Phụng Vụ - Mục Vụ
Yếu đuối và sức mạnh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:28 04/02/2010
Đọc lại trình thuật ơn gọi các Ngôn sứ lớn trong Cựu ước, ta sẽ thấy các ngài luôn ý thức sự thấp hèn bất xứng của mình.
- Môisen:người chăn cừu cho nhạc phụ Yethrô. Có một lần ông lùa đàn cừu tận núi Khoreb, bỗng nhiên ông nhìn thấy một quang cảnh hùng vĩ: Bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi. Bị cuốn hút trong khung cảnh hùng vĩ ấy, ông chạy đến để nhìn xem. Khi ông tới gần, một tiếng nói uy nghiêm từ bụi gai tuyên phán: Chớ lại gần, cởi dép ra vì đất ngươi đang đứng là Đất Thánh. Rồi Chúa gọi Môisen nhưng ông ngại ngùng thoái thác: “Lạy Chúa, tôi là ai mà dám đối đầu với Pharaon …Từ xưa tới giờ, tôi đâu có lợi khẩu, tôi chỉ là một đứa nói cà lăm…vì thế, lạy Chúa, Chúa muốn chọn ai thì chọn, sai ai thì sai, nhưng xin tha cho tôi” ( Xh 3,11;4,13). Chúa thuyết phục Môisen “ cứ yên tâm! Ta sẽ ở với ngươi, cho ngươi làm phép lạ, tài ăn nói và cho cả Aaron nói thay ngươi”. Môisen đã nhận lời nhưng vẫn run sợ sứ vụ cao cả Chúa trao.
- Isaia đã kể lại ơn gọi của mình: Trong một thị kiến đã nhìn thấy Đức Chúa trong một khung cảnh huy hoàng của Đền thờ. Các Thiên Thần tung hô “ Thánh ! Thánh ! Thánh ! ĐỨC CHÚA đạo binh là Đấng Thánh ! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa ! ”.Tôi thốt lên với tất cả nổi kinh sợ: “ Khốn cho tôi, tôi chết mất ! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là ĐỨC CHÚA các đạo binh !”. Một trong các thần Xê-ra-phim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than vào ấy chạm vào miệng tôi và nói: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội”. Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán; “Ta sẽ sai ai đây ? Ai sẽ đi cho chúng ta ?” Tôi thưa: “dạ con đây, xin sai con đi” ( Is 6,1-8).
- Giêrêmia cũng kể về việc Chúa gọi ông: Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng: “ Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho dân”. Nhưng tôi thưa: “Ôi ! Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !”. ĐỨC CHÚA phán với tôi: “Đừng nói ngươi còn trẻ ! Ta sai ngươi đi đâu ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”. Rồi ĐỨC CHÚA giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng.” ( Gr 1,4-10).
Các Ngôn sứ luôn có tâm trạng kinh hãi đến run sợ trước sứ vụ Thiên Chúa trao. Tại sao phải kinh khiếp và run sợ như vậy? Nổi run sợ phát xuất từ cảm nhận cùng một lúc sự thánh thiện tuyệt đối của Thiên Chúa và thân phận tội lỗi của mình. Cảm nhận khoảng cách tuyệt đối giữa Thiên Chúa Chí Thánh và con người yếu đuối; giữa sứ vụ trọng đại và thân phận hèn mọn bé bỏng của mình.Ý thức khoảng cách ấy làm cho con người ta run sợ.
Và trang Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cũng thuật lại, ngư phủ Simon run sợ, cảm nhận sự thấp hèn trước Thiên Chúa chí thánh. Thấy mẻ cá lạ lùng, Simon Phêrô đã sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi ! ” ( Lc 5,8). Chúa đã chọn Phêrô: Đừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá. Thế rồi: Họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
Từ ngày theo Chúa, cuộc đời của Phêrô có nhiều sôi nổi, có nhiều lỗi lầm, nhiều va vấp và nhiều yếu đuối. Cho đến khi xác tín ba lần: “Thưa Thầy, thầy biết là con yêu mến Thầy” thì bình minh đã rửa tội quá khứ để rồi Phêrô viết nên một thiên anh hùng ca cho Giáo hội sơ khai, rao giảng, làm chứng và chết cho Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô làm nghề chài lưới (x. Mt 4,18), tên là Simon, con ông Gioan và là anh em với Anrê (x. Ga 1,40.42). Sinh tại Bétxaiđa (x. Ga 1,44), nhưng thường trú tại Caphácnaum (x. Mc 1,29). Ong đã có gia đình riêng và Tin Mừng nói đến mẹ vợ của ông (x. Lc 4,38). Simon được Đức Giêsu đổi tên thành Phêrô (x. Mt 16,18), và được đặt làm đầu của Nhóm 12 Tông Đồ (x. Mt 10,2). Ong thường đại diện các tông đồ lên tiếng trả lời các câu hỏi của Đức Giêsu (x. Lc 5,3-10; Ga 6,68). Phêrô đã sai lỗi chối Thầy ba lần (x. Mc 14,30) và nhiều lần khác bị Đức Giêsu quở trách vì đã có quan điểm lệch lạc về chương trình cứu thế của Đức Giêsu (x. Mt 16,23; Ga 13,8-10). Nhưng ông đã khiêm tốn hồi tâm sám hối (x. Mt 26,69-75), và đã tuyên xưng lòng yêu mến Thầy, nên đã được tha tội và còn được trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Tại thành Xêdarê Philipphê, Simon đã tuyên xưng đức tin và đã được Đức Giêsu đổi tên thành Phêrô và còn được trao tối thượng quyền (x. Mt 16,18-19). Ong cũng được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện để ông luôn kiên vững đức tin để chu toàn nhiệm vụ củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Ong là một trong ba môn đệ thân tín được xem Người biến hình (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ một bé gái mới chết được sống lại (x. Mc 5,37) và có mặt khi Đức Giêsu hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x. Mt 26,37). Trong ngày Chúa Phục Sinh, Phêrô và Gioan đã cùng nhau chạy ra mồ khi nghe Maria Mácđala báo tin xác Thầy bị đánh cắp (x. Ga 20,1-9). Phêrô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra cách riêng (x. Lc 24,34). Sau khi Chúa về trời, Phêrô có mặt trong nhà tiệc ly để xin Chúa Thánh Thần hiện xuống (x. Cv 1,14). Trong những ngày ấy, Phêrô tổ chức cuộc tuyển chọn Mátthia bổ xung vào Nhóm Mười Hai thay chỗ của Giuđa phản bội (x. Cv 1,26).Vào lễ Ngũ Tuần, sau khi được ơn Thánh Thần, Phêrô đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng (x. Cv 2,14-36). Nhờ Thánh Thần tác động mà người nghe dù thuộc nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau, vẫn hiểu được bài giảng của Phêrô giống như được nghe bằng tiếng mẹ đẻ của mình (Cv 2,5-8). Ngày hôm ấy đã có tới 3.000 người xin theo đạo. Họ được chịu phép Rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để được ơn tha tội và nhận ân huệ là Thánh Thần (x. Cv 2,37-38.41). từ đây, Phêrô lãnh đạo cộng đoàn Giêrusalem mới thành hình. Ong rảo khắp nơi để đi thăm các giáo đoàn như tại Lốt (x. Cv 9,32), làm nhiều phép lạ (x. Cv 9,33-35.40-41). Ong là người đầu tiên đã làm phép Rửa cho gia đình Conêliô ngoại giáo mà không bắt họ phải chịu phép Cắt Bì trước (x. Cv 10,47-48). Trong Công Đồng Giêrusalem vào năm 49, Phêrô ủng hộ Phaolô và Banaba và cùng quyết định chung là: Không buộc dân ngoại phải chịu phép Cắt Bì trước khi chịu phép Rửa để gia nhập đạo Công Giáo, mà chỉ cần họ kiêng ăn đồ cúng thần, kiêng ăn tiết, kiêng thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm (x. Cv 15,28-28). Sau đó Phêrô đến Rôma và đã bị án tử hình thập giá vào năm 64 trong cuộc bắt đạo dưới thời hoàng đế Nêrông.
Ân sủng của Chúa thật kỳ diệu trong cuộc đời Thánh Phêrô và cả chúng ta nữa. Chiêm ngắm cuộc đời thánh nhân qua các đặc điểm.
1. Người môn đệ đi theo Chúa.
Yếu tố đầu tiên mà thánh Phêrô có thể nói với chúng ta đó là sự từ bỏ. Không thể đi theo Chúa nếu không có sự từ bỏ. Luôn có cái gì đó để từ bỏ với mỗi thời gian với mỗi tuổi đời.
Vậy thánh Phêrô đã có cái gì để từ bỏ? Điều lạ lùng hết sức mà sau này khoa khảo cổ bên thánh địa đã khai quật lên cơ ngơi của thánh Phêrô. Ngôi nhà của thánh Phêrô kế bên hồ Tiberia, một cơ ngơi rất lớn đến nỗi nhìn vào chúng ta phải giật mình. Theo những chuyên viên về khảo cổ thì thánh Phêrô là người rất giàu có, có những đội thuyền, có gia sản, sự nghiệp và ngay cả có người để yêu, đó là người vợ của ngài. Theo Chúa là từ bỏ. Từ bỏ những gì mà đối với thế gian là gắn bó hết sức. Từ bỏ gia sản, của cải, danh vọng, từ bỏ ngay cả tình yêu chính đáng của mình để đi theo Chúa Giêsu. Sự từ bỏ này đưa Phêrô tới một hồng phúc rất lớn lao đó là yêu mến Chúa Giêsu. Từ bỏ để yêu mến. Nếu chúng ta nhìn lại tư cách môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta có thể nói hai đặc điểm nổi bật đó. Phêrô luôn luôn phải từ bỏ. Nếu được phép nhìn lại môi trường hoạt động của Chúa Giêsu ở vùng Galilê, loanh quanh ở vùng Caphanaum, vậy Chúa ăn ở chỗ nào? Rất có thể là Chúa ở nhà Phêrô, nơi tiếp đón Chúa Giêsu và các môn đệ thời bấy giờ. Rồi giả như Phêrô chỉ một lần rời bỏ cơ ngơi của mình để theo Chúa thì lúc đầu chắc cũng xao xuyến, đau đớn nhưng sau đó thì yên thân. Còn đàng này đi xong lại trở về lại nhà của mình. Có thêm sự nghiệp rồi Chúa lại ra đi và Phêrô lại theo Chúa ra đi. Cho nên nhìn vào cuộc đời của Phêrô, tôi nghĩ rằng, cái sâu xa nhất của Phêrô trong tư cách là môn đệ là liên lỉ từ bỏ nếu không dám nói là từng ngày. Phêrô có rất nhiều điều để từ bỏ hầu có thể theo Chúa Giêsu và khi đã yêu mến Chúa Giêsu Phêrô bộc lộ sự gắn bó của mình lạ lùng hết sức. Có khi chúng ta có cảm tưởng Phêrô giống như một em bé bên cạnh bà mẹ yêu dấu của mình, bất cứ phản ứng gì Phêrô cũng bộc lộ và nói chuyện với Chúa, tâm sự với Chúa và ngay cả những điều thô thiển Phêrô không ngần ngại nói ra với Chúa ở giữa đám đông.
Nếu không vì lòng yêu mến, nếu không có một tâm hồn trẻ thơ mà còn giữ kẽ với Thầy của mình thì không bao giờ dám nói. Ngay cả câu chuyện này tôi thấy thương Phêrô hết sức. Tại Xêdarê Philipphê, Chúa Giêsu hỏi: Người ta bảo Con Người là ai? Người thì nói Thầy là Êlia, người thì nói là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó. Còn chúng con, chúng con nói Thầy là ai? Phêrô thay mặt anh em mình: "Thưa Thầy, Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống". Và Chúa Giêsu nói ngay: Này Phêrô không phải tự sức con có thể nói được điều đó, bởi nếu tự sức con, con chỉ có thể nói như tất cả những người bình thường khác. Nhưng nếu con có thể nói Thầy là Đấng Kitô, con hãy nhớ rằng Cha trên trời đã ban cho con ơn đó. Cha trên trời đã đổ đầy Thánh Thần cho con, vì không ai có thể gọi Thầy là Kitô nếu không có ơn của Chúa Thánh Thần. Con hãy nhớ điều đó.
Tất cả những ai tin Đức Giêsu là Đấng Kitô thì mới có thể trung thành đi theo Đức Kitô, còn ai chỉ nghĩ Ngài là một tiên tri, nghĩ Ngài là một vị anh hùng thì chỉ theo Ngài được một thời gian thôi. Hai môn đệ Emmau cũng như thế. Khi buồn bã rời Giêrusalem về Emmau. Người lữ khách hỏi họ: “Tại sao buồn vậy?” Tại ông Giêsu Nazaret mà chúng tôi tin là Đấng tiên tri, nhưng đã bị người ta giết chết. Đức Giêsu mới nói “Sao lại chậm tin?”. Rồi Ngài dùng Thánh kinh để giải thích cho họ biết Đức Giêsu Nazaret là Đấng Kitô, Đấng Thiên Chúa xức dầu, đã đến thế gian để thi hành sứ mạng. Nếu không tin Đức Giêsu là Đấng Kitô thì rõ ràng không thể trung thành đi theo Chúa. Phêrô đã tuyên xưng điều đó. Rồi Chúa Giêsu đã bộc lộ sứ mạng của Đấng Kitô là phải lên Giêrusalem, chịu nạn, chịu chết, ngày thứ ba sống lại. Phêrô yêu mến Chúa, gắn bó với Chúa, thủ thỉ với Chúa và can ngăn Người, bởi nếu Chúa chết là hết. Vậy mà Chúa Giêsu quay lại trước mặt anh em và mắng Phêrô: Xéo đi Satan! Chúa nói công khai. Trong đời có vị tông đồ nào bị mắng như thế, kể cả Giuđa bị mang tiếng là Satan. Phêrô hiểu được rằng đã là môn đệ đi theo Chúa thì không được đi trước mặt Chúa. Đây là cốt lõi của vấn đề cuộc hành trình người môn đệ. Phêrô cản Chúa nghĩa là muốn đi trước Chúa. Phêrô không thể mở đường vào ơn cứu độ. Phêrô phải đi sau lưng để Chúa đi trước. Người môn đệ đi sau Thầy của mình, người môn đệ đặt vết chân của mình vào dấu chân của Thầy, người môn đệ không lớn hơn Thầy của mình. Bài học này Phêrô hiểu hết sức là thấm thía. Từ bỏ để yêu mến, yêu mến để đi theo. Và chính vì thế những gì Chúa Giêsu làm Phêrô học lấy và rao truyền lại cho mọi người. Phêrô trong tư cách là môn đệ cho chúng ta thấy rằng đi vào trường phái của Chúa Giêsu sẽ mãi mãi là người môn đệ chứ không bao giờ ra trường đâu. Ở học viện này học viện kia khi ra trường có khi người học trò còn hơn Thầy của mình. Còn trong mái trường của Chúa Giêsu người môn đệ sẽ mãi là người môn đệ. Kinh nghiệm của Phêrô soi sáng cho chúng ta để rồi trong cuộc sống của chính mình, dù có thành đạt đến mức nào đi nữa, dù có nổi tiếng đến mức nào đi nữa, thì mình vẫn đi sau lưng Chúa Giêsu. Chúa đi trước mình theo sau.
2. Người môn đệ yếu đuối và vấp ngã.
Kinh nghiệm của Phêrô soi sáng cho chúng ta hình ảnh người môn đệ yếu đuối và vấp ngã. Thường tình khi nói về một vị thánh, người ta thường nói những điểm tốt nhất, tích cực nhất, anh hùng nhất để ca ngợi. Còn về Phêrô, nếu đọc kỹ Thánh kinh sẽ thấy lạ lùng. Phêrô có nhiều giới hạn, nhiều khuyết điểm và thậm chí rất nhiều vấp ngã.
Suy nghĩ về điều này, nếu chúng ta hỏi thánh Phêrô: Thầy là Đấng điều khiển Hội Thánh sơ khai, biết bao nhiêu áng văn chương Tân ước hình thành, thể hiện lòng kính trọng của các tông đồ trong Hội Thánh sơ khai đối với Thầy, sao lại ghi chép những chi tiết cho đời sau có thể hiểu những yếu đuối những vấp ngã như vậy? Chắc chắn thánh Phêrô sẽ nói rằng: điều đó để cho Chúa được lớn lên. Nếu Thầy có công trạng gì thì người ta sẽ khen Thầy, còn đàng này Thầy không là gì, con người của Thầy là như thế. Chúa đã chọn Thầy ở giữa những con người tầm thường hết sức. Chúa không thay đổi sự tầm thường của Thầy, nhưng xuyên qua sự tầm thường của Thầy Chúa trao ban kho tàng vô giá. Thấm thía điều đó nên sau này một người bạn của Thầy là Phaolô đã nói: “Tôi chỉ là chiếc bình sành dễ vỡ trong khi tôi được chứa đựng kho tàng vô giá là Đức Giêsu Kitô”.
Vậy những yếu đuối và vấp ngã của thánh Phêrô cho chúng ta thấy nền tảng, một nền tảng bị vấp váp rất nhiều vì Phêrô không vựơt qua lập tức được con người tự nhiên của mình là háo danh và tự phụ. Vì Phêrô là con người thành đạt, là con người nổi tiếng nên Chúa đã uốn nắn con người của Phêrô. Nếu như dựa trên sức lực, tiền bạc, uy tín thì Phêrô có thể thành đạt trong một thời gian nhất định, với những con người nhất định mà thôi. Nhưng nếu qua thời gian, vượt không gian mà danh tiếng của Phêrô vẫn trường tồn mãi mãi như chúng ta thấy ngày hôm nay. Điều này để thấy rằng, xuyên qua yếu đuối và vấp ngã, Chúa nâng đỡ Phêrô, tha thứ cho Phêrô. Một con người cần người khác nâng đỡ thì họ không bao giờ quá tự tin. Một con người cần lãnh nhận ơn tha thứ thì sẽ dễ dàng nói lời tha thứ với những người xung quanh, dễ cảm thông với người thất bại.
Cùng học nơi thánh Phêrô để chúng ta trở nên sứ giả đem lại ơn giao hòa, lòng thương xót, ơn tha thứ, sự cảm thông với biết bao nhiêu người quanh mình. Không yếu đuối không cảm thông. Không phạm tội thì không thể nào hiểu được niềm hạnh phúc của con người được tha thứ. Nói như thế không có nghĩa là nên phạm tội. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm đó. Thánh Phaolô nói rằng: “Điều phải làm tôi lại không làm, điều phải tránh tôi lại làm”. Nếu không suy niệm kinh nghiệm yếu đuối và vấp ngã của Phêrô có lẽ chúng ta đều trở nên những quan tòa.
Khi tin rằng mình vững vàng mà quên ơn Chúa thì có thể vấp ngã. Đêm tiệc ly, Chúa Giêsu nói “Đêm nay chúng con sẽ bỏ Thầy mà đi hết”. Mọi môn đệ khác im lặng lắng nghe run sợ, còn Phêrô gần như vỗ ngực để thưa với Chúa rằng: “Thà chết không bỏ Thầy, con sẵn sàng liều chết với Thầy”. Chúa nói: “Đêm nay trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần”. Phêrô tự phụ: “Người khác chối chứ làm sao con chối Thầy được”. Câu nói của Chúa lạ lùng lắm, đêm nay gà phải gáy và nó sẽ câm đi nếu con không chối, chối rồi nó mới gáy, nếu con không chối thì nó phải câm. Cho nên đứng về khía cạnh đó của Phêrô, nếu tự phụ thì bảo đảm sẽ phải chối giống như con gà phải gáy. Nếu không tựa vào ơn của Chúa, chúng ta sẽ vấp ngã. Lúc còn nhỏ chúng ta thấy ơn Chúa vừa vừa, càng lớn chúng ta thấy tất cả là hồng ân. Càng có những chức vụ, những gánh nặng chúng ta sẽ thấy rằng nếu không có ơn Chúa, sức mình không thể nào làm được. Từ đó Phêrô để lại cho chúng ta bài học rất quý giá mà ngay từ đầu Chúa Giêsu đã nói với ông mà ông không chú ý. Khi ông tuyên xưng Thầy là Đấng Kitô thì Chúa Giêsu nói tự sức con không thể làm được điều đó, Cha trên trời soi sáng cho con. Nếu con là nền của Hội Thánh thì con hãy nhớ rằng mọi việc hướng về Cha, hãy có hiếu với Cha. Cha trên trời đã chọn con, đã thương ban hồng ân cho con, đã luôn giữ gìn con, ngày nào con lơi đi mối tương quan với Cha trên trời bấy giờ con sẽ vấp ngã. Nhưng Thầy bảo đảm cho con, vấp ngã Thầy cũng kéo con trỗi dậy dù khi đó con sẽ ê chề.
Kinh nghiệm vấp ngã của Phêrô còn là, coi thường anh em mình. Mấy người kia có chối thì chối còn Phêrô thì sao chối Thầy được. Lời nói có vẻ tự phụ, xúc phạm tới anh em. Mỗi người đều là bình sành dễ vỡ. Làm sao để bảo tồn được cái bình sành trở thành của quý. Khi các bình sành để gần nhau, gió có lùa vào cũng không làm đổ. Để gần nhau là chia sẻ nâng đỡ nhau.
3. Người môn đệ yêu mến Chúa.
“Tôi đi đánh cá đây, anh em hãy đi với tôi” (Ga 21,. Lao nhọc vất vả suốt đêm mà không được gì cả. Đang lúc chán nản thì có tiếng bảo: Hãy thả lưới bên hữu thuyền. Phêrô buông lưới và cá quá nhiều, họ kéo cá lên, thuyền gần như chìm. Khi đó, có tiếng nói của Gioan: Chúa đó. Lời ấy như nhắc bảo Phêrô, tự sức mình không đưa tới kết quả đâu. Phải có Chúa, bao lâu hình ảnh của Chúa rọi soi nơi lời nói, việc làm, đời sống của Phêrô thì bấy giờ mới có thành quả. Còn nếu Phêrô chỉ dựa trên tài sức của mình, dù lao nhọc suốt đêm không bắt được một con cá nào.
Đâu phải dễ để đưa một người đến với đạo thánh Chúa. Dễ gì làm cho một người tin theo Chúa là tình yêu. Hãy có Chúa trong đời sống. Chúa đã thu phục nhân tâm bằng yêu thương. Chúa gọi Phêrô ra một bên và hỏi: Con có mến Thầy không? Lần thứ nhất Phêrô trả lời: Lạy Chúa, có. Lần thứ hai ông nói: Lạy Chúa, có. Lần thứ ba Chúa hỏi thì Phêrô buồn vì Chúa hỏi cùng một câu hỏi đến ba lần.
Trong tiếng Hy Lạp có bốn từ ngữ nói về tình yêu.
-Eros: yêu thương là chiếm đoạt, đưa tới nhục dục.
-Storghê: là tình âu yếm chỉ dành cho những người cùng một tương quan huyết thống với nhau, ai không có tương quan huyết thống, không có được tình âu yếm đó.
-Philia: tình bằng hữu, tình đồng nghiệp, tình cùng sở thích và đặc điểm là sự trung thành; yêu thương là đồng cảm với nhau, trung thành với nhau, chia vui sẻ buồn với nhau.
-Agapê: yêu thương là từ bỏ cho người mình yêu thương. Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người trao ban, từ bỏ mạng sống mình vì người mình yêu thương, Agapê.
Vậy khi Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô (trong bản văn tiếng Hy Lạp): Phêrô, con có Agapê đối với Thầy không? Phêrô đáp: Con có Philia đối với Thầy. Và Chúa nói: Hãy chăm sóc đoàn chiên. Lần thứ hai Chúa nói: Con có Agapê đối với Thầy không? Phêrô đáp: Con có Philia đối với Thầy. Lần thứ ba Chúa hỏi: Con có Philia đối với Thầy không? Phêrô buồn vì Chúa hỏi ông có Philia đối với Thầy không. Bấy giờ Phêrô nói: Lạy Thầy, Thầy thông hay mọi sự, Thầy biết con chỉ có thể có Philia đối với Thầy mà thôi. Con quá tự phụ, không đủ sức để trao ban sự sống của con cho Thầy, không có ơn của Thầy, con chỉ có thể đối xử với Thầy như người môn đệ, như người bạn, như người ngưỡng mộ trong trường phái nhưng mà trao ban sự sống như Thầy trao ban sự sống của Thầy cho con, tự sức con con chỉ có Philia thôi. Philia và Agapê: hai điều đó rất khác nhau. Phêrô lúc bấy giờ nói lên con người của mình để cho Chúa biết: Lạy Chúa, con chỉ là con người tầm thường. Đó là lần thứ nhất trong đời Phêrô bộc lộ chân tướng của mình; khác nào như Đức Maria: Này tôi là tôi tớ Chúa. Phêrô nói: Con chỉ là vật mọn phàm hèn trước mặt Chúa. Chính khi đó, Chúa Giêsu mới trao cả Hội Thánh cho Phêrô. Con biết con là ai thì con có thể chăm sóc Hội Thánh; bởi vì con đang làm công việc Thiên Chúa ủy thác và tin tưởng con. Con đang làm việc của Chúa !
Nhìn cuộc đời Thánh Phêrô ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim ông lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo ông là Satan, ông cũng không giận Chúa. Ngay khi vì sợ hãi mà chối Chúa thì ông vẫn yêu mến Chúa. Không phải vì Phêrô yếu đuối hay tội lỗi mà Chúa bỏ ông. Tình yêu chân thành trong tâm hồn ông làm Chúa giữ ông lại và đặt làm lãnh đạo đoàn chiên của Chúa.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Hội Thánh có một dung mạo là người môn đệ đi theo Chúa, người môn đệ yếu đuối và vấp ngã, nhưng đã đứng dậy, không chán nản, không để mất phương hướng, không đầu hàng, không bỏ cuộc; người môn đệ sống bởi ơn Chúa, chan hòa ân sủng, bình an, niềm vui của Chúa.
Hội Thánh được xây dựng trên Tảng Đá là tông đồ Phêrô, hay đúng hơn là trên đức Tin vào Chúa Giêsu là "Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16; 1 Cr 3,10). Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để trở thành viên đá sống động xây nên tòa nhà Hội Thánh (x. 1 Cr 3,16-17), hay nên Đền Thờ của Thiên Chúa, có nền móng là các Tông Đồ và Ngôn Sứ, và Đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu" (Ep 2,20)?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa tin tưởng và trao trách nhiệm cho người hiểu biết Chúa, yêu mến Chúa và đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Chúng con sẽ được Chúa tin tưởng và trao sứ mệnh xây dựng Hội Thánh, nếu chúng con có lòng tin, lòng cậy và lòng mến Chúa. Vậy xin Chúa cho chúng con có một đức tin vững chắc, một lòng cậy trông tín thác và một lòng mến chân thành như Thánh Phêrô để chúng con có thể trở thành một viên đá sống động,góp phần xây nên tòa nhà Hội Thánh. Amen.
(Viết theo “bài giảng tĩnh tâm linh mục GP Phan thiết năm 2010”, ĐGM Giuse Võ Đức Minh).
- Môisen:người chăn cừu cho nhạc phụ Yethrô. Có một lần ông lùa đàn cừu tận núi Khoreb, bỗng nhiên ông nhìn thấy một quang cảnh hùng vĩ: Bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi. Bị cuốn hút trong khung cảnh hùng vĩ ấy, ông chạy đến để nhìn xem. Khi ông tới gần, một tiếng nói uy nghiêm từ bụi gai tuyên phán: Chớ lại gần, cởi dép ra vì đất ngươi đang đứng là Đất Thánh. Rồi Chúa gọi Môisen nhưng ông ngại ngùng thoái thác: “Lạy Chúa, tôi là ai mà dám đối đầu với Pharaon …Từ xưa tới giờ, tôi đâu có lợi khẩu, tôi chỉ là một đứa nói cà lăm…vì thế, lạy Chúa, Chúa muốn chọn ai thì chọn, sai ai thì sai, nhưng xin tha cho tôi” ( Xh 3,11;4,13). Chúa thuyết phục Môisen “ cứ yên tâm! Ta sẽ ở với ngươi, cho ngươi làm phép lạ, tài ăn nói và cho cả Aaron nói thay ngươi”. Môisen đã nhận lời nhưng vẫn run sợ sứ vụ cao cả Chúa trao.
- Isaia đã kể lại ơn gọi của mình: Trong một thị kiến đã nhìn thấy Đức Chúa trong một khung cảnh huy hoàng của Đền thờ. Các Thiên Thần tung hô “ Thánh ! Thánh ! Thánh ! ĐỨC CHÚA đạo binh là Đấng Thánh ! Cả mặt đất rạng ngời vinh quang Chúa ! ”.Tôi thốt lên với tất cả nổi kinh sợ: “ Khốn cho tôi, tôi chết mất ! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là ĐỨC CHÚA các đạo binh !”. Một trong các thần Xê-ra-phim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than vào ấy chạm vào miệng tôi và nói: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội”. Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán; “Ta sẽ sai ai đây ? Ai sẽ đi cho chúng ta ?” Tôi thưa: “dạ con đây, xin sai con đi” ( Is 6,1-8).
- Giêrêmia cũng kể về việc Chúa gọi ông: Có lời ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng: “ Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho dân”. Nhưng tôi thưa: “Ôi ! Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói !”. ĐỨC CHÚA phán với tôi: “Đừng nói ngươi còn trẻ ! Ta sai ngươi đi đâu ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”. Rồi ĐỨC CHÚA giơ tay chạm vào miệng tôi và phán: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng.” ( Gr 1,4-10).
Các Ngôn sứ luôn có tâm trạng kinh hãi đến run sợ trước sứ vụ Thiên Chúa trao. Tại sao phải kinh khiếp và run sợ như vậy? Nổi run sợ phát xuất từ cảm nhận cùng một lúc sự thánh thiện tuyệt đối của Thiên Chúa và thân phận tội lỗi của mình. Cảm nhận khoảng cách tuyệt đối giữa Thiên Chúa Chí Thánh và con người yếu đuối; giữa sứ vụ trọng đại và thân phận hèn mọn bé bỏng của mình.Ý thức khoảng cách ấy làm cho con người ta run sợ.
Và trang Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cũng thuật lại, ngư phủ Simon run sợ, cảm nhận sự thấp hèn trước Thiên Chúa chí thánh. Thấy mẻ cá lạ lùng, Simon Phêrô đã sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi ! ” ( Lc 5,8). Chúa đã chọn Phêrô: Đừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá. Thế rồi: Họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
Từ ngày theo Chúa, cuộc đời của Phêrô có nhiều sôi nổi, có nhiều lỗi lầm, nhiều va vấp và nhiều yếu đuối. Cho đến khi xác tín ba lần: “Thưa Thầy, thầy biết là con yêu mến Thầy” thì bình minh đã rửa tội quá khứ để rồi Phêrô viết nên một thiên anh hùng ca cho Giáo hội sơ khai, rao giảng, làm chứng và chết cho Chúa Giêsu.
Thánh Phêrô làm nghề chài lưới (x. Mt 4,18), tên là Simon, con ông Gioan và là anh em với Anrê (x. Ga 1,40.42). Sinh tại Bétxaiđa (x. Ga 1,44), nhưng thường trú tại Caphácnaum (x. Mc 1,29). Ong đã có gia đình riêng và Tin Mừng nói đến mẹ vợ của ông (x. Lc 4,38). Simon được Đức Giêsu đổi tên thành Phêrô (x. Mt 16,18), và được đặt làm đầu của Nhóm 12 Tông Đồ (x. Mt 10,2). Ong thường đại diện các tông đồ lên tiếng trả lời các câu hỏi của Đức Giêsu (x. Lc 5,3-10; Ga 6,68). Phêrô đã sai lỗi chối Thầy ba lần (x. Mc 14,30) và nhiều lần khác bị Đức Giêsu quở trách vì đã có quan điểm lệch lạc về chương trình cứu thế của Đức Giêsu (x. Mt 16,23; Ga 13,8-10). Nhưng ông đã khiêm tốn hồi tâm sám hối (x. Mt 26,69-75), và đã tuyên xưng lòng yêu mến Thầy, nên đã được tha tội và còn được trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Tại thành Xêdarê Philipphê, Simon đã tuyên xưng đức tin và đã được Đức Giêsu đổi tên thành Phêrô và còn được trao tối thượng quyền (x. Mt 16,18-19). Ong cũng được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện để ông luôn kiên vững đức tin để chu toàn nhiệm vụ củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Ong là một trong ba môn đệ thân tín được xem Người biến hình (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ một bé gái mới chết được sống lại (x. Mc 5,37) và có mặt khi Đức Giêsu hấp hối trong vườn Ghết-sê-ma-ni (x. Mt 26,37). Trong ngày Chúa Phục Sinh, Phêrô và Gioan đã cùng nhau chạy ra mồ khi nghe Maria Mácđala báo tin xác Thầy bị đánh cắp (x. Ga 20,1-9). Phêrô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra cách riêng (x. Lc 24,34). Sau khi Chúa về trời, Phêrô có mặt trong nhà tiệc ly để xin Chúa Thánh Thần hiện xuống (x. Cv 1,14). Trong những ngày ấy, Phêrô tổ chức cuộc tuyển chọn Mátthia bổ xung vào Nhóm Mười Hai thay chỗ của Giuđa phản bội (x. Cv 1,26).Vào lễ Ngũ Tuần, sau khi được ơn Thánh Thần, Phêrô đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng (x. Cv 2,14-36). Nhờ Thánh Thần tác động mà người nghe dù thuộc nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau, vẫn hiểu được bài giảng của Phêrô giống như được nghe bằng tiếng mẹ đẻ của mình (Cv 2,5-8). Ngày hôm ấy đã có tới 3.000 người xin theo đạo. Họ được chịu phép Rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để được ơn tha tội và nhận ân huệ là Thánh Thần (x. Cv 2,37-38.41). từ đây, Phêrô lãnh đạo cộng đoàn Giêrusalem mới thành hình. Ong rảo khắp nơi để đi thăm các giáo đoàn như tại Lốt (x. Cv 9,32), làm nhiều phép lạ (x. Cv 9,33-35.40-41). Ong là người đầu tiên đã làm phép Rửa cho gia đình Conêliô ngoại giáo mà không bắt họ phải chịu phép Cắt Bì trước (x. Cv 10,47-48). Trong Công Đồng Giêrusalem vào năm 49, Phêrô ủng hộ Phaolô và Banaba và cùng quyết định chung là: Không buộc dân ngoại phải chịu phép Cắt Bì trước khi chịu phép Rửa để gia nhập đạo Công Giáo, mà chỉ cần họ kiêng ăn đồ cúng thần, kiêng ăn tiết, kiêng thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm (x. Cv 15,28-28). Sau đó Phêrô đến Rôma và đã bị án tử hình thập giá vào năm 64 trong cuộc bắt đạo dưới thời hoàng đế Nêrông.
Ân sủng của Chúa thật kỳ diệu trong cuộc đời Thánh Phêrô và cả chúng ta nữa. Chiêm ngắm cuộc đời thánh nhân qua các đặc điểm.
1. Người môn đệ đi theo Chúa.
Yếu tố đầu tiên mà thánh Phêrô có thể nói với chúng ta đó là sự từ bỏ. Không thể đi theo Chúa nếu không có sự từ bỏ. Luôn có cái gì đó để từ bỏ với mỗi thời gian với mỗi tuổi đời.
Vậy thánh Phêrô đã có cái gì để từ bỏ? Điều lạ lùng hết sức mà sau này khoa khảo cổ bên thánh địa đã khai quật lên cơ ngơi của thánh Phêrô. Ngôi nhà của thánh Phêrô kế bên hồ Tiberia, một cơ ngơi rất lớn đến nỗi nhìn vào chúng ta phải giật mình. Theo những chuyên viên về khảo cổ thì thánh Phêrô là người rất giàu có, có những đội thuyền, có gia sản, sự nghiệp và ngay cả có người để yêu, đó là người vợ của ngài. Theo Chúa là từ bỏ. Từ bỏ những gì mà đối với thế gian là gắn bó hết sức. Từ bỏ gia sản, của cải, danh vọng, từ bỏ ngay cả tình yêu chính đáng của mình để đi theo Chúa Giêsu. Sự từ bỏ này đưa Phêrô tới một hồng phúc rất lớn lao đó là yêu mến Chúa Giêsu. Từ bỏ để yêu mến. Nếu chúng ta nhìn lại tư cách môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta có thể nói hai đặc điểm nổi bật đó. Phêrô luôn luôn phải từ bỏ. Nếu được phép nhìn lại môi trường hoạt động của Chúa Giêsu ở vùng Galilê, loanh quanh ở vùng Caphanaum, vậy Chúa ăn ở chỗ nào? Rất có thể là Chúa ở nhà Phêrô, nơi tiếp đón Chúa Giêsu và các môn đệ thời bấy giờ. Rồi giả như Phêrô chỉ một lần rời bỏ cơ ngơi của mình để theo Chúa thì lúc đầu chắc cũng xao xuyến, đau đớn nhưng sau đó thì yên thân. Còn đàng này đi xong lại trở về lại nhà của mình. Có thêm sự nghiệp rồi Chúa lại ra đi và Phêrô lại theo Chúa ra đi. Cho nên nhìn vào cuộc đời của Phêrô, tôi nghĩ rằng, cái sâu xa nhất của Phêrô trong tư cách là môn đệ là liên lỉ từ bỏ nếu không dám nói là từng ngày. Phêrô có rất nhiều điều để từ bỏ hầu có thể theo Chúa Giêsu và khi đã yêu mến Chúa Giêsu Phêrô bộc lộ sự gắn bó của mình lạ lùng hết sức. Có khi chúng ta có cảm tưởng Phêrô giống như một em bé bên cạnh bà mẹ yêu dấu của mình, bất cứ phản ứng gì Phêrô cũng bộc lộ và nói chuyện với Chúa, tâm sự với Chúa và ngay cả những điều thô thiển Phêrô không ngần ngại nói ra với Chúa ở giữa đám đông.
Nếu không vì lòng yêu mến, nếu không có một tâm hồn trẻ thơ mà còn giữ kẽ với Thầy của mình thì không bao giờ dám nói. Ngay cả câu chuyện này tôi thấy thương Phêrô hết sức. Tại Xêdarê Philipphê, Chúa Giêsu hỏi: Người ta bảo Con Người là ai? Người thì nói Thầy là Êlia, người thì nói là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó. Còn chúng con, chúng con nói Thầy là ai? Phêrô thay mặt anh em mình: "Thưa Thầy, Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống". Và Chúa Giêsu nói ngay: Này Phêrô không phải tự sức con có thể nói được điều đó, bởi nếu tự sức con, con chỉ có thể nói như tất cả những người bình thường khác. Nhưng nếu con có thể nói Thầy là Đấng Kitô, con hãy nhớ rằng Cha trên trời đã ban cho con ơn đó. Cha trên trời đã đổ đầy Thánh Thần cho con, vì không ai có thể gọi Thầy là Kitô nếu không có ơn của Chúa Thánh Thần. Con hãy nhớ điều đó.
Tất cả những ai tin Đức Giêsu là Đấng Kitô thì mới có thể trung thành đi theo Đức Kitô, còn ai chỉ nghĩ Ngài là một tiên tri, nghĩ Ngài là một vị anh hùng thì chỉ theo Ngài được một thời gian thôi. Hai môn đệ Emmau cũng như thế. Khi buồn bã rời Giêrusalem về Emmau. Người lữ khách hỏi họ: “Tại sao buồn vậy?” Tại ông Giêsu Nazaret mà chúng tôi tin là Đấng tiên tri, nhưng đã bị người ta giết chết. Đức Giêsu mới nói “Sao lại chậm tin?”. Rồi Ngài dùng Thánh kinh để giải thích cho họ biết Đức Giêsu Nazaret là Đấng Kitô, Đấng Thiên Chúa xức dầu, đã đến thế gian để thi hành sứ mạng. Nếu không tin Đức Giêsu là Đấng Kitô thì rõ ràng không thể trung thành đi theo Chúa. Phêrô đã tuyên xưng điều đó. Rồi Chúa Giêsu đã bộc lộ sứ mạng của Đấng Kitô là phải lên Giêrusalem, chịu nạn, chịu chết, ngày thứ ba sống lại. Phêrô yêu mến Chúa, gắn bó với Chúa, thủ thỉ với Chúa và can ngăn Người, bởi nếu Chúa chết là hết. Vậy mà Chúa Giêsu quay lại trước mặt anh em và mắng Phêrô: Xéo đi Satan! Chúa nói công khai. Trong đời có vị tông đồ nào bị mắng như thế, kể cả Giuđa bị mang tiếng là Satan. Phêrô hiểu được rằng đã là môn đệ đi theo Chúa thì không được đi trước mặt Chúa. Đây là cốt lõi của vấn đề cuộc hành trình người môn đệ. Phêrô cản Chúa nghĩa là muốn đi trước Chúa. Phêrô không thể mở đường vào ơn cứu độ. Phêrô phải đi sau lưng để Chúa đi trước. Người môn đệ đi sau Thầy của mình, người môn đệ đặt vết chân của mình vào dấu chân của Thầy, người môn đệ không lớn hơn Thầy của mình. Bài học này Phêrô hiểu hết sức là thấm thía. Từ bỏ để yêu mến, yêu mến để đi theo. Và chính vì thế những gì Chúa Giêsu làm Phêrô học lấy và rao truyền lại cho mọi người. Phêrô trong tư cách là môn đệ cho chúng ta thấy rằng đi vào trường phái của Chúa Giêsu sẽ mãi mãi là người môn đệ chứ không bao giờ ra trường đâu. Ở học viện này học viện kia khi ra trường có khi người học trò còn hơn Thầy của mình. Còn trong mái trường của Chúa Giêsu người môn đệ sẽ mãi là người môn đệ. Kinh nghiệm của Phêrô soi sáng cho chúng ta để rồi trong cuộc sống của chính mình, dù có thành đạt đến mức nào đi nữa, dù có nổi tiếng đến mức nào đi nữa, thì mình vẫn đi sau lưng Chúa Giêsu. Chúa đi trước mình theo sau.
2. Người môn đệ yếu đuối và vấp ngã.
Kinh nghiệm của Phêrô soi sáng cho chúng ta hình ảnh người môn đệ yếu đuối và vấp ngã. Thường tình khi nói về một vị thánh, người ta thường nói những điểm tốt nhất, tích cực nhất, anh hùng nhất để ca ngợi. Còn về Phêrô, nếu đọc kỹ Thánh kinh sẽ thấy lạ lùng. Phêrô có nhiều giới hạn, nhiều khuyết điểm và thậm chí rất nhiều vấp ngã.
Suy nghĩ về điều này, nếu chúng ta hỏi thánh Phêrô: Thầy là Đấng điều khiển Hội Thánh sơ khai, biết bao nhiêu áng văn chương Tân ước hình thành, thể hiện lòng kính trọng của các tông đồ trong Hội Thánh sơ khai đối với Thầy, sao lại ghi chép những chi tiết cho đời sau có thể hiểu những yếu đuối những vấp ngã như vậy? Chắc chắn thánh Phêrô sẽ nói rằng: điều đó để cho Chúa được lớn lên. Nếu Thầy có công trạng gì thì người ta sẽ khen Thầy, còn đàng này Thầy không là gì, con người của Thầy là như thế. Chúa đã chọn Thầy ở giữa những con người tầm thường hết sức. Chúa không thay đổi sự tầm thường của Thầy, nhưng xuyên qua sự tầm thường của Thầy Chúa trao ban kho tàng vô giá. Thấm thía điều đó nên sau này một người bạn của Thầy là Phaolô đã nói: “Tôi chỉ là chiếc bình sành dễ vỡ trong khi tôi được chứa đựng kho tàng vô giá là Đức Giêsu Kitô”.
Vậy những yếu đuối và vấp ngã của thánh Phêrô cho chúng ta thấy nền tảng, một nền tảng bị vấp váp rất nhiều vì Phêrô không vựơt qua lập tức được con người tự nhiên của mình là háo danh và tự phụ. Vì Phêrô là con người thành đạt, là con người nổi tiếng nên Chúa đã uốn nắn con người của Phêrô. Nếu như dựa trên sức lực, tiền bạc, uy tín thì Phêrô có thể thành đạt trong một thời gian nhất định, với những con người nhất định mà thôi. Nhưng nếu qua thời gian, vượt không gian mà danh tiếng của Phêrô vẫn trường tồn mãi mãi như chúng ta thấy ngày hôm nay. Điều này để thấy rằng, xuyên qua yếu đuối và vấp ngã, Chúa nâng đỡ Phêrô, tha thứ cho Phêrô. Một con người cần người khác nâng đỡ thì họ không bao giờ quá tự tin. Một con người cần lãnh nhận ơn tha thứ thì sẽ dễ dàng nói lời tha thứ với những người xung quanh, dễ cảm thông với người thất bại.
Cùng học nơi thánh Phêrô để chúng ta trở nên sứ giả đem lại ơn giao hòa, lòng thương xót, ơn tha thứ, sự cảm thông với biết bao nhiêu người quanh mình. Không yếu đuối không cảm thông. Không phạm tội thì không thể nào hiểu được niềm hạnh phúc của con người được tha thứ. Nói như thế không có nghĩa là nên phạm tội. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm đó. Thánh Phaolô nói rằng: “Điều phải làm tôi lại không làm, điều phải tránh tôi lại làm”. Nếu không suy niệm kinh nghiệm yếu đuối và vấp ngã của Phêrô có lẽ chúng ta đều trở nên những quan tòa.
Khi tin rằng mình vững vàng mà quên ơn Chúa thì có thể vấp ngã. Đêm tiệc ly, Chúa Giêsu nói “Đêm nay chúng con sẽ bỏ Thầy mà đi hết”. Mọi môn đệ khác im lặng lắng nghe run sợ, còn Phêrô gần như vỗ ngực để thưa với Chúa rằng: “Thà chết không bỏ Thầy, con sẵn sàng liều chết với Thầy”. Chúa nói: “Đêm nay trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần”. Phêrô tự phụ: “Người khác chối chứ làm sao con chối Thầy được”. Câu nói của Chúa lạ lùng lắm, đêm nay gà phải gáy và nó sẽ câm đi nếu con không chối, chối rồi nó mới gáy, nếu con không chối thì nó phải câm. Cho nên đứng về khía cạnh đó của Phêrô, nếu tự phụ thì bảo đảm sẽ phải chối giống như con gà phải gáy. Nếu không tựa vào ơn của Chúa, chúng ta sẽ vấp ngã. Lúc còn nhỏ chúng ta thấy ơn Chúa vừa vừa, càng lớn chúng ta thấy tất cả là hồng ân. Càng có những chức vụ, những gánh nặng chúng ta sẽ thấy rằng nếu không có ơn Chúa, sức mình không thể nào làm được. Từ đó Phêrô để lại cho chúng ta bài học rất quý giá mà ngay từ đầu Chúa Giêsu đã nói với ông mà ông không chú ý. Khi ông tuyên xưng Thầy là Đấng Kitô thì Chúa Giêsu nói tự sức con không thể làm được điều đó, Cha trên trời soi sáng cho con. Nếu con là nền của Hội Thánh thì con hãy nhớ rằng mọi việc hướng về Cha, hãy có hiếu với Cha. Cha trên trời đã chọn con, đã thương ban hồng ân cho con, đã luôn giữ gìn con, ngày nào con lơi đi mối tương quan với Cha trên trời bấy giờ con sẽ vấp ngã. Nhưng Thầy bảo đảm cho con, vấp ngã Thầy cũng kéo con trỗi dậy dù khi đó con sẽ ê chề.
Kinh nghiệm vấp ngã của Phêrô còn là, coi thường anh em mình. Mấy người kia có chối thì chối còn Phêrô thì sao chối Thầy được. Lời nói có vẻ tự phụ, xúc phạm tới anh em. Mỗi người đều là bình sành dễ vỡ. Làm sao để bảo tồn được cái bình sành trở thành của quý. Khi các bình sành để gần nhau, gió có lùa vào cũng không làm đổ. Để gần nhau là chia sẻ nâng đỡ nhau.
3. Người môn đệ yêu mến Chúa.
“Tôi đi đánh cá đây, anh em hãy đi với tôi” (Ga 21,. Lao nhọc vất vả suốt đêm mà không được gì cả. Đang lúc chán nản thì có tiếng bảo: Hãy thả lưới bên hữu thuyền. Phêrô buông lưới và cá quá nhiều, họ kéo cá lên, thuyền gần như chìm. Khi đó, có tiếng nói của Gioan: Chúa đó. Lời ấy như nhắc bảo Phêrô, tự sức mình không đưa tới kết quả đâu. Phải có Chúa, bao lâu hình ảnh của Chúa rọi soi nơi lời nói, việc làm, đời sống của Phêrô thì bấy giờ mới có thành quả. Còn nếu Phêrô chỉ dựa trên tài sức của mình, dù lao nhọc suốt đêm không bắt được một con cá nào.
Đâu phải dễ để đưa một người đến với đạo thánh Chúa. Dễ gì làm cho một người tin theo Chúa là tình yêu. Hãy có Chúa trong đời sống. Chúa đã thu phục nhân tâm bằng yêu thương. Chúa gọi Phêrô ra một bên và hỏi: Con có mến Thầy không? Lần thứ nhất Phêrô trả lời: Lạy Chúa, có. Lần thứ hai ông nói: Lạy Chúa, có. Lần thứ ba Chúa hỏi thì Phêrô buồn vì Chúa hỏi cùng một câu hỏi đến ba lần.
Trong tiếng Hy Lạp có bốn từ ngữ nói về tình yêu.
-Eros: yêu thương là chiếm đoạt, đưa tới nhục dục.
-Storghê: là tình âu yếm chỉ dành cho những người cùng một tương quan huyết thống với nhau, ai không có tương quan huyết thống, không có được tình âu yếm đó.
-Philia: tình bằng hữu, tình đồng nghiệp, tình cùng sở thích và đặc điểm là sự trung thành; yêu thương là đồng cảm với nhau, trung thành với nhau, chia vui sẻ buồn với nhau.
-Agapê: yêu thương là từ bỏ cho người mình yêu thương. Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người trao ban, từ bỏ mạng sống mình vì người mình yêu thương, Agapê.
Vậy khi Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô (trong bản văn tiếng Hy Lạp): Phêrô, con có Agapê đối với Thầy không? Phêrô đáp: Con có Philia đối với Thầy. Và Chúa nói: Hãy chăm sóc đoàn chiên. Lần thứ hai Chúa nói: Con có Agapê đối với Thầy không? Phêrô đáp: Con có Philia đối với Thầy. Lần thứ ba Chúa hỏi: Con có Philia đối với Thầy không? Phêrô buồn vì Chúa hỏi ông có Philia đối với Thầy không. Bấy giờ Phêrô nói: Lạy Thầy, Thầy thông hay mọi sự, Thầy biết con chỉ có thể có Philia đối với Thầy mà thôi. Con quá tự phụ, không đủ sức để trao ban sự sống của con cho Thầy, không có ơn của Thầy, con chỉ có thể đối xử với Thầy như người môn đệ, như người bạn, như người ngưỡng mộ trong trường phái nhưng mà trao ban sự sống như Thầy trao ban sự sống của Thầy cho con, tự sức con con chỉ có Philia thôi. Philia và Agapê: hai điều đó rất khác nhau. Phêrô lúc bấy giờ nói lên con người của mình để cho Chúa biết: Lạy Chúa, con chỉ là con người tầm thường. Đó là lần thứ nhất trong đời Phêrô bộc lộ chân tướng của mình; khác nào như Đức Maria: Này tôi là tôi tớ Chúa. Phêrô nói: Con chỉ là vật mọn phàm hèn trước mặt Chúa. Chính khi đó, Chúa Giêsu mới trao cả Hội Thánh cho Phêrô. Con biết con là ai thì con có thể chăm sóc Hội Thánh; bởi vì con đang làm công việc Thiên Chúa ủy thác và tin tưởng con. Con đang làm việc của Chúa !
Nhìn cuộc đời Thánh Phêrô ta thấy một điều rất rõ là trong trái tim ông lúc nào cũng yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa bảo ông là Satan, ông cũng không giận Chúa. Ngay khi vì sợ hãi mà chối Chúa thì ông vẫn yêu mến Chúa. Không phải vì Phêrô yếu đuối hay tội lỗi mà Chúa bỏ ông. Tình yêu chân thành trong tâm hồn ông làm Chúa giữ ông lại và đặt làm lãnh đạo đoàn chiên của Chúa.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Hội Thánh có một dung mạo là người môn đệ đi theo Chúa, người môn đệ yếu đuối và vấp ngã, nhưng đã đứng dậy, không chán nản, không để mất phương hướng, không đầu hàng, không bỏ cuộc; người môn đệ sống bởi ơn Chúa, chan hòa ân sủng, bình an, niềm vui của Chúa.
Hội Thánh được xây dựng trên Tảng Đá là tông đồ Phêrô, hay đúng hơn là trên đức Tin vào Chúa Giêsu là "Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,16; 1 Cr 3,10). Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để trở thành viên đá sống động xây nên tòa nhà Hội Thánh (x. 1 Cr 3,16-17), hay nên Đền Thờ của Thiên Chúa, có nền móng là các Tông Đồ và Ngôn Sứ, và Đá tảng góc tường là chính Đức Kitô Giêsu" (Ep 2,20)?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa tin tưởng và trao trách nhiệm cho người hiểu biết Chúa, yêu mến Chúa và đặt trọn niềm tin nơi Chúa. Chúng con sẽ được Chúa tin tưởng và trao sứ mệnh xây dựng Hội Thánh, nếu chúng con có lòng tin, lòng cậy và lòng mến Chúa. Vậy xin Chúa cho chúng con có một đức tin vững chắc, một lòng cậy trông tín thác và một lòng mến chân thành như Thánh Phêrô để chúng con có thể trở thành một viên đá sống động,góp phần xây nên tòa nhà Hội Thánh. Amen.
(Viết theo “bài giảng tĩnh tâm linh mục GP Phan thiết năm 2010”, ĐGM Giuse Võ Đức Minh).
Thuyền Đời Tông Đồ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
12:36 04/02/2010
Người tông đồ của Chúa dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải đối diện với những khó nhăn nhất định tuỳ thuộc vào từng bối cảnh lịch sử đặt ra. Điểm chung trong những khó khăn ấy chính là thử thách về niềm tin của người tông đồ trước lời mời gọi làm chứng cho tình yêu thập giá.
1. Từ kinh nghiệm của Phêrô
Phêrô là một trong những người đầu tiên đã mau mắn đáp trả lời kêu gọi làm tông đồ của Chúa Giêsu. Ngài đã sống kinh nghiệm đáp trả cách mãnh liệt và sinh động nhất.
Như bao con người bình thường khác, Phêrô cũng từng trải qua những thất bại cay đắng của cuộc sống. Việc ngài cùng những đồng nghiệp “đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả”, đó chỉ là một trong muôn vàn những éo le thường ngày. Tuy nhiên,vấn đề được hé mở từ đây, là niềm tin tuyệt đối của Phêrô khi được Đức Giêsu mời gọi.
Sự vâng phục là điểm nổi bật trong niềm tin của Phêrô. Trải nghiệm của một ngư phủ chuyên nghề lẽ ra đã khiến ngài phớt lờ lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu. Nhưng không, Phêrô đã mau mắn nghe theo, mà không biện lý hay chống đối: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5, 5). Dấu lạ “hai thuyền đầy cá” là kết quả của niềm tin vâng phục của Phêrô vào lời Chúa Giêsu. Ý nghĩa biểu tượng này được làm tiền đề cho việc phát triển giá trị tâm linh về niềm tin của người tông đồ Chúa trong sứ vụ.
Niềm tin nơi Phêrô không dừng lại ở một vài lợi ích vật chất cá nhân. Mà sâu xa, nó là dấu chỉ thúc đẩy ngài nhận ra thế giá của chính Đấng có khả năng cải hoá những quy luật tự nhiên. “Sự kinh ngạc” của Phêrô và các đồng nghiệp trước mẻ cá lạ cho thấy chiều sâu hoá nội tâm, giúp họ vượt qua ngưỡng cảm thức tự nhiên để vươn tới đích điểm của lời mời gọi tông đồ.
Khi được chứng thực mẻ cá lạ lùng, Phêrô đã kịp thời nhận ra bàn tay quyền năng, đầy yêu thương của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đang tác động lên cuộc đời ông. Do vậy, Phêrô đã “sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8b). Thái độ khiêm tốn này đã giúp cho đức tin của Phêrô được củng cố đến mức có thể“bỏ hết mọi sự” để đi theo Đức Giêsu.
2. Thuyền đời tông đồ
Trên con thuyền mưu sinh đời thường, Phêrô đã nhận ra Đức Kitô và mau mắn đáp trả bằng cả cuộc sống của mình. Kinh nghiệm ơn gọi tông đồ của vị Tông Đổ Cả đã hướng chúng ta tới việc nhận diện và có thái độ cần thiết, xứng hợp trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống hôm nay.
Những khó khăn trong công cuộc rao giảng Tin Mừng mà Giáo hội đang phải đối diện ở giai đoạn hiện tại quả thực đã khiến cho nhiều người cảm thấy bi quan. Họ khác nào những ngư phủ xưa trong Tin Mừng “đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới” (Lc 5, 2b). Tuy nhiên chính Thiên Chúa vẫn không ngừng đồng hành và mời gọi chúng ta, như Đức Giêsu đã từng bảo Si-mon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 4).
Giáo hội hôm nay với biết bao con người nhiệt tâm, không quản ngại khó khăn, đã “vâng lời Thầy” đến những nơi hiểm nghèo nhất để đem nhiều linh hồn về cho Chúa. Họ sẵn sàng “chèo” đến những vùng “sóng cả” do nạn kỳ thị Ki-tô giáo để dựng xây hoà hợp, công bình, yêu thương.
Giữa một xã hội chạy theo trào lưu hưởng thụ, vẫn có nhiều bạn trẻ biết đặt niềm tin mãnh liệt vào lời mời gọi của Thầy Chí Thánh. Các bạn là hiện thân của những “Si-mon Phêrô” nhỏ giữa lòng đời hôm nay.
Niềm tin vào chính Đấng là chủ tể của tự nhiên và lịch sử sẽ giúp chúng ta lạc quan hơn nhiều trong việc cộng tác thông truyền ơn cứu độ của Chúa cho đồng loại. Nó được bắt đầu từ thái độ vâng phục và khiêm tốn của chúng ta trước tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Hoạt động tông đồ không thể là công việc của những kẻ nhát đảm, thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa. Và nó càng không thể tiếp nhận những đối tượng kiêu căng, tự cho mình hoàn toàn có khả năng vực dậy những yếu đuối của nhân loại này.
Thuyền đời tông đồ chỉ có thể nhẹ nhàng lướt sóng khi chúng ta “bỏ hết mọi sự” không cần thiết trên đó để hướng về lý tưởng là tình yêu Đức Kitô. Như những tông đồ đầu tiên đã được mời gọi, chúng ta luôn tin tưởng và sống cho mục đích cao đẹp duy nhất là lợi ích các linh hồn.
Thuyền đời tông đồ sẽ cập bến khi chúng ta được kết hợp mật thiết với Đức KiTô trong quyền năng và tình thương của Ngài. Vấn đề là chúng ta biết để cho Ngài hành động và thánh hoá những nỗ lực của chúng ta khi truyền rao Lời Hằng Sống.
1. Từ kinh nghiệm của Phêrô
Phêrô là một trong những người đầu tiên đã mau mắn đáp trả lời kêu gọi làm tông đồ của Chúa Giêsu. Ngài đã sống kinh nghiệm đáp trả cách mãnh liệt và sinh động nhất.
Như bao con người bình thường khác, Phêrô cũng từng trải qua những thất bại cay đắng của cuộc sống. Việc ngài cùng những đồng nghiệp “đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả”, đó chỉ là một trong muôn vàn những éo le thường ngày. Tuy nhiên,vấn đề được hé mở từ đây, là niềm tin tuyệt đối của Phêrô khi được Đức Giêsu mời gọi.
Sự vâng phục là điểm nổi bật trong niềm tin của Phêrô. Trải nghiệm của một ngư phủ chuyên nghề lẽ ra đã khiến ngài phớt lờ lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu. Nhưng không, Phêrô đã mau mắn nghe theo, mà không biện lý hay chống đối: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5, 5). Dấu lạ “hai thuyền đầy cá” là kết quả của niềm tin vâng phục của Phêrô vào lời Chúa Giêsu. Ý nghĩa biểu tượng này được làm tiền đề cho việc phát triển giá trị tâm linh về niềm tin của người tông đồ Chúa trong sứ vụ.
Niềm tin nơi Phêrô không dừng lại ở một vài lợi ích vật chất cá nhân. Mà sâu xa, nó là dấu chỉ thúc đẩy ngài nhận ra thế giá của chính Đấng có khả năng cải hoá những quy luật tự nhiên. “Sự kinh ngạc” của Phêrô và các đồng nghiệp trước mẻ cá lạ cho thấy chiều sâu hoá nội tâm, giúp họ vượt qua ngưỡng cảm thức tự nhiên để vươn tới đích điểm của lời mời gọi tông đồ.
Khi được chứng thực mẻ cá lạ lùng, Phêrô đã kịp thời nhận ra bàn tay quyền năng, đầy yêu thương của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đang tác động lên cuộc đời ông. Do vậy, Phêrô đã “sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5, 8b). Thái độ khiêm tốn này đã giúp cho đức tin của Phêrô được củng cố đến mức có thể“bỏ hết mọi sự” để đi theo Đức Giêsu.
2. Thuyền đời tông đồ
Trên con thuyền mưu sinh đời thường, Phêrô đã nhận ra Đức Kitô và mau mắn đáp trả bằng cả cuộc sống của mình. Kinh nghiệm ơn gọi tông đồ của vị Tông Đổ Cả đã hướng chúng ta tới việc nhận diện và có thái độ cần thiết, xứng hợp trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc sống hôm nay.
Những khó khăn trong công cuộc rao giảng Tin Mừng mà Giáo hội đang phải đối diện ở giai đoạn hiện tại quả thực đã khiến cho nhiều người cảm thấy bi quan. Họ khác nào những ngư phủ xưa trong Tin Mừng “đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới” (Lc 5, 2b). Tuy nhiên chính Thiên Chúa vẫn không ngừng đồng hành và mời gọi chúng ta, như Đức Giêsu đã từng bảo Si-mon: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5, 4).
Giáo hội hôm nay với biết bao con người nhiệt tâm, không quản ngại khó khăn, đã “vâng lời Thầy” đến những nơi hiểm nghèo nhất để đem nhiều linh hồn về cho Chúa. Họ sẵn sàng “chèo” đến những vùng “sóng cả” do nạn kỳ thị Ki-tô giáo để dựng xây hoà hợp, công bình, yêu thương.
Giữa một xã hội chạy theo trào lưu hưởng thụ, vẫn có nhiều bạn trẻ biết đặt niềm tin mãnh liệt vào lời mời gọi của Thầy Chí Thánh. Các bạn là hiện thân của những “Si-mon Phêrô” nhỏ giữa lòng đời hôm nay.
Niềm tin vào chính Đấng là chủ tể của tự nhiên và lịch sử sẽ giúp chúng ta lạc quan hơn nhiều trong việc cộng tác thông truyền ơn cứu độ của Chúa cho đồng loại. Nó được bắt đầu từ thái độ vâng phục và khiêm tốn của chúng ta trước tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Hoạt động tông đồ không thể là công việc của những kẻ nhát đảm, thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa. Và nó càng không thể tiếp nhận những đối tượng kiêu căng, tự cho mình hoàn toàn có khả năng vực dậy những yếu đuối của nhân loại này.
Thuyền đời tông đồ chỉ có thể nhẹ nhàng lướt sóng khi chúng ta “bỏ hết mọi sự” không cần thiết trên đó để hướng về lý tưởng là tình yêu Đức Kitô. Như những tông đồ đầu tiên đã được mời gọi, chúng ta luôn tin tưởng và sống cho mục đích cao đẹp duy nhất là lợi ích các linh hồn.
Thuyền đời tông đồ sẽ cập bến khi chúng ta được kết hợp mật thiết với Đức KiTô trong quyền năng và tình thương của Ngài. Vấn đề là chúng ta biết để cho Ngài hành động và thánh hoá những nỗ lực của chúng ta khi truyền rao Lời Hằng Sống.
Vâng phục là chết cho ý riêng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
12:43 04/02/2010
Đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn văn Thuận trong “Đường Hy Vọng” đã viết: “Nếu khiết tịnh là chết cho nhục dục, thì vâng phục là chết cho ý riêng”. Quả đúng như vậy. Vâng phục là chết cho ý riêng. Cảm nghiệm này cũng rất đúng với tinh thần của bài Tin mừng hôm nay. Trước lời đề nghị của Chúa Giêsu: “Hãy chèo ra chổ nước sâu thả lưới bắt cá”, thánh Phêrô đại diện cho các Tông đồ đã nói lên lời thưa xin vâng, lời chấp nhận chết cho ý riêng mình không phải một lần mà có lẽ trong thâm tâm ngài đã phải lặp lại đến ba lần.
- Lần thứ nhất: “Vâng lời thầy, con đi đánh cá giữa ban ngày”.
Kinh nghiệm nhà nghề cho thánh Phêrô thấy mùa này nước trong như mắt mèo thấy cả vỏ sò dưới đáy biển, nên đánh bắt cá tốt nhất là vào ban đêm, mà ban đêm còn không bắt được con nào. Bây giờ Chúa lại bảo đi đánh cá giữa ban ngày. Một lời đề nghị đối với Phêrô đúng là dở hơi, chẳng biết gì về ngư trường, con nước. Nhưng vì “vâng lời thầy”, thánh nhân đã từ bỏ ý riêng, đi đánh cá giữa ban ngày.
- Lần thứ hai: “Vâng lời thầy, con chèo ra chổ nước sâu thả lưới”.
Ngần ngại vì vừa trải qua một đêm vất vả, thân thể mệt nhừ bởi phải vật lộn với sóng gió ba đào. Ái ngại vì bụng thì đói, mắt thì nặng trĩu bởi suốt đêm mất ngủ, đang cần một giấc ngủ để phục hồi sinh lực. E ngại vì vừa bị thất bại ê chề, bị lỗ phí tổn, nên còn ý chí đâu mà phấn với đấu, còn sức lực đâu mà chống với chèo. Giờ Chúa bảo ra khơi, ra chổ nước sâu, nghĩa là phải vất vả mấy tiếng đồng hồ nữa. Nhưng “vì lời Thầy”, Phêrô đã gạt ý riêng sang một bên, chấp nhận mệt nhọc để một lần nữa ra khơi.
- Lần thứ ba: “Vâng lời thầy, con thả lưới bên phải mạn thuyền”.
Chi tiết này được nói đến trong Tin mừng thánh Maccô. Khi nghe Chúa bảo hãy thả lưới bên phải thuyền, hẳn là Phêrô đã nói thầm rằng thông thường con vẫn thả lưới bên trái mạn thuyền vì thuyền của con bố trí cọc chèo, mái chèo bên phải cơ mà. Thả lưới bên phải là vướng cọc chèo mái chèo, rất dể rách lưới. Vốn liếng có nhiêu đây, rách hết lưới thì lấy đâu mà sắm. Ấy thế mà Chúa cứ bảo thả lưới bên phải mạn thuyền, tức là làm ngược lại với cách thức thả lưới mà ngài vẫn làm. Chắc là khó chịu lắm, nhưng vì “vâng lời thầy”, ngài sẵn sàng làm ngược lại. Và hiệu quả từ lời lời xin vâng ấy là gì ?
Về phương diện vật chất: được hai thuyền đầy cá đến nỗi gần chìm, phải làm hiệu gọi thuyền của các bạn đồng nghiệp đến giúp. Mà toàn là cá lớn, cá xuất khẩu. Bán chắc được mấy chục triệu !
Về phương diện thiêng liêng: Đây mới là điều quan trọng hơn. Chính nhờ vâng lời Chúa mà thánh Phêrô đã nhận ra được Đức Giêsu là Thiên Chúa quyền năng cao cả, và thân phận con người là yếu hèn bất xứng, nên ngài đã phải thốt lên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tộ lỗi”.
Và còn hơn thế nữa, chính nhờ vâng lời Chúa, mà ngài được trao phó sứ mệnh trở thành kẻ lưới người thay vì lưới cá, trở thành vị tài công, người thuyền trưởng trên đại ngư thuyền của Giáo hội.
Vâng phục là một nhân đức vô cùng quan trọng trong đời sống Giáo hội. Nhờ có vâng phục mà Giáo hội có được sự hiệp nhất. Bao lâu làm theo ý Chúa và ý của Giáo hội thì công cuộc loan báo Tin mừng mới thu được nhiều hoa trái tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu vâng phục Giáo hội sẽ có chia rẽ, có ly giáo, lạc giáo… và nếu mỗi người chỉ làm theo ý riêng mình, thì công cuộc truyền giáo Giáo hội sẽ mất sức sống và sẽ trở nên khô cằn. Lịch sử Giáo hội minh chứng điều đó.
Chúng ta xin Chúa cho mọi thành phần trong Hội thánh, nhất là các vị mục tử luôn biết sẵn sàng dẹp bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa, sẵn sàng hy sinh cái tôi hẹp hòi để làm theo ý Giáo hội, nhờ đó mà đem lại sự hiệp nhất bình an trong Giáo hội. Và nhất là xin cho mỗi người trong chúng ta khi được Chúa dạy bảo, thì biết thưa lên “lời xin vâng” như thánh Phêrô, nhờ đó mà ý Chúa luôn được thể hiện, được lớn lên và sinh hoa kết trái dồi dào nơi cuộc đời của chúng ta.
- Lần thứ nhất: “Vâng lời thầy, con đi đánh cá giữa ban ngày”.
Kinh nghiệm nhà nghề cho thánh Phêrô thấy mùa này nước trong như mắt mèo thấy cả vỏ sò dưới đáy biển, nên đánh bắt cá tốt nhất là vào ban đêm, mà ban đêm còn không bắt được con nào. Bây giờ Chúa lại bảo đi đánh cá giữa ban ngày. Một lời đề nghị đối với Phêrô đúng là dở hơi, chẳng biết gì về ngư trường, con nước. Nhưng vì “vâng lời thầy”, thánh nhân đã từ bỏ ý riêng, đi đánh cá giữa ban ngày.
- Lần thứ hai: “Vâng lời thầy, con chèo ra chổ nước sâu thả lưới”.
Ngần ngại vì vừa trải qua một đêm vất vả, thân thể mệt nhừ bởi phải vật lộn với sóng gió ba đào. Ái ngại vì bụng thì đói, mắt thì nặng trĩu bởi suốt đêm mất ngủ, đang cần một giấc ngủ để phục hồi sinh lực. E ngại vì vừa bị thất bại ê chề, bị lỗ phí tổn, nên còn ý chí đâu mà phấn với đấu, còn sức lực đâu mà chống với chèo. Giờ Chúa bảo ra khơi, ra chổ nước sâu, nghĩa là phải vất vả mấy tiếng đồng hồ nữa. Nhưng “vì lời Thầy”, Phêrô đã gạt ý riêng sang một bên, chấp nhận mệt nhọc để một lần nữa ra khơi.
- Lần thứ ba: “Vâng lời thầy, con thả lưới bên phải mạn thuyền”.
Chi tiết này được nói đến trong Tin mừng thánh Maccô. Khi nghe Chúa bảo hãy thả lưới bên phải thuyền, hẳn là Phêrô đã nói thầm rằng thông thường con vẫn thả lưới bên trái mạn thuyền vì thuyền của con bố trí cọc chèo, mái chèo bên phải cơ mà. Thả lưới bên phải là vướng cọc chèo mái chèo, rất dể rách lưới. Vốn liếng có nhiêu đây, rách hết lưới thì lấy đâu mà sắm. Ấy thế mà Chúa cứ bảo thả lưới bên phải mạn thuyền, tức là làm ngược lại với cách thức thả lưới mà ngài vẫn làm. Chắc là khó chịu lắm, nhưng vì “vâng lời thầy”, ngài sẵn sàng làm ngược lại. Và hiệu quả từ lời lời xin vâng ấy là gì ?
Về phương diện vật chất: được hai thuyền đầy cá đến nỗi gần chìm, phải làm hiệu gọi thuyền của các bạn đồng nghiệp đến giúp. Mà toàn là cá lớn, cá xuất khẩu. Bán chắc được mấy chục triệu !
Về phương diện thiêng liêng: Đây mới là điều quan trọng hơn. Chính nhờ vâng lời Chúa mà thánh Phêrô đã nhận ra được Đức Giêsu là Thiên Chúa quyền năng cao cả, và thân phận con người là yếu hèn bất xứng, nên ngài đã phải thốt lên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là kẻ tộ lỗi”.
Và còn hơn thế nữa, chính nhờ vâng lời Chúa, mà ngài được trao phó sứ mệnh trở thành kẻ lưới người thay vì lưới cá, trở thành vị tài công, người thuyền trưởng trên đại ngư thuyền của Giáo hội.
Vâng phục là một nhân đức vô cùng quan trọng trong đời sống Giáo hội. Nhờ có vâng phục mà Giáo hội có được sự hiệp nhất. Bao lâu làm theo ý Chúa và ý của Giáo hội thì công cuộc loan báo Tin mừng mới thu được nhiều hoa trái tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu vâng phục Giáo hội sẽ có chia rẽ, có ly giáo, lạc giáo… và nếu mỗi người chỉ làm theo ý riêng mình, thì công cuộc truyền giáo Giáo hội sẽ mất sức sống và sẽ trở nên khô cằn. Lịch sử Giáo hội minh chứng điều đó.
Chúng ta xin Chúa cho mọi thành phần trong Hội thánh, nhất là các vị mục tử luôn biết sẵn sàng dẹp bỏ ý riêng để tuân theo ý Chúa, sẵn sàng hy sinh cái tôi hẹp hòi để làm theo ý Giáo hội, nhờ đó mà đem lại sự hiệp nhất bình an trong Giáo hội. Và nhất là xin cho mỗi người trong chúng ta khi được Chúa dạy bảo, thì biết thưa lên “lời xin vâng” như thánh Phêrô, nhờ đó mà ý Chúa luôn được thể hiện, được lớn lên và sinh hoa kết trái dồi dào nơi cuộc đời của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong Thánh Lễ, Thánh Damien được gọi là gương mẫu của đức ái cho thế giới hôm nay
Bùi Hữu Thư
10:20 04/02/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Thánh Damien ở Molokai là một vị anh hùng tại quê hương của ngài là nước Bỉ và tại Hoa Kỳ -- là nơi đã nhận ngài là một trong những vị thánh mới nhất – vì sự phục vụ anh hùng của ngài cho các bệnh nhân mắc bệnh phong hủi tại Hawaii vào cuối thập niên 1800. Ngài được tôn vinh trong một thánh lễ tạ ơn ngày 31 tháng 1, 2010 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục Pietro Sambi, khâm sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ chủ tế, vào Ngày Phong Hủi Quốc Tế, ba tháng sau khi vị thánh mới này được Đức Thánh Cha Benedict XVI phong thánh trong một nghi lễ tại Rôma. Đức Ông Walter Rossi giám sở Vương Cung Thánh Đường đã nói trong khi chào mừng các khách hành hương đến tham dự thánh lễ cho Thánh Damien ở Molokai: “Xin giúp chúng con (như Thánh Damien) biết mở lòng cho tình yêu Thiên Chúa, xin phục vụ anh em y như chúng con phục vụ Chúa Giêsu.” Thánh Damien được Giáo Hội Công Giáo công nhận là một “người đầy tớ của nhân loại và một vị tử đạo vì đức ái,” ngài là thành viên của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và là người đã tình nguyện phục vụ tại xứ truyền giáo của nhà Dòng tại Hawaii. Ngài đã ở đó chín năm và phục vụ cho các bệnh nhận Hansen sống cô độc trên hòn Molokai từ năm 1873.
Chính quyền Anh rút Đạo Luật Bình Đẳng sau khi có khuyến cáo của Đức Thánh Cha
Nguyễn Hoàng Thương
19:08 04/02/2010
Chính quyền Anh rút Đạo Luật Bình Đẳng sau khi có khuyến cáo của Đức Thánh Cha
Luân Đôn (CAN,VIS) - Sau những chỉ trích từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo trong nước và từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, chính phủ Anh quốc đã thu hồi các kế hoạch thực hiện Đạo Luật Bình Đẳng gây nhiều áp bức trên tự do tôn giáo.
Các quy tắc của đề xuất chống phân biệt đối xử thất bại có thể đã bị ngăn cản từ đòi hỏi của các nhóm đạo đức tính dục Kitô giáo phát xuất từ các vị lãnh đạo trẻ. Một số người cảnh báo rằng đạo luật có thể làm cho việc hàng linh mục chỉ có Nam giới của Giáo Hội Công Giáo trở thành bất hợp pháp.
Hôm thứ Hai 01/02/2010, trong cuộc tiếp kiến các giám mục Anh quốc và xứ Wales viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô (ad limina), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban huấn từ: “Đất nước của chư huynh đệ nổi tiếng về sự dấn thân vững chắc để sự bình đẳng có cơ hội đến với mọi thành viên trong xã hội”. Nhưng liền sau đó, ngài cũng khuyến cáo rằng “hậu quả của một số luật lệ được đề ra để đạt được mục đích này đã áp đặt những hạn chế bất công cho sự tự do của các cộng đoàn tôn giáo hoạt động theo niềm tin của họ”.
Đức Thánh Cha cũng thúc giục các giám mục “đảm bảo rằng Giáo Huấn luân lý của Giáo Hội luôn được trình bày trong tính vẹn toàn của nó và được bảo vệ một cách thuyết phục. Trung thành với Tin Mừng không phải là phương cách hạn chế tự do của người khác, ngược lại, nó phục vụ cho tự do của họ bằng cách mang đến cho họ sự thật”.
Một nguồn tin ở số 10 phố Downing, nơi trú ngụ của Thủ Tướng Gordon Brown cho Telegraph hay rằng: “Chúng ta thấy rõ rằng Đạo Luật Bình Đẳng không nên thực hiện. Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng đã được lưu ý”
Nhiều nghị sĩ Đảng Lao Động Công Giáo được tường trình đã đau buồn vì đạo luật mới làm cho Rôma phản ứng mạnh mẽ như thế.
Naomi Phillips, người đứng đầu Nội Vụ của Hiệp Hội Nhân Văn Anh mô tả bình luận của Đức Giáo Hoàng như là đòn tấn công vào “những giá trị hiện đại, phóng khoáng” và nói rằng chúng thúc đẩy hơn nữa sự phản đối của nhóm này đối với tuyên bố của Đức Thánh Cha tông du đến Liên Hiệp Anh.
Đức Tổng Giám Mục của Westminster, Đức Cha Vincent Nichols phát biểu với BBC Radio số 4 rằng Đức Thánh Cha “chắc chắn không” dính líu đến chính trị đảng phái nhưng chỉ cố gắng đưa ra “tiếng nói có sức thuyết phục” cho người nghe trong cuộc tranh luận công khai.
Đức Tổng Giám Mục nghĩ rằng huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tìm thấy âm hưởng trong nhiều người ở Anh, những người “lo lắng” về hậu quả không lường trước được về luật lệ mới đây có thể “dồn niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo chỉ vào phạm vi cá nhân”.
Luân Đôn (CAN,VIS) - Sau những chỉ trích từ phía các vị lãnh đạo tôn giáo trong nước và từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, chính phủ Anh quốc đã thu hồi các kế hoạch thực hiện Đạo Luật Bình Đẳng gây nhiều áp bức trên tự do tôn giáo.
Các quy tắc của đề xuất chống phân biệt đối xử thất bại có thể đã bị ngăn cản từ đòi hỏi của các nhóm đạo đức tính dục Kitô giáo phát xuất từ các vị lãnh đạo trẻ. Một số người cảnh báo rằng đạo luật có thể làm cho việc hàng linh mục chỉ có Nam giới của Giáo Hội Công Giáo trở thành bất hợp pháp.
Hôm thứ Hai 01/02/2010, trong cuộc tiếp kiến các giám mục Anh quốc và xứ Wales viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô (ad limina), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban huấn từ: “Đất nước của chư huynh đệ nổi tiếng về sự dấn thân vững chắc để sự bình đẳng có cơ hội đến với mọi thành viên trong xã hội”. Nhưng liền sau đó, ngài cũng khuyến cáo rằng “hậu quả của một số luật lệ được đề ra để đạt được mục đích này đã áp đặt những hạn chế bất công cho sự tự do của các cộng đoàn tôn giáo hoạt động theo niềm tin của họ”.
Đức Thánh Cha cũng thúc giục các giám mục “đảm bảo rằng Giáo Huấn luân lý của Giáo Hội luôn được trình bày trong tính vẹn toàn của nó và được bảo vệ một cách thuyết phục. Trung thành với Tin Mừng không phải là phương cách hạn chế tự do của người khác, ngược lại, nó phục vụ cho tự do của họ bằng cách mang đến cho họ sự thật”.
Một nguồn tin ở số 10 phố Downing, nơi trú ngụ của Thủ Tướng Gordon Brown cho Telegraph hay rằng: “Chúng ta thấy rõ rằng Đạo Luật Bình Đẳng không nên thực hiện. Sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng đã được lưu ý”
Nhiều nghị sĩ Đảng Lao Động Công Giáo được tường trình đã đau buồn vì đạo luật mới làm cho Rôma phản ứng mạnh mẽ như thế.
Naomi Phillips, người đứng đầu Nội Vụ của Hiệp Hội Nhân Văn Anh mô tả bình luận của Đức Giáo Hoàng như là đòn tấn công vào “những giá trị hiện đại, phóng khoáng” và nói rằng chúng thúc đẩy hơn nữa sự phản đối của nhóm này đối với tuyên bố của Đức Thánh Cha tông du đến Liên Hiệp Anh.
Đức Tổng Giám Mục của Westminster, Đức Cha Vincent Nichols phát biểu với BBC Radio số 4 rằng Đức Thánh Cha “chắc chắn không” dính líu đến chính trị đảng phái nhưng chỉ cố gắng đưa ra “tiếng nói có sức thuyết phục” cho người nghe trong cuộc tranh luận công khai.
Đức Tổng Giám Mục nghĩ rằng huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tìm thấy âm hưởng trong nhiều người ở Anh, những người “lo lắng” về hậu quả không lường trước được về luật lệ mới đây có thể “dồn niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo chỉ vào phạm vi cá nhân”.
Top Stories
Chine: Selon un chercheur chinois, le gouvernement envisage une refonte de sa politique envers l’Eglise catholique
Eglises d'Asie
11:34 04/02/2010
Selon un chercheur chinois, les dirigeants chinois ont compris qu’il ne servait à rien de tenter de séparer les catholiques chinois de l’Eglise universelle et réfléchissent en conséquence à une réorientation de leur politique envers l’Eglise catholique. Tout en séparant ce qui relève de l’organisation de l’Eglise et ce qui relève de la politique, le pouvoir chinois cherche toutefois à garantir que l’Eglise ne se prononcera pas sur les questions politiques.
Ren Yanli est membre de l’Académie des sciences sociales à Pékin, organe qui a rang de ministère et est souvent qualifié de think tank du gouvernement. Ancien directeur du Bureau pour les études sur le christianisme, rattaché à l’Institut de recherches sur les religions de l’Académie des sciences sociales, il suit de longue date les affaires liées à l’Eglise catholique en Chine. De passage à Bologne, en Italie, à la Fondation pour les sciences religieuses Jean XXIII, il a accordé une interview à Gianni Valente, de la rédaction de 30Giorni (1).
Le chercheur explique qu’au-delà de la division entre « clandestins » et « officiels », c’est « la foi des catholiques chinois » qui a fait et continue de faire qu’ils rejettent la politique « d’indépendance » de l’Eglise de Chine vis-à-vis du Saint-Siège voulue depuis plus d’un demi-siècle par Pékin. Pour les catholiques chinois, il n’y a pas de difficulté à s’affirmer comme pleinement catholique et pleinement chinois. « Comme les autres catholiques (de par le monde), [les catholiques chinois] aiment leur patrie et veulent participer à la vie et à la modernisation de la Chine », explique le chercheur, qui précise: « Les prêtres aujourd’hui ne sont pas disposés à devenir évêques si leur nomination ne vient pas du pape et si le mandat apostolique fait défaut. »
La nouveauté, poursuit Ren Yanli, est que « le gouvernement a compris que, s’il veut que les évêques soient des pasteurs estimés et suivis par les fidèles et qu’ils ne soient pas vus comme des fonctionnaires isolés et imposés de l’extérieur, il doit admettre, ce qu’il fait maintenant, que la nomination venant du pape et la pleine communion avec lui sont des éléments absolument indispensables ». Ainsi, l’idée d’imposer à l’Eglise une indépendance synonyme de séparation du pape et de l’Eglise universelle aurait été abandonnée par la direction chinoise. Des séminaires d’études réservés aux responsables politiques auraient déjà été organisés afin de « savoir comment trouver une nouvelle définition de l’indépendance qui distingue l’aspect ecclésial et religieux de l’aspect politique ». Les dirigeants chinois réfléchiraient ainsi à un concept d’indépendance considéré uniquement « dans sa perspective politique », qui ne serait plus appliqué aux aspects de la vie de l’Eglise concernant la foi.
Signe de la réflexion en cours, analyse encore Ren Yanli, un ballon d’essai a été lancé à Hongkong, où, en mai dernier, un journal local a publié le texte d’« une personnalité chinoise anonyme mais influente » à propos d’une « révision par Pékin des catégories d’autonomie, d’indépendance et d’autogestion », qui sont la base de la doctrine religieuse gouvernementale (2). « Pragmatique », la direction chinoise ne souhaite pas « de changements de cap ostentatoires », mais aurait compris qu’elle ne pouvait forcer les catholiques à accepter des dirigeants inacceptables à leurs yeux. C’est ainsi que l’Assemblée nationale des représentants catholiques, qui doit élire les futurs présidents de l’Association patriotique et de la Conférence des évêques « officiels », a été reportée à 2010, les candidats pour ces postes devant, pour être « vraiment reconnus et respectés », être choisis parmi « les évêques en communion avec le pape » (3).
Selon les observateurs, les propos de Ren Yanli sont à dessein très optimistes pour donner une image positive de la politique religieuse chinoise et ils renvoient à ceux tenus il y a peu par un autre chercheur de l’Académie chinoise des sciences sociales. Début décembre 2009, dans les colonnes du China Daily, Liu Peng appelait à un changement de politique religieuse, en vue de l’édification d’un système fondé sur la loi et non sur des mesures administratives, l’Etat se contentant du maintien de l’ordre public et refusant de se prononcer sur le contenu et le fonctionnement des religions (4). Avec Ren Yanli, le propos est cantonné à l’Eglise catholique mais va dans le même sens: prendre acte du développement des religions en Chine et, chez les catholiques, de la nature particulière du lien à Rome et à l’Eglise universelle. La difficulté semble être que, selon Ren Yanli, « le gouvernement veut avoir la garantie que l’Eglise ne se comportera pas comme un corps politique, que les évêques chinois seront indépendants d’éventuelles orientations politiques et géopolitiques de la curie romaine ». En d’autres termes, le gouvernement chinois s’accommoderait d’une Eglise catholique avec des évêques nommés par le pape pourvu que les actes et les propos de ces derniers soient conformes à la ligne politique du Parti. Ren Yanli explique: « En pratique, on veut éviter qu’un évêque ou un nonce puisse attaquer la politique du gouvernement. » Il conclut en disant que, tant que cette garantie ne sera pas donnée, « il y aura des gens à Pékin qui s’obstine[ront] à vouloir maintenir un certain contrôle sur la nomination des évêques ».
Par ailleurs, dans l’interview accordée à Gianni Valente, Ren Yanli révèle une information inédite: lors de la visite en Italie du président chinois Hu Jintao, en juillet 2009, à l’occasion de la tenue du G8 à L’Aquila, le pape Benoît XVI avait fait savoir au dirigeant chinois qu’il aurait été heureux de le recevoir au Vatican. « La rencontre n’a pu avoir lieu mais l’invitation du pape a été appréciée », précise le chercheur chinois.
(1) 30Giorni, n° 12, 2009. A propos du chercheur Ren Yanli, on pourra se reporter au commentaire qu’il a livré du Compendium de la Lettre de Benoît XVI aux catholiques chinois (voir EDA 510).
(2) Ren Yanli ne le précise pas dans son interview à 30Giorno, mais il s’agit très certainement du commentaire paru le 26 mai 2009 dans les colonnes du Wen Wei Po, quotidien pro-chinois de Hongkong. « Une source autorisée » y explique que le fait que le Compendium, publié le 24 mai 2009, indique très clairement que le Saint-Siège ne reconnaît pas la Conférence des évêques « officiels » est un élément qui « peut créer de nouveaux obstacles à la prochaine étape du dialogue entre le Vatican et la Chine ». Il y est aussi indiqué que les principes d’autonomie et d’indépendance qui gouvernent l’administration des religions en Chine sont inscrits dans la Constitution de la République populaire de Chine et sont par conséquent intangibles. Mais, poursuit « la source autorisée », il n’est pas exclu que la Chine donne à l’avenir « une explication raisonnable » à ces principes constitutionnels, dans un sens qui soit acceptable tant par elle-même que par le Saint-Siège.
(3) Au sujet de la huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, qui aurait normalement dû être convoquée en 2009 et qui a été repoussée à une date ultérieure encore inconnue, voir EDA 519
(4) Voir EDA 514, 519
(Source: Eglises d'Asie, 4 février 2010)
Ren Yanli est membre de l’Académie des sciences sociales à Pékin, organe qui a rang de ministère et est souvent qualifié de think tank du gouvernement. Ancien directeur du Bureau pour les études sur le christianisme, rattaché à l’Institut de recherches sur les religions de l’Académie des sciences sociales, il suit de longue date les affaires liées à l’Eglise catholique en Chine. De passage à Bologne, en Italie, à la Fondation pour les sciences religieuses Jean XXIII, il a accordé une interview à Gianni Valente, de la rédaction de 30Giorni (1).
Le chercheur explique qu’au-delà de la division entre « clandestins » et « officiels », c’est « la foi des catholiques chinois » qui a fait et continue de faire qu’ils rejettent la politique « d’indépendance » de l’Eglise de Chine vis-à-vis du Saint-Siège voulue depuis plus d’un demi-siècle par Pékin. Pour les catholiques chinois, il n’y a pas de difficulté à s’affirmer comme pleinement catholique et pleinement chinois. « Comme les autres catholiques (de par le monde), [les catholiques chinois] aiment leur patrie et veulent participer à la vie et à la modernisation de la Chine », explique le chercheur, qui précise: « Les prêtres aujourd’hui ne sont pas disposés à devenir évêques si leur nomination ne vient pas du pape et si le mandat apostolique fait défaut. »
La nouveauté, poursuit Ren Yanli, est que « le gouvernement a compris que, s’il veut que les évêques soient des pasteurs estimés et suivis par les fidèles et qu’ils ne soient pas vus comme des fonctionnaires isolés et imposés de l’extérieur, il doit admettre, ce qu’il fait maintenant, que la nomination venant du pape et la pleine communion avec lui sont des éléments absolument indispensables ». Ainsi, l’idée d’imposer à l’Eglise une indépendance synonyme de séparation du pape et de l’Eglise universelle aurait été abandonnée par la direction chinoise. Des séminaires d’études réservés aux responsables politiques auraient déjà été organisés afin de « savoir comment trouver une nouvelle définition de l’indépendance qui distingue l’aspect ecclésial et religieux de l’aspect politique ». Les dirigeants chinois réfléchiraient ainsi à un concept d’indépendance considéré uniquement « dans sa perspective politique », qui ne serait plus appliqué aux aspects de la vie de l’Eglise concernant la foi.
Signe de la réflexion en cours, analyse encore Ren Yanli, un ballon d’essai a été lancé à Hongkong, où, en mai dernier, un journal local a publié le texte d’« une personnalité chinoise anonyme mais influente » à propos d’une « révision par Pékin des catégories d’autonomie, d’indépendance et d’autogestion », qui sont la base de la doctrine religieuse gouvernementale (2). « Pragmatique », la direction chinoise ne souhaite pas « de changements de cap ostentatoires », mais aurait compris qu’elle ne pouvait forcer les catholiques à accepter des dirigeants inacceptables à leurs yeux. C’est ainsi que l’Assemblée nationale des représentants catholiques, qui doit élire les futurs présidents de l’Association patriotique et de la Conférence des évêques « officiels », a été reportée à 2010, les candidats pour ces postes devant, pour être « vraiment reconnus et respectés », être choisis parmi « les évêques en communion avec le pape » (3).
Selon les observateurs, les propos de Ren Yanli sont à dessein très optimistes pour donner une image positive de la politique religieuse chinoise et ils renvoient à ceux tenus il y a peu par un autre chercheur de l’Académie chinoise des sciences sociales. Début décembre 2009, dans les colonnes du China Daily, Liu Peng appelait à un changement de politique religieuse, en vue de l’édification d’un système fondé sur la loi et non sur des mesures administratives, l’Etat se contentant du maintien de l’ordre public et refusant de se prononcer sur le contenu et le fonctionnement des religions (4). Avec Ren Yanli, le propos est cantonné à l’Eglise catholique mais va dans le même sens: prendre acte du développement des religions en Chine et, chez les catholiques, de la nature particulière du lien à Rome et à l’Eglise universelle. La difficulté semble être que, selon Ren Yanli, « le gouvernement veut avoir la garantie que l’Eglise ne se comportera pas comme un corps politique, que les évêques chinois seront indépendants d’éventuelles orientations politiques et géopolitiques de la curie romaine ». En d’autres termes, le gouvernement chinois s’accommoderait d’une Eglise catholique avec des évêques nommés par le pape pourvu que les actes et les propos de ces derniers soient conformes à la ligne politique du Parti. Ren Yanli explique: « En pratique, on veut éviter qu’un évêque ou un nonce puisse attaquer la politique du gouvernement. » Il conclut en disant que, tant que cette garantie ne sera pas donnée, « il y aura des gens à Pékin qui s’obstine[ront] à vouloir maintenir un certain contrôle sur la nomination des évêques ».
Par ailleurs, dans l’interview accordée à Gianni Valente, Ren Yanli révèle une information inédite: lors de la visite en Italie du président chinois Hu Jintao, en juillet 2009, à l’occasion de la tenue du G8 à L’Aquila, le pape Benoît XVI avait fait savoir au dirigeant chinois qu’il aurait été heureux de le recevoir au Vatican. « La rencontre n’a pu avoir lieu mais l’invitation du pape a été appréciée », précise le chercheur chinois.
(1) 30Giorni, n° 12, 2009. A propos du chercheur Ren Yanli, on pourra se reporter au commentaire qu’il a livré du Compendium de la Lettre de Benoît XVI aux catholiques chinois (voir EDA 510).
(2) Ren Yanli ne le précise pas dans son interview à 30Giorno, mais il s’agit très certainement du commentaire paru le 26 mai 2009 dans les colonnes du Wen Wei Po, quotidien pro-chinois de Hongkong. « Une source autorisée » y explique que le fait que le Compendium, publié le 24 mai 2009, indique très clairement que le Saint-Siège ne reconnaît pas la Conférence des évêques « officiels » est un élément qui « peut créer de nouveaux obstacles à la prochaine étape du dialogue entre le Vatican et la Chine ». Il y est aussi indiqué que les principes d’autonomie et d’indépendance qui gouvernent l’administration des religions en Chine sont inscrits dans la Constitution de la République populaire de Chine et sont par conséquent intangibles. Mais, poursuit « la source autorisée », il n’est pas exclu que la Chine donne à l’avenir « une explication raisonnable » à ces principes constitutionnels, dans un sens qui soit acceptable tant par elle-même que par le Saint-Siège.
(3) Au sujet de la huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, qui aurait normalement dû être convoquée en 2009 et qui a été repoussée à une date ultérieure encore inconnue, voir EDA 519
(4) Voir EDA 514, 519
(Source: Eglises d'Asie, 4 février 2010)
Solidarni z katolikami w Wietnamie (Đại kết với người Công giáo tại Việt Nam)
Ekai.pl
11:38 04/02/2010
eb / kw, 2010-02-04 - Po raz pierwszy Kościół katolicki w Polsce obchodzi dziś dzień modlitwy i solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie. Do udziału w akcji „Łańcuch serc” zaproszeni są wszyscy wierni, a zwłaszcza zgromadzenia kontemplacyjne.
Idea dnia wyszła od Komisji Episkopatu Polski ds. Misji i Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów. Oprócz członków episkopatu i redempotrystów w intencji katolików w Wietnamie będą się także modlić 4 lutego studenci Centrum Formacji Misyjnej w Warszawie i żeńskie zgromadzenia kontemplacyjne w naszym kraju.
W Tuchowie, gdzie trwa kapituła prowincjalna redemptorystów, ojcowie od 2 lutego modlą się w intencjach Kościoła w Wietnamie. W obradach uczestniczą redemptoryści z kraju i zagranicy, którzy o modlitewnej pamięci napiszą w liście do prowincjała wietnamskiej prowincji redemptorystów. Intencja za Wietnam pojawi się także jutro w modlitwie wiernych i podczas nowenny.
„Solidaryzujemy się z prześladowanymi katolikami w Wietnamie. To co możemy dla nich zrobić, to modlić się i słać protesty, aby wyrazić sprzeciw wobec łamania praw religijnych i ludzkich. W Tuchowie są także przygotowane szaty liturgiczne dla Kościoła w Wietnamie, ale jeszcze nie wiemy, kiedy będą wysłane, by nie zostały wcześniej zniszczone” mówi o. Kazimierz Piotrowski przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów.
W Wietnamie dochodzi do licznych aktów przemocy, aresztowań, pobić wiernych. Niszczone są także krzyże. Rządzący w Wietnamie komuniści wzięli ostatnio na celownik parafię w Con Dau. Burzą domy, w których mieszka ponad 2 tysiące katolików. Na ich miejscu ma powstać dochodowy "ekoturystyczny projekt".
Członkowie Komisji Episkopatu Polski ds. Misji, studenci Centrum Formacji Misyjnej w Warszawie będą modlić się w intencji Kościoła w Wietnamie podczas Koronki do Bożego Miłosierdzia o godzinie 15.00 i od 20.00 podczas godzinnej adoracji.
„Zachęcamy także studentów, aby swoje prywatne modlitwy ofiarowali w intencji Wietnamu” mówi ks. Tomasz Atłas. Sekretarz Komisji Episkopatu Polski ds. Misji podkreśla, że już wiele razy wierni Kościoła w Polsce potwierdzali, że życie Kościoła powszechnego, jego trudności, a przede wszystkim sytuacja braci prześladowanych nie jest im obca. „Tym bardziej teraz, kiedy w drastyczny sposób łamane są podstawowe prawa ludzkie i religijne katolików w Wietnamie nie możemy pozostać obojętni” apeluje ks. Atłas.
Dzień solidarności ma także wymiar informacyjny, aby jak najwięcej osób dowiedziało się o prześladowaniach osób duchownych i wiernych. Oprócz modlitwy w intencji katolików w Wietnamie można wykonać także konkretny akt sprzeciwu wobec ich losu. Redemptoryści oraz misjonarze apelują, by jutro wysyłać listy, maile i dzwonić do ambasady Wietnamu.
W przygotowaniu jest także list będący wyrazem solidarności z prześladowanymi, który otrzyma w najbliższych dniach arcybiskup Hanoi.
Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul. Resorowej 36,
w Warszawie, kod pocztowy 02-956. Tel. (22) 651 60 98 (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95, e-mail: office@ambasadawietnamu.org.
(Source: http://ekai.pl/wydarzenia/temat_dnia/x25574/solidarni-z-katolikami-w-wietnamie/)
W Tuchowie, gdzie trwa kapituła prowincjalna redemptorystów, ojcowie od 2 lutego modlą się w intencjach Kościoła w Wietnamie. W obradach uczestniczą redemptoryści z kraju i zagranicy, którzy o modlitewnej pamięci napiszą w liście do prowincjała wietnamskiej prowincji redemptorystów. Intencja za Wietnam pojawi się także jutro w modlitwie wiernych i podczas nowenny.
„Solidaryzujemy się z prześladowanymi katolikami w Wietnamie. To co możemy dla nich zrobić, to modlić się i słać protesty, aby wyrazić sprzeciw wobec łamania praw religijnych i ludzkich. W Tuchowie są także przygotowane szaty liturgiczne dla Kościoła w Wietnamie, ale jeszcze nie wiemy, kiedy będą wysłane, by nie zostały wcześniej zniszczone” mówi o. Kazimierz Piotrowski przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów.
W Wietnamie dochodzi do licznych aktów przemocy, aresztowań, pobić wiernych. Niszczone są także krzyże. Rządzący w Wietnamie komuniści wzięli ostatnio na celownik parafię w Con Dau. Burzą domy, w których mieszka ponad 2 tysiące katolików. Na ich miejscu ma powstać dochodowy "ekoturystyczny projekt".
Członkowie Komisji Episkopatu Polski ds. Misji, studenci Centrum Formacji Misyjnej w Warszawie będą modlić się w intencji Kościoła w Wietnamie podczas Koronki do Bożego Miłosierdzia o godzinie 15.00 i od 20.00 podczas godzinnej adoracji.
„Zachęcamy także studentów, aby swoje prywatne modlitwy ofiarowali w intencji Wietnamu” mówi ks. Tomasz Atłas. Sekretarz Komisji Episkopatu Polski ds. Misji podkreśla, że już wiele razy wierni Kościoła w Polsce potwierdzali, że życie Kościoła powszechnego, jego trudności, a przede wszystkim sytuacja braci prześladowanych nie jest im obca. „Tym bardziej teraz, kiedy w drastyczny sposób łamane są podstawowe prawa ludzkie i religijne katolików w Wietnamie nie możemy pozostać obojętni” apeluje ks. Atłas.
Dzień solidarności ma także wymiar informacyjny, aby jak najwięcej osób dowiedziało się o prześladowaniach osób duchownych i wiernych. Oprócz modlitwy w intencji katolików w Wietnamie można wykonać także konkretny akt sprzeciwu wobec ich losu. Redemptoryści oraz misjonarze apelują, by jutro wysyłać listy, maile i dzwonić do ambasady Wietnamu.
W przygotowaniu jest także list będący wyrazem solidarności z prześladowanymi, który otrzyma w najbliższych dniach arcybiskup Hanoi.
Ambasada Socjalistycznej Republiki Wietnamu mieści się przy ul. Resorowej 36,
w Warszawie, kod pocztowy 02-956. Tel. (22) 651 60 98 (22) 651 60 98, fax (22) 651 60 95, e-mail: office@ambasadawietnamu.org.
(Source: http://ekai.pl/wydarzenia/temat_dnia/x25574/solidarni-z-katolikami-w-wietnamie/)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đôi dòng tiểu sử Đức ông Philipphê Trần Văn Hoài
Trần Thanh Hiền
11:31 04/02/2010
Đức Ông Philipphê Trần Văn Hoài sinh ngày 22 tháng 3 năm 1929 tại giáo xứ An Ninh, Di Loan, Quảng Trị. Ngài là người con thứ hai của ông bà cụ cố Trần Văn Nhường.
Năm 1943, ngài nhập tiểu chủng viện An Ninh. Rồi năm 1951 ngài học triết và thần tại đại chủng Viện Phú Xuân, Huế và Thánh Giuse tại Saigon. Ngài được thụ phong linh mục ngày 24 tháng 1 năm 1959 tại Đền Thánh Đức Mẹ La Vang. Nhiệm sở đầu tiên của ngài là phó xứ họ đạo Bác Vọng. Đến 1961, ngài là giáo sư tiểu chủng viện Phú Xuân. Từ 1962 đến 1968, giáo xứ tiểu chủng viện Hoan Thiện.
Năm 1968, đức cha địa phận cử ngài đi du học tại Roma. Sau đó vào năm 1973, ngài được mời làm phó giám đốc ngay chính Trường Truyền giáo của bộ Truyền Giáo tại Roma.
Năm 1988 toà thánh bổ nhiệm ngài làm giám đốc Văn Phòng Trung Ương Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại. Ngài là trưởng ban tổ chức Lễ Phong Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 1988. Trong thời gian phụ trách văn phòng mục vụ, ngài đã khởi xướng thành lập Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại.
2005, ngài về hưu tại Roma. Tháng 6 năm 2009, đại gia đình và thân hữu đã quy tụ về Roma để mừng thượng thọ bát tuần và 50 năm linh mục của Ngài, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Huế cùng đức cha phó và các giám mục Phú Cường, Đà Nẳng... Dịp này, ngài đã tặng bà con và thân hữu quyển sách Định Mệnh Con Người Trong Đức Kitô do ngài viết trong thời gian
hưu dưỡng.
Chúa nhật 1-2-2010, khi thấy ngài yếu mệt, gia đình đưa ngài vào bịnh viện. Rồi trong nhẹ nhàng thanh thoát, Chúa đã cất ngài về lúc 12 giờ 15 ngày 2-2-2010. Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Philipphê.
Năm 1968, đức cha địa phận cử ngài đi du học tại Roma. Sau đó vào năm 1973, ngài được mời làm phó giám đốc ngay chính Trường Truyền giáo của bộ Truyền Giáo tại Roma.
Năm 1988 toà thánh bổ nhiệm ngài làm giám đốc Văn Phòng Trung Ương Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại. Ngài là trưởng ban tổ chức Lễ Phong Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 1988. Trong thời gian phụ trách văn phòng mục vụ, ngài đã khởi xướng thành lập Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại.
2005, ngài về hưu tại Roma. Tháng 6 năm 2009, đại gia đình và thân hữu đã quy tụ về Roma để mừng thượng thọ bát tuần và 50 năm linh mục của Ngài, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Huế cùng đức cha phó và các giám mục Phú Cường, Đà Nẳng... Dịp này, ngài đã tặng bà con và thân hữu quyển sách Định Mệnh Con Người Trong Đức Kitô do ngài viết trong thời gian
hưu dưỡng.
Chúa nhật 1-2-2010, khi thấy ngài yếu mệt, gia đình đưa ngài vào bịnh viện. Rồi trong nhẹ nhàng thanh thoát, Chúa đã cất ngài về lúc 12 giờ 15 ngày 2-2-2010. Xin hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Philipphê.
Tường thuật thành lễ tấn phong Giám Mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi tại Quy Nhơn
Huy Ngọc
11:33 04/02/2010
TƯỜNG THUẬT THÁNH LỄ TẤN PHONG GIÁM MỤC MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN KHÔI TẠI QUI NHƠN
Bình minh của ngày 4 tháng 2 năm 2010 đã điểm. Từng hồi chuông trên đỉnh tháp nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn vang lên báo tin vui ngày trọng đại.
Nơi khuôn viên lễ đài uy nghi hùng tráng đã bắt đầu vang lên nhạc kèn hùng tráng, hân hoan của Nhạc Đoàn Cung Chiều để chuẩn bị đón đoàn đồng tế từ sân Tòa Giám Mục tiến sang lễ đài được thiết kế ngay trước mặt tiền chủng viện. Tiếng nhạc kèn đồng vừa dứt, toàn thể cộng đoàn Phụng vụ cùng với ca đoàn tổng hợp với khoảng 300 ca viên, đồng loạt cất lên lời ca rước đoàn đồng tế mà nội dung chính là triển khai từ khẩu hiệu của Đức Tân Giám Mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi: “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta” (2Co 5,14). Kế đó, Lời Ca Nhập lễ Từ lâu xa trước Cha đã yêu thương con dạt dào, cha đã gọi con giữa bao người thế….đôi tay con đây xin cha thánh hóa cho tinh tuyền… tim thanh con đây xin cha đốt cháy như than hồng, cho con yêu cha, yêu mọi người bằng tình yêu thanh khiết…đã hướng tâm hồn toàn thể Dân Chúa đang hiện diện sắp sẵn tiến vào thánh lễ truyền chức Giám Mục cho linh mục Mathêô Nguyễn Văn Khôi, Cha Sở Chính Tòa Giáo Phận Qui Nhơn kiêm Hạt Trưởng giáo hạt Bình Định.
Trước khi Đức Cha chủ phong chính thức khai mạc thánh lễ, linh mục dẫn lễ đã đại diện cho cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Qui Nhơn dâng lời chào mừng và giới thiệu các vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam về tham dự thánh lễ, trong đó có Đức Cha chủ phong Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, Giám Mục Đà Lạt, hai Đức Cha phụ phong, Giuse Nguyễn Năng và Giuse Nguyễn Chí Linh, đồng lớp với Đức Cha sắp được tấn phong, Đức Hồng Y Tổng Gám Mục giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế, Đức Cha Đức Cha Phêrô Nguyện Soạn giám mục chính giáo phận Qui Nhơn, và quí Đức Cha khác thuộc 3 Tổng giáo phận Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay còn có cha linh hướng của đức tân giám mục thời ngài học tại giáo hoàng học viện đà lạt mặc dù cha đã 90 tuổi nhưng vẫn lặn lội từ Canada sang dự lễ tấn phong của học trò.
Vị Chủ tế hôm nay, cũng là Vị Giám Mục chủ phong của bí tích truyền chức chính là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục chánh tòa Đà Lạt, đương kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt nam. Bằng cung giọng trầm ấm, uy nghi nhưng cũng rất thân thương trìu mến, đã long trọng khai mạc thánh lễ truyền chức cho Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi với những lời cô đọng ý nghĩa của thiên chức Gám Mục trong Hội Thánh Công Giáo.
Ý nghĩa nầy lại được phần Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc: Is 61,1-3a “Chúa đã xức dầu cho tôi và sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó”, 2Cr 5,14-17 “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta”, Ga 10, 11-16 “Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên” đong đầy ý nghĩa.
Nghi lễ Phong chức được bắt đầu bằng việc Giới thiệu tiến chức. Cha Phêrô Hoàng Kym Tổng Đại Diện Giáo Phận Qui Nhơn thỉnh nguyện viên xin phong chức Giám Mục và sau đó long trọng công bố tông sắc của Tòa thánh cho toàn thể cộng đoàn. Sau khi đọc tông sắc xong toàn thể cộng đoàn đã tung hô lời tạ ơn Chúa và vỗ tay biểu lộ niềm vui cảm tạ.
“Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta”. Nội dung nầy lại được Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Gám Mục Bắc Ninh tiếp tục triể khai cách sống động và đầy thuyết phục, nhất là ngài đã nêu bật những chứng nhân Tử đạo tại vùng đất Đàng Trong-Qui Nhơn: Á Thánh Anrê Phú Yên, Thánh Giám Mục Stêphanô Cuetnot Thể, Thánh Trùm họ Anrê Kim Thông, những chứng nhân đã để tình yêu Đức Kitô thúc bách và đem lại hoa quả dồi dào cho Giáo Hội hôm nay.
Tiếp đó, là diễn tiến các phần phụng vụ của bí tích Truyền chức.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể, sau khi đọc lời nguyện hiệp lễ tân chức được 2 Giám mục phụ phong, Đức cha Giuse Nguyễn Năng và Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh hướng dẫn đi ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa giữa tiếng ca hoan vui của bài ca cảm tạ “Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa”. Đây chính là Phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục. Tiếp đó Đức cha Chủ tịch chúc mừng và công bố Đức cha Mathêô là thành viên mới nhất của HĐGM Việt Nam, ngài là giám mục đầu tiên trong Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, là Giám Mục thứ 101 của Hàng Giám Mục Việt nam (Theo Tài liệu “Dấu ấn 300 năm”). Cha Phêrô Hoàng Kym tổng đại diện giáo phận Qui Nhơn đã đại diện toàn thể giáo phận đọc lời chúc mừng Đức Tân Giám mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phó giáo phận Qui Nhơn.
Cuối cùng, là lời đáp từ của Đức tân Giám Mục với tâm tình sẻ chia về hồng ân cao cả của chức Giám Mục trước những giới hạn mỏng manh của phận người, đồng thời mời gọi tất cả mọi thành phần trong giáo phận cộng tác với ngài bằng mỗi khả năng có thể để tất cả đều đều được “Tình Yêu Đức Kitô thúc bách” cho dù được hiểu “chúng ta” hay “chúng tôi”.
Thánh lễ tấn phong Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã kết thúc với phép lành long trọng chủa Đức Cha Chủ phong mang theo niềm vui dạt dào của toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Qui Nhơn và của cả Giáo Hội Việt Nam, như ngọn gió Xuân đang chợt về cùng với Tết Canh Dần đang cận kề trước ngưỡng cửa thời gian.
Bình minh của ngày 4 tháng 2 năm 2010 đã điểm. Từng hồi chuông trên đỉnh tháp nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn vang lên báo tin vui ngày trọng đại.
Trước khi Đức Cha chủ phong chính thức khai mạc thánh lễ, linh mục dẫn lễ đã đại diện cho cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Qui Nhơn dâng lời chào mừng và giới thiệu các vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam về tham dự thánh lễ, trong đó có Đức Cha chủ phong Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, Giám Mục Đà Lạt, hai Đức Cha phụ phong, Giuse Nguyễn Năng và Giuse Nguyễn Chí Linh, đồng lớp với Đức Cha sắp được tấn phong, Đức Hồng Y Tổng Gám Mục giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế, Đức Cha Đức Cha Phêrô Nguyện Soạn giám mục chính giáo phận Qui Nhơn, và quí Đức Cha khác thuộc 3 Tổng giáo phận Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay còn có cha linh hướng của đức tân giám mục thời ngài học tại giáo hoàng học viện đà lạt mặc dù cha đã 90 tuổi nhưng vẫn lặn lội từ Canada sang dự lễ tấn phong của học trò.
Vị Chủ tế hôm nay, cũng là Vị Giám Mục chủ phong của bí tích truyền chức chính là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục chánh tòa Đà Lạt, đương kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt nam. Bằng cung giọng trầm ấm, uy nghi nhưng cũng rất thân thương trìu mến, đã long trọng khai mạc thánh lễ truyền chức cho Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi với những lời cô đọng ý nghĩa của thiên chức Gám Mục trong Hội Thánh Công Giáo.
Ý nghĩa nầy lại được phần Phụng vụ Lời Chúa với các bài đọc: Is 61,1-3a “Chúa đã xức dầu cho tôi và sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó”, 2Cr 5,14-17 “Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta”, Ga 10, 11-16 “Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên” đong đầy ý nghĩa.
Nghi lễ Phong chức được bắt đầu bằng việc Giới thiệu tiến chức. Cha Phêrô Hoàng Kym Tổng Đại Diện Giáo Phận Qui Nhơn thỉnh nguyện viên xin phong chức Giám Mục và sau đó long trọng công bố tông sắc của Tòa thánh cho toàn thể cộng đoàn. Sau khi đọc tông sắc xong toàn thể cộng đoàn đã tung hô lời tạ ơn Chúa và vỗ tay biểu lộ niềm vui cảm tạ.
Tiếp đó, là diễn tiến các phần phụng vụ của bí tích Truyền chức.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể, sau khi đọc lời nguyện hiệp lễ tân chức được 2 Giám mục phụ phong, Đức cha Giuse Nguyễn Năng và Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh hướng dẫn đi ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa giữa tiếng ca hoan vui của bài ca cảm tạ “Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa”. Đây chính là Phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục. Tiếp đó Đức cha Chủ tịch chúc mừng và công bố Đức cha Mathêô là thành viên mới nhất của HĐGM Việt Nam, ngài là giám mục đầu tiên trong Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, là Giám Mục thứ 101 của Hàng Giám Mục Việt nam (Theo Tài liệu “Dấu ấn 300 năm”). Cha Phêrô Hoàng Kym tổng đại diện giáo phận Qui Nhơn đã đại diện toàn thể giáo phận đọc lời chúc mừng Đức Tân Giám mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phó giáo phận Qui Nhơn.
Cuối cùng, là lời đáp từ của Đức tân Giám Mục với tâm tình sẻ chia về hồng ân cao cả của chức Giám Mục trước những giới hạn mỏng manh của phận người, đồng thời mời gọi tất cả mọi thành phần trong giáo phận cộng tác với ngài bằng mỗi khả năng có thể để tất cả đều đều được “Tình Yêu Đức Kitô thúc bách” cho dù được hiểu “chúng ta” hay “chúng tôi”.
Thánh lễ tấn phong Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi đã kết thúc với phép lành long trọng chủa Đức Cha Chủ phong mang theo niềm vui dạt dào của toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo phận Qui Nhơn và của cả Giáo Hội Việt Nam, như ngọn gió Xuân đang chợt về cùng với Tết Canh Dần đang cận kề trước ngưỡng cửa thời gian.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự thật về Lá đơn kêu cứu của người giáo dân Cồn Dầu
Nguyễn Giu Hội
00:24 04/02/2010
Nói sự thật về lá đơn và nhiều lá đơn kêu cứu của người dân thôn Cồn Dầu, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Người dân thôn Cồn Dầu và đặc biệt là Ban Đại Diện Giáo Xứ Cồn Dầu, được chính quyền mời họp rất nhiều lần như đơn kêu cứu khẩn cấp đã viết. Khi họp giữa dân ông bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã nhiều lần răn đe với chúng tôi không được đứng đơn tập thể kêu cứu với Chính Quyền các cấp từ địa phương đến Trung Ương. Nếu có gửi đơn thì gửi đơn và ký tên một mình.
Người dân thôn Cồn Dầu không đồng tình lời phát biểu của ông Bí Thư. Không lẽ có một sự bất công với người dân, không cho người dân nói lên sự thật về sự công bằng đối với người dân. Câu nói: “Khó ngàn lần không dân cũng chịu, dễ vạn lần dân liệu cũng xong” phải “lấy dân làm gốc” chúng tôi rất đau khổ và rất lo sợ cho tính mạng của chúng tôi vì sự răn đe kiểm soát của công an, an ninh hàng ngày họ theo dõi người dân liên tục.
Dầu vậy người dân Cồn Dầu vẫn kiên cường đứng lên nói về sự thật đòi công bằng trong các cuộc họp giữa ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo thành phố, quận, phường về một sự công bằng và công lý cho người dân thôn Cồn Dầu cho dù họ phải trả giá cho một quê hương mà cả thế hệ cha ông của người dân Cồn Dầu đã bỏ rất nhiều công sức thậm chí cả máu để xây dựng làng Cồn Dầu giàu đẹp và cuộc sông đầy bình an cho một số người lấy quyền lực đè ép người dân bán đất của làng Cồn Dầu cho người đầy thế lực và tiền của, không cho người dân ở lại nơi mảnh đất của người dân làng Cồn Dầu.
Trước đây, vào tháng 7 năm 2008, người dân Cồn Dầu đã họp với lãnh đạo thành phố, quận, phường Hòa Xuân về dự án khu du lịch sinh thái ven sông Hòa Xuân. Thấy lãnh đạo thành phố một mực khăng khăng đòi giải tỏa cho được làng Cồn Dầu. Kiểm định cho được ruộng vườn nhà ở của người dân. Ban Đại Diện Giáo Xứ và bốn tổ dân phố cùng người dân Cồn Dầu họp lại với nhau nhiều lần lập biên bản, đồng ký tên gửi lên các cấp chính quyền đơn kêu cứu.
Sau khi nghe tin chúng tôi gởi đơn kêu cứu vào tháng 7 năm 2008 cho chính quyền thì công an và an ninh đã điều tra tìm hiểu ai viết đơn. Nhưng tất cả người Cồn Dầu xác nhận đứng lên đòi công lý và cho đời sống của người dân không còn đất ruộng để sản xuất, không còn đất vườn ở, giá đền bù rất rẻ mạt mua không đủ một kílô thịt. Và rồi, đơn và tiếng kêu của người dân vẫn là tiếng kêu giữa sa mạc và giữa biển khơi.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2010 ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh dẫn chính quyền các cấp thành phố, quận, phường cùng công an, an ninh rất đông người trên 150 người và người dân Cồn Dầu thấy thế họ khiếp sợ, nhiều người sống từ 50-80 tuổi chưa từng thấy thế lực và quyền lực nào đến nhà người dân chưa được sự đồng ý, tự động vào nhà đòi kiểm định. Kiểm định không được phạt hành chính một triệu đồng cho các gia đình không đồng ý kiểm định, đọc trên loa phát thanh ngày đêm liên tục.
Nhiều gia đình quá sợ hãi họ phải đóng cửa, kéo gai tre rào cổng ngõ thầm nói với chính quyền là họ không đồng tình với dự án này, nhưng đoàn quân an ninh vẫn săn, lùng sục tìm đủ mọi cách kiểm định cho được nhà của người dân từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 2010. Có nhiều nhà họ quá sợ hãi vì phải đối chất với chính quyền thế lực hùng mạnh, và có người quá sợ nên đến ngất đi và phải đi cấp cứu như bà Nguyễn Thị Kim Cúc, cô giáo Tống Thị Mai. Những người phải kêu la than khóc như cô giáo Thương, bà cụ Vững, ông Sinh, cô Nhẫn, ông Liêm, v.v…
Về việc giải tỏa, chính quyền còn răn đe các doanh nghiệp tư nhân trong giáoxcứ và các giáo viên rằng: "nếu không đồng ý kiểm định, sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động và các giáo viên kiểm điểm, có thể không cho dạy học". Nhưng họ vẫn kiên cường từ chối không đồng ý kiểm định, dù biết rằng không biết mai sau số phận và cuộc sống họ sẽ ra sao?
Khi viết đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cấp chính quyền, tập thể người dân Cồn Dầu cũng đã nhờ chuyển lên mạng lưới toàn cầu và mong muốn tiếng nói kêu cứu được lan rộng hầu có người nghe mà tiếp cứu, chứ không phải là vô danh hay là mơ hồ xuyên tạc. Lúc đầu, chúng tôi không đưa ra bảng tên và chữ ký lý do là muốn bảo đảm an toàn là khi đơn chưa ra đến trung ương thì muốn tránh đi sự chú ý và theo dõi của công an của chính quyền.
Mong rằng quý vị các cấp tôn giáo địa phương phải hiểu điều này mà thông cảm chứ không thể dựa vào đó mà bắt bẻ, nhất nữa làm xứt mẻ tình cha con và lý ra thì "cha phải hiểu con mình hơn ai hết" chứ chả lẽ cố tình làm ngơ sao đừng! Và cũng xin bạn đọc hiểu rõ khi đơn đến các cấp nhà lãnh đạo, thì nay người dân Cồn Dầu sẽ không ngại mà đăng lên chữ kí của mình.
Người dân thôn Cồn Dầu không đồng tình lời phát biểu của ông Bí Thư. Không lẽ có một sự bất công với người dân, không cho người dân nói lên sự thật về sự công bằng đối với người dân. Câu nói: “Khó ngàn lần không dân cũng chịu, dễ vạn lần dân liệu cũng xong” phải “lấy dân làm gốc” chúng tôi rất đau khổ và rất lo sợ cho tính mạng của chúng tôi vì sự răn đe kiểm soát của công an, an ninh hàng ngày họ theo dõi người dân liên tục.
Dầu vậy người dân Cồn Dầu vẫn kiên cường đứng lên nói về sự thật đòi công bằng trong các cuộc họp giữa ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo thành phố, quận, phường về một sự công bằng và công lý cho người dân thôn Cồn Dầu cho dù họ phải trả giá cho một quê hương mà cả thế hệ cha ông của người dân Cồn Dầu đã bỏ rất nhiều công sức thậm chí cả máu để xây dựng làng Cồn Dầu giàu đẹp và cuộc sông đầy bình an cho một số người lấy quyền lực đè ép người dân bán đất của làng Cồn Dầu cho người đầy thế lực và tiền của, không cho người dân ở lại nơi mảnh đất của người dân làng Cồn Dầu.
Trước đây, vào tháng 7 năm 2008, người dân Cồn Dầu đã họp với lãnh đạo thành phố, quận, phường Hòa Xuân về dự án khu du lịch sinh thái ven sông Hòa Xuân. Thấy lãnh đạo thành phố một mực khăng khăng đòi giải tỏa cho được làng Cồn Dầu. Kiểm định cho được ruộng vườn nhà ở của người dân. Ban Đại Diện Giáo Xứ và bốn tổ dân phố cùng người dân Cồn Dầu họp lại với nhau nhiều lần lập biên bản, đồng ký tên gửi lên các cấp chính quyền đơn kêu cứu.
Sau khi nghe tin chúng tôi gởi đơn kêu cứu vào tháng 7 năm 2008 cho chính quyền thì công an và an ninh đã điều tra tìm hiểu ai viết đơn. Nhưng tất cả người Cồn Dầu xác nhận đứng lên đòi công lý và cho đời sống của người dân không còn đất ruộng để sản xuất, không còn đất vườn ở, giá đền bù rất rẻ mạt mua không đủ một kílô thịt. Và rồi, đơn và tiếng kêu của người dân vẫn là tiếng kêu giữa sa mạc và giữa biển khơi.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2010 ông Bí thư Nguyễn Bá Thanh dẫn chính quyền các cấp thành phố, quận, phường cùng công an, an ninh rất đông người trên 150 người và người dân Cồn Dầu thấy thế họ khiếp sợ, nhiều người sống từ 50-80 tuổi chưa từng thấy thế lực và quyền lực nào đến nhà người dân chưa được sự đồng ý, tự động vào nhà đòi kiểm định. Kiểm định không được phạt hành chính một triệu đồng cho các gia đình không đồng ý kiểm định, đọc trên loa phát thanh ngày đêm liên tục.
Nhiều gia đình quá sợ hãi họ phải đóng cửa, kéo gai tre rào cổng ngõ thầm nói với chính quyền là họ không đồng tình với dự án này, nhưng đoàn quân an ninh vẫn săn, lùng sục tìm đủ mọi cách kiểm định cho được nhà của người dân từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 2010. Có nhiều nhà họ quá sợ hãi vì phải đối chất với chính quyền thế lực hùng mạnh, và có người quá sợ nên đến ngất đi và phải đi cấp cứu như bà Nguyễn Thị Kim Cúc, cô giáo Tống Thị Mai. Những người phải kêu la than khóc như cô giáo Thương, bà cụ Vững, ông Sinh, cô Nhẫn, ông Liêm, v.v…
Về việc giải tỏa, chính quyền còn răn đe các doanh nghiệp tư nhân trong giáoxcứ và các giáo viên rằng: "nếu không đồng ý kiểm định, sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động và các giáo viên kiểm điểm, có thể không cho dạy học". Nhưng họ vẫn kiên cường từ chối không đồng ý kiểm định, dù biết rằng không biết mai sau số phận và cuộc sống họ sẽ ra sao?
Khi viết đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cấp chính quyền, tập thể người dân Cồn Dầu cũng đã nhờ chuyển lên mạng lưới toàn cầu và mong muốn tiếng nói kêu cứu được lan rộng hầu có người nghe mà tiếp cứu, chứ không phải là vô danh hay là mơ hồ xuyên tạc. Lúc đầu, chúng tôi không đưa ra bảng tên và chữ ký lý do là muốn bảo đảm an toàn là khi đơn chưa ra đến trung ương thì muốn tránh đi sự chú ý và theo dõi của công an của chính quyền.
Mong rằng quý vị các cấp tôn giáo địa phương phải hiểu điều này mà thông cảm chứ không thể dựa vào đó mà bắt bẻ, nhất nữa làm xứt mẻ tình cha con và lý ra thì "cha phải hiểu con mình hơn ai hết" chứ chả lẽ cố tình làm ngơ sao đừng! Và cũng xin bạn đọc hiểu rõ khi đơn đến các cấp nhà lãnh đạo, thì nay người dân Cồn Dầu sẽ không ngại mà đăng lên chữ kí của mình.
VietCatholic trả lời vài điểm trong ''Thông cáo của TGM Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu''
Nguyễn Việt Nam
14:04 04/02/2010
VietCatholic trả lời vài điểm trong "Thông cáo của TGM Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu"
Trong mấy ngày qua chúng tôi nhận được một số thắc mắc của độc giả khi đọc "Thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu" trong đó đích danh mấy lần nhắc tới VietCatholic và phê bình về cách làm việc có vẻ "quá tuỳ tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet", và cho rằng "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó", cũng như một số xác quyết khác.
Chúng tôi không đồng ý nhiều điểm trong thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng, cũng như không đồng ý với cái nhìn và nhận định của Đức Giám Mục Đà Nẵng, nên chúng tôi đã nhanh chóng email cho Ngài và nói lên những ưu tư của chúng tôi về những suy diễn của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về cung cách làm việc và nhận định của chúng tôi. Chúng tôi thiết tưởng việc trao đổi những quan điểm bất đồng và trực tiếp như vậy sẽ giúp cho sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa Đức Giám Mục Đà Nẵng và chúng tôi sẽ mang lại lợi ích chung và chúng tôi có ý định giữ nó trong vòng riêng tư.
Thế nhưng có rất nhiều độc giả lại có những thắc mắc mà nếu không được giải thích thì sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới đường lối làm việc của chúng tôi nếu dựa vào nhận định về VietCatholic trên Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng. Do vậy chúng tôi muốn cũng được trình bày lại ngắn gọn những gì mà chúng tôi đã diễn đạt tới Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, giám mục giáo phận Đà Nẵng, để qúi độc giả cũng được thông tường và thông cảm. Đây là việc bất đắc dĩ khi chúng tôi bị đặt trong thế phải minh xác những điều không đúng với nhận định của Đức Cha Giuse Tri hay bất cứ một vị Giám mục nào. Vì một khi đã được thánh hiến trở thành Mục Tử thì đó chính là một sứ mạng mà Giáo hội đã trao cho các Ngài, nên chúng tôi luôn luôn kính trọng và muốn cộng tác với các Ngài trong lãnh vực và khả năng có thể của chúng tôi.
Kính thưa qúi vị độc giả VietCatholic:
Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng cho rằng "Sự kiện bắt đầu từ 'Đơn khiếu kiện khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu - Đà Nẵng' có xuất xứ và tác giả là: “Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2010, Người dân thôn Cồn Dầu đồng ký tên”, được VietCatholic News đăng tải vào lúc 10:48 ngày 26/01/2010". Nếu nhận định như thế thì quả cũng đúng vì từ ngày đó, người Công giáo Việt Nam và người khắp nơi mới được biết rộng rãi tới sự kiện giáo dân Cồn Dầu đang bị bắt buộc phải di dời mà họ không đồng tình, không kí giấy. Và có thể chính sự kiện này mà Tòa Giám Mục Đà Nẵng không muốn nhắc tới hay không muốn cho ai biết tới việc chính quyền địa phương trấn áp và kiểm định bắt giáo dân di dời đi nơi khác.
Thực ra, sự kiện Cồn Dầu là sự kiện lịch sử, đã xẩy ra từ vài năm nay và chúng tôi đã biết tới và tìm hiểu từ lâu. Có nhiều bản tin đã gửi cho chúng tôi từ trước nhưng chúng tôi không đưa tin vì thấy rằng đang có sự dàn xếp với những lời hứa từ nhiều phía, nên chúng tôi hy vọng có thể một ngày nào đó sẽ có kết quả tốt. Nhưng bất chợt khi chúng tôi nhận được tin có tới vài trăm công an và an ninh tới vây giáo xứ Cồn Dầu và cưỡng ép kiểm định việc thu hồi và trục xuất giáo dân thì chúng tôi nghĩ rằng cần phải giúp tiếng nói bé nhỏ của giáo dân Cồn Dầu được công khai trên bình diện lớn hơn.
1. Dầu vậy, trước khi công khai vụ việc Cồn Dầu, VietCatholic đã có email về hỏi Đức Cha Đà Nẵng qua Tòa Giám Mục Đà Nẵng vài lần, nhưng đã không được sự hồi âm. Điều này cũng được chính Đức cha Giuse xác nhận, vì sau khi Thông báo của TGM Đà Nẵng được đưa ra, VietCatholic đã xin được email riêng của Đức Cha Đà Nẵng để xin Đức Cha cho biết lý do không trả lời hoặc có nguyên nhân nào khác không. Email của ĐGM Đà Nẵng đề ngày 2/2/ như sau "Còn về email gửi đi ngày 30/01 về TGM, nhưng quí vị đã gửi nhầm địa chỉ của Cha Thư ký cũ, Ngài mới chuyển đến chúng tôi sáng nay".
2. Trước khi quyết định đăng tin về sự kiện Cồn Dầu, VietCatholic đã kiểm chứng với một số giáo dân tại chính Cồn Dầu và họ cho biết rất rõ là trong số chừng "2000 giáo dân Cồn Dầu chỉ có 5 gia đình là đồng ý kí giấy di dời mà thôi". Chúng tôi cũng xin họ cho email và số điện thoại của linh mục chính xứ. Họ không biết email của cha xứ nhưng họ có cho số điện thoại của Ngài, nhưng tiếc rằng chúng tôi cố gắng nhiều lần mà không tiếp xúc được với Ngài.
3. Chúng tôi đã nhận được ý kiến và sự xác nhận về hiện tình của Linh mục quản hạt trong đó có giáo xứ Cồn Dầu và đã đăng trên internet.
4. Chúng tôi đã nhận được nhận định của một linh mục là người học cùng lớp với Đức Cha Giuse.
5. Một người khác cũng là bạn cùng lớp với Đức Cha Giuse và cũng là quê ở Cồn Dầu. Chính vị này đã điện thoại nói chuyện với Đức Cha Giuse mấy lần khi công an bắt đầu tới vây giáo xứ Cồn Dầu. Ông còn cho biết trong suốt tuần qua ngày nào cũng kiểm chứng tin tức từ Cồn Dầu và đã đôi ba lần nói chuyện trực tiếp với Đức Cha Đà Nẵng về tình trạng Cồn Dầu. Ngay tối thứ Bảy ngày 30.1.2010 khi VietCatholic kiểm chứng với người bạn học của Đức Cha, ông ta đã hỏi chúng tôi là Vietcatholic có ý kiến gì về vụ Cồn Dầu thì chúng tôi đã trả lời là "bằng bất cứ giá nào, anh cũng phải khuyên Đức Cha nên gấp rút đến thăm giáo dân Cồn Dầu". Và chính người bạn cùng lớp này đã gọi cho Đức Cha và cho biết Đức Cha Giuse đã đồng ý sáng Chúa Nhật ngày hôm sau về dâng lễ và gặp giáo dân Cồn Dầu. Việc ra đi thăm viếng của Đức Cha thật là kịp thời và mang lại niềm an ùi cho giáo dân.
6. Bản tin "Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu" là do chính người bạn cùng lớp và đã từng nói chuyện với Đức Cha Giuse viết ra, chứ không phải là người nặc danh hay vô danh nào cả. Ngay cả những người đưa tin khác như Thiên Giang, Gioan Lê Quang Vinh, và KH... cũng là những người quen biết với Đức Cha và Tòa Giám Mục Đà Nẵng và còn có liên hệ quê quán với Cồn Dầu chứ không phải là những người xa lạ. Những nhân chứng này và những thông tin liên hệ vẫn còn có thể kiểm chứng được.
Thứ đến, việc Thông cáo TGM Đà Nẵng khẳng định là "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó" không hẳn là đã đúng như vậy.
Thực tế cho thấy trong điều kiện thông tin bị bưng bít như tại Việt Nam, ở ngay tại địa phương chưa chắc đã biết rõ những gì đang diễn ra tại địa phương mình. Rất đông anh chị em ở Hà Nội cho biết họ chỉ được biết những thông tin về Tòa Khâm Sứ, về Thái Hà qua những mạng lưới thông tin bên ngoài Việt Nam.
Đàng khác, theo lẽ thường, chúng ta có thể thấy là chỉ những người nào chú tâm tìm tòi thì mới cất công tìm kiếm để am tường vấn đề.
Hơn thế nữa, chúng ta cũng biết là trong chế độ CS, con người rất sợ bị liên lụy, do vậy có nhiều người đã chấp nhận thái độ muốn khoanh tay ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiếng kêu cứu đòi quyền sống của người dân thấp cổ bé họng thì làm sao lại biết rõ được.
Với khẳng định rằng “Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó”, chúng tôi không nghĩ rằng Tòa Giám Mục Đà Nẵng nhằm dụng ý bịt miệng các cơ quan truyền thông nhưng không muốn những sự thật nào đó được công khai dù do ý hướng tốt lành muốn giải quyết cách êm đẹp.
Sự kiện dân làng Công giáo giáo xứ Cồn Dầu bị bắt buộc di dời là sự thật. Đức Giám mục Đà Nẵng bằng lòng với giải pháp không cho di dời nhà thờ Cồn Dầu là điều có thật, nhưng còn nhà cửa của giáo dân thì sẽ ra sao, chúng ta không biết rõ ý kiến của Đức Cha. Tuy nhiên, chúng tôi không thể dửng dưng trước tiếng than van oan ức và nỗi đau khổ mất nhà cửa, mất niềm tin của giáo dân Còn Dầu.
Bất cứ một Mục tử tốt lành nào chắc chắn cũng sẽ cảm thông và đầy lòng trắc ẩn thành tâm mà lắng nghe tiếng của của anh chị em giáo dân của mình nêu lên những đòi hỏi chính đáng xét về phương diện lịch sử, tín ngưỡng, truyền thống, văn hóa, nếp sống và tình trạng giai cấp xã hội, và những gì ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và mục vụ của người Công giáo Cồn Dầu.
Thông cáo còn nêu nhiều vấn đề và nhận định đáng quan tâm và chúng tôi cũng bất đồng với những quan điểm và những nhận định phiến diện như vậy. Những vấn đề đó cần được phân tích tỉ mỉ và đúng đắn thêm, nhưng chúng tôi tạm thời chỉ trực tiếp đáp lại vấn đề mà Thông cáo nêu lên về sự không kiểm chứng tin tức của VietCatholic là hoàn toàn sai. Khẳng định rằng "chỉ địa phương sở tại mới biết được sự thật của nơi đó" cũng là một nhận định không nhất thiết đúng.
Với tư cách là truyền thông, nhất là truyền thông Công giáo, dĩ nhiên VietCatholic luôn luôn đặt trọng trách bảo vệ Giáo hội và đặt lợi ích của Giáo hội lên hàng đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là VietCatholic sẽ tối mặt phải luôn bênh đỡ những hành động không thích hợp cho ích lợi chung, không thích hợp với lời Chúa, hay giáo huấn của Giáo Hội. Trong quá trình hoạt động trong hơn 20 năm qua,VietCatholic đã có thể hãnh diện nói rằng, chúng tôi đã không che đậy những thông tin xem ra có vẻ bất lợi nhất thời cho Giáo Hội, nhưng đã lên tiếng vì sự thật và vì lợi ích đường dài cho Giáo Hội.
Trong mấy ngày qua chúng tôi nhận được một số thắc mắc của độc giả khi đọc "Thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu" trong đó đích danh mấy lần nhắc tới VietCatholic và phê bình về cách làm việc có vẻ "quá tuỳ tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet", và cho rằng "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó", cũng như một số xác quyết khác.
Chúng tôi không đồng ý nhiều điểm trong thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng, cũng như không đồng ý với cái nhìn và nhận định của Đức Giám Mục Đà Nẵng, nên chúng tôi đã nhanh chóng email cho Ngài và nói lên những ưu tư của chúng tôi về những suy diễn của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về cung cách làm việc và nhận định của chúng tôi. Chúng tôi thiết tưởng việc trao đổi những quan điểm bất đồng và trực tiếp như vậy sẽ giúp cho sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa Đức Giám Mục Đà Nẵng và chúng tôi sẽ mang lại lợi ích chung và chúng tôi có ý định giữ nó trong vòng riêng tư.
Thế nhưng có rất nhiều độc giả lại có những thắc mắc mà nếu không được giải thích thì sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới đường lối làm việc của chúng tôi nếu dựa vào nhận định về VietCatholic trên Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng. Do vậy chúng tôi muốn cũng được trình bày lại ngắn gọn những gì mà chúng tôi đã diễn đạt tới Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, giám mục giáo phận Đà Nẵng, để qúi độc giả cũng được thông tường và thông cảm. Đây là việc bất đắc dĩ khi chúng tôi bị đặt trong thế phải minh xác những điều không đúng với nhận định của Đức Cha Giuse Tri hay bất cứ một vị Giám mục nào. Vì một khi đã được thánh hiến trở thành Mục Tử thì đó chính là một sứ mạng mà Giáo hội đã trao cho các Ngài, nên chúng tôi luôn luôn kính trọng và muốn cộng tác với các Ngài trong lãnh vực và khả năng có thể của chúng tôi.
Kính thưa qúi vị độc giả VietCatholic:
Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng cho rằng "Sự kiện bắt đầu từ 'Đơn khiếu kiện khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu - Đà Nẵng' có xuất xứ và tác giả là: “Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2010, Người dân thôn Cồn Dầu đồng ký tên”, được VietCatholic News đăng tải vào lúc 10:48 ngày 26/01/2010". Nếu nhận định như thế thì quả cũng đúng vì từ ngày đó, người Công giáo Việt Nam và người khắp nơi mới được biết rộng rãi tới sự kiện giáo dân Cồn Dầu đang bị bắt buộc phải di dời mà họ không đồng tình, không kí giấy. Và có thể chính sự kiện này mà Tòa Giám Mục Đà Nẵng không muốn nhắc tới hay không muốn cho ai biết tới việc chính quyền địa phương trấn áp và kiểm định bắt giáo dân di dời đi nơi khác.
Thực ra, sự kiện Cồn Dầu là sự kiện lịch sử, đã xẩy ra từ vài năm nay và chúng tôi đã biết tới và tìm hiểu từ lâu. Có nhiều bản tin đã gửi cho chúng tôi từ trước nhưng chúng tôi không đưa tin vì thấy rằng đang có sự dàn xếp với những lời hứa từ nhiều phía, nên chúng tôi hy vọng có thể một ngày nào đó sẽ có kết quả tốt. Nhưng bất chợt khi chúng tôi nhận được tin có tới vài trăm công an và an ninh tới vây giáo xứ Cồn Dầu và cưỡng ép kiểm định việc thu hồi và trục xuất giáo dân thì chúng tôi nghĩ rằng cần phải giúp tiếng nói bé nhỏ của giáo dân Cồn Dầu được công khai trên bình diện lớn hơn.
1. Dầu vậy, trước khi công khai vụ việc Cồn Dầu, VietCatholic đã có email về hỏi Đức Cha Đà Nẵng qua Tòa Giám Mục Đà Nẵng vài lần, nhưng đã không được sự hồi âm. Điều này cũng được chính Đức cha Giuse xác nhận, vì sau khi Thông báo của TGM Đà Nẵng được đưa ra, VietCatholic đã xin được email riêng của Đức Cha Đà Nẵng để xin Đức Cha cho biết lý do không trả lời hoặc có nguyên nhân nào khác không. Email của ĐGM Đà Nẵng đề ngày 2/2/ như sau "Còn về email gửi đi ngày 30/01 về TGM, nhưng quí vị đã gửi nhầm địa chỉ của Cha Thư ký cũ, Ngài mới chuyển đến chúng tôi sáng nay".
2. Trước khi quyết định đăng tin về sự kiện Cồn Dầu, VietCatholic đã kiểm chứng với một số giáo dân tại chính Cồn Dầu và họ cho biết rất rõ là trong số chừng "2000 giáo dân Cồn Dầu chỉ có 5 gia đình là đồng ý kí giấy di dời mà thôi". Chúng tôi cũng xin họ cho email và số điện thoại của linh mục chính xứ. Họ không biết email của cha xứ nhưng họ có cho số điện thoại của Ngài, nhưng tiếc rằng chúng tôi cố gắng nhiều lần mà không tiếp xúc được với Ngài.
3. Chúng tôi đã nhận được ý kiến và sự xác nhận về hiện tình của Linh mục quản hạt trong đó có giáo xứ Cồn Dầu và đã đăng trên internet.
4. Chúng tôi đã nhận được nhận định của một linh mục là người học cùng lớp với Đức Cha Giuse.
5. Một người khác cũng là bạn cùng lớp với Đức Cha Giuse và cũng là quê ở Cồn Dầu. Chính vị này đã điện thoại nói chuyện với Đức Cha Giuse mấy lần khi công an bắt đầu tới vây giáo xứ Cồn Dầu. Ông còn cho biết trong suốt tuần qua ngày nào cũng kiểm chứng tin tức từ Cồn Dầu và đã đôi ba lần nói chuyện trực tiếp với Đức Cha Đà Nẵng về tình trạng Cồn Dầu. Ngay tối thứ Bảy ngày 30.1.2010 khi VietCatholic kiểm chứng với người bạn học của Đức Cha, ông ta đã hỏi chúng tôi là Vietcatholic có ý kiến gì về vụ Cồn Dầu thì chúng tôi đã trả lời là "bằng bất cứ giá nào, anh cũng phải khuyên Đức Cha nên gấp rút đến thăm giáo dân Cồn Dầu". Và chính người bạn cùng lớp này đã gọi cho Đức Cha và cho biết Đức Cha Giuse đã đồng ý sáng Chúa Nhật ngày hôm sau về dâng lễ và gặp giáo dân Cồn Dầu. Việc ra đi thăm viếng của Đức Cha thật là kịp thời và mang lại niềm an ùi cho giáo dân.
6. Bản tin "Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu" là do chính người bạn cùng lớp và đã từng nói chuyện với Đức Cha Giuse viết ra, chứ không phải là người nặc danh hay vô danh nào cả. Ngay cả những người đưa tin khác như Thiên Giang, Gioan Lê Quang Vinh, và KH... cũng là những người quen biết với Đức Cha và Tòa Giám Mục Đà Nẵng và còn có liên hệ quê quán với Cồn Dầu chứ không phải là những người xa lạ. Những nhân chứng này và những thông tin liên hệ vẫn còn có thể kiểm chứng được.
Thứ đến, việc Thông cáo TGM Đà Nẵng khẳng định là "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó" không hẳn là đã đúng như vậy.
Thực tế cho thấy trong điều kiện thông tin bị bưng bít như tại Việt Nam, ở ngay tại địa phương chưa chắc đã biết rõ những gì đang diễn ra tại địa phương mình. Rất đông anh chị em ở Hà Nội cho biết họ chỉ được biết những thông tin về Tòa Khâm Sứ, về Thái Hà qua những mạng lưới thông tin bên ngoài Việt Nam.
Đàng khác, theo lẽ thường, chúng ta có thể thấy là chỉ những người nào chú tâm tìm tòi thì mới cất công tìm kiếm để am tường vấn đề.
Hơn thế nữa, chúng ta cũng biết là trong chế độ CS, con người rất sợ bị liên lụy, do vậy có nhiều người đã chấp nhận thái độ muốn khoanh tay ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiếng kêu cứu đòi quyền sống của người dân thấp cổ bé họng thì làm sao lại biết rõ được.
Với khẳng định rằng “Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó”, chúng tôi không nghĩ rằng Tòa Giám Mục Đà Nẵng nhằm dụng ý bịt miệng các cơ quan truyền thông nhưng không muốn những sự thật nào đó được công khai dù do ý hướng tốt lành muốn giải quyết cách êm đẹp.
Sự kiện dân làng Công giáo giáo xứ Cồn Dầu bị bắt buộc di dời là sự thật. Đức Giám mục Đà Nẵng bằng lòng với giải pháp không cho di dời nhà thờ Cồn Dầu là điều có thật, nhưng còn nhà cửa của giáo dân thì sẽ ra sao, chúng ta không biết rõ ý kiến của Đức Cha. Tuy nhiên, chúng tôi không thể dửng dưng trước tiếng than van oan ức và nỗi đau khổ mất nhà cửa, mất niềm tin của giáo dân Còn Dầu.
Bất cứ một Mục tử tốt lành nào chắc chắn cũng sẽ cảm thông và đầy lòng trắc ẩn thành tâm mà lắng nghe tiếng của của anh chị em giáo dân của mình nêu lên những đòi hỏi chính đáng xét về phương diện lịch sử, tín ngưỡng, truyền thống, văn hóa, nếp sống và tình trạng giai cấp xã hội, và những gì ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và mục vụ của người Công giáo Cồn Dầu.
Thông cáo còn nêu nhiều vấn đề và nhận định đáng quan tâm và chúng tôi cũng bất đồng với những quan điểm và những nhận định phiến diện như vậy. Những vấn đề đó cần được phân tích tỉ mỉ và đúng đắn thêm, nhưng chúng tôi tạm thời chỉ trực tiếp đáp lại vấn đề mà Thông cáo nêu lên về sự không kiểm chứng tin tức của VietCatholic là hoàn toàn sai. Khẳng định rằng "chỉ địa phương sở tại mới biết được sự thật của nơi đó" cũng là một nhận định không nhất thiết đúng.
Với tư cách là truyền thông, nhất là truyền thông Công giáo, dĩ nhiên VietCatholic luôn luôn đặt trọng trách bảo vệ Giáo hội và đặt lợi ích của Giáo hội lên hàng đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là VietCatholic sẽ tối mặt phải luôn bênh đỡ những hành động không thích hợp cho ích lợi chung, không thích hợp với lời Chúa, hay giáo huấn của Giáo Hội. Trong quá trình hoạt động trong hơn 20 năm qua,VietCatholic đã có thể hãnh diện nói rằng, chúng tôi đã không che đậy những thông tin xem ra có vẻ bất lợi nhất thời cho Giáo Hội, nhưng đã lên tiếng vì sự thật và vì lợi ích đường dài cho Giáo Hội.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria qua các thời đại (15)
Vũ Văn An
03:28 04/02/2010
Chương mười bốn: Ngoại Lệ Vĩ Đại, Vô Nhiễm Thai
Tôi được tượng hình trong sự ác
Và mẹ tôi tượng thai tôi trong tội
- Thánh Vịnh 51:7
Như đã thấy trong các chương trước, phần lớn môi trường phát triển của cả lòng sùng kính lẫn học lý về đức Trinh Nữ Ma-ri-a đều ở Phương Đông Kitô Giáo: Syria, Ai Cập, Ácmêni và Hy Lạp, hơn là ở Phương Tây Latinh, nơi phần lớn được hưởng hoa trái của Phương Đông. Điều ấy cũng đúng đối với nhiều học lý khác, như học lý về ngôi vị Chúa Kitô chẳng hạn, tuy không đúng đối với mọi học lý. Thí dụ, đối với học lý về Chúa Ba Ngôi, thì các văn sĩ Latinh, như Tertulianô của Bắc Phi, đã đóng góp rất nhiều, kể cả chính hạn từ trinitas; và tại Công Đồng Nixêa năm 325, một giám mục Phương Tây, tức Ossius thành Cordova, không những đã chủ tọa công đồng mà còn là cố vấn chính về thần học cho hoàng đế Constantinô và dường như là nguồn gốc của công thức được công đồng này chấp nhận, tức công thức cho rằng Con Thiên Chúa “đồng bản thể [homoousios] với Đức Chúa Cha”. Nhưng ngay cả công thức ấy, vốn có gốc rễ trong các lạc giáo trước đó, cũng đã được viết bằng Hy Ngữ, giống như các công thức khác về đức Ma-ri-a, như tước hiệu Theotokos [Mẹ Thiên Chúa] chẳng hạn.
Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển học lý về đức Ma-ri-a, có một vấn đề phần lớn chỉ có trong Phương Tây Latinh mà thôi, đó là tín điều Vô Nhiễm Thai (1). Nguyên do chính là hình thức mà học lý về tội nguyên tổ đã mặc lấy tại Phương Tây, một học lý liên hệ mật thiết tới việc giải thích về đức Ma-ri-a (2). Sự khẳng quyết việc Chúa Giê-su Kitô sinh ra cách đồng trinh (virginal birth) – hay chính xác hơn, việc Người được thụ thai bởi người Mẹ đồng trinh (virginal conception) – có ngọn nguồn trong Tân Ước, tìm thấy nơi hai Phúc Âm Mátthêu và Luca, nhưng không thấy nơi nào khác (3). Krister Stendahl nhận định rằng trong Phúc Âm đầu, “Câu truyện về Việc Hạ Sinh Đồng Trinh khá im lặng về phương diện thần học, không một luận chứng hay một cái nhìn thông sáng nào về Kitô học đã được diễn dịch từ việc can thiệp vĩ đại này của Thiên Chúa”(4). Trình thuật trong Luca có đặc thù hơn một chút vì đã nhận diện được ý nghĩa của việc can thiệp, vì thiên thần có nói với đức Ma-ri-a rằng: “Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ bà: bởi thế đấng thánh từ bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (5). Hạn từ “bởi thế [dioti]” cho thấy “hàm ý đã tự hiển nhiên đủ” (6) và do đó, sự thánh thiện và tư cách Con Thiên Chúa của hài nhi có tương quan với nhau, có khi còn là tương quan nhân quả nữa, trong hoàn cảnh tượng thai đặc biệt của Người; nhưng Phúc Âm này đã ngưng ở đấy mà không chỉ rõ xem tương quan kia là tương quan thế nào.
Như đã nói trên, Thánh Ambrôsiô thành Milanô, người đã trở thành sư phụ của Thánh Augustinô về vấn đề này, có lẽ là người có trách nhiệm trong việc xác định dứt khóat “mối tương quan nhân quả giữa việc tượng thai đồng trinh và việc Chúa Kitô không vướng tội lỗi…, một phối hợp giữa ý niệm về thông truyền tội nguyên tổ qua giao hợp tính dục và ý niệm vì được tượng thai đồng trinh nên Chúa Kitô không vướng tội lỗi” (7). Để thoát ly khỏi tội, Chúa Kitô phải thoát ly khỏi phương cách tượng thai thông thường; xem ra đây là câu kết luận Thánh Ambrôsiô đã rút ra từ lời tiên tri sau đây: “Ai sẽ kể truyện [enarrabit] việc người được sinh ra [generationem]?” (8). Rồi thánh nhân tiếp tục luận chứng của mình bằng cách lấy lời Cựu Ước để chứng minh: “Tôi được tượng hình trong sự ác, và mẹ tôi tượng thai tôi trong tội”(9). Nhờ phụ đề của Thánh Vịnh, ta biết đây là lời của “Đavít nói, khi tiên tri Nathan đến gặp ông, sau khi ông phạm tội với Bát-se-va”. Như chính Thánh Ambrôsiô đã viết, “Đavít được coi là người công chính hơn những người khác”. Nếu Chúa Kitô thực sự công chính, thì “không phải vì một lý do nào khác hơn là lý do vì được một trinh nữ sinh hạ, Người không bị trói buộc bởi các qui định phải hạ sinh trong phương cách tội lỗi” (10). Bởi thế, Thánh Ambrôsiô đã tóm tắt mối tương quan giữa tội nguyên tổ và việc Chúa Kitô được sinh hạ đồng trinh như sau: “Dù tiếp nhận bản thể tự nhiên của thể xác này, Người vẫn không bị tượng thai trong sự ác cũng như trong tội lỗi – vì Người vốn không do máu huyết cũng như ý muốn xác thịt hay ý muốn đàn ông, nhưng do Chúa Thánh Thần mà sinh ra từ một Trinh Nữ” (11). (Ta nên ghi nhận rằng các lời trên đây cho thấy Thánh Ambrôsiô đã trích dẫn dị bản Latinh đã nói trên đây, qua đó các lời trong câu Gio-an 1:13 được dùng ở số ít và áp dụng vào việc hạ sinh Chúa Kitô) (12). Học lý tội nguyên tổ trên đây đã được thiết lập trong giáo huấn Phương Tây nhờ tư duy của Thánh Augustinô thành Hippo, và chính học lý này làm cho việc bàn đến thế đứng đặc biệt của đức Ma-ri-a trong lược đồ tội lỗi và cứu chuộc trở thành cần thiết (13).
Lược đồ này đặt đức Trinh Nữ ở chỗ nào? Ngài đã mang thai mà không vương tội, nhưng còn Ngài thì sao, Ngài đã được tượng thai ra sao? Trong một đoạn nổi tiếng nhưng đầy tranh cãi trong cuốn Bàn Về Tự Nhiên Và Ơn Thánh, một trong những chuyên khảo quan trọng nhất dành cho việc bảo vệ học lý tội nguyên tổ của mình, Thánh Augustinô có liệt kê các thánh nhân vĩ đại của Cựu và Tân Ước, những vị mà theo ngài đều mắc tội. Rồi ngài viết tiếp: “Ta phải bỏ đức thánh Nữ Đồng Trinh Ma-ri-a ra khỏi danh sách trên, đấng mà tôi không muốn nêu ra bất cứ câu hỏi nào khi bàn đến chủ đề tội lỗi, vì lòng tôn kính đối với Chúa chúng ta. Vì từ Chúa, ta biết sự dư đầy ơn thánh để vượt thắng tội lỗi trong mọi nét đặc thù của nó [ad vincendum omni ex parte peccatum] đã được thông ban ra sao cho đấng có công phúc thụ thai và cưu mang Người là đấng chắc chắn không có tội” (14). Khi tuyên bố như thế, Thánh Augustinô tỏ ra trung thành với truyền thống Hy Lạp trong học lý về đức Ma-ri-a hơn là trong học lý của ngài về bản tính nhân loại. Như đã gợi ý ở chương 6, Phương Đông và Phương Tây đã đi theo hai hướng khác nhau trong việc phân biệt giữa bản nhiên và ơn thánh- có lẽ khác nhau nhiều hơn là sau này giữa Thánh Tôma Aquinô và Martinô Lutherô. Nhưng bất chấp những khác biệt giữa học lý của Thánh Augustinô về tội nguyên tổ và việc định nghĩa “tội tổ tiên [propaqtrikon hamartema]” nơi các giáo phụ Hy Lạp, họ vẫn nhất trí với nhau về Theotokos [Mẹ Thiên Chúa], như câu trích trên đây đã cho thấy. Nhưng Thánh Augustinô không giải thích biệt lệ vĩ đại này, mà dành nó cho các khai triển sau này của Phương Tây suốt 14, 15 thế kỷ sau.
Một trong các nhà tư tưởng sớm sủa và quan trọng nhất ở Phương Tây Latinh có nhiệm vụ khai triển sự giải thích trên chính là đan sĩ dòng Bênêđictô tại Corbie thế kỷ thứ 9 tên là Paschasius Radbertus (15). Ông được nhớ đến nhất nhờ đã nâng học lý Mình và Máu Thánh Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể lên một bình diện thảo luận mới và trong nhiều cách đã dự ứng hình thức mà học lý này cuối cùng đã tiếp nhận qua việc đưa ra ý niệm biến thể [transubstantiation] tại Công Đồng Latêranô Thứ Bốn năm 1215. Nhưng đồng thời, Radbertus còn là người tiên phong trong học lý về đức Ma-ri-a qua một chuyên khảo về việc Ngài đã hạ sinh Chúa Kitô ra sao. Hầu như mọi người đều cho rằng Radbertus cũng được coi là tác giả một chuyên khảo tựa là Cogitis Me [Ngài Buộc Tôi], một tác phẩm trên thực tế được viết dưới tên Thánh Giêrôm, một vị sống trước ông đến 4 thế kỷ. Cuốn Cogitis Me chuyên bàn tới vấn đề liệu có nên cử hành một ngày lễ tưởng nhớ ngày sinh của đức Trinh Nữ Ma-ri-a hay không, không phải ngày Ngài qua đời, hay “thiếp ngủ” như người ta thường nói lúc ấy (16), ngày được coi như đỉnh cao vinh quang đời Ngài, mà là ngày Ngài thực sự sinh ra đời. Nhưng hễ đã bàn tới việc sinh hạ Ngài thì không thể không bàn đến vấn đề tượng thai Ngài, nghĩa là liệu Ngài có bị tượng thai và sinh ra trong tội nguyên tổ giống như mọi người khác hay không hay Ngài xứng đáng được coi là một “ngoại lệ vĩ đại” khác nữa đối với luật tổng quát kia, ngoài Con Ngài, Chúa Giê-su Kitô, vốn là ngoại lệ hàng đầu. Chuyên khảo của Radbertus chỉ nêu lên vấn đề mà không đưa ra giải đáp.
Giữa thời Trung Cổ, không ai nói rành mạch và hùng biện về đức Ma-ri-a cho bằng một trong những vị giảng thuyết vĩ đại của lịch sử Kitô Giáo, tức Thánh Bernard thành Clairvaux (17). Như đã nhắc trên đây, Dante đặt lời ca tụng đức Trinh Nữ của ông ở cuối cuốn Thần Kịch vào miệng Thánh Bernard và nhờ thế, đã tự do trích dẫn các trước tác của vị thánh này (18). Nhưng khi bàn đến vấn đề ta đang thảo luận ở đây tức “ngoại lệ vĩ đại”, Thánh Bernard rất mực cương quyết. Trong tài liệu nổi tiếng Thư Thứ 174, gửi cho các kinh sĩ nhà thờ chính tòa Lyons, thánh nhân nhấn mạnh rằng: “Nếu nói lên điều Giáo Hội tin là việc thích đáng và nếu điều Giáo Hội tin là chân thực, thì tôi phải nói rằng đức Trinh Nữ Hiển Vinh quả có thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, nhưng chính Ngài thì không được tượng thai cách đó. Tôi xin nói rằng Ngài sinh con mà vẫn đồng trinh, nhưng chính Ngài đã không được sinh ra từ một trinh nữ. Vì nếu ngược lại thì còn đâu là đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa?”(19). Lúc ấy, người ta thường tin rằng “ơn kỳ lạ” qua đó đức Ma-ri-a sinh hạ Chúa Kitô không ảnh hưởng chi tới cung cách chính Ngài được hạ sinh, một cung cách vốn không khác chi cung cách thụ thai và sinh hạ bình thường. Thế nhưng, việc hạ sinh đồng trinh ra Chúa Kitô do một người được tượng thai và sinh ra trong tội xem ra không giải quyết được vấn đề tại sao lúc sinh ra, Người vô tội, mà người mẹ lại tội lỗi. Có điều, dưới mắt những người chỉ trích và ngay cả những người ủng hộ, nếu cứ lý luận kiểu “con vô tội cha mẹ cũng vô tội” như thế mãi, thì có khi phải leo lên tận Adong và E-và, và kết luận rằng ai cũng phải vô tội thì mới có thể đảm bảo được sự vô tội của Chúa Kitô và của Mẹ Ma-ri-a của Người chắc! Chưa hết, cái thứ “tò mò vô ích” ấy dám khiến người ta còn phải tìm hiểu về chính họ hàng hang hốc của đức Ma-ri-a như phương tiện để giải thích việc Ngài đã sinh con ra sao qua việc chính Ngài đã được hạ sinh cách nào.
Tóm lại, như phần đông chúng ta ngày nay vốn giả thiết, nếu học lý của Thánh Augustinô đúng khi tuyên bố rằng những người được tượng thai và sinh ra theo lối bình thường đều mắc tội tổ tông, thì đức Ma-ri-a phải là người độc đáo về một phương diện nào đó. Vấn đề vì thế là cần phải xác định xem “Nhờ cách nào đức Trinh Nữ đã được thanh tẩy trước khi thụ thai” Chúa Kitô; không thể “nhờ cách nào khác cho bằng nhờ chính đấng” Ngài đã hạ sinh, vì đấng này trong trắng còn Ngài thì không. Mọi người đều nhất trí rằng đức Ma-ri-a được Chúa Kitô cứu rỗi, đến nỗi, dù Ngài than khóc cái chết của Người vì Người là Con của Ngài, nhưng Ngài cũng hân hoan chào đón cái chết ấy vì nhờ đó Ngài được cứu rỗi (20). Bởi thế, ngày lễ kỷ niệm ngày Ngài được tượng thai hay sinh ra, thường được nơi này nơi nọ mừng kính, không hẳn là điều thích đáng, vì không phải việc Ngài được tượng thai thế nào mà là việc Ngài đã thụ thai ra sao mới làm Ngài ra đặc biệt. Nhưng Thánh Bernard cũng thêm một tuyên bố quan trọng là ngài sẵn sàng tuân theo phán quyết của Rôma về toàn diện vấn đề này, cả chính học lý vô nhiễm thai lẫn việc kỷ niệm sinh nhật đức Ma-ri-a.
Truyền thống ảnh tượng, cũng như truyền thống thần học, có hai lối phát triển, và hai lối này không hoà hợp rõ ràng mấy. Một là phương thức nhấn mạnh tới nhân tính của đức Trinh Nữ, và do đó cũng nhấn mạnh tới cha mẹ Ngài là các thánh Anna và Gioakim. Nhiều bức tranh và bức vẽ chuyên đề về “thời thơ ấu của đức Trinh Nữ” mô tả các truyền thuyết về cuộc đời Ngài, nhất là về tuổi thơ như lời thề giữ khiết trinh từ lúc còn nhỏ chẳng hạn (21). Một mô tả gần như hiện thực về thời thơ ấu của Ngài tìm thấy trong bức Anna Dạy Dỗ Ma-ri-a của Peter Paul Rubens, có thể được coi như tranh vẽ một gia đình trưởng giả bình thường trong đó, mẹ dạy con gái nghe. Nhưng cũng như các học lý về đức Ma-ri-a trong suốt dòng lịch sử, nghệ thuật Kitô Giáo cũng dự ứng sự khai triển tín điều và căn cứ vào đó mà nghệ thuật ảnh tượng cũng khai triển theo. Qua nhiều hình thức nghệ thuật, việc vô nhiễm thai đã được mô tả cách trực tiếp cũng như cách gián tiếp và do đó, người ta đã sáng tạo ra cả một hệ thống biểu tượng rất chi tiết cho việc mô tả trên (22). Một số các biểu tượng ấy, nhất là mặt trăng làm biểu tượng cho vô nhiễm thai, đã được đan kết trong bức tranh buổi đầu của Diego Velazquez, tức bức Trinh Nữ Vô Nhiễm Thai. Dù một số nhà bình luận bức tranh này cho là nó thiếu tính lý tưởng hóa, nhưng họ vẫn phải nhìn nhận việc nó sử dụng ánh sáng cách tuyệt diệu để nói lên tính huyền nhiệm trong “ngoại lệ vĩ đại” này.
Ngay trong hai thế kỷ 13 và 14, khi các tranh luận về vô nhiễm thai bắt đầu phát triển (23), người ta đã có thói quen đối chiếu hai đoạn văn của hai bậc thầy đầy thế giá tại Phương Tây La Tinh: đó là đoạn thánh Augustinô coi đức Ma-ri-a như một thứ “ngoại lệ” nào đó và bức Thư Thứ 174 thánh Bernard gửi cho các kinh sĩ Lyons, chống đối ý niệm vô nhiễm thai. Khi đối chiếu như thế, tùy theo từng quan điểm, một tác giả sẽ dùng vị này để giải thích vị kia. Gregory thành Rimini chẳng hạn, khi trích dẫn một đoạn văn khác của Thánh Augustinô chủ trương chỉ có Chúa Kitô là ngoại lệ duy nhất đối với tính phổ quát của tội nguyên tổ, đã giải thích rằng trong đoạn văn đang thảo luận hẳn thánh nhân muốn nói tới tội riêng (actual sin) là tội mà mọi người, kể cả thánh Bernard, đều nhất trí là không có nơi đức Ma-ri-a. Nhưng lối giải thích này không thoả mãn những người từng diễn giảng câu nói “vượt thắng tội lỗi trong mọi nét đặc thù của nó (ad vincendum omni ex parte peccatum) của thánh Augustinô như là bao hàm cả tội riêng lẫn tội nguyên tổ, đến độ, trong số các thánh, chỉ duy đức Ma-ri-a là không cần phải đọc lời cầu trong Kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con”.
Bức thư gây tranh luận của thánh Bernard lại càng rắc rối hơn do tư cách “người cầm đuốc” đức Ma-ri-a của thánh nhân. Thí dụ, trong một bài giảng thuộc bộ Các Bài Giảng Về Ngày Lễ Đức Trinh Nữ Vinh Hiển Ma-ri-a, Gabriel Biel, một tu sĩ dòng Phanxicô hết sức ủng hộ tín điều vô nhiễm thai, đã trích dẫn thánh Bernard ít nhất một lần; rồi ở mỗi đoạn trong phần trình bày về bài tụng ca kính đức Ma-ri-a trong Thánh Lễ, ông đều có trích dẫn vị thánh này; ông cũng trích dẫn thánh Bernard trong học lý coi đức Ma-ri-a là Đấng Trung Gian. Trước một thế giá nổi bật như thế, việc thẳng thừng bác khước bức thư của thánh Bernard lần lượt từng điểm một là một chiến thuật khó khăn, nhưng có người đã dám làm điều ấy. Một số khác tìm cách “giảm khinh” cho thánh Bernard vì họ cho rằng rất đông các giáo phụ và các tiến sĩ thời Trung Cổ đồng quan điểm với thánh nhân. Chắc chắn các vị này đông hơn về số lượng so với các vị từng giảng dạy ít nhiều về học lý vô nhiễm thai. Hoặc họ lý luận rằng cả hai điều kiện do thánh Bernard nêu ra cho việc chấp nhận học lý này tức biến ngày lễ tượng thai đức Ma-ri-a thành ngày lễ chính thức trong niên lịch Giáo Hội, và công bố chính thức của Giáo Hội về học lý, đều đã được thực hiện trọn vẹn. Không bao lâu sau khi ngài qua đời, có một truyền thuyết cho rằng cái vết đen trên ngực thánh Bernard là do Chúa phạt vì “đã viết điều không nên viết về việc tượng thai Đức Bà” và do đó thánh nhân đã phải trải qua một thời gian thanh luyện nơi luyện ngục! Truyền thuyết này còn được sử dụng để bài bác học lý tổng quan của ngài về đức Ma-ri-a, dù điều ấy xem ra quá đáng.
Lý luận đanh thép nhất mà thánh Bernard thành Clairvaux và sau đó thánh Tôma Aquinô, cũng như các đồ đệ của các vị, đưa ra để chống lại việc vô nhiễm thai nơi đức Ma-ri-a là nếu Ngài được tượng thai mà không mắc tội nguyên tổ, thì Ngài đâu cần cứu chuộc, như thế còn gì tư cách “Đấng Cứu Độ Mọi Người của Chúa Kitô” nữa. Nếu Chúa Kitô thực sự chết cho những người đã chết, thì việc Người chết cho đức Trinh Nữ nhất thiết phải hàm nghĩa cả đức Ma-ri-a nữa cũng đã chết vì tội nguyên tổ. Đặc biệt dựa vào câu đã trích dẫn trên đây “tôi được tượng hình trong sự ác; và mẹ tôi đã sinh ra tôi trong tội” (24), thánh Augustinô đã tuyên bố rằng toàn thể nhân loại cần sự cứu chuộc do Chúa Kitô đem lại. Nếu ta kể đức Ma-ri-a vào hàng ngũ nhân loại nói chung, dù là một thành phần đặc biệt bao nhiêu chăng nữa, thì định đề tổng quát trên vẫn được áp dụng vào Ngài, còn nếu không, thì tại sao không? Đối với luận chứng này, ta có thể trả lời rằng Ngài từng là ngoại lệ đối với nhiều định đề tổng quát khác của Thánh Kinh, chẳng hạn như định đề “mọi người đều dối trá” (25).
Tuy nhiên, theo Heiko Oberman, câu trả lời có tính nền tảng cho toàn bộ cái dòng lý luận trên là “sáng kiến vĩ đại của Scotus, người đã dùng chính lối suy luận đó để bênh vực học lý đang bàn cãi” (26). Đây quả là một thành tựu suy lý ít có người hay không có người nào có thể bì kịp được nét xuất sắc như thế của nó trong suốt lịch sử tư duy Kitô Giáo (27). Duns Scotus xem sét vấn đề đức Ma-ri-a dựa vào một phương pháp thần học gọi là “tối đa hóa” (maximalism). Theo ông, Thiên Chúa có thể (1) giữ gìn đức Ma-ri-a khỏi tội nguyên tổ, hoặc (2) cứu Ngài khỏi tội ấy chỉ tích tắc sau khi Ngài được tượng thai (như thánh Tôma Aquinô từng chủ trương), đến nỗi, dù được tượng thai trong tội, khi sinh ra Ngài quả không còn tội tổ tông nữa, hoặc (3) thanh tẩy Ngài khỏi tội ấy sau một khoảng thời gian nào đó. Ông tiếp, “Chỉ có Chúa mới biết… phương thức nào trong ba phương thức ấy đã được chọn”, vì cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền đều không nói điều gì rõ rệt hoàn toàn về việc ấy. “Nhưng”, ông tiếp, “nếu không đi ngược lại thế giá của Thánh Kinh hay thế giá của Giáo Hội, thì xem ra sẽ thích đáng hơn nếu ta gán cho đức Ma-ri-a sự ưu tú lớn hơn thay vì sự ưu tú kém hơn”. Hay, như một nhà tư tưởng sau này quảng diễn, “Tôi thà sai lầm đứng về phía ơn phúc dư thừa khôn sánh (superabundance) mà gán cho Ngài một đặc ơn nào đó hơn là đứng về phía thiếu thốn ơn phúc mà lấy khỏi Ngài một ưu tú nào đó Ngài vốn đã có”: tin và dạy quá nhiều tốt hơn là tin và dạy quá ít. Một thành tố khác của phương pháp này là công thức thường được lặp đi lặp lại là “bất cứ điều gì vừa có thể vừa xứng hợp cách siêu việt để Thiên Chúa hành động, thì Người hành động (potuit, decuit, fecit)”. Những người bênh vực công thức này nhìn nhận rằng điều ấy xem ra không thể nào thiếu được đối với học lý vô nhiễm thai, còn những kẻ chống đối nó thì cho rằng vấn đề ở đây “không hẳn là việc Ngài có thể thoát khỏi tội nguyên tổ lúc tượng thai hay không, mà là thực sự Ngài có được tượng thai như thế hay không”. Chính dựa vào “sự ưu tú của Con Ngài trong tư cách Cứu Chuộc”, Scotus nhấn mạnh rằng đấng Cứu Chuộc hoàn hảo nhất trong các đấng cứu chuộc hẳn phải có “mức độ trung gian hoàn hảo nhất có thể có nơi một tạo vật” và ứng viên xứng đáng nhất cho vinh dự ấy lẽ dĩ nhiên là chính Mẹ của Người. Hơn nữa, phương pháp cứu chuộc hoàn hảo nhất là giữ gìn người mẹ ấy khỏi tội nguyên tổ hơn là cứu vớt Ngài khỏi tội ấy. Đối với những người khác, “ơn cứu vớt của việc cứu chuộc xóa sạch tội nguyên tổ” thế nào thì đối với đức Ma-ri-a “ơn gìn giữ không xóa tội nguyên tổ, nhưng ngăn ngừa tội ấy” như vậy (28). Theo chiều hướng này, Scotus còn có thể khẳng định rằng: “đức Ma-ri-a cần Chúa Kitô Cứu Thế hơn bất cứ ai khác”, vì Ngài cần sự thống khổ của Chúa Kitô, “không phải vì nguyên cớ tội lỗi đang hiện diện nơi Ngài, nhưng vì nguyên cớ tội lỗi đáng lẽ ra sẽ hiện diện trong Ngài nếu như Con Trai Ngài không gìn giữ Ngài khỏi tội ấy nhở đức tin”. Đức Ma-ri-a được tượng thai vô nhiễm nguyên tội vì điều bản nhiên không đem đến cho Ngài, thì ơn thánh đặc biệt của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Ngài. Bất chấp luận chứng phản bác cho rằng phương pháp hoàn hảo nhất hẳn phải là gìn giữ tất cả mọi người khỏi tội tổ tông mới đúng chứ, nhưng phương pháp cứu-chuộc-bằng-gìn-giữ này chỉ được coi là “thích hợp nhất” trong trường hợp một mình đức Ma-ri-a mà thôi, và do đó, “việc phục hồi Ngài không phải là hành động cung cấp điều đã mất đi, nhưng là hành động gia tăng điều Ngài vốn đã có”
Đóng góp vào việc giải quyết sau cùng cho vấn đề và cho các tranh cãi là niềm tin cho rằng lý do căn bản tạo nên sự khác biệt giữa đức Ma-ri-a và mọi người khác trong nhân loại là sự kiện nơi Ngài không bao giờ có tội riêng - một ngoại lệ đối với luật phổ quát mà ai cũng phải nhìn nhận, bất kể họ có quan điểm ra sao về việc Ngài có tội tổ tông hay không lúc tượng thai. Điều nghịch lý trong ngoại lệ này đã gợi nơi Pierre D’Ailly một khẳng định như sau khi ông thưa cùng đức Ma-ri-a: “Không phải do sự công chính của Mẹ, nhưng do ơn thánh Chúa nên Mẹ đã được công phúc là Đấng duy nhất không mang tội nhẹ cũng như tội nặng, và, như mọi người đạo hạnh từng tin, Mẹ cũng không mắc tội tổ tông nữa”. Đồ đệ của ông là Jean Gerson khai triển điều khẳng định trên xa hơn nữa bằng cách diễn giải Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ như sau: “Tôi tin trong bí tích Rửa Tội, Thiên Chúa ban cho mỗi tạo vật xứng đáng nhận lãnh nó, ơn tha thứ tội nguyên tổ, mà mọi người được mẹ sinh ra đều mắc phải lúc tượng thai, ngoại trừ duy nhất Chúa Giê-su Kitô Cứu Thế và Mẹ Đồng Trinh Vinh Hiển của Người”. Để đáp lại những chỉ trích đã thành tiêu chuẩn, ông giải thích rằng điều ấy không hế có ý đặt đức Ma-ri-a ngang hàng với Chúa Kitô. Vì trong trường hợp Chúa Kitô, “do tự quyền” [by right] mà Người không mắc tội tổ tông, còn trong trường hợp đức Ma-ri-a, “do đặc ân” mà Ngài không mắc tội ấy. Một nghịch lý khác, và là nghịch lý thánh Bernard từng ghi nhận, xẩy ra ngay trong trình thuật truyền tin của Phúc Âm, trong đó, thiên thần chào kính đức Ma-ri-a là đấng “đầy ơn phúc [gratia plena]” và do đó giả thiết không cần thêm ơn thánh nữa, nhưng sau đó lại tiếp tục giải thích cho Ngài hay “Chúa Thánh Thần sẽ đến trên bà”, mà Chúa Thánh Thần vốn là Đấng ban ơn thánh hóa (29). Như thế người ta có quyền đặt câu hỏi phải chăng đức Ma-ri-a cũng cần ơn thánh hóa, hay đúng hơn, Ngài nhận được ơn thánh hóa lúc nào. Đôi khi học lý vô nhiễm thai có thể, và thực ra đã, dẫn tới những cực đoan “dư thừa” (superfluous) như lý thuyết cho rằng từ khởi đầu sáng thế, Thiên Chúa đã để riêng ra một phần “chất liệu nguyên sơ” đặc biệt được Người tiền định đặt để trong đức Ma-ri-a sau này lúc Ngài tượng thai thân xác Chúa Kitô, hay lý thuyết cho rằng đức Ma-ri-a, nhờ không mắc tội nguyên tổ, nên cũng đã không chịu bất cứ hậu quả nào của tội nguyên tổ đó, như không mệt mỏi về thể xác chẳng hạn. Ngay một số người bênh đỡ học lý vô nhiễm thai cũng có lúc cho rằng Chúa Kitô có thể ban cho Mẹ của Người một số những hồng ân và đặc ân, như ơn hoàn toàn biết chuyện tương lai chẳng hạn, nhưng Người đã không làm như thế mà thôi. Dù sao, thì phương pháp này đã thắng thế, và đến thế kỷ 16, ngay các đồ đệ của thánh Tôma Aquinô cũng dùng nó để chứng minh việc vô nhiễm thai.
Ngày 18 tháng Mười Hai năm 1439, phiên 36 Công Đồng Basel ra sắc chỉ tuyên bố rằng vô nhiễm thai là “một học lý đạo hạnh, phù hợp với việc thờ kính của Giáo Hội, với đức tin Công Giáo, với lý trí đúng đắn và với Thánh Kinh”. Sắc chỉ này truyền “mọi người Công Giáo phải chấp thuận, tuân giữ và tuyên xưng” học lý này, cấm bất cứ lời rao giảng hay giáo huấn nào đi ngược lại nó. Sắc chỉ này xem ra đã dứt khoát giải quyết vấn đề, và có lẽ chủ đích đã muốn thế. Chỉ phiền là lúc triệu tập phiên họp này, Công Đồng Basel đang bị bóng mây che phủ do các tuyên bố và hành động của nó liên quan đến thẩm quyền của đức giáo hoàng đối với đại công đồng nói chung, và sau cùng các tuyên bố và hành động này đã bị kết án và điều ấy khiến cho mọi phiên họp của Công Đồng Basel trở thành vô hiệu không được hưởng danh nghĩa một “công đồng chung” (ecumenical council). Do đó, sắc chỉ về vô nhiễm thai không có tính trói buộc theo giáo luật. Tuy thế, những người bênh vực vô nhiễm thai thuộc thế kỷ 15 đã dùng phán quyết trên mà khẳng định rằng dù trước đây người ta được phép chất vấn việc vô nhiễm thai này, nhưng nay vì Giáo Hội đã dứt khoát lên tiếng về nó, nên ai tiếp tục chống đối nó là “ngu dại và thiếu khôn ngoan”. Tới cuối thế kỷ 15, dù dựa vào thẩm quyền của Công Đồng Basel hay không, học lý này cũng đã được mọi người trong thế giới Kitô Giáo Phương Tây nhìn nhận, được tín hữu tin theo và được các tiến sĩ Giáo Hội giảng dạy.
Tại Công Đồng Trent, diễn ra từ 1545 tới 1563, một phần để phản bác các tấn công của phe Cải Cách Thệ Phản đối với học thuyết Công Giáo, kể cả học thuyết về vô nhiễm thai cũng như các học thuyết khác bị coi là hậu Thánh Kinh về đức Ma-ri-a, nên các cuộc thảo luận sâu rộng về tội nguyên tổ đã dẫn tới việc xem sét vấn đề vô nhiễm thai như một hệ luận tất yếu (30). Khi một trong các dự thảo sắc lệnh trình cho phiên họp thứ bẩy của Công Đồng Trent nói đến việc tội nguyên tổ được truyền lại ‘cho toàn thể nhân loại theo luật phổ quát của nó”, thì các hệ luận của phán quyết này đối với học lý về đức Ma-ri-a đã dẫn đến việc lược bỏ nó và sau cùng, trong phiên họp thứ 14, Công Đồng đã thêm một đoạn văn mới vào cuối sắc lệnh trên, nói rõ rằng Công Đồng không có ý định bao gồm đức Ma-ri-a vào khẳng quyết của mình về tính phổ quát của tội nguyên tổ và tuy có trích lại hiến chế về đức Trinh Nữ do đức Giáo Hoàng Sixtô IV công bố trong các năm 1477 và 1483 nhưng đã không xác định vô nhiễm thai là tín điều trói buộc đối với toàn thể Giáo Hội. Điều ấy phải đợi tới ngày 8 tháng Mười Hai năm 1854 khi đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố trong chỉ dụ Ineffabilis Deus [Thiên Chúa Khôn Kể Xiết] rằng “Học lý dạy rằng Rất Thánh Nữ Đồng Trinh Ma-ri-a từ giây phút tượng thai đầu tiên đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ tội nguyên tổ, nhờ ơn thánh và đặc ơn đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng, xét vì công nghiệp Chúa Giê-su Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, là một học thuyết được Thiên Chúa mạc khải và đo đó phải được mọi tín hữu tin kính vững vàng và mãi mãi” (32). Chưa đầy bốn năm sau, tức ngày 25 tháng Ba năm 1858, tại ngôi làng Lộ Đức nước Pháp vùng Pyrénées, một “bà đáng yêu” hiện ra với một thiếu nữ quê mùa tên Bernadette Soubiroux, và tuyên bố bằng thổ ngữ của cô rằng “Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai” (32).
Nội dung đặc trưng trong lời công bố tín điều vô nhiễm thai của đức Piô IX đã dấy lên nhiều tranh cãi và chỉ trích nơi Giáo Hội Chính Thống Phương Đông và phong trào Thệ Phản Phương Tây; vì như lời Marina Warner: “Mặc dù người Hy Lạp mở đường cho học lý về đức Trinh Nữ Vô Nhiễm qua việc họ tôn kính ngày sinh mầu nhiệm của Ngài, họ lại chống lại bất cứ hình thức tôn kính nào khác đối với Ngài ngoại trừ dưới tước hiệu là mẹ Chúa Cứu Thế. Trong vấn đề này họ được sự ủng hộ của các Giáo Hội Thệ Phản” (33). Vả lại, học lý về đức Ma-ri-a, một cách nào đó, bị mờ nhạt vì vấn đề thủ tục và pháp lý trong việc đức giáo hoàng dùng thẩm quyền vô ngộ, một học lý hết sức nổi bật trong nghị trình của Công Đồng Vatican I trong các năm 1869-1870, để tự xác định ra một tín điều buộc toàn thể Giáo Hội phải tin. Bởi thế tín điều này bị nhiều người lạnh nhạt tiếp nhận. Từ đó, người ta thấy trong lịch sử tư tưởng Phương Tây có cả một nghịch lý đáng kể tức là phần lớn sức nặng của thẩm quyền dành cho học lý tội nguyên tổ của thánh Augustinô đã phát sinh từ giáo huấn về “đặc ân” của đức Ma-ri-a, một đặc ân qua đó Chúa Giê-su Kitô đã được hạ sinh bởi một Trinh Nữ và do đó không mắc tội tổ tông, nhưng cũng chính giáo huấn về “đặc ân” này đã khiến cho các thế kỷ về sau buộc các đồ đệ Phương Tây của thánh Augustinô phải khai triển ra một giải thích chi tiết về “đặc ân” trở thành thánh thiện của Trinh Nữ theo một nghĩa đặc biệt. Và một lần nữa, người ta đã chứng tỏ rằng học lý về đức Ma-ri-a quả là nơi quan trọng nhất để quan sát và thử nghiệm các diễn trình khai triển các ý niệm vĩ đại.
Ghi Chú
1. Edward Dennis O’Conner, The Dogma of the Immaculate Coception: History and Significance (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1958), có chứa nhiều tư liệu quan trọng về sử học và ảnh tượng liên quan đến tín điều này.
2. The Christian Tradition, 1:286-90.
3. Mt 1:18; Lc 1:34. Xem chương 8 ở trên.
4. Krister Stendahl, “Quis et unde? An Analysis of Mt 1-2” trong Judentum Urchristentum Kirche: Festschrift Fur Joachim Jeremias, Walter Eltester (Berlin: Alfred Topelmann, 1960), 103.
5. Lc 1:35.
6. Bauer-Gingrich, 197.
7. Huhn, Das Geheimnis der Jungfrau-Mutter Maria nach dem Kirchenvater Ambrosius, 79-80.
8. Is 53:8 (Bản Phổ Thông).
9. Tv 51:5.
10. Theo Thánh Augustinô Against Two Epistles Of the Pelagians IV.xi.29
11. Thánh Ambrôsiô Commentary on Psalm 37:5
12. Xem chương 1 ở trên.
13. Brunero Gherardini, Dignitas terrae: Note di mariologia agostiniana (Casale Monferrato: Piemme 1992).
14. Thánh Augustinô On Nature and Grace xxxvi.42.
15. The Christian Tradition, 3:71-74.
16. Xem chương 15 ở dưới.
17. The Christian Tradition, 3:171.
18. Xem chương 10 ở trên.
19. Thánh Bernerad thành Clairvaux, Epistles 174.7.
20. The Christian Tradition, 3:169.
21. Một hợp tuyển tuyệt diệu có liên quan đến chương này và toàn bộ cuốn sách này là Jacqueline Lafontaine-Dosogne, Iconographie de la Vierge dans l’Empire Byzantin et en Occident (Brussels: Académie royale, 1992).
22. Mirella Levi D’Acona, The Iconography of the Immaculate Conception in the Middle Ages and Early Renaissance (New York: College Art Association, 1957).
23. The Christian Tradition, 4:38-50.
24.Tv 51:5.
25. Tv 116:11.
26. HeikoA. Oberman, The Harvest of Medieval Theology (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1963), 289.
27. Roberto Zavalloli và Eliodoro Mariani, La dottrina mariologica dei Giovanni Duns Scoto (Rome: Antonianum, 1987).
28.Carolus Balíc, De deito peccati originalis in B. Virgine Maria: investigaciones de doctrina quam tenuit Ioannes Duns Scotus (Rome: Officium Libri Catholici, 1941), 84.
29. Lc 1:28, 35 (Bản Phổ Thông).
30. The Christian Tradition, 4:302-3.
31. Denzinger, 2803-4.
32. Xem chương 13 ở trên.
33. Marina Warner, Alone of All Her Sex: The Myth and Cult of the Virgin Mary (New York: Alfred A. Knopf, 1976), 251.
Tôi được tượng hình trong sự ác
Và mẹ tôi tượng thai tôi trong tội
- Thánh Vịnh 51:7
Như đã thấy trong các chương trước, phần lớn môi trường phát triển của cả lòng sùng kính lẫn học lý về đức Trinh Nữ Ma-ri-a đều ở Phương Đông Kitô Giáo: Syria, Ai Cập, Ácmêni và Hy Lạp, hơn là ở Phương Tây Latinh, nơi phần lớn được hưởng hoa trái của Phương Đông. Điều ấy cũng đúng đối với nhiều học lý khác, như học lý về ngôi vị Chúa Kitô chẳng hạn, tuy không đúng đối với mọi học lý. Thí dụ, đối với học lý về Chúa Ba Ngôi, thì các văn sĩ Latinh, như Tertulianô của Bắc Phi, đã đóng góp rất nhiều, kể cả chính hạn từ trinitas; và tại Công Đồng Nixêa năm 325, một giám mục Phương Tây, tức Ossius thành Cordova, không những đã chủ tọa công đồng mà còn là cố vấn chính về thần học cho hoàng đế Constantinô và dường như là nguồn gốc của công thức được công đồng này chấp nhận, tức công thức cho rằng Con Thiên Chúa “đồng bản thể [homoousios] với Đức Chúa Cha”. Nhưng ngay cả công thức ấy, vốn có gốc rễ trong các lạc giáo trước đó, cũng đã được viết bằng Hy Ngữ, giống như các công thức khác về đức Ma-ri-a, như tước hiệu Theotokos [Mẹ Thiên Chúa] chẳng hạn.
Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển học lý về đức Ma-ri-a, có một vấn đề phần lớn chỉ có trong Phương Tây Latinh mà thôi, đó là tín điều Vô Nhiễm Thai (1). Nguyên do chính là hình thức mà học lý về tội nguyên tổ đã mặc lấy tại Phương Tây, một học lý liên hệ mật thiết tới việc giải thích về đức Ma-ri-a (2). Sự khẳng quyết việc Chúa Giê-su Kitô sinh ra cách đồng trinh (virginal birth) – hay chính xác hơn, việc Người được thụ thai bởi người Mẹ đồng trinh (virginal conception) – có ngọn nguồn trong Tân Ước, tìm thấy nơi hai Phúc Âm Mátthêu và Luca, nhưng không thấy nơi nào khác (3). Krister Stendahl nhận định rằng trong Phúc Âm đầu, “Câu truyện về Việc Hạ Sinh Đồng Trinh khá im lặng về phương diện thần học, không một luận chứng hay một cái nhìn thông sáng nào về Kitô học đã được diễn dịch từ việc can thiệp vĩ đại này của Thiên Chúa”(4). Trình thuật trong Luca có đặc thù hơn một chút vì đã nhận diện được ý nghĩa của việc can thiệp, vì thiên thần có nói với đức Ma-ri-a rằng: “Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ bà: bởi thế đấng thánh từ bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (5). Hạn từ “bởi thế [dioti]” cho thấy “hàm ý đã tự hiển nhiên đủ” (6) và do đó, sự thánh thiện và tư cách Con Thiên Chúa của hài nhi có tương quan với nhau, có khi còn là tương quan nhân quả nữa, trong hoàn cảnh tượng thai đặc biệt của Người; nhưng Phúc Âm này đã ngưng ở đấy mà không chỉ rõ xem tương quan kia là tương quan thế nào.
Như đã nói trên, Thánh Ambrôsiô thành Milanô, người đã trở thành sư phụ của Thánh Augustinô về vấn đề này, có lẽ là người có trách nhiệm trong việc xác định dứt khóat “mối tương quan nhân quả giữa việc tượng thai đồng trinh và việc Chúa Kitô không vướng tội lỗi…, một phối hợp giữa ý niệm về thông truyền tội nguyên tổ qua giao hợp tính dục và ý niệm vì được tượng thai đồng trinh nên Chúa Kitô không vướng tội lỗi” (7). Để thoát ly khỏi tội, Chúa Kitô phải thoát ly khỏi phương cách tượng thai thông thường; xem ra đây là câu kết luận Thánh Ambrôsiô đã rút ra từ lời tiên tri sau đây: “Ai sẽ kể truyện [enarrabit] việc người được sinh ra [generationem]?” (8). Rồi thánh nhân tiếp tục luận chứng của mình bằng cách lấy lời Cựu Ước để chứng minh: “Tôi được tượng hình trong sự ác, và mẹ tôi tượng thai tôi trong tội”(9). Nhờ phụ đề của Thánh Vịnh, ta biết đây là lời của “Đavít nói, khi tiên tri Nathan đến gặp ông, sau khi ông phạm tội với Bát-se-va”. Như chính Thánh Ambrôsiô đã viết, “Đavít được coi là người công chính hơn những người khác”. Nếu Chúa Kitô thực sự công chính, thì “không phải vì một lý do nào khác hơn là lý do vì được một trinh nữ sinh hạ, Người không bị trói buộc bởi các qui định phải hạ sinh trong phương cách tội lỗi” (10). Bởi thế, Thánh Ambrôsiô đã tóm tắt mối tương quan giữa tội nguyên tổ và việc Chúa Kitô được sinh hạ đồng trinh như sau: “Dù tiếp nhận bản thể tự nhiên của thể xác này, Người vẫn không bị tượng thai trong sự ác cũng như trong tội lỗi – vì Người vốn không do máu huyết cũng như ý muốn xác thịt hay ý muốn đàn ông, nhưng do Chúa Thánh Thần mà sinh ra từ một Trinh Nữ” (11). (Ta nên ghi nhận rằng các lời trên đây cho thấy Thánh Ambrôsiô đã trích dẫn dị bản Latinh đã nói trên đây, qua đó các lời trong câu Gio-an 1:13 được dùng ở số ít và áp dụng vào việc hạ sinh Chúa Kitô) (12). Học lý tội nguyên tổ trên đây đã được thiết lập trong giáo huấn Phương Tây nhờ tư duy của Thánh Augustinô thành Hippo, và chính học lý này làm cho việc bàn đến thế đứng đặc biệt của đức Ma-ri-a trong lược đồ tội lỗi và cứu chuộc trở thành cần thiết (13).
Lược đồ này đặt đức Trinh Nữ ở chỗ nào? Ngài đã mang thai mà không vương tội, nhưng còn Ngài thì sao, Ngài đã được tượng thai ra sao? Trong một đoạn nổi tiếng nhưng đầy tranh cãi trong cuốn Bàn Về Tự Nhiên Và Ơn Thánh, một trong những chuyên khảo quan trọng nhất dành cho việc bảo vệ học lý tội nguyên tổ của mình, Thánh Augustinô có liệt kê các thánh nhân vĩ đại của Cựu và Tân Ước, những vị mà theo ngài đều mắc tội. Rồi ngài viết tiếp: “Ta phải bỏ đức thánh Nữ Đồng Trinh Ma-ri-a ra khỏi danh sách trên, đấng mà tôi không muốn nêu ra bất cứ câu hỏi nào khi bàn đến chủ đề tội lỗi, vì lòng tôn kính đối với Chúa chúng ta. Vì từ Chúa, ta biết sự dư đầy ơn thánh để vượt thắng tội lỗi trong mọi nét đặc thù của nó [ad vincendum omni ex parte peccatum] đã được thông ban ra sao cho đấng có công phúc thụ thai và cưu mang Người là đấng chắc chắn không có tội” (14). Khi tuyên bố như thế, Thánh Augustinô tỏ ra trung thành với truyền thống Hy Lạp trong học lý về đức Ma-ri-a hơn là trong học lý của ngài về bản tính nhân loại. Như đã gợi ý ở chương 6, Phương Đông và Phương Tây đã đi theo hai hướng khác nhau trong việc phân biệt giữa bản nhiên và ơn thánh- có lẽ khác nhau nhiều hơn là sau này giữa Thánh Tôma Aquinô và Martinô Lutherô. Nhưng bất chấp những khác biệt giữa học lý của Thánh Augustinô về tội nguyên tổ và việc định nghĩa “tội tổ tiên [propaqtrikon hamartema]” nơi các giáo phụ Hy Lạp, họ vẫn nhất trí với nhau về Theotokos [Mẹ Thiên Chúa], như câu trích trên đây đã cho thấy. Nhưng Thánh Augustinô không giải thích biệt lệ vĩ đại này, mà dành nó cho các khai triển sau này của Phương Tây suốt 14, 15 thế kỷ sau.
Một trong các nhà tư tưởng sớm sủa và quan trọng nhất ở Phương Tây Latinh có nhiệm vụ khai triển sự giải thích trên chính là đan sĩ dòng Bênêđictô tại Corbie thế kỷ thứ 9 tên là Paschasius Radbertus (15). Ông được nhớ đến nhất nhờ đã nâng học lý Mình và Máu Thánh Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể lên một bình diện thảo luận mới và trong nhiều cách đã dự ứng hình thức mà học lý này cuối cùng đã tiếp nhận qua việc đưa ra ý niệm biến thể [transubstantiation] tại Công Đồng Latêranô Thứ Bốn năm 1215. Nhưng đồng thời, Radbertus còn là người tiên phong trong học lý về đức Ma-ri-a qua một chuyên khảo về việc Ngài đã hạ sinh Chúa Kitô ra sao. Hầu như mọi người đều cho rằng Radbertus cũng được coi là tác giả một chuyên khảo tựa là Cogitis Me [Ngài Buộc Tôi], một tác phẩm trên thực tế được viết dưới tên Thánh Giêrôm, một vị sống trước ông đến 4 thế kỷ. Cuốn Cogitis Me chuyên bàn tới vấn đề liệu có nên cử hành một ngày lễ tưởng nhớ ngày sinh của đức Trinh Nữ Ma-ri-a hay không, không phải ngày Ngài qua đời, hay “thiếp ngủ” như người ta thường nói lúc ấy (16), ngày được coi như đỉnh cao vinh quang đời Ngài, mà là ngày Ngài thực sự sinh ra đời. Nhưng hễ đã bàn tới việc sinh hạ Ngài thì không thể không bàn đến vấn đề tượng thai Ngài, nghĩa là liệu Ngài có bị tượng thai và sinh ra trong tội nguyên tổ giống như mọi người khác hay không hay Ngài xứng đáng được coi là một “ngoại lệ vĩ đại” khác nữa đối với luật tổng quát kia, ngoài Con Ngài, Chúa Giê-su Kitô, vốn là ngoại lệ hàng đầu. Chuyên khảo của Radbertus chỉ nêu lên vấn đề mà không đưa ra giải đáp.
Giữa thời Trung Cổ, không ai nói rành mạch và hùng biện về đức Ma-ri-a cho bằng một trong những vị giảng thuyết vĩ đại của lịch sử Kitô Giáo, tức Thánh Bernard thành Clairvaux (17). Như đã nhắc trên đây, Dante đặt lời ca tụng đức Trinh Nữ của ông ở cuối cuốn Thần Kịch vào miệng Thánh Bernard và nhờ thế, đã tự do trích dẫn các trước tác của vị thánh này (18). Nhưng khi bàn đến vấn đề ta đang thảo luận ở đây tức “ngoại lệ vĩ đại”, Thánh Bernard rất mực cương quyết. Trong tài liệu nổi tiếng Thư Thứ 174, gửi cho các kinh sĩ nhà thờ chính tòa Lyons, thánh nhân nhấn mạnh rằng: “Nếu nói lên điều Giáo Hội tin là việc thích đáng và nếu điều Giáo Hội tin là chân thực, thì tôi phải nói rằng đức Trinh Nữ Hiển Vinh quả có thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, nhưng chính Ngài thì không được tượng thai cách đó. Tôi xin nói rằng Ngài sinh con mà vẫn đồng trinh, nhưng chính Ngài đã không được sinh ra từ một trinh nữ. Vì nếu ngược lại thì còn đâu là đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa?”(19). Lúc ấy, người ta thường tin rằng “ơn kỳ lạ” qua đó đức Ma-ri-a sinh hạ Chúa Kitô không ảnh hưởng chi tới cung cách chính Ngài được hạ sinh, một cung cách vốn không khác chi cung cách thụ thai và sinh hạ bình thường. Thế nhưng, việc hạ sinh đồng trinh ra Chúa Kitô do một người được tượng thai và sinh ra trong tội xem ra không giải quyết được vấn đề tại sao lúc sinh ra, Người vô tội, mà người mẹ lại tội lỗi. Có điều, dưới mắt những người chỉ trích và ngay cả những người ủng hộ, nếu cứ lý luận kiểu “con vô tội cha mẹ cũng vô tội” như thế mãi, thì có khi phải leo lên tận Adong và E-và, và kết luận rằng ai cũng phải vô tội thì mới có thể đảm bảo được sự vô tội của Chúa Kitô và của Mẹ Ma-ri-a của Người chắc! Chưa hết, cái thứ “tò mò vô ích” ấy dám khiến người ta còn phải tìm hiểu về chính họ hàng hang hốc của đức Ma-ri-a như phương tiện để giải thích việc Ngài đã sinh con ra sao qua việc chính Ngài đã được hạ sinh cách nào.
Tóm lại, như phần đông chúng ta ngày nay vốn giả thiết, nếu học lý của Thánh Augustinô đúng khi tuyên bố rằng những người được tượng thai và sinh ra theo lối bình thường đều mắc tội tổ tông, thì đức Ma-ri-a phải là người độc đáo về một phương diện nào đó. Vấn đề vì thế là cần phải xác định xem “Nhờ cách nào đức Trinh Nữ đã được thanh tẩy trước khi thụ thai” Chúa Kitô; không thể “nhờ cách nào khác cho bằng nhờ chính đấng” Ngài đã hạ sinh, vì đấng này trong trắng còn Ngài thì không. Mọi người đều nhất trí rằng đức Ma-ri-a được Chúa Kitô cứu rỗi, đến nỗi, dù Ngài than khóc cái chết của Người vì Người là Con của Ngài, nhưng Ngài cũng hân hoan chào đón cái chết ấy vì nhờ đó Ngài được cứu rỗi (20). Bởi thế, ngày lễ kỷ niệm ngày Ngài được tượng thai hay sinh ra, thường được nơi này nơi nọ mừng kính, không hẳn là điều thích đáng, vì không phải việc Ngài được tượng thai thế nào mà là việc Ngài đã thụ thai ra sao mới làm Ngài ra đặc biệt. Nhưng Thánh Bernard cũng thêm một tuyên bố quan trọng là ngài sẵn sàng tuân theo phán quyết của Rôma về toàn diện vấn đề này, cả chính học lý vô nhiễm thai lẫn việc kỷ niệm sinh nhật đức Ma-ri-a.
Truyền thống ảnh tượng, cũng như truyền thống thần học, có hai lối phát triển, và hai lối này không hoà hợp rõ ràng mấy. Một là phương thức nhấn mạnh tới nhân tính của đức Trinh Nữ, và do đó cũng nhấn mạnh tới cha mẹ Ngài là các thánh Anna và Gioakim. Nhiều bức tranh và bức vẽ chuyên đề về “thời thơ ấu của đức Trinh Nữ” mô tả các truyền thuyết về cuộc đời Ngài, nhất là về tuổi thơ như lời thề giữ khiết trinh từ lúc còn nhỏ chẳng hạn (21). Một mô tả gần như hiện thực về thời thơ ấu của Ngài tìm thấy trong bức Anna Dạy Dỗ Ma-ri-a của Peter Paul Rubens, có thể được coi như tranh vẽ một gia đình trưởng giả bình thường trong đó, mẹ dạy con gái nghe. Nhưng cũng như các học lý về đức Ma-ri-a trong suốt dòng lịch sử, nghệ thuật Kitô Giáo cũng dự ứng sự khai triển tín điều và căn cứ vào đó mà nghệ thuật ảnh tượng cũng khai triển theo. Qua nhiều hình thức nghệ thuật, việc vô nhiễm thai đã được mô tả cách trực tiếp cũng như cách gián tiếp và do đó, người ta đã sáng tạo ra cả một hệ thống biểu tượng rất chi tiết cho việc mô tả trên (22). Một số các biểu tượng ấy, nhất là mặt trăng làm biểu tượng cho vô nhiễm thai, đã được đan kết trong bức tranh buổi đầu của Diego Velazquez, tức bức Trinh Nữ Vô Nhiễm Thai. Dù một số nhà bình luận bức tranh này cho là nó thiếu tính lý tưởng hóa, nhưng họ vẫn phải nhìn nhận việc nó sử dụng ánh sáng cách tuyệt diệu để nói lên tính huyền nhiệm trong “ngoại lệ vĩ đại” này.
Ngay trong hai thế kỷ 13 và 14, khi các tranh luận về vô nhiễm thai bắt đầu phát triển (23), người ta đã có thói quen đối chiếu hai đoạn văn của hai bậc thầy đầy thế giá tại Phương Tây La Tinh: đó là đoạn thánh Augustinô coi đức Ma-ri-a như một thứ “ngoại lệ” nào đó và bức Thư Thứ 174 thánh Bernard gửi cho các kinh sĩ Lyons, chống đối ý niệm vô nhiễm thai. Khi đối chiếu như thế, tùy theo từng quan điểm, một tác giả sẽ dùng vị này để giải thích vị kia. Gregory thành Rimini chẳng hạn, khi trích dẫn một đoạn văn khác của Thánh Augustinô chủ trương chỉ có Chúa Kitô là ngoại lệ duy nhất đối với tính phổ quát của tội nguyên tổ, đã giải thích rằng trong đoạn văn đang thảo luận hẳn thánh nhân muốn nói tới tội riêng (actual sin) là tội mà mọi người, kể cả thánh Bernard, đều nhất trí là không có nơi đức Ma-ri-a. Nhưng lối giải thích này không thoả mãn những người từng diễn giảng câu nói “vượt thắng tội lỗi trong mọi nét đặc thù của nó (ad vincendum omni ex parte peccatum) của thánh Augustinô như là bao hàm cả tội riêng lẫn tội nguyên tổ, đến độ, trong số các thánh, chỉ duy đức Ma-ri-a là không cần phải đọc lời cầu trong Kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con”.
Bức thư gây tranh luận của thánh Bernard lại càng rắc rối hơn do tư cách “người cầm đuốc” đức Ma-ri-a của thánh nhân. Thí dụ, trong một bài giảng thuộc bộ Các Bài Giảng Về Ngày Lễ Đức Trinh Nữ Vinh Hiển Ma-ri-a, Gabriel Biel, một tu sĩ dòng Phanxicô hết sức ủng hộ tín điều vô nhiễm thai, đã trích dẫn thánh Bernard ít nhất một lần; rồi ở mỗi đoạn trong phần trình bày về bài tụng ca kính đức Ma-ri-a trong Thánh Lễ, ông đều có trích dẫn vị thánh này; ông cũng trích dẫn thánh Bernard trong học lý coi đức Ma-ri-a là Đấng Trung Gian. Trước một thế giá nổi bật như thế, việc thẳng thừng bác khước bức thư của thánh Bernard lần lượt từng điểm một là một chiến thuật khó khăn, nhưng có người đã dám làm điều ấy. Một số khác tìm cách “giảm khinh” cho thánh Bernard vì họ cho rằng rất đông các giáo phụ và các tiến sĩ thời Trung Cổ đồng quan điểm với thánh nhân. Chắc chắn các vị này đông hơn về số lượng so với các vị từng giảng dạy ít nhiều về học lý vô nhiễm thai. Hoặc họ lý luận rằng cả hai điều kiện do thánh Bernard nêu ra cho việc chấp nhận học lý này tức biến ngày lễ tượng thai đức Ma-ri-a thành ngày lễ chính thức trong niên lịch Giáo Hội, và công bố chính thức của Giáo Hội về học lý, đều đã được thực hiện trọn vẹn. Không bao lâu sau khi ngài qua đời, có một truyền thuyết cho rằng cái vết đen trên ngực thánh Bernard là do Chúa phạt vì “đã viết điều không nên viết về việc tượng thai Đức Bà” và do đó thánh nhân đã phải trải qua một thời gian thanh luyện nơi luyện ngục! Truyền thuyết này còn được sử dụng để bài bác học lý tổng quan của ngài về đức Ma-ri-a, dù điều ấy xem ra quá đáng.
Lý luận đanh thép nhất mà thánh Bernard thành Clairvaux và sau đó thánh Tôma Aquinô, cũng như các đồ đệ của các vị, đưa ra để chống lại việc vô nhiễm thai nơi đức Ma-ri-a là nếu Ngài được tượng thai mà không mắc tội nguyên tổ, thì Ngài đâu cần cứu chuộc, như thế còn gì tư cách “Đấng Cứu Độ Mọi Người của Chúa Kitô” nữa. Nếu Chúa Kitô thực sự chết cho những người đã chết, thì việc Người chết cho đức Trinh Nữ nhất thiết phải hàm nghĩa cả đức Ma-ri-a nữa cũng đã chết vì tội nguyên tổ. Đặc biệt dựa vào câu đã trích dẫn trên đây “tôi được tượng hình trong sự ác; và mẹ tôi đã sinh ra tôi trong tội” (24), thánh Augustinô đã tuyên bố rằng toàn thể nhân loại cần sự cứu chuộc do Chúa Kitô đem lại. Nếu ta kể đức Ma-ri-a vào hàng ngũ nhân loại nói chung, dù là một thành phần đặc biệt bao nhiêu chăng nữa, thì định đề tổng quát trên vẫn được áp dụng vào Ngài, còn nếu không, thì tại sao không? Đối với luận chứng này, ta có thể trả lời rằng Ngài từng là ngoại lệ đối với nhiều định đề tổng quát khác của Thánh Kinh, chẳng hạn như định đề “mọi người đều dối trá” (25).
Tuy nhiên, theo Heiko Oberman, câu trả lời có tính nền tảng cho toàn bộ cái dòng lý luận trên là “sáng kiến vĩ đại của Scotus, người đã dùng chính lối suy luận đó để bênh vực học lý đang bàn cãi” (26). Đây quả là một thành tựu suy lý ít có người hay không có người nào có thể bì kịp được nét xuất sắc như thế của nó trong suốt lịch sử tư duy Kitô Giáo (27). Duns Scotus xem sét vấn đề đức Ma-ri-a dựa vào một phương pháp thần học gọi là “tối đa hóa” (maximalism). Theo ông, Thiên Chúa có thể (1) giữ gìn đức Ma-ri-a khỏi tội nguyên tổ, hoặc (2) cứu Ngài khỏi tội ấy chỉ tích tắc sau khi Ngài được tượng thai (như thánh Tôma Aquinô từng chủ trương), đến nỗi, dù được tượng thai trong tội, khi sinh ra Ngài quả không còn tội tổ tông nữa, hoặc (3) thanh tẩy Ngài khỏi tội ấy sau một khoảng thời gian nào đó. Ông tiếp, “Chỉ có Chúa mới biết… phương thức nào trong ba phương thức ấy đã được chọn”, vì cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền đều không nói điều gì rõ rệt hoàn toàn về việc ấy. “Nhưng”, ông tiếp, “nếu không đi ngược lại thế giá của Thánh Kinh hay thế giá của Giáo Hội, thì xem ra sẽ thích đáng hơn nếu ta gán cho đức Ma-ri-a sự ưu tú lớn hơn thay vì sự ưu tú kém hơn”. Hay, như một nhà tư tưởng sau này quảng diễn, “Tôi thà sai lầm đứng về phía ơn phúc dư thừa khôn sánh (superabundance) mà gán cho Ngài một đặc ơn nào đó hơn là đứng về phía thiếu thốn ơn phúc mà lấy khỏi Ngài một ưu tú nào đó Ngài vốn đã có”: tin và dạy quá nhiều tốt hơn là tin và dạy quá ít. Một thành tố khác của phương pháp này là công thức thường được lặp đi lặp lại là “bất cứ điều gì vừa có thể vừa xứng hợp cách siêu việt để Thiên Chúa hành động, thì Người hành động (potuit, decuit, fecit)”. Những người bênh vực công thức này nhìn nhận rằng điều ấy xem ra không thể nào thiếu được đối với học lý vô nhiễm thai, còn những kẻ chống đối nó thì cho rằng vấn đề ở đây “không hẳn là việc Ngài có thể thoát khỏi tội nguyên tổ lúc tượng thai hay không, mà là thực sự Ngài có được tượng thai như thế hay không”. Chính dựa vào “sự ưu tú của Con Ngài trong tư cách Cứu Chuộc”, Scotus nhấn mạnh rằng đấng Cứu Chuộc hoàn hảo nhất trong các đấng cứu chuộc hẳn phải có “mức độ trung gian hoàn hảo nhất có thể có nơi một tạo vật” và ứng viên xứng đáng nhất cho vinh dự ấy lẽ dĩ nhiên là chính Mẹ của Người. Hơn nữa, phương pháp cứu chuộc hoàn hảo nhất là giữ gìn người mẹ ấy khỏi tội nguyên tổ hơn là cứu vớt Ngài khỏi tội ấy. Đối với những người khác, “ơn cứu vớt của việc cứu chuộc xóa sạch tội nguyên tổ” thế nào thì đối với đức Ma-ri-a “ơn gìn giữ không xóa tội nguyên tổ, nhưng ngăn ngừa tội ấy” như vậy (28). Theo chiều hướng này, Scotus còn có thể khẳng định rằng: “đức Ma-ri-a cần Chúa Kitô Cứu Thế hơn bất cứ ai khác”, vì Ngài cần sự thống khổ của Chúa Kitô, “không phải vì nguyên cớ tội lỗi đang hiện diện nơi Ngài, nhưng vì nguyên cớ tội lỗi đáng lẽ ra sẽ hiện diện trong Ngài nếu như Con Trai Ngài không gìn giữ Ngài khỏi tội ấy nhở đức tin”. Đức Ma-ri-a được tượng thai vô nhiễm nguyên tội vì điều bản nhiên không đem đến cho Ngài, thì ơn thánh đặc biệt của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Ngài. Bất chấp luận chứng phản bác cho rằng phương pháp hoàn hảo nhất hẳn phải là gìn giữ tất cả mọi người khỏi tội tổ tông mới đúng chứ, nhưng phương pháp cứu-chuộc-bằng-gìn-giữ này chỉ được coi là “thích hợp nhất” trong trường hợp một mình đức Ma-ri-a mà thôi, và do đó, “việc phục hồi Ngài không phải là hành động cung cấp điều đã mất đi, nhưng là hành động gia tăng điều Ngài vốn đã có”
Đóng góp vào việc giải quyết sau cùng cho vấn đề và cho các tranh cãi là niềm tin cho rằng lý do căn bản tạo nên sự khác biệt giữa đức Ma-ri-a và mọi người khác trong nhân loại là sự kiện nơi Ngài không bao giờ có tội riêng - một ngoại lệ đối với luật phổ quát mà ai cũng phải nhìn nhận, bất kể họ có quan điểm ra sao về việc Ngài có tội tổ tông hay không lúc tượng thai. Điều nghịch lý trong ngoại lệ này đã gợi nơi Pierre D’Ailly một khẳng định như sau khi ông thưa cùng đức Ma-ri-a: “Không phải do sự công chính của Mẹ, nhưng do ơn thánh Chúa nên Mẹ đã được công phúc là Đấng duy nhất không mang tội nhẹ cũng như tội nặng, và, như mọi người đạo hạnh từng tin, Mẹ cũng không mắc tội tổ tông nữa”. Đồ đệ của ông là Jean Gerson khai triển điều khẳng định trên xa hơn nữa bằng cách diễn giải Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ như sau: “Tôi tin trong bí tích Rửa Tội, Thiên Chúa ban cho mỗi tạo vật xứng đáng nhận lãnh nó, ơn tha thứ tội nguyên tổ, mà mọi người được mẹ sinh ra đều mắc phải lúc tượng thai, ngoại trừ duy nhất Chúa Giê-su Kitô Cứu Thế và Mẹ Đồng Trinh Vinh Hiển của Người”. Để đáp lại những chỉ trích đã thành tiêu chuẩn, ông giải thích rằng điều ấy không hế có ý đặt đức Ma-ri-a ngang hàng với Chúa Kitô. Vì trong trường hợp Chúa Kitô, “do tự quyền” [by right] mà Người không mắc tội tổ tông, còn trong trường hợp đức Ma-ri-a, “do đặc ân” mà Ngài không mắc tội ấy. Một nghịch lý khác, và là nghịch lý thánh Bernard từng ghi nhận, xẩy ra ngay trong trình thuật truyền tin của Phúc Âm, trong đó, thiên thần chào kính đức Ma-ri-a là đấng “đầy ơn phúc [gratia plena]” và do đó giả thiết không cần thêm ơn thánh nữa, nhưng sau đó lại tiếp tục giải thích cho Ngài hay “Chúa Thánh Thần sẽ đến trên bà”, mà Chúa Thánh Thần vốn là Đấng ban ơn thánh hóa (29). Như thế người ta có quyền đặt câu hỏi phải chăng đức Ma-ri-a cũng cần ơn thánh hóa, hay đúng hơn, Ngài nhận được ơn thánh hóa lúc nào. Đôi khi học lý vô nhiễm thai có thể, và thực ra đã, dẫn tới những cực đoan “dư thừa” (superfluous) như lý thuyết cho rằng từ khởi đầu sáng thế, Thiên Chúa đã để riêng ra một phần “chất liệu nguyên sơ” đặc biệt được Người tiền định đặt để trong đức Ma-ri-a sau này lúc Ngài tượng thai thân xác Chúa Kitô, hay lý thuyết cho rằng đức Ma-ri-a, nhờ không mắc tội nguyên tổ, nên cũng đã không chịu bất cứ hậu quả nào của tội nguyên tổ đó, như không mệt mỏi về thể xác chẳng hạn. Ngay một số người bênh đỡ học lý vô nhiễm thai cũng có lúc cho rằng Chúa Kitô có thể ban cho Mẹ của Người một số những hồng ân và đặc ân, như ơn hoàn toàn biết chuyện tương lai chẳng hạn, nhưng Người đã không làm như thế mà thôi. Dù sao, thì phương pháp này đã thắng thế, và đến thế kỷ 16, ngay các đồ đệ của thánh Tôma Aquinô cũng dùng nó để chứng minh việc vô nhiễm thai.
Ngày 18 tháng Mười Hai năm 1439, phiên 36 Công Đồng Basel ra sắc chỉ tuyên bố rằng vô nhiễm thai là “một học lý đạo hạnh, phù hợp với việc thờ kính của Giáo Hội, với đức tin Công Giáo, với lý trí đúng đắn và với Thánh Kinh”. Sắc chỉ này truyền “mọi người Công Giáo phải chấp thuận, tuân giữ và tuyên xưng” học lý này, cấm bất cứ lời rao giảng hay giáo huấn nào đi ngược lại nó. Sắc chỉ này xem ra đã dứt khoát giải quyết vấn đề, và có lẽ chủ đích đã muốn thế. Chỉ phiền là lúc triệu tập phiên họp này, Công Đồng Basel đang bị bóng mây che phủ do các tuyên bố và hành động của nó liên quan đến thẩm quyền của đức giáo hoàng đối với đại công đồng nói chung, và sau cùng các tuyên bố và hành động này đã bị kết án và điều ấy khiến cho mọi phiên họp của Công Đồng Basel trở thành vô hiệu không được hưởng danh nghĩa một “công đồng chung” (ecumenical council). Do đó, sắc chỉ về vô nhiễm thai không có tính trói buộc theo giáo luật. Tuy thế, những người bênh vực vô nhiễm thai thuộc thế kỷ 15 đã dùng phán quyết trên mà khẳng định rằng dù trước đây người ta được phép chất vấn việc vô nhiễm thai này, nhưng nay vì Giáo Hội đã dứt khoát lên tiếng về nó, nên ai tiếp tục chống đối nó là “ngu dại và thiếu khôn ngoan”. Tới cuối thế kỷ 15, dù dựa vào thẩm quyền của Công Đồng Basel hay không, học lý này cũng đã được mọi người trong thế giới Kitô Giáo Phương Tây nhìn nhận, được tín hữu tin theo và được các tiến sĩ Giáo Hội giảng dạy.
Tại Công Đồng Trent, diễn ra từ 1545 tới 1563, một phần để phản bác các tấn công của phe Cải Cách Thệ Phản đối với học thuyết Công Giáo, kể cả học thuyết về vô nhiễm thai cũng như các học thuyết khác bị coi là hậu Thánh Kinh về đức Ma-ri-a, nên các cuộc thảo luận sâu rộng về tội nguyên tổ đã dẫn tới việc xem sét vấn đề vô nhiễm thai như một hệ luận tất yếu (30). Khi một trong các dự thảo sắc lệnh trình cho phiên họp thứ bẩy của Công Đồng Trent nói đến việc tội nguyên tổ được truyền lại ‘cho toàn thể nhân loại theo luật phổ quát của nó”, thì các hệ luận của phán quyết này đối với học lý về đức Ma-ri-a đã dẫn đến việc lược bỏ nó và sau cùng, trong phiên họp thứ 14, Công Đồng đã thêm một đoạn văn mới vào cuối sắc lệnh trên, nói rõ rằng Công Đồng không có ý định bao gồm đức Ma-ri-a vào khẳng quyết của mình về tính phổ quát của tội nguyên tổ và tuy có trích lại hiến chế về đức Trinh Nữ do đức Giáo Hoàng Sixtô IV công bố trong các năm 1477 và 1483 nhưng đã không xác định vô nhiễm thai là tín điều trói buộc đối với toàn thể Giáo Hội. Điều ấy phải đợi tới ngày 8 tháng Mười Hai năm 1854 khi đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố trong chỉ dụ Ineffabilis Deus [Thiên Chúa Khôn Kể Xiết] rằng “Học lý dạy rằng Rất Thánh Nữ Đồng Trinh Ma-ri-a từ giây phút tượng thai đầu tiên đã được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ tội nguyên tổ, nhờ ơn thánh và đặc ơn đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng, xét vì công nghiệp Chúa Giê-su Kitô, Đấng Cứu Thế của nhân loại, là một học thuyết được Thiên Chúa mạc khải và đo đó phải được mọi tín hữu tin kính vững vàng và mãi mãi” (32). Chưa đầy bốn năm sau, tức ngày 25 tháng Ba năm 1858, tại ngôi làng Lộ Đức nước Pháp vùng Pyrénées, một “bà đáng yêu” hiện ra với một thiếu nữ quê mùa tên Bernadette Soubiroux, và tuyên bố bằng thổ ngữ của cô rằng “Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai” (32).
Nội dung đặc trưng trong lời công bố tín điều vô nhiễm thai của đức Piô IX đã dấy lên nhiều tranh cãi và chỉ trích nơi Giáo Hội Chính Thống Phương Đông và phong trào Thệ Phản Phương Tây; vì như lời Marina Warner: “Mặc dù người Hy Lạp mở đường cho học lý về đức Trinh Nữ Vô Nhiễm qua việc họ tôn kính ngày sinh mầu nhiệm của Ngài, họ lại chống lại bất cứ hình thức tôn kính nào khác đối với Ngài ngoại trừ dưới tước hiệu là mẹ Chúa Cứu Thế. Trong vấn đề này họ được sự ủng hộ của các Giáo Hội Thệ Phản” (33). Vả lại, học lý về đức Ma-ri-a, một cách nào đó, bị mờ nhạt vì vấn đề thủ tục và pháp lý trong việc đức giáo hoàng dùng thẩm quyền vô ngộ, một học lý hết sức nổi bật trong nghị trình của Công Đồng Vatican I trong các năm 1869-1870, để tự xác định ra một tín điều buộc toàn thể Giáo Hội phải tin. Bởi thế tín điều này bị nhiều người lạnh nhạt tiếp nhận. Từ đó, người ta thấy trong lịch sử tư tưởng Phương Tây có cả một nghịch lý đáng kể tức là phần lớn sức nặng của thẩm quyền dành cho học lý tội nguyên tổ của thánh Augustinô đã phát sinh từ giáo huấn về “đặc ân” của đức Ma-ri-a, một đặc ân qua đó Chúa Giê-su Kitô đã được hạ sinh bởi một Trinh Nữ và do đó không mắc tội tổ tông, nhưng cũng chính giáo huấn về “đặc ân” này đã khiến cho các thế kỷ về sau buộc các đồ đệ Phương Tây của thánh Augustinô phải khai triển ra một giải thích chi tiết về “đặc ân” trở thành thánh thiện của Trinh Nữ theo một nghĩa đặc biệt. Và một lần nữa, người ta đã chứng tỏ rằng học lý về đức Ma-ri-a quả là nơi quan trọng nhất để quan sát và thử nghiệm các diễn trình khai triển các ý niệm vĩ đại.
Ghi Chú
1. Edward Dennis O’Conner, The Dogma of the Immaculate Coception: History and Significance (Notre Dame, Ind.: University of Notre Dame Press, 1958), có chứa nhiều tư liệu quan trọng về sử học và ảnh tượng liên quan đến tín điều này.
2. The Christian Tradition, 1:286-90.
3. Mt 1:18; Lc 1:34. Xem chương 8 ở trên.
4. Krister Stendahl, “Quis et unde? An Analysis of Mt 1-2” trong Judentum Urchristentum Kirche: Festschrift Fur Joachim Jeremias, Walter Eltester (Berlin: Alfred Topelmann, 1960), 103.
5. Lc 1:35.
6. Bauer-Gingrich, 197.
7. Huhn, Das Geheimnis der Jungfrau-Mutter Maria nach dem Kirchenvater Ambrosius, 79-80.
8. Is 53:8 (Bản Phổ Thông).
9. Tv 51:5.
10. Theo Thánh Augustinô Against Two Epistles Of the Pelagians IV.xi.29
11. Thánh Ambrôsiô Commentary on Psalm 37:5
12. Xem chương 1 ở trên.
13. Brunero Gherardini, Dignitas terrae: Note di mariologia agostiniana (Casale Monferrato: Piemme 1992).
14. Thánh Augustinô On Nature and Grace xxxvi.42.
15. The Christian Tradition, 3:71-74.
16. Xem chương 15 ở dưới.
17. The Christian Tradition, 3:171.
18. Xem chương 10 ở trên.
19. Thánh Bernerad thành Clairvaux, Epistles 174.7.
20. The Christian Tradition, 3:169.
21. Một hợp tuyển tuyệt diệu có liên quan đến chương này và toàn bộ cuốn sách này là Jacqueline Lafontaine-Dosogne, Iconographie de la Vierge dans l’Empire Byzantin et en Occident (Brussels: Académie royale, 1992).
22. Mirella Levi D’Acona, The Iconography of the Immaculate Conception in the Middle Ages and Early Renaissance (New York: College Art Association, 1957).
23. The Christian Tradition, 4:38-50.
24.Tv 51:5.
25. Tv 116:11.
26. HeikoA. Oberman, The Harvest of Medieval Theology (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1963), 289.
27. Roberto Zavalloli và Eliodoro Mariani, La dottrina mariologica dei Giovanni Duns Scoto (Rome: Antonianum, 1987).
28.Carolus Balíc, De deito peccati originalis in B. Virgine Maria: investigaciones de doctrina quam tenuit Ioannes Duns Scotus (Rome: Officium Libri Catholici, 1941), 84.
29. Lc 1:28, 35 (Bản Phổ Thông).
30. The Christian Tradition, 4:302-3.
31. Denzinger, 2803-4.
32. Xem chương 13 ở trên.
33. Marina Warner, Alone of All Her Sex: The Myth and Cult of the Virgin Mary (New York: Alfred A. Knopf, 1976), 251.
Nghiên cứu mới cho thấy lợi ích cuả giáo dục về tiết chế tình dục
Trần Mạnh Trác
17:46 04/02/2010
(CNA).- Một nghiên cứu mới cuả Archives of Pediatrics và Adolescent Medicine cho biết một chương trình giáo dục cho thiếu niên "không có tính cách tôn giáo" về tiết chế (kiêng khem) tình dục đã mang đến nhiều hiệu quả trong việc trì hoãn sinh hoạt tình dục, giảm thai ngén và giảm bệnh hoa liễu. Kết quả này đã làm cho nhiều người cổ động việc giáo dục tiết chế tuyên bố thắng trận.
Cuộc nghiên cứu, thực hiện tại Đại học Pennsylvania, là dấu hiệu đầu tiên chứng minh rằng chỉ cần giáo dục về tiết chế mà thôi cũng đủ để trì hoãn tỷ lệ hoạt động tình dục cuả thiếu niên trong một thời gian dài khoảng hai năm, theo báo cáo cuả tờ báo Science Daily.
Việc nghiên cứu dùng 662 học sinh Mỷ gốc Phi Châu ở lớp 6 và lớp 7. Các học sinh được chia thành nhiều nhóm một cách ngẫu nhiên, một nhóm học tám giờ về phương pháp phòng ngừa bằng “Tiết Chế” mà thôi (abstinence-only intervention), nhóm khác học tám giờ về phương pháp “An Toàn khi giao hợp” mà thôi (safe-sex-only intervention), một nhóm khác học 8 - hoặc 12- giờ về cả hai phương pháp “Tiết Chế” và "An Toàn ", và một nhóm học 8 giờ về “Làm Chủ” sự thăng tiến sức khoẻ (health-promotion control).
Nhóm “Tiết Chế” cho thấy quan hệ tình dục giảm 33 phần trăm so với nhóm “An Toàn”. Riêng với những học sinh đã từng có nhiều sinh hoạt tình dục, báo cáo cũng cho thấy hoạt động tình dục cuả chúng giảm bớt đi.
Việc dạy về “Tiết Chế” trong cuộc nghiên cứu này dùng những phương pháp có chứng cớ là đạt hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục (STI). Chứ không dùng những lý lẽ "đạo đức" và không miêu tả tình dục dưới "một cái nhìn tiêu cực," theo tờ Science Daily. Mục đích là khuyến khích sự kiêng khem tiết chế như là một phương pháp để tránh mang thai và lây bệnh.
Những người điều hợp cuộc nghiên cứu sử dụng các nhóm nhỏ trong nhiều hoạt động tương tác ngắn (brief and interactive small group activities) để dạy các em sắp đến tuổi vị thành niên (pre-teens) về HIV và STI, để củng cố niềm tin về việc tiết chế, và để nâng cao kỹ năng và sự tự tin để chống lại áp lực tình dục.
Kết quả cho thấy khi mà đứa trẻ trước đó đã thường sử dụng bao cao su hoặc thường làm liều (consistent condom use or unprotected sex.), thì dù có biết thêm những phương pháp trên cũng không đem lại thay đổi đáng kể nào. Còn đối với những trẻ bị mất trinh trong thời gian hai năm nghiên cứu, thì cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm sử dụng bao cao su và các nhóm khác.
"Điểm cực kỳ quan trọng là tìm kiếm phương pháp nào hay nhất để trì hoãn hoạt động tình dục cuả trẻ vị thành niên vì chúng nó càng trẻ bao nhiêu khi bắt đầu giao hợp lần đầu, thì chúng càng ít sử dụng bao cao su bấy nhiêu", theo ông John B. Jemmott III Đại học Pennsylvania, nhà lãnh đạo cuộc nghiên cứu. Ông nói phương pháp “Tiết Chế” có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc trì hoãn sinh hoạt tình dục và có thể giúp giảm bớt nạn thai hoang và STI.
Tony Perkins, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Gia đình (FRC) tuyên bố rằng nghiên cứu này cho thấy giáo dục về tiết chế mới là cần thiết chứ không phải là chủ trương "khuyến mãi các hành vi tình dục có nguy cơ cao."
Ông thêm rằng "thật là không may" khi Quốc hội và chính quyền của tổng thống Obama đã loại bỏ việc giáo dục về Tiết Chế để cổ động cho các chương trình tình dục khác. Ông tuyên bố rằng mặc dù nguồn tài trợ cho "toàn diện" chương trình giáo dục giới tính là rất lớn, mới đây dữ liệu cuả Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh cho thấy rằng 40 phần trăm những em gái vị thành niên “tích cực sinh lý” (sexually active teen girls) bị nhiễm một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
"Chính phủ không khuyến khích con trẻ sử dụng ma túy hoặc uống rượu, thì cũng không nên đẩy mạnh hành vi tình dục có nguy cơ cao", Perkins tiếp tục. "Bằng chứng này rõ ràng cho thấy rằng Tiết Chế tình dục là hành vi lành mạnh cho thanh thiếu niên.
Bà Leslee Unruh, chủ tịch và người sáng lập của National Abstinence Clearing House, cho biết nghiên cứu này cho thấy những gì mà các giáo viên đã biết đến "nhiều năm qua."
"Các chương trình Tiết Chế này giúp phát triển khà năng tự chế và lòng tự trọng, dạy cho trẻ em không làm mồi cho trò chơi súng Roulette là bao cao su", bà nhận xét. "Chương trình Tiết Chế chỉ cho trẻ em thấy rằng còn nhiều điều tuyệt vời khác đang đợi chờ chúng trong tương lai thay vì bị sa vào nguy cơ STDs, bị mang thai hoặc sống với một trái tim tan nát. Kiêng khem tiết chế là thông điệp mà trẻ em của chúng ta muốn nghe - nghiên cứu này cho thấy thanh thiếu niên đang tìm những lựa chọn lành mạnh. "
Cuộc nghiên cứu, thực hiện tại Đại học Pennsylvania, là dấu hiệu đầu tiên chứng minh rằng chỉ cần giáo dục về tiết chế mà thôi cũng đủ để trì hoãn tỷ lệ hoạt động tình dục cuả thiếu niên trong một thời gian dài khoảng hai năm, theo báo cáo cuả tờ báo Science Daily.
Việc nghiên cứu dùng 662 học sinh Mỷ gốc Phi Châu ở lớp 6 và lớp 7. Các học sinh được chia thành nhiều nhóm một cách ngẫu nhiên, một nhóm học tám giờ về phương pháp phòng ngừa bằng “Tiết Chế” mà thôi (abstinence-only intervention), nhóm khác học tám giờ về phương pháp “An Toàn khi giao hợp” mà thôi (safe-sex-only intervention), một nhóm khác học 8 - hoặc 12- giờ về cả hai phương pháp “Tiết Chế” và "An Toàn ", và một nhóm học 8 giờ về “Làm Chủ” sự thăng tiến sức khoẻ (health-promotion control).
Nhóm “Tiết Chế” cho thấy quan hệ tình dục giảm 33 phần trăm so với nhóm “An Toàn”. Riêng với những học sinh đã từng có nhiều sinh hoạt tình dục, báo cáo cũng cho thấy hoạt động tình dục cuả chúng giảm bớt đi.
Việc dạy về “Tiết Chế” trong cuộc nghiên cứu này dùng những phương pháp có chứng cớ là đạt hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm trùng qua đường tình dục (STI). Chứ không dùng những lý lẽ "đạo đức" và không miêu tả tình dục dưới "một cái nhìn tiêu cực," theo tờ Science Daily. Mục đích là khuyến khích sự kiêng khem tiết chế như là một phương pháp để tránh mang thai và lây bệnh.
Những người điều hợp cuộc nghiên cứu sử dụng các nhóm nhỏ trong nhiều hoạt động tương tác ngắn (brief and interactive small group activities) để dạy các em sắp đến tuổi vị thành niên (pre-teens) về HIV và STI, để củng cố niềm tin về việc tiết chế, và để nâng cao kỹ năng và sự tự tin để chống lại áp lực tình dục.
Kết quả cho thấy khi mà đứa trẻ trước đó đã thường sử dụng bao cao su hoặc thường làm liều (consistent condom use or unprotected sex.), thì dù có biết thêm những phương pháp trên cũng không đem lại thay đổi đáng kể nào. Còn đối với những trẻ bị mất trinh trong thời gian hai năm nghiên cứu, thì cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm sử dụng bao cao su và các nhóm khác.
"Điểm cực kỳ quan trọng là tìm kiếm phương pháp nào hay nhất để trì hoãn hoạt động tình dục cuả trẻ vị thành niên vì chúng nó càng trẻ bao nhiêu khi bắt đầu giao hợp lần đầu, thì chúng càng ít sử dụng bao cao su bấy nhiêu", theo ông John B. Jemmott III Đại học Pennsylvania, nhà lãnh đạo cuộc nghiên cứu. Ông nói phương pháp “Tiết Chế” có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc trì hoãn sinh hoạt tình dục và có thể giúp giảm bớt nạn thai hoang và STI.
Tony Perkins, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Gia đình (FRC) tuyên bố rằng nghiên cứu này cho thấy giáo dục về tiết chế mới là cần thiết chứ không phải là chủ trương "khuyến mãi các hành vi tình dục có nguy cơ cao."
Ông thêm rằng "thật là không may" khi Quốc hội và chính quyền của tổng thống Obama đã loại bỏ việc giáo dục về Tiết Chế để cổ động cho các chương trình tình dục khác. Ông tuyên bố rằng mặc dù nguồn tài trợ cho "toàn diện" chương trình giáo dục giới tính là rất lớn, mới đây dữ liệu cuả Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh cho thấy rằng 40 phần trăm những em gái vị thành niên “tích cực sinh lý” (sexually active teen girls) bị nhiễm một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
"Chính phủ không khuyến khích con trẻ sử dụng ma túy hoặc uống rượu, thì cũng không nên đẩy mạnh hành vi tình dục có nguy cơ cao", Perkins tiếp tục. "Bằng chứng này rõ ràng cho thấy rằng Tiết Chế tình dục là hành vi lành mạnh cho thanh thiếu niên.
Bà Leslee Unruh, chủ tịch và người sáng lập của National Abstinence Clearing House, cho biết nghiên cứu này cho thấy những gì mà các giáo viên đã biết đến "nhiều năm qua."
"Các chương trình Tiết Chế này giúp phát triển khà năng tự chế và lòng tự trọng, dạy cho trẻ em không làm mồi cho trò chơi súng Roulette là bao cao su", bà nhận xét. "Chương trình Tiết Chế chỉ cho trẻ em thấy rằng còn nhiều điều tuyệt vời khác đang đợi chờ chúng trong tương lai thay vì bị sa vào nguy cơ STDs, bị mang thai hoặc sống với một trái tim tan nát. Kiêng khem tiết chế là thông điệp mà trẻ em của chúng ta muốn nghe - nghiên cứu này cho thấy thanh thiếu niên đang tìm những lựa chọn lành mạnh. "
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Điểm Phượng Hoàng
Sông Thanh
20:53 04/02/2010
ĐIỂM PHƯỢNG HOÀNG (Eagle Point, Grand Canyon)
Ảnh của Sông Thanh
“Giới trẻ thì rã rời mệt mỏi, người lớn thì nghiêng ngả đổ nhào, nhưng những ai tin tưởng vào Đức Chúa thì họ sẽ mọc cánh như chim phượng hoàng bay cao. Họ đi mà không mỏi, chạy mà không chùn chân.”
(Isaia 40:31)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lóng Lánh Mùa Đông
Sr. Hoàng Yến Phạm
23:22 04/02/2010
LÓNG LÁNH MÙA ĐÔNG
Ảnh của Sr. Hoàng Yến Phạm (Carmelite of St. Joseph, Oklahoma)
Bao kỳ công Chúa, con khâm phục
Đắm say tuyết trắng nhè nhẹ rơi
Cây đá nhọt dài ngoài sân trước
Đố ai làm được trong phút giây.
(Sr Hoàng Yến)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền