Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhà Đá
Lm Vũđình Tường
00:49 04/03/2011
Nói đến nhà đá người ta liên tưởng đến nhà tù. Không biết từ này phát xuất từ đâu. Có lẽ thời xa xưa người ta nhốt tù nhân nơi những hầm đá thiên nhiên vách đá cao ngút trời, hoặc hang sâu, ẩm ướt, đen tối như mực. Nhà tù từ Bắc chí Nam luôn được xây cất vững chắc như bàn thạch. Từ nhà đá ám chỉ nhà tù kiên cố có lẽ từ đó mà ra.
Nhà xây bằng đá hẳn vững chắc hơn các loại vật liệu nhẹ khác. Công việc đòi hỏi xây cất vất vả, nặng nhọc và tốn công sức hơn. Vì thế thợ xây nhà trên nền đá đòi công cao cho xứng sức lực bỏ vào. Đổi lại căn nhà sẽ vững chắc, không sợ mưa sa, bão táp và bền lâu.
Đá tảng đức tin
Phúc âm hôm nay Đức Kitô khen người khôn xây nhà trên đá vì sẽ tránh nguy hiểm khi gặp mưa to, gió lớn.
Khi kêu gọi hai anh em Phêrô và André theo Đức Kitô. Ngài hứa cho các ông trở thành kẻ chài lưới người ta Mat 4,19.
Các anh hãy theo Tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá
Sau này có lần Đức Kitô hỏi các môn đệ, các ông nghe người ta đồn thổi Con Người là ai? Phêrô đại diện nhóm mười hai tuyên xưng đức tin
Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Mat 16,16
Từ lúc đó Đức Kitô nói với Phêrô.
Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Mat 16,17-18
Viên đá tiên khởi
Phêrô trở thành viên đá đầu tiên trong tòa nhà Giáo Hội vì Phêrô đặt niềm tin sắt đá của ông vào lời giảng dạy của Đức Kitô. Đá tảng đó có mười một tảng khác hỗ trợ. Chính niềm tin sắt son kia dẫn đến việc Thiên Chúa mặc khải cho Phêrô biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống. Đức Kitô dựa vào lời tuyên xưng khôn ngoan của Phêrô để nhận biết ông là người được Chúa Cha chúc phúc, tuyển chọn. Trên đá này Đức Kitô xây Giáo Hội Ngài. Như thế Giáo Hội Chúa xây trên nền tảng đức tin của các Kitô hữu. Phêrô là tảng đá tiên khởi. Tảng đá góc tường. Xét thế chúng ta có thể quả quyết đức tin Kitô hữu phát xuất từ ân sủng Lời Chúa. Ngoài Lời của Ngài ra, con người dù hiểu biết cao siêu đến đâu cũng không thể nhận biết Thiên Chúa. Khởi điểm của đức tin bắt đầu từ Lời Chúa. Chính vì thế mà Đức Kitô quả quyết là không sức mạnh nào có thể phá nổi toà nhà đức tin của Chúa, kể cả sức mạnh thần chết cũng không thể thắng nổi.
Tử thần không thắng nổi bởi chính Đức Kitô đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài đã sống lại từ cõi chết. Sự chết bị tiêu diệt. Kitô hữu gắn bó cuộc sống mình vào cuộc sống, chết và phục sinh của Đức Kitô sẽ chiến thắng trận chiến cuối cùng. Trong cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng, Kitô hữu gặp gian truân thử thách như bao người khác. Kitô hữu trải qua kinh nghiệm thất bại nhưng không đầu hàng. Vấp ngã nhưng không bỏ cuộc. Lạc đường nhưng không thất vọng. Mệt mỏi nhưng không ngã gục. Tù đầy nhưng không cô đơn. Có chết cũng không chết trong hư nát nhưng chết như một chứng nhân trung kiên để làm sáng Danh Chúa nơi trần thế.
Kitô hữu trung thành với Chúa khi cuộc đời gặp phong ba, bão táp. Khi cuộc sống có nhiều trớ trêu, đau khổ vẫn trung thành vì Kitô hữu không dựa vào tài riêng, tháo vát cá nhân. Cũng không dựa vào sức mạnh mãnh lực đồng tiền. Cũng không bám víu, trông cậy vào sức mạnh tập thể. Ơn khôn ngoan, sức mạnh của Kitô hữu phát xuất ở Lời Chúa, Lời hằng sống. Nơi trú ẩn an toàn chính là bám chặt vào Chúa vì Ngài nên như núi đá, thành luỹ, khiên thuẫn cho con ẩn thân. Tư tưởng này chính là kinh nghiệm bản thân của các tổ phụ ghi lại trong thánh vịnh 18.
Bão tố
Bão tố được mặc khải trong lời tiên báo của Đức Kitô là một thực thể của cuộc sống. Đây không phải là thiên tai, bão, sóng gió thiên nhiên mà bão tố gây nên bởi quyền lực tử thần.
Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi
Lời tiên báo trên cho thấy cuộc đời tin theo Đức Kitô không thiếu sóng gió. Phong ba bão táp đến từ quyền lực tử thần, do ghen ghét mà gieo sóng gió vào lòng người khiến cho lòng người bị chao đảo. Nếu cõi lòng đó không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, cõi lòng đó sẽ gặp nhiều chao đảo trong cuộc sống vì quyền lực tử thần chủ trương phá hoại. Quyền lực tử thần lợi dụng mọi phương tiện xã hội để quấy phá. Rõ ràng nhất là chúng lợi dụng các khuynh hướng xã hội, tính bất toàn của con người xã hội, và các định chế xã hội do con người sáng chế ra, nhằm mục đích khuynh đảo đời sống Kitô hữu.
Kitô hữu có tránh né cách nào đi chăng nữa, quyền lực tử thần cũng tìm đến phá rối, làm cho tâm hồn bất an. Quyền lực đó có sức mạnh, lại bủa vây tứ bề, nên tự sức Kitô hữu không thể chống lại được. Kitô hữu khôn ngoan là người biết cậy trông vào sức mạnh Lời Chúa. Chỉ có sức mạnh Lời Chúa mới xua đuổi được quyền lực tử thần, núp bóng dưới danh nghĩa khuynh hướng thế tục, chủ thuyết xã hội. Sức mạnh Lời Chúa ban cho những tấm lòng chân thành đặt trọn niềm tin vào giáo huấn của Đức Kitô. Lời tiên báo tử thần phá hoại là một thực thể trong cuộc sống. Như thế lời tuyên báo chúng không phá nổi Giáo Hội Chúa cũng là một thực thể của niềm tin Kitô.
Nhà xây bằng đá hẳn vững chắc hơn các loại vật liệu nhẹ khác. Công việc đòi hỏi xây cất vất vả, nặng nhọc và tốn công sức hơn. Vì thế thợ xây nhà trên nền đá đòi công cao cho xứng sức lực bỏ vào. Đổi lại căn nhà sẽ vững chắc, không sợ mưa sa, bão táp và bền lâu.
Đá tảng đức tin
Phúc âm hôm nay Đức Kitô khen người khôn xây nhà trên đá vì sẽ tránh nguy hiểm khi gặp mưa to, gió lớn.
Khi kêu gọi hai anh em Phêrô và André theo Đức Kitô. Ngài hứa cho các ông trở thành kẻ chài lưới người ta Mat 4,19.
Các anh hãy theo Tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá
Sau này có lần Đức Kitô hỏi các môn đệ, các ông nghe người ta đồn thổi Con Người là ai? Phêrô đại diện nhóm mười hai tuyên xưng đức tin
Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Mat 16,16
Từ lúc đó Đức Kitô nói với Phêrô.
Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Mat 16,17-18
Viên đá tiên khởi
Phêrô trở thành viên đá đầu tiên trong tòa nhà Giáo Hội vì Phêrô đặt niềm tin sắt đá của ông vào lời giảng dạy của Đức Kitô. Đá tảng đó có mười một tảng khác hỗ trợ. Chính niềm tin sắt son kia dẫn đến việc Thiên Chúa mặc khải cho Phêrô biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống. Đức Kitô dựa vào lời tuyên xưng khôn ngoan của Phêrô để nhận biết ông là người được Chúa Cha chúc phúc, tuyển chọn. Trên đá này Đức Kitô xây Giáo Hội Ngài. Như thế Giáo Hội Chúa xây trên nền tảng đức tin của các Kitô hữu. Phêrô là tảng đá tiên khởi. Tảng đá góc tường. Xét thế chúng ta có thể quả quyết đức tin Kitô hữu phát xuất từ ân sủng Lời Chúa. Ngoài Lời của Ngài ra, con người dù hiểu biết cao siêu đến đâu cũng không thể nhận biết Thiên Chúa. Khởi điểm của đức tin bắt đầu từ Lời Chúa. Chính vì thế mà Đức Kitô quả quyết là không sức mạnh nào có thể phá nổi toà nhà đức tin của Chúa, kể cả sức mạnh thần chết cũng không thể thắng nổi.
Tử thần không thắng nổi bởi chính Đức Kitô đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài đã sống lại từ cõi chết. Sự chết bị tiêu diệt. Kitô hữu gắn bó cuộc sống mình vào cuộc sống, chết và phục sinh của Đức Kitô sẽ chiến thắng trận chiến cuối cùng. Trong cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng, Kitô hữu gặp gian truân thử thách như bao người khác. Kitô hữu trải qua kinh nghiệm thất bại nhưng không đầu hàng. Vấp ngã nhưng không bỏ cuộc. Lạc đường nhưng không thất vọng. Mệt mỏi nhưng không ngã gục. Tù đầy nhưng không cô đơn. Có chết cũng không chết trong hư nát nhưng chết như một chứng nhân trung kiên để làm sáng Danh Chúa nơi trần thế.
Kitô hữu trung thành với Chúa khi cuộc đời gặp phong ba, bão táp. Khi cuộc sống có nhiều trớ trêu, đau khổ vẫn trung thành vì Kitô hữu không dựa vào tài riêng, tháo vát cá nhân. Cũng không dựa vào sức mạnh mãnh lực đồng tiền. Cũng không bám víu, trông cậy vào sức mạnh tập thể. Ơn khôn ngoan, sức mạnh của Kitô hữu phát xuất ở Lời Chúa, Lời hằng sống. Nơi trú ẩn an toàn chính là bám chặt vào Chúa vì Ngài nên như núi đá, thành luỹ, khiên thuẫn cho con ẩn thân. Tư tưởng này chính là kinh nghiệm bản thân của các tổ phụ ghi lại trong thánh vịnh 18.
Bão tố
Bão tố được mặc khải trong lời tiên báo của Đức Kitô là một thực thể của cuộc sống. Đây không phải là thiên tai, bão, sóng gió thiên nhiên mà bão tố gây nên bởi quyền lực tử thần.
Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi
Lời tiên báo trên cho thấy cuộc đời tin theo Đức Kitô không thiếu sóng gió. Phong ba bão táp đến từ quyền lực tử thần, do ghen ghét mà gieo sóng gió vào lòng người khiến cho lòng người bị chao đảo. Nếu cõi lòng đó không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, cõi lòng đó sẽ gặp nhiều chao đảo trong cuộc sống vì quyền lực tử thần chủ trương phá hoại. Quyền lực tử thần lợi dụng mọi phương tiện xã hội để quấy phá. Rõ ràng nhất là chúng lợi dụng các khuynh hướng xã hội, tính bất toàn của con người xã hội, và các định chế xã hội do con người sáng chế ra, nhằm mục đích khuynh đảo đời sống Kitô hữu.
Kitô hữu có tránh né cách nào đi chăng nữa, quyền lực tử thần cũng tìm đến phá rối, làm cho tâm hồn bất an. Quyền lực đó có sức mạnh, lại bủa vây tứ bề, nên tự sức Kitô hữu không thể chống lại được. Kitô hữu khôn ngoan là người biết cậy trông vào sức mạnh Lời Chúa. Chỉ có sức mạnh Lời Chúa mới xua đuổi được quyền lực tử thần, núp bóng dưới danh nghĩa khuynh hướng thế tục, chủ thuyết xã hội. Sức mạnh Lời Chúa ban cho những tấm lòng chân thành đặt trọn niềm tin vào giáo huấn của Đức Kitô. Lời tiên báo tử thần phá hoại là một thực thể trong cuộc sống. Như thế lời tuyên báo chúng không phá nổi Giáo Hội Chúa cũng là một thực thể của niềm tin Kitô.
Công chính vì tin
Mic. Cao Danh Viện
08:52 04/03/2011
Thực hành Thánh ý Chúa Trời
Xây nền vững chắc trên Lời Thần lương
Chỉ trong Thiên Chúa tình thương
Đời con mới được náu nương yên hàn
Khôn ngoan tuân giữ Lời vàng
Nhà trên nền đá huy hoàng thủy chung
Mưa không chuyển, gió chẳng rung
Ấm tình vẹn nghĩa say cùng vinh quang
Ai làm thân kiếp dã tràng
Muôn đời xe cát nhọc nhằn biển Đông
Hư không vẫn mãi hư không
Làm sao thấy Chúa quan phòng yêu thương
Niềm tin dẫn lối muôn phương
Bàn tay làm việc góp hương cho người
Bàn chân đưa bước nơi nơi
Tâm hồn theo hướng Chúa Trời ân trao
Đời tín hữu đẹp làm sao
Khi đem Thánh ý đi vào trần gian
Dù bao thử thách nguy nan
Dù trong bão tố đời càng trung kiên
Phúc người công chính vì tin
Không vì lề luật giữ mình yên thân.
Xây nền vững chắc trên Lời Thần lương
Chỉ trong Thiên Chúa tình thương
Đời con mới được náu nương yên hàn
Khôn ngoan tuân giữ Lời vàng
Nhà trên nền đá huy hoàng thủy chung
Mưa không chuyển, gió chẳng rung
Ấm tình vẹn nghĩa say cùng vinh quang
Ai làm thân kiếp dã tràng
Muôn đời xe cát nhọc nhằn biển Đông
Hư không vẫn mãi hư không
Làm sao thấy Chúa quan phòng yêu thương
Niềm tin dẫn lối muôn phương
Bàn tay làm việc góp hương cho người
Bàn chân đưa bước nơi nơi
Tâm hồn theo hướng Chúa Trời ân trao
Đời tín hữu đẹp làm sao
Khi đem Thánh ý đi vào trần gian
Dù bao thử thách nguy nan
Dù trong bão tố đời càng trung kiên
Phúc người công chính vì tin
Không vì lề luật giữ mình yên thân.
Chay tịnh
Mic. Cao Danh Viện
08:54 04/03/2011
CHAY TỊNH
Lời Chúa Thứ tư lễ tro
Buị tro thân phận con người
Mong manh tiếng khóc tiếng cười mong manh
Ngàn xưa tôi chẳng trung thành
Để Lòng Thương Xót vi hành trần gian
Về thôi ! tịnh trí hồi tâm!
Ăn chay thống thiết than van tội đời
Tay đấm ngực, lỗi tại tôi!
Xé lòng khẩn khoản lạy trời xót thương
Bao nhiêu ân huệ miên trường
Rủ thương ban xuống tôi dường mưa sa
Thế mà tôi mãi phôi pha
Làm cho vô hiệu ngọc ngà thiên ân
Hôm nay ngày Đức Khoan Nhân
Xót thương cứu độ thi ân trợ phù
Tôi xin về với khiêm nhu
Dọn lòng chay tịnh giao lưu Tình trời
Chia san hồng phúc trong tôi
Đến người khổ hạnh cho đời truân chuyên
Trái tim xin được tinh tuyền
Như cây bạch lạp trong đêm nguyện cầu
Cha và tôi, nói thật lâu
Trong nơi kín đáo thâm sâu nhẹ nhàng
Lòng tôi chay tịnh rộn ràng
Dầu thơm tôi xức, nhẫn vàng tôi đeo
Trước bàng dân, tôi hò reo
Đây Lòng Thương Xót xuống treo Thập hình!
Cho tôi tìm lại chính mình
Cho nhân gian hiểu ân tình trời cao.
VÌ SAO?
Khi con thức giấc trở mình
Hôi tanh nhục thể, linh đinh phận người
Con không chịu nỗi cái tôi
Mà sao Chúa dám vào đời vì con
Con không chấp nhận cô đơn
Yêu đời con mãi lờn vờn đam mê
Mà sao Chúa lại vẹn thề
Xả thân nhập thế trăm bề truân chuyên
Con đi tìm mối tình duyên
Giữa vòng ái ố thiên niên con người
Mà sao Chúa lại vẫn cười
Giang tay chúc phúc cho đời con xinh
Con chưa từ bỏ chính mình
Để mà chấp nhận thập hình đời con
Mà sao chúa mãi vuông tròn
Treo trên Thập giá héo hon tình Ngài
Chúa ơi! Con chẳng yêu ai!
Vì yêu Chúa đã miệt mài thi ân
Mà con chỉ biết yêu con
Muôn đời Chúa mãi tình son đợi chờ
Bây giờ ! con viết bài thơ
Ăn năn sám hối ngây thơ tự tình
Chúa ơi! Trong phút thiên linh
Của Mùa chay thánh, rủ tình yêu thêm…
Lời Chúa Thứ tư lễ tro
Buị tro thân phận con người
Mong manh tiếng khóc tiếng cười mong manh
Ngàn xưa tôi chẳng trung thành
Để Lòng Thương Xót vi hành trần gian
Về thôi ! tịnh trí hồi tâm!
Ăn chay thống thiết than van tội đời
Tay đấm ngực, lỗi tại tôi!
Xé lòng khẩn khoản lạy trời xót thương
Bao nhiêu ân huệ miên trường
Rủ thương ban xuống tôi dường mưa sa
Thế mà tôi mãi phôi pha
Làm cho vô hiệu ngọc ngà thiên ân
Hôm nay ngày Đức Khoan Nhân
Xót thương cứu độ thi ân trợ phù
Tôi xin về với khiêm nhu
Dọn lòng chay tịnh giao lưu Tình trời
Chia san hồng phúc trong tôi
Đến người khổ hạnh cho đời truân chuyên
Trái tim xin được tinh tuyền
Như cây bạch lạp trong đêm nguyện cầu
Cha và tôi, nói thật lâu
Trong nơi kín đáo thâm sâu nhẹ nhàng
Lòng tôi chay tịnh rộn ràng
Dầu thơm tôi xức, nhẫn vàng tôi đeo
Trước bàng dân, tôi hò reo
Đây Lòng Thương Xót xuống treo Thập hình!
Cho tôi tìm lại chính mình
Cho nhân gian hiểu ân tình trời cao.
VÌ SAO?
Khi con thức giấc trở mình
Hôi tanh nhục thể, linh đinh phận người
Con không chịu nỗi cái tôi
Mà sao Chúa dám vào đời vì con
Con không chấp nhận cô đơn
Yêu đời con mãi lờn vờn đam mê
Mà sao Chúa lại vẹn thề
Xả thân nhập thế trăm bề truân chuyên
Con đi tìm mối tình duyên
Giữa vòng ái ố thiên niên con người
Mà sao Chúa lại vẫn cười
Giang tay chúc phúc cho đời con xinh
Con chưa từ bỏ chính mình
Để mà chấp nhận thập hình đời con
Mà sao chúa mãi vuông tròn
Treo trên Thập giá héo hon tình Ngài
Chúa ơi! Con chẳng yêu ai!
Vì yêu Chúa đã miệt mài thi ân
Mà con chỉ biết yêu con
Muôn đời Chúa mãi tình son đợi chờ
Bây giờ ! con viết bài thơ
Ăn năn sám hối ngây thơ tự tình
Chúa ơi! Trong phút thiên linh
Của Mùa chay thánh, rủ tình yêu thêm…
Thánh Giuse con người hành động
LM Giuse Hoàng Kim Toan
08:57 04/03/2011
Thánh Giuse, con người thầm lặng trong Tin Mừng, là một vị thánh đặc biệt biểu lộ sức mạnh của yên tĩnh trong tâm hồn qua năng lực của hoạt động. Trong cách nhìn này, chúng ta ngắm nhìn khuôn mẫu của Thánh Giuse để học gương lành của ngài.
Hành động của mọi hành động.
Thông thường, người ta nghĩ hành động quan trọng là biểu hiện bên ngoài bằng những công trình thực hiện được trong cuộc đời. Không, trước mọi biểu lộ bên ngoài, càng lớn lao bề ngoài càng thực hiện chiều sâu trước tiên chừng nấy. Để bắt đầu xây một tòa nhà cao tầng, người ta thực hiện điều gì trước? Thăm dò lòng đất, lên phương án, lập kế hoạch thi công, đào đất, đặt móng cho tòa nhà. Tất cả công trình ấy chưa cho thấy tòa nhà thực sự biểu lộ. Chiều sâu của hoạt động tâm linh cũng là thế, thời gian dài đắm mình để lắng nghe tiếng Chúa, bao trằn trọc, bao suy tư, bao luyện tập, nhằm một mục đích để Thánh Ý của Thiên Chúa là chỉ nam cho hoạt động của mình.
Thắng dẹp được ý muốn của bản thân, bao giờ chiến thắng được ý muốn của bản thân mới thấy ưa thích để tâm nghe tiếng Chúa.
Trong tôn giáo tự nhiên, con đường thắng được bản thân là con đường của thiền quán, tập ra khỏi chính mình, đổ rỗng mọi tham, sân, si bằng những thực hành quán chiếu. Ra khỏi bến mê mới thấy bờ ảo vọng và giúp người khác ra khỏi bến mê.
Con đường “tuyệt học vô ưu” của Lão Tử, nêu nguyên tắc đầu tiên: “dứt bỏ tục học, mọi lo buồn sẽ hết”. Tìm học cái hay, cái biết bên ngoài mà không tìm biết cái bên trong, cái chiều sâu tâm linh trước đã, làm sao có thể tránh được tham lam và đau khổ, cũng như gây đau khổ cho người khác.
Thánh Giuse không nói gì trong Thánh Kinh, nhưng lại trở thành gương mẫu cho mọi hoạt động. Đó là “dụng của cái không” để mình ra không trước nhan Thiên Chúa. Chiều sâu của hoạt động là im lặng lắng nghe tiếng nói từ nguồn cội sự sống, Thiên Chúa lên tiếng từ trong sâu thẳm. Lắng nghe và biết điều Thiên Chúa muốn để không còn sống cho mình mà sống cho Thiên Chúa. “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14, 8). Hiệu quả “Dụng của cái không” chính là “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1, 49).
Hành động trong chiêm niệm.
Không phải là hành động trong ảo vọng mà thực sự hành động trong viên thành. Điều gì làm cho mình, điều đó sẽ chấm hết khi cuộc đời mình chấm dứt, đó là cách hoạt động cho ảo vọng. Con người làm việc cho Thiên Chúa là thi hành theo Ý muốn của Thiên Chúa.
Ý muốn Thiên Chúa là hạnh phúc của nhân thế được viên thành. Có biết bao trở ngại trên con đường thực thi ý Thiên Chúa. Thánh Giuse đã từ bỏ ý riêng, đón nhận Maria (Xem Mt 1, 18 – 25); thấy được thánh ý qua sự kiện trần thế, đưa Đức Maria về cùng mình để khai sổ bộ và Maria tới ngày sinh “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (X. Lc 2, 1 – 8); kết quả là mừng vui. Điều gì quan trọng đã được đón nhận thực hiện, ở đâu, nơi chốn không là vấn đề bận tâm. Đã bao lần con người chúng ta hoạt động mà thiếu mất điều chính yếu, loay hoay với bao điều phụ thuộc, rồi đau khổ, rồi than van, trách móc?
Thánh Giuse nghe thiên thần mách bảo đưa gia đình tránh sang Ai Cập (Mt 2, 13 – 14). Sở dĩ lao động của nhân loại được trao phó cho Thánh Giuse là “từ bỏ ý riêng để chu toàn Thánh ý”. Con người đau khổ là đã tự quyết ngoài thánh ý Thiên Chúa, do chất đầy trong mình những sợ mất chính mình trong cuộc sống này. Tự khẳng định mình, cố giữ lấy cái mình đã được, con người trốn tránh Thiên Chúa và đổ lỗi cho nhau (câu chuyện trái cấm). Làm sao có thể trao trách nhiệm của nhân loại cho con người chỉ biết tới mình, vì thế Lão Tử cũng nói trong Đạo Đức Kinh: “ lấy thân cho thiên hạ, đem thân vì thiên hạ; và tất nhiên bậc người như thế sẽ xứng đáng được trao gửi thiên hạ vào tay”.
Hành động của chiêm niệm là hành động xây nhà trên nền móng đã đặt, không trệch ra ngoài, không lệch xa với trọng tâm. Con người thiếu vắng Thiên Chúa là những người quý ngọn, thích phù hoa, tìm danh lợi, đắm mình trong đam mê một kiếp trần ai, cuối cùng là sụp đổ, bởi chỉ tìm ngọn hái hoa trái mà thiếu mất tìm đến cội nguồn mà bồi dưỡng. Con người hành động trong chiêm niệm là thực hành cuộc đời trong điều chính yếu, đơn giản nhưng chiều sâu, uống tận nguồn sữa sáng tạo tiếp tục dâng đời những mới mẻ, bình an và hân hoan, mang niềm vui lan tỏa đến người khác và muôn loài.
Thánh Giuse trở thành mẫu gương cho mọi hoạt động vì Ngài đã thực hành điều chính yếu trong cuộc đời. Dù tay đã chai rần vì đục đẽo, dù cuộc sống cũng đã bôn ba trong những nghịch cảnh; dù sống trong cảnh nghèo nàn nhưng niềm vui Nước Trời đã thực sự thành sự nơi Trần Thế. Tôi và bạn hãy cùng nhau hành động theo gương Thánh Giuse, tìm đến cội nguồn để phát sinh hoa trái.
Hành động của mọi hành động.
Thông thường, người ta nghĩ hành động quan trọng là biểu hiện bên ngoài bằng những công trình thực hiện được trong cuộc đời. Không, trước mọi biểu lộ bên ngoài, càng lớn lao bề ngoài càng thực hiện chiều sâu trước tiên chừng nấy. Để bắt đầu xây một tòa nhà cao tầng, người ta thực hiện điều gì trước? Thăm dò lòng đất, lên phương án, lập kế hoạch thi công, đào đất, đặt móng cho tòa nhà. Tất cả công trình ấy chưa cho thấy tòa nhà thực sự biểu lộ. Chiều sâu của hoạt động tâm linh cũng là thế, thời gian dài đắm mình để lắng nghe tiếng Chúa, bao trằn trọc, bao suy tư, bao luyện tập, nhằm một mục đích để Thánh Ý của Thiên Chúa là chỉ nam cho hoạt động của mình.
Thắng dẹp được ý muốn của bản thân, bao giờ chiến thắng được ý muốn của bản thân mới thấy ưa thích để tâm nghe tiếng Chúa.
Trong tôn giáo tự nhiên, con đường thắng được bản thân là con đường của thiền quán, tập ra khỏi chính mình, đổ rỗng mọi tham, sân, si bằng những thực hành quán chiếu. Ra khỏi bến mê mới thấy bờ ảo vọng và giúp người khác ra khỏi bến mê.
Con đường “tuyệt học vô ưu” của Lão Tử, nêu nguyên tắc đầu tiên: “dứt bỏ tục học, mọi lo buồn sẽ hết”. Tìm học cái hay, cái biết bên ngoài mà không tìm biết cái bên trong, cái chiều sâu tâm linh trước đã, làm sao có thể tránh được tham lam và đau khổ, cũng như gây đau khổ cho người khác.
Thánh Giuse không nói gì trong Thánh Kinh, nhưng lại trở thành gương mẫu cho mọi hoạt động. Đó là “dụng của cái không” để mình ra không trước nhan Thiên Chúa. Chiều sâu của hoạt động là im lặng lắng nghe tiếng nói từ nguồn cội sự sống, Thiên Chúa lên tiếng từ trong sâu thẳm. Lắng nghe và biết điều Thiên Chúa muốn để không còn sống cho mình mà sống cho Thiên Chúa. “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14, 8). Hiệu quả “Dụng của cái không” chính là “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1, 49).
Hành động trong chiêm niệm.
Không phải là hành động trong ảo vọng mà thực sự hành động trong viên thành. Điều gì làm cho mình, điều đó sẽ chấm hết khi cuộc đời mình chấm dứt, đó là cách hoạt động cho ảo vọng. Con người làm việc cho Thiên Chúa là thi hành theo Ý muốn của Thiên Chúa.
Ý muốn Thiên Chúa là hạnh phúc của nhân thế được viên thành. Có biết bao trở ngại trên con đường thực thi ý Thiên Chúa. Thánh Giuse đã từ bỏ ý riêng, đón nhận Maria (Xem Mt 1, 18 – 25); thấy được thánh ý qua sự kiện trần thế, đưa Đức Maria về cùng mình để khai sổ bộ và Maria tới ngày sinh “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (X. Lc 2, 1 – 8); kết quả là mừng vui. Điều gì quan trọng đã được đón nhận thực hiện, ở đâu, nơi chốn không là vấn đề bận tâm. Đã bao lần con người chúng ta hoạt động mà thiếu mất điều chính yếu, loay hoay với bao điều phụ thuộc, rồi đau khổ, rồi than van, trách móc?
Thánh Giuse nghe thiên thần mách bảo đưa gia đình tránh sang Ai Cập (Mt 2, 13 – 14). Sở dĩ lao động của nhân loại được trao phó cho Thánh Giuse là “từ bỏ ý riêng để chu toàn Thánh ý”. Con người đau khổ là đã tự quyết ngoài thánh ý Thiên Chúa, do chất đầy trong mình những sợ mất chính mình trong cuộc sống này. Tự khẳng định mình, cố giữ lấy cái mình đã được, con người trốn tránh Thiên Chúa và đổ lỗi cho nhau (câu chuyện trái cấm). Làm sao có thể trao trách nhiệm của nhân loại cho con người chỉ biết tới mình, vì thế Lão Tử cũng nói trong Đạo Đức Kinh: “ lấy thân cho thiên hạ, đem thân vì thiên hạ; và tất nhiên bậc người như thế sẽ xứng đáng được trao gửi thiên hạ vào tay”.
Hành động của chiêm niệm là hành động xây nhà trên nền móng đã đặt, không trệch ra ngoài, không lệch xa với trọng tâm. Con người thiếu vắng Thiên Chúa là những người quý ngọn, thích phù hoa, tìm danh lợi, đắm mình trong đam mê một kiếp trần ai, cuối cùng là sụp đổ, bởi chỉ tìm ngọn hái hoa trái mà thiếu mất tìm đến cội nguồn mà bồi dưỡng. Con người hành động trong chiêm niệm là thực hành cuộc đời trong điều chính yếu, đơn giản nhưng chiều sâu, uống tận nguồn sữa sáng tạo tiếp tục dâng đời những mới mẻ, bình an và hân hoan, mang niềm vui lan tỏa đến người khác và muôn loài.
Thánh Giuse trở thành mẫu gương cho mọi hoạt động vì Ngài đã thực hành điều chính yếu trong cuộc đời. Dù tay đã chai rần vì đục đẽo, dù cuộc sống cũng đã bôn ba trong những nghịch cảnh; dù sống trong cảnh nghèo nàn nhưng niềm vui Nước Trời đã thực sự thành sự nơi Trần Thế. Tôi và bạn hãy cùng nhau hành động theo gương Thánh Giuse, tìm đến cội nguồn để phát sinh hoa trái.
Tro bụi
LM Giuse Hoàng Kim Toan
08:58 04/03/2011
Tro là những gì còn lại sau khi đã bị tiêu hủy hoàn toàn hay đã bị thiêu đốt. Tất cả còn lại là tro bụi trả về cho đất. Vậy mà bụi tro của khởi đầu nhân thế, Thiên Chúa đã lấy đất tạo thành nên người, thổi hơi thở thần linh vào thân xác bụi đất làm cho sống động và từ ấy...
Sự sống của tro bụi
Từ khi tro bụi mang lấy sự sống từ hơi thở thần linh là từ khi ấy bụi tro đã hóa kiếp, để rồi từ đó băn khoăn tự hỏi mãi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi” (TCS) và cứ mãi làm người nếm đủ mọi buồn vui. Tro bụi mang lấy hình hài của sự sống, tro bụi biết yêu thương, hờn ghét, sầu, hận…mang vào trong mình bao cảm xúc và nhận ra chính mình trong chiều vàng tắt bóng.
Tro bụi của ngày nhớ thương, sao lại biết thương nhớ nhau của những hạt bụi? Có lẽ bụi đã chẳng đơn độc vì mang lấy trái tim, có thương, có nhớ, có giận, có hờn... Biết bao cái có từ khi hạt bụi mang vào trái tim. Cũng từ ấy, hạt bụi dù mang kiếp mỏng manh vẫn nhận ra thân phận của cát bụi tuyệt vời. Và rồi cung trầm bổng của cuộc sống làm cát bụi nhận ra mình chẳng bao giờ còn là cát bụi nữa.
Lội ngược hành trình của người, con người nhận ra mình cát bụi biết suy tư. Suy tư về nguồn cội về tương lai về hôm nay. Biết bao dòng chảy cuộc sống gợi lên những suy tư, nhưng vẫn quan trọng nhất vẫn là tìm ý nghĩa của cát bụi làm người. Không giống với cát bụi của sa mạc, hôm nay ở đây, mai ở kia tùy thuộc vào những cơn gió đưa dẫn. Con người trong cát bụi quyết định cho mình những hướng đi, tự vận hành để đạt được tiến độ trong hướng đi ấy và nhận ra trong vận hành ấy ý nghĩa của cát bụi làm người, trong thất vọng hay trong hân hoan trong ngày về lại với cát bụi.
Vẫn là hạt bụi nào, vẫn là những hạt bụi nối tiếp vào đời hóa thân làm người, bởi sự sống tuyệt vời và sự sống không ngừng tuôn chảy trong những hạt bụi đã hóa thân.
Trần ai trong cát bụi.
Cát bụi mang thân đau khổ của ngày sống, bởi cát bụi tranh giành, xô nhau trong đời sống. Biết rằng một mai kia sẽ về lại với cát bụi nhưng có những phận đời cát bụi không chấp nhận như thế. Đã hóa thân thì cố giữ lấy thân bằng mọi cách, mọi giá, kể cả cướp lấy sự sống của cát bụi khác. Vơ về cho mình cũng là cát bụi, rồi tất cả chỉ là cát bụi, chẳng làm gì để gió cuốn đi. Cát bụi gây khổ cho nhau, chỉ vì tham sống mà mất sự sống, chỉ vì vơ vét mà mất tình người, chỉ vì thêm được chút ít mà đành mất nhau…Chuyện buồn muôn thưở của những hạt bụi hóa kiếp, để rồi làm gì, và gió cuốn đi.
Thân cát bụi, có hơn thua gì vẫn là cát bụi, có ghen ghét gì cũng là cát bụi, sao không sống với nhau bằng mối tình chân thật của tình người đã hóa thân để rồi còn nhau mãi, để rồi còn thấy nhau hạnh phúc, nắm tay nhau về với cát bụi linh thiêng vào đời vĩnh cửu.
Cát bụi một đời cát bụi, đừng xô nhau, đừng làm khổ đời nhau, ít đi một chút mà tình nghĩa còn tồn tại, thiếu đi một ít mà người còn có nhau, hy sinh đi một chút mà người cho nhau hạnh phúc… Tất cả đều có thể được, nếu cát bụi là người thực sự với nhau.
Người ơi, người là cát bụi, cát bụi đã làm người, đừng trở về với cát bụi mà lòng chất thêm sầu oán, đừng trở về cát bụi nhiễm thêm nhiều ô uế vẩn đục. Cát bụi làm người sao không mang lấy tay sạch lòng thanh?
Xin cho cát bụi làm người và mãi mãi làm người cần có nhau và cho nhau hạnh phúc.
Sự sống của tro bụi
Từ khi tro bụi mang lấy sự sống từ hơi thở thần linh là từ khi ấy bụi tro đã hóa kiếp, để rồi từ đó băn khoăn tự hỏi mãi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi” (TCS) và cứ mãi làm người nếm đủ mọi buồn vui. Tro bụi mang lấy hình hài của sự sống, tro bụi biết yêu thương, hờn ghét, sầu, hận…mang vào trong mình bao cảm xúc và nhận ra chính mình trong chiều vàng tắt bóng.
Tro bụi của ngày nhớ thương, sao lại biết thương nhớ nhau của những hạt bụi? Có lẽ bụi đã chẳng đơn độc vì mang lấy trái tim, có thương, có nhớ, có giận, có hờn... Biết bao cái có từ khi hạt bụi mang vào trái tim. Cũng từ ấy, hạt bụi dù mang kiếp mỏng manh vẫn nhận ra thân phận của cát bụi tuyệt vời. Và rồi cung trầm bổng của cuộc sống làm cát bụi nhận ra mình chẳng bao giờ còn là cát bụi nữa.
Lội ngược hành trình của người, con người nhận ra mình cát bụi biết suy tư. Suy tư về nguồn cội về tương lai về hôm nay. Biết bao dòng chảy cuộc sống gợi lên những suy tư, nhưng vẫn quan trọng nhất vẫn là tìm ý nghĩa của cát bụi làm người. Không giống với cát bụi của sa mạc, hôm nay ở đây, mai ở kia tùy thuộc vào những cơn gió đưa dẫn. Con người trong cát bụi quyết định cho mình những hướng đi, tự vận hành để đạt được tiến độ trong hướng đi ấy và nhận ra trong vận hành ấy ý nghĩa của cát bụi làm người, trong thất vọng hay trong hân hoan trong ngày về lại với cát bụi.
Vẫn là hạt bụi nào, vẫn là những hạt bụi nối tiếp vào đời hóa thân làm người, bởi sự sống tuyệt vời và sự sống không ngừng tuôn chảy trong những hạt bụi đã hóa thân.
Trần ai trong cát bụi.
Cát bụi mang thân đau khổ của ngày sống, bởi cát bụi tranh giành, xô nhau trong đời sống. Biết rằng một mai kia sẽ về lại với cát bụi nhưng có những phận đời cát bụi không chấp nhận như thế. Đã hóa thân thì cố giữ lấy thân bằng mọi cách, mọi giá, kể cả cướp lấy sự sống của cát bụi khác. Vơ về cho mình cũng là cát bụi, rồi tất cả chỉ là cát bụi, chẳng làm gì để gió cuốn đi. Cát bụi gây khổ cho nhau, chỉ vì tham sống mà mất sự sống, chỉ vì vơ vét mà mất tình người, chỉ vì thêm được chút ít mà đành mất nhau…Chuyện buồn muôn thưở của những hạt bụi hóa kiếp, để rồi làm gì, và gió cuốn đi.
Thân cát bụi, có hơn thua gì vẫn là cát bụi, có ghen ghét gì cũng là cát bụi, sao không sống với nhau bằng mối tình chân thật của tình người đã hóa thân để rồi còn nhau mãi, để rồi còn thấy nhau hạnh phúc, nắm tay nhau về với cát bụi linh thiêng vào đời vĩnh cửu.
Cát bụi một đời cát bụi, đừng xô nhau, đừng làm khổ đời nhau, ít đi một chút mà tình nghĩa còn tồn tại, thiếu đi một ít mà người còn có nhau, hy sinh đi một chút mà người cho nhau hạnh phúc… Tất cả đều có thể được, nếu cát bụi là người thực sự với nhau.
Người ơi, người là cát bụi, cát bụi đã làm người, đừng trở về với cát bụi mà lòng chất thêm sầu oán, đừng trở về cát bụi nhiễm thêm nhiều ô uế vẩn đục. Cát bụi làm người sao không mang lấy tay sạch lòng thanh?
Xin cho cát bụi làm người và mãi mãi làm người cần có nhau và cho nhau hạnh phúc.
Ngưởi công chính
Jos. Tú Nạc, NMS
09:00 04/03/2011
Chúa Nhật IX Mùa Thường Niên – Năm A (Deuteronomy 11: 18, 26-28, 32; Psalm 31; Romans 3: 21-25, 28; Matthew 7: 21-27)
Một nhà thần học đã một lần nhấn mạnh rằng “tôn giáo thiếu niềm tin.” Trong khi điều này có lẽ là một tuyên bố phóng đại và thái quá trong sự cần thiết của quá nhiều điều kiện và trong nó cũng có hạt nhân của sự thật.
Loài người có xu hướng xây dựng tôn giáo như một tấm đệm hoặc một rào cản giữa họ và Thiên Chúa. Bằng phương cách này họ có thể “điều khiển” Thiên Chúa tách khỏi phần sâu thẳm của trái tim và linh hồn họ nơi mà Thiên Chúa mong muốn trú ngụ. Tôn giáo sau đó trở thành một loại trò chơi – giữ gìn Thiên Chúa để được “sung sướng,” để đạt lợi ích thiêng liêng, nhưng tiếp tục sống một cuộc sống của con người bình thường. Đó là xu hướng và là mối nguy hiểm mà tất cả mọi tiên tri đã cực lực phản kháng chống lại và sau đó là cốt lõi của biết bao lời giáo huấn của Chúa Giê-su.
Tác giả của sách Đệ Nhị Luật là sự nhận thức về mối nguy hiểm này và tạo cho nó hiển nhiên rằng Thiên Chúa không muốn một tôn giáo nào khác. Người muốn trái tim và linh hồn nhân loại. Những lời giáo huấn được giãi bày là để được trở thành đan kết trong vô vàn thớ sợi của sự sống chúng ta và để trở nên như một phần hầu hết trong trái tim, buồng phổi, huyết quản của chúng ta. Những phần của cơ thể được mô tả trong đoạn trích này luôn được dùng bằng những thuật ngữ Kinh Thánh, những cội nguồn của hành động, nhận thức, tính cách và tư tưởng đầy mục đích.
Chiều kích của con người thuộc tính người là vẫn bị ảnh hưởng hoặc phân mảnh. Những lời dạy của Thiên Chúa phải trở nên đường lối của sự sống – vì con đường này mang đến cho cuộc sống. Chúng ta khời hành từ những nguyên tắc thiêng liêng của cống bằng, chính trực, từ bi và nhân ái vào lúc hiểm họa của chính chúng ta, vì chúng ta có thể mang đến sự tàn phá cho bản thân và những cộng đồng của chúng ta.
Thiên Chúa không bị đặt dưới bất kỳ những ảo tưởng nào mà bất kỳ ai có thể sống theo ý tưởng này trong một phương cách hoàn hảo. Thật đáng sợ, tự dối lòng, từ chối, ích kỷ và một loạt những nhược điểm khác thuộc con người âm mưu để kéo đổ tất cả xuống và cản trở bất cứ ai không đạt được mục tiêu. Thánh Phao-lô đã kêu lên một cách thích đáng,: “Tất cả đã phạm tội và giảm thiểu sự vinh quang của Thiên Chúa.” Điều đó có nghĩa là không có chỗ cho niềm tự hào, kiêu hãnh hoặc phán xét bất cứ ai.
Đối với Thiên Chúa không có những yêu mến nhất và chắc chắn không có tình trạng ưu đãi đặc biệt với bất kỳ một nhóm nào, bất kể họ tự coi mình như thế nào. Từ khi sự cứu rỗi là một món quà ân tặng từ Thiên Chúa duy nhất sự đáp trả loài người thích hợp là một sự khứng nhận khiêm tốn của sự thấp hèn và không thực hiện được để gặp gỡ những hy vọng và hoài mong của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Trong cuộc hành trình tới Thiên Chúa không phải là một đề án tự lực thuộc vũ trụ mà là sự hợp tác với hồng ân Thiên Chúa.
Nhiều ngôi nhà và biệt thự mới tinh trông hào nhoáng và ấn tượng. Nhưng sau mỗi cơn bão, trận cuồng phong hay động đất, thực chất của những tòa nhà này mới thực sự phơi bày. Những vật liệu rẻ tiền, công trình xây dựng kém chất lượng và những nền tảng xây dựng không phù hợp luôn là hậu quả trong sự tàn phá và thiên tai. Sự xuất hiện ấn tượng của tòa nhà ấy có trị giá rất thấp. Chỉ có những dinh thự của những ai được xây dựng với sự kiên nhẫn, bảo toàn, vật liệu hảo hạng và nền tảng kiên cố sẽ tồn tại. chúa Giê-su đã dùng một ẩn dụ tương tự để minh họa một điểm tương đồng mà bài đọc từ sách Đệ Nhị Luật đã thể hiện.
Việc sử dụng ngôn ngữ tôn giáo, đang được lưu ý một cách thận trọng, kêu cầu tên Chúa Giê-su và thậm chí sự hoàn thành những kỳ công ấn tượng tinh thần không được tính toàn nhiều trừ phi chúng ta cho phép Lời Chúa để biến đổi chúng ta và tạo ra cái tôi mới mẻ tự bên trong. Vì Chúa Giê-su đã khẳng định, cách thử nghiệm chúng ta đang trở nên hoàn thiện như thế nào đó là liệu chúng ta có thực sự làm theo ý Chúa hay không. Sự thánh thiện thường dẫn dắt chúng ta đến những nơi mà chúng ta không muốn đến và những thử thách chúng ta thường ở phía trước. Hay chúng ta làm theo ý định riêng của mình và tô điểm nó bằng những ngôn ngữ chăng?
Sự nguy hiểm của tín ngưỡng qui ước đó là có thể trở nên một điều gì đó bên ngoài cái tôi của chúng ta. Những phần của cuộc sống hằng ngày vẫn cài then ngăn cản những phần “tinh thần” của đời sống chúng ta. Khi chúng ta phải đối diện với những thất bại, đấu tranh, thảm kịch của những tình huống nan giải, chúng ta tìm thấy những gì mà chúng ta thực sự tạo ra. Những gì là sai lầm hoặc đổ vỡ bề ngoài bị cuốn trôi.
Nhưng khi chúng ta được phát triển một cốt lõi nội tại của sự liêm chính, can đảm, kiên trì, tin tưởng, trung thực, khiêm nhường, nhân ái và hy vọng chúng ta có thể chịu đựng hầu hết bất cứ điều gì như vậy bởi ân sủng và phẩm cách.
Ki-tô giáo sơ khai đã được gọi một cách đơn giản là ĐƯỜNG – đó là một con đường tâm linh hơn là một tôn giáo. Nhưng con đường ấy không bao giờ có một cuộc chuyến đi miễn phí hoặc là một con đường tắt. Nó luôn gọi mới các tín hữu hãy thực hiện nhiều hơn là chỉ tin mà hãy gửi gắm vào tâm trí và trái tim của Đức Ki-tô.
Như Thánh Phao-lô đã nói rất tuyệt trong Romans, đó không phải chỉ là người nghe lời là người công chính trước mặt Thiên Chúa mà phải là người thực hiện lời nói.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Một nhà thần học đã một lần nhấn mạnh rằng “tôn giáo thiếu niềm tin.” Trong khi điều này có lẽ là một tuyên bố phóng đại và thái quá trong sự cần thiết của quá nhiều điều kiện và trong nó cũng có hạt nhân của sự thật.
Loài người có xu hướng xây dựng tôn giáo như một tấm đệm hoặc một rào cản giữa họ và Thiên Chúa. Bằng phương cách này họ có thể “điều khiển” Thiên Chúa tách khỏi phần sâu thẳm của trái tim và linh hồn họ nơi mà Thiên Chúa mong muốn trú ngụ. Tôn giáo sau đó trở thành một loại trò chơi – giữ gìn Thiên Chúa để được “sung sướng,” để đạt lợi ích thiêng liêng, nhưng tiếp tục sống một cuộc sống của con người bình thường. Đó là xu hướng và là mối nguy hiểm mà tất cả mọi tiên tri đã cực lực phản kháng chống lại và sau đó là cốt lõi của biết bao lời giáo huấn của Chúa Giê-su.
Tác giả của sách Đệ Nhị Luật là sự nhận thức về mối nguy hiểm này và tạo cho nó hiển nhiên rằng Thiên Chúa không muốn một tôn giáo nào khác. Người muốn trái tim và linh hồn nhân loại. Những lời giáo huấn được giãi bày là để được trở thành đan kết trong vô vàn thớ sợi của sự sống chúng ta và để trở nên như một phần hầu hết trong trái tim, buồng phổi, huyết quản của chúng ta. Những phần của cơ thể được mô tả trong đoạn trích này luôn được dùng bằng những thuật ngữ Kinh Thánh, những cội nguồn của hành động, nhận thức, tính cách và tư tưởng đầy mục đích.
Chiều kích của con người thuộc tính người là vẫn bị ảnh hưởng hoặc phân mảnh. Những lời dạy của Thiên Chúa phải trở nên đường lối của sự sống – vì con đường này mang đến cho cuộc sống. Chúng ta khời hành từ những nguyên tắc thiêng liêng của cống bằng, chính trực, từ bi và nhân ái vào lúc hiểm họa của chính chúng ta, vì chúng ta có thể mang đến sự tàn phá cho bản thân và những cộng đồng của chúng ta.
Thiên Chúa không bị đặt dưới bất kỳ những ảo tưởng nào mà bất kỳ ai có thể sống theo ý tưởng này trong một phương cách hoàn hảo. Thật đáng sợ, tự dối lòng, từ chối, ích kỷ và một loạt những nhược điểm khác thuộc con người âm mưu để kéo đổ tất cả xuống và cản trở bất cứ ai không đạt được mục tiêu. Thánh Phao-lô đã kêu lên một cách thích đáng,: “Tất cả đã phạm tội và giảm thiểu sự vinh quang của Thiên Chúa.” Điều đó có nghĩa là không có chỗ cho niềm tự hào, kiêu hãnh hoặc phán xét bất cứ ai.
Đối với Thiên Chúa không có những yêu mến nhất và chắc chắn không có tình trạng ưu đãi đặc biệt với bất kỳ một nhóm nào, bất kể họ tự coi mình như thế nào. Từ khi sự cứu rỗi là một món quà ân tặng từ Thiên Chúa duy nhất sự đáp trả loài người thích hợp là một sự khứng nhận khiêm tốn của sự thấp hèn và không thực hiện được để gặp gỡ những hy vọng và hoài mong của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Trong cuộc hành trình tới Thiên Chúa không phải là một đề án tự lực thuộc vũ trụ mà là sự hợp tác với hồng ân Thiên Chúa.
Nhiều ngôi nhà và biệt thự mới tinh trông hào nhoáng và ấn tượng. Nhưng sau mỗi cơn bão, trận cuồng phong hay động đất, thực chất của những tòa nhà này mới thực sự phơi bày. Những vật liệu rẻ tiền, công trình xây dựng kém chất lượng và những nền tảng xây dựng không phù hợp luôn là hậu quả trong sự tàn phá và thiên tai. Sự xuất hiện ấn tượng của tòa nhà ấy có trị giá rất thấp. Chỉ có những dinh thự của những ai được xây dựng với sự kiên nhẫn, bảo toàn, vật liệu hảo hạng và nền tảng kiên cố sẽ tồn tại. chúa Giê-su đã dùng một ẩn dụ tương tự để minh họa một điểm tương đồng mà bài đọc từ sách Đệ Nhị Luật đã thể hiện.
Việc sử dụng ngôn ngữ tôn giáo, đang được lưu ý một cách thận trọng, kêu cầu tên Chúa Giê-su và thậm chí sự hoàn thành những kỳ công ấn tượng tinh thần không được tính toàn nhiều trừ phi chúng ta cho phép Lời Chúa để biến đổi chúng ta và tạo ra cái tôi mới mẻ tự bên trong. Vì Chúa Giê-su đã khẳng định, cách thử nghiệm chúng ta đang trở nên hoàn thiện như thế nào đó là liệu chúng ta có thực sự làm theo ý Chúa hay không. Sự thánh thiện thường dẫn dắt chúng ta đến những nơi mà chúng ta không muốn đến và những thử thách chúng ta thường ở phía trước. Hay chúng ta làm theo ý định riêng của mình và tô điểm nó bằng những ngôn ngữ chăng?
Sự nguy hiểm của tín ngưỡng qui ước đó là có thể trở nên một điều gì đó bên ngoài cái tôi của chúng ta. Những phần của cuộc sống hằng ngày vẫn cài then ngăn cản những phần “tinh thần” của đời sống chúng ta. Khi chúng ta phải đối diện với những thất bại, đấu tranh, thảm kịch của những tình huống nan giải, chúng ta tìm thấy những gì mà chúng ta thực sự tạo ra. Những gì là sai lầm hoặc đổ vỡ bề ngoài bị cuốn trôi.
Nhưng khi chúng ta được phát triển một cốt lõi nội tại của sự liêm chính, can đảm, kiên trì, tin tưởng, trung thực, khiêm nhường, nhân ái và hy vọng chúng ta có thể chịu đựng hầu hết bất cứ điều gì như vậy bởi ân sủng và phẩm cách.
Ki-tô giáo sơ khai đã được gọi một cách đơn giản là ĐƯỜNG – đó là một con đường tâm linh hơn là một tôn giáo. Nhưng con đường ấy không bao giờ có một cuộc chuyến đi miễn phí hoặc là một con đường tắt. Nó luôn gọi mới các tín hữu hãy thực hiện nhiều hơn là chỉ tin mà hãy gửi gắm vào tâm trí và trái tim của Đức Ki-tô.
Như Thánh Phao-lô đã nói rất tuyệt trong Romans, đó không phải chỉ là người nghe lời là người công chính trước mặt Thiên Chúa mà phải là người thực hiện lời nói.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:10 04/03/2011
MIẾNG THỊT NHÂN DUYÊN
Có người rất là bủn xỉn, hơn nữa buồn vui thất thường.
Một hôm đột nhiên mua bốn lạng thịt đem về kêu vợ đi nấu canh. Canh vừa nấu xong nhưng những miếng thịt thì lại lặn bên dưới, bên trên thì nỗi những ráng mỡ, ông chồng bủn xỉn thấy như thế thì lớn tiếng chửi vợ, nói:
- “Mày với tao là oan gia kiếp trước, mau cút cho khỏi mắt tao !”
Ông chồng bủn xỉn vừa chửi vừa lấy đũa khuấy trong nồi canh thì mấy lát thịt từ dưới nỗi lên trên, thế là vừa cười vừa nói với vợ:
- “Ái dà, anh với em trước đây năm trăm năm đã là kết đôi vợ chồng rồi !”
Suy tư:
Thời nay, thanh niên nam nữ yêu nhau thì rất dễ dàng, chỉ cần lên mạng “chát” là con thể làm quen với nhau và hẹn nhau đi nhà nghỉ, chỉ cần tham gia một vài sinh hoạt của nhóm của nhà trường là có thể quen nhau rồi yêu nhau.v.v…nhưng những tình yêu như thế thì có thể nói là như gió thoảng mây bay, hết tiền hết sắc hết chịu chơi là tình cũng hết luôn.
Có những thanh niên nam nữ yêu nhau sáu tháng rồi cưới, nhưng sáu tháng sau thì ra tòa ly dị với một lý do duy nhất: không hợp nhau.
Có những đôi vợ chồng cưới nhau đã mấy chục năm, con cái đùm đề, vậy mà cũng làm đơn ly dị với lý do duy nhất: không hợp nhau.
Có những đôi vợ chồng già có cháu có chắt rồi, vậy mà cũng làm đơn ly dị với lý do duy nhất: không hợp nhau.
Hôn nhân là việc đại sự của đời người, cho nên cần phải có thời gian tìm hiểu nhau rất lâu, phải hiểu cái ưu điểm và khuyết điểm của đối tượng mà mình muốn tiến đến hôn nhân: ưu điểm thì dể dàng chấp nhận, mà khuyết điểm thì nên dùng tình yêu chân thành của mình để thăng hoa và kiên nhẫn chấp nhận để người yêu mình sửa chữa…
Vì không thấy miếng thịt mà ông chồng bủn xỉn đã chửi mắng vợ, đó là ích kỷ, khi thấy miếng thịt thì lại cười vui khen vợ, đó chính là không tôn trọng tình yêu của vợ mình…
Chửi vợ mắng vợ là chửi mắng chính mình, bởi vì khi đã nên vợ chồng rồi thì không còn là hai nữa mà là một, chỉ có người ngu mới chửi mắng vợ hoặc chồng của mình mà thôi. Ha ha ha...
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người rất là bủn xỉn, hơn nữa buồn vui thất thường.
Một hôm đột nhiên mua bốn lạng thịt đem về kêu vợ đi nấu canh. Canh vừa nấu xong nhưng những miếng thịt thì lại lặn bên dưới, bên trên thì nỗi những ráng mỡ, ông chồng bủn xỉn thấy như thế thì lớn tiếng chửi vợ, nói:
- “Mày với tao là oan gia kiếp trước, mau cút cho khỏi mắt tao !”
Ông chồng bủn xỉn vừa chửi vừa lấy đũa khuấy trong nồi canh thì mấy lát thịt từ dưới nỗi lên trên, thế là vừa cười vừa nói với vợ:
- “Ái dà, anh với em trước đây năm trăm năm đã là kết đôi vợ chồng rồi !”
Suy tư:
Thời nay, thanh niên nam nữ yêu nhau thì rất dễ dàng, chỉ cần lên mạng “chát” là con thể làm quen với nhau và hẹn nhau đi nhà nghỉ, chỉ cần tham gia một vài sinh hoạt của nhóm của nhà trường là có thể quen nhau rồi yêu nhau.v.v…nhưng những tình yêu như thế thì có thể nói là như gió thoảng mây bay, hết tiền hết sắc hết chịu chơi là tình cũng hết luôn.
Có những thanh niên nam nữ yêu nhau sáu tháng rồi cưới, nhưng sáu tháng sau thì ra tòa ly dị với một lý do duy nhất: không hợp nhau.
Có những đôi vợ chồng cưới nhau đã mấy chục năm, con cái đùm đề, vậy mà cũng làm đơn ly dị với lý do duy nhất: không hợp nhau.
Có những đôi vợ chồng già có cháu có chắt rồi, vậy mà cũng làm đơn ly dị với lý do duy nhất: không hợp nhau.
Hôn nhân là việc đại sự của đời người, cho nên cần phải có thời gian tìm hiểu nhau rất lâu, phải hiểu cái ưu điểm và khuyết điểm của đối tượng mà mình muốn tiến đến hôn nhân: ưu điểm thì dể dàng chấp nhận, mà khuyết điểm thì nên dùng tình yêu chân thành của mình để thăng hoa và kiên nhẫn chấp nhận để người yêu mình sửa chữa…
Vì không thấy miếng thịt mà ông chồng bủn xỉn đã chửi mắng vợ, đó là ích kỷ, khi thấy miếng thịt thì lại cười vui khen vợ, đó chính là không tôn trọng tình yêu của vợ mình…
Chửi vợ mắng vợ là chửi mắng chính mình, bởi vì khi đã nên vợ chồng rồi thì không còn là hai nữa mà là một, chỉ có người ngu mới chửi mắng vợ hoặc chồng của mình mà thôi. Ha ha ha...
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 9 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:13 04/03/2011
CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mt 7, 21-27.
“Nhà xây trên đá và nhà xây trên cát”.
Anh chị em thân mến,
Xây nhà trên đá và xây nhà trên cát thì chúng ta đều hiểu ý nghĩa của nó, bởi vì Chúa Giê-su đã giải thích rất rõ ràng trong bài Phúc Âm hôm nay rồi. Tuy nhiên hiểu và thực hành là hai việc khác nhau: có người hiểu trọn bộ quyển sách Thánh Kinh, nhưng thực hành thì không, thế là họ giống như người xây nhà trên cát; có người không hiểu Thánh Kinh nhưng lại thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình, và đúng là họ đang xây nhà mình trên đá, vững chắc như núi.
Nhưng muốn xây nhà –dù trên đá hay trên cát- thì cũng phải có vật liệu để xây. Xây ngôi nhà tâm linh cũng như thế. Vậy vật liệu xây nhà của chúng ta là gì ?
Nhóm vật liệu thứ nhất là khiêm tốn: nó chính là nền tảng của mọi nhân đức, nó cũng là nền tảng để được đánh giá là người tôi trung của Thiên Chúa. Bởi vì khi không có khiêm tốn, thì dù cho chúng ta thuộc làu cả pho kinh thánh, thì cũng chỉ là một con số không to tướng mà thôi, bởi vì chúng ta đều đem sự kiêu ngạo của mình biến quyển kinh thánh thành mớ lý thuyết hảo huyền, hoặc là một mớ thần thoại hoang đường, không ích lợi gì cả...
Nhóm vật liệu thứ hai là yêu thương: Ngôi nhà vững chắc là bởi vì nó được kết cấu hài hòa và hợp lý giữa các vật liệu và góc độ với nhau. Sự yêu thương của chúng ta chính là sự hài hòa hợp lý ấy: khi mà xã hội sử dụng tiền bạc vật chất làm tiêu chuẩn để đánh giá con người, thì sự yêu thương chân thành sẽ là đối tượng làm cho mọi người nhận ra được chân giá trị của mỗi con người, chính sự yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa, mà gương mẫu là Chúa Giê-su, đã níu kéo nhân loại lại với nhau bằng chính sự yêu thương chân thành ấy trong khi phục vụ nhau.
Nhóm vật liệu thứ ba là phục vụ: Lòng ao ước phục vụ người khác như phục vụ Chúa Giê-su, chính là bày tỏ một thái độ hoàn toàn tin yêu phó thác vào Thiên Chúa. Bởi vì một trong những yêu tố tích cực để ngôi nhà Hội Thánh được tồn tại cho đến tận thế, chính là nhờ sự nổ lực phục vụ khiêm tốn của những phần tử trong đại gia đình Giáo Hội. Bởi vì không biết phục vụ là không biết đến nhu cầu của tha nhân, không biết phục vụ là không biết sự hy sinh cao cả của Chúa Giê-su đối với nhân loại và đối với mỗi người trong chúng ta, và chính nhờ sự phục vụ tha nhân cách vô vị lợi ấy, mà nhân loại –qua mọi thời đại- nhận ra gương mặt hiền hòa, nhân ái của Chúa Giê-su nơi Giáo Hội Công Giáo của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Ba nhóm vật liệu trên là để cho chúng ta xây dựng ngôi nhà của mình, không phải ở đời này, nhưng ở trên thiên đàng với Chúa Giê-su.
