Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:03 27/02/2009
DỐI MÌNH
- “Chúng ta phải làm thế nào để phân biệt được nhà thần bí thật và giả ?” vị đệ tử này đặc biệt rất thích nghi thức tôn giáo thần bí.
- “Con làm thế nào để phân biệt một người đang ngủ hoặc giả bộ ngủ ?” sư phụ hỏi lại.
- “Không có cách gì cả, chỉ có người giả bộ ngủ thì trong lòng họ mới biết.” đệ tử nói.
Sư phụ mĩm cười.
Sau đó, sư phụ nói thêm một câu: “Người giả bộ thì lừa dối người khác, nhưng không thể lừa dối mình. Chuyện không may là nhà thần bí giả sẽ lừa dối ngay cả mình trong tiếng vỗ tay.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay tiên tri giả xuất hiện nhiều nơi, nói ra toàn Lời Chúa lời Mẹ, nhưng cuộc sống của họ thì đầy những mưu sâu chước độc của ma quỷ; thời nay các linh mục giả cũng xuất hiện nhiều nơi trên mặt đất, có hai loại linh mục giả: 1/ có linh mục thật nhưng tâm hồn thì giả, bởi vì các vị ấy dùng chức thánh để hưởng thụ cho thỏa mãn thân xác, coi chức thánh như là một nghề nghiệp để kiếm tiền. 2/ có những người giả linh mục để đi xin tiền nơi này nơi nọ nói dối là xây dựng nhà thờ, làm nhà xứ vì họ đạo của mình quá nghèo, giáo dân không đủ ăn.v.v...những linh mục thật và linh mục giả này đều có chung một gốc mà ra: coi hưởng thụ vật chất là mục đích đi tu của mình...
Ma quỷ thì lắm mưu mô, giáo dân thì quá bác ái và hay thương người, nhất là yêu thương các đấng bậc trong Hội Thánh, cho nên dễ dàng mắc bẫy ma quỷ.
Muốn phân biệt được linh mục thật giả hay tiên tri thật giả, thì coi cách sống của họ có phù hợp với lời giảng, lời nói của họ không, bởi vì nếu lời nói không đi đôi với việc làm thì là kẻ dối mình mà thôi...
Mà dối với mình là tội không nhẹ lắm đâu, vì có nhiều thứ tội phát xuất là do dối mình đấy, nhớ nhé.
N2T |
- “Chúng ta phải làm thế nào để phân biệt được nhà thần bí thật và giả ?” vị đệ tử này đặc biệt rất thích nghi thức tôn giáo thần bí.
- “Con làm thế nào để phân biệt một người đang ngủ hoặc giả bộ ngủ ?” sư phụ hỏi lại.
- “Không có cách gì cả, chỉ có người giả bộ ngủ thì trong lòng họ mới biết.” đệ tử nói.
Sư phụ mĩm cười.
Sau đó, sư phụ nói thêm một câu: “Người giả bộ thì lừa dối người khác, nhưng không thể lừa dối mình. Chuyện không may là nhà thần bí giả sẽ lừa dối ngay cả mình trong tiếng vỗ tay.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay tiên tri giả xuất hiện nhiều nơi, nói ra toàn Lời Chúa lời Mẹ, nhưng cuộc sống của họ thì đầy những mưu sâu chước độc của ma quỷ; thời nay các linh mục giả cũng xuất hiện nhiều nơi trên mặt đất, có hai loại linh mục giả: 1/ có linh mục thật nhưng tâm hồn thì giả, bởi vì các vị ấy dùng chức thánh để hưởng thụ cho thỏa mãn thân xác, coi chức thánh như là một nghề nghiệp để kiếm tiền. 2/ có những người giả linh mục để đi xin tiền nơi này nơi nọ nói dối là xây dựng nhà thờ, làm nhà xứ vì họ đạo của mình quá nghèo, giáo dân không đủ ăn.v.v...những linh mục thật và linh mục giả này đều có chung một gốc mà ra: coi hưởng thụ vật chất là mục đích đi tu của mình...
Ma quỷ thì lắm mưu mô, giáo dân thì quá bác ái và hay thương người, nhất là yêu thương các đấng bậc trong Hội Thánh, cho nên dễ dàng mắc bẫy ma quỷ.
Muốn phân biệt được linh mục thật giả hay tiên tri thật giả, thì coi cách sống của họ có phù hợp với lời giảng, lời nói của họ không, bởi vì nếu lời nói không đi đôi với việc làm thì là kẻ dối mình mà thôi...
Mà dối với mình là tội không nhẹ lắm đâu, vì có nhiều thứ tội phát xuất là do dối mình đấy, nhớ nhé.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:04 27/02/2009
N2T |
93. Vì Thiên Chúa là nguyên nhân, nên để cho tâm hồn bạn lắng xuống để được lòng Thiên Chúa.
(Thánh Vincentius)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:06 27/02/2009
N2T |
37. Trí thức, cần phải dựa vào tư duy tích cực mà có, chứ không đơn thuần dựa vào trí nhớ mà có, như thế mới gọi là trí thức chân chính, cũng là thứ mà người khác không thể trộm được.
Xin Chúa ở bên con, giúp con sám hối
Lm Jude Siciliano OP
02:17 27/02/2009
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY
St. 9: 8-15; Tv 25; I Phêrô 3: 18-22; Mc. 1: 12-15
Anh chị em thân mến,
Cách đây vài ngày, tôi đang đứng trả tiền tại siêu thị, có một người thâu ngân trẻ mang bảng tên là Nô-ê. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người nghĩ rằng, tên của anh ta có liên hệ với trận lụt Đại Hồng Thủy mà chúng ta đọc được trong Sách Sáng Thế? Ngay cả đối với những người chỉ có một ít kiến thức về Kinh thánh cũng biết ông Nô-ê và gia đình, chiếc tàu, và những cặp động vật mà ông đã mang lên tàu, sự phá hủy và tận diệt của cơn lụt, rồi đến Móng cầu vòng trên trời. Tôi cứ tưởng tượng rằng ông Nô-ê lúc ấy đang cân cà chua thì trận lụt tới..
Câu chuyện về Nô-ê chắc chắn sẽ là nỗi trăn trở cho những người có đức tin. Chúng ta hãy nhớ rằng, trong phần đầu của Sách Sáng thế, mọi vật đều ở trong sự hỗn loạn và tăm tối bao trùm cả vũ trụ. Sau đó, Thiên Chúa đã bắt đầu tạo dựng trời đất và vào cuối mỗi ngày, Chúa thấy mọi việc Ngài làm đều tốt đẹp. Cuối cùng, sau khi tạo dựng nên con người, “Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã làm ra quả là rất tốt đẹp”. Sau đó, tội lỗi xâm nhập vào và làm lây lan sự hỗn loạn khắp toàn thể nhân loại.
Các tác giả Kinh thánh mượn huyền thoại về Ba-by-lon để chuyển tải một số ý trong Kinh thánh: Thiên Chúa không thờ ơ đối với những bất công và tội lỗi của loài người, vì trong khi Thiên Chúa trừng phạt những điều ác, Ngài không tiêu diệt những người tốt. Lụt Đại Hồng thủy nhắc lại những hỗn loạn trong vũ trụ thời nguyên thủy (1:1) và một lần nữa, Thiên Chúa cho thấy là Ngài sẽ làm lại mọi sự nên tốt đẹp. Con người đã đem sự hỗn loạn và vô trật tự vào trong xã hội hoàn hảo mà ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên. Nhưng chính Thiên Chúa chứ không phải con người, quyết định gìn giữ những gì tốt lành Ngài đã làm ra. Do vậy, mới có việc con người và các tạo vật cùng nhiều giống loài khác được cứu thoát trong tàu ông Nô-ê.
Thiên Chúa thiết lập một Giao ước với Nô-ê và các thế hệ sau này. Giao ước trong Kinh thánh được thiết lập giữa hai đối tác không ngang hàng, và cả hai bên đều hứa hẹn với nhau về các mối quan hệ của họ trong tương lai. Nhưng theo sách Sáng thế, Giao ước lần này chỉ có Thiên Chúa hứa, không những đối với ông Nô-ê và gia đình, mà còn cho các thế hệ mai sau nữa; kể cả “các sinh vật”. Thiên Chúa cam kết "không bao giờ" tái trừng phạt sự dữ của con người bằng cơn lụt lớn như vậy nữa.
Thiên Chúa hứa bảo vệ tất cả các tạo vật. Nhưng một lần nữa, tội lỗi đã xâm nhập vào để phá hoại xã hội loài người và các tạo vật. Làm thế nào Thiên Chúa đánh bật được tội lỗi và mang lại một thế giới mới trong lúc con người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ với Thiên Chúa? Nhưng Thiên Chúa vẫn hủy bỏ các trận lũ lụt. Tác giả Sáng thế cho biết: “Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại Giao ước giữa Ta với các ngươi, … và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa”(St: 9,14-15). Thay vào đó,Thiên Chúa đã có một kế hoạch khác.
Trong bài đọc hai, trích thư của thánh Phêrô, chúng ta thấy Thiên Chúa làm thế nào để đối xử với loài người trong khi họ vẫn phạm tội. Sẽ có một trận lũ lụt khác, nhưng không phải là trận lụt bao phủ trái đất, mà đây là trận lụt tràn trên chúng ta để rửa sạch mọi tội lỗi. Đó là Phép Rửa tội. Một lần nữa, Thiên Chúa thiết lập một Giao ước với chúng ta "qua sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô". Nhờ nước mà gia đình ông Nô-ê gồm 8 người đã được cứu thoát; Nước đó chính là hình ảnh của nước rửa tội để cứu rỗi chúng ta hôm nay.
Chúng ta bắt đầu Mùa Chay với những ý nghĩa quan yếu của Bí Tích Rửa tội. Chúng ta đang chuẩn bị dạy giáo lý cho tân tòng để họ sửa soạn nhận Phép Rửa tội trong ngày Phục Sinh. Chúng ta, những người đã nhận Bí Tích Rửa tội, cũng nhận được ơn Chúa trong Mùa Chay, để chuẩn bị giúp chúng ta lập lại lời hứa của Phép Rửa tội trong lễ Phục Sinh. Nhờ lời cầu nguyện, qua việc giữ chay và giúp người nghèo, chúng ta sẵn sàng nhận lãnh ân sủng của Thiên Chúa một cách trọn vẹn trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta món quà gì trong Mùa Chay này vậy?. Một đời sống cầu nguyện sâu lắng? Một dịp giúp chúng ta trung thực dấn thân làm việc? Một đường hướng mới trong đời sống Kitô hữu của chúng ta trong hoàn cảnh hiện tại? Đổi mới mạnh mẽ cách thức theo chân Chúa? Luôn biết vui mừng và cảm tạ về những gì chúng ta đã có được từ bàn tay nhân từ của Thiên Chúa? Một cử chỉ tha thứ cho những hờn giận trong quá khứ? Một đời sống hăng say hoạt động nhằm bồi dưỡng và chăm sóc cho trái đất chúng ta đang sống và tất cả các tạo vật khác đang sống quanh ta?. Ai mà biết được? Thiên Chúa chính là Đấng đầu tiên đến với chúng ta để thực hiện một Giao ước và Ngài luôn giữ lời Giao ước, là giúp chúng ta đổi mới qua Nước Hằng Sống, để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Trong ân sủng đó, chúng ta sẽ đồng hành với Chúa Kitô và các tín hữu khác.
Đời sống rao giảng của Chúa Giêsu được khởi đầu bằng Phép Rửa ở sông Jordan. Khi Ngài từ dưới sông bước lên, đó là "trận lụt" của riêng Ngài; Và Chúa Thánh Thần đưa Ngài vào trong sa mạc đề chịu sự cám dỗ qua sự trình bày ngắn gọn của thánh Mác-cô. (vì thế không nên xem xét nhiều chi tiết khác ở thánh Lu-ca và Mát-thêu).
Từ cơn lụt Đại Hồng Thủy, Thiên Chúa làm nên một tạo dựng mới và, một Giao Ước mới giữa Thiên Chúa và loài người được bắt đầu trở lại. Ngài hứa sẽ giữ lời Giao Ước, là sẽ không hủy diệt tạo vật như thế nữa. Ngay sau bài Phúc âm này, sẽ tới đoạn thánh Gioan Tẩy Giả bị bắt và bị trảm quyết. Hình như bạo lực và tội lỗi vẫn cứ lộng hành mãi. Nhưng một sức sống mới lại bắt đầu với việc Chúa Giêsu đi rao giảng: "Nước Chúa đã gần đến". Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, mọi sự lại chìm trong bóng tối. Và qua sự sống lại của Ngài, chúng ta có được cuộc sống mới. Có lẽ Thiên Chúa hay xử dụng mọi thất bại để gây dựng nên một cuộc sống mới chăng? Ai có thể làm Thiên Chúa thất bại được? Ai có thể đánh bại ý Thiên Chúa muốn sự tốt lành cho chúng ta và các tạo vật của Ngài?
Thiên Chúa đã không đứng ngoài thế giới của chúng ta. Qua Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đứng cạnh chúng ta ngay trong lúc chúng ta đang chiến đấu chống lại tội lỗi và những xáo trộn của đất trời. Không một trận lụt nào, không lực lượng hủy diệt nào, và ngay đến cả cái chết, cũng không thể ngăn cản được sự hoạt động của Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài cho vạn vật. Lời Giao ước của Thiên Chúa với Nô-ê và các thế hệ sau này nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa luôn muốn hoạt động với chúng ta để cứu vớt những gì Ngài đã tạo dựng nên một cách tốt lành.
Vì vậy, chúng ta nên tự hỏi: Bổn phận của chúng ta là gì trong Giao ước với Thiên Chúa, để giữ gìn và đổi mới những gì đã bị tội lỗi gây xáo trộn? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ người nghèo trên thế giới vượt qua bệnh tật và nghèo đói? Làm thế nào chúng ta có thể chăm sóc và làm sạch cho môi trường thiên nhiên? Chúng ta làm gì để có thể bảo vệ cuộc sống con người nhằm giảm thiểu tính bạo lực trong xã hội? Cần phải làm gì để bảo vệ nhân phẩm của mỗi người?
Nói cách khác, chúng ta phải làm những gì để có thể chu toàn bổn phận của chúng ta trong Giao Ước mới với Thiên Chúa. Lần đầu tiên được khởi sự từ thời Nô-ê và còn tiếp tục mãi trong suốt cuộc đời chúng ta qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô?
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
St. 9: 8-15; Tv 25; I Phêrô 3: 18-22; Mc. 1: 12-15
Anh chị em thân mến,
Cách đây vài ngày, tôi đang đứng trả tiền tại siêu thị, có một người thâu ngân trẻ mang bảng tên là Nô-ê. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người nghĩ rằng, tên của anh ta có liên hệ với trận lụt Đại Hồng Thủy mà chúng ta đọc được trong Sách Sáng Thế? Ngay cả đối với những người chỉ có một ít kiến thức về Kinh thánh cũng biết ông Nô-ê và gia đình, chiếc tàu, và những cặp động vật mà ông đã mang lên tàu, sự phá hủy và tận diệt của cơn lụt, rồi đến Móng cầu vòng trên trời. Tôi cứ tưởng tượng rằng ông Nô-ê lúc ấy đang cân cà chua thì trận lụt tới..
Câu chuyện về Nô-ê chắc chắn sẽ là nỗi trăn trở cho những người có đức tin. Chúng ta hãy nhớ rằng, trong phần đầu của Sách Sáng thế, mọi vật đều ở trong sự hỗn loạn và tăm tối bao trùm cả vũ trụ. Sau đó, Thiên Chúa đã bắt đầu tạo dựng trời đất và vào cuối mỗi ngày, Chúa thấy mọi việc Ngài làm đều tốt đẹp. Cuối cùng, sau khi tạo dựng nên con người, “Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã làm ra quả là rất tốt đẹp”. Sau đó, tội lỗi xâm nhập vào và làm lây lan sự hỗn loạn khắp toàn thể nhân loại.
Các tác giả Kinh thánh mượn huyền thoại về Ba-by-lon để chuyển tải một số ý trong Kinh thánh: Thiên Chúa không thờ ơ đối với những bất công và tội lỗi của loài người, vì trong khi Thiên Chúa trừng phạt những điều ác, Ngài không tiêu diệt những người tốt. Lụt Đại Hồng thủy nhắc lại những hỗn loạn trong vũ trụ thời nguyên thủy (1:1) và một lần nữa, Thiên Chúa cho thấy là Ngài sẽ làm lại mọi sự nên tốt đẹp. Con người đã đem sự hỗn loạn và vô trật tự vào trong xã hội hoàn hảo mà ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên. Nhưng chính Thiên Chúa chứ không phải con người, quyết định gìn giữ những gì tốt lành Ngài đã làm ra. Do vậy, mới có việc con người và các tạo vật cùng nhiều giống loài khác được cứu thoát trong tàu ông Nô-ê.
Thiên Chúa thiết lập một Giao ước với Nô-ê và các thế hệ sau này. Giao ước trong Kinh thánh được thiết lập giữa hai đối tác không ngang hàng, và cả hai bên đều hứa hẹn với nhau về các mối quan hệ của họ trong tương lai. Nhưng theo sách Sáng thế, Giao ước lần này chỉ có Thiên Chúa hứa, không những đối với ông Nô-ê và gia đình, mà còn cho các thế hệ mai sau nữa; kể cả “các sinh vật”. Thiên Chúa cam kết "không bao giờ" tái trừng phạt sự dữ của con người bằng cơn lụt lớn như vậy nữa.
Thiên Chúa hứa bảo vệ tất cả các tạo vật. Nhưng một lần nữa, tội lỗi đã xâm nhập vào để phá hoại xã hội loài người và các tạo vật. Làm thế nào Thiên Chúa đánh bật được tội lỗi và mang lại một thế giới mới trong lúc con người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ với Thiên Chúa? Nhưng Thiên Chúa vẫn hủy bỏ các trận lũ lụt. Tác giả Sáng thế cho biết: “Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại Giao ước giữa Ta với các ngươi, … và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa”(St: 9,14-15). Thay vào đó,Thiên Chúa đã có một kế hoạch khác.
Trong bài đọc hai, trích thư của thánh Phêrô, chúng ta thấy Thiên Chúa làm thế nào để đối xử với loài người trong khi họ vẫn phạm tội. Sẽ có một trận lũ lụt khác, nhưng không phải là trận lụt bao phủ trái đất, mà đây là trận lụt tràn trên chúng ta để rửa sạch mọi tội lỗi. Đó là Phép Rửa tội. Một lần nữa, Thiên Chúa thiết lập một Giao ước với chúng ta "qua sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô". Nhờ nước mà gia đình ông Nô-ê gồm 8 người đã được cứu thoát; Nước đó chính là hình ảnh của nước rửa tội để cứu rỗi chúng ta hôm nay.
Chúng ta bắt đầu Mùa Chay với những ý nghĩa quan yếu của Bí Tích Rửa tội. Chúng ta đang chuẩn bị dạy giáo lý cho tân tòng để họ sửa soạn nhận Phép Rửa tội trong ngày Phục Sinh. Chúng ta, những người đã nhận Bí Tích Rửa tội, cũng nhận được ơn Chúa trong Mùa Chay, để chuẩn bị giúp chúng ta lập lại lời hứa của Phép Rửa tội trong lễ Phục Sinh. Nhờ lời cầu nguyện, qua việc giữ chay và giúp người nghèo, chúng ta sẵn sàng nhận lãnh ân sủng của Thiên Chúa một cách trọn vẹn trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta món quà gì trong Mùa Chay này vậy?. Một đời sống cầu nguyện sâu lắng? Một dịp giúp chúng ta trung thực dấn thân làm việc? Một đường hướng mới trong đời sống Kitô hữu của chúng ta trong hoàn cảnh hiện tại? Đổi mới mạnh mẽ cách thức theo chân Chúa? Luôn biết vui mừng và cảm tạ về những gì chúng ta đã có được từ bàn tay nhân từ của Thiên Chúa? Một cử chỉ tha thứ cho những hờn giận trong quá khứ? Một đời sống hăng say hoạt động nhằm bồi dưỡng và chăm sóc cho trái đất chúng ta đang sống và tất cả các tạo vật khác đang sống quanh ta?. Ai mà biết được? Thiên Chúa chính là Đấng đầu tiên đến với chúng ta để thực hiện một Giao ước và Ngài luôn giữ lời Giao ước, là giúp chúng ta đổi mới qua Nước Hằng Sống, để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Trong ân sủng đó, chúng ta sẽ đồng hành với Chúa Kitô và các tín hữu khác.
Đời sống rao giảng của Chúa Giêsu được khởi đầu bằng Phép Rửa ở sông Jordan. Khi Ngài từ dưới sông bước lên, đó là "trận lụt" của riêng Ngài; Và Chúa Thánh Thần đưa Ngài vào trong sa mạc đề chịu sự cám dỗ qua sự trình bày ngắn gọn của thánh Mác-cô. (vì thế không nên xem xét nhiều chi tiết khác ở thánh Lu-ca và Mát-thêu).
Từ cơn lụt Đại Hồng Thủy, Thiên Chúa làm nên một tạo dựng mới và, một Giao Ước mới giữa Thiên Chúa và loài người được bắt đầu trở lại. Ngài hứa sẽ giữ lời Giao Ước, là sẽ không hủy diệt tạo vật như thế nữa. Ngay sau bài Phúc âm này, sẽ tới đoạn thánh Gioan Tẩy Giả bị bắt và bị trảm quyết. Hình như bạo lực và tội lỗi vẫn cứ lộng hành mãi. Nhưng một sức sống mới lại bắt đầu với việc Chúa Giêsu đi rao giảng: "Nước Chúa đã gần đến". Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập giá, mọi sự lại chìm trong bóng tối. Và qua sự sống lại của Ngài, chúng ta có được cuộc sống mới. Có lẽ Thiên Chúa hay xử dụng mọi thất bại để gây dựng nên một cuộc sống mới chăng? Ai có thể làm Thiên Chúa thất bại được? Ai có thể đánh bại ý Thiên Chúa muốn sự tốt lành cho chúng ta và các tạo vật của Ngài?
Thiên Chúa đã không đứng ngoài thế giới của chúng ta. Qua Chúa Kitô, Thiên Chúa đã đứng cạnh chúng ta ngay trong lúc chúng ta đang chiến đấu chống lại tội lỗi và những xáo trộn của đất trời. Không một trận lụt nào, không lực lượng hủy diệt nào, và ngay đến cả cái chết, cũng không thể ngăn cản được sự hoạt động của Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài cho vạn vật. Lời Giao ước của Thiên Chúa với Nô-ê và các thế hệ sau này nhắc chúng ta rằng, Thiên Chúa luôn muốn hoạt động với chúng ta để cứu vớt những gì Ngài đã tạo dựng nên một cách tốt lành.
Vì vậy, chúng ta nên tự hỏi: Bổn phận của chúng ta là gì trong Giao ước với Thiên Chúa, để giữ gìn và đổi mới những gì đã bị tội lỗi gây xáo trộn? Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ người nghèo trên thế giới vượt qua bệnh tật và nghèo đói? Làm thế nào chúng ta có thể chăm sóc và làm sạch cho môi trường thiên nhiên? Chúng ta làm gì để có thể bảo vệ cuộc sống con người nhằm giảm thiểu tính bạo lực trong xã hội? Cần phải làm gì để bảo vệ nhân phẩm của mỗi người?
Nói cách khác, chúng ta phải làm những gì để có thể chu toàn bổn phận của chúng ta trong Giao Ước mới với Thiên Chúa. Lần đầu tiên được khởi sự từ thời Nô-ê và còn tiếp tục mãi trong suốt cuộc đời chúng ta qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô?
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Mùa thanh tẩy tâm hồn
Giuse Đinh Lập Liễm
11:18 27/02/2009
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY B
MÙA THANH TẨY TÂM HỒN
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta đã bước vào mùa Chay thánh từ hôm thứ tư lễ Tro. Ai trong chúng ta cũng biết rằng Mùa Chay là thời gian thuận lợi giúp các tín hữu chú trọng vào việc sám hối bằng việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đề tài này đã có từ lâu trong Giáo hội và đã trở thành truyền thống lên mãi tới thời các giáo phụ.
Bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất hôm nay cho chúng ta biết Đức Giêsu sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên phong là Con yêu dấu của Chúa Cha, đã vào trong hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và đã bị ma qủi cám dỗ. Khác với thánh Matthêu và Luca, thánh Marcô nói rất vắn tắt không cho biết diễn tiến cám dỗ và Chúa đã chiến thắng như thế nào. Tuy nhiên, Giáo hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin mừng này để mời gọi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu như kiểu mẫu và bảo đảm cho chúng ta cuộc chiến đấu với Satan và những cám dỗ của nó. Chúng ta sẽ bị ma qủi cám dỗ nhưng theo gương chiến đấu của Đức Giêsu và với sự trợ giúp của Ngài, chúng ta sẽ chiến thắng.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: St 9,8-15.
Nhiều tôn giáo cũng có biết đến một trận hồng thủy do các thần gây nên để tiêu diệt một nhân loại phản loạn. Riêng Thánh Kinh trình bầy cho chúng ta việc Thiên Chúa tạo nên một trận đại hồng thủy tiêu diệt loài người tội lỗi. Nhưng cũng trình bầy cho chúng ta một Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ phục hồi những gì nạn hồng thủy phá hủy và xây dựng lại một nhân loại trong một bầu khí giao ước và chia sẻ. Ngài cũng hứa sẽ không bao giờ cho nạn hồng thủy tiêu diệt loài người nữa; và dấu hiệu giao ước Ngài ký kết với loài người là chiếc cầu vồng.
Vì thế, cho dầu tội lỗi chúng ta và thế gian có thế nào đi nữa, chúng ta đừng thất vọng, hãy tin tưởng vì nơi Thiên Chúa luôn có sự tha thứ và cứu vớt: chính vì Ngài là Tình yêu vô tận
+ Bài đọc 2: 1 Pr 3,18-22.
Muốn khích lệ các tín hữu đang bị ngược đãi, thánh Phêrô nhắc lại nạn hồng thủy xưa và coi đó là hình bóng của phép rửa tội. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa nhân từ đã cứu sống ông Noe và gia đình ông thế nào thì ngày nay phép rửa cũng cứu thoát con người khỏi tội lỗi, giải thoát con người khỏi hình phạt do tội gây nên. Muốn được như thế chúng ta phải cam kết sống như Chúa Kitô, tức là phải từ bỏ mình và phục vụ vô vị lợi vì lòng mến Chúa và tha nhân.
+ Bài Tin mừng: Mc 1,12-15.
Thánh Marcô nói tóm tắt việc khởi đầu sứ mạng của Đức Giêsu với hai biến cố quan trọng:
- Vào hoang địa bị ma qủi cám dỗ.
- Rao giảng Tin mừng tại Galilêa.
Trong suốt 40 đêm ngày chay tịnh (như thời gian xẩy ra cơn hồng thủy) Đức Giêsu với tư cách là con người đã bị ma qủi cám dỗ để đi sai đường lối của Thiên Chúa, nhưng Ngài đã chiến đấu dũng mạnh và chiến thắng vinh quang để đi đúng đường lối của Chúa là dấn thân vào công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Sau thời gian chay tịnh, Ngài khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng với đề tài cũng giống như của ông Gioan Tẩy giả: ”Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.
Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đức Kitô cũng phải là cuộc chiến đấu và chiến thắng của chúng ta, nghĩa là hãy sống thân mật với Chúa bằng cầu nguyện để có thể mạnh mẽ chống lại sự dữ tấn công chúng ta.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Chiến thắng cám dỗ của ma qủi.
I. ĐỨC GIÊSU BỊ CÁM DỖ.
1. Ngài vào trong sa mạc.
Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được đẩy vào sa mạc để sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Chính tình yêu đó đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống thân mật với Thiên Chúa, để sống trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn.
2. Ngài ăn chay 40 đêm ngày.
Vào trong hoang địa để sống với Cha Ngài, Đức Giêsu cũng đồng thời ăn chay 40 đêm ngày. Nói Ngài ăn chay 40 đêm ngày là có ý nói Ngài ăn chay một thời gian đáng kể chứ không hiểu theo nghĩa đen như chúng ta hiểu ngày nay. Chúng ta cũng thấy trong Cựu ước hay dùng con số 40: Maisen được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê 40 ngày (Xh 24,18); sau khi được bữa ăn của thiên sứ, Elia đã đủ sức đi trong 40 ngày lên núi Horeb (1 V 19,8).
3. Ngài bị Satan cám dỗ và đã thắng.
Trong thời gian ăn chay đó, Đức Giêsu bị Satan cám dỗ. Từ ngữ Satan trong Hi văn chỉ có nghĩa đơn giản là kẻ chống đối, kẻ thù, và sau cùng là thế lực chống lại Thiên Chúa. Thánh Marcô không nói rõ diễn tiến cơn cám dỗ như thánh Matthêu nhưng cơn cám dỗ đều qui về một điểm là chúng muốn làm cho Ngài bỏ ý tưởng cứu chuộc để đi vào quan điểm của người Do thái, vật chất và trần tục. Đức Giêsu đã cương quyết chống lại cơn cám dỗ ấy và Satan đã thất bại nặng nề trong cơn cám dỗ kéo dài trong suốt 40 đêm ngày.
Truyện: Anh nông dân keo kiệt.
Một nông dân kia giầu có nhất huyện nhưng lại rất keo kiệt. Một biến cố xẩy đến trong đời ông khiến ông kịp thời hối cải. Ông ý thức rằng mình chỉ là người quản lý: quản lý đất đai và tiền bạc.
Không lâu sau đó, một người láng giềng nghèo bị cháy hết nhà cửa. Người này đến cửa nhà ông xin ăn. Người nông dân giầu, có ý định cho người nông dân nghèo kia nguyên cả cái đùi heo trong bếp nhà ông. Ông nghe qủi thì thầm bên tai: ”Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất ấy”. Ông nhà giầu cố gắng chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng lòng quảng đại đã thắng tính keo kiệt ấy. Ông lựa lấy cái đùi heo lớn nhất để biếu người nông dân nghèo. Ngay tức khắc, ma qủi liền cười nhạo ông:”Mày khùng quá”! Nhưng người nông dân đã biết cách bịt miệng tên qủi. Ông bảo nó:”Nếu mày không im, tao sẽ cho hết mọi cái đùi heo tao có bây giờ”.
Cám dỗ không thể làm hại được người ta khi người ta không theo cám dỗ ấy, và điều đó lại càng hiệu nghiệm hơn khi có sự trợ lực từ nhiều phía, nhất là của Thiên Chúa.
II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ.
1. Các giai đoạn của cám dỗ.
Cám dỗ chỉ có nghĩa là xúi giục người ta bỏ điều lành mà làm điều xấu. Chính Satan đã cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý hướng tốt lành của Cha Ngài để theo đường lối của thế gian. Nhưng cần phải phân biệt 3 giai đoạn của cám dỗ:
a) Gợi lên một hình ảnh.
b) Làm cho thích thú hoặc hướng chiều về sự ác.
c) Sau cùng là ưng thuận.
Satan chỉ có thể làm được nơi Đức Giêsu ở giai đoạn thứ nhất: gợi hình ảnh hoặc một sự vật ở giác quan hoặc ở trí tưởng tượng.
Truyện: cách vượt ngục đặc biệt
Một phạm nhân vượt ngục một cách rất khác thường. Người này bị nhốt trong một tháp cao, cao đến nỗi không ai có thể trèo xuống được. Để vượt ngục, người này nhổ hai sợi tóc mỗi ngày và xe lại với nhau. Sau một thời gian, người ấy đã có thể làm được một sợi dây bằng tóc. Người ấy thả sợi dây tóc đó xuống dưới cửa sổ của nhà tù và một người bạn đợi sẵn ở dưới buộc một sợi lụa vào đầu sợi dây tóc và ở cuối sợi chỉ lụa lại buộc một sợi dây dài và cuối sợi dây dài đó lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, đầu sợi dây thừng nhỏ lại buộc một sợi dây thừng lớn. Người tù đã dùng sợi dây thừng lớn này để vượt ngục.
Đó chính là đường lối ma qủi cám dỗ bản tính yếu hèn của ta.. Chúng ta giam tù các dục vọng của ta, nhưng ma qủi giúp chúng vượt ngục dần dần. Rất ít khi ma qủi cám dỗ ta phạm tội trọng ngay từ đầu. Vì thế sẽ khiến ta sợ. Nhưng chúng cám dỗ ta phạm một lỗi nhỏ để rồi dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Không bao giờ chúng cám dỗ ta làm hai điều một trật. Còn đủ thời giờ để cám dỗ chúng ta phạm tội kia. Nhưng chúng cám dỗ ta thế nào để cơn cám dỗ này đưa đến một cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 51)
2. Những lợi ích của cám dỗ.
Trong cuộc sống, không ai tránh được cuộc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, nhưng làm cho linh hồn chúng ta được trưởng thành, được trung kiên thi hành ý Chúa. Cơn cám dỗ có lợi cho ta vì:
- Lập công phúc khi chiến thắng cám dỗ.
- Sống khiêm nhường và nhận ra sự bất lực của mình để trông cậy vào Chúa.
- Thúc đẩy cầu nguyện, vì Chúa phán:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cám dỗ”.
- Sau cơn cám dỗ ta được vui mừng an ủi vì “Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng".
3. Kitô hữu trước những thử thách.
Sống giữa trần gian này là phải chiến đấu và lấy quyết định. Đức Giêsu tuy là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm người và Ngài đã không đi ra ngoài qui luật ấy. Ngài cũng đã chịu thử thách như Adong trong vườn địa đàng và như dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa. Nhưng khác với Adong và dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa: Ngài đã chiến thắng Satan, và sự chiến thắng này là nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Ngày nay nhiều người cho rằng cám dỗ của ma qủi liên quan đến ba đối tượng là danh, lợi, thú. Ham danh, ham lợi, ham phú qúi là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giầu có, ai cũng ham thích thú vui. Hoặc như quan niệm của Tây phương thì cám dỗ xoay quanh Avoir (cái có), Savoir (cái biết) và Pouvoir (quyền lực). Đây là những cám dỗ triền miên mà con người ở mọi thời đại luôn gặp phải. Điều quan trọng là phải tỉnh thức,”phải sám hối và tin vào Tin mừng”(Mc 1,15b) thì mới có thể vượt qua được cơn cám dỗ ấy
III. PHẢI CHIẾN THẮNG CÁM DỖ.
1. Trước cái thế giằng co.
Đức Giêsu bị cám dỗ trước cái thế giằng co giữa lời kêu gọi của Thiên Chúa Cha và lời kêu gọi của Satan: Thiên Chúa nói với Đức Giêsu “Hãy thiết lập vương quyền bằng tình thương”, còn Satan lại bảo Đức Giêsu:”Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực”. Hôm đó, Đức Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù địch với Thiên Chúa.
Trong con người chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau: Một khuynh hướng kéo con người đi lên, khuynh hướng kia kéo con người đi xuống. Đời người đúng là một đấu trường giữa thiện và ác. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi Ngài nói:”Tôi không hiểu nổi việc tôi làm: điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,16). Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình, phải hao tổn năng lực của mình.
2. Quyết tâm cải thiện đời sống.
“Cải thiện” hay “cải tà qui chính” là nhìn nhận những gì xấu, không tốt đẹp trong đời sống chúng ta, và từ đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng. Nói khác đi là thẳng thắn đối diện với tội lỗi trong đời sống của ta, rồi cương quyết không bao giờ tái phạm nữa. “Cải thiện” là đối diện với những khuynh hướng xấu trong đời sống chúng ta và làm một cái gì để sửa đổi những khuynh hướng đó.
Léon Tolstoi đã nói không sai:”Mọi người đều nghĩ đến chuyện thay đổi nhân loại, nhưng không ai nghĩ đến chuyện thay đổi chính mình”.
3. Phải đề cao cảnh giác.
Mùa Chay là thời gian hồi tâm, trở về với Chúa để định hướng cho tương lai. Mùa Chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cám dỗ, những cạm bẫy đang bủa vây. Nguyên tắc bất di bất dịch là: ”Cẩn tắc vô ưu”, cẩn thận đề phòng thì không sợ sa ngã, khỏi phải buồn phiền. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã nhắc đến nguyên tắc này khi Ngài nói:”Ai tưởng đứng vững, coi chừng kẻo ngã”(1Cr 10,12).
Truyện: Cạm bẫy của người Eskimô
Người Eskimô bắc cực có một cái bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông làm áo da thú.
Thợ săn cáo mài một con dao thật sắc, luỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho mau đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.
Khi trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của loài sói bắc cực, nó đánh hơi được mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không biết mình đang liếm máu của chính mình.
Càng say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết.
(Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, năm B, tr 143)
4. Cần sự trợ lực của Chúa.
Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc:”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn trợ lực để chúng ta khỏi thua chước cám dỗ. Ma qủi luôn rình rập làm hại chúng ta, chúng ta phải nhớ lời thánh Phêrô nhắc nhở:”Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Chúng ta cũng phải nhớ đến thân phận yếu hèn của mình mà tin cậy vào ơn Chúa vì chính Chúa đã nói: ”Không có Thầy, các con không làm được gì”(Ga 15,5).
Những gương chiến đấu tốt đẹp chống lại ma qủi còn để lại cho chúng ta nơi các thánh. Ma qủi đã hiện ra nhiều lần dưới nhiều hình quái ghê sợ để buộc thánh Antôn bỏ cuộc, nhưng ngài đã xua đuổi và trở nên tổ phụ đời sống tu trì. Về đêm, trong im lặng, ma qủi quấy phá thánh Gioan Vianney trong 35 năm, ngài vẫn đứng vững dưới sự trợ lực của Chúa.
Một vị thánh kia có lần được thấy ma qủi khi đi qua một tu viện và thấy nhiều qủi ngồi ở mỗi góc, cả ở nhà nguyện nữa. Vị thánh đó đi ra phố và thấy rằng chỉ có một thằng qủi đi cám dỗ mà thôi. Vị thánh đó hỏi tại sao thì qủi trả lời:”Chỉ một thằng qủi cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì họ không cố gắng chống lại, chứ còn để bắt được một linh hồn lành thánh thì cần cả một đạo binh qủi kia”.
Nếu chúng ta bị cám dỗ thì có nghĩa là linh hồn chúng ta đang lớn mạnh đó. Nếu Chúa để cho chúng ta bị cám dỗ, thì Ngài cũng ban cho chúng ta đủ sức mạnh để nói, như Chúa chúng ta đã phán:”Hỡi Satan, hãy xéo đi”. Và chúng ta sẽ thấy dễ chịu khi nghe câu cuối cùng của bài Tin mừng:”Bấy giờ ma qủi bỏ Ngài và có các thiên thần đến hầu cận Ngài”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
MÙA THANH TẨY TÂM HỒN
+++
A. DẪN NHẬP
Chúng ta đã bước vào mùa Chay thánh từ hôm thứ tư lễ Tro. Ai trong chúng ta cũng biết rằng Mùa Chay là thời gian thuận lợi giúp các tín hữu chú trọng vào việc sám hối bằng việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đề tài này đã có từ lâu trong Giáo hội và đã trở thành truyền thống lên mãi tới thời các giáo phụ.
Bài Tin mừng Chúa nhật thứ nhất hôm nay cho chúng ta biết Đức Giêsu sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên phong là Con yêu dấu của Chúa Cha, đã vào trong hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và đã bị ma qủi cám dỗ. Khác với thánh Matthêu và Luca, thánh Marcô nói rất vắn tắt không cho biết diễn tiến cám dỗ và Chúa đã chiến thắng như thế nào. Tuy nhiên, Giáo hội cho chúng ta nghe đọc đoạn Tin mừng này để mời gọi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đức Giêsu như kiểu mẫu và bảo đảm cho chúng ta cuộc chiến đấu với Satan và những cám dỗ của nó. Chúng ta sẽ bị ma qủi cám dỗ nhưng theo gương chiến đấu của Đức Giêsu và với sự trợ giúp của Ngài, chúng ta sẽ chiến thắng.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: St 9,8-15.
Nhiều tôn giáo cũng có biết đến một trận hồng thủy do các thần gây nên để tiêu diệt một nhân loại phản loạn. Riêng Thánh Kinh trình bầy cho chúng ta việc Thiên Chúa tạo nên một trận đại hồng thủy tiêu diệt loài người tội lỗi. Nhưng cũng trình bầy cho chúng ta một Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ phục hồi những gì nạn hồng thủy phá hủy và xây dựng lại một nhân loại trong một bầu khí giao ước và chia sẻ. Ngài cũng hứa sẽ không bao giờ cho nạn hồng thủy tiêu diệt loài người nữa; và dấu hiệu giao ước Ngài ký kết với loài người là chiếc cầu vồng.
Vì thế, cho dầu tội lỗi chúng ta và thế gian có thế nào đi nữa, chúng ta đừng thất vọng, hãy tin tưởng vì nơi Thiên Chúa luôn có sự tha thứ và cứu vớt: chính vì Ngài là Tình yêu vô tận
+ Bài đọc 2: 1 Pr 3,18-22.
Muốn khích lệ các tín hữu đang bị ngược đãi, thánh Phêrô nhắc lại nạn hồng thủy xưa và coi đó là hình bóng của phép rửa tội. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa nhân từ đã cứu sống ông Noe và gia đình ông thế nào thì ngày nay phép rửa cũng cứu thoát con người khỏi tội lỗi, giải thoát con người khỏi hình phạt do tội gây nên. Muốn được như thế chúng ta phải cam kết sống như Chúa Kitô, tức là phải từ bỏ mình và phục vụ vô vị lợi vì lòng mến Chúa và tha nhân.
+ Bài Tin mừng: Mc 1,12-15.
Thánh Marcô nói tóm tắt việc khởi đầu sứ mạng của Đức Giêsu với hai biến cố quan trọng:
- Vào hoang địa bị ma qủi cám dỗ.
- Rao giảng Tin mừng tại Galilêa.
Trong suốt 40 đêm ngày chay tịnh (như thời gian xẩy ra cơn hồng thủy) Đức Giêsu với tư cách là con người đã bị ma qủi cám dỗ để đi sai đường lối của Thiên Chúa, nhưng Ngài đã chiến đấu dũng mạnh và chiến thắng vinh quang để đi đúng đường lối của Chúa là dấn thân vào công cuộc cứu chuộc nhân loại.
Sau thời gian chay tịnh, Ngài khởi đầu công cuộc rao giảng Tin mừng với đề tài cũng giống như của ông Gioan Tẩy giả: ”Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.
Cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đức Kitô cũng phải là cuộc chiến đấu và chiến thắng của chúng ta, nghĩa là hãy sống thân mật với Chúa bằng cầu nguyện để có thể mạnh mẽ chống lại sự dữ tấn công chúng ta.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Chiến thắng cám dỗ của ma qủi.
I. ĐỨC GIÊSU BỊ CÁM DỖ.
1. Ngài vào trong sa mạc.
Sau khi đã chịu phép rửa của ông Gioan và được tuyên dương là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu được đẩy vào sa mạc để sống gần gũi với Thiên Chúa, sống trong tình thân mật của Ngài. Chính tình yêu đó đẩy bước chân Ngài vào sa mạc để sống thân mật với Thiên Chúa, để sống trọn vẹn 40 năm trời Dân Chúa xưa đã sống trong sa mạc, nhưng không được tốt lành hoàn toàn.
2. Ngài ăn chay 40 đêm ngày.
Vào trong hoang địa để sống với Cha Ngài, Đức Giêsu cũng đồng thời ăn chay 40 đêm ngày. Nói Ngài ăn chay 40 đêm ngày là có ý nói Ngài ăn chay một thời gian đáng kể chứ không hiểu theo nghĩa đen như chúng ta hiểu ngày nay. Chúng ta cũng thấy trong Cựu ước hay dùng con số 40: Maisen được cho biết đã lên đỉnh núi với Chúa Giavê 40 ngày (Xh 24,18); sau khi được bữa ăn của thiên sứ, Elia đã đủ sức đi trong 40 ngày lên núi Horeb (1 V 19,8).
3. Ngài bị Satan cám dỗ và đã thắng.
Trong thời gian ăn chay đó, Đức Giêsu bị Satan cám dỗ. Từ ngữ Satan trong Hi văn chỉ có nghĩa đơn giản là kẻ chống đối, kẻ thù, và sau cùng là thế lực chống lại Thiên Chúa. Thánh Marcô không nói rõ diễn tiến cơn cám dỗ như thánh Matthêu nhưng cơn cám dỗ đều qui về một điểm là chúng muốn làm cho Ngài bỏ ý tưởng cứu chuộc để đi vào quan điểm của người Do thái, vật chất và trần tục. Đức Giêsu đã cương quyết chống lại cơn cám dỗ ấy và Satan đã thất bại nặng nề trong cơn cám dỗ kéo dài trong suốt 40 đêm ngày.
Truyện: Anh nông dân keo kiệt.
Một nông dân kia giầu có nhất huyện nhưng lại rất keo kiệt. Một biến cố xẩy đến trong đời ông khiến ông kịp thời hối cải. Ông ý thức rằng mình chỉ là người quản lý: quản lý đất đai và tiền bạc.
Không lâu sau đó, một người láng giềng nghèo bị cháy hết nhà cửa. Người này đến cửa nhà ông xin ăn. Người nông dân giầu, có ý định cho người nông dân nghèo kia nguyên cả cái đùi heo trong bếp nhà ông. Ông nghe qủi thì thầm bên tai: ”Cho hắn cái đùi heo nhỏ nhất ấy”. Ông nhà giầu cố gắng chiến đấu với tính keo kiệt cố hữu của mình. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng lòng quảng đại đã thắng tính keo kiệt ấy. Ông lựa lấy cái đùi heo lớn nhất để biếu người nông dân nghèo. Ngay tức khắc, ma qủi liền cười nhạo ông:”Mày khùng quá”! Nhưng người nông dân đã biết cách bịt miệng tên qủi. Ông bảo nó:”Nếu mày không im, tao sẽ cho hết mọi cái đùi heo tao có bây giờ”.
Cám dỗ không thể làm hại được người ta khi người ta không theo cám dỗ ấy, và điều đó lại càng hiệu nghiệm hơn khi có sự trợ lực từ nhiều phía, nhất là của Thiên Chúa.
II. CHÚNG TA CŨNG BỊ CÁM DỖ.
1. Các giai đoạn của cám dỗ.
Cám dỗ chỉ có nghĩa là xúi giục người ta bỏ điều lành mà làm điều xấu. Chính Satan đã cám dỗ Đức Giêsu bỏ ý hướng tốt lành của Cha Ngài để theo đường lối của thế gian. Nhưng cần phải phân biệt 3 giai đoạn của cám dỗ:
a) Gợi lên một hình ảnh.
b) Làm cho thích thú hoặc hướng chiều về sự ác.
c) Sau cùng là ưng thuận.
Satan chỉ có thể làm được nơi Đức Giêsu ở giai đoạn thứ nhất: gợi hình ảnh hoặc một sự vật ở giác quan hoặc ở trí tưởng tượng.
Truyện: cách vượt ngục đặc biệt
Một phạm nhân vượt ngục một cách rất khác thường. Người này bị nhốt trong một tháp cao, cao đến nỗi không ai có thể trèo xuống được. Để vượt ngục, người này nhổ hai sợi tóc mỗi ngày và xe lại với nhau. Sau một thời gian, người ấy đã có thể làm được một sợi dây bằng tóc. Người ấy thả sợi dây tóc đó xuống dưới cửa sổ của nhà tù và một người bạn đợi sẵn ở dưới buộc một sợi lụa vào đầu sợi dây tóc và ở cuối sợi chỉ lụa lại buộc một sợi dây dài và cuối sợi dây dài đó lại buộc một sợi dây thừng nhỏ, đầu sợi dây thừng nhỏ lại buộc một sợi dây thừng lớn. Người tù đã dùng sợi dây thừng lớn này để vượt ngục.
Đó chính là đường lối ma qủi cám dỗ bản tính yếu hèn của ta.. Chúng ta giam tù các dục vọng của ta, nhưng ma qủi giúp chúng vượt ngục dần dần. Rất ít khi ma qủi cám dỗ ta phạm tội trọng ngay từ đầu. Vì thế sẽ khiến ta sợ. Nhưng chúng cám dỗ ta phạm một lỗi nhỏ để rồi dẫn chúng ta đến chỗ phạm tội trọng. Không bao giờ chúng cám dỗ ta làm hai điều một trật. Còn đủ thời giờ để cám dỗ chúng ta phạm tội kia. Nhưng chúng cám dỗ ta thế nào để cơn cám dỗ này đưa đến một cám dỗ khác, rồi một cơn cám dỗ khác nữa và cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta phạm tội trọng. (W.J. Diamond, Đồng cỏ non, 1968, tr 51)
2. Những lợi ích của cám dỗ.
Trong cuộc sống, không ai tránh được cuộc tấn công của cám dỗ, nhưng điều chắc chắn là những cuộc cám dỗ không nhằm mục đích khiến chúng ta phải sa ngã, nhưng làm cho linh hồn chúng ta được trưởng thành, được trung kiên thi hành ý Chúa. Cơn cám dỗ có lợi cho ta vì:
- Lập công phúc khi chiến thắng cám dỗ.
- Sống khiêm nhường và nhận ra sự bất lực của mình để trông cậy vào Chúa.
- Thúc đẩy cầu nguyện, vì Chúa phán:”Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cám dỗ”.
- Sau cơn cám dỗ ta được vui mừng an ủi vì “Gieo trong đau thương, gặt trong vui mừng".
3. Kitô hữu trước những thử thách.
Sống giữa trần gian này là phải chiến đấu và lấy quyết định. Đức Giêsu tuy là Con Thiên Chúa, Ngài đã làm người và Ngài đã không đi ra ngoài qui luật ấy. Ngài cũng đã chịu thử thách như Adong trong vườn địa đàng và như dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa. Nhưng khác với Adong và dân Do thái suốt 40 năm trong hoang địa: Ngài đã chiến thắng Satan, và sự chiến thắng này là nhờ vào sức mạnh của Thiên Chúa.
Ngày nay nhiều người cho rằng cám dỗ của ma qủi liên quan đến ba đối tượng là danh, lợi, thú. Ham danh, ham lợi, ham phú qúi là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng muốn giầu có, ai cũng ham thích thú vui. Hoặc như quan niệm của Tây phương thì cám dỗ xoay quanh Avoir (cái có), Savoir (cái biết) và Pouvoir (quyền lực). Đây là những cám dỗ triền miên mà con người ở mọi thời đại luôn gặp phải. Điều quan trọng là phải tỉnh thức,”phải sám hối và tin vào Tin mừng”(Mc 1,15b) thì mới có thể vượt qua được cơn cám dỗ ấy
III. PHẢI CHIẾN THẮNG CÁM DỖ.
1. Trước cái thế giằng co.
Đức Giêsu bị cám dỗ trước cái thế giằng co giữa lời kêu gọi của Thiên Chúa Cha và lời kêu gọi của Satan: Thiên Chúa nói với Đức Giêsu “Hãy thiết lập vương quyền bằng tình thương”, còn Satan lại bảo Đức Giêsu:”Hãy thiết lập một chế độ độc tài bằng bạo lực”. Hôm đó, Đức Giêsu đã phải chọn giữa phương pháp của Thiên Chúa và đường lối của kẻ thù địch với Thiên Chúa.
Trong con người chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau: Một khuynh hướng kéo con người đi lên, khuynh hướng kia kéo con người đi xuống. Đời người đúng là một đấu trường giữa thiện và ác. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm về vấn đề này khi Ngài nói:”Tôi không hiểu nổi việc tôi làm: điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,16). Vì thế, muốn đi lên, con người phải cố gắng, phải dùng chính sức mạnh của mình, phải hao tổn năng lực của mình.
2. Quyết tâm cải thiện đời sống.
“Cải thiện” hay “cải tà qui chính” là nhìn nhận những gì xấu, không tốt đẹp trong đời sống chúng ta, và từ đó là từ bỏ chúng, quay lưng lại với chúng. Nói khác đi là thẳng thắn đối diện với tội lỗi trong đời sống của ta, rồi cương quyết không bao giờ tái phạm nữa. “Cải thiện” là đối diện với những khuynh hướng xấu trong đời sống chúng ta và làm một cái gì để sửa đổi những khuynh hướng đó.
Léon Tolstoi đã nói không sai:”Mọi người đều nghĩ đến chuyện thay đổi nhân loại, nhưng không ai nghĩ đến chuyện thay đổi chính mình”.
3. Phải đề cao cảnh giác.
Mùa Chay là thời gian hồi tâm, trở về với Chúa để định hướng cho tương lai. Mùa Chay cũng là lúc dừng lại để nhận ra những cám dỗ, những cạm bẫy đang bủa vây. Nguyên tắc bất di bất dịch là: ”Cẩn tắc vô ưu”, cẩn thận đề phòng thì không sợ sa ngã, khỏi phải buồn phiền. Trong thư gửi cho tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã nhắc đến nguyên tắc này khi Ngài nói:”Ai tưởng đứng vững, coi chừng kẻo ngã”(1Cr 10,12).
Truyện: Cạm bẫy của người Eskimô
Người Eskimô bắc cực có một cái bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông làm áo da thú.
Thợ săn cáo mài một con dao thật sắc, luỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật, rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho mau đông lại. Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.
Khi trời nhá nhem tối, họ đem ra cắm ngoài cánh đồng tuyết. Với cái mũi rất thính của loài sói bắc cực, nó đánh hơi được mùi máu tươi đông lạnh. Vội vàng chạy tới liếm lấy liếm để, liếm tới tấp, liếm điên cuồng cho đến khi lưỡi mình đã bị dao cắt đứt mà vẫn sung sướng liếm dòng máu tươi, không biết mình đang liếm máu của chính mình.
Càng say máu, sói càng liếm cuồng điên, cho tới khi kiệt sức rồi lăn ra mà chết.
(Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, năm B, tr 143)
4. Cần sự trợ lực của Chúa.
Trong kinh Lạy Cha chúng ta đọc:”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa ban ơn trợ lực để chúng ta khỏi thua chước cám dỗ. Ma qủi luôn rình rập làm hại chúng ta, chúng ta phải nhớ lời thánh Phêrô nhắc nhở:”Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma qủi, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”(1 Pr 5,8-9a). Chúng ta cũng phải nhớ đến thân phận yếu hèn của mình mà tin cậy vào ơn Chúa vì chính Chúa đã nói: ”Không có Thầy, các con không làm được gì”(Ga 15,5).
Những gương chiến đấu tốt đẹp chống lại ma qủi còn để lại cho chúng ta nơi các thánh. Ma qủi đã hiện ra nhiều lần dưới nhiều hình quái ghê sợ để buộc thánh Antôn bỏ cuộc, nhưng ngài đã xua đuổi và trở nên tổ phụ đời sống tu trì. Về đêm, trong im lặng, ma qủi quấy phá thánh Gioan Vianney trong 35 năm, ngài vẫn đứng vững dưới sự trợ lực của Chúa.
Một vị thánh kia có lần được thấy ma qủi khi đi qua một tu viện và thấy nhiều qủi ngồi ở mỗi góc, cả ở nhà nguyện nữa. Vị thánh đó đi ra phố và thấy rằng chỉ có một thằng qủi đi cám dỗ mà thôi. Vị thánh đó hỏi tại sao thì qủi trả lời:”Chỉ một thằng qủi cũng đủ cám dỗ các linh hồn ở ngoài phố, vì họ không cố gắng chống lại, chứ còn để bắt được một linh hồn lành thánh thì cần cả một đạo binh qủi kia”.
Nếu chúng ta bị cám dỗ thì có nghĩa là linh hồn chúng ta đang lớn mạnh đó. Nếu Chúa để cho chúng ta bị cám dỗ, thì Ngài cũng ban cho chúng ta đủ sức mạnh để nói, như Chúa chúng ta đã phán:”Hỡi Satan, hãy xéo đi”. Và chúng ta sẽ thấy dễ chịu khi nghe câu cuối cùng của bài Tin mừng:”Bấy giờ ma qủi bỏ Ngài và có các thiên thần đến hầu cận Ngài”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Vào hoang địa
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
15:32 27/02/2009
Chúa Nhật I Mùa Chay (Mc 1, 12- 15)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, 12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.
14 Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỉ, xác thịt, thế gian. Để có đủ khả năng chiến đấu, ta phải được rèn luyện, phải trải qua những thử thách. Chúa Giêsu, sau khi chịu phép rửa, được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử thách.
Hoang địa là nơi hoang vu không nhà không cửa, không người thân, không cây cối, tức là không có một tiện nghi tối thiểu nào, không có một nguồn trợ lực nào. Chỉ có cát đá, thú dữ, ma quỉ, tức là chỉ có những khó khăn thách đố bắt ta phải chiến đấu, phải đương đầu.
Cuộc chiến đấu thứ nhất mà Đức Giê su phải trải qua là cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người sống trong hoang địa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Tại các sa mạc cát phủ, đêm thì lạnh thấu xương, ngày thì nóng như thiêu. Hầu như không có thực phẩm. Người sống trong hoang địa phải chịu đói, chịu khát, chịu cái nóng nung người, chịu cái lạnh cắt da, chịu tất cả mọi thiếu thốn của đời sống thường ngày. Xưa, dân Do thái được Chúa đưa vào hoang địa để huấn luyện trước khi đưa họ vào Đất Hứa. Trong hoang địa, người Do thái không chịu nổi những thiếu thốn, nên đã nhiều lần nổi loạn chống lại Chúa, chống lại ông Mô-sê, muốn quay trở lại làm nô lệ bên Ai cập để được ăn no ngủ kỹ. Trái lại, tổ phụ áp-ra-ham đã chấp nhận vượt qua hoang địa, nên đã tới được Đất Hứa, tiên tri Êlia đã vượt qua hoang địa 40 đêm ngày, nên đã đi đến núi của Thiên chúa. Và hôm nay, Chúa Giêsu đã thắng được cái lạnh, cái nóng và nhất là đã thắng được cái đói, cái khát, đã hoàn toàn làm chủ được bản thân trước những nhu cầu của thân xác.
Cuộc chiến đấu thứ hai mà Chúa Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ. Thiên chúa cho phép ma quỉ thử thách con người. Từ tạo thiên lập địa, hai ông bà nguyên tổ đã bị ma quỉ cám dỗ và đã thua cuộc. Ông thánh Gióp cũng đã bị ma quỉ thử thách, mất hết tài sản, mất hết con cái, mất hết danh dự. Nhờ kiên quyết trung thành với Chúa đến cùng, ông đã thắng được ma quỉ. Chúa Giêsu đã thắng vượt mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới nhờ Người vững lòng tin ở Thiên chúa. Những cơn cám dỗ của ma quỉ thường là cám dỗ về đức tin. Adong Evà không vững lòng tin nên đã sa ngã. Ông thánh Gióp vững lòng tin nên luôn đứng vững qua mọi thử thách. Chúa Giêsu luôn vững niềm tin vào Chúa Cha, nên đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ thâm độc nhất của ma quỉ.
Cuộc chiến đấu thứ ba mà Chúa Giêsu đã trải qua là cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để tìm thánh ý Chúa Cha. Hai ông bà nguyên tổ đã tìm ý riêng hơn ý Chúa, nên đã đi trệch đường. Chúa Giêsu luôn tìm thánh ý Chúa Cha, nên Người đã từ bỏ con đường kiêu căng để đi vào con đường khiêm nhường, từ bỏ con đường rộng để đi vào con đường hẹp, từ bỏ con đường dễ để đi vào con đường khó, từ bỏ con đường vinh quang để đi vào con đường thập giá, từ bỏ con đường giàu sang để đi vào con đường nghèo hèn, từ bỏ con đường riêng tư để đi vào con đường Chúa Cha đã định. Nên Người đã toàn thắng trong cuộc chiến đấu.
Hoang địa không phải chỉ là nơi thử thách. Hoang địa còn là nơi gặp gỡ Chúa. Sau khi đã thắng vượt tất cả các cuộc thử thách, ta sẽ gặp được Chúa, sẽ sống thân tình với Chúa và sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa. Ông Mô-sê, sau 40 đêm ngày ở trên núi Sinai, đã trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Mặt ông trở nên sáng láng đến nỗi dân Do thái không dám nhìn thẳng vào. Tiên tri Elia, sau khi đi 40 đêm ngày, đã tới núi của Chúa và đã gặp được Chúa. Chúa Giêsu đã gặp gỡ Chúa Cha, đã tìm được ý Chúa Cha và kết hiệp mật thiết với Chúa Cha đến độ từ nay Người trọn vẹn thuộc về Chúa Cha. Thánh ý Chúa Cha trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời Người. Thi hành thánh ý Chúa Cha trở thành lương thực nuôi dưỡng Người. Người sẽ hi sinh tất cả, kể cả mạng sống để cho thánh ý Chúa Cha được nên trọn. Chính vì thế mà Người đã được gọi là “Con yêu dấu” của Chúa Cha.
Trong Mùa Chay, Giáo hội mời gọi ta hãy vào hoang địa với Đức Giê su để chịu thử thách, để rèn luyện đời sống tâm linh cho vững mạnh, kiên cường. Ta không có điều kiện để vào nơi hoang vắng, nhưng ta vẫn có thể vào hoang địa của cuộc đời.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, dù đói nghèo vẫn giữ được tâm hồn tự do, không chịu nô lệ vật chất.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới, luôn vững niềm tin vào Chúa dù gặp những khó khăn thử thách.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là từ bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực hành thánh ý Chúa, dù có phải đau đớn, thiệt thòi.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là giữ tâm hồn bình an thanh thản để gặp gỡ Chúa, tiếp xúc thân mật với Chúa, hoàn toàn thuộc về Chúa để trở nên “Con yêu dấu” của Chúa.
Nếu ta chuyên tâm rèn luyện trong suốt mùa Chay, tâm hồn ta sẽ trở nên vững mạnh chống lại được những cám dỗ ma quỉ đưa tới; nhanh nhẹn dấn thân vào những việc đạo đức không ngại khó khăn vất vả; quen từ bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa và sẽ trở nên Con hiếu thảo của Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1-Bạn có quen chấp nhận những điều khó chịu không ?
2-Bạn đã bị cám dỗ bao giờ chưa ? Bạn đã chống trả thế nào ?
3-Mùa Chay này, bạn sẽ sống thế nào để thêm lòng mến Chúa yêu người ?
4-Bạn có thường từ bỏ ý riêng để theo ý Chúa không ?
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, 12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.
14 Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỉ, xác thịt, thế gian. Để có đủ khả năng chiến đấu, ta phải được rèn luyện, phải trải qua những thử thách. Chúa Giêsu, sau khi chịu phép rửa, được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử thách.
Hoang địa là nơi hoang vu không nhà không cửa, không người thân, không cây cối, tức là không có một tiện nghi tối thiểu nào, không có một nguồn trợ lực nào. Chỉ có cát đá, thú dữ, ma quỉ, tức là chỉ có những khó khăn thách đố bắt ta phải chiến đấu, phải đương đầu.
Cuộc chiến đấu thứ nhất mà Đức Giê su phải trải qua là cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người sống trong hoang địa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Tại các sa mạc cát phủ, đêm thì lạnh thấu xương, ngày thì nóng như thiêu. Hầu như không có thực phẩm. Người sống trong hoang địa phải chịu đói, chịu khát, chịu cái nóng nung người, chịu cái lạnh cắt da, chịu tất cả mọi thiếu thốn của đời sống thường ngày. Xưa, dân Do thái được Chúa đưa vào hoang địa để huấn luyện trước khi đưa họ vào Đất Hứa. Trong hoang địa, người Do thái không chịu nổi những thiếu thốn, nên đã nhiều lần nổi loạn chống lại Chúa, chống lại ông Mô-sê, muốn quay trở lại làm nô lệ bên Ai cập để được ăn no ngủ kỹ. Trái lại, tổ phụ áp-ra-ham đã chấp nhận vượt qua hoang địa, nên đã tới được Đất Hứa, tiên tri Êlia đã vượt qua hoang địa 40 đêm ngày, nên đã đi đến núi của Thiên chúa. Và hôm nay, Chúa Giêsu đã thắng được cái lạnh, cái nóng và nhất là đã thắng được cái đói, cái khát, đã hoàn toàn làm chủ được bản thân trước những nhu cầu của thân xác.
Cuộc chiến đấu thứ hai mà Chúa Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ. Thiên chúa cho phép ma quỉ thử thách con người. Từ tạo thiên lập địa, hai ông bà nguyên tổ đã bị ma quỉ cám dỗ và đã thua cuộc. Ông thánh Gióp cũng đã bị ma quỉ thử thách, mất hết tài sản, mất hết con cái, mất hết danh dự. Nhờ kiên quyết trung thành với Chúa đến cùng, ông đã thắng được ma quỉ. Chúa Giêsu đã thắng vượt mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới nhờ Người vững lòng tin ở Thiên chúa. Những cơn cám dỗ của ma quỉ thường là cám dỗ về đức tin. Adong Evà không vững lòng tin nên đã sa ngã. Ông thánh Gióp vững lòng tin nên luôn đứng vững qua mọi thử thách. Chúa Giêsu luôn vững niềm tin vào Chúa Cha, nên đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ thâm độc nhất của ma quỉ.
Cuộc chiến đấu thứ ba mà Chúa Giêsu đã trải qua là cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để tìm thánh ý Chúa Cha. Hai ông bà nguyên tổ đã tìm ý riêng hơn ý Chúa, nên đã đi trệch đường. Chúa Giêsu luôn tìm thánh ý Chúa Cha, nên Người đã từ bỏ con đường kiêu căng để đi vào con đường khiêm nhường, từ bỏ con đường rộng để đi vào con đường hẹp, từ bỏ con đường dễ để đi vào con đường khó, từ bỏ con đường vinh quang để đi vào con đường thập giá, từ bỏ con đường giàu sang để đi vào con đường nghèo hèn, từ bỏ con đường riêng tư để đi vào con đường Chúa Cha đã định. Nên Người đã toàn thắng trong cuộc chiến đấu.
Hoang địa không phải chỉ là nơi thử thách. Hoang địa còn là nơi gặp gỡ Chúa. Sau khi đã thắng vượt tất cả các cuộc thử thách, ta sẽ gặp được Chúa, sẽ sống thân tình với Chúa và sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa. Ông Mô-sê, sau 40 đêm ngày ở trên núi Sinai, đã trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Mặt ông trở nên sáng láng đến nỗi dân Do thái không dám nhìn thẳng vào. Tiên tri Elia, sau khi đi 40 đêm ngày, đã tới núi của Chúa và đã gặp được Chúa. Chúa Giêsu đã gặp gỡ Chúa Cha, đã tìm được ý Chúa Cha và kết hiệp mật thiết với Chúa Cha đến độ từ nay Người trọn vẹn thuộc về Chúa Cha. Thánh ý Chúa Cha trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời Người. Thi hành thánh ý Chúa Cha trở thành lương thực nuôi dưỡng Người. Người sẽ hi sinh tất cả, kể cả mạng sống để cho thánh ý Chúa Cha được nên trọn. Chính vì thế mà Người đã được gọi là “Con yêu dấu” của Chúa Cha.
Trong Mùa Chay, Giáo hội mời gọi ta hãy vào hoang địa với Đức Giê su để chịu thử thách, để rèn luyện đời sống tâm linh cho vững mạnh, kiên cường. Ta không có điều kiện để vào nơi hoang vắng, nhưng ta vẫn có thể vào hoang địa của cuộc đời.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, dù đói nghèo vẫn giữ được tâm hồn tự do, không chịu nô lệ vật chất.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới, luôn vững niềm tin vào Chúa dù gặp những khó khăn thử thách.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là từ bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực hành thánh ý Chúa, dù có phải đau đớn, thiệt thòi.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là giữ tâm hồn bình an thanh thản để gặp gỡ Chúa, tiếp xúc thân mật với Chúa, hoàn toàn thuộc về Chúa để trở nên “Con yêu dấu” của Chúa.
Nếu ta chuyên tâm rèn luyện trong suốt mùa Chay, tâm hồn ta sẽ trở nên vững mạnh chống lại được những cám dỗ ma quỉ đưa tới; nhanh nhẹn dấn thân vào những việc đạo đức không ngại khó khăn vất vả; quen từ bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa và sẽ trở nên Con hiếu thảo của Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1-Bạn có quen chấp nhận những điều khó chịu không ?
2-Bạn đã bị cám dỗ bao giờ chưa ? Bạn đã chống trả thế nào ?
3-Mùa Chay này, bạn sẽ sống thế nào để thêm lòng mến Chúa yêu người ?
4-Bạn có thường từ bỏ ý riêng để theo ý Chúa không ?
Vào vườn địa đàng mới
Pm. Cao Huy Hoàng
15:34 27/02/2009
Chúa nhật 1 mùa Chay
Hình ảnh một vườn địa đàng mới đang mở ra cho chúng ta trong trình thuật của Thánh Marco hôm nay Mc 1, 12-15, Tin Mừng chúa nhật thứ nhất, mùa chay thánh.
Vườn địa đàng cũ của Adong là một vườn hoa thơm cỏ lạ, cây trái sum suê, màu xanh mơn mởn tràn đầy sự sống. Những con dã thú hiền lành ngoan ngoãn là những tạo vật xinh đẹp trước mắt Thiên Chúa. Thiên Chúa xuống dạo chơi nơi vườn địa đàng. Satan, thế lực chống lại Thiên Chúa muốn làm băng hoại công trình của Ngài, đã cám dỗ Adong Eva bất tuân Thiên Chúa, và ông bà đã thất trận. Vườn địa đàng trở thành nơi âm u của những đau khổ và chết chóc. Dã thú hiền lành trở nên hung dữ. Satan hã hê cười đắc chí.
Vườn địa đàng mới của Đức Giêsu là một hoang địa, một sa mạc nắng cháy, gió cát mênh mang, không một bóng cây, không một bóng người. Có thú dữ, có Satan và cũng có các thiên thần bên cạnh Người.
Vừa nhận phép rửa của Thánh Gioan, Chúa Thánh Thần đã đẩy Đức Giêsu vào hoang địa để chịu bao thử thách trước khi thi hành nhiệm vụ của Đấng Messia. “Sau khi Đức Giê-su chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1, 12-13). Nói một cách chua chát hơn, theo hàm ý của Thánh Marco khi dùng động từ Hy-lạp ekballô, “quăng ra; đuổi; kéo ra”, là Thiên Chúa Cha đã thẳng tay trừng phạt Con Yêu Dấu của mình một cách không thương tiếc, không nhân nhượng, không vị thân. Đức Giêsu phải chiến đấu với bản thân mình suốt 40 ngày trước nỗi cô đơn như là bị Chúa Cha bỏ rơi, trước cơn đói khát thể lý, trước một môi trường khó khăn ê chề, và trước những lời dỗ ngọt của Satan. Đức Giêsu không thuận theo ý của Satan, vì Ngài vẫn luôn tin tưởng và kết hiệp với Cha trên trời. Vì thế, Con Thiên Chúa đã biến những con thú dữ gầm gừ ăn tươi nuốt sống Ngài, thành những người bạn thân thiết trong cùng cảnh ngộ. Lòng khiêm tốn đã múc được sức mạnh từ Thánh Thần, tình yêu của Chúa Cha, giúp Ngài can đảm không chỉ lên án Satan, và vạch mặt tính kiêu ngạo, sự dối trá, cách hành xử lếu láo của nó “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”-"Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi", mà còn khẳng định về sự sống mới của người Con Yêu Dấu là thi hành ý Cha “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (x. Mt 4,1-11). Vườn địa đàng mới của Đức Giêsu đầy đau khổ, nhưng lại là một địa đàng của sự khiêm tốn vâng phục và chiến thắng.
Thuở xưa, Thiên Chúa đã thiết lập Giao Ước với Noê “mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa.” (St 9,11). Và nhờ nước hồng thủy đã hủy diệt mọi sự tồi tệ trên trần gian, mà gia đình Noe bước vào một cuộc sống mới với Thiên Chúa. Thánh Phêrô giải thích thêm cho chúng ta rằng: “Trong con tầu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước. Nước đó là hình bóng phép rửa nay cứu thoát anh em. Lãnh nhận phép rửa, không phải là được tẩy sạch vết nhơ thân xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô” (1 Pr 3, 20-21).
Mỗi tín hữu đều đã được rửa tội, được trở nên con cái yêu dấu của Thiên Chúa. Mỗi lần tham dự bí tích rửa tội, chúng ta không khỏi vui mừng có thêm những con cái của Chúa. Có người vui mừng đến khóc được, vì chồng, vì vợ, vì người thân chấp nhận lãnh bí tích rửa tội sau bao nhiêu năm chần chừ. Nhưng, qua Lời Chúa hôm nay cho thấy, được rửa tội “không chỉ là được tẩy sạch vết nhơ, mà còn cam kết với Thiên Chúa giữ lương tâm trong trắng”. Như Đức Giêsu, không chỉ được rửa tội, mà còn phải chiến đấu và chiến thắng các mưu toan của Satan để trung thành với Thiên Chúa Cha, đấng tuyên bố “Đây là Con Ta Yêu Dấu”.
Được trở nên con cái Thiên Chúa, mỗi tín hữu cũng được mời gọi vào vườn địa đàng mới của Đức Giêsu, địa đàng của lòng khiêm tốn, vâng phục, của những thử thách lòng trung thành, địa đàng của chiến đấu và chiến thắng.
Thời nào cũng có Satan. Chỗ nào cũng có những mưu ma chước quỉ. Tín hữu nào cũng gặp những cơn cám dỗ. Ma quỉ không không loại trừ ai. Chúng luôn theo sát rình rập và mời gọi mọi con cái Chúa quay lưng lại với Chúa, đi sai đường lối của Chúa, bỏ Chúa.
Có những cơn cám dỗ đau đớn của nghèo đói, của bệnh tật, của tủi hổ vì nợ nần, vì danh dự bị tổn thương dẫn đến tuyệt vọng không còn nhìn thấy sự can thiệp và tình thương của Chúa.
Có những cơn cám dỗ ngọt ngào của đam mê, xa hoa, của sắc đẹp tài năng, trí tuệ, của sự giàu sang, quyền thế hơn người dẫn đến cao vọng làm mờ con mắt, cũng không nhìn thấy được sự can thiệp và tình thương của Chúa.
Bình an ảo, hạnh phúc ảo, lý tưởng ảo, nhiệt tình ảo, chứng nhân ảo, đạo đức ảo, từ thiện ảo, … được xây dựng trên tiêu chuẩn chủ quan là cơn cám dỗ hiện đại của mưu ma chước quỉ dối trá. Satan lừa đảo con người bằng cách làm cho con người tự đặt cho mình một tiêu chuẩn đạo đức mà cho là tiêu chuẩn của Thiên Chúa.
Quả thật trong đời sống tín hữu không biết bao nhiêu thử thách về lòng trung thành với Đức tin công giáo, với Tin Mừng Chúa Giêsu. Cơn cám dỗ tinh vi hiện đại nhất hôm nay là kiêu ngạo dưới hình thức khiêm nhường, giả dối mang tên sự thật, và hèn nhát mà liều lĩnh dưới nhãn hiệu can đảm. Lòng kiêu ngạo khiến ta sống trong sự giả dối, và ngại chiến đấu, nếu không nói là hèn nhát trước cuộc chiến đấu. Lòng kiêu ngạo ngăn cản sự kết hiệp với Đức Giêsu khiêm tốn, rào bít con đường Sự Thật của Chúa Giêsu, và mở ra sự buông xuôi khỏe hơn là chiến đấu … Ngược lại, lòng khiêm tốn cho ta kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc chiến đấu của mình, để nhờ Lời Sự Thật mà vượt thắng những lôi cuốn hư hèn.
Những cơn cám dỗ trở nên tuyệt vời trong hành trình nên thánh của các tín hữu. Vì thắng vượt được những chước cám dỗ trong đời, làm cho các tín hữu tiến gần tới sự kết hiệp với Thiên Chúa toàn thiện. Niềm vui mỗi lần chiến thắng chước cám dỗ, là niềm vui vĩnh cửu trong vườn địa đàng mới với Chúa Giêsu Kitô.
40 ngày mùa chay, con số biểu tượng cho cả một đời người tín hữu trong hành trình tiến về sự phục sinh. Lời Chúa khẩn thiết kêu gọi con cái Chúa sám hối những lần ngại chiến đấu và buông xuôi thất trận, sám hối những lần lẩn tránh sự thật, lẩn tránh ánh mắt nhìn của Thiên Chúa, sám hối sự bội ước với lời thề hứa rửa tội “từ bỏ ma quỉ và các việc của ma quỉ”, sám hối vì đã đi xa khỏi hoặc bất cần lòng thương xót của Chúa… Để việc sám hối ấy tích cực thành một quyết tâm nối lại mối tương quan đã bị chia lìa, Lời Chúa mời gọi “hãy tin vào Tin Mừng”. Tin vào Tin Mừng là kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu bằng lòng tin, cậy, mến, để cùng Ngài vào hoang địa cuộc đời, cùng chiến đấu và tin tưởng cùng chiến thắng.
40 ngày mùa Chay, là một đời trở về với Tình Yêu Chúa và thể hiện sự cam kết trung thành với Thiên Chúa, bằng cách mỗi ngày, mỗi giờ, đều phải ghi một chiến công của lòng tin, cậy, mến vô biên.
Lạy Chúa Giêsu, địa đàng mới Chúa tái lập cho chúng con, là địa đàng của một cuộc chiến đấu đầy gian khổ. Xin Chúa Giêsu giúp chúng con không ngại chiến đấu và tin tưởng, với Chúa, chúng con chiến thắng những cám dỗ trong đời. A men.
Hình ảnh một vườn địa đàng mới đang mở ra cho chúng ta trong trình thuật của Thánh Marco hôm nay Mc 1, 12-15, Tin Mừng chúa nhật thứ nhất, mùa chay thánh.
Vườn địa đàng cũ của Adong là một vườn hoa thơm cỏ lạ, cây trái sum suê, màu xanh mơn mởn tràn đầy sự sống. Những con dã thú hiền lành ngoan ngoãn là những tạo vật xinh đẹp trước mắt Thiên Chúa. Thiên Chúa xuống dạo chơi nơi vườn địa đàng. Satan, thế lực chống lại Thiên Chúa muốn làm băng hoại công trình của Ngài, đã cám dỗ Adong Eva bất tuân Thiên Chúa, và ông bà đã thất trận. Vườn địa đàng trở thành nơi âm u của những đau khổ và chết chóc. Dã thú hiền lành trở nên hung dữ. Satan hã hê cười đắc chí.
Vườn địa đàng mới của Đức Giêsu là một hoang địa, một sa mạc nắng cháy, gió cát mênh mang, không một bóng cây, không một bóng người. Có thú dữ, có Satan và cũng có các thiên thần bên cạnh Người.
Vừa nhận phép rửa của Thánh Gioan, Chúa Thánh Thần đã đẩy Đức Giêsu vào hoang địa để chịu bao thử thách trước khi thi hành nhiệm vụ của Đấng Messia. “Sau khi Đức Giê-su chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú và có các thiên sứ hầu hạ Người” (Mc 1, 12-13). Nói một cách chua chát hơn, theo hàm ý của Thánh Marco khi dùng động từ Hy-lạp ekballô, “quăng ra; đuổi; kéo ra”, là Thiên Chúa Cha đã thẳng tay trừng phạt Con Yêu Dấu của mình một cách không thương tiếc, không nhân nhượng, không vị thân. Đức Giêsu phải chiến đấu với bản thân mình suốt 40 ngày trước nỗi cô đơn như là bị Chúa Cha bỏ rơi, trước cơn đói khát thể lý, trước một môi trường khó khăn ê chề, và trước những lời dỗ ngọt của Satan. Đức Giêsu không thuận theo ý của Satan, vì Ngài vẫn luôn tin tưởng và kết hiệp với Cha trên trời. Vì thế, Con Thiên Chúa đã biến những con thú dữ gầm gừ ăn tươi nuốt sống Ngài, thành những người bạn thân thiết trong cùng cảnh ngộ. Lòng khiêm tốn đã múc được sức mạnh từ Thánh Thần, tình yêu của Chúa Cha, giúp Ngài can đảm không chỉ lên án Satan, và vạch mặt tính kiêu ngạo, sự dối trá, cách hành xử lếu láo của nó “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”-"Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi", mà còn khẳng định về sự sống mới của người Con Yêu Dấu là thi hành ý Cha “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (x. Mt 4,1-11). Vườn địa đàng mới của Đức Giêsu đầy đau khổ, nhưng lại là một địa đàng của sự khiêm tốn vâng phục và chiến thắng.
Thuở xưa, Thiên Chúa đã thiết lập Giao Ước với Noê “mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa.” (St 9,11). Và nhờ nước hồng thủy đã hủy diệt mọi sự tồi tệ trên trần gian, mà gia đình Noe bước vào một cuộc sống mới với Thiên Chúa. Thánh Phêrô giải thích thêm cho chúng ta rằng: “Trong con tầu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước. Nước đó là hình bóng phép rửa nay cứu thoát anh em. Lãnh nhận phép rửa, không phải là được tẩy sạch vết nhơ thân xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô” (1 Pr 3, 20-21).
Mỗi tín hữu đều đã được rửa tội, được trở nên con cái yêu dấu của Thiên Chúa. Mỗi lần tham dự bí tích rửa tội, chúng ta không khỏi vui mừng có thêm những con cái của Chúa. Có người vui mừng đến khóc được, vì chồng, vì vợ, vì người thân chấp nhận lãnh bí tích rửa tội sau bao nhiêu năm chần chừ. Nhưng, qua Lời Chúa hôm nay cho thấy, được rửa tội “không chỉ là được tẩy sạch vết nhơ, mà còn cam kết với Thiên Chúa giữ lương tâm trong trắng”. Như Đức Giêsu, không chỉ được rửa tội, mà còn phải chiến đấu và chiến thắng các mưu toan của Satan để trung thành với Thiên Chúa Cha, đấng tuyên bố “Đây là Con Ta Yêu Dấu”.
Được trở nên con cái Thiên Chúa, mỗi tín hữu cũng được mời gọi vào vườn địa đàng mới của Đức Giêsu, địa đàng của lòng khiêm tốn, vâng phục, của những thử thách lòng trung thành, địa đàng của chiến đấu và chiến thắng.
Thời nào cũng có Satan. Chỗ nào cũng có những mưu ma chước quỉ. Tín hữu nào cũng gặp những cơn cám dỗ. Ma quỉ không không loại trừ ai. Chúng luôn theo sát rình rập và mời gọi mọi con cái Chúa quay lưng lại với Chúa, đi sai đường lối của Chúa, bỏ Chúa.
Có những cơn cám dỗ đau đớn của nghèo đói, của bệnh tật, của tủi hổ vì nợ nần, vì danh dự bị tổn thương dẫn đến tuyệt vọng không còn nhìn thấy sự can thiệp và tình thương của Chúa.
Có những cơn cám dỗ ngọt ngào của đam mê, xa hoa, của sắc đẹp tài năng, trí tuệ, của sự giàu sang, quyền thế hơn người dẫn đến cao vọng làm mờ con mắt, cũng không nhìn thấy được sự can thiệp và tình thương của Chúa.
Bình an ảo, hạnh phúc ảo, lý tưởng ảo, nhiệt tình ảo, chứng nhân ảo, đạo đức ảo, từ thiện ảo, … được xây dựng trên tiêu chuẩn chủ quan là cơn cám dỗ hiện đại của mưu ma chước quỉ dối trá. Satan lừa đảo con người bằng cách làm cho con người tự đặt cho mình một tiêu chuẩn đạo đức mà cho là tiêu chuẩn của Thiên Chúa.
Quả thật trong đời sống tín hữu không biết bao nhiêu thử thách về lòng trung thành với Đức tin công giáo, với Tin Mừng Chúa Giêsu. Cơn cám dỗ tinh vi hiện đại nhất hôm nay là kiêu ngạo dưới hình thức khiêm nhường, giả dối mang tên sự thật, và hèn nhát mà liều lĩnh dưới nhãn hiệu can đảm. Lòng kiêu ngạo khiến ta sống trong sự giả dối, và ngại chiến đấu, nếu không nói là hèn nhát trước cuộc chiến đấu. Lòng kiêu ngạo ngăn cản sự kết hiệp với Đức Giêsu khiêm tốn, rào bít con đường Sự Thật của Chúa Giêsu, và mở ra sự buông xuôi khỏe hơn là chiến đấu … Ngược lại, lòng khiêm tốn cho ta kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc chiến đấu của mình, để nhờ Lời Sự Thật mà vượt thắng những lôi cuốn hư hèn.
Những cơn cám dỗ trở nên tuyệt vời trong hành trình nên thánh của các tín hữu. Vì thắng vượt được những chước cám dỗ trong đời, làm cho các tín hữu tiến gần tới sự kết hiệp với Thiên Chúa toàn thiện. Niềm vui mỗi lần chiến thắng chước cám dỗ, là niềm vui vĩnh cửu trong vườn địa đàng mới với Chúa Giêsu Kitô.
40 ngày mùa chay, con số biểu tượng cho cả một đời người tín hữu trong hành trình tiến về sự phục sinh. Lời Chúa khẩn thiết kêu gọi con cái Chúa sám hối những lần ngại chiến đấu và buông xuôi thất trận, sám hối những lần lẩn tránh sự thật, lẩn tránh ánh mắt nhìn của Thiên Chúa, sám hối sự bội ước với lời thề hứa rửa tội “từ bỏ ma quỉ và các việc của ma quỉ”, sám hối vì đã đi xa khỏi hoặc bất cần lòng thương xót của Chúa… Để việc sám hối ấy tích cực thành một quyết tâm nối lại mối tương quan đã bị chia lìa, Lời Chúa mời gọi “hãy tin vào Tin Mừng”. Tin vào Tin Mừng là kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu bằng lòng tin, cậy, mến, để cùng Ngài vào hoang địa cuộc đời, cùng chiến đấu và tin tưởng cùng chiến thắng.
40 ngày mùa Chay, là một đời trở về với Tình Yêu Chúa và thể hiện sự cam kết trung thành với Thiên Chúa, bằng cách mỗi ngày, mỗi giờ, đều phải ghi một chiến công của lòng tin, cậy, mến vô biên.
Lạy Chúa Giêsu, địa đàng mới Chúa tái lập cho chúng con, là địa đàng của một cuộc chiến đấu đầy gian khổ. Xin Chúa Giêsu giúp chúng con không ngại chiến đấu và tin tưởng, với Chúa, chúng con chiến thắng những cám dỗ trong đời. A men.
Bụi tro!
Sa Mạc Hồng
15:35 27/02/2009
Một ngày vào mùa Chay
Thế trần sao vội vã
Cũng như là mọi ngày
Đường phố đầy bụi bay
Một ngày để tịnh tâm
Sao con người lơ đãng
Lòng trí vẫn lặng câm
Giòng đời trôi âm thầm
Một ngày lắng tâm tư
Nhìn sâu về quá khứ
Ngửa bàn tay mưu mô
Nhấc chân khỏi ao tù
Một ngày như mọi ngày
Đường phố đầy tro bụi
Cũng như tấm thân này
Sẽ trở thành bụi bay.
Thế trần sao vội vã
Cũng như là mọi ngày
Đường phố đầy bụi bay
Một ngày để tịnh tâm
Sao con người lơ đãng
Lòng trí vẫn lặng câm
Giòng đời trôi âm thầm
Một ngày lắng tâm tư
Nhìn sâu về quá khứ
Ngửa bàn tay mưu mô
Nhấc chân khỏi ao tù
Một ngày như mọi ngày
Đường phố đầy tro bụi
Cũng như tấm thân này
Sẽ trở thành bụi bay.
Sám hối thì được cứu rỗi
Anmai, CSsR
15:37 27/02/2009
CHÚA NHẬT 1 MUA CHAY B (St 9, 8-15; 1 Pr 3, 18-22; Mc 1, 12-15)
Mở đầu những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy trình thuật Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trời đất muôn loài muôn vật. Đỉnh điểm của công trình tạo dựng của Thiên Chúa đó là Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài. Không chỉ dựng nên giống hình ảnh mình mà thôi, Thiên Chúa còn cho con người được ơn, được quyền sử dụng tất cả những tạo vật mà Chúa đã dựng nên ấy. Thiên Chúa một mực yêu thương con người ngay từ những ngày đầu tạo thiên lập địa nhưng con người, con người mãi quay lưng lại với Thiên Chúa.
Cũng ngay những chương đầu của sách Sáng Thế, chúng ta thấy Thiên Chúa ban đầu cảm thấy vui khi tạo dựng con người. Thế nhưng, chẳng được bao lâu, con người cứ mãi hận thù, ganh tỵ, chém giết lẫn nhau như Ca-in đã giết A-ben em mình. Không chỉ có như vậy mà lòng con người cũng bắt đầu thay đổi. Lòng con người không được như trước nữa mà lòng con người đã trở nên chai đá trước tình yêu của Thiên Chúa. Sách Sáng Thế đã ghi lại: “Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: "Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng."(St 6, 5-7)
Giận thì giận mà thương thì thương. Thiên Chúa thấy Nôê là người công chính nên Ngài đã thương và Ngài đã bày tỏ tình thương của Ngài với Nô-ê và gia đình của ông.
Như sách Sáng Thế đã thuật lại, chúng ta thấy Thiên Chúa giận thì có giận đấy nhưng mà Ngài không nỡ bỏ con người. Ngài vẫn chờ đợi sự hoán cải, sự hối lỗi của con người.
Nhìn vào Thiên Chúa và con người, cách hành xử của Thiên Chúa và con người chúng ta thấy rất ư là buồn cười. Con người thì cứ mãi miết đi trong tăm tối, đi trong tội lỗi còn Thiên Chúa thì cứ mãi biểu lộ tình thương, sự tha thứ của mình. Một trong những người cảm nhận được lượng từ bi lân tuất, tình yêu thương hải hà của Thiên Chúa đó chính là vua Đa-vít. Vua Đa-vít hơn một lần đã dâng lời chúc tụng Chúa, chúc tụng về tình thương bao la của Thiên Chúa:
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà,
ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc,
khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng.
Chúa phân xử công minh,
bênh quyền lợi những ai bị áp bức,
mặc khải cho Mô-sê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Ít-ra-en
thấy những kỳ công Người thực hiện.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,
chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.
Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.
Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
Như người cha chạnh lòng thương con cái,
Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn. (Tv 103, 1-13)
Thiên Chúa là Cha hay thương xót, chạnh lòng thương và chờ đợi con người đáp trả.
Trở về với trường hợp của Nô-ê. Thiên Chúa giận, Ngài đã quyết định số phận mọi xác phàm và rồi Ngài bảo Nô-ê chuẩn bị cho quyết định ấy. Nô-ê tin tưởng vào lời của Thiên Chúa và ông đã thực hiện những gì Thiên Chúa bảo ông làm. Nếu như ông không tin tưởng và không kiên nhẫn chờ đợi trong trong 150 ngày thì số phận của ông cũng như những người kia. Thiên Chúa không những cứu sống cho đại gia đình của Nô-ê mà Thiên Chúa còn chúc phúc cho đại gia đình ấy nữa.
Để được sống, được hưởng chúc như ông Nô-ê không đơn giản như chúng ta nghĩ. Phải thật kiên nhẫn, phải thật tin tưởng, phải thật tín thác cuộc đời mình trong tay Chúa. Đâu có đơn giản để sống 150 ngày lênh đênh trên sóng nước ? Phải chiến đấu, phải đối diện với biết bao nhiêu gian nan khốn khó của cuộc đời thì gia đình của Nô-ê mới được đi vào trong vinh quang với Thiên Chúa.
Trong thư của mình, Thánh Phêrô nhắc nhở mỗi người chúng ta về ơn cứu độ, về sự phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu. Ngài viết: “Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi - Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương - hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh” (1 Pr 3, 18-19). Đức Kitô muốn vào vinh quang phục sinh với Cha của Ngài, Ngài cũng phải trải qua nhiều đau khổ và nhất là phải đón nhận cái chết và cái chết tủi nhục trên thập giá. Chúng ta thừa biết rằng, cuộc đời của Chúa Giêsu, từ khi sinh ra cho đến khi chịu chết, Ngài phải chấp nhận biết bao nhiêu đau khổ.
Để thi hành sứ vụ rao giảng công khai của mình về Nước Trời, Chúa Giêsu đã phải đối diện với biết bao nhiêu đau khổ, biết bao nhiêu là thử thách.
Để bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã vào hoang địa để chịu sự cám dỗ của ma quỷ. Không đơn giản để vượt qua những cám dỗ đó dẫu đó là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng mang trong mình phận của một con người yếu đuối, mỏng dòn, cũng biết cảm thương, cũng biết giận, biết hờn … Chúa Giêsu cũng có trong mình cảm nghĩ về sự đau khổ, về sự thử thách mà chúng ta đã từng được nghe Thánh Kinh thuật lại. Chúa Giêsu cầu xin với Chúa Cha là cất khỏi Ngài chén đắng mà Chúa Cha trao ban nhưng xin đừng theo ý của Ngài nhưng là theo ý Cha. Với tâm tình đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng quá vất vả, quá khó khăn khi đối diện với ma quỷ, với cám dỗ. Thế nhưng, chung cuộc, kết cục của cơn cám dỗ mà ma quỷ đưa ra đó Chúa đã thắng.
Tại sao Chúa đã thắng được những cơn cám dỗ của ma quỷ ? Chúa đã sống kết hợp mật thiết với Cha, Chúa đã cầu xin Chúa Cha ban ơn cho mình và đặc biệt Chúa Giêsu đã hoàn toàn tin tưởng và phó thác cuộc đời mình trong tay của Cha. Hơn một lần chúng ta nghe Chúa Giêsu thỏ thẻ với Cha: “Lạy Cha ! Nếu có thể được xin Cha cấy cho con khỏi chén này nhưng xin theo ý Cha chứ đừng theo ý con”. Qua câu thỏ thẻ ấy, chúng ta thấy tâm tình của Chúa Giêsu như thế nào. Chúa Giêsu cũng như mỗi người chúng ta, Ngài phải đón nhận những cơn cám dỗ của cuộc đời nhưng Ngài đã thắng.
Bước vào Mùa Chay Tịnh, chúng ta bước vào hoang địa với Chúa Giêsu để sống thời gian đặc biệt: Thời gian sám hối.
Đừng như một số người suy nghĩ về cuộc đời họ thường nói là “kệ nó ! tới đâu thì tới !” hay là “sao cũng được !”. Nếu nghĩ như thế, nếu nói như thế thì chẳng còn gì phải bàn, phải bận tâm nữa. Cuộc đời con người mau qua chóng tàn, nay còn mai mất. Mất và tàn ấy không phải là chuyện của chúng ta mà là của Thiên Chúa. Và nếu như người khôn ngoan thật thì luôn luôn hướng đến ngày mau qua chóng tàn ấy để cân chỉnh cuộc đời của mình cho tốt hơn.
Chúa luôn luôn chờ đợi, Chúa luôn luôn bao dung tha thứ. Phần chúng ta là ăn năn sám hối, sửa đổi cuộc đời.
Mùa Chay là mùa thuận tiện, mùa cơ hội để chúng ta hồi tâm quay về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót.
Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót thương mở rộng vòng tay ra để ôm chầm chúng ta là những con người tội lỗi biết quay về với Chúa.
Mở đầu những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy trình thuật Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trời đất muôn loài muôn vật. Đỉnh điểm của công trình tạo dựng của Thiên Chúa đó là Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài. Không chỉ dựng nên giống hình ảnh mình mà thôi, Thiên Chúa còn cho con người được ơn, được quyền sử dụng tất cả những tạo vật mà Chúa đã dựng nên ấy. Thiên Chúa một mực yêu thương con người ngay từ những ngày đầu tạo thiên lập địa nhưng con người, con người mãi quay lưng lại với Thiên Chúa.
Cũng ngay những chương đầu của sách Sáng Thế, chúng ta thấy Thiên Chúa ban đầu cảm thấy vui khi tạo dựng con người. Thế nhưng, chẳng được bao lâu, con người cứ mãi hận thù, ganh tỵ, chém giết lẫn nhau như Ca-in đã giết A-ben em mình. Không chỉ có như vậy mà lòng con người cũng bắt đầu thay đổi. Lòng con người không được như trước nữa mà lòng con người đã trở nên chai đá trước tình yêu của Thiên Chúa. Sách Sáng Thế đã ghi lại: “Đức Chúa thấy rằng sự gian ác của con người quả là nhiều trên mặt đất, và lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu suốt ngày. Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng. Đức Chúa phán: "Ta sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo, từ con người cho đến gia súc, giống vật bò dưới đất và chim trời, vì Ta hối hận đã làm ra chúng."(St 6, 5-7)
Giận thì giận mà thương thì thương. Thiên Chúa thấy Nôê là người công chính nên Ngài đã thương và Ngài đã bày tỏ tình thương của Ngài với Nô-ê và gia đình của ông.
Như sách Sáng Thế đã thuật lại, chúng ta thấy Thiên Chúa giận thì có giận đấy nhưng mà Ngài không nỡ bỏ con người. Ngài vẫn chờ đợi sự hoán cải, sự hối lỗi của con người.
Nhìn vào Thiên Chúa và con người, cách hành xử của Thiên Chúa và con người chúng ta thấy rất ư là buồn cười. Con người thì cứ mãi miết đi trong tăm tối, đi trong tội lỗi còn Thiên Chúa thì cứ mãi biểu lộ tình thương, sự tha thứ của mình. Một trong những người cảm nhận được lượng từ bi lân tuất, tình yêu thương hải hà của Thiên Chúa đó chính là vua Đa-vít. Vua Đa-vít hơn một lần đã dâng lời chúc tụng Chúa, chúc tụng về tình thương bao la của Thiên Chúa:
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,
thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt,
bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà,
ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc,
khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng.
Chúa phân xử công minh,
bênh quyền lợi những ai bị áp bức,
mặc khải cho Mô-sê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Ít-ra-en
thấy những kỳ công Người thực hiện.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương,
chẳng trách cứ luôn luôn,
không oán hờn mãi mãi.
Người không cứ tội ta mà xét xử,
không trả báo ta xứng với lỗi lầm.
Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất,
tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm,
tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
Như người cha chạnh lòng thương con cái,
Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn. (Tv 103, 1-13)
Thiên Chúa là Cha hay thương xót, chạnh lòng thương và chờ đợi con người đáp trả.
Trở về với trường hợp của Nô-ê. Thiên Chúa giận, Ngài đã quyết định số phận mọi xác phàm và rồi Ngài bảo Nô-ê chuẩn bị cho quyết định ấy. Nô-ê tin tưởng vào lời của Thiên Chúa và ông đã thực hiện những gì Thiên Chúa bảo ông làm. Nếu như ông không tin tưởng và không kiên nhẫn chờ đợi trong trong 150 ngày thì số phận của ông cũng như những người kia. Thiên Chúa không những cứu sống cho đại gia đình của Nô-ê mà Thiên Chúa còn chúc phúc cho đại gia đình ấy nữa.
Để được sống, được hưởng chúc như ông Nô-ê không đơn giản như chúng ta nghĩ. Phải thật kiên nhẫn, phải thật tin tưởng, phải thật tín thác cuộc đời mình trong tay Chúa. Đâu có đơn giản để sống 150 ngày lênh đênh trên sóng nước ? Phải chiến đấu, phải đối diện với biết bao nhiêu gian nan khốn khó của cuộc đời thì gia đình của Nô-ê mới được đi vào trong vinh quang với Thiên Chúa.
Trong thư của mình, Thánh Phêrô nhắc nhở mỗi người chúng ta về ơn cứu độ, về sự phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu. Ngài viết: “Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi - Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương - hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh” (1 Pr 3, 18-19). Đức Kitô muốn vào vinh quang phục sinh với Cha của Ngài, Ngài cũng phải trải qua nhiều đau khổ và nhất là phải đón nhận cái chết và cái chết tủi nhục trên thập giá. Chúng ta thừa biết rằng, cuộc đời của Chúa Giêsu, từ khi sinh ra cho đến khi chịu chết, Ngài phải chấp nhận biết bao nhiêu đau khổ.
Để thi hành sứ vụ rao giảng công khai của mình về Nước Trời, Chúa Giêsu đã phải đối diện với biết bao nhiêu đau khổ, biết bao nhiêu là thử thách.
Để bắt đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã vào hoang địa để chịu sự cám dỗ của ma quỷ. Không đơn giản để vượt qua những cám dỗ đó dẫu đó là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng mang trong mình phận của một con người yếu đuối, mỏng dòn, cũng biết cảm thương, cũng biết giận, biết hờn … Chúa Giêsu cũng có trong mình cảm nghĩ về sự đau khổ, về sự thử thách mà chúng ta đã từng được nghe Thánh Kinh thuật lại. Chúa Giêsu cầu xin với Chúa Cha là cất khỏi Ngài chén đắng mà Chúa Cha trao ban nhưng xin đừng theo ý của Ngài nhưng là theo ý Cha. Với tâm tình đó, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng quá vất vả, quá khó khăn khi đối diện với ma quỷ, với cám dỗ. Thế nhưng, chung cuộc, kết cục của cơn cám dỗ mà ma quỷ đưa ra đó Chúa đã thắng.
Tại sao Chúa đã thắng được những cơn cám dỗ của ma quỷ ? Chúa đã sống kết hợp mật thiết với Cha, Chúa đã cầu xin Chúa Cha ban ơn cho mình và đặc biệt Chúa Giêsu đã hoàn toàn tin tưởng và phó thác cuộc đời mình trong tay của Cha. Hơn một lần chúng ta nghe Chúa Giêsu thỏ thẻ với Cha: “Lạy Cha ! Nếu có thể được xin Cha cấy cho con khỏi chén này nhưng xin theo ý Cha chứ đừng theo ý con”. Qua câu thỏ thẻ ấy, chúng ta thấy tâm tình của Chúa Giêsu như thế nào. Chúa Giêsu cũng như mỗi người chúng ta, Ngài phải đón nhận những cơn cám dỗ của cuộc đời nhưng Ngài đã thắng.
Bước vào Mùa Chay Tịnh, chúng ta bước vào hoang địa với Chúa Giêsu để sống thời gian đặc biệt: Thời gian sám hối.
Đừng như một số người suy nghĩ về cuộc đời họ thường nói là “kệ nó ! tới đâu thì tới !” hay là “sao cũng được !”. Nếu nghĩ như thế, nếu nói như thế thì chẳng còn gì phải bàn, phải bận tâm nữa. Cuộc đời con người mau qua chóng tàn, nay còn mai mất. Mất và tàn ấy không phải là chuyện của chúng ta mà là của Thiên Chúa. Và nếu như người khôn ngoan thật thì luôn luôn hướng đến ngày mau qua chóng tàn ấy để cân chỉnh cuộc đời của mình cho tốt hơn.
Chúa luôn luôn chờ đợi, Chúa luôn luôn bao dung tha thứ. Phần chúng ta là ăn năn sám hối, sửa đổi cuộc đời.
Mùa Chay là mùa thuận tiện, mùa cơ hội để chúng ta hồi tâm quay về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót.
Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót thương mở rộng vòng tay ra để ôm chầm chúng ta là những con người tội lỗi biết quay về với Chúa.
Trong sa mạc
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:01 27/02/2009
Trong sa mạc
Sa mạc là nơi hoang vắng khô cứng toàn cát đá nóng bỏng ban ngày và lạnh gía buốt vào ban đêm.
Nhưng cũng có sa mạc toàn nước mênh mông, như sa mạc hỗn độn dòng nước thuở ban đầu trước khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trời đất cùng sự sống mọi loài; sa mạc lụt đại hồng thủy thời Ông Noe mưa 40 đêm ngày.
Trong vùng sa mạc toàn nước mênh mông hoặc toàn cát đá nóng bỏng khô cứng đều hoang tàn, hỗn độn cùng nguy hiểm.
Chúa Giêsu ngày xưa đã vào sa mạc cát đá hoang vắng thanh tịnh sống trải qua 40 đêm ngày tìm về đời sống với Thiên Chúa. Như Phúc âm thuật lại ( Mc 1,12-15) Ngài sống giữa thú vật hoang dã, bị ma qủi cám dỗ và các Thiên Thần xuống với Ngài.
Qua đó Phúc âm muốn nói đến cảnh vườn địa đàng thiên nhiên thuở ban đầu lúc Thiên Chúa mới tạo dựng trời đất. Và cũng muốn nói lên: Chúa Giêsu là một con người mới, một Adong mới. Con người này muốn phục vụ Thiên Chúa và con người trong tình yêu thương, qua đời sống vâng phục cho đến chết trên thập gía.
Điều chúng ta có thể suy đoán gần như chắc chắn đó là khi bị ma qủi cám dỗ, Chúa Giêsu nhớ lại lời Thiên Chúa đã nói cùng Ngài lúc nhận lãnh Nước Rửa bên bờ sông Jordan: Con là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng!
Những lời này với Chúa Giêsu khác nào như giếng nước tươi mát đem lại sức lực phấn khởi cho tinh thần lẫn thể xác ở giữa sa mạc hoang vu khô cằn.
Còn trong đời sống chúng ta, những cám dỗ cũng hằng luôn có đó dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó cũng là những sa mạc ngay trong đời sống hằng ngày: khi tình tương quan liên đới giữa thế hệ ông bà cha mẹ với con cháu bị gián đoạn cắt đứt, khi gia đình hôn nhân vợ chồng lâm vào cảnh lạnh nhạt đi đến chia rẽ li dị, khi coi mọi sự đều đồng dạng gía trị như nhau, khi tình nghĩa con người với nhau bị vướng trở rối loạn qua nghi ngờ, ganh tỵ mất tin tưởng nơi nhau…
Nơi chốn vùng sa mạc đời sống có thể là trường học, xưởng thợ làm việc, bị bệnh tật, bị thất nghiệp mất công ăn việc làm,bị mất người thân yêu ruột thịt.
Và có những sa mạc chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa cùng Giáo Hội của Chúa ở trần gian.
Như Chúa Giêsu ngày xưa đã múc giếng nước tươi mát là nhớ lại những lời chan chứa tình yêu thương của Thiên Chúa đã nói với Ngài cho lòng tin phấn khởi vươn lên vượt qua cơn cám dỗ.
Con người khi đời sống lâm vào hoàn cảnh vùng sa mạc, cũng có thể nhớ lại tình yêu thuở ban đầu của ông bà cha mẹ trao tặng chúng ta là con cái, tình yêu lời thề hứa cùng chiếc nhẫn hôn nhân vợ chồng trao cho nhau, đời sống vẫn có nấc thang gía trị tích cực cùng tiêu cực khác nhau, lời an ủi phấn chấn sự giúp đỡ đã nhận được, nhất là cung cách lối sống cầu xin cùng Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cùng mọi ân đức cho con người.
Những nhắc nhớ lại lời hoặc kỷ niệm biến cố tốt đẹp thuở ban đầu như thế giúp tinh thần phấn chấn có sức tìm thấy niềm vui cùng ý nghĩa đời sống. Và có thể từ mức đà đó vươn lên vượt qua cơn cám dỗ sa mạc đời sống.
Lời hứa của Thiên Chúa: “Ta là Đấng hằng hữu. Ta hằng có mặt bên cạnh con” khác gì là giếng nước giữa vùng sa mạc đời sống. Nước từ giếng đó có thể biến đổi biến đổi sa mạc hoang vu khô cằn thành khu vườn xanh tốt.
Sa mạc là nơi hoang vắng khô cứng toàn cát đá nóng bỏng ban ngày và lạnh gía buốt vào ban đêm.
Nhưng cũng có sa mạc toàn nước mênh mông, như sa mạc hỗn độn dòng nước thuở ban đầu trước khi Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trời đất cùng sự sống mọi loài; sa mạc lụt đại hồng thủy thời Ông Noe mưa 40 đêm ngày.
Trong vùng sa mạc toàn nước mênh mông hoặc toàn cát đá nóng bỏng khô cứng đều hoang tàn, hỗn độn cùng nguy hiểm.
Chúa Giêsu ngày xưa đã vào sa mạc cát đá hoang vắng thanh tịnh sống trải qua 40 đêm ngày tìm về đời sống với Thiên Chúa. Như Phúc âm thuật lại ( Mc 1,12-15) Ngài sống giữa thú vật hoang dã, bị ma qủi cám dỗ và các Thiên Thần xuống với Ngài.
Qua đó Phúc âm muốn nói đến cảnh vườn địa đàng thiên nhiên thuở ban đầu lúc Thiên Chúa mới tạo dựng trời đất. Và cũng muốn nói lên: Chúa Giêsu là một con người mới, một Adong mới. Con người này muốn phục vụ Thiên Chúa và con người trong tình yêu thương, qua đời sống vâng phục cho đến chết trên thập gía.
Điều chúng ta có thể suy đoán gần như chắc chắn đó là khi bị ma qủi cám dỗ, Chúa Giêsu nhớ lại lời Thiên Chúa đã nói cùng Ngài lúc nhận lãnh Nước Rửa bên bờ sông Jordan: Con là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng!
Những lời này với Chúa Giêsu khác nào như giếng nước tươi mát đem lại sức lực phấn khởi cho tinh thần lẫn thể xác ở giữa sa mạc hoang vu khô cằn.
Còn trong đời sống chúng ta, những cám dỗ cũng hằng luôn có đó dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó cũng là những sa mạc ngay trong đời sống hằng ngày: khi tình tương quan liên đới giữa thế hệ ông bà cha mẹ với con cháu bị gián đoạn cắt đứt, khi gia đình hôn nhân vợ chồng lâm vào cảnh lạnh nhạt đi đến chia rẽ li dị, khi coi mọi sự đều đồng dạng gía trị như nhau, khi tình nghĩa con người với nhau bị vướng trở rối loạn qua nghi ngờ, ganh tỵ mất tin tưởng nơi nhau…
Nơi chốn vùng sa mạc đời sống có thể là trường học, xưởng thợ làm việc, bị bệnh tật, bị thất nghiệp mất công ăn việc làm,bị mất người thân yêu ruột thịt.
Và có những sa mạc chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa cùng Giáo Hội của Chúa ở trần gian.
Như Chúa Giêsu ngày xưa đã múc giếng nước tươi mát là nhớ lại những lời chan chứa tình yêu thương của Thiên Chúa đã nói với Ngài cho lòng tin phấn khởi vươn lên vượt qua cơn cám dỗ.
Con người khi đời sống lâm vào hoàn cảnh vùng sa mạc, cũng có thể nhớ lại tình yêu thuở ban đầu của ông bà cha mẹ trao tặng chúng ta là con cái, tình yêu lời thề hứa cùng chiếc nhẫn hôn nhân vợ chồng trao cho nhau, đời sống vẫn có nấc thang gía trị tích cực cùng tiêu cực khác nhau, lời an ủi phấn chấn sự giúp đỡ đã nhận được, nhất là cung cách lối sống cầu xin cùng Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cùng mọi ân đức cho con người.
Những nhắc nhớ lại lời hoặc kỷ niệm biến cố tốt đẹp thuở ban đầu như thế giúp tinh thần phấn chấn có sức tìm thấy niềm vui cùng ý nghĩa đời sống. Và có thể từ mức đà đó vươn lên vượt qua cơn cám dỗ sa mạc đời sống.
Lời hứa của Thiên Chúa: “Ta là Đấng hằng hữu. Ta hằng có mặt bên cạnh con” khác gì là giếng nước giữa vùng sa mạc đời sống. Nước từ giếng đó có thể biến đổi biến đổi sa mạc hoang vu khô cằn thành khu vườn xanh tốt.
Vào hoang địa
+TGM. Ngô Quang Kiệt
17:24 27/02/2009
Chúa Nhật I Mùa Chay
VÀO HOANG ĐỊA
(Mc 1, 12- 15)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, 12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.
14 Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỉ, xác thịt, thế gian. Để có đủ khả năng chiến đấu, ta phải được rèn luyện, phải trải qua những thử thách. Chúa Giêsu, sau khi chịu phép rửa, được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử thách.
Hoang địa là nơi hoang vu không nhà không cửa, không người thân, không cây cối, tức là không có một tiện nghi tối thiểu nào, không có một nguồn trợ lực nào. Chỉ có cát đá, thú dữ, ma quỉ, tức là chỉ có những khó khăn thách đố bắt ta phải chiến đấu, phải đương đầu.
Cuộc chiến đấu thứ nhất mà Đức Giê su phải trải qua là cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người sống trong hoang địa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Tại các sa mạc cát phủ, đêm thì lạnh thấu xương, ngày thì nóng như thiêu. Hầu như không có thực phẩm. Người sống trong hoang địa phải chịu đói, chịu khát, chịu cái nóng nung người, chịu cái lạnh cắt da, chịu tất cả mọi thiếu thốn của đời sống thường ngày. Xưa, dân Do thái được Chúa đưa vào hoang địa để huấn luyện trước khi đưa họ vào Đất Hứa. Trong hoang địa, người Do thái không chịu nổi những thiếu thốn, nên đã nhiều lần nổi loạn chống lại Chúa, chống lại ông Mô-sê, muốn quay trở lại làm nô lệ bên Ai cập để được ăn no ngủ kỹ. Trái lại, tổ phụ áp-ra-ham đã chấp nhận vượt qua hoang địa, nên đã tới được Đất Hứa, tiên tri Êlia đã vượt qua hoang địa 40 đêm ngày, nên đã đi đến núi của Thiên chúa. Và hôm nay, Chúa Giêsu đã thắng được cái lạnh, cái nóng và nhất là đã thắng được cái đói, cái khát, đã hoàn toàn làm chủ được bản thân trước những nhu cầu của thân xác.
Cuộc chiến đấu thứ hai mà Chúa Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ. Thiên chúa cho phép ma quỉ thử thách con người. Từ tạo thiên lập địa, hai ông bà nguyên tổ đã bị ma quỉ cám dỗ và đã thua cuộc. Ông thánh Gióp cũng đã bị ma quỉ thử thách, mất hết tài sản, mất hết con cái, mất hết danh dự. Nhờ kiên quyết trung thành với Chúa đến cùng, ông đã thắng được ma quỉ. Chúa Giêsu đã thắng vượt mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới nhờ Người vững lòng tin ở Thiên chúa. Những cơn cám dỗ của ma quỉ thường là cám dỗ về đức tin. Adong Evà không vững lòng tin nên đã sa ngã. Ông thánh Gióp vững lòng tin nên luôn đứng vững qua mọi thử thách. Chúa Giêsu luôn vững niềm tin vào Chúa Cha, nên đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ thâm độc nhất của ma quỉ.
Cuộc chiến đấu thứ ba mà Chúa Giêsu đã trải qua là cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để tìm thánh ý Chúa Cha. Hai ông bà nguyên tổ đã tìm ý riêng hơn ý Chúa, nên đã đi trệch đường. Chúa Giêsu luôn tìm thánh ý Chúa Cha, nên Người đã từ bỏ con đường kiêu căng để đi vào con đường khiêm nhường, từ bỏ con đường rộng để đi vào con đường hẹp, từ bỏ con đường dễ để đi vào con đường khó, từ bỏ con đường vinh quang để đi vào con đường thập giá, từ bỏ con đường giàu sang để đi vào con đường nghèo hèn, từ bỏ con đường riêng tư để đi vào con đường Chúa Cha đã định. Nên Người đã toàn thắng trong cuộc chiến đấu.
Hoang địa không phải chỉ là nơi thử thách. Hoang địa còn là nơi gặp gỡ Chúa. Sau khi đã thắng vượt tất cả các cuộc thử thách, ta sẽ gặp được Chúa, sẽ sống thân tình với Chúa và sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa. Ông Mô-sê, sau 40 đêm ngày ở trên núi Sinai, đã trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Mặt ông trở nên sáng láng đến nỗi dân Do thái không dám nhìn thẳng vào. Tiên tri Elia, sau khi đi 40 đêm ngày, đã tới núi của Chúa và đã gặp được Chúa. Chúa Giêsu đã gặp gỡ Chúa Cha, đã tìm được ý Chúa Cha và kết hiệp mật thiết với Chúa Cha đến độ từ nay Người trọn vẹn thuộc về Chúa Cha. Thánh ý Chúa Cha trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời Người. Thi hành thánh ý Chúa Cha trở thành lương thực nuôi dưỡng Người. Người sẽ hi sinh tất cả, kể cả mạng sống để cho thánh ý Chúa Cha được nên trọn. Chính vì thế mà Người đã được gọi là “Con yêu dấu” của Chúa Cha.
Trong Mùa Chay, Giáo hội mời gọi ta hãy vào hoang địa với Đức Giê su để chịu thử thách, để rèn luyện đời sống tâm linh cho vững mạnh, kiên cường. Ta không có điều kiện để vào nơi hoang vắng, nhưng ta vẫn có thể vào hoang địa của cuộc đời.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, dù đói nghèo vẫn giữ được tâm hồn tự do, không chịu nô lệ vật chất.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới, luôn vững niềm tin vào Chúa dù gặp những khó khăn thử thách.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là từ bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực hành thánh ý Chúa, dù có phải đau đớn, thiệt thòi.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là giữ tâm hồn bình an thanh thản để gặp gỡ Chúa, tiếp xúc thân mật với Chúa, hoàn toàn thuộc về Chúa để trở nên “Con yêu dấu” của Chúa.
Nếu ta chuyên tâm rèn luyện trong suốt mùa Chay, tâm hồn ta sẽ trở nên vững mạnh chống lại được những cám dỗ ma quỉ đưa tới; nhanh nhẹn dấn thân vào những việc đạo đức không ngại khó khăn vất vả; quen từ bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa và sẽ trở nên Con hiếu thảo của Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1-Bạn có quen chấp nhận những điều khó chịu không ?
2-Bạn đã bị cám dỗ bao giờ chưa ? Bạn đã chống trả thế nào ?
3-Mùa Chay này, bạn sẽ sống thế nào để thêm lòng mến Chúa yêu người ?
4-Bạn có thường từ bỏ ý riêng để theo ý Chúa không ?
VÀO HOANG ĐỊA
(Mc 1, 12- 15)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, 12 Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. 13 Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.
14 Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. 15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đời sống tâm linh là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỉ, xác thịt, thế gian. Để có đủ khả năng chiến đấu, ta phải được rèn luyện, phải trải qua những thử thách. Chúa Giêsu, sau khi chịu phép rửa, được Thánh Thần đưa vào hoang địa để chịu thử thách.
Hoang địa là nơi hoang vu không nhà không cửa, không người thân, không cây cối, tức là không có một tiện nghi tối thiểu nào, không có một nguồn trợ lực nào. Chỉ có cát đá, thú dữ, ma quỉ, tức là chỉ có những khó khăn thách đố bắt ta phải chiến đấu, phải đương đầu.
Cuộc chiến đấu thứ nhất mà Đức Giê su phải trải qua là cuộc chiến đấu với thiên nhiên. Người sống trong hoang địa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Tại các sa mạc cát phủ, đêm thì lạnh thấu xương, ngày thì nóng như thiêu. Hầu như không có thực phẩm. Người sống trong hoang địa phải chịu đói, chịu khát, chịu cái nóng nung người, chịu cái lạnh cắt da, chịu tất cả mọi thiếu thốn của đời sống thường ngày. Xưa, dân Do thái được Chúa đưa vào hoang địa để huấn luyện trước khi đưa họ vào Đất Hứa. Trong hoang địa, người Do thái không chịu nổi những thiếu thốn, nên đã nhiều lần nổi loạn chống lại Chúa, chống lại ông Mô-sê, muốn quay trở lại làm nô lệ bên Ai cập để được ăn no ngủ kỹ. Trái lại, tổ phụ áp-ra-ham đã chấp nhận vượt qua hoang địa, nên đã tới được Đất Hứa, tiên tri Êlia đã vượt qua hoang địa 40 đêm ngày, nên đã đi đến núi của Thiên chúa. Và hôm nay, Chúa Giêsu đã thắng được cái lạnh, cái nóng và nhất là đã thắng được cái đói, cái khát, đã hoàn toàn làm chủ được bản thân trước những nhu cầu của thân xác.
Cuộc chiến đấu thứ hai mà Chúa Giêsu phải trải qua là cuộc chiến đấu chống lại ma quỉ. Thiên chúa cho phép ma quỉ thử thách con người. Từ tạo thiên lập địa, hai ông bà nguyên tổ đã bị ma quỉ cám dỗ và đã thua cuộc. Ông thánh Gióp cũng đã bị ma quỉ thử thách, mất hết tài sản, mất hết con cái, mất hết danh dự. Nhờ kiên quyết trung thành với Chúa đến cùng, ông đã thắng được ma quỉ. Chúa Giêsu đã thắng vượt mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới nhờ Người vững lòng tin ở Thiên chúa. Những cơn cám dỗ của ma quỉ thường là cám dỗ về đức tin. Adong Evà không vững lòng tin nên đã sa ngã. Ông thánh Gióp vững lòng tin nên luôn đứng vững qua mọi thử thách. Chúa Giêsu luôn vững niềm tin vào Chúa Cha, nên đã chiến thắng mọi cơn cám dỗ thâm độc nhất của ma quỉ.
Cuộc chiến đấu thứ ba mà Chúa Giêsu đã trải qua là cuộc chiến đấu từ bỏ ý riêng để tìm thánh ý Chúa Cha. Hai ông bà nguyên tổ đã tìm ý riêng hơn ý Chúa, nên đã đi trệch đường. Chúa Giêsu luôn tìm thánh ý Chúa Cha, nên Người đã từ bỏ con đường kiêu căng để đi vào con đường khiêm nhường, từ bỏ con đường rộng để đi vào con đường hẹp, từ bỏ con đường dễ để đi vào con đường khó, từ bỏ con đường vinh quang để đi vào con đường thập giá, từ bỏ con đường giàu sang để đi vào con đường nghèo hèn, từ bỏ con đường riêng tư để đi vào con đường Chúa Cha đã định. Nên Người đã toàn thắng trong cuộc chiến đấu.
Hoang địa không phải chỉ là nơi thử thách. Hoang địa còn là nơi gặp gỡ Chúa. Sau khi đã thắng vượt tất cả các cuộc thử thách, ta sẽ gặp được Chúa, sẽ sống thân tình với Chúa và sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa. Ông Mô-sê, sau 40 đêm ngày ở trên núi Sinai, đã trở nên bạn nghĩa thiết của Chúa. Mặt ông trở nên sáng láng đến nỗi dân Do thái không dám nhìn thẳng vào. Tiên tri Elia, sau khi đi 40 đêm ngày, đã tới núi của Chúa và đã gặp được Chúa. Chúa Giêsu đã gặp gỡ Chúa Cha, đã tìm được ý Chúa Cha và kết hiệp mật thiết với Chúa Cha đến độ từ nay Người trọn vẹn thuộc về Chúa Cha. Thánh ý Chúa Cha trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời Người. Thi hành thánh ý Chúa Cha trở thành lương thực nuôi dưỡng Người. Người sẽ hi sinh tất cả, kể cả mạng sống để cho thánh ý Chúa Cha được nên trọn. Chính vì thế mà Người đã được gọi là “Con yêu dấu” của Chúa Cha.
Trong Mùa Chay, Giáo hội mời gọi ta hãy vào hoang địa với Đức Giê su để chịu thử thách, để rèn luyện đời sống tâm linh cho vững mạnh, kiên cường. Ta không có điều kiện để vào nơi hoang vắng, nhưng ta vẫn có thể vào hoang địa của cuộc đời.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống, dù đói nghèo vẫn giữ được tâm hồn tự do, không chịu nô lệ vật chất.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là kiên cường chống trả mọi cơn cám dỗ ma quỉ đưa tới, luôn vững niềm tin vào Chúa dù gặp những khó khăn thử thách.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là từ bỏ ý riêng để luôn tìm thánh ý Chúa, sẵn sàng thực hành thánh ý Chúa, dù có phải đau đớn, thiệt thòi.
Vào hoang địa của cuộc đời có nghĩa là giữ tâm hồn bình an thanh thản để gặp gỡ Chúa, tiếp xúc thân mật với Chúa, hoàn toàn thuộc về Chúa để trở nên “Con yêu dấu” của Chúa.
Nếu ta chuyên tâm rèn luyện trong suốt mùa Chay, tâm hồn ta sẽ trở nên vững mạnh chống lại được những cám dỗ ma quỉ đưa tới; nhanh nhẹn dấn thân vào những việc đạo đức không ngại khó khăn vất vả; quen từ bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa và sẽ trở nên Con hiếu thảo của Chúa.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1-Bạn có quen chấp nhận những điều khó chịu không ?
2-Bạn đã bị cám dỗ bao giờ chưa ? Bạn đã chống trả thế nào ?
3-Mùa Chay này, bạn sẽ sống thế nào để thêm lòng mến Chúa yêu người ?
4-Bạn có thường từ bỏ ý riêng để theo ý Chúa không ?
Tin là gì?
Thanh Thanh
17:33 27/02/2009
TIN LÀ GÌ ?
Tin là theo Lời
Tin không chỉ là lý thuyết, là danh từ, là bề ngoài. Vì tin là trái tim, là máu huyết, là nhịp đập, là hơi thở cho sự sống con người. Tin yêu và hy vọng là hành vi cụ thể và mạnh mẽ nhất để nói lên phấn đấu, hướng đi, mục đích, lý tưởng của đời người.
Abraham dù đã già, nhưng vẫn tin vào lời của Thiên Chúa. Rằng sẽ có đông con cháu, lãnh thổ, đất đai cùng miêu duệ trường tồn.
Tin là nhận thật
Trong gia đình chẳng hạn, khi đi vắng, con cái dựa vào các dấu chỉ như nhà cửa đã đuợc, hay nấu cơm, phơi quần áo hoặc nghe ai nói… thì tin là cha mẹ đã đi xa mới về. Còn khi nhìn thấy tận mắt thì cần gì phải tin nữa. Con người với Thiên Chúa cũng vậy, dù không nhìn thấy, nhưng ta vẫn tin Thiên Chúa đang hiện diện trong thế giới, đang đồng hành với nâhn loại. Nào là công trình sáng tạo của Cha, nào là công trình Cứu Chuộc của Con, nào là canh tân trái đất của Thánh Thần… Nếu mọi sự ta đều nhìn thấy tỏ tường tì còn cần gì là tin hay đức tin nữa. Không thấy mà tin mới hay.
Tin là đi theo
Đời người là một hành trình đi theo Đấng Vô cùng nhưng lại bước đi bằng đôi chân và thời gian hữu hạn của con người. Tin là đi những theo ý định, sở thích và ước muốn của Ngài nữa. Nhờ tin trọn vẹn vào thầy Giêsu, “ta được nên công chính. Rồi xưng ra ngoài miệng thì được cứu độ” (Rm 10,10). Ta dần trở nên giống và nên nên một với Thầy. Để rồi “ta sống nhưng con còn là ta sống, mà là Chúa Kitô sống trong ta” (Gl 2,20). Cuối cùng ta tìm được bản thân mình trong Thầy Chí thánh. Ta biết mình là ai, là gì và hiện trạng ra sao.
Tin là lưu lại
"Thầy ở đâu ?” Người bảo họ: "Đến mà xem" Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. Rồi Simon nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Kitô", và còn dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu” (Ga 1,38-42).
Tin và yêu Chúa thì muốn trở nên giống, nên một và muốn gần gũi với Ngài. Chính khi cùng sống với Ngài con người mới thực sự cảm nghiệm Ngài thế nào. Ngài dành tất cả cho con người, và ta cũng sẽ muốn trở nên người phục vụ đồng loại và tha nhân.
Tin là chiến đấu
Như xưa ông Nôê ở trong tàu 40 ngày chiến đấu với phong ba bão táp của cơn hồng thuỷ; Chúa Giêsu sống trong sa mạc 40 ngày chiến đấu với những cơn cám dỗ của Satan. Ta cũng noi gương các Ngài can đảm chiến đấu với những khuynh hướng xấu, những thói quen tội lỗi và những cám dỗ trong Mùa Chay này.
Tin là chấp nhận
Không thể tin Chúa mà lại làm theo ý mình. Nhưng tin là sẵn sàng chấp nhận làm theo mọi đòi hỏi của Đấng ta tin. Bất cứ việc gì, ở đâu, lúc nào, dù hợp ý hay trái ý, ta đều phải sẵng lòng và vui lòng chấp nhận. Thiên Chúa không phải như người phàm. Ngài không lợi dụng, cũng chẳng lừa gạt ta để phục vụ cho Ngài. Người khôn ngoan là luôn chú tâm đi theo hướng dẫn của Thiên Chúa, điều đó chẳng có lợi gì cho Ngài, mà chỉ có lợi cho ta mọi bề, lợi đời này và cả đời sau. Khi theo Ngài, ta mới có thể tìm được căn nguyên tại sao ta bất ổn, lo lắng, sợ hãi, đau khổ, thất bại.
Tin là chấp nhận thập giá của Ngài. Dù thập giá luôn là một thử thách lớn lao cho người tín hữu. Nếu ai can đảm nhìn lên thập giá, họ sẽ thấy được đàng sau thập giá ấy chính là hình bóng của vinh quang. Quả thật, nhờ thập giá ấy mà nhiều trăm triệu con người người đã được cứu vớt.
Tin là phó thác
Cha mẹ thương con thì Thiên Chúa còn yêu con người gấp bội. Ngài luôn dành phần tốt nhất cho ta. Tin là một thái độ, một cung cách sống đặt trọn đời mình vào Đấng ta tôn thờ trong mọi hoàn cảnh. Chúa gởi đến cho ta nhiều niềm vui để sống trong bình an, vui tươi và hy vọng, thì Ngài cũng có thể gởi đến cho ta những vất vả lo toan, những gian nan thử thách để thanh luyện. Nhờ vậy, ta ngày càng can trường trong đức tin hơn, xứng đáng là những người con thực sự tin tưởng của Ngài.
Tin là chờ đợi
Bài đọc Cựu ước cho thấy điều cần phải làm là chờ đợi. Con người không chịu nổi sự dữ hoành hành, bạo tàn khống chế, và muốn cho những thứ ấy phải mau mau chấm dứt. Còn Thiên Chúa thì cho biết: “nó đang đến chỗ hoàn thành, đừng thất vọng. Hãy đợi chờ. Ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì được sống nhờ lòng thành tín của mình” (Kb 2,3-4). Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi con người trở về. Còn con người nhiều khi lại không nhẫn nại đợi chờ chương trình và quyền năng Ngài tỏ lộ nơi ta.
Tin là can đảm
Bài đọc Tân ước động viên ta không những cần kiên trì mà còn phải can đảm làm chứng về Chúa nữa. Hãy tin và dựa vào sức mạnh của Thánh Thần mà hành động. Vì “Thánh Thần làm cho chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” (2Tm 1,7)
Quả thực, nếu ai nhút nhát, không dám bày tỏ niềm tin vào Chúa Giêsu của mình trước mặt người đời thì không xứng đáng để đi theo Ngài. Không những chỉ đi theo, làm theo, mà còn phải từ bỏ những gì mình có nữa. Nào là tiền bạc, nào là các mối dây liên hệ gia đình, vợ con, bạn bè…
Tin là sức mạnh
Nếu can đảm theo Chúa, thì niềm tin chính là nguồn sức mạnh lạ thường đến nỗi ta có thể bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời” (Lc 17,6).
Từ cầu nguyện, Chúa sẽ ban thêm lòng tin cho ta, như xưa các tông đồ đã xin: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5). “Xin ban thêm lòng tin nơi Chúa, để lòng con vui bước trong tình Cha. Xin ban thêm lòng tin vững vàng, để đời con vui sống giữa bàng hoàng. Trong gian nan lòng tin sắt đá, đời bình an trong Chúa bao hạnh phúc…” (Mi Trầm).
Các tông đồ đã nhận, đã chứng minh niềm tin trọn vẹn, đã cùng sống và cùng chết với Thầy của mình. Chỉ tin ta mới có thể hiểu được thế nào là ân sủng. Và trong ân sủng, ta mới có thể biểu lộ lòng tin.
Tin là tìm kiếm
Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta hãy xin, hãy tìm và hãy gõ cửa. Đức tin là hành động tích cực chứ không phải là một thái độ thụ động chỉ biết đợi chờ, đời chờ những quả sung từ trời rụng xuống. Tuy nhiên lắm khi vì tự phụ mà chúng ta không xin nên chẳng được; lắm khi vì lười biếng không tìm, nên không thấy; nhiều khi vì nhút nhát không gõ nên cửa không mở cho.
Tin là lắng nghe
Nghe tiếng nói của thân xác. Vì “thân xác của anh em chẳng phải là đền thờ của Chúa Thánh Thần sao, còn xác thịt đưa tới chỗ diệt vong” (1Cr 6,19; (Rm 8,6). “Anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1Cr 6,20). Hãy chăm sóc để thân xác khoẻ mạnh, cường tráng trong một tinh thần minh mẫn sáng suốt.
Nghe tiếng nói của trái tim. Trái tim có tiếng nói và ngôn ngữ riêng. Trái tim rất nhạy bén, rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tạo vật. Con người bị công việc, bổn phận và trách nhiệm chi phối đến độ không còn, hay thật khó nghe được sự rung cảm của trái tim trước cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ nữa. Lắng nghe bằng trái tim còn là đem lời Chúa ấp ủ trong tâm hồn với tất cả lòng yêu mến. Hai môn đệ Emmau là một ví dụ: “Lòng họ bừng cháy lên” (Lc 24,32). Thánh vịnh 119 diễn tả: "Luật pháp Ngài, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại! Thánh ý Ngài, trọn bề tuân giữ, hồn mến yêu hâm mộ chẳng rời" (Tv 119:97,167).
Nghe tiếng nói của lương tâm. Lương tâm ngay chính là khả năng phán đoán của lý trí về sự thật thiện ác. Đây cũng chính là tiếng nói của Thiên Chúa trong sâu thẳm lòng ta. Ngày nay, con người không phải không phân biệt lành dữ, nhưng cảm thức về tội giảm đi hay không còn nữa. Trong gia đình nhiều khi sao cũng được, tốt thì tốt mà xấu thì xấu. Cha mẹ thấy con ăn cắp ăn trộm chẳng bảo gì. Chúng đánh nhau, hành hung, chửi bới người khác thì mặc kệ, làm ngơ. Hoặc chỉ nghe một chiều con mình, không phân biệt đúng sai rồi tấn công người khác…. Lương tâm vẫn còn, và vẫn lên tiếng nhưng mấy ai nghe theo. Thánh Phaolô dặn: “anh em đừng vui mừng khi thấy sự gian ác”(1Cr 13,6).
Nghe tiếng nói của Thánh Thần. Tiếng Ngài nhè nhẹ như làn gió sưởi mát tâm hồn, sưởi ấm cõi lòng băng giá, và cũng để nhắc nhở ta sống theo sự thật. Nhờ Ngài, ta mới có thể sống “nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật” (1Cr 13,4-7).
Nghe tiếng nói của trí khôn. Một trong những con đường để nhận biết Thiên Chúa chính là trí khôn. Vũ trụ này là vết tích để lại của công trình sáng tạo. Qua công trình này, ta tin có Thiên Chúa. Rồi còn phải nghe và đặt tên cho các biến cố Kinh Thánh, nhận lấy chúng và biến chúng thành những biến cố của chính chúng ta. Như hai môn đệ trên đường Emmau, ta còn phải làm công việc cao hơn là chính mình phải trở thành môn đệ của Ngài. Nhờ vậy mà mới cảm nghiệm thực sự Thiên Chúa tốt lành và khôn ngoan dường nào.
Nghe tiếng nói của linh hồn. Nghĩa là lắng nghe với lòng tin, tin rằng lời Chúa có khả năng ảnh hưởng và và biến đổi mình. Nhiệm vụ của mình là mở lòng đón nhận, để Lời Ngài thấm nhập vào tâm hồn và sẽ tái tạo chúng ta.
Tin là hy vọng
Sống trong niềm tin thì không cho phép ta thất vọng, chán nản bỏ cuộc. Nhưng luôn tin rằng ngày mai sẽ tốt, sẽ còn dịp, sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng, dù cơ hội rất mong manh. Tin rằng ngày mới sẽ tốt đẹp với nhiều giấc mơ trở thành hiện thực. Và mọi sự xảy đến trong ngày đều là cơ hội để học hỏi, để dấn thân, để thành công và để tha thứ và thương yêu. Rồi còn phải tin là tình yêu và sự sống vẫn còn chung quanh, dù hôm qua ta chẳng nhìn thấy gì.
Ta hãy tin rằng cuộc sống là một sự ngạc nhiên tuyệt diệu và đang chờ để xảy ra, và tất cả những hy vọng - giấc mơ của chúng ta đều nằm trong tầm tay, nếu chúng ta có niềm tin.
Thiên Chúa cũng luôn tin tưởng và hy vọng ta trở về đó thôi.
Chẳng lẽ ta không tin Ngài hay sao
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (75)
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
19:23 27/02/2009
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (75)
751. Những hoạt động cám dỗ của ma quỷ
Phúc Âm nói đến nhiều hoạt động cảm dỗ của ma quỷ.
Ma quỷ đã nhập vào Giuđa: “Xatan đã nhập vào Giuđa, cũng gọi là Iscariốt, một người trong số Mười Hai.” (Lc 22,3).
Chúa Giêsu nói về Phêrô: “Ximong ơi, Ximong ơi, kìa Xatan đã xin sàn các con như người ta sàn gạo, nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con để con khỏi mất lòng tin.” (Lc 22, 31-32)
Chúa Giêsu nói về các Tông đồ: “Các con hãy cầu nguyện kẻo sa chứoc cám dỗ.” (Lc 22, 39)
752. Chúa Giêsu chịu ba cơn cám dỗ của ma quỷ.
Một là cơn cám dỗ biến đá thành bánh. Đây là cơn cám dỗ về những nhu cầu vật chất của thân xác con người: con người thường rất bận rộn trong việc kiếm của ăn vật chất và rất lơ là trong việc kiếm của ăn tinh thần, của ăn đạo đức.
Hai là cơn cám dỗ nhảy từ nóc Đền Thờ xuống. Đây là cơn cám dỗ ỷ lại vào quyền phép của Thiên Chúa, buộc Ngài phải làm phép lạ cho mình mỗi khi mình muốn. Là con của Thiên Chúa, nhưng nhiều khi chúng ta không muốn tìm biết và vâng theo ý Thiên Chúa, lại đòi buộc Thiên Chúa phải làm theo ý mình, và khi thấy Thiên Chúa không hoặc chưa nhậm lời mình cầu nguyện như vậy, thì sinh ra ngã lòng trông cậy vào Thiên Chúa, hoặc giận ghét Thiên Chúa, hoặc từ bỏ Thiên Chúa.
Ba là cơn cám dỗ từ trên cao nhìn xuống các nước thiên hạ. Đây là cơn cám dỗ về lòng ham muốn quyền hành và vinh sang phú quý lợi lộc. Muốn được như vậy, phải thoả hiệp với sự xấu, sự dữ, nghĩa là phải thờ lạy ma quỷ. Chúng ta rất dễ tôn thờ những chúa khác với Chúa của chúng ta: đó là chúa tiền tài, chúa danh vọng, chúa thú vui.
753. Cảnh cáo linh mục và tu sĩ
Chúng ta thấy ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu sau khi thấy Ngài đã làm một việc lành rất lớn, là đã ăn chay nhịn đói 40 đêm ngày.
Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu cho các linh mục và tu sĩ: là linh mục đã long trọng tuyên bố dâng trọn cả xác hồn cho Chúa, là tu sĩ đã khấn trọn để hoàn toàn thuộc về Chúa, chúng ta vẫn luôn luôn là con mồi để cho ma quỷ cám dỗ phạm tội trong mọi lúc và trong mọi nơi.
Thánh Bênađô cảnh cáo các tu sĩ của Dòng mình:
- “Trên trần gian nầy, trong tu viện nầy, trong nội cấm nầy, các con vẫn luôn luôn có thể bị cám dỗ sa ngã phạm tội bởi vì ngay cả trên thiên đàng, vẫn có thể phạm tội.”
Thánh Bênađô muốn nhắc đến các thần dữ đã phạm tội ngay trên thiên đàng.
Chúng ta cũng thấy rằng trong vườn địa đàng đầy tràn ơn Chúa, hai ông bà tổ tiên của loài người cũng đã phạm tội chống lại Chúa. Vì thế, chúng ta phải luôn luôn khiêm nhượng bám vào Chúa. Xa rời Chúa, thế nào chúng ta cũng bị ma quỷ vồ chộp ngay.
754. Sự cầu nguyện giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ.
Tối hôm trước khi ra trận, ông Giuđa Macabêô bồn chồn xao xuyến và quá sợ hãi. Bỗng ông thấy trời mở ra và ngôn sứ Giêrêmia từ trời xuống, cầm một cây bảo kiếm vàng. Ngôn sứ giao cây bảo kiếm vàng nầy cho ông Giuđa và nói:
“Hãy lãnh lấy bảo kiếm thánh nầy như quà của Thiên Chúa, nhờ đó, ngươi sẽ đánh bại địch thủ.” (2M 15,16)
Và đúng như vậy: Giuđa đã thắng trận.
Cây bảo kiếm vàng vàng làm cho chúng ta thắng được những trận cám dỗ của ma quỷ, đó là sự cầu nguyện.
755. Sợ ma quỷ cám dỗ ngã lòng trông cây khi sắp chết
Thánh Antôniô thuật lại: Lúc sắp lìa cõi thế, thánh Bênađô rất lo sợ và bị cám dỗ ngã lòng trông cậy. Nhưng ngài đã suy đến Chúa Giêsu trên Thập giá thì mọi lo sợ đêu biến tan và ngài đã hết lòng cám tạ:
- “Lạy Chúa, các Dấu Thánh của Chúa đã đền thay cho con rồi và đã làm cho con được rỗi!” (Việc Rỗi Linh Hồn)
756. Cuộc đời tuy đẹp nhưng không phải luôn luôn là màu hồng.
Cuộc sống tuy đẹp nhưng không phải lúc nào cũng một màu hồng.
Đời người vô cùng phong phú đa dạng, nhưng cũng vô vàn gian nan thử thách.
Niềm vui hay nỗi buồn, chung tình hay thất ý, bằng phảng hay gập ghềnh, thành công hay thất bại, vinh hoa hay nhục nhã. .., đối với ai, cũng đều như nhau....
Beethoven có nói:
- “Ai chưa ăn bánh mì thấm nước mắt, thì chưa thể hiểu được cuộc sống là gì.”
Thế giới không đem lại niềm vui cho Beethoven, nhưng ông lại dùng nỗi đau của bản thân để tạo nên niềm vui dâng tặng thế giới.
Lịch sử nhân loại có rất nhiều vĩ nhân giống như Beethoven. Họ đều có những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc đời, nhưng lại làm nên những chuyện chấn động đất trời. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
757. Lúc nào, việc nấy. Đừng có làm một lúc nhiều việc!
Một lần, tôi (Richard Carlson) đang lái xe trên xa lộ và thấy một ông nọ vừa lái xe, vừa cạo râu, uống café và cả đọc báo nữa....
Chúng ta có hay cố làm nhiều việc cùng một lúc không nhỉ?
Chúng ta có điện thoại di động, đúng ra là để cho cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng đôi khi nó lại làm cho cuộc sống chúng ta gặp rắc rối.
Có một hôm, vợ chồng tôi đi ăn tối ở nhà một người bạn. Cô nầy vừa nói chuyện điện thoại, vừa mở cửa đón khách, vừa kiểm tra món ăn, và vừa thay tả cho con mình (sau đó cô ta có rửa tay, dĩ nhiên)!
Rất nhiều người chúng ta có thói quen đó, như nói chuyện với một người, nhưng đầu óc lại đang nghĩ đâu đâu, hoặc làm ba bốn việc cùng một lúc.
Khi bạn làm quá nhiều việc cùng một lúc, việc tập trung vào thực tại là không thể được. Vì thế, bạn không chỉ mất đi sự vui thú khi làm việc đó, mà còn trở nên kém tập trung và ít hiệu quả hơn. (Để Có Một Tâm Hồn Đẹp)
758. Cấp trên hãy tôn trọng cấp dưới.
Cố thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi luôn giữ một tình bạn đúng mức với những người làm việc dưới quyền bà.
Ở ban thư ký, có lần bà lặng lẽ đi vào phòng của một nhân viên cấp thấp mà mấy ngày bà không gặp mặt, hỏi có việc gì cần bàn bạc không.
Khi cần có ý kiến với cấp dưới, bà không cử người đi gọi hay thông qua thư ký truyền đạt, mà thường tự tay viếưt một mẫu giấy nhắn tin.
Một nhà doanh nghiệp nổi tiếng Hoa Kỳ, có lần nói:
- “Bạn có thể dùng tiền mua được thời gian của một người. Bạn có thể dùng tiền khiến một người chịu ở một nơi nhất định trong một thời gian nhất định. Bạn cũng có thể dùng tiền mua được lao động của một người... Nhưng bạn không thể dùng tiền mua được sự nhiệt tình, sự chủ động, sự trung thành, sự cống hiến,. ..”
Lời nói nầy thuyết minh đầy đủ tầm quan trọng của mối quan hệ quần chúng. .., mà mấu chốt quan trọng nhất trong việc xây dựng mối quan hệ quần chúng hài hoà, là cấp trên tôn trọng cấp dưới. (Lòng Tự Tin)
759. Đừng chỉ nhận xét bên ngoài.
Có người họ Đàm Đài, tên Tử Vũ, diện mạo cao to như đấng quân tử. Khổng Tử cho rằng anh ta sẽ là người tài cán.
Còn một người nữa, tên gọi Tể Dữ, biết ăn biết nói. Khổng Tử cũng cho rằng anh ta là một người có tài.
Sau nầy, khi cả thời gian dài sống với họ, Khổng Tử mới biết hành vi của Tử Vũ và Tể Dữ, với những biểu hiện bên ngoài, hoàn toàn khác nội tâm bên trong. Trí tuệ của Tử Vũ lại không bằng thân xác anh ta, và tài học của Tể Dữ còn lâu mới bằng cái tài mồm anh ta. Cho nên Khổng Tử mới than rằng:
- “Nhìn bên ngoài mà đánh giá con người, Tử Vũ đã làm ta sai lầm. Nghe người ta nói mà đánh giá, Tể Dữ đã đem lại sai lầm cho ta.” (Phép Dùng Người)
760. Hãy rộng lượng bao dung!
Khi Viêm Thiệu tấn công Tào Tháo, đã ra lệnh cho Trần Lâm viết ba bài tố cáo.
Trần Lâm là người rất giỏi và nhạy bén trong suy tính, vì vậy trong bài viết, không chỉ xỉ vả con người của Tào Tháo, mà còn chửi cả bố đẻ và ông nội của Tào Tháo.
Lúc ấy, Tào Tháo căm giận ngùn ngụt.
Ít lâu sau, Viêm Thiệu bại trận. Trần Lâm cũng rơi vào tay của Tào Tháo. Những người bình thường thì cho rằng phen nầy Tào Tháo chắc chắn sẽ giết chết Trần Lâm để hả mối căm giận trong lòng.
Thế nhưng Tào Tháo đã không làm như vậy. Ông ta ngưỡng mộ tài hoa của Trần Lâm, nên đã không giết, mà còn gạt bỏ những hiềm khích và trọng dụng Trần Lâm.
Trần Lâm rất cảm kích trước việc làm nầy của Tào Tháo, nên sau, đã dốc lòng và hiến cho Tào Tháo không ít những kế hay.
Những người có tấm lòng bao dung, không chỉ được người khác tôn kính, mà còn rất biết cách hoá giải những mâu thuẩn một cách rất khéo léo khi phải đối mặt với chúng, từ đó, tránh được những tổn thất. (Chi Tiết Nhỏ - Thành Công Lớn)
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Uỷ ban đối thoại Vatican–Hồi giáo khẳng định nhu cầu hòa bình và chống cuồng tín
Phụng Nghi
16:41 27/02/2009
Vatican (VIS) - Một Liên Ủy ban Công giáo–Hồi giáo nhóm họp tuần này tại Vatican đã kết thúc bằng một bản thông cáo chung khẳng định nhiệm vụ của tất cả các lãnh tụ tôn giáo phải thúc đẩy hòa bình và bảo đảm rằng lớp tín đồ trẻ phải được “bảo vệ khỏi chủ nghĩa cuồng tín và bạo lực.”
Sau đây là nguyên văn bản thông cáo chung:
Bản thông cáo chung cuộc Hội nghị thường niên của Liên Ủy ban Đối thoại thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên Tôn giáo (Vatican) và Ủy ban Thường trực al-Azhar phụ trách Đối thoại giữa các Tôn giáo Độc thần (Cairo, Ai cập) họp tại Roma 24-25 tháng 2, 2009
Liên Ủy ban về Đối thoại, thành lập năm 1998, đã nhóm phiên họp thường niên tại Roma vào những ngày thứ Ba 24 và thứ Tư 25 tháng 2 năm 2009. Phiên họp có đồng chủ tọa là Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Giáo sư Học giả Ali Abd al-Baqi Shahata, Tổng thư ký Học Viện Nghiên cứu Hồi giáo tại Cairo, Ai cập.
Phái đoàn Công giáo gồm các vị sau đây: Tổng giám mục Pier Luigi Celata, Bí thư Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo; Đức Ông Khaled Akasheh, Trưởng Văn phòng về Hồi giáo thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo; Tiến sĩ Bernard Sabella, Phó Giáo sư Danh dự về Xã hội học, trường Đại học Bethlehem.
Phái đoàn al-Azhar gồm có: Giáo sư Học giả Ala' al-Din Muhammad Isma'il al-Ghabashi, Giáo trưởng Đại Thánh thất Rome; Giáo sư Học giả Hamdi Muhammad Dasouqi al-Atrash, Giáo trưởng Thánh thất Ostia (Ý).
Các tham dự viên đã nghe trình bầy về đề tài: Triển dương một nền Sư phạm và Văn hóa Hòa bình, đặc biệt đề cập đến vai trò của các Tôn giáo. Tiến sĩ Bernard Sabella đã trình bầy đề tài nói trên theo nhãn quan Công giáo và Học giả Ali Shahata đã trình bầy đề tài này theo quan điểm Hồi giáo.
Những cuộc thảo luận đã diễn ra trong tinh thần tương kính, cởi mở và thân hữu, được phát sinh do sự xác tín về tầm quan trọng của những mối liên hệ tốt đẹp giữa người Kitô giáo-Hồi giáo, và của những đóng góp đặc biệt họ dành cho hòa bình trên thế giới.
Các tham dự viên đã đồng thuận những điểm sau đây:
1. Hòa bình và an ninh là điều rất cần thiết cho thế giới chúng ta hôm nay, nơi có nhiều xung đột và cảm giác thiếu an toàn.
2. Cả người Kitô giáo lẫn người Hồi giáo đều coi hoà bình là một quà tặng của Thượng Đế và, đồng thời cũng là thành quả những nỗ lực của con người. Không thể đạt thành được một nền hòa bình đích thực và lâu dài nếu không có công lý và bình đẳng giữa con người và giữa các cộng đồng.
3. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Kitô giáo, có nghĩa vụ phải đề cao một nền văn hóa hòa bình, mỗi bên trong phạm vi cộng đồng của mình, đặc biệt qua giáo huấn và giảng thuyết.
4. Một nền văn hóa hoà bình phải được thấm nhập trong mọi khía cạnh của cuộc sống, như: huấn luyện tôn giáo, giáo dục, các liên hệ giữa cá nhân, và nghệ thuật dưới mọi hình thức. Để đạt được mục tiêu này, các sách vở giáo khoa phải được duyệt xét lại để không chứa đựng những tài liệu có thể xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của những tín đồ các đạo khác, hoặc qua cách trình bầy sai lạc về những tín điều, luân lý hoặc lịch sử của các đạo khác.
5. Truyền thông có vai trò và trách nhiệm lớn lao trong việc thúc đẩy những mối liên hệ tích cực và tôn trọng giữa tín đồ các tôn giáo.
6.Vì nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hòa bình và nhân quyền, cần quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ phẩm giá của con người và các quyền của con người, đặc biệt liên quan đến tự do của lương tâm và tự do tôn giáo.
7. Giới trẻ, là tương lai của mọi tôn giáo và của chính nhân loại, cần đặc biệt săn sóc để được bảo vệ tránh khỏi chủ nghĩa cuồng tín và bạo lực, và trở thành những người xây dựng hoà bình cho một thế giới tốt đẹp hơn.
8. Quan tâm đến những nỗi khổ đau dân chúng vùng Trung Đông đang gánh chịu do những cuộc xung đột chưa được giải quyết, các tham dự viên, khi xét đến khả năng của các lãnh tụ chính trị, yêu cầu họ xử dụng, bằng đối thoại, các nguồn tài liệu về luật pháp quốc tế để giải quyết những vấn đề còn gây tranh chấp, trong chân lý và công bình.
Tạ ơn Đấng Thượng Đế Cao cả vì những thành quả dồi dào của cuộc họp này, các tham dự viên thỏa thuận cuộc họp kỳ tới của Ủy ban sẽ được tổ chức tại Cairo từ ngày thứ Ba 23 đến ngày thứ Tư 24 tháng 2 năm 2010.
Học giả Ali Abd al-Baqi Shahata, Trưởng phái đoàn al-Azhar
Hồng Y Jean-Louis Tauran, Trưởng phái đoàn Công giáo
Sau đây là nguyên văn bản thông cáo chung:
Bản thông cáo chung cuộc Hội nghị thường niên của Liên Ủy ban Đối thoại thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên Tôn giáo (Vatican) và Ủy ban Thường trực al-Azhar phụ trách Đối thoại giữa các Tôn giáo Độc thần (Cairo, Ai cập) họp tại Roma 24-25 tháng 2, 2009
Liên Ủy ban về Đối thoại, thành lập năm 1998, đã nhóm phiên họp thường niên tại Roma vào những ngày thứ Ba 24 và thứ Tư 25 tháng 2 năm 2009. Phiên họp có đồng chủ tọa là Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Giáo sư Học giả Ali Abd al-Baqi Shahata, Tổng thư ký Học Viện Nghiên cứu Hồi giáo tại Cairo, Ai cập.
Phái đoàn Công giáo gồm các vị sau đây: Tổng giám mục Pier Luigi Celata, Bí thư Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo; Đức Ông Khaled Akasheh, Trưởng Văn phòng về Hồi giáo thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo; Tiến sĩ Bernard Sabella, Phó Giáo sư Danh dự về Xã hội học, trường Đại học Bethlehem.
Phái đoàn al-Azhar gồm có: Giáo sư Học giả Ala' al-Din Muhammad Isma'il al-Ghabashi, Giáo trưởng Đại Thánh thất Rome; Giáo sư Học giả Hamdi Muhammad Dasouqi al-Atrash, Giáo trưởng Thánh thất Ostia (Ý).
Các tham dự viên đã nghe trình bầy về đề tài: Triển dương một nền Sư phạm và Văn hóa Hòa bình, đặc biệt đề cập đến vai trò của các Tôn giáo. Tiến sĩ Bernard Sabella đã trình bầy đề tài nói trên theo nhãn quan Công giáo và Học giả Ali Shahata đã trình bầy đề tài này theo quan điểm Hồi giáo.
Những cuộc thảo luận đã diễn ra trong tinh thần tương kính, cởi mở và thân hữu, được phát sinh do sự xác tín về tầm quan trọng của những mối liên hệ tốt đẹp giữa người Kitô giáo-Hồi giáo, và của những đóng góp đặc biệt họ dành cho hòa bình trên thế giới.
Các tham dự viên đã đồng thuận những điểm sau đây:
1. Hòa bình và an ninh là điều rất cần thiết cho thế giới chúng ta hôm nay, nơi có nhiều xung đột và cảm giác thiếu an toàn.
2. Cả người Kitô giáo lẫn người Hồi giáo đều coi hoà bình là một quà tặng của Thượng Đế và, đồng thời cũng là thành quả những nỗ lực của con người. Không thể đạt thành được một nền hòa bình đích thực và lâu dài nếu không có công lý và bình đẳng giữa con người và giữa các cộng đồng.
3. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Kitô giáo, có nghĩa vụ phải đề cao một nền văn hóa hòa bình, mỗi bên trong phạm vi cộng đồng của mình, đặc biệt qua giáo huấn và giảng thuyết.
4. Một nền văn hóa hoà bình phải được thấm nhập trong mọi khía cạnh của cuộc sống, như: huấn luyện tôn giáo, giáo dục, các liên hệ giữa cá nhân, và nghệ thuật dưới mọi hình thức. Để đạt được mục tiêu này, các sách vở giáo khoa phải được duyệt xét lại để không chứa đựng những tài liệu có thể xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của những tín đồ các đạo khác, hoặc qua cách trình bầy sai lạc về những tín điều, luân lý hoặc lịch sử của các đạo khác.
5. Truyền thông có vai trò và trách nhiệm lớn lao trong việc thúc đẩy những mối liên hệ tích cực và tôn trọng giữa tín đồ các tôn giáo.
6.Vì nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hòa bình và nhân quyền, cần quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ phẩm giá của con người và các quyền của con người, đặc biệt liên quan đến tự do của lương tâm và tự do tôn giáo.
7. Giới trẻ, là tương lai của mọi tôn giáo và của chính nhân loại, cần đặc biệt săn sóc để được bảo vệ tránh khỏi chủ nghĩa cuồng tín và bạo lực, và trở thành những người xây dựng hoà bình cho một thế giới tốt đẹp hơn.
8. Quan tâm đến những nỗi khổ đau dân chúng vùng Trung Đông đang gánh chịu do những cuộc xung đột chưa được giải quyết, các tham dự viên, khi xét đến khả năng của các lãnh tụ chính trị, yêu cầu họ xử dụng, bằng đối thoại, các nguồn tài liệu về luật pháp quốc tế để giải quyết những vấn đề còn gây tranh chấp, trong chân lý và công bình.
Tạ ơn Đấng Thượng Đế Cao cả vì những thành quả dồi dào của cuộc họp này, các tham dự viên thỏa thuận cuộc họp kỳ tới của Ủy ban sẽ được tổ chức tại Cairo từ ngày thứ Ba 23 đến ngày thứ Tư 24 tháng 2 năm 2010.
Học giả Ali Abd al-Baqi Shahata, Trưởng phái đoàn al-Azhar
Hồng Y Jean-Louis Tauran, Trưởng phái đoàn Công giáo
Người Hồi giáo và Công giáo hợp tác để kiến tạo hòa bình
Bùi Hữu Thư
16:56 27/02/2009
Người Hồi giáo và Công giáo hợp tác để kiến tạo hòa bình
Buổi họp thường niên kết thúc với 8 kết luận
RÔMA, ngày 26, tháng 2, 2009 (Zenit.org).- Các tham dự viên của một buổi họp liên tôn quyết định: Người Hồi giáo và Công Giáo có nhiều điểm tương đồng về niềm tin nơi hòa bình: cả hai tôn giáo đều coi hòa bình phải tiêm nhiễm trong mọi sắc thái của đời sống.
Đây là một kết luận của Uỷ Ban Hỗn Hợp Đối Thoại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn và Uỷ Ban Thường Vụ al-Azhar về Đối Thoại giữa các Tôn Giáo Độc Thần đặt căn cứ tại Cairo, Ai Cập. Hai nhóm này đã có buổi họp thường niên ngày Thứ Ba và Thứ Tư vừa qua.
Nhóm 7 người do ông Ali Abd al-Baqi Shahata hướng dẫn phái đoàn al-Azhar, và Hồng Y Jean-Louis Tauran, hướng dẫn phái đoàn Công Giáo, đã đưa ra tám kết luận trong bản tuyên ngôn cuối cùng của họ hôm nay.
"Hòa bình và an ninh hết sức cần thiết trong thế giới hiện đại đang bị xâu xé bởi nhiều tranh chấp và có cảm tưởng bị mất an ninh," Nhóm này khẳng định: "Cả người Công Giáo lẫn Hồi Giáo đều coi hòa bình là một qùa tặng của Thiên Chúa, và đồng thời, là kết quả của sự cố gắng của con người. Không có một nền hòa bình chân chính và lâu bền nào có thể đạt được nếu không có sự công chính và bình đẳng giữa mọi dân nước và cộng đồng."
Hai uỷ ban này tiếp tục khẳng định rằng các nhà lãnh đạo cả hai tôn giáo “đều có bổn phận cổ võ một nền văn hóa hòa bình, bên trong cộng đồng của họ, nhất là qua việc giảng dậy và thuyết giáo."
Và họ công nhận rằng “một nền hòa bình phải được tiêm nhiễm trong mọi sắc thái của đời sống: giáo lý, giáo dục, tương quan nhân sự, và trong các hình thức nghệ thuật khác nhau. Để đạt được mục tiêu này, các sách giáo khoa phải được duyệt lại để không chứa đựng những tài liệu làm cho các tín hữu của tôn giáo khác bị xúc phạm, đôi khi qua sự trình bầy sai lầm các học thuyết, luân lý hay lịch sử của các tôn giáo khác."
Giới trẻ và giới truyền thông
Nhóm Hồi giáo – Công giáo cũng khẳng định rằng giới truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong “việc cổ võ những mối tương quan tích cực và tôn kính giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau."
Và họ công nhận rằng có một sự liên kết chặt chẽ giữa hòa bình và nhân quyền, cho nên “cần phải chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ phẩm giá của con người [...] nhất là quyền tự do về lương tâm và tôn giáo."
Các lãnh đạo tôn giáo nói rằng trẻ em cần được “săn sóc đặc biệt” để bảo vệ chống các sự bạo hành và quá khích, khiến cho chúng có thể trở thành “những người xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn."
Cuối cùng, hai phái đoàn cũng đề cập đến vùng Trung Đông.
Họ nói, "Về vấn đề khả năng của các nhà lãnh tụ chính trị, xin sử dụng các tài liệu của Công Pháp Quốc tế qua việc đối thoại để giải quyết các vần đề tranh chấp trong sự thật và công lý."
Hiện tình Công Giáo Hoa Kỳ: số giáo dân giảm sút.
Nguyễn Long Thao
17:18 27/02/2009
New York, 23/02/ 2009 – Niên Giám Thống Kê của Các Giáo Hội Hoa Kỳ và Canada ấn bản lần thứ 77, phát hành năm 2009 cho biết số giáo dân của những tôn giáo lớn ở Hoa Kỳ và Canada bắt đầu giảm sút
Theo Niên Giám Thống Kê, so với năm 2008 số Giáo Dân Công Giáo năm 2009 giảm 0.59%, số giáo dân Tin Lành có tên là Southern Baptist Convention giảm 0.24%. Nếu quy ra con số thì nội trong năm qua số giáo dân Công Giáo giảm 398,000 người. Tin Lành Southern Bastists giảm 40,000.
Được biết Giáo Hội Công Giáo là giáo hội có số đông tín hữu nhất tại Hoa Kỳ gồm 67,117,016 người trong khi đó giáo hội Tin Lành Southern Baptists đứng thứ hai có số tín hữu là 16,266,920. Cả hai Giáo Hội này theo thông kê từ trước tới nay chưa bao giờ có hiện tượng suy giảm số tín hữu, nhưng nay thì đã bắt đầu cảm nghiệm sự suy giảm.
Trong số những giáo hội bị suy giảm nhiều nhất số tín hữu, người ta thấy các Giáo Hội:
1. United Church of Christ mất 6.01% số giáo hữu
2. The African Methodist Episcopal Zion Church mất 3.01%
3. The Presbyterian Church USA mất 2.79 %
4. the Lutheran Church - Missouri Synod mất 1.44 %
5. Evangelical Lutheran Church in America mất 1.35%
Trong khi đó, cũng quyển niên giám này cho thấy 4 giáo hội nhỏ khác lại có sự gia tăng tín hữu. Đó là các Giáo Hội:
1. Church of Jesus Christ of Latter-day Saints tăng 1.63% có số tín hữu hiện nay là 5,873,408 người.
2. The Assemblies of God tăng 0.96% có 2,863,265 tín hữu
3. Jehovah's Witnesses tăng 2.12% có 1,092,169 tín hữu
4. Church of God of Cleveland, Tenn. Tăng 2.04 % có 1,053,642 tín hữu.
Các nhà phân tích chưa đưa ra nguyên nhân thần học hay xã hội nào để giải thích lý do tại sao lai có hiện tượng các giáo hội lớn bị suy giảm, trong khi các giáo hội nhỏ lại gia tăng tín hữu.
Theo Niên Giám Thống Kê, so với năm 2008 số Giáo Dân Công Giáo năm 2009 giảm 0.59%, số giáo dân Tin Lành có tên là Southern Baptist Convention giảm 0.24%. Nếu quy ra con số thì nội trong năm qua số giáo dân Công Giáo giảm 398,000 người. Tin Lành Southern Bastists giảm 40,000.
Được biết Giáo Hội Công Giáo là giáo hội có số đông tín hữu nhất tại Hoa Kỳ gồm 67,117,016 người trong khi đó giáo hội Tin Lành Southern Baptists đứng thứ hai có số tín hữu là 16,266,920. Cả hai Giáo Hội này theo thông kê từ trước tới nay chưa bao giờ có hiện tượng suy giảm số tín hữu, nhưng nay thì đã bắt đầu cảm nghiệm sự suy giảm.
Trong số những giáo hội bị suy giảm nhiều nhất số tín hữu, người ta thấy các Giáo Hội:
1. United Church of Christ mất 6.01% số giáo hữu
2. The African Methodist Episcopal Zion Church mất 3.01%
3. The Presbyterian Church USA mất 2.79 %
4. the Lutheran Church - Missouri Synod mất 1.44 %
5. Evangelical Lutheran Church in America mất 1.35%
Trong khi đó, cũng quyển niên giám này cho thấy 4 giáo hội nhỏ khác lại có sự gia tăng tín hữu. Đó là các Giáo Hội:
1. Church of Jesus Christ of Latter-day Saints tăng 1.63% có số tín hữu hiện nay là 5,873,408 người.
2. The Assemblies of God tăng 0.96% có 2,863,265 tín hữu
3. Jehovah's Witnesses tăng 2.12% có 1,092,169 tín hữu
4. Church of God of Cleveland, Tenn. Tăng 2.04 % có 1,053,642 tín hữu.
Các nhà phân tích chưa đưa ra nguyên nhân thần học hay xã hội nào để giải thích lý do tại sao lai có hiện tượng các giáo hội lớn bị suy giảm, trong khi các giáo hội nhỏ lại gia tăng tín hữu.
Tranh Đấu Cho Sự Sống
Vũ Văn An
02:39 27/02/2009
Tranh đấu cho sự sống
Trong tuần này, nhiều tin tức vui xẩy đến cho mặt trận tranh đấu phò sự sống.
Nhà cầm quyền Nga ủng hộ kế hoạch mở trung tâm phò sự sống
Tin Zenit ngày 25 tháng Hai cho hay: đang có kế hoạch mở ba trung tâm phò sự sống cho các phụ nữ có ý định phá thai tại Nga. Cơ quan “Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu” (Aid to the Church in Need) tường trình rằng nhà cầm quyền Nga, theo truyền thống vốn phò phá thai từ những ngày còn chế độ Xô Viết, nay đã thay đổi quan điểm. Các bác sĩ nhà nước ủng hộ các trung tâm cố vấn này do họ rất quan tâm tới sinh xuất khá thấp của đất nước, cũng như tình hình dân số đang biến đổi.
Cha Michael Shields dự tính sẽ mở trung tâm đầu tiên vào tháng Sáu tới tại Magadan, một thành phố tại phía đông Tây Bá Lợi Á, mà theo lịch sử vốn được biết đến nhờ các “quần đảo gulac” của Xô Viết. Nó sẽ đem lại cho cha và các thiện nguyện viên của cha cơ hội làm việc với các phụ nữ vào thời điểm họ biết chắc mình mang thai và bắt đầu tính toán các giải pháp. Cha Shields cho cơ quan “Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu” hay: “điều hết sức lạ lùng là vị bác sĩ hiện đang làm việc tại Trung Tâm Tham Vấn Phụ Nữ ở Madagan đã tiếp xúc với chúng tôi để xem xem liệu chúng tôi có sẵn lòng khai triển một dự án ở đó hay không”
Vị linh mục vốn thuộc Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu này nói: “Điều ấy trước nay vẫn được coi là kỳ diệu vì thực sự Nga đang chuyển mình và muốn thấy nhiều vụ sinh nở hơn trước. Chính phủ Nga biết rằng tình hình dân số của xứ sở không khả quan bao nhiêu và chính vì thế các bác sĩ sản khoa đã yêu cầu chúng tôi làm việc với và khích lệ các phụ nữ đang mang thai”.
Cha Shields bắt đầu công việc của ngài tại Ola, một làng kế cận, nơi ngài mở Quán Trọ Giáng Sinh (Nativity Inn) để cung cấp nơi ăn chốn ở ngắn hạn cho các trẻ sơ sinh và cha mẹ chúng. Các thiếu nữ dọn đến khu vực này để học hành thường bị đuổi khỏi ký túc xá của trường khi bị khám phá thấy có thai. Cha cho mở cái quán trên chính là để nối vòng tay lớn đối với các phụ nữ ấy.
Thành công tại Quán Trọ Giáng Sinh được nhiều người ủng hộ và mở cửa dẫn tới các trung tâm phò sự sống. Ngài nhấn mạnh tới ý nghĩa đại kết của công trình này, vì Giáo Hội Chính Thống Nga đã cam kết hỗ trợ các hoạt động phò sinh. Cha Shields tường trình rằng: “điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cách dự án Quán Trọ Sáng Sinh và trung tâm tại nhà thờ Madagan của chúng tôi đã phát triển ra sao chỉ nhờ vào lời truyền miệng. Nhiều lần chúng tôi nhận ra các phụ nữ tới đây là vì được nghe các phụ nữ khác cùng hoàn cảnh nói về chúng tôi”. Ngài cho rằng: “chúng tôi tổ chức các buổi gặp gỡ thường xuyên cho các phụ nữ tham gia chương trình của chúng tôi và quả rất tốt đẹp khi thấy họ an toàn với các đứa con của họ... ”
Giải Thưởng Điện Ảnh Về Văn Hóa Sự Sống Năm 2009
Cũng tin của Zenit ngày 25 tháng Hai từ Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, cho hay: tuần lễ này là tuần lễ của giải thưởng điện ảnh và kết quả đã được công bố cho các giải có hình ảnh, có diễn viên và có truyện phim hay nhất, theo nhãn giới văn hóa sự sống.
Tờ tuần báo Alpha và Omega của tổng giáo phận Công Giáo Madrid, do nhật báo ABC phân phối, đã trao tặng các giải đặc biệt cho việc sản xuất các phim chính để bênh vực sự sống. Tờ tuần báo này bình chọn năm cuốn phim phò sự sống phát hành trong năm 2008, bốn cuốn nói về phá thai và một cuốn nói về an tử (euthanasia): “Juno” (Phim hay nhất, truyện phim hay nhất, đạo diễn: Jason Reitman; viết truyện phim: Diablo Cody); “Bella” (Nữ tài tử chính hay nhất: Tammy Blanchard); “Bốn tháng, ba tuần và hai ngày”; “Chiếc Chuông Nhào Lộn và Con Bướm” (Phim hay nhất, đạo diễn hay nhất: Julian Schnabel); “Công Chúa Nebraska”.
Giám đốc tờ tuần san trên, là Miguel Angel Velasco, cho hay: “(chống lại) khuynh hướng trao giải thưởng cho các phim đại diện cho ‘văn hóa sự chết’, (chúng tôi) muốn tưởng thưởng các phim khác biết bênh vực ‘văn hóa sự sống’cách này hay cách khác”.
Lời công bố giải thưởng có đoạn viết: “Vào một thời điểm trong đó phẩm giá những con người yếu đuối nhất bị các chính trị gia và các nhà lập pháp của nhiều quốc gia văn minh trắng trợn chà đạp, các cuốn phim này dường như đang đi ngược dòng, vì đã ca tụng giá trị tích cực của sự sống, dù trong các hoàn cảnh cực kỳ đau đớn”.
Lời công bố ấy nói tiếp: “Và các cuốn phim này không phải là các cuốn phim đấu tranh, thiếu mạch lạc hay phản động, mà chúng cũng không do các nhà đạo diễn phò sự sống dàn dựng. Chúng là những câu truyện nhân bản đầy xúc động và cảm kích làm chứng cho niềm vui đơn giản được sống”
Các vấn đề quốc tế
Lời công bố trên cũng đã nhận định về các cuốn phim như “Ôi Giêrusalem” (Bi kịch lịch sử hay nhất, do Chris Kraus đạo diễn) và “Người Thả Diều” (Âm nhạc hay nhất: Alberto Iglesias) là những cuốn phim đưa ra “một cái nhìn đầy hy vọng đối với các tranh chấp quốc tế hết sức đáng lo ngại” và đã đề cập tới các vấn đề ấy “một cách thông minh” với mục đích hợp nhất chứ không chia rẽ con người.
Tương tự như thế, các giám khảo cũng cho rằng các cuốn phim như “Trong Thung Lũng Elah” (Diễn viên chính hay nhất: Tommy Lee Jones) đã đưa ra lời phê phán đối với các hình thức chiến tranh và can thiệp quân sự mới, tách biệt khỏi qui luật đạo đức. Các phim khác như “Làn Sóng” (Phim giáo dục hay nhất, đạo diễn Dennis Gansel) cảnh cáo chúng ta phải cảnh giác trước những cám dỗ mị dân và độc tài hiện đang trăm hoa đua nở tại các nước đang kinh qua khủng hoảng về luân lý, kinh tế và văn hóa.
Juan Orellana, một nhà phê bình điện ảnh và là một trong các giám khảo của giải thưởng cho hay: các cuốn phim này “xác nhận tình trạng lành mạnh của nền điện ảnh độc lập của Mỹ, nền điện ảnh của Đức và các phim hoạt họa”. Ông cho rằng hiện đang có sự pha trộn đầy thích thú trong các phim gia đình. Trong năm 2008, có một số phim bênh vực các hình thức mới lạ và nguyên thủy của sự sống và cũng có những cuốn phim như “Chiếc Chuông Nhào Lộn và Con Bướm” biết cố gắng nắm bắt “tính trầm trọng của giây phút lịch sử” trong đó, ta tự tìm ra mình và đưa ra một đáp ứng đầy hy vọng và trong sáng.
Cuốn phim “Guadalupe” (Phim có chủ đề Kitô Giáo hay nhất, đạo diễn: Santiago Parra) được trao giải thưởng hình ảnh đẹp nhất. Đây là một bi kịch gia đình nhằm làm nổi bật hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Việc khảo sát bức ảnh về phương diện khoa học đã trở thành một cuộc hành trình khám phá bản thân đối với một gia đình phải đương đầu với quá khứ của mình.
Công trình lớn
Đức Cha César Franco, Giám Mục Phụ Tá của Madrid, người chủ tọa ủy ban giám khảo, lên tiếng ca ngợi các phim hay là “công trình của tinh thần con người đề cập tới các vấn đề của con người”. Theo ngài, có hai cách làm phim, cũng như vốn có hai cách sống vậy. Một cách mở ra các giá trị của cá nhân, cách kia đóng chúng lại. Con người sẽ luôn thực hiện các công trình vĩ đại trong mọi lãnh vực, và nhân loại sẽ mang nhiều hoa trái trong các công trình nghệ thuật, vì họ “được kêu gọi tiến tới cái đẹp”. Đức cha cho rằng xem phim là một “phấn chấn”, vì nó mang con người “tới ngọn nguồn cái đẹp”
Tây Ban Nha vi phạm quyền lương tâm
Tây Ban Nha vốn đã có một đạo luật cho phép phá thai dễ dãi nhất xưa nay, nhưng nay lại đang có ý định nới rộng thêm đạo luật ấy, làm cho tỷ lệ phá thai ở nước đó đã cao nhất sẽ còn cao hơn nữa trong tương lai.
Thực vậy, luật lệ hiện nay đòi người mẹ phải có giấy bác sĩ xác nhận đứa trẻ chưa sinh là mối nguy hại cho sức khỏe thể lý và tâm lý của mình thì mới được phá thai. Dự luật mới đang được xem sét sẽ loại bỏ đòi hỏi đó đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Theo một công bố mới đây của “Asociación Nacional para la Defensa del Derecho a la Objeción de Conciencia” (Hiệp Hội Toàn Quốc Nhằm Bảo Vệ Quyền Phản Kháng Của Lương Tâm), dự luật này “chỉ đáp ứng các động lực có tính ý thức hệ”. Bản công bố này quả quyết rằng dự luật sẽ mang tới cho các nhân viên chăm sóc y tế một thế lưỡng nan giữa việc phải chiều theo một ý thức hệ hay nhận lấy các hậu quả nghề nghiệp. Trên thực tế, họ có rất ít lựa chọn vì đại đa số các nhân viên này làm việc trong khu vực công.
Theo hiệp hội này, đạo luật mới sẽ biến đổi việc phá thai từ “một vi phạm trước pháp luật” thành “một quyền lợi có thể thực thi trong một thời điểm nhất định”. Điều ấy sẽ tạo thêm nhiều áp lực cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe. Vì trước đây họ có thể từ chối không thi hành việc phá thai mà khỏi cần nại đến việc phản kháng bằng lương tâm. Với đạo luật mới, phá thai sẽ được coi là một dịch vụ y khoa mà người ta có quyền đòi hỏi.
Nhận định về tài liệu "Dignitas Personae" (phẩm giá con người)
Đức Cha Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, và là chủ tịch Vọng Quan Sát Quốc Tế Hồng Y Nguyễn Văn Thuận Về Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội (the Cardinal Van Thuân International Observatory for the Social Doctrine of the Church) mới đây có viết một bài báo nhận định về tài liệu “Dignitas Personae” mà Tòa Thánh Vatican mới cho công bố hồi tháng Mười Hai năm ngoái.
Huấn giáo gần đây của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tựa là “Phẩm Giá Con Người” không phải là một tài liệu chỉ liên quan đến đạo đức sinh học mà thôi, nó còn chứa đựng khá nhiều cân nhắc có bản chất chính trị và xã hội nữa. Sau thông điệp “Phúc Âm Sự Sống”
(Evangelium Vitae, 1995) của Đức Gioan Phaolô II, chủ đề sự sống không những thường xuyên được bàn tới như là một phân chương của luân lý bản thân, một chiều kích tất nhiên nó có, mà còn được coi như chiều kích nền tảng của nền đạo đức học công cộng.
Thế là một lần nữa, sự sống và nơi tự nhiên tiếp nhận nó, hay, nói cách khác, dục tính con người, hôn nhân và gia đình đều cùng là nguồn gốc của chính xã hội. Huấn giáo “Phẩm Giá Con Người” cũng đi theo dòng suy tự này. Không những nó lượng định các khả thể kỹ thuật mới trong lãnh vực sinh sản và công trình di truyền (genetic engineering), mà còn đặt mọi yếu tố đó vào một bối cảnh rộng lớn hơn, đầu hết và trước hết là thần học và nhân học,nhưng còn bao gồm cả khía cạnh xã hội và chính trị nữa. Do đó, độc giả sẽ tìm thấy trong huấn giáo này nhiều lời lẽ (và ý niệm) như bình đẳng, công lý, sống chung hòa bình., ích chung, ách nô lệ, v.v…. Tất cả các ý niệm này đều có chỗ danh dự trong khoa nghĩa ngữ học (semantics) xã hội và chính trị.
Phẩm giá mà người ta phải nhìn nhận cho từng hữu thể nhân bản chính là cốt lõi của huấn giáo. Bác bỏ phẩm giá ấy trong các thủ tục sinh sản qua việc thụ thai trong ống nghiệm hay qua việc tự ý loại bỏ các phôi thai nhân bản “đều sẽ dẫn tới việc làm giảm lòng tôn trọng phải có đối với mọi con người. Mặt khác, việc nhìn nhận lòng tôn trọng ấy sẽ được cổ vũ bằng tình âu yếm của vợ chồng, những người luôn được nuôi dưỡng bằng tình yêu phu thê” (Số 16). Nếu lòng tôn trọng ấy phai nhạt đi trong chính cái phân bộ quan yếu này, thì ý thức về phẩm giá con người chắc chắn sẽ có khuynh hướng mỗi ngày một lợt lạt đi hơn nữa trong các phân bộ khác của nỗ lực con người (kinh tế, thế giới cần lao, lãnh vực thiếu sót xã hội). Khi con người chiều theo lý lẽ duy nhất của các thèm muốn chủ quan, kết cục họ sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào áp lực kinh tế. Đặt sự sống và phẩm giá của phôi thai vào tay các kỹ thuật viên là tạo ra ách thống trị của kỹ thuật, một cái ách cũng sẽ đi hàng đầu trong các phạm vi khác của đời sống xã hội (xem Số 17). Huấn giáo này dựa vào thứ luận lý chắc chắn của mạch lạc và thiếu mạch lạc (coherence and incoherence): điều ta làm hay không làm ở chính lúc khởi đầu sự sống không thể nào không đưa lại các hậu quả sau này.
Nhiều kỹ thuật trong việc lựa lọc phôi thai cũng như công trình di truyền học chỉ là các biểu thức của “não trạng ưu sinh học”, mà đến lượt mình chúng sẽ hỗ trợ lại não trạng ấy. Ta đọc thấy trong huấn giáo có đoạn này: “Điều ấy đi ngược lại chân lý nền tảng về sự bình đẳng giữa mọi con người, một chân lý đã được phát biểu bằng nguyên lý công bình, mà việc vi phạm về lâu về dài sẽ gây hại cho sự chung sống hòa bình giữa các cá nhân” (Số 27). Bình đẳng, công bình và hòa bình chính là ba yếu tố nền tảng của ích chung. Não trạng ưu sinh học ngầm phá hoại ích chung của xã hội nói chung vì nó áp đặt một nguyên lý trong đó ý chí một số người thắng vượt tự do của nhiều người khác.
Tuy nhiên, chính trong phần kết luận (các Số 36-37), huấn giáo mới đặt định các đường nét chính về xã hội và chính trị cho luận điểm của mình. Tài liệu đã hợp thời nhắc lại đoạn văn thời danh của “Phúc Âm Sự Sống” là đoạn nhắc ta nhớ tới (thông điệp) “Tân Sự” (Rerum Novarum) và vẽ cho ta một loại suy giữa thợ thuyền, là người nghèo lúc ấy, và phôi thai nhân bản bị từ chối quyền sống, là người nghèo bây giờ. Ngày nay cũng như ngày trước, Giáo Hội lớn tiếng bênh vực những người ít được bênh vực hơn cả, vì ý thức rõ rằng các tài nguyên nhân bản chẳng may đã bị sử dụng hết thẩy cho cái xấu hơn là cho cái tốt. Trong số những cuộc tấn công vào sự sống con người, huấn giáo nhắc tới nạn nghèo, nạn thiếu phát triển, nạn hủy hoại hệ sinh thái, nạn vũ khí và chiến tranh (Số 36). Trong số các ngăn cản được nhiều người ngày nay chấp nhận và là các ngăn cản nhằm bảo vệ phẩm giá con người, huấn giáo nhắc đến những hạn chế chống lại chủ nghĩa kỳ thị sắc tộc, chống lại chế độ nô lệ, và chống lại nạn kỳ thị phụ nữ, trẻ em, người đau yếu và khuyết tật (Số 37). Giáo huấn này có địa vị xứng đáng trong lãnh vực các cổ vũ và hạn chế nói trên. Nó cho ta thấy rằng ta không thể tách biệt được giá trị của sự sống và phẩm giá con người, do đó, đạo đức sinh học phải là một phần trong vấn đề xã hội.
Trong tuần này, nhiều tin tức vui xẩy đến cho mặt trận tranh đấu phò sự sống.
Nhà cầm quyền Nga ủng hộ kế hoạch mở trung tâm phò sự sống
Tin Zenit ngày 25 tháng Hai cho hay: đang có kế hoạch mở ba trung tâm phò sự sống cho các phụ nữ có ý định phá thai tại Nga. Cơ quan “Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu” (Aid to the Church in Need) tường trình rằng nhà cầm quyền Nga, theo truyền thống vốn phò phá thai từ những ngày còn chế độ Xô Viết, nay đã thay đổi quan điểm. Các bác sĩ nhà nước ủng hộ các trung tâm cố vấn này do họ rất quan tâm tới sinh xuất khá thấp của đất nước, cũng như tình hình dân số đang biến đổi.
Cha Michael Shields dự tính sẽ mở trung tâm đầu tiên vào tháng Sáu tới tại Magadan, một thành phố tại phía đông Tây Bá Lợi Á, mà theo lịch sử vốn được biết đến nhờ các “quần đảo gulac” của Xô Viết. Nó sẽ đem lại cho cha và các thiện nguyện viên của cha cơ hội làm việc với các phụ nữ vào thời điểm họ biết chắc mình mang thai và bắt đầu tính toán các giải pháp. Cha Shields cho cơ quan “Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu” hay: “điều hết sức lạ lùng là vị bác sĩ hiện đang làm việc tại Trung Tâm Tham Vấn Phụ Nữ ở Madagan đã tiếp xúc với chúng tôi để xem xem liệu chúng tôi có sẵn lòng khai triển một dự án ở đó hay không”
Vị linh mục vốn thuộc Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu này nói: “Điều ấy trước nay vẫn được coi là kỳ diệu vì thực sự Nga đang chuyển mình và muốn thấy nhiều vụ sinh nở hơn trước. Chính phủ Nga biết rằng tình hình dân số của xứ sở không khả quan bao nhiêu và chính vì thế các bác sĩ sản khoa đã yêu cầu chúng tôi làm việc với và khích lệ các phụ nữ đang mang thai”.
Cha Shields bắt đầu công việc của ngài tại Ola, một làng kế cận, nơi ngài mở Quán Trọ Giáng Sinh (Nativity Inn) để cung cấp nơi ăn chốn ở ngắn hạn cho các trẻ sơ sinh và cha mẹ chúng. Các thiếu nữ dọn đến khu vực này để học hành thường bị đuổi khỏi ký túc xá của trường khi bị khám phá thấy có thai. Cha cho mở cái quán trên chính là để nối vòng tay lớn đối với các phụ nữ ấy.
Thành công tại Quán Trọ Giáng Sinh được nhiều người ủng hộ và mở cửa dẫn tới các trung tâm phò sự sống. Ngài nhấn mạnh tới ý nghĩa đại kết của công trình này, vì Giáo Hội Chính Thống Nga đã cam kết hỗ trợ các hoạt động phò sinh. Cha Shields tường trình rằng: “điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cách dự án Quán Trọ Sáng Sinh và trung tâm tại nhà thờ Madagan của chúng tôi đã phát triển ra sao chỉ nhờ vào lời truyền miệng. Nhiều lần chúng tôi nhận ra các phụ nữ tới đây là vì được nghe các phụ nữ khác cùng hoàn cảnh nói về chúng tôi”. Ngài cho rằng: “chúng tôi tổ chức các buổi gặp gỡ thường xuyên cho các phụ nữ tham gia chương trình của chúng tôi và quả rất tốt đẹp khi thấy họ an toàn với các đứa con của họ... ”
Giải Thưởng Điện Ảnh Về Văn Hóa Sự Sống Năm 2009
Cũng tin của Zenit ngày 25 tháng Hai từ Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, cho hay: tuần lễ này là tuần lễ của giải thưởng điện ảnh và kết quả đã được công bố cho các giải có hình ảnh, có diễn viên và có truyện phim hay nhất, theo nhãn giới văn hóa sự sống.
Tờ tuần báo Alpha và Omega của tổng giáo phận Công Giáo Madrid, do nhật báo ABC phân phối, đã trao tặng các giải đặc biệt cho việc sản xuất các phim chính để bênh vực sự sống. Tờ tuần báo này bình chọn năm cuốn phim phò sự sống phát hành trong năm 2008, bốn cuốn nói về phá thai và một cuốn nói về an tử (euthanasia): “Juno” (Phim hay nhất, truyện phim hay nhất, đạo diễn: Jason Reitman; viết truyện phim: Diablo Cody); “Bella” (Nữ tài tử chính hay nhất: Tammy Blanchard); “Bốn tháng, ba tuần và hai ngày”; “Chiếc Chuông Nhào Lộn và Con Bướm” (Phim hay nhất, đạo diễn hay nhất: Julian Schnabel); “Công Chúa Nebraska”.
Giám đốc tờ tuần san trên, là Miguel Angel Velasco, cho hay: “(chống lại) khuynh hướng trao giải thưởng cho các phim đại diện cho ‘văn hóa sự chết’, (chúng tôi) muốn tưởng thưởng các phim khác biết bênh vực ‘văn hóa sự sống’cách này hay cách khác”.
Lời công bố giải thưởng có đoạn viết: “Vào một thời điểm trong đó phẩm giá những con người yếu đuối nhất bị các chính trị gia và các nhà lập pháp của nhiều quốc gia văn minh trắng trợn chà đạp, các cuốn phim này dường như đang đi ngược dòng, vì đã ca tụng giá trị tích cực của sự sống, dù trong các hoàn cảnh cực kỳ đau đớn”.
Lời công bố ấy nói tiếp: “Và các cuốn phim này không phải là các cuốn phim đấu tranh, thiếu mạch lạc hay phản động, mà chúng cũng không do các nhà đạo diễn phò sự sống dàn dựng. Chúng là những câu truyện nhân bản đầy xúc động và cảm kích làm chứng cho niềm vui đơn giản được sống”
Các vấn đề quốc tế
Lời công bố trên cũng đã nhận định về các cuốn phim như “Ôi Giêrusalem” (Bi kịch lịch sử hay nhất, do Chris Kraus đạo diễn) và “Người Thả Diều” (Âm nhạc hay nhất: Alberto Iglesias) là những cuốn phim đưa ra “một cái nhìn đầy hy vọng đối với các tranh chấp quốc tế hết sức đáng lo ngại” và đã đề cập tới các vấn đề ấy “một cách thông minh” với mục đích hợp nhất chứ không chia rẽ con người.
Tương tự như thế, các giám khảo cũng cho rằng các cuốn phim như “Trong Thung Lũng Elah” (Diễn viên chính hay nhất: Tommy Lee Jones) đã đưa ra lời phê phán đối với các hình thức chiến tranh và can thiệp quân sự mới, tách biệt khỏi qui luật đạo đức. Các phim khác như “Làn Sóng” (Phim giáo dục hay nhất, đạo diễn Dennis Gansel) cảnh cáo chúng ta phải cảnh giác trước những cám dỗ mị dân và độc tài hiện đang trăm hoa đua nở tại các nước đang kinh qua khủng hoảng về luân lý, kinh tế và văn hóa.
Juan Orellana, một nhà phê bình điện ảnh và là một trong các giám khảo của giải thưởng cho hay: các cuốn phim này “xác nhận tình trạng lành mạnh của nền điện ảnh độc lập của Mỹ, nền điện ảnh của Đức và các phim hoạt họa”. Ông cho rằng hiện đang có sự pha trộn đầy thích thú trong các phim gia đình. Trong năm 2008, có một số phim bênh vực các hình thức mới lạ và nguyên thủy của sự sống và cũng có những cuốn phim như “Chiếc Chuông Nhào Lộn và Con Bướm” biết cố gắng nắm bắt “tính trầm trọng của giây phút lịch sử” trong đó, ta tự tìm ra mình và đưa ra một đáp ứng đầy hy vọng và trong sáng.
Cuốn phim “Guadalupe” (Phim có chủ đề Kitô Giáo hay nhất, đạo diễn: Santiago Parra) được trao giải thưởng hình ảnh đẹp nhất. Đây là một bi kịch gia đình nhằm làm nổi bật hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Việc khảo sát bức ảnh về phương diện khoa học đã trở thành một cuộc hành trình khám phá bản thân đối với một gia đình phải đương đầu với quá khứ của mình.
Công trình lớn
Đức Cha César Franco, Giám Mục Phụ Tá của Madrid, người chủ tọa ủy ban giám khảo, lên tiếng ca ngợi các phim hay là “công trình của tinh thần con người đề cập tới các vấn đề của con người”. Theo ngài, có hai cách làm phim, cũng như vốn có hai cách sống vậy. Một cách mở ra các giá trị của cá nhân, cách kia đóng chúng lại. Con người sẽ luôn thực hiện các công trình vĩ đại trong mọi lãnh vực, và nhân loại sẽ mang nhiều hoa trái trong các công trình nghệ thuật, vì họ “được kêu gọi tiến tới cái đẹp”. Đức cha cho rằng xem phim là một “phấn chấn”, vì nó mang con người “tới ngọn nguồn cái đẹp”
Tây Ban Nha vi phạm quyền lương tâm
Tây Ban Nha vốn đã có một đạo luật cho phép phá thai dễ dãi nhất xưa nay, nhưng nay lại đang có ý định nới rộng thêm đạo luật ấy, làm cho tỷ lệ phá thai ở nước đó đã cao nhất sẽ còn cao hơn nữa trong tương lai.
