Ngày 31-01-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 31/01/2009
PHỤC VỤ

N2T


Mọi người đều biết đại sư thích làm việc hơn là về ở ẩn, nhưng cái mà đại sư thường nhấn mạnh là làm việc “trong hoàn cảnh giác ngộ.”

Các đệ tử truy hỏi “hoàn cảnh giác ngộ” là ý nghĩa gì, nó có phải chỉ đến “động cơ thuần túy” không?”

- “Tuyệt đối không phải”, đại sư nói: “Thử nghĩ coi, khi con khỉ nắm đuôi con cá từ trong suối ra, động cơ của nó thuần túy biết bao.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

“Động cơ thuần túy” là làm theo bản năng của mình.

Con khỉ nắm đuôi kéo con cá từ trong suối ra, thì lý luận theo bản năng của nó là để cứu con cá khỏi chết đuối, mà không biết rằng, cá ra khỏi nước là cá chết.

Có một vài người Ki-tô hữu thường cầu nguyện theo “động cơ thuần túy” của mình, nên cứ cầu nguyện những lời theo thói quen mỗi ngày, mà không suy niệm đến những ơn lành mà Chúa đã ban cho mình trong cuộc sống, họ cầu nguyện hết xin ơn này rồi đến xin ơn nọ, họ hết cầu nguyện cho mình rồi đến cầu nguyện cho gia đình, chứ không hề nghĩ đến tha nhân rất cần đến lời cầu nguyện của họ.

Cầu nguyen, đọc kinh hay tham dự thánh lễ theo “động cơ thuần túy” thì chẳng khác gì dì xem kịch nói, chằng khác gì cái máy phát thanh trên tàu lửa hể đến trạm dừng là tự động phát ra lời nhắc nhở.v.v...

Chẳng ích lợi gì cả nếu chúng ta chỉ làm việc theo “động cơ thuần túy” của mình. Bởi vì như thế không phải là động cơ yêu mến và ca ngợi danh Chúa, mà là động cơ vì nhu cầu ích kỷ của mình mà thôi.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:38 31/01/2009
CHỦ NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 1, 21-28.

“Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.”


Bạn thân mến,

Khi người ta nổi tiếng, thì có hai loại cám dỗ lập tức đến, cám dỗ thứ nhất là tiền tài và danh vọng lập tức đến, cám dỗ thứ hai là kiêu ngạo và tự mãn cũng lập tức đến, làm cho người nổi tiếng khó mà giữ tâm hồn thanh thãn như khi chưa được nổi tiếng.

Đã có một thời, những người trẻ của thế hệ hôm nay gọi Chúa Giê-su là một thần tượng minh tinh của họ, bởi vì Ngài để râu tóc dài và lời giảng dạy như một làm cho thế giới đổi mới, và rất nhiều người tôn thờ Ngài.v.v...Khong phải đợi đến hôm nay người ta mới coi Chúa Giê-su như là một thần tượng, mà ngay cả thời của Ngài, chính các tà thần cũng đã nhận biết Ngài là ai nên phải thốt lên rằng họ biết Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa.

Chúa Giê-su giảng dạy như một Đấng có uy quyền, không phải Ngài cậy nhờ các giáo sư khác đỡ đầu, cũng không phải Ngài cậy nhờ các thế lực của ai người Pha-ri-siêu hay thế lực của nhà cầm quyền, nhưng tự nơi Ngài, lời giảng dạy đã có uy quyền, vì Ngài là Đấng Thánh bởi trời mà đến, và điều quan trọng gần gủi và người ta dễ nhận thấy nhất ở nơi Ngài chính là sự nghiêm trang trong dạy dỗ, hiền hòa trong thái độ, và thân thiện trong từng ngôn ngữ của mình.

Bạn thân mến,

Đã có nhiều lần trong cuộc sống bạn được người khác tán tụng khen ngợi vì những việc bạn đã làm, những lúc ấy tâm hồn bạn rất vui vì bạn biết mình đã làm những điều hay điều tốt. Những lần được người khác khen ngợi như thế, bạn và tôi cũng nên bắt chước Chúa Giê-su tìm nơi vắng vẻ để suy niệm những hồng ân ma Thiên Chúa đã ban cho mình qua cuộc sống.

Tài năng của bạn và tôi đều bởi Thiên Chúa ban cho, nhưng lời khen ngợi thì bởi con người mà đến, cho nên bạn và tôi cũng nên hiểu rằng: những gì của Chúa thì tồn tại, còn những gì của con người thì nay còn mai mất, không tồn tại, hôm nay người ta khen ngợi và ca tụng chúng ta, thì ngày mai cũng chính những người ấy sẽ đả đảo chê bai, nhục mạ đấy chúng ta đấy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 31/01/2009
N2T


72. Ai có ý nghĩ của Chúa Giê-su, hành vi và sự sống của Chúa Giê-su, thì mới xứng đáng mang danh Ki-tô hữu.

(Thánh Sibyllina)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 31/01/2009
N2T


16. Tìm tòi cái đức tính đẹp nơi người khác, tìm kiếm thói quen xấu nơi bản thân mình.

 
Suy nghĩ gợi ý về ''Năm giáo dục''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 31/01/2009
GIÁO DỤC

CÔNG VIỆC TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI


Giáo dục là công việc không riêng gì của các thầy cô giáo, nhưng còn là công việc của mọi người; không riêng gì công việc của những người có trách nhiệm, mà là công việc của tất cả những người có một quả tim bằng xương bằng thịt, đó cũng chính là sứ mạng của tất cả những ai có lương tâm chân chính.

A. ĐỜI

Vì không ai là một hòn đảo, nên con người cần có sự hổ tương với nhau qua cuộc sống hằng ngày, sự hổ tương này trở thành một dây xích nối kết con người lại với nhau, và trong lao động học tập hằng ngày đã có ảnh hưởng với nhau gây nên những tác hại lớn lao, hoặc tạo thành những tập quán tốt đẹp để từ từ xây dựng một xã hội trong một thế giới to lớn ngày càng hoàn thiện hon. Do đó, việc giáo dục thế hệ này nối tiếp thế hệ kia là việc rất cần thiết và quan trọng, nên cần phải kết hợp giữa ba môi trường lớn mà cần thiết nhất trong xã hội lại với nhau, ba môi trường lớn đó là GIA ĐÌNH, HỌC ĐƯỜNG VÀ XÃ HỘI.

1. GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH

Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII đã nói gia đình là trường học đầu tiên của ngài, cha mẹ là những vị thầy cô giáo đầu tiên của ngài. Lời nói này không phải là không có căn cứ, nhưng dựa vào những kinh nghiệm từ thời thơ ấu, và sự thành đạt của mình mà ngài đã nhận ra căn bản của nền giáo dục trước tiên chính là gia đình của mình, và chính nơi khung cảnh giáo dục gia đình này đã sản sinh cho Giáo Hội một vị giáo hàng vĩ đại, một vị thánh đầy can đảm trong một thế giới đầy những khó khăn chính trị và tôn giáo.

Gia đình là tổ ấm của trẻ thơ, nơi đây, con cái được sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ cách đặc biệt, vai trò này không một ai có thể thay thế được, bởi vì sự dạy dỗ này chỉ cần sai một ly thì hậu quả sẽ đi sai ngàn dặm ảnh hưởng đến cả các thế hệ sau. Cha mẹ là những thầy cô giáo đầu tiên của con cái mình, từ khi con cái bập bẹ biết nói thì những ngôn hành của cha mẹ sẽ được con trẻ tiếp thu trước hết.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, có những bậc phụ huynh quên mất thiên chức cao cả của mình, là thay mặt Thiên Chúa để nuôi nấng và dạy dỗ con cái của mình, họ bỏ mặc con cái cho trường học, bỏ mặc con cái cho xã hội để theo đuổi công ăn việc làm, và có khi không hề để ý đến cuộc sống của con cái như thế nào, cho đến khi nghe tin con mình phạm pháp thì cha mẹ đổ lỗi cho nhau là tại ông tại bà không chịu chăm nom chú ý đến con cái...

Gia đình không phải chỉ là nơi con cái ăn ngủ mà thôi, nhưng còn là nơi mà mỗi khi đi xa chúng đều thấy nhớ da diết đến mái nhà thân yêu của mình, nơi mái ấm gia đình ấy, chúng nó nhớ đến cha mẹ và các anh chị em của chúng nó, nhớ đến bàn tay chăm sóc của mẹ, nhớ đến lời dạy nghiêm khắc đầy tình thương của cha, nhớ đến cuộc sống vui tươi đầm ấm với các anh chị em của mình. Muốn được như thế, thì chính cha mẹ phải là những người –như nhạc trưởng- điều khiển ban nhạc yêu thương trong gia đình mình, để khúc nhạc yêu thương này mãi mãi vang dội đến trong tâm hồn của các con cái mình.

Gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là những thầy cô giáo thứ nhất của con cái mình.

2. VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nhà trường là một xã hội thu nhỏ của các em học sinh, nơi đây, các em không những được các thầy cô truyền thụ kiến thức, mà còn dạy bảo các em về cách sống làm người tốt nữa, do đó, vai trò của các thầy cô giáo rất là quan trọng.

Nơi trường học, các em được làm quen, tiếp xúc rất nhiều bạn bè, trong đó, bạn tốt và bạn xấu đều có, và ảnh hưởng của những người bạn này rất lớn trên các em, bởi vì dù là ở bậc tiểu học hay trung học, thậm chí ngay cả đại học, thì các em vẫn luôn là những miếng mồi ngon béo bở cho những cám dỗ hằng ngày qua việc kết bạn, học nhóm, bởi vì không có gì “lây truyền” nhanh cho bằng những thới hư tật xấu, mà dưới những cuộc “học nhóm” ngoài sự kiểm soát của nhà trường.

Thời nay người ta có một quan niệm rằng, thầy cô giáo là những người chỉ đào tạo kiến thức cho học sinh mà thôi, ngoài ra họ không có trách nhiệm gì về đời sống đạo đức của các học sinh. Ngoài giờ lên lớp ra, thì thầy cô vẫn cứ dửng dưng trước những sai phạm của các học sinh của mình, thậm chí coi như việc đạo đức xuống cấp của học trò không can hệ gì đến mình.

Sự liên kết giữa nhà trường (thầy cô giáo) và gia đình (phụ huynh học sinh) cần phải có sự liên kết chặt chẻ, có thể nói như môi hở răng lạnh, bởi vì cần biết thành tích học tập của một học sinh thì người ta chỉ cần một cú phone đến văn phòng nhà trường, nhưng cần biết hạnh kiểm và đạo đức của các em thì người ta cần phải tìm hiểu cuộc sống gia đình của các em.

3. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI

Xã hội là ngôi trường lớn nhất của con người, là trường đời dạy con người ta những điều mà trong nhà trường chưa hề dạy, đó chính là những kinh nghiệm của thành công và thất bại, mà những thầy cô giáo không ai khác hơn là những người và những công việc mà các em tiếp xúc hằng ngày.

Đành rằng xã hội có rất nhiều điều hay phải học và điều dở phải tránh, nhưng nếu gia đình cha mẹ không dạy dỗ con cái mình thì xã hội sẽ dạy chúng nó, và bài học đầu tiên mà xã hội dạy các em chính là bài học dối trá, và sự dối trá này sẽ là bàn đạp để các em tiến nhanh hơn đến việc phạm những tội ác khác. Bởi vì thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ điều ấy, trẻ em nào được sự quan tâm chăm sóc của gia đình thì thường là những học sinh ngoan và lễ phép với mọi người, ngược lại, những em nào mà cha mẹ cứ khoán trắng cho nhà trường thì chắc chắn sớm muộn gì các em cũng sẽ trở thành những học sinh cá biệt...

Do chiều kích quan trọng của việc giáo dục con người mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải liên kết chặt chẽ với nhau như thế chân vạc, cần phải gồng gánh cân đối như kiềng ba chân, mà hể gãy mất một chân thì sẽ bị té nhào và hậu quả thì khó mà lường được.

B. ĐẠO

Là người Ki-tô hữu, việc giáo dục con cái mình mang tầm vóc hết sức quan trọng và độc đáo, bởi vì ngoài việc giáo dục các em những kiến thức bởi các môn học, các em còn được dạy dỗ cách sống như thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa và tha nhân, do đó mà Giáo Hội Công Giáo đã không ngừng nâng cao và coi trọng sự giáo dục trẻ em trở nên người có ích cho xã hội, mà còn trở thành một chứng nhân của Chúa Giê-su, tức là trở nên một người Ki-tô hữu tốt đẹp.

1. NHÀ THỜ

Nhà thờ là nơi dạy dỗ các em sống đạo và sống làm người cách tốt đẹp nhất, nơi nhà thờ các em sẽ được làm quen với vị thầy vĩ đại của nhân loại là Chúa Giê-su. Nơi trường học nhà thờ này, các em được dạy dỗ cách khám phá ra Thiên Chúa và tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, cho nên có thể nói được rằng, từ nơi trường học nhà thờ các em đã được khám phá ra vũ trụ được tạo thành bởi Đấng toàn năng, và hằng luôn được sự quan phòng chăm sóc của Ngài; từ nơi trường học nhà thờ này, các em được dạy sống yêu thương nhau trong tình yêu của Chúa Giê-su; và từ nơi trường học nhà thờ này, các em được sống trong bầu khí yêu thương của Giáo Hội qua những yêu thương của những người khác.

Giáo dục Ki-tô giáo là dạy cho các em biết sống và thực hành lời dạy của Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, để nhờ đó mà các em thấy được Chúa hiện diện qua người khác.

2. CÁC ĐOÀN THỂ

Để lôi kéo các bạn trẻ đến với mình, người ta thường tổ chức các cuộc hội hè vui chơi và những cuộc thi hào hứng khác, hoặc người ta sẽ tổ chức những cuộc liên hoan ca nhạc để hấp dẫn các bạn trẻ, bởi vì một khi tâm hồn con người ta đã trống vắng Thiên Chúa, thì chính những cuộc vui chơi đua tài ấy sẽ là điểm bám dựa của các bạn trẻ muốn thoát ra khỏi chính mình.

Giáo Hội, với mong muốn duy nhất cho con cái mình là được hưởng hạnh phúc thiên đàng mai sau với Thiên Chúa, do đó mà Giáo Hội tìm mọi cách để cho con cái mình có cơ hội tiếp xúc và thực hành Lời Chúa dạy trong cuộc sống, do đó mà các hội đoàn đã được thiết lập như lòng mong ước của con cái Ngài. Và qua những đoàn thể hội đoàn này, mà người Ki-tô hữu được giáo dục sống đời Ki-tô hữu. Các đoàn thể được thiết lập trong giáo xứ, không phải để hội hè đình đám cho vui khi có các dịp lễ lớn trong giáo xứ, nhưng là nơi để các Ki-tô hữu học hỏi Lời Chúa và tập tành sống đạo yêu thương qua hội đoàn của mình. Việc giáo dục càng trở nên quan trọng và thúc bách hơn trong xã hội ngày nay, một xã hội mà nếu lỡ sẩy một bước chân thì khó mà rút ra khỏi được...

Cho con cái tham gia một đoàn thể trong giáo xứ là góp phần tích cực vào công việc dạy dỗ con em mình theo tinh thần của Phúc Âm.

C. KẾT LUẬN

“Vì lợi ích mười năm: trồng cây, vì lợi ích trăm năm: trồng người”, đó là câu đúc kết những tinh hoa của việc giáo dục con người. Tuy nhiên, việc giáo dục này cần phải đặt trên nền tảng của đức tin và yêu thương, bởi vì nếu không có nền tảng đức tin thì việc giáo dục chỉ là như người xây nhà trên cát rất dễ bị sụp đổ khi cơn bão cuộc đời xảy đến, bởi vì không có yêu thương thì việc giáo dục chỉ là một hình thức bên ngoài mà thôi: người dạy dối trá và người học cũng là kẻ làm biếng lừa lọc mà thôi.

Chúa Giê-su cũng đã được sự giáo dục của thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Maria, Ngài không được miễn trừ việc giáo dục này, bởi vì Ngài cũng là con người như chúng ta, và qua những việc làm của Ngài trong ba năm công khai rao giảng tin mừng Nước Trời, mà người ta phải thốt lên rằng, bởi đâu mà Ngài được sự không ngoan thông thái như vậy ? Có phải là Ngài được sự giáo dục của cha mẹ không ? Vâng, thật đúng như vậy, bởi vì Chúa Giê-su được sinh ra trong một gia đình mà thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Maria là hai vị thầy cô giáo đầu tiên thật tuyệt vời của Ngài.

Ước mong thay mỗi gia đình và mỗi người Ki-tô hữu đều biết học noi gương giáo dục của gia đình Na-da-rét.

Ngày Tết năm Kỷ Sửu

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------------------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Bài Giáo Lý mới XIX của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
07:42 31/01/2009
Quan điểm Thần Học của các Thư Mục Vụ

Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong buổi triều yết chung ngày 28 tháng 1, 2009 tại Đại Sảnh Phaolô VI. ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về khuôn mặt và giáo huấn của Thánh Phaolô. Hôm nay ĐTC nói về các Thư Mục Vụ trong đó ngài đề cập đến Thánh Truyền và cơ cấu Hội Thánh.


* * *

Anh chị em thân mến:

Những Thư cuối cùng của bộ Thư của Thánh Phaolô, mà chúng ta sẽ nói đến hôm nay, được gọi là những Thư Mục Vụ, bởi vì các Thư này được gửi cho những khuôn mặc đặc biệt trong số những mục tử của Hội Thánh: hai Thư cho Thánh Timôthê và một Thư cho Thánh Titô, là những cộng sự viên thân cận của Thánh Phaolô.

Trong Thánh Timôthê, Thánh Tông Đồ hầu như thấy con người khác của mình; thực ra ngài đã trao phó cho Timôthê những sứ vụ quan trọng (ở Macêđônia: x. CV 19:22; ở Thêxalônica: x. 1 Tim 3:6-7; ở Côrinthô: x. 1 Cor 4:17; 16:10-11), và sau đó ngài đã viết những lời khen ngợi Timôthê như sau: “Vì tôi không có ai khác đồng tâm nhất trí với tôi, là người sẽ thực tâm lo lắng cho tình trạng của anh em” (Phl 2:20).

Theo Sách Lịch Sử Hội Thánh của Êusibô thành Caesarê ở thế kỷ thứ tư thì sau này Thánh Timôthê làm giám mục tiên khởi của Êphêsô (x. 3,4).

Còn Thánh Titô phải được Thánh Tông Đồ quý yêu lắm, vì ngài gọi Titô cách thẳng thừng là “đầy hăng say… bạn đồng hành, vừa là cộng sự viên của tôi” (x 2 Cor 8:17,23), mà còn hơn nữa là “người con thực sự của cha trong một đức tin chung” (Tit 1:4). Titô đã được ngài trao phó một vài sứ vụ rất tế nhị ở Hội Thánh Côrinthô, mà kết quả làm cho Thánh Phaolô rất hài lòng (x. 2 Cor 7:6-7,13; 8:6). Ngay sau đó, từ những gì chúng ta biết, Titô theo kịp Thánh Phaolô ở Nicopolis thuộc Êpirô, trong nước Hy Lạp (x. Tit 3:12) và rồi được ngài sai đi Dalmatia (x. 2 Tim 4:10). Theo Thư Thánh Phaolô gửi cho Titô, thì cuối cùng Titô làm giám mục ở Crêtê (x. Tit 1:5).

Các Thư hướng dẫn hai vị mục tử này chiếm một chỗ hoàn toàn đặc thù trong Tân Ước. Đối với hầu hết các nhà chú giải Thánh Kinh hiện nay thì dường như những Thư này không thể do chính Thánh Phaolô viết, và theo họ thì những Thư này bắt nguồn từ “trường phái Phaolô” cùng phản ảnh gia tài mà Thánh Nhân để lại cho thế hệ mới, có lẽ được ghép vào đó những đoạn văn ngắn hay những lời của chính Thánh Tông Đồ. Thí dụ có vài lời trong Thư thứ hai gửi Timôthê có vẻ rất chân thành đến nỗi những lời ấy chỉ có thể phát ra từ trái tim và miệng của Thánh Tông Đồ.

Điều chắc chắn là tình trạng Hội Thánh xảy ra như được diễn tả trong những Thư này là tình trạng khác với những năm chính của đời Thánh Phaolô. Giờ đây khi hồi tưởng lại, Thánh Nhân đã coi mình như là “sứ giả, tông đồ, và thầy” của Dân Ngoại trong Đức Tin và chân lý (x. 1 Tim 2:7; 2 Tim 1:11); ngài tự giới thiệu mình như một người đã được thương xót bởi vì – như ngài viết – là Đức Chúa Giêsu Kitô “muốn phơi bày tất cả lòng kiên nhẫn của Người nơi cha trước nhất, mà làm gương cho những ai sẽ tin vào Người sau đó, để được sự sống đời đời” (1 Tim 1:16).

Cho nên điều chính yếu là chính Thánh Phaolô, kẻ bách hại đã được sự hiện diện của Đấng Phục Sinh hoán cải, đem lòng hào hiệp của Chúa ra để khuyến khích chúng ta, thúc đẩy chúng ta hy vọng và tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, là Đấng có thể làm những việc trọng đại, bất chấp sự bé nhỏ của chúng ta. Ngoài những năm chính của cuộc đời Thánh Phaolô, các Thư này cũng ám chỉ những hoàn cảnh xã hội mới. Thực ra, trong các thư này có ám chỉ việc xuất hiện những giáo huấn được coi là hoàn toàn lầm lẫn hay sai lạc (x. 1 Tim 4:1-2; 2 Tim 3:1-5), như những giáo huấn dạy rằng việc hôn nhân không tốt (x. 1 Tim 4:3a).

Chúng ta thấy lo ngại này vẫn còn hợp thời như thế nào, ngày nay người ta đôi khi cũng đọc Thánh Kinh như đối tượng của sự tò mò về lịch sử chứ không phải như Lời của Chúa Thánh Thần, mà trong đó chúng ta được nghe từng tiếng nói của Chúa và nhận ra sự hiện diện của Người trong lịch sử. Chúng ta phải nói rằng, với danh sách ngắn của những lỗi lầm được kể ra trong các Thư ấy, xuất hiện một nét phác họa cho thấy trước hướng đi sai lầm tiếp theo mà chúng ta biết tên là Ngộ Đạo (x. 1 Tim 2:5-6; 2 Tim 3:6-8).

Tác giả đương đầu với những giáo thuyết này bằng hai lời kêu gọi chính. Một lời kêu gọi gồm việc trở lại với cách đọc Thánh Kinh cách thiêng liêng (x. 2 Tim 3:14-17), nghĩa là một cách đọc trong đó coi Thánh Kinh thật sự là được Thiên Chúa linh hứng và đến từ Chúa Thánh Thần, để nhờ Thánh Kinh, một người có thể được “dạy dỗ để được ơn Cứu Độ”. Thánh Kinh được đọc đúng bằng cách tự đặt mình vào cuộc đối thoại với Chúa Thánh Thần, ngõ hầu lấy ra từ Thánh Kinh ánh sáng “để giảng dạy, thuyết phục, răn bảo, giáo huấn trong sự công chính” (2 Tim 3:16). Theo nghĩa này, Thư thêm rằng “để cho người thuộc về Thiên Chúa nên toàn thiện, và được trang bị đầy đủ mà làm mọi việc lành” (2 Tim 3:17).

Lời kêu gọi thứ nhì nói về kho tàng Đức Tin (parathéke): Đây là một từ đặc biệt của các Thư Mục Vụ mà Thánh Nhân dùng để chỉ truyền thống Đức Tin của các Tông Đồ, một Đức Tin cần phải được bảo vệ cũng với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần. Điều được gọi là kho tàng ấy phải được kể là tổng số của Truyền Thống các Tông Đồ và là tiêu chuẩn của lòng trung thành với việc rao giảng Tin Mừng. Ở đây chúng ta cần ghi nhớ rằng trong các Thư Mục Vụ, cũng như trong toàn thể Tân Ước, từ “Thánh Kinh” có nghĩa rõ ràng là Cựu Ước, vì các tác phẩm Tân Ước khi ấy chưa có, hay chưa trở thành một phần của quy điển Thánh Kinh.

Như thế Truyền Thống trong việc rao giảng của các Tông Đồ, “kho tàng” này, là chìa khóa giúp chúng ta đọc để hiểu Thánh Kinh, Tân Ước. Theo nghĩa này, Thánh Kinh và Thánh Truyền, tức là Thánh Kinh và việc rao giảng của các Tông Đồ là chìa khóa để đọc, tiếp cận, và hầu như hợp lại để làm thành “một nền tảng vững chắc của Thiên Chúa” (2 Tim 2:19). Việc rao giảng của các Tông Đồ, nghĩa là Thánh Truyền, cần thiết để làm quen với việc hiểu Thánh Kinh và tiếp nhận trong đó tiếng nói của Đức Kitô. Thật vậy, cần phải “nắm vững lời chân thật như đã được học” (Tit 1:9). Ở nền tảng của tất cả mọi sự chính là Đức Tin vào mạc khải lịch sử của lòng nhân lành Thiên Chúa, là Đấng đã tỏ lộ nơi Đức Chúa Giêsu Kitô “tình yêu của Ngài đối với nhân loại”, một tình yêu mà trong tiếng Ly Lạp gọi là ”filanthropía” (x. Tit 3:4; 2 Tim 1:9-10): Thiên Chúa yêu thương nhân loại.

Nói chung thì người ta thấy rõ ràng là cộng đoàn Kitô hữu phải tự đào luyện theo những điều kiện thật rõ ràng, theo một căn tính không những tránh xa những giải thích không thích hợp, nhưng trên hết còn khẳng định việc gắn liền với các điểm thiết yếu của Đức Tin, mà ở đây đồng nghĩa với “chân lý” (1 Tim 2:4,7; 4:3; 6:5; 2 Tim 2:15; 3:8; 4:4; Tit 1:1; 1:14).

Trong Đức Tin, là chân lý thiết yếu về chúng ta là ai, Thiên Chúa là ai, và chúng ta phải sống thế nào. Và từ chân lý này (chân lý của Đức Tin) mà Hội Thánh được định nghĩa là “cột trụ và nền tảng” (x. 1 Tim 3:15). Dù trong trường hợp nào đi nữa, Hội Thánh vẫn là một cộng đồng rộng mở, có tầm phổ quát. Một công đồng cầu nguyện cho tất cả mọi ngươi thuộc mọi tầng lớp và điều kiện xã hội, để họ nhận ra chân lý. “Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” bởi vì “Chúa Giêsu đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” (1 Tim 2:4-5). Như vậy, dù các cộng đồng vẫn còn bé nhỏ, nhưng đã có ý thức phổ quát mạnh mẽ và xác quyết trong các Thư này. Hơn nữa, cộng đoàn Kitô hữu “không nói xấu ai” và “luôn luôn tỏ ra nhã nhặn với mọi người” (Tit 3:2). Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên của các Thư này: tính phổ quát của Đức Tin như là chân lý, như là chìa khóa để đọc Thánh Kinh, đọc Cựu Ước, và như thế mô tả một sự hợp nhất trong việc rao giảng Thánh Kinh và một Đức Tin sống động mở ra cho tất cả mọi người và làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người.

Còn một yếu tố đặc thù khác của các thư này là một suy nghĩ về cấu trúc thừa tác của Hội Thánh. Chính các thư này đã trình bày lần đầu tiên việc phân chia các thừa tác vụ làm ba bậc: giám mục, linh mục và phó tế (x. 1 Tim 3:1-13; 4:13; 2 Tim 1:6; Tit 1:5-9). Chúng ta có thể nhận thấy trong các thư mục vụ việc nối kết hai cơ cấu thừa tác lại, và như thế làm thành hình thức sau cùng của thừa tác vụ trong Hội Thánh. Trong các Thư của Thánh Phaolô vào những năm chính của đời ngài, Thánh Nhân nói về “episcope” [các giám mục] (Phl 1:1) và “diaconi” [phó tế]: Đó là cấu trúc đặc thù của Hội Thánh, được thiết lập trong thời đại thế giới ngoại giáo. Cho nên khuôn mặt này của chính Thánh Tông Đồ vẫn còn nổi bật, và vì thế dần dần những thừa tác vụ khác đã phát triển.

Nếu như cha đã nói, trong những Giáo Hội được thành hình trong thế giới ngoại giáo chúng ta có các giám mục và phó tế, mà không có linh mục [tư tế], còn trong các Giáo Hội hình thành trong thế giới Do-thái-Kitô-giáo, các linh mục [tư tế] là cơ cấu chính. Ở cuối các Thư Mục Vụ, hai cơ cấu này hợp lại: Khi ấy xuất hiện chức “episcopo” (giám mục) (x. Tim 3:2; Tit 1:7), luôn luôn ở số ít, đi theo bằng một mạo từ chỉ định. Cùng với “episcopo” chúng ta thấy có các linh mục và các phó tế. Lúc đó, khuôn mặt của Thánh Tông Đồ vẫn còn nổi bật, nhưng ba Thư Mục Vụ, như cha đã nói, không nhằm đến các cộng đồng, mà đến hai người là Timôthê và Titô, một đàng xuất hiện như các giám mục, đàng khác, bắt đầu thế chỗ của Thánh Tông Đồ.

Như vậy người ta bắt đầu nhận ra thực tại mà sau này gọi là “việc kế vị Tông Đồ”. Thánh Phaolô nói với Timôthê bằng một giọng nghiêm trọng như sau: “Đừng thờ ơ với ân sủng đang ở trong con, là ơn đã được ban cho con nhờ lời ngôn sứ, khi hàng kỳ mục đặt tay trên con.” (1 Tim 4:14). Chúng ta có thể nói rằng trong các lời ấy bắt đầu xuất hiện tính chất bí tích của thừa tác vụ. Và như thế chúng ta có điều thiết yếu của cấu trúc công giáo: Thánh Kinh và Thánh Truyền, Thánh Kinh và lời rao giảng, làm thành một tổng thể; nhưng phải thêm vào cấu trúc này, mà chúng ta gọi là cấu trúc giáo lý, cấu trúc nhân sự, là các người kế vị các Tông Đồ, như chứng nhân của lời rao giảng của các Tông Đồ.

Sau cùng cần phải ghi nhận rằng trong các Thư này, Hội Thánh hiểu mình theo nghĩa rất nhân bản, tương tự như là ngôi nhà và gia đình. Đặc biệt là trong Thư thứ nhất gửi Timôthê 3:2-7, Thánh Nhân đưa ra các chỉ dẫn chi tiết cho chức giám mục, như là “Một giám mục phải là người không thể chê trách được, là chồng của chỉ một vợ, tiết độ, điềm đạm, có tư cách, hiếu khách, có khả năng giảng dạy, không nghiện rượu, không hung bạo, nhưng hòa nhã, không lý sự, và không ham tiền, phải là người tề gia giỏi, biết dạy con cái phục tùng cách nghiêm chỉnh, vì nếu một người không biết điều khiển chính gia đình mình, thì làm sao có thể chăm sóc Hội Thánh của Thiên Chúa được?. . . . Người ấy cũng phải có uy tín đối với người ngoài”.

Chúng ta phải ghi nhận ở đây tất cả những khả năng cần thiết trong việc giảng dậy (x. 1 Tim 5:17), mà trong đó chúng ta thấy những lời được thấy ở những đoạn khác (x. 1 Tim 6:2; 2 Tim 3:10; Tit 2:1), và rồi một đặc tính cá nhân đặc biệt, đặc tính của “hiền phụ.” Thật vậy, vị giám mục được coi như cha của cộng đoàn Kitô hữu (x. 1 Tim 3:15). Hơn nữa, ý tưởng Hội Thánh như “nhà của Thiên Chúa” có nguồn gốc trong Cựu Ước (x. Ds 12:7), và được tái công thức hóa trong Thư gửi tín hữu Do Thái (Dt 3:2,6); trong khi ở nơi khác chúng ta đọc thấy rằng mọi Kitô hữu không còn là người xa lạ hay là khách, mà là đồng hương với các thánh và là phần tử của gia đình trong nhà của Thiên Chúa (x. Ep 2:19).

Vậy, chúng ta hãy cầu xin Chúa và Thánh Phaolô để ngày nay, là các Kitô hữu, trong tương quan với xã hội mà chúng ta đang sống, chúng ta cũng hơn bao giờ hết luôn luôn có đặc tính như là phần tử của “gia đình của Thiên Chúa”. Và chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho các mục tử của Hội Thánh để các ngài càng ngày càng có nhiều tâm tình hiền phụ, đồng thời cũng dịu dàng và mạnh mẽ trong việc đào tạo gia đình của Thiên Chúa, là cộng đoàn Hội Thánh.
 
Chúa Giêsu Kitô - Lời Thiên Chúa uy quyền
Pm. Cao Huy Hoàng
14:55 31/01/2009
Chúa Nhật 4 Thường niên B

Trên thế gian này, có những chuyện quá xưa cũ, mà người ta vẫn lầm tưởng như là mới mẻ lắm. Điển hình, sự ngu muội của một số người vẫn cho mình là tiến bộ từ loài vượn đến loài người, và chưa hề mường tượng ra có một loài người đang tiến bộ từ loài người đến loài thiêng liêng thần thánh, chưa nói đến việc loài người ấy được tan hòa trong thiên tính vô cùng cao quí của một Đấng Thiêng Liêng là Đức Chúa Trời, được làm con Chúa Trời. Cái thói ăn bậy, nói bừa, như “con chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa nào, dạy cho tao nói”, cái thói xảo trá gian ngoa “đâm đầu thóc, thọc đầu gạo” của loại đòn xóc hai đầu, hoặc cái thói “nói đàng đông, làm đàng tây, nói một đường, làm một nẻo” vẫn là cái căn cốt của con quỷ Satan ngay từ buổi bình minh sáng thế. Có gì mới đâu! Thế nhưng, có những con người chủ trương sống và kêu gọi người ta sống lại cái thủa ban đầu của sự tăm tối ngu muội ấy, vì người ta không ưa thích sự thật, hoặc dùng sự thật bên ngoài như bức màn che bao điều giả dối ở bên trong: sự giả dối ngay trong hôn nhân gia đình: khoái lạc dưới tên gọi hạnh phúc; ở nhà trường, ở xã hội, thành tích thi đua thay cho thực lực, xin-cho có điều kiện được gọi là tự do, bố thí rửa tiền mang áo lụa thơm mùi bác ái…. Người ta đang tưởng mình sống, thật ra đang sống trong sự chết, tưởng mình tự do, thực ra đang nô lệ, tưởng mình chiến thắng, thực ra đang bại trận trong chính cuộc đời mình.

Sự giả dối đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, không loại trừ quốc gia, dân tộc, giáo hội, tổ chức, cá nhân…vì Satan luôn chọn ‘lòng người” làm sào huyệt xuất phát, để chống lại sự thật là chính Thiên Chúa. Và khi lòng người giả dối, sẽ trổ sinh bao điều ô uế cho chính mình và cho cuộc đời. Mưu đồ của Satan còn khủng khiếp hơn nữa, khi chúng tôn vinh các sự dối trá bằng những tuyên dương, bằng cách đội cho các thông tin sai sự thật chiếc vương miện hoa hậu, bằng cách truyền bá rằng sự giả dối đang chiến thắng, đang thống trị.

Ai có thể tin được? Có đấy, có biết bao nhiêu người lầm tưởng.

Riêng với các tín hữu công giáo, là những người con của Thiên Chúa, con của sự thật, thì Lời Chúa hôm nay, đang cảnh tỉnh mỗi người đề phòng mưu chước của Satan, và một lần nữa khẳng định cho con cái Chúa biết rằng: Uy quyền thuộc về Thiên Chúa.