Các nhóm vật liệu xây dựng khiêm tốn, yêu thương và phục vụ sẽ được kết hợp chặt chẻ với nhau bằng Lời Chúa và bí tích Thánh Thể, mà mỗi người trong chúng ta thực hành ngày hôm nay tại trần thế này, dù là việc nhỏ, thì cũng được các thiên thần chuyển lên trước tòa Thiên Chúa, để Ngài xây dựng cho chúng ta một ngôi nhà vĩnh hằng, hạnh phúc trên thiên đàng, đó chính là như người khôn ngoan đem nhà mình xây trên đá tảng vững chắc vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Mt 7, 21-27.
“Nhà xây trên đá và nhà xây trên cát”.
Anh chị em thân mến,
Xây nhà trên đá và xây nhà trên cát thì chúng ta đều hiểu ý nghĩa của nó, bởi vì Chúa Giê-su đã giải thích rất rõ ràng trong bài Phúc Âm hôm nay rồi. Tuy nhiên hiểu và thực hành là hai việc khác nhau: có người hiểu trọn bộ quyển sách Thánh Kinh, nhưng thực hành thì không, thế là họ giống như người xây nhà trên cát; có người không hiểu Thánh Kinh nhưng lại thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình, và đúng là họ đang xây nhà mình trên đá, vững chắc như núi.
Nhưng muốn xây nhà –dù trên đá hay trên cát- thì cũng phải có vật liệu để xây. Xây ngôi nhà tâm linh cũng như thế. Vậy vật liệu xây nhà của chúng ta là gì ?
Nhóm vật liệu thứ nhất là khiêm tốn: nó chính là nền tảng của mọi nhân đức, nó cũng là nền tảng để được đánh giá là người tôi trung của Thiên Chúa. Bởi vì khi không có khiêm tốn, thì dù cho chúng ta thuộc làu cả pho kinh thánh, thì cũng chỉ là một con số không to tướng mà thôi, bởi vì chúng ta đều đem sự kiêu ngạo của mình biến quyển kinh thánh thành mớ lý thuyết hảo huyền, hoặc là một mớ thần thoại hoang đường, không ích lợi gì cả...
Nhóm vật liệu thứ hai là yêu thương: Ngôi nhà vững chắc là bởi vì nó được kết cấu hài hòa và hợp lý giữa các vật liệu và góc độ với nhau. Sự yêu thương của chúng ta chính là sự hài hòa hợp lý ấy: khi mà xã hội sử dụng tiền bạc vật chất làm tiêu chuẩn để đánh giá con người, thì sự yêu thương chân thành sẽ là đối tượng làm cho mọi người nhận ra được chân giá trị của mỗi con người, chính sự yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa, mà gương mẫu là Chúa Giê-su, đã níu kéo nhân loại lại với nhau bằng chính sự yêu thương chân thành ấy trong khi phục vụ nhau.
Nhóm vật liệu thứ ba là phục vụ: Lòng ao ước phục vụ người khác như phục vụ Chúa Giê-su, chính là bày tỏ một thái độ hoàn toàn tin yêu phó thác vào Thiên Chúa. Bởi vì một trong những yêu tố tích cực để ngôi nhà Hội Thánh được tồn tại cho đến tận thế, chính là nhờ sự nổ lực phục vụ khiêm tốn của những phần tử trong đại gia đình Giáo Hội. Bởi vì không biết phục vụ là không biết đến nhu cầu của tha nhân, không biết phục vụ là không biết sự hy sinh cao cả của Chúa Giê-su đối với nhân loại và đối với mỗi người trong chúng ta, và chính nhờ sự phục vụ tha nhân cách vô vị lợi ấy, mà nhân loại –qua mọi thời đại- nhận ra gương mặt hiền hòa, nhân ái của Chúa Giê-su nơi Giáo Hội Công Giáo của Ngài.
Anh chị em thân mến,
Ba nhóm vật liệu trên là để cho chúng ta xây dựng ngôi nhà của mình, không phải ở đời này, nhưng ở trên thiên đàng với Chúa Giê-su.
Các nhóm vật liệu xây dựng khiêm tốn, yêu thương và phục vụ sẽ được kết hợp chặt chẻ với nhau bằng Lời Chúa và bí tích Thánh Thể, mà mỗi người trong chúng ta thực hành ngày hôm nay tại trần thế này, dù là việc nhỏ, thì cũng được các thiên thần chuyển lên trước tòa Thiên Chúa, để Ngài xây dựng cho chúng ta một ngôi nhà vĩnh hằng, hạnh phúc trên thiên đàng, đó chính là như người khôn ngoan đem nhà mình xây trên đá tảng vững chắc vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 04/03/2011
N2T |
10. Khoan dung là một phần quan trọng của đức ái, không có lòng khoan dung thì giữa con người với nhau khó mà qua lại với nhau. Vả lại, khoan dung là gắn bó các tình bạn hữu nghị lại với nhau, nó làm cho con người ta điều hợp những ý kiến tâm niệm và hành động, hơn nữa làm cho họ liên lạc với Thiên Chúa, do đó mà đạt được sự bình an chân chính.
(Thánh Vincent de Paul)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 04/03/2011
LỢI DỤNG
Hai anh chị trẻ yêu nhau với một âm mưu cho tương lai, từ quê hương sỏi đá nghèo hèn đi vào thành phố lớn nhất của cả nước: anh xin đi tu một nhà dòng nam, chị xin đi tu một nhà dòng nữ, cả hai đều được hai nhà dòng cho ăn học, với hy vọng sẽ là những linh mục và dì phước nhiệt tình trong tương lai...
Cả hai đều thi đỗ đại học, được hai nhà dòng đầu tư để học đại học. Cả hai sau khi tốt nghiệp đại học thì cùng xin bề trên của hai nhà dòng cho ra khỏi dòng với lý do: không thích hợp, và sau đó thì họ cưới nhau.
Họ đã lợi dụng nhà dòng để có nơi nương tựa ăn học thành tài, họ có thể dối trá với bề trên nhưng không thể dối trá Thiên Chúa được.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Hai anh chị trẻ yêu nhau với một âm mưu cho tương lai, từ quê hương sỏi đá nghèo hèn đi vào thành phố lớn nhất của cả nước: anh xin đi tu một nhà dòng nam, chị xin đi tu một nhà dòng nữ, cả hai đều được hai nhà dòng cho ăn học, với hy vọng sẽ là những linh mục và dì phước nhiệt tình trong tương lai...
Cả hai đều thi đỗ đại học, được hai nhà dòng đầu tư để học đại học. Cả hai sau khi tốt nghiệp đại học thì cùng xin bề trên của hai nhà dòng cho ra khỏi dòng với lý do: không thích hợp, và sau đó thì họ cưới nhau.
Họ đã lợi dụng nhà dòng để có nơi nương tựa ăn học thành tài, họ có thể dối trá với bề trên nhưng không thể dối trá Thiên Chúa được.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tìm dụ ngôn mới cho thời nay
Vũ Văn An
00:38 04/03/2011
Chúa Giêsu công bố Nước Trời bằng cách sử dụng các yếu tố có ngay trong môi trường sống của Người: cánh đồng, hạt giống, đoàn chiên và nhiều hình ảnh khác. Ngày nay, theo Đức Bênêđíctô XVI, ta phải khám phá các biểu tượng và ẩn dụ mới để công bố Tin Mừng cho nền văn hóa kỹ thuật số. Đức Giáo Hoàng nói như thế nhân dịp nói chuyện với các tham dự viên hội nghị toàn thể của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội vào ngày 28 tháng 2 năm 2011 tại Vatican.
Ngài tập trung suy nghĩ về ý niệm “ngôn ngữ”. Theo ngài, “tư tưởng và liên hệ luôn diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, dĩ nhiên được hiểu theo nghĩa tổng quát, chứ không hẳn chỉ là lời nói”. Ngài cũng cho rằng: ngôn ngữ không phải chỉ là “áo khoác tạm thời của ý niệm” mà đúng hơn, là “ngữ cảnh sống động, nóng hổi trong đó, tư tưởng, quan tâm và mọi phương án của con người phát sinh ra cho ý thức và được lên khuôn thành điệu bộ, biểu tượng và lời nói”. Bởi thế, theo Đức Giáo Hoàng, con người không phải chỉ sử dụng mà là ngụ cư trong ngôn ngữ.
Khi áp dụng vào nền truyền thông kỹ thuật số, ngôn ngữ có những khuynh hướng hết sức đặc thù. Nó thiên nhiều về xúc cảm và trực giác hơn là phân tích. Nó hướng tới việc tổ chức tư tưởng cách hợp lý và liên kết với thực tại, do đó, thường chú trọng nhiều tới hình ảnh cũng như các liên kết siêu văn bản (hyper-textual). Mặt khác, ngày nay, người ta không còn phân biệt rõ giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, vì trong thế giới kỹ thuật số, viết đã mang hình thức và tính tức khắc của truyền thông bằng miệng.
Ngoài ra, năng động tính cố hữu của các “mạng lưới tham gia” (participatory networks) còn đòi con người phải can dự vào điều chính họ truyền đạt. Khi trao đổi thông tin, người ta chia sẻ chính họ và các thế giới quan của họ. Họ trở nên ‘nhân chứng’ cho điều đem lại ý nghĩa cho đời sống họ. Việc này không tránh khỏi rủi ro và các rủi ro này, hiện ít được người ta quan tâm, tỷ dụ như đánh mất nội tâm, quá chú trọng đến những tương quan hời hợt, quá nhấn mạnh tới xúc cảm, và trong việc tìm kiếm sự thật, hay tin vào dư luận dễ nghe.
Các rủi ro này khiến ta cần phải suy nghĩ về ngôn ngữ. Đức Thánh Cha cho hay: “Khởi điểm chính là mạc khải. Mạc khải này cho ta thấy Thiên Chúa đã truyền đạt các điều kỳ diệu của Người ra sao bằng ngôn ngữ và cảm nghiệm chân thực của con người, tùy theo nền văn hóa của từng thời đại, cho tới lúc hoàn toàn bộc lộ trong chính Chúa Con nhập thể của Người”. Ngài bảo: Đức tin luôn thấm nhiễm, phong phú hóa, siêu thăng hoá và sống động hóa văn hóa. Ngược lại, văn hóa phải trở thành cỗ xe chuyên chở đức tin, cung cấp cho đức tin ngôn ngữ để đức tin suy tư và phát biểu. Bởi thế ta “phải trở thành những người chăm chú nghe ngôn ngữ của con người thời đại, chăm chú chiêm ngưỡng công trình của Thiên Chúa trong thế giới”.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội phải sâu sắc hóa nền văn hóa, kích thích và hỗ trợ các suy tư nhằm ý thức rõ ràng hơn các thách đố đang đè nặng lên cộng đồng giáo hội và xã hội nói chung. Ở đây, vấn đề không đơn giản chỉ là phát biểu sứ điệp của Tin Mừng bằng ngôn ngữ thời đại, nhưng phải có can đảm suy tư một cách sâu sắc hơn về mối tương quan giữa đức tin, đời sống Giáo Hội và các thay đổi của con người thời đại. Ta phải dấn thân giúp đỡ những người có trọng trách trong Giáo Hội có khả năng hiểu biết, giải thích và nói được ngôn ngữ mới của truyền thông trong công tác mục vụ của họ, trong cuộc đối thoại với thế giới hiện đại, bằng cách tự hỏi: điều gọi là “tư duy kỹ thuật số” đang đặt ra những thách đố nào cho đức tin và thần học? Đâu là vấn nạn và đòi hỏi?
Thế giới truyền thông là thế giới quan tâm tới toàn bộ vũ trụ văn hóa, xã hội và tâm linh của con người nhân bản. Nếu ngôn ngữ mới tác động trên lối suy nghĩ và lối sống, thì nó cũng, một cách nào đó, tác động trên tôn giáo, trên lối hiểu biết và phát biểu của tôn giáo. Theo một định nghĩa cổ điển, thần học, hiểu như một nhận thức có suy nghĩ và phê phán, vốn không xa lạ với các thay đổi văn hóa đang diễn ra. Nền văn hóa kỹ thuật số đang đặt ra nhiều thách đố mới cho khả năng nói và lắng nghe của chúng ta đối với thứ ngôn ngữ biểu tượng, là ngôn ngữ đề cập tới tính siêu việt. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi công bố Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã sử dụng các yếu tố trong nền văn hóa và môi trường của Người, như đoàn chiên, cánh đồng, tiệc cưới, hạt giống… Ngày nay, ta cũng được mời gọi khám phá ra các biểu tượng và ẩn dụ có ý nghĩa đối với con người hiện đại để nói cho họ biết về Nước Thiên Chúa”
Sự quyến rũ của ngôn ngữ học
Muốn có một nền truyền thông thực sự nhân bản, ta phải chú ý tới các giá trị tâm linh. Đức Thánh Cha cho rằng đấy chính là ơn gọi của con người, vì từ bản chất họ vốn được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Ngài nói rõ: “Truyền thông Thánh Kinh, một nền truyền thông theo ý nguyện của Thiên Chúa, luôn luôn liên kết với đối thoại và trách nhiệm, như từng được chứng nghiệm bởi những nhân vật như Ápraham, Môsê, Gióp và các tiên tri nói chung, chứ không liên kết với việc dùng ngữ học để mê hoặc lôi cuốn như trường hợp con rắn, hay như trường hợp bất khả truyền thông và đầy bạo lực của Cain.
Bởi thế, việc đóng góp của các tín hữu đem lại nhiều lợi ích cho chính thế giới truyền thông, vì việc này mở ra nhiều chân trời ý nghĩa và giá trị mà nền văn hóa kỹ thuật số không có khả năng nhận ra và làm đại diện.
Để kết luận, Đức Thánh Cha trình bày tấm gương truyền thông của Cha Matteo Ricci: trong công trình truyền giảng sứ điệp Tin Mừng, Cha luôn luôn chú trọng tới con người, tới ngữ cảnh văn hóa và triết học của họ, các giá trị của họ, ngôn ngữ của họ, tiếp nhận mọi khía cạnh tích cực trong truyền thống của họ và sẵn sàng khuyền khích và tìm cách nâng cao họ lên bằng sự khôn ngoan và chân lý của Chúa Kitô.
Một Giáo Hội Hữu Hiệu Trong Thời Đại Truyền Thông Mới
Tháng 6 năm 2010, Hội Đồng Giám Mục Mỹ có cho phổ biến trên trang mạng của mình “Các Hướng Dẫn Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội” dựa trên tiền đề này: Các phương tiện truyền thông xã hội “đem lại cả cơ hội lẫn thách đố cho các tổ chức của Giáo Hội”.
Tài liệu trích dẫn câu định nghĩa của Từ Điển Mở Wikipedia về các phương tiện truyền thông xã hội: Đó là các phương tiện truyền thông nhằm được phổ biến qua hành động hỗ tương xã hội, nhờ các kỹ thuật phát hành có qui mô lớn, được nhiều người biết đến. Các phương tiện này sử dụng các kỹ thuật dựa vào mạng lưới (web) để biến đổi và phát tán các cuộc độc thoại của truyền thông xưa nay thành các cuộc đối thoại truyền thông có tính xã hội. Theo Jon Lebkowsky, một chuyên viên lâu đời về truyền thông xã hội (xem weblogsky.com) thì các phương tiện truyền thông xã hội đã biến đổi một cách căn để phương cách người ta tìm và dùng tín liệu cũng như nội dung các tin tức báo chí và tin tức giải trí. Đây là một cuộc biến hóa từ việc phân phối có tính phát tán các nội dung do một số ít người tạo ra để phân phối cho nhiều người, qua hình thức phân phối theo mạng lưới, trong đó, nội dung có thể được bất cứ ai tạo ra và được phát hành cho mọi người. Nói cách khác, lối xuất bản và phân phối của những nhà chuyên môn cho các khán giả quần chúng nay đã thay đổi: ngày nay, việc xuất bản và phân phối có thể do bất cứ ai thực hiện, dù chuyên nghiệp hay không, cho một số cử tọa thích đáng qua mạng lưới của nhiều kênh truyền thông khác nhau. Điều ấy thực hiện được là do các phương tiện xuất bản đã trở thành hết sức phổ quát và rẻ tiền. Hậu quả là: sự chú ý và lôi kéo người tiêu thụ (mind share) trở thành có tính cách vụn vặt, nhấn mạnh nhiều tới tương quan, các hình thức truyền thông mới có tính đàm thoại và phí tổn các dịch vụ này gần như không có. Do đó, chúng vừa là cơ hội vừa là thách đố đối với các tổ chức Công Giáo. Các thách đố này có thể gom lại thành ba loại: tính hữu hình, tính cộng đoàn và tính trách nhiệm của Giáo Hội.
Về tính hữu hình, tài liệu cho rằng: các cộng đồng truyền thông xã hội trên mạng hiện nay hết sức rộng lớn và đang gia tăng hết sức đáng kể. Hiện có tới hơn 400 triệu người tích cực sử dụng Facebook, hơn hẳn dân số Hoa Kỳ. Đó quả là những diễn đàn tuyệt diệu cho tính hiển thị (visibility) và công cuộc phúc âm hóa của Giáo Hội. Tuy nhiên, tài liệu khuyên các tổ chức Công Giáo khi sử dụng các phương tiện truyền thông mới, cần phải lượng giá phẩm chất từng hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu của ta. Thí dụ một thông báo trên “blog” có thể không phải là phương cách hữu hiệu nhất để nhắc nhở các học sinh về một biến cố nào đó. Tuy nhiên, một tin nhắn tập thể (mass text message) gửi tới mọi học sinh và phụ huynh của họ để nhắc họ nhớ cuộc tĩnh tâm bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng có thể hữu hiệu hơn nhiều.
Nhờ số lượng nội dung và trang mạng khá cao, và nhờ tính năng động của các bộ máy dò tìm (serach engines) và của việc nối mạng giữa các máy vi tính với nhau, việc truyền thông xã hội đòi phải nhập lượng và theo dõi không ngừng, giúp cho sự hiện diện của Giáo Hội luôn được hữu hiệu. Muốn giữ được “độc giả” hay thành viên, một trang mạng truyền thông xã hội, như một “blog” chẳng hạn, cần phải thường xuyên có nội dung mới.
Về tính cộng đoàn, tài liệu cho rằng: các phương tiện truyền thông xã hội có thể là khí cụ mạnh mẽ để củng cố cộng đoàn mặc dù không được coi hành động hỗ tương của các phương tiện truyền thông xã hội như là một thay thế cho các buổi gặp gỡ trực diện. Các phương tiện truyền thông xã hội có thể hỗ trợ các cộng đồng qua muôn vàn phương cách: nối kết những người có chung các quan tâm, chia sẻ tín liệu về các biến cố chung, cung cấp cách thế để người ta bước vào đối thoại với nhau… Cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đúng đắn nhất dĩ nhiên là cách nhằm khích lệ tình bạn chân thực như sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2009 của Đức Bênêđíctô XVI từng nhấn mạnh, và đề cập tới lòng hoài mong của con người về một cộng đoàn có ý nghĩa.
Còn về tính trách nhiệm, tài liệu cho rằng đã đành các phương tiện truyền thông xã hội giúp xây dựng cộng đoàn, nhưng muốn làm làm thành viên của cộng đoàn, ta cần có tinh thần trách nhiệm. Người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội mong các nhà quản trị các trang mạng tạo cơ hội để họ đối thoại, cung cấp tín liệu cho họ và sẵn sàng nhìn nhận lầm lỗi của mình. Sự bùng phát tín liệu mà các người tiêu thụ các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay đang được hưởng có nghĩa là họ chỉ sử dụng các tín liệu của những trang mạng được họ tin tưởng hay được người họ tin tưởng tin tưởng.
Dù không phải bất cứ nhu cầu hay cuộc tìm hiểu nào cũng được thỏa mãn, nhưng điều quan trọng là các nhà tạo ra và quản trị các trang mạng truyền thông xã hội phải hiểu rằng: các phương tiện truyền thông xã hội rất khác so với các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoài mong của người tiêu thụ chúng. Các nhà sáng tạo và các người tiêu thụ các phương tiện truyền thông đại chúng thường chấp nhận các cuộc đàm thoại một chiều của họ. Trong khi ấy điều được các phương tiện truyền thông xã hội nhấn mạnh chính là yếu tố ‘xã hội’, một yếu tố ít nhấn mạnh tới sự phân biệt giữa người tạo ra nội dung và người tiêu thụ nội dung ấy. Nhiều chuyên gia truyền thông cho rằng đây là một sự thay đổi hết sức đáng kể trong lối truyền thông của con người, giống như lúc bắt đầu có nghề in và việc truyền thông điện tử.
Dẫn đường
Tài liệu nhấn mạnh tới nguyên tắc: Các nhà quản trị trang mạng phải được nhắc nhớ rằng họ đăng tải cho một cử tọa rộng lớn. Các phương tiện truyền thông xã hội là các diễn đàn hoàn cầu. Mọi nội dung trên mạng đều hiển thị với bất cứ người nào trên thế giới nếu họ “lọt” vào trang mạng của ta. Nên không được phổ biến bất cứ tín liệu tư riêng (confidential) nào về người khác. Vì không còn gì là tư riêng trên liên mạng cả.
Nói đến giới trẻ, tài liệu cho rằng phụ huynh cần phải được xem tất cả mọi tín liệu gửi cho con cái họ. Muốn thế, phụ huynh cần biết cách thức các phương tiện truyền thông xã hội đã được sử dụng ra sao, họ cần được hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện này và được quyền đòi hỏi được gửi phó bản (copy) của mọi tín liệu gửi cho con cái họ, ngay cả các tin nhắn. Bất cứ khi nào có thể, nhân viên Giáo Hội cũng nên lưu giữ (save) các bản ghi lại các cuộc đàm thoại, nhất là những cuộc đàm thoại liên quan đến việc chia sẻ những sự việc thuộc bản thân các em.
Các nhân viên này nên luôn tâm niệm rằng ngay những cuộc truyền đạt có tính bản thân của họ cũng phản ảnh Giáo Hội, nên họ phải thực hành điều mình giảng dạy. Tuy nhiên, họ nên sử dụng ngôi thứ nhất số ít khi viết, tránh việc khoác cho mình vai trò đại diện của tổ chức hay đại diện cho giáo huấn của Giáo Hội, ngoại trừ họ được phép làm như thế. Trong bất cứ trường hợp nào, đức bác ái cũng phải được đặt lên hàng đầu (xem www.usccb.org/comm/social-media-guidelines.shtml)
Dụ ngôn mới
Một “blogger” Mỹ, Jeremy A. Gilmore, gần đây cũng đề cập tới nhu cầu phải có những dụ ngôn mới. Theo Gilmore, dù Thánh Kinh rất quan trọng trong việc duy trì đời sống thiêng liêng, nhưng nó không phải là điều phần lớn người ta dùng để đề cập tới các chân lý thiêng liêng. Phần lớn họ dùng các câu truyện để khích lệ các suy tư tâm linh, làm chứng về sự quan phòng của Chúa cũng như cảnh báo về các hậu quả luân lý.
Chúa Giêsu đã chứng tỏ hiệu năng của việc dùng các truyện kể. Người rất thích các truyện này mà Tin Mừng quen gọi là dụ ngôn. Thay vì đưa ra những giải đáp trực tiếp, Người chia sẻ với thính giả một câu truyện mang một sứ điệp rất có ý nghĩa. Một trong các lý do là vì dụ ngôn dùng được cho cả người tin lẫn người không tin. Dụ ngôn có cách vượt qua đường ranh mà Thánh Kinh không có. Nói cách khác, dụ ngôn hay câu truyện là cách hay nhất để ta chia sẻ đức tin của ta với người khác, chúng đem thêm chiều sâu và độ khả tín cho sứ điệp Tin Mừng.
Gilmore cho hay thời nay có rất nhiều câu truyện vừa cung cấp tín liệu vừa củng cố ta trong đời sống Đức Tin. Những câu truyện như thế ta gặp rất nhiều trên báo chí, truyền thông hay trong cuộc sống hàng ngày. Ông trích dẫn cuộc đời của cầu thủ nổi tiếng Mỹ, Kurt Warner, và cuộc đời của văn sĩ và cựu vô thần Joy Davidman, vợ của nhà văn Kitô Giáo nổi tiếng C.S. Lewis.
Warner là hậu vệ của ba đội túc cầu quốc gia: St Louis Rams, New York Giants và Arizona Cardinals. Khi chơi cho đội St Louis Rams, anh chiếm 2 giải Cầu Thủ Sáng Giá Nhất (MVP) trong các năm 1999 và 2001 và Cầu Thủ Sáng Giá Nhất của giải Super Bowl lần thứ 34. Anh cũng đã dẫn đội Arizona Cardinals vào giải Super Bowl lần thứ 43 năm 2008. Anh hiện nắm giữ thành tích hạng 7 về tỷ lệ trao banh cao nhất mọi thời (93.7%). Năm 2009, anh lập được thành tích tổng cộng 200 “touch downs”. Tên anh được ghi trong Phòng Danh Tiếng Túc Cầu Chuyên Nghiệp.
Điều đáng lưu ý: anh là người sáng lập ra Qũy Những Việc Hàng Đầu Phải Để Lên Hàng Đầu (First Things First Foundation), nhằm ảnh hưởng tới đời người bằng các giá trị Kitô Giáo, chia sẻ kinh nghiệm, và cung cấp cơ hội để khuyến khích mọi người rằng chuyện gì cũng có thể thực hiện được miễn họ chịu đặt “những việc hàng đầu lên hàng đầu”. Qũy này có nhiều dự án cho các chính nghĩa như bệnh viện trẻ em, những người chậm phát triển và các cha mẹ đơn lẻ.
Đối với Warner, việc hàng đầu là cảm tạ Thiên Chúa. Khi đội Rams chiếm giải Super Bowl, Mike Tirico của Đài ABC phỏng vấn anh: “Này Kurt, chuyện đầu tiên phải nói đầu tiên, hãy cho tôi hay về cú trao banh thắng cuối cùng cho Isaac”. Warner trả lời: “Vâng, những việc hàng đầu phải để lên hàng đầu, tôi phải cám ơn Chúa và là Cứu Chúa của tôi ở trên cao kia, Xin cám ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu”.
Chín năm sau, khi dẫn đội Arizona Cardinals tới giải này, giải mà đội này chưa bao giờ được tham dự, câu trả lời của Warner cũng tương tự như thế. Terry Bradshaw của Fox News: “Anh có thể không thích việc này, nhưng anh là hậu vệ thứ ba lớn tuổi nhất từng chơi trong một trận Super Bowl. Anh cảm thấy thế nào?”. Warner: “Ai cũng mỏi mệt phải nghe điều này, nhưng tôi không bao giờ mỏi mệt nói lên điều đó. Có một lý do khiến tôi đứng tại đây hôm nay. Đó là Chúa của tôi ở trên cao kia. Tôi phải nói lời cám ơn Chúa Giêsu”. Anh cũng là người say mê đả phá chiến dịch tuyên truyền cho việc sử dụng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu. Về vấn đề này, anh thường hoạt động chung với những người như James Caviezel, người đóng vai Chúa Giêsu trong Phim Khổ Nạn của Mel Gibson.
Còn Joy Davidman (1915-1960), bà là người tạo ra tranh cãi cho C.S. Lewis hơn mọi khía cạnh khác trong sự nghiệp tư tưởng của ông. Không một người bạn nào đồng ý với cuộc hôn nhân giữa người đàn ông độc thân 60 tuổi và người đàn bà 40 tuổi, từng ly dị, lại là người Do Thái có hai con này, dù đây là một văn sĩ sáng chói, sáng chói đến độ em trai là Howard Davidman, một bác sĩ tâm thần, thú thực không dám viết lách gì cho tới khi bà chị qua đời.
Bà cực lực chống chủ nghĩa tư bản và hệ thống Mỹ, mê say chủ nghĩa cộng sản. Bà tham gia Đảng Cộng Sản Mỹ và chê cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ không xứng đáng cởi giây giầy cho các lãnh tụ Xô Viết. Nhưng nhờ người chồng tương lai thứ nhất, William Lindsay Gresham, vốn vỡ mộng vì Cộng Sản, bà đã dứt ra được sức mê hoặc của nó. Thực ra, sau này bà thú thực: trong giai đoạn viết văn và hoạt động chính trị, bà luôn cảm thấy một trống rỗng trong tâm hồn. Rồi cuộc hôn nhân với Gresham tan vỡ vì nạn rượu chè, vô tích sự và lăng nhăng tình ái của ông này. Chính lúc bị bỏ rơi với hai con thơ, Joy mới thú thực: “lần đầu tiên trong đời, mọi kiêu căng của tôi bắt buộc phải nhìn nhận rằng dù sao tôi cũng không phải là ‘chúa tể đời mình’… Mọi phòng ngự của tôi, mọi bức tường cao ngạo và chắc như đinh đóng cột cũng như tự ái mà tôi vốn dùng để dấu mặt khỏi Thiên Chúa, đều được phá bỏ lúc này để Thiên Chúa bước vào”.
Bà mô tả thêm kinh nghiệm huyền nhiệm này như sau: “Nó quả là bất tận, độc đáo; không có ngôn từ nào, không có sự so sánh nào… Chỉ những ai từng biết Thiên Chúa mới có thể hiểu tôi… Có Một Ai Đó ở với tôi trong căn phòng đó, trực tiếp hiện diện với ý thức tôi, một Con Người hiện thực đến nỗi trọn cuộc đời quá khứ của tôi, nếu đem so sánh, chỉ là một trò chơi nông cạn. Còn chính tôi, tôi thấy mình sinh động hơn bao giờ hết; giống như vừa tình dậy sau một giấc ngủ dài. Cuộc sống tôi giờ đây thâm hậu đến nỗi thịt và máu không chịu đựng nổi nữa… Nhận thức của tôi về Thiên Chúa chỉ kéo dài không quá nửa phút”.
Bà kết luận bao lâu Thiên Chúa hiện hữu, thì chả còn gì quan trọng hơn việc học biết về Người, học biết Người muốn gì nơi ta. Thế là bà lên đường học hỏi về Người. Thoạt đầu, bà tìm hiểu Do Thái Giáo Canh Tân, nhưng không tìm được an bình. Rồi bà tìm đọc tập thơ “The Hound of Heaven” của Francis Thompson, rồi ba cuốn của C.S. Lewis: "The Great Divorce", "Miracles", và "The Screwtape Letters". Ba cuốn này dẫn bà tới đọc Thánh Kinh và khi đọc tới Tin Mừng, bà cho hay: Đấng từng đến với bà lại xuất hiện với bà lần nữa: Người chính là Giêsu!
Joy tìm được của ăn thiêng liêng từ Thánh Kinh và các tác phẩm của C.S. Lewis cũng như các tác phẩm nói về tác giả này. Không bao lâu sau, bà cùng hai con được rửa tội và gia nhập Kitô Giáo. Rồi qua trung gian những người ái mộ C.S. Lewis, Joy có dịp thư từ qua lại với nhà văn này trong nhiều năm trời. Và chỉ khi Bill Greshan chính thức ly dị với bà, bà mới tính tới chuyện thân quen hơn với C.S. Lewis. Và năm 1955, họ đi lại với nhau công khai hơn, nhưng vẫn phải đợi tới năm 1956, mới âm thầm làm lễ thành hôn với nhau theo dân luật, vì Giáo Hội Anh Giáo lúc ấy chưa cho phép người ta lấy người đã ly dị. Điều đáng khâm phục là hai người đã tuân theo phán quyết của Giáo Hội, sống cách biệt nhau tuy vẫn đến thăm nhau. Mãi tới khi Joy sắp qua đời về bệnh ung thư vú, một giáo sĩ Anh Giáo là cha Peter Bide mới ban phép hôn phối cho hai người. Nhờ thế, Joy lành hẳn bệnh và hai người còn sống hạnh phúc với nhau tới năm 1960, khi Joy qua đời. C.S. Lewis nhìn nhận Joy đã hoàn tất hành trình làm người của ông. Và Joy cũng nhìn nhận một điều tương tự từ Lewis. Phân tích đến cùng, ai cũng phải tạ ơn Thiên Chúa vì công trình bậc thầy của C.S. Lewis về phương diện tư duy Kitô Giáo, nhưng cũng còn vì sự đóng góp của Joy Davidman. Không có bà, công trình của Lewis hẳn phải nhỏ hơn và nghèo nàn hơn.
