Ngày 21-02-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôi Đi Hành Hương Đất Thánh #4 - Thành Xê-ra-rê Philipphê & Thành Nain
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:17 21/02/2010
TÔI ĐI HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH # 4

10-Thành Xê-ra-rê Philipphê. 11- Thành Nain

1- Thành Xêdarê là của Philipphê (Banyas)để phân biệt với một thị trấn khác nằm bên bờ Địa Trung Hải trong đất Palettin. Tử hồ Galilê đi lên phía bắc độ 50 cây số, thành này do quận vương Hêrôđê Philipphê xây vào 2 năm trươc CN để kính nhớ hoàng đế Augutô.

Trên đường đi Giêrusalem, Đức Giêsu đến vùng núi Hermon, kế cận thành Xêrarê Philpphê, nơi mà Đức Giêsu hỏi các môn đệ của Người: “Người ta nói Con Người là ai ?”…Rồi Chúa lại hỏi: Ông Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.. Đức Giêsu nói tiếp: “Còn thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Anh là Phêrô, nghiã là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (x. Mt 16, 13-23)

a/ Tuyên xưng của ông Phêrô: Có lẽ đây chỉ là một cách giải thích tước hiệu Chúa Kitô theo nghĩa Lời ngôn sứ Nathan trong 2 Sam 7, 14. Mặc dầu ông Phêrô chưa hiểu hết ý của lời mình nói; nhưng đây vẫn là một mặc khải của Thiên Chúa, mà Đức Giêsu gọi là Cha.

b/ Tên ông Phêrô: Chúa Giêsu đã đặt tên Phêrô (Kêpha - tiếng Aram) cho con ông Giôna trước rồi (x. Ga 1, 42). Từ đây Phêrô (là Đá) cũng là đặc danh của vị Trưởng Tông Đồ, để tượng trưng cho vai trò riêng của người trong việc thiết lập Hội Thánh của Chúa Kitô.

c/ Hội Thánh: Tương đương với Qahal trong Cựu Ước là cộng đoàn của dân Thiên Chúa chọn. Chúa Giêsu dùng đại danh từ này để chỉ cộng đoàn Mêsia của Người, là cộng đoàn thời sau hết sẽ được thiết lập bằng Giao Ước Mới trong chính máu của Người. (Mt 26, 28)

d/ Hội Thánh của Người là Qahal mới: Chính là Nước Trời trên trần gian, có cơ cấu tổ chức dưới quyền thủ lãnh của Phệrô. Quyền lực tử thần hay âm phủ, nơi giam giữ các kẻ chết, theo quan niệm Do thái xưa (Ds 16, 33). Ở đây có ý nói đến sức mạnh của ma qủy dùng sự dữ để đưa người ta vào con đường tội lỗi và đẩy người ta vào sự chết đời đời. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến Hội Thánh sẽ đứng vững trước sự tấn công của Xatan và Hội Thánh tấn công lại Xatan.

e/ Nói về Chúa chết và sống lại: Người sẽ đi Giêrusalem và chịu nhiều đau khổ và chết; nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Đây là lần thứ nhất các môn đệ công khai xưng nhận Người là Đấng Mêsia.

Ông Phêrô là người quá nhiệt tình đã trở thành người phá ngang, cản trở Thầy, như là cám dỗ Chúa, nên Chúa đuổi Xatan lui đi.

2-Thành Nain (L’glise de Nain /à l’arrière-plan le mont Thabor)

Trên đường từ Galilê đến Giêrusalem, tới một thành phố nhỏ ở chân núi Tarbor gọi là Nain, trong hành trình này có các môn đệ và một số đông những người trung tín đi với Người. Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho con trai duy nhất của bà goá thành này sống lại. (sur la route de Galilée à Jérusalem, vers son ultime mission, Jésus, suivi de ses disciples et de ses fidèles…C’est à Nain, petite ville au pied du mont Thabor, qu’il recontrera la veuve, debout devant…)

Phúc âm kể: Khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá…Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói; “Bà đừng khóc nữa!”… Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, Ta bảo anh: hãy chỗi dậy!” Người chết liền chỗi dậy và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Lời này được đồn ra trong khắp cả miền Giuđêa và vùng lân cận. (x. Luca 7, 11-17)

a/ Con trai duy duy nhất: Trong Lc 8, 42 cũng nói tới ông Trưởng hội đường có người con gáii duy nhất mà nó lại sắp chết được sống.

b/ Hãy chỗi dậy/ hãy đứng dậy: Chỉ sự sống lại trong ngày cánh chung, tận thế và qua các phép lạ Chúa Giêsu đã làm, và chính sự sống lại của Người sau này.

c/ Trao cho mẹ nó (se rendra à sa mère): Chúa Giêsu chạnh lòng thương, đã làm cho thanh niên sống lại trước giữa một đám đông. Gơị lại phép lạ của ngôn sứ Êlia (x. 1 Vua 17, 23)

d/ Ngôn sứ vĩ đại: Chỉ có hai ngôn sứ được Cựu Ước công nhận là đã làm cho người chết sống lại, đó là ông Êlia (x. 1 Vua 17, 17-24)

e/ Giuđêa và vùng lân cận: Miền Giuđêa là toàn lãnh thổ của người Do Thái, kể cả miền Galilê trong đó có Nain; còn miền lân cận có thể là miền đất các dân ngoại ở chung quanh.

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com

(Viết phỏng theo DANS LE PAS DE JÉSUS-CHRIST, Tour Card)
 
Tôi đi hành hương đất thánh #4
Pt. Nguyễn Văn Định
08:54 21/02/2010
TÔI ĐI HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH # 4

10-Thành Xê-ra-rê Philipphê. 11- Thành Nain

1- Thành Xêdarê là của Philipphê (Banyas)để phân biệt với một thị trấn khác nằm bên bờ Địa Trung Hải trong đất Palettin. Tử hồ Galilê đi lên phía bắc độ 50 cây số, thành này do quận vương Hêrôđê Philipphê xây vào 2 năm trươc CN để kính nhớ hoàng đế Augutô.

Trên đường đi Giêrusalem, Đức Giêsu đến vùng núi Hermon, kế cận thành Xêrarê Philpphê, nơi mà Đức Giêsu hỏi các môn đệ của Người: “Người ta nói Con Người là ai ?”…Rồi Chúa lại hỏi: Ông Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.. Đức Giêsu nói tiếp: “Còn thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Anh là Phêrô, nghiã là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (x. Mt 16, 13-23)

a/ Tuyên xưng của ông Phêrô: Có lẽ đây chỉ là một cách giải thích tước hiệu Chúa Kitô theo nghĩa Lời ngôn sứ Nathan trong 2 Sam 7, 14. Mặc dầu ông Phêrô chưa hiểu hết ý của lời mình nói; nhưng đây vẫn là một mặc khải của Thiên Chúa, mà Đức Giêsu gọi là Cha.

b/ Tên ông Phêrô: Chúa Giêsu đã đặt tên Phêrô (Kêpha - tiếng Aram) cho con ông Giôna trước rồi (x. Ga 1, 42). Từ đây Phêrô (là Đá) cũng là đặc danh của vị Trưởng Tông Đồ, để tượng trưng cho vai trò riêng của người trong việc thiết lập Hội Thánh của Chúa Kitô.

c/ Hội Thánh: Tương đương với Qahal trong Cựu Ước là cộng đoàn của dân Thiên Chúa chọn. Chúa Giêsu dùng đại danh từ này để chỉ cộng đoàn Mêsia của Người, là cộng đoàn thời sau hết sẽ được thiết lập bằng Giao Ước Mới trong chính máu của Người. (Mt 26, 28)

d/ Hội Thánh của Người là Qahal mới: Chính là Nước Trời trên trần gian, có cơ cấu tổ chức dưới quyền thủ lãnh của Phệrô. Quyền lực tử thần hay âm phủ, nơi giam giữ các kẻ chết, theo quan niệm Do thái xưa (Ds 16, 33). Ở đây có ý nói đến sức mạnh của ma qủy dùng sự dữ để đưa người ta vào con đường tội lỗi và đẩy người ta vào sự chết đời đời. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến Hội Thánh sẽ đứng vững trước sự tấn công của Xatan và Hội Thánh tấn công lại Xatan.

e/ Nói về Chúa chết và sống lại: Người sẽ đi Giêrusalem và chịu nhiều đau khổ và chết; nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại. Đây là lần thứ nhất các môn đệ công khai xưng nhận Người là Đấng Mêsia.

Ông Phêrô là người quá nhiệt tình đã trở thành người phá ngang, cản trở Thầy, như là cám dỗ Chúa, nên Chúa đuổi Xatan lui đi.

2-Thành Nain (L’glise de Nain /à l’arrière-plan le mont Thabor)

Trên đường từ Galilê đến Giêrusalem, tới một thành phố nhỏ ở chân núi Tarbor gọi là Nain, trong hành trình này có các môn đệ và một số đông những người trung tín đi với Người. Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho con trai duy nhất của bà goá thành này sống lại. (sur la route de Galilée à Jérusalem, vers son ultime mission, Jésus, suivi de ses disciples et de ses fidèles…C’est à Nain, petite ville au pied du mont Thabor, qu’il recontrera la veuve, debout devant…)

Phúc âm kể: Khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá…Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói; “Bà đừng khóc nữa!”… Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, Ta bảo anh: hãy chỗi dậy!” Người chết liền chỗi dậy và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Lời này được đồn ra trong khắp cả miền Giuđêa và vùng lân cận. (x. Luca 7, 11-17)

a/ Con trai duy duy nhất: Trong Lc 8, 42 cũng nói tới ông Trưởng hội đường có người con gái duy nhất mà nó lại sắp chết được sống.

b/ Hãy chỗi dậy/ hãy đứng dậy: Chỉ sự sống lại trong ngày cánh chung, tận thế và qua các phép lạ Chúa Giêsu đã làm, và chính sự sống lại của Người sau này.

c/ Trao cho mẹ nó (se rendra à sa mère): Chúa Giêsu chạnh lòng thương, đã làm cho thanh niên sống lại trước giữa một đám đông. Gơị lại phép lạ của ngôn sứ Êlia (x. 1 Vua 17, 23)

d/ Ngôn sứ vĩ đại: Chỉ có hai ngôn sứ được Cựu Ước công nhận là đã làm cho người chết sống lại, đó là ông Êlia (x. 1 Vua 17, 17-24)

e/ Giuđêa và vùng lân cận: Miền Giuđêa là toàn lãnh thổ của người Do Thái, kể cả miền Galilê trong đó có Nain; còn miền lân cận có thể là miền đất các dân ngoại ở chung quanh.

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com

(Viết phỏng theo DANS LE PAS DE JÉSUS-CHRIST, Tour Card)
 
Duy hiệu năng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:10 21/02/2010
DUY HIỆU NĂNG
(Chúa Nhật I Mùa Chay C)

Cần khẳng định với nhau rằng câu chuyện Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ trong hoang mạc mà ba Tin mừng Mừng Matthêu. Maccô và Luca đều tường thuật là một kinh nghiệm riêng của Đấng Cứu Thế phải là do chính Người chia sẻ. Khi nghe nói rằng Chúa Giêssu chịu cám dỗ để làm gương cho nhân loại chúng ta thì rất dễ bị hiểu lầm. Người không làm gương trong việc bị cám dỗ. Việc mà Người làm gương đó là chiến đấu với ma quỷ và qua đó vạch trần mưu mô thâm độc, xảo quyệt của nó. Thánh sử Luca ghi rằng việc Chúa Giêsu vào hoang mạc là do Thánh Thần thúc đẩy. Dĩ nhiên mục đích mà Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang mạc là để chiến đấu với ma quỷ, và việc bị cám dỗ chỉ là mặt trái của việc chiến đấu.

Cám dỗ ai đó làm điều xấu thì rất dễ bị lộ diện, trái lại cám dỗ người ta làm điều tốt bằng những phương thế không chính đáng thì quả là quỷ quyệt. Ma quỷ đã dùng diệu kế này để cám dỗ Chúa Cứu Thế. Và chúng ta có thể gọi tên cái diệu kế ma quỷ dùng đó là “duy hiệu năng”. Khi khởi đầu hay bắt tay vào công việc gì đó, ai cũng muốn thành công, đạt kết quả tốt đẹp. Ma quỷ thừa biết Chúa Kitô đến thế gian là để thực hiện công trình cứu độ. Và nó chỉ tìm cách cám dỗ Người cứu độ con người bằng những phương thế trái với thánh ý Chúa Cha mà thôi. Dù biết rằng “mục đích không thể biện minh cho phương tiện”, thế nhưng để chiến đấu với chước mưu cám dỗ này không phải là dễ, nếu không muốn nói ngược lại là rất cam go. Qua các chước cám dỗ mà Chúa Giêsu chịu trong hoang mạc, chúng ta cùng nhận diện ý đồ của thần dữ:

1.Cứu độ con người cách phiếm diện: Ma quỷ không cám dỗ Chúa Cứu Thế không yêu thương nhân loại, nhưng nó cám dỗ Người yêu thương cách phiếm diện. Nếu chỉ lo cho con người về vật chất, cơm áo gạo tiền hay sức khỏe phần xác mà thôi thì chưa thể gọi là yêu thương. Trái lại chỉ lo cho phần linh hồn mà thôi cũng chưa hẳn là yêu thương con người. Chúng ta đừng quên chân lý này: con người là một thực thể duy nhất xác hồn. Khi Chúa Giêsu trả lời với thần dữ rằng “con người không nguyên chỉ sống bằng cơm bánh mà còn bằng mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”, thì Người cũng hàm ý rằng con người không nguyên chỉ sống bằng lương thực thiêng liêng mà còn bằng cơm bánh cùng với hoàn cảnh xã hội, môi sinh, với các cơ chế luật lệ…

Quả thật đoàn tín hữu Chúa từ chủ chăn đến con chiên vẫn mãi bị thần dữ cám dỗ yêu thương đồng loại cách phiếm diện. Có lúc thì chúng ta thể hiện tình yêu bằng những giúp đỡ của cải, vật chất và lại có khi chúng ta chỉ biết chăm chăm lo việc linh hồn. Ngay cả thời kỳ sơ khai, chước cám dỗ này đã xuất hiện và thánh Giacôbê cũng đã từng cảnh báo (x.Gia 2,14-16).

2.Cứu độ con người bằng sự thỏa hiệp với thần dữ, với các mãnh lực đen tối, xấu xa: Để đạt hiệu năng, nghĩa là được thành quả như mong muốn, người ta cũng dễ nghiêng chiều việc bắt tay, thỏa hiệp với thần dữ và những người theo nó cách nào đó. Chúa Kitô đã phản ứng cách cương quyết với chước cám dỗ này khi quát nạt thần dữ: “Hãy xéo đi!”(Mt 4,10).

Qua dòng lịch sử và ngay cả hôm nay, chúng ta, Kitô hữu, nhất là những người lãnh đạo rất dễ nghiêng chiều chước cám dỗ này. Để được việc, để khỏi bị gây khó dễ, để có thể hành đạo, để mở mang nước Chúa (!).., thì có thể đã có người đã bắt tay với thần dữ, với thuộc hạ của nó. Cộng tác cách tích cực thì hình như rất ít, nhưng chúng ta rất có thể thỏa hiệp với chúng bằng sự thinh lặng. Thinh lặng trước nạn bất công, trước sự độc quyền, không lên tiếng khi công ích, nhất là khi lợi ích của người nghèo bị xâm phạm… là một hình thức thỏa hiệp không hơn không kém. Phải khẳng định với nhau rằng dù với bất cứ mục đích tốt nào đi nữa cho dù đó là để cho giáo hội được phát triển, cho công việc mục vụ được thuận lợi thì đều phải tuân thủ quy tắc luân lý“mục đích vẫn không thể biện minh cho phương tiện”. Hối lộ luôn là một phương thế xấu. Thế mà chuyện “chạy chọt” để được lập xứ, họ, để được phép xây Nhà Thờ, thậm chí “để được chịu chức”…không phải là chuyện hy hữu của một thời đã qua. Và chúng ta có thể bị cám dỗ dùng chính Lời Chúa để biện minh rằng mình chỉ “dùng tiền của bất chính để mua lấy bạn hữu” ( ! ).

3.Đạt kết quả bằng cách giao khoán hoàn toàn: Khi ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu gieo mình xuống từ nóc đền thờ Giêrusalem là nó cám dỗ Người ỷ lại vào tình yêu của Chúa Cha hoặc bắt Chúa Cha phải làm theo ý riêng mình. Cũng tương tự việc quá ỷ lại vào tình thương của Chúa, khi chúng ta một cách nào đó buộc Chúa phải làm theo ý riêng mình là một hình thức lỗi đức trông cậy. Xin chớ quên rằng ngay từ đầu buổi sáng tạo, Thiên Chúa đã trao phó cho con người, là hình ảnh của Người niềm vinh dự và cũng là bổn phận cộng tác vào chương trình tạo dựng của Người (x.St 1,27-28).

Khoanh tay ngồi chờ cách thụ động và chỉ biết kêu xin mẹ cha ra tay nâng đỡ thì chưa phải là người con ngoan. Ngay cả người đời cũng đã thầm hiểu chân lý“Aide toi, le ciel t’aidera”, đó là hãy nỗ lực gắng sức rồi trời sẽ phù trợ chúng ta. Muốn đạt đến kết quả bằng con đường giao khoán hoàn toàn cho Thiên Chúa là một phương thế không hợp đạo và cũng chẳng phải lẽ chút nào.

Bước vào Chúa Nhật đầu Mùa Chay thánh, bài Tin mừng giáo hội cho trích đọc cả ba năm A, B,C đều tương thật sự kiện Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ trong hoang mạc. Mùa Chay còn được gọi là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Và đối thủ của chúng ta chính là ma quỷ. Nhận diện được chiến thuật của ma quỷ ắt sẽ giúp chúng ta cảnh giác, canh phòng. Xin hãy nhớ chước cám dỗ “duy hiệu năng” là chước cám dỗ thật khó lường mức độ nguy hiểm lẫn sự tác hại. Chúa Kitô không chỉ làm gương cho chúng ta cách thế chống trả chước cám dỗ của thần dữ mà còn giúp chúng ta nhận ra chiến thuật tinh quái của nó.

Không dám to gan khẳng định những ai đã thua chước cám dỗ, nhưng có thể khẳng định rằng ma quỷ không chừa một ai mà không cám dỗ. Cám dỗ duy hiệu năng luôn có đó. Môn đệ không trọng hơn thầy. Ma quỷ đã từng cám dỗ Chúa Giêsu thì các môn đệ của Người là Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Linh mục hay Tu sĩ thì nó cũng chẳng chừa. “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ !” Thiên Chúa không hề cám dỗ ai và chắc chắn Người không bao giờ muốn bất cứ một ai phải sa chước cám dỗ. Như thế cầu nguyện là để ý thức tình trạng đang bị cám dỗ của mình cũng như tình trạng đã sa chước cám dỗ của mình để rồi nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta biết chỗi dậy hoặc biết chiến đấu với chước cám dỗ cách hữu hiệu như Chúa Kitô đã chiến đấu và đã chiến thắng.

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:55 21/02/2010
BẢN ÁN (1)

N2T


Cảnh sát đường sắt trình báo có án mạng trên xe lửa, báo cáo của anh ta có nội dung như sau:

“Người ám sát từ sân ga bước lên toa xe và dã tâm đâm người bị hại năm nhát dao, mỗi nhát đều cực kỳ hung ác. Sau đó từ một cửa toa xe khác đi ra, nhảy xuống đường rày, do đó mà vi phạm “pháp lệnh đường sắt”.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Án mạng xảy ra, tội đã rành rành nhưng không báo cáo về tội trạng giết người, mà lại báo cáo về tội “vi phạm pháp lệnh đường sắt”, thì quả là viên cảnh sát đường sắt này quả dở.

Có những người Ki-tô hữu đi xưng tội, nhưng không đặt trọng tâm vào nguyên nhân làm cho mình phạm tội, mà cứ đưa ra lý do này lý do khác để bàu chữa cho tội mình đã phạm, như thế thì cần gì phải xưng tội nữa, vì tự mình giải tội cho mình là được rồi !

Tội trọng là án mạng của đời sống thiêng liêng của mỗi người Ki-tô hữu, nó là nguyên nhân làm cho linh hồn mình chết trong vòng tay của ma quỷ, cho nên khi đi xưng tội thì khiêm tốn thú nhận tội mình, thành thật thú tội và xin ơn tha thứ của Chúa qua lời giáo huấn của cha giải tội...

Tội trọng giết chết linh hồn chúng ta, do đó mà khi xưng tội thì trình bày rõ “bản án” nguyên nhân phạm tội, chứ không trình bày lý do để chạy tội, như thế mới có thể nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:56 21/02/2010
N2T


30. Con người ta khi bố thí thì lý trí phải tỉnh táo, không để vật dục che lấp.

(Thánh Leo I pope)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 21/02/2010
N2T


371. Khi tâm tình chuyển đổi thì phải chú ý gìn giữ thăng bằng, không được mất đi chính mình.

 
Chỉ phụng sự một mình Thiên Chúa
Lm Phêrô Hồng Phúc
19:25 21/02/2010
CHỈ PHỤNG SỰ MỘT MÌNH THIÊN CHÚA

Trong Tin Mừng của Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, chúng ta thấy một cuộc đối thoại đã diễn ra trong hoang địa giữa Chúa Giêsu và Satan là kẻ đến cám dỗ Chúa Giêsu. Ma quỉ đến cám dỗ dưới ba hình thức:

-Hình thức thứ nhất là mà quỉ cám dỗ Chúa về tính mê ăn uống: Ma quỉ cám dỗ Chúa Giêsu biến đá thành bánh mà ăn (Lc 4,3). Đương nhiên là Chúa Giêsu chiến thắng nhưng điều quan trọng là Ngài dạy cho chúng ta bài học “Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4b). Ngày nay chúng ta thấy khi mà đã có cơm no áo ấm, người ta bắt đầu cần có nhu cầu văn hóa. Và khi nhu cầu văn hóa cao, người ta nghĩ đến nhu cầu tâm linh. Bởi vì con người không chỉ cấu thành những yếu tố vật chất, còn có văn hóa, tư tưởng, tâm linh, lương tâm... Vì vậy khi đáp ứng được về những nhu cầu vật chất, người ta mới thấy cái khác về tư tưởng văn hóa cao hơn. Ngày nay do hội nhập văn hóa, người ta có thể ngồi ở nhà để biết được tin tức mọi mặt trên khắp thế giới. Đó cũng là một nhu cầu về văn hóa, nhưng nhu cầu về tâm linh thì không ai làm thay. Mỗi người phải tự cảm nhận về tâm linh và do đó Chúa dạy “Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Vì mọi lời do con người thì nhân vô thập toàn nhưng lời do Thiên Chúa phán thì là Lời Hoàn Hảo, Lời Hằng Sống (Logos). Do đó người Kitô hữu đến với Chúa để sống bằng Lời Hằng Sống, đó chính là tâm linh được đáp ứng cho chúng ta.

-Hình thức thứ hai là mà quỉ cám dỗ Chúa về tính kiêu ngạo: Vì nếu Chúa Giêsu làm phép lạ trước mặt mọi người để người ta trầm trồ khen ngợi thì đâu phải là ý nghĩa đọc Kinh Tin Kính mà chúng ta tuyên xưng “vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta Người đã từ trời xuống thế” cho nên Chúa Giêsu không làm phép lạ để phô trương nhưng Chúa làm phép lạ để cho con người đem con người vào đức tin để sự sống đời đời. Ma quỉ cám dỗ Chúa về tính kiêu ngạo không được nhưng con cái của Chúa bị ngã thua vì tính kiêu ngạo rất nhiều. Vì người ta tin rằng mình làm được tất cả mọi sự, thậm chí người ta quay lưng lại với Thiên Chúa nghĩa là tuyên bố vô thần và người ta cho con người tự giải quyết được mọi việc. Đó cũng chính là điều để cho thế giới ngày hôm nay cần phải khiêm tốn hơn nữa, để nhận biết thế lực thiêng liêng đang can thiệp giúp đỡ để thế giới của chúng ta tránh đi vào những hận thù oán ghét, những bạo lực mà đem lại sự công chính, sự hòa bình, lòng yêu thương có từ nơi Thiên Chúa.

-Hình thức thứ ba là ma quỉ cám dỗ Chúa về sự hư danh: Ma quỉ nói với Chúa là nếu sấp mình thờ lạy thì cho vinh quang của các đất nước. Nhưng Chúa Giêsu đã đưa ra một chân lý ngàn đời “Ngươi phải phụng sự Thiên Chúa và chỉ phụng sự một mình Ngài mà thôi” (Lc 4,8). Chúng ta là những người đi tìm và thờ lạy Chúa và chỉ phụng sự một mình Ngài. Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta đạt tới vinh quang đích thực, vinh quang của Nước Trời. Bởi vì Nước Chúa là Nước Tình Yêu, Nước Vĩnh Cửu, Nước Hằng Sống. Khi chúng ta đạt tới Nước Tình Yêu ấy, gia đình chúng ta hạnh phúc, tâm linh của chúng ta được bình an, lương tâm của chúng ta cảm thấy được vui vẻ. Và chỉ có Thiên Chúa mới đáp ứng được nhu cầu tâm linh trong tâm hồn của chúng ta mà thôi. Còn tất cả những nhu cầu về vật chất, văn minh luôn luôn gây cho chúng ta một sự thao thức kiếm tìm và luôn thấy mình chưa đạt được nguyện vọng. Và đó cũng là cái khổ khi mà người ta cảm thấy mình luôn luôn thiếu. Nhưng ngược lại, với nhu cầu tâm linh trong Chúa, chúng ta cảm thấy được mãn nguyện. Đó chính là những gì chúng ta cầu nguyện cho nhau, để người Kitô hữu cảm thấy có được Chúa là có được mọi sự, nhất là mùa xuân đã về trên đất nước chúng ta đầy sức sống trong vạn vật, trong khắp không gian mà chúng ta đang được chứng kiến. Và Thiên Chúa chính là Mùa Xuân Vĩnh Cửu, mùa xuân không bao giờ tàn phai.

Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành cho mỗi người chúng ta để chúng ta đạt tới Mùa Xuân Vĩnh Cửu, mùa xuân mà chúng ta nghe Lời Chúa truyền dạy: “Ngươi hãy phụng sự Chúa và chỉ phụng sự một mình Ngài” vì Ngài chính là Mùa Xuân Bất Diệt cho chúng ta. Amen.
 
Tôi Thuộc Về Chúa
Tuyết Mai
21:20 21/02/2010
Tôi Thuộc Về Chúa

Mùa Chay Thánh năm nay (2010) trong tôi cảm thấy có sự thay đổi là lạ, không như những năm trước cũ!? Hình như tôi cũng có phước được sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần chăng!?? Chắc rất nhiều người trong chúng ta không riêng gì tôi, được Chúa Giêsu mời gọi để sống trong tâm tình chay tịnh để ăn năn sám hối tất cả tội lỗi của chúng ta. Không gì nhắc nhở hay cho bằng hằng năm chúng ta bước vào Mùa Chay, đều phải được dự Thánh Lễ Tro, nhắc nhở nhân loại chúng ta, mình chẳng là gì cả!? Chỉ từ tro bụi mà ra, và nhắc nhở chúng ta một sự đi trở về. Trở về với cát bụi, và rồi từ cát bụi đó, Chúa lại khoác cho chúng ta một thân thể mới, hoàn toàn khác với thân thể của trần gian. Một thân thể mà không gì có thể hủy diệt được. Một thân thể mà Chúa thương ban cho chúng ta có được sự sống muôn đời, hạnh phúc miên viễn trọn lành, và thánh thiện, trên Quê Trời. Vì thế mà khi chúng ta còn sống đây, có phải chúng ta rất cố gắng để sống làm sao cho đẹp lòng Chúa? Mà sống đẹp lòng Chúa có nghĩa là chúng ta sống làm sao, thưa anh chị em. Vâng, Chúa dậy rằng thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy, amen.

Cảm tưởng của tôi trong Mùa Chay tịnh năm nay, chắc sẽ có những cám dỗ mà tôi không có thể lường được, nếu không có ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và y rằng là như vậy! Hôm qua là một trận cuồng phong đã xẩy đến cho gia đình tôi? Nói là trận cuồng phong thì tôi có hơi quá đáng thật, bởi lẽ trận cuồng phong này hay xẩy đến trong gia đình của chúng tôi lắm! Nhưng so với mọi cuồng phong của nhiều gia đình thì tôi thấy, trận cuồng phong này cũng không coi là nặng đâu, chắc chỉ ở mức độ 5 là cùng, không đến nỗi 6 hay là 7 thì chắc trốc hết cả nhà cửa đi rồi còn gì!? Được cái "lành" mà Chúa ban cho gia đình chúng tôi thường là trận cuồng phong chỉ phớt qua một giây lát là đổi hướng đi chỗ khác chứ không có ở lâu! Nhưng nói cho cùng thì dù có nhẹ hay nặng nhưng cũng ảnh hưởng về lâu về dài cho tất cả mọi người. Tôi được cái là cái cây chống thật chắc cho mái nhà của chúng tôi không bị trốc và bốc cả đi! Cảm tạ Chúa là Thiên Chúa Nhân lành. Đấy là cái cám dỗ thứ hai mà tôi gặp phải.

Còn cái cám dỗ thứ nhất của tôi là gì thưa anh chị em? Đó là cái miếng ăn miếng uống của tôi, chắc cũng có rất nhiều người giống tôi trong cái điểm này! Nhưng tôi xét nghĩ mình có cố gắng để giữ miệng giữ mồm nhưng với cái bệnh hay quên của tôi, hy vọng Chúa không trách cứ cho bằng nếu chúng ta không chay miệng lưỡi, để giữ lời nói của mình không làm đau lòng hay phiền lòng anh chị em. Tôi nói phải đấy! Nếu chúng ta có lỡ ăn thịt mà biết xin Chúa thứ tha, tôi nghĩ Chúa hiểu và thông cảm, nhưng nếu chúng ta kiêng thịt được mà lời nói xóc óc, mỉa mai, chua như dấm, chát là như thuốc bắc, hay hiểm độc, hại anh chị em, làm nhục, và chửi mắng họ, tất nhiên làm phật lòng Chúa, tôi nghĩ Chúa không tha thứ cho chúng ta đâu! Chúa bảo chúng ta hãy xé lòng chứ đừng xé áo, thật là đúng và thâm sâu vô cùng!?.

Mọi ý nghĩ tốt lành của chúng ta trong Mùa Chay này không ngoài mục đích là giảm bớt sự ăn uống bê tha, bởi tham ăn uống thường đem đến chuyện nhậu nhẹt, nói năng buông thùa tục tĩu, vì rượu vô thì lời ra, điều này thì ai cũng biết cả! Kiêng ăn kiêng uống giúp chúng ta giữ điều độ cho sức khoẻ của chúng ta, như ông bà mình hay nói là "ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn", vì thế cho nên sự kiêng cữ ăn uống cũng giúp chúng ta được nhẹ đi và làm cho tâm trí của chúng ta sáng suốt hơn, tìm về cuộc sống tâm linh chay tịnh được đạt hơn và không khó khăn như chúng ta nghĩ??

Còn cuộc sống trong gia đình của chúng ta thì sao!? Đâu phải chỉ biết kiêng ăn uống và kiêng thịt là đủ đâu!? Chúng ta phải biết nhường nhịn tuy dù thường ngày chúng ta đã nhường nhịn và nhún nhường như không còn nhún nhường được nữa! Ấy vậy mà nếu chúng ta có lòng cố gắng hơn nữa, Chúa sẽ giúp sức cho chúng ta. Tội lắm tôi thấy có rất nhiều gia đình mà tôi được biết, họ sống làm sao ấy! Vợ chồng thì chê bai lẫn nhau, con cái thì giữa cha mẹ không thông cảm được lẫn nhau, mạnh ai nấy sống, một cuộc sống thật ích kỷ và cô đơn làm sao ấy! Sáng ra thì cả nhà tản mát đi hết, cha mẹ thì đi đến công sở làm, con cái thì đứa đi làm, đứa đi học, còn đứa thì đi lông bông không nghề không ngỗng, và v.v.v.

Chiều tối về nhà thì ông chui vô phòng coi TV suốt buổi không phụ vợ phụ con làm bất cứ một việc gì cả! Còn bà thì đầu tắt mặt tối làm cơm hầu chồng hầu con, mệt phờ râu tôm thì thời giờ đâu mà nói mà rằng gì được với ai!? Con học thì không có sức hay đủ trình độ mà giúp con làm bài tập. Đứa lớn hơn thì vì học nhiều quá nên cũng không giúp gì mẹ trong việc cơm nước vì cháu vừa làm toàn thời gian và học bán thời gian. Còn cái đứa công không rỗi nghề cũng vào phòng đóng cửa ngoài cái chơi game thì không biết nó làm cái giống gì bên trong ấy! Phải như ông chồng bớt cái hưởng thụ một chút cùng với mẹ giúp con cái trong gia đình gom lại với nhau trong một phòng khách, thì có phải gia đình sẽ hạnh phúc, đầm ấm, và vui vẻ hơn chăng!?? Ai cũng biết gia đình là quan trọng, là nơi chúng ta sống thật, sống trong tình thương, sống trong yên ấm và tin tưởng nhau, vì ngoài đời thì đầy xảo trá, gian manh, lừa lọc, tranh dành, ghen ghét, và chống đối lẫn nhau từng ngày từng giờ? Thiết tưởng gia đình là nơi chúng ta sẽ cho chúng ta sự đầm ấm và hạnh phúc, giữa ông bà, cha mẹ, con cái, và cháu chắt? Nên một sự nhịn thì chín sự lành, câu này không bao giờ sai, phải không thưa anh chị em? Ngay cả Mẹ Thánh Teresa cũng khuyên chúng ta rằng hãy ăn ở vui vẻ thuận hòa, trước là phải trong gia đình, sau mới là người hàng xóm sống sát kề bên mình, thật là phải đạo và thật là điều hay lẽ phải chúng ta nên nghe. Chứ nếu chúng ta làm ngược lại thì chúng ta có phải đang sống ngược lại với định luật của một gia đình hay không? Và lời hay thì để lại ngàn đời cho hậu duệ một câu mà bất hủ cha ông đã dậy là "Tề gia, trị quốc, mới bình thiên hạ được". Chứ gia mà không tề được, thì làm sao trị quốc cho yên, để mà thiên hạ được ấm no sống trong hòa bình và hạnh phúc.

Nhân dịp Mùa Chay năm nay, những gì Chúa Thánh Thần nhắc nhở tôi "làm việc lành tránh làm điều dữ", cũng muốn cùng được chia sẻ với anh chị em, vì Chúa muốn tất cả chúng ta nên thánh, chứ không tốt lành gì nếu chúng ta nên thánh một mình. Giữ chay trong tấm lòng thì tốt hơn là giữ chay ở bề ngoài như những phường đạo đức giả mà xưa Chúa thường lên án họ. Vì dù việc lành chúng ta làm thật nhỏ mọn là cho ai một lời khuyên, an ủi những người cần được an ủi, cho nụ cười đến những ai đang khóc lóc, cho một đồng chia sẻ hơn là 100 đồng bố thí, tìm đến những ai đang bị đời bỏ rơi, cho miếng ăn đến những ai không có, cho người áo mặc khi ngoài trời gió rét, cho khách đỗ nhà, và bao nhiêu điều lành thánh mà trái tim chúng ta biết thổn thức và biết trao tặng. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tĩnh Tâm Mùa Chay trên Internet
LM Giuse Vũ Tiến Tặng
09:12 21/02/2010
Tĩnh Tâm Mùa Chay trên Internet

Đây là năm thứ tám liên tiếp, anh em tu sĩ Dòng Đaminh có tu viện tại Lille, Miền Bắc nước Pháp, giới thiệu một « cuộc tĩnh tâm trong Thành Phố » được diễn ra bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro, ngày 17 tháng hai đến hết ngày 4 tháng tư với chủ đề: « Chân lý sẽ giải thoát anh em ».

Đó là một cuộc tĩnh tâm Mùa Chay được giảng trên internet. Năm ngoái hơn 27.000 người đã tham gia. Ghi danh miễn phí và được thực hiện tại địa chỉ: www.retraitedanslaville.org.

Ba đường hướng được giới thiệu: những bài nguyện gẫm hàng ngày được nhận qua email hay tra cứu trực tiếp trên trang mạng; cầu nguyện bằng lời ca tiếng hát của các anh em tu sĩ Dòng Đaminh tại Lille, cũng được tra cứu trên trang mạng; ngoài ra tại địa chỉ trang điện tử « tĩnh tâm trong Thành Phố » còn có thể đặt những câu hỏi thiêng liêng với một nữ tu hay một nam tu sĩ, hoặc để lại những ý chỉ cầu nguyện.

Mục đích của sáng kiến này, theo các nhà tổ chức, là để tiếp cận với những người thuộc mọi hoàn cảnh, lại vừa tạo điều kiện cho họ sống Mùa Chay ngay tại văn phòng, tư gia, hay cả khi di chuyển trong các phương tiện giao thông công cộng…lại vừa khai thác triệt để khả năng đem lại của internet, để làm nên một không gian đích thực cho việc Phúc Âm hóa qua đó vị trí Lời Chúa hiện diện ở mọi nơi chốn ».

Trong số những điều mới mẻ của năm nay 2010, anh em tu sĩ Đaminh cho biết còn có sự tham dự của các nữ tu dòng kín Đaminh thuộc đan viện Beaufort, vùng Bretagne. Các nữ tu này sẽ đảm nhiệm một tuần tĩnh tâm với những bài suy niệm và những buổi cầu nguyện.

Hơn nữa, những người tham gia tĩnh tâm sẽ khám phá trực tuyến mỗi Chúa Nhật mục truyện tranh Kinh Thánh được thực hiện bởi các tác giả Công Giáo. Cách thức đặc thù này nhằm trợ giúp cho việc đọc và suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật.

Sau cùng, mục « Hãy dạy chúng con cầu nguyện » đề xuất mỗi tuần khám phá cầu nguyện tại một nơi chốn bất chợt nào đó ngay trong các sinh hoạt hàng ngày.

Để quảng bá cho cuộc « Tĩnh tâm trong Thành Phố » 2010, anh em tu sĩ Dòng Đaminh đề nghị xem một đoạn phim ngắn tại địa chỉ:

http://www.dailymotion.com/video/xc3rgy_retraite-dans-la-ville-2010_creation
 
Kinh Truyền tin chúa nhật đầu mùa Bốn Mươi
Bình Hòa
10:02 21/02/2010
Kinh Truyền tin chúa nhật đầu mùa Bốn Mươi

Trong tiếng Việt, mùa phụng vụ chúng ta đang sống được gọi là “Mùa Chay”, tuy rằng chúng ta chỉ giữ chay có hai ngày. Danh xưng trong tiếng latinh là “Quadragesima” có nghĩa là 40 ngày, con số mang ý nghĩa tượng trưng, nhắc lại không những là thời gian 40 năm hành trình của dân Israel trên hoang điạ trước khi vào Đất hứa, mà còn là thời gian hai ông Mosê và Êlia rút lui vào nơi hoang vắng trước khi hội ngộ với Thiên Chúa trên núi Horeb, nhất là thời kỳ đức Giêsu chuẩn bị thi hành sứ vụ. Theo gương đó, vào các thế kỷ đầu tiên Hội thánh đã ấn định 40 ngày làm thời kỳ cho các dự tòng chuẩn bị lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng phục sinh, rồi dần dần mở rộng cho tất cả các tín hữu theo gương đức Giêsu đi vào nơi cô tịch để lắng nghe Lời Chúa, canh tân cuộc sống và chiến đấu với các chước cám dỗ. Đó là nội dung của bài huấn dụ của đức thánh cha trưa chúa nhật đầu muà Bốn Mươi.

Anh chị em thân mến

Hôm thứ tư vừa qua, với nghi thức thống hối của việc xức tro, chúng ta đã bắt đầu mùa Bốn Mươi, thời kỳ canh tân tinh thần để chuẩn bị mừng lễ Chúa Phục sinh. Thế nhưng bước vào hành trình Bốn mươi có nghĩa là gì? Chúng ta có thể tìm thấy lời giải thích nơi bài Tin mừng của chúa nhật thứ nhất hôm nay, thuật lại những cơn cám dỗ của Đức Giêsu trong hoang địa. Thánh sử Luca viết rằng sau khi lãnh phép rửa của ông Gioan, đức Giêsu, đầy tràn Thánh Linh, đã đi xa sông Giorđanô, và được Thánh Linh dẫn vào hoang điạ trong bốn mươi ngày để chịu ma quỷ cám dỗ” (Lc 4,1-2). Thật rõ ràng là sự cám dỗ không phải là chuyện ngẫu nhiên, nhưng do một sự lựa chọn của đức Giêsu muốn đi theo sứ mạng mà Chúa Cha uỷ thác, sống trọn vẹn thực trạng của Người Con yêu dấu, hoàn toàn tin tưởng vào Cha. Đức Kitô đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và khỏi cơn mê hoặc muốn thiết kế cuộc sống gạt bỏ Thiên Chúa ra ngoài. Đức Kitô đã thể hiện điều này không phải bằng những tuyên ngôn rầm rộ, nhưng bằng cách đich thân đối kháng với tên Cám dỗ, cho đến Thập giá. Tấm gưong này có giá trị cho tất cả mọi người: thế giới này có thể trở nên tốt đẹp hơn bắt đầu từ việc canh tân bản thân, bằng cách – nhờ ơn Chúa - thay đổi điều lệch lạc trong đời sống của mình.

Trong số ba cơn cám dỗ mà Satan đưa ra cho đức Giêsu, điều thứ nhất bắt nguồn từ cơn đói, nghĩa là từ nhu cầu vật chất: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy nói với đá này trở thành bánh đi”. Nhưng đức Giêsu đáp lại bằng câu Kinh Thánh: “Con người sống không chỉ bằng cơm bánh mà thôi” (Lc 4,3-4; x. Đnl 8,3). Thế rồi ma quỷ trỏ cho đức Giêsu các vương quốc trên thế giới và nói: “tất cả những điều này sẽ thuộc về ông, nếu ông bái phục thờ lạy ta”. Đây là cuộc lường gạt của chức quyền, và đức Giêsu đã lật tẩy và xua đuổi: “ Ngươi hãy thờ lạy Thiên Chúa và chỉ bái phục Ngài mà thôi” (x. Lc 4,5-8; Đnl 6,13). Không thể nào thờ lạy chức quyền nhưng chỉ có thể thờ lạy Thiên Chúa, chân lý và tình thương mà thôi. Sau cùng, tên cám dỗ đề nghị đức Giêsu hãy thực hiện một phép lạ hoành tráng: nhảy từ tường thành cao của đền thờ và để cho các thiên sứ đến cứu đỡ, như vậy thiên hạ sẽ tin theo Người. Nhưng đức Giêsu đáp lại rằng không bao giờ được thử thách Thiên Chúa (xc. Đnl 6,16). Chúng ta không được phép “làm cuộc thử nghiệm” trong đó Thiên Chúa buộc phải trả lời và tỏ lộ rằng mình là Thiên Chúa. Chúng ta phải tin vào Thiên Chúa, chứ không được phép dùng Thiên Chúa như chất liệu để chúng ta làm cuộc thử nghiệm! Luôn dựa theo Kinh Thánh, Đức Giêsu trưng dẫn tiêu chuẩn chân chính thay thế cho các tiêu chuẩn phàm nhân: đó là sự vâng phục, việc hoà hợp với ý định của Thiên Chúa là nền tảng cuộc sống chúng ta. Đây cũng là một bài học cơ bản cho chúng ta: nếu chúng ta mang Lời Chúa trong trí và trong lòng, nếu Lời Chúa thấm vào đời ta, nếu chúng ta tin tưởng vào Chúa, thì chúng ta có khả năng kháng cự hết mọi thứ lường gạt của Tên cám dỗ. Ngoài ra, toàn thể bài trình thuật trình bày cho thấy một bức chân dung của đức Kitô như là ông Ađam mới, người Con Thiên Chúa khiêm tốn và tùng phục Chúa Cha, khác hẳn với ông Ađam và và Eva xưa kia trong vườn Địa đàng đã chiều theo lời dụ dỗ của ma quỷ, muốn trở nên bất từ không cần đến Chúa.

Mùa Bốn Mươi như là thời kỳ “rút lui”, trong đó chúng ta trở về với chính mình và lắng nghe Lời Chúa, đế chiến thắng những cơn cám dỗ của Tà thần và tìm ra sự thật của cuộc đời. Một thời kỳ nói được là “chiến đấu” tinh thần cùng với Chúa Giêsu, không phải với kiêu ngạo và cậy sức mình, nhưng bằng cách dùng những khí giới của đức tin, đó là việc cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, sám hối. Nhờ thế mà chúng ta có thể tiến đến việc cử hành lễ Chúa Phục sinh cách chân thực, sẵn sàng lặp lại những lời hứa khi lãnh bí tích Rửa tội. Xin Mẹ Maria giúp chún ta, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, biết sống cách hân hoan và hữu ích thời kỳ ân sủng này. Xin Mẹ chuyển cầu đặc biệt cho tôi và các cộng sự viên của giáo triều Rôma, chiều này bắt đầu cuộc Tĩnh tâm.
 
Đại kết tử đạo
Vũ Văn An
18:49 21/02/2010
Ngày 25 tháng Giêng vừa qua, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 470 của Thánh Edmund Campion, tạp chí America của các cha Dòng Tên Mỹ đã trao tặng Tiến Sĩ Rowan Williams, tổng giám mục Canterbury (Anh Giáo), Huy Chương Campion năm 2009 vì các thành tựu vĩ đại của vị giáo chủ này trong lãnh vực văn học Kitô Giáo. Vị tổng giám mục này được vinh danh vì các trước tác của ngài trong địa hạt thần học, hộ giáo, phê bình văn học và văn hóa, thi ca và dịch thuật. Trong lời giới thiệu, linh mục Drew Christiansen, S.J., chủ bút tờ America, đã ghi nhận rằng các trước tác của tổng giám mục Williams “đã nâng cao khả năng tiếp thu siêu việt của người đọc, mở cửa tâm trí họ đón nhận mạc khải và chẩn đoán các tật bệnh thiêng liêng đang làm què quặt nền văn hóa hậu Kitô Giáo của ta”.

Theo cha Christiansen, vinh danh một vị giáo chủ hàng đầu của Anh Giáo bằng một huy chương mang tên vị tử đạo Dòng Tên của Phong Trào Cải Cách Anh Giáo là một hành vi “đại kết tử đạo” (martyrial ecumenism) theo tinh thần của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đối với vị giáo hoàng này, chứng tá Kitô Giáo của các vị tử đạo Thệ Phản và Công Giáo chỉ cho ta thấy “con đường dẫn tới hợp nhất”. Trong đáp từ tiếp nhận huy chương, tổng giám mục Williams nhận định rằng: “tử đạo là khẳng định một chứng tá sâu sắc về chiều sâu của khả thể nhân bản đối diện với điều, trong nhiều hoàn cảnh, xem ra chỉ là một tội ác khôn lường”. Tổng giám mục, sau đó, cho rằng tha thứ, hòa giải và hy vọng là “sự đóng góp thích đáng của Kitô hữu vào văn hóa, chính trị và đại kết”. Dưới đây là nguyên văn lời phát biểu của TGM Williams:

“Đối với tôi, hiện diện ở đây hôm nay là một niềm sảng khoái lớn lao và là một vinh dự hoàn toàn bất ngờ; và do đó, bổn phận đầu tiên của tôi là từ trái tim, xin hết sức nhiệt thành cám ơn tạp chí America, cám ơn các tu sĩ Dòng Tên, cám ơn toàn thể qúy vị đang hoan nghinh tôi tại đây. Cám ơn qúy vị về hành vi đầy đại lượng và tình đồng đạo đại kết này.

Hẳn qúy vị đã từng nghe nói tới hạn từ “đại kết tử đạo” và đối với tôi, điều nó muốn phát biểu là điều hoàn toàn chủ yếu đối với sự sống của Giáo Hội Kitô Giáo. Kể từ giây phút Thánh Phaolô nhận ra nơi Chúa Kitô khuôn mặt các nạn nhân của mình, thì điều ấy đã trở thành một chiều kích sâu sắc cho sự thánh thiện của Kitô Giáo: tức khả năng có thể đến với các anh chị em của mình trong thống hối và tiếp nhận ơn thánh Chúa chào đón từ những người ta từng xúc phạm hay loại trừ. Khi các giáo hội của chúng ta học cách cử hành một cách đầy đủ và hân hoan các vị tử đạo của nhau, như họ từng bắt đầu làm như hiện nay, thì cái giây phút trở lại của Thánh Phaolô quả đã sống lại vậy. Và vì hôm nay đúng là ngày lễ Thánh Phaolô Trở Lại, thiết nghĩ không còn gì thích đáng hơn cho tư duy ta bằng suy niệm điều đó.

Cách nay mấy năm, tôi có đi thăm Uganda và được đưa tới một thánh đường đồ sộ từng ghi dấu địa điểm tử hình của các vị tử đạo Công Giáo La Mã đầu tiên tại Uganda trong thế kỷ 19, vì bàn thờ tại đó được xây trên chính nơi các ngài bị thiêu sống. Tôi thăm nơi đó trong tư cách một người hành hương Anh Giáo, nhưng vì vội vàng, nên đã mặc cả phẩm phục giáo sĩ. Và khi một đoàn đông đảo các trẻ em Phi Châu kéo nhau vào nhà thờ, linh mục tại đó, người đã hướng dẫn tôi thăm đó đây, quay về phía tôi một cách thân tình và nói: ‘tôi hy vọng ngài sẽ nói với các em đôi lời’ (những lời mà nhiều giáo sĩ được dạy để mà phát khiếp!). Nhưng đối với tôi, đó quả là thời điểm của đại kết tử đạo. Quả là một hồng ân được cử hành ngay tại nơi chốn đáng ghi nhớ ấy các vị tử đạo của một giáo hội chị em, vì biết rằng Chúa Kitô chịu đóng đinh, mà vì Người, các vị tử đạo kia từng chịu chết, không phải là sở hữu của bất cứ định chế hay cộng đồng nào, mà là sở hữu của Thiên Chúa Cha và là của chung nhân loại.

Tu sĩ Dòng Tên và Thi Sĩ Avon (Shakespeare)

Edmund Campion vốn có một vai trò đặc biệt trong các quan tâm của tôi vì xưa nay tôi vẫn ám ảnh bởi lý thuyết cho rằng William Shakespeare, lúc còn trẻ, có sống ít tháng trong gia đình một nhà qúy tộc Công Giáo tại Lancashire và gia đình đó vốn được Edmund Campion năng lui tới viếng thăm trong cùng khoảng thời gian đó, nghĩa là giữa hai năm 1580 và 1581. Chúng ta biết rằng Campion quả có tới Lancashire và sống ít lâu tại Houghton Hall. Và chúng ta cũng biết rằng trong số các người giúp việc tại Houghton Hall có một thanh niên tên là William Shakeshafte. Các học giả thế kỷ 20 từng khai triển một lý thuyết cho rằng cậu thanh niên Shakespeare đã được chở tới miền bắc để học nghề quản lý trường học lúc sự hiện diện của cậu ở vùng Midlands gây rắc rối vì nhiều lý do. Tôi không biết điều ấy có thực hay không và dĩ nhiên điều rõ ràng là không một ai trong chúng ta biết chắc điều đó. Nhưng nhiều lần tôi đã thử tưởng tượng ra cuộc đàm thoại có thể có giữa chàng tuổi trẻ Shakespeare và tu sĩ Dòng Tên trung niên này trên đường ông đi chịu chết vì đạo.

Shakespeare là một người luôn muốn khẳng định với thế giới rằng trong nhân tính, có một cái gì đó còn hơn là người ta vốn nghĩ. Vua Lear từng đặt câu hỏi: “Phải chăng con người không có gì ngoài cái đó?”. Quan điểm đầy trí tưởng tượng của Shakespeare dĩ nhiên là câu trả lời phủ định cho câu hỏi đó. Nhân tính không bao giờ chỉ là điều này hay điều nọ. Nhân tính có nhiều khả thể, do ơn thánh thúc đẩy và lên khuôn, và những khả thể ấy bất tận, khôn lường, đầy mầu nhiệm và đáng sợ, cả tốt lẫn xấu. Một điều ta không bao giờ có thể nói về nhân tính là giờ đây ta đã biết hết những điều cần biết về nó.

Tôi thích nghĩ rằng vị linh mục đang trên đường đi tử đạo kia có lẽ đã gieo một hạt giống nào đó ở đấy. Tử đạo là điều quá đáng, quá lạm và điên rồ. Tử đạo là một khẳng định sâu sắc về chiều sâu của khả thể nhân bản đối diện với điều, trong nhiều hoàn cảnh, xem ra chỉ là một tội ác khôn lường. Tử đạo khẳng định rằng có một cái gì đó đáng để ta chết cho. Nó là ơn thánh, là tình yêu, là lòng trắc ẩn vô bờ của Thiên Chúa. Nếu Shakespeare là một người Công Giáo La Mã, hẳn ông phải là một người Công Giáo La Mã rất tồi. Và nếu ông quả là một tín hữu Anh Giáo, thì hẳn ông cũng sẽ là một tín hữu Anh Giáo rất tồi! Tôi tin chắc rằng như nhiều người thuộc thời đại ấy, dù tốt bụng với ông mấy cũng thấy ông khá mơ hồ về hệ phái tôn giáo của mình. Ấy thế nhưng, một cái gì đó thuộc cái nhìn hết sức căn để, hết sức công giáo, hết sức chính thống, một cái gì đó thuộc tính khôn lường của ơn thánh tự trồi lên sâu sắc hơn cả cái hố thẳm của cuộc nổi loạn và sự ác của con người, vẫn bàng bạc trong các kịch bản của ông, ngày càng nhiều với tuổi đời.

Chính trong số các vở kịch cuối cùng của ông, ta nghe thấy tiếng kèn đồng Kitô Giáo kêu gọi “Tha thứ là ngôn từ cho mọi người”. Và điều ấy đưa ta trở về với đại kết tử đạo. Tử đạo là một hình thức của “quá trớn” Kitô Giáo, một khẳng định về phẩm giá và vinh quang, một khải huyền của vinh quang, có thể bộc lộ bằng khuôn mặt nhân bản. Nhưng tha thứ cũng thế. Một trình thuật có tính chức năng, giảm thiểu về các liên hệ nhân bản không bao giờ có khả năng đương đầu được với tha thứ, với ơn thánh căn để, với sáng tạo mới vốn là việc Thiên Chúa tái dựng sau khi con người phạm tội và thất bại.

Bởi thế, nếu trả lời cho câu hỏi “Phải chăng con người chỉ có thế?” rằng “Không, con người còn hơn thế nữa” thì khả năng tử đạo đơn thuần chỉ là một khía cạnh của khả năng bất tận biết cho mình đi, mà tha thứ tự nó là hình thức có sẵn trong từng người và trong mọi người chúng ta: nó là cái phạm vi bao la của khả năng tự cho đi, một hình ảnh của Thiên Chúa ở trong ta. Và khi chúng ta, trong tư cách tín hữu Kitô Giáo, biết cố gắng dấn thân vào xã hội quanh ta, vào văn hóa, chính trị, kinh tế thời ta, điều ta muốn thực hiện không đơn thuần chỉ là đặt trước nền văn hóa ấy các đề cương của chúng ta về Thiên Chúa. Nhưng là cho nền văn hóa ấy thấy chiều sâu các khả thể của con người: là nói với nền văn hóa ấy rằng nhân tính còn hơn điều này điều nọ; là nói với nó rằng cho mình đi trong cái chết và hy sinh là điều con người nhân bản có thể làm được; là nói với nó rằng tha thứ và hoà giải là điều con người nhân bản nào cũng làm được.

