Ngày 07-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Người anh em phung hủi
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
08:18 07/02/2012
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN B
+++
A. DẪN NHẬP

Bệnh phung hủi là một chứng bệnh ghê sợ nhất và cũng khó chữa. Hiện nay trên thế giới có chừng 15 triệu nạn nhân. Ở Việt nam chúng ta cũng chẳng thiếu gì người bị phung hủi. Hiện nay có 21 trại phong cùi. Một trong những trại phung nổi tiếng mà thi sĩ Hàn Mạc Tử đã phải ở đó và ngôi mộ của thi sĩ cũng còn ở gần đó : trại phung Qui hòa thuộc tỉnh Bình định.

Đối với xã hội Do thái thời Chúa Giêsu, người phung hủi bị coi như là người có tội bị Thiên Chúa phạt, nên họ bị kỳ thị triệt để, bị loại ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội, phải sống riêng rẽ ở nơi hẻo lánh, xa mọi người, sống cô đơn, không được tham dự các lễ nghi. Họ sống mà như đã chết. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể chữa khỏi, mới cứu sống được.

Ngoài bệnh phung cùi thể xác, còn một thứ bệnh khác là bệnh phung cùi thiêng liêng. Khi phạm tội trọng là người ta đã trở nên phung cùi trước mặt Chúa. Họ sống mà như đã chết. Chỉ có Thiên Chúa mới làm cho linh hồn họ khỏi bệnh cùi. Hãy đến với toà cáo giải.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Lv 13,1-2.45-46

Sách Lêvi trong Kinh thánh dùng hai chương nói về căn bệnh này, không phải về phương diện thể lý cho bằng cách đối xử với nạn nhân trong cộng đoàn. Sách Luật không đề cập đến cách điều trị, vì đó không phải là mục tiêu mà trước tiên nhắm đến phương thế khám phá những triệu chứng, để trục xuất người mắc bệnh ra khỏi cộng đoàn.

Luật Maisen đòi buộc người mắc bệnh phung cùi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và khi gặp người nào lành sạch thì phải hô lên :”Ô uế, ô uế”. Vì là người bị cho là ô uế, tội lỗi nên phải sống riêng rẽ, sống bên ngoài trại.

+ Bài đọc 2 : 1Cr 10,31-11,1

Đây là phần kết luận của đoạn kết về vấn đề ăn thịt cúng. Tuy thánh Phaolô không đề cập đến bệnh cùi, nhưng cùng chung một vấn đề là “sạch và dơ”. Người Do thái luôn chú trọng đến đồ ăn sạch và dơ, họ nhất quyết phải lánh xa những đồ ăn dơ. Nhưng thánh Phaolô đã đả phá quan niệm ấy, ngài cho rằng những gì Thiên Chúa đã dựng nên cho con người thì đều sạch cả, nó chỉ trở nên dơ do lòng người mà ra. Vì thế Ngài kết luận : đừng chú trọng phân biệt đồ ăn sạch hay dơ mà điều cần nhất là khi ăn khi uống, dù khi bất cứ làm việc gì khác thì đều phải có ý làm cho sáng danh Chúa.

+ Bài Tin mừng : Mc 1, 40-45

Cả ba sách Phúc âm nhất lãm đều nhắc đến việc Đức Giêsu chữa lành người phung hủi, ở đây có lẽ là một trong những phép lạ đầu tiên của Đức Giêsu. Đó là một trong những dấu chỉ rõ ràng nhất cho thấy thời Thiên sai đã đến. Đối với người Do thái, bệnh phung cùi là bệnh nan y chỉ có Thiên Chúa mới chữa khỏi. Chứng bệnh này rất hay lây và có liên hệ đến tội lỗi. Người phung hủi là người bị loại ra khỏi đời sống xã hội Do thái: khi chữa lành, Đức Giêsu đã phục hồi phẩm giá cho anh và cáo giác việc cấm đoán anh ta cho đến lúc đó.

Việc chữa bệnh này còn nói lên lòng thương xót của Chúa đối với nạn nhân ; đồng thời đả phá những luật lệ cấm kỵ làm thương tổn đến phẩm giá con người. Phép lạ này cũng nói lên sứ mạng cứu thế của Ngài.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Đừng trở thành người phung cùi

I. BỆNH PHUNG HỦI THỜI ĐỨC GIÊSU

1. Luật Do thái về bệnh phung cùi

Theo luật Do thái, những ai mắc bệnh cùi không được sống trà trộn trong dân chúng vì bệnh này là bệnh nan y và hay lây. Vì vậy số phận của họ đã khổ vì bệnh hoạn lại còn khốn nạn hơn vì tình trạng cô đơn.

Căn bệnh đáng sợ nhất đối với người Do thái ngày xưa chính là bệnh cùi. Nó như cơn đại dịch truyền nhiễm gieo rắc biết bao khiếp sợ cho những nạn nhân của nó vì hồi đó không có hy vọng cứu chữa. Số phận của người bệnh cùi thực sự rất đáng thương. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh bị cách ly khỏi mọi đời sống xã hội và ép buộc phải trốn tránh xã hội.

Điều này có nghĩa là người bệnh phải thốt ra lời từ biệt gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả cuộc sống nghề nghiệp và tất cả mọi người thân thương quen biết. Một lần vĩnh biệt như là đã chết. Tâm trạng âu lo hoảng loạn và nỗi đau lòng khổ tâm vì bị loại trừ hoàn toàn ra khỏi cộng đồng xã hội, phải nói thật là có sức tàn phá khủng khiếp. Hơn nữa, người bệnh bị mang danh là người tội lỗi bị Thiên Chúa phạt.

2. Đau đớn thể xác

Có những triệu chứng để xem biết ai đã mắc chứng bệnh này. Nó có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và lở loét, những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Ở trên mặt thì lông mày rụng hết, mặt lộ ra, thanh quản bị lở, giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè... Trung bình bệnh này phát triển trong 9 năm, cuối cùng điên loạn, hôn mê và chết.

Cũng có thể bắt đầu bằng tình trạng mất cảm giác ở một vài phần thân thể, dây thần kinh bị nhiễm trùng, gân cốt co lại làm cho hai bàn tay trông giống như móng thú vật. Tiếp theo là tay chân bị lở loét, ngón tay ngón chân rụng dần cho đến khi cả hai bàn tay bàn chân rớt hẳn ra. Trường hợp này có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm. Đó là cái chết tiệm tiến kinh khủng làm cho con người chết từng phần một.

3. Đau khổ tinh thần

Đau khổ tinh thần còn lớn hơn đau đớn về thể xác. Theo sách Lêvi, người phung cùi phải sống tách biệt khỏi gia đình và bạn hữu, bị coi như đã chết. Và sách còn cho biết thêm:”Người mắc bệnh phung hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên:”Ô uế, ô uế”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là là một nơi bên ngoài trại (Lv 13, 45-46).

Nếu gặp người mạnh khỏe ngoài đường, họ phải hô hoán lên cho người ta biết là mình mắc bệnh, như là dấu hiệu đề phòng cho người khác. Ngoài ra, người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì phong cùi bị coi là nhơ bẩn và còn bị coi là bị Chúa phạt.

Thời trung cổ, người nào mắc bệnh phung cùi thì thầy cả mặc áo lễ, cầm thánh giá đưa người bệnh vào nhà thờ và cử hành lễ an táng.

Đọc những vần thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, người thi sĩ thời danh mắc bệnh cùi cách đây không lâu ở trại cùi Qui hoà, biểu lộ những rung cảm trong cảnh sầu khổ, ta mới hiểu được nỗi đau đớn trong cảnh cô đơn thất vọng của người bị bệnh cùi như thế nào.

Đọc chuyện cha Đa-miêng, vị tông đồ người hủi, ta mới thấy xúc động và cảm phục. Khi Đức giám mục ở đảo Hawai giới thiệu cha Đa-miêng với dân cùi ở đảo là cha tình nguyện đến phục vụ họ. Cha Đa-miêng rởn tóc gáy khi nhìn thấy họ đến sờ vào thân mình cha. Đức Cha giải thích cho cha Đa-miêng là họ không thể hiểu nổi một người ở phương xa, không bà con huyết thống gì với họ, lại còn trẻ, đẹp trai, lại có thể đến phục vụ họ trên mảnh đất cùng khốn này. Họ không tin mắt nhìn của họ nên mới đến sờ thử vào con người cha, xem có thực sự mắc bệnh cùi không. Rồi họ nói với nhau:”Không”. Dần dần cha Đa-miêng hoà đồng được với họ, và không còn cảm thấy như ngày đầu. Một ngày kia đến lượt cha cũng mắc bệnh cùi.

II. ĐỨC GIÊSU CHỮA BỆNH PHUNG CÙI

Người Do thái rất sợ người phung cùi vì họ là người ô uế phải tránh xa. Không ai được phép chào hỏi một người phung ở ngoài đường, không được đến gần 2 mét. Nếu người phung hủi đứng đầu gió thì người ở cuối gió phải cách xa 45 mét. Ngay cả một quả trứng, các rabbi Do thái cũng không ăn nếu bán ở đường phố có người phung hủi đi qua.

Vì có những sự kỳ thị và cấm kỵ quá mức như vậy, chúng ta cần xem thái độ của người phung và của Đức Giêsu trong phép lạ chữa bệnh này.

1. Thái độ của người phung cùi

Theo nguyên tắc, người mắc mệnh phung không được đến gần người lành. Đây là một cấm kỵ. Nhưng người phung hủi đây bỏ mọi mặc cảm đến với một lòng tin tưởng : anh chắc chắn nếu Chúa muốn Ngài có thể chữa lành. Nếu không tin, anh đã không dám làm thế vì không một người phung hủi nào dám đến gần một vị bác sĩ vì biết sẽ bị ném đá đuổi đi. Nhưng nguời này đã đến với Đức Giêsu. Anh hoàn toàn tin tưởng Ngài sẵn sàng tiếp đón một người bị mọi người xua đuổi. Lòng tin tưởng đã khiến anh liều mình bị ném đá khi đến gần Đức Giêsu vì đã vi phạm luật.

Anh còn đến với Chúa với tấm lòng khiêm cung khi anh ta nói:”Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được lành”. Nói như thế, anh ta dường như muốn nói với Đức Giêsu rằng:”Tôi biết mình chẳng ra gì, mọi người xa lánh, khinh dể tôi, tôi biết tôi không có quyền gì kêu cầu Ngài, chỉ mong Ngài đoái thương đến cảnh cùng khốn của tôi”. Chính lòng khiêm nhường nhận biết sự bất xứng và nhu cầu của mình, người bệnh tìm đến với Đức Giêsu.
2. Thái độ của Đức Giêsu

Tin mừng cho chúng ta thấy Đức Giêsu rất xúc động cảm thông khi gặp thấy người cùi. Thấy người phung cùi tiến đến, Chúa bầy tỏ lòng thương xót ngay. Dầu luật pháp không cho phép đụng đến người phung hủi, chỉ đến gần 2 mét đã bị ô uế rồi, thế mà Đức Giêsu giơ tay ra đụng đến anh ta. Đối với Đức Giêsu, trong cuộc sống chỉ có một bó buộc duy nhất là luật yêu thương. Đây là lần duy nhất trong số những người tiếp xúc giữa Chúa và người bệnh mà Ngài tỏ ra động lòng trắc ẩn rõ ràng nhất. Điều này nói lên một điều gì đó sâu xa nơi Con Người đang-ra-tay-chữa-lành kia, như là dấu chỉ của lòng thương xót; đồng thời giúp chúng ta nhìn sâu vào trong lòng thương xót của Thiên Chúa, luôn quan tâm săn sóc mọi thứ bệnh tật phần xác cũng như phần hồn.

III. BỆNH PHUNG HỦI THIÊNG LIÊNG

Điều đáng nói là chúng ta phải nhìn đến thứ bệnh cùi thiêng liêng như là một thực tế của mọi thời đại. Các nhà tu đức học và dẫn đàng thiêng liêng thường coi tội lỗi là một thứ bệnh cùi thiêng liêng. Nếu bệnh cùi thế xác khiến người ta bị cô lập hoá về phương diện thể lý, nghĩa là phải sống tách biệt khỏi gia đình và xã hội, thì bệnh cùi thiêng liêng là tội lỗi, cũng khiến người ta bị cô lập hoá về đời sống thiêng liêng.

Tội làm sứt mẻ tình bạn với Thiên Chúa và người khác. Có những tội khiến ta không còn dám đến nhà thờ và lên rước lễ. Tội còn làm sứt mẻ tình bạn, tình cộng đồng. Khi phạm tội, người ta thường muốn tránh người khác vì mắc cỡ, và người khác cũng không muốn gặp họ vì đã là nạn nhân hay không muốn trở thành nạn nhân.

Để được thoát khỏi cảnh tuyệt vọng, người phung cùi đã tìm đến Chúa để xin được chữa lành. Người cùi đã không để cho thất vọng chi phối. Anh ta đã đến kêu cầu Chúa. Cái điều mà tội nhân cần có là đức tin và lòng trông cậy của người cùi vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa. Để có thể nại đến quyền năng và lòng thương xót của Chúa, người ta phải nhận mình có bệnh và có tội. Người không nhận mình là có bệnh và có tội, thì không tìm đến thầy thuốc. Họ là những người vô phương cứu chữa.

Khi phạm tội trọng, đó là lúc linh hồn bị bệnh phong cùi, linh hồn còn sống mà đã như chết trước mặt Chúa, chỉ có phép giải tội mới làm cho linh hồn được khỏi bệnh phong, mới làm cho linh hồn được trong sạch và được sống lại. Thiên Chúa không trực tiếp chữa bệnh phong linh hồn nhưng Ngài nhờ tay Linh mục để sửa chữa và làm cho sống lại.
Truyện: Pho tượng biết hát.
Nơi đồng Memnon, chỗ thành Thèbes cũ, người ta dựng lên hai tượng đá mạnh mẽ, cao độ 20 thước, tượng hai ông vua, khắc trong một thứ đá bở, ngồi đó từ 20 thế kỷ trước Chúa giáng sinh. Chính vua Pharao Amenhotep III đã dựng hai tượng ấy. Một trong” hai cây cột Memnon này”(người đời xưa gọi hai tượng ấy là cột trụ) nứt ra hồi động đất năm 27 trước Chúa giáng sinh. Vừa khi mặt trời mới mọc soi bức tượng, tượng đã ra nóng và bắt đầu rên siết, bắt đầu kêu la cách lạ kỳ, đó là bức tượng Memnon “hát”.

Trong linh hồn ta cũng vậy, sự sống bắt đầu hát, bắt đầu rên siết, bắt đầu reo vui và khoái chí sau khi xưng tội cho tử tế, chính là lúc mức ánh sáng mặt trời đầu hết, lúc sự yêu mến hay thiêu đốt của Chúa Giêsu, đổ xuống chan chứa trong linh hồn ta khi Thầy Cả ban phép giải tội. Chúa Giêsu vào ở lại trong linh hồn ta tràn trề sự vui, và tiếp theo sau Chúa Giêsu một mãnh lực như đồng như sắt chỗi dậy : đó là ý muốn quyết định bắt đầu một cuộc đời mới mẻ, đẹp hơn và thanh sạch hơn. Phải làm thử đã thì mới nghiệm biết phép lạ Chúa làm trong linh hồn ở tòa giải tội. Bởi vì sự dựng nên thế giới là điều ít cao siêu hơn là sự linh hồn chết được sống lại (GM Toth – Phêrô Thông, Tôn giáo với thanh niên, 1949, tr 235).

IV. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NẠN NHÂN ĐAU KHỔ

Đứng trước những nạn nhân phong cùi đau khổ này, chúng ta phải có một quyết tâm không bao giờ tự làm cho mình thành người cùi và cũng đừng làm cho những người sống chung quanh mình thành những người cùi. Nghĩa là có những người cư xử như mình bị cùi, khi tự xây cho mình một pháo đài ích kỷ, lập dị... Có những người khác lại đối xử với anh em như những người cùi, khi làm cho anh em cô đơn hoàn toàn, do lời nói hay thái độ chia rẽ, phân biệt đối xử...chẳng hạn có những người, những tập thể mà chúng ta xa lánh theo kiểu dân Do thái xa lánh người cùi.

Chúng ta đừng bao giờ sống như thế, chúng ta đừng bao giờ tự cô lập mình, đừng bao giờ gây chia rẽ ; trái lại, hãy luôn sống cởi mở với mọi người, đối xử với mọi người trong tinh thần yêu thương và hợp tác.

Thái độ tiếp theo của chúng ta là phải yêu thương và tôn trọng người đau khổ, nhất là những người phong cùi về thể xác cũng như linh hồn. Xử đối tốt với người đau khổ là món quà quí giá chúng ta tặng cho họ, không gì làm cho họ sung sướng hơn. Người ta thường nói :

- Của cho không qúi bằng cách cho.
- Lời chào cao hơn mâm cỗ.
- Vật khinh nhưng hình trọng.
(Tục ngữ)

Chúa Giêsu luôn tiếp đón mọi người một cách lịch sự và yêu thương, không bao giờ Ngài có thái độ cứng rắn hay khinh miệt người đau khổ và tội lỗi. Có biết bao gương tốt đẹp của Chúa Giêsu đã được ghi trong sách Tin Mừng, tất cả đều nói lên tình thương và tôn trọng mọi người, không phân biệt sang hèn hay màu da ngôn ngữ, kẻ lành hay người dữ.

Truyện :Léon Tolstoi và người hành khất.
Một hôm Tolstoi, một đại văn hào người Nga, đang ngồi nghỉ mát trên ghế đá trong một công viên gần nhà, thì bỗng có người đàn ông lớn tuổi, áo quần nhếch nhác, đến gần và giơ chiếc mũ cũ rách ra trước mặt nhà văn để xin giúp đỡ. Nhà văn liền thò tay vào túi áo định lấy tiền cho người ăn xin, nhưng tìm hết túi áo này sang túi áo khác mà không kiếm thấy đồng nào. Bấy giờ ông nhìn người ăn xin và nói với sự hối tiếc như sau:”Này người anh em, xin thứ lỗi cho tôi. Vì hôm nay tôi rất tiếc đã để quên ví tiền ở nhà rồi”! Bấy giờ, người ăn xin thay vì buồn giận, thì đã mỉm cười và nói:”Tôi thật không biết phải cảm ơn ông thế nào cho xứng. Vì hôm nay ông đã cho tôi một món quà qúi báu hơn tiền bạc. Đó là ông đã không những không khinh dể tôi, mà còn tôn trọng tôi khi gọi tôi là “Người anh em”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gửi điện văn cầu nguyện và khuyến cáo tới Hội Nghị về Lạm Dụng Tính Dục
Bùi Hữu Thư
08:20 07/02/2012
Ngài ghi nhận một niềm hy vọng là các giám mục, và các bề trên sẽ đáp ứng thảm trạng này giống phương cách của Chúa Kitô

VATICAN, Ngày 6 tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã lưu ý các tham dự viên trong hội nghị về các lạm dụng của giáo sĩ, là việc chữa lành các nạn nhân là điều hết sức quan trọng, và phải đi đôi với chính sự cải tiến của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha nói như vậy trong một điện văn được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh ký, và gửi cho Viện Trưởng Giáo Hoàng Học Viện Gregoria, là nơi tổ chức một hội thảo mang tên "Tiến tới việc chữa lành và cải tiến." Cuộc hội thảo được khai mạc ngày hôm nay và kéo dài tới ngày Thứ Năm, và nhắm giúp đỡ các giám mục và các bề trên các hội dòng.

Điện văn nói: Đức Thánh Cha đang cầu nguyện cho "việc khởi xướng quan trọng này," và ngài "Cầu xin Chúa Kitô là, qua sự thảo luận của các tham dự viên, nhiều giám mục và bề trên các hội dòng trên toàn thế giới sẽ được giúp đỡ để đáp ứng thảm trạng của việc lạm dụng trẻ em, thật sự giống như phương cách của Chúa Kitô."

Điện văn nói: "Như Đức Thánh Cha vẫn thường nhận xét, việc chữa lành các nạn nhân phải là ưu tư hàng đầu trong cộng đồng Kitô giáo, và phải đi đôi với một sự cái tiến sâu rộng của Giáo Hội ở mọi tầng lớp. Chúa Kitô nhắc nhớ chúng ta rằng mọi hành động bác ái đối với những người bé mọn nhất của chúng ta là một cử chỉ bác ái đối với chính Người."

Đức Thánh Cha đề nghị các tham dự viên "hãy tiếp tục rút tiả từ những kinh nghiệm rộng lớn của các chuyên viên để cổ võ trong khắp Giáo Hội một nền văn hóa vững mạnh về việc bảo vệ hữu hiệu và yểm trợ cho các nạn nhân."
 
Anh quốc: Giáo hạt Tòng nhân gặp thách thức, nhưng vẫn tiến mạnh
Nguyễn Trọng Đa
11:08 07/02/2012
Anh: Giáo hạt Tòng nhân gặp thách thức, nhưng vẫn tiến mạnh

Giám mục Australia báo cáo về cảm nghĩ của mình

MELBOURNE - Giám Mục phụ tá Peter Elliott của Tổng giáo phận Melbourne, Australia, mới đây đã viếng thăm London và viết các cảm nghĩ của Ngài về Giáo hạt Tòng nhân Đức Bà Walshingham, được thành lập cách đây hơn một năm cho các tín hữu Anh giáo, những người muốn tham gia hiệp thông đầy đủ với Giáo hội Công giáo.

Giám mục Elliott, phái viên của Hội đồng Giám mục Công giáo Úc đến thăm Giáo hạt Tòng nhân, và bản thân Ngài là một cựu tín hữu Anh giáo, đã có mặt tại lễ tạ ơn vào ngày 15-1, nhân kỷ niệm một năm ngày thành lập Giáo hạt Tòng nhân cho Anh và xứ Wales.

Sau chuyến thăm kéo dài hai tuần của Ngài tới London, Ngài đã viết một bài bình luận, được đăng trên trang web của Giáo hạt Tòng nhân Đức Bà Walshingham, nói lên các cảm nghĩ của Ngài.

Ngài nói: ‘Điều tôi phát hiện ở London là một Giáo hạt Tòng nhân tăng trưởng ổn định, đối mặt với các thách thức, đặc biệt là việc chia sẻ nhà thờ, nhưng tiến về phía trước."

Theo Ngài, Giáo hạt Tòng nhân vẫn còn rất nhiều việc ở giai đoạn đầu của nó, nhưng các nỗi lo ngại rằng các giám mục Công giáo Anh và xứ Wales đang thực hiện sự kiểm soát quá mức dường như không có nền tảng gì, theo những điều Ngài đã thấy trong thời gian ở London.

Đức Giám mục Elliott cho biết: “Các nhóm mới đang được thành lập, và các cá nhân đang âm thầm làm việc cho sự lựa chọn của họ vì sự hiệp nhất."

Theo Ngài, các nhóm của Giáo hạt Tòng nhân đang hỗ trợ lẫn nhau, và không "bất mãn hoặc mệt mỏi về trận chiến," nhưng tham gia với nhau trong sự thờ phượng chung, tình hữu nghị và phục vụ, "và đánh giá cao đạo Công giáo về thực tại cụ thể của Giáo Hội và sứ vụ của Giáo Hội.”

Đức Giám mục Elliott người Australia nhận xét: “Việc đến với nhau của các nhóm tìm sự hiệp nhất là hành động cuối cùng và hoàn thành của Phong trào Oxford."

Tình hình tại Australia

So sánh tình hình tại Australia, Đức Giám mục Elliott lưu ý rằng có các khác biệt quan trọng. Ví dụ, các nữ Giám mục đã hiện diện trong Giáo hội Anh giáo tại Australia, và khi các vị trở thành một thực tại ở Anh, thì điều này cũng có thể dẫn đến một phong trào hơn nữa của người dân gia nhập Giáo hạt Tòng nhân.

Hơn nữa, ở Australia, các thành viên trong tương lai của Giáo hạt Tòng nhân sẽ không chỉ phát sinh từ một nguồn, đó là các thành viên hiện tại của Giáo hội Anh giáo, mà còn từ những người Anh giáo tại Australia đã thuộc về tổ chức Hiệp thông Anh giáo truyền thống (TAC).

Đức Giám mục Elliott nói: "Đã có những dấu hiệu tốt của sự hợp tác và tinh thần chào đón, khi chúng tôi đang chờ đợi thời gian chính thức cho Giáo hạt Tòng nhân tại Australia.”

Ngài kết thúc bài bình luận của mình với một lời mời gọi cầu nguyện cho Giáo hạt Tòng nhân mới, với tên gọi Ngai Toà Thánh Phêrô, ở Mỹ. Ngày 1-1, Giáo hội Công giáo tuyên bố thành lập Giáo hạt Tòng nhân tại Mỹ, với một Thánh lễ Trọng thể nhân ngày thiết lập, và cử linh mục Jeffery N. Steenson làm Đấng Bản quyền cho Giáo hạt Tòng nhân này. (Zenit.org 6-2-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tuyên bố của của Phủ Thống Đốc Vatican về bức thư của TGM Vigano
Lã Thụ Nhân
14:29 07/02/2012
Tuyên bố của của Phủ Thống Đốc Vatican về bức thư của TGM Vigano

Vatican City (VIS) – Trưa ngày 04/02/2012, Phủ Thống Đốc Nhà nước Vatican đã đưa ra một tuyên bố về các bức thư của Đức Tổng Giám Mục Vigano. Tuyên bố được ký tên bởi Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, Chủ tịch danh dự Phủ Thống Đốc, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Bertello, Chủ tịch đương nhiệm, Đức Giám Mục Giuseppe Sciacca, Tổng thư ký, và Đức Giám Mục Giorgio Corbellini, Cựu Phó Tổng thư ký. Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố:

(1) Việc công bố bất hợp pháp hai bức thư của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Vigano, bức thứ nhất gửi Đức Thánh Cha vào ngày 27 tháng Ba 2011 và bức thứ hai gửi Đức Hồng y Quốc Vụ Khanh vào ngày 08 tháng Năm, là nguyên nhân gây đau đớn tột cùng cho Phủ Thống Đốc Nhà nước Vatican.

Các khẳng định chứa đựng trong những bức thư này không thể nhưng gây sự gia tăng cảm giác rằng Phủ Thống Đốc Nhà nước Vatican, đúng hơn là một công cụ của chính phủ không chuyên quyền, là một cơ quan không đáng tin cậy, dưới quyền của những thế lực tối tăm. Sau khi cẩn thận phân tích nội dung của hai bức thư, Chủ tịch đoàn Phủ Thống Đốc cảm thấy có trách nhiệm tuyên bố công khai rằng những khẳng định nêu trên là kết quả của việc đánh giá không chính xác, hoặc dựa trên những khiếp sợ không chứng cứ, thực sự mâu thuẫn công khai bởi các con số nguyên tắc gọi là kiểm chứng chúng.

Không đi sâu vào tiểu tiết của các khẳng định cụ thể, Chủ tịch đoàn Phủ Thống Đốc cảm thấy cần thiết phải chú ý đến các yếu tố đã được chứng minh dưới đây.

(2) Các báo cáo ngân sách và báo cáo tài chính hợp nhất của Phủ Thống Đốc, được phê duyệt của Ủy ban Giáo hoàng về Nhà Nước Vatican, thường được đệ trình lên Văn Phòng Kinh Tế Tòa Thánh Vatican, vốn thẩm tra chúng theo thẩm quyền riêng của văn phòng cũng như chúng được thẩm tra bởi đoàn kiểm toán viên quốc tế của văn phòng. Hơn nữa, văn phòng có toàn quyền thẩm tra mọi lúc, mà không báo trước, tất các tài liệu của mọi cơ quan của Phủ Thống Đốc, trong tiến trình chuẩn bị chúng.

(3) Như đã biết, các khoản đầu tư tài chính của Phủ Thống Đốc, được ủy thác cho các nhà quản lý bên ngoài, phải chịu tổn thất đáng kể trong cuộc đại khủng hoảng quốc tế năm 2008. Theo các chuẩn mực kế toán được thành lập bởi Văn Phòng Kinh Tế Tòa Thánh Vatican, phù hợp với các tiêu chuẩn phải theo tại Ý, những thiệt hại cũng đã được phân bổ trong năm tài chính 2009, do đó, cho thấy khoản lỗ 7.815.000 euro. Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng, mặc dù thua lỗ tài chính, việc quản lý kinh tế và chức năng của Phủ Thống Đốc vẫn trong tầm kiểm soát. Việc chuyển khoản lỗ 7.815.000 euro ngân sách hợp nhất của năm 2009 vào kết quả khoản lãi cuối cùng 21.043.000 euro trong năm 2010 chủ yếu là do hai yếu tố: quản lý các khoản đầu tư tài chính của Phủ Thống Đốc, mà Đức Hồng Y chủ tịch ủy thác cho Bộ phận Ngoại Thường của APSA vào năm 2009, và một mức độ lớn hơn, là kết quả xuất sắc của Viện Bảo Tàng Vatican.

(4) Việc đấu thầu cho các công trình có tầm quan trọng nhất định (chẳng hạn như việc phục hồi liên tục Dãy cột của Quảng trường Thánh Phêrô hoặc việc xây dựng Đài phun nước Thánh Giuse) được chỉ định thông qua thủ tục đấu thầu chuẩn và sau khi được thẩm tra bởi một ủy ban "đặc biệt", được Đức Hồng y Chủ tịch thiết lập từng lần đấu thầu. Đối với công trình có tầm quan trọng thấp hơn, Ban Giám Đốc kỹ thuật sử dụng nhân viên riêng của mình, hoặc các công ty nổi tiếng cũng như các công ty bên ngoài đủ điều kiện, trên cơ sở giá cả được sử dụng ở Ý.

(5) Chủ tịch đoàn Phủ Thống Đốc Nhà nước Vatican bày tỏ tin tưởng hoàn toàn, và tôn trọng các thành viên Ủy ban Tài chính và Quản trị. Phủ Thống Đốc cảm ơn họ đã thực hiện một đóng góp thiết yếu, với tính chuyên nghiệp cao và bỏ thời gian không nhỏ của họ, mà không tính bất kỳ chi phí cho Phủ Thống Đốc, và tin tưởng ủy ban sẽ có thể tiếp tục đưa ra lời khuyên trong tương lai.

Tương tự, Chủ tịch đoàn khẳng định sự tin tưởng hoàn toàn vào các quản trị viên và cộng tác viên của mình. Tất cả những nghi ngờ, tố cáo, sau khi kiểm tra cẩn thận, được chứng minh là vô căn cứ, nếu như có (gần như là chuyện buồn cười) các tin tức - hoa quả của một loại báo chí rất hời hợt nào đó - rằng điện thoại đã bị nghe trộm và các phòng đã bị đặt máy nghe lén như một phần đơn thuần thủ tục hành chính và kỷ luật!

(6) Chủ tịch đoàn cũng nhận thức được thực tế rằng việc quản trị Phủ Thống Đốc mặc dù đã được tổ chức tốt và hiệu quả, tuy nhiên có thể được tiếp tục cải tiến phù hợp với các khuyến nghị của Công ty tư vấn quản lý McKinsey, được ủy nhiệm bởi Đức Hồng y Chủ tịch vào năm 2009 theo đề nghị của Ủy ban Tài chính và Quản trị. Việc thực hiện những cải tiến được đề xuất bởi McKinsey, đã được bắt đầu một khoảng thời gian trước đây, sẽ được tiếp tục trong cùng một đường hướng. Nó phải nhấn mạnh tính minh bạch và chặt chẽ, do đó, xứng đáng được theo đuổi bởi Chủ tịch đoàn tiền nhiệm, cũng đang được thực hiện bởi các giám đốc hiện tại với cùng một sự dấn thân và thanh thản.

(7) Toàn bộ Phủ Thống Đốc - Chủ tịch đoàn, các giám đốc, các trưởng phòng, viên chức, và người lao động mong muốn tái khẳng định sử vững chắc của mình và mong muốn gắn kết để tiếp tục cống hiến tất cả các nguồn lực của mình để phục vụ Đức Thánh Cha với lòng trung thành hoàn toàn và toàn vẹn, nhận thức được vinh dự lớn lao và có trách nhiệm trong việc phục vụ của Đức Giáo Hoàng.

Để hiểu được tại sao Phủ Thống Đốc Nhà nước Vatican đưa ra tuyên bố trên, cũng cần biết thêm rằng theo Hãng thông tấn CWN, hôm 28/01/2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tổ chức một phiên họp đặc biệt với các vị lãnh đạo Giáo triều Rôma (bản tin Tòa Thánh VIS ngày 30/01 cũng xác nhận về phiên họp này). Tòa thánh Vatican đã không tiết lộ lý do của cuộc họp, nhưng theo các nguồn tin thì cho rằng chủ đề chính là những tranh cãi nội bộ Vatican về các cáo buộc tham nhũng và dành ưu ái trong các giao dịch kinh doanh.

Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bị chỉ trích vì những tiết lộ rằng Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Vigano đã vận động mạnh mẽ cho những thay đổi trong thực tiễn kinh doanh của Vatican, và người ta lập luận rằng ngài nên được cho phép tiếp tục chức vụ, chứ không phải được giao cho chức vụ hiện tại là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.

Tại cuộc họp ngày 28 tháng 01, một nguồn tin cho hay, một vấn đề quan trọng là việc tiết lộ ra công chúng một lá thư bí mật từ Đức Tổng Giám Mục Vigano gửi cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Các viên chức hàng đầu Vatican rõ ràng bối rối trước vụ rò rỉ, và lúng túng bởi các tác động tiêu cực của công chúng. Tòa Thánh Vatican đã thường xuyên bị quy trách nhiệm với việc xử lý vụng về của các vấn đề quan hệ công chúng trong suốt triều đại giáo hoàng, nhưng hiếm khi bị tổn thương bởi rò rỉ thông tin bí mật.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tổ chức cuộc họp với các nhà lãnh đạo của Giáo Triều Rôma nhiều lần, để thảo luận về những phát triển lớn và kế hoạch phối hợp phản ứng với các vấn đề. Vào tháng 2 năm 2006, ngài triệu tập các viên chức Giáo Triều để thảo luận về kế hoạch của ngài tha vạ tuyệt thông các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X; Vào tháng 11 năm 2006, nói về vạ tuyệt thông Đức Tổng Giám Mục Milingo và cuộc vận động của vị này chống lại đời sống độc thân giáo sĩ; Vào tháng 11 năm 2010, là tiết lộ kế hoạch của ngài về việc thiết lập Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc Âm Hóa. Một lần nữa, Tòa Thánh Vatican không công bố lý do cuộc họp với các vị đứng đầu giáo triều, và danh sách các chủ đề được nêu trên chỉ dựa trên các báo cáo chưa được xác nhận. Ít nhất một lần, vào tháng 4 năm 2006, Đức Giáo Hoàng đã tổ chức một cuộc họp với các trợ lý của ngài ở Giáo Triều mà quan sát viên Vatican không bao giờ biết được lý do.
 
Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
LM. Trần Đức Anh OP (chuyển ngữ)
12:22 07/02/2012
"Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau, để khích lệ nhau trong đức bác ái và các công việc lành” (Dt 10,24)

Anh chị em,

Một lần nữa mùa chay cống hiến cho chúng ta cơ hội suy tư về nòng cốt đời sống Kitô, đó là đức bác ái. Thực vậy, đây là thời kỳ thuận tiện để, nhờ sự trợ giúp của Lời Chúa và các Bí Tích, chúng ta đổi mới hành trình đức tin, trên bình diện bản thân cũng như cộng đồng. Đây là một hành trình được đánh dấu bằng kinh nguyện và chia sẻ, thinh lặng và chay tịnh, trong khi chờ đợi niềm vui Phục Sinh.

Năm nay, tôi muốn đề nghị một vài suy tư dưới ánh sáng một văn bản ngắn của Kinh Thánh rút từ Thư gửi Tín Hữu Do Thái: ”Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau để khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành” (10,24). Đây là một câu được đưa vào một đoạn văn trong đó tác giả sách thánh nhắn nhủ hãy tín thác nơi Chúa Giêsu Kitô như vị Thượng Tế, Đấng đã đạt cho chúng ta ơn tha thứ và dẫn đến Thiên Chúa. Thành quả việc đón nhận Chúa Kitô là một đời sống được phát triển theo 3 nhân đức hướng thần, đó là: tiến đến gần Chúa ”với con tim chân thành trong sự viên mãn của đức tin” (c.22), giữ vững ”việc tuyên xưng niềm hy vọng của chúng ta” (c.23) luôn chú ý thi hành ”đức bác ái và các việc lành” (c.24) cùng với các anh em khác. Đoạn này cũng khẳng định rằng để nâng đỡ cách cư xử theo tinh thần Tin Mừng như thế, điều quan trọng là tham dự các buổi gặp gỡ phụng vụ và cầu nguyện của cộng đoàn, hướng nhìn về mục tiêu mai hậu là sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa (c.25). Tôi dừng lại ở câu 24: qua vài chữ, câu này cống hiến một giáo huấn quí giá và luôn thời sự về 3 khía cạnh của đời sống Kitô, đó là quan tâm đến tha nhân, tính chất hỗ tương và sự thánh thiện bản thân.

1. ”Chúng ta hãy quan tâm”: trách nhiệm đối với người anh em.

Yếu tố đầu tiên là lời mời gọi ”hãy quan tâm”, hãy chú ý: động từ Hy lạp dùng ở đây là Katanoein, có nghĩa là quan sát kỹ lưỡng, chú ý, nhìn một cách ý thức, nhận thức một thực tại. Chúng ta thấy động từ này trong Tin Mừng, khi Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy ”quan sát” chim trên trời, tuy không làm việc vất vả, nhưng chúng vẫn được Chúa Quan Phòng ân cần chăm sóc (Xc Lc 12,24), và hãy ”nhận ra” cái xà trong mắt mình trước khi nhìn thấy cọng rơm trong mắt của người anh em (Xc Lc 6,41). Chúng ta cũng thấy động từ ấy trong một đoạn khác của Thư gửi Tín hữu Do thái, như lời mời gọi hãy ”chú ý đến Chúa Giêsu” (3,1), là tông đồ và là thượng tế của đạo chúng ta. Vì thế, động từ mở đầu lời nhắn nhủ chúng ta, mời gọi hãy chăm chú nhìn người khác, trước tiên là nhìn Chúa Giêsu, và chú ý đối với nhau, đừng tỏ ra là người xa lạ với nhau, đừng dửng dưng về số phận của các anh em. Thực tế, ta thường thấy trái độ trái ngược: dửng dưng, không tha thiết, những thái độ này nảy sinh từ lòng ích kỷ, được che đậy bằng cái vẻ ”tôn trọng đời tư của người khác”. Ngày nay, tiếng Chúa cũng vang dội mạnh mẽ kêu gọi mỗi người chúng ta trở thành những người canh giữ anh em mình (Xc St. 4,9), thiết lập những quan hệ ân cần đối với nhau, quan tâm đến thiện ích của tha nhân và của mọi người. Đại giới răn yêu thương tha nhân đòi hỏi và yêu cầu chúng ta hãy ý thức mình có trách nhiệm đối với những người là thụ tạo và là con Thiên Chúa, giống như ta: là anh em với nhau trong tư là người, và trong nhiều trường hợp, là anh em đồng đạo với nhau, phải làm cho chúng ta nhìn thấy nơi tha nhân như một bản thân khác của mình, được Chúa yêu thương vô biên. Nếu chúng ta vun trồng cái nhìn này về tình huynh đệ, liên đới, công bằng, thì lòng từ bi và cảm thông sẽ tự nhiên nảy sinh từ con tim chúng ta. Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã khẳng định rằng thế giới ngày nay đau khổ nhất là vì thiếu tình huynh đệ: ”Thế giới bệnh hoạn. Bệnh của thế giới này không phải do sự phung phí tài nguyên hoặc vì một số người vơ vét của cải, nhưng là do sự thiếu tình huynh đệ giữa con người và các dân tộc với nhau” (Thông điệp ”Phát triển các dân tộc” - 26/3/1967-, n.66).

Sự quan tâm đến người khác bao gồm ước muốn cho họ điều thiện hảo, dưới mọi khía cạnh: thể lý, luân lý và tinh thần. Nền văn hóa hiện đại dường như đã đánh mất ý thức thiện và ác, giữa lúc cần phải tái mạnh mẽ khẳng định rằng sự thiện hiện hữu và chiến thắng vì Thiên Chúa là ”Đấng tốt lành và làm điều thiện” (Tv 119,68). Sự thiện là điều khơi dậy, bảo vệ và thăng tiến sự sống, tình huynh đệ và hiệp thông. Trách nhiệm đối với tha nhân như thế có nghĩa là muốn và làm điều thiện cho họ, mong ước họ cũng được cởi mở đối với tiêu chuẩn điều thiện; quan tâm đến anh em có nghĩa là mở rộng đôi mắt trước những thiếu thốn của họ. Kinh Thánh cảnh giác về nguy cơ con tim chai đá, không còn nhạy cảm về tinh thần, làm cho ta mù quáng trước những đau khổ của tha nhân. Thánh Luca thánh sử kể lại hai dụ ngôn của Chúa Giêsu trong đó có trình bày hai thí dụ về tình trạng như thế có thể xảy ra trong tâm hồn con người. Trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành, vị tư tế và thầy Lêvi ”đi tránh qua bên kia”, dửng dưng đối với người bị cướp bóc lột và đánh đập (Xc Lc 10,30-32), và trong dụ ngôn người giàu sụ, người này đầy ứ của cải nên không nhìn thấy thân phận của ông Lazzarô nghèo khổ chết đói trước cửa nhà ông (Xc Lc 16,19). Trong cả hai trường hợp chúng ta thấy thế nào điều là trái ngược với sự ”quan tâm”, với cái nhìn yêu thương và cảm thông. Điều gì ngăn cản cái nhìn nhân đạo và yêu thương như thế đối với người anh em? Thường thường đó là sự giàu có vật chất và sự quá đầy đủ, nhưng cũng có thái độ đặt tư lợi và những bận tâm của mình lên trên hết. Không bao giờ chúng ta được thiếu khả năng ”có lòng từ bi” đối với người đau khổ: không bao giờ con tim chúng ta được phép bị mất hút trong những sự vật và các vấn đề của mình đến độ trở nên điếc đối với tiếng kêu của người nghèo. Trái lại, chính tâm hồn khiêm tốn và kinh nghiệm bản thân về đau khổ có thể tỏ ra là nguồn mạch sự thức tỉnh nội tâm về sự cảm thông và thương cảm: ”Người công chính nhìn nhận quyền của người lầm than, trái lại kẻ gian ác không nghe tiếng nói của lý trí” (Cn 29,7). Như thế ta hiểu hạnh phúc ”của những người khóc lóc” (Mt 5,4), nghĩa là những người có khả năng ra khỏi chính mình để cảm động trước đau khổ của tha nhân. Gặp gỡ với tha nhân và mở rộng con tim đối với nhu cầu của họ chính là một cơ hội để được cứu độ và hạnh phúc thật.

Sự ”quan tâm” đến người anh em như thế cũng bao gồm sự ân cần đồi với thiện ích thiêng liêng của họ. Và ở đây, tôi muốn nhắc nhớ một khía cạnh của đời sống Kitô giáo mà tôi thấy dường như bị lãng quên: đó là sự sửa lỗi huyhnh đệ nhắm đến sự sống đời đời. Nói chung ngày nay người ta rất nhạy cảm đối với những bài nói về sự chăm sóc và tình bác ái đối với thiện ích thể lý và vật chất của tha nhân, nhưng người ta lại hầu như hoàn toàn im lặng về trách nhiệm tinh thần đối với anh em mình. Trong Giáo Hội sơ khai và trong các cộng đoàn thực sự trưởng thành trong đức tin không có thái độ như thế; trong các cộng đồng ấy người ta không những quan tâm đến sức khỏe thể xác của người anh em, nhưng cả sức khỏe tâm hồn của người ấy nữa. Trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy rằng: ”Hãy khiển trách người khôn ngoan và họ sẽ biết ơn bạn. Hãy khuyên bảo người khôn ngoan và họ càng khôn ngoan hơn; hãy dạy dỗ người công chính và họ sẽ gia tăng kiến thức” (Cn 9,8ss). Chính Chúa Kitô đã truyền phải chính đốn người anh em đang phạm tội (Xc Mt 18,15). Động từ dùng để định nghĩa sự sửa lỗi huynh đệ - elenchein - cũng là động từ chỉ sứ vụ ngôn sứ tố giác của các Kitô hữu đối với một thế hệ chiều theo điều ác (Xc Ep 5,11). Truyền thống của Giáo Hội đã liệt kê việc khuyên bảo tội nhân vào số những hành động từ bi về tinh thần (thương linh hồn bẩy mối). Điều quan trọng là phục hồi chiều kích này của đức bác ái Kitô. Không được im lặng trước sự ác. Ở đây tôi nghĩ đến thái độ của những tín hữu Kitô, vì tôn trọng người khác hoặc vì tiện ích, họ chiều theo não trạng chung, thay vì cảnh giác anh em mình về những lối suy nghĩ và hành động trái ngược với sự thật và không theo con đường sự thiện. Nhưng sự khiển trách theo tinh Kitô không bao giờ do sự thúc đẩy của tinh thần kết án hoặc trách cứ; nhưng luôn do sự thúc đẩy của tình thương và lòng từ bi, nảy sinh từ sự ân cần thực sự đối với thiện ích của người anh em. Thánh Phaolô tông đồ quả quyết: ”Nếu có người nào bất chợt bị bắt gặp phạm lỗi nào, thì anh chị em là những người có Thần Khi hãy sửa chữa họ với tinh thần dịu dàng. Và bạn hãy cảnh giác đối với chính mình để chính bạn khỏi bị cám dỗ” (Gl 6,1). Trong thế giới chúng ta bị thấm nhiễm xu hướng cá nhân chủ nghĩa, cần phải tái khám phá tầm quan trọng của sự sửa lỗi huynh đệ, để cùng nhau tiến bước về sự thánh thiện. Thậm chí ”người công chính sa ngã 7 lần” (Cn 24,16) như Kinh Thánh đã nói, và tất cả chúng ta đều là người yếu đuối và thiếu sót (Xc 1 Ga 1,8). Vì thế, thật là rất hữu ích khi giúp đỡ và để cho mình được giúp đỡ có cái nhìn chân thực về bản thân mình, để cải tiến chính cuộc sống của mình và tiến bước ngay thẳng hơn trên con đường của Chúa. Chúng ta luôn cần có một cái nhìn yêu thương và sửa chữa, nhận biết và nhìn nhận, phân định và tha thứ (Xc Lc 22,61), như Thiên Chúa đã và đang làm với mỗi người chúng ta.

2. ”Đối với nhau”: ơn hỗ tương với nhau”.

Sự ”canh giữ” đối với tha nhân như thế tương phản với não trạng thu hẹp cuộc sống vào chiều kích trần thế, không để ý đến viễn tượng mai hậu và chấp nhận bất kỳ chọn lựa luân lý nào nhân danh tự do cá nhân. Một xã hội như ngày nay có thể trở nên điếc đối với những đau khổ thể lý cũng như những đòi hỏi tinh thần và luân lý của cuộc sống. Nhưng cộng động Kitô không thể như vậy! Thánh Phaolô Tông đồ mời gọi tìm kiếm điều dẫn tới ”hòa bình và xây dựng lẫn nhau” (Rm 14,19), giúp đỡ ”tha nhân trong điều thiện để xây dựng họ” (ibid. 15,2), không tìm tư lợi, ”nhưng là lợi ích của nhiều người, để họ đạt tới ơn cứu độ” (1 Cr 10,33). Sự sửa lỗi và khuyên nhủ nhau trong tinh thần khiêm tốn và bác ái như thế phải là thành phần đời sống của cộng đoàn Kitô.

Các môn đệ của Chúa, kết hiệp với Chúa Kitô qua Thánh Thể, sống trong một sự hiệp thông liên kết họ với nhau như chi thể của cùng một thân mình. Điều này có nghĩa là tha nhân thuộc về tôi, cuộc sống, phần rỗi của họ liên hệ tới cuộc sống và phần rỗi của tôi. Ở đây chúng ta động chạm đến một yếu tố rất sâu xa của tình hiệp thông: cuộc sống của chúng ta có liên hệ tới cuộc sống của người khác, trong điều thiện cũng như trong điều ác; tội lỗi cũng như những việc lành bác ái đều có một chiều kích xã hội. Trong Giáo Hội, Nhiệm thể của Chúa Kitô diễn ra sự hỗ tương như thế: cộng đồng không ngừng làm việc thống hối và kêu cầu ơn tha thứ vì những tội lỗi của con cái mình, nhưng cũng luôn vui mừng hân hoan vì chứng tá nhân đức và bác ái được triển nở nơi mình. Thánh Phaolô quả quyết ”Các chi thể chăm sóc lẫn nhau” (1 Cr 12,25), vì chúng ta là một thân mình. Đức bác ái đối với anh em, như được diễn tả qua việc làm phúc - là việc thực hành tiêu biểu trong mùa chay, cùng với kinh nguyện và chay tịnh - ăn rễ sâu trong sự cùng thuộc về thân mình như vậy. Cả khi lo lắng cụ thể cho những người nghèo khổ nhất, mỗi tín hữu Kitô có thể biểu lộ sự tham phần của mình vào thân thể duy nhất là Giáo Hội. Quan tâm đến tha nhân trong tinh thần hỗ tương cũng là nhìn nhận điều thiện hảo mà Chúa làm nơi họ và cùng với họ cảm tạ vì những kỳ công ân phúc mà Thiên Chúa nhân lành và toàn năng tiếp tục thực hiện nơi các con cái của Ngài. Khi một Kitô hữu nhận thấy nơi tha nhận hoạt động của Chúa Thánh Linh, thì họ không thể không vui mừng vì điều đó và tôn vinh Chúa Cha trên trời (Xc Mt 5,16).

3. ”Để khích lệ lẫn nhau trong đức bác ái và trong việc lành”: cùng nhau tiến bước trong sự thánh thiện.

Thành ngữ này của Thư gửi Tín Hữu Do thái (10,24) thúc đẩy chúng ta cứu xét ơn kêu gọi tất cả mọi người nên thánh, hành trình liên lỷ trong đời sống thiêng liêng, khao khát những đoàn sủng cao cả hơn và một đức bác ái ngày càng cao và phong phú hơn (Xc 1 Cr 12,31-13-13). Sự quan tâm đối với nhau có mục đích là thúc đẩy nhau tiến đến một tình yêu thương thực sự hữu hiệu ngày càng mạnh mẽ hơn, ”như ánh sáng bình minh gia tăng huy hoàng cho đến chiều” (Cn 4,18), trong khi chờ đợi sống ngày không bao giờ tàn trong Thiên Chúa. Thời gian được ban cho chúng ta trong cuộc sống thật là quí giá để khám phá và chu toàn việc lành, trong tình yêu Thiên Chúa. Như thế chính Giáo Hội tăng trưởng và phát triển để đạt tới sự trưởng thành trọn vẹn của Chúa Kitô (Xc Ep 4,13). Chính trong viễn tượng tăng trưởng năng động như thế có lời chúng ta khuyên bảo và khích lệ nhau đạt tới tình yêu viên mãn và các việc lành.

Đáng tiếc là vẫn luôn có cám dỗ sống trong nguội lạnh, bóp nghẹt Thánh Linh, từ khước không làm sinh lợi những nén bạc đã được ban cho chúng ta để mưu ích cho bản thân và tha nhân (Xc Mt 25,25ss). Tất cả chúng ta đã nhận
lãnh những phong phú tinh thần hoặc thể chất hữu ích để chu toàn kế hoạch của Chúa, để mưu ích cho Giáo Hội và phần rỗi bản thân (Xc Lc 12,21b; 1 Tm 6,18). Các bậc thầy linh đạo nhắc nhớ rằng trong cuộc sống đức tin ai không tiến tức là lùi. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón nhận lời mời gọi luôn có tính chất thời, đó là hướng đến ”mức độ cao của đời sống Kitô” (Gioan Phaolô 2, Tông thư Ngàn Năm mới đang đến - 6/1/2001-, n.31). Sự khôn ngoan của Giáo hội - khi nhìn nhận và công bố chân phúc và sự thánh thiện của một số Kitô hữu gương mẫu-, cũng có mục đích khơi dậy ước muốn noi gương nhân đức của các vị. Thánh Phaolô nhắn nhủ: ”Anh chị em hãy thi đua quí chuộng lẫn nhau” (Rm 12,10).

”Đứng trước một thế giới đang đòi hỏi các tín hữu Kitô một chứng tá được đổi mới về tình yêu thương và lòng trung thành với Chúa, tất cả chúng ta cảm thấy sự cấp thiết phải nỗ lực thi nhau làm việc bác ái, phục vụ và làm việc lành (Xc Dt 6,10). Lời kêu gọi này đặc biệt mạnh mẽ trong mùa thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh”. Với lời cầu chúc một Mùa Chay thánh thiện và phong phú, tôi phó thác anh chị em cho Đức Trinh Nữ Maria và thành tâm ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.

Vatican ngày 3 tháng 11 năm 2011
Biển Đức 16, Giáo Hoàng
 
Top Stories
Message Of Benedict XVI For Lent 2012
+ Pope Benedict XVI
06:40 07/02/2012
“Let us be concerned for each other, to stir a response in love and good works” (Heb 10:24)

Dear Brothers and Sisters,

The Lenten season offers us once again an opportunity to reflect upon the very heart of Christian life: charity. This is a favourable time to renew our journey of faith, both as individuals and as a community, with the help of the word of God and the sacraments. This journey is one marked by prayer and sharing, silence and fasting, in anticipation of the joy of Easter.

This year I would like to propose a few thoughts in the light of a brief biblical passage drawn from the Letter to the Hebrews: “Let us be concerned for each other, to stir a response in love and good works”. These words are part of a passage in which the sacred author exhorts us to trust in Jesus Christ as the High Priest who has won us forgiveness and opened up a pathway to God. Embracing Christ bears fruit in a life structured by the three theological virtues: it means approaching the Lord “sincere in heart and filled with faith” (v. 22), keeping firm “in the hope we profess” (v. 23) and ever mindful of living a life of “love and good works” (v. 24) together with our brothers and sisters. The author states that to sustain this life shaped by the Gospel it is important to participate in the liturgy and community prayer, mindful of the eschatological goal of full communion in God (v. 25). Here I would like to reflect on verse 24, which offers a succinct, valuable and ever timely teaching on the three aspects of Christian life: concern for others, reciprocity and personal holiness.

1. “Let us be concerned for each other”: responsibility towards our brothers and sisters.

This first aspect is an invitation to be “concerned”: the Greek verb used here is katanoein, which means to scrutinize, to be attentive, to observe carefully and take stock of something. We come across this word in the Gospel when Jesus invites the disciples to “think of” the ravens that, without striving, are at the centre of the solicitous and caring Divine Providence (cf. Lk 12:24), and to “observe” the plank in our own eye before looking at the splinter in that of our brother (cf. Lk 6:41). In another verse of the Letter to the Hebrews, we find the encouragement to “turn your minds to Jesus” (3:1), the Apostle and High Priest of our faith. So the verb which introduces our exhortation tells us to look at others, first of all at Jesus, to be concerned for one another, and not to remain isolated and indifferent to the fate of our brothers and sisters. All too often, however, our attitude is just the opposite: an indifference and disinterest born of selfishness and masked as a respect for “privacy”. Today too, the Lord’s voice summons all of us to be concerned for one another.

Even today God asks us to be “guardians” of our brothers and sisters (Gen 4:9), to establish relationships based on mutual consideration and attentiveness to the well-being, the integral well-being of others. The great commandment of love for one another demands that we acknowledge our responsibility towards those who, like ourselves, are creatures and children of God. Being brothers and sisters in humanity and, in many cases, also in the faith, should help us to recognize in others a true alter ego, infinitely loved by the Lord. If we cultivate this way of seeing others as our brothers and sisters, solidarity, justice, mercy and compassion will naturally well up in our hearts. The Servant of God Pope Paul VI stated that the world today is suffering above all from a lack of brotherhood: “Human society is sorely ill. The cause is not so much the depletion of natural resources, nor their monopolistic control by a privileged few; it is rather the weakening of brotherly ties between individuals and nations” (Populorum Progressio, 66).

Concern for others entails desiring what is good for them from every point of view: physical, moral and spiritual. Contemporary culture seems to have lost the sense of good and evil, yet there is a real need to reaffirm that good does exist and will prevail, because God is “generous and acts generously” (Ps 119:68). The good is whatever gives, protects and promotes life, brotherhood and communion. Responsibility towards others thus means desiring and working for the good of others, in the hope that they too will become receptive to goodness and its demands. Concern for others means being aware of their needs. Sacred Scripture warns us of the danger that our hearts can become hardened by a sort of “spiritual anesthesia” which numbs us to the suffering of others. The Evangelist Luke relates two of Jesus’ parables by way of example. In the parable of the Good Samaritan, the priest and the Levite “pass by”, indifferent to the presence of the man stripped and beaten by the robbers (cf. Lk 10:30-32). In that of Dives and Lazarus, the rich man is heedless of the poverty of Lazarus, who is starving to death at his very door (cf. Lk 16:19). Both parables show examples of the opposite of “being concerned”, of looking upon others with love and compassion.

What hinders this humane and loving gaze towards our brothers and sisters? Often it is the possession of material riches and a sense of sufficiency, but it can also be the tendency to put our own interests and problems above all else. We should never be incapable of “showing mercy” towards those who suffer. Our hearts should never be so wrapped up in our affairs and problems that they fail to hear the cry of the poor. Humbleness of heart and the personal experience of suffering can awaken within us a sense of compassion and empathy. “The upright understands the cause of the weak, the wicked has not the wit to understand it” (Prov 29:7). We can then understand the beatitude of “those who mourn” (Mt 5:5), those who in effect are capable of looking beyond themselves and feeling compassion for the suffering of others. Reaching out to others and opening our hearts to their needs can become an opportunity for salvation and blessedness.

“Being concerned for each other” also entails being concerned for their spiritual well-being. Here I would like to mention an aspect of the Christian life, which I believe has been quite forgotten: fraternal correction in view of eternal salvation. Today, in general, we are very sensitive to the idea of charity and caring about the physical and material well-being of others, but almost completely silent about our spiritual responsibility towards our brothers and sisters. This was not the case in the early Church or in those communities that are truly mature in faith, those which are concerned not only for the physical health of their brothers and sisters, but also for their spiritual health and ultimate destiny. The Scriptures tell us: “Rebuke the wise and he will love you for it.

Be open with the wise, he grows wiser still, teach the upright, he will gain yet more” (Prov 9:8ff). Christ himself commands us to admonish a brother who is committing a sin (cf. Mt 18:15). The verb used to express fraternal correction - elenchein – is the same used to indicate the prophetic mission of Christians to speak out against a generation indulging in evil (cf. Eph 5:11). The Church’s tradition has included “admonishing sinners” among the spiritual works of mercy. It is important to recover this dimension of Christian charity. We must not remain silent before evil. I am thinking of all those Christians who, out of human regard or purely personal convenience, adapt to the prevailing mentality, rather than warning their brothers and sisters against ways of thinking and acting that are contrary to the truth and that do not follow the path of goodness.

Christian admonishment, for its part, is never motivated by a spirit of accusation or recrimination. It is always moved by love and mercy, and springs from genuine concern for the good of the other. As the Apostle Paul says: “If one of you is caught doing something wrong, those of you who are spiritual should set that person right in a spirit of gentleness; and watch yourselves that you are not put to the test in the same way” (Gal 6:1). In a world pervaded by individualism, it is essential to rediscover the importance of fraternal correction, so that together we may journey towards holiness. Scripture tells us that even “the upright falls seven times” (Prov 24:16); all of us are weak and imperfect (cf. 1 Jn 1:8). It is a great service, then, to help others and allow them to help us, so that we can be open to the whole truth about ourselves, improve our lives and walk more uprightly in the Lord’s ways. There will always be a need for a gaze which loves and admonishes, which knows and understands, which discerns and forgives (cf. Lk 22:61), as God has done and continues to do with each of us.

2. “Being concerned for each other”: the gift of reciprocity.

This “custody” of others is in contrast to a mentality that, by reducing life exclusively to its earthly dimension, fails to see it in an eschatological perspective and accepts any moral choice in the name of personal freedom. A society like ours can become blind to physical sufferings and to the spiritual and moral demands of life. This must not be the case in the Christian community! The Apostle Paul encourages us to seek “the ways which lead to peace and the ways in which we can support one another” (Rom 14:19) for our neighbour’s good, “so that we support one another” (15:2), seeking not personal gain but rather “the advantage of everybody else, so that they may be saved” (1 Cor 10:33). This mutual correction and encouragement in a spirit of humility and charity must be part of the life of the Christian community.

The Lord’s disciples, united with him through the Eucharist, live in a fellowship that binds them one to another as members of a single body. This means that the other is part of me, and that his or her life, his or her salvation, concern my own life and salvation. Here we touch upon a profound aspect of communion: our existence is related to that of others, for better or for worse. Both our sins and our acts of love have a social dimension. This reciprocity is seen in the Church, the mystical body of Christ: the community constantly does penance and asks for the forgiveness of the sins of its members, but also unfailingly rejoices in the examples of virtue and charity present in her midst.

As Saint Paul says: “Each part should be equally concerned for all the others” (1 Cor 12:25), for we all form one body. Acts of charity towards our brothers and sisters – as expressed by almsgiving, a practice which, together with prayer and fasting, is typical of Lent – is rooted in this common belonging. Christians can also express their membership in the one body which is the Church through concrete concern for the poorest of the poor. Concern for one another likewise means acknowledging the good that the Lord is doing in others and giving thanks for the wonders of grace that Almighty God in his goodness continuously accomplishes in his children. When Christians perceive the Holy Spirit at work in others, they cannot but rejoice and give glory to the heavenly Father (cf. Mt 5:16).

3. “To stir a response in love and good works”: walking together in holiness.

These words of the Letter to the Hebrews (10:24) urge us to reflect on the universal call to holiness, the continuing journey of the spiritual life as we aspire to the greater spiritual gifts and to an ever more sublime and fruitful charity (cf. 1 Cor 12:31-13:13). Being concerned for one another should spur us to an increasingly effective love which, “like the light of dawn, its brightness growing to the fullness of day” (Prov 4:18), makes us live each day as an anticipation of the eternal day awaiting us in God. The time granted us in this life is precious for discerning and performing good works in the love of God. In this way the Church herself continuously grows towards the full maturity of Christ (cf. Eph 4:13). Our exhortation to encourage one another to attain the fullness of love and good works is situated in this dynamic prospect of growth.

Sadly, there is always the temptation to become lukewarm, to quench the Spirit, to refuse to invest the talents we have received, for our own good and for the good of others (cf. Mt 25:25ff.). All of us have received spiritual or material riches meant to be used for the fulfilment of God’s plan, for the good of the Church and for our personal salvation (cf. Lk 12:21b; 1 Tim 6:18). The spiritual masters remind us that in the life of faith those who do not advance inevitably regress. Dear brothers and sisters, let us accept the invitation, today as timely as ever, to aim for the “high standard of ordinary Christian living” (Novo Millennio Ineunte, 31). The wisdom of the Church in recognizing and proclaiming certain outstanding Christians as Blessed and as Saints is also meant to inspire others to imitate their virtues. Saint Paul exhorts us to “anticipate one another in showing honour” (Rom 12:10).

In a world which demands of Christians a renewed witness of love and fidelity to the Lord, may all of us feel the urgent need to anticipate one another in charity, service and good works (cf. Heb 6:10). This appeal is particularly pressing in this holy season of preparation for Easter. As I offer my prayerful good wishes for a blessed and fruitful Lenten period, I entrust all of you to the intercession of the Mary Ever Virgin and cordially impart my Apostolic Blessing.

From the Vatican, 3 November 2011

+ Pope Benedict XVI
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu cho bệnh nhân tại Giáo xứ Tân Phú Hoà
Phúc Cương
11:07 07/02/2012
SAIGÒN - Tết Nhâm Thìn này ở Giáo xứ Tân Phú Hoà hình như kéo dài hơn mọi năm, mấy ngày này đi đâu cũng nghe bàn tán xôn xao, chuyện trò rôm rả về buổi lễ đặc biệt chưa bao giờ có, và chắc chẳng nơi nào có vừa diễn ra tại đây hôm 28/1 tức mùng 6 tết vừa qua.

Số là trong xứ có một người con được Chúa chọn làm Linh mục phục vụ tại đất nước Canada xa xôi. Đó là Linh mục Louis Nguyễn Phúc Kim, cha Kim chịu chức năm 2008 đã về thăm gia đình và xứ đạo được đôi lần. Lần này về thăm nhà, khi vào chào Cha Sở, cha Kim cho biết có Đức Tổng Giám Mục Daniel Bohan, Đức Ông Kent Miller thuộc Tổng Giáo Phận Regina – Canada cùng về và ngỏ ý muốn hiệp dâng một Thánh lễ tại xứ nhà cho biết nét sống đạo ở một xứ nhỏ Việt Nam thế nào, cha gợi ý cho biết càng đông người dự lễ các ngài càng thích, có rước kiệu càng hay. Với gợi ý này, Cha Sở và Hội đồng Giáo xứ quyết định tổ chức lễ cầu cho bệnh nhân và người khuyết tật vào ngày 28/1, thay vì vào đúng ngày 11/2

Thế là cả Hội đồng Giáo xứ cùng vắt giò lên cổ mà chạy chương trình cho kịp lễ, người lên danh sách bệnh nhân và người cao tuổi, người lo mua sắm và đóng gói quà, người lo tập dượt các nghi thức đón tiếp… Rồi ngày giờ ấy cũng đến, vừa đến cổng nhà thờ, hai vị khách quí người Canada đã hết sức ngạc nhiên thích thú khi được đón tiếp long trọng bằng hai hàng các bà thuộc Họ Dòng Ba Cát Minh và Hội Các Bà Mẹ chỉn chu trong đồng phục đứng đón chào ngay tại cổng dẫn đến nhà xứ, đích thân Cha Xứ ra trao tặng hai vòng hoa tươi thắm trong tiếng kèn rộn rã sôi động, một bầu khí đón chào mà các vị không bao giờ thấy ở Canada.

Thánh lễ cầu cho bệnh nhân được bắt đầu bằng cuộc rước kiệu Đức Mẹ Lộ Đức chung quanh Thánh đường do Đức Tổng Giám Mục Daniel Bohan chủ tế cùng Đức Ông Kent Miller và 5 cha khác (Cha Xứ Giuse Trọng – cha Antôn Sơn – cha Louis Kim – cha Toma Đương và cha Giuse Phúc). Đây là một Thánh lễ song ngữ; chủ tế đọc tiếng Anh còn giáo dân cứ việc đáp lại bằng tiếng Việt (đúng sai có Chúa biết !).

Đỉnh điểm của Thánh lễ là lúc cử hành Bí tích xức dầu cho bệnh nhân và quí cụ cao niên. Đây là dịp chưa bao giờ có nên ai cũng muốn được xức dầu từ tay hai vị khách quí nước ngoài, thế nên có cả những cô cậu tuổi mười bảy sung sức cũng thành kính lên đón nhận; thế là trật tự bị phá vỡ vì ai cũng chen vào hai hàng này. Tuy mệt vì vóc người cao lớn lại phải thường xuyên cúi xuống xức dầu nhưng Đức Tổng và Đức Ông rất vui vì được hòa trong một bầu khí linh thiêng và cảm động như vậy.

Lễ xong các bệnh nhân có mặt đều được nhận một phần quà chia sẻ của Giáo xứ, để niềm vui mạnh sức phần hồn được kéo dài thêm bằng món quà vật chất. Mọi người ai cũng hoan hỷ: Khách Tây thích thú vì lần đầu tiên chứng kiến lòng đạo đơn sơ của dân Việt mà khách Ta cũng thích thú vì lần đầu tiên được tham dự Thánh lễ quá là long trọng và sốt sắng. Có cụ còn khen Đức Cha hát hay quá, làm cụ nhớ lại thời dự lễ tiếng Latinh trước Công đồng 1965.

Thánh lễ này cũng cho thấy sự thành công của một Hội đồng Mục vụ với tuổi đời tương đối trẻ (khoảng 52) và sự ăn ý trong tương quan làm việc chung giữa Cha Sở và Hội đồng.
 
Caritas Phan Thiết thành lập Quỹ Tín Dụng - Tiết kiệm tại Đagury Đa Mi
Hồng Hương
09:46 07/02/2012
Sáng Chúa Nhật 05.02.2012, Ban Caritas Phan Thiết đã chính thức thành lập Quỹ Tín Dụng Tiết Kiệm Đagury – Đa Mi cho phụ nữ nghèo với tổng số vốn ban đầu là 90 triệu đồng. 30 gia đình tham gia sẽ có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế và con em họ được tiếp tục đi học.

Xem hình ảnh

Sau một năm quỹ Tín Dụng – Tiết kiệm tương trợ do Caritas Phan Thiết tài trợ hoạt động mang lại hiệu quả cao, nhất là đối với phụ nữ nghèo ở 3 điểm Suối Sâu, Cà Tang và La Dày là những vùng nông thôn, đời sống khó khăn đã biết cách vận hành kinh tế để cải thiện và nâng cao đời sống gia đình. Năm nay, chương trình Tín dụng – Tiết kiệm sẽ ưu tiên cho vùng núi Đa Mi.

Đagury là Thôn thuộc xã Đami, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận. Đa số người dân ở nơi này sống bằng nghề nông, làm mướn và buôn bán nhỏ…Vì đây là Thôn thuộc Xã miền núi, vùng sâu vùng xa của Huyện, nên người dân di cư đến đây khai hoang, phát rừng đề trồng mì, bắp, điều và càphê. Nơi đây có tiềm năng về kinh tế cao nếu người dân có vốn đầu tư và biết cách làm kinh tế. Vấn đề lớn của cộng đồng phải đối phó là vay nóng, nợ nần, bệnh tật, con em không đủ điều kiện đến trường. Về cơ sở hạ tầng : Các đường làng bằng đất đỏ, hẹp, gồ ghề và bụi bặm. Khoảng 50% người dân ở nhà đất vách gỗ và tre nứa dột nát, mức sinh hoạt của người dân thấp.

Các thành viên đã trải qua những buổi tập huấn về “Kỹ năng hoạt động nhóm Tín Dụng – Tiết kiệm cộng đồng”. Các nữ tu, nhân viên Caritas Phan Thiết đã trình bày và giúp các hội viên hiểu rõ về Tín dụng – Tiết kiệm qua các nội dung một cách chi tiết như: Các khái niệm về tín dụng – tiết kiệm; Mục đích, lợi ích của chương trình tín dụng - tiết kiệm; Cách quản lý tài chánh; Quản lý, sử dụng vốn hiệu quả…

Bên cạnh việc giúp 30 thành viên nghèo được vay vốn trong năm đầu để có vốn làm ăn, Nhóm Tiết Kiệm còn mong muốn các phụ nữ hỗ trợ nhau trong việc làm ăn, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản…

Dự án Tín dụng - Tiết kiệm Đagury do Caritas Phan Thiết quản lý từ nguồn vốn do Ông Bernoit (Pháp) tài trợ sẽ thực hiện trong 3 năm. Mỗi năm sau khi hoàn hết vốn, tổ viên sẽ được vay lại cho năm sau. Số tiền tiết kiệm của nhóm sau 1 năm có được sẽ tuỳ theo quyết định của thành viên để tăng vốn hoặc cho một người mới gia nhập vào nhóm. Hướng sử dụng vốn tín dụng của các thành viên đầu tư vào buôn bán nhỏ, chăn nuôi và trồng trọt nhằm khắc phục cảnh khó khăn của gia đình.

Ngay sau phần thảo luận, các tổ viên nghe công bố quyết định thành lập Quỹ Tín Dụng – Tiết Kiệm Đagury do Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết đã ký căn cứ vào các điều khoản về dự án – Kế hoạch đã triển khai cho bà con và khả năng quản lý, điều hành dự án của ban thực hiện dự án. Linh mục FA Nguyễn Đức Quang, Quản xứ Đagury, được đề cử làm Trưởng ban thực hiện Dự án.

Điểm đặc biệt là ngay từ khi được tập huấn, hai tổ trong nhóm Tín Dung Đagury đã tự nguyện đóng tiết kiệm đến nay đã được 4 tháng. Số tiền tiết kiệm này các tổ viên sẽ lần lượt được vay với lãi suất thấp để tăng vốn sản xuất. Số tiền 3 triệu đồng vay của Quỹ Tín dụng – Tiết kiệm không phải là lớn nhưng nó chứa đựng bao kỳ vọng của các gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa để họ học cách tự lập về kinh tế và góp phần nâng cao đời sống kinh tế gia đình một cách bền vững, cộng đồng được phát triển.

Nhìn niềm vui rạng rỡ trên gương mặt của 30 người phụ nữ nghèo được nhận vốn đợt này, các nữ tu trong Ban Caritas Phan Thiết vẫn thấy chạnh lòng khi nghĩ đến còn có 15 chị tại đây sau khi nghe về lợi ích của chương trình Tín Dụng – Tiết kiệm tương trợ đã tự nguyện họp thành một tổ tiết kiệm nhưng Caritas Phan Thiết chưa tìm ra nguồn vốn để giúp cho họ làm ăn.

Chia tay với Đagury, Caritas Phan Thiết lại bắt đầu cho kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn để thành lập một tổ tín dụng mới bởi chung quanh khu vực hồ thuỷ điện Đa Mi này, còn biết bao phụ nữ nghèo cần được hỗ trợ chút vốn nhỏ để bắt đầu xây dựng một tương lai lớn cho gia đình.
 
Tết Nhâm Thìn 2012 Tại Giáo Xứ Việt Nam Paris: Liên Đới Niềm Tin, Giữ Gìn Bản Sắc Việt
Trần Văn Cảnh
13:00 07/02/2012
TẾT NHÂM THÌN 2012 TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

LIÊN ĐỚI NIỀM TIN, GIỮ GÌN BẢN SẮC VIỆT


Chúa nhật 05.02.2012, Ba đơn vị mừng Tết. Người Công Giáo Việt Nam Paris giữ gìn Bản Sắc Việt giữa Kinh Thành Ánh Sáng Paris. Hội Liên Đới Chuyên Gia và Nhóm Trẻ Giáo Xứ tổ chức Tiệc Xuân cho Các Cụ Cao Niên và cho Giới Trẻ. Nhóm Gia Đình Trẻ mở Tiệc Xuân với cha Tuyên Úy và Ban Mục Vụ Gia Đình.

Bản Sắc Việt giữa Kinh Thành Ánh Sáng Paris

Tết là một lễ hội độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam Công Giáo ở Paris hòa đồng với nếp sống của Kinh Thành Ánh Sáng, mừng Lễ Giáng Sinh trong gia đình, mừng Tết Dương Lịch ngoài thành phố, cử hành chương trình mục vụ Liên Đới Niềm Tin trong năm 2012 với Tổng Giáo Phận Paris ; nhưng trang trọng và thân tình ấm cúng hơn, họ mừng Tết Nguyên Đán, đầu năm Âm Lịch.

Mồng Một Tết Nhâm Thìn rơi vào ngày 23.01.2012. Nhưng những người Việt Công Giáo ở Paris thì lại không chỉ mừng Tết vào ba ngày tết, cũng không chỉ mừng Tết trong tháng giêng, như câu ca dao « Tháng giêng là tháng ăn chơi ». Thực tế, Tết ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, tổ chức vào các cuối tuần, kéo dài hơn một tháng, khởi đầu trước tết, từ ngày 14.01.2012 với Tiệc Xuân của Hội Thân Hữu Taxi, đến hết ngày 26.02.2012, với Tiệc Đốt Tết của Hội Liên Đới Xây Dựng.

Xem hình

Nét tinh túy nhất của Tết là ba cuộc gặp gỡ truyền thống gia đình đã được trang trọng cử hành trong thánh lễ Giao Thừa, tối đêm 22.01.2012. Giáo Xứ đã cùng nhau, quây quần bên Ban Giám Đốc, để gặp gỡ và chúc tuổi Chúa, đó là Gặp gỡ gia thần ; để nhắc lại công ơn của các bậc tổ tiên là Các Thánh Tử Đạo và của các bậc tiền bối đã thành lập và xây dựng Giáo Xứ, đó là Gặp gỡ tổ tiên ; và để cùng gặp nhau, chúc tuổi Ban Giám Đốc và các bậc Cao Niên, mừng tuổi cho Giới Trẻ và các con cháu Thiếu Nhi, đó là Gặp gỡ người trong nhà.

Tinh thần xã hội dân tộc quan trọng của Tết là thăm viếng và gặp gỡ họ hàng, làng xóm, bạn bè và đồng nghiệp, để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng, để thắt chặt tình liên đới mọi người với nhau, để chúc sức khỏe, tài lộc, may mắn, an lành và hạnh phúc cho nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.

Cùng với tinh thần xã hội dân tộc này, một nét độc đáo khác của bản sắc Tết là văn hóa ẩm thực. Gặp nhau và cùng nhau « ăn tết », với những món đặc biệt tết, như bánh chưng, bánh dầy, bánh tét, xôi gấc, xôi đỗ, thịt đông, giò lụa, gỏi, nộm, dưa hành, bánh mứt, quýt,…

Hai nét văn hóa Tết này đã được thấy rõ qua tất cả những Tiệc Xuân do các đơn vị mục vụ tổ chức, từ Tiệc Xuân của Hội Đồng Mục vụ ; qua Tiệc Xuân của các họ lẻ : Sarcelles, Villiers-Le-Bel, Marne-La-Vallée, Antony, Ermont, Cergy ; đến Tiệc Xuân của các hội đoàn, ban nhóm : Cursillo, Đạo Binh Đức Mẹ, Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đới Chuyên Gia, Thân Hữu Taxi, Liên Đới Xây Dựng, Lớp Pháp Văn, Nhóm Gia Đình Trẻ, Nhóm Trẻ, …

Đón mừng Tết, tổ chức và tham dự Tết, « ăn Tết », phải chăng đó là những biểu lộ của nhu cầu văn hóa, mà hơn người Việt ở quê hương không bị sức ép mạnh của đồng hóa giao lưu âu châu đe dọa, người Việt ở Hải Ngoại, trong đó có Người Việt Công Giáo ở Paris, cảm thấy bức bách gắn bó hơn ? Phải chăng đón Tết và ăn Tết là một hành động giữ gìn cốt lõi và bảo trì bản sắc Việt của người Việt Công Giáo Paris ?

Tiệc Xuân cho Các Cụ Cao Niên và cho Giới Trẻ

Tôn kính và thương mến các bậc cao niên là hành động quan trọng trong bản sắc văn hóa việt nam và trong giáo lý công giáo. Hàng năm, vào Lễ Thánh Gia Giáo Xứ Việt Nam luôn luôn cử hành thánh lễ mà một trong những ý chỉ là cầu nguyện cho các bậc cao niên, và vào Lễ Giao Thừa đại diện Hội Đồng Mục Vụ bầy tỏ tâm tình tôn kính, thương mến và chúc tuổi các vị cao niên. Hai năm 1999 và 2006, Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức trọng thể Lễ Mừng Kính Thượng Thọ Các Bậc Cao Niên của Giáo Xứ. Từ 2009, một nhóm anh chị em thiện nguyện của Hội Liên Đới Chuyên Gia đã lấy sáng kiến tổ chức một số hành động đặc biệt dành cho các bậc cao niên, trong đó có tiệc xuân.

Tiệc Xuân Cao Niên đầu tiên đã được tổ chức vào chủ nhật 15.02.2009. Dưới sự hướng dẫn của cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách, với sự dấn thân nhiệt tình của dăm bảy anh chị em kỹ sư, quản trị viên, bác sỹ,… và sự cộng tác của một số thiện nguyện đến từ các đoàn nhóm khác, đặc biệt là giới trẻ, một buổi Lễ Hội Xuân linh đình đã được tổ chức cho các bậc Cao Niên, bao gồm Thánh Lễ Xuân, phát Lộc Lời Chúa Xuân, tặng Hoa Xuân, dự Tiệc Xuân miễn phí, và thưởng thức Văn Nghệ Xuân.

Chúa nhật 05.02.2012 là Lễ Hội Xuân Cao Niên lần thứ tư. Cũng như ba lần trước, vào các năm 2009, 2010 và 2011, lần này trên dưới khoảng 200 vị cao niên và anh em giới trẻ đã đến tham dự. Nhưng khác với ba năm đầu, lần này cha Tuyên Úy và các anh chị thiện nguyện Chuyên Gia đã không chỉ mời các bậc cao niên, mà còn mở rộng ra với giới trẻ. Lý do vì năm nay, trong đường hướng mục vụ Liên Đới Niềm Tin, tạo dịp để hai lớp tuổi cao niên và giới trẻ có thể gặp nhau và chia sẻ niềm tin.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức ông chủ tế đã hiểu được ý hướng này của ban tổ chức. Nhắc đến tuần lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân từ 05 đến 12.02.2012, nhắc đến hai lớp tuổi Cao Niên và Giới Trẻ được mời tham dự Lễ Hội Xuân hôm nay, rồi dựa vào ba bài thánh kinh chúa nhật V thường niên năm B, Đức Ông đã mời các bậc Cao Niên và các Bạn Trẻ cùng nhau LIÊN ĐỚI chia sẻ NIỀM TIN của mình.

Như ông Gióp, chúng ta hãy chia sẻ cùng nhau những khổ dịch, những lao lung vất vả, những vô vọng, những đau khổ ê chề, và ngay cả già yếu. Theo chân Chúa, chúng ta hãy đi thăm những người bệnh tật và cứu đỡ họ, như Chúa đã cứu đỡ bà mẹ vợ ông Simon.

Theo gương thánh Phaolô, chúng ta hãy chia sẻ niềm tin. Đi rao giảng Tin Mừng, rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho. Trở thành nô lệ cho mọi người hầu chinh phục thêm được nhiều người. Trở nên yếu với những người yếu để chinh phục những người yếu. Trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Theo chân Chúa, chúng ta hãy đến các làng xã chung quanh, để rao giảng Tin Mừng.

Sau Thánh lễ, cả không gian tiếp tân đã dành cho Tiệc Xuân và Văn Nghệ Xuân. Cả căn phòng khánh tiết rộng lớn đã dành kê 24 bàn tiệc, mỗi bàn 12 chỗ ngồi. Các vị cao niên và các bạn trẻ đã vui vẻ cùng nhau ngồi vào bàn tiệc. Rồi múa lân khai mào. Pháo Tết nổ bùng bùng. Cha Tuyên Úy nói lời chào mừng và chúc tuổi các vị cao niên và các bạn trẻ. Rượu thịt, đồ ăn mặn ngọt, bánh trái được bưng ra.

Và để giúp vui, cả một chương trình văn nghệ đã được MC Hoàng Anh điều hợp và giới thiệu, với sự trợ giúp của ban nhạc Ngọc Chấn, Tấn Phát, Quang Diệu. Trước sau, trên 20 mục văn nghệ đã được trình diễn, gồm vũ điệu, đơn ca, hòa tấu, kịch,.. với Thiếu nhi Thánh Thể, Ca đoàn Triều Dâng, Lớp Đàn Tranh, Giới trẻ, và các ca sỹ Ngọc Châu, Mỹ Ly, Đinh Đại, Hoàng Anh, Ngọc Xuân, Thu Hồng, …

Tiệc Xuân của Nhóm Gia Đình Trẻ

Trong một căn phòng khác nhỏ hơn, Nhóm Gia Đình Trẻ đã mở Tiệc Xuân với cha Tuyên Úy và Ban Mục Vụ Gia Đình. Đây là lần thứ hai trong bốn lần sinh hoạt của nhóm trong năm 2011-2012.

Lần đầu vào ngày Chúa nhật 04.12.2011, nhóm đã đi thăm các cụ cao niên việt nam ở nhà đưỡng lão AREPA, Créteil.

Lần hai, chúa nhật 05.02.2012 hôm nay, nhóm gặp nhau cùng chúc tuổi nhau và ăn tết chung với Đức Ông và những giảng viên trong Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình.

Lần Ba, vào chúa nhật 11.03.2012, nhóm sẽ tổ chức một buổi học hỏi thảo luận về một đề tài mục vụ gia đình.

Lần bốn, vào chúa nhật 01.07.2012, nhóm sẽ đi Pique-nique chung với nhau để kết thúc sinh hoạt năm 2011-2012.

Khoảng 50 người gồm cha mẹ con cái của các gia đình trẻ và ba bốn giảng viên Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình đã đến tham dự Tết Gia Đình Trẻ. Ngoài việc gặp gỡ, thông cảm, chia sẻ các câu chuyện hàng ngày, ngoài việc « ăn tết » với món gỏi tôm bưởi vừa đẹp vừa ngon, với món bánh tét và dưa giá nam kỳ độc đáo, với món thịt kho trứng mặn mà ăn với cơm trắng dẻo thơm, món chè ngọt lịm,…các anh chị còn thảo luận chuẩn bị chọn đề tài cho lần sinh hoạt vào tháng tới.

Xác định rằng nhóm gọi tên là Gia đình trẻ, nhưng mở rộng tay đón tiếp mọi người, không loại trừ ai, có gia đình hay không, chỉ cần có ý muốn góp phần xây dựng gia đình theo tinh thần giáo hội của Chúa. Các sinh hoạt của nhóm giới hạn vào bốn lần một năm, xoay quanh việc gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau và cùng nhau làm một vài việc xã hội, văn hóa, học hỏi, thân hữu,…

Ba đề tài đã được gợi ra để thảo luận vào lần gặp nhau sắp tới : Liên đới niềm tin trong gia đình, Những điểm nóng gia đình hôm may và Vợ chồng chia sẻ công việc gia đình. Các anh chị đã chọn đề tài thứ ba : « Vợ chồng chia sẻ công việc gia đình ».

Một ngày vui thắm tình người và tình bạn đã trôi qua. Một bữa Tết truyền thống đã hoàn tất.

Tay bắt, mặt mừng, các anh chị, người trao quà riêng cho nhau, người nói lời tạm biệt. Có người đọc lại câu thơ của Du Sinh bìa số báo « Vui Xuân Con Rồng » của Báo Giáo Xứ :

« Nhâm Thìn đến trước thềm nhà
Vườn đào đỏ thắm, hương hoa đầy tràn
Nhắc rằng Chúa rất từ nhân,
Dậy con từ thủa tuổi xuân chưa tròn
Dậy rằng xuân mất hay còn,
Tinh thần liên đới vàng son vững bền ».


Paris, ngày 07 tháng 02 năm 2012

Trần Văn Cảnh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác
Thanh Phương / RFI
10:32 07/02/2012
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng : Chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác

Ông Lê Văn Hiền
Dưới áp lực của công luận, chính quyền Việt Nam cuối cùng đã phải có biện pháp mạnh đối với các lãnh đạo huyện Tiên Lãng, Hải Phòng trong vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn. Theo báo chí trong nước, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng hôm nay 07/02/2012, vừa quyết định tạm đình chỉ công tác Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh.

Trong cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư Thành uỷ cho biết là chính quyền TP Hải Phòng cũng quyết định kiểm điểm Trưởng Công an huyện, Bí thư và chủ tịch xã Vĩnh Quang. Còn Ban thường vụ TP Hải Phòng thì « nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm » vì đã để xảy ra sự việc « gây dư luận không tốt trong nhân dân »

Đặc biệt, Thành phố Hải Phòng yêu cầu công an thành phố « khẩn trương điều tra » để khởi tố vụ án phá nhà trong đầm của ông Đoàn Văn Vươn.

Trong vụ cưỡng chế ngày 5/1 vừa qua, nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị phá sập, khiến vợ con ông nay phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, mà không không hề có sự giúp đỡ nào từ chính quyền địa phương.

Về phần ông Đoàn Văn Vươn hiện đang bị tạm giam với các tội danh « chống người thi hành công vụ, tàng trữ vũ khí, giết người », vì đã cùng với người nhà chống lại lực lượng thi hành lệnh cưỡng chế, cụ thể là đã dùng súng hoa cải bắn làm bị thương 6 cán bộ, công an và bộ đội.

Tuy nhiên, đa số dư luận Việt Nam và kể cả một số tờ báo chính thức từ nhiều ngày qua đã bênh vực cho ông Đoàn Văn Vươn, cho rằng ông đã hành động như vậy vì quá uất ức trước quyết định cưỡng chế khu đất mà ông đã bỏ biết bao công sức và tiền của để tạo dựng.

Trong buổi giao lưu trực tuyến do báo Giáo dục Việt Nam tổ chức hôm qua, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Đặng Hùng Võ đã cho rằng việc thu hồi đất ở Tiên Lãng « có nhiều điểm sai luật ». Về phần tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, thì tuyên bố rằng việc đưa hàng chục bộ đội, công an để cưỡng chế với vài người dân là một « vụ trấn áp không thể chấp nhận được ».

Chính quyền Hải Phòng đã ra những quyết định tạm đình chỉ công tác và kiểm điểm các lãnh đạo huyện Tiên Lãng sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng can thiệp vào vụ này, cụ thể là ngày 4/2 vừa qua ông đã yêu cầu Hải Phòng phải làm rõ ba điểm : Việc thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào ? Việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không ? Nhà của ông Đoàn Văn Vươn do ai phá hủy ?

Vụ Tiên Lãng càng làm nỗi rõ những vấn đề liên quan đến Luật đất đai ở Việt Nam, mà theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân căn bản của các tranh chấp đất đai vẫn là do luật không công nhận quyền tư hữu ở Việt Nam, tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền ở các cấp chính quyền địa phương.
 
Thông Báo
Tuyển ơn gọi Phan Sinh đợt 1 năm 2012
Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam
17:28 07/02/2012
Kính gởi: Quý Cha, Quý Phụ huynh và các bạn trẻ

Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam trân trọng thông báo đến Quý Cha, Quý Phụ huynh và các bạn trẻ về việc tuyển sinh đợt 1 năm 2012.

Để đón nhận những ứng sinh mới, có nguyện vọng sống ơn gọi người Phan Sinh (Phanxicô), Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng sẽ tổ chức kỳ tĩnh tâm khám phá và tuyển lựa ơn gọi từ ngày 14/5 đến 19/5/2012 với những thông tin sau:

1. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN :

- Có ước muốn tìm hiểu đời sống tu trì;
- Đã tốt nghiệp PTTH : tuổi từ 18-22;
- Nếu đang theo học đại học, cao đẳng hoặc đã tốt nghiệp: tuổi không quá 25.

2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỂ LỆ GHI DANH

• Thời gian : Từ nay cho đến ngày 30 tháng 04 năm 2012
• Địa điểm : Tu viện Phanxicô, 42 đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp HCM

Xin liên hệ:

(1) Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Trọng Đệ - cell phone : 01666255109
(2) Linh mục Gioan Baotixita Trần Khắc Du - cell phone : 0986 497 008
(3) Email Ban Mục vụ ơn gọi : mucvuongoiofm@gmail.com

• Thể lệ ghi danh : Hồ sơ gồm:

(1) Đơn xin tham dự tuần khám phá ơn gọi theo mẫu (có dán ảnh và cha xứ xác nhận)
(2) Bản sao Bằng Tốt Nghiệp Phổ Thông Trung Học hoặc Bằng Tốt Nghiệp đại học
(3) Bản sao học bạ cấp ba hoặc bảng điểm những năm đại học.

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp cho Ban Mục Vụ Ơn Gọi hoặc gởi qua đường bưu điện theo địa chỉ :

Lm Đinh Trọng Đệ, Tu viện Phanxicô, 42 đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp. HCM

3. CHƯƠNG TRÌNH TĨNH TÂM KHÁM PHÁ ƠN GỌI

• Thời gian : 8:00g Thứ Hai ngày 14 tháng 05 đến 15:00g Thứ Bảy ngày 19 tháng 05 năm 2012
• Địa điểm : Tu viện Phanxicô, 42 đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Tp. HCM.
• Chương trình : Các em chia sẻ bản thân, gia đình, ước mơ trong nhóm ;
Các em có 3 ngày tĩnh tâm, được đồng hành để giúp khám phá ơn gọi và kiểm tra những yếu tố cần thiết cho hướng ơn gọi dâng hiến
(trí tuệ, sức khoẻ, khả năng sống đời sống chung).

Ban Mục Vụ Ơn Gọi
Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam
Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Trọng Đệ, OFM 

TỈNH DÒNG THÁNH PHANXICÔ VIỆT NAM
Tu viện Phanxicô
42 Đình Phong Phú, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9, Tp.HCM

Email : mucvuongoiofm@gmail.com
Web : http://www.ofmvn.org

ĐƠN XIN THAM DỰ
Tuần Lễ Khám Phá Ơn Gọi

Kính gởi : Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam

Con là

Tên thánh, họ và tên :

Sinh ngày tháng năm tại :

Số CMND : Ngày cấp : Nơi cấp :

Tốt nghiệp phổ thông trung học năm :

Tên cha : Sinh năm :

Tên mẹ : Sinh năm :

Số anh chị em : [ ] anh trai, [ ] chị gái, [ ] em trai, [ ] em gái

Địa chỉ gia đình :

Thuộc giáo xứ : Điện thoại cha xứ :

Giáo phận :

Địa chỉ liên lạc :

Điện thoại : Email :

Con xin tham dự Tuần Tĩnh tâm Khám phá ơn gọi

do Ban Mục Vụ Ơn Gọi Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam tổ chức.

Ngày tháng năm 2012
Xác nhận của cha xứ Ứng sinh ký tên
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuông Chùa
Nguyễn Đức Cung
22:29 07/02/2012
CHUÔNG CHÙA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vào chùa nghe tiếng chuông ngân
Sân si, rũ sạch, thân, tâm, nhẹ nhàng..
(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền