Phụng Vụ - Mục Vụ
Lối Sống Có Phúc
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
02:01 08/02/2022
Lối Sống Có Phúc
CN 6 C
Lời Chúa trong hai Chúa nhật VI và VII trình bày những giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin Mừng theo thánh Luca. Đó là giáo huấn của Chúa Giêsu về những người thực sự có lòng tin. Người có lòng tin thì sống theo bốn mối phúc (Chúa nhật VI) và thực hành bác ái mà đỉnh cao là biết yêu thương kẻ thù (Chúa nhật VII). Đây chính là bài giảng khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu, được trình bày trước một cử toạ đông đảo đến từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn. Họ là những người sống triền miên trong cảnh nghèo đói, bệnh tật và bị các thần ô uế quấy nhiễu. Họ tìm gặp Chúa Giêsu, mong được Người chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ và đem lại bình an cho tâm hồn.
Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành các bệnh nhân, xua ma đuổi quỷ, mà còn biết họ đang mong được Người giúp họ khám phá bản thân và ý nghĩa cuộc sống nên Chúa đã chia sẻ những điều cốt yếu nhất để họ biết cách sống hạnh phúc. Chúa khẳng định sống nghèo khổ, đói khát, phải khóc lóc và bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả…là cuộc sống có phúc. Bởi vì nếm trải những bất hạnh tột cùng này là đang nắm trong tay Nước Trời, có Thiên Chúa ở cùng và được lành phần thưởng lớn lao trên trời. Còn đáng buồn là cuộc sống giàu có, no nê, tươi cười hớn hở và được ca tụng. Bởi vì tất cả những thành đạt này không đưa vào Nước Trời. (Khổng thành Ngọc)
Trước một cử toạ nghèo khổ, bị bệnh tật giày vò và những bất hạnh không ngừng theo đuổi, Chúa Giêsu lên tiếng nói về hạnh phúc. Bốn mối phúc: khó nghèo, đói khát, khóc lóc, chịu bách hại nêu bật rằng hạnh phúc của người theo Chúa khi chấp nhận điều kiện khó nghèo với đức tin, hy vọng và yêu mến, thì trở thành công dân của vương quốc Thiên Chúa. Khó nghèo, đói khát và nước mắt, chịu ngược đãi, là những tình trạng ưu tiên để vào Nước Trời. Hạnh phúc thay ai chấp nhận những sự dữ ấy vì Đức Kitô và với Đức Kitô.
1. Phúc và hoạ
Rõ ràng bài giảng về các mối phúc của Chúa Giêsu có vẻ đi ngược lại với suy nghĩ của nhân loại. Những gì người ta cho là hạnh phúc như “giàu có, no nê, đầy đủ, vui cười, được ca tụng…” đến ngày mọi giá trị đều bị đảo ngược, sẽ phải “đói khát, khóc lóc, bị thù ghét…”. Những người mà Chúa Giêsu kể là có phúc thì thế gian cho là vô phúc. Những người Chúa Giêsu coi là vô phúc thì thế gian lại cho là có phúc. Có nhiều thứ người đời cho là hạnh phúc, nhưng thực chất là nguồn đau khổ, và ngược lại, hạnh phúc vẫn có thể có nơi những người ở trong tình cảnh mà người đời cho là bất hạnh. Bởi vì, các mối phúc Chúa Giêsu công bố không lệ thuộc một cách tất yếu vào hoàn cảnh sống hiện tại, nhưng được đặt trong viễn tượng Nước Trời.
Trong khi thánh Matthêu ghi lại 8 lời chúc phúc của Chúa Giêsu, thì thánh Luca chỉ ghi lại có 4 lời “Phúc cho” và còn kèm theo 4 lời quở trách “Khốn cho”. Chẳng ai biết được phúc thật hay hoạ thật, nhưng người ta tin rằng trong phúc có hoạ và trong hoạ có phúc. Chỉ một điều chắc chắn trong Chúa mới có phúc thật.
Thánh Luca trình bày bốn mối phúc và bốn mối hoạ, đối chiếu nhau gần như hoàn toàn: nghèo khó đối lại với giàu có, đói khát đối lại với no đầy, khóc lóc đối lại với vui cười, bị ghét bỏ đối lại với được ca tụng.
Ba mối phúc đầu và ba mối hoạ đầu đi với nhau: nghèo, đói và khóc đối lại với giàu, no và cười. Đói và khóc là hậu quả của nghèo. No và cười là biểu hiệu của giàu. Hai hình ảnh nổi bật lên trong một thế tương phản: người nghèo, đói, khóc và người giàu, no, cười.
Còn mối phúc thứ tư là những người bị ghét bỏ, bị loại trừ và bách hại vì Chúa, là những môn đệ của Chúa, họ chung số phận với các ngôn sứ. Mối hoạ thứ tư là những người được thế gian trọng vọng, là giới Kinh sư, Pharisiêu.
Đối tượng của phúc là người nghèo và người bị ghét bỏ vì Chúa. Đối tượng của hoạ là người giàu và người được thế gian ca tụng.
Giàu và nghèo, phúc và hoạ ở đâu? Không nên hiểu rằng giàu có ở đời này là không được hạnh phúc ở đời sau; nghèo khó ở đời này tất nhiên được hạnh phúc đời sau. Giàu có là phúc nếu đó là thành quả do con người cố gắng chuyên cần lao động cách chân chính. Nghèo khó tự nó chẳng bao giờ là phúc. Phúc của người nghèo chính là tinh thần của họ, một tấm lòng phó thác, không phàn nàn, không kêu trách, không bất mãn.
Cái hoạ của người giàu là khi họ tự mãn, tự kiêu, tự đắc về tài sức của mình mà quên mất Thiên Chúa. Cái hoạ cho người giàu là họ ích kỷ, keo kiệt, không biết dùng của cải chia sẻ cho người nghèo hay không biết dùng sự giàu có của mình mà mua sắm của cải Nước Trời. Cái hoạ của người nghèo là ghen tương, đố kỵ, tham lam.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Họa vô đơn chí,phước bất trùng lai”. Câu này có nghĩa “họa” đến với con người nhiều hơn “phúc”, vì họa không đi một mình, mà kéo theo dây chuyền. Khi “họa“ đến thì có dây chuyền, nhưng khi “phước” đã qua thì không trở lại.
Phúc hay hoạ cho người giàu cũng như người nghèo, không phải là chính sự giàu có hay nghèo khổ của họ, nhưng là tinh thần của họ biết đánh giá đúng và hành động đúng với cái giàu hay cái nghèo của mình.
Có bốn mối phúc thì cũng có bốn mối họa. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu “Họa phúc khôn lường”, không ai có thể biết trước họa hay phúc của mình. Nếu mình sống có đức, mặc nhiên sẽ có phúc, nếu ngược lại chắc chắn sẽ mang họa. Lời Chúa phân định rõ ràng phúc họa không phải là mơ hồ mà là một sự trả lẽ rạch ròi không thể lẫn lộn, một sự công bằng không thiên vị.
Ngay sau bốn mối phúc và bốn mối hoạ, Chúa Giêsu dạy: “Yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27) và hãy có: “lòng nhân từ như Cha là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Với những điều dạy đó khi thực hiện trong đời, mối hoạ luôn sẽ được chuyển hoá thành phúc, và mối phúc này được ngay ở đời này và đời sau. Đời này được nối tiếp bằng đời sau, và chỉ có một con đường duy nhất cho mỗi người.Cả người giàu và người nghèo cùng đi, ai biết dùng cái giàu cái nghèo của mình để đạt được Nước Trời thì đó là hạnh phúc.
2. Phúc cho ai tin cậy vào Chúa
Trong bài đọc 1, tiên tri Giêrêmia xác tín: phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa. Con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rễ sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái”.
Trải dài trong Tân ước, các lời giảng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người công bố hạnh phúc cho nhiều người. “Phúc cho ai không thấy mà tin”; “Phúc cho bà là người đã tin”; “Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28), những kẻ tin tuy không thấy (Ga 20,29), những kẻ không vấp ngã vì Đức Giêsu (Lc 7,23; Mt 11,6). Phúc cho những cặp mắt đã nhìn thấy Đức Kitô (Mt 13,16); Phúc cho thân mẫu của Đấng Mêsia vì đã sinh hạ Đấng Cứu độ thế gian (Lc 1,48; 11,27), và đã tin vào những lời Thiên Chúa hứa (Lc 1,45); Phúc cho ông Simon Phêrô, bởi vì ông được Chúa Cha mặc khải cho biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Mt 16,17); Phúc cho những kẻ tỉnh thức trông chờ Chúa đến (Lc 12,37-38; Kh 16,15); Phúc cho những tôi tớ trung thành và khôn ngoan (Mt 24,46; Lc 12,43); Phúc cho những kẻ thực hành việc thương xót tha nhân (Lc 14,14), khiêm tốn phục vụ anh em (Ga 13,17); Phúc cho ai kiên nhẫn chịu đựng những thử thách và chiến đấu cho đức tin (Gc 1,12.25; 5,11; 1 Pr 3,14; 4,14)…
3. Hạnh phúc theo lời dạy của Chúa Giêsu
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến dựa trên kinh nghiệm cứu độ. Người đời xem nghèo khó, khóc lóc, bị bách hại là bất hạnh, còn Chúa Giêsu dạy đó là hạnh phúc. Thế gian coi mệt nhọc, hiền hoà, công chính là vất vả, còn Chúa Giêsu lại gọi đích danh đó cũng là hạnh phúc. Chúa Giêsu công bố bằng lời và còn bằng chính đời sống của Người. Nếu mối phúc thứ nhất là nghèo khó thì Chúa đã khởi đầu đời sống bằng mối phúc ấy đến nỗi khi mệt mỏi “không có chỗ tựa đầu”. Và mối phúc thứ tư bị ghét bỏ bị sỉ nhục thì chính Chúa đã bị ghen ghét bị bách hại bị đóng đinh vào thập giá. Người nói bằng kinh nghiệm cuộc đời đi liền với ơn cứu độ.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến mở sang đời sống mai sau. Kết thúc mỗi mối phúc đều là một lời hứa, một phần phúc không thuộc trật tự trần thế mà thuộc trật tự khác. Đó là Nước Trời, là Đất Hứa, là phần thưởng, là xót thương, là hưởng kiến, là thoả lòng, là an ủi. Vế sau của mỗi phúc đều được khởi đầu bằng chữ “vì” khiến ta tự nhiên hình dung các mối phúc Chúa dạy vừa như một khởi điểm vừa như một đích điểm. Động từ dùng trong vế sau của các mối phúc hầu như đều ở thì tương lai. Tất cả các Mối Phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả; vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình; vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Các mệnh đề trong vế một phải hiểu ngầm là vì Chúa, vì tha nhân, nghèo vì tha nhân, hiền lành đau khổ vì tha nhân. Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân thì sự nghèo, sự hiền lành, sự đau khổ, bách hại ta phải chịu đều là đau khổ chứ không phải là phúc đức.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến phải nỗ lực thực thi. Hạnh phúc đi liền với hồng phúc nên mỗi người phải nỗ lực thực hiện sao cho hạnh phúc trở thành hiện thực trong mỗi cuộc đời. Hạnh phúc là công ơn của Thiên Chúa nhưng lại là công khó của con người. Hạnh phúc là công trình của Thiên Chúa nhưng cũng là công trường còn dang dỡ mở ra cho sự đóng góp tiếp tay tiếp sức của tất cả mọi người. Hạnh phúc không như bông hoa có thể dễ dàng hái được ở bên đường, không giống như chiếc áo, chiếc xe đạp hay cái nhà có thể vẽ ra thành hình hài màu sắc có thể mua bán. Hạnh phúc là điều cảm thấy được trong tâm hồn, nó thuộc chiều sâu cõi lòng tuỳ thuộc thái độ sống đối với cuộc đời. Con người phải ra công chăm sóc vun trồng thì cây hạnh phúc mới đơm hoa kết trái. Hạnh phúc chính là khát khao được sống, được hiện diện, được yêu thương. Đi tìm hạnh phúc cũng là đi tìm sự sống. Sống là tồn tại, có tồn tại mới có yêu thương, có tương quan, có sinh trưởng. Đi tìm hạnh phúc cũng như đi tìm tình yêu. Khi người ta yêu nhau, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp: “yêu nhau yêu cả đường đi; yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nối dài những ước mơ, ước mơ thường hướng con người về hạnh phúc.Hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh phúc.
Lối sống có phúc được Chúa Giêsu trình bày trong bài giảng khai mạc cũng đã được các đấng công chính và các vị tiên tri chọn lựa và Giáo hội cũng đã không ngừng trung thành theo đuổi nhằm thực hiện hoá giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin mừng của Chúa Giêsu.Thực hành lối sống có phúc, người tín hữu đang mở rộng biên cương của Nước Thiên Chúa trên trần gian.
Ngôi Lời Thiên Chúa làm người để giúp con người sống hạnh phúc. Sau khi sống lại, Người mở đường dẫn lối cho chúng ta đi về hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa Tình Yêu và Sự Sống.Tin và yêu mến Chúa Giêsu là được sống hạnh phúc mỗi ngày trong niềm vui.
CN 6 C
Lời Chúa trong hai Chúa nhật VI và VII trình bày những giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin Mừng theo thánh Luca. Đó là giáo huấn của Chúa Giêsu về những người thực sự có lòng tin. Người có lòng tin thì sống theo bốn mối phúc (Chúa nhật VI) và thực hành bác ái mà đỉnh cao là biết yêu thương kẻ thù (Chúa nhật VII). Đây chính là bài giảng khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu, được trình bày trước một cử toạ đông đảo đến từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn. Họ là những người sống triền miên trong cảnh nghèo đói, bệnh tật và bị các thần ô uế quấy nhiễu. Họ tìm gặp Chúa Giêsu, mong được Người chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ và đem lại bình an cho tâm hồn.
Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành các bệnh nhân, xua ma đuổi quỷ, mà còn biết họ đang mong được Người giúp họ khám phá bản thân và ý nghĩa cuộc sống nên Chúa đã chia sẻ những điều cốt yếu nhất để họ biết cách sống hạnh phúc. Chúa khẳng định sống nghèo khổ, đói khát, phải khóc lóc và bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả…là cuộc sống có phúc. Bởi vì nếm trải những bất hạnh tột cùng này là đang nắm trong tay Nước Trời, có Thiên Chúa ở cùng và được lành phần thưởng lớn lao trên trời. Còn đáng buồn là cuộc sống giàu có, no nê, tươi cười hớn hở và được ca tụng. Bởi vì tất cả những thành đạt này không đưa vào Nước Trời. (Khổng thành Ngọc)
Trước một cử toạ nghèo khổ, bị bệnh tật giày vò và những bất hạnh không ngừng theo đuổi, Chúa Giêsu lên tiếng nói về hạnh phúc. Bốn mối phúc: khó nghèo, đói khát, khóc lóc, chịu bách hại nêu bật rằng hạnh phúc của người theo Chúa khi chấp nhận điều kiện khó nghèo với đức tin, hy vọng và yêu mến, thì trở thành công dân của vương quốc Thiên Chúa. Khó nghèo, đói khát và nước mắt, chịu ngược đãi, là những tình trạng ưu tiên để vào Nước Trời. Hạnh phúc thay ai chấp nhận những sự dữ ấy vì Đức Kitô và với Đức Kitô.
1. Phúc và hoạ
Rõ ràng bài giảng về các mối phúc của Chúa Giêsu có vẻ đi ngược lại với suy nghĩ của nhân loại. Những gì người ta cho là hạnh phúc như “giàu có, no nê, đầy đủ, vui cười, được ca tụng…” đến ngày mọi giá trị đều bị đảo ngược, sẽ phải “đói khát, khóc lóc, bị thù ghét…”. Những người mà Chúa Giêsu kể là có phúc thì thế gian cho là vô phúc. Những người Chúa Giêsu coi là vô phúc thì thế gian lại cho là có phúc. Có nhiều thứ người đời cho là hạnh phúc, nhưng thực chất là nguồn đau khổ, và ngược lại, hạnh phúc vẫn có thể có nơi những người ở trong tình cảnh mà người đời cho là bất hạnh. Bởi vì, các mối phúc Chúa Giêsu công bố không lệ thuộc một cách tất yếu vào hoàn cảnh sống hiện tại, nhưng được đặt trong viễn tượng Nước Trời.
Trong khi thánh Matthêu ghi lại 8 lời chúc phúc của Chúa Giêsu, thì thánh Luca chỉ ghi lại có 4 lời “Phúc cho” và còn kèm theo 4 lời quở trách “Khốn cho”. Chẳng ai biết được phúc thật hay hoạ thật, nhưng người ta tin rằng trong phúc có hoạ và trong hoạ có phúc. Chỉ một điều chắc chắn trong Chúa mới có phúc thật.
Thánh Luca trình bày bốn mối phúc và bốn mối hoạ, đối chiếu nhau gần như hoàn toàn: nghèo khó đối lại với giàu có, đói khát đối lại với no đầy, khóc lóc đối lại với vui cười, bị ghét bỏ đối lại với được ca tụng.
Ba mối phúc đầu và ba mối hoạ đầu đi với nhau: nghèo, đói và khóc đối lại với giàu, no và cười. Đói và khóc là hậu quả của nghèo. No và cười là biểu hiệu của giàu. Hai hình ảnh nổi bật lên trong một thế tương phản: người nghèo, đói, khóc và người giàu, no, cười.
Còn mối phúc thứ tư là những người bị ghét bỏ, bị loại trừ và bách hại vì Chúa, là những môn đệ của Chúa, họ chung số phận với các ngôn sứ. Mối hoạ thứ tư là những người được thế gian trọng vọng, là giới Kinh sư, Pharisiêu.
Đối tượng của phúc là người nghèo và người bị ghét bỏ vì Chúa. Đối tượng của hoạ là người giàu và người được thế gian ca tụng.
Giàu và nghèo, phúc và hoạ ở đâu? Không nên hiểu rằng giàu có ở đời này là không được hạnh phúc ở đời sau; nghèo khó ở đời này tất nhiên được hạnh phúc đời sau. Giàu có là phúc nếu đó là thành quả do con người cố gắng chuyên cần lao động cách chân chính. Nghèo khó tự nó chẳng bao giờ là phúc. Phúc của người nghèo chính là tinh thần của họ, một tấm lòng phó thác, không phàn nàn, không kêu trách, không bất mãn.
Cái hoạ của người giàu là khi họ tự mãn, tự kiêu, tự đắc về tài sức của mình mà quên mất Thiên Chúa. Cái hoạ cho người giàu là họ ích kỷ, keo kiệt, không biết dùng của cải chia sẻ cho người nghèo hay không biết dùng sự giàu có của mình mà mua sắm của cải Nước Trời. Cái hoạ của người nghèo là ghen tương, đố kỵ, tham lam.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Họa vô đơn chí,phước bất trùng lai”. Câu này có nghĩa “họa” đến với con người nhiều hơn “phúc”, vì họa không đi một mình, mà kéo theo dây chuyền. Khi “họa“ đến thì có dây chuyền, nhưng khi “phước” đã qua thì không trở lại.
Phúc hay hoạ cho người giàu cũng như người nghèo, không phải là chính sự giàu có hay nghèo khổ của họ, nhưng là tinh thần của họ biết đánh giá đúng và hành động đúng với cái giàu hay cái nghèo của mình.
Có bốn mối phúc thì cũng có bốn mối họa. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu “Họa phúc khôn lường”, không ai có thể biết trước họa hay phúc của mình. Nếu mình sống có đức, mặc nhiên sẽ có phúc, nếu ngược lại chắc chắn sẽ mang họa. Lời Chúa phân định rõ ràng phúc họa không phải là mơ hồ mà là một sự trả lẽ rạch ròi không thể lẫn lộn, một sự công bằng không thiên vị.
Ngay sau bốn mối phúc và bốn mối hoạ, Chúa Giêsu dạy: “Yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27) và hãy có: “lòng nhân từ như Cha là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Với những điều dạy đó khi thực hiện trong đời, mối hoạ luôn sẽ được chuyển hoá thành phúc, và mối phúc này được ngay ở đời này và đời sau. Đời này được nối tiếp bằng đời sau, và chỉ có một con đường duy nhất cho mỗi người.Cả người giàu và người nghèo cùng đi, ai biết dùng cái giàu cái nghèo của mình để đạt được Nước Trời thì đó là hạnh phúc.
2. Phúc cho ai tin cậy vào Chúa
Trong bài đọc 1, tiên tri Giêrêmia xác tín: phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa. Con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rễ sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái”.
Trải dài trong Tân ước, các lời giảng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người công bố hạnh phúc cho nhiều người. “Phúc cho ai không thấy mà tin”; “Phúc cho bà là người đã tin”; “Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28), những kẻ tin tuy không thấy (Ga 20,29), những kẻ không vấp ngã vì Đức Giêsu (Lc 7,23; Mt 11,6). Phúc cho những cặp mắt đã nhìn thấy Đức Kitô (Mt 13,16); Phúc cho thân mẫu của Đấng Mêsia vì đã sinh hạ Đấng Cứu độ thế gian (Lc 1,48; 11,27), và đã tin vào những lời Thiên Chúa hứa (Lc 1,45); Phúc cho ông Simon Phêrô, bởi vì ông được Chúa Cha mặc khải cho biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Mt 16,17); Phúc cho những kẻ tỉnh thức trông chờ Chúa đến (Lc 12,37-38; Kh 16,15); Phúc cho những tôi tớ trung thành và khôn ngoan (Mt 24,46; Lc 12,43); Phúc cho những kẻ thực hành việc thương xót tha nhân (Lc 14,14), khiêm tốn phục vụ anh em (Ga 13,17); Phúc cho ai kiên nhẫn chịu đựng những thử thách và chiến đấu cho đức tin (Gc 1,12.25; 5,11; 1 Pr 3,14; 4,14)…
3. Hạnh phúc theo lời dạy của Chúa Giêsu
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến dựa trên kinh nghiệm cứu độ. Người đời xem nghèo khó, khóc lóc, bị bách hại là bất hạnh, còn Chúa Giêsu dạy đó là hạnh phúc. Thế gian coi mệt nhọc, hiền hoà, công chính là vất vả, còn Chúa Giêsu lại gọi đích danh đó cũng là hạnh phúc. Chúa Giêsu công bố bằng lời và còn bằng chính đời sống của Người. Nếu mối phúc thứ nhất là nghèo khó thì Chúa đã khởi đầu đời sống bằng mối phúc ấy đến nỗi khi mệt mỏi “không có chỗ tựa đầu”. Và mối phúc thứ tư bị ghét bỏ bị sỉ nhục thì chính Chúa đã bị ghen ghét bị bách hại bị đóng đinh vào thập giá. Người nói bằng kinh nghiệm cuộc đời đi liền với ơn cứu độ.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến mở sang đời sống mai sau. Kết thúc mỗi mối phúc đều là một lời hứa, một phần phúc không thuộc trật tự trần thế mà thuộc trật tự khác. Đó là Nước Trời, là Đất Hứa, là phần thưởng, là xót thương, là hưởng kiến, là thoả lòng, là an ủi. Vế sau của mỗi phúc đều được khởi đầu bằng chữ “vì” khiến ta tự nhiên hình dung các mối phúc Chúa dạy vừa như một khởi điểm vừa như một đích điểm. Động từ dùng trong vế sau của các mối phúc hầu như đều ở thì tương lai. Tất cả các Mối Phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả; vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình; vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Các mệnh đề trong vế một phải hiểu ngầm là vì Chúa, vì tha nhân, nghèo vì tha nhân, hiền lành đau khổ vì tha nhân. Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân thì sự nghèo, sự hiền lành, sự đau khổ, bách hại ta phải chịu đều là đau khổ chứ không phải là phúc đức.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến phải nỗ lực thực thi. Hạnh phúc đi liền với hồng phúc nên mỗi người phải nỗ lực thực hiện sao cho hạnh phúc trở thành hiện thực trong mỗi cuộc đời. Hạnh phúc là công ơn của Thiên Chúa nhưng lại là công khó của con người. Hạnh phúc là công trình của Thiên Chúa nhưng cũng là công trường còn dang dỡ mở ra cho sự đóng góp tiếp tay tiếp sức của tất cả mọi người. Hạnh phúc không như bông hoa có thể dễ dàng hái được ở bên đường, không giống như chiếc áo, chiếc xe đạp hay cái nhà có thể vẽ ra thành hình hài màu sắc có thể mua bán. Hạnh phúc là điều cảm thấy được trong tâm hồn, nó thuộc chiều sâu cõi lòng tuỳ thuộc thái độ sống đối với cuộc đời. Con người phải ra công chăm sóc vun trồng thì cây hạnh phúc mới đơm hoa kết trái. Hạnh phúc chính là khát khao được sống, được hiện diện, được yêu thương. Đi tìm hạnh phúc cũng là đi tìm sự sống. Sống là tồn tại, có tồn tại mới có yêu thương, có tương quan, có sinh trưởng. Đi tìm hạnh phúc cũng như đi tìm tình yêu. Khi người ta yêu nhau, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp: “yêu nhau yêu cả đường đi; yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nối dài những ước mơ, ước mơ thường hướng con người về hạnh phúc.Hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh phúc.
Lối sống có phúc được Chúa Giêsu trình bày trong bài giảng khai mạc cũng đã được các đấng công chính và các vị tiên tri chọn lựa và Giáo hội cũng đã không ngừng trung thành theo đuổi nhằm thực hiện hoá giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin mừng của Chúa Giêsu.Thực hành lối sống có phúc, người tín hữu đang mở rộng biên cương của Nước Thiên Chúa trên trần gian.
Ngôi Lời Thiên Chúa làm người để giúp con người sống hạnh phúc. Sau khi sống lại, Người mở đường dẫn lối cho chúng ta đi về hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa Tình Yêu và Sự Sống.Tin và yêu mến Chúa Giêsu là được sống hạnh phúc mỗi ngày trong niềm vui.
Ngày 09/02: Cái gì làm chúng ta trở nên xấu xa – Suy Niệm: Lm. Giuse Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:48 08/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người ta xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".
Lúc Người lìa dân chúng mà về nhà, các môn đệ hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn ấy. Người liền bảo các ông: "Các con cũng mê muội như thế ư? Các con không hiểu rằng tất cả những gì từ bên ngoài vào trong con người không thể làm cho người ta ra ô uế được, vì những cái đó không vào trong tâm trí, nhưng vào bụng rồi xuất ra". Như vậy Người tuyên bố mọi của ăn đều sạch. Người lại phán: "Những gì ở trong người ta mà ra, đó là cái làm cho người ta ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu, ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:57 08/02/2022
4. Lời của Thiên Chúa đã nhanh lại có sức mạnh.
(cha thánh Pi-ô Năm Dấu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:02 08/02/2022
92. BÔI MẶT QUỶ CÁI
Có một ông lão ở nhờ nơi nhà người thân, căn phòng ấy đóng cửa cũng thanh tịnh, bút nghiêng thư tịch đầy đủ.
Ông lão gập mình trên bàn để viết thư, đột nhiên có một cô gái bồng bềnh đi đến, dưới ánh đèn tỏ hiện dáng điệu văn nhã mà tự nhiên. Ông lão biết rõ nó là quỷ, nhưng không chút sợ hãi, chỉ cây đèn nói:
- “Đã đến thì không được ngồi không, đi cắt một chút tim đèn”.
Cô gái thổi đèn tắt phụt, đến sát đứng trước mặt ông lão.
Ông lão nổi giận, lấy tay nhúng vào trong nghiêng mực, đánh hùa vào cô gái một cái tát, bôi đen mặt của nó, nói:
- “Dùng cái này bôi làm ký hiệu, ngày mai tìm thấy tử thi của mày, chặt khúc mà đốt mày”.
Con quỷ cái hét to một tiếng, tìm đường chạy thoát.
(Tự Bất Ngôn)
Suy tư 92:
Trong các loại cám dỗ, thì có thể nói được cám dỗ về sắc dục là mạnh nhất đối với con người, do đó mà ma quỷ luôn dùng sắc đẹp để quyến rũ và dụ dỗ con người ta, nhất là những người tu hành. Càng ở độc thân thì cơn cám dỗ dục vọng càng nhiều hơn, vì độc thân thì không ràng buộc cho nên dễ có tư tưởng phóng khoáng và tự do, ma quỷ lợi dụng điều ấy để cám dỗ.
Ông lão ở một mình, ông không trốn con quỷ cái khi nó đến cám dỗ, ông đối mặt và dùng sự can đảm khôn ngoan của mình để đuổi nó đi.
Người Ki-tô hữu có một vũ khí lợi hại nhất để đuổi những con quỷ dâm dục đến cám dỗ, đó là sự cầu nguyện và năng rước Thánh Thể, bởi vì một khi quỷ dâm dục quyết tâm tấn công, thì chúng ta chỉ có gục ngã cho đến chết mà thôi, bởi vì ai cũng nói sắc đẹp là của Chúa ban cho, ai mà không thích chứ, ha ha ha...
Không một người nào đứng vững trước cơn cám dỗ sắc đẹp của những quỷ dâm dục nếu không cầu nguyện, rước lễ và ăn chay hãm mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một ông lão ở nhờ nơi nhà người thân, căn phòng ấy đóng cửa cũng thanh tịnh, bút nghiêng thư tịch đầy đủ.
Ông lão gập mình trên bàn để viết thư, đột nhiên có một cô gái bồng bềnh đi đến, dưới ánh đèn tỏ hiện dáng điệu văn nhã mà tự nhiên. Ông lão biết rõ nó là quỷ, nhưng không chút sợ hãi, chỉ cây đèn nói:
- “Đã đến thì không được ngồi không, đi cắt một chút tim đèn”.
Cô gái thổi đèn tắt phụt, đến sát đứng trước mặt ông lão.
Ông lão nổi giận, lấy tay nhúng vào trong nghiêng mực, đánh hùa vào cô gái một cái tát, bôi đen mặt của nó, nói:
- “Dùng cái này bôi làm ký hiệu, ngày mai tìm thấy tử thi của mày, chặt khúc mà đốt mày”.
Con quỷ cái hét to một tiếng, tìm đường chạy thoát.
(Tự Bất Ngôn)
Suy tư 92:
Trong các loại cám dỗ, thì có thể nói được cám dỗ về sắc dục là mạnh nhất đối với con người, do đó mà ma quỷ luôn dùng sắc đẹp để quyến rũ và dụ dỗ con người ta, nhất là những người tu hành. Càng ở độc thân thì cơn cám dỗ dục vọng càng nhiều hơn, vì độc thân thì không ràng buộc cho nên dễ có tư tưởng phóng khoáng và tự do, ma quỷ lợi dụng điều ấy để cám dỗ.
Ông lão ở một mình, ông không trốn con quỷ cái khi nó đến cám dỗ, ông đối mặt và dùng sự can đảm khôn ngoan của mình để đuổi nó đi.
Người Ki-tô hữu có một vũ khí lợi hại nhất để đuổi những con quỷ dâm dục đến cám dỗ, đó là sự cầu nguyện và năng rước Thánh Thể, bởi vì một khi quỷ dâm dục quyết tâm tấn công, thì chúng ta chỉ có gục ngã cho đến chết mà thôi, bởi vì ai cũng nói sắc đẹp là của Chúa ban cho, ai mà không thích chứ, ha ha ha...
Không một người nào đứng vững trước cơn cám dỗ sắc đẹp của những quỷ dâm dục nếu không cầu nguyện, rước lễ và ăn chay hãm mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiền Nào Của Nấy
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
10:01 08/02/2022
Tiền Nào Của Nấy
(Thứ Tư sau Chúa Nhật V TN – 1V 10, 1-10; Mc 7,14-23)
Theo giáo lý Công Giáo, khôn ngoan là nhân đức đứng hàng đầu trong bốn nhân đức luân lý (khôn ngoan – công bình – dũng cảm – tiết độ). Khôn ngoan là nhân đức giúp chúng ta biết phân biệt sự vật này với sự vật kia, điều này với điều nọ, điều tốt với điều xấu, sự gì là chính đáng và phải đạo với điều bất chính, vô đạo… đồng thời giúp chúng ta nhận ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, nhất là mối liên hệ nhân quả… Người khôn ngoan không chỉ biết phân biệt mà con biết chọn điều tốt thay điều xấu, chọn điều chính đáng phải đạo thay vì điều vô đạo, bất minh, bất chính, biết quan tâm đến bản chất hơn là hiện tượng, biết tìm hiểu và làm chủ nguyên nhân hơn là kết quả…
Xưa lẫn nay, người khôn ngoan luôn được thiên hạ trọng vọng. Dù nhiều khi họ không có quyền cao hay chức trọng nhưng vẫn được người đời tôn kính, mến yêu. Hiểu nhân đức là thói quen tốt (habitus) thì để được khôn ngoan cần phải chuyên cần học hỏi và kiên trì tập luyện. Sách các Vua kể lại chuyện nữ hoàng Phương Nam đi học hỏi sự khôn ngoan nơi vua Salomon. Chính Chúa Giêsu đã từng nói đến bà hoàng này như là một dấu lạ để chúng ta noi gương (x.Lc 11,29-32). “Tiền nào của nấy” (you get what you pay); “của rẻ là của ôi”. Những thành ngữ trên nhắc nhớ chúng ta rằng để thu tích được sự khôn ngoan thì phải có những gì đó để trao đổi cho tương xứng.
Để học biết khôn ngoan, nữ hoàng Phương Nam đã “bán đi” cái tôi quyền cao chức trọng của mình. Cũng là đứng đầu một vương quốc, thế mà bà đã biết khiêm hạ thân chính đến gặp gỡ vua Salomon để học hỏi sự khôn ngoan. Không biết “bán đi” cái tôi của mình, bỏ đi sự kiêu căng, tự tôn, cao ngạo thì chắc chắc khó mà học được sự khôn ngoan. Quyền cao, chức trọng trong giáo hội hay ngoài xã hội là một trong những nguyên cớ khiến chúng ta có thể dừng lại, không khiêm nhu học hỏi lẽ khôn ngoan vì những tưởng rằng mình đã khôn ngoan đủ và có khi tự cho rằng không ai khôn ngoan bằng mình. Bà con tín hữu Công Giáo có nhận xét dí dỏm về hiện tượng này: ‘khi đã làm “thầy cả” thì thích và tưởng mình “làm thầy tất cả!”
Sách các Vua còn tường thuật nữ hoàng Phương Nam đã dâng tặng vua Salômon nhiều lễ vật quý giá. Chúng ta vốn quen với câu nói “sự tự do không bao giờ là miễn phí (freedom never free) thì cũng thế, sự khôn ngoan (wisdom) luôn có cái giá phải trả. Hàng hóa càng quý thì giá càng cao. Trên thế giới có loại hình tổ chức nói chuyện của nhiều chuyên gia, nhiều học giả, nhiều danh nhân và người tham dự buổi diễn thuyết phải trả tiền cân xứng cách nào đó. Là người trưởng thành, nếu bạn chưa bỏ ra chút núm ruột của mình (đồng tiền) thì bạn khó mà chăm chú và tích cực thu tích điều nghe và thấy để học hỏi thêm nhiều lẽ khôn ngoan.
Sau khi nói với đám đông: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra là những ý định xấu (tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng) mới làm cho con người ra ô uế” (x.Mc 7,14-23) thì Chúa Giêsu đã nói thêm rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”. Người biết nghe là người vừa khiêm nhu vừa biết nỗ lực xét suy để đón nhận. Dù Tin mừng không nói rõ nhưng có đó nhiều biệt phái và kinh sư lúc bấy giờ không biết “bán đi” cái tôi của mình và hầu chắc họ khó có thể thu được lẽ khôn ngoan từ Chúa Giêsu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Tư sau Chúa Nhật V TN – 1V 10, 1-10; Mc 7,14-23)
Theo giáo lý Công Giáo, khôn ngoan là nhân đức đứng hàng đầu trong bốn nhân đức luân lý (khôn ngoan – công bình – dũng cảm – tiết độ). Khôn ngoan là nhân đức giúp chúng ta biết phân biệt sự vật này với sự vật kia, điều này với điều nọ, điều tốt với điều xấu, sự gì là chính đáng và phải đạo với điều bất chính, vô đạo… đồng thời giúp chúng ta nhận ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, nhất là mối liên hệ nhân quả… Người khôn ngoan không chỉ biết phân biệt mà con biết chọn điều tốt thay điều xấu, chọn điều chính đáng phải đạo thay vì điều vô đạo, bất minh, bất chính, biết quan tâm đến bản chất hơn là hiện tượng, biết tìm hiểu và làm chủ nguyên nhân hơn là kết quả…
Xưa lẫn nay, người khôn ngoan luôn được thiên hạ trọng vọng. Dù nhiều khi họ không có quyền cao hay chức trọng nhưng vẫn được người đời tôn kính, mến yêu. Hiểu nhân đức là thói quen tốt (habitus) thì để được khôn ngoan cần phải chuyên cần học hỏi và kiên trì tập luyện. Sách các Vua kể lại chuyện nữ hoàng Phương Nam đi học hỏi sự khôn ngoan nơi vua Salomon. Chính Chúa Giêsu đã từng nói đến bà hoàng này như là một dấu lạ để chúng ta noi gương (x.Lc 11,29-32). “Tiền nào của nấy” (you get what you pay); “của rẻ là của ôi”. Những thành ngữ trên nhắc nhớ chúng ta rằng để thu tích được sự khôn ngoan thì phải có những gì đó để trao đổi cho tương xứng.
Để học biết khôn ngoan, nữ hoàng Phương Nam đã “bán đi” cái tôi quyền cao chức trọng của mình. Cũng là đứng đầu một vương quốc, thế mà bà đã biết khiêm hạ thân chính đến gặp gỡ vua Salomon để học hỏi sự khôn ngoan. Không biết “bán đi” cái tôi của mình, bỏ đi sự kiêu căng, tự tôn, cao ngạo thì chắc chắc khó mà học được sự khôn ngoan. Quyền cao, chức trọng trong giáo hội hay ngoài xã hội là một trong những nguyên cớ khiến chúng ta có thể dừng lại, không khiêm nhu học hỏi lẽ khôn ngoan vì những tưởng rằng mình đã khôn ngoan đủ và có khi tự cho rằng không ai khôn ngoan bằng mình. Bà con tín hữu Công Giáo có nhận xét dí dỏm về hiện tượng này: ‘khi đã làm “thầy cả” thì thích và tưởng mình “làm thầy tất cả!”
Sách các Vua còn tường thuật nữ hoàng Phương Nam đã dâng tặng vua Salômon nhiều lễ vật quý giá. Chúng ta vốn quen với câu nói “sự tự do không bao giờ là miễn phí (freedom never free) thì cũng thế, sự khôn ngoan (wisdom) luôn có cái giá phải trả. Hàng hóa càng quý thì giá càng cao. Trên thế giới có loại hình tổ chức nói chuyện của nhiều chuyên gia, nhiều học giả, nhiều danh nhân và người tham dự buổi diễn thuyết phải trả tiền cân xứng cách nào đó. Là người trưởng thành, nếu bạn chưa bỏ ra chút núm ruột của mình (đồng tiền) thì bạn khó mà chăm chú và tích cực thu tích điều nghe và thấy để học hỏi thêm nhiều lẽ khôn ngoan.
Sau khi nói với đám đông: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra là những ý định xấu (tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng) mới làm cho con người ra ô uế” (x.Mc 7,14-23) thì Chúa Giêsu đã nói thêm rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”. Người biết nghe là người vừa khiêm nhu vừa biết nỗ lực xét suy để đón nhận. Dù Tin mừng không nói rõ nhưng có đó nhiều biệt phái và kinh sư lúc bấy giờ không biết “bán đi” cái tôi của mình và hầu chắc họ khó có thể thu được lẽ khôn ngoan từ Chúa Giêsu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Nguồn Mạch Sự Khôn Ngoan
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:36 08/02/2022
Nguồn Mạch Sự Khôn Ngoan
(Thứ Năm sau Chúa Nhật V TN – 1V 11,4-13; Mc 7,24-30)
Theo cái nhìn Kitô học, khi vào trần gian, trong thân phận loài người, tri thức của Chúa Kitô bị điều kiện hóa bởi thời gian, không gian và hoàn cảnh sống. Thỉnh thoảng khi cần thiết, liên quan đến nhiệm cục cứu độ thì Chúa Cha cho Chúa Con làm người “sử dụng” thiên tính để trực kiến chân lý. Bình thường thì Chúa Giêsu cần có đủ thời gian và điều kiện để hiểu biết như chúng ta. Để nhận ra thánh ý Cha trên trời, Chúa Giêsu luôn dành thời gian và tìm không gian thuận tiện để cầu nguyện. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường lên núi hay tìm nơi vắng vẻ mỗi sáng tinh sương để cầu nguyện. Người còn chuyên chăm kiếm tìm thánh ý Cha qua Thánh Kinh và qua các biến cố trong cuộc sống.
Bài Tin Mừng hôm nay, thứ Năm sau Chúa Nhật V mùa Thường Niên, thánh sử Maccô tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu trừ quỷ khỏi đứa con gái của một bà mẹ gốc lương dân, người Hy Lạp, gốc Phênixi, xứ Xyri (x.Mc 7,24-30). Thoạt đầu, Chúa Giêsu từ chối. Người dùng một câu ngạn ngữ thời bấy giờ để khước từ chữa lành: “Phải để con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” (Mc 7,27). Chúng ta đừng quên rằng giai đoạn đầu của cuộc rao giảng Tin Mừng thì Chúa Giêsu chú trọng đến dân riêng được tuyển chọn là Israel. Chính Người đã truyền dạy các tông đồ rằng: “Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel. Dọc đường hãy rao giảng rằng: “Nước Trời đã đến gần.” (Mt 10,5-6).
Một lẽ khôn ngoan đã đến với Chúa Giêsu qua miệng của người mẹ gốc lương dân: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn (bánh) của trẻ con” (Mc 7,28). Chúa Giêsu đã nhận ra thánh ý Cha trên trời. Chính lời của bà mẹ lương dân này giúp Người nhận ra công trình cứu độ của Người là vượt mọi biên giới. Người đã nói với bà: “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi” (Mc 7,29).
Một người mẹ hết lòng vì con, không chỉ kiên trì “lẽo đẽo” theo thầy Giêsu để khẩn cầu ơn chữa lành mà con sẵn sàng “chịu lòn” trước lời từ khước xem ra khó nghe, thì chắc chắn đang ở trong ân sủng cách nào đó. Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai yêu thương với một tình yêu hướng tha thì ở trong Thiên Chúa. Ở với Thiên Chúa là nguồn mạch của sự khôn ngoan thì người biết yêu thương cách vị tha, vô cầu sẽ có được sự khôn ngoan cần thiết.
Bài đọc thứ nhất trích sách các Vua kể lại chuyện vua Salomon khi về già vì xa lìa Thiên Chúa, biểu lộ qua việc ông yêu mình, cưới lấy nhiều vợ ngoại bang mà bỏ quên dân nước nên ông đã đánh mất sự khôn ngoan. Một vị lãnh đạo đất nước mà đánh mất sự khôn ngoan thì hậu quả thật tai hại. Thánh Kinh ghi rõ chính Salômon vì mất khôn ngoan nên đã dẫn đưa đất nước đến cảnh tình đáng tiếc là phân ly thành hai quốc gia ngay sau khi ông băng hà.
Thánh Âugustinô nói: “Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Khi biết yêu thương với tình yêu hướng tha, sẵn sàng quên mình thì lẽ khôn ngoan sẽ hiện rõ nơi hành vi và lời nói của chúng ta. Cha ông chúng ta cảm nghiệm hiện thực: “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai. Người sắp chết nói lời lẽ phải”. Ai trong chúng ta cũng muốn mình có được sự khôn ngoan trong hành động và lời nói. Thiết tưởng rằng khi sống trong tình trạng ân sủng, khi biết kết hiệp với Thiên Chúa Tình yêu, thì chúng ta sẽ biết hành xử, nói năng cách khôn ngoan, hữu lý và phải đạo. Bên cạnh đó cần noi gương Chúa Giêsu để tỉnh thức đón nhận lẽ khôn ngoan vốn thường là thánh ý Thiên Chúa. Xin đừng quên lẽ khôn ngoan không luôn khởi đi từ người quyền cao chức trọng nhưng luôn từ những tấm lòng đầy tràn tình yêu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Năm sau Chúa Nhật V TN – 1V 11,4-13; Mc 7,24-30)
Theo cái nhìn Kitô học, khi vào trần gian, trong thân phận loài người, tri thức của Chúa Kitô bị điều kiện hóa bởi thời gian, không gian và hoàn cảnh sống. Thỉnh thoảng khi cần thiết, liên quan đến nhiệm cục cứu độ thì Chúa Cha cho Chúa Con làm người “sử dụng” thiên tính để trực kiến chân lý. Bình thường thì Chúa Giêsu cần có đủ thời gian và điều kiện để hiểu biết như chúng ta. Để nhận ra thánh ý Cha trên trời, Chúa Giêsu luôn dành thời gian và tìm không gian thuận tiện để cầu nguyện. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường lên núi hay tìm nơi vắng vẻ mỗi sáng tinh sương để cầu nguyện. Người còn chuyên chăm kiếm tìm thánh ý Cha qua Thánh Kinh và qua các biến cố trong cuộc sống.
Bài Tin Mừng hôm nay, thứ Năm sau Chúa Nhật V mùa Thường Niên, thánh sử Maccô tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu trừ quỷ khỏi đứa con gái của một bà mẹ gốc lương dân, người Hy Lạp, gốc Phênixi, xứ Xyri (x.Mc 7,24-30). Thoạt đầu, Chúa Giêsu từ chối. Người dùng một câu ngạn ngữ thời bấy giờ để khước từ chữa lành: “Phải để con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” (Mc 7,27). Chúng ta đừng quên rằng giai đoạn đầu của cuộc rao giảng Tin Mừng thì Chúa Giêsu chú trọng đến dân riêng được tuyển chọn là Israel. Chính Người đã truyền dạy các tông đồ rằng: “Anh em đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel. Dọc đường hãy rao giảng rằng: “Nước Trời đã đến gần.” (Mt 10,5-6).
Một lẽ khôn ngoan đã đến với Chúa Giêsu qua miệng của người mẹ gốc lương dân: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn (bánh) của trẻ con” (Mc 7,28). Chúa Giêsu đã nhận ra thánh ý Cha trên trời. Chính lời của bà mẹ lương dân này giúp Người nhận ra công trình cứu độ của Người là vượt mọi biên giới. Người đã nói với bà: “Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi” (Mc 7,29).
Một người mẹ hết lòng vì con, không chỉ kiên trì “lẽo đẽo” theo thầy Giêsu để khẩn cầu ơn chữa lành mà con sẵn sàng “chịu lòn” trước lời từ khước xem ra khó nghe, thì chắc chắn đang ở trong ân sủng cách nào đó. Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai yêu thương với một tình yêu hướng tha thì ở trong Thiên Chúa. Ở với Thiên Chúa là nguồn mạch của sự khôn ngoan thì người biết yêu thương cách vị tha, vô cầu sẽ có được sự khôn ngoan cần thiết.
Bài đọc thứ nhất trích sách các Vua kể lại chuyện vua Salomon khi về già vì xa lìa Thiên Chúa, biểu lộ qua việc ông yêu mình, cưới lấy nhiều vợ ngoại bang mà bỏ quên dân nước nên ông đã đánh mất sự khôn ngoan. Một vị lãnh đạo đất nước mà đánh mất sự khôn ngoan thì hậu quả thật tai hại. Thánh Kinh ghi rõ chính Salômon vì mất khôn ngoan nên đã dẫn đưa đất nước đến cảnh tình đáng tiếc là phân ly thành hai quốc gia ngay sau khi ông băng hà.
Thánh Âugustinô nói: “Hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”. Khi biết yêu thương với tình yêu hướng tha, sẵn sàng quên mình thì lẽ khôn ngoan sẽ hiện rõ nơi hành vi và lời nói của chúng ta. Cha ông chúng ta cảm nghiệm hiện thực: “Con chim sắp chết hót tiếng bi ai. Người sắp chết nói lời lẽ phải”. Ai trong chúng ta cũng muốn mình có được sự khôn ngoan trong hành động và lời nói. Thiết tưởng rằng khi sống trong tình trạng ân sủng, khi biết kết hiệp với Thiên Chúa Tình yêu, thì chúng ta sẽ biết hành xử, nói năng cách khôn ngoan, hữu lý và phải đạo. Bên cạnh đó cần noi gương Chúa Giêsu để tỉnh thức đón nhận lẽ khôn ngoan vốn thường là thánh ý Thiên Chúa. Xin đừng quên lẽ khôn ngoan không luôn khởi đi từ người quyền cao chức trọng nhưng luôn từ những tấm lòng đầy tràn tình yêu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương yêu cầu các linh mục không di tản nếu bị quân Nga tấn công
Đặng Tự Do
05:34 08/02/2022
“Khi anh em thực hiện thừa tác vụ của mình, anh em nhìn thấy những người dân này mỗi ngày, anh em thấy họ khó khăn như thế nào, đôi khi họ mệt mỏi như thế nào, họ tìm kiếm hy vọng ra sao. Nhưng sau đó anh em thấy một điều khác: những người này biết cách tự động viên mình như thế nào. Cuối cùng, anh em đi đến một kết luận hơi khác so với việc lo lắng. Đơn giản là chúng ta không nhận ra mình có khả năng gì cho đến thời điểm mà chúng ta được yêu cầu điều đó,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đưa ra lập trường trên trong thánh lễ cầu cho hòa bình hôm thứ Sáu 4 tháng Hai.
Theo Đức Cha Shevchuk, thời điểm tổng động viên toàn xã hội vẫn chưa xảy đến. “Nhưng mọi người đã sẵn sàng để bảo vệ đất nước của họ”.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Công Giáo nghi lễ Đông phương bày tỏ niềm tin rằng mọi người có ý thức và quyết tâm. “Đất nước chúng ta sẽ khốn khổ khi có những người không hiểu chuyện gì đang xảy ra, tại sao nó lại xảy ra, và mình phải làm gì. Đó là lý do tại sao có một nhu cầu lớn lao là Giáo Hội phải thông truyền cho mọi người những hiểu biết về tình thế hiện nay.”
Đức Cha Shevchuk kêu gọi đừng sợ bất cứ điều gì bởi vì sợ hãi là một cố vấn rẻ tiền. “Chúng ta đã trải qua nhiều thảm họa và chúng ta biết chúng ta sẽ sống sót với sự phù trì của Chúa. Các cơ chế của cuộc chiến tranh tổng hợp tiến hành chống lại chúng ta là nhằm mục đích đe dọa con người. Họ cố gắng làm tê liệt ý chí, khả năng suy nghĩ sáng suốt của chúng ta. Chúng ta phải hành động và làm điều tốt bởi vì chỉ cần chúng ta làm điều tốt chúng ta mới có thể trở nên mạnh mẽ vô cùng.”
Trong cuộc họp báo sáng mùng 4 Tết Nhâm Dần, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã phát hiện ra âm mưu của Nga thực hiện một video trong đó có cảnh quân lính Ukraine tấn công vào Nga gây thương vong nặng nề cho người Nga để làm một cái cớ tấn công Ukraine.
Khả năng Nga tấn công Ukraine là rất cao. Đức Cha Shevchuk kêu gọi trong trường hợp như thế các linh mục không được di tản, nhưng phải ở lại yểm trợ cho đồng bào.
Source:news.ugcc.ua
Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu ngài ở lại Bộ Giám mục sau khi từ chức TGM Paris
Đặng Tự Do
05:34 08/02/2022
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit hôm thứ Sáu cho biết ông sẽ tiếp tục giữ cương vị là thành viên của Bộ Giám mục Vatican, sau khi nhận được sự khích lệ từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News vào ngày 4 tháng 2, Đức Tổng Giám Mục Aupetit cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã tiếp tục ủng hộ tôi” và một lần nữa nói rằng ngài nghĩ rằng vị cựu tổng giám mục của Paris từng là “nạn nhân của chủ nghĩa đạo đức giả và chủ nghĩa giáo sĩ.”
“Ngài cũng muốn thể hiện sự tin cậy nơi tôi bằng cách yêu cầu tôi ở lại Bộ Giám mục ở Rôma, như bạn biết đấy, tôi đã là một thành viên và đó là nơi tôi đến cứ hai tuần một lần,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói với trang web tiếng Pháp của Vatican News.
Bộ Giám mục là cơ quan của Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm xác định và lựa chọn các ứng viên cho chức giám mục, trước khi trình lên Đức Giáo Hoàng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đức Cha Aupetit đệ trình đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối tháng 11 năm 2021 sau khi tạp chí Le Point đăng một bài báo miêu tả vị tổng giám mục này là một nhân vật gây chia rẽ và độc đoán.
Bài báo cũng nêu lên những lo ngại về các cuộc tiếp xúc của Đức Cha Aupetit với một phụ nữ từ năm 2012, khi ngài còn là tổng đại diện của Tổng giáo phận Paris. Vị tổng giám mục 70 tuổi cho biết ngài không có quan hệ tình cảm với người phụ nữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Aupetit vào ngày 2 tháng 12, nhưng sau đó bày tỏ sự nghi ngờ về tính chân thực trong những lời chỉ trích chống lại Đức Tổng Giám Mục.
Trong một cuộc họp báo trên chuyến bay vào ngày 6 tháng 12 năm 2021, Đức Giáo Hoàng nói với các nhà báo rằng ngài đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Aupetit vì Đức Tổng Giám Mục đã “đánh mất danh tiếng của mình một cách công khai”.
Đức Cha Aupetit nói với Vatican News vào ngày 4 tháng 2 rằng ngài và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói chuyện rất lâu về tình hình của Giáo Hội Công Giáo ở Pháp, và về kế hoạch của vị tổng giám mục đã nghỉ hưu cho các dự án bác ái.
Source:Catholic News Agency
Cảnh sát Úc dừng Thánh lễ Công Giáo để kiểm tra khẩu trang y tế
Đặng Tự Do
05:35 08/02/2022
Anh chị em giáo dân gọi vụ việc là “rắc rối” và “đối đầu”.
Một thánh lễ Công Giáo ở thành phố Perth, Úc Đại Lợi, đã bị gián đoạn khi các nhân viên cảnh sát ập vào để kiểm tra xem các giáo dân có đeo khẩu trang y tế hay không. Các nhà chức trách đã làm gián đoạn nghi lễ sau khi có người méc về một số giáo dân không đeo khẩu trang y tế trong Nhà thờ Công Giáo Thánh Bernadette, ở Mt. Hawthorn.
Thành phố Perth có quy định COVID-19 rất nghiêm ngặt, yêu cầu đeo khẩu trang y tế tại tất cả các sự kiện công cộng trong nhà. Một bức ảnh đang lan truyền giữa các hãng tin cho thấy viên chức được đề cập đang đứng ở giữa lối đi để kiểm tra thông tin chi tiết của giáo dân.
Patrick Horneman, người đã chụp bức ảnh, viết trong chú thích:
“Trong một thánh lễ Công Giáo ở Perth tối nay, một cảnh sát đã tự cho phép mình vào, bước lên lối đi yêu cầu đeo khẩu trang y tế đúng cách và kiểm tra các trường hợp miễn trừ.”
Theo tờ The West Australian, cảnh sát đã tìm thấy 5 người không đeo mặt nạ trong băng ghế và chỉ một người có bằng chứng về việc được miễn trừ. Sau khi nói chuyện ngắn gọn với “những kẻ phạm lỗi”, cảnh sát được cho là đã rời khỏi nhà thờ và thánh lễ tiếp tục. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ được một số giáo dân mô tả là “rắc rối” và “đối đầu”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Perth Now, một giáo dân được xác định là Matthew nhớ lại phản ứng của cộng đoàn:
“Tôi cho rằng mọi người đều khá choáng váng. Ngay khi biến cố bắt đầu xảy ra, mọi thứ đã kết thúc nhanh chóng khi anh ta bỏ đi. “ Matthew cho biết mọi người đã bị chấn động bởi vụ việc. “Thật khá là đối đầu nhìn thấy áo chống đạn của cảnh sát và đồ đạc các thứ trong nhà thờ. Anh ta cũng không bỏ mũ ra, điều đó khá là thiếu tôn trọng trong môi trường như thế.”
Tuyên bố của cảnh sát
Các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với các thành viên của giáo xứ St. Bernadette. Thay vào đó, họ đã đưa ra một tuyên bố dường như cố gắng biện minh cho động thái này. Cảnh sát Perth cho biết:
“Vào tối thứ Năm, cảnh sát đã đáp lại một báo cáo từ một thành viên của công chúng về những người không đeo khẩu trang y tế bên trong một nhà thờ ở Mount Hawthorn. Khi chúng tôi có mặt, năm người đã được cảnh sát nói chuyện và tuân thủ đeo mặt nạ. Một người đã cung cấp bằng chứng về việc được miễn trừ. “
Tổng giáo phận Perth
Tổng giáo phận Công Giáo Perth đã gọi vụ việc là “rất đáng tiếc.” Theo 7News, Đức Tổng Giám Mục Tim Costelloe nhận xét:
“Tôi hy vọng rằng có thể tìm ra những cách khác để giải quyết vấn đề tế nhị này trong tương lai và văn phòng của tôi sẵn sàng hợp tác với cảnh sát trong vấn đề này. Chính sách chính thức và rất công khai của Tổng giáo phận Perth là làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện tuân thủ tất cả các yêu cầu của chính phủ liên quan đến đại dịch COVID-19. “ Đức Tổng Giám Mục nói thêm,” Tôi rất tiếc là cảnh sát đã được đặt vào một vị trí khiến họ phải thực hiện hành động mà họ đã làm.”
Source:Aleteia
Tòa Thánh và một vị Giám Mục Ý phê phán màn trình diễn tục tĩu bôi bác phép Rửa Tội
Đặng Tự Do
16:27 08/02/2022
Tòa thánh và một giám mục Công Giáo Ý đã phản đối một buổi biểu diễn tại lễ hội âm nhạc Sanremo của Ý trong đó có màn rửa tội giả trên sân khấu vừa “tục tĩu”, vừa báng bổ, đặc biệt than thở rằng nó đã được phát sóng trên đài truyền hình công cộng.
Trong đêm khai mạc của cuộc thi ca khúc hàng năm, một ca sĩ xăm mình, để ngực trần và đi chân trần tên là Achille Lauro đã xoay người và nắm lấy háng anh khi anh hát bài “Domenica”, nghĩa là “Chúa Nhật”, được hỗ trợ bởi các ca sĩ từ Dàn hợp xướng Harlem. Anh ta kết thúc bằng cách quỳ trên sân khấu, hai tay chắp trước mặt như thể đang cầu nguyện và đổ nước từ một cái bát lên trán mình như đang rửa tội trong một tay vẫn nắm chặt lấy háng của mình.
Đức Cha Antonio Suetta của Sanremo cho biết buổi biểu diễn có “những lời nói, thái độ và cử chỉ không chỉ báng bổ tôn giáo mà còn xúc phạm đến phẩm giá con người”.
Trong một tuyên bố, Đức Cha Suetta cho biết đầu tiên ngài không muốn nói bất cứ điều gì về màn trình diễn khốn nạn này, vì biết rằng hành động phản đối của ngài có thể chỉ thu hút sự chú ý vào màn trình diễn. Nhưng ngài nói rằng sau khi nghĩ lại, ngài cũng cảm thấy mình không thể im lặng vì đài truyền hình nhà nước RAI của Ý đã cho phép những hình ảnh “chế nhạo và xúc phạm các dấu hiệu thiêng liêng của đức tin Công Giáo bằng cách gợi lên cử chỉ Rửa tội trong một bối cảnh tục tĩu và đáng khinh bỉ.”
“Tôi tin rằng cần phải một lần nữa tố cáo việc dịch vụ công không thể và không được phép để xảy ra những tình huống như vậy, một lần nữa hy vọng rằng ai đó sẽ can thiệp ở cấp độ thể chế”.
Biên tập viên của tờ Quan Sát Viên Rôma đã viết một bức thư ngắn trong ấn bản hôm thứ Tư chế giễu động lực “xúc phạm bằng mọi giá” của buổi biểu diễn.
Source:ABC News
Nghiên cứu của Đan Mạch kết luận biến thể Omicron vừa gây ra thêm một biến thể mới gọi là BA.2 dễ lây lan hơn
Đặng Tự Do
16:28 08/02/2022
Một nghiên cứu của Đan Mạch đã kết luận rằng biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron, đã nhanh chóng tràn lan ở Đan Mạch, và có khả năng lây truyền cao hơn so với BA.1. Biến thể mới BA.2 được tường trình là lây lan nhanh hơn và có khả năng lây nhiễm sang những người đã được tiêm chủng cao hơn.
Phân tích các trường hợp nhiễm coronavirus trong hơn 8,500 gia đình Đan Mạch từ tháng 12 đến tháng Giêng, nghiên cứu này phát hiện ra rằng những người bị nhiễm vi khuẩn BA.2 có khả năng lây nhiễm cho người khác cao hơn khoảng 33% so với những người bị nhiễm BA.1.
Trên toàn thế giới, biến thể Omicron BA.1 chiếm hơn 98% các trường hợp nhiễm Omicron. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, BA.2 đã nhanh chóng trở thành chủng vi khuẩn thống trị.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng Omicron BA.2 về cơ bản có khả năng lây truyền cao hơn BA.1 và nó cũng sở hữu các đặc tính phớt lờ vắc xin làm giảm hơn nữa tác dụng bảo vệ của việc tiêm chủng”.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà dịch tễ học tại Statens Serum Institut, gọi tắt là SSI, thuộc Đại học Copenhagen.
“Nếu bạn đã tiếp xúc với một bệnh nhân Omicron BA.2 trong gia đình của mình, bạn có 39% xác suất bị nhiễm trong vòng bảy ngày. Thay vào đó, nếu bạn tiếp xúc với BA.1, xác suất là 29%,” tác giả chính của nghiên cứu Frederik Plesner nói với Reuters.
Điều đó cho thấy BA.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn BA.1 khoảng 33%.
Các trường hợp BA.2 cũng đã được ghi nhận ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thụy Điển và Na Uy nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với ở Đan Mạch, nơi chiếm khoảng 82% các trường hợp.
Kerry Chant, Giám đốc Y tế New South Wales, của Úc Đại Lợi đã báo cáo một số trường hợp mắc BA. 2.
“Đây là một dòng phụ, một kiểu ly khai với biến thể Omicron. Chúng tôi biết rằng nó đang lưu hành ở các quốc gia và chúng tôi đã thấy nó phát triển đáng kể,” cô cho biết như trên hôm Chúa Nhật.
“Hiện tại, chúng tôi không thấy rằng nó có biểu hiện gì khác biệt trên lâm sàng về mức độ nghiêm trọng hoặc phản ứng của nó với vắc xin nhưng rõ ràng chúng tôi sẽ thận trọng, theo dõi tình hình chặt chẽ.”
Nghiên cứu của Đan Mạch cũng chỉ ra rằng BA.2 tương đối nguy hiểm hơn BA.1 trong việc lây nhiễm cho những người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường, cho thấy “đặc tính né tránh miễn dịch” của biến thể phụ này cao hơn.
Source:Seven News Australia
Ngày Mùng Một Tết, Đại học Công Giáo Xavier của Louisiana nhận được lời đe dọa đánh bom
Đặng Tự Do
16:29 08/02/2022
Hôm 1 tháng 2, ngày mùng Một Tết Nhâm Dần, Đại học Công Giáo Xavier của Louisiana nằm trong nhóm một số trường cao đẳng và đại học da đen trong lịch sử ở Hoa Kỳ đã nhận được lời đe dọa đánh bom.
Các mối đe dọa đối với trường đại học và ít nhất 12 trường cao đẳng và đại học da đen khác có lịch sử lâu đời xảy ra một ngày sau khi ít nhất sáu trường tương tự khác nhận được những lời đe dọa đánh bom.
Một tweet do trường đại học phát hành ngày 1 tháng 2 cho biết: “Đại học Xavier của Louisiana đã nhận được một lời đe dọa đánh bom vào sáng sớm nay và đang hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật để điều tra. Khuôn viên trường đã được dọn sạch và các lớp học sẽ tiếp tục theo lịch trình bắt đầu từ buổi trưa”.
Một tuyên bố từ Patrice Bell, phó hiệu trưởng và giám đốc của trường đại học, cho biết khi nhà trường nhận được lời đe dọa “một cuộc di tản ngay lập tức khỏi khu vực trường Đại Học và cư xá dành cho sinh viên nội trú của chúng tôi đã được ban hành” cho đến khi trường đại học nhận được báo cáo của các cơ quan thực thi pháp luật rằng khuôn viên nhà trường và cư xá sinh viên không hề bị đặt bom.
Bà cũng lưu ý rằng trường đại học sẽ “tiếp tục tăng cường các nỗ lực giám sát và giảm thiểu các hoạt động để bảo vệ cộng đồng của mình.”
Đại học Xavier của Louisiana, là trường đại học Công Giáo da đen duy nhất trong lịch sử của quốc gia, đã tái tục các lớp học của mình vào buổi trưa cùng ngày.
Đây là lời đe dọa đánh bom thứ hai mà trường đại học nhận được trong vòng chưa đầy một tháng. Vào ngày 4 tháng Giêng, trường đại học này cũng đã được nhắm mục tiêu cùng với các trường đại học và cao đẳng da đen có lịch sử lâu đời khác.
Làn sóng đe dọa gần đây xảy ra ngay trước hoặc khi bắt đầu Tháng Lịch sử Người Da Đen, được cử hành vào tháng Hai hàng năm, cũng ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo trường học và những người khác.
Một tuyên bố ngày 2 tháng 2 của hội đồng chung của các nữ tu Dòng Đa Minh Adrian cho biết họ “kinh hoàng trước một loạt các mối đe dọa đánh bom đã đóng cửa các trường đại học và cao đẳng da đen có lịch sử lâu đời trong tháng qua” bao gồm cả những vụ xảy ra vào “ngày đầu tiên của Tháng Lịch sử người Da Đen”.
“Mặc dù không có bom nào được tìm thấy, nhưng những lời đe dọa bạo lực đáng sợ và gây rối này đối với sinh viên, giảng viên và nhân viên vô tội là một cuộc tấn công chống lại các quyền tự do nền tảng của nền dân chủ của chúng ta - và là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta”, các nữ tu nói thêm.
Các sơ nói rằng với tư cách là những phụ nữ có đức tin, các sơ “đoàn kết với các anh chị em Da đen của chúng ta tại các cơ sở giáo dục mang tính biểu tượng này và kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng và truy tố những tội ác thù hận đáng khinh bỉ này”.
Các nữ tu Đa Minh cho biết đã cầu nguyện xin “sự chăm sóc và bảo vệ yêu thương của Chúa” bao quanh và bảo vệ các trường học và cũng cầu nguyện “cho sự hoán cải của tất cả những ai có trái tim bị đầu độc bởi hận thù.”
FBI cho biết họ đang điều tra các mối đe dọa đến trường học.
Source:Crux
Toàn văn Bức thư của Đức Bênêđíctô XVI trước báo cáo lạm dụng ở Munich
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
18:42 08/02/2022
Sau đây là toàn văn bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đề cập đến báo cáo về tình trạng lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich-Freising. Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây, từ Web site của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sau khi báo cáo về tình trạng lạm dụng tại Tổng giáo phận Munich-Freising được đưa ra vào ngày 20 tháng Giêng vừa qua, tôi thấy cần phải nói một lời của cá nhân tôi với tất cả anh chị em. Mặc dù tôi đã phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục của Munich và Freising chưa đầy năm năm, nhưng tôi vẫn tiếp tục cảm thấy mình là một phần của Tổng giáo phận Munich và coi tổng giáo phận là nhà của mình.
Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất. Trong những ngày này được đánh dấu bằng sự tự vấn lương tâm và suy ngẫm, tôi đã có thể trải nghiệm tình bạn và sự hỗ trợ lớn hơn, và những dấu hiệu của sự tin tưởng, hơn những gì tôi đã có thể tưởng tượng. Tôi muốn đặc biệt cảm ơn một nhóm nhỏ bạn bè đã thay mặt tôi biên soạn bản lời khai dài 82 trang của tôi cho công ty luật Munich mà tôi đã không thể tự viết ra. Ngoài việc trả lời các câu hỏi của công ty luật, điều này cũng yêu cầu đọc và phân tích gần 8,000 trang tài liệu ở dạng kỹ thuật số. Sau đó, những trợ lý này đã giúp tôi nghiên cứu và phân tích gần 2,000 trang ý kiến của các chuyên gia. Kết quả được công bố sau đây như một phụ lục cho bức thư của tôi.
Giữa những công việc bộn bề của những ngày đó – để trình bày quan điểm của tôi - đã xảy ra một sự thiếu sót liên quan đến việc tôi tham gia cuộc họp của Tòa Giám Mục vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980. Lỗi này, thật đáng tiếc nhưng đã được xác minh, không phải là cố ý và tôi hy vọng có thể được miễn thứ. Sau đó, tôi đã sắp xếp để Đức Tổng Giám Mục Gänswein công bố điều này trong một tuyên bố báo chí ngày 24 tháng Giêng vừa qua. Đối với những người bạn đó, điều này không hề làm xao lãng sự cẩn thận và tận tụy, đã và đang tiếp tục là một mệnh lệnh hiển nhiên và tuyệt đối. Đối với tôi, thực là đau lòng khi sự thiếu sót này đã được sử dụng để gây nghi ngờ về tính trung thực của tôi, và thậm chí còn gán cho tôi là kẻ nói dối. Đồng thời, tôi rất cảm động trước những biểu hiện tin tưởng đa dạng, những lời chứng chân thành và những lá thư khích lệ hết sức cảm động mà rất nhiều người đã gửi đến tôi. Tôi đặc biệt biết ơn về sự tin tưởng, ủng hộ và lời cầu nguyện mà cá nhân Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ với tôi. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình nhỏ trong Tu viện Mẹ Giáo Hội, nơi mà sự hiệp thông của cuộc sống trong những lúc vui buồn đã mang lại cho tôi sự thanh thản nội tâm nâng đỡ tôi.
Bây giờ, sau những lời cảm ơn, nhất thiết cũng phải có một lời thú nhận. Tôi ngày càng bị đánh động bởi thực tế là ngày này qua ngày khác, Giáo Hội bắt đầu cử hành Thánh Lễ - trong đó Chúa ban cho chúng ta lời của Ngài và chính bản thân Ngài - với lời thú nhận tội lỗi của chúng ta và lời thỉnh cầu xin Chúa thứ tha. Chúng ta công khai cầu xin Thiên Chúa hằng sống tha thứ [cho những tội lỗi mà chúng ta đã phạm] thiếu sót của chúng ta, gây ra bởi những lỗi lầm nghiêm trọng nhất của mình. Tôi thấy rõ rằng những từ “nghiêm trọng nhất” không áp dụng mỗi ngày và cho mỗi người theo cùng một cách. Tuy nhiên, ngày nào những từ ấy cũng khiến tôi đặt câu hỏi rằng liệu hôm nay tôi có nên nói về một lỗi nghiêm trọng nhất hay không. Và những điều ấy nói với tôi với niềm an ủi rằng dù lỗi của tôi có lớn đến đâu, hôm nay, Chúa vẫn tha thứ cho tôi, nếu tôi thành tâm cho phép mình được Ngài kiểm tra và thực sự chuẩn bị thay đổi.
Trong tất cả các cuộc gặp gỡ của tôi, đặc biệt là trong nhiều chuyến tông du của mình, với các nạn nhân bị các linh mục lạm dụng tình dục, trước hết tôi đã thấy những hậu quả của một lỗi lầm nghiêm trọng nhất. Và tôi hiểu rằng bản thân chúng ta bị cuốn vào lỗi nghiêm trọng này bất cứ khi nào chúng ta bỏ qua nó hoặc không đối diện với nó với quyết tâm và trách nhiệm cần thiết, là điều quá thường xuyên đã xảy ra và tiếp tục xảy ra. Trong những cuộc gặp gỡ đó, một lần nữa tôi chỉ có thể bày tỏ với tất cả những nạn nhân bị lạm dụng tình dục sự xấu hổ sâu sắc, nỗi buồn sâu sắc và lời cầu xin tha thứ chân thành của tôi. Tôi đã có những trách nhiệm lớn lao trong Giáo Hội Công Giáo. Trên tất cả là nỗi đau của tôi vì những lạm dụng và những sai sót đã xảy ra ở những nơi khác nhau trong thời gian tôi được giao nhiệm vụ. Mỗi trường hợp lạm dụng tình dục riêng lẻ đều kinh hoàng và không thể sửa chữa được. Những nạn nhân của lạm dụng tình dục có sự đồng cảm sâu sắc nhất của tôi và tôi cảm thấy vô cùng đau buồn cho từng trường hợp riêng lẻ.
Tôi càng ngày càng đánh giá cao sự kinh hoàng và sợ hãi mà Chúa Kitô đã cảm thấy trên Núi Cây Dầu khi Ngài nhìn thấy tất cả những điều khủng khiếp mà Ngài sẽ phải chịu đựng trong nội tâm. Đáng buồn thay, thực tế là trong những khoảnh khắc đó, các môn đệ đang ngủ thể hiện một tình huống mà ngày nay cũng đang tiếp tục diễn ra, và tôi cũng cảm thấy được kêu gọi phải trả lời. Và vì vậy, tôi chỉ có thể cầu nguyện với Chúa và cầu xin tất cả các thiên thần và các thánh, và các bạn, anh chị em thân mến, hãy cầu nguyện cho tôi với Chúa là Thiên Chúa của chúng ta.
Không bao lâu, tôi sẽ tìm thấy chính mình trước tòa phán xét cuối cùng của cuộc đời mình. Mặc dù, khi nhìn lại quãng đời dài của mình, tôi có thể có lý do rất lớn để sợ hãi và run rẩy, nhưng tôi vẫn rất vui mừng, vì tôi tin tưởng chắc chắn rằng Chúa không chỉ là vị quan tòa công minh, mà còn là người bạn và người anh em, là Đấng chính Ngài đã phải chịu đựng những thiếu sót của tôi, và do đó cũng là trạng sư của tôi, “Đấng Bầu Chữa” của tôi. Trong giờ phán xét, tôi càng thấy rõ ân sủng của việc trở thành tín hữu Kitô. Nó cho tôi kiến thức, và thực sự là tình bạn, với Đấng phán xét cuộc đời tôi, và do đó cho phép tôi tự tin vượt qua cánh cửa tối tăm của cái chết. Về phương diện này, tôi liên tục nhớ lại những gì Thánh Gioan đã nói với chúng ta vào đầu Sách Khải Huyền: thánh nhân nhìn thấy Con Người trong sự uy nghiêm cao cả và ngã vật dưới chân Ngài như thể đã chết. Tuy nhiên, Ngài đặt tay hữu lên thánh nhân, và nói: “Đừng sợ! Thầy đây mà…” (xem Kh 1: 12-17).
Các bạn thân mến, với những tình cảm này, tôi chúc phúc cho tất cả các bạn.
+ Bênêđíctô XVI
Source:Holy See Press Office
Marx, Hollerich, và ‘con đường thượng hội đồng’ Đức có dưới Phêrô chăng?
Vũ Văn An
19:05 08/02/2022
Tuần này liên tiếp có những sự kiện đáng lưu ý diễn ra trong Giáo Hội. Tiến sĩ JD Flynn của The Pillar lưu tâm tới một số yếu tố đi ngược lại chủ trương minh nhiên của Đức Đương Kim Giáo Hoàng. Xin xem nguyên văn tại đây: https://www.pillarcatholic.com/p/sub-petro-marx-hollerich-and-the.
Tiến sĩ Flynn cho rằng: Các đại biểu tham gia “Con đường thượng hội đồng” của Đức vào tuần trước đã bỏ phiếu ủng hộ một văn kiện kêu gọi việc chúc lành phụng vụ cho các cặp đồng tính và truyền chức bí tích cho phụ nữ. Một ngày trước đó, một Hồng Y Luxembourg đã kêu gọi "sửa đổi tín lý từ căn bản" về đồng tính luyến ái. Và vị Hồng Y nổi tiếng nhất của Đức, cùng ngày, đã đưa ra quan điểm gây tranh cãi rằng việc cho phép những người đàn ông đã lập gia đình trở thành linh mục có thể cải thiện cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Tiến sĩ JD Flynn nhận định rằng, tất nhiên, Giáo hội chắc chắn sẽ không chấp nhận các chủ trương được kêu gọi bởi con đường thượng hội đồng và các Hồng Y vừa nhắc trên đây.
Thực tại đó đặt Đức Hồng Y Reinhard Marx, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich người Luxembourg, và con đường thượng hội đồng Đức vào một xó. Mỗi thành phần đó đã trực tiếp thách thức các chủ trương lâu đời của Giáo hội - các tín lý và kỷ luật mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần khẳng định - và như vậy, đặt uy tín lãnh đạo của họ vào tình thế nguy hiểm.
Nói tóm lại, Marx, Hollerich và những người tổ chức thượng hội đồng Đức trong tháng này đã có những lập trường mâu thuẫn với Đức Giáo Hoàng, trong khi cho rằng mình hoạt động dưới sự lãnh đạo của ngài. Và trong mỗi trường hợp, trò chơi dường như sắp kết thúc.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Marx, Hollerich, và những người tổ chức Thượng hội đồng Đức có thể sẽ sớm phải đối diện với cùng các câu hỏi: Những tiếng nói mâu thuẫn với Đức Giáo Hoàng có thể tiếp tục khẳng định vị trí lãnh đạo của mình trong bao lâu? Đâu là phí tổn của việc làm cho các mâu thuẫn âm ỉ ngày một minh nhiên hơn, và đâu là các hậu quả của việc duy trì hiện trạng?
Những người tổ chức con đường thượng hội đồng Đức từ lâu đã cho rằng họ đại diện cho các chủ trương của những người Công Giáo ngoan đạo bình thường ở Đức, và các chủ trương của các mục tử và giám mục của họ. Thượng hội đồng hầu hết được tổ chức bởi ZdK, một loại tổ chức giáo dân bán chính thức ở Đức. Các nhà lãnh đạo ZdK cho biết nỗ lực của họ phản ảnh tâm tư tình cảm của hầu hết giáo dân Công Giáo và nhằm giải quyết nền văn hóa giáo sĩ trị từng tạo điều kiện cho cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội.
Trong nguyên tắc, việc làm sáng tỏ một nền văn hóa giáo sĩ trị ương ngạnh là loại sự việc mà chính Tòa thánh đã thúc giục, trong bối cảnh Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến tính đồng nghị và phản ứng tổng thể của Giáo hội đối với nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trong những năm gần đây. Nhưng con đường thượng hội đồng chưa chứng minh được việc nói đến vấn đề tham vấn giáo dân về các vấn đề quản trị hoặc hành chính - thay vào đó, nó đã được chứng minh, nhiều lần, như một loạt các thách thức đối với tín lý bí tích và giáo hội học của Giáo Hội Công Giáo, mà một số thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Tòa thánh Vatican.
Khi bắt đầu vào năm 2019, một số giám mục và nhà bình luận Công Giáo đã kêu gọi Tòa thánh đóng cửa con đường thượng hội đồng Đức. Một giám mục người Mỹ thậm chí đã công bố một phản ứng thần học dài về các cuộc thảo luận của Thượng hội đồng Đức (xem https://archden.org/wp-content/uploads/2021/05/Archbishop-Aquila-A-Response-to-Forum-I-of-the-German-Catholic-Synodal-Path.pdf).
Nhưng dù Đức Phanxicô đã thực hiện một loạt các can thiệp vào vụ việc, ngài đã không tiến xa đến chỗ kêu gọi nó kết thúc.
Tuy nhiên, điều cũng đã trở nên hiển nhiên là các tuyên bố tín lý không phải là Công Giáo của con đường thượng hội đồng Đức sẽ không thực sự thay đổi bất cứ điều gì trong Giáo hội. Bộ Giáo lý Đức tin và các cơ quan khác của Vatican đã đóng nhiều tuyên bố cực đoan nhất hoặc phản ứng đối với chúng bằng những tuyên bố mang tính tín lý đi ngược lại chủ trương của con đường thượng hội đồng Đức.
Hậu quả là ngày càng có nhiều người Công Giáo ngoan đạo và các giám mục Đức bắt đầu mất hứng thú với toàn bộ vụ việc. Một số người Công Giáo Đức từ sớm đã quyết định rằng diễn trình này không liên quan nhiều đến họ và đức tin của họ, và những người khác - cả những người kêu gọi thay đổi tín lý một cách cấp tiến - dường như đã bắt đầu nhận ra rằng phần lớn cuộc hội họp này sẽ chẳng là gì cả.
Do đó, ngày càng có nhiều đại biểu bỏ qua các phiên họp và tự ý vắng mặt trong các phiên bỏ phiếu. Các phiên họp đã gặp khó khăn, trong một số trường hợp, thậm chí để đạt được đủ túc số.
Các bản văn được thông qua vào tuần trước là các bản văn dự thảo, sẽ phải được các giám mục của Đức chấp thuận, vào khoảng năm 2023, để trở thành bản văn chính thức của con đường thượng hội đồng. Mặc dù một số giám mục Đức có tiếng nói nhất vẫn tiếp tục ủng hộ diễn trình thượng hội đồng, nhưng hầu hết đều có óc thực dụng đủ để tránh bày ra một cuộc ăn thua với Rôma - ngay cả những người muốn thấy một con đường “phát triển” tín lý.
Nói tóm lại, ba năm diễn ra diễn trình thượng hội đồng Đức, và hơn một năm trước khi có những cuộc bỏ phiếu cuối cùng và có tính tranh nghị về diễn trình, có vẻ như rất có thể con đường thượng hội đồng sẽ xì hơi, hoặc sụp đổ dưới sức nặng của chính nó – đánh mất bất cứ sự ủng hộ nào của những người Công Giáo ngoan đạo mà nó có thể đã tập hợp, và không nhận được số phiếu tán thành đủ từ các giám mục Đức để các tài liệu của nó có hiệu lực thực tế.
Rôma dường như không can thiệp mỗi khi các thành viên tham gia Thượng hội đồng Đức thông qua các bản văn không có tính ràng buộc vẫn cần được các giám mục chấp thuận. Cho đến năm 2023, Thượng hội đồng Đức có thể sẽ tiếp tục với rất ít hoặc không có sự can thiệp của Vatican - Rome có thể sẽ cho phép mọi việc diễn ra theo hướng của nó, trừ khi có vẻ như các giám mục có thẩm quyền thực sự đang đứng trước ngưỡng cửa các cuộc bỏ phiếu có thể tạo thành một cuộc ly giáo.
Và ở Frankfurt, nơi các cuộc họp đang diễn ra, thượng hội đồng đã bàn đến rất nhiều vấn đề và đã thúc đẩy chúng cho đến nay, điều hiện có vẻ hợp lý là con đường thượng hội đồng sẽ không đạt được dù là nghị trình kỷ luật và minh bạch khiêm tốn nhất mà những người tham gia ôn hòa nhất hy vọng được thông qua. Khi điều này trở nên rõ ràng hơn, với rất ít điều thua hoặc thắng, những người lập nghị trình của ZdK có xác suất thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho có các thay đổi về tín lý, với hy vọng kích thích Rome thúc ép họ vào thế trở thành tiếng nói tín hữu bị đàn áp. Nếu Vatican không mắc bẫy, thượng hội đồng có thể được nhớ đến như một nhóm các nhà tranh đấu viễn mơ thúc đẩy một nghị trình ít người Công Giáo tham dự Thánh lễ thực sự mong muốn.
Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich của Luxembourg là chủ tịch liên hiệp các hội đồng giám mục châu Âu. Đức Hồng Y không xa lạ gì với việc tranh cãi - trước đây ngài đã bày tỏ sự cởi mở đối với việc truyền chức linh mục cho phụ nữ và việc chúc lành phụng vụ cho các cặp đồng tính.
Tuần trước, vị Hồng Y này đã tiến một bước xa hơn, nói với hãng thông tấn KNA thuộc sở hữu của Giáo hội Đức, rằng giáo huấn Công Giáo về tính luân lý của các hành vi đồng tính luyến ái cần được “sửa đổi về căn bản”, vì “nền tảng khoa học-xã hội học của giáo huấn này không còn đúng nữa”.
Tất nhiên, các nhà luân lý đã trả lời rằng học thuyết luân lý Công Giáo bắt nguồn từ sự hiểu biết của Giáo hội về sự mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, chứ không phải từ suy tư của xã hội học. Nhưng trong khi những nhận xét của Đức Hồng Y Hollerich đã tạo ra cả các tiêu đề quốc tế lẫn phản ứng thần học, chúng vẫn chưa được Vatican phản hồi.
Đức Hồng Y rất nổi tiếng và rõ ràng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vốn là người cùng dòng Tên, rất yêu quý. Năm 2019, Đức Giáo Hoàng đã phong Hollerich làm Hồng Y đầu tiên của Giáo hội Luxembourg. Và năm ngoái, cả sau khi Hollerich kêu gọi đặt nghi vấn đối với tín lý Công Giáo về các chức thánh, Đức Phanxicô đã cử ngài làm “tổng tường trình viên” của Thượng hội đồng về tính đồng nghị - báo cáo cuối cùng của “Thượng hội đồng về tính đồng nghị” sẽ được soạn thảo với sự giám sát của Hollerich.
Mặc dù Đức Phanxicô từng nói rằng ngài muốn khuyến khích đối thoại cởi mở giữa các nhà lãnh đạo Giáo hội, nhưng điều đáng đặt câu hỏi là liệu các bình luận gần đây nhất của Hollerich có bắt đầu thử nghiệm cam kết của Đức Giáo Hoàng hay không.
Vì Vatican từng cố gắng nhấn mạnh rằng “Thượng hội đồng về tính đồng nghị” sẽ không thách thức học thuyết Công Giáo, nên chắc chắn nhiều giám mục trên thế giới sẽ đặt vấn đề với Đức Phanxicô rằng một trong những viên chức cao cấp trong thượng hội đồng của ngài đã thực tế bác bỏ nền đạo đức tính dục Công Giáo.
Mục tiêu của Đức Hồng Y có thể chỉ đơn giản là chuyển “cửa sổ Overton” [*] trong các vấn đề đạo đức tính dục - trong trường hợp này, ngài có thể gọi đó là một chiến thắng khi ngài “bắt đầu một cuộc trò chuyện” ngay cả khi Vatican đóng cửa cuộc trò chuyện này.
Nhưng vị Hồng Y có thể đã tận dụng chức vụ lãnh đạo của mình vào triển vọng đó hơn điều ngài mong đợi.
Nếu Vatican có ý định nghiêm túc đóng cửa phong trào hướng tới việc chúc lành phụng vụ cho các cặp đồng tính ở châu Âu, và giữ các giám mục bảo thủ người Mỹ và châu Phi tham, [Các Nhóm lớn [magnum opus] của Đức Giáo Hoàng], tham gia vào Thượng hội đồng, thì gần như chắc chắn, Đức Phanxicô sẽ cần phải chặn gió buồm của Hollerich.
Và Hollerich biết rằng Đức Phanxicô đã rất nỗ lực trong việc khẳng định học thuyết Công Giáo về tính dục, cả trong khi kêu gọi cho có một nền mục vụ nhiều dấn thân hơn. Về vấn đề chăm sóc mục vụ thực tế, nếu Vatican hy vọng dấn thân một cách có ý nghĩa vào công việc mục vụ và truyền bá tin mừng giữa những người tự xác định là đồng tính, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải quyết định xem liệu sự vận động của Hollerich có nói lên một loạt các kỳ vọng sai lầm sẽ gây thiệt hại thực sự hay không khi chúng bị dẹp bỏ.
Tuy nhiên, chừng nào Hollerich vẫn tiếp tục bác bỏ học thuyết Công Giáo một cách minh nhiên, trong khi vẫn là tổng tường trình viên của Thượng hội đồng và là chủ tịch liên minh các giám mục châu Âu, thì ngài có thể cho rằng Giáo hội đang kinh qua sự phát triển tín lý về luân lý tính dục, và cho rằng việc tiếp tục giữ chức vụ của ngài là một con dấu ngầm được sự chấp thuận của Đức Phanxicô.
Bao lâu Hollerich còn tiếp tục lãnh đạo, ngài vẫn có thể khẳng định một chiến thắng. Đức Giáo Hoàng phải đối đầu với viễn cảnh phải quyết định xem sự thống nhất giữa các giám mục thế giới có thể chịu đựng tình trạng đó trong bao lâu - và quyết định xem liệu việc vận động của Hollerich có vừa là nguồn gây tai tiếng đối với những người Công Giáo ngoan đạo luôn mong đợi lòng trung thành về tín lý từ các cộng sự viên thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng, vừa là một nguồn có tiềm năng gây hại cho những người Công Giáo đồng tính, những người ít nhất muốn có sự trung thực, hơn là các lời hứa hão huyền, về điều Giáo hội dạy và điều Giáo hội không dạy.
Hoàn cảnh của Đức Hồng Y Marx không giống như hoàn cảnh của Đức Hồng Y Hollerich. Mặc dù Marx chắc chắn đã từng chỉ trích tín lý trong quá khứ, nhưng tiêu đề gần đây nhất của ngài xuất phát từ việc đặt nghi vấn đối với vấn đề thuần túy mang tính kỷ luật trong đời sống Giáo hội - đời sống độc thân của các linh mục.
Nhưng vị Hồng Y này đã định khung vấn đề đó trong tương quan với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội, theo cách chắc chắn gây ra sự thất vọng nơi những người ủng hộ nạn nhân.
Nói về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, Marx nói rằng đời sống độc thân của các linh mục nên trở thành nhiệm ý, thay vì bắt buộc, bởi vì một số linh mục “cô đơn”, và, đối với nhiều linh mục. hôn nhân "sẽ tốt hơn cho cuộc sống của họ".
Trong những năm gần đây, một số người Công Giáo lập luận rằng chủ trương chấm dứt chế độ độc thân để đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là hành vi thiếu tôn trọng đối với cả nạn nhân lẫn phụ nữ.
Lập luận ấy cho rằng lạm dụng tình dục không xảy ra vì người ta không được làm tình - hành vi lạm dụng liên quan đến quyền lực, sự thao túng và kiểm soát, chứ không phải sự thôi thúc làm tình. Hơn nữa, lập luận nói rằng, ý niệm cho rằng có vợ sẽ giải quyết các xung động lạm dụng đã công cụ hóa phụ nữ, và chính hôn nhân, một cách thiếu tôn trọng và không chính xác. Một người vợ không phải là phương thuốc chữa trị cho những khuynh hướng lạm dụng, hay những tệ nạn và chứng bệnh tâm lý làm dịp cho chúng.
Liệu những nhận xét của Marx cuối cùng có được coi là một câu nói hớ hay không vẫn còn phải chờ xem. Nhưng điều chắc chắn là vị Hồng Y hiện đang thực hiện một số nỗ lực để chấm dứt chế độ độc thân của giáo sĩ, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không mắc bẫy đối với bất cứ điều nào trong số ấy. Hiện nay, có vẻ như rõ ràng là nếu Đức Phanxicô dự định khởi diễn một cuộc thử nghiệm để có nhiều linh mục Công Giáo Latinh đã kết hôn hơn, thì ngài đã làm điều đó rồi.
Nếu Marx tiếp tục thúc đẩy, mà không có đáp ứng thiết thực hoặc có ý nghĩa nào từ Đức Phanxicô, thì ngài có nguy cơ chứng tỏ rằng ảnh hưởng được ca tụng nhiều của ngài với Đức Phanxicô thực sự bị hạn chế. Điều này đặt Marx vào một vị trí đáng lưu ý - cuối cùng, và có lẽ sẽ sớm thôi, có khả năng ngài sẽ phải quyết định xem liệu có tốt hơn không nếu chịu khó vào hàng hơn một chút và để cho tri nhận về ảnh hưởng của ngài còn nguyên vẹn, hay nên dành ưu tiên cho việc tiếp tục thúc đẩy các vấn đề chứng tỏ là không đi đến đâu, và ngày càng bị coi là không liên quan đến Đức Phanxicô.
Theo truyền thống, Đức Phanxicô đã cho Marx một sợi dây xích dài, và gần như chắc chắn sẽ tiếp tục làm như vậy. Nhưng bản thân Marx phải quyết định chính xác lý do tại sao Đức Giáo Hoàng lại cho ngài sợi dây dài như vậy, và chính xác ngài phải làm gì với nó.
Tiến sĩ JD Flynn kết luận: Hollerich, Marx và ban lãnh đạo của phiên họp Thượng hội đồng Đức đều đã rất khổ công tự lên khuôn mình như “Những Người Công Giáo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, ngay cả khi các vấn đề và quan điểm của họ khác xa với sự lãnh đạo của vị Giáo hoàng ở Vatican. Phần lớn, họ đã cố gắng lớn tiếng chống lại tín lý hoặc kỷ luật Công Giáo mà không mất tiếng nói, ảnh hưởng hoặc ít nhất là sự chú ý.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng đã giáng một số búa, nhưng Vatican của ngài đã thực hiện đủ các bước để thấy rõ điều Đức Phanxicô sẽ làm và sẽ không làm với phần còn lại của triều giáo hoàng của ngài. Và ý niệm cho rằng Hollerich, Marx, và các nhà lãnh đạo Thượng hội đồng Đức đứng chung hàng với Đức Phanxicô đang trở nên mỏng manh.
Kết quả là, mỗi người đang tiến gần hơn đến chỗ phải quyết định: thực sự cùng hàng với Đức Phanxicô, hoặc cố ý tan hàng, hậu quả sẽ rất đáng tiếc. ZdK dường như sẽ tan hàng và cùng với nó là con đường thượng hội đồng Đức. Dù vậy, đối với Marx và Hollerich, con đường mà họ sẽ chọn dường như vẫn chưa rõ ràng.
Và thường sẽ đúng là bước tiếp theo của Đức Giáo Hoàng ở những mặt trận đó thực sự là điều ai cũng đoán được.
____________________________________________________________________________________
[*] Cửa số Overton là một loạt các chính sách có thể chấp nhận được về chính trị đối với quần chúng chính dòng ở một thời nào đó. Tên này được đặt theo nhà phân tích chính sách Hoa kỳ, Joseph P. Overton.
Văn Hóa
Đọc Cổ Học Tinh Hoa
Phó tế Phạm Bá Nha
10:25 08/02/2022
Nhân đọc sách Cổ Học Tinh Hoa, thấy người xưa sống lễ giáo đức độ đạo hạnh là nhờ siêng đọc và thực hành chuyện thánh hiền. Chúng tôi xin tóm lược 10 chuyện đã đọc trong Cổ Học Tinh Hoa về Tạo Hóa tạo dựng vũ trụ và con người. Sau đó suy niệm áp dụng vào Tin Mừng mà HĐ GM VN chọn trong dịp Tết dân tộc hay Giáo Huấn của Giáo Hội.
Xưa hiếm có ai in ấn và phổ biến các sách Tin Mừng. Nay gia đình Công Giáo nào cũng có sách Tin Mừng học hỏi.
Đọc Cổ Học Tinh Hoa. Qua các chuyện sau.
1) Cách biết lòng người
Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn biết trời. Trời thì hàng năm có Xuân Hạ Thu Đông. Hàng ngày có sáng tối. Ta do đấy mà biết. Xem lòng người có trung, kính, trí và tiết, để biết trước phúc hay họa sẽ đến. (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhàn - Cổ Học Tinh Hoa. Q II, Hà Nội, 1933, số 110. tr. 194)
Ngày Tất Niên, Hội Đồng Giám Mục VN chọn Tin Mừng Thánh Luca cho thánh lễ, trình thuật Đức Mẹ vội vã đi thăm thánh Elisabeth. Nêu gương ‘xin vâng’ và bác ái trong kinh Magnificat, diễn tả cuộc gặp gỡ qúi trọng này. (x. Lc 1, 30-35)
2) Năm điều hay.
Sau khi vua nước lớn Trịnh thăm nước nhỏ Sở về. Nhà vua nói với quần thần theo sau, 5 điều hay lẽ phải : a) Tội thì tha cho. b) Lỗi thì tha thứ. c) Tai nạn thì cứu. d) Chính sách hay thì thưởng. e) Điều dở thì dạy bảo. (sđd, số 115. tr. 204)
Đêm Giao Thừa, Tin Mừng của thánh lễ đêm nay, Chúa chúc phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, công chính, thương người, trong sạch, xây dựng hòa bình và công chính (x. Mt 5, 1-10)
3) Đừng lo hãy sống vui
Thày Tử Lộ hỏi Đức Khổng Tử : Người quân tử cũng phải lo sợ ư? Đức Khổng Tử nói : Người quân tử cốt suy nghĩ định liệu công việc của mình, lúc chưa làm được vui rằng mình có ý đã định làm. Lúc đã làm thì lại vui rằng mình có trí làm được việc. Thế, người quân tử có cái vui thú suốt đời, không có cái lo sợ nào cả. (sđd, số 50, tr 84)
Mồng Một Tết, mẫu A, Tin Mừng nhắc chúng ta đừng lo về : mạng sống, ăn mặc, thân thể… Vì Thiên Chúa biết sẽ ban cho. Quan trọng là lo tìm Nước Trời trước. (x. Mt 6, 25-34)
4)Tình người ai cũng thuận
Tạo Hóa khéo xếp đặt : Mặt trăng soi trên mặt sông, có bóng sáng. Trời sinh ra mọi người, có tính tốt. Bóng thì chẳng đâu mà chẳng có. Tính người thì ai mà chẳng lành. Vậy mà, có chỗ sáng chỗ không, nước có chỗ trong chỗ đục. Người có thiện hay bất thiện. (sđd, số 108. tr. 192)
Mồng Một Tết, mẫu B, Chúa Giêsu ban bố lề luật mới: yêu cả kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ. Có như vậy Thiên Chúa sẽ thưởng công. Anh em hãy sống hoàn thiện (x.Mt 5, 43-48)
5) Để quan tài gỗ trước chỗ ngồi
Xưa, có bậc chân tu, để quan tài bằng gỗ trên án thư trước chỗ ngồi, dài độ 3 tấc, có nắp mở được, để ngày ngày suy nghĩ về phú qúi giầu sang danh vọng, lo buồn chóng qua trong đời, không nghĩ đến cái chết. Nếu biết để tâm suy nghĩ, quan tài này thay mọi lời giáo huấn, xóa tan hết ưu lo phiền muộn. (sđd. số 119, tr. 212)
Mồng Một Tết, mẫu C, Chúa Giêsu về Trời. Nhưng Chúa Thánh Thần Đấng bảo trợ an ủi sẽ đến, chỉ dạy mọi lời và ban bình an cho anh em. Anh em đừng xao xuyến và sợ hãi.(x. Ga 14, 23-27)
6)Ba điều qúi báu
Có ba điều qúi báu phải tuân giữ trong đời là : Từ, Kiệm và chẳng vi phạm việc bất tường của thiên hạ. (sđd, số 114, tr.202)
Mồng Hai Tết, Tin Mừng nhắc bảo phải tuân giữ không được hủy bỏ luật Chúa răn dạy. Thờ cha kính mẹ. Ai nguyền rủa các ngài sẽ bị xử tử. (x. Ga 14, 23-27
7) Qúi lời nói phải
Các quan góp ý với nhà vua sau khi thắng trận muốn đẹp lòng dân ‘Qúi lời nói phải: sửa đổi chính sách cai trị, được lòng quan và dân, không tham lam lấy ruộng lúa của dân
(sđd, số 113, tr.199)
Mồng Ba Tết, bài Tin Mừng cho hay cần quản lý khôn khéo gieo trồng đúng với khả năng Thiên Chúa trao ban. Xứng đáng là đầy tớ trung thành, tốt, đáng thưởng công, khi chủ vắng nhà. Để khỏi bị luận phạt sau này là đầy tớ vô dụng. (Mt 25, 14-30)
8) Sống đơn sơ và cao thượng.
Người ta khen ai biết sống độ lượng và cao thượng : Kìa như con diều, con két bay cao trên tầng mây. Con hổ, con báo gầm thét trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn, có ai dám đến gần. Song một mai bị người ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà giống chó. Mà diều, két, hổ, báo, sở dĩ để cho người ta đánh bẫy, có phải chỉ do lòng thèm muốn mà thôi không? (sđd, số 117, tr. 207)
Tết Trung Thu VN, qua bài Tin Mừng của Thánh Mác Cô, Chúa Giêsu muốn nêu gương đơn sơ, hiền hòa không quanh co, trong trắng như trẻ em. Chúa âu yếm trẻ thơ và chúc phúc những ai có lối sống như chúng. (x Mc 10, 13-16)
9)Ba điều phải nghĩ.
Đức Khổng Tử nói về giáo dục:
-Lúc còn nhỏ nếu không học, thì lớn sẽ ngu dốt, không làm gì được
- Lúc già yếu nếu không dậy, thì lúc chết chẳng ai thương tiếc
-Lúc giầu có nếu chẳng bố thí, thì lúc gặp khốn khó chẳng ai giúp. (sđd. số 49. tr. 83)
Chứng từ lòng biết ơn của tuổi trẻ
Tháng 11 năm 1958, ngay chính ngày đăng quang, khi nói chuyện với khách hành hương, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII kể lại một giai thoại trong cuộc đời của ngài như sau:
"Khi tôi lên 7, một hôm cha tôi đưa tôi đến một làng bên cạnh, nơi đang tổ chức một buổi lễ của Công Giáo tiến hành trong giáo phận. Phải đi bộ nhiều cây số, tôi cảm thấy mệt mỏi. Cha tôi đã phải đặt tôi trên vai của người. Ðến nơi, tôi cảm thấy thất vọng, bởi vì dân chúng qúa đông, mà tôi thì bé nhỏ. Mất hút trong chợ người, tôi không thể nhìn đoàn người đang diễn hành... Thế là một lần nữa, cha tôi lại bồng tôi trên vai của người. Từ trên cao, tôi có thể xem thấy tất cả mọi sự".
Và vị Giáo Hoàng được mệnh danh "nhân lành" đã kết luận như sau: "70 năm qua, nhưng tôi vẫn còn ghi nhớ trong tâm trí tôi cử chỉ của cha tôi. Nó đã trở thành một biểu trưng kỳ diệu. Ngày nay, mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi tôi không còn thấy gì nữa, tôi nài xin vị Cha trên trời nâng tôi lên đôi cánh của Người".
Chỉ từ trên đỉnh cao, chúng ta mới có thể thấy rõ mọi sự. Chính Chúa là đỉnh cao của chúng ta. Nơi Người, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc sống... Những lúc chán sống, những lúc hầu như không còn thấy gì nữa, chúng ta hãy chạy đến với Người. (xbichnguyen@gmail.com. 17.12.2014)
10) Tiễn một lời nói
Khổng Tử nói về cách xã giao : Ta nghe người giầu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang, nhưng có tiếng là nhân hậu, vậy xin tiễn người bằng một lời nói vậy. (sđd. số 112. Tr. 198)
Sứ điệp của ĐGH Phanxicô ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần 56 vào 29. 5. 2022, chủ đề : Lắng nghe bằng trái tim. ĐGH quan tâm 3 điểm chính.
-Lắng nghe bằng trái tim. Thánh Phaolô khẳng định: ‘Đức tin có được là nhờ lắng nghe’.
(x. Rm 10, 17)
-Lắng nghe như điều kiện giao tiếp. Thực tế, nghe lén và theo dõi là bóc lột người khác vì lợi ích của chúng ta. Thay vì lắng nghe, chúng ta thường ‘nói chuyện qua lại (ci si parla addosso).
-Lắng nghe nhau trong Giáo Hội. Nhiệm vụ quan trọng mục vụ là tông đồ của đôi tai. Thánh Giacôbê khuyên ‘Hãy mau nghe, chậm nói’ (Gc 1, 19) (Roma, 24.1.2022)
Ngày 31.1.2022, sau kinh Truyền Tin. ĐTC chúc Tết Nhâm Dần 2022. Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào chiều Chúa nhật 30.01.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chúc Tết Nhâm Dần đến đất nước Việt Nam và các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới như sau :
‘‘Ngày 01.02.2022, Tết Nguyên đán sẽ được tổ chức tại Việt Nam và các nước Viễn Đông. Tôi xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và bày tỏ mong muốn trong năm mới, mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống an khang. Thật đẹp đẽ biết bao khi mỗi gia đình tìm được cơ hội quây quần bên nhau trải qua những giây phút yêu thương, vui vẻ. Rất tiếc, nhiều gia đình không thể xum họp trong năm nay vì dịch bệnh. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm vượt qua thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ ý chí tốt đẹp của các cá nhân và sự đoàn kết của các dân tộc, toàn thể gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được mục tiêu năng động đổi mới là thịnh vượng vật chất và thăng tiến tinh thần.’’(Lê Đình Thông. VietCatholique. 31.1.2022)
Xưa hiếm có ai in ấn và phổ biến các sách Tin Mừng. Nay gia đình Công Giáo nào cũng có sách Tin Mừng học hỏi.
Đọc Cổ Học Tinh Hoa. Qua các chuyện sau.
1) Cách biết lòng người
Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn biết trời. Trời thì hàng năm có Xuân Hạ Thu Đông. Hàng ngày có sáng tối. Ta do đấy mà biết. Xem lòng người có trung, kính, trí và tiết, để biết trước phúc hay họa sẽ đến. (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhàn - Cổ Học Tinh Hoa. Q II, Hà Nội, 1933, số 110. tr. 194)
Ngày Tất Niên, Hội Đồng Giám Mục VN chọn Tin Mừng Thánh Luca cho thánh lễ, trình thuật Đức Mẹ vội vã đi thăm thánh Elisabeth. Nêu gương ‘xin vâng’ và bác ái trong kinh Magnificat, diễn tả cuộc gặp gỡ qúi trọng này. (x. Lc 1, 30-35)
2) Năm điều hay.
Sau khi vua nước lớn Trịnh thăm nước nhỏ Sở về. Nhà vua nói với quần thần theo sau, 5 điều hay lẽ phải : a) Tội thì tha cho. b) Lỗi thì tha thứ. c) Tai nạn thì cứu. d) Chính sách hay thì thưởng. e) Điều dở thì dạy bảo. (sđd, số 115. tr. 204)
Đêm Giao Thừa, Tin Mừng của thánh lễ đêm nay, Chúa chúc phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, công chính, thương người, trong sạch, xây dựng hòa bình và công chính (x. Mt 5, 1-10)
3) Đừng lo hãy sống vui
Thày Tử Lộ hỏi Đức Khổng Tử : Người quân tử cũng phải lo sợ ư? Đức Khổng Tử nói : Người quân tử cốt suy nghĩ định liệu công việc của mình, lúc chưa làm được vui rằng mình có ý đã định làm. Lúc đã làm thì lại vui rằng mình có trí làm được việc. Thế, người quân tử có cái vui thú suốt đời, không có cái lo sợ nào cả. (sđd, số 50, tr 84)
Mồng Một Tết, mẫu A, Tin Mừng nhắc chúng ta đừng lo về : mạng sống, ăn mặc, thân thể… Vì Thiên Chúa biết sẽ ban cho. Quan trọng là lo tìm Nước Trời trước. (x. Mt 6, 25-34)
4)Tình người ai cũng thuận
Tạo Hóa khéo xếp đặt : Mặt trăng soi trên mặt sông, có bóng sáng. Trời sinh ra mọi người, có tính tốt. Bóng thì chẳng đâu mà chẳng có. Tính người thì ai mà chẳng lành. Vậy mà, có chỗ sáng chỗ không, nước có chỗ trong chỗ đục. Người có thiện hay bất thiện. (sđd, số 108. tr. 192)
Mồng Một Tết, mẫu B, Chúa Giêsu ban bố lề luật mới: yêu cả kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ. Có như vậy Thiên Chúa sẽ thưởng công. Anh em hãy sống hoàn thiện (x.Mt 5, 43-48)
5) Để quan tài gỗ trước chỗ ngồi
Xưa, có bậc chân tu, để quan tài bằng gỗ trên án thư trước chỗ ngồi, dài độ 3 tấc, có nắp mở được, để ngày ngày suy nghĩ về phú qúi giầu sang danh vọng, lo buồn chóng qua trong đời, không nghĩ đến cái chết. Nếu biết để tâm suy nghĩ, quan tài này thay mọi lời giáo huấn, xóa tan hết ưu lo phiền muộn. (sđd. số 119, tr. 212)
Mồng Một Tết, mẫu C, Chúa Giêsu về Trời. Nhưng Chúa Thánh Thần Đấng bảo trợ an ủi sẽ đến, chỉ dạy mọi lời và ban bình an cho anh em. Anh em đừng xao xuyến và sợ hãi.(x. Ga 14, 23-27)
6)Ba điều qúi báu
Có ba điều qúi báu phải tuân giữ trong đời là : Từ, Kiệm và chẳng vi phạm việc bất tường của thiên hạ. (sđd, số 114, tr.202)
Mồng Hai Tết, Tin Mừng nhắc bảo phải tuân giữ không được hủy bỏ luật Chúa răn dạy. Thờ cha kính mẹ. Ai nguyền rủa các ngài sẽ bị xử tử. (x. Ga 14, 23-27
7) Qúi lời nói phải
Các quan góp ý với nhà vua sau khi thắng trận muốn đẹp lòng dân ‘Qúi lời nói phải: sửa đổi chính sách cai trị, được lòng quan và dân, không tham lam lấy ruộng lúa của dân
(sđd, số 113, tr.199)
Mồng Ba Tết, bài Tin Mừng cho hay cần quản lý khôn khéo gieo trồng đúng với khả năng Thiên Chúa trao ban. Xứng đáng là đầy tớ trung thành, tốt, đáng thưởng công, khi chủ vắng nhà. Để khỏi bị luận phạt sau này là đầy tớ vô dụng. (Mt 25, 14-30)
8) Sống đơn sơ và cao thượng.
Người ta khen ai biết sống độ lượng và cao thượng : Kìa như con diều, con két bay cao trên tầng mây. Con hổ, con báo gầm thét trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn, có ai dám đến gần. Song một mai bị người ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà giống chó. Mà diều, két, hổ, báo, sở dĩ để cho người ta đánh bẫy, có phải chỉ do lòng thèm muốn mà thôi không? (sđd, số 117, tr. 207)
Tết Trung Thu VN, qua bài Tin Mừng của Thánh Mác Cô, Chúa Giêsu muốn nêu gương đơn sơ, hiền hòa không quanh co, trong trắng như trẻ em. Chúa âu yếm trẻ thơ và chúc phúc những ai có lối sống như chúng. (x Mc 10, 13-16)
9)Ba điều phải nghĩ.
Đức Khổng Tử nói về giáo dục:
-Lúc còn nhỏ nếu không học, thì lớn sẽ ngu dốt, không làm gì được
- Lúc già yếu nếu không dậy, thì lúc chết chẳng ai thương tiếc
-Lúc giầu có nếu chẳng bố thí, thì lúc gặp khốn khó chẳng ai giúp. (sđd. số 49. tr. 83)
Chứng từ lòng biết ơn của tuổi trẻ
Tháng 11 năm 1958, ngay chính ngày đăng quang, khi nói chuyện với khách hành hương, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII kể lại một giai thoại trong cuộc đời của ngài như sau:
"Khi tôi lên 7, một hôm cha tôi đưa tôi đến một làng bên cạnh, nơi đang tổ chức một buổi lễ của Công Giáo tiến hành trong giáo phận. Phải đi bộ nhiều cây số, tôi cảm thấy mệt mỏi. Cha tôi đã phải đặt tôi trên vai của người. Ðến nơi, tôi cảm thấy thất vọng, bởi vì dân chúng qúa đông, mà tôi thì bé nhỏ. Mất hút trong chợ người, tôi không thể nhìn đoàn người đang diễn hành... Thế là một lần nữa, cha tôi lại bồng tôi trên vai của người. Từ trên cao, tôi có thể xem thấy tất cả mọi sự".
Và vị Giáo Hoàng được mệnh danh "nhân lành" đã kết luận như sau: "70 năm qua, nhưng tôi vẫn còn ghi nhớ trong tâm trí tôi cử chỉ của cha tôi. Nó đã trở thành một biểu trưng kỳ diệu. Ngày nay, mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi tôi không còn thấy gì nữa, tôi nài xin vị Cha trên trời nâng tôi lên đôi cánh của Người".
Chỉ từ trên đỉnh cao, chúng ta mới có thể thấy rõ mọi sự. Chính Chúa là đỉnh cao của chúng ta. Nơi Người, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc sống... Những lúc chán sống, những lúc hầu như không còn thấy gì nữa, chúng ta hãy chạy đến với Người. (xbichnguyen@gmail.com. 17.12.2014)
10) Tiễn một lời nói
Khổng Tử nói về cách xã giao : Ta nghe người giầu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang, nhưng có tiếng là nhân hậu, vậy xin tiễn người bằng một lời nói vậy. (sđd. số 112. Tr. 198)
Sứ điệp của ĐGH Phanxicô ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần 56 vào 29. 5. 2022, chủ đề : Lắng nghe bằng trái tim. ĐGH quan tâm 3 điểm chính.
-Lắng nghe bằng trái tim. Thánh Phaolô khẳng định: ‘Đức tin có được là nhờ lắng nghe’.
(x. Rm 10, 17)
-Lắng nghe như điều kiện giao tiếp. Thực tế, nghe lén và theo dõi là bóc lột người khác vì lợi ích của chúng ta. Thay vì lắng nghe, chúng ta thường ‘nói chuyện qua lại (ci si parla addosso).
-Lắng nghe nhau trong Giáo Hội. Nhiệm vụ quan trọng mục vụ là tông đồ của đôi tai. Thánh Giacôbê khuyên ‘Hãy mau nghe, chậm nói’ (Gc 1, 19) (Roma, 24.1.2022)
Ngày 31.1.2022, sau kinh Truyền Tin. ĐTC chúc Tết Nhâm Dần 2022. Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào chiều Chúa nhật 30.01.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chúc Tết Nhâm Dần đến đất nước Việt Nam và các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới như sau :
‘‘Ngày 01.02.2022, Tết Nguyên đán sẽ được tổ chức tại Việt Nam và các nước Viễn Đông. Tôi xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và bày tỏ mong muốn trong năm mới, mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống an khang. Thật đẹp đẽ biết bao khi mỗi gia đình tìm được cơ hội quây quần bên nhau trải qua những giây phút yêu thương, vui vẻ. Rất tiếc, nhiều gia đình không thể xum họp trong năm nay vì dịch bệnh. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm vượt qua thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ ý chí tốt đẹp của các cá nhân và sự đoàn kết của các dân tộc, toàn thể gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được mục tiêu năng động đổi mới là thịnh vượng vật chất và thăng tiến tinh thần.’’(Lê Đình Thông. VietCatholique. 31.1.2022)
VietCatholic TV
Mass to Commemorate and Celebrate the Life of Dominican Father Joseph Tran Ngoc Thanh in Australia
VietCatholic Media
03:52 08/02/2022
1. Mass to Commemorate and Celebrate the Life of Dominican Father Joseph Tran Ngoc Thanh in Adelaide, Australia
Dear brothers and sisters in Christ,
Journalists of VietCatholic News in Adelaide will hold a memorial mass on Friday, February 11, 6pm, at Ottoway Catholic Church, 85 Rosewater Terrace to Commemorate and Celebrate the Life of Dominican Father Joseph Tran Ngoc Thanh, who was murdered on January 29 in Kontum, Vietnam.
You are invited to come together to renew our trust in Christ who, by dying on the cross, has freed us from eternal death and, by rising, has opened for us the gates of heaven. Let us pray for our beloved Father Joseph Tran Ngoc Thanh that he may share in Christ's victory and let us pray that the Lord may grant the gift of loving consolation to those who are mourning the heroic missionary.
Vietnamese government officials have said that the man who brutally murdered Father Joseph Tran Ngoc Thanh on January 29 was “mentally unstable.” But most Vietnamese Catholics fear that the killing may have been intended as a warning, to deter Catholic missionaries from working in the country’s Central Highlands region.
The murder has received little coverage in the government-controlled media, and the Church has been under heavy political pressure in Vietnam. According to local Catholic sources, Nguyen Van Kien, the man who was detained at the scene and charged with the killing, had warned his mother that if she went to Mass, “someone will have to die,” that is the murder had been plotted and prepared.
The conscience of the faithful is asking and demanding that voices be raised, that the truth be told so that people understand the seriousness of the matter and that justice be done in this case.
Please come together to pray for Father Thanh and to renew our appeal for freedom and human rights for Vietnam.
2. Pope condemns “barbaric” attack on displaced people in DRC
Armed militias attacked a camp for internally displaced people in the eastern Democratic Republic of the Congo on Tuesday, killing at least 60 people.
Vatican Secretary of State, Cardinal Pietro Parolin has sent a telegram on to President Félix Tshisekedi of the Democratic Republic of the Congo, expressing the ‘dismay’ of Pope Francis over the 1 February attack by armed militia on the site for internally displaced people (IDPs) in Plaine Savo Djugu Territory in the eastern province of Ituri.
At least 60 people, including more than a dozen children, were killed and more than 40 others injured.
“Heinous and barbaric act”
Cardinal Parolin said the Holy Father “asks the Father of all mercy to welcome in His peace and light those who have died and to give comfort to those who mourn their loss”. “He implores the divine gifts of healing and consolation on the wounded and the bereaved to whom he expresses his spiritual closeness and deep sympathy.”
The Holy Father prayed that the Lord grant courage and strength to the grieving families, as well as to all those helping to rescue the victims. He strongly condemns “this heinous and barbaric act which is a source of great suffering and desolation for the country”. The Pope implored the gift of peace and fraternity for the region struck by great suffering and invoked God’s blessing on all the Congolese people.
UN and partners condemns attack
United Nations agencies and its partners working in the country have also condemned the attack.
The site, which is managed by the UN refugee agency UNHCR and Catholic charity Caritas, hosted more than 20,000 IDPs including more than 13,000 children. Many of the displaced have fled elsewhere.
The attack, thought to have been carried out by a non-state armed group, occurred less than three months after the last deadly attack on the displacement sites of Drodro and Tche in the same area of Djugu Territory. Some 44 people were killed in that attack, which forced tens of thousands of people to flee.
Around 230,000 people live in more than 60 displacement sites across the province managed by UNHCR and the UN International Organization for Migration (IOM). Both agencies support the government to provide overall management of these sites and to coordinate humanitarian assistance and protection.
The DRC hosts 5.6 million displaced persons, most of whom reside in the eastern part of the country, in North and South Kivu, Ituri, and Tanganyika provinces.
3. Exorcist Diary #176: Demons Hate Gemma
Father Stephen Joseph Rossetti is an American Catholic priest, author, educator, licensed psychologist and expert on psychological and spiritual wellness issues for Catholic priests. He is a professor at The Catholic University of America, teaching in the School of Theology and Religious Studies. For the last 13 years, he has also been an exorcist of Syracuse diocese.
Here is his latest article: Exorcist Diary #176: Demons Hate Gemma
For ten years, “Valerie” was deep into the occult. She visited houses of witchcraft, pagan temples, and attached herself to gurus and pagan deities. By the grace of God, she had a powerful experience of Christ and realized how evil it all was. But the path back has been tortuous...
These witches, gurus and demons are not letting her go without a fight. Demons of divination typically are dug in deep and hard to expunge. They are attacking and tormenting Valerie daily. But after weekly deliverance sessions for a year, she is much better. She is starting to emerge from the mental darkness and spiritual lethargy that increasingly engulfed her in the occult. She now has more moments of light and peace.
Valerie recently had a “dream.” She told me she saw a huge Catholic shrine. On one side of the building was the word: “Pray.” On the other side was the word: “Rosary.” She took this as a clear sign that she should pray the rosary daily, which she is now doing.
She was also given the sure knowledge that this shrine was in an Italian town called Lucca. Valerie told me she never heard of Lucca and knew “zero” about it. So, she went online and found that it was the home of St. Gemma Galgani. St. Gemma herself regularly suffered “furious assaults of the devil on her body and her soul, so fiendish and continuous that she imagined herself possessed and begged to be exorcized.”* The body of St. Gemma is currently interred in the Passionist monastery-sanctuary of St. Gemma in Lucca.
St. Gemma has been a huge help to Valerie on her road to spiritual recovery. Valerie even claims that St. Gemma woke her up on Easter Sunday to attend Mass when she was in danger of over-sleeping. She said, “When I woke up, I was filled with an enormous love for Jesus in my heart. I knew this was a special grace.” Likewise, St. Gemma was noted for being filled with a pure, child-like love for Jesus.
Valerie also said that whenever she sees a picture of beautiful Gemma and prays for her help, the demons react strongly. She said they “hate” her and have a “pure disgust” for her. The demons tormenting Valerie make her feel like “vomiting” whenever St. Gemma is invoked. They shout, “Keep that woman away from me!”
Demons hate Gemma. We love her!
4. Retired Anglican bishop Peter Forster becomes Catholic, news report confirms
Peter Forster, a former Anglican Bishop of Chester, was received into the Catholic Church in Scotland last year, a Church of England news site has reported. He is the third leading Church of England clergyman to become Catholic in the last year.
Church Times, an independent Anglican news site, confirmed the news in a Feb. 4 report. Forster had written regular reviews for the publication through 2019.
Forster helped lead the Anglican Diocese of Chester for over 22 years and was the longest-serving Church of England bishop, according to Premier Christian News. His former diocese has some 273 parishes. He retired in September 2019 at age 69, and moved to Scotland with his wife Elisabeth.
The news of Forster’s conversion makes him the third Anglican prelate to have entered the Catholic Church in the last year. Michael Nazir-Ali, former Anglican Bishop of Rochester, was received into the Church in September and was ordained a Catholic priest on Oct. 30. Jonathan Goodall, the Anglican Bishop of Ebbsfleet, resigned in September to enter full communion with the Catholic Church.
Forster had served as a member of the English Anglican-Roman Catholic Committee. He has been critical of a “drift” in ecumenical relations “from a vision of full visible unity to an essentially debased vision of reconciled diversity,” the Church Times said.
The retired Anglican bishop had supported the ordination of women to the Anglican priesthood and the Chester diocese was the first to have a woman bishop. At the same time, he was critical of the Church of England’s approach to women bishops and how this affected relations with other Christian bodies. He thought it was “astonishing” that the Anglican-Roman Catholic International Commission had not published anything on the ordination of women.
The Church of England broke from the Catholic Church in the 16th century, adopting a different theology and sacramental practices. Its head is the English monarch, currently Queen Elizabeth II. The Catholic Church generally does not recognize Anglican holy orders as sacramentally valid.
Câu chuyện đau lòng ở Perth, Australia. Ukraine bị xâm lược, bất kể nguy hiểm, các linh mục ở lại
VietCatholic Media
05:28 08/02/2022
1. Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương yêu cầu các linh mục không di tản nếu bị quân Nga tấn công
“Khi anh em thực hiện thừa tác vụ của mình, anh em nhìn thấy những người dân này mỗi ngày, anh em thấy họ khó khăn như thế nào, đôi khi họ mệt mỏi như thế nào, họ tìm kiếm hy vọng ra sao. Nhưng sau đó anh em thấy một điều khác: những người này biết cách tự động viên mình như thế nào. Cuối cùng, anh em đi đến một kết luận hơi khác so với việc lo lắng. Đơn giản là chúng ta không nhận ra mình có khả năng gì cho đến thời điểm mà chúng ta được yêu cầu điều đó,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đưa ra lập trường trên trong thánh lễ cầu cho hòa bình hôm thứ Sáu 4 tháng Hai.
Theo Đức Cha Shevchuk, thời điểm tổng động viên toàn xã hội vẫn chưa xảy đến. “Nhưng mọi người đã sẵn sàng để bảo vệ đất nước của họ”.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Công Giáo nghi lễ Đông phương bày tỏ niềm tin rằng mọi người có ý thức và quyết tâm. “Đất nước chúng ta sẽ khốn khổ khi có những người không hiểu chuyện gì đang xảy ra, tại sao nó lại xảy ra, và mình phải làm gì. Đó là lý do tại sao có một nhu cầu lớn lao là Giáo Hội phải thông truyền cho mọi người những hiểu biết về tình thế hiện nay.”
Đức Cha Shevchuk kêu gọi đừng sợ bất cứ điều gì bởi vì sợ hãi là một cố vấn rẻ tiền. “Chúng ta đã trải qua nhiều thảm họa và chúng ta biết chúng ta sẽ sống sót với sự phù trì của Chúa. Các cơ chế của cuộc chiến tranh tổng hợp tiến hành chống lại chúng ta là nhằm mục đích đe dọa con người. Họ cố gắng làm tê liệt ý chí, khả năng suy nghĩ sáng suốt của chúng ta. Chúng ta phải hành động và làm điều tốt bởi vì chỉ cần chúng ta làm điều tốt chúng ta mới có thể trở nên mạnh mẽ vô cùng.”
Trong cuộc họp báo sáng mùng 4 Tết Nhâm Dần, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã phát hiện ra âm mưu của Nga thực hiện một video trong đó có cảnh quân lính Ukraine tấn công vào Nga gây thương vong nặng nề cho người Nga để làm một cái cớ tấn công Ukraine.
Khả năng Nga tấn công Ukraine là rất cao. Đức Cha Shevchuk kêu gọi trong trường hợp như thế các linh mục không được di tản, nhưng phải ở lại yểm trợ cho đồng bào.
Source:news.ugcc.ua
2. Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu ngài ở lại Bộ Giám mục sau khi từ chức TGM Paris
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit hôm thứ Sáu cho biết ông sẽ tiếp tục giữ cương vị là thành viên của Bộ Giám mục Vatican, sau khi nhận được sự khích lệ từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News vào ngày 4 tháng 2, Đức Tổng Giám Mục Aupetit cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “đã tiếp tục ủng hộ tôi” và một lần nữa nói rằng ngài nghĩ rằng vị cựu tổng giám mục của Paris từng là “nạn nhân của chủ nghĩa đạo đức giả và chủ nghĩa giáo sĩ.”
“Ngài cũng muốn thể hiện sự tin cậy nơi tôi bằng cách yêu cầu tôi ở lại Bộ Giám mục ở Rôma, như bạn biết đấy, tôi đã là một thành viên và đó là nơi tôi đến cứ hai tuần một lần,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói với trang web tiếng Pháp của Vatican News.
Bộ Giám mục là cơ quan của Giáo triều Rôma chịu trách nhiệm xác định và lựa chọn các ứng viên cho chức giám mục, trước khi trình lên Đức Giáo Hoàng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đức Cha Aupetit đệ trình đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối tháng 11 năm 2021 sau khi tạp chí Le Point đăng một bài báo miêu tả vị tổng giám mục này là một nhân vật gây chia rẽ và độc đoán.
Bài báo cũng nêu lên những lo ngại về các cuộc tiếp xúc của Đức Cha Aupetit với một phụ nữ từ năm 2012, khi ngài còn là tổng đại diện của Tổng giáo phận Paris. Vị tổng giám mục 70 tuổi cho biết ngài không có quan hệ tình cảm với người phụ nữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Aupetit vào ngày 2 tháng 12, nhưng sau đó bày tỏ sự nghi ngờ về tính chân thực trong những lời chỉ trích chống lại Đức Tổng Giám Mục.
Trong một cuộc họp báo trên chuyến bay vào ngày 6 tháng 12 năm 2021, Đức Giáo Hoàng nói với các nhà báo rằng ngài đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Aupetit vì Đức Tổng Giám Mục đã “đánh mất danh tiếng của mình một cách công khai”.
Đức Cha Aupetit nói với Vatican News vào ngày 4 tháng 2 rằng ngài và Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói chuyện rất lâu về tình hình của Giáo Hội Công Giáo ở Pháp, và về kế hoạch của vị tổng giám mục đã nghỉ hưu cho các dự án bác ái.
Source:Catholic News Agency
3. Cảnh sát Úc dừng Thánh lễ Công Giáo để kiểm tra khẩu trang y tế
Anh chị em giáo dân gọi vụ việc là “rắc rối” và “đối đầu”.
Một thánh lễ Công Giáo ở thành phố Perth, Úc Đại Lợi, đã bị gián đoạn khi các nhân viên cảnh sát ập vào để kiểm tra xem các giáo dân có đeo khẩu trang y tế hay không. Các nhà chức trách đã làm gián đoạn nghi lễ sau khi có người méc về một số giáo dân không đeo khẩu trang y tế trong Nhà thờ Công Giáo Thánh Bernadette, ở Mt. Hawthorn.
Thành phố Perth có quy định COVID-19 rất nghiêm ngặt, yêu cầu đeo khẩu trang y tế tại tất cả các sự kiện công cộng trong nhà. Một bức ảnh đang lan truyền giữa các hãng tin cho thấy viên chức được đề cập đang đứng ở giữa lối đi để kiểm tra thông tin chi tiết của giáo dân.
Patrick Horneman, người đã chụp bức ảnh, viết trong chú thích:
“Trong một thánh lễ Công Giáo ở Perth tối nay, một cảnh sát đã tự cho phép mình vào, bước lên lối đi yêu cầu đeo khẩu trang y tế đúng cách và kiểm tra các trường hợp miễn trừ.”
Theo tờ The West Australian, cảnh sát đã tìm thấy 5 người không đeo mặt nạ trong băng ghế và chỉ một người có bằng chứng về việc được miễn trừ. Sau khi nói chuyện ngắn gọn với “những kẻ phạm lỗi”, cảnh sát được cho là đã rời khỏi nhà thờ và thánh lễ tiếp tục. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ được một số giáo dân mô tả là “rắc rối” và “đối đầu”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Perth Now, một giáo dân được xác định là Matthew nhớ lại phản ứng của cộng đoàn:
“Tôi cho rằng mọi người đều khá choáng váng. Ngay khi biến cố bắt đầu xảy ra, mọi thứ đã kết thúc nhanh chóng khi anh ta bỏ đi. “ Matthew cho biết mọi người đã bị chấn động bởi vụ việc. “Thật khá là đối đầu nhìn thấy áo chống đạn của cảnh sát và đồ đạc các thứ trong nhà thờ. Anh ta cũng không bỏ mũ ra, điều đó khá là thiếu tôn trọng trong môi trường như thế.”
Tuyên bố của cảnh sát
Các nhà chức trách vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với các thành viên của giáo xứ St. Bernadette. Thay vào đó, họ đã đưa ra một tuyên bố dường như cố gắng biện minh cho động thái này. Cảnh sát Perth cho biết:
“Vào tối thứ Năm, cảnh sát đã đáp lại một báo cáo từ một thành viên của công chúng về những người không đeo khẩu trang y tế bên trong một nhà thờ ở Mount Hawthorn. Khi chúng tôi có mặt, năm người đã được cảnh sát nói chuyện và tuân thủ đeo mặt nạ. Một người đã cung cấp bằng chứng về việc được miễn trừ. “
Tổng giáo phận Perth
Tổng giáo phận Công Giáo Perth đã gọi vụ việc là “rất đáng tiếc.” Theo 7News, Đức Tổng Giám Mục Tim Costelloe nhận xét:
“Tôi hy vọng rằng có thể tìm ra những cách khác để giải quyết vấn đề tế nhị này trong tương lai và văn phòng của tôi sẵn sàng hợp tác với cảnh sát trong vấn đề này. Chính sách chính thức và rất công khai của Tổng giáo phận Perth là làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện tuân thủ tất cả các yêu cầu của chính phủ liên quan đến đại dịch COVID-19. “ Đức Tổng Giám Mục nói thêm,” Tôi rất tiếc là cảnh sát đã được đặt vào một vị trí khiến họ phải thực hiện hành động mà họ đã làm.”
Source:Aleteia
Tòa Thánh lên án màn trình diễn tục tĩu bôi bác phép Rửa Tội. Đan Mạch phát hiện biến thể mới
VietCatholic Media
16:25 08/02/2022
1. Tòa Thánh và một vị Giám Mục Ý phê phán màn trình diễn “tục tĩu” bôi bác phép Rửa Tội
Tòa thánh và một giám mục Công Giáo Ý đã phản đối một buổi biểu diễn tại lễ hội âm nhạc Sanremo của Ý trong đó có màn rửa tội giả trên sân khấu vừa “tục tĩu”, vừa báng bổ, đặc biệt than thở rằng nó đã được phát sóng trên đài truyền hình công cộng.
Trong đêm khai mạc của cuộc thi ca khúc hàng năm, một ca sĩ xăm mình, để ngực trần và đi chân trần tên là Achille Lauro đã xoay người và nắm lấy háng anh khi anh hát bài “Domenica”, nghĩa là “Chúa Nhật”, được hỗ trợ bởi các ca sĩ từ Dàn hợp xướng Harlem. Anh ta kết thúc bằng cách quỳ trên sân khấu, hai tay chắp trước mặt như thể đang cầu nguyện và đổ nước từ một cái bát lên trán mình như đang rửa tội trong một tay vẫn nắm chặt lấy háng của mình.
Đức Cha Antonio Suetta của Sanremo cho biết buổi biểu diễn có “những lời nói, thái độ và cử chỉ không chỉ báng bổ tôn giáo mà còn xúc phạm đến phẩm giá con người”.
Trong một tuyên bố, Đức Cha Suetta cho biết đầu tiên ngài không muốn nói bất cứ điều gì về màn trình diễn khốn nạn này, vì biết rằng hành động phản đối của ngài có thể chỉ thu hút sự chú ý vào màn trình diễn. Nhưng ngài nói rằng sau khi nghĩ lại, ngài cũng cảm thấy mình không thể im lặng vì đài truyền hình nhà nước RAI của Ý đã cho phép những hình ảnh “chế nhạo và xúc phạm các dấu hiệu thiêng liêng của đức tin Công Giáo bằng cách gợi lên cử chỉ Rửa tội trong một bối cảnh tục tĩu và đáng khinh bỉ.”
“Tôi tin rằng cần phải một lần nữa tố cáo việc dịch vụ công không thể và không được phép để xảy ra những tình huống như vậy, một lần nữa hy vọng rằng ai đó sẽ can thiệp ở cấp độ thể chế”.
Biên tập viên của tờ Quan Sát Viên Rôma đã viết một bức thư ngắn trong ấn bản hôm thứ Tư chế giễu động lực “xúc phạm bằng mọi giá” của buổi biểu diễn.
Source:ABC News
2. Nghiên cứu của Đan Mạch kết luận biến thể Omicron vừa gây ra thêm một biến thể mới gọi là BA.2 'dễ lây lan hơn'
Một nghiên cứu của Đan Mạch đã kết luận rằng biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron, đã nhanh chóng tràn lan ở Đan Mạch, và có khả năng lây truyền cao hơn so với BA.1. Biến thể mới BA.2 được tường trình là lây lan nhanh hơn và có khả năng lây nhiễm sang những người đã được tiêm chủng cao hơn.
Phân tích các trường hợp nhiễm coronavirus trong hơn 8,500 gia đình Đan Mạch từ tháng 12 đến tháng Giêng, nghiên cứu này phát hiện ra rằng những người bị nhiễm vi khuẩn BA.2 có khả năng lây nhiễm cho người khác cao hơn khoảng 33% so với những người bị nhiễm BA.1.
Trên toàn thế giới, biến thể Omicron BA.1 chiếm hơn 98% các trường hợp nhiễm Omicron. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, BA.2 đã nhanh chóng trở thành chủng vi khuẩn thống trị.
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng Omicron BA.2 về cơ bản có khả năng lây truyền cao hơn BA.1 và nó cũng sở hữu các đặc tính phớt lờ vắc xin làm giảm hơn nữa tác dụng bảo vệ của việc tiêm chủng”.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà dịch tễ học tại Statens Serum Institut, gọi tắt là SSI, thuộc Đại học Copenhagen.
“Nếu bạn đã tiếp xúc với một bệnh nhân Omicron BA.2 trong gia đình của mình, bạn có 39% xác suất bị nhiễm trong vòng bảy ngày. Thay vào đó, nếu bạn tiếp xúc với BA.1, xác suất là 29%,” tác giả chính của nghiên cứu Frederik Plesner nói với Reuters.
Điều đó cho thấy BA.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn BA.1 khoảng 33%.
Các trường hợp BA.2 cũng đã được ghi nhận ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Thụy Điển và Na Uy nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với ở Đan Mạch, nơi chiếm khoảng 82% các trường hợp.
Kerry Chant, Giám đốc Y tế New South Wales, của Úc Đại Lợi đã báo cáo một số trường hợp mắc BA. 2.
“Đây là một dòng phụ, một kiểu ly khai với biến thể Omicron. Chúng tôi biết rằng nó đang lưu hành ở các quốc gia và chúng tôi đã thấy nó phát triển đáng kể,” cô cho biết như trên hôm Chúa Nhật.
“Hiện tại, chúng tôi không thấy rằng nó có biểu hiện gì khác biệt trên lâm sàng về mức độ nghiêm trọng hoặc phản ứng của nó với vắc xin nhưng rõ ràng chúng tôi sẽ thận trọng, theo dõi tình hình chặt chẽ.”
Nghiên cứu của Đan Mạch cũng chỉ ra rằng BA.2 tương đối nguy hiểm hơn BA.1 trong việc lây nhiễm cho những người được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường, cho thấy “đặc tính né tránh miễn dịch” của biến thể phụ này cao hơn.
Source:Seven News Australia
3. Ngày Mùng Một Tết, Đại học Công Giáo Xavier của Louisiana nhận được lời đe dọa đánh bom
Hôm 1 tháng 2, ngày mùng Một Tết Nhâm Dần, Đại học Công Giáo Xavier của Louisiana nằm trong nhóm một số trường cao đẳng và đại học da đen trong lịch sử ở Hoa Kỳ đã nhận được lời đe dọa đánh bom.
Các mối đe dọa đối với trường đại học và ít nhất 12 trường cao đẳng và đại học da đen khác có lịch sử lâu đời xảy ra một ngày sau khi ít nhất sáu trường tương tự khác nhận được những lời đe dọa đánh bom.
Một tweet do trường đại học phát hành ngày 1 tháng 2 cho biết: “Đại học Xavier của Louisiana đã nhận được một lời đe dọa đánh bom vào sáng sớm nay và đang hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật để điều tra. Khuôn viên trường đã được dọn sạch và các lớp học sẽ tiếp tục theo lịch trình bắt đầu từ buổi trưa”.
Một tuyên bố từ Patrice Bell, phó hiệu trưởng và giám đốc của trường đại học, cho biết khi nhà trường nhận được lời đe dọa “một cuộc di tản ngay lập tức khỏi khu vực trường Đại Học và cư xá dành cho sinh viên nội trú của chúng tôi đã được ban hành” cho đến khi trường đại học nhận được báo cáo của các cơ quan thực thi pháp luật rằng khuôn viên nhà trường và cư xá sinh viên không hề bị đặt bom.
Bà cũng lưu ý rằng trường đại học sẽ “tiếp tục tăng cường các nỗ lực giám sát và giảm thiểu các hoạt động để bảo vệ cộng đồng của mình.”
Đại học Xavier của Louisiana, là trường đại học Công Giáo da đen duy nhất trong lịch sử của quốc gia, đã tái tục các lớp học của mình vào buổi trưa cùng ngày.
Đây là lời đe dọa đánh bom thứ hai mà trường đại học nhận được trong vòng chưa đầy một tháng. Vào ngày 4 tháng Giêng, trường đại học này cũng đã được nhắm mục tiêu cùng với các trường đại học và cao đẳng da đen có lịch sử lâu đời khác.
Làn sóng đe dọa gần đây xảy ra ngay trước hoặc khi bắt đầu Tháng Lịch sử Người Da Đen, được cử hành vào tháng Hai hàng năm, cũng ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo trường học và những người khác.
Một tuyên bố ngày 2 tháng 2 của hội đồng chung của các nữ tu Dòng Đa Minh Adrian cho biết họ “kinh hoàng trước một loạt các mối đe dọa đánh bom đã đóng cửa các trường đại học và cao đẳng da đen có lịch sử lâu đời trong tháng qua” bao gồm cả những vụ xảy ra vào “ngày đầu tiên của Tháng Lịch sử người Da Đen”.
“Mặc dù không có bom nào được tìm thấy, nhưng những lời đe dọa bạo lực đáng sợ và gây rối này đối với sinh viên, giảng viên và nhân viên vô tội là một cuộc tấn công chống lại các quyền tự do nền tảng của nền dân chủ của chúng ta - và là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta”, các nữ tu nói thêm.
Các sơ nói rằng với tư cách là những phụ nữ có đức tin, các sơ “đoàn kết với các anh chị em Da đen của chúng ta tại các cơ sở giáo dục mang tính biểu tượng này và kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng và truy tố những tội ác thù hận đáng khinh bỉ này”.
Các nữ tu Đa Minh cho biết đã cầu nguyện xin “sự chăm sóc và bảo vệ yêu thương của Chúa” bao quanh và bảo vệ các trường học và cũng cầu nguyện “cho sự hoán cải của tất cả những ai có trái tim bị đầu độc bởi hận thù.”
FBI cho biết họ đang điều tra các mối đe dọa đến trường học.
Source:Crux
Toàn văn bức thư của Đức Bênêđíctô XVI trước những cáo buộc vô lý nhắm vào ngài
VietCatholic Media
21:00 08/02/2022
Sau đây là toàn văn bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đề cập đến báo cáo về tình trạng lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich-Freising. Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây, từ Web site của Phòng Báo Chí Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sau khi báo cáo về tình trạng lạm dụng tại Tổng giáo phận Munich-Freising được đưa ra vào ngày 20 tháng Giêng vừa qua, tôi thấy cần phải nói một lời của cá nhân tôi với tất cả anh chị em. Mặc dù tôi đã phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục của Munich và Freising chưa đầy năm năm, nhưng tôi vẫn tiếp tục cảm thấy mình là một phần của Tổng giáo phận Munich và coi tổng giáo phận là nhà của mình.
Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất. Trong những ngày này được đánh dấu bằng sự tự vấn lương tâm và suy ngẫm, tôi đã có thể trải nghiệm tình bạn và sự hỗ trợ lớn hơn, và những dấu hiệu của sự tin tưởng, hơn những gì tôi đã có thể tưởng tượng. Tôi muốn đặc biệt cảm ơn một nhóm nhỏ bạn bè đã thay mặt tôi biên soạn bản lời khai dài 82 trang của tôi cho công ty luật Munich mà tôi đã không thể tự viết ra. Ngoài việc trả lời các câu hỏi của công ty luật, điều này cũng yêu cầu đọc và phân tích gần 8,000 trang tài liệu ở dạng kỹ thuật số. Sau đó, những trợ lý này đã giúp tôi nghiên cứu và phân tích gần 2,000 trang ý kiến của các chuyên gia. Kết quả được công bố sau đây như một phụ lục cho bức thư của tôi.
Giữa những công việc bộn bề của những ngày đó – để trình bày quan điểm của tôi - đã xảy ra một sự thiếu sót liên quan đến việc tôi tham gia cuộc họp của Tòa Giám Mục vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980. Lỗi này, thật đáng tiếc nhưng đã được xác minh, không phải là cố ý và tôi hy vọng có thể được miễn thứ. Sau đó, tôi đã sắp xếp để Đức Tổng Giám Mục Gänswein công bố điều này trong một tuyên bố báo chí ngày 24 tháng Giêng vừa qua. Đối với những người bạn đó, điều này không hề làm xao lãng sự cẩn thận và tận tụy, đã và đang tiếp tục là một mệnh lệnh hiển nhiên và tuyệt đối. Đối với tôi, thực là đau lòng khi sự thiếu sót này đã được sử dụng để gây nghi ngờ về tính trung thực của tôi, và thậm chí còn gán cho tôi là kẻ nói dối. Đồng thời, tôi rất cảm động trước những biểu hiện tin tưởng đa dạng, những lời chứng chân thành và những lá thư khích lệ hết sức cảm động mà rất nhiều người đã gửi đến tôi. Tôi đặc biệt biết ơn về sự tin tưởng, ủng hộ và lời cầu nguyện mà cá nhân Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ với tôi. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình nhỏ trong Tu viện Mẹ Giáo Hội, nơi mà sự hiệp thông của cuộc sống trong những lúc vui buồn đã mang lại cho tôi sự thanh thản nội tâm nâng đỡ tôi.
Bây giờ, sau những lời cảm ơn, nhất thiết cũng phải có một lời thú nhận. Tôi ngày càng bị đánh động bởi thực tế là ngày này qua ngày khác, Giáo Hội bắt đầu cử hành Thánh Lễ - trong đó Chúa ban cho chúng ta lời của Ngài và chính bản thân Ngài - với lời thú nhận tội lỗi của chúng ta và lời thỉnh cầu xin Chúa thứ tha. Chúng ta công khai cầu xin Thiên Chúa hằng sống tha thứ [cho những tội lỗi mà chúng ta đã phạm] thiếu sót của chúng ta, gây ra bởi những lỗi lầm nghiêm trọng nhất của mình. Tôi thấy rõ rằng những từ “nghiêm trọng nhất” không áp dụng mỗi ngày và cho mỗi người theo cùng một cách. Tuy nhiên, ngày nào những từ ấy cũng khiến tôi đặt câu hỏi rằng liệu hôm nay tôi có nên nói về một lỗi nghiêm trọng nhất hay không. Và những điều ấy nói với tôi với niềm an ủi rằng dù lỗi của tôi có lớn đến đâu, hôm nay, Chúa vẫn tha thứ cho tôi, nếu tôi thành tâm cho phép mình được Ngài kiểm tra và thực sự chuẩn bị thay đổi.
Trong tất cả các cuộc gặp gỡ của tôi, đặc biệt là trong nhiều chuyến tông du của mình, với các nạn nhân bị các linh mục lạm dụng tình dục, trước hết tôi đã thấy những hậu quả của một lỗi lầm nghiêm trọng nhất. Và tôi hiểu rằng bản thân chúng ta bị cuốn vào lỗi nghiêm trọng này bất cứ khi nào chúng ta bỏ qua nó hoặc không đối diện với nó với quyết tâm và trách nhiệm cần thiết, là điều quá thường xuyên đã xảy ra và tiếp tục xảy ra. Trong những cuộc gặp gỡ đó, một lần nữa tôi chỉ có thể bày tỏ với tất cả những nạn nhân bị lạm dụng tình dục sự xấu hổ sâu sắc, nỗi buồn sâu sắc và lời cầu xin tha thứ chân thành của tôi. Tôi đã có những trách nhiệm lớn lao trong Giáo Hội Công Giáo. Trên tất cả là nỗi đau của tôi vì những lạm dụng và những sai sót đã xảy ra ở những nơi khác nhau trong thời gian tôi được giao nhiệm vụ. Mỗi trường hợp lạm dụng tình dục riêng lẻ đều kinh hoàng và không thể sửa chữa được. Những nạn nhân của lạm dụng tình dục có sự đồng cảm sâu sắc nhất của tôi và tôi cảm thấy vô cùng đau buồn cho từng trường hợp riêng lẻ.
Tôi càng ngày càng đánh giá cao sự kinh hoàng và sợ hãi mà Chúa Kitô đã cảm thấy trên Núi Cây Dầu khi Ngài nhìn thấy tất cả những điều khủng khiếp mà Ngài sẽ phải chịu đựng trong nội tâm. Đáng buồn thay, thực tế là trong những khoảnh khắc đó, các môn đệ đang ngủ thể hiện một tình huống mà ngày nay cũng đang tiếp tục diễn ra, và tôi cũng cảm thấy được kêu gọi phải trả lời. Và vì vậy, tôi chỉ có thể cầu nguyện với Chúa và cầu xin tất cả các thiên thần và các thánh, và các bạn, anh chị em thân mến, hãy cầu nguyện cho tôi với Chúa là Thiên Chúa của chúng ta.
Không bao lâu, tôi sẽ tìm thấy chính mình trước tòa phán xét cuối cùng của cuộc đời mình. Mặc dù, khi nhìn lại quãng đời dài của mình, tôi có thể có lý do rất lớn để sợ hãi và run rẩy, nhưng tôi vẫn rất vui mừng, vì tôi tin tưởng chắc chắn rằng Chúa không chỉ là vị quan tòa công minh, mà còn là người bạn và người anh em, là Đấng chính Ngài đã phải chịu đựng những thiếu sót của tôi, và do đó cũng là trạng sư của tôi, “Đấng Bầu Chữa” của tôi. Trong giờ phán xét, tôi càng thấy rõ ân sủng của việc trở thành tín hữu Kitô. Nó cho tôi kiến thức, và thực sự là tình bạn, với Đấng phán xét cuộc đời tôi, và do đó cho phép tôi tự tin vượt qua cánh cửa tối tăm của cái chết. Về phương diện này, tôi liên tục nhớ lại những gì Thánh Gioan đã nói với chúng ta vào đầu Sách Khải Huyền: thánh nhân nhìn thấy Con Người trong sự uy nghiêm cao cả và ngã vật dưới chân Ngài như thể đã chết. Tuy nhiên, Ngài đặt tay hữu lên thánh nhân, và nói: “Đừng sợ! Thầy đây mà…” (xem Kh 1: 12-17).
Các bạn thân mến, với những tình cảm này, tôi chúc phúc cho tất cả các bạn.
+ Bênêđíctô XVI
Source:Holy See Press Office