Cách nay mấy tháng, tôi có viếng thăm Nhật Bản, và để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm ấy, tôi tìm đọc ít bài mà cố linh mục Pedro Arrupe từng viết về kinh nghiệm của ngài tại Nhật Bản lúc xẩy ra các vụ ném bom năm 1945. Trong lúc đọc như thế, tôi bắt đầu càng lúc càng hiểu sâu sắc hơn nhờ đâu một người được đào tạo trong truyền thống Dòng Tên như Campion đã có thể nhìn vào trái tim, vào hố thẳm của tội ác, mà vẫn thấy được phía bên kia. Đối diện với những phi nhân không bút nào tả xiết, Pedro Arrupe vẫn có khả năng làm chứng cho chủ nghĩa nhân bản, cho đỉnh cao hy vọng vốn là sự đóng góp thích đáng của Kitô hữu cho văn hóa, cho chính trị và cho đại kết.

Tôi tin rằng người nhận huy chương này lần đầu tiên chính là Jacques Maritain. Maritain, người theo tôi cũng là một ảnh hưởng vĩ đại về trí thức và tâm linh, từng viết cuốn sách thời danh tựa là Nhân Bản Thuyết Toàn Diện (Integral Humanism), và xem ra, cuối cùng đó chính là điều hiện ta đang suy tư về: nhân bản thuyết là toàn diện vì nó từ khước không chịu làm ngơ chiều sâu của khả thể nhân bản, dù là để phục vụ điều thiện hay điều ác; một nhân bản thuyết chỉ toàn diện khi biết nhìn ra khả năng của những con người nhân bản biết toàn diện hóa mình, biết tụ lại với nhau bằng tình yêu và tha thứ khôn lường của Thiên Chúa.

Bởi thế, khi hết lòng biết ơn và khiêm hạ chấp nhận huy chương cao qúy này, tôi muốn cùng với toàn thể qúy vị cử hành sự kiện này “tha thứ là ngôn từ cho mọi người”, sự kiện mọi người đàn ông và mọi người đàn bà đều không phải chỉ là điều này hay điều nọ, sự kiện trong trái tim ta Thiên Chúa đã đặt hình ảnh của Người, nghĩa là khả năng biết hoà giải và khả năng biết cho đi một cách hoàn toàn và triệt để. Chúng ta vốn yêu, vốn nhìn nhận và cử hành việc cho đi ấy, niềm cảm thương ấy, việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro ấy nơi các thánh như Edmund Campion. Chúng ta cũng cử hành chúng trong những bậc thiên tài như William Shakespeare, hay Shakeshafte (1). Chúng ta cũng cử hành chúng trong cuộc đời nhiều người ta được diễm phúc quen biết, trong đó nhiều vị thuộc anh em Dòng Tên trong thời đại ta, dĩ nhiên, đều là người từng hiến mình nhiều cách cho cái nhìn trên. Và tôi xin kết thúc bằng cách bày tỏ niềm hy vọng bền bỉ và hàng ngày của tôi cũng như lời cầu nguyện để chúng ta mỗi ngày mỗi tìm ra phương thế, nhờ tinh thần đại kết tử đạo và nhiều tình đồng đạo khác, biết tụ hội với nhau để cùng cử hành hồng ân Thiên Chúa cũng như mục tiêu của Người trong khi ta mừng lễ các thánh của Người.

Ghi chú

(1) William Shakeshafte có phải là William Shakespeare hay không, xin xem

John Mortimer, "William Shakeshafte, international man of mystery", The Observer, Sunday 14 November 1999; và Robert Bearman, "Was William Shakespeare William Shakeshafte?", Shakespeare Quarterly - Volume 53, Number 1, Spring 2002, pp. 83-94
 
Niên giám thống kê Tòa Thánh năm 2010 cho thấy tình hình Giáo Hội tăng trưởng khiêm tốn
Nguyễn Long Thao
19:00 21/02/2010
Vatican City 20/02/10.- Tòa Thánh Vatican vừa cho công bố niên giám năm 2010 vào sáng thứ Bảy 20 tháng 2 năm 2010. Theo thống kê trong niên giám từ năm 2007 đến 2008 số người Công Giáo trên toàn thế giới tăng 19 triệu người.

Theo niên giám trong năm 2009 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã thiết lập thêm 9 giáo phận mới và bổ nhiệm 169 tân Giám Mục.

Tính tới cuối năm 2008, tổng số người đã được rửa tội là 1tỷ166 triệu người, chiếm 17.4% dân số toàn cầu.

Tổng số Giám Mục trên toàn thế giới trong năm 2008 là 5,002 vị, tăng 1.13%

Tổng số Linh Mục trong năm 2000 là 405,178 vị và năm 2008 là 409,166 vị, gia tăng 3978 vị Linh Mục trong 8 năm.

Về phân phối hàng giáo sĩ trên toàn thế giới trong năm 2008, người ta thấy 47% số linh mục phục vụ tại Âu Châu, 30% tại Mỹ Châu, 13.2% tại Á Châu; 8.7% tại Phi Châu, 1.2% tại Đại Dương Châu.

Niên Giám Thống Kê cũng cho biết số nam nữ tu sĩ trên toàn thế giới bị giảm bớt

Năm 2000 số tu sĩ là 801,185 vị. Đến năm 2008 số nam nữ tu sĩ là 739,067, giảm 62,118 người trong 8 năm. Căn cứ theo các châu lục, nam nữ tu sĩ tại Âu châu giảm 17.6 %, Mỹ Châu giảm 12.9%, Đại Dương Châu giảm 14.9%. Riêng Á Châu và Phi Châu, số nam nữ tu sĩ tăng khá, lên đến hàng 2 con số.

Về số chủng sinh năm 2007 có 115,919 thầy. Năm 2008 là 117,024 thầy, tăng 1,105 thầy trong một năm. Tại Á Châu, Phi Châu và Đại Dương Châu, số chủng sinh gia tăng nhưng tai Âu Châu số chủng sinh giảm 4.3% trong khi đó tại Mỹ Châu số chủng sinh không tăng không giảm.

Niên Giám Thống Kê của Tòa Thánh năm 2010 sẽ được bán cho công chúng ngày gần đây
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI dành nguyên tuần này để cầu nguyện
Bùi Hữu Thư
19:27 21/02/2010
Tất cả các buổi tiếp xúc và triều kiến đều được hủy bỏ

ROME, Chúa Nhật 21 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Vào đầu Mùa Chay, Đức Thánh Cha Benedict XVI dành nguyên một tuần để cầu nguyện, bằng phương pháp “Linh Thao,” như rất nhiều nam nữ tu sĩ, linh mục hay giáo dân thường làm. Trong tuần này, tất cả các buổi tiếp xúc và triều kiến đều được hủy bỏ.

Cuộc cấm phòng được khởi sự vào buổi chiều Chúa Nhật này. Đức Thánh Cha cùng với các cộng sự viên của ngài trong giáo triều Rôma, đã tham dự như ngài đã loan báo trước kinh Truyền Tin, và đã cầu xin sự cầu bầu của Đức Nữ Đồng Trinh Maria.

Năm nay, các bài thao luyện được linh mục Salesien don Enrico dal Covolo giảng trong nguyện đường Redemptoris Mater trong dinh Vatican. Các bài này có chủ đề: “'Các bài học’ của Thiên Chúa và Giáo Hội về ơn gọi linh mục.”

Cũng như cha don Enrico dal Covolo đã giải thích (xem bài phỏng vấn với Zenit ngày 19 tháng 2), trong cuộc cấm phòng này, các bài suy niệm buổi sáng dành cho các “Bài học của Chúa”, nghĩa là lectio divina, việc suy niệm về các đoạn Thánh Kinh, theo bốn giai đoạn: bài đọc, suy niệm, cầu nguyện và chiêm niệm.

Buổi chiều dành cho “Các bài học của Giáo Hội,” nghiã là các gương mẫu thánh thiện của các linh mục trong suốt lịch sử Giáo Hội.

Các bài thao dượt được khởi sự lúc 6 giờ chiều với việc đặt Mặt Nhật Thánh Thể trên bàn thờ, kinh chiều, suy niệm mở đầu, chầu Thánh Thể, và phép lành Thánh Thể.

Đức Thánh Cha bắt đầu mỗi ngày bằng việc đọc kinh sáng rồi thánh lễ. Vào lúc 9 giờ sáng, ngài cùng các cộng sự viên tới nguyện đường Redemptoris Mater, đã được trang hoàng năm 2000 bởi các bức họa cẩn đá men do linh mục Marko Ivan Rupnik s.j. thực hiện, nơi đây ngài đọc kinh chiều và bài suy niệm thứ nhất.

Bài suy niệm buổi chiều được bắt đầu lúc 5 giờ. Sau đó là kinh chiều, chầu Thánh Thể và Phép Lành Thánh Thể.

Cha Don Covolo đã giải thích mục tiêu của các bài tập Linh Thao là để “tái thiết trật tự trong đời sống,” như lời của Thánh I-Nhã thành Loyola, sự phụ của các bài tập Linh Thao đã nói.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Cao Niên CĐCGVN - Nam Úc Mừng Tân Niên
Jos. Vĩnh SA
01:57 21/02/2010
Hội Cao Niên CĐCGVN – Nam Úc Mừng Tân Niên

Lúc 11 giờ 30’ sau thánh lễ sáng Chúa Nhật ngày 21/02/10. Hội Cao Niên Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam _ Nam Úc đã tề tựu về hội quán Việt Hương của Cộng Đồng tham dự tiệc Mừng Xuân và Chúc Tuổi nhau.

Hiện diện trong bữa tiệc có nhiều vị quan khách như: Đ/ô. Paul Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng đại diện Ban Tuyên Úy, Ô. Nguyễn Quốc Hiệp chủ tịch Cộng Đồng cùng với nhiều vị thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ.

Xin bấm vào đây để coi hình

Mở đầu Ô. Hội Trưởng Phạm Khánh Tường đã ngỏ lời chào mừng và chúc Tết đến các quan khách và các hội viên, và đặc biệt ông cũng thông báo đến các hội viên 2 tin buồn đầu năm, để mọi người tưởng nhớ và cầu nguyện cho một hội viên vừa mới qua đời tuần qua và sẽ an táng trong tuần này, đồng thời ông cũng đại diện hội, phân ưu đến một hội viên có 1 người quí tử, mới đột ngột qua đời ở tuổi 48. Đó hai tin buồn của hội, khi mới bước vào đầu xuân năm mới.

Kế đến Đ/ô Minh Tâm đã lên ban huấn từ và chúc tết các hội viên, sau đó Đưc Ông đã cầu nguyện và chúc lành cho tất cả các của ăn trước khi khai tiệc.

Có khoảng gần 100 hội viên đến tham dự. Xen kẽ là phần văn nghệ giúp vui. Các hội viên đã đua nhau ghi tên lên hát Karaoké, với những giọng ca vịt già “Cây nhà lá vườn” khiến cho bữa tiệc thêm phần vui nhộn, hòa lẫn những nụ cười ngất ngây mừng xuân, quên đi lúc tuổi già.

Bữa tiệc chấm dứt vào lúc 01 giờ 30’ chiều cùng ngày, trong bầu không khí vui tươi, vào một buổi chiều ấm áp của mùa hè, nơi vùng trời Nam Úc.
 
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Đệ gặp doanh nhân Công Giáo Thái Bình đầu năm mới
Trường Giang
09:01 21/02/2010
ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐỆ GẶP MẶT DOANH NHÂN CÔNG GIÁO THÁI BÌNH ĐẦU NĂM MỚI 2010

Sáng ngày 19/02/2010 (mồng 6 tết), Đức Giám mục Thái Bình gặp gỡ, trao đổi và dâng thánh lễ cầu nguyện cho các doanh nhân Công Giáo Thái Bình, tại nhà thờ Chính Tòa.

Do sáng kiến của Đức cha mà lần đầu tiên giáo phận Thái Bình có cuộc hội tụ những nhà doanh nghiệp, những người làm kinh tế giỏi trong ngày đầu năm mới. Dù là hội ngộ lần đầu, nhưng cũng quy tụ được hơn 300 doanh nhân, họ là những người Công giáo thuộc giáo phận Thái Bình, mỗi người một công việc, ngành nghề khác nhau, nhưng cùng chung một lý tưởng muốn cộng tác với Đức cha, góp phần xây dựng giáo phận ngày một tốt hơn về mọi phương diện.

08 giờ 30, Đức cha chia sẻ sơ qua tình hình chung, cũng như các nhân sự làm việc trong từng khối ban ngành của giáo phận. Tiếp theo Đức cha nói về ý nghĩa của ngày hội tụ các doanh nhân, ngài tỏ ra rất vui mừng và cám ơn sự hiện diện của các doanh nhân trong buổi gặp mặt này. Kế đến Đức cha đưa ra vấn đề giáo phận làm thế nào để có một dự phóng, một mô hình nòng cốt để liên kết các doanh nhân đang sống, làm việc ở Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn… lại thành một mối, đặc biệt là những bà con gốc Thái Bình. Bước đầu tạm bầu lên một số người với vai trò lãnh đạo lâm thời, rồi chính thức lập thành một tổ chức với tên gọi “Hội doanh nhân Thái Bình”, có quyền lợi và nghĩa vụ rõ
ràng, cụ thể. Mục đích của hội là mọi thành viên nâng đỡ, chia sẻ, cộng tác với nhau và làm việc bác ái, tương trợ các phong trào của giáo phận. Các đại biểu hoàn toàn đồng ý tán thành với đường hướng Đức cha đã nêu ra, đồng thời đưa ra nhiều ý kiến cũng như những sáng kiến cụ thể cho việc thành lập hội doanh nhân của giáo phận.

10 giờ 30, Đức cha Phêrô Đệ chủ sự thánh lễ đồng tế, có sự hiện diện của Đức ông Hierônimô Nguyễn Phúc Hạnh, Tổng đại diện; cha Giuse Trần Xuân Chiêu, hạt trưởng giáo hạt thành phố Thái Bình; cha G.B. Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc chủng viện Mỹ Đức; cha F.X. Ngô Văn Toan và quý cha trong Tòa giám mục.

Trong bài giảng Đức cha chia sẻ đề tài ngày phán xét cuối cùng của mỗi người, khi ra trình diện trước nhan Thiên Chúa. Họ sẽ thừa hưởng Vương Quốc đã được dọn sẵn: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Đức cha vừa đặt câu hỏi vừa trả lời, chúng ta mang theo được những gì khi lìa đời, nếu không phải chúng ta đã đầu tư, đã chia sẻ những gì ta có cho các con cái của Chúa, nhất là những anh em yếu đau, những người khốn khó đang sống bên cạnh chúng ta? Chúng ta đầu tư tiền bạc và công sức vào chỗ nào, nơi nào để những nét bạc đó sinh ích cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay và mai sau.

Kết thúc thánh lễ, các doanh nhân chụp hình kỷ niệm với Đức cha và quý cha tại quảng trường nhà thờ Chính Tòa; sau đó cha con chung vui bữa cơm thân mật trong nhà hội Tòa giám mục.
 
Tôi dự thánh lễ họp mặt đồng hương Bùi Chu miền Sài Gòn
Maria Vũ Loan
09:30 21/02/2010
Tôi dự thánh lễ họp mặt đồng hương Bùi Chu miền Sài Gòn

Hằng năm, cứ vào ngày Chúa nhật đầu tiên của năm mới Tết Nguyên Đán, tôi đều đến tham dự họp mặt với những người đồng hương giáo xứ chánh tòa Bùi Chu miền Sài Gòn.

Năm Canh Dần này, thánh lễ truyền thống kính nhớ tổ tiên được tổ chức tại giáo xứ An Lạc, Chí Hòa, Sài Gòn.

Xem hình họp mặt đồng hương tạoi Sài gòn

Người Châu Á đang hưởng tiết xuân năm mới thế mà cái nắng chói chang của mùa hè đã đổ xuống làm bầu khí oi bức khó chịu. Nhưng con cháu dòng tộc họ Vũ và họ Đỗ vẫn tề tựu để dự lễ. Đây là một chiều sâu hạnh phúc cho những người cùng chung một dòng máu họp mặt.

Thánh lễ bắt đầu, tôi ngạc nhiên khi thấy cha Đa Minh Đỗ Anh Dũng, chánh xứ Khánh Hội, Sài Gòn, chủ sự. Hơn một năm qua, cha bị bệnh tai biến nên không sinh hoạt đồng hương, nay bệnh tình đã khá, cha không ngại đến đây. Đời người mong manh thật, có thể rẽ lối bất cứ lúc nào vì bỗng dưng bệnh tật, tai nạn, chết chóc…ai tự hào về những gì mình đang có hoặc bám víu vào cuộc sống này quả là non nớt trong suy nghĩ.

Cùng đồng tế là cha Đa Minh Đỗ Văn Thiêm, chánh xứ Thánh Gia, Tân Hiệp, Kiên Giang. Tôi cảm thấy thú vị vì lát nữa đây tôi sẽ được nghe cha hát trong tiệc họp mặt. Cha là linh mục khá lãng mạn, sáng tác được một tập nhạc có tên “Những Ca Khúc Thần Cảm”, tức là những bài hát cảm nghiệm về Thiên Chúa; viết sách về tình yêu như Cho Tình Nồng Say, Tình Ơi Dậy Đi hay sách suy tư thì khá nhiều như Giọt Nước Mắt Hồng, Giã Từ Quán Trọ, Đàn Ông Đàn Bà Tội Lỗi…

Song hôm nay, bài giảng dành cho bà con đồng hương Bùi Chu của cha lại không nói về ông bà tổ tiên như mọi năm mà là một bài học trong mùa chay này.

Nói đến cám dỗ là người ta nghĩ ngay đến ma quỉ. Thật ra, nên dùng từ “dụ dỗ” thì đúng hơn. Nghĩa là ma quỉ dụ dỗ người ta làm điều sai trái mà cứ tưởng mình làm đúng. Cơn cám dỗ là viên thuốc độc được bọc đường. Tổ tiên chúng ta đã “thua trận” vì muốn con người thành thượng đế; ngẫm buồn cười cho tiên tổ của chúng ta – là kiếp tro bụi, được hưởng ân lộc là cuộc sống thiên đàng - thế mà lại tưởng mình là cao cả…

Tại sao ma quỉ không cám dỗ Chúa về mặt tình cảm mà lại dụ dỗ về miếng ăn, xem ra có vẻ tầm thường quá? Không đâu, nó cám dỗ rất đúng chỗ, nó biết mỗi người có một thế yếu về mặt này hay mặt nọ và nó “khai thác” điểm ấy. Chúa vừa ăn chay bốn mươi ngày xong thì đói, thế là nó dùng miếng ăn mà cám dỗ. Thật đáng tiếc nếu ai đó bị ngã đổ vì miếng ăn. Của ăn khiến chúng ta được sống theo kiếp CON, chứ chưa thăng lên thành kiếp người, còn của ăn tinh thần mới giúp chúng ta thành NGƯỜI. Khi ăn một con tôm hùm hay một củ khoai, qua cổ họng thì chúng đều là một thứ thức ăn và được tiêu hóa như nhau.

Tôi cảm thấy rất vui khi nghe được đoạn bài giảng này. Nhiều người quá cầu kỳ trong cách ăn uống làm tôi rất khó chịu, vì miếng ăn chỉ là “miếng tồi tàn” thôi mà! Nhưng đoạn sau của bài giảng lại đi vào lòng của những người có gốc gác từ làng Bùi Chu ngày xưa mà hiện nay, có người kinh doanh, có người công chức, có người lao động phổ thông…

Nhiều người đưa hình ảnh thụ tạo làm thần tượng mà không tôn thờ Thiên Chúa là đấng tạo dựng con người. Những nhân vật nổi tiếng, có cách sống đúng được người ta thần tượng nhưng lẽ ra chỉ nên kính trọng mà thôi. Còn tôn thờ sự giàu có ư? Nhiều người trong chúng ta là kẻ ăn trộm vàng của Chúa, vì Người để vàng trong thiên nhiên ( ở mỏ), lấy của Chúa rồi lại tôn thờ sự giàu có đó hoặc lăn xả vào mà tìm của cải vật chất.

Tôi thấy ngộ nhất là mẩu chuyện, có người đến xin cha dâng lễ cầu nguyện để chuyến hàng lậu buôn qua biên giới Campuchia được xuôi lọt nhưng cha từ chối vì thấy mình đồng lõa với sai trái, tôi nghĩ rõ ràng người ta mang Chúa ra ngả giá, tính toán theo kiểu bỏ con tép, bắt con tôm!

Sau thánh lễ, mọi người họp mặt trong tiệc mừng. Ban Đại Diện đồng hương báo cáo công tác đã làm như thăm người bệnh, thông báo người qua đời, báo cáo quĩ, ân nhân đóng góp, thánh lễ cầu nguyện, làm việc bác ái.…có một tình thân thương giữa những người con cùng quê hương, cùng quê cha đất tổ và có khi là họ hàng thân thiết.

Hôm nay, ở một nơi nào đó, hẳn là ông bà tổ tiên của đồng hương làng Bùi Chu, dòng họ Vũ, Đỗ chúng tôi được hạnh phúc vì lời cầu nguyện và sự liên kết trong tình thân này. Cái nắng của buổi trưa xoáy xuống đầu chúng tôi, tôi nghĩ: mai này, chúng tôi cũng được ở nơi mát mẻ như tổ tiên của mình và mong rằng con cháu cũng họp mặt cầu nguyện như hôm nay.
 
Chút cảm nhận về chuyến du xuân thăm các gia đình nghèo
Matta
12:15 21/02/2010
Có hay không Mùa Xuân ?

Chút cảm nhận về chuyến du xuân thăm các gia đình nghèo


Xuân về tết đến, chúng tôi lại có dịp được đi thăm viếng và chúc tết những người già yếu ở vùng xa, không chỉ thăm viếng và chúc tết mà còn là chia sẻ phần vốn làm người của họ mà chính họ đã hình thành nơi chúng tôi khi chúng tôi sinh ra trong ĐỨC TIN, được làm con cái Chúa. Chia lại cho họ chút nắng xuân, chút nồng ấm của cõi lòng vốn dường như bị đánh mất lâu nay.

Cảnh quê vẫn nghèo, vẫn sỏi đá cằn khô, vẫn những căn nhà mái tranh nền đất, vẫn còn những túp lều chỉ đủ sức chống chọi bởi chút giận hờn nhè nhẹ của gió mưa. Chỉ một thứ không chịu VẪN chính là sức dẻo dai của lòng trung tín, luôn chạy tới theo tuổi đời năm tháng.

Vâng ! Cũng một kiếp con người nhưng có người thật phúc lúc tuổi già, được con cháu chăm sóc, yêu thương, kính trọng. một gia đình đầm ấm vui vẻ.
Cũng một kiếp con người nhưng có người sống cuộc đời cô đơn chỉ vì con cái bỏ đi làm ăn, tha phương cầu thực, lo chưa xong cái thân thì nói gì đến cha mẹ già nơi quê nhà.
Cũng một kiếp con người nhưng có người vất vả khổ cực sáng làm tối ăn, gia tài vỏn vẹn là một cái chòi tranh nằm kề vách đá hay đứng trên nền đất bạc màu nào đủ để che mưa đậy nắng. Đúng như tâm tình của một lời ca:
Cũng một kiếp người có người đi tìm chân lý
Cũng một kiếp người có người hoang phí thời gian
Cũng một kiếp người có người nghèo khó gian nan
Cũng một kiếp người có người quyền thế cao sang
Cũng một kiếp người có người ngay chính bình an
Cũng một kiếp người có người hạnh phúc an vui
Cũng một kiếp người có người buồn chán than van
Cũng một kiếp người có người đời sống cô đơn…

(Nhạc sĩ Phạm Quang)

Con đường mòn đầy bụi, con đường lởm chởm đá lớn đá nhỏ, con đường ghồ ghề men theo núi đã đưa chúng tôi đến với những người già yếu. họ cảm động vì vẫn còn ai đó quan tâm đến, trao gởi một chút tình yêu đồng loại. Niềm vui nhỏ bé này đã làm cho họ phải thốt lên rằng: “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm tôi”

Trong số những người già yếu mà chúng tôi đến thăm, hình ảnh cụ ông 87 tuổi chăm sóc cho cụ bà 83 tuổi sống trong bóng tối đã 18 năm. Thật không dễ dàng với một lão già bước đi run rẩy, mặt mũi bèm hem, bám đầy bụi khói. Ông chỉ nhận biết tất cả mọi thứ với chút ánh sáng lờ mờ của một con mắt còn lại. Hằng ngày, hai ông bà dìu nhau đi kiếm ăn nhờ vào những vòng tay lúc mở lúc khép, lúc hững hờ của những người họ gặp, cho đến lúc không còn dìu nhau được nữa, chỉ còn mình ông với chút sức lực cạn dần trở nên điểm tựa cho việc kéo dài sự sống mà họ đã đi qua trên 170 năm khi tính tuổi của cả hai người. Nơi hai người sống là một cái kho của một hiệp hội từ thiện nào đó tặng cho. Có phải đây là điều bất hạnh nhất trong những nỗi bất hạnh không? cho dù họ bất hạnh, cho dù họ đau khổ, cho dù họ mù lòa nhưng trong họ tình thương yêu nhau vẫn sáng mãi, một nghị lực mạnh mẽ để họ luôn chấp nhận và vượt qua cuộc sống trên trần gian này. Có hay Mùa Xuân nơi đây ? Trong ý nghĩa của yêu thương, của tình người, của tình yêu gia đình, quả thật Mùa Xuân đang đầy ắp nơi đây.

Ước mong tất cả những ai có đôi mắt sáng biết nhìn thấy những cảnh đời đau thương, nghèo đói, túng thiếu để chia sẻ với họ và nhận lại nơi họ lòng can đảm phi thường, họ đã nói với nhau rằng: Có thập giá nào nhẹ tênh đâu ! và trong phó thác, họ cũng đã nói: Thiên Chúa không bao giờ trao cho con người Thập giá quá sức con người.

Xin cho con sống trọn kiếp người giữa cuộc đời nổi trôi và yếu đuối.
Xin cho con yêu thương mọi người biết quên mình phục vụ anh em….

 
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt về ăn tết cùng con cái xứ Lạng
Dominic Vu
13:36 21/02/2010
ĐỨC TỔNG GIUSE NGÔ QUANG KIỆT TRỞ VỀ ĂN TẾT CÙNG CON CÁI XỨ LẠNG

Lạng Sơn – Đón nhận lời mời của Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, ngày 20 tháng 2 nhằm ngày mùng 7 tết Âm lịch, Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã trẩy ngược về vùng núi Lạng Sơn để thăm hỏi và chia sẻ niềm vui trong những ngày đầu năm mới cùng con dân miền sơn cước. Với ngài, Lạng Sơn vừa là nơi “chôn nhau cắt rốn” vừa là “mối tình đầu” trong ơn gọi Giám mục với vị chí chủ chăn cho một giáo phận truyền giáo nghèo. Vì thế, việc ngài trở về sứ Lạng không chỉ với tư cách như Tổng Giám Mục đi thăm viếng mục vụ mà còn trong tinh thần của người con trở về với quê hương và như người cha trở về nhà mình thăm con cái sau những tháng ngày xa cách. Bầu khí thân thương, ấm áp từ lúc đón mừng ngài trở về cho đến khi vẫy tay chào để tiễn ngài về Hà Nội minh chứng cho điều này.

Xem hình Đức Tổng Giuse vế ăn tết với con cái xứ Lạng

Dù đã được báo trước 4 giờ chiều Đức Tổng mới về tới nơi, nhưng từ 2 giờ đã thấy thấp thoáng những bóng người nơi khuôn viên Tòa Giám Mục Lạng Sơn để chuẩn bị đón mừng vị cha chung. Có những người vì ở trong làng, bản xa nên phải bắt xe ra sớm, có những cha, những tu sỹ nam nữ và giáo dân tận Cao Bằng, Thất Khê cũng tranh thủ về từ sớm với một mong muốn thật đơn sơ là được gặp lại người cha yêu quý của mình. Thật khó diễn tả được cảm xúc và niềm vui òa vỡ khi cha con gặp nhau, dù đã rời Lạng Sơn một thời gian dài, nhưng vừa bước xuống xe, đức Tổng Giuse đã gọi tên từng người, từ những cụ già đơn nghèo nơi những bản làng heo hút cho đến những em thiếu niên tuổi mới lớn. Ngài chân tình chia sẻ: “tôi vẫn nhớ hoàn cảnh từng gia đình, tên từng người mà ngài đã từng tiếp xúc trước đây, chỉ trừ những em bé mới lớn thì khó nhận ra hơn.” Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng hòa mình cùng với đoàn con cái để đón tiếp đức Tổng ngay từ cổng nhà thờ Chính Tòa. Sau khi đón mừng, Đức cha Giuse đồng hành với Đức Tổng cùng với bà con giáo dân vào nhà thờ Chính Tòa Viết Thánh Thể và sau đó mọi người cùng tề tựu quanh Đức Tổng và Đức Cha trong nhà khách Tòa Giám Mục để hàn huyên, tâm tình. Mọi người như được sống lại những thời khắc của quá khứ khi những kỷ niệm cũ được gợi nhắc, những tâm tình ấp ủ bấy lâu nay được san chia, rồi những chàng pháo tay, những tiếng cười và cả những giọt nước mắt của niềm vui và hạnh phúc. Tất cả tạo nên một bầu khí thật gần gũi và ấm cúng trong một không gian thiêng liêng đầy tình Chúa ngang qua những sẻ chia rất đỗi đời thường. Để rồi tất cả kết dệt nên hy lễ tạ ơn được Đức Tổng chủ sự tại Thánh Đường giáo xứ Chính Tòa vào buổi tối.

Đồng tế cùng Đức Tổng Giuse trong Thánh Lễ còn có Đức cha Giuse và toàn thể Linh Mục Đoàn của Giáo phận. Thánh Lễ vừa mang tâm tình tạ ơn và cầu bình an cho năm mới vừa là Thánh Lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay đúng như lịch phụng vụ của Hội Thánh. Trong lời mở đầu Thánh Lễ Đức Tổng chia sẻ rằng, ngài đã nhận thấy thật sống động mầu nhiệm hiệp thông nơi giáo phận Lạng Sơn khi các thành phần dân Chúa tề tựu đông đủ trong Thánh Lễ đầu năm. Ngài cũng không quyên nhắn gởi và nhắc nhớ cộng đoàn dân Chúa sống tinh thần Mùa Chay Thánh. Cầu nguyện để củng cố và gia tăng đức tin, ăn chay để chế ngự những khuynh hướng xấu nơi thân xác và biết sống san sẻ với anh chị em xung quanh qua những hành động bác ái cụ thể. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh nhiều đến điều mà ngài nói “xưa như trái đất và diễn ra thường xuyên như cơm bữa” đó là “cám dỗ”. Ngài cũng cảnh báo và giúp con cái mình nhận ra những mưu trước của “tên cầm đầu sự lừa dối” đối với thực tế cuộc sống hôm nay, đồng thời ngài cũng bày cho con cái cách thế để trống trả lại trước những tấn công của Satan. Đem Lời Chúa vào trong cuộc sống và ngang qua những câu chuyện minh họa, Đức Tổng Giuse đã chuyển tới con cái những lời dậy bảo thật sống động và ý nghĩa trong bài giảng của mình.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, với tư cách chủ chăn giáo phận đã đại diện toàn thể con dân Lạng Sơn bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Tổng Giuse. Đức cha Giuse bộc bạch rằng, sự trở về và hiện diện của Đức Tổng như dấu chỉ của một tình mến và một đức tin sống động nơi giáo phận Lạng Sơn, tình mến và đức tin mà chính Đức Tổng đã tiếp nối các bậc tiền nhân gieo vào lòng từng con dân xứ Lạng từ khi ngài là chủ chăn giáo phận cho đến ngày hôm nay. Đến lượt mình, Đức Tổng Giuse cũng cám ơn Đức Cha giáo phận đã ưu ái tha thiết mời ngài trở về để thăm viếng và chia sẻ niềm vui đầu năm với bà con giáo dân. Đồng thời ngài cũng cám ơn toàn thể cộng đoàn đã đón tiếp ngài với tất cả tấm chân tình và lòng yêu mến, ngài cảm thấy thật vui và hạnh phúc khi trở về Lạng Sơn, vùng đất mà Đức Tổng cho rằng đã được chúc phúc và đang được chúc phúc. Trước khi ra về, với tư cách là vị cha chung, Đức Tổng Giuse đã không quên lì xì cho con cái mình như chút lộc đầu năm. Từ các Linh mục, nam nữ tu sỹ cho đến toàn thể giáo dân đều năm hở nối bước lên đón lấy những tờ tiền mới đầu năm từ tay vị cha chung của mình. Những túi lì xì kia không mang nhiều giá trị vật chất, nhưng lại gói gém thật nhiều ý nghĩa cao đẹp, chỉ có người cho và người nhận mới hiểu và cảm hết được mà thôi.

Ngoài việc dâng Lễ tại nhà thờ Chính Tòa, Đức Tổng Giuse còn dâng lễ tại giáo xứ Mỹ Sơn vào sáng hôm sau và thăm viếng các giáo xứ lân cận như Đồng Đăng, Bản Lìm. Sau bữa cơm trưa tại Bản Lìm, Đức Tổng Giuse đã kết thúc cuộc viếng thăm và một lần nữa chia tay xứ Lạng để trở về Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Dù không còn được lưu lại nơi “vùng đất được chúc phúc”, nhưng chắc chắn Đức Tổng Giuse đã và đang mang theo trong tim mình hình ảnh quê hương miền sơn cước thân yêu rồi.
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Paris Mừng Xuân Canh Dần
Trần Văn Cảnh
23:21 21/02/2010
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Paris Mừng Xuân Canh Dần

Paris- Chúa nhật 21/02/2010. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Mừng Xuân Canh Dần. Đón xuân mới, niềm vui hiện rõ trên nét mặt các em thiếu nhi: mặt non non, xinh xinh như chồi xuân vừa mọc; mắt long lanh, ngây ngô như ánh bình minh rón rén trong sương mai; môi nhúm nhím như mỏ chim ra ràng chim chíp. Thiếu nhi là mầm non đang lớn lên. Của tuổi đời đang chập chững. Của sức sống đang trào lên. Của tương lai giáo xứ. Của tương lai dân tộc. Của tương lai nhân loại. Muốn biết tương lai của một cộng đoàn, hãy nhìn vào các thiếu nhi, mầm non của cộng đoàn ấy.

1. Thiếu nhi Cộng đoàn Việt Nam Paris dâng Chúa « Lời Kinh đầu Xuân »

Trưa 31/01/2001, là thành phần trẻ, hăng say, tích cực, các trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể đã giúp Ban Thường Vụ phục vụ Tiệc Xuân Canh Dần của Giáo Xứ. Tối 13/02/2001, đón Giao Thừa Canh Dần, là con cháu trong giáo xứ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã đến tham dự thánh lễ, chúc tuổi Các cha, các bô lão và quí ông bà trong cộng đoàn. Trưa nay, chúa nhật 21/02/2010, từ 14 đến 18 giờ hơn, Toàn thể gia đình Doàn Thiếu Nhi Thánh Thể, gồm các em Dự bị Ấu nhi, Ấu nhi, Thiếu nhi, Nghĩa Sỹ, Huynh trưởng, Các Giáo Lý Viên, Các giảng viên Việt Ngữ, Các Phụ Huynh, … cùng nhau mừng xuân Canh Dần 2010.

Mừng Xuân, trước nhất là mừng tuổi Chúa. Tất cả các em thiếu nhi đều tập trung trong nhà nguyện, để cùng cha tuyên úy và các cha khác cùng đồng ca nhập lễ, dâng lên Chúa « Lời Kinh Đầu Xuân »

Trong nắng xuân hồng, đàn chim hót ca vang lừng,

Trong gió Xuân nhẹ, ngàn hoa hương nồng khoe sắc.

Mùa hồng ân an vui cho gian trần,

Mùa mộng mơ nên thơ như mong chờ

Là mùa Xuân Cha ban cho trần gian,

Người vui xuân không quên câu tạ ơn.

Bao lỗi lầm ngày tháng cũ dại khờ,

Cha chí lành nguyện chớ chấp tội tình

Mơ có được lòng son sắt trung trinh

Qua bao ngày sống trong tình Chúa đẹp mơ,…


2. Thiếu nhi Cộng Đoàn Việt Nam Paris hiếu thảo

Mừng xuân sau nữa là nhớ đến công ơn cha mẹ, nhớ đến ông bà nội ngoại, nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Đó là điều mà nhiều em thiếu nhi đã kể lại với tôi trong buổi chiều. Tôi hỏi các em « Trong thánh lễ, Cha Tuyên Úy đã giảng cái gì, cháu có nhớ không » ?

Một em trả lời tôi: thưa bác, cha đọc cho chúng con nghe câu thơ rất hay:

« Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con »


Em khác lại nói « Thưa ông, cha nhắc chúng cháu phải biết hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Nghĩa là phải biết vâng lời. Phải biết ngoan ngoãn. Phải biết giúp đỡ ông bà cha mẹ. Phải biết làm điều ông bà, cha mẹ muốn ».

Em khác thêm vào: « Thưa ông, cha bảo chúng cháu phải hiếu thảo với cha mẹ, vì cha mẹ là đại diện của Chúa. Vì cha mẹ đã sinh ra ta. Vì cha mẹ đã nuôi dưỡng, cho ăn, cho mặc. Vì cha mẹ đã dậy bảo, giáo dục ta ».