Thực vậy, luật lệ hiện nay đòi người mẹ phải có giấy bác sĩ xác nhận đứa trẻ chưa sinh là mối nguy hại cho sức khỏe thể lý và tâm lý của mình thì mới được phá thai. Dự luật mới đang được xem sét sẽ loại bỏ đòi hỏi đó đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Theo một công bố mới đây của “Asociación Nacional para la Defensa del Derecho a la Objeción de Conciencia” (Hiệp Hội Toàn Quốc Nhằm Bảo Vệ Quyền Phản Kháng Của Lương Tâm), dự luật này “chỉ đáp ứng các động lực có tính ý thức hệ”. Bản công bố này quả quyết rằng dự luật sẽ mang tới cho các nhân viên chăm sóc y tế một thế lưỡng nan giữa việc phải chiều theo một ý thức hệ hay nhận lấy các hậu quả nghề nghiệp. Trên thực tế, họ có rất ít lựa chọn vì đại đa số các nhân viên này làm việc trong khu vực công.
Theo hiệp hội này, đạo luật mới sẽ biến đổi việc phá thai từ “một vi phạm trước pháp luật” thành “một quyền lợi có thể thực thi trong một thời điểm nhất định”. Điều ấy sẽ tạo thêm nhiều áp lực cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe. Vì trước đây họ có thể từ chối không thi hành việc phá thai mà khỏi cần nại đến việc phản kháng bằng lương tâm. Với đạo luật mới, phá thai sẽ được coi là một dịch vụ y khoa mà người ta có quyền đòi hỏi.
Nhận định về tài liệu "Dignitas Personae" (phẩm giá con người)
Đức Cha Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, và là chủ tịch Vọng Quan Sát Quốc Tế Hồng Y Nguyễn Văn Thuận Về Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội (the Cardinal Van Thuân International Observatory for the Social Doctrine of the Church) mới đây có viết một bài báo nhận định về tài liệu “Dignitas Personae” mà Tòa Thánh Vatican mới cho công bố hồi tháng Mười Hai năm ngoái.
Huấn giáo gần đây của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tựa là “Phẩm Giá Con Người” không phải là một tài liệu chỉ liên quan đến đạo đức sinh học mà thôi, nó còn chứa đựng khá nhiều cân nhắc có bản chất chính trị và xã hội nữa. Sau thông điệp “Phúc Âm Sự Sống”
(Evangelium Vitae, 1995) của Đức Gioan Phaolô II, chủ đề sự sống không những thường xuyên được bàn tới như là một phân chương của luân lý bản thân, một chiều kích tất nhiên nó có, mà còn được coi như chiều kích nền tảng của nền đạo đức học công cộng.
Thế là một lần nữa, sự sống và nơi tự nhiên tiếp nhận nó, hay, nói cách khác, dục tính con người, hôn nhân và gia đình đều cùng là nguồn gốc của chính xã hội. Huấn giáo “Phẩm Giá Con Người” cũng đi theo dòng suy tự này. Không những nó lượng định các khả thể kỹ thuật mới trong lãnh vực sinh sản và công trình di truyền (genetic engineering), mà còn đặt mọi yếu tố đó vào một bối cảnh rộng lớn hơn, đầu hết và trước hết là thần học và nhân học,nhưng còn bao gồm cả khía cạnh xã hội và chính trị nữa. Do đó, độc giả sẽ tìm thấy trong huấn giáo này nhiều lời lẽ (và ý niệm) như bình đẳng, công lý, sống chung hòa bình., ích chung, ách nô lệ, v.v…. Tất cả các ý niệm này đều có chỗ danh dự trong khoa nghĩa ngữ học (semantics) xã hội và chính trị.
Phẩm giá mà người ta phải nhìn nhận cho từng hữu thể nhân bản chính là cốt lõi của huấn giáo. Bác bỏ phẩm giá ấy trong các thủ tục sinh sản qua việc thụ thai trong ống nghiệm hay qua việc tự ý loại bỏ các phôi thai nhân bản “đều sẽ dẫn tới việc làm giảm lòng tôn trọng phải có đối với mọi con người. Mặt khác, việc nhìn nhận lòng tôn trọng ấy sẽ được cổ vũ bằng tình âu yếm của vợ chồng, những người luôn được nuôi dưỡng bằng tình yêu phu thê” (Số 16). Nếu lòng tôn trọng ấy phai nhạt đi trong chính cái phân bộ quan yếu này, thì ý thức về phẩm giá con người chắc chắn sẽ có khuynh hướng mỗi ngày một lợt lạt đi hơn nữa trong các phân bộ khác của nỗ lực con người (kinh tế, thế giới cần lao, lãnh vực thiếu sót xã hội). Khi con người chiều theo lý lẽ duy nhất của các thèm muốn chủ quan, kết cục họ sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào áp lực kinh tế. Đặt sự sống và phẩm giá của phôi thai vào tay các kỹ thuật viên là tạo ra ách thống trị của kỹ thuật, một cái ách cũng sẽ đi hàng đầu trong các phạm vi khác của đời sống xã hội (xem Số 17). Huấn giáo này dựa vào thứ luận lý chắc chắn của mạch lạc và thiếu mạch lạc (coherence and incoherence): điều ta làm hay không làm ở chính lúc khởi đầu sự sống không thể nào không đưa lại các hậu quả sau này.
Nhiều kỹ thuật trong việc lựa lọc phôi thai cũng như công trình di truyền học chỉ là các biểu thức của “não trạng ưu sinh học”, mà đến lượt mình chúng sẽ hỗ trợ lại não trạng ấy. Ta đọc thấy trong huấn giáo có đoạn này: “Điều ấy đi ngược lại chân lý nền tảng về sự bình đẳng giữa mọi con người, một chân lý đã được phát biểu bằng nguyên lý công bình, mà việc vi phạm về lâu về dài sẽ gây hại cho sự chung sống hòa bình giữa các cá nhân” (Số 27). Bình đẳng, công bình và hòa bình chính là ba yếu tố nền tảng của ích chung. Não trạng ưu sinh học ngầm phá hoại ích chung của xã hội nói chung vì nó áp đặt một nguyên lý trong đó ý chí một số người thắng vượt tự do của nhiều người khác.
Tuy nhiên, chính trong phần kết luận (các Số 36-37), huấn giáo mới đặt định các đường nét chính về xã hội và chính trị cho luận điểm của mình. Tài liệu đã hợp thời nhắc lại đoạn văn thời danh của “Phúc Âm Sự Sống” là đoạn nhắc ta nhớ tới (thông điệp) “Tân Sự” (Rerum Novarum) và vẽ cho ta một loại suy giữa thợ thuyền, là người nghèo lúc ấy, và phôi thai nhân bản bị từ chối quyền sống, là người nghèo bây giờ. Ngày nay cũng như ngày trước, Giáo Hội lớn tiếng bênh vực những người ít được bênh vực hơn cả, vì ý thức rõ rằng các tài nguyên nhân bản chẳng may đã bị sử dụng hết thẩy cho cái xấu hơn là cho cái tốt. Trong số những cuộc tấn công vào sự sống con người, huấn giáo nhắc tới nạn nghèo, nạn thiếu phát triển, nạn hủy hoại hệ sinh thái, nạn vũ khí và chiến tranh (Số 36). Trong số các ngăn cản được nhiều người ngày nay chấp nhận và là các ngăn cản nhằm bảo vệ phẩm giá con người, huấn giáo nhắc đến những hạn chế chống lại chủ nghĩa kỳ thị sắc tộc, chống lại chế độ nô lệ, và chống lại nạn kỳ thị phụ nữ, trẻ em, người đau yếu và khuyết tật (Số 37). Giáo huấn này có địa vị xứng đáng trong lãnh vực các cổ vũ và hạn chế nói trên. Nó cho ta thấy rằng ta không thể tách biệt được giá trị của sự sống và phẩm giá con người, do đó, đạo đức sinh học phải là một phần trong vấn đề xã hội.
Đức Thánh Cha viết tông huấn lên án bất công kinh tế.
Nguyễn Long Thao
02:56 27/02/2009
VATICAN CITY27/02/09 - Hãng thông tấn Reuters đưa tin ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi triều yết dành cho các giáo sĩ diễn ra ngày hôm qua, thứ Năm 26/2/09, tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo có bổ phận phải lên án bất công kinh tế đã đưa toàn cầu tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay và Ngài cho biết vấn đề này sẽ được trình bày trong một tông huấn được ban hành trong một ngày gần đây.
Ngài nói với các giáo sĩ” Giáo Hội phải lên án những sai lầm căn bản đượcc biểu lộ rõ rệt qua sự sụp đổ của các đại ngân hàng tại Hoa Kỳ”
Về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ĐTC cho rằng: “Sự tham lam của con người và sự sùng bái thần tượng chống lại Thiên Chúa, đồng thời việc ngụy tạo hình ảnh Thiên Chúa thành thứ qủy Mammon đã là nguyên nhân đưa tới sự khủng hoảng toàn cầu”
Do vậy Ngài khẳng định “Chúng ta phải can đảm lên án các việc này”
Được biết Tòa Thánh Vatican trước đây vẫn coi hệ thống tài chánh toàn cầu là hệ thống tập trung, thiển cẩn, thiếu quan tâm đến người nghèo. Vào đầu năm dương lịch vừa qua, ĐTC đã lên tiếng kêu gọi thế giới phải liên kết lại chống nạn nghèo đói đang ngày càng tồi tệ hơn vì khủng hoảng tài chánh.
Tưởng cũng nên nói thêm tông huấn là tài liệu giáo huấn cao nhất của ĐTC gửi tới toàn thể thành phần dân Chúa trong Giáo Hội. Tài liệu là kim chỉ nam cho tòan Giáo Hội nên được viết rất kỹ lưỡng được dẫn chứng bằng những tư tưởng của các thánh, được tham chiếu tư tưởng của các triết gia và các học giả trên toàn thế giới.
Ngài nói với các giáo sĩ” Giáo Hội phải lên án những sai lầm căn bản đượcc biểu lộ rõ rệt qua sự sụp đổ của các đại ngân hàng tại Hoa Kỳ”
Về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ĐTC cho rằng: “Sự tham lam của con người và sự sùng bái thần tượng chống lại Thiên Chúa, đồng thời việc ngụy tạo hình ảnh Thiên Chúa thành thứ qủy Mammon đã là nguyên nhân đưa tới sự khủng hoảng toàn cầu”
Do vậy Ngài khẳng định “Chúng ta phải can đảm lên án các việc này”
Được biết Tòa Thánh Vatican trước đây vẫn coi hệ thống tài chánh toàn cầu là hệ thống tập trung, thiển cẩn, thiếu quan tâm đến người nghèo. Vào đầu năm dương lịch vừa qua, ĐTC đã lên tiếng kêu gọi thế giới phải liên kết lại chống nạn nghèo đói đang ngày càng tồi tệ hơn vì khủng hoảng tài chánh.
Tưởng cũng nên nói thêm tông huấn là tài liệu giáo huấn cao nhất của ĐTC gửi tới toàn thể thành phần dân Chúa trong Giáo Hội. Tài liệu là kim chỉ nam cho tòan Giáo Hội nên được viết rất kỹ lưỡng được dẫn chứng bằng những tư tưởng của các thánh, được tham chiếu tư tưởng của các triết gia và các học giả trên toàn thế giới.
Giám Mục Williamson xin lỗi về những bình luận liên quan đến nạn Diệt Chủng
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:05 27/02/2009
LONDON (ZENIT) - Hôm 26/2, Giám Mục Richard Williamson, thành viên của Huynh Đoàn Thánh Piô X vừa được tha vạ tuyệt thông, đã xin lỗi về những tuyên bố trong đó ngài từ chối quy mô của Nạn Diệt Chủng người Do Thái (Holocaust).
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Tư trong chuyến quay trở lại Luân Đôn sau khi bị chính phủ Argentina trục xuất, Đức Giám Mục giải thích rằng "Đức Thánh Cha và bề trên của tôi, Đức Giám Mục Bernard Fellay, đã yêu cầu tôi xem xét lại bình luận mà tôi đưa ra trên truyền hình Thụy Điển bốn tháng trước đây, vì hậu quả của chúng thật nặng nề".
Đức Giám Mục cùng với ba giám mục Lefebvrite, đã có 20 năm bị vạ tuyệt thông vừa mới được tha vào cuối Tháng Giêng trong khuôn khổ tiếp tục những nỗ lực của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI để hàn gắn sự ly giáo giữa Huynh Đoàn và Giáo Hội. Trong cùng thời gian đó, Đức Giám Mục đã xuất hiện công khai trên truyền hình và đưa ra tuyên bố giản lược hóa về Nạn Diệt Chủng người Do Thái gây ra sự tranh cãi trên diện rộng.
Đức Giám Mục Bishop Williamson cho hay thêm: "Theo dõi những hậu quả này tôi có thể nói một cách thành thật rằng tôi rất tiếc đã có bình luận như thế, và rằng nếu tôi biết trước hoàn toàn về tổn thương và đau đớn làm cho họ phẫn nộ, không những đối với Giáo Hội, mà còn đối với những người sống sót và người thân của những nạn nhân của bất công dưới thời Đệ Tam Quốc Xã, tôi sẽ không đưa ra bình luận".
Đức Giám Mục cho rằng trên truyền hình Thụy Điển, ngài chỉ đưa ra "quan điểm [...] của một người không là sử gia" từ một viễn tượng "được hình thành cách đây 20 năm trên cơ sở chứng cứ khả dụng thời đó, và hiếm khi được công bố".
Tuy nhiên, ngài thừa nhận "các sự kiện trong các tuần qua và từ lời khuyên của các thành viên cao cấp của Huynh Đoàn Thánh Piô X đã thuyết phục tôi phải chịu trách nhiệm về nhiều đau đớn đã gây ra". Ngài nói thêm: "Đối với tất cả những linh hồn thực sự bị phẫn uất vì những gì tôi phát biểu, trước mặt Thiên Chúa tôi xin lỗi".
Đức Giám Mục Williamson kết luận: "Như Đức Thánh Cha đã nói, mỗi hành động bạo lực bất công chống lại một người làm tổn thương đến toàn thể nhân loại".
Hôm 12/02, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lặp lại quan điểm của Giáo Hội về Nạn Diệt Chủng người Do Thái, ngài khẳng định rằng "rõ ràng rằng mọi phủ nhận hay giảm thiểu hóa tội ác kinh khủng này là không thể chịu đựng được và đồng thời không thể chấp nhận được".
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Tư trong chuyến quay trở lại Luân Đôn sau khi bị chính phủ Argentina trục xuất, Đức Giám Mục giải thích rằng "Đức Thánh Cha và bề trên của tôi, Đức Giám Mục Bernard Fellay, đã yêu cầu tôi xem xét lại bình luận mà tôi đưa ra trên truyền hình Thụy Điển bốn tháng trước đây, vì hậu quả của chúng thật nặng nề".
Đức Giám Mục cùng với ba giám mục Lefebvrite, đã có 20 năm bị vạ tuyệt thông vừa mới được tha vào cuối Tháng Giêng trong khuôn khổ tiếp tục những nỗ lực của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI để hàn gắn sự ly giáo giữa Huynh Đoàn và Giáo Hội. Trong cùng thời gian đó, Đức Giám Mục đã xuất hiện công khai trên truyền hình và đưa ra tuyên bố giản lược hóa về Nạn Diệt Chủng người Do Thái gây ra sự tranh cãi trên diện rộng.
Đức Giám Mục Bishop Williamson cho hay thêm: "Theo dõi những hậu quả này tôi có thể nói một cách thành thật rằng tôi rất tiếc đã có bình luận như thế, và rằng nếu tôi biết trước hoàn toàn về tổn thương và đau đớn làm cho họ phẫn nộ, không những đối với Giáo Hội, mà còn đối với những người sống sót và người thân của những nạn nhân của bất công dưới thời Đệ Tam Quốc Xã, tôi sẽ không đưa ra bình luận".
Đức Giám Mục cho rằng trên truyền hình Thụy Điển, ngài chỉ đưa ra "quan điểm [...] của một người không là sử gia" từ một viễn tượng "được hình thành cách đây 20 năm trên cơ sở chứng cứ khả dụng thời đó, và hiếm khi được công bố".
Tuy nhiên, ngài thừa nhận "các sự kiện trong các tuần qua và từ lời khuyên của các thành viên cao cấp của Huynh Đoàn Thánh Piô X đã thuyết phục tôi phải chịu trách nhiệm về nhiều đau đớn đã gây ra". Ngài nói thêm: "Đối với tất cả những linh hồn thực sự bị phẫn uất vì những gì tôi phát biểu, trước mặt Thiên Chúa tôi xin lỗi".
Đức Giám Mục Williamson kết luận: "Như Đức Thánh Cha đã nói, mỗi hành động bạo lực bất công chống lại một người làm tổn thương đến toàn thể nhân loại".
Hôm 12/02, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lặp lại quan điểm của Giáo Hội về Nạn Diệt Chủng người Do Thái, ngài khẳng định rằng "rõ ràng rằng mọi phủ nhận hay giảm thiểu hóa tội ác kinh khủng này là không thể chịu đựng được và đồng thời không thể chấp nhận được".
Tông huấn của ĐTC Bênêđictô XVI về xã hội phải trì hoãn ban hành vì khủng hoảng kinh tế.
Nguyễn Long Thao
20:01 27/02/2009
VATICAN CITY 27/02/09- Hôm qua Vietcatholic dựa trên nguồn tin của hãng thông tấn Reuter đưa tin rằng trong phiên triều kiến dành cho các giáo sĩ giáo phận Roma, ĐTC Bênêđictô XVI loan tin Ngài sẽ ban hành tông huấn về vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, sáng nay Tòa Thánh cho biết thêm chi tiết là tông huấn mà thế giới chờ đợi lâu nay sẽ phải trì hoãn ban hành vì thế giới đang phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế Do vậy tông huấn cần được bổ túc thêm về những vấn đề xã hội quan trọng này.
Dù sao, về vấn đề kinh tế, Đức Thánh Cha cũng nói “ Chúng ta phải can đảm lên án hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay” và Ngài nói thêm “Lòng tham lam của con người đã là nguyên nhân căn bản gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế.
Ngài kết luận “ Không thể thiết lập được một nền công lý nếu chỉ dựa trên những cải cách kinh tế. Cải cách là điều cần thiết nhưng cũng cần phải có những con người công chính”
Tuy nhiên, sáng nay Tòa Thánh cho biết thêm chi tiết là tông huấn mà thế giới chờ đợi lâu nay sẽ phải trì hoãn ban hành vì thế giới đang phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế Do vậy tông huấn cần được bổ túc thêm về những vấn đề xã hội quan trọng này.
Dù sao, về vấn đề kinh tế, Đức Thánh Cha cũng nói “ Chúng ta phải can đảm lên án hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay” và Ngài nói thêm “Lòng tham lam của con người đã là nguyên nhân căn bản gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế.
Ngài kết luận “ Không thể thiết lập được một nền công lý nếu chỉ dựa trên những cải cách kinh tế. Cải cách là điều cần thiết nhưng cũng cần phải có những con người công chính”
Top Stories
Intimidation campaign against lawyer for faithful of Thai Ha
Asia-News
19:54 27/02/2009
With no explanation, a search has been conducted of the office of the lawyer handling a lawsuit against the media of the regime. A letter from the Lawyers' Association details the accusations against him by the police, and an article in the Security newspaper discusses fraudulent income.
Hanoi (AsiaNews/EDA) - The Vietnamese authorities have launched a campaign of intimidation against the lawyer for the faithful of the parish of Thai Ha sentenced for "disorderly conduct" and "damaging state property." The lawyer Lê Tran Luât is also handling a lawsuit by the defendants, accusing the state media of false reporting on the trial. In particular, admissions of responsibility were attributed to the defendants, when instead they had proclaimed their innocence.
Yesterday, according to Eglises d’Asie, the website of the parish of Thai Ha reported a search by the police at the lawyer's office, in Ho Chi Minh City. The lawyer was not there, because he was in Hanoi for the lawsuit of the faithful of Thai Ha. Computers and other articles belonging to the lawyer were confiscated. Eyewitnesses protested, but received no explanation. Some of them were taken away by the officers.
This is not the first action that the authorities have undertaken against the attorney Luât, who in addition to defending the faithful of Thai Ha, also works with people unjustly deprived of their land, or victims of other abuses. On February 10, an official letter from the Lawyers' Association of the province of Ninh Thuân, where he is registered, informed him that the police and the magistrature of the province had told the association about certain infractions he was suspected of committing in exercising his profession, and summoned him to explain these alleged infractions. On February 24, the newspaper Security of Ho Chi Minh City (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) published an article stating that it had received a great number of complaints against the lawyer, accusing him of fraudulent income. The article seems to have been intended to prepare public opinion for measures against the attorney.
Luât himself has revealed that on the morning of the 24th, someone phoned him to warn him that a press campaign was being prepared against him, and asking him to have nothing more to do with the Thai Ha affair, and in particular to withdraw the accusations against the media of the regime.
Hanoi (AsiaNews/EDA) - The Vietnamese authorities have launched a campaign of intimidation against the lawyer for the faithful of the parish of Thai Ha sentenced for "disorderly conduct" and "damaging state property." The lawyer Lê Tran Luât is also handling a lawsuit by the defendants, accusing the state media of false reporting on the trial. In particular, admissions of responsibility were attributed to the defendants, when instead they had proclaimed their innocence.
Yesterday, according to Eglises d’Asie, the website of the parish of Thai Ha reported a search by the police at the lawyer's office, in Ho Chi Minh City. The lawyer was not there, because he was in Hanoi for the lawsuit of the faithful of Thai Ha. Computers and other articles belonging to the lawyer were confiscated. Eyewitnesses protested, but received no explanation. Some of them were taken away by the officers.
This is not the first action that the authorities have undertaken against the attorney Luât, who in addition to defending the faithful of Thai Ha, also works with people unjustly deprived of their land, or victims of other abuses. On February 10, an official letter from the Lawyers' Association of the province of Ninh Thuân, where he is registered, informed him that the police and the magistrature of the province had told the association about certain infractions he was suspected of committing in exercising his profession, and summoned him to explain these alleged infractions. On February 24, the newspaper Security of Ho Chi Minh City (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) published an article stating that it had received a great number of complaints against the lawyer, accusing him of fraudulent income. The article seems to have been intended to prepare public opinion for measures against the attorney.
Luât himself has revealed that on the morning of the 24th, someone phoned him to warn him that a press campaign was being prepared against him, and asking him to have nothing more to do with the Thai Ha affair, and in particular to withdraw the accusations against the media of the regime.
Campagna di intimidazioni contro l’avvocato dei fedeli di Thai Ha
Asia-News
19:55 27/02/2009
Perquisito, senza dare spiegazioni, lo studio del legale che patrocina la causa dei condannati contro i media di regime. Una lettera dell’Ordine degli avvocati che riferisce di accuse contro di lui della polizia ed un articolo sul giornale della Sicurezza, che parla di guadagni fraudolenti.
Hanoi (AsiaNews/EDA) - Le autorità vietnamite hanno lanciato una campagna di intimidazione contro l’avvocato degli otto fedeli della parrocchia di Thai Ha condannati per “condotta disordinata” e “danneggiamento di proprietà statali”. L’avvocato Lê Tran Luât sta patrocinando anche una causa promossa dai condannati contro i media statali che hanno dato falsi resoconti del processo. In particolare sono state attribuite agli imputati ammissioni di responsabilità, quando invece si erano proclamati innocenti.
Ieri, a quanto scrive Eglises d’Asie, il sito della parrocchia di Thai Ha ha riferito di una perquisizione operata dalla polizia nello studio dell’avvocato, a Ho Chi Minh City. L’avvocato era assente, perché si trova a Hanoi proprio per la causa dei fedeli di Thai Ha. Nella perquisizione sono stati sequestrati computer e oggetti di proprietà de legale. Testimoni presenti hanno protestato, ma non hanno avuto alcune spiegazione. Qualcuno è stato portato via dagli agenti.
Non è il primo atto che le autorità compiono contro l’avvocato Luât, che oltre ad aver difeso gli imputati di Thai Ha si occupa anche di persone spogliate ingiustamente delle loro terre o vittime di altri soprusi. Il 10 febbraio una lettera ufficiale dell’Ordine degli avvocati della provincia di Ninh Thuân, ove egli è iscritto, gli comunicava che la polizia e la magistratura della provincia avevano informato lo stesso Ordine di alcune infrazioni che avrebbe commesso nell’esercizio della professione e lo convocava per chiarire tali infrazioni. Il 24 febbraio, il giornale della Sicurezza di Ho Chi Minh City (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) ha pubblicato un articolo nel quale afferma di aver ricevuto un gran numero di lamentele contro l’avvocato, accusandolo di guadagni fraudolenti. L’articolo sembra voler preparare l’opinione pubblica a qualche passo contro il legale.
Lo stesso Luât, peraltro, ha rivelato che proprio la mattina del 24, qualcuno gli ha telefonato avvertendolo che si stava preparando una campagna di stampa contro di lui e chiedendogli di non occuparsi più della vicenda di Thai Ha e in particolare di ritirare le accuse contro i media di regime.
Hanoi (AsiaNews/EDA) - Le autorità vietnamite hanno lanciato una campagna di intimidazione contro l’avvocato degli otto fedeli della parrocchia di Thai Ha condannati per “condotta disordinata” e “danneggiamento di proprietà statali”. L’avvocato Lê Tran Luât sta patrocinando anche una causa promossa dai condannati contro i media statali che hanno dato falsi resoconti del processo. In particolare sono state attribuite agli imputati ammissioni di responsabilità, quando invece si erano proclamati innocenti.
Ieri, a quanto scrive Eglises d’Asie, il sito della parrocchia di Thai Ha ha riferito di una perquisizione operata dalla polizia nello studio dell’avvocato, a Ho Chi Minh City. L’avvocato era assente, perché si trova a Hanoi proprio per la causa dei fedeli di Thai Ha. Nella perquisizione sono stati sequestrati computer e oggetti di proprietà de legale. Testimoni presenti hanno protestato, ma non hanno avuto alcune spiegazione. Qualcuno è stato portato via dagli agenti.
Non è il primo atto che le autorità compiono contro l’avvocato Luât, che oltre ad aver difeso gli imputati di Thai Ha si occupa anche di persone spogliate ingiustamente delle loro terre o vittime di altri soprusi. Il 10 febbraio una lettera ufficiale dell’Ordine degli avvocati della provincia di Ninh Thuân, ove egli è iscritto, gli comunicava che la polizia e la magistratura della provincia avevano informato lo stesso Ordine di alcune infrazioni che avrebbe commesso nell’esercizio della professione e lo convocava per chiarire tali infrazioni. Il 24 febbraio, il giornale della Sicurezza di Ho Chi Minh City (Bao Công An Thanh Phô Hô Chi Minh) ha pubblicato un articolo nel quale afferma di aver ricevuto un gran numero di lamentele contro l’avvocato, accusandolo di guadagni fraudolenti. L’articolo sembra voler preparare l’opinione pubblica a qualche passo contro il legale.
Lo stesso Luât, peraltro, ha rivelato che proprio la mattina del 24, qualcuno gli ha telefonato avvertendolo che si stava preparando una campagna di stampa contro di lui e chiedendogli di non occuparsi più della vicenda di Thai Ha e in particolare di ritirare le accuse contro i media di regime.
Sri Lanka: Face à l’opposition des chrétiens, le Parlement ajourne le projet de loi anti-conversion
Eglises d'Asie
01:42 27/02/2009
SRI LANKA: Face à l’opposition des chrétiens, le Parlement ajourne le projet de loi anti-conversion
Une commission parlementaire comprenant des députés chrétiens et des chefs de partis politiques, chargée d'examiner le 18 février dernier, le très controversé projet de loi anti-conversion, a conclu que sa promulgation pourrait avoir de graves conséquences, déclencher un conflit interreligieux et constituer une violation de la constitution du pays.
« Nous devons à tout prix éviter un conflit entre les bouddhistes et les chrétiens », a déclaré le 26 février à l’agence Ucanews, Joseph Michael Perera, député catholique et chef de l’opposition au Parlement [La chambre des députés du Sri Lanka compte environ 10 chrétiens sur les 225 parlementaires qui la constituent ](1).
De son côté, le ministre des Affaires religieuses, Pandu Bandaranayake, a confirmé que les chrétiens avaient demandé la clarification de certains termes du projet de loi et proposé des amendements à celui-ci. « Il sera donc réexaminé par un comité religieux consultatif, dépendant du Ministère des Affaires religieuses », a déclaré le ministre.
Ce n’est pas l’avis du vénérable Athureliya Rathana Thero, chef de file du parti bouddhiste extrêmiste Jathika Hela Urumaya (JHU, Héritage national cinghalais) au Parlement, qui assure que le projet de loi ne peut être soumis à l’approbation d’un tel comité. Le JHU est à l’origine du projet et le présente régulièrement au vote des parlementaires depuis 2004, malgré le jugement de la Cour d’Appel du Sri Lanka qui l’avait déclaré incompatible avec la constitution nationale laquelle reconnait la liberté religieuse.
Mgr Norbert Andradi, évêque d’Anuradhapura et Secrétaire général de la Conférence des évêques catholiques du Sri Lanka, avait particulièrement souligné les problèmes d’interprétation de certains termes du projet, risquant de faire passer tout acte de charité pour du prosélytisme. Avec l’ensemble des évêques du Sri Lanka, il avait lancé de nombreuses manifestations et réunions de réflexion, rassemblant les chrétiens des différentes Eglises qui tous, dénonçaient le caractère potentiellement liberticide de la loi anti-conversion (2).
Cependant, le projet de loi, remanié par le JHU, semblait en bonne voie d’être accepté par le Parlement, après avoir reçu l’approbation d’une Commission d’étude. Le Jathika Hela Urumaya, parti dirigé uniquement par des moines bouddhistes et prônant une idéologie nationaliste, tient en effet une place importante au sein de la coalition gouvernementale, et rencontre l’approbation d’une grande partie des Cinghalais.
Commentant la nouvelle de cet ajournement, Joseph Perera a fait remarquer qu'« il ne s'agissait peut-être que d’une accalmie provisoire », se remémorant probablement les multiples tentatives passées du JHU en vue de faire adopter la loi anti-conversion.
Alors que les tensions religieuses ont été réactivées par le projet de loi, le drame humanitaire de la guerre civile continue de se jouer dans le nord-est du pays où les civils sont toujours piégés dans la zone des combats entre l'armée sri-lankaise - que soutient le JHU - et les Tigres de libération de l’Eelam tamoul (LTTE). Le 24 février dernier, les forces gouvernementales ont franchi une étape décisive en s’emparant de Puthukudiyiruppu et de ses quelques villages environnants. (3)
(1) Les bouddhistes constituent la majorité religieuse du Sri Lanka, avec 69 % de croyants. Les chrétiens, essentiellement des catholiques, ne représentent que 8 % de la population.
(2) voir EDA 501. A propos du projet de loi anti-conversion et de l’opposition des chrétiens à celui-ci, voir également EDA 308, 392, 393, et 395.
(3) IANS, dépêche du 24 février 2009
Une commission parlementaire comprenant des députés chrétiens et des chefs de partis politiques, chargée d'examiner le 18 février dernier, le très controversé projet de loi anti-conversion, a conclu que sa promulgation pourrait avoir de graves conséquences, déclencher un conflit interreligieux et constituer une violation de la constitution du pays.
« Nous devons à tout prix éviter un conflit entre les bouddhistes et les chrétiens », a déclaré le 26 février à l’agence Ucanews, Joseph Michael Perera, député catholique et chef de l’opposition au Parlement [La chambre des députés du Sri Lanka compte environ 10 chrétiens sur les 225 parlementaires qui la constituent ](1).
De son côté, le ministre des Affaires religieuses, Pandu Bandaranayake, a confirmé que les chrétiens avaient demandé la clarification de certains termes du projet de loi et proposé des amendements à celui-ci. « Il sera donc réexaminé par un comité religieux consultatif, dépendant du Ministère des Affaires religieuses », a déclaré le ministre.
Ce n’est pas l’avis du vénérable Athureliya Rathana Thero, chef de file du parti bouddhiste extrêmiste Jathika Hela Urumaya (JHU, Héritage national cinghalais) au Parlement, qui assure que le projet de loi ne peut être soumis à l’approbation d’un tel comité. Le JHU est à l’origine du projet et le présente régulièrement au vote des parlementaires depuis 2004, malgré le jugement de la Cour d’Appel du Sri Lanka qui l’avait déclaré incompatible avec la constitution nationale laquelle reconnait la liberté religieuse.
Mgr Norbert Andradi, évêque d’Anuradhapura et Secrétaire général de la Conférence des évêques catholiques du Sri Lanka, avait particulièrement souligné les problèmes d’interprétation de certains termes du projet, risquant de faire passer tout acte de charité pour du prosélytisme. Avec l’ensemble des évêques du Sri Lanka, il avait lancé de nombreuses manifestations et réunions de réflexion, rassemblant les chrétiens des différentes Eglises qui tous, dénonçaient le caractère potentiellement liberticide de la loi anti-conversion (2).
Cependant, le projet de loi, remanié par le JHU, semblait en bonne voie d’être accepté par le Parlement, après avoir reçu l’approbation d’une Commission d’étude. Le Jathika Hela Urumaya, parti dirigé uniquement par des moines bouddhistes et prônant une idéologie nationaliste, tient en effet une place importante au sein de la coalition gouvernementale, et rencontre l’approbation d’une grande partie des Cinghalais.
Commentant la nouvelle de cet ajournement, Joseph Perera a fait remarquer qu'« il ne s'agissait peut-être que d’une accalmie provisoire », se remémorant probablement les multiples tentatives passées du JHU en vue de faire adopter la loi anti-conversion.
Alors que les tensions religieuses ont été réactivées par le projet de loi, le drame humanitaire de la guerre civile continue de se jouer dans le nord-est du pays où les civils sont toujours piégés dans la zone des combats entre l'armée sri-lankaise - que soutient le JHU - et les Tigres de libération de l’Eelam tamoul (LTTE). Le 24 février dernier, les forces gouvernementales ont franchi une étape décisive en s’emparant de Puthukudiyiruppu et de ses quelques villages environnants. (3)
(1) Les bouddhistes constituent la majorité religieuse du Sri Lanka, avec 69 % de croyants. Les chrétiens, essentiellement des catholiques, ne représentent que 8 % de la population.
(2) voir EDA 501. A propos du projet de loi anti-conversion et de l’opposition des chrétiens à celui-ci, voir également EDA 308, 392, 393, et 395.
(3) IANS, dépêche du 24 février 2009
Thousands attend funeral for Vietnamese cardinal
Australia Networknews
15:04 27/02/2009
Thousands of Vietnamese Roman Catholics have attended the funeral of one of the country's two cardinals, Paul-Joseph Pham Dinh Tung.
The service was held at Hanoi's main cathedral.
The cardinal died on Sunday aged 89.
His death came after a year of increased tension between the church and the government over land disputes, but police presence at the funeral was minimal and crowd control was handled by the church.
In a telegram after Tung's death, Pope Benedict called the cardinal an eminent pastor who, through difficult circumstances, was able to serve the church with great courage.
(Source: http://australianetworknews.com/stories/200902/2503102.htm?desktop)
The service was held at Hanoi's main cathedral.
The cardinal died on Sunday aged 89.
His death came after a year of increased tension between the church and the government over land disputes, but police presence at the funeral was minimal and crowd control was handled by the church.
In a telegram after Tung's death, Pope Benedict called the cardinal an eminent pastor who, through difficult circumstances, was able to serve the church with great courage.
(Source: http://australianetworknews.com/stories/200902/2503102.htm?desktop)
Vietnamesischer Kardinal gestorben, der 27 Jahre unter Hausarrest lebte (tiếng Đức)
Zenit
15:06 27/02/2009
Kardinal Phaolo-Giuse Pham Dinh Tung wurde 89 Jahre alt
HANOI/ Vietnam, 23. Februar 2009 (ZENIT.org).- Der emeritierte Erzbischof von Hanoi, Kardinal Phaolo-Giuse Pham Dinh Tung, ist mit 89 Jahren gestorben. Rund 27 Jahre lebte er unter Hausarrest, weil die kommunistischen Machthaber mit seinem Wirken nicht einverstanden waren.
Er sei ein herausragender Hirt, der mutig und mit treuer Großherzigkeit der Kirche und dem Heiligen Stuhl unter schwierigen Umständen gedient hat. Mit diesen Worten würdigte Papst Benedikt XVI. in einem Beileidstelegramm den emeritierten Erzbischof von Ha Nôi (Vietnam).
Der Papst bringt gegenüber dem Erzbischof von Ha Nôi, Joseph Ngô Quang Kiêt, seine Trauer über das Verscheiden des Kardinals zum Ausdruck und schließt sich der ganzen katholischen Gemeinschaft Vietnams in diesem Augenblick des Schmerzens an. Benedikt XVI. versichert den Familienangehörigen von Kardinal Paul Joseph Pham Dình Tung sein Gebet und den Gläubigen der ganzen vietnamesischen Erzdiözese seiner Nähe.
Paul Joseph Pham Dinh Tung wurde am 15. Juni 1919 in Binh Hoa, Vietnam, geboren.
Der Kardinal studierte im Priesterseminar von Hanoi Katholische Theologie und Philosophie und empfing am 6. Juni 1949 das Sakrament der Priesterweihe. Anschließend arbeitete er als Seelsorger. 1963 ernannte ihn Papst Johannes XXIII. zum Bischof von Bac Ninh. Die Bischofsweihe spendete ihm Erzbischof Joseph-Marie Trinh-Nhu-Khuê am 15. August desselben Jahres.
Von 1963 bis 1990 konnte er aufgrund der politischen Lage keine seiner rund 100 Pfarrgemeinden besuchen, führte aber ein umso tieferes Gebetsleben. Die Praxis tiefer Mystik und das Verfassen mystischer Gedichte und Reime - bekannt ist sein volksnahes katechetisches Werk „luc bat“ - machten den Bischof zu einem beliebten Hirten. Die Bistumsverwaltung hielt er mit drei Priestern und zahlreichen Laien aufrecht.
In all diesen Jahren wuchs in der sozialistischen Volksrepublik Vietnam, in der bis dato noch kein offizieller Vertreter des Heiligen Stuhls stationiert ist, der Anteil der Katholiken, so dass dort heute - nach den Philippinen - mit sechs Millionen Gläubigen die zweitgrößte katholische Gemeinde ganz Südasiens beheimtatet ist. Die Katholiken stellen sieben Prozent der Gesamtbevölkerung Vietnams mit seinen rund 83 Millionen Einwohnern.
1990 wurde Phaolo-Giuse Pham Dinh Tung zum Apostolischen Adminstrator in Hanoi bestellt. 1994 ernannte ihn Papst Johannes Paul II. nach dem Tod von Joseph Kardinal Trinh Văn Căn zum Erzbischof von Hanoi und nahm ihn als Kardinalpriester mit der Titelkirche Santa Maria „Regina Pacis“ in Ostia mare in das Kardinalskollegium auf.
Seinem Rücktrittsgesuch vom Amt des Erzbischofs von Hanoi wurde 2005 durch Johannes Paul II. stattgegeben.
Anlässlich des 89. Geburtstags von Paul Joseph Kardinal Pham Dinh Tung, dem emeritierten Erzbischof von Hanoi, waren im vergangenen Juni 1.000 Katholiken nach einer Heiligen Messe betend durch Hanoi gezogen. Ziel war das Gebäude, in dem vor der kommunistischen Machtübernahme die diplomatische Vertretung des Heiligen Stuhls untergebracht gewesen war. Die Katholiken forderten die Rückerstattung des Gebäudes und damit die Wiederherstellung rechtsstaatlicher Verhältnisse. Hinter dem unmittelbaren Anlaß verbirgt sich ein erstarktes Selbstbewußtsein der jahrzehntelang unterdrückten Kirche, die vom Staat die freie Ausübung der Religion einfordert.
Als erster vietnamesischer Regierungschef in der Geschichte Vietnams kam der amtierende Premierminister Nguyên Tân Dung Anfang Januar 2008 mit Papst Benedikt XVI. im Vatikan zusammen. Der Heilige Stuhl äußerte im Anschluss an die Begegnung seine Zufriedenheit über die historische Visite, die einen weiteren bedeutenden Schritt hin zur Normalisierung der bilateralen Beziehungen darstelle. In den vergangenen Jahren seien konkrete Fortschritte erzielt worden, wodurch die Religionsfreiheit im Vietnam mehr Raum erhalten habe.
(source: http://www.zenit.org/rssgerman-17162)
HANOI/ Vietnam, 23. Februar 2009 (ZENIT.org).- Der emeritierte Erzbischof von Hanoi, Kardinal Phaolo-Giuse Pham Dinh Tung, ist mit 89 Jahren gestorben. Rund 27 Jahre lebte er unter Hausarrest, weil die kommunistischen Machthaber mit seinem Wirken nicht einverstanden waren.
Er sei ein herausragender Hirt, der mutig und mit treuer Großherzigkeit der Kirche und dem Heiligen Stuhl unter schwierigen Umständen gedient hat. Mit diesen Worten würdigte Papst Benedikt XVI. in einem Beileidstelegramm den emeritierten Erzbischof von Ha Nôi (Vietnam).
Der Papst bringt gegenüber dem Erzbischof von Ha Nôi, Joseph Ngô Quang Kiêt, seine Trauer über das Verscheiden des Kardinals zum Ausdruck und schließt sich der ganzen katholischen Gemeinschaft Vietnams in diesem Augenblick des Schmerzens an. Benedikt XVI. versichert den Familienangehörigen von Kardinal Paul Joseph Pham Dình Tung sein Gebet und den Gläubigen der ganzen vietnamesischen Erzdiözese seiner Nähe.
Paul Joseph Pham Dinh Tung wurde am 15. Juni 1919 in Binh Hoa, Vietnam, geboren.
Der Kardinal studierte im Priesterseminar von Hanoi Katholische Theologie und Philosophie und empfing am 6. Juni 1949 das Sakrament der Priesterweihe. Anschließend arbeitete er als Seelsorger. 1963 ernannte ihn Papst Johannes XXIII. zum Bischof von Bac Ninh. Die Bischofsweihe spendete ihm Erzbischof Joseph-Marie Trinh-Nhu-Khuê am 15. August desselben Jahres.
Von 1963 bis 1990 konnte er aufgrund der politischen Lage keine seiner rund 100 Pfarrgemeinden besuchen, führte aber ein umso tieferes Gebetsleben. Die Praxis tiefer Mystik und das Verfassen mystischer Gedichte und Reime - bekannt ist sein volksnahes katechetisches Werk „luc bat“ - machten den Bischof zu einem beliebten Hirten. Die Bistumsverwaltung hielt er mit drei Priestern und zahlreichen Laien aufrecht.
In all diesen Jahren wuchs in der sozialistischen Volksrepublik Vietnam, in der bis dato noch kein offizieller Vertreter des Heiligen Stuhls stationiert ist, der Anteil der Katholiken, so dass dort heute - nach den Philippinen - mit sechs Millionen Gläubigen die zweitgrößte katholische Gemeinde ganz Südasiens beheimtatet ist. Die Katholiken stellen sieben Prozent der Gesamtbevölkerung Vietnams mit seinen rund 83 Millionen Einwohnern.
1990 wurde Phaolo-Giuse Pham Dinh Tung zum Apostolischen Adminstrator in Hanoi bestellt. 1994 ernannte ihn Papst Johannes Paul II. nach dem Tod von Joseph Kardinal Trinh Văn Căn zum Erzbischof von Hanoi und nahm ihn als Kardinalpriester mit der Titelkirche Santa Maria „Regina Pacis“ in Ostia mare in das Kardinalskollegium auf.
Seinem Rücktrittsgesuch vom Amt des Erzbischofs von Hanoi wurde 2005 durch Johannes Paul II. stattgegeben.
Anlässlich des 89. Geburtstags von Paul Joseph Kardinal Pham Dinh Tung, dem emeritierten Erzbischof von Hanoi, waren im vergangenen Juni 1.000 Katholiken nach einer Heiligen Messe betend durch Hanoi gezogen. Ziel war das Gebäude, in dem vor der kommunistischen Machtübernahme die diplomatische Vertretung des Heiligen Stuhls untergebracht gewesen war. Die Katholiken forderten die Rückerstattung des Gebäudes und damit die Wiederherstellung rechtsstaatlicher Verhältnisse. Hinter dem unmittelbaren Anlaß verbirgt sich ein erstarktes Selbstbewußtsein der jahrzehntelang unterdrückten Kirche, die vom Staat die freie Ausübung der Religion einfordert.
Als erster vietnamesischer Regierungschef in der Geschichte Vietnams kam der amtierende Premierminister Nguyên Tân Dung Anfang Januar 2008 mit Papst Benedikt XVI. im Vatikan zusammen. Der Heilige Stuhl äußerte im Anschluss an die Begegnung seine Zufriedenheit über die historische Visite, die einen weiteren bedeutenden Schritt hin zur Normalisierung der bilateralen Beziehungen darstelle. In den vergangenen Jahren seien konkrete Fortschritte erzielt worden, wodurch die Religionsfreiheit im Vietnam mehr Raum erhalten habe.
(source: http://www.zenit.org/rssgerman-17162)
Late Viet cardinal mourned
AFP
15:10 27/02/2009
HANOI - THOUSANDS of people gathered on Thursday to mourn a Vietnamese cardinal who died aged 89 after long advocating the establishment of diplomatic ties between the Vatican and the communist country.
Followers poured in from several provinces for mass at Hanoi cathedral to mourn Pham Dinh Tung, who died on Sunday, with the sheer number of mourners forcing many to sit out on the wet street.
Born in May 1919 in northern Ninh Binh province, Pham Dinh Tung became a priest in 1931.
After the departure of French colonialists in 1954, in a divided country ruled by the communists in the North he played an important role as a leader for the catholics, followers said.
'In the very difficult years, he helped Vietnamese catholics to keep the faith,' said Mr Pham Van Dung, secretary of Hanoi archbishop Ngo Quang Kiet.
Mr Pham Dinh Tung once refused to continue teaching at a seminary in protest at a communist ruling to give political lectures there, the secretary said.
Mr Pham Dinh Tung became bishop of another northern province, Bac Ninh, in 1963, where he lived under strict surveillance by authorities, one source said.
However, he went on to become Hanoi's archbishop in 1994 and cardinal the same year. As early as the late 1990s he advocated a visit by Pope John Paul II to Vietnam, but this never happened.
Vietnam has South-east Asia's largest Roman Catholic community after the Philippines - about six million out of a population of 86 million - but relations have long been strained between Catholics and the Communist Party. -- AFP
(Source: http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/SE%2BAsia/Story/STIStory_343333.html)
Followers at the funeral mass at Hanoi cathedral- PHOTO: AP |
Followers poured in from several provinces for mass at Hanoi cathedral to mourn Pham Dinh Tung, who died on Sunday, with the sheer number of mourners forcing many to sit out on the wet street.
Born in May 1919 in northern Ninh Binh province, Pham Dinh Tung became a priest in 1931.
After the departure of French colonialists in 1954, in a divided country ruled by the communists in the North he played an important role as a leader for the catholics, followers said.
'In the very difficult years, he helped Vietnamese catholics to keep the faith,' said Mr Pham Van Dung, secretary of Hanoi archbishop Ngo Quang Kiet.
Mr Pham Dinh Tung once refused to continue teaching at a seminary in protest at a communist ruling to give political lectures there, the secretary said.
Mr Pham Dinh Tung became bishop of another northern province, Bac Ninh, in 1963, where he lived under strict surveillance by authorities, one source said.
However, he went on to become Hanoi's archbishop in 1994 and cardinal the same year. As early as the late 1990s he advocated a visit by Pope John Paul II to Vietnam, but this never happened.
Vietnam has South-east Asia's largest Roman Catholic community after the Philippines - about six million out of a population of 86 million - but relations have long been strained between Catholics and the Communist Party. -- AFP
(Source: http://www.straitstimes.com/Breaking%2BNews/SE%2BAsia/Story/STIStory_343333.html)
Funeral services held for Vietnam's Cardinal Pham
AP
15:11 27/02/2009
HANOI, Vietnam (AP) — Thousands of people attended funeral services Thursday for Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, the retired archbishop of Hanoi and advocate for restoring ties between Vietnam and the Vatican.
Tung's funeral was held at St. Joseph's Cathedral. He was to be buried on the church grounds. Tung died Sunday at the age of 89.
"His death is a huge loss for the Catholic community in Vietnam," said the Rev. Nguyen Van Khai, a church official.
Tung worked to improve relations between the Holy See and Vietnam's communist government, which cut off ties with the Vatican after taking power in 1954.
"He helped us overcome uncountable difficulties," Khai said.
Tensions have existed for years between the church and the government, which closely monitors religious groups and insists on approving most church appointments.
(Source: http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5hxWc6KjD9c1jGBpHoxihcYC2qihQD96J3GAG3)
Tung's funeral was held at St. Joseph's Cathedral. He was to be buried on the church grounds. Tung died Sunday at the age of 89.
"His death is a huge loss for the Catholic community in Vietnam," said the Rev. Nguyen Van Khai, a church official.
Tung worked to improve relations between the Holy See and Vietnam's communist government, which cut off ties with the Vatican after taking power in 1954.
"He helped us overcome uncountable difficulties," Khai said.
Tensions have existed for years between the church and the government, which closely monitors religious groups and insists on approving most church appointments.
(Source: http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5hxWc6KjD9c1jGBpHoxihcYC2qihQD96J3GAG3)
2008 Human Rights Reports: Vietnam
US Government
15:19 27/02/2009
2008 Human Rights Reports: Vietnam
(Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2008/eap/119063.htm)
February 25, 2009
The Socialist Republic of Vietnam, with a population of approximately 86 million, is an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam (CPV). The most recent National Assembly elections, held in May 2007, were neither free nor fair, since all candidates were vetted by the CPV's Vietnam Fatherland Front (VFF), an umbrella group that monitored the country's mass organizations. Civilian authorities generally maintained effective control of the security forces.
The government's human rights record remained unsatisfactory. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited. The government continued to crack down on dissent, arresting political activists and causing several dissidents to flee the country. Police sometimes abused suspects during arrest, detention, and interrogation. Corruption was a significant problem in the police force, and police officers sometimes acted with impunity. Prison conditions were often severe. Individuals were arbitrarily detained for political activities and denied the right to fair and expeditious trials. The government continued to limit citizens' privacy rights and tightened controls over the press and freedom of speech, assembly, movement, and association. The government maintained its prohibition of independent human rights organizations. Violence and discrimination against women remained a concern. Trafficking in persons continued to be a significant problem. Some ethnic minority groups suffered societal discrimination. The government limited workers' rights and arrested or harassed several labor activists.
RESPECT FOR HUMAN RIGHTS
Section 1 Respect for the Integrity of the Person, Including Freedom From:
a. Arbitrary or Unlawful Deprivation of Life
The government or its agents did not commit any politically motivated killings; however, there was one confirmed report of a death in police custody.
On May 1, Y Ben Hdok, a Montagnard from Dak Lak, died while in detention in the Buon Ma Thuot provincial police station. Police detained him on April 28 for questioning regarding his suspected involvement in inciting demonstrations. Officials stated that the suspect hanged himself during a break in questioning, but family members said his corpse was bruised. No investigation was carried out, and the family reportedly refused to authorize an autopsy.
There were reports that another Montagnard prisoner died shortly after being released from police custody, although the cause of death could not be verified.
There were no developments related to the 2006 death of Y Ngo Adrong.
b. Disappearance
The unregistered Unified Buddhist Church of Vietnam reported that monk Thich Tri Khai, whom police arrested from his monastery in Lam Dong Province in April, remained missing at year's end.
According to nongovernmental organization (NGO) and press reports, political activist Tim Sakhorn, sentenced in November 2007 to one year in prison for "sabotaging national unity" and released in July, was residing in An Giang Province under house arrest and constant police surveillance. Le Tri, a Vietnamese citizen and political activist who disappeared in Cambodia in May 2007, remained missing at year's end.
c. Torture and Other Cruel, Inhuman, or Degrading Treatment or Punishment
The law prohibits physical abuse; however, police commonly physically mistreated suspects during arrest or detention.
Incidents of police harassment were reported in the provinces of Dien Bien, Thanh Hoa, Son La, and Thai Binh. Land rights protesters in An Giang Province also reported harassment from local authorities.
There were reports that police harassed or beat ethnic minorities returning from Cambodia to the Central Highlands, although most reports could not be substantiated. Monitors found that most incidents involved land, money, or domestic disputes.
Throughout the year the government committed activists involuntarily to mental hospitals as a tactic to quell dissent.
Prison and Detention Center Conditions
Prison conditions could be severe but generally did not threaten the lives of prisoners. Overcrowding, insufficient diet, lack of clean drinking water, and poor sanitation nonetheless remained serious problems in many prisons. Prisoners had access to basic health care, with additional medical services available at district- or provincial-level hospitals. However, in many cases officials obstructed family members from providing medication to prisoners. Prisoners generally were required to work but received no wages. Prisoners sometimes were moved to solitary confinement, where they were deprived of reading and writing materials for periods of up to several months. Family members made credible claims that prisoners received better benefits by paying bribes to prison officials.
Family members of several political dissidents reported improved living conditions at Xuan Loc Prison in Dong Nai Province. Foreign diplomats observed Spartan but clean living areas and generally acceptable labor conditions during a June visit to the prison. Family members of one activist who broke his arm in a prison in Kien Giang Province claimed that medical treatment was inadequate, resulting in the partial loss of function in his arm. Family members of Catholic activist Father Nguyen Van Ly claimed that he continued to be denied access to a Bible.
The government generally did not permit the International Committee of the Red Cross or NGOs to visit prisons, and no such visits occurred during the year. However, authorities allowed foreign diplomats and a religious delegation to make limited prison visits and meet with prisoners. Most other requests by diplomatic observers to visit prisoners were denied.
d. Arbitrary Arrest or Detention
The criminal code allows the government to detain persons without charges indefinitely under vague "national security" provisions such as Articles 84, 88, and 258. The government also arrested and detained indefinitely individuals under other legal provisions. Authorities also subjected several dissidents throughout the country to administrative detention or house arrest.
Role of the Police and Security Apparatus
Internal security is the responsibility of the Ministry of Public Security (MPS); however, in some remote areas, the military is the primary government agency and provides public safety functions, including maintaining public order in the event of civil unrest. The MPS controls the police, a special national security investigative agency, and other internal security units. It also maintains a system of household registration and block wardens to monitor the population. While this system has generally become less intrusive, it continued to be used to monitor those suspected of engaging, or likely to engage, in unauthorized political activities. Credible reports suggested that local police forces used "contract thugs" and "citizen brigades" to harass and beat political activists and others, including religious worshippers, perceived as "undesirable" or a "threat" to public security.
Police organizations exist at the provincial, district, and local levels and are subject to the authority of people's committees at each level. The police were generally effective at maintaining political stability and public order, but police capabilities, especially investigative, were generally very low. Police training and resources were inadequate.
Corruption was a significant problem among police at all levels, and police officers sometimes acted with impunity. Internal police oversight structures existed but were subject to political influence. During the year the government cooperated with several foreign governments to initiate a program for provincial police and prison management to improve the professionalism of security forces.
Arrest and Detention
The criminal code outlines the process by which individuals are taken into custody and treated until they are brought before a court or other tribunal for judgment. The Supreme People's Procuracy (the Public Prosecutor's Office) issues arrest warrants, generally at the request of police. However, police may make an arrest without a warrant on the basis of a complaint filed by any person. The Procuracy issues retroactive warrants in such cases. The Procuracy must issue a decision to initiate a formal criminal investigation of a detainee within nine days; otherwise, police must release the suspect. In practice the nine-day regulation was often circumvented.
The investigative period typically lasts from three months for less serious offenses (punishable by up to three years' imprisonment) to 16 months for exceptionally serious offenses (punishable by more than 15 years' imprisonment or capital punishment), or 20 months for national security cases. However, at times investigations can be prolonged indefinitely. The criminal code further permits the Procuracy to request additional two month periods of detention after an investigation to consider whether to prosecute a detainee or ask the police to investigate further. Investigators sometimes used physical isolation, excessively lengthy interrogation sessions, and sleep deprivation to compel detainees to confess.
By law detainees are permitted access to lawyers from the time of their detention; however, authorities used bureaucratic delays to deny access to legal counsel. In cases investigated under broad national security laws, authorities often delayed defense lawyers' access to clients until an investigation had ended and the suspect had been formally charged with a crime. In addition a scarcity of trained lawyers and insufficient protection of defendant rights made prompt detainee access to an attorney rare. In practice only persons formally charged with capital crimes were assigned lawyers.
By law attorneys must be informed of and allowed to attend interrogations of their clients. However, a defendant first must request the presence of a lawyer, and it was unclear whether authorities always informed defendants of this privilege. Attorneys also must be given access to case files and be permitted to make copies of documents. Attorneys were sometimes able to exercise these privileges.
Police generally informed families of detainees' whereabouts, but family members were allowed to visit a detainee only with the permission of the investigator, and this permission was not automatically granted. During the investigative period, authorities frequently did not allow detainees access to family members, especially in national security cases. Prior to a formal indictment, detainees also have the right to notify family members. However, a number of detainees suspected of national security violations were held incommunicado. At year's end some persons arrested early in the year had not been seen by family members or a lawyer, nor had they been formally charged with crimes.
There is no functioning bail system or equivalent system of conditional release. Time spent in pretrial detention counts toward time served upon conviction and sentencing.
Courts may sentence persons to administrative detention of up to five years after completion of a sentence. In addition police or mass organizations can propose that one of five "administrative measures" be imposed by people's committee chairpersons at district and provincial levels without a trial. The measures include terms ranging from six to 24 months in either juvenile reformatories or adult detention centers and generally were applied to repeat offenders with a record of minor offenses, such as committing petty theft or "humiliating other persons." Chairpersons may also impose terms of "administrative probation," which generally was some form of restriction on movement and travel. Despite the March 2007 repeal of Decree 31, an administrative measure often used to punish perceived political dissidents, authorities continued to punish some individuals using other vaguely worded national security provisions in the criminal code.
Arbitrary detentions, particularly for political activists, remained a problem. The government used decrees, ordinances, and measures to detain activists for the peaceful expression of opposing political views. During the year authorities arrested several individuals for violating Article 88, which prohibits the "distribution of propaganda against the state." Those charged with violating Article 88 were typically sentenced to terms of up to five years in prison. While several activists received reduced prison sentences after they appealed, others had their original sentences reaffirmed during appeals. In September an Internet blogger was convicted of tax evasion and sentenced to 30 months in prison after writing about corruption and protesting China's actions in the disputed Spratly/Paracel Islands.
In August and September, the government arrested at least 13 activists, most connected with the political movement Bloc 8406, and briefly detained at least a dozen others. On November 7, land protester and Bloc 8406 member Le Thi Kim Thu was sentenced to 18 months' imprisonment for "disturbing public order." At year's end the remaining activists had not been charged or tried.
Police forcibly entered the homes of a number of prominent dissidents throughout the country, such as Nguyen Khac Toan and Do Nam Hai, and removed personal computers, mobile cellphones, and other material.
There were reports that government officials in the Central and Northwest Highlands temporarily detained ethnic minority individuals for communicating with the ethnic minority community abroad during the year.
Peaceful land rights protests in Ho Chi Minh City and Hanoi resulted in the temporary detention, surveillance, and arrest of several organizers, although the government handled the dispersal of these protests without significant violence. Peaceful protests during the year against Chinese actions in the Spratly/Paracel Islands also resulted in the temporary detention and arrest of several activists for demonstrating without permission. In September authorities arrested four activists and temporarily detained several more, reportedly in an effort to prevent demonstrations and discourage groups from meeting publicly.
In the case of five political activists--two Vietnamese and three foreign citizens--arrested in November 2007, two of the foreigner were released in December 2007. On May 13, the remaining three were tried and convicted on terrorism charges with credit for time served; one Vietnamese was released immediately, the foreigner was deported a few days later, and the other Vietnamese was released in August.
Several of the approximately 30 activists arrested in a government crackdown in 2006-07 were convicted during the year. Others remained under investigation and under administrative detention without being formally charged.
Religious and political activists were subject to varying degrees of informal detention in their residences.
Amnesty
The central government did not announce a Tet or National Day amnesty. Nevertheless, provincial councils throughout the country conducted both Tet and National Day amnesties of prisoners under their jurisdiction. No high profile prisoners benefited from special release during the year.
e. Denial of Fair Public Trial
The law provides for the independence of judges and lay assessors; however, in practice the CPV controlled the courts at all levels through its effective control over judicial appointments and other mechanisms. In many cases the CPV determined verdicts. Most, if not all, judges were members of the CPV and were chosen at least in part for their political views. As in past years, the judicial system was strongly distorted by political influence, endemic corruption, and inefficiency. CPV influence was particularly notable in high profile cases and others in which a person was charged with challenging or harming the CPV or the state.
The judiciary consists of the Supreme People's Court (SPC); provincial and district people's courts; military tribunals; administrative, economic, and labor courts; and other tribunals established by law. Each district has a people's court, which serves as the court of first instance for most domestic, civil, and criminal cases. Each province also has a people's court, which serves as the appellate forum for district court cases. The SPC, which reports to the National Assembly, is the highest court of appeal and review. Administrative courts adjudicate complaints by citizens about official abuse and corruption. There are also special committees to help resolve local disputes.
There was a shortage of trained lawyers and judges. Low judicial salaries hindered efforts to develop a trained judiciary. The few judges who had formal legal training often had studied abroad only in countries with communist legal traditions.
There was no independent bar association. In January the prime minister approved a proposal to form a national bar association; however, it had not been created by year's end.
Government training programs to address the problem of inadequately trained judges and other court officials continued during the year.
Courts of first instance at district and provincial levels include judges and lay assessors, but provincial appeals courts and the SPC are composed of judges only. People's councils appoint lay assessors from a pool of candidates suggested by the VFF. Lay assessors are required to have "high moral standards," but legal training is not required, and their role is largely symbolic.
Military tribunals, although funded by the Ministry of Defense, operate under the same rules as other courts. The ministry is represented on judicial selection panels, and the head of the military tribunal system is the deputy head of the SPC. Military tribunal judges and assessors are military personnel chosen jointly by the SPC and the ministry but supervised by the SPC. The law gives military courts jurisdiction over all criminal cases involving military entities, including military owned enterprises. The military has the option of using the administrative, economic, or labor courts for civil cases.
Trial Procedures
The constitution provides that citizens are innocent until proven guilty; however, many lawyers complained that judges generally presumed guilt. Trials generally were open to the public, but in sensitive cases judges closed trials or strictly limited attendance. Juries are not used. Defendants have the right to be present and have a lawyer at trial, although not necessarily the lawyer of their choice, and this right was generally upheld in practice. Defendants unable to afford a lawyer were generally provided one only in cases with possible sentences of life imprisonment or capital punishment. The defendant or the defense lawyer has the right to cross examine witnesses; however, there were cases in which neither defendants nor their lawyers were allowed to have access to government evidence in advance of the trial, cross examine witnesses, or challenge statements. Defense lawyers commonly had little time before trials to examine evidence against their clients. Convicted persons have the right to appeal. District and provincial courts did not publish their proceedings. The SPC continued to publish the proceedings of all cases it reviewed.
There continued to be credible reports that defense lawyers were pressured not to take as clients any religious or democracy activists facing trial.
The public prosecutor brings charges against an accused person and serves as prosecutor during trials. Earlier reforms to the criminal procedures code were intended to move courtroom procedures from an "investigative" system, in which the judge leads the questioning, to an "adversarial" system, in which prosecutors and defense lawyers advocate for their respective sides. The change was intended to provide more protections for defendants and prevent judges from coercing defendants into confessing guilt; however, implementation differed from one province to another.
In May government officials allowed two foreign diplomats to attend the joint trial of three Viet Tan (Vietnam Reform Party) activists, and in December four foreign diplomats were permitted to attend the joint trial of the eight Thai Ha defendants. Other requests by foreign diplomats to attend trials were denied.
Political Prisoners and Detainees
There were no precise estimates of the number of political prisoners. The government claimed it held no political prisoners, only lawbreakers. The government held at least 35 political detainees at year's end, although some international observers claimed the number ranged into the hundreds.
In April a fresh wave of demonstrations in the Central Highlands resulted in dozens of reported arrests and detentions of individuals suspected of organizing the protests. Local observers reported the demonstrations were prompted by ethnic minority groups protesting local land use policies.
On August 14, authorities arrested land rights activist Le Thi Kim Thu in Hanoi for disturbing the public order by organizing a protest in a public park opposite the Office of the Government. On November 7, she was convicted and sentenced to 18 months in prison. During the year land rights leaders reported that at least a dozen demonstrators from Ho Chi Minh City and surrounding provinces were convicted on charges ranging from "disturbing the public order" to "propagandizing against the State."
In September and October, Bloc 8406 activists Nguyen Xuan Nghia, Pham Van Troi, Ngo Quynh, Nguyen Van Tuc, Pham Thanh Nghien, Vu Hung, Tran Duc Thach, Nguyen Kim Nhan, Nguyen Van Tinh, Nguyen Thi Cam Hong, Duong Van Nam, and Le Thanh Tung were arrested, reportedly for their efforts to organize public protests, distribute prodemocracy leaflets, protest government land seizures and Chinese government actions, and post banners critical of the government. At year's end all were in detention waiting to be formally charged and tried.
On December 8, eight individuals who participated in prayer vigils at the Thai Ha parish in Hanoi were tried jointly at the Dong Da People's Court in Hanoi and convicted of disturbing public order and destroying public property. Seven of the parishioners were given suspended sentences ranging from 12 to 15 months; of these, four were also sentenced to additional administrative probation ranging from 22 to 24 months. The eighth individual was given a warning. None received additional jail time.
After having been sentenced in 2007 for violating Article 88, several high-profile dissidents remained in prison, including Catholic priest Nguyen Van Ly and human rights attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan. Dai, Nhan, and three members of the People's Democracy Party were awarded sentence reductions after appeal.
In January writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy, detained in April 2007 for violation of Article 88, was tried, sentenced to time served, and released for medical treatment.
Prodemocracy activist Nguyen Ba Dang, arrested in May 2007 for "propagandizing against the state," reportedly continued to be held in Kinh Chi Camp in Hai Duong City.
In May one of four members of the prolabor United Workers and Farmers Organization (UWFO) arrested and convicted in December 2007 was released after serving his sentence; the other three remained in prison (see section 6.a.).
In January, after 17 months in detention, Bloc 8406 member Truong Quoc Huy was tried and sentenced to six years in prison for "propagandizing against the state."
Viet Tan activists Nguyen Quoc Quan, Nguyen The Vu, and Nguyen Quoc Hai, arrested in 2006, were tried and convicted in May under Article 84 for crimes related to terrorism, but they were released after time served.
Several political dissidents affiliated with outlawed political organizations, including Bloc 8406, the People's Democratic Party, People's Action Party, Free Vietnam Organization, Democratic Party of Vietnam, UWFO, and others, remained in prison or under house arrest in various locations.
International NGOs estimated that several hundred ethnic minority demonstrators associated with the 2004 Central Highlands protests remained in prison.
Civil Judicial Procedures and Remedies
There is no clear or effective mechanism for pursuing a civil action to redress or remedy abuses committed by authorities. Civil suits are heard by "administrative" courts, civil courts, and criminal courts, all of which follow the same procedures as in criminal cases and are adjudicated by members of the same body of judges and lay assessors. All three levels were subject to the same problems of corruption, lack of independence, and inexperience.
By law a citizen seeking to press a complaint regarding a human rights violation by a civil servant is required first to petition the officer accused of committing the violation for permission to refer the complaint to the administrative courts. If a petition is refused, the citizen may refer it to the officer's superior. If the officer or his superior agrees to allow the complaint to be heard, the matter is taken up by the administrative courts. If the administrative courts agree that the case should be pursued, it is referred either to the civil courts for suits involving physical injury seeking redress of less than 20 percent of health care costs resulting from the alleged abuse, or to the criminal courts for redress of more than 20 percent of such costs. In practice this elaborate system of referral and permission ensured that citizens had little effective recourse to civil or criminal judicial procedures to remedy human rights abuses, and few legal experts had experience with the system.
Property Restitution
There were widespread reports of official corruption and a general lack of transparency in the government's process of confiscating land and moving citizens to make way for infrastructure projects. By law citizens must be compensated when they are resettled to make way for infrastructure projects, but there were complaints, including from the National Assembly, that compensation was inadequate or delayed. A team established by the government after land rights protests in 2007 toured several provinces in the south, but few claimants reported resolution to their cases as a result.
In January Catholic parishioners conducted large-scale prayer vigils at the residence of the former papal nuncio in Hanoi, which was confiscated by the government and the object of an ongoing dispute. After the government promised to resolve the problem, the prayer vigils ceased. On September 19, city officials announced that they would turn the site into a public park, with the former papal nuncio's home becoming a library. City officials immediately began demolishing buildings on the site. Large-scale protests followed, with as many as 15,000 Catholic parishioners attending a special Mass and prayer vigil conducted by the archbishop on September 21.
In January, April, August, and September, Catholic parishioners conducted other large-scale prayer vigils over disputed land previously owned by the Thai Ha parish in Hanoi. Eight individuals were arrested in August and September and convicted in December for destroying public property and disturbing public order in connection with their participation in the prayer vigils at Thai Ha. Other religious organizations also protested the use of confiscated Church properties for commercial or government purposes.
Some members of ethnic minority groups in the Central and Northwest Highlands continued to complain that they had not received proper compensation for land confiscated to develop large-scale state-owned coffee and rubber plantations. Several residents attributed the cause of the April demonstrations in the Central Highlands to ethnic minority frustration and discontent over policies regarding state land use.
f. Arbitrary Interference with Privacy, Family, Home, or Correspondence
The law prohibits such actions; however, the government did not respect these prohibitions in practice. Household registration and block warden systems existed for the surveillance of all citizens, although these systems were generally less intrusive than in the past. Authorities focused particular attention on persons suspected of being involved in unauthorized political or religious activities.
Forced entry into homes is not permitted without orders from the public prosecutor; however, security forces seldom followed these procedures but instead asked permission to enter homes, with an implied threat of repercussions for failure to cooperate. Some individuals refused to cooperate with such "requests." Police sometimes left when faced with noncompliance, particularly in urban areas.
Government authorities opened and censored targeted persons' mail; confiscated packages and letters; and monitored telephone conversations, e mail, text messages, and facsimile transmissions. The government cut the telephone lines and interrupted the cellular telephone and Internet service of a number of political activists and their family members.
Membership in the CPV remained a prerequisite to career advancement for all government and government linked organizations and businesses. However, economic diversification made membership in the CPV and CPV controlled mass organizations less essential to financial and social advancement.
The government continued to implement a family planning policy that urged families to have no more than two children, but the policy emphasized exhortation and education rather than coercion. The government can deny promotions and salary increases to public sector employees with more than two children, and some cases of denied promotion or financial penalties were reported, although the policy did not appear to be enforced in a consistent manner. These types of sanctions were becoming increasingly less effective as a larger segment of the population, particularly in urban areas, continued to move into the private sector.
Section 2 Respect for Civil Liberties, Including:
a. Freedom of Speech and Press
The law provides for freedom of speech and of the press; however, the government continued to restrict these freedoms, particularly with respect to speech that criticized individual government leaders, promoted political pluralism or multiparty democracy, or questioned policies on sensitive matters such as human rights, religious freedom, or border disputes with China. The line between private and public speech continued to be arbitrary.
Both the constitution and the criminal code include broad national security and antidefamation provisions that the government used to restrict freedom of speech and of the press. The criminal code defines the crimes of "sabotaging the infrastructure of Socialism," "sowing divisions between religious and nonreligious people," and "conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam" as serious offenses against national security. The criminal code also expressly forbids "taking advantage of democratic freedoms and rights to violate the interests of the State and social organizations."
At various times political activists and family members of prisoners were physically prevented from meeting with foreign diplomatic representatives. Tactics included setting up barriers or guards outside their residences or calling them into the local police station for random and repetitive questioning.
The CPV, government, and party controlled mass organizations controlled all print, broadcast, and electronic media. The government exercised oversight through the Ministry of Information and Communication (MIC) and supplemented its control through pervasive party guidance and national security legislation sufficiently broad to ensure effective self censorship by the domestic media. Beginning in March a government "rectification" campaign led to financial audits of many newspapers and imposed restrictions on the media's ability to conduct public outreach programs, including charities and scholarships. Those in the media widely interpreted the actions as an effort by authorities to limit further the independence and influence of the media.
Despite the continued growth of Internet blogs, there was a general crackdown on press freedom throughout the year, resulting in the firings of several senior media editors and the arrest of two reporters. These actions dampened what had previously been a trend toward more aggressive investigative reporting.
On May 12, police arrested reporters Nguyen Viet Chien of the daily newspaper Thanh Nien and Nguyen Van Hai of the daily newspaper Tuoi Tre for "abusing power in carrying out their official duties" in connection with their 2006 reports on a major corruption scandal at the Ministry of Transportation's Project Management Unit Number 18 (PMU-18). The state press and the public voiced strong opposition to the arrests. However, after two days of heavy coverage of the arrest, the Ministry of Culture and Information directed the media to stop reporting the story. Print and broadcast media obeyed this decision, but some bloggers continued to criticize the arrests. The charges against the journalists later were changed to "abusing democratic freedoms," and on October 15, the two were tried and convicted. The court sentenced Nguyen Viet Chien to two years in prison and Nguyen Van Hai to a two-year noncustodial "reeducation" sentence.
In July Tuoi Tre and Thanh Nien each replaced a senior editor. The newspapers portrayed the moves as routine, although sources stated that the two editors were demoted for publishing stories on corruption. In August the government revoked the press cards of seven journalists from state-controlled newspapers for "lack of responsibility" in connection with their reports on the PMU-18 scandal.
On September 19, police briefly detained and beat a foreign correspondent working as the Hanoi bureau chief for the Associated Press and kept his camera for eight weeks after he attempted to photograph a prayer vigil at the former residence of the papal nuncio.
On December 18, the government issued new regulations prohibiting bloggers from posting material that the government believes undermines national security or discloses state secrets, incites violence or crimes, or includes inaccurate information harming the reputation of individuals and organizations. The new regulations also require global Internet companies with blogging platforms operating in the country to report to the government every six months and, if requested, to provide information about individual bloggers.
During the year the government also continued to restrict press stories critical of China's actions over disputed islands in the South China Sea and supposed military plans to invade Vietnam. The editor in chief of a major online news outlet fined in December 2007 for a controversial editorial regarding the South China Sea remained in his job, despite warnings that he would be removed.
The law requires journalists to pay monetary damages to individuals or organizations who have their reputations harmed as a result of journalists' reporting, even if the reports are true. Independent observers noted that the law severely limited investigative reporting. There were press reports on topics that generally were considered sensitive, such as the prosecution on corruption charges of high ranking CPV and government officials, as well as occasional criticism of officials and official associations. Nonetheless, the freedom to criticize the CPV and its senior leadership remained restricted.
Foreign journalists must be approved by the Foreign Ministry's press center, and they must be based in Hanoi, with the exception of one correspondent reporting solely on economic issues who lived and maintained an office in Ho Chi Minh City while officially accredited to Hanoi. Foreign journalists are required to renew their visas every three to six months, although the process is routine, and there were no reports of any visa renewals being refused. The number of foreign media employees allowed was limited, and local employees who worked for foreign media also were required to be registered with the Foreign Ministry.
The procedure for foreign media outlets to hire local reporters and photographers and receive approval for their accreditation continued to be cumbersome. The press center nominally monitored journalists' activities and approved, on a case-by-case basis, requests for interviews, photographs, filming, or travel, which must be submitted at least five days in advance. By law foreign journalists are required to address all questions to government agencies through the Foreign Ministry, although this procedure often was ignored in practice. Foreign journalists noted that they generally did not notify the government about their travel outside of Hanoi unless it involved a story that the government would consider sensitive or they were traveling to an area considered sensitive, such as the Central Highlands.
Foreign language editions of some banned books were sold openly by street peddlers and in shops oriented to tourists. Foreign language periodicals were widely available in cities. Occasionally, the government censored articles.
The law limits access to satellite television to top officials, foreigners, luxury hotels, and the press, but in practice persons throughout the country were able to access foreign programming via home satellite equipment or cable. Cable television, including foreign-origin channels, was widely available to subscribers living in urban areas.
Internet Freedom
The government allows access to the Internet through a limited number of Internet service providers (ISPs), all of which were state owned joint stock companies. Internet usage continued to grow throughout the year. According to the MIC, 24 percent of the population had access to the Internet. Blogging continued to increase rapidly. The MIC estimated that there were more than one million bloggers online. In addition a number of prominent print and online news journalists maintained their own professional blogs. In several cases their blogs were considered far more controversial that their mainstream writing. In a few cases, the government fined or punished these individuals for the content of their blogs.
The government forbids direct access to the Internet through foreign ISPs, requires domestic ISPs to store information transmitted on the Internet for at least 15 days, and also requires ISPs to provide technical assistance and workspace to public security agents to allow them to monitor Internet activities.
The government requires firms such as cybercafes to register the personal information of their customers and store records of Internet sites visited by customers. However, many cybercafe owners did not maintain these records. Similarly, it was not clear to what extent major ISPs complied with the many government regulations.
While citizens enjoyed unprecedented increasing access to the Internet, the government monitored e mail, searched for sensitive key words, regulated Internet content, and blocked many Web sites with political or religious content that authorities deemed "offensive." They claimed that censorship of the Internet was necessary to protect citizens from pornography and other "antisocial" or "bad elements." They also claimed that efforts to limit Internet access by school-age users was intended to keep them from gaming at the expense of their school work.
Officials construed Article 88 of the criminal code, which bans "distributing propaganda against the state," to prohibit individuals from downloading and disseminating documents that the government deemed offensive.
Authorities continued to detain and imprison dissidents who used the Internet to publish ideas on human rights and political pluralism. In January writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy was arrested for violation of Article 88. She was tried, sentenced to time served, and released for medical treatment. In April well-known blogger and head of the Free Journalist's Club Nguyen Hoang Hai (also known as Dieu Cay) was arrested; on September 10, he and his wife were tried and sentenced in Ho Chi Minh City on tax evasion charges. Hai was sentenced to 30 months in prison and a fine of 210 million VND (approximately $12,730). Hai's wife received the same fine. On December 4, both Hai's and his wife's sentences and fines were upheld upon appeal. The appellate court notified Hai's attorney only nine days prior to the scheduled hearing, not 15 as required by law.
In September local authorities in Hanoi threatened to arrest bloggers or other individuals for e-mailing information overseas regarding Catholic property disputes.
The government continued to use firewalls to block some Web sites that it deemed politically or culturally inappropriate, including sites affiliated with the Catholic Church, such as Vietcatholic.net and others operated by overseas Vietnamese political groups. The government appeared to have lifted most of its restrictions on access to the Voice of America Web site, although it continued to block Radio Free Asia (RFA) most of the time. Nevertheless, local press occasionally wrote stories based on RFA broadcasts.
The MIC requires owners of domestic Web sites, including those operated by foreign entities, to register their sites with the government and submit their planned content and scope to the government for approval; however, enforcement remained selective.
Intellasia, an online news and investment publication that the government shut down in August 2007 for posting "distorted and reactionary content," continued to operate from outside the country.
Academic Freedom and Cultural Events
The government asserts the right to restrict academic freedom, and authorities sometimes questioned and monitored foreign field researchers. However, the government continued to permit a more open flow of information, including in the university system, than in previous years. Local librarians increasingly were being trained in professional skills and international standards that supported wider international library and information exchanges and research. Foreign academic professionals temporarily working at universities in the country were allowed to discuss nonpolitical issues widely and freely in classes, but government observers regularly attended classes taught by both foreigners and nationals. Security officials occasionally questioned persons who attended programs on diplomatic premises or used diplomatic research facilities. Nevertheless, requests for materials from foreign research facilities increased. Academic publications usually reflected the views of the CPV and the government.
The government controlled art exhibits, music, and other cultural activities; however, it generally allowed artists broader latitude than in past years to choose the themes for their works. The government also allowed universities more autonomy over international exchanges and cooperation programs.
b. Freedom of Peaceful Assembly and Association
Freedom of Assembly
The right of assembly is restricted by law, and the government restricted and monitored all forms of public protest or gathering. Persons wishing to gather in a group are required by law and regulation to apply for a permit, which local authorities can issue or deny arbitrarily. In practice only those arranging publicized gatherings to discuss sensitive issues appeared to require permits, and persons routinely gathered in informal groups without government interference. In general the government did not permit demonstrations that could be seen as having a political purpose. The government also restricted the right of several unregistered religious groups to gather in worship (see section 2.c.).
Prior to the April Olympic torch relay in Ho Chi Minh City, several activists reported that authorities called them in for questioning and warned them against organizing demonstrations.
Large-scale prayer vigils occurred in January, April, August, and September at disputed Catholic properties at the former papal nuncio's residence and at the Thai Ha parish in Hanoi. Police arrested eight individuals and harassed other participants in the vigils (see section 1.e.). Smaller demonstrations by citizens demanding redress for land rights claims frequently took place in Ho Chi Minh City and occasionally in Hanoi. Police monitored these protests but generally did not disrupt them.
Freedom of Association
The government severely restricted freedom of association. Opposition political parties were neither permitted nor tolerated. The government prohibited the legal establishment of private, independent organizations, insisting that persons work within established, party controlled mass organizations, usually under the aegis of the CPV’s Vietnam Fatherland Front (VFF) group. However, some entities, including unregistered religious groups, were able to operate outside of this framework with little or no government interference.
Officials continued to implement the June 2007 Ordinance on Grassroots Democracy, which allows villagers, with the participation of local VFF representatives, to convene meetings to discuss and propose solutions to local problems and nominate candidates for local leadership. The ordinance also requires commune governments to publicize how they raise and spend funds for local economic development.
Members of Bloc 8406, a political activist group that calls for the creation of a multiparty state, continued to face harassment and imprisonment. Its senior members were arrested and jailed in a crackdown beginning in 2007. In September authorities arrested an additional six members of Bloc 8406 for criticizing the government's response to China and economic policies. Other members faced severe harassment for their peaceful political activities. Bloc 8406 claimed more than 2,000 supporters inside the country, although this number could not be verified. At least 16 members of the group were in detention at year's end.
Several members of another activist group, the People's Democratic Party of Vietnam, and a related group, the UWFO, remained in prison at year's end.
c. Freedom of Religion
The constitution and government decrees provide for freedom of worship, and improvements made in past years in overall respect for religious freedom continued during the year. The government persisted in placing restrictions on the organized activities of religious groups; however, in general restrictions were enforced less strictly than in previous years. Overall participation in religious activities continued to grow significantly.
Problems remained in the implementation of the Legal Framework on Religion. The problems occurred primarily at the local level, but in some instances the central government also delayed enforcement.
Religious groups encountered the greatest restrictions when they engaged in activities that the government perceived as political activism or a challenge to its rule. The government continued to discourage participation in a banned faction of the Hoa Hao Buddhist Church. The government also restricted the activities and movement of the leadership of the unrecognized Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV)and maintained that it would not recognize the organization under its existing leadership. The government remained concerned that some ethnic minority groups active in the Central Highlands were operating a self styled "Dega Church," which reportedly mixes religious practice with political activism and calls for ethnic minority separatism.
The government maintained a prominent role overseeing recognized religions. By law religious groups must be officially recognized or registered, and the activities and leadership of individual religious congregations must be approved by the appropriate authorities. The law mandates that the government act in a timely and transparent fashion, but the approval process for registration and recognition of religious organizations was sometimes slow and nontransparent. Nevertheless, new congregations were registered throughout the country during the year, and a number of new religious denominations were registered at the national level. However, in the northern region and the Northwest Highlands, local authorities had not acted on many registration applications submitted since 2006 by more than 1,000 Protestant congregations among predominantly ethnic minority groups.
Some local authorities continued to demand that recognized religious organizations provide lists of all members of subcongregations as a precondition to registration, although this requirement was not codified specifically in the Legal Framework on Religion. Some registered congregations in the northern region and the Northwest Highlands complained that officials used such lists to keep unlisted members from participating in services or for harassment by local authorities or their agents. Annual activities by congregations also must be registered with authorities, and activities not on the accepted annual calendar require separate government approval.
As in past years, official oversight of religious groups varied widely from locality to locality, often as a result of ignorance of national policy or varying local interpretations of the policy's intent. In general, central level efforts to coordinate proper implementation of the government's religious framework reduced the frequency and intensity of religious freedom violations. Nevertheless, activities of nonrecognized and unregistered religious groups remained technically illegal, and these groups occasionally experienced harassment. Several "unregistered" religious gatherings were broken up or obstructed in Haiphong and the Northwest Highlands, amid accusations by religious practitioners that local authorities sometimes used "contract thugs" to harass or beat them. In Tra Vinh there were reports of repeated police harassment and beatings by plainclothes "citizen brigades" at several house churches, including the Full Gospel Church. Authorities took no disciplinary action against the offenders. However, the level of harassment declined in comparison with previous years, and the vast majority of unregistered churches and temples were allowed to operate without interference.
The government actively discouraged contacts between the UBCV, which the government considered an illegal group, and its foreign supporters, although such contacts continued. Police routinely questioned some persons who held alternative religious or political views, such as UBCV monks and certain Catholic priests. Police continued to restrict the free movement of UBCV monks.
There were few credible allegations of forced renunciations in the Central and Northwest Highlands during the year. Nevertheless, articles in some provincial newspapers encouraged local authorities and ethnic minority groups to favor animist and traditional beliefs and to reject Protestantism.
The vast majority of Buddhists practiced their religion under the Vietnam Buddhist Sangha Executive Council, the officially sanctioned Buddhist governing council, and generally were able to worship freely. The government continued to harass UBCV members and prevented them from conducting independent charitable activities outside their pagodas.
Senior UBCV leaders remained under heavy police surveillance at their pagodas and reported limited ability to travel within the country. Thich Quang Do and Thich Khong Thanh were able to attend the funeral of the UBCV patriarch in July, although some UBCV monks in the provinces reported that authorities prevented them from traveling. One UBCV monk moved to Ho Chi Minh City from the provinces and resigned from the UBCV leadership because of constant surveillance and harassment by authorities.
The Catholic Church reported that the government continued to ease restrictions on assignment of new clergy. Unlike in previous years, there were no cases of the government rejecting Catholic bishops. The Church discussed establishing additional Catholic seminaries with the government and expanded its pastoral works program. The Church moved towards establishment of an official joint working group with the Vatican to develop principles and a roadmap toward establishing official relations.
A number of Catholic clergy reported a continued easing of government control over activities in certain dioceses outside of Hanoi. In many places local government officials allowed the Catholic Church to conduct religious education classes (outside regular school hours) and charitable activities. The Ho Chi Minh City government continued to facilitate certain charitable activities of the Church in combating HIV/AIDS; however, educational activities and legal permits for some Catholic charities to operate as NGOs remained suspended. In October the government granted authority for Caritas to reopen an office following a 32-year absence.
Local officials informally discouraged some clergy from traveling domestically, even within their own provinces, especially when travel to ethnic minority areas was involved. The Catholic archbishop of Hanoi was restricted in his official travels to ethnic minority areas in the north but was allowed to travel there in a private capacity.
Despite some reports of discrimination against Catholic students, authorities denied that the government has a policy of limiting access to education based on religious belief.
At least 10 Hoa Hao Church followers allegedly involved in a 2005 clash with police remained in prison. Hoa Hao monks and believers following the government approved Hoa Hao Administrative Council were allowed to practice their faith. Monks and followers who belonged to dissident groups or declined to recognize the authority of the council suffered restrictions.
Religious organizations are not allowed to operate schools independently. Foreign missionaries may not operate openly as religious workers in the country, although many undertook humanitarian or development activities with government approval and met with registered congregations.
The government generally required religious publishing to be done through a government owned religious publishing house; however, some religious groups were able to copy their own materials or import them, subject to government approval. The government relaxed restrictions somewhat on the printing and importation of some religious texts, including in some ethnic minority languages. At year's end the government's Committee for Religious Affairs had not approved publication of a Hmong-language Bible, permission for which was requested more than two years ago, pending approval from the Ministry of Education and Training.
d. Freedom of Movement, Internally Displaced Persons, Protection of Refugees, and Stateless Persons
The constitution provides for freedom of movement within the country, foreign travel, emigration, and repatriation; however, the government imposed some limits on freedom of movement for certain individuals. The government generally cooperated with the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR) and other humanitarian organizations in assisting refugees and asylum seekers.
Several political dissidents, amnestied with probation or under house arrest, were subject to official restrictions on their movements, but police allowed them to venture from their homes under surveillance. For example, political dissidents Pham Hong Son and Nguyen Khac Toan, amnestied in 2006, and attorney Le Quoc Quan and journalist Nguyen Vu Binh, amnestied in 2007, continued to be subject to administrative detention in the form of official restrictions on their movements. Although occasionally confined to their homes, they were allowed some movement within Hanoi, but their movements and visits from other dissidents were closely monitored. On September 1, while attempting to travel to meet with foreign parliamentarians, Quan was detained at Hanoi's Noi Bai airport. Authorities canceled Quan's passport and informed him that he was not allowed to travel overseas. Son and Toan also were prohibited from traveling overseas. In Ho Chi Minh City, prominent activists Nguyen Dan Que and Do Nam Hai remained under house arrest. Hai was prevented from meeting with foreign diplomats on at least two occasions.
A government restriction regarding travel to certain areas remained in effect. It requires citizens and resident foreigners to obtain a permit to visit border areas, defense facilities, industrial zones involved in national defense, areas of "national strategic storage," and "works of extreme importance for political, economic, cultural, and social purposes."
The 2007 Law on Residence was not broadly implemented, and migration from rural areas to cities continued unabated.
Moving without permission hampered persons seeking legal residence permits, public education, and healthcare benefits. Foreign passport holders must register to stay in private homes, although there were no known cases of local authorities refusing to allow foreign visitors to stay with friends and family. Citizens are also required to register with local police when they stay overnight in any location outside of their own homes; the government appeared to have enforced these requirements more strictly in some districts of the Central and Northern Highlands.
The government refused to issue passports to a number of well-known dissidents. Provincial governments in the Central Highlands facilitated the passport issuance and travel of ethnic minority individuals traveling legally to the United States on family reunification visas.
Officials occasionally delayed citizens' access to passports to extort bribes. Prospective emigrants rarely encountered difficulties in obtaining a passport.
The law does not provide for forced internal or external exile, and the government did not use it.
The government generally permitted citizens who had emigrated abroad to return to visit. However, the government refused to allow certain activists living abroad to return. Known overseas Vietnamese political activists were denied entrance visas.
By law the government considers anyone born in the country to be a citizen, even if the person has acquired another country's citizenship, unless a formal renunciation of citizenship has been approved by the president. However, in practice the government usually treated overseas Vietnamese as citizens of their adopted country. Emigrants were not permitted to use Vietnamese passports after they acquired other citizenship. The government generally encouraged visitation and investment by such persons but sometimes monitored them carefully. During the year the government liberalized travel restrictions for overseas Vietnamese, adopting a multiple-entry visa program for "qualified" persons, and in November the National Assembly passed legislation allowing for dual citizenship.
The government continued to honor a tripartite memorandum of understanding signed with the government of Cambodia and the UNHCR to facilitate the return from Cambodia of all ethnic Vietnamese who did not qualify for third country resettlement.
Local government authorities observed but did not hinder fact finding and monitoring visits by UNHCR and foreign diplomatic mission representatives to the Central Highlands. The UNHCR reported that it was able to meet with returnees in private. Foreign diplomats experienced some resistance from lower level officials in permitting private interviews of returnees. As in previous years, local police officials sometimes were present during foreign diplomat interviews with returnees but left when asked. Provincial governments generally continued to honor their obligations to reintegrate peacefully ethnic minority returnees from Cambodia.
The UNHCR reported that the situation in the Central Highlands appeared to be one of integrating ethnic minorities into a national community rather than a refugee-producing situation and that the atmosphere was "relaxed" during their monitoring visits. The UNHCR also reported that conditions for ethnic minorities in the Central Highlands had improved since the 2001 and 2004 crackdowns. It stated that there was "no perceptible evidence of mistreatment" of any of the ethnic minority individuals it monitored in the Central Highlands. The flow of ethnic minorities across the border into Cambodia, high in the early part of the year, essentially stopped in mid-year, possibly because almost all new arrivals were determined by the UNHCR to be economic migrants rather than refugees.
Protection of Refugees
The country is not a signatory to the 1951 UN Convention relating to the Status of Refugees and its 1967 protocol, and the law does not provide for the granting of asylum or refugee status. The government has not established a system for providing protection to refugees and did not grant refugee status or asylum. The government did not provide protection against the expulsion or return of persons where their lives or freedom would be threatened; however, there were no such reported cases during the year.
Stateless Persons
The country's largest stateless group consisted of approximately 9,500 Cambodian residents who sought refuge in Vietnam in the 1970s and were denied the right to return by the government of Cambodia, which asserted that no proof existed to confirm that these individuals had ever possessed Cambodian citizenship. Almost all were ethnic Chinese or Vietnamese. The group was initially settled in a number of refugee camps in and around Ho Chi Minh City. When humanitarian assistance in these camps ceased in 1994, an estimated 7,000 refugees left the camps in search of work and opportunities in Ho Chi Minh City and the surrounding area. A further 2,200 remained in four villages in which the camps once operated. Many had children and grandchildren born in Vietnam, but neither the original refugees nor their children enjoyed the same rights as Vietnamese citizens, including the right to own property, comparable access to education, and public medical care. In 2007 the UNHCR and the governments of Cambodia and Vietnam developed a plan calling for a full survey and Vietnamese naturalization of these stateless individuals. However, implementation of the plan was postponed during the year.
By passing new legislation allowing for dual citizenship, the government attempted to resolve earlier problems of statelessness by involuntary denationalization of its citizens, such as women who married foreigners. This group typically consisted of women who married Chinese, Korean, or Taiwanese men. Previously the women had to renounce their Vietnamese citizenship to apply for foreign citizenship, but before gaining foreign citizenship, they divorced their husbands and returned to Vietnam without possessing any citizenship or supporting documentation. The UNHCR worked with the government and the international community to address other aspects of this problem.
The Vietnam Women's Union continued to work with the government of South Korea to address international marriage brokering and premarriage counseling, including education on immigration and citizenship regulations. The Ministry of Foreign Affairs pledged to work with immigration authorities to publicize more effectively the methods for such women to regain their lost Vietnamese citizenship, documentation, and residency benefits. However, because the process was costly and cumbersome, such women often remained stateless. Some domestic and international NGOs provided assistance.
Section 3 Respect for Political Rights: The Right of Citizens to Change Their Government
The constitution does not provide for the right of citizens to change their government peacefully, and citizens could not freely choose and change the laws and officials that govern them.
Elections and Political Participation
The most recent elections to select members of the National Assembly were held in May 2007. The elections were neither free nor fair, since all candidates were chosen and vetted by the VFF. Despite the CPV's early announcement that a greater number of "independent" candidates (those not linked to a certain organization or group) would run in the elections, the ratio of independents was only slightly higher than that of the 2002 election. The CPV approved 30 "self-nominated" candidates, who did not have official government backing but were given the opportunity to run for office. There were credible reports that party officials pressured many self-nominated candidates to withdraw or found such candidates "ineligible" to run.
According to the government, more than 99 percent of the 56 million eligible voters cast ballots in the election, a figure that international observers considered improbably high. Voters were permitted to cast ballots by proxy, and local authorities were charged with ensuring that all eligible voters cast ballots by organizing group voting and that all voters within their jurisdiction were recorded as having voted. This practice was seen as having greatly detracted from the transparency and fairness of the process.
In the 2007 election, CPV leaders--Prime Minister Nguyen Tan Dung, Party Chief Nong Duc Manh, President Nguyen Minh Triet, and National Assembly Chairman Nguyen Phu Trong--retained their seats. CPV candidates took 450 of 493 seats. Only one of the 30 self-nominated candidates won.
The National Assembly, although subject to the control of the CPV (all of its senior leaders and more than 90 percent of its members were party members), continued to take incremental steps to assert itself as a legislative body. The National Assembly publicly criticized socioeconomic policies, the government's handling of inflation, and the plan to expand Hanoi's governing jurisdiction. Assembly sessions were televised live countrywide. Some deputies also indirectly criticized the CPV's preeminent position in society.
All authority and political power is vested in the CPV, and the constitution recognizes the leadership of the CPV. Political opposition movements and other political parties are illegal. The CPV Politburo functions as the supreme decision making body in the country, although it technically reports to the CPV Central Committee.
The government continued to restrict public debate and criticism severely. No public challenge to the legitimacy of the one party state was permitted; however, there were instances of unsanctioned letters critical of the government from private citizens, including some former senior party members, that circulated publicly. The government continued to crack down on the small opposition political groupings established in 2006, and members of these groups faced arrests and arbitrary detentions.
The law provides the opportunity for equal participation in politics by women and minority groups. There were 127 women in the National Assembly, or 26 percent, a slightly lower percentage than in the previous assembly.
Ethnic minorities held 87 seats, or 18 percent, in the National Assembly, exceeding their proportion of the population, estimated at approximately 13 percent.
Government Corruption and Transparency
The law provides for criminal penalties for official corruption; however, the government did not always implement the law effectively, and officials sometimes engaged in corrupt practices with impunity. Corruption continued to be a major problem. The government persisted in efforts to fight corruption, including publicizing budgets of different levels of government, refining a 2007 Asset Declaration Decree, and continuing to streamline government inspection measures. Cases of government officials accused of corruption sometimes were publicized widely.
The anticorruption law allows citizens to complain openly about inefficient government, administrative procedures, corruption, and economic policy. In regular Internet chats with high-level government leaders, citizens asked pointed questions about anticorruption efforts. However, the government continued to consider public political criticism a crime unless the criticism was controlled by the authorities. Attempts to organize those with complaints to facilitate action are considered proscribed political activities and subject to arrest. Senior government and party leaders traveled to many provinces, reportedly to try to resolve citizen complaints. Corruption related to land use was widely publicized in the press, apparently in an officially orchestrated effort to bring pressure on local officials to reduce abuses.
According to the 2007 decree, government officials must annually report by November 30 the houses, land, precious metals, and "valuable papers" they own; money they hold in overseas and domestic bank accounts; and their taxable income. The decree requires the government to publicize asset declaration results only if a government employee is found "unusually wealthy" and more investigation or legal proceedings are needed. In addition to senior government and party officials, the decree applies to prosecutors, judges, and those at and above the rank of deputy provincial party chief, deputy provincial party chairperson, deputy faculty head at public hospitals, and deputy battalion chief. Due to a lack of transparency, it was not known how widely the decree was enforced.
While the 2007 trial and conviction of officials involved in the PMU-18 scandal were initially hailed as a positive step, the prosecution and dismissal of journalists and editors who reported the story had a chilling effect on investigative reporting of official corruption.
In April the head of the provincial CPV in Ca Mau Province claimed someone had tried to bribe him with 100 million VND (approximately $6,060) to receive a government job. Because he refused to identify the individual, in September he was fired as party chief.
In September the MPS began investigating an incident in which a senior official in the Management Board of the East-West Avenue and Water Environment project in Ho Chi Minh City allegedly received a bribe of 90 million yen ($820,000) from officials of a foreign consulting firm. In November the Ho Chi Minh City People's Committee temporarily suspended Huynh Ngoc Sy from his dual post as deputy director of the municipal Transport Service and director of the East-West Avenue and Water Environment project for his alleged involvement in the corruption.
The law does not provide for public access to government information, and the government did not usually grant access for citizens and noncitizens, including foreign media. In accordance with the Law on Promulgation of Legal Normative Documents, the Official Gazette published most legal documents in its daily edition. The government maintained a Web site in both Vietnamese and English, as did the National Assembly. In addition decisions made by the Supreme People's Court Council of Judges were accessible through the SPC Web site. Party documents such as politburo decrees were not published in the Gazette.
Section 4 Governmental Attitude Regarding International and Nongovernmental Investigation of Alleged Violations of Human Rights
The government does not permit private, local human rights organizations to form or operate. The government did not tolerate attempts by organizations or individuals to comment publicly on its human rights practices, and it used a wide variety of methods to suppress domestic criticism of its human rights policies, including surveillance, limits on freedom of the press and assembly, interference with personal communications, and detention.
The government generally prohibited private citizens from contacting international human rights organizations, although several activists did so. The government usually did not permit visits by international NGO human rights monitors; however, it allowed representatives from the press, the UNHCR, foreign governments, and international development and relief NGOs to visit the Central Highlands. The government criticized almost all public statements on human rights and religious issues by international NGOs and foreign governments.
The government was willing to discuss human rights problems bilaterally with some foreign governments, and several foreign governments continued official talks with the government concerning human rights, typically through annual human rights dialogues.
Section 5 Discrimination, Societal Abuses, and Trafficking in Persons
The law prohibits discrimination based on gender, ethnicity, religion, or social class; however, enforcement of these prohibitions was uneven.
Women
The law prohibits using or threatening violence, taking advantage of a person who cannot act in self defense, or resorting to trickery to have sexual intercourse with a person against that person's will. This appears to criminalize rape, spousal rape, and in some instances sexual harassment; however, there were no known instances of prosecution for spousal rape or sexual harassment. Other rape cases were prosecuted to the full extent of the law. No reliable data were available on the extent of the problem.
The law prescribes punishment ranging from warnings to a maximum of two years' imprisonment for "those who cruelly treat persons dependent on them." The 2007 Law on Domestic Violence Prevention and Control went into effect on July 1. It specifies acts constituting domestic violence, assigns specific portfolio responsibilities to different government agencies and ministries, and stipulates punishments for perpetrators of domestic violence; however, NGO and victim advocates considered many of the provisions to be weak. While the police and legal system generally remained unequipped to deal with cases of domestic violence, the government, with the help of international and domestic NGOs, began training police, lawyers, and legal system officials in the 2007 law.
Officials increasingly acknowledged the existence of domestic violence as a significant social concern, and this was discussed more openly in the media. Domestic violence against women was considered common, although there were no firm statistics measuring the extent of the problem. Several domestic and international NGOs worked on the problem. Hot lines for victims of domestic violence operated by domestic NGOs existed in major cities. The Center for Women and Development, supported by the Vietnam Women's Union, also operated a nationwide hot line, although it was not widely advertised in rural areas. While rural areas often lacked the financial resources to provide crisis centers and domestic hot lines, the 2007 law established "reliable residences" allowing women to turn to another family while local authorities and community leaders attempt to confront the abuser and resolve complaints. Government statistics reported that approximately half of all divorces were due in part to domestic violence. The divorce rate continued to rise, but many women remained in abusive marriages rather than confront social and family stigma as well as economic uncertainty.
The government, with the help of international NGOs, supported workshops and seminars aimed at educating women and men about domestic violence and also highlighted the issue through public awareness campaigns. Domestic NGOs were increasingly engaged in women's issues, particularly violence against women and trafficking of women and children. A government-supported national center provided services to victims of trafficking, including a shelter and vocational training. The center was partly supported by foreign foundations and NGOs.
Prostitution is illegal, but enforcement was uneven. Estimates varied widely--the government reported more than 30,000 prostitutes, but some NGOs estimated that there were up to 300,000 in the country, including those who engaged in prostitution part-time or seasonally. As in past years, some women reportedly were coerced into prostitution, often victimized by false promises of lucrative employment; many more felt compelled to work as prostitutes because of poverty and a lack of other employment opportunities. There were fewer reports that parents coerced daughters into prostitution or made extreme financial demands that compelled them to engage in prostitution. The Women's Union as well as international and domestic NGOs engaged in education and rehabilitation programs to combat these abuses.
While there is no legal discrimination, women continued to face societal discrimination. Despite the large body of legislation and regulations devoted to the protection of women's rights in marriage and in the workplace, as well as labor code provisions that call for preferential treatment of women, women did not always receive equal treatment.
The act of sexual harassment is clearly defined; however, its prevention is not specified in legal documents. Ethical regulations for government and other public servants do not mention the problem, although it existed.
Victims of sexual harassment may contact social associations such as the Women's Union to request their involvement. In serious cases victims may sue offenders under Article 121 of the penal code, which deals with "humiliating other persons" and specifies punishments that include a warning, noncustodial reform for up to two years, or a prison term ranging from three months to two years. However, in reality sexual harassment lawsuits were unheard of, and most victims were unwilling to denounce the offenders publicly.
The Women's Union and the National Committee for the Advancement of Women (NCFAW) continued to promote women's rights, including political, economic, and legal equality and protection from spousal abuse. The Women's Union also operated microcredit consumer finance programs and other programs to promote the advancement of women. The NCFAW continued implementing the government's national strategy on the advancement of women by the end of 2010. Key areas of this strategy focus on placing more women in senior ministry positions and in the National Assembly. The strategy also focuses on increasing literacy rates, access to education, and healthcare.
Children
International organizations and government agencies reported that, despite the government's promotion of child protection and welfare, children continued to be at risk of economic exploitation.
Education is compulsory, free, and universal through the age of 14; however, authorities did not always enforce the requirement, especially in rural areas, where government and family budgets for education were strained and children's contribution as agricultural laborers was valued.
Anecdotal evidence suggested that child abuse occurred, but there was no information on the extent of such abuse.
Child prostitution, particularly of girls but also of boys, existed in major cities. Many prostitutes in Ho Chi Minh City were under 18 years of age. Some minors were forced into prostitution for economic reasons.
According to the Ministry of Labor, Invalids, and Social Affairs (MOLISA), there were an estimated 23,000 street children, who were vulnerable to abuse and were sometimes abused or harassed by police. MOLISA managed two centers to provide support for children in needy situations. Youth unions also launched awareness campaigns.
Trafficking in Persons
The law prohibits trafficking in persons, but trafficking, particularly in women and children for sexual exploitation and men for forced labor overseas, remained a significant problem. Reliable statistics on the number of citizens who were victims of sex related trafficking were not available; however, there was evidence that the number was growing. Documentation of known trafficking cases as well as the level of case adjudications and prosecutions increased, while the government became more open in identifying and prosecuting trafficking cases and public awareness rose. As the country's economy continued to grow, international and domestic criminal organizations involved in human trafficking sought to take advantage of increased exposure to international markets, expanded use of the Internet, and a growing gap between rich and poor to exploit persons at risk and develop trafficking networks.
The country was a significant source for trafficking in persons. Women were trafficked primarily to Cambodia, Malaysia, China, Taiwan, and South Korea for sexual exploitation. Women also were trafficked to Hong Kong, Macau, Thailand, Indonesia, the United Kingdom, Eastern Europe, and the United States. There were reports that some women going to Taiwan, Hong Kong, Macau, South Korea, and China for arranged marriages were victims of trafficking. Women and children also were trafficked within the country, usually from rural to urban areas. Men were trafficked regionally to work in construction, agriculture, fishing, and other commercial enterprises.
There were continued reports of women from Ho Chi Minh City and the Mekong Delta forced into prostitution after marrying overseas, primarily in other Asian countries. There was reported trafficking in women to the Macau Special Administrative Region of China with the assistance of organizations in China that were ostensibly marriage service bureaus, international labor organizations, and travel agencies. After their arrival women were forced into conditions similar to indentured servitude; some were forced into prostitution.
Children were trafficked for the purpose of prostitution, both within the country and to foreign destinations. An NGO advocate estimated that the average age of trafficked girls was between 15 and 17. Some reports indicated that the ages of girls trafficked to Cambodia typically were lower.
There were multiple arrests of private citizens and government officials for offering payments to birth parents in exchange for relinquishing infant children for adoption, creating fraudulent documents to conceal the child's identity, and trafficking these children to other provinces where they were offered for adoption. In addition there were documented cases in which small children and infants were kidnapped and sold for adoption to persons in Europe, North America, or China. The MPS identified the problem of kidnapping and trafficking in children for purposes of adoption as one of increasing concern, and these cases were highlighted in the media.
There were some documented cases of trafficking in adults for labor. These included men trafficked to Malaysia and Thailand to support construction industry projects and cases of fishermen working in Taiwan.
...
(Bureau of Democracy, Human Rights, and Labor
http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2008/eap/119063.htm)
February 25, 2009
The Socialist Republic of Vietnam, with a population of approximately 86 million, is an authoritarian state ruled by the Communist Party of Vietnam (CPV). The most recent National Assembly elections, held in May 2007, were neither free nor fair, since all candidates were vetted by the CPV's Vietnam Fatherland Front (VFF), an umbrella group that monitored the country's mass organizations. Civilian authorities generally maintained effective control of the security forces.
The government's human rights record remained unsatisfactory. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited. The government continued to crack down on dissent, arresting political activists and causing several dissidents to flee the country. Police sometimes abused suspects during arrest, detention, and interrogation. Corruption was a significant problem in the police force, and police officers sometimes acted with impunity. Prison conditions were often severe. Individuals were arbitrarily detained for political activities and denied the right to fair and expeditious trials. The government continued to limit citizens' privacy rights and tightened controls over the press and freedom of speech, assembly, movement, and association. The government maintained its prohibition of independent human rights organizations. Violence and discrimination against women remained a concern. Trafficking in persons continued to be a significant problem. Some ethnic minority groups suffered societal discrimination. The government limited workers' rights and arrested or harassed several labor activists.
RESPECT FOR HUMAN RIGHTS
Section 1 Respect for the Integrity of the Person, Including Freedom From:
a. Arbitrary or Unlawful Deprivation of Life
The government or its agents did not commit any politically motivated killings; however, there was one confirmed report of a death in police custody.
On May 1, Y Ben Hdok, a Montagnard from Dak Lak, died while in detention in the Buon Ma Thuot provincial police station. Police detained him on April 28 for questioning regarding his suspected involvement in inciting demonstrations. Officials stated that the suspect hanged himself during a break in questioning, but family members said his corpse was bruised. No investigation was carried out, and the family reportedly refused to authorize an autopsy.
There were reports that another Montagnard prisoner died shortly after being released from police custody, although the cause of death could not be verified.
There were no developments related to the 2006 death of Y Ngo Adrong.
b. Disappearance
The unregistered Unified Buddhist Church of Vietnam reported that monk Thich Tri Khai, whom police arrested from his monastery in Lam Dong Province in April, remained missing at year's end.
According to nongovernmental organization (NGO) and press reports, political activist Tim Sakhorn, sentenced in November 2007 to one year in prison for "sabotaging national unity" and released in July, was residing in An Giang Province under house arrest and constant police surveillance. Le Tri, a Vietnamese citizen and political activist who disappeared in Cambodia in May 2007, remained missing at year's end.
c. Torture and Other Cruel, Inhuman, or Degrading Treatment or Punishment
The law prohibits physical abuse; however, police commonly physically mistreated suspects during arrest or detention.
Incidents of police harassment were reported in the provinces of Dien Bien, Thanh Hoa, Son La, and Thai Binh. Land rights protesters in An Giang Province also reported harassment from local authorities.
There were reports that police harassed or beat ethnic minorities returning from Cambodia to the Central Highlands, although most reports could not be substantiated. Monitors found that most incidents involved land, money, or domestic disputes.
Throughout the year the government committed activists involuntarily to mental hospitals as a tactic to quell dissent.
Prison and Detention Center Conditions
Prison conditions could be severe but generally did not threaten the lives of prisoners. Overcrowding, insufficient diet, lack of clean drinking water, and poor sanitation nonetheless remained serious problems in many prisons. Prisoners had access to basic health care, with additional medical services available at district- or provincial-level hospitals. However, in many cases officials obstructed family members from providing medication to prisoners. Prisoners generally were required to work but received no wages. Prisoners sometimes were moved to solitary confinement, where they were deprived of reading and writing materials for periods of up to several months. Family members made credible claims that prisoners received better benefits by paying bribes to prison officials.
Family members of several political dissidents reported improved living conditions at Xuan Loc Prison in Dong Nai Province. Foreign diplomats observed Spartan but clean living areas and generally acceptable labor conditions during a June visit to the prison. Family members of one activist who broke his arm in a prison in Kien Giang Province claimed that medical treatment was inadequate, resulting in the partial loss of function in his arm. Family members of Catholic activist Father Nguyen Van Ly claimed that he continued to be denied access to a Bible.
The government generally did not permit the International Committee of the Red Cross or NGOs to visit prisons, and no such visits occurred during the year. However, authorities allowed foreign diplomats and a religious delegation to make limited prison visits and meet with prisoners. Most other requests by diplomatic observers to visit prisoners were denied.
d. Arbitrary Arrest or Detention
The criminal code allows the government to detain persons without charges indefinitely under vague "national security" provisions such as Articles 84, 88, and 258. The government also arrested and detained indefinitely individuals under other legal provisions. Authorities also subjected several dissidents throughout the country to administrative detention or house arrest.
Role of the Police and Security Apparatus
Internal security is the responsibility of the Ministry of Public Security (MPS); however, in some remote areas, the military is the primary government agency and provides public safety functions, including maintaining public order in the event of civil unrest. The MPS controls the police, a special national security investigative agency, and other internal security units. It also maintains a system of household registration and block wardens to monitor the population. While this system has generally become less intrusive, it continued to be used to monitor those suspected of engaging, or likely to engage, in unauthorized political activities. Credible reports suggested that local police forces used "contract thugs" and "citizen brigades" to harass and beat political activists and others, including religious worshippers, perceived as "undesirable" or a "threat" to public security.
Police organizations exist at the provincial, district, and local levels and are subject to the authority of people's committees at each level. The police were generally effective at maintaining political stability and public order, but police capabilities, especially investigative, were generally very low. Police training and resources were inadequate.
Corruption was a significant problem among police at all levels, and police officers sometimes acted with impunity. Internal police oversight structures existed but were subject to political influence. During the year the government cooperated with several foreign governments to initiate a program for provincial police and prison management to improve the professionalism of security forces.
Arrest and Detention
The criminal code outlines the process by which individuals are taken into custody and treated until they are brought before a court or other tribunal for judgment. The Supreme People's Procuracy (the Public Prosecutor's Office) issues arrest warrants, generally at the request of police. However, police may make an arrest without a warrant on the basis of a complaint filed by any person. The Procuracy issues retroactive warrants in such cases. The Procuracy must issue a decision to initiate a formal criminal investigation of a detainee within nine days; otherwise, police must release the suspect. In practice the nine-day regulation was often circumvented.
The investigative period typically lasts from three months for less serious offenses (punishable by up to three years' imprisonment) to 16 months for exceptionally serious offenses (punishable by more than 15 years' imprisonment or capital punishment), or 20 months for national security cases. However, at times investigations can be prolonged indefinitely. The criminal code further permits the Procuracy to request additional two month periods of detention after an investigation to consider whether to prosecute a detainee or ask the police to investigate further. Investigators sometimes used physical isolation, excessively lengthy interrogation sessions, and sleep deprivation to compel detainees to confess.
By law detainees are permitted access to lawyers from the time of their detention; however, authorities used bureaucratic delays to deny access to legal counsel. In cases investigated under broad national security laws, authorities often delayed defense lawyers' access to clients until an investigation had ended and the suspect had been formally charged with a crime. In addition a scarcity of trained lawyers and insufficient protection of defendant rights made prompt detainee access to an attorney rare. In practice only persons formally charged with capital crimes were assigned lawyers.
By law attorneys must be informed of and allowed to attend interrogations of their clients. However, a defendant first must request the presence of a lawyer, and it was unclear whether authorities always informed defendants of this privilege. Attorneys also must be given access to case files and be permitted to make copies of documents. Attorneys were sometimes able to exercise these privileges.
Police generally informed families of detainees' whereabouts, but family members were allowed to visit a detainee only with the permission of the investigator, and this permission was not automatically granted. During the investigative period, authorities frequently did not allow detainees access to family members, especially in national security cases. Prior to a formal indictment, detainees also have the right to notify family members. However, a number of detainees suspected of national security violations were held incommunicado. At year's end some persons arrested early in the year had not been seen by family members or a lawyer, nor had they been formally charged with crimes.
There is no functioning bail system or equivalent system of conditional release. Time spent in pretrial detention counts toward time served upon conviction and sentencing.
Courts may sentence persons to administrative detention of up to five years after completion of a sentence. In addition police or mass organizations can propose that one of five "administrative measures" be imposed by people's committee chairpersons at district and provincial levels without a trial. The measures include terms ranging from six to 24 months in either juvenile reformatories or adult detention centers and generally were applied to repeat offenders with a record of minor offenses, such as committing petty theft or "humiliating other persons." Chairpersons may also impose terms of "administrative probation," which generally was some form of restriction on movement and travel. Despite the March 2007 repeal of Decree 31, an administrative measure often used to punish perceived political dissidents, authorities continued to punish some individuals using other vaguely worded national security provisions in the criminal code.
Arbitrary detentions, particularly for political activists, remained a problem. The government used decrees, ordinances, and measures to detain activists for the peaceful expression of opposing political views. During the year authorities arrested several individuals for violating Article 88, which prohibits the "distribution of propaganda against the state." Those charged with violating Article 88 were typically sentenced to terms of up to five years in prison. While several activists received reduced prison sentences after they appealed, others had their original sentences reaffirmed during appeals. In September an Internet blogger was convicted of tax evasion and sentenced to 30 months in prison after writing about corruption and protesting China's actions in the disputed Spratly/Paracel Islands.
In August and September, the government arrested at least 13 activists, most connected with the political movement Bloc 8406, and briefly detained at least a dozen others. On November 7, land protester and Bloc 8406 member Le Thi Kim Thu was sentenced to 18 months' imprisonment for "disturbing public order." At year's end the remaining activists had not been charged or tried.
Police forcibly entered the homes of a number of prominent dissidents throughout the country, such as Nguyen Khac Toan and Do Nam Hai, and removed personal computers, mobile cellphones, and other material.
There were reports that government officials in the Central and Northwest Highlands temporarily detained ethnic minority individuals for communicating with the ethnic minority community abroad during the year.
Peaceful land rights protests in Ho Chi Minh City and Hanoi resulted in the temporary detention, surveillance, and arrest of several organizers, although the government handled the dispersal of these protests without significant violence. Peaceful protests during the year against Chinese actions in the Spratly/Paracel Islands also resulted in the temporary detention and arrest of several activists for demonstrating without permission. In September authorities arrested four activists and temporarily detained several more, reportedly in an effort to prevent demonstrations and discourage groups from meeting publicly.
In the case of five political activists--two Vietnamese and three foreign citizens--arrested in November 2007, two of the foreigner were released in December 2007. On May 13, the remaining three were tried and convicted on terrorism charges with credit for time served; one Vietnamese was released immediately, the foreigner was deported a few days later, and the other Vietnamese was released in August.
Several of the approximately 30 activists arrested in a government crackdown in 2006-07 were convicted during the year. Others remained under investigation and under administrative detention without being formally charged.
Religious and political activists were subject to varying degrees of informal detention in their residences.
Amnesty
The central government did not announce a Tet or National Day amnesty. Nevertheless, provincial councils throughout the country conducted both Tet and National Day amnesties of prisoners under their jurisdiction. No high profile prisoners benefited from special release during the year.
e. Denial of Fair Public Trial
The law provides for the independence of judges and lay assessors; however, in practice the CPV controlled the courts at all levels through its effective control over judicial appointments and other mechanisms. In many cases the CPV determined verdicts. Most, if not all, judges were members of the CPV and were chosen at least in part for their political views. As in past years, the judicial system was strongly distorted by political influence, endemic corruption, and inefficiency. CPV influence was particularly notable in high profile cases and others in which a person was charged with challenging or harming the CPV or the state.
The judiciary consists of the Supreme People's Court (SPC); provincial and district people's courts; military tribunals; administrative, economic, and labor courts; and other tribunals established by law. Each district has a people's court, which serves as the court of first instance for most domestic, civil, and criminal cases. Each province also has a people's court, which serves as the appellate forum for district court cases. The SPC, which reports to the National Assembly, is the highest court of appeal and review. Administrative courts adjudicate complaints by citizens about official abuse and corruption. There are also special committees to help resolve local disputes.
There was a shortage of trained lawyers and judges. Low judicial salaries hindered efforts to develop a trained judiciary. The few judges who had formal legal training often had studied abroad only in countries with communist legal traditions.
There was no independent bar association. In January the prime minister approved a proposal to form a national bar association; however, it had not been created by year's end.
Government training programs to address the problem of inadequately trained judges and other court officials continued during the year.
Courts of first instance at district and provincial levels include judges and lay assessors, but provincial appeals courts and the SPC are composed of judges only. People's councils appoint lay assessors from a pool of candidates suggested by the VFF. Lay assessors are required to have "high moral standards," but legal training is not required, and their role is largely symbolic.
Military tribunals, although funded by the Ministry of Defense, operate under the same rules as other courts. The ministry is represented on judicial selection panels, and the head of the military tribunal system is the deputy head of the SPC. Military tribunal judges and assessors are military personnel chosen jointly by the SPC and the ministry but supervised by the SPC. The law gives military courts jurisdiction over all criminal cases involving military entities, including military owned enterprises. The military has the option of using the administrative, economic, or labor courts for civil cases.
Trial Procedures
The constitution provides that citizens are innocent until proven guilty; however, many lawyers complained that judges generally presumed guilt. Trials generally were open to the public, but in sensitive cases judges closed trials or strictly limited attendance. Juries are not used. Defendants have the right to be present and have a lawyer at trial, although not necessarily the lawyer of their choice, and this right was generally upheld in practice. Defendants unable to afford a lawyer were generally provided one only in cases with possible sentences of life imprisonment or capital punishment. The defendant or the defense lawyer has the right to cross examine witnesses; however, there were cases in which neither defendants nor their lawyers were allowed to have access to government evidence in advance of the trial, cross examine witnesses, or challenge statements. Defense lawyers commonly had little time before trials to examine evidence against their clients. Convicted persons have the right to appeal. District and provincial courts did not publish their proceedings. The SPC continued to publish the proceedings of all cases it reviewed.
There continued to be credible reports that defense lawyers were pressured not to take as clients any religious or democracy activists facing trial.
The public prosecutor brings charges against an accused person and serves as prosecutor during trials. Earlier reforms to the criminal procedures code were intended to move courtroom procedures from an "investigative" system, in which the judge leads the questioning, to an "adversarial" system, in which prosecutors and defense lawyers advocate for their respective sides. The change was intended to provide more protections for defendants and prevent judges from coercing defendants into confessing guilt; however, implementation differed from one province to another.
In May government officials allowed two foreign diplomats to attend the joint trial of three Viet Tan (Vietnam Reform Party) activists, and in December four foreign diplomats were permitted to attend the joint trial of the eight Thai Ha defendants. Other requests by foreign diplomats to attend trials were denied.
Political Prisoners and Detainees
There were no precise estimates of the number of political prisoners. The government claimed it held no political prisoners, only lawbreakers. The government held at least 35 political detainees at year's end, although some international observers claimed the number ranged into the hundreds.
In April a fresh wave of demonstrations in the Central Highlands resulted in dozens of reported arrests and detentions of individuals suspected of organizing the protests. Local observers reported the demonstrations were prompted by ethnic minority groups protesting local land use policies.
On August 14, authorities arrested land rights activist Le Thi Kim Thu in Hanoi for disturbing the public order by organizing a protest in a public park opposite the Office of the Government. On November 7, she was convicted and sentenced to 18 months in prison. During the year land rights leaders reported that at least a dozen demonstrators from Ho Chi Minh City and surrounding provinces were convicted on charges ranging from "disturbing the public order" to "propagandizing against the State."
In September and October, Bloc 8406 activists Nguyen Xuan Nghia, Pham Van Troi, Ngo Quynh, Nguyen Van Tuc, Pham Thanh Nghien, Vu Hung, Tran Duc Thach, Nguyen Kim Nhan, Nguyen Van Tinh, Nguyen Thi Cam Hong, Duong Van Nam, and Le Thanh Tung were arrested, reportedly for their efforts to organize public protests, distribute prodemocracy leaflets, protest government land seizures and Chinese government actions, and post banners critical of the government. At year's end all were in detention waiting to be formally charged and tried.
On December 8, eight individuals who participated in prayer vigils at the Thai Ha parish in Hanoi were tried jointly at the Dong Da People's Court in Hanoi and convicted of disturbing public order and destroying public property. Seven of the parishioners were given suspended sentences ranging from 12 to 15 months; of these, four were also sentenced to additional administrative probation ranging from 22 to 24 months. The eighth individual was given a warning. None received additional jail time.
After having been sentenced in 2007 for violating Article 88, several high-profile dissidents remained in prison, including Catholic priest Nguyen Van Ly and human rights attorneys Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan. Dai, Nhan, and three members of the People's Democracy Party were awarded sentence reductions after appeal.
In January writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy, detained in April 2007 for violation of Article 88, was tried, sentenced to time served, and released for medical treatment.
Prodemocracy activist Nguyen Ba Dang, arrested in May 2007 for "propagandizing against the state," reportedly continued to be held in Kinh Chi Camp in Hai Duong City.
In May one of four members of the prolabor United Workers and Farmers Organization (UWFO) arrested and convicted in December 2007 was released after serving his sentence; the other three remained in prison (see section 6.a.).
In January, after 17 months in detention, Bloc 8406 member Truong Quoc Huy was tried and sentenced to six years in prison for "propagandizing against the state."
Viet Tan activists Nguyen Quoc Quan, Nguyen The Vu, and Nguyen Quoc Hai, arrested in 2006, were tried and convicted in May under Article 84 for crimes related to terrorism, but they were released after time served.
Several political dissidents affiliated with outlawed political organizations, including Bloc 8406, the People's Democratic Party, People's Action Party, Free Vietnam Organization, Democratic Party of Vietnam, UWFO, and others, remained in prison or under house arrest in various locations.
International NGOs estimated that several hundred ethnic minority demonstrators associated with the 2004 Central Highlands protests remained in prison.
Civil Judicial Procedures and Remedies
There is no clear or effective mechanism for pursuing a civil action to redress or remedy abuses committed by authorities. Civil suits are heard by "administrative" courts, civil courts, and criminal courts, all of which follow the same procedures as in criminal cases and are adjudicated by members of the same body of judges and lay assessors. All three levels were subject to the same problems of corruption, lack of independence, and inexperience.
By law a citizen seeking to press a complaint regarding a human rights violation by a civil servant is required first to petition the officer accused of committing the violation for permission to refer the complaint to the administrative courts. If a petition is refused, the citizen may refer it to the officer's superior. If the officer or his superior agrees to allow the complaint to be heard, the matter is taken up by the administrative courts. If the administrative courts agree that the case should be pursued, it is referred either to the civil courts for suits involving physical injury seeking redress of less than 20 percent of health care costs resulting from the alleged abuse, or to the criminal courts for redress of more than 20 percent of such costs. In practice this elaborate system of referral and permission ensured that citizens had little effective recourse to civil or criminal judicial procedures to remedy human rights abuses, and few legal experts had experience with the system.
Property Restitution
There were widespread reports of official corruption and a general lack of transparency in the government's process of confiscating land and moving citizens to make way for infrastructure projects. By law citizens must be compensated when they are resettled to make way for infrastructure projects, but there were complaints, including from the National Assembly, that compensation was inadequate or delayed. A team established by the government after land rights protests in 2007 toured several provinces in the south, but few claimants reported resolution to their cases as a result.
In January Catholic parishioners conducted large-scale prayer vigils at the residence of the former papal nuncio in Hanoi, which was confiscated by the government and the object of an ongoing dispute. After the government promised to resolve the problem, the prayer vigils ceased. On September 19, city officials announced that they would turn the site into a public park, with the former papal nuncio's home becoming a library. City officials immediately began demolishing buildings on the site. Large-scale protests followed, with as many as 15,000 Catholic parishioners attending a special Mass and prayer vigil conducted by the archbishop on September 21.
In January, April, August, and September, Catholic parishioners conducted other large-scale prayer vigils over disputed land previously owned by the Thai Ha parish in Hanoi. Eight individuals were arrested in August and September and convicted in December for destroying public property and disturbing public order in connection with their participation in the prayer vigils at Thai Ha. Other religious organizations also protested the use of confiscated Church properties for commercial or government purposes.
Some members of ethnic minority groups in the Central and Northwest Highlands continued to complain that they had not received proper compensation for land confiscated to develop large-scale state-owned coffee and rubber plantations. Several residents attributed the cause of the April demonstrations in the Central Highlands to ethnic minority frustration and discontent over policies regarding state land use.
f. Arbitrary Interference with Privacy, Family, Home, or Correspondence
The law prohibits such actions; however, the government did not respect these prohibitions in practice. Household registration and block warden systems existed for the surveillance of all citizens, although these systems were generally less intrusive than in the past. Authorities focused particular attention on persons suspected of being involved in unauthorized political or religious activities.
Forced entry into homes is not permitted without orders from the public prosecutor; however, security forces seldom followed these procedures but instead asked permission to enter homes, with an implied threat of repercussions for failure to cooperate. Some individuals refused to cooperate with such "requests." Police sometimes left when faced with noncompliance, particularly in urban areas.
Government authorities opened and censored targeted persons' mail; confiscated packages and letters; and monitored telephone conversations, e mail, text messages, and facsimile transmissions. The government cut the telephone lines and interrupted the cellular telephone and Internet service of a number of political activists and their family members.
Membership in the CPV remained a prerequisite to career advancement for all government and government linked organizations and businesses. However, economic diversification made membership in the CPV and CPV controlled mass organizations less essential to financial and social advancement.
The government continued to implement a family planning policy that urged families to have no more than two children, but the policy emphasized exhortation and education rather than coercion. The government can deny promotions and salary increases to public sector employees with more than two children, and some cases of denied promotion or financial penalties were reported, although the policy did not appear to be enforced in a consistent manner. These types of sanctions were becoming increasingly less effective as a larger segment of the population, particularly in urban areas, continued to move into the private sector.
Section 2 Respect for Civil Liberties, Including:
a. Freedom of Speech and Press
The law provides for freedom of speech and of the press; however, the government continued to restrict these freedoms, particularly with respect to speech that criticized individual government leaders, promoted political pluralism or multiparty democracy, or questioned policies on sensitive matters such as human rights, religious freedom, or border disputes with China. The line between private and public speech continued to be arbitrary.
Both the constitution and the criminal code include broad national security and antidefamation provisions that the government used to restrict freedom of speech and of the press. The criminal code defines the crimes of "sabotaging the infrastructure of Socialism," "sowing divisions between religious and nonreligious people," and "conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam" as serious offenses against national security. The criminal code also expressly forbids "taking advantage of democratic freedoms and rights to violate the interests of the State and social organizations."
At various times political activists and family members of prisoners were physically prevented from meeting with foreign diplomatic representatives. Tactics included setting up barriers or guards outside their residences or calling them into the local police station for random and repetitive questioning.
The CPV, government, and party controlled mass organizations controlled all print, broadcast, and electronic media. The government exercised oversight through the Ministry of Information and Communication (MIC) and supplemented its control through pervasive party guidance and national security legislation sufficiently broad to ensure effective self censorship by the domestic media. Beginning in March a government "rectification" campaign led to financial audits of many newspapers and imposed restrictions on the media's ability to conduct public outreach programs, including charities and scholarships. Those in the media widely interpreted the actions as an effort by authorities to limit further the independence and influence of the media.
Despite the continued growth of Internet blogs, there was a general crackdown on press freedom throughout the year, resulting in the firings of several senior media editors and the arrest of two reporters. These actions dampened what had previously been a trend toward more aggressive investigative reporting.
On May 12, police arrested reporters Nguyen Viet Chien of the daily newspaper Thanh Nien and Nguyen Van Hai of the daily newspaper Tuoi Tre for "abusing power in carrying out their official duties" in connection with their 2006 reports on a major corruption scandal at the Ministry of Transportation's Project Management Unit Number 18 (PMU-18). The state press and the public voiced strong opposition to the arrests. However, after two days of heavy coverage of the arrest, the Ministry of Culture and Information directed the media to stop reporting the story. Print and broadcast media obeyed this decision, but some bloggers continued to criticize the arrests. The charges against the journalists later were changed to "abusing democratic freedoms," and on October 15, the two were tried and convicted. The court sentenced Nguyen Viet Chien to two years in prison and Nguyen Van Hai to a two-year noncustodial "reeducation" sentence.
In July Tuoi Tre and Thanh Nien each replaced a senior editor. The newspapers portrayed the moves as routine, although sources stated that the two editors were demoted for publishing stories on corruption. In August the government revoked the press cards of seven journalists from state-controlled newspapers for "lack of responsibility" in connection with their reports on the PMU-18 scandal.
On September 19, police briefly detained and beat a foreign correspondent working as the Hanoi bureau chief for the Associated Press and kept his camera for eight weeks after he attempted to photograph a prayer vigil at the former residence of the papal nuncio.
On December 18, the government issued new regulations prohibiting bloggers from posting material that the government believes undermines national security or discloses state secrets, incites violence or crimes, or includes inaccurate information harming the reputation of individuals and organizations. The new regulations also require global Internet companies with blogging platforms operating in the country to report to the government every six months and, if requested, to provide information about individual bloggers.
During the year the government also continued to restrict press stories critical of China's actions over disputed islands in the South China Sea and supposed military plans to invade Vietnam. The editor in chief of a major online news outlet fined in December 2007 for a controversial editorial regarding the South China Sea remained in his job, despite warnings that he would be removed.
The law requires journalists to pay monetary damages to individuals or organizations who have their reputations harmed as a result of journalists' reporting, even if the reports are true. Independent observers noted that the law severely limited investigative reporting. There were press reports on topics that generally were considered sensitive, such as the prosecution on corruption charges of high ranking CPV and government officials, as well as occasional criticism of officials and official associations. Nonetheless, the freedom to criticize the CPV and its senior leadership remained restricted.
Foreign journalists must be approved by the Foreign Ministry's press center, and they must be based in Hanoi, with the exception of one correspondent reporting solely on economic issues who lived and maintained an office in Ho Chi Minh City while officially accredited to Hanoi. Foreign journalists are required to renew their visas every three to six months, although the process is routine, and there were no reports of any visa renewals being refused. The number of foreign media employees allowed was limited, and local employees who worked for foreign media also were required to be registered with the Foreign Ministry.
The procedure for foreign media outlets to hire local reporters and photographers and receive approval for their accreditation continued to be cumbersome. The press center nominally monitored journalists' activities and approved, on a case-by-case basis, requests for interviews, photographs, filming, or travel, which must be submitted at least five days in advance. By law foreign journalists are required to address all questions to government agencies through the Foreign Ministry, although this procedure often was ignored in practice. Foreign journalists noted that they generally did not notify the government about their travel outside of Hanoi unless it involved a story that the government would consider sensitive or they were traveling to an area considered sensitive, such as the Central Highlands.
Foreign language editions of some banned books were sold openly by street peddlers and in shops oriented to tourists. Foreign language periodicals were widely available in cities. Occasionally, the government censored articles.
The law limits access to satellite television to top officials, foreigners, luxury hotels, and the press, but in practice persons throughout the country were able to access foreign programming via home satellite equipment or cable. Cable television, including foreign-origin channels, was widely available to subscribers living in urban areas.
Internet Freedom
The government allows access to the Internet through a limited number of Internet service providers (ISPs), all of which were state owned joint stock companies. Internet usage continued to grow throughout the year. According to the MIC, 24 percent of the population had access to the Internet. Blogging continued to increase rapidly. The MIC estimated that there were more than one million bloggers online. In addition a number of prominent print and online news journalists maintained their own professional blogs. In several cases their blogs were considered far more controversial that their mainstream writing. In a few cases, the government fined or punished these individuals for the content of their blogs.
The government forbids direct access to the Internet through foreign ISPs, requires domestic ISPs to store information transmitted on the Internet for at least 15 days, and also requires ISPs to provide technical assistance and workspace to public security agents to allow them to monitor Internet activities.
The government requires firms such as cybercafes to register the personal information of their customers and store records of Internet sites visited by customers. However, many cybercafe owners did not maintain these records. Similarly, it was not clear to what extent major ISPs complied with the many government regulations.
While citizens enjoyed unprecedented increasing access to the Internet, the government monitored e mail, searched for sensitive key words, regulated Internet content, and blocked many Web sites with political or religious content that authorities deemed "offensive." They claimed that censorship of the Internet was necessary to protect citizens from pornography and other "antisocial" or "bad elements." They also claimed that efforts to limit Internet access by school-age users was intended to keep them from gaming at the expense of their school work.
Officials construed Article 88 of the criminal code, which bans "distributing propaganda against the state," to prohibit individuals from downloading and disseminating documents that the government deemed offensive.
Authorities continued to detain and imprison dissidents who used the Internet to publish ideas on human rights and political pluralism. In January writer and journalist Tran Khai Thanh Thuy was arrested for violation of Article 88. She was tried, sentenced to time served, and released for medical treatment. In April well-known blogger and head of the Free Journalist's Club Nguyen Hoang Hai (also known as Dieu Cay) was arrested; on September 10, he and his wife were tried and sentenced in Ho Chi Minh City on tax evasion charges. Hai was sentenced to 30 months in prison and a fine of 210 million VND (approximately $12,730). Hai's wife received the same fine. On December 4, both Hai's and his wife's sentences and fines were upheld upon appeal. The appellate court notified Hai's attorney only nine days prior to the scheduled hearing, not 15 as required by law.
In September local authorities in Hanoi threatened to arrest bloggers or other individuals for e-mailing information overseas regarding Catholic property disputes.
The government continued to use firewalls to block some Web sites that it deemed politically or culturally inappropriate, including sites affiliated with the Catholic Church, such as Vietcatholic.net and others operated by overseas Vietnamese political groups. The government appeared to have lifted most of its restrictions on access to the Voice of America Web site, although it continued to block Radio Free Asia (RFA) most of the time. Nevertheless, local press occasionally wrote stories based on RFA broadcasts.
The MIC requires owners of domestic Web sites, including those operated by foreign entities, to register their sites with the government and submit their planned content and scope to the government for approval; however, enforcement remained selective.
Intellasia, an online news and investment publication that the government shut down in August 2007 for posting "distorted and reactionary content," continued to operate from outside the country.
Academic Freedom and Cultural Events
The government asserts the right to restrict academic freedom, and authorities sometimes questioned and monitored foreign field researchers. However, the government continued to permit a more open flow of information, including in the university system, than in previous years. Local librarians increasingly were being trained in professional skills and international standards that supported wider international library and information exchanges and research. Foreign academic professionals temporarily working at universities in the country were allowed to discuss nonpolitical issues widely and freely in classes, but government observers regularly attended classes taught by both foreigners and nationals. Security officials occasionally questioned persons who attended programs on diplomatic premises or used diplomatic research facilities. Nevertheless, requests for materials from foreign research facilities increased. Academic publications usually reflected the views of the CPV and the government.
The government controlled art exhibits, music, and other cultural activities; however, it generally allowed artists broader latitude than in past years to choose the themes for their works. The government also allowed universities more autonomy over international exchanges and cooperation programs.
b. Freedom of Peaceful Assembly and Association
Freedom of Assembly
The right of assembly is restricted by law, and the government restricted and monitored all forms of public protest or gathering. Persons wishing to gather in a group are required by law and regulation to apply for a permit, which local authorities can issue or deny arbitrarily. In practice only those arranging publicized gatherings to discuss sensitive issues appeared to require permits, and persons routinely gathered in informal groups without government interference. In general the government did not permit demonstrations that could be seen as having a political purpose. The government also restricted the right of several unregistered religious groups to gather in worship (see section 2.c.).
Prior to the April Olympic torch relay in Ho Chi Minh City, several activists reported that authorities called them in for questioning and warned them against organizing demonstrations.
Large-scale prayer vigils occurred in January, April, August, and September at disputed Catholic properties at the former papal nuncio's residence and at the Thai Ha parish in Hanoi. Police arrested eight individuals and harassed other participants in the vigils (see section 1.e.). Smaller demonstrations by citizens demanding redress for land rights claims frequently took place in Ho Chi Minh City and occasionally in Hanoi. Police monitored these protests but generally did not disrupt them.
Freedom of Association
The government severely restricted freedom of association. Opposition political parties were neither permitted nor tolerated. The government prohibited the legal establishment of private, independent organizations, insisting that persons work within established, party controlled mass organizations, usually under the aegis of the CPV’s Vietnam Fatherland Front (VFF) group. However, some entities, including unregistered religious groups, were able to operate outside of this framework with little or no government interference.
Officials continued to implement the June 2007 Ordinance on Grassroots Democracy, which allows villagers, with the participation of local VFF representatives, to convene meetings to discuss and propose solutions to local problems and nominate candidates for local leadership. The ordinance also requires commune governments to publicize how they raise and spend funds for local economic development.
Members of Bloc 8406, a political activist group that calls for the creation of a multiparty state, continued to face harassment and imprisonment. Its senior members were arrested and jailed in a crackdown beginning in 2007. In September authorities arrested an additional six members of Bloc 8406 for criticizing the government's response to China and economic policies. Other members faced severe harassment for their peaceful political activities. Bloc 8406 claimed more than 2,000 supporters inside the country, although this number could not be verified. At least 16 members of the group were in detention at year's end.
Several members of another activist group, the People's Democratic Party of Vietnam, and a related group, the UWFO, remained in prison at year's end.
c. Freedom of Religion
The constitution and government decrees provide for freedom of worship, and improvements made in past years in overall respect for religious freedom continued during the year. The government persisted in placing restrictions on the organized activities of religious groups; however, in general restrictions were enforced less strictly than in previous years. Overall participation in religious activities continued to grow significantly.
Problems remained in the implementation of the Legal Framework on Religion. The problems occurred primarily at the local level, but in some instances the central government also delayed enforcement.
Religious groups encountered the greatest restrictions when they engaged in activities that the government perceived as political activism or a challenge to its rule. The government continued to discourage participation in a banned faction of the Hoa Hao Buddhist Church. The government also restricted the activities and movement of the leadership of the unrecognized Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV)and maintained that it would not recognize the organization under its existing leadership. The government remained concerned that some ethnic minority groups active in the Central Highlands were operating a self styled "Dega Church," which reportedly mixes religious practice with political activism and calls for ethnic minority separatism.
The government maintained a prominent role overseeing recognized religions. By law religious groups must be officially recognized or registered, and the activities and leadership of individual religious congregations must be approved by the appropriate authorities. The law mandates that the government act in a timely and transparent fashion, but the approval process for registration and recognition of religious organizations was sometimes slow and nontransparent. Nevertheless, new congregations were registered throughout the country during the year, and a number of new religious denominations were registered at the national level. However, in the northern region and the Northwest Highlands, local authorities had not acted on many registration applications submitted since 2006 by more than 1,000 Protestant congregations among predominantly ethnic minority groups.
Some local authorities continued to demand that recognized religious organizations provide lists of all members of subcongregations as a precondition to registration, although this requirement was not codified specifically in the Legal Framework on Religion. Some registered congregations in the northern region and the Northwest Highlands complained that officials used such lists to keep unlisted members from participating in services or for harassment by local authorities or their agents. Annual activities by congregations also must be registered with authorities, and activities not on the accepted annual calendar require separate government approval.
As in past years, official oversight of religious groups varied widely from locality to locality, often as a result of ignorance of national policy or varying local interpretations of the policy's intent. In general, central level efforts to coordinate proper implementation of the government's religious framework reduced the frequency and intensity of religious freedom violations. Nevertheless, activities of nonrecognized and unregistered religious groups remained technically illegal, and these groups occasionally experienced harassment. Several "unregistered" religious gatherings were broken up or obstructed in Haiphong and the Northwest Highlands, amid accusations by religious practitioners that local authorities sometimes used "contract thugs" to harass or beat them. In Tra Vinh there were reports of repeated police harassment and beatings by plainclothes "citizen brigades" at several house churches, including the Full Gospel Church. Authorities took no disciplinary action against the offenders. However, the level of harassment declined in comparison with previous years, and the vast majority of unregistered churches and temples were allowed to operate without interference.
The government actively discouraged contacts between the UBCV, which the government considered an illegal group, and its foreign supporters, although such contacts continued. Police routinely questioned some persons who held alternative religious or political views, such as UBCV monks and certain Catholic priests. Police continued to restrict the free movement of UBCV monks.
There were few credible allegations of forced renunciations in the Central and Northwest Highlands during the year. Nevertheless, articles in some provincial newspapers encouraged local authorities and ethnic minority groups to favor animist and traditional beliefs and to reject Protestantism.
The vast majority of Buddhists practiced their religion under the Vietnam Buddhist Sangha Executive Council, the officially sanctioned Buddhist governing council, and generally were able to worship freely. The government continued to harass UBCV members and prevented them from conducting independent charitable activities outside their pagodas.
Senior UBCV leaders remained under heavy police surveillance at their pagodas and reported limited ability to travel within the country. Thich Quang Do and Thich Khong Thanh were able to attend the funeral of the UBCV patriarch in July, although some UBCV monks in the provinces reported that authorities prevented them from traveling. One UBCV monk moved to Ho Chi Minh City from the provinces and resigned from the UBCV leadership because of constant surveillance and harassment by authorities.
The Catholic Church reported that the government continued to ease restrictions on assignment of new clergy. Unlike in previous years, there were no cases of the government rejecting Catholic bishops. The Church discussed establishing additional Catholic seminaries with the government and expanded its pastoral works program. The Church moved towards establishment of an official joint working group with the Vatican to develop principles and a roadmap toward establishing official relations.
A number of Catholic clergy reported a continued easing of government control over activities in certain dioceses outside of Hanoi. In many places local government officials allowed the Catholic Church to conduct religious education classes (outside regular school hours) and charitable activities. The Ho Chi Minh City government continued to facilitate certain charitable activities of the Church in combating HIV/AIDS; however, educational activities and legal permits for some Catholic charities to operate as NGOs remained suspended. In October the government granted authority for Caritas to reopen an office following a 32-year absence.
Local officials informally discouraged some clergy from traveling domestically, even within their own provinces, especially when travel to ethnic minority areas was involved. The Catholic archbishop of Hanoi was restricted in his official travels to ethnic minority areas in the north but was allowed to travel there in a private capacity.
Despite some reports of discrimination against Catholic students, authorities denied that the government has a policy of limiting access to education based on religious belief.
At least 10 Hoa Hao Church followers allegedly involved in a 2005 clash with police remained in prison. Hoa Hao monks and believers following the government approved Hoa Hao Administrative Council were allowed to practice their faith. Monks and followers who belonged to dissident groups or declined to recognize the authority of the council suffered restrictions.
Religious organizations are not allowed to operate schools independently. Foreign missionaries may not operate openly as religious workers in the country, although many undertook humanitarian or development activities with government approval and met with registered congregations.
The government generally required religious publishing to be done through a government owned religious publishing house; however, some religious groups were able to copy their own materials or import them, subject to government approval. The government relaxed restrictions somewhat on the printing and importation of some religious texts, including in some ethnic minority languages. At year's end the government's Committee for Religious Affairs had not approved publication of a Hmong-language Bible, permission for which was requested more than two years ago, pending approval from the Ministry of Education and Training.
d. Freedom of Movement, Internally Displaced Persons, Protection of Refugees, and Stateless Persons
The constitution provides for freedom of movement within the country, foreign travel, emigration, and repatriation; however, the government imposed some limits on freedom of movement for certain individuals. The government generally cooperated with the UN High Commissioner for Refugees (UNHCR) and other humanitarian organizations in assisting refugees and asylum seekers.
Several political dissidents, amnestied with probation or under house arrest, were subject to official restrictions on their movements, but police allowed them to venture from their homes under surveillance. For example, political dissidents Pham Hong Son and Nguyen Khac Toan, amnestied in 2006, and attorney Le Quoc Quan and journalist Nguyen Vu Binh, amnestied in 2007, continued to be subject to administrative detention in the form of official restrictions on their movements. Although occasionally confined to their homes, they were allowed some movement within Hanoi, but their movements and visits from other dissidents were closely monitored. On September 1, while attempting to travel to meet with foreign parliamentarians, Quan was detained at Hanoi's Noi Bai airport. Authorities canceled Quan's passport and informed him that he was not allowed to travel overseas. Son and Toan also were prohibited from traveling overseas. In Ho Chi Minh City, prominent activists Nguyen Dan Que and Do Nam Hai remained under house arrest. Hai was prevented from meeting with foreign diplomats on at least two occasions.
A government restriction regarding travel to certain areas remained in effect. It requires citizens and resident foreigners to obtain a permit to visit border areas, defense facilities, industrial zones involved in national defense, areas of "national strategic storage," and "works of extreme importance for political, economic, cultural, and social purposes."
The 2007 Law on Residence was not broadly implemented, and migration from rural areas to cities continued unabated.
Moving without permission hampered persons seeking legal residence permits, public education, and healthcare benefits. Foreign passport holders must register to stay in private homes, although there were no known cases of local authorities refusing to allow foreign visitors to stay with friends and family. Citizens are also required to register with local police when they stay overnight in any location outside of their own homes; the government appeared to have enforced these requirements more strictly in some districts of the Central and Northern Highlands.
The government refused to issue passports to a number of well-known dissidents. Provincial governments in the Central Highlands facilitated the passport issuance and travel of ethnic minority individuals traveling legally to the United States on family reunification visas.
Officials occasionally delayed citizens' access to passports to extort bribes. Prospective emigrants rarely encountered difficulties in obtaining a passport.
The law does not provide for forced internal or external exile, and the government did not use it.
The government generally permitted citizens who had emigrated abroad to return to visit. However, the government refused to allow certain activists living abroad to return. Known overseas Vietnamese political activists were denied entrance visas.
By law the government considers anyone born in the country to be a citizen, even if the person has acquired another country's citizenship, unless a formal renunciation of citizenship has been approved by the president. However, in practice the government usually treated overseas Vietnamese as citizens of their adopted country. Emigrants were not permitted to use Vietnamese passports after they acquired other citizenship. The government generally encouraged visitation and investment by such persons but sometimes monitored them carefully. During the year the government liberalized travel restrictions for overseas Vietnamese, adopting a multiple-entry visa program for "qualified" persons, and in November the National Assembly passed legislation allowing for dual citizenship.
The government continued to honor a tripartite memorandum of understanding signed with the government of Cambodia and the UNHCR to facilitate the return from Cambodia of all ethnic Vietnamese who did not qualify for third country resettlement.
Local government authorities observed but did not hinder fact finding and monitoring visits by UNHCR and foreign diplomatic mission representatives to the Central Highlands. The UNHCR reported that it was able to meet with returnees in private. Foreign diplomats experienced some resistance from lower level officials in permitting private interviews of returnees. As in previous years, local police officials sometimes were present during foreign diplomat interviews with returnees but left when asked. Provincial governments generally continued to honor their obligations to reintegrate peacefully ethnic minority returnees from Cambodia.
The UNHCR reported that the situation in the Central Highlands appeared to be one of integrating ethnic minorities into a national community rather than a refugee-producing situation and that the atmosphere was "relaxed" during their monitoring visits. The UNHCR also reported that conditions for ethnic minorities in the Central Highlands had improved since the 2001 and 2004 crackdowns. It stated that there was "no perceptible evidence of mistreatment" of any of the ethnic minority individuals it monitored in the Central Highlands. The flow of ethnic minorities across the border into Cambodia, high in the early part of the year, essentially stopped in mid-year, possibly because almost all new arrivals were determined by the UNHCR to be economic migrants rather than refugees.
Protection of Refugees
The country is not a signatory to the 1951 UN Convention relating to the Status of Refugees and its 1967 protocol, and the law does not provide for the granting of asylum or refugee status. The government has not established a system for providing protection to refugees and did not grant refugee status or asylum. The government did not provide protection against the expulsion or return of persons where their lives or freedom would be threatened; however, there were no such reported cases during the year.
Stateless Persons
The country's largest stateless group consisted of approximately 9,500 Cambodian residents who sought refuge in Vietnam in the 1970s and were denied the right to return by the government of Cambodia, which asserted that no proof existed to confirm that these individuals had ever possessed Cambodian citizenship. Almost all were ethnic Chinese or Vietnamese. The group was initially settled in a number of refugee camps in and around Ho Chi Minh City. When humanitarian assistance in these camps ceased in 1994, an estimated 7,000 refugees left the camps in search of work and opportunities in Ho Chi Minh City and the surrounding area. A further 2,200 remained in four villages in which the camps once operated. Many had children and grandchildren born in Vietnam, but neither the original refugees nor their children enjoyed the same rights as Vietnamese citizens, including the right to own property, comparable access to education, and public medical care. In 2007 the UNHCR and the governments of Cambodia and Vietnam developed a plan calling for a full survey and Vietnamese naturalization of these stateless individuals. However, implementation of the plan was postponed during the year.
By passing new legislation allowing for dual citizenship, the government attempted to resolve earlier problems of statelessness by involuntary denationalization of its citizens, such as women who married foreigners. This group typically consisted of women who married Chinese, Korean, or Taiwanese men. Previously the women had to renounce their Vietnamese citizenship to apply for foreign citizenship, but before gaining foreign citizenship, they divorced their husbands and returned to Vietnam without possessing any citizenship or supporting documentation. The UNHCR worked with the government and the international community to address other aspects of this problem.
The Vietnam Women's Union continued to work with the government of South Korea to address international marriage brokering and premarriage counseling, including education on immigration and citizenship regulations. The Ministry of Foreign Affairs pledged to work with immigration authorities to publicize more effectively the methods for such women to regain their lost Vietnamese citizenship, documentation, and residency benefits. However, because the process was costly and cumbersome, such women often remained stateless. Some domestic and international NGOs provided assistance.
Section 3 Respect for Political Rights: The Right of Citizens to Change Their Government
The constitution does not provide for the right of citizens to change their government peacefully, and citizens could not freely choose and change the laws and officials that govern them.
Elections and Political Participation
The most recent elections to select members of the National Assembly were held in May 2007. The elections were neither free nor fair, since all candidates were chosen and vetted by the VFF. Despite the CPV's early announcement that a greater number of "independent" candidates (those not linked to a certain organization or group) would run in the elections, the ratio of independents was only slightly higher than that of the 2002 election. The CPV approved 30 "self-nominated" candidates, who did not have official government backing but were given the opportunity to run for office. There were credible reports that party officials pressured many self-nominated candidates to withdraw or found such candidates "ineligible" to run.
According to the government, more than 99 percent of the 56 million eligible voters cast ballots in the election, a figure that international observers considered improbably high. Voters were permitted to cast ballots by proxy, and local authorities were charged with ensuring that all eligible voters cast ballots by organizing group voting and that all voters within their jurisdiction were recorded as having voted. This practice was seen as having greatly detracted from the transparency and fairness of the process.
In the 2007 election, CPV leaders--Prime Minister Nguyen Tan Dung, Party Chief Nong Duc Manh, President Nguyen Minh Triet, and National Assembly Chairman Nguyen Phu Trong--retained their seats. CPV candidates took 450 of 493 seats. Only one of the 30 self-nominated candidates won.
The National Assembly, although subject to the control of the CPV (all of its senior leaders and more than 90 percent of its members were party members), continued to take incremental steps to assert itself as a legislative body. The National Assembly publicly criticized socioeconomic policies, the government's handling of inflation, and the plan to expand Hanoi's governing jurisdiction. Assembly sessions were televised live countrywide. Some deputies also indirectly criticized the CPV's preeminent position in society.
All authority and political power is vested in the CPV, and the constitution recognizes the leadership of the CPV. Political opposition movements and other political parties are illegal. The CPV Politburo functions as the supreme decision making body in the country, although it technically reports to the CPV Central Committee.
The government continued to restrict public debate and criticism severely. No public challenge to the legitimacy of the one party state was permitted; however, there were instances of unsanctioned letters critical of the government from private citizens, including some former senior party members, that circulated publicly. The government continued to crack down on the small opposition political groupings established in 2006, and members of these groups faced arrests and arbitrary detentions.
The law provides the opportunity for equal participation in politics by women and minority groups. There were 127 women in the National Assembly, or 26 percent, a slightly lower percentage than in the previous assembly.
Ethnic minorities held 87 seats, or 18 percent, in the National Assembly, exceeding their proportion of the population, estimated at approximately 13 percent.
Government Corruption and Transparency
The law provides for criminal penalties for official corruption; however, the government did not always implement the law effectively, and officials sometimes engaged in corrupt practices with impunity. Corruption continued to be a major problem. The government persisted in efforts to fight corruption, including publicizing budgets of different levels of government, refining a 2007 Asset Declaration Decree, and continuing to streamline government inspection measures. Cases of government officials accused of corruption sometimes were publicized widely.
The anticorruption law allows citizens to complain openly about inefficient government, administrative procedures, corruption, and economic policy. In regular Internet chats with high-level government leaders, citizens asked pointed questions about anticorruption efforts. However, the government continued to consider public political criticism a crime unless the criticism was controlled by the authorities. Attempts to organize those with complaints to facilitate action are considered proscribed political activities and subject to arrest. Senior government and party leaders traveled to many provinces, reportedly to try to resolve citizen complaints. Corruption related to land use was widely publicized in the press, apparently in an officially orchestrated effort to bring pressure on local officials to reduce abuses.
According to the 2007 decree, government officials must annually report by November 30 the houses, land, precious metals, and "valuable papers" they own; money they hold in overseas and domestic bank accounts; and their taxable income. The decree requires the government to publicize asset declaration results only if a government employee is found "unusually wealthy" and more investigation or legal proceedings are needed. In addition to senior government and party officials, the decree applies to prosecutors, judges, and those at and above the rank of deputy provincial party chief, deputy provincial party chairperson, deputy faculty head at public hospitals, and deputy battalion chief. Due to a lack of transparency, it was not known how widely the decree was enforced.
While the 2007 trial and conviction of officials involved in the PMU-18 scandal were initially hailed as a positive step, the prosecution and dismissal of journalists and editors who reported the story had a chilling effect on investigative reporting of official corruption.
In April the head of the provincial CPV in Ca Mau Province claimed someone had tried to bribe him with 100 million VND (approximately $6,060) to receive a government job. Because he refused to identify the individual, in September he was fired as party chief.
In September the MPS began investigating an incident in which a senior official in the Management Board of the East-West Avenue and Water Environment project in Ho Chi Minh City allegedly received a bribe of 90 million yen ($820,000) from officials of a foreign consulting firm. In November the Ho Chi Minh City People's Committee temporarily suspended Huynh Ngoc Sy from his dual post as deputy director of the municipal Transport Service and director of the East-West Avenue and Water Environment project for his alleged involvement in the corruption.
The law does not provide for public access to government information, and the government did not usually grant access for citizens and noncitizens, including foreign media. In accordance with the Law on Promulgation of Legal Normative Documents, the Official Gazette published most legal documents in its daily edition. The government maintained a Web site in both Vietnamese and English, as did the National Assembly. In addition decisions made by the Supreme People's Court Council of Judges were accessible through the SPC Web site. Party documents such as politburo decrees were not published in the Gazette.
Section 4 Governmental Attitude Regarding International and Nongovernmental Investigation of Alleged Violations of Human Rights
The government does not permit private, local human rights organizations to form or operate. The government did not tolerate attempts by organizations or individuals to comment publicly on its human rights practices, and it used a wide variety of methods to suppress domestic criticism of its human rights policies, including surveillance, limits on freedom of the press and assembly, interference with personal communications, and detention.
The government generally prohibited private citizens from contacting international human rights organizations, although several activists did so. The government usually did not permit visits by international NGO human rights monitors; however, it allowed representatives from the press, the UNHCR, foreign governments, and international development and relief NGOs to visit the Central Highlands. The government criticized almost all public statements on human rights and religious issues by international NGOs and foreign governments.
The government was willing to discuss human rights problems bilaterally with some foreign governments, and several foreign governments continued official talks with the government concerning human rights, typically through annual human rights dialogues.
Section 5 Discrimination, Societal Abuses, and Trafficking in Persons
The law prohibits discrimination based on gender, ethnicity, religion, or social class; however, enforcement of these prohibitions was uneven.
Women
The law prohibits using or threatening violence, taking advantage of a person who cannot act in self defense, or resorting to trickery to have sexual intercourse with a person against that person's will. This appears to criminalize rape, spousal rape, and in some instances sexual harassment; however, there were no known instances of prosecution for spousal rape or sexual harassment. Other rape cases were prosecuted to the full extent of the law. No reliable data were available on the extent of the problem.
The law prescribes punishment ranging from warnings to a maximum of two years' imprisonment for "those who cruelly treat persons dependent on them." The 2007 Law on Domestic Violence Prevention and Control went into effect on July 1. It specifies acts constituting domestic violence, assigns specific portfolio responsibilities to different government agencies and ministries, and stipulates punishments for perpetrators of domestic violence; however, NGO and victim advocates considered many of the provisions to be weak. While the police and legal system generally remained unequipped to deal with cases of domestic violence, the government, with the help of international and domestic NGOs, began training police, lawyers, and legal system officials in the 2007 law.
Officials increasingly acknowledged the existence of domestic violence as a significant social concern, and this was discussed more openly in the media. Domestic violence against women was considered common, although there were no firm statistics measuring the extent of the problem. Several domestic and international NGOs worked on the problem. Hot lines for victims of domestic violence operated by domestic NGOs existed in major cities. The Center for Women and Development, supported by the Vietnam Women's Union, also operated a nationwide hot line, although it was not widely advertised in rural areas. While rural areas often lacked the financial resources to provide crisis centers and domestic hot lines, the 2007 law established "reliable residences" allowing women to turn to another family while local authorities and community leaders attempt to confront the abuser and resolve complaints. Government statistics reported that approximately half of all divorces were due in part to domestic violence. The divorce rate continued to rise, but many women remained in abusive marriages rather than confront social and family stigma as well as economic uncertainty.
The government, with the help of international NGOs, supported workshops and seminars aimed at educating women and men about domestic violence and also highlighted the issue through public awareness campaigns. Domestic NGOs were increasingly engaged in women's issues, particularly violence against women and trafficking of women and children. A government-supported national center provided services to victims of trafficking, including a shelter and vocational training. The center was partly supported by foreign foundations and NGOs.
Prostitution is illegal, but enforcement was uneven. Estimates varied widely--the government reported more than 30,000 prostitutes, but some NGOs estimated that there were up to 300,000 in the country, including those who engaged in prostitution part-time or seasonally. As in past years, some women reportedly were coerced into prostitution, often victimized by false promises of lucrative employment; many more felt compelled to work as prostitutes because of poverty and a lack of other employment opportunities. There were fewer reports that parents coerced daughters into prostitution or made extreme financial demands that compelled them to engage in prostitution. The Women's Union as well as international and domestic NGOs engaged in education and rehabilitation programs to combat these abuses.
While there is no legal discrimination, women continued to face societal discrimination. Despite the large body of legislation and regulations devoted to the protection of women's rights in marriage and in the workplace, as well as labor code provisions that call for preferential treatment of women, women did not always receive equal treatment.
The act of sexual harassment is clearly defined; however, its prevention is not specified in legal documents. Ethical regulations for government and other public servants do not mention the problem, although it existed.
Victims of sexual harassment may contact social associations such as the Women's Union to request their involvement. In serious cases victims may sue offenders under Article 121 of the penal code, which deals with "humiliating other persons" and specifies punishments that include a warning, noncustodial reform for up to two years, or a prison term ranging from three months to two years. However, in reality sexual harassment lawsuits were unheard of, and most victims were unwilling to denounce the offenders publicly.
The Women's Union and the National Committee for the Advancement of Women (NCFAW) continued to promote women's rights, including political, economic, and legal equality and protection from spousal abuse. The Women's Union also operated microcredit consumer finance programs and other programs to promote the advancement of women. The NCFAW continued implementing the government's national strategy on the advancement of women by the end of 2010. Key areas of this strategy focus on placing more women in senior ministry positions and in the National Assembly. The strategy also focuses on increasing literacy rates, access to education, and healthcare.
Children
International organizations and government agencies reported that, despite the government's promotion of child protection and welfare, children continued to be at risk of economic exploitation.
Education is compulsory, free, and universal through the age of 14; however, authorities did not always enforce the requirement, especially in rural areas, where government and family budgets for education were strained and children's contribution as agricultural laborers was valued.
Anecdotal evidence suggested that child abuse occurred, but there was no information on the extent of such abuse.
Child prostitution, particularly of girls but also of boys, existed in major cities. Many prostitutes in Ho Chi Minh City were under 18 years of age. Some minors were forced into prostitution for economic reasons.
According to the Ministry of Labor, Invalids, and Social Affairs (MOLISA), there were an estimated 23,000 street children, who were vulnerable to abuse and were sometimes abused or harassed by police. MOLISA managed two centers to provide support for children in needy situations. Youth unions also launched awareness campaigns.
Trafficking in Persons
The law prohibits trafficking in persons, but trafficking, particularly in women and children for sexual exploitation and men for forced labor overseas, remained a significant problem. Reliable statistics on the number of citizens who were victims of sex related trafficking were not available; however, there was evidence that the number was growing. Documentation of known trafficking cases as well as the level of case adjudications and prosecutions increased, while the government became more open in identifying and prosecuting trafficking cases and public awareness rose. As the country's economy continued to grow, international and domestic criminal organizations involved in human trafficking sought to take advantage of increased exposure to international markets, expanded use of the Internet, and a growing gap between rich and poor to exploit persons at risk and develop trafficking networks.
The country was a significant source for trafficking in persons. Women were trafficked primarily to Cambodia, Malaysia, China, Taiwan, and South Korea for sexual exploitation. Women also were trafficked to Hong Kong, Macau, Thailand, Indonesia, the United Kingdom, Eastern Europe, and the United States. There were reports that some women going to Taiwan, Hong Kong, Macau, South Korea, and China for arranged marriages were victims of trafficking. Women and children also were trafficked within the country, usually from rural to urban areas. Men were trafficked regionally to work in construction, agriculture, fishing, and other commercial enterprises.
There were continued reports of women from Ho Chi Minh City and the Mekong Delta forced into prostitution after marrying overseas, primarily in other Asian countries. There was reported trafficking in women to the Macau Special Administrative Region of China with the assistance of organizations in China that were ostensibly marriage service bureaus, international labor organizations, and travel agencies. After their arrival women were forced into conditions similar to indentured servitude; some were forced into prostitution.
Children were trafficked for the purpose of prostitution, both within the country and to foreign destinations. An NGO advocate estimated that the average age of trafficked girls was between 15 and 17. Some reports indicated that the ages of girls trafficked to Cambodia typically were lower.
There were multiple arrests of private citizens and government officials for offering payments to birth parents in exchange for relinquishing infant children for adoption, creating fraudulent documents to conceal the child's identity, and trafficking these children to other provinces where they were offered for adoption. In addition there were documented cases in which small children and infants were kidnapped and sold for adoption to persons in Europe, North America, or China. The MPS identified the problem of kidnapping and trafficking in children for purposes of adoption as one of increasing concern, and these cases were highlighted in the media.
There were some documented cases of trafficking in adults for labor. These included men trafficked to Malaysia and Thailand to support construction industry projects and cases of fishermen working in Taiwan.
...
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhớ người cha: Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Jos. Nguyễn Sự Thật
04:27 27/02/2009
NHỚ NGƯỜI CHA: ĐỨC HỒNG Y PHAOLO-GIUSE
Quỳ bên linh cữu ĐHY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, tôi cố để tâm cầu nguyện cho ngài, suy niệm về con người, về sự đau khổ và sự chết, nhưng tôi không tránh khỏi những suy nghĩ về cuộc đời của vị cha chung. Ngài là vị mục tử nhân lành, là người cha và người thầy mẫu mực, là người bạn của mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người ốm đau bệnh tật, những người cô đơn không nơi nương tựa. Ngài còn là một người sống thực sự nghèo khó.
Tôi là người diễm phúc được gặp gỡ ngài nhiều lần, tôi thấy ngài thực sự là một người mục tử nhân lành luôn hết mình phục vụ đoàn chiên. Từ khi còn là linh mục coi xứ, ngài luôn là một cha xứ nhân hiền, chăm lo đến phần hồn phần xác cho hết mọi người, ngài mở rộng vòng tay nhân ái cứu giúp những ai gặp cảnh gian nan khốn khó. Khi làm giám mục, mặc dù rất bận rộn với công việc mục vụ, nhưng ngài luôn vui tươi niềm nở đón tiếp tất cả những ai đến với ngài, ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến với ngài là: sự niềm nở, là nụ cười đôn hậu và chuyện trò thân mật. Ngài thường mở đầu câu chuyện bằng những lời hỏi thăm sức khỏe, về công việc và gia đình... Nhiều người đã tâm sự với tôi rằng: “ĐHY Tụng, ngài quả là một mục tử nhân lành theo gương Chúa Giêsu Đấng chăn chiên lành, ngài sẵn sàng ra đi để tìm những con chiên lạc, những con chiên đau yếu thì ngài chữa cho lành”.
Ngài còn là người cha và là người thầy gương mẫu về mọi phương diện: Về cách sống, ngài đã sống đúng như lời ngài rao giảng, luôn sống theo gương Chúa Giêsu là bậc thầy chí thánh, ngài luôn kết hợp với Chúa Giêsu bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh. Mặc dù bệnh tật hành hạ ngài, nhưng ngài không hề kêu than nửa lời. Mỗi khi cơn đau hành hạ, chỉ thấy ngài gồng mình chịu đựng. Ngài đã dâng sự đau khổ để kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu. Ngài luôn là tấm gương sáng về việc mục vụ, nằm trên giường bệnh ngài luôn nhắc nhở mọi người tham dự thánh lễ hàng ngày, ngài luôn cố gắng dâng thánh lễ mỗi ngày, mỗi khi có thể. Bệnh nặng ngài không đi được, ngài ngồi trên xe lăn để dâng lễ, khi không dâng lễ được ngài nhờ một linh mục tới dâng lễ, ngồi trên xe lăn dự lễ ngài chắp tay cả buổi lễ để cầu nguyện. Là bậc thầy, ngài không chỉ dạy ở nhà trường, ngài còn dạy chúng tôi mỗi khi có dịp đến với ngài, dạy về kiến thức, dạy về nhân bản cách sống làm người, dạy cách làm việc, dạy mục vụ, dạy dỗ về đàng thiêng liêng: Ngài nói: “đi tu là để hiến thân, không phải là con đường tiến thân”.
Không chỉ là người cha, người thầy mẫu mực, ngài còn là người bạn của mọi người, của những người nghèo khó, của những người cô đơn tàn tật. Ngài quan tâm đến tất cả mọi người không phân biệt ai. Ngài đã từng làm tuyên uý của Cô Nhi viện Thánh Têrêxa Hà Nội. Ngài không chỉ phụ trách giáo xứ Hàm Long, mà ngài còn kiêm phụ trách cả Trung Tâm Bác Ái Bạch Mai. Ngài luôn yêu thương chăm sóc những người nghèo khó. Khi làm Giám mục, vì bận nhiều công việc của một chủ chăn, ngài không có dịp đến để chăm sóc người nghèo, nhưng ngài luôn nhớ đến họ trong lời cầu nguyện và trong tâm trí của ngài. Ngài không giữ tiền, nhưng khi những người gặp cảnh khó khăn đến xin, thì ngài nói với người giúp việc lấy tiền giúp đỡ họ. Có lần, chúng tôi đến chúc tết ngài, ngài mừng tuổi cho mỗi người chúng tôi 5000đ, ngài còn căn dặn chúng tôi: “các con không tiêu đến thì để dành cho người nghèo”. Quả thật, ngài luôn luôn nghĩ đến người nghèo khó, những người ốm đau bệnh tật, những người cô đơn không nơi nương tựa.
Ngài không chỉ là người yêu thương những người nghèo khó, mà ngài còn thực sự sống nghèo khó theo gương Chúa Giêsu. Nhiều người còn nhận xét một cách thái quá rằng: “ĐHY không có khái niệm về tiền bạc”. Quả thực, ngài có khái niệm về con số hơn là khái niệm về đồng tiền, có người nói: “xin ĐHY 100USD còn dễ hơn xin một triệu đồng VN”, bởi vì con số một trăm thì nhỏ hơn số một triệu rất nhiều. Ngài cũng không bao giờ giữ tiền. Lần kia, có một người con thiêng liêng của ngài chuẩn bị khấn đến mời ngài đi dự lễ, thấy ngài băn khoăn mãi, mọi người không hiểu có chuyện gì, một lúc sau ngài hỏi một linh mục cho ngài vay 100.000đ (một trăm ngàn đồng VN) để cho người con thiêng liêng đó.
Quả thật, ĐHY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng là một người mục tử nhân hiền, luôn hết mình phục vụ đoàn chiên, là người cha và người thầy mẫu mực từ lời nói và việc làm, là người bạn của mọi người, là ân nhân của những người nghèo khó, là thân nhân của những người ốm đau bệnh tật, ngài còn là thầy thuốc mà Chúa dùng để chữa trị những vết đau thiêng liêng của những người tội lỗi.
Quỳ bên linh cữu ĐHY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, tôi cố để tâm cầu nguyện cho ngài, suy niệm về con người, về sự đau khổ và sự chết, nhưng tôi không tránh khỏi những suy nghĩ về cuộc đời của vị cha chung. Ngài là vị mục tử nhân lành, là người cha và người thầy mẫu mực, là người bạn của mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người ốm đau bệnh tật, những người cô đơn không nơi nương tựa. Ngài còn là một người sống thực sự nghèo khó.
Tôi là người diễm phúc được gặp gỡ ngài nhiều lần, tôi thấy ngài thực sự là một người mục tử nhân lành luôn hết mình phục vụ đoàn chiên. Từ khi còn là linh mục coi xứ, ngài luôn là một cha xứ nhân hiền, chăm lo đến phần hồn phần xác cho hết mọi người, ngài mở rộng vòng tay nhân ái cứu giúp những ai gặp cảnh gian nan khốn khó. Khi làm giám mục, mặc dù rất bận rộn với công việc mục vụ, nhưng ngài luôn vui tươi niềm nở đón tiếp tất cả những ai đến với ngài, ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến với ngài là: sự niềm nở, là nụ cười đôn hậu và chuyện trò thân mật. Ngài thường mở đầu câu chuyện bằng những lời hỏi thăm sức khỏe, về công việc và gia đình... Nhiều người đã tâm sự với tôi rằng: “ĐHY Tụng, ngài quả là một mục tử nhân lành theo gương Chúa Giêsu Đấng chăn chiên lành, ngài sẵn sàng ra đi để tìm những con chiên lạc, những con chiên đau yếu thì ngài chữa cho lành”.
Ngài còn là người cha và là người thầy gương mẫu về mọi phương diện: Về cách sống, ngài đã sống đúng như lời ngài rao giảng, luôn sống theo gương Chúa Giêsu là bậc thầy chí thánh, ngài luôn kết hợp với Chúa Giêsu bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh. Mặc dù bệnh tật hành hạ ngài, nhưng ngài không hề kêu than nửa lời. Mỗi khi cơn đau hành hạ, chỉ thấy ngài gồng mình chịu đựng. Ngài đã dâng sự đau khổ để kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu. Ngài luôn là tấm gương sáng về việc mục vụ, nằm trên giường bệnh ngài luôn nhắc nhở mọi người tham dự thánh lễ hàng ngày, ngài luôn cố gắng dâng thánh lễ mỗi ngày, mỗi khi có thể. Bệnh nặng ngài không đi được, ngài ngồi trên xe lăn để dâng lễ, khi không dâng lễ được ngài nhờ một linh mục tới dâng lễ, ngồi trên xe lăn dự lễ ngài chắp tay cả buổi lễ để cầu nguyện. Là bậc thầy, ngài không chỉ dạy ở nhà trường, ngài còn dạy chúng tôi mỗi khi có dịp đến với ngài, dạy về kiến thức, dạy về nhân bản cách sống làm người, dạy cách làm việc, dạy mục vụ, dạy dỗ về đàng thiêng liêng: Ngài nói: “đi tu là để hiến thân, không phải là con đường tiến thân”.
Không chỉ là người cha, người thầy mẫu mực, ngài còn là người bạn của mọi người, của những người nghèo khó, của những người cô đơn tàn tật. Ngài quan tâm đến tất cả mọi người không phân biệt ai. Ngài đã từng làm tuyên uý của Cô Nhi viện Thánh Têrêxa Hà Nội. Ngài không chỉ phụ trách giáo xứ Hàm Long, mà ngài còn kiêm phụ trách cả Trung Tâm Bác Ái Bạch Mai. Ngài luôn yêu thương chăm sóc những người nghèo khó. Khi làm Giám mục, vì bận nhiều công việc của một chủ chăn, ngài không có dịp đến để chăm sóc người nghèo, nhưng ngài luôn nhớ đến họ trong lời cầu nguyện và trong tâm trí của ngài. Ngài không giữ tiền, nhưng khi những người gặp cảnh khó khăn đến xin, thì ngài nói với người giúp việc lấy tiền giúp đỡ họ. Có lần, chúng tôi đến chúc tết ngài, ngài mừng tuổi cho mỗi người chúng tôi 5000đ, ngài còn căn dặn chúng tôi: “các con không tiêu đến thì để dành cho người nghèo”. Quả thật, ngài luôn luôn nghĩ đến người nghèo khó, những người ốm đau bệnh tật, những người cô đơn không nơi nương tựa.
Ngài không chỉ là người yêu thương những người nghèo khó, mà ngài còn thực sự sống nghèo khó theo gương Chúa Giêsu. Nhiều người còn nhận xét một cách thái quá rằng: “ĐHY không có khái niệm về tiền bạc”. Quả thực, ngài có khái niệm về con số hơn là khái niệm về đồng tiền, có người nói: “xin ĐHY 100USD còn dễ hơn xin một triệu đồng VN”, bởi vì con số một trăm thì nhỏ hơn số một triệu rất nhiều. Ngài cũng không bao giờ giữ tiền. Lần kia, có một người con thiêng liêng của ngài chuẩn bị khấn đến mời ngài đi dự lễ, thấy ngài băn khoăn mãi, mọi người không hiểu có chuyện gì, một lúc sau ngài hỏi một linh mục cho ngài vay 100.000đ (một trăm ngàn đồng VN) để cho người con thiêng liêng đó.
Quả thật, ĐHY Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng là một người mục tử nhân hiền, luôn hết mình phục vụ đoàn chiên, là người cha và người thầy mẫu mực từ lời nói và việc làm, là người bạn của mọi người, là ân nhân của những người nghèo khó, là thân nhân của những người ốm đau bệnh tật, ngài còn là thầy thuốc mà Chúa dùng để chữa trị những vết đau thiêng liêng của những người tội lỗi.
21 giám mục, 550 linh mục và chừng 20.000 giáo dân tham dự Lễ an táng ĐHY Phạm Đình Tụng
Ban TT TGP Hà Nội
11:36 27/02/2009
HÀ NỘI - Thánh lễ an táng Đức Cố Hồng Y Phaolô Giuse diễn ra từ 9h00 tới 11h15. Thánh lễ đồng tế với 21 giám mục, 550 linh mục và khoảng hơn 20 ngàn người trong cộng đoàn tham dự
Xem hình ảnh lễ an táng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Gần 4g sáng mưa xuân tạnh, dòng người đã tấp nập đổ về Hà Nội, các phố dẫn đến quảng trường Nữ vương Hoà Bình trước Nhà thờ Chính Toà được dành riêng cho lễ tang.
Dọc phố Nhà Chung và dọc lối đi từ Toà Giám Mục qua nhà thờ đến lễ đài có đặt các ti vi màn ảnh rộng để truyền hình trực tiếp cho giáo dân theo dõi.
Linh cữu Đức Hồng Y đã được chuyển ra lễ đài, nằm yên lặng, khiêm tốn và trang trọng trên thảm đỏ trước bàn thờ.
Lễ đài nhìn ra quảng trường Nữ Vương Hoà Bình, nơi tiền đường nhà thờ gặp 4 con phố nhỏ là Nhà Thờ, Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Ấu Triệu.
Lễ đài được trang trí mầu tím-đỏ. Hậu cảnh có hình một trái tim và một một mũi neo lồng vào nhau, cùng gắn vào ba vòng tròn nhỏ nằm bên trên, dưới một thánh giá lớn kết bằng hoa. Bên dưới những biểu tượng ấy là câu khẩu hiệu của Đức Hồng Y: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa”.
Khoảng 8 h 30 đoàn đồng tế tiến bước từ Toà Tổng Giám Mục. Đoàn gốm có 21 đức giám mục và khoảng 550 linh mục thuộc nhiều giáo phận khác nhau.
Đoàn đồng tế đi dọc phố Nhà Chung, vào quảng trường Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình, và tiến lên lễ đài giữa một biển người đầu trắng những vòng khăn tang.
Ước tính có khoảng hơn 20 nghìn người tham dự thánh lễ, mọi người đứng hoặc ngồi kín khu vực Nhà thờ Chính Toà, Toà Giám Mục, quảng trường Nữ Vương Hoà Bình và gần kín 4 con phố Nhà Thờ, Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Ấu Triệu.
Bên trái lễ đài là các nam nữ tu sĩ và các đại biểu. Trong số tu sĩ, chúng tôi thấy đại diện của hầu hết các hội dòng có nhà chính ở Miền Bắc. Trong số các đại biểu ngồi tham dự thánh lễ, chúng tôi thấy có tuỳ viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và đoàn các Hàn kiều đang sinh sống tại Hà Nội.
Bên phải lễ đài một phần dành cho các tu sĩ và một phần dành cho ca đoàn tổng hợp gồm khoảng 250 ca viên của các giáo xứ Nhà thờ Chính Toà, Thái Hà, Hàm Long và Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Phía sau cánh trái là đội kèn Hàm Long và đội kèn đến từ Thái Bình, đối xứng với đội trống Nội Hồ, Thạch Bích ngồi phía bên kia.
Tới lễ đài, ổn định vị trí, Cha Antôn Phạm Văn Dũng, Phó Chánh Văn Phòng Toà TGM lần lượt đọc các điện văn phân ưu của Đức Thánh Cha Benedict XVI, của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, của Bộ Truyền giáo.
Cha Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn Phòng, đọc điện văn của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh bổ nhiệm Đức Hồng Y - Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn, làm Đặc sứ của Đức Thánh Cha trong thánh lễ an táng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse.
Khoảng 9 h, ĐHY Gioan-Baotixita mở đầu thánh lễ. Ngài nói đến tình yêu thương của Đức Thánh Cha đối với TGP Hà Nội, đối với Đức Hồng Y Phaolô - Giuse và mời gọi cộng đoàn sám hối để dâng lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y.
Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, giảng một bài giảng ngắn gọn và súc tích. Dựa trên lời Chúa, ngài quả quyết rằng: “ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hưởng thọ 90 tuổi, thật đáng kính trọng không phải vì ngài đã sống lâu cho bằng ngài đã sống công chính, đẹp lòng Chúa”... “Hết lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa”.
Đức cha Nguyễn Văn Hoà nói tiếp: “Đức Hồng Y luôn vững lòng cậy trông và thường xuyên trung tín trong suốt các chặng đường tiếp theo của ngài. Đó chính là bí quyết lý giải các ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội qua bàn tay và nhiệt tâm của ĐHY Phaolô - Giuse. Chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Phaolô Giuse luôn nhận biết và tin tưởng vào ơn Chúa, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đời sau và thường xuyên làm việc thiện”.
Thay mặt TGP Giáo Phận Hà Nội, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và tri ân Toà Thánh và các đấng bậc liên quan ở Toà Thánh. Ngài cũng cám ơn ông Thủ tướng Chính phủ, MTTQ-Chính quyền-UBND-Ban Tôn giáo của Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, cám ơn Toà đại sứ Hoa Kỳ v.v…, đã gửi điện văn và mang hoa đến phân ưu với TGP Hà Nội.
Tiếp theo, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt cũng cám ơn ĐHY - Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn, Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam, quý đức cha, quý linh mục tu sĩ nam nữ, quý ông bà anh chị em giáo dân và tất cả những ai đã góp phần tổ chức và phục vụ trong lễ tang này. Người ta thấy đấy là một bài cám ơn súc tích, ngắn gọn, đầy đủ, không thiếu và không thừa ai.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, cử hành nghi thức tiễn biệt.
Đức cha Giuse Chu Văn Minh, đại diện Cộng đoàn dân Chúa, đọc lời tiễn biệt Đức Hồng Y. Ngài thưa: “Cha luôn là một con người chân chính, một mục tử nhân hiền, một người thầy gương mẫu, một nhà lãnh đạo đức tin kiên cường, một chứng nhân Tin mừng của thời đại. Cha đã ra đi, song hình ảnh của cha còn ghi khắc trong trái tim mỗi người chúng con, tinh thần của cha còn sống động trong tâm trí chúng con, lý tưởng của cha còn hướng dẫn đời sống đức tin của chúng con. Lịch sử kiên cường bảo vệ đức tin của Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua đã ghi đậm ấn dấu của cha và ảnh hưởng đó còn tồn tại đến những thế hệ tương lai.”
Đấy là những chia sẻ thốt ra từ đáy lòng hết sức cảm động, tâm tình và là những tổng kết xác đáng về cuộc đời Đức Hồng Y.
Cuối cùng cộng đoàn tiễn biệt Đức Hồng Y. Quý thầy Đại Chủng sinh đã cung nghinh linh cữu Đức Hồng Y từ lễ đài vào trong nhà thờ chính toà. Trước khi linh cữu ẩn khuất sau tấm phông tím của lễ đài quý thầy còn hạ thấp một đầu linh cữu xuống phía cộng đoàn như thể Đức Hồng Y đang cúi đầu từ biệt mọi người. Cùng lúc ấy cộng đoàn không thể nói gì khác hơn là vỗ tay từ biệt ngài - một kiểu vỗ tay rất đặc biệt và cũng ấn tượng và cảm động, vỗ tay trong nước mắt, trong tạ ơn.
Đoàn đồng tế cùng các nam nữ tu sĩ và thân nhân theo linh cữu vào bên trong nhà thờ. Đức Hồng Y được an táng nơi huyệt mộ nằm ở bàn thờ cạnh, phía trái cung thánh, đối xứng với Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn nằm ở phía bên kia.
Tại huyệt mộ Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân cử hành nghi thức hạ huyệt, rồi mỗi người có mặt cầm một bông hoa hồng trắng thả xuống linh cữu Đức Hồng Y trước khi đổ cát và đặt các tấm đan. Trong khi đó ca đoàn vẫn liên tục hát những bài thánh ca chứa chan niềm tin yêu và hy vọng.
Lễ an táng kết thúc lúc khoảng 11 h 15. Một hồi sau, nhà thờ và phố xá trở lại bình thường và được các thành viên trong gia đình Thánh Tâm quét dọn sạch sẽ. Hàng nghìn người vẫn còn lưu luyến và dừng lại cầu nguyện ở vườn hoà Toà Khâm Sứ, ở quảng trường Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình.
Thật là một lễ an táng tuyệt vời, vượt quá sự tưởng tượng của mọi người: Nghi lễ hết sức trang trọng, ca đoàn hát quá hay, cộng đoàn rất trật tự, âm thanh hoàn hảo, các nghi thức diễn ra nhịp nhàng.
Đó là kết quả của lòng yêu thương kính trọng của mọi người đối với Đức Hồng Y đồng thời là kết quả của sự đoàn kết, gắn bó, thống nhất của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Lễ an táng Đức Hồng Y là một lời chứng sống động cho những giá trị của Tin mừng đang thấm sâu và đơm hoa kết quả giữa lòng dân tộc và đất nước này.
Tất cả là ơn Chúa.
Xem hình ảnh lễ an táng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Gần 4g sáng mưa xuân tạnh, dòng người đã tấp nập đổ về Hà Nội, các phố dẫn đến quảng trường Nữ vương Hoà Bình trước Nhà thờ Chính Toà được dành riêng cho lễ tang.
Dọc phố Nhà Chung và dọc lối đi từ Toà Giám Mục qua nhà thờ đến lễ đài có đặt các ti vi màn ảnh rộng để truyền hình trực tiếp cho giáo dân theo dõi.
Linh cữu Đức Hồng Y đã được chuyển ra lễ đài, nằm yên lặng, khiêm tốn và trang trọng trên thảm đỏ trước bàn thờ.
Lễ đài nhìn ra quảng trường Nữ Vương Hoà Bình, nơi tiền đường nhà thờ gặp 4 con phố nhỏ là Nhà Thờ, Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Ấu Triệu.
Lễ đài được trang trí mầu tím-đỏ. Hậu cảnh có hình một trái tim và một một mũi neo lồng vào nhau, cùng gắn vào ba vòng tròn nhỏ nằm bên trên, dưới một thánh giá lớn kết bằng hoa. Bên dưới những biểu tượng ấy là câu khẩu hiệu của Đức Hồng Y: “Chúng con tin ở tình yêu Thiên Chúa”.
Khoảng 8 h 30 đoàn đồng tế tiến bước từ Toà Tổng Giám Mục. Đoàn gốm có 21 đức giám mục và khoảng 550 linh mục thuộc nhiều giáo phận khác nhau.
Đoàn đồng tế đi dọc phố Nhà Chung, vào quảng trường Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình, và tiến lên lễ đài giữa một biển người đầu trắng những vòng khăn tang.
Ước tính có khoảng hơn 20 nghìn người tham dự thánh lễ, mọi người đứng hoặc ngồi kín khu vực Nhà thờ Chính Toà, Toà Giám Mục, quảng trường Nữ Vương Hoà Bình và gần kín 4 con phố Nhà Thờ, Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Ấu Triệu.
Bên trái lễ đài là các nam nữ tu sĩ và các đại biểu. Trong số tu sĩ, chúng tôi thấy đại diện của hầu hết các hội dòng có nhà chính ở Miền Bắc. Trong số các đại biểu ngồi tham dự thánh lễ, chúng tôi thấy có tuỳ viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và đoàn các Hàn kiều đang sinh sống tại Hà Nội.
Bên phải lễ đài một phần dành cho các tu sĩ và một phần dành cho ca đoàn tổng hợp gồm khoảng 250 ca viên của các giáo xứ Nhà thờ Chính Toà, Thái Hà, Hàm Long và Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Phía sau cánh trái là đội kèn Hàm Long và đội kèn đến từ Thái Bình, đối xứng với đội trống Nội Hồ, Thạch Bích ngồi phía bên kia.
Tới lễ đài, ổn định vị trí, Cha Antôn Phạm Văn Dũng, Phó Chánh Văn Phòng Toà TGM lần lượt đọc các điện văn phân ưu của Đức Thánh Cha Benedict XVI, của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, của Bộ Truyền giáo.
Cha Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn Phòng, đọc điện văn của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh bổ nhiệm Đức Hồng Y - Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn, làm Đặc sứ của Đức Thánh Cha trong thánh lễ an táng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse.
Khoảng 9 h, ĐHY Gioan-Baotixita mở đầu thánh lễ. Ngài nói đến tình yêu thương của Đức Thánh Cha đối với TGP Hà Nội, đối với Đức Hồng Y Phaolô - Giuse và mời gọi cộng đoàn sám hối để dâng lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y.
Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, giảng một bài giảng ngắn gọn và súc tích. Dựa trên lời Chúa, ngài quả quyết rằng: “ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hưởng thọ 90 tuổi, thật đáng kính trọng không phải vì ngài đã sống lâu cho bằng ngài đã sống công chính, đẹp lòng Chúa”... “Hết lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa”.
Đức cha Nguyễn Văn Hoà nói tiếp: “Đức Hồng Y luôn vững lòng cậy trông và thường xuyên trung tín trong suốt các chặng đường tiếp theo của ngài. Đó chính là bí quyết lý giải các ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội qua bàn tay và nhiệt tâm của ĐHY Phaolô - Giuse. Chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Phaolô Giuse luôn nhận biết và tin tưởng vào ơn Chúa, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đời sau và thường xuyên làm việc thiện”.
Thay mặt TGP Giáo Phận Hà Nội, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và tri ân Toà Thánh và các đấng bậc liên quan ở Toà Thánh. Ngài cũng cám ơn ông Thủ tướng Chính phủ, MTTQ-Chính quyền-UBND-Ban Tôn giáo của Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, cám ơn Toà đại sứ Hoa Kỳ v.v…, đã gửi điện văn và mang hoa đến phân ưu với TGP Hà Nội.
Tiếp theo, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt cũng cám ơn ĐHY - Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn, Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam, quý đức cha, quý linh mục tu sĩ nam nữ, quý ông bà anh chị em giáo dân và tất cả những ai đã góp phần tổ chức và phục vụ trong lễ tang này. Người ta thấy đấy là một bài cám ơn súc tích, ngắn gọn, đầy đủ, không thiếu và không thừa ai.
Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, cử hành nghi thức tiễn biệt.
Đức cha Giuse Chu Văn Minh, đại diện Cộng đoàn dân Chúa, đọc lời tiễn biệt Đức Hồng Y. Ngài thưa: “Cha luôn là một con người chân chính, một mục tử nhân hiền, một người thầy gương mẫu, một nhà lãnh đạo đức tin kiên cường, một chứng nhân Tin mừng của thời đại. Cha đã ra đi, song hình ảnh của cha còn ghi khắc trong trái tim mỗi người chúng con, tinh thần của cha còn sống động trong tâm trí chúng con, lý tưởng của cha còn hướng dẫn đời sống đức tin của chúng con. Lịch sử kiên cường bảo vệ đức tin của Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua đã ghi đậm ấn dấu của cha và ảnh hưởng đó còn tồn tại đến những thế hệ tương lai.”
Đấy là những chia sẻ thốt ra từ đáy lòng hết sức cảm động, tâm tình và là những tổng kết xác đáng về cuộc đời Đức Hồng Y.
Cuối cùng cộng đoàn tiễn biệt Đức Hồng Y. Quý thầy Đại Chủng sinh đã cung nghinh linh cữu Đức Hồng Y từ lễ đài vào trong nhà thờ chính toà. Trước khi linh cữu ẩn khuất sau tấm phông tím của lễ đài quý thầy còn hạ thấp một đầu linh cữu xuống phía cộng đoàn như thể Đức Hồng Y đang cúi đầu từ biệt mọi người. Cùng lúc ấy cộng đoàn không thể nói gì khác hơn là vỗ tay từ biệt ngài - một kiểu vỗ tay rất đặc biệt và cũng ấn tượng và cảm động, vỗ tay trong nước mắt, trong tạ ơn.
Đoàn đồng tế cùng các nam nữ tu sĩ và thân nhân theo linh cữu vào bên trong nhà thờ. Đức Hồng Y được an táng nơi huyệt mộ nằm ở bàn thờ cạnh, phía trái cung thánh, đối xứng với Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn nằm ở phía bên kia.
Tại huyệt mộ Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân cử hành nghi thức hạ huyệt, rồi mỗi người có mặt cầm một bông hoa hồng trắng thả xuống linh cữu Đức Hồng Y trước khi đổ cát và đặt các tấm đan. Trong khi đó ca đoàn vẫn liên tục hát những bài thánh ca chứa chan niềm tin yêu và hy vọng.
Lễ an táng kết thúc lúc khoảng 11 h 15. Một hồi sau, nhà thờ và phố xá trở lại bình thường và được các thành viên trong gia đình Thánh Tâm quét dọn sạch sẽ. Hàng nghìn người vẫn còn lưu luyến và dừng lại cầu nguyện ở vườn hoà Toà Khâm Sứ, ở quảng trường Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình.
Thật là một lễ an táng tuyệt vời, vượt quá sự tưởng tượng của mọi người: Nghi lễ hết sức trang trọng, ca đoàn hát quá hay, cộng đoàn rất trật tự, âm thanh hoàn hảo, các nghi thức diễn ra nhịp nhàng.
Đó là kết quả của lòng yêu thương kính trọng của mọi người đối với Đức Hồng Y đồng thời là kết quả của sự đoàn kết, gắn bó, thống nhất của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Lễ an táng Đức Hồng Y là một lời chứng sống động cho những giá trị của Tin mừng đang thấm sâu và đơm hoa kết quả giữa lòng dân tộc và đất nước này.
Tất cả là ơn Chúa.
Bản án dành cho phạm nhân gây thương tích cho Linh Mục Hạt Trưởng Quảng Trị
TTV Vietcatholic
16:17 27/02/2009
Bản án dành cho phạm nhân gây thương tích cho Linh Mục Hạt Trưởng Quảng Trị
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cái giá của sự nói dối!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
11:00 27/02/2009
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO để tránh tiếng bắt bớ vô cớ những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhà cầm quyền buộc phải dùng đến nhiều loại thủ đoạn hèn hạ khác nhau để triệt hạ họ. Và vì phải làm chuyện ‘mượn gió bẻ măng’ nên tất cả những lý lẽ họ đưa ra đều rất ư là… vớ vẩn !!!
Có thể nhắc lại vài trường hợp điển hình:
- Blogger “điếu cày’ Nguyễn Hoàng Hải, bị đi tù không phải vì biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa hay viết báo không đi bên lề phải mà vì … trốn thuế!
- Còn đối với sinh viên Nguyễn Tiến Trung sau khi du học nước ngoài về liền bị bắt thi hành nghĩa vụ quân sự mặc dù đã sắp hết tuổi. Trong trại lính không computer với internet bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài nào có khác gì đi tù mà khỏi bị mang tiếng!
- Bà Bùi Kim Thành một luật sư hay bênh vực dân oan ở Sàigòn, trước khi được sang Mỹ tỵ nạn trong năm 2008 vừa qua cũng đã từng bao phen khốn khổ vì sự chăm sóc hết sức nhiệt tình của chính quyền tại nhà thương điên Biên Hòa vì bị cho là mắc bệnh tâm thần (!?) v.v...
Và nay thì đến lượt Ls. Lê Trần Luật. Văn phòng Luật sư (VPLS) Pháp Quyền của anh bị chính quyền quận Gò Vấp, Saigòn ‘tấn công’ nhân danh một vụ tranh chấp dân sự nhỏ nhoi.
Trong kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, những chuyện rắc rối với khách hàng là điều bình thường khó ai tránh khỏi, càng làm ăn lớn càng dễ có nguy cơ cao. Ngay cả đến ‘người khổng lồ’ Microsoft mà vẫn phải khăn gói đi hầu tòa gần như mỗi năm. Đến nỗi ông chủ Bill Gates của tập đoàn này phải nuôi cả một đội quân hùng hậu nghe nói đến gần 40 chục mạng gồm các luật sư và những nhà tư vấn pháp lý, họ ăn lương chỉ để đi chuyên lo giải quyết việc Microsoft bị thưa kiện.
Ở Việt Nam những năm vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai tiếng với một số VPLS. Tuy nhiên, với Ls. Lê Trần Luật, mặc dù người viết chưa có dịp tiếp xúc với anh nhưng bằng hành động dũng cảm dám đứng ra bênh vực công lý giúp những giáo dân thấp cổ bé họng bất chấp những đe dọa từ phía chính quyền. Bấy nhiêu thiết nghĩ cũng đã quá đủ để chứng minh anh không thể thuộc loại luật sư chỉ biết kiếm có tiền, vì thế VPLS Pháp Quyền của anh chắc chắn không thể là loại văn phòng tư vấn pháp lý chuyên đi làm chuyện lừa đảo. Bản thân anh, một người trẻ với trình độ luật sư muốn tìm cho mình và gia đình một cuộc sống sung sướng như bao người chắc chắn không phải là việc gì quá khó!
Do vậy, chỉ cần ‘ngửi mùi’ sự việc mà chẳng cần đến tận nơi tìm hiểu, chắc chắn mọi người cũng thừa biết rằng chính quyền đã mượn vụ tranh chấp giữa VPLS Pháp Quyền và vị khách hàng nào đó (thậm chí không loại trừ khả năng anh VP của Ls. Luật đã bị họ gài bẫy!) để ra tay đánh phá. Đơn giản chỉ vì chính quyền không muốn thấy từ giấy phép hoạt động của VPLS này, Ls. Luật dùng nó để nhận trách nhiệm bào chữa cho tám giáo dân xứ Thái Hà ‘làm khó’ lại nhà nước.
Tóm lại, bằng những loại tội danh hết sức ‘vô duyên’ chính quyền CSVN quyết tâm nhổ bỏ cho bằng sạch tất cả những ai dám ‘lợi dụng dân chủ’ để ‘bắt bí’ họ khi biết cách khai thác tử huyệt của chế độ đó là sự gian dối khiến họ phải bẽ mặt với thế giới.
Chúng ta có thể xem đây như là những qui luật tất yếu của thời hậu XHCN khi chính quyền phải đối mặt với những hậu quả do chính họ gây ra trước kia. Ở đây là chuyện đài THVN và tờ HàNội Mới của đảng bị các giáo dân Thái Hà kiện vì thói quen ăn ngược nói ngạo lâu nay.
Càng lâm vào ngõ cụt, chó dữ sẽ cắn càng đau. Bất cứ ai bị đặt trong tầm ngắm của chính quyền rồi thì từng mili-giây đời tư của họ sẽ được một nhóm ‘chuyên gia’ bơi móc đời tư nghiên cứu kỹ lưỡng. Đã là con người rất khó ai có thể hoàn hảo, ‘bới lá’ mãi thế nào cũng có lúc họ tìm thấy sâu.
‘Cháy nhà lòi mặt chuột’, vụ đánh phá VPLS Pháp Quyền của Ls. Luật chỉ khiến mọi người thêm thất vọng. Bản chất ‘nói một đàng làm một nẻo’ của cộng sản dường như sẽ là bất di bất dịch. Xưa cũng như nay, bao cấp hay đổi mới, mỗi khi phải đối mặt với sự thật, thái độ của họ vẫn không có gì thay đổi, vẫn chỉ là lối ‘thoát hiểm’ bằng những con đường lươn lẹo và bằng… cửa hậu!
Tuy nhiên trong chuyện này có vẻ như vì quá giận Ls. Luật mà chính quyền đã mất khôn. Giải pháp ‘đánh hội đồng’ VPLS xét cho cùng chỉ có giá trị ‘giận cá chém thớt’ không hơn không kém. Bởi cho dẫu họ có cố moi móc cho bằng được lý do ‘chính đáng’ để xoá sổ VPLS Pháp Quyền và thu hồi giấy phép hành nghề đối với Ls. Lê Trần Luật thì vụ kiện đài THVN và Báo Hà Nội Mới với tội danh ‘vu khống’ của các giáo dân Thái Hà càng khiến họ không thể vì thế mà dừng lại nếu không muốn bị hiểu là vì bị “kẻ xấu xúi giục”.
Hơn nữa sai lầm của hai cơ quan truyền thông khi đưa tin về phiên tòa đã quá trắng trợn. Bản tin vu khống “giáo dân đã cúi đầu nhận tội” nay đã bay đi khắp thế giới. Với tang chứng vật chứng rành rọt bằng cả audio lẫn text các giáo dân đang có trong tay, việc tranh luận tại tòa nay gần như chỉ còn xoay quanh hai chữ ‘Yes’ hoặc ‘No’. Một phiên tòa lập ra chỉ để xác nhận bấy nhiêu thì tám giáo dân Thái Hà, tự mỗi người đã là có thể một luật sư giỏi tự bào chữa cho mình và để cùng nhau buộc hai cơ quan truyền thông nọ phải “cúi đầu nhận tội” ngược lại, vì không thể chối cãi đằng nào được nữa.
Đây là ‘ván cờ’ quá khó đối với chính quyền. Chính vì không thể để việc này xảy ra nên họ đang tìm mọi cách vùi dập vụ kiện. Bên cạnh chơi trò cù nhầy thủ tục ‘hành là chính’ nay họ đánh phá luôn VPLS Pháp Quyền của Ls. Luật với hy vọng gia tăng thêm áp lực với các cha giáo xứ Thái Hà, liệu có nên tiếp tục vì bổn đạo mình mà làm khổ liên lụy đến vị luật sư?
Tóm lại, đằng sau việc đánh phá VPLS Pháp Quyền bức thông điệp chính quyền muốn gởi cho xứ Thái Hà hết sức rõ ràng: “làm khó nhau bấy nhiêu đã là quá đủ, chúng tôi đã hiểu… và xin quí vị hãy từ bỏ vụ kiện!!!.”
Cho dẫu vụ kiện kết cục ra sao chắc chắn nó sẽ trở thành là bài học ‘nhớ đời’ đối với Đài THVN và tờ Hà Nội Mới cũng như tất cả những báo đài khác khi nhận lệnh chỉ đạo của đảng khi đưa tin về những vụ việc tương tự như Thái Hà phải cân nhắc thận trọng nếu không muốn tự mình đút đầu vào rọ!
Vụ kiện của tám giáo dân Thái Hà có thể sẽ được ghi nhận như một trong những bước đi quan trọng đầu tiên của VN trên con đường tiến về đích ‘xã hội dân chủ’.
Sàigòn, 27/2/2009
Có thể nhắc lại vài trường hợp điển hình:
- Blogger “điếu cày’ Nguyễn Hoàng Hải, bị đi tù không phải vì biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa hay viết báo không đi bên lề phải mà vì … trốn thuế!
- Còn đối với sinh viên Nguyễn Tiến Trung sau khi du học nước ngoài về liền bị bắt thi hành nghĩa vụ quân sự mặc dù đã sắp hết tuổi. Trong trại lính không computer với internet bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài nào có khác gì đi tù mà khỏi bị mang tiếng!
- Bà Bùi Kim Thành một luật sư hay bênh vực dân oan ở Sàigòn, trước khi được sang Mỹ tỵ nạn trong năm 2008 vừa qua cũng đã từng bao phen khốn khổ vì sự chăm sóc hết sức nhiệt tình của chính quyền tại nhà thương điên Biên Hòa vì bị cho là mắc bệnh tâm thần (!?) v.v...
Và nay thì đến lượt Ls. Lê Trần Luật. Văn phòng Luật sư (VPLS) Pháp Quyền của anh bị chính quyền quận Gò Vấp, Saigòn ‘tấn công’ nhân danh một vụ tranh chấp dân sự nhỏ nhoi.
Trong kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, những chuyện rắc rối với khách hàng là điều bình thường khó ai tránh khỏi, càng làm ăn lớn càng dễ có nguy cơ cao. Ngay cả đến ‘người khổng lồ’ Microsoft mà vẫn phải khăn gói đi hầu tòa gần như mỗi năm. Đến nỗi ông chủ Bill Gates của tập đoàn này phải nuôi cả một đội quân hùng hậu nghe nói đến gần 40 chục mạng gồm các luật sư và những nhà tư vấn pháp lý, họ ăn lương chỉ để đi chuyên lo giải quyết việc Microsoft bị thưa kiện.
Ở Việt Nam những năm vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai tiếng với một số VPLS. Tuy nhiên, với Ls. Lê Trần Luật, mặc dù người viết chưa có dịp tiếp xúc với anh nhưng bằng hành động dũng cảm dám đứng ra bênh vực công lý giúp những giáo dân thấp cổ bé họng bất chấp những đe dọa từ phía chính quyền. Bấy nhiêu thiết nghĩ cũng đã quá đủ để chứng minh anh không thể thuộc loại luật sư chỉ biết kiếm có tiền, vì thế VPLS Pháp Quyền của anh chắc chắn không thể là loại văn phòng tư vấn pháp lý chuyên đi làm chuyện lừa đảo. Bản thân anh, một người trẻ với trình độ luật sư muốn tìm cho mình và gia đình một cuộc sống sung sướng như bao người chắc chắn không phải là việc gì quá khó!
Do vậy, chỉ cần ‘ngửi mùi’ sự việc mà chẳng cần đến tận nơi tìm hiểu, chắc chắn mọi người cũng thừa biết rằng chính quyền đã mượn vụ tranh chấp giữa VPLS Pháp Quyền và vị khách hàng nào đó (thậm chí không loại trừ khả năng anh VP của Ls. Luật đã bị họ gài bẫy!) để ra tay đánh phá. Đơn giản chỉ vì chính quyền không muốn thấy từ giấy phép hoạt động của VPLS này, Ls. Luật dùng nó để nhận trách nhiệm bào chữa cho tám giáo dân xứ Thái Hà ‘làm khó’ lại nhà nước.
Tóm lại, bằng những loại tội danh hết sức ‘vô duyên’ chính quyền CSVN quyết tâm nhổ bỏ cho bằng sạch tất cả những ai dám ‘lợi dụng dân chủ’ để ‘bắt bí’ họ khi biết cách khai thác tử huyệt của chế độ đó là sự gian dối khiến họ phải bẽ mặt với thế giới.
Chúng ta có thể xem đây như là những qui luật tất yếu của thời hậu XHCN khi chính quyền phải đối mặt với những hậu quả do chính họ gây ra trước kia. Ở đây là chuyện đài THVN và tờ HàNội Mới của đảng bị các giáo dân Thái Hà kiện vì thói quen ăn ngược nói ngạo lâu nay.
Càng lâm vào ngõ cụt, chó dữ sẽ cắn càng đau. Bất cứ ai bị đặt trong tầm ngắm của chính quyền rồi thì từng mili-giây đời tư của họ sẽ được một nhóm ‘chuyên gia’ bơi móc đời tư nghiên cứu kỹ lưỡng. Đã là con người rất khó ai có thể hoàn hảo, ‘bới lá’ mãi thế nào cũng có lúc họ tìm thấy sâu.
‘Cháy nhà lòi mặt chuột’, vụ đánh phá VPLS Pháp Quyền của Ls. Luật chỉ khiến mọi người thêm thất vọng. Bản chất ‘nói một đàng làm một nẻo’ của cộng sản dường như sẽ là bất di bất dịch. Xưa cũng như nay, bao cấp hay đổi mới, mỗi khi phải đối mặt với sự thật, thái độ của họ vẫn không có gì thay đổi, vẫn chỉ là lối ‘thoát hiểm’ bằng những con đường lươn lẹo và bằng… cửa hậu!
Tuy nhiên trong chuyện này có vẻ như vì quá giận Ls. Luật mà chính quyền đã mất khôn. Giải pháp ‘đánh hội đồng’ VPLS xét cho cùng chỉ có giá trị ‘giận cá chém thớt’ không hơn không kém. Bởi cho dẫu họ có cố moi móc cho bằng được lý do ‘chính đáng’ để xoá sổ VPLS Pháp Quyền và thu hồi giấy phép hành nghề đối với Ls. Lê Trần Luật thì vụ kiện đài THVN và Báo Hà Nội Mới với tội danh ‘vu khống’ của các giáo dân Thái Hà càng khiến họ không thể vì thế mà dừng lại nếu không muốn bị hiểu là vì bị “kẻ xấu xúi giục”.
Hơn nữa sai lầm của hai cơ quan truyền thông khi đưa tin về phiên tòa đã quá trắng trợn. Bản tin vu khống “giáo dân đã cúi đầu nhận tội” nay đã bay đi khắp thế giới. Với tang chứng vật chứng rành rọt bằng cả audio lẫn text các giáo dân đang có trong tay, việc tranh luận tại tòa nay gần như chỉ còn xoay quanh hai chữ ‘Yes’ hoặc ‘No’. Một phiên tòa lập ra chỉ để xác nhận bấy nhiêu thì tám giáo dân Thái Hà, tự mỗi người đã là có thể một luật sư giỏi tự bào chữa cho mình và để cùng nhau buộc hai cơ quan truyền thông nọ phải “cúi đầu nhận tội” ngược lại, vì không thể chối cãi đằng nào được nữa.
Đây là ‘ván cờ’ quá khó đối với chính quyền. Chính vì không thể để việc này xảy ra nên họ đang tìm mọi cách vùi dập vụ kiện. Bên cạnh chơi trò cù nhầy thủ tục ‘hành là chính’ nay họ đánh phá luôn VPLS Pháp Quyền của Ls. Luật với hy vọng gia tăng thêm áp lực với các cha giáo xứ Thái Hà, liệu có nên tiếp tục vì bổn đạo mình mà làm khổ liên lụy đến vị luật sư?
Tóm lại, đằng sau việc đánh phá VPLS Pháp Quyền bức thông điệp chính quyền muốn gởi cho xứ Thái Hà hết sức rõ ràng: “làm khó nhau bấy nhiêu đã là quá đủ, chúng tôi đã hiểu… và xin quí vị hãy từ bỏ vụ kiện!!!.”
Cho dẫu vụ kiện kết cục ra sao chắc chắn nó sẽ trở thành là bài học ‘nhớ đời’ đối với Đài THVN và tờ Hà Nội Mới cũng như tất cả những báo đài khác khi nhận lệnh chỉ đạo của đảng khi đưa tin về những vụ việc tương tự như Thái Hà phải cân nhắc thận trọng nếu không muốn tự mình đút đầu vào rọ!
Vụ kiện của tám giáo dân Thái Hà có thể sẽ được ghi nhận như một trong những bước đi quan trọng đầu tiên của VN trên con đường tiến về đích ‘xã hội dân chủ’.
Sàigòn, 27/2/2009
Nhân quyền tại Việt Nam: vẫn đàn áp, chưa có cải thiện thỏa đáng
Người Việt
15:51 27/02/2009
Phụ nữ bị kỳ thị, cán bộ tha hồ tham nhũng, ký giả bị công an đánh
WASHINGTON - Trong bản phúc trình đầu tiên về nhân quyền kể từ khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nằm dưới quyền của bà Hillary Rodham Clinton, cơ quan này cho rằng Việt Nam vẫn nằm ở mức “chưa thỏa đáng” trong năm 2008. Bộ Ngoại Giao ghi nhận tình trạng công an cũng như nhà nước đã tham nhũng và giới hạn những tiếng nói đối lập chính trị.
Bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Mỹ mô tả Việt Nam là một quốc gia độc tài dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, nơi mà ý kiến đối lập không được công nhận và người dân có thể bị bắt vì lý do chính trị.
Phúc trình được công bố hôm Thứ Tư, 25 Tháng Hai, 2009 cho biết nhà cầm quyền đã bắt giữ “ít nhất 35 tù nhân chính trị” tính cho đến cuối năm 2008, và ghi nhận báo cáo của các quan sát viên quốc tế rằng số người bị bắt giam có thể lên tới “hàng trăm người.”
Nạn buôn người đã tiếp tục là một vấn nạn đáng kể, cùng với nạn bạo hành và kỳ thị đối với phụ nữ. Phúc trình cũng ghi nhận tình trạng tham nhũng lan rộng trong chính quyền và nhắc đến sự việc thiếu minh bạch trong chính sách chiếm ruộng đất và di chuyển dân trong các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.
Trong lời mở đầu của phúc trình mà trong đó có nhắc đến các quốc gia khác như Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Ðiện, các cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, vài quốc gia ở Trung Ðông, Phi Châu, và Châu Mỹ La tinh, Ngoại Trưởng Clinton cho biết: “Hoa Kỳ không những theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi tiếp cận với các quốc gia và dân tộc khắp thế giới.”
Trong phần nhắc đến Việt Nam, một quốc gia có 86 triệu dân, phúc trình mở đầu với nhận xét rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do Cộng Sản cai trị.
Vẫn theo bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ, thành quả nhân quyền của Việt Nam trong năm qua vẫn “chưa thỏa đáng” (unsatisfactory), vì nhà cầm quyền tiếp tục ngăn chận các quyền tự do căn bản như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp. Nhà nước bị tố cáo tội đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ các nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn, trong khi người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm.
Bản phúc trình đề cập tới hành động đàn áp, giam cầm của công an, tình trạng kỳ thị sắc tộc, buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn xảy ra, những người hoạt động tích cực cho công đoàn thì bị bắt giữ, hù dọa trong khi chính phủ hạn chế quyền của công nhân.
Mặc dù luật pháp của Cộng Sản Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam. Ðề tài tham nhũng được viết trong một đoạn với tiểu tựa “Tham nhũng trong chính phủ và vấn đề minh bạch.”
Trong vấn đề tự do tôn giáo, bản phúc trình cho biết hiến pháp và các nghị định của Việt Nam có quy định về tự do thờ phượng, thế nhưng những khó khăn vẫn tiếp diễn trong sinh hoạt tôn giáo của người dân.
Bản phúc trình đặc biệt quan tâm sự hạn chế đối với các hoạt động tôn giáo bị xem mang tính chính trị hay thách thức quyền lực của nhà nuớc, nhất là có liên quan đến Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội của người thiểu số Tây Nguyên.
Bản phúc trình có nhắc đến trường hợp các công an đánh đập một ký giả của hãng thông tấn AP hồi tháng 9 năm ngoái khi ông đến nơi để làm phóng sự về buổi cầu nguyện của Giáo dân tại khu vực Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội.
(Nguồn: Người Việt, Thursday, February 26, 2009 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91383&z=1)
WASHINGTON - Trong bản phúc trình đầu tiên về nhân quyền kể từ khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nằm dưới quyền của bà Hillary Rodham Clinton, cơ quan này cho rằng Việt Nam vẫn nằm ở mức “chưa thỏa đáng” trong năm 2008. Bộ Ngoại Giao ghi nhận tình trạng công an cũng như nhà nước đã tham nhũng và giới hạn những tiếng nói đối lập chính trị.
Bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại Giao Mỹ mô tả Việt Nam là một quốc gia độc tài dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản, nơi mà ý kiến đối lập không được công nhận và người dân có thể bị bắt vì lý do chính trị.
Phúc trình được công bố hôm Thứ Tư, 25 Tháng Hai, 2009 cho biết nhà cầm quyền đã bắt giữ “ít nhất 35 tù nhân chính trị” tính cho đến cuối năm 2008, và ghi nhận báo cáo của các quan sát viên quốc tế rằng số người bị bắt giam có thể lên tới “hàng trăm người.”
Nạn buôn người đã tiếp tục là một vấn nạn đáng kể, cùng với nạn bạo hành và kỳ thị đối với phụ nữ. Phúc trình cũng ghi nhận tình trạng tham nhũng lan rộng trong chính quyền và nhắc đến sự việc thiếu minh bạch trong chính sách chiếm ruộng đất và di chuyển dân trong các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.
Trong lời mở đầu của phúc trình mà trong đó có nhắc đến các quốc gia khác như Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Ðiện, các cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, vài quốc gia ở Trung Ðông, Phi Châu, và Châu Mỹ La tinh, Ngoại Trưởng Clinton cho biết: “Hoa Kỳ không những theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi tiếp cận với các quốc gia và dân tộc khắp thế giới.”
Trong phần nhắc đến Việt Nam, một quốc gia có 86 triệu dân, phúc trình mở đầu với nhận xét rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nước độc đoán do Cộng Sản cai trị.
Vẫn theo bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ, thành quả nhân quyền của Việt Nam trong năm qua vẫn “chưa thỏa đáng” (unsatisfactory), vì nhà cầm quyền tiếp tục ngăn chận các quyền tự do căn bản như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp. Nhà nước bị tố cáo tội đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ các nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn, trong khi người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm.
Bản phúc trình đề cập tới hành động đàn áp, giam cầm của công an, tình trạng kỳ thị sắc tộc, buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn xảy ra, những người hoạt động tích cực cho công đoàn thì bị bắt giữ, hù dọa trong khi chính phủ hạn chế quyền của công nhân.
Mặc dù luật pháp của Cộng Sản Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam. Ðề tài tham nhũng được viết trong một đoạn với tiểu tựa “Tham nhũng trong chính phủ và vấn đề minh bạch.”
Trong vấn đề tự do tôn giáo, bản phúc trình cho biết hiến pháp và các nghị định của Việt Nam có quy định về tự do thờ phượng, thế nhưng những khó khăn vẫn tiếp diễn trong sinh hoạt tôn giáo của người dân.
Bản phúc trình đặc biệt quan tâm sự hạn chế đối với các hoạt động tôn giáo bị xem mang tính chính trị hay thách thức quyền lực của nhà nuớc, nhất là có liên quan đến Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội của người thiểu số Tây Nguyên.
Bản phúc trình có nhắc đến trường hợp các công an đánh đập một ký giả của hãng thông tấn AP hồi tháng 9 năm ngoái khi ông đến nơi để làm phóng sự về buổi cầu nguyện của Giáo dân tại khu vực Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội.
(Nguồn: Người Việt, Thursday, February 26, 2009 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91383&z=1)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trách nhiệm xã hội đối với vấn nạn của người trẻ và gia đình Việt Nam hiện nay
Nữ tu Ths. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế
23:11 27/02/2009
TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN NẠN CỦA NGƯỜI TRẺ VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
I. DẪN NHẬP
Sau 22 năm (1986 -2008) kể từ khi đất nước ta mở cửa cho nền kinh tế thị trường cho nước ngoài vào đầu tư kinh doanh và khuyến khích du lịch, nền kinh tế thị trường đã tạo nên một sức bật và những bước tiến mới mà nền kinh tế tập trung trước đây không thể có. Nền kinh tế thị trường không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin mà còn có khả năng tác động đến nhiều mặt của sự phát triển xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng, các dịch vụ công cộng thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Xã hội phát triển, kinh tế tăng trưởng! Những yếu tố này giúp người dân biết cách làm việc khoa học, phát huy khả năng sáng tạo, suy nghĩ linh động hơn.
Hơn bao giờ hết, nước Việt nam chúng ta đã, đang và sẽ có những bước tiến vượt bậc sau khi gia nhập vào tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ngày 07/11/2006. Việt Nam có thể tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, từ đó giữ một vị thế bình đẳng trên thị trường trong tương quan với tất cả mọi quốc gia khác. Hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, không bị áp đặt và phá giá như trước đây, miễn là không vi phạm những quy chế đã ký kết, và đủ sức cạnh tranh hàng hóa với các nước khác. Việt Nam sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ khoa học tiên tiến và hiện đại, những thị trường tài chính hàng đầu và trình độ cao. Tham gia WTO, vị thế Việt nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế, tạo nên sức sống và phong cách làm việc mới trong quá trình giao tiếp với các quốc gia trên thế giới. Người dân Việt Nam sẽ được nâng cao mức sống và hưởng nhiều phúc lợi hơn khi nguồn hàng hóa các nước thâm nhập rộng rãi vào thị trường nội địa. Dĩ nhiên, cùng với những lợi thế trên, Việt Nam cũng đối diện với nhiều thách thức. Ví dụ: để cạnh tranh và tồn tại, các doanh nghiệp hàng hóa Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng, giảm giá thành, áp dụng công nghệ mới. Mặt khác, để đặt cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần xem xét lại các chính sách kinh tế, cải thiện cách làm việc của các cơ quan công quyền, tạo hệ thống chính sách minh bạch, giảm thiểu đến mức tối đa căn bệnh “trầm kha” là hối lộ và tham nhũng!
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc gia nhập vào WTO từng là đề tài nóng bỏng và là niềm vui hăm hở cho biết bao người, đặc biệt giới doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng là nỗi lo âu, khắc khoải của các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, và những ai có suy tư, có tâm huyết, đối với thế hệ tương lai và sự tồn vong của đất nước. Đất nước chúng ta đã phải trả giá khá đắt để học một bài học kinh nghiệm. Sau 22 năm sống trong thời mở cửa, được cũng nhiều mà mất cũng nhiều! Nhưng dường như cái được trên bình diện kinh tế không cân xứng với cái mất trên những bình diện khác!
Như chúng ta đã chứng kiến, trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sống của mọi người được tăng lên thấy rõ nhưng bên cạnh đó đã mang đến biết bao căn bệnh nguy hiểm, không chỉ nguy hại đến tính mạng của con người nhưng gây không ít tác hại đối với nhân phẩm và đạo lý. Thậy vậy, các dịch vụ gia tăng thì đồng thời các căn bệnh xã hội cũng gia tăng: ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, trẻ em phạm pháp, quan hệ tình dục trước và ngoài hôn nhân, phong trào sống chung sống thử, phá thai, ly hôn, tự tử, bán con, thậm chí không thiếu những người con tán tận lương tâm đánh cha đập mẹ để giành giựt tài sản của phụ thân!
Ngoài những căn bệnh trên, cách vận hành của xã hội buộc người ta phải nói dối. Nói dối một hai lần còn ngượng miệng, nói nhiều trở thành tập quán. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nói dối có mặt ở mọi nơi mọi chốn từ gia đình, tới nhà trường, thương trường và thậm chí ở những nơi linh thiêng thờ phượng! Có những thủ tục hành chánh bất hợp lý khiến người ta phải khai gian, làm giấy tờ giả; cán bộ thì không ít người bị hủ hóa, thậm có những bác sĩ, điều dưỡng hay y tá chỉ khi được đút lót, tặng quà thì mới chăm sóc bệnh nhân như “từ mẫu”. Bộ máy thì cửa quyền, tiền lương của công chức thì không xứng hợp, khiến cho người dân phải đút lót, và cán bộ ăn hối lộ. Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người đều như thế, nhưng các hiện tượng trên đã trở thành điều bình thường, khiến không ai ngạc nhiên hay phẫn nộ trước những biểu hiện như thế. Và đó là chính điều đáng ưu tư!
II. NHỮNG VẤN NẠN CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
1. Khủng hoảng gia đình
Trước hết xin xác định khái niệm “khủng hoảng gia đình” sử dụng trong bài này. “Khủng hoảng” được hiểu là đỉnh điểm của trạng thái mất thăng bằng, là một sự biến chuyển đột ngột trong tiến trình của các sự kiện, một cuộc xung đột, một thời điểm nguy kịch hoặc quyết định trong quá trình phát triển của gia đình: một sự phát triển có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. “Khủng hoảng gia đình” có nghĩa là những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình mang tính xúc phạm và không tôn trọng lẫn nhau, hoặc gia đình đang đối đầu với nguy cơ tan vỡ.
Sự khủng hoảng gia đình của nhiều nước trên thế giới nói chung, và Việt Nam chúng ta nói riêng, đã đến mức báo động; đấy là một vấn đề sục sôi mà có người so sánh như “ngọn núi lửa đang phun” hay “lụt hồng thủy hiện đại”. Thực trạng khủng hoảng gia đình đã và đang phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình và nhân cách nhiều người, đồng thời có nguy cơ gây những tác hại ngày càng lớn hơn.
Gia đình Việt Nam vào đầu thể kỷ 21 này đã có những thay đổi lớn so với “gia đình truyền thống” trước đây. Gia đình tương ứng với một thực thể xã hội được xác định một cách rõ ràng: gia đình biến đổi theo sự biến chuyển, đổi thay của xã hội; và những thay đổi ấy cũng có thể tốt hay xấu. Vào cuối thế kỷ 19, Việt nam, vốn là một nước quân chủ độc lập, đã trở thành một nước thuộc địa của Pháp. Cuộc đô hộ của phương Tây đã đem lại nhiều thay đổi trên đất nước chúng ta, trong đó gia đình bị tác động rất lớn. Trong thời tiền công nghiệp, gia đình Việt Nam luôn là một ‘đại gia đình’ tập trung vào chính mình, thế nhưng hiện nay, thời hậu công nghiệp, mẫu gia đình ấy đã bị tan rã theo nhịp phân tán rất nhanh của xã hội trong tiến trình toàn cầu hóa.
Chưa bao giờ gia đình Việt Nam có nhiều hiện tượng phản ánh cuộc khủng hoảng gia đình như ngày nay. Tình trạng ly hôn ly dị, biến đổi chức năng của vợ và chồng, cha mẹ và con cái không còn thời gian giành cho nhau, trẻ em lang thang, thanh niên nổi loạn, phạm pháp, ma túy, phá thai, mại dâm, người người cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình mình và tìm đến cái chết (tự tử) để trốn khổ đau.
2. Tình trạng ly hôn ly dị
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao số lượng vụ ly hôn năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ ly hôn thật đáng ngại. Năm 1994 cả nước có 22.000 vụ. Năm 2000 có 51.361 vụ. Năm 2001 là 54.226 vụ và năm 2005 là 65.929 vụ[1]. 6 tháng đầu 2008 số lượng ly dị tăng lên gần gấp đôi: 60.000 trường hợp.[2]
Theo báo cáo của tòa án nhân dân Tp. Sài Gòn thì từ năm 1985-1990 chỉ riêng Tp. Sài Gòn có 21.834 vụ ly hôn, vậy trung bình một năm là 3.639 vụ thì từ năm 1990-1995 lên tới 31.697 vụ, trung bình mỗi năm là 5.283 vụ. Như vậy so với các năm trước 1990 thì mỗi năm sau tăng lên gần 2000 vụ. Theo số liệu năm 1995 tại Tp Sài Gòn, có 5.195 vụ ly hôn trên tổng số 15.918 đôi kết hôn. Như vậy cứ 3 đôi kết hôn thì có 1 đôi ly hôn![3]
Những số liệu ly hôn trên chỉ là mặt nổi của tảng băng mà phần ngầm còn nguy hại hơn và chưa thể ước tính được. Chưa có một thống kê nào có thể xác định được mức độ tham gia hay rời bỏ những qua hệ riêng tư của đời sống vợ chồng. Cũng chưa ai có thể đo lường được mức độ suy giảm về đời sống thân mật, yêu thương mà vợ chồng giành cho nhau. Trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng không có một đời sống hôn nhân lành mạnh, họ vẫn “cố”, để duy trì đời sống hôn nhân mặc dù ‘đời sống tình cảm” của họ đã chết!
Ly hôn trong xã hội chúng ta hiện nay được xem như là một hiện tượng bình thường của sự phát triển xã hội đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều người cho rằng ly hôn phản ảnh hiện tượng phát triển dân chủ và bình đẳng nam nữ. Con người nói chung và phụ nữ nói riêng đã có quyền tự giải phóng mình ra khỏi những tình cảm bế tắc và đau khổ trong đời sống hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, đối với đạo lý và truyền thống Việt Nam, ly hôn luôn là một đe dọa đối với hạnh phúc của vợ chồng và của con cái trong gia đình.
3. Biến đổi chức năng trong đời sống gia đình
Sự biến đổi của xã hội trong giai đoạn hiện tại dẫn đến việc vợ chồng cảm thấy lung túng trong cuộc sống chung rồi mất dần chức năng và vai trò truyền thống của vợ chồng trong gia đình, đương nhiên điều này kéo theo sự phân chia chức năng và vai trò làm cha mẹ.
Trong thời phát triển kinh tế thị trường, để đủ chi phí trang trải cho gia đình và đặc biệt giáo dục con cái đòi buộc cả vợ lẫn chồng đi làm. Điều đáng suy nghĩ trước hết đó là cùng với sự thành đạt của phụ nữ, vai trò của nữ giới được nâng cao, thì tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng. Không ít phụ nữ thành đạt trong xã hội nhưng lại thất bại trong hôn nhân. Đàn ông Việt nam chúng ta khó bỏ đi được tính gia trưởng độc đoán, trong khi với đà tiến của xã hội, phụ nữ đòi được bình đẳng và tôn trọng hơn.
Các cuộc điều tra xã hội học đều cho thấy, đa số đàn ông hiện đại vẫn thích mình "cao hơn vợ một cái đầu", cao hơn về kinh tế, trình độ và nghề nghiệp. Họ vẫn thích đóng vai trò khuyên răn, hướng dẫn, chỉ bảo cho vợ. Một cách nào đó, trên đất nước chúng ta, không ít người nam vẫn còn mang cái não trạng ‘chồng chúa vợ tôi’.
Ngược lại, với bao nhiêu sự đổi mới của thời đại và tại Việt Nam, không phải là không có những phụ nữ thành đạt hơn chồng, nhưng thiếu tế nhị, không hiểu tâm lý chồng, nên vô tình đã đẩy chồng đến chỗ tự ti mặc cảm. Họ không hiểu được người đàn ông cảm thấy buồn khi mình không làm tròn bổn phận làm chủ, cột trụ trong gia đình. Người chồng cảm thấy mình dư thừa trong gia đình, vì thế sự rạn nứt và đổ vỡ trong đời sống vợ chồng ngày càng sâu.
Mặt khác, nhiều đôi vợ chồng trẻ Việt Nam trước khi bước đến hôn nhân không hề có sự chuẩn bị về kiến thức, tâm lý cũng như kỹ năng làm vợ, làm chồng trong thời đại hiện nay. Họ chỉ biết lao vào công việc mà môi trường xã hội đòi hỏi. Dường như yêu cầu nghiệp vụ và mức thu nhập đã chi phối toàn bộ đời sống của họ, nên họ không còn chú trọng đến nỗ lực cùng nhau xây dựng và bảo vệ cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó cũng vì họ thiếu kiến thức và nhận thức về sự thay đổi xã hội tác động lên đời sống của con cái họ trong lãnh vực tình cảm, tâm lý, cũng như ứng xử xã hội.
[1] TTXVN, Gia đình "hoàn hảo" vẫn ly hôn, 17/07/2008,
[2] Bảo Chi, (18-11-2008). Gần 2 triệu phụ nữ chọn lối sống đơn thân. http://afamily.channelvn.net/20081117105147149tm0ca31/Song-don-than-xu-huong-moi-cua-nu-gioi/
[3] Nguyễn Thị Hồng Nga, (1995). Quan hệ bố mẹ và trẻ có khó khăn trong học tập, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, viện khoa học giáo dục, số 11.
***
III. NHỮNG VẤN NẠN CỦA NGƯỜI TRẺ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Giáo sư Nguyễn Thái Hợp, trong tác phẩm “Để họ lớn lên”[1] (tr 51-106) đã phác họa một bức tranh khá rõ nét và sâu sắc về sự đảo lộn các giá trị, khi so sánh thái độ sống của người trẻ xưa và nay.
Trước năm 1975 người trẻ Việt Nam ở hai miền Nam Bắc lớn lên trong chiến tranh, bom đạn. Dù sống ở miền Bắc, hay ở miền Nam, người trẻ đều giống nhau ở một điểm đó là họ lớn lên trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt, đầy chết chóc và chia ly. Cuộc sống mà họ đang trải qua giống như phù du, bèo bọt, chiến tranh làm cho họ không có một nơi chốn, một điểm tựa làm cơ sở phát triển đời sống của họ. Cũng chính vì thế khắc khổ, những kinh nghiệm thương đau đã làm cho người trẻ sớm trưởng thành và chững chạc. Dù chiến đấu trên chiến tuyến nào đi nữa, Bắc hay Nam, họ cũng có một lý tưởng để theo đuổi.
Nếu như đối với người trẻ Việt Nam trước năm 1975, chiến tranh khói lửa triền miên, chết chóc, ly tan là những vấn đề ảnh hưởng sâu nặng trên cuộc sống của họ, thì người trẻ trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đối diện với một thực trạng khác hơn: Lợi lộc vật chất. Những điều họ quan tâm là làm sao học để lấy bằng cấp, học cho xong một cái nghề để kiếm tiền lo cho bản thân, mua xe mới, xoay sở mua sắm thêm những vật dụng cần thiết, có thời gian để tương giao với bạn bè, một chuyến đi chơi xa để giảm stress trong cuộc sống hằng ngày, có một cuộc hò hẹn, một cuộc gặp gỡ thân tình với bạn bè, vv... Nói chung lại họ quan tâm đến những điều trong tầm tay với, họ bằng lòng với những nguồn vui nho nhỏ, với tình người thiết thực, mà không thiết tha gì với những lý tưởng cao cả, những mục đích sâu xa. Từ đó, không ít người trẻ đã đánh mất khái niệm về các giá trị đạo đức, đồng thời cũng đánh mất các điểm qui chiếu để xác định giá trị của mình.
Cũng vì thế mà rất nhiều người trẻ, tuy đầy đủ trên phương diện vật chất, vẫn cảm thấy cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình, và cũng có những người trẻ thích và làm cho mình trở nên cô đơn như một mốt thời thượng. Họ bắt chước từ những hình ảnh học sinh trung học lạnh lùng trong truyện tranh Nhật Bản, phim Hàn[2]. Và cũng vì mất định hướng trong cuộc sống, nên một số thích sống chung, sống thử và nạo phá thai hơn là kết hôn. Bi đát hơn, nhiều bạn đã tìm đến cái chết (tự tử) như một lối thoát.
1. Cô đơn ngay chính trong gia đình của mình
Qua phần trên, chúng ta đã thấy cha mẹ vì phải lo công việc nên dành rất ít thời gian cho con cái. Trẻ con thì học ngày học đêm, học thêm học nếm… Cha mẹ và con cái chẳng còn thời gian cho nhau. Có lẽ để bù đắp lại chuyện này nhiều bậc cha mẹ lo “cày” cho được nhiều tiền để mua xe “xịn”, mua quần áo đẹp, cung cấp những thức ăn bổ dưỡng và gởi con vào trường học nổi tiếng mắc tiền. Ở ngoài xã hội người trẻ càng được cung cấp vô vàn công cụ phục vụ cho nhu cầu giải trí. Các chương trình ti vi tăng về số lượng, thời lượng và nội dung, các rạp chiếu phim nhan nhản, các kiểu phòng trà, quá bar đa dạng với muôn màu sắc và các loại nhạc xập xình, báo chí đủ loại được rao bán khắp nơi, internet kết nối hoàn cầu được phục vụ với giá rất rẻ… người trẻ tha hồ chọn lựa cho những cuộc chơi để đốt thời gian và tiền bạc thâu đêm suốt sáng.
Dường như người trẻ ngày hôm nay có tất cả nhưng họ lại cảm thấy cuộc sống vô vị, không có ý nghĩa, họ chơi vơi ngoài xã hội, đến khi về nhà lại cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình của mình. Chúng tôi mới thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu về “Prolems, Coping Strategies and Help-Seeking Motives of Vietnamese Adolescents”[3].Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 132 học sinh Trung học trường Nguyễn Thị Minh Khai tại Sài Gòn. Trong đó có 120 học sinh trả lời bảng câu hỏi và 12 học sinh được mời phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ‘gia đình’ là vấn đề các em ưu tư thứ hai, sau ‘học tập’. 107 học sinh trong số 132 học sinh than phiền rằng những mối quan hệ và bầu khí trong gia đình đã trở nên căng thẳng và gây khó khăn cho các em. Các em cho thấy ngày càng có khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Bầu khí trong gia đình nặng nề. Cha mẹ và con cái thường mâu thuẫn với nhau. Người trẻ không còn tìm thấy gia đình là mái ấm, là nơi mình có thể trao gởi những tâm tư tình cảm của mình. Sau đây xin trích một vài tâm sự của các bạn trẻ đã chia sẻ cho chúng tôi. “Tôi là người cô đơn vì thiếu thốn tình cảm từ khi ba mẹ ly dị. Tôi phải tự lo cho mình mọi chuyện, ngay cả những chuyện tế nhị của phụ nữ trong tuổi dậy thì tôi cũng không biết phải hỏi ai. Xa mẹ đã gây sốc và hụt hẫng lớn trong đời tôi. Tôi rất tủi thân và khóc thật nhiều. Tôi thèm khát có một gia đình nghèo nhưng hạnh phúc và có đầy đủ cha và mẹ”(N.T lớp 12). Bạn B.M lớp 11 cũng chia sẻ nguyên nhân, tác hại và nỗi cô đơn từ trong chính gia đình: “Tôi mong tôi có cuộc sống bình dị như bao bạn khác. Cuộc sống của tôi rất cô đơn, buồn chán và lập dị. Tôi không còn có năng lực, hứng thú để giải quyết một vấn đề gì. Cứ để mặc tới đâu thì tới vì giải quyết làm gì, ngày mai khổ đau lại tiếp diễn. Ví dụ: Ba tôi có người phụ nữ khác, mẹ tôi buồn quá thay đổi tính tình và bỏ bê chăm sóc tôi và gia đình. Chiến tranh xảy ra trong gia đình tôi mỗi ngày”.
Trước sự rạn nứt đỗ vỡ của đời sống gia đình, người trẻ nhận thức được và cố gắng xây dựng nhưng nhiều người cảm thấy bất lực trước sự cố gắng thiện chí của mình như bạn V.P lớp 12 tâm sự: “Ngày càng có khoảng cách, xa lạ với Cha mẹ mặc dù em đã cố tình và cố gắng nói chuyện, tâm sự với cha mẹ nhưng cha mẹ nói nhiều và không lắng nghe em cũng không hiểu em, em không thể biểu lộ suy nghĩ của mình cho cha mẹ. Lắm lúc em ước chi mình đui, mù trước mặt tiêu cực/ mặt trái của gia đình và xã hội có lẽ mình sẽ sống vui và hạnh phúc hơn”.
Đời sống vật chất quá đầy đủ và thậm chí dư thừa cũng không bù lấp nổi những thiếu hụt trong tâm hồn. Cuộc sống dường như mất định hướng và ý nghĩa của cuộc sống. Chưa bao giờ có hiện tượng người trẻ tự tử nhiều như ngày hôm nay. Có thể tình trạng thiếu cân bằng trong cuộc sống, tình trạng không còn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, cảm giác cô đơn trong xã hội và ngay cả trong gia đình là nguyên nhân đưa đến việc người trẻ đi tìm sự giải thoát trong cái chết?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) “năm 2000 có đến 1 triệu người trên thế giới chết vì tự tử, như thế trong 40 giây có tới 1 ca tự tử. Số người có hành vi dọa tự tử cao gấp 20 lần so với số liệu chết do tự tử. Tại Việt Nam chúng ta, tuổi tự tử càng ngày càng trẻ hóa. Tự tử dần trở thành một trong 5 nguyên nhân gây chết hàng đầu của nhóm trẻ từ 15-24 tuổi. Phần lớn các nước thuộc cộng đồng châu Âu, tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong sau tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân thứ 10 gây tử vong. Năm 2003 Việt Nam có khoảng 18.000 người tự tử và 600 người đã chết vì tự tử”[4]. Chỉ riêng bệnh viện Trưng Vương, Tp Sài Gòn trong 1 năm từ tháng 5/2007 đến 5/2008 cho thấy, có đến 310 trường hợp nhập viện vì tự tử. Độ tuổi người tự tử chủ yếu dưới 35 tuổi, trong đó, từ 25 tuổi trở xuống chiếm đến 50%[5].
2. Nạo phá thai
Trong những năm gần đây, tại các đô thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn đã hình thành nếp sống công nghiệp. Mọi người nói “tốc độ”, đi “tốc độ”, và ăn uống cũng “tốc độ” hơn. Tình yêu của giới trẻ cũng không ra khỏi quỹ đạo tốc độ đó. “Yêu tốc độ” của giới trẻ đang là nỗi lo nhức nhối của gia đình và xã hội.
Việc “tiếp cận” quá nhanh chóng với những kiểu sống “tốc độ” như trên đưa đến vấn đề dễ dãi trong quan hệ tình dục và nạo phá của thanh thiếu niên. Nước ta đã được Liên Hiệp Quốc báo động và xếp hạng là một trong năm nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới[6]. Trong khi đó chỉ số phát triển con người (thu nhập GDP tính theo đầu người, trình độ học vấn, tuổi thọ, mức sinh hoạt) tuy có tăng lên 4 bậc nhưng vẫn còn đứng thứ 105/177 nước trên thế giới. Tuy nhiên so với các nước láng giềng, thì Việt Nam còn xếp sau rất xa; như Thái Lan (đứng thứ 78), Trung Quốc (đứng thứ 81), Philippines (90) và Xri Lanca (99)[7].
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2002 cả nước có 572.425 trường hợp nạo phá thai và năm 2003 là 540.377 trường hợp. Tỉ lệ phá thai trên tổng số sinh chung của toàn quốc là 52%. Đặc biệt các tỉnh miền Đông Nam bộ lên tới 80%. Tại Sài Gòn, thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em TP cho biết năm 2003 toàn TP có 114.002 ca nạo phá thai, trong khi số ca sinh là 112.426 ca (tỉ lệ nạo phá thai trên tổng số ca sinh là hơn 101%, cao gấp đôi bình quân của cả nước). TP Sài Gòn “dẫn đầu” cả nước về số ca nạo phá thai, kế đến là Hà Nội (48.140 ca) và Cần Thơ (28.888 ca). Năm 2004 có 108.193 ca, trong khi số ca sinh là 107.314 ca (tỉ lệ cũng hơn 100%)[8].
Năm tháng đầu năm 2008, khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Từ Dũ TP Sài Gòn đã tiếp nhận trên 13.000 ca nạo hút thai (NHT), trong đó đối tượng vị thành niên chiếm khoảng 10% (hơn 1.300 ca) và 60% là thai to trên 12 tuần tuổi. Tại BV Hùng Vương, chỉ riêng việc phá thai bằng thuốc mỗi tháng cũng tiếp nhận 800-900 ca, trong đó phần lớn cũng ở tuổi vị thành niên[9].
Chỉ tính riêng Bệnh Viện Từ Dũ mỗi năm có trên 40.000 ca nạo phá thai. Như thế mỗi ngày trên đất nước ta có hàng ngàn thai nhi bị giết chết. Đây chỉ là những trường hợp đã được thống kê, các nhà nghiên cứu còn ước tính cả nước ta mỗi năm nước ta có trên 3 triệu ca nạo phá thai. Bởi vì, hiện nay tất cả các bệnh viện, các trung tâm y tế đều được phép nạo phá thai, ngoài ra còn rất nhiều phòng mạch tư nhân nạo phá thai lậu mọc lên nên không thể kiểm tra và thống kê được.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc nghiên cứu phỏng vấn 150 trẻ vị thành niên đi nạo phá thai tại bệnh Từ Dũ Tp. Sài Gòn đã ghi nhận rất rõ về sự tác hại của nạo phá thai quả thật đúng như các y bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã đưa ra trong những năm vừa qua. Quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo phá thai của tuổi vị thành niên đã mang đến những tai hại trầm trọng về mặt sức khỏe, tâm lý và xã hội, thậm chí tử vong cho chính đương sự và đặc biệt ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, sự phát triển phồn vinh của đất nước[10]. Kết quả cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, giới trẻ ngày nay chấp nhận quan hệ tình dục một cách thoải mái, nhưng phần lớn họ đều không hiểu hoặc hiểu không đúng về vấn đề sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai. Họ không hiểu mang thai sớm, nạo phá thai sẽ ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe phần lớn những đối tượng này chưa được chuẩn bị kỹ về tâm lý... Thực tế này đặt ra vấn đề: Làm thế nào cung cấp cho thanh thiếu niên những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về tình bạn, tình yêu và sức khỏe sinh sản.
3. Ma túy
Toàn xã hội đã và đang nhức nhối trước hàng vạn người trẻ đã sa chân vào vực sâu ma túy, hàng ngàn gia đình tan nát, điêu đứng vì thảm họa khủng khiếp của bạch phiến. Xã hội đã mất đi hàng chục vạn sức lao động trẻ, tiêu tốn hàng chục tỉ đồng để phòng chống và cai nghiện ma túy. “Số người nghiện có hồ sơ kiểm soát có trên 20 vạn lượt người nghiện được cai, gần như 100% tái nghiện. Đến cuối năm 2007, toàn quốc có 178.305 người nghiện ma túy, trung bình mỗi năm tăng trên 1 vạn người nghiện mới[11]”. Tuy nhiên những con số trên đây chỉ là những con số được báo cáo trong những trại cai nghiện chính thức. Cho tới nay không thể thống kê được số liệu tại các dịch vụ, trung tâm cai nghiện tư nhân chưa có giấy phép. Theo Ông Nguyễn Văn Minh, cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước vẫn còn đến 40% người nghiện chưa được quản lý, gây bất an cho xã hội[12].
Ma túy không phải là một tệ nạn xã hội thông thường như bao tệ nạn khác; nó vô cùng phức tạp và đan quyện với các yếu tố chính trị, kinh tế, tâm lý, đạo đức và tâm linh…. Nó còn nguy hiểm hơn cả AIDS vì nạn nhân nhìn nó như một cuộc chơi, và cái chết dù có thật nhưng không sơ sờ trước mắt như AIDS. Ma túy là nguyên nhân dẫn tới vô số tội phạm và nhiều tác hại khác: cá nhân thân tàn ma dại, đạo đức suy yếu, gia đình tan nát, tan gia bại sản, quốc gia suy tàn. Hiện nay có tới “60% người nghiện là đối tượng có tiền án, tiền sự; nhiều trung tâm có trên 70% đối tượng tiêm chích ma tuý và bị nhiễm HIV; số đối tượng bị bệnh lao, gan... chiếm hơn 20%[13]”. Qua tin tức báo chí, chúng ta cũng thấy rằng ma túy không chỉ đánh vào giới trẻ nhưng xâm nhập vào mọi địa bàn, mọi tầng lớp trong xã hội, ngay cả các cán bộ, công nhân viên nhà nước, công an và cả thấm phán, kẻ giữ kỷ cương cho quốc gia cũng nhận hối lộ để cho ma túy được bành trướng, lộng hành.
Ma túy ập vào khi đất nước ta mở cửa cho nền kinh tế thị trường đầu tư và phát triển mà chưa chuẩn bị cho người trẻ những kỹ năng sống. Giáo dục học đường ngày càng còn nhiều bất cập, thiếu địa chỉ trách nhiệm. Theo Giáo Sư Tiến Sĩ Đoàn Văn Điện thì chương trình và phương pháp giảng dạy của ta chưa thực hiện được bốn cột trụ giáo dục của thế kỷ 21 theo UNESCO: “học để biết, học để làm, học để sống với cộng đồng và học để tự khẳng định mình”[14]. Trách nhiệm của xã hội đối với vấn đề ma túy quả là một trách nhiệm chiến lược cho toàn quốc gia và cho mỗi người công dân.
4. Thiếu kỹ năng sống để đối đầu trước những khó khăn trong cuộc sống
Người trẻ việt nam ngày này phải sống “hai trong một”, giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại du nhập từ nước ngoài vào. Họ thực sự giỏi về khoa học kỹ thuật, vi tính, ngoại ngữ… so với những thế hệ trước đây, nhưng họ lại không biết cách ứng phó khi gặp những khó khăn thất bại. Rất nhiều bạn trẻ suốt ngày dành thời gian vào các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, những trò chơi điện tử một mình, ít tham gia vào các hoạt động xã hội, các cuộc giao tiếp giữa người và người. Vì thế, các kỹ năng giao tiếp và những nhạy bén trước những nỗi đau của người khác cũng kém đi, do không có cơ hội chứng kiến và thực hành.
Viện nghiên cứu giáo dục, trường đại học Sư phạm Sài Gòn đã thực hiện cuộc nghiên cứu “Nhận thức và thái độ của học sinh – sinh viên (HS/SV) về định hướng tương lai” được tiến hành trên 2.000 học sinh PTTH và sinh viên tại bốn thành phố lớn là Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và Cần Thơ từ tháng 6 đến tháng 11/2008, đã thu được những kết quả đáng suy ngẫm. Cụ thể: 90,7% các em khẳng định ‘Tương lai do chính mình quyết định’ và 85,7% cho rằng mình có nhiều ước mơ đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế quan trọng: “Các em còn e dè chưa dám dấn thân vào đời mà cứ muốn ‘học lên’ mà thôi. Các em cũng chưa biết phải có hành trang gì để lập nghiệp mà chỉ tập trung học vi tính, ngoại ngữ’. Điều đáng báo động là hơn 80% giới trẻ Việt Nam tỏ ra lạc quan trong cuộc sống nhưng lại thiếu định hướng cho tương lai[15].
Chuẩn bị mừng Lễ Noel 21-12-2008, chúng tôi đưa một nhóm 34 bạn trẻ đi thực tập làm công tác xã hội từ thiện tại một nhà Hưu Dưỡng, nơi giành cho các bà già bị bỏ rơi, không nơi nương tựa và giúp vui cho bệnh nhân ở Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa WT2. Phải trải qua một tuần huấn luyện mới dám “xuất quân”. Các bạn trẻ này đã được chia sẻ, thảo luận về những điều nên và không nên làm khi đến những nơi đó. Các bạn được học và thực tập (sắm vai) các kỹ năng trò chuyện, cách tặng quà những người bất hạnh, được dạy cho cách cắt tóc, cắt móng tay, móng chân, massage và tập múa tập hát để cùng với các ông già Noel, hai Thiên Thần hát thánh ca và chúc mừng năm mới cho các bệnh nhân. Hầu hết các bạn rất vui khi được phục vụ và đã phục vụ rất tốt. Tuy nhiên cũng có một số bạn vừa đến nơi thì mặt đã tái mét không thể hát chung vì sợ hãi và không dám bắt tay mấy bà mẹ hưu dưỡng!
[1] Nguyễn Thái Hợp, (2007). Để họ lớn lên (tái bản lần 1). NXB Đức Tin và Văn Hóa (tr. 51-106)
[2] Xu hướng "cô đơn" trong giới trẻ, http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/2008/
[3] Nguyễn Thị Hồng Quế, Nov 13, 2007, “Problems, Coping Strategies and Help-Seeking Motives of Vietnamese Adolescents”, Master’s thesis, De La Salle University, Manila, Philippines.
[4] Hồng Sam,, (10-2006). Số lượng người tự tử ngày càng gia tăng. http://vietbao.vn/Suc-khoe/So-nguoi-tu-tu-ngay-cang-gia-tang/30148250/248/
[5] Viết Toàn, (10-2008). Một năm có 300 người tự tử. http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/10/3BA07440/
[6] Henshaw, S. K.; Singh, S.; and Haas, T. (1999). The incidence of abortion worldwide. International Family Planning Perspectives, 25, S 30-S38
[7] UNDP, (28-11-2007). Báo cáo phát triển con người 2007-2008, tr 227-282
[8] Lê Thanh Hà, 08-08- 2005. Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt. tuổi trẻ online. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92481&ChannelID=194
[9] Lê Thanh Hà, 08-08- 2005. Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt. tuổi trẻ online
[10] Nguyễn Thị Hồng Quế, (1999).Tình hình nạo phá thai của trẻ vị thành niên Việt Nam, Luận văn cử nhân xã hội học.
[11] Hồng Long, Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng – Giải pháp quan trọng hàng đầu trong phòng, chống ma túy – Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT30110765174
[12] Phong Cầm, Cả nước còn 40% người nghiện ma túy chưa được quản lý, http://www.tin247.com/ca_nuoc_con_40_nguoi_nghien_ma_tuy_chua_duoc_quan_ly-1-141419.html
[13] ibid.
[14] Đoàn Văn Điện, (06-09-2004). Cần làm gì để thực hiện bốn cột trụ trong giáo dục. Báo Người Lao Động
[15] Công ty Wrigley, (06-12). Trang bị ‘kỹ năng mềm’ để vào đời. http://chaongaymoi.com/vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/trang-bi-ky-nang-mem-de-vao-doi/
***
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI
Kính thưa Hội Nghị,
Vậy đâu là trách nhiệm của xã hội đối với những căn bệnh xã hội hay hành vi lệch chuẩn nêu trên? Nói đến ‘trách nhiệm xã hội’ thì phải xét trên cả hai bình diện: vừa cá nhân vừa tập thể. Khi một người có hành vi lệch chuẩn như sử dụng ma túy, trộm cắp, tham nhũng, mại dâm, tự tử… chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cá nhân đó mà xã hội vô can; hoặc ngược lại, đổ lỗi cho xã hội để chứng minh cá nhân ấy vô tội. Hành vi lệch chuẩn của cá nhân bị tác động và tương tác qua lại của một chùm nguyên nhân. Trách nhiệm xã hội không chỉ bao hàm đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân, nhưng còn bao hàm trách nhiệm đối với cá nhân nữa; và ngược lại, cá nhân cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội còn phản ánh mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và xã hội, giữa người dân với Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, trong phần trình bày hôm nay, chúng ta không nói đến trách nhiệm cá nhân đồi với xã hội (vì trách nhiệm này đã được luật pháp điều chỉnh), mà chỉ tập trung vào trách nhiệm của xã hội đối với người dân. Nói cách khác, chúng ta sẽ phân tích trách nhiệm của người lãnh đạo và các tổ chức Nhà nước đối với nhân dân. Trong hiến pháp nước Cộng hòa Chủ nghĩa Việt Nam số 9 và 10 đã ghi rất rõ: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân”[1]. Cùng với thao thức xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, trong văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của các tổ chức Đảng, nhà nước, cán bộ công chức của nhà nước đối với nhân dân: “Chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên, và công chức nhà nước phải thực sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân”[2]. Nghĩa là những người có chức có quyền phải làm gương, phải có trách nhiệm và chịu sự giám sát, lắng nghe tiếng nói của dân. Nhưng đến nay, dù có những nỗ lực trên nhiều lãnh vực, thì cũng phải công nhận rằng chủ trương ấy chưa hoàn toàn biến thành hiện thực.
Trong bối cảnh xã hội hiện tại với những mặt tích cực và những hệ quả tiêu cực do xã hội mở cửa cho nền kinh tế thị trường, đã có một vài cơ quan và đoàn thể của nhà nước, những nhà nghiên cứu xã hội lên tiếng cảnh báo. Cũng đã có những hội đoàn tôn giáo, những nhóm thiện nguyện và nhiều cá nhân đã cố gắng với tiền của và những nỗ lực riêng để đồng hành và xoa dịu phần nào những căn bệnh xã hội hiện đang tràn lan khắp nơi trong nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: Làm sao xóa được hoặc ngăn chặn, phòng ngừa việc xảy ra những vấn nạn xã hội đã trình bày ở trên? Hay ít nhất làm sao có thể giảm bớt những vấn đề xã hội tai hại ấy ngay từ bước đầu? Đây là công việc đòi hỏi một cách tư duy toàn diện về con người và xã hội trong việc ứng phó hoặc sống với những biến đổi trong xã hội hiện tại, để từ đó hình thành nên những cấu trúc tương tác mang tính tích cực và hiện thực giữa con người và xã hội. Kế tiếp, từ tư duy và cấu trúc tương tác này, chúng ta có thể cung cấp cho người trẻ và những gia đình trẻ những hành trang cần thiết để sống và hoạt động trong xã hội chúng ta đang sống, một xã hội hiện đại nhưng cũng dầy dẫy những yếu tố phức tạp.
Trên một số phương diện, thiết nghĩ chúng ta cần có những thay đổi căn bản: thay đổi cách sử dụng nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa người với người, giữa người dân với chính quyền, giữa các quốc gia với nhau. Tuy sự lãnh đạo hỗ trợ của Nhà nước là hết sức cần thiết, nhưng vai trò hàng đầu dẫn đến những thay đổi này phải xuất phát từ xã hội dân sự. Người dân cần trở nên trung tâm cho mọi mối quan tâm của Nhà nước thì mới mong có một sự phát triển hài hòa và tốt đẹp.
V. THỬ TÌM MỘT HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
1. Minh bạch hóa những lạm dụng quyền lực.
David C.Korten trong tác phẩm “Bước vào thế kỷ XXI – hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu” cho rằng “việc giám sát và phản kháng vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Có nhiều yếu tố đòi hỏi phải có những hành động kiểm tra việc lạm dụng quyền lực, vừa vi phạm luật pháp, vừa vi phạm những nguyên tắc xử thế được xã hội loài người thừa nhận, nhất là khi sự lạm dụng quyền lực là do chính phủ và giới kinh doanh gây nên. Then chốt để có được sự theo dõi và phản ứng hữu hiệu, là một hệ thống giám sát của nhân dân, đưa những hành vi lạm dụng quyền lực ra cho mọi người cùng nhìn thấy và để có hành động”.
Sự lạm dụng quyền lực sống được là nhờ sự im lặng. Thường thường, tâm trạng sợ bị tố giác đã đủ để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực. Những người lạm dụng quyền lực tự coi họ có quyền làm như thế và rất không thích bị giám sát và phản đối. Cần phải có lòng dũng cảm để giám sát và tố giác việc lạm dụng quyền lực trong xã hội dù sau đó rất có thể sẽ bị trả đũa.
Khó có tổ chức nào tự mình giữ được tốt kỷ cương chỉ bằng xử lý nội bộ. Chính vì thế, nền dân chủ phải dựa vào một hệ thống chế tài và đối trọng của các định chế xã hội, chẳng hạn một nền tư pháp độc lập và một nền báo chí tự do. Ngay cả những định chế này nếu muốn hoạt động hữu hiệu thì lại phải nhờ vào sự giúp đỡ của các công dân biết cảnh giác và thông thạo tình hình[3].
2. Tăng cường khả năng tham gia của nhân dân.
Cần tăng cường khả năng tham gia của nhân dân vào việc xây dựng các cộng đồng bền vững bằng cách nỗ lực phát triển nhanh chóng các tổ chức nhân dân và giáo dục ý thức cho họ. Khuyến khích các cộng đồng tăng cường việc tổ chức và hỗ trợ cho các sáng kiến của nhau. Khuyến khích và hỗ trợ các chính phủ trong việc tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho hành động của nhân dân, đặc biệt là các tổ chức như các tôn giáo, đoàn thể, hiệp hội của xã hội dân sự, nghĩa là các tổ chức hợp pháp và hợp hiến, nhưng không trực thuộc chính quyền.
Tất nhiên thay đổi vì sự phát triển, bằng cách lấy con người làm trung tâm, thực sự là một thách thức và lo sợ căn bản đối với những người đang hưởng các đặc quyền đã được xác lập lâu nay trong xã hội. Tương lai của tất cả chúng ta tùy thuộc vào một sự chuyển hóa cơ bản về tư duy và hoạt động, đưa mọi người khám phá lại giá trị nhân văn đích thực và tái lập mối quan hệ giữa người và người, giữa con người và môi trường. Muốn thực hiện công cuộc thay đổi đó, cần đi vào thực tế, chứ không chỉ đề ra một đường hướng mang tính lý tưởng cao nhưng lại không thể nào biến thành hiện thực được.
Tương lai đất nước Việt Nam của chúng ta tùy thuộc vào hàng triệu dân và người trẻ tự nguyện, mỗi người là một trung tâm năng lực tự nguyện góp phần tăng cường sức mạnh cho một phong trào tiến bộ năng động của đất nước. Mỗi người đều có thể và có cơ hội góp công sức của mình. Mỗi người sẽ góp phần vào việc xây dưng đất nước phát triển bền vững nếu chúng ta biết khơi gợi tiềm năng và sử dụng họ đúng người đúng việc.
3. Cải tiến hệ thống giáo dục và chương trình đào tạo ở các cấp học
Tại các trường học, các nhà văn hóa, các câu lạc bộ, các trung tâm và các đoàn thể, tổ chức tôn giáo nên mở thêm nhiều lớp học “làm người”. Điều này đóng góp một phần rất quan trọng và căn bản cho việc nâng cao chất lượng chương trình giáo dục gia đình và giới trẻ hôm nay. Trong quá trình đào tạo căn bản này chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giáo dục đạo đức: Thay vì thuyết giảng theo kiểu giáo điều, lý thuyết khô khan, kiểu áp đặt làm cho học sinh chỉ biết thụ động tiếp nhận, chúng ta nên dùng những phương pháp giáo dục chủ động lấy học sinh làm trung tâm để tạo nguồn hứng thú, sáng tạo trong học tập, ví dụ như thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi, xem phim và thuyết trình trước lớp…. Chỉ qua phương pháp giáo dục chủ động học sinh mới có cơ hội sáng tạo và phát triển tài năng tối đa của mình.
Kế đến tùy theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống cần có những lớp kỹ năng làm cha làm mẹ, lớp chuẩn bị hôn nhân gia đình, lớp kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho giới trẻ. Dùng phương pháp chủ động và sáng tạo để học viên có thể dễ nhớ bài và được thực tập ngay trong từng lớp học. Cần tạo điều kiện cho các học viên có cơ hội suy nghĩ, thảo luận về mục đích, lý tưởng, giá trị sống để nhận ra chính mình.
Trong các chương trình huấn luyện và giáo dục trên, chúng ta hướng người trẻ đến với chính họ để nhận ra những giá trị riêng của mình, cho họ cảm thấy sự sống của mình là một ân huệ và hạnh phúc, đồng thời giới trẻ cũng phải thấy họ có trách nhiệm đóng góp với xã hội đang sống. Việc này phải được giáo dục từ nhỏ ngay từ trong gia đình và được bổ túc qua nhà trường và ngoài xã hội. Hơn nữa để trở thành công dân toàn cầu, người trẻ cần phải biết ý thức về những vấn đề toàn cầu và phải biết ứng xử và hành động trong bối cảnh sống mới này, phải hội nhập và tiếp nhận theo nghĩa chủ động, việc này không thể có nếu như người trẻ không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Phần trách nhiệm này không thể thiếu trong chương trình giáo dục của nhà trường và của những trung tâm đào tạo, các trường đại học.
4. Cung cấp các dịch vụ cho thanh niên vào đời
Các tổ chức xã hội cần cung cấp nhiều loại hình giáo dục, câu lạc bộ, địa điểm vui chơi mang tính văn hóa và giáo dục cho thanh niên vào đời, để thu hút họ tránh rơi vào những môi trường xấu, gây tác hại đến chính họ và đến những người xung quanh.
Cần đào tạo thêm các chuyên viên tư vấn và nhân rộng thêm các trung tâm tư vấn về tâm lý – giáo dục tình yêu gia đình. Nhu cầu cần được tư vấn để giải quyết các vấn đề cá nhân và gia đình là nhu cầu rất bức xúc và cấp bách hiện nay. Mặt khác, đất nước ta không thiếu gì những người sẵn sàng học hỏi để trở thành chuyên viên tư vấn, nhưng hiện nay, nhu cầu này cũng chưa được đáp ứng đầy đủ.
Cần đào tạo thêm cách giảng viên giảng dạy theo phương pháp “chủ động” đặc biệt trong các chương trình huấn luyện kỹ năng sống cho giới trẻ. Các phụ huynh và các bạn trẻ đã nhận ra sự thiếu hụt kỹ năng để đối phó với cuộc sống thường ngày giữa một xã hội đầy biến động hôm nay.
Tôi xin đơn cử một ví dụ: Đầu tháng 10/2008 chúng tôi mở lớp “Kỹ Năng Sống” cho giới trẻ tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh đã có 130 bạn trẻ theo học. Sau ngày khai giảng 2 tuần có gần 40 bạn nữa đến đăng ký xin học nhưng lớp học đã quá tải chúng tôi không thể nhận thêm. Cách đây hai tuần, chúng tôi lại khai giảng lớp “Kỹ Năng Sống” cho giới trẻ tại một giáo xứ nơi mà giới trẻ đã xa rời dần các lớp giáo lý và những sinh hoạt của nhà thờ, tại Tỉnh Đồng Nai. Số lượng học viên học theo phương pháp chủ động dự trù chỉ nhận 30 bạn trẻ. Trước ngày khai giảng chúng tôi lo lắng không biết có được 20 học sinh tham dự không. Đến ngày khai giảng số lượng các bạn trẻ đến đông không ngờ, họ đã đăng ký 112 bạn. Lúc này chúng tôi lại phải tuyển chỉ nhận 40 bạn và có thể mở một lớp. Nhìn khuôn mặt buồn rầu của 70 bạn trẻ khao khát được học nhưng không được vào lớp lòng tôi lại quặn đau. Cuối cùng chúng tôi quyết định mở thêm một buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng cho tất cả các bạn trẻ còn lại và cho những ai muốn tham dự.
Và sau mỗi buổi dạy học các lớp về tâm lý, kỹ năng sống cho giới trẻ, kỹ năng làm cha làm mẹ chúng tôi có ít là 4 tới 7 học viên xin hẹn để được tư vấn nhưng do công viêc quá tải tôi không dám nhận. Quả thật, nhu cầu tư vấn và được tư vấn là một vấn đề thuộc trách nhiệm của xã hội.
IV KẾT LUẬN:
Với đề tài “Trách nhiệm của xã hội đối với khủng hoảng của người trẻ và của gia đình”, chúng tôi đã nêu lên các vấn đề gây khủng hoảng cho người trẻ và gia đình, cũng như đề xuất một vài phương hướng để giải quyết. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng xã hội, hay cụ thể hơn, Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong việc tạo cơ sở và môi trường để giải quyết các khủng hoảng và xóa bỏ các căn bệnh xã hội. Chúng ta sẽ đạt những kết quả khả quan, ngày nào người dân được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển và mọi thành phần trong guồng máy chính quyền thể hiện đúng bản chất của một Nhà nước XHCN, nghĩa là một Nhà nước ‘từ dân, do dân và vì dân’.
[1] Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 13-15
[2] Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006, Tr 44.
[3] David C.Korten, “Bước vào thế kỷ XXI – Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Wrigley, (06- 12- 2008) Trang bị ‘kỹ năng mềm’ để vào đời, http://chaongaymoi.com/vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/trang-bi-ky-nang-mem-de-vao-doi/
Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2006). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội, Tr 44.
David C.Korten, (1996). “Bước vào thế kỷ XXI – hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”. NXB Chính trị quốc gia -Hà Nội
Đoàn Văn Điện, (06-09-2004). Cần làm gì để thực hiện bốn cột trụ trong giáo dục. Báo Người Lao Động
Henshaw, S. K.; Singh, S.; and Haas, T. (1999). The incidence of abortion worldwide. International Family Planning Perspectives, 25, S 30-S38
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2002). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 13-15
Hồng Long, Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng – Giải pháp quan trọng hàng đầu trong phòng, chống ma túy – Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT30110765174
Hồng Sam, (10-2006). Số lượng người tự tử ngày càng gia tăng, http://vietbao.vn/Suc-khoe/So-nguoi-tu-tu-ngay-cang-gia-tang/30148250/248/
Lê Minh Tiến, (20-07-2008). Ly hôn là thất bại, Báo Người Lao Động,
Lê Thanh Hà, (08-08- 2005). Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt. tuổi trẻ online. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92481&ChannelID=194
Nguyễn Thái Hợp, (2007). Để họ lớn lên (tái bản lần 1). NXB Đức Tin và Văn Hóa (tr. 51-106)
Nguyễn Thị Hồng Nga, (1995). Quan hệ bố mẹ và trẻ có khó khăn trong học tập, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, viện khoa học giáo dục, số 11.
Nguyễn Thị Hồng Quế, (1999). Tình hình nạo phá thai của trẻ vị thành niên Việt Nam, Luận văn cử nhân xã hội học.
Nguyễn Thị Hồng Quế, (Nov 13, 2007). “Problems, Coping Strategies and Help-Seeking Motives of Vietnamese Adolescents”, Master’s thesis, De La Salle University, Manila, Philippines.
Phong Cầm, Cả nước còn 40% người nghiện ma túy chưa được quản lý, http://www.tin247.com/ca_nuoc_con_40_nguoi_nghien_ma_tuy_chua_duoc_quan_ly-1-141419.html
TTXVN, Gia đình "hoàn hảo" vẫn ly hôn, 17/07/2008
UNDP, (28-11-2007). Báo cáo phát triển con người 2007-2008, tr 227-282
Viết Toàn, (10-2008). Một năm có 300 người tự tử. http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/10/3BA07440/
VTC, (22-04-2008). Xu hướng "cô đơn" trong giới trẻ. http://www.suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=51336
I. DẪN NHẬP
Sau 22 năm (1986 -2008) kể từ khi đất nước ta mở cửa cho nền kinh tế thị trường cho nước ngoài vào đầu tư kinh doanh và khuyến khích du lịch, nền kinh tế thị trường đã tạo nên một sức bật và những bước tiến mới mà nền kinh tế tập trung trước đây không thể có. Nền kinh tế thị trường không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin mà còn có khả năng tác động đến nhiều mặt của sự phát triển xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng, các dịch vụ công cộng thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Xã hội phát triển, kinh tế tăng trưởng! Những yếu tố này giúp người dân biết cách làm việc khoa học, phát huy khả năng sáng tạo, suy nghĩ linh động hơn.
Hơn bao giờ hết, nước Việt nam chúng ta đã, đang và sẽ có những bước tiến vượt bậc sau khi gia nhập vào tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ngày 07/11/2006. Việt Nam có thể tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, từ đó giữ một vị thế bình đẳng trên thị trường trong tương quan với tất cả mọi quốc gia khác. Hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, không bị áp đặt và phá giá như trước đây, miễn là không vi phạm những quy chế đã ký kết, và đủ sức cạnh tranh hàng hóa với các nước khác. Việt Nam sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ khoa học tiên tiến và hiện đại, những thị trường tài chính hàng đầu và trình độ cao. Tham gia WTO, vị thế Việt nam sẽ được nâng cao trong các mối quan hệ quốc tế, tạo nên sức sống và phong cách làm việc mới trong quá trình giao tiếp với các quốc gia trên thế giới. Người dân Việt Nam sẽ được nâng cao mức sống và hưởng nhiều phúc lợi hơn khi nguồn hàng hóa các nước thâm nhập rộng rãi vào thị trường nội địa. Dĩ nhiên, cùng với những lợi thế trên, Việt Nam cũng đối diện với nhiều thách thức. Ví dụ: để cạnh tranh và tồn tại, các doanh nghiệp hàng hóa Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng, giảm giá thành, áp dụng công nghệ mới. Mặt khác, để đặt cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần xem xét lại các chính sách kinh tế, cải thiện cách làm việc của các cơ quan công quyền, tạo hệ thống chính sách minh bạch, giảm thiểu đến mức tối đa căn bệnh “trầm kha” là hối lộ và tham nhũng!
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc gia nhập vào WTO từng là đề tài nóng bỏng và là niềm vui hăm hở cho biết bao người, đặc biệt giới doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng là nỗi lo âu, khắc khoải của các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, và những ai có suy tư, có tâm huyết, đối với thế hệ tương lai và sự tồn vong của đất nước. Đất nước chúng ta đã phải trả giá khá đắt để học một bài học kinh nghiệm. Sau 22 năm sống trong thời mở cửa, được cũng nhiều mà mất cũng nhiều! Nhưng dường như cái được trên bình diện kinh tế không cân xứng với cái mất trên những bình diện khác!
Như chúng ta đã chứng kiến, trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sống của mọi người được tăng lên thấy rõ nhưng bên cạnh đó đã mang đến biết bao căn bệnh nguy hiểm, không chỉ nguy hại đến tính mạng của con người nhưng gây không ít tác hại đối với nhân phẩm và đạo lý. Thậy vậy, các dịch vụ gia tăng thì đồng thời các căn bệnh xã hội cũng gia tăng: ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, trẻ em phạm pháp, quan hệ tình dục trước và ngoài hôn nhân, phong trào sống chung sống thử, phá thai, ly hôn, tự tử, bán con, thậm chí không thiếu những người con tán tận lương tâm đánh cha đập mẹ để giành giựt tài sản của phụ thân!
Ngoài những căn bệnh trên, cách vận hành của xã hội buộc người ta phải nói dối. Nói dối một hai lần còn ngượng miệng, nói nhiều trở thành tập quán. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nói dối có mặt ở mọi nơi mọi chốn từ gia đình, tới nhà trường, thương trường và thậm chí ở những nơi linh thiêng thờ phượng! Có những thủ tục hành chánh bất hợp lý khiến người ta phải khai gian, làm giấy tờ giả; cán bộ thì không ít người bị hủ hóa, thậm có những bác sĩ, điều dưỡng hay y tá chỉ khi được đút lót, tặng quà thì mới chăm sóc bệnh nhân như “từ mẫu”. Bộ máy thì cửa quyền, tiền lương của công chức thì không xứng hợp, khiến cho người dân phải đút lót, và cán bộ ăn hối lộ. Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người đều như thế, nhưng các hiện tượng trên đã trở thành điều bình thường, khiến không ai ngạc nhiên hay phẫn nộ trước những biểu hiện như thế. Và đó là chính điều đáng ưu tư!
II. NHỮNG VẤN NẠN CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
1. Khủng hoảng gia đình
Trước hết xin xác định khái niệm “khủng hoảng gia đình” sử dụng trong bài này. “Khủng hoảng” được hiểu là đỉnh điểm của trạng thái mất thăng bằng, là một sự biến chuyển đột ngột trong tiến trình của các sự kiện, một cuộc xung đột, một thời điểm nguy kịch hoặc quyết định trong quá trình phát triển của gia đình: một sự phát triển có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. “Khủng hoảng gia đình” có nghĩa là những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình mang tính xúc phạm và không tôn trọng lẫn nhau, hoặc gia đình đang đối đầu với nguy cơ tan vỡ.
Sự khủng hoảng gia đình của nhiều nước trên thế giới nói chung, và Việt Nam chúng ta nói riêng, đã đến mức báo động; đấy là một vấn đề sục sôi mà có người so sánh như “ngọn núi lửa đang phun” hay “lụt hồng thủy hiện đại”. Thực trạng khủng hoảng gia đình đã và đang phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình và nhân cách nhiều người, đồng thời có nguy cơ gây những tác hại ngày càng lớn hơn.
Gia đình Việt Nam vào đầu thể kỷ 21 này đã có những thay đổi lớn so với “gia đình truyền thống” trước đây. Gia đình tương ứng với một thực thể xã hội được xác định một cách rõ ràng: gia đình biến đổi theo sự biến chuyển, đổi thay của xã hội; và những thay đổi ấy cũng có thể tốt hay xấu. Vào cuối thế kỷ 19, Việt nam, vốn là một nước quân chủ độc lập, đã trở thành một nước thuộc địa của Pháp. Cuộc đô hộ của phương Tây đã đem lại nhiều thay đổi trên đất nước chúng ta, trong đó gia đình bị tác động rất lớn. Trong thời tiền công nghiệp, gia đình Việt Nam luôn là một ‘đại gia đình’ tập trung vào chính mình, thế nhưng hiện nay, thời hậu công nghiệp, mẫu gia đình ấy đã bị tan rã theo nhịp phân tán rất nhanh của xã hội trong tiến trình toàn cầu hóa.
Chưa bao giờ gia đình Việt Nam có nhiều hiện tượng phản ánh cuộc khủng hoảng gia đình như ngày nay. Tình trạng ly hôn ly dị, biến đổi chức năng của vợ và chồng, cha mẹ và con cái không còn thời gian giành cho nhau, trẻ em lang thang, thanh niên nổi loạn, phạm pháp, ma túy, phá thai, mại dâm, người người cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình mình và tìm đến cái chết (tự tử) để trốn khổ đau.
2. Tình trạng ly hôn ly dị
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao số lượng vụ ly hôn năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ ly hôn thật đáng ngại. Năm 1994 cả nước có 22.000 vụ. Năm 2000 có 51.361 vụ. Năm 2001 là 54.226 vụ và năm 2005 là 65.929 vụ[1]. 6 tháng đầu 2008 số lượng ly dị tăng lên gần gấp đôi: 60.000 trường hợp.[2]
Theo báo cáo của tòa án nhân dân Tp. Sài Gòn thì từ năm 1985-1990 chỉ riêng Tp. Sài Gòn có 21.834 vụ ly hôn, vậy trung bình một năm là 3.639 vụ thì từ năm 1990-1995 lên tới 31.697 vụ, trung bình mỗi năm là 5.283 vụ. Như vậy so với các năm trước 1990 thì mỗi năm sau tăng lên gần 2000 vụ. Theo số liệu năm 1995 tại Tp Sài Gòn, có 5.195 vụ ly hôn trên tổng số 15.918 đôi kết hôn. Như vậy cứ 3 đôi kết hôn thì có 1 đôi ly hôn![3]
Những số liệu ly hôn trên chỉ là mặt nổi của tảng băng mà phần ngầm còn nguy hại hơn và chưa thể ước tính được. Chưa có một thống kê nào có thể xác định được mức độ tham gia hay rời bỏ những qua hệ riêng tư của đời sống vợ chồng. Cũng chưa ai có thể đo lường được mức độ suy giảm về đời sống thân mật, yêu thương mà vợ chồng giành cho nhau. Trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng không có một đời sống hôn nhân lành mạnh, họ vẫn “cố”, để duy trì đời sống hôn nhân mặc dù ‘đời sống tình cảm” của họ đã chết!
Ly hôn trong xã hội chúng ta hiện nay được xem như là một hiện tượng bình thường của sự phát triển xã hội đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều người cho rằng ly hôn phản ảnh hiện tượng phát triển dân chủ và bình đẳng nam nữ. Con người nói chung và phụ nữ nói riêng đã có quyền tự giải phóng mình ra khỏi những tình cảm bế tắc và đau khổ trong đời sống hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, đối với đạo lý và truyền thống Việt Nam, ly hôn luôn là một đe dọa đối với hạnh phúc của vợ chồng và của con cái trong gia đình.
3. Biến đổi chức năng trong đời sống gia đình
Sự biến đổi của xã hội trong giai đoạn hiện tại dẫn đến việc vợ chồng cảm thấy lung túng trong cuộc sống chung rồi mất dần chức năng và vai trò truyền thống của vợ chồng trong gia đình, đương nhiên điều này kéo theo sự phân chia chức năng và vai trò làm cha mẹ.
Trong thời phát triển kinh tế thị trường, để đủ chi phí trang trải cho gia đình và đặc biệt giáo dục con cái đòi buộc cả vợ lẫn chồng đi làm. Điều đáng suy nghĩ trước hết đó là cùng với sự thành đạt của phụ nữ, vai trò của nữ giới được nâng cao, thì tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng. Không ít phụ nữ thành đạt trong xã hội nhưng lại thất bại trong hôn nhân. Đàn ông Việt nam chúng ta khó bỏ đi được tính gia trưởng độc đoán, trong khi với đà tiến của xã hội, phụ nữ đòi được bình đẳng và tôn trọng hơn.
Các cuộc điều tra xã hội học đều cho thấy, đa số đàn ông hiện đại vẫn thích mình "cao hơn vợ một cái đầu", cao hơn về kinh tế, trình độ và nghề nghiệp. Họ vẫn thích đóng vai trò khuyên răn, hướng dẫn, chỉ bảo cho vợ. Một cách nào đó, trên đất nước chúng ta, không ít người nam vẫn còn mang cái não trạng ‘chồng chúa vợ tôi’.
Ngược lại, với bao nhiêu sự đổi mới của thời đại và tại Việt Nam, không phải là không có những phụ nữ thành đạt hơn chồng, nhưng thiếu tế nhị, không hiểu tâm lý chồng, nên vô tình đã đẩy chồng đến chỗ tự ti mặc cảm. Họ không hiểu được người đàn ông cảm thấy buồn khi mình không làm tròn bổn phận làm chủ, cột trụ trong gia đình. Người chồng cảm thấy mình dư thừa trong gia đình, vì thế sự rạn nứt và đổ vỡ trong đời sống vợ chồng ngày càng sâu.
Mặt khác, nhiều đôi vợ chồng trẻ Việt Nam trước khi bước đến hôn nhân không hề có sự chuẩn bị về kiến thức, tâm lý cũng như kỹ năng làm vợ, làm chồng trong thời đại hiện nay. Họ chỉ biết lao vào công việc mà môi trường xã hội đòi hỏi. Dường như yêu cầu nghiệp vụ và mức thu nhập đã chi phối toàn bộ đời sống của họ, nên họ không còn chú trọng đến nỗ lực cùng nhau xây dựng và bảo vệ cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó cũng vì họ thiếu kiến thức và nhận thức về sự thay đổi xã hội tác động lên đời sống của con cái họ trong lãnh vực tình cảm, tâm lý, cũng như ứng xử xã hội.
[1] TTXVN, Gia đình "hoàn hảo" vẫn ly hôn, 17/07/2008,
[2] Bảo Chi, (18-11-2008). Gần 2 triệu phụ nữ chọn lối sống đơn thân. http://afamily.channelvn.net/20081117105147149tm0ca31/Song-don-than-xu-huong-moi-cua-nu-gioi/
[3] Nguyễn Thị Hồng Nga, (1995). Quan hệ bố mẹ và trẻ có khó khăn trong học tập, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, viện khoa học giáo dục, số 11.
***
III. NHỮNG VẤN NẠN CỦA NGƯỜI TRẺ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Giáo sư Nguyễn Thái Hợp, trong tác phẩm “Để họ lớn lên”[1] (tr 51-106) đã phác họa một bức tranh khá rõ nét và sâu sắc về sự đảo lộn các giá trị, khi so sánh thái độ sống của người trẻ xưa và nay.
Trước năm 1975 người trẻ Việt Nam ở hai miền Nam Bắc lớn lên trong chiến tranh, bom đạn. Dù sống ở miền Bắc, hay ở miền Nam, người trẻ đều giống nhau ở một điểm đó là họ lớn lên trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt, đầy chết chóc và chia ly. Cuộc sống mà họ đang trải qua giống như phù du, bèo bọt, chiến tranh làm cho họ không có một nơi chốn, một điểm tựa làm cơ sở phát triển đời sống của họ. Cũng chính vì thế khắc khổ, những kinh nghiệm thương đau đã làm cho người trẻ sớm trưởng thành và chững chạc. Dù chiến đấu trên chiến tuyến nào đi nữa, Bắc hay Nam, họ cũng có một lý tưởng để theo đuổi.
Nếu như đối với người trẻ Việt Nam trước năm 1975, chiến tranh khói lửa triền miên, chết chóc, ly tan là những vấn đề ảnh hưởng sâu nặng trên cuộc sống của họ, thì người trẻ trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đối diện với một thực trạng khác hơn: Lợi lộc vật chất. Những điều họ quan tâm là làm sao học để lấy bằng cấp, học cho xong một cái nghề để kiếm tiền lo cho bản thân, mua xe mới, xoay sở mua sắm thêm những vật dụng cần thiết, có thời gian để tương giao với bạn bè, một chuyến đi chơi xa để giảm stress trong cuộc sống hằng ngày, có một cuộc hò hẹn, một cuộc gặp gỡ thân tình với bạn bè, vv... Nói chung lại họ quan tâm đến những điều trong tầm tay với, họ bằng lòng với những nguồn vui nho nhỏ, với tình người thiết thực, mà không thiết tha gì với những lý tưởng cao cả, những mục đích sâu xa. Từ đó, không ít người trẻ đã đánh mất khái niệm về các giá trị đạo đức, đồng thời cũng đánh mất các điểm qui chiếu để xác định giá trị của mình.
Cũng vì thế mà rất nhiều người trẻ, tuy đầy đủ trên phương diện vật chất, vẫn cảm thấy cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình, và cũng có những người trẻ thích và làm cho mình trở nên cô đơn như một mốt thời thượng. Họ bắt chước từ những hình ảnh học sinh trung học lạnh lùng trong truyện tranh Nhật Bản, phim Hàn[2]. Và cũng vì mất định hướng trong cuộc sống, nên một số thích sống chung, sống thử và nạo phá thai hơn là kết hôn. Bi đát hơn, nhiều bạn đã tìm đến cái chết (tự tử) như một lối thoát.
1. Cô đơn ngay chính trong gia đình của mình
Qua phần trên, chúng ta đã thấy cha mẹ vì phải lo công việc nên dành rất ít thời gian cho con cái. Trẻ con thì học ngày học đêm, học thêm học nếm… Cha mẹ và con cái chẳng còn thời gian cho nhau. Có lẽ để bù đắp lại chuyện này nhiều bậc cha mẹ lo “cày” cho được nhiều tiền để mua xe “xịn”, mua quần áo đẹp, cung cấp những thức ăn bổ dưỡng và gởi con vào trường học nổi tiếng mắc tiền. Ở ngoài xã hội người trẻ càng được cung cấp vô vàn công cụ phục vụ cho nhu cầu giải trí. Các chương trình ti vi tăng về số lượng, thời lượng và nội dung, các rạp chiếu phim nhan nhản, các kiểu phòng trà, quá bar đa dạng với muôn màu sắc và các loại nhạc xập xình, báo chí đủ loại được rao bán khắp nơi, internet kết nối hoàn cầu được phục vụ với giá rất rẻ… người trẻ tha hồ chọn lựa cho những cuộc chơi để đốt thời gian và tiền bạc thâu đêm suốt sáng.
Dường như người trẻ ngày hôm nay có tất cả nhưng họ lại cảm thấy cuộc sống vô vị, không có ý nghĩa, họ chơi vơi ngoài xã hội, đến khi về nhà lại cảm thấy cô đơn ngay chính trong gia đình của mình. Chúng tôi mới thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu về “Prolems, Coping Strategies and Help-Seeking Motives of Vietnamese Adolescents”[3].Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 132 học sinh Trung học trường Nguyễn Thị Minh Khai tại Sài Gòn. Trong đó có 120 học sinh trả lời bảng câu hỏi và 12 học sinh được mời phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ‘gia đình’ là vấn đề các em ưu tư thứ hai, sau ‘học tập’. 107 học sinh trong số 132 học sinh than phiền rằng những mối quan hệ và bầu khí trong gia đình đã trở nên căng thẳng và gây khó khăn cho các em. Các em cho thấy ngày càng có khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Bầu khí trong gia đình nặng nề. Cha mẹ và con cái thường mâu thuẫn với nhau. Người trẻ không còn tìm thấy gia đình là mái ấm, là nơi mình có thể trao gởi những tâm tư tình cảm của mình. Sau đây xin trích một vài tâm sự của các bạn trẻ đã chia sẻ cho chúng tôi. “Tôi là người cô đơn vì thiếu thốn tình cảm từ khi ba mẹ ly dị. Tôi phải tự lo cho mình mọi chuyện, ngay cả những chuyện tế nhị của phụ nữ trong tuổi dậy thì tôi cũng không biết phải hỏi ai. Xa mẹ đã gây sốc và hụt hẫng lớn trong đời tôi. Tôi rất tủi thân và khóc thật nhiều. Tôi thèm khát có một gia đình nghèo nhưng hạnh phúc và có đầy đủ cha và mẹ”(N.T lớp 12). Bạn B.M lớp 11 cũng chia sẻ nguyên nhân, tác hại và nỗi cô đơn từ trong chính gia đình: “Tôi mong tôi có cuộc sống bình dị như bao bạn khác. Cuộc sống của tôi rất cô đơn, buồn chán và lập dị. Tôi không còn có năng lực, hứng thú để giải quyết một vấn đề gì. Cứ để mặc tới đâu thì tới vì giải quyết làm gì, ngày mai khổ đau lại tiếp diễn. Ví dụ: Ba tôi có người phụ nữ khác, mẹ tôi buồn quá thay đổi tính tình và bỏ bê chăm sóc tôi và gia đình. Chiến tranh xảy ra trong gia đình tôi mỗi ngày”.
Trước sự rạn nứt đỗ vỡ của đời sống gia đình, người trẻ nhận thức được và cố gắng xây dựng nhưng nhiều người cảm thấy bất lực trước sự cố gắng thiện chí của mình như bạn V.P lớp 12 tâm sự: “Ngày càng có khoảng cách, xa lạ với Cha mẹ mặc dù em đã cố tình và cố gắng nói chuyện, tâm sự với cha mẹ nhưng cha mẹ nói nhiều và không lắng nghe em cũng không hiểu em, em không thể biểu lộ suy nghĩ của mình cho cha mẹ. Lắm lúc em ước chi mình đui, mù trước mặt tiêu cực/ mặt trái của gia đình và xã hội có lẽ mình sẽ sống vui và hạnh phúc hơn”.
Đời sống vật chất quá đầy đủ và thậm chí dư thừa cũng không bù lấp nổi những thiếu hụt trong tâm hồn. Cuộc sống dường như mất định hướng và ý nghĩa của cuộc sống. Chưa bao giờ có hiện tượng người trẻ tự tử nhiều như ngày hôm nay. Có thể tình trạng thiếu cân bằng trong cuộc sống, tình trạng không còn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, cảm giác cô đơn trong xã hội và ngay cả trong gia đình là nguyên nhân đưa đến việc người trẻ đi tìm sự giải thoát trong cái chết?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) “năm 2000 có đến 1 triệu người trên thế giới chết vì tự tử, như thế trong 40 giây có tới 1 ca tự tử. Số người có hành vi dọa tự tử cao gấp 20 lần so với số liệu chết do tự tử. Tại Việt Nam chúng ta, tuổi tự tử càng ngày càng trẻ hóa. Tự tử dần trở thành một trong 5 nguyên nhân gây chết hàng đầu của nhóm trẻ từ 15-24 tuổi. Phần lớn các nước thuộc cộng đồng châu Âu, tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong sau tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân thứ 10 gây tử vong. Năm 2003 Việt Nam có khoảng 18.000 người tự tử và 600 người đã chết vì tự tử”[4]. Chỉ riêng bệnh viện Trưng Vương, Tp Sài Gòn trong 1 năm từ tháng 5/2007 đến 5/2008 cho thấy, có đến 310 trường hợp nhập viện vì tự tử. Độ tuổi người tự tử chủ yếu dưới 35 tuổi, trong đó, từ 25 tuổi trở xuống chiếm đến 50%[5].
2. Nạo phá thai
Trong những năm gần đây, tại các đô thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn đã hình thành nếp sống công nghiệp. Mọi người nói “tốc độ”, đi “tốc độ”, và ăn uống cũng “tốc độ” hơn. Tình yêu của giới trẻ cũng không ra khỏi quỹ đạo tốc độ đó. “Yêu tốc độ” của giới trẻ đang là nỗi lo nhức nhối của gia đình và xã hội.
Việc “tiếp cận” quá nhanh chóng với những kiểu sống “tốc độ” như trên đưa đến vấn đề dễ dãi trong quan hệ tình dục và nạo phá của thanh thiếu niên. Nước ta đã được Liên Hiệp Quốc báo động và xếp hạng là một trong năm nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới[6]. Trong khi đó chỉ số phát triển con người (thu nhập GDP tính theo đầu người, trình độ học vấn, tuổi thọ, mức sinh hoạt) tuy có tăng lên 4 bậc nhưng vẫn còn đứng thứ 105/177 nước trên thế giới. Tuy nhiên so với các nước láng giềng, thì Việt Nam còn xếp sau rất xa; như Thái Lan (đứng thứ 78), Trung Quốc (đứng thứ 81), Philippines (90) và Xri Lanca (99)[7].
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2002 cả nước có 572.425 trường hợp nạo phá thai và năm 2003 là 540.377 trường hợp. Tỉ lệ phá thai trên tổng số sinh chung của toàn quốc là 52%. Đặc biệt các tỉnh miền Đông Nam bộ lên tới 80%. Tại Sài Gòn, thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em TP cho biết năm 2003 toàn TP có 114.002 ca nạo phá thai, trong khi số ca sinh là 112.426 ca (tỉ lệ nạo phá thai trên tổng số ca sinh là hơn 101%, cao gấp đôi bình quân của cả nước). TP Sài Gòn “dẫn đầu” cả nước về số ca nạo phá thai, kế đến là Hà Nội (48.140 ca) và Cần Thơ (28.888 ca). Năm 2004 có 108.193 ca, trong khi số ca sinh là 107.314 ca (tỉ lệ cũng hơn 100%)[8].
Năm tháng đầu năm 2008, khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Từ Dũ TP Sài Gòn đã tiếp nhận trên 13.000 ca nạo hút thai (NHT), trong đó đối tượng vị thành niên chiếm khoảng 10% (hơn 1.300 ca) và 60% là thai to trên 12 tuần tuổi. Tại BV Hùng Vương, chỉ riêng việc phá thai bằng thuốc mỗi tháng cũng tiếp nhận 800-900 ca, trong đó phần lớn cũng ở tuổi vị thành niên[9].
Chỉ tính riêng Bệnh Viện Từ Dũ mỗi năm có trên 40.000 ca nạo phá thai. Như thế mỗi ngày trên đất nước ta có hàng ngàn thai nhi bị giết chết. Đây chỉ là những trường hợp đã được thống kê, các nhà nghiên cứu còn ước tính cả nước ta mỗi năm nước ta có trên 3 triệu ca nạo phá thai. Bởi vì, hiện nay tất cả các bệnh viện, các trung tâm y tế đều được phép nạo phá thai, ngoài ra còn rất nhiều phòng mạch tư nhân nạo phá thai lậu mọc lên nên không thể kiểm tra và thống kê được.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc nghiên cứu phỏng vấn 150 trẻ vị thành niên đi nạo phá thai tại bệnh Từ Dũ Tp. Sài Gòn đã ghi nhận rất rõ về sự tác hại của nạo phá thai quả thật đúng như các y bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã đưa ra trong những năm vừa qua. Quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo phá thai của tuổi vị thành niên đã mang đến những tai hại trầm trọng về mặt sức khỏe, tâm lý và xã hội, thậm chí tử vong cho chính đương sự và đặc biệt ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, sự phát triển phồn vinh của đất nước[10]. Kết quả cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, giới trẻ ngày nay chấp nhận quan hệ tình dục một cách thoải mái, nhưng phần lớn họ đều không hiểu hoặc hiểu không đúng về vấn đề sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai. Họ không hiểu mang thai sớm, nạo phá thai sẽ ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe phần lớn những đối tượng này chưa được chuẩn bị kỹ về tâm lý... Thực tế này đặt ra vấn đề: Làm thế nào cung cấp cho thanh thiếu niên những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về tình bạn, tình yêu và sức khỏe sinh sản.
3. Ma túy
Toàn xã hội đã và đang nhức nhối trước hàng vạn người trẻ đã sa chân vào vực sâu ma túy, hàng ngàn gia đình tan nát, điêu đứng vì thảm họa khủng khiếp của bạch phiến. Xã hội đã mất đi hàng chục vạn sức lao động trẻ, tiêu tốn hàng chục tỉ đồng để phòng chống và cai nghiện ma túy. “Số người nghiện có hồ sơ kiểm soát có trên 20 vạn lượt người nghiện được cai, gần như 100% tái nghiện. Đến cuối năm 2007, toàn quốc có 178.305 người nghiện ma túy, trung bình mỗi năm tăng trên 1 vạn người nghiện mới[11]”. Tuy nhiên những con số trên đây chỉ là những con số được báo cáo trong những trại cai nghiện chính thức. Cho tới nay không thể thống kê được số liệu tại các dịch vụ, trung tâm cai nghiện tư nhân chưa có giấy phép. Theo Ông Nguyễn Văn Minh, cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước vẫn còn đến 40% người nghiện chưa được quản lý, gây bất an cho xã hội[12].
Ma túy không phải là một tệ nạn xã hội thông thường như bao tệ nạn khác; nó vô cùng phức tạp và đan quyện với các yếu tố chính trị, kinh tế, tâm lý, đạo đức và tâm linh…. Nó còn nguy hiểm hơn cả AIDS vì nạn nhân nhìn nó như một cuộc chơi, và cái chết dù có thật nhưng không sơ sờ trước mắt như AIDS. Ma túy là nguyên nhân dẫn tới vô số tội phạm và nhiều tác hại khác: cá nhân thân tàn ma dại, đạo đức suy yếu, gia đình tan nát, tan gia bại sản, quốc gia suy tàn. Hiện nay có tới “60% người nghiện là đối tượng có tiền án, tiền sự; nhiều trung tâm có trên 70% đối tượng tiêm chích ma tuý và bị nhiễm HIV; số đối tượng bị bệnh lao, gan... chiếm hơn 20%[13]”. Qua tin tức báo chí, chúng ta cũng thấy rằng ma túy không chỉ đánh vào giới trẻ nhưng xâm nhập vào mọi địa bàn, mọi tầng lớp trong xã hội, ngay cả các cán bộ, công nhân viên nhà nước, công an và cả thấm phán, kẻ giữ kỷ cương cho quốc gia cũng nhận hối lộ để cho ma túy được bành trướng, lộng hành.
Ma túy ập vào khi đất nước ta mở cửa cho nền kinh tế thị trường đầu tư và phát triển mà chưa chuẩn bị cho người trẻ những kỹ năng sống. Giáo dục học đường ngày càng còn nhiều bất cập, thiếu địa chỉ trách nhiệm. Theo Giáo Sư Tiến Sĩ Đoàn Văn Điện thì chương trình và phương pháp giảng dạy của ta chưa thực hiện được bốn cột trụ giáo dục của thế kỷ 21 theo UNESCO: “học để biết, học để làm, học để sống với cộng đồng và học để tự khẳng định mình”[14]. Trách nhiệm của xã hội đối với vấn đề ma túy quả là một trách nhiệm chiến lược cho toàn quốc gia và cho mỗi người công dân.
4. Thiếu kỹ năng sống để đối đầu trước những khó khăn trong cuộc sống
Người trẻ việt nam ngày này phải sống “hai trong một”, giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại du nhập từ nước ngoài vào. Họ thực sự giỏi về khoa học kỹ thuật, vi tính, ngoại ngữ… so với những thế hệ trước đây, nhưng họ lại không biết cách ứng phó khi gặp những khó khăn thất bại. Rất nhiều bạn trẻ suốt ngày dành thời gian vào các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, những trò chơi điện tử một mình, ít tham gia vào các hoạt động xã hội, các cuộc giao tiếp giữa người và người. Vì thế, các kỹ năng giao tiếp và những nhạy bén trước những nỗi đau của người khác cũng kém đi, do không có cơ hội chứng kiến và thực hành.
Viện nghiên cứu giáo dục, trường đại học Sư phạm Sài Gòn đã thực hiện cuộc nghiên cứu “Nhận thức và thái độ của học sinh – sinh viên (HS/SV) về định hướng tương lai” được tiến hành trên 2.000 học sinh PTTH và sinh viên tại bốn thành phố lớn là Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và Cần Thơ từ tháng 6 đến tháng 11/2008, đã thu được những kết quả đáng suy ngẫm. Cụ thể: 90,7% các em khẳng định ‘Tương lai do chính mình quyết định’ và 85,7% cho rằng mình có nhiều ước mơ đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế quan trọng: “Các em còn e dè chưa dám dấn thân vào đời mà cứ muốn ‘học lên’ mà thôi. Các em cũng chưa biết phải có hành trang gì để lập nghiệp mà chỉ tập trung học vi tính, ngoại ngữ’. Điều đáng báo động là hơn 80% giới trẻ Việt Nam tỏ ra lạc quan trong cuộc sống nhưng lại thiếu định hướng cho tương lai[15].
Chuẩn bị mừng Lễ Noel 21-12-2008, chúng tôi đưa một nhóm 34 bạn trẻ đi thực tập làm công tác xã hội từ thiện tại một nhà Hưu Dưỡng, nơi giành cho các bà già bị bỏ rơi, không nơi nương tựa và giúp vui cho bệnh nhân ở Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hòa WT2. Phải trải qua một tuần huấn luyện mới dám “xuất quân”. Các bạn trẻ này đã được chia sẻ, thảo luận về những điều nên và không nên làm khi đến những nơi đó. Các bạn được học và thực tập (sắm vai) các kỹ năng trò chuyện, cách tặng quà những người bất hạnh, được dạy cho cách cắt tóc, cắt móng tay, móng chân, massage và tập múa tập hát để cùng với các ông già Noel, hai Thiên Thần hát thánh ca và chúc mừng năm mới cho các bệnh nhân. Hầu hết các bạn rất vui khi được phục vụ và đã phục vụ rất tốt. Tuy nhiên cũng có một số bạn vừa đến nơi thì mặt đã tái mét không thể hát chung vì sợ hãi và không dám bắt tay mấy bà mẹ hưu dưỡng!
[1] Nguyễn Thái Hợp, (2007). Để họ lớn lên (tái bản lần 1). NXB Đức Tin và Văn Hóa (tr. 51-106)
[2] Xu hướng "cô đơn" trong giới trẻ, http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/2008/
[3] Nguyễn Thị Hồng Quế, Nov 13, 2007, “Problems, Coping Strategies and Help-Seeking Motives of Vietnamese Adolescents”, Master’s thesis, De La Salle University, Manila, Philippines.
[4] Hồng Sam,, (10-2006). Số lượng người tự tử ngày càng gia tăng. http://vietbao.vn/Suc-khoe/So-nguoi-tu-tu-ngay-cang-gia-tang/30148250/248/
[5] Viết Toàn, (10-2008). Một năm có 300 người tự tử. http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/10/3BA07440/
[6] Henshaw, S. K.; Singh, S.; and Haas, T. (1999). The incidence of abortion worldwide. International Family Planning Perspectives, 25, S 30-S38
[7] UNDP, (28-11-2007). Báo cáo phát triển con người 2007-2008, tr 227-282
[8] Lê Thanh Hà, 08-08- 2005. Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt. tuổi trẻ online. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92481&ChannelID=194
[9] Lê Thanh Hà, 08-08- 2005. Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt. tuổi trẻ online
[10] Nguyễn Thị Hồng Quế, (1999).Tình hình nạo phá thai của trẻ vị thành niên Việt Nam, Luận văn cử nhân xã hội học.
[11] Hồng Long, Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng – Giải pháp quan trọng hàng đầu trong phòng, chống ma túy – Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT30110765174
[12] Phong Cầm, Cả nước còn 40% người nghiện ma túy chưa được quản lý, http://www.tin247.com/ca_nuoc_con_40_nguoi_nghien_ma_tuy_chua_duoc_quan_ly-1-141419.html
[13] ibid.
[14] Đoàn Văn Điện, (06-09-2004). Cần làm gì để thực hiện bốn cột trụ trong giáo dục. Báo Người Lao Động
[15] Công ty Wrigley, (06-12). Trang bị ‘kỹ năng mềm’ để vào đời. http://chaongaymoi.com/vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/trang-bi-ky-nang-mem-de-vao-doi/
***
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI
Kính thưa Hội Nghị,
Vậy đâu là trách nhiệm của xã hội đối với những căn bệnh xã hội hay hành vi lệch chuẩn nêu trên? Nói đến ‘trách nhiệm xã hội’ thì phải xét trên cả hai bình diện: vừa cá nhân vừa tập thể. Khi một người có hành vi lệch chuẩn như sử dụng ma túy, trộm cắp, tham nhũng, mại dâm, tự tử… chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cá nhân đó mà xã hội vô can; hoặc ngược lại, đổ lỗi cho xã hội để chứng minh cá nhân ấy vô tội. Hành vi lệch chuẩn của cá nhân bị tác động và tương tác qua lại của một chùm nguyên nhân. Trách nhiệm xã hội không chỉ bao hàm đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân, nhưng còn bao hàm trách nhiệm đối với cá nhân nữa; và ngược lại, cá nhân cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội còn phản ánh mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và xã hội, giữa người dân với Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, trong phần trình bày hôm nay, chúng ta không nói đến trách nhiệm cá nhân đồi với xã hội (vì trách nhiệm này đã được luật pháp điều chỉnh), mà chỉ tập trung vào trách nhiệm của xã hội đối với người dân. Nói cách khác, chúng ta sẽ phân tích trách nhiệm của người lãnh đạo và các tổ chức Nhà nước đối với nhân dân. Trong hiến pháp nước Cộng hòa Chủ nghĩa Việt Nam số 9 và 10 đã ghi rất rõ: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân”[1]. Cùng với thao thức xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, trong văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của các tổ chức Đảng, nhà nước, cán bộ công chức của nhà nước đối với nhân dân: “Chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên, và công chức nhà nước phải thực sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân”[2]. Nghĩa là những người có chức có quyền phải làm gương, phải có trách nhiệm và chịu sự giám sát, lắng nghe tiếng nói của dân. Nhưng đến nay, dù có những nỗ lực trên nhiều lãnh vực, thì cũng phải công nhận rằng chủ trương ấy chưa hoàn toàn biến thành hiện thực.
Trong bối cảnh xã hội hiện tại với những mặt tích cực và những hệ quả tiêu cực do xã hội mở cửa cho nền kinh tế thị trường, đã có một vài cơ quan và đoàn thể của nhà nước, những nhà nghiên cứu xã hội lên tiếng cảnh báo. Cũng đã có những hội đoàn tôn giáo, những nhóm thiện nguyện và nhiều cá nhân đã cố gắng với tiền của và những nỗ lực riêng để đồng hành và xoa dịu phần nào những căn bệnh xã hội hiện đang tràn lan khắp nơi trong nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: Làm sao xóa được hoặc ngăn chặn, phòng ngừa việc xảy ra những vấn nạn xã hội đã trình bày ở trên? Hay ít nhất làm sao có thể giảm bớt những vấn đề xã hội tai hại ấy ngay từ bước đầu? Đây là công việc đòi hỏi một cách tư duy toàn diện về con người và xã hội trong việc ứng phó hoặc sống với những biến đổi trong xã hội hiện tại, để từ đó hình thành nên những cấu trúc tương tác mang tính tích cực và hiện thực giữa con người và xã hội. Kế tiếp, từ tư duy và cấu trúc tương tác này, chúng ta có thể cung cấp cho người trẻ và những gia đình trẻ những hành trang cần thiết để sống và hoạt động trong xã hội chúng ta đang sống, một xã hội hiện đại nhưng cũng dầy dẫy những yếu tố phức tạp.
Trên một số phương diện, thiết nghĩ chúng ta cần có những thay đổi căn bản: thay đổi cách sử dụng nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa người với người, giữa người dân với chính quyền, giữa các quốc gia với nhau. Tuy sự lãnh đạo hỗ trợ của Nhà nước là hết sức cần thiết, nhưng vai trò hàng đầu dẫn đến những thay đổi này phải xuất phát từ xã hội dân sự. Người dân cần trở nên trung tâm cho mọi mối quan tâm của Nhà nước thì mới mong có một sự phát triển hài hòa và tốt đẹp.
V. THỬ TÌM MỘT HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
1. Minh bạch hóa những lạm dụng quyền lực.
David C.Korten trong tác phẩm “Bước vào thế kỷ XXI – hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu” cho rằng “việc giám sát và phản kháng vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Có nhiều yếu tố đòi hỏi phải có những hành động kiểm tra việc lạm dụng quyền lực, vừa vi phạm luật pháp, vừa vi phạm những nguyên tắc xử thế được xã hội loài người thừa nhận, nhất là khi sự lạm dụng quyền lực là do chính phủ và giới kinh doanh gây nên. Then chốt để có được sự theo dõi và phản ứng hữu hiệu, là một hệ thống giám sát của nhân dân, đưa những hành vi lạm dụng quyền lực ra cho mọi người cùng nhìn thấy và để có hành động”.
Sự lạm dụng quyền lực sống được là nhờ sự im lặng. Thường thường, tâm trạng sợ bị tố giác đã đủ để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực. Những người lạm dụng quyền lực tự coi họ có quyền làm như thế và rất không thích bị giám sát và phản đối. Cần phải có lòng dũng cảm để giám sát và tố giác việc lạm dụng quyền lực trong xã hội dù sau đó rất có thể sẽ bị trả đũa.
Khó có tổ chức nào tự mình giữ được tốt kỷ cương chỉ bằng xử lý nội bộ. Chính vì thế, nền dân chủ phải dựa vào một hệ thống chế tài và đối trọng của các định chế xã hội, chẳng hạn một nền tư pháp độc lập và một nền báo chí tự do. Ngay cả những định chế này nếu muốn hoạt động hữu hiệu thì lại phải nhờ vào sự giúp đỡ của các công dân biết cảnh giác và thông thạo tình hình[3].
2. Tăng cường khả năng tham gia của nhân dân.
Cần tăng cường khả năng tham gia của nhân dân vào việc xây dựng các cộng đồng bền vững bằng cách nỗ lực phát triển nhanh chóng các tổ chức nhân dân và giáo dục ý thức cho họ. Khuyến khích các cộng đồng tăng cường việc tổ chức và hỗ trợ cho các sáng kiến của nhau. Khuyến khích và hỗ trợ các chính phủ trong việc tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho hành động của nhân dân, đặc biệt là các tổ chức như các tôn giáo, đoàn thể, hiệp hội của xã hội dân sự, nghĩa là các tổ chức hợp pháp và hợp hiến, nhưng không trực thuộc chính quyền.
Tất nhiên thay đổi vì sự phát triển, bằng cách lấy con người làm trung tâm, thực sự là một thách thức và lo sợ căn bản đối với những người đang hưởng các đặc quyền đã được xác lập lâu nay trong xã hội. Tương lai của tất cả chúng ta tùy thuộc vào một sự chuyển hóa cơ bản về tư duy và hoạt động, đưa mọi người khám phá lại giá trị nhân văn đích thực và tái lập mối quan hệ giữa người và người, giữa con người và môi trường. Muốn thực hiện công cuộc thay đổi đó, cần đi vào thực tế, chứ không chỉ đề ra một đường hướng mang tính lý tưởng cao nhưng lại không thể nào biến thành hiện thực được.
Tương lai đất nước Việt Nam của chúng ta tùy thuộc vào hàng triệu dân và người trẻ tự nguyện, mỗi người là một trung tâm năng lực tự nguyện góp phần tăng cường sức mạnh cho một phong trào tiến bộ năng động của đất nước. Mỗi người đều có thể và có cơ hội góp công sức của mình. Mỗi người sẽ góp phần vào việc xây dưng đất nước phát triển bền vững nếu chúng ta biết khơi gợi tiềm năng và sử dụng họ đúng người đúng việc.
3. Cải tiến hệ thống giáo dục và chương trình đào tạo ở các cấp học
Tại các trường học, các nhà văn hóa, các câu lạc bộ, các trung tâm và các đoàn thể, tổ chức tôn giáo nên mở thêm nhiều lớp học “làm người”. Điều này đóng góp một phần rất quan trọng và căn bản cho việc nâng cao chất lượng chương trình giáo dục gia đình và giới trẻ hôm nay. Trong quá trình đào tạo căn bản này chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giáo dục đạo đức: Thay vì thuyết giảng theo kiểu giáo điều, lý thuyết khô khan, kiểu áp đặt làm cho học sinh chỉ biết thụ động tiếp nhận, chúng ta nên dùng những phương pháp giáo dục chủ động lấy học sinh làm trung tâm để tạo nguồn hứng thú, sáng tạo trong học tập, ví dụ như thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi, xem phim và thuyết trình trước lớp…. Chỉ qua phương pháp giáo dục chủ động học sinh mới có cơ hội sáng tạo và phát triển tài năng tối đa của mình.
Kế đến tùy theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống cần có những lớp kỹ năng làm cha làm mẹ, lớp chuẩn bị hôn nhân gia đình, lớp kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho giới trẻ. Dùng phương pháp chủ động và sáng tạo để học viên có thể dễ nhớ bài và được thực tập ngay trong từng lớp học. Cần tạo điều kiện cho các học viên có cơ hội suy nghĩ, thảo luận về mục đích, lý tưởng, giá trị sống để nhận ra chính mình.
Trong các chương trình huấn luyện và giáo dục trên, chúng ta hướng người trẻ đến với chính họ để nhận ra những giá trị riêng của mình, cho họ cảm thấy sự sống của mình là một ân huệ và hạnh phúc, đồng thời giới trẻ cũng phải thấy họ có trách nhiệm đóng góp với xã hội đang sống. Việc này phải được giáo dục từ nhỏ ngay từ trong gia đình và được bổ túc qua nhà trường và ngoài xã hội. Hơn nữa để trở thành công dân toàn cầu, người trẻ cần phải biết ý thức về những vấn đề toàn cầu và phải biết ứng xử và hành động trong bối cảnh sống mới này, phải hội nhập và tiếp nhận theo nghĩa chủ động, việc này không thể có nếu như người trẻ không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Phần trách nhiệm này không thể thiếu trong chương trình giáo dục của nhà trường và của những trung tâm đào tạo, các trường đại học.
4. Cung cấp các dịch vụ cho thanh niên vào đời
Các tổ chức xã hội cần cung cấp nhiều loại hình giáo dục, câu lạc bộ, địa điểm vui chơi mang tính văn hóa và giáo dục cho thanh niên vào đời, để thu hút họ tránh rơi vào những môi trường xấu, gây tác hại đến chính họ và đến những người xung quanh.
Cần đào tạo thêm các chuyên viên tư vấn và nhân rộng thêm các trung tâm tư vấn về tâm lý – giáo dục tình yêu gia đình. Nhu cầu cần được tư vấn để giải quyết các vấn đề cá nhân và gia đình là nhu cầu rất bức xúc và cấp bách hiện nay. Mặt khác, đất nước ta không thiếu gì những người sẵn sàng học hỏi để trở thành chuyên viên tư vấn, nhưng hiện nay, nhu cầu này cũng chưa được đáp ứng đầy đủ.
Cần đào tạo thêm cách giảng viên giảng dạy theo phương pháp “chủ động” đặc biệt trong các chương trình huấn luyện kỹ năng sống cho giới trẻ. Các phụ huynh và các bạn trẻ đã nhận ra sự thiếu hụt kỹ năng để đối phó với cuộc sống thường ngày giữa một xã hội đầy biến động hôm nay.
Tôi xin đơn cử một ví dụ: Đầu tháng 10/2008 chúng tôi mở lớp “Kỹ Năng Sống” cho giới trẻ tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh đã có 130 bạn trẻ theo học. Sau ngày khai giảng 2 tuần có gần 40 bạn nữa đến đăng ký xin học nhưng lớp học đã quá tải chúng tôi không thể nhận thêm. Cách đây hai tuần, chúng tôi lại khai giảng lớp “Kỹ Năng Sống” cho giới trẻ tại một giáo xứ nơi mà giới trẻ đã xa rời dần các lớp giáo lý và những sinh hoạt của nhà thờ, tại Tỉnh Đồng Nai. Số lượng học viên học theo phương pháp chủ động dự trù chỉ nhận 30 bạn trẻ. Trước ngày khai giảng chúng tôi lo lắng không biết có được 20 học sinh tham dự không. Đến ngày khai giảng số lượng các bạn trẻ đến đông không ngờ, họ đã đăng ký 112 bạn. Lúc này chúng tôi lại phải tuyển chỉ nhận 40 bạn và có thể mở một lớp. Nhìn khuôn mặt buồn rầu của 70 bạn trẻ khao khát được học nhưng không được vào lớp lòng tôi lại quặn đau. Cuối cùng chúng tôi quyết định mở thêm một buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng cho tất cả các bạn trẻ còn lại và cho những ai muốn tham dự.
Và sau mỗi buổi dạy học các lớp về tâm lý, kỹ năng sống cho giới trẻ, kỹ năng làm cha làm mẹ chúng tôi có ít là 4 tới 7 học viên xin hẹn để được tư vấn nhưng do công viêc quá tải tôi không dám nhận. Quả thật, nhu cầu tư vấn và được tư vấn là một vấn đề thuộc trách nhiệm của xã hội.
IV KẾT LUẬN:
Với đề tài “Trách nhiệm của xã hội đối với khủng hoảng của người trẻ và của gia đình”, chúng tôi đã nêu lên các vấn đề gây khủng hoảng cho người trẻ và gia đình, cũng như đề xuất một vài phương hướng để giải quyết. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng xã hội, hay cụ thể hơn, Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong việc tạo cơ sở và môi trường để giải quyết các khủng hoảng và xóa bỏ các căn bệnh xã hội. Chúng ta sẽ đạt những kết quả khả quan, ngày nào người dân được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển và mọi thành phần trong guồng máy chính quyền thể hiện đúng bản chất của một Nhà nước XHCN, nghĩa là một Nhà nước ‘từ dân, do dân và vì dân’.
[1] Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 13-15
[2] Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006, Tr 44.
[3] David C.Korten, “Bước vào thế kỷ XXI – Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Wrigley, (06- 12- 2008) Trang bị ‘kỹ năng mềm’ để vào đời, http://chaongaymoi.com/vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/trang-bi-ky-nang-mem-de-vao-doi/
Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2006). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội, Tr 44.
David C.Korten, (1996). “Bước vào thế kỷ XXI – hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”. NXB Chính trị quốc gia -Hà Nội
Đoàn Văn Điện, (06-09-2004). Cần làm gì để thực hiện bốn cột trụ trong giáo dục. Báo Người Lao Động
Henshaw, S. K.; Singh, S.; and Haas, T. (1999). The incidence of abortion worldwide. International Family Planning Perspectives, 25, S 30-S38
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2002). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 13-15
Hồng Long, Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng – Giải pháp quan trọng hàng đầu trong phòng, chống ma túy – Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT30110765174
Hồng Sam, (10-2006). Số lượng người tự tử ngày càng gia tăng, http://vietbao.vn/Suc-khoe/So-nguoi-tu-tu-ngay-cang-gia-tang/30148250/248/
Lê Minh Tiến, (20-07-2008). Ly hôn là thất bại, Báo Người Lao Động,
Lê Thanh Hà, (08-08- 2005). Trẻ nạo phá thai: tương lai dằn vặt. tuổi trẻ online. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92481&ChannelID=194
Nguyễn Thái Hợp, (2007). Để họ lớn lên (tái bản lần 1). NXB Đức Tin và Văn Hóa (tr. 51-106)
Nguyễn Thị Hồng Nga, (1995). Quan hệ bố mẹ và trẻ có khó khăn trong học tập, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, viện khoa học giáo dục, số 11.
Nguyễn Thị Hồng Quế, (1999). Tình hình nạo phá thai của trẻ vị thành niên Việt Nam, Luận văn cử nhân xã hội học.
Nguyễn Thị Hồng Quế, (Nov 13, 2007). “Problems, Coping Strategies and Help-Seeking Motives of Vietnamese Adolescents”, Master’s thesis, De La Salle University, Manila, Philippines.
Phong Cầm, Cả nước còn 40% người nghiện ma túy chưa được quản lý, http://www.tin247.com/ca_nuoc_con_40_nguoi_nghien_ma_tuy_chua_duoc_quan_ly-1-141419.html
TTXVN, Gia đình "hoàn hảo" vẫn ly hôn, 17/07/2008
UNDP, (28-11-2007). Báo cáo phát triển con người 2007-2008, tr 227-282
Viết Toàn, (10-2008). Một năm có 300 người tự tử. http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/10/3BA07440/
VTC, (22-04-2008). Xu hướng "cô đơn" trong giới trẻ. http://www.suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=51336
Thông Báo
Cáo Phó: Linh mục F.X. Nguyễn Từ tiếng Dũng đã qua đời
Văn phòng Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
10:50 27/02/2009
CÁO PHÓ
Trong niềm tín thác vào Đức Kitô tử nạn và phục sinh
Trong niềm thương tiếc vô vàn,
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
xin kính báo:
LINH MỤC P.X. NGUYỄN TỪ TIẾN DŨNG
Sinh ngày 16.02.1973
Thụ phong Linh mục ngày 26.07.2005
là Linh mục quản xứ giáo xứ An Bình, giáo hạt Phước Long
vừa về Nhà Cha
sau tai nạn bị điện giật
vào lúc 11g15 thứ sáu, ngày 27.02.2009
Nghi thức tẩm liệm taị nhà xứ An Bình: 09g00 thứ bảy, ngày 28.02.2009
Di quan ra Nhà Thờ An Bình: 16g00 Chúa nhật 01.03.2009
Thánh lễ an táng được cử hành tại Nhà Thờ An Bình
vào lúc 09g30 thứ hai, ngày 02.03.2009
Xin hiệp thông cầu nguyện cho cha Phanxicô Xaviê.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lẻ Bóng
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:07 27/02/2009
LẺ BÓNG
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Một mình thương cả thế gian
Buông dài tiếng thở, hoang mang một mình. ..
(Trích thơ của Hoa Nắng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền