Phụng Vụ - Mục Vụ
Đừng xem nhau là kẻ thù
PM. Cao Huy Hoàng
10:27 19/02/2011
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 7 thường niên A
Đất nước hòa bình, gia đình hạnh phúc, luôn là một khát vọng chính đáng của mỗi chúng ta. Gọi là khát vọng chính đáng, bởi vì vẫn luôn là điều phải vươn tới đỉnh tuyệt hảo, phải nỗ lực tìm kiếm, và phải đánh đổi bằng cái giá hy sinh của mỗi người. Bằng không, có thể là chúng ta đang bằng lòng với một loại hòa bình ảo, hạnh phúc ảo.
Hòa bình đất nước theo kiểu “khẩu phật tâm xà” hay “cái bắt tay người nầy là cái tát tai người kia” đang nhan nhản trên trường chính trị, đang là đường lối của những chủ trương mang nhãn hiệu “xây dựng hòa bình”, không phải là hòa bình ảo đấy sao ? Thời gian hòa bình là thời gian để rút kinh nghiệm, để ngẫm nghĩ, để nghiên cứu và để sản xuất những loại vũ khí tối tân hơn cho công cuộc phòng thủ, hay chuẩn bị cho một kế hoạch mưu hại mới… là thời gian hòa bình đúng nghĩa đấy sao ?
Sự gian tà giả dối ảnh hưởng không ít đến cách sống hạnh phúc của các gia đình. Thiên đàng tình yêu, thiên đàng hạnh phúc nhường chỗ cho một địa ngục của những oán thù: vợ chồng xem nhau như thù địch, con cái oán trách cha mẹ, cha mẹ tìm cách tẩy chay con cái. Thế mà, người ta vẫn đang ung dung diễn vở kịch hạnh phúc trước mắt mọi người. Để mà chi ? Có phải để chứng tỏ rằng gia đình hạnh phúc trong một đất nước hòa bình đấy sao ?
Mỗi ngày có bao nhiêu tin nóng về những vụ thanh toán nhau vì thù tình, thù nghĩa, thù nợ nần, thù ảnh hưởng, thù danh vọng… và cũng không thiếu những chuyện kinh hoàng hơn: thanh trừng nhau vì tranh nhau miếng ăn, mảnh đất, cái ghế, chiếc lọng…
Ấy là chuyện đời, sòng phẳng như “mắt đền mắt, răng đền răng” hoặc “ác giả, ác báo”. Có phải vì không mảy may dính bén chút luân thường đạo lý chăng ? Hay đã có thấm nhuần, nhưng người đời cố tình gác chuyện đạo đức sang một bên để tính cho được những lợi lộc trần thế ?
Còn chuyện đạo, thiết tưởng để có những gia đình hạnh phúc, đất nước hòa bình, cần thiết có những tâm hồn bình an đích thực. Và bình an đích thực chỉ có được khi người có cái tâm đạo vừa ngay chính thật thà, lại vừa khoan dung độ lượng. Tất cả đều tóm gọn trong luật yêu thương. Sống trong tình yêu thương, khoan dung, thứ tha là sống trong bình an thật.
Các Kitô Hữu Công Giáo dịp đầu xuân Tân Mão năm nay, có món quà thật quý giá của Chúa Giêsu ban tặng, đó là: tám mối dẫn đến Phúc Thật, dẫn đến Nước Hòa Bình, luật yêu thương tha nhân, luật tôn trọng nhân quyền cho xứng với nhân phẩm đã trải ra mấy tuần liền, như một bữa tiệc Xuân thịnh soạn.
Và Chúa Nhật hôm nay, bữa tiệc Lời Chúa lại thêm một món ngon lạ lùng: “Anh em hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em, như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên Trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” ( Mt 5, 44 – 45 ).
Như một lời suy niệm nhỏ, như một quyết tâm nhỏ khi tôi nghe các em thiếu nhi hát:
“Yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ thù. Ai khinh ghét ta là người ta yêu nhất. Không hận thù mà tìm nhau nên thuận hòa. Luôn tha thứ và yêu người như yêu ta.
Trên thập giá, Chúa xin tha cho quân dữ. Trong cuộc đời ta thương tha kẻ thù ta”.
Vâng, các em hát mà người lớn giật mình, vì việc yêu nhất, cầu nguyện và làm ơn cho người xúc phạm mình, làm tổn thương mình, bách hại mình là một Giáo Lý lạ lùng nhất. Chính điều lạ lùng ấy là điều kỳ diệu của bản tính Thiên Chúa Trọn lành, mà Thiên Chúa muốn con cái ngài mặc lấy, nhận lấy như một quà tặng để nên trọn lành.
Bởi vậy, kết thúc bữa tiệc Xuân Trên Núi, Chúa Giêsu nói: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên Trời là Đấng Trọn Lành” ( Mt 5, 48 ).
Bữa tiệc Lời Chúa kéo dài mấy tuần liền là quà tặng đầu xuân để mỗi tín hữu chiếm hữu một Mùa Xuân Vĩnh Cửu, một Đất Nước Hòa Bình Thiên Thu Vạn Đại, Nước Thiên Chúa.
Khác với cái hòa bình ảo trong một thế giới thực, đời sống các tín hữu phải là một đời sống hòa bình thực trong một thế giới tạm thời, chóng qua, nếu không nói là một thế giới ảo. Hòa bình thật là sự bình an của những người có lòng ngay chính thật thà, có khát vọng vươn tới chân lý, có cố công sống đời sống của một thọ tạo thượng đẳng có linh hồn, có trí khôn và có nhân tính mặc lấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Bình an chỉ có nơi tâm hồn không chấp nhất nhưng cảm thông, không trách cứ nhưng tìm cách điều chỉnh cái xấu cho nên tốt, không giận hờn bỏ mặc nhưng khoan dung tha thứ, không xem ai là kẻ thù nhưng cố công xây dựng bình an trong lòng tha nhân, không mưu hại người mưu hại mình nhưng hy sinh cầu nguyện cho họ bỏ đường gian ác mà quay về chính lộ.
Nhìn vào cuộc sống thực tế, và gần hơn, thách thức lớn nhất đối với hành trình Đức Tin của các tín hữu, Công Giáo, có thể nói, không phải là Đức Tin mà là nỗi day dứt về Đức Ái. Những tưởng, các gia đình Công Giáo phải thật sự có hạnh phúc nhờ liên kết với nguồn tình yêu hiến thân là Chúa Giêsu Kitô, nhưng tại sao còn có những người xem vợ xem chồng mình như kẻ thù, rồi đối xử với nhau cách không còn tình nghĩa: đánh đập nhau, chửi bới, mắng nhiếc, xua đuổi, cách tàn nhẫn ?
Tôi còn nhớ câu chuyện vui: “Có đám tang đi qua, một chị kia nói: “Thấy chồng người ta chết mà ham, thằng mắc dịch nhà mình nó hổng chết mà còn nhậu dài dài, còn đập vợ đập con nữa chứ”.
Lại chuyện ông đánh vợ la toáng lên rằng: “Sao tôi lại cưới nhằm mụ vợ rất ngăn nắp ở phòng ngủ, lịch sự ở nhà bếp, và rất là lãng mạn ở phòng khách thế nầy chứ ? Tôi hỏi bà có còn xem tôi là gì nữa không ?”
Chuyện hàng xóm láng giềng nơi những người Công Giáo, không lẽ cũng mất lòng nhau, gây gỗ nhau, tranh chấp nhau như cơm bữa được sao ? Cũng người nầy kiện tụng người kia, người kia âm mưu hại người nọ được sao ? Thế thì làm sao mà “người ta thấy việc các con làm mà ngợi khen Cha các con trên Trời được” ?
Lời Chúa hôm nay xoáy mạnh vào tâm hồn mỗi người, mỗi gia đình chúng ta: “Anh em hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em, như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên Trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” ( Mt 5, 44 – 45 ).
Đời sống hôn nhân và gia đình là cơ hội, là môi trường tốt nhất để con người sống tình yêu thương như Chúa đã yêu, sống lòng khoan dung tha thứ như Chúa đã khoan dung tha thứ.
Vì thế, thiết nghĩ, đừng xem nhau như kẻ thù, nhưng hãy giúp nhau tránh lầm đường lạc lối nhờ chân lý, giúp nhau nên hoàn thiện nhờ tình yêu, giúp nhau vượt qua cuộc hành trình dương thế nhờ niềm hy vọng, và giúp nhau sở hữu một bình an đích thực nhờ lòng khoan dung tha thứ…
Các Gia đình Công Giáo được sống trong Giáo Hội “duy nhất thánh thiện công giáo và tông truyền” còn là niềm hạnh phúc lớn lao, khi mỗi tín hữu được sống trong một mái nhà chung chan chứa bình an thật của Thiên Chúa. Và có thể gọi Giáo Hội, mái nhà chung ấy là Nước Thiên Chúa tại trần gian nầy.
Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng yêu thương và khoan dung của Chúa, để bắt đầu từ tâm hồn bình an trong Chúa, chúng con xây dựng gia đình hạnh phúc, làng xóm an hòa, giáo xứ hiệp nhất, đất nước yên vui và một thế giới chứa chan tình Chúa tình người: Một Nước Thiên Chúa hiển linh trên trần gian nầy, mọi người ngợi khen Chúa trọn lành, trọn hảo. Amen.
Đất nước hòa bình, gia đình hạnh phúc, luôn là một khát vọng chính đáng của mỗi chúng ta. Gọi là khát vọng chính đáng, bởi vì vẫn luôn là điều phải vươn tới đỉnh tuyệt hảo, phải nỗ lực tìm kiếm, và phải đánh đổi bằng cái giá hy sinh của mỗi người. Bằng không, có thể là chúng ta đang bằng lòng với một loại hòa bình ảo, hạnh phúc ảo.
Hòa bình đất nước theo kiểu “khẩu phật tâm xà” hay “cái bắt tay người nầy là cái tát tai người kia” đang nhan nhản trên trường chính trị, đang là đường lối của những chủ trương mang nhãn hiệu “xây dựng hòa bình”, không phải là hòa bình ảo đấy sao ? Thời gian hòa bình là thời gian để rút kinh nghiệm, để ngẫm nghĩ, để nghiên cứu và để sản xuất những loại vũ khí tối tân hơn cho công cuộc phòng thủ, hay chuẩn bị cho một kế hoạch mưu hại mới… là thời gian hòa bình đúng nghĩa đấy sao ?
Sự gian tà giả dối ảnh hưởng không ít đến cách sống hạnh phúc của các gia đình. Thiên đàng tình yêu, thiên đàng hạnh phúc nhường chỗ cho một địa ngục của những oán thù: vợ chồng xem nhau như thù địch, con cái oán trách cha mẹ, cha mẹ tìm cách tẩy chay con cái. Thế mà, người ta vẫn đang ung dung diễn vở kịch hạnh phúc trước mắt mọi người. Để mà chi ? Có phải để chứng tỏ rằng gia đình hạnh phúc trong một đất nước hòa bình đấy sao ?
Mỗi ngày có bao nhiêu tin nóng về những vụ thanh toán nhau vì thù tình, thù nghĩa, thù nợ nần, thù ảnh hưởng, thù danh vọng… và cũng không thiếu những chuyện kinh hoàng hơn: thanh trừng nhau vì tranh nhau miếng ăn, mảnh đất, cái ghế, chiếc lọng…
Ấy là chuyện đời, sòng phẳng như “mắt đền mắt, răng đền răng” hoặc “ác giả, ác báo”. Có phải vì không mảy may dính bén chút luân thường đạo lý chăng ? Hay đã có thấm nhuần, nhưng người đời cố tình gác chuyện đạo đức sang một bên để tính cho được những lợi lộc trần thế ?
Còn chuyện đạo, thiết tưởng để có những gia đình hạnh phúc, đất nước hòa bình, cần thiết có những tâm hồn bình an đích thực. Và bình an đích thực chỉ có được khi người có cái tâm đạo vừa ngay chính thật thà, lại vừa khoan dung độ lượng. Tất cả đều tóm gọn trong luật yêu thương. Sống trong tình yêu thương, khoan dung, thứ tha là sống trong bình an thật.
Các Kitô Hữu Công Giáo dịp đầu xuân Tân Mão năm nay, có món quà thật quý giá của Chúa Giêsu ban tặng, đó là: tám mối dẫn đến Phúc Thật, dẫn đến Nước Hòa Bình, luật yêu thương tha nhân, luật tôn trọng nhân quyền cho xứng với nhân phẩm đã trải ra mấy tuần liền, như một bữa tiệc Xuân thịnh soạn.
Và Chúa Nhật hôm nay, bữa tiệc Lời Chúa lại thêm một món ngon lạ lùng: “Anh em hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em, như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên Trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” ( Mt 5, 44 – 45 ).
Như một lời suy niệm nhỏ, như một quyết tâm nhỏ khi tôi nghe các em thiếu nhi hát:
“Yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ thù. Ai khinh ghét ta là người ta yêu nhất. Không hận thù mà tìm nhau nên thuận hòa. Luôn tha thứ và yêu người như yêu ta.
Trên thập giá, Chúa xin tha cho quân dữ. Trong cuộc đời ta thương tha kẻ thù ta”.
Vâng, các em hát mà người lớn giật mình, vì việc yêu nhất, cầu nguyện và làm ơn cho người xúc phạm mình, làm tổn thương mình, bách hại mình là một Giáo Lý lạ lùng nhất. Chính điều lạ lùng ấy là điều kỳ diệu của bản tính Thiên Chúa Trọn lành, mà Thiên Chúa muốn con cái ngài mặc lấy, nhận lấy như một quà tặng để nên trọn lành.
Bởi vậy, kết thúc bữa tiệc Xuân Trên Núi, Chúa Giêsu nói: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên Trời là Đấng Trọn Lành” ( Mt 5, 48 ).
Bữa tiệc Lời Chúa kéo dài mấy tuần liền là quà tặng đầu xuân để mỗi tín hữu chiếm hữu một Mùa Xuân Vĩnh Cửu, một Đất Nước Hòa Bình Thiên Thu Vạn Đại, Nước Thiên Chúa.
Khác với cái hòa bình ảo trong một thế giới thực, đời sống các tín hữu phải là một đời sống hòa bình thực trong một thế giới tạm thời, chóng qua, nếu không nói là một thế giới ảo. Hòa bình thật là sự bình an của những người có lòng ngay chính thật thà, có khát vọng vươn tới chân lý, có cố công sống đời sống của một thọ tạo thượng đẳng có linh hồn, có trí khôn và có nhân tính mặc lấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Bình an chỉ có nơi tâm hồn không chấp nhất nhưng cảm thông, không trách cứ nhưng tìm cách điều chỉnh cái xấu cho nên tốt, không giận hờn bỏ mặc nhưng khoan dung tha thứ, không xem ai là kẻ thù nhưng cố công xây dựng bình an trong lòng tha nhân, không mưu hại người mưu hại mình nhưng hy sinh cầu nguyện cho họ bỏ đường gian ác mà quay về chính lộ.
Nhìn vào cuộc sống thực tế, và gần hơn, thách thức lớn nhất đối với hành trình Đức Tin của các tín hữu, Công Giáo, có thể nói, không phải là Đức Tin mà là nỗi day dứt về Đức Ái. Những tưởng, các gia đình Công Giáo phải thật sự có hạnh phúc nhờ liên kết với nguồn tình yêu hiến thân là Chúa Giêsu Kitô, nhưng tại sao còn có những người xem vợ xem chồng mình như kẻ thù, rồi đối xử với nhau cách không còn tình nghĩa: đánh đập nhau, chửi bới, mắng nhiếc, xua đuổi, cách tàn nhẫn ?
Tôi còn nhớ câu chuyện vui: “Có đám tang đi qua, một chị kia nói: “Thấy chồng người ta chết mà ham, thằng mắc dịch nhà mình nó hổng chết mà còn nhậu dài dài, còn đập vợ đập con nữa chứ”.
Lại chuyện ông đánh vợ la toáng lên rằng: “Sao tôi lại cưới nhằm mụ vợ rất ngăn nắp ở phòng ngủ, lịch sự ở nhà bếp, và rất là lãng mạn ở phòng khách thế nầy chứ ? Tôi hỏi bà có còn xem tôi là gì nữa không ?”
Chuyện hàng xóm láng giềng nơi những người Công Giáo, không lẽ cũng mất lòng nhau, gây gỗ nhau, tranh chấp nhau như cơm bữa được sao ? Cũng người nầy kiện tụng người kia, người kia âm mưu hại người nọ được sao ? Thế thì làm sao mà “người ta thấy việc các con làm mà ngợi khen Cha các con trên Trời được” ?
Lời Chúa hôm nay xoáy mạnh vào tâm hồn mỗi người, mỗi gia đình chúng ta: “Anh em hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em, như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên Trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt” ( Mt 5, 44 – 45 ).
Đời sống hôn nhân và gia đình là cơ hội, là môi trường tốt nhất để con người sống tình yêu thương như Chúa đã yêu, sống lòng khoan dung tha thứ như Chúa đã khoan dung tha thứ.
Vì thế, thiết nghĩ, đừng xem nhau như kẻ thù, nhưng hãy giúp nhau tránh lầm đường lạc lối nhờ chân lý, giúp nhau nên hoàn thiện nhờ tình yêu, giúp nhau vượt qua cuộc hành trình dương thế nhờ niềm hy vọng, và giúp nhau sở hữu một bình an đích thực nhờ lòng khoan dung tha thứ…
Các Gia đình Công Giáo được sống trong Giáo Hội “duy nhất thánh thiện công giáo và tông truyền” còn là niềm hạnh phúc lớn lao, khi mỗi tín hữu được sống trong một mái nhà chung chan chứa bình an thật của Thiên Chúa. Và có thể gọi Giáo Hội, mái nhà chung ấy là Nước Thiên Chúa tại trần gian nầy.
Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng yêu thương và khoan dung của Chúa, để bắt đầu từ tâm hồn bình an trong Chúa, chúng con xây dựng gia đình hạnh phúc, làng xóm an hòa, giáo xứ hiệp nhất, đất nước yên vui và một thế giới chứa chan tình Chúa tình người: Một Nước Thiên Chúa hiển linh trên trần gian nầy, mọi người ngợi khen Chúa trọn lành, trọn hảo. Amen.
Nghệ thuật Tha thứ
Trầm Thiên Thu
18:19 19/02/2011
Cuộc sống thường nhật có bao điều bạn bực mình: Tiếng ồn, thất bại, lo sợ, bệnh tật, cơm áo gạo tiền, thời tiết, nỗi buồn, công việc, tình yêu gia đình, giao tiếp, xóm giềng, học hành, giao thông, thị trường, dịch bệnh… Bạn phải chịu đựng nhiều thứ. Để không cằn nhằn người khác và có thể chịu đựng sự khó tính của người khác, quả thật không dễ chút nào. Vậy làm sao có thể tự giải thoát mình?
Các bậc cha mẹ thường hay chỉ trích con cái. Các chủ nhân luôn trách mắng và nhìn công nhân của mình bằng con mắt xoi mói. Vợ chồng cũng thiếu tôn trọng nhau, ưa áp đặt và nghi ngờ nhau. Các mối quan hệ khác cũng gặp nhiều phức tạp. Họ làm mất lòng nhau bằng nhiều cách. Thậm chí có những vết thương lòng vẫn nhức nhối sau nhiều năm. Giữa chúng ta có nhiều dạng ác cảm, làm những điều ác cho nhau, nói xấu nhau đủ điều, thậm chí là trả thù nhau. Có người còn biết nghĩ lại, hối hận, nhưng có người không hề tỏ ra hối tiếc vì lương tâm đã chai lì.
Cách tốt nhất để thanh thản tâm hồn là luôn chống lại ý nghĩ trả thù, luôn tâm niệm ba chữ “Tôi tha thứ” (nguyên tắc 3T). Đó là biện pháp tuyệt vời có thể giúp bạn chịu đựng những gì làm bạn phiền lòng. Tha thứ có giá trị tuyệt đối trong cuộc sống.
Tha thứ không có nghĩa là đầu hàng, chịu thua, chịu lép vế, mà là “bỏ qua”. Robin Casarjian giải thích: “Khi tha thứ, bạn không còn lệ thuộc vào người đã làm bạn đau lòng”. Tha thứ kéo bạn ra khỏi sự giận dữ của người khác và cho phép bạn sống thanh thản.
Nêu sự tha thứ là điều tốt như vậy mà tại sao vẫn có nhiều người tích lũy cơn giận trong lòng? Đó là muốn trả thù để chứng tỏ mình không yếu thế. Chẳng qua là thua kém người khác nên mới hùng hổ lên cơn tức giận. Thế nhưng, chính sự tha thứ mới tạo nên sức mạnh thực sự, kiểu “mưa dầm thấm sâu”. Khi tha thứ, người ta cân nhắc kỹ lưỡng. Dù cho người kia có xứng đáng được tha thứ hay không thì vẫn không thành vấn đề, mà chỉ vì mình xứng đáng tự do. Đây còn là động thái cao thượng của một công tử. Chịu đựng để có thể tha thứ.
Một lý do khác mà chúng ta có thể từ chối tha thứ là cảm thấy bạc nhược hoặc quy phục. Có người cho rằng tha thứ là nhận mình sai và người kia đúng. Nhưng tha thứ không là miễn trừ cơn giận đổ lên người khác mà là “rút dao ra khỏi vết thương”. Tha thứ là “bỏ qua” các lỗi lầm mà người khác đã làm cho mình, nhưng phải “bỏ qua” với cả lòng tự trọng và tôn trọng – kèm theo lòng yêu thương chân thành.
Nhưng cũng có khi người khác không hề biết nỗi đau lòng của bạn mặc cho bạn phải âm thầm chịu đựng. Nếu biết tha thứ, bạn sẽ không phải khổ sở nữa. Tha thứ vẫn hữu ích cho các trường hợp như thất tình, bị hiểu lầm, bị ghen ghét,…
Tha thứ tốt cho cả thể lý lẫn tinh thần. Trong cuốn Anger Kills, tiến sĩ Reddford Williams viết: “Cứ nhớ mãi về nỗi đau quá khứ thì sức khỏe sẽ suy yếu. Đơn giản như nhớ mãi một chuyện bực mình thì bạn sẽ căng thẳng và tim bị ảnh hưởng”. Về tình yêu tan vỡ, đại văn hào R. Tagore nói: “Khôn ngoan gì mà đau khổ mãi vì một người đã mang trái tim họ đi xa!”. Các ý nghĩa tiêu cực cũng có liên quan tới cao huyết áp, động mạch vành và dễ bị chứng bệnh khác. Sống cởi mở và thanh thản có thể làm tăng hệ miễn nhiễm. Chỉ cần một giây để xúc phạm người khác, có khi gây tổn thương trầm trọng, nhưng sự tha thứ lại cần nhiều thời gian. Mới đầu, bạn cảm thấy các tình cảm tiêu cực như tức giận, buồn bã, và xấu hổ. Sau đó bạn biến chúng thành tích cực hoặc làm giảm dần “mức căng”. Đặc biệt là học cách nhìn người khác bằng ánh mắt khác trong sáng hơn. Người hại mình sẽ trở thành yếu thế, bị động, như ngồi trên đống lửa. Người Việt Nam có câu: “Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ”. Cổ nhân cũng đã minh định: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (Ngậm máu phun người, trước tiên bẩn miệng mình). Chí lý lắm thay!
Có người lại không thể đạt tới chặng cuối của sự tha thứ. Đó là những người bị tổn thương từ thuở ấu thơ, bị sỉ nhục bởi chính những người mà họ yêu thương và tin tưởng – như bị lạm dụng tình dục, bị bạo hành thể lý hoặc tâm lý, bị cưỡng dâm, bị khinh miệt,… Dù không có sự tha thứ trọn vẹn, họ vẫn có lợi nhờ biết tha thứ một phần. Nếu cảm thấy khó tha thứ, hoặc muốn tha thứ mà không biết bắt đầu từ đâu, xin bạn hãy thử áp dụng 7 cách này:
1. Vi mô. Luyện tập tha thứ những lỗi nhỏ của người xa lạ - chẳng hạn bị tính gian mất vài ngàn đồng, bị “chơi gác” một chút… Dần dần, bạn sẽ có thể tha thứ những lỗi lớn hơn một cách dễ dàng hơn.
2. Giải thoát. Tự vượt qua nỗi thất vọng và kiềm chế cơn giận đối với người thân và bạn bè, hoặc những người mà mình tín cẩn. Nhờ vậy, bạn thấy “mạnh mẽ” hơn và rồi bạn cũng sẽ được nhận biết. Bạn vẫn có thể để tình cảm của mình tự do mà không hề giận dữ, không dùng ngôn ngữ hoặc ngữ điệu “khó nghe”, và bạn sẽ không phải hối tiếc về sau.
Phương pháp “hả giận” cũng có hiệu quả - như đấm vào gối bông, bỏ đi chỗ khác, những tuyệt đối không đập phá đồ đạc hoặc “đá mèo, khoèo rế”. Nếu không tức giận tột độ, bạn hãy đọc sách báo. Đừng “giận cá chém thớt” như phóng xe bạt mạng, chửi “đổng” (chửi cho hàng xóm nghe, cho trời đất nghe)… Đó là cách biểu lộ tiêu cực và “hạ cấp”, nên tránh!