Ngài tập trung suy nghĩ về ý niệm “ngôn ngữ”. Theo ngài, “tư tưởng và liên hệ luôn diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, dĩ nhiên được hiểu theo nghĩa tổng quát, chứ không hẳn chỉ là lời nói”. Ngài cũng cho rằng: ngôn ngữ không phải chỉ là “áo khoác tạm thời của ý niệm” mà đúng hơn, là “ngữ cảnh sống động, nóng hổi trong đó, tư tưởng, quan tâm và mọi phương án của con người phát sinh ra cho ý thức và được lên khuôn thành điệu bộ, biểu tượng và lời nói”. Bởi thế, theo Đức Giáo Hoàng, con người không phải chỉ sử dụng mà là ngụ cư trong ngôn ngữ.
Khi áp dụng vào nền truyền thông kỹ thuật số, ngôn ngữ có những khuynh hướng hết sức đặc thù. Nó thiên nhiều về xúc cảm và trực giác hơn là phân tích. Nó hướng tới việc tổ chức tư tưởng cách hợp lý và liên kết với thực tại, do đó, thường chú trọng nhiều tới hình ảnh cũng như các liên kết siêu văn bản (hyper-textual). Mặt khác, ngày nay, người ta không còn phân biệt rõ giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, vì trong thế giới kỹ thuật số, viết đã mang hình thức và tính tức khắc của truyền thông bằng miệng.
Ngoài ra, năng động tính cố hữu của các “mạng lưới tham gia” (participatory networks) còn đòi con người phải can dự vào điều chính họ truyền đạt. Khi trao đổi thông tin, người ta chia sẻ chính họ và các thế giới quan của họ. Họ trở nên ‘nhân chứng’ cho điều đem lại ý nghĩa cho đời sống họ. Việc này không tránh khỏi rủi ro và các rủi ro này, hiện ít được người ta quan tâm, tỷ dụ như đánh mất nội tâm, quá chú trọng đến những tương quan hời hợt, quá nhấn mạnh tới xúc cảm, và trong việc tìm kiếm sự thật, hay tin vào dư luận dễ nghe.
Các rủi ro này khiến ta cần phải suy nghĩ về ngôn ngữ. Đức Thánh Cha cho hay: “Khởi điểm chính là mạc khải. Mạc khải này cho ta thấy Thiên Chúa đã truyền đạt các điều kỳ diệu của Người ra sao bằng ngôn ngữ và cảm nghiệm chân thực của con người, tùy theo nền văn hóa của từng thời đại, cho tới lúc hoàn toàn bộc lộ trong chính Chúa Con nhập thể của Người”. Ngài bảo: Đức tin luôn thấm nhiễm, phong phú hóa, siêu thăng hoá và sống động hóa văn hóa. Ngược lại, văn hóa phải trở thành cỗ xe chuyên chở đức tin, cung cấp cho đức tin ngôn ngữ để đức tin suy tư và phát biểu. Bởi thế ta “phải trở thành những người chăm chú nghe ngôn ngữ của con người thời đại, chăm chú chiêm ngưỡng công trình của Thiên Chúa trong thế giới”.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông Xã Hội phải sâu sắc hóa nền văn hóa, kích thích và hỗ trợ các suy tư nhằm ý thức rõ ràng hơn các thách đố đang đè nặng lên cộng đồng giáo hội và xã hội nói chung. Ở đây, vấn đề không đơn giản chỉ là phát biểu sứ điệp của Tin Mừng bằng ngôn ngữ thời đại, nhưng phải có can đảm suy tư một cách sâu sắc hơn về mối tương quan giữa đức tin, đời sống Giáo Hội và các thay đổi của con người thời đại. Ta phải dấn thân giúp đỡ những người có trọng trách trong Giáo Hội có khả năng hiểu biết, giải thích và nói được ngôn ngữ mới của truyền thông trong công tác mục vụ của họ, trong cuộc đối thoại với thế giới hiện đại, bằng cách tự hỏi: điều gọi là “tư duy kỹ thuật số” đang đặt ra những thách đố nào cho đức tin và thần học? Đâu là vấn nạn và đòi hỏi?
Thế giới truyền thông là thế giới quan tâm tới toàn bộ vũ trụ văn hóa, xã hội và tâm linh của con người nhân bản. Nếu ngôn ngữ mới tác động trên lối suy nghĩ và lối sống, thì nó cũng, một cách nào đó, tác động trên tôn giáo, trên lối hiểu biết và phát biểu của tôn giáo. Theo một định nghĩa cổ điển, thần học, hiểu như một nhận thức có suy nghĩ và phê phán, vốn không xa lạ với các thay đổi văn hóa đang diễn ra. Nền văn hóa kỹ thuật số đang đặt ra nhiều thách đố mới cho khả năng nói và lắng nghe của chúng ta đối với thứ ngôn ngữ biểu tượng, là ngôn ngữ đề cập tới tính siêu việt. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi công bố Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã sử dụng các yếu tố trong nền văn hóa và môi trường của Người, như đoàn chiên, cánh đồng, tiệc cưới, hạt giống… Ngày nay, ta cũng được mời gọi khám phá ra các biểu tượng và ẩn dụ có ý nghĩa đối với con người hiện đại để nói cho họ biết về Nước Thiên Chúa”
Sự quyến rũ của ngôn ngữ học
Muốn có một nền truyền thông thực sự nhân bản, ta phải chú ý tới các giá trị tâm linh. Đức Thánh Cha cho rằng đấy chính là ơn gọi của con người, vì từ bản chất họ vốn được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Ngài nói rõ: “Truyền thông Thánh Kinh, một nền truyền thông theo ý nguyện của Thiên Chúa, luôn luôn liên kết với đối thoại và trách nhiệm, như từng được chứng nghiệm bởi những nhân vật như Ápraham, Môsê, Gióp và các tiên tri nói chung, chứ không liên kết với việc dùng ngữ học để mê hoặc lôi cuốn như trường hợp con rắn, hay như trường hợp bất khả truyền thông và đầy bạo lực của Cain.
Bởi thế, việc đóng góp của các tín hữu đem lại nhiều lợi ích cho chính thế giới truyền thông, vì việc này mở ra nhiều chân trời ý nghĩa và giá trị mà nền văn hóa kỹ thuật số không có khả năng nhận ra và làm đại diện.
Để kết luận, Đức Thánh Cha trình bày tấm gương truyền thông của Cha Matteo Ricci: trong công trình truyền giảng sứ điệp Tin Mừng, Cha luôn luôn chú trọng tới con người, tới ngữ cảnh văn hóa và triết học của họ, các giá trị của họ, ngôn ngữ của họ, tiếp nhận mọi khía cạnh tích cực trong truyền thống của họ và sẵn sàng khuyền khích và tìm cách nâng cao họ lên bằng sự khôn ngoan và chân lý của Chúa Kitô.
Một Giáo Hội Hữu Hiệu Trong Thời Đại Truyền Thông Mới
Tháng 6 năm 2010, Hội Đồng Giám Mục Mỹ có cho phổ biến trên trang mạng của mình “Các Hướng Dẫn Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội” dựa trên tiền đề này: Các phương tiện truyền thông xã hội “đem lại cả cơ hội lẫn thách đố cho các tổ chức của Giáo Hội”.
Tài liệu trích dẫn câu định nghĩa của Từ Điển Mở Wikipedia về các phương tiện truyền thông xã hội: Đó là các phương tiện truyền thông nhằm được phổ biến qua hành động hỗ tương xã hội, nhờ các kỹ thuật phát hành có qui mô lớn, được nhiều người biết đến. Các phương tiện này sử dụng các kỹ thuật dựa vào mạng lưới (web) để biến đổi và phát tán các cuộc độc thoại của truyền thông xưa nay thành các cuộc đối thoại truyền thông có tính xã hội. Theo Jon Lebkowsky, một chuyên viên lâu đời về truyền thông xã hội (xem weblogsky.com) thì các phương tiện truyền thông xã hội đã biến đổi một cách căn để phương cách người ta tìm và dùng tín liệu cũng như nội dung các tin tức báo chí và tin tức giải trí. Đây là một cuộc biến hóa từ việc phân phối có tính phát tán các nội dung do một số ít người tạo ra để phân phối cho nhiều người, qua hình thức phân phối theo mạng lưới, trong đó, nội dung có thể được bất cứ ai tạo ra và được phát hành cho mọi người. Nói cách khác, lối xuất bản và phân phối của những nhà chuyên môn cho các khán giả quần chúng nay đã thay đổi: ngày nay, việc xuất bản và phân phối có thể do bất cứ ai thực hiện, dù chuyên nghiệp hay không, cho một số cử tọa thích đáng qua mạng lưới của nhiều kênh truyền thông khác nhau. Điều ấy thực hiện được là do các phương tiện xuất bản đã trở thành hết sức phổ quát và rẻ tiền. Hậu quả là: sự chú ý và lôi kéo người tiêu thụ (mind share) trở thành có tính cách vụn vặt, nhấn mạnh nhiều tới tương quan, các hình thức truyền thông mới có tính đàm thoại và phí tổn các dịch vụ này gần như không có. Do đó, chúng vừa là cơ hội vừa là thách đố đối với các tổ chức Công Giáo. Các thách đố này có thể gom lại thành ba loại: tính hữu hình, tính cộng đoàn và tính trách nhiệm của Giáo Hội.
Về tính hữu hình, tài liệu cho rằng: các cộng đồng truyền thông xã hội trên mạng hiện nay hết sức rộng lớn và đang gia tăng hết sức đáng kể. Hiện có tới hơn 400 triệu người tích cực sử dụng Facebook, hơn hẳn dân số Hoa Kỳ. Đó quả là những diễn đàn tuyệt diệu cho tính hiển thị (visibility) và công cuộc phúc âm hóa của Giáo Hội. Tuy nhiên, tài liệu khuyên các tổ chức Công Giáo khi sử dụng các phương tiện truyền thông mới, cần phải lượng giá phẩm chất từng hình thức sao cho phù hợp với nhu cầu của ta. Thí dụ một thông báo trên “blog” có thể không phải là phương cách hữu hiệu nhất để nhắc nhở các học sinh về một biến cố nào đó. Tuy nhiên, một tin nhắn tập thể (mass text message) gửi tới mọi học sinh và phụ huynh của họ để nhắc họ nhớ cuộc tĩnh tâm bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng có thể hữu hiệu hơn nhiều.
Nhờ số lượng nội dung và trang mạng khá cao, và nhờ tính năng động của các bộ máy dò tìm (serach engines) và của việc nối mạng giữa các máy vi tính với nhau, việc truyền thông xã hội đòi phải nhập lượng và theo dõi không ngừng, giúp cho sự hiện diện của Giáo Hội luôn được hữu hiệu. Muốn giữ được “độc giả” hay thành viên, một trang mạng truyền thông xã hội, như một “blog” chẳng hạn, cần phải thường xuyên có nội dung mới.
Về tính cộng đoàn, tài liệu cho rằng: các phương tiện truyền thông xã hội có thể là khí cụ mạnh mẽ để củng cố cộng đoàn mặc dù không được coi hành động hỗ tương của các phương tiện truyền thông xã hội như là một thay thế cho các buổi gặp gỡ trực diện. Các phương tiện truyền thông xã hội có thể hỗ trợ các cộng đồng qua muôn vàn phương cách: nối kết những người có chung các quan tâm, chia sẻ tín liệu về các biến cố chung, cung cấp cách thế để người ta bước vào đối thoại với nhau… Cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đúng đắn nhất dĩ nhiên là cách nhằm khích lệ tình bạn chân thực như sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2009 của Đức Bênêđíctô XVI từng nhấn mạnh, và đề cập tới lòng hoài mong của con người về một cộng đoàn có ý nghĩa.
Còn về tính trách nhiệm, tài liệu cho rằng đã đành các phương tiện truyền thông xã hội giúp xây dựng cộng đoàn, nhưng muốn làm làm thành viên của cộng đoàn, ta cần có tinh thần trách nhiệm. Người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội mong các nhà quản trị các trang mạng tạo cơ hội để họ đối thoại, cung cấp tín liệu cho họ và sẵn sàng nhìn nhận lầm lỗi của mình. Sự bùng phát tín liệu mà các người tiêu thụ các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay đang được hưởng có nghĩa là họ chỉ sử dụng các tín liệu của những trang mạng được họ tin tưởng hay được người họ tin tưởng tin tưởng.
Dù không phải bất cứ nhu cầu hay cuộc tìm hiểu nào cũng được thỏa mãn, nhưng điều quan trọng là các nhà tạo ra và quản trị các trang mạng truyền thông xã hội phải hiểu rằng: các phương tiện truyền thông xã hội rất khác so với các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoài mong của người tiêu thụ chúng. Các nhà sáng tạo và các người tiêu thụ các phương tiện truyền thông đại chúng thường chấp nhận các cuộc đàm thoại một chiều của họ. Trong khi ấy điều được các phương tiện truyền thông xã hội nhấn mạnh chính là yếu tố ‘xã hội’, một yếu tố ít nhấn mạnh tới sự phân biệt giữa người tạo ra nội dung và người tiêu thụ nội dung ấy. Nhiều chuyên gia truyền thông cho rằng đây là một sự thay đổi hết sức đáng kể trong lối truyền thông của con người, giống như lúc bắt đầu có nghề in và việc truyền thông điện tử.
Dẫn đường
Tài liệu nhấn mạnh tới nguyên tắc: Các nhà quản trị trang mạng phải được nhắc nhớ rằng họ đăng tải cho một cử tọa rộng lớn. Các phương tiện truyền thông xã hội là các diễn đàn hoàn cầu. Mọi nội dung trên mạng đều hiển thị với bất cứ người nào trên thế giới nếu họ “lọt” vào trang mạng của ta. Nên không được phổ biến bất cứ tín liệu tư riêng (confidential) nào về người khác. Vì không còn gì là tư riêng trên liên mạng cả.
Nói đến giới trẻ, tài liệu cho rằng phụ huynh cần phải được xem tất cả mọi tín liệu gửi cho con cái họ. Muốn thế, phụ huynh cần biết cách thức các phương tiện truyền thông xã hội đã được sử dụng ra sao, họ cần được hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện này và được quyền đòi hỏi được gửi phó bản (copy) của mọi tín liệu gửi cho con cái họ, ngay cả các tin nhắn. Bất cứ khi nào có thể, nhân viên Giáo Hội cũng nên lưu giữ (save) các bản ghi lại các cuộc đàm thoại, nhất là những cuộc đàm thoại liên quan đến việc chia sẻ những sự việc thuộc bản thân các em.
Các nhân viên này nên luôn tâm niệm rằng ngay những cuộc truyền đạt có tính bản thân của họ cũng phản ảnh Giáo Hội, nên họ phải thực hành điều mình giảng dạy. Tuy nhiên, họ nên sử dụng ngôi thứ nhất số ít khi viết, tránh việc khoác cho mình vai trò đại diện của tổ chức hay đại diện cho giáo huấn của Giáo Hội, ngoại trừ họ được phép làm như thế. Trong bất cứ trường hợp nào, đức bác ái cũng phải được đặt lên hàng đầu (xem www.usccb.org/comm/social-media-guidelines.shtml)
Dụ ngôn mới
Một “blogger” Mỹ, Jeremy A. Gilmore, gần đây cũng đề cập tới nhu cầu phải có những dụ ngôn mới. Theo Gilmore, dù Thánh Kinh rất quan trọng trong việc duy trì đời sống thiêng liêng, nhưng nó không phải là điều phần lớn người ta dùng để đề cập tới các chân lý thiêng liêng. Phần lớn họ dùng các câu truyện để khích lệ các suy tư tâm linh, làm chứng về sự quan phòng của Chúa cũng như cảnh báo về các hậu quả luân lý.
Chúa Giêsu đã chứng tỏ hiệu năng của việc dùng các truyện kể. Người rất thích các truyện này mà Tin Mừng quen gọi là dụ ngôn. Thay vì đưa ra những giải đáp trực tiếp, Người chia sẻ với thính giả một câu truyện mang một sứ điệp rất có ý nghĩa. Một trong các lý do là vì dụ ngôn dùng được cho cả người tin lẫn người không tin. Dụ ngôn có cách vượt qua đường ranh mà Thánh Kinh không có. Nói cách khác, dụ ngôn hay câu truyện là cách hay nhất để ta chia sẻ đức tin của ta với người khác, chúng đem thêm chiều sâu và độ khả tín cho sứ điệp Tin Mừng.
Gilmore cho hay thời nay có rất nhiều câu truyện vừa cung cấp tín liệu vừa củng cố ta trong đời sống Đức Tin. Những câu truyện như thế ta gặp rất nhiều trên báo chí, truyền thông hay trong cuộc sống hàng ngày. Ông trích dẫn cuộc đời của cầu thủ nổi tiếng Mỹ, Kurt Warner, và cuộc đời của văn sĩ và cựu vô thần Joy Davidman, vợ của nhà văn Kitô Giáo nổi tiếng C.S. Lewis.
Warner là hậu vệ của ba đội túc cầu quốc gia: St Louis Rams, New York Giants và Arizona Cardinals. Khi chơi cho đội St Louis Rams, anh chiếm 2 giải Cầu Thủ Sáng Giá Nhất (MVP) trong các năm 1999 và 2001 và Cầu Thủ Sáng Giá Nhất của giải Super Bowl lần thứ 34. Anh cũng đã dẫn đội Arizona Cardinals vào giải Super Bowl lần thứ 43 năm 2008. Anh hiện nắm giữ thành tích hạng 7 về tỷ lệ trao banh cao nhất mọi thời (93.7%). Năm 2009, anh lập được thành tích tổng cộng 200 “touch downs”. Tên anh được ghi trong Phòng Danh Tiếng Túc Cầu Chuyên Nghiệp.
Điều đáng lưu ý: anh là người sáng lập ra Qũy Những Việc Hàng Đầu Phải Để Lên Hàng Đầu (First Things First Foundation), nhằm ảnh hưởng tới đời người bằng các giá trị Kitô Giáo, chia sẻ kinh nghiệm, và cung cấp cơ hội để khuyến khích mọi người rằng chuyện gì cũng có thể thực hiện được miễn họ chịu đặt “những việc hàng đầu lên hàng đầu”. Qũy này có nhiều dự án cho các chính nghĩa như bệnh viện trẻ em, những người chậm phát triển và các cha mẹ đơn lẻ.
Đối với Warner, việc hàng đầu là cảm tạ Thiên Chúa. Khi đội Rams chiếm giải Super Bowl, Mike Tirico của Đài ABC phỏng vấn anh: “Này Kurt, chuyện đầu tiên phải nói đầu tiên, hãy cho tôi hay về cú trao banh thắng cuối cùng cho Isaac”. Warner trả lời: “Vâng, những việc hàng đầu phải để lên hàng đầu, tôi phải cám ơn Chúa và là Cứu Chúa của tôi ở trên cao kia, Xin cám ơn Chúa, lạy Chúa Giêsu”.
Chín năm sau, khi dẫn đội Arizona Cardinals tới giải này, giải mà đội này chưa bao giờ được tham dự, câu trả lời của Warner cũng tương tự như thế. Terry Bradshaw của Fox News: “Anh có thể không thích việc này, nhưng anh là hậu vệ thứ ba lớn tuổi nhất từng chơi trong một trận Super Bowl. Anh cảm thấy thế nào?”. Warner: “Ai cũng mỏi mệt phải nghe điều này, nhưng tôi không bao giờ mỏi mệt nói lên điều đó. Có một lý do khiến tôi đứng tại đây hôm nay. Đó là Chúa của tôi ở trên cao kia. Tôi phải nói lời cám ơn Chúa Giêsu”. Anh cũng là người say mê đả phá chiến dịch tuyên truyền cho việc sử dụng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu. Về vấn đề này, anh thường hoạt động chung với những người như James Caviezel, người đóng vai Chúa Giêsu trong Phim Khổ Nạn của Mel Gibson.
Còn Joy Davidman (1915-1960), bà là người tạo ra tranh cãi cho C.S. Lewis hơn mọi khía cạnh khác trong sự nghiệp tư tưởng của ông. Không một người bạn nào đồng ý với cuộc hôn nhân giữa người đàn ông độc thân 60 tuổi và người đàn bà 40 tuổi, từng ly dị, lại là người Do Thái có hai con này, dù đây là một văn sĩ sáng chói, sáng chói đến độ em trai là Howard Davidman, một bác sĩ tâm thần, thú thực không dám viết lách gì cho tới khi bà chị qua đời.
Bà cực lực chống chủ nghĩa tư bản và hệ thống Mỹ, mê say chủ nghĩa cộng sản. Bà tham gia Đảng Cộng Sản Mỹ và chê cả hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ không xứng đáng cởi giây giầy cho các lãnh tụ Xô Viết. Nhưng nhờ người chồng tương lai thứ nhất, William Lindsay Gresham, vốn vỡ mộng vì Cộng Sản, bà đã dứt ra được sức mê hoặc của nó. Thực ra, sau này bà thú thực: trong giai đoạn viết văn và hoạt động chính trị, bà luôn cảm thấy một trống rỗng trong tâm hồn. Rồi cuộc hôn nhân với Gresham tan vỡ vì nạn rượu chè, vô tích sự và lăng nhăng tình ái của ông này. Chính lúc bị bỏ rơi với hai con thơ, Joy mới thú thực: “lần đầu tiên trong đời, mọi kiêu căng của tôi bắt buộc phải nhìn nhận rằng dù sao tôi cũng không phải là ‘chúa tể đời mình’… Mọi phòng ngự của tôi, mọi bức tường cao ngạo và chắc như đinh đóng cột cũng như tự ái mà tôi vốn dùng để dấu mặt khỏi Thiên Chúa, đều được phá bỏ lúc này để Thiên Chúa bước vào”.
Bà mô tả thêm kinh nghiệm huyền nhiệm này như sau: “Nó quả là bất tận, độc đáo; không có ngôn từ nào, không có sự so sánh nào… Chỉ những ai từng biết Thiên Chúa mới có thể hiểu tôi… Có Một Ai Đó ở với tôi trong căn phòng đó, trực tiếp hiện diện với ý thức tôi, một Con Người hiện thực đến nỗi trọn cuộc đời quá khứ của tôi, nếu đem so sánh, chỉ là một trò chơi nông cạn. Còn chính tôi, tôi thấy mình sinh động hơn bao giờ hết; giống như vừa tình dậy sau một giấc ngủ dài. Cuộc sống tôi giờ đây thâm hậu đến nỗi thịt và máu không chịu đựng nổi nữa… Nhận thức của tôi về Thiên Chúa chỉ kéo dài không quá nửa phút”.
Bà kết luận bao lâu Thiên Chúa hiện hữu, thì chả còn gì quan trọng hơn việc học biết về Người, học biết Người muốn gì nơi ta. Thế là bà lên đường học hỏi về Người. Thoạt đầu, bà tìm hiểu Do Thái Giáo Canh Tân, nhưng không tìm được an bình. Rồi bà tìm đọc tập thơ “The Hound of Heaven” của Francis Thompson, rồi ba cuốn của C.S. Lewis: "The Great Divorce", "Miracles", và "The Screwtape Letters". Ba cuốn này dẫn bà tới đọc Thánh Kinh và khi đọc tới Tin Mừng, bà cho hay: Đấng từng đến với bà lại xuất hiện với bà lần nữa: Người chính là Giêsu!
Joy tìm được của ăn thiêng liêng từ Thánh Kinh và các tác phẩm của C.S. Lewis cũng như các tác phẩm nói về tác giả này. Không bao lâu sau, bà cùng hai con được rửa tội và gia nhập Kitô Giáo. Rồi qua trung gian những người ái mộ C.S. Lewis, Joy có dịp thư từ qua lại với nhà văn này trong nhiều năm trời. Và chỉ khi Bill Greshan chính thức ly dị với bà, bà mới tính tới chuyện thân quen hơn với C.S. Lewis. Và năm 1955, họ đi lại với nhau công khai hơn, nhưng vẫn phải đợi tới năm 1956, mới âm thầm làm lễ thành hôn với nhau theo dân luật, vì Giáo Hội Anh Giáo lúc ấy chưa cho phép người ta lấy người đã ly dị. Điều đáng khâm phục là hai người đã tuân theo phán quyết của Giáo Hội, sống cách biệt nhau tuy vẫn đến thăm nhau. Mãi tới khi Joy sắp qua đời về bệnh ung thư vú, một giáo sĩ Anh Giáo là cha Peter Bide mới ban phép hôn phối cho hai người. Nhờ thế, Joy lành hẳn bệnh và hai người còn sống hạnh phúc với nhau tới năm 1960, khi Joy qua đời. C.S. Lewis nhìn nhận Joy đã hoàn tất hành trình làm người của ông. Và Joy cũng nhìn nhận một điều tương tự từ Lewis. Phân tích đến cùng, ai cũng phải tạ ơn Thiên Chúa vì công trình bậc thầy của C.S. Lewis về phương diện tư duy Kitô Giáo, nhưng cũng còn vì sự đóng góp của Joy Davidman. Không có bà, công trình của Lewis hẳn phải nhỏ hơn và nghèo nàn hơn.
Công bố Tài liệu đề cương Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 13
LM Trần Đức Anh OP
09:14 04/03/2011
VATICAN -. Hôm 4-3-2011, Tòa Thánh đã công bố Tài liệu đề cương (Lineamenta) của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13, sẽ tiến hành tại Vatican từ ngày 7 đến 28-10-2012 về chủ đề ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô”.
Công nghị Giám Mục thế giới này có mục đích cứu xét tình trạng trong các Giáo Hội, để ”đề ra những cách thức và lối diễn tả mới mẻ hầu thông truyền Tin Mừng cho con người ngày nay, với một nhiệt huyết mới”.
Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới, đã cùng với vị Phụ tá là Đức Ông Fortunato Frezza, đã giới thiệu văn kiện này trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Tài liệu đề cương được ấn hành bằng 8 thứ tiếng (latinh, Pháp, Anh, Ý, Ba Lan, Bồ đào Nha, Tây Ban Nha và Đức) nhắm mục đích khơi lên cuộc thảo luận về đề tài của Thượng HĐGM thế giới vào năm tới, có kèm theo một bản 71 câu hỏi giúp các Giáo Hội địa phương thảo luận và trả lời góp ý.
Bản tổng hợp các câu trả lời cần gửi về văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM trước ngày 1-11-2011. Sau đó, Hội đồng của Văn phòng này sẽ nghiên cứu để soạn Tài liệu làm việc cho Công nghị GM thế giới năm tới.
ĐTC đã quyết định chọn vấn đề tái truyền giảng Tin Mừng như đề tài của Thượng HĐGM thế giới 13 sau một tiến trình tham khảo ý kiến. Nhân danh ĐTC, Văn phòng Tổng thư ký THĐGM đã hỏi ý kiến của 13 Giáo Hội Công giáo Đông phương tự quản, 113 HĐGM, 25 cơ quan trung ương Tòa Thánh, và hiệp hội các Bề trên tổng quyền dòng nam. Mỗi cơ quan được yêu cầu đề nghị 3 chủ đề cho Thượng HĐGM năm tới. Sau đó Hội đồng gồm 15 HY và GM thành viên của Văn phòng Tổng thư ký nhóm họp, cứu xét các câu trả lời, đa số đều đề nghị vấn đề thông truyền đức tin làm chủ đề. Vấn đề này gặp nhiều khó khăn do những thay đổi lớn trong lãnh vực xã hội, văn hóa và tôn giáo.
Ngoài ra, có một biến cố khác, ảnh hưởng tới việc ĐTC chọn chung kết đề tài cho Thượng HĐGM kỳ 13, đó là việc ngài thành lập Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, với tự sắc Ubicumque e sempre (ở mọi nơi và mãi mãi) ngày 21-9-2010. Ngài đưa vấn đề thông truyền đức tin vào trong bối cảnh rộng lớn hơn là việc tái truyền giảng Tin Mừng, chủ yếu hướng tới những người đã xa lìa Giáo Hội, nhưng người đã chịu Phép Rửa nhưng không được rao giảng Tin Mừng đầy đủ.
Đi vào chi tiết hơn, Đức TGM Eterovic cho biết: ngoài Lời tựa, rồi phần nhập đề và kết luận, Tài liệu Đề Cương được chia làm 3 chương, phản ánh chủ đề của Thượng HĐGM kỳ thứ 13 đó là:
1. Thời kỳ tái truyền giảng Tin Mừng
2. Công bố Tin Mừng của Chúa Kitô
3. Khai tâm về kinh nghiệm Kitô giáo.
- Trong phần Nhập Đề, tài liệu nhấn mạnh rằng Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13 nằm trong nỗ lực của Giáo Hội được đổi mới từ sau Công đồng chung Vatican 2 nhắm thi hành công cuộc truyền giảng Tin Mừng.. Trong bối cảnh đó, việc tái truyền giảng Tin Mừng muốn đáp lại những thách đố lớn của thế giới đang biến chuyển mau lẹ. Phần này trình bày những lý lẽ thần học và Giáo Hội học của hoạt động như thế.
- Chương thứ I của tài liệu Đề Cương trình bày sự khai sinh ý niệm ”nuova evangelizzazione” (truyền giáo mới), hoặc tái truyền giảng Tin Mừng, được Đức Gioan Phaolô 2 sử dụng lần đầu tiên ngày 9-6-1979 trong bài giảng tại Đền Thánh Thánh Giá ở Mogila, Ba Lan, và sau đó được ngài sử dụng rất nhiều.
Trong diễn văn trước các tham dự viên Đại Hội thứ 19 của Liên HĐGM Mỹ châu la tinh (Celam) ngày 9-3-1983 tại Port-au-Prince, Haiti, Đức Gioan Phaolô 2 minh định rằng “đây không phải là truyền giáo lại, nhưng là một cuộc cuộc truyền giảng Tin Mừng mới mẻ: mới về lòng nhiệt thành, mới về phương pháp, mới về cách diễn tả” (L 5).
Chương I cũng trình bày hiện tượng tục hóa ngày nay trên thế giới, đặc biệt tại Tây phương. Nó lan tràn trong đời sống thường nhật của con người, - đôi khi có sắc thái chống Kitô và chống tôn giáo, - tạo nên một não trạng trong đó Thiên Chúa vắng bóng. Đó là một nền văn hóa duy tương đối với những hậu quả trầm trọng về nhân loại học, ảnh hưởng cả trong đời sống Giáo Hội. Kèm theo đó là hiện tượng di dân, hoàn cầu hóa, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng, cuộc khủng hoảng kinh tế..
Tài liệu đề cương nhận xét rằng 'vấn đề không có hiệu quả trong việc rao giảng Tin Mừng ngày nay, việc huấn giáo hiện nay, là một vấn đề Giáo hội học, liên hệ tới khả năng hoặc sự thiếu khả năng của Giáo Hội tự trình bày như một cộng đồng đích thực, một huynh đoàn chân thực, một thân thân, chứ không phải là một guồng máy hay xí nghiệp”.
- Chương II của Tài liệu Đề cương nói về việc Công bố Tin Mừng của Chúa Kitô.
Tin Mừng không được hiểu như một cuốn sách hoặc một đạo lý, nhưng chính là Con người của Chúa Giêsu Kitô, Lời chung kết của Thiên Chúa nhập thể làm người. Các tín hữu Kitô được mời gọi thiết lập một quan hệ bản thân với Chúa Giêsu, trong cộng đoàn các tín hữu, tức là trong Giáo Hội. Đối tượng việc thông truyền đức tin, rao giảng Tin Mừng, là thực hiện một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, trong Thánh Linh, để cảm nghiệm được Chúa Cha của Chúa Giêsu và của chúng ta” (L 11).
Chương này bàn sâu rộng về việc thông truyền đức tin mà Giáo Hội sống, và biểu lộ qua chứng tá và các hoạt động bác ái.
- Chương III nói về việc khai tâm kinh nghiệm Kitô giáo, đề nghị suy tư về các phương thế của Giáo Hội để dẫn vào đức tin, đặc biệt là việc khai tâm Kitô giáo: qua bí tích rửa tội, thêm sức và Thánh Thể. Đây là những ”giai đoạn trong hành trình tiến vào đời sống Kitô trưởng thành, qua tiến trình học hỏi về đức tin” (L 18).
Tài liệu đề cương đề cập đến một số vấn đề như: duyệt lại việc ban các bí tích khai tâm Kitô giáo, nhất là bí tích Thêm Sức. Văn kiện cũng nhấn mạnh rằng ”Đứng trước những thách đố ngày nay, công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng phải giúp các tín hữu khắc phục sợ hãi và tin tưởng nhiều hơn nơi Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn dắt Giáo Hội trong lịch sử.. Trong hoạt động này, điều tối quan trọng chính là việc huấn giáo dành cho những người đã được rao giảng Tin Mừng và tin nơi Thiên Chúa được Chúa Giêsu mạc khải. (SD 4-3-2011)
Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới, đã cùng với vị Phụ tá là Đức Ông Fortunato Frezza, đã giới thiệu văn kiện này trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Tài liệu đề cương được ấn hành bằng 8 thứ tiếng (latinh, Pháp, Anh, Ý, Ba Lan, Bồ đào Nha, Tây Ban Nha và Đức) nhắm mục đích khơi lên cuộc thảo luận về đề tài của Thượng HĐGM thế giới vào năm tới, có kèm theo một bản 71 câu hỏi giúp các Giáo Hội địa phương thảo luận và trả lời góp ý.
Bản tổng hợp các câu trả lời cần gửi về văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM trước ngày 1-11-2011. Sau đó, Hội đồng của Văn phòng này sẽ nghiên cứu để soạn Tài liệu làm việc cho Công nghị GM thế giới năm tới.
ĐTC đã quyết định chọn vấn đề tái truyền giảng Tin Mừng như đề tài của Thượng HĐGM thế giới 13 sau một tiến trình tham khảo ý kiến. Nhân danh ĐTC, Văn phòng Tổng thư ký THĐGM đã hỏi ý kiến của 13 Giáo Hội Công giáo Đông phương tự quản, 113 HĐGM, 25 cơ quan trung ương Tòa Thánh, và hiệp hội các Bề trên tổng quyền dòng nam. Mỗi cơ quan được yêu cầu đề nghị 3 chủ đề cho Thượng HĐGM năm tới. Sau đó Hội đồng gồm 15 HY và GM thành viên của Văn phòng Tổng thư ký nhóm họp, cứu xét các câu trả lời, đa số đều đề nghị vấn đề thông truyền đức tin làm chủ đề. Vấn đề này gặp nhiều khó khăn do những thay đổi lớn trong lãnh vực xã hội, văn hóa và tôn giáo.
Ngoài ra, có một biến cố khác, ảnh hưởng tới việc ĐTC chọn chung kết đề tài cho Thượng HĐGM kỳ 13, đó là việc ngài thành lập Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, với tự sắc Ubicumque e sempre (ở mọi nơi và mãi mãi) ngày 21-9-2010. Ngài đưa vấn đề thông truyền đức tin vào trong bối cảnh rộng lớn hơn là việc tái truyền giảng Tin Mừng, chủ yếu hướng tới những người đã xa lìa Giáo Hội, nhưng người đã chịu Phép Rửa nhưng không được rao giảng Tin Mừng đầy đủ.
Đi vào chi tiết hơn, Đức TGM Eterovic cho biết: ngoài Lời tựa, rồi phần nhập đề và kết luận, Tài liệu Đề Cương được chia làm 3 chương, phản ánh chủ đề của Thượng HĐGM kỳ thứ 13 đó là:
1. Thời kỳ tái truyền giảng Tin Mừng
2. Công bố Tin Mừng của Chúa Kitô
3. Khai tâm về kinh nghiệm Kitô giáo.
- Trong phần Nhập Đề, tài liệu nhấn mạnh rằng Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 13 nằm trong nỗ lực của Giáo Hội được đổi mới từ sau Công đồng chung Vatican 2 nhắm thi hành công cuộc truyền giảng Tin Mừng.. Trong bối cảnh đó, việc tái truyền giảng Tin Mừng muốn đáp lại những thách đố lớn của thế giới đang biến chuyển mau lẹ. Phần này trình bày những lý lẽ thần học và Giáo Hội học của hoạt động như thế.
- Chương thứ I của tài liệu Đề Cương trình bày sự khai sinh ý niệm ”nuova evangelizzazione” (truyền giáo mới), hoặc tái truyền giảng Tin Mừng, được Đức Gioan Phaolô 2 sử dụng lần đầu tiên ngày 9-6-1979 trong bài giảng tại Đền Thánh Thánh Giá ở Mogila, Ba Lan, và sau đó được ngài sử dụng rất nhiều.
Trong diễn văn trước các tham dự viên Đại Hội thứ 19 của Liên HĐGM Mỹ châu la tinh (Celam) ngày 9-3-1983 tại Port-au-Prince, Haiti, Đức Gioan Phaolô 2 minh định rằng “đây không phải là truyền giáo lại, nhưng là một cuộc cuộc truyền giảng Tin Mừng mới mẻ: mới về lòng nhiệt thành, mới về phương pháp, mới về cách diễn tả” (L 5).
Chương I cũng trình bày hiện tượng tục hóa ngày nay trên thế giới, đặc biệt tại Tây phương. Nó lan tràn trong đời sống thường nhật của con người, - đôi khi có sắc thái chống Kitô và chống tôn giáo, - tạo nên một não trạng trong đó Thiên Chúa vắng bóng. Đó là một nền văn hóa duy tương đối với những hậu quả trầm trọng về nhân loại học, ảnh hưởng cả trong đời sống Giáo Hội. Kèm theo đó là hiện tượng di dân, hoàn cầu hóa, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng, cuộc khủng hoảng kinh tế..
Tài liệu đề cương nhận xét rằng 'vấn đề không có hiệu quả trong việc rao giảng Tin Mừng ngày nay, việc huấn giáo hiện nay, là một vấn đề Giáo hội học, liên hệ tới khả năng hoặc sự thiếu khả năng của Giáo Hội tự trình bày như một cộng đồng đích thực, một huynh đoàn chân thực, một thân thân, chứ không phải là một guồng máy hay xí nghiệp”.
- Chương II của Tài liệu Đề cương nói về việc Công bố Tin Mừng của Chúa Kitô.
Tin Mừng không được hiểu như một cuốn sách hoặc một đạo lý, nhưng chính là Con người của Chúa Giêsu Kitô, Lời chung kết của Thiên Chúa nhập thể làm người. Các tín hữu Kitô được mời gọi thiết lập một quan hệ bản thân với Chúa Giêsu, trong cộng đoàn các tín hữu, tức là trong Giáo Hội. Đối tượng việc thông truyền đức tin, rao giảng Tin Mừng, là thực hiện một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, trong Thánh Linh, để cảm nghiệm được Chúa Cha của Chúa Giêsu và của chúng ta” (L 11).
Chương này bàn sâu rộng về việc thông truyền đức tin mà Giáo Hội sống, và biểu lộ qua chứng tá và các hoạt động bác ái.
- Chương III nói về việc khai tâm kinh nghiệm Kitô giáo, đề nghị suy tư về các phương thế của Giáo Hội để dẫn vào đức tin, đặc biệt là việc khai tâm Kitô giáo: qua bí tích rửa tội, thêm sức và Thánh Thể. Đây là những ”giai đoạn trong hành trình tiến vào đời sống Kitô trưởng thành, qua tiến trình học hỏi về đức tin” (L 18).
Tài liệu đề cương đề cập đến một số vấn đề như: duyệt lại việc ban các bí tích khai tâm Kitô giáo, nhất là bí tích Thêm Sức. Văn kiện cũng nhấn mạnh rằng ”Đứng trước những thách đố ngày nay, công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng phải giúp các tín hữu khắc phục sợ hãi và tin tưởng nhiều hơn nơi Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn dắt Giáo Hội trong lịch sử.. Trong hoạt động này, điều tối quan trọng chính là việc huấn giáo dành cho những người đã được rao giảng Tin Mừng và tin nơi Thiên Chúa được Chúa Giêsu mạc khải. (SD 4-3-2011)
Tòa Thánh Vatican chuẩn bị ra mắt cổng thông tin trực tuyến
Lã Thụ Nhân
18:26 04/03/2011
Tòa Thánh Vatican chuẩn bị ra mắt cổng thông tin trực tuyến
Vatican City (CNA/EWTN News). - Bộ phận phụ trách truyền thông của Tòa Thánh Vatican đang hiện đại hóa sự hiện diện của mình trên Internet với một cổng thông tin mới quy tụ các phương tiện truyền thông về cùng một mối.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã công bố các kế hoạch cập nhật cho trang web mới trong hội nghị thường niên của Hội đồng vào tuần này. Ngài đã đề cập đến dự án này nhiều lần ở các cuộc họp báo của Tòa Thánh Vatican trong suốt 6 tháng qua.
Ngài cho hay cổng thông tin đa phương tiện sẽ cung cấp tin tức từ tờ báo của Vatican, Đài phát thanh Vatican và Thông Tấn Xã Truyền Giáo Fides trên một trang web duy nhất. Theo một bài báo trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican ra ngày 02 tháng Ba thì cổng thông tin sẽ được ra mắt vào ngày Lễ Phục Sinh (ngày 24 tháng Tư) bằng Anh ngữ và Ý ngữ. Tiếp theo là một số ít các ngôn ngữ khác cũng sẽ được đưa lên.
Tờ Quan Sát Viên Rôma cho hay cổng thông tin không chỉ là một đột phá mới được Hội đồng theo đuổi. Vào năm 2010, Hội đồng đã cập nhật trang web www.pccs.va của họ để mang đến khả năng thể hiện tốt hơn các mục tin từ Tòa Thánh Vatican và Giáo Hội Hoàn Vũ.
Trong nỗ lực nhằm tiếp cận với độc giả rộng rãi hơn, mới đây Hội đồng có thêm thành viên là một linh mục nói tiếng Ả Rập. Đức Tổng Giám Mục Celli gọi việc thu nhận một một người nói tiếng Ả Rập mang tầm quan trọng đặc biệt khi Tòa Thánh Vatican tìm cách để hiểu những gì đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như nó có ảnh hưởng đến Giáo Hội như thế nào.
Các công bố của Đức Tổng Giám Mục Celli đã được đưa ra trong Hội nghị khoáng đại thường niên của Hội đồng, diễn ra từ ngày 28/02 đến 03/03. Các phiên họp năm nay tập trung vào việc nghiên cứu "các ngôn ngữ" mới được sử dụng trong truyền thông và làm thế nào Giáo Hội có thể tận dụng điều này vào các nỗ lực truyền giáo.
Trong số các dự án khác đang được phát triển là một thông tấn xã tin tức cho lục địa Phi Châu, một diễn đàn cho việc tranh luận thần học của truyền thông, và khóa huấn luyện ba năm dành cho nhân sự truyền thông của Giáo Hội Cuba.
Cha Franco Lever, Chủ ngiệm chương trình truyền thông xã hội của Đại học Giáo Hoàng Salesian nói với các tham dự viên rằng các hình thức mới của phương tiện truyền thông phải được sử dụng để truyền tải sứ điệp đời sống Kitô giáo như là gia đình của Thiên Chúa trong việc theo chân Chúa Giêsu. Ngài cho hay để làm được như vậy "ngày nay không phương tiện truyền thông khả dĩ nào bị loại trừ".
Vatican City (CNA/EWTN News). - Bộ phận phụ trách truyền thông của Tòa Thánh Vatican đang hiện đại hóa sự hiện diện của mình trên Internet với một cổng thông tin mới quy tụ các phương tiện truyền thông về cùng một mối.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã công bố các kế hoạch cập nhật cho trang web mới trong hội nghị thường niên của Hội đồng vào tuần này. Ngài đã đề cập đến dự án này nhiều lần ở các cuộc họp báo của Tòa Thánh Vatican trong suốt 6 tháng qua.
Ngài cho hay cổng thông tin đa phương tiện sẽ cung cấp tin tức từ tờ báo của Vatican, Đài phát thanh Vatican và Thông Tấn Xã Truyền Giáo Fides trên một trang web duy nhất. Theo một bài báo trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican ra ngày 02 tháng Ba thì cổng thông tin sẽ được ra mắt vào ngày Lễ Phục Sinh (ngày 24 tháng Tư) bằng Anh ngữ và Ý ngữ. Tiếp theo là một số ít các ngôn ngữ khác cũng sẽ được đưa lên.
Tờ Quan Sát Viên Rôma cho hay cổng thông tin không chỉ là một đột phá mới được Hội đồng theo đuổi. Vào năm 2010, Hội đồng đã cập nhật trang web www.pccs.va của họ để mang đến khả năng thể hiện tốt hơn các mục tin từ Tòa Thánh Vatican và Giáo Hội Hoàn Vũ.
Trong nỗ lực nhằm tiếp cận với độc giả rộng rãi hơn, mới đây Hội đồng có thêm thành viên là một linh mục nói tiếng Ả Rập. Đức Tổng Giám Mục Celli gọi việc thu nhận một một người nói tiếng Ả Rập mang tầm quan trọng đặc biệt khi Tòa Thánh Vatican tìm cách để hiểu những gì đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như nó có ảnh hưởng đến Giáo Hội như thế nào.
Các công bố của Đức Tổng Giám Mục Celli đã được đưa ra trong Hội nghị khoáng đại thường niên của Hội đồng, diễn ra từ ngày 28/02 đến 03/03. Các phiên họp năm nay tập trung vào việc nghiên cứu "các ngôn ngữ" mới được sử dụng trong truyền thông và làm thế nào Giáo Hội có thể tận dụng điều này vào các nỗ lực truyền giáo.
Trong số các dự án khác đang được phát triển là một thông tấn xã tin tức cho lục địa Phi Châu, một diễn đàn cho việc tranh luận thần học của truyền thông, và khóa huấn luyện ba năm dành cho nhân sự truyền thông của Giáo Hội Cuba.
Cha Franco Lever, Chủ ngiệm chương trình truyền thông xã hội của Đại học Giáo Hoàng Salesian nói với các tham dự viên rằng các hình thức mới của phương tiện truyền thông phải được sử dụng để truyền tải sứ điệp đời sống Kitô giáo như là gia đình của Thiên Chúa trong việc theo chân Chúa Giêsu. Ngài cho hay để làm được như vậy "ngày nay không phương tiện truyền thông khả dĩ nào bị loại trừ".
Đức Thánh Cha: Đối thoại với các tôn giáo khác là ''ưu tiên hàng đầu'' đối với Giáo Hội
Lã Thụ Nhân
18:27 04/03/2011
Đức Thánh Cha: Đối thoại với các tôn giáo khác là "ưu tiên hàng đầu" đối với Giáo Hội
Vatican City (AsiaNews) - Đối thoại với các tôn giáo khác là một "ưu tiên hàng đầu" đối với Giáo Hội, cũng như việc đào tạo linh mục và giáo dân. Điều này đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh sáng ngày 03/03/2011 khi ngài tiếp kiến nhóm giám mục thứ hai của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đang có chuyến hành hương Ad Limina tại Tòa Thánh Vatican.
Đức Thánh Cha cho hay: "Trong khi Giáo Hội tuyên bố không sai lầm Chúa Kitô là đường, là sự thật, và là sự sống (x. Ga 14,6), tuy nhiên Giáo Hội cũng tôn trọng tất cả những gì là đúng đắn và tốt đẹp nơi các tôn giáo khác, và Giáo Hội tìm cách, với sự thận trọng và bác ái, để tham gia vào một cuộc đối thoại chân thành và thân thiện với các tín hữu của các tôn giáo mỗi khi có thể. Để làm được như thế, Giáo Hội làm việc hướng đến sự hiểu biết lẫn nhau và sự tiến bộ vì lợi ích chung của nhân loại".
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Tôi khuyến khích chư huynh đệ, bằng các phương tiện của đối thoại đã được thiết lập, tiếp tục đẩy mạnh con đường hướng đến hoà bình thật sự và lâu dài với tất cả láng giềng của chư huynh đệ, đừng bao giờ đối xử không đúng với mỗi người, bất kể niềm tin của họ, vốn được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa".
Vấn đề đào tạo được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh từ nhận xét rằng "lòng sùng đạo cá nhân sâu sắc nơi giáo dân của chư huynh đệ cần được nuôi dưỡng và hỗ trợ" bằng sự hiểu biết đúng đắn "giáo huấn của Giáo hội về đức tin và luân lý". Do đó đề nghị có sự chú trọng đặc biệt về gia đình, nhất là đối với các bậc cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên về đức tin cho con em họ. Ngài cho hay thêm"Công việc này đã hiển nhiên nằm trong sự ủng hộ của chư huynh đệ về gia đình để đối mặt với những ảnh hưởng nhằm hạ thấp hoặc tiêu diệt các quyền và sự toàn vẹn của gia đình".
Đối với việc đào tạo các linh mục, "một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất" của giám mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng "các linh mục ở mọi lứa tuổi" đều có nhu cầu đào tạo liên tục. Đức Thánh Cha cho hay ngài hy vọng rằng khi người trẻ rời chủng viện để bắt đầu đời sống mục vụ của mình thì họ được sự hỗ trợ của các linh mục về hưu. "Thật hữu ích cho họ khi được cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm trong số những linh mục lớn tuổi hơn đã chứng minh mình là những đầy tớ trung thành của Chúa. Những người này có thể hướng dẫn những người trẻ hơn trên con đường hướng đến cách sống đời linh mục trưởng thành và cân bằng".
Vatican City (AsiaNews) - Đối thoại với các tôn giáo khác là một "ưu tiên hàng đầu" đối với Giáo Hội, cũng như việc đào tạo linh mục và giáo dân. Điều này đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh sáng ngày 03/03/2011 khi ngài tiếp kiến nhóm giám mục thứ hai của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đang có chuyến hành hương Ad Limina tại Tòa Thánh Vatican.
Đức Thánh Cha cho hay: "Trong khi Giáo Hội tuyên bố không sai lầm Chúa Kitô là đường, là sự thật, và là sự sống (x. Ga 14,6), tuy nhiên Giáo Hội cũng tôn trọng tất cả những gì là đúng đắn và tốt đẹp nơi các tôn giáo khác, và Giáo Hội tìm cách, với sự thận trọng và bác ái, để tham gia vào một cuộc đối thoại chân thành và thân thiện với các tín hữu của các tôn giáo mỗi khi có thể. Để làm được như thế, Giáo Hội làm việc hướng đến sự hiểu biết lẫn nhau và sự tiến bộ vì lợi ích chung của nhân loại".
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Tôi khuyến khích chư huynh đệ, bằng các phương tiện của đối thoại đã được thiết lập, tiếp tục đẩy mạnh con đường hướng đến hoà bình thật sự và lâu dài với tất cả láng giềng của chư huynh đệ, đừng bao giờ đối xử không đúng với mỗi người, bất kể niềm tin của họ, vốn được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa".
Vấn đề đào tạo được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhấn mạnh từ nhận xét rằng "lòng sùng đạo cá nhân sâu sắc nơi giáo dân của chư huynh đệ cần được nuôi dưỡng và hỗ trợ" bằng sự hiểu biết đúng đắn "giáo huấn của Giáo hội về đức tin và luân lý". Do đó đề nghị có sự chú trọng đặc biệt về gia đình, nhất là đối với các bậc cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên về đức tin cho con em họ. Ngài cho hay thêm"Công việc này đã hiển nhiên nằm trong sự ủng hộ của chư huynh đệ về gia đình để đối mặt với những ảnh hưởng nhằm hạ thấp hoặc tiêu diệt các quyền và sự toàn vẹn của gia đình".
Đối với việc đào tạo các linh mục, "một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất" của giám mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng "các linh mục ở mọi lứa tuổi" đều có nhu cầu đào tạo liên tục. Đức Thánh Cha cho hay ngài hy vọng rằng khi người trẻ rời chủng viện để bắt đầu đời sống mục vụ của mình thì họ được sự hỗ trợ của các linh mục về hưu. "Thật hữu ích cho họ khi được cố vấn từ những người dày dạn kinh nghiệm trong số những linh mục lớn tuổi hơn đã chứng minh mình là những đầy tớ trung thành của Chúa. Những người này có thể hướng dẫn những người trẻ hơn trên con đường hướng đến cách sống đời linh mục trưởng thành và cân bằng".
Kỷ niệm 40 năm đối thoại, người Công giáo và Do Thái Giáo cam kết bảo vệ tự do tôn giáo
Lã Thụ Nhân
22:45 04/03/2011
Kỷ niệm 40 năm đối thoại, người Công giáo và Do Thái Giáo cam kết bảo vệ tự do tôn giáo
Vatican City (CNA). - Người Công Giáo và Do Thái Giáo chia sẻ "trách nhiệm chung" để cùng nhau làm việc chống lại sự cuồng tín tôn giáo và thăng tiến "công lý và liên đới, hòa giải và hòa bình". Đức Hồng Y Kurt Koch đã đưa ra lời bình luận này trong hội nghị của Ủy ban Liên lạc Quốc tế Công Giáo - Do Thái Giáo về Cố vấn Liên Tôn diễn ra từ ngày 27/02 đến 02/03. Ngài là Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo và Ủy ban Quan hệ Tôn giáo với Do Thái Giáo của Vatican.
Theo một bài báo của hãng Thông tấn SIR của các giám mục Ý, Đức Hồng Y Koch đã kêu gọi cả hai tôn giáo thúc đẩy việc bảo vệ các quyền tôn giáo. Ngài cho hay người Công Giáo và Do Thái Giáo phải cùng nhau làm việc để "tự do tôn giáo và nhân quyền được đảm bảo đầy đủ cho mọi người, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới".
Đức Hồng Y Koch phát ngôn chống lại việc nhắm vào mục tiêu các Kitô hữu để bách hại và sát hại ở Trung Đông. Là "nhóm bị bách hại rộng rãi nhất trên thế giới", các Kitô hữu cần các vị lãnh đạo tôn giáo của mọi tôn giáo trên thế giới tham gia vào các nỗ lực nhằm bảo vệ và liên đới. "Người Do Thái và các Kitô hữu có thể cùng nâng cao tiếng nói với nhau để bảo vệ những người bị ngược đãi vì lý do tôn giáo, bất cứ nơi nào họ sinh sống và bất cứ điều gì truyền thống tôn giáo họ tuyên xưng".
Cố vấn Vatican đánh dấu 40 năm đối thoại chính thức giữa Giáo Hội và người Do Thái. Đức Hồng Y Koch ca ngợi "phép lạ lớn" của việc tiếp tục hợp tác của họ như là "hoa quả của Chúa Thánh Thần". Ngài cho hay: "Tôi có cảm giác rằng trong 40 năm qua nhiều thành kiến và thù địch đã được khắc phục, hòa giải và hợp tác đã gia tăng, và các mối quan hệ hữu nghị cá nhân đã phát triển mạnh hơn". Mối quan hệ này có nghĩa là hai phía chia sẻ những thách đố cho tương lai.
Trong một tuyên bố chung do Vatican công bố hôm 02/03, Ủy Ban tuyên bố "một khát vọng được chia sẻ để cùng nhau đối mặt với những thách đố to lớn mà người Công Giáo và Do Thái Giáo phải đối mặt trong một thế giới biến chuyển nhanh chóng và không lường trước được".
Theo tuyên bố, các tham dự viên hội nghị bày tỏ "nỗi đau buồn sâu sắc" của họ khi các hành động bạo lực hay khủng bố lặp đi lặp lại nhân danh Thiên Chúa.
Hội nghị cũng ghi nhận các sự kiện đang diễn ra "ở các khu vực Bắc Phi và Trung Đông, nơi mà hàng triệu con người bày tỏ khát vọng của họ đối với phẩm giá và tự do. Ở nhiều nơi trên thế giới, người thiểu số, nhất là những người thiểu số tôn giáo, bị phân biệt đối xử, bị đe dọa bởi những hạn chế bất công đối với tự do tôn giáo của họ, và thậm chí bị bách hại và sát hại".
Các diễn giả tại hội nghị bày tỏ "nỗi đau buồn sâu sắc của họ khi các hành động bạo lực hay khủng bố lặp đi lặp lại ‘nhân danh Thiên Chúa’, gồm các cuộc tấn công ngày càng gia tăng chống lại các Kitô hữu, và kêu gọi tiêu diệt Nhà nước Israel".
Vatican City (CNA). - Người Công Giáo và Do Thái Giáo chia sẻ "trách nhiệm chung" để cùng nhau làm việc chống lại sự cuồng tín tôn giáo và thăng tiến "công lý và liên đới, hòa giải và hòa bình". Đức Hồng Y Kurt Koch đã đưa ra lời bình luận này trong hội nghị của Ủy ban Liên lạc Quốc tế Công Giáo - Do Thái Giáo về Cố vấn Liên Tôn diễn ra từ ngày 27/02 đến 02/03. Ngài là Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo và Ủy ban Quan hệ Tôn giáo với Do Thái Giáo của Vatican.
Theo một bài báo của hãng Thông tấn SIR của các giám mục Ý, Đức Hồng Y Koch đã kêu gọi cả hai tôn giáo thúc đẩy việc bảo vệ các quyền tôn giáo. Ngài cho hay người Công Giáo và Do Thái Giáo phải cùng nhau làm việc để "tự do tôn giáo và nhân quyền được đảm bảo đầy đủ cho mọi người, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới".
Đức Hồng Y Koch phát ngôn chống lại việc nhắm vào mục tiêu các Kitô hữu để bách hại và sát hại ở Trung Đông. Là "nhóm bị bách hại rộng rãi nhất trên thế giới", các Kitô hữu cần các vị lãnh đạo tôn giáo của mọi tôn giáo trên thế giới tham gia vào các nỗ lực nhằm bảo vệ và liên đới. "Người Do Thái và các Kitô hữu có thể cùng nâng cao tiếng nói với nhau để bảo vệ những người bị ngược đãi vì lý do tôn giáo, bất cứ nơi nào họ sinh sống và bất cứ điều gì truyền thống tôn giáo họ tuyên xưng".
Cố vấn Vatican đánh dấu 40 năm đối thoại chính thức giữa Giáo Hội và người Do Thái. Đức Hồng Y Koch ca ngợi "phép lạ lớn" của việc tiếp tục hợp tác của họ như là "hoa quả của Chúa Thánh Thần". Ngài cho hay: "Tôi có cảm giác rằng trong 40 năm qua nhiều thành kiến và thù địch đã được khắc phục, hòa giải và hợp tác đã gia tăng, và các mối quan hệ hữu nghị cá nhân đã phát triển mạnh hơn". Mối quan hệ này có nghĩa là hai phía chia sẻ những thách đố cho tương lai.
Trong một tuyên bố chung do Vatican công bố hôm 02/03, Ủy Ban tuyên bố "một khát vọng được chia sẻ để cùng nhau đối mặt với những thách đố to lớn mà người Công Giáo và Do Thái Giáo phải đối mặt trong một thế giới biến chuyển nhanh chóng và không lường trước được".
Theo tuyên bố, các tham dự viên hội nghị bày tỏ "nỗi đau buồn sâu sắc" của họ khi các hành động bạo lực hay khủng bố lặp đi lặp lại nhân danh Thiên Chúa.
Hội nghị cũng ghi nhận các sự kiện đang diễn ra "ở các khu vực Bắc Phi và Trung Đông, nơi mà hàng triệu con người bày tỏ khát vọng của họ đối với phẩm giá và tự do. Ở nhiều nơi trên thế giới, người thiểu số, nhất là những người thiểu số tôn giáo, bị phân biệt đối xử, bị đe dọa bởi những hạn chế bất công đối với tự do tôn giáo của họ, và thậm chí bị bách hại và sát hại".
Các diễn giả tại hội nghị bày tỏ "nỗi đau buồn sâu sắc của họ khi các hành động bạo lực hay khủng bố lặp đi lặp lại ‘nhân danh Thiên Chúa’, gồm các cuộc tấn công ngày càng gia tăng chống lại các Kitô hữu, và kêu gọi tiêu diệt Nhà nước Israel".
Mùa Chay: Đức Thánh Cha Benedict XVI ban phép lành cho Cuộc Cấm Phòng trong Thành Phố
Bùi Hữu Thư
23:56 04/03/2011
Cấm Phòng Mùa Chay trên mạng lưới toàn cầu dưới sự hướng dẫn của các tu sĩ Đa Minh thành phố Lille, Pháp
ROME, Ngày 3 tháng Ba, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Các tu sĩ Đa Minh tại đan viện Lille đăng lá thư của Đức Thánh Cha trên gia trang của họ để thông báo là Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ban phép lành Tòa Thánh cho các tham dự viên cuộc cấm phòng và cho các tu sĩ Đa Minh phụ trách hướng dẫn cuộc Cấm Phòng trong Thành Phố « Retraite dans la Ville » trên mạng lưới toàn cầu.
Đây là liên tiếp qua năm thứ 9, cuộc cấm phòng trong thành phố sẽ được các tu sĩ Đa Minh thành phố Lille tổ chức trên mạng lưới toàn cầu từ ngày 9 tháng Ba đến 24 tháng Tư.
Trong lá thư gửi đi thay mặt Đức Thánh Cha Benedict XVI, Đức Cha Phêrô B. Wells, viết: « Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn hãy kín múc trong sự chiêm niệm Chúa Giêsu, ân sủng để được canh tân mỗi ngày theo trái tim Chúa, để làm cho ‘lời rao truyền về Chúa Kitô đến được với tất cả mọi người, để tái tạo các cộng đồng, để hành động cách thâm sâu bằng nhân chứng về các giá trị Phúc Âm cho xã hội và nền văn hóa’ (Novo millennio ineunte, n.29) ».
« Trong khi cầu chúc các bạn luôn luôn sinh hoạt phù hợp hơn với sư cao cả của sứ vụ các bạn được mời gọi thi hành và cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria ‘Gương sáng của sự Công Chính và Nữ Vương Hoà Bình che chở cho các bạn, Đức Thánh Cha ban phép lành Tòa Thánh cho các tham dự viên cuộc cấm phòng, trong Mùa Chay và tất cả những ai trên toàn thế giới sẽ theo dõi cuộc cấm phòng “Retraite dans la Ville” trên mạng lưới toàn cầu và các tu sĩ chịu trách nhiệm hướng dẫn ».
Năm 2010 có 40.500 người đã ghi danh tham dự
“La Retraite dans la Ville” là một chương trình miễn phí giúp cho có sự đồng hành với các tham dự viên trong Mùa Chay cho đến lễ Phục Sinh: một khi đã đăng ký, các tham dự viên sẽ nhận được mỗi ngày trong Mùa Chay một điện thư với một đoạn suy niệm ngắn về Thánh Kinh, một kinh tối với các ca vịnh của các tu sĩ Đa Minh, và khả năng xin được một tu sĩ làm linh hướng trong suốt Mùa Chay. Cũng có một gia trang “blog” để trao đổi với các tham dự viên khác, và một chỗ để nộp các ý chỉ cầu nguyện.
“La Retraite dans la Ville” đã được thực hiện từ năm 2003, và đã có một sự thành công ngày càng lớn mạnh trong các năm vừa qua, đặc biệt qua sự cổ võ cho Tân Phúc Âm Hóa: khoảng 27.500 người năm 2009, và năm 2010 trên 40.500 đã đăng ký vào cuộc cấm phòng!
ROME, Ngày 3 tháng Ba, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Các tu sĩ Đa Minh tại đan viện Lille đăng lá thư của Đức Thánh Cha trên gia trang của họ để thông báo là Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ban phép lành Tòa Thánh cho các tham dự viên cuộc cấm phòng và cho các tu sĩ Đa Minh phụ trách hướng dẫn cuộc Cấm Phòng trong Thành Phố « Retraite dans la Ville » trên mạng lưới toàn cầu.
Đây là liên tiếp qua năm thứ 9, cuộc cấm phòng trong thành phố sẽ được các tu sĩ Đa Minh thành phố Lille tổ chức trên mạng lưới toàn cầu từ ngày 9 tháng Ba đến 24 tháng Tư.
Trong lá thư gửi đi thay mặt Đức Thánh Cha Benedict XVI, Đức Cha Phêrô B. Wells, viết: « Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn hãy kín múc trong sự chiêm niệm Chúa Giêsu, ân sủng để được canh tân mỗi ngày theo trái tim Chúa, để làm cho ‘lời rao truyền về Chúa Kitô đến được với tất cả mọi người, để tái tạo các cộng đồng, để hành động cách thâm sâu bằng nhân chứng về các giá trị Phúc Âm cho xã hội và nền văn hóa’ (Novo millennio ineunte, n.29) ».
« Trong khi cầu chúc các bạn luôn luôn sinh hoạt phù hợp hơn với sư cao cả của sứ vụ các bạn được mời gọi thi hành và cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria ‘Gương sáng của sự Công Chính và Nữ Vương Hoà Bình che chở cho các bạn, Đức Thánh Cha ban phép lành Tòa Thánh cho các tham dự viên cuộc cấm phòng, trong Mùa Chay và tất cả những ai trên toàn thế giới sẽ theo dõi cuộc cấm phòng “Retraite dans la Ville” trên mạng lưới toàn cầu và các tu sĩ chịu trách nhiệm hướng dẫn ».
Năm 2010 có 40.500 người đã ghi danh tham dự
“La Retraite dans la Ville” là một chương trình miễn phí giúp cho có sự đồng hành với các tham dự viên trong Mùa Chay cho đến lễ Phục Sinh: một khi đã đăng ký, các tham dự viên sẽ nhận được mỗi ngày trong Mùa Chay một điện thư với một đoạn suy niệm ngắn về Thánh Kinh, một kinh tối với các ca vịnh của các tu sĩ Đa Minh, và khả năng xin được một tu sĩ làm linh hướng trong suốt Mùa Chay. Cũng có một gia trang “blog” để trao đổi với các tham dự viên khác, và một chỗ để nộp các ý chỉ cầu nguyện.
“La Retraite dans la Ville” đã được thực hiện từ năm 2003, và đã có một sự thành công ngày càng lớn mạnh trong các năm vừa qua, đặc biệt qua sự cổ võ cho Tân Phúc Âm Hóa: khoảng 27.500 người năm 2009, và năm 2010 trên 40.500 đã đăng ký vào cuộc cấm phòng!
Top Stories
Vatican tries to flesh out 'New Evangelization'
John L Allen Jr
09:32 04/03/2011
In a papacy sometimes accused of lacking administrative direction, the Vatican under Benedict XVI is at least in a full, upright and locked position on one point: The urgency of a “new evangelization.”
In every way he possibly can, Benedict has signaled that he regards the “new evangelization,” broadly understood as reawakening a missionary spirit in the church, as a towering priority.
Despite his well-known antipathy for bureaucracy, for instance, Benedict XVI recently created an entirely new Vatican department to carry forward the project, the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization. He appointed a veteran Italian heavy-hitter, Archbishop Rino Fisichella, to head the office, and what amounts to an “A-list” of Catholic prelates from around the world as members, including Cardinal Christoph Schönborn of Vienna, Cardinal Angelo Scola of Venice, Cardinal George Pell of Sydney, and Archbishop Timothy Dolan of New York.
Benedict has also dedicated the next Synod, a gathering of bishops from all over the world, to the theme of the “New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith.” The lineamenta, or draft working document, for the synod, to be held Oct. 7-28, 2012, was presented this morning in a Vatican news conference.
For all the emphasis on “new evangelization,” however, the term itself remains difficult to pin down. Commonly asked questions include:
• Is the “new evangelization” primarily directed at the Western world, where the faith has long been in decline? Or is it a broader, more global initiative?
• Is it basically about drawing people into practice of the faith – in other words, filling up the churches on Sundays? Or is the aim also a renewed capacity to engage the grand cultural themes of the day, such as secularism, the rise of an interlinked global economy, new means of communication, and the biotech revolution?
• Is new evangelization largely an external effort, and in that sense almost an “exit strategy” from the various crises and internal conflicts that have recently marred Catholic life? Or does it also involve an internal examination of conscience, asking whether there may be elements of the church’s life and mode of thinking which represent obstacles to evangelization?
The lineamenta for the upcoming synod provides partial answers to these questions, while leaving plenty of space for debate during the synod and in the wider Catholic world.
First, the lineamenta tries to introduce some conceptual clarity. It distinguishes three forms of evangelization:
• Evangelization as a “regular activity of the church,” and hence directed basically at practicing Catholics;
• The first proclamation ad gentes, directed at those who have never been Christians;
• New evangelization, which is “principally directed at those who have become distant from the church [and] at baptized persons who are not sufficiently evangelized.”
In reality, the document says, given today’s social mobility and migration patterns, quite often these three groups live in the same place, and local churches therefore have to have strategies for each. As a result, it says, geographic ways of thinking about missionary activity are outdated.
“Today, all five continents are fields of missionary activity,” it says.
Despite that framework, however, there’s little doubt that Europe and the United States are a special preoccupation in the document – in part because that’s where a disproportionate share of those “distant Christians” are found.
In the West, it says, “many of the baptized lead totally un-Christian lives and more and more persons maintain some links to the faith but have little or a poor knowledge of it. Oftentimes, the faith is presented in caricature or publicly treated by certain cultures with indifference, if not open hostility.”
Given those realities, the document declares: “Now is the time for a new evangelization in the West.”
In response to the question of whether the “new evangelization” is about transforming the world or drawing more people through church doors, the answer seems to be: Both.
The document makes clear that aggressive recruitment strategies are not what’s meant. It notes that some fear the term because they associate it with “proselytism,” and then quotes from John Paul II: “The new evangelization is in no way to be confused with proselytism.”
The document then refers to a 2007 “doctrinal note” from the Congregation for the Doctrine of the Faith on the difference between evangelization and proselytism. That text, in a footnote, defines proselytism this way: “The promotion of a religion by using means, and for motives, contrary to the spirit of the Gospel; that is, which do not safeguard the freedom and dignity of the human person.”
In this morning’s news conference, Croatian Archbishop Nikola Eterović, secretary of the Synod of Bishops, said that because the “new evangelization” is directed at people who are already baptized, the question of conversion doesn’t really arise – in theory, they’re already in the church.
The trick, he said, is to “help them discover the richness they already possess” – and which they don’t appreciate, he said, for reasons which “often are not their fault.”
In general, Eterović said, the measure of success of the new evangelization “is not numbers, but quality.”
Beyond boosting the usual measures of church vitality – attendance at Mass, regular prayer, and so on – the lineamenta seems to suggest that a core aim of a “new evangelization” is instead to engage broad social and cultural challenges through a distinctively Christian lens.
Among those challenges, the document ticks off secularism and relativism, a “hedonistic and consumer-oriented mentality,” fundamentalism and “the sects,” migration and globalization, the economy, social communications, scientific and technical research, and civic and political life as areas in need of vibrant Christian witness.
In that sense, the “new evangelization” could be understood as an effort to realize Benedict’s vision of Christianity as a “creative minority,” not collapsed in on itself.
“The new evangelization is the opposite of self-sufficiency, a withdrawal into oneself, a status quo mentality and an idea that pastoral programs are simply to proceed as they did in the past,” the lineamenta says.
“Today, a ‘business as usual’ attitude can no longer be the case,” it says.
Exactly how to distinguish evangelization from proselytism could be one of the turning points in synod discussion, in part because it’s at the heart of a growing number of tensions in the church.
Recently, the Vatican blocked the current head of Caritas Internationalis, a Rome-based confederation of Catholic charities around the world, from standing for a second term, and behind the scenes some have suggested that Caritas is insufficiently committed to evangelization through its work. In a recent NCR interview, Lesley-Anne Knight, the Caritas head, said that the organization is waiting for clarity on how the Vatican distinguishes “evangelization” and “proselytism” – in part because Caritas members are able to provide services and receive government support in many parts of the world precisely on the basis that they do not “proselytize.”
Finally, the lineamenta clearly seems to suggest that success in the new evangelization implies an internal examination of conscience and a willingness to explore “new ways of being church” and “new models.”
Though the document does not explicitly refer to the sexual abuse scandals that have rocked the Catholic church, it does argue that a missionary spirit also implies pushing the church to confront its internal problems.
“Another fruit of transmitting the faith is the courage to speak out against infidelity and scandal which arise in Christian communities,” it says.
Other such fruits, the document argues, include “the courage to recognize and admit faults” and a “commitment to the work of purification and the will to make atonement for the consequences of our errors.”
Failures in evangelization, the document says, may reflect the church’s own incapacity to become “a real community, a true fraternity and a living body, and not a mechanical thing or enterprise.”
Exactly what “new models” of church might look like will, presumably, also be a point of discussion during next year’s synod.
(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/vatican-tries-flesh-out-new-evangelization)
In every way he possibly can, Benedict has signaled that he regards the “new evangelization,” broadly understood as reawakening a missionary spirit in the church, as a towering priority.
Despite his well-known antipathy for bureaucracy, for instance, Benedict XVI recently created an entirely new Vatican department to carry forward the project, the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization. He appointed a veteran Italian heavy-hitter, Archbishop Rino Fisichella, to head the office, and what amounts to an “A-list” of Catholic prelates from around the world as members, including Cardinal Christoph Schönborn of Vienna, Cardinal Angelo Scola of Venice, Cardinal George Pell of Sydney, and Archbishop Timothy Dolan of New York.
Benedict has also dedicated the next Synod, a gathering of bishops from all over the world, to the theme of the “New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith.” The lineamenta, or draft working document, for the synod, to be held Oct. 7-28, 2012, was presented this morning in a Vatican news conference.
For all the emphasis on “new evangelization,” however, the term itself remains difficult to pin down. Commonly asked questions include:
• Is the “new evangelization” primarily directed at the Western world, where the faith has long been in decline? Or is it a broader, more global initiative?
• Is it basically about drawing people into practice of the faith – in other words, filling up the churches on Sundays? Or is the aim also a renewed capacity to engage the grand cultural themes of the day, such as secularism, the rise of an interlinked global economy, new means of communication, and the biotech revolution?
• Is new evangelization largely an external effort, and in that sense almost an “exit strategy” from the various crises and internal conflicts that have recently marred Catholic life? Or does it also involve an internal examination of conscience, asking whether there may be elements of the church’s life and mode of thinking which represent obstacles to evangelization?
The lineamenta for the upcoming synod provides partial answers to these questions, while leaving plenty of space for debate during the synod and in the wider Catholic world.
First, the lineamenta tries to introduce some conceptual clarity. It distinguishes three forms of evangelization:
• Evangelization as a “regular activity of the church,” and hence directed basically at practicing Catholics;
• The first proclamation ad gentes, directed at those who have never been Christians;
• New evangelization, which is “principally directed at those who have become distant from the church [and] at baptized persons who are not sufficiently evangelized.”
In reality, the document says, given today’s social mobility and migration patterns, quite often these three groups live in the same place, and local churches therefore have to have strategies for each. As a result, it says, geographic ways of thinking about missionary activity are outdated.
“Today, all five continents are fields of missionary activity,” it says.
Despite that framework, however, there’s little doubt that Europe and the United States are a special preoccupation in the document – in part because that’s where a disproportionate share of those “distant Christians” are found.
In the West, it says, “many of the baptized lead totally un-Christian lives and more and more persons maintain some links to the faith but have little or a poor knowledge of it. Oftentimes, the faith is presented in caricature or publicly treated by certain cultures with indifference, if not open hostility.”
Given those realities, the document declares: “Now is the time for a new evangelization in the West.”
In response to the question of whether the “new evangelization” is about transforming the world or drawing more people through church doors, the answer seems to be: Both.
The document makes clear that aggressive recruitment strategies are not what’s meant. It notes that some fear the term because they associate it with “proselytism,” and then quotes from John Paul II: “The new evangelization is in no way to be confused with proselytism.”
The document then refers to a 2007 “doctrinal note” from the Congregation for the Doctrine of the Faith on the difference between evangelization and proselytism. That text, in a footnote, defines proselytism this way: “The promotion of a religion by using means, and for motives, contrary to the spirit of the Gospel; that is, which do not safeguard the freedom and dignity of the human person.”
In this morning’s news conference, Croatian Archbishop Nikola Eterović, secretary of the Synod of Bishops, said that because the “new evangelization” is directed at people who are already baptized, the question of conversion doesn’t really arise – in theory, they’re already in the church.
The trick, he said, is to “help them discover the richness they already possess” – and which they don’t appreciate, he said, for reasons which “often are not their fault.”
In general, Eterović said, the measure of success of the new evangelization “is not numbers, but quality.”
Beyond boosting the usual measures of church vitality – attendance at Mass, regular prayer, and so on – the lineamenta seems to suggest that a core aim of a “new evangelization” is instead to engage broad social and cultural challenges through a distinctively Christian lens.
Among those challenges, the document ticks off secularism and relativism, a “hedonistic and consumer-oriented mentality,” fundamentalism and “the sects,” migration and globalization, the economy, social communications, scientific and technical research, and civic and political life as areas in need of vibrant Christian witness.
In that sense, the “new evangelization” could be understood as an effort to realize Benedict’s vision of Christianity as a “creative minority,” not collapsed in on itself.
“The new evangelization is the opposite of self-sufficiency, a withdrawal into oneself, a status quo mentality and an idea that pastoral programs are simply to proceed as they did in the past,” the lineamenta says.
“Today, a ‘business as usual’ attitude can no longer be the case,” it says.
Exactly how to distinguish evangelization from proselytism could be one of the turning points in synod discussion, in part because it’s at the heart of a growing number of tensions in the church.
Recently, the Vatican blocked the current head of Caritas Internationalis, a Rome-based confederation of Catholic charities around the world, from standing for a second term, and behind the scenes some have suggested that Caritas is insufficiently committed to evangelization through its work. In a recent NCR interview, Lesley-Anne Knight, the Caritas head, said that the organization is waiting for clarity on how the Vatican distinguishes “evangelization” and “proselytism” – in part because Caritas members are able to provide services and receive government support in many parts of the world precisely on the basis that they do not “proselytize.”
Finally, the lineamenta clearly seems to suggest that success in the new evangelization implies an internal examination of conscience and a willingness to explore “new ways of being church” and “new models.”
Though the document does not explicitly refer to the sexual abuse scandals that have rocked the Catholic church, it does argue that a missionary spirit also implies pushing the church to confront its internal problems.
“Another fruit of transmitting the faith is the courage to speak out against infidelity and scandal which arise in Christian communities,” it says.
Other such fruits, the document argues, include “the courage to recognize and admit faults” and a “commitment to the work of purification and the will to make atonement for the consequences of our errors.”
Failures in evangelization, the document says, may reflect the church’s own incapacity to become “a real community, a true fraternity and a living body, and not a mechanical thing or enterprise.”
Exactly what “new models” of church might look like will, presumably, also be a point of discussion during next year’s synod.
(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/vatican-tries-flesh-out-new-evangelization)
Pontiff Recommends Mentors for Young Priests
Zenit
09:33 04/03/2011
Urges Clergy to Keep Pursuing Lost Sheep
VATICAN CITY, MARCH 3, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is recommending that newly ordained priests be assigned mentors from among older clergy to help in living the vocation in a balanced way.
The Pope stated this today upon receiving in audience bishops from the Philippines who are in Rome for their five-yearly "ad limina" visit.
The Pontiff acknowledged that many of the Filipino dioceses "already have in place programs of continuing formation for young priests, assisting them in their transition from the structured schedule of the seminary to the more independent setting of parish life."
"Along these lines," he continued, "it is also helpful for them to be assigned mentors from among those older priests who have proven themselves to be faithful servants of the Lord."
"These men can guide their younger confrères along the path toward a mature and well-balanced way of priestly living," the Holy Father affirmed.
"Moreover, priests of all ages require ongoing care," he added. "Regular days of recollection, yearly retreats and convocations, as well as programs for continuing education and assistance for priests who may be facing difficulties, are to be promoted."
"I am confident that you will also find ways to support those priests whose assignments leave them isolated," Benedict XVI stated.
He noted, "You and your fellow bishops have a particular duty to know your priests well and to guide them with sincere concern, while priests are always to be prepared to fulfill humbly and faithfully the tasks entrusted to them."
Holy Thursday
The Pope encouraged the prelates "to profit from the yearly celebration of Holy Thursday, during which the Church commemorates the priesthood in a special way."
"In accordance with their solemn promises at ordination, remind your priests of their commitment to celibacy, obedience, and an ever greater dedication to pastoral service," he said.
"In living out their promises, these men will become true spiritual fathers with a personal and psychological maturity that will grow to mirror the paternity of God," the Pontiff affirmed.
He continued: "As Saint Paul says, 'Let us not grow weary of doing good; if we do not relax our efforts, in due time we shall reap our harvest" (Gal 6:9).
"With these words, the Apostle encourages his readers to do good to all, but especially to those of the household of the faith."
The Holy Father reminded his listeners that "the greatest good that we can offer those whom we serve is given to us in the Eucharist."
"In the Holy Mass," he stated, "the faithful receive the grace needed to be transformed in Jesus Christ."
Benedict XVI noted, "It is heartening that many Filipinos attend Sunday Mass, but this does not leave room for complacency on your part as shepherds."
He continued, "It is your task, and that of your priests, never to grow weary in pursuing the lost sheep, making sure that all the faithful draw life from the great gift given to us in the sacred mysteries."
(Source: www.zenit.org/article-31915?l=english)
VATICAN CITY, MARCH 3, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is recommending that newly ordained priests be assigned mentors from among older clergy to help in living the vocation in a balanced way.
The Pope stated this today upon receiving in audience bishops from the Philippines who are in Rome for their five-yearly "ad limina" visit.
The Pontiff acknowledged that many of the Filipino dioceses "already have in place programs of continuing formation for young priests, assisting them in their transition from the structured schedule of the seminary to the more independent setting of parish life."
"Along these lines," he continued, "it is also helpful for them to be assigned mentors from among those older priests who have proven themselves to be faithful servants of the Lord."
"These men can guide their younger confrères along the path toward a mature and well-balanced way of priestly living," the Holy Father affirmed.
"Moreover, priests of all ages require ongoing care," he added. "Regular days of recollection, yearly retreats and convocations, as well as programs for continuing education and assistance for priests who may be facing difficulties, are to be promoted."
"I am confident that you will also find ways to support those priests whose assignments leave them isolated," Benedict XVI stated.
He noted, "You and your fellow bishops have a particular duty to know your priests well and to guide them with sincere concern, while priests are always to be prepared to fulfill humbly and faithfully the tasks entrusted to them."
Holy Thursday
The Pope encouraged the prelates "to profit from the yearly celebration of Holy Thursday, during which the Church commemorates the priesthood in a special way."
"In accordance with their solemn promises at ordination, remind your priests of their commitment to celibacy, obedience, and an ever greater dedication to pastoral service," he said.
"In living out their promises, these men will become true spiritual fathers with a personal and psychological maturity that will grow to mirror the paternity of God," the Pontiff affirmed.
He continued: "As Saint Paul says, 'Let us not grow weary of doing good; if we do not relax our efforts, in due time we shall reap our harvest" (Gal 6:9).
"With these words, the Apostle encourages his readers to do good to all, but especially to those of the household of the faith."
The Holy Father reminded his listeners that "the greatest good that we can offer those whom we serve is given to us in the Eucharist."
"In the Holy Mass," he stated, "the faithful receive the grace needed to be transformed in Jesus Christ."
Benedict XVI noted, "It is heartening that many Filipinos attend Sunday Mass, but this does not leave room for complacency on your part as shepherds."
He continued, "It is your task, and that of your priests, never to grow weary in pursuing the lost sheep, making sure that all the faithful draw life from the great gift given to us in the sacred mysteries."
(Source: www.zenit.org/article-31915?l=english)
Pope book says Jews not guilty of Jesus Christ’s death
Wenatcheeworld
09:36 04/03/2011
VATICAN CITY — Pope Benedict XVI has made a sweeping exoneration of the Jewish people for the death of Jesus Christ, tackling one of the most controversial issues in Christianity in a new book.
In “Jesus of Nazareth-Part II” excerpts released Wednesday, Benedict explains biblically and theologically why there is no basis in Scripture for the argument that the Jewish people as a whole were responsible for Jesus’ death.
Interpretations to the contrary have been used for centuries to justify the persecution of Jews.
While the Catholic Church has for five decades taught that Jews weren’t collectively responsible, Jewish scholars said Wednesday the argument laid out by the German-born pontiff, who has had his share of mishaps with Jews, was a landmark statement from a pope that would help fight anti-Semitism today.
“Holocaust survivors know only too well how the centuries-long charge of ‘Christ killer’ against the Jews created a poisonous climate of hate that was the foundation of anti-Semitic persecution whose ultimate expression was realized in the Holocaust,” said Elan Steinberg of the American Gathering of Holocaust Survivors and their Descendants.
The pope’s book, he said, not only confirms church teaching refuting the deicide charge “but seals it for a new generation of Catholics.”
The Catholic Church issued its most authoritative teaching on the issue in its 1965 Second Vatican Council document “Nostra Aetate,” which revolutionized the church’s relations with Jews by saying Christ’s death could not be attributed to Jews as a whole at the time or today.
Benedict comes to the same conclusion, but he explains how with a thorough, Gospel-by-Gospel analysis that leaves little doubt that he deeply and personally believes it to be the case: That only a few Temple leaders and a small group of supporters were primarily responsible for Christ’s crucifixion.
That Benedict is a theologian makes “this statement from the Holy See that much more significant for now and for future generations,” said Anti-Defamation League national director, Abraham H. Foxman.
Foxman in a statement hailed Benedict for rejecting “the previous teachings and perversions that have helped to foster and reinforce anti-Semitism through the centuries.”
The book is the second installment to Benedict’s 2007 “Jesus of Nazareth,” his first book as pope, which offered a very personal meditation on the early years of Christ’s life and teachings. This second book, set to be released March 10, concerns the final part of Christ’s life, his death and resurrection.
The Vatican’s publishers provided a few excerpts Wednesday.
In the book, Benedict re-enacts Jesus’ final hours, including his death sentence for blasphemy, then analyzes each Gospel account to explain why Jews as a whole cannot be blamed for it. Rather, Benedict concludes, it was the “Temple aristocracy” and a few supporters of the figure Barabbas who were responsible.
“How could the whole people have been present at this moment to clamor for Jesus’ death?” Benedict asks.
He deconstructs one particular biblical account which has the crowd saying, “His blood be on us and on our children” — a phrase frequently cited as evidence of the collective guilt Jews bore and the curse that they carried as a result.
The phrase, from the Gospel of Matthew, has been so incendiary that director Mel Gibson was reportedly forced to drop it from the subtitles of his 2004 film “The Passion of the Christ,” although it remained in the spoken Aramaic.
But Benedict said Jesus’ death wasn’t about punishment, but rather salvation. Jesus’ blood, he said, “does not cry out for vengeance and punishment, it brings reconciliation. It is not poured out against anyone, it is poured out for many, for all.”
Benedict, who was forced to join the Hitler Youth as a child in Nazi Germany, has made improving relations with Jews a priority of his pontificate.
(http://www.wenatcheeworld.com/news/2011/mar/04/pope-exonerates-jews-for-jesus-death-in-new-book/)
In “Jesus of Nazareth-Part II” excerpts released Wednesday, Benedict explains biblically and theologically why there is no basis in Scripture for the argument that the Jewish people as a whole were responsible for Jesus’ death.
Interpretations to the contrary have been used for centuries to justify the persecution of Jews.
While the Catholic Church has for five decades taught that Jews weren’t collectively responsible, Jewish scholars said Wednesday the argument laid out by the German-born pontiff, who has had his share of mishaps with Jews, was a landmark statement from a pope that would help fight anti-Semitism today.
“Holocaust survivors know only too well how the centuries-long charge of ‘Christ killer’ against the Jews created a poisonous climate of hate that was the foundation of anti-Semitic persecution whose ultimate expression was realized in the Holocaust,” said Elan Steinberg of the American Gathering of Holocaust Survivors and their Descendants.
The pope’s book, he said, not only confirms church teaching refuting the deicide charge “but seals it for a new generation of Catholics.”
The Catholic Church issued its most authoritative teaching on the issue in its 1965 Second Vatican Council document “Nostra Aetate,” which revolutionized the church’s relations with Jews by saying Christ’s death could not be attributed to Jews as a whole at the time or today.
Benedict comes to the same conclusion, but he explains how with a thorough, Gospel-by-Gospel analysis that leaves little doubt that he deeply and personally believes it to be the case: That only a few Temple leaders and a small group of supporters were primarily responsible for Christ’s crucifixion.
That Benedict is a theologian makes “this statement from the Holy See that much more significant for now and for future generations,” said Anti-Defamation League national director, Abraham H. Foxman.
Foxman in a statement hailed Benedict for rejecting “the previous teachings and perversions that have helped to foster and reinforce anti-Semitism through the centuries.”
The book is the second installment to Benedict’s 2007 “Jesus of Nazareth,” his first book as pope, which offered a very personal meditation on the early years of Christ’s life and teachings. This second book, set to be released March 10, concerns the final part of Christ’s life, his death and resurrection.
The Vatican’s publishers provided a few excerpts Wednesday.
In the book, Benedict re-enacts Jesus’ final hours, including his death sentence for blasphemy, then analyzes each Gospel account to explain why Jews as a whole cannot be blamed for it. Rather, Benedict concludes, it was the “Temple aristocracy” and a few supporters of the figure Barabbas who were responsible.
“How could the whole people have been present at this moment to clamor for Jesus’ death?” Benedict asks.
He deconstructs one particular biblical account which has the crowd saying, “His blood be on us and on our children” — a phrase frequently cited as evidence of the collective guilt Jews bore and the curse that they carried as a result.
The phrase, from the Gospel of Matthew, has been so incendiary that director Mel Gibson was reportedly forced to drop it from the subtitles of his 2004 film “The Passion of the Christ,” although it remained in the spoken Aramaic.
But Benedict said Jesus’ death wasn’t about punishment, but rather salvation. Jesus’ blood, he said, “does not cry out for vengeance and punishment, it brings reconciliation. It is not poured out against anyone, it is poured out for many, for all.”
Benedict, who was forced to join the Hitler Youth as a child in Nazi Germany, has made improving relations with Jews a priority of his pontificate.
(http://www.wenatcheeworld.com/news/2011/mar/04/pope-exonerates-jews-for-jesus-death-in-new-book/)
Tin Giáo Hội Việt Nam
GP Lạng Sơn Cao Bằng chúc mừng bổn mạng Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Giuse Trần ngọc Huấn
09:05 04/03/2011
Cùng đi với Đức Cha Giuse, có cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh, cha Đại diện Giám mục Giuse Nguyễn ngọc Thể, cha quản hạt Lạng Sơn Phêrô Nguyễn Văn Tín, cha quản lý Giáo phận Phaolo Nguyễn Văn Thảo, cha Antôn Trịnh Duy Công và ông Giuse Phạm Văn Thành, đại diện Hội đồng giáo xứ. Đoàn đã khởi hành từ Tòa Giám mục vào lúc 05h00, sau Thánh lễ sáng tại nhà nguyện.
Vào lúc 10h15, Đức Tổng Giám mục Giuse đã đón tiếp phái đoàn tại phòng khách của Đan viện Châu Sơn. Mọi người vui mừng gặp lại nhau trong bầu khí thân thiện, cởi mở và đầy tình gia đình.
Thay mặt cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã chào thăm và gửi lời chúc mừng bổn mạng “sớm” tới Đức Tổng Giám mục Giuse, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, nguyên Giám mục Lạng Sơn Cao Bằng. Ngài chúc Đức Tổng luôn dồi dào sức khỏe, bình an và ơn phúc, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giuse bổn mạng. Ngài trân trọng mời Đức Tổng về thăm Giáo phận trong một dịp gần đây.
Đức Tổng Giám mục Giuse bày tỏ sự vui mừng khi gặp lại Đức cha Giuse và quý Cha Lạng Sơn Cao Bằng. Ngài chúc mừng Đức cha Giuse đã có chuyến công du Úc quốc đạt được kết quả tốt đẹp. Ngài cảm ơn thịnh tình của Đức cha và quý cha giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã luôn nhớ tới, cầu nguyện, hiệp thông và mỗi khi có dịp lại đến thăm và chúc sức khỏe ngài, cũng như dành cho ngài những tình cảm thật đặc biệt. Ngài cũng chia sẻ những cảm nghiệm của mình về cuộc đời và sứ vụ của Thánh Giuse – người đi trong âm thầm và tuyệt đối tuôn hành ý Chúa, để Chúa sử dụng và hướng dẫn cuộc đời mình theo sự quan phòng của Người.
Đức Tổng Giuse chúc mừng giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng đã có những sự phát triển thật đáng trân trọng, chúc mừng giáo xứ Tà Lùng với ngôi thánh đường sắp được khánh thành và cung hiến. Ngài chúc Đức cha, quý cha và mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng được tràn đầy muôn phúc lành của Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Cha Thánh Giuse, để đời sống của giáo phận ngày một thăng tiến về mọi phương diện, công cuộc truyền giáo thu được kết quả tốt đẹp.
Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng thấm tình nghĩa gia đình, để lại những ấn tượng thật đẹp và đáng trân trọng.
Buổi thuyết trình “Nghệ thuật nuôi dưỡng tình yêu
Tạ Ân Phúc
09:58 04/03/2011
Buổi thuyết trình “Nghệ thuật nuôi dưỡng tình yêu”
Tình yêu là gì? Từ quan điểm của mình, ai cũng có thể trả lời một cách cụ thể nhất hay trừu tượng nhất về tình yêu. Câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn vì ai cũng biết về tình yêu, ai cũng có thể nói tiếng yêu, nói về tình yêu và thể hiện tình yêu, nhưng để đưa ra một câu trả lời, một định nghĩa chung nhất để mọi người có thể chấp nhận là điều không dễ chút nào.
Xem hình buổi thuyết trình
Tình yêu vốn đã khó định nghĩa như thế nên nuôi dưỡng tình yêu lại là chuyện càng khó hơn. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, tình yêu tưởng chừng như có cơ hội triển nở khi truyền thông ngày càng bùng nổ với điện thoại, internet, chat, email là những phương tiện hỗ trợ đắc lực. Nhưng nhịp sống hiện đại vội vã làm cho người ta đi theo hướng yêu gấp, sống thử, quan niệm phóng khoáng, tự do đối với tình yêu, và có thể là do thời gian dành cho công việc nhiều,… nên ít thời gian dành cho tình yêu. Bên cạnh đó, với cơ hội giao tiếp rộng, nên người ta có nhiều lựa chọn làm nảy sinh tâm lý thích tìm cái mới, không thích yêu nữa thì chia tay. Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới tình yêu như: tư duy vật chất của nền kinh tế thị trường, áp lực từ công việc và cuộc sống khó khăn, kẹt xe, ô nhiễm,… làm cho thiếu bình an nội tại, vai trò người vợ thay đổi khi phụ nữ muốn chứng tỏ mình ngoài xã hội…
Có còn không “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên” của nhà thơ Hồ Dzếnh?
Để tình yêu được thăng hoa không những trong giai đoạn tiền hôn nhân mà còn triển nở trong đời sống hôn nhân, cần phải biết cách sống đời sống hôn nhân đích thực. Chiều thứ bảy, ngày 26/02/2011, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn, Chương Trình Chuyên Đề của Ban Mục Vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã tổ chức buổi thuyết trình đề tài: “NGHỆ THUẬT NUÔI DƯỠNG TÌNH YÊU” với sự trình bày của Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Giảng viên Học viện Hành chính, tham vấn tâm lý và đào tạo Kỹ năng sống.
Diễn giả bắt đầu đề tài bằng cách đặt vấn đề một cách dí dỏm khi đưa ra đề nghị cùng nhau học cách làm chiếc “Bánh tình yêu” với những nguyên liệu để làm ra chiếc bánh hết sức trừu tượng: 1 cốc tình bạn, 2 cốc thuỷ chung, 4 cốc tình yêu, 2 cốc hy sinh, 3 cốc thành thật, 3 cốc thương yêu, 3 cốc tha thứ, 2 cốc tôn trọng, 5 muỗng hy vọng, 3 muỗng âu yếm, 3 muỗng chăm sóc, 4 lít niềm tin, 150 lít nụ cười, 1 bộ xa cách, 1 túi thẻ gọi điện.
Cách làm bánh lại càng trừu tượng hơn nhưng đầy chất thi vị của cuộc sống:
- Trộn TÌNH YÊU với THÀNH THẬT một cách tỉ mỉ, rồi cho thêm vài CÂU CHUYỆN PHONE. Nhồi một ít SỰ XA CÁCH cho lanh tay, rồi ủ cho tới để THÀNH THẬT thấm sâu vào TÌNH YÊU.
- Nhớ đừng lỡ tay cho XA CÁCH quá nhiều, bánh sẽ bị chua. Còn nếu cho XA CÁCH quá ít, bạn sẽ mau chán ăn bánh.
- Kế đó cho vào sự ÂU YẾM, ÂN CẦN và HIỂU BIẾT, thêm một chút NIỀM TIN và HI VỌNG. Cuối cùng, rắc nhiều NỤ CƯỜI và trộn đều.
- Lò nướng phải đặt ở chỗ sáng sủa, có ánh nắng mặt trời (Không được đặt lò trong bóng tối che khuất, vì như vậy, men THÀNH THẬT sẽ bay đi hoặc có khi biến thành GIẢ DỐI, bánh vẫn nướng và dùng được nhưng coi chừng bị bệnh trầm cảm sau này).
- Trước khi để vào lò thì phải nếm thử, nếu thấy không đủ ngọt là vì thiếu sự THƯƠNG YÊU, ÂU YẾM, còn có vị đắng thì phải thêm vào thật nhiều THA THỨ.
- Nếu bánh có bị rạn nứt thì phải nhớ tráng bánh bằng sự HY SINH. Thời gian nướng lâu hay mau thì không thành vấn đề, song cũng đừng đốt cháy giai đoạn.
- Giai đoạn chăm lửa này là nghệ thuật của bạn, bạn nên biết lúc nào nên cho lửa non hay lửa già. Bánh có ngon hay không là còn tùy thuộc vào người nướng có giỏi và cho gia vị có hợp lý không!
- Còn dư vị của bánh thì tùy thuộc vào sự chín chắn và nghiêm túc của bạn trong việc nướng bánh.
- Khi thấy bánh khác thường thì phải có mặt kịp thời để làm cho bánh tươi lại. Nhớ là mỗi ngày phải PHONE cộng thêm với NỤ CƯỜI. Muốn giữ bánh được lâu thì phải giữ trong tình THƯƠNG YÊU và SỰ SĂN SÓC.
- Trong khi nấu nhớ sắp đặt lòng TÔN TRỌNG xung quanh nếu không thì bánh rất dễ bị khét và như vậy thì phải đòi hỏi thêm nhiều THA THỨ hơn nữa! Nấu xong nhớ tắt lửa, dọn dẹp gọn gàng.
- Lưu ý, món này chỉ nấu cho 2 người ăn mà thôi và do hai người cùng nhau nấu (Nếu có người thứ ba thì coi như xong). Dùng món này hàng ngày với sự ĐỘ LƯỢNG.
- Thực tế cho thấy, có người ghiền món này đến độ răng long đầu bạc vẫn còn ăn, có người chỉ một đôi lần là dẹp lò, đổ bột.
- Do đó, phải xác định cụ thể, rõ ràng, rằng bạn chỉ tính nếm thử cho vui hay nghiêm túc nấu bánh! Hãy cẩn thận vì bạn sẽ bị bỏng đấy!!
Thạc sĩ cho hay đã làm công việc tham vấn tâm lý tình yêu trong 10 năm qua, cô đã gặp rất nhiều câu chuyện về tình yêu, nhưng không may những điều nghe được rất nhiều lại là sự đổ vỡ hơn là niềm vui. Trong quá trình đó, có tâm sự của một người là doanh nhân thành đạt có đến 3 cuộc hôn nhân:
- Cuộc hôn nhân thứ nhất: khi sinh con, vợ chỉ biết con, chẳng tha thiết gì đến anh nữa. Vợ anh cần anh quan tâm nhiều hơn, anh nói rằng đã có cố gắng nhưng không ích gì. Thế là càng ngày càng xa cách, và tình yêu chết.
- Cuộc hôn nhân thứ hai là một tình yêu cuồng nhiệt, sáu tháng thì cưới nhưng khi cưới nhau tình yêu biến thành cuộc chiến.
- Cuộc hôn nhân thứ ba: anh yêu cẩn thận hơn trong 2 năm. Sau kết hôn người vợ luôn chê bai chồng, phàn nàn đủ chuyện, trong mắt cô ấy anh là người vô tích sự.
Khi yêu nhau, người ta thường hứa yêu nhau suốt đời, khi cưới thì trước mặt Thiên Chúa cũng hứa trọn đời bên nhau nhưng tại sao tình yêu lại chết? có phải họ là người không ra gì? Hoàn toàn không! Vấn đề đặt ra là tình yêu sau ngày cưới sẽ đi về đâu? Điều gì đã xảy ra với tình yêu sau ngày cưới? Những vợ chồng khác có gặp phải trường hợp tương tự như trường hợp của người đàn ông vừa rồi? Những cặp vợ chồng không ly hôn phải chăng họ chấp nhận đời sống hôn nhân không tình yêu hay tình yêu vẫn ngự trị trong họ? Nếu họ vẫn có tình yêu thì sao họ may mắn thế? Bí quyết ở đâu?
Với câu hỏi phỏng vấn nhanh được diễn giả đưa ra: “Kinh nghiệm nuôi dưỡng tình yêu của anh/chị?”, các tham dự viên đã hào hứng, sôi nổi đưa ra “mỗi người 1 tuyệt chiêu” là kinh nghiệm nuôi dưỡng tình yêu của bản thân mình hay của những người thân quanh họ, có thể kể đến các bí quyết mà các tham dự viên đưa ra: chấp nhận, đón nhận, lắng nghe, tôn trọng nhau, tin tưởng nhau, biết cách giải quyết xung khắc, tặng quà cho nhau, quan tâm và làm điều bất ngờ, quy ước giữa vợ và chồng, chấp nhận và hy sinh, thành thật và giữ khoảng cách nhất định, dành thời gian cho nhau, chung thủy, biết cách đón nhận, công việc ổn định, biết cách làm mới mình, giúp đỡ nhau, học cách chịu đựng nhau, hài hước, cùng nhau chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau đi ăn - đi chơi - đi ngủ…
Đã có rất nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng tình yêu được các tham dự viên chia sẻ và đồng cảm với nhau, qua đó có thể đưa ra một nghệ thuật nuôi dưỡng tình yêu bằng 6 bí quyết. Quy tắc đầu tiên: “Được là chính mình”, phải làm sao để người Nam, người Nữ trong tình yêu, người vợ, người chồng trong hôn nhân được là chính mình khi ở bên nhau vì “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn”. Khi bên nhau, mỗi người có được chấp nhận lẫn nhau không, có là chính mình không, có thấy thoải mái bộc lộ con người mình không hay là phải che giấu, không được thông hiểu, cảm thông, tha thứ… đó là điều rất quan trọng.
Nam tài tử Garry Cooper, một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất trong thập niên 50 đã cảm nhận hạnh phúc được là chính mình khi viết về người vợ như sau: “Rocky là một người đàn bà kỳ diệu. Nàng là một người vợ đã thích nghi với tính khí và công việc của tôi. Nàng cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tôi. Nhất là nàng đã biết ở bên cạnh tôi mỗi khi nàng có thể, mỗi khi tôi cần đến nàng. Nàng là một người vợ đích thực".
Khi yêu nhau thì cái gì cũng đẹp, nhưng đến khi cưới nhau rồi, đã thành vợ thành chồng rồi thì đời sống dễ làm cho vợ chồng nhàm chán nhau, thế nên cần loại bỏ sự nhàm chán bằng cách làm mới mình. Cần phải biết rằng sự nhàm chán là kẻ thù rất nguy hiểm cho đời sống, nguyên nhân của nhàm chán là do sự đơn điệu trong tiếp xúc nhau hằng ngày. Theo tâm lý học thì Quy luật thích ứng của cảm giác cho rằng: “Một kích thích nếu tác động liên tục vào giác quan một cách đơn điệu thì cảm giác về kích thích đó yếu dần đi và có thể mất hẳn”. Nếu không đổi mới trong mọi phương diện thì sẽ dễ đổ vỡ vì cuộc sống quá nhàm chán sẽ làm cho tình yêu dần mất đi. Sự thích nghi với nhau, nhàm chán hay mới lạ, người ta có thể muốn tiếp tục hay dừng lại cuộc hôn nhân là do quá trình của 5 năm đầu sau khi cưới mang tính quyết định, đa số các cuộc ly hôn xảy ra trong giai đoạn này. Cần phải biết nuôi dưỡng tình yêu qua việc tìm hiểu và đổi mới bản thân, đổi mới lẫn nhau để loại bỏ sự nhàm chán: “Muốn quyến rũ là phải biết nghĩ là mình quyến rũ. Nghĩ là mình quyến rũ sẽ giúp bạn hành động quyến rũ hơn và toát ra vẻ quyến rũ về phía người khác giới.” (Julia Grice, Để trở thành một phụ nữ hấp dẫn).
Ông bà ta có câu “Tâm sinh tướng”, tâm của con người được nâng đỡ bởi đức tin, khi tâm của con người trong sáng thì tướng thanh tao, dễ mến. Con người muốn đẹp thì phải tu tâm, làm theo những gì mà niềm tin tôn giáo giảng dạy vì tâm hồn thánh thiện sẽ tỏ lộ vẻ đẹp trong mắt người khác.
Lệch pha trong nhan sắc, trình độ, kinh tế, trong quan hệ vợ chồng sẽ làm cho hạnh phúc vơi dần đi, thế nên cần giúp đỡ nhau cùng tiến. Hãy đồng hành cùng nhau trong nhiều lĩnh vực, vợ giúp chồng tiến, chồng giúp vợ tiến bước, đừng mãi mê chạy một mình.
Kinh nghiệm thứ tư là kỹ năng giao tiếp như thành thật, lắng nghe, tôn trọng, tin tưởng, có quy ước với nhau, học cách chịu đựng trong đời sống hôn nhân... Cần học sự giao tiếp qua giọng nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ… trong đó sức mạnh của thông điệp thể hiện ở hình ảnh chiếm 55%, giọng nói chiếm 38%, ngôn từ chiếm 7%.
Giao tiếp là chuyển cho nhau những thông điệp và hình ảnh trong giao tiếp rất quan trọng nhưng đôi khi người ta lại chỉ chú ý đến lời nói: “Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại. Em bảo anh đừng về sao anh vội về ngay. Lời nói thoảng gió bay, đôi mắt huyền đẫm lệ. sao mà anh ngốc thế, không nhìn vào mắt em”. Trong tình cảm, tình yêu, đôi khi không thể dùng lời nói mà thuyết phục được, có vạn lần cách nói anh yêu em và không cần nói bằng lời. Nhưng nếu đã nói thành lời những ý nghĩ của mình thì giọng nói không kém phần quan trọng: “Không có sự hấp dẫn giới tính nào bằng giọng nói”. Cần lắm những lời thủ thỉ bên tai, bên nhau trong cuộc sống hôn nhân.
Ánh mắt là một yếu tố của hình ảnh để níu kéo tình yêu: “Không phải anh hôn đôi mắt; Anh hôn cái nhìn của em; Mắt em một vừng yêu mến; Thắt anh trong lưới êm đềm” (Bài thơ Hôn cái nhìn, của Xuân Diệu). Khi người phụ nữ dành cho người đàn ông ánh mắt yêu thương, ánh mắt tôn trọng, ánh mắt tha thứ, ánh mắt chấp nhận thì lưới êm đềm này chính là lưới tuyệt vời nhất để giữ gìn tình yêu.
Nụ cười: 150 lít nụ cười trong chiếc bánh tình yêu, nụ cười có giá trị vô cùng to lớn. Nụ cười chân thành, thân thiết là dầu bôi trơn tốt nhất cho mọi mối quan hệ, làm xoa dịu mâu thuẫn. Đôi mắt biết cười sẽ làm xúc động nội tâm người khác. Nụ cười giống như mặt trời, có thể tạo ra cho người khác nhiệt lượng và sự ấm áp.
Giao tiếp trong tình yêu không thể không nói đến đụng chạm. Đụng chạm chính là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của tình yêu, nó giúp phá tan mọi rào cản và làm giàu thêm tình cảm. Để lấy lại không khí đầm ấm trong gia đình, các nhà tâm lý học khuyến cáo một bài tập đặc biệt: hãy ôm hôn vợ/chồng bạn nhiều hơn bình thường không chỉ trong chuyện ấy. Khi bạn chạm vào ai đó một cách ân cần, chính cơ thể bạn cũng có nhiều thay đổi: Mức độ hormone căng thẳng giảm, hệ thần kinh thư thái, khả năng miễn dịch mạnh hơn và trạng thái cảm xúc cũng cải thiện. Nếu bạn không ôm 7-8 người mỗi ngày thật chu đáo, bạn sẽ bị bệnh.
Trong tình yêu cũng cần làm cho nhau cảm thấy tự tin, được là chính mình có nghĩa là phải thường xuyên khen nhau, tìm ra cái để khen vì người ta chỉ lớn lên trong lời khen chứ không lớn lên trong lời chê.
Bí quyết thứ 5 là hòa hợp trong phòng the: Những người đã lập gia đình cần phải hiểu biết nhau, phải biết nhu cầu của nhau, tìm cách hòa hợp, tìm cách thích nghi, tìm cách trao gửi, tìm cách đón nhận thì mới tìm được hạnh phúc.
Sống đời hôn nhân là thể hiện ơn gọi làm Ki-tô hữu. Ơn gọi của người vợ/ người chồng là sống cho tình yêu. Khi một người vợ/ người chồng chỉ chờ đợi được chồng/vợ yêu thương và chiều chuộng, khi một người vợ/chồng nghĩ đến tự do và quyền lợi riêng của mình hơn hạnh phúc của chồng con/ vợ con, tức là họ đã đi trên con đường dẫn đến đổ vỡ. Người ta chỉ tìm được hạnh phúc đích thực khi muốn tìm và xây dựng hạnh phúc cho người khác. Thủy chung là một đặc tính của "Bí Tích Hôn Nhân" - "một vợ một chồng bất phân ly" là tôn trọng nhau suốt đời. "Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly" và người đàn ông có vợ mà ăn ở với người đàn bà khác, hoặc ngược lại là phạm tội ngoại tình.
Bí quyết cuối cùng là cầu nguyện. Cầu Nguyện chính là duy trì và phát triển tình yêu lứa đôi bằng cách nhắm mắt lại, suy nghĩ về "vai trò của mình để tìm lấy một giải pháp tốt đẹp". “tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11,24).
Hãy dành thì giờ cho nhau như Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói:
- Hãy dành thì giờ để suy nghĩ Đó là nguồn sức mạnh.
- Hãy dành thì giờ để cầu nguyện Đó là sức mạnh toàn năng.
- Hãy dành thì giờ cất tiếng cười Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
- Hãy dành thì giờ chơi đùa Đó là bí mật trẻ mãi không già.
- Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên Thiên Chúa ban.
- Hãy dành thì giờ để cho đi Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
- Hãy dành thì giờ đọc sách Đó là nguồn mạch minh triết.
- Hãy dành thì giờ để thân thiện Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
- Hãy dành thì giờ để làm việc Đó là giá của thành công.
- Hãy dành thì giờ cho bác ái Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
(Hãy Dành Thì Giờ - Mẹ Têrêsa Calcutta)
Vào cuối buổi thuyết trình, thạc sĩ Phạm Thị Thúy đã gởi đến các khán giả một trò chơi rất vui nhộn và ý nghĩa: trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”. Với câu hỏi là “Tình yêu cần nhất điều gì?” (ô chữ gồm 9 chữ cái) đã làm cho cả khán phòng cùng động não và suy nghĩ!
Và đáp án đó là: trong tình yêu cần nhất là sự CHÂN THÀNH. Chân thành thì sẽ trao cho nhau những tình cảm vị tha và bao dung, chân thành mới có thể yêu được thực sự con người đó chứ không phải yêu cái cảm giác được yêu. Chân thành thì mới chấp nhận người đó để người đó được là chính mình. Chân thành sẽ cùng nhau giúp nhau tiến bộ. Chân thành sẽ có những kỹ năng giao tiếp thân thiện và hòa hợp, biết lắng nghe, biết khen, biết cười. Chân thành trong đời sống phòng the càng cần thiết, không giả dối với nhau. Trong cầu nguyện thì lại càng cần hơn nữa.
Sàigòn, ngày 2 tháng Ba, năm 2011,
Tình yêu là gì? Từ quan điểm của mình, ai cũng có thể trả lời một cách cụ thể nhất hay trừu tượng nhất về tình yêu. Câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn vì ai cũng biết về tình yêu, ai cũng có thể nói tiếng yêu, nói về tình yêu và thể hiện tình yêu, nhưng để đưa ra một câu trả lời, một định nghĩa chung nhất để mọi người có thể chấp nhận là điều không dễ chút nào.
Xem hình buổi thuyết trình
Tình yêu vốn đã khó định nghĩa như thế nên nuôi dưỡng tình yêu lại là chuyện càng khó hơn. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, tình yêu tưởng chừng như có cơ hội triển nở khi truyền thông ngày càng bùng nổ với điện thoại, internet, chat, email là những phương tiện hỗ trợ đắc lực. Nhưng nhịp sống hiện đại vội vã làm cho người ta đi theo hướng yêu gấp, sống thử, quan niệm phóng khoáng, tự do đối với tình yêu, và có thể là do thời gian dành cho công việc nhiều,… nên ít thời gian dành cho tình yêu. Bên cạnh đó, với cơ hội giao tiếp rộng, nên người ta có nhiều lựa chọn làm nảy sinh tâm lý thích tìm cái mới, không thích yêu nữa thì chia tay. Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới tình yêu như: tư duy vật chất của nền kinh tế thị trường, áp lực từ công việc và cuộc sống khó khăn, kẹt xe, ô nhiễm,… làm cho thiếu bình an nội tại, vai trò người vợ thay đổi khi phụ nữ muốn chứng tỏ mình ngoài xã hội…
Có còn không “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên” của nhà thơ Hồ Dzếnh?
Diễn giả bắt đầu đề tài bằng cách đặt vấn đề một cách dí dỏm khi đưa ra đề nghị cùng nhau học cách làm chiếc “Bánh tình yêu” với những nguyên liệu để làm ra chiếc bánh hết sức trừu tượng: 1 cốc tình bạn, 2 cốc thuỷ chung, 4 cốc tình yêu, 2 cốc hy sinh, 3 cốc thành thật, 3 cốc thương yêu, 3 cốc tha thứ, 2 cốc tôn trọng, 5 muỗng hy vọng, 3 muỗng âu yếm, 3 muỗng chăm sóc, 4 lít niềm tin, 150 lít nụ cười, 1 bộ xa cách, 1 túi thẻ gọi điện.
Cách làm bánh lại càng trừu tượng hơn nhưng đầy chất thi vị của cuộc sống:
- Trộn TÌNH YÊU với THÀNH THẬT một cách tỉ mỉ, rồi cho thêm vài CÂU CHUYỆN PHONE. Nhồi một ít SỰ XA CÁCH cho lanh tay, rồi ủ cho tới để THÀNH THẬT thấm sâu vào TÌNH YÊU.
- Nhớ đừng lỡ tay cho XA CÁCH quá nhiều, bánh sẽ bị chua. Còn nếu cho XA CÁCH quá ít, bạn sẽ mau chán ăn bánh.
- Kế đó cho vào sự ÂU YẾM, ÂN CẦN và HIỂU BIẾT, thêm một chút NIỀM TIN và HI VỌNG. Cuối cùng, rắc nhiều NỤ CƯỜI và trộn đều.
- Lò nướng phải đặt ở chỗ sáng sủa, có ánh nắng mặt trời (Không được đặt lò trong bóng tối che khuất, vì như vậy, men THÀNH THẬT sẽ bay đi hoặc có khi biến thành GIẢ DỐI, bánh vẫn nướng và dùng được nhưng coi chừng bị bệnh trầm cảm sau này).
- Trước khi để vào lò thì phải nếm thử, nếu thấy không đủ ngọt là vì thiếu sự THƯƠNG YÊU, ÂU YẾM, còn có vị đắng thì phải thêm vào thật nhiều THA THỨ.
- Nếu bánh có bị rạn nứt thì phải nhớ tráng bánh bằng sự HY SINH. Thời gian nướng lâu hay mau thì không thành vấn đề, song cũng đừng đốt cháy giai đoạn.
- Giai đoạn chăm lửa này là nghệ thuật của bạn, bạn nên biết lúc nào nên cho lửa non hay lửa già. Bánh có ngon hay không là còn tùy thuộc vào người nướng có giỏi và cho gia vị có hợp lý không!
- Còn dư vị của bánh thì tùy thuộc vào sự chín chắn và nghiêm túc của bạn trong việc nướng bánh.
- Khi thấy bánh khác thường thì phải có mặt kịp thời để làm cho bánh tươi lại. Nhớ là mỗi ngày phải PHONE cộng thêm với NỤ CƯỜI. Muốn giữ bánh được lâu thì phải giữ trong tình THƯƠNG YÊU và SỰ SĂN SÓC.
- Trong khi nấu nhớ sắp đặt lòng TÔN TRỌNG xung quanh nếu không thì bánh rất dễ bị khét và như vậy thì phải đòi hỏi thêm nhiều THA THỨ hơn nữa! Nấu xong nhớ tắt lửa, dọn dẹp gọn gàng.
- Lưu ý, món này chỉ nấu cho 2 người ăn mà thôi và do hai người cùng nhau nấu (Nếu có người thứ ba thì coi như xong). Dùng món này hàng ngày với sự ĐỘ LƯỢNG.
- Thực tế cho thấy, có người ghiền món này đến độ răng long đầu bạc vẫn còn ăn, có người chỉ một đôi lần là dẹp lò, đổ bột.
- Do đó, phải xác định cụ thể, rõ ràng, rằng bạn chỉ tính nếm thử cho vui hay nghiêm túc nấu bánh! Hãy cẩn thận vì bạn sẽ bị bỏng đấy!!
Thạc sĩ cho hay đã làm công việc tham vấn tâm lý tình yêu trong 10 năm qua, cô đã gặp rất nhiều câu chuyện về tình yêu, nhưng không may những điều nghe được rất nhiều lại là sự đổ vỡ hơn là niềm vui. Trong quá trình đó, có tâm sự của một người là doanh nhân thành đạt có đến 3 cuộc hôn nhân:
- Cuộc hôn nhân thứ nhất: khi sinh con, vợ chỉ biết con, chẳng tha thiết gì đến anh nữa. Vợ anh cần anh quan tâm nhiều hơn, anh nói rằng đã có cố gắng nhưng không ích gì. Thế là càng ngày càng xa cách, và tình yêu chết.
- Cuộc hôn nhân thứ hai là một tình yêu cuồng nhiệt, sáu tháng thì cưới nhưng khi cưới nhau tình yêu biến thành cuộc chiến.
- Cuộc hôn nhân thứ ba: anh yêu cẩn thận hơn trong 2 năm. Sau kết hôn người vợ luôn chê bai chồng, phàn nàn đủ chuyện, trong mắt cô ấy anh là người vô tích sự.
Khi yêu nhau, người ta thường hứa yêu nhau suốt đời, khi cưới thì trước mặt Thiên Chúa cũng hứa trọn đời bên nhau nhưng tại sao tình yêu lại chết? có phải họ là người không ra gì? Hoàn toàn không! Vấn đề đặt ra là tình yêu sau ngày cưới sẽ đi về đâu? Điều gì đã xảy ra với tình yêu sau ngày cưới? Những vợ chồng khác có gặp phải trường hợp tương tự như trường hợp của người đàn ông vừa rồi? Những cặp vợ chồng không ly hôn phải chăng họ chấp nhận đời sống hôn nhân không tình yêu hay tình yêu vẫn ngự trị trong họ? Nếu họ vẫn có tình yêu thì sao họ may mắn thế? Bí quyết ở đâu?
Với câu hỏi phỏng vấn nhanh được diễn giả đưa ra: “Kinh nghiệm nuôi dưỡng tình yêu của anh/chị?”, các tham dự viên đã hào hứng, sôi nổi đưa ra “mỗi người 1 tuyệt chiêu” là kinh nghiệm nuôi dưỡng tình yêu của bản thân mình hay của những người thân quanh họ, có thể kể đến các bí quyết mà các tham dự viên đưa ra: chấp nhận, đón nhận, lắng nghe, tôn trọng nhau, tin tưởng nhau, biết cách giải quyết xung khắc, tặng quà cho nhau, quan tâm và làm điều bất ngờ, quy ước giữa vợ và chồng, chấp nhận và hy sinh, thành thật và giữ khoảng cách nhất định, dành thời gian cho nhau, chung thủy, biết cách đón nhận, công việc ổn định, biết cách làm mới mình, giúp đỡ nhau, học cách chịu đựng nhau, hài hước, cùng nhau chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau đi ăn - đi chơi - đi ngủ…
Đã có rất nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng tình yêu được các tham dự viên chia sẻ và đồng cảm với nhau, qua đó có thể đưa ra một nghệ thuật nuôi dưỡng tình yêu bằng 6 bí quyết. Quy tắc đầu tiên: “Được là chính mình”, phải làm sao để người Nam, người Nữ trong tình yêu, người vợ, người chồng trong hôn nhân được là chính mình khi ở bên nhau vì “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn”. Khi bên nhau, mỗi người có được chấp nhận lẫn nhau không, có là chính mình không, có thấy thoải mái bộc lộ con người mình không hay là phải che giấu, không được thông hiểu, cảm thông, tha thứ… đó là điều rất quan trọng.
Nam tài tử Garry Cooper, một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất trong thập niên 50 đã cảm nhận hạnh phúc được là chính mình khi viết về người vợ như sau: “Rocky là một người đàn bà kỳ diệu. Nàng là một người vợ đã thích nghi với tính khí và công việc của tôi. Nàng cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tôi. Nhất là nàng đã biết ở bên cạnh tôi mỗi khi nàng có thể, mỗi khi tôi cần đến nàng. Nàng là một người vợ đích thực".
Khi yêu nhau thì cái gì cũng đẹp, nhưng đến khi cưới nhau rồi, đã thành vợ thành chồng rồi thì đời sống dễ làm cho vợ chồng nhàm chán nhau, thế nên cần loại bỏ sự nhàm chán bằng cách làm mới mình. Cần phải biết rằng sự nhàm chán là kẻ thù rất nguy hiểm cho đời sống, nguyên nhân của nhàm chán là do sự đơn điệu trong tiếp xúc nhau hằng ngày. Theo tâm lý học thì Quy luật thích ứng của cảm giác cho rằng: “Một kích thích nếu tác động liên tục vào giác quan một cách đơn điệu thì cảm giác về kích thích đó yếu dần đi và có thể mất hẳn”. Nếu không đổi mới trong mọi phương diện thì sẽ dễ đổ vỡ vì cuộc sống quá nhàm chán sẽ làm cho tình yêu dần mất đi. Sự thích nghi với nhau, nhàm chán hay mới lạ, người ta có thể muốn tiếp tục hay dừng lại cuộc hôn nhân là do quá trình của 5 năm đầu sau khi cưới mang tính quyết định, đa số các cuộc ly hôn xảy ra trong giai đoạn này. Cần phải biết nuôi dưỡng tình yêu qua việc tìm hiểu và đổi mới bản thân, đổi mới lẫn nhau để loại bỏ sự nhàm chán: “Muốn quyến rũ là phải biết nghĩ là mình quyến rũ. Nghĩ là mình quyến rũ sẽ giúp bạn hành động quyến rũ hơn và toát ra vẻ quyến rũ về phía người khác giới.” (Julia Grice, Để trở thành một phụ nữ hấp dẫn).
Ông bà ta có câu “Tâm sinh tướng”, tâm của con người được nâng đỡ bởi đức tin, khi tâm của con người trong sáng thì tướng thanh tao, dễ mến. Con người muốn đẹp thì phải tu tâm, làm theo những gì mà niềm tin tôn giáo giảng dạy vì tâm hồn thánh thiện sẽ tỏ lộ vẻ đẹp trong mắt người khác.
