Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biểu tượng bò mộng và Âu Châu trong diễn văn của Ngoại Trưởng Tòa Thánh
Vũ Van An
00:17 07/03/2015
Ngày 5 tháng Ba vừa qua, Ngoại Trưởng Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher đã đọc một bài diễn văn tại cuộc hội họp của các cố vấn pháp luật của Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu tổ chức tại Bratislava. Nội dung bài diễn văn là nhận định về hai bài nói chuyện của Đức Phanxicô tại Quốc Hội và Hội Đồng Âu Châu ở Strasbourg. Nét duyên dáng của bài diễn văn là ngài kể lại huyền sử Âu Châu qua biểu tượng bò mộng, một biểu tượng của bắt cóc vì say mê nhưng hiện nay đã trở thành biểu tượng đầu cơ tại thị trường chứng khoán. Nguyên văn bài diễn văn duyên dáng này như sau:
Nàng Âu (Europa), người đẹp mà danh tính được dùng đặt tên cho lục địa ta, xuất thân từ Á Châu. Có một chút sự thật lịch sử được phản ảnh trong niềm tin huyền thoại này của người Cổ Hy Lạp, vì cái nôi của nền văn hóa Âu Châu, quả thực, nằm ở Á Châu. Câu truyện diễn ra như thế này: Thục nữ Âu vốn là con gái của Agenor, vua của thị quốc duyên hải Phênixia. Ông vua này hết lòng bảo vệ con gái, làm hết cách để không một ai có thể bắt cóc được nàng. Và do đó, Zeus, cha mọi thần minh, người phải lòng thục nữ Âu, đành phải tiến hành mưu kế đánh cướp và gian lận vậy. Ông tự biến thành một con bò mộng trắng trẻo thuần thục, trà trộn vào giữa đoàn bò của Agenor đang gặm cỏ gần bờ biển Địa Trung Hải. Nàng Âu và bạn bè chẳng mấy chốc lưu ý tới con bò mộng thân ái nực mùi hoa và quả là hiền hậu đến độ cô gái nào cũng lại gần vỗ về nó. Nàng Âu mơn trớn cạnh sườn nó, và cuối cùng cưỡi lên lưng nó. Lập tức, Zeus nắm lấy cơ hội bắt cóc nàng. Vẫn trong hình thức bò mộng, chàng bỏ trốn với cô gái trên lưng, phóng xuống nước, mất tăm, rồi bay qua biển tới Đảo Crete, nghĩa là, tới Âu Châu!
Ngày nay, bò mộng, như một con thú huyền thoại, ít khi nhắc ta nhớ tới cuộc bắt cóc Nàng Âu. Đúng hơn, trong thế giới tài chánh hiện đại, nó đã trở thành biểu tượng của thịnh vượng kinh tế. Chúng ta chỉ cần nhìn hai con thú bằng đồng trước Phòng Chứng Khoán New York là đủ thấy: con gấu ấn giá thị trường xuống bằng chiếc móng của nó, dấu chỉ suy thoái kinh tế, trong khi con bò mộng đẩy giá thị trường lên bằng chiếc sừng của nó, hứa hẹn những khoản lời khổng lồ. Hai hình ảnh này bỗng xuất hiện trong đầu óc tôi khi chuẩn bị bài diễn văn này về hai bài nói chuyện của Đức Phanxicô tại Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu hồi tháng Mười Một năm ngoái. Cả ngày nay nữa, thục nữ Âu vẫn còn bị con bò mộng quyến rũ và bắt cóc vì, và đây là một trong các quan tâm chính của Đức Giáo Hoàng, tiền bạc xem ra đã trở nên quan trọng hơn người, nhất là người nghèo và người yếu thế. Thực thế, nhân phẩm nằm ở cốt lõi của cả hai định chế Âu Châu mà Đức Giáo Hoàng đã tới thăm, vì cả hai đều tuyên bố sẽ bảo vệ các quyền căn bản của mọi người và cổ vũ sự cố kết của xã hội.
Thay vì chỉ nói ở Brussels với các thành viên của Quốc Hội Âu Châu, Đức Thánh Cha đã quyết định, một cách có ý nghĩa, lên tiếng tại Strasbourg, giúp ngài nói chuyện với Hội Đồng Âu Châu, nơi mọi quốc gia Âu Châu đều có đại diện, kể cả Nga và Ukraine, cũng như Armenia và Azerbaiijan, ấy là chỉ đưa ra hai điển hình của các khu vực nằm ngoài Liên Hiệp Âu Châu (nhưng vẫn ở trong Âu Châu) nơi vẫn đang tiếp diễn các cuộc tranh chấp nghiêm trọng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn minh xác rằng lục địa chúng ta lớn hơn Liên Hiệp Âu Châu. Như ngài vốn làm thường xuyên trong quá khứ, mục tiêu của ngài là khiến người ta chú ý tới các “khu ngoại vi” để mời các quốc gia và các dân tộc tích cực dấn thân kể cả các dân tộc nằm ở biên giới địa dư của lục địa ta.
Ta có thể nói rằng Strasbourg thực sự là thủ đô của Âu Châu, một thủ đô, sau một lịch sử náo động, đã trở thành biểu tượng chân thực của sự hoà giải giữa Pháp và Đức. Chắc chắn, dấu chỉ hy vọng đối với tất cả chúng ta là tình thân hữu vừa được tái khám phá này nối kết mọi quốc gia Âu Châu lại với nhau. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã minh nhiên nhắc tới điều này: “Giấc mơ của các vị sáng lập là tái thiết Âu Châu trong tinh thần phục vụ lẫn nhau mà cả ngày nay nữa, trong một thế giới càng ngày càng muốn đòi hỏi hơn là phục vụ, phải là nền tảng cho sứ mệnh hoà bình, tự do và nhân phẩm của Hội Đồng Âu Châu” (1).
Trọng tâm các xem sét của Đức Giáo Hoàng tại Strasbourg là việc ngài khẳng định phẩm giá của con người nhân bản. Tập chú của giáo huấn xã hội Công Giáo là thừa nhận giá trị của mọi cá nhân, mà việc bảo vệ nó có trước mọi luật thực định (positive laws) nghĩa là luật đáng lý ra phải nhằm đạt cho được việc thừa nhận này. Các nhân quyền phải được tôn trọng ở mọi nơi không phải vì các chính trị gia tuyên xưng “tính quý giá, tính độc đáo và tính bất khả lặp lại của mỗi một con người riêng rẽ”, nhưng đúng hơn vì chúng vốn được ghi khắc trong trái tim mọi con người nhân bản. Chính vì điều này, các luật thực định của mỗi nhà nước phải đề cao các quyền bất khả nhượng của các cá nhân. Chúng phải được ấn định trong các luật lệ thực định của mọi quốc gia, được mọi nhà cầm quyền bảo vệ, và được mọi người tôn trọng”. Tuy nhiên, cùng một lúc, cần phải thận trọng để khỏi rơi vào các sai lầm có thể do hiểu lầm ý niệm nhân quyền và việc lạm dụng nó. Ngày nay, có khuynh hướng đòi hỏi các quyền cá nhân rộng lớn hơn, tôi dám nói có tính cách cá nhân chủ nghĩa, mà nằm ở bên dưới là quan niệm coi con người nhân bản tách rời mọi bối cảnh xã hội và nhân học, như thể con người là một đơn tử (monad). Nghĩa là “càng ngày càng không quan tâm tới ‘các đơn tử’ khác ở chung quanh. Ý niệm cũng chủ yếu và có tính bổ túc là bổn phận dường như không còn được nối kết với những ý niệm khác như quyền lợi nữa. Thành thử, các quyền của cá nhân được đề cao, mà không lưu ý chi tới sự kiện: mỗi con người nhân bản là một phần của bối cảnh xã hội, do đó, các quyền lợi và bổn phận của họ có liên quan tới quyên lợi và bổn phận của người khác và với ích chung của chính xã hội” (2).
Tư duy Kitô Giáo, một tư duy, xét trong nền tảng, đã tạo nên lịch sử và văn hóa Âu Châu luôn luôn cổ vũ phẩm giá cá nhân và ích chung của mọi người. Chính trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở ta nhớ tới các cội rễ Kitô Giáo của lục địa ta, để mang lại hoa trái mà ta có quyền trông mong nhờ biết trân quý con người. Kitô Giáo không phải chỉ là quá khứ của ta, mà còn là “hiện tại và tương lai” của ta nữa, vì ngày nay, nó quan tâm tới tính trung tâm của con người. Ngày nay, phẩm giá con người đang lâm nguy; Âu Châu có thể hưởng nhiều lợi ích lớn lao nhờ sự soi sáng của nền luân lý Kitô Giáo. Đức Thánh Cha khuyên các thành viên của Quốc Hội Âu Châu rằng “thời gian đã tới để cùng làm việc với nhau trong việc xây dựng một Âu Châu không phải xoay quanh kinh tế mà là xoay quanh tính thánh thiêng của con người nhân bản, quanh các giá trị bất khả nhượng. Trong việc xây dựng một Âu Châu biết can đảm ôm lấy dĩ vãng và tự tin hướng tới tương lai nhằm cảm nghiệm được trọn vẹn niềm hy vọng hiện tại của mình. Thời gian đã tới để chúng ta từ bỏ ý niệm về một Âu Châu sợ sệt và chỉ nghĩ tới mình, nhằm phục hồi và khuyến khích một Âu Châu của tài lãnh đạo, một kho tàng của khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, các giá trị nhân bản và cả đức tin nữa” (3).
Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thật can đảm và vọng lại lời khuyên răn của Thánh Gioan Phaolô II trong Ecclesia in Europa (tông huấn Giáo Hội tại Âu Châu) (4) rằng lục địa nào tự tách mình ra khỏi các gốc rễ Kitô Giáo của mình sẽ rơi vào cảnh “âm thầm bỏ đạo”. Nơi nào các quan tâm kinh tế chỉ nhắm vào lời lãi và thị trường mà thôi, thì con bò mộng, lấy lại hình ảnh đã nói trên đây, sẽ trở thành con bò vàng, một ngẫu tượng của các giá trị và nguyện vọng giả dối.
Theo Đức Giáo Hoàng, ta cần tái thiết “một Âu Châu biết chiêm ngưỡng các tầng trời và theo đuổi các lý tưởng cao thượng. Một Âu Châu biết chăm sóc, bảo vệ và che chở con người, mọi người nam nữ. Một Âu Châu biết cưỡi lên trái đất một cách an toàn và an ninh, lấy nó làm điểm qui chiếu qúy giá cho toàn thể nhân loại!”. Xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng những người có trách nhiệm về chính trị, kinh tế, văn hóa và phúc lợi càng hướng về những con người nam nữ đang sống ở các ngoại biên của xã hội, họ càng đặt phẩm giá cá nhân vào tâm điểm các hoạt động của họ, do đó, càng cổ vũ ích chung của mọi người. Họ càng hướng lên các tầng trời, nghĩa là, các lý tưởng cao đẹp, không để các giá trị của thị trường thống lãnh công việc của họ, sự hợp nhất sẽ càng lớn lao hơn giữa các đại diện và những người đưa ra quyết định và khả năng giải quyết các vấn đề hiện đang đe dọa các xã hội của ta cũng càng lớn lao hơn. Nhìn các khu ngoại biên và nhìn lên các tầng trời không khiến ta xa rời điều cốt yếu; ngược lại, điều ấy định hướng đúng các hành động của ta, giúp chúng thực sự bảo vệ các nhân quyền. Kitô Giáo dạy phải nhìn cả hai, cả ngoại biên lẫn lên trời.
Từ tầm nhìn này, Đức Giáo Hoàng nói tới những vấn đề và thách đố cụ thể của Âu Châu, và cách riêng, tới các điều kiện đầy lo âu của các di dân đang đi tìm sự che chở cho đời sống cũng như gia đình họ tại lục địa chúng ta: “Chúng ta không thể để Địa Trung Hải trở thành một nghĩa địa mênh mông! Những con thuyền hàng ngày cặp các bến bờ Âu Châu đầy những người nam nữ cần được chấp nhận và trợ giúp. Việc thiếu sự hỗ trợ hỗ tương bên trong Liên Hiệp Âu Châu liều mình khuyến khích các giải pháp có tính duy đặc thù (particularistic) đối với vấn đề, những giải pháp không đếm xỉa gì tới nhân phẩm các di dân, và do đó, góp phần vào chính sách công nô (slave labour) và tiếp diễn các căng thẳng xã hội. Âu Châu chỉ có thể đương đầu với các vấn đề liên hệ tới di dân nếu họ biết khẳng định rõ rệt căn tính văn hóa riêng của mình”. Tôi muốn nói thêm rằng nền văn hóa Âu Châu này là một nền văn hóa Kitô Giáo sâu sắc “và biết thi hành các luật lệ thoả đáng nhằm bảo vệ các quyền của công dân Âu Châu và bảo đảm việc tiếp nhận các di dân” (5).
Giáo Hội không có nhiệm vụ theo đuổi việc chính trị cụ thể, hằng ngày, và tự khoác cho mình những năng quyền mà mình không có. Chúng ta không biết các biện pháp cụ thể có thể cần thiết, như, để bảo đảm an ninh và tự do cho mọi di dân cần ta giúp đỡ. Đúng hơn, Giáo Hội mời gọi các nhà chính trị, đôi khi cũng khuyên răn họ nữa, phải nhìn lên và nhìn xa hơn các giải pháp ngắn hạn. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng nói rõ khi thăm viếng London năm 2010: “Nói cách khác, tôn giáo không phải là một vấn đề để các nhà làm luật giải quyết, mà là người góp phần quan trọng vào cuộc đối thoại quốc gia. Dưới ánh sáng này, tôi chỉ có thể nói lên ưu tư của tôi đối với việc càng ngày tôn giáo, nhất là Kitô Giáo, càng bị đẩy ra bên lề nhiều hơn, một việc đang diễn ra ở một số nơi, ngay trong các quốc gia vẫn nhấn mạnh tới lòng khoan dung” (6). Xét vì các lực lượng mỗi ngày một gia tăng, những lực lượng tìm cách phát vãng Kitô Giáo vào lãnh vực tư riêng, di chuyển nó khỏi ngôn từ công cộng, nên quả là có ý nghĩa khi, sau bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Strasbourg, và rất có thể nhờ nó, mà Hội Đồng Âu Châu đã thông qua nghị quyết chống việc kỳ thị các Kitô hữu tại Âu Châu.
Vị Giáo Hoàng “xuất thân từ tận cùng trái đất” đã biểu lộ tình yêu và sự quan tâm của ngài đối với lục địa chúng ta trước Hội Đồng Âu Châu và Quốc Hội Âu Châu. Nàng Âu thục nữ đã lớn thành một người đàn bà nhiều tuổi đời hơn, không còn những thôi thúc của tuổi trẻ nữa, nhưng vẫn rất đẹp và duyên dáng. Trong những năm và thập niên sắp tới, điều quan trọng đối với Âu Châu là: các quốc gia và nhân dân của nó sẽ tiếp tục diễn trình hợp nhất, thoát khỏi mọi hạn chế của chủ nghĩa duy bình đẳng giả tạo và nền bàn giấy quá lạm, để có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Không bao giờ có chiến tranh tại Âu Châu nữa! Tuy nhiên, mục tiêu cao cả này chỉ có thể đạt được nếu sự tin tưởng và tình anh em, tức hợp nhất thực sự, có cơ lớn lên và được củng cố trong khi vẫn thừa nhận các dị biệt văn hóa. Kitô Giáo phải thi hành sứ mệnh của mình trong phương diện này, và đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo, trong đó, vốn có sự hợp nhất các dị biệt văn hóa, có thể cung hiến sự trợ giúp trông thấy để hợp nhất và tăng cường gia đình quốc gia Âu Châu. Đặc sủng của ta là đây: Ta có thể cổ vũ một Âu Châu xây dựng trên phẩm giá con người nhân bản, được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa khi ta biết dùng các kỹ năng và tài chuyên môn, được đức tin soi sáng của ta, để trợ giúp Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương.
____________________
(1). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Hội Đồng Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(2). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Quốc Hội Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(3). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Quốc Hội Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(4). Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia in Europa, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, số 9.
(5). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Hội Đồng Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(6). Đức Bênêđíctô XVI, diễn văn trước các đại diện xã hội Anh, Westminster Hall 17 tháng Chín, 2010.
Nàng Âu (Europa), người đẹp mà danh tính được dùng đặt tên cho lục địa ta, xuất thân từ Á Châu. Có một chút sự thật lịch sử được phản ảnh trong niềm tin huyền thoại này của người Cổ Hy Lạp, vì cái nôi của nền văn hóa Âu Châu, quả thực, nằm ở Á Châu. Câu truyện diễn ra như thế này: Thục nữ Âu vốn là con gái của Agenor, vua của thị quốc duyên hải Phênixia. Ông vua này hết lòng bảo vệ con gái, làm hết cách để không một ai có thể bắt cóc được nàng. Và do đó, Zeus, cha mọi thần minh, người phải lòng thục nữ Âu, đành phải tiến hành mưu kế đánh cướp và gian lận vậy. Ông tự biến thành một con bò mộng trắng trẻo thuần thục, trà trộn vào giữa đoàn bò của Agenor đang gặm cỏ gần bờ biển Địa Trung Hải. Nàng Âu và bạn bè chẳng mấy chốc lưu ý tới con bò mộng thân ái nực mùi hoa và quả là hiền hậu đến độ cô gái nào cũng lại gần vỗ về nó. Nàng Âu mơn trớn cạnh sườn nó, và cuối cùng cưỡi lên lưng nó. Lập tức, Zeus nắm lấy cơ hội bắt cóc nàng. Vẫn trong hình thức bò mộng, chàng bỏ trốn với cô gái trên lưng, phóng xuống nước, mất tăm, rồi bay qua biển tới Đảo Crete, nghĩa là, tới Âu Châu!
Ngày nay, bò mộng, như một con thú huyền thoại, ít khi nhắc ta nhớ tới cuộc bắt cóc Nàng Âu. Đúng hơn, trong thế giới tài chánh hiện đại, nó đã trở thành biểu tượng của thịnh vượng kinh tế. Chúng ta chỉ cần nhìn hai con thú bằng đồng trước Phòng Chứng Khoán New York là đủ thấy: con gấu ấn giá thị trường xuống bằng chiếc móng của nó, dấu chỉ suy thoái kinh tế, trong khi con bò mộng đẩy giá thị trường lên bằng chiếc sừng của nó, hứa hẹn những khoản lời khổng lồ. Hai hình ảnh này bỗng xuất hiện trong đầu óc tôi khi chuẩn bị bài diễn văn này về hai bài nói chuyện của Đức Phanxicô tại Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu hồi tháng Mười Một năm ngoái. Cả ngày nay nữa, thục nữ Âu vẫn còn bị con bò mộng quyến rũ và bắt cóc vì, và đây là một trong các quan tâm chính của Đức Giáo Hoàng, tiền bạc xem ra đã trở nên quan trọng hơn người, nhất là người nghèo và người yếu thế. Thực thế, nhân phẩm nằm ở cốt lõi của cả hai định chế Âu Châu mà Đức Giáo Hoàng đã tới thăm, vì cả hai đều tuyên bố sẽ bảo vệ các quyền căn bản của mọi người và cổ vũ sự cố kết của xã hội.
Thay vì chỉ nói ở Brussels với các thành viên của Quốc Hội Âu Châu, Đức Thánh Cha đã quyết định, một cách có ý nghĩa, lên tiếng tại Strasbourg, giúp ngài nói chuyện với Hội Đồng Âu Châu, nơi mọi quốc gia Âu Châu đều có đại diện, kể cả Nga và Ukraine, cũng như Armenia và Azerbaiijan, ấy là chỉ đưa ra hai điển hình của các khu vực nằm ngoài Liên Hiệp Âu Châu (nhưng vẫn ở trong Âu Châu) nơi vẫn đang tiếp diễn các cuộc tranh chấp nghiêm trọng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn minh xác rằng lục địa chúng ta lớn hơn Liên Hiệp Âu Châu. Như ngài vốn làm thường xuyên trong quá khứ, mục tiêu của ngài là khiến người ta chú ý tới các “khu ngoại vi” để mời các quốc gia và các dân tộc tích cực dấn thân kể cả các dân tộc nằm ở biên giới địa dư của lục địa ta.
Ta có thể nói rằng Strasbourg thực sự là thủ đô của Âu Châu, một thủ đô, sau một lịch sử náo động, đã trở thành biểu tượng chân thực của sự hoà giải giữa Pháp và Đức. Chắc chắn, dấu chỉ hy vọng đối với tất cả chúng ta là tình thân hữu vừa được tái khám phá này nối kết mọi quốc gia Âu Châu lại với nhau. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã minh nhiên nhắc tới điều này: “Giấc mơ của các vị sáng lập là tái thiết Âu Châu trong tinh thần phục vụ lẫn nhau mà cả ngày nay nữa, trong một thế giới càng ngày càng muốn đòi hỏi hơn là phục vụ, phải là nền tảng cho sứ mệnh hoà bình, tự do và nhân phẩm của Hội Đồng Âu Châu” (1).
Trọng tâm các xem sét của Đức Giáo Hoàng tại Strasbourg là việc ngài khẳng định phẩm giá của con người nhân bản. Tập chú của giáo huấn xã hội Công Giáo là thừa nhận giá trị của mọi cá nhân, mà việc bảo vệ nó có trước mọi luật thực định (positive laws) nghĩa là luật đáng lý ra phải nhằm đạt cho được việc thừa nhận này. Các nhân quyền phải được tôn trọng ở mọi nơi không phải vì các chính trị gia tuyên xưng “tính quý giá, tính độc đáo và tính bất khả lặp lại của mỗi một con người riêng rẽ”, nhưng đúng hơn vì chúng vốn được ghi khắc trong trái tim mọi con người nhân bản. Chính vì điều này, các luật thực định của mỗi nhà nước phải đề cao các quyền bất khả nhượng của các cá nhân. Chúng phải được ấn định trong các luật lệ thực định của mọi quốc gia, được mọi nhà cầm quyền bảo vệ, và được mọi người tôn trọng”. Tuy nhiên, cùng một lúc, cần phải thận trọng để khỏi rơi vào các sai lầm có thể do hiểu lầm ý niệm nhân quyền và việc lạm dụng nó. Ngày nay, có khuynh hướng đòi hỏi các quyền cá nhân rộng lớn hơn, tôi dám nói có tính cách cá nhân chủ nghĩa, mà nằm ở bên dưới là quan niệm coi con người nhân bản tách rời mọi bối cảnh xã hội và nhân học, như thể con người là một đơn tử (monad). Nghĩa là “càng ngày càng không quan tâm tới ‘các đơn tử’ khác ở chung quanh. Ý niệm cũng chủ yếu và có tính bổ túc là bổn phận dường như không còn được nối kết với những ý niệm khác như quyền lợi nữa. Thành thử, các quyền của cá nhân được đề cao, mà không lưu ý chi tới sự kiện: mỗi con người nhân bản là một phần của bối cảnh xã hội, do đó, các quyền lợi và bổn phận của họ có liên quan tới quyên lợi và bổn phận của người khác và với ích chung của chính xã hội” (2).
Tư duy Kitô Giáo, một tư duy, xét trong nền tảng, đã tạo nên lịch sử và văn hóa Âu Châu luôn luôn cổ vũ phẩm giá cá nhân và ích chung của mọi người. Chính trong bối cảnh này, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở ta nhớ tới các cội rễ Kitô Giáo của lục địa ta, để mang lại hoa trái mà ta có quyền trông mong nhờ biết trân quý con người. Kitô Giáo không phải chỉ là quá khứ của ta, mà còn là “hiện tại và tương lai” của ta nữa, vì ngày nay, nó quan tâm tới tính trung tâm của con người. Ngày nay, phẩm giá con người đang lâm nguy; Âu Châu có thể hưởng nhiều lợi ích lớn lao nhờ sự soi sáng của nền luân lý Kitô Giáo. Đức Thánh Cha khuyên các thành viên của Quốc Hội Âu Châu rằng “thời gian đã tới để cùng làm việc với nhau trong việc xây dựng một Âu Châu không phải xoay quanh kinh tế mà là xoay quanh tính thánh thiêng của con người nhân bản, quanh các giá trị bất khả nhượng. Trong việc xây dựng một Âu Châu biết can đảm ôm lấy dĩ vãng và tự tin hướng tới tương lai nhằm cảm nghiệm được trọn vẹn niềm hy vọng hiện tại của mình. Thời gian đã tới để chúng ta từ bỏ ý niệm về một Âu Châu sợ sệt và chỉ nghĩ tới mình, nhằm phục hồi và khuyến khích một Âu Châu của tài lãnh đạo, một kho tàng của khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, các giá trị nhân bản và cả đức tin nữa” (3).
Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô thật can đảm và vọng lại lời khuyên răn của Thánh Gioan Phaolô II trong Ecclesia in Europa (tông huấn Giáo Hội tại Âu Châu) (4) rằng lục địa nào tự tách mình ra khỏi các gốc rễ Kitô Giáo của mình sẽ rơi vào cảnh “âm thầm bỏ đạo”. Nơi nào các quan tâm kinh tế chỉ nhắm vào lời lãi và thị trường mà thôi, thì con bò mộng, lấy lại hình ảnh đã nói trên đây, sẽ trở thành con bò vàng, một ngẫu tượng của các giá trị và nguyện vọng giả dối.
Theo Đức Giáo Hoàng, ta cần tái thiết “một Âu Châu biết chiêm ngưỡng các tầng trời và theo đuổi các lý tưởng cao thượng. Một Âu Châu biết chăm sóc, bảo vệ và che chở con người, mọi người nam nữ. Một Âu Châu biết cưỡi lên trái đất một cách an toàn và an ninh, lấy nó làm điểm qui chiếu qúy giá cho toàn thể nhân loại!”. Xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng những người có trách nhiệm về chính trị, kinh tế, văn hóa và phúc lợi càng hướng về những con người nam nữ đang sống ở các ngoại biên của xã hội, họ càng đặt phẩm giá cá nhân vào tâm điểm các hoạt động của họ, do đó, càng cổ vũ ích chung của mọi người. Họ càng hướng lên các tầng trời, nghĩa là, các lý tưởng cao đẹp, không để các giá trị của thị trường thống lãnh công việc của họ, sự hợp nhất sẽ càng lớn lao hơn giữa các đại diện và những người đưa ra quyết định và khả năng giải quyết các vấn đề hiện đang đe dọa các xã hội của ta cũng càng lớn lao hơn. Nhìn các khu ngoại biên và nhìn lên các tầng trời không khiến ta xa rời điều cốt yếu; ngược lại, điều ấy định hướng đúng các hành động của ta, giúp chúng thực sự bảo vệ các nhân quyền. Kitô Giáo dạy phải nhìn cả hai, cả ngoại biên lẫn lên trời.
Từ tầm nhìn này, Đức Giáo Hoàng nói tới những vấn đề và thách đố cụ thể của Âu Châu, và cách riêng, tới các điều kiện đầy lo âu của các di dân đang đi tìm sự che chở cho đời sống cũng như gia đình họ tại lục địa chúng ta: “Chúng ta không thể để Địa Trung Hải trở thành một nghĩa địa mênh mông! Những con thuyền hàng ngày cặp các bến bờ Âu Châu đầy những người nam nữ cần được chấp nhận và trợ giúp. Việc thiếu sự hỗ trợ hỗ tương bên trong Liên Hiệp Âu Châu liều mình khuyến khích các giải pháp có tính duy đặc thù (particularistic) đối với vấn đề, những giải pháp không đếm xỉa gì tới nhân phẩm các di dân, và do đó, góp phần vào chính sách công nô (slave labour) và tiếp diễn các căng thẳng xã hội. Âu Châu chỉ có thể đương đầu với các vấn đề liên hệ tới di dân nếu họ biết khẳng định rõ rệt căn tính văn hóa riêng của mình”. Tôi muốn nói thêm rằng nền văn hóa Âu Châu này là một nền văn hóa Kitô Giáo sâu sắc “và biết thi hành các luật lệ thoả đáng nhằm bảo vệ các quyền của công dân Âu Châu và bảo đảm việc tiếp nhận các di dân” (5).
Giáo Hội không có nhiệm vụ theo đuổi việc chính trị cụ thể, hằng ngày, và tự khoác cho mình những năng quyền mà mình không có. Chúng ta không biết các biện pháp cụ thể có thể cần thiết, như, để bảo đảm an ninh và tự do cho mọi di dân cần ta giúp đỡ. Đúng hơn, Giáo Hội mời gọi các nhà chính trị, đôi khi cũng khuyên răn họ nữa, phải nhìn lên và nhìn xa hơn các giải pháp ngắn hạn. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng nói rõ khi thăm viếng London năm 2010: “Nói cách khác, tôn giáo không phải là một vấn đề để các nhà làm luật giải quyết, mà là người góp phần quan trọng vào cuộc đối thoại quốc gia. Dưới ánh sáng này, tôi chỉ có thể nói lên ưu tư của tôi đối với việc càng ngày tôn giáo, nhất là Kitô Giáo, càng bị đẩy ra bên lề nhiều hơn, một việc đang diễn ra ở một số nơi, ngay trong các quốc gia vẫn nhấn mạnh tới lòng khoan dung” (6). Xét vì các lực lượng mỗi ngày một gia tăng, những lực lượng tìm cách phát vãng Kitô Giáo vào lãnh vực tư riêng, di chuyển nó khỏi ngôn từ công cộng, nên quả là có ý nghĩa khi, sau bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Strasbourg, và rất có thể nhờ nó, mà Hội Đồng Âu Châu đã thông qua nghị quyết chống việc kỳ thị các Kitô hữu tại Âu Châu.
Vị Giáo Hoàng “xuất thân từ tận cùng trái đất” đã biểu lộ tình yêu và sự quan tâm của ngài đối với lục địa chúng ta trước Hội Đồng Âu Châu và Quốc Hội Âu Châu. Nàng Âu thục nữ đã lớn thành một người đàn bà nhiều tuổi đời hơn, không còn những thôi thúc của tuổi trẻ nữa, nhưng vẫn rất đẹp và duyên dáng. Trong những năm và thập niên sắp tới, điều quan trọng đối với Âu Châu là: các quốc gia và nhân dân của nó sẽ tiếp tục diễn trình hợp nhất, thoát khỏi mọi hạn chế của chủ nghĩa duy bình đẳng giả tạo và nền bàn giấy quá lạm, để có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài. Không bao giờ có chiến tranh tại Âu Châu nữa! Tuy nhiên, mục tiêu cao cả này chỉ có thể đạt được nếu sự tin tưởng và tình anh em, tức hợp nhất thực sự, có cơ lớn lên và được củng cố trong khi vẫn thừa nhận các dị biệt văn hóa. Kitô Giáo phải thi hành sứ mệnh của mình trong phương diện này, và đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo, trong đó, vốn có sự hợp nhất các dị biệt văn hóa, có thể cung hiến sự trợ giúp trông thấy để hợp nhất và tăng cường gia đình quốc gia Âu Châu. Đặc sủng của ta là đây: Ta có thể cổ vũ một Âu Châu xây dựng trên phẩm giá con người nhân bản, được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa khi ta biết dùng các kỹ năng và tài chuyên môn, được đức tin soi sáng của ta, để trợ giúp Tòa Thánh và các Giáo Hội địa phương.
____________________
(1). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Hội Đồng Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(2). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Quốc Hội Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(3). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Quốc Hội Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(4). Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia in Europa, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng, số 9.
(5). Đức Phanxicô, Diễn Văn trước Hội Đồng Âu Châu, Strasbourg, Pháp, 25 tháng Mười Một, 2014.
(6). Đức Bênêđíctô XVI, diễn văn trước các đại diện xã hội Anh, Westminster Hall 17 tháng Chín, 2010.
Bài giảng tại Santa Marta: Thế gian che mắt chúng ta khiến chúng ta không thấy những nhu cầu của người nghèo
Đặng Tự Do
00:28 07/03/2015
Của cải thế gian làm tăm tối tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta không thể nhìn thấy những người nghèo là những người sống ngay bên cạnh chúng ta với tất cả các vết thương của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ sáng Thứ Năm 5 tháng Ba tại tại nhà nguyện Santa Marta.
Bình luận về dụ ngôn người đàn ông giàu có “mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”, Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta không bao giờ nghe nói xấu về người đàn ông này, không ai nói với chúng ta rằng đó là một người đàn ông xấu. Trong thực tế, “ông ta có lẽ là một người ngoan đạo theo cách của ông ta: ông ấy cầu nguyện, có lẽ, một vài lần trong ngày và hai hoặc ba lần một năm chắc chắn sẽ đến các đền thờ để bố thí và dâng cúng những khoản tiền lớn cho các tư tế, và các thầy cả đó - với sự nhát gan cố hữu của hàng giáo sĩ – sẽ dành cho ông ta một chỗ ngồi ở vị trí danh dự. Các tư tế này đã không thấy người ăn xin nghèo tại cửa của nhà ông ta, là Ladarô, đói, đầy vết lở loét, như là những bằng chứng về nhu cầu thê thảm của mình.
Đức Thánh Cha mô tả tiếp về người đàn ông giàu có như sau:
“Khi ông ta dạo quanh thành phố, chúng ta có thể tưởng tượng ra xe của ông với các cửa sổ nhuộm màu để bên ngoài không nhìn thấy - và chắc chắn rằng đôi mắt linh hồn của ông cũng bị nhuộm tối đi như thế đến nỗi ông ta không thể nhìn thấy gì bên ngoài. Ông ta chỉ còn nhìn thấy cuộc sống hiện tại của chính mình, và thậm chí không còn nhận ra những gì đã xảy ra cho mình nữa. Ông ấy không phải là người xấu: ông ta bị đau yếu với của cải thế gian - và thế gian này đã biến đổi linh hồn ông, làm mất đi ý thức về thực tại. Những linh hồn tục lụy chìm đắm trong một thế giới nhân tạo, là một trong những thế giới do họ hình thành nên. Sự trần tục làm linh hồn chúng ta mất ý thức. Đây là lý do tại sao những người say đắm những sự thế gian không còn nhìn thấy thực tại”.
Thực tại là có nhiều người nghèo đang sống ngay giữa chúng ta:
“Có quá nhiều người đang gánh chịu rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng nếu tôi có trái tim trần tục, tôi sẽ không bao giờ hiểu điều đó. Một một trái tim trần tục không thể hiểu được nhu cầu và sự quẫn bách của người khác. Với một trái tim trần tục anh chị em có thể đi đến nhà thờ, anh chị em có thể cầu nguyện, anh chị em có thể làm rất nhiều điều. Nhưng Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, trong lời cầu nguyện với Chúa Cha, đã cầu nguyện những gì? Ngài khẩn xin ‘Nhưng lạy Cha, xin giữ cho các môn đệ này khỏi sa vào thế gian, khỏi rơi vào trần tục’. Trần tục là một tội lỗi tinh tế - nó còn nhiều hơn một tội lỗi - Nó là một tình trạng tội lỗi của tâm hồn “
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến hai kết cục chung thẩm được đưa ra trong câu chuyện: một lời nguyền dành cho người nhà giàu là kẻ đã đặt niềm tin vào thế gian và một lời chúc lành dành cho những ai tin tưởng vào Chúa. Người đàn ông giàu có với trái tim ngoảnh mặt đi với Chúa có “một linh hồn trống rỗng như mảnh đất khô cằn và hoang vắng sẽ cô đơn với sự ích kỷ của mình.” Những người say đắm của cải thế gian có “một trái tim bệnh họan quá gắn bó với đường lối thế gian đến mức chỉ có thể được chữa lành với những khó khăn rất lớn.” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng, trong khi người nghèo có một cái tên là Ladarô, người đàn ông giàu có trong câu chuyện này là vô danh. Người đàn ông giàu có không có tên vì những con người trần tục này đã đánh mất đi tên tuổi của mình. Họ chỉ là một trong đám đông những kẻ giàu có, là những kẻ cảm thấy quá đầy đủ và không cần bất cứ điều gì nữa. Những con người trần tục đánh mất tên họ của mình.
Trong dụ ngôn, người đàn ông giàu có chết đi, và khi thấy mình phải đau khổ trong địa ngục, ông ta đã xin tổ phụ Abraham gửi một người nào đó từ cõi chết về cảnh báo các thành viên trong gia đình vẫn còn sống. Tuy nhiên, Abraham, trả lời rằng nếu họ đã không nghe Môi-se và các tiên tri, người nào đó từ cõi chết trở về cũng sẽ không thuyết phục nổi họ. Đức Thánh Cha nói: “Thế gian thường thích thấy những biểu hiện bất thường, tuy nhiên, cuối cùng, trong Giáo Hội tất cả đã rõ ràng, Chúa Giêsu đã nói rõ Ngài là đường”.
Tuy nhiên, ở cuối đường hầm cũng có một chút an ủi:
“Khi người đàn ông giàu có đáng thương này, trong đau khổ đã xin tổ phụ Abraham sai Ladarô mang một ít nước đến giúp ông, tổ phụ Abraham đã trả lời thế nào? Abraham là hình ảnh của Chúa Cha đã nói: ‘Con ơi, hãy nhớ rằng...’ Những kẻ trần tục đã quên tên của họ: chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta có một trái tim trần tục, chúng ta sẽ đánh mất đi tên họ của chúng ta. Nhưng, dù thế, ở thời điểm cuối cùng, trên hết tất cả mọi sự chúng ta không phải là những trẻ mồ côi, chúng ta vẫn có sự tự tin rằng chúng ta có một người Cha là Đấng sẵn sàng chờ đợi chúng ta. Chúng ta hãy tín thác nơi Ngài là Đấng vẫn tiếp tục gọi 'Con ơi,' giữa thế gian này. “Con ơi, vâng chúng ta không phải là những trẻ mồ côi”
Bình luận về dụ ngôn người đàn ông giàu có “mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình”, Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta không bao giờ nghe nói xấu về người đàn ông này, không ai nói với chúng ta rằng đó là một người đàn ông xấu. Trong thực tế, “ông ta có lẽ là một người ngoan đạo theo cách của ông ta: ông ấy cầu nguyện, có lẽ, một vài lần trong ngày và hai hoặc ba lần một năm chắc chắn sẽ đến các đền thờ để bố thí và dâng cúng những khoản tiền lớn cho các tư tế, và các thầy cả đó - với sự nhát gan cố hữu của hàng giáo sĩ – sẽ dành cho ông ta một chỗ ngồi ở vị trí danh dự. Các tư tế này đã không thấy người ăn xin nghèo tại cửa của nhà ông ta, là Ladarô, đói, đầy vết lở loét, như là những bằng chứng về nhu cầu thê thảm của mình.
Đức Thánh Cha mô tả tiếp về người đàn ông giàu có như sau:
“Khi ông ta dạo quanh thành phố, chúng ta có thể tưởng tượng ra xe của ông với các cửa sổ nhuộm màu để bên ngoài không nhìn thấy - và chắc chắn rằng đôi mắt linh hồn của ông cũng bị nhuộm tối đi như thế đến nỗi ông ta không thể nhìn thấy gì bên ngoài. Ông ta chỉ còn nhìn thấy cuộc sống hiện tại của chính mình, và thậm chí không còn nhận ra những gì đã xảy ra cho mình nữa. Ông ấy không phải là người xấu: ông ta bị đau yếu với của cải thế gian - và thế gian này đã biến đổi linh hồn ông, làm mất đi ý thức về thực tại. Những linh hồn tục lụy chìm đắm trong một thế giới nhân tạo, là một trong những thế giới do họ hình thành nên. Sự trần tục làm linh hồn chúng ta mất ý thức. Đây là lý do tại sao những người say đắm những sự thế gian không còn nhìn thấy thực tại”.
Thực tại là có nhiều người nghèo đang sống ngay giữa chúng ta:
“Có quá nhiều người đang gánh chịu rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng nếu tôi có trái tim trần tục, tôi sẽ không bao giờ hiểu điều đó. Một một trái tim trần tục không thể hiểu được nhu cầu và sự quẫn bách của người khác. Với một trái tim trần tục anh chị em có thể đi đến nhà thờ, anh chị em có thể cầu nguyện, anh chị em có thể làm rất nhiều điều. Nhưng Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, trong lời cầu nguyện với Chúa Cha, đã cầu nguyện những gì? Ngài khẩn xin ‘Nhưng lạy Cha, xin giữ cho các môn đệ này khỏi sa vào thế gian, khỏi rơi vào trần tục’. Trần tục là một tội lỗi tinh tế - nó còn nhiều hơn một tội lỗi - Nó là một tình trạng tội lỗi của tâm hồn “
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến hai kết cục chung thẩm được đưa ra trong câu chuyện: một lời nguyền dành cho người nhà giàu là kẻ đã đặt niềm tin vào thế gian và một lời chúc lành dành cho những ai tin tưởng vào Chúa. Người đàn ông giàu có với trái tim ngoảnh mặt đi với Chúa có “một linh hồn trống rỗng như mảnh đất khô cằn và hoang vắng sẽ cô đơn với sự ích kỷ của mình.” Những người say đắm của cải thế gian có “một trái tim bệnh họan quá gắn bó với đường lối thế gian đến mức chỉ có thể được chữa lành với những khó khăn rất lớn.” Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng, trong khi người nghèo có một cái tên là Ladarô, người đàn ông giàu có trong câu chuyện này là vô danh. Người đàn ông giàu có không có tên vì những con người trần tục này đã đánh mất đi tên tuổi của mình. Họ chỉ là một trong đám đông những kẻ giàu có, là những kẻ cảm thấy quá đầy đủ và không cần bất cứ điều gì nữa. Những con người trần tục đánh mất tên họ của mình.
Trong dụ ngôn, người đàn ông giàu có chết đi, và khi thấy mình phải đau khổ trong địa ngục, ông ta đã xin tổ phụ Abraham gửi một người nào đó từ cõi chết về cảnh báo các thành viên trong gia đình vẫn còn sống. Tuy nhiên, Abraham, trả lời rằng nếu họ đã không nghe Môi-se và các tiên tri, người nào đó từ cõi chết trở về cũng sẽ không thuyết phục nổi họ. Đức Thánh Cha nói: “Thế gian thường thích thấy những biểu hiện bất thường, tuy nhiên, cuối cùng, trong Giáo Hội tất cả đã rõ ràng, Chúa Giêsu đã nói rõ Ngài là đường”.
Tuy nhiên, ở cuối đường hầm cũng có một chút an ủi:
“Khi người đàn ông giàu có đáng thương này, trong đau khổ đã xin tổ phụ Abraham sai Ladarô mang một ít nước đến giúp ông, tổ phụ Abraham đã trả lời thế nào? Abraham là hình ảnh của Chúa Cha đã nói: ‘Con ơi, hãy nhớ rằng...’ Những kẻ trần tục đã quên tên của họ: chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta có một trái tim trần tục, chúng ta sẽ đánh mất đi tên họ của chúng ta. Nhưng, dù thế, ở thời điểm cuối cùng, trên hết tất cả mọi sự chúng ta không phải là những trẻ mồ côi, chúng ta vẫn có sự tự tin rằng chúng ta có một người Cha là Đấng sẵn sàng chờ đợi chúng ta. Chúng ta hãy tín thác nơi Ngài là Đấng vẫn tiếp tục gọi 'Con ơi,' giữa thế gian này. “Con ơi, vâng chúng ta không phải là những trẻ mồ côi”
Đức Tổng Giám Mục New Orleans thất vọng với quyết định vinh danh các nhân vật chống báng Giáo Hội của một đại học Công Giáo
Đặng Tự Do
01:02 07/03/2015
Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond của tổng giáo phận New Orleans, Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng của ngài trước việc Đại học Công Giáo Xavier phong tiến sĩ danh dự cho Chánh Án sắp về hưu Eric Holder và cựu Thượng nghị sĩ Mary Landrieu. Hai nhân vật này khét tiếng phò phá thai và hôn nhân đồng tính.
Đức Cha Gregory Aymond viết trong thư mục vụ gởi toàn tổng giáo phận được công bố hôm 5 tháng Ba:
"Tôi đau buồn thông báo cho anh chị em rằng một số những được vinh danh không đại diện cho các giá trị và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã không hề được hỏi ý kiến về các ứng viên được đề xuất và đến nay vẫn rất thất vọng với quyết định của ban giám hiệu trường đại học này."
Trong một văn thư đáp lễ được công bố trên tờ New Orleans Times, ban giám hiệu đã bày tỏ sự cứng cổ của họ đối với đấng bản quyền địa phương.
Văn thư có đoạn viết:
"Trường đại học đã theo quy trình truyền thống trong việc chọn người nhận bằng tiến sĩ danh dự và vững tin rằng những người sắp được vinh danh là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã có những đóng góp phi thường cho nhân loại".
Đức Cha Gregory Aymond viết trong thư mục vụ gởi toàn tổng giáo phận được công bố hôm 5 tháng Ba:
"Tôi đau buồn thông báo cho anh chị em rằng một số những được vinh danh không đại diện cho các giá trị và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã không hề được hỏi ý kiến về các ứng viên được đề xuất và đến nay vẫn rất thất vọng với quyết định của ban giám hiệu trường đại học này."
Trong một văn thư đáp lễ được công bố trên tờ New Orleans Times, ban giám hiệu đã bày tỏ sự cứng cổ của họ đối với đấng bản quyền địa phương.
Văn thư có đoạn viết:
"Trường đại học đã theo quy trình truyền thống trong việc chọn người nhận bằng tiến sĩ danh dự và vững tin rằng những người sắp được vinh danh là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã có những đóng góp phi thường cho nhân loại".
Đức Giám Mục Renato Corti được chọn viết những bài Suy Niệm 14 chặng đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh
Đặng Tự Do
01:25 07/03/2015
Hôm thứ Sáu 6 tháng Ba, văn phòng các nghi lễ Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một giám mục người Ý đã nghỉ hưu viết những bài Suy Niệm sẽ được đọc trong Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsêô do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.
Đàng Thánh Giá truyền thống tại hí trường Côlôsêô sẽ được cử hành vào tối ngày thứ Sáu Tuần Thánh 03 tháng Tư.
Đức Cha Renato Corti, năm nay 79 tuổi đã là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Milan từ năm 1981 đến 1990 và sau đó là giám mục của giáo phận Novara, một thành phố với 100,000 dân ở tây bắc Ý từ năm 1990 cho đến khi ngài về hưu vào năm 2011.
Nhân đây cũng xin trân trọng giới thiệu 14 videos trình bày các chặng Đàng Thánh Giá với chủ đề Diện Mạo Thiên Chúa – Diện Mạo Con Người do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự ngày 18 tháng 4 năm 2014 tại hí trường Côlôsêô ở Rôma.
Văn bản của đàng Thánh Giá này đã được văn phòng các cử hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố và VietCatholic đã dịch sang Việt Ngữ.
Vị được giao viết những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá này là Đức Tổng Giám Mục Giancarlo Maria Bregantini của tổng giáo phận Campobasso-Boiano, đồng thời cũng là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, Vấn Nạn Xã Hội và Lao Động thuộc Hội Đồng Giám Mục Italia.
Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá này đã được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học. Ngay cả truyền thông thế tục cũng chú ý đến những bài suy niệm này vì chúng phản ánh những suy tư của Giáo Hội trước những bất công lan tràn trên thế giới và tình trạng xuống cấp và tháo thứ về luân lý, và đạo đức trong xã hội.
1. Lời dẫn nhập và Chặng Thứ Nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình - Những ngón tay chỉ trỏ buộc tội
2. Chặng thứ Hai: Chúa Giêsu vác thánh giá - Gỗ nặng của thập giá
3. Chặng thứ Ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất - Sự yếu đuối đang mở ra cho chúng ta sự cởi mở đón tiếp
4. Chặng Thứ Tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ - Những giọt lệ của tình liên đới
5. Chặng Thứ Năm: Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa - Bàn tay thân hữu đỡ nâng
6. Chặng Thứ Sáu: Bà Vêrônica lau mặt Chúa - Tình yêu dịu dàng của người phụ nữ
7. Chặng thứ Bẩy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai - Nỗi thống khổ của ngục tù và tra tấn
8. Chặng thứ Tám: Chúa Giêsu an ủi dân thành Giêrusalem - Liên đới và cảm thông
9. Chặng thứ Chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba - Hãy bỏ lại sau lưng những luyến tiếc não nùng
10. Chặng thứ Mười: Chúa Giêsu bị lột áo - Hiệp nhất và phẩm giá
11. Chặng thứ Mười Một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá -Bên giường người bệnh
12. Chặng thứ Mười Hai: Chúa Giêsu chết trên thánh giá - Bẩy lời cuối cùng
13. Chặng Thứ Mười Ba: Đưa xác Chúa xuống khỏi thập giá - Tình yêu mạnh hơn sự chết
14. Chặng Thứ Mười Bốn: Táng xác Chúa vào huyệt đá mới - Khu vườn mới
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net
VietCatholic Network
Đàng Thánh Giá truyền thống tại hí trường Côlôsêô sẽ được cử hành vào tối ngày thứ Sáu Tuần Thánh 03 tháng Tư.
Đức Cha Renato Corti, năm nay 79 tuổi đã là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Milan từ năm 1981 đến 1990 và sau đó là giám mục của giáo phận Novara, một thành phố với 100,000 dân ở tây bắc Ý từ năm 1990 cho đến khi ngài về hưu vào năm 2011.
Nhân đây cũng xin trân trọng giới thiệu 14 videos trình bày các chặng Đàng Thánh Giá với chủ đề Diện Mạo Thiên Chúa – Diện Mạo Con Người do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự ngày 18 tháng 4 năm 2014 tại hí trường Côlôsêô ở Rôma.
Văn bản của đàng Thánh Giá này đã được văn phòng các cử hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố và VietCatholic đã dịch sang Việt Ngữ.
Vị được giao viết những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá này là Đức Tổng Giám Mục Giancarlo Maria Bregantini của tổng giáo phận Campobasso-Boiano, đồng thời cũng là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, Vấn Nạn Xã Hội và Lao Động thuộc Hội Đồng Giám Mục Italia.
Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá này đã được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học. Ngay cả truyền thông thế tục cũng chú ý đến những bài suy niệm này vì chúng phản ánh những suy tư của Giáo Hội trước những bất công lan tràn trên thế giới và tình trạng xuống cấp và tháo thứ về luân lý, và đạo đức trong xã hội.
1. Lời dẫn nhập và Chặng Thứ Nhất: Chúa Giêsu bị kết án tử hình - Những ngón tay chỉ trỏ buộc tội
2. Chặng thứ Hai: Chúa Giêsu vác thánh giá - Gỗ nặng của thập giá
3. Chặng thứ Ba: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất - Sự yếu đuối đang mở ra cho chúng ta sự cởi mở đón tiếp
4. Chặng Thứ Tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ - Những giọt lệ của tình liên đới
5. Chặng Thứ Năm: Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa - Bàn tay thân hữu đỡ nâng
6. Chặng Thứ Sáu: Bà Vêrônica lau mặt Chúa - Tình yêu dịu dàng của người phụ nữ
7. Chặng thứ Bẩy: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai - Nỗi thống khổ của ngục tù và tra tấn
8. Chặng thứ Tám: Chúa Giêsu an ủi dân thành Giêrusalem - Liên đới và cảm thông
9. Chặng thứ Chín: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba - Hãy bỏ lại sau lưng những luyến tiếc não nùng
10. Chặng thứ Mười: Chúa Giêsu bị lột áo - Hiệp nhất và phẩm giá
11. Chặng thứ Mười Một: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá -Bên giường người bệnh
12. Chặng thứ Mười Hai: Chúa Giêsu chết trên thánh giá - Bẩy lời cuối cùng
13. Chặng Thứ Mười Ba: Đưa xác Chúa xuống khỏi thập giá - Tình yêu mạnh hơn sự chết
14. Chặng Thứ Mười Bốn: Táng xác Chúa vào huyệt đá mới - Khu vườn mới
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net
VietCatholic Network
Một bài báo trên tờ Wall Street Journal bênh vực chính sách đối với các thầy cô giáo của Đức Tổng Giám Mục San Francisco
Nguyễn Việt Nam
11:34 07/03/2015
Trong một bài xã luận được công bố trên tờ Wall Street Journal, Ryan Anderson và Leslie Ford của Heritage Foundation đã lên tiếng bênh vực Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francisco chống lại những người phê bình ngài.
Bài bình luận nói rằng chính sách mới của Đức Tổng Giám Mục ngăn cấm tất cả thầy cô giáo trong các trường Công Giáo không được hỗ trợ cho các chính sách trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo không phải là một hành vi xâm phạm quyền của các thầy cô giáo. Chính sách này nhằm bảo đảm việc đề cao các nguyên tắc Công Giáo, và duy trì bản sắc riêng biệt của họ.
Tưởng cũng nên nhắc lại là nại đến quyền được đối xử bình đẳng trong môi trường làm việc, tám nhà lập pháp thuộc đảng Dân Chủ ở tiểu bang California đã đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francico bãi bỏ một yêu cầu của ngài là tất cả những thầy cô giáo nào muốn dạy học trong các trường Công Giáo của tổng giáo phận phải thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài đã đưa ra yêu cầu nêu trên vào đầu tháng Hai năm nay trong một cố gắng nhằm xác định căn tính Công Giáo của các trường do tổng giáo phận điều hành.
Phản ứng lại tuyên bố của các nhà lập pháp, Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone đã đưa ra một bức thư ngỏ trong đó ngài thách thức các nhà lập pháp “Khi các ông tranh cử, liệu các ông có thuê một người quản lý chiến dịch tranh cử có chủ trương chống lại chính sách mà các ông hô hào hay không? Các ông có dám thuê những người cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các ông và Đảng Dân chủ nói chung hay không? Nếu các ông không thuê những người như thế thì xin cũng hãy tôn trọng cách hành xử của chúng tôi.”
“Thứ đến là khi người quản lý chiến dịch này, người mà các ông đã thuê, bất chấp những hứa hẹn ban đầu với các ông, bắt đầu chỉ trích các ông và nói tốt cho đối thủ mà các ông đang phải chạy đua, thì các ông có quyết định sa thải người ấy không? Các ông làm điều này bởi vì các ông ghét cay ghét đắng tất cả các đảng viên Cộng hòa, hay vì người này, người lòi ra một người Cộng hòa, đã vi phạm sự tin tưởng của các ông và hành động trái với công việc của các ông? Quan điểm của tôi là: Nếu tôi tôn trọng quyền của các ông sử dụng hay không sử dụng bất cứ ai phù hợp với công việc của các ông. Tôi cũng chỉ cần yêu cầu sự tôn trọng tương tự như thế từ quý ông.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nghiêm khắc lưu ý 8 nhà lập pháp Mỹ rằng "điều quan trọng là, trước khi đưa ra nhận xét về một tình huống hoặc về một hành động của bất cứ ai, một trong những yêu cầu tri thức đầu tiên phải có là được thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể."
Ngài khuyến khích các chính trị gia hãy đọc rõ những chính sách của ngài trên trang web của tổng giáo phận.
Bài bình luận nói rằng chính sách mới của Đức Tổng Giám Mục ngăn cấm tất cả thầy cô giáo trong các trường Công Giáo không được hỗ trợ cho các chính sách trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo không phải là một hành vi xâm phạm quyền của các thầy cô giáo. Chính sách này nhằm bảo đảm việc đề cao các nguyên tắc Công Giáo, và duy trì bản sắc riêng biệt của họ.
Tưởng cũng nên nhắc lại là nại đến quyền được đối xử bình đẳng trong môi trường làm việc, tám nhà lập pháp thuộc đảng Dân Chủ ở tiểu bang California đã đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francico bãi bỏ một yêu cầu của ngài là tất cả những thầy cô giáo nào muốn dạy học trong các trường Công Giáo của tổng giáo phận phải thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài đã đưa ra yêu cầu nêu trên vào đầu tháng Hai năm nay trong một cố gắng nhằm xác định căn tính Công Giáo của các trường do tổng giáo phận điều hành.
Phản ứng lại tuyên bố của các nhà lập pháp, Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone đã đưa ra một bức thư ngỏ trong đó ngài thách thức các nhà lập pháp “Khi các ông tranh cử, liệu các ông có thuê một người quản lý chiến dịch tranh cử có chủ trương chống lại chính sách mà các ông hô hào hay không? Các ông có dám thuê những người cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các ông và Đảng Dân chủ nói chung hay không? Nếu các ông không thuê những người như thế thì xin cũng hãy tôn trọng cách hành xử của chúng tôi.”
“Thứ đến là khi người quản lý chiến dịch này, người mà các ông đã thuê, bất chấp những hứa hẹn ban đầu với các ông, bắt đầu chỉ trích các ông và nói tốt cho đối thủ mà các ông đang phải chạy đua, thì các ông có quyết định sa thải người ấy không? Các ông làm điều này bởi vì các ông ghét cay ghét đắng tất cả các đảng viên Cộng hòa, hay vì người này, người lòi ra một người Cộng hòa, đã vi phạm sự tin tưởng của các ông và hành động trái với công việc của các ông? Quan điểm của tôi là: Nếu tôi tôn trọng quyền của các ông sử dụng hay không sử dụng bất cứ ai phù hợp với công việc của các ông. Tôi cũng chỉ cần yêu cầu sự tôn trọng tương tự như thế từ quý ông.”
Đức Tổng Giám Mục cũng nghiêm khắc lưu ý 8 nhà lập pháp Mỹ rằng "điều quan trọng là, trước khi đưa ra nhận xét về một tình huống hoặc về một hành động của bất cứ ai, một trong những yêu cầu tri thức đầu tiên phải có là được thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể."
Ngài khuyến khích các chính trị gia hãy đọc rõ những chính sách của ngài trên trang web của tổng giáo phận.
Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 ngàn thành viên Phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng
Lm. Trần Đức Anh OP
09:40 07/03/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7-3-2015, dành cho hơn 100 ngàn thành viên Phong trào Hiệp thông và giải phóng (CL), ĐTC mời gọi các tín hữu sống và loan truyền lòng từ bi của Chúa.
Các thành viên tham dự buổi tiếp kiến của ĐTC tại Quảng trường Thánh Phêrô đến từ hơn 50 quốc gia nhân dịp kỷ niệm 10 năm vị sáng lập qua đời là cha Luigi Giussani và kỷ niệm 60 năm thành lập phong trào này. Hiện diện trong dịp này cũng có hàng chục Hồng Y và Giám Mục thành viên của Phong trào, đặc biệt là Cha Julián Carrón, người Tây Ban Nha, kế nhiệm cha Giussani trong nhiệm vụ chủ tịch Phong trào. Các tín hữu đứng tràn ra ngoài đường Hòa Giải ở cuối quảng trường.
Huấn dụ
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Giussani ”vì thiện ích mà cha mang lại cho bản thân và đời sống linh mục của ngài qua việc đọc các sách và bài báo của Cha; tiếp đến là vì tư tưởng của cha Giussani rất nhân bản và đi tới tận thâm sâu ước muốn của con người”.
ĐTC nhắc lại một điều rất quan trọng đối với cha Giussani là cuộc gặp gỡ, không phải với một ý tưởng, nhưng là với chính Chúa Giêsu Kitô.. Tuy nhiên, ngài nói, ”người ta không thể hiểu được năng động của cuộc gặp gỡ này với Chúa và gắn bó với Người nếu không có lòng từ bi thương xót... Chỉ người nào được sự dịu dàng của lòng từ bi Chúa âu yếm mới có thể biết Chúa thực sự. Nơi ưu tiên cho cuộc gặp gỡ ấy chính là cảm nghiệm sự dịu dàng âu yếm của lòng từ bi Chúa đối với tội lỗi của chúng ta”.
Từ nguyên tắc trên đây, ĐTC khẳng định rằng luân lý Kitô là một câu trả lời cảm động trước một lòng từ bi khôn tả, không lường trước được.. Luân lý Kitô không phải là không bao giờ sa ngã, nhưng là luôn trỗi dây, nhờ bàn tay Chúa cầm lấy chúng ta”.
Từ đó, con đường của Giáo Hội là không lên án đời đời một ai, trái lại là phổ biến lòng từ bi của Thiên Chúa cho tất cả những ai xin với con tim chân thành. Con đường của Giáo Hội chính là ra khỏi vòng đai của mình để đi tìm kiếm những người ở xa, nơi những ”khu ngoại ô” của cuộc sống. Con đường ấy là chấp nhận trọn vẹn tiêu chuẩn hành động của Thiên Chúa”.
ĐTC cũng nhắc đến dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Phong trào Hiệp thông và giải phóng và nhận xét của ĐGH Biển Đức 16: ”Phong trào này không nảy sinh trong Giáo Hội từ một ý chí của hàng giáo phẩm muốn tổ chức qui củ, nhưng từ một cuộc gặp gỡ được đổi mới với Chúa Kitô, và như thế chúng ta có thể nói, xét cho cùng, là từ một thúc đẩy của Chúa Thánh Linh”.
ĐTC Phanxicô mời gọi các thành viên của Phong trào hãy trung thành với đoàn sủng, với linh đạo của Phong trào này, giữ cho đoàn sủng ấy được luôn sinh động, không trở thành một nhãn hiệu, hay bị ”hóa đá”. Ngài nói: ”Cha Giussani sẽ không bao giờ tha thứ cho anh chị em, nếu anh chị em làm mất đoàn sủng ấy và biến thành những người hướng dẫn trong một viện bảo tàng hoặc trở thành những người thờ lạy tro tàn. Anh chị em hãy giữ cho ngọn lửa ký ức cuộc gặp gỡ với Chúa được luôn cháy sáng, và hãy trở thành những người tự do!.. Những người đi ra ngoài, để tìm kiếm những người xa lạ ở ngoại ô, phụng sự Chúa Giêsu nơi mỗi người ở ngoài lề, bị bỏ rơi, không có đức tin, thất vọng về Giáo Hội, tù nhân của tính ích kỷ của họ”
Thân thế
Cha Giussani nguyên là một giáo sư thần học tại đại chủng viện Venegono, nhưng năm 1954, cha chuyển sang dạy môn tôn giáo tại trường trung học Giovanni Berchet ở Milano, bắc Italia. Sau đó cha trở thành tuyên úy phong trào Công Giáo tiến hành, ngành học sinh. Các cuộc tiếp xúc của cha với các sinh viên và học sinh dần dần đưa tới sự hình thành phong trào ”Hiệp thông và giải phóng”. Danh xưng này đến từ một truyền đơn do một số sinh viên đại học phổ biến hồi năm 1969, nói lên sự đi ngược dòng với trào lưu văn hóa bấy giờ. Trong khi thứ văn hóa này chủ trương rằng cách mạng là con đường giải phóng con người, thì các môn đệ của cha Giussani trong phong trào khẳng định rằng con đường ấy chỉ có thể có trong sự hiệp thông Kitô giáo, từ đó phát sinh sự giải phóng; ơn cứu độ chính là Chúa Giêsu Kitô và sự giải phong cuộc sống và con người, luôn gắn liền với sự gặp gỡ Chúa Kitô.
Cha Giussani qua đời ngày 22-2 năm 2005 thọ 83 tuổi. Bộ Phong thánh đã cho phép mở án phong chân phước cho cha Giussani qua sắc lệnh ngày 13-4 năm 2012. (SD 7-3-2015)
Các thành viên tham dự buổi tiếp kiến của ĐTC tại Quảng trường Thánh Phêrô đến từ hơn 50 quốc gia nhân dịp kỷ niệm 10 năm vị sáng lập qua đời là cha Luigi Giussani và kỷ niệm 60 năm thành lập phong trào này. Hiện diện trong dịp này cũng có hàng chục Hồng Y và Giám Mục thành viên của Phong trào, đặc biệt là Cha Julián Carrón, người Tây Ban Nha, kế nhiệm cha Giussani trong nhiệm vụ chủ tịch Phong trào. Các tín hữu đứng tràn ra ngoài đường Hòa Giải ở cuối quảng trường.
Huấn dụ
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Giussani ”vì thiện ích mà cha mang lại cho bản thân và đời sống linh mục của ngài qua việc đọc các sách và bài báo của Cha; tiếp đến là vì tư tưởng của cha Giussani rất nhân bản và đi tới tận thâm sâu ước muốn của con người”.
ĐTC nhắc lại một điều rất quan trọng đối với cha Giussani là cuộc gặp gỡ, không phải với một ý tưởng, nhưng là với chính Chúa Giêsu Kitô.. Tuy nhiên, ngài nói, ”người ta không thể hiểu được năng động của cuộc gặp gỡ này với Chúa và gắn bó với Người nếu không có lòng từ bi thương xót... Chỉ người nào được sự dịu dàng của lòng từ bi Chúa âu yếm mới có thể biết Chúa thực sự. Nơi ưu tiên cho cuộc gặp gỡ ấy chính là cảm nghiệm sự dịu dàng âu yếm của lòng từ bi Chúa đối với tội lỗi của chúng ta”.
Từ nguyên tắc trên đây, ĐTC khẳng định rằng luân lý Kitô là một câu trả lời cảm động trước một lòng từ bi khôn tả, không lường trước được.. Luân lý Kitô không phải là không bao giờ sa ngã, nhưng là luôn trỗi dây, nhờ bàn tay Chúa cầm lấy chúng ta”.
Từ đó, con đường của Giáo Hội là không lên án đời đời một ai, trái lại là phổ biến lòng từ bi của Thiên Chúa cho tất cả những ai xin với con tim chân thành. Con đường của Giáo Hội chính là ra khỏi vòng đai của mình để đi tìm kiếm những người ở xa, nơi những ”khu ngoại ô” của cuộc sống. Con đường ấy là chấp nhận trọn vẹn tiêu chuẩn hành động của Thiên Chúa”.
ĐTC cũng nhắc đến dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Phong trào Hiệp thông và giải phóng và nhận xét của ĐGH Biển Đức 16: ”Phong trào này không nảy sinh trong Giáo Hội từ một ý chí của hàng giáo phẩm muốn tổ chức qui củ, nhưng từ một cuộc gặp gỡ được đổi mới với Chúa Kitô, và như thế chúng ta có thể nói, xét cho cùng, là từ một thúc đẩy của Chúa Thánh Linh”.
ĐTC Phanxicô mời gọi các thành viên của Phong trào hãy trung thành với đoàn sủng, với linh đạo của Phong trào này, giữ cho đoàn sủng ấy được luôn sinh động, không trở thành một nhãn hiệu, hay bị ”hóa đá”. Ngài nói: ”Cha Giussani sẽ không bao giờ tha thứ cho anh chị em, nếu anh chị em làm mất đoàn sủng ấy và biến thành những người hướng dẫn trong một viện bảo tàng hoặc trở thành những người thờ lạy tro tàn. Anh chị em hãy giữ cho ngọn lửa ký ức cuộc gặp gỡ với Chúa được luôn cháy sáng, và hãy trở thành những người tự do!.. Những người đi ra ngoài, để tìm kiếm những người xa lạ ở ngoại ô, phụng sự Chúa Giêsu nơi mỗi người ở ngoài lề, bị bỏ rơi, không có đức tin, thất vọng về Giáo Hội, tù nhân của tính ích kỷ của họ”
Thân thế
Cha Giussani nguyên là một giáo sư thần học tại đại chủng viện Venegono, nhưng năm 1954, cha chuyển sang dạy môn tôn giáo tại trường trung học Giovanni Berchet ở Milano, bắc Italia. Sau đó cha trở thành tuyên úy phong trào Công Giáo tiến hành, ngành học sinh. Các cuộc tiếp xúc của cha với các sinh viên và học sinh dần dần đưa tới sự hình thành phong trào ”Hiệp thông và giải phóng”. Danh xưng này đến từ một truyền đơn do một số sinh viên đại học phổ biến hồi năm 1969, nói lên sự đi ngược dòng với trào lưu văn hóa bấy giờ. Trong khi thứ văn hóa này chủ trương rằng cách mạng là con đường giải phóng con người, thì các môn đệ của cha Giussani trong phong trào khẳng định rằng con đường ấy chỉ có thể có trong sự hiệp thông Kitô giáo, từ đó phát sinh sự giải phóng; ơn cứu độ chính là Chúa Giêsu Kitô và sự giải phong cuộc sống và con người, luôn gắn liền với sự gặp gỡ Chúa Kitô.
Cha Giussani qua đời ngày 22-2 năm 2005 thọ 83 tuổi. Bộ Phong thánh đã cho phép mở án phong chân phước cho cha Giussani qua sắc lệnh ngày 13-4 năm 2012. (SD 7-3-2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ kỷ niệm 50 năm thánh lễ đầu tiên bằng tiếng địa phương
Đặng Tự Do
14:16 07/03/2015
Chính tại ngôi nhà thờ Ognissanti này, năm mươi năm trước đây, vào sáng Chúa Nhật 7/3/1965 là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên sử dụng tiếng địa phương - ngôn ngữ của dân chúng - thay vì bằng tiếng La Tinh.
Mở đầu thánh lễ hôm ấy vị Chân Phước Giáo Hoàng đã nói:
“Hôm nay chúng tôi khai mạc hình thức mới của Phụng vụ trong tất cả các giáo xứ và nhà thờ trên toàn thế giới, trong tất cả các Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Đây là một sự kiện lớn sẽ được nhớ đến như là sự khởi đầu của một cuộc sống thiêng liêng trăm hoa đua nở, và như một nỗ lực mới để tham gia vào các cuộc đối thoại tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người “.
Trình bày những suy tư của ngài liên quan đến bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại câu nói thời danh của Chúa Giêsu “Đừng làm cho ngôi nhà Cha Ta thành ra nơi buôn bán!” Theo Đức Giáo Hoàng, ý tưởng Chúa Giêsu muốn đề cập ở đây không chỉ giới hạn trong những việc kinh doanh trong đền thờ; nhưng Chúa muốn nói đến nó một khía cạnh nhất định của việc phụng tự. Cử chỉ của Chúa Giêsu là một cử chỉ “tẩy uế, thanh lọc.” Thiên Chúa không hài lòng với các của lễ vật chất dựa trên những sở thích cá nhân. Thay vào đó, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta “thờ phượng đích thực, với một sự tương ứng giữa phụng vụ và đời sống - đó là một lời mời gọi cho mọi thời đại, và cả cho chúng ta ngày hôm nay nữa.”
Nhắc lại hiến chế của Công Đồng Vatican II về Phụng Vụ, Sacrosanctum Concilium, Đức Thánh Cha nói: “Giáo Hội đang kêu gọi chúng ta có một đời sống phụng vụ đích thực và đề cao đời sống ấy, để có được sự hài hòa giữa những cử hành phụng vụ và lối sống của chúng ta hàng ngày. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Phụng vụ là nơi đặc biệt để chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa, là Đấng hướng dẫn chúng ta trên con đường công chính và hoàn thiện Kitô giáo.”
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Phụng vụ tiếp tục mời gọi chúng ta đến với một hành trình hoán cải và sám hối, đặc biệt trong Mùa Chay, “thời điểm của đổi mới, của từ bỏ tội lỗi, thời điểm trong đó chúng ta được kêu gọi để tái khám phá Bí Tích Thống hối và Hòa giải để chúng ta giã từ bóng tối của tội lỗi và bước vào ánh sáng của ân sủng và tình bạn với Chúa Giêsu”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng chúng ta không bao giờ được quên sức mạnh to lớn của Bí Tích này trong đời sống người Kitô hữu: Bí Tích ấy làm chúng ta lớn lên trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa, giúp chúng ta lấy lại những cảm nghiệm vui mừng đã mất và niềm an ủi khi nhận biết là chúng ta được chào đón cách cá vị trong vòng tay nhân từ của Chúa Cha.”
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng của ngài với nhận xét rằng ngôi nhà thờ Ognissanti đã được xây dựng “nhờ vào lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh Luigi Orione.” và “theo một nghĩa nào đó,” Chân Phước Giáo Hoàng Paul Đệ Lục đã “khai mạc cuộc cải tổ phụng vụ” với việc cử hành Thánh Lễ “bằng ngôn ngữ của dân chúng.” Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng dịp này sẽ làm sống lại trong tất cả mọi người một “tình yêu tuyệt vời dành cho ngôi nhà của Thiên Chúa.”
Top Stories
Pope Francis receives Communion and Liberation members
Vatican Radio
09:42 07/03/2015
(Vatican 2015-03-07 ) Pope Francis received members of the Communion and Liberation movement – at least 80 thousand of them, from nearly 50 nations – on Saturday, in St. Peter’s Square, to remember the group’s founder, Msgr. Luigi Giussani, and to mark the 60th anniversary of the movement’s founding.
CL began in 1954 in Italy, at a secondary school in Milan that followed the classical curriculum, when Father Luigi Giussani started an initiative of Christian presence, to teach the basics of the faith to those who did not know them, primarily by lives of radical and radically authentic witness to the transformative power of Christ and the Good News of His resurrection in all areas of human endeavor, and down to the most intimate depths of each and every human soul.
The name, Communion and Liberation, appeared for the first time in 1969: it brings together the conviction that the Christian event, lived in communion, is the foundation of the authentic liberation of the human person.
In his remarks to the members of the movement in St Peter’s Square on Saturday, Pope Francis recalled that bringing those who most need it to an encounter with Christ is the central ethos of Communion and Liberation. “Centered on Christ and in the Gospel,” he said, “you can be the arms, the hands, the feet, the mind and the heart of a Church that is ‘out and about’.”
The Holy Father went on to say, “The way of the Church is that of going abroad in order to seek out those who are far off, in the peripheries, to serve Jesus in every person who is marginalized, abandoned, without faith, disappointed with the Church, a prisoner of his or her own selfishness.”
CL began in 1954 in Italy, at a secondary school in Milan that followed the classical curriculum, when Father Luigi Giussani started an initiative of Christian presence, to teach the basics of the faith to those who did not know them, primarily by lives of radical and radically authentic witness to the transformative power of Christ and the Good News of His resurrection in all areas of human endeavor, and down to the most intimate depths of each and every human soul.
The name, Communion and Liberation, appeared for the first time in 1969: it brings together the conviction that the Christian event, lived in communion, is the foundation of the authentic liberation of the human person.
In his remarks to the members of the movement in St Peter’s Square on Saturday, Pope Francis recalled that bringing those who most need it to an encounter with Christ is the central ethos of Communion and Liberation. “Centered on Christ and in the Gospel,” he said, “you can be the arms, the hands, the feet, the mind and the heart of a Church that is ‘out and about’.”
The Holy Father went on to say, “The way of the Church is that of going abroad in order to seek out those who are far off, in the peripheries, to serve Jesus in every person who is marginalized, abandoned, without faith, disappointed with the Church, a prisoner of his or her own selfishness.”
Archbishop Gallagher: Challenges facing the Church in Europe
+ Archbishop Gallagher
12:00 07/03/2015
(Vatican 2015-03-06 ) Archbishop Paul Gallagher, the Holy See’s Secretary for Relations with States on Friday spoke about the challenges facing the Church in Europe at a meeting in Bratislava organised by the Council of European Bishops Conferences (CCEE). In an address to legal advisors of the different European bishops conferences the Vatican’s ‘foreign minister’ also explored some of the themes raised by Pope Francis during his recent visit to the European Parliament and Council of Europe last November.
Below, please find the full text of Archbishop Gallagher’s address:
Europa, the beauty whose name was given to our continent, came from Asia. There is historical truth reflected in this mythical belief of the Ancient Greeks, since the cradle of European culture lies, in fact, in Asia. The story goes that the maiden Europa was the daughter of Agenor, king of a major Phoenician coastal city. Now Agenor jealously guarded his daughter, making sure that no one would kidnap the beautiful young woman. And so, Zeus, the father of the gods who had fallen in love with Europa, had to proceed with stealth and cunning. He transformed himself into a tame white bull, which mixed in with Agenor's herd of cattle grazing near the Mediterranean seashore. Europa and her friends soon noticed the friendly bull that smelled of flowers, so gentle, in fact, that all the girls came over to stroke him. Europa caressed its flanks, eventually climbing onto the bull’s back. At once Zeus seized the opportunity to kidnap her. Still in the form of a bull he ran with the girl on his back down to the water, disappearing from sight, then flew over the sea to Crete, that is, to Europe!
Today the bull as a mythical animal seldom reminds us of Europa’s abduction. Rather, in the modern world of finance it has become the symbol of economic wealth. We have only to see the two bronze animals in front of the New York Stock Exchange: the bear presses stock prices down with its paw – a sign of economic recession – while the bull pushes upwards with its horns, promising rich profits. These images went through my mind as I was preparing this address on Pope Francis’ speeches to the European Parliament and to the Parliamentary Assembly of the Council of Europe on 25 November last. Even today the maiden Europa can still be seduced and kidnapped by the bull, because – and here lies one of the Pope’s central concerns – money seems to have become more important than people, particularly those who are poor and vulnerable. It is indeed human dignity that stands at the core of both European institutions which the Pope visited, since they profess to defend the fundamental rights of all and to promote social cohesion.
Rather than speaking in Brussels only to members of the European Parliament, the Holy Father decided, significantly, to speak in Strasbourg, enabling him to address the Council of Europe where all European nations are represented, including Russia and the Ukraine, as well as Armenia and Azerbaijan – to give just two examples of areas outside the European Union (but within Europe) where there are ongoing, grave conflicts. Pope Francis wanted to make it clear that our continent is bigger than the European Union. As he has done often in the past, his aim was to draw attention to the “peripheries” in order to engage actively States and peoples even at the geographic edge of our continent.
One might say that Strasbourg is Europe’s true capital, which has become, after a tumultuous history, a true symbol of French-German reconciliation. Surely it is a sign of hope for all of us that this rediscovered friendship connects all European nations. Pope Francis has expressly pointed to this: “The dream of the founders was to rebuild Europe in a spirit of mutual service which today too, in a world more prone to make demands than to serve, must be the cornerstone of the Council of Europe’s mission of peace, freedom and human dignity.”http://it.pons.com/traduzione/inglese-tedesco/maybe1
At the center of the Pope’s considerations in Strasbourg was his affirmation of the dignity of the human person. The focus of Catholic social teaching is the acknowledgment of the value of every individual, whose protection precedes all positive laws which should aim to achieve precisely this. Human rights must be respected everywhere not because politicians confess the “preciousness, the uniqueness and unrepeatability of every single person”, but rather because they are engraved in the heart of every human person. It is upon this that positive laws in each State must uphold the inalienable rights of individuals. They must be fixed in the positive laws of every state, be protected by those in authority, and respected by all. “At the same time, however, care must be taken not to fall into certain errors which can arise from a misunderstanding of the concept of human rights and from its misuse. Today there is a tendency to claim ever broader individual rights – I am tempted to say individualistic, underlying this is a conception of the human person as detached from all social and anthropological contexts, as if the person were a “monad”, increasingly unconcerned with other surrounding “monads”. The equally essential and complementary concept of duty no longer seems to be linked to such a concept of rights. As a result, the rights of the individual are upheld, without regard for the fact that each human being is part of a social context wherein his or her rights and duties are bound up with those of others and with the common good of society itself.”
Christian thought which has substantially formed the history and culture of Europe has always promoted the dignity of the individual and the common good of all. Against this background the Pope reminds us of the Christian roots of our continent, in order to bring the fruits that are reasonably expected by valuing the person. Christianity is not only our past, but also our “present and our future“, because today it is about the centrality of the person. Today, the dignity of the human person is at risk; Europe can greatly benefit from the light of Christian morals. The Holy Father exhorts the Members of the European Parliament as “the time has come to work together in building a Europe which revolves not around the economy, but around the sacredness of the human person, around inalienable values. In building a Europe which courageously embraces its past and confidently looks to its future in order to fully experience the hope of its present. The time has come for us to abandon the idea of a Europe which is fearful and self-absorbed, in order to revive and encourage a Europe of leadership, a repository of science, art, music, human values and faith as well.”
The words of Pope Francis are courageous and echo Saint John Paul’s II admonition in Ecclesia in Europa4 that the continent which separates itself from its Christian roots will fall into a “silent apostasy”. Where economic interests are directed only to profit and the market, then the bull of Europe – to use the image from the outset – becomes the golden calf, an idol of false values and aspirations.
According to the Pope we need to rebuild “a Europe which contemplates the heavens and pursues lofty ideals. A Europe which cares for, defends and protects man, every man and woman. A Europe which bestrides the earth surely and securely, a precious point of reference for all humanity!” It might seem paradoxical but the more those with responsibility in politics, economy, culture and welfare, turn towards men and women on the peripheries of our society, the more they will place the dignity of the individual at the center of their activities, thus promoting the common good of all. The more they look to the heavens, that is, to high ideals, without letting market values dominate their work, greater the unity will be between representatives and decision makers and greater too, the ability to solve the problems that threaten our societies. Looking to the periphery and to the heavens does not deviate from the essential; on the contrary, this orders our actions in the right way, so that they can truly protect human rights. Christianity teaches looking at both – to the edges and upwards to the heavens.
From this perspective the Pope is speaking about the concrete problems and challenges of Europe, and in particular the worrying conditions of migrants who seek the protection of their lives and families on our continent: “We cannot allow the Mediterranean to become a vast cemetery! The boats landing daily on the shores of Europe are filled with men and women who need acceptance and assistance. The absence of mutual support within the European Union runs the risk of encouraging particularistic solutions to the problem, solutions which fail to take into account the human dignity of immigrants, and thus contribute to slave labour and continuing social tensions. Europe will be able to confront the problems associated with immigration only if it is capable of clearly asserting its own cultural identity” I would like to add that this European culture is profoundly a Christian one “and enacting adequate legislation to protect the rights of European citizens and to ensure the acceptance of immigrants”.
It is not the Church’s duty to pursue concrete, day-to-day politics and to ascribe to herself competences which she does not have. We do not know the concrete measures that might be necessary, for example, to assure security and freedom to all migrants searching our help. Rather it is a matter of inviting politicians, sometimes also admonishing them, to look up and to look further than short-term solutions. As Pope Benedict XVI articulated during his visit to London in 2010: “Religion, in other words, is not a problem for legislators to solve, but a vital contributor to the national conversation. In this light, I cannot but voice my concern at the increasing marginalization of religion, particularly of Christianity, that is taking place in some quarters, even in nations which place a great emphasis on tolerance”6. In view of the growing forces, which seek to exile Christianity to the private domain, removing it from public discourse, it is significant that after the Pope’s speech in Strasbourg - and maybe even thanks to it – the Parliamentary Assembly of the Council of Europe has adopted a resolution countering discrimination against Christians in Europe.
The Pope “from the end of the world” showed his love and his concern for our continent before the Council of Europe and the European Parliament. The young maiden Europa has grown into an older woman who no longer has the impetus of youth, yet is still beautiful and charming. In the coming years and decades it will be important for Europe that its nations and peoples will continue the process of unity free of the constraints of false egalitarianism and excessive bureaucracy, in order to ensure a lasting peace. There can never again be war in Europe! This high aim is to be achieved, however, only if trust and brotherliness – true unity – grow and are consolidated in the acceptance of cultural differences. Christianity has to perform her mission in Europe in this regard, and the Catholic Church, especially, in which the unity of cultural differences is found, can offer tangible help to unite and strengthen the national family of Europe. This is our particular charism as we assist the Holy See and the local churches by our skills and expertise, enlightened by faith, we may promote a Europe founded on the dignity of the human person, created in the image and likeness of God.
Europa, the beauty whose name was given to our continent, came from Asia. There is historical truth reflected in this mythical belief of the Ancient Greeks, since the cradle of European culture lies, in fact, in Asia. The story goes that the maiden Europa was the daughter of Agenor, king of a major Phoenician coastal city. Now Agenor jealously guarded his daughter, making sure that no one would kidnap the beautiful young woman. And so, Zeus, the father of the gods who had fallen in love with Europa, had to proceed with stealth and cunning. He transformed himself into a tame white bull, which mixed in with Agenor's herd of cattle grazing near the Mediterranean seashore. Europa and her friends soon noticed the friendly bull that smelled of flowers, so gentle, in fact, that all the girls came over to stroke him. Europa caressed its flanks, eventually climbing onto the bull’s back. At once Zeus seized the opportunity to kidnap her. Still in the form of a bull he ran with the girl on his back down to the water, disappearing from sight, then flew over the sea to Crete, that is, to Europe!
Today the bull as a mythical animal seldom reminds us of Europa’s abduction. Rather, in the modern world of finance it has become the symbol of economic wealth. We have only to see the two bronze animals in front of the New York Stock Exchange: the bear presses stock prices down with its paw – a sign of economic recession – while the bull pushes upwards with its horns, promising rich profits. These images went through my mind as I was preparing this address on Pope Francis’ speeches to the European Parliament and to the Parliamentary Assembly of the Council of Europe on 25 November last. Even today the maiden Europa can still be seduced and kidnapped by the bull, because – and here lies one of the Pope’s central concerns – money seems to have become more important than people, particularly those who are poor and vulnerable. It is indeed human dignity that stands at the core of both European institutions which the Pope visited, since they profess to defend the fundamental rights of all and to promote social cohesion.
Rather than speaking in Brussels only to members of the European Parliament, the Holy Father decided, significantly, to speak in Strasbourg, enabling him to address the Council of Europe where all European nations are represented, including Russia and the Ukraine, as well as Armenia and Azerbaijan – to give just two examples of areas outside the European Union (but within Europe) where there are ongoing, grave conflicts. Pope Francis wanted to make it clear that our continent is bigger than the European Union. As he has done often in the past, his aim was to draw attention to the “peripheries” in order to engage actively States and peoples even at the geographic edge of our continent.
One might say that Strasbourg is Europe’s true capital, which has become, after a tumultuous history, a true symbol of French-German reconciliation. Surely it is a sign of hope for all of us that this rediscovered friendship connects all European nations. Pope Francis has expressly pointed to this: “The dream of the founders was to rebuild Europe in a spirit of mutual service which today too, in a world more prone to make demands than to serve, must be the cornerstone of the Council of Europe’s mission of peace, freedom and human dignity.”http://it.pons.com/traduzione/inglese-tedesco/maybe1
At the center of the Pope’s considerations in Strasbourg was his affirmation of the dignity of the human person. The focus of Catholic social teaching is the acknowledgment of the value of every individual, whose protection precedes all positive laws which should aim to achieve precisely this. Human rights must be respected everywhere not because politicians confess the “preciousness, the uniqueness and unrepeatability of every single person”, but rather because they are engraved in the heart of every human person. It is upon this that positive laws in each State must uphold the inalienable rights of individuals. They must be fixed in the positive laws of every state, be protected by those in authority, and respected by all. “At the same time, however, care must be taken not to fall into certain errors which can arise from a misunderstanding of the concept of human rights and from its misuse. Today there is a tendency to claim ever broader individual rights – I am tempted to say individualistic, underlying this is a conception of the human person as detached from all social and anthropological contexts, as if the person were a “monad”, increasingly unconcerned with other surrounding “monads”. The equally essential and complementary concept of duty no longer seems to be linked to such a concept of rights. As a result, the rights of the individual are upheld, without regard for the fact that each human being is part of a social context wherein his or her rights and duties are bound up with those of others and with the common good of society itself.”
Christian thought which has substantially formed the history and culture of Europe has always promoted the dignity of the individual and the common good of all. Against this background the Pope reminds us of the Christian roots of our continent, in order to bring the fruits that are reasonably expected by valuing the person. Christianity is not only our past, but also our “present and our future“, because today it is about the centrality of the person. Today, the dignity of the human person is at risk; Europe can greatly benefit from the light of Christian morals. The Holy Father exhorts the Members of the European Parliament as “the time has come to work together in building a Europe which revolves not around the economy, but around the sacredness of the human person, around inalienable values. In building a Europe which courageously embraces its past and confidently looks to its future in order to fully experience the hope of its present. The time has come for us to abandon the idea of a Europe which is fearful and self-absorbed, in order to revive and encourage a Europe of leadership, a repository of science, art, music, human values and faith as well.”
The words of Pope Francis are courageous and echo Saint John Paul’s II admonition in Ecclesia in Europa4 that the continent which separates itself from its Christian roots will fall into a “silent apostasy”. Where economic interests are directed only to profit and the market, then the bull of Europe – to use the image from the outset – becomes the golden calf, an idol of false values and aspirations.
According to the Pope we need to rebuild “a Europe which contemplates the heavens and pursues lofty ideals. A Europe which cares for, defends and protects man, every man and woman. A Europe which bestrides the earth surely and securely, a precious point of reference for all humanity!” It might seem paradoxical but the more those with responsibility in politics, economy, culture and welfare, turn towards men and women on the peripheries of our society, the more they will place the dignity of the individual at the center of their activities, thus promoting the common good of all. The more they look to the heavens, that is, to high ideals, without letting market values dominate their work, greater the unity will be between representatives and decision makers and greater too, the ability to solve the problems that threaten our societies. Looking to the periphery and to the heavens does not deviate from the essential; on the contrary, this orders our actions in the right way, so that they can truly protect human rights. Christianity teaches looking at both – to the edges and upwards to the heavens.
From this perspective the Pope is speaking about the concrete problems and challenges of Europe, and in particular the worrying conditions of migrants who seek the protection of their lives and families on our continent: “We cannot allow the Mediterranean to become a vast cemetery! The boats landing daily on the shores of Europe are filled with men and women who need acceptance and assistance. The absence of mutual support within the European Union runs the risk of encouraging particularistic solutions to the problem, solutions which fail to take into account the human dignity of immigrants, and thus contribute to slave labour and continuing social tensions. Europe will be able to confront the problems associated with immigration only if it is capable of clearly asserting its own cultural identity” I would like to add that this European culture is profoundly a Christian one “and enacting adequate legislation to protect the rights of European citizens and to ensure the acceptance of immigrants”.
It is not the Church’s duty to pursue concrete, day-to-day politics and to ascribe to herself competences which she does not have. We do not know the concrete measures that might be necessary, for example, to assure security and freedom to all migrants searching our help. Rather it is a matter of inviting politicians, sometimes also admonishing them, to look up and to look further than short-term solutions. As Pope Benedict XVI articulated during his visit to London in 2010: “Religion, in other words, is not a problem for legislators to solve, but a vital contributor to the national conversation. In this light, I cannot but voice my concern at the increasing marginalization of religion, particularly of Christianity, that is taking place in some quarters, even in nations which place a great emphasis on tolerance”6. In view of the growing forces, which seek to exile Christianity to the private domain, removing it from public discourse, it is significant that after the Pope’s speech in Strasbourg - and maybe even thanks to it – the Parliamentary Assembly of the Council of Europe has adopted a resolution countering discrimination against Christians in Europe.
The Pope “from the end of the world” showed his love and his concern for our continent before the Council of Europe and the European Parliament. The young maiden Europa has grown into an older woman who no longer has the impetus of youth, yet is still beautiful and charming. In the coming years and decades it will be important for Europe that its nations and peoples will continue the process of unity free of the constraints of false egalitarianism and excessive bureaucracy, in order to ensure a lasting peace. There can never again be war in Europe! This high aim is to be achieved, however, only if trust and brotherliness – true unity – grow and are consolidated in the acceptance of cultural differences. Christianity has to perform her mission in Europe in this regard, and the Catholic Church, especially, in which the unity of cultural differences is found, can offer tangible help to unite and strengthen the national family of Europe. This is our particular charism as we assist the Holy See and the local churches by our skills and expertise, enlightened by faith, we may promote a Europe founded on the dignity of the human person, created in the image and likeness of God.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Sydney đi Đàng Thánh Giá Mùa Chay
Diệp Hải Dung
09:26 07/03/2015
Sáng thứ Bảy 07/03/2015 Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney hành hương kính Đức Mẹ và tham dự Chặng Đàng Thánh Giá nhân Mùa Chay.
Hình ảnh
Tất cả mọi người tập trung bên tượng đài Đức Mẹ và Cha Linh hướng Phêrô Đặng Đình Nên hướng dẫn giờ đền tạ nguyện xin Đức Mẹ cùng đồng hành với các chị em của Hội chúng con tưởng nhớ lại 14 chặng đường xưa kia Chúa Giêsu Con của Mẹ đã đi qua để cứu chuộc cho nhân loại.
Đồng thời các chị em cùng vác Thánh Gía đi từ chặng thứ Nhất đến chặng thứ 14 rất sốt sắng và trang nghiêm. Sau đó tất cả mọi người trở về hội trường Trung Tâm Chầu Thánh Thể Chúa KiTô. Trong bài giảng hôm nay Cha Linh hướng nói về niềm tin và phó thác của người đàn bà bị bệnh băng huyết chỉ cần được sờ vào gấu áo của Chúa là hết bệnh..mà thật bà đã được Chúa Giêsu chữa lành cho bà, vì bà đã đặt hết niềm tin vào Chúa..Cha cũng khuyến khích các bà mẹ Công Giáo hãy đặt hết niềm tin vào Chúa cho dù bất cứ hòan cảnh nào…
Sau bài giảng mọi người cùng thắp lên ngọn nến tiến dâng cho Chúa và đến với Thánh Thể Chúa trong tình yêu cậy trông, phó thác và lãnh nhận phép lành Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô..
Hình ảnh
Tất cả mọi người tập trung bên tượng đài Đức Mẹ và Cha Linh hướng Phêrô Đặng Đình Nên hướng dẫn giờ đền tạ nguyện xin Đức Mẹ cùng đồng hành với các chị em của Hội chúng con tưởng nhớ lại 14 chặng đường xưa kia Chúa Giêsu Con của Mẹ đã đi qua để cứu chuộc cho nhân loại.
Đồng thời các chị em cùng vác Thánh Gía đi từ chặng thứ Nhất đến chặng thứ 14 rất sốt sắng và trang nghiêm. Sau đó tất cả mọi người trở về hội trường Trung Tâm Chầu Thánh Thể Chúa KiTô. Trong bài giảng hôm nay Cha Linh hướng nói về niềm tin và phó thác của người đàn bà bị bệnh băng huyết chỉ cần được sờ vào gấu áo của Chúa là hết bệnh..mà thật bà đã được Chúa Giêsu chữa lành cho bà, vì bà đã đặt hết niềm tin vào Chúa..Cha cũng khuyến khích các bà mẹ Công Giáo hãy đặt hết niềm tin vào Chúa cho dù bất cứ hòan cảnh nào…
Sau bài giảng mọi người cùng thắp lên ngọn nến tiến dâng cho Chúa và đến với Thánh Thể Chúa trong tình yêu cậy trông, phó thác và lãnh nhận phép lành Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô..
Hội ngộ Truyền thông Công giáo Việt Nam 2015
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:34 07/03/2015
SAIGÒN - Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội thuộc HĐGMVN tổ chức Hội Ngộ Truyền Thông 2015, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 3, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn.
Hình ảnh
Tham dự Hội Ngộ thường niên có 42 thành viên, gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Truyền Thông, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Lm GB Trần Thanh Thế - Radio Veritas, Lm Giuse Vũ Hữu Hiền -Tổng Thư Ký UBTTXH, các linh mục trưởng ban truyền thông của 21 Giáo phận (Vắng: GP Thanh hóa, Quy nhơn, Huế, Đà nẵng, Vĩnh long), đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.
Đến phát biểu và chia sẻ trong Hội Ngộ năm nay có ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Cha TTK Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, đại diện giới Doanh nhân, Gia đình và Giới trẻ. Ngày 4.3, thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 25 năm linh mục của cha Giuse Vũ Hữu Hiền tại Nhà nguyện Tiểu chủng viện, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến hiệp thông và giảng lễ.
Trong 3 ngày hội ngộ, các tham dự viên được sống trong bầu khí gia đình, yêu thương, trao đổi kinh nghiệm mục vụ và kỹ thuật truyền thông. Lắng nghe những huấn từ quý báu của Đức Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Phaolô, Đức Cha Giuse, những báo cáo mục vụ truyền thông của các giáo phận và một số dòng tu. Phần lớn thời gian dành cho đề án truyền thông 2015 do cha Tổng thư ký trình bày và hướng dẫn thảo luận. Cha Tổng thư ký cũng chia sẻ về Hội nghị truyền thông lần thứ 19 (Bismeet 2014) do Ủy ban truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Á Châu ( FABC-OSC) tổ chức tại trung tâm Công Giáo CHOC VAN của Macau từ 17-21.11.2014 với chủ đề: “Linh đạo của việc tân phúc âm hóa, chiều kích truyền thông”; Bismeet muốn triển khai sứ điệp của Đại Hội Toàn Thể FABC 2012 (lần thứ X, tại Xuân lộc) “Canh tân các Sứ Giả Tin mừng để phục vụ công cuộc Tân Phúc âm hóa tại Á Châu”. Ngài cũng giới thiệu về tổ chức Signis là một tổ chức phi chính phủ (NGO) gồm những thành viên đến từ hơn 130 quốc gia trên thế giới; với tư cách là một “hiệp hội truyền thông Công Giáo thế giới” Signis quy tụ những chuyên viên về các lãnh vực phát thanh, truyền hình, điện ảnh, video, giáo dục truyền thông, internet và những công nghệ mới; Signis được Vatican chính thức công nhận là một tổ chức Công Giáo về truyền thông; Signis cũng có những văn phòng tham vấn tại Unesco, Ecosoc và hội đồng Châu Âu.
Kết thúc hội ngộ, các tham dự viên cùng thống nhất những quyết định chung và kế hoạch thực hiện mục vụ truyền thông tại các giáo phận, giáo tỉnh trong năm 2015.
Anh em linh mục trở về lại giáo phận.Từ khắp mọi miền đất nước, các ban truyền thông đóng góp cho những sinh hoạt truyền thông Công Giáo trên quê hương Việt Nam, giúp cho các giá trị Tin Mừng đi đến với con người hôm nay. Làm mục vụ truyền thông, mọi người đều ghi nhớ huấn từ của Đức TGM Phaolô: Truyền thông Kitô giáo khởi đi từ lời của Thánh Gioan Tiền Hô “Chúa phải lớn lên, tôi phải nhỏ lại”, chủ thể và nội dung truyền thông là chính Chúa Giêsu Kitô, mọi người là cộng sự viên của Chúa trong sứ vụ loan báo Tin Mừng; truyền thông Công Giáo khởi đi từ lời Đấng Phục Sinh trên đường Đamat “Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”, Chúa đồng hóa với Giáo Hội, Giáo Hội phải lớn lên đạt tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô, Giáo Hội là chủ thể và là nội dung của truyền thông; Vì thế, truyền thông Công Giáo có đặc điểm là không đề cao cá nhân, Giáo Hội là mẹ nên truyền thông phải mang tính dịu dàng của người mẹ, Giáo Hội là thầy nên truyền thông phải mang tính giáo dục.
Chúa Giêsu trong sự liên kết mật thiết với Chúa Cha và luôn thể hiện ý muốn của Chúa Cha trong khi thực thi sứ vụ của mình, Ngài biểu tỏ năng lực bên trong, những lời Ngài nói luôn đi đôi vời việc làm, đi đôi với cuộc sống. Vì thế “Những nhà truyền thông Công Giáo phải là những người biết bám rễ sâu nơi Đức Kitô và đam mê rao giảng Tin Mừng” (x. Những định hướng, Bismeet 2014).
Thiên Chúa là Chân Lý, cầu mong Chân Lý của Người cũng chiếu tỏa vẻ đẹp ngang qua những lời nói của chúng ta. Cầu mong Chân Lý và sự Tuyệt Mỹ của Người làm phát sinh Sự Thiện mà thế giới ngày nay luôn khao khát. Cầu mong cho tất cả chúng ta biết cách tỏa sáng gương mặt Đức Kitô cho thế giới.Cảm tạ Chúa vì những phương tiện truyền thông hiện đại. Ước gì mỗi người Kitô hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, giúp tạo điều kiện cho truyền thông Tin Mừng hiệu quả hơn và giúp cho mối giây hiệp nhất giữa các cộng đoàn Giáo Hội ngày càng bền chặt.
Hình ảnh
Tham dự Hội Ngộ thường niên có 42 thành viên, gồm Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Chủ Tịch Ủy Ban Mục Vụ Truyền Thông, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Lm GB Trần Thanh Thế - Radio Veritas, Lm Giuse Vũ Hữu Hiền -Tổng Thư Ký UBTTXH, các linh mục trưởng ban truyền thông của 21 Giáo phận (Vắng: GP Thanh hóa, Quy nhơn, Huế, Đà nẵng, Vĩnh long), đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.