Một nhóm em khác lại nói với tôi rằng: « Thưa bác, cha kể cho chúng cháu câu chuyện hai bố con của một anh có tuổi cỡ nghĩa sỹ. Hai bố con anh này vào rừng chặt gỗ. Hai bố con, ai lo việc người nấy, Bố chặt. Con chặt. Tình cờ anh nghĩa sỹ quay lại chỗ bố. Anh hoảng hốt vô cùng, vì thấy một con hổ to, oai phong vô cùng, đang rón rén đến gần chỗ bố. Anh lấy bình tĩnh, tìm cách cứu bố, La to. Hét lớn. Thét mạnh, Rồi giơ dao phang vào dao, gây lên một tiếng mạnh chói tai. ! ! ! Con hổ giật mình chạy mất. Thế là bố anh được thoát nanh hổ. Thế là cái oai của hổ thua cái hiếu của anh nghĩa sỹ. Cha bảo nếu hùng dũng được như anh nghĩa sỹ thì tốt. Nhưng trong mọi trường hợp, phải giúp dỡ bố mẹ ».

Một vài em khác hỏi tôi: « Thế bác có biết hát bài Cầu chúc bình an cho cha mẹ không » ? Tôi hỏi lại: « Hát làm sao, các cháu hát cho bác nghe được không » ? Mấy em hát « 1- Xin Chúa í a chúc lành cho đời cha mẹ của con. Công ơn là như núi non dưỡng nuôi con bao ngày vuông tròn. Con sinh đến trong đời, an vui nhờ có ơn trời và ơn cha mẹ suốt ngày coi nhẹ khổ đau. ĐK: Xin choc ha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời, cho con giữa gia đình luôn sống theo tình người con ngoan. 2- An vui cũng như đau buồn, luôn đẹp tấm lòng mẹ cha. Ai qua là bao chốn xa thấy đâu vui cho bằng mái nhà. Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời, dù xa vô bờ vẫn nhờ đến tình mẹ cha ».

3. Thiếu nhi Cộng Đoàn Paris mừng xuân Canh Dần « TUỔI TRẺ VỀ NGUỒN »

Và mừng xuân là vui niềm vui của tuổi trẻ, niềm vui của về nguồn. « Tuổi Trẻ Về Nguồn » Đó là chủ đề văn nghệ của Thiếu Nhi Paris mừng xuân Canh dần. Theo chủ đề ấy, 16 mục Ca, Vũ, Kịch đã được chuẩn bị. Ai ai cũng tham dự. Cha Tuyên Úy đọc diễn văn. Các Huynh trưởng múa « Khúc hát ân tình ». Nghĩa sĩ đóng góp 4 màn: « múa lân », diễn kịch « Sự tích hạt lúa », múa « Tặng nhau dóa hồng », múa « Lối về xóm nhỏ ». Thiếu nhi tham gia 5 màn: diễn kịch « Ông Táo », hợp ca « Liên khúc Xuân », múa « Tuổi Ngọc », « Hành trình trên đất phù sa » và « Non nước hữu tình ». Ấu nhi cũng không chịu thua các anh Thiếu và Nghĩa sỹ. Các em góp 5 màn: Hợp ca « Mừng tết đến », « Xuân thắm tươi », múa « Tết đến rồi », « Điều ước », kịch sự tích dưa hấu ». Riêng các em DỰ BỊ ẤU NHI nhỏ nhất, chỉ làm có một màn, nhưng dễ thương nhất và gây hào hứng cho nhiều người nhất. Các em hợp ca « Bài chúc tết ».

Về nguồn qua Ca vũ nhạc kịch. Và về nguồn qua hương vị ẩm thực quê hương. Bánh chưng, bánh tét. Các thứ kẹo mứt. Chả giò, gỏi cuốn. Chả lụa, chả quế. Chè nhiều loại,…Các hương vị này do các phụ huynh Gia Đình Thiếu Nhi Thánh Thể đảm trách, phục vụ mọi người, từ trưa đến tối. Công lao phục vụ ấy làm sao mà các em quên được. Không chỉ ở Gia đình, mà còn ở Giáo Xứ. Chả trách các em vẫn hát: « Mai con lớn lên rồi, ra đi tung cánh trong đời, dù xa vô bờ, vẫn nhờ đến tình mẹ cha » !

Paris, ngày 21/02/2010

Trần Văn Cảnh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đi tìm sự công bình cho hàng giáo phẩm Việt Nam
Nguyễn An Tôn
09:39 21/02/2010
ĐI TÌM SỰ CÔNG BÌNH CHO HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM

Trong lịch sử gần 500 năm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, có lẽ chưa có thời kỳ nào các vị Giám mục lại chịu nhiều khó khăn, thử thách, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa, vu khống và bôi nhọ;đồng thời cũng nhiều chống đối, bất tuân, hiểu lầm, nghi kỵ, cạm bẫy và bất công như ở thời kỳ này. Xem ra cũng không khó hiểu.

1. Hàng Giáo phẩm Việt Nam trong bối cảnh hiện tại của đất nước.

Người Cộng sản Việt Nam, ngay từ trong bí mật, đã chủ trương nắm chính quyền không qua phổ thông đầu phiếu, không chơi trò dân chủ của tư bản. Nghĩa là phải cướp lấy chính quyền. Đây là một điều chính các nhà cách mạng tiền bối, các lãnh tụ đảng phái Quốc gia không thấy xét tới. Khi có chính quyền rồi, Cộng sản dùng bạo lực, khủng bố, đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc, áp dụng luật rừng xanh để giữ. Họ đấu tranh sống chết với kẻ nào tỏ ra chống đối họ, họ đấu tranh cả trong nội bộ, trong hàng ngũ của họ. Họ muốn cái Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải cai trị lâu dài trăm năm, không thua các triều đại Phong kiến trong lịch sử Việt Nam, mặc dù tai tiếng và bị nguyền rủa vào bậc nhất lịch sử của dân tộc, bị mọi thành phần trong xã hội phê phán gay gắt như Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, hay “cha già” Stalin mà Tố Hữu đã làm thơ ca tụng. Họ chỉ cần CÁI HIỆN TẠI, “và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa.Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy (những tín đồ Cộng sản) chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác.” (x. Trần Trọng Kim, trong Một cơn gió bụi, NXB Vĩnh Sơn 1969, tr.114) Khi chết, họ làm con ma xó hay lởn vởn ở các nghĩa trang trên dẫy Trường Sơn hoang vu ma quái, cũng chả sao. Vì bây giờ, họ sai bảo được linh hồn và thân xác của vài “Sử gia” dưới trướng. Họ muốn sạch và tài trí siêu quần hơn người, là “sử gia” của họ phải ghi chép.Họ sửa lại lịch sử của dân tộc theo cái chủ nghĩa vô thần duy vật; họ tô hồng Đảng và Nhà nước của họ,tất cả đều chiến thắng quang vinh. Một Hồ Chí Minh vợ này vợ kia, nhưng “sử gia” vẫn ca tụng lòng hy sinh, không gia đình, không vợ con để phục vụ dân tộc (sic). Họ muốn kẻ nào chết, thì phải chết; họ muốn có một đạo Phật của Nhà nước họ, là phải có, để bên này phá nát bên kia, điển hình là vụ Chùa Bát Nhã, Làng Mai ở Lâm Đồng.Riêng với Giáo hội Công giáo, Cộng sản xếp vào loại kẻ thù khó trị nhất. Một, đây là tôn giáo hoàn vũ, có một phẩm trật lớp lang, hoàn bị bậc nhất thế giới; các thành phần lãnh đạo trong Giáo triều Rôma cũng như trong các Giáo hội Quốc gia, hay là giáo hội địa phương, đều là những nhà trí thức, thông thái hoặc đạo đức, thánh thiện, xả thân cho người nghèo và bệnh nhân truyền nhiễm. Chính vì vậy, các thành phần này nói chung, có một điểm yếu rất lớn khi đương đầu với những tay cán bộ cộng sản lưu manh, láu cá, sẵn sàng thi hành những trò bất lương để quật ngã đối phương mặc áo tu hành. Các giáo sĩ ngay lành, suy nghĩ theo trường ốc, biện luận theo kinh điển. Các ngài không tính toán theo thói đời, không khôn ngoan theo thói thế gian, không hùa theo phường kẻ dữ, nên…

Nhưng khi nói theo thế gian, cư xử theo thế gian.(Trường hợp Đức cha Bùi Văn Đọc, Giám mục Mỹ Tho qua bài giảng lễ tại nhà thờ Vương cung thánh đường thánh Phao lô ngoại thành Rôma, hay như vụ Hồng y Phạm Minh Mẫn nói về lá cờ 3 sọc đỏ trên nền vàng), các ngài bị hố liền và bị chống đối mạnh mẽ ngay, vì điều các ngài nói không phải là sự thật. Nói cách khác, các ngài tránh né sự thật, sợ sự thật. Hồng y Phạm Minh Mẫn trong Thư Chúc Xuân Năm Thánh và Xuân Canh Dần. Câu 7, có vẻ như một “sáng kiến”, vì đề cập tới việc Đổi mới cách thể hiện tình huynh đệ và tình yêu đối với tổ quốc.Theo đó, thư viết: “Cuộc sống hôm nay còn cho thấy có hai cách thể hiện tình yêu đối với tổ quốc: một là áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên người khác, hai là mở ra con đường đối thoại và hợp tác nhằm cùng nhau khám phá định hướng và động lực phục vụ cho công ích, cho sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền”,Câu số một khó hiểu vì không rõ nó thuộc về phía nào, chả lẽ Hồng y muốn nói đến Cộng sản,(chắc là không, vì CS là thế rồi) hoặc ngài muốn nhắm vào những người Công giáo không cùng quan điểm và lập trường với ngài qua cung cách, ngôn ngữ mà ngài đã từng công khai nói ra, ngài bảo họ muốn áp đặt suy nghĩ và lập trường của mình lên ngài và cả HĐGMVN (hướng nhắm này đúng hơn). Câu số hai, muốn nói đến con đường của Giáo Hội nói chung, sau Công đồng Vatican II, mà Giáo Hội Việt Nam phải thi hành.Tuy nhiên, Vatican II cũng không có lời nào đề cập người Công giáo trên thế giới “đồng hành” với tội ác và sự dữ. Nhưng, với Cộng sản, nó coi như trò đùa của những kẻ thích đùa, thích chọc cho chúng ghét. Nó là ván bài của những kẻ yếu. Cho nên, đề nghị này mang tính “viễn mơ”, cố gắng bày ra để khỏi mang tiếng “đứng bên lề” cuộc sống xã hội, theo tinh thần của Hiến chế Mục vụ Giáo hội trong thế giới hôm nay. Đó là một việc làm “không biết mình không biết người”. Câu 8: Đổi mới mối quan hệ xã hội. Thư viết: “Công đồng Vatican II (1962-1965) đã mở ra một trang sử mới cho mối quan hệ giữa Giáo Hội với cộng đồng xã hội và văn hóa, tôn giáo và chính trị, đã đổi mới mối quan hệ xã hội từ đối đầu sang đối thoại”. Đọc câu này, người ta mới biết, trước Vatican II, Giáo Hội đã ở trong thế “đối đầu” với các xã hội sao ? Nếu vậy thì tại sao trong những năm đầu sau ngày ra mắt, hơn 30 năm rồi, tờ tuần báo Công giáo và Dân tộc không ngừng lên án Giáo Hội lúc nào và ở bất cứ đâu cũng đều “thỏa hiệp” với các chế độ tư bản ? Sự thật ở đâu ? Giáo Hội đã có hành vi “đối đầu” với ai ? Xin Hồng y chỉ ra cho. Còn nếu nói Giáo Hội “đối đầu” với Cộng sản thì phải có nguồn cơn. Chả lẽ ngài muốn nói đến Thư chung các Giám mục Đông Dương năm 1950, khuyên bảo người Công giáo không được gia nhập Đảng Cộng sản. Nếu Hồng y muốn nói đến các Giáo Hội Công giáo sống trong lòng xã hội Công sản trước đây, ở Đông Âu, Nga Sô viết cũng như miền Bắc Việt Nam sau năm 1954, được mệnh danh là “Giáo Hội hầm trú”, nghĩa là không chịu khuất phục, không làm chỉ điểm, không thỏa hiệp với một chế độ hạ thấp con người, làm cho con người thu nhỏ mình lại, một xã hội tượng trưng cho sự dữ. Cho nên, việc “đối đầu” này là một cách bảo vệ Giáo Hội đấy, nó tương tự như thời Giáo hội sơ khai ở La-mã, các người có đạo sống trong các hang toại đạo vậy.Trên hết, đấy không phải là “đối đầu”, mà chỉ là một cách bày tỏ một thái độ không phục, muốn nói cho chế độ cầm quyền sự không sợ hãi của mình. Có lẽ Đức Hồng y nghĩ thế, nên với Đảng CSVN, Đức Hồng y đã “đổi mới” cách hành xử của mình trước những việc phá đạo, triệt tiêu các biểu tượng thiêng liêng của đạo Chúa Ki-tô. Làm ngơ trong các trường hợp này, đồng nghĩa với “thỏa hiệp”! Nói khác đi là “sợ”. Thánh Bổn mạng của Hồng y Phạm Minh Mẫn là Gioan Baotixita, biết rằng sẽ chết, nhưng thánh nhân vẫn không sợ, vẫn bảo Hê-rô-đê không được loạn luân.

Hiện nay các Giám mục Việt Nam bị chống đối là im lặng, là bị mua chuộc, là không thực hiện lời Chúa: Chủ chiên phải chăn giữ đàn chiên, không bỏ mất một con nào ! Phải chăng các Giám mục ở trong hoàn cảnh không bình thường ?! Nghĩa là, các giáo sĩ không phải là người đối đầu với một đối phương không chấp nhận đối thoại, vì họ đã quen với cách hành xử của kẻ có quyền bính. Cho nên, phải đối phó với Công sản là một việc rất dễ gây căng thẳng. Đây là việc không phải chuyên môn của các ngài.Các lãnh tụ, các chiến sĩ thuộc các đảng phái Quốc gia không phải là những người kém cỏi gì, họ xuất chúng là khác, song vẫn bị bọn Cộng sản ma quái tiêu diệt !

Hãy nhìn xem dung nhan Đức TGM Ngô Quang Kiệt và Lm Vũ Khởi Phụng, sau một thời gian phải tìm cách xử trí với cả một hệ thống quyền lực, cả ngành báo chí, truyền hình của Đảng qua một số cán bộ CS ở Hà Nội lắm mưu nhiều kế, các ngài đã gây ngạc nhiên cho nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh các ngài xuống ký, hai mắt như mờ đi, vì thao thức vì mất ngủ bao đêm trường. Chỉ sơ hở một tí thôi là sa bẫy chúng giăng khắp chốn. Bài học Thiền sư Nhất Hạnh ở Làng Mai, Lâm Đồng còn đó.

Năm 2005, 2006 vừa qua, ở miền Nam có nhiều giáo xứ gốc di cư, đã sốt sắng và long trọng tổ chức lễ kỷ niệm mừng 50 năm thành lập. Xứ nào cũng có làm cuốn kỷ yếu, ngày lễ khai mạc thì có quay phim v.v…Để thêm long trọng, cha xứ kêu gọi các gia đình treo cờ đỏ sao vàng. Khi thấy chưa có nhà nào treo, một ông trùm già (người di cư 1954 hẳn hoi) nhắc cha xứ về treo cờ tại một buổi họp tổng kết trước ngày lễ khai mạc. Một thành viên trong Hội đồng Mục vụ giáo xứ đứng bật dậy, cha xứ và cha phụ tá chưa kịp nói, thì người này đã nói. Đại ý, xin hai cha và quý vị xét lại việc này. Đây là một lễ thuần túy tôn giáo, luật pháp không bắt treo cờ thì tại sao chúng ta phải treo. Trong ngày lễ khai mạc, có quay phim, sau đó chuyển đĩa ra nước ngoài biếu ân nhân và đồng hương. Nếu trong các đĩa ấy có thu toàn cảnh ngày lễ, có cờ đỏ sao vàng thì chúng ta sẽ khó xử về tinh thần. Vì cộng đồng người Việt ở nước ngoài hầu hết đều chống lá cờ ấy. Đấy là một sự thật, không thể phủ nhận. Người này nói xong ngồi xuống, hội nghị gần 100 người không ai có ý kiến khác. Nhưng đặc biệt, cả cha xứ và cha phụ tá cùng nói một lượt và một câu duy nhất: phải thích ứng !

Các linh mục dẫu là trí thức, đạo đức nhưng lại có cách ứng xử không thận trọng, không hiểu thích ứng trong trường hợp này có nguy hại về sau và ảnh hưởng dây truyền tới các xứ đạo khác là như thế nào.May mà việc treo cờ không có ai nhắc tới nữa, cha xứ cũng thôi.

2. Đọc lại mấy văn kiện thời Ủy Ban Quân quản của TGM Nguyễn Văn Bình

Để hiểu rõ các văn kiện này, chúng tôi tóm lược về những hành động chống đối của vài linh mục và giáo dân “tiến bộ” đối với Đức TGM Nguyễn Văn Thuận.(*)

Ngày 12 tháng 5 năm 1975, Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình cho phổ biến một thông cáo về việc bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Thuận ở chức vụ Phụ tá Giáo phận Sài-Gòn. Thông cáo nói rằng, ngày 25-4-1975, Đức Thánh cha Phao-lô 6 đã bổ nhiệm Đức cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Nha Trang làm Tổng Giám mục hiệu Tòa Vadesitana, Phụ tá Sài-Gòn với quyền kế vị.

Ngày 8-5- 1975, một số linh mục, gồm: Vương Đình Bích, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Nguyễn Nghị (CSSR), Nguyễn Ngọc Lan (CSSR), Chân Tín (CSSR), Huỳnh Công Minh, Nguyễn Thiện Toàn và mấy linh mục khác, nay đã qua đời, đã ký tên vào một bức thư gửi Đức TGM Nguyễn Văn Bình, yêu cầu hoãn lại việc bổ nhiệm Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận tại Sài-Gòn, và đòi giáo sĩ và giáo dân được quyền có tiếng nói trong vấn đề này.

Ngay chiều hôm 12-5, sau khi nhận chức, Đức cha Nguyễn Văn Thuận đã cùng với Đức TGM Nguyễn Văn Bình vào Đại Chủng Viện Sài-Gòn thăm Đức Giám mục Phụ tá Trần Thanh Khâm đang điều dưỡng tại đó, thì nhóm linh mục “tiến bộ” kéo tới bao vây hai Đức cha Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Thuận. Họ yêu cầu Đức cha Thuận rút lui, không cần gì phải có Vatican, các Giám mục Việt Nam cứ thu xếp với nhau là được rồi.

Ngay ngày hôm sau, 13-5-1975, khoảng 50-60 “sinh viên Công giáo” đã xâm nhập Tòa TGM Sài-Gòn, căng lên 3 biểu ngữ, đòi Đức cha Nguyễn Văn Thuận từ chức, không có hòa giải, “Nguyễn Văn Thuận phải rút lui”.Trưa ngày 13-5-1975, một phái đoàn giáo dân đã đến trình bày sự việc để xin Giám mục Nguyễn Văn Thuận tự động rút lui. Việc bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Thuận vào chức vụ TGM Phó Sài-Gòn là cả một sự sắp xếp và áp đặt của Khâm sứ Henri Lemaitre…

Việc đòi hỏi mang tính phản Ki-tô này không xong, nhóm linh mục và giáo dân trên đây bày ra một lá bài tố cáo Đức cha Nguyễn Van Thuận nguy hiểm hơn, lôi kéo chính quyền CS về phía mình. Đó là khép tội ngài: “ Một Giám mục chống Cộng…Nguyễn Văn Thuận là con cháu họ Ngô là một giòng họ có truyền thống chống Cộng cực đoan…Giám mục Nguyễn Văn Thuận là người đã tổ chức Phong trào Công lý và Hòa bình để huấn luyện cán bộ chống Cộng và góp công thành lập Đảng Nhân xã (thối thân của Đảng Cần Lao) để “phục hồi tinh thần (chống Cộng) Ngô Đình Diệm…”

Đức TGM Nguyễn Văn Bình đã tỏ ra lo ngại trước những diễn biến này, báo chí của Đảng CS đã nhảy vào. Vì thế, ngài đã nêu ra chính sách về Tự do Tín ngưỡng mà Hồ Chí Minh đã ký ngày 14-5-1955 và Chính sách 10 điểm của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đưa ra ngày 1-4-1975, trong một lá thư gửi Lãnh đạo Chính quyền CS và Ủy ban Quân quản thành phố Sàigon – Gia Định.

Sau đây là nguyên văn bức thư:

Tòa Tổng Giám Mục

180, Phan Đình Phùng

Sài-Gòn

Kính gửi Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Chủ tịch chủ tịch Đoàn Ủy Ban

Trung ương Mặt Trận Dân Tộc

Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Kính thưa Quý vị Chủ tịch,

Chúng tôi, Tổng Giám mục Giáo phận Sài-Gòn, kính xin Quý vị chủ tịch vui lòng minh xét và giải quyết việc sau đây:

1, Bản tin đăng tải trên báo Sài-Gòn Giải Phóng số 29 ngày 8 tháng 6 năm 1975 và bản tin do Đài phát thanh Sài-Gòn Giải Phóng phổ biến ngày 7 tháng 6 năm 1975 đại ý nói: có nhiều tổ chức Công giáo gồm Linh mục và đông đảo giáo dân lên án đòi buộc Đức Khâm sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức, đồng thời kết án cả Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận có những hành động chống chính phủ Cách mạng, v.v.

2. Một số trong nhóm chống đối hiện đang tuyên truyền rằng chỉ trong bốn năm ngày nữa Chính phủ Cách mạng sẽ trục xuất Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận khỏi Tổng Giáo phận Sài-Gòn.

Chúng tôi thấy cần phải minh xác rằng:

a) Mấy tổ chức mệnh danh là Công giáo nêu trong các bản tin trên chỉ là một thiểu số không đáng kể trong hàng ngũ Công giáo, không thể nào đại diện cho “đông đảo giáo dân Công giáo”.

b) Những tội danh gán buộc cho Đức Khâm sứ Henri Lemaitre và Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận hoàn toàn thất thiệt, vì mọi người có lương tri đều phãi nhận rằng các ngài đã có rất nhiều thành tích xã hội, cứu trợ nhân dân cả hai miền Nam Bắc Việt Nam.

c) Các tin trên, nhất là việc phao tin: Chính phủ Cách mạng sẽ trục xuất Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận khỏi Sài-Gòn đã làm chấn động dư luận toàn thể nhân dân Công giáo Việt Nam và khiến cho họ phẫn nộ, hoang mang tột độ. Họ nghĩ rằng việc đó không thể xảy ra được, vì nó trái ngược với Sắc lệnh Tự do Tín ngưỡng của Hồ chủ tịch ban bố tại Hà Nội ngày 14-05-1955 và Chính sách 10 điểm của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố ngày 01-04-1975.

d) Giáo hội Công giáo nói chung và Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng hằng khuyến khích người Công giáo phải đem hết công tâm, tận dụng khả năng phụng sự Thiên Chúa và Tổ quốc theo tinh thần công bình bác ái, không làm chính trị đảng phái để mưu đồ tư lợi, không làm tay sai cho đế quốc thực dân xâm lược. Vậy chúng tôi khẩn thiết yều cầu Chính phủ Cách mạng cho nghiêm lệnh:

1. Triệt để thi hành Sắc lệnh Tự do Tín ngưỡng và chính sách 10 điểm của Chính phủ để gây tin tưởng và phấn khởi của toàn dân đối với chính phủ.

2. Chấm dứt các chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ vu cáo các chức trách của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

3. Chận đứng ngay chiến dịch vận động phi pháp trục xuất Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận, vì việc trục xuất phi pháp này vi phạm trầm trọng Sắc lệnh Tự do Tín ngưỡng và Chính sách 10 điểm của chính phủ, sẽ gây nguy hại cực kỳ lớn lao không lường đươc, về đối nội cũng như đối ngoại, cho Quốc gia dân tộc.

Trân trọng,

Sài-Gòn, ngày 8 tháng 6 năm 1975

Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài-Gòn

Phao-lô Nguyễn Văn Bình

(Ấn ký)

Đồng kính gởi:

-Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát,

Chủ tịch Chính phủ Cách mạng

Lâm thời Cộng hòa miền Nam VN

-Thượng tướng Trần Văn Trà

Chủ tịch Ủy ban Quân Quản

Thành phố Sàigòn – Gia Định.


Kháng thư này đã làm cho người ta xúc động mãnh liệt vì một con người vẫn được tiếng là hiền hòa như Đức TGM Nguyễn Văn Bình, thế mà giữa lúc nhà cầm quyền CS vừa chiếm lĩnh Sài gòn, cao ngạo đang bốc cao, ngài đã phải “bùng lên” không kém giận dữ đối với nhóm linh mục và giáo dân mượn thế quyền lực chính trị, làm chuyện phản nghịch, lộ rõ bộ mặt “kẻ nội thù” của Giáo hội Việt Nam, đồng thời kháng thư trên cũng tỏ cho nhà cầm quyền CS biết thái độ của ngài trước những bản tin xuyên tạc và ác ý của ngành truyền thông đại chúng.

Thế nhưng, sau kháng thư trên, Đức TGM Nguyễn Văn Thuận đã bị lưu đày như mọi người đã biết, và người ta không khỏi sửng sốt về lập trường mới, thái độ mới của Đức TGM Nguyễn Văn Bình đối với CS và với nhóm linh mục, giáo dân mắc vào bả tuyên truyền của vài linh mục, lấy chiêu bài đường hướng của Công đồng Vatican II mà họ nói là “tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi”.

Trong “ Thư chung về thống nhất đất nước” đề ngày 22-11-1975, Đức TGM Nguyễn Văn Bình viết:

“Sự thực thì đất nước chúng ta đang được lãnh đạo bởi Đảng Lao Động, môt Đảng Mác-xít Lê-ni-nít. Người Mác-xít không tín ngưỡng nhưng vẫn tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Ở nước ta, trong Nam cũng như ngoài Bắc, Đảng, Mặt trận và Chính phủ đã nhiều lần, qua nhiều văn kiện,khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân” (x. Công giáo và Dân tộc số 21, từ ngày 30-11 đến 6-12-1975.)

Một năm sau đó, Đức TGM Nguyễn Văn Bình lại viết những lời kêu gọi hết sức nồng nhiệt, kêu gọi đồng bào Công giáo hãy đi Vùng Kinh tế mới. Đức Tổng không hiểu rằng, đi vùng kinh tế mới chỉ có nghĩa là biện pháp của nhà cầm quyền Cộng sản lúc đó, đẩy những thành phần dân chúng họ không tin tưởng, trong đó có các gia đình binh lính và nhân viên công quyền Sàigòn, ra khỏi thành phố này, dưới mắt CS, các thành phần này chỉ như rác rưởi !

Lời kêu gọi có những câu:

“Đây là lời mời gọi khẩn thiết cho Hội thánh Việt Nam làm dấu chứng cho nước Trời. Đây là cơ hội thuận lợi để Hôi Thánh hiện diện tích cực giữa lòng Dân tộc và thể hiện Tin Mừng tình thương của Chúa trong khung cảnh hiện tại của Đất nước. Đây là dịp Hội Thánh thực hiện canh tân và sống mãnh liệt sức sống của Chúa Ki-tô phục sinh (…) Giáo hội Việt Nam chúng ta nên coi đây là một cơ hội của ơn Thánh để dấn bước theo Chúa Ki-tô” (x. Công giáo và Dân tộc số 45 từ ngày 2-5 đến 8-5-1976)

Lời văn của hai Thư này chắc chắn không phải của Đức cha Nguyễn Văn Bình,nhất là Thư nói về thống nhất đất nước, nó do một cán bộ văn hóa, kẻ nội thù của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Còn Thư sau kêu gọi đồng bào Công giáo đi vùng kinh tế mới là muốn so sánh nước Trời với Xã hội chủ nghĩa, một giọng điệu rất thường thấy trong tờ CGvDT những năm đầu ra mắt.

3. Thư ngỏ năm 2002 của các Giám Mục Việt Nam

Người Công giáo trong và ngoài nước coi Thư ngỏ này là một dấu hiệu HĐGMVN đã có một đường hướng tranh đấu để phục vụ dân tộc, đất nước và xã hội, theo tinh thần của Công đồng Vatican II, Thư ngỏ còn là một dấu chỉ để người công dân Công giáo Việt Nam tự hào mình thuộc về một giáo hội, trong khi phục vụ Thiên Chúa vẫn không sao nhãng bổn phận của mình ở trần thế.

Phần mở đầu Thư ngỏ năm 2002 của các Giám mục Việt Nam gửi Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, viết:

“Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI), vì lẽ con người là mục đích, là cứu cánh, là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hôi. Từ chân lý căn bản này về con nười với nhân phẩm và nhân quyền của họ, nảy sinh những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng để xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người,Những đòi hỏi bức thiết đó là:

I- Xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội;

II- Phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn.

Đây là hai điểm nhắm chính của Thư ngỏ, các Giám mục Việt Nam chỉ đưa ra vài nhận xét hết sức căn bản về hai điểm này, chứ không đi sâu vào từng vấn đề.Chẳng hạn, với điểm I, các Giám mục nói đến hai khuyết tật. Khuyết tật thứ nhất là; “hiện tượng tha hóa con người”; khuyết tật thứ hai: “cơ chế bất công và tha hóa con người”.

Ở khuyết tật thứ nhất, các Giám mục đề cập đến “chủ nghĩa tiêu thụ, đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối.” Kế đến là “khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động”.Điểm thứ ba: Con người vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất. Điểm thứ tư: Về vấn đề tự do, các Giám mục nhận xét: “Thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy: khi tách lìa chân lý về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, tự do trở thành sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền thế.”

Ở khuyết tật thứ hai, các Giám mục đặt thẳng trước mặt các cấp lãnh đạo Nhà nước về cơ chế Xin-Cho. Đây là một kinh nghiệm nhức nhối chung cho mọi người dân, đặc biệt cho tôn giáo, nhất là tôn giáo ấy lại là Công giáo.

Xin dẫn nguyên văn đoạn này:

“Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Đó là điều làm tha hóa con người.”

Từ những nhận xét trên, các Giám mục Việt Nam mặc dù không đặt vấn đề kiến nghị hay đề nghị với Nhà nước một vài điểm để sửa chữa các khuyết tật này, nhưng các ngài cũng đã nêu ra những điểm chính yếu của mình, mà chúng tôi coi như đó là quan điểm và lập trường của HĐGMVN qua Thư ngỏ 2002.

Phần hai này có 5 điểm:

1.Phát huy phẩm giá con người: trong các quan hệ xã hội, phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội…

2.Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý “ Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý này đòi hỏi phải gạt bỏ mọi ký thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.”

3.Phát huy tình liên đới trong mọi sinh hoạt gia đình và xã hội. “Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người, tôn trọng các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa.”…

4.Phát huy tình phụ đới:(…) “Tình phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tính tự lập của nó, song tạo điều kiện giúp nó phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác nhằm mưu cầu công ích. Do đó, con đường phát huy tính phụ đới đòi hỏi:

Chính quyền tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể công dân sử dụng các quyền của con người.

Thư ngỏ nhấn mạnh: “ Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người”.

Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng này, Nhà nước,với chức năng phục vụ công ích trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước trở thành phương thế phục vụ cho cỗ máy đó. Đó là điều làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.”

5. Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích (…) Chức năng phục vụ công ích đòi buộc chính quyền:

(1) tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân hưởng những nhu yếu sao cho xứng hợp với phẩm giá con người;

(2) xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc, vì lẽ đây là những cơ chế và biện pháp làm tha hóa con người. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.”

Các Giám mục kết thúc Thư ngỏ:

Kính thưa Quý Vị,

Là những người yêu mến quê hương, ai trong chúng ta cũng mong muốn xây dựng Việt Nam thành một đất nước giàu đẹp, văn minh, giàu tính nhân bản. Chính trong tinh thần đó, chúng tôi xin gửi đến Quý Vị thư ngỏ này.

Kính chúc Quý Vị luôn an mạnh, mạnh khỏe và thành đạt.

Trân trọng kính chào.

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Kết luận-

Có lẽ vì biết bao nhiêu biến cố dồn dập xảy đến cho bản thân, cho đất nước và Giáo Hội Việt Nam, mà hai văn kiện rất quan trọng của hàng Giáo phẩm Việt Nam trên đây, cơ hồ như bị lãng quên ! Bình tâm đọc lại, chúng tôi thấy cần phải được phổ biến lại. Điều này cũng có nghĩa người Công giáo VN nên trả về sự công bình cho các Giám mục Việt Nam những gì thuộc về các ngài. Thí dụ: Không thể phủ nhận tinh thần sáng suốt, khiêm nhường, từ tốn nhưng ẩn chứa một lòng dũng cảm, bất khuất của những Mục tử qua hai văn kiện. Một, từ những ngày tháng đầu của biến cố quá đau thương cho quốc gia dân tộc, cho Giáo hội đã xa 35 năm nay rồi. Đó là ngày 30/4/1975. Giáo Hội Việt Nam lúc bấy giờ ở trong cái thế khó khăn. Một tuyệt đại thiểu số linh mục, giáo dân có dã tâm muốn lèo lái Giáo Hội thỏa hiệp với chế độ xã hội mới. Họ ngông cuồng trục xuất Khâm sứ Tòa Thánh ra khỏi trụ sở trên đường Hai Bà Trưng. Họ xâm nhập như trộm cướp vào Tòa TGM Sàigon căng biểu ngữ đòi TGM Nguyễn Văn Thuận rút lui…

Trước tình thế ấy, Đức TGM Nguyễn Văn Bình thảo kháng thư, tỏ bày lập trường của ngài. Thế nhưng, sau đó, giáo dân ngỡ ngàng vì Đức Tổng viết hai lá thư về việc thống nhất đất nước và việc đi vùng kinh tế mới. Ngài ngả theo nhóm phản Ki-tô kia.

Trên tờ CGvDT, số 44, từ ngày 25-4 đến 1-5-1976, ông Vũ Duy Giang viết:

“Trong những ngày cuối tháng 5, tháng 6 và 7-1975, bị giằng co và ray rứt do áp lực của những kẻ muốn cột chặt Giáo hội Công giáo với dĩ vãng, có lúc Người (TGM Nguyễn Văn Bình) đã tỏ ra chần chừ, làm nhiều người nghĩ rằng Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình không có lập trường hay lập trường của Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình chỉ là lập trường của những kẻ bao chung quanh”

Đấy là lời lẽ của một ký giả tờ CGvDT thời họ ngạo nghễ theo chủ, nên đã dùng từ “kẻ” để chỉ các Giám mục và Linh mục của Tổng Giáo phận Sài-gòn hồi đó. Tuy nhiên xuyên qua bài báo này, người ta cũng hiểu ra được sức tấn công và tạo áp lực rất mạnh từ nhóm linh mục, giáo dân “phản Ki-tô” ấy. Bây giờ có thể gọi họ là những “kẻ nội thù” của Giáo hội VN. Đức Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình suy sụp, cô đơn. Ngài tìm cho mình cái yên tịnh nội tâm. Vậy mà, trước ngày Chúa gọi về, được phỏng vấn của báo chí, ngài nói vẫn “sợ”. Sợ Cộng sản và sợ cả những “kẻ nội thù” kia !

Hơn 30 năm sau kháng thư của TGM Nguyễn Văn Bình, năm 2002, các Giám mục Việt Nam soạn thảo Thư ngỏ gửi Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, trình bày về những nguyên nhân gây nên cảnh đau thương cho con người, cho gia đình và xã hội.Đọc lại Thư này, chúng tôi cảm nhận, Thư ngỏ 2002, như thể là một bản án, một bản tố cáo chế độ, tác nhân chính của tình trạng người không ra người, xã hội ung thối, nhếch nhác, người dân bị đày đọa, nghèo càng nghèo thêm, mà giàu lại giàu thêm:

“Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% các nguồn thu vào công quỹ, và làm thất thoát 50% phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%.Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc.Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống quy mô trong xã hôi ngày nay không những là một quốc nạn, song còn là một tội ác đối với đất nước và dân tộc.” (x. Thư ngỏ 2002, đoạn cuối của khuyết tật thứ hai: cơ chế bất công và tha hóa con người).

Đảng CSVN chấp nhận Thư ngỏ 2002 của các Giám mục Việt Nam chẳng khác gì “tự sát tập thể”. Cho nên, chúng trút hận xuống trên Giáo hội Việt Nam qua những vụ chiếm đoạt đất đai, triệt hạ các biểu tượng thánh thiêng của người Công giáo, trong khi chúng không có lý do nào để bỏ tù các Giám mục. Nhưng chúng có trăm mưu ngàn kế hiểm khống chế các Giám mục, kể cả mua chuộc, gài bẫy, thỏa mãn yêu cầu của từng địa phương, như Giáo phận Đà Lạt, họ cấp cho nhiều đất gấp 3,4 lần xin để xây dựng Trung tâm Mục vụ. Chỉ buồn một nỗi về bài viết của BBT Web HĐGMVN, hết sức tai hại. Nó tự mình cướp đi sạch những gì thuộc về mình như hàng Giáo phẩm VN đã thể hiện trong hai văn kiện trình bày trên đây.

Vậy, tình hình trong nội bộ các Giám mục Việt Nam hiên nay như vậy, là từ đâu ? Bàn tay của những “kẻ nội thù” còn vươn ra tới những đâu ?

Nguyễn An Tôn

(Ngày 01/02/2010)

(*) xem cùng tác giả quyển: Công Giáo Miền Nam Việt Nam Sau 30-4-1975, tr.224tt, Cơ sở Dân Chúa xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1988.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chân dung vị thánh đầu tiên cuả Úc châu: Một di sản cho thế hệ di dân thứ 2
Trần Mạnh Trác
11:51 21/02/2010
Những ngày gần đây toàn thể Úc Châu hớn hở vì toà thánh đã công bố vị thánh đầu tiên cuả châu lục này sau khi Đức Thánh Cha định ngày 17-10 tới là ngày cử hành lễ phong thánh.

Ngay trước lễ Giánh sinh, khi tin tức loan ra rằng các thủ tục kiểm tra kết quả phép lạ thứ hai cuả chân phước Mary MacKillop đã hoàn tất, thì ngay cả thủ tướng Úc Kevin Rudd, một ngưòi Tin lành, cũng bất ngờ tới dự thánh lễ tại thánh đường Mary MacKillop tại bắc Sydney. Hành động cuả ông thủ tướng làm cho những tin đồn càng nở rộ, nhưng đồng thời một cơn bão chính trị củng bùng phát với đối thủ hàng đầu Tony Abbott, tố cáo liú lo rằng ông thủ tướng “thấy người quen nhận quàng làm họ” lợi dụng tôn giáo cho mưu đồ chính trị cuả mình.

Việc công bố cuả toà thánh kết thúc gần một thế kỷ (kể từ năm 1927) vận động hành lang cho một người phụ nữ thế hệ di dân thứ 2 đáng tôn kính, đã làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ trẻ em và người nghèo. Năm triệu người Công giáo Úc hân hoan đón nhận tin mừng như một tia lửa thắp sáng Giáo Hội và đức tin, đặc biệt là tại Nam Úc, nơi mẹ Mary MacKillop là đồng sáng lập dòng Thánh Giuse.

Hội đồng Giám Mục Úc - với Đức Tổng Giám Mục Adelaide Philip Wilson làm chủ tịch - đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để chuẩn bị cho việc phong thánh.

Các giám mục đã cam kết làm việc với các nữ tu dòng Thánh Giuse để đảm bảo cho việc phong thánh đầu tiên của Úc Châu sẽ là một thời gian đầy ân huệ cho Giáo Hội tại Úc.

Đức Tổng Giám Mục Wilson nói mẹ Mary MacKillop là một nguồn cảm hứng cho tất cả người dân Úc qua sự cống hiến đời mình cho tha nhân và sự tin tưởng tuyệt vời trong tình yêu Thiên Chúa.

Nhiều đoàn thể tại Úc đã rộn ràng tổ chức hành hương đến Roma trong dịp phong thánh này.

Mary MacKillop là ai?

Thời thơ ấu:

Mary McKillop sinh ra tại Melbourne năm 1842. Cha cô, Alexander, di dân từ Scotland, đã học chương trình linh mục nhưng trước khi được thụ phong thì có bất đồng với bề trên và đã xin nghỉ. Âu đó cũng là một điển hình cho Mary sau này. Ông là một học sinh xuất sắc và rất thông minh nhưng cũng là... một tên “ưa quậy” (ratbag), ưa cải nhau, thích khẩu chiến, không chịu nhường nhịn. Mary học được các đức tình thẳng thắn và kiên quyết cuả bố. Nhưng ông cũng là người không thiết thực và ưa tranh cãi. Kết quả là, ông luôn luôn bị phá sản hoặc bị sa thải khỏi công ăn việc làm, và Mary và các em lớn lên nghèo khó. Rất nghèo. Nghèo đến nỗi nếu ông bà nội đã không giúp, thì các chị em sẽ đói. Bà Flora, mẹ Mary, luôn luôn hỗ trợ chồng qua mọi tình huống.

Mary đã học về yêu thương và tha thứ từ mẹ. và các giá trị của lòng từ bi và hảo tâm từ người cha. Nếu không chứng kiến những tranh cãi thường xuyên cuả người cha, có thể Mary đã chọn cách khác khi có tranh cãi xẩy ra trong cuộc đời mình sau này.

Khi Mary được chín tuổi, cha cô từ giã gia đình để về lại Scotland, mục đích là đưa một người bạn sắp chết về nhà theo như lời đã hứa. Đó là bản tính điển hình của Alexander, ông đặt nhu cầu của một người bạn hơn gia đình mình. Ông đã đi xa mười bảy tháng và gia đình MacKillop đã vỡ nợ, bị đuổi khỏi nhà.

Khi ông về lại, bà vợ sẽ kêu ca? Nhưng không, bà Flora là một phụ nữ rất khoan dung, và mười tháng sau lại sinh ra em trai của Mary, bé Donald (sau này làm linh mục).

Ơn gọi lập dòng:

Khi Mary lên 14, cô là gia trưởng làm việc để nuôi sống gia đình, cô làm cai (foreman) tại một nhà máy bán văn phòng phẩm và bản đồ. Từ đó, cô đã đi đến Penola, một thị trấn nhỏ ở Nam Úc. Tại đây Mary đã gặp Cha Julian Woods và cảm thấy có ơn gọi tu trì, nhưng không thể tìm thấy một dòng nào phù hợp. Năm 1866, Mary và cha Woods thành lập một tu hội lấy tên là ‘dòng Thánh Giuse’ ('The Sisters of St Joseph') lấy mục đích là giáo dục trẻ em nghèo.

Nhà dòng bắt đầu tại Adelaide với Mary và ba nữ tu; Rose, Josephine và Clare và một tập viên Blanche. Tất cả nhà dòng đều trẻ. Mary lúc đó mới lên 26 tuổi, các nữ tu khác còn trẻ hơn. Tuy không có tiền, họ vẫn mở một trường học, một viện mồ côi, một nhà tạm cư cho những người vô gia cư, cho phụ nữ bị bạo hành, hoặc cho những người vừa ra khỏi tù, và một nhà tế bần (Providence,) mà mọi người có thể đến để được trợ giúp thực phẩm, tiền hoặc chữa bệnh.

Nhà dòng sống “bằng từ thiện” và có một phương châm là không có ai có thể bị từ chối giúp đỡ. Cho nên những gì họ xin được trên đường phố, thì trước nhất dùng làm thức ăn và quần áo cho người dân trong ‘nhà tạm cư’ và ‘nhà tế bần’, còn các nữ tu hưởng phần sau cùng. Thường thì các nữ tu đi ngủ bụng đói.

Tu hội phát triển nhanh chóng, lây lan quanh vùng Adelaide và các phần khác của Nam Úc. Các nữ tu sống với nông dân, thợ mỏ, công nhân đường sắt tại các miền đất cô lập. Khi dân gặp nạn, các nữ tu sẽ chịu chung số phận với họ.

Bị rút phép thông công:

Dù là cực kỳ từ bi, Mẹ bề trên Mary cũng rất cứng rắn. Mẹ tranh đấu cho những xác tín cuả mình và do đó đã dẫn tới nhiều cuộc xung đột với cấp lãnh đạo tôn giáo. Mẹ khấn khó nghèo, có nghĩa là phải đi ăn xin. Mẹ tin rằng Chuá sẽ cung cấp cho chị em bất cứ nơi nào. Nhưng các vị lãnh đạo Giáo hội không thích xin ăn, mà mẹ Mary lại từ chối thay đổi cách sống.

Năm 1871 những căng thẳng leo thang thành xung đột về vấn đề giáo dục với Đức Giám mục bản quyến, là người đã từng mời nhà dòng làm việc tại Adelaide, và kết quả là Mẹ Mary bị Đức Giám mục Shiel rút phép thông công vì lý do 'Mẹ đã xúi giục các chị em bất tuân và thách thức đấng bản quyền”. ĐGM Shiel cũng phàn nàn rằng học sinh của nhà dòng thích hát hỏng quá mức. Nhưng 6 tháng sau, khi vị giám mục hấp hối trên giường bệnh, ngài đã hối hận và tha vạ cho Mẹ Mary.

Năm 1883, Mẹ Mary lại có mâu thuẫn với việc xin phê chuẩn luật dòng, Mẹ nhấn mạnh vào một chế độ bình đẳng hơn là một tổ chức theo cấp bậc, và muốn có một qui chế quôc tế trực thuộc Toà Thánh giống như dòng Tên. Đức Giám mục Reynolds đã đuổi Mẹ ra khỏi giáo phận và Mẹ Mary đã phải chuyển trụ sở nhà dòng qua Sydney. Mẹ Mary qua đời tại Sydney ngày 08 tháng Tám 1909.

Mẹ Mary không bao giờ trở nên cay đắng đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Thái độ khoan dung này đã được bổ sung bằng các công việc xuất sắc của nhà dòng. Những người Tin Lành cũng như người Công giáo đều lớn tiếng ca ngợi tổ chức từ thiện của nhà dòng cho người nghèo mà không có chủ đích dụ dỗ nhập đạo.

Năm 1973, Mẹ đã trở thành người đầu tiên của châu Úc được chính thức đề nghị lên Roma là một ứng viên phong chức thánh và Mẹ đã được ĐGH John Paul II phong chân phước tại nhà thờ St Francis ngày 27 tháng 11 năm 1994.
 
Thông Báo
Cáo phó LM Nguyễn Hưng qua đời
VietCatholic
13:25 21/02/2010
CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em

LM Vincent Nguyễn Hưng

Vừa tạ thế tại nhà Hưu Dưỡng Chí Hòa vào ngày 21 tháng Hai năm 2010

Hưởng thọ 83 tuổi.

LM nguyễn Hưng là người rất tận tụy với việc sưu tập, dịch thuật và bảo tồn di sản Hán Nôm Công Giáo. Ngài là trưởng nhóm gồm các vị như LM Thanh Lãng, Cụ Vũ Văn Kính, đã dịch được 127 tác phẩm trong số 150 sách Hán Nôm Công Giáo sang chữ quốc ngữ.

Xin mọi thành phần Dân Chúa hiệp ý cầu nguyện cho cố linh Vincent được hưởng Nhan Thánh Chúa
 
Văn Hóa
Hội Chợ Tết Tây Úc
Đồng Văn Vượng
07:38 21/02/2010
Hòa chung với mọi tấm lòng của toàn thể dân Việt từ khắp các nẻo đường trên ba miền đất nước cũng như hải ngoại – đã và đang nao nức đón Xuân Canh Dần 2010 vừa đến, Cộng đồng người Việt Tỵ Nạn nói chung và Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nói riêng tại miền Tây Úc Đại Lợi cũng xôn xao và tưng bừng đón Xuân qua hai ngày 19 & 20 Tháng Hai 2010 nhằm ngày mùng 6 & 7 Canh Dần qua Hội Chợ Tết Mừng Xuân tại Wanneroo Show Ground, một trung điểm cách xa thành phố Perth khoảng 17 cây số về hướng Bắc nơi có rất đông người Việt lập nghiệp sinh sống từ 30 năm qua.

Với sự hoạt động tích cực của Ban Chấp Hành Cộng Đồng người Việt Tỵ Nạn Tây Úc và sự hỗ trợ nhiệt tình của Bà Trương Nguyệt Ánh - người Việt đầu tiên được bầu vào chức vụ Nghi viên Thành Phố Wanneroo, toàn thể Cộng Đồng Người Việt tại đây đã có một khu Hội Chợ rất rộng rãi, thích hợp cho nhiều gian hàng và thuận tiện cho hàng chục ngàn người tham dự Hội Chợ trong đó không phải chỉ có người Việt thuần túy nhưng cũng còn cho nhiều sắc dân địa phương khác đến tham dự vui Xuân thưởng thức những món ăn Việt, những chương trình văn nghệ hay những môn chơi giải trí khác kể cả Lotto, đốt pháo múa Lân v.v…

Trong những ngày mở Hội Đón Xuân năm nay cũng như những năm trước đây, mọi hội đoàn đoàn thể trong Cộng Đồng Người Việt đặc biệt các Tôn Giáo trong đó cụ thể có Công Giáo và Phật Giáo đã tham gia và đóng góp rất tích cực góp phần rất lớn cho Hội Chợ của Cộng Đồng được thành công mỹ mãn với những gian hàng rộng lớn để phục vụ tín hữu đồng đạo cũng như toàn thể đồng bào chen chúc đến vui Xuân tham dự Hội Chợ.

Xin mời Quý Cha và Anh chị Em theo dõi những phần phỏng vấn và phát biểu dành cho Bà Trần Thị Dậu – Chủ tịch Công Đồng Người Việt Tây Úc, Ông Nguyễn Dật – Đại diện cho Gia Đình Phật Tử Chánh Tín Tây Úc Đại Lợi, Các Em John Đinh, Peter Nguyên & Annie Nguyễn Đại diện cho Nhóm Bạn Trẻ Công Giáo Việt Nam Tây Úc trong Hội Chợ Mừng Xuân Canh Dần 2010.
 
Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng (10): Suy tư tìm kiếm của một giáo dân về chay lạt lạt
Lm. Trăng Thập Tự
16:48 21/02/2010
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (10): Suy tư tìm kiếm của một giáo dân về chay lạt

Xin chia sẻ thư mới của anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo. Xin xem thêm Đaniel 1,3-21.

Kính thăm cha,

Thật bất ngờ và vui mừng khi nhận được tin của cha, vì cứ tưởng những tâm tình trong câu chuyện chay lạt trao đổi với cha gần năm nay như... nước trôi qua cầu, và sự im lặng của cha thời gian qua cho con cảm giác là những lời mời gọi và cổ vũ việc thực hành chay lạt của cha như những tiếng hô trong sa mạc... May thay sự việc không đến nỗi bi đát như con nghĩ.

Cám ơn cha đã kể lại những trải nghiệm của mình trong hành trình thực hành tâm nguyện chay lạt, đặc biệt cám ơn cha đã khai mở thêm qua cảm nhận mới mẻ -mới mẻ ít ra là đối với con- về hình thức và ý nghĩa bữa tiệc cuối cùng của Đức Kitô mà cha gọi là "Thiên Chúa của chay lạt".

Cách đây không lâu con có dự một bữa tiệc tại nhà một người bạn thân có sự góp mặt của một số bạn bè khác của gia chủ; một trong các thực khách vào cuối buổi tiệc có hỏi con tại sao là một người công giáo như con lại ăn chay theo cách của một Phật tử. Đây là một câu hỏi quen thuộc con thường bị "tra gạn" mỗi khi tham dự tiệc tùng. Đối với những bạn bè lương giáo có mối quan hệ thân thiết thì họ coi như con có một tâm nguyện nào đó khi thực hành trường chay, họ tôn trọng sự lựa chọn của con và không muốn hỏi thêm điều gì ngoài những lý do vu vơ con thường đưa ra để cắt nghĩa hành động của mình. Nhưng lần này thì khác, con đã trả lời vị khách sơ giao gặp ở buổi tiệc vừa kể một cách thẳng thắn là con không ăn thịt cá -hiểu là ăn chay- vì lề luật của Thiên Chúa giáo nguyên thủy không dạy như vậy. Anh bạn mới quen có vẻ sững sờ và không hỏi thêm gì nữa. Thật ra không phải ngẫu nhiên mà con nói như vậy - và đây là điều con muốn chia xẻ với cha, người thao thức với bài toán "Chay tịnh-Thách đố lớn trên con đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn", với các đấng bậc tu trì, với các đồng đạo anh chị em của con – bởi lẽ trong không khí hân hoan của đại lễ Phục Sinh mọi người được nghe như thế này: "Thiên Chúa phán: "Đây ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi" (St 1,29). Thiên Chúa cho phép con người "làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất", nhưng việc chế biến chúng thành "lương thực" lại là việc làm lãng mạn theo LÝ của phàm nhân chúng ta chớ không phải là Ý của Thiên Chúa trong lời dạy bảo đầu tiên của Ngài dành cho con người. Khi con trả lời anh bạn rằng mình không dùng thịt cá vì giáo lý Thiên Chúa Giáo nguyên thủy không dạy như vậy, con muốn nói rằng việc ăn uống chay lạt của một tín hữu Kitô đơn thuần là sự trở về và sống theo lề luật nguyên thủy, với giềng mối của Đạo chớ không phải là bắt chước thiên hạ, theo như cách đặt câu hỏi có chút mỉa mai mà con cảm nhận được nơi vị thực khách con vừa nói ở trên.

Con dè dặt không muốn mổ xẻ thêm vấn đề vì sợ quá đà, quá dài dòng, bởi tâm nguyện của con trong thư này là muốn chung tay cùng với cha tìm đáp án cho bài toán "Chay tịnh-Thách đố lớn trên con đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" mà cha đã mạnh dạn đưa ra. Theo thiển ý của con nền tảng Kinh Thánh của việc ăn uống chay lạt rất vững chắc và rõ ràng, vấn đề bây giờ không phải là mối ưu tư về các mục tiêu "hội nhập văn hóa" hay "đối thoại liên tôn" nữa, vì bí mật của bài toán nằm trong tay chúng ta, những người tin Chúa. Theo con, công việc "đơn sơ" được minh thị rõ ràng trong Kinh Thánh này cần được các đấng bậc chăm sóc các cộng đoàn Kitô rao giảng và khích lệ bằng chính tấm gương của các vị. Đến một lúc nào đó, khi những con đường đã được sửa thẳng, mọi thung lũng đã được lấp đầy, mọi núi đồi đã được bạt thấp... thì "con đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" nếu không thênh thang rộng mở thì quả là chuyện lạ.

Để kết thúc con muốn tâm sự thêm với cha một điều: nếu con là chị Nguyễn Đông A thì con sẽ không ngần ngại trang trí trai quán của mình bằng một bức liễn hay bức hoành phi ghi trang trọng khuyến dụ đầu tiên của Thiên Chúa: "Đây ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi" như một sự quảng bá, một lời nhắc nhở trở về với mối đạo,bước đi tiên khởi trên con đường hội nhập và đối thoại liên tôn.

Cùng với cha, con muốn đồng gởi thơ này đến các quý Linh Mục được cha giới thiệu, chị Monique, chị Nguyễn Đông A, để chia sẻ và được chỉ giáo thêm, nếu cha thấy không có gì bất tiện.

Kính chào cha, chúc cha luôn an khang.

Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo.

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

gopnhattho@yahoo.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bánh Pháo Ngày Xuân
Nguyễn Bá Khanh
23:10 21/02/2010

BÁNH PHÁO NGÀY XUÂN



Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Xuân từ trong ấy mới ban ra

Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà

Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Ðỏ lòm trên vách bức tranh gà.

(Trích thơ của Trần Tế Xương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền