Phụng Vụ - Mục Vụ
Linh mục – Dụng cụ của lòng Chúa thương xót
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:55 11/03/2018
ĐTC Phanxicô nhắn nhủ các cha giải tội hãy trở thành dụng cụ lòng thương xót của Chúa và trở thành người biết lắng nghe.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ sáu 9-3-2018 dành cho 640 linh mục trẻ, phó tế và chủng sinh ở những năm cuối vừa kết thúc khóa học về tòa trong do Tòa Ân giải tối cao tổ chức.
ĐTC nói: “Cha giải tội không phải là nguồn mạch lòng thương xót nhưng là một dụng cụ không thể thiếu được của lòng thương xót. Ý thức về điều này sẽ giúp chúng ta thận trọng để tránh nguy cơ trở thành chủ nhân của các lương tâm, nhất là trong tương quan với người trẻ, là những người dễ bị ảnh hưởng. Nhớ mình là và chỉ là dụng của hòa giải chính là điều kiện đầu tiên để có thái độ khiêm tốn lắng nghe Chúa Thánh Linh, Đấng bảo đảm một nỗ lực phân định chân chính”.
Tiếp đến, “Linh mục phải là người biết lắng nghe những câu hỏi trước khi trả lời. Thật là một thái độ sai lầm khi trả lời trước khi lắng nghe những câu hỏi của người trẻ và nếu cần hãy tìm cách giúp họ nêu lên những câu hỏi đích thực. Cha giải tội được kêu gọi trở thành người lắng nghe: nghe hối nhân và lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh. Khi thực sự lắng nghe người anh em trong cuộc trao đổi trong khuôn khổ bí tích, tức là chúng ta lắng nghe chính Chúa Giêsu, nghèo và khiêm tốn; khi lắng nghe Thánh Linh, chúng ta đặt mình trong tư thế chăm chú vâng phục, chúng ta trở thành những người lắng nghe Lời Chúa và vì thế, chúng ta mang lại một sự phục vụ lớn hơn cho những hối nhân trẻ: chúng ta đặt họ tiếp xúc với chính Chúa Giêsu”. (Rei 9-3-2018; G. Trần Đức Anh OP- Vatican News).
***
Mùa Chay, các Giáo xứ ấm áp bầu khí đạo đức: tĩnh tâm, giải tội. Các Linh mục bề bộn nhiều công việc như ngồi tòa, giảng phòng… không những giáo xứ mình phụ trách mà còn giúp nhiều xứ khác. Các Linh mục trong Giáo hạt theo truyền thống luân phiên đến từng giáo xứ ban Bí tích Hòa giải, tạo nên tình hiệp nhất huynh đệ và chia sẻ sứ vụ. Thiên Chúa dùng trung gian các Linh mục để thực thi Lòng Nhân Từ đối với những tội nhân.
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta hãy đặt Bí Tích Hòa Giải ở trung tâm một lần nữa sao cho Bí Tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của Lòng Thương Xót Chúa...Với mỗi hối nhân, Bí Tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự” (MV số 17 - “Misericordiae Vulltus”). Ngài còn nhắc nhở các Linh mục: “Mỗi cha giải tội phải đón nhận các tín hữu tương tự như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng…Các cha giải tội được mời gọi ôm người con trai ăn năn đang trở về nhà và diễn tả niềm vui được có lại người con ấy…Cầu xin cho những cha giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích…Cầu xin cho các cha giải tội học được cách chấp nhận những lời kêu gọi giúp đỡ và lòng thương xót tuôn chảy từ trái tim của mỗi hối nhân” (MV số 17).
Vậy khi đến với Bí Tích Giao Hòa, tâm hồn ta sẽ chạm vào Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sẽ tha thứ cho ta. Người ban cho ta sự bình an trong tâm hồn. Chính Chúa Giêsu sẽ quét dọn căn nhà nội tâm của ta và biến đổi ta trở thành một con người mới. Chính lòng thống hối của con người mở cửa dẫn vào lòng thương xót, tha thứ và khoan nhân của Thiên Chúa. Thống hối không có nghĩa chỉ hối hận về tội mình đã phạm mà điều quan trọng hơn là cần phải hoán cải.
Suy niệm lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô và đọc lại “Tông Sắc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót của ngài mang tựa đề “Misericordiae Vulltus” và cuốn sách “Chân dung Linh mục” của ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, tôi thấy sáng lên vẽ đẹp của đời Linh mục qua hình ảnh: cha giải tội – dụng cụ lòng Chúa thương xót.
Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất nhưng là một tác vụ cao đẹp nhất.
1. Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất và đòi hỏi nhất của Linh mục trong đời mục vụ.
a. Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ:
Ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.
Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi. Lm Antôn Trần Xuân Sang, SVD, đang truyền giáo tận bên Paraguay, chia sẽ về khó khăn trong tác vụ giải tội nhân kỷ niệm ngày chịu chức linh mục: “Trong những tháng cuối năm phụng vụ, các giáo xứ và giáo điểm truyền giáo ở đây đều chuẩn bị cho các lễ thêm sức, rước lễ lần đầu nên các cha xứ thường mời các cha ngồi tòa. Có lẽ vì thấy tôi còn trẻ trung và dễ chịu nên các cha thường mời tôi ngồi tòa. Tôi còn nhớ lúc còn ở Việt Nam tôi cũng thường được ngồi tòa cùng với rất nhiều cha khác vào các dịp Mùa Chay hay Mùa Vọng ở các giáo xứ tại Sài Gòn. Sau khi ngồi tòa thì các cha được bồi dưỡng tô cháo gà cho ấm bụng, và… dĩ nhiên có một phong bì nữa. Còn những ngày ngồi tòa ở đây, chỉ có 3 linh mục mà con số xưng tội lại quá đông, nhiều người lại chẳng biết xưng tội như thế nào vì có khi cả hơn 30 năm rồi chưa bước đến nhà thờ. Lại thêm một số bà với mùi nước hoa vô cùng khó chịu cứ thao thao bất tuyệt kể những chuyện và những tội của người khác đôi lúc cũng làm tôi bực mình. Ngồi tòa cả mấy tiếng đồng hồ mà chẳng có được một ly nước lã, thậm chí muốn đi vô nhà vệ sinh mà cũng ráng nín cho xong việc, rồi khi xong việc thì nhìn đồng hồ đã gần 11 giờ đêm mà ông cha nhờ mình chẳng hề mời ăn tối, chẳng hề có một lời cảm ơn nên mình lẳng lặng về nhà kiếm chút gì bỏ vào bụng trước khi đi ngủ. Nhiều khi thấy cuộc đời sao nó bạc quá, bạc hơi vôi nữa và chẳng biết có mấy ai hiểu cho cuộc sống ở đất lạ quê người này. Đôi lúc cũng muốn buông xuôi và xin đến một nơi khác để có một cuộc sống thoải mái hơn và cũng để kiếm chút gì gởi cho cha mẹ già đang bệnh nhưng hình như trong thâm tâm vẫn còn những cuộc đấu tranh tư tưởng và những suy nghĩ trái chiều nhau nên đôi lúc cũng gây ra mất ngủ. (Đôi điều suy nghĩ dịp kỷ niệm chịu chức linh mục). Nhìn đoàn người xếp hàng dài chờ đợi, Linh mục giải tội đôi khi cảm thấy âu lo, nhưng nhờ ơn Chúa, ngài lại thêm phấn chấn nhiệt thành với bổn phận.
b. Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ:
Trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải.
Sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.
2. Giải tội là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất.
Qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.
Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.
Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục. Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư TNTT 2002 số 3).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương xót một cách hữu hiệu, Thánh Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín : “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái : “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt qúa làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
3. Linh mục cũng là hối nhân
Dù nhiệm vụ của linh mục “là trở thành những chứng nhân cho Thiên Chúa, là những phát ngôn viên của lòng nhân từ có sức cứu rỗi” (Số 10), “là Thừa tác viên của bí tích hòa giải”, nhưng linh mục cũng còn là hối nhân như bất cứ ai, vốn cần đón nhận những ơn phúc phát sinh từ bí tích hòa giải. Đó là điều kiện cần thiết cho đời sống linh mục “Đời sống linh mục có thể bị suy thoái nếu chính họ thờ ơ, hoặc vì một lý do nào khác, không đến với bí tích hòa giải một cách đều đặn với đức tin và lòng sốt sắng đích thực. Nếu một linh mục không còn đi xưng tội nữa hoặc xưng tội không nên thì sứ vụ linh mục của Ngài sẽ sớm bị ảnh hưởng, và chính cộng đoàn do linh mục dẫn dắt sẽ nhận ra điều đó’ (Tông huấn sám hối và hòa giải số 31).
Trước khi là dụng cụ của lòng thương xót, mỗi linh mục cũng là người biết đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa. Không ai có thể cho đi một cách nhiệt tình mà mình chỉ kinh nghiệm mong manh. Chính vì thế, Tông huấn sám hối và hòa giải số 31 viết tiếp: “Chúng ta, các linh mục khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân mình, có thể nói cách chắc chắn rằng, càng tìm đến bí tích hòa giải thường xuyên với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta càng đảm nhiệm tốt hơn tác vụ giải tội và bảo đảm rằng, các hối nhân sẽ hưởng được ân phúc nhiều hơn. Trái lại, tác vụ này sẽ mất nhiều hiệu năng nếu một cách nào đó, chúng ta không còn là những hối nhân thực thụ nữa”. Trong ý tưởng này ta có thể nói: càng là hối nhân thực thụ bao nhiêu, càng là thừa tác viên chân chính bấy nhiêu.
Mùa Chay, nhìn chân dung Linh mục qua “Dụng cụ của Lòng Thương Xót” để thấy được rằng, ngay tự nguồn gốc đã là khởi đi từ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúa chọn các linh mục cách nhưng không: “Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn các con” (Ga 15, 16). Chúa sai đi làm đại diện cho Chúa dù linh mục bé nhỏ thấp hèn. Chúa ký thác trái tim đầy thương xót của Ngài vào trái tim nhân loại của linh mục để ban ơn tha thứ cho hối nhân.
Muốn chu toàn trách vụ, linh mục cần ký thác trái tim nhỏ bé của mình vào trái tim xót thương của Thiên Chúa (số 4). Linh mục phải luôn ghi nhớ nằm lòng những lời Kinh Thánh: “Tội lỗi của chúng ta, chính Chúa Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24); “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10); “Những người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng những người bệnh mới cần; Tôi đến không để gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17). Và “Nếu các ông yêu người yêu các ông, thì nào có công chi? Vì ngay kẻ tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ” (Lc 6,32); “Tôi bảo thật các ông, tội lỗi của cô ấy, tuy rất nhiều, nhưng đều đã được tha, vì cô ấy đã yêu nhiều; còn ai được tha ít, là vì yêu ít” (Lc 7,47). Khi những người đau khổ tín thác nơi Chúa Giêsu để được chữa lành, Chúa thường nói: “hãy an tâm, tội lỗi của con đã được tha” (Mt 9,2). Câu Chúa Giêsu phán với người đàn bà tội lỗi “chị hãy đi, và đừng phạm tội nữa” nhấn mạnh tới thống hối ăn năn. Lòng thương xót bao giờ cũng đi trước lòng thống hối: câu “chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” đã được nói sau câu: “tôi cũng không kết án chị” (Ga 8,11)...
Mỗi lần ban ơn xá giải, chia sẻ lòng Chúa xót thương là linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ sáu 9-3-2018 dành cho 640 linh mục trẻ, phó tế và chủng sinh ở những năm cuối vừa kết thúc khóa học về tòa trong do Tòa Ân giải tối cao tổ chức.
ĐTC nói: “Cha giải tội không phải là nguồn mạch lòng thương xót nhưng là một dụng cụ không thể thiếu được của lòng thương xót. Ý thức về điều này sẽ giúp chúng ta thận trọng để tránh nguy cơ trở thành chủ nhân của các lương tâm, nhất là trong tương quan với người trẻ, là những người dễ bị ảnh hưởng. Nhớ mình là và chỉ là dụng của hòa giải chính là điều kiện đầu tiên để có thái độ khiêm tốn lắng nghe Chúa Thánh Linh, Đấng bảo đảm một nỗ lực phân định chân chính”.
Tiếp đến, “Linh mục phải là người biết lắng nghe những câu hỏi trước khi trả lời. Thật là một thái độ sai lầm khi trả lời trước khi lắng nghe những câu hỏi của người trẻ và nếu cần hãy tìm cách giúp họ nêu lên những câu hỏi đích thực. Cha giải tội được kêu gọi trở thành người lắng nghe: nghe hối nhân và lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh. Khi thực sự lắng nghe người anh em trong cuộc trao đổi trong khuôn khổ bí tích, tức là chúng ta lắng nghe chính Chúa Giêsu, nghèo và khiêm tốn; khi lắng nghe Thánh Linh, chúng ta đặt mình trong tư thế chăm chú vâng phục, chúng ta trở thành những người lắng nghe Lời Chúa và vì thế, chúng ta mang lại một sự phục vụ lớn hơn cho những hối nhân trẻ: chúng ta đặt họ tiếp xúc với chính Chúa Giêsu”. (Rei 9-3-2018; G. Trần Đức Anh OP- Vatican News).
***
Mùa Chay, các Giáo xứ ấm áp bầu khí đạo đức: tĩnh tâm, giải tội. Các Linh mục bề bộn nhiều công việc như ngồi tòa, giảng phòng… không những giáo xứ mình phụ trách mà còn giúp nhiều xứ khác. Các Linh mục trong Giáo hạt theo truyền thống luân phiên đến từng giáo xứ ban Bí tích Hòa giải, tạo nên tình hiệp nhất huynh đệ và chia sẻ sứ vụ. Thiên Chúa dùng trung gian các Linh mục để thực thi Lòng Nhân Từ đối với những tội nhân.
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta hãy đặt Bí Tích Hòa Giải ở trung tâm một lần nữa sao cho Bí Tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của Lòng Thương Xót Chúa...Với mỗi hối nhân, Bí Tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự” (MV số 17 - “Misericordiae Vulltus”). Ngài còn nhắc nhở các Linh mục: “Mỗi cha giải tội phải đón nhận các tín hữu tương tự như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng…Các cha giải tội được mời gọi ôm người con trai ăn năn đang trở về nhà và diễn tả niềm vui được có lại người con ấy…Cầu xin cho những cha giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích…Cầu xin cho các cha giải tội học được cách chấp nhận những lời kêu gọi giúp đỡ và lòng thương xót tuôn chảy từ trái tim của mỗi hối nhân” (MV số 17).
Vậy khi đến với Bí Tích Giao Hòa, tâm hồn ta sẽ chạm vào Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu sẽ tha thứ cho ta. Người ban cho ta sự bình an trong tâm hồn. Chính Chúa Giêsu sẽ quét dọn căn nhà nội tâm của ta và biến đổi ta trở thành một con người mới. Chính lòng thống hối của con người mở cửa dẫn vào lòng thương xót, tha thứ và khoan nhân của Thiên Chúa. Thống hối không có nghĩa chỉ hối hận về tội mình đã phạm mà điều quan trọng hơn là cần phải hoán cải.
Suy niệm lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô và đọc lại “Tông Sắc Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót của ngài mang tựa đề “Misericordiae Vulltus” và cuốn sách “Chân dung Linh mục” của ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, tôi thấy sáng lên vẽ đẹp của đời Linh mục qua hình ảnh: cha giải tội – dụng cụ lòng Chúa thương xót.
Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất nhưng là một tác vụ cao đẹp nhất.
1. Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất và đòi hỏi nhất của Linh mục trong đời mục vụ.
a. Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ:
Ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.
Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi. Lm Antôn Trần Xuân Sang, SVD, đang truyền giáo tận bên Paraguay, chia sẽ về khó khăn trong tác vụ giải tội nhân kỷ niệm ngày chịu chức linh mục: “Trong những tháng cuối năm phụng vụ, các giáo xứ và giáo điểm truyền giáo ở đây đều chuẩn bị cho các lễ thêm sức, rước lễ lần đầu nên các cha xứ thường mời các cha ngồi tòa. Có lẽ vì thấy tôi còn trẻ trung và dễ chịu nên các cha thường mời tôi ngồi tòa. Tôi còn nhớ lúc còn ở Việt Nam tôi cũng thường được ngồi tòa cùng với rất nhiều cha khác vào các dịp Mùa Chay hay Mùa Vọng ở các giáo xứ tại Sài Gòn. Sau khi ngồi tòa thì các cha được bồi dưỡng tô cháo gà cho ấm bụng, và… dĩ nhiên có một phong bì nữa. Còn những ngày ngồi tòa ở đây, chỉ có 3 linh mục mà con số xưng tội lại quá đông, nhiều người lại chẳng biết xưng tội như thế nào vì có khi cả hơn 30 năm rồi chưa bước đến nhà thờ. Lại thêm một số bà với mùi nước hoa vô cùng khó chịu cứ thao thao bất tuyệt kể những chuyện và những tội của người khác đôi lúc cũng làm tôi bực mình. Ngồi tòa cả mấy tiếng đồng hồ mà chẳng có được một ly nước lã, thậm chí muốn đi vô nhà vệ sinh mà cũng ráng nín cho xong việc, rồi khi xong việc thì nhìn đồng hồ đã gần 11 giờ đêm mà ông cha nhờ mình chẳng hề mời ăn tối, chẳng hề có một lời cảm ơn nên mình lẳng lặng về nhà kiếm chút gì bỏ vào bụng trước khi đi ngủ. Nhiều khi thấy cuộc đời sao nó bạc quá, bạc hơi vôi nữa và chẳng biết có mấy ai hiểu cho cuộc sống ở đất lạ quê người này. Đôi lúc cũng muốn buông xuôi và xin đến một nơi khác để có một cuộc sống thoải mái hơn và cũng để kiếm chút gì gởi cho cha mẹ già đang bệnh nhưng hình như trong thâm tâm vẫn còn những cuộc đấu tranh tư tưởng và những suy nghĩ trái chiều nhau nên đôi lúc cũng gây ra mất ngủ. (Đôi điều suy nghĩ dịp kỷ niệm chịu chức linh mục). Nhìn đoàn người xếp hàng dài chờ đợi, Linh mục giải tội đôi khi cảm thấy âu lo, nhưng nhờ ơn Chúa, ngài lại thêm phấn chấn nhiệt thành với bổn phận.
b. Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ:
Trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải.
Sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.
2. Giải tội là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất.
Qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.
Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.
Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục. Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư TNTT 2002 số 3).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương xót một cách hữu hiệu, Thánh Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín : “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái : “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt qúa làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
3. Linh mục cũng là hối nhân
Dù nhiệm vụ của linh mục “là trở thành những chứng nhân cho Thiên Chúa, là những phát ngôn viên của lòng nhân từ có sức cứu rỗi” (Số 10), “là Thừa tác viên của bí tích hòa giải”, nhưng linh mục cũng còn là hối nhân như bất cứ ai, vốn cần đón nhận những ơn phúc phát sinh từ bí tích hòa giải. Đó là điều kiện cần thiết cho đời sống linh mục “Đời sống linh mục có thể bị suy thoái nếu chính họ thờ ơ, hoặc vì một lý do nào khác, không đến với bí tích hòa giải một cách đều đặn với đức tin và lòng sốt sắng đích thực. Nếu một linh mục không còn đi xưng tội nữa hoặc xưng tội không nên thì sứ vụ linh mục của Ngài sẽ sớm bị ảnh hưởng, và chính cộng đoàn do linh mục dẫn dắt sẽ nhận ra điều đó’ (Tông huấn sám hối và hòa giải số 31).
Trước khi là dụng cụ của lòng thương xót, mỗi linh mục cũng là người biết đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa. Không ai có thể cho đi một cách nhiệt tình mà mình chỉ kinh nghiệm mong manh. Chính vì thế, Tông huấn sám hối và hòa giải số 31 viết tiếp: “Chúng ta, các linh mục khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân mình, có thể nói cách chắc chắn rằng, càng tìm đến bí tích hòa giải thường xuyên với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta càng đảm nhiệm tốt hơn tác vụ giải tội và bảo đảm rằng, các hối nhân sẽ hưởng được ân phúc nhiều hơn. Trái lại, tác vụ này sẽ mất nhiều hiệu năng nếu một cách nào đó, chúng ta không còn là những hối nhân thực thụ nữa”. Trong ý tưởng này ta có thể nói: càng là hối nhân thực thụ bao nhiêu, càng là thừa tác viên chân chính bấy nhiêu.
Mùa Chay, nhìn chân dung Linh mục qua “Dụng cụ của Lòng Thương Xót” để thấy được rằng, ngay tự nguồn gốc đã là khởi đi từ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúa chọn các linh mục cách nhưng không: “Không phải các con chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn các con” (Ga 15, 16). Chúa sai đi làm đại diện cho Chúa dù linh mục bé nhỏ thấp hèn. Chúa ký thác trái tim đầy thương xót của Ngài vào trái tim nhân loại của linh mục để ban ơn tha thứ cho hối nhân.
Muốn chu toàn trách vụ, linh mục cần ký thác trái tim nhỏ bé của mình vào trái tim xót thương của Thiên Chúa (số 4). Linh mục phải luôn ghi nhớ nằm lòng những lời Kinh Thánh: “Tội lỗi của chúng ta, chính Chúa Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2,24); “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10); “Những người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, nhưng những người bệnh mới cần; Tôi đến không để gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17). Và “Nếu các ông yêu người yêu các ông, thì nào có công chi? Vì ngay kẻ tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ” (Lc 6,32); “Tôi bảo thật các ông, tội lỗi của cô ấy, tuy rất nhiều, nhưng đều đã được tha, vì cô ấy đã yêu nhiều; còn ai được tha ít, là vì yêu ít” (Lc 7,47). Khi những người đau khổ tín thác nơi Chúa Giêsu để được chữa lành, Chúa thường nói: “hãy an tâm, tội lỗi của con đã được tha” (Mt 9,2). Câu Chúa Giêsu phán với người đàn bà tội lỗi “chị hãy đi, và đừng phạm tội nữa” nhấn mạnh tới thống hối ăn năn. Lòng thương xót bao giờ cũng đi trước lòng thống hối: câu “chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” đã được nói sau câu: “tôi cũng không kết án chị” (Ga 8,11)...
Mỗi lần ban ơn xá giải, chia sẻ lòng Chúa xót thương là linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH : Hãy hân hoan vui mừng và mở lòng để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.”
Giuse Thẩm Nguyễn
17:46 11/03/2018
(Vatican News) Chia sẻ với khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật thứ bốn Mùa chay, còn gọi là Chúa Nhật Laetare theo tiếng Latin (nghĩa là hân hoan), ĐGH Phanxicô nhắc nhỏ mọi người, hãy hân hoan, như lời Ca Nhập Lễ hôm nay mời gọi chúng ta hân hoan vì tình yêu cao vời Thiên Chúa đã dành cho nhân loại.
ĐGH giải thích là người tín hữu xác tín rằng Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi đã sai người Con duy nhất của Ngài xuống trần gian để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Họ tin tưởng mạnh mẽ như vậy bởi vì ngay cả trong hoàn cảnh bi đát nhất, họ biết rằng Thiên Chúa sẽ can thiệp và ban cho họ ơn giải thoát và vui mừng.
Thiên Chúa không đứng bên ngoài.
“Thiên Chúa không đứng bên ngoài, nhưng đi vào lịch sử của con người để làm cho lịch sử ấy sống động với ân sủng của Ngài và ơn cứu chuộc.”
Vì thế ĐGH mời gọi các tín hữu hãy từ bỏ sự cám dỗ của lối suy nghĩ cho rằng mình có thể làm mọi thứ mà không cần Thiên Chúa và Lời của Ngài.
“Khi chúng ta có sự can đảm để tự biết mình là gì, thì chúng ta cũng nhận ra là chúng ta được kêu gọi để đối phó với sự mỏng manh và giới hạn của mình. Và vì vậy chúng ta có thể bị đè nặng bởi những nỗi thống khổ, bởi lo lắng cho tương lại, bởi sự sợ hãi của bệnh tật và sự chết.”
ĐGH giải thích thêm rằng do vậy “tại sao có rất nhiều người đi tìm một lối thoát, đôi khi liều mình vào những con đường tắt nguy hiểm như nghiện ngập hay mê tín dị đoan hay những trò nghi thức ma thuật.”
Đạo Chúa không đưa ra giải pháp dễ dàng.
ĐGH Phanxicô nói rằng Đạo Chúa Kitô không đưa ra những sự an ủi dễ dàng: “Đó không phải là con đường tắt, nhưng đòi hỏi nơi người tín hữu đức tin và một lối sống đạo hạnh mạnh mẽ, biết từ bỏ những xấu xa ích kỷ và tha hóa. Đạo Chúa cũng cho chúng ta sự thật và niềm hy vọng lớn lao vào Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót và Ngài đã ban chính Con Một của Ngài cho chúng ta, hầu tỏ lộ cho chúng ta tình yêu vô bờ bến của Ngài.”
“Đó là lý do hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng: Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành và đưa tay dìu dắt chúng ta.”
Mùa chay là thời gian mở lòng đón nhận quà tặng của Thiên Chúa.
ĐGH nói rằng Mùa Chay là thời gian chúng ta mở lòng để đón nhận nhiều hơn nữa quà tặng này của Thiên Chúa: “Chỉ như thế chúng ta mới có thể sống một đời sống chan hoàn công bình và bác ái và chúng ta sẽ trở nên nhân chứng cho tình yêu thiêng liêng này, một tình yêu không những chỉ dành cho những người đáng được lãnh nhận, mà còn cho cả những ai không hề kêu xin, cũng được thừa hưởng đầy đủ quà tặng này và không điều kiện.”
ĐGH kết thúc bài chia sẻ bằng lời nguyện, xin Mẹ Maria, Mẹ của lòng thương xót, ban cho chúng ta cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu luôn gần gũi gắn bó với chúng ta, nhất là khi chúng ta cảm thấy cô đơn hay chới với muốn đầu hàng trước những khó khăn của cuộc đời.
“Nguyện xin Mẹ giúp chúng con hiểu được tâm tình của Chúa Giê-su, Con của Mẹ, để hành trình Mùa Chay của chúng con có thể trở thành một trải nghiệm về ơn tha thứ, đón mừng và bác ái.”
Chào thăm các học sinh xuất sắc đến Vatican.
ĐGH cũng ngỏ lời chào thăm các em sinh viên xuất sắc từ các trường đại học trên khắp thế giới cùng quy tụ về Quảng Trường Thánh Phêrô hôm nay, nhóm này có tên là “Vatican Hackathon” được tổ chức bởi Quốc Vụ Viện Truyền Thông. ĐGH nói rằng “thật là một điều tuyệt vời để dùng sự thông minh Chúa ban cho chúng ta để phục vụ cho sự thật và cho những người nghèo khổ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH giải thích là người tín hữu xác tín rằng Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi đã sai người Con duy nhất của Ngài xuống trần gian để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Họ tin tưởng mạnh mẽ như vậy bởi vì ngay cả trong hoàn cảnh bi đát nhất, họ biết rằng Thiên Chúa sẽ can thiệp và ban cho họ ơn giải thoát và vui mừng.
Thiên Chúa không đứng bên ngoài.
“Thiên Chúa không đứng bên ngoài, nhưng đi vào lịch sử của con người để làm cho lịch sử ấy sống động với ân sủng của Ngài và ơn cứu chuộc.”
Vì thế ĐGH mời gọi các tín hữu hãy từ bỏ sự cám dỗ của lối suy nghĩ cho rằng mình có thể làm mọi thứ mà không cần Thiên Chúa và Lời của Ngài.
“Khi chúng ta có sự can đảm để tự biết mình là gì, thì chúng ta cũng nhận ra là chúng ta được kêu gọi để đối phó với sự mỏng manh và giới hạn của mình. Và vì vậy chúng ta có thể bị đè nặng bởi những nỗi thống khổ, bởi lo lắng cho tương lại, bởi sự sợ hãi của bệnh tật và sự chết.”
ĐGH giải thích thêm rằng do vậy “tại sao có rất nhiều người đi tìm một lối thoát, đôi khi liều mình vào những con đường tắt nguy hiểm như nghiện ngập hay mê tín dị đoan hay những trò nghi thức ma thuật.”
Đạo Chúa không đưa ra giải pháp dễ dàng.
ĐGH Phanxicô nói rằng Đạo Chúa Kitô không đưa ra những sự an ủi dễ dàng: “Đó không phải là con đường tắt, nhưng đòi hỏi nơi người tín hữu đức tin và một lối sống đạo hạnh mạnh mẽ, biết từ bỏ những xấu xa ích kỷ và tha hóa. Đạo Chúa cũng cho chúng ta sự thật và niềm hy vọng lớn lao vào Thiên Chúa Cha, Đấng giàu lòng thương xót và Ngài đã ban chính Con Một của Ngài cho chúng ta, hầu tỏ lộ cho chúng ta tình yêu vô bờ bến của Ngài.”
“Đó là lý do hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng: Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành và đưa tay dìu dắt chúng ta.”
Mùa chay là thời gian mở lòng đón nhận quà tặng của Thiên Chúa.
ĐGH nói rằng Mùa Chay là thời gian chúng ta mở lòng để đón nhận nhiều hơn nữa quà tặng này của Thiên Chúa: “Chỉ như thế chúng ta mới có thể sống một đời sống chan hoàn công bình và bác ái và chúng ta sẽ trở nên nhân chứng cho tình yêu thiêng liêng này, một tình yêu không những chỉ dành cho những người đáng được lãnh nhận, mà còn cho cả những ai không hề kêu xin, cũng được thừa hưởng đầy đủ quà tặng này và không điều kiện.”
ĐGH kết thúc bài chia sẻ bằng lời nguyện, xin Mẹ Maria, Mẹ của lòng thương xót, ban cho chúng ta cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu luôn gần gũi gắn bó với chúng ta, nhất là khi chúng ta cảm thấy cô đơn hay chới với muốn đầu hàng trước những khó khăn của cuộc đời.
“Nguyện xin Mẹ giúp chúng con hiểu được tâm tình của Chúa Giê-su, Con của Mẹ, để hành trình Mùa Chay của chúng con có thể trở thành một trải nghiệm về ơn tha thứ, đón mừng và bác ái.”
Chào thăm các học sinh xuất sắc đến Vatican.
ĐGH cũng ngỏ lời chào thăm các em sinh viên xuất sắc từ các trường đại học trên khắp thế giới cùng quy tụ về Quảng Trường Thánh Phêrô hôm nay, nhóm này có tên là “Vatican Hackathon” được tổ chức bởi Quốc Vụ Viện Truyền Thông. ĐGH nói rằng “thật là một điều tuyệt vời để dùng sự thông minh Chúa ban cho chúng ta để phục vụ cho sự thật và cho những người nghèo khổ.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổn Mạng Thiếu Nhi Cung Thánh TGP Sydney
Diệp Hải Dung
10:06 11/03/2018
Chiều Chúa Nhật 11/03/2018 các em Thiếu Nhi Cung Thánh thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfiled, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt.Pritchard và Revesby đã đến nhà thờ St. Brigid’s Marrickville Sydney tham dự Lễ kính Thánh Dominic Savio là Quan Thầy của Thiếu Nhi Cung Thánh TGP Sydney.
Xem Hình
Trước khi dâng Thánh lễ. Cha Paul Văn Chi ngỏ lời chúc mừng bổn mạng các em và Cha giới thiệu hôm nay có Cha Tuyên úy Lê Hồng Mạnh đến cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói sơ lược về tiểu sử Thánh trẻ Dominic Savior rất đẹp lòng Chúa “thà chết chứ không phạm tội” để các em biết vị Thánh Quan Thầy của mình, sau cùng Cha cám ơn và khuyến khích các em cố gắng phục vụ tốt trên Cung Thánh…
Trước khi kết thúc Thánh lễ. ông Vũ Tiến Hưng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Marrickville lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng các em Thiếu Nhi Cung Thánh và kế tiếp em Thảo Mi Vũ đại diện Thiếu Nhi Cung Thánh ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng Bổn Mạng của các em hôm nay. Đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo đoàn Marrickville và quý ân nhân đã trợ giúp cho các em Thiếu Nhi Cung Thánh có cơ hội mừng kính Lễ Quan Thầy.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan mừng bổn mạng trong hội trường nhà thờ.
Diệp Hải Dung
Xem Hình
Trước khi dâng Thánh lễ. Cha Paul Văn Chi ngỏ lời chúc mừng bổn mạng các em và Cha giới thiệu hôm nay có Cha Tuyên úy Lê Hồng Mạnh đến cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói sơ lược về tiểu sử Thánh trẻ Dominic Savior rất đẹp lòng Chúa “thà chết chứ không phạm tội” để các em biết vị Thánh Quan Thầy của mình, sau cùng Cha cám ơn và khuyến khích các em cố gắng phục vụ tốt trên Cung Thánh…
Trước khi kết thúc Thánh lễ. ông Vũ Tiến Hưng Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Marrickville lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng các em Thiếu Nhi Cung Thánh và kế tiếp em Thảo Mi Vũ đại diện Thiếu Nhi Cung Thánh ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng Bổn Mạng của các em hôm nay. Đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo đoàn Marrickville và quý ân nhân đã trợ giúp cho các em Thiếu Nhi Cung Thánh có cơ hội mừng kính Lễ Quan Thầy.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan mừng bổn mạng trong hội trường nhà thờ.
Diệp Hải Dung
Niềm Tin Yêu và Hy Vọng Của Các Nữ Tu Việt Nam : Các nữ tu đang học chương trình tiến sĩ tại Hoa Kỳ
Sr. Teresa Nguyễn.
18:48 11/03/2018
Niềm Tin Yêu và Hy Vọng Của Các Nữ Tu Việt Nam
Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam, các Nữ Tu Việt Nam được coi như là những “Nữ nhi chân yếu tay mềm” hay những người nội trợ trong gia đình, xã hội, hội dòng, và Giáo Hội. Nhiều người thường nói vui với nhau rằng: “Phụ nữ được sinh ra mà không phải học hành,” vì thường làm những việc không tên; như vậy thì họ đâu cần học cao - hiểu rộng. Như một sự minh chứng qua biết bao thế hệ trong lịch sử Việt Nam đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn bị thiệt thòi rất nhiều, vì phải chịu sự ảnh hưởng của nền văn hoá Á Đông, nhất là Khổng Giáo. Ngay từ khi chưa sinh ra cho tới khi được làm người, biết bao gia đình hay nhiều người trong xã hội và kể cả trong Giáo Hội vẫn còn nhìn nhận và quan niệm về vấn đề “trọng nam khinh nữ.” Nhiều người Việt còn hay nói “con gái là con người ta, còn con trai là con nhà mình.” Theo nhà thần học Peter C. Phan, “Phụ nữ Châu Á (trong đó có Việt Nam) là những nạn nhân trong xã hội.” Do đó, ngay trong cung lòng người mẹ, những bào thai nữ cũng bị giết chết nhiều hơn là các bào thai nam. Hay khi được sinh ra và lớn lên trong môi trường cuộc sống xung quanh, thì những quan niệm về người phụ nữ không có khả năng học, lý luận, và chỉ cần làm những công việc không tên là đủ, điều đó đã làm cho biết bao phụ nữ nói chung và các nữ tu nói riêng phải sống trong cảnh bị miệt thị - bất công.
Trong thời đại thông tin đại chúng, xã hội phát triển và văn minh để có được tầm nhận thức cao hơn; điều đó đã giúp cho mọi người phần nào thay đổi được cách nhìn nhận – quan điểm; họ nhận thấy được rằng, nó không còn phù hợp với xã hội hôm nay nữa và ngay chính trong Giáo hội, nhiều người cũng nhìn nhận ra những vai trò quan trọng của phụ nữ (Nữ Tu) trong Giáo Hội suốt bao thế kỷ qua. Như một đất nước được nhìn nhận trong nền văn hóa – văn minh hiện đại xếp thứ hàng thứ đầu, Hoa Kỳ; ở nơi mãnh với danh xưng “Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ,” luôn dành một vị thế cao trong sự vinh danh, tầm quan trọng của người nữ giới, và đánh giá cao vai trò của các nữ tu trong công tác xã hội như nền giáo dục và y tế (ví dụ: Dòng Phan-xi-cô, Dòng Nữ Notre Dame, Dòng Nữ Thánh Giuse,…). Chính vì thế mà có lẽ nhiều trường học Công Giáo và dòng tu tại Hoa kỳ đã quảng đại và tạo điều kiện cho nhiều Nữ Tu Việt Nam có cơ hội đi tu học tại nơi đây, để hy vọng sau này các nữ tu sẽ là khí cụ bình an của Chúa qua công tác giáo dục cho Giáo Hội, xã hội tại Việt Nam và hay bất cứ môi trường sống nào trên thế giới.
Quả vậy, từ những năm 2006 tới nay có tới trên dưới 200 nữ tu Việt Nam, trong sự quảng đại của quý ân nhân ở các trường đại học, học viện và chủng viện, được đặt chân tới đất nước Hoa Kỳ tu học. Chắc hẳn các nữ tu khi rời đất nước ra đi cũng giống như ông Abraham đi trong đức tin và lòng yêu mến Chúa để đi tìm một sứ mạng mới. Có thể nói các nữ tu đã vượt qua tư tưởng của nền văn hoá Á Đông như nhút nhát, khúm núm, tự ti, và mặc cảm, để phó thác mọi thử thách trong tình thường và niềm tin vào Chúa – Mẹ, tới một chân trời mới cho sự khám phá những tinh hoa của hai nền văn hoá và giáo dục tiên tiến, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Những người nữ tu Việt nam, với phẩm giá trong truyền thống được lưu truyền và gắn liền trong những căn tính “Người Phụ Nữ Việt Nam: Công-Dung- Ngôn- Hạnh” - “Cần cù và chiụ khó;” cộng thêm sự cởi mở trong nền văn hóa rất tôn trọng nhân quyền người phụ nữ trong xã hội và Giáo Hội Hoa Kỳ, để các sơ được tu học tốt hơn. Nói chung, trong thực tế các nữ tu Việt Nam không ngần ngại gian khó của công việc học tập và làm chứng cho tình yêu Chúa nơi môi trường tu học tại đất nước Hoa Kỳ; với quan niệm rằng: “mưa dầm thấm đất hay có công mài sắt, có ngày nên kim;” và hơn thế nữa, đó là người nữ tu Việt Nam sự nhiệt tâm, bền chí và cố gắng để vượt thắng cho những chông gai và rào cản trong những khoảng thời gian bước đầu, với sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và sinh hoạt khác nhau.
Trong niềm cậy trông và tín thác vào sự soi sáng – hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, niềm hy vọng – sự ước nguyện cho mỗi một ngày trôi đi, sẽ cho họ cảm nếm thêm một sự học hỏi, thấu hiểu, và ân hưởng trong thêm nhiều tia sáng của nguồn hy vọng mới. Nhờ đó, như một thành quả tuyệt vời trong ơn nghĩa của Chúa, đến nay, đã có nhiều nữ tu hoàn thành các văn bằng về cử nhân và thạc sỹ, và trở về Việt Nam phục vụ. Niềm vui và hồng ân đó được nhân lên cho những thành viên, nữ tu được trợ giúp học bổng toàn phần cho chương trình học vị Tiến Sĩ.
Danh sách dưới đây cho những Nữ tu Việt Nam đang nghiên cứu trong chương trình tiến sĩ:
1. Sr. Mary Trần Kim Anh (Dòng Đa Minh Hải Phòng): Trường Notre Dame University, Systematic Theology (Thần Học Hệ Thống). Ngành học: Contextual Theology (Thần Học Hoàn Cảnh).
2. Sr. Theresa Trang Bích Dung (MTG Khiết Tâm): Trường Villanova University, Theology and Culture (Thần Học và Văn Hoá). Ngành học: Christian Spirituality & Historical Theology ( Linh đạo và Lịch sử)
3. Sr. Teresa Phạm Thị Hải Đường (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Oblate School of Theology. Ngành học: The Doctor of Philosophy in Spirituality (Thần Học Linh Đạo)
4. Nguyễn Thị Kim Hiển (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Loyola University in Chicago. Ngành học: Social Work (Công Tác Xã Hội Học)
5. Teresa Nguyễn Thị Hộ (Dòng Mến Thánh Hưng Hoá): Trường Villanova University, Theology and Culture (Thần Học và Văn Hoá). Ngành học: Christian Spirituality & Biblical Studies ( Linh đạo và Kinh Thánh)
6. Sr. Teresa Nguyễn Thị Hương (Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá): Trường Oblate School of Theology. Ngành học: The Doctor of Philosophy in Spirituality (Thần Học Linh Đạo)
7. Sr. Teresa Nguyễn Thị Thạch (Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh): Trường Neumann University in Pensylvania. Ngành học: Pastoral Counseling.
8. Maria Đỗ Thị Thư (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Saint Louis University. Ngành học: Higher Education (Giáo Dục Đại Học)
9. Maria Lê Kim Yến (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Loyola University Maryland. Ngành học: PhD in Counselor Education and Supervision (Giáo Dục về tư vấn tâm lý và giám sát).
Thật vậy, với “niềm hy vọng về tương lai,” các nữ tu Việt nam hãy có những ước mơ thánh thiện vì Chúa sẽ chúc phúc và ban ơn cho mỗi người chúng ta. Tuy rằng, mỗi nữ tu có một ơn gọi và công việc mục vụ khác nhau trong đời sống tông đồ, nhưng chúng ta luôn cùng chung một ước nguyện trọn đời theo Chúa và sống cho tha nhân. Điều này được chính Thánh Phaolô khẳng định rằng: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa” (1 Cor. 12,4-5). Do đó ơn gọi nào và công việc nào cũng là phục vụ trong yêu thương, công bình, và bác ái. Hơn nữa, các nữ tu thấy tầm quan trọng của nền giáo dục trong xã hội và Giáo Hội hôm nay, để luôn biết cố gắng và khiêm tốn hơn trong sự học hỏi trong môi trường giáo dục tiên tiến, Hoa Kỳ, hầu mai này khi trở về trong khả năng và tiềm năng phục vụ một cách hữu hiệu hơn. Chắc chắn rằng, sứ vụ của đời dâng hiến luôn là ngọn đuốc thắp sáng trong con tim của mỗi một nữ tu trong hành trình tu học, để nữ chúng ta luôn biết phó dâng trong Chúa và cùng nhau vượt thắng cho những sự nhút nhát, tự ti, và sợ hãi.
Trong tiếng Anh người ta thường nói “try your best and let God do the rest.” (nghĩa là: mình làm những điều tốt nhất và chính Chúa cũng sẽ giúp sức cho mình). Ước nguyện và niềm tin vào chính bản thân mỗi nữ tu trong sự kiên định về ơn gọi, sự nghiệp học tập, và niềm vui phục vụ trong mỗi ngày; đó là hành trang và sứ mạng mà Chúa trao ban nơi chúng ta. Như Brain Tracy nói rằng: “Những người thành công luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Những người không thành công luôn hỏi “Tôi được cái gì.” Do vậy, mục đích và ý nguyện sâu xa luôn song hành với sứ vụ học tập, đó là sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau và cùng giúp nhau thăng tiến hơn trong hành trình tu học của mình. Trong ngạn ngữ Việt Nam nói rằng: “Kiến thức giàu lên, nhờ cái nó nhận được; trái tim giàu lên, nhờ cái nó cho đi.” Ước chi các nữ tu Việt nam khi đi tu học ở tại Hoa kỳ luôn ôm ấp trong mình một niềm tin yêu và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình, xã hội, hội dòng, và Giáo Hội.
Sr. Teresa Nguyễn.
Tài Liệu Tham Khảo:
Phan, Peter C. Being Religious Interreligiously: Asian Perspectives on Interfaith Dialogue. Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 2004.
Đức Giáo Hoàng Phanxico. http://m.vatican.va/content/francescomobile/en/apost_letters/documents/papa-francesco_lettera-ap_20141121_lettera-consacrati.html
Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam, các Nữ Tu Việt Nam được coi như là những “Nữ nhi chân yếu tay mềm” hay những người nội trợ trong gia đình, xã hội, hội dòng, và Giáo Hội. Nhiều người thường nói vui với nhau rằng: “Phụ nữ được sinh ra mà không phải học hành,” vì thường làm những việc không tên; như vậy thì họ đâu cần học cao - hiểu rộng. Như một sự minh chứng qua biết bao thế hệ trong lịch sử Việt Nam đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn bị thiệt thòi rất nhiều, vì phải chịu sự ảnh hưởng của nền văn hoá Á Đông, nhất là Khổng Giáo. Ngay từ khi chưa sinh ra cho tới khi được làm người, biết bao gia đình hay nhiều người trong xã hội và kể cả trong Giáo Hội vẫn còn nhìn nhận và quan niệm về vấn đề “trọng nam khinh nữ.” Nhiều người Việt còn hay nói “con gái là con người ta, còn con trai là con nhà mình.” Theo nhà thần học Peter C. Phan, “Phụ nữ Châu Á (trong đó có Việt Nam) là những nạn nhân trong xã hội.” Do đó, ngay trong cung lòng người mẹ, những bào thai nữ cũng bị giết chết nhiều hơn là các bào thai nam. Hay khi được sinh ra và lớn lên trong môi trường cuộc sống xung quanh, thì những quan niệm về người phụ nữ không có khả năng học, lý luận, và chỉ cần làm những công việc không tên là đủ, điều đó đã làm cho biết bao phụ nữ nói chung và các nữ tu nói riêng phải sống trong cảnh bị miệt thị - bất công.
Trong thời đại thông tin đại chúng, xã hội phát triển và văn minh để có được tầm nhận thức cao hơn; điều đó đã giúp cho mọi người phần nào thay đổi được cách nhìn nhận – quan điểm; họ nhận thấy được rằng, nó không còn phù hợp với xã hội hôm nay nữa và ngay chính trong Giáo hội, nhiều người cũng nhìn nhận ra những vai trò quan trọng của phụ nữ (Nữ Tu) trong Giáo Hội suốt bao thế kỷ qua. Như một đất nước được nhìn nhận trong nền văn hóa – văn minh hiện đại xếp thứ hàng thứ đầu, Hoa Kỳ; ở nơi mãnh với danh xưng “Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ,” luôn dành một vị thế cao trong sự vinh danh, tầm quan trọng của người nữ giới, và đánh giá cao vai trò của các nữ tu trong công tác xã hội như nền giáo dục và y tế (ví dụ: Dòng Phan-xi-cô, Dòng Nữ Notre Dame, Dòng Nữ Thánh Giuse,…). Chính vì thế mà có lẽ nhiều trường học Công Giáo và dòng tu tại Hoa kỳ đã quảng đại và tạo điều kiện cho nhiều Nữ Tu Việt Nam có cơ hội đi tu học tại nơi đây, để hy vọng sau này các nữ tu sẽ là khí cụ bình an của Chúa qua công tác giáo dục cho Giáo Hội, xã hội tại Việt Nam và hay bất cứ môi trường sống nào trên thế giới.
Quả vậy, từ những năm 2006 tới nay có tới trên dưới 200 nữ tu Việt Nam, trong sự quảng đại của quý ân nhân ở các trường đại học, học viện và chủng viện, được đặt chân tới đất nước Hoa Kỳ tu học. Chắc hẳn các nữ tu khi rời đất nước ra đi cũng giống như ông Abraham đi trong đức tin và lòng yêu mến Chúa để đi tìm một sứ mạng mới. Có thể nói các nữ tu đã vượt qua tư tưởng của nền văn hoá Á Đông như nhút nhát, khúm núm, tự ti, và mặc cảm, để phó thác mọi thử thách trong tình thường và niềm tin vào Chúa – Mẹ, tới một chân trời mới cho sự khám phá những tinh hoa của hai nền văn hoá và giáo dục tiên tiến, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Những người nữ tu Việt nam, với phẩm giá trong truyền thống được lưu truyền và gắn liền trong những căn tính “Người Phụ Nữ Việt Nam: Công-Dung- Ngôn- Hạnh” - “Cần cù và chiụ khó;” cộng thêm sự cởi mở trong nền văn hóa rất tôn trọng nhân quyền người phụ nữ trong xã hội và Giáo Hội Hoa Kỳ, để các sơ được tu học tốt hơn. Nói chung, trong thực tế các nữ tu Việt Nam không ngần ngại gian khó của công việc học tập và làm chứng cho tình yêu Chúa nơi môi trường tu học tại đất nước Hoa Kỳ; với quan niệm rằng: “mưa dầm thấm đất hay có công mài sắt, có ngày nên kim;” và hơn thế nữa, đó là người nữ tu Việt Nam sự nhiệt tâm, bền chí và cố gắng để vượt thắng cho những chông gai và rào cản trong những khoảng thời gian bước đầu, với sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và sinh hoạt khác nhau.
Danh sách dưới đây cho những Nữ tu Việt Nam đang nghiên cứu trong chương trình tiến sĩ:
1. Sr. Mary Trần Kim Anh (Dòng Đa Minh Hải Phòng): Trường Notre Dame University, Systematic Theology (Thần Học Hệ Thống). Ngành học: Contextual Theology (Thần Học Hoàn Cảnh).
2. Sr. Theresa Trang Bích Dung (MTG Khiết Tâm): Trường Villanova University, Theology and Culture (Thần Học và Văn Hoá). Ngành học: Christian Spirituality & Historical Theology ( Linh đạo và Lịch sử)
3. Sr. Teresa Phạm Thị Hải Đường (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Oblate School of Theology. Ngành học: The Doctor of Philosophy in Spirituality (Thần Học Linh Đạo)
4. Nguyễn Thị Kim Hiển (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Loyola University in Chicago. Ngành học: Social Work (Công Tác Xã Hội Học)
5. Teresa Nguyễn Thị Hộ (Dòng Mến Thánh Hưng Hoá): Trường Villanova University, Theology and Culture (Thần Học và Văn Hoá). Ngành học: Christian Spirituality & Biblical Studies ( Linh đạo và Kinh Thánh)
6. Sr. Teresa Nguyễn Thị Hương (Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá): Trường Oblate School of Theology. Ngành học: The Doctor of Philosophy in Spirituality (Thần Học Linh Đạo)
7. Sr. Teresa Nguyễn Thị Thạch (Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh): Trường Neumann University in Pensylvania. Ngành học: Pastoral Counseling.
8. Maria Đỗ Thị Thư (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Saint Louis University. Ngành học: Higher Education (Giáo Dục Đại Học)
9. Maria Lê Kim Yến (Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội): Trường Loyola University Maryland. Ngành học: PhD in Counselor Education and Supervision (Giáo Dục về tư vấn tâm lý và giám sát).
Thật vậy, với “niềm hy vọng về tương lai,” các nữ tu Việt nam hãy có những ước mơ thánh thiện vì Chúa sẽ chúc phúc và ban ơn cho mỗi người chúng ta. Tuy rằng, mỗi nữ tu có một ơn gọi và công việc mục vụ khác nhau trong đời sống tông đồ, nhưng chúng ta luôn cùng chung một ước nguyện trọn đời theo Chúa và sống cho tha nhân. Điều này được chính Thánh Phaolô khẳng định rằng: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa” (1 Cor. 12,4-5). Do đó ơn gọi nào và công việc nào cũng là phục vụ trong yêu thương, công bình, và bác ái. Hơn nữa, các nữ tu thấy tầm quan trọng của nền giáo dục trong xã hội và Giáo Hội hôm nay, để luôn biết cố gắng và khiêm tốn hơn trong sự học hỏi trong môi trường giáo dục tiên tiến, Hoa Kỳ, hầu mai này khi trở về trong khả năng và tiềm năng phục vụ một cách hữu hiệu hơn. Chắc chắn rằng, sứ vụ của đời dâng hiến luôn là ngọn đuốc thắp sáng trong con tim của mỗi một nữ tu trong hành trình tu học, để nữ chúng ta luôn biết phó dâng trong Chúa và cùng nhau vượt thắng cho những sự nhút nhát, tự ti, và sợ hãi.
Trong tiếng Anh người ta thường nói “try your best and let God do the rest.” (nghĩa là: mình làm những điều tốt nhất và chính Chúa cũng sẽ giúp sức cho mình). Ước nguyện và niềm tin vào chính bản thân mỗi nữ tu trong sự kiên định về ơn gọi, sự nghiệp học tập, và niềm vui phục vụ trong mỗi ngày; đó là hành trang và sứ mạng mà Chúa trao ban nơi chúng ta. Như Brain Tracy nói rằng: “Những người thành công luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Những người không thành công luôn hỏi “Tôi được cái gì.” Do vậy, mục đích và ý nguyện sâu xa luôn song hành với sứ vụ học tập, đó là sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau và cùng giúp nhau thăng tiến hơn trong hành trình tu học của mình. Trong ngạn ngữ Việt Nam nói rằng: “Kiến thức giàu lên, nhờ cái nó nhận được; trái tim giàu lên, nhờ cái nó cho đi.” Ước chi các nữ tu Việt nam khi đi tu học ở tại Hoa kỳ luôn ôm ấp trong mình một niềm tin yêu và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình, xã hội, hội dòng, và Giáo Hội.
Sr. Teresa Nguyễn.
Tài Liệu Tham Khảo:
Phan, Peter C. Being Religious Interreligiously: Asian Perspectives on Interfaith Dialogue. Maryknoll, N.Y.: Orbis Books, 2004.
Đức Giáo Hoàng Phanxico. http://m.vatican.va/content/francescomobile/en/apost_letters/documents/papa-francesco_lettera-ap_20141121_lettera-consacrati.html
Văn Hóa
Hãy yêu nhau chân thực: bài giảng Mùa Chay thứ hai năm 2018 của Cha Cantalamessa
Vũ Văn An
00:58 11/03/2018
1. Nguồn Gốc Sự Thánh Thiện trong Kitô Giáo
Cùng với lời kêu gọi nên thánh nói chung, Vatican II cũng đã cho ta sự hướng dẫn chuyên biệt về ý nghĩa của sự thánh thiện và nó hệ ở điều gì. Trong hiến chế Lumen Gentium, ta đọc thấy:
Chúa Giêsu, thầy dạy và mẫu mực thần linh của mọi sự trọn lành, đã giảng dạy cho tất cả và cho mỗi một môn đệ, bất luận thuộc cảnh vực nào, một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Ðấng ban phát vừa là Ðấng hoàn tất: "Vậy các con hãy trở nên trọn lành như Cha các con ở trên trời" (Mt 5,48). Bởi vậy, Người đã sai Thánh Thần đến với mọi người, để từ bên trong Ngươi thôi thúc họ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn cùng hết sức họ (xem Mc 12,30), và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương họ (xem Ga 13,34; 15,12). Ðược Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Người, các môn đệ Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đã thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính của Ngươi, và do đó, thực sự đã trở nên thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải luôn gìn giữ và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện mà họ đã lãnh nhận” (Lumen Gentium, số 40).
Tất cả điều trên được tóm lược trong công thức “sự thánh thiện hoàn hảo” là “việc kết hợp hoàn hảo với Chúa Kitô” (LG số 50). Viễn kiến này phản ảnh quan tâm chính của Công Đồng là quay về với các nguồn Thánh Kinh và Giáo Phụ, vượt qua công thức kinh viện vốn thịnh hành trong nhiều thế kỷ cả trong lãnh vực này. Nay vấn đề là ý thức được viễn kiến đổi mới về sự thánh thiện và áp dụng nó vào các thực hành của Giáo Hội trong việc giảng thuyết, dạy giáo lý, trong việc đào tạo thiêng liêng cho các ứng viên lãnh chức linh mục và đời sống tu trì, và, tại sao không? trong cả viễn kiến thần học vốn gợi hứng cho triết lý hành động của Bộ Phong Thánh nữa (1).
Một trong các dị biệt chính giữa viễn kiến Thánh Kinh về sự thánh thiện và viễn kiến kinh viện là thế này: các nhân đức được đặt căn bản không hẳn trên “lý lẽ công chính” (Aristốt: recta ratio) cho bằng trên sứ điệp cơ bản (kerygma). Nên thánh không có nghĩa tuân theo lý lẽ (lý lẽ thường dẫn tới chỗ đối nghịch!), mà có nghĩa bước theo Chúa Kitô. Sự thánh thiện của Kitô Giáo, trong yếu tính, có ý nghĩa Kitô học: nó hệ ở việc bắt chước Chúa Kitô và, ở cao điểm của nó, hệ ở việc “kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô” như Công Đồng dạy.
Tổng hợp đầy đủ nhất và cô đọng nhất về sự thánh thiện dựa trên sứ điệp cơ bản là tổng hợp được Thánh Phaolô phác họa trong phần khuyến dụ của thư gửi tín hữu Rôma (các chương 12-15). Thoạt đầu, Thánh Tông Đồ trình bầy một viễn kiến toàn bộ về con đường để tín hữu được thánh hóa có nội dung chủ yếu và mục tiêu như sau:
“Do đó, thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng đồng hình đồng dạng với thế giới, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12:1-2).
Lần trước, chúng ta đã suy niệm những câu trên rồi. Trong các suy niệm sau đây, chúng ta sẽ bắt đầu với những gì tiếp theo sau đó trong bản văn của Thánh Phaolô và thêm vào đó những điều Thánh Tông Đồ nói ở nơi khác về cùng một chủ đề. Khi làm thế, chúng ta sẽ cố gắng nhấn mạnh các đặc điểm nổi bật của sự thánh thiện, ngày nay được gọi là “các nhân đức Kitô Giáo” và là điều Tân Ước định nghĩa là “hoa trái của Chúa Thánh Thần” hay “công trình của ánh sáng” hoặc “tâm trí vốn ở trong Chúa Giêsu Kitô” (xem Pl 2:5).
Bắt đầu ở chương 12 thư gửi tín hữu Rôma, mọi nhân đức chính của Kitô Giáo, hay hoa trái của Chúa Thánh Thần, đã được liệt kê: phục vụ, bác ái, khiêm nhường, vâng lời, trong sạch. Đây không phải là các nhân đức để vun sới vì chính chúng mà là các hiệu quả nhất thiết của việc làm của Chúa Kitô và phép rửa. Phần này bắt đầu với một liên từ tự nó đáng được cả một khảo luận bàn tới: “cho nên, tôi khuyên nhủ anh em...” Chữ “cho nên” của Thánh Tông Đồ cho thấy mọi điều ngài sẽ nói từ đây trở đi chỉ là hậu quả của những gì ngài đã viết ở các chương trước về đức tin vào Chúa Kitô và vào việc làm của Chúa Thánh Thần. Ta hãy suy niệm về bốn nhân đức sau: bác ái, khiêm nhường, vâng lời và trong sạch.
2. Tình yêu chân thực
Agape, hay đức ái Kitô Giáo, không phải là một trong các nhân đức, nó là nhân đức hàng đầu; nó là hình thức của mọi nhân đức, một nhân đức mà “mọi lề luật và tiên tri đều phụ thuộc” vào (xem Mt 22:40; Rm 13:10). Trong số các hoa trái của Chúa Thánh Thần mà Thnáh Tông Đồ liệt kê ở thư Galát 5:22, ta thấy tình yêu được liệt kê đầu tiên: “Hoa trái của Chúa Thánh Thần là tình yêu, niềm vui, sự bình an...” Nhất quán với điều này, ngài cũng khởi đầu lời khuyên của ngài về nhân đức trong thư gửi tín hữu Rôma bằng tình yêu. Trọn chương 12 là một loạt các lời khuyên về đức ái:
Đức ái phải chân thực... Anh em hãy thương mến nhau bằng tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình (Rm 12:9-10)
Muốn nắm được tinh thần vốn thống nhất hóa mọi huấn giáo này, tức ý tưởng nền tảng nằm ở bên dưới chúng, hay đúng hơn, cái “cảm nhận” của Thánh Phaolô đối với đức ái, ta cần bắt đầu với lời khuyên đầu tiên: “Đức ái phải chân thực”. Đây không phải là một lời khuyên trong các lời khuyên khác mà là cung lòng (matrix) của mọi lời khuyên khác. Nó chứa đựng bí quyết của đức ái.
Chữ nguyên thủy được Thánh Phaolô sử dụng mà ta dịch là “chân thực” là anhypokritos, và chữ này có nghĩa “không giả hình”. Thuật ngữ này là một loại ánh sáng dẫn đường. Thực tế, nó là một chữ hiếm hoi được sử dụng gần như độc quyền trong Tân Ước để định nghĩa tình yêu trong Kitô Giáo. Kiểu nói “tình yêu chân thực” xuất hiện một lần nữa trong 2 Cr 6:6 và trong 1Pr 1:22. Bản văn trong thư Phêrô cho phép ta hiểu, một cách hoàn toàn chắc chắn, ý nghĩa của chữ đang bàn vì ngài giải thích nó bằng cách nói vòng vo: ngài nói, tình yêu đích thực hệ ở việc yêu nhau một cách sâu sắc “từ cõi lòng”.
Như thế, với câu nói đơn giản “đức ái phải chân thực” Thánh Phaolô đã mang cuộc thảo luận vào tận gốc rễ của đức ái, đó là cõi lòng, là trái tim ta. Điều đòi hỏi ở tình yêu là nó phải trung thực, chân chính, chứ không giả bộ. Ở đây, Thánh Tông Đồ đã trung thành vang vọng lại suy nghĩ của Chúa Giêsu: thực vậy, Chúa Giêsu đã không ngừng và một cách nhấn mạnh cho thấy rõ trái tim là “nơi” xác định ra giá trị của điều người ta làm” (xem Mt 15:19).
Ta có thể nói tới cái nhìn thông sáng của Thánh Phaolô về đức ái: đàng sau vũ trụ hữu hình và ngoại giới gồm các việc làm và lời nói của nó, đức ái hệ ở việc tỏ lộ một vũ trụ khác, một vũ trụ hoàn toàn có tính nội giới và, khi so sánh với vũ trụ khác kia, nó là điều linh hồn vốn là đối với thân xác. Ta còn thấy cùng một cái nhìn thông sáng này một lần nữa trong bản văn tuyệt vời của ngài về đức ái, đó là thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô chương 13. Nếu ta nghiên cứu kỹ, mọi điều Thánh Phaolô nói ở đó đều chỉ về đức ái bên trong, tới những thiên hướng và cảm quan về đức ái:
Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang; đức ái chịu đựng tất cả, tin tất cả, hy vọng tất cả... Không điều nào trong những điều này trực tiếp liên hệ tới việc làm điều tốt hay công việc bác ái đúng nghĩa, nhưng thay vào đó, điều gì cũng dẫn chúng ta trở về với gốc rễ của việc ước muốn điều tốt. Lòng từ nhân (benevolence) đến trước việc từ nhân (beneficence).
Chính Thánh Tông Đồ là người đã làm cho sự khác nhau giữa hai loại bác ái trở thành minh nhiên. Ngài nói rằng hành vi bác ái bề ngoài (phân phát mọi của cải mình có) lớn lao nhất sẽ không là gì cả nếu không có đức bác ái bên trong (xem 1Cr 13:3). Nó sẽ là điều trái ngược hẳn với đức bác ái “chân thực”. Thực thế, bác ái không thành thực chính là làm điều tốt nhưng không ước ao điều tốt; nó chỉ biểu lộ ra bên ngoài 1 điều không tương ứng với cõi lòng, với trái tim. Trong trường hợp này, người có dáng bác ái có thể đã che dấu lòng vị kỷ, chỉ biết tìm kiếm mình, thao túng người khác, hay thậm chí chỉ hành hạ lương tâm mình.
Một sai lầm chết người là đặt lòng bác ái của cõi lòng đối nghịch với lòng bác ái của việc làm hay ẩn nấp trong lòng bác ái bên trong để tìm một thứ cớ bào chữa cho việc không chịu tích cực làm việc bác ái. Ta biết Chúa Giêsu (xem Mt 25: 16tt), Thánh Giacôbê (xem 2:16tt) và Thánh Gioan (xem 1Ga 3:18) đã mạnh mẽ thúc giục người ta làm việc bác ái xiết bao. Ta biết sự quan trọng mà chính Thánh Phaolô đã dành cho các cuộc lạc quyên cho người nghèo ở Giêrusalem.
Hơn nữa, việc nói rằng cho người nghèo mọi sự “nào có ích chi cho tôi đâu” nếu tôi làm thế mà không có đức ái không đồng nghĩa với việc nói rằng việc này chẳng gây ích cho ai và, do đó, vô dụng. Nó chỉ có nghĩa không có ích cho “tôi” thôi, nhưng nó quả có ích cho người nghèo là người nhận được nó. Do đó, đây không phải là chuyện tối thiểu hóa sự quan trọng của việc bác ái nhưng củng cố một nền tảng bền vững cho việc bác ái này chống lại thứ chủ trương lấy mình làm trung tâm và những ranh mãnh không cùng của chủ trương này. Thánh Phaolô muốn các Kitô hữu “bén rễ và đặt cơ sở trên tình yêu” (Ep 3:17) sao cho đức ái trở thành gốc rễ và nền tảng của mọi sự.
Khi chúng ta yêu “từ cõi lòng”, thì chính tình yêu Thiên Chúa “đã được đổ tràn vào trái tim ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5:5), tình yêu này sẽ chẩy tràn qua chúng ta. Vì con người nhân bản nào hành động như thế quả là một sự thần hóa. Thực vậy, “trở thành những người chung hưởng bản tính của Thiên Chúa” (2Pr 1:4) có nghĩa trở thành những người tham dự vào hành động của Thiên Chúa, hành động yêu thương của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu!
Chúng ta yêu những con người nhân bản không những chỉ vì Thiên Chúa yêu thương họ hoặc Người muốn chúng ta yêu thương họ, mà còn vì khi ban cho chúng ta Thần Khí của Người, Người đặt chính tình yêu họ vào trái tim ta. Điều này giải thích tại sao Thánh Tông Đồ nói liền sau đó rằng “Đừng mắc nợ ai điều gì, ngoại trừ yêu thương nhau; vì ai yêu thương người lân cận của mình là đã chu toàn lề luật” (Rm 13:8).
Ta có thể tự hỏi mình tại sao ta lại “mắc nợ” một tình yêu nào đó đối với người khác? Vì ta đã nhận được một lượng yêu thương vô vàn để phân phối trở lại cho các bạn cùng làm đầy tớ như ta (xem Lc 12:42; Mt 24:45tt). Nếu ta không làm thế, là ta đã lường gạt anh chị em ta về những gì ta mắc nợ họ. Một người anh em đến cửa nhà qúy vị và có lẽ xin một điều gì đó mà qúy vị không thể cho họ được, nhưng nếu qúy vị không thể cho điều họ xin, thì hãy ý tứ đừng đuổi họ đi mà không cho họ điều qúy vị mắc nợ họ, đó là tình yêu.
Kỳ sau: 3. Bác ái với những người ở bên ngoài Giáo Hội
Cùng với lời kêu gọi nên thánh nói chung, Vatican II cũng đã cho ta sự hướng dẫn chuyên biệt về ý nghĩa của sự thánh thiện và nó hệ ở điều gì. Trong hiến chế Lumen Gentium, ta đọc thấy:
Chúa Giêsu, thầy dạy và mẫu mực thần linh của mọi sự trọn lành, đã giảng dạy cho tất cả và cho mỗi một môn đệ, bất luận thuộc cảnh vực nào, một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Ðấng ban phát vừa là Ðấng hoàn tất: "Vậy các con hãy trở nên trọn lành như Cha các con ở trên trời" (Mt 5,48). Bởi vậy, Người đã sai Thánh Thần đến với mọi người, để từ bên trong Ngươi thôi thúc họ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn cùng hết sức họ (xem Mc 12,30), và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương họ (xem Ga 13,34; 15,12). Ðược Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Người, các môn đệ Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đã thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính của Ngươi, và do đó, thực sự đã trở nên thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải luôn gìn giữ và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện mà họ đã lãnh nhận” (Lumen Gentium, số 40).
Tất cả điều trên được tóm lược trong công thức “sự thánh thiện hoàn hảo” là “việc kết hợp hoàn hảo với Chúa Kitô” (LG số 50). Viễn kiến này phản ảnh quan tâm chính của Công Đồng là quay về với các nguồn Thánh Kinh và Giáo Phụ, vượt qua công thức kinh viện vốn thịnh hành trong nhiều thế kỷ cả trong lãnh vực này. Nay vấn đề là ý thức được viễn kiến đổi mới về sự thánh thiện và áp dụng nó vào các thực hành của Giáo Hội trong việc giảng thuyết, dạy giáo lý, trong việc đào tạo thiêng liêng cho các ứng viên lãnh chức linh mục và đời sống tu trì, và, tại sao không? trong cả viễn kiến thần học vốn gợi hứng cho triết lý hành động của Bộ Phong Thánh nữa (1).
Một trong các dị biệt chính giữa viễn kiến Thánh Kinh về sự thánh thiện và viễn kiến kinh viện là thế này: các nhân đức được đặt căn bản không hẳn trên “lý lẽ công chính” (Aristốt: recta ratio) cho bằng trên sứ điệp cơ bản (kerygma). Nên thánh không có nghĩa tuân theo lý lẽ (lý lẽ thường dẫn tới chỗ đối nghịch!), mà có nghĩa bước theo Chúa Kitô. Sự thánh thiện của Kitô Giáo, trong yếu tính, có ý nghĩa Kitô học: nó hệ ở việc bắt chước Chúa Kitô và, ở cao điểm của nó, hệ ở việc “kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô” như Công Đồng dạy.
Tổng hợp đầy đủ nhất và cô đọng nhất về sự thánh thiện dựa trên sứ điệp cơ bản là tổng hợp được Thánh Phaolô phác họa trong phần khuyến dụ của thư gửi tín hữu Rôma (các chương 12-15). Thoạt đầu, Thánh Tông Đồ trình bầy một viễn kiến toàn bộ về con đường để tín hữu được thánh hóa có nội dung chủ yếu và mục tiêu như sau:
“Do đó, thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người. Anh em đừng đồng hình đồng dạng với thế giới, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12:1-2).
Lần trước, chúng ta đã suy niệm những câu trên rồi. Trong các suy niệm sau đây, chúng ta sẽ bắt đầu với những gì tiếp theo sau đó trong bản văn của Thánh Phaolô và thêm vào đó những điều Thánh Tông Đồ nói ở nơi khác về cùng một chủ đề. Khi làm thế, chúng ta sẽ cố gắng nhấn mạnh các đặc điểm nổi bật của sự thánh thiện, ngày nay được gọi là “các nhân đức Kitô Giáo” và là điều Tân Ước định nghĩa là “hoa trái của Chúa Thánh Thần” hay “công trình của ánh sáng” hoặc “tâm trí vốn ở trong Chúa Giêsu Kitô” (xem Pl 2:5).
Bắt đầu ở chương 12 thư gửi tín hữu Rôma, mọi nhân đức chính của Kitô Giáo, hay hoa trái của Chúa Thánh Thần, đã được liệt kê: phục vụ, bác ái, khiêm nhường, vâng lời, trong sạch. Đây không phải là các nhân đức để vun sới vì chính chúng mà là các hiệu quả nhất thiết của việc làm của Chúa Kitô và phép rửa. Phần này bắt đầu với một liên từ tự nó đáng được cả một khảo luận bàn tới: “cho nên, tôi khuyên nhủ anh em...” Chữ “cho nên” của Thánh Tông Đồ cho thấy mọi điều ngài sẽ nói từ đây trở đi chỉ là hậu quả của những gì ngài đã viết ở các chương trước về đức tin vào Chúa Kitô và vào việc làm của Chúa Thánh Thần. Ta hãy suy niệm về bốn nhân đức sau: bác ái, khiêm nhường, vâng lời và trong sạch.
2. Tình yêu chân thực
Agape, hay đức ái Kitô Giáo, không phải là một trong các nhân đức, nó là nhân đức hàng đầu; nó là hình thức của mọi nhân đức, một nhân đức mà “mọi lề luật và tiên tri đều phụ thuộc” vào (xem Mt 22:40; Rm 13:10). Trong số các hoa trái của Chúa Thánh Thần mà Thnáh Tông Đồ liệt kê ở thư Galát 5:22, ta thấy tình yêu được liệt kê đầu tiên: “Hoa trái của Chúa Thánh Thần là tình yêu, niềm vui, sự bình an...” Nhất quán với điều này, ngài cũng khởi đầu lời khuyên của ngài về nhân đức trong thư gửi tín hữu Rôma bằng tình yêu. Trọn chương 12 là một loạt các lời khuyên về đức ái:
Đức ái phải chân thực... Anh em hãy thương mến nhau bằng tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình (Rm 12:9-10)
Muốn nắm được tinh thần vốn thống nhất hóa mọi huấn giáo này, tức ý tưởng nền tảng nằm ở bên dưới chúng, hay đúng hơn, cái “cảm nhận” của Thánh Phaolô đối với đức ái, ta cần bắt đầu với lời khuyên đầu tiên: “Đức ái phải chân thực”. Đây không phải là một lời khuyên trong các lời khuyên khác mà là cung lòng (matrix) của mọi lời khuyên khác. Nó chứa đựng bí quyết của đức ái.
Chữ nguyên thủy được Thánh Phaolô sử dụng mà ta dịch là “chân thực” là anhypokritos, và chữ này có nghĩa “không giả hình”. Thuật ngữ này là một loại ánh sáng dẫn đường. Thực tế, nó là một chữ hiếm hoi được sử dụng gần như độc quyền trong Tân Ước để định nghĩa tình yêu trong Kitô Giáo. Kiểu nói “tình yêu chân thực” xuất hiện một lần nữa trong 2 Cr 6:6 và trong 1Pr 1:22. Bản văn trong thư Phêrô cho phép ta hiểu, một cách hoàn toàn chắc chắn, ý nghĩa của chữ đang bàn vì ngài giải thích nó bằng cách nói vòng vo: ngài nói, tình yêu đích thực hệ ở việc yêu nhau một cách sâu sắc “từ cõi lòng”.
Như thế, với câu nói đơn giản “đức ái phải chân thực” Thánh Phaolô đã mang cuộc thảo luận vào tận gốc rễ của đức ái, đó là cõi lòng, là trái tim ta. Điều đòi hỏi ở tình yêu là nó phải trung thực, chân chính, chứ không giả bộ. Ở đây, Thánh Tông Đồ đã trung thành vang vọng lại suy nghĩ của Chúa Giêsu: thực vậy, Chúa Giêsu đã không ngừng và một cách nhấn mạnh cho thấy rõ trái tim là “nơi” xác định ra giá trị của điều người ta làm” (xem Mt 15:19).
Ta có thể nói tới cái nhìn thông sáng của Thánh Phaolô về đức ái: đàng sau vũ trụ hữu hình và ngoại giới gồm các việc làm và lời nói của nó, đức ái hệ ở việc tỏ lộ một vũ trụ khác, một vũ trụ hoàn toàn có tính nội giới và, khi so sánh với vũ trụ khác kia, nó là điều linh hồn vốn là đối với thân xác. Ta còn thấy cùng một cái nhìn thông sáng này một lần nữa trong bản văn tuyệt vời của ngài về đức ái, đó là thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô chương 13. Nếu ta nghiên cứu kỹ, mọi điều Thánh Phaolô nói ở đó đều chỉ về đức ái bên trong, tới những thiên hướng và cảm quan về đức ái:
Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang; đức ái chịu đựng tất cả, tin tất cả, hy vọng tất cả... Không điều nào trong những điều này trực tiếp liên hệ tới việc làm điều tốt hay công việc bác ái đúng nghĩa, nhưng thay vào đó, điều gì cũng dẫn chúng ta trở về với gốc rễ của việc ước muốn điều tốt. Lòng từ nhân (benevolence) đến trước việc từ nhân (beneficence).
Chính Thánh Tông Đồ là người đã làm cho sự khác nhau giữa hai loại bác ái trở thành minh nhiên. Ngài nói rằng hành vi bác ái bề ngoài (phân phát mọi của cải mình có) lớn lao nhất sẽ không là gì cả nếu không có đức bác ái bên trong (xem 1Cr 13:3). Nó sẽ là điều trái ngược hẳn với đức bác ái “chân thực”. Thực thế, bác ái không thành thực chính là làm điều tốt nhưng không ước ao điều tốt; nó chỉ biểu lộ ra bên ngoài 1 điều không tương ứng với cõi lòng, với trái tim. Trong trường hợp này, người có dáng bác ái có thể đã che dấu lòng vị kỷ, chỉ biết tìm kiếm mình, thao túng người khác, hay thậm chí chỉ hành hạ lương tâm mình.
Một sai lầm chết người là đặt lòng bác ái của cõi lòng đối nghịch với lòng bác ái của việc làm hay ẩn nấp trong lòng bác ái bên trong để tìm một thứ cớ bào chữa cho việc không chịu tích cực làm việc bác ái. Ta biết Chúa Giêsu (xem Mt 25: 16tt), Thánh Giacôbê (xem 2:16tt) và Thánh Gioan (xem 1Ga 3:18) đã mạnh mẽ thúc giục người ta làm việc bác ái xiết bao. Ta biết sự quan trọng mà chính Thánh Phaolô đã dành cho các cuộc lạc quyên cho người nghèo ở Giêrusalem.
Hơn nữa, việc nói rằng cho người nghèo mọi sự “nào có ích chi cho tôi đâu” nếu tôi làm thế mà không có đức ái không đồng nghĩa với việc nói rằng việc này chẳng gây ích cho ai và, do đó, vô dụng. Nó chỉ có nghĩa không có ích cho “tôi” thôi, nhưng nó quả có ích cho người nghèo là người nhận được nó. Do đó, đây không phải là chuyện tối thiểu hóa sự quan trọng của việc bác ái nhưng củng cố một nền tảng bền vững cho việc bác ái này chống lại thứ chủ trương lấy mình làm trung tâm và những ranh mãnh không cùng của chủ trương này. Thánh Phaolô muốn các Kitô hữu “bén rễ và đặt cơ sở trên tình yêu” (Ep 3:17) sao cho đức ái trở thành gốc rễ và nền tảng của mọi sự.
Khi chúng ta yêu “từ cõi lòng”, thì chính tình yêu Thiên Chúa “đã được đổ tràn vào trái tim ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5:5), tình yêu này sẽ chẩy tràn qua chúng ta. Vì con người nhân bản nào hành động như thế quả là một sự thần hóa. Thực vậy, “trở thành những người chung hưởng bản tính của Thiên Chúa” (2Pr 1:4) có nghĩa trở thành những người tham dự vào hành động của Thiên Chúa, hành động yêu thương của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu!
Chúng ta yêu những con người nhân bản không những chỉ vì Thiên Chúa yêu thương họ hoặc Người muốn chúng ta yêu thương họ, mà còn vì khi ban cho chúng ta Thần Khí của Người, Người đặt chính tình yêu họ vào trái tim ta. Điều này giải thích tại sao Thánh Tông Đồ nói liền sau đó rằng “Đừng mắc nợ ai điều gì, ngoại trừ yêu thương nhau; vì ai yêu thương người lân cận của mình là đã chu toàn lề luật” (Rm 13:8).
Ta có thể tự hỏi mình tại sao ta lại “mắc nợ” một tình yêu nào đó đối với người khác? Vì ta đã nhận được một lượng yêu thương vô vàn để phân phối trở lại cho các bạn cùng làm đầy tớ như ta (xem Lc 12:42; Mt 24:45tt). Nếu ta không làm thế, là ta đã lường gạt anh chị em ta về những gì ta mắc nợ họ. Một người anh em đến cửa nhà qúy vị và có lẽ xin một điều gì đó mà qúy vị không thể cho họ được, nhưng nếu qúy vị không thể cho điều họ xin, thì hãy ý tứ đừng đuổi họ đi mà không cho họ điều qúy vị mắc nợ họ, đó là tình yêu.
Kỳ sau: 3. Bác ái với những người ở bên ngoài Giáo Hội
Hãy yêu nhau chân thực: bài giảng Mùa Chay thứ hai năm 2018 của Cha Cantalamessa, kỳ cuối
Vũ Văn An
17:41 11/03/2018
3. Bác ái với những người ở bên ngoài Giáo Hội
Sau khi giải thích tình yêu Kitô hữu chân chính là gì, và sau các lời khuyên của ngài, Thánh Tông Đồ tiếp tục cho thấy "tình yêu đích thực" này cần phải được chuyển thành hành động trong các tình hình của cộng đồng. Ngài tập chú vào hai tình hình: tình hình thứ nhất liên quan đến các mối liên hệ ad extra cộng đồng, nghĩa là, với những người ở bên ngoài cộng đồng; tình hình thứ hai liên quan đến các mối liên hệ ad intra giữa các thành viên của cùng một cộng đồng. Ta hãy lắng nghe một số lời khuyên của ngài áp dụng vào loạt liên hệ đầu tiên, tức các mối liên hệ với thế giới bên ngoài:
. . .
“Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa... hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người. Anh em thân mến, đừng tự mình báo oán, nhưng hãy để cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó... Nếu kẻ thù anh em có đói, hãy cho họ ăn; có khát, hãy cho họ uống... Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12: 14-21)
Không bao giờ nền luân lý của Phúc âm lại độc đáo và khác với mọi mô hình đạo đức khác như thế, như ở điểm này, và không bao giờ các lời khuyên tông truyền của ngài tỏ ra trung thành và ở thế liên tục với phúc âm hơn thế. Điều làm cho tất cả những điều này đặc biệt có liên quan với chúng ta là tình hình và bối cảnh trong đó lời kêu gọi này đã được ngỏ với các tín hữu. Cộng đồng Kitô hữu ở Rôma là một cơ phận ngoại lai trong một cơ thể bác bỏ nó, theo mức độ cơ thể này nhận ra sự có mặt của nó. Đó là một hòn đảo nhỏ xíu trong đại dương thù địch là xã hội ngoại đạo. Trong những hoàn cảnh như thế, ta biết sự cám dỗ mạnh mẽ đến đâu khiến ta khép cửa vào chính mình, khai triển cả một não trạng coi mình như một pháo đài không lay chuyển dành cho những người ưu tuyển được cứu rỗi giữa lòng một thế giới trầm luân. Cộng đồng Essene của Qumran đã sống với chính thái độ này vào thời điểm lịch sử của họ.
Như đã được Thánh Phaolô mô tả, tình hình của cộng đồng tại Rôma lúc ấy là đại diện thu nhỏ của tình hình trong toàn bộ Giáo hội hiện nay. Tôi không nói tới việc bách hại tử đạo mà anh chị em chúng ta đang phải đương đầu ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi chỉ nói đến sự thù nghịch, sự bác bỏ, và thường là sự khinh rẻ sâu xa mà không phải chỉ có các Kitô hữu nhưng tất cả những ai tin vào Thiên Chúa đều bị đối xử bởi nhiều bộ phận lớn lao của xã hội, nói chung là các bộ phận có ảnh hưởng nhất và ấn định ra tư duy chính dòng thông thường. Các Kitô hữu bị coi là các cơ phận ngoại lai giữa lòng xã hội tiến hóa và giải phóng này.
Các lời khuyên bảo của Thánh Phaolô không cho phép ta mất thì giờ để cay đắng tố cáo ngược lại hay biện luận vô ích. Dĩ nhiên, điều này không loại trừ việc trình bày lý do của niềm hy vọng trong chúng ta "một cách dịu dàng và tôn kính", như lời Thánh Phêrô dạy (1Pr. 3: 15-16). Đây là vấn đề hiểu rõ phải cổ vũ thái độ nào của trái tim khi phải đối diện với một nhân loại, như một toàn thể, đã bác bỏ Chúa Kitô và sống trong bóng tối hơn là trong ánh sáng (Ga 3:19). Ta nên có thái độ cảm thương và buồn sầu thiêng liêng sâu sắc, yêu thương những người này và chịu đau khổ cho họ, lãnh trách nhiệm cho họ trước mặt Thiên Chúa - giống như Chúa Giêsu đã lãnh trách nhiệm cho tất cả chúng ta trước mặt Chúa Cha - và không ngừng khóc lóc và cầu nguyện cho thế giới.
Thái độ trên là một trong những đặc điểm đẹp đẽ nhất của sự thánh thiện nơi một số đan sĩ Chính Thống. Tôi nghĩ đến Thánh Silvanus ở Núi Athos. Ngài nói rằng:
“Có một số người muốn sự tiêu diệt và những hình phạt hỏa hào cho các kẻ thù của họ và các kẻ thù của Giáo hội. Họ nghĩ như vậy vì họ không được Chúa Thánh Thần dạy dỗ về tình yêu Thiên Chúa. Thay vào đó, ai thực sự được dạy dỗ sẽ rơi nước mắt cho cả thế giới. Qúy vị nói, ‘Nó là tên ác độc, vì vậy hãy để cho nó bị thiêu trong lửa hỏa ngục.’ Nhưng tôi hỏi qúy vị, ‘Nếu Thiên Chúa ban cho qúy vị một nơi tốt đẹp trên thiên đàng và từ đó qúy vị thấy ai đó mà qúy vị muốn bị tra tấn, đang thực sự bị quăng vào lửa hỏa ngục, thì có lẽ bạn sẽ đau buồn cho người này, bất luận anh ta là ai, cho dù anh ta là một kẻ thù của Giáo hội’” [2].
Vào thời vị đan sĩ thánh thiện này đang sống, các kẻ thù chủ yếu là những người Bônsêvích đang bách hại Giáo hội tại quê hương yêu dấu nước Nga của ngài. Ngày nay, mặt trận này đã được mở rộng, và không còn "Bức màn sắt" nữa về phương diện này. Bao lâu, người Kitô hữu khám phá ra vẻ đẹp, tình yêu và sự khiêm nhường vô chừng của Chúa Kitô, thì họ không thể làm gì khác hơn là cảm nhận một sự cảm thông và đau khổ sâu xa đối với những ai tự ý lấy đi điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Tình yêu trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ sự thù hận nào trong người đó. Trong một tình huống tương tự, Thánh Phaolô kết cục nói rằng ngài sẵn sàng "bị nguyền rủa và bị cắt đứt khỏi Đức Kitô" nếu điều này được dùng để Chúa Kitô được chấp nhận bởi những người trong dân của Người hiện vẫn còn đứng ở bên ngoài (Rm 9: 3).
4. Bác ái ad intra
Như đã nói, lãnh vực lớn thứ hai để thực hiện bác ái là trong các mối liên hệ bên trong cộng đồng, đặc biệt, trong việc xử lý các ý kiến xung đột nhau giữa các thành viên khác nhau của nó. Thánh Tông đồ dành trọn chương 14 của Thư Rôma cho chủ đề này.
Cuộc xung đột diễn ra trong cộng đồng Rôma vào thời điểm đó là giữa những người mà Thánh Tông đồ gọi là "người yếu đuối" và "người mạnh mẽ"; ngài tự đặt mình vào nhóm thứ hai ("Chúng ta, những người mạnh mẽ ...") (Rm. 15: 1). Nhóm thứ nhất cảm thấy mình, về mặt đạo đức, bị buộc phải tuân giữ một số cấm đoán truyền lại từ Lề Luật hoặc các tín ngưỡng ngoại giáo trước đây - chẳng hạn như không được ăn thịt (bao lâu bị nghi ngờ đã được dâng cho các ngẫu thần) và phân biệt ngày tốt và ngày xấu. Nhóm thứ hai, những người mạnh mẽ, là những người, nhân danh tự do của Tin Mừng, đã vượt lên trên những điều cấm kị này và không phân biệt các loại thực phẩm và các loại ngày khác nhau. Kết luận của cuộc thảo luận (xem Rm 15: 7-12) nói rõ rằng về cơ bản, việc này có liên quan đến vấn đề đang diễn ra liên quan đến mối liên hệ giữa tín hữu gốc Do Thái giáo và tín hữu gốc ngoại giáo.
Các yêu cầu bác ái mà Thánh tông đồ muốn vun sới trong trường hợp này rất đáng để ta lưu ý vì chúng y hệt như các yêu cầu xảy ra trong mọi xung đột nội bộ của Giáo Hội, kể cả những cuọc xung đột ta đang trải nghiệm hiện nay, bất chấp ở cấp Giáo Hội phổ quát hoặc ở cấp cộng đồng đặc thù mà chúng ta đang sống.
Thánh Tông đồ cho thấy ba tiêu chuẩn để giải quyết xung đột. Thứ nhất là để mọi người theo tiếng lương tâm của họ. Nếu, theo lương tâm của họ, mọi người đều xác tín rằng họ không nên làm một điều gì đó, thì họ không nên làm điều đó. Thánh Tông đồ viết: "Bất cứ điều gì không phát xuất từ đức tin đều là tội lỗi" (Rm 14:23), "đức tin", ở đây, có nghĩa "đức tin tốt", nghĩa là lương tâm. Tiêu chuẩn thứ hai là tôn trọng lương tâm của người khác và tự chế trong việc phán xét anh chị em mình:
“Tại sao bạn lại xét đoán người anh em? Và bạn nữa, sao bạn khinh dể người anh em?... Vậy chúng ta đừng xét đoán nhau nữa. Tốt hơn, anh em hãy xét sao để tránh gây cớ cho anh em mình phải vấp hay phải ngã” (Rm14:10, 13).
Tiêu chuẩn thứ ba chủ yếu liên quan đến "những người mạnh mẽ" và tại sao họ nên tránh gây gương xấu. Thánh Tông đồ tiếp tục nói rằng:
“Tôi biết và xác tín trong Chúa Giêsu Kitô rằng không có gì tự nó là ô uế; có ô uế là chỉ đối với người cho nó là ô uế. Nếu vì bạn ăn một thức ăn, mà bạn làm phiền lòng người anh em, thì bạn không còn sống theo đức ái nữa. Đừng vì chuyện ăn uống mà làm cho người anh em của bạn phải hư mất, vì Chúa Kitô đã chết cho người ấy... Vậy chúng ta hãy theo đuổi những gì phục vụ hòa bình và xây dựng lẫn nhau” (Rm 14: 14-19).
Tuy nhiên, tất cả các tiêu chuẩn trên có tính chuyên biệt và tương đối, so với một tiêu chuẩn khác có tính phổ quát và tuyệt đối, tức Quyền Chúa Tể của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy lắng nghe cách Thánh Tông đồ phát biểu khái niệm này:
“Ai để ý đến ngày này ngày nọ, thì làm thế để kính Chúa. Người ăn, thì vì Chúa mà ăn, bởi lẽ họ tạ ơn Thiên Chúa. Còn người không ăn, thì không ăn vì Chúa, họ cũng tạ ơn Thiên Chúa. Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa; vì Chúa Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14: 6-9).
Mọi người được mời gọi xét mình để biết điều gì nằm ở tâm điểm sự lựa chọn của mình: xem xem đó có phải là quyền Chúa Tể của Chúa Kitô, là vinh quang và sự quan tâm của Người hay không, hay thay vào đó, dưới hình thức ít nhiều cải trang, là việc tự khẳng định mình, là cái tôi riêng của mình, và là quyền lực của mình; xem xem nó có thực sự là thiêng liêng, là tinh thần tin mừng hay không, hay thay vào đó, nó phụ thuộc vào sở thích tâm lý của mình, hoặc tệ hơn nữa, vào ý kiến chính trị của mình. Điều này đúng trong cả hai trường hợp, bất chấp là người được mệnh danh mạnh hay được mệnh danh yếu. Hôm nay chúng ta có thể hỏi xem sự lựa chọn là giữa bất cứ ai đứng về phía tự do và sự đổi mới của Thánh Linh hay bất cứ ai đứng về phía liên tục tính và truyền thống.
Có một điều chúng ta cần phải lưu ý để khỏi thấy trong thái độ của Thánh Phaolô về vấn đề này một sự mâu thuẫn nào đó đối với giáo huấn trước đây. Trong thư gửi tín hữu Galát, dường như ngài tỏ ra ít cởi mở hơn đối với sự thỏa hiệp và thậm chí còn cho thấy những nét giận dữ nữa. (Nếu phải trải qua quá trình phong thánh ngày nay, hẳn sẽ rất khó để Thánh Phaolô trở thành một vị thánh: Thật khó để chứng minh rằng sự kiên nhẫn của ngài có tính "anh hùng"! Đôi khi ngài "bừng giận". Tuy nhiên, ngài có khả năng nói câu này "Tôi không còn sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi" [Gl 2:20], và, như chúng ta đã thấy, đây là yếu tính của sự thánh thiện Kitô giáo.)
Trong Thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô đã chỉ trích Thánh Phêrô vì những gì vị này muốn khuyên bảo mọi người, đó là, kiềm chế việc bày tỏ xác tín riêng của mình để tránh gây gương mù gương xấu cho người đơn sơ. Thực vậy, Thánh Phêrô, tại Antiôkia, đã xác tín rằng ăn uống với người ngoại giáo không làm ô uế một người Do Thái giáo. (Lúc ấy, ngài đang ở trong nhà của Cornelius mà!) Ấy vậy mà giờ đây, ngài lại từ chối nói thế để tránh gây gương mù gương xấu cho những người Do Thái Giáo tại đó (xem Gl 2: 11-14). Chính Thánh Phaolô, trong các hoàn cảnh khác, cũng sẽ hành động cùng một cách (xem Cv 16: 3, 1 Cr 8:13).
Dĩ nhiên, lời giải thích trên không đúng đối với tính khí của Thánh Phaolô. Trước hết, tại Antiôkia, việc đang bàn rõ ràng có liên quan đến bản chất của đức tin và sự tự do của tin mừng hơn là trường hợp ở Rôma. Thứ hai - và đây là lý do chính- Thánh Phaolô nói với tín hữu Galát trong tư cách người sáng lập ra Giáo Hội ở đó, với thẩm quyền và trách nhiệm của một mục tử. Đàng kia, ngài nói với tín hữu Rôma như một thầy giáo và một người anh em trong đức tin để đóng góp, như ngài vốn nói, vào việc "cùng nhau được khích lệ bởi đức tin của nhau" (Rm 1: 11-12).
Ở đây chúng ta thấy sự khác biệt giữa vai trò của một mục tử mà ta phải vâng lời và vai trò của một thầy giáo mà ta chỉ phải tôn kính và lắng nghe. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta cần phải thêm một tiêu chuẩn khác vào các tiêu chuẩn biện phân đã được đề cập ở trên, đó là tiêu chuẩn thẩm quyền và sự vâng lời. Thánh Tông đồ sẽ nói với chúng ta về đức vâng lời trong một loạt suy niệm liên tục qua các lời lẽ nổi tiếng của ngài:
“Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt” (Rm 13: 1-2).
Trong lúc đó, chúng ta hãy lắng nghe lời khuyên kết thúc mà Thánh Tông đồ đã ngỏ với cộng đồng Rôma thời ngài như thể nó được ngỏ với chúng ta hôm nay trong bất cứ cộng đồng nào nơi chúng ta đang sống: “Anh em hãy đón nhận nhau, như Chúa Kitô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa” (Rm 15: 7).
_______________________________________________________________________________________________
[1] Xem Le cause dei santi. Sussidio per lo Studium, cura della Congregazione delle de Santi, Libreria Editrice Vaticana, 3a ed. 2014, trang 13-81.
[2] Xem Archimidrite Sofrony, The Undistorted Image: Starez Silouan: 1866-1938, Bản tiếng Anh của Rosemary Edmonds (London: Faith Press, 1958), tr. 38.
Sau khi giải thích tình yêu Kitô hữu chân chính là gì, và sau các lời khuyên của ngài, Thánh Tông Đồ tiếp tục cho thấy "tình yêu đích thực" này cần phải được chuyển thành hành động trong các tình hình của cộng đồng. Ngài tập chú vào hai tình hình: tình hình thứ nhất liên quan đến các mối liên hệ ad extra cộng đồng, nghĩa là, với những người ở bên ngoài cộng đồng; tình hình thứ hai liên quan đến các mối liên hệ ad intra giữa các thành viên của cùng một cộng đồng. Ta hãy lắng nghe một số lời khuyên của ngài áp dụng vào loạt liên hệ đầu tiên, tức các mối liên hệ với thế giới bên ngoài:
. . .
“Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa... hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người. Anh em thân mến, đừng tự mình báo oán, nhưng hãy để cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó... Nếu kẻ thù anh em có đói, hãy cho họ ăn; có khát, hãy cho họ uống... Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12: 14-21)
Không bao giờ nền luân lý của Phúc âm lại độc đáo và khác với mọi mô hình đạo đức khác như thế, như ở điểm này, và không bao giờ các lời khuyên tông truyền của ngài tỏ ra trung thành và ở thế liên tục với phúc âm hơn thế. Điều làm cho tất cả những điều này đặc biệt có liên quan với chúng ta là tình hình và bối cảnh trong đó lời kêu gọi này đã được ngỏ với các tín hữu. Cộng đồng Kitô hữu ở Rôma là một cơ phận ngoại lai trong một cơ thể bác bỏ nó, theo mức độ cơ thể này nhận ra sự có mặt của nó. Đó là một hòn đảo nhỏ xíu trong đại dương thù địch là xã hội ngoại đạo. Trong những hoàn cảnh như thế, ta biết sự cám dỗ mạnh mẽ đến đâu khiến ta khép cửa vào chính mình, khai triển cả một não trạng coi mình như một pháo đài không lay chuyển dành cho những người ưu tuyển được cứu rỗi giữa lòng một thế giới trầm luân. Cộng đồng Essene của Qumran đã sống với chính thái độ này vào thời điểm lịch sử của họ.
Như đã được Thánh Phaolô mô tả, tình hình của cộng đồng tại Rôma lúc ấy là đại diện thu nhỏ của tình hình trong toàn bộ Giáo hội hiện nay. Tôi không nói tới việc bách hại tử đạo mà anh chị em chúng ta đang phải đương đầu ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi chỉ nói đến sự thù nghịch, sự bác bỏ, và thường là sự khinh rẻ sâu xa mà không phải chỉ có các Kitô hữu nhưng tất cả những ai tin vào Thiên Chúa đều bị đối xử bởi nhiều bộ phận lớn lao của xã hội, nói chung là các bộ phận có ảnh hưởng nhất và ấn định ra tư duy chính dòng thông thường. Các Kitô hữu bị coi là các cơ phận ngoại lai giữa lòng xã hội tiến hóa và giải phóng này.
Các lời khuyên bảo của Thánh Phaolô không cho phép ta mất thì giờ để cay đắng tố cáo ngược lại hay biện luận vô ích. Dĩ nhiên, điều này không loại trừ việc trình bày lý do của niềm hy vọng trong chúng ta "một cách dịu dàng và tôn kính", như lời Thánh Phêrô dạy (1Pr. 3: 15-16). Đây là vấn đề hiểu rõ phải cổ vũ thái độ nào của trái tim khi phải đối diện với một nhân loại, như một toàn thể, đã bác bỏ Chúa Kitô và sống trong bóng tối hơn là trong ánh sáng (Ga 3:19). Ta nên có thái độ cảm thương và buồn sầu thiêng liêng sâu sắc, yêu thương những người này và chịu đau khổ cho họ, lãnh trách nhiệm cho họ trước mặt Thiên Chúa - giống như Chúa Giêsu đã lãnh trách nhiệm cho tất cả chúng ta trước mặt Chúa Cha - và không ngừng khóc lóc và cầu nguyện cho thế giới.
Thái độ trên là một trong những đặc điểm đẹp đẽ nhất của sự thánh thiện nơi một số đan sĩ Chính Thống. Tôi nghĩ đến Thánh Silvanus ở Núi Athos. Ngài nói rằng:
“Có một số người muốn sự tiêu diệt và những hình phạt hỏa hào cho các kẻ thù của họ và các kẻ thù của Giáo hội. Họ nghĩ như vậy vì họ không được Chúa Thánh Thần dạy dỗ về tình yêu Thiên Chúa. Thay vào đó, ai thực sự được dạy dỗ sẽ rơi nước mắt cho cả thế giới. Qúy vị nói, ‘Nó là tên ác độc, vì vậy hãy để cho nó bị thiêu trong lửa hỏa ngục.’ Nhưng tôi hỏi qúy vị, ‘Nếu Thiên Chúa ban cho qúy vị một nơi tốt đẹp trên thiên đàng và từ đó qúy vị thấy ai đó mà qúy vị muốn bị tra tấn, đang thực sự bị quăng vào lửa hỏa ngục, thì có lẽ bạn sẽ đau buồn cho người này, bất luận anh ta là ai, cho dù anh ta là một kẻ thù của Giáo hội’” [2].
Vào thời vị đan sĩ thánh thiện này đang sống, các kẻ thù chủ yếu là những người Bônsêvích đang bách hại Giáo hội tại quê hương yêu dấu nước Nga của ngài. Ngày nay, mặt trận này đã được mở rộng, và không còn "Bức màn sắt" nữa về phương diện này. Bao lâu, người Kitô hữu khám phá ra vẻ đẹp, tình yêu và sự khiêm nhường vô chừng của Chúa Kitô, thì họ không thể làm gì khác hơn là cảm nhận một sự cảm thông và đau khổ sâu xa đối với những ai tự ý lấy đi điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Tình yêu trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ sự thù hận nào trong người đó. Trong một tình huống tương tự, Thánh Phaolô kết cục nói rằng ngài sẵn sàng "bị nguyền rủa và bị cắt đứt khỏi Đức Kitô" nếu điều này được dùng để Chúa Kitô được chấp nhận bởi những người trong dân của Người hiện vẫn còn đứng ở bên ngoài (Rm 9: 3).
4. Bác ái ad intra
Như đã nói, lãnh vực lớn thứ hai để thực hiện bác ái là trong các mối liên hệ bên trong cộng đồng, đặc biệt, trong việc xử lý các ý kiến xung đột nhau giữa các thành viên khác nhau của nó. Thánh Tông đồ dành trọn chương 14 của Thư Rôma cho chủ đề này.
Cuộc xung đột diễn ra trong cộng đồng Rôma vào thời điểm đó là giữa những người mà Thánh Tông đồ gọi là "người yếu đuối" và "người mạnh mẽ"; ngài tự đặt mình vào nhóm thứ hai ("Chúng ta, những người mạnh mẽ ...") (Rm. 15: 1). Nhóm thứ nhất cảm thấy mình, về mặt đạo đức, bị buộc phải tuân giữ một số cấm đoán truyền lại từ Lề Luật hoặc các tín ngưỡng ngoại giáo trước đây - chẳng hạn như không được ăn thịt (bao lâu bị nghi ngờ đã được dâng cho các ngẫu thần) và phân biệt ngày tốt và ngày xấu. Nhóm thứ hai, những người mạnh mẽ, là những người, nhân danh tự do của Tin Mừng, đã vượt lên trên những điều cấm kị này và không phân biệt các loại thực phẩm và các loại ngày khác nhau. Kết luận của cuộc thảo luận (xem Rm 15: 7-12) nói rõ rằng về cơ bản, việc này có liên quan đến vấn đề đang diễn ra liên quan đến mối liên hệ giữa tín hữu gốc Do Thái giáo và tín hữu gốc ngoại giáo.
Các yêu cầu bác ái mà Thánh tông đồ muốn vun sới trong trường hợp này rất đáng để ta lưu ý vì chúng y hệt như các yêu cầu xảy ra trong mọi xung đột nội bộ của Giáo Hội, kể cả những cuọc xung đột ta đang trải nghiệm hiện nay, bất chấp ở cấp Giáo Hội phổ quát hoặc ở cấp cộng đồng đặc thù mà chúng ta đang sống.
Thánh Tông đồ cho thấy ba tiêu chuẩn để giải quyết xung đột. Thứ nhất là để mọi người theo tiếng lương tâm của họ. Nếu, theo lương tâm của họ, mọi người đều xác tín rằng họ không nên làm một điều gì đó, thì họ không nên làm điều đó. Thánh Tông đồ viết: "Bất cứ điều gì không phát xuất từ đức tin đều là tội lỗi" (Rm 14:23), "đức tin", ở đây, có nghĩa "đức tin tốt", nghĩa là lương tâm. Tiêu chuẩn thứ hai là tôn trọng lương tâm của người khác và tự chế trong việc phán xét anh chị em mình:
“Tại sao bạn lại xét đoán người anh em? Và bạn nữa, sao bạn khinh dể người anh em?... Vậy chúng ta đừng xét đoán nhau nữa. Tốt hơn, anh em hãy xét sao để tránh gây cớ cho anh em mình phải vấp hay phải ngã” (Rm14:10, 13).
Tiêu chuẩn thứ ba chủ yếu liên quan đến "những người mạnh mẽ" và tại sao họ nên tránh gây gương xấu. Thánh Tông đồ tiếp tục nói rằng:
“Tôi biết và xác tín trong Chúa Giêsu Kitô rằng không có gì tự nó là ô uế; có ô uế là chỉ đối với người cho nó là ô uế. Nếu vì bạn ăn một thức ăn, mà bạn làm phiền lòng người anh em, thì bạn không còn sống theo đức ái nữa. Đừng vì chuyện ăn uống mà làm cho người anh em của bạn phải hư mất, vì Chúa Kitô đã chết cho người ấy... Vậy chúng ta hãy theo đuổi những gì phục vụ hòa bình và xây dựng lẫn nhau” (Rm 14: 14-19).
Tuy nhiên, tất cả các tiêu chuẩn trên có tính chuyên biệt và tương đối, so với một tiêu chuẩn khác có tính phổ quát và tuyệt đối, tức Quyền Chúa Tể của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy lắng nghe cách Thánh Tông đồ phát biểu khái niệm này:
“Ai để ý đến ngày này ngày nọ, thì làm thế để kính Chúa. Người ăn, thì vì Chúa mà ăn, bởi lẽ họ tạ ơn Thiên Chúa. Còn người không ăn, thì không ăn vì Chúa, họ cũng tạ ơn Thiên Chúa. Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa; vì Chúa Kitô đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14: 6-9).
Mọi người được mời gọi xét mình để biết điều gì nằm ở tâm điểm sự lựa chọn của mình: xem xem đó có phải là quyền Chúa Tể của Chúa Kitô, là vinh quang và sự quan tâm của Người hay không, hay thay vào đó, dưới hình thức ít nhiều cải trang, là việc tự khẳng định mình, là cái tôi riêng của mình, và là quyền lực của mình; xem xem nó có thực sự là thiêng liêng, là tinh thần tin mừng hay không, hay thay vào đó, nó phụ thuộc vào sở thích tâm lý của mình, hoặc tệ hơn nữa, vào ý kiến chính trị của mình. Điều này đúng trong cả hai trường hợp, bất chấp là người được mệnh danh mạnh hay được mệnh danh yếu. Hôm nay chúng ta có thể hỏi xem sự lựa chọn là giữa bất cứ ai đứng về phía tự do và sự đổi mới của Thánh Linh hay bất cứ ai đứng về phía liên tục tính và truyền thống.
Có một điều chúng ta cần phải lưu ý để khỏi thấy trong thái độ của Thánh Phaolô về vấn đề này một sự mâu thuẫn nào đó đối với giáo huấn trước đây. Trong thư gửi tín hữu Galát, dường như ngài tỏ ra ít cởi mở hơn đối với sự thỏa hiệp và thậm chí còn cho thấy những nét giận dữ nữa. (Nếu phải trải qua quá trình phong thánh ngày nay, hẳn sẽ rất khó để Thánh Phaolô trở thành một vị thánh: Thật khó để chứng minh rằng sự kiên nhẫn của ngài có tính "anh hùng"! Đôi khi ngài "bừng giận". Tuy nhiên, ngài có khả năng nói câu này "Tôi không còn sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi" [Gl 2:20], và, như chúng ta đã thấy, đây là yếu tính của sự thánh thiện Kitô giáo.)
Trong Thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô đã chỉ trích Thánh Phêrô vì những gì vị này muốn khuyên bảo mọi người, đó là, kiềm chế việc bày tỏ xác tín riêng của mình để tránh gây gương mù gương xấu cho người đơn sơ. Thực vậy, Thánh Phêrô, tại Antiôkia, đã xác tín rằng ăn uống với người ngoại giáo không làm ô uế một người Do Thái giáo. (Lúc ấy, ngài đang ở trong nhà của Cornelius mà!) Ấy vậy mà giờ đây, ngài lại từ chối nói thế để tránh gây gương mù gương xấu cho những người Do Thái Giáo tại đó (xem Gl 2: 11-14). Chính Thánh Phaolô, trong các hoàn cảnh khác, cũng sẽ hành động cùng một cách (xem Cv 16: 3, 1 Cr 8:13).
Dĩ nhiên, lời giải thích trên không đúng đối với tính khí của Thánh Phaolô. Trước hết, tại Antiôkia, việc đang bàn rõ ràng có liên quan đến bản chất của đức tin và sự tự do của tin mừng hơn là trường hợp ở Rôma. Thứ hai - và đây là lý do chính- Thánh Phaolô nói với tín hữu Galát trong tư cách người sáng lập ra Giáo Hội ở đó, với thẩm quyền và trách nhiệm của một mục tử. Đàng kia, ngài nói với tín hữu Rôma như một thầy giáo và một người anh em trong đức tin để đóng góp, như ngài vốn nói, vào việc "cùng nhau được khích lệ bởi đức tin của nhau" (Rm 1: 11-12).
Ở đây chúng ta thấy sự khác biệt giữa vai trò của một mục tử mà ta phải vâng lời và vai trò của một thầy giáo mà ta chỉ phải tôn kính và lắng nghe. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta cần phải thêm một tiêu chuẩn khác vào các tiêu chuẩn biện phân đã được đề cập ở trên, đó là tiêu chuẩn thẩm quyền và sự vâng lời. Thánh Tông đồ sẽ nói với chúng ta về đức vâng lời trong một loạt suy niệm liên tục qua các lời lẽ nổi tiếng của ngài:
“Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt” (Rm 13: 1-2).
Trong lúc đó, chúng ta hãy lắng nghe lời khuyên kết thúc mà Thánh Tông đồ đã ngỏ với cộng đồng Rôma thời ngài như thể nó được ngỏ với chúng ta hôm nay trong bất cứ cộng đồng nào nơi chúng ta đang sống: “Anh em hãy đón nhận nhau, như Chúa Kitô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa” (Rm 15: 7).
_______________________________________________________________________________________________
[1] Xem Le cause dei santi. Sussidio per lo Studium, cura della Congregazione delle de Santi, Libreria Editrice Vaticana, 3a ed. 2014, trang 13-81.
[2] Xem Archimidrite Sofrony, The Undistorted Image: Starez Silouan: 1866-1938, Bản tiếng Anh của Rosemary Edmonds (London: Faith Press, 1958), tr. 38.