3. Chứng minh. Nếu thực sự cần thiết, bạn hãy viết thư hoặc gởi email (nếu ở xa), hoặc gặp trực tiếp để tìm hiểu sự thật bằng cách nói ôn hòa và tích cực xây dựng, chứ không nguyền rủa hoặc chỉ trích “đối phương”. Chẳng hạn, “Tôi cảm thấy…” hoặc “Tôi không hiểu…”. Hãy diễn tả sự ảnh hưởng đối với bạn vì cách xử sự của người kia, đồng thời bày tỏ thiện chí “đàm phán” để có thể giải quyết vấn đề ổn thỏa, gọi là “dĩ hòa vi quý”.
4. Mặc nhiên. Đối với tội loạn luân, cưỡng dâm và các tội phạm khác, nạn nhân có thể tránh né tha thứ trực tiếp, vì việc gặp nhau để “đối chất” sẽ… không an toàn! Thật vậy, không cần “đối diện”. Đó là sự tha thứ mặc nhiên. Người được tha thứ có thể không nhận ra lỗi và không bao giờ biết mình được tha thứ. Ví như người say rượu không biết mình nói gì hoặc nghe gì. Điều quan trọng là bạn đừng để cho cơn giận dữ lộng hành, vì không ai ngu dại đến nỗi căng buồm ra khơi khi trời đang giông tố!
5. Lắng nghe. Nếu đối diện với người làm tổn thương mình, bạn hãy lắng nghe và chỉ nói về những gì bạn đã nghe. Làm như vậy, bạn sẽ bắt đầu có cách nhìn khác và dễ dàng tha thứ hơn. Im lặng và lắng nghe, đó là cửa mở rộng đưa bạn thanh thản bước vào vùng bình yên của sự tha thứ tuyệt vời.
6. Suy tư. “Nhân vô thập toàn”. Con người luôn bất túc và bất trác. Hãy đợi đến lúc lòng mình lắng xuống, chọn khung cảnh yên tĩnh và suy tư. Chắc chắn bạn sẽ đủ sáng suốt để có thể quyết định đúng đắn, không gì tốt hơn là yêu thương và tha thứ. Suy tư là cách hữu hiệu để nhận biết chính mình và thông cảm với những người xung quanh. Đừng bao giờ quên: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”.
7. Hướng thiện. Nhờ hướng tới Chân-Thiện-Mỹ và tương lai, bạn có thể sớm đạt tới “đích” tha thứ. Hai chị em tị nạnh nhau về việc chăm sóc người mẹ bệnh tật. Cô ở gần than phiền về gánh nặng vất vả và hàng ngày phải lo cơm nước và thuốc thang cho mẹ, đích thân làm đủ thứ. Cô ở xa chỉ gửi tiền về, lâu lâu mới đến thăm được. Cô ở gần thì bực tức và luôn gắt gỏng. Cô ở xa thì chỉ biết im lặng và bỏ qua tất cả để giữ tình chị em. Một câu nhịn, chín câu lành. Thời gian là bằng chứng hùng hồn nhất.
Sự hướng thiện sẽ dẫn tới sự tha thứ, và sự tha thứ dẫn tới sự bình an tâm hồn. Sidney Simon nói: “Sự tha thứ làm cho bạn cười nhiều, có thể cảm nhận sâu xa, và trở nên liên kết với người khác nhiều hơn”. Chính sự tha thứ là thần dược mau chữa lành vết thương lòng. Vả lại, chính lúc mình tha thứ là lúc mình được thứ tha.
Tuy nhiên, tưởng cũng nên xác định rằng “tha thứ không có nghĩa là quên”. Có lẽ hơi… “khó nghe” chăng? Không đâu. Chúng ta không thể quên nỗi đau hoặc điều thiệt hại, và cũng không nên quên, vì bị lừa lần một thì không do lỗi mình, nhưng bị lừa lần hai thì do lỗi mình. Chính những “kinh nghiệm đau lòng” đó dạy chúng ta đừng bị lừa thêm lần nữa – còn được gọi là “kinh nghiệm xương máu”. Ở một góc độ nào đó, giống như “một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” là vậy. Con chim bị bắn hụt một lần rồi thì nó sẽ khôn hơn.
Không để bị lừa lần nữa và không lừa ai, đó là những người khôn ngoan. Tha thứ là việc khó nhưng vẫn khả thi, càng khó thực hiện thì việc đó càng có giá trị cao. Bị khiêu khích mà không giận thì hoặc là kẻ tiểu nhân, hoặc là người quân tử và cao thượng. Sự tha thứ luôn luôn cần thiết, vì có tha thứ thì mới có thể tái lập hòa bình và bình thường hóa quan hệ – ở mọi cấp độ khác nhau. Đôi khi rất cần một lời xin lỗi!
Xin mượn lời Kinh Thánh để kết: “Không chỉ tha bảy lần mà tha bảy mươi lần bảy”, nghĩa là tha thứ mãi mãi. Không tha thứ, đó là người ích kỷ! Xin chúc mừng nếu bạn là người vị tha. Nếu chưa, cố gắng thêm thì rồi bạn sẽ thành công – và chắc hẳn được mọi người nể trọng.
Các bậc cha mẹ thường hay chỉ trích con cái. Các chủ nhân luôn trách mắng và nhìn công nhân của mình bằng con mắt xoi mói. Vợ chồng cũng thiếu tôn trọng nhau, ưa áp đặt và nghi ngờ nhau. Các mối quan hệ khác cũng gặp nhiều phức tạp. Họ làm mất lòng nhau bằng nhiều cách. Thậm chí có những vết thương lòng vẫn nhức nhối sau nhiều năm. Giữa chúng ta có nhiều dạng ác cảm, làm những điều ác cho nhau, nói xấu nhau đủ điều, thậm chí là trả thù nhau. Có người còn biết nghĩ lại, hối hận, nhưng có người không hề tỏ ra hối tiếc vì lương tâm đã chai lì.
Cách tốt nhất để thanh thản tâm hồn là luôn chống lại ý nghĩ trả thù, luôn tâm niệm ba chữ “Tôi tha thứ” (nguyên tắc 3T). Đó là biện pháp tuyệt vời có thể giúp bạn chịu đựng những gì làm bạn phiền lòng. Tha thứ có giá trị tuyệt đối trong cuộc sống.
Tha thứ không có nghĩa là đầu hàng, chịu thua, chịu lép vế, mà là “bỏ qua”. Robin Casarjian giải thích: “Khi tha thứ, bạn không còn lệ thuộc vào người đã làm bạn đau lòng”. Tha thứ kéo bạn ra khỏi sự giận dữ của người khác và cho phép bạn sống thanh thản.
Nêu sự tha thứ là điều tốt như vậy mà tại sao vẫn có nhiều người tích lũy cơn giận trong lòng? Đó là muốn trả thù để chứng tỏ mình không yếu thế. Chẳng qua là thua kém người khác nên mới hùng hổ lên cơn tức giận. Thế nhưng, chính sự tha thứ mới tạo nên sức mạnh thực sự, kiểu “mưa dầm thấm sâu”. Khi tha thứ, người ta cân nhắc kỹ lưỡng. Dù cho người kia có xứng đáng được tha thứ hay không thì vẫn không thành vấn đề, mà chỉ vì mình xứng đáng tự do. Đây còn là động thái cao thượng của một công tử. Chịu đựng để có thể tha thứ.
Một lý do khác mà chúng ta có thể từ chối tha thứ là cảm thấy bạc nhược hoặc quy phục. Có người cho rằng tha thứ là nhận mình sai và người kia đúng. Nhưng tha thứ không là miễn trừ cơn giận đổ lên người khác mà là “rút dao ra khỏi vết thương”. Tha thứ là “bỏ qua” các lỗi lầm mà người khác đã làm cho mình, nhưng phải “bỏ qua” với cả lòng tự trọng và tôn trọng – kèm theo lòng yêu thương chân thành.
Nhưng cũng có khi người khác không hề biết nỗi đau lòng của bạn mặc cho bạn phải âm thầm chịu đựng. Nếu biết tha thứ, bạn sẽ không phải khổ sở nữa. Tha thứ vẫn hữu ích cho các trường hợp như thất tình, bị hiểu lầm, bị ghen ghét,…
Tha thứ tốt cho cả thể lý lẫn tinh thần. Trong cuốn Anger Kills, tiến sĩ Reddford Williams viết: “Cứ nhớ mãi về nỗi đau quá khứ thì sức khỏe sẽ suy yếu. Đơn giản như nhớ mãi một chuyện bực mình thì bạn sẽ căng thẳng và tim bị ảnh hưởng”. Về tình yêu tan vỡ, đại văn hào R. Tagore nói: “Khôn ngoan gì mà đau khổ mãi vì một người đã mang trái tim họ đi xa!”. Các ý nghĩa tiêu cực cũng có liên quan tới cao huyết áp, động mạch vành và dễ bị chứng bệnh khác. Sống cởi mở và thanh thản có thể làm tăng hệ miễn nhiễm. Chỉ cần một giây để xúc phạm người khác, có khi gây tổn thương trầm trọng, nhưng sự tha thứ lại cần nhiều thời gian. Mới đầu, bạn cảm thấy các tình cảm tiêu cực như tức giận, buồn bã, và xấu hổ. Sau đó bạn biến chúng thành tích cực hoặc làm giảm dần “mức căng”. Đặc biệt là học cách nhìn người khác bằng ánh mắt khác trong sáng hơn. Người hại mình sẽ trở thành yếu thế, bị động, như ngồi trên đống lửa. Người Việt Nam có câu: “Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ”. Cổ nhân cũng đã minh định: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu” (Ngậm máu phun người, trước tiên bẩn miệng mình). Chí lý lắm thay!
Có người lại không thể đạt tới chặng cuối của sự tha thứ. Đó là những người bị tổn thương từ thuở ấu thơ, bị sỉ nhục bởi chính những người mà họ yêu thương và tin tưởng – như bị lạm dụng tình dục, bị bạo hành thể lý hoặc tâm lý, bị cưỡng dâm, bị khinh miệt,… Dù không có sự tha thứ trọn vẹn, họ vẫn có lợi nhờ biết tha thứ một phần. Nếu cảm thấy khó tha thứ, hoặc muốn tha thứ mà không biết bắt đầu từ đâu, xin bạn hãy thử áp dụng 7 cách này:
1. Vi mô. Luyện tập tha thứ những lỗi nhỏ của người xa lạ - chẳng hạn bị tính gian mất vài ngàn đồng, bị “chơi gác” một chút… Dần dần, bạn sẽ có thể tha thứ những lỗi lớn hơn một cách dễ dàng hơn.
2. Giải thoát. Tự vượt qua nỗi thất vọng và kiềm chế cơn giận đối với người thân và bạn bè, hoặc những người mà mình tín cẩn. Nhờ vậy, bạn thấy “mạnh mẽ” hơn và rồi bạn cũng sẽ được nhận biết. Bạn vẫn có thể để tình cảm của mình tự do mà không hề giận dữ, không dùng ngôn ngữ hoặc ngữ điệu “khó nghe”, và bạn sẽ không phải hối tiếc về sau.
Phương pháp “hả giận” cũng có hiệu quả - như đấm vào gối bông, bỏ đi chỗ khác, những tuyệt đối không đập phá đồ đạc hoặc “đá mèo, khoèo rế”. Nếu không tức giận tột độ, bạn hãy đọc sách báo. Đừng “giận cá chém thớt” như phóng xe bạt mạng, chửi “đổng” (chửi cho hàng xóm nghe, cho trời đất nghe)… Đó là cách biểu lộ tiêu cực và “hạ cấp”, nên tránh!
3. Chứng minh. Nếu thực sự cần thiết, bạn hãy viết thư hoặc gởi email (nếu ở xa), hoặc gặp trực tiếp để tìm hiểu sự thật bằng cách nói ôn hòa và tích cực xây dựng, chứ không nguyền rủa hoặc chỉ trích “đối phương”. Chẳng hạn, “Tôi cảm thấy…” hoặc “Tôi không hiểu…”. Hãy diễn tả sự ảnh hưởng đối với bạn vì cách xử sự của người kia, đồng thời bày tỏ thiện chí “đàm phán” để có thể giải quyết vấn đề ổn thỏa, gọi là “dĩ hòa vi quý”.
4. Mặc nhiên. Đối với tội loạn luân, cưỡng dâm và các tội phạm khác, nạn nhân có thể tránh né tha thứ trực tiếp, vì việc gặp nhau để “đối chất” sẽ… không an toàn! Thật vậy, không cần “đối diện”. Đó là sự tha thứ mặc nhiên. Người được tha thứ có thể không nhận ra lỗi và không bao giờ biết mình được tha thứ. Ví như người say rượu không biết mình nói gì hoặc nghe gì. Điều quan trọng là bạn đừng để cho cơn giận dữ lộng hành, vì không ai ngu dại đến nỗi căng buồm ra khơi khi trời đang giông tố!
5. Lắng nghe. Nếu đối diện với người làm tổn thương mình, bạn hãy lắng nghe và chỉ nói về những gì bạn đã nghe. Làm như vậy, bạn sẽ bắt đầu có cách nhìn khác và dễ dàng tha thứ hơn. Im lặng và lắng nghe, đó là cửa mở rộng đưa bạn thanh thản bước vào vùng bình yên của sự tha thứ tuyệt vời.
6. Suy tư. “Nhân vô thập toàn”. Con người luôn bất túc và bất trác. Hãy đợi đến lúc lòng mình lắng xuống, chọn khung cảnh yên tĩnh và suy tư. Chắc chắn bạn sẽ đủ sáng suốt để có thể quyết định đúng đắn, không gì tốt hơn là yêu thương và tha thứ. Suy tư là cách hữu hiệu để nhận biết chính mình và thông cảm với những người xung quanh. Đừng bao giờ quên: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”.
7. Hướng thiện. Nhờ hướng tới Chân-Thiện-Mỹ và tương lai, bạn có thể sớm đạt tới “đích” tha thứ. Hai chị em tị nạnh nhau về việc chăm sóc người mẹ bệnh tật. Cô ở gần than phiền về gánh nặng vất vả và hàng ngày phải lo cơm nước và thuốc thang cho mẹ, đích thân làm đủ thứ. Cô ở xa chỉ gửi tiền về, lâu lâu mới đến thăm được. Cô ở gần thì bực tức và luôn gắt gỏng. Cô ở xa thì chỉ biết im lặng và bỏ qua tất cả để giữ tình chị em. Một câu nhịn, chín câu lành. Thời gian là bằng chứng hùng hồn nhất.
Sự hướng thiện sẽ dẫn tới sự tha thứ, và sự tha thứ dẫn tới sự bình an tâm hồn. Sidney Simon nói: “Sự tha thứ làm cho bạn cười nhiều, có thể cảm nhận sâu xa, và trở nên liên kết với người khác nhiều hơn”. Chính sự tha thứ là thần dược mau chữa lành vết thương lòng. Vả lại, chính lúc mình tha thứ là lúc mình được thứ tha.
Tuy nhiên, tưởng cũng nên xác định rằng “tha thứ không có nghĩa là quên”. Có lẽ hơi… “khó nghe” chăng? Không đâu. Chúng ta không thể quên nỗi đau hoặc điều thiệt hại, và cũng không nên quên, vì bị lừa lần một thì không do lỗi mình, nhưng bị lừa lần hai thì do lỗi mình. Chính những “kinh nghiệm đau lòng” đó dạy chúng ta đừng bị lừa thêm lần nữa – còn được gọi là “kinh nghiệm xương máu”. Ở một góc độ nào đó, giống như “một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” là vậy. Con chim bị bắn hụt một lần rồi thì nó sẽ khôn hơn.
Không để bị lừa lần nữa và không lừa ai, đó là những người khôn ngoan. Tha thứ là việc khó nhưng vẫn khả thi, càng khó thực hiện thì việc đó càng có giá trị cao. Bị khiêu khích mà không giận thì hoặc là kẻ tiểu nhân, hoặc là người quân tử và cao thượng. Sự tha thứ luôn luôn cần thiết, vì có tha thứ thì mới có thể tái lập hòa bình và bình thường hóa quan hệ – ở mọi cấp độ khác nhau. Đôi khi rất cần một lời xin lỗi!
Xin mượn lời Kinh Thánh để kết: “Không chỉ tha bảy lần mà tha bảy mươi lần bảy”, nghĩa là tha thứ mãi mãi. Không tha thứ, đó là người ích kỷ! Xin chúc mừng nếu bạn là người vị tha. Nếu chưa, cố gắng thêm thì rồi bạn sẽ thành công – và chắc hẳn được mọi người nể trọng.
Có thể thật lòng yêu kẻ thù ?
Trầm Thiên Thu
18:52 19/02/2011
“Thiên Chúa nói với Môsê: Hãy nói với toàn thể cộng đồng về con cái Israel và hãy nói với họ. Hãy nên thánh, vì Tôi là Đức Chúa, là Thiên Chúa của ông, là Đấng Thánh”.
Sách Lê-vi tóm tắt các giới răn khác theo giới răn này: Như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta cần nên thánh. Sự thánh thiện mô tả mọi thứ mà Thiên Chúa đặt lên trên sự sáng tạo sai trái. Sự thánh thiện là điều gì đó hơn cả việc giữ trọn lề luật như nô lệ. Nên thánh là vào trong ý nghĩ và trái tim của Chúa, phân xử như Chúa phân xử, hiểu như Chúa hiểu.
Khi những câu trong sách Lê-vi mở ra, chúng ta bắt đầu đánh giá hố ngăn cách (gulf) giữa thói quen tội lỗi của con người và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhiều người coi sự thù hằn là cách phản ứng tự nhiên nhất đối với sự thiệt hại mà chúng ta chịu. Sự thánh thiện mà chúng ta được mời gọi đòi hỏi cách phản ứng khác, đó là cách phản ứng có vẻ đi ngược với bản chất. “Bạn không được thù ghét anh em, bạn không được trả thù, bạn không được đố kỵ”.
Một trong các hậu quả của tội là xu hướng phê phán thù hận. Sách Lê-vi loại trừ điều này bằng giới răn, được Chúa Giêsu lặp lại, rằng chúng ta phải yêu người như chính mình. Giới răn quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng làm ngơ sự thay đổi cơ bản của con tim mà giới răn ám chỉ. Tội lỗi khiến chúng ta tự nhận là “trung tâm vũ trụ”, vô tình xác nhận rằng mọi thứ phục vụ chính mục đích của chúng ta. Yêu người như chính mình đảo lộn ý nghĩ này. Đây là sự thánh thiện mà Thiên Chúa đặt chúng ta lên trên tội lỗi, đưa chúng ta vào ý nghĩ và trái tim của Thiên Chúa.
Tiếp theo Bài Giảng Trên Núi, Phúc âm nhấn mạnh hố ngăn cách giữa sự thánh thiện và thái độ tội lỗi đã thâm căn cố đế (ingrained attitudes of sin). “Mắt đền mắt, răng đền răng” có vẻ rất cân xứng. Điều gì đó trong chúng ta bắt đầu nổi loạn khi chúng ta được khuyên không chống lại kẻ độc ác, đưa má cho người ta vả, không chỉ đưa áo trong mà đưa luôn cả áo ngoài cho kẻ áp bức mình.
Sự không thoải mái mà chúng ta cảm thấy đã ăn rễ sâu trong chúng ta. Chúng ta bị giằng co: sự công thẳng và ân sủng. Đức Kitô không đến thế gín này để đối xử công thẳng với chúng ta. Ngài đến để mạc khải tình yêu của Chúa Cha, một hồng ân vượt trên mọi thứ mà chúng ta đáng hưởng. Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta đạt đến sự thánh thiện để đối xử với tha nhân bằng sự độ lượng mà chúng ta đã lãnh nhận. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, và hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện.
Chỉ là tự nhiên để cảm thấy bất xứng trước các yêu cầu của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta có thực sự yêu kẻ thù và làm điều tốt cho những người làm hại mình? Thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô đặt yêu cầu của Chúa Giêsu ngược với những ân sủng mà chúng ta lãnh nhận.
“Bạn không nhận ra mình là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần sống trong bạn sao?”. Đó là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, độ lượng như Ngài. Thánh Phaolô tiếp tục làm tương phản sự khôn ngoan của thế gian với sự điên dại của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của thế gian đòi hỏi sự công bình. Sự điên dại của Thiên Chúa là ân sủng vị tha. Đây là tính thánh thiện mà chúng ta được mời gọi.
(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk, Tác giả: ĐGM David McGough)
Sách Lê-vi tóm tắt các giới răn khác theo giới răn này: Như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta cần nên thánh. Sự thánh thiện mô tả mọi thứ mà Thiên Chúa đặt lên trên sự sáng tạo sai trái. Sự thánh thiện là điều gì đó hơn cả việc giữ trọn lề luật như nô lệ. Nên thánh là vào trong ý nghĩ và trái tim của Chúa, phân xử như Chúa phân xử, hiểu như Chúa hiểu.
Khi những câu trong sách Lê-vi mở ra, chúng ta bắt đầu đánh giá hố ngăn cách (gulf) giữa thói quen tội lỗi của con người và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhiều người coi sự thù hằn là cách phản ứng tự nhiên nhất đối với sự thiệt hại mà chúng ta chịu. Sự thánh thiện mà chúng ta được mời gọi đòi hỏi cách phản ứng khác, đó là cách phản ứng có vẻ đi ngược với bản chất. “Bạn không được thù ghét anh em, bạn không được trả thù, bạn không được đố kỵ”.
Một trong các hậu quả của tội là xu hướng phê phán thù hận. Sách Lê-vi loại trừ điều này bằng giới răn, được Chúa Giêsu lặp lại, rằng chúng ta phải yêu người như chính mình. Giới răn quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng làm ngơ sự thay đổi cơ bản của con tim mà giới răn ám chỉ. Tội lỗi khiến chúng ta tự nhận là “trung tâm vũ trụ”, vô tình xác nhận rằng mọi thứ phục vụ chính mục đích của chúng ta. Yêu người như chính mình đảo lộn ý nghĩ này. Đây là sự thánh thiện mà Thiên Chúa đặt chúng ta lên trên tội lỗi, đưa chúng ta vào ý nghĩ và trái tim của Thiên Chúa.
Tiếp theo Bài Giảng Trên Núi, Phúc âm nhấn mạnh hố ngăn cách giữa sự thánh thiện và thái độ tội lỗi đã thâm căn cố đế (ingrained attitudes of sin). “Mắt đền mắt, răng đền răng” có vẻ rất cân xứng. Điều gì đó trong chúng ta bắt đầu nổi loạn khi chúng ta được khuyên không chống lại kẻ độc ác, đưa má cho người ta vả, không chỉ đưa áo trong mà đưa luôn cả áo ngoài cho kẻ áp bức mình.
Sự không thoải mái mà chúng ta cảm thấy đã ăn rễ sâu trong chúng ta. Chúng ta bị giằng co: sự công thẳng và ân sủng. Đức Kitô không đến thế gín này để đối xử công thẳng với chúng ta. Ngài đến để mạc khải tình yêu của Chúa Cha, một hồng ân vượt trên mọi thứ mà chúng ta đáng hưởng. Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta đạt đến sự thánh thiện để đối xử với tha nhân bằng sự độ lượng mà chúng ta đã lãnh nhận. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, và hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện.
Chỉ là tự nhiên để cảm thấy bất xứng trước các yêu cầu của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta có thực sự yêu kẻ thù và làm điều tốt cho những người làm hại mình? Thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô đặt yêu cầu của Chúa Giêsu ngược với những ân sủng mà chúng ta lãnh nhận.
“Bạn không nhận ra mình là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần sống trong bạn sao?”. Đó là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, độ lượng như Ngài. Thánh Phaolô tiếp tục làm tương phản sự khôn ngoan của thế gian với sự điên dại của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của thế gian đòi hỏi sự công bình. Sự điên dại của Thiên Chúa là ân sủng vị tha. Đây là tính thánh thiện mà chúng ta được mời gọi.
(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk, Tác giả: ĐGM David McGough)
Nô lệ tình yêu
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:59 19/02/2011
NÔ LỆ TÌNH YÊU
Những người Do Thái đã sớm nhận ra ở nơi Chúa Giêsu, là Đấng giảng như người có quyền chứ không như các luật sĩ và Pharisiêu. Một trong những quyền mà Chúa Giêsu giảng dạy ở đây là cách nói dứt khoát của Ngài: “Các con đã nghe người xưa nói rằng mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo các con, đừng chống cự người ác… hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ hành hạ các con”(Mt 5,38.44). Như vậy, Chúa Giêsu không chỉ có một kiểu nói riêng, mà trong cung cách giảng dạy của Chúa Giêsu còn mang âm hưởng của một Đấng ra lề luật, của một Đấng kiện toàn lề luật và những lề luật ấy được hướng tới một tâm điểm, tâm điểm đó là đức bác ái.