Lệch pha trong nhan sắc, trình độ, kinh tế, trong quan hệ vợ chồng sẽ làm cho hạnh phúc vơi dần đi, thế nên cần giúp đỡ nhau cùng tiến. Hãy đồng hành cùng nhau trong nhiều lĩnh vực, vợ giúp chồng tiến, chồng giúp vợ tiến bước, đừng mãi mê chạy một mình.
Kinh nghiệm thứ tư là kỹ năng giao tiếp như thành thật, lắng nghe, tôn trọng, tin tưởng, có quy ước với nhau, học cách chịu đựng trong đời sống hôn nhân... Cần học sự giao tiếp qua giọng nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ… trong đó sức mạnh của thông điệp thể hiện ở hình ảnh chiếm 55%, giọng nói chiếm 38%, ngôn từ chiếm 7%.
Giao tiếp là chuyển cho nhau những thông điệp và hình ảnh trong giao tiếp rất quan trọng nhưng đôi khi người ta lại chỉ chú ý đến lời nói: “Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại. Em bảo anh đừng về sao anh vội về ngay. Lời nói thoảng gió bay, đôi mắt huyền đẫm lệ. sao mà anh ngốc thế, không nhìn vào mắt em”. Trong tình cảm, tình yêu, đôi khi không thể dùng lời nói mà thuyết phục được, có vạn lần cách nói anh yêu em và không cần nói bằng lời. Nhưng nếu đã nói thành lời những ý nghĩ của mình thì giọng nói không kém phần quan trọng: “Không có sự hấp dẫn giới tính nào bằng giọng nói”. Cần lắm những lời thủ thỉ bên tai, bên nhau trong cuộc sống hôn nhân.
Ánh mắt là một yếu tố của hình ảnh để níu kéo tình yêu: “Không phải anh hôn đôi mắt; Anh hôn cái nhìn của em; Mắt em một vừng yêu mến; Thắt anh trong lưới êm đềm” (Bài thơ Hôn cái nhìn, của Xuân Diệu). Khi người phụ nữ dành cho người đàn ông ánh mắt yêu thương, ánh mắt tôn trọng, ánh mắt tha thứ, ánh mắt chấp nhận thì lưới êm đềm này chính là lưới tuyệt vời nhất để giữ gìn tình yêu.
Nụ cười: 150 lít nụ cười trong chiếc bánh tình yêu, nụ cười có giá trị vô cùng to lớn. Nụ cười chân thành, thân thiết là dầu bôi trơn tốt nhất cho mọi mối quan hệ, làm xoa dịu mâu thuẫn. Đôi mắt biết cười sẽ làm xúc động nội tâm người khác. Nụ cười giống như mặt trời, có thể tạo ra cho người khác nhiệt lượng và sự ấm áp.
Giao tiếp trong tình yêu không thể không nói đến đụng chạm. Đụng chạm chính là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của tình yêu, nó giúp phá tan mọi rào cản và làm giàu thêm tình cảm. Để lấy lại không khí đầm ấm trong gia đình, các nhà tâm lý học khuyến cáo một bài tập đặc biệt: hãy ôm hôn vợ/chồng bạn nhiều hơn bình thường không chỉ trong chuyện ấy. Khi bạn chạm vào ai đó một cách ân cần, chính cơ thể bạn cũng có nhiều thay đổi: Mức độ hormone căng thẳng giảm, hệ thần kinh thư thái, khả năng miễn dịch mạnh hơn và trạng thái cảm xúc cũng cải thiện. Nếu bạn không ôm 7-8 người mỗi ngày thật chu đáo, bạn sẽ bị bệnh.
Trong tình yêu cũng cần làm cho nhau cảm thấy tự tin, được là chính mình có nghĩa là phải thường xuyên khen nhau, tìm ra cái để khen vì người ta chỉ lớn lên trong lời khen chứ không lớn lên trong lời chê.
Bí quyết thứ 5 là hòa hợp trong phòng the: Những người đã lập gia đình cần phải hiểu biết nhau, phải biết nhu cầu của nhau, tìm cách hòa hợp, tìm cách thích nghi, tìm cách trao gửi, tìm cách đón nhận thì mới tìm được hạnh phúc.
Sống đời hôn nhân là thể hiện ơn gọi làm Ki-tô hữu. Ơn gọi của người vợ/ người chồng là sống cho tình yêu. Khi một người vợ/ người chồng chỉ chờ đợi được chồng/vợ yêu thương và chiều chuộng, khi một người vợ/chồng nghĩ đến tự do và quyền lợi riêng của mình hơn hạnh phúc của chồng con/ vợ con, tức là họ đã đi trên con đường dẫn đến đổ vỡ. Người ta chỉ tìm được hạnh phúc đích thực khi muốn tìm và xây dựng hạnh phúc cho người khác. Thủy chung là một đặc tính của "Bí Tích Hôn Nhân" - "một vợ một chồng bất phân ly" là tôn trọng nhau suốt đời. "Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly" và người đàn ông có vợ mà ăn ở với người đàn bà khác, hoặc ngược lại là phạm tội ngoại tình.
Bí quyết cuối cùng là cầu nguyện. Cầu Nguyện chính là duy trì và phát triển tình yêu lứa đôi bằng cách nhắm mắt lại, suy nghĩ về "vai trò của mình để tìm lấy một giải pháp tốt đẹp". “tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý” (Mc 11,24).
Hãy dành thì giờ cho nhau như Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói:
- Hãy dành thì giờ để suy nghĩ Đó là nguồn sức mạnh.
- Hãy dành thì giờ để cầu nguyện Đó là sức mạnh toàn năng.
- Hãy dành thì giờ cất tiếng cười Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
- Hãy dành thì giờ chơi đùa Đó là bí mật trẻ mãi không già.
- Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên Thiên Chúa ban.
- Hãy dành thì giờ để cho đi Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
- Hãy dành thì giờ đọc sách Đó là nguồn mạch minh triết.
- Hãy dành thì giờ để thân thiện Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
- Hãy dành thì giờ để làm việc Đó là giá của thành công.
- Hãy dành thì giờ cho bác ái Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
(Hãy Dành Thì Giờ - Mẹ Têrêsa Calcutta)
Vào cuối buổi thuyết trình, thạc sĩ Phạm Thị Thúy đã gởi đến các khán giả một trò chơi rất vui nhộn và ý nghĩa: trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”. Với câu hỏi là “Tình yêu cần nhất điều gì?” (ô chữ gồm 9 chữ cái) đã làm cho cả khán phòng cùng động não và suy nghĩ!
Và đáp án đó là: trong tình yêu cần nhất là sự CHÂN THÀNH. Chân thành thì sẽ trao cho nhau những tình cảm vị tha và bao dung, chân thành mới có thể yêu được thực sự con người đó chứ không phải yêu cái cảm giác được yêu. Chân thành thì mới chấp nhận người đó để người đó được là chính mình. Chân thành sẽ cùng nhau giúp nhau tiến bộ. Chân thành sẽ có những kỹ năng giao tiếp thân thiện và hòa hợp, biết lắng nghe, biết khen, biết cười. Chân thành trong đời sống phòng the càng cần thiết, không giả dối với nhau. Trong cầu nguyện thì lại càng cần hơn nữa.
Sàigòn, ngày 2 tháng Ba, năm 2011,
Văn Hóa
Thánh Giuse yêu người
Tuyết Mai
15:24 04/03/2011
Kính Thánh Cả Giuse 03-04-11
Trên đời có lắm kẻ nghèo
Nghèo mà nhân đức chẳng nghèo, là ai?
Thưa Thánh Giu-se chứ ai!
Ngài là cha của cả hai Chúa, người
Ngài là dưỡng phụ Con Trời
Ngài là cha Cả, con người trần gian
Cuộc đời ngài quả gian nan
Con người ngài quả trần gian hiếm người
Ngài luôn Tin Cậy Chúa Trời
Một đời phó thác một đời hiến dâng
Ngài hiền lành là Thánh Nhân
Chúa ban nhân loại trần gian Thánh Hiền
Thánh Giu-se cùng bạn hiền
Ma-ri-a, Mẹ nhân hiền phúc hậu
Vợ chồng trước cũng như sau
Gia đình đầm ấm bể dâu chẳng là
Hiền lành nhân ái cả ba
Đức Mẹ, Thánh Cả, Con Cha Chúa Trời
Nhân đức ba đấng chiếu ngời
Trên trời, dưới đất, ca ngợi chúc khen
Thánh Giu-se, có được tên
Khắp cùng thiên hạ đặt tên theo ngài
Ước vọng bắt chước y ngài
Gia đình hạnh phúc, tháng ngày bình an
Ngài làm việc rất chuyên cần
Sớm tối bận rộn chẳng than chẳng hề
Ai cần ngài chẳng câu nệ
Vì đời ngài thương lo kẻ khốn cùng
Ngài sống một đời thật xứng
Chẳng một ngày tranh cãi cùng bạn đời
Chăm vợ con, yêu thương người
Ngài nên gương sáng cho đời noi theo
Thánh Giu-se, yêu người nghèo
Được Chúa tuyển chọn sống nghèo cảnh quen
Để Chương trình Chúa lập nên
Đem Ơn Cứu Chuộc, xuống trên nhân trần
Vì Giu-se là Thánh Nhân
Nhận Đức Mẹ về làm bạn với mình
Thánh Gia, gia đình thần linh
Thánh Gia, gương mẫu nhờ tình Giu-se
***
Chàng ơi, xin đừng khinh chê!
Hãy thương con, thiếp, đừng mê đắm mà!
Gia đình chẳng được thuận hòa
Chàng gây cay đắng để nhòa mắt ai!
Giu-se, chúng con lậy ngài!
Sửa dậy, thay đổi, cho hai nên một
Đừng để chồng con đường đột
Ra tòa ly dị vì một sắc hương
Giu-se, xin ngài làm gương!
Để mọi ông xã biết thương gia đình
Trở về làm thắm duyên tình
Gia đình hạnh phúc chung tình bền lâu
Một sương hai nắng cùng nhau
Bỏ qua dĩ vãng chung đầu đắp xây
Vì con, chàng quyết từ đây
Một lòng thay đổi từ nay không còn
Chàng hứa cùng con sẽ không
Đam mê tửu sắc cũng không bỏ nhà
Quyết tâm chàng ở lại nhà
Chàng thề bỏ mọi gian tà, hồi tâm
Tháng ba kính Thánh hằng năm
Vợ chồng con cái nhất tâm hiệp lời
Dâng lời cảm tạ Cha đời
Huệ dâng muôn đóa, ngợp trời ngát hương.
Trên đời có lắm kẻ nghèo
Nghèo mà nhân đức chẳng nghèo, là ai?
Thưa Thánh Giu-se chứ ai!
Ngài là cha của cả hai Chúa, người
Ngài là dưỡng phụ Con Trời
Ngài là cha Cả, con người trần gian
Cuộc đời ngài quả gian nan
Con người ngài quả trần gian hiếm người
Ngài luôn Tin Cậy Chúa Trời
Một đời phó thác một đời hiến dâng
Ngài hiền lành là Thánh Nhân
Chúa ban nhân loại trần gian Thánh Hiền
Thánh Giu-se cùng bạn hiền
Ma-ri-a, Mẹ nhân hiền phúc hậu
Vợ chồng trước cũng như sau
Gia đình đầm ấm bể dâu chẳng là
Hiền lành nhân ái cả ba
Đức Mẹ, Thánh Cả, Con Cha Chúa Trời
Nhân đức ba đấng chiếu ngời
Trên trời, dưới đất, ca ngợi chúc khen
Thánh Giu-se, có được tên
Khắp cùng thiên hạ đặt tên theo ngài
Ước vọng bắt chước y ngài
Gia đình hạnh phúc, tháng ngày bình an
Ngài làm việc rất chuyên cần
Sớm tối bận rộn chẳng than chẳng hề
Ai cần ngài chẳng câu nệ
Vì đời ngài thương lo kẻ khốn cùng
Ngài sống một đời thật xứng
Chẳng một ngày tranh cãi cùng bạn đời
Chăm vợ con, yêu thương người
Ngài nên gương sáng cho đời noi theo
Thánh Giu-se, yêu người nghèo
Được Chúa tuyển chọn sống nghèo cảnh quen
Để Chương trình Chúa lập nên
Đem Ơn Cứu Chuộc, xuống trên nhân trần
Vì Giu-se là Thánh Nhân
Nhận Đức Mẹ về làm bạn với mình
Thánh Gia, gia đình thần linh
Thánh Gia, gương mẫu nhờ tình Giu-se
***
Chàng ơi, xin đừng khinh chê!
Hãy thương con, thiếp, đừng mê đắm mà!
Gia đình chẳng được thuận hòa
Chàng gây cay đắng để nhòa mắt ai!
Giu-se, chúng con lậy ngài!
Sửa dậy, thay đổi, cho hai nên một
Đừng để chồng con đường đột
Ra tòa ly dị vì một sắc hương
Giu-se, xin ngài làm gương!
Để mọi ông xã biết thương gia đình
Trở về làm thắm duyên tình
Gia đình hạnh phúc chung tình bền lâu
Một sương hai nắng cùng nhau
Bỏ qua dĩ vãng chung đầu đắp xây
Vì con, chàng quyết từ đây
Một lòng thay đổi từ nay không còn
Chàng hứa cùng con sẽ không
Đam mê tửu sắc cũng không bỏ nhà
Quyết tâm chàng ở lại nhà
Chàng thề bỏ mọi gian tà, hồi tâm
Tháng ba kính Thánh hằng năm
Vợ chồng con cái nhất tâm hiệp lời
Dâng lời cảm tạ Cha đời
Huệ dâng muôn đóa, ngợp trời ngát hương.
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Nhà Trên Cát
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:58 04/03/2011
Chuyện Ông Tư Dì Tư: Nhà Trên Cát
□ Ông Tư Dì Tư, một cặp vợ chồng người miền Nam định cư tại Quận Cam từ sau năm 75. Hồi xưa Ông Tư bịt răng vàng, người trong thôn gọi Cậu Tư Cường. Dì Tư, gọi là Thoan.
Ông Tư nhìn ra ngoài khung cửa. Trời Cali đục ngầu mây xám. Che miệng cất tiếng ho sù sụ như người sưng phổi cấp tính, ông Tư than thở,
— Lóng rầy trời trở lạnh, ta nói đêm qua cần cổ nó đau rát, nguyên cả đêm ho sù sụ, đôi mắt mở tháo láo như thằng chổng trôi sông...
Ông Tư nhìn vợ, lắc đầu, chép miệng,
— Tui thấy lóng rầy tui cũng bắt đầu rệu rạo rồi bà ơi…
Dì Tư nhìn chồng,
— Ông tưởng ông còn trẻ lắm sao? Cũng bẩy mươi rồi…
Ông Tư cự nự,
— Bà, mới sáng sớm mà đã nói chuyện ở đâu không à…
Dì Tư cười giả lả,
— Ừ, thì tui cũng nói…để nhắc nhở ông với tui vậy thôi. Ông thấy đó, mấy bữa nữa là Thứ Tư, Lễ Tro.
Thấy chồng yên lặng, không nói chi, dì Tư mở miệng an ủi,
— Chắc là tại ông bị cảm mà thôi. Để chút nữa tui nấu cháo hành nóng rắc tiêu. Ông ăn tô cháo nóng rồi uống mấy viên thuốc tây là hết ho liền à…
Dì Tư nhìn qua khung cửa, trời bên ngoài tiếp tục vần vũ mây xám đen kịt,
— Ừ, mà ông nói cũng đúng, ta nói mấy ngày rồi trời trở gió, lạnh thấu xương luôn. Mà đấy là mình còn hên đó nghen, có nhà cửa ở Cali, chứ tui nghe mấy bà bạn ở Hội Legio họ nói…đâu như ở cái tiểu bang Châu-sa, Chu-sét gì đó…
Ông Tư sửa lưng nhè nhẹ,
— Bà! Ở đâu mà chui ra cái tiểu bang Châu-sa ở đây. Tiểu bang Massachusetts…
Dì Tư tự nhiên mặt đỏ ửng tuồng như người dồi phấn tô son,
— Ừ, thì…tiểu bang Ma-sa-chu-sét.
Rồi lại tiếp tục câu chuyện,
— Ta nói mấy bà bạn của tôi họ nói lóng rày ở bển là lạnh tái tê luôn... Còn bên Cali mình, chỉ dính hai ba tháng trời lạnh, nhưng chín mười tháng còn lại, ta nói tha hồ mà trồng rau đắng...
Dì Tư nhìn ra sân vườn,
— Đó, ông ngó đi… Trời mới đổ mưa chiều qua mà rau đắng đã mọc um tùm...
Ông Tư đổi đề tài,
— Ừ, bà nhắc làm tôi nhớ tới chuyện này. Bà biết chi không, hôm qua dì Chín gọi điện thoại...
Dì Tư miệng hỏi tới,
— Ủa, mần chi mà dì Chín nhắc điện thoại gọi qua đây vậy hả ông? Bộ có chuyện ở bển hay sao?
Ông Tư thong thả,
— Thì chắc chắn là phải có chuyện rồi…
Ông Tư kể chuyện,
— Bà còn nhớ đâu khoảng tháng 4 năm 75, trước khi mình chạy loạn đó. Hồi đó tự nhiên tôi thấy có cái đường nứt mờ mờ hiện ra ở vách tường…
Dì Tư gật đầu,
— Ừ, tui nhớ…
Ông Tư tiếp tục,
— Ừ, tôi nhớ hồi đó tôi có gọi chú Năm thợ hồ ghé qua nhà hỏi ý kiến. Đứng coi một hồi, chú Năm ổng ấy nói chắc tại cái nền nhà nó bị lún.
Ông Tư chép miệng,
— Mới nói được mấy câu thì loạn lạc nổi lên khắp nơi, rồi hai vợ chồng mình chạy xuống tàu phóng qua tuốt luốt tới đảo Guam...
Ông Tư một thoáng bùi ngùi,
— Mấy chục năm rồi… Riết rồi tôi cũng quên bẵng đi chuyện nhà cửa ở bển. Nhưng hôm qua dì Chín gọi điện thoại qua. Dì ấy nói căn nhà của mình kỳ này lún sâu lắm rồi... Vách tường nứt nẻ tuồng như màng nhện…
Dì Tư xanh mặt,
— Ông nói thiệt hay giỡn chơi vậy? Mèng đéc ơi! Vậy thì chẳng mấy chốc mà nhà nó sập.
Ông Tư ngậm ngùi,
— Thì làm sao mà né cho được. Chú Năm chú ấy nói cái ông thợ cai xây nhà hồi đó là lơ đãng, không để ý cái đất nền nhà là đất pha cát. Nhìn thì cứng, nhưng cũng vẫn chỉ là đất trộn cát mà thôi.
Ông Tư hỏi vợ,
— Mà lóng rầy bà có nghe nói chuyện hòn Phụ Tử ở Hà Tiên hay không? Không biết làm sao mà hòn Phụ sụp móng rồi lật nghiêng chìm sâu xuống lòng biển. Ta nói hòn Phụ cứng cỏi như thế mà còn đổ sụp, vậy thì còn nói chi căn nhà xây trên cát của hai vợ chồng mình…
Dì Tư thở dài,
— Thiệt tình! Nhà xây trên cát, nửa đêm về sáng nó sụp móng lật nghiêng thì sao mà chạy. Gặp ông lanh lợi thì không sao, chứ đụng phải tui chân cẳng cập rập thì chỉ có nước mà kêu trời…
Ông Tư an ủi,
— Thôi, bà cũng đừng có lo làm chi. Tui nói thiệt tình với bà là cho dù căn nhà ở bên Việt Nam hay bên Cali nó có sụp bởi nền cát hay bởi động đất, tui cũng không lo, bởi căn nhà ở bển cũng cũ rồi; nó có sụp lở cũng là chuyện đương nhiên. Còn riêng căn nhà ở bên đây thì bà cứ an tâm, bởi nó được xây trên nền đất cứng mà.
Ông Tư hưỡn đãi,
— Nhưng nói cho có chuyện để mà nói, nếu động đất Cali có giật sập nhà thì mình cũng đành chịu mà thôi. Người làm thì còn né, chứ trời làm thì chạy đâu cho thoát. Bà nghĩ tôi nói có đúng hay không?
Dì Tư gật đầu,
— Thì chắc chắn là dzậy rồi…
Ông Tư tiếp tục,
— Thì đó, cho nên, nếu có phải bận tâm lo lắng chuyện nhà cửa, tui thời sẽ để tâm lo cho một căn nhà khác...
Dì Tư tho ló cặp mắt nhìn ông Tư chờ đợi. Nhưng ông Tư tự nhiên dừng lại không nói chi thêm. Dì Tư cự nự,
— Kỳ không? Đang nói ngon lành sao tự nhiên ông lại ngừng ngang một cái cụp vậy? Ông nói ông lo, vậy chớ ông lo là lo cho căn nhà nào?
Ông Tư nhắc nhở vợ,
— Bà làm gì mà hối như tuồng chạy giặc vậy. Tui nói tui lo là lo không biết mình có đặt được chân vào căn nhà ở trên trời hay không đây nè. Bà đừng có quên là vợ chồng mình cũng xấp xỉ trên dưới bẩy mươi rồi đó nghen…
Dì Tư như đã hiểu chuyện,
— Thì chắc chắn là như vậy rồi. Cho nên ta nói hai vợ chồng mình lại càng phải tiếp tục ăn hiền ở lành, làm thêm nhiều việc lành để lại phước đức cho con cháu…
Nhìn lên vách tường sơn mầu kem của căn phòng khách có treo tấm hình khảm xà cừ chú chim hạc, ông Tư hứng khởi, mở miệng đọc oang oang bài Hoàng Hạc Lâu,
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
Lời Chúa
“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bảo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Matt 7:24-27).
Suy niệm
Người khôn xây nhà trên đá là người lắng nghe và mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày.
Người khôn đá cứng đổ nền,
Dù mưa dù bão, đứng yên căn nhà (Matt 7:26).
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dậy chúng con biết xây cất nhà trên đá cứng bằng cách siêng năng lắng nghe Lời Chúa, lần hạt kinh Mân Côi, và mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày của chúng con.
www.nguyentrungtay.com
□ Ông Tư Dì Tư, một cặp vợ chồng người miền Nam định cư tại Quận Cam từ sau năm 75. Hồi xưa Ông Tư bịt răng vàng, người trong thôn gọi Cậu Tư Cường. Dì Tư, gọi là Thoan.
Ông Tư nhìn ra ngoài khung cửa. Trời Cali đục ngầu mây xám. Che miệng cất tiếng ho sù sụ như người sưng phổi cấp tính, ông Tư than thở,
— Lóng rầy trời trở lạnh, ta nói đêm qua cần cổ nó đau rát, nguyên cả đêm ho sù sụ, đôi mắt mở tháo láo như thằng chổng trôi sông...
Ông Tư nhìn vợ, lắc đầu, chép miệng,
— Tui thấy lóng rầy tui cũng bắt đầu rệu rạo rồi bà ơi…
Dì Tư nhìn chồng,
— Ông tưởng ông còn trẻ lắm sao? Cũng bẩy mươi rồi…
Ông Tư cự nự,
— Bà, mới sáng sớm mà đã nói chuyện ở đâu không à…
Dì Tư cười giả lả,
— Ừ, thì tui cũng nói…để nhắc nhở ông với tui vậy thôi. Ông thấy đó, mấy bữa nữa là Thứ Tư, Lễ Tro.
Thấy chồng yên lặng, không nói chi, dì Tư mở miệng an ủi,
— Chắc là tại ông bị cảm mà thôi. Để chút nữa tui nấu cháo hành nóng rắc tiêu. Ông ăn tô cháo nóng rồi uống mấy viên thuốc tây là hết ho liền à…
Dì Tư nhìn qua khung cửa, trời bên ngoài tiếp tục vần vũ mây xám đen kịt,
— Ừ, mà ông nói cũng đúng, ta nói mấy ngày rồi trời trở gió, lạnh thấu xương luôn. Mà đấy là mình còn hên đó nghen, có nhà cửa ở Cali, chứ tui nghe mấy bà bạn ở Hội Legio họ nói…đâu như ở cái tiểu bang Châu-sa, Chu-sét gì đó…
Ông Tư sửa lưng nhè nhẹ,
— Bà! Ở đâu mà chui ra cái tiểu bang Châu-sa ở đây. Tiểu bang Massachusetts…
Dì Tư tự nhiên mặt đỏ ửng tuồng như người dồi phấn tô son,
— Ừ, thì…tiểu bang Ma-sa-chu-sét.
Rồi lại tiếp tục câu chuyện,
— Ta nói mấy bà bạn của tôi họ nói lóng rày ở bển là lạnh tái tê luôn... Còn bên Cali mình, chỉ dính hai ba tháng trời lạnh, nhưng chín mười tháng còn lại, ta nói tha hồ mà trồng rau đắng...
Dì Tư nhìn ra sân vườn,
— Đó, ông ngó đi… Trời mới đổ mưa chiều qua mà rau đắng đã mọc um tùm...
Ông Tư đổi đề tài,
— Ừ, bà nhắc làm tôi nhớ tới chuyện này. Bà biết chi không, hôm qua dì Chín gọi điện thoại...
Dì Tư miệng hỏi tới,
— Ủa, mần chi mà dì Chín nhắc điện thoại gọi qua đây vậy hả ông? Bộ có chuyện ở bển hay sao?
Ông Tư thong thả,
— Thì chắc chắn là phải có chuyện rồi…
Ông Tư kể chuyện,
— Bà còn nhớ đâu khoảng tháng 4 năm 75, trước khi mình chạy loạn đó. Hồi đó tự nhiên tôi thấy có cái đường nứt mờ mờ hiện ra ở vách tường…
Dì Tư gật đầu,
— Ừ, tui nhớ…
Ông Tư tiếp tục,
— Ừ, tôi nhớ hồi đó tôi có gọi chú Năm thợ hồ ghé qua nhà hỏi ý kiến. Đứng coi một hồi, chú Năm ổng ấy nói chắc tại cái nền nhà nó bị lún.
Ông Tư chép miệng,
— Mới nói được mấy câu thì loạn lạc nổi lên khắp nơi, rồi hai vợ chồng mình chạy xuống tàu phóng qua tuốt luốt tới đảo Guam...
Ông Tư một thoáng bùi ngùi,
— Mấy chục năm rồi… Riết rồi tôi cũng quên bẵng đi chuyện nhà cửa ở bển. Nhưng hôm qua dì Chín gọi điện thoại qua. Dì ấy nói căn nhà của mình kỳ này lún sâu lắm rồi... Vách tường nứt nẻ tuồng như màng nhện…
Dì Tư xanh mặt,
— Ông nói thiệt hay giỡn chơi vậy? Mèng đéc ơi! Vậy thì chẳng mấy chốc mà nhà nó sập.
Ông Tư ngậm ngùi,
— Thì làm sao mà né cho được. Chú Năm chú ấy nói cái ông thợ cai xây nhà hồi đó là lơ đãng, không để ý cái đất nền nhà là đất pha cát. Nhìn thì cứng, nhưng cũng vẫn chỉ là đất trộn cát mà thôi.
Ông Tư hỏi vợ,
— Mà lóng rầy bà có nghe nói chuyện hòn Phụ Tử ở Hà Tiên hay không? Không biết làm sao mà hòn Phụ sụp móng rồi lật nghiêng chìm sâu xuống lòng biển. Ta nói hòn Phụ cứng cỏi như thế mà còn đổ sụp, vậy thì còn nói chi căn nhà xây trên cát của hai vợ chồng mình…
Dì Tư thở dài,
— Thiệt tình! Nhà xây trên cát, nửa đêm về sáng nó sụp móng lật nghiêng thì sao mà chạy. Gặp ông lanh lợi thì không sao, chứ đụng phải tui chân cẳng cập rập thì chỉ có nước mà kêu trời…
Ông Tư an ủi,
— Thôi, bà cũng đừng có lo làm chi. Tui nói thiệt tình với bà là cho dù căn nhà ở bên Việt Nam hay bên Cali nó có sụp bởi nền cát hay bởi động đất, tui cũng không lo, bởi căn nhà ở bển cũng cũ rồi; nó có sụp lở cũng là chuyện đương nhiên. Còn riêng căn nhà ở bên đây thì bà cứ an tâm, bởi nó được xây trên nền đất cứng mà.
Ông Tư hưỡn đãi,
— Nhưng nói cho có chuyện để mà nói, nếu động đất Cali có giật sập nhà thì mình cũng đành chịu mà thôi. Người làm thì còn né, chứ trời làm thì chạy đâu cho thoát. Bà nghĩ tôi nói có đúng hay không?
Dì Tư gật đầu,
— Thì chắc chắn là dzậy rồi…
Ông Tư tiếp tục,
— Thì đó, cho nên, nếu có phải bận tâm lo lắng chuyện nhà cửa, tui thời sẽ để tâm lo cho một căn nhà khác...
Dì Tư tho ló cặp mắt nhìn ông Tư chờ đợi. Nhưng ông Tư tự nhiên dừng lại không nói chi thêm. Dì Tư cự nự,
— Kỳ không? Đang nói ngon lành sao tự nhiên ông lại ngừng ngang một cái cụp vậy? Ông nói ông lo, vậy chớ ông lo là lo cho căn nhà nào?
Ông Tư nhắc nhở vợ,
— Bà làm gì mà hối như tuồng chạy giặc vậy. Tui nói tui lo là lo không biết mình có đặt được chân vào căn nhà ở trên trời hay không đây nè. Bà đừng có quên là vợ chồng mình cũng xấp xỉ trên dưới bẩy mươi rồi đó nghen…
Dì Tư như đã hiểu chuyện,
— Thì chắc chắn là như vậy rồi. Cho nên ta nói hai vợ chồng mình lại càng phải tiếp tục ăn hiền ở lành, làm thêm nhiều việc lành để lại phước đức cho con cháu…
Nhìn lên vách tường sơn mầu kem của căn phòng khách có treo tấm hình khảm xà cừ chú chim hạc, ông Tư hứng khởi, mở miệng đọc oang oang bài Hoàng Hạc Lâu,
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
Lời Chúa
“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bảo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Matt 7:24-27).
Suy niệm
Người khôn xây nhà trên đá là người lắng nghe và mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày.
Người khôn đá cứng đổ nền,
Dù mưa dù bão, đứng yên căn nhà (Matt 7:26).
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dậy chúng con biết xây cất nhà trên đá cứng bằng cách siêng năng lắng nghe Lời Chúa, lần hạt kinh Mân Côi, và mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày của chúng con.
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thoáng Suy Tư
Nguyễn Đức Cung
09:32 04/03/2011
THOÁNG SUY TƯ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Người trong hình là LM. Nhiếp Ảnh Gia Trần Cao Tường
Tưởng nhớ Linh Mục Nhiếp Ảnh Gia Trần Cao Tường, lễ giỗ 100 ngày.
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Làng Văn Hữu Dũng Lạc
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Người trong hình là LM. Nhiếp Ảnh Gia Trần Cao Tường
Tưởng nhớ Linh Mục Nhiếp Ảnh Gia Trần Cao Tường, lễ giỗ 100 ngày.
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Làng Văn Hữu Dũng Lạc
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền