Ngày 18-02-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình yêu không phải là “thiện cảm” mà là “thiện chí”
Sợi Chỉ Đỏ
12:37 18/02/2017
Tình yêu không phải là “thiện cảm” mà là “thiện chí”

Toàn văn của khoản luật trả đũa được ghi trong sách Xuất hành (Xh 21,24) như sau: "Mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng”. Mục đích của khoản luật này là tuy cho phép trả đũa nhưng giới hạn sự trả đũa đúng mức bị gây hại: kẻ thù làm mình hư một mắt, mình có thể trả đũa làm cho nó hư lại một mắt (không được hai mắt hay mắt rưỡi ; nó đánh mình bầm, mình có thể đánh nó bầm lại, chứ không đổ máu).

Một điều đáng buồn là ngay trong thời đại Tân Ước này, nhiều người chẳng những chưa giữ được giới hạn tối thiểu của luật Cựu Ước mà còn tệ hơn thế nhiều. Họ sống theo luật "Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại". Hãy nhìn tình hình xung đột bên Trung Đông giữa Palestine và Israel; một người của bên này (Israel) bị bắn tỉa chết là liền, sau đó một làng của bên kia (Palestine) bị máy bay bên này ném bom. Trên bình diện nhỏ hơn : hai đứa trẻ đánh nhau, quả là chuyện nhỏ, nhưng đã kéo theo hai gia đình xung đột với nhau; khi hai người cãi nhau, người này chửi một câu thì người kia đáp lại ba câu; người này nói "cha mầy" thì người kia đáp lại "Tổ tiên sư cha mầy"...

Làm thế nào để chấm dứt xung đột ? Cách giải quyết "Mắt đền mắt răng đền răng" rất khó dừng lại ở giới hạn hợp lý mà thường có khuynh hướng leo thang trả đũa. Còn nếu giải quyết bằng cách "Hòn đất ném đi hòn chì ném lại" thì xung đột càng leo thang hơn nữa.

Đến đây chúng ta mới thấy giáo huấn của Đức Giêsu rất khôn ngoan. Xung đột chỉ chấm dứt được khi một bên chịu nhường nhịn. Nhường nhịn không có nghĩa là mình yếu, mình thua, nhưng là mình đang cố gắng nên thánh như Thiên Chúa ở trên trời là Đấng Thánh.

Martin Luther King là một mục sư da đen, người đã đấu tranh để người da đen không còn bị người da trắng ngược đãi. Ông có một cách hiểu rất dễ chấp nhận về lời Chúa Giêsu dạy "hãy yêu thương kẻ thù”, như sau: "Trong Tân ước chúng ta thấy từ Agapè được dùng để chỉ tình yêu. Đó chính là tình yêu dồi dào không đòi một đáp trả nào hết. Các nhà thần học nói đó là tình yêu Thiên Chúa được thực hiện nới tâm hồn con người. Khi vươn lên tới đỉnh tình yêu như vậy, chúng ta sẽ yêu hết mọi người, không phải vì chúng ta có thiện cảm với họ, cũng không phải vì chúng ta đánh giá cao lối sống của họ. Chúng ta yêu thương họ vì Thiên Chúa yêu thương họ. Đó chính là ý nghĩa lời Đức Giêsu dạy: ‘Anh em hãy yêu thương kẻ thù’. Phần tôi, Luther King nói, tôi sung sướng vì Chúa Giêsu đã không nói: ‘Anh em hãy có thiện cảm với kẻ thù của anh em’ bởi vì có những người mà tôi khó có thiện cảm nổi.”

Thiện cảm là một xúc cảm. Tôi không thể có xúc cảm với người đã ném bom vào gia đình tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người bóc lột tôi. Tôi không thể có thiện cảm với người đè bẹp tôi dưới sự bất công. Không, không thể có một thiện cảm nào đối với người đêm ngày de dọa giết tôi. Nhưng Đức Giêsu nhắc tôi rằng tình yêu còn lớn hơn thiện cảm, rằng tình yêu là thiện chí biết cảm thông, có tính sáng tạo, cứu độ đối với hết mọi người.

“Hãy hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn Thiện” (Mt 5, 48).

LM. Anphong Nguyễn Công Minh OFM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Müller: Các Giám Mục không nên đưa ra ‘các diễn dịch trái ngược nhau’ về tín lý
Đặng Tự Do
06:40 18/02/2017

Đức Hồng Y Müller nói rằng không ai có thể thay đổi cách thức hoạt động của các bí tích.

Đức Hồng Y Gerhard Müller, Tổng trưởng Thánh Bô Giáo lý Đức Tin, nói rằng các giám mục địa phương không thể diễn dịch các giáo huấn của Giáo Hội một cách chủ quan.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Đức Rheinische Post, Đức Hồng Y Müller cho biết việc chỉ trích các ấn phẩm của các giám mục không phải là phong cách của ngài. Tuy nhiên, ngài nói thêm, “Tôi nghĩ rằng chẳng có ích lợi đặc biệt nào cho cá nhân mỗi giám mục khi nhận xét về các tài liệu của Đức Thánh Cha và giải thích xem ngài hiểu một cách chủ quan các tài liệu ấy như thế nào.”

Trong những tuần gần đây, các giám mục Malta và Đức đã ban hành các hướng dẫn cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Các giám mục Malta cho rằng việc tránh quan hệ tình dục đối với một số cặp vợ chồng có thể là “không khả thi”, và mọi người không nên bị từ chối không cho rước lễ nếu trong lòng họ cảm thấy rõ rằng họ đã “làm hòa với Thiên Chúa”.

Tuy nhiên, một số giám mục khác đã khẳng định giáo huấn truyền thống theo đó những người ly dị và tái hôn không thể rước lễ, trừ khi họ cố gắng để sống “tiết dục hoàn toàn”.

Đức Hồng Y Müller gần đây đã xác nhận giáo huấn truyền thống. Ngài cũng chỉ ra rằng giáo huấn, gần đây nhất là của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã khẳng định rằng việc tiết dục là cần thiết. Đức Hồng Y Müller nói với tạp chí Il Timone của Ý về điều kiện này như sau: “Tất nhiên, luật này vẫn giữ nguyên giá trị, bởi vì nó không chỉ là một luật của Đức Gioan Phaolô II, nhưng ngài đã trình bày một yếu tố thiết yếu của thần học luân lý Kitô giáo và thần học về các bí tích.”

Các nhà thần học phân biệt giữa “positive law” (tiếng La Tinh “ius positum”), là luật do con người quy định, có thể được thay đổi; và pháp luật của Thiên Chúa, là điều không thể đổi thay. Đức Hồng Y Müller khẳng định rằng cho những người ly dị và tái hôn rước lễ là phạm luật của Thiên Chúa.

Trong cuộc phỏng vấn mới, ngài nói thêm: “Không thể nào trước một vấn đề tín lý ràng buộc toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, được hình thành bởi Đức Giáo Hoàng, các địa phương lại có thể đưa ra các diễn dịch khác nhau và thậm chí mâu thuẫn với nhau. Nền tảng của Giáo Hội là sự hiệp nhất trong đức tin. Giáo Hội không còn nhận được một mặc khải mới nào nữa.”

Đức Hồng Y Müller cũng cho biết, để được xá tội ngoại tình, hối nhân phải dốc lòng chừa không phạm tội nữa. Ngài nhấn mạnh rằng: “Không ai có thể thay đổi các bí tích - là phương tiện qua đó Chúa ban ân sủng cho chúng ta - theo ý riêng của mình – chẳng hạn, bí tích hòa giải không thể được ban phát trong trường hợp thiếu ý định không phạm tội nữa.”

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng việc từ chức của một vị Giáo Hoàng vẫn nên là một biệt lệ hiếm hoi trong tương lai. Theo Đức Hồng Y, điều quan trọng là chúng ta vinh danh các nhà lãnh đạo Giáo Hội, vì vai trò của họ, chứ không phải vì những phẩm chất con người của họ. “Mọi người đều yếu đuối và có sinh có tử”, Đức Hồng Y nói. “Chúa Giêsu đã không chọn những người khôn ngoan nhất, giàu nhất, và nổi bật nhất trong số các tông đồ của Ngài, nhưng là những người đơn sơ, các thợ thủ công, và các ngư dân. Chúng ta phụ thuộc vào ân sủng của Thiên Chúa chứ không phải trên những gì chúng ta đạt được mỗi ngày.”

“Đó là lý do tại sao điều quan trọng không phải là tìm kiếm các siêu nhân nơi các vị giáo hoàng, giám mục, hay linh mục, để rồi khi họ không thể đáp ứng được những kỳ vọng quá mức của chúng ta, thì chúng ta quay ra thất vọng với Tin Mừng và Giáo Hội. Mọi người cần sự tha thứ. Và ân sủng của Thiên Chúa thể hiện chính nơi sự yếu đuối của con người. Chúng ta không tôn thờ Đức Thánh Cha vì những thành tựu con người của ngài, nhưng vì Chúa Kitô đã ban cho ngài một sứ mạng đặc biệt đối với toàn thể Giáo Hội.”

Đức Hồng Y nói ngài tôn trọng “quyền giáo huấn” của Đức Thánh Cha Phanxicô, và chỉ ra rằng Đức Thánh Cha đã được chính những người vô thần công nhận như “một hướng dẫn viên đích thực” cho thế giới.

Source: Catholic Herald - Cardinal Müller: bishops should not give ‘contradictory interpretations’ of doctrine
 
Nhận xét về buổi họp báo của Tổng Thống Trump: Hầu hết các chính khách đều sợ giới Truyền Thông, nhưng Trump thì không sợ.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:27 18/02/2017
Nhận xét về buổi họp báo của Tổng Thống Trump: Hầu hết các chính khách đều sợ giới Truyền Thông, nhưng Trump thì không sợ.

(Bài nhận định của Charlie Daniels. Ông là một ca sĩ từ đầu thập niên 1950, là nhạc sĩ, là tay chơi đàn Guitar và nổi tiếng về nhạc dân quê và nhạc rock và là thành viên của Grand Ole Opry từ ngày 24 tháng Giêng năm 2008.)

(CNS News) Tuần qua khi theo dõi buổi họp báo của Tổng Thống Trump dành cho giới truyền thông, tôi phải thẳng thắn mà nói rằng tôi chưa hề thấy một buổi phỏng vấn như thế trong 80 năm qua.

Trước hết là Trump đã làm chủ tình hình ngay từ lúc bắt đầu cho tới khi chấm dứt, kêu gọi các hãng truyền thống, hệ thống mạng và các phóng viên đừng đưa ra những tin không trung thực, cắt đầu bỏ đuôi những câu chuyện. Hãy thông tin một cách trung thực về những tin tức chứ đừng tô mầu vẽ phấn thêm vào.

Dường như các chính khách đều sợ các phương tiện truyền thông hay ít ra cũng không muốn làm mất lòng họ để tránh bị họ đưa ra những bản tin tiêu cực. Nhưng với Trump thì không, ông đã nói những gì muốn nói, không cho phép phóng viên nào điều khiển ông và cũng giới hạn những câu hỏi của họ khi ông thấy là họ đã hỏi đủ.

Tờ Washington đã từng làm mưa gió trên lãnh vực truyền thông trong nhiều năm qua, tự tung tự tác và không có đối thủ đã dùng quyền năng của cây viết đối với các chính khách để quay, đề xoáy và để đưa tin theo kiểu ban ơn mưa móc mà họ muốn ban cho.

Vào thời đại này, các mạng lưới truyền thông xã hội không còn chỉ giới hạn với các tập đoàn lớn nữa và Trump đã làm một bước ngoạn mục là chuyển thẳng tới người nghe ý mình muốn nói mà không cần qua sự sàng lọc mang tính đảng phái của giới truyền thông.

Tôi đã nhìn thấy sự việc ấy tại buổi họp báo và đó là điều tốt về hướng truyền thông và là thất bại nếu không tường trình toàn bộ sự thật.

Phóng viên April Ryan đã hỏi Tổng Thống rằng ông có ý định bao gồm cả các thành viên của nhóm dân biểu da den (Black Congressional Caucus) trong kế hoạch của mình để giúp các thành phố lớn đông dân không. Tổng Thống đã trả lời là ông đang cố gắng sắp xếp một cuộc họp với dân biểu da đen Elijah Cummings và rằng Cummings sẽ không muốn gặp ông vì lý do chính trị, nhưng ông đã dùng lối nói vui là “nếu bạn muốn thì tôi sẽ chiều.”

Tôi đã theo dõi đài ABC tối hôm đó và chú ý xem họ có tường trình về việc Tổng Thống muốn mượn các phóng viên để có một cuộc gặp với dân biểu này không. Thế mà rất ngạc nhiên, tên Elijah Cummings không hề được nhắc tới trong suốt bản tường trình.

Đối với tôi thì tôi thích cuộc họp báo đã diễn ra theo cách này. Các phương tiện truyền thông đã thích “làm rối” với hàng loạt câu hỏi về những vấn đề vụn vặt để làm công chúng lơ là những chủ đề quan trọng bằng cách lập đi lập lại cùng một câu hỏi.

Tôi cũng thích sự việc mà Tổng Thống hay bất cứ ai, có thể nói thẳng với quần chúng một cách chính xác, bằng một ngôn ngữ đơn giản.

Có một điều nữa tôi thích là việc Nhà Trắng đối xử với giới truyền thông ngang hàng như nhau, không có sự phân biệt giữa các phóng viên, từ phóng viên của tờ báo nhỏ đến những phóng viên của những hãng thông tin lớn đều có thể tham gia.

Dĩ nhiên, trước đây các hãng thông tin lớn thường được đối xử như ông hoàng. Nhưng ngày nay, thông tin không chỉ độc quyền cho các lớn hay những tờ báo lớn trong các thành phố trung tâm nữa.

Thông tin được loan truyền khắp nơi từ các mạng thông tin xã hội tới một vị tổng thống mà ông muốn truyền đạt thông tin theo cách riêng và không phải nể sợ Đệ Tứ Quyền, không sợ một chút nào.

Còn bạn, bạn nghĩ gì?

Hãy cầu nguyện cho các chiến sĩ, các cảnh sát và sự an bình cho Thành Phố Giê-su-sa-lem.

Xin Chúa ban phước lành cho Hoa Kỳ.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Giáo Hội Công Giáo ở Úc chi trả 276.1 triệu dollars cho các nạn nhân bị lạm dụng
Vũ Văn An
19:08 18/02/2017
Trong một sứ điệp gửi giáo dân của Tổng Giáo Phận Sydney hôm 17 tháng Hai này, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher O.P. đã viết như sau về Ủy Ban Hoàng Gia Điều Tra Các Đáp Ứng Định Chế Đối Với Việc Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em:

Các bạn thân mến,

Ủy Ban Hoàng Gia Điều Tra Các Đáp Ứng Định Chế Đối Với Việc Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em đã công bố các số liệu thêm về các đơn thưa chống lại các tổ chức Công Giáo, bao gồm cả những gì Giáo Hội đã chi trả để đáp ứng các đơn thưa này.

Việc này bao gồm các lời cáo buộc về lạm dụng từ năm 1950 cho đến nay, được rút ra từ các hồ sơ của những người tấn công đã được biết đến, những người vi phạm đang bị cáo buộc và cả những phạm nhân chưa được nhận diện.

Trong số 276.1 triệu dollars chi trả thực hiện trong sáu thập niên qua của các tổ chức Công Giáo ở Úc cho người sống sót, 17.2 triệu dollars đã chi trả cho các đơn thưa chống lại Tổng Giáo Phận Sydney. Các chi trả này bao gồm các khoản trả cho thiệt hại hoặc dàn xếp về pháp lý, bồi thường, huấn đạo và hỗ trợ thuộc các loại khác nhau.

Vẫn còn cần một thời gian nữa để nghiên cứu dữ liệu mới nhất trên, xác nhận nó và khám phá ý nghĩa của nó. Dường như, từ trước đến nay, hầu hết các khoản thanh toán liên quan đến vi phạm trong các thập niên 1950, 1960 và 1970; các tổ chức của Giáo Hội, nói chung, chấp nhận trách nhiệm của mình một cách hợp công lý và cảm thương trong việc trợ giúp các nạn nhân; và đã có một giảm sút lớn lao trong các đơn thưa về lạm dụng tình dục trẻ em sau thập niên 1970. Nhưng chúng ta thừa nhận rằng không có lý do nào để tự mãn.

Điều quan trọng đối với mọi người trong Tổng Giáo Phận là biết rằng: các khoản chi trả này không lấy từ các quyên góp hàng tuần ở các giáo xứ - vốn được dành để hỗ trợ các giáo sĩ và giáo xứ - cũng không phải từ các cuộc quyên góp cho các mục đích đặc biệt như cứu trợ khẩn cấp hay công trình bác ái. Các bạn hãy yên tâm rằng các quỹ chuyên dụng này lúc nào cũng chỉ được chi tiêu vào các mục đích chuyên biệt này mà thôi.

Các phí tổn liên quan tới các thiệt hại và dàn xếp pháp lý, huấn đạo và hỗ trợ các nhu cầu khác của các nạn nhân đã luôn luôn được bảo hiểm hoặc tài sản của giáo phận thanh toán, không bao giờ do các đóng góp của giáo xứ hoặc của từ thiện. Tôi muốn cảm ơn các bạn vì sự liên tục hỗ trợ các công việc của các giáo xứ và các thừa tác vụ của chúng ta, cũng như vì tình bằng hữu và lời cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ của chúng ta, những người, giống như mọi người khác, đang cảm thấy cả ngỡ ngàng lẫn mệt mỏi bởi những tiết lộ gần đây.

Dù chúng ta đau lòng khi đọc những điều trên, tôi cương quyết điều này: chúng ta sẽ đương đầu với các sự kiện. Và vì lý do này, chúng ta phải biết ơn khi Ủy ban Hoàng gia mang các sự kiện ra ánh sáng. Bây giờ chúng ta phải cố gắng hiểu những yếu tố nào góp phần vào những sai sót có tính lịch sử này, chúng ta đã làm đúng ở những điều gì, và chúng ta có thể làm gì bây giờ để đảm bảo một tương lai an toàn cho trẻ em.

Xin cho tôi được hoàn toàn nói rõ ràng về điều này: Tôi không bao giờ muốn thấy một người ấu dâm nào gần trường học, nhà thờ của chúng ta một lần nữa; và tôi không bao giờ muốn các tổ chức Công Giáo bị những kẻ vi phạm coi là một "giải pháp dễ dãi". Tôi sẽ làm mọi điều có thể làm được để đảm bảo điều đó và tôi biết ơn đối với cộng đồng rộng lớn hơn đã giúp chúng ta nhận diện được "thực hành tốt nhất" đối với tương lai.

Tuần này, Ủy ban Hoàng gia cũng đã nghe nói về các cơ chế bảo vệ mới và các qui thức bảo vệ mà chúng ta đã triển khai trong Tổng Giáo Phận. Các cơ chế và qui thức này được đánh giá là toàn diện và hữu hiệu. Tôi muốn cảm ơn Văn Phòng Bảo Vệ của chúng ta đã dẫn đầu công việc này, và mọi giáo sĩ, các lãnh đạo và thiện nguyện viên giáo xứ đã sẵn sàng thi hành các chính sách và thực hành mới, cần thiết để đảm bảo sự an toàn của trẻ em và những người dễ bị tổn thương khác. Nhưng chúng ta biết chúng ta vẫn đang ở trên một hành trình và sẽ luôn có chỗ để cải tiến. Tôi yêu cầu các bạn tiếp tục với chúng tôi cuộc hành trình này và giúp làm sự việc ra đúng đắn.

Tuần tới tôi sẽ cùng các Tổng Giám Mục khác ra trước Ủy ban Hoàng gia để thảo luận các vấn đề chủ yếu và các cách để tiến lên phía trước. Tôi tin tưởng, tôi sẽ lên tiếng cho toàn Tổng Giáo Phận khi tôi nhắc lại quyết tâm của chúng ta trong việc làm cho Giáo Hội của chúng ta thành một nơi an toàn cho mọi trẻ em và người dễ bị tổn thương. Tôi cầu xin để chúng ta sẽ nhận được một phiên điều trần công bằng từ phía mọi người, chúng ta sẽ cởi mở đối với việc lắng nghe sự khôn ngoan của người khác, và chúng ta sẽ có can đảm để thi hành lời nói của chúng ta.

Xin các bạn cầu nguyện cho tất cả những người tham dự tuần lễ mệt mỏi cuối cùng của buổi điều trần này; trên hết, xin các bạn cầu nguyện cho những người sống sót và gia đình của họ, những người mà tuần lễ này chắc hẳn là tuần lễ khó khăn hết sức.

Đức Bà phù hộ các Giáo Hữu, Đấng An Ủi người sầu khổ, xin cầu cho chúng con.

Trân trọng trong Chúa Kitô

Đức Cha Anthony Fisher OP
Tổng Giám Mục Công Giáo Sydney
 
Top Stories
VietNam: Police violently attacked priest and faithful during Formosa protest
Joseph Nguyen
19:44 18/02/2017
Frustrated for not getting any compensation and supported as promised by Nghe An's government following the worst chemical spill in Vietnam history by a foreign steel company, on February 14 thousands residents of Song Ngoc parish, Nghe An province, led by their pastor Fr. JB Nguyen Dinh Thuc, decided to march 200 km to the People's Court in Ky Anh and file a lawsuit in an effort to draw public awareness of how much people's lives are being severely affected by the disaster. Their march for justice, however, was met with violence and hostility from the law enforcement and government officials.

It has been 10 months since residents of 4 Vietnamese coastal provinces ( Hà Tinh, Quang Bình, Quang Trị, Thua Thien-Hue) in the Central region suffered from the most devastating disaster that shook the whole country to its core, when news leaked out not from government media but mainly from the social media that Formosa, a Chinese owned company had been releasing toxic waste into the ocean by Vung Ang, Ha Tinh province, causing a massive death of sea creatures and even fishermen whose lives were spent mostly in the affected waters. Song Ngoc parish was among those areas which suffered the most in terms of financial and psychological damages. Complaints were filed by thousands of affected families immediately following the incident. Unfortunately, the government kept denying responsibility and blamed the disaster on pollution causing by human and on red algea development while the head of Hanoi Formosa Mr. Zhou Xuan had undirectedly admitted the company's wrong doing in a statement during a press conference: “You must choose between fishing for fish, shrimp, or a factory”.

In a settlement agreement signed between Formosa and the government officials without a public hearing, Vietnam government accepted a settlement of 500 million US dollars from the company on behalf of the victims. That money, though nominal for millions of now un-employed families, has never been distributed among them.

The march has been planned to take place for several days. But after only 20 km into the supposedly 200 km journey, they faced a massive force of both plainclothes and uniformed police, using extremely violent means to assault peaceful parishioners. Numerous people, freelance news reporters, food truck drivers, even Fr. JB Nguyen Dinh Thuc suffered from injuries at the hands of the ones whose job supposed to be “serving and protecting”.

At the instruction of their good shepherd, the litigants from Song Ngoc remained calm and composed yet defiant. They sit down and prayed or sung hymns to keep the morale up high. Fortunately, people from neighbouring parishes supported them by bringing food, water and offered shelter at parish centre so they can seek refuge while being sought after by the local authorities.

Braving injury and threats being aimed directly at him, Fr. JB Thuc vowed to lead the people to their destination regardless how long it would take “We have to file a lawsuit against Formosa for the world to see how much we concern about environmental disaster. So that we would not feel ashamed to our children. Today we start to walk. Should it takes more than 1, 2 or 3 days, even 1 week, we will arrive”

In the latest development, after failing to disperse the crowd, local authorities came to bishop Nguyen Thai Hop of Vinh diocese and asked him to persuade the Song Ngoc litigants to go back home. After consulting with the bishop, Fr. Thuc and the rest had agreed to go back home and send delegation to the court instead.
 
VietNam: Cattolici aggrediti dalla polizia: protestavano contro il più grande disastro ambientale della storia del Paese
Asia-News
10:42 18/02/2017
La protesta dei fedeli della parrocchia di Song Ngoc per sensibilizzare l’opinione pubblica. Ferito il parroco. I manifestanti hanno sfidato percosse e lesioni ad opera delle forze di polizia. Dieci mesi fa da uno stabilimento della Formosa sono stati riversati in mare 12mila metri cubi di liquido tossico. Le regioni centrali del Paese sono in ginocchio, il risarcimento di 500 milioni di dollari non è mai stato distribuito alla popolazione.

Hanoi (AsiaNews) - Il 14 febbraio migliaia di residenti della parrocchia di Song Ngoc, nella provincia di Nghe An, guidati dal loro parroco P. JB Nguyen Dinh Thuc, hanno deciso di marciare per 200 km alla volta del tribunale del popolo a Ky Anh e presentare un esposto. Frustrati per non aver ottenuto alcun risarcimento e senza il sostegno promesso dal governo di Nghe An in seguito alla peggiore fuoriuscita di sostanze chimiche da un’acciaieria straniera nella storia del Vietnam, si sono messi in cammino nel tentativo di attirare l’attenzione pubblica su quanto le vita delle persone sono state gravemente colpite dal disastro. La loro marcia per la giustizia, però, è stata accolta con la violenza e l'ostilità dei funzionari di polizia e del governo.

Sono passati 10 mesi da quando i residenti di quattro province costiere vietnamite (Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien-Hue) nella regione centrale hanno sofferto del disastro più devastante che abbia mai scosso l'intero Paese al suo nucleo. Quando la notizia è trapelata, non dai media governativi ma soprattutto dai social media, la Formosa, una società di proprietà taiwanese, aveva cominciato a riversare rifiuti tossici nell’oceano da Vung Ang, nella provincia di Ha Tinh. Questo ha provocato la morte di una grande quantità di creature marine e anche di pescatori le cui vite sono state spese per lo più nelle acque interessate. La parrocchia di Song Ngoc è tra quelle aree che hanno sofferto di più in termini di danni economici e psicologici. I reclami sono stati depositati subito dopo l’incidente da migliaia di famiglie colpite. Purtroppo, il governo ha continuato a negare le proprie responsabilità incolpando del disastro l’inquinamento causato dall’uomo e lo sviluppo dell’alga rossa, mentre il presidente di Hanoi Formosa, Mr Zhou Xuan, aveva ammesso in maniera indiretta durante una conferenza stampa la cattiva condotta della compagnia: "È necessario scegliere tra la pesca di pesce, gamberetti, o una fabbrica ".

In un accordo siglato tra la Formosa e funzionari governativi senza udienza pubblica, il governo del Vietnam ha accettato un risarcimento di 500 milioni di dollari americani dalla società per conto delle vittime. Quei soldi, anche se destinati a milioni di persone e famiglie ormai disoccupate, non sono mai stati distribuiti.

La marcia era stata programmata per diversi giorni. Ma dopo soli 20 km dei 200 ipotizzati per il viaggio, [i partecipanti] si sono trovati di fronte a un massiccio spiegamento di forze di polizia, in borghese e in uniforme, che hanno aggredito i pacifici parrocchiani con mezzi estremamente violenti. Numerose persone, giornalisti freelance, rivenditori ambulanti di cibo e anche p. JB Nguyen Dinh Thuc hanno subito lesioni alle mani da coloro il cui compito dovrebbe essere "servire e proteggere".

Come da istruzioni del loro buon pastore, i manifestanti di Song Ngoc sono rimasti calmi e composti in atteggiamento di sfida. Si sono seduti e hanno pregato o cantato inni per mantenere alto il morale. Per fortuna, persone provenienti dalle parrocchie vicine li hanno sostenuti portando cibo, acqua e hanno offerto loro accoglienza al centro parrocchiale in modo che potessero trovare un rifugio mentre erano ricercati dalle autorità locali.

Sfidando lesioni e minacce rivolte in maniera diretta a lui, P. JB Thuc ha promesso di condurre la gente alla sua destinazione, a prescindere da quanto tempo ci sarebbe voluto: "Dobbiamo presentare una querela contro Formosa per far vedere al mondo quanto ci preoccupiamo del disastro ambientale, affincè non abbiamo di che vergognarci di fronte ai nostri figli. Oggi iniziamo a camminare. Anche se ci vogliono più di uno, due o tre giorni, fosse anche una settimana, arriveremo".

Negli ultimi sviluppi della faccenda, dopo aver fallito nel disperdere la folla, le autorità locali si sono recate dal vescovo Nguyen Thai Hop, della diocesi di Vinh, e gli hanno chiesto di convincere i manifestanti di Ngoc di tornare a casa. Dopo essersi consultato con il vescovo, p. Thuc e il resto dei dimostranti hanno accettato di tornare a casa e inviare l’esposto alla corte.
 
VietNam: Catholics assaulted by police for rallying against nation’s worst environmental disaster
Asia-News
10:42 18/02/2017
The protest of the faithful of Song Ngoc parish to raise public awareness. The pastor wounded. Protesters braved police beatings and injuries. Ten months ago a Formosa plant dumped 12 thousand cubic meters of toxic liquid at sea. The central regions of the country are on their knees, compensation of 500 million dollars has never been distributed to the population.

Hanoi (AsiaNews) - On February 14, thousands of residents of the parish of Song Ngoc, in Nghe An province, led by their parish priest Fr JB Nguyen Dinh Thuc, decided to march 200 km at a time to the people's court in Ky Anh and make a complaint.

Frustrated for not having obtained any compensation and without the promised support from Nghe An government following the worst chemical spill from a steel mill in the foreign history of Vietnam, they set off in an attempt to draw public attention to the people's lives which have been severely affected by the disaster. Their march for justice, however, was met with violence and hostility of the police and government officials.

It has been 10 months since residents of 4 Vietnamese coastal provinces ( Hà Tinh, Quang Bình, Quang Trị, Thua Thien-Hue) in the Central region suffered from the most devastating disaster that shook the whole country to its core, when news leaked out not from government media but mainly from the social media that Formosa, a Chinese owned company had been releasing toxic waste into the ocean by Vung Ang, Ha Tinh province, causing a massive death of sea creatures and even fishermen whose lives were spent mostly in the affected waters. Song Ngoc parish was among those areas which suffered the most in terms of financial and psychological damages.

Complaints were filed by thousands of affected families immediately following the incident. Unfortunately, the government kept denying responsibility and blamed the disaster on pollution causing by human and on red algea development while the head of Hanoi Formosa Mr. Zhou Xuan had undirectedly admitted the company's wrong doing in a statement during a press conference: “You must choose between fishing for fish, shrimp, or a factory”.

In a settlement agreement signed between Formosa and the government officials without a public hearing, Vietnam government accepted a settlement of 500 million US dollars from the company on behalf of the victims. That money, though nominal for millions of now un-employed families, has never been distributed among them.

The march has been planned to take place for several days. But after only 20 km into the supposedly 200 km journey, they faced a massive force of both plainclothes and uniformed police, using extremely violent means to assault peaceful parishioners. Numerous people, freelance news reporters, food truck drivers, even Fr. JB Nguyen Dinh Thuc suffered from injuries at the hands of the ones whose job supposed to be “serving and protecting”.

At the instruction of their good shepherd, the litigants from Song Ngoc remained calm and composed yet defiant. They sit down and prayed or sung hymns to keep the morale up high.

Fortunately, people from neighbouring parishes supported them by bringing food, water and offered shelter at parish centre so they can seek refuge while being sought after by the local authorities. Braving injury and threats, Fr. JB Thuc vowed to lead the people to their destination regardless how long it would take “We have to file a lawsuit against Formosa for the world to see how much we concern about environmental disaster. So that we would not feel ashamed to our children. Today we start to walk. Should it takes more than 1, 2 or 3 days, even 1 week, we will arrive”.

In the latest development, after failing to disperse the crowd, local authorities came to bishop Nguyen Thai Hop of Vinh diocese and asked him to persuade the Song Ngoc litigants to go back home. After consulting with the bishop, Fr. Thuc and the rest had agreed to go back home and send delegation to the court instead.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bề trên tổng quyền dòng Salêdiêng Don Bosco thăm tỉnh dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
FX Trần Đức Thịnh, SDB
10:33 18/02/2017
BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG SALÊDIÊNG DON BOSCO
TỚI THĂM TỈNH DÒNG SALÊDIÊNG DON BOSCO VIỆT NAM
(Từ 20/02 – 27/02/2017)

Theo thông tin chính thức từ Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam, Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime - sẽ tới thăm Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam từ ngày 20 tháng 02 đến ngày 27 tháng 02 năm 2017.

Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime là Đấng Kế vị thứ 10 của Don Bosco, Cha Bề Trên Tổng Quyền năm nay 57 tuổi, ngài là người Tây Ban Nha - sinh trưởng tại Gozon Luanco Asturie - Tây Ban Nha, Ngài được thụ phong Linh mục năm 1987 tại Thành Phố León.

Thuộc Tỉnh Dòng gốc là León - Tây Ban Nha, Cha Ángel Fernández Artime từng đặc trách về Mục Vụ Giới Trẻ của Tỉnh Dòng, Hiệu trưởng của trường Ourense, là thành viên của Ban Cố Vấn Tỉnh - Phó Giám Tỉnh; và là Giám Tỉnh từ năm 2000 đến 2006.

Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime có Cử Nhân Thần Học Mục Vụ - Thạc Sỹ về Triết học và Sư Phạm. Ngoài ngôn ngữ chính là Tiếng Tây ban Nha, Ngài còn nói tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.

Sau khi là thành viên của Ủy Ban Kỹ Thuật chuẩn bị cho Tổng Tu Nghị 26 Dòng Salêdiêng Don Bosco. Năm 2009 Cha Ángel Fernández Artime được vổ nhiệm làm Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Nam Argentina - Buenos Aires, với trách nhiệm này ngài có cơ hội biết và cộng tác làm việc cùng với Tổng Giám Mục của Buenos Aires lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergolio, nay là Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngày 23 tháng 12 năm 2013, Cha Ángel Fernández Artime được bổ nhiệm làm Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng “Mẹ Phù Hộ” - Tây Ban Nha - Địa Trung Hải, nhưng trước khi đảm nhận trách nhiệm này thì ngày 25 tháng 03 năm 2014 Cha Ángel Fernández Artime đã được Tổng Tu Nghị lần thứ 27 của Tu Hội Salêdiêng bầu chọn làm Bề Trên Cả của Tu Hội Salêdiêng - và là Đấng kế vị thứ 10 của Don Bosco.

Theo chương trình, Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime từ Roma sẽ tới Sài Gòn - Việt Nam chiều ngày thứ hai 20/02/2017, Ngài sẽ thăm và gặp gỡ Anh Em Salêdiêng Don Bosco. - Các Tập Sinh - Thỉnh Sinh - Các Sơ Dòng Nữ Salêdiêng - các Thành Phần Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco vùng Sài Gòn - Đồng Nai và Vũng Tàu. Vào lúc 4 giờ chiều thứ Ba ngày 21/02/2017 Cha Bề Trên Tổng Quyền sẽ gặp gỡ Giới trẻ Salêdiêng Vùng Sài Gòn tại Trụ Sở Tỉnh Dòng Xuân Hiệp - Thủ Đức.

Từ chiều thứ năm 23/02/2017 đến hết sáng thứ bảy 25/02/2017 Cha Bề Trên Tổng Quyền sẽ đi thăm và gặp gỡ Anh Em Salêdiêng Don Bosco - Các Sơ Dòng Nữ Salêdiêng - các Thành Phần Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco vùng Cao Nguyên - Đà Lạt Lâm Đồng. Vào lúc 3giờ 30 chiều thứ Sáu ngày 24/02/2017 Cha Bề Trên Tổng Quyền sẽ gặp gỡ Giới trẻ Salêdiêng Vùng Cao Nguyên - Lâm Đồng tại Học Viện Don Bosco Đà Lạt.

Chiều Thứ Bảy 25/02/2017 Cha Bề Trên Tổng Quyền sẽ đáp chuyến bay từ Đà Lạt đi Hà Nội để thăm viếng và gặp gỡ Anh Em Salêdiêng Don Bosco - Các Sơ Dòng Nữ Salêdiêng đang làm việc tại các Giáo Phận Miền Trung và Miền Bắc - các Thành Phần Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco Miền Bắc. Lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật 26/02/2017 Cha Bề Trên Tổng Quyền sẽ gặp gỡ Giới trẻ Salêdiêng Miền Trung và Miền Bắc tại Tòa Giám Mục Giáo Phận Thái Bình.

Sáng Thứ Hai 27/02/2017 Đại diện Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam sẽ cám ơn và chia tay Cha Bề Trên Tổng Quyền, cùng tiễn ngài ra Phi trường Nội Bài - Hà Nội để đáp chuyến bay về lại Roma.

Cầu chúc chuyến viếng thăm của Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime đến Việt Nam sẽ mang lại nhiều phúc lành của Thiên Chúa - Mẹ Phù Hộ và của Don Bosco, để Anh Em Salêdiêng Don Bosco Việt Nam và Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco ngày càng nhiệt thành và hăng say trong Sứ Mệnh Giáo Dục và phục vụ Thanh Thiếu Niên đặc biệt những em nghèo khổ hơn cả trên Đất Nước Quê Hương Việt Nam thân yêu.

Francesco, SDB.

Cha Nguyên Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chavez, SDB
Và Vị Kế Nhiệm Bề của ngài là Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime
Hình chụp với Đức Thánh Cha Phanxicô trong dịp Đức Thánh Cha
tiếp kiến các thành viên Tổng Tu Nghị lần thứ 27 của Tu Hội Salêdiêng Don Bosco.
 
Thánh lễ an táng Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Người Giồng Trôm
10:42 18/02/2017
THÁNH LỄ AN TÁNG Đức Cha PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA

Từ nhiều ngày qua nằm trên giường bệnh vì tuổi gia sức yếu rồi đến vài ngày gần đây dẫn đến trạng thái hôn mê, nguyên Đức Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, Phaolô Nguyễn Văn Hòa đã để nhiều tâm hồn thổn thức, lo lắng cho sức khỏe của Đức Cha ngày càng yếu. Và rồi vào lúc 20 giờ ngày 14 tháng 2 năm 2017, Giáo Phận Nha Trang đau buồn khi nhận được tin buồn phải từ biệt người Cha chung yêu dấu của Giáo Phận. Dẫu biết và tin rằng Đức Cha Phaolô yêu dấu đi về với Chúa và được ở trong Chúa nhờ lòng thương xót Chúa nhưng trong thân phận của kiếp người, ai ai cũng cảm thấy thương cảm cho người Cha yêu dấu đã đi xa.

Tạ ơn Chúa đã cho Đức Cha được 86 năm sống trên cõi trần, trong đó có 58 năm làm Linh mục và đặc biệt với 42 năm làm Giám mục.

Hẳn nhiên trong thân phận làm người không tránh khỏi những yếu đuối và lầm lỗi để trong những ngày qua, tâm tình tiếc thương hòa lẫn lời nguyện cầu luôn dành cho Đức Cha thân yêu của Giáo Phận Nha Trang và của Giáo Hội Việt Nam. Nhiều đoàn thể đến từ nhiều giáo xứ, tập thể, hội đoàn, cá nhân ... đã đến kính viếng, cầu nguyện cho Đức Cha. Sát cánh bên Đức Cha trong những tang lễ này là Đại Chủng Viện Sao Biển, quý nữ tu của các Hội Dòng thuộc Địa Phận Nha Trang. Đặc biệt có Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Leopoldo Girelli, Hội đồng Giám Mục Việt nam đã đến thắp nén hương lòng tiễn biệt Đức Cha.

Và, tất cả cùng nhau quy tụ tại ngôi Thánh Đường Mẹ Giáo Phận để cùng nhau cầu nguyện, dâng Thánh Lễ tạ ơn cuối cùng cho Đức Cha thân yêu. Tất cả tình thương mến, lòng tiếc thương vô hạn dành cho Đức Cha được gói ghém trong Thánh Lễ đặc biệt này.

Chủ tế cũng như chia sẻ trong Thánh Lễ an táng Đức Cha Phaolô là Đức Hồng Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cùng đồng tế với Đức Cha là đông đảo quý Đức Cha của 26 Giáo Phận thân yêu của Giáo Hội Việt Nam và khoảng non kém 400 linh mục thuộc Giáo Phận Nha Trang, Ban Mê Thuột, Quy Nhơn, Phan Thiết ...

Thành phần dân Chúa hôm nay phải nói rằng rất và rất đông tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa trong cũng như ngoài Giáo Phận Nha Trang.

Trước khi bước vào Thánh Lễ, cha Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến - Giám đốc Đại Chủng viện Sao Biển - cùng cộng đoàn ôn lại một chút tiểu sử Đức Cha Phaolô. Tiếp sau phần tiểu sử Đức Cha Phaolô là các điện văn phân ưu của Toà Thánh gửi tới Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám Mục Giáo Phận Nha Trang - và các thành phần dân Chúa trong Giáo phận Nha Trang.

Để bắt đầu Thánh Lễ, Đức Hồng Y - chủ tế Thánh Lễ an táng hôm nay gửi lời phân ưu tới toàn thể giáo phận Nha Trang bởi lẽ Giáo Phận đã mất đi một người cha chung, một vị mục tử nhân hậu, một người anh em gần gũi, hiền lành, khiêm tốn, ân cần với mọi thành phần trong giáo phận. Tiếp theo lời phân ưu. Đức Hồng Y mời gọi mọi thành phần dân Chúa hãy đặt niềm hy vọng vào Chúa bởi vì cái chết không phải là cánh cửa khép lại, nhưng là mở ra để Đức Cha Phaolô vào thiên đàng hưởng vinh phúc với Chúa. Đức Hồng Y mời cộng đoàn tin tưởng và hy vọng bởi lẽ Đức Cha Phaolô đã chu toàn tốt mọi sứ mạng Chúa trao phó. Thế nhưng, trong thân phận làm người không tránh khỏi những thiếu xót, Đức Hồng Y mời gọi mọi người khiêm tốn thú nhận tội lỗi để xứng đáng dâng Thánh Lễ thật sốt sắng để xin lòng thương xót xuống trên Đức Cha Phaolô và xin cho Đức Cha Phaolô mau hưởng Nhan Thánh Chúa.

Trong bài chia sẻ thật đậm tình tin tưởng và phó thác trong Đức Kitô Phục Sinh, Đức Hồng Y đã dựa trên bài đọc một trích sách Khôn ngoan và bài đọc hai trích thư của thánh Phaolô để giải thích cho ý nghĩa của đau khổ và cái chết. Đức Hồng Y chia sẻ rằng sự đau khổ và ngay cả cái chết không phải vô nghĩa, nhưng nó được đặt trong ý định của Thiên Chúa.

Và, Đức Hồng Y đã gợi lại hình ảnh của Đức Cha Phaolô, Đức Cha Phaolô đã sống một cuộc đời dâng hiến đầy gian lao vất vả trong những giai đoạn khác nhau của đời sống xã hội và những bổn phận nặng nhẹ khác nhau. Dẫu thế, Đức Cha Phaolô vẫn kiên nhẫn, hiền hoà, khiêm tốn, và khéo léo để chu toàn nhiệm vụ mà Chúa trao phó. Nhờ đó mà ta có thể tin tưởng Ngài thật xứng đáng chia sẻ vinh quang của Đức Giêsu phục sinh. Đức Hồng Y đã liên tưởng cuộc đời của Đức Cha Phaolô như hạt lúa mì được gieo vào lòng đất, chấp nhận thối đi, chết đi và trổ sinh dồi dào hoa trái.

Trước khi kết Thánh Lễ an táng Đức Cha Phaolô khép lại, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli ngỏ chút tâm tình của Đức Tổng với cộng đoàn. Kế đến, một linh mục đại diện cho linh mục đoàn Nha Trang bày tỏ tâm tình với Đức Cha Phaolô, và cuối cùng là Đức Cha Giuse Võ Đức Minh dâng lời tạ ơn Chúa, cám ơn quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ, quý chủng sinh, và toàn thể cộng đoàn.

Và rồi, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Tổng Giáo mục Giáo phận Huế - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã cử hành nghi thức tiễn biệt. Sau nghi thức tiễn biệt, thân xác Đức Cha Phaolô được tạm gửi trước đài Đức Mẹ chờ ngày tất cả cùng nhau tái ngộ trong Đức Kitô Phục Sinh.

Nguyện xin Chúa là Cha giàu lòng thương xót mở cửa Thiên Đàng cho linh hồn Đức Cha Phaolô vào và hưởng Nhan Thánh Chúa như lòng Đức Cha Phaolô hằng ấp ủ. Cũng xin Đức Cha Phaolô khi gần Chúa sẽ cầu nguyện nhiều cho Giáo Hội Việt Nam, cách đặc biệt cho Giáo Phận Nha Trang để ngày mỗi ngày Giáo Phận Nha Trang trở nên những nhân chứng nhiệt thành của Nước Chúa giữa lòng đời và lòng người.

 
Đoàn Liên Minh Thánh Tâm & Ngành Nữ Tông Đồ dã ngoại 2017
Trần Văn Minh
19:17 18/02/2017
Theo thông lệ sinh hoạt hằng năm, sáng Thứ Bảy 18/2/2017, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ thuộc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức buổi dã ngoại thường niên sau một năm phục vụ tông đồ cho các đoàn viên tại Footscray Park, trong một buổi sáng tương đối đẹp trời.

Mời xem hình

Bên dòng Sông Maribyrnong xanh lơ trong một ngày thời tiết thật lý tưởng, nắng rất nhẹ và không gió, đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ với đủ mọi thành phần già trẻ tập trung nhau về đây, cùng sinh hoạt hát ca và chơi các trò chơi vui nhộn để có những giây phút thư giãn sau một năm hoạt động công tác tông đồ.

Từ sáng sớm, các anh chị trong ban tổ chức đã đến khu vực để chuẩn bị cho mọi người có bữa ăn trưa BBQ, nên các lò nướng công cộng đã được chuẩn bị nhóm lửa để nướng thịt phục vụ cho số đông các đoàn viên và khách mời dự trù gần 100 người. Mùi thịt bay thơm lức mũi tỏa ra không gian bao la của khu vực park bên dòng sông bên cạnh, những ai đến sớm thì phụ giúp, hay lang thang thơ thẩn hít thở khí hậu trong lành, ngồi trên các ghế đặt đây đó, hay vào trong lều trò chuyện và cả đọc kinh.

Trên bến, dưới thuyền. Hôm nay thêm một sinh hoạt tập đua thuyền chèo (Rowing Boat) của các em học sinh tại các trường trung học trong tiểu bang đến thực tập nên khu vực này trở nên đông vui náo nhiệt hơn thường lệ.

10 giờ sáng, khi mọi người đến tương đối đầy đủ, các anh, chị: Mai Thanh Hải, Nguyễn Thị Nữ, Hà Đặng, Trần Bá Nguyệt, Nguyễn Văn Thi, Ngô Quốc Thịnh phụ trách quản trò hướng dẫn và chuẩn bị các trò chơi. Tiếng hát, tiếng cười nhún nhảy theo nhạc cùng tiếng cổ võ, trên nét mặt thật tươi của những đoàn viên đủ mọi lứa tuổi, nhưng hầu như đoàn viên đều lớn tuổi cả, tuy nhiên ai trông cũng như trẻ lại cái tuổi thanh xuân.

Sau những giây phút thư giãn, là bữa ăn trưa thật ngon miệng nhờ những bàn tay của chị Mây, chị Mai, chị Thành anh chị Hiếu giúp nướng thịt vv, cộng với hoạt động chạy nhảy vui vẻ trong sinh hoạt tạo cho ăn ngon miệng hơn. Các câu chuyện trao đổi nơi các bàn cũng vui vẻ không kém. Linh mục quản nhiệm cũng đã đến cùng với đoàn dù hơi trễ vì đi dâng lễ, để chia sẻ niềm vui trong không khí thân tình trong cộng đoàn.

Kết thúc buổi dã ngoại, như mọi năm, Đoàn đã tặng nhiều phần qùa cho mọi người qua buổi rút thăm, ném vòng thật vui nhộn, hầu như ai cũng có qùa. Tạ ơn Chúa, mọi sự đều tốt lành vui vẻ, mặc dù có vài cơn mưa thoáng đến thoáng đi, nhưng buổi sinh hoạt dã ngoại đã gặt hái nhiều kết quả, tăng thêm năng lực để mọi người hăng hái hoạt động tông đồ trong năm phụng vụ mới của Năm 2017.

Được biết, Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ là một trong các đoàn thể hoạt động rất mạnh để giúp cho các sinh hoạt của Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm thêm sinh động.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kỷ niệm 38 năm cuộc xâm lăng 17/2/1997:Tưởng em một cánh hoa sim
Sơn Ca Linh
10:24 18/02/2017
TƯỞNG EM MỘT CÀNH HOA SIM TÍM

(Kỷ niệm 38 năm cuộc “xâm lăng bắc biên” : 17/2/1979-17/2/2017)
Kính dâng hương hồn những cô gái Lạng Sơn đã nằm xuống trên những đồi sim nhuộm máu
 
Đất nước tôi,
Từ lâu lắm vẫn ưa màu hoa tím,
Màu nhớ nhung, màu da diết tình yêu.
“Tím cả chiều hoang”[1], “lau lách đìu hiu”[2],
Tím lối em đi [3], tím từng trang sách [4]…
 
Có ai lên nương đồi phía bắc,
Có ai qua sướn dốc Tây nguyên,
Sẽ thấy những con đường tím ngát hoa sim,
Thấy mùa xuân dịu dàng nghe rất lạ !
 
Hoa sim ấy e ấp sau cành lá,
Như dáng xuân em đâu đó sau hè,
Không rộn ràng không vồn vã xum xuê,
Màu áo tím chân quê mà hồn hậu.
 
Đất nước tôi,
Đã qua bao mùa xuân đẫm máu,
Mùa xuân 79
Những đồi sim thành bãi trận kinh hoàng,
Hoa tím dại loang máu đỏ miên man,
Hoa sim héo bên xác em gục chết !
 
Màu tím hoa sim mang nỗi buồn da diết,
Dấu thời gian có biền biệt đi qua,
Tưởng về em ta ngắt một cành hoa,
Em về nhé, một cành hoa sim tím !
 
Sơn Ca Linh


[1] Lời trong bài hát “Những đồi hoa sim” của nhạc sĩ Dzũng Chinh.
[2] Gợi ý trong 2 câu thơ : Đôi bờ lau lách đìu hiu tím, Gom buồn lên ngọn gió heo may...trong bài thơ “Trời đã vào thu” của Ngô Văn Phú.
[3] Gợi ý trong 2 câu thơ : Con đường em về ban trưa, Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ…trong bài thơ “Hoa tím ngày xưa” của Cao Vũ Huy Mên.
[4] Gợi ý từ 2 câu thơ : Bây giờ mực tím thôi vương, Mùa thi đã vãn, sân trường vắng hiu…trong bài thơ “Mực tím” của Nguyễn Sĩ Đại.
 
Văn Hóa
Thăm đảo Qủy - Devil's Island - của Pháp ở Guiana
John
16:48 18/02/2017
Đảo Quỷ (Devil’s Island) là một phần của một chuỗi ba hòn đảo gọi là Iles du Salut, gồm Ile Royale, Ile St Joseph, Ile du Diable ở ngoài khơi Guiana thuộc Pháp, đảo nàỳ nổi tiếng vì là nhà tù của Pháp ở thế kỷ 19 và 20 và hầu hết bất khả xâm phạm cũng như ít có tù nhân nào trốn thoát được khỏi địa ngục trần gian này.

Ba đảo này nằm gần nhau đảo lớn nhất thì chiều dài cũng chỉ 3 cây số còn đảo nhỏ chỉ rộng chừng 1 cây số.

Hình ảnh

Khai trương vào năm 1852, nhà tù ở đây đã vang danh khắp trên toàn thế giới vào giữa thập niên 1890, khi vị đại úy quân đội Pháp tên là Alfred Dreyfus bị kết án tù chung thân. Dreyfus bị kết tội oan là bán bí mật quân sự cho nước Đức, và mặc dù án tù của Dreyfus sau đã được giảm xuống còn 5 năm tù.

Có hơn 80.000 tù nhân và tội phạm của Pháp bị đưa tới giam ở đảo này. Họ gồm những tù nhân chính trị, các người chống đối Pháp tại các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) bị đầy tới đây. Chúng ta nhớ lại Pháp dùng 2 nơi giam tù chính trị và đầy các nhà cách mạng ở thuộc địa: một là ờ đảo Reunion thuộc Pháp gần Madagasca, hai là đảo Qủy.

Tù nhân chịu ngược đãi phải tù lâu năm và còn bị lạm dụng phải sống trong cảnh tù tội trong điều kiện bệnh tật chồng chất nan giải, khó có khi trở lại quê quán được.

Ở đảo Qủy hầu như không có tù nhân nào trốn thoát được khỏi đảo này, trừ ra câu chuyện của Henri Charrière, tác giả cuốn sách Papillon (sau này đóng thành phim rất lôi cuốn) tả về cảnh vượt ngục của ông ta và người bạn tên là Sylvain dùng trái dừa bỏ vào bao bố làm phao và trốn thoát được vào đất liền. Tên Sylvain chết trên bãi cát lún khi còn cách đất liền. Còn Charrière sau đó ít lâu cũng bị bắt lại và bị giam tại nhà từ ở El Dorado thuộc Guiana của Pháp, ít lâu sau được thả tự do và sống đời còn lại ở Venezuela.

Câu truyện của Charrriere tạo nên nhiều tranh cãi, thứ nhất tại sổ tù ở đảo Quỷ không có ai tên là Charrière. Tay này bị giam tại nhà tù đất liền và trốn thoát, những chi tiết về cuộc trốn thoát và kinh nghiệm tù ở đảo Qủy là góp nhắt lại kinh nghiệm của người khác. Do vậy nhiều người cho là cuốn sách là hư cấu hơn là sự thật về đảo Qủy. Nhưng nhiều người cũng cho rằng cảnh rùng rợn và cách đối xử ác độc với tù nhân ở đây nói nên tính cách man rợ của nhà tù Pháp thời bấy giờ.

Sau nhiều tranh cãi, các nhà tù trên đảo Devil đã chính thức đóng của vào năm 1953.

Năm 1965, chính phủ Pháp chuyển giao trách nhiệm cai quản đảo cho Trung tâm Vũ trụ Guiana, và trong những năm gần đây, các tiện nghi cho khách du lịch tham quan đảo này được thêm vào.

Đảo Quỷ và hai hòn đảo láng giềng nhỏ hơn môĩ năm tiếp đón khoảng chừng hơn 50.000 khách du khách từ các cruise ships ghe thăm.
 
Thăm thành Belem gần cửa sông Amazon của Brazil được ví là ''Paris nhiệt đới.''
John
16:47 18/02/2017
Thành Belem được thành lập vào năm 1616 là một trong những khu định cư đầu tiên dọc theo sông Amazon nằm phía gần cực Đông Bắc của Brazil. Belém, thủ đô của tiểu bang Para, một thời trước đây phát triển thịnh vượng được coi là một trong những sân chơi quan trọng của Nam Mỹ cho những người giàu có và là thủ đô văn hóa của vùng này.

Hình ảnh

Được coi như một Ốc đảo đô thị trong rừng rậm của Amazon, Belem từng trải qua sự tăng trưởng chưa từng có về giầu sang tột bực trong thời kỳ cao su bùng nổ vào đầu thế kỷ 19 nhờ sự độc quyền của Brazil trong ngành cao-su thời bấy giờ.

Chính trong kỷ nguyên vàng son này mà thành phố có biệt danh Thành Cây Xoài (có nhiểu xoài) xây dựng một trong những dinh thự nổi bật nhất theo phong cách tân cổ điển là Nhà Hát Theatro da Paz trên Công trường Praça da República vào năm 1874 - một minh chứng kiến trúc cụ thể nói lên sự sang trọng của thời đó, khi thành phố đã được trìu mến gọi là "the tropical Paris - Paris nhiệt đới."

Đến năm 1910, cao su bị mất thế và kinh tế ở đây sụp đổ, nhưng Belém vẫn kiên trì giữ được vị trí là một trung tâm cảng sông và du lịch phát triển.

Ngày nay Belem vẫn còn là thành phố cảng rất vui nhôn – tuy dù đến đây luôn đổ mồ hôi vì nóng bức vì gần xích đạo – đây là thành phố bác nhịp cầu cầu để tiếp cận với Amazon.

Belem có những khoảng không gian xanh xinh đẹp rợp bóng cây xoài. Các con phố thuộc trung tâm lịch sử luôn sôi động và đông đúc người đi lại, xe cộ luôn chật cứng đường vì mọi người đều đổ về đay mua bán hay du lịch.

Belem thành cổ có nhiều tòa nhà thời thế kỷ 17 và 18 nguy nga tráng lệ. Một số tòa nhà nay biến thành viện bảo tàng lưu trữ những kỷ vật và các tác phẩm tuyệt vời.

Tu vậy cái thu hút lớn nhất của Belém và luôn luôn hấp dẫn xôi động, đông đúc người ra vào là Thị trường Ver-o-peso và Chợ Trời lớn nhất ở Mỹ Latinh. Và ai tới thăm Belem cũng phải dừng chân tham quan nơi này. Từ đây, ma thuật ẩm thực Belém của trở nên thật rõ nét và sinh động: một chuỗi dài những nhà hàng khang trang dọc theo bờ sông, có internet free và máy lạnh tuyệt vời, rộng rãi và thực đơn ẩm thực truyền thống Brazil và ra khu Chợ Trời với các quán ăn khắp nơi và ẫm thực rừng thiêng Amazon làm cho Belém trở thành một trong những khu ẩm thực thú vị nhất ở Brazil. Bom proveito!

Ver-O-Peso Market khối và là cột mốc được yêu thích nhất của thành phố. Nó được làm đầy với các quầy hàng cung cấp thực phẩm điển hình, thủ công mỹ nghệ gốm sứ, quần áo làm bằng tay, và sự quyến rũ thực hiện bởi các học viên của macumba (phiên bản của voodoo của Brazil). Có một loại rau tươi

Khu Chợ Trời Ver-o-peso không những chỉ có những quán ăn nhưng còn bán đủ thứ từ quần áo, đồ dùng, trang sức, đồ kỷ niệm mà còn có cả thịt thà, hải sản, nông sản, thú vật, rau quả núi rừng và cả hột cây giống…
 
Kinh thành Recife được coi là ''Venice của Brazil''
John
18:04 18/02/2017
Thành Recife của Brazil được coi là "Venice của Brazil" Brazil vì nó được chia cắt bởi nhiều tuyến đường thủy và đan chéo bởi nhiều cầu. Một vùng trước đây là đầm lầy ngập nước mặn rộng lớn và các kênh đường thủy được tích hợp cơ cấu hóa làm thành nên cuộc sống thành phố này.

Hình ảnh

Đúng vậy khi bạn đang ở nơi nào đó trong thành Recife, thì thường bạn cũng sẽ hoặc thấy mình đứng trên một cây cầu, hay trên đường đắp cao hoặc một chiếc thuyền. Mặc dù biệt danh là Venice của Brazil, nhưng thành này không phải là người Ý xây dựng mà là những người châu Âu khác. Những người định hình lịch sử của thành phố này là người Bồ Đào Nha thành lập nó năm 1537, rồi Hà Lan cai trị một thời gian ngắn trong thế kỷ 17 và cũng để lại dấu ấn kiến trúc của họ trong thành phố.


Recife là một trong những đô thị lớn nhất của Brazil, với các phố khu có những nét đặc thù, bao gồm khu phố thuộc địa cũ với các tòa nhà cổ trong những điều điện được bảo quản tùy theo. Tại khu Boa Viagem, nơi mà khi thủy triều thấp, bạn có thể thấy các bờ đá cao và đây là lý do thành phố có tên là “Recife kè đá”. Một một đường dải bờ biển lót ván gỗ để đi bộ dài tới 12 km (tám dặm). Đây là địa điểm người dân địa phương ưa thích chạy bộ và xe đạp.

Gốc rễ văn hóa Recife của rất đáng chú ý, và thành phố này tự hào có năm trường đại học, cũng như vô số các phòng trưng bày nghệ thuật và nhiều viện bảo tàng. Viện Instituto Ricardo Brennard được đặt trong một tòa nhà thời trung cổ, nơi đây có một bộ sưu tập vũ khí và áo giáp từ thời kỳ thuộc địa của Hà Lan. Tại Bảo tàng do Homen do Nordeste nơi tích chứa đầy đủ nhất về di tích các thời thuộc địa ở Brazil với một phần xã hội học và nhân học, cũng như về các đồ thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật - tôn giáo và thế tục.

Ẩm thực và âm nhạc tại thành phố nằm ở ven biển đông bắc Brazil này rất khác với Rio de Janiero hay São Paulo đến nỗi bạn có cảm giác là mình đang sống tại một quốc gia khác.

Chúng tôi đến thăm Recife đang khi dân chúng sửa soạn cho Carnival, đâu đâu cũng thấy bầy bán quần áo và trang sức cho lễ hội này, và từ mọi con phố nhạc kích động âm thanh bùng nổ vang tứ phía.

Recife có rất nhiều dinh thự và nhà thờ cổ. Tôi đã danh cả buổi sáng thăm và chụp hình được đến 7 nhà thờ cổ… thế nhưng rồi khi đang giơ máy Iphone chụp hình trước nhà thờ Igreja Matriz de Santissimo Sacramento (Nhà thờ Mình Thánh Chúa), một tay cướp đã giật lấy Iphone ngay trên tay của tôi và chạy mất trước mặt cả đám đông người! Thế là mất hết các hình chụp. May mà tôi có đem theo máy hình nhỏ khác, nên trên đường về chụp được một số hình khác, nhưng không tiểu biểu cho Recife.

Thành phố lân cận Olinda gần Redife được vào sổ là Di sản Thế giới của UNESCO. Thành này lôi cuốn du khách vì có những tòa kiến trúc theo lối Baroque tuyệt đẹp, đường phố lót đá gạch cổ xưa có thể đi dạo, có lễ hội carnaval nổi tiếng thế giới, và từ những đỉnh đồi bao quanh thành phố có thể nhìn toàn diện cảnh thành phố trải rộng đẹp mắt phía dưới.
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News