngồi đây để trách cứ hay xét đoán người khác mà hãy suy gẫm về hành trình sống đạo và niềm tin của mình vào Chúa Kitô. Bao lần chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ với điều thiện, với lẽ đạo và với chân lý. Chúng ta xem thường việc thực hành các vấn đề luân lý và đạo đức. Chúng ta đàn áp và nhạo cười các chứng nhân sự thật. Vào hùa với quần chúng và con người xã hội để phê bình chỉ trích các huấn quyền và lời chỉ dậy của Giáo Hội.
Tác giả thơ gởi tín hữu Do-thái đã tuyên xưng: Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội (Dt 4, 15). Xuyên suốt qua lời tiên báo của tiên tri Isaia, tin mừng của thánh Gioan và tác giả thơ Do-thái đã diễn tả hình ảnh đau thương thực sự của Chúa Kitô. Ngài đã chịu thử thách tư bề, nhưng không hề phạm tội. Ngài là Chúa Chiên lành và là con chiên tinh tuyền không tì vết. Mỗi khi linh mục chủ tế đọc lời chúc tụng trước khi rước lễ: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa. Chúng ta tuyên xưng niềm tin và đón nhận Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn con đường thánh giá để cứu độ chúng con. Xin cho chúng con biết vâng phục vác thánh giá mỗi ngày mà đi theo Chúa. Qua thánh giá khổ đau mới có triều thiên vinh quang của sự sống lại. Chúa mời gọi chúng con bước theo Chúa, vì: Dầu là Con Thiên Chúa, Chúa đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Dt 5, 8). Xin cho chúng con biết vâng ý Chúa Cha dưới đất cũng như trên trời để chúng con sẽ tìm được lẽ sống bình an và nguồn an vui đích thực.
NGÀY THÁNH (T 7 TT. C).
Các nghi lễ của chiều Thứ Sáu Tuần Thánh khép lại. Mọi người ra về trong thinh lặng. Giữ lòng chay tịnh và kiêng thịt để tiếp tục tưởng niệm sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu Kitô. Sự vắng lặng bao trùm khuôn viên thánh đường thật linh thiêng. Nhà thờ trống vắng như mồ đá. Không có nhang đèn, hoa lá hay khăn phủ. Với khí hậu lành lạnh vắng tanh tạo nên bầu khí thanh lặng và sầu não. Mọi người đã chứng kiến tận mắt mọi hình khổ của Chúa Giêsu. Thân xác nào chịu cho nổi những lằn roi quất vào người, nhịn đói vác thánh giá lên núi sọ, bị qụy ngã và yếu sức. Người ta đã lột áo, xô ngửa trên thập giá và đóng đinh chân tay vào thánh giá. Quân lính dựng thánh giá lên và có một tên đã lấy đòng đâm cạnh nương long của Chúa. Thế là máu cùng nước chảy ra. Chúa gục đầu trút hơi thở. Con Thiên Chúa đã hiến mình chịu chết. Ngài đã chết thật và đã được mai táng trong mồ đá. Ngày ấy, tâm tư của Đức Maria, các Tông đồ và những người bà con lối xóm thân cận có lẽ buồn nhiều. Họ đều trở về nhà vì hôm sau là ngày Sabát.
Các thân hữu trong gia đình đã hạ xác, tắm rửa, xức dầu thơm và mai táng Chúa trong mồ. Ai trong chúng ta cũng từng có những kinh nghiệm khi phải xa cách và vĩnh biệt người thân. Chết là bước sang một thế giới khác mà không ai có kinh nghiệm. Mọi thành viên trong gia đình thân tộc cùng gắn bó và chia xẻ nỗi đau. Mẹ Maria đã xa cách người con duy nhất. Mẹ ẵm xác lạnh của con. Mẹ nuốt vào tâm dòng nước mắt đau thương. Mẹ không phiền trách, không to tiếng nhưng âm thầm lãnh nhận như một hiến lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Có lẽ hôm nay là ngày vắng lặng nhất trong đời sống của mẹ Maria. Sự vắng lặng linh thiêng trong niềm mong chờ hy vọng. Mẹ đã luôn sống trong niềm tin yêu và phó thác. Riêng các tông đồ thì mỗi người một hoàn cảnh. Có vị thì buồn rầu chán nản chuẩn bị bỏ về quê. Có vị thì bồn chồn lo sợ và đau buồn. Có vị rơi vào bước hẫng lặng thinh. Dù trong tâm trạng nào, các tông đồ vẫn vây quanh Đức Maria để an ủi và được sự ủi an. Mẹ Maria như cột trụ dẫn đàng cho các tông đồ trong thời điểm thương đau nhất.
Dân chúng ai về nhà nấy. Phần đông dân chúng thờ ơ như những khách bàng quan. Có lẽ nhiều người trong họ cũng đã từng chứng kiến những cảnh tử hình đóng đinh trên cây như thế. Họ không quan tâm phân biệt đúng sai hay phải trái, nhưng cứ hùa theo dư luận của đám đông để lên án và kết án. Trách nhiệm trao lại cho nhà cầm quyền và các vị lãnh đạo tôn giáo. Không biết có được mấy người cảm thông, chia sẻ và nhận ra sự thật của cuộc hành quyết trên đồi Calvê. Phúc âm ghi lại sau khi Chúa Giêsu trút hơi thở thì một viên sĩ quan ca tụng: Ông này qủa thật là người công chính (Lc 23, 47). Thế rồi mọi người từ các quan chức chính quyền, các tử tế, luật sĩ và biệt phái cùng đoàn dân trở về nhà. Họ nghĩ thế là mọi truyện đã hoàn tất. Các nhà lãnh đạo đã yên tâm diệt trừ được một người luôn làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt. Có lẽ các nhà lãnh đạo rất hả hê khi đã giết Chúa.
Ngày Sabát, mọi người tiếp tục nghỉ ngơi và dành thời giờ cầu kinh, hát Thánh Vịnh và dâng tiến lễ vật mừng lễ Vượt Qua. Đền thờ vẫn nhộn nhịp, kẻ ra người vào và kẻ buôn người bán. Các khách thập phương đua chen về đền thờ dự lễ để chu toàn bổn phận của người tín đồ. Trong dịp Lễ Vượt Qua này, Chúa Giêsu đã chịu chết và an táng trong mồ đá lạnh. Cửa mồ khép kín bằng tảng đá. Chúa của vũ trụ đang an nghỉ. Giao Ước cũ đã kết thúc. Chương trình lịch sử cứu độ đã tới thời viên mãn. Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi lời các tiên tri đã loan báo về Ngài. Ngài đã kinh qua mọi khổ đau của người Tôi Trung được diễn tả trong sách tiên tri Isaia. Giao Ước mới đã được ký kết bằng chính máu của Con Chúa để cho nhiều người được ơn tha tội. Một kỷ nguyên mới đang hé mở. Ngày Sabát đạo cũ sắp qua và ngày thứ nhất trong tuần ló dạng, Chúa Giêsu đã vượt qua sự chết để bước vào sự sống mới.
Quyền lực thế gian tìm chiến thắng người công chính bằng cách tiêu diệt và hạ bệ. Nhiều tổ chức chính trị xã hội nghĩ rằng họ có thể dùng bạo lực để che lấp và chôn vùi sự công chính. Trong thế giới hôm nay cũng còn lập lại cách hành xử bạo loạn bất công như xưa. Lấy quyền lực và vũ khí áp chế dân lành. Dùng thủ đoạn để tiêu diệt những người dám lên tiếng cho công lý. Lạm dụng tự do ngôn luận để bề hội đồng những cá nhân hay tổ chức không cùng quan điểm hay đi trái lề. Có nhiều bạo quyền tiếp tay đàn áp và tước đọat những quyền lợi căn bản của con người. Có những chủ trương tha hóa và vong thân dẫn dắt con dân đi vào ngõ cụt. Những người thấp cổ bé miệng chịu thiệt thòi trong mọi lãnh vực. Cuộc sống đạo đức xã hội bị xói mòn bởi những chủ trương luân lý tương đối (relativism) và dễ dãi thả trôi theo dòng. Đối với nhiều người, các lý tưởng cao đẹp của cuộc sống chỉ còn để ngưỡng mộ, chứ không phải để sống.
Niềm hy vọng cuộc sống tươi đẹp hình như dần bị thu hẹp. Khi con người không còn muốn gieo những hạt giống tốt, thì mong chi có hoa quả an vui hạnh phúc. Nguyên lý nhân qủa vẫn có đó: Gieo gió thì gặt bão. Nhân nào qủa đó. Ác giả ác báo. Đôi khi chúng ta cảm thấy cuộc đời có qúa nhiều khổ ải và khốn khó. Phần lớn những khốn khổ cuộc đời là do chính chúng ta tạo nên. Chúng ta nên tìm cách hóa giải những uẩn khúc cuộc đời để mong sao có được sự an bình đích thực. Hãy gieo hạt giống tốt vào tâm địa mình. Tâm địa chính là mảnh đất của tâm hồn. Cùng gieo hạt giống của sự yêu thương, tha thứ, quảng đại, khiêm nhu, từ ái và chân tình. Vì khi gieo hạt giống nào, chúng ta sẽ được gặt hoa qủa đó.
Chúa Giêsu đã tung gieo hạt giống tin mừng khắp nơi. Nhiều hạt giống đã rơi vào vùng đất tốt để sinh hoa kết trái. Bất cứ hạt giống tốt nào cũng cần phải được vun tưới, chăm sóc và bảo vệ mới có thể sinh hoa kết qủa. Bất cứ hạt giống nào muốn nẩy mầm sinh trái cũng cần phải trải qua sự tiêu hủy: Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Ga 12, 24). Chúa Giêsu bước qua sự chết để vào cõi sống. Chúa Cha đã trao ban cho nhân loại một hạt giống tinh tuyền ẩn chứa một sự sống vĩnh cửu. Hạt giống đã được gieo vào lòng đất qua sự chết và đã sống lại phát sinh nhiều hoa trái.
Chúa Giêsu đã hiến thân mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người. Chúa đã dâng hiến với tình yêu vô điều kiện, yêu chỉ vì yêu: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Chúng ta không thể thấu hiểu tình yêu mà Chúa đã dành cho nhân loại. Tình yêu qúa cao vời và huyền diệu. Chúa đắp đổi hận thù bằng sự tha thứ. Chúa cúi đầu chấp nhận mọi sự xỉ vả và lăng nhục của con người. Chúa đứng lặng yên trước những cáo buộc gian dối và thách thức quyền hành. Chúa hiện diện đó như một người Tôi Tớ hiền lành và nhân từ. Qua thái độ khiêm hạ, Chúa đang thầm gieo những hạt giống tốt vào những mảnh hồn chai cứng để cải đổi đời sống con người.
Lạy Chúa, mầu nhiệm tình yêu của Chúa cao vượt trên mọi suy tưởng của con người. Chúa đã hạ thân làm người đem tin mừng cứu độ. Chúa đã mở cửa nước trời mời đón mọi người. Chúa đã chữa lành và tha thứ mọi tội lỗi của con người. Vậy mà chúng con cứ ngoảnh mặt làm ngơ và chối từ ơn Chúa. Lạy Chúa, xin tha thứ và xin thương xót chúng con.
(Xh 12, 1-8.11-14; 1 Cor 11, 23-26; Ga 13, 1-15).
Vì nạn đói, con cháu của tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob đã di dân vào Ai-cập khoảng năm 1700 B.C. và cư ngụ tại đó gần 430 năm. Con dân sinh xôi nây nở thêm đông. Thời gian dân Do-thái xuất Ai-cập khoảng năm 1300-1280 B.C., dưới thời vua Ramses II. Đây là một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ. Thiên Chúa đã chọn Môisen để cứu dân ra khỏi vòng nô lệ. Sự kiện vượt qua được chuẩn bị thật chi tiết và ý nghĩa: Các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ Vượt Qua mừng Thiên Chúa (Xh 12, 11). Dân chúng bắt đầu cuộc lữ hành 40 năm trong sa mạc để chịu sự huấn luyện và thử thách. Hằng năm Giáo Hội nhắc nhở chúng ta về biến cố này và dùng thời gian 40 ngày chay thánh để chuẩn bị bước vào Tam Nhật Thánh.
Trong ngày xuất Ai-cập, mọi người và mọi gia đình phải tuân hành tất cả các lời chỉ dạy của ông Môisen để tránh mọi hiểm họa. Thiên Chúa đã sai các thiên thần giáng họa trên người Ai-cập. Thiên thần sẽ vượt qua tất cả các nhà đã được ghi dấu máu trên cửa. Thiên Chúa đã cứu họ khỏi sự áp bức của người Ai-cập: Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập (Xh 12, 13). Thiên Chúa đã ưu ái đùm bọc và bảo vệ dân riêng của Người. Nói lên tình yêu thương vô bờ của một Thiên Chúa nhân từ và công bằng vô cùng. Chúa cho mưa trên cả người lành kẻ dữ nhưng Thiên Chúa lại đặc biệt bảo vệ và cưu mang dân Do-thái. Từng bước Thiên Chúa mạc khải cho dân chúng biết về một Thiên Chúa độc nhất vô hình, nhưng có ngôi vị biết yêu thương và thưởng phạt công minh.
Lễ Vượt Qua đã trở thành ngày lễ tưởng niệm biến cố mà Thiên Chúa đã ra tay oai hùng cứu dân. Lễ này được truyền tụng từ đời này sang đời khác qua các thế hệ: Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Thiên Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời (Xh 12, 14). Xưa, mỗi năm Chúa Giêsu cùng với cha mẹ về Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Tới ngày nay, các tín hữu Đạo Do-thái vẫn tiếp tục giữ các tập tục cha ông một cách rất nghiêm nhặt. Vào dịp lễ Vượt Qua hằng năm, họ cử hành đọc Lời Chúa, ca hát Thánh Vịnh và chia sẻ bữa ăn tưởng niệm với bánh không men, thịt chiên nướng và rau đắng. Thiên Chúa với bàn tay uy dũng giúp dân riêng chiến thắng người Ai-cập. Chiến mã với kỵ binh, Ngài quăng chìm đáy biển. Một cuộc chiến, một biến cố và một lễ vượt qua là hình bóng chiến đấu giữa sự chết và sự sống. Dẫn đến cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã chết đi để dẫn mọi người vào sự sống mới.
Vào dịp lễ Vượt Qua của người Do-thái, Chúa Giêsu đã cùng với các môn đệ cử hành các nghi thức ngày lễ tưởng niệm. Ngày này Chúa Giêsu đã loan báo rằng Ngài sẽ không bao giờ tham dự lễ Vượt Qua cho tới khi lễ này được thực hiện trong Nước Chúa. Như thế trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã tiên báo về một lễ Vượt Qua mới. Chúa đã dùng bánh để hóa nên Thân Mình Chúa: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1 Cor 11, 24). Chúa Giêsu dùng từ, đây là Mình Thầy, mang một ý nghĩa thần học trọn vẹn. Chúa sẽ hiện diện thực sự trong tấm bánh nhỏ để nuôi hồn thiêng. Dâng lời tạ ơn, bánh được bẻ ra, bánh hiến tế, bánh làm của ăn và bánh là Mình Thầy. Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Chúa.
Không chỉ Mình Chúa nhưng còn chén Máu Thầy. Máu của giao ước, máu của hy sinh đền tội và máu để nuôi sống. Chúa dùng chính thịt máu Chúa để nuôi dưỡng chúng ta: Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."(1 Cor 11, 25). Chúa căn dặn các tông đồ là hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy. Nghi thức bẻ bánh sớm được các tông đồ ghi nhớ và thực hiện. Sau khi sống lại từ cõi chết, khi Chúa hiện ra với hai môn đệ đi về làng Emmaus, Chúa đã cầm bánh tạ ơn và bẻ ra phân phát cho các ông. Các ông đã nhận ra Chúa qua nghi thức bẻ bánh này. Ngay từ thời Giáo Hội sơ khai, các cộng đoàn tín hữu đã tụ họp thực hành nghi thức bẻ bánh và hát ca Thánh Vịnh.
Các Kitô hữu tiên khởi không còn cử hành Lễ Vượt Qua ở đền thờ Giêrusalem như trước, nhưng họ tưởng niệm lễ Vượt Qua mới. Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu đã vượt qua sự chết tới sự sống vĩnh cửu: Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết (1Cor 11, 26). Khi cử hành Bí tích Thánh Thể là chúng ta loan truyền sự chết và sống lại của Chúa Kitô cho đến khi Chúa lại đến. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể và trao quyền cho các tông đồ tiếp tục cử hành để tưởng nhớ đến sự chết và sống lại của Chúa. Với thời gian, Giáo Hội đã trải qua nhiều giai đọan hình thành việc cử hành thánh lễ này. Như xưa, ông Môisen đã chọn riêng dòng dõi Aaron được thánh hiến để phục vụ bàn thờ. Chức vụ linh mục tư tế được thành lập để đại diện đoàn dân dâng tiến thánh lễ lên Thiên Chúa.
Trong thơ gởi cho tín hữu thành Galata, thánh Phaolô tông đồ được chính Chúa Kitô phục sinh chọn và gọi thi hành sứ mệnh. Ngài đã nhận lãnh tin mừng trực tiếp từ Chúa Kitô. Phaolô đã chỉ dậy tín hữu về căn cơ thần tính của Chúa Giêsu: Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa (Ga 13, 14). Không phải người đời phong danh ban tước cho Chúa, mà Chúa mạc khải về chính mình. Chúa Kitô đã phá tan gông kiềng sự chết và tội lỗi. Sự chết không còn làm chủ được Ngài nữa. Ngài vượt lên trên tất cả mọi phẩm trật và danh Ngài là Thánh. Chúng ta tuyên xưng Chúa là Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian. Khi nghe Danh của Chúa, mọi đầu gối sẽ bái qùy thờ lạy.
Trước khi cử hành bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã để lại một bài học rất mực khiêm tốn. Chúa khuyên dạy các tông đồ hãy yêu thương phục vụ lẫn nhau và bằng hành động cụ thể, Chúa đã qùy gối xuống rửa chân cho các môn đệ: Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13, 15). Các tông đồ bối rối như một bước hẫng. Vì theo tập tục của người Do-thái, khi khách đến nhà, chỉ có các đầy tớ mới rửa chân cho khách. Nếu nhà không có đầy tớ, thì trẻ em hay người vợ trong gia đình sẽ rửa chân cho khách. Ở đây, chính Chúa là Thầy và là Chúa lại cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chúa đã rửa những bàn chân dơ dáy dính đày bụi trần và hôi hám. Một cử chỉ có một không hai, ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Chúa đã yêu thương và tôn trọng các tông đồ toàn diện, cả thể xác lẫn tinh thần. Chúa rửa sạch thân xác qua việc rửa chân và Chúa nuôi dưỡng hồn bằng của ăn là Mình và Máu Thánh Chúa.
Lạy Chúa, Chúa trao ban tất cả. Chúa chọn con đường từ thấp đi lên để cứu độ chúng con. Chúa muốn ôm ấp mọi người và không loại trừ một ai. Chúa hiện diện giữa chúng con nơi những kẻ nghèo đói, bệnh hoạn và khổ sở lầm than. Chúa không chỉ nói xuông, nhưng bằng trái tim yêu thương và hành động phục vụ đích thực. Xin cho chúng con biết xả thân phục vụ và yêu thương anh chị em như Chúa đã yêu thương và hiến thân mình vì chúng con.
THƯƠNG KHÓ (T 6 TT.C)
(Is 52, 13-53,12; Dt 4, 14-16. 5, 7-9; Ga 18, 1-19.42).
Thứ Sáu Tuần Thánh, Good Friday, ngày tưởng niệm sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá. Hôm nay Giáo Hội dành một ngày đặc biệt để suy niệm về sự thương khó của Chúa: Nhà thờ không trưng hoa, đèn nến, không trải khăn bàn thờ và nhà tạm mở cửa để trống. Các tín hữu ăn chay và kiêng thịt hy sinh phần xác. Cộng đoàn tín hữu có giờ Kinh sáng và giờ thích hợp sẽ cử hành Phụng Vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó, Lời Nguyện Giáo dân trọng thể, Suy tôn và hôn kính thánh giá và phần Rước Lễ hiệp thông. Cao điểm của các việc cử hành phụng vụ nhắc nhở chúng ta về tình yêu dâng hiến của Chúa Giêsu. Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình của người hiến thân mình vì bạn hữu. Chúa Kitô đã chấp nhận tất cả khổ đau chỉ vì muốn cứu độ chúng ta.
Tiên tri Isaia đã diễn tả hình ảnh đau thương của Người Tôi Trung bị người đời hành khổ: Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa (Is 52, 14). Người tôi trung bị đánh đập phỉ nhổ, máu me chảy tràn lan trên mặt đến nỗi người ta không còn nhận diện ra khuôn mặt dáng vẻ. Đây là hình ảnh của Đấng Cứu Thế trong khi bị tra trấn, đòn đánh, mạo gai thấu vào đầu, roi vọt quất trên lưng trần, máu từ đầu chảy xuống mặt và thánh giá nặng đè vác trên vai. Ngài mang mọi thương tích để xoa dịu những đau thương của chúng ta: Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành (Is 53, 5). Khi bị trói buộc, đòn đánh và phỉ nhổ, Chúa đành chịu, không một lời ta thán mắng mỏ, nhưng âm thầm lê bước vác thập giá tới núi sọ để hiến dâng của lễ toàn thiêu tinh tuyền.
Sống ở đời, có nhiều điều làm cho chúng ta âu lo, phiền muộn, sầu não và sợ hãi. Lo lắng vì gặp sự nghèo khổ, đói khát, không có nơi trú ngụ và lưu lạc nơi xứ lạ quê người. Sợ người ta hiểu lầm, chống đối, tẩy chay, xua đuổi và chụp mũ. Thân xác sợ bị phỉ nhổ, xô đẩy, roi vọt đánh đòn, trói buộc và mọi sự hành khổ. Ai cũng có chút kinh nghiệm về sự khổ đau này. Người tôi trung của Chúa lãnh chịu mọi thứ hình khổ và sau cùng đã bị loại trừ bằng cái chết: Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt (Is 53, 8). Tôi trung chấp nhận chịu nhịn nhục và xỉ vả. Người ta cũng thường nói rằng một sự nhịn là chín sự lành. Sự nhẫn nhục chịu khổ đau đã sinh ra hoa trái là sự khiêm hạ và thắng vượt.
Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Sự thống khổ sẽ giúp chúng ta tôi luyện tâm hồn nên tinh tuyền. Tôi trung công chính đã mở đường dẫn lối nhiều người tìm thấy nguồn an vui đích thực của chân lý: Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ (Is 53, 11). Muốn đội triều thiên vinh quang, chúng ta phải miệt mài tu luyện và liên lỉ phấn đấu với mọi trạng huống cuộc đời. Không thể ngôi chơi, xơi bát vàng. Muốn thành công mãn nguyện, cần phải trả giá. Giá càng cao, ân phúc càng tràn đầy. Người tôi trung đã đi qua con đường đau khổ để đạt vinh quang. Người tôi tớ không nhận vòng hoa chiến thắng bằng giải hoa tươi mau tàn chóng héo, nhưng là vòng hoa của sự công chính viên mãn.
Tiên tri Isaia đã tiên báo về số phận của Đấng Thiên sai. Chúa Giêsu, Đấng được xức dầu, đã hoàn tất mọi lời của các tiên tri đã loan báo về Ngài. Thiên Chúa đã sai các tiên tri loan tin như: Amos, Hosea, Micah, Isaiah, Zepaniah, Nahun, Habakkuk, Jeremiah, Ezekiel, Zechariah, Joel, Malachi và Jonah. Các tiên tri luôn đồng hành với dân để soi đường mở lối và dẫn dắt họ trong đường ngay nẻo chính. Những lời tiên tri mang lại niềm vui và hy vọng sự giải thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi và áp bức của ma quỉ và thế gian. Hình ảnh người tôi trung đã thể hiện rõ nét nơi Chúa Giêsu Kitô. Nhóm lãnh đạo tôn giáo và dân chúng đã bị xúi dục để lên án kết tội chết cho Chúa: Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: "Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá! " Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy."(Ga 19, 6). Tuy không tìm thấy lý do nhưng cứ kết tội. Đây cũng là sự nhu nhược và mị dân của ông Philatô.
Với sức ép từ mọi phía và lòng người ra chai cứng, người ta đã đóng đinh người vô tội: Tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức Giê-su thì ở giữa (Ga 19, 18). Khi lòng con người đã chìm ngập trong oán thù thì sự dữ tăng lên gấp bội. Người ta đã liệt kê Chúa Giêsu đồng hàng với những kẻ trộm cượp giết người. Để thỏa dạ, các thượng tế, luật sĩ, biệt phái và những người tiểu tâm đã thay lòng đổi dạ mắng nhiếc xỉ vả hết lời. Chúa cam chịu tất cả hình khổ như lễ dâng tinh tuyền lên Thiên Chúa Cha để đền tội cho muôn dân. Nhắp xong miếng giấm chua, Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí (Ga 19, 30). Chúa Giêsu đã bị hành khổ cho đến chết. Chết vì kiệt sức. Chết vì đau đớn. Chết vì lưỡi đòng đâm thấu trái tim. Chúa Kitô đã hiến thân trọn vẹn. Một lễ toàn thiêu tinh tuyền dâng hiến một lần là đủ. Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh cứu chuộc loài người.
Thật ra, thái độ của chúng ta cũng không khác gì với cách hành xử của các thượng tế và dân Do-thái xưa là bao. Kinh nghiệm sống đạo cho thấy rằng chúng ta cũng dễ bị lôi cuốn vào những thị phi vô thường ở đời. Đôi khi chỉ cần một lời phát biểu hay một câu văn bị cắt xén, vì không hợp với quan điểm của một vài độc giả, thế là bị chụp mũ, kết án và không tiếc lời mạt sát danh dự của tác giả. Chúng ta dễ bị cám dỗ chiều theo dư luận xấu để chống đối, vào hùa, trở mặt, dèm pha, chối từ và tẩy chay một cách vô ơn. Chỉ cần một sự bất đồng ý kiến, sự hiểu lầm hoặc không thỏa mãn yêu cầu riêng tư, thì thái độ của chúng ta đã xoay quanh 180 độ. Nhiều lần chúng ta đã kết án người vô tội. Giờ này, chúng ta không ngồi đây để trách cứ hay xét đoán người khác mà hãy suy gẫm về hành trình sống đạo và niềm tin của mình vào Chúa Kitô. Bao lần chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ với điều thiện, với lẽ đạo và với chân lý. Chúng ta xem thường việc thực hành các vấn đề luân lý và đạo đức. Chúng ta đàn áp và nhạo cười các chứng nhân sự thật. Vào hùa với quần chúng và con người xã hội để phê bình chỉ trích các huấn quyền và lời chỉ dậy của Giáo Hội.
Tác giả thơ gởi tín hữu Do-thái đã tuyên xưng: Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội (Dt 4, 15). Xuyên suốt qua lời tiên báo của tiên tri Isaia, tin mừng của thánh Gioan và tác giả thơ Do-thái đã diễn tả hình ảnh đau thương thực sự của Chúa Kitô. Ngài đã chịu thử thách tư bề, nhưng không hề phạm tội. Ngài là Chúa Chiên lành và là con chiên tinh tuyền không tì vết. Mỗi khi linh mục chủ tế đọc lời chúc tụng trước khi rước lễ: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa. Chúng ta tuyên xưng niềm tin và đón nhận Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn con đường thánh giá để cứu độ chúng con. Xin cho chúng con biết vâng phục vác thánh giá mỗi ngày mà đi theo Chúa. Qua thánh giá khổ đau mới có triều thiên vinh quang của sự sống lại. Chúa mời gọi chúng con bước theo Chúa, vì: Dầu là Con Thiên Chúa, Chúa đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục (Dt 5, 8). Xin cho chúng con biết vâng ý Chúa Cha dưới đất cũng như trên trời để chúng con sẽ tìm được lẽ sống bình an và nguồn an vui đích thực.
NGÀY THÁNH (T 7 TT. C).
Các nghi lễ của chiều Thứ Sáu Tuần Thánh khép lại. Mọi người ra về trong thinh lặng. Giữ lòng chay tịnh và kiêng thịt để tiếp tục tưởng niệm sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu Kitô. Sự vắng lặng bao trùm khuôn viên thánh đường thật linh thiêng. Nhà thờ trống vắng như mồ đá. Không có nhang đèn, hoa lá hay khăn phủ. Với khí hậu lành lạnh vắng tanh tạo nên bầu khí thanh lặng và sầu não. Mọi người đã chứng kiến tận mắt mọi hình khổ của Chúa Giêsu. Thân xác nào chịu cho nổi những lằn roi quất vào người, nhịn đói vác thánh giá lên núi sọ, bị qụy ngã và yếu sức. Người ta đã lột áo, xô ngửa trên thập giá và đóng đinh chân tay vào thánh giá. Quân lính dựng thánh giá lên và có một tên đã lấy đòng đâm cạnh nương long của Chúa. Thế là máu cùng nước chảy ra. Chúa gục đầu trút hơi thở. Con Thiên Chúa đã hiến mình chịu chết. Ngài đã chết thật và đã được mai táng trong mồ đá. Ngày ấy, tâm tư của Đức Maria, các Tông đồ và những người bà con lối xóm thân cận có lẽ buồn nhiều. Họ đều trở về nhà vì hôm sau là ngày Sabát.
Các thân hữu trong gia đình đã hạ xác, tắm rửa, xức dầu thơm và mai táng Chúa trong mồ. Ai trong chúng ta cũng từng có những kinh nghiệm khi phải xa cách và vĩnh biệt người thân. Chết là bước sang một thế giới khác mà không ai có kinh nghiệm. Mọi thành viên trong gia đình thân tộc cùng gắn bó và chia xẻ nỗi đau. Mẹ Maria đã xa cách người con duy nhất. Mẹ ẵm xác lạnh của con. Mẹ nuốt vào tâm dòng nước mắt đau thương. Mẹ không phiền trách, không to tiếng nhưng âm thầm lãnh nhận như một hiến lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Có lẽ hôm nay là ngày vắng lặng nhất trong đời sống của mẹ Maria. Sự vắng lặng linh thiêng trong niềm mong chờ hy vọng. Mẹ đã luôn sống trong niềm tin yêu và phó thác. Riêng các tông đồ thì mỗi người một hoàn cảnh. Có vị thì buồn rầu chán nản chuẩn bị bỏ về quê. Có vị thì bồn chồn lo sợ và đau buồn. Có vị rơi vào bước hẫng lặng thinh. Dù trong tâm trạng nào, các tông đồ vẫn vây quanh Đức Maria để an ủi và được sự ủi an. Mẹ Maria như cột trụ dẫn đàng cho các tông đồ trong thời điểm thương đau nhất.
Dân chúng ai về nhà nấy. Phần đông dân chúng thờ ơ như những khách bàng quan. Có lẽ nhiều người trong họ cũng đã từng chứng kiến những cảnh tử hình đóng đinh trên cây như thế. Họ không quan tâm phân biệt đúng sai hay phải trái, nhưng cứ hùa theo dư luận của đám đông để lên án và kết án. Trách nhiệm trao lại cho nhà cầm quyền và các vị lãnh đạo tôn giáo. Không biết có được mấy người cảm thông, chia sẻ và nhận ra sự thật của cuộc hành quyết trên đồi Calvê. Phúc âm ghi lại sau khi Chúa Giêsu trút hơi thở thì một viên sĩ quan ca tụng: Ông này qủa thật là người công chính (Lc 23, 47). Thế rồi mọi người từ các quan chức chính quyền, các tử tế, luật sĩ và biệt phái cùng đoàn dân trở về nhà. Họ nghĩ thế là mọi truyện đã hoàn tất. Các nhà lãnh đạo đã yên tâm diệt trừ được một người luôn làm cho họ cảm thấy chướng tai gai mắt. Có lẽ các nhà lãnh đạo rất hả hê khi đã giết Chúa.
Ngày Sabát, mọi người tiếp tục nghỉ ngơi và dành thời giờ cầu kinh, hát Thánh Vịnh và dâng tiến lễ vật mừng lễ Vượt Qua. Đền thờ vẫn nhộn nhịp, kẻ ra người vào và kẻ buôn người bán. Các khách thập phương đua chen về đền thờ dự lễ để chu toàn bổn phận của người tín đồ. Trong dịp Lễ Vượt Qua này, Chúa Giêsu đã chịu chết và an táng trong mồ đá lạnh. Cửa mồ khép kín bằng tảng đá. Chúa của vũ trụ đang an nghỉ. Giao Ước cũ đã kết thúc. Chương trình lịch sử cứu độ đã tới thời viên mãn. Chúa Giêsu đã hoàn tất mọi lời các tiên tri đã loan báo về Ngài. Ngài đã kinh qua mọi khổ đau của người Tôi Trung được diễn tả trong sách tiên tri Isaia. Giao Ước mới đã được ký kết bằng chính máu của Con Chúa để cho nhiều người được ơn tha tội. Một kỷ nguyên mới đang hé mở. Ngày Sabát đạo cũ sắp qua và ngày thứ nhất trong tuần ló dạng, Chúa Giêsu đã vượt qua sự chết để bước vào sự sống mới.
Quyền lực thế gian tìm chiến thắng người công chính bằng cách tiêu diệt và hạ bệ. Nhiều tổ chức chính trị xã hội nghĩ rằng họ có thể dùng bạo lực để che lấp và chôn vùi sự công chính. Trong thế giới hôm nay cũng còn lập lại cách hành xử bạo loạn bất công như xưa. Lấy quyền lực và vũ khí áp chế dân lành. Dùng thủ đoạn để tiêu diệt những người dám lên tiếng cho công lý. Lạm dụng tự do ngôn luận để bề hội đồng những cá nhân hay tổ chức không cùng quan điểm hay đi trái lề. Có nhiều bạo quyền tiếp tay đàn áp và tước đọat những quyền lợi căn bản của con người. Có những chủ trương tha hóa và vong thân dẫn dắt con dân đi vào ngõ cụt. Những người thấp cổ bé miệng chịu thiệt thòi trong mọi lãnh vực. Cuộc sống đạo đức xã hội bị xói mòn bởi những chủ trương luân lý tương đối (relativism) và dễ dãi thả trôi theo dòng. Đối với nhiều người, các lý tưởng cao đẹp của cuộc sống chỉ còn để ngưỡng mộ, chứ không phải để sống.
Niềm hy vọng cuộc sống tươi đẹp hình như dần bị thu hẹp. Khi con người không còn muốn gieo những hạt giống tốt, thì mong chi có hoa quả an vui hạnh phúc. Nguyên lý nhân qủa vẫn có đó: Gieo gió thì gặt bão. Nhân nào qủa đó. Ác giả ác báo. Đôi khi chúng ta cảm thấy cuộc đời có qúa nhiều khổ ải và khốn khó. Phần lớn những khốn khổ cuộc đời là do chính chúng ta tạo nên. Chúng ta nên tìm cách hóa giải những uẩn khúc cuộc đời để mong sao có được sự an bình đích thực. Hãy gieo hạt giống tốt vào tâm địa mình. Tâm địa chính là mảnh đất của tâm hồn. Cùng gieo hạt giống của sự yêu thương, tha thứ, quảng đại, khiêm nhu, từ ái và chân tình. Vì khi gieo hạt giống nào, chúng ta sẽ được gặt hoa qủa đó.
Chúa Giêsu đã tung gieo hạt giống tin mừng khắp nơi. Nhiều hạt giống đã rơi vào vùng đất tốt để sinh hoa kết trái. Bất cứ hạt giống tốt nào cũng cần phải được vun tưới, chăm sóc và bảo vệ mới có thể sinh hoa kết qủa. Bất cứ hạt giống nào muốn nẩy mầm sinh trái cũng cần phải trải qua sự tiêu hủy: Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Ga 12, 24). Chúa Giêsu bước qua sự chết để vào cõi sống. Chúa Cha đã trao ban cho nhân loại một hạt giống tinh tuyền ẩn chứa một sự sống vĩnh cửu. Hạt giống đã được gieo vào lòng đất qua sự chết và đã sống lại phát sinh nhiều hoa trái.
Chúa Giêsu đã hiến thân mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người. Chúa đã dâng hiến với tình yêu vô điều kiện, yêu chỉ vì yêu: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Chúng ta không thể thấu hiểu tình yêu mà Chúa đã dành cho nhân loại. Tình yêu qúa cao vời và huyền diệu. Chúa đắp đổi hận thù bằng sự tha thứ. Chúa cúi đầu chấp nhận mọi sự xỉ vả và lăng nhục của con người. Chúa đứng lặng yên trước những cáo buộc gian dối và thách thức quyền hành. Chúa hiện diện đó như một người Tôi Tớ hiền lành và nhân từ. Qua thái độ khiêm hạ, Chúa đang thầm gieo những hạt giống tốt vào những mảnh hồn chai cứng để cải đổi đời sống con người.
Lạy Chúa, mầu nhiệm tình yêu của Chúa cao vượt trên mọi suy tưởng của con người. Chúa đã hạ thân làm người đem tin mừng cứu độ. Chúa đã mở cửa nước trời mời đón mọi người. Chúa đã chữa lành và tha thứ mọi tội lỗi của con người. Vậy mà chúng con cứ ngoảnh mặt làm ngơ và chối từ ơn Chúa. Lạy Chúa, xin tha thứ và xin thương xót chúng con.
Chúa đã sống lại thật
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
21:32 27/03/2013
CHÚA NHẬT PHỤC SINH, năm C
Ga 20, 1-9
ALLÉLUIA! ALLÉLUIA CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI
Ngày thứ nhất trong tuần , đây là cách diễn tả của Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan. Vâng, đúng vào tảng sáng, lúc bình minh của ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu từ trong mồ đá đã vinh hiển phục sinh. Và rồi cũng chính vào lúc đó, niềm tin của các tông đồ, các tín hữu và của cả chúng ta được nẩy sinh, được sinh ra.
Ngôi mộ trống và sự ngạc nhiên của Mađalêna, của thánh Gioan. Lúc trời vừa sáng, có nghĩa là trời còn hâm hẩm, trời còn tối. Maria Mađalêna chạy ra mồ đem theo hương liệu. Bà Maria Mađalêna đã thấy tảng đá được lăn ra. Tảng đá lớn, do đó, Maria Mađalêna rất ngạc nhiên đến độ sửng sốt. Bà liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến một cách đặc biệt.Đúng là tình yêu đã thúc đẩy Maria Mađalêna, làm cho bà không còn sợ sệt.Bà chỉ một lòng yêu mến Chúa và muốn ra xem mộ Chúa. Bà đã báo cho Phêrô và Gioan một tin khủng khiếp về Chúa Giêsu :” Tôi không biết họ để Ngài ở đâu “. Rõ ràng Maria Mađalêna chỉ nghĩ tới một cái xác chết, một Vị Chúa và là một người Thầy đã chết thật.Đức tin của bà hầu như chưa nẩy sinh. Điều này cũng cho chúng ta hiểu rõ thân phận của chúng ta : đức tin của chúng ta vẫn còn một ngăn cách, một hố sâu vời vợi để nhận ra sự kiện Chúa phục sinh.
Tin Mừng cho hay Phêrô và Gioan khi nghe Maria Mađalêna báo tin về Chúa Giêsu, họ chạy liền ra mộ. Cả hai đều phát hiện ra cái gì thật khác lạ.Băng vải, khăn liệm, khăn che đầu, tất cả đều được xếp cách ngăn nắp và mồ trống không còn xác Chúa Giêsu. Gioan tới và vào trong mồ, ông thấy và ông đã tin. Đây là một bằng chứng của tình yêu. Gioan thật sự có một trực giác sâu xa, nên khi bước vào mồ trống, Gioan đã tin Chúa sống lại thật.Ở đây, chúng ta có thể ghi nhận một điều thật thú vị, kỳ diệu, thánh thiêng vì trước và sau phục sinh, hai ông đã có một cái nhìn thật khác. Thánh Gioan viết :” Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết “.
Thực tế, thấy, hiểu và tin là những động từ khơi dậy đức tin của mỗi người chúng ta. Tin Mừng cho hay, Gioan đã vào trong mồ, Ông đã thấy và tin. Thấy mồ trống, thấy các khăn liệm, khăn che đầu vv…Gioan đã tin. Bà Maria Mađalêna cũng vội vã chạy về và kể lại cho các tông đồ :” Tôi đã thấy”. Các tông đồ sau đó cũng thấy và cuối cùng là tông đồ Toma đã thấy và tin.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, một thế kỷ tiến triển vượt bực về mọi phương diện, đặc biệt là vể khoa học kỹ thuật, con người hãnh diện về những phát minh, về những khám phá mới trong nhiều lãnh vực. Chúa nói :” Phúc cho những ai không thấy mà tin “. Chúng ta hạnh phúc vì có các chứng nhân, có Kinh Thánh, có Giáo lý, có Giáo huấn của Giáo Hội, nên chúng ta không thấy Chúa bằng xương bằng thịt nhưng chúng ta vẫn tin. Chúng ta tin Chúa đã gánh tội cho chúng ta dù Ngài vô tội. Chúng ta tin Chúa đã chết thảm sầu trên thập giá và đã sống lại khải hoàn. Chúng ta tin Chúa là mục tử đích thực hiến dâng cả sự sống của mình vì con chiên “ ( Ga 10, 11 ). Chúng ta tin Chúa đến cho mọi người được sống và được sống dồi dào “ ( Ga 10, 10).
Chúng ta không được thấy mồ trống, không được thấy khăn liệm, khăn che đầu như Phêrô và Gioan. Chúng ta cũng không được thấy tảng đá được lăn ra khỏi mồ như bà Maria Mađalêna. Chúng ta cũng không được thọc bàn tay vào cạnh sườn và xỏ ngón tay vào lỗ đinh như Chúa phục sinh đã nói với Toma. Nhưng chúng ta tin do đó chúng ta thật hạnh phúc và có phúc.
Đức tin của chúng ta được lớn lên và phát triển. Chúng ta tin vào Chúa sống lại, Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta.
Xin mượn lời thánh Phaolô để kết luận bài suy niệm Phục Sinh :” Sự thật là Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết.Đó là một bảo đảm cho thấy rằng những ai ngủ yên trong cõi chết sẽ được sống lại. Bởi vì do một người mà sự chết đã đến thì tương tự như vậy, sự sống lại từ cõi chết cũng sẽ do một người mà đến. Vì mọi người đều phải chết do kết hợp với Ađam, thì cũng tương tự như thế, mọi người sẽ được sống lại nhờ kết hợp với Đức Kitô…Cũng như chúng ta đã mặc lấy hình tượng của người được dựng nên từ đất, thì chúng ta cũng sẽ mặc lấy hình tượng của Người từ trời xuống “ ( 1 C0 15, 20-22,49).
Chúa đã sống lại thật Alléluia, Alléluia.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ngày thứ nhất trong tuần là ngày nào ?
2.Ai đã thấy và đã tin ?
3.Sứ điệp Phục Sinh nói gì cho chúng ta ?
Ga 20, 1-9
ALLÉLUIA! ALLÉLUIA CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI
Ngày thứ nhất trong tuần , đây là cách diễn tả của Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng thứ tư của thánh Gioan. Vâng, đúng vào tảng sáng, lúc bình minh của ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giêsu từ trong mồ đá đã vinh hiển phục sinh. Và rồi cũng chính vào lúc đó, niềm tin của các tông đồ, các tín hữu và của cả chúng ta được nẩy sinh, được sinh ra.
Ngôi mộ trống và sự ngạc nhiên của Mađalêna, của thánh Gioan. Lúc trời vừa sáng, có nghĩa là trời còn hâm hẩm, trời còn tối. Maria Mađalêna chạy ra mồ đem theo hương liệu. Bà Maria Mađalêna đã thấy tảng đá được lăn ra. Tảng đá lớn, do đó, Maria Mađalêna rất ngạc nhiên đến độ sửng sốt. Bà liền chạy về báo tin cho Phêrô và Gioan, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến một cách đặc biệt.Đúng là tình yêu đã thúc đẩy Maria Mađalêna, làm cho bà không còn sợ sệt.Bà chỉ một lòng yêu mến Chúa và muốn ra xem mộ Chúa. Bà đã báo cho Phêrô và Gioan một tin khủng khiếp về Chúa Giêsu :” Tôi không biết họ để Ngài ở đâu “. Rõ ràng Maria Mađalêna chỉ nghĩ tới một cái xác chết, một Vị Chúa và là một người Thầy đã chết thật.Đức tin của bà hầu như chưa nẩy sinh. Điều này cũng cho chúng ta hiểu rõ thân phận của chúng ta : đức tin của chúng ta vẫn còn một ngăn cách, một hố sâu vời vợi để nhận ra sự kiện Chúa phục sinh.
Tin Mừng cho hay Phêrô và Gioan khi nghe Maria Mađalêna báo tin về Chúa Giêsu, họ chạy liền ra mộ. Cả hai đều phát hiện ra cái gì thật khác lạ.Băng vải, khăn liệm, khăn che đầu, tất cả đều được xếp cách ngăn nắp và mồ trống không còn xác Chúa Giêsu. Gioan tới và vào trong mồ, ông thấy và ông đã tin. Đây là một bằng chứng của tình yêu. Gioan thật sự có một trực giác sâu xa, nên khi bước vào mồ trống, Gioan đã tin Chúa sống lại thật.Ở đây, chúng ta có thể ghi nhận một điều thật thú vị, kỳ diệu, thánh thiêng vì trước và sau phục sinh, hai ông đã có một cái nhìn thật khác. Thánh Gioan viết :” Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng : theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết “.
Thực tế, thấy, hiểu và tin là những động từ khơi dậy đức tin của mỗi người chúng ta. Tin Mừng cho hay, Gioan đã vào trong mồ, Ông đã thấy và tin. Thấy mồ trống, thấy các khăn liệm, khăn che đầu vv…Gioan đã tin. Bà Maria Mađalêna cũng vội vã chạy về và kể lại cho các tông đồ :” Tôi đã thấy”. Các tông đồ sau đó cũng thấy và cuối cùng là tông đồ Toma đã thấy và tin.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, một thế kỷ tiến triển vượt bực về mọi phương diện, đặc biệt là vể khoa học kỹ thuật, con người hãnh diện về những phát minh, về những khám phá mới trong nhiều lãnh vực. Chúa nói :” Phúc cho những ai không thấy mà tin “. Chúng ta hạnh phúc vì có các chứng nhân, có Kinh Thánh, có Giáo lý, có Giáo huấn của Giáo Hội, nên chúng ta không thấy Chúa bằng xương bằng thịt nhưng chúng ta vẫn tin. Chúng ta tin Chúa đã gánh tội cho chúng ta dù Ngài vô tội. Chúng ta tin Chúa đã chết thảm sầu trên thập giá và đã sống lại khải hoàn. Chúng ta tin Chúa là mục tử đích thực hiến dâng cả sự sống của mình vì con chiên “ ( Ga 10, 11 ). Chúng ta tin Chúa đến cho mọi người được sống và được sống dồi dào “ ( Ga 10, 10).
Chúng ta không được thấy mồ trống, không được thấy khăn liệm, khăn che đầu như Phêrô và Gioan. Chúng ta cũng không được thấy tảng đá được lăn ra khỏi mồ như bà Maria Mađalêna. Chúng ta cũng không được thọc bàn tay vào cạnh sườn và xỏ ngón tay vào lỗ đinh như Chúa phục sinh đã nói với Toma. Nhưng chúng ta tin do đó chúng ta thật hạnh phúc và có phúc.
Đức tin của chúng ta được lớn lên và phát triển. Chúng ta tin vào Chúa sống lại, Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta.
Xin mượn lời thánh Phaolô để kết luận bài suy niệm Phục Sinh :” Sự thật là Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết.Đó là một bảo đảm cho thấy rằng những ai ngủ yên trong cõi chết sẽ được sống lại. Bởi vì do một người mà sự chết đã đến thì tương tự như vậy, sự sống lại từ cõi chết cũng sẽ do một người mà đến. Vì mọi người đều phải chết do kết hợp với Ađam, thì cũng tương tự như thế, mọi người sẽ được sống lại nhờ kết hợp với Đức Kitô…Cũng như chúng ta đã mặc lấy hình tượng của người được dựng nên từ đất, thì chúng ta cũng sẽ mặc lấy hình tượng của Người từ trời xuống “ ( 1 C0 15, 20-22,49).
Chúa đã sống lại thật Alléluia, Alléluia.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ngày thứ nhất trong tuần là ngày nào ?
2.Ai đã thấy và đã tin ?
3.Sứ điệp Phục Sinh nói gì cho chúng ta ?
Ánh sáng bừng tỏa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:55 27/03/2013
LỄ PHỤC SINH
Đức Giêsu đã an nghỉ trong mộ. Ngôi mộ nằm im lìm như trăm ngàn ngôi mộ khác. Thân xác Người nằm trong mộ như hạt lúa ủ trong lòng đất. Có ai nghe được tiếng hạt giống cựa mình? Có ai thấy được một mầm non đang nhú?
Trước khi rời nghĩa trang, các phụ nữ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu của họ. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị. Đêm dài quá! Họ chỉ mong trời mau sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được. Họ chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác thân của Thầy nằm đó.
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Đức Giêsu.
Giêsu người thành Nagiarét đã yên nghĩ trong mồ sâu. Tảng đá đã lấp cửa mồ. Nỗi lo sợ và niềm đau xót đã giam hãm các môn đệ trong các căn phòng đóng kín. Hãy yên nghỉ và quên đi những đau khổ. Hãy quên đi những oan kiên và tất tưởi của phận người. Hãy quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ và bản án bất công. Hãy quên đi những tiếng búa nặng nề trên những đinh nhọn xuyên thấu tay chân. Hãy quên đi cơn hấp hối kinh hoàng. Và hãy quên đi đồi Golgotha loang máu chiều tử nạn.
Câu chuyện tưởng đã ngũ yên, người đời sẽ mau quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới Giêsu Nagiarét nữa…
Vậy mà, khi ngày Sabat chấm dứt, vào rạng sáng tinh mơ ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và một số phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ dưới sương mai, gió sớm se lạnh, hối hả bước đi, lòng trí chỉ còn những kỷ niệm xót xa đắng đót. Họ vội vã chạy ra mồ để thi hành cử chỉ thương yêu cuối cùng đối với Thầy.
Đến cửa mồ, họ phát hiện ngôi mộ mở toang, trống rỗng, và thân xác Thầy yêu quý đã không còn trong đó nữa. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Họ hết sức sững sờ khi thấy mồ trống, hai thiên sứ mặc áo trắng canh gác mồ, một phía đầu, một phía chân, nhưng không thấy xác Thầy. Họ nghĩ lại mất Thầy lần nữa. Họ hối hả chạy về báo tin cho nhóm Mười Hai. Họ xúc động và âu lo: "Chúa đã bị mang ra khỏi mồ. Chúng tôi không biết họ để Người ở đâu".
Các môn đệ đã hoang mang sợ hãi, nay càng thêm hốt hoảng khi nghe tin này. Phêrô và Gioan cũng bị lôi cuốn và muốn tìm ra sự thật. Cả hai bắt đầu chạy ra mồ. Họ cùng chạy bên nhau, nhưng Gioan chạy nhanh hơn và đến mồ trước. Phêrô cũng vừa tới nơi. Tảng đá niêm mồ đã trở thành thử thách đầu tiên đối với niềm tin các môn đệ vào Thầy Giêsu. Trông thấy tảng đá lăn qua một bên, cả ba người đã có thể nhận ra dấu chỉ Chúa đã sống lại. Cả ba đều hụt hẫng, chưa thể thấu đạt những lời Chúa đã báo trước.
Tuy Phêrô, Gioan và Mađalêna chưa nhận ra ý nghĩa của dấu chỉ tảng đá lấp cửa mồ, nhưng những trải nghiệm thân tình sống với Thầy đã thôi thúc họ tìm hiểu cặn kẽ những gì vừa xảy đến sáng nay.
Gioan cúi xuống nhìn vào và thấy những khăn liệm ở trên đất. Rồi Phêrô bước hẳn vào trong mồ. Cả hai đều thấy “Những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi”. Đây là một dấu hiệu mang nhiều ý nghĩa: Thầy đã chỗi dậy, tự mình gỡ và xếp ngay ngắn các băng vải liệm và khăn băng đầu. Chỉ có người đang sống mới làm những việc tỉ mỉ đó. Thầy không còn chết nữa. Thầy đang sống. Thầy đã đánh bại sự chết và bước ra khỏi nấm mồ rồi. Gioan “đã thấy và đã tin”. Không như khi nhìn thấy tảng đá lăn qua một bên, lần này Gioan tin Thầy đã sống lại. Lời tuyên xưng “đã thấy và đã tin”. diễn đạt quá trình từ “thấy” đến gắn bó trọn vẹn niềm tin vào Đấng Phục Sinh.Gioan đã thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống, khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Ngay giây phút thấy cũng là lúc Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19). Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40). Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9). Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33). Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…Nhờ ghi nhớ lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.
Từ ngôi mồ trống, ánh sáng Phục sinh bừng toả. Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá cửa mồ vỡ nát ra. Nấm mồ bằng đá nặng nề đã vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Người! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Đức Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh. Mặt Trời Công Chính đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng.Từ đây các môn đệ bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.
Chúa đã sống lại thật! Allêluia! Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.
Chúa Giêsu Phục Sinh. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại hơn hai ngàn năm qua. Phục Sinh là một biến cố làm nên lịch sử, và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin Phục Sinh và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin Phục Sinh. Giáo Hội làm chứng bằng tình yêu và sự xác tín dọc dài dòng lịch sử.
Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối? Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân? Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người đi về miền hạnh phúc. Ngài đưa cuộc sống trần gian hướng tới cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Kitô đã sống lại. Từ nay thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là biểu tượng của vinh quang. Chúa Kitô đã sống lại, cái chết không còn là ngõ cụt mà là cánh cửa mở về đời sống mới. Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chúng ta cũng được hưởng vinh quang với Ngài. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Phục Sinh là biến cố lạ thường, chưa từng có bao giờ trong lịch sử nhân loại. Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm Tình Yêu cứu độ. Những chứng nhân đâu tiên của Chúa Phục Sinh cũng là những chứng nhân Tình Yêu.Các môn đệ, bằng các cảm nghiệm bản thân đã tin vào sự Phục Sinh của Thầy mình. Cảm nghiệm thì mỗi người mỗi cách. Mỗi người đều có một kinh nghiệm về đức tin vào Chúa Giêsu một cách khác nhau.
Có người được Chúa ban cho một tình yêu mạnh mẽ như Gioan, cho dù phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững niềm tin. Người môn đệ được yêu và đang yêu này chỉ “thấy cái tối thiểu”, tuy nhiên lại luôn“tin tối đa”.Tình yêu bồi bổ niềm tin và niềm tin giữ cho tình yêu luôn kiên vững.
Có người được Chúa ban cho những kinh nghiệm như Phêrô: yêu mến Thầy nồng nàn, nhưng hay nóng vội, quá tin tưởng vào sức mình; khi gặp những hoàn cảnh khó khăn thì lại trở nên nhát đảm, không dám bày tỏ niềm tin của mình. Nhưng một khi được gặp lại Chúa Phục Sinh, niềm tin đã trở thành như núi đá, không gì có thể lay chuyển được. Sẵn sàng dùng chính mạng sống mình để làm chứng cho đức tin.
Có người được Chúa ban cho một niềm tin đơn sơ như những người phụ nữ đạo đức. Họ chẳng cần lý luận, chỉ cần yêu mến Chúa và cảm nhận được lòng Chúa yêu thương. Họ sẵn sàng cho đi tất cả và chỉ mong được ở bên cạnh Thầy tôn kính.
Mỗi người có một cách thế tiếp cận niềm tin và biểu lộ đức tin; nhưng tất cả đều có một điểm chung là họ yêu mến Chúa và sẵn sàng làm chứng bằng cuộc sống và cả mạng sống của mình.
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta biết sống niềm vui Phục Sinh một cách mạnh mẽ, để có thể làm chứng cho Chúa bằng một đời sống tốt đẹp chan hòa bình an và sức sống.
Đức Giêsu đã an nghỉ trong mộ. Ngôi mộ nằm im lìm như trăm ngàn ngôi mộ khác. Thân xác Người nằm trong mộ như hạt lúa ủ trong lòng đất. Có ai nghe được tiếng hạt giống cựa mình? Có ai thấy được một mầm non đang nhú?
Trước khi rời nghĩa trang, các phụ nữ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu của họ. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị. Đêm dài quá! Họ chỉ mong trời mau sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được. Họ chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác thân của Thầy nằm đó.
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Đức Giêsu.
Giêsu người thành Nagiarét đã yên nghĩ trong mồ sâu. Tảng đá đã lấp cửa mồ. Nỗi lo sợ và niềm đau xót đã giam hãm các môn đệ trong các căn phòng đóng kín. Hãy yên nghỉ và quên đi những đau khổ. Hãy quên đi những oan kiên và tất tưởi của phận người. Hãy quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ và bản án bất công. Hãy quên đi những tiếng búa nặng nề trên những đinh nhọn xuyên thấu tay chân. Hãy quên đi cơn hấp hối kinh hoàng. Và hãy quên đi đồi Golgotha loang máu chiều tử nạn.
Câu chuyện tưởng đã ngũ yên, người đời sẽ mau quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới Giêsu Nagiarét nữa…
Vậy mà, khi ngày Sabat chấm dứt, vào rạng sáng tinh mơ ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và một số phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ dưới sương mai, gió sớm se lạnh, hối hả bước đi, lòng trí chỉ còn những kỷ niệm xót xa đắng đót. Họ vội vã chạy ra mồ để thi hành cử chỉ thương yêu cuối cùng đối với Thầy.
Đến cửa mồ, họ phát hiện ngôi mộ mở toang, trống rỗng, và thân xác Thầy yêu quý đã không còn trong đó nữa. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Họ hết sức sững sờ khi thấy mồ trống, hai thiên sứ mặc áo trắng canh gác mồ, một phía đầu, một phía chân, nhưng không thấy xác Thầy. Họ nghĩ lại mất Thầy lần nữa. Họ hối hả chạy về báo tin cho nhóm Mười Hai. Họ xúc động và âu lo: "Chúa đã bị mang ra khỏi mồ. Chúng tôi không biết họ để Người ở đâu".
Các môn đệ đã hoang mang sợ hãi, nay càng thêm hốt hoảng khi nghe tin này. Phêrô và Gioan cũng bị lôi cuốn và muốn tìm ra sự thật. Cả hai bắt đầu chạy ra mồ. Họ cùng chạy bên nhau, nhưng Gioan chạy nhanh hơn và đến mồ trước. Phêrô cũng vừa tới nơi. Tảng đá niêm mồ đã trở thành thử thách đầu tiên đối với niềm tin các môn đệ vào Thầy Giêsu. Trông thấy tảng đá lăn qua một bên, cả ba người đã có thể nhận ra dấu chỉ Chúa đã sống lại. Cả ba đều hụt hẫng, chưa thể thấu đạt những lời Chúa đã báo trước.
Tuy Phêrô, Gioan và Mađalêna chưa nhận ra ý nghĩa của dấu chỉ tảng đá lấp cửa mồ, nhưng những trải nghiệm thân tình sống với Thầy đã thôi thúc họ tìm hiểu cặn kẽ những gì vừa xảy đến sáng nay.
Gioan cúi xuống nhìn vào và thấy những khăn liệm ở trên đất. Rồi Phêrô bước hẳn vào trong mồ. Cả hai đều thấy “Những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi”. Đây là một dấu hiệu mang nhiều ý nghĩa: Thầy đã chỗi dậy, tự mình gỡ và xếp ngay ngắn các băng vải liệm và khăn băng đầu. Chỉ có người đang sống mới làm những việc tỉ mỉ đó. Thầy không còn chết nữa. Thầy đang sống. Thầy đã đánh bại sự chết và bước ra khỏi nấm mồ rồi. Gioan “đã thấy và đã tin”. Không như khi nhìn thấy tảng đá lăn qua một bên, lần này Gioan tin Thầy đã sống lại. Lời tuyên xưng “đã thấy và đã tin”. diễn đạt quá trình từ “thấy” đến gắn bó trọn vẹn niềm tin vào Đấng Phục Sinh.Gioan đã thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống, khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Ngay giây phút thấy cũng là lúc Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19). Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40). Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9). Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33). Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…Nhờ ghi nhớ lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.
Từ ngôi mồ trống, ánh sáng Phục sinh bừng toả. Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá cửa mồ vỡ nát ra. Nấm mồ bằng đá nặng nề đã vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Người! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Đức Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh. Mặt Trời Công Chính đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng.Từ đây các môn đệ bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.
Chúa đã sống lại thật! Allêluia! Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.
Chúa Giêsu Phục Sinh. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại hơn hai ngàn năm qua. Phục Sinh là một biến cố làm nên lịch sử, và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin Phục Sinh và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin Phục Sinh. Giáo Hội làm chứng bằng tình yêu và sự xác tín dọc dài dòng lịch sử.
Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối? Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân? Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người đi về miền hạnh phúc. Ngài đưa cuộc sống trần gian hướng tới cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Kitô đã sống lại. Từ nay thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là biểu tượng của vinh quang. Chúa Kitô đã sống lại, cái chết không còn là ngõ cụt mà là cánh cửa mở về đời sống mới. Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chúng ta cũng được hưởng vinh quang với Ngài. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Phục Sinh là biến cố lạ thường, chưa từng có bao giờ trong lịch sử nhân loại. Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm Tình Yêu cứu độ. Những chứng nhân đâu tiên của Chúa Phục Sinh cũng là những chứng nhân Tình Yêu.Các môn đệ, bằng các cảm nghiệm bản thân đã tin vào sự Phục Sinh của Thầy mình. Cảm nghiệm thì mỗi người mỗi cách. Mỗi người đều có một kinh nghiệm về đức tin vào Chúa Giêsu một cách khác nhau.
Có người được Chúa ban cho một tình yêu mạnh mẽ như Gioan, cho dù phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững niềm tin. Người môn đệ được yêu và đang yêu này chỉ “thấy cái tối thiểu”, tuy nhiên lại luôn“tin tối đa”.Tình yêu bồi bổ niềm tin và niềm tin giữ cho tình yêu luôn kiên vững.
Có người được Chúa ban cho những kinh nghiệm như Phêrô: yêu mến Thầy nồng nàn, nhưng hay nóng vội, quá tin tưởng vào sức mình; khi gặp những hoàn cảnh khó khăn thì lại trở nên nhát đảm, không dám bày tỏ niềm tin của mình. Nhưng một khi được gặp lại Chúa Phục Sinh, niềm tin đã trở thành như núi đá, không gì có thể lay chuyển được. Sẵn sàng dùng chính mạng sống mình để làm chứng cho đức tin.
Có người được Chúa ban cho một niềm tin đơn sơ như những người phụ nữ đạo đức. Họ chẳng cần lý luận, chỉ cần yêu mến Chúa và cảm nhận được lòng Chúa yêu thương. Họ sẵn sàng cho đi tất cả và chỉ mong được ở bên cạnh Thầy tôn kính.
Mỗi người có một cách thế tiếp cận niềm tin và biểu lộ đức tin; nhưng tất cả đều có một điểm chung là họ yêu mến Chúa và sẵn sàng làm chứng bằng cuộc sống và cả mạng sống của mình.
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta biết sống niềm vui Phục Sinh một cách mạnh mẽ, để có thể làm chứng cho Chúa bằng một đời sống tốt đẹp chan hòa bình an và sức sống.
Điểm sáng trong việc Phêrô chối Chúa 3 lần
Jos. Phạm Duy Thạch, SVD
22:58 27/03/2013
Cả bốn Tin Mừng đều ghi lại ba lần chối thầy của vị tông đồ trưởng Phê-rô. Chỉ có Luca ghi lại trình thuật lien tục, còn ba tác giả kia chia ba lần “chối” của Phê-rô thành hai hoặc ba tiểu đoạn, trong suốt cuộc xét xử Đức Giê-su. Điều đó cho thấy đây là một chi tiết không thể thiếu được trong trình thuật về cuộc Khổ nạn – Phục sinh của Đức Giê-su. Mọi người đều nhìn vào Phê-rô như một tên tội đồ, một kẻ phản bội trơ trẽn, để rồi gợi lên bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn tức tối, giận hờn, buồn bã, thương cảm và cả yêu mến. Không ai phủ nhận đây là một lỗi lầm nghiêm trọng không đáng có, không nên lặp lại. Đó là điều đã rõ. Tuy nhiên, cũng nên có một cái nhìn lạc quan cho “Tam Chối” của Phê-rô chứ! Trong bài suy tư này xin được bày tỏ một cái nhìn, một lối suy tích cực hơn cho lỗi lầm của Phê-rô.
Khác với các tác giả khác, tác giả Tin Mừng thứ tư khéo léo đóng khung việc Đức Giê-su bị điệu ra trước ông Khanan bằng hai cảnh dành cho vị tông đồ trưởng. Ông diễn tả cuộc thẩm vấn Đức Giê-su với một tình tiết nghịch lý vừa gây cười vừa làm cho lòng người chua chát trước sự thật bẽ bàng. Khi Đức Giê-su bị Thượng tế Khana chất vấn về các môn đệ và giáo huấn của Ngài trong tư dinh vị Thượng tế, “Đức Giê-su trả lời: ‘Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì." (Ga 18,20-21). Nghịch lý thay, cũng chính lúc ấy ngoài sân dinh của vị Thượng tế, Phê-rô đã chối dứt khoát rằng ông không phải là môn đệ của Đức Giê-su đến 3 lần (Ga 18,17.25.26). Tôi đâu phải thuộc nhóm đó! Đức Giê-su đề nghị vị thượng tế là hãy “hỏi những người đã nghe tôi, chính họ biết tôi đã nói gì.”
Trong lúc này ai dám nhận là đã từng nghe Đức Giê-su nói đây? Chính Phê-rô, môn đệ thân tín, người đã thề sống chết với Thầy, cũng đã chối từ tương quan với Người. Phê-rô đang chối bỏ thân phận môn đệ của mình, chối bỏ tương quan mật thiết bấy lâu giữa ông với Đức Giê-su. Tuy nhiên, đó lại là lúc Phê-rô nói thật nhất về mối tương quan giữa ông cũng như tất cả các môn đệ khác với Thầy mình: Ông cũng như tất cả mọi môn đệ khác thật sự không biết Đức Giê-su là ai. Đức Giê-su trong tư thế người bị nạn không phải là Thầy uy lực quyền năng của các ông. Ông đã cản bước Thầy khi Thầy tiền báo cuộc thương khó lần thứ nhất (Mt 16,22-23) và đến bây giờ tâm trạng ông vẫn vậy. Các môn đệ khác thì tranh chấp quyền lực (ngồi bên hữu hay bên tả) (Mc 10,37), bàn luận xem ai là người lớn nhất (Lc 9,46; 22,24). Ngài không phải là vị vua như các ông mong đợi. Việc họ bỏ rơi Ngài, chối từ Ngài chính là biểu lộ cảm xúc thật của lòng mình. Đó không phải chỉ là lời chối từ của một kẻ hoảng sợ liên lụy trong một vụ án, nhưng là một phát biểu chính thức từ đáy lòng của Phê-rô cũng như các môn đệ khác về mối tương quan giữa họ với Thầy mình (Xem thêm bài: Kẻ Cô Đơn Trên Con Đường Thập Tự, http://dongngoiloi.blogspot.com/2012/11/ke-co-on-tren-con-uong-thap-tu.html ).
Một lúc đối diện với lòng mình, Phê-rô bỗng nhận ra rằng bấy lâu nay Đức Giê-su trân trọng ông, xem ông như là môn đệ thân tín, nhưng ông lại không xem Đức Giê-su như là thầy của mình. Nói như vậy có vẻ hơi cường điệu hóa quá, phải nói là ông đã từng gọi Đức Giê-su là Thầy nhưng hình như người Thầy ông vẽ ra trong suy nghĩ của ông chứ không phải con người thực của Đức Giê-su. Nói theo ngôn ngữ triết học: Ông chỉ nhận Đức Giê-su là thầy như ông muốn chứ không phải như Đức Giê-su là. Ông muốn một người Thầy uy phong lẫy lừng, làm nhiều phép lạ, được nhiều người tung hô khi vào Thành Thánh, thiết lập một Vương Quốc trần gian không đối thủ nào có thể xâm phạm. Giấc mơ quyền lực bao trùm lên ông cũng như các môn đệ khác làm cho ông không thể nhận ra dung mạo thật của một Đức Giê-su chịu khổ nạn.
Ba lần “chối”, một “ánh mắt”, một “tiếng gà”, một trận “mưa lệ” thảm thiết đã giúp cho Phê-rô chợt tỉnh cơn mê. Chính lúc ấy Phê-rô mới nhận ra tương quan mà ông cần có giữa ông và Thầy mình. Nhiều nhà chú giải dựa vào bản văn để cho rằng Phê-rô chưa một lần nói lời sám hối. Không có bản văn nào nói đến động từ “sám hối” dành cho Phê-rô. Tuy nhiên, phải giải thích sao với hành vi “ra ngoài và khóc lóc thảm thiết” (Mt 26,75) sau khi ông bắt gặp ánh mắt của Đức Giê-su? đó hẳn là một sự hối hận không lời nào diễn tả được. Tuy không thể phủ nhận rằng, Phê-rô chỉ thật sự mạnh mẽ rao giảng về Đức Giê-su khi được nhận Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2,14-41), nhưng cũng phải thừa nhận rằng “cột mốc” của sự hoán cải của ông chính là khoảnh khắc ông chối Thầy. Chính lúc ông nhận ra dung mạo đích thực của Đức Giê-su, Người tôi tớ đau khổ, ông đã bắt đầu hành trình “chịu chết với Thầy”. Hành trình ấy hoàn tất khi ông chịu đóng đinh ngược tại Rô-ma vào khoảng năm 67. Ông đã không khoác lác khi tuyên bố: “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy! " (Ga 13,37). Tuy nhiên, chính Đức Giê-su đã hiểu ông hơn chính ông hiểu mình khi nói: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư ? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (Ga 13,38). Đúng là Phê-rô sẽ trung thành với Thầy cho đến chết nhưng không phải lúc này (lúc Đức Giê-su chịu chết) mà chỉ sau khi đã “chối” Thầy ba lần. Ông tưởng rằng mình có thể trọn lời "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy" (Mt 26,35; Mc 14,31). Thực tế Phê-rô cuối cùng nên khiêm tốn nhìn nhận rằng “Dầu có chối Thầy, cuối cùng con cũng phải chết với Thầy” (câu này do tác giả suy diễn).
Như vậy, “Tam Chối” của Phê-rô dù có là lỗi lầm to tướng đến mấy đi nữa thì đến cuối cùng nó cũng là bước ngoặc rất cần thiết cho cuộc đời tông đồ của ông. Bởi lẽ, nhờ đó: ông có thể bừng tĩnh mà hiểu thấu lòng mình; nhận ra tương quan đích thực của mình với Đức Giê-su; có thể đón nhận dung mạo của Đấng Mê-si-a chịu đóng đinh qua đôi mắt ngấn lệ; có thể có một cuộc hoán cải, đổi đời, đổi lối suy, chuẩn bị cho hành trình rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và “chịu chết với Thầy” sau đó. Đó là điểm sáng lóe lên trong “Tam Chối” của Phê-rô. Sau này, Phao-lô, một vị tông đồ cột trụ khác cũng trải qua một kinh nghiệm hoán cải tương tự, để rồi cùng sánh bước với Phê-rô trên con đường rao giảng Tin Mừng và đổ máu đào làm chứng cho Đức Ki-tô Phục Sinh.
Suy nghiệm về “Tam Chối” là cơ hội rất tốt cho tất cả mọi người “thực tế hóa” hành trình đức tin của mình. Con người không tránh khỏi những lỗi lầm trong tương quan với Chúa và với người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là tìm ra “điểm sáng” trong những “ngõ tối” của những lỗi lầm ấy. Người ta thường nói rằng: “không có chữ khôn nào mà không bắt đầu bằng chữ khờ (KH)” hay là “ai nên khôn mà chẳng dại bao lần”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai cố tình đi gây lỗi lầm để rồi học được một bài học hoán cải. Tuy vậy, lỗi lầm vẫn là một thực tại xảy ra hoài hoài trong con người và mỗi lỗi lầm vẫn có những giá trị nhất định của nó trên hành trình đức tin của mỗi người. Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã nói một câu rất chí lý rằng: “Thánh nhân nào cũng có một quá khứ. Tội nhân nào cũng có một tương lai”. Dĩ nhiên quá khứ ngài muốn nói đến là quá khứ lỗi lầm chứ không phải quá khứ suông. Đó là thực tế mà không ai có thể chối cãi được. Trong suốt chiều dài lịch sử dân thánh thời Cựu Ước người ta thấy một “tiến trình” luôn luôn tồn tại: Tội – Phạt – Hối – Cứu. Dân thánh phạm tội – Thiên Chúa trừng phạt – Dân hối lỗi – Chúa lại cứu. Đó cũng là “tiến trình” của lịch sử của nhân loại nói chung và của mọi người nói riêng. Nếu tôi là thánh nhân, quá khứ của tôi là gì? Nếu tôi là tội nhân, đâu là tương lai của tôi?
Tất cả đều phụ thuộc vào khoảnh khắc đối diện với chất vấn của đối phương về tương quan của tôi với Đức Giê-su; đối diện với ánh mắt thân thương của Người; lắng nghe “tiếng gà” để nhớ lại lời Người; để rồi đáp lại bằng những dòng nước mắt hối hận không muộn màng nhưng đầy ắp hy vọng vào một tương lai tươi sang hơn.
Khác với các tác giả khác, tác giả Tin Mừng thứ tư khéo léo đóng khung việc Đức Giê-su bị điệu ra trước ông Khanan bằng hai cảnh dành cho vị tông đồ trưởng. Ông diễn tả cuộc thẩm vấn Đức Giê-su với một tình tiết nghịch lý vừa gây cười vừa làm cho lòng người chua chát trước sự thật bẽ bàng. Khi Đức Giê-su bị Thượng tế Khana chất vấn về các môn đệ và giáo huấn của Ngài trong tư dinh vị Thượng tế, “Đức Giê-su trả lời: ‘Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì." (Ga 18,20-21). Nghịch lý thay, cũng chính lúc ấy ngoài sân dinh của vị Thượng tế, Phê-rô đã chối dứt khoát rằng ông không phải là môn đệ của Đức Giê-su đến 3 lần (Ga 18,17.25.26). Tôi đâu phải thuộc nhóm đó! Đức Giê-su đề nghị vị thượng tế là hãy “hỏi những người đã nghe tôi, chính họ biết tôi đã nói gì.”
Trong lúc này ai dám nhận là đã từng nghe Đức Giê-su nói đây? Chính Phê-rô, môn đệ thân tín, người đã thề sống chết với Thầy, cũng đã chối từ tương quan với Người. Phê-rô đang chối bỏ thân phận môn đệ của mình, chối bỏ tương quan mật thiết bấy lâu giữa ông với Đức Giê-su. Tuy nhiên, đó lại là lúc Phê-rô nói thật nhất về mối tương quan giữa ông cũng như tất cả các môn đệ khác với Thầy mình: Ông cũng như tất cả mọi môn đệ khác thật sự không biết Đức Giê-su là ai. Đức Giê-su trong tư thế người bị nạn không phải là Thầy uy lực quyền năng của các ông. Ông đã cản bước Thầy khi Thầy tiền báo cuộc thương khó lần thứ nhất (Mt 16,22-23) và đến bây giờ tâm trạng ông vẫn vậy. Các môn đệ khác thì tranh chấp quyền lực (ngồi bên hữu hay bên tả) (Mc 10,37), bàn luận xem ai là người lớn nhất (Lc 9,46; 22,24). Ngài không phải là vị vua như các ông mong đợi. Việc họ bỏ rơi Ngài, chối từ Ngài chính là biểu lộ cảm xúc thật của lòng mình. Đó không phải chỉ là lời chối từ của một kẻ hoảng sợ liên lụy trong một vụ án, nhưng là một phát biểu chính thức từ đáy lòng của Phê-rô cũng như các môn đệ khác về mối tương quan giữa họ với Thầy mình (Xem thêm bài: Kẻ Cô Đơn Trên Con Đường Thập Tự, http://dongngoiloi.blogspot.com/2012/11/ke-co-on-tren-con-uong-thap-tu.html ).
Một lúc đối diện với lòng mình, Phê-rô bỗng nhận ra rằng bấy lâu nay Đức Giê-su trân trọng ông, xem ông như là môn đệ thân tín, nhưng ông lại không xem Đức Giê-su như là thầy của mình. Nói như vậy có vẻ hơi cường điệu hóa quá, phải nói là ông đã từng gọi Đức Giê-su là Thầy nhưng hình như người Thầy ông vẽ ra trong suy nghĩ của ông chứ không phải con người thực của Đức Giê-su. Nói theo ngôn ngữ triết học: Ông chỉ nhận Đức Giê-su là thầy như ông muốn chứ không phải như Đức Giê-su là. Ông muốn một người Thầy uy phong lẫy lừng, làm nhiều phép lạ, được nhiều người tung hô khi vào Thành Thánh, thiết lập một Vương Quốc trần gian không đối thủ nào có thể xâm phạm. Giấc mơ quyền lực bao trùm lên ông cũng như các môn đệ khác làm cho ông không thể nhận ra dung mạo thật của một Đức Giê-su chịu khổ nạn.
Ba lần “chối”, một “ánh mắt”, một “tiếng gà”, một trận “mưa lệ” thảm thiết đã giúp cho Phê-rô chợt tỉnh cơn mê. Chính lúc ấy Phê-rô mới nhận ra tương quan mà ông cần có giữa ông và Thầy mình. Nhiều nhà chú giải dựa vào bản văn để cho rằng Phê-rô chưa một lần nói lời sám hối. Không có bản văn nào nói đến động từ “sám hối” dành cho Phê-rô. Tuy nhiên, phải giải thích sao với hành vi “ra ngoài và khóc lóc thảm thiết” (Mt 26,75) sau khi ông bắt gặp ánh mắt của Đức Giê-su? đó hẳn là một sự hối hận không lời nào diễn tả được. Tuy không thể phủ nhận rằng, Phê-rô chỉ thật sự mạnh mẽ rao giảng về Đức Giê-su khi được nhận Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2,14-41), nhưng cũng phải thừa nhận rằng “cột mốc” của sự hoán cải của ông chính là khoảnh khắc ông chối Thầy. Chính lúc ông nhận ra dung mạo đích thực của Đức Giê-su, Người tôi tớ đau khổ, ông đã bắt đầu hành trình “chịu chết với Thầy”. Hành trình ấy hoàn tất khi ông chịu đóng đinh ngược tại Rô-ma vào khoảng năm 67. Ông đã không khoác lác khi tuyên bố: “Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy! " (Ga 13,37). Tuy nhiên, chính Đức Giê-su đã hiểu ông hơn chính ông hiểu mình khi nói: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư ? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (Ga 13,38). Đúng là Phê-rô sẽ trung thành với Thầy cho đến chết nhưng không phải lúc này (lúc Đức Giê-su chịu chết) mà chỉ sau khi đã “chối” Thầy ba lần. Ông tưởng rằng mình có thể trọn lời "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy" (Mt 26,35; Mc 14,31). Thực tế Phê-rô cuối cùng nên khiêm tốn nhìn nhận rằng “Dầu có chối Thầy, cuối cùng con cũng phải chết với Thầy” (câu này do tác giả suy diễn).
Như vậy, “Tam Chối” của Phê-rô dù có là lỗi lầm to tướng đến mấy đi nữa thì đến cuối cùng nó cũng là bước ngoặc rất cần thiết cho cuộc đời tông đồ của ông. Bởi lẽ, nhờ đó: ông có thể bừng tĩnh mà hiểu thấu lòng mình; nhận ra tương quan đích thực của mình với Đức Giê-su; có thể đón nhận dung mạo của Đấng Mê-si-a chịu đóng đinh qua đôi mắt ngấn lệ; có thể có một cuộc hoán cải, đổi đời, đổi lối suy, chuẩn bị cho hành trình rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và “chịu chết với Thầy” sau đó. Đó là điểm sáng lóe lên trong “Tam Chối” của Phê-rô. Sau này, Phao-lô, một vị tông đồ cột trụ khác cũng trải qua một kinh nghiệm hoán cải tương tự, để rồi cùng sánh bước với Phê-rô trên con đường rao giảng Tin Mừng và đổ máu đào làm chứng cho Đức Ki-tô Phục Sinh.
Suy nghiệm về “Tam Chối” là cơ hội rất tốt cho tất cả mọi người “thực tế hóa” hành trình đức tin của mình. Con người không tránh khỏi những lỗi lầm trong tương quan với Chúa và với người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là tìm ra “điểm sáng” trong những “ngõ tối” của những lỗi lầm ấy. Người ta thường nói rằng: “không có chữ khôn nào mà không bắt đầu bằng chữ khờ (KH)” hay là “ai nên khôn mà chẳng dại bao lần”. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai cố tình đi gây lỗi lầm để rồi học được một bài học hoán cải. Tuy vậy, lỗi lầm vẫn là một thực tại xảy ra hoài hoài trong con người và mỗi lỗi lầm vẫn có những giá trị nhất định của nó trên hành trình đức tin của mỗi người. Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã nói một câu rất chí lý rằng: “Thánh nhân nào cũng có một quá khứ. Tội nhân nào cũng có một tương lai”. Dĩ nhiên quá khứ ngài muốn nói đến là quá khứ lỗi lầm chứ không phải quá khứ suông. Đó là thực tế mà không ai có thể chối cãi được. Trong suốt chiều dài lịch sử dân thánh thời Cựu Ước người ta thấy một “tiến trình” luôn luôn tồn tại: Tội – Phạt – Hối – Cứu. Dân thánh phạm tội – Thiên Chúa trừng phạt – Dân hối lỗi – Chúa lại cứu. Đó cũng là “tiến trình” của lịch sử của nhân loại nói chung và của mọi người nói riêng. Nếu tôi là thánh nhân, quá khứ của tôi là gì? Nếu tôi là tội nhân, đâu là tương lai của tôi?
Tất cả đều phụ thuộc vào khoảnh khắc đối diện với chất vấn của đối phương về tương quan của tôi với Đức Giê-su; đối diện với ánh mắt thân thương của Người; lắng nghe “tiếng gà” để nhớ lại lời Người; để rồi đáp lại bằng những dòng nước mắt hối hận không muộn màng nhưng đầy ắp hy vọng vào một tương lai tươi sang hơn.
Con Đường Niềm Tin
ĐGM Giuse Vũ Duy Thống
22:59 27/03/2013
Bài giảng Đại Hội Giới Trẻ GP Phan Thiết - Lễ Lá 2013
Không biết trong số các bạn trẻ có mặt ở đây, tối hôm qua có ai tham gia sinh hoạt về “giờ trái đất” không? Chỉ biết rằng bản tin sáng nay cho thấy hầu như các nước thuộc Châu Á-Thái Bình Dương đã có những sinh hoạt đầy ấn tượng: ngắt ánh sáng trong một giờ để gây ý thức tiết kiệm và tôn trọng môi trường. Hôm nay, chúng ta quy tụ về đây trong ý nghĩa khác. Với sự khởi động của Cha Tổng Đại Diện và bài chia sẻ của Bác sĩ Luật, chắc chúng ta đã nắm bắt được, không phải một chủ đề xa lạ, mà liên quan đến cuộc sống đức tin.
ĐGH Bênêđictô trong Sứ điệp Mùa Chay, đã viết: Đức tin chính là sự đáp trả cho tình yêu Thiên Chúa, để cộng tác và chia sẻ tình yêu ấy cho anh chị em chung quanh. Và giờ đây, theo sự chọn lựa của Ban tổ chức, chúng ta sẽ đi vào đề tài “Tôi tin”. Nhưng nếu tỉnh táo các bạn sẽ thấy không bao giờ trong phụng vụ, Giáo hội tuyên xưng “Chúng tôi tin”, mà luôn luôn bằng động từ ở ngôi thứ nhất số ít “Tôi tin”. Kinh Tin Kính là lời tuyên xưng của Hội thánh bao đời vẫn chỉ là lời khởi đầu bằng chữ “Tôi tin”. Vì vậy, trong Ngày Lễ Lá, dựa theo chi tiết của Bài Thương Khó, muốn chia sẻ với các bạn về niềm tin qua hình ảnh của một con đường.
1. Đó là con đường vượt qua đồi núi
Bài Thương Khó mở ra với việc Chúa Giêsu cầu nguyện nơi vườn Gethsemani trên núi Cây Dầu, và kết thúc là việc Ngài Chịu Đóng Đinh ở trên núi Sọ. Đường từ núi Cây Dầu lên núi Sọ là một cung đường lên dốc gập ghềnh trắc trở. Chúa Giêsu đã thực hiện nẻo đường Cứu độ bằng việc chinh phục những đỉnh cao đồi núi ấy. Và đây là một hình tượng rất đẹp mời gọi các bạn trẻ khi thể hiện lòng tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, cách riêng vào công cuộc Cứu Độ của Đức Kitô, cũng mạnh dạn để vượt qua núi đồi cản trở trong cuộc sống.
Chẳng hạn như hôm nay, trong khi các bạn đồng trang lứa không cùng niềm tin với chúng ta có thể thực hiện những cuộc vui chơi hay nghỉ cuối tuần thoải mái ở đâu đó, chúng ta lại khuôn mình đến đây trong một ngày đại hội với những trang bị xem ra còn thiếu thốn nhiều mặt. Đó là một dạng núi đồi phải vượt qua. Rồi tuổi trẻ với nhiều ước vọng, luôn bay bổng, khát khao, mà dường như trong niềm tin không phải lúc nào cũng được lựa chọn rộng rãi. Đón nhận lấy Đức tin Công Giáo, chúng ta phải gạt bỏ ý riêng để đi vào con đường hẹp của Giáo Lý, của Luân lý, và phải từ bỏ nhiều thứ khác sao cho khít khao với cửa Thiên Đàng mai hậu. Đó là dạng đồi núi khác phải chinh phục. Tuổi trẻ thích có một cuộc sống dễ chịu. Xét cho cùng, cũng đúng thôi. Chẳng ai thích cuộc sống khó khăn, trong khi với Đức tin Công giáo, người trẻ được đưa đẩy vào một con đường luôn phải đối mặt với những thử thách, với những chọn lựa. Mà những chọn lựa ấy nào được dễ dãi, dễ dàng, dễ chịu bao giờ đâu. Đó lại là một dạng núi đồi khác nữa đòi buộc phải vất vả băng mình.
Đức tin như thế là một cuộc băng mình vượt qua chinh phục các núi đồi cản trở.
2. Đó cũng là con đường Thánh Giá vai mang
Bài giảng đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra 3 động từ: đi lại, xây dựng và tuyên xưng. Ngài kết thúc với lời nhấn mạnh: Người ta có tự do để đi lại, để xây dựng, để tuyên xưng, nhưng tất cả sẽ vô ích nếu không gắn bó với Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Không tuyên xưng Chúa Giêsu trên Thánh Giá thì rốt cuộc chỉ gặp phải thập giá mà không gặp được Chúa Giêsu, nghĩa là chỉ thấy đau khổ mà không gặp gỡ Đấng cứu độ đời mình. Chúng ta được tự do, nhưng nhiều khi lại nhân danh tự do mà đóng cửa lòng mình không tiếp nhận Ơn Cứu Rỗi. Đó chính là cơn cám dỗ thường xuyên trong đời tín hữu, cách riêng trong đời các bạn trẻ. Nhìn nẻo đường Đức tin như Đường Thánh Giá, mời gọi tất cả mọi người hãy hướng nhìn lên Đấng Chịu Đóng Đinh để gặp thấy ý nghĩa và được nâng đỡ trên bước đi niềm tin.
Ai rồi ra cũng được mời gọi để nhận lấy những phận vụ trong Giáo hội, phù hợp với bậc sống và ơn gọi đời mình, nhưng bậc sống nào, ơn gọi nào cũng luôn có mẫu số chung là sẽ gặp phải những trắc trở gọi là đường Thánh giá. Ngôn ngữ của kinh đọc truyền thống vẫn gọi Đường Thánh Giá là Đường Thương Khó. Đường Thương Khó bởi vì có những cái khó khăn đã đành, nhưng ở đây còn bởi vì có những cái Khó Thương. Đường Thương Khó cũng là “Đường Khó Thương”, đúng không? Nhưng dẫu có Khó Thương đi nữa ta vẫn cứ Thương những nỗi Khó trong phận vụ Đức tin bằng tất cả trái tim mình. Hãy tuyên xưng Đức tin bằng cách tích cực bước đi trên Đường Thánh Giá, không phải như đường 14 chặng trong các nhà thờ, nhưng là đường hằn lên dấu vết của tuổi đời, của khuynh hướng, của tính tình, của cám dỗ, của thử thách, ở đó các bạn cần phải chiến đấu và chiến thắng để gắn bó và đón nhận ơn Cứu Độ của Đức Kitô.
3. Niềm tin còn là một nẻo đường rất đẹp trong mắt nhìn của các bạn trẻ. Đố các bạn biết là đường gì vậy? Thưa, đó là con đường tình: đường tình yêu.
Tình yêu ở đây tất nhiên là tình yêu gắn bó với Chúa Cha-Đấng tạo dựng; gắn bó với Chúa Giêsu Kitô-Đấng Cứu Chuộc và gắn bó với Chúa Thánh Thần-Đấng yêu thương, thánh hoá. Bỏ qua yếu tố gắn bó tình yêu này, đời tín hữu dù với lòng tin cao độ cũng sẽ tự khuôn mình trong đau khổ, trong khốn cùng. Trong khi lòng tin không phải như thế! Niềm tin là con đường tình: Chúa yêu ta và ta đáp lại tình của Chúa. Nhưng nói đáp trả không phải chỉ là bằng lời kinh, tiếng hát mà còn là bằng cách dấn thân giữa lòng Giáo Hội, thực hiện những giáo huấn của Giáo Hội và cảm nhận được hạnh phúc giữa cộng đoàn cũng như giữa thế giới riêng cuộc đời mình. Đây là lời gọi mở ra cho mỗi người chúng ta.
Văn hào Shakespeare đã ghi nhận: “Yêu và được yêu là những điều hạnh phúc nhất trên đời”. Chắc các bạn đang ở tuổi hồng hồng-xanh xanh, cảm nhận được điều này khi mình yêu người khác hoặc được người khác yêu mình? Đó là về tình yêu nhân sinh. Chuyển sang tình yêu thiên linh dành cho Thiên Chúa, chúng ta còn cảm nhận được hạnh phúc lâng lâng trào dâng hằng ngày. Lúc nãy Bác sĩ Luật đã chia sẻ cảm nhận hạnh phúc khi thực hiện hành vi niềm tin (ví dụ: cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ tại bệnh viện), ở đó không phải là thực thi điều luật dạy nhưng là điều trào dâng của tấm lòng, của trái tim và chắc chắn đó là của ngõ của tình yêu. Chắc các bạn cũng biết đến tên tuổi của một thi sĩ nổi tiếng người Nga, thi sĩ Raxul Gamzatov? Ông có một bài thơ về đường tình hay lắm! (Hình như Cha Xuân Thảo đã phổ nhạc cho bài này):
“Trên trái đất đường đi không kể xiết ,
Đường dài lâu gian khổ cũng rất nhiều.
Nhưng anh hiểu khó và dài hơn hết
Là con đường ta vẫn gọi: Tình yêu”
Tình yêu chính là con đường dài và khó của niềm tin, nhưng một khi có Tình yêu, chúng ta sẵn sàng băng đồi vượt núi để gắn bó với Đấng Cứu Độ trên Thánh Giá mà thể hiện niềm tin của mình giữa lòng cuộc sống.
Chia sẻ như thế trong ngày đại hội giới trẻ, dịp Lễ Lá hàm ý như một lời chúc mừng. Cám ơn tất cả các bạn đã từ bỏ việc riêng để đến đây gặp gỡ chan hoà và đồng thời nhìn lại đời sống của mình để mong có được những bước vươn lên trong lòng tin Công giáo. Chúc tất cả các bạn có một ngày gặp gỡ thật đẹp, gặp gỡ nhau để rồi cùng nhau gặp gỡ Chúa như trong thánh lễ lúc này. Và một khi trở về, chúng ta sẽ quyết tâm trở thành những con người mới, mới trong tấm lòng, mới trong tâm tưởng, mới trong dáng đứng đức tin. Vẫn biết rằng việc tuyên xưng Đức tin giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay đối với giới trẻ là một con đường còn nhiều gian khó, nhưng một khi có Thánh Giá, có Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, ta vẫn có thể vượt qua mà hân hoan cùng với bạn bè bước tới trên đường tình yêu. Chúc mừng và cầu chúc!
Không biết trong số các bạn trẻ có mặt ở đây, tối hôm qua có ai tham gia sinh hoạt về “giờ trái đất” không? Chỉ biết rằng bản tin sáng nay cho thấy hầu như các nước thuộc Châu Á-Thái Bình Dương đã có những sinh hoạt đầy ấn tượng: ngắt ánh sáng trong một giờ để gây ý thức tiết kiệm và tôn trọng môi trường. Hôm nay, chúng ta quy tụ về đây trong ý nghĩa khác. Với sự khởi động của Cha Tổng Đại Diện và bài chia sẻ của Bác sĩ Luật, chắc chúng ta đã nắm bắt được, không phải một chủ đề xa lạ, mà liên quan đến cuộc sống đức tin.
ĐGH Bênêđictô trong Sứ điệp Mùa Chay, đã viết: Đức tin chính là sự đáp trả cho tình yêu Thiên Chúa, để cộng tác và chia sẻ tình yêu ấy cho anh chị em chung quanh. Và giờ đây, theo sự chọn lựa của Ban tổ chức, chúng ta sẽ đi vào đề tài “Tôi tin”. Nhưng nếu tỉnh táo các bạn sẽ thấy không bao giờ trong phụng vụ, Giáo hội tuyên xưng “Chúng tôi tin”, mà luôn luôn bằng động từ ở ngôi thứ nhất số ít “Tôi tin”. Kinh Tin Kính là lời tuyên xưng của Hội thánh bao đời vẫn chỉ là lời khởi đầu bằng chữ “Tôi tin”. Vì vậy, trong Ngày Lễ Lá, dựa theo chi tiết của Bài Thương Khó, muốn chia sẻ với các bạn về niềm tin qua hình ảnh của một con đường.
1. Đó là con đường vượt qua đồi núi
Bài Thương Khó mở ra với việc Chúa Giêsu cầu nguyện nơi vườn Gethsemani trên núi Cây Dầu, và kết thúc là việc Ngài Chịu Đóng Đinh ở trên núi Sọ. Đường từ núi Cây Dầu lên núi Sọ là một cung đường lên dốc gập ghềnh trắc trở. Chúa Giêsu đã thực hiện nẻo đường Cứu độ bằng việc chinh phục những đỉnh cao đồi núi ấy. Và đây là một hình tượng rất đẹp mời gọi các bạn trẻ khi thể hiện lòng tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, cách riêng vào công cuộc Cứu Độ của Đức Kitô, cũng mạnh dạn để vượt qua núi đồi cản trở trong cuộc sống.
Chẳng hạn như hôm nay, trong khi các bạn đồng trang lứa không cùng niềm tin với chúng ta có thể thực hiện những cuộc vui chơi hay nghỉ cuối tuần thoải mái ở đâu đó, chúng ta lại khuôn mình đến đây trong một ngày đại hội với những trang bị xem ra còn thiếu thốn nhiều mặt. Đó là một dạng núi đồi phải vượt qua. Rồi tuổi trẻ với nhiều ước vọng, luôn bay bổng, khát khao, mà dường như trong niềm tin không phải lúc nào cũng được lựa chọn rộng rãi. Đón nhận lấy Đức tin Công Giáo, chúng ta phải gạt bỏ ý riêng để đi vào con đường hẹp của Giáo Lý, của Luân lý, và phải từ bỏ nhiều thứ khác sao cho khít khao với cửa Thiên Đàng mai hậu. Đó là dạng đồi núi khác phải chinh phục. Tuổi trẻ thích có một cuộc sống dễ chịu. Xét cho cùng, cũng đúng thôi. Chẳng ai thích cuộc sống khó khăn, trong khi với Đức tin Công giáo, người trẻ được đưa đẩy vào một con đường luôn phải đối mặt với những thử thách, với những chọn lựa. Mà những chọn lựa ấy nào được dễ dãi, dễ dàng, dễ chịu bao giờ đâu. Đó lại là một dạng núi đồi khác nữa đòi buộc phải vất vả băng mình.
Đức tin như thế là một cuộc băng mình vượt qua chinh phục các núi đồi cản trở.
2. Đó cũng là con đường Thánh Giá vai mang
Bài giảng đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra 3 động từ: đi lại, xây dựng và tuyên xưng. Ngài kết thúc với lời nhấn mạnh: Người ta có tự do để đi lại, để xây dựng, để tuyên xưng, nhưng tất cả sẽ vô ích nếu không gắn bó với Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Không tuyên xưng Chúa Giêsu trên Thánh Giá thì rốt cuộc chỉ gặp phải thập giá mà không gặp được Chúa Giêsu, nghĩa là chỉ thấy đau khổ mà không gặp gỡ Đấng cứu độ đời mình. Chúng ta được tự do, nhưng nhiều khi lại nhân danh tự do mà đóng cửa lòng mình không tiếp nhận Ơn Cứu Rỗi. Đó chính là cơn cám dỗ thường xuyên trong đời tín hữu, cách riêng trong đời các bạn trẻ. Nhìn nẻo đường Đức tin như Đường Thánh Giá, mời gọi tất cả mọi người hãy hướng nhìn lên Đấng Chịu Đóng Đinh để gặp thấy ý nghĩa và được nâng đỡ trên bước đi niềm tin.
Ai rồi ra cũng được mời gọi để nhận lấy những phận vụ trong Giáo hội, phù hợp với bậc sống và ơn gọi đời mình, nhưng bậc sống nào, ơn gọi nào cũng luôn có mẫu số chung là sẽ gặp phải những trắc trở gọi là đường Thánh giá. Ngôn ngữ của kinh đọc truyền thống vẫn gọi Đường Thánh Giá là Đường Thương Khó. Đường Thương Khó bởi vì có những cái khó khăn đã đành, nhưng ở đây còn bởi vì có những cái Khó Thương. Đường Thương Khó cũng là “Đường Khó Thương”, đúng không? Nhưng dẫu có Khó Thương đi nữa ta vẫn cứ Thương những nỗi Khó trong phận vụ Đức tin bằng tất cả trái tim mình. Hãy tuyên xưng Đức tin bằng cách tích cực bước đi trên Đường Thánh Giá, không phải như đường 14 chặng trong các nhà thờ, nhưng là đường hằn lên dấu vết của tuổi đời, của khuynh hướng, của tính tình, của cám dỗ, của thử thách, ở đó các bạn cần phải chiến đấu và chiến thắng để gắn bó và đón nhận ơn Cứu Độ của Đức Kitô.
3. Niềm tin còn là một nẻo đường rất đẹp trong mắt nhìn của các bạn trẻ. Đố các bạn biết là đường gì vậy? Thưa, đó là con đường tình: đường tình yêu.
Tình yêu ở đây tất nhiên là tình yêu gắn bó với Chúa Cha-Đấng tạo dựng; gắn bó với Chúa Giêsu Kitô-Đấng Cứu Chuộc và gắn bó với Chúa Thánh Thần-Đấng yêu thương, thánh hoá. Bỏ qua yếu tố gắn bó tình yêu này, đời tín hữu dù với lòng tin cao độ cũng sẽ tự khuôn mình trong đau khổ, trong khốn cùng. Trong khi lòng tin không phải như thế! Niềm tin là con đường tình: Chúa yêu ta và ta đáp lại tình của Chúa. Nhưng nói đáp trả không phải chỉ là bằng lời kinh, tiếng hát mà còn là bằng cách dấn thân giữa lòng Giáo Hội, thực hiện những giáo huấn của Giáo Hội và cảm nhận được hạnh phúc giữa cộng đoàn cũng như giữa thế giới riêng cuộc đời mình. Đây là lời gọi mở ra cho mỗi người chúng ta.
Văn hào Shakespeare đã ghi nhận: “Yêu và được yêu là những điều hạnh phúc nhất trên đời”. Chắc các bạn đang ở tuổi hồng hồng-xanh xanh, cảm nhận được điều này khi mình yêu người khác hoặc được người khác yêu mình? Đó là về tình yêu nhân sinh. Chuyển sang tình yêu thiên linh dành cho Thiên Chúa, chúng ta còn cảm nhận được hạnh phúc lâng lâng trào dâng hằng ngày. Lúc nãy Bác sĩ Luật đã chia sẻ cảm nhận hạnh phúc khi thực hiện hành vi niềm tin (ví dụ: cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ tại bệnh viện), ở đó không phải là thực thi điều luật dạy nhưng là điều trào dâng của tấm lòng, của trái tim và chắc chắn đó là của ngõ của tình yêu. Chắc các bạn cũng biết đến tên tuổi của một thi sĩ nổi tiếng người Nga, thi sĩ Raxul Gamzatov? Ông có một bài thơ về đường tình hay lắm! (Hình như Cha Xuân Thảo đã phổ nhạc cho bài này):
“Trên trái đất đường đi không kể xiết ,
Đường dài lâu gian khổ cũng rất nhiều.
Nhưng anh hiểu khó và dài hơn hết
Là con đường ta vẫn gọi: Tình yêu”
Tình yêu chính là con đường dài và khó của niềm tin, nhưng một khi có Tình yêu, chúng ta sẵn sàng băng đồi vượt núi để gắn bó với Đấng Cứu Độ trên Thánh Giá mà thể hiện niềm tin của mình giữa lòng cuộc sống.
Chia sẻ như thế trong ngày đại hội giới trẻ, dịp Lễ Lá hàm ý như một lời chúc mừng. Cám ơn tất cả các bạn đã từ bỏ việc riêng để đến đây gặp gỡ chan hoà và đồng thời nhìn lại đời sống của mình để mong có được những bước vươn lên trong lòng tin Công giáo. Chúc tất cả các bạn có một ngày gặp gỡ thật đẹp, gặp gỡ nhau để rồi cùng nhau gặp gỡ Chúa như trong thánh lễ lúc này. Và một khi trở về, chúng ta sẽ quyết tâm trở thành những con người mới, mới trong tấm lòng, mới trong tâm tưởng, mới trong dáng đứng đức tin. Vẫn biết rằng việc tuyên xưng Đức tin giữa lòng xã hội Việt Nam hôm nay đối với giới trẻ là một con đường còn nhiều gian khó, nhưng một khi có Thánh Giá, có Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, ta vẫn có thể vượt qua mà hân hoan cùng với bạn bè bước tới trên đường tình yêu. Chúc mừng và cầu chúc!
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ đầu tiên
VietCatholic Network
23:02 27/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
"Với lòng biết ơn chân thành này, tôi ban phép lành Tòa Thánh với tất cả lòng mình, rộng ban cả cho những cộng tác sự viên và những người phụ giúp các hiền huynh công việc mục vụ."
Sau thông điệp của ngài, mỗi Hồng Y, cả những vị là cử tri lẫn các vị không phải cử tri đã từng người chúc mừng Đức Tân Giáo Hoàng.
Trước đó vào chiều Thứ Năm, dưới những bức bích họa của Michelangelo trong Nhà nguyện Sistina, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ tế thánh lễ bế mạc Cơ Mật Viện, cũng là thánh lễ đầu tiên của ngài trong cuơng vị Giáo Hoàng, cùng với các vị Hồng Y cử tri.
Đứng quay lưng lại với bức họa ngày phán xét cuối cùng của Michelangelo, Đức Thánh Cha Phanxicô nói như sau trong bài giảng của ngài:
Tôi thấy có một điều gì đó là chung nhất trong ba bài đọc này: đó là sự chuyển động. Trong Bài Đọc Thứ Nhất chuyển động chính là cuộc hành trình, trong Bài Đọc Thứ Hai chuyển động là việc hình thành nên Giáo Hội, trong Bài Thứ Ba, là bài Tin Mừng, chuyển động thể hiện trong hành động tuyên xưng. Tiến bước, xây dựng và tuyên xưng.
Tiến bước. “Hỡi nhà Giacóp, nào ta cùng đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5). Đây là điều đầu tiên Chúa nói với ông Abraham: Hãy tiến bước trước thiên nhan Ta và không chút tì ố! Tiến bước: cuộc đời của chúng ta là một cuộc lữ hành và khi chúng ta bất động thì ắt là phải có điều gì sai. Luôn tiến bước trước thiên nhan Chúa, trong ánh sáng Chúa, tìm cách để sống không vương chút bụi trần nào như Thiên Chúa đã yêu cầu nơi ông Abraham, trong lời hứa của Ngài.
Xây dựng Hội Thánh. Nói về những viên đá là đề cập đến sự vững chãi, nhưng những viên đá được đề cập ở đây là những viên đá được Chúa Thánh Thần xức dầu. Hãy xây dựng Hội Thánh, hỡi Hiền Thê của Đức Kitô, với tảng đá góc tường cũng chính là Chúa. Trong mọi chuyển động của đời ta, chúng ta hãy đắp xây!
Thứ ba là tuyên xưng. Chúng ta có thể tiến bước theo ý muốn của mình, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì chẳng có ích gì? Chúng ta sẽ trở thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) đáng thương, chứ không phải là Giáo Hội, không phải là Hiền Thê của Chúa. Khi ta không tiến, ta dừng lại. Khi ta không xây dựng trên đá tảng vững chắc, điều gì sẽ xảy ra? Đó chính là điều đã xảy đến với những trẻ em xây những lâu đài trên cát ngoài bãi biển, tất cả đều xụp đổ, nó không có gì vững chắc. Khi ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì tôi nhớ lại lời của Léon Bloy: “Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, ta tuyên xưng sự trần tục của ma quỷ.
Tiến bước, đắp xây và tuyên xưng. Nhưng đời không dễ thế đâu, vì trong tiến bước, đắp xây và tuyên xưng, đôi khi có những chao đảo, có những chuyển động trệch ra khỏi quỹ đạo và có cả những chuyển động kéo chúng ta lùi lại.
Tin Mừng được tiếp tục với một hoàn cảnh đặc biệt. Cũng chính Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, đã thưa cùng Người rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Chẳng liên quan gì với nó đâu. Con sẽ theo Thầy trên những nẻo đường khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta tiến bước mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.
Tôi ao ước rằng tất cả chúng ta, sau những ngày ân sủng này, có được can đảm, can đảm để tiến bước trước thiên nhan Chúa, với Thánh Giá của Chúa, để xây dựng Hội Thánh trên Máu Thánh Chúa được đổ ra trên Thánh Giá, và để tuyên xưng một vinh quang duy nhất là Đức Kitô chịu đóng đinh. Bằng cách này, Giáo Hội sẽ tiến lên.
Niềm ước vọng của tôi cho tất cả chúng ta là Chúa Thánh Thần, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, sẽ ban cho chúng ta ân sủng để: tiến bước, xây dựng và tuyên xưng Đức Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Xin được như vậy. Amen
Tam nhật thánh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:14 27/03/2013
THỨ NĂM TUẦN THÁNH : THÁNH LỄ TIỆC LY
YÊU CHO ĐẾN CÙNG
Ga 13, 1-15
Thánh lễ chiều nay sẽ tưởng niệm lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ.Rõ ràng trong thánh lễ này, chúng ta nhận ra tình thương cao vời của Chúa đối với nhân loại, đối với con người, đối với mỗi người. Để diễn tả tình thương vô biên Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Thịt và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
Chúa Giêsu đã ăn Lễ Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ nơi nhà Tiệc Ly, trong bữa ăn này, Ngài làm một cử chỉ rất đặc biệt, cử chỉ của người tôi tớ, người nô lệ, Ngài đứng dậy cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là hành động của một Thiên Chúa rất mực khiêm nhường: cúi xuống rửa chân nói lên tình thương vô biên của Chúa. Rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài lại tiếp tục bữa ăn và rồi Ngài đã cầm bánh và rượu lập nên Bí Tích Thánh Thể. Bánh đã trở nên Mình Chúa và rượu đã trở nên Máu Chúa. Đây là Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Tình yêu.Bí Tích nuôi sống con người phần hồn phần xác. Quả thực, khi sống nơi trần gian, đến giờ chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha cứu độ con người, Chúa Giêsu trước khi về với Chúa Cha, Ngài không để lại cho nhân loại của cải, tiền bạc, Ngài không để lại gia tài kếch sù để con người chia chác cho nhau, nhưng Ngài đã để lại cho nhân loại của ăn không bao giờ hư mất, Ngài đã nuôi sống con người bằng chính thịt máu của Ngài. Ngài đã đem lại cho con người sự sống mới, sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời. Chúa lập Bí Tích Thánh Thể để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa Cha, giữa chúng ta với Ngài. Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ mà nói :” Này là Mình Ta “. Bánh ấy đã trở nên chính thịt của Ngài. Thánh Thể là một lễ tế. Thánh Thể là một cuộc giao hòa. Nên, khi cầm chén rượu nho, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ và nói :” Này là chén Máu Ta, Máu giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được khỏi tội “. Rượu nho đã trở nên chính Máu của Chúa. Thật diệu kỳ, thật mầu nhiệm !
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa đã phong chức thánh cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục sứ mạng cứu thế của Chúa ở trần gian này. Ngài thiết lập chức linh mục thừa tác để các môn đệ cử hành thánh lễ và truyền phép. Chúa Giêsu quả thực đã quá yêu thương nhân loại, yêu thương con người. Ngài yêu thương con người, nên để lại cho nhân loại kho tàng quí giá là các Giám mục, các Linh mục để các Ngài thay mặt Chúa ban phát Bí tích cho con người. Do đó, người ta có thề tự hiểu, nếu không có các giám mục, các Linh mục sẽ không có thánh lễ và như thế, đâu có Bí tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta một giới răn mới, giới luật yêu thương:” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con “ hoặc :” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau “. Giới luật mới của Chúa Giêsu hoàn toàn trái ngược với luật của các luật sĩ, thượng tế và biệt phái, nhóm này quan niệm :” Ai thương mình thì thương, còn ai ghét mình thì mình ghét “. Chúa dạy con người : “ yêu thương cả kẻ thù “. Đây là luật bác ái, luật tình yêu. Chúa Giêsu đã sống, đã thực hành giới luật ấy một cách tuyệt đối :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Như vậy, Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, đã làm ba cử chỉ đẹp nhất, cao quí nhất là rửa chân cho các môn đệ, lập Bí tích Thánh Thể và ban giới luật mới, giới luật yêu thương. Thật lạ lùng, thật linh thánh và kỳ diệu, Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại kho tàng quí giá không người trần gian nào có thể có được, có thể để lại như Ngài…
Lạy Chúa, trong bữa Tiệc Ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Đức Giêsu đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người. Chiều nay, chúng con đến tham dự yến tiệc cực thánh, như lời Người truyền dạy, xin Chúa cho tất cả chúng con được tràn đầy tình yêu và sức sống viên mãn của Người “. ( Lời nguyện Nhập lễ Thánh Lễ Tiệc Ly ).
THỨ SÁU TUẦN THÁNH : VINH QUANG THẬP GIÁ
Ga 18,1-19.42
Thứ Sáu Tuần Thánh đối với chúng ta là một ngày thánh thiêng, một ngày chay trọng thể, để kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta chay kiêng cho tới tối Vọng Phục sinh và sau đó chúng ta vui mừng, mừng Chúa sống lại.
Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh đề cao vinh quang thập giá hơn là những đau khổ, những tủi nhục, những tang thương của sự thương khó. Hội Thánh kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu và sự sống lại của Ngài. “ Đức Kitô phải chịu thương khó đã để vào trong vinh quang “ ( Lc 24, 26 ). Thập giá và vinh quang đan quyện lấy nhau. Chúng ta chỉ có thể đón nhận mầu nhiệm Thập Giá và Vinh quang sống lại khải hoàn qua đức tin của chúng ta.
Hôm nay, thật sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không còn là một ngày ảm đạm sầu đau, nhưng ngày Chúa chịu chết lại là một ngày thật tốt đẹp, ngày cao cả bởi vì Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình cứu độ của Ngài :” Khi nào Ta được giương lên cao, đã sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Đây là cao điểm cuộc đời hiến dâng của Chúa cứu thế. Chúa Giêsu chết trên giá, cái chết của Ngài không phải là sự tang tóc theo kiểu suy nghĩ của người đời, Ngài chết theo ý Chúa Cha, Ngài chết để cứu độ con người, cứu chuộc loài người. Cái chết của Ngài có mục đích, có ý nghĩa thẳm sâu. Chúa chết vì yêu thương con người bởi nơi Thập giá chứa chan ơn cứu chuộc. Chúa chết thay cho tất cả mọi người, Ngài vô tội nhưng đã gánh tội lỗi cho chúng ta để cứu rỗi chúng ta. Ngài biết chúng ta cần Ngài, nhưng Ngài yêu thương chúng ta trước, cứu chuộc chúng ta trước khi chúng ta biết mình được hạnh phúc ấy.
Đồi Canvê là nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Tuy nhiên, chẳng khi nào chung ta hiểu thấu ý nghĩa cao sâu của việc Chúa hy sinh chết trên Thập giá, chẳng bao giờ chúng ta hiểu thấu tình thương vô biên của Chúa đối với chúng ta. Cuộc hành trình đức tin vẫn kéo dài. Cuộc lữ hành trần thế vẫn có những thử thách, những mong manh, những đau khổ, con người vẫn có nhièu lỗi phạm, chúng ta vẫn phản nghịch cùng Chúa và vẫn thích làm theo ý chúng ta. Chúa không muốn để chúng ta phải chết tuy chúng ta thật đáng tội chết. Chúa đã chết cho chúng ta được sống và sống dồi dào, sống tự do như Ngài đã nói :” Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ).
Do đó, chúng ta phải bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô. Từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống xấu xa để chúng ta được đẹp lòng Chúa. Chúng ta cũng phải thương yêu người đồng loại và đem Chúa cho họ.
Thứ Sáu Thánh, chúng ta hãy nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu :” Đây là cây thánh giá. Nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian “. Chúng ta hãy tự suy nghĩ và hồi tâm bởi đâu Chúa chịu chết như vậy ? Phải chăng do tội lỗi con người, do tội lỗi chúng ta mà Chúa chịu đau khổ và chịu chết thảm sầu trên thánh giá ? Chúng ta hãy thực lòng ăn năn thống hối để xin Chúa thứ tha và chúc lành.
Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng cho con một Chúa đổ máu đào trên thập giá để hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hóa và che chở đoàn con luôn mãi “. Amen. ( Lời nguyện đầu ngày Thứ Sáu Thánh “.
THỨ BẢY VỌNG PHỤC SINH: CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT
VỌNG PHỤC SINH, LỄ ĐÊM, năm C
Lc 24, 1-12
Một biến cố đã làm đảo lộn tất cả. Bởi vì, ngay các tông đồ, các người phụ nữ trước đó vẫn chưa tin Chúa sống lại. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu rao giảng luôn tôn trọng sự tự do của con người. Ngài cho họ quyền nghi ngờ và phủ nhận Ngài. Tuy nhiên, trong những ngày lo âu, sợ sệt và hết sức hoang mang hồi hộp, một biến cố hay nói một cách siêu nhiên, mầu nhiệm Đức Giêsu đã ra khỏi mồ, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh làm đảo lộn mọi người : thế giới, các tông đồ, những người phụ nữ và làm đảo lộn tất cả…
Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của Thánh Gioan đã gợi lại cho thế giới, cho tất cả nhân loại và cho chúng ta một mầu nhiệm, chứ không tường thuật một câu chuyện. Các Thánh sử đã không mô tả việc Chúa Giêsu chỗi dậy và ra khỏi mồ thế nào. Các Ngài nói về một mầu nhiệm ( un mystère ). Điều này giúp chúng ta tin tưởng mãnh liệt vào việc Chúa sống lại,và đảm bảo cho nhân loại, cho chúng ta về chứng từ không thể sai lầm của các Tin Mừng. Giáo Hội đêm nay qua Phụng vụ gợi lại mầu nhiệm Phục sinh khi công bố Tin Mừng Phục sinh bên cây nến cháy sáng lung linh tượng trưng cho Đức Giêsu sống lại khải hoàn :” Ôi đêm thật hạnh phúc, chỉ mình ngươi đã được biết giờ này …”. Đức Giêsu đã phục sinh thật. Sống lại có nghĩa là không chết nữa. Sự sống lại của Đức Giêsu hoàn toàn khác với sự hồi sinh của con bà góa thành Naim, hay của Lazarô, bởi vì con bà góa thành Naim hay Lazarô được Chúa cho hồi sinh, sau đó sống thêm thời gian nữa ở trần gian và rồi cũng lại chết, không thể sống lại nữa. Đức Giêsu sống lại không bao giờ chết nữa, Ngài được đưa vào hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca đêm nay cho hay :” …Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ “ ( Lc 24, 3 ). Thánh Luca viết tiếp :” Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết “ ( Lc 24, 5 ). Đây là một bằng chứng từ trời cao do chính các thiên thần minh chứng cho các người phụ nữ.Rồi sự kiện mồ trống, những cuộc hiện ra với những người phụ nữ và sau đó chính Chúa trực tiếp hiện ra với nhóm mười hai. Các người phụ nữ từ tình trạng hoang mang, bất ngờ đã nhận ra Chúa phục sinh. Các bà đã hối hả loan báo cho các tông đồ. Việc các tông đồ cho rằng các phụ nữ là những người vớ vẩn, việc họ nói là chuyện đàn bà đến việc chính các Ngài đã tin và tuyên xưng nơi Chúa phục sinh là một mầu nhiệm đức tin thẳm sâu.
Thực tế, lời loan báo Tin Mừng của các tông đồ : Đức Giêsu đã phục sinh và đang hiện diện. Đây là cốt lỗi của Kéryma tiên khởi của các tông đồ. Các tông đồ khi đã xác tín và cảm nghiệm sâu xa về Chúa phục sinh.Các Ngài đã hiên ngang, bất khuất sống niềm tin ấy và nhiệt tâm bất khuất loan truyền Tin Mừng phục sinh cho mọi người bất chấp gian nan, ngay cả phải hy sinh chính mạng sống của mình.Tuy nhiên để tin như thế, các tông đồ cũng đã phải trải qua một thời gian giao động, hoang mang, xáo trộn, thất vọng, nghi nan và đơn giản là không tin.Cuối cùng chính các chứng từ và trực tiếp các tông đồ đã nhìn thấy Đấng phục sinh, nên họ đã tin và nhứt nhứt đã tin vào Chúa phục sinh để để rồi sống mầu nhiệm phục sinh một cách trọn vẹn.Các tông đồ đã tin, đã làm chứng và đã chết vì lời các Ngài rao giảng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết:” Bàn tay cứu độ của Chúa nâng đỡ chúng ta, và như thế, ngay từ bây giờ, chúng ta có thể hát vang bài ca của những người được cứu thoát, bài ca mới của những người đã sống lại: alléluia! Amen “.
Vâng sứ điệp Phục Sinh loan báo Đức Giêsu sống lại. Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn nhận ra Chúa như Phêrô khi nghe thánh Gioan nói :” Thầy đó “, Phêrô đã vội vã đi trên mặt biển mà đến với Chúa.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tin Mừng Phục Sinh nói cho chúng ta những gì ?
2.Hai người đàn ông mặc áo trắng là ai ?
3.Các tông đồ có tin Đức Giêsu Phục Sinh ngay không ?
4.Đức tin của các tông đồ phải trải qua những giai đoạn nào ?
5.Tại saoĐức Giêsu Phục Sinh lại gọi là một mầu nhiệm ?
YÊU CHO ĐẾN CÙNG
Ga 13, 1-15
Thánh lễ chiều nay sẽ tưởng niệm lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ.Rõ ràng trong thánh lễ này, chúng ta nhận ra tình thương cao vời của Chúa đối với nhân loại, đối với con người, đối với mỗi người. Để diễn tả tình thương vô biên Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Thịt và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
Chúa Giêsu đã ăn Lễ Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ nơi nhà Tiệc Ly, trong bữa ăn này, Ngài làm một cử chỉ rất đặc biệt, cử chỉ của người tôi tớ, người nô lệ, Ngài đứng dậy cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là hành động của một Thiên Chúa rất mực khiêm nhường: cúi xuống rửa chân nói lên tình thương vô biên của Chúa. Rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài lại tiếp tục bữa ăn và rồi Ngài đã cầm bánh và rượu lập nên Bí Tích Thánh Thể. Bánh đã trở nên Mình Chúa và rượu đã trở nên Máu Chúa. Đây là Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Tình yêu.Bí Tích nuôi sống con người phần hồn phần xác. Quả thực, khi sống nơi trần gian, đến giờ chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha cứu độ con người, Chúa Giêsu trước khi về với Chúa Cha, Ngài không để lại cho nhân loại của cải, tiền bạc, Ngài không để lại gia tài kếch sù để con người chia chác cho nhau, nhưng Ngài đã để lại cho nhân loại của ăn không bao giờ hư mất, Ngài đã nuôi sống con người bằng chính thịt máu của Ngài. Ngài đã đem lại cho con người sự sống mới, sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời. Chúa lập Bí Tích Thánh Thể để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa Cha, giữa chúng ta với Ngài. Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ mà nói :” Này là Mình Ta “. Bánh ấy đã trở nên chính thịt của Ngài. Thánh Thể là một lễ tế. Thánh Thể là một cuộc giao hòa. Nên, khi cầm chén rượu nho, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ và nói :” Này là chén Máu Ta, Máu giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được khỏi tội “. Rượu nho đã trở nên chính Máu của Chúa. Thật diệu kỳ, thật mầu nhiệm !
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa đã phong chức thánh cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục sứ mạng cứu thế của Chúa ở trần gian này. Ngài thiết lập chức linh mục thừa tác để các môn đệ cử hành thánh lễ và truyền phép. Chúa Giêsu quả thực đã quá yêu thương nhân loại, yêu thương con người. Ngài yêu thương con người, nên để lại cho nhân loại kho tàng quí giá là các Giám mục, các Linh mục để các Ngài thay mặt Chúa ban phát Bí tích cho con người. Do đó, người ta có thề tự hiểu, nếu không có các giám mục, các Linh mục sẽ không có thánh lễ và như thế, đâu có Bí tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta một giới răn mới, giới luật yêu thương:” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con “ hoặc :” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau “. Giới luật mới của Chúa Giêsu hoàn toàn trái ngược với luật của các luật sĩ, thượng tế và biệt phái, nhóm này quan niệm :” Ai thương mình thì thương, còn ai ghét mình thì mình ghét “. Chúa dạy con người : “ yêu thương cả kẻ thù “. Đây là luật bác ái, luật tình yêu. Chúa Giêsu đã sống, đã thực hành giới luật ấy một cách tuyệt đối :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Như vậy, Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, đã làm ba cử chỉ đẹp nhất, cao quí nhất là rửa chân cho các môn đệ, lập Bí tích Thánh Thể và ban giới luật mới, giới luật yêu thương. Thật lạ lùng, thật linh thánh và kỳ diệu, Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại kho tàng quí giá không người trần gian nào có thể có được, có thể để lại như Ngài…
Lạy Chúa, trong bữa Tiệc Ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Đức Giêsu đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người. Chiều nay, chúng con đến tham dự yến tiệc cực thánh, như lời Người truyền dạy, xin Chúa cho tất cả chúng con được tràn đầy tình yêu và sức sống viên mãn của Người “. ( Lời nguyện Nhập lễ Thánh Lễ Tiệc Ly ).
THỨ SÁU TUẦN THÁNH : VINH QUANG THẬP GIÁ
Ga 18,1-19.42
Thứ Sáu Tuần Thánh đối với chúng ta là một ngày thánh thiêng, một ngày chay trọng thể, để kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta chay kiêng cho tới tối Vọng Phục sinh và sau đó chúng ta vui mừng, mừng Chúa sống lại.
Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh đề cao vinh quang thập giá hơn là những đau khổ, những tủi nhục, những tang thương của sự thương khó. Hội Thánh kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu và sự sống lại của Ngài. “ Đức Kitô phải chịu thương khó đã để vào trong vinh quang “ ( Lc 24, 26 ). Thập giá và vinh quang đan quyện lấy nhau. Chúng ta chỉ có thể đón nhận mầu nhiệm Thập Giá và Vinh quang sống lại khải hoàn qua đức tin của chúng ta.
Hôm nay, thật sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không còn là một ngày ảm đạm sầu đau, nhưng ngày Chúa chịu chết lại là một ngày thật tốt đẹp, ngày cao cả bởi vì Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình cứu độ của Ngài :” Khi nào Ta được giương lên cao, đã sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Đây là cao điểm cuộc đời hiến dâng của Chúa cứu thế. Chúa Giêsu chết trên giá, cái chết của Ngài không phải là sự tang tóc theo kiểu suy nghĩ của người đời, Ngài chết theo ý Chúa Cha, Ngài chết để cứu độ con người, cứu chuộc loài người. Cái chết của Ngài có mục đích, có ý nghĩa thẳm sâu. Chúa chết vì yêu thương con người bởi nơi Thập giá chứa chan ơn cứu chuộc. Chúa chết thay cho tất cả mọi người, Ngài vô tội nhưng đã gánh tội lỗi cho chúng ta để cứu rỗi chúng ta. Ngài biết chúng ta cần Ngài, nhưng Ngài yêu thương chúng ta trước, cứu chuộc chúng ta trước khi chúng ta biết mình được hạnh phúc ấy.
Đồi Canvê là nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Tuy nhiên, chẳng khi nào chung ta hiểu thấu ý nghĩa cao sâu của việc Chúa hy sinh chết trên Thập giá, chẳng bao giờ chúng ta hiểu thấu tình thương vô biên của Chúa đối với chúng ta. Cuộc hành trình đức tin vẫn kéo dài. Cuộc lữ hành trần thế vẫn có những thử thách, những mong manh, những đau khổ, con người vẫn có nhièu lỗi phạm, chúng ta vẫn phản nghịch cùng Chúa và vẫn thích làm theo ý chúng ta. Chúa không muốn để chúng ta phải chết tuy chúng ta thật đáng tội chết. Chúa đã chết cho chúng ta được sống và sống dồi dào, sống tự do như Ngài đã nói :” Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ).
Do đó, chúng ta phải bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô. Từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống xấu xa để chúng ta được đẹp lòng Chúa. Chúng ta cũng phải thương yêu người đồng loại và đem Chúa cho họ.
Thứ Sáu Thánh, chúng ta hãy nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu :” Đây là cây thánh giá. Nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian “. Chúng ta hãy tự suy nghĩ và hồi tâm bởi đâu Chúa chịu chết như vậy ? Phải chăng do tội lỗi con người, do tội lỗi chúng ta mà Chúa chịu đau khổ và chịu chết thảm sầu trên thánh giá ? Chúng ta hãy thực lòng ăn năn thống hối để xin Chúa thứ tha và chúc lành.
Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng cho con một Chúa đổ máu đào trên thập giá để hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hóa và che chở đoàn con luôn mãi “. Amen. ( Lời nguyện đầu ngày Thứ Sáu Thánh “.
THỨ BẢY VỌNG PHỤC SINH: CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT
VỌNG PHỤC SINH, LỄ ĐÊM, năm C
Lc 24, 1-12
Một biến cố đã làm đảo lộn tất cả. Bởi vì, ngay các tông đồ, các người phụ nữ trước đó vẫn chưa tin Chúa sống lại. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu rao giảng luôn tôn trọng sự tự do của con người. Ngài cho họ quyền nghi ngờ và phủ nhận Ngài. Tuy nhiên, trong những ngày lo âu, sợ sệt và hết sức hoang mang hồi hộp, một biến cố hay nói một cách siêu nhiên, mầu nhiệm Đức Giêsu đã ra khỏi mồ, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh làm đảo lộn mọi người : thế giới, các tông đồ, những người phụ nữ và làm đảo lộn tất cả…
Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của Thánh Gioan đã gợi lại cho thế giới, cho tất cả nhân loại và cho chúng ta một mầu nhiệm, chứ không tường thuật một câu chuyện. Các Thánh sử đã không mô tả việc Chúa Giêsu chỗi dậy và ra khỏi mồ thế nào. Các Ngài nói về một mầu nhiệm ( un mystère ). Điều này giúp chúng ta tin tưởng mãnh liệt vào việc Chúa sống lại,và đảm bảo cho nhân loại, cho chúng ta về chứng từ không thể sai lầm của các Tin Mừng. Giáo Hội đêm nay qua Phụng vụ gợi lại mầu nhiệm Phục sinh khi công bố Tin Mừng Phục sinh bên cây nến cháy sáng lung linh tượng trưng cho Đức Giêsu sống lại khải hoàn :” Ôi đêm thật hạnh phúc, chỉ mình ngươi đã được biết giờ này …”. Đức Giêsu đã phục sinh thật. Sống lại có nghĩa là không chết nữa. Sự sống lại của Đức Giêsu hoàn toàn khác với sự hồi sinh của con bà góa thành Naim, hay của Lazarô, bởi vì con bà góa thành Naim hay Lazarô được Chúa cho hồi sinh, sau đó sống thêm thời gian nữa ở trần gian và rồi cũng lại chết, không thể sống lại nữa. Đức Giêsu sống lại không bao giờ chết nữa, Ngài được đưa vào hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca đêm nay cho hay :” …Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ “ ( Lc 24, 3 ). Thánh Luca viết tiếp :” Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết “ ( Lc 24, 5 ). Đây là một bằng chứng từ trời cao do chính các thiên thần minh chứng cho các người phụ nữ.Rồi sự kiện mồ trống, những cuộc hiện ra với những người phụ nữ và sau đó chính Chúa trực tiếp hiện ra với nhóm mười hai. Các người phụ nữ từ tình trạng hoang mang, bất ngờ đã nhận ra Chúa phục sinh. Các bà đã hối hả loan báo cho các tông đồ. Việc các tông đồ cho rằng các phụ nữ là những người vớ vẩn, việc họ nói là chuyện đàn bà đến việc chính các Ngài đã tin và tuyên xưng nơi Chúa phục sinh là một mầu nhiệm đức tin thẳm sâu.
Thực tế, lời loan báo Tin Mừng của các tông đồ : Đức Giêsu đã phục sinh và đang hiện diện. Đây là cốt lỗi của Kéryma tiên khởi của các tông đồ. Các tông đồ khi đã xác tín và cảm nghiệm sâu xa về Chúa phục sinh.Các Ngài đã hiên ngang, bất khuất sống niềm tin ấy và nhiệt tâm bất khuất loan truyền Tin Mừng phục sinh cho mọi người bất chấp gian nan, ngay cả phải hy sinh chính mạng sống của mình.Tuy nhiên để tin như thế, các tông đồ cũng đã phải trải qua một thời gian giao động, hoang mang, xáo trộn, thất vọng, nghi nan và đơn giản là không tin.Cuối cùng chính các chứng từ và trực tiếp các tông đồ đã nhìn thấy Đấng phục sinh, nên họ đã tin và nhứt nhứt đã tin vào Chúa phục sinh để để rồi sống mầu nhiệm phục sinh một cách trọn vẹn.Các tông đồ đã tin, đã làm chứng và đã chết vì lời các Ngài rao giảng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết:” Bàn tay cứu độ của Chúa nâng đỡ chúng ta, và như thế, ngay từ bây giờ, chúng ta có thể hát vang bài ca của những người được cứu thoát, bài ca mới của những người đã sống lại: alléluia! Amen “.
Vâng sứ điệp Phục Sinh loan báo Đức Giêsu sống lại. Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn nhận ra Chúa như Phêrô khi nghe thánh Gioan nói :” Thầy đó “, Phêrô đã vội vã đi trên mặt biển mà đến với Chúa.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tin Mừng Phục Sinh nói cho chúng ta những gì ?
2.Hai người đàn ông mặc áo trắng là ai ?
3.Các tông đồ có tin Đức Giêsu Phục Sinh ngay không ?
4.Đức tin của các tông đồ phải trải qua những giai đoạn nào ?
5.Tại saoĐức Giêsu Phục Sinh lại gọi là một mầu nhiệm ?
Yêu cho đến cùng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:18 27/03/2013
THỨ NĂM TUẦN THÁNH : THÁNH LỄ TIỆC LY
YÊU CHO ĐẾN CÙNG
Ga 13, 1-15
Thánh lễ chiều nay sẽ tưởng niệm lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ.Rõ ràng trong thánh lễ này, chúng ta nhận ra tình thương cao vời của Chúa đối với nhân loại, đối với con người, đối với mỗi người. Để diễn tả tình thương vô biên Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Thịt và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
Chúa Giêsu đã ăn Lễ Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ nơi nhà Tiệc Ly, trong bữa ăn này, Ngài làm một cử chỉ rất đặc biệt, cử chỉ của người tôi tớ, người nô lệ, Ngài đứng dậy cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là hành động của một Thiên Chúa rất mực khiêm nhường: cúi xuống rửa chân nói lên tình thương vô biên của Chúa. Rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài lại tiếp tục bữa ăn và rồi Ngài đã cầm bánh và rượu lập nên Bí Tích Thánh Thể. Bánh đã trở nên Mình Chúa và rượu đã trở nên Máu Chúa. Đây là Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Tình yêu.Bí Tích nuôi sống con người phần hồn phần xác. Quả thực, khi sống nơi trần gian, đến giờ chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha cứu độ con người, Chúa Giêsu trước khi về với Chúa Cha, Ngài không để lại cho nhân loại của cải, tiền bạc, Ngài không để lại gia tài kếch sù để con người chia chác cho nhau, nhưng Ngài đã để lại cho nhân loại của ăn không bao giờ hư mất, Ngài đã nuôi sống con người bằng chính thịt máu của Ngài. Ngài đã đem lại cho con người sự sống mới, sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời. Chúa lập Bí Tích Thánh Thể để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa Cha, giữa chúng ta với Ngài. Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ mà nói :” Này là Mình Ta “. Bánh ấy đã trở nên chính thịt của Ngài. Thánh Thể là một lễ tế. Thánh Thể là một cuộc giao hòa. Nên, khi cầm chén rượu nho, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ và nói :” Này là chén Máu Ta, Máu giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được khỏi tội “. Rượu nho đã trở nên chính Máu của Chúa. Thật diệu kỳ, thật mầu nhiệm !
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa đã phong chức thánh cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục sứ mạng cứu thế của Chúa ở trần gian này. Ngài thiết lập chức linh mục thừa tác để các môn đệ cử hành thánh lễ và truyền phép. Chúa Giêsu quả thực đã quá yêu thương nhân loại, yêu thương con người. Ngài yêu thương con người, nên để lại cho nhân loại kho tàng quí giá là các Giám mục, các Linh mục để các Ngài thay mặt Chúa ban phát Bí tích cho con người. Do đó, người ta có thề tự hiểu, nếu không có các giám mục, các Linh mục sẽ không có thánh lễ và như thế, đâu có Bí tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta một giới răn mới, giới luật yêu thương:” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con “ hoặc :” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau “. Giới luật mới của Chúa Giêsu hoàn toàn trái ngược với luật của các luật sĩ, thượng tế và biệt phái, nhóm này quan niệm :” Ai thương mình thì thương, còn ai ghét mình thì mình ghét “. Chúa dạy con người : “ yêu thương cả kẻ thù “. Đây là luật bác ái, luật tình yêu. Chúa Giêsu đã sống, đã thực hành giới luật ấy một cách tuyệt đối :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Như vậy, Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, đã làm ba cử chỉ đẹp nhất, cao quí nhất là rửa chân cho các môn đệ, lập Bí tích Thánh Thể và ban giới luật mới, giới luật yêu thương. Thật lạ lùng, thật linh thánh và kỳ diệu, Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại kho tàng quí giá không người trần gian nào có thể có được, có thể để lại như Ngài…
Lạy Chúa, trong bữa Tiệc Ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Đức Giêsu đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người. Chiều nay, chúng con đến tham dự yến tiệc cực thánh, như lời Người truyền dạy, xin Chúa cho tất cả chúng con được tràn đầy tình yêu và sức sống viên mãn của Người “. ( Lời nguyện Nhập lễ Thánh Lễ Tiệc Ly ).
YÊU CHO ĐẾN CÙNG
Ga 13, 1-15
Thánh lễ chiều nay sẽ tưởng niệm lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ.Rõ ràng trong thánh lễ này, chúng ta nhận ra tình thương cao vời của Chúa đối với nhân loại, đối với con người, đối với mỗi người. Để diễn tả tình thương vô biên Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Thịt và Máu của Người để nuôi sống chúng ta.
Chúa Giêsu đã ăn Lễ Vượt Qua lần cuối cùng với các môn đệ nơi nhà Tiệc Ly, trong bữa ăn này, Ngài làm một cử chỉ rất đặc biệt, cử chỉ của người tôi tớ, người nô lệ, Ngài đứng dậy cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là hành động của một Thiên Chúa rất mực khiêm nhường: cúi xuống rửa chân nói lên tình thương vô biên của Chúa. Rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài lại tiếp tục bữa ăn và rồi Ngài đã cầm bánh và rượu lập nên Bí Tích Thánh Thể. Bánh đã trở nên Mình Chúa và rượu đã trở nên Máu Chúa. Đây là Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Tình yêu.Bí Tích nuôi sống con người phần hồn phần xác. Quả thực, khi sống nơi trần gian, đến giờ chấp nhận ý định của Thiên Chúa Cha cứu độ con người, Chúa Giêsu trước khi về với Chúa Cha, Ngài không để lại cho nhân loại của cải, tiền bạc, Ngài không để lại gia tài kếch sù để con người chia chác cho nhau, nhưng Ngài đã để lại cho nhân loại của ăn không bao giờ hư mất, Ngài đã nuôi sống con người bằng chính thịt máu của Ngài. Ngài đã đem lại cho con người sự sống mới, sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời. Chúa lập Bí Tích Thánh Thể để giao hòa chúng ta với Thiên Chúa Cha, giữa chúng ta với Ngài. Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ mà nói :” Này là Mình Ta “. Bánh ấy đã trở nên chính thịt của Ngài. Thánh Thể là một lễ tế. Thánh Thể là một cuộc giao hòa. Nên, khi cầm chén rượu nho, tạ ơn Chúa Cha, trao cho các môn đệ và nói :” Này là chén Máu Ta, Máu giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được khỏi tội “. Rượu nho đã trở nên chính Máu của Chúa. Thật diệu kỳ, thật mầu nhiệm !
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa đã phong chức thánh cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục sứ mạng cứu thế của Chúa ở trần gian này. Ngài thiết lập chức linh mục thừa tác để các môn đệ cử hành thánh lễ và truyền phép. Chúa Giêsu quả thực đã quá yêu thương nhân loại, yêu thương con người. Ngài yêu thương con người, nên để lại cho nhân loại kho tàng quí giá là các Giám mục, các Linh mục để các Ngài thay mặt Chúa ban phát Bí tích cho con người. Do đó, người ta có thề tự hiểu, nếu không có các giám mục, các Linh mục sẽ không có thánh lễ và như thế, đâu có Bí tích Thánh Thể.
Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta một giới răn mới, giới luật yêu thương:” Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương chúng con “ hoặc :” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em yêu thương nhau “. Giới luật mới của Chúa Giêsu hoàn toàn trái ngược với luật của các luật sĩ, thượng tế và biệt phái, nhóm này quan niệm :” Ai thương mình thì thương, còn ai ghét mình thì mình ghét “. Chúa dạy con người : “ yêu thương cả kẻ thù “. Đây là luật bác ái, luật tình yêu. Chúa Giêsu đã sống, đã thực hành giới luật ấy một cách tuyệt đối :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).
Như vậy, Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, đã làm ba cử chỉ đẹp nhất, cao quí nhất là rửa chân cho các môn đệ, lập Bí tích Thánh Thể và ban giới luật mới, giới luật yêu thương. Thật lạ lùng, thật linh thánh và kỳ diệu, Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại kho tàng quí giá không người trần gian nào có thể có được, có thể để lại như Ngài…
Lạy Chúa, trong bữa Tiệc Ly trọng đại, trước ngày tự hiến thân chịu khổ hình, Đức Giêsu đã trối cho Hội Thánh một hy lễ mới muôn đời tồn tại làm bằng chứng tình thương của Người. Chiều nay, chúng con đến tham dự yến tiệc cực thánh, như lời Người truyền dạy, xin Chúa cho tất cả chúng con được tràn đầy tình yêu và sức sống viên mãn của Người “. ( Lời nguyện Nhập lễ Thánh Lễ Tiệc Ly ).
Vinh quang Thập giá
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:44 27/03/2013
THỨ SÁU TUẦN THÁNH :
Ga 18,1-19.42
VINH QUANG THẬP GIÁ
Thứ Sáu Tuần Thánh đối với chúng ta là một ngày thánh thiêng, một ngày chay trọng thể, để kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta chay kiêng cho tới tối Vọng Phục sinh và sau đó chúng ta vui mừng, mừng Chúa sống lại.
Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh đề cao vinh quang thập giá hơn là những đau khổ, những tủi nhục, những tang thương của sự thương khó. Hội Thánh kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu và sự sống lại của Ngài. “ Đức Kitô phải chịu thương khó đã để vào trong vinh quang “ ( Lc 24, 26 ). Thập giá và vinh quang đan quyện lấy nhau. Chúng ta chỉ có thể đón nhận mầu nhiệm Thập Giá và Vinh quang sống lại khải hoàn qua đức tin của chúng ta.
Hôm nay, thật sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không còn là một ngày ảm đạm sầu đau, nhưng ngày Chúa chịu chết lại là một ngày thật tốt đẹp, ngày cao cả bởi vì Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình cứu độ của Ngài :” Khi nào Ta được giương lên cao, đã sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Đây là cao điểm cuộc đời hiến dâng của Chúa cứu thế. Chúa Giêsu chết trên giá, cái chết của Ngài không phải là sự tang tóc theo kiểu suy nghĩ của người đời, Ngài chết theo ý Chúa Cha, Ngài chết để cứu độ con người, cứu chuộc loài người. Cái chết của Ngài có mục đích, có ý nghĩa thẳm sâu. Chúa chết vì yêu thương con người bởi nơi Thập giá chứa chan ơn cứu chuộc. Chúa chết thay cho tất cả mọi người, Ngài vô tội nhưng đã gánh tội lỗi cho chúng ta để cứu rỗi chúng ta. Ngài biết chúng ta cần Ngài, nhưng Ngài yêu thương chúng ta trước, cứu chuộc chúng ta trước khi chúng ta biết mình được hạnh phúc ấy.
Đồi Canvê là nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Tuy nhiên, chẳng khi nào chung ta hiểu thấu ý nghĩa cao sâu của việc Chúa hy sinh chết trên Thập giá, chẳng bao giờ chúng ta hiểu thấu tình thương vô biên của Chúa đối với chúng ta. Cuộc hành trình đức tin vẫn kéo dài. Cuộc lữ hành trần thế vẫn có những thử thách, những mong manh, những đau khổ, con người vẫn có nhièu lỗi phạm, chúng ta vẫn phản nghịch cùng Chúa và vẫn thích làm theo ý chúng ta. Chúa không muốn để chúng ta phải chết tuy chúng ta thật đáng tội chết. Chúa đã chết cho chúng ta được sống và sống dồi dào, sống tự do như Ngài đã nói :” Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ).
Do đó, chúng ta phải bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô. Từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống xấu xa để chúng ta được đẹp lòng Chúa. Chúng ta cũng phải thương yêu người đồng loại và đem Chúa cho họ.
Thứ Sáu Thánh, chúng ta hãy nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu :” Đây là cây thánh giá. Nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian “. Chúng ta hãy tự suy nghĩ và hồi tâm bởi đâu Chúa chịu chết như vậy ? Phải chăng do tội lỗi con người, do tội lỗi chúng ta mà Chúa chịu đau khổ và chịu chết thảm sầu trên thánh giá ? Chúng ta hãy thực lòng ăn năn thống hối để xin Chúa thứ tha và chúc lành.
Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng cho con một Chúa đổ máu đào trên thập giá để hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hóa và che chở đoàn con luôn mãi “. Amen. ( Lời nguyện đầu ngày Thứ Sáu Thánh “.
Ga 18,1-19.42
VINH QUANG THẬP GIÁ
Thứ Sáu Tuần Thánh đối với chúng ta là một ngày thánh thiêng, một ngày chay trọng thể, để kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu, chúng ta chay kiêng cho tới tối Vọng Phục sinh và sau đó chúng ta vui mừng, mừng Chúa sống lại.
Thứ Sáu Tuần Thánh, Hội Thánh đề cao vinh quang thập giá hơn là những đau khổ, những tủi nhục, những tang thương của sự thương khó. Hội Thánh kính nhớ cuộc thương khó của Chúa Giêsu và sự sống lại của Ngài. “ Đức Kitô phải chịu thương khó đã để vào trong vinh quang “ ( Lc 24, 26 ). Thập giá và vinh quang đan quyện lấy nhau. Chúng ta chỉ có thể đón nhận mầu nhiệm Thập Giá và Vinh quang sống lại khải hoàn qua đức tin của chúng ta.
Hôm nay, thật sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không còn là một ngày ảm đạm sầu đau, nhưng ngày Chúa chịu chết lại là một ngày thật tốt đẹp, ngày cao cả bởi vì Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình cứu độ của Ngài :” Khi nào Ta được giương lên cao, đã sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “. Đây là cao điểm cuộc đời hiến dâng của Chúa cứu thế. Chúa Giêsu chết trên giá, cái chết của Ngài không phải là sự tang tóc theo kiểu suy nghĩ của người đời, Ngài chết theo ý Chúa Cha, Ngài chết để cứu độ con người, cứu chuộc loài người. Cái chết của Ngài có mục đích, có ý nghĩa thẳm sâu. Chúa chết vì yêu thương con người bởi nơi Thập giá chứa chan ơn cứu chuộc. Chúa chết thay cho tất cả mọi người, Ngài vô tội nhưng đã gánh tội lỗi cho chúng ta để cứu rỗi chúng ta. Ngài biết chúng ta cần Ngài, nhưng Ngài yêu thương chúng ta trước, cứu chuộc chúng ta trước khi chúng ta biết mình được hạnh phúc ấy.
Đồi Canvê là nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Tuy nhiên, chẳng khi nào chung ta hiểu thấu ý nghĩa cao sâu của việc Chúa hy sinh chết trên Thập giá, chẳng bao giờ chúng ta hiểu thấu tình thương vô biên của Chúa đối với chúng ta. Cuộc hành trình đức tin vẫn kéo dài. Cuộc lữ hành trần thế vẫn có những thử thách, những mong manh, những đau khổ, con người vẫn có nhièu lỗi phạm, chúng ta vẫn phản nghịch cùng Chúa và vẫn thích làm theo ý chúng ta. Chúa không muốn để chúng ta phải chết tuy chúng ta thật đáng tội chết. Chúa đã chết cho chúng ta được sống và sống dồi dào, sống tự do như Ngài đã nói :” Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ).
Do đó, chúng ta phải bỏ con người cũ để mặc lấy Đức Kitô. Từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống xấu xa để chúng ta được đẹp lòng Chúa. Chúng ta cũng phải thương yêu người đồng loại và đem Chúa cho họ.
Thứ Sáu Thánh, chúng ta hãy nhìn lên Thập giá Chúa Giêsu :” Đây là cây thánh giá. Nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian “. Chúng ta hãy tự suy nghĩ và hồi tâm bởi đâu Chúa chịu chết như vậy ? Phải chăng do tội lỗi con người, do tội lỗi chúng ta mà Chúa chịu đau khổ và chịu chết thảm sầu trên thánh giá ? Chúng ta hãy thực lòng ăn năn thống hối để xin Chúa thứ tha và chúc lành.
Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con vô ngần, Chúa đã vui lòng cho con một Chúa đổ máu đào trên thập giá để hoàn thành mầu nhiệm Vượt Qua, đem lại ơn cứu độ cho loài người. Giờ đây, xin Chúa nhớ lại tình thương ấy mà thánh hóa và che chở đoàn con luôn mãi “. Amen. ( Lời nguyện đầu ngày Thứ Sáu Thánh “.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 27/03/2013
N2T |
26. Một người càng khắc chế tình cảm sai lệch của mình, thì càng có thể tiếp nhận sự cảm hóa và kêu gọi của Thiên Chúa, lại càng có thể tiến lên trên con đường thánh đức.> (Thánh Francis de Sales)
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Vọng Phục Sinh - Chúa đã sống lại
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:47 27/03/2013
THỨ BẢY VỌNG PHỤC SINH:
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT
VỌNG PHỤC SINH, LỄ ĐÊM, năm C
Lc 24, 1-12
Một biến cố đã làm đảo lộn tất cả. Bởi vì, ngay các tông đồ, các người phụ nữ trước đó vẫn chưa tin Chúa sống lại. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu rao giảng luôn tôn trọng sự tự do của con người. Ngài cho họ quyền nghi ngờ và phủ nhận Ngài. Tuy nhiên, trong những ngày lo âu, sợ sệt và hết sức hoang mang hồi hộp, một biến cố hay nói một cách siêu nhiên, mầu nhiệm Đức Giêsu đã ra khỏi mồ, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh làm đảo lộn mọi người : thế giới, các tông đồ, những người phụ nữ và làm đảo lộn tất cả…
Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của Thánh Gioan đã gợi lại cho thế giới, cho tất cả nhân loại và cho chúng ta một mầu nhiệm, chứ không tường thuật một câu chuyện. Các Thánh sử đã không mô tả việc Chúa Giêsu chỗi dậy và ra khỏi mồ thế nào. Các Ngài nói về một mầu nhiệm ( un mystère ). Điều này giúp chúng ta tin tưởng mãnh liệt vào việc Chúa sống lại,và đảm bảo cho nhân loại, cho chúng ta về chứng từ không thể sai lầm của các Tin Mừng. Giáo Hội đêm nay qua Phụng vụ gợi lại mầu nhiệm Phục sinh khi công bố Tin Mừng Phục sinh bên cây nến cháy sáng lung linh tượng trưng cho Đức Giêsu sống lại khải hoàn :” Ôi đêm thật hạnh phúc, chỉ mình ngươi đã được biết giờ này …”. Đức Giêsu đã phục sinh thật. Sống lại có nghĩa là không chết nữa. Sự sống lại của Đức Giêsu hoàn toàn khác với sự hồi sinh của con bà góa thành Naim, hay của Lazarô, bởi vì con bà góa thành Naim hay Lazarô được Chúa cho hồi sinh, sau đó sống thêm thời gian nữa ở trần gian và rồi cũng lại chết, không thể sống lại nữa. Đức Giêsu sống lại không bao giờ chết nữa, Ngài được đưa vào hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca đêm nay cho hay :” …Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ “ ( Lc 24, 3 ). Thánh Luca viết tiếp :” Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết “ ( Lc 24, 5 ). Đây là một bằng chứng từ trời cao do chính các thiên thần minh chứng cho các người phụ nữ.Rồi sự kiện mồ trống, những cuộc hiện ra với những người phụ nữ và sau đó chính Chúa trực tiếp hiện ra với nhóm mười hai. Các người phụ nữ từ tình trạng hoang mang, bất ngờ đã nhận ra Chúa phục sinh. Các bà đã hối hả loan báo cho các tông đồ. Việc các tông đồ cho rằng các phụ nữ là những người vớ vẩn, việc họ nói là chuyện đàn bà đến việc chính các Ngài đã tin và tuyên xưng nơi Chúa phục sinh là một mầu nhiệm đức tin thẳm sâu.
Thực tế, lời loan báo Tin Mừng của các tông đồ : Đức Giêsu đã phục sinh và đang hiện diện. Đây là cốt lỗi của Kéryma tiên khởi của các tông đồ. Các tông đồ khi đã xác tín và cảm nghiệm sâu xa về Chúa phục sinh.Các Ngài đã hiên ngang, bất khuất sống niềm tin ấy và nhiệt tâm bất khuất loan truyền Tin Mừng phục sinh cho mọi người bất chấp gian nan, ngay cả phải hy sinh chính mạng sống của mình.Tuy nhiên để tin như thế, các tông đồ cũng đã phải trải qua một thời gian giao động, hoang mang, xáo trộn, thất vọng, nghi nan và đơn giản là không tin.Cuối cùng chính các chứng từ và trực tiếp các tông đồ đã nhìn thấy Đấng phục sinh, nên họ đã tin và nhứt nhứt đã tin vào Chúa phục sinh để để rồi sống mầu nhiệm phục sinh một cách trọn vẹn.Các tông đồ đã tin, đã làm chứng và đã chết vì lời các Ngài rao giảng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết:” Bàn tay cứu độ của Chúa nâng đỡ chúng ta, và như thế, ngay từ bây giờ, chúng ta có thể hát vang bài ca của những người được cứu thoát, bài ca mới của những người đã sống lại: alléluia! Amen “.
Vâng sứ điệp Phục Sinh loan báo Đức Giêsu sống lại. Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn nhận ra Chúa như Phêrô khi nghe thánh Gioan nói :” Thầy đó “, Phêrô đã vội vã đi trên mặt biển mà đến với Chúa.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tin Mừng Phục Sinh nói cho chúng ta những gì ?
2.Hai người đàn ông mặc áo trắng là ai ?
3.Các tông đồ có tin Đức Giêsu Phục Sinh ngay không ?
4.Đức tin của các tông đồ phải trải qua những giai đoạn nào ?
5.Tại saoĐức Giêsu Phục Sinh lại gọi là một mầu nhiệm ?
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT
VỌNG PHỤC SINH, LỄ ĐÊM, năm C
Lc 24, 1-12
Một biến cố đã làm đảo lộn tất cả. Bởi vì, ngay các tông đồ, các người phụ nữ trước đó vẫn chưa tin Chúa sống lại. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu rao giảng luôn tôn trọng sự tự do của con người. Ngài cho họ quyền nghi ngờ và phủ nhận Ngài. Tuy nhiên, trong những ngày lo âu, sợ sệt và hết sức hoang mang hồi hộp, một biến cố hay nói một cách siêu nhiên, mầu nhiệm Đức Giêsu đã ra khỏi mồ, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh làm đảo lộn mọi người : thế giới, các tông đồ, những người phụ nữ và làm đảo lộn tất cả…
Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của Thánh Gioan đã gợi lại cho thế giới, cho tất cả nhân loại và cho chúng ta một mầu nhiệm, chứ không tường thuật một câu chuyện. Các Thánh sử đã không mô tả việc Chúa Giêsu chỗi dậy và ra khỏi mồ thế nào. Các Ngài nói về một mầu nhiệm ( un mystère ). Điều này giúp chúng ta tin tưởng mãnh liệt vào việc Chúa sống lại,và đảm bảo cho nhân loại, cho chúng ta về chứng từ không thể sai lầm của các Tin Mừng. Giáo Hội đêm nay qua Phụng vụ gợi lại mầu nhiệm Phục sinh khi công bố Tin Mừng Phục sinh bên cây nến cháy sáng lung linh tượng trưng cho Đức Giêsu sống lại khải hoàn :” Ôi đêm thật hạnh phúc, chỉ mình ngươi đã được biết giờ này …”. Đức Giêsu đã phục sinh thật. Sống lại có nghĩa là không chết nữa. Sự sống lại của Đức Giêsu hoàn toàn khác với sự hồi sinh của con bà góa thành Naim, hay của Lazarô, bởi vì con bà góa thành Naim hay Lazarô được Chúa cho hồi sinh, sau đó sống thêm thời gian nữa ở trần gian và rồi cũng lại chết, không thể sống lại nữa. Đức Giêsu sống lại không bao giờ chết nữa, Ngài được đưa vào hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca đêm nay cho hay :” …Họ còn đang phân vân, thì kìa hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ “ ( Lc 24, 3 ). Thánh Luca viết tiếp :” Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết “ ( Lc 24, 5 ). Đây là một bằng chứng từ trời cao do chính các thiên thần minh chứng cho các người phụ nữ.Rồi sự kiện mồ trống, những cuộc hiện ra với những người phụ nữ và sau đó chính Chúa trực tiếp hiện ra với nhóm mười hai. Các người phụ nữ từ tình trạng hoang mang, bất ngờ đã nhận ra Chúa phục sinh. Các bà đã hối hả loan báo cho các tông đồ. Việc các tông đồ cho rằng các phụ nữ là những người vớ vẩn, việc họ nói là chuyện đàn bà đến việc chính các Ngài đã tin và tuyên xưng nơi Chúa phục sinh là một mầu nhiệm đức tin thẳm sâu.
Thực tế, lời loan báo Tin Mừng của các tông đồ : Đức Giêsu đã phục sinh và đang hiện diện. Đây là cốt lỗi của Kéryma tiên khởi của các tông đồ. Các tông đồ khi đã xác tín và cảm nghiệm sâu xa về Chúa phục sinh.Các Ngài đã hiên ngang, bất khuất sống niềm tin ấy và nhiệt tâm bất khuất loan truyền Tin Mừng phục sinh cho mọi người bất chấp gian nan, ngay cả phải hy sinh chính mạng sống của mình.Tuy nhiên để tin như thế, các tông đồ cũng đã phải trải qua một thời gian giao động, hoang mang, xáo trộn, thất vọng, nghi nan và đơn giản là không tin.Cuối cùng chính các chứng từ và trực tiếp các tông đồ đã nhìn thấy Đấng phục sinh, nên họ đã tin và nhứt nhứt đã tin vào Chúa phục sinh để để rồi sống mầu nhiệm phục sinh một cách trọn vẹn.Các tông đồ đã tin, đã làm chứng và đã chết vì lời các Ngài rao giảng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết:” Bàn tay cứu độ của Chúa nâng đỡ chúng ta, và như thế, ngay từ bây giờ, chúng ta có thể hát vang bài ca của những người được cứu thoát, bài ca mới của những người đã sống lại: alléluia! Amen “.
Vâng sứ điệp Phục Sinh loan báo Đức Giêsu sống lại. Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong cuộc đời chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con mau mắn nhận ra Chúa như Phêrô khi nghe thánh Gioan nói :” Thầy đó “, Phêrô đã vội vã đi trên mặt biển mà đến với Chúa.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tin Mừng Phục Sinh nói cho chúng ta những gì ?
2.Hai người đàn ông mặc áo trắng là ai ?
3.Các tông đồ có tin Đức Giêsu Phục Sinh ngay không ?
4.Đức tin của các tông đồ phải trải qua những giai đoạn nào ?
5.Tại saoĐức Giêsu Phục Sinh lại gọi là một mầu nhiệm ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giải đáp phụng vụ: Việc lột bàn thờ ngày thứ Năm Tuần Thánh được qui định cho các bàn thờ nào?
Nguyễn Trọng Đa
17:59 27/03/2013
Giải đáp phụng vụ: Việc lột bàn thờ ngày thứ Năm Tuần Thánh được qui định cho các bàn thờ nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu việc lột bàn thờ sau thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh chỉ giới hạn cho các bàn thờ, mà Thánh Lễ này được cử hành không? Liệu các bàn thờ trong các nhà thờ và nhà nguyện (ví dụ, nhà nguyện trong đan viện, tu viện, bệnh viện, ...), nơi không có cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, có được lột không, và Mình Thánh Chúa được cất đi nơi khác không? - G. L., Madera, California, Mỹ.
Đáp: Lời chỉ dẫn trong thư luân lưu về cử hành các nghi thức Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, Paschalis Sollemnitatis, là khá ngắn gọn: “Sau thánh lễ, bàn thờ được lột sách. Mọi thánh giá trong nhà thờ cần được che phủ bằng một tấm màn màu đỏ hoặc tím, trừ khi các thánh giá này đã được che phủ vào ngày thứ Bảy trước Chủ nhật thứ Năm Mùa Chay. Cũng không thắp đèn trước tượng ảnh các thánh" (số 57).
Sách Lễ Rôma nói rõ hơn: "Tại một thời điểm thích hợp, bàn thờ được lột sạch, và nếu có thể được, các thánh giá được cất khỏi nhà thờ. Các thánh giá còn lại trong nhà thờ cần được che phủ".
Lời ngắn gọn này có lẽ là do các qui định giả thiết rằng chỉ có một bàn thờ trong nhà thờ. Không hề có lời nào nói về nhà nguyện bên cạnh hoặc nơi Thánh Lễ ngày thứ Năm Tuần Thánh không được cử hành.
Peter J. Elliott (hiện là Giám mục), dựa vào các tập tục trước đó, nói chi tiết về tập tục lột bàn thờ trong cuốn cẩm nang tuyệt vời của ngài "Nghi lễ của năm phụng vụ" (Ceremonies of the Liturgical Year)
Về “việc lột bàn thờ”, ngài viết: "Bắt đầu với bàn thờ chính, mọi bàn thờ trong nhà thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi. Bất kỳ thánh giá nào có thể được xách tay đều được cất đi khỏi nhà thờ. Các thánh giá khác cần được che phủ [ ...], trừ khi các thánh giá này đã được che phủ vào ngày thứ Bảy trước Chủ nhật thứ Năm Mùa Chay. Tính biểu tượng nghiêm túc này cần được mở rộng cho cả nhà thờ. Cho đến kinh Vinh danh (Gloria) trong Đêm Vọng Phục Sinh, không hề thắp nến hoặc đèn ở các nơi khác trong nhà thờ, vì vậy đèn hoặc đèn khấn nguyện không được thắp ở các đền thờ hoặc bàn thờ bên cạnh. Người phụ trách phòng thánh cất hết nước thánh ở các chậu nước thánh gần cửa nhà thờ".
Mặc dù không gì nói về việc xử lý ở các nhà nguyện và nhà thờ nhỏ, dường như chúng cũng đi theo một luận lý cơ bản như thế. Nhà tạm nên được để trống trước Thứ Năm Tuần Thánh, trừ khi cần lưu giữ Mình Thánh để cho bệnh nhân rước lễ. Các bàn thờ trong nhà nguyện và nhà thờ nhỏ nên được lột sạch, như đã nêu ở trên, sau khi Thánh Lễ được hoàn tất tại các địa điểm khác.
Nếu có Mình Thánh Chúa trong nhà tạm, đèn nhà tạm vẫn được thắp sáng.
Ở một số nơi, người ta thường khóa các nhà nguyện này lại, để các tín hữu tập trung chầu Thánh Thể trên bàn thờ có Mình Thánh.
Đây là điều được khuyên nên làm, chứ không phải là sự bắt buộc. Chữ đỏ của sách lễ về ngày thứ Năm Tuần Thánh nói rằng: "Nếu việc cử hành cuộc Khổ nạn của Chúa vào ngày thứ Sáu Tuần thánh không diễn ra trong cùng một nhà thờ, Thánh Lễ được kết thúc theo cách thông thường, và Mình Thánh Chúa được cất trong nhà tạm".
Phải thừa nhận rằng chữ đỏ này nói về một việc khác, nhưng việc chữ đỏ nói về việc đưa Mình Thánh trở về nhà tạm quen thuộc trong một nhà thờ, vốn vẫn được mở cửa cách hợp lý, dẫn chúng ta đi đến kết luận rằng luật không đòi hỏi cách nghiêm ngặt là phải đóng cửa một nhà nguyện, nơi mà Mình Thánh được lưu giữ trong các ngày thánh này. (Zenit.org 26-3-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu việc lột bàn thờ sau thánh lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh chỉ giới hạn cho các bàn thờ, mà Thánh Lễ này được cử hành không? Liệu các bàn thờ trong các nhà thờ và nhà nguyện (ví dụ, nhà nguyện trong đan viện, tu viện, bệnh viện, ...), nơi không có cử hành Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, có được lột không, và Mình Thánh Chúa được cất đi nơi khác không? - G. L., Madera, California, Mỹ.
Đáp: Lời chỉ dẫn trong thư luân lưu về cử hành các nghi thức Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, Paschalis Sollemnitatis, là khá ngắn gọn: “Sau thánh lễ, bàn thờ được lột sách. Mọi thánh giá trong nhà thờ cần được che phủ bằng một tấm màn màu đỏ hoặc tím, trừ khi các thánh giá này đã được che phủ vào ngày thứ Bảy trước Chủ nhật thứ Năm Mùa Chay. Cũng không thắp đèn trước tượng ảnh các thánh" (số 57).
Sách Lễ Rôma nói rõ hơn: "Tại một thời điểm thích hợp, bàn thờ được lột sạch, và nếu có thể được, các thánh giá được cất khỏi nhà thờ. Các thánh giá còn lại trong nhà thờ cần được che phủ".
Lời ngắn gọn này có lẽ là do các qui định giả thiết rằng chỉ có một bàn thờ trong nhà thờ. Không hề có lời nào nói về nhà nguyện bên cạnh hoặc nơi Thánh Lễ ngày thứ Năm Tuần Thánh không được cử hành.
Peter J. Elliott (hiện là Giám mục), dựa vào các tập tục trước đó, nói chi tiết về tập tục lột bàn thờ trong cuốn cẩm nang tuyệt vời của ngài "Nghi lễ của năm phụng vụ" (Ceremonies of the Liturgical Year)
Về “việc lột bàn thờ”, ngài viết: "Bắt đầu với bàn thờ chính, mọi bàn thờ trong nhà thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi. Bất kỳ thánh giá nào có thể được xách tay đều được cất đi khỏi nhà thờ. Các thánh giá khác cần được che phủ [ ...], trừ khi các thánh giá này đã được che phủ vào ngày thứ Bảy trước Chủ nhật thứ Năm Mùa Chay. Tính biểu tượng nghiêm túc này cần được mở rộng cho cả nhà thờ. Cho đến kinh Vinh danh (Gloria) trong Đêm Vọng Phục Sinh, không hề thắp nến hoặc đèn ở các nơi khác trong nhà thờ, vì vậy đèn hoặc đèn khấn nguyện không được thắp ở các đền thờ hoặc bàn thờ bên cạnh. Người phụ trách phòng thánh cất hết nước thánh ở các chậu nước thánh gần cửa nhà thờ".
Mặc dù không gì nói về việc xử lý ở các nhà nguyện và nhà thờ nhỏ, dường như chúng cũng đi theo một luận lý cơ bản như thế. Nhà tạm nên được để trống trước Thứ Năm Tuần Thánh, trừ khi cần lưu giữ Mình Thánh để cho bệnh nhân rước lễ. Các bàn thờ trong nhà nguyện và nhà thờ nhỏ nên được lột sạch, như đã nêu ở trên, sau khi Thánh Lễ được hoàn tất tại các địa điểm khác.
Nếu có Mình Thánh Chúa trong nhà tạm, đèn nhà tạm vẫn được thắp sáng.
Ở một số nơi, người ta thường khóa các nhà nguyện này lại, để các tín hữu tập trung chầu Thánh Thể trên bàn thờ có Mình Thánh.
Đây là điều được khuyên nên làm, chứ không phải là sự bắt buộc. Chữ đỏ của sách lễ về ngày thứ Năm Tuần Thánh nói rằng: "Nếu việc cử hành cuộc Khổ nạn của Chúa vào ngày thứ Sáu Tuần thánh không diễn ra trong cùng một nhà thờ, Thánh Lễ được kết thúc theo cách thông thường, và Mình Thánh Chúa được cất trong nhà tạm".
Phải thừa nhận rằng chữ đỏ này nói về một việc khác, nhưng việc chữ đỏ nói về việc đưa Mình Thánh trở về nhà tạm quen thuộc trong một nhà thờ, vốn vẫn được mở cửa cách hợp lý, dẫn chúng ta đi đến kết luận rằng luật không đòi hỏi cách nghiêm ngặt là phải đóng cửa một nhà nguyện, nơi mà Mình Thánh được lưu giữ trong các ngày thánh này. (Zenit.org 26-3-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Chúa Nhật Lễ Lá tại Giêrusalem
Đặng Tự Do
15:26 27/03/2013
Lúc 6h30 sáng ngày 24 tháng Ba năm 2013, tại nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Điạ Giêrusalem đã cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Anh chị em giáo dân và đoàn đồng tế đã đốt đèn cầy để đi rước lá chung quanh bàn thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna. Hàng ngàn người đã tham dự thánh lễ. Tuy nhiên phần lớn là khách hành hương.
Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương đã lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.
Năm ngoái binh lính Do Thái đếm được khoảng 15,000 người tham dự cuộc rước này. Năm nay con số lên đến 35,000 người.
Từ núi Ôliu về đến Cổ Thành Giêrusalem, đoàn rước đi trong hơn một giờ đồng hồ. Đức Thượng Phụ Fouad Twal và Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem đi sau cùng chung với đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Đến cửa thành Thánh Stêphanô, người Do Thái gọi là cửa Sư Tử, là một trong 7 cửa thành của Cổ Thành Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal hướng dẫn mọi người vào cầu nguyện bên trong nhà thờ Thánh Anna. Trong khi đó, anh chị em tín hữu Kitô thuộc các hệ Phái Tin Lành tập trung tại hồ Bethesda nơi Chúa đã từng chữa cho người mù được thấy.
Binh lính Do Thái đứng dày đặc chung quanh khu vực vì Tuần Thánh của Giáo Hội Công Giáo diễn ra đúng vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Anh chị em tín hữu Chính Thống Giáo sẽ cử hành Lễ Lá vào ngày 28 tháng Tư và mừng Lễ Phục Sinh ngày 5 tháng Năm.
Giêrusalem là thành phố được Vua Đavít xây dựng hơn 3000 năm về trước làm Kinh Thành của mình. Nơi đây, một thời cũng đã có những đền thờ nguy nga do Vua Sôlomon và Vua Hêrôđê dựng lên. Đền thờ do Vua Sôlomon dựng lên là một trong 10 kỳ quan thế giới cổ. Những đền thờ Do Thái ngày xưa đã đổ nát và ngày nay chỉ còn dấu tích là bức tường than khóc trong khu vực cổ thành nơi hiện có 35,000 dân trong đó hơn ba phần tư là người Hồi Giáo, người Kitô Giáo chỉ chiếm 6000 và người Do Thái Giáo chỉ có chưa đến 2,500 người.
Trong khu vực Jerusalem, Bethlehem và Ramallah có khoảng 50,000 tín hữu Kitô là một con số rất nhỏ so với cộng đồng Hồi Giáo tại đây.
Bethlehem và Ramallah là những khu vực thuộc lãnh thổ Palestine. Anh chị em giáo dân Công Giáo tại đây muốn tham dự thánh lễ tại Giêrusalem phải xin phép nhà chức trách quân sự Do Thái. Phát ngôn viên Palestine lên tiếng phàn nàn là năm nay 60% đơn xin dự lễ tại Giêrusalem đã bị bác bỏ.
Chính vì thế, cha Pierbattista Pizzaballa, trưởng đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ đã cử hành Lễ Lá tại nhà thờ Hiện Ra ở đồi Canvê vào chiều tối thứ Bẩy 23 và một thánh lễ sáng Chúa Nhật tại nhà thờ Giáng Sinh tại Bethlehem.
Anh chị em giáo dân và đoàn đồng tế đã đốt đèn cầy để đi rước lá chung quanh bàn thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna. Hàng ngàn người đã tham dự thánh lễ. Tuy nhiên phần lớn là khách hành hương.
Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương đã lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.
Năm ngoái binh lính Do Thái đếm được khoảng 15,000 người tham dự cuộc rước này. Năm nay con số lên đến 35,000 người.
Từ núi Ôliu về đến Cổ Thành Giêrusalem, đoàn rước đi trong hơn một giờ đồng hồ. Đức Thượng Phụ Fouad Twal và Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Lazzarotto là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem đi sau cùng chung với đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Đến cửa thành Thánh Stêphanô, người Do Thái gọi là cửa Sư Tử, là một trong 7 cửa thành của Cổ Thành Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Fouad Twal hướng dẫn mọi người vào cầu nguyện bên trong nhà thờ Thánh Anna. Trong khi đó, anh chị em tín hữu Kitô thuộc các hệ Phái Tin Lành tập trung tại hồ Bethesda nơi Chúa đã từng chữa cho người mù được thấy.
Binh lính Do Thái đứng dày đặc chung quanh khu vực vì Tuần Thánh của Giáo Hội Công Giáo diễn ra đúng vào dịp Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Anh chị em tín hữu Chính Thống Giáo sẽ cử hành Lễ Lá vào ngày 28 tháng Tư và mừng Lễ Phục Sinh ngày 5 tháng Năm.
Giêrusalem là thành phố được Vua Đavít xây dựng hơn 3000 năm về trước làm Kinh Thành của mình. Nơi đây, một thời cũng đã có những đền thờ nguy nga do Vua Sôlomon và Vua Hêrôđê dựng lên. Đền thờ do Vua Sôlomon dựng lên là một trong 10 kỳ quan thế giới cổ. Những đền thờ Do Thái ngày xưa đã đổ nát và ngày nay chỉ còn dấu tích là bức tường than khóc trong khu vực cổ thành nơi hiện có 35,000 dân trong đó hơn ba phần tư là người Hồi Giáo, người Kitô Giáo chỉ chiếm 6000 và người Do Thái Giáo chỉ có chưa đến 2,500 người.
Trong khu vực Jerusalem, Bethlehem và Ramallah có khoảng 50,000 tín hữu Kitô là một con số rất nhỏ so với cộng đồng Hồi Giáo tại đây.
Bethlehem và Ramallah là những khu vực thuộc lãnh thổ Palestine. Anh chị em giáo dân Công Giáo tại đây muốn tham dự thánh lễ tại Giêrusalem phải xin phép nhà chức trách quân sự Do Thái. Phát ngôn viên Palestine lên tiếng phàn nàn là năm nay 60% đơn xin dự lễ tại Giêrusalem đã bị bác bỏ.
Chính vì thế, cha Pierbattista Pizzaballa, trưởng đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ đã cử hành Lễ Lá tại nhà thờ Hiện Ra ở đồi Canvê vào chiều tối thứ Bẩy 23 và một thánh lễ sáng Chúa Nhật tại nhà thờ Giáng Sinh tại Bethlehem.
3. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tiếp tục trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:08 27/03/2013
Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác nhận với bà là sẽ đến Rio de Janeiro vào hạ tuần tháng 7 năm nay và có ý định viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Aparecida của Brazil.
Bà Rousseff đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tại Vatican hôm 20 tháng 3, nhân dịp bà hướng dẫn phái đoàn chính phủ Brazil về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài.
Hôm Chúa Nhật 24 tháng Ba, trong bài giảng thánh lễ Lễ Lá tại Vatican, Đức Thánh Cha cũng hẹn với các bạn trẻ là sẽ gặp lại họ tại Rio de Janeiro và ngài kêu gọi họ hãy chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của mình cho biến cố này. Ngài nói:
“Các con thân mến, Cha cũng cất bước trên cuộc hành trình với các con, từ hôm nay, theo bước chân của Chân phước Gioan Phaolô II và của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Chúng ta đã gần đến giai đoạn tiếp theo của cuộc đại hành hương Thánh Giá của Chúa Kitô. Cha hân hoan mong đợi tháng Bảy sắp tới tại Rio de Janeiro! Cha sẽ nhìn thấy các con trong kinh thành vĩ đại này của Brazil! Hãy chuẩn bị tốt – trên tất cả là chuẩn bị về mặt siêu nhiên - trong các cộng đoàn của các con, để cuộc tụ họp của chúng ta tại Rio có thể là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới”
Tháng Tư tới đây, một phái đoàn của Tòa Thánh, sẽ đến Rio để xác định các chi tiết trong chương trình. Báo chí cho biết ban tổ chức địa phương đề nghị Đức Giáo Hoàng viếng thăm một khu xóm nghèo, và tượng Chúa Cứu Thể trên đồi Corcovado cao 710 mét, hoặc một nhà thương Công Giáo giúp cai nghiện ma túy.
Bà Rousseff đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tại Vatican hôm 20 tháng 3, nhân dịp bà hướng dẫn phái đoàn chính phủ Brazil về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài.
Hôm Chúa Nhật 24 tháng Ba, trong bài giảng thánh lễ Lễ Lá tại Vatican, Đức Thánh Cha cũng hẹn với các bạn trẻ là sẽ gặp lại họ tại Rio de Janeiro và ngài kêu gọi họ hãy chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của mình cho biến cố này. Ngài nói:
“Các con thân mến, Cha cũng cất bước trên cuộc hành trình với các con, từ hôm nay, theo bước chân của Chân phước Gioan Phaolô II và của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16. Chúng ta đã gần đến giai đoạn tiếp theo của cuộc đại hành hương Thánh Giá của Chúa Kitô. Cha hân hoan mong đợi tháng Bảy sắp tới tại Rio de Janeiro! Cha sẽ nhìn thấy các con trong kinh thành vĩ đại này của Brazil! Hãy chuẩn bị tốt – trên tất cả là chuẩn bị về mặt siêu nhiên - trong các cộng đoàn của các con, để cuộc tụ họp của chúng ta tại Rio có thể là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới”
Tháng Tư tới đây, một phái đoàn của Tòa Thánh, sẽ đến Rio để xác định các chi tiết trong chương trình. Báo chí cho biết ban tổ chức địa phương đề nghị Đức Giáo Hoàng viếng thăm một khu xóm nghèo, và tượng Chúa Cứu Thể trên đồi Corcovado cao 710 mét, hoặc một nhà thương Công Giáo giúp cai nghiện ma túy.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
16:19 27/03/2013
VATICAN. Sáng ngày 22-3-2013, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh đến chúc mừng ngài. Ngài mời gọi các dân nước tham gia cuộc chiến đấu chống nghèo đói vật chất cũng như tinh thần; xây dựng hòa bình và bắc những nhịp cầu giữa con người và các dân tộc.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có các đại diện của 179 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Tân niên trưởng ngoại giao đoàn là Đại sứ Jean Claude Michel của tiểu vương quốc Monaco, đã đại diện mọi người chúc mừng ĐTC. Lên tiếng trong dịp này, ngài nói:
Quí vị Đại Sứ, quí bà và quí ông!
Tôi chân thành cám ơn vị niên trưởng của quí vị, Đại Sứ Jean Claude Michel vì những lời tốt đẹp ông đã bày tỏ với tôi nhân danh tất cả mọi người và tôi vui mừng đón tiếp quí vị trong buổi trao đổi lời chào này, đơn sơ nhưng đồng thời cũng nồng nhiệt, muốn là một vòng tay tinh thần của Giáo Hoàng đón nhận toàn thế giới. Thực vậy, qua quí vị, tôi được gặp các dân tộc của quí vị, và như thế, có thể nói, tôi đi đến với mỗi người đồng hương của quí vị, với những vui mừng, thảm trạng, những mong đợi và ước muốn của họ”.
”Sự hiện diện đông đảo của quí vị cũng là một dấu chỉ cho thấy quan hệ của đất nước quí vị với Tòa Thánh thật là phong phú, và thực là một cơ hội phúc lợi cho nhân loại. Thực vậy, điều mà Tòa Thánh vẫn đặc biệt quan tâm đó là thiện ích của mỗi người trên trái đất này! Và chính với ý thức đó mà Giám Mục Roma bắt đầu sứ vụ của mình, biết rõ ràng mình có thể cậy dựa vào tình bạn và lòng quí mến của các quốc gia mà quí vị đại diện, và với xác tín rằng quí vị cũng chia sẻ chủ ý đó. Đồng thời tôi hy vọng đây cũng là cơ hội để bắt đầu một hành trình với những nước chưa có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, một vài nước đã hiện diện tại thánh lễ khai mạc sứ vụ của tôi hoặc đã gửi sứ điệp như một cử chỉ gần gũi. Tôi chân thành cám ơn các nước ấy”.
”Như quí vị biết, có những lý do khác nhau khiến tôi chọn tên của tôi khi nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi, một nhân vật được biết đến nhiều, vượt ra ngoài ranh giới của Italia và Âu Châu và cả nơi những người không tuyên xưng đức tin Công Giáo. Một trong những lý do đầu tiên là lòng yêu mến của thánh Phanxicô đối với người nghèo. Vẫn còn bao nhiêu người nghèo trên thế giới này! Và bao nhiêu đau khổ mà những người ấy gặp phải! Theo gương thánh Phanxicô Assisi, Giáo Hội vẫn luôn tìm cách chăm sóc, gìn giữ những người đang khổ vì nghèo túng ở mọi góc trên trái đất, và tôi nghĩ rằng tại nhiều quốc gia của quí vị, quí vị có thể nhận thấy hoạt động quảng đại của các tín hữu Kitô đang xả thân để giúp đỡ các bệnh nhân, cô nhi, những người vô gia cư và tất cả những người bị gạt ra ngoài lề, và qua đó họ đang làm việc để xây dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn”.
”Nhưng cũng có một thứ nghèo đói khác! Đó là sự nghèo đói tinh thần của thời đại ngày nay, liên quan trầm trọng tới cả những nước được coi là giầu có. Đó là điều mà vị Tiền Nhiệm của tôi, Đức Biển Đức 16 quí mến và đáng kính, vẫn gọi là ”chế độ độc tài của chủ thuyết duy tương đối”, khiến cho mỗi người trở thành tiêu chuẩn của chính mình và gây nguy hiểm cho sự sống chung giữa con người với nhau. Và thế là tôi tiến đến lý do thứ hai của việc chọn tên tôi. Thánh Phanxicô Assisi nói với chúng ta: ”Các bạn hãy làm việc để xây dựng hòa bình! Nhưng không có hòa bình đích thực nếu không có chân lý! Không thể có hòa bình thực sự nếu mỗi người là tiêu chuẩn cho chính mình, nếu mỗi người có thể luôn luôn chỉ đòi hỏi quyền của mình, mà không đồng thời quan tâm đến thiện ích của người khác, của tất cả mọi người, bắt đầu từ bản tính mà mỗi người trên trái đất này đều có chung.
Một trong những tước hiệu của Giám Mục Roma là Pontefice, nghĩa là người bắc cầu, với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Tôi mong ước rằng cuộc đối thoại giữa chúng ta giúp bắc những nhịp cầu giữa mọi người, nhờ đó mỗi người có thể tìm thấy nơi tha nhân không phải một kẻ thù, không phải như người cạnh tranh, nhưng như một người anh em cần được đón tiếp và ôm chào! Và rồi chính lai lịch của tôi cũng thúc đẩy tôi làm việc để bắc cầu. Thực vậy, như quí vị đã biết, gia đình tôi gốc Italia, và như thế trong tôi luôn có một cuộc đối thoại sinh động ấy giữa các nơi chốn và các nền văn hóa ở xa nhau, giữa một nơi xa xăm trên thế giới với nơi khác, nhưng ngày càng gần gũi nhau, lệ thuộc nhau, cần được gặp nhau và kiến tạo những không gian thực sự cho tình huynh đệ chân chính.
Trong hoạt động này, vai trò của tôn giáo cũng có đặc tính cơ bản. Thực vậy ta không thể kiến tạo những nhịp cầu giữa con người mới nhau mà lại quên lãng Thiên Chúa. Nhưng điều trái ngược lại cũng có giá trị: ta không thể sống những liên hệ đích thực với Thiên Chúa mà lại cố tình không biết đến tha nhân. Vì thế, điều quan trọng là tăng cường đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau, tôi nghĩ đến trước tiên là Hồi giáo và tôi rất đánh giá cao sự hiện diện của bao nhiêu vị lãnh đạo dân sự và tôn giáo trong thế giới Hồi giáo tại thánh lễ khai mạc sứ vụ của tôi. Và một điều cũng quan trọng đó là tăng cường cuộc trao đổi với những người không tín ngưỡng, để không bao giờ có sự trổi vượt của những dị biệt gây chia rẽ và tổn thương, nhưng chính trong sự khác biệt, có sự chiến thắng của ước muốn thiết lập những mối liên hệ thân hữu đích thực giữa mọi dân tộc.
Chiến đấu chống nghèo đói vật chất cũng như tinh thần; xây dựng hòa bình và bắc những nhịp cầu. Đó là những điểm tham chiếu của một hành trình mà tôi muốn mời gọi mỗi quốc gia mà quí vị đại diện tham gia vào. Đó là một hành trình khó khăn nếu chúng ta không học cách ngày càng yêu mến trái đất chúng ta. Cả trong trường hợp này, tôi cũng cảm thấy được trợ lực khi nghĩ đến tên thánh Phanxicô, Đấng đã dạy phải tôn trọng sâu xa đối với toàn thể công trình tạo dựng, bảo tồn môi sinh của chúng ta, mà đáng tiếc là quá nhiều khi chúng ta không sử dụng cho thiện ích, và chỉ khai thác một cách ham hố gây hại cho nhau.
Quí vị đại sứ, quí bà quí ông thân mến,
Một lần nữa xin cám ơn vì công việc mà quí vị đang thực hiện, cùng với Phủ Quốc vụ khanh, để xây dựng hòa bình và bắc những nhịp cầu thân hữu và huynh đệ. Qua quí vị, tôi muốn lập lại lời cám ơn các chính phủ của quí vị vì đã tham dự các buổi lễ nhân dịp tôi được bầu, với mong ước có một hoạt động chung nhiều thành quả. Xin Chúa Toàn Năng đổ tràn hồng ân trên mỗi người trong quí vị, gia đình quí vị và các dân tộc mà quí vị đại diện. Xin cám ơn!
Sau bài diễn văn ngắn trên đây, ĐTC đã dành cả tiếng đồng hồ đứng bắt tay các vị đại sứ và phu nhân hoặc phu quân của họ.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến có các đại diện của 179 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Tân niên trưởng ngoại giao đoàn là Đại sứ Jean Claude Michel của tiểu vương quốc Monaco, đã đại diện mọi người chúc mừng ĐTC. Lên tiếng trong dịp này, ngài nói:
Quí vị Đại Sứ, quí bà và quí ông!
Tôi chân thành cám ơn vị niên trưởng của quí vị, Đại Sứ Jean Claude Michel vì những lời tốt đẹp ông đã bày tỏ với tôi nhân danh tất cả mọi người và tôi vui mừng đón tiếp quí vị trong buổi trao đổi lời chào này, đơn sơ nhưng đồng thời cũng nồng nhiệt, muốn là một vòng tay tinh thần của Giáo Hoàng đón nhận toàn thế giới. Thực vậy, qua quí vị, tôi được gặp các dân tộc của quí vị, và như thế, có thể nói, tôi đi đến với mỗi người đồng hương của quí vị, với những vui mừng, thảm trạng, những mong đợi và ước muốn của họ”.
”Sự hiện diện đông đảo của quí vị cũng là một dấu chỉ cho thấy quan hệ của đất nước quí vị với Tòa Thánh thật là phong phú, và thực là một cơ hội phúc lợi cho nhân loại. Thực vậy, điều mà Tòa Thánh vẫn đặc biệt quan tâm đó là thiện ích của mỗi người trên trái đất này! Và chính với ý thức đó mà Giám Mục Roma bắt đầu sứ vụ của mình, biết rõ ràng mình có thể cậy dựa vào tình bạn và lòng quí mến của các quốc gia mà quí vị đại diện, và với xác tín rằng quí vị cũng chia sẻ chủ ý đó. Đồng thời tôi hy vọng đây cũng là cơ hội để bắt đầu một hành trình với những nước chưa có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, một vài nước đã hiện diện tại thánh lễ khai mạc sứ vụ của tôi hoặc đã gửi sứ điệp như một cử chỉ gần gũi. Tôi chân thành cám ơn các nước ấy”.
”Như quí vị biết, có những lý do khác nhau khiến tôi chọn tên của tôi khi nghĩ đến thánh Phanxicô Assisi, một nhân vật được biết đến nhiều, vượt ra ngoài ranh giới của Italia và Âu Châu và cả nơi những người không tuyên xưng đức tin Công Giáo. Một trong những lý do đầu tiên là lòng yêu mến của thánh Phanxicô đối với người nghèo. Vẫn còn bao nhiêu người nghèo trên thế giới này! Và bao nhiêu đau khổ mà những người ấy gặp phải! Theo gương thánh Phanxicô Assisi, Giáo Hội vẫn luôn tìm cách chăm sóc, gìn giữ những người đang khổ vì nghèo túng ở mọi góc trên trái đất, và tôi nghĩ rằng tại nhiều quốc gia của quí vị, quí vị có thể nhận thấy hoạt động quảng đại của các tín hữu Kitô đang xả thân để giúp đỡ các bệnh nhân, cô nhi, những người vô gia cư và tất cả những người bị gạt ra ngoài lề, và qua đó họ đang làm việc để xây dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn”.
”Nhưng cũng có một thứ nghèo đói khác! Đó là sự nghèo đói tinh thần của thời đại ngày nay, liên quan trầm trọng tới cả những nước được coi là giầu có. Đó là điều mà vị Tiền Nhiệm của tôi, Đức Biển Đức 16 quí mến và đáng kính, vẫn gọi là ”chế độ độc tài của chủ thuyết duy tương đối”, khiến cho mỗi người trở thành tiêu chuẩn của chính mình và gây nguy hiểm cho sự sống chung giữa con người với nhau. Và thế là tôi tiến đến lý do thứ hai của việc chọn tên tôi. Thánh Phanxicô Assisi nói với chúng ta: ”Các bạn hãy làm việc để xây dựng hòa bình! Nhưng không có hòa bình đích thực nếu không có chân lý! Không thể có hòa bình thực sự nếu mỗi người là tiêu chuẩn cho chính mình, nếu mỗi người có thể luôn luôn chỉ đòi hỏi quyền của mình, mà không đồng thời quan tâm đến thiện ích của người khác, của tất cả mọi người, bắt đầu từ bản tính mà mỗi người trên trái đất này đều có chung.
Một trong những tước hiệu của Giám Mục Roma là Pontefice, nghĩa là người bắc cầu, với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Tôi mong ước rằng cuộc đối thoại giữa chúng ta giúp bắc những nhịp cầu giữa mọi người, nhờ đó mỗi người có thể tìm thấy nơi tha nhân không phải một kẻ thù, không phải như người cạnh tranh, nhưng như một người anh em cần được đón tiếp và ôm chào! Và rồi chính lai lịch của tôi cũng thúc đẩy tôi làm việc để bắc cầu. Thực vậy, như quí vị đã biết, gia đình tôi gốc Italia, và như thế trong tôi luôn có một cuộc đối thoại sinh động ấy giữa các nơi chốn và các nền văn hóa ở xa nhau, giữa một nơi xa xăm trên thế giới với nơi khác, nhưng ngày càng gần gũi nhau, lệ thuộc nhau, cần được gặp nhau và kiến tạo những không gian thực sự cho tình huynh đệ chân chính.
Trong hoạt động này, vai trò của tôn giáo cũng có đặc tính cơ bản. Thực vậy ta không thể kiến tạo những nhịp cầu giữa con người mới nhau mà lại quên lãng Thiên Chúa. Nhưng điều trái ngược lại cũng có giá trị: ta không thể sống những liên hệ đích thực với Thiên Chúa mà lại cố tình không biết đến tha nhân. Vì thế, điều quan trọng là tăng cường đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau, tôi nghĩ đến trước tiên là Hồi giáo và tôi rất đánh giá cao sự hiện diện của bao nhiêu vị lãnh đạo dân sự và tôn giáo trong thế giới Hồi giáo tại thánh lễ khai mạc sứ vụ của tôi. Và một điều cũng quan trọng đó là tăng cường cuộc trao đổi với những người không tín ngưỡng, để không bao giờ có sự trổi vượt của những dị biệt gây chia rẽ và tổn thương, nhưng chính trong sự khác biệt, có sự chiến thắng của ước muốn thiết lập những mối liên hệ thân hữu đích thực giữa mọi dân tộc.
Chiến đấu chống nghèo đói vật chất cũng như tinh thần; xây dựng hòa bình và bắc những nhịp cầu. Đó là những điểm tham chiếu của một hành trình mà tôi muốn mời gọi mỗi quốc gia mà quí vị đại diện tham gia vào. Đó là một hành trình khó khăn nếu chúng ta không học cách ngày càng yêu mến trái đất chúng ta. Cả trong trường hợp này, tôi cũng cảm thấy được trợ lực khi nghĩ đến tên thánh Phanxicô, Đấng đã dạy phải tôn trọng sâu xa đối với toàn thể công trình tạo dựng, bảo tồn môi sinh của chúng ta, mà đáng tiếc là quá nhiều khi chúng ta không sử dụng cho thiện ích, và chỉ khai thác một cách ham hố gây hại cho nhau.
Quí vị đại sứ, quí bà quí ông thân mến,
Một lần nữa xin cám ơn vì công việc mà quí vị đang thực hiện, cùng với Phủ Quốc vụ khanh, để xây dựng hòa bình và bắc những nhịp cầu thân hữu và huynh đệ. Qua quí vị, tôi muốn lập lại lời cám ơn các chính phủ của quí vị vì đã tham dự các buổi lễ nhân dịp tôi được bầu, với mong ước có một hoạt động chung nhiều thành quả. Xin Chúa Toàn Năng đổ tràn hồng ân trên mỗi người trong quí vị, gia đình quí vị và các dân tộc mà quí vị đại diện. Xin cám ơn!
Sau bài diễn văn ngắn trên đây, ĐTC đã dành cả tiếng đồng hồ đứng bắt tay các vị đại sứ và phu nhân hoặc phu quân của họ.
Đức Giáo Hoàng gặp nhà tranh đấu cho nhân quyền Adolfo Perez Esquivel
Đặng Tự Do
16:19 27/03/2013
Hôm 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cuộc họp ngắn với nhà tranh đấu cho nhân quyền người Á Căn Đình ông Adolfo Perez Esquivel, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1980. Adolfo Perez Esquivel, đến Rôma để chúc mừng Đức Giáo Hoàng và thể hiện sự ủng hộ của mình.
Ông Adolfo Perez Esquivel khẳng định với giới truyền thông tại Rôma rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hồi ấy là Đức Hồng Y Bergoglio đã không hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào với nhà độc tài Jorge Rafael Videla, người đã cai trị Á Căn Đình trong những năm của thập niên 70 và 80.
Ông Adolfo Perez Esquivel khẳng định với giới truyền thông tại Rôma rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hồi ấy là Đức Hồng Y Bergoglio đã không hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào với nhà độc tài Jorge Rafael Videla, người đã cai trị Á Căn Đình trong những năm của thập niên 70 và 80.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Lễ Lá đầu tiên: 24-3-2015
LM. Trần Đức Anh OP
16:20 27/03/2013
VATICAN. 250 ngàn tín hữu đã tham dự Lễ Lá đầu tiên do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng chúa nhật 24-3-2013. Ngài kêu gọi các tín hữu vượt thắng sầu muộn và hẹn gặp các bạn trẻ tại Ngày Quốc Tế giới trẻ vào tháng 7 năm nay tại Rio de Janeiro, Brazil.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá tiếp đó: đi đầu là Thánh Giá nến cao, 400 bạn trẻ cầm các ngành ôliu, rồi đến đoàn 100 giám chức và LM, 50 Giám Mục và 30 Hồng Y. Hai Hồng Y phó tế phụ giúp ĐTC là ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, và ĐHY Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, và 4 HY, Giám Mục đồng tế.
Các vị cũng như ĐTC cầm những cành lá được kết lại rất nghệ thuật, đi rước tiến lên bàn thờ trên thềm của Đền thờ, trong khi 2 ca đoàn gồm gần 300 người đảm nhận phần thánh ca.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng sau bài thương khó do 3 phó tế công bố, ĐTC đã lần lượt quảng diễn 3 ý tưởng chính: niềm vui, thập giá và người trẻ. Ngài nói:
1. Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Đám đông các tín hữu hân hoan tháp tùng ngài, họ trải áo choàng trước Ngài, người ta nói về những việc lạ lùng Ngài đã thực hiện, một tiếng kêu ngợi khen trổi lên: ”Chúc tụng đến đang đến, là vua, nhân danh Chúa. Hòa bình trên trời và vinh danh trên các tầng trời cao” (Lc 19,38).
Đám đông, hân hoan, ngợi khen, chúc tụng, an bình: đó là một bầu không khí vui mừng mà ta cảm nghiệm. Chúa Giêsu đã thức tỉnh trong tâm hồn bao nhiêu hy vọng nhất là nơi những người khiêm hạ, đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên, những người không đáng kể gì trước mắt thế giới. Ngài đã biết cảm thông những lầm than của con người, đã tỏ khuôn mặt từ bi của Thiên Chúa, đã cúi mình chữa lành xác hồn.
Đó là Chúa Giêsu. Đó là con tim của Ngài nhìn đến tất cả chúng ta, nhìn những bệnh tật của chúng ta, tội lỗi của chúng ta. Đó là tình thương lớn lao của Chúa Giêsu. Và thế là ngài đi vào thành Jerusalem với tình thương ấy, và nhìn tất cả chúng ta. Đó là một cảnh tượng thật đẹp: đầy ánh sáng, ánh sáng tình thương của Chúa Giêsu, của trái tim Ngài, đầy vui mừng và hân hoan như ngày lễ hội.
Đầu thánh lễ, chúng ta cũng lập lại điều đó. Chúng ta đã vẫy các cành lá. Cả chúng ta cũng đón tiếp Chúa Giêsu: cả chúng ta cũng bày tỏ niềm vui được tháp tùng Ngài, biết Ngài gần kề, hiện diện trong và giữa chúng ta, như một người bạn, một người anh, và cũng như một vị vua, nghĩa là như ngọn đèn pha sáng ngời trong đời sống chúng ta. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã hạ mình đồng hành với chúng ta. Ở đây Ngài soi sáng cho chúng ta trên đường đi. Và đó là lời đầu tiên mà tôi muốn nói với anh chị em: đó là vui mừng! Anh chị em đừng bao giờ là những người nam nữ buồn sầu: một Kitô hữu không bao giờ có thể như vậy! Anh chị em đừng bao giờ để cho nản chí thất vọng chiếm đoạt! Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui phát sinh từ sự sở hữu bao nhiêu của cải, nhưng nảy sinh từ cuộc gặp gỡ một Nhân Vật là Chúa Giêsu, từ sự biết rằng với Ngài, không bao giờ chúng ta lẻ loi, cả trong những lúc khó khăn, cả khi đường đời chúng ta gặp phải những vấn đề và chướng ngại có vẻ không thể vượt qua nổi, và có bao nhiêu chướng ngại như thế! Và trong lúc này kẻ thù đến, ma quỉ đến, bao nhiêu lần nó đội lốt thiên thần, tinh quái nói với chúng ta những lời của nó. Anh chị em đừng nghe nó! Chúng ta hãy theo Chúa Giêsu! Chúng ta tháp tùng, theo Chúa Giêsu, nhưng nhất là chúng ta biết rằng Ngài tháp tùng chúng ta và vác chúng ta lên vai: đây chính là niềm vui của chúng ta, niềm hy vọng mà chúng ta phải mang vào thế giới này. Và xin anh chị em đừng để lấy mất niềm hy vọng! Đừng để niềm hy vọng bị đánh cắp! Niềm hy vọng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
2. Lời thứ hai. Tại sao Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, hay đúng hơn: Chúa Giêsu vào thành Jerusalem như thế nào? Đám đông dân chúng hoan hô Ngài như vị Vua. Và Ngài không chống lại, không bảo họ im đi (Xc Lc 19,39-40). Nhưng Chúa Giêsu là loại Vua nào? Chúng ta hãy nhìn Ngài: Ngài cưỡi một con lừa con, không có đoàn tùy tùng đi theo, không có một binh đoàn biểu tượng quyền lực. Những kẻ đón tiếp Ngài là những người dân khiêm hạ, đơn sơ, những người có cảm thức nhìn thấy nơi Chúa Giêsu một cái gì hơn nữa, họ có cảm thức đức tin, thấy rằng: Vị này là Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu không vào Thành Thánh để nhận vinh dự dành cho các vua trần thế, cho kẻ có quyền bính, cho kẻ thống trị; Ngài vào thành để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm, như Isaia đã báo trước trong Bài đọc thứ I (Xc Is 50,6); Ngài vào để chịu mão gai, một cái gậy, một áo choàng đỏ, vương quyền của Ngài là đối tượng cho sự nhạo cười; Ngài vào để bước lên đồi Canvê vai vác khổ giá. Và đây lời thứ hai: Thập Giá.
Chúa Giêsu vào thành Jerusalem để chịu chết trên Thập Giá. Và chính tại đó, bản chất vua của Ngài theo Thiên Chúa chiếu tỏa rạng ngời: Ngai vàng của Ngài là cây gỗ Thập Giá! Tôi nghĩ đến điều ĐGH Biển Đức 16 đã nói với các Hồng Y: Anh em là những hoàng thân, nhưng là hoàng thân của một vị Vua chịu đóng đanh. Thập giá là ngai vàng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mang lấy Thập Giá trên mình. Nhưng tại sao lại Thập Giá? Tại sao? Chúa Giêsu vác lấy trên mình sự ác, sự nhơ bẩn, tội lỗi của trần thế, cả tội chúng ta nữa, và Ngài tẩy rửa, thanh tẩy bằng máu của Ngài, với lòng từ bi, tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn xung quanh: bao nhiêu vết thương mà sự ác gây ra cho nhân loại! Chiến tranh, bạo lực, xung đột kinh tế gây thiệt hại cho kẻ yếu thế nhất, sự khao khát tiền bạc, mà rồi không ai có thể mang theo với mình, phải để lại nó. Bà nội tôi thường nói với chúng tôi khi còn bé: khăn liệm xác không có túi. Lòng yêu mến tiền bạc, quyền hành, tham nhũng, chia rẽ, những tội ác chống lại sự sống con người và chống lại công trình sáng tạo! Và các tội lỗi cá nhân chúng ta: những thiếu sót trong việc yêu mến và kính trọng Thiên Chúa, đối với tha nhân, và với toàn thể công trình tạo dựng. Chúa Giêsu trên thập giá cảm thấy tất cả gánh nặng của sự ác và với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, Ngài chiến thắng chúng, đánh bại chúng trong cuộc phục sinh của Ngài. Thập giá Chúa Kitô được đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui, niềm vui được cứu độ, và làm một túi nhỏ, túi mà ngài đã làm trong ngày Ngài chịu chết.
3. Hôm nay tại Quảng trường này có bao nhiêu là người trẻ: từ 28 năm nay, Chúa Nhật Lễ Lá là Ngày Quốc tế giới trẻ! Và đây là lời thứ ba: Người trẻ! Các bạn trẻ thân mến, tôi đã nhìn thấy các bạn trong cuộc rước, khi các bạn đi vào; tôi tưởng tượng ra các bạn đang vui mừng quanh Chúa Giêsu, vẫy những cành ôliu: tôi mường tượng các bạn hô tên Chúa và biểu lộ niềm vui được ở với Chúa! Các bạn có một phần quan trọng trong đại lễ đức tin! Các bạn mang cho chúng tôi niềm vui đức tin và nói với chúng tôi rằng chúng ta phải sống đức tin với một tâm hồn tươi trẻ, luôn luôn, cả khi chúng ta 70, 80 tuổi! Trái tim trẻ trung! Với Chúa Kitô, trái tim không bao giờ già nua! Nhưng tất cả chúng ta biết điều đó và các bạn biết rõ rằng Vị Vua mà chúng ta đi theo và tháp tùng chúng ta là Vị rất đặc biệt: Ngài là vị Vua yêu thương đến độ chấp nhận Thập Giá và Ngài dạy chúng ta phục vụ, yêu thương. Và các bạn không xấu hổ vì Thập Giá của Chúa! Trái lại, các bạn hãy ôm lấy Thập Giá, vì các bạn hiểu rằng chính trong sự hiến thân, chính trong sự ra khỏi chính mình, mà ta được niềm vui đích thực và chính nhờ tình thương mà Thiên Chúa chiến thắng sự ác. Các bạn mang Thập Giá lữ hành qua mọi đại lục, qua những nẻo đường của Thế Giới! Hãy mang Thập Giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ” (Xc Mt 28,19), như chủ đề của Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay. Các bạn hãy mang Thập giá để nói với tất cả mọi người rằng trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã phá đổ bức tường thù hận, phân cách con người và các dân tộc, và đã mang sự hòa giải và an bình. Các bạn thân mến cả tôi cũng lên đường với các bạn, từ hôm nay, theo vết chân phước Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16. Nay chúng ta gần giai đoạn cuối cùng của cuộc đại lữ hành của Thập Giá. Tôi vui mừng nhìn về tháng bẩy tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới. Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp; thật là tốt khi ra khỏi chính mình, đi tới các khu ngoại ô của thế giới và của cuộc sống để mang Chúa Giêsu! Có ba lời là: vui mừng, thập giá, và giới trẻ.
Và ĐTC kết luận rằng: Chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ dạy chúng ta niềm vui được gặp gỡ với Chúa Kitô, tình yêu mà chúng ta phải nhìn Chúa dưới chân Thập Giá, niềm hăng say của tâm hồn trẻ trung mà chúng ta phải theo Chúa trong Tuần Thánh này và trong suốt cuộc đời chúng ta. Amen
Cuối thánh lễ, ĐTC đã chủ sự kinh Truyền Tin. Trong lời huấn dụ ngắn, ngài mời gọi các tín hữu hãy khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ tháp tùng chúng ta trong Tuần Thánh. Xin Mẹ là Đấng đã theo Chúa Con trong niềm tin suốt con đường dẫn tới Canvê, giúp chúng ta bước theo Chúa, vác thập giá với niềm thanh thản và yêu thương, để đạt được niềm vui của lễ Phục Sinh. Xin Đức Mẹ sầu bi đặc biệt nâng đỡ những người đang ở trong tình cảnh khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người đang bị bệnh lao phổi. Hôm nay là Ngày Thế Giới chống bệnh này. Và hỡi các bạn trẻ quí mến, tôi đặc biệt phó thác cho Mẹ Maria các bạn và hành trình của các bạn tiến về thành Rio de Janeiro.
ĐTC đã nói bằng nhiều thứ tiếng để cầu chúc các bạn trẻ lên đường bằng an.
Cuối kinh Truyền Tin, ĐTC đã ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá tiếp đó: đi đầu là Thánh Giá nến cao, 400 bạn trẻ cầm các ngành ôliu, rồi đến đoàn 100 giám chức và LM, 50 Giám Mục và 30 Hồng Y. Hai Hồng Y phó tế phụ giúp ĐTC là ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, và ĐHY Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, và 4 HY, Giám Mục đồng tế.
Các vị cũng như ĐTC cầm những cành lá được kết lại rất nghệ thuật, đi rước tiến lên bàn thờ trên thềm của Đền thờ, trong khi 2 ca đoàn gồm gần 300 người đảm nhận phần thánh ca.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng sau bài thương khó do 3 phó tế công bố, ĐTC đã lần lượt quảng diễn 3 ý tưởng chính: niềm vui, thập giá và người trẻ. Ngài nói:
1. Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Đám đông các tín hữu hân hoan tháp tùng ngài, họ trải áo choàng trước Ngài, người ta nói về những việc lạ lùng Ngài đã thực hiện, một tiếng kêu ngợi khen trổi lên: ”Chúc tụng đến đang đến, là vua, nhân danh Chúa. Hòa bình trên trời và vinh danh trên các tầng trời cao” (Lc 19,38).
Đám đông, hân hoan, ngợi khen, chúc tụng, an bình: đó là một bầu không khí vui mừng mà ta cảm nghiệm. Chúa Giêsu đã thức tỉnh trong tâm hồn bao nhiêu hy vọng nhất là nơi những người khiêm hạ, đơn sơ, nghèo khổ, bị lãng quên, những người không đáng kể gì trước mắt thế giới. Ngài đã biết cảm thông những lầm than của con người, đã tỏ khuôn mặt từ bi của Thiên Chúa, đã cúi mình chữa lành xác hồn.
Đó là Chúa Giêsu. Đó là con tim của Ngài nhìn đến tất cả chúng ta, nhìn những bệnh tật của chúng ta, tội lỗi của chúng ta. Đó là tình thương lớn lao của Chúa Giêsu. Và thế là ngài đi vào thành Jerusalem với tình thương ấy, và nhìn tất cả chúng ta. Đó là một cảnh tượng thật đẹp: đầy ánh sáng, ánh sáng tình thương của Chúa Giêsu, của trái tim Ngài, đầy vui mừng và hân hoan như ngày lễ hội.
Đầu thánh lễ, chúng ta cũng lập lại điều đó. Chúng ta đã vẫy các cành lá. Cả chúng ta cũng đón tiếp Chúa Giêsu: cả chúng ta cũng bày tỏ niềm vui được tháp tùng Ngài, biết Ngài gần kề, hiện diện trong và giữa chúng ta, như một người bạn, một người anh, và cũng như một vị vua, nghĩa là như ngọn đèn pha sáng ngời trong đời sống chúng ta. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã hạ mình đồng hành với chúng ta. Ở đây Ngài soi sáng cho chúng ta trên đường đi. Và đó là lời đầu tiên mà tôi muốn nói với anh chị em: đó là vui mừng! Anh chị em đừng bao giờ là những người nam nữ buồn sầu: một Kitô hữu không bao giờ có thể như vậy! Anh chị em đừng bao giờ để cho nản chí thất vọng chiếm đoạt! Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui phát sinh từ sự sở hữu bao nhiêu của cải, nhưng nảy sinh từ cuộc gặp gỡ một Nhân Vật là Chúa Giêsu, từ sự biết rằng với Ngài, không bao giờ chúng ta lẻ loi, cả trong những lúc khó khăn, cả khi đường đời chúng ta gặp phải những vấn đề và chướng ngại có vẻ không thể vượt qua nổi, và có bao nhiêu chướng ngại như thế! Và trong lúc này kẻ thù đến, ma quỉ đến, bao nhiêu lần nó đội lốt thiên thần, tinh quái nói với chúng ta những lời của nó. Anh chị em đừng nghe nó! Chúng ta hãy theo Chúa Giêsu! Chúng ta tháp tùng, theo Chúa Giêsu, nhưng nhất là chúng ta biết rằng Ngài tháp tùng chúng ta và vác chúng ta lên vai: đây chính là niềm vui của chúng ta, niềm hy vọng mà chúng ta phải mang vào thế giới này. Và xin anh chị em đừng để lấy mất niềm hy vọng! Đừng để niềm hy vọng bị đánh cắp! Niềm hy vọng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
2. Lời thứ hai. Tại sao Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, hay đúng hơn: Chúa Giêsu vào thành Jerusalem như thế nào? Đám đông dân chúng hoan hô Ngài như vị Vua. Và Ngài không chống lại, không bảo họ im đi (Xc Lc 19,39-40). Nhưng Chúa Giêsu là loại Vua nào? Chúng ta hãy nhìn Ngài: Ngài cưỡi một con lừa con, không có đoàn tùy tùng đi theo, không có một binh đoàn biểu tượng quyền lực. Những kẻ đón tiếp Ngài là những người dân khiêm hạ, đơn sơ, những người có cảm thức nhìn thấy nơi Chúa Giêsu một cái gì hơn nữa, họ có cảm thức đức tin, thấy rằng: Vị này là Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu không vào Thành Thánh để nhận vinh dự dành cho các vua trần thế, cho kẻ có quyền bính, cho kẻ thống trị; Ngài vào thành để chịu đánh đòn, lăng mạ và xúc phạm, như Isaia đã báo trước trong Bài đọc thứ I (Xc Is 50,6); Ngài vào để chịu mão gai, một cái gậy, một áo choàng đỏ, vương quyền của Ngài là đối tượng cho sự nhạo cười; Ngài vào để bước lên đồi Canvê vai vác khổ giá. Và đây lời thứ hai: Thập Giá.
Chúa Giêsu vào thành Jerusalem để chịu chết trên Thập Giá. Và chính tại đó, bản chất vua của Ngài theo Thiên Chúa chiếu tỏa rạng ngời: Ngai vàng của Ngài là cây gỗ Thập Giá! Tôi nghĩ đến điều ĐGH Biển Đức 16 đã nói với các Hồng Y: Anh em là những hoàng thân, nhưng là hoàng thân của một vị Vua chịu đóng đanh. Thập giá là ngai vàng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mang lấy Thập Giá trên mình. Nhưng tại sao lại Thập Giá? Tại sao? Chúa Giêsu vác lấy trên mình sự ác, sự nhơ bẩn, tội lỗi của trần thế, cả tội chúng ta nữa, và Ngài tẩy rửa, thanh tẩy bằng máu của Ngài, với lòng từ bi, tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn xung quanh: bao nhiêu vết thương mà sự ác gây ra cho nhân loại! Chiến tranh, bạo lực, xung đột kinh tế gây thiệt hại cho kẻ yếu thế nhất, sự khao khát tiền bạc, mà rồi không ai có thể mang theo với mình, phải để lại nó. Bà nội tôi thường nói với chúng tôi khi còn bé: khăn liệm xác không có túi. Lòng yêu mến tiền bạc, quyền hành, tham nhũng, chia rẽ, những tội ác chống lại sự sống con người và chống lại công trình sáng tạo! Và các tội lỗi cá nhân chúng ta: những thiếu sót trong việc yêu mến và kính trọng Thiên Chúa, đối với tha nhân, và với toàn thể công trình tạo dựng. Chúa Giêsu trên thập giá cảm thấy tất cả gánh nặng của sự ác và với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, Ngài chiến thắng chúng, đánh bại chúng trong cuộc phục sinh của Ngài. Thập giá Chúa Kitô được đón nhận với tình thương không bao giờ đưa tới sầu muộn, nhưng dẫn đến niềm vui, niềm vui được cứu độ, và làm một túi nhỏ, túi mà ngài đã làm trong ngày Ngài chịu chết.
3. Hôm nay tại Quảng trường này có bao nhiêu là người trẻ: từ 28 năm nay, Chúa Nhật Lễ Lá là Ngày Quốc tế giới trẻ! Và đây là lời thứ ba: Người trẻ! Các bạn trẻ thân mến, tôi đã nhìn thấy các bạn trong cuộc rước, khi các bạn đi vào; tôi tưởng tượng ra các bạn đang vui mừng quanh Chúa Giêsu, vẫy những cành ôliu: tôi mường tượng các bạn hô tên Chúa và biểu lộ niềm vui được ở với Chúa! Các bạn có một phần quan trọng trong đại lễ đức tin! Các bạn mang cho chúng tôi niềm vui đức tin và nói với chúng tôi rằng chúng ta phải sống đức tin với một tâm hồn tươi trẻ, luôn luôn, cả khi chúng ta 70, 80 tuổi! Trái tim trẻ trung! Với Chúa Kitô, trái tim không bao giờ già nua! Nhưng tất cả chúng ta biết điều đó và các bạn biết rõ rằng Vị Vua mà chúng ta đi theo và tháp tùng chúng ta là Vị rất đặc biệt: Ngài là vị Vua yêu thương đến độ chấp nhận Thập Giá và Ngài dạy chúng ta phục vụ, yêu thương. Và các bạn không xấu hổ vì Thập Giá của Chúa! Trái lại, các bạn hãy ôm lấy Thập Giá, vì các bạn hiểu rằng chính trong sự hiến thân, chính trong sự ra khỏi chính mình, mà ta được niềm vui đích thực và chính nhờ tình thương mà Thiên Chúa chiến thắng sự ác. Các bạn mang Thập Giá lữ hành qua mọi đại lục, qua những nẻo đường của Thế Giới! Hãy mang Thập Giá đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân nước thành môn đệ” (Xc Mt 28,19), như chủ đề của Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay. Các bạn hãy mang Thập giá để nói với tất cả mọi người rằng trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã phá đổ bức tường thù hận, phân cách con người và các dân tộc, và đã mang sự hòa giải và an bình. Các bạn thân mến cả tôi cũng lên đường với các bạn, từ hôm nay, theo vết chân phước Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16. Nay chúng ta gần giai đoạn cuối cùng của cuộc đại lữ hành của Thập Giá. Tôi vui mừng nhìn về tháng bẩy tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới. Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp; thật là tốt khi ra khỏi chính mình, đi tới các khu ngoại ô của thế giới và của cuộc sống để mang Chúa Giêsu! Có ba lời là: vui mừng, thập giá, và giới trẻ.
Và ĐTC kết luận rằng: Chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ dạy chúng ta niềm vui được gặp gỡ với Chúa Kitô, tình yêu mà chúng ta phải nhìn Chúa dưới chân Thập Giá, niềm hăng say của tâm hồn trẻ trung mà chúng ta phải theo Chúa trong Tuần Thánh này và trong suốt cuộc đời chúng ta. Amen
Cuối thánh lễ, ĐTC đã chủ sự kinh Truyền Tin. Trong lời huấn dụ ngắn, ngài mời gọi các tín hữu hãy khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ tháp tùng chúng ta trong Tuần Thánh. Xin Mẹ là Đấng đã theo Chúa Con trong niềm tin suốt con đường dẫn tới Canvê, giúp chúng ta bước theo Chúa, vác thập giá với niềm thanh thản và yêu thương, để đạt được niềm vui của lễ Phục Sinh. Xin Đức Mẹ sầu bi đặc biệt nâng đỡ những người đang ở trong tình cảnh khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người đang bị bệnh lao phổi. Hôm nay là Ngày Thế Giới chống bệnh này. Và hỡi các bạn trẻ quí mến, tôi đặc biệt phó thác cho Mẹ Maria các bạn và hành trình của các bạn tiến về thành Rio de Janeiro.
ĐTC đã nói bằng nhiều thứ tiếng để cầu chúc các bạn trẻ lên đường bằng an.
Cuối kinh Truyền Tin, ĐTC đã ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha tiếp tục ở lại Nhà Trọ thánh Marta
LM. Trần Đức Anh OP
16:21 27/03/2013
VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: mặc dù căn hộ Giáo Hoàng trong dinh tông tòa đã chỉnh trang xong, nhưng hiện thời ĐTC Phanxicô ngài tiếp tục ở lại nhà trọ thánh Marta.
Cha Lombardi nói: ”Cuối thánh lễ sáng nay (26-3) với các giám chức và LM, qua những lời rất đơn sơ, ĐTC cho thấy rằng - ít là trong giai đoạn hiện nay - ngài tiếp tục ở lại với họ trong Nhà trọ thánh Marta. ĐGH đã chuyển sang căn hộ số 201 trong nhà trọ. Đây là một suite rộng rãi hơn, vốn dành cho vị HY ngay sau khi đắc cử Giáo Hoàng hoặc cho các khách vị vọng, nhưng trong thời gian qua, Đức tân Giáo Hoàng đã từ chối dọn vào đây. Nay ngài đồng ý dọn vào suite 201 để có thể tiếp nhiều người một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với các cuộc tiếp kiến là hoạt động thường vào ban sáng, gặp gỡ các nhóm, hoặc tiếp các vị khách quan trọng, v.v, từ nhiều ngày nay, ĐGH vẫn dùng các phòng tiếp kiến của Giáo Hoàng tại lầu hai trong dinh Tông Tòa. Tại đó có sảnh đường Clementia, thư viện riêng và các phòng khác cho các hoạt động chính thức của ngài. Xong việc ngài trở về nhà trọ Thánh Marta.
Nhà trọ này có 131 căn hộ và phòng đơn đã dùng làm nơi cho các Hồng Y cử tri và những người phụ giúp.
Ngoài thời gian đó, các phòng trong nhà trọ được dành cho các GM, Giám chức hoặc LM làm việc tại Tòa Thánh, hoặc cho các giáo sĩ vãng lai.
1 triệu vé xe bus có in hình Đức Thánh Cha Phanxicô
ROMA. Chính quyền thành Roma chào mừng Đức tân Giáo Hoàng Phanxicô bằng cách in hình ngài trên 1 triệu vé xe bus để di chuyển tại thành phố này.
Trên một mặt của vé xe bus giá 1,50 Euro có thể di chuyển trong 100 phút trên các phương tiện chuyên chở công cộng ở Roma có in hình ĐTC Phanxicô, từ bao lơn Đền thờ thánh Phêrô, chào đám đông các tín hữu tối ngày thứ tư, 13-3-2013 liền sau khi ngài đắc cử Giáo Hoàng.
Vé xe bus này bắt đầu được bán từ ngày 27-3-2013 tại các địa điểm thông thường ở Roma.
Ông Roberto Ciacetto, Tổng giám đốc công ty Atac chuyên chở công cộng ở Roma, tuyên bố hài lòng vì sáng kiến này, giống như điều công ty đã thực hiện nhân dịp lễ phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô 2 ngày 1-5 năm 2011 ở Roma. Ông nói: ”Chúng tôi rất biết ơn vì tòa Giám Quản Roma đã chấp nhận đề nghị của chúng tôi và chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ đề ra các hình thức cộng tác khác”.
Về phần ông Đô trưởng Gianni Alemanno, Ông nhận xét rằng ”sáng kiến của công ty Atac là một cách thức để chào mừng Đức tân Giáo Hoàng và chúc mừng ngài. Ở Buenos Aires, ĐHY Bergoglio thường di chuyển bằng xe điện ngầm, chúng tôi mong ước ngài cũng sẽ làm như vậy ở Roma” (AGI 25-3-2013)
Cha Lombardi nói: ”Cuối thánh lễ sáng nay (26-3) với các giám chức và LM, qua những lời rất đơn sơ, ĐTC cho thấy rằng - ít là trong giai đoạn hiện nay - ngài tiếp tục ở lại với họ trong Nhà trọ thánh Marta. ĐGH đã chuyển sang căn hộ số 201 trong nhà trọ. Đây là một suite rộng rãi hơn, vốn dành cho vị HY ngay sau khi đắc cử Giáo Hoàng hoặc cho các khách vị vọng, nhưng trong thời gian qua, Đức tân Giáo Hoàng đã từ chối dọn vào đây. Nay ngài đồng ý dọn vào suite 201 để có thể tiếp nhiều người một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với các cuộc tiếp kiến là hoạt động thường vào ban sáng, gặp gỡ các nhóm, hoặc tiếp các vị khách quan trọng, v.v, từ nhiều ngày nay, ĐGH vẫn dùng các phòng tiếp kiến của Giáo Hoàng tại lầu hai trong dinh Tông Tòa. Tại đó có sảnh đường Clementia, thư viện riêng và các phòng khác cho các hoạt động chính thức của ngài. Xong việc ngài trở về nhà trọ Thánh Marta.
Nhà trọ này có 131 căn hộ và phòng đơn đã dùng làm nơi cho các Hồng Y cử tri và những người phụ giúp.
Ngoài thời gian đó, các phòng trong nhà trọ được dành cho các GM, Giám chức hoặc LM làm việc tại Tòa Thánh, hoặc cho các giáo sĩ vãng lai.
1 triệu vé xe bus có in hình Đức Thánh Cha Phanxicô
ROMA. Chính quyền thành Roma chào mừng Đức tân Giáo Hoàng Phanxicô bằng cách in hình ngài trên 1 triệu vé xe bus để di chuyển tại thành phố này.
Trên một mặt của vé xe bus giá 1,50 Euro có thể di chuyển trong 100 phút trên các phương tiện chuyên chở công cộng ở Roma có in hình ĐTC Phanxicô, từ bao lơn Đền thờ thánh Phêrô, chào đám đông các tín hữu tối ngày thứ tư, 13-3-2013 liền sau khi ngài đắc cử Giáo Hoàng.
Vé xe bus này bắt đầu được bán từ ngày 27-3-2013 tại các địa điểm thông thường ở Roma.
Ông Roberto Ciacetto, Tổng giám đốc công ty Atac chuyên chở công cộng ở Roma, tuyên bố hài lòng vì sáng kiến này, giống như điều công ty đã thực hiện nhân dịp lễ phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô 2 ngày 1-5 năm 2011 ở Roma. Ông nói: ”Chúng tôi rất biết ơn vì tòa Giám Quản Roma đã chấp nhận đề nghị của chúng tôi và chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ đề ra các hình thức cộng tác khác”.
Về phần ông Đô trưởng Gianni Alemanno, Ông nhận xét rằng ”sáng kiến của công ty Atac là một cách thức để chào mừng Đức tân Giáo Hoàng và chúc mừng ngài. Ở Buenos Aires, ĐHY Bergoglio thường di chuyển bằng xe điện ngầm, chúng tôi mong ước ngài cũng sẽ làm như vậy ở Roma” (AGI 25-3-2013)
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Brazil vào tháng 7-2013
LM. Trần Đức Anh OP
16:22 27/03/2013
VATICAN. Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, cho biết ĐGH Phanxicô đã xác nhận với bà là sẽ đến Rio de Janeiro vào hạ tuần tháng 7 năm nay và có ý định viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Aparecida của Brazil.
Bà Rousseff đã được ĐTC Phanxicô tiếp kiến tại Vatican hôm 20-3-2013, nhân dịp bà hướng dẫn phái đoàn chính phủ Brazil về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài.
Hôm chúa nhật 24-3, trong bài giảng thánh lễ Lễ Lá tại Vatican, ĐTC cũng hẹn với các bạn trẻ là sẽ gặp lại họ tại Rio de Janeiro và ngài kêu gọi họ hãy chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của mình cho biến cố này. Ngài nói:
”Tôi vui mừng nhìn về tháng bẩy tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới. Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp!”.
Đức Cha Orani João Tempesta, dòng Xitô, TGM giáo phận Rio de Janeiro, đang có mặt tại Roma trong những ngày này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican hôm 24-3-2013, Đức TGM cho biết ban tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ tiếp tục công trình chuẩn bị đón tiếp đông đảo các bạn trẻ từ các nơi.
Trả lời câu hỏi về sự kiện vị Giáo Hoàng đến Rio vào hạ tuần tháng 7 tới đây sẽ là ĐGH Phanxicô, thay vì Đức Biển Đức 16, Đức TGM Tempesta cho biết ”các cuộc gặp gỡ của ĐGH với giới trẻ vẫn không thay đổi, và chỉ có thay đổi về các cuộc gặp gỡ của ĐGH với thành phố Rio và với các nhân vật. Vì thế, giáo phận và chính quyền thành phố đã đề nghị một chương trình mới để trình lên Đức tân Giáo Hoàng. Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, chúng tôi sẽ biết ý muốn của ĐTC”.
Đức TGM Tempesta nói thêm rằng: ”Rio là thành phố lớn, với một lịch sử dài, những sự tốt đẹp, dân chúng rất mộ đạo, nhưng cũng có những vấn đề của họ như nghèo đói, bạo lực, nhưng luôn được niềm vui nhìn thấy những người trẻ tăng trưởng. Tôi tin là Tượng Chúa Cứu Thế ở thành Rio de Janeiro diễn tả thật đẹp hình ảnh một thành phố muốn đón tiếp tất cở mọi người với vòng tay rộng mở”.
Theo chương trình đại cương của Ngày Quốc tế giới trẻ đã được công bố: ngày thứ năm 25-7-2013 các bạn trẻ sẽ chào đón ĐGH tại bãi biển Copacabana; hôm sau, thứ sáu 26-7, sẽ có buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể cũng tại bãi biển đó; tối thứ bẩy và sáng chúa nhật 28-7 sẽ có buổi canh thức cầu nguyện và thánh lễ bế mạc do ĐTC chủ sự tại cánh đồng rộng ở phía tây thành phố Rio có thể chứa được 3 triệu người.
Tháng tư tới đây, một phái đoàn của Tòa Thánh, sẽ đến Rio để xác định các chi tiết trong chương trình. Báo chí cho biết ban tổ chức địa phương đề nghị ĐGH viếng thăm một khu xóm nghèo, và tượng Chúa Cứu Thể trên đồi Corcovado cao 710 mét, hoặc một nhà thương CG giúp cai nghiện ma túy, v.v.
Mặt khác, hôm 24-3-2013, ĐHY Raymundo Damasceno Assis, TGM Aparecida, Chủ tịch HĐGM Brazil, cũng xác nhận ĐTC Phanxicô sẽ viếng Đền thánh Đức Mẹ Aparecida bổn mạng của Brazil, tuy nhiên người ta chưa rõ ngài sẽ đến Đền Thánh trước hoặc sau Ngày Quốc Tế giới trẻ tiến hành tại Rio từ ngày 23 đến 28-7 năm nay.
ĐHY Damasceno Assis cho biết ĐGH Phanxicô có một quan hệ đặc biệt với Đền thánh Đức Mẹ Aparecida là nơi đã diễn ra Đại hội kỳ năm của hàng GM Mỹ châu la tinh hồi tháng 5-2007.
Hồi đó trong tư cách là TGM Buenos Aires, ĐHY Bergoglio thuộc vào số các GM soạn dự thảo văn kiện chung kết của Đại Hội. Văn kiện đề cao sự chọn lựa ưu tiên của Giáo Hội dành cho người nghèo và sứ vụ truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh. ĐHY đã theo sát các đường hướng đã được Đại hội thông qua tại Aparecida. (Tổng hợp 25-3-2013)
Bà Rousseff đã được ĐTC Phanxicô tiếp kiến tại Vatican hôm 20-3-2013, nhân dịp bà hướng dẫn phái đoàn chính phủ Brazil về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài.
Hôm chúa nhật 24-3, trong bài giảng thánh lễ Lễ Lá tại Vatican, ĐTC cũng hẹn với các bạn trẻ là sẽ gặp lại họ tại Rio de Janeiro và ngài kêu gọi họ hãy chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của mình cho biến cố này. Ngài nói:
”Tôi vui mừng nhìn về tháng bẩy tới, tại Rio de Janeiro! Tôi hẹn các bạn tại thành phố lớn ấy ở Brazil! Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là chuẩn bị tinh thần trong các cộng đoàn của các bạn, để cuộc gặp gỡ ấy là một dấu chỉ đức tin cho toàn thế giới. Các bạn trẻ phải nói với thế giới: theo Chúa Giêsu thật là điều tốt đẹp; thật là tốt lành khi đồng hành với Chúa Giêsu; sứ điệp của Chúa Giêsu thật là tốt đẹp!”.
Đức Cha Orani João Tempesta, dòng Xitô, TGM giáo phận Rio de Janeiro, đang có mặt tại Roma trong những ngày này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican hôm 24-3-2013, Đức TGM cho biết ban tổ chức Ngày Quốc Tế giới trẻ tiếp tục công trình chuẩn bị đón tiếp đông đảo các bạn trẻ từ các nơi.
Trả lời câu hỏi về sự kiện vị Giáo Hoàng đến Rio vào hạ tuần tháng 7 tới đây sẽ là ĐGH Phanxicô, thay vì Đức Biển Đức 16, Đức TGM Tempesta cho biết ”các cuộc gặp gỡ của ĐGH với giới trẻ vẫn không thay đổi, và chỉ có thay đổi về các cuộc gặp gỡ của ĐGH với thành phố Rio và với các nhân vật. Vì thế, giáo phận và chính quyền thành phố đã đề nghị một chương trình mới để trình lên Đức tân Giáo Hoàng. Vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, chúng tôi sẽ biết ý muốn của ĐTC”.
Đức TGM Tempesta nói thêm rằng: ”Rio là thành phố lớn, với một lịch sử dài, những sự tốt đẹp, dân chúng rất mộ đạo, nhưng cũng có những vấn đề của họ như nghèo đói, bạo lực, nhưng luôn được niềm vui nhìn thấy những người trẻ tăng trưởng. Tôi tin là Tượng Chúa Cứu Thế ở thành Rio de Janeiro diễn tả thật đẹp hình ảnh một thành phố muốn đón tiếp tất cở mọi người với vòng tay rộng mở”.
Theo chương trình đại cương của Ngày Quốc tế giới trẻ đã được công bố: ngày thứ năm 25-7-2013 các bạn trẻ sẽ chào đón ĐGH tại bãi biển Copacabana; hôm sau, thứ sáu 26-7, sẽ có buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể cũng tại bãi biển đó; tối thứ bẩy và sáng chúa nhật 28-7 sẽ có buổi canh thức cầu nguyện và thánh lễ bế mạc do ĐTC chủ sự tại cánh đồng rộng ở phía tây thành phố Rio có thể chứa được 3 triệu người.
Tháng tư tới đây, một phái đoàn của Tòa Thánh, sẽ đến Rio để xác định các chi tiết trong chương trình. Báo chí cho biết ban tổ chức địa phương đề nghị ĐGH viếng thăm một khu xóm nghèo, và tượng Chúa Cứu Thể trên đồi Corcovado cao 710 mét, hoặc một nhà thương CG giúp cai nghiện ma túy, v.v.
Mặt khác, hôm 24-3-2013, ĐHY Raymundo Damasceno Assis, TGM Aparecida, Chủ tịch HĐGM Brazil, cũng xác nhận ĐTC Phanxicô sẽ viếng Đền thánh Đức Mẹ Aparecida bổn mạng của Brazil, tuy nhiên người ta chưa rõ ngài sẽ đến Đền Thánh trước hoặc sau Ngày Quốc Tế giới trẻ tiến hành tại Rio từ ngày 23 đến 28-7 năm nay.
ĐHY Damasceno Assis cho biết ĐGH Phanxicô có một quan hệ đặc biệt với Đền thánh Đức Mẹ Aparecida là nơi đã diễn ra Đại hội kỳ năm của hàng GM Mỹ châu la tinh hồi tháng 5-2007.
Hồi đó trong tư cách là TGM Buenos Aires, ĐHY Bergoglio thuộc vào số các GM soạn dự thảo văn kiện chung kết của Đại Hội. Văn kiện đề cao sự chọn lựa ưu tiên của Giáo Hội dành cho người nghèo và sứ vụ truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh. ĐHY đã theo sát các đường hướng đã được Đại hội thông qua tại Aparecida. (Tổng hợp 25-3-2013)
Đức Phanxicô: những người tầm thường mà “cao siêu”
Vũ Văn An
18:47 27/03/2013
Truyền thông tiếp tục cho ta nhiều câu truyện lý thú về Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô. Nhưng không gì cảm kích bằng những câu truyện liên quan đến gia đình ngài.
Cô em gái gần gũi
Maria Elena Bergoglio là em gái út và là người anh chị em duy nhất còn sống sót của Đức Phanxicô. Năm nay 65 tuổi và dù rất gần gũi anh trai, nhưng ngày 19 tháng 3 vừa qua, bà và gia đình vẫn đã ở lại Ituzaingo, gần Buenos Aires, để theo dõi Lễ Khởi Đầu Thừa Tác Vụ Phêrô của anh mình. Bà làm thế để tôn trọng lời ngài yêu cầu dân chúng Argentina thay vì tới Rôma dự lễ hãy dùng tiền đó cho người nghèo. Bà cho rằng, người nghèo đối với ngài bao giờ cũng đứng hàng đầu trong các ưu tư lo lắng của Ngài. Lúc còn là bề trên tỉnh Dòng Tên và sau này làm tổng giám mục Buenos Aires, dù tình gia đình rất gần gũi, nhưng ngài sẵn sàng bỏ các bữa “asado” (thịt nướng) của anh chị em để phục vụ các khu ổ chuột trong thành phố. “Jorge dạy tôi phải luôn luôn hiện diện với người nghèo, luôn luôn chào đón họ, dù có vì thế mà phải hy sinh”.
Maria cho rằng sự gần gũi gắn bó giữa bà và anh trai là do cha mẹ họ hay nhấn mạnh tới “giá trị của yêu thương. Chúng tôi luôn có mối liên hệ hết sức gần gũi, dù cách nhau 12 tuổi. Tôi bé nhất trong nhà, còn Jorge thì luôn nuông chiều và che chở tôi. Mỗi lần có vấn đề, tôi đều chạy tới anh và anh luôn ở đó”. Dù thừa tác vụ bề trên tỉnh Dòng Tên và sau đó tổng giám mục Buenos Aires khiến anh trai bận bịu, không thể lui tới viếng thăm, nhưng hai anh em bao giờ cũng nói với nhau trên điện thoại hàng tuần.
Maria cho hay bà đặt tên cho đứa con trai đầu lòng của mình là Jorge, “để tỏ lòng tôn kính người anh đặc biệt của tôi”. Ngài rất cảm động được làm cha đỡ đầu của thằng nhỏ. ‘Thằng nhỏ’ Jorge này, nay đã 37 tuổi, nói với báo chí rằng ông bác của anh là “người rất cởi mở, chúng tôi trò truyện với nhau về mọi điều và nói rất lâu”.
Maria nhân dịp này cũng tiết lộ rằng báo chí thường nói đến lòng say mê tango, kịch nghệ và túc cầu của anh trai mình, nhưng thực ra rất ít người biết tài nấu nướng tuyệt vời của ngài. Món mà ngài sở trường là mực nhồi tuyệt diệu.
Dịp anh trai chính thức khởi đầu thừa tác vụ Phêrô, Maria và chồng cho sơn cổng nhà với mầu trắng vàng, mầu của Vatican. Ngày 14 tháng 3, một ngày sau khi được bầu làm giáo hoàng, hai anh em có dịp nói truyện với nhau trên điện thoại. “Tôi chẳng nói được gì và anh tôi cũng chẳng nói được gì. Anh chỉ nhắc đi nhắc lại: em đừng lo, anh không sao, hãy cầu nguyện cho anh”.
Người bà ‘thần học gia’
Đó là bà nội Đức Phanxicô, Rosa Margherita, người bà được ngài nhắc đến trong bài giảng Lễ Lá ở Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô trước đám đông 250,000 tín hữu. Vừa đọc đến chỗ “các vết thương giáng xuống nhân loại” và “lòng tham tiền bạc”, ngài rời mắt khỏi bản văn soạn sẵn để dí dỏm nói: “bà chúng tôi quen nói: khăn liệm đâu có túi”. Dù tích góp bao nhiêu của cải đi chăng nữa, nào có mang theo được chút gì trên đoạn hành trình cuối đời. Ngay trong thánh lễ đại trào của giáo hoàng tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, người bà của Đức Phanxicô cũng đã được nhắc tới.
Rosa Margherita Vasallo là thân mẫu của cha ngài. Bà sinh năm 1881 tại Val Bormida, miền bắc Nước Ý, và kết hôn với Ông Giovanni Bergoglio ở Turin. Năm 1908, bà sinh hạ thân phụ Đức Phanxicô là Mario. Tháng Giêng năm 1929, gia đình Bergoglio rời Portacomaro và xuống thuyền qua Buenos Aires để đoàn tụ với các thân nhân đã tới đó từ trước. Bất chấp khí hậu nóng bức và ẩm thấp (tháng Giêng Nam Bán Cầu đang là mùa hè), Bà Rosa vẫn cứ mặc cái áo khoác với cổ lông cáo, không thích hợp chút nào với thứ thời tiết ấy.
Cậu nhỏ Jorge sinh tháng Mười Hai năm 1936. Cậu lớn lên bên cạnh ông bà; các ngài dạy cậu vốn liếng thổ ngữ vùng Piedmont và quan trọng hơn nữa là đức tin Kitô. Trong một buổi phỏng vấn truyền thanh hồi tháng Mười Một năm ngoái trên đài giáo xứ của khu ổ chuột Villa 21 tại Barracas, vị giáo hoàng tương lai tâm sự như sau: “chính bà nội tôi dạy tôi cầu nguyện. Bà để lại trong tôi dấu ấn thiêng liêng rất sâu xa và thường kể cho tôi nghe nhiều truyện các thánh”.
Khoảng một năm trước, trong một buổi phỏng vấn truyền hình của EWTN (có thể xem lại trên trang mạng cantualeantonianum.com), Đức Hồng Y Bergoglio thuật lại: “có một lần, lúc tôi còn ở chủng viện, bà tôi bảo tôi: con đừng quên rằng con sắp trở thành linh mục và việc cử hành Thánh Lễ là điều quan trọng nhất đối với một vị linh mục”. Bà kể cho tôi nghe lời một bà mẹ khác nói với con trai, một linh mục thánh thiện, rằng “Con hãy cử hành Thánh Lễ, mọi Thánh Lễ, như thể là Thánh Lễ đầu tiên và cuối cùng của đời con”.
Trong một cuộc phỏng vấn in thành sách tựa là “El Jesuita”, Đức Hồng Y Bergoglio cho hay ngài giữ một tờ giấy gấp ghi lại lời của bà ngài trong cuốn sách nguyện, cuốn sách mà ngài luôn mang theo mình dù là lúc đi du hành. Tờ giấy này ghi lại chúc thư ngắn bà gửi cho các cháu với những lời như sau: “Ước chi các cháu của tôi, những đứa cháu mà tôi đã trọn lòng yêu thương, có được cuộc sống lâu dài và hạnh phúc, nhưng nếu đau khổ, bệnh hoạn hay mất người thân đem đến đau buồn cho chúng, thì mong chúng nhớ rằng một hơi thở hít vào từ Nhà Tạm, nơi có Đấng Tử Đạo vĩ đại nhất và uy nghi nhất hiện diện, và một thoáng nhìn lên Đức Maria dưới chân Thánh Giá sẽ là thuốc thoa có sức chữa lành các vết thương sâu xa nhất và đau đớn nhất”.
Lúc đó, ngài quên không khoác danh hiệu thần học gia cho người bà thân thương của mình. Nhưng Chúa Nhật, ngày 17 tháng Ba vừa qua, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, ngài đã không quên truyện đó với một bà già khác, tuy không phải là bà ruột của ngài, nhưng ngài vẫn gọi là bà theo tập quán Argentina. Đó là một bà lão đến xưng tội với giám mục Bergoglio. Bà nói với vị giám mục: “nếu Chúa không tha thứ cho mọi người, thì thế giới này đâu còn hiện hữu”. Thuật lại câu nói “thời danh” ấy, Đức Phanxicô cho hay ngài rất muốn hỏi bà lão: “Hãy cho tôi biết có phải bà đã từng học ở Đại Học Grêgoriana phải không?”.
Thế giới sẽ còn phải làm quen với lối nói tự phát đầy thú vị của Đức Phanxicô, lối nói pha nhiều câu trích dẫn rất gần với niềm tin của những người tầm thường. Chúng hết sức hữu hiệu và ai ai cũng có thể hiểu được. Chúng cũng cho thấy Đức Phanxicô mãi mãi là chính ngài, bất chấp vai trò giáo hoàng có đòi hỏi ra sao nơi ngài.
Quá ư tốt bụng
Trở về với cái nét đơn thành của những người tầm thường mà thật “cao siêu”, Đức Phanxicô cho thấy một hướng đi khác. Nhưng có người lại không tán thành. Người đó là Magdi Cristiano Allam, một tín đồ Hồi Giáo gốc Ai Cập, trở lại Công Giáo và được Đức Bênêđíctô XVI đích thân rửa tội năm 2008 tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.
Trên tờ báo hữu khuynh Il Giornale ở Milan, hôm thứ Hai vừa qua, Magdi cho hay ông quyết định rời bỏ Giáo Hội Công Giáo, sau 5 năm gia nhập, vì Giáo Hội này nay đã đi theo một hướng quá mềm đối với Hồi Giáo: “Việc tôi trở lại Công Giáo, diễn ra dưới bàn tay của Đức Bênêđíctô XVI vào đêm Vọng Phục Sinh 22 tháng Ba, 2008, nay được tôi coi là kết thúc cùng với sự kết thúc triều giáo hoàng của ngài”.
Ký giả 61 tuổi và là một chính khách hữu khuynh này từ lâu đã trở thành công dân Ý. Ông cho hay: ông vốn cân nhắc việc rời bỏ Giáo Hội Công Giáo từ lâu, tuy nhiên “cọng rơm cuối cùng” chính là việc bầu Đức Phanxicô, vì điều này chứng tỏ Giáo Hội "troppo buonista", quá ư tốt bụng. Ông cho hay “việc ‘ngẫu tượng hóa giáo hoàng’ (papolatry) để thổi phồng sự phấn khởi dành cho Đức Phanxicô và mau chóng cho Đức Bênêđíctô XVI vào văn khố là cộng rơm cuối cùng trong cái khung toàn diện cho thấy nhiều điều không chắc chắn và đáng nghi ngại về Giáo Hội. Điều khiến tôi càng ngày càng rời xa Giáo Hội, hơn bất cứ nhân tố nào khác, chính là chủ nghĩa duy tương đối tôn giáo, nhất là việc hợp pháp hóa Hồi Giáo thành một tôn giáo đích thực”. Theo ông, Hồi Giáo là một “ý thức hệ bạo động ngay từ bên trong” mà người ta cần phải mạnh mẽ chống lại, coi nó như “bất tương xứng với nền văn minh của ta và với các nhân quyền căn bản. Tôi xác tín hơn bao giờ hết rằng Âu Châu cuối cùng sẽ bị Hồi Giáo khuất phục giống như điều đã xẩy ra vào đầu thế kỷ thứ bẩy ở phía bên kia Địa Trung Hải”.
Chỉ với thời gian, người ta mới thấy “chiến thuật” của ai hữu hiệu hơn, tình thương hay hận thù, đối thoại hay đối kháng. Trong khi đó, thì việc đi sâu vào lòng người tầm thường bên trong hay bên ngoài Giáo Hội Công Giáo chỉ có thể làm ấm lòng người, bất luận họ ở đâu.
Cô em gái gần gũi
Maria Elena Bergoglio là em gái út và là người anh chị em duy nhất còn sống sót của Đức Phanxicô. Năm nay 65 tuổi và dù rất gần gũi anh trai, nhưng ngày 19 tháng 3 vừa qua, bà và gia đình vẫn đã ở lại Ituzaingo, gần Buenos Aires, để theo dõi Lễ Khởi Đầu Thừa Tác Vụ Phêrô của anh mình. Bà làm thế để tôn trọng lời ngài yêu cầu dân chúng Argentina thay vì tới Rôma dự lễ hãy dùng tiền đó cho người nghèo. Bà cho rằng, người nghèo đối với ngài bao giờ cũng đứng hàng đầu trong các ưu tư lo lắng của Ngài. Lúc còn là bề trên tỉnh Dòng Tên và sau này làm tổng giám mục Buenos Aires, dù tình gia đình rất gần gũi, nhưng ngài sẵn sàng bỏ các bữa “asado” (thịt nướng) của anh chị em để phục vụ các khu ổ chuột trong thành phố. “Jorge dạy tôi phải luôn luôn hiện diện với người nghèo, luôn luôn chào đón họ, dù có vì thế mà phải hy sinh”.
Maria cho rằng sự gần gũi gắn bó giữa bà và anh trai là do cha mẹ họ hay nhấn mạnh tới “giá trị của yêu thương. Chúng tôi luôn có mối liên hệ hết sức gần gũi, dù cách nhau 12 tuổi. Tôi bé nhất trong nhà, còn Jorge thì luôn nuông chiều và che chở tôi. Mỗi lần có vấn đề, tôi đều chạy tới anh và anh luôn ở đó”. Dù thừa tác vụ bề trên tỉnh Dòng Tên và sau đó tổng giám mục Buenos Aires khiến anh trai bận bịu, không thể lui tới viếng thăm, nhưng hai anh em bao giờ cũng nói với nhau trên điện thoại hàng tuần.
Maria cho hay bà đặt tên cho đứa con trai đầu lòng của mình là Jorge, “để tỏ lòng tôn kính người anh đặc biệt của tôi”. Ngài rất cảm động được làm cha đỡ đầu của thằng nhỏ. ‘Thằng nhỏ’ Jorge này, nay đã 37 tuổi, nói với báo chí rằng ông bác của anh là “người rất cởi mở, chúng tôi trò truyện với nhau về mọi điều và nói rất lâu”.
Maria nhân dịp này cũng tiết lộ rằng báo chí thường nói đến lòng say mê tango, kịch nghệ và túc cầu của anh trai mình, nhưng thực ra rất ít người biết tài nấu nướng tuyệt vời của ngài. Món mà ngài sở trường là mực nhồi tuyệt diệu.
Dịp anh trai chính thức khởi đầu thừa tác vụ Phêrô, Maria và chồng cho sơn cổng nhà với mầu trắng vàng, mầu của Vatican. Ngày 14 tháng 3, một ngày sau khi được bầu làm giáo hoàng, hai anh em có dịp nói truyện với nhau trên điện thoại. “Tôi chẳng nói được gì và anh tôi cũng chẳng nói được gì. Anh chỉ nhắc đi nhắc lại: em đừng lo, anh không sao, hãy cầu nguyện cho anh”.
Người bà ‘thần học gia’
Đó là bà nội Đức Phanxicô, Rosa Margherita, người bà được ngài nhắc đến trong bài giảng Lễ Lá ở Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô trước đám đông 250,000 tín hữu. Vừa đọc đến chỗ “các vết thương giáng xuống nhân loại” và “lòng tham tiền bạc”, ngài rời mắt khỏi bản văn soạn sẵn để dí dỏm nói: “bà chúng tôi quen nói: khăn liệm đâu có túi”. Dù tích góp bao nhiêu của cải đi chăng nữa, nào có mang theo được chút gì trên đoạn hành trình cuối đời. Ngay trong thánh lễ đại trào của giáo hoàng tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, người bà của Đức Phanxicô cũng đã được nhắc tới.
Rosa Margherita Vasallo là thân mẫu của cha ngài. Bà sinh năm 1881 tại Val Bormida, miền bắc Nước Ý, và kết hôn với Ông Giovanni Bergoglio ở Turin. Năm 1908, bà sinh hạ thân phụ Đức Phanxicô là Mario. Tháng Giêng năm 1929, gia đình Bergoglio rời Portacomaro và xuống thuyền qua Buenos Aires để đoàn tụ với các thân nhân đã tới đó từ trước. Bất chấp khí hậu nóng bức và ẩm thấp (tháng Giêng Nam Bán Cầu đang là mùa hè), Bà Rosa vẫn cứ mặc cái áo khoác với cổ lông cáo, không thích hợp chút nào với thứ thời tiết ấy.
Cậu nhỏ Jorge sinh tháng Mười Hai năm 1936. Cậu lớn lên bên cạnh ông bà; các ngài dạy cậu vốn liếng thổ ngữ vùng Piedmont và quan trọng hơn nữa là đức tin Kitô. Trong một buổi phỏng vấn truyền thanh hồi tháng Mười Một năm ngoái trên đài giáo xứ của khu ổ chuột Villa 21 tại Barracas, vị giáo hoàng tương lai tâm sự như sau: “chính bà nội tôi dạy tôi cầu nguyện. Bà để lại trong tôi dấu ấn thiêng liêng rất sâu xa và thường kể cho tôi nghe nhiều truyện các thánh”.
Khoảng một năm trước, trong một buổi phỏng vấn truyền hình của EWTN (có thể xem lại trên trang mạng cantualeantonianum.com), Đức Hồng Y Bergoglio thuật lại: “có một lần, lúc tôi còn ở chủng viện, bà tôi bảo tôi: con đừng quên rằng con sắp trở thành linh mục và việc cử hành Thánh Lễ là điều quan trọng nhất đối với một vị linh mục”. Bà kể cho tôi nghe lời một bà mẹ khác nói với con trai, một linh mục thánh thiện, rằng “Con hãy cử hành Thánh Lễ, mọi Thánh Lễ, như thể là Thánh Lễ đầu tiên và cuối cùng của đời con”.
Trong một cuộc phỏng vấn in thành sách tựa là “El Jesuita”, Đức Hồng Y Bergoglio cho hay ngài giữ một tờ giấy gấp ghi lại lời của bà ngài trong cuốn sách nguyện, cuốn sách mà ngài luôn mang theo mình dù là lúc đi du hành. Tờ giấy này ghi lại chúc thư ngắn bà gửi cho các cháu với những lời như sau: “Ước chi các cháu của tôi, những đứa cháu mà tôi đã trọn lòng yêu thương, có được cuộc sống lâu dài và hạnh phúc, nhưng nếu đau khổ, bệnh hoạn hay mất người thân đem đến đau buồn cho chúng, thì mong chúng nhớ rằng một hơi thở hít vào từ Nhà Tạm, nơi có Đấng Tử Đạo vĩ đại nhất và uy nghi nhất hiện diện, và một thoáng nhìn lên Đức Maria dưới chân Thánh Giá sẽ là thuốc thoa có sức chữa lành các vết thương sâu xa nhất và đau đớn nhất”.
Lúc đó, ngài quên không khoác danh hiệu thần học gia cho người bà thân thương của mình. Nhưng Chúa Nhật, ngày 17 tháng Ba vừa qua, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, ngài đã không quên truyện đó với một bà già khác, tuy không phải là bà ruột của ngài, nhưng ngài vẫn gọi là bà theo tập quán Argentina. Đó là một bà lão đến xưng tội với giám mục Bergoglio. Bà nói với vị giám mục: “nếu Chúa không tha thứ cho mọi người, thì thế giới này đâu còn hiện hữu”. Thuật lại câu nói “thời danh” ấy, Đức Phanxicô cho hay ngài rất muốn hỏi bà lão: “Hãy cho tôi biết có phải bà đã từng học ở Đại Học Grêgoriana phải không?”.
Thế giới sẽ còn phải làm quen với lối nói tự phát đầy thú vị của Đức Phanxicô, lối nói pha nhiều câu trích dẫn rất gần với niềm tin của những người tầm thường. Chúng hết sức hữu hiệu và ai ai cũng có thể hiểu được. Chúng cũng cho thấy Đức Phanxicô mãi mãi là chính ngài, bất chấp vai trò giáo hoàng có đòi hỏi ra sao nơi ngài.
Quá ư tốt bụng
Trở về với cái nét đơn thành của những người tầm thường mà thật “cao siêu”, Đức Phanxicô cho thấy một hướng đi khác. Nhưng có người lại không tán thành. Người đó là Magdi Cristiano Allam, một tín đồ Hồi Giáo gốc Ai Cập, trở lại Công Giáo và được Đức Bênêđíctô XVI đích thân rửa tội năm 2008 tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.
Trên tờ báo hữu khuynh Il Giornale ở Milan, hôm thứ Hai vừa qua, Magdi cho hay ông quyết định rời bỏ Giáo Hội Công Giáo, sau 5 năm gia nhập, vì Giáo Hội này nay đã đi theo một hướng quá mềm đối với Hồi Giáo: “Việc tôi trở lại Công Giáo, diễn ra dưới bàn tay của Đức Bênêđíctô XVI vào đêm Vọng Phục Sinh 22 tháng Ba, 2008, nay được tôi coi là kết thúc cùng với sự kết thúc triều giáo hoàng của ngài”.
Ký giả 61 tuổi và là một chính khách hữu khuynh này từ lâu đã trở thành công dân Ý. Ông cho hay: ông vốn cân nhắc việc rời bỏ Giáo Hội Công Giáo từ lâu, tuy nhiên “cọng rơm cuối cùng” chính là việc bầu Đức Phanxicô, vì điều này chứng tỏ Giáo Hội "troppo buonista", quá ư tốt bụng. Ông cho hay “việc ‘ngẫu tượng hóa giáo hoàng’ (papolatry) để thổi phồng sự phấn khởi dành cho Đức Phanxicô và mau chóng cho Đức Bênêđíctô XVI vào văn khố là cộng rơm cuối cùng trong cái khung toàn diện cho thấy nhiều điều không chắc chắn và đáng nghi ngại về Giáo Hội. Điều khiến tôi càng ngày càng rời xa Giáo Hội, hơn bất cứ nhân tố nào khác, chính là chủ nghĩa duy tương đối tôn giáo, nhất là việc hợp pháp hóa Hồi Giáo thành một tôn giáo đích thực”. Theo ông, Hồi Giáo là một “ý thức hệ bạo động ngay từ bên trong” mà người ta cần phải mạnh mẽ chống lại, coi nó như “bất tương xứng với nền văn minh của ta và với các nhân quyền căn bản. Tôi xác tín hơn bao giờ hết rằng Âu Châu cuối cùng sẽ bị Hồi Giáo khuất phục giống như điều đã xẩy ra vào đầu thế kỷ thứ bẩy ở phía bên kia Địa Trung Hải”.
Chỉ với thời gian, người ta mới thấy “chiến thuật” của ai hữu hiệu hơn, tình thương hay hận thù, đối thoại hay đối kháng. Trong khi đó, thì việc đi sâu vào lòng người tầm thường bên trong hay bên ngoài Giáo Hội Công Giáo chỉ có thể làm ấm lòng người, bất luận họ ở đâu.
Những thay đổi mới trên Huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trần Mạnh Trác
20:44 27/03/2013
Hai thay đổi có mục đích để làm rõ hơn các biểu tượng về Đức Mẹ và Thánh Giuse, tức là ngôi sao 5 cánh ở góc trái trở thành ngôi sao 8 cánh, và cành hoa Cam Tùng ở góc phải được vẽ rõ hơn để tránh ngộ nhận là một chùm nho.
Đức Hồng Y Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, một chuyên gia về huy hiệu, nói rằng việc thay đổi về ngôi sao là "tốt hơn" bởi vì các ngôi sao năm cánh thường mang "ý nghĩa quân sự," trong khi các ngôi sao tám cánh "đã luôn luôn tượng trưng cho đức Mary "trong truyền thống Giáo Hội Công Giáo.
Mặc dù có sửa đổi, huy hiệu mới này vẫn giữ những ý nghĩa và phương châm mà Đức Thánh Cha đã sử dụng trong suốt thời gian làm Tổng Giám mục Buenos Aires,
Lá chắn màu xanh đậm được chia thành ba phần với 3 biểu tượng.
Trên cao là con dấu chính thức của Dòng Tên, đồng thời biểu hiệu cho Chúa Giêsu. Biểu tượng gồm có mặt trời rực rỡ màu vàng bên trong có các chữ màu đỏ, HIS, ký hiệu cuả tên Chúa Giêsu. Một thánh giá đỏ nằm trên chữ "H" và ba chiếc đinh đen ở dưới.
Phần dưới của lá chắn, góc trái có ngôi sao 8 cánh biểu hiệu cho Đức Maria, và góc phải có nhánh hoa cam tùng, biểu tượng cho Thánh Giuse.
Với Biểu tượng cuả đức Mẹ và Thánh Giuse, Đức giáo hoàng muốn cổ động cho "lòng sùng kính đặc biệt đến đức Trinh Nữ Rất Thánh và Thánh Cả Giuse", theo tin cuà Văn Phòng Bào Chí Vatican cho biết.
Lá chắn được bao quanh bởi phù hiệu của Giáo Hoàng tức là mão và đôi chià khoá của Thánh Phêrô.
Mão giám mục là truyền thống được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI khởi sự năm 2005, thay thế cho vương miện ba tầng đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Mão mầu bạc có ba sọc vàng là biểu tượng cho Uy quyền, Phán quyền và Huấn quyền, (order, jurisdiction and magisterium) và một sọc dọc mầu vàng kết nối ba sọc ở giữa để chỉ sự thống nhất của cả 3 quyển trong cùng một người.
Hai chià khoá nằm chéo là biểu tượng của giáo hoàng từ nhiều thế kỷ, tượng trưng cho quyền cuả thánh Phêrô tông đồ và những người kế vị Ngài.
Chìa khóa mầu vàng là quyền năng trên trời và chìa khóa mầu bạc là quyền năng tinh thần của giáo hoàng trên trái đất. Sợi dây màu đỏ kết hợp hai chià khoá ám chỉ sự hiệp thông giữa hai quyền năng.
Một chi tiết khác mà Đức Giáo Hoàng Francis thay đổi là loại bỏ dây pallium (tượng trưng cho quyền giám mục) đã được Giáo hoàng Benedict XVI thêm vào năm 2005.
Một thay đổi khác là nền cuả câu Phương Châm, thay vì chỉ là một dòng chữ xuông, nay được viết trên một biểu ngữ màu trắng có riềm đỏ.
Phương châm viết bằng tiếng Latin "Miserando atque eligendo," có nghĩa là "Với lòng thương xót, Ngài gọi anh ta." đây là câu trích từ một bài giảng cuả Thánh Bede: "Bởi vì Ngài đã thấy anh ta qua đôi mắt của lòng thương xót và đã chọn anh."
Bài giảng của Thánh Bede giải thích đoạn Tin Mừng cuả Thánh Matthew (Mt 9:9-13), trong đó Chúa Giêsu nhìn thấy người thu thuế, Matthew, ngồi tại một bàn thuế và nói với ông: "Hãy theo tôi".
Thánh Bede giải thích trong bài giảng là, khi Chúa Giêsu "thấy" Matthew, Ngài không chỉ đơn thuần "thấy" theo nghĩa thông thường là nhìn bằng mắt mà thôi, nhưng nhiều hơn thế nữa, là thấy với sự thương xót. "
"Ngài thấy người thu thuế, và vì Ngài thấy anh ta qua con mắt của lòng thương xót nên đã gọi anh, Ngài nói với anh:" Hãy theo Ta. " Chữ "theo" này có nghĩa là bắt chước cuộc sống của Chuá, chứ không chỉ là đi bộ theo sau. Như thánh Gioan đã cho chúng ta biết rằng: "Bất cứ ai theo Chúa Kitô phải đi trong cùng một cách mà Ngài đã đi."
"Lòng thương xót của Thiên Chúa" đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong đời của Đức Thánh Cha, theo lời giải thích cuả Văn Phòng Báo Chí Vatican.
"Trước đây, vào ngày lễ Thánh Matthew năm 1953, chàng thanh niên mới 17 tuổi tên là Jorge Mario Bergoglio đã nhận ra một cách rất đặc biệt, sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình."
"Sau khi xưng tội, trái tim của 'anh' đã xúc động và cảm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa đổ tràn vào, cùng với một ánh mắt của tình yêu dịu dàng, anh được gọi dấn thân mình vào đời sống tu tri, theo gương của Thánh Inhaxiô Loyola".
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là người đã tái trao ban hy vọng cho Âu Châu
Linh Tiến Khải
22:21 27/03/2013
Phỏng vấn nữ giáo sư triết và phân tâm học Julia Kristeva
Tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm ngày 11-2-2013 không ngừng gây ra các phản ứng của nhiều giới khác nhau, trong đó có các giáo sư đại học. Điển hình như trường hợp của triết gia Zygmund Baumann, người Ba Lan, và nữ giáo sư Julia Kristeva, người Bulgari.
Hồi thượng tuần tháng Hai triết gia và nhà xã hội học Zygmund Bauman đã có mặt tại Roma để thuyết trình về đề tài ”Hướng tới một nền nhân bản mới”. Đại hội do tổ chức phi chính phủ Greenaccord cùng tổ chức với đại học Lumsa, Liên đoàn ấn loát Italia và Hiệp hội ấn loát Roma. Khi nghe tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm, ông nói: ”Dĩ nhiên là tôi không thể đi vào trong con tim của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, và tôi chỉ có thể suy tư về tác động của sự từ nhiệm này trên thực tại di động của các cơ cấu tôn giáo trong nhiệm vụ trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Tôi tin rằng điều ngài đã làm là một cố gắng đưa chức giáo hoàng trở về với chiều kích của nhân loại. Với việc công khai tự thú của ngài Đức Ratzinger đã muốn nhìn nhận rằng cả Đức Giáo Hoàng, dù là một loại tông đồ và sứ giả, cũng chỉ là một người. Tuy là người Thiên Chúa ban cho có toàn quyền, nhưng ngài đã nhắc cho chúng ta biết rằng cũng có các hạn hẹp trong những gì ngài làm.
Vì thế lòng can đảm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là ở chỗ ngài đã muốn nhắc nhớ rằng gương mặt của Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian và con người mà ngài diễn tả không thể luôn luôn chồng lên nhau. Sự phân biệt này đã được làm lần đầu tiên cách đây nhiều thế kỷ, từ chính người là vị kế thừa thánh Phêrô và là thủ lãnh của một cộng đoàn tín hữu khổng lồ. Và tôi tin rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rất liêm chính và rất can đảm, khi nói rằng ngài đã được chọn để đại diện chức vụ thánh thiêng như thế, nhưng đồng thời ngài vẫn còn là một người, ngài đang tìm cách chu toàn tốt chừng nào có thể vai trò đó, nhưng rất tiếc các khả năng của ngài là các khả năng của con người, và vì thế có giới hạn.
Theo giáo sư Bauman, chắc chắn là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã suy nghĩ lâu dài và đã đi đến kết luận rằng một lời tuyên bố loại này thay đổi vĩnh viễn tình trạng các sự vật, đã có thể được làm. Đương nhiên là trước mắt của một tín hữu hay một người thường, có sự so sánh với gương mặt triều đại của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng như là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Ratzinger đã làm việc lâu năm với Đức Gioan Phaolô II, và vì thế ngài hiểu biết xung khắc giữa vai trò mà Đức Gioan Phaolô II đã có và sự bất lực của người, trong giai đoạn cuối cùng của một người đau khổ và bệnh tật, có thể tới một mức nào đó thôi và không thể chịu đựng hơn. Tôi tin rằng khi chia sẻ các giờ phút thê thảm này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rút tỉa ra các kết luận. Và vì thế ngài đã quyết định không lập lại tình trạng này.
Giáo sư Julia Kristeva sinh năm 1941, từ năm 1964 sống tại Pháp và thành hôn với triết gia Philippe Sollers và cộng tác với nguyệt san ”Tel Quel” do ông thành lập, cùng với nhiều triết gia Pháp khác.
Là giáo sư triết và phân tâm học nổi tiếng bà đã nhận được nhiều giải thưởng của các đại học tên tuổi như đại học Harvard, Hoa Kỳ và dậy tại đại học Paris và New York. Bà đã khai triển một suy tư rất độc đáo về ranh giới giữa ngôn ngữ, tâm lý, văn chương và chủ thuyết nữ quyền. Giáo sư Kristeva là tác giả của hơn 30 cuốn sách và các khảo luận. Trong số các sách và khảo luận nổi tiếng của bà đã được dịch ra tiếng Ý có các cuốn như: ”Xa lạ với chính mình” (1990); ”Các bệnh tật mới của linh hồn” (1993); ”Nhu cầu tin. Một quan điểm đời” (2006). Ngoài ra còn có cuốn tiểu thuyết khảo luận tựa đề ”Têrêxa, tình yêu của tôi” (2009).
Giáo sư Kristeva đặc biệt hướng cái nhìn của bà về tinh thần tu đức và Kitô giáo. Sự kiện có đứa con trai tàn tật cũng làm nảy sinh ra tác phẩm tựa đề ”Cái nhìn của chúng chọc thủng các bóng đen của chúng ta” (2011). Cuốn sách này là một cuộc đối thoại với ông Jean Vanier, sáng lập viên cộng đoàn ”Con Tầu” chuyên săn sóc các người tàn tật. Ngày 27 tháng 10 năm 2011 bà đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời tham dự Ngày liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi. Bà đã phát biểu về sự cần thiết của một chủ thuyết nhân bản mới cho thế kỷ XXI và tuyên bố rằng: ”Chúng ta phải có can đảm đánh cá về việc liên lỉ canh tân các khả năng của con người tin và cùng nhau hiểu biết”.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của bà về Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và việc từ nhiệm của ngài. Bài phỏng vấn do phóng viên Daniele Zappalà thực hiện từ Paris và đăng trên nhật báo Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Italia, số ra ngày 13-2-2013.
Hỏi: Thưa giáo sư Kristeva, trong cương vị là người không tin, giáo sư có nhận xét gì về các năm trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
Đáp: Với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mở ra một giai đoạn mới tốt đẹp cho tương lai của Âu châu và nền hòa bình trên thế giới. Khi làm cho thuyết nhân bản kitô đối thoại với thuyết nhân bản bị tục hóa và hướng tới sự tái thống nhất triết lý. Đức Thánh Cha đã cho đại lục Âu châu một tương lai và hướng thế giới tới hòa bình. Và trong các ngày giờ bị phương tiện truyền thông quy tụ này, tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều nhậy cảm đối với sự kiện triết gia và nhà nhân bản này cũng là một nhà chính trị lớn. Hôm nay thế giới bầy tỏ sự ngưỡng mộ đối với một người bảo vệ hòa bình có khả năng tiếp nhận tính khác biệt hoàn vũ. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một thần học gia và một triết gia. Vì thế ngài cũng là một nhân vật Âu châu vĩ đại. Với công trình của mình ngài đã trao ban niềm hy vọng cho một Âu châu bị khủng hoảng. Bởi vì Âu châu có vai trò nòng cốt đối với thế giới, nhất là qua sự thống nhất triết học của nó Đức Thánh Cha đã trợ giúp thế giới hướng tới hòa bình. Tôi đã có ấn tượng này một cách rất rõ ràng tại Assisi, trong cuộc gặp gỡ liên tôn cầu nguyện cho hòa bình năm 2011, trong đó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lần đầu tiên đã chính thức mời một nhóm nhỏ các người không có niềm tin tôn giáo phát biểu. Chúng tôi đã hiểu rằng đã chấm dứt thời gian nghi ngờ và bất ổn giữa các người tin và không tin.
Đối với riêng cá nhân tôi, tôi thấy được nhắc lại câu nói của Đức Gioan Phaolô II: ”Đừng sợ hãi!” Lời kêu gọi này đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với các người Đông âu bị chế độ độc tài bách hại. Nhưng trong bối cảnh mới, lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có nghĩa là: các người tin và không tin đừng sợ hãi nhau, và hãy tìm cách hiểu nhau bằng cách truyền thông với nhau. Điều này xem ra không thể thiếu được cho sự hiện hữu của Âu châu, và để cùng nhau suy tư về các vết thương của Âu châu. Đây là một sứ điệp lớn, không phải chỉ đối với vị Giáo Hoàng kế tiếp, mà còn đối với tất cả các thế hệ mới của Âu châu nữa.
Hỏi: Có điều gì đã đánh động giáo sư nhất trong cung cách hành xử của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
Đáp: Đó là sự kín đáo rất lớn và sự chính xác của ngài. Trong bài phát biểu trong Ngày liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi ngài đã nói một câu sẽ luôn luôn in sâu trong ký ức của tôi: đó là không có ai chiếm hữu chân lý cả. Đó đã là điều bất ngờ đối với một vị đại diện tôn giáo, có khuynh hướng nghĩ rằng chân lý riêng của mình là duy nhất. Nhưng Đức Giáo Hoàng này là một nhà nhân bản và một triết gia. Ngài đã hướng tới chúng tôi và hiểu rằng chân lý Kitô đối với chúng tôi không phải là chân lý, cả khi điều này khiến cho chúng tôi đau khổ vì vậy. Thế rồi như thể để đính chính, ngài quan sát rằng chân lý của chúng tôi là một hình thức tìm kiếm mở ra cho các vấn nạn. Nó là một cuộc chiến đấu nội tâm. Và khi hướng tới các tín hữu, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xin họ lắng nghe chúng tôi để có thể thanh tẩy đức tin của họ, lấy hứng từ cả chúng tôi là những người không tin nữa. Đây thật là một điều chưa từng có, và đồng thời nó cho thấy một sự sâu xa triết học lớn, một sự khiêm nhường vĩ đại, và một đánh cá lớn đối với tương lai của thuyết nhân bản Kitô và thuyết nhân bản đời. Triều đại giáo hoàng này đã giải thích nhu cầu về thuyết nhân bản của Âu châu, và hiểu rằng nó có hai lá phổi. Trái ngược với những gì mà người ta có thể nói, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã không phải là một vị Giáo Hoàng tín điều, trong nghĩa khép kín của từ này. Trong các nền tảng của Công Giáo ngài đã tìm những gì cởi mở, những gì đại diện cho một câu hỏi bằng cách nối liền thánh Agostino với các triết gia Heidegger và Freud. Như thế cuộc sống và tư tưởng là vấn nạn và là đường đi.
Hỏi: Thưa giáo sư Kristeva, giáo sư đã tiếp nhận tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm như thế nào?
Đáp: Tôi ngạc nhiên, và hầu như choáng váng. Tôi không cảm thấy mình có khả năng giải thích một cử chỉ như vậy, trong đó sự khiêm tốn của Đức Giáo Hoàng và sự phức tạp của tình hình hiện nay của Giáo Hội chắc chắn được trộn lẫn với các yếu tố khác. Tương lai sẽ nói cho chúng ta biết đó là cái gì. Nhưng trên bình diện hoàn toàn nhân loại mà nói, tôi thấy đó là một hành động đầy can đảm và khôn ngoan.
Hỏi: Triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ kết thúc với Năm Đức Tin. Là ngươi đã viết nhiều về đức tin giáo sư nhận thấy sự trùng hợp này ra sao?
Đáp: Việc giải thích về hành động tin của tôi không nhất thiết trùng hợp với đức tin công giáo trong nghĩa rõ ràng, nhưng trước hết chú ý tới nền tảng nhân chủng học của kinh nghiệm này. Theo tôi thấy, nền tảng này liên quan tới khả năng đụng chạm tới người khác và thừa nhận họ và làm cho họ biết tôi, ngay từ thời thơ ấu. Trong chìa khóa này, đức tin trong nghĩa rộng hơn đã đánh động tôi nhiếu nhất nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đó là niềm tin đối với Âu châu bị tục hóa.
Hỏi: ”Thiên Chúa và tình yêu” là Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên quan tới tình yêu Kitô. Một hành động từ nhiệm có thể được coi như một sự kéo dài và đội triều thiên của tình yêu này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Thông điệp đối với tôi là một diễn văn rất triết lý và đầy đủ về tình yêu Kitô, và nó không hạn hẹp nơi lòng bác ái, mà cũng xuyên qua sự sâu xa của thân xác nữa, bằng cách thừa nhận cả khoái cảm nhục dục, được nhắc tới trong Thông điệp. Tôi xin lập lại là tôi không dám đưa ra các giải thích liên quan tới việc từ nhiệm của Đức Thánh Cha. Nhưng tôi có thể nói rằng trong sự tin tưởng mà Đức Thánh Cha đã diễn tả ra đối với thuyết nhân bản bị tục hóa, chắc chắn cũng có một việc thừa nhận các xác thể sống động, xác thể của những người không có đức tin, thừa nhận tính cách riêng tư của mọi kinh nghiệm. Cả điều này nữa cũng nằm trong truyền thống Kitô mà tất cả mọi người đều muốn tôn trọng. (Avvenire 13-2-2013)
Tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm ngày 11-2-2013 không ngừng gây ra các phản ứng của nhiều giới khác nhau, trong đó có các giáo sư đại học. Điển hình như trường hợp của triết gia Zygmund Baumann, người Ba Lan, và nữ giáo sư Julia Kristeva, người Bulgari.
Hồi thượng tuần tháng Hai triết gia và nhà xã hội học Zygmund Bauman đã có mặt tại Roma để thuyết trình về đề tài ”Hướng tới một nền nhân bản mới”. Đại hội do tổ chức phi chính phủ Greenaccord cùng tổ chức với đại học Lumsa, Liên đoàn ấn loát Italia và Hiệp hội ấn loát Roma. Khi nghe tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm, ông nói: ”Dĩ nhiên là tôi không thể đi vào trong con tim của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, và tôi chỉ có thể suy tư về tác động của sự từ nhiệm này trên thực tại di động của các cơ cấu tôn giáo trong nhiệm vụ trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Tôi tin rằng điều ngài đã làm là một cố gắng đưa chức giáo hoàng trở về với chiều kích của nhân loại. Với việc công khai tự thú của ngài Đức Ratzinger đã muốn nhìn nhận rằng cả Đức Giáo Hoàng, dù là một loại tông đồ và sứ giả, cũng chỉ là một người. Tuy là người Thiên Chúa ban cho có toàn quyền, nhưng ngài đã nhắc cho chúng ta biết rằng cũng có các hạn hẹp trong những gì ngài làm.
Vì thế lòng can đảm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là ở chỗ ngài đã muốn nhắc nhớ rằng gương mặt của Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian và con người mà ngài diễn tả không thể luôn luôn chồng lên nhau. Sự phân biệt này đã được làm lần đầu tiên cách đây nhiều thế kỷ, từ chính người là vị kế thừa thánh Phêrô và là thủ lãnh của một cộng đoàn tín hữu khổng lồ. Và tôi tin rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rất liêm chính và rất can đảm, khi nói rằng ngài đã được chọn để đại diện chức vụ thánh thiêng như thế, nhưng đồng thời ngài vẫn còn là một người, ngài đang tìm cách chu toàn tốt chừng nào có thể vai trò đó, nhưng rất tiếc các khả năng của ngài là các khả năng của con người, và vì thế có giới hạn.
Theo giáo sư Bauman, chắc chắn là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã suy nghĩ lâu dài và đã đi đến kết luận rằng một lời tuyên bố loại này thay đổi vĩnh viễn tình trạng các sự vật, đã có thể được làm. Đương nhiên là trước mắt của một tín hữu hay một người thường, có sự so sánh với gương mặt triều đại của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng như là Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Ratzinger đã làm việc lâu năm với Đức Gioan Phaolô II, và vì thế ngài hiểu biết xung khắc giữa vai trò mà Đức Gioan Phaolô II đã có và sự bất lực của người, trong giai đoạn cuối cùng của một người đau khổ và bệnh tật, có thể tới một mức nào đó thôi và không thể chịu đựng hơn. Tôi tin rằng khi chia sẻ các giờ phút thê thảm này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rút tỉa ra các kết luận. Và vì thế ngài đã quyết định không lập lại tình trạng này.
Giáo sư Julia Kristeva sinh năm 1941, từ năm 1964 sống tại Pháp và thành hôn với triết gia Philippe Sollers và cộng tác với nguyệt san ”Tel Quel” do ông thành lập, cùng với nhiều triết gia Pháp khác.
Là giáo sư triết và phân tâm học nổi tiếng bà đã nhận được nhiều giải thưởng của các đại học tên tuổi như đại học Harvard, Hoa Kỳ và dậy tại đại học Paris và New York. Bà đã khai triển một suy tư rất độc đáo về ranh giới giữa ngôn ngữ, tâm lý, văn chương và chủ thuyết nữ quyền. Giáo sư Kristeva là tác giả của hơn 30 cuốn sách và các khảo luận. Trong số các sách và khảo luận nổi tiếng của bà đã được dịch ra tiếng Ý có các cuốn như: ”Xa lạ với chính mình” (1990); ”Các bệnh tật mới của linh hồn” (1993); ”Nhu cầu tin. Một quan điểm đời” (2006). Ngoài ra còn có cuốn tiểu thuyết khảo luận tựa đề ”Têrêxa, tình yêu của tôi” (2009).
Giáo sư Kristeva đặc biệt hướng cái nhìn của bà về tinh thần tu đức và Kitô giáo. Sự kiện có đứa con trai tàn tật cũng làm nảy sinh ra tác phẩm tựa đề ”Cái nhìn của chúng chọc thủng các bóng đen của chúng ta” (2011). Cuốn sách này là một cuộc đối thoại với ông Jean Vanier, sáng lập viên cộng đoàn ”Con Tầu” chuyên săn sóc các người tàn tật. Ngày 27 tháng 10 năm 2011 bà đã được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời tham dự Ngày liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi. Bà đã phát biểu về sự cần thiết của một chủ thuyết nhân bản mới cho thế kỷ XXI và tuyên bố rằng: ”Chúng ta phải có can đảm đánh cá về việc liên lỉ canh tân các khả năng của con người tin và cùng nhau hiểu biết”.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn một số nhận định của bà về Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và việc từ nhiệm của ngài. Bài phỏng vấn do phóng viên Daniele Zappalà thực hiện từ Paris và đăng trên nhật báo Tương Lai của Hội Đồng Giám Mục Italia, số ra ngày 13-2-2013.
Hỏi: Thưa giáo sư Kristeva, trong cương vị là người không tin, giáo sư có nhận xét gì về các năm trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
Đáp: Với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mở ra một giai đoạn mới tốt đẹp cho tương lai của Âu châu và nền hòa bình trên thế giới. Khi làm cho thuyết nhân bản kitô đối thoại với thuyết nhân bản bị tục hóa và hướng tới sự tái thống nhất triết lý. Đức Thánh Cha đã cho đại lục Âu châu một tương lai và hướng thế giới tới hòa bình. Và trong các ngày giờ bị phương tiện truyền thông quy tụ này, tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều nhậy cảm đối với sự kiện triết gia và nhà nhân bản này cũng là một nhà chính trị lớn. Hôm nay thế giới bầy tỏ sự ngưỡng mộ đối với một người bảo vệ hòa bình có khả năng tiếp nhận tính khác biệt hoàn vũ. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một thần học gia và một triết gia. Vì thế ngài cũng là một nhân vật Âu châu vĩ đại. Với công trình của mình ngài đã trao ban niềm hy vọng cho một Âu châu bị khủng hoảng. Bởi vì Âu châu có vai trò nòng cốt đối với thế giới, nhất là qua sự thống nhất triết học của nó Đức Thánh Cha đã trợ giúp thế giới hướng tới hòa bình. Tôi đã có ấn tượng này một cách rất rõ ràng tại Assisi, trong cuộc gặp gỡ liên tôn cầu nguyện cho hòa bình năm 2011, trong đó Đức Thánh Cha Biển Đức XVI lần đầu tiên đã chính thức mời một nhóm nhỏ các người không có niềm tin tôn giáo phát biểu. Chúng tôi đã hiểu rằng đã chấm dứt thời gian nghi ngờ và bất ổn giữa các người tin và không tin.
Đối với riêng cá nhân tôi, tôi thấy được nhắc lại câu nói của Đức Gioan Phaolô II: ”Đừng sợ hãi!” Lời kêu gọi này đã có một ý nghĩa đặc biệt đối với các người Đông âu bị chế độ độc tài bách hại. Nhưng trong bối cảnh mới, lời mời gọi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có nghĩa là: các người tin và không tin đừng sợ hãi nhau, và hãy tìm cách hiểu nhau bằng cách truyền thông với nhau. Điều này xem ra không thể thiếu được cho sự hiện hữu của Âu châu, và để cùng nhau suy tư về các vết thương của Âu châu. Đây là một sứ điệp lớn, không phải chỉ đối với vị Giáo Hoàng kế tiếp, mà còn đối với tất cả các thế hệ mới của Âu châu nữa.
Hỏi: Có điều gì đã đánh động giáo sư nhất trong cung cách hành xử của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI?
Đáp: Đó là sự kín đáo rất lớn và sự chính xác của ngài. Trong bài phát biểu trong Ngày liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi ngài đã nói một câu sẽ luôn luôn in sâu trong ký ức của tôi: đó là không có ai chiếm hữu chân lý cả. Đó đã là điều bất ngờ đối với một vị đại diện tôn giáo, có khuynh hướng nghĩ rằng chân lý riêng của mình là duy nhất. Nhưng Đức Giáo Hoàng này là một nhà nhân bản và một triết gia. Ngài đã hướng tới chúng tôi và hiểu rằng chân lý Kitô đối với chúng tôi không phải là chân lý, cả khi điều này khiến cho chúng tôi đau khổ vì vậy. Thế rồi như thể để đính chính, ngài quan sát rằng chân lý của chúng tôi là một hình thức tìm kiếm mở ra cho các vấn nạn. Nó là một cuộc chiến đấu nội tâm. Và khi hướng tới các tín hữu, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã xin họ lắng nghe chúng tôi để có thể thanh tẩy đức tin của họ, lấy hứng từ cả chúng tôi là những người không tin nữa. Đây thật là một điều chưa từng có, và đồng thời nó cho thấy một sự sâu xa triết học lớn, một sự khiêm nhường vĩ đại, và một đánh cá lớn đối với tương lai của thuyết nhân bản Kitô và thuyết nhân bản đời. Triều đại giáo hoàng này đã giải thích nhu cầu về thuyết nhân bản của Âu châu, và hiểu rằng nó có hai lá phổi. Trái ngược với những gì mà người ta có thể nói, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã không phải là một vị Giáo Hoàng tín điều, trong nghĩa khép kín của từ này. Trong các nền tảng của Công Giáo ngài đã tìm những gì cởi mở, những gì đại diện cho một câu hỏi bằng cách nối liền thánh Agostino với các triết gia Heidegger và Freud. Như thế cuộc sống và tư tưởng là vấn nạn và là đường đi.
Hỏi: Thưa giáo sư Kristeva, giáo sư đã tiếp nhận tin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từ nhiệm như thế nào?
Đáp: Tôi ngạc nhiên, và hầu như choáng váng. Tôi không cảm thấy mình có khả năng giải thích một cử chỉ như vậy, trong đó sự khiêm tốn của Đức Giáo Hoàng và sự phức tạp của tình hình hiện nay của Giáo Hội chắc chắn được trộn lẫn với các yếu tố khác. Tương lai sẽ nói cho chúng ta biết đó là cái gì. Nhưng trên bình diện hoàn toàn nhân loại mà nói, tôi thấy đó là một hành động đầy can đảm và khôn ngoan.
Hỏi: Triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ kết thúc với Năm Đức Tin. Là ngươi đã viết nhiều về đức tin giáo sư nhận thấy sự trùng hợp này ra sao?
Đáp: Việc giải thích về hành động tin của tôi không nhất thiết trùng hợp với đức tin công giáo trong nghĩa rõ ràng, nhưng trước hết chú ý tới nền tảng nhân chủng học của kinh nghiệm này. Theo tôi thấy, nền tảng này liên quan tới khả năng đụng chạm tới người khác và thừa nhận họ và làm cho họ biết tôi, ngay từ thời thơ ấu. Trong chìa khóa này, đức tin trong nghĩa rộng hơn đã đánh động tôi nhiếu nhất nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đó là niềm tin đối với Âu châu bị tục hóa.
Hỏi: ”Thiên Chúa và tình yêu” là Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên quan tới tình yêu Kitô. Một hành động từ nhiệm có thể được coi như một sự kéo dài và đội triều thiên của tình yêu này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Thông điệp đối với tôi là một diễn văn rất triết lý và đầy đủ về tình yêu Kitô, và nó không hạn hẹp nơi lòng bác ái, mà cũng xuyên qua sự sâu xa của thân xác nữa, bằng cách thừa nhận cả khoái cảm nhục dục, được nhắc tới trong Thông điệp. Tôi xin lập lại là tôi không dám đưa ra các giải thích liên quan tới việc từ nhiệm của Đức Thánh Cha. Nhưng tôi có thể nói rằng trong sự tin tưởng mà Đức Thánh Cha đã diễn tả ra đối với thuyết nhân bản bị tục hóa, chắc chắn cũng có một việc thừa nhận các xác thể sống động, xác thể của những người không có đức tin, thừa nhận tính cách riêng tư của mọi kinh nghiệm. Cả điều này nữa cũng nằm trong truyền thống Kitô mà tất cả mọi người đều muốn tôn trọng. (Avvenire 13-2-2013)
Buổi tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 27-3-2013
LM. Trần Đức Anh OP
16:23 27/03/2013
VATICAN. 25 ngàn tín hữu hành hương đã tham dự buổi tiếp kiến chung đầu tiên của ĐGH Phanxicô sáng ngày 27-3-2013. Ngài mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi chính mình để tìm đến với tha nhân.
Lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày, ĐTC đã dùng xe díp màu trắng mui trần tiến qua các lối đi ở Quảng trường để chào thăm các tín hữu, vui mừng, reo hò. Thỉnh thoảng ngài dừng lại để hôn một em bé do nhân viên an ninh bế lên ngài. Trong số các tín hữu hiện diện có lối 3 ngàn sinh viên thuộc các đại học trên thế giới về Roma tham dự các sinh hoạt tuần thánh và học học linh đạo của Giám hạt tòng nhân Opus Dei, gọi là Hội nghị UNIV quốc tế 2013.
Buổi tiếp kiến của ĐTC diễn ra theo khuôn khổ quen thuộc với phần tôn vinh lời Chúa qua một vài đoạn Sách Thánh được xướng lên bằng 5 thứ tiếng, và tiếp đó là bài huấn dụ của ĐTC.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, mến chào anh chị em!
Tôi vui mừng đón tiếp anh chị em trong buổi tiếp kiến chung đầu tiên của tôi. Với lòng biết ơn sâu xa và kính trọng, tôi thu thập ”chứng nhân” từ tay vị tiền nhiệm quí mến của tôi, Đức Biển Đức 16. Sau lễ Phục Sinh chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Đức Tin. Hôm nay tôi muốn nói về Tuần Thánh. Với Chúa nhật lễ lá, chúng ta đã bắt đầu tuần Thánh, là trung tâm của toàn thể Năm Phụng Vụ, trong Tuần này chúng ta tháp tùng Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, trong cái chết và sự sống lại của Ngài.
Nhưng Tuần Thánh có nghĩa là gì đối với chúng ta? Theo Chúa Giêsu trên hành trình trên đồi Canvê tiến về thập giá và sự sống lại của Ngài có nghĩa là gì?
Trong sứ mạng trần thế, Chúa Giêsu đã rong ruổi trên những con đường của Thánh Địa; Ngài đã kêu gọi 12 người đơn sơ để họ ở với Ngài, chia sẻ hành trình của Ngài và tiếp tục sứ mạng của Ngài, Ngài đã chọn họ giữa những người đầy lòng tin vào lời Chúa hứa. Ngài đã nói với tất cả mọi người, không phân biệt ai, người quan trọng cũng như người khiêm hạ, chàng thanh niên giàu có và bà góa nghèo, người hùng mạnh cũng như người yếu đuối; Ngài đã mang lòng từ bi và ơn tha thứ của Chúa; Ngài đã chữa lành, an ủi, cảm thông, trao ban hy vọng, mang lại cho mọi người sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng quan tâm đến mỗi người nam nữ, như một người cha, một người mẹ, nhân từ đối với mỗi người con của mình. Thiên Chúa không đợi chúng ta đến với Ngài, nhưng chính Ngài đến với chúng ta, không tính toán, không so đo. Chúa Giêsu đã sống những thực tại thường nhật của dân thường: Ngài cảm động trước đám đông như đoàn chiên không người chăn dắt; Ngài đã khóc trước đau khổ của bà Marta và Maria vì cái chết của em trai Lazzaro; Ngài kêu gọi một người thu thế làm môn đệ; Ngài cũng chịu sự phản bội của một người bạn. Nơi Ngài, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta xác tín rằng Chúa ở cùng chúng ta, ở giữa chúng ta. ”Con cáo có hang, và chim trời có tổ, nhưng Con Người không có nơi dựa đầu” (Mt 8,20. Chúa Giêsu không có nhà vì nhà của Ngài là dân chúng, sứ mạng của Ngài là mở cho mọi người những cánh cửa của Thiên Chúam, là sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa.
Trong Tuần Thánh chúng ta sống tột đỉnh của hành trình này, của kế hoạch yêu thương diễn ra trong toàn thể lịch sử những quan hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại. Chúa Giêsu vào thành Jerusalem để thi hành giai đoạn cuối cùng, trong đó tóm gọn toàn thể cuộc sống của Ngài: đó là tận hiến trọn vẹn, không giữ lại cho mình điều gì cả, kể cả sự sống. Trong Bữa Tiệc Ly, với các bạn hữu, Ngài chia sẻ bánh và phân phát chén vì chúng ta. Con Thiên Chúa tự hiến cho chúng ta, nộp Thân Mình và Máu Ngài trong tay chúng ta để ở với chúng ta mãi mãi, để ở giữa chúng ta. Và trong Vườn Cây Dầu, như trong cuộc xử án trước quan Philatô, Ngài không kháng cự, nhưng tự nộp; Ngài là Người Đầy Tớ đau khổ mà Ngôn Sứ Isaia đã báo trước, Người đầu tớ cởi bỏ chính mình cho đến tận cái chết (Xc Is 53,12).
Chúa Giêsu không sống một cách thụ động tình thương dẫn đến hy sinh, hoặc như một định mệnh không thể tránh được; chắc chắn là Ngài không che giấu sự sao xuyến sâu xa như một con người trước cái chết dữ dằn, nhưng Ngài hoàn toàn tín thác vào Chúa Cha. Chúa Giêsu tự nguyện giao nộp mình để chịu chết hầu đáp ứng tình thương của Thiên Chúa Cha, hoàn toàn kết hiệp với ý Chúa Cha, để chứng tỏ tình thương của Ngài đối với chúng ta. Trên thập giá, Chúa Giêsu ”đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Mỗi người chúng ta có thể nói: Ngài đã yêu thương tôi và đã nộp mình vì tôi. Mỗi người có thể nói Ngài làm điều ấy ”vì tôi”.
Tiếp tục bài huấn dụ trong buổi tiếp kiến, từ những nhận định vừa nói trên đây, ĐTC rút ra những hệ luận thực hành:
”Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Có nghĩa là đây là con đường của tôi, của bạn, của chúng ta. Sống Tuần Thánh qua việc theo Chúa Giêsu không những với sự xúc động trong tâm hồn, nhưng còn có nghĩa là học cách ra khỏi chính mình, - như tôi đã nói hôm chúa nhật tuần trước-, để đi gặp tha nhân, để đi tới ngoại ô của cuộc sống, đi bước đầu tiến lại anh chị em chúng ta, nhất là những người xa cách nhất, những người bị lãng quên, những người đang cần được cảm thông hơn cả, cần an ủi, giúp đỡ. Có nhu cầu rất lớn là phải mang sự hiện diện sinh động của Chúa Giêsu từ bi và giàu lòng yêu thương!
Sống Tuần Thánh là ngày càng đi vào luận lý của Thiên Chúa, luân lý của Thập Giá, trước tiên không phải là luận lý của đau khổ và cái chết, nhưng là của tình thương và hiến thân mang lại sự sống. Đó là đi vào trong luận lý của Tin Mừng. Đi theo, tháp tùng Chúa Kitô, ở lại với Ngài, hành động này đòi phải ”ra khỏi” chính mình, ra khỏi lối sống đức tin mệt mỏi chỉ theo thói quen, ra khỏi cám dỗ co cụm trong những khuôn khổ của mình, và rốt cuộc khép kín chân trời hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ra khỏi chính mình để đến ở giữa chúng ta, Ngài đã cắm lều giữa chúng ta để mang cho chúng ta lòng từ bi của Thiên Chúa Đấng cứu độ và trao ban hy vọng. Cả chúng ta, nếu chúng ta muốn đi theo và ở lại với Chúa, chúng ta không được hài lòng ở lại trong chuồng của 99 con chiên, chúng ta phải ra ngoài, cùng với Chúa tìm con chiên lạc, con chiên ở xa nhất.
Có lẽ có người nói với tôi: ”Nhưng, thưa cha, con không có thời giờ”, ”con còn bao nhiêu điều phải làm”, ”thật là khó khăn”, ”con có thể làm gì được với sức lực ít ỏi của con”?, cả với tội lỗi của con, với bao nhiêu sự? Chúng ta thường hài lòng với vài kinh nguyện, thánh lễ Chúa nhật tham dự lơ đãng và không liên tục, vài cử chỉ bác ái, nhưng chúng ta không có can đảm ra ngoài để mang Chúa Kitô. Chúng ta phần nào giống như Thánh Phêrô. Vừa khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn, cái chết và sống lại, hiến thân, yêu thương đối với mọi người, Thánh Tông Đồ kéo Chúa ra một nơi và trách cứ Chúa. Điều mà Chúa Giêsu nói, đảo lộn kế hoạch của ông, dường như không thể chấp nhận được, gây khó khăn cho những điều chắc chắn mà ông đã kiến tạo, ý tưởng của ông về Đức Messia. Và Chúa Giêsu nhìn các môn đệ và nói với Phêrô bằng một lời nghiêm khắc nhất trong Tin Mừng: ”Hỡi Satan, hãy xa ra khỏi Ta! vì con không suy nghĩ theo Thiên Chúa, nhưng theo con người” (Mt 8,33), Thiên Chúa luôn suy nghĩ với lòng từ bi: Ngài là Cha từ bi!. Thiên Chúa suy nghĩ như người Cha chờ đợi người con trở về và đi gặp con, thấy con đang đến từ đàng xa. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là mỗi ngày ông đi xem người con có trở về nhà hay không: Đó chính là người Cha từ bi của chúng ta. Đó là dấu hiệu chứng tỏ Ngài chờ đợi con mỗi ngày từ trên sân thượng của nhà; Thiên Chúa suy nghĩ như người Samaritano không đi gần người bị nạn, cảm thương họ, hoặc nhìn sang phía khác, nhưng cứu giúp người ấy, không yêu cầu đối lại điều gì, không hỏi xem đó là người Do thái hay là dân ngoại, là người Samaritano, người giàu có, hay là người nghèo. Không hỏi gì cả. Không yêu cầu gì cả. Ông cứu giúp ngay. Thiên Chúa cũng như thế. Thiên Chúa suy nghĩ như người mục tử hiến mạng sống mình để bảo vệ và cứu đoàn chiên.”
Và ĐTC kết luận rằng:
”Tuần thánh là một thời điểm ân phúc mà Chúa ban cho chúng ta để mở cửa tâm hồn, mở cửa cuộc sống, các giáo xứ, các phong trào, hội đoàn của chúng ta, và ra đi gặp gỡ người khác, làm cho chúng ta trở nên gần gũi để mang ánh sáng và niềm vui đức tin của chúng ta. Luôn đi ra ngoài! Và điều này với tình yêu thương và dịu hiền của Thiên Chúa, trong niềm tôn trọng và kiên nhẫn, biết rằng chúng ta đặt tay, chân, con tim chúng ta, nhưng chính Thiên Chúa hướng dẫn chúng và làm cho mỗi hoạt động của chúng ta được phong phú.
Tôi cầu chúc tất cả sống trọn những ngày này can đảm theo Chúa mang trong mình tia sáng tình thương của Chúa cho những người chúng ta gặp gỡ.
Chào thăm
Sau bài huấn dụ bằng tiếng Ý trên đây, như thường lệ, tên của một số phái đoàn được các giám chức và LM xướng ngôn viên giới thiệu lên ĐTC và các vị đọc bản tóm ý bài huấn dụ của Ngài. Ngài không nói các sinh ngữ, nhưng chỉ dùng tiếng Ý để chào thăm các tín hữu hành hương. Những lời chào này được các vị xướng ngôn viên dịch ra các thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và Arập. Trong lời chào bằng tiếng này, ĐTC nói:
”Các tín hữu hành hương thân mến nói tiếng Arập và từ Trung Đông: các bạn đừng sợ can đảm theo Chúa Giêsu chịu đóng đanh và sống lại, mang cho mọi người niềm vui và ánh sáng niềm tin của các bạn. Chúc các bạn Tuần Thánh tốt đẹp. Tôi ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả các bạn.
Cuối buổi tiếp kiến lúc gần 12 giờ trưa, ĐTC và mọi người đã hát kinh Lạy Cha và ngài ban phép lành cho tất cả.
Sau đó, ĐTC còn chào một số HY và GM, Giám chức. Ngài cũng chào bà Laura Boldrini, tân chủ tịch Hạ nghị viện của Italia, cùng với ái nữ Anastasia. ĐTC dành thêm nửa tiếng đồng hồ để bắt tay chào hỏi các tín hữu, đặc biệt là các sinh viên tham dự Hội nghị UNIV quốc tế 2013.
Lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày, ĐTC đã dùng xe díp màu trắng mui trần tiến qua các lối đi ở Quảng trường để chào thăm các tín hữu, vui mừng, reo hò. Thỉnh thoảng ngài dừng lại để hôn một em bé do nhân viên an ninh bế lên ngài. Trong số các tín hữu hiện diện có lối 3 ngàn sinh viên thuộc các đại học trên thế giới về Roma tham dự các sinh hoạt tuần thánh và học học linh đạo của Giám hạt tòng nhân Opus Dei, gọi là Hội nghị UNIV quốc tế 2013.
Buổi tiếp kiến của ĐTC diễn ra theo khuôn khổ quen thuộc với phần tôn vinh lời Chúa qua một vài đoạn Sách Thánh được xướng lên bằng 5 thứ tiếng, và tiếp đó là bài huấn dụ của ĐTC.
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, mến chào anh chị em!
Tôi vui mừng đón tiếp anh chị em trong buổi tiếp kiến chung đầu tiên của tôi. Với lòng biết ơn sâu xa và kính trọng, tôi thu thập ”chứng nhân” từ tay vị tiền nhiệm quí mến của tôi, Đức Biển Đức 16. Sau lễ Phục Sinh chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Đức Tin. Hôm nay tôi muốn nói về Tuần Thánh. Với Chúa nhật lễ lá, chúng ta đã bắt đầu tuần Thánh, là trung tâm của toàn thể Năm Phụng Vụ, trong Tuần này chúng ta tháp tùng Chúa Giêsu trong cuộc thương khó, trong cái chết và sự sống lại của Ngài.
Nhưng Tuần Thánh có nghĩa là gì đối với chúng ta? Theo Chúa Giêsu trên hành trình trên đồi Canvê tiến về thập giá và sự sống lại của Ngài có nghĩa là gì?
Trong sứ mạng trần thế, Chúa Giêsu đã rong ruổi trên những con đường của Thánh Địa; Ngài đã kêu gọi 12 người đơn sơ để họ ở với Ngài, chia sẻ hành trình của Ngài và tiếp tục sứ mạng của Ngài, Ngài đã chọn họ giữa những người đầy lòng tin vào lời Chúa hứa. Ngài đã nói với tất cả mọi người, không phân biệt ai, người quan trọng cũng như người khiêm hạ, chàng thanh niên giàu có và bà góa nghèo, người hùng mạnh cũng như người yếu đuối; Ngài đã mang lòng từ bi và ơn tha thứ của Chúa; Ngài đã chữa lành, an ủi, cảm thông, trao ban hy vọng, mang lại cho mọi người sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng quan tâm đến mỗi người nam nữ, như một người cha, một người mẹ, nhân từ đối với mỗi người con của mình. Thiên Chúa không đợi chúng ta đến với Ngài, nhưng chính Ngài đến với chúng ta, không tính toán, không so đo. Chúa Giêsu đã sống những thực tại thường nhật của dân thường: Ngài cảm động trước đám đông như đoàn chiên không người chăn dắt; Ngài đã khóc trước đau khổ của bà Marta và Maria vì cái chết của em trai Lazzaro; Ngài kêu gọi một người thu thế làm môn đệ; Ngài cũng chịu sự phản bội của một người bạn. Nơi Ngài, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta xác tín rằng Chúa ở cùng chúng ta, ở giữa chúng ta. ”Con cáo có hang, và chim trời có tổ, nhưng Con Người không có nơi dựa đầu” (Mt 8,20. Chúa Giêsu không có nhà vì nhà của Ngài là dân chúng, sứ mạng của Ngài là mở cho mọi người những cánh cửa của Thiên Chúam, là sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa.
Trong Tuần Thánh chúng ta sống tột đỉnh của hành trình này, của kế hoạch yêu thương diễn ra trong toàn thể lịch sử những quan hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại. Chúa Giêsu vào thành Jerusalem để thi hành giai đoạn cuối cùng, trong đó tóm gọn toàn thể cuộc sống của Ngài: đó là tận hiến trọn vẹn, không giữ lại cho mình điều gì cả, kể cả sự sống. Trong Bữa Tiệc Ly, với các bạn hữu, Ngài chia sẻ bánh và phân phát chén vì chúng ta. Con Thiên Chúa tự hiến cho chúng ta, nộp Thân Mình và Máu Ngài trong tay chúng ta để ở với chúng ta mãi mãi, để ở giữa chúng ta. Và trong Vườn Cây Dầu, như trong cuộc xử án trước quan Philatô, Ngài không kháng cự, nhưng tự nộp; Ngài là Người Đầy Tớ đau khổ mà Ngôn Sứ Isaia đã báo trước, Người đầu tớ cởi bỏ chính mình cho đến tận cái chết (Xc Is 53,12).
Chúa Giêsu không sống một cách thụ động tình thương dẫn đến hy sinh, hoặc như một định mệnh không thể tránh được; chắc chắn là Ngài không che giấu sự sao xuyến sâu xa như một con người trước cái chết dữ dằn, nhưng Ngài hoàn toàn tín thác vào Chúa Cha. Chúa Giêsu tự nguyện giao nộp mình để chịu chết hầu đáp ứng tình thương của Thiên Chúa Cha, hoàn toàn kết hiệp với ý Chúa Cha, để chứng tỏ tình thương của Ngài đối với chúng ta. Trên thập giá, Chúa Giêsu ”đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Mỗi người chúng ta có thể nói: Ngài đã yêu thương tôi và đã nộp mình vì tôi. Mỗi người có thể nói Ngài làm điều ấy ”vì tôi”.
Tiếp tục bài huấn dụ trong buổi tiếp kiến, từ những nhận định vừa nói trên đây, ĐTC rút ra những hệ luận thực hành:
”Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Có nghĩa là đây là con đường của tôi, của bạn, của chúng ta. Sống Tuần Thánh qua việc theo Chúa Giêsu không những với sự xúc động trong tâm hồn, nhưng còn có nghĩa là học cách ra khỏi chính mình, - như tôi đã nói hôm chúa nhật tuần trước-, để đi gặp tha nhân, để đi tới ngoại ô của cuộc sống, đi bước đầu tiến lại anh chị em chúng ta, nhất là những người xa cách nhất, những người bị lãng quên, những người đang cần được cảm thông hơn cả, cần an ủi, giúp đỡ. Có nhu cầu rất lớn là phải mang sự hiện diện sinh động của Chúa Giêsu từ bi và giàu lòng yêu thương!
Sống Tuần Thánh là ngày càng đi vào luận lý của Thiên Chúa, luân lý của Thập Giá, trước tiên không phải là luận lý của đau khổ và cái chết, nhưng là của tình thương và hiến thân mang lại sự sống. Đó là đi vào trong luận lý của Tin Mừng. Đi theo, tháp tùng Chúa Kitô, ở lại với Ngài, hành động này đòi phải ”ra khỏi” chính mình, ra khỏi lối sống đức tin mệt mỏi chỉ theo thói quen, ra khỏi cám dỗ co cụm trong những khuôn khổ của mình, và rốt cuộc khép kín chân trời hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ra khỏi chính mình để đến ở giữa chúng ta, Ngài đã cắm lều giữa chúng ta để mang cho chúng ta lòng từ bi của Thiên Chúa Đấng cứu độ và trao ban hy vọng. Cả chúng ta, nếu chúng ta muốn đi theo và ở lại với Chúa, chúng ta không được hài lòng ở lại trong chuồng của 99 con chiên, chúng ta phải ra ngoài, cùng với Chúa tìm con chiên lạc, con chiên ở xa nhất.
Có lẽ có người nói với tôi: ”Nhưng, thưa cha, con không có thời giờ”, ”con còn bao nhiêu điều phải làm”, ”thật là khó khăn”, ”con có thể làm gì được với sức lực ít ỏi của con”?, cả với tội lỗi của con, với bao nhiêu sự? Chúng ta thường hài lòng với vài kinh nguyện, thánh lễ Chúa nhật tham dự lơ đãng và không liên tục, vài cử chỉ bác ái, nhưng chúng ta không có can đảm ra ngoài để mang Chúa Kitô. Chúng ta phần nào giống như Thánh Phêrô. Vừa khi Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn, cái chết và sống lại, hiến thân, yêu thương đối với mọi người, Thánh Tông Đồ kéo Chúa ra một nơi và trách cứ Chúa. Điều mà Chúa Giêsu nói, đảo lộn kế hoạch của ông, dường như không thể chấp nhận được, gây khó khăn cho những điều chắc chắn mà ông đã kiến tạo, ý tưởng của ông về Đức Messia. Và Chúa Giêsu nhìn các môn đệ và nói với Phêrô bằng một lời nghiêm khắc nhất trong Tin Mừng: ”Hỡi Satan, hãy xa ra khỏi Ta! vì con không suy nghĩ theo Thiên Chúa, nhưng theo con người” (Mt 8,33), Thiên Chúa luôn suy nghĩ với lòng từ bi: Ngài là Cha từ bi!. Thiên Chúa suy nghĩ như người Cha chờ đợi người con trở về và đi gặp con, thấy con đang đến từ đàng xa. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là mỗi ngày ông đi xem người con có trở về nhà hay không: Đó chính là người Cha từ bi của chúng ta. Đó là dấu hiệu chứng tỏ Ngài chờ đợi con mỗi ngày từ trên sân thượng của nhà; Thiên Chúa suy nghĩ như người Samaritano không đi gần người bị nạn, cảm thương họ, hoặc nhìn sang phía khác, nhưng cứu giúp người ấy, không yêu cầu đối lại điều gì, không hỏi xem đó là người Do thái hay là dân ngoại, là người Samaritano, người giàu có, hay là người nghèo. Không hỏi gì cả. Không yêu cầu gì cả. Ông cứu giúp ngay. Thiên Chúa cũng như thế. Thiên Chúa suy nghĩ như người mục tử hiến mạng sống mình để bảo vệ và cứu đoàn chiên.”
Và ĐTC kết luận rằng:
”Tuần thánh là một thời điểm ân phúc mà Chúa ban cho chúng ta để mở cửa tâm hồn, mở cửa cuộc sống, các giáo xứ, các phong trào, hội đoàn của chúng ta, và ra đi gặp gỡ người khác, làm cho chúng ta trở nên gần gũi để mang ánh sáng và niềm vui đức tin của chúng ta. Luôn đi ra ngoài! Và điều này với tình yêu thương và dịu hiền của Thiên Chúa, trong niềm tôn trọng và kiên nhẫn, biết rằng chúng ta đặt tay, chân, con tim chúng ta, nhưng chính Thiên Chúa hướng dẫn chúng và làm cho mỗi hoạt động của chúng ta được phong phú.
Tôi cầu chúc tất cả sống trọn những ngày này can đảm theo Chúa mang trong mình tia sáng tình thương của Chúa cho những người chúng ta gặp gỡ.
Chào thăm
Sau bài huấn dụ bằng tiếng Ý trên đây, như thường lệ, tên của một số phái đoàn được các giám chức và LM xướng ngôn viên giới thiệu lên ĐTC và các vị đọc bản tóm ý bài huấn dụ của Ngài. Ngài không nói các sinh ngữ, nhưng chỉ dùng tiếng Ý để chào thăm các tín hữu hành hương. Những lời chào này được các vị xướng ngôn viên dịch ra các thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và Arập. Trong lời chào bằng tiếng này, ĐTC nói:
”Các tín hữu hành hương thân mến nói tiếng Arập và từ Trung Đông: các bạn đừng sợ can đảm theo Chúa Giêsu chịu đóng đanh và sống lại, mang cho mọi người niềm vui và ánh sáng niềm tin của các bạn. Chúc các bạn Tuần Thánh tốt đẹp. Tôi ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả các bạn.
Cuối buổi tiếp kiến lúc gần 12 giờ trưa, ĐTC và mọi người đã hát kinh Lạy Cha và ngài ban phép lành cho tất cả.
Sau đó, ĐTC còn chào một số HY và GM, Giám chức. Ngài cũng chào bà Laura Boldrini, tân chủ tịch Hạ nghị viện của Italia, cùng với ái nữ Anastasia. ĐTC dành thêm nửa tiếng đồng hồ để bắt tay chào hỏi các tín hữu, đặc biệt là các sinh viên tham dự Hội nghị UNIV quốc tế 2013.
ĐTC: Hãy sống khiêm tốn và một trái tim trẻ trung
Jos. Tú Nạc, NMS
16:39 27/03/2013
Francis đã khuyến khích con người hãy khiêm tốn và một trái tim trẻ trung, khi 10 ngàn người thành kính vẫy những cành ô liu và những lá cọ.
Tràn ngập 250, 000 khách hành hương, khách du lịch và người Roma, Công trường Thánh Phê-rô đầy ắp những người nô nức tham gia với tân giáo hoàng bắt đầu những nghi thức trang nghiêm tưởng niệm Tuần Thánh. Những nhận xét dẫn đến Chúa Nhật Phục Sinh, đối với người Ki-tô giáo là ngày quan trọng nhất.
Chúa Nhật Lễ Lá hồi tưởng hình ảnh Chúa Giê-su đi vào thành Jerusalem. Tin Mừng cũng đã mô tả Người đã bị một trong những môn đệ của mình phản bội như thế nào và bị kết án chết trên thập giá.
ĐTC Francis nói “Chúa Giê-su đã đánh thức rất nhiều hy vọng trong trái tim, trên hết tất cả trong số những người khiêm tốn, giản dị, khó nghèo, bị bỏ quên, những người mà không thành vấn đề trong con mắt của thế giới.”
Rồi người nói lướt qua về thời thơ ấu của mình ở Á Căn Đình. “Bà tôi từng nói, ‘Các cháu à, khăn liệm không có túi đâu.’” Đó là sự thay đổi của những gì “ta không thể mang nó theo mình.”
Từ khi được bầu chọn vào ngôi vị giáo hoàng ngày 13 tháng 3, ĐTC Francis đã đặt những người bị chà đạp và nghèo khó là vấn đề trung tâm sứ vụ giáo hoàng của ngài, duy trì vị trí hàng đầu truyền thống Dòng Tên của ngài. Tước hiệu của ngài được gợi hứng bởi Thánh Francis Assisi, người mà đã đoạn tuyệt một đời sống cao trọng cho sự nghèo hèn, giản dị để rao giảng thông điệp của Chúa Giê-su cho người nghèo.
Các hồng y ngồi trên những chiếc ghế trong lúc nghi thức được tổ chức dưới bầu trời phủ kín sương mù vào một ngày hiu hiu gió thổi.
Trong bài giảng của mình, ĐTC nói rằng niềm hân hoan Ki-tô giáo “không phải được sinh ra từ nhiều thứ, mà do sự gặp gỡ Chúa Giê-su,” là chung niềm hân hoan để duy trì sự trẻ trung của con người, ngài nói.
ĐTC Francis nói thêm rằng ngài đang hướng về sự chào mừng giới trẻ tới Rio de Janeiro sắp tới vào tháng 7 dành cho ngày Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới, chuyến tông du nước ngoài đầu tiên trên lịch của ngôi vị vị giáo hoàng của ĐTC Francis.
Giáo hữu quỳ trên đá cuội cứng lát trên công trường, khi ĐTC Francis quỳ trên bục gỗ vào đoạn Tin Mừng thuật lại giây phút Chúa Giê-su sinh thì trên Thánh Giá.
Tràn ngập 250, 000 khách hành hương, khách du lịch và người Roma, Công trường Thánh Phê-rô đầy ắp những người nô nức tham gia với tân giáo hoàng bắt đầu những nghi thức trang nghiêm tưởng niệm Tuần Thánh. Những nhận xét dẫn đến Chúa Nhật Phục Sinh, đối với người Ki-tô giáo là ngày quan trọng nhất.
Chúa Nhật Lễ Lá hồi tưởng hình ảnh Chúa Giê-su đi vào thành Jerusalem. Tin Mừng cũng đã mô tả Người đã bị một trong những môn đệ của mình phản bội như thế nào và bị kết án chết trên thập giá.
ĐTC Francis nói “Chúa Giê-su đã đánh thức rất nhiều hy vọng trong trái tim, trên hết tất cả trong số những người khiêm tốn, giản dị, khó nghèo, bị bỏ quên, những người mà không thành vấn đề trong con mắt của thế giới.”
Rồi người nói lướt qua về thời thơ ấu của mình ở Á Căn Đình. “Bà tôi từng nói, ‘Các cháu à, khăn liệm không có túi đâu.’” Đó là sự thay đổi của những gì “ta không thể mang nó theo mình.”
Từ khi được bầu chọn vào ngôi vị giáo hoàng ngày 13 tháng 3, ĐTC Francis đã đặt những người bị chà đạp và nghèo khó là vấn đề trung tâm sứ vụ giáo hoàng của ngài, duy trì vị trí hàng đầu truyền thống Dòng Tên của ngài. Tước hiệu của ngài được gợi hứng bởi Thánh Francis Assisi, người mà đã đoạn tuyệt một đời sống cao trọng cho sự nghèo hèn, giản dị để rao giảng thông điệp của Chúa Giê-su cho người nghèo.
Các hồng y ngồi trên những chiếc ghế trong lúc nghi thức được tổ chức dưới bầu trời phủ kín sương mù vào một ngày hiu hiu gió thổi.
Trong bài giảng của mình, ĐTC nói rằng niềm hân hoan Ki-tô giáo “không phải được sinh ra từ nhiều thứ, mà do sự gặp gỡ Chúa Giê-su,” là chung niềm hân hoan để duy trì sự trẻ trung của con người, ngài nói.
ĐTC Francis nói thêm rằng ngài đang hướng về sự chào mừng giới trẻ tới Rio de Janeiro sắp tới vào tháng 7 dành cho ngày Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới, chuyến tông du nước ngoài đầu tiên trên lịch của ngôi vị vị giáo hoàng của ĐTC Francis.
Giáo hữu quỳ trên đá cuội cứng lát trên công trường, khi ĐTC Francis quỳ trên bục gỗ vào đoạn Tin Mừng thuật lại giây phút Chúa Giê-su sinh thì trên Thánh Giá.
Top Stories
Vietnam: Les parents de 14 jeunes chrétiens emprisonnés remuent ciel et terre pour la libération de leurs proches
Eglises d'Asie
18:34 27/03/2013
Les 14 jeunes catholiques et protestants condamnés, le 8 et 9 janvier dernier, pour tentative de renversement du pouvoir purgent aujourd’hui leur peine. Cependant, leur entourage, encouragé par de nombreuses personnes et associations à l’intérieur comme à l’extérieur du pays, continue de proclamer leur innocence.
Selon des informations émanant des proches de ces jeunes gens, la campagne de signatures du texte de soutien demandant la libération immédiate des prisonniers condamnés injustement avait recueilli plus de 28 000 signatures au 12 mars dernier. Presque toutes les personnes contactées par les animateurs de la campagne leur ont affirmé qu’elles soutenaient leur initiative et déploraient les lourdes condamnations infligées aux jeunes gens. Les signataires considèrent également que les activités criminelles attribuées aux accusés par le tribunal sont complètement infondées.
Les animateurs de la campagne se sont aussi mis en relation avec les ambassades et les consulats étrangers au Vietnam. Ils leur ont exposé l’ensemble de l’affaire et décrit la situation pénitentiaire de leurs proches. Le 14 mars dernier, une rencontre a eu lieu à l’ambassade du Canada. Un certain nombre de représentants des jeunes prisonniers y étaient présents. Pour la circonstance, l’ambassadeur canadien avait invité des représentants des ambassades américaine, britannique, norvégienne et suisse au Vietnam. L’entretien a duré plus d’une heure un quart. L’ensemble des diplomates a pris connaissance de la lettre de soutien et du dossier très complet qui leur a été remis à cette occasion. Les diplomates ont déclaré apprécier la franchise des comptes-rendus et ont affirmé qu’ils feraient tout ce qui était en leur pouvoir pour que le gouvernement vietnamien libère ces jeunes prisonniers et fasse preuve de respect pour les conventions internationales signées par lui.
La campagne des proches des jeunes prisonniers ne se cantonne pas à l’intérieur du pays. Le 21 mars dernier, une délégation du groupe « Consunam », qui est un observateur attentif de la situation des droits de l’homme au Vietnam depuis les années 1990, a remis à l’organisme des Nations Unies chargé des droits de l’homme à Genève un appel demandant la libération des 14 jeunes chrétiens.
Les parents ont aussi informé les reporters de Radio Free Asia que, depuis leur arrestation au mois d’août, septembre et décembre 2011, il ne leur a pas été possible de rendre visite et d’apporter des denrées alimentaires à leurs proches en prison, à l’exception de ceux qui ont plaidé coupable (1).
(1) Les informations dont cet article fait état ont été recueillies par les reporteurs de Radio Free Asia en langue vietnamienne, 22 mars 2013.
(Source: Eglises d'Asie, 25 mars 2013)
Selon des informations émanant des proches de ces jeunes gens, la campagne de signatures du texte de soutien demandant la libération immédiate des prisonniers condamnés injustement avait recueilli plus de 28 000 signatures au 12 mars dernier. Presque toutes les personnes contactées par les animateurs de la campagne leur ont affirmé qu’elles soutenaient leur initiative et déploraient les lourdes condamnations infligées aux jeunes gens. Les signataires considèrent également que les activités criminelles attribuées aux accusés par le tribunal sont complètement infondées.
Les animateurs de la campagne se sont aussi mis en relation avec les ambassades et les consulats étrangers au Vietnam. Ils leur ont exposé l’ensemble de l’affaire et décrit la situation pénitentiaire de leurs proches. Le 14 mars dernier, une rencontre a eu lieu à l’ambassade du Canada. Un certain nombre de représentants des jeunes prisonniers y étaient présents. Pour la circonstance, l’ambassadeur canadien avait invité des représentants des ambassades américaine, britannique, norvégienne et suisse au Vietnam. L’entretien a duré plus d’une heure un quart. L’ensemble des diplomates a pris connaissance de la lettre de soutien et du dossier très complet qui leur a été remis à cette occasion. Les diplomates ont déclaré apprécier la franchise des comptes-rendus et ont affirmé qu’ils feraient tout ce qui était en leur pouvoir pour que le gouvernement vietnamien libère ces jeunes prisonniers et fasse preuve de respect pour les conventions internationales signées par lui.
La campagne des proches des jeunes prisonniers ne se cantonne pas à l’intérieur du pays. Le 21 mars dernier, une délégation du groupe « Consunam », qui est un observateur attentif de la situation des droits de l’homme au Vietnam depuis les années 1990, a remis à l’organisme des Nations Unies chargé des droits de l’homme à Genève un appel demandant la libération des 14 jeunes chrétiens.
Les parents ont aussi informé les reporters de Radio Free Asia que, depuis leur arrestation au mois d’août, septembre et décembre 2011, il ne leur a pas été possible de rendre visite et d’apporter des denrées alimentaires à leurs proches en prison, à l’exception de ceux qui ont plaidé coupable (1).
(1) Les informations dont cet article fait état ont été recueillies par les reporteurs de Radio Free Asia en langue vietnamienne, 22 mars 2013.
(Source: Eglises d'Asie, 25 mars 2013)
Pope: Mass of the Lord's Supper to be simple, no live broadcast
ViS
18:43 27/03/2013
(Vatican Radio/VIS) The Mass of the Lord's Supper that Pope Francis will celebrate on Holy Thursday in the chapel of the Casal del Marmo Penitential Institute for Minors (IPM) will be, by his express desire, very simple, as reported by the Director of the Holy See Press Office, Fr. Federico Lombardi, S.J. Concelebrating with the Holy Father will be Cardinal Agostino Vallini, vicar general of the Diocese of Rome, and Fr. Gaetano Greco, chaplain of the Institute.
Around 10 girls and 40 boys will take part in the Mass. The Pope will wash the feet of 12 of them, who will be chosen from different nationalities and diverse religious confessions. The youth will also say the readings and the prayers of the faithful.
After the Mass, the Pope will meet with the youth and the IPM's personnel in the Institute's gym. Around 150 persons are expected to attend, including the Minister for Justice, Paola Severino, accompanied by the Head of the Department of Justice for Minors, Caterina Chinnici, the Commander of the Institute's Penitentiary Police, Saulo Patrizi, and the Institute's director, Liana Giambartolomei.
The youth will give the Pope a wooden crucifix and kneeler, which they made themselves in the Institute's workshop. The Holy Father will bring Easter eggs and “colomba” (the traditional Italian Easter cake in the shape of a dove) for all.
Given the intimate nature of the pastoral visit, journalists will be restricted to the area outside the building and no live coverage will be transmitted.
Around 10 girls and 40 boys will take part in the Mass. The Pope will wash the feet of 12 of them, who will be chosen from different nationalities and diverse religious confessions. The youth will also say the readings and the prayers of the faithful.
After the Mass, the Pope will meet with the youth and the IPM's personnel in the Institute's gym. Around 150 persons are expected to attend, including the Minister for Justice, Paola Severino, accompanied by the Head of the Department of Justice for Minors, Caterina Chinnici, the Commander of the Institute's Penitentiary Police, Saulo Patrizi, and the Institute's director, Liana Giambartolomei.
The youth will give the Pope a wooden crucifix and kneeler, which they made themselves in the Institute's workshop. The Holy Father will bring Easter eggs and “colomba” (the traditional Italian Easter cake in the shape of a dove) for all.
Given the intimate nature of the pastoral visit, journalists will be restricted to the area outside the building and no live coverage will be transmitted.
Pope Francis: Passover telegram to Jewish Community
Vatican Radio
18:45 27/03/2013
(Vatican Radio) Pope Francis has sent a telegram to Rome’s Jewish community, to mark the feast of Passover, which this year begins at sundown, Monday, March 25th. Below, please find Vatican Radio’s translation of the full text of the message, addressed to the Chief Rabbi of Rome, Riccardo di Segni, with whom the Holy Father met on March 20th during the course of his audience with delegations from other Christian confessions and non-Christian religions.
-------
A few days on from our meeting, and with renewed gratitude for your having desired to honour the celebration of the beginning of my ministry with your presence and that of other distinguished members of the Jewish community, I take great pleasure in extending my warmest best wishes to you and Rome’s entire Jewish community on the occasion of the Great Feast of Pesach. May the Almighty, who freed His people from slavery in Egypt to guide them to the Promised Land continue to deliver you from all evil and to accompany you with His blessing. I ask you to pray for me, as I assure you of my prayers for you, confident that we can deepen [our] ties of mutual esteem and friendship. - FRANCIS
-------
A few days on from our meeting, and with renewed gratitude for your having desired to honour the celebration of the beginning of my ministry with your presence and that of other distinguished members of the Jewish community, I take great pleasure in extending my warmest best wishes to you and Rome’s entire Jewish community on the occasion of the Great Feast of Pesach. May the Almighty, who freed His people from slavery in Egypt to guide them to the Promised Land continue to deliver you from all evil and to accompany you with His blessing. I ask you to pray for me, as I assure you of my prayers for you, confident that we can deepen [our] ties of mutual esteem and friendship. - FRANCIS
Pope: Reflect on God's patience this Holy Week
Vatican Radio
18:46 27/03/2013
During Holy Week, we should stop to think about how much "patience" God has for each one of us. This was Pope Francis’s advice Monday morning for the men and women who work at the Vatican. As has become tradition since his election, the Holy Father led Mass for Monday of Holy Week, in the small chapel of the Casa Santa Marta, where he is staying until renovation work is completed on the papal apartments.
Joining him Monday were also journalists from the Osservatore Romano. He said “The emblem of the infinite patience that God has for man is reflected in the infinite patience that Jesus has for Judas”.
Pope Francis was inspired by the scene of today's Gospel, in which Judas criticizes Mary, sister of Lazarus, for anointing Jesus' feet with three hundred grams of precious perfume: it would be better - says Judas – to sell it and give the proceeds to the poor. John noted in the Gospel that Judas was not interested in the poor, but in stealing the money.
Yet, Pope Francis said, "Jesus did not say: 'You are a thief.’”. Instead “he was patient with Judas, trying to draw him closer through patience, his love. During Holy Week, we would do well to think of the patience of God, the patience that God has with each one of us, with our weaknesses, our sins. "
"The patience of God is a mystery!", Pope Francis said. "How much patience he has with us! We do so many things, but He is patient”.
The Holy Father likened him to the father in the Gospel, who , "saw his son from afar, the son who had left him with all of his inheritance." And why, the Pope asked, did he see him from afar? "Because every day he went out to see if his child would return". This, Pope Francis affirmed, "is God's patience, this is the patience of Jesus."
He concluded: "Let us think of our personal relationship, in this week: How patient has Jesus been with me in my life? Just this. And then the words will rise from our hearts: 'Thank you, Lord! Thank you for your patience. "
Joining him Monday were also journalists from the Osservatore Romano. He said “The emblem of the infinite patience that God has for man is reflected in the infinite patience that Jesus has for Judas”.
Pope Francis was inspired by the scene of today's Gospel, in which Judas criticizes Mary, sister of Lazarus, for anointing Jesus' feet with three hundred grams of precious perfume: it would be better - says Judas – to sell it and give the proceeds to the poor. John noted in the Gospel that Judas was not interested in the poor, but in stealing the money.
Yet, Pope Francis said, "Jesus did not say: 'You are a thief.’”. Instead “he was patient with Judas, trying to draw him closer through patience, his love. During Holy Week, we would do well to think of the patience of God, the patience that God has with each one of us, with our weaknesses, our sins. "
"The patience of God is a mystery!", Pope Francis said. "How much patience he has with us! We do so many things, but He is patient”.
The Holy Father likened him to the father in the Gospel, who , "saw his son from afar, the son who had left him with all of his inheritance." And why, the Pope asked, did he see him from afar? "Because every day he went out to see if his child would return". This, Pope Francis affirmed, "is God's patience, this is the patience of Jesus."
He concluded: "Let us think of our personal relationship, in this week: How patient has Jesus been with me in my life? Just this. And then the words will rise from our hearts: 'Thank you, Lord! Thank you for your patience. "
Never speak poorly of others
L’Osservatore Romano
18:48 27/03/2013
L’Osservatore Romano 2013-03-28 -- Speaking poorly of someone else is equivalent to selling them. Like Judas, who sold Jesus for thirty pieces of silver. And it was precisely by drawing inspiration from the Gospel passage from Matthew which foretells the betrayal of Judas Iscariot that Pope Francis – in his brief Homily at the Mass he celebrated on Wednesday morning, 27 March, in the Chapel of the Domus Sanctae Marthae – put people on guard against gossip with an explicit invitation: “Never speak poorly of other people”.
Present at the celebration, as has now become a tradition, were several Vatican employees including a group from the Office of Papal Charities and a group from the Vatican Telephone Service, accompanied respectively by Archbishop Guido Pozzo, Almoner of His Holiness, and Fr Fernando Vérgez Alzaga, Director of Telecommunications, both of whom concelebrated.
The Pope wanted to leave them a thought on the action of Judas, one of Jesus' friends, who did not hesitate to sell him to the chief priests. “Jesus was like a commodity; he was sold. He was sold at that moment”, the Pope emphasized, “and also very frequently sold in the market of history, in the market of life, in the market of our lives. When we opt for thirty pieces of silver, we set Jesus aside”.
When we visit an acquaintance and the conversation turns into gossip, into back-stabbing and the person at the centre of our babbling “becomes a commodity. I do not know why”, the Pope said further, “but there is some arcane pleasure in scandalmongering”. We begin with kind words, “but then comes the gossip. And we begin to tear the other person to pieces”. And it is then that we must remember that every time we behave like this, “we are doing what Judas did”; when he went to the chief priests to sell Jesus, his heart was closed, he had no understanding, no love and no friendship. Thus Pope Francis took up one of his favourite themes, forgiveness. “We think of and ask for forgiveness”, because what we do to the other, to our friend, “we do to Jesus. Because Jesus is in this friend”. And if we realize that our gossiping can hurt someone, “let us pray the Lord, let us speak to the Lord about this, for the good of the other: Lord, help him”. So it must not be me, he therefore concluded, “who does justice with my own tongue. Let us ask the Lord for this grace”.
At the end of the celebration, the Holy Father remained in prayer at the back of the chapel. He then waited at the door for everyone who had come, to greet them one by one: for everyone a word, a smile, an encouragement and good wishes for Easter, now at hand.
Present at the celebration, as has now become a tradition, were several Vatican employees including a group from the Office of Papal Charities and a group from the Vatican Telephone Service, accompanied respectively by Archbishop Guido Pozzo, Almoner of His Holiness, and Fr Fernando Vérgez Alzaga, Director of Telecommunications, both of whom concelebrated.
The Pope wanted to leave them a thought on the action of Judas, one of Jesus' friends, who did not hesitate to sell him to the chief priests. “Jesus was like a commodity; he was sold. He was sold at that moment”, the Pope emphasized, “and also very frequently sold in the market of history, in the market of life, in the market of our lives. When we opt for thirty pieces of silver, we set Jesus aside”.
When we visit an acquaintance and the conversation turns into gossip, into back-stabbing and the person at the centre of our babbling “becomes a commodity. I do not know why”, the Pope said further, “but there is some arcane pleasure in scandalmongering”. We begin with kind words, “but then comes the gossip. And we begin to tear the other person to pieces”. And it is then that we must remember that every time we behave like this, “we are doing what Judas did”; when he went to the chief priests to sell Jesus, his heart was closed, he had no understanding, no love and no friendship. Thus Pope Francis took up one of his favourite themes, forgiveness. “We think of and ask for forgiveness”, because what we do to the other, to our friend, “we do to Jesus. Because Jesus is in this friend”. And if we realize that our gossiping can hurt someone, “let us pray the Lord, let us speak to the Lord about this, for the good of the other: Lord, help him”. So it must not be me, he therefore concluded, “who does justice with my own tongue. Let us ask the Lord for this grace”.
At the end of the celebration, the Holy Father remained in prayer at the back of the chapel. He then waited at the door for everyone who had come, to greet them one by one: for everyone a word, a smile, an encouragement and good wishes for Easter, now at hand.
Pope: Holy week challenges us to step outside ourselves
Vatican Radio
18:50 27/03/2013
Please find below the English summary of Pope Francis’ first general audience. An English translation of the Holy Father’s complete catechesis will follow shortly:
Dear Brothers and Sisters, On Palm Sunday we began Holy Week, the heart of the liturgical year, when we commemorate the great events that express most powerfully God’s loving plan for all men and women. Jesus enters Jerusalem in order to give himself completely. He gives us his body and his blood, and promises to remain with us always. He freely hands himself over to death in obedience to the Father’s will, and in this way shows how much he loves us. We are called to follow in his footsteps. Holy Week challenges us to step outside ourselves so as to attend to the needs of others: those who long for a sympathetic ear, those in need of comfort or help. We should not simply remain in our own secure world, that of the ninety-nine sheep who never strayed from the fold, but we should go out, with Christ, in search of the one lost sheep, however far it may have wandered. Holy Week is not so much a time of sorrow, but rather a time to enter into Christ’s way of thinking and acting. It is a time of grace given us by the Lord so that we can move beyond a dull or mechanical way of living our faith, and instead open the doors of our hearts, our lives, our parishes, our movements or associations, going out in search of others so as to bring them the light and the joy of our faith in Christ.
Heartfelt greetings to the English-speaking pilgrims, especially the large group of university students taking part in the international UNIV Congress here in Rome. I extend a warm welcome to the pilgrims from England, Ireland, the Philippines and the United States of America. I invite all of you to enter fully into the spirit of Holy Week, following in the footsteps of Jesus and bringing the light of his love to everyone you meet. Happy Easter!
Dear Brothers and Sisters, On Palm Sunday we began Holy Week, the heart of the liturgical year, when we commemorate the great events that express most powerfully God’s loving plan for all men and women. Jesus enters Jerusalem in order to give himself completely. He gives us his body and his blood, and promises to remain with us always. He freely hands himself over to death in obedience to the Father’s will, and in this way shows how much he loves us. We are called to follow in his footsteps. Holy Week challenges us to step outside ourselves so as to attend to the needs of others: those who long for a sympathetic ear, those in need of comfort or help. We should not simply remain in our own secure world, that of the ninety-nine sheep who never strayed from the fold, but we should go out, with Christ, in search of the one lost sheep, however far it may have wandered. Holy Week is not so much a time of sorrow, but rather a time to enter into Christ’s way of thinking and acting. It is a time of grace given us by the Lord so that we can move beyond a dull or mechanical way of living our faith, and instead open the doors of our hearts, our lives, our parishes, our movements or associations, going out in search of others so as to bring them the light and the joy of our faith in Christ.
Heartfelt greetings to the English-speaking pilgrims, especially the large group of university students taking part in the international UNIV Congress here in Rome. I extend a warm welcome to the pilgrims from England, Ireland, the Philippines and the United States of America. I invite all of you to enter fully into the spirit of Holy Week, following in the footsteps of Jesus and bringing the light of his love to everyone you meet. Happy Easter!
Documentary of election of Pope Francis
ViS
18:51 27/03/2013
Vatican City, 26 March 2013 (VIS) – “Francesco – Elezione di un Papa che viene dalla fine del mondo” (Francis: Election of a Pope from the Ends of the Earth) is the title of the documentary from Vatican Television, made in collaboration with the Officina della Comunicazione (OC) and the Italian newspaper, Il Corriere della Sera. The DVD will be distributed as a supplement to the Friday, 2 April edition of the newspaper.
The documentary registers the events following Pope Benedict XVI's renunciation of the papacy, the days of the Sede Vacante, and the conclave that brought the election of Cardinal Jorge Mario Bergoglio as the new Pope. Through images and previously unpublished interviews with four cardinals—Cardinal Angelo Comastri, archpriest of the Basilica of St. Peter; Cardinal Oscar Rodriguez Maradiaga, archbishop of Tegucigalpa, Honduras; Cardinal Gianfranco Ravasi, president of the Pontifical Council for Culture; and Cardinal Angelo Sodano, dean of the College of Cardinals—it reconstructs the most important stages of this period, culminating in the meeting of the two pontiffs this past Saturday, 23 March, in Castel Gandolfo.
The DVD supplement will cost 10.90 euro. Put together in record time, it was presented this morning in the Press Office of the Holy See by Archbishop Claudio Maria Celli, president of the Pontifical Council for Social Communications; Msgr. Dario Edoardo Vigano, director of Vatican Television; and Dr. Ferruccio De Bortoli, editor of Il Corriere della Sera.
The documentary registers the events following Pope Benedict XVI's renunciation of the papacy, the days of the Sede Vacante, and the conclave that brought the election of Cardinal Jorge Mario Bergoglio as the new Pope. Through images and previously unpublished interviews with four cardinals—Cardinal Angelo Comastri, archpriest of the Basilica of St. Peter; Cardinal Oscar Rodriguez Maradiaga, archbishop of Tegucigalpa, Honduras; Cardinal Gianfranco Ravasi, president of the Pontifical Council for Culture; and Cardinal Angelo Sodano, dean of the College of Cardinals—it reconstructs the most important stages of this period, culminating in the meeting of the two pontiffs this past Saturday, 23 March, in Castel Gandolfo.
The DVD supplement will cost 10.90 euro. Put together in record time, it was presented this morning in the Press Office of the Holy See by Archbishop Claudio Maria Celli, president of the Pontifical Council for Social Communications; Msgr. Dario Edoardo Vigano, director of Vatican Television; and Dr. Ferruccio De Bortoli, editor of Il Corriere della Sera.
Vietnam: Les victimes d’une expropriation reconnue illégale par le Premier ministre vont être jugées pour homicide
Eglises d'Asie
16:49 27/03/2013
Le Tribunal populaire de Haiphong vient de programmer, pour le 5 avril prochain, le procès des protagonistes de l’affaire de Tiên Lang. L’ingénieur agronome Doan Van Vuon et trois de ses proches parents y seront poursuivis pour tentative d’homicide sur des agents de l’Etat dans l’exercice de leurs fonctions.
En son temps, l’affaire avait provoqué une grande émotion et passionné l’opinion publique. Le 5 janvier 2012, dans la province de Haiphong, district de Tiên Lang, une troupe de policiers et de militaires armés étaient venus récupérer par la force un terrain consacré à l’élevage de poissons et de crustacés. L’exploitant, Doan Van Vuon, et ses proches avaient résisté, les armes à la main. Des coups de feu furent tirés. Le domicile privé de l’exploitant avait été entièrement détruit par les assaillants. Aussitôt informé, l’évêque du diocèse avait mené sa propre enquête sur l’exploitant, un catholique pratiquant. Dans une lettre rendue publique, il insistait sur la bonne renommée et les mérites de Pierre Doan Van Vuon, fidèle très apprécié dans sa paroisse.
L’affaire a tout de suite pris une ampleur peu commune. Son principal protagoniste jouissait d’une réputation flatteuse et son entreprise avait, à plusieurs reprises, reçu des éloges officiels pour ses bons résultats. Des habitants de la région épousèrent sa cause et signèrent une pétition en sa faveur. L’ensemble de la presse, même gouvernementale, avait relaté l’affaire en soulignant les violences policières et en laissant transparaître une certaine sympathie pour les victimes. Même le général Vo Nguyên Giap fait connaître publiquement son indignation.
Tout en maintenant des accusations d’homicide contre les exploitants ayant résisté à la police, les instances supérieures se retournèrent d’abord contre les autorités régionales. Les trois principaux responsables de l’opération policière furent limogés. Plus encore, le Premier ministre Nguyên Tân Dung convoqua une réunion au sommet qui conclut à l’illégalité de toute l’opération et prit un certain nombre de sanctions. Cependant, les accusations de tentative d’homicide contre l’exploitant et ses assistants furent maintenus et ces derniers maintenus en prison.
Selon le communiqué du tribunal, au procès du 5 avril prochain, en plus des quatre principaux accusés de tentative d’homicide, comparaîtront aussi les épouses de deux des accusés, pour avoir fait entrave à des agents de l’Etat dans l’exercice de leur fonction.
Dans une lettre envoyée à divers blogs et sites indépendants et diffusée par eux, la famille de l’accusé dénonce une inculpation injuste prononcée à la suite de procédures arbitraires. Elle affirme que les accusés sont innocents et n’ont agi que pour protéger les biens familiaux dont on voulait les spolier illégitimement.
Selon des informations données à Radio Free Asia (1) par la famille, celle-ci n’a pu rendre visite aux quatre accusés depuis leur arrestation. On sait cependant que, le 26 mars dernier, les avocats ont pu les rencontrer pour préparer le procès.
(1) Radio Free Asia, émission en langue vietnamienne, 27 mars 2013.
(Source: Eglises d'Asie, 27 mars 2013)
En son temps, l’affaire avait provoqué une grande émotion et passionné l’opinion publique. Le 5 janvier 2012, dans la province de Haiphong, district de Tiên Lang, une troupe de policiers et de militaires armés étaient venus récupérer par la force un terrain consacré à l’élevage de poissons et de crustacés. L’exploitant, Doan Van Vuon, et ses proches avaient résisté, les armes à la main. Des coups de feu furent tirés. Le domicile privé de l’exploitant avait été entièrement détruit par les assaillants. Aussitôt informé, l’évêque du diocèse avait mené sa propre enquête sur l’exploitant, un catholique pratiquant. Dans une lettre rendue publique, il insistait sur la bonne renommée et les mérites de Pierre Doan Van Vuon, fidèle très apprécié dans sa paroisse.
L’affaire a tout de suite pris une ampleur peu commune. Son principal protagoniste jouissait d’une réputation flatteuse et son entreprise avait, à plusieurs reprises, reçu des éloges officiels pour ses bons résultats. Des habitants de la région épousèrent sa cause et signèrent une pétition en sa faveur. L’ensemble de la presse, même gouvernementale, avait relaté l’affaire en soulignant les violences policières et en laissant transparaître une certaine sympathie pour les victimes. Même le général Vo Nguyên Giap fait connaître publiquement son indignation.
Tout en maintenant des accusations d’homicide contre les exploitants ayant résisté à la police, les instances supérieures se retournèrent d’abord contre les autorités régionales. Les trois principaux responsables de l’opération policière furent limogés. Plus encore, le Premier ministre Nguyên Tân Dung convoqua une réunion au sommet qui conclut à l’illégalité de toute l’opération et prit un certain nombre de sanctions. Cependant, les accusations de tentative d’homicide contre l’exploitant et ses assistants furent maintenus et ces derniers maintenus en prison.
Selon le communiqué du tribunal, au procès du 5 avril prochain, en plus des quatre principaux accusés de tentative d’homicide, comparaîtront aussi les épouses de deux des accusés, pour avoir fait entrave à des agents de l’Etat dans l’exercice de leur fonction.
Dans une lettre envoyée à divers blogs et sites indépendants et diffusée par eux, la famille de l’accusé dénonce une inculpation injuste prononcée à la suite de procédures arbitraires. Elle affirme que les accusés sont innocents et n’ont agi que pour protéger les biens familiaux dont on voulait les spolier illégitimement.
Selon des informations données à Radio Free Asia (1) par la famille, celle-ci n’a pu rendre visite aux quatre accusés depuis leur arrestation. On sait cependant que, le 26 mars dernier, les avocats ont pu les rencontrer pour préparer le procès.
(1) Radio Free Asia, émission en langue vietnamienne, 27 mars 2013.
(Source: Eglises d'Asie, 27 mars 2013)
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale du 18 février au 25 mars 2013
Eglises d'Asie
16:51 27/03/2013
Politique intérieure
* Le Parti du Salut National Cambodge (formé par la fusion du Parti Sam Rainsy et du Parti des Droits de l’Homme, de Khem Sokha) tiendra son premier congrès en avril dans lequel il annoncera sa plateforme politique et ses candidats en vue des élections de juillet prochain. Il promet d’ores et déjà d’augmenter les salaires des ouvriers à 150 dollars, ceux des fonctionnaires à 250, ...
... ainsi que de donner une retraite de 10 dollars mensuels aux personnes de plus de 65 ans. Il se propose de trouver l’argent en taxant les casinos et les concessions de terrains, ainsi que par la suppression de la corruption.
* 4 000 membres du Funcinpec tiennent leur congrès annuel le 23 mars et élisent la princesse Arun Réasmey comme présidente du parti. La princesse est la fille du roi défunt et sœur de Ranariddh. Nhiek Bun Chhay est confirmé à son poste de secrétaire général, et Sao Rany, le principal instigateur de l’exclusion de Ranariddh, comme secrétaire-adjoint.
* Au moins dix députés du PPC sont priés de ne pas se représenter aux prochaines élections législatives pour laisser la place aux jeunes. Les trois fils du Premier ministre Hun Sen ainsi qu’un fils de Sar Kheng (ministre de l’Intérieur), de Say Chhum (vice-président du Sénat), de Dith Minthy (président de laCour suprême), de Sok An (Vice-Premier ministre) seraient également candidats. La perennité du pouvoir PPC est donc assurée. Les 16-17 mars, les 2 000 membres du PPC réunis pour le congrès annuel du parti désignent Hun Sen comme l’unique candidat au poste de Premier ministre.
* Le 27 février, Comfrel (Association cambodgienne d’observation des élections) déclare que le NEC (Comité national des élections) a rejeté plus de 60 % des recommandations que les diverses associations de surveillance des élections lui avaient soumises (notamment celle demandant que les membres de la police et les fonctionnaires ne participent pas à la campagne électorale). Seul le PPC refuse de révéler le financement de sa campagne.
* Selon NIFEC (Comité neutre et impartial pour des élections libres au Cambodge), sur 4 900 personnes interrogées, 10,4 % ne trouvent pas leur nom inscritsur les listes électorales (7,7 % en 2008) ; 9 % des votants aux dernières élections ont été frauduleusement rayés des listes ; les dates de naissance de seulement 63 % d’entre eux correspondent à celles de leurscartes d’idenntité... ce qui risque d’engendrer des difficultés lors du scrutin pour 37 % des votants. Il y a 900 bureaux de vote prévu, mais le CNE n’en relève que 144. Selon cette étude, les conditions des élections de 2013 sont pires que celles de 2008.
Chambres extraordinaires au sein des tribunaux cambodgiens (CETC)
* Ieng Sary, 88 ans, décède le 14 mars à l’Hôpital khméro-soviétique où il avait été admis le 4 mars. Nº 3 du régime, ancien ministre des Affaires étrangères, rallié au gouvernement royal le 8 août 1996, avec la moitié des effectifs de l’armée du Kampuchéa Démocratique, il avait précipité la fin du mouvement khmer rouge. Le 21 mars, plus de 1 000 personnes se rassemblent pour sa crémation à Malai (province de Banteay Méan Chhey). Ieng Thirith, son épouse, atteinte de la maladie d’Alzeimer, a fait le déplacement.
- En 1975, il avait été l’artisan du retour d’environ 1 700 étudiants de l’étranger ainsi que de leur rééducation. Trois quart d’entre eux sont morts. Ieng Sary est tenu pour un tueur avéré.
- Le 8 août 1996, lors de sa soumission au gouvernement royal, il aurait emporté avec lui le magot des Khmers rouges que l’on estime généralement à 20 millions de dollars (certains, à l’époque, avançaient la somme de 80 millions). Il était en effet le trésorier du régime et détenait, à ce titre, un compte à son nom dans une Banque de Hongkong par laquelle transitait l’aide chinoise. Il comptabilisait également les recettes provenant de la vente des rubis de Païlin et des coupes de bois (estimées à 200 millions par an). Après son arrestation, en 2007, il a cependant déclaré, ainsi que son épouse, être « indigent », et le CETC a dû débourser des milliers de dollars chaque mois pour ces deux accusés. Plusieurs associations demandent que soient saisis ses avoirs, comme cela a été fait pour ceux du président Ferdinand Marcos aux Philippines, ou de Charles Taylor au Liberia, et de les reverser à ses victimes.
- Bon nombre d’associations demandent instamment aux CETC d’accélérer la procédure pour éviter que Nuon Chéa, 86 ans, Nº 2 du régime et assez mal en point, ne meure avant la fin du procès. Du 2 au 19 février, il a encore dû faire un séjour à l’hôpital.
* Le 26 février, les pays donateurs d’aides se mettent d’accord sur un budget revu à la baisse pour 2013 : 28 millions de dollars pour le côté international (au lieu de 31,8) et 9,4 pour le côté cambodgien (au lieu de 9,8). La communauté inernationale est réticente à continuer son financement en raison des soupçons de corruption et d’interférences politiques, jamais élucidés. Le 25 février, le Royaume-Uni accorde un don de 2 millions de dollars.
* Le 4 mars, le Tribunal cesse son travail à cause de la grève des 30 traducteurs, qui n’ont pas été payés depuis décembre. Le 14 mars, ils acceptent de reprendre le travail du 18 au 31 mars, suite à la promesse qu’on leur versera le salaire du mois de décembre grâce à un don de 300 000 euros de l’Union européenne. Si leurs contrats ne sont pas signés, ils se remettront en grève le 1er avril. Plusieurs des 270 Cambodgiens membres des CETC ont quitté leur travail pour chercher de l’embauche ailleurs. Selon l’article 15 de l’agrément signé entre les CETC et le gouvernement cambodgien, les émoluments du personnel cambodgien doivent être versés par le gouvernement. En réalité, les donateurs les ont honorés jusqu’à présent, le gouvernement ne payant seulement 1,8 million de frais d’intendance et de maintien des structures. Le gouvernement fait savoir que le budget des CETC dépasse de 270 % le budget national de la Cour suprême et de 300 % celui de la Cour d’appel.
Economie
Agriculture
* Selon le Premier ministre, 1,2 million d’hectares, sur les 1,5 million accordés en concession à des sociétés privées, seraient plantés en hévéas, dont 300 000 sont en production, et employent environ 100 000 travailleurs. Dans les cinq années à venir, 840 000 hectares seraient saignés et emploiraient 1,3 million de travailleurs. 45 % des superficies seraient aux mains de petits planteurs. On s’étonne toutefois que les exportations de caoutchouc sec ne soient que de 50 000 tn par an, niveau d’avant 1970, quand les plantations ne couvraient que 80 000 hectares... Selon le Premier ministre, 54 % du territoire cambodgien, soit 9,2 millions d’hectares, seraient couverts de forêts.
* Le 22 février, le Conseil des ministres approuve un projet de loi sur l’agriculture : actuellement, il existe 376 coopératives qui regroupent 35 000 membres. Il suffit de 25 personnes pour former une coopérative.
Energie
* Selon le Premier ministre, neuf barrages hydo-électriques (stœung Atay (120 MGW), stœung Tatai (246 MGW), stœung Russei Chrum(338 MGW), Sesan 1 et 2, Kamchay (190 MGW) et KiriromI (12 MGW)-Kirirom II (18 MGW)-Kirirom III) et huit centrales au charbon devraient fonctionner à plein régime en 2020 et fournir ainsi de l’électricité à 70 % des villages, contre seulement 23,5 % actuellement. Les compagnies gestionnaires des barrages bénéficient généralement d’un contrat d’exploitation de 45 ans, après quoi (quand les turbines seront hors d’usage) ces barrages seront exploités par le gouvernement. A la fin de la saison sèche, les coupures de courant sont fréquentes à Phnom Penh, car les barrages sont peu alimentés en eau.
Tourisme
* Un journal bi-hedomadaire de 36 pages en langue allemande est édité désormais à 5 000 exemplaires. Environ 72 000 germanophones visitent chaque année le Cambodge.
Dons et investssements
* Après Mercedes et BWM, Porsche investit 2 millions de dollarsau Cambodge, et espère vendre entre 40 et 50 véhicules en 2014, chacun pour un prixcompris entre 100 000 et 200 000 dollars. Pendant l’exposition tenue les 16-17 mars, une Land Rover a été vendue 205 000 dollars. Il convient de rappeler qu’un tiers de la population cambodgienne gagne moins de 40 dollars par mois... Le congrès annuel du PPC, tenu à la même date, et tout près de l’exposition, permettait de constater de visu comment les dignitaires du régime rivalisent dans l’obstentation de leur richesse, par leurs voitures de luxe...
* Des rumeurs font état de l’achat par le gouvernemenet d’un A320 de 150 places, pour une somme de 91,5 millions de dollars, réservé exclusivement au transport des cinq plus hauts dignitaires du régime. On dit ensuite que ce avion est loué, « à un prix vraiment modeste » par un pays ami, que cette location revient moins cher que l’achat de vols sur des sociétés privées. Ces achats coûtent entre 2,5 à 3 millions de dollars par an. Or, le seul entretien d’un tel avion reviendrait à un million par an. La compagnie nationale Angkor Air dispose de deux ATR-62 de 65 places et d’un airbus A321 de 184 places. Le Conseil des ministres finit par révéler qu’il a loué cet appareil à la société China Southern Airlines, mais sans en indiquer les conditions.
* Le ministre des Finances envoie une lettre de félicitations à Mme Chhœung Sophéap (alias Yey Phou), patronne de la Phéapimex (318 000 hectares à Pursat), épouse de Lao Meng Kin (propriétaire de la concession de Bœung Kâk), pour avoir payé l’intégralité des taxes sur le sable pompé du Mékong afin de combler l’étang de Bœung Kâk.
* En avril, une société cotée au NASDAQ américain, Entertainement Gaming Asia, va ouvrir un deuxième casino à Poïpet, après celui de Païlin ouvert l’an dernier. C’est cette société qui fournit la plupart des machines de jeux aux autres casinos. Ses revenus ont crû de plus de 20 millions de dollars en 2012.
* Le 11 mars, l’Agence française de développement (AFD) signe un accord de 47,7 millions de dollars, dont un prêt de 39 millions pour la construction du système de purification de l’eau de Phnom Penh. La première phase des travaux sera terminé en 2013, la seconde phase sera en 2020. 8,7 millions consiste en dons, dont 3,5 millions destinés à l’Institut Pasteur. Cet Institut fête ses 60 ans de présence au Cambodge. Il comprend 165 employés, en majorité cambodgiens, et passe pour être le meilleur de la région sur le plan scientifique.
Société
* Selon le CDRI (Institut de recherche sur le développement du Cambodge), 53 % de la population gagne moins de 2 dollars par jour.
* En 2012, les investissements étrangers ont crû de 44 % par rapport à 2011 et s’élèvent à 1,3 milliard de dollars. Durant les neuf premiers mois de 2012, un quart des investissements, soit 276 millions, sont venus de la Chine, 192 du Vietnam, 173 de Taïwan, 68 de Hongkong. Les investissements dans les banques commerciales ont plus que doublé (356 millions), ainsi que dans l’industrie textile (335 millions). Les investissements dans le domaine agricole restent stationnaires avec 212 millions. Les sociétés de production textile se déplacent de Chine, de Thaïlande, du Vietnam et même d’Indonésie vers le Cambodge en raison de sa main d’œuvre bon marché.
Monde ouvrier
* Le ministère des Finances verse 900 000 dollars aux 7 000 ouvrières en grève dont l’usine a fermé ses portes et dont le patron singapourien s’est enfui après avoir déclaré faillite. Il se remboursera par la vente des biens de l’entreprise. En revanche, les 224 ouvrières de Kingsland Garment qui fabrique des vêtements pour les sociétés Wal-Mart et H&M n’ont pas reçu de salaire depuis janvier. Le 28 février, plusieurs ouvrières entament une grève de la faim.
* Le 20 février, les syndicats se mettent d’accord sur une demande d’augmentation du salaire minimum pour le faire passer de 61 à 120 dollars. Les syndicats affiliés au patronnat et au gouvernement demandent 91 dollars.
- Seuls le Myanmar (Birmanie), qui n’a pas fixé de salaire minimum, et le Bangladesh, dont le salaire minimum est de 55 dollars, sont au-dessous du Cambodge. Au Laos, le salaire minimum est de 78 dollars. Un chercheur en socio-économie, se basant sur les données gouvernementales, estime que 150 dollars serait le minimum pour vivre honnêtement à Phnom Penh.
- Le 5 mars, après deux semaines de négociations, le patronnat offre 75 dollars par mois, dans lesquels sont compris les 5 dollars pour la santé payés par le gouvernement. L’augmentation ne serait donc seulement de 9 dollars.
- Le 19 mars, durant des négociations au ministère des Affaires sociales, 10 syndicats étaient représentés : six pro-gouvernementaux, qui abaissent leur demande à 73 dollars ; quatre syndicats indépendants ou favorables à l’opposition : l’un a voté pour 120 dollars, et les trois autres pour 100 dollars. Du fait que « la majorité des syndicats a voté pour un salaire minimum de 73 dollars, auxquels s’ajoutent 5 dollars pour la santé donnés par le gouvernement, le Premier ministre décide que soit ajouté 2 dollars et de porter l’ensemble à 80 dollars », déclare le ministre des Affaires sociales. Les syndicats non affiliés au gouvernement sont furieux. On prévoit un période d’agitation syndicale.
* Du 21 au 27 février, 500 puis 1 000 employés du casino NagaWorld sont en grève pour réclamer de meilleurs salaires (passer de 80 à 150 dollars par mois) et pour protester contre le licenciement abusif de quatre des leurs. Ce casino a réalisé 113,1 millions de dollars de profits nets en 2012. Finalement, les grévistes obtiennent gain de cause. Le Malaisien propriétaire du casino vient d’être admis dans le groupe des milliardaires en dollars. Il est officiellement « conseiller économique du Premier ministre et du gouvernement, avec statut de ministre ».
* NagaCorp va construire une route souterraine de 447 m sur 23 de large, pour relier le casino à Koh Pich, pour un coût de 369 millions de dollars. Cela s’ajoute à la construction de NagaWolrd 2 qui comprendra un hôtel de 1 000 chambres et 15 000 m² d’espaces commerciaux.
* Le 16 mars, plus de 200 anciens employés de Mfone, société thaïlandaise de téléphonie mobile qui a fait faillite, manifestent pour demander l’aide du Premier ministre afin que la société paie leur salaire et leurs indemnités de licenciement, soit plus de 4 millions de dollars.
Conflits fonciers
Selon l’association ADHOC, 66 concessions ont été accordées en 2012, dont plus de la moitié après l’annonce de l’arrêt d’octroi faite par le Premier ministre en mai. 55 d’entre elles ont provoqué des conflits fonciers et causé 232 arrestations. Ces 55 conflits s’ajoutent aux 629 recencés précédemment par l’association.
* Le 13 février, environ 300 Kuys habitant la forêt de Prey Long manifestent contre la société vietnamienne CRCK qui a reçu 6 000 hectares en concession économique et qui a déboisé 7 km² en dehors des limites de sa concession. Pour une fois, les autorités provinciales donnent raison aux villageois et intiment l’ordre à la société d’interrompre ses travaux.
* Le 25 février, 17 membres de l’ethnie Tampuon de Ratanakiri portent plainte contre la société vietnamienne Ea Lev qui a reçu 8 400 hecatares en concession et qui a défriché 12 hectares de terrains leur appartenant, et pour lesquels ils ont reçu des titres de propriété le 6 janvier dernier.
* Deux cents familles de l’ethnie Kreung de Ratanakiri portent plainte contre la société vietnamienne CDR qui a reçu 7 591 hectares en concession en 2011, et qui a rasé au bulldozer 700 hectares de cultures leur appartenant.
* Le 5 mars, environ 200 policiers armés expulsent par la force 21 familles de Stœung Hav (Sihanoukville). Ils détruisent leurs maisons au bulldozer. Ces maisons étaient construites sur un terrain de 350 hectares, attribués en concession en 2011 par le Conseil des ministres à Mr Cheam Phen, pour yconstruire une fabrique de bière. En avril dernier, la Cour provinciale avait déclaré Cheam Phen comme le véritable propriétaire du terrain, mais les villageois ont fait appel. Légalement, aucune action de force ne peut donc être menée avant la décision de la Cour d’appel. Le 17 mars, Hun Sen annule la concession et charge le magnat cambodgien Mong Rithy de reconstruire 49 maisons des familles expulsées, sur ses deniers personnels. Les élections sont proches...
* Le 8 mars, plus de 40 familles de Koh Kong portent une pétition signée de 100 chefs de familles au Premier ministre, pour demander son intervention contre les autorités locales qui ont détruit sans avertissement 120 maisons sur un terrain de 36 hectares, où ces familles s’étaient installées entre 1990 et 1997.
* Le 13 mars, une soixantaine de membres de la police militaire dispersent par la force une trentaine d’ex-résidents de Bœung Kâk qui tentaient de porterune pétition au Premier ministre pour demander la libération de Yorn Bopha. Les associations de défense des droits de l’homme dénoncent l’utilisation de cetteviolence excessive.
Santé
* Le ministère de l’Intérieur enregistre 586 suicides en 2012 (4 pour 100 000 habitants), soit une augmentation de 13 % par rapport à l’année précédente.
Une étude menée par une ONG chargéede la santé mentale estime le nombre des suicides nettement supérieur : le Cambodge aurait le taux de suicides le plus élevé au monde (42,35 pour 100 000), après la Corée du Sud (31,7 pour 100 000). Ces données paraissent nettement exagérées.
* Les accidents de la route auraient coûté 310 millions de dollars en 2011. Durant les deux premiers mois de 2013, on dénombre déjà 366 tués. Le 8 mars, un double accident a coûté la vie de six personnes et en a blessé dix autres. Le fils du célèbre comique A-Koy qui se rendait pour donner un concert avec les six membres de l’équipe du chanteur Khémarak Sreymom à Sihanoukville y a trouvé la mort, écrasé par un contenaire qui a glissé de son camion.
* Le 18 mars, à Phnom Penh, 500 experts et entrepreneurs de Global Cooking Forum se réunissent pour chercher une façon économique et écologique de faire la cuisine. 95 % de la population cambodgienne utilise du bois ou du charbon de bois pour faire cuire son riz, ce qui entrainerait la mort de 11 800 adultes et de 1 600 enfants cambodgiens chaque année, par suite des inhalations de fumée. Le GERES a vendu des milliers de foyers « propres ».
Depuis 2011, Avenir Cambodge et CKN ont lancé des CEB (Cuiseurs économes à bois) qui consomment cinq fois moins de bois qu’un fourneau ordinaire et ne dégage pas de fumée. Une trentaine de CEB ont été testés pour améliorer leur conception. Avenir Cambodge a également construit 139 installations de biogaz qui permettent la cuisson du riz de deux familles chacune.
* Le 19 mars, un raid de la police permet de saisir 106,78 tonnes de produits chimiques, apparemment destinés à la fabrication des stupéfiants. Cinq Chinois sont arrêtés puis relâchés après le paiement d’une faible amende, ces produits n’étant pas forcément destinés à cette fabrication.
* Depuis le 21 janvier, on signale neuf cas de grippe aviaire transmise à des humains, dont huit mortels.
Education nationale
* Le 4 mars, le Premier ministre déclare qu’il n’est pas possibe d’augmenter le salaire des enseignants de plus de 20 %. Si l’on compare avec 1970, époque durant laquelle les enseignants étaient les fonctionaires les mieux rémunérés, il y avait 40 000 enseignants pour un million d’élèves. Actuellement, il y a 140 000 enseignants pour 3,5 millions d’élèves. Rong Chhun, président de l’Association indépendante des enseignants du Cambodge, fait remarquer qu’avec 20 % de hausse, le salaire des enseignantsdu primaire s’élèvera à 60 dollars par mois, et ceux du secondaire à 132. L’enseignement est sans doute le secteur le plus sinistré du Cambodge, qui hypothèque ainsi sérieusement son avenir.
Mines
* Le 15 février, l’Allemagne s’engageà verser 1,3 million d’euros pour le déminage. Depuis 1999, l’Allemagne a contribué au déminage pour un montant de 20 millions de dollars.
* Selon le Premier ministre, 1 700 km² seraient encore infestés par les mines. Entre 2010 et 2012, les mines ont tué 63 personnes et en ont blessé 120 autres. 80 km² seront déminés en 2013, et on prévoit le déminage complet du pays pour 2019.
Corruption
* Le 13 février, plus de 300 employés de la société d’Etat Telecom Cambodia se mettent en grève pour protester contre Lao Sarœun, leur directeur général, qu’ils accusent de mauvaise gestion et du détournement de deux millions de dollars. Le ministre des Postes et Communications défend son directeur et veut mener l’enquête lui-même. Il affirme qu’il n’y a pas assez de preuves pour envoyer une lettre au Premier ministre. Le 27 février, il lui donne un congé maladie. Les 300 membres de Télécom bénéficient d’un stage de formation par l’Autorité anti-corruption pour qu’ils ne portent pas d’accusations mensongères... Telecom a perdu 40 millions au cours des cinq années durant lesquelles Lao Sarœun dirigeait cette société d’Etat. Le 18 mars, il est promu à de nouvelles fonctions dans son ministère.
* Le 22 mars, la BAD (Banque asiatique pour le développement) refuse de rendre public son rapport sur l’impact de son don de 141,6 millions de dollars pour la réparation des 338 km de voies ferrées entre Phnom Penh et Sérey Saophoan, de peur de « mettre en danger irrémédiablement ses relations avec le gouvernement ».
Justice
* Le 21 février, Amnesty International lance une campagne pour demander la libération de Mam Sonândo, propriétaire de « Nid d’abeilles », l’unique radio libre du Cambodge, incarcéré le 1er octobre au cours d’un procès inique. Lors de son procès en appel, le 5 mars, le procureur demande aux juges de maintenir les cinq charges retenues contre lui, mais de changer l’incitation à la violence anti-gouvernementale par la conduite d’une insurrection. Il y ajoute une sixième charge encore plus farfelue que les autres : déforestation pour usage personnel. Plus d’un milliers de partisans de l’animateur radio venus des campagnes campent à l’extérieur de la cour d’appel. Finalement, il est libéré le 15 mars, mais pas innocenté. Les trois villageois co-accusés seront libérés le 19 mars.
* Le 27 février, Chhouk Bundith, ex-gouverneur de Bavet, comparaît devant la Cour d’appel suite à son acquittement par le tribunal de Svay Rieng. Il admet avoir tiré au pistolet, mais ne sait pas où sont parties les balles... Un policier affirme l’avoir vu tirer sur la foule, et d’avoir vu une jeune fille tomber ensanglantée... Deux jours plus tard, menacé de mort, ce policier retire sa déposition. La Cour d’appel de Phnom Penh renvoit le cas à la cour de Svay Rieng, suscitant des critiques virulentes de la part des associations cambodgiennes de défense des droits de l’homme.
Divers
* Le 28 février, plus de 500 vilageois des provinces de Stœung Treng et Ratanakiri qui vont être affectés par la construction du barrage Sésan II, font un sacrifice traditionnel pour demander au Néak Ta Krahâm Kâr de les protéger.
* Le 27 février, près de 40 villageois de Kong Pisey (province de Kompong Speu) ont lynché un paysan accusé de sorcellerie. C’est le troisième lynchage de ce type dans le secteur depuis 2008. Licadho note au minimum trois ou quatre lynchages par an... souvent d’opposants politiques.
* Les services français spécialisés viennent au Cambodge pour enquêter sur la mort mystérieuse de Laurent Vallier et de ses quatre enfants. Alors que la police khmère a conclu au suicide, ces services pensent au contraire qu’il s’agit d’un meurtre : le corps de Laurent Vannier n’était pas derrière son volant ; on a trouvé des traces de sang dans la maison, sur la malette du défunt ; deux des enfants étaient morts avant d’entrer dans l’eau...
Par ailleurs, la police n’a aucune piste pour le meurtre d’une jeune française disparue à Kampot en janvier dernier.
* Plusieurs étrangers sont dans le colimateur de la police : un Russe pour avoir obligé des marins à sauter par dessus bord lors d’une altercation à Sihanoukville ; un Anglais arrêté pour une histoire de fraude dans l’achat d’un terrain ; deux orphelinats (Love in Action) sont fermés pour viols ou mauvais traitements des enfants.
Lu pour vous
Mon Cambodge : Le destin d’une femme, par Ly San Meas (Paris, L’Harmattan, 2012)
En racontant sa vie et celle de sa famille, de 1929 jusqu’en 2000, l’auteure, une lettrée cambodgienne, nous fait pénétrer avec beaucoup de délicatesse et de sensibilité dans l’univers merveilleux des Khmers, avec leurs rêves, les prédictions, les Néak Ta qui rendent plus supportable la dure réalité de la vie.
Pourquoi les Khmers rouges, par Henri Locard (Paris, Vendémiaire, 2013)
Livre précis, apportant de nombreuses informations inédites, notamment sur la formation des responsables Khmers rouges dans les maquis vietnamiens, sur la personnalité de Nuon Chéa que les autorités vietnamiennes considéraient comme leur homme au sein du pouvoir khmer rouge et qui semble avoir été l’homme fort du Kampuchéa démocratique... Les derniers chapitres tentent d’indiquer quelques lignes explicatives, encore trop peu développées, du phénomène khmer rouge par la culture khmère.
Sihanouk, le roi insubmersible, par Jean-Marie Cambacérès (Paris, Le Cherche Midi, 2013)
L’auteur a épousé une petite-fille de Sihanouk. On comprend donc assez aisément que ce livre tourne souvent au panégyrique du grand-père... et de l’action du parti socialiste. Malgré de très nombreuses répétitions, de multiples erreurs de détail dans les dates et les chiffres, dans les citations plus que fantaisistes de mots khmers, d’une suite chronologique souvent déroutante dans la succession des phrases, d’analyses discutables, ce livre apporte quelques informations intéressantes et inédites sur l’action et sur la personnalité de Sihanouk, le Patriote.
(Source: Eglises d'Asie, 27 mars 2013)
* Le Parti du Salut National Cambodge (formé par la fusion du Parti Sam Rainsy et du Parti des Droits de l’Homme, de Khem Sokha) tiendra son premier congrès en avril dans lequel il annoncera sa plateforme politique et ses candidats en vue des élections de juillet prochain. Il promet d’ores et déjà d’augmenter les salaires des ouvriers à 150 dollars, ceux des fonctionnaires à 250, ...
... ainsi que de donner une retraite de 10 dollars mensuels aux personnes de plus de 65 ans. Il se propose de trouver l’argent en taxant les casinos et les concessions de terrains, ainsi que par la suppression de la corruption.
* 4 000 membres du Funcinpec tiennent leur congrès annuel le 23 mars et élisent la princesse Arun Réasmey comme présidente du parti. La princesse est la fille du roi défunt et sœur de Ranariddh. Nhiek Bun Chhay est confirmé à son poste de secrétaire général, et Sao Rany, le principal instigateur de l’exclusion de Ranariddh, comme secrétaire-adjoint.
* Au moins dix députés du PPC sont priés de ne pas se représenter aux prochaines élections législatives pour laisser la place aux jeunes. Les trois fils du Premier ministre Hun Sen ainsi qu’un fils de Sar Kheng (ministre de l’Intérieur), de Say Chhum (vice-président du Sénat), de Dith Minthy (président de laCour suprême), de Sok An (Vice-Premier ministre) seraient également candidats. La perennité du pouvoir PPC est donc assurée. Les 16-17 mars, les 2 000 membres du PPC réunis pour le congrès annuel du parti désignent Hun Sen comme l’unique candidat au poste de Premier ministre.
* Le 27 février, Comfrel (Association cambodgienne d’observation des élections) déclare que le NEC (Comité national des élections) a rejeté plus de 60 % des recommandations que les diverses associations de surveillance des élections lui avaient soumises (notamment celle demandant que les membres de la police et les fonctionnaires ne participent pas à la campagne électorale). Seul le PPC refuse de révéler le financement de sa campagne.
* Selon NIFEC (Comité neutre et impartial pour des élections libres au Cambodge), sur 4 900 personnes interrogées, 10,4 % ne trouvent pas leur nom inscritsur les listes électorales (7,7 % en 2008) ; 9 % des votants aux dernières élections ont été frauduleusement rayés des listes ; les dates de naissance de seulement 63 % d’entre eux correspondent à celles de leurscartes d’idenntité... ce qui risque d’engendrer des difficultés lors du scrutin pour 37 % des votants. Il y a 900 bureaux de vote prévu, mais le CNE n’en relève que 144. Selon cette étude, les conditions des élections de 2013 sont pires que celles de 2008.
Chambres extraordinaires au sein des tribunaux cambodgiens (CETC)
* Ieng Sary, 88 ans, décède le 14 mars à l’Hôpital khméro-soviétique où il avait été admis le 4 mars. Nº 3 du régime, ancien ministre des Affaires étrangères, rallié au gouvernement royal le 8 août 1996, avec la moitié des effectifs de l’armée du Kampuchéa Démocratique, il avait précipité la fin du mouvement khmer rouge. Le 21 mars, plus de 1 000 personnes se rassemblent pour sa crémation à Malai (province de Banteay Méan Chhey). Ieng Thirith, son épouse, atteinte de la maladie d’Alzeimer, a fait le déplacement.
- En 1975, il avait été l’artisan du retour d’environ 1 700 étudiants de l’étranger ainsi que de leur rééducation. Trois quart d’entre eux sont morts. Ieng Sary est tenu pour un tueur avéré.
- Le 8 août 1996, lors de sa soumission au gouvernement royal, il aurait emporté avec lui le magot des Khmers rouges que l’on estime généralement à 20 millions de dollars (certains, à l’époque, avançaient la somme de 80 millions). Il était en effet le trésorier du régime et détenait, à ce titre, un compte à son nom dans une Banque de Hongkong par laquelle transitait l’aide chinoise. Il comptabilisait également les recettes provenant de la vente des rubis de Païlin et des coupes de bois (estimées à 200 millions par an). Après son arrestation, en 2007, il a cependant déclaré, ainsi que son épouse, être « indigent », et le CETC a dû débourser des milliers de dollars chaque mois pour ces deux accusés. Plusieurs associations demandent que soient saisis ses avoirs, comme cela a été fait pour ceux du président Ferdinand Marcos aux Philippines, ou de Charles Taylor au Liberia, et de les reverser à ses victimes.
- Bon nombre d’associations demandent instamment aux CETC d’accélérer la procédure pour éviter que Nuon Chéa, 86 ans, Nº 2 du régime et assez mal en point, ne meure avant la fin du procès. Du 2 au 19 février, il a encore dû faire un séjour à l’hôpital.
* Le 26 février, les pays donateurs d’aides se mettent d’accord sur un budget revu à la baisse pour 2013 : 28 millions de dollars pour le côté international (au lieu de 31,8) et 9,4 pour le côté cambodgien (au lieu de 9,8). La communauté inernationale est réticente à continuer son financement en raison des soupçons de corruption et d’interférences politiques, jamais élucidés. Le 25 février, le Royaume-Uni accorde un don de 2 millions de dollars.
* Le 4 mars, le Tribunal cesse son travail à cause de la grève des 30 traducteurs, qui n’ont pas été payés depuis décembre. Le 14 mars, ils acceptent de reprendre le travail du 18 au 31 mars, suite à la promesse qu’on leur versera le salaire du mois de décembre grâce à un don de 300 000 euros de l’Union européenne. Si leurs contrats ne sont pas signés, ils se remettront en grève le 1er avril. Plusieurs des 270 Cambodgiens membres des CETC ont quitté leur travail pour chercher de l’embauche ailleurs. Selon l’article 15 de l’agrément signé entre les CETC et le gouvernement cambodgien, les émoluments du personnel cambodgien doivent être versés par le gouvernement. En réalité, les donateurs les ont honorés jusqu’à présent, le gouvernement ne payant seulement 1,8 million de frais d’intendance et de maintien des structures. Le gouvernement fait savoir que le budget des CETC dépasse de 270 % le budget national de la Cour suprême et de 300 % celui de la Cour d’appel.
Economie
Agriculture
* Selon le Premier ministre, 1,2 million d’hectares, sur les 1,5 million accordés en concession à des sociétés privées, seraient plantés en hévéas, dont 300 000 sont en production, et employent environ 100 000 travailleurs. Dans les cinq années à venir, 840 000 hectares seraient saignés et emploiraient 1,3 million de travailleurs. 45 % des superficies seraient aux mains de petits planteurs. On s’étonne toutefois que les exportations de caoutchouc sec ne soient que de 50 000 tn par an, niveau d’avant 1970, quand les plantations ne couvraient que 80 000 hectares... Selon le Premier ministre, 54 % du territoire cambodgien, soit 9,2 millions d’hectares, seraient couverts de forêts.
* Le 22 février, le Conseil des ministres approuve un projet de loi sur l’agriculture : actuellement, il existe 376 coopératives qui regroupent 35 000 membres. Il suffit de 25 personnes pour former une coopérative.
Energie
* Selon le Premier ministre, neuf barrages hydo-électriques (stœung Atay (120 MGW), stœung Tatai (246 MGW), stœung Russei Chrum(338 MGW), Sesan 1 et 2, Kamchay (190 MGW) et KiriromI (12 MGW)-Kirirom II (18 MGW)-Kirirom III) et huit centrales au charbon devraient fonctionner à plein régime en 2020 et fournir ainsi de l’électricité à 70 % des villages, contre seulement 23,5 % actuellement. Les compagnies gestionnaires des barrages bénéficient généralement d’un contrat d’exploitation de 45 ans, après quoi (quand les turbines seront hors d’usage) ces barrages seront exploités par le gouvernement. A la fin de la saison sèche, les coupures de courant sont fréquentes à Phnom Penh, car les barrages sont peu alimentés en eau.
Tourisme
* Un journal bi-hedomadaire de 36 pages en langue allemande est édité désormais à 5 000 exemplaires. Environ 72 000 germanophones visitent chaque année le Cambodge.
Dons et investssements
* Après Mercedes et BWM, Porsche investit 2 millions de dollarsau Cambodge, et espère vendre entre 40 et 50 véhicules en 2014, chacun pour un prixcompris entre 100 000 et 200 000 dollars. Pendant l’exposition tenue les 16-17 mars, une Land Rover a été vendue 205 000 dollars. Il convient de rappeler qu’un tiers de la population cambodgienne gagne moins de 40 dollars par mois... Le congrès annuel du PPC, tenu à la même date, et tout près de l’exposition, permettait de constater de visu comment les dignitaires du régime rivalisent dans l’obstentation de leur richesse, par leurs voitures de luxe...
* Des rumeurs font état de l’achat par le gouvernemenet d’un A320 de 150 places, pour une somme de 91,5 millions de dollars, réservé exclusivement au transport des cinq plus hauts dignitaires du régime. On dit ensuite que ce avion est loué, « à un prix vraiment modeste » par un pays ami, que cette location revient moins cher que l’achat de vols sur des sociétés privées. Ces achats coûtent entre 2,5 à 3 millions de dollars par an. Or, le seul entretien d’un tel avion reviendrait à un million par an. La compagnie nationale Angkor Air dispose de deux ATR-62 de 65 places et d’un airbus A321 de 184 places. Le Conseil des ministres finit par révéler qu’il a loué cet appareil à la société China Southern Airlines, mais sans en indiquer les conditions.
* Le ministre des Finances envoie une lettre de félicitations à Mme Chhœung Sophéap (alias Yey Phou), patronne de la Phéapimex (318 000 hectares à Pursat), épouse de Lao Meng Kin (propriétaire de la concession de Bœung Kâk), pour avoir payé l’intégralité des taxes sur le sable pompé du Mékong afin de combler l’étang de Bœung Kâk.
* En avril, une société cotée au NASDAQ américain, Entertainement Gaming Asia, va ouvrir un deuxième casino à Poïpet, après celui de Païlin ouvert l’an dernier. C’est cette société qui fournit la plupart des machines de jeux aux autres casinos. Ses revenus ont crû de plus de 20 millions de dollars en 2012.
* Le 11 mars, l’Agence française de développement (AFD) signe un accord de 47,7 millions de dollars, dont un prêt de 39 millions pour la construction du système de purification de l’eau de Phnom Penh. La première phase des travaux sera terminé en 2013, la seconde phase sera en 2020. 8,7 millions consiste en dons, dont 3,5 millions destinés à l’Institut Pasteur. Cet Institut fête ses 60 ans de présence au Cambodge. Il comprend 165 employés, en majorité cambodgiens, et passe pour être le meilleur de la région sur le plan scientifique.
Société
* Selon le CDRI (Institut de recherche sur le développement du Cambodge), 53 % de la population gagne moins de 2 dollars par jour.
* En 2012, les investissements étrangers ont crû de 44 % par rapport à 2011 et s’élèvent à 1,3 milliard de dollars. Durant les neuf premiers mois de 2012, un quart des investissements, soit 276 millions, sont venus de la Chine, 192 du Vietnam, 173 de Taïwan, 68 de Hongkong. Les investissements dans les banques commerciales ont plus que doublé (356 millions), ainsi que dans l’industrie textile (335 millions). Les investissements dans le domaine agricole restent stationnaires avec 212 millions. Les sociétés de production textile se déplacent de Chine, de Thaïlande, du Vietnam et même d’Indonésie vers le Cambodge en raison de sa main d’œuvre bon marché.
Monde ouvrier
* Le ministère des Finances verse 900 000 dollars aux 7 000 ouvrières en grève dont l’usine a fermé ses portes et dont le patron singapourien s’est enfui après avoir déclaré faillite. Il se remboursera par la vente des biens de l’entreprise. En revanche, les 224 ouvrières de Kingsland Garment qui fabrique des vêtements pour les sociétés Wal-Mart et H&M n’ont pas reçu de salaire depuis janvier. Le 28 février, plusieurs ouvrières entament une grève de la faim.
* Le 20 février, les syndicats se mettent d’accord sur une demande d’augmentation du salaire minimum pour le faire passer de 61 à 120 dollars. Les syndicats affiliés au patronnat et au gouvernement demandent 91 dollars.
- Seuls le Myanmar (Birmanie), qui n’a pas fixé de salaire minimum, et le Bangladesh, dont le salaire minimum est de 55 dollars, sont au-dessous du Cambodge. Au Laos, le salaire minimum est de 78 dollars. Un chercheur en socio-économie, se basant sur les données gouvernementales, estime que 150 dollars serait le minimum pour vivre honnêtement à Phnom Penh.
- Le 5 mars, après deux semaines de négociations, le patronnat offre 75 dollars par mois, dans lesquels sont compris les 5 dollars pour la santé payés par le gouvernement. L’augmentation ne serait donc seulement de 9 dollars.
- Le 19 mars, durant des négociations au ministère des Affaires sociales, 10 syndicats étaient représentés : six pro-gouvernementaux, qui abaissent leur demande à 73 dollars ; quatre syndicats indépendants ou favorables à l’opposition : l’un a voté pour 120 dollars, et les trois autres pour 100 dollars. Du fait que « la majorité des syndicats a voté pour un salaire minimum de 73 dollars, auxquels s’ajoutent 5 dollars pour la santé donnés par le gouvernement, le Premier ministre décide que soit ajouté 2 dollars et de porter l’ensemble à 80 dollars », déclare le ministre des Affaires sociales. Les syndicats non affiliés au gouvernement sont furieux. On prévoit un période d’agitation syndicale.
* Du 21 au 27 février, 500 puis 1 000 employés du casino NagaWorld sont en grève pour réclamer de meilleurs salaires (passer de 80 à 150 dollars par mois) et pour protester contre le licenciement abusif de quatre des leurs. Ce casino a réalisé 113,1 millions de dollars de profits nets en 2012. Finalement, les grévistes obtiennent gain de cause. Le Malaisien propriétaire du casino vient d’être admis dans le groupe des milliardaires en dollars. Il est officiellement « conseiller économique du Premier ministre et du gouvernement, avec statut de ministre ».
* NagaCorp va construire une route souterraine de 447 m sur 23 de large, pour relier le casino à Koh Pich, pour un coût de 369 millions de dollars. Cela s’ajoute à la construction de NagaWolrd 2 qui comprendra un hôtel de 1 000 chambres et 15 000 m² d’espaces commerciaux.
* Le 16 mars, plus de 200 anciens employés de Mfone, société thaïlandaise de téléphonie mobile qui a fait faillite, manifestent pour demander l’aide du Premier ministre afin que la société paie leur salaire et leurs indemnités de licenciement, soit plus de 4 millions de dollars.
Conflits fonciers
Selon l’association ADHOC, 66 concessions ont été accordées en 2012, dont plus de la moitié après l’annonce de l’arrêt d’octroi faite par le Premier ministre en mai. 55 d’entre elles ont provoqué des conflits fonciers et causé 232 arrestations. Ces 55 conflits s’ajoutent aux 629 recencés précédemment par l’association.
* Le 13 février, environ 300 Kuys habitant la forêt de Prey Long manifestent contre la société vietnamienne CRCK qui a reçu 6 000 hectares en concession économique et qui a déboisé 7 km² en dehors des limites de sa concession. Pour une fois, les autorités provinciales donnent raison aux villageois et intiment l’ordre à la société d’interrompre ses travaux.
* Le 25 février, 17 membres de l’ethnie Tampuon de Ratanakiri portent plainte contre la société vietnamienne Ea Lev qui a reçu 8 400 hecatares en concession et qui a défriché 12 hectares de terrains leur appartenant, et pour lesquels ils ont reçu des titres de propriété le 6 janvier dernier.
* Deux cents familles de l’ethnie Kreung de Ratanakiri portent plainte contre la société vietnamienne CDR qui a reçu 7 591 hectares en concession en 2011, et qui a rasé au bulldozer 700 hectares de cultures leur appartenant.
* Le 5 mars, environ 200 policiers armés expulsent par la force 21 familles de Stœung Hav (Sihanoukville). Ils détruisent leurs maisons au bulldozer. Ces maisons étaient construites sur un terrain de 350 hectares, attribués en concession en 2011 par le Conseil des ministres à Mr Cheam Phen, pour yconstruire une fabrique de bière. En avril dernier, la Cour provinciale avait déclaré Cheam Phen comme le véritable propriétaire du terrain, mais les villageois ont fait appel. Légalement, aucune action de force ne peut donc être menée avant la décision de la Cour d’appel. Le 17 mars, Hun Sen annule la concession et charge le magnat cambodgien Mong Rithy de reconstruire 49 maisons des familles expulsées, sur ses deniers personnels. Les élections sont proches...
* Le 8 mars, plus de 40 familles de Koh Kong portent une pétition signée de 100 chefs de familles au Premier ministre, pour demander son intervention contre les autorités locales qui ont détruit sans avertissement 120 maisons sur un terrain de 36 hectares, où ces familles s’étaient installées entre 1990 et 1997.
* Le 13 mars, une soixantaine de membres de la police militaire dispersent par la force une trentaine d’ex-résidents de Bœung Kâk qui tentaient de porterune pétition au Premier ministre pour demander la libération de Yorn Bopha. Les associations de défense des droits de l’homme dénoncent l’utilisation de cetteviolence excessive.
Santé
* Le ministère de l’Intérieur enregistre 586 suicides en 2012 (4 pour 100 000 habitants), soit une augmentation de 13 % par rapport à l’année précédente.
Une étude menée par une ONG chargéede la santé mentale estime le nombre des suicides nettement supérieur : le Cambodge aurait le taux de suicides le plus élevé au monde (42,35 pour 100 000), après la Corée du Sud (31,7 pour 100 000). Ces données paraissent nettement exagérées.
* Les accidents de la route auraient coûté 310 millions de dollars en 2011. Durant les deux premiers mois de 2013, on dénombre déjà 366 tués. Le 8 mars, un double accident a coûté la vie de six personnes et en a blessé dix autres. Le fils du célèbre comique A-Koy qui se rendait pour donner un concert avec les six membres de l’équipe du chanteur Khémarak Sreymom à Sihanoukville y a trouvé la mort, écrasé par un contenaire qui a glissé de son camion.
* Le 18 mars, à Phnom Penh, 500 experts et entrepreneurs de Global Cooking Forum se réunissent pour chercher une façon économique et écologique de faire la cuisine. 95 % de la population cambodgienne utilise du bois ou du charbon de bois pour faire cuire son riz, ce qui entrainerait la mort de 11 800 adultes et de 1 600 enfants cambodgiens chaque année, par suite des inhalations de fumée. Le GERES a vendu des milliers de foyers « propres ».
Depuis 2011, Avenir Cambodge et CKN ont lancé des CEB (Cuiseurs économes à bois) qui consomment cinq fois moins de bois qu’un fourneau ordinaire et ne dégage pas de fumée. Une trentaine de CEB ont été testés pour améliorer leur conception. Avenir Cambodge a également construit 139 installations de biogaz qui permettent la cuisson du riz de deux familles chacune.
* Le 19 mars, un raid de la police permet de saisir 106,78 tonnes de produits chimiques, apparemment destinés à la fabrication des stupéfiants. Cinq Chinois sont arrêtés puis relâchés après le paiement d’une faible amende, ces produits n’étant pas forcément destinés à cette fabrication.
* Depuis le 21 janvier, on signale neuf cas de grippe aviaire transmise à des humains, dont huit mortels.
Education nationale
* Le 4 mars, le Premier ministre déclare qu’il n’est pas possibe d’augmenter le salaire des enseignants de plus de 20 %. Si l’on compare avec 1970, époque durant laquelle les enseignants étaient les fonctionaires les mieux rémunérés, il y avait 40 000 enseignants pour un million d’élèves. Actuellement, il y a 140 000 enseignants pour 3,5 millions d’élèves. Rong Chhun, président de l’Association indépendante des enseignants du Cambodge, fait remarquer qu’avec 20 % de hausse, le salaire des enseignantsdu primaire s’élèvera à 60 dollars par mois, et ceux du secondaire à 132. L’enseignement est sans doute le secteur le plus sinistré du Cambodge, qui hypothèque ainsi sérieusement son avenir.
Mines
* Le 15 février, l’Allemagne s’engageà verser 1,3 million d’euros pour le déminage. Depuis 1999, l’Allemagne a contribué au déminage pour un montant de 20 millions de dollars.
* Selon le Premier ministre, 1 700 km² seraient encore infestés par les mines. Entre 2010 et 2012, les mines ont tué 63 personnes et en ont blessé 120 autres. 80 km² seront déminés en 2013, et on prévoit le déminage complet du pays pour 2019.
Corruption
* Le 13 février, plus de 300 employés de la société d’Etat Telecom Cambodia se mettent en grève pour protester contre Lao Sarœun, leur directeur général, qu’ils accusent de mauvaise gestion et du détournement de deux millions de dollars. Le ministre des Postes et Communications défend son directeur et veut mener l’enquête lui-même. Il affirme qu’il n’y a pas assez de preuves pour envoyer une lettre au Premier ministre. Le 27 février, il lui donne un congé maladie. Les 300 membres de Télécom bénéficient d’un stage de formation par l’Autorité anti-corruption pour qu’ils ne portent pas d’accusations mensongères... Telecom a perdu 40 millions au cours des cinq années durant lesquelles Lao Sarœun dirigeait cette société d’Etat. Le 18 mars, il est promu à de nouvelles fonctions dans son ministère.
* Le 22 mars, la BAD (Banque asiatique pour le développement) refuse de rendre public son rapport sur l’impact de son don de 141,6 millions de dollars pour la réparation des 338 km de voies ferrées entre Phnom Penh et Sérey Saophoan, de peur de « mettre en danger irrémédiablement ses relations avec le gouvernement ».
Justice
* Le 21 février, Amnesty International lance une campagne pour demander la libération de Mam Sonândo, propriétaire de « Nid d’abeilles », l’unique radio libre du Cambodge, incarcéré le 1er octobre au cours d’un procès inique. Lors de son procès en appel, le 5 mars, le procureur demande aux juges de maintenir les cinq charges retenues contre lui, mais de changer l’incitation à la violence anti-gouvernementale par la conduite d’une insurrection. Il y ajoute une sixième charge encore plus farfelue que les autres : déforestation pour usage personnel. Plus d’un milliers de partisans de l’animateur radio venus des campagnes campent à l’extérieur de la cour d’appel. Finalement, il est libéré le 15 mars, mais pas innocenté. Les trois villageois co-accusés seront libérés le 19 mars.
* Le 27 février, Chhouk Bundith, ex-gouverneur de Bavet, comparaît devant la Cour d’appel suite à son acquittement par le tribunal de Svay Rieng. Il admet avoir tiré au pistolet, mais ne sait pas où sont parties les balles... Un policier affirme l’avoir vu tirer sur la foule, et d’avoir vu une jeune fille tomber ensanglantée... Deux jours plus tard, menacé de mort, ce policier retire sa déposition. La Cour d’appel de Phnom Penh renvoit le cas à la cour de Svay Rieng, suscitant des critiques virulentes de la part des associations cambodgiennes de défense des droits de l’homme.
Divers
* Le 28 février, plus de 500 vilageois des provinces de Stœung Treng et Ratanakiri qui vont être affectés par la construction du barrage Sésan II, font un sacrifice traditionnel pour demander au Néak Ta Krahâm Kâr de les protéger.
* Le 27 février, près de 40 villageois de Kong Pisey (province de Kompong Speu) ont lynché un paysan accusé de sorcellerie. C’est le troisième lynchage de ce type dans le secteur depuis 2008. Licadho note au minimum trois ou quatre lynchages par an... souvent d’opposants politiques.
* Les services français spécialisés viennent au Cambodge pour enquêter sur la mort mystérieuse de Laurent Vallier et de ses quatre enfants. Alors que la police khmère a conclu au suicide, ces services pensent au contraire qu’il s’agit d’un meurtre : le corps de Laurent Vannier n’était pas derrière son volant ; on a trouvé des traces de sang dans la maison, sur la malette du défunt ; deux des enfants étaient morts avant d’entrer dans l’eau...
Par ailleurs, la police n’a aucune piste pour le meurtre d’une jeune française disparue à Kampot en janvier dernier.
* Plusieurs étrangers sont dans le colimateur de la police : un Russe pour avoir obligé des marins à sauter par dessus bord lors d’une altercation à Sihanoukville ; un Anglais arrêté pour une histoire de fraude dans l’achat d’un terrain ; deux orphelinats (Love in Action) sont fermés pour viols ou mauvais traitements des enfants.
Lu pour vous
Mon Cambodge : Le destin d’une femme, par Ly San Meas (Paris, L’Harmattan, 2012)
En racontant sa vie et celle de sa famille, de 1929 jusqu’en 2000, l’auteure, une lettrée cambodgienne, nous fait pénétrer avec beaucoup de délicatesse et de sensibilité dans l’univers merveilleux des Khmers, avec leurs rêves, les prédictions, les Néak Ta qui rendent plus supportable la dure réalité de la vie.
Pourquoi les Khmers rouges, par Henri Locard (Paris, Vendémiaire, 2013)
Livre précis, apportant de nombreuses informations inédites, notamment sur la formation des responsables Khmers rouges dans les maquis vietnamiens, sur la personnalité de Nuon Chéa que les autorités vietnamiennes considéraient comme leur homme au sein du pouvoir khmer rouge et qui semble avoir été l’homme fort du Kampuchéa démocratique... Les derniers chapitres tentent d’indiquer quelques lignes explicatives, encore trop peu développées, du phénomène khmer rouge par la culture khmère.
Sihanouk, le roi insubmersible, par Jean-Marie Cambacérès (Paris, Le Cherche Midi, 2013)
L’auteur a épousé une petite-fille de Sihanouk. On comprend donc assez aisément que ce livre tourne souvent au panégyrique du grand-père... et de l’action du parti socialiste. Malgré de très nombreuses répétitions, de multiples erreurs de détail dans les dates et les chiffres, dans les citations plus que fantaisistes de mots khmers, d’une suite chronologique souvent déroutante dans la succession des phrases, d’analyses discutables, ce livre apporte quelques informations intéressantes et inédites sur l’action et sur la personnalité de Sihanouk, le Patriote.
(Source: Eglises d'Asie, 27 mars 2013)
Bergoglio's Intervention: A diagnosis of the problems in the Church
Cardinal Jaime Lucas Ortega y Alamino
21:09 27/03/2013
The archbishop of Havana, Cardinal Jaime Lucas Ortega y Alamino, on Saturday read from a document given him by Pope Francis, outlining the speech he gave during the pre-conclave General Congregation meetings of the Cardinals.
Cardinal Ortega had been so impressed with the speech he asked the then-Cardinal Jorge Bergoglio for a copy of the intervention.Cardinal Ortega received permission from Pope Francis to share the information. Here is an unofficial translation of the text
Evangelizing implies Apostolic Zeal
1. - Evangelizing pre-supposes a desire in the Church to come out of herself. The Church is called to come out of herself and to go to the peripheries, not only geographically, but also the existential peripheries: the mystery of sin, of pain, of injustice, of ignorance and indifference to religion, of intellectual currents, and of all misery.
2. - When the Church does not come out of herself to evangelize, she becomes self-referential and then gets sick. (cf. The deformed woman of the Gospel). The evils that, over time, happen in ecclesial institutions have their root in self-referentiality and a kind of theological narcissism. In Revelation, Jesus says that he is at the door and knocks. Obviously, the text refers to his knocking from the outside in order to enter but I think about the times in which Jesus knocks from within so that we will let him come out. The self-referential Church keeps Jesus Christ within herself and does not let him out. 3. - When the Church is self-referential, inadvertently, she believes she has her own light; she ceases to be the mysterium lunae and gives way to that very serious evil, spiritual worldliness (which according to De Lubac, is the worst evil that can befall the Church). It lives to give glory only to one another.
Put simply, there are two images of the Church: Church which evangelizes and comes out of herself, the Dei Verbum religiose audiens et fidente proclamans; and the worldly Church, living within herself, of herself, for herself. This should shed light on the possible changes and reforms which must be done for the salvation of souls. 4. - Thinking of the next Pope: He must be a man who, from the contemplation and adoration of Jesus Christ, helps the Church to go out to the existential peripheries, that helps her to be the fruitful mother, who gains life from “the sweet and comforting joy of evangelizing.”
Cardinal Ortega had been so impressed with the speech he asked the then-Cardinal Jorge Bergoglio for a copy of the intervention.Cardinal Ortega received permission from Pope Francis to share the information. Here is an unofficial translation of the text
Evangelizing implies Apostolic Zeal
1. - Evangelizing pre-supposes a desire in the Church to come out of herself. The Church is called to come out of herself and to go to the peripheries, not only geographically, but also the existential peripheries: the mystery of sin, of pain, of injustice, of ignorance and indifference to religion, of intellectual currents, and of all misery.
2. - When the Church does not come out of herself to evangelize, she becomes self-referential and then gets sick. (cf. The deformed woman of the Gospel). The evils that, over time, happen in ecclesial institutions have their root in self-referentiality and a kind of theological narcissism. In Revelation, Jesus says that he is at the door and knocks. Obviously, the text refers to his knocking from the outside in order to enter but I think about the times in which Jesus knocks from within so that we will let him come out. The self-referential Church keeps Jesus Christ within herself and does not let him out. 3. - When the Church is self-referential, inadvertently, she believes she has her own light; she ceases to be the mysterium lunae and gives way to that very serious evil, spiritual worldliness (which according to De Lubac, is the worst evil that can befall the Church). It lives to give glory only to one another.
Put simply, there are two images of the Church: Church which evangelizes and comes out of herself, the Dei Verbum religiose audiens et fidente proclamans; and the worldly Church, living within herself, of herself, for herself. This should shed light on the possible changes and reforms which must be done for the salvation of souls. 4. - Thinking of the next Pope: He must be a man who, from the contemplation and adoration of Jesus Christ, helps the Church to go out to the existential peripheries, that helps her to be the fruitful mother, who gains life from “the sweet and comforting joy of evangelizing.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Nghĩa Thành: Khóa cầu nguyện với Kinh Thánh
Pet. Vĩnh Yên
18:06 27/03/2013
Trong tinh thần của Năm Đức Tin và Mùa Chay Thánh, giáo xứ Nghĩa Thành tổ chức khóa học cầu nguyện với Kinh Thánh, để giúp các tín hữu gặp gỡ Chúa, đào sâu đức tin và để sống đức tin qua tình mến với anh chị em.
Xem hình ảnh
Khóa học được tổ chức từ ngày 17-23/03/2013, dành cho ba nhóm học viên khác nhau: Ba ngày đầu dành cho HĐMV giáo xứ, các giáo họ và trưởng các đoàn thể, Ba ngày sau dành cho giới gia trưởng và hiền mẫu, Và các buổi tối dành cho giới trẻ.
Khóa học được ba nữ tu đến từ Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Buôn Mê Thuật, là Sr. Maria Nguyễn Thị Hường, Maria Hà Thị Ánh Tuyết và Anna Nguyễn Thị Kim Thúy, hướng dẫn.
Đây là lần đầu tiên giáo xứ tổ chức khóa học cầu nguyện với Kinh Thánh, nên nhiều tín hữu thấy được nét mới mẻ, phong phú và hữu ích của việc cầu nguyện, cũng như giá trị của Kinh Thánh, để rồi, dù bận rộn với công việc làm ăn, mệt mỏi do tuổi già, hay thích tự do vui chơi như giới trẻ, các học viên đều hăng say tham dự đông đủ.
Kết thúc khóa học, với các học viên là HĐMV giáo xứ, các giáo họ và trưởng đoàn thể, đã có một nghi thức Sai Đi trong một Thánh Lễ có đông đủ cộng đoàn tham dự, để mời gọi những người này tiếp tục hăng say dấn thân, cũng như để nhắc nhở sứ vụ loan báo Tin Mừng nơi mỗi Kitô hữu, mà họ là những người tiêu biểu cho tầng lớp giáo dân.
Với khóa học dành cho giới gia trưởng và hiền mẫu, các học viên kết thúc chương trình với giờ chầu Thánh Thể thật sốt sắng.
Còn với khóa học cho các bạn trẻ, để phù hợp với tâm lý và tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho giới trẻ nơi một giáo xứ vùng cực Tây Bắc Nghệ An này, các nữ tu đã tổ chức một buổi thi Rung Chuông Vàng. Cuộc thi thêm sự sinh động với sự hướng dẫn chương trình của linh mục tân quản xứ - cha Antôn Hoàng Trung Hoa.
Xem hình ảnh
Khóa học được tổ chức từ ngày 17-23/03/2013, dành cho ba nhóm học viên khác nhau: Ba ngày đầu dành cho HĐMV giáo xứ, các giáo họ và trưởng các đoàn thể, Ba ngày sau dành cho giới gia trưởng và hiền mẫu, Và các buổi tối dành cho giới trẻ.
Khóa học được ba nữ tu đến từ Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Buôn Mê Thuật, là Sr. Maria Nguyễn Thị Hường, Maria Hà Thị Ánh Tuyết và Anna Nguyễn Thị Kim Thúy, hướng dẫn.
Đây là lần đầu tiên giáo xứ tổ chức khóa học cầu nguyện với Kinh Thánh, nên nhiều tín hữu thấy được nét mới mẻ, phong phú và hữu ích của việc cầu nguyện, cũng như giá trị của Kinh Thánh, để rồi, dù bận rộn với công việc làm ăn, mệt mỏi do tuổi già, hay thích tự do vui chơi như giới trẻ, các học viên đều hăng say tham dự đông đủ.
Kết thúc khóa học, với các học viên là HĐMV giáo xứ, các giáo họ và trưởng đoàn thể, đã có một nghi thức Sai Đi trong một Thánh Lễ có đông đủ cộng đoàn tham dự, để mời gọi những người này tiếp tục hăng say dấn thân, cũng như để nhắc nhở sứ vụ loan báo Tin Mừng nơi mỗi Kitô hữu, mà họ là những người tiêu biểu cho tầng lớp giáo dân.
Với khóa học dành cho giới gia trưởng và hiền mẫu, các học viên kết thúc chương trình với giờ chầu Thánh Thể thật sốt sắng.
Còn với khóa học cho các bạn trẻ, để phù hợp với tâm lý và tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho giới trẻ nơi một giáo xứ vùng cực Tây Bắc Nghệ An này, các nữ tu đã tổ chức một buổi thi Rung Chuông Vàng. Cuộc thi thêm sự sinh động với sự hướng dẫn chương trình của linh mục tân quản xứ - cha Antôn Hoàng Trung Hoa.
Tĩnh huấn qúy chức HĐMV các giáo xứ hạt Thuận Nghĩa
PV Thuận Nghĩa
18:03 27/03/2013
Vinh - Trong tinh thần của Năm Đức Tin, vào ngày 25-03-2013, gần 400 thành viên quý chức Hội đồng Mục vụ (HĐMV) các giáo xứ, giáo họ và trưởng các ban ngành, các hội đoàn trong giáo hạt Thuận Nghĩa đã tập trung về giáo xứ sở hạt Thuận Nghĩa để tham dự ngày tĩnh huấn.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong ngày tĩnh-huấn có cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, quý cha trong giáo hạt và gần 400 quý chức HĐMV, trưởng ban ngành đoàn thể các giáo xứ và giáo họ.
Sau phần khai mạc là thời gian dành để các quý chức nhìn lại đời sống đức tin của mình. Từ những dẫn chứng cụ thể qua mẫu gương của các thánh tử đạo đã từng giữ chức Trùm Họ, như Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, thánh Antôn Nguyễn Đích, thánh Emmanuel Lê Văn Phụng…Cha quản hạt đã giúp các Quý chức HĐMV giáo xứ hiểu hơn về tinh thần hy sinh và lòng trung thành cần có để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, sau giờ hồi tâm, các quý chức được mời gọi kính viếng lăng Thánh Phôrô Vũ Đăng Khoa, một chứng nhân tử đạo quê hương Thuận Nghĩa.
Phụng vụ là đề tài thứ 2 được Cha Giuse Nguyễn Công Bình thuyết trình. Từ những nguyên tắc phụng vụ, Cha Giuse đã giúp các quý chức sống tâm tình phụng vụ trong các giờ kinh, giờ chầu, giờ lễ, kể cả trong khi ca hát và đọc sách thánh.
Phần lớn thời lượng của ngày tĩnh huấn dành để học hỏi “Quy Chế HĐMV Giáo xứ” do Cha Giuse Hoàng Thái Lân, đặc trách giáo dân thuyết trình. Qua đó, các tham dự viên hiểu rõ hơn về nghĩa vụ và quyền lợi, phương thức hoạt động cũng như quy chế bầu cử, v.v.. của HĐMV giáo xứ. Ngài nói: "Mọi thành viên HĐMV giáo xứ được mời gọi để hợp lực cộng tác với Cha xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và hiệp thông, giải quyết những vấn đề thuộc giáo xứ, giải tỏa những bất đồng nhằm góp phần xây dựng Giáo xứ thành một cộng đồng Tư Tế phụng thờ Thiên Chúa. Sống làm chứng và loan báo Tin mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hóa, xã hội ngày nay”.
Ngày tĩnh huấn kết thúc trong giờ cơm đoàn kết và huynh đệ.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong ngày tĩnh-huấn có cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, quý cha trong giáo hạt và gần 400 quý chức HĐMV, trưởng ban ngành đoàn thể các giáo xứ và giáo họ.
Sau phần khai mạc là thời gian dành để các quý chức nhìn lại đời sống đức tin của mình. Từ những dẫn chứng cụ thể qua mẫu gương của các thánh tử đạo đã từng giữ chức Trùm Họ, như Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, thánh Antôn Nguyễn Đích, thánh Emmanuel Lê Văn Phụng…Cha quản hạt đã giúp các Quý chức HĐMV giáo xứ hiểu hơn về tinh thần hy sinh và lòng trung thành cần có để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đặc biệt, sau giờ hồi tâm, các quý chức được mời gọi kính viếng lăng Thánh Phôrô Vũ Đăng Khoa, một chứng nhân tử đạo quê hương Thuận Nghĩa.
Phụng vụ là đề tài thứ 2 được Cha Giuse Nguyễn Công Bình thuyết trình. Từ những nguyên tắc phụng vụ, Cha Giuse đã giúp các quý chức sống tâm tình phụng vụ trong các giờ kinh, giờ chầu, giờ lễ, kể cả trong khi ca hát và đọc sách thánh.
Phần lớn thời lượng của ngày tĩnh huấn dành để học hỏi “Quy Chế HĐMV Giáo xứ” do Cha Giuse Hoàng Thái Lân, đặc trách giáo dân thuyết trình. Qua đó, các tham dự viên hiểu rõ hơn về nghĩa vụ và quyền lợi, phương thức hoạt động cũng như quy chế bầu cử, v.v.. của HĐMV giáo xứ. Ngài nói: "Mọi thành viên HĐMV giáo xứ được mời gọi để hợp lực cộng tác với Cha xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và hiệp thông, giải quyết những vấn đề thuộc giáo xứ, giải tỏa những bất đồng nhằm góp phần xây dựng Giáo xứ thành một cộng đồng Tư Tế phụng thờ Thiên Chúa. Sống làm chứng và loan báo Tin mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hóa, xã hội ngày nay”.
Ngày tĩnh huấn kết thúc trong giờ cơm đoàn kết và huynh đệ.
Khai mạc Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội
Giuse Minh Quý
17:28 27/03/2013
HÀ NỘI - 9giờ00 Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 24 tháng 03 năm 2012, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự nghi thức làm phép lá, kiệu lá và chủ tế thánh lễ khai mạc Tuần Thánh tại nhà thờ Chính Toà Hà Nội.
Xem hình ảnh
Tại quảng trường nhà thờ, khi bắt đầu cử hành nghi thức làm phép lá, Đức TGM đã mời gọi cộng đoàn sống lại biến cố Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem cách long trọng, cùng cầm cành lá trong tay để nghênh đón Chúa Kitô. Đức TGM cũng mời gọi cộng đoàn hướng về các bạn trẻ và cầu nguyện cho họ nhân ngày giới trẻ của giáo phận.
Sau khi làm phép lá và công bố Tin Mừng, Đức TGM đã chia sẻ với cộng đoàn những ý chính mà tác giả Tin Mừng Luca muốn trình bày về biến cố Chúa Giêsu tiến vào Thành Giêrusalem (Lc 19,28-40), để nói lên Chúa Giêsu chính là Đấng Kitô, Đấng nhân danh Chúa mà đến, Đấng thuộc dòng dõi vua Đavid, Đấng chủ động tiến vào Giêrusalem để chịu khổ nạn cứu chuộc loài người.
Từ sân nhà thờ, cộng đoàn đã long trọng rước lá tiến vào nhà thờ để tiếp tục dâng thánh lễ. Ba thầy chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội hát bài thương khó. Trong bài giảng, Đức TGM đã nhắc lại về tiến trình hình thành các bản văn tường thuật về cuộc thương khó, từ đó cho thấy các tác giả không cố ý trình bày tính cách lịch sử về cuộc thương khó, mà mỗi tác giả lại nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của cuộc thương khó. Đức TGM đã dừng lại và nhấn mạnh hơn khía cạnh Đức Giêsu đã tự nguyện bước vào cuộc khổ nạn để cứu chuộc loài người. Qua đó cho thấy tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Giêsu thật lớn lao, mỗi người hãy tín thác và bước theo Chúa trên con đường khổ giá, để cũng sẽ được thông phần vào sự phục sinh vinh quang của Người.
Thánh lễ được tiếp tục cử hành trang nghiêm sốt sắng, dẫn đưa cộng đoàn bước vào tuần thánh, tuần thương khó của Chúa Kitô, để cùng cảm nghiệm và thông phần vào những khổ hình, những đớn đau Chúa đã chịu, và cùng hy vọng được chia sẻ vinh quang với Chúa.
Xem hình ảnh
Tại quảng trường nhà thờ, khi bắt đầu cử hành nghi thức làm phép lá, Đức TGM đã mời gọi cộng đoàn sống lại biến cố Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem cách long trọng, cùng cầm cành lá trong tay để nghênh đón Chúa Kitô. Đức TGM cũng mời gọi cộng đoàn hướng về các bạn trẻ và cầu nguyện cho họ nhân ngày giới trẻ của giáo phận.
Sau khi làm phép lá và công bố Tin Mừng, Đức TGM đã chia sẻ với cộng đoàn những ý chính mà tác giả Tin Mừng Luca muốn trình bày về biến cố Chúa Giêsu tiến vào Thành Giêrusalem (Lc 19,28-40), để nói lên Chúa Giêsu chính là Đấng Kitô, Đấng nhân danh Chúa mà đến, Đấng thuộc dòng dõi vua Đavid, Đấng chủ động tiến vào Giêrusalem để chịu khổ nạn cứu chuộc loài người.
Từ sân nhà thờ, cộng đoàn đã long trọng rước lá tiến vào nhà thờ để tiếp tục dâng thánh lễ. Ba thầy chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội hát bài thương khó. Trong bài giảng, Đức TGM đã nhắc lại về tiến trình hình thành các bản văn tường thuật về cuộc thương khó, từ đó cho thấy các tác giả không cố ý trình bày tính cách lịch sử về cuộc thương khó, mà mỗi tác giả lại nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của cuộc thương khó. Đức TGM đã dừng lại và nhấn mạnh hơn khía cạnh Đức Giêsu đã tự nguyện bước vào cuộc khổ nạn để cứu chuộc loài người. Qua đó cho thấy tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Giêsu thật lớn lao, mỗi người hãy tín thác và bước theo Chúa trên con đường khổ giá, để cũng sẽ được thông phần vào sự phục sinh vinh quang của Người.
Thánh lễ được tiếp tục cử hành trang nghiêm sốt sắng, dẫn đưa cộng đoàn bước vào tuần thánh, tuần thương khó của Chúa Kitô, để cùng cảm nghiệm và thông phần vào những khổ hình, những đớn đau Chúa đã chịu, và cùng hy vọng được chia sẻ vinh quang với Chúa.
Thánh lễ truyền dầu tại giáo phận Bắc Ninh
Hà Như Nguyệt
23:35 27/03/2013
Bắc Ninh: Vào lúc 9g00 sáng ngày thứ Ba Tuần thánh (26/3/2013), Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ., giám mục giáo phận Bắc Ninh chủ sự thánh lễ làm phép Dầu (Lễ Dầu) tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh.
Xem hình ảnh
Sau hai năm liên tiếp thánh lễ làm phép Dầu được cử hành ở giáo xứ Đồng Chương (2011) và Yên Mỹ (2012), lễ Truyền Dầu năm nay lại được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh.
Vì lễ làm phép Dầu cũng là thánh lễ để các cha lặp lại lời tuyên hứa ngày chịu chức linh mục cho nên quí cha đã về tham dự thánh lễ đầy đủ ngoại trừ một vài cha đang dưỡng bệnh.
Về tham dự thánh lễ Truyền Dầu có đông đảo anh chị em đến để cầu nguyện cho các linh mục trong ngày tuyên hứa lại.
Ca đoàn giáo xứ Yên Mỹ hát bài ca nhập lễ trong khi đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ từ sảnh Tòa giám mục.
Ngỏ lời với quí cha trong bài giảng, Đức cha nói đến chức linh mục cao trọng được Thiên Chúa ban cho để phục vụ dân Chúa. Ngài cũng nói lên các khó khăn, chống đối của những người mang tinh thần thế gian và kêu mời quí cha hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên Thập giá. Vì chính Chúa Giêsu là con Thiên Chúa xuống thế làm người cũng phái gánh chịu sự sỉ nhục, bắt bớ và phải chết bởi quyền lực sự giữ.
Sau bài giảng quí cha công khai lặp lại lời tuyên hứa ngày chịu chức linh mục trước mặt Đức giám mục và cộng đoàn dân Chúa.
Sau đó cha Chánh văn phòng đọc quyết định thuyên chuyển linh mục và các cha được thuyên chuyển đã đến nhận bài sai từ tay Đức giám mục.
Trong thánh lễ hôm nay, Đức cha cũng làm phép Dầu Bệnh Nhân (OI), Dầu Dự Tòng (OS) và thánh hiến Dầu Thánh (SC) để sử dụng trong suốt một năm.
Thánh lễ kết thúc với nghi thức rước Dầu Thánh trọng thể từ nhà thờ Chính Tòa đến nhà nguyện Tòa giám mục trong khi ca đoàn hát vang lời ca “đây Đấng cứu độ…..”.
Xem hình ảnh
Sau hai năm liên tiếp thánh lễ làm phép Dầu được cử hành ở giáo xứ Đồng Chương (2011) và Yên Mỹ (2012), lễ Truyền Dầu năm nay lại được cử hành tại nhà thờ Chính Tòa Bắc Ninh.
Vì lễ làm phép Dầu cũng là thánh lễ để các cha lặp lại lời tuyên hứa ngày chịu chức linh mục cho nên quí cha đã về tham dự thánh lễ đầy đủ ngoại trừ một vài cha đang dưỡng bệnh.
Về tham dự thánh lễ Truyền Dầu có đông đảo anh chị em đến để cầu nguyện cho các linh mục trong ngày tuyên hứa lại.
Ca đoàn giáo xứ Yên Mỹ hát bài ca nhập lễ trong khi đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ từ sảnh Tòa giám mục.
Ngỏ lời với quí cha trong bài giảng, Đức cha nói đến chức linh mục cao trọng được Thiên Chúa ban cho để phục vụ dân Chúa. Ngài cũng nói lên các khó khăn, chống đối của những người mang tinh thần thế gian và kêu mời quí cha hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên Thập giá. Vì chính Chúa Giêsu là con Thiên Chúa xuống thế làm người cũng phái gánh chịu sự sỉ nhục, bắt bớ và phải chết bởi quyền lực sự giữ.
Sau bài giảng quí cha công khai lặp lại lời tuyên hứa ngày chịu chức linh mục trước mặt Đức giám mục và cộng đoàn dân Chúa.
Sau đó cha Chánh văn phòng đọc quyết định thuyên chuyển linh mục và các cha được thuyên chuyển đã đến nhận bài sai từ tay Đức giám mục.
Trong thánh lễ hôm nay, Đức cha cũng làm phép Dầu Bệnh Nhân (OI), Dầu Dự Tòng (OS) và thánh hiến Dầu Thánh (SC) để sử dụng trong suốt một năm.
Thánh lễ kết thúc với nghi thức rước Dầu Thánh trọng thể từ nhà thờ Chính Tòa đến nhà nguyện Tòa giám mục trong khi ca đoàn hát vang lời ca “đây Đấng cứu độ…..”.
Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại Lễ Lá Vùng Paris
Trần Văn Cảnh
18:32 27/03/2013
ĐẠI LỄ LÁ VÙNG PARIS TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU
Paris. Chúa nhật lễ Lá, 24.03.2013, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại Lễ Lá Vùng Paris tưởng niệm cuộc thương khó chúa Giêsu.
NGÀY TÂN TÒNG IV được tổ chức từ 10g00 đến 13g30 là ngày « Gặp gỡ, cầu nguyện và ôn lại Giáo lý » của các ông bà và anh chị em tân tòng, tức là những người lớn đã gia nhập Giáo Hội vào những năm 2010, 2011 và 2012, mà Giáo Xứ đã gửi giấy mời. Chương trình xoay quanh hai mục. Mục sinh hoạt riêng : 10g 00 : Gặp gỡ giữa các anh chị em tân tòng đã rửa tội từ 3 năm trở lại đây ; 12g 30 : Cơm trưa chung với nhau. Mục sinh hoạt chung với toàn thể các cộng đoàn vùng Paris : 13g 30 : Các cha ban Bí tích hòa giải ; 14g 00 : Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu hay Hoạt cảnh Tuồng Thương Khó ; 15g 00 : Làm phép lá, kiệu lá và thánh lễ.
ĐẠI LỄ LÁ VÙNG PARIS XXXIII được thực hiện từ 13g30 bằng bí tích hòa giải với khoảng 10 tòa giải tội do các cha trong Ban Giám Đốc và các cha sinh viên phụ giúp. Năm nay, trước thánh lễ, Giới trẻ và Ca đoàn Triều Dâng đã diễn nguyện Tuồng Thương Khó Đức Chúa Giêsu dựa theo ý chính rút ra từ Phúc Âm Thánh Luca, từ chương 22 câu 14 đến hết chương 23, câu 56.
Bài Thương Khó theo thánh Luca tường thuật những biến đổi của cuộc đời tôn vinh / xỉ nhục, hoan hô / kết tội, thương / ghét, uy quyền / yếu kém, sống / chết, .. Nhưng bất cứ ở sự kiện nào, dưới khía cạnh nào, điều quan trọng luôn luôn tiềm tàng ; Đó là tình thương của Thiên Chúa, biểu lộ qua lòng từ bi tha thứ của Đức Giêsu, trong cuộc thương khó và trước cái chết của Người, để đem niềm vui cứu độ cho mọi người. Dựa theo khung diễn tiến của các sự kiện, bài Thương Khó được chia thành hai đoạn chính, với 22 sự kiện nổi bật :
A. Lc 22,14-65: trình thuật về gian đoạn chuẩn bị cho cuộc khổ nạn, nhấn mạnh đến Tiệc Ly và việc Đức Giêsu bị bắt. 1. Ăn tiệc Vượt Qua. 2. Ðức Giêsu lập phép Thánh Thể. 3. Ðức Giêsu tiên báo Giuđa sẽ nộp Thầy. 4. Kẻ làm đầu phải hầu thiên hạ. 5. Phần thưởng dành cho các Tông Ðồ. 6. Ðức Giêsu tiên báo: ông Phêrô sẽ chối Thầy, nhưng sẽ trở lại. 7. Giờ chiến đấu quyết liệt. 8. Tại núi Ô-liu. 9. Ðức Giêsu bị bắt. 10. Ông Phêrô chối Thầy. 11. Ðức Giêsu bị đánh đập.
B. Lc 22,66-23,54: trình thuật cuộc thương khó, ngày hôm sau, khi trời sáng. 12. Ðức Giêsu ra trước Thượng Hội Ðồng. 13. Ðức Giêsu ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô. 14. Ðức Giêsu ra trước mặt vua Hêrôđê. 15. Ðức Giêsu lại ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô. 16. Trên đường lên núi Sọ. 17. Ðức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá. 18. Ðức Giêsu bị nhục mạ. 19. Người gian phi sám hối. 20. Ðức Giêsu trút hơi thở cuối cùng. 21. Sau khi Ðức Giêsu tắt thở. 22. Mai táng Ðức Giêsu.
15g00, chấm dứt tuồng thương khó, Cha Gioan Vũ Minh Sinh cám ơn Giới Trẻ và Ca đoàn Triều Dâng đã diễn nguyện cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, giúp cộng đoàn hiểu một cách sống động hơn Tình Yêu cao cả và vô biên của Thiên Chúa. Ngài mời cộng đoàn chuẩn bị, hướng về lễ đài, để bắt đầu chính thức cử hành thánh lễ chúa nhật Lễ Lá. Theo Ngài, « Tuần Thánh chính là tuần trọng đại nhất của năm phụng vụ. Khai mạc Tuần Thánh bằng Lễ Lá của năm phụng vụ C hôm nay, Hội Thánh cho chúng ta đọc lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu theo thánh Luca. Chúa Giêsu chính là Con Chiên vô tội đã gánh lấy tội lỗi của trần gian, tội lỗi của chúng ta hết thảy. Thánh Anphongsô nói : « Tuần Thánh là tuần của Tình Yêu, chúng ta hãy đem hết tình để sống những ngày thánh này. Chúng ta hãy trở về với Chúa. Chúa đang chờ ta và tha thứ cho chúng ta ». Trong tuần thánh chúng ta sẽ đi đến chóp đỉnh của năm phụng vụ là Tam Nhật Thánh. Chúng ta hãy cố gắng thu xếp để tham dự các nghi thức phụng vụ trong những ngày Thánh này : thứ năm, thứ sáu, thứ bảy tuần thánh.
Mở đầu Tuần Thánh, hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Lễ Lá có hai ý nghĩa chính: Một là nhắc đến sự kiện Chúa Giêsu vào thành Thánh Giêrusalem. Lễ Lá đúng là dịp tôn vinh Chúa Giêsu làm Vua, là lễ vui mừng. Nhưng bài Phúc Âm là chính bài Thương Khó, tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Vì vậy Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Chúa Nhật mở đầu Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua. Và Chúa Nhật Lễ Lá là Chúa Nhật được dành để TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU.
Lễ nghi phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá có hai phần: Phần đầu Làm Phép Lá, Rước Lá. Phần này được đọc Đoạn Tin Mừng Lc 19,28-40, đoạn Tin Mừng nói lên niềm vinh dự đương nhiên của Đấng Mêssia, Đấng Nhân Danh Chúa mà đến; Phần hai của Lễ Lá là phần chính của Thánh Lễ, Tin Mừng theo thánh Luca, đoạn 22-23, là hai đoạn diễn tả trọn vẹn cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu ».
Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về, trong lòng vọng lại giọng hát hay lời Thư Thánh Phaolô, mà cha Gioan Vũ Minh Sinh đã nhắc ở đầu lễ :
« Hosanna. Hoan hô con Vua Đavid, Đấng nhân danh Cha ngự đến. Tung hô : Hosanna hoan hô Vua ta đang đến. Đến cứu tinh cho nhân trần ».
« Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : "Ðức Giêsu Kitô là Chúa » (Phil, 2, 6-10).
Paris, ngày 24 tháng 03 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Paris. Chúa nhật lễ Lá, 24.03.2013, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại Lễ Lá Vùng Paris tưởng niệm cuộc thương khó chúa Giêsu.
NGÀY TÂN TÒNG IV được tổ chức từ 10g00 đến 13g30 là ngày « Gặp gỡ, cầu nguyện và ôn lại Giáo lý » của các ông bà và anh chị em tân tòng, tức là những người lớn đã gia nhập Giáo Hội vào những năm 2010, 2011 và 2012, mà Giáo Xứ đã gửi giấy mời. Chương trình xoay quanh hai mục. Mục sinh hoạt riêng : 10g 00 : Gặp gỡ giữa các anh chị em tân tòng đã rửa tội từ 3 năm trở lại đây ; 12g 30 : Cơm trưa chung với nhau. Mục sinh hoạt chung với toàn thể các cộng đoàn vùng Paris : 13g 30 : Các cha ban Bí tích hòa giải ; 14g 00 : Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu hay Hoạt cảnh Tuồng Thương Khó ; 15g 00 : Làm phép lá, kiệu lá và thánh lễ.
ĐẠI LỄ LÁ VÙNG PARIS XXXIII được thực hiện từ 13g30 bằng bí tích hòa giải với khoảng 10 tòa giải tội do các cha trong Ban Giám Đốc và các cha sinh viên phụ giúp. Năm nay, trước thánh lễ, Giới trẻ và Ca đoàn Triều Dâng đã diễn nguyện Tuồng Thương Khó Đức Chúa Giêsu dựa theo ý chính rút ra từ Phúc Âm Thánh Luca, từ chương 22 câu 14 đến hết chương 23, câu 56.
Bài Thương Khó theo thánh Luca tường thuật những biến đổi của cuộc đời tôn vinh / xỉ nhục, hoan hô / kết tội, thương / ghét, uy quyền / yếu kém, sống / chết, .. Nhưng bất cứ ở sự kiện nào, dưới khía cạnh nào, điều quan trọng luôn luôn tiềm tàng ; Đó là tình thương của Thiên Chúa, biểu lộ qua lòng từ bi tha thứ của Đức Giêsu, trong cuộc thương khó và trước cái chết của Người, để đem niềm vui cứu độ cho mọi người. Dựa theo khung diễn tiến của các sự kiện, bài Thương Khó được chia thành hai đoạn chính, với 22 sự kiện nổi bật :
A. Lc 22,14-65: trình thuật về gian đoạn chuẩn bị cho cuộc khổ nạn, nhấn mạnh đến Tiệc Ly và việc Đức Giêsu bị bắt. 1. Ăn tiệc Vượt Qua. 2. Ðức Giêsu lập phép Thánh Thể. 3. Ðức Giêsu tiên báo Giuđa sẽ nộp Thầy. 4. Kẻ làm đầu phải hầu thiên hạ. 5. Phần thưởng dành cho các Tông Ðồ. 6. Ðức Giêsu tiên báo: ông Phêrô sẽ chối Thầy, nhưng sẽ trở lại. 7. Giờ chiến đấu quyết liệt. 8. Tại núi Ô-liu. 9. Ðức Giêsu bị bắt. 10. Ông Phêrô chối Thầy. 11. Ðức Giêsu bị đánh đập.
B. Lc 22,66-23,54: trình thuật cuộc thương khó, ngày hôm sau, khi trời sáng. 12. Ðức Giêsu ra trước Thượng Hội Ðồng. 13. Ðức Giêsu ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô. 14. Ðức Giêsu ra trước mặt vua Hêrôđê. 15. Ðức Giêsu lại ra trước toà tổng trấn Phi-la-tô. 16. Trên đường lên núi Sọ. 17. Ðức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá. 18. Ðức Giêsu bị nhục mạ. 19. Người gian phi sám hối. 20. Ðức Giêsu trút hơi thở cuối cùng. 21. Sau khi Ðức Giêsu tắt thở. 22. Mai táng Ðức Giêsu.
15g00, chấm dứt tuồng thương khó, Cha Gioan Vũ Minh Sinh cám ơn Giới Trẻ và Ca đoàn Triều Dâng đã diễn nguyện cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, giúp cộng đoàn hiểu một cách sống động hơn Tình Yêu cao cả và vô biên của Thiên Chúa. Ngài mời cộng đoàn chuẩn bị, hướng về lễ đài, để bắt đầu chính thức cử hành thánh lễ chúa nhật Lễ Lá. Theo Ngài, « Tuần Thánh chính là tuần trọng đại nhất của năm phụng vụ. Khai mạc Tuần Thánh bằng Lễ Lá của năm phụng vụ C hôm nay, Hội Thánh cho chúng ta đọc lại cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu theo thánh Luca. Chúa Giêsu chính là Con Chiên vô tội đã gánh lấy tội lỗi của trần gian, tội lỗi của chúng ta hết thảy. Thánh Anphongsô nói : « Tuần Thánh là tuần của Tình Yêu, chúng ta hãy đem hết tình để sống những ngày thánh này. Chúng ta hãy trở về với Chúa. Chúa đang chờ ta và tha thứ cho chúng ta ». Trong tuần thánh chúng ta sẽ đi đến chóp đỉnh của năm phụng vụ là Tam Nhật Thánh. Chúng ta hãy cố gắng thu xếp để tham dự các nghi thức phụng vụ trong những ngày Thánh này : thứ năm, thứ sáu, thứ bảy tuần thánh.
Mở đầu Tuần Thánh, hôm nay chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Lễ Lá có hai ý nghĩa chính: Một là nhắc đến sự kiện Chúa Giêsu vào thành Thánh Giêrusalem. Lễ Lá đúng là dịp tôn vinh Chúa Giêsu làm Vua, là lễ vui mừng. Nhưng bài Phúc Âm là chính bài Thương Khó, tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Vì vậy Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Chúa Nhật mở đầu Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua. Và Chúa Nhật Lễ Lá là Chúa Nhật được dành để TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU.
Lễ nghi phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá có hai phần: Phần đầu Làm Phép Lá, Rước Lá. Phần này được đọc Đoạn Tin Mừng Lc 19,28-40, đoạn Tin Mừng nói lên niềm vinh dự đương nhiên của Đấng Mêssia, Đấng Nhân Danh Chúa mà đến; Phần hai của Lễ Lá là phần chính của Thánh Lễ, Tin Mừng theo thánh Luca, đoạn 22-23, là hai đoạn diễn tả trọn vẹn cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu ».
Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về, trong lòng vọng lại giọng hát hay lời Thư Thánh Phaolô, mà cha Gioan Vũ Minh Sinh đã nhắc ở đầu lễ :
« Hosanna. Hoan hô con Vua Đavid, Đấng nhân danh Cha ngự đến. Tung hô : Hosanna hoan hô Vua ta đang đến. Đến cứu tinh cho nhân trần ».
« Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : "Ðức Giêsu Kitô là Chúa » (Phil, 2, 6-10).
Paris, ngày 24 tháng 03 năm 2013
Trần Văn Cảnh
Thánh lễ làm phép Dầu Giáo phận Hưng Hóa năm 2013
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
20:57 27/03/2013
Gp. Hưng Hóa: Ngày 26.03.2013, thứ ba Tuần Thánh, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Gp. Hưng Hóa chủ tế Thánh lễ Làm Phép Dầu tại giáo xứ Ngô Xá, xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Đồng tế với Đức cha, có cha Tổng đại diện - Phêrô Phùng Văn Tôn và trên 70 linh mục Giáo phận và linh mục Dòng đang làm mục vụ tại Hưng Hóa. Tham dự Thánh lễ, còn có quí tu sĩ nam nữ và khoảng 5 ngàn giáo dân.
Xem hình ảnh
Theo ý muốn của Đức cha Giáo phận, Thánh lễ Làm Phép Dầu phải được tổ chức mỗi năm tại một giáo hạt khác nhau để cho giáo dân khắp nơi biết. Năm nay, ngài muốn giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ đăng cai, trong đó giáo xứ Ngô Xá là khá đủ điều kiện. Nơi đây, có nhà thờ mới, rộng rãi và khuôn viên khá lí tưởng để tổ chức những buổi lễ lớn. Đây cũng là dịp tốt nhất để quí Cha, quí Thầy, quí Dì và mọi thành phần dân Chúa trong phận thăm giáo xứ Ngô Xá, đặc biệt giáo dân trong hạt này tham dự Thánh lễ Dầu. Bởi đây cũng là vùng kinh tế kém phát triển nhất tỉnh Phú Thọ nên giáo dân không có điều kiện để tham dự những dịp lễ lớn của Giáo phận.
Giáo xứ Ngô Xá nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ và cũng là giáo xứ khá đông dân của Giáo phận. Hiện nay, giáo xứ có gần 7 ngàn giáo dân sống tập trung trong xã Ngô Xá, dưới sự dẫn dắt của cha Phêrô Lã Công Viên, một linh mục trẻ mới chịu chức được hơn 3 năm.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất làm phép tượng Đức Mẹ Fatima tại quảng trường giáo xứ. Ngài muốn dâng nhà thờ, nhà xứ và 7 ngàn giáo dân trong giáo xứ cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Tiếp theo, đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng kèn vang thật rộn ràng. Mọi người dõi theo đoàn rước miệng hát theo đoàn kèn mà tay vẫn đếm xem có bao nhiêu cha. Nhiều bà cảm kích đến rơi nước mắt! Thật sung sướng quá! Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy đông các cha trong đời như vậy! Hạnh phúc biết bao!
Ngỏ lời trước Thánh lễ, Đức cha chủ tế nói: “Kính thưa toàn thể cộng đoàn, hôm nay chúng ta: giám mục, linh mục, phó tế và giáo dân qui tụ nơi đây là giáo xứ Ngô Xá để dâng Thánh Lễ Dầu. Trong Thánh lễ này, xin anh chị em cầu nguyện đặc biệt cho hàng giáo sỹ…”.
Mở đầu cho bài chia sẻ hôm nay, ngài nói: “Theo truyền thống phụng vụ, Thánh Lễ Làm Phép Dầu trong Tuần Thánh do Đức giám mục chủ tế cùng với linh mục đoàn đồng tế, bày tỏ sự hiệp thông giữa giám mục và linh mục đoàn. Trong Thánh lễ, các linh mục sẽ công khai lặp lại những lời hứa trung thành với nhiệm vụ khi lãnh nhận chức vụ linh mục, trước mặt giám mục và trước mặt cả cộng đoàn Dân Chúa nữa...”.
Có thể nói, bài chia sẻ của Đức giám mục hôm nay gồm hai ý chính sau đây:
1. Trách nhiệm của hàng giáo sĩ đối với giáo dân. Đức cha ngỏ lời: “Ngày chúng ta lãnh nhận chức thánh vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh Người, chúng ta đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho chúng ta”.
2. Sự cộng tác đầy tinh thần trách nhiệm của anh chị em giáo dân trong cùng một Hội Thánh hiệp thông. Ngài đã trích lại một số điểm quan trọng trong sách Nghi thức hôm nay: “Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ”.
“Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho giám mục của anh chị em, để chính tôi cũng trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa đã trao phó cho tôi; nhờ đó, giữa anh chị em, tôi trở nên hình ảnh ngày càng sống động và trung thực hơn của Đức Kitô là tư tế, mục tử, tôn sư và tôi tớ của mọi người”.
Đức cha cũng lấy gương của những bậc “anh hùng” trong Giáo Hội đã qua đời hay còn đang sống để giúp các linh mục sống đời mục tử: “Xin cầu nguyện cho hàng giáo sĩ chúng tôi mở ra đón nhận và học tập những gương sáng mục tử tốt lành trong Hội Thánh xưa nay, không những các vị thánh đã về trời như Thánh Gioan Viannê (cha sở họ Ars), Thánh Vincentê đệ Phaolô…mà cả những vị đang sống nêu gương ngời sáng ngay trong lúc hiện tại này. Tôi muốn nói tới Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI và Đức tân giáo hoàng Phanxicô I”.
Sau bài giảng, Đức giám mục mời gọi các linh mục lặp lại lời đã hứa khi lãnh nhận chức linh mục. Hình ảnh các linh mục lặp lại lời khấn hứa với Đức giám mục thật cảm động biết bao! Giáo phận như một gia đình!
Tiếp sau đó, Đức giám mục làm phép Dầu: Dầu Dự Tòng, Dầu Thánh và Dầu bệnh nhân. Dầu làm phép sẽ được các cha mang về các giáo xứ để thánh hóa giáo dân.
Thánh lễ kết thúc lúc 10g15 trong bầu khí huynh đệ tình gia đình. Sau bữa cơm thân mật tại khuôn viên giáo xứ, quí cha trở về giáo xứ mình để tiếp tục công việc Tuần Thánh.
Xin Chúa Kitô Phục Sinh ban cho Giáo phận ngày càng đổi mới theo như Chúa muốn và Giáo Hội muốn.
Xem hình ảnh
Theo ý muốn của Đức cha Giáo phận, Thánh lễ Làm Phép Dầu phải được tổ chức mỗi năm tại một giáo hạt khác nhau để cho giáo dân khắp nơi biết. Năm nay, ngài muốn giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ đăng cai, trong đó giáo xứ Ngô Xá là khá đủ điều kiện. Nơi đây, có nhà thờ mới, rộng rãi và khuôn viên khá lí tưởng để tổ chức những buổi lễ lớn. Đây cũng là dịp tốt nhất để quí Cha, quí Thầy, quí Dì và mọi thành phần dân Chúa trong phận thăm giáo xứ Ngô Xá, đặc biệt giáo dân trong hạt này tham dự Thánh lễ Dầu. Bởi đây cũng là vùng kinh tế kém phát triển nhất tỉnh Phú Thọ nên giáo dân không có điều kiện để tham dự những dịp lễ lớn của Giáo phận.
Giáo xứ Ngô Xá nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ và cũng là giáo xứ khá đông dân của Giáo phận. Hiện nay, giáo xứ có gần 7 ngàn giáo dân sống tập trung trong xã Ngô Xá, dưới sự dẫn dắt của cha Phêrô Lã Công Viên, một linh mục trẻ mới chịu chức được hơn 3 năm.
Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất làm phép tượng Đức Mẹ Fatima tại quảng trường giáo xứ. Ngài muốn dâng nhà thờ, nhà xứ và 7 ngàn giáo dân trong giáo xứ cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Tiếp theo, đoàn rước tiến vào nhà thờ trong tiếng kèn vang thật rộn ràng. Mọi người dõi theo đoàn rước miệng hát theo đoàn kèn mà tay vẫn đếm xem có bao nhiêu cha. Nhiều bà cảm kích đến rơi nước mắt! Thật sung sướng quá! Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy đông các cha trong đời như vậy! Hạnh phúc biết bao!
Ngỏ lời trước Thánh lễ, Đức cha chủ tế nói: “Kính thưa toàn thể cộng đoàn, hôm nay chúng ta: giám mục, linh mục, phó tế và giáo dân qui tụ nơi đây là giáo xứ Ngô Xá để dâng Thánh Lễ Dầu. Trong Thánh lễ này, xin anh chị em cầu nguyện đặc biệt cho hàng giáo sỹ…”.
Mở đầu cho bài chia sẻ hôm nay, ngài nói: “Theo truyền thống phụng vụ, Thánh Lễ Làm Phép Dầu trong Tuần Thánh do Đức giám mục chủ tế cùng với linh mục đoàn đồng tế, bày tỏ sự hiệp thông giữa giám mục và linh mục đoàn. Trong Thánh lễ, các linh mục sẽ công khai lặp lại những lời hứa trung thành với nhiệm vụ khi lãnh nhận chức vụ linh mục, trước mặt giám mục và trước mặt cả cộng đoàn Dân Chúa nữa...”.
Có thể nói, bài chia sẻ của Đức giám mục hôm nay gồm hai ý chính sau đây:
1. Trách nhiệm của hàng giáo sĩ đối với giáo dân. Đức cha ngỏ lời: “Ngày chúng ta lãnh nhận chức thánh vì yêu mến Chúa Kitô và để phục vụ Hội Thánh Người, chúng ta đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm phục vụ cộng đoàn được giao phó cho chúng ta”.
2. Sự cộng tác đầy tinh thần trách nhiệm của anh chị em giáo dân trong cùng một Hội Thánh hiệp thông. Ngài đã trích lại một số điểm quan trọng trong sách Nghi thức hôm nay: “Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục của anh chị em, xin Thiên Chúa ban cho các ngài đầy tràn ân sủng, để trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế, và nhờ đó mà dẫn đưa anh chị em đến với Người là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ”.
“Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho giám mục của anh chị em, để chính tôi cũng trung thành với sứ mạng tông đồ Chúa đã trao phó cho tôi; nhờ đó, giữa anh chị em, tôi trở nên hình ảnh ngày càng sống động và trung thực hơn của Đức Kitô là tư tế, mục tử, tôn sư và tôi tớ của mọi người”.
Đức cha cũng lấy gương của những bậc “anh hùng” trong Giáo Hội đã qua đời hay còn đang sống để giúp các linh mục sống đời mục tử: “Xin cầu nguyện cho hàng giáo sĩ chúng tôi mở ra đón nhận và học tập những gương sáng mục tử tốt lành trong Hội Thánh xưa nay, không những các vị thánh đã về trời như Thánh Gioan Viannê (cha sở họ Ars), Thánh Vincentê đệ Phaolô…mà cả những vị đang sống nêu gương ngời sáng ngay trong lúc hiện tại này. Tôi muốn nói tới Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI và Đức tân giáo hoàng Phanxicô I”.
Sau bài giảng, Đức giám mục mời gọi các linh mục lặp lại lời đã hứa khi lãnh nhận chức linh mục. Hình ảnh các linh mục lặp lại lời khấn hứa với Đức giám mục thật cảm động biết bao! Giáo phận như một gia đình!
Tiếp sau đó, Đức giám mục làm phép Dầu: Dầu Dự Tòng, Dầu Thánh và Dầu bệnh nhân. Dầu làm phép sẽ được các cha mang về các giáo xứ để thánh hóa giáo dân.
Thánh lễ kết thúc lúc 10g15 trong bầu khí huynh đệ tình gia đình. Sau bữa cơm thân mật tại khuôn viên giáo xứ, quí cha trở về giáo xứ mình để tiếp tục công việc Tuần Thánh.
Xin Chúa Kitô Phục Sinh ban cho Giáo phận ngày càng đổi mới theo như Chúa muốn và Giáo Hội muốn.
VietCatholic bị phá hoại vì ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
VietCatholic
22:44 27/03/2013
VIETCATHOLIC BỊ PHÁ HOẠI
Kính thưa qúy độc giả:
Trong mấy ngày qua, trang mạng VietCatholic bị kẻ gian với địa chỉ (LadyFirst_hcv@VNCno1.com) xuất phát từ Việt Nam đã xâm nhập phá hoại. Nguyên do là cơ quan truyền thông chúng tôi đang phát động chiến dịch lấy chữ ký ủng hộ bản kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong việc yêu cầu tu sửa Hiến Pháp để phù hợp với các nguyên tắc tự do, dân chủ của thế giới văn minh loài người. Chiến dịch này hiện đang được đồng bào khắp nơi - trong cũng như ngoài nước, Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo - ủng hộ nhiệt liệt. Chỉ trong vòng 2 tuần, hơn 20 nghìn người tự nguyện ký tên ủng hộ kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra còn danh sách của nhiều cộng đoàn gửi về (mỗi cộng đoàn có cả ngàn chữ ký chưa kịp đưa lên net).
Do vậy, nhà cầm quyền Việt Nam rất sợ hãi, không muốn để người dân bày tỏ ý kiến đòi hỏi dân chủ nên một nhóm hackers chúng tôi đã tìm ra nguồn gốc phát động từ Việt Nam đã đột nhập vào máy chủ của VietCatholic để phá hoại và hủy các hồ sơ, như các công an mạng cộng sản đã từng làm với các trang mạng khác có lập trường đòi hỏi dân chủ, phế bỏ điều 4 hiến pháp, đòi quyền sở hữu đất đai.
Sau 2 ngày bị đánh phá, các chuyên viên đã nỗ lực tái xây dựng trang mạng VietCatholic mà qúy vị thấy hiện này. Một số hồ sơ trong những tháng gần đây chúng tôi chưa có backup kịp nên đã bị mất. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức để các trang mạng VietCatholic hoạt động lại bình thường. Trong thời gian còn đang điều chỉnh, kính mong qúy độc giả thông cảm.
Chúng tôi long trọng tuyên bố Vietcatholic sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước những trò bẩn thỉu của những tay sai do đảng Cộng Sản chỉ đạo mà sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến bao giờ dân tộc Việt Nam được hưởng những quyền căn bản làm người như trong tất cả các xã hội văn minh, dân chủ trên thế giới.
VietCatholic
Kính thưa qúy độc giả:
Trong mấy ngày qua, trang mạng VietCatholic bị kẻ gian với địa chỉ (LadyFirst_hcv@VNCno1.com) xuất phát từ Việt Nam đã xâm nhập phá hoại. Nguyên do là cơ quan truyền thông chúng tôi đang phát động chiến dịch lấy chữ ký ủng hộ bản kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong việc yêu cầu tu sửa Hiến Pháp để phù hợp với các nguyên tắc tự do, dân chủ của thế giới văn minh loài người. Chiến dịch này hiện đang được đồng bào khắp nơi - trong cũng như ngoài nước, Công Giáo cũng như ngoài Công Giáo - ủng hộ nhiệt liệt. Chỉ trong vòng 2 tuần, hơn 20 nghìn người tự nguyện ký tên ủng hộ kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra còn danh sách của nhiều cộng đoàn gửi về (mỗi cộng đoàn có cả ngàn chữ ký chưa kịp đưa lên net).
Do vậy, nhà cầm quyền Việt Nam rất sợ hãi, không muốn để người dân bày tỏ ý kiến đòi hỏi dân chủ nên một nhóm hackers chúng tôi đã tìm ra nguồn gốc phát động từ Việt Nam đã đột nhập vào máy chủ của VietCatholic để phá hoại và hủy các hồ sơ, như các công an mạng cộng sản đã từng làm với các trang mạng khác có lập trường đòi hỏi dân chủ, phế bỏ điều 4 hiến pháp, đòi quyền sở hữu đất đai.
Sau 2 ngày bị đánh phá, các chuyên viên đã nỗ lực tái xây dựng trang mạng VietCatholic mà qúy vị thấy hiện này. Một số hồ sơ trong những tháng gần đây chúng tôi chưa có backup kịp nên đã bị mất. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức để các trang mạng VietCatholic hoạt động lại bình thường. Trong thời gian còn đang điều chỉnh, kính mong qúy độc giả thông cảm.
Chúng tôi long trọng tuyên bố Vietcatholic sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước những trò bẩn thỉu của những tay sai do đảng Cộng Sản chỉ đạo mà sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến bao giờ dân tộc Việt Nam được hưởng những quyền căn bản làm người như trong tất cả các xã hội văn minh, dân chủ trên thế giới.
VietCatholic
Văn Hóa
Thánh giá
Đinh Văn Tiến Hùng
18:04 27/03/2013
THÁNH GIÁ
“- Này là gỗ Cây Thánh Giá đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
-Ta hãy đến thờ lạy! “ ( Lời suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh )
*Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.
Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với
Dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence. Thánh Giá đã từng bị quân đội Ba-Tư cướp mất và sau nhiều năm chiến đấu vua Heraclius đã lấy lại được. Chính nhà vua vác Thánh Giá rước trọng thể về Jerusalem đặt
trên núi Calavario ngày 14/9/629 và từ đó Giáo Hội mừng kính Lễ suy tôn Thánh Giá hàng năm vào ngày 14/9.
- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.
- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.
Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :
- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:
(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.
(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.
(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.
- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.
- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.
- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.
- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.
- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.
- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.
- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…
- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.
*Biểu tượng:
- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công giáo.
- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.
- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.
- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.
- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.
- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.
- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.
- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.
- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.
- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.
- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –
( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )
*Các kiểu Thánh Giá :
- Thánh Giá Commissa (Biểu tượng của dòng Phan-xi-cô, hình chữ T )
- Thánh Giá Immissa ( Thánh Giá La-tinh )
- Thánh Giá Byzantine.
- Thánh Giá Salvomic ( dùng trong Giáo hội Chính Thống Nga và Đông Phương, có hình Thiên Thần )
- Thánh Giá Hy Lạp ( hình chữ thập )
- Thánh Giá Jerusalem ( gồm 5 chữ thập, dùng trong Thập Tự Chinh )
- Thánh Giá Calvary.
- Thánh Giá An-rê. ( buộc giây thay đóng đinh)
- Thánh Giá Celtic. ( có hình vòng tròn phía sau)
- Thánh Giá Thánh Brigid. ( thắt hình chữ thập bằng lá cây)
- Thánh Giá Thánh Phê-rô ( Thánh Giá ngược, đầu chúi xuống đất )
- Thánh Giá Giáo Hoàng ( Mũ 3 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Carava ( 2 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Thánh Damianô (có hình các Thánh)
- Thánh Giá Thánh Bênêđitô (trên Thánh Giá có mề đay hào quang và dòng chữ, thường dùng trong nghi thức trừ quỉ)
…………………
* Di Ngôn đồi thập giá:
7 Di Ngôn trước khi Chúa chết.
(1)”Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”
(Lc.23: 24)
(2)”Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta.”
(Lc.23: 43)
(3)”Thưa Bà! Đây là con Bà! Và đây là Mẹ con!’
(Yn.19:25- 27)
(4)”Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ con! “
(Mt.27: 46)
(5)”Ta khát !”
(Yn.19: 28)
(6)”Mọi sự đã hoàn tất! “
(Yn.19: 30)
(7)”Lạy Cha! Con phó linh hồn trong tay Cha! “
(Lc.23: 46)
*14 chặng đường Thánh Giá :
Hoạt cảnh 14 chặng đường Thánh Giá Chúa chịu khổ hình, treo chung quanh trong Thánh đường , linh địa, đồi núi để suy niệm và tôn vinh Thánh Giá gồm:
(1) Chúa bị kết án tử hình.
(2) Chúa vác thập giá.
(3) Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất,
(4) Chúa gặp Đức Mẹ.
(5) Ông Simon vác thập giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica lau mặt cho Chúa.
(7) Chúa ngã lần thứ hai.
(8) Chúa an ủi phụ nữ thành Jerusalem.
(9) Chúa ngã lần thứ ba.
(10) Quân lính lột áo Chúa và chia nhau.
(11) Chúa bị đóng đinh vào thập giá.
(12) Chúa chết trên thập giá.
(13) Đem xác Chúa xuống khỏi thập giá.
(14) An táng Chúa trong mộ huyệt.
*Ngắm 5 Sự Thương Khó Chúa:
Kính nhớ Chúa chết trên thập giá để chuộc tôi loài người.
(1) Chúa lo buồn đổ mồ hôi máu.
(2) Chúa chịu đánh đòn.
(3) Chúa đội mạo gai.
(4) Chúa vác thập giá.
(5) Chúa chết trên thập giá.
*Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Maria đã cộng tác chặt chẽ cùng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại ngay sau khi Thiên Thần loan báo Mẹ được chọn để sinh Chúa Cứu Thế với lời ‘Xin Vâng’ khiêm tốn tuân hành.
Vì thế Giáo Hội đã đặt Lễ Kính Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 để nhắc nhớ nhân loại ghi ơn cao cả của Mẹ cùng suy gẫm 7 sự Thương Khó Đức Bà:
(1) Mẹ Maria nghe Thánh Simêon nói tiên tri.
(2) Mẹ đem Chúa Hài Nhi trốn sang Ai Cập’
(3) Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh cho các luật sĩ trong đền thờ.
(4) Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá.
(5) Mẹ đứng dưới chân thập giá.
(6) Mẹ ẵm xác Chúa đưa từ thập giá xuống.
(7) Mẹ chứng kiến táng xác Chúa vào huyệt đá.
‘Mẹ Sầu Bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây Thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên siết,
Đang sầu khổ và đau buồn’ (Thánh Thi Stabat Mater)
*Thánh Giá trình thuật trong Thánh Kinh:
Thánh Giá cứu chuộc loài người đã được tiên báo trong Cựu Ước , đặc biệt 4 Thánh Sử cũng nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và các Ngài đã nhìn sự chết của Chúa không còn là cực hình nhục nhã mà đã trở thành chiến thắng vinh quang.
- “Đến nơi gọi là Golgota, nghĩa là Gò Sọ, họ cho Ngài uống rượu có pha mật đắng, nhưng nếm qua Ngài không muốn uống. Đóng đinh Ngài rồi, họ rút thăm mà chía áo Ngài”
( Mt.27: 32- 38 )
-“Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Ngài, tấm biển kê bản án của Ngài đề là: Jesus Nazareth vua dân Do Thái. Cùng với Ngài họ cũng đóng đinh hai tên cướp, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu và đã nên trọn lời sách Thánh chép rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân”
( Mc.15: 25- 28 )
-“Khi đến nơi gọi là Gò Sọ, thì người ta đóng đinh Ngài nơi ấy cùng hai tên gian phi, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu. Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”
( Lc.23: 33- 34 )
-“Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và chị em của Mẹ Ngài là bà Maria vợ Klôpa và Maria Mađala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ:
Hỡi Bà! Này là con Bà! Lại nói với môn đồ: Này là Mẹ con! Và từ giờ đó môn đồ đã nhận lấy Bà về nhà mình.”
( Yn.19: 25- 27 )
-“Ngài phận là một Vị Thiên chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.”
( Phi.2: 6- 8 )
- “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì danh nghĩa Tin Mừng thì sẽ được cứu rỗi.”
(Mc.8: 34 và Lc.9: 23- 27)
-“Ai không vác thập giá của mình mà theo Ta, thì không xứng đáng với Ta”
(Mt.10: 38)
-“ Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”
(Ga.12: 32)
-“Tôi đã được đóng đinh vào thập giá cùng với Đức Ki-tô, không còn phải là tôi sống nữa, song là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gal.3: 20)
-“Tôi không biết đến chuyện gì khác, ngoài một Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.”
(Lời Thánh Phao-lô : 2Cr.4: 10)
-“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điều thiêng liêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ.”
(1Cr.1: 22)
-“Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho toàn sự viên mãn đậu lại trong Ngài,và đã giao hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đã đổ ra nơi thập giá của Ngài.”
(Col.19: 20)
Và chính Chúa Giêsu đã 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài qua Phúc Âm các Thánh sử: Mathêu, Luca và Marcô:
-“Khi họ đã cùng nhau họp mặt tại tại Galilê, thì Đức Giêsu nói với họ: Con Người sắp bị nộp trong tay người đời và họ sẽ giết Ngài, ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại và họ buồn quá đỗi.”
(Mt.17: 22- 23 và Mc.9: 30- 32 & Lc.9: 43- 45)
-“Ngài bắt đầu giảng dạy họ rằng: Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục khai trừ, bị giết đi và sau 3 ngày sẽ sống lại.”
(Mc.8: 31- 33 và Mt.16 : 21- 23 & Lc.9: 22)
-“Ngài đem theo mình nhóm Mười Hai và nói cùng họ: Này chúng ta lên Jerusalem và mọi điều các tiên tri đã viết: Con Người sẽ thực hiện. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo bang hành hạ, khạc nhổ và sau khi đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài và ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại.”
(Lc.18: 31- 33 và Mt.20: 17- 19 & Mc.10: 32- 34)
*Suy niệm về Thánh Giá.
Trong việc suy tôn Thánh giá, chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn lao giữa thập giá và Thánh Giá:
-Cây thập giá là một cực hình do lòng hận thù của con người nghĩ ra.
-Cây Thánh Giá là sáng kiến tuyệt vời do tình yêu vô biên của Thiên Chúa dùng cứu chuộc loài người.
Đây chính là một hiện tượng lạ lùng nhất trần gian mà con người không thể hiểu được nếu không chấp nhận bằng đức tin. Vì chính Chúa đã biến đổi cây thập tự mang hình ảnh ghê sợ, tủi nhục nơi pháp trường tử địa , trở thành Cây Thánh Giá uy quyền vinh quang và hấp dẫn.
Ba thập giá trên đồi Golgota dạy chúng ta 1 bài học tuyệt vời : người trộm lành nhìn cây thập tự ở giữa chính là Thánh Giá- biểu tượng của tình yêu- Trong khi đó kẻ trộm dữ lại nhìn cây Thánh Giá chỉ là một
thập tự bằng gỗ- biểu tượng nhục hình của tội ác. Vì thế người Ky-tô hữu phải đón nhận Thánh Giá chính là biểu tượng Tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại.
Cây Thánh Giá tóm lược những tín điều cao trọng của Ki-tô-giáo:
-Tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
-Tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thế Làm Người.
-Tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc nhân loại :
“Người chịu đóng đinh vào khổ giá,
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Máu đào cùng nước chảy tuôn,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình’
( Thánh Thi suy tôn Thánh Giá )
Thánh Giá khởi đầu minh chứng một Tình Yêu cao cả tuyệt vời Chúa dùng cứu chuộc tội lỗi loài người và
cũng là dấu chỉ của Vị Thẩm Phán công minh trong ngày Chung Thẩm như Chúa đã phán cùng Thánh Nữ
Faustina- Sứ Giả Lòng Chúa Thương xót :
‘Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ phụt tắt và một đêm đen dầy đặc sẽ bao phủ khắp mặt địa cầu.
Lúc đó sẽ thấy một Dấu Thánh Giá xuất hiện trên bầu trời, và từ chỗ tay và chân Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, sẽ tỏa chiếu những luồng sáng vĩ đại trên toàn cõi địa cầu trong một khoảnh khắc. Điều này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn trước ngày cùng tận’
Với lòng sùng kính suy tôn Thánh Giá đã có nhiều Dòng Tu hay các Tổ chức Bác ái mang Tên hay dùng Biểu tượng Thánh Giá- Đặc biệt ta phải nói đến Dòng mến Thánh Giá Việt Nam với hình ảnh quen thuộc thân thương tận tụy của nhiều ngàn Nữ tu áo đen của 23 Hội dòng hoạt động trải dài suốt từ Bắc đến Nam VN và hiện nay cũng đang phục vụ trong các Cộng đoàn CGVN tại Hoa kỳ.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình vĩ đại Suy tôn Thánh Giá. Xin trưng dẫn điển hình 2 địa điểm nổi tiếng:
-Tháng 7/2007, tại Thánh địa Nazareth – nơi sinh trưởng của Chúa- một Thánh Giá khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng cao 60 mét với 7 triệu 200 ngàn viên gạch. Đây không phải chỉ là biểu tượng hấp dẫn du khách, nhưng còn mang 1 ý nghĩa thật
sâu sắc: Tình Yêu cao cả tuyệt với của Thiên Chúa.
-Nghĩa trang Thánh Giá đồi Vilnius nước Lithuania, với 1 rừng hàng trăm ngàn Thánh Giá, chính là biểu tượng lòng trung kiên dâng hiến của Tín đồ Ky-Tô giáo. Đây cũng là điểm du lịch tự hào của quốc gia và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1993 đã đến thăm viếng và trao tặng tượng Chúa Giêsu. (*)
Chính vì Thánh Giá có sức mạnh phá tan tà thuyết, tiêu diệt vô thần, bọn Cộng Sản VN rất khiếp sợ, nên chúng cố tình đập phá đài Thánh Giá Đồng Chiêm trên đỉnh núi Chế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, đập nát 47 Thánh Giá trên các mộ Nghĩa địa giáo xứ Nghĩa Thành, Nghệ An và tháo gỡ Thánh Giá nơi nguyện đường của người Thiểu Số phong cùi Dak Pnam, Mang Yang, Kontum…
‘Ôi dù Cộng Sản vô thần,
Đập phá Thánh Giá ngàn lần cuồng say,
Nhưng rồi sẽ có một ngày,
Triệu Hoa Thánh Giá nở đầy Quê Hương’
Trong thời đại văn minh hiện nay, hưởng thụ chiếm ưu thế trong đời sống con người mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng có quyền ban cho ta cuộc sống vĩnh hằng. Trong Mùa Chay Thánh để xứng đáng đón nhân Hồng Ân Cứu Chuộc của Thiên Chúa, ta hãy thật lòng ăn năn thống hối, không do dự và can đảm vác thập giá mình đi theo Chúa như ông Simon xưa.
Đặc biệt trong Mùa Chay 2013- Thánh Giá là trọng tâm biểu tượng Năm Đức Tin- xin Chúa chúc lành cho Đức Thánh Cha Benedict 16 và ban cho Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô nhân đức khôn ngoan và can đảm để dẫn dắt Giáo Hội trong giai đoạn khó khăn này.
Hãy suy niệm Lời Cầu trong Thánh vịnh về Thánh Giá :
‘Chúa đã lên Giêrusalem chịu khổ hình để bước vào vinh quang- Xin giúp Hội Thánh Chúa sau cuộc vượt qua trần thế, được đạt tới vinh quang bất diệt.
Xưa Chúa được dâng cao trên thập giá và bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long- Xin chữa lành mọi vết thương của chúng con.
Chúa đã làm cho cây thập giá trở thành cây mang quả trường sinh- Xin ban sự sống đời đời cho những ai sắp được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biểt ăn năn- Xin cũng tha thứ cho chúng con là những kẻ tôi lỗi.’
Xin cùng nhau cung kính đọc lời nguyện sau đây:
*Kinh Kính Thánh Giá:
“Lạy dấu Thánh Giá.
Con kính Thánh Giá cho được bằng yên.
Cây Thánh Giá ở giữa rừng vàng,
Cây Thánh Giá là gươm là giáo.
Cây Thánh Giá ở khắp gần xa, tróc quỉ trừ ma, khiêm nhường mỹ tục.
Cây Thánh Giá là tàu vượt sang khỏi biển.
Cây Thánh giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy Cây Thánh Giá!
Lạy Cành Cây Thánh Giá!
Lạy Lá Cây Thánh Giá!
Lạy Hoa Cây Thánh Giá!
Lạy Quả Cây Thánh Giá!
Từ xưa đến nay chưa có cây nào bằng Cây Thánh Giá.
Lạy Chúa Con nằm trên Cây Thánh giá chịu chết vì chúng con- Amen. “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
-Ghi chú: (*) Hình Đồi Thánh Giá Vilnius điểm du lịch nổi tiếng tại quốc gia Lithuania.
“- Này là gỗ Cây Thánh Giá đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân loại.
-Ta hãy đến thờ lạy! “ ( Lời suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh )
*Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.
Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với
Dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence. Thánh Giá đã từng bị quân đội Ba-Tư cướp mất và sau nhiều năm chiến đấu vua Heraclius đã lấy lại được. Chính nhà vua vác Thánh Giá rước trọng thể về Jerusalem đặt
trên núi Calavario ngày 14/9/629 và từ đó Giáo Hội mừng kính Lễ suy tôn Thánh Giá hàng năm vào ngày 14/9.
- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.
- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.
Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :
- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:
(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.
(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.
(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.
- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.
- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.
- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.
- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.
- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.
- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.
- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…
- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.
*Biểu tượng:
- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công giáo.
- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.
- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.
- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.
- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.
- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.
- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.
- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.
- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.
- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.
- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –
( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )
*Các kiểu Thánh Giá :
- Thánh Giá Commissa (Biểu tượng của dòng Phan-xi-cô, hình chữ T )
- Thánh Giá Immissa ( Thánh Giá La-tinh )
- Thánh Giá Byzantine.
- Thánh Giá Salvomic ( dùng trong Giáo hội Chính Thống Nga và Đông Phương, có hình Thiên Thần )
- Thánh Giá Hy Lạp ( hình chữ thập )
- Thánh Giá Jerusalem ( gồm 5 chữ thập, dùng trong Thập Tự Chinh )
- Thánh Giá Calvary.
- Thánh Giá An-rê. ( buộc giây thay đóng đinh)
- Thánh Giá Celtic. ( có hình vòng tròn phía sau)
- Thánh Giá Thánh Brigid. ( thắt hình chữ thập bằng lá cây)
- Thánh Giá Thánh Phê-rô ( Thánh Giá ngược, đầu chúi xuống đất )
- Thánh Giá Giáo Hoàng ( Mũ 3 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Carava ( 2 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Thánh Damianô (có hình các Thánh)
- Thánh Giá Thánh Bênêđitô (trên Thánh Giá có mề đay hào quang và dòng chữ, thường dùng trong nghi thức trừ quỉ)
…………………
* Di Ngôn đồi thập giá:
7 Di Ngôn trước khi Chúa chết.
(1)”Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”
(Lc.23: 24)
(2)”Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta.”
(Lc.23: 43)
(3)”Thưa Bà! Đây là con Bà! Và đây là Mẹ con!’
(Yn.19:25- 27)
(4)”Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ con! “
(Mt.27: 46)
(5)”Ta khát !”
(Yn.19: 28)
(6)”Mọi sự đã hoàn tất! “
(Yn.19: 30)
(7)”Lạy Cha! Con phó linh hồn trong tay Cha! “
(Lc.23: 46)
*14 chặng đường Thánh Giá :
Hoạt cảnh 14 chặng đường Thánh Giá Chúa chịu khổ hình, treo chung quanh trong Thánh đường , linh địa, đồi núi để suy niệm và tôn vinh Thánh Giá gồm:
(1) Chúa bị kết án tử hình.
(2) Chúa vác thập giá.
(3) Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất,
(4) Chúa gặp Đức Mẹ.
(5) Ông Simon vác thập giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica lau mặt cho Chúa.
(7) Chúa ngã lần thứ hai.
(8) Chúa an ủi phụ nữ thành Jerusalem.
(9) Chúa ngã lần thứ ba.
(10) Quân lính lột áo Chúa và chia nhau.
(11) Chúa bị đóng đinh vào thập giá.
(12) Chúa chết trên thập giá.
(13) Đem xác Chúa xuống khỏi thập giá.
(14) An táng Chúa trong mộ huyệt.
*Ngắm 5 Sự Thương Khó Chúa:
Kính nhớ Chúa chết trên thập giá để chuộc tôi loài người.
(1) Chúa lo buồn đổ mồ hôi máu.
(2) Chúa chịu đánh đòn.
(3) Chúa đội mạo gai.
(4) Chúa vác thập giá.
(5) Chúa chết trên thập giá.
*Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Maria đã cộng tác chặt chẽ cùng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại ngay sau khi Thiên Thần loan báo Mẹ được chọn để sinh Chúa Cứu Thế với lời ‘Xin Vâng’ khiêm tốn tuân hành.
Vì thế Giáo Hội đã đặt Lễ Kính Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 để nhắc nhớ nhân loại ghi ơn cao cả của Mẹ cùng suy gẫm 7 sự Thương Khó Đức Bà:
(1) Mẹ Maria nghe Thánh Simêon nói tiên tri.
(2) Mẹ đem Chúa Hài Nhi trốn sang Ai Cập’
(3) Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh cho các luật sĩ trong đền thờ.
(4) Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá.
(5) Mẹ đứng dưới chân thập giá.
(6) Mẹ ẵm xác Chúa đưa từ thập giá xuống.
(7) Mẹ chứng kiến táng xác Chúa vào huyệt đá.
‘Mẹ Sầu Bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây Thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên siết,
Đang sầu khổ và đau buồn’ (Thánh Thi Stabat Mater)
*Thánh Giá trình thuật trong Thánh Kinh:
Thánh Giá cứu chuộc loài người đã được tiên báo trong Cựu Ước , đặc biệt 4 Thánh Sử cũng nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và các Ngài đã nhìn sự chết của Chúa không còn là cực hình nhục nhã mà đã trở thành chiến thắng vinh quang.
- “Đến nơi gọi là Golgota, nghĩa là Gò Sọ, họ cho Ngài uống rượu có pha mật đắng, nhưng nếm qua Ngài không muốn uống. Đóng đinh Ngài rồi, họ rút thăm mà chía áo Ngài”
( Mt.27: 32- 38 )
-“Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Ngài, tấm biển kê bản án của Ngài đề là: Jesus Nazareth vua dân Do Thái. Cùng với Ngài họ cũng đóng đinh hai tên cướp, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu và đã nên trọn lời sách Thánh chép rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân”
( Mc.15: 25- 28 )
-“Khi đến nơi gọi là Gò Sọ, thì người ta đóng đinh Ngài nơi ấy cùng hai tên gian phi, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu. Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”
( Lc.23: 33- 34 )
-“Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và chị em của Mẹ Ngài là bà Maria vợ Klôpa và Maria Mađala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ:
Hỡi Bà! Này là con Bà! Lại nói với môn đồ: Này là Mẹ con! Và từ giờ đó môn đồ đã nhận lấy Bà về nhà mình.”
( Yn.19: 25- 27 )
-“Ngài phận là một Vị Thiên chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.”
( Phi.2: 6- 8 )
- “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì danh nghĩa Tin Mừng thì sẽ được cứu rỗi.”
(Mc.8: 34 và Lc.9: 23- 27)
-“Ai không vác thập giá của mình mà theo Ta, thì không xứng đáng với Ta”
(Mt.10: 38)
-“ Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”
(Ga.12: 32)
-“Tôi đã được đóng đinh vào thập giá cùng với Đức Ki-tô, không còn phải là tôi sống nữa, song là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gal.3: 20)
-“Tôi không biết đến chuyện gì khác, ngoài một Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.”
(Lời Thánh Phao-lô : 2Cr.4: 10)
-“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điều thiêng liêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ.”
(1Cr.1: 22)
-“Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho toàn sự viên mãn đậu lại trong Ngài,và đã giao hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đã đổ ra nơi thập giá của Ngài.”
(Col.19: 20)
Và chính Chúa Giêsu đã 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài qua Phúc Âm các Thánh sử: Mathêu, Luca và Marcô:
-“Khi họ đã cùng nhau họp mặt tại tại Galilê, thì Đức Giêsu nói với họ: Con Người sắp bị nộp trong tay người đời và họ sẽ giết Ngài, ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại và họ buồn quá đỗi.”
(Mt.17: 22- 23 và Mc.9: 30- 32 & Lc.9: 43- 45)
-“Ngài bắt đầu giảng dạy họ rằng: Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục khai trừ, bị giết đi và sau 3 ngày sẽ sống lại.”
(Mc.8: 31- 33 và Mt.16 : 21- 23 & Lc.9: 22)
-“Ngài đem theo mình nhóm Mười Hai và nói cùng họ: Này chúng ta lên Jerusalem và mọi điều các tiên tri đã viết: Con Người sẽ thực hiện. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo bang hành hạ, khạc nhổ và sau khi đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài và ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại.”
(Lc.18: 31- 33 và Mt.20: 17- 19 & Mc.10: 32- 34)
*Suy niệm về Thánh Giá.
Trong việc suy tôn Thánh giá, chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn lao giữa thập giá và Thánh Giá:
-Cây thập giá là một cực hình do lòng hận thù của con người nghĩ ra.
-Cây Thánh Giá là sáng kiến tuyệt vời do tình yêu vô biên của Thiên Chúa dùng cứu chuộc loài người.
Đây chính là một hiện tượng lạ lùng nhất trần gian mà con người không thể hiểu được nếu không chấp nhận bằng đức tin. Vì chính Chúa đã biến đổi cây thập tự mang hình ảnh ghê sợ, tủi nhục nơi pháp trường tử địa , trở thành Cây Thánh Giá uy quyền vinh quang và hấp dẫn.
Ba thập giá trên đồi Golgota dạy chúng ta 1 bài học tuyệt vời : người trộm lành nhìn cây thập tự ở giữa chính là Thánh Giá- biểu tượng của tình yêu- Trong khi đó kẻ trộm dữ lại nhìn cây Thánh Giá chỉ là một
thập tự bằng gỗ- biểu tượng nhục hình của tội ác. Vì thế người Ky-tô hữu phải đón nhận Thánh Giá chính là biểu tượng Tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại.
Cây Thánh Giá tóm lược những tín điều cao trọng của Ki-tô-giáo:
-Tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
-Tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thế Làm Người.
-Tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc nhân loại :
“Người chịu đóng đinh vào khổ giá,
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Máu đào cùng nước chảy tuôn,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình’
( Thánh Thi suy tôn Thánh Giá )
Thánh Giá khởi đầu minh chứng một Tình Yêu cao cả tuyệt vời Chúa dùng cứu chuộc tội lỗi loài người và
cũng là dấu chỉ của Vị Thẩm Phán công minh trong ngày Chung Thẩm như Chúa đã phán cùng Thánh Nữ
Faustina- Sứ Giả Lòng Chúa Thương xót :
‘Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ phụt tắt và một đêm đen dầy đặc sẽ bao phủ khắp mặt địa cầu.
Lúc đó sẽ thấy một Dấu Thánh Giá xuất hiện trên bầu trời, và từ chỗ tay và chân Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, sẽ tỏa chiếu những luồng sáng vĩ đại trên toàn cõi địa cầu trong một khoảnh khắc. Điều này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn trước ngày cùng tận’
Với lòng sùng kính suy tôn Thánh Giá đã có nhiều Dòng Tu hay các Tổ chức Bác ái mang Tên hay dùng Biểu tượng Thánh Giá- Đặc biệt ta phải nói đến Dòng mến Thánh Giá Việt Nam với hình ảnh quen thuộc thân thương tận tụy của nhiều ngàn Nữ tu áo đen của 23 Hội dòng hoạt động trải dài suốt từ Bắc đến Nam VN và hiện nay cũng đang phục vụ trong các Cộng đoàn CGVN tại Hoa kỳ.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình vĩ đại Suy tôn Thánh Giá. Xin trưng dẫn điển hình 2 địa điểm nổi tiếng:
-Tháng 7/2007, tại Thánh địa Nazareth – nơi sinh trưởng của Chúa- một Thánh Giá khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng cao 60 mét với 7 triệu 200 ngàn viên gạch. Đây không phải chỉ là biểu tượng hấp dẫn du khách, nhưng còn mang 1 ý nghĩa thật
sâu sắc: Tình Yêu cao cả tuyệt với của Thiên Chúa.
-Nghĩa trang Thánh Giá đồi Vilnius nước Lithuania, với 1 rừng hàng trăm ngàn Thánh Giá, chính là biểu tượng lòng trung kiên dâng hiến của Tín đồ Ky-Tô giáo. Đây cũng là điểm du lịch tự hào của quốc gia và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1993 đã đến thăm viếng và trao tặng tượng Chúa Giêsu. (*)
Chính vì Thánh Giá có sức mạnh phá tan tà thuyết, tiêu diệt vô thần, bọn Cộng Sản VN rất khiếp sợ, nên chúng cố tình đập phá đài Thánh Giá Đồng Chiêm trên đỉnh núi Chế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, đập nát 47 Thánh Giá trên các mộ Nghĩa địa giáo xứ Nghĩa Thành, Nghệ An và tháo gỡ Thánh Giá nơi nguyện đường của người Thiểu Số phong cùi Dak Pnam, Mang Yang, Kontum…
‘Ôi dù Cộng Sản vô thần,
Đập phá Thánh Giá ngàn lần cuồng say,
Nhưng rồi sẽ có một ngày,
Triệu Hoa Thánh Giá nở đầy Quê Hương’
Trong thời đại văn minh hiện nay, hưởng thụ chiếm ưu thế trong đời sống con người mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng có quyền ban cho ta cuộc sống vĩnh hằng. Trong Mùa Chay Thánh để xứng đáng đón nhân Hồng Ân Cứu Chuộc của Thiên Chúa, ta hãy thật lòng ăn năn thống hối, không do dự và can đảm vác thập giá mình đi theo Chúa như ông Simon xưa.
Đặc biệt trong Mùa Chay 2013- Thánh Giá là trọng tâm biểu tượng Năm Đức Tin- xin Chúa chúc lành cho Đức Thánh Cha Benedict 16 và ban cho Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô nhân đức khôn ngoan và can đảm để dẫn dắt Giáo Hội trong giai đoạn khó khăn này.
Hãy suy niệm Lời Cầu trong Thánh vịnh về Thánh Giá :
‘Chúa đã lên Giêrusalem chịu khổ hình để bước vào vinh quang- Xin giúp Hội Thánh Chúa sau cuộc vượt qua trần thế, được đạt tới vinh quang bất diệt.
Xưa Chúa được dâng cao trên thập giá và bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long- Xin chữa lành mọi vết thương của chúng con.
Chúa đã làm cho cây thập giá trở thành cây mang quả trường sinh- Xin ban sự sống đời đời cho những ai sắp được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biểt ăn năn- Xin cũng tha thứ cho chúng con là những kẻ tôi lỗi.’
Xin cùng nhau cung kính đọc lời nguyện sau đây:
*Kinh Kính Thánh Giá:
“Lạy dấu Thánh Giá.
Con kính Thánh Giá cho được bằng yên.
Cây Thánh Giá ở giữa rừng vàng,
Cây Thánh Giá là gươm là giáo.
Cây Thánh Giá ở khắp gần xa, tróc quỉ trừ ma, khiêm nhường mỹ tục.
Cây Thánh Giá là tàu vượt sang khỏi biển.
Cây Thánh giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy Cây Thánh Giá!
Lạy Cành Cây Thánh Giá!
Lạy Lá Cây Thánh Giá!
Lạy Hoa Cây Thánh Giá!
Lạy Quả Cây Thánh Giá!
Từ xưa đến nay chưa có cây nào bằng Cây Thánh Giá.
Lạy Chúa Con nằm trên Cây Thánh giá chịu chết vì chúng con- Amen. “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
-Ghi chú: (*) Hình Đồi Thánh Giá Vilnius điểm du lịch nổi tiếng tại quốc gia Lithuania.
Hoa Tình Yêu
Trầm Hương Thơ
10:09 27/03/2013
test
Đỉnh trời yêu thương
Trầm Hương Thơ
16:43 27/03/2013
Vạn nỗi buồn che đậy tội nhân gian
Trời sầu héo vụt tắt! cả muôn ngàn
Đỉnh núi sầu! Máu Thánh nhuộm sơ khê
Bóng chiều buồn đổ ngã đồi Can-vê
Chân sỏi đá bước lê ngàn vất vả
Trong cô đơn tâm hồn như băng giá
Trên vai Thầy gánh Giá tội nhân gian
Đôi mắt buồn xâu thẳm, xót vô vàn!
Ngoảnh nhìn con như van lơn buồn lắm!
Đôi mắt ấy thương yêu đầy say đắm
Núi Sọ buồn thăm thẳm đỉnh Tình Yêu
Máu trào tuôn, co thắt! bước chân xiêu
Trái Tim Thánh! cô liêu sầu lên đỉnh
Ôi! Máu Thánh, máu tuôn trào công chính
Máu cứu chuộc minh định chết vì yêu
Đỉnh Can-vê chảy xuống một buổi chiều
Rửa tội đời bằng tình yêu nhân loại
Hỡi gian trần! sao con người tự hoại
Hãy dừng tay và ngoái cổ lại xem
Nhìn lại đi những bộ mặt nhá nhem
Mặc áo thụng mà đem giết Người thế
Tội các ngươi trong đời nhiều vô kể
Hãy ăn năn nhìn lên đỉnh Can-vê
Dấu thời gian bước tới đã gần kề
Sám hối mau! tìm về đường chính lộ
Hẵy ăn năn mà tìm ơn cứu độ
Vì cửa mồ sẽ đóng lại ngàn thu.
Đừng lệ thuộc quá vào đồng tiền
Tuyết Mai
16:53 27/03/2013
Trên thế gian không ai mà không cần tiền, ai nói không cần là kẻ nói dối và là đạo đức giả, thưa có phải?. Nói chung tiền là để cho ta đổi trao cho những thứ ta rất cần trong đời sống căn bản của con người; như cho ta có chỗ ăn, chỗ ở, và bao nhiêu thứ cần thiết khác mà ngày qua ngày, không một ai có thể thiếu hay không có tiền được. Thiếu “Tiền” hẳn ta sẽ thấy homeless sống đầy đường phố và người ăn xin cũng sẽ đông vô số kể; và Thiên Chúa của chúng ta cũng đâu có muốn như thế!.
Nhưng nếu chúng ta luôn sống trong hốt hoảng, lo âu, và phát bệnh vì cứ lo sợ rằng ngày mai ta sẽ thiếu tiền hay hết tiền xài là điều quá đáng vì chúng ta thiếu tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, luôn yêu thương con người và luôn trao ban cho con người cuộc sống dư đầy và sung mãn; thật là thế!!!. Giả như ngay ngày hôm nay Chúa gọi ta ra khỏi cuộc đời này mà về với Chúa thì ta sẽ trả lời sao với Chúa?. Rằng thưa Chúa con chưa muốn đi liền bây giờ đâu vì con chưa kịp sống!?. Rằng con chưa thỏa mãn, chưa đủ giầu, chưa tậu đủ những thứ con ao ước có, chưa có được vợ đẹp con khôn, …. Hoặc con chưa trả thù được những người đã hại con, v.v.v….
Nếu sự trả lời của chúng ta là những điều giống như ở trên hoặc hơn thì đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng chúng ta thật là một con người ích kỷ và đã sống quá trật với con đường mà Thiên Chúa đã vạch sẵn cho chúng ta đi rồi đó không?. Vì con đường mà Chúa muốn Nơi ta đi đến không cần mang theo bao bị ba-lô gì cả! Như khi Chúa sanh ta ra đời mình trần thì khi ta ra đi ta cũng ra đi mình trần, để về hòa tan cùng cát bụi.
Nơi ta đi không cần phải có ba-lô chất cho thật nặng thật đầy những lượng vàng trong đó! Chỉ sợ rằng ba-lô càng nặng càng đầy thì sức nặng của nó chỉ kéo ta xuống Hỏa Ngục nhanh hơn ta có thể ngờ được. Cần nhất chúng ta phải hiểu rằng tiền, tài, danh vọng, và mọi thứ quý giá nhất trên thế trần, đối với Thiên Chúa chúng chỉ là những phân bớn dơ bẩn mà thôi!. Cho nên sự khôn ngoan nhất của người Kitô hữu là cần biết sống sao để bất cứ giờ phút nào Chúa đến gọi ta ra khỏi cuộc đời này …. Sẽ là điều vui mừng khấp khởi mà thân thưa cùng Chúa ta rằng: “Lạy Chúa, con sẵn sàng và xin vâng để được về với Chúa ngay liền giây phút này!”.
Nếu chúng ta không biết cách sống sao cho nên tốt thì cũng xin nên tìm đọc những gương tốt lành của người khác để ta sống được bình an trong tâm trí và trong tâm hồn. Học cách dùng đồng tiền để sinh mưu ích, để được có lợi ích cho linh hồn của chính mình và của nhiều linh hồn khác nữa! Nếu chúng ta biết để mọi việc và mọi sắp xếp cho Chúa, Đấng mà luôn yêu thương, muốn trao ban cho con cái Người sự tốt lành nhất cho từng người chúng ta. Nếu không thì không ai có thể đảm bảo được linh hồn sống đời của chúng ta sẽ không bị quỷ dữ chúng khống chế và kềm kẹp nơi Hỏa Ngục muôn đời, không có ngày ra.
Ở đời thì ai cũng học biết sự Căng Thẳng về tiền bạc nó giết người cách im lặng nhất, nhanh nhất, và độc hại nhất, không bao giờ có dấu hiệu báo trước. Một là cho ta đứt mạch máu não. Hai là bị nhồi máu cơ tim. Đối với chúng ta thì điều nào cũng là khủng khiếp và không ai muốn cho ngày đó xảy ra cả! Ấy vậy mà khi xẩy ra thì là do chính chúng ta gây ra và rồi phải tự một mình gánh chịu. Thưa có thực tế lắm không vì nếu ta có còn sống đi chăng nữa thì cũng chẳng một ai thân thương mà còn muốn ở đó chăm sóc, hầu hạ cho chúng ta ngày đêm, khi bác sĩ báo cho biết là ta từ đây chỉ sống không khác loài thực vật??.
Sau đó thì tiền ta làm ra bấy lâu, bao nhiêu cơ đồ ta cố công gầy dựng, ai đâu đó hưởng hay phá đổ, ta có làm gì được khác không?. Nằm trên giường bệnh mà một con ruồi bay đậu trên mặt ta cũng không thể nào xua đuổi nó đi cho được. Rồi ta sẽ nằm đấy đến bao lâu? Ai sẽ lo thanh toán tiền bệnh viện? Ta sẽ được nằm điều trị đến chừng nào? Và cả trăm ngàn câu hỏi thật khủng khiếp thật sợ hãi, đến với ta??? …. Ấy có phải lúc bấy giờ ta mới thấm rằng tiền nó đã bạc với ta lắm không?. Khi ta còn khỏe, còn trẻ, gìn giữ nó chặt như thế nào thì nay nó bay và biến nhanh ta không thể ngờ. Ở đời mà, chuyện tiền thì nó bạc ai mà chẳng hiểu? Bởi nay nó còn nằm trong tay ta nhưng mai nó lại nằm trong tay của người khác …. Là chuyện rất bình thường trên cõi đời vô hậu này!.
Lạy Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, trong Tuần Thánh này xin Chúa mở rộng lượng từ bi Chúa, giúp cho đôi mắt đức tin của chúng con trưởng thành hơn, thay đổi mới trái tim biết rung cảm trước tình người hơn, và làm ấm tấm lòng của chúng con biết sống bác ái hơn; nhất là hiểu rằng con người thì luôn cần có Chúa hơn hết cả thảy, hơn cả bất cứ kho tàng quý giá nào trên trần gian này. Và quan trọng không kém là khi chúng con chết là …. Chấm Hết. Amen.
Nhưng nếu chúng ta luôn sống trong hốt hoảng, lo âu, và phát bệnh vì cứ lo sợ rằng ngày mai ta sẽ thiếu tiền hay hết tiền xài là điều quá đáng vì chúng ta thiếu tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, luôn yêu thương con người và luôn trao ban cho con người cuộc sống dư đầy và sung mãn; thật là thế!!!. Giả như ngay ngày hôm nay Chúa gọi ta ra khỏi cuộc đời này mà về với Chúa thì ta sẽ trả lời sao với Chúa?. Rằng thưa Chúa con chưa muốn đi liền bây giờ đâu vì con chưa kịp sống!?. Rằng con chưa thỏa mãn, chưa đủ giầu, chưa tậu đủ những thứ con ao ước có, chưa có được vợ đẹp con khôn, …. Hoặc con chưa trả thù được những người đã hại con, v.v.v….
Nếu sự trả lời của chúng ta là những điều giống như ở trên hoặc hơn thì đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng chúng ta thật là một con người ích kỷ và đã sống quá trật với con đường mà Thiên Chúa đã vạch sẵn cho chúng ta đi rồi đó không?. Vì con đường mà Chúa muốn Nơi ta đi đến không cần mang theo bao bị ba-lô gì cả! Như khi Chúa sanh ta ra đời mình trần thì khi ta ra đi ta cũng ra đi mình trần, để về hòa tan cùng cát bụi.
Nơi ta đi không cần phải có ba-lô chất cho thật nặng thật đầy những lượng vàng trong đó! Chỉ sợ rằng ba-lô càng nặng càng đầy thì sức nặng của nó chỉ kéo ta xuống Hỏa Ngục nhanh hơn ta có thể ngờ được. Cần nhất chúng ta phải hiểu rằng tiền, tài, danh vọng, và mọi thứ quý giá nhất trên thế trần, đối với Thiên Chúa chúng chỉ là những phân bớn dơ bẩn mà thôi!. Cho nên sự khôn ngoan nhất của người Kitô hữu là cần biết sống sao để bất cứ giờ phút nào Chúa đến gọi ta ra khỏi cuộc đời này …. Sẽ là điều vui mừng khấp khởi mà thân thưa cùng Chúa ta rằng: “Lạy Chúa, con sẵn sàng và xin vâng để được về với Chúa ngay liền giây phút này!”.
Nếu chúng ta không biết cách sống sao cho nên tốt thì cũng xin nên tìm đọc những gương tốt lành của người khác để ta sống được bình an trong tâm trí và trong tâm hồn. Học cách dùng đồng tiền để sinh mưu ích, để được có lợi ích cho linh hồn của chính mình và của nhiều linh hồn khác nữa! Nếu chúng ta biết để mọi việc và mọi sắp xếp cho Chúa, Đấng mà luôn yêu thương, muốn trao ban cho con cái Người sự tốt lành nhất cho từng người chúng ta. Nếu không thì không ai có thể đảm bảo được linh hồn sống đời của chúng ta sẽ không bị quỷ dữ chúng khống chế và kềm kẹp nơi Hỏa Ngục muôn đời, không có ngày ra.
Ở đời thì ai cũng học biết sự Căng Thẳng về tiền bạc nó giết người cách im lặng nhất, nhanh nhất, và độc hại nhất, không bao giờ có dấu hiệu báo trước. Một là cho ta đứt mạch máu não. Hai là bị nhồi máu cơ tim. Đối với chúng ta thì điều nào cũng là khủng khiếp và không ai muốn cho ngày đó xảy ra cả! Ấy vậy mà khi xẩy ra thì là do chính chúng ta gây ra và rồi phải tự một mình gánh chịu. Thưa có thực tế lắm không vì nếu ta có còn sống đi chăng nữa thì cũng chẳng một ai thân thương mà còn muốn ở đó chăm sóc, hầu hạ cho chúng ta ngày đêm, khi bác sĩ báo cho biết là ta từ đây chỉ sống không khác loài thực vật??.
Sau đó thì tiền ta làm ra bấy lâu, bao nhiêu cơ đồ ta cố công gầy dựng, ai đâu đó hưởng hay phá đổ, ta có làm gì được khác không?. Nằm trên giường bệnh mà một con ruồi bay đậu trên mặt ta cũng không thể nào xua đuổi nó đi cho được. Rồi ta sẽ nằm đấy đến bao lâu? Ai sẽ lo thanh toán tiền bệnh viện? Ta sẽ được nằm điều trị đến chừng nào? Và cả trăm ngàn câu hỏi thật khủng khiếp thật sợ hãi, đến với ta??? …. Ấy có phải lúc bấy giờ ta mới thấm rằng tiền nó đã bạc với ta lắm không?. Khi ta còn khỏe, còn trẻ, gìn giữ nó chặt như thế nào thì nay nó bay và biến nhanh ta không thể ngờ. Ở đời mà, chuyện tiền thì nó bạc ai mà chẳng hiểu? Bởi nay nó còn nằm trong tay ta nhưng mai nó lại nằm trong tay của người khác …. Là chuyện rất bình thường trên cõi đời vô hậu này!.
Lạy Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, trong Tuần Thánh này xin Chúa mở rộng lượng từ bi Chúa, giúp cho đôi mắt đức tin của chúng con trưởng thành hơn, thay đổi mới trái tim biết rung cảm trước tình người hơn, và làm ấm tấm lòng của chúng con biết sống bác ái hơn; nhất là hiểu rằng con người thì luôn cần có Chúa hơn hết cả thảy, hơn cả bất cứ kho tàng quý giá nào trên trần gian này. Và quan trọng không kém là khi chúng con chết là …. Chấm Hết. Amen.
Vinh quang từ đau khổ
Nt. Têrêxa Ngọc Lễ, OP.
16:55 27/03/2013
Sáng. Em không đi làm việc. Chạm mặt em ở hàng lang, tôi thấy mắt em sung húp. Vậy là đã khóc. Vậy là em đã có chuyện, chắc chắn đó là câu chuyện buồn, một câu chuyện mà tôi có thể nói là đau khổ. Không biết em tìm đã tìm ra “ thông điệp” trong nỗi buồn, nỗi khổ em đang có? Em có thể khóc và tiếp tục khóc, nhưng rồi em sẽ tìm thấy cung bậc của ý nghĩa, của vinh quang tiềm ẩn trong đau khổ.
Sống mà em. Cuộc sống chất chứa nhiều thăng trầm. Vui rồi buồn. Hạnh phúc rồi đau khổ. Cái lẽ thường của nhịp xoay vần đưa con người vào những cung bậc của buồn vui, đau khổ, hạnh phúc, mất mát, mà không ai có thể trốn thoát. Dẫu biết thế, nhưng cả chị và em, đâu phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy bình an, tìm được bức thông điệp quý giá từ những nỗi buồn, những chuyện đau khổ… để có thể thốt lên:
“Đau khổ quả là điều hữu ích
Để con học biết thánh chỉ Ngài” (Tv 119,71)
2. Chúa Giêsu đi vào đau khổ với sự thổn thức “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này” ( Mt 26, 39b). Cái sợ khi đối diện đau khổ của Chúa Giêsu, cũng là nỗi sợ căn bản của con người khi đứng trước đau khổ, nỗi buồn. Đau khổ khiến con người bị co rúm trong những cảm xúc, khiến họ muốn trốn chạy để giải thoát mình ra khỏi đau khổ. Đứng trước đau khổ, con người như cảm nhận bị hàng ngàn khối đá đè nặng, tưởng chừng không thoát ra khỏi sức nặng của khổ đau.
Trước chặng đường khổ nạn, Chúa Giêsu chia sẻ sự yếu đuối, nhát sợ của con người với một lời van xin “ Lạy Cha, nếu có thể…” Tiếng kêu xin của Chúa trở nên nguồn an ủi cho con người khi chạm đến khổ đau trong thể xác hay tinh thần khiến người Kitô hữu cũng biết kêu lên “ Cha ơi, nếu có thể, xin hãy làm cho con hết khổ đau…!”
Nhưng lời cầu xin của Chúa Giêsu không dừng lại “…Tuy vậy, xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” ( Mt 26, 39b) . Trong đau khổ, sợ hãi, Chúa Giêsu tưởng chừng Ngài sẽ không thể chịu nổi, nên cất tiếng nài xin Cha cất chén đắng, để không đón nhận những đau khổ, ô nhục của một chặng thánh giá Ngài sẽ vác mang. Tuy nhiên, sức mạnh của tình yêu, sự vâng phục thánh ý Chúa Cha đã làm cho Chúa Giêsu đi đến cùng của một sự tự hiến “ xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha”.
Khi chấp nhận vâng theo, Chúa Giêsu đã đón nhận đau khổ trong thể xác và tinh thần. Sự đau đớn tột cùng của một thân xác rã rời, rách nát, cùng nỗi đau tinh thần khi bị dám đông dân chúng tẩy chay, kết án, xỉ vả, mắng nhiếc, cười nhạo, bị các môn đệ thân tín bỏ rơi… Tiếng xin vâng trước đau khổ, để đón nhân thập giá đã làm cho việc đón nhận khổ giá nơi Chúa Giêsu trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết, khi Ngài hoàn toàn vâng phục, tin yêu và phó thác vào chương trình cứu độ cùa Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã đặt trọn cuộc đời mình, khước từ tất cả mọi vinh quang dành sẵn cho Ngài để trở nên khiêm hạ trong ý muốn của Chúa Cha. Chính sự khiêm hạ, bằng lòng đón nhận khổ đau, và tận cùng là cái chết nhục hình trên thập giá của Chúa Giêsu đã cứu độ con người và đưa nhân loại đến bến hạnh phúc nơi Thiên Chúa. Qua đau khổ, Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa (x. Is 42, 1-4; 49;, 1-6; 50,4-9; 52,13-53, 12) đã làm cho con người được công chính hóa, sống trong bình an, vì chính Người đã mang lấy những đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền của chúng ta lên cây thập giá
“Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,
đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,
còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,
bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.
Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,
bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;
người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,
đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.
Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,
lang thang mỗi người một ngả.
Nhưng ĐỨC CHÚA đã đổ trên đầu người
tội lỗi của tất cả chúng ta. ( Is 53,4-6)
Ở trong đau khổ tận cùng, Chúa Giêsu đã mang lấy tất cả sự đau khổ của nhân loại. Trong bức tranh tưởng chừng đen tối ấy, Thiên Chúa lại hiện diện, vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện không phải bằng sức mạnh quyền lực trần thế, nhưng bằng quyền uy của tình yêu, của vinh quang tự hữu Ngài vốn có “ Quả thật ông này là Con Thiên Chúa” ( Mt 27,54), và đau khổ ấy đã dẹp tan những hận thù, mở cửa ngõ yêu thương và bình an cho con người đi vào và nếm cảm.
3. Em. Chị và nhiều người, làm sao có thể trốn được đau khổ khi mỗi người chúng ta đang sống cùng, và sống với nhau. Đôi khi chúng ta đón nhận khổ đau trong cuộc đời mình tựa hệt như kẻ bị mang án, khiến chúng ta mệt mỏi, chán ngán và cố chấp. Đau khổ, dưới góc cạnh nào, cũng không phải là điều Thiên Chúa muốn con người phải chịu. Ngài không tạo ra đau khổ, và lại càng không hề muốn con người phải khóc, phải bầm tím ê chề trong khổ đau. Nhưng đau khổ vẫn hiện diện, vẫn có đó trong cuộc đời…vậy nếu không từ Thiên Chúa, thì cả chị và em, cả bao nhiêu người nữa phải chịu trách nhiệm về đau khổ mà ta đang mang vác và đang gây ra cho người khác, dù vô tình hay hữu ý.
Tìm đi em. Hãy tìm một thông điệp từ đau khổ. Tìm ý nghĩa, thông điệp của Chúa từ trong đau khổ, chị và em sẽ an vui, và rồi sẽ thấy ánh vinh quang từ trong đau khổ mà ta đang có. Việc làm này không phải là một kiểu “ru ngũ” để ta chấp nhận đau khổ cho qua lần, nhưng làm cho đau khổ có giá trị cứu độ, ít nhất là cho chính mình, phải không em.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Thập Tự
Joseph Nguyễn Tro Bụi
18:48 27/03/2013
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Trời cao Người xuống, hạ sinh
Quản chi Con Chúa, hiến mình vì yêu,
Ôi tình thập tự huyền siêu!...
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nơi An Nghỉ
Nguyễn Đức Cung
21:27 27/03/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hãy cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất !
VietCatholic TV
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:20 27/03/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
"Với lòng biết ơn chân thành này, tôi ban phép lành Tòa Thánh với tất cả lòng mình, rộng ban cả cho những cộng tác sự viên và những người phụ giúp các hiền huynh công việc mục vụ."
Sau thông điệp của ngài, mỗi Hồng Y, cả những vị là cử tri lẫn các vị không phải cử tri đã từng người chúc mừng Đức Tân Giáo Hoàng.
Trước đó vào chiều Thứ Năm, dưới những bức bích họa của Michelangelo trong Nhà nguyện Sistina, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ tế thánh lễ bế mạc Cơ Mật Viện, cũng là thánh lễ đầu tiên của ngài trong cuơng vị Giáo Hoàng, cùng với các vị Hồng Y cử tri.
Đứng quay lưng lại với bức họa ngày phán xét cuối cùng của Michelangelo, Đức Thánh Cha Phanxicô nói như sau trong bài giảng của ngài:
Tôi thấy có một điều gì đó là chung nhất trong ba bài đọc này: đó là sự chuyển động. Trong Bài Đọc Thứ Nhất chuyển động chính là cuộc hành trình, trong Bài Đọc Thứ Hai chuyển động là việc hình thành nên Giáo Hội, trong Bài Thứ Ba, là bài Tin Mừng, chuyển động thể hiện trong hành động tuyên xưng. Tiến bước, xây dựng và tuyên xưng.
Tiến bước. “Hỡi nhà Giacóp, nào ta cùng đi trong ánh sáng của Chúa” (Is 2:5). Đây là điều đầu tiên Chúa nói với ông Abraham: Hãy tiến bước trước thiên nhan Ta và không chút tì ố! Tiến bước: cuộc đời của chúng ta là một cuộc lữ hành và khi chúng ta bất động thì ắt là phải có điều gì sai. Luôn tiến bước trước thiên nhan Chúa, trong ánh sáng Chúa, tìm cách để sống không vương chút bụi trần nào như Thiên Chúa đã yêu cầu nơi ông Abraham, trong lời hứa của Ngài.
Xây dựng Hội Thánh. Nói về những viên đá là đề cập đến sự vững chãi, nhưng những viên đá được đề cập ở đây là những viên đá được Chúa Thánh Thần xức dầu. Hãy xây dựng Hội Thánh, hỡi Hiền Thê của Đức Kitô, với tảng đá góc tường cũng chính là Chúa. Trong mọi chuyển động của đời ta, chúng ta hãy đắp xây!
Thứ ba là tuyên xưng. Chúng ta có thể tiến bước theo ý muốn của mình, chúng ta có thể xây dựng rất nhiều điều, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì chẳng có ích gì? Chúng ta sẽ trở thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) đáng thương, chứ không phải là Giáo Hội, không phải là Hiền Thê của Chúa. Khi ta không tiến, ta dừng lại. Khi ta không xây dựng trên đá tảng vững chắc, điều gì sẽ xảy ra? Đó chính là điều đã xảy đến với những trẻ em xây những lâu đài trên cát ngoài bãi biển, tất cả đều xụp đổ, nó không có gì vững chắc. Khi ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, thì tôi nhớ lại lời của Léon Bloy: “Ai không cầu nguyện cùng Thiên Chúa, là cầu nguyện với quỷ dữ”. Khi ta không tuyên xưng Đức Giêsu Kitô, ta tuyên xưng sự trần tục của ma quỷ.
Tiến bước, đắp xây và tuyên xưng. Nhưng đời không dễ thế đâu, vì trong tiến bước, đắp xây và tuyên xưng, đôi khi có những chao đảo, có những chuyển động trệch ra khỏi quỹ đạo và có cả những chuyển động kéo chúng ta lùi lại.
Tin Mừng được tiếp tục với một hoàn cảnh đặc biệt. Cũng chính Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, đã thưa cùng Người rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Chẳng liên quan gì với nó đâu. Con sẽ theo Thầy trên những nẻo đường khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta tiến bước mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.
Tôi ao ước rằng tất cả chúng ta, sau những ngày ân sủng này, có được can đảm, can đảm để tiến bước trước thiên nhan Chúa, với Thánh Giá của Chúa, để xây dựng Hội Thánh trên Máu Thánh Chúa được đổ ra trên Thánh Giá, và để tuyên xưng một vinh quang duy nhất là Đức Kitô chịu đóng đinh. Bằng cách này, Giáo Hội sẽ tiến lên.
Niềm ước vọng của tôi cho tất cả chúng ta là Chúa Thánh Thần, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, sẽ ban cho chúng ta ân sủng để: tiến bước, xây dựng và tuyên xưng Đức Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Xin được như vậy. Amen