Đến phát biểu và chia sẻ trong Hội Ngộ năm nay có ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Cha TTK Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, đại diện giới Doanh nhân, Gia đình và Giới trẻ. Ngày 4.3, thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 25 năm linh mục của cha Giuse Vũ Hữu Hiền tại Nhà nguyện Tiểu chủng viện, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến hiệp thông và giảng lễ.
Trong 3 ngày hội ngộ, các tham dự viên được sống trong bầu khí gia đình, yêu thương, trao đổi kinh nghiệm mục vụ và kỹ thuật truyền thông. Lắng nghe những huấn từ quý báu của Đức Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Phaolô, Đức Cha Giuse, những báo cáo mục vụ truyền thông của các giáo phận và một số dòng tu. Phần lớn thời gian dành cho đề án truyền thông 2015 do cha Tổng thư ký trình bày và hướng dẫn thảo luận. Cha Tổng thư ký cũng chia sẻ về Hội nghị truyền thông lần thứ 19 (Bismeet 2014) do Ủy ban truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Á Châu ( FABC-OSC) tổ chức tại trung tâm Công Giáo CHOC VAN của Macau từ 17-21.11.2014 với chủ đề: “Linh đạo của việc tân phúc âm hóa, chiều kích truyền thông”; Bismeet muốn triển khai sứ điệp của Đại Hội Toàn Thể FABC 2012 (lần thứ X, tại Xuân lộc) “Canh tân các Sứ Giả Tin mừng để phục vụ công cuộc Tân Phúc âm hóa tại Á Châu”. Ngài cũng giới thiệu về tổ chức Signis là một tổ chức phi chính phủ (NGO) gồm những thành viên đến từ hơn 130 quốc gia trên thế giới; với tư cách là một “hiệp hội truyền thông Công Giáo thế giới” Signis quy tụ những chuyên viên về các lãnh vực phát thanh, truyền hình, điện ảnh, video, giáo dục truyền thông, internet và những công nghệ mới; Signis được Vatican chính thức công nhận là một tổ chức Công Giáo về truyền thông; Signis cũng có những văn phòng tham vấn tại Unesco, Ecosoc và hội đồng Châu Âu.
Kết thúc hội ngộ, các tham dự viên cùng thống nhất những quyết định chung và kế hoạch thực hiện mục vụ truyền thông tại các giáo phận, giáo tỉnh trong năm 2015.
Anh em linh mục trở về lại giáo phận.Từ khắp mọi miền đất nước, các ban truyền thông đóng góp cho những sinh hoạt truyền thông Công Giáo trên quê hương Việt Nam, giúp cho các giá trị Tin Mừng đi đến với con người hôm nay. Làm mục vụ truyền thông, mọi người đều ghi nhớ huấn từ của Đức TGM Phaolô: Truyền thông Kitô giáo khởi đi từ lời của Thánh Gioan Tiền Hô “Chúa phải lớn lên, tôi phải nhỏ lại”, chủ thể và nội dung truyền thông là chính Chúa Giêsu Kitô, mọi người là cộng sự viên của Chúa trong sứ vụ loan báo Tin Mừng; truyền thông Công Giáo khởi đi từ lời Đấng Phục Sinh trên đường Đamat “Saolô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”, Chúa đồng hóa với Giáo Hội, Giáo Hội phải lớn lên đạt tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô, Giáo Hội là chủ thể và là nội dung của truyền thông; Vì thế, truyền thông Công Giáo có đặc điểm là không đề cao cá nhân, Giáo Hội là mẹ nên truyền thông phải mang tính dịu dàng của người mẹ, Giáo Hội là thầy nên truyền thông phải mang tính giáo dục.
Chúa Giêsu trong sự liên kết mật thiết với Chúa Cha và luôn thể hiện ý muốn của Chúa Cha trong khi thực thi sứ vụ của mình, Ngài biểu tỏ năng lực bên trong, những lời Ngài nói luôn đi đôi vời việc làm, đi đôi với cuộc sống. Vì thế “Những nhà truyền thông Công Giáo phải là những người biết bám rễ sâu nơi Đức Kitô và đam mê rao giảng Tin Mừng” (x. Những định hướng, Bismeet 2014).
Thiên Chúa là Chân Lý, cầu mong Chân Lý của Người cũng chiếu tỏa vẻ đẹp ngang qua những lời nói của chúng ta. Cầu mong Chân Lý và sự Tuyệt Mỹ của Người làm phát sinh Sự Thiện mà thế giới ngày nay luôn khao khát. Cầu mong cho tất cả chúng ta biết cách tỏa sáng gương mặt Đức Kitô cho thế giới.Cảm tạ Chúa vì những phương tiện truyền thông hiện đại. Ước gì mỗi người Kitô hữu biết sử dụng các phương tiện truyền thông với đức tin, trong sự tuân phục sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, giúp tạo điều kiện cho truyền thông Tin Mừng hiệu quả hơn và giúp cho mối giây hiệp nhất giữa các cộng đoàn Giáo Hội ngày càng bền chặt.
Khai mạc chương trình Tĩnh Tâm mùa Chay 2015 Lòng Chúa Thương Xót.
Trần Văn Minh
20:00 07/03/2015
Melbourne, Vào lúc 10 giờ Thứ Bảy 7/3/2015. Tại Nhà thờ Corpus Christi, Kingville. Cộng đoàn Lòng Chúa Thương xót đã tổ chức chương trình tĩnh tâm mùa Chay 2015 với chủ đề: Hãy Sám hối và Tin vào Tin Mừng (Mt 2: 3,4-14)
Mời coi hình
Trời Melbourne đã vào Thu, khí hậu tương đối mát dịu để mọi người có thể ngồi nghe lời Chúa qua tin Mừng được các linh mục thuyết giảng. Mỗi đề tài dài hơn hai tiếng đồng hồ mà không ai cảm thấy mệt mỏi. Phần đông là các thành phần lớn tuổi trong cộng đoàn có cả các cụ phải chống gậy, hay đẩy xe đến ngồi nghe giảng. Đặc biệt Ca đoàn Lòng Chúa Thương Xót đã được Soeur Thiên Lan hướng dẫn, tập luyện các bài hát cho từng chủ đề để cộng đoàn cùng suy niệm thật xuất sắc.
Chương trình bao gồm các phần thuyết giảng, hoà giải, Chầu Lòng Chúa Thương Xót và Thánh lễ bế mạc. Chương trình bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng và kết thúc lúc 18 giờ chiều trong ngày. Buổi tĩnh tâm cùng một chủ đề được hai Linh mục Tito Trần Nguyên Lãm phụ trách buổi sáng từ 10 giờ đến 12:30. Sau bữa ăn trưa, phần hướng dẫn sẽ do Linh mục Phaolo Nguyễn Trọng Thiên phụ trách thuyết giảng, Chầu Lòng Chúa Thương Xót và dâng lễ bế mạc.
Trong phần đầu, Linh mục Trần Nguyên Lãm đã gửi đến cử tọa về những đề tài thiết thực trong đời sống bác ái qua các công việc từ thiện đối với những người kém may mắn ở quê nhà và ở khắp nơi trên thế giới. Qua một số công việc thực tế mà chính Linh mục đã tham gia trực tiếp đi trao qùa cho người nghèo khó để thấy được từng cảnh đời cơ khổ nơi quê nhà. Sau phần thuyết giảng là phần trả lời những thắc mắc của cử tọa trong tinh thần xây dựng chung rất tốt lành mà linh mục thuyết giảng đã giải đáp cho những thắc mắc được nêu lên.
Qua phần thuyết giảng buổi chiều do Linh mục Nguyễn Trọng Thiên giảng về chủ đề chính: Hãy Sám Hối và tin vào Tin mừng. Với giọng nói lôi cuốn và những kinh nghiệm sống bản thân đã chứng minh được Thánh ý Chúa trao ban cho mỗi con người một phần việc khác nhau, để chúng ta trở thành muối và ánh sáng. Chúng ta được Thiên Chúa thương yêu đến nỗi mang con một của người xuống thế để thức tỉnh chúng ta biết rằng, chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, được Thiên Chúa Thương yêu hết mực, được thứ tha ngay cả khi chúng ta phạm tội. Chúng ta có người cha rất nhân lành. Thiên Chúa yêu mến và hay ghen, cái ghen thật đáng yêu, vì Ngài muốn chúng ta chỉ yêu thương một mình Thiên Chúa, và muốn chúng ta năng viết thư tình cho Chúa đó là qua những công việc chúng ta làm hằng ngày kể lể về tình yêu chúng ta đối với Thiên Chúa.
Qua những đề tài được thuyết giảng, sau những phút giải lao, chúng tôi được nghe những cử tọa dự tĩnh tâm đã hết lời ca ngợi quý linh mục đã được Thiên Chúa ban cho sự hiểu biết để trình bày thật lôi cuốn, xúc tích, dễ hiểu đi sâu vào lòng người về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta qua Tin Mừng. Thật là một món ăn tinh thần quý báu cho mọi người tham dự buổi tĩnh tâm trong mùa Chay Thánh.
Buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay Năm 2015 đã kết thúc bằng Thánh lễ do Linh mục Nguyễn Trọng Thiên cử hành để mọi người lại được dự bữa tiệc Thánh thật sốt sắng sau một ngày no thỏa lời Chúa qua Tin Mừng. Sau khi ông Công đại diện cộng đoàn lên cám ơn, mọi người chia tay nhau ra về trong niềm vui, nên nét mặt ai cũng rạng rỡ vui tươi. Được biết, các buổi tĩnh tâm tại các cộng đoàn sẽ được tổ chức theo các thời gian khác nhau trong suốt Mùa Chay để tạo nhiều sự dễ dàng cho các giáo dân còn phải đi làm có điều kiện tham dự.
Mời coi hình
Trời Melbourne đã vào Thu, khí hậu tương đối mát dịu để mọi người có thể ngồi nghe lời Chúa qua tin Mừng được các linh mục thuyết giảng. Mỗi đề tài dài hơn hai tiếng đồng hồ mà không ai cảm thấy mệt mỏi. Phần đông là các thành phần lớn tuổi trong cộng đoàn có cả các cụ phải chống gậy, hay đẩy xe đến ngồi nghe giảng. Đặc biệt Ca đoàn Lòng Chúa Thương Xót đã được Soeur Thiên Lan hướng dẫn, tập luyện các bài hát cho từng chủ đề để cộng đoàn cùng suy niệm thật xuất sắc.
Chương trình bao gồm các phần thuyết giảng, hoà giải, Chầu Lòng Chúa Thương Xót và Thánh lễ bế mạc. Chương trình bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng và kết thúc lúc 18 giờ chiều trong ngày. Buổi tĩnh tâm cùng một chủ đề được hai Linh mục Tito Trần Nguyên Lãm phụ trách buổi sáng từ 10 giờ đến 12:30. Sau bữa ăn trưa, phần hướng dẫn sẽ do Linh mục Phaolo Nguyễn Trọng Thiên phụ trách thuyết giảng, Chầu Lòng Chúa Thương Xót và dâng lễ bế mạc.
Trong phần đầu, Linh mục Trần Nguyên Lãm đã gửi đến cử tọa về những đề tài thiết thực trong đời sống bác ái qua các công việc từ thiện đối với những người kém may mắn ở quê nhà và ở khắp nơi trên thế giới. Qua một số công việc thực tế mà chính Linh mục đã tham gia trực tiếp đi trao qùa cho người nghèo khó để thấy được từng cảnh đời cơ khổ nơi quê nhà. Sau phần thuyết giảng là phần trả lời những thắc mắc của cử tọa trong tinh thần xây dựng chung rất tốt lành mà linh mục thuyết giảng đã giải đáp cho những thắc mắc được nêu lên.
Qua phần thuyết giảng buổi chiều do Linh mục Nguyễn Trọng Thiên giảng về chủ đề chính: Hãy Sám Hối và tin vào Tin mừng. Với giọng nói lôi cuốn và những kinh nghiệm sống bản thân đã chứng minh được Thánh ý Chúa trao ban cho mỗi con người một phần việc khác nhau, để chúng ta trở thành muối và ánh sáng. Chúng ta được Thiên Chúa thương yêu đến nỗi mang con một của người xuống thế để thức tỉnh chúng ta biết rằng, chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, được Thiên Chúa Thương yêu hết mực, được thứ tha ngay cả khi chúng ta phạm tội. Chúng ta có người cha rất nhân lành. Thiên Chúa yêu mến và hay ghen, cái ghen thật đáng yêu, vì Ngài muốn chúng ta chỉ yêu thương một mình Thiên Chúa, và muốn chúng ta năng viết thư tình cho Chúa đó là qua những công việc chúng ta làm hằng ngày kể lể về tình yêu chúng ta đối với Thiên Chúa.
Qua những đề tài được thuyết giảng, sau những phút giải lao, chúng tôi được nghe những cử tọa dự tĩnh tâm đã hết lời ca ngợi quý linh mục đã được Thiên Chúa ban cho sự hiểu biết để trình bày thật lôi cuốn, xúc tích, dễ hiểu đi sâu vào lòng người về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta qua Tin Mừng. Thật là một món ăn tinh thần quý báu cho mọi người tham dự buổi tĩnh tâm trong mùa Chay Thánh.
Buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay Năm 2015 đã kết thúc bằng Thánh lễ do Linh mục Nguyễn Trọng Thiên cử hành để mọi người lại được dự bữa tiệc Thánh thật sốt sắng sau một ngày no thỏa lời Chúa qua Tin Mừng. Sau khi ông Công đại diện cộng đoàn lên cám ơn, mọi người chia tay nhau ra về trong niềm vui, nên nét mặt ai cũng rạng rỡ vui tươi. Được biết, các buổi tĩnh tâm tại các cộng đoàn sẽ được tổ chức theo các thời gian khác nhau trong suốt Mùa Chay để tạo nhiều sự dễ dàng cho các giáo dân còn phải đi làm có điều kiện tham dự.
Văn Hóa
Vai trò người phụ nữ và nếp sống tinh thần
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:34 07/03/2015
Vai trò người phụ nữ và nếp sống tinh thần
Hằng năm thế giới dành ngày 8.3. nhớ riêng về phụ nữ: Ngày phụ nữ thế giới.
Hướng về phụ nữ với lòng kính trọng. Vì họ do Thiên Chúa dựng nên như bao loài thụ tạo khác trong công trình tạo dựng thiên nhiên.
Nhớ về phụ nữ với lòng biết ơn. Vì Bà nội ngoại, người mẹ sinh thành nuôi nấng chúng ta nên người là phụ nữ.
Nghĩ đến phụ nữ với lòng cảm phục. Vì sự dịu dàng chan chứa tình yêu thương, nhẫn nại hy sinh chịu đựng của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái, lo lắng với hết tấm lòng quán xuyến gia đình cho có đời sống trật tự ấm no.
Vui mừng, vì trong gia đình có chị gái, em gái, trong họ hàng dòng tộc có cháu gái. Họ đều là người phụ nữ. Nói theo quy luật thiên nhiên là có âm dương điều hòa.
Sinh hoạt ngoài xã hội, trong cộng đoàn xứ đạo sinh động, trôi chảy. Vì có những người phụ nữ thuộc mọi lớp tuổi cùng nhiệt thành tham gia vào việc chung.
Một người tâm sự: tôi còn bố gìa đau bệnh cần phải có người chăm sóc bên cạnh. Tôi là con trai lớn, và tôi có em trai nữa. Chính ra chúng tôi phải lo việc này. Nhưng đàn ông chúng tôi không làm công việc này được. Đến thăm bố chỉ nói chuyện hỏi thăm thôi. Nên phải cậy nhờ đến những em gái chúng tôi làm công việc săn sóc cho bố. Phụ nữ họ có cảm quan nhậy bén. Chân tay họ tuy yếu sức, nhưng họ làm công việc này rất giỏi rất tốt, nhất là việc vệ sinh sạch sẽ, việc săn sóc cho ăn uống, tắm rửa cho người khác… và họ có sức chịu đựng dẻo dai. Thiên Chúa đã ban cho người phụ nữ khả năng này từ bẩm sinh.
Động lòng trắc ẩn thương tâm, khi thấy hay nghe biết người phụ nữ nào bị bạc đãi, bị bỏ rơi.
Và rồi cũng có những ý kiến nhận xét, cái nhìn như không muốn công nhận vai trò cùng khả năng của phụ nữ trong đời sống xã hội, trong việc làm.
Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nhận xét : “Phụ nữ có nhiều điều để nói với chúng ta trong xã hội ngày nay. Thỉnh thoảng, đàn ông chúng ta chưa tạo không gian cho họ. Phụ nữ có khả năng nhìn nhận vấn đề khác chúng ta, và có thể đưa ra những câu hỏi mà đàn ông không hiểu nổi”. (Bài giảng ở Manila 18.01.2015.)
Và như thế, phải chăng người phụ nữ là một công trình tạo dựng kỳ diệu của Thiên Chúa?
Không dám qủa quyết điều này qúa bao quát.
Nhưng xét cho cùng, người con biết cầm đũa, cấm muỗng ăn cơm, cầm dao cắt bánh, biết mặc quần áo, biết tự đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… là do người mẹ chỉ dạy cho.
Nhớ lại, người con biết chào hỏi, giữ lễ phép là cũng do người mẹ hướng dẫn dậy bảo cho. Có những người mẹ luôn căn dặn con mình, cả ngay trước mặt mọi người khác, phải khoanh tay cúi đầu chào hỏi người thân, người quen biết, phải biết ăn nói giữ lễ độ.
Có những người con kể lại, mẹ của họ căn dặn dậy bảo cho biết cách ăn mặc ở đâu phải thế nào cho xứng hợp.
Theo phong tục văn hóa Việt Nam, thông thường khi người con gái đi lập gia đình, ngày họ bên đàng trai chú rể đến nhà bên đàng gái xin rước cô dâu về, người cha cô dâu đứng ra chào hỏi và trao con gái mình cho chú rể. Nhưng có những gia đình, và không ít, người cha lại không làm chuyện này, mà đẩy sang cho người mẹ làm công việc chào hỏi và nói lời trao con gái mình cho bên đàng trai.
Trong công việc uốn nắn , hướng dẫn tinh thần đạo giáo, người bà, nhất là người mẹ đóng một vai trò quan trọng.
Người con biết làm dấu Thánh Gía, biết chắp tay, thuộc những kinh cầu nguyện căn bản là do người mẹ chỉ dạy cho.
Đức Thánh Cha Phanxico đã ca ngợi những người mẹ, người bà trong gia đình là „ những người đóng vai trò loan truyền đức tin tiếp tục cho con cháu mình.“
Như Thánh Phaolo đã viết thư cho học trò mình Ông Timotheo nói về vai trò dạy dỗ đức tin của người phụ nữ trong gia đình:
„Tôi hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của anh, lòng tin đã có nơi cụ Lô-ít, bà ngoại anh, nơi bà Êu-ni-kê, mẹ anh, cũng như chính nơi anh, tôi xác tín như vậy.“ (2 Timotheo 1,5).
Càng ngày trong đời sống xã hội ở các quốc gia, nhiều quốc gia đã đưa ra những đạo luật bênh vực nhấn mạnh cho quyền lợi của phụ nữ, cơ hội bình đẳng nam nữ trong các sinh hoạt xã hội.
Hôm 6.3.2015 sau thời gian dài bàn gỉai thảo luận, quốc hội chính phủ nước Đức đã biểu quyết thành luật văn bản: trong ban điều hành các hãng xưởng lớn phải có 30% thành viên là phụ nữ.
Đức Hồng Y Woelki của Tổng giáo phận Koeln đã có phát biểu khi mới vể nhậm chức: Trong Tổng giáo phận cần phải có thêm những người phụ nữa vào làm việc trong cơ cấu của Giáo Hội nơi đây.
Thiên Chúa đã ban cho con người 10 điều răn làm căn bản cho đời sống đạo giáo tinh thần. Trong đó điều răn thứ tư dạy: Con phải thảo kính cha mẹ con.
Sách Huấn ca - Sirach - nói rõ: „Ai thảo kính mẹ thì thu tích được kho báu…3,4. Ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa. 3, 16“.
Vai tra người phụ nữ càng ngày càng trở nên quan trọng không chỉ trong việc sinh thành, giáo dục dạy dỗ con cháu, nhưng còn cả trong nhpững sinh hoạt chung cộng đồng ngoài xã hội nữa.
Người phụ nữ với bản tính do Trời phú ban gần sát cạnh với đời sống do khả năng chức vị sinh con, nuôi dạy con, cùng tính tình nhạy cảm. Nên vào giai đoạn thời đại nào xưa nay, họ vẫn luôn là thành phần góp phần xây dựng thiết yếu cho đời sống con người phát triển, nhất là về phương diện đạo đức tinh thần.
08.03.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm thế giới dành ngày 8.3. nhớ riêng về phụ nữ: Ngày phụ nữ thế giới.
Hướng về phụ nữ với lòng kính trọng. Vì họ do Thiên Chúa dựng nên như bao loài thụ tạo khác trong công trình tạo dựng thiên nhiên.
Nhớ về phụ nữ với lòng biết ơn. Vì Bà nội ngoại, người mẹ sinh thành nuôi nấng chúng ta nên người là phụ nữ.
Nghĩ đến phụ nữ với lòng cảm phục. Vì sự dịu dàng chan chứa tình yêu thương, nhẫn nại hy sinh chịu đựng của người mẹ trong việc nuôi dạy con cái, lo lắng với hết tấm lòng quán xuyến gia đình cho có đời sống trật tự ấm no.
Vui mừng, vì trong gia đình có chị gái, em gái, trong họ hàng dòng tộc có cháu gái. Họ đều là người phụ nữ. Nói theo quy luật thiên nhiên là có âm dương điều hòa.
Sinh hoạt ngoài xã hội, trong cộng đoàn xứ đạo sinh động, trôi chảy. Vì có những người phụ nữ thuộc mọi lớp tuổi cùng nhiệt thành tham gia vào việc chung.
Một người tâm sự: tôi còn bố gìa đau bệnh cần phải có người chăm sóc bên cạnh. Tôi là con trai lớn, và tôi có em trai nữa. Chính ra chúng tôi phải lo việc này. Nhưng đàn ông chúng tôi không làm công việc này được. Đến thăm bố chỉ nói chuyện hỏi thăm thôi. Nên phải cậy nhờ đến những em gái chúng tôi làm công việc săn sóc cho bố. Phụ nữ họ có cảm quan nhậy bén. Chân tay họ tuy yếu sức, nhưng họ làm công việc này rất giỏi rất tốt, nhất là việc vệ sinh sạch sẽ, việc săn sóc cho ăn uống, tắm rửa cho người khác… và họ có sức chịu đựng dẻo dai. Thiên Chúa đã ban cho người phụ nữ khả năng này từ bẩm sinh.
Động lòng trắc ẩn thương tâm, khi thấy hay nghe biết người phụ nữ nào bị bạc đãi, bị bỏ rơi.
Và rồi cũng có những ý kiến nhận xét, cái nhìn như không muốn công nhận vai trò cùng khả năng của phụ nữ trong đời sống xã hội, trong việc làm.
Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nhận xét : “Phụ nữ có nhiều điều để nói với chúng ta trong xã hội ngày nay. Thỉnh thoảng, đàn ông chúng ta chưa tạo không gian cho họ. Phụ nữ có khả năng nhìn nhận vấn đề khác chúng ta, và có thể đưa ra những câu hỏi mà đàn ông không hiểu nổi”. (Bài giảng ở Manila 18.01.2015.)
Và như thế, phải chăng người phụ nữ là một công trình tạo dựng kỳ diệu của Thiên Chúa?
Không dám qủa quyết điều này qúa bao quát.
Nhưng xét cho cùng, người con biết cầm đũa, cấm muỗng ăn cơm, cầm dao cắt bánh, biết mặc quần áo, biết tự đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… là do người mẹ chỉ dạy cho.
Nhớ lại, người con biết chào hỏi, giữ lễ phép là cũng do người mẹ hướng dẫn dậy bảo cho. Có những người mẹ luôn căn dặn con mình, cả ngay trước mặt mọi người khác, phải khoanh tay cúi đầu chào hỏi người thân, người quen biết, phải biết ăn nói giữ lễ độ.
Có những người con kể lại, mẹ của họ căn dặn dậy bảo cho biết cách ăn mặc ở đâu phải thế nào cho xứng hợp.
Theo phong tục văn hóa Việt Nam, thông thường khi người con gái đi lập gia đình, ngày họ bên đàng trai chú rể đến nhà bên đàng gái xin rước cô dâu về, người cha cô dâu đứng ra chào hỏi và trao con gái mình cho chú rể. Nhưng có những gia đình, và không ít, người cha lại không làm chuyện này, mà đẩy sang cho người mẹ làm công việc chào hỏi và nói lời trao con gái mình cho bên đàng trai.
Trong công việc uốn nắn , hướng dẫn tinh thần đạo giáo, người bà, nhất là người mẹ đóng một vai trò quan trọng.
Người con biết làm dấu Thánh Gía, biết chắp tay, thuộc những kinh cầu nguyện căn bản là do người mẹ chỉ dạy cho.
Đức Thánh Cha Phanxico đã ca ngợi những người mẹ, người bà trong gia đình là „ những người đóng vai trò loan truyền đức tin tiếp tục cho con cháu mình.“
Như Thánh Phaolo đã viết thư cho học trò mình Ông Timotheo nói về vai trò dạy dỗ đức tin của người phụ nữ trong gia đình:
„Tôi hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của anh, lòng tin đã có nơi cụ Lô-ít, bà ngoại anh, nơi bà Êu-ni-kê, mẹ anh, cũng như chính nơi anh, tôi xác tín như vậy.“ (2 Timotheo 1,5).
Càng ngày trong đời sống xã hội ở các quốc gia, nhiều quốc gia đã đưa ra những đạo luật bênh vực nhấn mạnh cho quyền lợi của phụ nữ, cơ hội bình đẳng nam nữ trong các sinh hoạt xã hội.
Hôm 6.3.2015 sau thời gian dài bàn gỉai thảo luận, quốc hội chính phủ nước Đức đã biểu quyết thành luật văn bản: trong ban điều hành các hãng xưởng lớn phải có 30% thành viên là phụ nữ.
Đức Hồng Y Woelki của Tổng giáo phận Koeln đã có phát biểu khi mới vể nhậm chức: Trong Tổng giáo phận cần phải có thêm những người phụ nữa vào làm việc trong cơ cấu của Giáo Hội nơi đây.
Thiên Chúa đã ban cho con người 10 điều răn làm căn bản cho đời sống đạo giáo tinh thần. Trong đó điều răn thứ tư dạy: Con phải thảo kính cha mẹ con.
Sách Huấn ca - Sirach - nói rõ: „Ai thảo kính mẹ thì thu tích được kho báu…3,4. Ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa. 3, 16“.
Vai tra người phụ nữ càng ngày càng trở nên quan trọng không chỉ trong việc sinh thành, giáo dục dạy dỗ con cháu, nhưng còn cả trong nhpững sinh hoạt chung cộng đồng ngoài xã hội nữa.
Người phụ nữ với bản tính do Trời phú ban gần sát cạnh với đời sống do khả năng chức vị sinh con, nuôi dạy con, cùng tính tình nhạy cảm. Nên vào giai đoạn thời đại nào xưa nay, họ vẫn luôn là thành phần góp phần xây dựng thiết yếu cho đời sống con người phát triển, nhất là về phương diện đạo đức tinh thần.
08.03.2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chúa Giêsu hát Tình Ca tuyệt vời nhất!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:45 07/03/2015
Chúa Giêsu hát Tình Ca tuyệt vời nhất!
Có một bản tình ca được viết lên bằng giá máu, được soạn bằng tình thương. Giá máu của trái tim bị đâm thâu để cứu nhân trần, và yêu thương đến cùng để con người được hạnh phúc! Bài hát ấy đã được soạn từ thuở hồng hoang, và còn ngân nga mãi đến vô tận vô cùng, bởi lẽ Tác Giả ấy luôn muốn viết tiếp nhạc khúc yêu thương, hằng hát bản tình ca cứu độ.
Bài hát ấy đã được cất lên nơi máng cỏ nhỏ bé, nơi ngôi làng nhỏ Nazaret ẩn mình, nơi các ngả đường rao giảng, dù là nơi từng gốc cây, con thuyền, cánh đồng bình thường hay nơi các Hội Đường, Nhà Thờ rộng lớn. Cao trào của bài hát đã được Ngài cất lên trên đỉnh núi cao, đã hát vang vọng đất trời để chúc phúc cho đời tươi thắm. Từng câu từ, từng âm điệu là dòng sông chuyên chở nguồn sức sống đến cho người nghe. Nghe một lần đến muôn đời với tâm tình của người con hiếu thảo: muốn tri ân Thiên Chúa. Tri ân vì cả cuộc đời Người Soạn Nhạc luôn hiểu thấu lòng chiên, yêu cho đến cùng để cứu độ con chiên!
Một bản tình ca Người vẫn còn muốn hát và hát thật nhiều. Ai ai cũng cần được cứu độ, được một lần ngồi dưới chân Người để lắng nghe tình khúc ngọt ngào thốt ra từ trái tim Người. Lời hát của Người là ngọn đèn soi lối con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.
Hôm nay và mãi đến tương lai, Tác Giả ấy ước mong mỗi người tiếp tục ca lên nhạc khúc yêu thương, hát lên bài ca đức ái. “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” Đó là lệnh truyền và lời mời gọi từng người chung chia với bản tình ca của Người đã, đang và sẽ hát. Nhờ đó, hy vọng càng nghe Người hát – hát bằng cả cuộc đời, bằng cả sứ điệp Tin Mừng – nhiều thính giả càng tin cậy, yêu mến và theo Người sát hơn.
Tôi tin bạn đã biết Tác Giả này, đã yêu mến và đang muốn theo Người, để cùng Người, bạn có thể mang đến cho cuộc đời bản tình ca như thế! Ước chi mỗi lời hát của bạn được cất lên từ trái tim đong đầy ngọn lửa Giêsu, để đổi mới cuộc sống này, biến đổi những tâm hồn băng giá. Bạn hãy thử một lần cùng với Người hát lên bản tình ca như thế trong cuộc sống thường nhật của mình: hát và sống với cung bậc của lòng mến yêu. Hát sao để cuộc đời ta giống bản tình ca của Chúa?
“Xin cho con một trái tim nồng say, xin cho con tình mến chẳng phai, ngay trong hôm nay hay trong tương lai, mến Chúa mãi chẳng phải, mến Chúa chẳng đổi thay…” (Tình Ca Vô Tận - sáng tác: Ngọc Kôn)
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Có một bản tình ca được viết lên bằng giá máu, được soạn bằng tình thương. Giá máu của trái tim bị đâm thâu để cứu nhân trần, và yêu thương đến cùng để con người được hạnh phúc! Bài hát ấy đã được soạn từ thuở hồng hoang, và còn ngân nga mãi đến vô tận vô cùng, bởi lẽ Tác Giả ấy luôn muốn viết tiếp nhạc khúc yêu thương, hằng hát bản tình ca cứu độ.
Bài hát ấy đã được cất lên nơi máng cỏ nhỏ bé, nơi ngôi làng nhỏ Nazaret ẩn mình, nơi các ngả đường rao giảng, dù là nơi từng gốc cây, con thuyền, cánh đồng bình thường hay nơi các Hội Đường, Nhà Thờ rộng lớn. Cao trào của bài hát đã được Ngài cất lên trên đỉnh núi cao, đã hát vang vọng đất trời để chúc phúc cho đời tươi thắm. Từng câu từ, từng âm điệu là dòng sông chuyên chở nguồn sức sống đến cho người nghe. Nghe một lần đến muôn đời với tâm tình của người con hiếu thảo: muốn tri ân Thiên Chúa. Tri ân vì cả cuộc đời Người Soạn Nhạc luôn hiểu thấu lòng chiên, yêu cho đến cùng để cứu độ con chiên!
Một bản tình ca Người vẫn còn muốn hát và hát thật nhiều. Ai ai cũng cần được cứu độ, được một lần ngồi dưới chân Người để lắng nghe tình khúc ngọt ngào thốt ra từ trái tim Người. Lời hát của Người là ngọn đèn soi lối con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.
Hôm nay và mãi đến tương lai, Tác Giả ấy ước mong mỗi người tiếp tục ca lên nhạc khúc yêu thương, hát lên bài ca đức ái. “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” Đó là lệnh truyền và lời mời gọi từng người chung chia với bản tình ca của Người đã, đang và sẽ hát. Nhờ đó, hy vọng càng nghe Người hát – hát bằng cả cuộc đời, bằng cả sứ điệp Tin Mừng – nhiều thính giả càng tin cậy, yêu mến và theo Người sát hơn.
Tôi tin bạn đã biết Tác Giả này, đã yêu mến và đang muốn theo Người, để cùng Người, bạn có thể mang đến cho cuộc đời bản tình ca như thế! Ước chi mỗi lời hát của bạn được cất lên từ trái tim đong đầy ngọn lửa Giêsu, để đổi mới cuộc sống này, biến đổi những tâm hồn băng giá. Bạn hãy thử một lần cùng với Người hát lên bản tình ca như thế trong cuộc sống thường nhật của mình: hát và sống với cung bậc của lòng mến yêu. Hát sao để cuộc đời ta giống bản tình ca của Chúa?
“Xin cho con một trái tim nồng say, xin cho con tình mến chẳng phai, ngay trong hôm nay hay trong tương lai, mến Chúa mãi chẳng phải, mến Chúa chẳng đổi thay…” (Tình Ca Vô Tận - sáng tác: Ngọc Kôn)
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.