“Ai vả má con bên này hãy giơ má bên kia cho nó nữa. Ai muốn đoạt áo trong của con, hãy cho cả áo ngoài. Ai muốn bắt con đi một dặm, hãy đi với nói hai dặm” (Mt 5, 39.41). Cung cách của Chúa Giêsu không phải là khiêu khích, không phải là buông xuôi nhưng là quảng đại. Thực sự với cung cách này, nếu không có một lý tưởng cao người ta không thực hiện được. Ở dân tộc nào cũng có độ nhẫn nhịn của họ, ví như Phêrô hỏi Chúa Giêsu: “Con có phải tha đến bảy lần không?”(Mt 18,21) đã là quá lớn rồi! Ở Việt Nam thì không “quá tam ba bận”. Nhưng với Chúa Giêsu không những “tha bảy mươi lần bảy” mà còn “vả má bên này, giơ má bên kia”. Chúng ta phải nhìn thấy ở nơi đây, Chúa Giêsu hướng chúng ta tới một tâm điểm cao hơn. Đó chính là đức bác ái hoàn hảo. Đức bác ái hoàn hảo ấy phải được mô phỏng từ đâu? Nếu không phải là vì một sự trọn lành hoàn hảo thì người ta khó có thể giữ mình và không thể không trả đũa. Cho nên, qua cung cách giảng dạy của Chúa Giêsu chúng ta nhận ra hai điều sau:
- Thứ nhất: Ngài có cung cách giảng dạy riêng mà không có một nhà lập pháp nào trên thế giới này có thể sánh được;
- Thứ hai: Qua những điều luật Chúa dạy, Chúa chính là tác giả lề luật yêu thương.
Chúa Giêsu dạy những luật yêu thương đó không phải là để dành riêng cho Ngài. Lời kết luận trong Tin Mừng hôm nay “Để các con nên giống Cha các con ở trên trời là Đấng hoàn hảo”(Mt 5,48). Như vậy, luật của Chúa là luật hoàn hảo và luật hoàn hảo trong tình yêu thương. Do đó, những khiếm khuyết, những đòi hỏi công bằng “mắt đền mắt, răng đền răng” đều bởi vì con người chưa đạt được tới mức độ của sự hoàn hảo. Và vì khuyết điều này, khuyết điều kia cho nên người ta luôn luôn là lệch lạc. Người lệch điều này, người lệch điều kia, mãi mãi con người có những lệch lạc, và vì thế, không bao giờ con người tìm thấy sự công bằng tuyệt đối trên trần gian này, cũng như không bao giờ tìm thấy đức bác ái tuyệt đối nơi trái đất này. Nhưng Chúa Giêsu muốn dạy cho các tông đồ, cũng như cho toàn thể nhân loại một luật trọn hảo. Nếu người ta không tìm thấy ở trên trần gian này thì đã có Đấng hoàn hảo là “Cha các con ở trên trời”. Vì vậy, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hướng thượng, để rồi từ lề luật đức bác ái trọn hảo đó, người ta mới dễ chấp nhận những khiếm khuyết trong cuộc sống đời này. Sở dĩ có chiến tranh; sở dĩ có ích kỷ, tham lam và cát cứ là bởi vì ai cũng có lòng tham, ai cũng muốn ốc đảo. Nói theo kiểu Việt Nam: “Đèn nhà ai rạng nhà ấy”. Chung qui lại, người nào cũng muốn hưởng thụ, người nào cũng muốn tự xây dựng cho mình một thiên đàng trần thế. Cho nên, đòi hỏi hết nhu cầu này đến nhu cầu kia sẽ luôn thấy mình thiếu hết cái này thiếu đến cái khác. Như vậy, lề luật không bao giờ hoàn hảo khi nó xuất phát từ những con người bất toàn. Chính vì thế, lề luật hoàn hảo phải xuất phát từ Đấng hoàn hảo. Do đó người nào giữ luật hoàn hảo thì nên giống Cha trên trời là Đấng hoàn hảo.
Có chuyện kể rằng, Hoàng đế Ba Tư tổ chức một buổi thi vẽ chân dung của hoàng đế. Có rất nhiều tác phẩm vẽ hoàng đế cực đẹp. Đến ngày chấm thi, biết bao nhiêu bức họa vẽ chân dung của hoàng đế và được tuyển chọn xem ảnh nào là xứng đáng trưng bày tại một phòng riêng để hoàng đế trực tiếp đến chấm điểm. Trong căn phòng đó, hoàng đế đứng trước những bức ảnh và trầm trồ khen ngợi nhưng chưa chấm được một bức nào hết. Khi hoàng đế đi đến chỗ của người Hy Lạp, không thấy tác phẩm đâu, họ chỉ đưa đến một phiến đá được mài nhẵn bóng như gương. Hoàng đế ngạc nhiên, ngài hỏi: “Thế tác phẩm của các khanh đâu?” Lúc này họ mới thưa rằng: “Thưa hoàng thượng, không ai vẽ chân dung chính xác bằng chính hoàng thượng. Xin mời hoàng thượng đứng vào trước viên đá này”. Và khi nhà vua đứng trước viên đá, toàn bộ chân dung của nhà vua hiện lên chính xác, như chúng ta ngày nay gọi là chụp ảnh, và hoàng đế tuyên bố: “Bức ảnh này chính xác nhất”. Người Hy Lạp được giải nhất. Họ được giải nhất vì họ lý luận đúng, không ai vẽ chân dung chính xác bằng chính hoàng đế và bức chân dung đó chính là hình ảnh của hoàng đế được soi trên viên đá được mài nhẵn thành gương.
Hôm nay chúng ta cũng chứng kiến Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo cho nên luật của Ngài cũng hoàn hảo và được trao ban cho nhân loại. Nếu người nào không thực hiện, nghĩa là người ấy giữ theo những lề luật bất toàn của con người. Nó đúng với từng địa phương, nó đúng với từng thời điểm. Nhưng nó không giúp người ta trở nên hoàn hảo như “Cha các con ở trên trời”. Luật của người Kitô hữu không nhìn đến những giá trị của nhân sinh mà thôi. Qua giá trị nhân sinh ấy, họ học được cách ứng xử với Cha ở trên trời. Hay nói một cách chính xác hơn, Cha trên trời yêu thương các con của Ngài như thế nào thì họ học cách ứng xử với nhau như vậy, và lề luật yêu thương được trở nên hoàn hảo. Bởi vì yêu thương từ trời mà xuống. Không có lề luật hoàn hảo nào từ đất mọc lên. Người Kitô hữu được mời gọi sống trong luật yêu thương hoàn hảo ấy. Không phải là một thứ nô lệ, và giả sử, có từ ngữ để gọi “nô lệ tình yêu” thì nô lệ tình yêu cũng là tự nguyện. Người ta tự đến với nhau, chấp nhận phục vụ, chấp nhận hy sinh, chấp nhận “Yêu là chết cho mình một ít”(Xuân Diệu). Kiểu nô lệ tình yêu ấy cũng rất ngọt ngào và cũng rất đáng trân trọng.
Ngày hôm nay, khi Chúa mời gọi chúng ta giữ lề luật yêu thương của Chúa, chúng ta có phải hy sinh một cái áo bên ngoài nữa, hai dặm đường đi cùng với người đòi hỏi một dặm đi nữa. Hay là tát má bên này, chúng ta giơ má bên kia nữa thì cái giá vẫn là cái giá quá rẻ vì hy sinh quá ít nhưng hưởng tình yêu ngọt ngào của lề luật hoàn hảo quá nhiều. Không phải là “Tiền nào vải ấy” mà là một hy sinh đổi lấy Nước Trời. Nói như vậy chúng ta thấy tất cả đều là ân huệ và tình thương:
“Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (Thánh Phanxico Assisi).
Lề luật của Chúa xem bề ngoài thì khắt khe và đòi hỏi, nhưng khi dấn bước vào chúng ta sẽ thốt lên như vua David đã ca lên trong thánh vịnh:
Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi
Cho biết Chúa thiện hảo nhường bao. (Tv 33,9a)
Lạy Chúa Giêsu,
Lề luật yêu thương trọn hảo của Chúa
hôm nay đã được trao ban cho con người.
Xin cho mỗi người chúng con biết
tự nguyện làm nô lệ cho tình yêu
để hưởng dư âm ngọt ngào
của lề luật yêu thương và trọn hảo ấy
hầu cho chúng con nên giống Cha trên trời
là Đấng hoàn hảo.
Và xin cho chúng con
đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu trên Nước Trời. Amen.
Những người Do Thái đã sớm nhận ra ở nơi Chúa Giêsu, là Đấng giảng như người có quyền chứ không như các luật sĩ và Pharisiêu. Một trong những quyền mà Chúa Giêsu giảng dạy ở đây là cách nói dứt khoát của Ngài: “Các con đã nghe người xưa nói rằng mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo các con, đừng chống cự người ác… hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ hành hạ các con”(Mt 5,38.44). Như vậy, Chúa Giêsu không chỉ có một kiểu nói riêng, mà trong cung cách giảng dạy của Chúa Giêsu còn mang âm hưởng của một Đấng ra lề luật, của một Đấng kiện toàn lề luật và những lề luật ấy được hướng tới một tâm điểm, tâm điểm đó là đức bác ái.
“Ai vả má con bên này hãy giơ má bên kia cho nó nữa. Ai muốn đoạt áo trong của con, hãy cho cả áo ngoài. Ai muốn bắt con đi một dặm, hãy đi với nói hai dặm” (Mt 5, 39.41). Cung cách của Chúa Giêsu không phải là khiêu khích, không phải là buông xuôi nhưng là quảng đại. Thực sự với cung cách này, nếu không có một lý tưởng cao người ta không thực hiện được. Ở dân tộc nào cũng có độ nhẫn nhịn của họ, ví như Phêrô hỏi Chúa Giêsu: “Con có phải tha đến bảy lần không?”(Mt 18,21) đã là quá lớn rồi! Ở Việt Nam thì không “quá tam ba bận”. Nhưng với Chúa Giêsu không những “tha bảy mươi lần bảy” mà còn “vả má bên này, giơ má bên kia”. Chúng ta phải nhìn thấy ở nơi đây, Chúa Giêsu hướng chúng ta tới một tâm điểm cao hơn. Đó chính là đức bác ái hoàn hảo. Đức bác ái hoàn hảo ấy phải được mô phỏng từ đâu? Nếu không phải là vì một sự trọn lành hoàn hảo thì người ta khó có thể giữ mình và không thể không trả đũa. Cho nên, qua cung cách giảng dạy của Chúa Giêsu chúng ta nhận ra hai điều sau:
- Thứ nhất: Ngài có cung cách giảng dạy riêng mà không có một nhà lập pháp nào trên thế giới này có thể sánh được;
- Thứ hai: Qua những điều luật Chúa dạy, Chúa chính là tác giả lề luật yêu thương.
Chúa Giêsu dạy những luật yêu thương đó không phải là để dành riêng cho Ngài. Lời kết luận trong Tin Mừng hôm nay “Để các con nên giống Cha các con ở trên trời là Đấng hoàn hảo”(Mt 5,48). Như vậy, luật của Chúa là luật hoàn hảo và luật hoàn hảo trong tình yêu thương. Do đó, những khiếm khuyết, những đòi hỏi công bằng “mắt đền mắt, răng đền răng” đều bởi vì con người chưa đạt được tới mức độ của sự hoàn hảo. Và vì khuyết điều này, khuyết điều kia cho nên người ta luôn luôn là lệch lạc. Người lệch điều này, người lệch điều kia, mãi mãi con người có những lệch lạc, và vì thế, không bao giờ con người tìm thấy sự công bằng tuyệt đối trên trần gian này, cũng như không bao giờ tìm thấy đức bác ái tuyệt đối nơi trái đất này. Nhưng Chúa Giêsu muốn dạy cho các tông đồ, cũng như cho toàn thể nhân loại một luật trọn hảo. Nếu người ta không tìm thấy ở trên trần gian này thì đã có Đấng hoàn hảo là “Cha các con ở trên trời”. Vì vậy, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hướng thượng, để rồi từ lề luật đức bác ái trọn hảo đó, người ta mới dễ chấp nhận những khiếm khuyết trong cuộc sống đời này. Sở dĩ có chiến tranh; sở dĩ có ích kỷ, tham lam và cát cứ là bởi vì ai cũng có lòng tham, ai cũng muốn ốc đảo. Nói theo kiểu Việt Nam: “Đèn nhà ai rạng nhà ấy”. Chung qui lại, người nào cũng muốn hưởng thụ, người nào cũng muốn tự xây dựng cho mình một thiên đàng trần thế. Cho nên, đòi hỏi hết nhu cầu này đến nhu cầu kia sẽ luôn thấy mình thiếu hết cái này thiếu đến cái khác. Như vậy, lề luật không bao giờ hoàn hảo khi nó xuất phát từ những con người bất toàn. Chính vì thế, lề luật hoàn hảo phải xuất phát từ Đấng hoàn hảo. Do đó người nào giữ luật hoàn hảo thì nên giống Cha trên trời là Đấng hoàn hảo.
Có chuyện kể rằng, Hoàng đế Ba Tư tổ chức một buổi thi vẽ chân dung của hoàng đế. Có rất nhiều tác phẩm vẽ hoàng đế cực đẹp. Đến ngày chấm thi, biết bao nhiêu bức họa vẽ chân dung của hoàng đế và được tuyển chọn xem ảnh nào là xứng đáng trưng bày tại một phòng riêng để hoàng đế trực tiếp đến chấm điểm. Trong căn phòng đó, hoàng đế đứng trước những bức ảnh và trầm trồ khen ngợi nhưng chưa chấm được một bức nào hết. Khi hoàng đế đi đến chỗ của người Hy Lạp, không thấy tác phẩm đâu, họ chỉ đưa đến một phiến đá được mài nhẵn bóng như gương. Hoàng đế ngạc nhiên, ngài hỏi: “Thế tác phẩm của các khanh đâu?” Lúc này họ mới thưa rằng: “Thưa hoàng thượng, không ai vẽ chân dung chính xác bằng chính hoàng thượng. Xin mời hoàng thượng đứng vào trước viên đá này”. Và khi nhà vua đứng trước viên đá, toàn bộ chân dung của nhà vua hiện lên chính xác, như chúng ta ngày nay gọi là chụp ảnh, và hoàng đế tuyên bố: “Bức ảnh này chính xác nhất”. Người Hy Lạp được giải nhất. Họ được giải nhất vì họ lý luận đúng, không ai vẽ chân dung chính xác bằng chính hoàng đế và bức chân dung đó chính là hình ảnh của hoàng đế được soi trên viên đá được mài nhẵn thành gương.
Hôm nay chúng ta cũng chứng kiến Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo cho nên luật của Ngài cũng hoàn hảo và được trao ban cho nhân loại. Nếu người nào không thực hiện, nghĩa là người ấy giữ theo những lề luật bất toàn của con người. Nó đúng với từng địa phương, nó đúng với từng thời điểm. Nhưng nó không giúp người ta trở nên hoàn hảo như “Cha các con ở trên trời”. Luật của người Kitô hữu không nhìn đến những giá trị của nhân sinh mà thôi. Qua giá trị nhân sinh ấy, họ học được cách ứng xử với Cha ở trên trời. Hay nói một cách chính xác hơn, Cha trên trời yêu thương các con của Ngài như thế nào thì họ học cách ứng xử với nhau như vậy, và lề luật yêu thương được trở nên hoàn hảo. Bởi vì yêu thương từ trời mà xuống. Không có lề luật hoàn hảo nào từ đất mọc lên. Người Kitô hữu được mời gọi sống trong luật yêu thương hoàn hảo ấy. Không phải là một thứ nô lệ, và giả sử, có từ ngữ để gọi “nô lệ tình yêu” thì nô lệ tình yêu cũng là tự nguyện. Người ta tự đến với nhau, chấp nhận phục vụ, chấp nhận hy sinh, chấp nhận “Yêu là chết cho mình một ít”(Xuân Diệu). Kiểu nô lệ tình yêu ấy cũng rất ngọt ngào và cũng rất đáng trân trọng.
Ngày hôm nay, khi Chúa mời gọi chúng ta giữ lề luật yêu thương của Chúa, chúng ta có phải hy sinh một cái áo bên ngoài nữa, hai dặm đường đi cùng với người đòi hỏi một dặm đi nữa. Hay là tát má bên này, chúng ta giơ má bên kia nữa thì cái giá vẫn là cái giá quá rẻ vì hy sinh quá ít nhưng hưởng tình yêu ngọt ngào của lề luật hoàn hảo quá nhiều. Không phải là “Tiền nào vải ấy” mà là một hy sinh đổi lấy Nước Trời. Nói như vậy chúng ta thấy tất cả đều là ân huệ và tình thương:
“Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (Thánh Phanxico Assisi).
Lề luật của Chúa xem bề ngoài thì khắt khe và đòi hỏi, nhưng khi dấn bước vào chúng ta sẽ thốt lên như vua David đã ca lên trong thánh vịnh:
Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi
Cho biết Chúa thiện hảo nhường bao. (Tv 33,9a)
Lạy Chúa Giêsu,
Lề luật yêu thương trọn hảo của Chúa
hôm nay đã được trao ban cho con người.
Xin cho mỗi người chúng con biết
tự nguyện làm nô lệ cho tình yêu
để hưởng dư âm ngọt ngào
của lề luật yêu thương và trọn hảo ấy
hầu cho chúng con nên giống Cha trên trời
là Đấng hoàn hảo.
Và xin cho chúng con
đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu trên Nước Trời. Amen.
''Những kẻ mạnh nhất'' trên mặt đất này
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
21:55 19/02/2011
CHÚA NHẬT VII TN A (2011)
“những kẻ mạnh nhất” trên mặt đất nầy
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa cộng đoàn, liên tiếp cả 3 Chúa Nhật 4,5,6 vừa qua, sứ điệp Lời Chúa giới thiệu cho chúng ta những nẻo đường “Công Chính Mới” theo giáo huấn của Chúa Giêsu. Nẻo đường đó có xuất phát điểm là Tin Mừng Tám Mối Phúc Thật (CN4), được đặt nền trên chính phẩm giá và ơn gọi siêu việt của người Kitô hữu: muối ướp đời, ánh sáng trần gian (CN V), được củng cố, thanh luyện và hướng dẫn thường xuyên bới những lề luật được chính Chúa Giêsu kiện toàn (CN VI).
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mạnh mẽ thực hiện tới cùng “nẻo đường công chính” đó: Nên trọn lành như Chúa Cha trên trời; và phương thế để thực thi lại chính là: Yêu thương và tha thứ.
Để cảm nhận được tình thương tha thứ của Thiên Chúa dành cho thân phận tội lỗi của chúng ta ngay trong thánh lễ nầy, và để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh, chúng ta cùng ăn năn sám hối tội lỗi.
Chia sẻ Lời Chúa
Để biện hộ cho nền văn hoá “báo thù”, người Á Đông thường tâm niệm rằng: Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục (Thà chết chẳng thà bị nhục).
Thế nhưng, kinh nghiệm ngàn đời của nhân loại cũng nhận ra rằng: ở cuối con đường thù oán chỉ là sự hụt hẫng, là nổi thất vọng, là cái chết như chuyện kể rằng:
Đời nước Tề, có một người nằm mơ thấy có người đem gươm vào nhà ông mắng chửi rồi giận dữ bỏ đi. Ông ta giật mình tỉnh dậy... nhưng không tài nào ngủ lại được nữa. Sáng hôm sau ông nói với một người bạn: Từ thuở nhỏ tới giờ, tôi vốn là người trí dũng. Đến nay 80 tuổi tôi chưa hề bị ai làm nhục. Thế mà đêm qua có người đến làm nhục tôi. Tôi cảm thấy bứt rứt và cố tìm cho gặp được người đó, bằng không tôi phải chết mất.
Thế là ngay sáng hôm ấy, ông cùng người bạn đi tìm kẻ thù đã khiêu khích mình. 5 ngày trôi qua nhưng ông vẫn chưa tìm được kẻ thù. Tức tối vì bị kẻ thù làm nhục, hậm hực vì không tìm được kẻ thù, ông ta về nhà mất ăn mất ngủ mà chết.
Và đó không phải chỉ là chuyện của ngày xưa mà là chuyện xảy ra hằng ngày như cơm bữa trong xã hội chúng ta hôm nay: Vợ giết chồng, người yêu đâm chết người yêu, cha giết con, cháu hại ông bà, bạn bè thanh toán lẫn nhau…Trên bình diện quốc gia và quốc tế cũng chẳng khá hơn gì: hận thù tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp đất đai, quyền lợi kinh tế…đã làm dấy lên ngọn lửa oán thù, bạo lực chiến tranh liên miên hết nơi nầy đế nơi khác, thời nầy đến thời nọ.
Quả đúng như Cicéron diễn giả Lamã đã từng nói: “Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình”. Và rồi thù oán mang theo oán thù. Oan oan tương báo. Cái vòng lẫn quẫn “oán thù” sẽ trói buộc con người trong nổi bất an và bất hạnh triền miên.
Hôm nay, Lời Chúa đề nghị cho chúng ta một con đường khác, một phương thế khác để thiết lập mối tương quan hoà bình huynh đệ giữa con người, để loại bỏ oán thù và thiết lập một nền văn minh tình yêu và sự sống trên mặt đất: Đó chính là con đường tìm về sự thánh thiện của Thiên Chúa “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Sách Lêvi trong BĐ 1), “hãy nên trọn lành như Chúa Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Bài Tin Mừng); là con đường tìm lại căn tính đích thực của chính mình “đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em” (Thư 1 Côrintô trong BĐ 2); là con đường “cách mạng” nội tâm để xây dựng lại mối tương quan mới trong cung cách ứng xử của cái tôi thường tình: “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Bài Tin Mừng).
Quả thật, chỉ với con đường “mới mẻ của Tin Mừng” nầy mới mong đẩy lùi nền “văn hoá oán thù”, nền “văn mình sự chết”, như cách định nghĩ của Michel Quoist: “Hành động duy nhất có thể làm đứt đoạn dây chuyền bạo lực, đó là tha thứ và yêu thương. Ai dám đưa cả má trái mình ra, đó là người mạnh nhất.”
Chúng ta có thể dừng lại để tìm hiểu rõ hơn sứ điệp lời Chúa nới với chúng ta hôm nay.
Trước hết, trong trích đoạn Tin mừng Matthêô hôm nay, Chúa Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn luật lệ cổ nhất thế gian: mắt đền mắt, răng đền răng, luật ấy gọi là Lex Talionis (luật báo trả). Nó xuất hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, mang tên vị hoàng đế trị vì Babylon từ năm 2285-2242 TC. Luật Hammurabi sau đó đã trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu Ước. Trong Cựu Ước luật ấy được đề cập không dưới 3 lần:
v Nơi sách Xh 21,23-25: "Còn nếu có sự thiệt hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương".
v Nơi sách Lev 24,19-20: "Khi một người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm, gãy đền gãy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương tích như người ấy đã làm cho người khác"
v Nơi sách TL 19,21: "Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân".
Khi Cựu ước thể chế hoá những luật trên, chúng ta cần lưu ý những điểm tích cực:
1. Luật khởi đầu của lòng thương xót. Mục đích nguyên thủy là để hạn chế sự báo thù. Trong thời Thái cổ, mối tử thù và cừu địch là đặc điểm của xã hội bộ lạc. Nếu người ở bộ lạc này làm hại người ở bộ lạc khác, tức thì toàn thể bộ lạc có người bị hại liền xông vào báo thù toàn thể bộ lạc có người gây hấn, và sự báo thù họ mong muốn là giết chết kẻ thù. Vì thế, luật này có ý hạn chế việc báo thù. Luật qui định chỉ người gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá, mà chỉ tương đương với sự thiệt hại mà người ấy đã gây ra mà thôi. Như vậy, đặt trong bối cảnh lịch sử của nó thì đây không phải là luật man rợ mà là luật của sự nhân từ.
2. Luật dành riêng cho quan án (Xh 19,18). Luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù dù chỉ là một cái tát. Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc khoản phạt cho bất cứ hành động bất công hay vũ phu nào.
3. Luật áp dụng theo nghĩa bóng. Các nhà luật học Do thái đã tranh biện rất đúng đắn rằng sự thực hành theo nghĩa đen có thể là đối nghịch với công lý, nên về sau sự thiệt hại được định theo giá tiền và luật Do thái (Baba Kamaa) đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại. Loại bồi thường mà luật trả báo (lex talionis) thiết định rất là tiến bộ.
4. Luật Trả Báo không phải là toàn thể đạo đức của Cựu Ước. Trong thời Cựu Ước có những nét chấm phá của lòng thương xót: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em…Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (BĐ 1, Lev 19,18), “nếu kẻ thù con có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho nó uống” (Cn 25,21), “chớ nên nói: tôi sẽ làm cho hắn như hắn đã làm cho tôi” (Cn 24,29). Lòng thương xót đã hiện diện ngay giữa lòng Cựu ước.
Dầu vậy Chúa Giêsu đã phá bỏ chính nguyên tắc của luật báo thù, dù có được hạn chế và kiểm soát kỹ đến đâu cũng không có chỗ đứng trong đời sống người người môn đệ Chúa Kitô. Tin mừng Matthêô trích dẫn 3 hành vi như một biểu tượng của cung cách hành xử của Tin Mừng do Đức Kitô đề nghị:
1. "nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa luôn má bên kia". Ở đây ý nghĩa không phải chỉ là cái vả trên mặt. Chúa Giêsu muốn rằng: người kitô hữu chân chính không vì bị hạ nhục mà cừu hận, không vì một sự xấc láo mà trả thù. Kitô hữu chính là người quên hẳn việc bị hạ nhục, người đã học từ Chúa mình là chấp nhận mọi sự sỉ nhục mà không đem lòng hận thù hoặc tìm cách báo thù.
2. "Nếu ai muốn kiện ngươi để lột áo trong, hãy cho họ luôn áo ngoài nữa". Điều Chúa Giêsu muốn phán ở đây là: Kitô hữu không nghĩ đến quyền lợi nhưng nghĩ đến bổn phận, không nghĩ đến đặc quyền nhưng nghĩ đến trách nhiệm của mình. Một cách xoá mình đi để hy sinh vì tình yêu phục vụ !
3.”Nếu ai bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi với nó hai dặm". Đức Kitô muốn dạy rằng: người kitô không quan tâm tới việc được làm theo ý mình, chỉ quan tâm tới sự phục vụ, dù đòi hỏi phục vụ đó có vô phép, vô lý và độc đoán.
Như vậy, chúng ta có thể nói được rằng: người kitô hữu không được thù ai cả, và nếu có kẻ ‘oán thù ta” thì sứ mạng kitô hữu là cải hóa những người ấy. Chúa Giêsu dạy ta 3 cấp độ đối xử với họ: yêu thương - làm ơn - cầu nguyện. Nếu ta chưa yêu thương được thì cố gắng lấy ơn báo oán - Nếu như vẫn chưa làm thế được thì tối thiểu hãy cầu nguyện cho họ.
Hiệu quả của lòng khoan dung, tha thứ, không chấp nhấp kẻ làm ta ô nhục, kẻ xúc phạm đến mình, phần nào giống như chuyện ngụ ngôn sau:
Có hai người kia đều bị tên bắn. Người thứ nhất bình tỉnh và nhẹ nhàng nhổ mũi tên ra, băng bó vết thương, vài ngày sau khỏi hẳn. Người thứ hai tức giận, nhổ mũi tên ra nhưng cầm lấy đâm túi bụi vào mình mẩy của mình, đã thế, khi gặp những người thân anh còn đâm họ bị thương nữa. (VietNamNet đã đưa tin, vào trưa 12/2, Cao Phương Duy (SN 1986, trú tại Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội) đã dùng dao nhọn đâm nhiều nhát vào người vợ tên Đỗ Phương Liên. Sau đó, Duy dùng dao tự đâm vào người mình rồi nhảy xuống Hồ Gươm tiếp tục đâm mình nhiều nhát.…).
Trong một bối cảnh xã hội như thế, thật là thích hợp khi sứ điệp lời Chúa hôm nay vang lên lời mời gọi: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”, “Hãy nên trọn lành như Chúa Cha là Đấng trọn lành”. Và như thế, lời cầu nguyện dành cho nhau và cho cả thế giới không bao giờ lỗi thời lại chính là lời Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assisi: “Lạy Chúa Từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục….”
Khi làm được như thế chúng ta sẽ trở thành “những kẻ mạnh nhất” trên mặt đất nầy.
“những kẻ mạnh nhất” trên mặt đất nầy
Dẫn nhập đầu lễ:
Kính thưa cộng đoàn, liên tiếp cả 3 Chúa Nhật 4,5,6 vừa qua, sứ điệp Lời Chúa giới thiệu cho chúng ta những nẻo đường “Công Chính Mới” theo giáo huấn của Chúa Giêsu. Nẻo đường đó có xuất phát điểm là Tin Mừng Tám Mối Phúc Thật (CN4), được đặt nền trên chính phẩm giá và ơn gọi siêu việt của người Kitô hữu: muối ướp đời, ánh sáng trần gian (CN V), được củng cố, thanh luyện và hướng dẫn thường xuyên bới những lề luật được chính Chúa Giêsu kiện toàn (CN VI).
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mạnh mẽ thực hiện tới cùng “nẻo đường công chính” đó: Nên trọn lành như Chúa Cha trên trời; và phương thế để thực thi lại chính là: Yêu thương và tha thứ.
Để cảm nhận được tình thương tha thứ của Thiên Chúa dành cho thân phận tội lỗi của chúng ta ngay trong thánh lễ nầy, và để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh, chúng ta cùng ăn năn sám hối tội lỗi.
Chia sẻ Lời Chúa
Để biện hộ cho nền văn hoá “báo thù”, người Á Đông thường tâm niệm rằng: Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục (Thà chết chẳng thà bị nhục).
Thế nhưng, kinh nghiệm ngàn đời của nhân loại cũng nhận ra rằng: ở cuối con đường thù oán chỉ là sự hụt hẫng, là nổi thất vọng, là cái chết như chuyện kể rằng:
Đời nước Tề, có một người nằm mơ thấy có người đem gươm vào nhà ông mắng chửi rồi giận dữ bỏ đi. Ông ta giật mình tỉnh dậy... nhưng không tài nào ngủ lại được nữa. Sáng hôm sau ông nói với một người bạn: Từ thuở nhỏ tới giờ, tôi vốn là người trí dũng. Đến nay 80 tuổi tôi chưa hề bị ai làm nhục. Thế mà đêm qua có người đến làm nhục tôi. Tôi cảm thấy bứt rứt và cố tìm cho gặp được người đó, bằng không tôi phải chết mất.
Thế là ngay sáng hôm ấy, ông cùng người bạn đi tìm kẻ thù đã khiêu khích mình. 5 ngày trôi qua nhưng ông vẫn chưa tìm được kẻ thù. Tức tối vì bị kẻ thù làm nhục, hậm hực vì không tìm được kẻ thù, ông ta về nhà mất ăn mất ngủ mà chết.
Và đó không phải chỉ là chuyện của ngày xưa mà là chuyện xảy ra hằng ngày như cơm bữa trong xã hội chúng ta hôm nay: Vợ giết chồng, người yêu đâm chết người yêu, cha giết con, cháu hại ông bà, bạn bè thanh toán lẫn nhau…Trên bình diện quốc gia và quốc tế cũng chẳng khá hơn gì: hận thù tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp đất đai, quyền lợi kinh tế…đã làm dấy lên ngọn lửa oán thù, bạo lực chiến tranh liên miên hết nơi nầy đế nơi khác, thời nầy đến thời nọ.
Quả đúng như Cicéron diễn giả Lamã đã từng nói: “Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình”. Và rồi thù oán mang theo oán thù. Oan oan tương báo. Cái vòng lẫn quẫn “oán thù” sẽ trói buộc con người trong nổi bất an và bất hạnh triền miên.
Hôm nay, Lời Chúa đề nghị cho chúng ta một con đường khác, một phương thế khác để thiết lập mối tương quan hoà bình huynh đệ giữa con người, để loại bỏ oán thù và thiết lập một nền văn minh tình yêu và sự sống trên mặt đất: Đó chính là con đường tìm về sự thánh thiện của Thiên Chúa “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Sách Lêvi trong BĐ 1), “hãy nên trọn lành như Chúa Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Bài Tin Mừng); là con đường tìm lại căn tính đích thực của chính mình “đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em” (Thư 1 Côrintô trong BĐ 2); là con đường “cách mạng” nội tâm để xây dựng lại mối tương quan mới trong cung cách ứng xử của cái tôi thường tình: “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Bài Tin Mừng).
Quả thật, chỉ với con đường “mới mẻ của Tin Mừng” nầy mới mong đẩy lùi nền “văn hoá oán thù”, nền “văn mình sự chết”, như cách định nghĩ của Michel Quoist: “Hành động duy nhất có thể làm đứt đoạn dây chuyền bạo lực, đó là tha thứ và yêu thương. Ai dám đưa cả má trái mình ra, đó là người mạnh nhất.”
Chúng ta có thể dừng lại để tìm hiểu rõ hơn sứ điệp lời Chúa nới với chúng ta hôm nay.
Trước hết, trong trích đoạn Tin mừng Matthêô hôm nay, Chúa Giêsu khởi sự bằng cách trích dẫn luật lệ cổ nhất thế gian: mắt đền mắt, răng đền răng, luật ấy gọi là Lex Talionis (luật báo trả). Nó xuất hiện trong bộ luật cổ nhất gọi là luật của Hammurabi, mang tên vị hoàng đế trị vì Babylon từ năm 2285-2242 TC. Luật Hammurabi sau đó đã trở thành một phần nhỏ của đạo đức Cựu Ước. Trong Cựu Ước luật ấy được đề cập không dưới 3 lần:
v Nơi sách Xh 21,23-25: "Còn nếu có sự thiệt hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng đền mạng, lấy mắt đền mắt, lấy răng đền răng, lấy tai đền tai, lấy chân đền chân, lấy phỏng đền phỏng, lấy bầm đền bầm, lấy thương đền thương".
v Nơi sách Lev 24,19-20: "Khi một người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đó đã làm, gãy đền gãy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương tích như người ấy đã làm cho người khác"
v Nơi sách TL 19,21: "Mắt ngươi chớ có thương xót, mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân".
Khi Cựu ước thể chế hoá những luật trên, chúng ta cần lưu ý những điểm tích cực:
1. Luật khởi đầu của lòng thương xót. Mục đích nguyên thủy là để hạn chế sự báo thù. Trong thời Thái cổ, mối tử thù và cừu địch là đặc điểm của xã hội bộ lạc. Nếu người ở bộ lạc này làm hại người ở bộ lạc khác, tức thì toàn thể bộ lạc có người bị hại liền xông vào báo thù toàn thể bộ lạc có người gây hấn, và sự báo thù họ mong muốn là giết chết kẻ thù. Vì thế, luật này có ý hạn chế việc báo thù. Luật qui định chỉ người gây thương tích mới bị hình phạt và hình phạt không được thái quá, mà chỉ tương đương với sự thiệt hại mà người ấy đã gây ra mà thôi. Như vậy, đặt trong bối cảnh lịch sử của nó thì đây không phải là luật man rợ mà là luật của sự nhân từ.
2. Luật dành riêng cho quan án (Xh 19,18). Luật này cũng không cho cá nhân nào quyền tự trả thù dù chỉ là một cái tát. Luật bao giờ cũng là một hướng dẫn cho quan án trong việc khoản phạt cho bất cứ hành động bất công hay vũ phu nào.
3. Luật áp dụng theo nghĩa bóng. Các nhà luật học Do thái đã tranh biện rất đúng đắn rằng sự thực hành theo nghĩa đen có thể là đối nghịch với công lý, nên về sau sự thiệt hại được định theo giá tiền và luật Do thái (Baba Kamaa) đã ấn định cẩn thận cách đánh giá sự thiệt hại. Loại bồi thường mà luật trả báo (lex talionis) thiết định rất là tiến bộ.
4. Luật Trả Báo không phải là toàn thể đạo đức của Cựu Ước. Trong thời Cựu Ước có những nét chấm phá của lòng thương xót: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em…Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (BĐ 1, Lev 19,18), “nếu kẻ thù con có đói hãy cho ăn, có khát hãy cho nó uống” (Cn 25,21), “chớ nên nói: tôi sẽ làm cho hắn như hắn đã làm cho tôi” (Cn 24,29). Lòng thương xót đã hiện diện ngay giữa lòng Cựu ước.
Dầu vậy Chúa Giêsu đã phá bỏ chính nguyên tắc của luật báo thù, dù có được hạn chế và kiểm soát kỹ đến đâu cũng không có chỗ đứng trong đời sống người người môn đệ Chúa Kitô. Tin mừng Matthêô trích dẫn 3 hành vi như một biểu tượng của cung cách hành xử của Tin Mừng do Đức Kitô đề nghị:
1. "nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa luôn má bên kia". Ở đây ý nghĩa không phải chỉ là cái vả trên mặt. Chúa Giêsu muốn rằng: người kitô hữu chân chính không vì bị hạ nhục mà cừu hận, không vì một sự xấc láo mà trả thù. Kitô hữu chính là người quên hẳn việc bị hạ nhục, người đã học từ Chúa mình là chấp nhận mọi sự sỉ nhục mà không đem lòng hận thù hoặc tìm cách báo thù.
2. "Nếu ai muốn kiện ngươi để lột áo trong, hãy cho họ luôn áo ngoài nữa". Điều Chúa Giêsu muốn phán ở đây là: Kitô hữu không nghĩ đến quyền lợi nhưng nghĩ đến bổn phận, không nghĩ đến đặc quyền nhưng nghĩ đến trách nhiệm của mình. Một cách xoá mình đi để hy sinh vì tình yêu phục vụ !
3.”Nếu ai bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi với nó hai dặm". Đức Kitô muốn dạy rằng: người kitô không quan tâm tới việc được làm theo ý mình, chỉ quan tâm tới sự phục vụ, dù đòi hỏi phục vụ đó có vô phép, vô lý và độc đoán.
Như vậy, chúng ta có thể nói được rằng: người kitô hữu không được thù ai cả, và nếu có kẻ ‘oán thù ta” thì sứ mạng kitô hữu là cải hóa những người ấy. Chúa Giêsu dạy ta 3 cấp độ đối xử với họ: yêu thương - làm ơn - cầu nguyện. Nếu ta chưa yêu thương được thì cố gắng lấy ơn báo oán - Nếu như vẫn chưa làm thế được thì tối thiểu hãy cầu nguyện cho họ.
Hiệu quả của lòng khoan dung, tha thứ, không chấp nhấp kẻ làm ta ô nhục, kẻ xúc phạm đến mình, phần nào giống như chuyện ngụ ngôn sau:
Có hai người kia đều bị tên bắn. Người thứ nhất bình tỉnh và nhẹ nhàng nhổ mũi tên ra, băng bó vết thương, vài ngày sau khỏi hẳn. Người thứ hai tức giận, nhổ mũi tên ra nhưng cầm lấy đâm túi bụi vào mình mẩy của mình, đã thế, khi gặp những người thân anh còn đâm họ bị thương nữa. (VietNamNet đã đưa tin, vào trưa 12/2, Cao Phương Duy (SN 1986, trú tại Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội) đã dùng dao nhọn đâm nhiều nhát vào người vợ tên Đỗ Phương Liên. Sau đó, Duy dùng dao tự đâm vào người mình rồi nhảy xuống Hồ Gươm tiếp tục đâm mình nhiều nhát.…).
Trong một bối cảnh xã hội như thế, thật là thích hợp khi sứ điệp lời Chúa hôm nay vang lên lời mời gọi: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”, “Hãy nên trọn lành như Chúa Cha là Đấng trọn lành”. Và như thế, lời cầu nguyện dành cho nhau và cho cả thế giới không bao giờ lỗi thời lại chính là lời Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assisi: “Lạy Chúa Từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục….”
Khi làm được như thế chúng ta sẽ trở thành “những kẻ mạnh nhất” trên mặt đất nầy.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:03 19/02/2011
TRẢ NỬA GIÁ
Người nọ muốn mua hàng hóa ở Tô Châu, có người mách với ông ta: “Người Tô Châu quen dùng hai loại giá, anh có thể trả giá, đại khái là trả nửa giá thì có thể mua được hàng rồi”. Người ấy ghi nhớ trong lòng.
Đi đến tiệm bán tơ lụa, phàm là chủ tiệm nói giá hai lượng bạc thì anh ta trả giá một lượng, ra giá một lượng rưỡi thì anh ta trả giá bảy đồng năm phân, chủ tiệm thấy anh ta trả giá như thế thì lấy làm bực bội nói với anh ta:
- “Như các khách hàng khác, bất tất phải mua gì cả, bổn tiệm dứt khoát tặng cho ông hai tấm vải là được rồi”.
Người ấy lập tức xua tay nói:
- “Không dám, không dám, tôi chỉ lấy một tấm là được rồi”.
Suy tư:
Không hiểu thì hỏi, đó là việc của người nhanh nhạy, nhưng nghe rồi suy nghĩ là chuyện của người khôn ngoan, bởi vì có lúc hỏi một đường mà người ta trả lời một nẻo, hoặc trả lời không thành thực thì có khi mang họa vào thân nếu không suy nghĩ kỷ càng trước khi hành động.
Thận trọng là việc làm của người khôn ngoan, thận trọng trong lời nói, thận trọng trong hành động, thận trọng trong phán quyết, thận trong trong cách cư xử với mọi người, bởi vì Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, để lời nói của chúng ta không làm tổn thương đến người khác, cũng như không làm hại mình.
Hàng hóa nào cũng có giá của nó, hàng càng cao cấp thì giá càng cao, đó là luật mua bán. Nhưng có một thứ hàng mà không một ai ra giá cho nó được cả, bởi vì chính Thiên Chúa là chủ của món hàng ấy, đó là đức tin, món hàng cao cấp này không bán với giá hai lượng hay trăm lượng bạc, nhưng chỉ ban tặng cách nhưng không cho những ai thành tâm tìm kiếm Nước Trời, tức là tìn kiếm Chúa Giê-su.
Đức tin không rao giá bao nhiêu vì nó vô giá, nhưng Thiên Chúa sẽ rất vui lòng ban tặng cho những ai thành tâm tìm kiếm Ngài. Hạnh phúc thật.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ muốn mua hàng hóa ở Tô Châu, có người mách với ông ta: “Người Tô Châu quen dùng hai loại giá, anh có thể trả giá, đại khái là trả nửa giá thì có thể mua được hàng rồi”. Người ấy ghi nhớ trong lòng.
Đi đến tiệm bán tơ lụa, phàm là chủ tiệm nói giá hai lượng bạc thì anh ta trả giá một lượng, ra giá một lượng rưỡi thì anh ta trả giá bảy đồng năm phân, chủ tiệm thấy anh ta trả giá như thế thì lấy làm bực bội nói với anh ta:
- “Như các khách hàng khác, bất tất phải mua gì cả, bổn tiệm dứt khoát tặng cho ông hai tấm vải là được rồi”.
Người ấy lập tức xua tay nói:
- “Không dám, không dám, tôi chỉ lấy một tấm là được rồi”.
Suy tư:
Không hiểu thì hỏi, đó là việc của người nhanh nhạy, nhưng nghe rồi suy nghĩ là chuyện của người khôn ngoan, bởi vì có lúc hỏi một đường mà người ta trả lời một nẻo, hoặc trả lời không thành thực thì có khi mang họa vào thân nếu không suy nghĩ kỷ càng trước khi hành động.
Thận trọng là việc làm của người khôn ngoan, thận trọng trong lời nói, thận trọng trong hành động, thận trọng trong phán quyết, thận trong trong cách cư xử với mọi người, bởi vì Chúa Giê-su đã dạy chúng ta phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, để lời nói của chúng ta không làm tổn thương đến người khác, cũng như không làm hại mình.
Hàng hóa nào cũng có giá của nó, hàng càng cao cấp thì giá càng cao, đó là luật mua bán. Nhưng có một thứ hàng mà không một ai ra giá cho nó được cả, bởi vì chính Thiên Chúa là chủ của món hàng ấy, đó là đức tin, món hàng cao cấp này không bán với giá hai lượng hay trăm lượng bạc, nhưng chỉ ban tặng cách nhưng không cho những ai thành tâm tìm kiếm Nước Trời, tức là tìn kiếm Chúa Giê-su.
Đức tin không rao giá bao nhiêu vì nó vô giá, nhưng Thiên Chúa sẽ rất vui lòng ban tặng cho những ai thành tâm tìm kiếm Ngài. Hạnh phúc thật.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:05 19/02/2011
N2T |
29. Chúng ta quyết tâm hối cải, khi tử bỏ những thói quen xấu thì những thói quen xấu ấy sẽ giúp cho chúng ta tu đức nên thánh.
(Thánh Gregory)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kỷ niệm 80 năm thành lập, Đài Phát Thanh Vatican đã đang lướt nhanh trên làn sóng kỹ thuật số
Bùi Hữu Thư
07:36 19/02/2011
VATICAN (CNS) – Tám mươi năm về trước, một giáo hoàng kiên trì và một khoa học gia mạo hiểm đã cùng nhau tạo dựng Radio Vatican, khởi xướng một công cụ truyền giáo đã đến được với hầu hết mọi phương trời trên trái đất.
Ngày nay, Radio Vatican đang lướt mạnh trên làn sóng kỹ thuật số để gia tăng số thính giả và dịch vụ, với một sự hiện diện trên mạng lưới toàn cầu bằng trên 40 ngôn ngữ.
Cùng với việc cử hành lễ kỷ niệm là việc khai mạc một cuộc triển lãm các tài liệu và dụng cụ đã được trưng bầy tại các viện bảo tàng Vatican. Trong các dụng cụ được trưng bầy có cái micro Đức Giáo Hoàng Piô XI thường dùng để phát thanh điệp văn đầu tiên cho thế giới – dĩ nhiên bằng tiếng La Tinh – vào ngày 12 tháng Hai, 1931.
Vào lúc đó, việc phát thanh vẫn còn trong thời kỳ sơ khai, nhưng Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh là ngài muốn có đài phát thanh riêng của ngài. Ngài đã trao dự án này cho ông Guglielmo Marconi, một nhà sáng chế người Ý đã phát minh ra kỹ thuật vô tuyến, ông này rất vui vẻ nhận lời giúp đỡ.
Cho đến nay, vẫn được coi là một trong các nỗ lực hợp tác giữa giáo hội và khoa học tân tiến. Hình ảnh Đức Giáo Hoàng Piô đang dùng micro dường như đã thay đổi vai trò của giáo hoàng; từ đó, tất cả mọi giáo hoàng cũng đã trở thành “xướng ngôn viên đầu tiên” của giáo hội.
Đây là một di sản Đức Thánh Cha Benedict XVI muốn duy trì và xây dựng thêm trong khi giới truyền thông Vatican hội nhập với thời đại của kỹ thuật số. Một trong những lần đầu tiên Đức Thánh Cha đến thăm viếng Vatican là đến đài phát thanh Vatican, nơi các nhân viên đã tặng cho ngài một iPod nano đã có thu âm các bài nhạc cổ điển.
Vào cuối tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ nói chuyện với Hiệp Hội Phát Thanh Âu Châu khi họ tụ tập tại Rôma, và bài diễn từ của ngài sẽ nhấn mạnh về việc giáo hội liên tục đầu tư vào các nguồn tư liệu và kỹ thuật truyền thông.
Năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô coi radio là một cơ hội để đến được với các quốc gia nơi các vị thừa sai và các nhân viên Giáo Hội không được tưdo hoạt động. Tại trung tâm của sứ mệnh của Radio Vatican, lúc đó và bây giờ là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng.
Ông Marconi nói với Đức Giáo Hoàng Piô trước khi chương trình phát thanh đầu tiên khởi sự: “Các làn sóng điện tử radio sẽ đưa lời nói của ngài về hoà bình và phép lành của ngài qua không gian để đến với toàn thể thế giới.”
Trong chiến tranh và ngay sau Thế Chiến thứ Hai, Radio Vatican đã phát thanh trên một triệu năm trăm ngàn điện văn giúp cho các tù binh và các người tị nạn được đoàn tụ với gia đình. Một số tù binh vẫn còn nhớ các chương trình phát thanh được chuyển tiếp qua các loa phóng thanh trong các trại tù.
Sau chiến tranh, Radio Vatican bắt đầu một chương mục mới, bắt đầu phát thanh tới các quốc gia cộng sản bên kia bức tường sắt. Khi cộng sản Đông Âu sụp đổ nhường chỗ cho chính thể dân chủ, đài phát thanh bị tràn ngập bởi trên 40.000 lá thư cảm tạ của các người Công Giáo và những người khác đã lắng nghe đài qua bao nhiêu thập niên.
Radio Vatican vẫn còn phát thanh cho những dân tộc theo đạo Công Giáo vẫn còn bị cô lập về văn hóa, bao gồm cả những nhóm lớn các công nhân ngoại quốc. Chẳng hạn trong nhiều vùng tại Trung Đông, có hàng triệu người di dân từ Á Châu có thể vặn nghe các chương trình bằng các ngôn ngữ khác nhau của đài Radio Vatican. Các chương trình phát thanh khác đã đến được với các nhóm thiểu số người Công Giáo tại Ấn Độ, Pakistan,Sri Lanka, Bangladesh, Nepal và Bhutan.
Qua nhiều năm, Radio Vatican đã phát triển một ban điều hành có thể làm việc không những với nhiều ngôn ngữ mà còn với 15 mẫu tự khác nhau. Đây là một nguồn tư liệu độc đáo tại Vatican, một nguồn tư liệu đã xếp cho Radio Vatican đóng vai trò chính yếu trong thời đại kỹ thuật số.
Trong một buổi họp tại Vatican vào trung tuần tháng Hai, Đức Ông Peter B. Wells, người Hoa Kỳ nói Radio Vatican Radio đóng một vai trò quan trọng trong thế giới tân tiến, như một tiếng nói cho tự do tôn giáo, đối thoại và hòa điệu. Để thực hiện điều này, đài radio phải thông hiểu về các phương tiện truyền thông và kỹ thuật tân tiến, để có thể chuyển tiếp các điện văn tới hàng triệu người qua các điện thoại cầm tay và dụng cụ cá nhân khác.
Đức Ông Wells nói: "Chỉ nói, ấn hành và viết qua phương tiện vô tuyến không đủ. Ngày nay, chúng ta phải có mặt trên thương trường, để cập nhật hóa trên các gia trang, để có thể đến với một thế giới thèm khát tin tức.”
Ngài nói: "Nói cách khác, khi không có các dụng cụ kỹ thuật mới để sử dụng trọn vẹn, hay không hiểu biết về các dụng cụ hiện hành nhiều nhất, thì các điệp văn cuả chúng ta sẽ đến trễ, sẽ đến sai lạc và có thể đến mà không có ích lợi gì cả.”
Đức Ông Wells cũng nói về sự đồng quy các truyền thông tại Vatican. “Đồng Quy”, một danh từ được Đức Thánh Cha Benedict sử dụng năm 2008, đã trở nên một danh từ được các giới chức Tòa Thánh chú ý trong khi họ cố gắng hiệp nhất và phối hợp rất nhiều các dụng cụ truyền thông khác nhau tại Vatican – kể cả Ti Vi, Radio, báo chí, và văn phòng xuất bản và báo chí.
Đức Ông Wells nói việc đồng quy đã thẳng tiến, nhờ có sự hợp tác gia tăng giữa Radio Vatican, Trung Tâm Truyền Hình Vatican và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Nhưng ngài nói hãy còn nhiều kế hoạch rộng lớn hơn để “thiết lập sự hiện diện thường trực của Tòa Thánh trong thế giới tuyền thông.”
Diễn văn của Đức Ông Wells đáng ghi nhận về phương cách độc đáo của Vatican, và đã chuyển tiếp những dấu hiệu quan trọng. Thực vậy, Đức Ông người Mỹ này đang nói đại diện cho Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, nơi ngài lo việc nội vụ. Ngài khẳng định là sự đồng quy của truyền thông sẽ không chỉ là một khẩu hiệu xuông tại Vatican.
Thực vậy, các giới chức Vatican rất hăng hái về bước tiến lớn kế tiếp về truyền thông: đó là việc khai mào cho một mạng lưới truyền thông Vatican mới. Mạng lưới này sẽ là một mạng lưới bao gồm các tin tức và tài liệu từ Đài Truyền Hình, Đài Phát Thanh, Báo Vatican, văn phòng truyền thông Vatican và cơ quan truyền thông truyền giáo Fides.
Các giới chức đang trù liệu khởi sự dự án này năm nay, có thể là sớm hơn vào Phục Sinh năm nay. Khi mạng lưới này được hoạt dộng, nhiều người cho rằng Radio Vatican sẽ đóng vai trò lãnh dạo trong việc cung cấp các tin tức – với một sự biến cải mới nhất của một cơ sở khởi sự với một giáo hoàng và một cái microphone.
Ngày nay, Radio Vatican đang lướt mạnh trên làn sóng kỹ thuật số để gia tăng số thính giả và dịch vụ, với một sự hiện diện trên mạng lưới toàn cầu bằng trên 40 ngôn ngữ.
Cùng với việc cử hành lễ kỷ niệm là việc khai mạc một cuộc triển lãm các tài liệu và dụng cụ đã được trưng bầy tại các viện bảo tàng Vatican. Trong các dụng cụ được trưng bầy có cái micro Đức Giáo Hoàng Piô XI thường dùng để phát thanh điệp văn đầu tiên cho thế giới – dĩ nhiên bằng tiếng La Tinh – vào ngày 12 tháng Hai, 1931.
Vào lúc đó, việc phát thanh vẫn còn trong thời kỳ sơ khai, nhưng Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh là ngài muốn có đài phát thanh riêng của ngài. Ngài đã trao dự án này cho ông Guglielmo Marconi, một nhà sáng chế người Ý đã phát minh ra kỹ thuật vô tuyến, ông này rất vui vẻ nhận lời giúp đỡ.
Cho đến nay, vẫn được coi là một trong các nỗ lực hợp tác giữa giáo hội và khoa học tân tiến. Hình ảnh Đức Giáo Hoàng Piô đang dùng micro dường như đã thay đổi vai trò của giáo hoàng; từ đó, tất cả mọi giáo hoàng cũng đã trở thành “xướng ngôn viên đầu tiên” của giáo hội.
Đây là một di sản Đức Thánh Cha Benedict XVI muốn duy trì và xây dựng thêm trong khi giới truyền thông Vatican hội nhập với thời đại của kỹ thuật số. Một trong những lần đầu tiên Đức Thánh Cha đến thăm viếng Vatican là đến đài phát thanh Vatican, nơi các nhân viên đã tặng cho ngài một iPod nano đã có thu âm các bài nhạc cổ điển.
Vào cuối tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ nói chuyện với Hiệp Hội Phát Thanh Âu Châu khi họ tụ tập tại Rôma, và bài diễn từ của ngài sẽ nhấn mạnh về việc giáo hội liên tục đầu tư vào các nguồn tư liệu và kỹ thuật truyền thông.
Năm 1931, Đức Giáo Hoàng Piô coi radio là một cơ hội để đến được với các quốc gia nơi các vị thừa sai và các nhân viên Giáo Hội không được tưdo hoạt động. Tại trung tâm của sứ mệnh của Radio Vatican, lúc đó và bây giờ là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng.
Ông Marconi nói với Đức Giáo Hoàng Piô trước khi chương trình phát thanh đầu tiên khởi sự: “Các làn sóng điện tử radio sẽ đưa lời nói của ngài về hoà bình và phép lành của ngài qua không gian để đến với toàn thể thế giới.”
Trong chiến tranh và ngay sau Thế Chiến thứ Hai, Radio Vatican đã phát thanh trên một triệu năm trăm ngàn điện văn giúp cho các tù binh và các người tị nạn được đoàn tụ với gia đình. Một số tù binh vẫn còn nhớ các chương trình phát thanh được chuyển tiếp qua các loa phóng thanh trong các trại tù.
Sau chiến tranh, Radio Vatican bắt đầu một chương mục mới, bắt đầu phát thanh tới các quốc gia cộng sản bên kia bức tường sắt. Khi cộng sản Đông Âu sụp đổ nhường chỗ cho chính thể dân chủ, đài phát thanh bị tràn ngập bởi trên 40.000 lá thư cảm tạ của các người Công Giáo và những người khác đã lắng nghe đài qua bao nhiêu thập niên.
Radio Vatican vẫn còn phát thanh cho những dân tộc theo đạo Công Giáo vẫn còn bị cô lập về văn hóa, bao gồm cả những nhóm lớn các công nhân ngoại quốc. Chẳng hạn trong nhiều vùng tại Trung Đông, có hàng triệu người di dân từ Á Châu có thể vặn nghe các chương trình bằng các ngôn ngữ khác nhau của đài Radio Vatican. Các chương trình phát thanh khác đã đến được với các nhóm thiểu số người Công Giáo tại Ấn Độ, Pakistan,Sri Lanka, Bangladesh, Nepal và Bhutan.
Qua nhiều năm, Radio Vatican đã phát triển một ban điều hành có thể làm việc không những với nhiều ngôn ngữ mà còn với 15 mẫu tự khác nhau. Đây là một nguồn tư liệu độc đáo tại Vatican, một nguồn tư liệu đã xếp cho Radio Vatican đóng vai trò chính yếu trong thời đại kỹ thuật số.
Trong một buổi họp tại Vatican vào trung tuần tháng Hai, Đức Ông Peter B. Wells, người Hoa Kỳ nói Radio Vatican Radio đóng một vai trò quan trọng trong thế giới tân tiến, như một tiếng nói cho tự do tôn giáo, đối thoại và hòa điệu. Để thực hiện điều này, đài radio phải thông hiểu về các phương tiện truyền thông và kỹ thuật tân tiến, để có thể chuyển tiếp các điện văn tới hàng triệu người qua các điện thoại cầm tay và dụng cụ cá nhân khác.
Đức Ông Wells nói: "Chỉ nói, ấn hành và viết qua phương tiện vô tuyến không đủ. Ngày nay, chúng ta phải có mặt trên thương trường, để cập nhật hóa trên các gia trang, để có thể đến với một thế giới thèm khát tin tức.”
Ngài nói: "Nói cách khác, khi không có các dụng cụ kỹ thuật mới để sử dụng trọn vẹn, hay không hiểu biết về các dụng cụ hiện hành nhiều nhất, thì các điệp văn cuả chúng ta sẽ đến trễ, sẽ đến sai lạc và có thể đến mà không có ích lợi gì cả.”
Đức Ông Wells cũng nói về sự đồng quy các truyền thông tại Vatican. “Đồng Quy”, một danh từ được Đức Thánh Cha Benedict sử dụng năm 2008, đã trở nên một danh từ được các giới chức Tòa Thánh chú ý trong khi họ cố gắng hiệp nhất và phối hợp rất nhiều các dụng cụ truyền thông khác nhau tại Vatican – kể cả Ti Vi, Radio, báo chí, và văn phòng xuất bản và báo chí.
Đức Ông Wells nói việc đồng quy đã thẳng tiến, nhờ có sự hợp tác gia tăng giữa Radio Vatican, Trung Tâm Truyền Hình Vatican và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Nhưng ngài nói hãy còn nhiều kế hoạch rộng lớn hơn để “thiết lập sự hiện diện thường trực của Tòa Thánh trong thế giới tuyền thông.”
Diễn văn của Đức Ông Wells đáng ghi nhận về phương cách độc đáo của Vatican, và đã chuyển tiếp những dấu hiệu quan trọng. Thực vậy, Đức Ông người Mỹ này đang nói đại diện cho Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, nơi ngài lo việc nội vụ. Ngài khẳng định là sự đồng quy của truyền thông sẽ không chỉ là một khẩu hiệu xuông tại Vatican.
Thực vậy, các giới chức Vatican rất hăng hái về bước tiến lớn kế tiếp về truyền thông: đó là việc khai mào cho một mạng lưới truyền thông Vatican mới. Mạng lưới này sẽ là một mạng lưới bao gồm các tin tức và tài liệu từ Đài Truyền Hình, Đài Phát Thanh, Báo Vatican, văn phòng truyền thông Vatican và cơ quan truyền thông truyền giáo Fides.
Các giới chức đang trù liệu khởi sự dự án này năm nay, có thể là sớm hơn vào Phục Sinh năm nay. Khi mạng lưới này được hoạt dộng, nhiều người cho rằng Radio Vatican sẽ đóng vai trò lãnh dạo trong việc cung cấp các tin tức – với một sự biến cải mới nhất của một cơ sở khởi sự với một giáo hoàng và một cái microphone.
Ai Cập: số lượng Kitô hữu chỉ ở tầm 5% trong dân số
Tiền Hô
10:22 19/02/2011
CWNEWS, 18 Tháng Hai 2011 - Mặc dù các phương tiện truyền thông thường xuyên báo cáo rằng, ước tính Kitô hữu chiếm 10% dân số Ai Cập, nhưng Diễn đàn Pew lại nói rằng, theo cuộc điều tra gần đây nhất của họ thì con số này chỉ là 5%.
Các số liệu của Pew cho thấy, số lượng Kitô hữu ở Ai Cập đã được báo cáo cao thêm hoặc đó là con số không được xác minh. Các cuộc điều tra vừa qua không được coi là hoàn toàn đáng tin cậy, và số liệu điều tra dân số chính thức mới nhất của nước này không cung cấp số liệu thống kê về tôn giáo. Tuy nhiên, thống kê điều tra dân số trước đó đã cho thấy một sự suy giảm dân số ổn định trong Kitô giáo - có lẽ phản ánh về thực tế các cuộc di cư của Kitô hữu trẻ tìm kiếm triển vọng tốt hơn ở các quốc gia khác, cũng như khả năng tỷ lệ phụ nữ người Hồi giáo sinh con cao hơn người Kitô giáo.
Đại đa số Kitô hữu Ai Cập là thành viên của Giáo Hội Chính Thống Giáo Coptic.
Các số liệu của Pew cho thấy, số lượng Kitô hữu ở Ai Cập đã được báo cáo cao thêm hoặc đó là con số không được xác minh. Các cuộc điều tra vừa qua không được coi là hoàn toàn đáng tin cậy, và số liệu điều tra dân số chính thức mới nhất của nước này không cung cấp số liệu thống kê về tôn giáo. Tuy nhiên, thống kê điều tra dân số trước đó đã cho thấy một sự suy giảm dân số ổn định trong Kitô giáo - có lẽ phản ánh về thực tế các cuộc di cư của Kitô hữu trẻ tìm kiếm triển vọng tốt hơn ở các quốc gia khác, cũng như khả năng tỷ lệ phụ nữ người Hồi giáo sinh con cao hơn người Kitô giáo.
Đại đa số Kitô hữu Ai Cập là thành viên của Giáo Hội Chính Thống Giáo Coptic.
Mật nghị bầu Giáo Hoàng giảm thêm một vị hồng y cử tri
Tiền Hô
10:23 19/02/2011
Rôma, 18 Tháng Hai 2011 (CWNEWS) - Đức Hồng Y Camillo Ruini, nguyên là Ðại diện của Giáo Phận Rôma, sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình vào ngày Thứ Bảy 19 Tháng Hai. Do đó, ngài sẽ không còn quyền để tham gia vào một mật nghị hồng y bầu giáo hoàng nữa.
Đức Hồng Y Ruini đã được bổ nhiệm làm Ðại diện của Rôma vào năm 1991 bởi Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2008 ở tuổi 77. Ngài được coi là một người bạn thân cận của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong Hội đồng Giám mục Ý.
Qua việc Đức Hồng Y Ruini không còn quyền để bỏ phiếu trong cuộc bầu giáo hoàng trong tương lai, sẽ chỉ còn 117 vị hồng y cử tri trong tổng số 201 thành viên còn sống của Hồng Y Đoàn. Nếu không có một hồng y cử tri nào qua đời thì con số này sẽ vẫn ổn định cho đến ngày 4 Tháng Ba sắp tới, khi Đức Hồng Y William Keeler, Tổng Giám Mục nghỉ hưu của Baltimore, bước qua tuổi 80.
Đức Hồng Y Ruini đã được bổ nhiệm làm Ðại diện của Rôma vào năm 1991 bởi Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2008 ở tuổi 77. Ngài được coi là một người bạn thân cận của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong Hội đồng Giám mục Ý.
Qua việc Đức Hồng Y Ruini không còn quyền để bỏ phiếu trong cuộc bầu giáo hoàng trong tương lai, sẽ chỉ còn 117 vị hồng y cử tri trong tổng số 201 thành viên còn sống của Hồng Y Đoàn. Nếu không có một hồng y cử tri nào qua đời thì con số này sẽ vẫn ổn định cho đến ngày 4 Tháng Ba sắp tới, khi Đức Hồng Y William Keeler, Tổng Giám Mục nghỉ hưu của Baltimore, bước qua tuổi 80.
Vatican: Chương trình lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Tiền Hô
10:24 19/02/2011
Vatican, 18 Tháng Hai 2011 (CWNEWS) - Tòa thánh Vatican đã đưa ra lịch trình các sự kiện về lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xem đây là "sự kiện trọng đại của Giáo Hội" và sẽ được chia thành 5 nghi lễ riêng biệt.
1. Vào tối ngày Thứ Bảy, 30 Tháng Tư, một buổi cầu nguyện sẽ được Giáo phận Rôma tổ chức bởi tại Circus Maximus. Đức Hồng Y Agostino Vallini - Ðại diện cho Giáo Phận Rôma sẽ chủ toạ; Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ tham gia qua một đoạn video dẫn từ nguồn từ Thành Vatican.
2. Lễ phong chân phước sẽ diễn ra ở Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10 vào sáng Chúa nhật, ngày 1 Tháng Năm. Tòa thánh đã thông báo rằng, không có việc soát vé người tham dự các buổi lễ, dự kiến thu hút 2 triệu người hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên thông báo cũng lưu ý, "việc đi vào quảng trường và các khu vực xung quanh sẽ được cảnh sát điều khiển".
3. Ngay sau buổi lễ chính, di hài của Đức tân Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được đặt tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trước mặt bàn thờ tuyên tín, "để cho các tín hữu tiếp tục đến kính viếng".
4. Ngày Thứ Hai, 2 Tháng Năm, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ tọa một Thánh Lễ Tạ Ơn tại Quảng trường Thánh Phêrô.
5. Cuối cùng, di hài của Đức Gioan Phaolô II sẽ được cải táng tại Vương cung thánh đường Vatican: trong nhà nguyện Thánh Sebastian, gần cửa chính. Buổi lễ này sẽ được tổ chức cách riêng tư, Vatican tuyên bố.
Cảnh sát chắc chắn sẽ đóng các đường phố gần tòa thánh Vatican ngay thời điểm cận kề lễ phong chân phước, và thậm chí, người đi bộ vào đây sẽ bị giới hạn vào sáng ngày 1 Tháng Năm. Các biện pháp an ninh và các thủ tục để có được quyền đi vào Quảng trường Thánh Phêrô sẽ được thực thi theo như thường ngày.
1. Vào tối ngày Thứ Bảy, 30 Tháng Tư, một buổi cầu nguyện sẽ được Giáo phận Rôma tổ chức bởi tại Circus Maximus. Đức Hồng Y Agostino Vallini - Ðại diện cho Giáo Phận Rôma sẽ chủ toạ; Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ tham gia qua một đoạn video dẫn từ nguồn từ Thành Vatican.
2. Lễ phong chân phước sẽ diễn ra ở Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10 vào sáng Chúa nhật, ngày 1 Tháng Năm. Tòa thánh đã thông báo rằng, không có việc soát vé người tham dự các buổi lễ, dự kiến thu hút 2 triệu người hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên thông báo cũng lưu ý, "việc đi vào quảng trường và các khu vực xung quanh sẽ được cảnh sát điều khiển".
3. Ngay sau buổi lễ chính, di hài của Đức tân Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được đặt tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, trước mặt bàn thờ tuyên tín, "để cho các tín hữu tiếp tục đến kính viếng".
4. Ngày Thứ Hai, 2 Tháng Năm, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ tọa một Thánh Lễ Tạ Ơn tại Quảng trường Thánh Phêrô.
5. Cuối cùng, di hài của Đức Gioan Phaolô II sẽ được cải táng tại Vương cung thánh đường Vatican: trong nhà nguyện Thánh Sebastian, gần cửa chính. Buổi lễ này sẽ được tổ chức cách riêng tư, Vatican tuyên bố.
Cảnh sát chắc chắn sẽ đóng các đường phố gần tòa thánh Vatican ngay thời điểm cận kề lễ phong chân phước, và thậm chí, người đi bộ vào đây sẽ bị giới hạn vào sáng ngày 1 Tháng Năm. Các biện pháp an ninh và các thủ tục để có được quyền đi vào Quảng trường Thánh Phêrô sẽ được thực thi theo như thường ngày.
Vatican cảnh báo: Không phải mua vé tham dự lễ phong chân phước
Nguyễn Long Thao
13:03 19/02/2011
Vatican cảnh báo: Không phải mua vé tham dự lễ phong chân phước
Vatican 19/02/2011.- Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một nhân vật lịch sử vĩ đại của thế kỷ 20 được nhiều người mến mộ. Hàng triệu khách hành hương trên khắp thế giới dự định đến Vatican để tham dự lễ phong chân phước cho Ngài được diễn ra vào ngày 1 tháng 5 năm 2011.
Lợi dụng biến cố này, một số mạng lưới toàn cầu đã ngay lập tức rao bán vé tham dự lễ phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Để khách hành hương khỏi bị lợi dụng, Tòa Thánh Vatican đã chính thức ra thông báo cho biết không hề có việc khách hành hương phải mua vé để được tham dự lễ phong chân phước tại quảng trường thánh Phêrô. Bản tin của Tòa Thánh được các hãng thông tấn quốc tế phổ biến rộng rãi để khách hành hương khỏi bị bóc lột.
Tuy không phải mua vé nhưng khách hành hương lại bị nhiều chủ khách sạn bóc lột bằng cách tăng giá tiền thuê phòng. Bản tin của AFP do ký giả Catherine Jouault đánh đi từ Roma vào ngày 10 tháng 2 cho biết từ khi Tòa Thánh ấn định ngày phong chân phước thì giá thuê khách sạn tại Roma vào thời điểm đầu tháng 5 đã tăng vụt. Khách sạn loại 2 sao giá 447 Mỹ Kim một đêm, khách sạnh 4 sao giá 2386 Mỹ kim một đêm.
Các văn phòng du lịch tại Roma cho biết khách hành hương từ Phi Châu, Brazil và nhất là Ba Lan – quê hương của ĐGH Gioan Phaolô II – đã đăng ký rất đông đảo đến Roma vào dịp này để tham dự lễ phong chân phước.
Tưởng cũng nên nhắc lại vào dịp lễ an táng đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng có hơn 2 triệu người đến Roma.
Vatican 19/02/2011.- Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một nhân vật lịch sử vĩ đại của thế kỷ 20 được nhiều người mến mộ. Hàng triệu khách hành hương trên khắp thế giới dự định đến Vatican để tham dự lễ phong chân phước cho Ngài được diễn ra vào ngày 1 tháng 5 năm 2011.
Lợi dụng biến cố này, một số mạng lưới toàn cầu đã ngay lập tức rao bán vé tham dự lễ phong chân phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Để khách hành hương khỏi bị lợi dụng, Tòa Thánh Vatican đã chính thức ra thông báo cho biết không hề có việc khách hành hương phải mua vé để được tham dự lễ phong chân phước tại quảng trường thánh Phêrô. Bản tin của Tòa Thánh được các hãng thông tấn quốc tế phổ biến rộng rãi để khách hành hương khỏi bị bóc lột.
Tuy không phải mua vé nhưng khách hành hương lại bị nhiều chủ khách sạn bóc lột bằng cách tăng giá tiền thuê phòng. Bản tin của AFP do ký giả Catherine Jouault đánh đi từ Roma vào ngày 10 tháng 2 cho biết từ khi Tòa Thánh ấn định ngày phong chân phước thì giá thuê khách sạn tại Roma vào thời điểm đầu tháng 5 đã tăng vụt. Khách sạn loại 2 sao giá 447 Mỹ Kim một đêm, khách sạnh 4 sao giá 2386 Mỹ kim một đêm.
Các văn phòng du lịch tại Roma cho biết khách hành hương từ Phi Châu, Brazil và nhất là Ba Lan – quê hương của ĐGH Gioan Phaolô II – đã đăng ký rất đông đảo đến Roma vào dịp này để tham dự lễ phong chân phước.
Tưởng cũng nên nhắc lại vào dịp lễ an táng đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng có hơn 2 triệu người đến Roma.
Đệ trình Niên giám 2011 của Tòa Thánh lên Đức Thánh Cha
LM Trần Đức Anh OP
13:33 19/02/2011
VATICAN. Sáng ngày 19-2-2011, Niên Giám mới 2011 của Tòa Thánh đã được ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đệ trình lên ĐTC Biển Đức 16.
Hiện diện tại buổi đệ trình, còn có Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá quốc vụ khanh, Đức Ông Vittorio Formenti, Đặc trách Văn phòng thống kê trung ương của Giáo Hội, cùng với nhiều cộng tác viên khác, đặc biệt là Cha Pietro Migliasso, SDB, và các cha dòng Don Bosco phụ trách Nhà in Vatican là cơ quan ấn hành cuốn Niên giám này.
ĐTC đặc biệt chú ý đến những dữ kiện được trình bày và ngài nhiệt liệt cám ơn tất cả những người đã góp phần vào việc soạn thảo và xuất bản ấn bản mới cuốn Niên Giám Tòa Thánh.
Theo Niên Giám mới, trong năm 2010 vừa qua, ĐTC đã thành lập thêm 10 giáo phận, 2 địa phận đại diện Tông Tòa, nâng tổng số các đơn vị hành chánh của Giáo Hội Công Giáo hiện nay là 2.956, hầu hết là các giáo phận chính tòa. Số GM trên thế giới là 5.065 vị, tức là tăng thêm 63 vị (1,3%) so với con số được công bố năm ngoái.
Số tín hữu Công Giáo tính đến năm 2009 là 1 tỷ 181 triệu người, tức là tăng thêm 15 triệu so với năm 2008 trước đó (1,3%). Gần một nửa tín hữu Công Giáo, tức là 49,4% sinh sống tại Mỹ châu, 10,7% sống tại Á châu.
Sau một thời gian suy giảm, số linh mục trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng kể từ năm 2000. Theo thông kê mới nhất, Giáo hội Công Giáo hiện có 410.593 linh mục trong năm 2009, tức là thêm 0,34% so với năm trước đó. Trong vòng 10 năm qua, số linh mục tăng thêm 5.415 vị, tức là tăng thêm 1,34%. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ diễn ra tại Á và Phi châu, và giảm tại các đại lục khác. Ngoài ra, từ năm 2008 đến 2009, số linh mục dòng giảm 0,08% và số linh mục triều tăng 0,56%.
Số phó tế vĩnh viễn trong Giáo Hội liên tục gia tăng và lên tới 38.155 thầy trong năm 2009, tức là tăng thêm 952 thầy, tương đương với 2,5%, so với năm 2008 trước đó.
Năm 2009, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội là 117.978 thầy, tăng thêm 954 thầy, tức là tăng 0,82% so với năm trước đó.
Số nữ tu trong toàn Giáo Hội tiếp tục giảm sút. Năm 2009 chỉ còn 729 ngàn 371 chị, tức là giảm gần 9.700 chị (9697) so với tình trạng năm 2008. Vì thế cuộc khủng hoảng ơn gọi nơi các nữ tu trong Giáo Hội nói chung vẫn kéo dài, mặc dù số nữ tu gia tăng tại Phi châu và Á châu.
Cuốn Niên giám của Tòa Thánh dầy lối 2350 trang và được bán với giá 70 Euro (SD 19-2-2011).
Hiện diện tại buổi đệ trình, còn có Đức TGM Fernando Filoni, Phụ tá quốc vụ khanh, Đức Ông Vittorio Formenti, Đặc trách Văn phòng thống kê trung ương của Giáo Hội, cùng với nhiều cộng tác viên khác, đặc biệt là Cha Pietro Migliasso, SDB, và các cha dòng Don Bosco phụ trách Nhà in Vatican là cơ quan ấn hành cuốn Niên giám này.
ĐTC đặc biệt chú ý đến những dữ kiện được trình bày và ngài nhiệt liệt cám ơn tất cả những người đã góp phần vào việc soạn thảo và xuất bản ấn bản mới cuốn Niên Giám Tòa Thánh.
Theo Niên Giám mới, trong năm 2010 vừa qua, ĐTC đã thành lập thêm 10 giáo phận, 2 địa phận đại diện Tông Tòa, nâng tổng số các đơn vị hành chánh của Giáo Hội Công Giáo hiện nay là 2.956, hầu hết là các giáo phận chính tòa. Số GM trên thế giới là 5.065 vị, tức là tăng thêm 63 vị (1,3%) so với con số được công bố năm ngoái.
Số tín hữu Công Giáo tính đến năm 2009 là 1 tỷ 181 triệu người, tức là tăng thêm 15 triệu so với năm 2008 trước đó (1,3%). Gần một nửa tín hữu Công Giáo, tức là 49,4% sinh sống tại Mỹ châu, 10,7% sống tại Á châu.
Sau một thời gian suy giảm, số linh mục trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng kể từ năm 2000. Theo thông kê mới nhất, Giáo hội Công Giáo hiện có 410.593 linh mục trong năm 2009, tức là thêm 0,34% so với năm trước đó. Trong vòng 10 năm qua, số linh mục tăng thêm 5.415 vị, tức là tăng thêm 1,34%. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ diễn ra tại Á và Phi châu, và giảm tại các đại lục khác. Ngoài ra, từ năm 2008 đến 2009, số linh mục dòng giảm 0,08% và số linh mục triều tăng 0,56%.
Số phó tế vĩnh viễn trong Giáo Hội liên tục gia tăng và lên tới 38.155 thầy trong năm 2009, tức là tăng thêm 952 thầy, tương đương với 2,5%, so với năm 2008 trước đó.
Năm 2009, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội là 117.978 thầy, tăng thêm 954 thầy, tức là tăng 0,82% so với năm trước đó.
Số nữ tu trong toàn Giáo Hội tiếp tục giảm sút. Năm 2009 chỉ còn 729 ngàn 371 chị, tức là giảm gần 9.700 chị (9697) so với tình trạng năm 2008. Vì thế cuộc khủng hoảng ơn gọi nơi các nữ tu trong Giáo Hội nói chung vẫn kéo dài, mặc dù số nữ tu gia tăng tại Phi châu và Á châu.
Cuốn Niên giám của Tòa Thánh dầy lối 2350 trang và được bán với giá 70 Euro (SD 19-2-2011).
Đức Kitô vác thập giá của chúng ta
Trầm Thiên Thu
18:50 19/02/2011
VATICAN - Trước khoảng 4.000 người tại buổi tiếp kiến chung ngày 16/2/2011, ĐGH Biển đức XVI nói: “Việc tin vào Đức Kitô làm cho người ta có sức mạnh đối mặt với những thử thách bình thường của cuộc sống và không là vác gánh nặng. Đồng hành với Đức Kitô không là gánh nặng đời sống, làm cho gánh nặng của chúng ta nặng hơn”.
Dẫn chứng gương sống và những bài viết của thánh Gioan Thánh giá, một nhà thần bí (mystic) Tây ban nha thế kỷ 16, ĐGH Biển đức XVI nói rằng niềm tin vào Đức Kitô là “ánh sáng và là sức mạnh trợ giúp chúng ta vác gánh nặng. Nếu một người có tình yêu vĩ đại, tình yêu này cho người đó đôi cánh, và người đó dễ dàng chịu đựng thử thách của cuộc sống”.
Đây là lần thứ ba ĐGH Biển đức XVI nói về một trong các vị thánh tiến sĩ của giáo hội, những người góp phần quan trọng vào việc hiểu biết thần học Công giáo.
ĐGH Biển đức XVI nói rằng có thể hiểu khi người ta nhìn vào thánh Gioan Thánh giá, một trong những cây bút thần bí trong lịch sử Kitô giáo. ĐGH hỏi: “Ngài có gì để nói với những Kitô hữu như chúng ta? Đời sống của thánh Gioan Thánh giá không bay lượn trên những đám mây thần bí. Đời sống của ngài kiên trì: Ngài sống trong nghèo khó, ngài bị chống đối khi cố gắng cải cách dòng Đức Mẹ Núi Camêlô, gọi tắt là dòng Carmel (Carmelites – thánh Berthold thành lập khoảng năm 1154 tại Palestine, ngài qua đời năm 1195), và ngài bị tù oan trong điều kiện khắc nghiệt.
Thánh Gioan Thánh giá biết rằng “tăng cường đức tin, đức cậy và đức mến là tay trong tay với sự thanh luyện”, đó là quá trình dần dần mà người ta nới lỏng và chiến thắng những quyến luyến với tội lỗi và bất kỳ thứ gì ngăn cản chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn để cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa.
Cho phép mình yêu và được yêu là “ánh sáng giúp chúng ta vác những gánh nặng hằng ngày”.
ĐGH Biển đức XVI nói: “Sự thánh thiện không là công việc quá khó mà chúng ta đảm nhiệm, nhưng cốt ở việc mở rộng tâm hồn mình ra với Thiên Chúa và cho phép ngài thanh luyện”.
(Chuyển ngữ từ National Catholic Register)
Dẫn chứng gương sống và những bài viết của thánh Gioan Thánh giá, một nhà thần bí (mystic) Tây ban nha thế kỷ 16, ĐGH Biển đức XVI nói rằng niềm tin vào Đức Kitô là “ánh sáng và là sức mạnh trợ giúp chúng ta vác gánh nặng. Nếu một người có tình yêu vĩ đại, tình yêu này cho người đó đôi cánh, và người đó dễ dàng chịu đựng thử thách của cuộc sống”.
Đây là lần thứ ba ĐGH Biển đức XVI nói về một trong các vị thánh tiến sĩ của giáo hội, những người góp phần quan trọng vào việc hiểu biết thần học Công giáo.
ĐGH Biển đức XVI nói rằng có thể hiểu khi người ta nhìn vào thánh Gioan Thánh giá, một trong những cây bút thần bí trong lịch sử Kitô giáo. ĐGH hỏi: “Ngài có gì để nói với những Kitô hữu như chúng ta? Đời sống của thánh Gioan Thánh giá không bay lượn trên những đám mây thần bí. Đời sống của ngài kiên trì: Ngài sống trong nghèo khó, ngài bị chống đối khi cố gắng cải cách dòng Đức Mẹ Núi Camêlô, gọi tắt là dòng Carmel (Carmelites – thánh Berthold thành lập khoảng năm 1154 tại Palestine, ngài qua đời năm 1195), và ngài bị tù oan trong điều kiện khắc nghiệt.
Thánh Gioan Thánh giá biết rằng “tăng cường đức tin, đức cậy và đức mến là tay trong tay với sự thanh luyện”, đó là quá trình dần dần mà người ta nới lỏng và chiến thắng những quyến luyến với tội lỗi và bất kỳ thứ gì ngăn cản chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn để cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa.
Cho phép mình yêu và được yêu là “ánh sáng giúp chúng ta vác những gánh nặng hằng ngày”.
ĐGH Biển đức XVI nói: “Sự thánh thiện không là công việc quá khó mà chúng ta đảm nhiệm, nhưng cốt ở việc mở rộng tâm hồn mình ra với Thiên Chúa và cho phép ngài thanh luyện”.
(Chuyển ngữ từ National Catholic Register)
Top Stories
Priestly Vocations Increasing Worldwide
Zenit
13:05 19/02/2011
Statistical Yearbook of the Church Coming Soon
VATICAN CITY, FEB. 16, 2011 (Zenit.org).- The number of priests ordained has increased worldwide, while the number of those who have given up the exercise of the priesthood has decreased noticeably, reported L'Osservatore Romano.
The Vatican's semi-official newspaper made this report based on statistics from the Statistical Yearbook of the Church, prepared annually by the Central Office of Church Statistics. It will be presented within the next few days in the Vatican.
The most recent official statistics refer to information from 2009. The total number of priests reported at that time was 410,593, of whom 275,542 were members of the diocesan clergy and 135,051 of religious congregations. This increased from a decade ago, when in 1999 the figures were 405,009 priests, of whom 265,012 were diocesan and 139,997 religious.
Thus the total number of priests worldwide in 2009, compared to 1999, grew by 1.4%, with a 4% increase of the diocesan clergy and a 3.5% decrease of the religious clergy.
The percentage has declined in North America (about 7% for diocesan clergy and about 21% for religious clergy), Europe (about 9%) and Oceania (4.6%).
However, African priests have increased (38.5%), as have Asian priests (30.5%) and the diocesan priests of Central and South America. In Africa and Asia, the number of religious clergy decreased.
The distribution of clergy by continents in 2009 continues to be characterized by a marked predominance of European priests (46.5% of the total). This group constitutes about 56% more than clergy from the Americas.
The Asian clergy is estimated at 13.5% of the total number, the African priests at 8.9% and the Oceanian at 1.2%.
VATICAN CITY, FEB. 16, 2011 (Zenit.org).- The number of priests ordained has increased worldwide, while the number of those who have given up the exercise of the priesthood has decreased noticeably, reported L'Osservatore Romano.
The Vatican's semi-official newspaper made this report based on statistics from the Statistical Yearbook of the Church, prepared annually by the Central Office of Church Statistics. It will be presented within the next few days in the Vatican.
The most recent official statistics refer to information from 2009. The total number of priests reported at that time was 410,593, of whom 275,542 were members of the diocesan clergy and 135,051 of religious congregations. This increased from a decade ago, when in 1999 the figures were 405,009 priests, of whom 265,012 were diocesan and 139,997 religious.
Thus the total number of priests worldwide in 2009, compared to 1999, grew by 1.4%, with a 4% increase of the diocesan clergy and a 3.5% decrease of the religious clergy.
The percentage has declined in North America (about 7% for diocesan clergy and about 21% for religious clergy), Europe (about 9%) and Oceania (4.6%).
However, African priests have increased (38.5%), as have Asian priests (30.5%) and the diocesan priests of Central and South America. In Africa and Asia, the number of religious clergy decreased.
The distribution of clergy by continents in 2009 continues to be characterized by a marked predominance of European priests (46.5% of the total). This group constitutes about 56% more than clergy from the Americas.
The Asian clergy is estimated at 13.5% of the total number, the African priests at 8.9% and the Oceanian at 1.2%.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới gia trưởng giáo xứ Mỹ Lộc họp mặt đầu Xuân Tân Mão
Xương Giang
10:03 19/02/2011
MỸ LỘC: cùng với truyền thống lễ hội của người Việt trong những ngày đầu xuân mới, sáng ngày 18/2/2011 (ngày 16 âm lịch), giới gia trưởng các giáo họ (Tiên Lục, Hòa An, Yên Cư, Sàn và Mỹ Lộc) thuộc giáo xứ Mỹ Lộc (Ba Họ) - giáo phận Bắc ninh tập trung về giáo họ Sàn gặp gỡ và chia sẻ với nhau những vui buồi sướng khổ trong năm 2010 vừa qua, và vạch ra đường hướng sinh hoạt trong năm mới Tân Mão này.
Xem hình ảnh
Hiện nay, giới gia trưởng (hội gia trưởng) hiện diện ở hầu hết các xứ họ trong giáo phận Bắc ninh. Có thể nói, giới gia trưởng trong giáo phận Bắc ninh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống gia đình và là cách tay đắc lực của các cha xứ. Noi gương thánh Giuse bổn mạng, các anh em trong giới gia trưởng âm thầm gìn giữ và lưu truyền đức tin cho con cái trong các gia đình.
Trong các sinh hoạt của xứ họ, giới gia trưởng làm rất nhiều công việc âm thầm mà hầu như không ai biết đến như: trông giữ xe và gìn giữ trật tự trong các ngày lễ, trang trí trong các dịp lễ trọng, xây dựng nhà thờ và nhà xứ….
Theo nội quy của giới gia trưởng trong giáo phận Bắc ninh, hàng tuần các nhóm gặp gỡ nhau chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ kinh nghiệm sống và cùng nhau cầu nguyện; các ngày thứ tư đầu tháng chầu Thánh Thể và làm việc lành kính thánh Cả Giuse.
Ngoài ra còn nhiều việc lành phúc đức khác mà giới gia trưởng đã và đang làm: thăm viếng bệnh nhân, viếng xác và cầu nguyện cho người qua đời, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, tích cực giúp đỡ các gia đình có việc hiếu cũng như hỉ…
Sáng hôm nay, giới gia trưởng giáo xứ Mỹ Lộc gặp gỡ nhau trong tình huynh đệ để chia sẻ vui buồn, hy vọng và quyết tâm cùng nhau noi gương thánh Cả Giuse trong đời sống gia đình cũng như xứ họ. Đặc biệt, các anh em trong giới gia trưởng cùng nhau tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các thành viên đã qua đời và cầu bình an cho bản thân, gia đình và xứ họ trong năm mới.
Xin thánh cả Giuse luôn cùng đồng hành và cầu bầu cho các thành viên giới gia trưởng để họ xứng đáng là những mẫu gương mẫu mực trong các gia đình và xứ họ.
Đôi nét về giáo xứ Mỹ Lộc (giáo xứ Ba Họ):
Mỹ Lộc là một trong giáo xứ truyền thống và cổ nhất của giáo phận Bắc Ninh, được thành lập thời kỳ đức cha Colomer Lễ (1883-1902). Hiện nay giáo xứ Mỹ Lộc có gần 4000 nhân danh và bao gồm 6 họ đạo (họ nhà xứ Mỹ Lộc, Tiên Lục, Yên Cư, Hòa An, Sàn và Đình Quynh hay còn gọi là Bố Hạ), nằm ở cả hai bên bờ Sông Thương thuộc vùng trung du và miền núi huyện Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang, và một số xã trong huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, cách tòa giám mục Bắc ninh 45 Km về hướng Đông Bắc.
Người dân giáo xứ Mỹ Lộc chủ yếu là những người nông dân chất phác và họ không nhớ chính xác được Tin Mừng đã được gieo vào mảnh đất này từ bao giờ. Tuy nhiên, giáo xứ Mỹ Lộc đã có một vị đầu mục là Nguyễn Văn Mật (Giuse Mật) trong danh sách 100 vị đầu mục tử đạo tại cổng thành Bắc ninh ngày 4 tháng 4 năm 1862, điều này chứng tỏ người dân Mỹ Lộc đã đón nhận Tin Mừng trước đó rất lâu rồi. Theo những suy luận bình thường thì rất có thể Tin Mừng được gieo vào vùng đất Mỹ Lộc mang dấu ấn của các thừa sai Dòng Tên. Bởi vì giáo xứ Ba Họ ngày xưa chỉ có ba họ đạo là Mỹ Lộc, Tiên Lục và Sàn, trong đó hai vị thánh Dòng Tên nổi tiếng là Inhaxiô và Phanxicô Xaviê được đặt làm bổn mạng của hai giáo họ Mỹ Lộc và Sàn, điều này cho thấy giáo xứ Mỹ Lộc có cái gì đó mang vết tích của các nhà truyền giáo Dòng Tên.
Máu vị tử đạo của giáo xứ Mỹ Lộc làm trổ sinh cho giáo phận Bắc ninh và giáo phận Lạng sơn 4 linh mục, và hàng chục nam nữ tu sĩ đang phục vụ trong và ngoài giáo phận Bắc ninh. Cây cổ thụ giáo xứ Mỹ Lộc không chỉ dừng lại ở hai bên bờ Sông Thương nhỏ bé thân yêu, mà đã trổ bông và vươn tới nhiều nơi khác trong cũng như ngoài nước. Cùng với làn sóng di cư trong biến cố chia đôi đất nước năm 1954, rất nhiều người con giáo xứ Mỹ Lộc đã rời bỏ quê hương đi vào miền Nam, sau đó một số đã sang định cư ở nhiều nơi trên thế giới. Cho dù đi bất cứ nơi đâu, nhưng những người con giáo xứ Mỹ Lộc vẫn luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn qua lời cầu nguyện hay về thăm quê hương trong các dịp lễ đặc biệt và các ngày lễ bổn mạng.
Trong suốt thời kỳ khó khăn thử thách, giáo xứ Mỹ lộc vẫn luôn duy trì đời sống đức tin qua các sinh hoạt đạo đức bình dân, hàng ngày mọi người vẫn đến nhà thờ cầu nguyện và viếng Mình Thánh Chúa 3 lần đều đặn, cử hành suy tôn Lời Chúa tại các nhà thờ trong các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.
Ban hành giáo và các hội đoàn đóng vai trò rất quan trong trong việc gìn giữ và phát triển đức tin, các vị ban hành giáo như các cha xứ thay mặt đức giám mục giáo phận điều hành xứ họ, trông coi nhà thờ và nhà chung, tổ chức các sinh hoạt đạo đức bình dân trong các xứ họ như: chầu Thánh Thể, rước kiệu, ngắm đứng, dâng hoa….. Các cô tận hiến và các ông bà quản dạy kinh bổn, hát, trống trắc, dâng hạt, dâng hoa…., những hình thức sinh hoạt này rất hữu ích để duy trì và lưu truyền đức tin cho các thế hệ trẻ. Có thể nói, đức tin của người tín hữu nơi giáo xứ Mỹ Lộc nói riêng và nhiều khu vực khác ở miền Bắc nói chung được nuôi sống và lưu truyền qua các hình thức cầu nguyện và lễ hội.
Ngày nay, giáo xứ Mỹ Lộc đã có cha xứ trực tiếp coi sóc sau hơn 40 năm vắng bóng linh mục. Tuy nhiên, trước bối cảnh tục hóa và đa nguyên hóa, người trẻ trong giáo xứ Mỹ Lộc cũng như nhiều nơi khác trong giáo phận Bắc ninh đang phải đối mặt với những thách thức mới. Bởi vậy cha xứ, ban hành giáo, các hội đoàn cùng với các gia đình đang nỗ lực xây dựng lại giáo xứ sau những tháng ngày u ám và cùng nhau giáo dục giới trẻ để con em có thể đứng vững trước hoàn cảnh mới. Ước mong sao giáo xứ Mỹ Lộc mãi mãi giữ được truyền thống đức tin mà cha ông đã phảỉ đánh đổi bằng cả mạng sống mình. Nguyện xin Chúa qua lời cầu bầu của các thánh bổn mạng và vị tử đạo Giuse Nguyễn Văn Mật gìn giữ và chúc lành cho mọi người con giáo xứ Mỹ Lộc ở khắp mọi nơi.
Xem hình ảnh
Hiện nay, giới gia trưởng (hội gia trưởng) hiện diện ở hầu hết các xứ họ trong giáo phận Bắc ninh. Có thể nói, giới gia trưởng trong giáo phận Bắc ninh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống gia đình và là cách tay đắc lực của các cha xứ. Noi gương thánh Giuse bổn mạng, các anh em trong giới gia trưởng âm thầm gìn giữ và lưu truyền đức tin cho con cái trong các gia đình.
Trong các sinh hoạt của xứ họ, giới gia trưởng làm rất nhiều công việc âm thầm mà hầu như không ai biết đến như: trông giữ xe và gìn giữ trật tự trong các ngày lễ, trang trí trong các dịp lễ trọng, xây dựng nhà thờ và nhà xứ….
Theo nội quy của giới gia trưởng trong giáo phận Bắc ninh, hàng tuần các nhóm gặp gỡ nhau chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ kinh nghiệm sống và cùng nhau cầu nguyện; các ngày thứ tư đầu tháng chầu Thánh Thể và làm việc lành kính thánh Cả Giuse.
Ngoài ra còn nhiều việc lành phúc đức khác mà giới gia trưởng đã và đang làm: thăm viếng bệnh nhân, viếng xác và cầu nguyện cho người qua đời, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, tích cực giúp đỡ các gia đình có việc hiếu cũng như hỉ…
Sáng hôm nay, giới gia trưởng giáo xứ Mỹ Lộc gặp gỡ nhau trong tình huynh đệ để chia sẻ vui buồn, hy vọng và quyết tâm cùng nhau noi gương thánh Cả Giuse trong đời sống gia đình cũng như xứ họ. Đặc biệt, các anh em trong giới gia trưởng cùng nhau tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các thành viên đã qua đời và cầu bình an cho bản thân, gia đình và xứ họ trong năm mới.
Xin thánh cả Giuse luôn cùng đồng hành và cầu bầu cho các thành viên giới gia trưởng để họ xứng đáng là những mẫu gương mẫu mực trong các gia đình và xứ họ.
Đôi nét về giáo xứ Mỹ Lộc (giáo xứ Ba Họ):
Mỹ Lộc là một trong giáo xứ truyền thống và cổ nhất của giáo phận Bắc Ninh, được thành lập thời kỳ đức cha Colomer Lễ (1883-1902). Hiện nay giáo xứ Mỹ Lộc có gần 4000 nhân danh và bao gồm 6 họ đạo (họ nhà xứ Mỹ Lộc, Tiên Lục, Yên Cư, Hòa An, Sàn và Đình Quynh hay còn gọi là Bố Hạ), nằm ở cả hai bên bờ Sông Thương thuộc vùng trung du và miền núi huyện Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang, và một số xã trong huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, cách tòa giám mục Bắc ninh 45 Km về hướng Đông Bắc.
Người dân giáo xứ Mỹ Lộc chủ yếu là những người nông dân chất phác và họ không nhớ chính xác được Tin Mừng đã được gieo vào mảnh đất này từ bao giờ. Tuy nhiên, giáo xứ Mỹ Lộc đã có một vị đầu mục là Nguyễn Văn Mật (Giuse Mật) trong danh sách 100 vị đầu mục tử đạo tại cổng thành Bắc ninh ngày 4 tháng 4 năm 1862, điều này chứng tỏ người dân Mỹ Lộc đã đón nhận Tin Mừng trước đó rất lâu rồi. Theo những suy luận bình thường thì rất có thể Tin Mừng được gieo vào vùng đất Mỹ Lộc mang dấu ấn của các thừa sai Dòng Tên. Bởi vì giáo xứ Ba Họ ngày xưa chỉ có ba họ đạo là Mỹ Lộc, Tiên Lục và Sàn, trong đó hai vị thánh Dòng Tên nổi tiếng là Inhaxiô và Phanxicô Xaviê được đặt làm bổn mạng của hai giáo họ Mỹ Lộc và Sàn, điều này cho thấy giáo xứ Mỹ Lộc có cái gì đó mang vết tích của các nhà truyền giáo Dòng Tên.
Máu vị tử đạo của giáo xứ Mỹ Lộc làm trổ sinh cho giáo phận Bắc ninh và giáo phận Lạng sơn 4 linh mục, và hàng chục nam nữ tu sĩ đang phục vụ trong và ngoài giáo phận Bắc ninh. Cây cổ thụ giáo xứ Mỹ Lộc không chỉ dừng lại ở hai bên bờ Sông Thương nhỏ bé thân yêu, mà đã trổ bông và vươn tới nhiều nơi khác trong cũng như ngoài nước. Cùng với làn sóng di cư trong biến cố chia đôi đất nước năm 1954, rất nhiều người con giáo xứ Mỹ Lộc đã rời bỏ quê hương đi vào miền Nam, sau đó một số đã sang định cư ở nhiều nơi trên thế giới. Cho dù đi bất cứ nơi đâu, nhưng những người con giáo xứ Mỹ Lộc vẫn luôn hướng về nơi chôn rau cắt rốn qua lời cầu nguyện hay về thăm quê hương trong các dịp lễ đặc biệt và các ngày lễ bổn mạng.
Trong suốt thời kỳ khó khăn thử thách, giáo xứ Mỹ lộc vẫn luôn duy trì đời sống đức tin qua các sinh hoạt đạo đức bình dân, hàng ngày mọi người vẫn đến nhà thờ cầu nguyện và viếng Mình Thánh Chúa 3 lần đều đặn, cử hành suy tôn Lời Chúa tại các nhà thờ trong các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.
Ban hành giáo và các hội đoàn đóng vai trò rất quan trong trong việc gìn giữ và phát triển đức tin, các vị ban hành giáo như các cha xứ thay mặt đức giám mục giáo phận điều hành xứ họ, trông coi nhà thờ và nhà chung, tổ chức các sinh hoạt đạo đức bình dân trong các xứ họ như: chầu Thánh Thể, rước kiệu, ngắm đứng, dâng hoa….. Các cô tận hiến và các ông bà quản dạy kinh bổn, hát, trống trắc, dâng hạt, dâng hoa…., những hình thức sinh hoạt này rất hữu ích để duy trì và lưu truyền đức tin cho các thế hệ trẻ. Có thể nói, đức tin của người tín hữu nơi giáo xứ Mỹ Lộc nói riêng và nhiều khu vực khác ở miền Bắc nói chung được nuôi sống và lưu truyền qua các hình thức cầu nguyện và lễ hội.
Ngày nay, giáo xứ Mỹ Lộc đã có cha xứ trực tiếp coi sóc sau hơn 40 năm vắng bóng linh mục. Tuy nhiên, trước bối cảnh tục hóa và đa nguyên hóa, người trẻ trong giáo xứ Mỹ Lộc cũng như nhiều nơi khác trong giáo phận Bắc ninh đang phải đối mặt với những thách thức mới. Bởi vậy cha xứ, ban hành giáo, các hội đoàn cùng với các gia đình đang nỗ lực xây dựng lại giáo xứ sau những tháng ngày u ám và cùng nhau giáo dục giới trẻ để con em có thể đứng vững trước hoàn cảnh mới. Ước mong sao giáo xứ Mỹ Lộc mãi mãi giữ được truyền thống đức tin mà cha ông đã phảỉ đánh đổi bằng cả mạng sống mình. Nguyện xin Chúa qua lời cầu bầu của các thánh bổn mạng và vị tử đạo Giuse Nguyễn Văn Mật gìn giữ và chúc lành cho mọi người con giáo xứ Mỹ Lộc ở khắp mọi nơi.
Lễ khởi công xây dựng nhà thờ giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng
Duy Trà Phạm cảnh Đáng
10:18 19/02/2011
ĐÀ NẴNG - Giáo xứ Tam Tòa, Đà Nẵng., lúc 10 giờ sáng nay, ngày 18-2-2011, đã chính thức tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà thờ Tam Tòa mới.
Xem hình ảnh
Cách đây trên 2 tháng, ngày 8 -12- 2010, nhân dịp lễ Quan thầy giáo xứ: Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, ĐGM giáo phận Đà Nẵng đã về đặt viên đá đầu tiên để xây dựng nhà thờ Tam tòa mới. Từ đó đến nay, Cha quản xứ và HDGX đã tập trung chuẩn bị, thu xếp mọi mặt để kịp ngày khởi công xây dựng. Ngày 13-2-2011 vừa qua, Giáo xứ tổ chức Thánh Lễ Chúa Nhật cuối cùng trong ngôi nhà thờ củ, và cử hành nghi thức “ hạ chuông” để bắt đầu tháo gỡ, giao lại mặt bằng cho đội thi công., và sáng nay đã chính thức làm lễ động thổ.
Về dự lễ khởi công hôm nay, chúng tôi thấy có sự hiện diện của quí cha nguyên là quản xứ, phó xứ Tam tòa, quí cha là con em trong giáo xứ, các nữ tu dòng Thánh Phaolo, dòng Thánh Tâm, và đại diện Chính quyền các cấp; có các tôn giáo bạn: Chùa Thạch Quang, Chùa Thuận Thành; có KTS chủ trì thiết kế Lê ngọc Giá, Giám đốc Công ty thi công G.A.B. KS. Huỳnh Ngộ, cùng bà con giáo dân trong giáo xứ.
Trong phần chào mừng quí khách mời, Cha quản xứ Giuse Cao văn Cường đã bộc bạch: Từ những ngày đầu về nhận trách nhiệm mục vụ tại giáo xứ, DGM giáo phận đã nhẹ nhàng gợi ý: Cha cố gắng sửa lại nhà thờ. Sau bao năm lo toan, trăn trở, ước mong, rồi hy vọng. .cho đến hôm nay, niềm ước mơ đó đang dần dần trở thành hiện thực. Hôm nay chúng tôi hân hoan vui mừng tổ chức lễ khởi công, nhưng chúng tôi vẩn chưa hết lo, nhất là lo không biết có vượt qua được những khó khăn tài chánh trong thời “bão giá” này, để đẩy đưa công trình đến lúc hoàn thành như nguyện ước của toàn giáo xứ.
Tiếp đó, Ông Toma Nguyễn mạnh Hùng, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, đã tuyên đọc “ Thông Báo Chấp Nhận Việc Xây Dựng Mới Nhà Thờ Tam Tòa” của DGM Giáo phận Đà Nẵng. Trong thông báo có ghi:
” Giáo xứ Tam Tòa Giáo phận Đà Nẵng, được thành lập năm 1954 cho đến nay vẫn sinh hoạt trong ngôi nhà thờ được xây dựng từ thời bấy giờ, qua nhiều lần sữa chữa nâng cấp.
Nay linh mục quản xứ và ban HDGX có nguyện vọng xây dựng một ngôi thánh đường mới, để đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo xứ; nhà thờ hiện nay đã trở nên chật chội và xuống cấp.
Xét thấy nguyện vọng của giáo xứ Tam Tòa là chính đáng… TGM Đà Nẵng đồng thuận về việc xây dựng nhà thờ mới này, vào thời điểm thích hợp, theo khả năng tài chánh và hoàn cảnh hiện nay của giáo xứ.
Đồng thời TGM cũng kêu gọi sự chung công góp sức nhiệt thành của cộng đồng dân Chúa giáo xứ Tam Tòa và những người hảo tâm khắp nơi, để công trình chóng bắt đầu và hoàn thành cách tốt nhất.”
Sau đó, Ông Chủ tịch đọc Quyết định cho phép xây dựng công trinh nhà thờ Tam tòa của Chính quyền Thành phố Đà Nẵng; và quyết định thành lập Ban Quản Lý Công Trình do cha quản xứ ấn ký.
Phần chính của buổi lễ là 10 đai diện của đủ thành phần lên thực hiện biểu tượng “ động thổ “ theo cung cách của người Á Đông chúng ta..
Kết thúc buổi lễ, Ban tổ chức đã mời quí khách ở lại dùng bửa cơm mừng ngày khởi công ngay tại hiện trường.
Xem hình ảnh
Cách đây trên 2 tháng, ngày 8 -12- 2010, nhân dịp lễ Quan thầy giáo xứ: Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, ĐGM giáo phận Đà Nẵng đã về đặt viên đá đầu tiên để xây dựng nhà thờ Tam tòa mới. Từ đó đến nay, Cha quản xứ và HDGX đã tập trung chuẩn bị, thu xếp mọi mặt để kịp ngày khởi công xây dựng. Ngày 13-2-2011 vừa qua, Giáo xứ tổ chức Thánh Lễ Chúa Nhật cuối cùng trong ngôi nhà thờ củ, và cử hành nghi thức “ hạ chuông” để bắt đầu tháo gỡ, giao lại mặt bằng cho đội thi công., và sáng nay đã chính thức làm lễ động thổ.
Về dự lễ khởi công hôm nay, chúng tôi thấy có sự hiện diện của quí cha nguyên là quản xứ, phó xứ Tam tòa, quí cha là con em trong giáo xứ, các nữ tu dòng Thánh Phaolo, dòng Thánh Tâm, và đại diện Chính quyền các cấp; có các tôn giáo bạn: Chùa Thạch Quang, Chùa Thuận Thành; có KTS chủ trì thiết kế Lê ngọc Giá, Giám đốc Công ty thi công G.A.B. KS. Huỳnh Ngộ, cùng bà con giáo dân trong giáo xứ.
Trong phần chào mừng quí khách mời, Cha quản xứ Giuse Cao văn Cường đã bộc bạch: Từ những ngày đầu về nhận trách nhiệm mục vụ tại giáo xứ, DGM giáo phận đã nhẹ nhàng gợi ý: Cha cố gắng sửa lại nhà thờ. Sau bao năm lo toan, trăn trở, ước mong, rồi hy vọng. .cho đến hôm nay, niềm ước mơ đó đang dần dần trở thành hiện thực. Hôm nay chúng tôi hân hoan vui mừng tổ chức lễ khởi công, nhưng chúng tôi vẩn chưa hết lo, nhất là lo không biết có vượt qua được những khó khăn tài chánh trong thời “bão giá” này, để đẩy đưa công trình đến lúc hoàn thành như nguyện ước của toàn giáo xứ.
Tiếp đó, Ông Toma Nguyễn mạnh Hùng, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, đã tuyên đọc “ Thông Báo Chấp Nhận Việc Xây Dựng Mới Nhà Thờ Tam Tòa” của DGM Giáo phận Đà Nẵng. Trong thông báo có ghi:
” Giáo xứ Tam Tòa Giáo phận Đà Nẵng, được thành lập năm 1954 cho đến nay vẫn sinh hoạt trong ngôi nhà thờ được xây dựng từ thời bấy giờ, qua nhiều lần sữa chữa nâng cấp.
Nay linh mục quản xứ và ban HDGX có nguyện vọng xây dựng một ngôi thánh đường mới, để đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo xứ; nhà thờ hiện nay đã trở nên chật chội và xuống cấp.
Xét thấy nguyện vọng của giáo xứ Tam Tòa là chính đáng… TGM Đà Nẵng đồng thuận về việc xây dựng nhà thờ mới này, vào thời điểm thích hợp, theo khả năng tài chánh và hoàn cảnh hiện nay của giáo xứ.
Đồng thời TGM cũng kêu gọi sự chung công góp sức nhiệt thành của cộng đồng dân Chúa giáo xứ Tam Tòa và những người hảo tâm khắp nơi, để công trình chóng bắt đầu và hoàn thành cách tốt nhất.”
Sau đó, Ông Chủ tịch đọc Quyết định cho phép xây dựng công trinh nhà thờ Tam tòa của Chính quyền Thành phố Đà Nẵng; và quyết định thành lập Ban Quản Lý Công Trình do cha quản xứ ấn ký.
Phần chính của buổi lễ là 10 đai diện của đủ thành phần lên thực hiện biểu tượng “ động thổ “ theo cung cách của người Á Đông chúng ta..
Kết thúc buổi lễ, Ban tổ chức đã mời quí khách ở lại dùng bửa cơm mừng ngày khởi công ngay tại hiện trường.
Đức TGM.Giuse Ngô Quang Kiệt thăm giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng
Giuse Trần ngọc Huấn
10:21 19/02/2011
LẠNG SƠN – Trong không khí của những ngày đầu xuân Tân Mão, vào ngày 17 tháng 02 năm 2011 (tức 15 tháng Giêng âm lịch), Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã về thăm giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Chuyến viếng thăm tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những ấn tượng và tình cảm thật sâu đậm.
Xem hình ảnh
Đức Tổng Giuse thăm và gặp gỡ giáo dân thuộc giáo xứ Đồng Đăng và giáo xứ Chính Tòa. Thay mặt cho Đức cha Giuse của giáo phận đang vắng nhà, Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh và cha quản lý Phaolô Nguyễn Văn Thảo đã đón Đức Tổng Giuse. Tại hai giáo xứ mà Đức Tổng ghé thăm, bà con giáo dân đã đến thật đông để chào thăm ngài. Những kỷ niệm về thời gian ngài phục vụ tại giáo phận được nhắc lại với tất cả sự trân trọng và yêu mến. Mọi người vui mừng khi gặp lại Đức Tổng, thấy ngài mạnh khỏe và bình an, đặc biệt, càng vui hơn khi Đức Tổng vẫn nhớ tên từng người, nhớ từng gia cảnh và công việc của họ.
Cha Tổng đại diện thay mặt mọi người nói lên sự phấn khởi và cảm động khi được đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giuse, nguyên Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Ngài nhấn mạnh đến sự hy sinh và công lao to lớn mà Đức Tổng đã dành cho giáo phận, đặt nền móng cho sự hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay. Ngài cầu chúc Đức Tổng một năm mới mạnh khỏe, tràn đầy phúc lành của Chúa xuân.
Đức Tổng Giám mục Giuse ân cần thăm hỏi quý Cha và mọi người hiện diện. Ngài bày tỏ niềm vui khi gặp lại mọi người. Ngài cho biết luôn nhớ và cầu nguyện nhiều cho giáo phận. Trong tình nghĩa gia đình, ngài chúc cho cha tổng đại diện, quý cha và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong năm mới được dồi dào sức khỏe và ơn bình an của Thiên Chúa, biết hăng say nhiệt thành trong đời sống đạo và làm chứng nhân cho Tin Mừng trong chính hoàn cảnh sống thường nhật của mình.
Xem hình ảnh
Đức Tổng Giuse thăm và gặp gỡ giáo dân thuộc giáo xứ Đồng Đăng và giáo xứ Chính Tòa. Thay mặt cho Đức cha Giuse của giáo phận đang vắng nhà, Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh và cha quản lý Phaolô Nguyễn Văn Thảo đã đón Đức Tổng Giuse. Tại hai giáo xứ mà Đức Tổng ghé thăm, bà con giáo dân đã đến thật đông để chào thăm ngài. Những kỷ niệm về thời gian ngài phục vụ tại giáo phận được nhắc lại với tất cả sự trân trọng và yêu mến. Mọi người vui mừng khi gặp lại Đức Tổng, thấy ngài mạnh khỏe và bình an, đặc biệt, càng vui hơn khi Đức Tổng vẫn nhớ tên từng người, nhớ từng gia cảnh và công việc của họ.
Cha Tổng đại diện thay mặt mọi người nói lên sự phấn khởi và cảm động khi được đón tiếp Đức Tổng Giám mục Giuse, nguyên Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Ngài nhấn mạnh đến sự hy sinh và công lao to lớn mà Đức Tổng đã dành cho giáo phận, đặt nền móng cho sự hồi sinh và phát triển như ngày hôm nay. Ngài cầu chúc Đức Tổng một năm mới mạnh khỏe, tràn đầy phúc lành của Chúa xuân.
Đức Tổng Giám mục Giuse ân cần thăm hỏi quý Cha và mọi người hiện diện. Ngài bày tỏ niềm vui khi gặp lại mọi người. Ngài cho biết luôn nhớ và cầu nguyện nhiều cho giáo phận. Trong tình nghĩa gia đình, ngài chúc cho cha tổng đại diện, quý cha và mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong năm mới được dồi dào sức khỏe và ơn bình an của Thiên Chúa, biết hăng say nhiệt thành trong đời sống đạo và làm chứng nhân cho Tin Mừng trong chính hoàn cảnh sống thường nhật của mình.
Một Đan Viện Cát Minh đầu tiên của người Việt Nam sẽ được thiết lập tại TGP Mobile, Alabama
Peter Bảo Nguyễn
10:34 19/02/2011
ALABAMA - Khi chiếc phi cơ 747 mang số 8 của hãng hàng không China Airlines tiến vào không phận Hoa Kỳ vào đêm thứ bảy ngày 19 tháng 2 năm 2011, thì lịch sử của Giáo Hội Hoa Kỳ sẽ được viết thêm dòng sử mới: Một Đan Viện Cát Minh đầu tiên của người Việt Nam sẽ được thiết lập tại Tổng Giáo Phận Mobile, Alabama.
Xem hình ảnh các nữ tu Cát Minh rời phi trường Tân Sơn Nhất
Hoa quả của các Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tiền nhân quê hương đất Việt đã trổ sinh trên xứ người. Hoài bão của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu được đi truyền giáo tại Việt Nam khi còn trong đan viện tại Lisseux giờ đây đã được các Đan Sĩ Cát Minh Việt Nam thực hiện và lan rộng ra trong thế giới phương Tây. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ không chỉ còn ghi lại những dấu chân của những nhà truyền giáo phương Tây đem Tin Mừng cho thế giới, nhưng giờ đây lịch sử ấy đã sang một bước ngoặc mới: đó là lúc người Phương Đông - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cách riêng tham gia vào cánh đồng truyền giáo bát ngát của Chúa Giêsu. Đem tình thương cho người nghèo khó.
Họ là ai? Là 8 Nữ Đan Sĩ Cát Minh tại Địa Phận Nha Trang—Con cái của Vị Giám Mục tiên khởi thánh thiện khả kinh: Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận—sẽ thiết lập Đan Viện Việt Nam để cầu nguyện cho ơn gọi, Giáo Hội Hoa Kỳ và Thế Giới:
Sr. Mary Josepha Nguyễn Thị Lê Thảo
Sr. Theresa Mary Đinh Thị Hồng Thắm
Sr. Mary Agnes Lê Thị Kim Chung
Sr. Mary Caroline Nguyễn Thị Lệ Nhung
Sr. Mary Agata Đậu Thị Điểm
Sr. Mary Assumpta Nguyễn Thị Hải Trường
Sr. Mary Angela Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Sr. Mary Andre Trần Thị Kim Phượng
Sáng Chúa Nhật 20 tháng 2, trong nghi thức chào đón trọng thể các Sơ Cát Minh tại phi trường Mobile, Alabama và tại nhà dòng có sự hiện diện của hai Đức Tổng Giám Muc Thomas Rodi và Oscar Hill Lipscomb (về hưu), Đức Ông Tổng Đại Diện, phái đoàn Tổng Giáo Phận, Đại Diện các dòng tu, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, quý linh mục VN, quan khách và băng nhạc hoành tráng the McGill Toolen Concert của trường trung học Công Giáo McGill Toolen. Phi trường Mobile, Alabama đã được sắp xếp để có hai biểu ngữ chào đón quý Sơ bằng tiếng Việt và Anh.
Sự hiện diện của các Đan Sĩ Cát Minh Việt Nam không chỉ là niềm vui lớn cho Giáo Hội Công Giáo tại Mobile, Alabama mà còn là một dấu chỉ vô hình của Thiên Chúa trong một thế giới hữu hình trần tục tại Hoa Kỳ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chuyến đi của quý Sơ được bình an và cùng hiệp thông với Đan Viện để cầu nguyện hàng ngày cho Giáo Hội Việt Nam, Hoa Kỳ và Hoàn Vũ.
Xem hình ảnh các nữ tu Cát Minh rời phi trường Tân Sơn Nhất
Hoa quả của các Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tiền nhân quê hương đất Việt đã trổ sinh trên xứ người. Hoài bão của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu được đi truyền giáo tại Việt Nam khi còn trong đan viện tại Lisseux giờ đây đã được các Đan Sĩ Cát Minh Việt Nam thực hiện và lan rộng ra trong thế giới phương Tây. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ không chỉ còn ghi lại những dấu chân của những nhà truyền giáo phương Tây đem Tin Mừng cho thế giới, nhưng giờ đây lịch sử ấy đã sang một bước ngoặc mới: đó là lúc người Phương Đông - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cách riêng tham gia vào cánh đồng truyền giáo bát ngát của Chúa Giêsu. Đem tình thương cho người nghèo khó.
Họ là ai? Là 8 Nữ Đan Sĩ Cát Minh tại Địa Phận Nha Trang—Con cái của Vị Giám Mục tiên khởi thánh thiện khả kinh: Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận—sẽ thiết lập Đan Viện Việt Nam để cầu nguyện cho ơn gọi, Giáo Hội Hoa Kỳ và Thế Giới:
Sr. Mary Josepha Nguyễn Thị Lê Thảo
Sr. Theresa Mary Đinh Thị Hồng Thắm
Sr. Mary Agnes Lê Thị Kim Chung
Sr. Mary Caroline Nguyễn Thị Lệ Nhung
Sr. Mary Agata Đậu Thị Điểm
Sr. Mary Assumpta Nguyễn Thị Hải Trường
Sr. Mary Angela Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Sr. Mary Andre Trần Thị Kim Phượng
Sáng Chúa Nhật 20 tháng 2, trong nghi thức chào đón trọng thể các Sơ Cát Minh tại phi trường Mobile, Alabama và tại nhà dòng có sự hiện diện của hai Đức Tổng Giám Muc Thomas Rodi và Oscar Hill Lipscomb (về hưu), Đức Ông Tổng Đại Diện, phái đoàn Tổng Giáo Phận, Đại Diện các dòng tu, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, quý linh mục VN, quan khách và băng nhạc hoành tráng the McGill Toolen Concert của trường trung học Công Giáo McGill Toolen. Phi trường Mobile, Alabama đã được sắp xếp để có hai biểu ngữ chào đón quý Sơ bằng tiếng Việt và Anh.
Sự hiện diện của các Đan Sĩ Cát Minh Việt Nam không chỉ là niềm vui lớn cho Giáo Hội Công Giáo tại Mobile, Alabama mà còn là một dấu chỉ vô hình của Thiên Chúa trong một thế giới hữu hình trần tục tại Hoa Kỳ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho chuyến đi của quý Sơ được bình an và cùng hiệp thông với Đan Viện để cầu nguyện hàng ngày cho Giáo Hội Việt Nam, Hoa Kỳ và Hoàn Vũ.
Vun đắp ngôi nhà Giáo hội trên đất Saigòn
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
10:47 19/02/2011
Thông tin sinh hoạt mục vụ trong năm 2011
Kính gởi các thành viên trong gia đình giáo phận
Bí quyết thành công là lời cầu nguyện.
Xin mọi người cầu nguyện cho những biến cố và công việc mục vụ sau đây:
Sinh hoạt mục vụ liên hệ đến giáo sĩ và tu sĩ trong giáo phận
- 8:30 Thứ Tư 2.3.2011, thường huấn Linh mục tại TT.MV, về Verbum Domini.
- 1.4.2011, Linh mục giáo xứ cho biết về (1) nhu cầu Linh mục, (2) Phó tế giúp xứ, (3) thuyên chuyển Linh mục trong các giáo hạt.
Có nhu cầu gửi Linh mục đi học:
Linh mục cần về TT.MV chuẩn bị, năm 2012 sẽ đi học.
- 29.6.2011: Thánh Lễ trao tác vụ Linh mục cho các ứng viên K.9, lúc 8:30, tại Nhà thờ Chính toà.
- 16,17,18.8.2011: Tĩnh tâm thường niên cho Linh mục, tại ĐCV, TT.MV, nhà Truyền Thống. Mời gọi các Linh mục canh tân đổi mới, chung lòng chung sức xây đắp tình liên đới và hiệp thông nhằm phục vụ cho Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa Kitô trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.
- Tạo cơ hội cho giáo sĩ, tu sĩ gặp gỡ với Giám mục lúc 10:30, ngày Thứ Sáu trong tuần:
- 11.3: Linh mục hạt Bình An (15)
- 18.3: Linh mục hạt Chí Hoà (24)
- 15.4: Linh mục hạt Chợ Quán (9)
- 27.5: Linh mục hạt Gia Định (22)
- 3.6: Linh mục hạt Gò Vấp (14)
- 10.6: Linh mục hạt Hóc Môn (24)
- 17.6: Linh mục hạt Phú Nhuận (12)
- 8.7: Linh mục hạt Phú Thọ (18)
- 22.7: Linh mục hạt Saigon (13)
- 12.8: Linh mục hạt Tân Định (20)
- 26.8: Linh mục hạt TSN (30)
- 9.9: Linh mục hạt Thủ Đức (19)
- 16.9: Linh mục hạt Thủ Thiêm (17)
- 14.10: Linh mục hạt Xóm Chiếu (22)
- 21.10: Linh mục hạt Xóm Mới (19)
- 4.11: Linh mục ĐCV
- 11.11: Linh mục TT.MV
- 18.11: Linh mục Trưởng Ban MV giáo phận (15)
- 2.12: Bề trên dòng nam có nhà chánh trong TGP (10)
- 9.12: Bề trên dòng nữ giáo hoàng có nhà chánh trong TGP (11)
- 16.12: Bề trên dòng nữ giáo phận có nhà chánh trong TGP (18)
Sinh hoạt mục vụ vun đắp ngôi nhà Giáo Hội cho Chúa Kitô hiện diện ở giữa dân Ngài
- Soạn thảo Chỉ Nam Linh mục, soi đường cho hàng Linh mục canh tân đời sống và đổi mới công việc mục vụ, nhằm luôn bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa Kitô, nhờ đó được lớn lên và trở nên con người mới, con người thành toàn theo hình mẫu Chúa Kitô Thượng Tế và Mục Tử nhân lành, tận tình dẫn dắt đoàn chiên của Chúa vượt qua khó khăn thử thách cùng tiến đến sự sống mới, sự sống dồi dào.
- Hình thành Ban Trù Bị chuẩn bị Công Nghị giáo phận dự kiến tổ chức vào tuần cuối tháng 11:
(1) nhằm khuyến khích mọi thành phần dân Chúa, các tổ chức mục vụ cùng các tổ chức tông đồ giáo dân, đáp lại lời kêu gọi của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010;
(2) mở đường cho các trung tâm canh tân công cuộc đào tạo, huấn luyện nhân sự, hướng đến xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội Chúa Kitô, cùng nhiệt tình phục vụ cho Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương, chung sức vun đắp văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho cộng đồng giáo hội và xã hội hôm nay.
- Ban Văn Hoá Công Giáo: (1) lo công việc hội nhập văn hoá, (2) tìm hạt giống Lời Chúa trong truyền thống đạo lý và văn hoá dân tộc, (3) mời gọi mọi tín hữu chung sức vun tưới cho những hạt giống đó phát triển và đơm bông kết trái trong đời sống gia đình và xã hội hôm nay.
- Ban Công Lý và Hoà Bình: lo tổ chức cho mọi thành phần dân Chúa học hỏi Giáo huấn của GH về xây đắp văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong đời sống giáo hội và xã hội hôm nay.
- 25-29.4.2011, Hội nghị HĐGM.VN, tại TT.MV. Sinh hoạt Mục Vụ xây đắp sự hiệp thông trong Giáo Hội Chúa Kitô tại châu Á
5.3, làm phép Nhà Nguyện cho công nhân xử lý rác. Mời gọi dòng tu nam nữ cộng tác vào mục vụ chăm sóc công nhân, đặc biệt công nhân sống với HIV...
21.3, đi Nhật Bản với đoàn 12 GM+Linh mục. Khai mở sự hiệp thông giữa 2 Giáo Hội địa phương, và tương trợ lẫn nhau trong công cuộc phục vụ cho Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa Kitô tại châu Á.
4.4, đi Singapore - 16.5 đi Palau, tạo sự hiệp thông để cùng phục vụ cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô tại châu Á.
Toà Tổng Giám Mục, thứ Ba 22.2.2011
Hồng Y Tổng Giám Mục
Kính gởi các thành viên trong gia đình giáo phận
Bí quyết thành công là lời cầu nguyện.
Xin mọi người cầu nguyện cho những biến cố và công việc mục vụ sau đây:
Sinh hoạt mục vụ liên hệ đến giáo sĩ và tu sĩ trong giáo phận
- 8:30 Thứ Tư 2.3.2011, thường huấn Linh mục tại TT.MV, về Verbum Domini.
- 1.4.2011, Linh mục giáo xứ cho biết về (1) nhu cầu Linh mục, (2) Phó tế giúp xứ, (3) thuyên chuyển Linh mục trong các giáo hạt.
Có nhu cầu gửi Linh mục đi học:
Linh mục cần về TT.MV chuẩn bị, năm 2012 sẽ đi học.
- 29.6.2011: Thánh Lễ trao tác vụ Linh mục cho các ứng viên K.9, lúc 8:30, tại Nhà thờ Chính toà.
- 16,17,18.8.2011: Tĩnh tâm thường niên cho Linh mục, tại ĐCV, TT.MV, nhà Truyền Thống. Mời gọi các Linh mục canh tân đổi mới, chung lòng chung sức xây đắp tình liên đới và hiệp thông nhằm phục vụ cho Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa Kitô trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.
- Tạo cơ hội cho giáo sĩ, tu sĩ gặp gỡ với Giám mục lúc 10:30, ngày Thứ Sáu trong tuần:
- 11.3: Linh mục hạt Bình An (15)
- 18.3: Linh mục hạt Chí Hoà (24)
- 15.4: Linh mục hạt Chợ Quán (9)
- 27.5: Linh mục hạt Gia Định (22)
- 3.6: Linh mục hạt Gò Vấp (14)
- 10.6: Linh mục hạt Hóc Môn (24)
- 17.6: Linh mục hạt Phú Nhuận (12)
- 8.7: Linh mục hạt Phú Thọ (18)
- 22.7: Linh mục hạt Saigon (13)
- 12.8: Linh mục hạt Tân Định (20)
- 26.8: Linh mục hạt TSN (30)
- 9.9: Linh mục hạt Thủ Đức (19)
- 16.9: Linh mục hạt Thủ Thiêm (17)
- 14.10: Linh mục hạt Xóm Chiếu (22)
- 21.10: Linh mục hạt Xóm Mới (19)
- 4.11: Linh mục ĐCV
- 11.11: Linh mục TT.MV
- 18.11: Linh mục Trưởng Ban MV giáo phận (15)
- 2.12: Bề trên dòng nam có nhà chánh trong TGP (10)
- 9.12: Bề trên dòng nữ giáo hoàng có nhà chánh trong TGP (11)
- 16.12: Bề trên dòng nữ giáo phận có nhà chánh trong TGP (18)
Sinh hoạt mục vụ vun đắp ngôi nhà Giáo Hội cho Chúa Kitô hiện diện ở giữa dân Ngài
- Soạn thảo Chỉ Nam Linh mục, soi đường cho hàng Linh mục canh tân đời sống và đổi mới công việc mục vụ, nhằm luôn bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu cứu độ của Chúa Kitô, nhờ đó được lớn lên và trở nên con người mới, con người thành toàn theo hình mẫu Chúa Kitô Thượng Tế và Mục Tử nhân lành, tận tình dẫn dắt đoàn chiên của Chúa vượt qua khó khăn thử thách cùng tiến đến sự sống mới, sự sống dồi dào.
- Hình thành Ban Trù Bị chuẩn bị Công Nghị giáo phận dự kiến tổ chức vào tuần cuối tháng 11:
(1) nhằm khuyến khích mọi thành phần dân Chúa, các tổ chức mục vụ cùng các tổ chức tông đồ giáo dân, đáp lại lời kêu gọi của Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010;
(2) mở đường cho các trung tâm canh tân công cuộc đào tạo, huấn luyện nhân sự, hướng đến xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội Chúa Kitô, cùng nhiệt tình phục vụ cho Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương, chung sức vun đắp văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho cộng đồng giáo hội và xã hội hôm nay.
- Ban Văn Hoá Công Giáo: (1) lo công việc hội nhập văn hoá, (2) tìm hạt giống Lời Chúa trong truyền thống đạo lý và văn hoá dân tộc, (3) mời gọi mọi tín hữu chung sức vun tưới cho những hạt giống đó phát triển và đơm bông kết trái trong đời sống gia đình và xã hội hôm nay.
- Ban Công Lý và Hoà Bình: lo tổ chức cho mọi thành phần dân Chúa học hỏi Giáo huấn của GH về xây đắp văn hoá sự sống và văn minh tình thương trong đời sống giáo hội và xã hội hôm nay.
- 25-29.4.2011, Hội nghị HĐGM.VN, tại TT.MV. Sinh hoạt Mục Vụ xây đắp sự hiệp thông trong Giáo Hội Chúa Kitô tại châu Á
5.3, làm phép Nhà Nguyện cho công nhân xử lý rác. Mời gọi dòng tu nam nữ cộng tác vào mục vụ chăm sóc công nhân, đặc biệt công nhân sống với HIV...
21.3, đi Nhật Bản với đoàn 12 GM+Linh mục. Khai mở sự hiệp thông giữa 2 Giáo Hội địa phương, và tương trợ lẫn nhau trong công cuộc phục vụ cho Tin Mừng Sự Sống và Tình Thương của Chúa Kitô tại châu Á.
4.4, đi Singapore - 16.5 đi Palau, tạo sự hiệp thông để cùng phục vụ cho Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô tại châu Á.
Toà Tổng Giám Mục, thứ Ba 22.2.2011
Hồng Y Tổng Giám Mục
Khi Người Mỹ hiểu Văn Hóa Việt …
Lê Hạnh
17:08 19/02/2011
CONNECTICUT - Trong những năm gần đây một số chủng viện ở Mỹ nhận đào tạo nhân sự cho Giáo Hội Việt Nam. Riêng chủng viện Holy Apostles, tiểu bang Connecticut, hiện nay có 23 người Việt (5 linh mục, 2 phó tế, 8 tu sĩ nam nữ và 8 chủng sinh) đang theo học triết và thần học, trong đó 6 người thuộc các giáo phận và nhà dòng ở Mỹ, 17 người thuộc các giáo phận và nhà dòng ở Việt Nam.
View photos - Xem hình ảnh
Từ năm 2006 chủng viện Holy Apostles bắt đầu đón nhận sinh viên Việt Nam sang du học. Trong những năm vừa qua, người Mỹ – đang làm việc và theo học ở chủng viện Holy Apostles – không biết nhiều về văn hóa Việt. Họ nghĩ Việt Nam chỉ là một miền đất nhỏ xa lạ ở viễn Đông.
Nhưng nay người Mỹ – đang làm việc và theo học ở chủng viện Holy Apostles – đã hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của người Việt Nam. Trong dịp Tết Tân Mão vừa qua, cha giám đốc chủng viện đã có một chuyến viếng thăm Việt Nam. Khi đến đất nước hình chữ S, ngài được các đức cha, các bề trên và các cộng đoàn tu trì đón tiếp nồng hậu. Ngài hài lòng và cảm thấy rất ấn tượng tốt đẹp về chuyến viếng thăm. Khi trở về chủng viện, chính ngài là người giới thiệu văn hóa Việt Nam cho người Mỹ.
Ngày 18 tháng 2 năm 2011, cha giám đốc đã dành 1 tiếng 30 phút để giới thiệu Việt Nam với các cha, giảng viên, nhân viên và chủng sinh ở chủng viện. Cùng hỗ trợ trong buổi giới thiệu, các sinh viên Việt Nam lần lượt giới thiệu sơ qua về từng giáo phận và cộng đoàn của mình. Đặc biệt, thầy Nguyễn Hữu Lam – chủng sinh của Tổng Giáo phận Hà Nội – đã có bài giới thiệu về phong tục ngày Tết. Không giống như cách mừng Năm Mới của người Mỹ, Tết mang nội dung “cái thiêng”: Tết là dịp đoàn tụ với Ông Bà Tổ Tiên cùng thân bằng quyến thuộc, người đang sống cũng như đã khuất; Tết là dịp tạ ơn và cầu xin Ông Trời, Đấng nguồn sống của toàn vũ trụ.
Tất cả đều hào hứng nghe biết về phong tục, đất nước và con người Việt Nam. Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa linh thiêng của ngày Tết, mặc dù đã muộn màng cha giám đốc vẫn quyết định tổ chức mừng Tết cho các sinh viên Việt Nam.
Ngày 19 tháng 2 năm 2011, Thánh Lễ mừng Năm Tân Mão được cử hành trang nghiêm, sốt sắng tại nhà nguyện của chủng viện. Các bài hát bằng tiếng Việt được vang lên mang âm hưởng của những ngày đầu xuân trên quê hương Việt Nam. Sau Thánh Lễ lại tiếp tục đề tài giới thiệu về Việt Nam. Trong phần này, bầu khí thêm phần vui tươi với bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh do cha Phạm Đức Hậu – linh mục giáo phận Bắc Ninh – biểu diễn, và phần múa do các sơ – Dòng Mân Côi, MTG Thủ Thiêm, MTG Nha Trang và Dòng Thăm Viếng – biểu diễn. Tiếp sau đó là tiệc mừng với các món ăn truyền thống Việt Nam do một số anh chị em giáo dân ở các vùng lân cận đài thọ.
Tuy muộn màng, Thánh Lễ và tiệc mừng Tết đã làm các cha, tu sĩ và chủng sinh Việt Nam vơi đi nỗi nhớ quê hương. Và điều quan trọng là nhân dịp này người Mỹ hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.
View photos - Xem hình ảnh
Từ năm 2006 chủng viện Holy Apostles bắt đầu đón nhận sinh viên Việt Nam sang du học. Trong những năm vừa qua, người Mỹ – đang làm việc và theo học ở chủng viện Holy Apostles – không biết nhiều về văn hóa Việt. Họ nghĩ Việt Nam chỉ là một miền đất nhỏ xa lạ ở viễn Đông.
Nhưng nay người Mỹ – đang làm việc và theo học ở chủng viện Holy Apostles – đã hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của người Việt Nam. Trong dịp Tết Tân Mão vừa qua, cha giám đốc chủng viện đã có một chuyến viếng thăm Việt Nam. Khi đến đất nước hình chữ S, ngài được các đức cha, các bề trên và các cộng đoàn tu trì đón tiếp nồng hậu. Ngài hài lòng và cảm thấy rất ấn tượng tốt đẹp về chuyến viếng thăm. Khi trở về chủng viện, chính ngài là người giới thiệu văn hóa Việt Nam cho người Mỹ.
Ngày 18 tháng 2 năm 2011, cha giám đốc đã dành 1 tiếng 30 phút để giới thiệu Việt Nam với các cha, giảng viên, nhân viên và chủng sinh ở chủng viện. Cùng hỗ trợ trong buổi giới thiệu, các sinh viên Việt Nam lần lượt giới thiệu sơ qua về từng giáo phận và cộng đoàn của mình. Đặc biệt, thầy Nguyễn Hữu Lam – chủng sinh của Tổng Giáo phận Hà Nội – đã có bài giới thiệu về phong tục ngày Tết. Không giống như cách mừng Năm Mới của người Mỹ, Tết mang nội dung “cái thiêng”: Tết là dịp đoàn tụ với Ông Bà Tổ Tiên cùng thân bằng quyến thuộc, người đang sống cũng như đã khuất; Tết là dịp tạ ơn và cầu xin Ông Trời, Đấng nguồn sống của toàn vũ trụ.
Tất cả đều hào hứng nghe biết về phong tục, đất nước và con người Việt Nam. Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa linh thiêng của ngày Tết, mặc dù đã muộn màng cha giám đốc vẫn quyết định tổ chức mừng Tết cho các sinh viên Việt Nam.
Ngày 19 tháng 2 năm 2011, Thánh Lễ mừng Năm Tân Mão được cử hành trang nghiêm, sốt sắng tại nhà nguyện của chủng viện. Các bài hát bằng tiếng Việt được vang lên mang âm hưởng của những ngày đầu xuân trên quê hương Việt Nam. Sau Thánh Lễ lại tiếp tục đề tài giới thiệu về Việt Nam. Trong phần này, bầu khí thêm phần vui tươi với bài hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh do cha Phạm Đức Hậu – linh mục giáo phận Bắc Ninh – biểu diễn, và phần múa do các sơ – Dòng Mân Côi, MTG Thủ Thiêm, MTG Nha Trang và Dòng Thăm Viếng – biểu diễn. Tiếp sau đó là tiệc mừng với các món ăn truyền thống Việt Nam do một số anh chị em giáo dân ở các vùng lân cận đài thọ.
Tuy muộn màng, Thánh Lễ và tiệc mừng Tết đã làm các cha, tu sĩ và chủng sinh Việt Nam vơi đi nỗi nhớ quê hương. Và điều quan trọng là nhân dịp này người Mỹ hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kích thích Não của Trẻ
Trầm Thiên Thu
18:17 19/02/2011
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho chất xám. Các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng càng khỏe mạnh thì càng có chỉ số thông minh cao. Các nhà nghiên cứu Thụy điển đã đề nghị 7 cách đơn giản giúp kích thích não của trẻ:
1. Tập thể dục. Các nhà nghiên cứu thấy có mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch (tập thể dục làm tăng nhịp tim, đổ mồ hôi) và chỉ số thông minh cao. Kết hợp việc chạy và đi xe đạp, hoặc chơi môn thể thao nào đó, cũng đủ kích hoạt trí thông minh.
2. Ăn cá. Cá rất tốt cho não. Theo nghiên cứu của ĐH Gothenburg, cho trẻ ăn cá ít nhất mỗi tuần một lần để kích thích trí thông minh.
3. Tập thiền. Theo chuyên viên thiền TS Fred Travis, thiền dạy chúng ta chuyển sự chú ý hướng nội, vì chúng ta thường hướng ngoại và chú ý những gì xung quanh mình. Ông tin rằng thiền làm tăng trí thông minh bằng cách khuyến khích tích hợp – tình trạng này xảy ra khi não hoạt động hài hòa.
4. Uống trà. Trà thực sự làm trí tuệ tỉnh táo, nhưng để có hiệu quả tốt nhất thì thường xuyên uống trà đậm vào buổi sáng. Suốt ngày não sản sinh đầy chất adenosine, một loại hóa chất gây mệt mỏi tinh thần. Trà giúp giảm tiếp nhận và làm giảm tác dụng của adenosine. Để tỉnh táo và giảm bồn chồn, thi thoảng nhấp chút trà thì rất tốt.
5. Ngủ trưa. Nhiều nghiên cứu cho thấy người ta có trí nhớ tốt sau một giấc ngủ ngắn buổi trưa, tác dụng rõ rệt ở nam giới. Giáo sư Jim Horne, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ ở ĐH Loughborough, nói: “Giấc ngủ trưa loại bỏ các mớ hỗn độn tích lũy, cứ làm việc mà không nghỉ thì mớ hỗn độn tích lũy nhiều. Giấc ngủ hiệu quả phải ngắn – thậm chí chỉ cần 20 phút. Ngủ trưa nhiều có thể gây cảm giác chao đảo, uể oải và nặng đầu”.
6. Giải ô chữ. Giải ô chữ và giải câu đố khó là cách tốt để vận động não. Nghiên cứu cho thấy càng động não càng sản sinh tế bào thần kinh mới, giúp ngăn cản việc thoái hóa não lúc tuổi già.
7. Nghe nhạc ưa thích. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California thấy rằng các thiếu niên học đàn piano và hát hằng ngày có thể giải ô chữ tốt hơn và xử lý hình học không gian tốt hơn tới 80% so với các em không ham nhạc. Âm nhạc là biệt dược cho trí thông minh. Hãy nghe nhạc mỗi buổi sáng, không nhất thiết phải nghe nhạc cổ điển. Một cuộc nghiên cứu của ĐH Glasgow Caledonian cho thấy nhạc rock cũng có thể cải thiện sự tâp trung và làm tăng trí nhớ nhiều như nhà soạn nhạc thiên tài Mozart.
(Chuyển ngữ từ Times of India)
1. Tập thể dục. Các nhà nghiên cứu thấy có mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch (tập thể dục làm tăng nhịp tim, đổ mồ hôi) và chỉ số thông minh cao. Kết hợp việc chạy và đi xe đạp, hoặc chơi môn thể thao nào đó, cũng đủ kích hoạt trí thông minh.
2. Ăn cá. Cá rất tốt cho não. Theo nghiên cứu của ĐH Gothenburg, cho trẻ ăn cá ít nhất mỗi tuần một lần để kích thích trí thông minh.
3. Tập thiền. Theo chuyên viên thiền TS Fred Travis, thiền dạy chúng ta chuyển sự chú ý hướng nội, vì chúng ta thường hướng ngoại và chú ý những gì xung quanh mình. Ông tin rằng thiền làm tăng trí thông minh bằng cách khuyến khích tích hợp – tình trạng này xảy ra khi não hoạt động hài hòa.
4. Uống trà. Trà thực sự làm trí tuệ tỉnh táo, nhưng để có hiệu quả tốt nhất thì thường xuyên uống trà đậm vào buổi sáng. Suốt ngày não sản sinh đầy chất adenosine, một loại hóa chất gây mệt mỏi tinh thần. Trà giúp giảm tiếp nhận và làm giảm tác dụng của adenosine. Để tỉnh táo và giảm bồn chồn, thi thoảng nhấp chút trà thì rất tốt.
5. Ngủ trưa. Nhiều nghiên cứu cho thấy người ta có trí nhớ tốt sau một giấc ngủ ngắn buổi trưa, tác dụng rõ rệt ở nam giới. Giáo sư Jim Horne, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ ở ĐH Loughborough, nói: “Giấc ngủ trưa loại bỏ các mớ hỗn độn tích lũy, cứ làm việc mà không nghỉ thì mớ hỗn độn tích lũy nhiều. Giấc ngủ hiệu quả phải ngắn – thậm chí chỉ cần 20 phút. Ngủ trưa nhiều có thể gây cảm giác chao đảo, uể oải và nặng đầu”.
6. Giải ô chữ. Giải ô chữ và giải câu đố khó là cách tốt để vận động não. Nghiên cứu cho thấy càng động não càng sản sinh tế bào thần kinh mới, giúp ngăn cản việc thoái hóa não lúc tuổi già.
7. Nghe nhạc ưa thích. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California thấy rằng các thiếu niên học đàn piano và hát hằng ngày có thể giải ô chữ tốt hơn và xử lý hình học không gian tốt hơn tới 80% so với các em không ham nhạc. Âm nhạc là biệt dược cho trí thông minh. Hãy nghe nhạc mỗi buổi sáng, không nhất thiết phải nghe nhạc cổ điển. Một cuộc nghiên cứu của ĐH Glasgow Caledonian cho thấy nhạc rock cũng có thể cải thiện sự tâp trung và làm tăng trí nhớ nhiều như nhà soạn nhạc thiên tài Mozart.
(Chuyển ngữ từ Times of India)
Thông Báo
Khóa Thánh Linh canh tân đặc sủng|http:/vietcatholic.net/Media/110327thanhlinh.pdf
Lm. Đinh Thanh Sơn
09:58 19/02/2011
http:/vietcatholic.net/Media/110327thanhlinh.pdf
Văn Hóa
Tìm kiếm Nước Trời
Tiền Hô
10:25 19/02/2011
Tìm kiếm Nước Trời
Ai lo cứu mạng sống mình
Thì rồi sẽ mất thực tình chớ quên
Vì tôi liều mạng thì nên
Bởi chưng mạng sống đáp đền chẳng sai (Lc 9,24)
Trần gian bám chặt hình hài
Lo toan ích kỷ mọi ngày bản thân
Thì mất tất cả chớ than
Mạng sống là của Chuá ban ở đời
Hãy dùng nó cho Nước Trời
Chung quy ta sẽ được lời gấp trăm
Mạng sống được cứu không lầm
Một đời dùng cả trăm năm để mà
Thu gom của cải bao la
Gồm toàn thế giới gọi là sướng thân ?
Không đâu ! bởi lẽ rất gần
Linh hồn đánh mất của phần cho ai ? (Lc 9,25)
Theo Chúa Lc 9,23
Mọi người ai muốn theo tôi
Chính mình từ bỏ để rồi đi theo
Thập giá mình phải mang vào
Như hành trang để vác theo mọi ngày
Giê-su Cứu Chúa từ nay
Là người lãnh đạo hằng ngày đời ta
Bản thân ích kỷ tránh xa
Để cho Thần Khí dẫn ta đi vào
Cuộc đời ân sủng dạt dào
Lời Chú là tấm áo bào ta mang
An bình hạnh phúc thênh thang
Giê-su đang sống dẫn đàng đời ta.
Ai lo cứu mạng sống mình
Thì rồi sẽ mất thực tình chớ quên
Vì tôi liều mạng thì nên
Bởi chưng mạng sống đáp đền chẳng sai (Lc 9,24)
Trần gian bám chặt hình hài
Lo toan ích kỷ mọi ngày bản thân
Thì mất tất cả chớ than
Mạng sống là của Chuá ban ở đời
Hãy dùng nó cho Nước Trời
Chung quy ta sẽ được lời gấp trăm
Mạng sống được cứu không lầm
Một đời dùng cả trăm năm để mà
Thu gom của cải bao la
Gồm toàn thế giới gọi là sướng thân ?
Không đâu ! bởi lẽ rất gần
Linh hồn đánh mất của phần cho ai ? (Lc 9,25)
Theo Chúa Lc 9,23
Mọi người ai muốn theo tôi
Chính mình từ bỏ để rồi đi theo
Thập giá mình phải mang vào
Như hành trang để vác theo mọi ngày
Giê-su Cứu Chúa từ nay
Là người lãnh đạo hằng ngày đời ta
Bản thân ích kỷ tránh xa
Để cho Thần Khí dẫn ta đi vào
Cuộc đời ân sủng dạt dào
Lời Chú là tấm áo bào ta mang
An bình hạnh phúc thênh thang
Giê-su đang sống dẫn đàng đời ta.
Trái Tim Yêu Chúa Giêsu
Tuyết Mai
10:26 19/02/2011
Lậy Trái Tim Chúa Giê-su!
Luôn rực nóng luôn nhân từ độ lượng
Như núi lửa ắp tình thương
Phun cao xa tắp, bốn phương trời rộng
Cho người khao khát chờ trông
Là những con cái sống trong nguội lạnh
Cần lắm Trái Tim nhân lành
Cần lắm Trái Tim cực thánh của Chúa
Trái Tim Chúa luôn rực lửa
Nhưng rất nồng nàn lại vừa đầm ấm
Đượm mùi yêu, tỏa hương trầm
Ngài là Chúa nhưng có tâm rất người
Ngài hiểu chúng con là người
Đầy khiếm khuyết, bất toàn, thời bất xứng
Thân xác tội lỗi khốn cùng
Hay chết và rất vô cùng bệnh hoạn
Chúa biết chúng con thế gian
Thích sống xa Chúa vì tham danh quyền
Tranh dành hại nhau vì tiền
Tiền là sức mạnh triền miên của người
Luôn sống ích kỷ vì đời
Chạy theo thế lực buộc người rẽ chia
Đam mê dục vọng chẳng lìa
Ngày đêm trác táng còn gì tuổi xuân?
*
Lậy Trái Tim Chúa Giê-su!
Trái Tim yêu thương cao ngút trời mây
Xin cho chúng con nhận thấy
Tình yêu diệu vợi của Ngài thiết tha
Để con biết sống thứ tha
Đêm ngày đền tội, ngân nga kinh cầu
Dẫu cuộc đời là bể dâu
Nhưng con có Chúa về đâu cũng là
Sống Ý Chúa, sống vị tha
Sống trong bác ái, tình ca vang trời
Học gương Con Đức Chúa Trời
Tình Ngài muôn thuở, trọn đời yêu thương.
Luôn rực nóng luôn nhân từ độ lượng
Như núi lửa ắp tình thương
Phun cao xa tắp, bốn phương trời rộng
Cho người khao khát chờ trông
Là những con cái sống trong nguội lạnh
Cần lắm Trái Tim nhân lành
Cần lắm Trái Tim cực thánh của Chúa
Trái Tim Chúa luôn rực lửa
Nhưng rất nồng nàn lại vừa đầm ấm
Đượm mùi yêu, tỏa hương trầm
Ngài là Chúa nhưng có tâm rất người
Ngài hiểu chúng con là người
Đầy khiếm khuyết, bất toàn, thời bất xứng
Thân xác tội lỗi khốn cùng
Hay chết và rất vô cùng bệnh hoạn
Chúa biết chúng con thế gian
Thích sống xa Chúa vì tham danh quyền
Tranh dành hại nhau vì tiền
Tiền là sức mạnh triền miên của người
Luôn sống ích kỷ vì đời
Chạy theo thế lực buộc người rẽ chia
Đam mê dục vọng chẳng lìa
Ngày đêm trác táng còn gì tuổi xuân?
*
Lậy Trái Tim Chúa Giê-su!
Trái Tim yêu thương cao ngút trời mây
Xin cho chúng con nhận thấy
Tình yêu diệu vợi của Ngài thiết tha
Để con biết sống thứ tha
Đêm ngày đền tội, ngân nga kinh cầu
Dẫu cuộc đời là bể dâu
Nhưng con có Chúa về đâu cũng là
Sống Ý Chúa, sống vị tha
Sống trong bác ái, tình ca vang trời
Học gương Con Đức Chúa Trời
Tình Ngài muôn thuở, trọn đời yêu thương.