Ngày 14-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Luật hoàn thiện
Lm Vũđình Tường
05:29 14/02/2020
Thế giới thiên nhiên có luật riêng của nó. Thế giới loài người có luật lệ do con người làm ra, gọi chung là luật xã hội. Thế giới tâm linh cũng có luật hướng dẫn cuộc sống tâm linh. Luật hướng dẫn đời sống tâm linh do Chúa đặt vào tim con người, ngay khi con người đó được Thiên Chúa tạo dựng. Luật này được coi là luật Thiên Chúa ban cho con người. Cả luật Thiên Chúa lẫn luật xã hội đều chung mục đích là phục vụ con người, tuy nhiên phẩm chất luật hoàn toàn khác biệt, đôi khi đối chọi nhau.

Trước tiên, luật Thiên Chúa ban cho con người bởi Thiên Chúa yêu thương con người và bảo vệ mạng sống con người từ lúc khởi sự cho đến muôn đời. Sau khi thân xác này chết đi, linh hồn tiếp tục được Thiên Chúa yêu thương, bảo bọc. khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đặt vào trong tâm khảm họ luật yêu thương, chính nhân tố này giúp con người biết yêu mến Thiên Chúa, yêu tha nhân, và yêu thế giới thiên nhiên do Chúa tạo thành. Luật xã hội được ban hành đáp ứng nhu cầu xã hội lúc đó, vì chính phủ lo sợ nếu không có luật này bảo vệ, xã hội sẽ gặp nhiều trở ngại, đời sống xã hội bất ổn, có thể có nội chiến hay loạn. Luật xã hội ban hành không phải vì yêu, mà vì lo và sợ. Ngăn ngừa sợ hãi nên tạo luật cho bớt lo sợ. Luật xã hội ban hành do sự thông minh, sánh suốt của các luật gia, để đáp ứng nhu cầu xã hội đòi hỏi. Khi xã hội không đòi hỏi nữa luật đó sẽ đi vào dĩ vãng. Một số luật xã hội còn có tình trạng thiên vị một nhóm nhỏ có thế lực tài chánh, quyền thế, và địa vị trong xã hội, bắt dân nghèo, cô nhi, quả phụ phục vụ cho quyền lợi riêng của phe nhóm.

Thứ hai, Luật Thiên Chúa mang tính cách toàn cầu, không giới hạn bởi thời gian, nơi chốn. Thí dụ luật yêu thương, tha thứ, công bằng, thống hối, làm hoà, muôn đời cần thiết. Mười Điều Răn Đức Chúa Trời nói lên điều đó. Mười Điều Răn tồn tại ngàn đời. Hoàn cảnh thay đổi, xã hội thay đổi, đời sống thay đổi, suy nghĩ thay đổi, Mười Điều Răn bảo vệ mạng sống, bác ái, công lí luôn hợp thời, luôn cần thiết. Luật xã hội khác biệt từ thành này đến phố khác, áp dụng thời trước khác thời nay.

Thứ Ba, Thiên Chúa ban ân sủng cho những ai trung tín trong việc giữ luật Chúa. Ân sủng này nên sức mạnh giúp người đó sống trong ân nghĩa Chúa, trung tín với luật Chúa. Luật xã hội không có khả năng giúp người kiện toàn luật. Sức mạnh của luật đặt căn bản trên hình phạt, như bồi thường, tù tội gây khiếp sợ cho người giữ luật.

Luật gia trước Đức Kitô giải thích luật theo í riêng, ảnh hưởng bởi phe nhóm. Từ đó dẫn đến việc hiểu sai luật Chúa. Thay vì luật lệ được giải thích cách đơn giảm, dễ hiểu cho mọi người, và làm cho cuộc sống dễ thở hơn, giảm bớt căng thẳng hàng ngày. Các luật gia làm ngược lại, dựa vào Mười Điều Răn làm căn bản, họ dùng ngôn từ khó, người thường không hiểu, và có thể lách luật, giải thích nhiều cách khác nhau. Đức Kitô đến kiện toàn lề luật, giúp đám đông hiểu luật bị các luật gia chê bai, chỉ trích. Vì thế Đức Kitô nói Ngài đến không phải để phá bỏ lề luật, mà chính là làm cho chúng nên trọn. Đức kitô kiện toàn lề luật bằng nhiều cách khác nhau. Một, chính Ngài tuân giữ các lề luật. Hai Ngài giải thích luật bằng chính sự khôn ngoan, thông thái của mình, sự thông thái của Thiên Chúa nên được đám đông ca tụng, khen ngợi là Đấng rao giảng có uy quyền. Ba, Ngài kiện toàn điều Giao Ước xưa, loan báo, rao giảng bởi các tiên tri. Tư, chính Ngài tự nguyện vâng lời Chúa Cha chết trên thập tự để kiện toàn luật yêu thương. Việc kiện toàn lề luật xảy ra khi Ngài tắt thở trên thập tự, lộ rõ tình yêu cứu độ Thiên Chúa. Sự chết và Phục Sinh vinh hiển của Ngài tạo thành điều Giao Ước mới với Kitô hữu.

Thứ tư, Đức Kitô không nhìn vào bề ngoài, hay cách cấu kết câu văn trong luật để giải thích. Đức Kitô nhìn vào bên trong, nhìn tận tim gan con người để đưa ra lời giải thích luật Chúa. Người giữ luật Chúa không phải vì sợ hình phạt mà chính là yêu mến luật Chúa, yêu mến Thiên Chúa nên sẵn lòng, vui vẻ thực thi luật yêu thương Chúa ban. Chính điều này làm cho luật yêu thương trở thành cuộc sống yêu thương. Cuộc sống yêu thương và tha thứ luôn chung đôi. Không có yêu thương, không có tha thứ; và tha thứ mà không yêu thương là tha thứ ngoài môi miệng. Theo Đức Kitô, tha thứ mở cửa đón chào hoà bình và tự do, không còn bị ràng buộc bởi luật và mặc cảm tội lỗi. Hoà bình mang an vui, hài hoà trong cuộc sống và đó là cách sống Thiên Chúa vạch ra cho các Kitô hữu sống. Hoà bình, an vui, tự do và tha thứ đi chung với nhau nhưng tha thứ quan trọng hơn cả, bởi tha thứ là nền tảng cho hoà bình, an vui. Tha thứ còn mang màu sắc của chiến thắng, thành công. Thắng cái tôi, cái kiêu căng, ích kỉ của chính mình. Trong các cám dỗ trong đời thì tha thứ là cám dỗ sau cùng. Là cám dỗ sau cùng bởi chấp nhận tha thứ là chiến thắng chính mình. Thiếu tha thứ vẫn còn bị lệ thuộc, ràng buộc bởi tội lỗi. Tha thứ chính là giải thoát chính mình khỏi những ràng buộc đó. Vì thế ma quỷ thường cám dỗ đừng tha, đừng thống hối, đừng ăn năm, đừng làm hoà, cứ lặng câm, coi như không có gì, thời gian sẽ xoá nhoà. Thứ cám dỗ sau cùng này xem có vẻ nhẹ nhàng, nhưng là cám dỗ kêu gọi ta đừng tự giải thoát mình, để chúng ràng buộc cuộc sống tâm linh ta. Tha thứ bắt đầu bằng khiêm nhường, nhìn nhận mình yếu đuối, sai trái dẫn đến xin lỗi làm hoà. Hiểu như trên sẽ thấy luật Chúa giúp ta sống an vui hạnh phúc đời này, và còn được sống an vui hạnh phúc trường sinh đời sau trong nước Chúa, nơi đó khao khát, thèm muốn riêng tư, và đau thương không tồn tại trong nước Chúa.

TiengChuong.org

Perfect law

Some believe natural law is designed by God to govern the natural world. The divine law is not just simply a way to govern our way of life, but its primary purpose is to show our love, and worship of God. There is another set of laws to govern a society, and that is manmade laws. The differences between the divine law and manmade law are not of their purposes, but rather, their natures. Both sets of laws serve to protect human life in their own way.

First, the divine law is born out of God's love; while manmade law is born out of fear. When God creates a person, God inscribes into that person's heart the divine law, that enables the person to love God, to enjoy God's creation, and to love others. Manmade laws are given in response to the needs of a society at a given time. Without such laws, governments are frightened that bad things can be out of control, and that creates chaos for the society. Manmade laws are born out of human knowledge, and wisdom, which in themselves are limited, and sometimes are biased in favour towards popular cultures. When a popular culture dies, that law becomes history.

Second, the divine law has universal implications and is timeless; while manmade laws are local, limited, and differ from place to place.

Third, God blesses those who are faithful, enabling them to keep the divine laws. God's grace assists a person to be faithful to God's laws; manmade laws give no assistance in helping people to keep the laws. The strength of the laws relies on discipline and punishment for those who break the laws.

Law makers before Jesus failed to interpret the divine law correctly. Unfortunately, instead of making the law relevant, and easy for the public, to ease the burden of life, and to promote life; they made the law a heavy burden for the poor, and widows. Jesus came to fulfil the law, not to abandon it as people criticised him. Jesus fulfilled the law by he himself observing the law. He showed his authority in interpreting the law. He fulfilled the promises, fulfilling the prophecies by early prophets, and by his submission in doing God's will. The accomplishment of the law happens at the moment of his death, when he displayed his love on the cross. His death and resurrection established the new covenantal relationship between God and the human race. For Jesus, the divine law goes beyond the letter of the law. It is not based on the exterior appearance, but rather it is extended beyond the letter, and at the human heart's level. It is the interior attitudes of a person towards the law, that counts. For Jesus, reconciliation brings peace, and harmony for a community, and that is the way of God. It is not punishment and disciplines as manmade law proposed. Peace, harmony, and the sense of liberation, and achievement gained from reconciliation are qualities of God's kingdom, that a penitent will enjoy now and in the future. The sense of achievement is most important in reconciling to others. It is a personal victory, because pride and arrogance dominate that person no more, but the person is guided by the spirit of humility, meekness, and self controlled. Seen in that way, the divine law helps a person to prepare for living in peace, and harmony right now here on earth, and for enlightenment about God's kingdom, where human desires and suffering cease to exist.
 
Chúa kiện toàn luật như thế nào?
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:58 14/02/2020


Chúa Nhật thứ VI Thường Niên năm A

“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Vậy Chúa kiện toàn lề luật như thế nào?

1. Chúa Giêsu nâng cao lề luật của Cựu Ước.

Từ khi ban luật Tân Ước, Chúa Giêsu mặc cho lề luật giá trị cao siêu:

- Không cần đợi đến sát nhân thì mới phải ra tòa. Từ nay chỉ cần ai giận ghét anh chị em, chửi mắng, rủa xả, thóa mạ họ, đã đáng trầm luân nơi hỏa ngục.
- Luật mà Chúa Giêsu dạy nhằm bảo vệ và cổ võ thực thi bác ái giữa đồng loại với nhau. Giữ luật mà không nhắm đức bác ái là sai tinh thần luật.
- Luật mà Chúa Giêsu dạy đòi người giữ nó phải luôn khiêm tốn. Bởi nếu không khiêm tốn, người giữ luật sẽ cho rằng mình trọn hảo, mình tốt lành và dễ đánh giá người khác theo cái nhìn chủ quan của bản thân.

2. Luật là phương tiện chứ không phải mục đích.

Đã là phương tiện, phải nhằm phục vụ mục đích. Để đạt một mục đích, có nhiều phương tiện. Phương tiện mà không thể đạt mục đích hay lệch mục đích thì phương tiện không còn cần thiết.

Mục đích của Kitô hữu là tìm kiếm và đạt tới hạnh phúc. Giữ luật mà như gánh nặng, việc giữ luật ấy thất bại. Do đó, ta cần tinh thần tự do để giữ luật.

Ví dụ: Hai người đàn ông cuốc đất để trồng cây trên hai mãnh đất có diện tích như nhau. Nhưng một người là tù binh, người kia không hề bị giam cầm.

Chắc chắn cây trái trên mãnh đất của người tự do sẽ tốt hơn nhiều, xanh tươi hơn nhiều, cho ra kết quả lớn hơn nhiều.

Người bị tù không trông mong quyền lợi bản thân trên mãnh đất mà anh trồng tỉa. Hơn nữa, anh chỉ trồng vì ép buộc, kỹ luật, hoàn toàn thiếu tự do, chắc chắn vườn cây của người bị cầm tù không sánh nổi vườn cây của người tự do.

Cũng vậy, giữ luật trong đức tin vì mục đích yêu mến Chúa, muốn thăng tiến bản thân trên đường nhân đức, việc giữ luật ấy tốt đẹp, hạnh phúc. Trường hợp này, luật là phương tiện đưa người gắn bó với nó tiến xa trên đường đạo đức.

Nhưng ai không có lòng mến, chỉ giữ luật như bị buộc, suốt đời Kitô hữu sẽ không có niềm vui. Ngày qua ngày, luật chỉ là gánh nặng, chỉ là sự cồng kềnh...

3. Giữ luật phải đưa tới ơn nên thánh.

Chúa muốn ai sống lề luật là phải nên thánh. Giữ luật là phải đạt tới mục đích nên thánh. Giữ luật mà không đưa tới ơn nên thánh, việc giữ luật ấy sai, phải chỉnh đốn lại.

Vì thế, người tín hữu cần xem lề luật như là đường lối dẫn mình đi về phía Chúa, đi về cõi đời đời trong ơn nghĩa Chúa.

Người tín hữu cần có luật để bảo đảm con đường mình đi là con đường của đức tin, củng lòng mến Chúa.

Luật mà mình mang theo suốt đời là ánh sáng soi tâm hồn, là cách để mình nhắm đúng hướng, khi phải sống giữa cuộc đời trần thế còn nhiều khó khăn, dễ làm chúng ta trật đường.

4. Đặt luật vào đúng vị trí của nó: Có hai thứ: Thiên luật và nhân luật.

Thiên luật là luật do Thiên Chúa ấn định và trao ban. Thiên luật thì trên hết, bất di bất dịch, mọi người đều phải tuân giữ và ưu tiên trên mọi ưu tiên.

Còn nhân luật là luật do con người làm ra, có tính tương đối. Luật của con người có thể thay đổi và cần được thay đổi.

Ví dụ: Bảo vệ sự sống con người là Thiên luật. Do đó, không ai có quyền sát hại hay cho phép sát hại con người từ khi bắt đầu thành thai đến khi chết bằng một cái chết tự nhiên.

Trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta khẳng định rằng, luật của con người phải nhắm phục vụ luật của Thiên Chúa. Do đó, luật của con người cần phải lấy luật của Thiên Chúa để quy chiếu và không được trái với luật của Thiên Chúa.

Vì thế, giữ luật phải đưa tới tình yêu. Tình yêu là luật bất di bất dịch đến từ Thiên Chúa. Giữ luật mà làm cho tình yêu, sự cảm thông, lòng bác ái bị chèn ép, thì đó là giữ luật sai, cần chỉnh đốn lại.

5. Luật yêu thương là luật tối thượng.

Chúa Giêsu đã nhiều lần minh định: Phải kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình (x. Mt 22, 34-40; Mc 12, 28-34; Lc 10, 25-28).

Dù xác định mến Chúa yêu người là giới răn trọng nhất, nhưng chúa Giêsu đã phân thành hai điều trên dưới khác nhau: mến Chúa và yêu người.
Chính nhờ biết kính mến Thiên Chúa nên chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân vượt quá cảm tính thường tình để rồi có thể yêu thương cả kẻ thù, yêu thương người bắt bớ, làm hại mình (x. Mt 5, 43-48).

Trong Giáo huấn của Chúa Giêsu, yêu thương không dừng lại ở những cấm đoán (không được: ngoại tình, trộm cắp, rẫy vợ, giết người...), nhưng tiến xa hơn bằng thực thi việc tốt cho tha nhân, đến mức yêu tha nhân như bản thân.

Chính Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta về việc Người hy sinh chính bản thân của Người để chết cho ta.

Ước mong từng người Kitô hữu luôn biết thanh tẩy tâm trí mình để sống đúng tinh thần luật mà Chúa Giêsu đã dạy và nêu gương.
Ước mong mỗi Kitô hữu luôn ý thức, giữ luật không là thể hiện bên ngoài, mà là đào tạo cõi tâm theo tinh thần luật. Nếu tinh thần luật có được thể hiện ra bên ngoài, thì nó đã thật đầy trong tâm.
 
Yêu thương là chu toàn lề luật
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:05 14/02/2020


Chúa Nhật VI Thường Niên
Hc 15,15-20; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37.

Trong ngày Chúa Nhật VI thường niên năm A, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về chủ đề “tuân giữ luật Chúa phát xuất từ con tim chân thành.” Việc tuân giữ luật Chúa không chỉ là thực hành luật Chúa hay ý Chúa một cách bề ngoài và hình thức, nhưng phải được bắt đầu với một trái tim mà ở đó có sự vâng phục, việc làm theo thánh ý Thiên Chúa được thực hiện.

Trong bài đọc I, sách Huấn Ca nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tự do để vâng phục Thiên Chúa. Sự vâng phục không phải là điều gì đó ép buộc chúng ta. Nó cũng không phải là điều gì áp đặt trên chúng ta, nhưng nó là một phần của món quà tự do mà Thiên Chúa ban cho trái tim con người, nó phát xuất từ trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta. Quả thế, nhờ tự do, chúng ta có thể trung thành với Thiên Chúa, nhưng cũng nhờ tự do mà chúng ta có thể nói không với Thiên Chúa. Hy vọng mỗi người chúng ta có thể sử dụng tự do này, như một phần chính yếu của tâm linh con người, của trái tim con người để sống và trung thành với lề luật của Thiên Chúa.

Trong bài đọc II, thánh Phaolô nói với các tín hữu Côrintô về sự khôn ngoan của Thần Khí mà mỗi người có thể có nhờ sự trưởng thành tu đức. Sự khôn ngoan này rất khác biệt với sự khôn ngoan của thế gian; nó cũng khác biệt với sự khôn ngoan của những người lãnh đạo thế giới này. Sự khôn ngoan của thế gian thường đưa ra những yêu, họ bắt phải làm điều này, buộc phải làm điều kia, nhưng chúng ta đều biết rằng nghe theo những mệnh lệnh của những người lãnh đạo trần thế, hay của sự khôn ngoan thế gian có thể dẫn chúng ta tới sự diệt vong, trái lại, chúng ta được mời gọi tuân theo sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Bởi vì Thiên Chúa đổ vào lòng chúng ta Thánh Thần tình yêu và sự khôn ngoan của Người. Chúa Thánh Thần, Đấng thấu suốt mọi mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa, sẽ là Thần Khí ngự trong lòng chúng ta, hướng dẫn đời sống chúng ta. Người là tiếng nói nội tâm, Người nói trong lương tâm chúng ta, nhờ đó, chúng ta có thể làm lành lánh dữ; chúng ta có thể vâng phục thánh ý Thiên Chúa và trung thành với Thiên Chúa bằng việc sống theo giới răn của Người.

Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu tuyên bố rằng Người đến không phải để hủy bỏ lề luật, cũng không phải đến để dạy chúng ta sống bất tuân lề luật. Không! Người đến để hoàn tất lề luật và chỉ cho chúng ta biết lề luật sẽ được hoàn tất như thế nào. Người nói với chúng ta về ba điều liên quan đến ba giới răn. Và ở đây, đối với Chúa Giêsu rõ ràng việc vi phạm lề luật Thiên Chúa không chỉ xảy ra khi chúng ta đã có những hành động bên ngoài chống lại lề luật của Thiên Chúa. Nói một cách khác, chúng ta có thể nói rằng sự vâng phục đối với thánh ý Thiên Chúa hay với lề luật Thiên Chúa không chỉ xảy ra khi chúng ta có hành động một cách bề ngoài. Sử dụng những hành vi bên ngoài để giải thích như là sự vâng phục thôi thì chưa đủ. Không! Đối với Chúa Giêsu, yếu tố của sự chu toàn lề luật phải được bắt đầu từ trái tim, nơi mà mọi sự phát xuất, một trái tim được Thiên Chúa ban tặng sự tự do và với tự do đó, thánh Phaolô nói với chúng ta rằng tâm hồn chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần và là nơi mà sự khôn ngoan Thiên Chúa ngự trị. Như thế, việc chu toàn lề luật không chỉ được đánh giá theo thước đo này là tôi đã tránh được tội lỗi một cách bên ngoài như thế nào, nhưng chúng ta phải đi vào bên trong, nơi lòng của chúng ta là căn nguyên của thiện ác, lành dữ, để chúng ta xem sự vâng phục và sự tuân giữ lề luật được thực hiện như thế nào.

Điều liên quan đến giới răn thứ nhất của lề luật đó là không được giết người. Nhưng Chúa Giêsu nói: nếu trong lòng, bạn nóng giận với anh chị em của mình, thì tội giết người đã bắt đầu rồi. Việc dùng ngôn ngữ để chửi bới đã là một tội giết người và nếu bạn không sẵn sàng để hòa giải với anh chị em, là những người đã đôi lần có điều gì đó xúc phạm đến bạn, lúc đó, bạn cũng đã vi phạm đến lề luật Thiên Chúa là không được giết người, không được làm hại người khác. Vì thế, việc giết người không chỉ dừng lại ở hành vi bên ngoài, tôi không có hành vi giết người bên ngoài nào cả, nên tôi không có tội gì. Nhưng Chúa Giêsu quả quyết đó không phải là ý nghĩa của việc chu toàn lề luật Thiên Chúa. Hãy đi vào cõi lòng bạn, ở đó nếu có giận hờn, ghen ghét, thù hận đang hướng dẫn bạn sử dụng ngôn ngữ bạo lực đối với tha nhân và sự cứng lòng không muốn hòa giải với tha nhân.

Điều thứ hai đó là tương quan với phụ nữ, người không có liên hệ với tôi, một người phụ nữ không phải là người vợ của tôi và với một người phụ nữ khác là người liên hệ với tôi như là vợ của tôi. Vâng, tôi không có tình nhân nào cả, nên tôi không có vi phạm đến luật Chúa liên quan đến điều này, tôi không có phạm tội ngoại tình. Nhưng Chúa Giêsu nói rằng: Nếu bạn nhìn một người phụ nữ không phải là vợ của anh, mà ước muốn trong lòng, bạn đã phạm tội ngoại tình với người đó rồi, bạn đã phạm tội rồi.

Nếu bạn ly dị vợ mình, bạn đuổi vợ mình ra khỏi nhà và bạn lại sống với một người phụ nữ khác chưa lấy chồng, khi đó bạn cũng đã bắt đầu lỗi phạm đến luật Chúa rồi. Như thế, ở đây, tất cả tội lỗi chúng ta bắt nguồn từ trong lòng của mình.

Cuối cùng sự chân thành với chân lý không cần phải những người làm chứng, bạn và tôi không cần phải dùng những lời hoa mỹ hay tất cả mọi hình thức bên ngoài để che dấu sự dối trá hay thiếu chân thật của mình. Nhưng Chúa Giêsu mời gọi bạn và tôi phải một lòng thành thật, có thì nói có, không thì nói không, gian dối là do ma quỷ.

Như thế, sự chu toàn lề luật phải được bắt đầu từ trong chính trái tim của chúng ta, đó là trái tim chứa đựng một tình yêu vô vị lợi đối với tha nhân. Đó là một trái tim chứa đầy sự kính trọng đối với tha nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ, một trái tim chân thành và trung tín. Đó là nơi mọi sự lành hay dữ phát xuất. Đó cũng là nơi mà sự vâng phục hay bất tuân phát xuất.

Như thế, Lời Chúa hôm nay trình bày sứ vụ của Chúa Giêsu là hoàn tất lề luật, Người tóm tắt lề luật vào trong giới răn mến Chúa và yêu người. Chúng ta cử hành ngày “valentine day,” ngày lễ của tình yêu. Đây là ngày mà mỗi người yêu nhau bày tỏ tình yêu, hay làm mới lại tình yêu. Đây là ngày tuyệt vời dành cho những ai đang yêu nhau.

Nếu chúng ta không có cơ hội để tổ chức những bữa tiệc, những cuộc đi chơi lãng mạn, những chuyến du lịch bằng tàu cruise trên biển để bày tỏ tình yêu, thì bạn hãy nhìn vào trái tim mình và hãy tự hỏi mình rằng: tôi có đối xử với tha nhân và những người mình yêu thương với sự kính trọng, với lòng trong sạch, hay với sự chân thành không? Khi đó, bạn sẽ biết thế nào là tình yêu. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:29 14/02/2020

23. Tất cả sự lương thiện tốt đẹp của chúng ta, không phải là chính Thiên Chúa, mà là đến từ Thiên Chúa.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:34 14/02/2020
45. HỒNG QUÝ ĐỌC LUẬT

Tống Hồng Quý ở bắc Tề nhận chức tham quân Bắc Bình vương, thấy trong luật có một tội gọi là “bêu đầu” thì hiểu sai là “giội đầu”, thế là khi xử lý tội nhân tội “bêu đầu”, thì chặt tay tội nhân trước, dùng nước nóng giội lên, sau đó mới chém chết.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 45:

Hiểu sai thì làm cũng sai đó là một quy luật, không ai hiểu sai bài toán mà làm đúng đáp số, cũng như không một ai học một đàng làm một nẻo, bởi vì như thế thì sẽ làm cho cuộc sống thêm loạn lên. “Bêu đầu” và “giội đầu” thì viết hay nói cũng đều không giống nhau, nhưng làm quan mà hiểu sai nghĩa thì quả là làm hại biết bao người dân vô tội !

Cái hiểu lầm to lớn nhất của người Ki-tô hữu chính là đoán xét người khác, bởi vì không một ai đoán xét người khác mà lại không bị Thiên Chúa đoán xét, bởi vì không một ai đoán xét người khác mà công minh chân thật như Thiên Chúa, cho nên sự đoán xét ấy trở thành án phạt cho mình và làm hại rất nhiều người.

Hiểu lầm chữ nghĩa thì có thể sửa đổi cho đúng, nhưng khi vì hiểu lầm mà đoán xét tha nhân thì không cách gì sửa được, bởi vì nó như nhát dao chém một nhát làm rướm máu tâm hồn của tha nhân, đồng thời cũng “giết” Thiên Chúa ngay trong tâm hồn của họ...

Đừng hiểu “bêu đầu” thành “giội đầu”, cũng như đừng đọc và hiểu sai chữ “yêu” thành chữ “yểu”, bởi vì như thế có nghĩa là chúng ta hiểu sai Lời Chúa trong cuộc sống của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 6 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:36 14/02/2020
Chúa Nhật VI THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 5, 20-22a.27-28.33-34a.37

“Anh em đã nghe luật dạy người xưa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết.


Anh chị em thân mến,

Đã có nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta khen ngợi các linh mục là những người tài giỏi đáng để chúng ta học hỏi, nhưng Đức Chúa Giê-su lại bảo cho chúng ta biết, nếu chúng ta không ăn ở công chính hơn những người kinh sư và biệt phái thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

1. Công chính thì khác với tài giỏi.

Có những linh mục rất tài giỏi đa năng, vừa viết nhạc vừa hát hay lại vừa làm diễn viên thu hình, những tài hoa này không làm cho những linh mục ấy trở nên người công chính, những tài hoa này không làm cho các ngài được vào Nước Trời, nếu các ngài không có đời sống kết hợp sâu xa với Thiên Chúa, không làm tròn bổn phận mục tử của mình, thì tài năng chỉ thêm gây phiền phức cho đời sống nội tâm của các ngài mà thôi, bởi vì chính đời sống nội tâm của người linh mục mới làm cho họ trở nên người công chính trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa.

Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu rất giỏi về luật Môi-sê, những chính các ông ấy đã bị Đức Chúa Giê-su nhiều lần khiển trách vì trở nên cớ vấp phạm cho người khác, khi chính họ không thực hành lề luật.

Người công chính là người tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, là người biết chu toàn bổn phận của mình cách trọn hảo dù cho tài năng của mình xuất chúng, nhưng không vì tài năng, không vì tiếng khen ngợi của mọi người mà quên đi bổn phận mục tử của mình. Tài hoa là phương tiện giúp cho mục đích của đời mục tử, chứ không phải tài hoa là mục đích của đời sống linh mục.

2. Luật cũ và luật mới chỉ khác nhau chữ Tâm.

Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu cũng biết giữ lề luật của Môi-sê, nhưng họ không dùng cái tâm để giữ và thực hành, họ chỉ dùng cái vẻ đạo mạo bên ngoài để làm cho người khác phải ca ngợi mình với áo thụng dây tua, với cung cách bệ vệ mà thôi, cho nên họ không không thể dẫn dắt người khác vào Nước Trời.

Thời nay có những mục tử cũng biết giữ luật Chúa như những kinh sư và người Pha-ri-siêu, tức là họ không dùng cái tâm để giữ, mà chỉ dùng cái mã tốt tướng đạo mạo bên ngoài để giữ, những mục tử này thì rất dễ thấy trong xã hội ngày nay, đó là:

- Khi các ngài đứng trên tòa giảng để răn đe giáo dân đừng uống rượu, nhưng lễ xong thì các ngài uống rượu nhiều gấp mấy giáo dân, các mục tử này chỉ nói cho sướng miệng chứ không nói bằng cái tâm.

- Khi các ngài đứng trên tòa giảng nói về sự công bằng bác ái, nhưng chính các ngài lại cho giáo dân vay tiền lấy lãi nặng hơn cả các chủ nợ khác. Các mục tử này chỉ nói cho sướng miệng chứ các ngài không thực hành bằng cái tâm.

- Khi các ngài đứng trên tòa giảng dạy giáo dân phải thảo kính cha mẹ, kính trên nhường dưới, nhưng chính các ngài ăn nói thô lỗ cộc cằn, ngạo mạn với các đấng bậc lớn tuổi hơn mình. Các mục tử này chỉ nói cho sướng cái miệng chứ các ngài không hề dùng cái tâm để giảng dạy.


Anh chị em thân mến,

Các kinh sư và những người Pha-ri-siêu đã bị Đức Chúa Giê-su nhiều lần khiển trách, không phải vì Ngài ghét họ, nhưng vì Ngài muốn cho họ trở nên những bậc thầy thánh thiện gương mẫu, và bởi vì chính họ mỗi khi làm gương xấu thì ảnh hưởng to lớn và tai hại vô cùng cho dân Ngài.

Sự công chính được phát xuất từ một tâm hồn biết yêu thương thật sự, chứ không phải phát xuất từ tài năng, thông luật hay giỏi Thánh kinh. Bởi vì nếu không yêu thương thật sự, thì tất cả chỉ là hình thức giả tạo đáng ghét bên ngoài mà thôi.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Năm mới, Luật mới, Đời đẹp hơn
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:09 14/02/2020


Hầu như ai cũng thích thứ mới. Tết vừa rồi là dịp mọi người vui hưởng nhiều thứ mới: quần áo mới, đầu tóc mới, đồ đạc mới, tiền lìxì mới… Vui hơn nữa, Phúc Âm tuần này Chúa lại tặng ban chúng ta thêm thứ mới đặc biệt: đó là Luật mới, lối sống mới. Chúa Giêsu lặp đi lặp lại: Anh em đã nghe Luật xưa dạy thế này, còn Thày Thày bảo anh em phải sống như thế này này. Tương tự như: Năm cũ anh em đã sống thế này, còn nay năm mới, anh em phải sống thế này này.

Mọi người thích thứ mới vì nó HƠN cái cũ. Mong muốn hơn luôn là khát vọng của con người. Trong đời sống xã hội, người ta mong ước giàu hơn, khỏe hơn, oai hơn, đẹp hơn… Khát khao ‘hơn’ này làm cho con người và xã hội tiến triển không ngừng, vươn lên những tầm cao mới. Thế nên cũng rất mừng khi thế hệ con cháu giỏi giang hơn, giàu có hơn thế hệ cha ông, vì “con hơn cha là nhà có phúc.” Thế nhưng, thế hệ con cháu có sống tử tế hơn, thánh thiện hơn thế hệ cha ông không? Lời Chúa tuần này nhấn mạnh đến cái ‘hơn’ này: “Nếu anh em không ăn ở công chính HƠN các Kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”

Và để đạo đức hơn, thánh thiện hơn thì phải sống thế nào? Phải sống không chỉ để ý đến hành động bên ngoài, mà cần để ý đến lòng dạ bên trong tâm hồn con người. Không chỉ là đừng giết người, mà Chúa còn bảo đừng giận ghét trong lòng nữa; không chỉ đừng ngoại tình, mà Chúa còn bảo đừng thèm muốn trong lòng nữa. Chúa muốn con người chúng ta đẹp từ trong ra ngoài, đẹp cả người cả nết, đẹp cả xác lẫn hồn, đẹp toàn diện.

Chúa ban Luật mới cho con người. Nhờ sống theo Luật mới mà đời chúng ta càng ngày càng HƠN: sống đẹp hơn, tốt hơn, vui hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Và sống như thế thì đời chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc như lời Đáp ca: “Hạnh phúc thay người noi theo luật pháp Chúa Trời.”Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý 3 của ĐTC Phanxicô: Phúc thay những ai khóc lóc, vì họ sẽ được an ủi
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ.
09:36 14/02/2020
BÀI GIÁO LÝ 3 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
Bài 3 - Phúc thay những ai khóc lóc, vì họ sẽ được an ủi (Mt 5,4)


Kể từ Thứ Tư 29 tháng 1, năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về Bát Phúc hay Tám Mối Phúc Thật. Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ ba của Đức Thánh Cha được ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Rôma hôm Thứ Tư vừa qua, ngày 12 tháng 2 năm 2020. Trong bài này chúng tôi dịch Bài Tóm Tắt bằng Tiếng Anh ngắn để tiện cho các giáo xứ đăng trên các bản tin và bài Giáo Lý chính và dài từ bản tiếng Ý được đăng trong website của Toà Thánh (http://www.vatican.va).

Bài Tóm Tắt bằng Anh Ngữ

Anh chị em thân mến: Tiếp tục loạt bài giáo lý về các Mối Phúc Thật, giờ đây chúng ta quay sang lời công bố thứ hai: “Phúc thay những ai khóc lóc, vì họ sẽ được an ủi” (Mt 5: 4). Sự than khóc như vậy - được mô tả bởi các vị Ẩn Tu (trong sa mạc) bằng từ Hy Lạp “penthos” - không chỉ là sự than khóc: nó là một nỗi đau buồn nội tâm có thể mở lòng chúng ta ra cho một mối liên hệ đích thực với Chúa và với nhau. Thánh Kinh nói về hai loại sầu khổ như vậy. Loại thứ nhầt là nỗi đau mà chúng ta cảm thấy khi phải đối diện với sự đau khổ hoặc cái chết của anh chị em mình. Loại thứ hai liên quan đến sự đau buồn vì tội lỗi. Cả hai đều dựa trên mối quan tâm yêu thương dành cho tha nhân, nhưng trên hết là tình yêu dành cho Chúa. Sự đau buồn vì tội lỗi - như đã thấy trong những giọt nước mắt của Thánh Phêrô sau khi ngài phản bội Chúa Giêsu - đến như một hồng ân của Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi. Chúng ta hãy liên tục cầu xin ơn đau buồn vì tội lỗi của mình và mở lòng ra cho ân sủng chữa lành của Chúa Thánh Thần, để chúng ta có thể an ủi người khác bằng chính niềm an ủi mà mình lãnh nhận.

Bài Chính bằng Tiếng Ý

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình vào Bát Phúc và hôm nay chúng ta tập trung vào mối phúc thứ hai: Phúc thay những ai khóc lóc, vì họ sẽ được an ủi.

Trong ngôn ngữ Hy Lạp mà Tin Mừng được viết, mối phúc này được diễn tả bằng một động từ không ở thể thụ động - thực ra, những người được chúc phúc không phải chịu sự than khóc này - nhưng với những người chủ động: "họ tự ý đau buồn"; họ than khóc, nhưng trong lòng. Đó là một thái độ đã trở thành trung tâm trong linh đạo Kitô giáo, và là điều mà các Giáo Phụ Ẩn Tu trong sa mạc, những đan sĩ đầu tiên trong lịch sử, đã gọi là "penthos", nghĩa là một nỗi đau đớn nội tâm mở ra cho một mối liên hệ với Chúa và với tha nhân; một mối liên hệ được canh tân với Chúa và với những người khác.

Sự khóc lóc này trong Thánh Kinh có thể có hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là vì cái chết hoặc đau khổ của một ai đó. Khía cạnh thứ hai là chảy nước mắt vì tội lỗi - tội lỗi của chính mình - khi con tim rỉ máu bởi đau buồn vì đã xúc phạm đến Chúa và tha nhân.

Vì thế, đó là vấn đề yêu thương người khác đến nỗi ràng buộc mình với người ấy để chia sẻ nỗi đau khổ của người ấy. Có những người vẫn còn giữ khoảng cách, họ lùi lại một bước; thay vào đó, điều quan trọng là những người khác làm tan nát tâm hồn chúng ta.

Tôi thường nói về hồng ân nước mắt, và nó quý giá biết bao (1). Chúng ta có thể yêu một cách lạnh lùng không? Chúng ta có thể yêu vì chức năng, vì nhiệm vụ không? Chắc chắn là không. Có những đau buồn để an ủi, nhưng đôi khi cũng có những an ủi để gây đau buồn và để đánh thức những kẻ có con tim sắt đá và đã quên khóc. Cũng cần phải đánh thức những người không thể biết rung động trước những đau khổ của người khác.

Chẳng hạn, tang chế là một con đường cay đắng, nhưng có thể hữu ích để mở mắt ra nhìn cuộc sống cùng giá trị thiêng liêng và không thể thay thế được của mỗi người, và ngay lúc đó chúng ta nhận ra rằng thời gian ngắn ngủi như thế nào.

Có một ý nghĩa thứ hai của mối phúc nghịch lý này: khóc lóc vì tội lỗi.

Ở đây chúng ta phải phân biệt: có những người tức giận vì họ đã làm sai. Nhưng sự tức giận ấy là vì kiêu căng. Trái lại, có những người khóc lóc vì những điều sai lầm họ đã làm, vì những điều tốt họ đã không làm, vì đã phản bội trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Đó là khóc lóc vì đã không yêu thương, xuất phát từ việc quan tâm đến cuộc sống của người khác. Ở đây chúng ta khóc vì chúng ta không xứng đáng với Chúa là Đấng yêu thương chúng ta rất nhiều, và chúng ta rất buồn vì suy nghĩ về những điều tốt mà chúng ta đã không làm; đây là cảm giác về tội lỗi. Họ nói: "Tôi đã làm tổn thương người tôi yêu", và điều này khiến họ rơi nước mắt. Thiên Chúa được chúc tụng nếu những giọt nước mắt này chảy ra!

Đây là chủ đề về những sai lầm mà một người phải đối diện, khó khăn nhưng sống còn. Chúng ta hãy nghĩ về sự khóc lóc của Thánh Phêrô, là điều dẫn ngài đến một tình yêu mới và chân thật hơn: đó là một sự khóc lóc thanh tẩy, canh tân. Thánh Phêrô nhìn Chúa Giêsu và khóc: con tim ngài được đổi mới. Khác với Giuđa, kẻ không nhận rằng mình đã lầm lỗi và, đáng thương thay, hắn đã tự vận. Hiểu được tội lỗi của mình là một hồng ân từ Thiên Chúa, là một công việc của Chúa Thánh Thần. Tự mình chúng ta không thể hiểu được tội lỗi. Đó là một ơn mà chúng ta phải cầu xin. Lạy Chúa, xin cho con hiểu sự dữ con đã làm hoặc có thể làm. Đây là một hồng ân rất tuyệt vời, và sau khi hiểu điều này, thì đến khóc lóc ăn năn.

Một trong những đan sĩ đầu tiên, Thánh Ephrem ở Syria, đã nói rằng một khuôn mặt được rửa bằng nước mắt là một khuôn mặt đẹp tuyệt vời (x. Discorso ascetico). Vẻ đẹp của sự hối cải, vẻ đẹp của nước mắt, vẻ đẹp của sự ăn năn! Như thường lệ, đời sống Kitô hữu được diễn tả cách tốt nhất trong lòng thương xót. Khôn ngoan thay và phúc thay người chấp nhận sự đau khổ nối kết với tình yêu, bởi vì người ấy sẽ nhận được sự an ủi của Chúa Thánh Thần, Đấng là sự dịu hiền của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ và sửa dạy. Thiên Chúa luôn tha thứ: đừng quên điều này. Thiên Chúa luôn tha thứ, ngay cả những tội lỗi xấu xa nhất, luôn luôn. Vấn đề là ở chúng ta, vì chúng ta mệt mỏi khi cầu xin ơn tha thứ, chúng ta tự đóng cửa lòng mình và không cầu xin ơn tha thứ. Đây là vấn đề; nhưng Ngài ở đó để tha thứ.

Nếu chúng ta luôn luôn nhớ rằng Thiên Chúa "không đối xử với chúng ta theo tội của chúng ta và không trả cho chúng ta theo tội lỗi của chúng ta" (Tv 103,10), thì chún ta sẽvsống trong lòng thương xót và từ bi, và tình yêu xuất hiện trong chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta biết yêu thương cách dồi dào, yêu thương bằng một nụ cười, với sự gần gũi, với việc phục vụ và cả bằng khóc lóc.

(1) Xem Tông Huấn Christus Vivit, 76; Nói với những người trẻ của Đại Học T. Tôma, Manila, ngày 18 tháng 1 năm 2015; Bài giảng Thứ Tư Lễ Tro, ngày 18 tháng 2 năm 2015.

(Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200212_udienza-generale.html)
 
Hongkong thời Corona
Giang Thanh
10:22 14/02/2020
Thế giới đang sống trong thời đại có nhiều biến cố lớn liên tiếp: từ thiên tai bão lũ Châu Âu, hỏa hoạn Châu Úc, đến nạn châu chấu Châu Phi, …vv… Hầu hết các lý do liên quan đến việc biến đổi khí hậu, chỉ riêng virut Corona hiện đang hoành hành tại Châu Á là có nhiều giả thuyết khác. Nhưng dù thế nào đi nữa thì cấp bách nhất lúc này cũng đều tập trung vào việc phòng chống bệnh.

HK vừa phải trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị lớn bởi các cuộc biểu tình, giờ đây vì liền kề TQ và có cửa khẩu thông thương nên nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Tuy vậy, từ sau dịch SARS 2003, HK đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm xương máu, nên đã rất nhanh nhạy và triệt để các biện pháp nhằm ngăn ngừa tối đa sự lan truyền.

Bắt đầu từ Tết Nguyên Đán, các hoạt động cộng đồng bị hủy dần. Các công viên và khu giải trí được lệnh tạm đóng, tránh tình trạng tập trung đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm. Bộ giáo dục công bố cho học sinh nghỉ học từng 2 tuần một để theo dõi diễn biến bệnh dịch, hiện đã tiếp tục gia hạn kỳ nghỉ đến ngày 16/3. Trong thời gian này học sinh vẫn được học tập online và nhà trường vẫn mở cửa nhận những trường hợp đặc biệt cần hỗ trợ. Từ 00h ngày 8/2, chính phủ thực thi chính sách cách ly 14 ngày tất cả những người nhập cảnh vào từ TQ, đó được xem như một hình thức gián tiếp đóng cửa khẩu đường bộ với China.

Hình ảnh nổi bật nhất trong nhiều ngày qua là dòng dòng người rồng rắn xếp hàng mua sắm, thậm chí vơ vét tích trữ lương ăn cùng các vật dụng liên quan đến phòng dịch. HK xưa nay vốn sung túc đủ đầy, nay gặp cảnh tranh giành khiến người ta đồng loạt la lối. Khẩu trang bất thình lình lên ngôi hot nhất trong xã hội. Khi nguồn cung không đủ cầu, giá cả tăng vọt, 1 số doanh nghiệp lạm dụng dịch bệnh để trục lợi, nhưng cạnh đó vẫn có những hình ảnh ấm lòng khi chia sẻ khẩu trang miễn phí, hoặc tìm nguồn hàng để cung ứng với giá hợp lý nhất. Đối phó với nhu cầu thiếu hụt nghiêm trọng này, chính phủ HK đã ngay lập tức lên kế hoạch mở xưởng sản xuất nội địa, dự tính mỗi ngày sẽ tung ra thị trường 100000c khẩu trang.

Tính đến ngày 13/2, HK đã có 51 ca nhiễm bệnh, trong đó có 1 người qua đời, 1 người đã phục hồi xuất viện, còn lại đa số đang cách ly điều trị.

Trong nỗi kinh hoàng vì tốc độ lây lan như vũ bão và sự nghiêm trọng của Corona, người ta vẫn hài hước thống kê được 1 số mặt tích cực như: làm giảm bớt căng thẳng chính trị trong xã hội, đột nhiên khiến người dân có ý thức tốt hơn với môi trường, cảnh giác bảo vệ sức khỏe hơn, quan tâm người thân và cộng đồng hơn …vv… Khi đi tàu điện, không còn cảnh ngộp thở như trước, vào cuối tuần cũng không gặp các chị Philippin chiếm lĩnh mọi công viên ghế đá, tất thảy dịch vụ chăm sóc khách hàng ở xứ này đều được nâng cao …vv… Đô hội quốc tế Hong Kong ồn ào không ngủ đã nhiều năm, nay chợt như được tạm “chợp mắt”. Dĩ nhiên, việc kéo theo nhiều người bất ngờ "nhàn rỗi" là điều khó chấp nhận ở một thành thị vốn quay tít như con gụ này, nhưng hãy giữ thái độ điềm tĩnh bình thản xem nó như là một sự “điều chỉnh” tuần hoàn để có tinh thần lạc quan thông thái hơn. Rõ ràng người dân HK sẽ được rèn luyện thêm bản lĩnh kiên cường hơn qua cơn đại dịch.

Giáo phận HK luôn luôn theo sát diễn biến thực tế để liên tục khuyến cáo giáo dân nâng cao ý thức phòng ngừa. Hồi cuối tháng Một, ĐHY Tong Hon đã ban hành bản kinh "Cầu xin ơn chữa lành khỏi đại dịch". Các linh mục và tín hữu khi dự lễ cũng phải đeo khẩu trang, không hát Thánh ca. Vừa sáng qua, ĐHY đã ra quyết định tạm ngưng cử hành các Thánh lễ công khai tại nhà thờ kể từ ngày 15/2 đến 28/2.

Mọi sự xem ra ứng với “Những điềm báo trước” (trong Tin Mừng Luca, chương 21). Khi khoa học còn loay hoay chưa tìm ra giải pháp tận diệt bệnh dịch thì việc cầu nguyện là vô cùng cần thiết và hiệu quả.

Xưa giờ, người ta vốn ít ưa TQ, nay càng cẩn trọng hơn với mọi thứ có từ China, thế nhưng người dân Trung Hoa và nhất là dân Vũ Hán lúc này đáng thương hơn bao giờ hết. Xin cùng cầu nguyện cho Corona mau chóng được khống chế, đặc biệt cầu nguyện cho Vũ Hán đang liêu xiêu trước ngưỡng tử thần.
 
Nguyên Văn Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Querida Amazonia: Chương Một
Vũ Văn An
15:37 14/02/2020
CHƯƠNG MỘT: GIẤC MƠ XÃ HỘI

8. Giấc mơ của chúng ta là một khu vực Amazon có thể hòa nhập và thúc đẩy mọi cư dân của nó, cho phép họ tận hưởng “lối sống tốt”. Nhưng điều này đòi một yêu cầu có tính tiên tri và một nỗ lực gian khổ nhân danh người nghèo. Vì, mặc dù đúng là khu vực Amazon đang đối đầu với một thảm họa sinh thái, nhưng cũng phải nói rõ rằng, “một phương thức sinh thái đích thực luôn trở thành một phương thức xã hội; nó phải hòa nhập các vấn đề công lý trong các cuộc tranh luận về môi trường, để có thể nghe được cả tiếng than của trái đất lẫn tiếng khóc của người nghèo” [1]. Chúng ta không cần một chủ nghĩa duy môi trường, “chỉ quan tâm đến sinh quần nhưng làm ngơ các dân tộc vùng Amazon” [2].

Bất công và tội ác

9. Các quyền lợi thực dân từng tiếp tục mở rộng - một cách hợp pháp và bất hợp pháp - các ngành kỹ nghệ khai thác gỗ và hầm mỏ, và từng trục xuất hoặc đẩy qua bên lề các dân tộc bản địa, người dân sông ngòi và những người gốc Phi châu, đang kích động tiếng kêu than thấu trời:

“Nhiều cây cối
ngụ cư nơi tra tấn,
và bao la là những khu rừng
được mua bằng hàng ngàn cái chết [3].
Các lái buôn gỗ có thành viên quốc hội,
trong khi Amazon của chúng tôi không người bảo vệ...
Họ đày ải những con vẹt và những con khỉ
Các vụ thu hoạch hạt dẻ sẽ không bao giờ như cũ” [4].

10. Điều này kích thích nhiều cuộc di cư gần đây của người dân bản địa đến những vùng ngoại ô của các thành phố. Ở đó, họ không tìm được sự giải thoát thực sự khỏi những rắc rối của họ, mà đúng hơn là các hình thức nô lệ, khuất phục và nghèo đói tồi tệ nhất. Các thành phố này, được đánh dấu bằng sự bất bình đẳng lớn lao, nơi phần lớn dân số của khu vực Amazon hiện đang sống, đang chứng kiến sự gia tăng của óc bài ngoại, khai thác tình dục và buôn bán người. Tiếng kêu của khu vực Amazon không chỉ nổi lên từ thẳm sâu rừng già mà còn từ những phố phường thành phố.

11. Tôi không cần phải lặp lại ở đây các chẩn đoán đầy ắp được trình bày trước và trong Thượng Hội Đồng. Tuy nhiên, ít nhất, chúng ta hãy lắng nghe một trong những tiếng nói đã được gióng lên: “Chúng tôi đang bị ảnh hưởng bởi các lái buôn gỗ, chủ trang trại và các bên thứ ba khác. Bị đe dọa bởi các tác nhân kinh tế chuyên nhập khẩu kiểu mẫu xa lạ vào lãnh thổ của chúng tôi. Các ngành kỹ nghệ gỗ xâm nhập lãnh thổ để khai thác rừng, trong khi chúng tôi bảo vệ rừng vì lợi ích của con cái chúng tôi, vì ở đó, chúng tôi có thịt, cá, cây dược liệu, cây ăn trái... Việc xây dựng các nhà máy thủy điện và dự án đường thủy gây một tác động trên sông ngòi và trên đất liền... Chúng tôi là một vùng lãnh thổ bị đánh cắp” [5].

12. Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Bênêđíctô XVI, từng lên án “sự tàn phá môi trường và lưu vực sông Amazon, và các đe dọa chống lại nhân phẩm của các dân tộc sống trong khu vực đó [6]. Tôi muốn nói thêm rằng nhiều tình huống bi đát trong số này có liên quan đến một 'huyền nhiệm giả mạo về Amazon'. Người ta biết rất rõ rằng, kể từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, khu vực Amazon đã được trình bày như một không gian trống rỗng khổng lồ cần được lấp đầy, một nguồn tài nguyên thô để được phát triển, một vùng đất hoang dã cần được thuần hóa. Không điều gì trong số này công nhận quyền của các dân tộc nguyên thủy; người ta đơn giản phớt lờ họ như thể họ không hiện hữu, hoặc hành động như thể những vùng đất mà họ sống không thuộc về họ. Ngay cả trong ngành giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, người bản địa bị coi là kẻ xâm nhập hoặc chiếm đoạt. Cuộc sống của họ, mối quan tâm của họ, cách đấu tranh để sinh tồn của họ không được quan tâm. Họ được coi như một trở ngại cần phải được loại bỏ hơn là các hữu thể nhân bản có cùng phẩm giá như những người khác và sở hữu các quyền lợi riêng họ đã thủ đắc được.

13. Một số khẩu hiệu đã góp phần vào khái niệm sai lầm này, bao gồm cả khẩu hiệu, “đừng cho không điều đó!” [7], như thể loại tiếp quản này chỉ có thể phát xuất từ các quốc gia khác, trong khi thực ra là các thế lực địa phương, lấy cớ phát triển, cũng là thành viên của các thỏa hiệp nhằm mục đích san bằng rừng già - cùng với các hình thức sự sống được nó che chở - một cách không bị trừng phạt và bừa bãi. Các dân tộc nguyên thủy thường chứng kiến một cách bất lực sự hủy diệt môi trường tự nhiên vốn cho phép họ được nuôi dưỡng và giữ gìn sức khỏe, sống còn và duy trì lối sống trong một nền văn hóa mang lại cho họ bản sắc và ý nghĩa. Sự mất cân bằng quyền lực thật lớn lao; kẻ yếu không có cách nào để tự bảo vệ mình, trong khi kẻ chiến thắng chiếm được tất cả, và “các quốc gia nghèo khó ngày càng nghèo khổ hơn, trong khi các quốc gia giàu có thậm chí còn trở nên giàu có hơn” [8].

14. Các doanh nghiệp, quốc gia hoặc quốc tế, gây hại cho Amazon và không tôn trọng quyền lợi của các dân tộc nguyên thủy đối với đất đai và các ranh giới của nó, và quyền tự quyết định và đồng ý trước, phải được gọi bằng chính tên là bất công và tội ác. Khi một số doanh nghiệp, vì lợi nhuận nhanh chóng, đã chiếm hữu đất đai và kết cục đã tư hữu hóa ngay cả nguồn nước uống được, hoặc khi chính quyền địa phương cấp quyền tự do truy cập cho các công ty gỗ, khai thác mỏ hoặc dầu khí và các doanh nghiệp khác phá rừng và gây ô nhiễm môi trường, các mối tương quan kinh tế đã bị thay đổi một cách không chính đáng và trở thành một công cụ của tử thần. Họ thường sử dụng các biện pháp phi đạo đức như trừng phạt các cuộc biểu tình và thậm chí cướp mạng sống của người dân bản địa, những người chống lại các dự án, cố tình đốt cháy rừng, và hối lộ các chính trị gia và chính người dân bản địa. Tất cả những điều này đi song song với các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và các hình thức nô lệ mới ảnh hưởng đến phụ nữ nói riêng, tai họa buôn bán ma túy được sử dụng như một cách khuất phục người dân bản địa, hoặc việc buôn người chuyên bóc lột những người bị trục xuất khỏi bối cảnh văn hóa của họ. Chúng ta không thể để cho việc hoàn cầu hóa trở thành “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” [9].

Cảm thấy phẫn nộ và cầu xin tha thứ

15. Chúng ta cần cảm thấy phẫn nộ (10) như Môsê từng nói (xem Xh 11:8), như Chúa Giêsu từng nói (xem Mc 3:5), như Thiên Chúa nói trước bất công (xem Am 2:4-8; 5: 7-12; Tv 106: 40). Quả không tốt khi chúng ta trở nên quen thuộc với cái ác; quả không tốt khi ý thức xã hội của chúng ta bị mờ nhạt trước “một cuộc bóc lột đang để lại sự hủy hoại và thậm chí chết chóc trên khắp khu vực của chúng ta... gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng triệu con người và đặc biệt là môi trường sống của nông dân và người dân bản địa” [11]. Các biến cố bất công và tàn ác xảy ra ở khu vực Amazon ngay trong thế kỷ trước phải gây ghê tởm sâu xa, nhưng chúng cũng khiến chúng ta nhạy cảm hơn đối với việc cần phải thừa nhận các hình thức bóc lột, lạm dụng và sát hại con người hiện nay. Liên quan đến quá khứ đáng xấu hổ, chúng ta hãy lắng nghe, thí dụ, trình thuật nói về các đau khổ của người bản địa trong “thời đại cao su” của họ ở khu vực Amazon của Venezuela: “Họ không đưa tiền cho người bản địa, mà chỉ là hàng hóa, các hàng hóa họ phải trả giá đắt và họ không bao giờ chấm dứt việc trả tiền như thế... Họ sẽ trả nhưng người ta nói với họ rằng, “Bạn đang nợ như chúa chổm”, và người bản địa sẽ phải quay lại làm việc... Hơn hai mươi thị trấn của người ye’kuana đã hoàn toàn bị san bằng. Phụ nữ ye’kuana bị hãm hiếp và ngực bị cắt cụt, phụ nữ mang thai bị lấy mất con từ bụng mẹ, đàn ông bị chặt ngón tay hoặc bàn tay để không thể chèo thuyền... cùng với những cảnh tàn ác khác phi lý nhất nữa [12].

16. Một lịch sử đau khổ và bị khinh miệt như thế không dễ dàng được hàn gắn. Mà chế độ thực dân cũng không chấm dứt; ở nhiều nơi, nó đã được thay đổi, ngụy trang và che giấu [13], trong khi không mất đi sự khinh miệt nào đối với cuộc sống của người nghèo và sự mong manh của môi trường. Như các giám mục của vùng Amazon thuộc Brazil đã lưu ý, “lịch sử của khu vực Amazon cho thấy một thiểu số luôn được hưởng lợi từ sự nghèo đói của đa số và từ sự cướp bóc vô lương tâm các tài nguyên thiên nhiên của khu vực, vốn là các hồng ân Chúa ban cho các dân tộc từng sống ở đó trong nhiều thiên niên kỷ và cho những người nhập cư đến từ nhiều thế kỷ trước” [14].

17. Thế nhưng, ngay cả khi chúng ta cảm thức được sự phẫn nộ lành mạnh này, chúng ta được nhắc nhở rằng ta có thể vượt thắng các não trạng thuộc địa khác nhau và xây dựng các mạng lưới liên đới và phát triển. “Nói tóm lại, thách đố là phải bảo đảm một chính sách hoàn cầu hóa trong tình liên đới, hoàn cầu hóa mà không có việc hắt hủi đẩy người ta ra bên lề” [15]. Có thể tìm ra các phương thức thay thế để việc nuôi gia súc và nông nghiệp được bền vững, để có được các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm, các phương thế nhân dụng xứng đáng không kéo theo sự hủy hoại môi trường tự nhiên và các nền văn hóa. Đồng thời, người dân bản địa và người nghèo cần được cung cấp một nền giáo dục phù hợp để phát triển khả năng của họ và trao quyền cho họ. Đây là những mục tiêu mà tài năng và sự khôn khéo chân chính của các nhà lãnh đạo chính trị nên được điều hướng tới. Không phải như một cách phục hồi cho người chết sự sống họ đã bị lấy mất, hoặc thậm chí bồi thường cho những người sống sót cuộc tàn sát đó, nhưng ít nhất, để, ngày nay, trở thành con người chân chính.

18. Thật đáng khích lệ khi nhớ lại rằng giữa những quá lạm nghiêm trọng của việc thực dân hóa khu vực Amazon, đầy “mâu thuẫn và đau khổ” [16], nhiều nhà truyền giáo đã đem Tin Mừng đến; họ rời bỏ gia đình và sống một cuộc sống khắc khổ đầy đòi hỏi bên cạnh những người không một ai bảo vệ. Chúng ta biết rằng không phải ai trong số họ đều là mẫu mực, nhưng việc làm của những người luôn trung thành với Tin Mừng cũng gây cảm hứng “cho một số đạo luật như các Đạo Luật Thổ Dân, nhằm bảo vệ phẩm giá của các dân tộc bản địa khỏi bạo lực chống lại người dân và lãnh thổ của họ” [17]. Vì thường là các linh mục bảo vệ người bản địa khỏi những kẻ cướp bóc và lạm dụng họ, nên các nhà truyền giáo kể lại rằng “họ đã năn nỉ chúng tôi đừng bỏ rơi họ và họ đã moi được từ chúng tôi lời hứa rằng chúng tôi sẽ trở lại”[18].

19. Ngày nay, Giáo hội có thể cam kết không kém. Giáo Hội được kêu gọi nghe lời kêu van của các dân tộc Amazon và “thực hiện sứ mệnh tiên tri của mình một cách minh bạch” [19]. Đồng thời, vì chúng ta không thể phủ nhận được sự kiện lúa mì được trộn lẫn với cỏ lùng, và các nhà truyền giáo không phải lúc nào cũng đứng về phía kẻ bị áp bức, tôi bày tỏ sự xấu hổ và một lần nữa, “tôi khiêm tốn xin tha thứ, không những chỉ vì tội lỗi của chính Giáo hội, nhưng còn vì các tội ác đã phạm đối với các dân tộc bản địa trong điều gọi là chinh phục Mỹ Châu” [20] cũng như vì các tội ác khủng khiếp tiếp theo trong suốt lịch sử khu vực Amazon. Tôi cảm ơn các thành viên của các dân tộc nguyên thủy và tôi xin nhắc lại: “cuộc sống của các bạn đã kêu lớn...Các bạn là ký ức sống động của sứ mệnh mà Thiên Chúa đã giao phó cho tất cả chúng ta: bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta” [21].

Cảm thức cộng đồng

20. Các nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng đòi hỏi khả năng huynh đệ, tinh thần hiệp thông nhân bản. Do đó, tuy không làm giảm tầm quan trọng của tự do cá nhân, điều rõ ràng là các dân tộc nguyên thủy của khu vực Amazon có cảm thức cộng đồng mạnh mẽ. Nó thấm nhiễm vào “việc làm của họ, việc nghỉ ngơi của họ, các mối liên hệ của họ, các nghi lễ và cử hành của họ. Mọi sự đều được chia sẻ; các phạm vi riêng tư – vốn là điển hình của thời hiện đại – hết sức ít ỏi. Cuộc sống là một hành trình cộng đoàn, trong đó, các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân bổ và chia sẻ trên cơ sở thiện ích chung. Không có chỗ cho khái niệm một cá nhân tách rời khỏi cộng đồng hoặc khỏi lãnh thổ” [22]. Các mối liên hệ của họ chìm đắm trong thiên nhiên bao quanh, mà họ cảm nhận và nghĩ về như một thực tại hòa nhập xã hội và văn hóa, và là một kéo dài thân thể của họ, đầy tính bản thân, gia đình và cộng đồng:

“Sao mai đến gần,
Đôi cánh chim vù vù (hummingbirds) phất phới;
trái tim anh đập rõ hơn thác nước:
với đôi môi em, anh sẽ tưới đất
khi làn gió nhẹ mơn man chúng ta”[23]

21. Tất cả những điều này càng làm bất ổn cảm thức hoang mang và bứng gốc nơi những người bản địa cảm thấy buộc phải di cư đến các thành phố, khi họ cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình giữa môi trường sống đô thị cá nhân chủ nghĩa và thù địch hơn. Làm thế nào chúng ta chữa lành được tất cả những tổn thương này, làm thế nào chúng ta mang lại sự thanh thản và ý nghĩa cho những cuộc sống bị bứng gốc này? Trước những tình huống như vậy, chúng ta nên đánh giá cao và đồng hành với những nỗ lực của nhiều người trong các nhóm này để bảo tồn giá trị và lối sống của họ, và hòa nhập vào những tình huống mới mà không đánh mất chúng, nhưng thay vào đó cung ứng chúng như chính đóng góp của họ vào thiện ích chung.

22. Chúa Kitô đã cứu chuộc toàn bộ con người, và Người muốn khôi phục trong mỗi chúng ta khả năng bước vào liên hệ với những người khác. Tin Mừng đề xuất việc tình yêu Thiên Chúa tràn đầy trong trái tim của Chúa Kitô ra sao và phát sinh ra việc theo đuổi công lý, một việc vừa là một bài hát ca ngợi tình huynh đệ và liên đới vừa là một thúc đẩy tiến tới nền văn hóa gặp gỡ. Sự khôn ngoan trong lối sống của các dân tộc nguyên thủy – bất chấp các hạn chế của nó - khuyến khích chúng ta thâm hậu hóa mong ước này. Vì điều này, các giám mục của Ecuador đã kêu gọi phải có “một hệ thống xã hội và văn hóa mới, biết dành đặc quyền cho các mối liên hệ huynh đệ trong khuôn khổ thừa nhận và quý trọng các nền văn hóa và hệ sinh thái khác nhau, một khuôn khổ có khả năng chống lại mọi hình thức kỳ thị và áp bức giữa những con người nhân bản” [24].

Các định chế bị đổ vỡ

23. Trong thông điệp Laudato Si’, tôi đã ghi nhận rằng “nếu mọi sự đều liên hệ với nhau, thì sự lành mạnh của các định chế xã hội hẳn có nhiều hậu quả đối với môi trường và phẩm chất sự sống nhân bản... Trong mỗi giai tầng xã hội, và giữa chúng với nhau, các định chế đều phát triển trong việc qui định các mối liên hệ nhân bản. Bất cứ điều gì làm suy yếu các định chế này đều có những hậu quả tiêu cực, như bất công, bạo lực và mất tự do. Một số quốc gia có cấp độ hiệu năng định chế tương đối thấp gây nhiều nan đề lớn lao hơn cho nhân dân của họ” [25]

24. Tư thế của các định chế xã hội dân sự ở khu vực Amazon hiện ra sao? Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng, một tài liệu vốn tổng hợp các đóng góp của nhiều cá nhân và nhóm từ khu vực Amazon, đã nói tới “nền văn hóa từng chuốc độc Nhà nước và các định chế của nó, thấm nhiễm mọi tầng lớp xã hội, kể cả các cộng đồng bản địa. Chúng tôi đang nói về một tai họa luân lý thực sự; kết quả là, việc mất niềm tin vào các định chế và các đại diện của chúng, một điều hoàn toàn làm mất uy tín của chính trị và các tổ chức xã hội. Các dân tộc Amazon không tránh khỏi tham nhũng, và kết cục, họ trở thành nạn nhân chính của nó” [26].

25. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả thể này: các thành viên của Giáo hội từng là một phần của mạng lưới tham nhũng, đôi khi đến mức thoả hiệp giữ im lặng để đổi lấy hỗ trợ kinh tế cho các công trình của giáo hội. Chính vì lý do này, các đề xuất đã được đưa ra tại Thượng hội đồng nhằm khẳng định rằng “phải đặc biệt chú ý đến nguồn gốc của các quyên tặng hoặc các loại trợ cấp khác, cũng như các khoản đầu tư được thực hiện bởi các định chế giáo hội hoặc các cá nhân Kitô hữu” [27].

Đối thoại xã hội

26. Khu vực Amazon phải là nơi đối thoại xã hội, đặc biệt giữa các dân tộc nguyên thủy khác nhau, vì mục đích phát triển các hình thức hiệp thông và đấu tranh chung. Những người khác trong chúng ta được mời gọi tham gia với tư cách “khách” và hết sức trân trọng tìm kiếm các nẻo đường gặp gỡ để làm phong phú khu vực Amazon. Nếu muốn đối thoại, chúng ta nên đối thoại trước nhất với người nghèo. Họ không những chỉ là một bên khác để thuyết phục, hoặc chỉ đơn thuần là một cá nhân khác ngồi chung bàn với những người ngnag hàng. Họ là đối tác đối thoại chính của chúng ta, những người mà chúng ta có nhiều điều để học hỏi nhất, những người mà chúng ta cần lắng nghe vì nghĩa vụ công lý, và từ họ, chúng ta phải xin phép trước khi trình bày các đề xuất của chúng ta. Những lời nói, hy vọng và nỗi sợ hãi của họ nên là tiếng nói có thẩm quyền nhất tại bất cứ bàn đối thoại nào trong khu vực Amazon. Và câu hỏi lớn là: “Ý nghĩ của họ về ‘sống tốt’ nghĩa là gì cho bản thân họ và cho những người sẽ đến sau họ?”

27. Đối thoại không những chỉ ủng hộ việc ưu tiên chọn người nghèo, người bị hắt hủi và bị loại trừ, mà còn tôn trọng họ là người có vai trò hàng đầu. Những người khác phải được thừa nhận và quý trọng chính vì là những người khác, mỗi người có cảm xúc, lựa chọn và cách sống và làm việc của riêng họ. Nếu không, kết quả, một lần nữa, sẽ là “một kế hoạch được lập ra bởi một vài người cho một vài người” [28], nếu không phải “là sự đồng thuận trên giấy tờ hay một nền hòa bình thoáng qua cho một nhóm thiểu số hài lòng” [29]. Nếu là thế, thì “một giọng nói tiên tri phải được cất lên” [30], và Kitô hữu chúng ta được kêu gọi phải làm cho nó được người ta nghe thấy.

Điều này dẫn ta đến giấc mơ tiếp theo đây.

Kỳ sau: Chương Hai: Giấc Mơ Văn Hóa
 
Phản ứng của Giáo hội Đức đối với Tông huấn Querida Amazonia
Đặng Tự Do
16:48 14/02/2020
Trong cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Hoa Kỳ hôm 13 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn vì sau khi Tông huấn Querida Amazonia được công bố, có nhiều người chê là ngài “không có can đảm”. Edward Petin của hệ thống truyền hình EWTN có bài tường thuật sau giải thích ai những ai dám chê ngài như thế. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Phản ứng của Giáo hội Đức đối với Tông huấn Querida Amazonia

Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của các tu sĩ Dòng Tên nhằm chỉ ra rằng cuộc tranh luận vẫn còn bỏ ngỏ, phản ứng của các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức – là những người đã đầu tư rất nhiều vào Thượng Hội Đồng Amazon này với mục đích du nhập tình trạng giáo sĩ kết hôn và phó tế phụ nữ - là một sự thất vọng ê chề.

“Thật không may, [Đức Giáo Hoàng Phanxicô] không tìm được can đảm để thực hiện những cải cách thực sự liên quan đến các vấn đề phong chức cho những người đàn ông đã có gia đình và năng lực phụng vụ của phụ nữ, đã được thảo luận trong 50 năm qua.” Đó là nhận xét của Thomas Sternberg, chủ tịch của nhóm giáo dân đầy quyền thế, là Ủy ban Trung ương về Công Giáo Đức (ZdK), đang đóng một vai trò hàng đầu trong tiến trình công nghị gây tranh cãi tại đất nước này.

Sternberg nói thêm rằng “đã có các kỳ vọng rất cao đối với các bước cải cách cụ thể, đặc biệt liên quan đến việc tiếp cận chức tư tế thừa tác và vai trò của phụ nữ” và vì thế “Chúng tôi rất lấy làm tiếc là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không tiến lên một bước như thế trong Tông huấn này”. Ông nhận xét rằng thay vào đó, Đức Phanxicô “đã củng cố các quan điểm hiện có của Giáo hội Rôma, cả về khả năng tiếp cận chức tư tế và sự tham gia của phụ nữ trong các thừa tác vụ và chức vụ của Giáo hội.”

Đức Hồng Y Reinhard Marx, là chủ tịch sắp mãn nhiện của Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra một nhận xét có tính phản kháng. Ngài nói rằng “cánh cửa dẫn đến việc phong chức cho phụ nữ không phải là dứt khoát đóng lại.” Ngài cũng nói thêm rằng, “điều đã rõ ràng là” Tông huấn của Đức Thánh Cha, “đã không đưa ra những câu trả lời dễ dàng nào cho những vấn đề khó khăn,” chẳng hạn như vấn đề luật độc thân linh mục. “Không ai có thể mong đợi điều gì đó như thế sẽ được giải quyết trong vòng một hoặc hai năm,” ngài nói như trên với các phóng viên ngày 12 tháng Hai.

Giám mục Franz-Josef Overbeck của giáo phận Essen, người đứng đầu cơ quan trợ giúp nhân đạo của các giám mục Đức tại Châu Mỹ Latinh đã tài trợ phần lớn cho sự chuẩn bị của Thượng hội đồng, bày tỏ sự thất vọng với tài liệu này vì thiếu sự ủng hộ cho đề nghị phong chức linh mục cho những người đã kết hôn, và nói rằng ngài ước gì Đức Giáo Hoàng tuân theo các quyết định của Thượng hội đồng và “cho phép việc phong chức linh mục cho những người nam đã kết hôn được chứng minh có đức hạnh (được gọi là viri probati) trong khu vực Amazon như một ngoại lệ.”

Tuy nhiên, Đức cha Overbeck, người đã tiên đoán Thượng hội đồng sẽ dẫn dắt Giáo hội đến “một điểm không thể quay trở lại”, và do đó, “không có gì sẽ giống như trước nữa”, đã hoan nghênh sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng đối với “tính chất khẩn cấp phải giải quyết các tình huống mục vụ khẩn trương” ở khu vực Amazon và hoan nghênh Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép cuộc tranh luận được tiếp tục.


Source:National Catholic Register
 
Kim Khánh Linh Mục Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Trinh Nguyên
18:39 14/02/2020
Duc Phanxico 50 Nam Linh Mục: Kim Khánh Linh Mục Của Đức Giáo Hoàng

1969 - 13.12 - 2019

Ngày 13.12.1969, tại Argentine, năm 33 tuổi, thày Jorge Mario Bergoglio (sau là Giáo Hoàng Phanxico) chịu chức linh mục. Trước 4 ngày sinh nhật 17.12. Năm nay, ngày 13.12. 2019, kỷ niệm 50 năm ĐGH Phanxicô thụ phong linh mục. Và 17.12.2019, ĐGH 83 tuổi. Chính ngày kỷ niệm này ĐGH không muốn tổ chúc gì, chỉ đưa ra một số suy tư về chức linh mục, về nhà mẹ dòng Tên ở Roma, hội thảo, giới thiệu một giáo sư Linh Mục gương mẫu. Tuy nhiên với tình con thảo vẫn có lời cầu nguyện và chúc mừng từ khắp nơi

SUY TƯ VỀ CHỨC LINH MỤC

Ơn gọi linh mục của Cha Bergoglio bắt đầu dịp xưng tội, lễ kính thánh Matthêu, 21.9.1953. Hôm ấy, sau khi xưng tội, Bergoglio cảm nghiệm mạnh mẽ Lòng Thương Xót Chúa, thúc đẩy quyết định trở thành linh mục. Dịp kỷ niệm 50 năm này, ĐGH lặp lại những suy tư về con người, cuộc sống và chức vụ Linh Mục, sống giữa dân chúng với trái tim thương xót của Thiên Chúa.

Lòng Thương Xót Chúa là nét đặc trưng đời linh mục của ĐGH Phanxico. Linh mục phải là con người ai cũng đến gần được và sẵn sàng đến với những người tổn thương, để chăm sóc. (Nói với các cha sở Roma, 6.4.2014)

Con người của Thánh Thể. Hàng ngày, cử hành Thánh Lễ, linh mục tìm lại căn tính của mục tử, biến Lời Chúa thành lời mình: Đây mình tôi được hiến tế vì anh em. Đó là ý nghĩa, canh tân cuộc sống chúng ta trong ngày chịu chức. Linh mục phải đặt Chúa là trung tâm, chứ không phải mình.

Trong tòa giải tội. Linh mục thực hiện một phần quan trọng trong phục vụ, phân phát quảng tình thương Thiên Chúa. Đừng cứng nhắc, cũng không dễ dãi về giáo huấn luân lý.

Cầu nguyện với Mẹ Maria. Linh mục là con người cầu nguyện. Từ kết hợp mật thiết này nảy sinh bác ái thật sự, tránh cám dỗ tội. Ma qủi tinh ma, giả dối và lường gạt. Ngài kêu gọi, Linh mục chiêm ngắm Đức Mẹ bằng lần chuỗi mỗi ngày. Chiêm ngắm là tin tưởng vào Đức Mẹ, bảo vệ Giáo Hội khỏi chia rẽ, biến đổi dịu dàng và tình yêu thương (Thư gửi linh mục, kỷ niệm 160 năm ngày qua đời cha xứ Ars)

Người nghèo và cuộc phán xét. Đời sống linh mục đi vào thực tế là tiếp xúc với người nghèo. Nước Chúa bắt đầu từ đây, chúng ta gặp Chúa Giêsu. Cuộc phán xét cuối cùng là điều chúng ta làm cho Chúa qua người nghèo, bệnh nhân, khách lạ hay tù nhân.

Trao ban sự sống. Có rất nhiều linh mục tốt lành, kiên trì, chính trực, hiến thân cho mưu ích tha nhân, tại những nơi xa, nguy hiểm. Xin Chúa cho các ngài bền chí. Vì Chúa đang thanh luyện, hoán cải. (Thư gửi linh mục, kỷ niệm 160 năm ngày qua đời cha xứ Ars)

Sự mệt mỏi. Với thời gian chuyên cần làm việc giữa đàn chiên. Các linh mục đã mệt mỏi, của ‘mùi chiên’. Hãy cầu nguyện thường xuyên cho các ngài. Như hương trầm âm thầm bay lên Trời, đến trái tim Chúa. (Giảng lễ Truyền Dầu 2.4. 2015)

Bài giảng của Linh Mục phải chuẩn bị kỹ lưỡng, ngắn gọn. Giảng không là thuyết trình hay bài học tín lý. Lời nói làm con tim bừng cháy với ngôn ngữ tích cực. Đưa ra những việc làm tốt hơn và có thể làm được. Hướng về hy vọng, tương lai.

Tính hài hước là ơn, nhân bản và niềm vui xuất phát từ Chúa Kitô, tình huynh đệ. Làm bớt căng thẳng, thấy cuộc sống tạm bợ và đón nhận mọi thứ với tinh thần cứu chuộc. Giúp ta gần Thiên Chúa.

Cuối cùng ĐGH kêu gọi cần Nâng đỡ các linh mục. Tín hữu gần gũi các linh mục với tình thương, cầu nguyện để các ngài luôn là mục tử với trái tim của Chúa (Bài giảng lễ Truyền Dầu. 28.3.2013)

Các dịp khác, ĐGH khôn khéo lúc khuyên, nhắn nhủ, nhắc bảo, kêu gọi.

Ngày 6. 4. 2014, tại Roma, trong buổi nói chuyện với các cha sở, ĐTC nhấn mạnh linh mục không được ồn ào, từ bỏ tất cả dấn thân trong cộng đoàn, trao ban chính sự sống cho tha nhân. Họ động lòng trước đàn chiên chăn dắt. Theo hình ảnh Chúa Chiên Lành. Linh mục là con người của lòng thương xót và cảm thông, gần gũi với dân chúng

Ngày 30.9.2018, phong Chân Phước cho Lm Jean Baptiste Fouque, (Marseille 1825-1936), suốt đời làm cha phó. ĐGH khen người tôi tớ khiêm hèn này, là tấm gương cho các linh mục muốn sự nghiệp trong Giáo Hội. Ngược với khát vọng sai lầm và danh vọng hão của người lãnh chức thánh hoàn toàn đơn giản là con đường ưu thế thánh thiện. Ngay ở Argentina, Ngài không muốn người ta gọi là ‘Đức Cha ‘ hay ‘Đức Ông’ mà gọi là ‘Cha Jorge’’. Ngài hay nói với chủng sinh: một linh mục không có tinh thần phụ tử thì không phục vụ gì. Là cha của con cái mình, lắng nghe, giúp đỡ, hiện diện trấn an. Đối với ĐTC, Linh mục phải gần với giáo dân, kết hợp với giám mục, vâng lời, sáng tạo. Đó cũng là sứ mạng của Ngài ở Vatican. Làm việc như cha xứ. Đến Santa Marta làm việc và tiếp khách. Trả lời báo Paris Mach: Tôi muốn là linh mục đường phố. Như ĐHY Beniamino Stella, người Ý, sinh 1941, Tổng Trưởng Giáo Sỹ, nhấn mạnh di sản của ĐGH: Người Linh mục ở giữa dân. Niềm vui được gọi mỗi ngày, chúng ta dễ dàng thấy nơi Đức Phanxico của linh mục dù đã trở thành Giáo Hoàng. (vietcatholic 15.12.2019)

Ngày 22.11.19, thăm Thái Lan, tại Giáo Xứ Thánh Phêrô, ĐTC gặp gỡ, nói với Linh mục, tu sỹ và chủng sinh: Có lòng biết ơn các vị truyền giáo, giáo lý viên dấn thân cuộc đời phục vụ nảy sinh thành quả to lớn bởi các vị tử đạo thầm lặng qua trung thành tận tụy. Hành trình ơn gọi được ghi dấu ấn bởi những người giúp chúng ta khám phá và nhận ra ngọn lửa Thần Khí. Làm tươi mới trong cuộc sống và nhiệm vụ chúng ta. ĐTC kêu gọi: Hãy sẵn sàng chịu tổn thương cho tình yêu Chúa Giêsu và vương quốc của Ngài. Cuộc sống tận hiến là chia sẻ niềm vui một chân trời mới tươi đẹp và đầy ngạc nhiên. Giáo Hội phát triển không phải bằng chiêu dụ mà bằng hấp dẫn. Rao giảng Đức Kitô cho thấy: tin và theo Ngài không phải là đúng và chính đáng mà còn là vẻ đẹp có khả năng đổ đầy bằng rực rỡ mới mẻ và niềm vui sâu xa ngay cả hoàn cảnh khó khăn (Vietcatholic 24.11.19

Trong sách ‘Sức Mạnh của Ơn Gọi, Đời Sống Hiến Dâng Ngày Nay’ (La Force de la Vocation. La Vie Consacrée Aujourd’hui), 120 trang, xuất bản 3.12.2019, bằng 12 thứ tiếng, bản tiếng Việt, do LM Giuse Lê Công Đức dịch, ghi lại cuộc trao đổi, hồi 8.2018, của ĐGH với LM Fernando Prado Ayuso, Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm (CMF), giáo sư Thần Học đại học Salamanca, Tây Ban Nha. ĐGH viết ngay trang đầu: Không say mê Đức Giêsu, không có tương lai cho đời sống thánh hiến. Sách có 3 chương:

Nhìn về quá khứ khứ để biết ơn

Sống hiện tại với đam mê

Hướng về tương lai với hy vọng

Trong tác phẩm, ĐGH kể đã gặp nữ tu 80 tuổi đem đến em bé 3 tuổi, làm việc tại Trung Phi, Sr đến từ Congo, là nữ tu rất quyết đoán, dồi dào năng lực. Mỗi tuần một lần đến bằng xuống máy để mua thực phẩm. Bên Congo, Sr làm mụ đỡ đẻ, được 3.000 trẻ sơ sinh, trong 60 năm. Bé lên 3 này do mẹ khó sinh, đã chết. Sr nuôi đứa bé và bé gọi sr là mẹ.

Ngày 1.12.19, ĐGH nói vô số những tu sỹ, linh mục mẫu mực quên mình cho đời tu trì, sống triệt để tiếng gọi của Chúa. Vào nghĩa trang vùng Amazon, mới nhìn thấy đầy các tu sỹ, còn trẻ, bỏ thân xác tại đây vì con chiên. Thật đáng kính phục. Các ngài cần được tuyên thánh. Chúng ta có những vị Thánh kế bên.

Mặt khác, ĐGH cho rằng đời sống thánh hiến không luôn xuôi chèo mát mái trên đường thích nghi đứng đắn với hoàn cảnh mới trong cuộc sống. Như Công Đồng lưu ý. (Vietcatholic News. 1.12. 2019)

Ngày 4.10.2019, ĐGH truyền chức cho 4 GM tại Roma và ngày 5.10.2019, ĐGH chủ sự trao mũ Đỏ cho 13 tân Hồng Y. ĐGH lại nhắc lại: Xin các linh mục, tu sỹ hãy luôn có ‘‘mùi chiên’’… Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ’. (Lc 22,26) (Bài giảng lễ truyền chức4.10.19)

GIỚI THIỆU MỘT LINH MỤC GƯƠNG MẪU

Nhân dịp kỷ niệm 50 linh mục, ĐGH đã đến Nhà Mẹ Dòng Tên, Roma, dự buổi hội thảo và giới thiệu bộ sưu tập 5 cuốn của cha giáo sư đại học Massino St Joseph, Miguet Angel Fiorito SJ (+2005), người Angetina, linh hướng của Ngài. Bộ sách do cha Jose Luis Narvaja SJ, biên soạn và nxb La Civilia Cattolica phát hành. Trong lời phi lộ, chính ĐGH diễn tả ấn bản này nguồn tài liệu phong phú, lưu lại lời giảng dây của đại giáo sư. Bộ sưu tập này giúp ích nhiền cho Giáo Hội.

ĐGH mô tả cha Fiorito như, vị thày của đối thoại, lắng nghe và kiên nhẫn. Cha M.A. Fiorite ít nói, có khả năng phân định là căn bản đối thoại với học trò, tác giả của các tác phẩm, giữa lịch sử và Chúa Thánh thần. Cha là giáo sư Triết mà đam mê tâm linh, dạy biết biện phân, làm khơi dạy tiềm thức với người khác. ĐTC phân tích cách lắng nghe và truyền cảm của cha giáo với sinh viên. Người trung dung, nên họ dễ đến, trao đổi và tiếp nhận. Cha Fiorito rất mực kiên nhẫn bộc lộ những tâm tư thầm kín, giúp người khác đem lại hoa trái: yêu thương, nâng đỡ và ủi an.

LỜI CẦU NGUYỆN VÀ CHÚC MỪNG

Ngày chịu chức linh mục,13.12.21969, do ĐTGM Ramon Catellamo, giáo phận Cardoba phong chức, có bà nội, mẹ và các em qùi nhận phép lành đầu tay. Ngài thăng tiến rất nhanh. Từ khi làm GH, ngài chỉ muốn làm tốt công việc chính của linh mục, không có tham vọng.

Ngày thụ phong Linh mục, 13.12.1969, bà nội Rosa Marglerita Vassallo là người nuôi dưỡng, viết cho cha cháu: ‘’Chúng ta đã có một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc. Nhưng nếu ngày mà nỗi đau khổ, bệnh tật hay mất người thân khiến các cháu thất vọng, các cháu hãy nhớ rằng hơi thở trước nhà tạm Mình Thánh Chúa, nơi có vị tử đạo vĩ đại và mạnh mẽ nhất và cái nhìn của Mẹ Maria, người đã đứng dưới chân Thập Giá, có thể ban sự xoa dịu trên các vết thương sâu thẳm nhất’’. Mấy dòng này được viết trên ảnh giấy, ĐGH còn kẹp trong sách Giờ Kinh Phụng Vụ. (RV 17.12. 2018)

Đức GH còn em gái duy nhất tên Maria Elena Bergoglio, 64 tuổi (2013) đang sống ở thành phố Ituzaingo của Argentina. Bà khiêm nhường, không phô trương khoe khoang. Nhưng khi cần nói liên quan đến mình, thì không chút sợ hãi. Bà cho biết về gia đình, qua phỏng vấn của John L. Allen Jr, tờ National Catholic Reporter, 3.4.2013:

Maria nói, Anh Jorge (ĐGH) không có bạn gái trước khi đi tu. Gia đình rời Ý năm 1929, chống chủ nghĩa Phát Xít, thì làm sao có ai trong gia đình hợp tác với độc tài. Maria kể lại, như cuốn: Francis, Pope of a New Worlk của Andrea Tornielli: Bà nội Rosa là người anh hùng, mệnh phụ can đảm. Tôi không bao giờ quên câu chuyện bà kể cho chúng tôi nghe khi bà lên án công khai độc tài phát xít Mussolini. Anh Jorge thương mến và cảm phục bà, nên những lưu giữ di chúc của bà, Anh đều kẹp trong sách Giờ Kinh Phụng Vụ.

Người Em thú thực, từ ngày Anh Jorge được bầu làm Giáo Hoàng bà chưa qua Roma, chỉ gọi điện thoại, vẫn gia tang cầu nguyện cho Anh e lệ, dè dặt, được: Đầy Ơn Chúa Thánh Thần, đủ khả năng cai quản, mạnh mẽ trong đức tin. Anh là người hạnh phúc, cứng rắn với trách nhiệm và hiểu rõ gánh nặng. Dù cương vị nào Anh vẫn khiêm nhường, yêu thương và luôn sống cho người nghèo.

Bà em còn cho biết bà nội đã dạy cho Đức Phanxico thuộc mấy câu thơ Rossa Nostrana, của Thi sỹ Argentina Nino Costa, trong tác phẩm mà gia đình hay đọc:

Drit et sincer, cosa ch’a sun, a smijp:

teste quadre, ouls ferm e fidic san

e parlo poc ma a san cosa ch’a diso

bele ch’a marcio adasi, a va luntan

(Thẳng thắn và thành thực, điều họ là cũng là điều họ dường như là:

Ương ngạnh, với mạch máu vững vàng và lá gan lành mạnh

Họ nói ít nhưng biết điều họ nói,

Mặc dù họ bước chậm chạp, nhưng họ đi rất xa)

(Dựa theo cuốn Francis: Pope of a New World của Andrea Tormielli)

Và trong gia đình ĐTC còn em người chú là nữ tu Anna Rosa Sivori, gốc Buenos Aires, Argentina, 77 tuổi, qua truyền giáo tại Thái Lan, từ 1966, đang dạy học và làm phó hiệu trưởng trường nữ Đức Maria ở Udon Thami, xa 570 cs phía đông bắc Bangkok. Anh em thỉnh thoảng gặp nhau (Roma, 2018) và 2019 khi ĐGH qua thăm Thái Lan, sr được chọn là thông dịch viên. ĐGH ưa viết thư hơn email. Sr nhắc luôn cầu cho ĐGH. (Reuters 12.11.19)

Trong Thánh lễ sáng tại nhà nguyện Santa Marta, 13.12.19, HY Sodamo, Đại diện các HY ở Roma mượn lời trong kinh Te Deum, chúc mừng Kim Khánh Linh Mục ĐGH: Bài ca vang lên trong GH từ nhiều thế kỷ để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Người đã ban, bộc phát từ trái tim chúng con. Hôm nay, chúng con qui tụ quanh Cha, liên kết với Cha trong lời nguyện tạ ơn vì ngày ân sủng đó, 13.12.1969.

Chủ tịch HĐGM Ý, ĐHY Gualtiero Bassetti, 8.12. 19, gửi thư đến ĐTC lời chúc mừng của GH Ý: Hiệp thông cầu nguyện ngợi khen và tạ ơn Chúa. Cám ơn ĐTC về chứng tá, giáo huấn, sự quan tâm, tình phụ tử… bước tới với sự khiêm nhường và can đảm

Trong thư chúc mừng, 8.12.19, Đức Cha Chủ tịch HĐGM Châu Mỹ La Tinh viết: chúng con tái bày tỏ tình cảm hiếu thảo, trung thành, bảo đảm cầu nguyện. Xin Chúa luôn đồng hành với ĐTC trong sứ vụ.

Giáo phận Roma, ngày 7.12.19, ĐHY Giám Quản De Angelo De Donatis gửi thư trong địa phận: Không quên cầu nguyện và cám ơn vì ĐTC đang hướng dẫn với lòng đầy thương xót, cái nhìn dịu dàng yêu thương. Hôm 8.12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Roma đã dâng lễ theo ý ĐTC.

Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, ĐTGM Jose H. Gomez gửi thư, 13.12.19, kêu gọi dâng lễ với các ý cầu nguyện cho ĐTC: được canh tân, trung thành với sứ vụ linh mục chủ chăn và làm thức tỉnh người trẻ. Đức TGM kêu gọi giáo dân trong nước đọc kinh cầu cho vị Cha Chung:

Lạy Cha là Đấng thương xót, chúng con đến trước Cha với lòng biết ơn, vì 50 năm linh mục của ĐGH Phanxico, người mà Đấng kế vị Thánh Phêrô. Xin ban ơn Thánh Thần, để Ngài tiếp tục rao giảng Tin Mừng, với lòng nhiệt thành và lãnh đạo GH với sự khôn ngoan, sức mạnh và can đảm. Xin cho tấm gương phục vụ lâu dài và trung thành của Ngài là nguồn cảm hứng cho các linh mục và tất cả tín hữu. (vietcatholic New 12.12.19

Đánh dấu ngày Kim Khánh này, đúng ngày 13.12.19, Bưu điện Vatican phát hành hai tem thơ với hai bức họa của họa sỹ Raul Berzosa, Tây Ban Nha. Ngân hàng Vatican phát hành tiền đúc hình ĐGH Phanxico.

Tem thứ 1, giá 1.10 Euro, bức họa Linh mục trẻ Jorge Mario Bergoglio, ở Buenos Aires, Argetina. Phía sau, bên trái là nhà thờ St Joseph Flores, nơi Ngài được được nghe thấy ơn gọi của Chúa. Bên phải là hình Đức Mẹ Undoer of Knots (Tháo Gỡ Nút Thắt). Đức Mẹ là Đấng ĐTC yêu mến, giữ vai trò trung gian tháo gỡ các nút thắt và giải thoát khỏi khó khăn.

2)Tem thứ 2, giá 1.15 Euro, bức họa ĐGH mỉm cười, phông là vòm cao của đền thờ Thánh Phêrô.

Ông Mauro Olivieri giám đốc Philatelic và Numismatic phát biểu: trong những con tem này, chúng tôi vẽ Ngài là một thanh niên, khi phải đưa ra quyết định là chủng sinh trẻ tuổi và linh mục trẻ. Sau đó, chúng tôi chuyển đến hình ảnh hôm nay khi ngài đến đỉnh cao của gì của linh mục, có thể làm cho cuộc sống trần gian này, trở thành kế vị Thánh Phêrô.

Họa sỹ Raul Berzosa, tác giả hai bức họa cho biết: thực hiện với đa diện khác nhau về cuộc đời ĐGH và những cống hiến gần gũi trong thời gian làm linh mục

KẾT LUẬN

Cùng đọc kinh cầu cho Linh Mục do Thánh Faustina soạn, đề nghị:

Lạy Chúa Giêsu Kitô, nhân danh toàn thể Giáo Hội, con khẩn cầu Chúa ban tình yêu và ánh sáng thần linh Chúa cho Giáo Hội, đem thần lực vào lời rao giảng của các linh mục,hầu giúp các linh hồn chai đá, được ăn năn thống hối và trở về cùng Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những linh mục thánh thiện. Xin gìn giữ các linh mục trong nếp sống thiện hảo.

Ôi lạy Chúa là linh mục tối cao, Xin Chúa thương luôn đồng hành với các linh mục trong mọi nơi chốn, và bảo vệ các ngài khỏi mọi cạm bẫy ma quỷ luôn rình rập, khống chế linh hồn các ngài.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa dựng nên mọi sự, Chúa đầy lòng xót thương. Xin bẻ gẫy và làm tan biến đi tất cả những mưu mô gây tổn hại tới đời sống thánh thiện của các linh mục. Lạy Chúa Giêsu, con khẩn khoản nài xin Chúa soi sáng và ban ân sủng đặc biệt cho những linh mục – mà con sẽ lãnh nhận Bí Tích hòa giải, trong suốt cuộc đời con. Amen (Thánh nữ Faustina).

TRINH NGUYÊN
 
Đức Thánh Cha cảm thấy buồn vì nhiều người chê ngài không có can đảm cải cách thực sự
Đặng Tự Do
19:00 14/02/2020
Hôm 13 tháng Hai, một ngày sau khi Tông huấn Querida Amazonia được công bố, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các Giám Mục Hoa Kỳ về Rôma trong chương trình ad limina để viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Ngài nói với các Giám Mục Hoa Kỳ rằng ngài rất buồn vì nhiều người chê ngài không có can đảm cải cách thực sự. Junno Arocho Esteves, Cindy Wooden và Carol Glatz của thông tấn xã CNS của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ có bài tường thuật sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với một nhóm giám mục Hoa Kỳ rằng, giống như các vị, ngài bị buộc tội là thiếu can đảm hoặc không lắng nghe Chúa Thánh Thần khi ngài nói hoặc làm điều gì đó mà có người không đồng ý – chẳng hạn như không đề cập đến việc phong chức linh mục cho những người đã kết hôn trong tài liệu của ngài về vùng Amazon.

“Bạn có thể thấy sự sửng sốt của ngài khi ngài nói rằng đối với một số người, [Thượng Hội Đồng Amazon] tất cả chỉ là vấn đề về luật độc thân linh mục chứ không có gì liên quan đến Amazon cả,” Đức Cha William Wack, Giám Mục Pensacola-Tallahassee nói.

“Đức Thánh Cha cho biết một số người nói rằng ngài nhát đảm vì ngài không lắng nghe Chúa Thánh Thần,” vị giám mục nói với Catholic News Service, và cho biết thêm “Đức Thánh Cha nói: ‘Như thế là, họ không giận Chúa Thánh Thần. Họ đang giận tôi ở dưới đây đấy, như thể họ giả định rằng Chúa Thánh Thần luôn đồng ý với họ.’”

Đức Giám Mục Wack là một trong 15 giám mục từ Florida, Georgia, North Carolina và South Carolina, là những vị đã triều yết Đức Thánh Cha gần ba tiếng đồng hồ hôm thứ Năm 13 tháng Hai như một phần của trong chương trình ad limina thăm Vatican. Các ngài cũng được sự tham gia của hai vị từ Arizona – là Đức Cha Giám mục Edward Weisenburger của Tucson và Đức Cha Giám Mục Phụ Tá Eduardo Nevares của giáo phận Phoenix – là những vị đã không thể gặp Đức Thánh Cha với nhóm của các ngài vào ngày 10 tháng Hai.

Trong cuộc họp, một giám mục hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô về ba hoặc bốn điểm ngài muốn các Giám Mục Mỹ chia sẻ với người dân Hoa Kỳ từ tài liệu “Querida Amazonia”, nghĩa là “Vùng Amazon Yêu Dấu”, được công bố vào ngày hôm trước nhằm đưa ra các suy tư của Đức Giáo Hoàng về Thượng Hội Đồng Giám mục cho vùng Amazon.

Đức Cha Joel Konzen, Giám Mục Phụ Tá Atlanta, nói với CNS rằng Đức Giáo Hoàng nói thông điệp quan trọng nhất trong văn bản đối với người Công Giáo Hoa Kỳ là việc chăm sóc cho hành tinh này, “đây là một vấn đề nghiêm trọng.”

Sau đó, Đức Thánh Cha nói với các giám mục rằng đã phải mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để đưa ra được tài liệu này, nhưng những gì được báo cáo trên các phương tiện truyền thông chỉ có “mỗi một dòng” là “Đức Giáo Hoàng đã không có can đảm để thay đổi các luật lệ của Giáo Hội.”

Đức Giám Mục Wack cho biết Đức Giáo Hoàng nói với Giám Mục Mỹ rằng Thượng Hội Đồng được triệu tập “để nói về những vấn đề của Giáo Hội ở Amazon. Những người khác muốn tôi nói về luật độc thân linh mục. Họ đã biến điều đó thành vấn đề. Nhưng đó không phải là vấn đề của Thượng Hội Đồng này.”

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nói với các giám mục rằng các ngài và các linh mục phải dạy bảo và thuyết giảng về việc chăm sóc môi trường,” Đức Giám Mục Wack nói. “Ngài cho biết ngay cả khi người ta không muốn nghe điều đó. Làm thế nào chúng ta có thể phủ nhận rằng mọi thứ đang thay đổi? Làm thế nào chúng ta có thể phủ nhận rằng chúng ta đang làm tổn thương tương lai của chúng ta? Và ngài nói, nếu chúng ta không đề cập đến những điều này, thì thật là đáng xấu hổ. Chúng ta phải rao giảng Tin Mừng, và đây là một phần của Tin Mừng.”

Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về ý nghĩa của tính “đồng nghị” và các thành viên của Giáo Hội phải lắng nghe nhau, cầu nguyện trước các vấn đề và cố gắng để phân định một con đường tiến lên cùng với nhau. Thượng Hội Đồng, không phải là “một quốc hội trong đó người ta bỏ phiếu theo đa số trên một bó toàn bộ các vấn đề.”

Trong số các phản ứng liên quan đến Tông huấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô để ý nhất, là một bài bình luận nói rằng ‘Đức Giáo Hoàng thiếu can đảm’ trong vấn đề phong chức cho những người nam đã lập gia đình.

Đức Tổng Giám Mục Wenski diễn giải ý kiến của Đức Giáo Hoàng với các Giám Mục Mỹ rằng “Thượng Hội Đồng không phải là về sự can đảm hay sự nhát đảm của Đức Giáo Hoàng. Thượng Hội Đồng là về tác động của Chúa Thánh Thần và sự phân định trong Chúa Thánh Thần. Và nếu không có Chúa Thánh Thần, thì không có sự phân định.”

Nếu không có sự phân định và tác động của Chúa Thánh Thần, thì lúc đó Thượng Hội Đồng chỉ là “một cuộc họp trong đó người ta chia sẻ ý kiến và có thể có các nghiên cứu, nhưng nó không nhất thiết là một thượng hội đồng trừ phi cách này cách khác nó được chi phối bởi Chúa Thánh Thần,” Đức Giám Mục Konzen nói.

Đức Cha Wack cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giải thích rằng tính đồng nghị và phân định là các quá trình vẫn tiếp tục ngay cả sau khi một Thượng Hội Đồng đã kết thúc và một tài liệu hậu Thượng Hội Đồng đã được công bố.

“Đức Thánh Cha nói: ‘Bạn không thể chỉ gặp gỡ nhau có một lần và sau đó nói, ‘Ồ, chúng ta đã có tất cả các câu trả lời,’ nhưng cuộc nói chuyện vẫn tiếp tục,” vị giám mục nói. “Và như thế, Đức Thánh Cha nói: ‘Những gì chúng ta đã làm là chúng ta nêu ra những vấn đề này, và bây giờ chúng ta phải giải quyết các vấn đề đó,’ trong khi tiếp tục cầu khẩn Chúa Thánh Thần và phân định con đường cho tương lai.

Cũng như 13 nhóm giám mục Hoa Kỳ đi trước các ngài, các giám mục trong nhóm này cũng đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, vấn đề nhập cư, thanh niên và vấn đề mục vụ cho người trẻ và ý nghĩa của việc làm giám mục.

Đức Giám Mục Wack cho biết ngài đã nêu câu hỏi để được cố vấn về việc tìm kiếm sự cân bằng trong công việc của một giám mục vì “chúng ta được giả định là các mục tử, chúng ta được cho là tư tế cho dân, là những Chúa Kitô khác. Tuy nhiên, cũng giống như các mục tử khác, và như rất nhiều người làm việc trong Giáo hội, cũng như các bậc cha mẹ và những người đang làm việc trên thế giới, chúng ta quá bận rộn với rất nhiều thứ khác.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rất lâu về việc làm giám mục, ngài nói. “Ngài nói nếu chúng ta quá bận rộn làm những việc khác, chúng ta nên đặt những thứ khác sang một bên; chúng ta cầu nguyện, chúng ta thuyết giảng, và chúng ta phục vụ người dân của chúng ta.”

Đức Tổng Giám Mục Wenski nói với CNS rằng khi tường thuật về các giáo huấn của Giáo Hội hay của Đức Thánh Cha Phanxicô, báo chí thường sử dụng “những phạm trù của thế gian và họ không hoàn toàn đánh giá cao việc chúng ta đang theo đuổi một cách sống khác, một cách suy nghĩ khác”.

Ngài nói thêm rằng cuộc gặp gỡ của các giám mục với Đức Giáo Hoàng là một chút thời gian để ‘được ở cùng với Đức Giáo Hoàng, nhìn Đức Giáo Hoàng và nghe Đức Giáo Hoàng’ trong một bầu không khí thoải mái và thảo luận về các vấn đề “mà chúng tôi các giám mục trên toàn thế giới quan tâm”.

“Đó là một cơ hội tuyệt vời bởi vì thông thường, trong tư cách là giám mục, chúng tôi thường nghĩ về Đức Giáo Hoàng qua lăng kính của giới truyền thông. Và thật tốt khi trải nghiệm mặt đối mặt cùng với ngài mà không có bộ lọc đó,” Đức Tổng Giám Mục nói.


Source:Catholic Herald

 
ĐGH Phanxicô với bệnh nhân : Dịu dàng là chià khóa hiểu bệnh nhân
Phó Tê Phạm Bá Nha
19:04 14/02/2020
DỊU DÀNG LÀ CHÌA KHÓA HIỂU BỆNH NHÂN

Ngày 3.3. 2018, tại hội trường VI, trong dịp gặp Liên Hiệp Quốc Gia các Hội nghề nghiệp y tá, tại Ý (IPASVI), ĐGH phát biểu độc đáo mới lạ: sự dịu dàng là chìa khóa hiểu bệnh nhân. ĐGH chú trọng tới nghành y tế, từ bác sỹ, y tá đến nhân viên phục vụ. Nhân đây, xin có đôi dòng về ‘ĐGH Phanxicô với bệnh nhân và người già yếu’. Qua lời nói và việc làm của Ngài

LỜI NÓI

và phát biểu của Đức Phanxicô qua các dịp:

Ngày 8.11. 2015, Đức Phanxico ban 2 huấn dụ:

- Luôn trợ giúp, an ủi và gần gũi bệnh nhân (tiếp kiến thứ Tư, 10.06.2015)

-Tăng cường chăm sóc bệnh nhân trong Năm Thánh Từ Bi (thông điệp gửi Hiệp Hội Á Căn Đình giúp bệnh nhân, nhận các bí tích.

Năm Từ Bi (từ 8.12. 215, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, đến 20.11. 2016, kỷ niệm 50 năm kết thúc Công Đồng Vatican II) là cơ hội đểtăng cường hợ tác giữa mục tử và giáo dân trong sứ vụ trìu mến, dịu dàng đối với bệnh nhân và người hấp hối. Những người đóng góp nhiều cho gia đình, xứ đạo, mà nay gìa yếu. Giúp bằng lời nói khuyên bảo và việc làm bố thí. Bệnh tật, già yế dễ làm con người dòn mỏng. Gia đình là nhà thương gần nhất. Con cháu trong nhà là nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mau bình phục

Ngày 3.3.2019,ĐTC khẳng định trước hội nghị Y Tá, Ý (IPASVI) tại hội trường VI:

Sự dịu dàng là chìa khóa hiểu bệnh nhân. ĐGH khuyến khích các chuyên gia nhân bản đang làm việc y khoa vuốt ve với nụ cười, chứ đừng hành động xa lạ vô cảm và mất kiên nhẫn. Ngài còn khích lệ y tá luôn lắng ngheđể hiểu rõ đâu là đòi hỏi của người bệnh. Ngài lưu ý, trước những tính đặc biệt của hoàn cảnh làm theo quy thức không bao giờ đủ, mà đòi hỏi nỗ lực liên tục, thẩm định và quan tâm đến bệnh nhân. Ngài mời gọi hãy phát huy sự sống và phẩm giá con người. Nhưng ĐGH cảnh giác chống lại sự kiệt sức bởi dấn thân quá mức. Sau cùng, ĐGH lưu tâm tới nhân bản của y tá. Yêu cầu mà không yêu sách (Zenit, Mai Khôi 5.3.18)

2. Sứđiệpngày thế giới bệnh nhân lần 27, ngày 11.2.2019, cử hành tại Catcutta, Ấn Độ, với chủ đề: Các con đã nhận nhưng không hãy cho nhưng không (Mt 10, 8). ĐTC đề cao gương bác ái cử chỉ nhưng không của Thánh Têrêxa Calcutta, và kêu gọi, đưa ra tiêu chuẩn thực hành và khích lệ hoạt động thiện nguyện:

- Giá trị cử chỉ nhưng không. Những cử chỉ trao ban nhưng không, như người Samaritano, là con đường duy nhất loan báo Tin Mừng. Làm như vậy bệnh nhân cảm thấy được yêu thương hơn.

- Nêu cao gương thánh Têrêxa Calcutta. Mẹ Têrêxa là người quảng đại trao ban Lòng Thương Xót Chúa. Mẹ sẵn sàng đón tiếp và bảo vệ sự sống lúc chưa sinh ra cũng như khi bị bỏ rơi và gạt bỏ. Mẹ cúi mình trên những kẻ kiệt lực, bỏ mặc chết bên vệ đường. Mẹ nhìn phẩm giá Chúa ban cho họ.Mẹ lên tiếng với người hùng mạnh để họ nhận lỗi trước tội ác.

-Tiêu chuẩn hành động tình yêu nhưng không với mọi người không phân biệt ngôn ngữ chủng tộc, văn hóa hay tôn giáo. Nhân loại đang cần dịu dàng và cảm thương.

-ĐTC đề cao tầm quan trọng những người làm việc tự nguyện trong lãnh vực y tế. Họ sống linh đạo người Samaritanô nhân lành. (Vietcatholic 8.1.19)

3. Ngày 22.6. 2019, trong triều yết, gặp Hiệp Hội Quốc Tế Bác Sỹ Công Giáo (FIAMC) họp trong tháng Thánh Tâm tại đại học Urbano, Ý, 12-22.6.2019, ĐGH nhắc các bác sỹ Công Giáo những đòi hỏi ‘ơn gọi, nghiệp vụ, kiên nhẫn, tinh thần và liên đới’. Kêu gọi các thầy thuốc Công Giáo kết hợp tính chuyên nghiệp, khả năng hợp tác và nghiêm khắc đạo đức. Xin các bác sỹ gần gũi, chăm sóc, nâng đỡ bệnh nhân, chữa trị tôn trọng sự sống từ đầu đến chung cuộc. Thày thuốc chỉ là tôi tớ. Sự sống là Thiên Chúa trao ban. Sứ vụ thày thuốc là tinh thần nhân bản. (Zenit Mai Khôi 22.6.19)

BẰNG VIỆC LÀM

các lần gặp gỡ của ĐGH được ghi nhận sau đây làm thí dụ: ĐTC đã gặp các bệnh nhân nan y

- Ngày thụ phong Linh mục, 13.12.1969, bà nội Rosa Marglerita Vassallo là người nuôi dưỡng, viết cho cha cháu: ‘’Chúng ta đã có một cuộc sống lâu dài, hạnh phúc. Nhưng nếu ngày mà nỗi đau khổ, bệnh tật hay mất người thân khiến các cháu thất vọng, các cháu hãy nhớ rằng hơi thở trước nhà tạm Mình Thánh Chúa, nơi có vị tử đạo vĩ đại và mạnh mẽ nhất và cái nhìn của Mẹ Maria, người đã đứng dưới chân Thập Giá, có thể ban sự xoa dịu trên các vết thương sâu thẳm nhất’’. Mấy dòng này được viết trên ảnh giấy, ĐGH còn kẹp trong sách Giờ kinh phụng vụ. (RV 17.12. 2018)

- Năm 2015, khi thăm Filadelphia, ĐGH đã đặt tay trên bé Gianna Masiantonio, chưa đầy 1 tuổi, bị bệnh hiếm, có khối u trong não (Hystiocytossis), nguy hiểm không thể mổ. Em được khỏi kỳ lạ và sống khỏe tới nay, chuẩn bị đi học. Ông bà Joey-Kristen Masciantonia tặng 5000 đô cho nhà thương Nhi Đồng chữa trị em. ĐGH vẫn theodõi tình trạng em Gianna.

- Ngày 6.4.2016, trong triều yết, ĐTC xuống hàng ghế đầu gặp, đặt tay chầm chậm lên đầu, đưa ngón tay chạm nhè nhẹ lên từng mắt bé gái Kayla Lizzy, 5 tuổi, rồihôn em. Em bị thông manh, cứ đi vài bước lại té, đến từ Ohio, do cơ quan từ thiện khuyết tật Utitasi tài trợ. Em đạt giấc mơ đã gặp ĐGH.Ông Steve và bà Chrisine cha mẹ em cảm động rơi lệ, cho biết: chúng tôi thinh lặng hy vọng như phép lạ, không phải chỉ bàn tay của ĐGH mới chạm tới mắt Lizzy.(Vietcatholic 22.9. 2018)

- Ngày 13.5.2016, tại công trường thánh Phêrô, nữ quân nhân Cheryl Tobin và chồng là trung sỹ phòng vệ, Jim Tobin, cùng dự triều yết. Bà Cheryl bị ung thư vào giai đoạn chót. Bà len lỏi đám đông lên khán đài gặp ĐGH. Đầu bà bị mổ, bịt khăn kín, miệng méo. Cả mặt biến dạng kinh dị. Nhân viên an ninh chỉ đường bà lên khán đài. Ngài ôm và hôn lên đầu bà. Bà mới trở lạo Đạo. Bố mẹ cô phản đối. Gia đình bà ở vùng Noshville, Tennesse.

- Ngày 21.9. 2017, ở Roma, ĐGH bất ngờ thăm trung tâm Santa Lucia, hồi phục chức năng dành cho trẻ em bệnh thần kinh, từ 15 đến 25 tuổi. Các em bị tật nguyền vì biến chứng sau khi bị tai biến mạch máu hay tai nạn xe hơi. Ở đây có phòng thể dục giúp các em đi lại. ĐTC gặp các em, gia đình và ban giám đốc… cầu nguyện trong nhà nguyện (vietcatholic 23.9.17)

- Ngày 1.8.2018, trong triều yết, Bác sỹ Raul Abella đại học Dexeus dẫn 20 gia đình và con em bị bệnh tim, gặp ĐGH. BS giải thích cho ĐGH biết là chương trình Dexeus được trung tâm tim mạch đại học Barcelona (CICB) đài thọ mổ tim các em từ bẩm sinh. Chương trình có từ 4 năm nay. Trung tâm nhận các em từ ngoại quốc có nhà cho 22 gia đình ở, chờ con mổ. (vietcatholic 5.8.18)

- Ngày 5.3.2019, dịp gặp LH Y Tá, ĐGH đặt tay và ban phép lành cho bà cụ tật nguyền ngồi bất động trong xe lăn

- Ngày 24.5.2019 ĐGH chấp nhận truyền chức linh mục cho chủng sinh Michael Los, 31 tuổi, Ba Lan, chủng viện Luigi Orione, bị ung thư cấp tính. Thày khấn trọn đời và chịu chức linh mục do ĐC Marek Solarchot, trên giường bệnh.Ngày 17.6.2019?. Cha mới qua đời.

- Ngày 21.8.2019, trong triều yết tại sảnh đường VI, ĐGH bảo an ninh để mặc em gái vuột tay mẹ hai lần chay nhảy tự do trên sân khấu. Em bị bệnh không biết mình làm gì. ĐTC nói: Tôi đã cầu nguyện cho em và cha mẹ em này (Vietcatholic 21.8.19)

- Ngày 2.9.19, tiếp Hiệp Hội Italia về bệnh ung thư, thành lập 1973, có trên 1000 hội viên, ĐTC khuyên họ giữ gìn sinh mạng bệnh nhân, đừng bị cám dỗ bởi kế hoạch ‘‘chết êm dịu’’ (Eutanasie), mà dấn thân đồng hành với gia đình bệnh nhân trong mọi giai đọan tiến triển của bệnh nhân, thoa dịu đau đớn, chống đau, sẽ góp phần kiến tạo văn hóa quan tâm giá trị con người. ĐTC nhận xét: việc cho chết êm dịu trở thành hợp pháp tại nhiều nước, bề ngoài có vẻ tự do cá nhân, nhưng thực tế duy lợi ích, con người trở nên vô ích, phí tổn. Y khoa không hy vọng tiến hoặc tránh được đau đớn. ĐTC khuyên các bác sỹ đừng nản chí. (RV 2.9.19)

2) Khoảng tháng 7.2019, theo lời yêu cầu của các Giám Mục vúng Amazon, con tàu Bệnh Viện của ĐGH Phanxico đã đến giáo phận Bélem de Para, Brasil, chuẩn bị hoạt động cho vùng Amazon, nơi chỉ dùng cho sông. Trong buổi lễ ra mắt, ĐGH đã bày tỏ hài lòng với những người tham gia bác ái nhân đạo trong bức thư, như thông điệp: Con tàu bệnh viện sẽ mang Lời Chúa và cung cấp việc được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho những người thiếu thốn hơn, dọc theo dải đất dài vùng Amazon, khoảng 1.000 km. Đáp lại mệnh lệnh Thiên Chúa, ngoài cử chỉ cụ thể đẹp lòng Thượng HĐ GM Amazon, bệnh viện trên sông này trước hết là đáp lại mệnh lệnh Thiên Chúa, phái các Môn Đệ công bố Nước Thiên Chúa chữa lành người bệnh, sứ mệnh nguyên thủy là cổ vũ sự sống dồi dào, được Chúa Giêsu đề nghị cho cả nam nữ. Hình ảnh GH như ‘bệnh viện dã chiến’, chào đón mọi người không phân biệt hay điều kiện. Với sáng kiến này GH coi như ‘bệnh viện trên sông nước’. Chúa Giêsu xuất hiện đi bộ trên mặt nước, làm dịu cơn bão và củng cố đức tin các Môn Đệ. Mang lại an ủi tinh thần cho những thăng trầm cho những người thiếu thốn, bị bỏ rơi cho số phận. Kết thúc thơ ĐTC cám ơn sáng kiến của Dòng Phanxico. Mang lại dấu hiệu đức tin và đoàn kết. (vietchatolic 17.8.19)

1) Ngày 6.9.2019, ĐGH thăm bệnh viện Zimpeton, khi thăm thủ đô Maputo, Mozambique. Đây là trung tâm Dream, xây 2002, chăm sóc Sida, bị Virus Hiv miễn phí. Trung tâm như người Samari nhân hậu, có 500 bệnh nhân, cả trẻ em.

2) Ngày 31. 10. 19, ĐGH gặp tổ chức, Don Gnocchi,5000 người, đến từ Ý, kỷ niệm 10 năm Cha Cardo Gnocchi được phong chân phước. Sau thế chiến thứ 2, Cha đã lập ra tổ chức này, nuôi và chăm sóc trẻ em mồ côi và bị tàn phế. Hiện tổ chức có 3700 chỗ giúp các em hồi phục với 6000 nhân viên và hơn 50 cơ sở như bệnh viện, phòng khám bệnh. Tổ chức trợ giúp hơn 350 ngàn người Ý mỗi năm. Tổ chức đang hoạt động tại Burundin, Ruanda, Bolivia, Ecuador, Bosnia, Erzegovina, Ucrana, Myanmar và Campuchia. ĐGH nhắc lại lời ĐHY Tettamenzi, Milano, khi phong chân phước cho Cha Cardo là ‘người tìm kiếm Thiên Chúa không ngừng nghỉ và tìm kiếm con người can đảm, tận hiến cuộc đời tìm kiếm khuôn mặt Chúa Kitô in sâu trên khuôn mặt mọi người’.

3) Ngày 10.11.19, ĐGH khánh thành phòng khám bệnh miễn phí bên hông trái công trường Phêrô.

4) Ngày 16.11.19, tại hội trường VI, ĐGH gặp 6000 nhân viên bệnh viện Chúa Hài Đồng Giêsu, Gambino Gesu, ở Ý, kỷ niệm 150, 1869-2019. Bệnh viện do Ông Bà Arabella Salviati thành lập, tặng cho Vatican, 1924. Chuyên giúp chữa trị trẻ em tàn tật. Ngài nói: ‘Phúc cho những bàn tay chữa lành’’. ĐGH kêu gọi nhân viên bệnh viện nghiên cứu chữa trị những bệnh hiểm nghèo.(REI 16.11.19)

5) Ngày 17.11. 19, ĐGH cử hành thánh lễ cho người nghèo tại thánh đường Phêrô và dùncơm trưa, lần thứ 3, với 1500 người nghèo, già yếu tại sảnh đường VI. Trong lễ, ĐGH nói: người nghèo là kho báu của Giáo Hội và tạo ra điều kiện vào Thiên Đàng.

6) Ngày 21.11.2019, dịp tông du Thái Lan, ĐGH thăm bệnh viện Công Giáo Saint Louis, gặp nhân viên và 40 bệnh nhân nặng tại khu cấp cứu. ĐTC nói với nhân viên hãy luôn là mẹ hiền và tận tâm. ĐTC nhấn mạnh đến Giáo Hội dành cho bệnh nhân nghèo khổ.

Đại lễ, cùng ngày thánh lễ cùng đồng tế có 9 GM VN và khoảng 10.000 người VN, giảng lễ, ĐGH nhắc đến trẻ em, phụ nữ, già yếu bệnh tật, di dân, không nhà cửa… bị lãng quyên, bỏ rơi, bóc lột, đơn độc trong xã hội. Họ không có sức mạnh, ánh sáng và tình bạn, không cộng đoàn. Họ đều là con Thiên Chúa, để họ cảm nghiệm được sự dịu dàn và Lòng Chúa Thương Xót.

7) Dịp ĐGH thăm Nhật Bản, 24. 11.2019, Thủ tướng Abe Shinzo tiết lộ với ĐTC, toàn dân Nhật cảm tình với tấm hình cậu bé trai Nhật cõng em mình, đã chết trước lò hỏa thiêu, mà ĐGH ký phía sau, cho phổ biến, 2017. Dưới chữ ký ĐTC viết: Il frutto della guera (hoa trái của chiến tranh). Bức hình do ký giả Mỹ Joseph Roger O’Donnell (+2007), chụp sau bom nguyên tử nổ tại Nagasaki, 1945. Cơ quan an ninh Nhật tìm kiếm cậu bé này ở đâu (bây giờ khoảng trên 80, để trình diện ĐGH mà tìm không ra. Có một ông cụ nói có gặp cậu này và hỏi thì cậu đi tìm mẹ …Ngày 25.11.19, ĐTC đã gặp nạn nhân bệnh tật sống sót sau 3 thiên tai: sóng thần, nổ lò nguyên tử, động đất, 2011, tại Fukushima. Ba nạn nhân kể lại những thử thách bệnh tật sau thiên tai tàn phá, đau đớn thể xác và thiệt thòi tinh thần

DẪN CHỨNG

Chúa Giêsuđã hoán cải nhiều bệnh nhân và tha thứ,các trường hợp trong Thánh Kinh, nhờ lòng tin tuyệt đối.

- Vậy, để các ông biết, ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: Hãy đứng dậy, vác giường mà về nhà đi. Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. (Mt 9, 6-7)

- Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người nhà ông trưởng hội đường đến bảo: con gái ông chết rồi, làm phiền Thày chi nữa. Nhưng Đức Giêsunghe được câu đó, liền bảo ông trưởng hội đường: ông đừng sợn, chỉ cần tin thôi…Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường. Đức Giêsu thấy người ta khóc lóc, kêu la ầm ĩ. Người bước vào nhà và bảo họ: sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy. Họ chế nhạo Người. Nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng đi vào nơi nó nằm. Người cầm tay nó và nói: Này bé, Thày truyền cho con: chỗi dậy đi. Lập tức con bé đứng dậy và đi lại được, vì nó đã 12 tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sợ hãi. (Mc 5, 35- 42).

- Chính Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương đến bệnh nhân: Chúa chữa bệnh cả ngày nghỉ(x. Mc3,1-6).Ban quyền cho TôngĐồ chữa bệnh (x. Mt 10. 1). Chữa người mù từ khi mới chào đời (x. Ga 9, 1-5)

- Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. (Mt 9, 35)

Thánh Nicolas (280-434)thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ, nay quengọi là Ông Già Noellà người yêu thương bệnh nhân.Sự tích như sau: Hai vợ chồng giàu có tên Guruttis, không con, ở Saint Pontano, miền Marcerata, Ý, đến cầu tự với thánh Licolas.Năm 280, họ sinh được con trai, đặt tên Licolas, để nhớ thánh họ cầu xin. Lớn lên trong ơn thánh và năm 18 tuổi, Licolas vào tu dòng Augustin, ở Tolentino. Trong dòng Locolas được trao nhiệm vụ cứu tế người nghèo quanh vùng. Anh thường ở cổng tu viện phân phát thực phẩm. Người kiểm soát phải ngăn chận kẻo anh phát hết trong kho, sợ không còn gì ăn. Cha thụ phong linh mục. Cha có tiếng, thương người nghèo, người chữa lành, cha giải tội và nhà truyền giáo, nên được Chúa thưởng ban ơn:

- Một hôm khi thày Licolas trao thức ăn cho một cậu bé bị bệnh nặng. Thày đặt tay trên đầu nói: Xin Chúa lòng lành vô cùng chữa em lành bệnh. Em được khỏi lập tức. Tin này loan báo nhanh chóng.

- Vài năm sau, Thày chịu chức linh mục, một phụ nữ lớn tuổi bị mù được đến cho Licolas, Cha trẻ đọc lời cầu xin như đã đọc cho cậu bé. Mắt bà sáng lại. Tin lan rộng. Nhiều người chạy đến xin Cha cầu nguyện.Đều khỏi

- Một thời gian dài nhịn ăn, cha yếu, không đứng vững.Đức Mẹ và Thánh Augustin hiện ra với Ngài. Thánh Augustin bảo Ngài ăn chiếc bánh có vẽ hình cây Thánh Giá, đem nhúng vào nước. Ngài làm như vậy và sức khỏe lập tức trở lại. Từ đó đến nay, có tập tục ăn bánh mỳ nhúng nước của Thánh Augustin.

- Một đêm, Cha Licolas đang ngủ, nghe giọng một tu sỹ quen thuộc nói mình đang trong luyện ngục, xin cha Licolas dâng lễ cầu cho mình và các linh hồn khác. Cha đã dâng lễ trong 7 ngày. Sau đó, linh hồn đó hiện về cho biết các linh hồn đang hưởng Nhan Thánh Chúa. Qua việc này Cha Thánh Licolas được ĐGH Leo XIII tuyên bố là Thánh bảo trợ các linh hồn, 1884.

- Theo truyền thuyết Cha Thánhcòn liên quan đến: hồi sinh trẻ sơ sinh, cứu người chết đuối bị đắm tàu, cứu cung điện đang cháy của công tước ở Venice, bằng cách ném miếng bánh mỳ vào lửa, nhìn thấy nhà thánh ở Nagiaret, nơi Đức Mẹ sinh sống được các Thiên Thần rỡ khỏi nền, đưa qua Địa Trung Hải đến ngọn đồi của làng Dalmatia, Tersatto.

Thánh Licolas qua đời 6.12.343, được ĐGH Eugeno tuyên phong Hiển Thánh, 1446.

Kết luận bằng sứ điệp Fatima, Chị Lucia viết: Điểm cốt yếu của sứ điệp Fatima: Đừng xúc phạm đến Thiên Chúa là Chúa chúng ta, được hàm chứa trong việc tuân giữ hai giới răn.Ai trong chúng ta biết rằng mỗi khi phạm tội, mỗi khi không vâng giữ giới luật tình yêu theo trách vụ với Thiên Chúa với đồng loại và với bản thân là chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa. Phải, với chính bản thân ta nữa. Bởi vì lúc chúng ta gây hại cho mình mà chúng ta không ý thức và nhận ra điều ấy. (Nữ tu Lucia: Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima. Bản dịch. Regina. 2004. Tr. 192)

Và cùng nhau đọc phần kết thúc sứ điệp bệnh nhân lần 27, 2019 của ĐGH: Tôi xin phó thác hết mọi người các bạn cho Mẹ Maria, Salus Infirmorum. Xin Mẹ giúp chúng ta biết chia sẻnhững ơn ban, mà chúng con lãnh nhận trong tinh thần đối thoại và đón nhận nhau, để sống như là anh em, chú trọng đến nhu cầu của nhau, cho đi từ trái tim quảng đại. Và họ là niềm vui của phục vụ quên mình vì người khác. Với tình cảm lớn lao, tôi bảo đảm với các bạn về sự gần gũi của tôi trong lời cầu nguyện và phép lành Tòa Thánh. (Vatican, Lễ Chúa Giê

su Vua, 25.11.2018)

Phó tế Phạm Bá Nha
 
Bang giao Vatican-Trung Hoa: Sau hơn 50 năm, lần đầu tiên hai ngoại trưởng gặp nhau.
Trần Mạnh Trác
19:18 14/02/2020
Trong một diễn biến mà Reuters mô tả là ‘cực kỳ hiếm có’ và ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ,’ vào ngày 14 tháng 2, ngoại trưởng cuả Vatican Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher và ủy viên Hội đồng Nhà nước và ngoại trưởng cuả Trung Hoa là Vưong Di (Wang Yi) đã bí mật gặp nhau bên lề hội nghị An ninh quôc tế tại Munich, nước Đức.

Đây là một cuộc gặp gỡ cao cấp nhất giữa hai bên hơn một nửa thế kỷ. Những gì được bàn thảo hoặc thoả thuận thì chưa được tiết lộ, nhưng qua thông cáo do Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa ra vào tối thứ Sáu (14/2), thì đôi bên sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại về thỏa thuận tạm thời cho việc bổ nhiệm Giám mục, được ký ngày 22 tháng 9 năm ngoái, và tiếp tục đối thoại về thể chế song phương để thúc đẩy cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo và lợi ích của người dân Trung Quốc.

Thông cáo đánh giá cao những nỗ lực cuả Trung Hoa nhằm loại bỏ dịch coronavirus và những nỗ lực cuả Vatican để thể hiện tình liên đới với người dân bị ảnh hưởng.

Cuối cùng, hai bên bày tỏ một mong muốn hợp tác quốc tế lớn hơn để thúc đẩy nền hòa bình trên thế giới và trao đổi văn hóa và những quan niệm nhân quyền.

Nhắc lại, quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh đã được cải thiện kể từ thỏa thuận năm 2018. Tuy nhiên nhiều người Công Giáo bảo thủ đã phản đối thỏa thuận này, cáo buộc Vatican là bán đứng giáo hội thầm lặng cho chính quyền cộng sản. Nhưng Vatican thì lập luận rằng nếu không có thỏa thuận thì nguy cơ ly giáo là rất lớn.

Lý do là trên 50 năm qua, đã xảy ra một sự cách biệt giữa một Giáo hội "chính thức" được nhà nước hậu thuẫn và một Giáo hội thầm lặng "không chính thức" trung thành với Roma.

Sau thoả thuân, thì cả hai bên đều công nhận vị Giáo Hoàng là người lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo.

Cuộc họp hôm thứ Sáu là kết quả mới nhất trong một loạt các nỗ lực cải thiện quan hệ từ Vatican trong những tuần gần đây.

Tháng trước trong khi Trung Quốc đang bối rối trước nạn dịch coronavirus, thì Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi cái gọi là "cam kết tuyệt vời" của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus và sau đó, Vatican gửi hàng trăm ngàn khẩu trang y tế đến Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí.

Hình như Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội ấy để đi một nước cờ ngoại giao nhằm phá vỡ cái thế bị hoàn toàn cô lập cuả họ hiện tại.

Cái cơ hội ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ’ (theo Reuters) ấy có thể trở thành một tình huynh đệ bền vững hay chỉ là một ‘hạt bong bóng nước’ như thường vẫn xẩy ra trong vấn đề quan hệ với Bắc Kinh? Điều này không tùy thuộc vào thiện chí cuả Vatican (vì lúc nào cũng sẵn sàng) nhưng tuỳ thuộc vào ý đồ cuả Trung Quốc mà thôi! Người ta sẽ biết rõ hơn qua những diễn biến kế tiếp.

Nếu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Vatican và Trung Quốc được nối lại, thì Vatican sẽ phải cắt đứt ngoại giao hay ít ra là cắt quan hệ cấp đại sứ với Đài Loan, mà Bắc Kinh coi như là một tỉnh ly khai buớng bỉnh. Đây là điều mà Vatican cho biết đã có phương sách giải quyết.

Hiện nay Vatican là quốc gia duy nhất ở châu Âu còn công nhận chính thể cuả Đài Bắc.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
127.655,00 AUD là kết quả của đêm gây quỹ cộng đồng giúp nạn nhân cháy rừng tại Melbourne
Trần Văn Minh
17:26 14/02/2020
Melbourne, lúc 6 giờ 30 tối Thứ Sáu 14/2/2020, tại Happy Receptions. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam đã tổ chức bữa cơm gây quỹ giúp nạn nhân trong đại nạn cháy rừng tệ hại nhất ở Úc trong thế kỷ vừa qua.
Phút cầu nguyện

Xem hình

Cuộc gây quỹ rất thành công với số tiền thu được chưa trừ chi phí mà ban tổ chức công bố là 127,655.00 AUD thật khích lệ cho ban tổ chức và nhiều người trong cộng đồng.

Mở đầu, quý ông Trần Ngọc Cẩn, Nguyễn Ngọc Trúc và cô đại diện giới trẻ của cộng đồng đã cùng hát chào mừng mọi người, lời ca ý nghĩa trong tình liên đới cộng đồng của mọi sắc tộc đối với đất nước mà chúng ta đang sống, đất nước đã cưu mang chúng ta.

Sau đó, Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng đã mời mọi người cùng đứng lên để cầu nguyện, trước một cây Thánh Giá bị lửa cháy xém các cánh đã thành tro, do một em rước lên từ cuối hội trường, cùng những bông hoa cũng do giới trẻ rước lên như những lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa.

Theo tài liệu chiếu kèm, Nước Úc trong cuộc cháy rừng vừa qua, với hơn 10 triệu Ha rừng bị cháy, được kể là vụ cháy rừng lớn nhất thế kỷ! Nhờ có mấy cơn mưa rất lớn trong mấy tuần qua đã giúp dập tắt những đám cháy còn sót lại, nhưng hậu quả của nạn cháy rừng đã gây ra cho nước Úc thật lớn! Những thiệt hại về người chết, tài sản bị thiêu hủy và rừng cháy đã đảo lộn sinh thái với thiệt hại vô giá cho hằng trăm ngàn các chủng loại động vật thiên nhiên bị hủy giệt!

Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân đã lên chào mừng mọi người và nói bữa cơm gây quỹ này, thể hiện tấm lòng thành biết đền ơn đáp nghĩa đất nước đã cưu mang chúng ta trong cơn hoạn nạn, đây là dịp để cho chúng ta có cơ hội thể hiện tấm lòng thành, của ít, lòng nhiều để mong xoa dịu được phần nào những thiệt hại do cuộc cháy rừng gây ra, và cầu xin Thiên Chúa ban ơn tái tạo cho cây cối đâm chồi nẩy lộc để mầu xanh của cây cối, cũng như lá phổi của chúng ta trở lên trong lành. Cả khán phòng đã ca vang bài Kinh Hòa Bình bất hủ của Thánh Phanxicô như một lời tri ân của tất cả mọi người dâng lên Thiên Chúa.

Buổi tiệc gây quỹ cũng đươc các đội múa của Ca đoàn Vô Nhiễm Vinh Sơn Liêm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Nhóm trẻ của Cộng đoàn Thánh Giuse, Nhóm múa cộng đồng, Chương trình Thăng Tiến Hôn Nhân, các màn đơn ca, song ca Hồng Vũ & Quân Nguyễn. Múa hay và được lồng trong các bản nhạc thật ý nghĩa mang nội dung tri ân và cảm tạ Chúa.

MC Quang Minh đã điều khiển cuộc quyên góp qua tặng vật rất thành công, do việt làm có ý nghĩa rất lớn lao, đã thu về cho ban tổ chức những món tiền rất lớn. Ngoài ra, buổi quyên góp còn được sự giúp đỡ với lòng quảng đại của gia đình ông bà Frank, và David tặng toàn bộ chi phí của buổi gây quỹ đóng góp vào cuộc lạc quyên giúp nạn nhân cháy rừng.

Xin ghi nhận những đóng góp lớn lao mà ban tổ chức đã dành đặc biệt, vì hôm nay là Ngày tình nhân, nhưng tất cả quý vị đã hy sinh thời giờ quý báu dành cho gia đình, để làm một việc thật ý nghĩ trong tình yêu Thiên Chúa.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng cậy trông
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:52 14/02/2020
Lòng cậy trông

Từ cuối năm 2019 bệnh dịch Viêm phổi do coronavirus gây ra truyền nhiễm gây nên tình trạng nguy hiểm cho sức khoẻ sự sống con người khắp nơi trên thế giới, mà bây giờ tổ chức y tế quốc tế - WHO- đặt tên mới là Covid-19: „Co“ viết tắt cho Corona, „ Vi“ cho chữ virus, „D“ cho chữ disease -bệnh-, „19“ cho 2019.

Số người mắc lây bệnh dịch Covid-19 ngày tăng thêm và số người tử vong vì nhiệm bệnh dịch này cũng tăng mỗi ngày. Cả thế giới lâm vào tình trạng hoang mang lo sợ.

Một mặt chính quyền các nước trên thế giới đưa ra những phương cách nhằm ngăn ngừa bệnh dịch lan tràn, một mặt các nhà khoa học tìm chế thuốc mới, Vắc-xin tiêm chủng chữa trị bài trừ tiêu diệt vi trùng bệnh dịch.

Ở các bệnh viện trên thế giới, các bác sĩ, y tá ngày đêm liên tục săn sóc chữa trị các người bị lâm bệnh dịch.

Đây là những cách thế rất hợp tình hợp lý cùng cấp bách cần thiết cứu giúp chữa trị cho con người, mang lại bình an cho thế giới.

Trong khủng hoảng hoang mang, con người xưa nay, ngoài dùng phương thuốc chữa trị ngăn ngừa, thường hướng tâm hồn chạy đến cầu khẩn cùng Thiên Chúa xin ơn phù hộ nâng đỡ cứu giúp.

Đây là cung cách nếp sống nói lên sự giới hạn của khả năng sức lực con người, đồng thời cũng diễn tả lòng cậy trông của con người là tạo vật lên Thiên Chúa, đấng Tạo Hóa quyền năng, ban sự bình an, sức khoẻ sự chữa lành cho thể xác và tâm hồn con người. Vì tin rằng một khi tâm hồn có được bình an, sức khoẻ thể xác cũng vững mạnh. Và như thế sức đề kháng chống chọi lại vi trùng gây bệnh nạn trong cơ thể mạnh thêm lên.

Ngày xưa dân Thiên Chúa trong cuộc xuất hành đi trong sa mạc trở về quê hương đất nước Chúa hứa ban cho, họ cũng mắc bệnh dịch bị rắn xuất hiện đến cắn. Trong nguy khốn họ kêu cầu Tiên tri Mose. Là người theo mệnh lệnh Thiên Chúa, đưa dân xuất hành khỏi Aicập, Ông cầu khẩn cùng Thiên Chúa cho dân được thoát khỏi bệnh dịch này. Thiên Chúa truyền cho Mose làm một con rắn bằng đồng treo lên một cột cao, hễ ai bị rắn cắn nhìn lên đó cầu khấn thì được khỏi, được sống. ( Sách Dân số 21,4-9).

Mose đã làm như Thiên Chúa truyền để dân được cứu sống trong nạn bệnh dịch. Và dân chúng khi đó với lòng tin cậy trông cầu xin được khỏi bị bệnh dịch đe dọa.

Cũng ngày xưa trong những khi bị vướng mắc vào bệnh dịch tai ương đe dọa, con người đã thốt lên lời cầu xin cậy trông khấn khứa cùng Đấng Tạo Hóa, chan chứa niềm hy vọng:

„ "Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,là đồn luỹ chở che, con tin tưởng vào Ngài."

3 Chính Chúa gìn giữ bạn khỏi lưới kẻ thù giăng,

khỏi tai ương tàn khốc.

4 Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân:

lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ.

5 Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng hay mũi tên bay giữa ban ngày,6 cả dịch khí hoành hành trong đêm tối, cả ôn thần sát hại lúc ban trưa.“ ( Tv 91, 2-6).

Và trong nếp sống đạo đức bình dân xưa nay người tín hữu Chúa Kitô thường hay chạy đến kêu cầu khấn xin cùng Thánh Rocco, vị Thánh quan thầy của người bị bệnh dịch, xin ơn phù hộ trợ giúp cùng Thiên Chúa cho được bình an, thoát khỏi bị bệnh dịch đe dọa.

Lời kinh khấn xin đó gói trọn lòng cậy trông:

« Lạy Thánh Rô-Cô là Đấng có lộc,

bởi Thánh Cả đã được công trọng trước mặt Đức Chúa Trời,

thì chúng con nương vì công nghiệp ấy chắc sẽ đặng cứu khỏi thần khí hay lây và được bình an vô sự.

Xin Thánh Rô-cô cầu cho chúng con, hầu chúng con thoát khỏi ôn dịch truyền nhiễm.

Lạy Chúa là Đấng đã sai Thiên Thần nuôi dưỡng Thánh Rô-cô và đã hứa cùng Người rằng: “Kẻ nào lấy lòng sốt sắng mà khẩn cầu Thánh Rô-cô thì chẳng hề mắc phải ôn dịch chút nào.

Vậy chúng con xin nhờ lời Thánh Rô-cô chuyển cầu cho chúng con, xin Chúa vì công nghiệp Người, khẩn cứu chúng con hồn xác đều khỏi ôn dịch hiểm nghèo.

Vì công nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

Đời sống con người luôn cần phương thức khoa học tự nhiên và ân đức siêu nhiên từ trời cao ban cho, nhất là về phương diện sức khỏe.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Giáo Hội thời dịch bệnh: Những chuyện chưa từng thấy. Thảm họa cho nhà hàng Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 14/02/2020


Trong một video được công bố trên các mạng xã hội vào chiều thứ Năm 13 tháng Hai, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán của Hương Cảng cho biết Giáo Hội Công Giáo tại đây đã đề ra một loạt các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, là dịch bệnh đến nay vẫn chưa có phương dược chữa trị và chủng ngừa.

Trong đoạn video mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, Đức Hồng Y nói:

“Tôi lấy làm tiếc phải báo với anh chị em rằng giáo phận đã quyết định đình chỉ các Thánh lễ có công chúng tham dự vào các ngày Chúa Nhật từ 15 đến 28 tháng Hai, và không có phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro, bắt đầu Mùa Chay Thánh.”

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, hiện là Giám quản Tông tòa của Giáo phận Hương Cảng. Ngài cho biết các cuộc tụ họp phụng vụ khác cũng bị hủy bỏ hầu tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ngài mô tả các biện pháp này là đáng tiếc, nhưng cho biết quyết định này được đưa ra, vì hai tuần tới sẽ là thời điểm rất nguy hiểm.

Ngài khuyên anh chị em tín hữu nên theo dõi các thánh lễ trực tuyến, “dành thời gian đọc Kinh Thánh, lần chuỗi Mân côi, và suy niệm các bài đọc của Thánh lễ.”

Tại bán đảo Hương Cảng đã có 50 trường hợp được xác nhận là mắc COVID-19 và có một trường hợp tử vong.

Theo Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Bắc Kinh, tính đến 10 giờ sáng thứ Sáu 14 tháng Hai, số người chết đã lên đến 1,488 người, tức là 121 người mới qua đời trong ngày thứ Năm 13 tháng Hai. Đồng thời, con số người nhiễm bệnh tăng lên đến 65,000 người. Như thế, chỉ trong một ngày thứ Năm đã có thêm 5,090 ca nhiễm bệnh.

Tân Hoa Xã cũng đề cập đến việc bắt giữ một số cán bộ địa phương, trong đó có Hạ Quốc Hoa phó phòng thống kê của Vũ Hán. Hoa được phân công phân phát các khẩu trang y tế. Tuy nhiên, thay vì phát cho dân chúng, Hoa bị cáo buộc đã phát hầu hết số khẩu trang y tế ấy cho vợ mình mang đi bán chợ đen. Một người khác là bà Đường Chí Hoành trưởng phòng y tế thành phố Hoàng Cương của tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vì tội xua đuổi bệnh nhân về nhà, né tránh không xét nghiệm đến nơi đến chốn các trường hợp nghi ngờ, tiến độ xét nghiệm chậm chạp.

Tại Hòa Lan, trong thánh lễ ngày 11 tháng Hai, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Hồng Y Wim Eijk, là Tổng Giám Mục Utrecht đã lên tiếng kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho dân tộc Trung Hoa đang đối diện với thảm họa dịch bệnh, và bày tỏ lòng trắc ẩn và cảm thông đối với họ. Ngài đặc biệt nhắc đến cộng đoàn Công Giáo tại quốc gia này. Họ đã bị bách hại trong hơn 7 thập niên qua, và đến nay vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử. Trong dịch bệnh kinh hoàng này, họ thậm chí còn bị phân biệt đối xử nặng nề hơn, ngay cả trong các trợ giúp y tế.

Lời kêu gọi cầu nguyện, bày tỏ lòng trắc ẩn và cảm thông đối với người Hoa của Đức Hồng Y dường như là để đáp lại làn sóng bài người Hoa trong những ngày này tại Hòa Lan.

Trong chương trình truyền hình hàng tuần “Late with Lex”, là một show truyền hình rất ăn khách tại Hòa Lan, vì tính chất trào phúng của nó đối với các câu chuyện thời sự, một ca sĩ đã hát bài “Voorkomen is beter dan chinezen”, nghĩa là “Phòng ngừa nhiều hơn đối với người Hoa”. Nội dung bài hát cho rằng người Hoa ăn ở không hợp vệ sinh nên mới gây ra dịch bệnh.

Bài hát lặp đi lặp lại những câu như: “Chúng ta không cần virus ở đất nước này, tất cả là do những người Trung Quốc dơ bẩn này gây ra.”

“Virus sẽ sớm hiện diện trong cơm chiên. Đừng ăn đồ ăn Trung Quốc, nếu bạn vẫn còn muốn sống.”

Trò châm biếm này khiến nhiều người cảm thấy rất đau đớn vì nó phi nhân bản và thiếu cảm thông đối với một dân tộc đang lâm nạn.

Chưa hết, một số đài truyền hình còn chiếu cảnh một cô gái Trung Hoa rất đẹp đang ăn một con dơi trong một nhà hàng Tầu như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Những diễn biến này đã khiến các nhà hàng Tầu đột nhiên trở nên ế ẩm. Nhiều tiệm đành phải đóng cửa.

Trong một diễn biến khác, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức đã chỉ trích tạp chí Der Spiegel là phân biệt chủng tộc và gây hoảng loạn với hình bìa một người đàn ông mặc áo choàng đỏ, mặt nạ bảo vệ, kính bảo hộ và tai nghe. Bên dưới có dòng tít lớn ghi “coronavirus sản xuất tại Trung Quốc.”

Trong một diễn biến bị nhiều người cực lực lên án là một trò đùa vô nghĩa, cảnh sát miền Peel của Canada cho biết đã câu lưu một thanh niên 28 tuổi cư ngụ tại thành phố Vaughan tên là James Potok.

Trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây James Potok, có mẹ là người Hoa, đưa ra lời xin lỗi các hành khách và nhân viên phi hành. Y cho biết như sau.

Trên chuyến bay từ Toronto sang Jamaica của hãng hàng không WestJet vào ngày thứ Hai 3 tháng Hai, chở theo 243 hành khách, anh ta ngồi ở hàng ghế sau cùng. Chuyến bay dài hơn 4 giờ đồng hồ. Khi máy bay đã bay được 3 giờ 30 phút, tức là chỉ còn 30’ phút nữa là đáp xuống sân bay Montego Bay, anh ta đột nhiên đứng dậy tuyên bố rằng anh ta vừa về quê thăm nhà ở Vũ Hán, và hiện cảm thấy không khoẻ, có lẽ đã bị nhiễm coronavirus.

Diễn viên nổi tiếng Tiffany Richards cho biết cô và mẹ cô có mặt trên chuyến bay này vào thời điểm xảy ra vụ việc. Cô cho biết cô đang ngủ gà ngủ gật thì giật mình khi thấy hành khách nhốn nháo. Một người đàn ông cách cô tám hàng đang đứng và lặp đi lặp lại một thông báo.

“Về cơ bản, những gì anh ấy nói là ‘Tôi cần mọi người chú ý. Tôi vừa trở về từ Vũ Hán, một trong những thành phố lớn của Trung Quốc, và nó là tâm chấn của coronavirus.

Ngay bây giờ tôi cảm thấy rất, rất là không khoẻ. Tôi nghĩ rằng tôi có thể đã bị nhiễm bệnh. Tôi cần mọi người tránh xa tôi, làm ơn đừng đến gần tôi.”

Trong khi nói như thế, James Potok giơ cao chiếc máy quay phim và quay cảnh náo loạn trên máy bay.

“Mẹ tôi rất lo lắng, bà khẩn khoản xin các tiếp viên cho bà đeo mặt nạ như những người khác,” Tiffany Richards nói.

Một tiếp viên hàng không đến chỗ James Potok và yêu cầu y đeo mặt vào. Lúc đó, y thú nhận đây chỉ là trò đùa cho vui. Y cho biết y là một ca sĩ nổi tiếng đang trên đường sang Jamaica để quay một phim ca nhạc. Y nảy sinh ra ý kiến gây sốc cho hành khách để quay phim sau khi vừa ăn ở một nhà hàng Tầu ở Toronto tên là Hunan, nghĩa là Hồ Nam, chứ chưa hề về thăm Vũ Hán, bên Trung Quốc.

Tiếp viên hàng không này giải thích với y rằng đã quá trễ. Tuân theo các thủ tục phòng dịch, phi công đã điều khiển máy bay quay ngược trở lại Toronto, nơi các cơ quan thực thi pháp luật và nhân viên y tế đang chờ đợi sẵn. Y bị bắt ngay khi xuống máy bay.

Hãng hàng không WestJet cho biết chuyến bay 2702 từ Toronto đi Jamaica, dài 2,800km, và chuyến bay 2703 từ Jamaica về Toronto đã bị hủy bỏ vì chuyện này.

Tháng Ba này James Potok sẽ phải hầu tòa. Chưa kể có thể bị các hành khách khác thưa kiện đòi bồi thường, số tiền đền cho hai chuyến bay bị hủy bỏ của hãng máy bay đã đủ để anh ta sạt nghiệp.