Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ tạ ơn 17 chân phước tử đạo Lào tại Vương Cung Thánh Đường Paris
Lê Đình Thông
14:35 05/02/2017
VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG PARIS CỬ HÀNH LỄ
TẠ ƠN 17 CHÂN PHƯỚC LÀO TỬ ĐẠO TỪ 1954 ĐẾN 1970
18 giờ 30 Chúa Nhật 05/02/2017 - ĐHY André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris, đã cử hành trọng thể Thánh lễ Tạ Ơn sau khi 17 vị Tử đạo Lào được Hội Thánh phong chân phước. 25 vị giám mục trên khắp nước Pháp, linh mục Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris, linh mục bề trên Hội Thừa sai Tận hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) và nhiều linh mục đã đồng tế.
Tưởng cũng nên nhắc lại Chúa Nhật 11/12/2016, ĐHY Orlando Quevedo người Phi Luật Tân đã đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô chủ lễ phong chân phước cho 17 vị tử đạo nước Lào tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Tâm (Vạn Tượng).
Trong Thánh lễ phong chân phước kéo dài 3 tiếng đồng hồ, các thanh niên Lào đã diễn lại hành trình đức tin của các vị tử đạo. Án phong chân phước được mở ra năm 2004, đến tháng 6/2015 được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Lào. Vì thánh đường chỉ có 400 chỗ nên giáo dân đứng chật nhiều đường phố chung quanh. Giáo Hội Công Giáo Lào gồm có người Lào, Kmhmu, Hmong và người Việt.
4 vị giám quản tông tòa Vạn Tượng, Luang Prabang, Paksé, Savannakhet, 11 vị giám mục đến từ Việt Nam, Kampuchia, Thái Lan, linh mục Tổng quyền Hội Thừa sai Paris (MEP) và Hội Thừa sai Tận hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) đã cùng cử hành thánh lễ.
Nhà thờ Chánh tòa Thánh Tâm (Vạn Tượng)
Mùa xuân 1953, du kích Lào cộng (Pathet Lao) chiếm tỉnh Sầm Nứa. Các vị thừa sai phải di tản đi nơi khác. Cha Giuse Thảo Tiên, thụ phong linh mục năm 1949, quyết định ở lại với các tín hữu. Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để làm chứng cho đức tin. Cha Tiên bị cộng quân giam giữ tại trại Talang. Ngày 02/06/1954, ngài bị xứ bắn. Trước đó, ngài từ chối không hồi tục lấy vợ theo sự dụ dỗ của Pathet Lào.
Ngoài ra, cha Gioan Baotixita Malo từng truyền giáo ở bên Tầu bị bắt cùng 4 vị khác. Ngài bị đưa sang một thung lũng ở miền Trung nước Việt, chết vì bị tra tấn dã man. Năm 1960, một thầy giảng người Hmong và cha Mario Borzaga cũng tử đạo. Năm 1961, các linh mục Louis Leroy, Michel Coquelet et Vincent L’Hénoret bị cộng quân bạo hành đến chết. Tại miền Nam nước Lào, cha Noël Tenaud, cha Marcek Denis và thầy giảng Outhay cùng chung số phận. Sau đó đến lượt thầy Gioan Wauthier, tông đồ người nghèo bị xử bắn. Trong di bút, một vị tử đạo Lào đã viết như sau: ‘‘Chúng tôi là các nhà truyền giáo, cam chịu kham khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng. Trong thời kỳ cộng quan bách hại đạo Công Giáo, chúng tôi đều muốn được phúc tử đạo. Khi còn sống, chúng tôi hết lòng giúp đỡ người nghèo, lặn lội vào hang cùng ngõ hẻm, trong các thôn làng hẻo lánh, săn sóc các bệnh nhân và loan báo Tin Mừng’’.
Trong lễ Tạ ơn ngày 05/02, ĐHY Vingt-Trois đã tán dương công đức của các vị tân chân phước. Các ngài là nhân chứng dũng cảm của Chúa Kitô trong thế kỷ XX, rao giảng hòa bình và công lý. ĐHY Tổng giám mục Paris kết luận: 17 anh hùng tử đạo, người Lào hay người Pháp, làm chứng cho Tin Mừng. Họ là các viên đá vững chắc xây dựng Giáo Hội non trẻ ở Lào. 17 tân chân phước còn là tấm gương sáng cho giới trẻ noi theo.
Việc các tu sĩ và tín đồ Công Giáo bị bức tử là bản cáo trạng, phản ảnh trung thực về thực trạng tôn giáo tại hai nước cộng sản Lào, Việt.
Giáo Xứ Paris, ngày 05/02/2017
Lê Đình Thông
TẠ ƠN 17 CHÂN PHƯỚC LÀO TỬ ĐẠO TỪ 1954 ĐẾN 1970
Tưởng cũng nên nhắc lại Chúa Nhật 11/12/2016, ĐHY Orlando Quevedo người Phi Luật Tân đã đại diện Đức Thánh Cha Phanxicô chủ lễ phong chân phước cho 17 vị tử đạo nước Lào tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Tâm (Vạn Tượng).
Trong Thánh lễ phong chân phước kéo dài 3 tiếng đồng hồ, các thanh niên Lào đã diễn lại hành trình đức tin của các vị tử đạo. Án phong chân phước được mở ra năm 2004, đến tháng 6/2015 được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận. Thánh lễ được cử hành bằng tiếng Lào. Vì thánh đường chỉ có 400 chỗ nên giáo dân đứng chật nhiều đường phố chung quanh. Giáo Hội Công Giáo Lào gồm có người Lào, Kmhmu, Hmong và người Việt.
4 vị giám quản tông tòa Vạn Tượng, Luang Prabang, Paksé, Savannakhet, 11 vị giám mục đến từ Việt Nam, Kampuchia, Thái Lan, linh mục Tổng quyền Hội Thừa sai Paris (MEP) và Hội Thừa sai Tận hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) đã cùng cử hành thánh lễ.
Mùa xuân 1953, du kích Lào cộng (Pathet Lao) chiếm tỉnh Sầm Nứa. Các vị thừa sai phải di tản đi nơi khác. Cha Giuse Thảo Tiên, thụ phong linh mục năm 1949, quyết định ở lại với các tín hữu. Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để làm chứng cho đức tin. Cha Tiên bị cộng quân giam giữ tại trại Talang. Ngày 02/06/1954, ngài bị xứ bắn. Trước đó, ngài từ chối không hồi tục lấy vợ theo sự dụ dỗ của Pathet Lào.
Ngoài ra, cha Gioan Baotixita Malo từng truyền giáo ở bên Tầu bị bắt cùng 4 vị khác. Ngài bị đưa sang một thung lũng ở miền Trung nước Việt, chết vì bị tra tấn dã man. Năm 1960, một thầy giảng người Hmong và cha Mario Borzaga cũng tử đạo. Năm 1961, các linh mục Louis Leroy, Michel Coquelet et Vincent L’Hénoret bị cộng quân bạo hành đến chết. Tại miền Nam nước Lào, cha Noël Tenaud, cha Marcek Denis và thầy giảng Outhay cùng chung số phận. Sau đó đến lượt thầy Gioan Wauthier, tông đồ người nghèo bị xử bắn. Trong di bút, một vị tử đạo Lào đã viết như sau: ‘‘Chúng tôi là các nhà truyền giáo, cam chịu kham khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng. Trong thời kỳ cộng quan bách hại đạo Công Giáo, chúng tôi đều muốn được phúc tử đạo. Khi còn sống, chúng tôi hết lòng giúp đỡ người nghèo, lặn lội vào hang cùng ngõ hẻm, trong các thôn làng hẻo lánh, săn sóc các bệnh nhân và loan báo Tin Mừng’’.
Trong lễ Tạ ơn ngày 05/02, ĐHY Vingt-Trois đã tán dương công đức của các vị tân chân phước. Các ngài là nhân chứng dũng cảm của Chúa Kitô trong thế kỷ XX, rao giảng hòa bình và công lý. ĐHY Tổng giám mục Paris kết luận: 17 anh hùng tử đạo, người Lào hay người Pháp, làm chứng cho Tin Mừng. Họ là các viên đá vững chắc xây dựng Giáo Hội non trẻ ở Lào. 17 tân chân phước còn là tấm gương sáng cho giới trẻ noi theo.
Việc các tu sĩ và tín đồ Công Giáo bị bức tử là bản cáo trạng, phản ảnh trung thực về thực trạng tôn giáo tại hai nước cộng sản Lào, Việt.
Giáo Xứ Paris, ngày 05/02/2017
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đồng Hương giáo xứ chính tòa Bùi Chu miền Sài Gòn tổ chức thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho tổ tiên
Maria Vũ Loan
07:09 05/02/2017
Nhân ngày truyền thống kính nhớ tổ tiên, Ban đại diện Đồng Hương giáo xứ chính tòa Bùi Chu miền Sài Gòn đã tổ chức thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho tổ tiên tại giáo xứ tân Chí Linh, hạt Chí Hòa, TGP Sài Gòn vào lúc 10 giờ 00 ngày Chúa Nhật, 05/02/2017 (nhằm mồng 9 Tết Đinh Dậu).
Xem hình
Tham dự thánh lễ đồng tế có linh mục Giacobe Đỗ Huy Nghĩa OP, linh mục Phêrô Võ Hải Điền (đang giúp mục vụ tại nước Lào) và linh mục Phêrô Trần Viết Thái (giáo điểm Vĩnh Lộc, TGP Sài Gòn), một thầy dòng Phanxico, Ban Đại Diện nhiệm kỳ 2016-2020, quí thân hữu và đông đảo ông bà, anh chị em, con cháu có quê cha đất tổ là làng Bùi Chu.
Hôm nay, cha chủ sự thánh lễ Giacobe Đỗ Huy Nghĩa đã gợi nhớ về gốc tích ông bà tổ tiên. Đó là những con người đã có cuộc sống mặn mà, đậm đà như muối giữa những người sống trên cùng mảnh đất, cùng làng với nhau; cụ thể là giữa hai dòng họ Đỗ và Vũ rất thân thương. Những con người đó đã xây làng có cửa đông cửa tây để dân làng được an lành; dựng lũy để ngăn cản không cho điều xấu xâm nhập vào làng... Không những thế, ông bà tổ tiên còn đón nhận ánh sáng chính là chân lý đức tin với một lòng đạo đơn sơ nhiệt thành. Sống đạo đơn sơ khi đón nhận đức tin từ những giáo sĩ truyền giáo; nhiệt thành khi hiến dâng đất cho Tòa Giám mục, đón nhận các tu viện, hội dòng, thân thiện với những cơ sở xã hội.
Với hoàn cảnh thiên thời, địa lợi, nhân hòa, những người làng Bùi Chu đã có cuộc sống tốt lành và Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn đã tặng dân làng hai câu thơ trong một dịp Tết:
“Thứ nhất thì có thiên đàng Thứ nhì lịch sử có làng Bùi Chu”
Sau đó, cha cho biết giáo phận Bùi Chu đã có kế hoạch xây nhà thờ chánh tòa mới. Kết thúc bài giảng là một lời cầu chúc năm mới rất thiết thực của cha chủ tế. Với lư hương, hoa nến, đoàn con cháu đã dâng của lễ lên bàn thờ với lòng thánh kính mà ai có lòng biết ơn với tổ tiên cũng xúc động.
Sau thánh lễ, ông trưởng Ban đại diện Phanxico Xavier Vũ Đình Thành đã thay mặt đồng hương nói lời cảm ơn quí cha. Sau 16 năm làm tốt công việc trong Ban đại diện đồng hương, ông Vũ Minh Mẫn, giáo xứ An Lạc đã được trao bằng khen và có hai vị ân nhân khác cũng nhận bằng khen với đề mục khác. Và cả những lời cảm ơn cho những vị đã góp công góp của trong việc tổ chức thánh lễ và tiệc mừng hôm nay. Việc chụp ảnh lưu niệm chỉ có những người trong Ban Đại Diện trong khi mọi người lần lượt xuống hội trường chuẩn bị liên hoan.
Văn nghệ trong tiệc mừng cũng rất sinh động và phong phú khi có múa lụa, đơn ca, song ca, múa mừng xuân, múa nón; đặc biệt là cha Phêrô Võ Hải Điền lên hát một bài bằng tiếng Lào nghe rất lạ tai và nhận được tràng vỗ tay nồng nhiệt. Ông Huỳnh Bá Song, trưởng Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm GP Sài Gòn cũng lên phát biểu về việc hành hương.
Được biết, Ban Đại Diện đồng hương nhiệm kỳ mới (2016-2020) của toàn miền Sài Gòn đã bầu lại như sau: Trưởng ban là ông Phanxico X. Vũ Đình Thành, phó ban nội vụ là ông Vũ Hoàng Giang, phó ban ngoại vụ là ông Vũ Xuân Ngọc, thủ quĩ là ông Vũ Văn Đỉnh và các Ủy viên là trưởng các khu trong miền Sài Gòn.
Những câu chuyện thăm hỏi nhau rộn rã, thân thiện trong tiệc liên hoan và khoảng thời gian quí báu như nói lên lòng tri ân tiền nhân trong tình liên kết giữa những người cùng quê hương và cùng một niềm tin ánh sáng chân lý Đức Kitô.
Xem hình
Tham dự thánh lễ đồng tế có linh mục Giacobe Đỗ Huy Nghĩa OP, linh mục Phêrô Võ Hải Điền (đang giúp mục vụ tại nước Lào) và linh mục Phêrô Trần Viết Thái (giáo điểm Vĩnh Lộc, TGP Sài Gòn), một thầy dòng Phanxico, Ban Đại Diện nhiệm kỳ 2016-2020, quí thân hữu và đông đảo ông bà, anh chị em, con cháu có quê cha đất tổ là làng Bùi Chu.
Với hoàn cảnh thiên thời, địa lợi, nhân hòa, những người làng Bùi Chu đã có cuộc sống tốt lành và Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn đã tặng dân làng hai câu thơ trong một dịp Tết:
“Thứ nhất thì có thiên đàng Thứ nhì lịch sử có làng Bùi Chu”
Sau đó, cha cho biết giáo phận Bùi Chu đã có kế hoạch xây nhà thờ chánh tòa mới. Kết thúc bài giảng là một lời cầu chúc năm mới rất thiết thực của cha chủ tế. Với lư hương, hoa nến, đoàn con cháu đã dâng của lễ lên bàn thờ với lòng thánh kính mà ai có lòng biết ơn với tổ tiên cũng xúc động.
Sau thánh lễ, ông trưởng Ban đại diện Phanxico Xavier Vũ Đình Thành đã thay mặt đồng hương nói lời cảm ơn quí cha. Sau 16 năm làm tốt công việc trong Ban đại diện đồng hương, ông Vũ Minh Mẫn, giáo xứ An Lạc đã được trao bằng khen và có hai vị ân nhân khác cũng nhận bằng khen với đề mục khác. Và cả những lời cảm ơn cho những vị đã góp công góp của trong việc tổ chức thánh lễ và tiệc mừng hôm nay. Việc chụp ảnh lưu niệm chỉ có những người trong Ban Đại Diện trong khi mọi người lần lượt xuống hội trường chuẩn bị liên hoan.
Văn nghệ trong tiệc mừng cũng rất sinh động và phong phú khi có múa lụa, đơn ca, song ca, múa mừng xuân, múa nón; đặc biệt là cha Phêrô Võ Hải Điền lên hát một bài bằng tiếng Lào nghe rất lạ tai và nhận được tràng vỗ tay nồng nhiệt. Ông Huỳnh Bá Song, trưởng Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm GP Sài Gòn cũng lên phát biểu về việc hành hương.
Được biết, Ban Đại Diện đồng hương nhiệm kỳ mới (2016-2020) của toàn miền Sài Gòn đã bầu lại như sau: Trưởng ban là ông Phanxico X. Vũ Đình Thành, phó ban nội vụ là ông Vũ Hoàng Giang, phó ban ngoại vụ là ông Vũ Xuân Ngọc, thủ quĩ là ông Vũ Văn Đỉnh và các Ủy viên là trưởng các khu trong miền Sài Gòn.
Những câu chuyện thăm hỏi nhau rộn rã, thân thiện trong tiệc liên hoan và khoảng thời gian quí báu như nói lên lòng tri ân tiền nhân trong tình liên kết giữa những người cùng quê hương và cùng một niềm tin ánh sáng chân lý Đức Kitô.
Chiến dịch cứu Giáo Xứ Đông Yên, Việt Nam
Thông Nguyễn
12:43 05/02/2017
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn, Anh Josh Nguyễn Văn Thông, thành viên của "Chiến Dịch Cứu Giáo Xứ Đông Yên" tường thuật về buổi hội thảo với chủ đề " Phát Triển Xã Hội Dân Sự Tại Việt Nam- Thách Thức và Cơ Hội" đã diễn ra tại tòa nhà Rayburn thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 1 tháng 2 năm 2017
Thông Nguyễn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chung quanh việc phê bình Đức Phanxicô (tiếp theo và hết)
Vũ Văn An
18:13 05/02/2017
Cùng bước với Phêrô
Hiện nay, nhiều người Công Giáo dường như đã vượt ranh giới phê bình Đức Giáo Hoàng để kết án ngài. Trong đó, có đồng nghiệp của Tiến Sĩ Mirus tức Phil Lawler. Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ký giả này đặt bút viết bài “Pope Francis has become a source of division” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đã Trở Thành Nguồn Gây Chia Rẽ).
Theo ký giả này, Đức Phanxicô có lối cai trị độc đoán và cổ vũ, cách không khoan nhượng, một chương trình có bản chất cực đoan. Lối cai trị độc đoán thể hiện rõ rệt nhất gần đây khi ngài qua mặt tư thế độc lập và có chủ quyền của Hội Hiệp Sĩ Malta. Viết về hành động này trên tờ Wall Street Journal, Sohrab Ahmari, một tân tòng, cho rằng nó “gây chia rẽ Giáo Hội”.
Lawler còn nhận định thêm: “Cũng như trong các cuộc tranh luận khác gần đây như việc rước lễ của người ly dị tái hôn; tư thế của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; đối thoại giữa Tòa Thánh và chế độ Cộng Sản Trung Hoa, các người bảo thủ đứng về một bên còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì đứng về bên kia”.
Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng có quyền ra quyết định và ấn định chính sách. Nhưng không như các lãnh tụ chính trị, ngài không nên đem nghị trình riêng của mình vào chức vụ, không nên cổ vũ các đồng minh của mình và trừng phạt các người đối lập trong Giáo Hội. Trump có thể lật ngược quyết định của Obama, nhưng một vị giáo hoàng được người ta chờ mong duy trì các quyết định của các vị tiền nhiệm. Vì dù gì, Giáo Hội cũng không tự phân chia thành phe đảng chống chọi nhau. Nhất là vì ngài là người rất tha thiết với tính cộng đồng, không cai trị theo lối quân chủ, chỉ đề xuất chứ không áp đặt giải pháp cho các vấn đề mục vụ.
Đức Giáo Hoàng, theo Lawler, có thẩm quyền rất lớn trong Giáo Hội, có quyền nói với toàn thể Giáo Hội, nhưng ngài phải bỏ khả năng nói cho chính ngài. Ngài không được phe phái, ngài nên giải quyết các tranh chấp, không nên khởi động chúng.
Giáo hoàng là thầy dậy tối cao về đức tin Công Giáo, nhưng ngài chỉ nên dậy những gì Giáo Hội luôn luôn dậy. Ngài không thể dậy điều gì mới lạ, chỉ nên dậy những chân lý cổ xưa một cách mới lạ. Tự ý đưa vào một điều mới lạ, ngài đã lạm dụng thẩm quyền của mình. Đưa vào một điều mới lạ lại trái với các tín lý đã thành hình của Giáo Hội, ngài phá hủy chính thẩm quyền của mình. Đối với các thắc mắc khiếu nại của tín hữu về tín lý, ngài nên giải thích, không nhục mạ họ.
Thiển nghĩ các nhận định của Lawler quá đáng, vượt quá ranh giới của “ecclesia discens” (Giáo Hội học tập). Không chắc gì ta đã hiểu hết đường lối của Đức Phanxicô để phê phán, thậm chí lên án như trên.
Về phương diện trên, ký giả Michael O’Loughlin của tờ America đề nghị một cách để hiểu đường hướng của Đức Phanxicô là cùng bước đi với ngài.
Ký giả này dùng hình ảnh bước đi để khởi đầu bài báo của mình: xem ra đơn giản, vì bước đi chỉ cần đặt một chân đàng trước chân kia. Nhưng cơ học của nó không đơn giản: hàng chục cơ bắp phải dãn nở trong khi hàng chục cơ bắp khác phải thắt bóp cùng một lúc, tạo ra nhiều căng thẳng trong cơ thể mới đẩy ta tiến về phía trước. Căng thẳng vì thế là dấu chỉ sự sống.
Nếu Giáo Hội hành xử như một thân xác con người, điều mà Thánh Phaolô đã chủ trương, thì trong Giáo Hội cũng phải có các căng thẳng. Từ những ngày đầu triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã xử lý với khá nhiều căng thẳng trong Giáo Hội, định chế ngài được bầu lên để cai quản. Các căng thẳng này mấy lúc gần đây đã trở nên hiển hiện hơn khi ngài cố gắng cải tổ Giáo Hội: tản quyền, nối kết với dân, sẵn sàng đương đầu với các thách đố hơn là tiếp tục làm ngơ chúng vì quan niệm lầm lẫn và quá đơn giản về hợp nhất.
Hình ảnh thứ hai là lễ tấn phong 17 tân Hồng Y hồi tháng 11, 2016 tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Các tân Hồng Y hứa “không ngừng vâng lời Giáo Hội Thánh Thiện, Tông Truyền, Rôma, và Đấng Diễm Phúc Phêrô trong con người của Giám Mục Tối Cao”. Sau đó, các ngài nhận mũ đỏ, nhẫn và phép lành, trao đổi cái hôn với Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y hiện diện. Nghi lễ này nhằm đưa ra một sứ điệp rõ ràng: Dưới Phêrô, tất cả chúng ta là một.
Nhưng mấy ngày trước đó, 4 vị Hồng Y cho người ta thấy rõ: sự hợp nhất của Giáo Hội dưới thời Đức Phanxicô là điều khó nắm (elusive), qua lá thư tỏ ý hoài nghi một số chủ trương của ngài trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương và mong ngài trả lời.
Đức Phanxicô không trực tiếp trả lời. Nhưng theo O’Loughlin, ngài không làm ngơ các quan tâm của các vị. Trong một bài giảng sau lễ tấn phong 17 tân Hồng Y, ngài than phiền về thái độ cứng ngắc của một số vị giáo phẩm.
Rồi ba ngày trước Lễ Giáng Sinh, nói với Giáo Triều, ngài bảo: việc cải tổ Giáo Hội là “dấu hiệu thứ nhất và quan trọng nhất chỉ sự sống của một Giáo Hội đang tiến bước trên đường lữ thứ của mình”. Ngài chấp nhận lời phẩm bình, cho hay: “thiếu phản ứng là dấu chỉ sự chết!”.
Theo Loughlin, gần 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng, Đức Phanxicô tiếp tục phối hợp việc suy tính có tham khảo, việc vững vàng đưa ra các quyết định và việc trực tiếp lôi cuốn các tín hữu giáo dân để đẩy mạnh nghị trình của ngài. Hiện đang có những gợi ý cho thấy ngài rất có thể không thành công trong các cố gắng cải tổ Giáo Hội, vì những người trong nội bộ và những người bảo thủ đang trở thành mạnh dạn hơn nhờ các cố gắng kiểu “dubia” (hoài nghi), nhưng Đức Phanxicô tỏ ra không nao núng, cương quyết đẩy Giáo Hội tiến tới.
Một điểm nữa cần lưu ý, nếu muốn hiểu cung cách cai trị của Đức Phanxicô, đó là tinh thần thượng hội đồng (synodality), tức tham khảo rộng rãi càng nhiều người càng tốt từ khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Ai cũng biết Đức Phaolô VI thiết lập ra Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1965, nhằm tiếp tục triết lý hành động đầy tính hợp tác của Công Đồng Vatican II, một triết lý thực ra đã phát sinh ngay trong những ngày đầu tiên của Giáo Hội.
Nhưng, theo Loughlin, đến thập niên 1980, các Thượng Hội Đồng đã trở thành hết hiệu lực và còn đó cho có lệ, chứ ít làm việc và thiếu đối thoại để có thể thắng vượt tính cứng ngắc của nền hành chánh Vatican.
Loughlin cho biết Đức Tân Hồng Y Joseph Tobin của Newark, người vốn làm việc tại Tòa Thánh một số năm và từng tham dự 5 thượng hội đồng thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, nói rằng: đây là một diễn trình rất rõ ràng, không cần phải suy nghĩ hay tra vấn chi cả, các nghị phụ “nhẩy vọt” (frog-marched) thẳng tới kết luận.
Bầu khí bên trong phòng họp của Thượng Hội Đồng bắt đầu bớt ngột ngạt nhờ sáng kiến của Đức Bênêđictô XVI qua việc du nhập “giờ thoải mái” (happy hour) sau các phiên họp khô khan. Nhờ thế, các giám mục bắt đầu cởi mở với nhau hơn qua một ly cà phê hay một ly bia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicọ tiến một bước xa hơn nữa. Non một năm sau ngày lên ngôi, ngài loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng đặc biệt về Gia Đình, trong đó, không có gì bị loại khỏi nghị trình. Sau đó là hai phiên họp liên tiếp trong hai năm, trong đó, các giám mục có nhiệm vụ soạn thảo các ý tưởng để củng cố các gia đình và đó là điều các ngài đã dành phần lớn thì giờ để bàn thảo.
Nhưng các ngài cũng đã nói tới các gia đình đổ vỡ, những người ly dị và tái hôn theo dân luật, cả những người đồng tính nữa. Đức Phanxicô khuyến khích việc thảo luận này.
Cuộc thảo luận trở nên căng thẳng khi bản tường trình sơ khởi bị bác bỏ vì điều báo chí gọi là “một số ngôn ngữ tích cực một cách không ngờ nói về người đồng tính” và ý nghĩ cho rằng người ly dị tái hôn dân sự có thể được lãnh nhận các bí tích trở lại.
Phiên thứ hai, khai mạc năm 2015, không giải quyết được mối căng thẳng trên. Theo Loughlin, để tránh có hại cho cuộc đối thoại, Đức Phanxicô đã hạn chế tối đa các can thiệp của ngài.
Tuy nhiên, ngay trước khi phiên thứ hai bắt đầu, 13 vị Hồng Y đã trình lên Đức Giáo Hoàng một lá thư ký chung của họ, gợi ý rằng Thượng Hội Đồng của ngài được dự kiến sẽ dẫn tới một kết luận đã định sẵn chứ không hẳn nhằm cổ vũ đối thoại công khai. Một số giám mục còn cho rằng các biên bản của Thượng Hội Đồng đã lạc đề.
Tuy nhiên, Tổng Giám Mục Coleridge của Brisbane, Úc, thì cho rằng ngài biết rõ Đức Phanxicô có kế hoạch riêng.
Quả thế, tháng Tư năm 2016, với việc công bố Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ngoài việc mô tả vẻ đẹp của đời sống gia đình và việc Giáo Hội phải hỗ trợ các gia đình cách hữu hiệu hơn, Đức Giáo Hoàng cũng gợi ý cách phải giải quyết vấn đề rước lễ như thế nào cho những người ly dị tái hôn dân sự.
Theo Loughlin, “Ngài [Đức Phanxicô] dường như muốn gợi ý rằng qua một diễn trình biện phân và thống hối, với sự tham khảo một linh mục, các người Công Giáo ly dị và tái hôn nào muốn rước lễ có thể được trở lại lãnh nhận các bí tích. Đức Giáo Hoàng tìm cách thúc đẩy Giáo Hội tiến tới trong vấn đề này bằng một ghi chú, một dấu hiệu cho thấy giáo huấn này không hẳn là thúc đẩy chính của tông huấn”.
Nhưng ghi chú trên đã gây ra phản ứng mãnh liệt trong Giáo Hội. Theo Loughlin, nó đã lay động cả Giáo Hội và cung cấp cho ta cơ hội để hiểu rõ Đức Giáo Hoàng có ý dẫn ta tới đâu.
Tháng Chín năm ngoái khi các giám mục Á Căn Đình đưa ra một khuôn khổ cụ thể cho phép nới lỏng việc rước lễ và được Đức Phanxicô đồng ý, thì đây là dấu rõ rệt nhất cho thấy qua diễn trình Thượng Hội Đồng, Đức Phanxicô có ý định tổ chức lại cơ cấu của Giáo Hội ra sao. Theo lời Đức HY Tobin, thì diễn trình này là: trong Giáo Hội hoàn cầu này, phải cai quản một cách ít tập trung quyền hành hơn, với địa phương căng thẳng một cách sáng tạo đối với trung ương.
Trên thực tế, diễn trình ấy gồm ba bước: hỏi những câu hỏi khó, suy tính với càng nhiều tâm trí càng hay, rồi đưa ra quyết định để tiến thêm một bước trong cuộc hành trình.
Nhận định của Loughlin là: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất có thể không biết diễn trình trên dẫn ngài hay Giáo Hội tới đâu, nhưng ngài tin tưởng rằng đứng yên một chỗ không phải là một giải pháp”.
Diễn trình trên được Đức Cha Robert McElroy của San Diego, Hoa Kỳ, hết lòng ủng hộ và ngài còn tiến xa hơn một bước bằng cách mời các giáo dân dự một “thượng hội đồng” giáo phận để bàn về Niềm Vui Yêu Thương vào mùa hè năm ngoái với lời hứa: thì giờ của họ không bị phí phạm, và, ngoại trừ sai lầm ra, các khuyến cáo của họ sẽ được thi hành!
Chính Đức Cha McElroy cũng không rõ “thượng hội đồng” của ngài sẽ đi về đâu. Và kết quả của nó làm chính ngài phải ngạc nhiên.
San Diego, với gần 1 triệu người Công Giáo, vốn là giáo phận không thiếu những gia đình ly tán. Quân nhân hiện diện đông đảo tại đây, thành thử, nhiều gia đình phải chịu cảnh bị triển khai (deployment) lâu dài khiến vợ chồng và cha mẹ phải sống xa nhau trong một thời gian dài. Địa phương hóa sứ điệp phổ quát của Đức Phanxicô, người Công Giáo San Diego cho rằng Giáo Hội nên cung ứng tài nguyên cho các gia đình phân tán vì bị triển khai. Và thế là San Diego nghiêng về phía cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, chỉ vì, như lời Đức Cha McElroy: “chúng tôi sẽ làm điều Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi làm và tôi chắc chắn sẽ làm điều này vì dân chúng yêu cầu chúng tôi làm”.
Người hết lòng ủng hộ phương thức của Đức Phanxicô là linh mục Antonio Sparado, giám đốc tập san “bán chính thức” của Tòa Thánh và là người cùng Dòng Tên với ngài. Trong các tháng qua, Linh Mục Sparado đã dùng mọi phương tiện truyền thông để bênh vực người cùng Dòng. Điều này cũng dễ hiểu vì Dòng Tên vốn rất thích việc biện phân. Phương thức này, theo Loughlin, có thể làm lệch hướng những người quen với lối chỉ huy từ trên phán xuống, hết sức rõ ràng.
Phản ảnh Đức Phanxicô từng nét, Cha Sparado nói với tờ America rằng: “nếu diễn trình có thực chất, bạn sẽ không biết kết cục”.
Cha so sánh lối cai quản của Đức Phanxicô với việc đi tìm đường đi quanh co khắp Rôma. Người thời nay có thể dùng GPS để tìm đường cách an toàn dễ dàng. Nhưng Đức Phanxicô thì nhất định thuộc trường phái cũ trong phương thức của ngài. Nên “Ngài không biết chính xác con đường này sẽ dẫn tới đâu. Ngài học và ngài hiểu sự việc từng bước một”.
Mỗi bước có thể gây căng thẳng cho những người lo lắng đối con đường mới ngài đi.
Theo Tổng Giám Mục Coleridge, trong phương thức của ngài, Đức Phanxicô còn muốn cởi bỏ tính huyền bí chung quanh ngôi vị giáo hoàng, một sự huyền bí đạt tới tột đỉnh thời Đức Gioan Phaolô II, người mà nhiều người coi như “một thứ sấm truyền có thể phán ra lời nói cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào”.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đúng hơn ngài là thành phần của một cuộc chuyện vãn vĩ đại thuộc về toàn thể Giáo Hội.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Công Giáo Bỉ Tertio hồi tháng Mười Hai, Đức Phanxicô nói như sau về viễn kiến thượng hội đồng dành cho Giáo Hội của ngài: “Một là có một Giáo Hội theo hình kim tự tháp, trong đó điều gì Phêrô nói đều được thực hiện, hai là có một Giáo Hội với tính thượng hội đồng, trong đó, Phêrô là Phêrô nhưng ngài đồng hành với Giáo Hội, ngài để Giáo Hội lớn mạnh, ngài lắng nghe Giáo Hội, ngài học hỏi từ thực tại này và tiến hành việc hoà nhịp nó, biện phân những gì phát xuất từ Giáo Hội và phục hồi nó cho Giáo Hội”.
Đức Phanxicô nói rằng trong Giáo Hội có tính thượng hội đồng, luôn có chuyển động và đối thoại, nhưng giáo hoàng luôn cầm chịch. Ngài bảo: “Nhưng có câu La Tinh nói rằng các Giáo Hội luôn luôn cum Petro et sub Petro (với Phêrô và dưới Phêrô). Phêrô là người bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội. Ngài là người bảo đảm”.
Tiến về phía trước không luôn luôn dễ dàng. Nó có thể làm bất an những ai quen với những lối sự việc là và vốn là. Thành thử không ngạc nhiên bao nhiêu nếu Đức Phanxicô gặp một số đề kháng nào đó. Tuy thế, Cha Sparado cho hay: những người phê bình Đức Phanxicô đã nhận được quá nhiều chú ý. Dù gì, gần như mọi Hồng Y, chỉ trừ một số vị, đã lên tiếng ủng hộ Đức Giáo Hoàng. Phần lớn người Công Giáo không bận tâm đến các cuộc tranh luận trong nội bộ Giáo Hội.
Cha nói: “Nếu ta đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’, thì sẽ thấy rõ đâu là điều Đức Giáo Hoàng có ý định thực hiện: thiết lập việc biện phân trong mọi diễn trình của Giáo Hội. Ngài cố gắng nói với các mục tử rằng công việc của anh em không phải chỉ áp dụng các qui luật, coi chúng giống như toán học hay các lý thuyết. Công việc của anh em là nhìn vào cuộc sống người dân của anh em và giúp họ khám phá ra Thiên Chúa và lớn lên trong Giáo Hội chứ không loại trừ, không phân rẽ bất cứ ai ra khỏi Tin Mừng và đời sống Giáo Hội”.
Cha Spadaro cho rằng Đức Phanxicô không có kế hoạch tổng thể (master plan). “Ngài quyết định thực hiện điều gì đó bằng cách nhìn vào các biến cố và cầu nguyện, điều này có nghĩa ngài không xây dựng các kế hoạch lớn lao. Ngài đi từng bước, bước từng bước”.
Dĩ nhiên, mỗi bước nói trên phức tạp hơn điều Đức Giáo Hoàng muốn, cho thấy nhiều căng thẳng ở dọc đường. Nhưng việc này không làm Đức Giáo Hoàng lo âu. Dĩ nhiên, ngài biết rõ các rủi ro; nhưng nếu đường đi được Thiên Chúa hướng dẫn, thì có chi bạn phải bối rối hay lo lắng”.
Mấy dòng nhận định
Đã đành một số người phê bình Đức Phanxicô đã đi tới quá trớn bằng cách kết án ngài lạc giáo. Nhưng những người bênh vực ngài cũng đã phạm không thiếu những điều quá đáng khi quả quyết những điều không hẳn có trong đầu vị Cha Chung của Giáo Hội hoàn vũ.
Đọc các nhận định trên đây của Loughlin, ai cũng phải thừa nhận rằng: với niềm tín thác vào sự hướng dẫn của Thiên Chúa, có chi mà phải bối rối hay lo lắng. Nhưng Thiên Chúa hướng dẫn Đức Giáo Hoàng qua điều chính ngài xác nhận là tính thượng hội đồng hay công đồng và đối thoại cởi mở không hẳn chỉ với các chức sắc trong Giáo Hội mà là mọi tín hữu theo nguyên tắc đã có từ ngàn xưa của Giáo Hội: cảm thức tín hữu (sensus fidelium), một điều có giá trị tương đương như quyền bất khả ngộ của Phêrô.
Vả lại, nếu bảo rằng khi Đức Phanxicô lên tiếng chỉ trích các vị chống đối là cứng ngắc là ngài đã gián tiếp trả lời họ thì e là không đúng, vì đấy đâu phải là câu trả lời mà là lời cáo buộc.
Đàng khác, hàm ý cho rằng các vị Hồng Y “dubia” đã góp phần làm tăng cường sự chống đối cuộc cải tổ của Đức Phanxicô là một cáo buộc bất công, chắc chắn không có trong đầu óc Đức Phanxicô.
Nhận định cho rằng các thượng hội đồng trước thời Đức Phanxicô chỉ là để đóng dấu cho một quyết định có sẵn là nhận định nông nổi gây chia rẽ và dường như mâu thuẫn với những nhận định sau đó trong diễn trình tạo ra Niềm Vui Yêu Thương.
Ai cũng biết, lối giải thích liên tục tính là lối giải thích đúng đắn nhất trong lịch sử Giáo Hội. Lối giải thích đứt đoạn chỉ nhằm gây chia rẽ và vô tình chối bỏ hành động liên tục của Chúa Thánh Thần trong lịch sử này.
Đàng khác, ai cũng biết trong cả hai phiên năm 2014 và năm 2015 của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình, các vấn đề gây tranh cãi sôi động thuộc chương Tám của Niềm Vui Yêu Thương sau này đã không đạt được đại đa số đồng thuận như qui định của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đáng lẽ những điều đó phải bị loại ra khỏi phúc trình cuối cùng, nhưng Đức Phanxicô đã quyết định cho giữ lại và sau đó, chính ngài, cho vào Niềm Vui Yêu Thương với ghi chú 351 gây phản ứng dữ dội.
Thành thử, đúng như nhận định của Tổng Giám Mục Coleridge, người hết lòng bênh vực lối giải thích đứt đoạn, Đức Phanxicô có kế hoạch lớn, chứ không như Cha Sparado cho rằng ngài không có kế hoạch lớn. Kế hoạch đó không đạt được đại đa số nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình hỗ trợ, nhưng vẫn đã được công bố chính thức bằng một văn kiện huấn quyền. Như thế, “việc nhẩy vọt tới kết luận”, trên thực tế, vẫn đã xẩy ra.
Và nếu thế, thì diễn trình đối thoại nên tiếp tục. Và dường như đây là quyết định mới nhất của Đức Phanxicô khi ngài “để” Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, lên tiếng trả lời 4 vị Hồng Y “dubia”, bằng cách xác nhận nguyên tắc bất hủ này: phải đọc Niềm Vui Yêu Thương trong liên tục tính với huấn quyền xưa nay của Giáo Hội về hôn nhân và các bí tích.
Thực vậy, lá thư của bốn vị Hồng Y “dubia” được gửi cho cả Đức Phanxicô lẫn Đức Hồng Y Muller. Đức Phanxicô không trả lời mà Đức Hồng Y Muller cũng không trả lời. Giải thích việc này, Đức Hồng Y nói: vì không được ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Vậy nay, nếu ngài đã lên tiếng trả lời, dù không bằng văn thư, nhưng bằng một cuộc phỏng vấn, thì hẳn vì đã được Đức Giáo Hoàng “ủy quyền”. Dù cho mấy ngày qua, tại Rôma, xuất hiện nhiều bích chương công khai chống đối Đức Phanxicô, người ta vẫn hy vọng: cuộc khủng hoảng có thật nhưng bị những người vây quanh Đức Phanxicô cho là vẽ vời, quá chú trọng tới một ghi chú không quan trọng gây ra mà thôi, sẽ được giải quyết êm đẹp, lấy lại hòa khí trong Giáo Hội.
Hiện nay, nhiều người Công Giáo dường như đã vượt ranh giới phê bình Đức Giáo Hoàng để kết án ngài. Trong đó, có đồng nghiệp của Tiến Sĩ Mirus tức Phil Lawler. Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ký giả này đặt bút viết bài “Pope Francis has become a source of division” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đã Trở Thành Nguồn Gây Chia Rẽ).
Theo ký giả này, Đức Phanxicô có lối cai trị độc đoán và cổ vũ, cách không khoan nhượng, một chương trình có bản chất cực đoan. Lối cai trị độc đoán thể hiện rõ rệt nhất gần đây khi ngài qua mặt tư thế độc lập và có chủ quyền của Hội Hiệp Sĩ Malta. Viết về hành động này trên tờ Wall Street Journal, Sohrab Ahmari, một tân tòng, cho rằng nó “gây chia rẽ Giáo Hội”.
Lawler còn nhận định thêm: “Cũng như trong các cuộc tranh luận khác gần đây như việc rước lễ của người ly dị tái hôn; tư thế của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; đối thoại giữa Tòa Thánh và chế độ Cộng Sản Trung Hoa, các người bảo thủ đứng về một bên còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì đứng về bên kia”.
Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng có quyền ra quyết định và ấn định chính sách. Nhưng không như các lãnh tụ chính trị, ngài không nên đem nghị trình riêng của mình vào chức vụ, không nên cổ vũ các đồng minh của mình và trừng phạt các người đối lập trong Giáo Hội. Trump có thể lật ngược quyết định của Obama, nhưng một vị giáo hoàng được người ta chờ mong duy trì các quyết định của các vị tiền nhiệm. Vì dù gì, Giáo Hội cũng không tự phân chia thành phe đảng chống chọi nhau. Nhất là vì ngài là người rất tha thiết với tính cộng đồng, không cai trị theo lối quân chủ, chỉ đề xuất chứ không áp đặt giải pháp cho các vấn đề mục vụ.
Đức Giáo Hoàng, theo Lawler, có thẩm quyền rất lớn trong Giáo Hội, có quyền nói với toàn thể Giáo Hội, nhưng ngài phải bỏ khả năng nói cho chính ngài. Ngài không được phe phái, ngài nên giải quyết các tranh chấp, không nên khởi động chúng.
Giáo hoàng là thầy dậy tối cao về đức tin Công Giáo, nhưng ngài chỉ nên dậy những gì Giáo Hội luôn luôn dậy. Ngài không thể dậy điều gì mới lạ, chỉ nên dậy những chân lý cổ xưa một cách mới lạ. Tự ý đưa vào một điều mới lạ, ngài đã lạm dụng thẩm quyền của mình. Đưa vào một điều mới lạ lại trái với các tín lý đã thành hình của Giáo Hội, ngài phá hủy chính thẩm quyền của mình. Đối với các thắc mắc khiếu nại của tín hữu về tín lý, ngài nên giải thích, không nhục mạ họ.
Thiển nghĩ các nhận định của Lawler quá đáng, vượt quá ranh giới của “ecclesia discens” (Giáo Hội học tập). Không chắc gì ta đã hiểu hết đường lối của Đức Phanxicô để phê phán, thậm chí lên án như trên.
Về phương diện trên, ký giả Michael O’Loughlin của tờ America đề nghị một cách để hiểu đường hướng của Đức Phanxicô là cùng bước đi với ngài.
Ký giả này dùng hình ảnh bước đi để khởi đầu bài báo của mình: xem ra đơn giản, vì bước đi chỉ cần đặt một chân đàng trước chân kia. Nhưng cơ học của nó không đơn giản: hàng chục cơ bắp phải dãn nở trong khi hàng chục cơ bắp khác phải thắt bóp cùng một lúc, tạo ra nhiều căng thẳng trong cơ thể mới đẩy ta tiến về phía trước. Căng thẳng vì thế là dấu chỉ sự sống.
Nếu Giáo Hội hành xử như một thân xác con người, điều mà Thánh Phaolô đã chủ trương, thì trong Giáo Hội cũng phải có các căng thẳng. Từ những ngày đầu triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã xử lý với khá nhiều căng thẳng trong Giáo Hội, định chế ngài được bầu lên để cai quản. Các căng thẳng này mấy lúc gần đây đã trở nên hiển hiện hơn khi ngài cố gắng cải tổ Giáo Hội: tản quyền, nối kết với dân, sẵn sàng đương đầu với các thách đố hơn là tiếp tục làm ngơ chúng vì quan niệm lầm lẫn và quá đơn giản về hợp nhất.
Hình ảnh thứ hai là lễ tấn phong 17 tân Hồng Y hồi tháng 11, 2016 tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Các tân Hồng Y hứa “không ngừng vâng lời Giáo Hội Thánh Thiện, Tông Truyền, Rôma, và Đấng Diễm Phúc Phêrô trong con người của Giám Mục Tối Cao”. Sau đó, các ngài nhận mũ đỏ, nhẫn và phép lành, trao đổi cái hôn với Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y hiện diện. Nghi lễ này nhằm đưa ra một sứ điệp rõ ràng: Dưới Phêrô, tất cả chúng ta là một.
Nhưng mấy ngày trước đó, 4 vị Hồng Y cho người ta thấy rõ: sự hợp nhất của Giáo Hội dưới thời Đức Phanxicô là điều khó nắm (elusive), qua lá thư tỏ ý hoài nghi một số chủ trương của ngài trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương và mong ngài trả lời.
Đức Phanxicô không trực tiếp trả lời. Nhưng theo O’Loughlin, ngài không làm ngơ các quan tâm của các vị. Trong một bài giảng sau lễ tấn phong 17 tân Hồng Y, ngài than phiền về thái độ cứng ngắc của một số vị giáo phẩm.
Rồi ba ngày trước Lễ Giáng Sinh, nói với Giáo Triều, ngài bảo: việc cải tổ Giáo Hội là “dấu hiệu thứ nhất và quan trọng nhất chỉ sự sống của một Giáo Hội đang tiến bước trên đường lữ thứ của mình”. Ngài chấp nhận lời phẩm bình, cho hay: “thiếu phản ứng là dấu chỉ sự chết!”.
Theo Loughlin, gần 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng, Đức Phanxicô tiếp tục phối hợp việc suy tính có tham khảo, việc vững vàng đưa ra các quyết định và việc trực tiếp lôi cuốn các tín hữu giáo dân để đẩy mạnh nghị trình của ngài. Hiện đang có những gợi ý cho thấy ngài rất có thể không thành công trong các cố gắng cải tổ Giáo Hội, vì những người trong nội bộ và những người bảo thủ đang trở thành mạnh dạn hơn nhờ các cố gắng kiểu “dubia” (hoài nghi), nhưng Đức Phanxicô tỏ ra không nao núng, cương quyết đẩy Giáo Hội tiến tới.
Một điểm nữa cần lưu ý, nếu muốn hiểu cung cách cai trị của Đức Phanxicô, đó là tinh thần thượng hội đồng (synodality), tức tham khảo rộng rãi càng nhiều người càng tốt từ khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Ai cũng biết Đức Phaolô VI thiết lập ra Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1965, nhằm tiếp tục triết lý hành động đầy tính hợp tác của Công Đồng Vatican II, một triết lý thực ra đã phát sinh ngay trong những ngày đầu tiên của Giáo Hội.
Nhưng, theo Loughlin, đến thập niên 1980, các Thượng Hội Đồng đã trở thành hết hiệu lực và còn đó cho có lệ, chứ ít làm việc và thiếu đối thoại để có thể thắng vượt tính cứng ngắc của nền hành chánh Vatican.
Loughlin cho biết Đức Tân Hồng Y Joseph Tobin của Newark, người vốn làm việc tại Tòa Thánh một số năm và từng tham dự 5 thượng hội đồng thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, nói rằng: đây là một diễn trình rất rõ ràng, không cần phải suy nghĩ hay tra vấn chi cả, các nghị phụ “nhẩy vọt” (frog-marched) thẳng tới kết luận.
Bầu khí bên trong phòng họp của Thượng Hội Đồng bắt đầu bớt ngột ngạt nhờ sáng kiến của Đức Bênêđictô XVI qua việc du nhập “giờ thoải mái” (happy hour) sau các phiên họp khô khan. Nhờ thế, các giám mục bắt đầu cởi mở với nhau hơn qua một ly cà phê hay một ly bia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicọ tiến một bước xa hơn nữa. Non một năm sau ngày lên ngôi, ngài loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng đặc biệt về Gia Đình, trong đó, không có gì bị loại khỏi nghị trình. Sau đó là hai phiên họp liên tiếp trong hai năm, trong đó, các giám mục có nhiệm vụ soạn thảo các ý tưởng để củng cố các gia đình và đó là điều các ngài đã dành phần lớn thì giờ để bàn thảo.
Nhưng các ngài cũng đã nói tới các gia đình đổ vỡ, những người ly dị và tái hôn theo dân luật, cả những người đồng tính nữa. Đức Phanxicô khuyến khích việc thảo luận này.
Cuộc thảo luận trở nên căng thẳng khi bản tường trình sơ khởi bị bác bỏ vì điều báo chí gọi là “một số ngôn ngữ tích cực một cách không ngờ nói về người đồng tính” và ý nghĩ cho rằng người ly dị tái hôn dân sự có thể được lãnh nhận các bí tích trở lại.
Phiên thứ hai, khai mạc năm 2015, không giải quyết được mối căng thẳng trên. Theo Loughlin, để tránh có hại cho cuộc đối thoại, Đức Phanxicô đã hạn chế tối đa các can thiệp của ngài.
Tuy nhiên, ngay trước khi phiên thứ hai bắt đầu, 13 vị Hồng Y đã trình lên Đức Giáo Hoàng một lá thư ký chung của họ, gợi ý rằng Thượng Hội Đồng của ngài được dự kiến sẽ dẫn tới một kết luận đã định sẵn chứ không hẳn nhằm cổ vũ đối thoại công khai. Một số giám mục còn cho rằng các biên bản của Thượng Hội Đồng đã lạc đề.
Tuy nhiên, Tổng Giám Mục Coleridge của Brisbane, Úc, thì cho rằng ngài biết rõ Đức Phanxicô có kế hoạch riêng.
Quả thế, tháng Tư năm 2016, với việc công bố Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ngoài việc mô tả vẻ đẹp của đời sống gia đình và việc Giáo Hội phải hỗ trợ các gia đình cách hữu hiệu hơn, Đức Giáo Hoàng cũng gợi ý cách phải giải quyết vấn đề rước lễ như thế nào cho những người ly dị tái hôn dân sự.
Theo Loughlin, “Ngài [Đức Phanxicô] dường như muốn gợi ý rằng qua một diễn trình biện phân và thống hối, với sự tham khảo một linh mục, các người Công Giáo ly dị và tái hôn nào muốn rước lễ có thể được trở lại lãnh nhận các bí tích. Đức Giáo Hoàng tìm cách thúc đẩy Giáo Hội tiến tới trong vấn đề này bằng một ghi chú, một dấu hiệu cho thấy giáo huấn này không hẳn là thúc đẩy chính của tông huấn”.
Nhưng ghi chú trên đã gây ra phản ứng mãnh liệt trong Giáo Hội. Theo Loughlin, nó đã lay động cả Giáo Hội và cung cấp cho ta cơ hội để hiểu rõ Đức Giáo Hoàng có ý dẫn ta tới đâu.
Tháng Chín năm ngoái khi các giám mục Á Căn Đình đưa ra một khuôn khổ cụ thể cho phép nới lỏng việc rước lễ và được Đức Phanxicô đồng ý, thì đây là dấu rõ rệt nhất cho thấy qua diễn trình Thượng Hội Đồng, Đức Phanxicô có ý định tổ chức lại cơ cấu của Giáo Hội ra sao. Theo lời Đức HY Tobin, thì diễn trình này là: trong Giáo Hội hoàn cầu này, phải cai quản một cách ít tập trung quyền hành hơn, với địa phương căng thẳng một cách sáng tạo đối với trung ương.
Trên thực tế, diễn trình ấy gồm ba bước: hỏi những câu hỏi khó, suy tính với càng nhiều tâm trí càng hay, rồi đưa ra quyết định để tiến thêm một bước trong cuộc hành trình.
Nhận định của Loughlin là: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất có thể không biết diễn trình trên dẫn ngài hay Giáo Hội tới đâu, nhưng ngài tin tưởng rằng đứng yên một chỗ không phải là một giải pháp”.
Diễn trình trên được Đức Cha Robert McElroy của San Diego, Hoa Kỳ, hết lòng ủng hộ và ngài còn tiến xa hơn một bước bằng cách mời các giáo dân dự một “thượng hội đồng” giáo phận để bàn về Niềm Vui Yêu Thương vào mùa hè năm ngoái với lời hứa: thì giờ của họ không bị phí phạm, và, ngoại trừ sai lầm ra, các khuyến cáo của họ sẽ được thi hành!
Chính Đức Cha McElroy cũng không rõ “thượng hội đồng” của ngài sẽ đi về đâu. Và kết quả của nó làm chính ngài phải ngạc nhiên.
San Diego, với gần 1 triệu người Công Giáo, vốn là giáo phận không thiếu những gia đình ly tán. Quân nhân hiện diện đông đảo tại đây, thành thử, nhiều gia đình phải chịu cảnh bị triển khai (deployment) lâu dài khiến vợ chồng và cha mẹ phải sống xa nhau trong một thời gian dài. Địa phương hóa sứ điệp phổ quát của Đức Phanxicô, người Công Giáo San Diego cho rằng Giáo Hội nên cung ứng tài nguyên cho các gia đình phân tán vì bị triển khai. Và thế là San Diego nghiêng về phía cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, chỉ vì, như lời Đức Cha McElroy: “chúng tôi sẽ làm điều Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi làm và tôi chắc chắn sẽ làm điều này vì dân chúng yêu cầu chúng tôi làm”.
Người hết lòng ủng hộ phương thức của Đức Phanxicô là linh mục Antonio Sparado, giám đốc tập san “bán chính thức” của Tòa Thánh và là người cùng Dòng Tên với ngài. Trong các tháng qua, Linh Mục Sparado đã dùng mọi phương tiện truyền thông để bênh vực người cùng Dòng. Điều này cũng dễ hiểu vì Dòng Tên vốn rất thích việc biện phân. Phương thức này, theo Loughlin, có thể làm lệch hướng những người quen với lối chỉ huy từ trên phán xuống, hết sức rõ ràng.
Phản ảnh Đức Phanxicô từng nét, Cha Sparado nói với tờ America rằng: “nếu diễn trình có thực chất, bạn sẽ không biết kết cục”.
Cha so sánh lối cai quản của Đức Phanxicô với việc đi tìm đường đi quanh co khắp Rôma. Người thời nay có thể dùng GPS để tìm đường cách an toàn dễ dàng. Nhưng Đức Phanxicô thì nhất định thuộc trường phái cũ trong phương thức của ngài. Nên “Ngài không biết chính xác con đường này sẽ dẫn tới đâu. Ngài học và ngài hiểu sự việc từng bước một”.
Mỗi bước có thể gây căng thẳng cho những người lo lắng đối con đường mới ngài đi.
Theo Tổng Giám Mục Coleridge, trong phương thức của ngài, Đức Phanxicô còn muốn cởi bỏ tính huyền bí chung quanh ngôi vị giáo hoàng, một sự huyền bí đạt tới tột đỉnh thời Đức Gioan Phaolô II, người mà nhiều người coi như “một thứ sấm truyền có thể phán ra lời nói cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào”.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đúng hơn ngài là thành phần của một cuộc chuyện vãn vĩ đại thuộc về toàn thể Giáo Hội.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Công Giáo Bỉ Tertio hồi tháng Mười Hai, Đức Phanxicô nói như sau về viễn kiến thượng hội đồng dành cho Giáo Hội của ngài: “Một là có một Giáo Hội theo hình kim tự tháp, trong đó điều gì Phêrô nói đều được thực hiện, hai là có một Giáo Hội với tính thượng hội đồng, trong đó, Phêrô là Phêrô nhưng ngài đồng hành với Giáo Hội, ngài để Giáo Hội lớn mạnh, ngài lắng nghe Giáo Hội, ngài học hỏi từ thực tại này và tiến hành việc hoà nhịp nó, biện phân những gì phát xuất từ Giáo Hội và phục hồi nó cho Giáo Hội”.
Đức Phanxicô nói rằng trong Giáo Hội có tính thượng hội đồng, luôn có chuyển động và đối thoại, nhưng giáo hoàng luôn cầm chịch. Ngài bảo: “Nhưng có câu La Tinh nói rằng các Giáo Hội luôn luôn cum Petro et sub Petro (với Phêrô và dưới Phêrô). Phêrô là người bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội. Ngài là người bảo đảm”.
Tiến về phía trước không luôn luôn dễ dàng. Nó có thể làm bất an những ai quen với những lối sự việc là và vốn là. Thành thử không ngạc nhiên bao nhiêu nếu Đức Phanxicô gặp một số đề kháng nào đó. Tuy thế, Cha Sparado cho hay: những người phê bình Đức Phanxicô đã nhận được quá nhiều chú ý. Dù gì, gần như mọi Hồng Y, chỉ trừ một số vị, đã lên tiếng ủng hộ Đức Giáo Hoàng. Phần lớn người Công Giáo không bận tâm đến các cuộc tranh luận trong nội bộ Giáo Hội.
Cha nói: “Nếu ta đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’, thì sẽ thấy rõ đâu là điều Đức Giáo Hoàng có ý định thực hiện: thiết lập việc biện phân trong mọi diễn trình của Giáo Hội. Ngài cố gắng nói với các mục tử rằng công việc của anh em không phải chỉ áp dụng các qui luật, coi chúng giống như toán học hay các lý thuyết. Công việc của anh em là nhìn vào cuộc sống người dân của anh em và giúp họ khám phá ra Thiên Chúa và lớn lên trong Giáo Hội chứ không loại trừ, không phân rẽ bất cứ ai ra khỏi Tin Mừng và đời sống Giáo Hội”.
Cha Spadaro cho rằng Đức Phanxicô không có kế hoạch tổng thể (master plan). “Ngài quyết định thực hiện điều gì đó bằng cách nhìn vào các biến cố và cầu nguyện, điều này có nghĩa ngài không xây dựng các kế hoạch lớn lao. Ngài đi từng bước, bước từng bước”.
Dĩ nhiên, mỗi bước nói trên phức tạp hơn điều Đức Giáo Hoàng muốn, cho thấy nhiều căng thẳng ở dọc đường. Nhưng việc này không làm Đức Giáo Hoàng lo âu. Dĩ nhiên, ngài biết rõ các rủi ro; nhưng nếu đường đi được Thiên Chúa hướng dẫn, thì có chi bạn phải bối rối hay lo lắng”.
Mấy dòng nhận định
Đã đành một số người phê bình Đức Phanxicô đã đi tới quá trớn bằng cách kết án ngài lạc giáo. Nhưng những người bênh vực ngài cũng đã phạm không thiếu những điều quá đáng khi quả quyết những điều không hẳn có trong đầu vị Cha Chung của Giáo Hội hoàn vũ.
Đọc các nhận định trên đây của Loughlin, ai cũng phải thừa nhận rằng: với niềm tín thác vào sự hướng dẫn của Thiên Chúa, có chi mà phải bối rối hay lo lắng. Nhưng Thiên Chúa hướng dẫn Đức Giáo Hoàng qua điều chính ngài xác nhận là tính thượng hội đồng hay công đồng và đối thoại cởi mở không hẳn chỉ với các chức sắc trong Giáo Hội mà là mọi tín hữu theo nguyên tắc đã có từ ngàn xưa của Giáo Hội: cảm thức tín hữu (sensus fidelium), một điều có giá trị tương đương như quyền bất khả ngộ của Phêrô.
Vả lại, nếu bảo rằng khi Đức Phanxicô lên tiếng chỉ trích các vị chống đối là cứng ngắc là ngài đã gián tiếp trả lời họ thì e là không đúng, vì đấy đâu phải là câu trả lời mà là lời cáo buộc.
Đàng khác, hàm ý cho rằng các vị Hồng Y “dubia” đã góp phần làm tăng cường sự chống đối cuộc cải tổ của Đức Phanxicô là một cáo buộc bất công, chắc chắn không có trong đầu óc Đức Phanxicô.
Nhận định cho rằng các thượng hội đồng trước thời Đức Phanxicô chỉ là để đóng dấu cho một quyết định có sẵn là nhận định nông nổi gây chia rẽ và dường như mâu thuẫn với những nhận định sau đó trong diễn trình tạo ra Niềm Vui Yêu Thương.
Ai cũng biết, lối giải thích liên tục tính là lối giải thích đúng đắn nhất trong lịch sử Giáo Hội. Lối giải thích đứt đoạn chỉ nhằm gây chia rẽ và vô tình chối bỏ hành động liên tục của Chúa Thánh Thần trong lịch sử này.
Đàng khác, ai cũng biết trong cả hai phiên năm 2014 và năm 2015 của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình, các vấn đề gây tranh cãi sôi động thuộc chương Tám của Niềm Vui Yêu Thương sau này đã không đạt được đại đa số đồng thuận như qui định của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đáng lẽ những điều đó phải bị loại ra khỏi phúc trình cuối cùng, nhưng Đức Phanxicô đã quyết định cho giữ lại và sau đó, chính ngài, cho vào Niềm Vui Yêu Thương với ghi chú 351 gây phản ứng dữ dội.
Thành thử, đúng như nhận định của Tổng Giám Mục Coleridge, người hết lòng bênh vực lối giải thích đứt đoạn, Đức Phanxicô có kế hoạch lớn, chứ không như Cha Sparado cho rằng ngài không có kế hoạch lớn. Kế hoạch đó không đạt được đại đa số nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình hỗ trợ, nhưng vẫn đã được công bố chính thức bằng một văn kiện huấn quyền. Như thế, “việc nhẩy vọt tới kết luận”, trên thực tế, vẫn đã xẩy ra.
Và nếu thế, thì diễn trình đối thoại nên tiếp tục. Và dường như đây là quyết định mới nhất của Đức Phanxicô khi ngài “để” Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, lên tiếng trả lời 4 vị Hồng Y “dubia”, bằng cách xác nhận nguyên tắc bất hủ này: phải đọc Niềm Vui Yêu Thương trong liên tục tính với huấn quyền xưa nay của Giáo Hội về hôn nhân và các bí tích.
Thực vậy, lá thư của bốn vị Hồng Y “dubia” được gửi cho cả Đức Phanxicô lẫn Đức Hồng Y Muller. Đức Phanxicô không trả lời mà Đức Hồng Y Muller cũng không trả lời. Giải thích việc này, Đức Hồng Y nói: vì không được ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Vậy nay, nếu ngài đã lên tiếng trả lời, dù không bằng văn thư, nhưng bằng một cuộc phỏng vấn, thì hẳn vì đã được Đức Giáo Hoàng “ủy quyền”. Dù cho mấy ngày qua, tại Rôma, xuất hiện nhiều bích chương công khai chống đối Đức Phanxicô, người ta vẫn hy vọng: cuộc khủng hoảng có thật nhưng bị những người vây quanh Đức Phanxicô cho là vẽ vời, quá chú trọng tới một ghi chú không quan trọng gây ra mà thôi, sẽ được giải quyết êm đẹp, lấy lại hòa khí trong Giáo Hội.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình An Đầu Ngày
Nguyễn Đức Cung
22:03 05/02/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tạ ơn Chúa cả thương ban
Cho con buổi sáng bình an hiền hòa.
(nđc)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 31-06/02/2017: Tòa Thánh tiến đến gần một thỏa thuận với Huynh Đoàn Thánh Piô X
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:29 05/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm 27 tháng Giêng, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đã ra một tuyên bố công khai chỉ trích sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về an ninh biên giới.
“Điều đầu tiên làm chúng tôi đau lòng là nhiều người sống mối quan hệ gia đình, đức tin, làm việc, hay tình bạn sẽ bị ngăn chặn hơn nữa bởi sự can thiệp vô nhân đạo này”.
Theo các Giám Mục Mễ Tây Cơ, cần phải suy tư về cách thế thúc đẩy an ninh và việc làm mà không cần xây dựng một bức tường biên giới.
Tuyên bố khẳng định:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các anh chị em của chúng tôi đến từ Trung và Nam Mỹ và những người đang quá cảnh qua Mễ Tây Cơ để sang Mỹ”.
2. Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đình chỉ nhận người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày
Hôm thứ Sáu 27 tháng Giêng, tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh đình chỉ việc nhận tất cả những người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày. Trong thời gian đó, một hệ thống mới sẽ được nghiên cứu nhằm thắt chặt việc rà soát đối với những người từ các nước Hồi giáo và ưu tiên cho các tôn giáo thiểu số. Tổng thống nói rằng mục tiêu là để lọc ra “những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan” và ưu tiên cho các Kitô hữu.
Đề cập đến những người có nguy cơ gây ra những vụ khủng bố tại Mỹ, ông Trump nói: “Chúng tôi không muốn họ đến đây. Chúng tôi chỉ muốn đón nhận vào đất nước này những người sẽ hỗ trợ quốc gia chúng tôi và yêu mến sâu sắc người dân của chúng tôi.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Christian Broadcasting Network vào buổi sáng thứ Sáu, khi được hỏi liệu ông sẽ ưu tiên cho các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông được tị nạn tại Hoa Kỳ, ông nói ngay: “Yes.”
Giải thích thêm, ông nói: “Họ đã bị đối xử tồi tệ. Bạn có biết, trước đây nếu bạn là một Kitô hữu ở Syria thì không thể, hay ít nhất là rất khó khăn, để được nhận vào Hoa Kỳ không? Nếu bạn là một người Hồi giáo, bạn có thể được nhận vào, nhưng nếu bạn là một Kitô hữu thì gần như là vô phương. Và như thế là không công bằng – công tâm mà nói tất cả mọi người đã bị bách hại, ai cũng có thể bị chặt đầu nhưng các Kitô hữu bị nhiều hơn. Và tôi nghĩ rằng như thế là rất, rất không công bằng.”
“Vì vậy, chúng ta sẽ giúp họ.”
Trong năm tài chính 2016, 38,901 người Hồi Giáo được nhận vào Hoa Kỳ theo diện tị nạn. Trong số đó có 12,587 người đến từ Syria. 99% những người Syria được cấp quy chế tị nạn này là người Hồi Giáo. Chỉ có 1% trong số đó là các Kitô hữu.
Theo một cuộc thăm dò của tờ Washington Post vào năm 2015, 78 phần trăm người Mỹ ủng hộ việc xem xét bình đẳng đối với những người tị nạn, không phân biệt tôn giáo.
Sắc lệnh của ông Trump cũng ngăn chặn việc tiếp nhận người tị nạn từ Syria cho đến khi có lệnh mới, và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày tới những người đến từ bảy quốc gia Hồi giáo có liên quan nhiều đến những lo ngại về khủng bố. Những nước này là Iraq, Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen.
3. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và cơn lốc các sắc lệnh của tổng thống Mỹ trong tuần lễ đầu tiên sau khi nhậm chức
Từ “January” (Tháng Giêng), lấy từ tên của một vị thần trong thần thoại La Mã là thần Janus. Đây là vị thần về những gì là khởi đầu, chuyển tiếp, bản lề, và kết thúc. Ông thường được mô tả như một vị thần có hai mặt, nhìn vào hai hướng đối nghịch nhau là quá khứ và tương lai.
Hình ảnh của thần Janus có thể dùng để phản ảnh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các Giám Mục Hoa Kỳ đang phải đối diện. Các vị vừa phấn khởi trước sắc lệnh khôi phục lại chính sách “Mexico City” của tân tổng thống Donald Trump, vừa chán nản bởi những hành động đầu tiên của ông về xuất nhập cảnh.
Ngày 23 tháng Giêng - ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống, và trong tuần đầu tiên của công việc tại Tòa Bạch Ốc – ông Trump đã ký một sắc lệnh khôi phục lại chính sách Mexico City, đảo ngược một trong những hành động đầu tiên mà Obama đã thực hiện trong cùng văn phòng này vào cùng một ngày 23 tháng Giêng tám năm về trước.
Hành động này đã được các Giám Mục Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt. Đức Hồng Y Timothy Dolan Tổng Giám Mục New York, và đồng thời là Chủ Tịch Ủy Ban các hoạt động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói:
“Chúng tôi hoan nghênh hành động ngày hôm nay của Tổng thống Trump nhằm khôi phục lại chính sách Mexico City, trong đó chặn đứng việc lấy tiền đóng thuế của dân trao cho các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài nhằm thúc đẩy hoặc thực hiện các ca nạo phá thai ở hải ngoại, là những hành động thường xuyên vi phạm luật pháp của nước sở tại”
Ngài nói thêm:
“Đây là một bước chào đón sự khôi phục và thực thi các chính sách liên bang quan trọng trong việc tôn trọng quyền căn bản nhất của con người – là quyền được sống – cũng như sự đồng thuận lưỡng đảng chống lại việc buộc người Mỹ tham gia vào các hành động bạo lực của hành vi phá thai.”
Nhưng hai ngày sau đó, ông Trump đã ký hai sắc lệnh về xuất nhập cảnh. Sắc lệnh thứ nhất liên quan đến một bức tường được xây dựng dọc theo biên giới với Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ để hạn chế việc nhập cư bất hợp pháp. Đây là điều ông đã hứa nhiều lần trong chiến dịch tranh cử của mình. Cho nên, các Giám Mục không ngạc nhiên trước một việc các ngài tin rằng sớm muộn gì cũng sẽ đến. Tuy thế, Đức Cha Joe Vasquez của giáo phận Austin, Texas, chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, cũng ra một thông báo cho biết, “Tôi chán nản rằng tổng thống đã ưu tiên xây dựng một bức tường trên biên giới của chúng ta với Mễ Tây Cơ. Hành động này sẽ đặt sinh mạng những người nhập cư vào một hoàn cảnh nguy hiểm không cần thiết. Xây dựng một bức tường như vậy sẽ chỉ làm cho người di cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương, dễ trở thành nạn nhân của bọn buôn người và buôn lậu.”
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ghi nhận rằng biên giới Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ dài khoảng 2,000 dặm đã có 700 dặm được rào bằng các hàng rào và các chướng ngại vật.
Theo Đức Cha Vasquez, việc xây dựng một bức tường như thế làm “mất sự ổn định của nhiều cộng đồng đang có những liên kết sống động và đẹp đẽ với nhau trong cuộc sống yên bình dọc theo biên giới. Thay vì xây dựng bức tường, vào thời điểm này, các giám mục anh em của tôi và tôi sẽ tiếp tục làm theo gương của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chúng tôi sẽ xem xét việc xây dựng các cầu nối giữa con người, những cây cầu cho phép chúng ta phá vỡ các bức tường của loại trừ và khai thác”.
Cũng trong ngày 25 tháng Giêng, ông Trump đã ký một sắc lệnh tăng cường các hành động cưỡng chế và trục xuất đối với những người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là những người phạm tội.”
Ông Trump nói: “Nhiều người nước ngoài vào Mỹ bất hợp pháp và nhiều người cư trú quá hạn hoặc vi phạm các điều khoản của visa hiện đang là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia và an toàn công cộng.”
Hầu chắc trong những ngày tới chính phủ Mỹ sẽ hạn chế việc tài trợ cho những tổ chức đang cung cấp nơi cư trú cho những người nhập cư không có giấy tờ.
Đức Cha Vasquez lo ngại rằng những tuyên bố tăng cường các hành động cưỡng chế và trục xuất của ông Trump sẽ châm ngòi cho sự sợ hãi và hoảng loạn trong cộng đồng.
4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ sắc lệnh của tổng thống Trump về người tị nạn
Chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ phản đối sắc lệnh của tổng thống Donald Trump về người tị nạn.
Sắc lệnh này, theo Đức Cha Joe Vásquez, “hầu như dập tắt hoàn toàn chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 120 ngày, làm giảm số lượng người tị nạn được nhận vào Hoa Kỳ trong năm nay từ 110,000 chỉ còn 50,000 cá nhân, và đình chỉ vô thời hạn việc tái định cư người tị nạn Syria.”
“Chúng tôi không đồng ý với sắc lệnh ngăn chặn người tị nạn này của tổng thống”, Đức Cha Joe Vásquez của giáo phận Austin, Texas nói. “Chúng tôi tin rằng bây giờ hơn bao giờ hết, việc chào đón những người mới và những người tị nạn là một hành động của tình yêu và hy vọng.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia cùng chính quyền mới, như chúng tôi đã làm với các chính quyền trong suốt thời gian của chương trình tị nạn hiện tại, tức là đến nay đã gần 40 năm. Chúng tôi sẽ làm việc mạnh mẽ để bảo đảm rằng những người tị nạn được hoan nghênh một cách nhân đạo với sự hợp tác với các tổ chức bác ái Công Giáo mà không làm mất đi an ninh của đất nước chúng ta hoặc các giá trị cốt lõi của người Mỹ chúng ta, và để đảm bảo rằng các gia đình có thể được đoàn tụ với những người thân yêu của họ.”
Đức Giám Mục Vásquez cũng đã đặt vấn đề với chính quyền của Tổng thống Trump về việc tiếp nhận người tị nạn Syria và đãi ngộ các tôn giáo thiểu số bị đàn áp tôn giáo.
“Hoa Kỳ từ lâu đã đi đầu trong việc tái định cư người tị nạn. Chúng tôi tin tưởng nơi việc hỗ trợ tất cả những người dễ bị tổn thương và đang phải chạy trốn những cuộc đàn áp, không phân biệt tôn giáo của họ. Điều này bao gồm các Kitô hữu, cũng như người Yazidi và người Hồi giáo Shiite /ʃɪ: - aɪ/ từ Syria, Rohingya từ Miến Điện, và các nhóm tôn giáo thiểu số khác. Tuy nhiên, chúng ta cần phải bảo vệ tất cả các anh chị em của tất cả các tôn giáo, bao gồm cả những người Hồi giáo, những người đã bị mất gia đình, người thân và đất nước của họ. Họ là con cái Thiên Chúa và có quyền được đối xử với phẩm giá con người. Chúng tôi tin rằng bằng cách giúp đỡ việc tái định cư cho những người dễ bị tổn thương nhất, chúng ta đang làm sống động đức tin Kitô giáo của chúng ta như Chúa Giêsu đã thách thức chúng ta thực hiện.”
5. Giám mục Ý bất đồng ý kiến với tổng thống Trump về vấn đề tra tấn
Đáp lại một tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ không phản đối việc sử dụng tra tấn, thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý nói rằng tra tấn luôn luôn là vô đạo đức.
“Tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa khủng bố có thể được khắc phục bằng một hình thức khủng bố khác thể hiện qua các hành vi tra tấn”. Đức Cha Nunzio Galantino nói. “Chắc chắn là vấn đề không thể được giải quyết bằng cách tra tấn”.
Đức Cha Galantino đã bị lôi kéo vào các cuộc thảo luận về tra tấn sau những câu hỏi từ các phóng viên. Trước đó, tổng thống Trump đã nói rằng ông sẽ không chống lại việc sử dụng tra tấn đối với các nghi phạm khủng bố.
Tuy nhiên, cũng cần nói rõ là tổng thống Trump cũng cho biết ông sẽ làm theo lời khuyên của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, là người luôn phản đối các hình thức tra tấn.
Ông nói: “Nếu họ không muốn làm điều đó, thì tôi thấy cũng được, không sao.”
6. Tòa Thánh tiến đến gần một thỏa thuận với Huynh Đoàn Thánh Piô X
Vatican đã gần đạt được một thỏa thuận nhằm hợp thức hoá tình trạng của Huynh Đoàn Thánh Piô X.
Đức Tổng Giám mục Guido Pozzo, thư ký của ủy ban Ecclesia Dei, nghĩa là Giáo Hội Chúa, đã tiến hành các cuộc đàm phán với nhóm truyền thống này. Ngài xác nhận rằng các cuộc đàm phán đang hướng tới việc tạo ra một giáo hạt tòng nhân cho Huynh Đoàn Thánh Piô X.
Đức Giám Mục Bernard Fellay, là nhà lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X, trước đó cũng đã cho biết một thỏa thuận đã gần đạt được. Đức Cha Fellay nói rằng Huynh Đoàn Thánh Piô X sẽ không chờ đợi một tình trạng “hoàn toàn thỏa đáng” trong Giáo Hội trước khi chấp nhận một thỏa thuận nhằm hợp pháp hóa tình trạng của nhóm này.
Đức Giám Mục Fellay nói rằng Đức Thánh Phanxicô đã thể hiện một mối quan tâm đến việc hòa giải với Huynh Đoàn Thánh Piô X, phù hợp với các lời kêu gọi thường xuyên của ngài là Giáo Hội cần vươn tới những người đang bị thiệt thòi. Nhà lãnh đạo nhóm truyền thống này cũng nhắc đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X được cử hành bí tích Hòa Giải trong Năm Thánh, và sau đó mở rộng việc cho phép này vô thời hạn.
7. Các giám mục Đức đề nghị Công Giáo tham gia với Tin lành trong việc giảng dạy môn tôn giáo ở các trường công lập
Các giám mục Công Giáo Đức đang kêu gọi một sự hợp tác với các nhóm Tin Lành trong việc giảng dạy môn tôn giáo trong các trường công lập tại Đức. Hiện nay, các lớp về Công Giáo được tách riêng không học chung với các lớp liên quan đến Tin Lành.
Giáo dục tôn giáo là một môn tự chọn cho học sinh các trường công lập của Đức, nhưng số lượng học sinh chọn môn này ngày càng ít, vì gia đình chúng ít tích cực với các hoạt động tôn giáo và ngày càng ít người trẻ được rửa tội.
Để chống lại sự sa sút này, một nhóm làm việc của các giám mục Đức đã đề nghị tham gia cùng với anh chị em Tin lành để bảo đảm rằng các trường sẽ có đủ số lượng học sinh trong một môn gộp chung Công Giáo và Tin Lành gọi là môn Kitô học.
“Hợp tác là rất quan trọng cho tương lai các lớp học tôn giáo”, Đức Tổng Giám mục Hans-Josef Becker Paderbon, người đứng đầu nhóm công tác này cho biết.
Một số người Công Giáo Đức còn đưa vấn đề đến một bước xa hơn. Họ nói các Kitô hữu nên tham gia với tín đồ các tôn giáo khác, trong việc hình thành một môn tôn giáo học trong đó cung cấp các chỉ dẫn tổng quát về tôn giáo, nghĩa là các lớp ấy không chuyên biệt về một tôn giáo nào.
Một nhóm 163 học giả Đức tham gia trong một tuyên bố nói rằng “Một xã hội đa nguyên cần có những người có thể đánh giá các tôn giáo một cách hợp lý và sẵn sàng cho các cuộc đối thoại.”
8. Chuyện lạ bốn phương: Vô địch cử tạ thế giới hạng 250kg /552 pounds là một linh mục
Thông tấn xã Reuters trong bản tin hôm 29 tháng Giêng cho biết nhà cử tạ Viktor Kochmar vừa hạ gục hơn 300 lực sĩ đoạt một lúc hai huy chương vàng tại Krivoy Rog và giành được danh hiệu vô địch Ukraine.
Điều đặc biệt là nhà cử tạ 40 tuổi này là một linh mục. Ngài là cha sở nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại làng Chervonoarmeyskoye, vùng Odessa.
Đây không phải là lần đầu tiên cha Viktor Kochmar chiến thắng vang dội như thế. Tháng 11 năm 2015, cha Viktor đoạt giải vô địch thế giới môn cử tạ 250kg hay 552 pounds trong cuộc thi đấu ở Bồ Đào Nha. Năm 2012 là năm đầu iên ngài đoạt giải vô địch thế giới môn cử tạ.
Cha Kochmar đã giành được tổng cộng 64 huy chương vàng trong các cuộc thi đấu.