Lời Chúa đầy quyền năng vì là Lời của sự thật và Lời ban sự sống. Chỉ một Lời ngài phán, đã có ngay bầu trời và tinh tú cùng muôn vạn vật có sự sống (Tv 32). Công trình trần gian do Lời Chúa tác thành vẫn tồn tại, và tồn tại trong vẻ đẹp huy hoàng của Thiên Chúa mà người trần gian đến muôn đời vẫn không thể hiểu thấu.

Lời Chúa đầy uy lực khiến người nghe phải rung động tâm can vì Lời Chúa là tình yêu. Uy lực của tình yêu vô biên vì tình yêu chân thành, không hề giả dối, tình yêu tín trung không bao giờ phản bội, tình yêu thường hằng bất biến vì tình yêu không lệ thuộc thời gian không gian hữu hạn.

Thiên Chúa đã đặt Lời của Người vào miệng lưỡi của các tiên tri, để các Ngài thông tin cho nhân loại biết về một Thiên Chúa đầy toàn năng, toàn ái. Sách Đệ Nhị Luật 18,18-19, ghi rõ: “Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những Lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy.19 Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó”.

Thiên Chúa vẫn biết, Satan vẫn luôn đã và đang rêu rao phủ nhận sự hiện diện của Ngài. Còn Satan vẫn biết có Thiên Chúa, nhưng luôn muốn và làm cho con người không biết, hoặc biết mù mờ, hoặc từ chỗ biết đến chỗ phủ nhận từ chối. Satan không muốn cho con người chấp nhận có một sự thật hiển nhiên, tỏ tường là Thiên Chúa. Vì thế, ngay cả các tiên tri, cũng có thể bị chúng phỉnh lừa để nhân danh Thiên Chúa mà không nói Lời Thiên Chúa đã truyền, như Ngài đã tiên liệu và căn dặn: “Nhưng ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết."(c 20)

“Nhân danh Chúa mà nói lời Thiên Chúa không truyền dạy” là mưu chước tinh xảo nhất của Satan trong thời đại hiện nay. Chỗ này, chỗ kia, rồi chỗ nào cũng có những người áp đặt ý của mình thành ý của Thiên Chúa, lời của mình thành Lời của Thiên Chúa, giới thiệu cho người nghe một khuôn mặt Thiên Chúa đã bị biến dạng. Thiết tưởng, việc học hỏi lời Chúa trong các gia đình, trong các lớp giáo lý, cần được thực hiện nghiêm túc hơn nữa, từ người dạy đến người học, không chỉ để hiểu được Lời Chúa, sống lời Chúa, mà còn để cho Lời Chúa tác động trong mọi hành vi cử chỉ ngôn từ, và còn để phân biệt lời nào, ý nào của Chúa, lời nào, ý nào của loài người.

Để củng cố, kiện toàn cho Lời của Thiên Chúa đã được đặt nơi miệng của các Tiên Tri, Thiên Chúa đã sai chính Ngôi Lời của Ngài đến trong trần gian là Đức Giêsu Kitô. Quyền năng của Lời Thiên Chúa nay được ủy thác nơi chính Đức Giêsu Kitô. Vì thế, thánh Marcô ghi nhận rằng: “Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy.22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1, 21-22).

Sự thật về Thiên Chúa là “Thiên Chúa là sự thật”. Sức mạnh của sự thật cũng chính là sức mạnh của Thiên Chúa. Đức Giêsu đang mang cả kho tàng sự thật của Thiên Chúa đến trong trần gian, và sức mạnh ấy chiến thắng sự giả dối đang ngự trị trong lòng con người, đang làm cho con người ra ô uế. Thần ô uế, con quỷ giả dối, biết khiếp sợ trước Lời đã hóa nên người phàm: “ Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! " (c 25). Vâng, Satan vẫn biết Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, vẫn biết chỉ có Đức Giêsu sẽ tiêu diệt nó khỏi lòng con người, để con người được an nhàn thư thái. Và quả vậy, thánh Marco hôm nay cho biết: Đức Giêsu đã không tiêu diệt con cái của Thiên Chúa, nhưng ngài dùng uy quyền của Lời Thiên Chúa mà trục xuất satan và ảnh hưởng của nó ra khỏi con người. "Câm đi, hãy xuất khỏi người này! ". Ngài trả lại cho con người ấy nét đẹp nguyên tuyền của con cái Thiên Chúa, con cái của sự thật.

Ma quỷ không thể thắng được Lời của Thiên Chúa, nhưng sự dữ vẫn cứ tồn tại. Vì ma quỷ vẫn luôn nhũng nhiễu Thiên Chúa, làm rối loạn tâm can con cái của Ngài. Quỷ đang ám các chính phủ để củng cố quyền lực trần gian, lừa lọc nhau mưu lợi, tham nhũng, làm cho con cái Chúa lầm tưởng rằng phải cậy thế, cậy thần mới là chân lý. Quỷ đang ám các nhà kinh doanh người, kinh doanh trên thân xác con người, kiểu nầy, cách nọ. Quỷ cũng đang ám tâm trí bao người ăn chơi hưởng thụ vô trách nhiệm trước tội giết chết các thai nhi không thương tiếc. Quỷ đang ám các gia đình bắt đầu từ sự dối trá trong tiền bạc, trong tình cảm, đến dối trá cho những cuộc trăng hoa mây mưa ngoài vòng pháp luật của gia đình, làm mất sự thánh thiện của hôn nhân công giáo, và dần dần, phá vỡ tan tác khi cầm một tờ ly dị được xem như sự giải thoát, sự tự do.. Thần ô uế cũng đang ám tôi, ám bạn, làm cho cuộc đời mình sống trong sự giả dối từ sáng sớm đến chiều tối, và ngay cả khi vào giấc ngủ-hình ảnh của sự chết ngàn thu.

Đã đến thời gian không chỉ tin vào sức mạnh của Lời Thiên Chúa, mà phải sống Lời Thiên Chúa cách thiết thực là kết hiệp với Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Quyền Năng mà nhờ sức mạnh của Ngài làm thành lũy che chắn cho cuộc đời trước bao lời mời gọi của ma quỷ, của thần ô uế.

Nguyện xin Lời của Đức Kitô là sự thật đầy quyền năng, là giới răn mới của Thiên Chúa, thanh tẩy tâm trí chúng con khỏi sự giả dối trong tư tưởng, trong lời nói, trong hành động, để các sự ô uế không thấm nhiễm cuộc đời chúng con và thế lực chống lại Thiên Chúa không thể huyênh hoang rằng con cái của Chúa đã bại trận.

Và xin cho chúng con can đảm làm chứng cho sự thật, cho chân lý, cho Thiên Chúa trong thời đại con quỷ dối trá muốn khống chế tất cả loài người.
 
Chạy theo tà thần
Anmai, CSsR
15:00 31/01/2009
Chúa nhật 4 thường niên B (Đnl 18, 15-20; 1 Cr 7,32-35; Mc 1,21-28)

“Đời là bể khổ ”, Đức Phật nói như thế ! Ta có thể nói ngược lại “Bể khổ là đời !”. Đã sinh ra trong thân phận làm người, ai ai cũng mang trong mình những đau khổ của cuộc đời. Không khổ nhiều cũng khổ ít chứ chẳng thể nào ai mà thoát khổ được. Trong những lúc cuộc đời gặp đau khổ, con người phải đối diện với chính trong sâu thẳm của lòng mình. Thường, người ta vẫn thường nói “lúc gian nan mới biết ai là bạn”. Cũng vậy, trong những lúc gian nan thử thách của cuộc đời, ai là người để chúng ta tin tưởng, để chúng ta bám víu, để chúng ta trông cậy ?

Buổi sáng nọ, đang làm việc, bỗng dưng sơ phụ trách cộng đoàn gọi tôi có việc. Ra hành lang thì thấy sơ dẫn hai mẹ con nọ đến gặp tôi. Tôi ngạc nhiên nhưng bình tĩnh hỏi chuyện.

Bà mẹ nói trước: “Thưa Cha ! Con được người em con về nói văng vẳng bên tai con là con phải theo đạo Mẹ Maria, theo đạo ông Giêsu Kitô … mô phật ! mô phật !” Tôi nghe bà nói tôi cảm thấy căng đây vì lẽ sao mà theo đạo Mẹ Maria mà miệng lại cứ mô phật, mô phật. Tôi lấy hết bình tĩnh để nghe hai mẹ con trình bày.

Chuyện là chồng của người con của bà đã bỏ vợ để đi theo một người đàn bà khác. Cuộc sống ngày một khó khăn, chu cấp không như ngày xưa nữa. Bực bội trước cảnh đó và rồi người con của bà suy nghĩ nhiều, căng thẳng, mất ngủ ! Nghe thấy nó làm sao đó, tôi mới hỏi là tình hình sao thì người con nói là gần 1 năm nay, cô ta không ngủ được, chỉ chợp mắt nằm đó thôi và giờ đang buồn ngủ (lúc đó 9 giờ sáng). Bỗng dưng cô lăn ra chiếc ghế dài cô đang ngồi và cô nằm xuống, nằm một lát cô ngồi dậy. Tôi cảm thấy bắt đầu lúng túng và chỉ biết cầu nguyện thôi.

Đang lúc ấy thì miệng bà mẹ cứ mô phật, mô phật !

Bà mẹ lại nói tiếp rằng lúc nào bà cũng bị tiếng nói gì đó văng vẳng bên tai ! Tiếng nói ấy bảo bà đến để theo đạo Kitô !

Tôi thấy cũng căng trước hai người phụ nữ không bình thường này. Tôi nghi là hai người này có chơi bùa chơi ngãi hay đi coi thầy bà gì đây và tôi hỏi thật lòng là hai người có đi coi thầy không thì tôi mới giải quyết vấn đề được. Ban đầu còn ấp úng nhưng sau đó cô con gái đã thú nhận là đã đi coi thầy khi gia đình gặp khủng hoảng, khó khăn, nhất là khi ông chồng bỏ vợ đi theo vợ bé. Cô còn khai thêm là người ta cho uống cái nước gì đó và hiện tại bây giờ mỗi ngày vẫn còn uống nước đó !

Tôi đã hiểu vấn đề và nguyên nhân của hậu quả mà hai mẹ con đang lãnh nhận.

Đó là hai mẹ con đã chơi với thế lực ma quỷ, thế lực của sự dữ nên giờ đây phải đón nhận hậu quả bi đát này.

Để giúp cho hai mẹ con. Tôi bắt đầu phân tích cho họ thấy rằng nếu như ông thầy bói toán mà biết được cuộc đời của mọi người để ông coi bói sao ông không biết được cuộc đời của ông để mà ông phải ngồi đó để bói toán cho những con người nhẹ dạ và cả tin như các cô các bà. Nếu ông biết được tương lai, biết được mọi chuyện thì đơn giản nhất là ông mua vé số để trúng số lấy tiền mua nhà lầu xe hơi chứ sao phải ngồi trong căn nhà ọp ẹp bói toán mà còn phải canh chừng công an !

Tôi nói thêm là thời nào cũng có ma quỷ. Như thời của Chúa Giêsu như trong trang tin mừng mà chúng ta vừa nghe Thánh Maccô thuật lại đấy ! Thời nào cũng có ma quỷ cả ! Ma quỷ chính là những thiên thần đã bất tuân lệnh Chúa. Và từ những trang đầu của sách Sáng Thế, chúng ta thấy ma quỷ đã dụ dỗ bà Eva để rồi bà cùng ông phạm tội bất tuân Thiên Chúa. Chính vì hai mẹ con của bà ấy đã đi theo hay nói đúng hơn là chơi với ma quỷ thì phải lãnh nhận hậu quả như hiện nay.

Tôi bảo với hai mẹ con rằng nếu như muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay thì phải dứt khoát với ma quỷ, không còn uống nước của ông thầy cúng cho nữa. Muốn theo đạo ông Giêsu cũng được nhưng trước hết, ngay trong hiện tại cứ cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ đã rồi từ từ học đạo để theo đạo.

Nguyên nhân mà hai mẹ con này gặp phải hậu quả này đó chính là khi cuộc sống gặp khó khăn đã đi tìm đến thế giới của ma quỷ, thế giới của tà thần để giúp mình. Đơn giản nhất, khi người chồng đã theo vợ bé không còn chu cấp như xưa nữa thì chính người vợ phải cố gắng lao động để nuôi 3 đứa con, đàng này, người vợ ăn ở không, không chịu làm gì cả và rồi chạy đến thầy bùa, thầy ngãi để “giải hạn”. Tưởng chừng “giải hạn” nhưng nào ngờ “hạn” nó đến với hai mẹ con này không biết đến ngày nào mới giải được.

Thời nào cũng vậy, khi gặp khó khăn người ta không cố gắng vươn lên bằng chính khả năng của mình nhưng cứ muốn dựa vào thế lực nào đó để giải thoát mình. Lẽ ra người ta đi tìm đến Đấng Cứu Độ của đời mình, Đấng làm chủ thời gian và không gian, làm chủ trời đất muôn vật để giúp họ nhưng không, người ta vẫn cứ đi tìm những thế lực nào đó.

Như sách Đệ Nhị Luật vừa cho chúng ta biết thánh ý của Đức Chúa trên dân qua miệng Môsê. Thiên Chúa hứa sẽ cho một ngôn sứ xuất hiện để giúp cho dân, ngôn sứ ấy sẽ nói lời của Đức Chúa và người nào không nghe lời ngôn sứ ấy thì Đức Chúa sẽ hạch tội người đó.

Trước đoạn sách Đệ Nhị Luật mà chúng ta vừa nghe, tác giả sách đã cảnh báo dân rằng: “Nếu ở giữa anh em xuất hiện một ngôn sứ hay một kẻ chuyên nghề chiêm bao và nó báo trước cho anh em một dấu lạ hay một điềm thiêng, nếu dấu lạ hay điềm thiêng nó đã nói xảy ra, và nó bảo: "Chúng ta hãy theo và phụng thờ các thần khác", những thần mà anh em không biết, thì anh em đừng nghe những lời của ngôn sứ hay kẻ chuyên nghề chiêm bao ấy, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, thử thách anh em cho biết anh em có yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ không. Chính Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, là Đấng anh em phải theo; chính Người là Đấng anh em phải kính sợ; anh em phải giữ các mệnh lệnh của Người, phải nghe tiếng Người; chính Người là Đấng anh em phải phụng thờ; anh em phải gắn bó với Người. Ngôn sứ hay kẻ chuyên nghề chiêm bao ấy sẽ bị xử tử, vì nó đã hô hào nổi loạn chống Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, Đấng đã đưa anh em ra khỏi đất Ai-cập và đã chuộc anh em khỏi cảnh nô lệ, và vì nó đã muốn lôi cuốn anh em ra khỏi con đường Đức Chúa đã truyền cho anh em phải đi. Anh em phải khử trừ sự gian ác không cho tồn tại giữa anh em”. (Đnl 13, 2,-6). Con người mọi thời đại vẫn nghe ngóng, vẫn trông chờ vào lời nói của những ngôn sứ giả.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử cứu độ. Đức Chúa đã cho quá nhiều ngôn sứ đến để nói cho dân biết về tình thương cứu độ của Chúa, về thánh ý của Ngài nhưng rồi dân chúng cứ như bỏ ngoài tai để chạy theo không biết bao nhiêu là tà thần.

Thư gửi tín hữu Do Thái đã nói cho chúng ta: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng đến thời sau hết là những ngày này, Thiên Chúa đã dạy chúng ta qua Thánh Tử”.

Quả thật, có quá nhiều ngôn sứ đã được Chúa sai đến để dạy bảo, để chỉ vẽ cho dân chúng biết con đường để đi theo Chúa nhưng rồi cha ông chúng ta và thậm chí chúng ta đây có nghe lời của các ngôn sứ đâu ? Chúa nói quá nhiều, Chúa – vì yêu thương chúng ta – đã quá chăm sóc cho chúng ta nhưng nào chúng ta có chịu nghe Chúa. Những ngày này, Thiên Chúa đã dạy chúng ta qua Thánh Tử, qua Con Chí Ái của Ngài nhưng rồi chúng ta, cha ông chúng ta thời Chúa Giêsu – Con Chí Ái của Thiên Chúa – nhưng cha ông chúng ta và chúng ta có chịu nghe đâu ? Nếu chúng ta thật sự nghe theo lời Chúa Giêsu thì cuộc đời của con người, cuộc đời của mỗi người chúng ta đâu có lao đao vất vả như thế này.

Cuộc đời chúng ta, chắc có lẽ phần nào cũng giống như hình ảnh của hai mẹ con nọ mà tôi đã gặp và tôi đã kể ở trên. Những lúc cuộc đời gặp lao đao vất vả, hai mẹ con ấy cũng như chính mỗi người chúng ta đã không biết tìm đến Chúa để mà bám víu. Chúng ta vẫn chạy theo người đời để nghe đủ mọi lời ngon ngọt của người phàm mà quên đi lời của Thiên Chúa. Giả như chúng ta quên thì Thiên Chúa với lòng bao dung của Ngài, Ngài sẽ tha thứ tất cả cho chúng ta nhưng chúng ta lại cố tình quên, đó mới là chuyện đáng nói.

Còn và còn khá nhiều người trong cuộc sống khi gặp gian nan khốn khó đã không chịu tìm đến với Chúa nhưng đã chạy theo tà thần. Khi bị những cơn sóng của cuộc đời xô đẩy, lẽ ra đi tìm đến Chúa nhưng không, lại đi tìm những thầy bói của cuộc đời.

Tôi quen một gia đình nọ. Người em thì hoàn toàn tin tưởng phó thác vào Chúa, người chị thì ngược lại. Đã hơn một lần người chị rủ người em đi xem bói nhưng người em dứt khoát là không. Người em kể lại chuyện ấy với tôi và bảo rằng chị không bao giờ đi xem bói vì chị không tin. Trong chúng ta cũng có một số người như người chị của người chị mà tôi quen này luôn tìm đến thầy bà để xem vận mạng của mình nhưng nào có ai biết được tương lai phận đời của mình đâu.

Chúng ta vẫn bị giằng co của cuộc đời. Những người bói toán là những con người cùng xác cùng thịt như chúng ta lại có “khả năng” biết được vận mạng, biết được tương lai của chúng ta. Còn Chúa, Chúa với chúng ta hình như nó xa vời vợi làm sao đó để rồi chúng ta không còn tin Chúa nữa mà tin theo người bói toán. Chúa vẫn ở đó, vẫn lặng lẽ để theo dõi, để quan sát, để chở che, để quan phòng chúng ta nhưng chúng ta không chịu nhận ra Ngài đó thôi.

Nguyện xin Chúa cho chúng ta sáng suốt để nhận ra Chúa chính là cùng đích, là lẽ sống, là nguồn cậy trông của cuộc đời mỗi người chúng ta để rồi giữa những lao đao vất vả của cuộc đời xảy đến chúng ta luôn chạy đến Chúa, bám vào mình Chúa mà thôi.
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
15:04 31/01/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (68)

671. Công việc của ma quỷ

Công việc của ma quỷ là gây đổ vỡ, gây tội lỗi, cản trở tình yêu của Chúa bao bọc loài người và lan tràn trên khắp mặt đất nầy.
Từ xưa đến nay, ma quỷ đã làm hư hỏng biết bao nhiêu người. Chúng đã nhập khẩu vào trong thế gian nầy đủ mọi thứ dâm ô, lừa lọc, gian tham, độc ác, bất công. Chúng đã làm cho lan rộng khắp nơi những lối sống trớ trêu, lố bịch, nham nhở, nhăng nhít. Chúng đã xúi giục nhiều người không tin Chúa, bỏ Chúa, chống lại Chúa.
Sức hoạt động và tàn phá của ma quỷ thật ghê gớm, vì thế, Chúa Giêsu luôn cảnh cáo chúng ta đừng để cho mình bị mắc mưu ác độc của ma quỷ.

672. Ma quỷ rất tinh khôn

Ma quỷ xuất hiện một cách kín đáo, khéo léo, tinh vi, đến đỗi rất nhiều người tưởng rằng hình như không có chúng, nhưng thực ra, chúng luôn luôn có mặt bên cạnh mỗi người chúng ta.
Ma quỷ tấn công chúng ta bằng hai cách.
Ma quỷ mưu mô xảo trá thúc đẩy chúng ta làm điều gian tà để lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa bị lung lay, để làm cho chúng ta không còn tin vào Thiên Chúa nữa.
Cũng có thể ma quỷ được Chúa cho phép tấn công chúng ta trong một giới hạn nào đó, nghĩa là không được quá đáng, không được ngoài sức chịu đựng của chúng ta, đặc biệt là trong việc làm hại thân xác và của cải vật chất của chúng ta. Trong trường hợp nầy, Thiên Chúa muốn dùng sự dữ cách khôn ngoan để đem lại ích lợi cho người lành, để dẫn đưa người ta về đàng lành, như trường hợp ông Gióp.

673. Nghề của ma quỷ

Nghề của ma quỷ là cám dỗ loài người chúng ta.
Ma quỷ cám dỗ loài người chúng ta trong mọi sự, trong mọi nơi, trong mọi lúc.
Khi chúng ta gặp những cơn thử thách nặng nề về tinh thần, thể xác, vật chất, những lúc đó, ma quỷ lợi dụng để cám dỗ chúng ta mất lòng trông cậy vào Chúa, hoặc không còn tin vào Chúa nữa.
Khi chúng ta hoang mang, bối rối, không có công ăn việc làm, bị thiệt hại về nhà cửa, của cải, khi chúng ta đau ốm, túng thiếu, khi chúng ta bị hiểu lầm, gặp khó khăn hay đứng trước cái chết của người thân, ma quỷ hết sức cám dỗ chúng ta trong những dịp nầy, vì trong những hoàn cảnh như vậy, chúng ta thường dễ bị nao núng, chán nản, mất tinh thần, mất tin tưởng, hồ nghi về Chúa, thấy mình bị bỏ rơi, thấy mình đang bước đi trong đêm tối, thấy mình trở thành trò cười cho thiên hạ. Những lúc nầy, ma quỷ cám dỗ chúng ta thất vọng, cám dỗ chúng ta mất đức tin, cám dỗ chúng ta đầu hàng, cám dỗ chúng ta sống tầm thường và hèn nhát như mọi người khác….

674. Đối với ma quỷ …

Đối với ma quỷ, chúng ta luôn tỉnh thức, đề phòng, canh chừng chúng.
Chúng ta tìm đủ cách để xa lánh dịp tội, xa lánh những ai dụ dỗ chúng ta phạm tội, xa lánh những nơi mà đến đó, chúng ta dễ phạm tội, xa lánh những người xấu và những bạn bè xấu.
Chúng ta không bao giờ ở nhưng không là cội rễ mọi tội lỗi.
Chúng ta không đọc những sách báo xấu, không xem những phim ảnh xấu, không vào những trang mạng xấu.
Chúng ta chuyên cần làm việc bổn phận, sống siêng năng đạo đức, …
Ma quỷ không sợ ai, chỉ sợ Chúa Giêsu. Danh Giêsu làm cho ma quỷ run khiếp sợ hãi. Sức mạnh của Chúa Giêsu vật ngã ma quỷ dễ dàng. Sức mạnh của Chúa Giêsu đến với chúng ta qua Lời Hằng Sống và Bánh Hằng Sống của Ngài.
Ma quỷ sợ Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đạp dập đầu nó. Chúng ta hãy luôn chạy đến với Đức Mẹ Maria để Ngài giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ.

675. Điều kiện để Chúa cứu ta là ta phải tín nhiệm vào Chúa

Phải cự tuyệt cám dỗ, đồng thời phải chạy lại cùng Chúa.
Chúa để ta đau khổ, chịu cám dỗ, là cốt để ta tự hạ, tín nhiệm và đến với Chúa.
Là Chúa, Chúa có thể cứu ta. Là Cha, Chúa muốn cứu ta.
Đã dựng nên ta, đã cứu ta bằng giá máu Chúa, Chúa còn lấy việc cứu ta lúc nầy là nghĩa vụ và là vinh dự của Chúa. Nhưng trong mọi lúc, điều kiện để Chúa cứu ta, là ta phải tín nhiệm vào Chúa. (Gương Chúa Giêsu)

676. Rất nhiều danh nhân cũng đã từng thất bại nhiều lần.

Albert Einstein đã không biết nói cho đến năm 4 tuổi.
Thầy dạy nhạc của Beethoven đã từng nói: “Chẳng có chút hy vọng gì để Beethoven trở thành nhà soạn nhạc được.”
Louis Pasteur luôn đạt điểm thấp nhất trong môn hóa khi còn đi học.
Nhà khoa học về tên lửa Wernher von Braun thi trượt môn đại số năm lớp 9.
Nhà hóa học Marie Curie đã bị khánh kiệt về tài chánh trước khi phát hiện ra lĩnh vực hóa học nguyên tử. (7 Thói Quen Của Bạn Trẻ Thành Đạt)

677. Làm giàu hiện nay: bằng chất xám và dựa vào tập thể.

Trong một tạp chí, ở trang bìa phụ, có viết một đoạn như sau: “Có trí thức, chúng ta mới giàu có. Có giàu có, chúng ta mới có tự do.”
Có thể thấy vai trò của tư tưởng, quan niệm đối với con người quan trọng như thế nào.
Con người hiện đại, muốn giàu có chỉ với đồng lương của mình, e rằng còn khó hơn lên trời. Làm giàu dựa vào quan niệm và tư tưởng, mới là con đường tắt.
Bill Gates, chủ tịch tập đoàn phần mềm – người giàu nhất thế giới – chính là một ví dụ điển hình về việc làm giàu bằng chất xám. Ông có quan niệm tiến bộ hơn người, có những suy nghĩ sáng tạo mà người khác không bao giờ nghĩ tới. Biến chúng thành những phần mềm vi tính. Và ông đã trở thành cánh chim đầu đàn trong giới công nghệ thông tin, có thể kiếm được hàng trăm tỷ đôla Mỹ: “Hàng tỷ đôla không thể mua được một sáng kiến tốt, nhưng một sáng kiến tốt có thể kiếm ra hàng tỷ đôla.”
Muốn có một cuộc sống sung túc, rất đơn giản, đó là lao động bằng chất xám, chứ không phải bằng những đồng lương đủ sống qua ngày, và phải dựa vào tập thể để làm tăng của cải, chứ không nên đơn thương độc mã.

678. Phước thay những ai được giáo dục tốt!

… Ai được đối xử khoan dung, sẽ học được tính kiên nhẫn.
Ai được động viên khuyến khích, sẽ tự tin vào chính mình.
Ai được công nhận đúng mức, sẽ nhận thức được giá trị của mình.
Ai được đối xử công bằng, sẽ học được tính ngay thẳng.
Ai sống trong sự yêu thương, sẽ trung thành.
Ai sống trong sự trân trọng và chân tình, sẽ tìm thấy tình thương khắp mọi nơi. (Dorothy Law Holte) (Khám Phá Sức Mạnh Bản Thân)

679. Tiết kiệm thời giờ

Cách hiệu quả nhất để tiết kiệm thời giờ là học hỏi kinh nghiệm của người khác.
Chúng ta sẽ không bao giờ thực sự làm chủ được thời giờ nếu chiến lược chủ yếu của chúng ta về học hỏi và điều khiển thế giới chỉ dựa trên phương pháp mò mẫm sửa và sai.
Học kinh nghiệm của những người đã thành công sẽ có thể giúp chúng ta tiết kiệm được biết bao năm trời vất vả.
Chính vì thế mà tôi (Anthony Robbins) đọc sách một cách ngấu nghiến, thường xuyên dự các khóa học và nghe các băng từ.
Tôi luôn luôn coi các kinh nghiệm nầy là một nhu cầu, chứ không phải những thứ phụ thuộc, và chúng đã cống hiến cho tôi kinh nghiệm của nhiều năm, cũng như sự thành công từ đó.
Tôi khuyên bạn hãy nên học hỏi kinh nghiệm của người khác thường xuyên tối đa và sử dụng những gì bạn đã học. (Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn)

680. Bạn cần phải là con người có uy tín.

Một người không có uy tín, thì cũng giống như dây leo trên tường, không thể nào đứng vững được.
Còn một người có uy tín, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng được người khác tin cậy. Và như thế, vô hình chung, họ đã tích lũy cho mình một tài sản rất lớn, cũng nhờ thế mà họ trở nên giàu có. (Biết Người - Biết Mình)
 
Lời ngôn sứ
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
15:48 31/01/2009
Chúa Nhật IV thường niên B

“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” ( Đnl 18,16 ). Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Vì ngôn sứ nào cả gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết ( x. Đnl 18, 20 ).

Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả ? Làm thế nào để nhận biết một ngôn sứ thật nhưng không nói lời Thiên Chúa truyền mà chỉ nói lời của mình hay lời của các thần giả trá xui khiến ? Một Đại Ngôn sứ, một ngôn sứ trên mọi ngôn sứ đã xuất hiện chính là Đức Kitô. Bài trích Tin mừng thánh Maccô mà Hội Thánh giới thiệu trong thánh Lễ Chúa Nhật IV TN B gợi mở cho chúng ta hai tiêu chí để thẩm định sự chính danh, chính ngôn, chính phận của một ngôn sứ.

Lời có uy quyền: Dân chúng kinh ngạc vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư. Lời nói của một đấng có uy quyền thì thuyết phục người nghe và làm cho người nghe biết nghe theo. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có uy quyền không chỉ vì nội hàm của chúng mà trên hết vì Người là Ngôi Lời, đồng thời chính Người là người tiên phong sống và thực hiện những gì Người giảng dạy.

Các Kinh sư cũng giảng dạy nhưng họ lại không sống điều mình giảng dạy khiến Chúa Giêsu đã từng nói với dân chúng rằng: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm và hãy giữ, nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào.” ( Mt 23,2-4 ). Đức cố giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: ngày nay người ta không thích nghe ( nghe theo ) những nhà giảng thuyết mà lại nghe theo những chứng nhân. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì họ đã là những chứng nhân, tức là đã thực hiện những gì mình giảng dạy.

Lời có sức diệt trừ sự dữ và ban sự sống: Dân chúng sững sờ nói với nhau: “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !” ( Mc 1,27 ). Thần ô uế bị trục xuất thì người bị quỷ ám được chữa lành. Lời của Ngôn sứ thật là lời phát xuất từ Thiên Chúa. Xưa Thiên Chúa đã phán với Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” ( Gr 1,9-10 ).

Cả hai hiệu quả là diệt trừ sự xấu, sự dữ và trao ban sự sống, những điều thiện hảo cùng đi sánh đôi. Nếu chỉ tuyên phán những lời hứa tốt đẹp hay ngược lại chỉ nói những lời quở trách phê phán mà thôi thì hầu hết là do thần dữ xúi khiến. “Đức Chúa các đạo binh phán như sau: ‘Đừng nghe lời các ngôn sứ ( giả hiệu ) tuyên sấm, chúng phỉnh phờ các ngươi; điều chúng nói chỉ là thị kiến do tưởng tượng, chứ không phải do miệng Đức Chúa phán ra. Chúng dám nói với những kẻ khinh miệt Ta: ‘Đức Chúa phán: anh em sẽ được bình an !’ Và với những kẻ lòng chai dạ đá: ‘Tai hoạ chẳng bao giờ ập xuống anh em’ ( Gr 22,16-17 ). Vì tuyên bố những lời dối trá phỉnh phờ dân nên ngôn sứ giả Khanangia đã phải bị trừng phạt nhãn tiền (x. Gr 28,1-17 ).

Sứ mạng ngôn sứ của mọi Kitô hữu: Từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu đều đã được thông phần vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Đường lối của Thiên Chúa thì trước sau như một. Xưa nhiều lần, nhiều cách Người đã nói với tổ tiên cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời viên mãn Người đã nói với loài người chúng ta cách trọn vẹn qua chính Người Con Một làm người là Chúa Giêsu Kitô ( x. Dt 1,1-2 ). Và mãi cho đến ngày tân thế, Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục nói với loài người qua những con người. Nhân loại này, thế gian này vẫn mãi cần đến sứ ngôn để nhận biết thánh ý Thiên Chúa. Con người, đặc biệt các Kitô hữu được mời gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa để nhân danh Thiên Chúa, nói lời của Người.

Sứ mạng ngôn sứ thật cao cả và cũng thật lắm gian truân, nguy hiểm. Sự hiểm nguy, gian truân không chỉ đến do người đời bách hại mà còn có thể do bởi chính các ngôn sứ, vì lý do nào đó, đã không nói lời của Thiên Chúa mà chỉ nói lời của mình, thậm chí con nói lời do thần dữ xui khiến. Để tránh những tai hoạ này, không gì hơn, Kitô hữu chúng ta, cách riêng những người chuyên lo việc giảng dạy hãy xét xem mình đã thực hiện ra sao điều mình giảng dạy, hãy xét xem những lời mình giảng dạy có sức thuyết phục như thế nào và đồng thời hãy xét xem các lời tuyên dạy của mình có đủ đầy tính vừa xua trừ sự xấu, sự dũ và vừa làm phát sinh tình yêu, phát sinh sự sống như thế nào?
 
Trong đền thánh
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:49 31/01/2009

Trong đền thánh



Chúng ta thường suy ngắm đọc lời kinh: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền thánh…

Nói đến đền thánh, chúng ta nghĩ tới nơi thánh thiêng dành cho việc thờ kính phượng thờ Thiên Chúa uy nghi cao cả.

Nói đến đền thánh, chúng ta liên tưởng đến bầu khí thánh đức huyền nhiệm lan tỏa bao trùm trong đó.

Nói đến đền thánh, tâm hồn người tín hữu rộn lên niềm vui mừng thiêng liêng, vì đã có lần hay nhiều lần sống trải qua trong nơi đó. Nhưng cũng pha trộn tâm tình ngại ngùng, vâng có chút gì xấu hổ ăn năn sám hối, vì cảm thấy mình bất toàn tội lỗi không mấy xứng đáng khi đến nơi thánh thiêng đạo đức!

Đền thánh thời Chúa Giêsu

Đền thánh là nơi chốn dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa thì thật phải đạo và chính đáng.

Trong đền thánh lẽ ra phải tỏa lan bầu khí huyền nhiệm thánh đức. Nhưng càng ngày, như bên Âu châu, đền thánh nhiều nơi biến thành chỗ tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử xây cất. Nên bầu khí thánh thiêng cũng tan loãng biến giảm đi nhiều.

Còn tâm tình vui mừng hân hoan hay xấu hổ, ăn năn sám hối là tâm tình tốt vừa đạo đức, vừa con người. Đó là đời sống làm người.

Chúa Giêsu ngày xưa lúc sinh ra ở ngoài cánh đồng Bethlehem, nhưng được cha mẹ mang đến đến thánh Gierusalem dâng cho Thiên Chúa lúc còn thơ bé.

Trong đền thánh Ông Simeon và Bà Hanna vui mừng bồng bế Chúa Giêsu trên tay mình. Họ cũng nói đến lòng ăn năn sám hối vấp ngã của con người đối với Hài Nhi Giêsu là Thiên Chúa trong đời sống. Họ cũng nói đến sự đau khổ của Đức Mẹ Maria.

Rồi khi Chúa Giêsu lớn lên 12 tuổi theo cha mẹ lên đền thánh Giêrusalem hành hương. Nhưng khi trở về, có thể nói, Chúa Giêsu đã lẳng lặng trốn cha mẹ ở lại đền thánh nói chuyện tranh luận với những bậc thông thái (Lc 2,49). Việc này gây không ít lo lắng đau khổ cho cha mẹ Chúa Giêsu.

Sau này ra giảng đạo rao truyền tin mừng nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng đã từng vào đền thánh rao giảng cùng đuổi những người buôn bán thú vật, đổi chác tiền bạc phải ra khỏi nơi thánh thiêng đó.

Trước cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào đền thánh Giêrusalem như một vị Vua cứu tinh.

Lúc Chúa Giêsu qua đời tắt thở bức màn trong đền thánh Giêrusalem xẻ ra làm hai.( Mc 15,38; Lc 23,45)

Sau khi Chúa Giêsu về trời, các Thánh Tông đồ kéo nhau vào đền thánh Giêrusalem ca tụng ngợi khen Thiên Chúa ( Lc 24,53).

Ngay từ đầu đời hài nhi, tuổi niên thiếu, tuổi trung niên gỉang đạo và sau cùng với sự chết cùng trở về trời của Chúa Giêsu đều từ nơi đền thánh Thiên Chúa.

Những tín hữu Chúa Giêsu thuở ban đầu sau khi Chúa Giêsu về trời đã xác tín: Đền thánh xưa nay là nơi chốn cư ngụ của Thiên Chúa. Nhưng từ khi Chúa Giêsu là Thiên Chúa xuống trần gian làm người, Ngài không xóa bỏ đền thánh, mà Ngài đã vào đền thánh rao giảng. Như thế chính Chúa Giêsu là đền thánh Thiên Chúa. Người nào muốn tìm kiếm Thiên Chúa, họ sẽ gặp được Ngài trong đền thánh Giêsu.

Giáo Hội như ngôi nhà của Thiên Chúa

Thánh Phaolô trong bài giảng với dân thành Athena ở trên đồi Areopa đã nói về đền thánh: "Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền thánh do tay con người làm nên.“ ( Tông đồ công vụ 17,24)

Như vậy Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, sao Giáo Hội Chúa xưa nay lại xây dựng nhà thờ, đền thánh to lớn ở mọi nơi vào mọi thời đại?

Không. Thiên Chúa không cần nhà ở, đền thánh to lớn nguy nga. Nhưng con người chúng ta cần nơi chốn tụ họp cầu nguyện như một dấu hiệu nói lên Thiên Chúa hiện diện giữa con người chúng ta thôi.

Nhà thờ, đền thánh là nơi được Giáo Hội làm phép thánh hiến cho Thiên Chúa, nơi đây là nơi thánh thiêng dành cho việc phụng thờ cầu nguyện.

Khi bước chân qua ngưỡng cửa vào trong đền thánh hay nhà thờ là bước vào một không gian khác. Trong không gian này lan tỏa bầu khí sự thánh thiêng đạo đức, mà Giáo Hội Chúa cùng với mọi người tín hữu hằng quan tâm gìn giữ ngôi nhà dành cho sự thờ kính Thiên Chúa được cung kính xứng đáng.

Mỗi khi người tín hữu Chúa Giêsu Kitô bước qua ngưỡng cửa nhà thờ đền thánh vào trong, chúng ta đều lấy tay chấm vào bình đựng nước thánh, rồi làm dấu Thánh gía trên mình vừa để xin ơn thánh hóa mình cùng vừa để nhớ lại làn Nước Bí tích Rửa tội đã lãnh nhận, đang khi đó đồng thời bái gối hay cúi mình chào kính thờ lạy Chúa Giêsu đang ngự trong Nhà Tạm trên cung thánh.

Tâm tình cử chỉ này biểu lột lòng tin kính sâu thẳm „ Nhìn xem, đây là ngôi nhà Thiên Chúa ở giữa con người“ ( Khải Huyền 21,3).

Lễ Nến 02.02.2009
 
Đừng kết án người, đừng phê phán người!
Tuyết Mai
18:03 31/01/2009
Trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người". (Mc 1, 21-28).

Thường thì khi chúng ta nghe chuyện những người bị quỷ ám hay quỷ nhập vào người thì chúng ta rất là sợ hãi và cảm thấy thật là rùng rợn, nhưng ít có ai nghĩ rằng ngay trong con người của chúng ta cũng không ít thì nhiều bị quỷ ma hay thần ô uế chế ngự một cách rất ư là tài tình và chúng rất xảo thuật để chúng ta không thể nào có thể nhận ra chúng được? Thông thường thì những thần ô uế được dấu dưới những dạng và bộ mặt thật là ra vẻ đạo hạnh và như đạo đức lắm vậy như dân Pharisêu, luật sĩ, và những nhà thông luật xưa,.... Có phải họ bị Chúa lên án là những phường đạo đức giả, họ là những mồ mả tô vôi cho thật đẹp nhưng bên trong toàn là giòi bọ rúc rỉa, là những quân cướp ngày của những bà già góa nghèo, tay áo thì dài tà áo thì thụng rất là mầu mè và làm ra những luật lệ chỉ để làm khổ con người ta, chứ chính mình thì làm ngược lại.

Rồi thì thông thường khi chúng ta có một chút chức sắc và một chút tín nhiệm của hội nhà thờ hay ngoài xã hội, thì thích khoác lên người chiếc áo quan trọng, bắt lỗi người này sai người kia trật, bắt người phải theo cái luật do mình làm ra để làm khổ con người ta, và bắt người ta gồng gánh thật nặng? Còn chính mình thì không đụng ngón tay? Bởi nghĩ rằng mình làm lớn mà càng làm lớn thì chỉ huy động người khác làm chứ mình không phải làm dù là việc nhỏ.

Xin cho tôi được chia sẻ một chuyện mà tôi khó có thể trả lời ngay cho được, tuy dù trong tôi đã có câu trả lời, nhưng xin được cùng chia sẻ chung với tất cả anh chị em xem sao nhé! Nơi trung tâm tôi làm việc cùng ngồi một bàn độ chừng 5 ông tuổi cao niên nhưng trí óc còn rất minh mẫn tỏ vẻ rất khó chịu với một ông trong đó, vì lý do ông này đã đeo tràng hạt Mân Côi chung với chìa khóa nhà của ông. Tánh tình của ông này hình như không bình thường, thường hay chửi rủa mọi người, và thích nói và làm những gì theo ý của ông. Đại khái là ông biết ông sắp chết nên chẳng còn cần thiết gì cho mình nữa thì hà huống gì ông còn cần đếm xỉa gì đến ai!? Nhưng chỉ riêng tôi mới hiểu được tâm trạng của ông và hoàn cảnh gia đình của ông.

Ông A đã bỏ Chúa từ lâu lắm rồi! Không biết rõ chính xác là từ bao giờ hay lý do bởi vì sao? Ông đang ở lứa tuổi ngoài 80. Cách nay 4 năm ông được báo là bị ung thư phổi, cần phải mổ gấp để cứu mạng sống mình, và may mắn thay có người giới thiệu liền cho ông một linh mục để giải tội cho ông và cho ông lãnh đủ bí tích xem như là ông sẽ không thoát khỏi khoa mổ. May mắn cho ông là khoa giải phẫu đã cứu ông sống và ông cảm tạ Chúa và Mẹ Maria cho ông còn sống, và từ đó ông chịu đeo chuỗi Mân Côi trên cổ ông, đó là hình ảnh của một con người từng lăn lộn, bướng bỉnh, lì lợm, tội lỗi, nay đã biết ăn năn hối cải và trở về với Chúa Mẹ, và chắc để khoe với mọi người là ông rất hãnh diện để đeo chuỗi của Mẹ trên cổ. Đối với tôi ông là một con người ngang tàng xấc xược thật sự được Chúa đánh ngã gục trước khi cuộc đời của ông được chấm dứt? Tuy dù bề ngoài của ông vẫn làm ra chai lì và khó thương đến thế đối với tất cả mọi người, nhưng bên trong trái tim của ông chắc ông cũng mềm yếu, cũng đau đớn lắm với cái ung thư trên đầu của ông hiện giờ. Đâu có ai hiểu ông những khi ông lang thang một mình trên đường phố? Đâu có ai hiểu ông những gì ông đang gánh chịu trong gia đình thiếu tình thương của ông? Và hẳn đâu có ai gánh chịu khi cái đầu nó lên cơn đau vật vã ông đến đổ mồ hôi hột?

Vì tôi hiểu ông, nên tôi không biết phải trả lời ra sao với những con người có ý luôn phê phán người này cho phải lẽ và phải tình? Và tôi phải trả lời sao với những anh chị em luôn tỏ ra mình là con người gương mẫu, là thành viên của hội này và hội khác, nhưng khi ra khỏi khuôn viên nhà thờ, thì Chúa và Mẹ như mờ hẳn trong trái tim của họ? Và họ như được lột xác hoàn toàn là một con người khác? Một con người đối xử với một con người ở giữa phồn hoa thị tứ. Ở giữa một chợ đời mà ai khôn thì sống mà ai dại thì ráng chịu. Ở giữa một cuộc đời mà ai mạnh vì gạo bạo vì tiền thì sống, còn ai yếu bạc yếu tiền thì bị thua thiệt đủ mọi điều!??

Tôi thiết nghĩ trong chúng ta thật sự phần nhiều bị thần ô uế chế ngự trong nhiều hình thức lắm, chỉ vì chúng ta không để ý đấy thôi! Chúng chế ngự chúng ta bằng nhiều cách nhưng nhiều nhất là cấy lòng tham lam trong lòng chúng ta, vì tham lam và lòng ham muốn mọi sự, chúng ta sẽ làm tất cả những gì để đạt hay chiếm đoạt cho được. Dù anh chị em của chúng ta có thiệt thòi. Dù anh chị em chúng ta có bị thương tích. Dù là anh chị em của chúng ta có tử vong, miễn có được những gì chúng ta mong muốn để có được, cho nên thế giới hiện nay số tử vong vì nhiều lý do đã lên đến một con số báo động. Anh chị em của chúng ta trên toàn khắp thế giới đã chết nhiều vì nghèo đói, thiếu ăn, thiếu thuốc men, thiếu tình thương, và thiếu lòng quảng đại vì rất ít những con người có tấm lòng và có tình người.

Nên không phải vì chúng ta thấy những người có thần ô uế nhập vào họ rồi nghĩ rằng mình tránh khỏi được đâu! Nhưng mà vì chúng tinh xảo và quỷ quyệt lắm! Càng lành thánh bao nhiêu thì chúng lại có cách để chiêu dụ bấy nhiêu, cho đến khi chúng chiếm hẳn được con người và linh hồn của chúng ta. Ai bảo xưa kia Chúa Giêsu không bị chúng cám dỗ? Nhưng vì Thánh Thần Thiên Chúa luôn mạnh mẽ ở trong Ngài, nên Ngài đã thắng chúng và chúng đã để cho Ngài yên, và luôn rình rập để chờ dịp khác mà cám dỗ Ngài?

Lậy Chúa Giêsu! Vì Ngài là Thiên Chúa nên trong Ngài luôn tỏa ra luồng uy quyền mà ngay cả thần ô uế phải sợ hãi run giùng trước nhan thánh của Ngài. Vì Ngài là Chúa nên Giáo Lý của Ngài được mọi người kinh ngạc và nghe như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ. Xin cho chúng con luôn biết tìm kiếm Chúa và để Chúa ngự trong tâm hồn của chúng con, thì mới hy vọng thần ô uế cũng bỏ rơi chúng con như chúng đã quy phục trước uy quyền của Ngài. Chúng đã phải rên rỉ và thét lên rằng: "Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa".

Xin Chúa ban cho chúng con biết chu toàn lề luật của Chúa là trước Kính một Thiên Chúa Đức Chúa Trời, sau lại yêu người như mình ta vậy, đừng để chúng con kết tội hay phán đoán anh chị em chúng con, vì đó không phải là luật của Chúa. Xin cho chúng con biết sống yêu thương nhau trong ngày hôm nay, ngày mai, và mãi mãi. Vì có phải chỉ có tình yêu Thiên Chúa và tình yêu dành cho tha nhân sẽ xua đuổi được tất cả các tà thần hay chước của ma quỷ ra khỏi con người luôn tham sân si của chúng con?

Vâng, thưa lậy Chúa Giêsu, vì chúng con luôn yếu đuối và đớn hèn, xin cho chúng con biết chạy đến cùng Chúa, để nhờ uy quyền của Chúa mà bênh vực che chở cho chúng con với xác phàm yếu đuối tội lỗi. Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, xin luôn ở cùng với chúng con. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tha vạ tuyệt thông cho Huynh Đoàn Piô X Tòa Thánh lãnh đủ búa rìu dư luận
Đặng Tự Do
01:26 31/01/2009
Nhiều nơi trên thế giới đã có những tuyên cáo và những bài báo kịch liệt chống lại việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tha vạ tuyệt thông cho Huynh Đoàn Piô X. Vụ việc đã diễn ra theo sau những cáo buộc cho thấy Giám Mục Richard Williamson của Huynh Đoàn Piô X là người đã phủ nhận biến cố tàn sát người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.

Giám Mục Richard Williamson
Tại Anh, các dân biểu thuộc nhiều phe trong Hạ Viện Anh đã đồng thanh chống lại quyết định của Tòa Thánh.

Thành viên Quốc Hội Anh, ông Sadiq Khan cho rằng “việc nâng cao một người đáng khinh bỉ như thế” và sự kiện ông ta có thể giữ một chức vụ cao trọng như thế gây cho ông “một quan ngại sâu xa”.

Dân biểu Lao Động David Winnick kêu gọi thủ tướng “lên án việc một giám mục là người Anh, một người phủ nhận biến cố tàn sát người Do Thái, một kẻ phò Quốc Xã đã được Vatican đưa trở lại vào hàng ngũ của mình. Và dù tôi nhìn nhận rằng Vatican không dính dấp gì tới nhận định của giám mục này nhưng thật bất hạnh khi đưa vào hàng giáo sĩ Công Giáo một kẻ phủ nhận sự tồn tại những lò ga giết người.”

Giám Mục Williamson đã bị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra vạ tuyệt thông vào năm 1988 cùng với những thành viên của trào lưu ly giáo Pius X là những người đã chống lại những cải tổ của Công Đồng Chung Vatican II.

Điều cần lưu ý rằng quyết định tha vạ tuyệt thông do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra hôm 24/1/2009 chỉ có nghĩa là những thành viên của trào lưu ly giáo Pius X được đón nhận lại vào Giáo Hội, được rước lễ. Quyết định này không có nghĩa là Giám Mục Williamson có thể dâng lễ như một linh mục Công Giáo.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cũng ghi nhận rằng cử chỉ của Đức Thánh Cha không có nghĩa là Huynh Đoàn Piô X đã “hiệp thông hoàn toàn” với Giáo Hội Công Giáo. Cử chỉ này là lời mời gọi huynh đoàn này “chấp nhận hoàn toàn Huấn Quyền và dĩ nhiên là Công Đồng Vatican II”.

Cũng nên nói thêm là SAU KHI Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục ký quyết định của Đức Thánh Cha tha vạ tuyệt thông cho Huynh Đoàn Piô X hôm 21/1 và công bố chính thức hôm 24/1 thì đến ngày hôm sau 25/1 Giám Mục Williamson mới tuyên bố trên đài truyền hình Thụy Điển ý kiến phủ nhận của ông đối với vụ tàn sát người Do Thái.

Hôm thứ Sáu, Hội Đồng Các Tư Tế Do Thái thông báo với Tòa Thánh ý định của họ là sẽ bãi bỏ các phiên họp vào Tháng Ba tới đây tại Rome để phản đối quyết định của Đức Thánh Cha.

“Cuộc đối thoại đã được bắt đầu từ năm 2000 theo sau cuộc thăm viếng [một đền thờ Do Thái Giáo] của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không thể tiếp tục như thể không có gì xảy ra sau một quyết định như thế được diễn ra gần ngày cộng đồng thế giới kỷ niệm biến cố diệt chủng người Do Thái”.
 
Tuyên cáo của Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại về những tấn công nhắm vào Đức Thánh Cha
Nguyễn Việt Nam
01:55 31/01/2009
Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại vừa công bố một tuyên cáo như sau để trả lời cho những tấn công dữ dội của báo chí nước này nhắm vào Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sau khi ngài tha vạ tuyệt thông cho Huynh Đoàn Thánh Piô X.

1. Hội Đồng Các Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại cảm thấy bàng hoàng trước nhận định cho rằng cách nào đó tội ác ghê tởm tàn sát người Do Thái không phải là một sự kiện lịch sử. Các Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại hiệp cùng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong lời kêu gọi tất cả mọi người nhận ra sự kiện tàn sát người Do Thái là “một lời cảnh cáo về chủ nghĩa thờ ơ, phủ nhận và tương đối hóa”.

2. Hội Đồng Các Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại hiệp cùng Tòa Thánh trong việc lên án và phủ nhận những tuyên bố của Giám Mục Williamson đưa ra liên quan đến vụ tàn sát người Do Thái.

3. Hội Đồng Các Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại hiệp cùng Tòa Thánh trong quyết tâm theo đuổi tiến trình đối thoại với người Do Thái như đã được tái khẳng định trong tuyên bố của các Đức Giám Mục Gia Nã Đại trong cuộc họp Khoáng Đại diễn ra hồi tháng Chín 2008.

4. Tổng quyền của Huynh Đoàn Thánh Piô X là Giám Mục Bernard Fellay đã đưa ra lời xin lỗi về những nhận định của Giám Mục Williamson và công bố rằng Giám Mục Williamson đã bị cấm không được đề cập đến vấn đề này nữa.

5. Chỉ có vạ tuyệt thông đã được công bố trên bốn Giám Mục là thành viên Huynh Đoàn Thánh Piô X, bao gồm Giám Mục Williamson, do chấp nhận truyền chức Giám Mục mà không được Đức Thánh Cha phê chuẩn là được hủy bỏ. Việc tha vạ tuyệt thông này không có nghĩa là tha luôn những án phạt vì những lỗi lầm khác. Sắc lệnh được công bố hôm 24/1/2009 bởi Tòa Thánh không cho phép Giám Mục Williamson hay các Giám Mục khác thực thi các thừa tác vụ một cách hợp luật hay thi hành các trách vụ hay các hành vi quản trị trong Giáo Hội Công Giáo. Sắc lệnh này chỉ đơn giản là mở ra khả năng phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.

+ ĐTGM James Weisgerber,
TGM Winnipeg
Chủ tịch Hội Đồng Các Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Phi Châu tháng Hai
Bùi Hữu Thư
02:21 31/01/2009

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Phi Châu tháng Hai



VATICAN ngày 30 tháng 1, năm 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cầu nguyện đặc biệt cho Phi Châu tháng tới, trước khi ngài tông du Angola và Cameron 7 ngày trong tháng Ba.

Hội Tông Đồ Cầu Nguyện tuyên bố ý chỉ chung được Đức Thánh Cha lựa chọn: “Xin cho các chủ chiên của Giáo Hội luôn luôn tuân hành tác động của Chúa Thánh Thần trong việc giảng dậy và phục vụ dân Chúa."

Đức Thánh Cha cũng lựa chọn một ý chỉ cho mỗi tháng. Vào tháng Hai, ngài sẽ cầu nguyện: “Cho Giáo Hội Phi Châu có thể tìm được các thể thức và phương tiện để cổ võ cho việc hoà giải, công chính và hòa bình một cách hữu hiệu, theo quyết nghị của Phiên Họp Khoáng Đại lần thứ hai của Hội Dồng Giám Mục Phi Châu."
 
Giám Mục Williamson xin lỗi Đức Thánh Cha vì vừa được tha vạ tuyệt thông đã đem đến bão tố cho Tòa Thánh
Thuý Dung
02:31 31/01/2009
Giám Mục Richard Williamson, người vừa được Đức Thánh Cha tha vạ tuyệt thông đã lập tức đem đến cho Đức Thánh Cha và Tòa Thánh biết bao nhiêu khó khăn và búa rìu dư luận về nhận định cho rằng vụ tàn sát người Do Thái chưa từng xảy ra.

Trong lá thư đề ngày 28/1/2009 và mới được công bố hôm qua, Giám Mục Richard Williamson đã xin lỗi Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Castrillón Hoyos và Tòa Thánh.

Toàn văn nội dung lá thư như sau:

Trọng Kính Đức Hồng Y Castrillón Hoyos

Thưa Đức Hồng Y,

Giữa cơn bão truyền thông kinh hoàng gây ra do những nhận xét thiếu cẩn trọng của tôi trên đài truyền hình Thụy Điển, tôi khẩn xin Đức Hồng Y chấp nhận nơi đây, chỉ như những lời chân thành hối tiếc của tôi vì đã gây cho chính ngài và cho Đức Thánh Cha những buồn phiền và khó khăn không cần thiết.

Đối với tôi tất cả những gì đáng kể nhất chỉ là Chân Lý Nhập Thể và những ưu tư của Ngài cho một Giáo Hội chân chính duy nhất mà chỉ qua đó chúng ta mới có thể được cứu rỗi linh hồn và được hưởng ánh sáng ngàn thu qua con đường hẹp đến với Thiên Chúa Toàn Năng. Vì thế tôi chỉ có một nhận định muốn nói từ tiên tri Giôna chương 1 câu 12:

“Nâng con lên và ném con xuống biển; biển sẽ lặng yên vì ngài; vì con biết chính bởi con mà bão tố ập lên ngài”.

Cũng xin nhận và chuyển đến Đức Thánh Cha lời cám ơn chân thành của cá nhân tôi đối với tài liệu được ký hôm thứ Tư và được công bố hôm Thứ Bẩy. Với lòng khiêm cung, tôi sẽ dâng lễ cho hai vị.

Chân thành trong Chúa Kitô

+ Richard Williamson
 
Chứng Nhân Tận Mắt Công Đồng Vatican II (3)
Vũ Văn An
08:22 31/01/2009
Chứng Nhân Tận Mắt Công Đồng Vatican II

9. Ðầu Thánh Andrê Hoàn Về Cố Hương

Cùng với sự diễn tiến của Khóa ba Công đồng, người ta có cảm giác cần phải tiến hành sự việc nhanh hơn lên.

Tuy thế, luôn luôn vẫn tìm ra thì giờ để mừng vui, như dịp xẩy ra ngày 23 tháng 9 năm 1964, đánh dấu việc hoàn lại thủ cấp Thánh Andrê cho nhà thờ Chính thống giáo tại thành phố Hylạp Patras.

Hình như thủ cấp này đã được giáo hội Hy-Lạp trao phó cho Rôma giữ hộ vào năm 1462 để tránh khỏi lọt vào tay đoàn quân xâm lăng Thổ Nhĩ Kỳ. Rôma giữ thủ cấp ấy trong 502 năm, hình như hơi lâu hơn thời gian giáo hội Hy-Lạp vẫn nghĩ.

Nhưng ở Rôma, 500 năm có là bao? Dù sao, cuối cùng chúng ta cũng đã trả lại di hài này, và việc trao trả long trọng ấy khởi đầu bằng việc đức Phaolô tự mình đi chân đất tay mang di hài tiến vào Nhà thờ Thánh Phêrô.

Cuộc thảo luận về người Do-Thái sau đó lại tiếp diễn, và kết cuộc các nghị phụ đưa ra đề nghị phải xem sét luôn các tôn giáo khác không phải là Kitô giáo. Kết quả sau cùng là một tuyên ngôn tuyệt tác về các tôn giáo không phải là Kitô giáo.

Ðề mục kế tiếp của nghị trình là Mạc Khải, tiếp tục cuộc tranh luận về đề án Hai Nguồn Mạc Khải. Ðề án này, dưới hình thức sửa đổi, đã xử lý thích đáng mối liên hệ giữa Thánh Kinh và thánh truyền trong Giáo hội Công giáo, nên đã được thông qua không mấy khó khăn.

Sau đó là đề án về Ðời Sống và Thừa Tác Vụ Linh Mục. Ðề án này đã được soạn thảo một cách cấp tốc để chỉnh lại sự thiếu sót không bàn đến các linh mục một cách đầy đủ trong chương nói về phẩm trật của đề án về Giáo hội. Chính vì vậy, nó bị chỉ trích nặng nề và đã bị đa số nghị phụ bác bỏ.

Trong khi đó, các nghị phụ quay qua bàn về Giáo hội Ðông phương. Dưới tiêu đề này, các nghị phụ muốn bàn đến các cộng đồng Công giáo nhỏ bé tại vùng Ðông Ðịa Trung Hải, được Toà Thánh tổ chức trong mấy thế kỷ vừa qua tại các lãnh thổ mà đại đa số Kitô hữu thuộc các Giáo hội Chính thống.

Có nhiều điểm đặc biệt cần phải xem sét mà phần lớn chúng tôi không hay biết mấy. Tuy nhiên, công lớn của đề án này là đã đẩy Thượng phụ Maximos IV Saigh nhẩy vào vòng chiến một lần nữa. Ngài là diễn giả cuối cùng trong ngày. Thường thường diễn giả cuối cùng bao giờ cũng gặp một cử toạ bồn chồn và không muốn nghe, chỉ muốn diễn giả câm cái miệng lại để họ còn ra về cho sớm. Nhưng đối với Thượng phụ Maximos, sự tình lại khác hẳn.

Bằng một giọng bốc lửa đầy nhiệt tình (dù đã ngoài 80), ngài làm cử toạ như hút hồn say mê theo dõi cuộc tấn kích hùng hồn của mình. Ngài đòi phải tái nhìn nhận các tòa thượng phụ ngày xưa gồm Constantinople, Antioch, Alexandria và Giêrusalem, trong cái vẻ huy hoàng tinh nguyên của chúng.

Quả là một lời kêu gọi tuyệt diệu, nhưng không thực tế bao nhiêu. Vì cái vẻ huy hoàng đã thuộc về lịch sử ấy làm sao kéo được các tòa thượng phụ oai hùng kia ra khỏi những nhóm Công giáo thiểu số sống giữa các dân tộc theo Chính thống giáo và Hồi giáo!

Tông đồ Giáo dân là đề tài tranh luận tiếp theo. Vấn đề liên quan đến tông đồ giáo dân là trong mấy thế kỷ trước đây tiếp theo Phong trào Cải cách, Giáo hội Phương Tây hầu như đã quên khuấy tông đồ giáo dân là gì. Quá nhiều thần học và biện giáo đã được khai triển về bản chất phẩm trật của Giáo hội, đến nỗi vai trò của giáo dân bị đẩy vào một thế khinh miệt nào đó.

Tuy nhiên, mấy thập niên trước Vatican II, một sinh khí phục hồi vĩ đại trồi lên, qua việc xuất hiện một số lớn các tổ chức giáo dân. Công giáo Tiến hành được thành lập tại một số nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Châu Mỹ La-tinh. Tại các vùng ấy, Công giáo Tiến hành được coi như một tổ chức đặc thù, được xây dựng cách thận trọng như là trực tiếp dưới quyền kiểm soát của giám mục địa phương, với mục tiêu phục hồi ảnh hưởng Công giáo trong xã hội nhân bản.

Công giáo Tiến hành nhận được một thúc đẩy hết sức lớn lao khi kinh sĩ vĩ đại (sau này là Hồng y) Cardijn khai mở ra Phong trào Thanh Lao Công với phương pháp “nhìn xem, phán đoán và hành động”. Phong trào này cùng với các tổ chức phỏng theo khác sau này được mệnh danh là Công giáo Tiến hành chuyên biệt.

Trong các xứ nói tiếng Anh, từ ngữ trên được áp dụng rộng rãi để miêu tả nhiều tổ chức khác của giáo dân đến nỗi các từ ngữ “Công giáo Tiến hành” và “Tông đồ Giáo dân” trở thành đồng nghĩa, có thể sử dụng lẫn cho nhau.

Ðức giáo hoàng Piô XI định nghĩa Công giáo Tiến hành là “việc giáo dân tham dự vào hoạt động tông đồ của hàng giáo phẩm”. Nhưng khi suy tư về vai trò của người giáo dân trong thế giới đã trở nên rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn, thì người ta hiểu ra định nghĩa trên không còn đầy đủ nữa. Vì người giáo dân có việc riêng phải làm ngoài việc trợ giúp các giám mục thực hiện nhiệm vụ của các ngài.

Công lớn của cuộc tranh luận về tông đồ giáo dân là đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò người giáo dân trong việc đưa ảnh hưởng Kitô giáo đi vào trần gian. Ðây quả là một đóng góp lớn lao. Tuy nhiên đề án này bị công kích nặng nề đến độ vị chủ tịch ủy ban phụ trách hứa sẽ duyệt lại toàn bộ đề án.

Hy vọng công đồng có thể kết thúc trong khóa thứ ba như thế đã tan thành mây khói. Khóa thứ tư là điều không thể tránh khỏi.

10. Vị Tổng giám mục quá ghiền cá trích

Giữa khóa ba của Công đồng Vatican II, tức ngày 20 tháng 10 năm 1964, đề án về Giáo hội Trong Thế giới Ngày nay được đem ra thảo luận. Ðây là một đề án rất khó soạn thảo. Vì đây là lần đầu tiên một công đồng của Giáo hội giáp mặt với vấn đề các mối tương quan giữa Giáo hội và trần gian.

Cơ phận phụ trách việc soạn thảo đề án này, trong cơ cấu tái tổ chức xẩy ra sau khóa thứ nhất của Công đồng, được mệnh danh là một “ủy ban hỗn hợp”, nghĩa là một liên ủy ban gồm các thành viên của ủy ban thần học và ủy ban tông đồ giáo dân.

Các thành viên này đã làm việc lâu dài và vất vả từ đầu năm 1963 cho mãi đến đầu khóa ba nghĩa là khoảng các tháng 9 và 10 năm 1964. Họ gặp đủ loại vấn đề để bàn cãi: tài liệu của họ nhằm nói với ai đây? Với người Công giáo hay với người trong thế giới nói chung? Những vấn đề đặc thù nào cần được thảo luận? Và khi thảo luận về chúng, tài liệu cần nhằm mục tiêu gì?

Xem ra tài liệu này đã kinh qua một diễn trình đến bốn năm lần sửa đi soạn lại. Những biện bác mà liên ủy ban trên đã kinh qua, giờ đây trở thành những biện bác của chính toàn thể công đồng.

Ðầu tiên cuộc tranh luận nhằm vào đề án một cách chung, sau đó mới đi vào nội dung qua tám đề mục chi tiết: ơn gọi nhân bản, Giáo hội phục vụ Thiên Chúa và nhân loại, phẩm giá nhân vị, hôn nhân và gia đình, sự đơn nhất của gia đình nhân loại, và duy trì hòa bình. Quả là một học trình vĩ đại.

11 diễn giả đầu tiên tham dự cuộc tranh luận có nên chấp nhận đề án hay không đều là hồng y. Ðức Hồng y Meyer của Chicago thật là xuất sắc trong lời trình bầy, một tóm lược tuyệt vời nền thần học của Thánh Phaolô về vai trò đức Kitô trong vũ trụ, với rất nhiều trích đoạn rút từ các thư Rôma, Côlôxê và Êphêsô. Ngài nói tới sự thống trị của đức Kitô trên khắp vũ trụ do cái chết và sự phục sinh của Người, và ơn cứu độ, từng đến với gia đình nhân loại qua mầu nhiệm đức Kitô, cũng đã tác động đến vũ trụ như thế nào, một vũ trụ trong đó gia đình nhân loại sống và làm việc, một vũ trụ sau cùng sẽ biến hóa thành trời mới đất mới. Ðức hồng y Meyer nhắc đến một trong những nhà cổ động vĩ đại của loại thần học này, linh mục Pierre Teilhard de Chardin.

Ðức tổng giám mục Heenan của Westminster lại không có cùng một tâm thức. Ngài cho rằng bản văn đề án là một thảm họa, và khi lên tiếng chỉ trích, ngài đã nhân cơ hội này tố cáo các chuyên viên tôn giáo cỡi mây vũ trụ (globetrotting) làm rối loạn đức tin của những người Công giáo đơn thành. Nhiều người nhận ra ngài muốn nhắm linh mục Bernard Haring, nhà thần học luân lý thời danh lúc ấy đang giảng dạy tại Anh quốc.

Viện phụ Tu viện Beuron thuộc dòng Bênêđictô, Ðức quốc, khi can thiệp cho rằng hình như ngài nhớ có một nhóm tu sĩ cỡi mây vũ trụ hiện đang dừng lại tại Anh và an cư lạc nghiệp ở Canterbury.

Từ đấy có lời phao đồn rằng đức tổng giám mục Heenan hiện đang bị bệnh chuyên viên (peritinitis) hành vì ăn quá nhiều cá trích và hiện được thuốc Bênêđictô chữa trị.

Tôi tham gia cuộc tranh luận bằng cách về phe với đức hồng y Meyer và lên tiếng ca ngợi linh mục Teilhard de Chardin. Viện phụ Beuron không vui với cha Teilhard vì vị linh mục này đã bỏ qua tầm cỡ sự ác trong thế giới và xem ra đã phản ảnh các sai lầm của một giáo phụ sơ khai là Origen. Theo giáo phụ này, không có sự trừng phạt đời đời. Ðức giám mục Spulbeck của Meissen, Ðức quốc, sau đó đã hô hào ủng hộ cha Teilhard, bằng cách nhấn mạnh đến ảnh hưởng lớn lao của ngài trong các giới khoa học.

Còn nhiều can thiệp khác đối với đề án, cả chống lẫn bênh, và sau cùng nó được chấp nhận để bàn cãi thêm với số phiếu 1579 thuận, 926 chống.

11. Hòa bình, Nghèo đói và Thuốc ngừa thai

Cuộc thảo luận từng chương một đề án về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay, mà đôi khi được nhắc đến dưới tên “đề án mười ba”, đề cập đến những đề tài như Dấu chỉ Thời gian, Nhân phẩm và Hôn nhân.

Thuật ngữ Quan sát Các Dấu chỉ Thời gian đã trở thành một tiêu đề khá nổi bật kể từ ngày đức giáo hoàng Gioan XXIII phổ biến nó lần đầu. Thuật ngữ này muốn nói đến việc phải nhậy cảm đối với các triển khai mới trong kinh nghiệm xã hội nhân bản và phải mạnh dạn liên hệ với chúng qua giáo huấn và ảnh hưởng thiêng liêng của Giáo hội.

Thời Công đồng Vatican II, các Dấu chỉ Thời gian bao gồm việc phổ quát hóa văn hóa, việc phát triển nhanh chóng các khoa học và kỹ thuật, việc xã hội hóa sâu rộng gia đình nhân loại, việc giải phóng phụ nữ, và chủ nghĩa cộng sản vô thần.

Các giám mục Nam Phi lỡ chuyến tầu không có dịp thảo luận về chủ đề nhân phẩm. Một vị trong chúng tôi đáng lý ra đã lên tiếng về vấn đề kỳ thị chủng tộc, nhưng lúc ấy, chúng tôi đã không nghĩ đến vấn đề này. Trong số những vị nghĩ đến vấn đề đó, có hai giám mục Mỹ, một giám mục Ấn độ và tổng giám mục Malula của Leopoldville, Congo. Ðức tổng giám mục Malula, khi đề cập đến kỳ thị chủng tộc, đã nghiêm khắc lên án chủ nghĩa bộ tộc (tribalism). Một số giám mục đã nói rất hay đến vai trò phụ nữ.

Khi chủ đề về hôn nhân và gia đình được đem ra bàn, thì công đồng được thông báo, giống như trước đây, là vấn đề chủ yếu về hạn chế sinh đẻ đã được đứcThánh Cha Phaolô VI dành riêng cho một ủy ban đặc biệt. Tuy thế, một số diễn giả cũng đã nói rất gần tới vấn đề ấy dù không đề cập thực sự đến thuốc ngừa thai hay các tiền thân của nó.

Ðức hồng y Leo Josef Suenens của Brussels là vị chèo tới gần đầu gió nhất, đến độ mấy ngày sau ngài phải chối là mình không biện minh cho việc ngừa thai. Một số lớn các nghị phụ nghĩ là ngài quả có biện minh cho nó và, dĩ nhiên, truyền thông thế giới đã làm rùm beng cả lên về vụ này.

Sau những ngày cuối tuần kéo dài, bao gồm cả lễ Các Thánh, Công đồng tiếp tục bàn đến các chủ đề văn hóa, kinh tế, tình liên đới nhân loại và hòa bình.

Ðức hồng y Lercaro của Bologna kêu gọi phải làm chứng nhân lớn hơn cho đức khó nghèo trong Giáo hội. Ðó là đề tài rất ăn ý của ngài. Xem ra ngài không muốn thưởng thức vẻ huy hoàng lộng lẫy của một hồng y tại Ý.

Các vị khác lên tiếng về tự do nghiên cứu, và đức cha hùng biện Elchinger của Strasbourg bên Pháp lên tiếng kêu gọi phải long trọng phục hồi danh dự cho Galileo. Cái ông Galileo khốn khổ từng phải chối từ cái lý thuyết trái đất quay quanh mặt trời của mình, chứ không phải ngược lại. Truyền thuyết cho rằng khi đứng dậy, ông ta thì thào nói về trái đất “eppur si muove” (tuy nhiên nó vẫn cứ quay).

Nếu đức hồng y Ottaviani được gọi lên để phục hồi danh dự cho Galileo nhân danh Bộ Tín lý mà ngài đứng đầu, người ta tự hỏi không hiểu ngài sẽ thì thào điều gì.

Sau đó là các diễn văn về văn hóa, giáo dục, nghèo đói.

Cuộc tranh luận trở nên thích thú với việc lựa chọn một người Mỹ, ông James Morris, chủ tịch Hội đồng Di dân Công giáo Quốc tế, để nói một cách đầy hình ảnh về các khu vực nghèo đói kinh niên của thế giới.

Ông nhấn mạnh rằng 16% nhân loại (một con số phần lớn bao gồm cộng đồng Bắc Ðại Tây Dương) đang thụ hưởng 70% tài nguyên của thế giới. Ông nhắc đến việc các xứ giầu đều là những nước theo truyền thống Kitô giáo, và kết luận rằng Giáo hội phải tung hết các tài nguyên thiêng liêng và tinh thần của mình vào việc giải quyết vấn đề này. Ông Morris hy vọng rằng Công đồng sẽ quyết định thiết lập ra một bộ máy với kích thước hoàn cầu để động viên các nỗ lực Công giáo.

Cuộc thảo luận về hòa bình đã mang lại nhiều ý kiến mạnh mẽ như phải triệt để lên án toàn bộ vũ khí hạch nhân dù điều này xem ra có nghĩa phải đơn phương tài giảm vũ khí về phía những quốc gia chịu lắng nghe tiếng nói của Công đồng. Nhưng ai dám nghĩ Mỹ sẽ tài giảm binh bị khi Nga sô không chịu làm như thế?

Hai vị giám mục nói tiếng Anh đã đem Công Ðồng trở lại mặt đất, nơi chiến tranh vẫn đang xẩy ra như cơm bữa, bằng cách phân tích rất chính xác các hệ luận của việc đơn phương tài giảm binh bị.

Ðóng góp ấy đã kết thúc giai đoạn đầu cuộc thảo luận về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay. Liên ủy ban phụ trách có dư các tài liệu để xem sét lại đề án này.

12. Tranh luận về ơn gọi, cãi cọ về tối thượng giáo hoàng

Diễn trình cắt xén từng đặt để trên ba đề án Hoạt động Truyền giáo của Giáo hội, Ðời sống Tu dòng và Huấn luyện Chủng viện đã đem lại hậu quả bất hạnh cho đề án giữa, như đã từng xẩy ra cho đề án đầu. Diễn trình ấy đã lấy hết sinh khí ra khỏi đề án này, rút nhỏ nó lại chỉ còn là những công thức luật pháp và những biện pháp thực tiễn.

Trước Công đồng không lâu, đức hồng y Suenens của Brussels có xuất bản một cuốn sách tựa là Người Nữ Tu Trong Trần Gian. Ngài biện luận rằng vì Giáo hội có sứ mệnh truyền giáo, nên cuộc sống tu dòng, một cuộc sống tận hiến cho Giáo hội, cũng phải có tính cách truyền giáo một cách rõ rệt.

Các diễn giả tại Công đồng chia thành hai khuynh hướng: một khuynh hướng ủng hộ quan điểm trên, một khuynh hướng chủ trương rằng yếu tính cuộc sống tu dòng là cầu nguyện, hãm minh và phần nào xa lánh thế gian.

Cuộc tranh luận trên phần nào đã khiến Công đồng sao lãng không xem sét những điều cốt yếu thực sự của đời sống tu dòng. Tuy nhiên vẫn có những can thiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc sống chiêm niệm. Lại có những nghị phụ khác lên tiếng cảnh cáo các tu sĩ đừng thiết lập những cơ sở như trường học hay nhà thương ít có tính chứng tá cho đức khó nghèo.

Hiển nhiên khó mà phúc âm hóa được thế giới nếu không mặc lấy một vài đặc điểm của thế giới.

Một đề án không thích đáng đã khởi diễn một tranh luận không thích đáng, và cần nhiều việc phải làm nữa để miêu tả rõ rệt hơn và xác tín hơn yếu tính của đời sống tu dòng và qui mô đời sống ấy có thể can dự vào công việc truyền giáo mà không nguy hại đến yếu tính kia.

Bởi thế, không ai ngạc nhiên khi đề án trên bị dẹp bỏ với tỷ số khá xít xao 1153 chống, 882 ủng hộ. Rất nhiều đề nghị sửa đổi được thu thập, nên đề án cần được tu chỉnh rất nhiều.

Ðề án đem ra thảo luận kế tiếp là đề án về huấn luyện chủng viện. Ðề án này cũng thế, từng bị rút vắn thành những công thức, và sau đó được nới rộng ra bằng cách thêm vào khá nhiều điểm từng bị cắt bỏ.

Ðây là đề án chính bản thân tôi có đóng góp từ lúc Công đồng khai mở. Tôi hết sức ca ngợi tài chuyên môn của vị thư ký là linh mục dòng Bênêđictô (sau lên hồng y) Augustinô Meyer, và linh mục Paul Dezza, sau này là quyền bề trên cả Dòng Tên - một bậc thầy về văn phong cô đọng. Với sự giúp đỡ của hai vị, chúng tôi đã có thể rút từ đề án ra các mệnh đề chính yếu rồi khai triển các mệnh đề ấy trở lại thành đầy đủ tương đối đáng trọng, trong khi vẫn giữ được những điểm chính chúng tôi muốn nhấn mạnh.

Sau khi trình bầy xong đề án của mình, quả là một sảng khoái được ngồi thoải mái, lắng nghe điệp khúc chấp thuận và ca ngợi từ các nghị phụ. Chúng tôi được lòng hầu hết các giám mục với một dẫn nhập khuyến cáo cho các hội đồng giám mục được quyền tự do đưa ra những thích ứng cần thiết đối với những qui phạm tổng quát được trình bầy trong đề án.

Các điểm lôi cuốn các diễn giả bao gồm tính cách quân bình tổng quát của đề án, chiều hướng tông đồ, đòi hỏi ý thức hệ phải xem sét đến khía cạnh kinh thánh và thực tiễn, huấn luyện tu đức phải mang theo tính chất tông đồ, và việc nhấn mạnh đến kinh nghiệm thực tế trong các chức phận mục tử.

Nên không ngạc nhiên khi đề án này được chấp thuận với đa số tuyệt đối 2076 phiếu thuận, 41 phiếu chống.

(Còn tiếp)
 
Tôn giáo và truyền thống văn hóa
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:35 31/01/2009
LA SAÔNE ET LOIRE, Pháp quốc -- Hôm 24 và 25 tháng 1 vừa qua, lễ hội của những người làm vườn nho thuộc vùng Bourgogne diễn ra tại thành phố Mâcon, thủ phủ của tỉnh La Saône et Loire. Dân chúng tham gia các cuộc diễu hành khắp thành phố cùng với các ảnh tượng các thánh cũng như các nhãn hiệu rượu. Những người tham quan được mời thưởng thức các loại sảm phẩm rượu khác nhau. Cao điểm của lễ hội này là thánh lễ được cử hành bởi đức cha giáo phận Autun tại nhà thờ chính tòa Saint Vincent. Cũng nhắc lại rằng thánh Vincent phó tế tử đạo (304) thuộc giáo phận Autun là quan thầy của những người làm vườn nho được mừng vào ngày 22tháng giêng hàng năm.

Khi nhắc đến tên Bourgogne, người ta nghĩ ngay đến các loại rượu nổi tiếng của nước Pháp, như rượu trắng Mâconnais, các loại sản phẩm rượu Beaune, hay các nhãn hiệu của Côte d’Or. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ trong Kinh thánh nói về vai trò quan trọng không thể thiếu của rượu trong các dịp tiệc tùng và lễ hội: « Rượu làm phấn khởi lòng người ». Phép lạ đầu tiên mà Đức Giêsu đã làm là biến nước thành rượu trong dịp dự tiệc cưới tại Cana. Nhờ đó, gia chủ tránh khỏi tình thế bối rối, và các thực khách được kéo dài niềm vui.

Trong dịp lễ hội này, có thể nhận thấy thái độ tạ ơn của con người đối với trời đất. Trong thánh lễ hàng ngày, thái độ này được đề cập đến khi dâng bánh và rượu. Đó là sản phẩm tinh tuyền giữa công sức lao động của con người trên những cánh đồng lúa miến và nho kết hợp với các ơn trời cho mưa thuận gió hòa. Cũng như bà con nông dân canh tác lúa tại Việt Nam, thợ làm vườn nho cũng phụ thuộc sâu sắc đến yếu tố thời tiết. Vụ thu hoạch nho vừa rồi, loại nho trắng được mùa, trong khi đó loại nho đỏ thì bị thất thu. Trong suốt một năm trời, người thợ vườn nho phải đổ rất nhiều công sức để chỉ trông chờ một vụ mùa bội thu.

Một yếu tố nữa cũng cần được nhắc đến trong dịp lễ hội này đó là con người là đối tượng được thừa hưởng những thành quả của công sức mình bỏ ra, được thừa nhận các quyền căn bản của con người. Họ hoàn toàn có quyền tổ chức một lễ hội riêng của mình và được đại diện của chính quyền và giới chức tôn giáo nhìn nhận và được dân chúng hưởng ứng nhiệt tình. Đây yếu tố rất thuận lợi để duy trì nét đẹp của truyền thống văn hóa. Có mặt trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Saint Vincent, phía chỗ ngồi danh dư người ta thấy sự hiện diện của vị Tỉnh Trưởng.

Lễ hội này được thiết lập cũng là để thể hiện sự liên đới giữa giới làm vườn nho. Họ có hiệp hội riêng để giúp nhau trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, cũng như những công việc liên quan đến vấn đề chăm sóc cây nho. Ngoài ra, những người tiêu bị thất thu hay bán không được nhiều sản phẩm của mình trên thị trường thì nhận được sự chia xẻ của những người có mùa màng bội thu và thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Điều đó nói lên sự tương thân tương ái rất cao.

Một nét đẹp khác của lễ hội này là sự hài hòa giữa ba yếu tố như người Việt mình hay nhắc đến: Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa. Con người được mời gọi cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Họ được Thiên Chúa trao vũ trụ và đất trời để được hưởng những thành quả do mình làm ra. Tất cả mọi người đều có quyền lao động và được thừa hưởng thành quả do công sức mình bỏ ra, không có ai bị loại trừ.

Dịp lễ hội này còn cho thấy vai trò của tôn giáo trong việc bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống. Cứ nhìn vào các cộng đoàn công giáo trong các lãnh vực lao động sản xuất khác nhau: chăn nuôi, trồng trọt, ngư dân…thì đều có những lễ hội đặc trưng của mình. Những cộng đoàn này đã góp phần tạo ra những vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ trong xã hội, và giúp cho cuộc sống đầy tính thi vị.

Trong các cộng đoàn công giáo tại Việt Nam cũng không thiếu những lễ hội truyền thống rất đáng ca ngợi. Đó là nét đẹp riêng của người Việt. Hiểu được tầm quan trọng này, dù khi xa quê hương, bà con gốc Bắc di cư vẫn duy trì những phong tục tập quán của mình. Ngay cả khi sống nơi đất khách quê người những nét truyền thống đó không hề bị quên lãng. Trái lại, đó là điều tự hào để giới thiệu nét đẹp của mình nơi xứ người. Ước mong mỗi người chúng ta biết trân trọng và gìn giữ những giá trị mỹ miều của những truyền thống tốt đẹp.
 
Xung quanh vụ một cử chỉ bác ái của Đức Thánh Cha bị diễn dịch thành khuynh hướng bài Do Thái
Đặng Tự Do
21:20 31/01/2009
Trong xã hội tân tiến ngày nay, nhiều thành kiến bị lên án gắt gao và có khi người chủ trương và đề cao một số thành kiến có thể bị luật pháp chế tài. Tuy nhiên, thành kiến chống Công Giáo xem ra lại được coi là điều có thể chấp nhận được. Nói cho cùng, người Công Giáo chúng ta tuyên xưng một số niềm tin đi ngược với trào lưu đời thường. Chúng ta đứng lên bênh vực cho những kẻ vô tội qua chủ trương phò sự sống; chúng ta bênh vực gia đình bằng cách chống lại ly dị; chúng ta đề cao trật tự xã hội bằng cách xiển dương hôn nhân truyền thống giữa một người nam và một người nữ.

Thành ra, không ngạc nhiên gì trước những làn sóng tấn công hết đợt này lại đến đợt khác nhắm vào Đức Thánh Cha và qua đó vào Đức Tin do ngài lãnh đạo.

Huynh Đoàn Thánh Piô X

Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre
Những thay đổi sau Công Đồng Vatican II (1962-1965) đã khiến một số người Công Giáo không hài lòng đặc biệt là vấn đề Thánh Lễ tiếng La Tinh theo một phụng vụ truyền thống có thể nói được là đã giữ nguyên không có thay đổi trong hàng trăm năm và có thể truy nguyên nguồn gốc của phụng vụ ấy xa hơn nữa trong quá khứ. Hệ quả là có một số người Công Giáo, cả giáo dân lẫn giáo sĩ hình thành những nhóm tự cô lập hầu bảo tồn những truyền thống và thực hành có trước thời Công Đồng.

Huynh Đoàn Thánh Piô X được Tổng Giám Mục Pháp Marcel Lefebvre thành lập từ năm 1969 với quyết tâm duy trì phụng vụ La Tinh và nhiều khía cạnh của căn tính Công Giáo mà nhóm này cho rằng “đã bị mai một” theo thời gian. Chẳng hạn, Huynh Đoàn này chủ trương Công Giáo phải là quốc giáo trong các nước có truyền thống Kitô. Huynh Đoàn chống lại chủ trương đại kết và các buổi cầu nguyện liên tôn. Nói cách khác, không chỉ chống lại phụng vụ mới theo Công Đồng Vatican II mà còn chống lại nhiều đường lối mà Giáo Hội hiện đang theo đuổi.

Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận rằng cũng như nhiều nhóm ly giáo khác, Huynh Đoàn Thánh Piô X chưa bao giờ đặt vấn đề về quyền bính Đức Giáo Hoàng (như trường hợp Chính Thống Giáo). Họ công nhận tất cả các vị Giáo Hoàng bao gồm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI như là người đầu Hội Thánh.

Năm 1988, khi Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre đã già yếu thì vấn đề kế tục được đặt ra. Ngài đã truyền chức giám mục cho 4 linh mục tại Econe, Thụy Sĩ mà không có phép của Đức Thánh Cha. Hành động này đương nhiên dẫn đến vạ tuyệt thông tiền kết cho Tổng Giám Mục Lefebvre và 4 người được phong chức thành sự nhưng không hợp luật. Từ đó, Huynh Đoàn Thánh Piô X bắt đầu hoạt động bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, tức là trở thành một nhóm ly giáo.

Theo sau biến cố ly giáo này, Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei (Giáo Hội Chúa) đã được thành lập ngày 2/7/1988 với sứ vụ hợp tác với các Giám Mục, các cơ quan Giáo Triều Roma và những nơi liên hệ để đưa ly giáo Huynh Đoàn Thánh Piô X trở lại tình trạng hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội.

Từ năm 2000 những nỗ lực của Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei đã có những tiến triển cụ thể. Huynh Đoàn Thánh Piô X cũng bày tỏ ý muốn quay trở lại nhưng họ đặt ra 2 điều kiện. Trước hết là những hạn chế trong việc cử hành thánh lễ tiếng La Tinh phải được hủy bỏ. Đó là điều Đức Thánh Cha đã cho phép vào năm 2007. Thứ hai là vạ tuyệt thông vào năm 1988 phải được giải. Điều này Đức Thánh Cha cũng đã làm như một nghĩa cử bác ái trong thông báo chính thức công bố hôm 24/1/2009.

Giám Mục Richard Williamson

Giám Mục Williamson
Giám Mục Richard Williamson là một trong 4 vị được tấn phong Giám Mục năm 1988 và bị vạ tuyệt thông. Giám Mục Williamson được coi là nhà lãnh đạo của “cánh ương ngạnh” trong Huynh Đoàn Thánh Piô X vì lập trường cương quyết không chịu hiệp thông với Giáo Hội của ông.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Paolo Luigi Rodari, tiếp ngay sau khi Đức Thánh Cha công bố tự sắc Summorum Pontificum cho phép cử hành rộng rãi thánh lễ tiếng La Tinh, Giám Mục Bernard Fellay, tổng quyền của Huynh Đoàn Thánh Piô X, dưới ảnh hưởng của Giám Mục Williamson, tiếp tục đặt ra những điều kiện khó khăn và hoang tưởng cho việc hiệp nhất hoàn toàn với Giáo Hội.

“Williamson và tôi đồng ý với nhau rằng thật là khó để quay trở lại với Giáo Hội như trong tình trạng hiện nay. Lý do rất đơn giản. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giải phóng nghi thức thánh lễ cổ” nhưng ngài bị chỉ trích “bởi đa số các Giám Mục” khi làm như vậy. “Chúng tôi nên làm gì đây? Tái quay lại để bị những người này xỉ vả à?”

“Cùng với vấn đề thánh lễ theo nghi thức cổ là vấn đề của chúng tôi đối với những lời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô dành cho Vatican II” bởi vì “chẳng may là sự gãy đổ trong quá khứ có liên hệ trực tiếp đến một số đoạn của Công Đồng Vatican II và những đoạn này cách nào đó phải được tái xét”.

“Đức Giáo Hoàng phải chuẩn bị cho một cuộc tái xét những văn bản của Công Đồng và không phải chỉ dừng lại ở việc lên án những diễn dịch sai”.

Giám Mục Fellay đưa ra một thí dụ là tuyên ngôn về quyền tự do tôn giáo Dignitatis Humanae. Theo Giám Mục Fellay, tuyên ngôn này đặt Giáo Hội vào vị thế phải tôn trọng thẩm quyền của nhà nước. “Theo ý kiến của tôi cần phải là ngược lại: Nhà nước phải tùng phục đức tin Công Giáo và phải công nhận Công Giáo là tôn giáo của Quốc Gia”.

Trong điều kiện cụ thể của thế giới hiện nay, người tín hữu Công Giáo sống trong một quốc gia không bị nhà nước bách hại đã là may mắn lắm rồi. Người ta không hiểu làm sao Giám Mục Fellay và Williamson lại hoang tưởng đến mức kỳ vọng các nhà nước trên thế giới này công nhận Công Giáo là quốc giáo! Và trở thành quốc giáo để làm gì cơ chứ?

Tòa Thánh gặp rắc rối vì Giám Mục Williamson

Giám Mục Bernard Fellay
Đoạn phim phỏng vấn Giám Mục Williamson trong đó ngài phủ nhận ở mức độ nhất định tội ác diệt chủng người Do Thái do Đức Quốc Xã thực hiện được phát trên truyền hình Thụy Điển hôm 25/1. Tuy nhiên, có những nguồn tin báo chí cho rằng buổi phỏng vấn đã được thực hiện từ hồi tháng 11/2008 với dụng ý cho rằng Tòa Thánh đã biết trước về những lời bình phẩm của Giám Mục Williamson.

Trong buổi phỏng vấn dành cho tờ Corriere della Sera (Tin Chiều) hôm 29/1, Đức Hồng Y Dario Castrillón Hoyos, chủ tịch Ủy Ban Giáo Hội Chúa cho biết như sau:

“Khi tôi trao sắc lệnh đã được ký cho Giám Mục Fellay, thì chúng tôi không biết gì về cuộc phỏng vấn này. Sắc lệnh đã được ký vài ngày trước đó.

Hiển nhiên là vào thời điểm đó [tức thời điểm các viên chức Tòa Thánh được thông báo về những tuyên bố của Giám Mục Williamson], sắc lệnh đã được trao tận tay bên hữu quan”.

Đức Hồng Y Castrillón cũng cho biết thêm “Sự hiệp thông trọn vẹn chắc chắn sẽ xảy ra. Trong những cuộc thảo luận với chúng tôi, Đức Cha Fellay đã chịu nhìn nhận Công Đồng Vatican II, về mặt thần học. Chỉ còn một vài khó khăn sau cùng”.

Khi được hỏi có phải đó là những khó khăn liên quan đến tuyên ngôn Nostra Aetate, tuyên ngôn được xem là khúc quanh trong quan hệ với Do Thái Giáo, Đức Hồng Y Castrillón nói:

“Không phải như thế. Nó liên quan đến những khía cạnh đang được thảo luận như vấn đề đại kết và tự do lương tâm”.

Nguồn gốc của những rắc rối

Búa rìu dư luận trong những ngày qua cố nhiên xuất phát từ những tuyên bố sai lầm mà chính Giám Mục Williamson đã nhìn nhận là “thiếu thận trọng” trong thư xin lỗi Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Castrillón và Tòa Thánh.

Tuy nhiên, những căng thẳng cũng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của giới truyền thông về nguồn gốc nảy sinh ra Huynh Đoàn Thánh Piô X, vạ tuyệt thông dành cho 4 Giám Mục trong nhóm này, và tiến trình kêu gọi hiệp nhất của Tòa Thánh thông qua Ủy Ban Giáo Hoàng Ecclesia Dei.

Nhiều bài báo cho rằng Giám Mục Williamson bị vạ tuyệt thông vì lập trường bài Do Thái của ông. Và như thế giải vạ cho Giám Mục Williamson chứng tỏ khuynh hướng bài Do Thái của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, một người Đức.

Thực ra, theo Giáo Luật, Giám Mục Williamson bị vạ tuyệt thông tiền kết (tức khắc có hiệu quả) khi ông chấp nhận việc tấn phong Giám Mục cho mình mà không được sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng vào năm 1988.

Dĩ nhiên, những lời bình phẩm về vụ tàn sát người Do Thái của Giám Mục Williamson là không thể bào chữa được và chứa đựng những thông tin sai lạc và nói được là “ấm ớ” nhưng những ai hiểu biết được Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo thì phải biết rằng những phán đoán ngớ ngẩn, sự ấm ớ và sự ngu xuẩn không phải là những vi phạm dẫn đến vạ tuyệt thông.
 
Các Giám Mục Đức lên tiếng kêu gọi các Giám Mục Huynh Đoàn Piô X
Xuân Bích Việt Nam
22:59 31/01/2009
Các giám mục Đức đã kêu gọi bốn giám mục thuộc Huynh Đoàn Piô X, vừa được tha vạ tuyệt thông, là hãy nhìn nhận chính thức Công đồng Vatican II, đặc biệt là Tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ về các mối quan hệ với Do thái giáo và các tôn giáo ngoài kitô.

Trong một tuyên bố, vị chủ tịch của tiểu ban giám mục cho các quan hệ với Do thái giáo, Đức cha Heinrich Mussinghoff, nói rõ rằng các giám mục Đức ủng hộ các nỗ lực của Đức Thánh Cha để « đạt được sự hiệp nhất của Giáo Hội », nhưng khẳng định vẫn còn một số vấn đề « còn bỏ ngỏ ».

Bản thông cáo cho rằng biện pháp của Đức Thánh Cha « đã khơi lên một loạt vấn nạn phê bình », đặc biệt vì những lời phát biểu phủ nhận cuộc diệt chủng của giám mục Richard Williamson.

Đức cha Mussinghoff tuyên bố: « Chúng tôi đối lập mạnh mẽ với lời phủ nhận cuộc diệt chủng này, mà ở Đức, đã là đối tượng của các điều tra tư pháp ».

Ở Đức, việc phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái từ năm 1994 được xem như là một tội phải chịu hình phạt có thể lên đến 5 năm tù.

Bản thông cáo viết tiếp: « Chúng tôi nhất định bày tỏ mạnh mẽ sự mong chờ sâu xa của chúng tôi và yêu cầu cấp bách rằng bốn giám và Huynh Đoàn Thánh Piô X, biểu lộ cách rõ ràng và khả tín lòng trung thành của họ đối với Công đồng Vatican II và đặc biệt là Tuyên ngôn ‘Nostra Aetate’ ».

Về phần mình, Hội đồng Giám Mục Thụy Sĩ đã tuyên bố trong một thông cáo rằng sắc lệnh do ĐHY Re ký « là một diễn tả ý muốn của Đức Giáo Hoàng làm tiêu tan sự ly giáo với một cộng đồng mà trên thế giới có hằng trăm ngàn tín đồ và 493 linh mục. Thế nhưng, người ta ít chú tâm đến sự kiện là bốn giám mục này vẫn bị treo (suspens a divinis: không được cử hành các bí tích). Bởi thế, về mặt pháp lý, họ không được phép thực thì tác vụ giám mục của họ ».

Các giám mục Thụy Sĩ cho biết rằng « cần phải tránh những hiểu lầm », vì theo giáo luật, « việc cất bỏ vạ tuyệt thông không phải là một sự hòa giải hay phục quyền, nhưng là mở ra con đường cho sự hòa giải. Bởi thế, hành vi này không phải là kết thúc, nhưng là khởi điểm cho một cuộc đối thoại cần thiết về những vấn đề tranh cãi ».

Giám mục Regensburg, ở Đức, Đức Cha Gerhard Ludwig Mueller, đã quyết định cấm không cho giám mục Richard Williamson (thông thường cư trú ở Argentine) vào các nhà thờ và các tổ chức của địa phận, buộc tội giám mục này là xúc phạm.

Tại Regensburg, một thủ tục hình sự đã được tiến hành chống lại giám mục Williamson, đang khi viện công tố Regensburg đã ra chỉ thị chống lại giám mục này vì đã khơi lên lòng thù hận tận căn.
 
Top Stories
Vatican daily clarifies scope and limits of lifting of Lefebvrists’ excommunication
Catholic News Agency
01:03 31/01/2009
Rome, Jan 27, 2009 / 02:16 pm (CNA).- The Vatican’s daily newspaper L’Osservatore Romano published an editorial Monday clarifying the scope and limits of the lifting of the excommunication of four bishops ordained by Archbishop Marcel Lefebvre in 1988. The editorial stressed that the gesture does not yet mean a return to “full communion” with the Church and moreover is a call to the “full acceptance of the Magisterium, obviously including the Second Vatican Council.”

“Benedict XVI has pronounced important words recalling that ‘the elderly among us also do not forget the first announcement of the Council made by John XXIII on January 25, 1959, exactly 50 years ago.’ It was a gesture that Pope Ratzinger today defines as a ‘providential decision’ prompted by the Holy Spirit and that our newspaper by no accident recalls with emphasis on the day of the lifting of the excommunication.”

The gesture of lifting the excommunication must be seen in light of the “conviction of the Council, an event inspired from on high,” the editorial stated. “The reform of the Council has not been completely implemented, but it is consolidated in such a way in the Catholic Church that it cannot enter into crisis over a magnanimous gesture of mercy, very much inspired in the new style of the Church desired by the Council that prefers the medicine of mercy to condemnation.”

The editorial goes on to point out that “the lifting of the excommunication that caused so many alarms does not end a painful path like that of the Lefebvrist schism. With this act the Pope clears the field of possible pretexts for infinite arguing, thus entering into the true problem: the full acceptance of the Magisterium, including obviously the Second Vatican Council. While it is true that the Catholic Church was not born at the Council, it is also true that the Church renewed by the Council is not another Church, but is the same Church of Christ, founded upon the Apostles, guaranteed by the successor of Peter and therefore a living part of the tradition. With the announcement of Pope John, tradition certainly did not disappear, but rather it continues today in the forms characteristic of a ministry and a Magisterium that have been updated by the great Council.”

“The lifting of the excommunication is not yet full communion,” the editorial clearly states.

L’Osservatore Romano’s editorial concludes by addressing the issue of Bishop Richard Williamson’s recent statements about the Holocaust. Bishop Williamson, who was only brought back into communion with the Roman Catholic Church on January 25, made comments to a Swedish television station in which he said he did not believe that Jews were gassed to death by the Nazis.

After noting that the declaration “Nostra aetate” deplores “the hatred, persecution and all manifestations of anti-Semitism directed against the Jews of any time and by any person” and that this is “a teaching for Catholics that is not open to opinion,” L’Osservatore Romano said that the recent statements of denial by the British bishop “contradict this teaching and are therefore seriously grave and lamentable. Made known before the document lifting the excommunication, they are thus—as we have written—unacceptable.”
 
Les ouvriers Vietnamiens se résignent à un triste Nouvel An
Rémy Favre
15:12 31/01/2009


(Source: La Croix, 29 Jan 2009, Rémy Favre)
 
Vatican studies women's religious orders
Associated Press
22:40 31/01/2009
The comprehensive study will examine 'quality of life' for Roman Catholic sisters and nuns in the U.S.

The Vatican has begun a first-ever comprehensive study of women's religious orders in the United States, four decades into a steep decline in the number of Roman Catholic sisters and nuns in the country.

The study, ordered by a Vatican congregation in December and announced Friday in Washington, will examine "the quality of the life" of 59,000 members in more than 400 Catholic women's religious institutes, said Sister Eva-Maria Ackerman, a spokeswoman for the study, which is called an apostolic visitation.

"The study is really to encourage the communities, to strengthen them, to help them grow in their vitality," she said, adding that "women's religious communities have played such a significant part in building up the church and society in this country."

The Vatican released results of a similar canvass of U.S. seminaries this month in light of the clergy sexual abuse crisis. That review gave special attention to chastity and celibacy, and the Vatican found that seminaries had largely been successful in rooting out "homosexual behavior."

The reasoning behind the Vatican's focus on women's religious orders is less clear. studyA website on the said the church wanted "to safeguard and promote consecrated life in the United States."

It also said "many new congregations have emerged in the United States, while many others have decreased in membership or have an increased median age."

The number of Catholic sisters in the U.S. declined from 173,865 in 1965 to 79,876 in 2000, according to Georgetown University's Center for Applied Research in the Apostolate. The average age of a member of a women's religious community was between 65 and 70 in 1999, the center says.

"The numbers tell you everything one needs to know why they're undertaking an effort like this," said Russell Shaw, a former spokesman for the U.S. Conference of Catholic Bishops who called the church's interest "very late in the game."

"For many of these communities, the handwriting is on the wall. They're disappearing," he said.

Historically, Catholic sisters concentrated on teaching and healthcare. Since the modernizing reforms of the Second Vatican Council of the 1960s, many sisters have become activists of social causes, such as protesting nuclear weapons and marching with migrant farmworkers. Some also advocate for women to be ordained as priests or challenge church teaching against abortion rights or gay marriage.

In recent years, newly formed traditional orders -- whose members dress in habits, show fidelity to Rome and focus on education, healthcare and social work -- have reported growth. More established orders that tend to take more progressive social stances have seen their numbers of vocations dwindle.

"The Vatican may be asking the question, 'Why is this happening, and is there something these more traditional orders offer that the more progressive orders can learn from?' " said the Rev. Jim Martin, editor of the Jesuit magazine America.

The Leadership Conference of Women Religious, the nation's largest association of Catholic female religious communities, said it was informed of the study in a bulletin Friday.

"We hope that the results of the apostolic visitation will demonstrate the vitality and depth of the life and service of women religious in the United States," the conference said in a statement.

The study, expected to be completed by 2011, will be limited to women's religious communities doing work in the church and society and will exclude cloistered and contemplative orders.

(Source: Associated Press, January 31, 2009)
 
Father Lombardi Denounces Holocaust-Deniers
Zenit
22:52 31/01/2009
Says It's Even More Grave When It's a Bishop

VATICAN CITY, JAN. 30, 2009 (Zenit.org).- It is a morally grave matter when a priest or bishop, in communion or not with the Church, denies the Holocaust and the extermination of millions of Jews at the hands of the Nazis, says the Vatican spokesman.

In an editorial for "Octava Dies," a weekly program of the Vatican Television Center, Jesuit Federico Lombardi criticized statements made by Bishop Richard Williamson in which he denied the extent of the Holocaust and the use of gas chambers to kill millions of Jews during World War II.

Bishop Williamson was one of four prelates of the Society of St. Pius X who were illicitly ordained to the episcopate by Archbishop Marcel Lefebvre in 1988. Last Saturday, Benedict XVI lifted the excommunication for the four bishops, which caused an uproar among Jewish leaders.

Father Lombardi, quoting the Pontiff's statement Wednesday after his weekly catechesis, said he hoped "the memory of the Shoah moves humanity to reflect on the unpredictable power of evil when it conquers the human heart."

According to the director of the Vatican Television Center, the Pope "not only condemned all form of forgetting or denying the tragedy of exterminating six million Jews, but remembered the dramatic questions that the events plant in the conscience of every person and believer."

"This appalling manifestation of the power of evil challenges faith in the existence of God," he said, quoting the address Benedict XVI gave in 2006 when he visited Auschwitz. In that address the Pontiff posed the radical questions of the psalmists to a God who appeared silent and absent.

Father Lombardi continued: "Before this double mystery -- of the horrible power of evil and the apparent absence of God -- the only response of the Christian faith is the passion of the Son of God.

"These are the most profound and decisive questions of man and of the believer before the world and history. We can't, and shouldn't avoid them, and much less deny them. On the contrary, our faith would become deceitful and empty.

"Those who deny the Holocaust don't know anything about the mystery of God, nor of the cross of Christ. It's even more grave when the denial comes from the mouth of a priest or bishop, that is, from a Christian minister, be that he is united or not to the Catholic Church."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ CĐCGVN - Nam Úc Mừng Tân Niên
Jos. Vĩnh SA
02:11 31/01/2009
Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ CĐCGVN Nam Úc Mừng Tân Niên


Lúc 6 giờ chiều, thứ Sáu ngày 30 tháng Giêng năm 2009. Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã mở tiệc mừng Tân Niên, khoản đãi tất cả các thành viên trong HĐMV và người phối ngẫu, sau một năm làm việc vất hy sinh thời giờ và rất nhiều công sức phục vụ Cộng Đồng.

Đến tham dự ngoài Ban Tuyên Úy còn có các tu sĩ Nam Nữ Việt Nam đang phục vụ trong Tổng Giáo Phận Adelaide là khách mời. Tổng sổ người tham dự lên gần 120 người.

Xem kẽ Tiệc Mừng Xuân có chương trình hát Karaoke tự biên, tự diễn giúp vui. Trong chương tiệc Mừng Xuân ngoài những lời chúc Tết nhau, còn có tiết mực hái Lộc Xuân Lộc đầu năm. Tất cả mọi người đến tham dự đều được lên hát Lộc Xuân do Ban Mục Vụ tổ chức.

Buổi tiệc chấm dứt vào lúc 11 giờ khuya trong không khí thật ấm cúng, hân hoan và vui vẻ, vì ngày hôm nay thời tiết Adelaide thật nóng bức, nhiệt độ lên đến 44độ C

BTU & HĐ Mục Vụ
Nâng Chén
Trao Giải Lộc Xuân
 
Dạ Tiệc Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009 tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:39 31/01/2009
SYDNEY - Tối thứ Sáu 30/01/2009 khoảng 900 người đã đến nhà hàng Hòa Bình ở Fairfiled tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Tết Kỷ Sửu 2009 do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với mục đích bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam và tạo cơ hội giúp cho các bậc con em hiếu thảo nhớ đến ông bà cha mẹ trong dịp Xuân về.

Xem hình ảnh

Trước khi khai mạc buổi tiệc Mc Đinh Kiên Giang giới thiệu ông Đỗ Ngọc Việt Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời chào mừng quan khách và mọi ngưòi. Đặc biệt chào mừng Đức Giám Mục Terry Brady đã thương mến Cộng Đồng tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009. đồng thời ông mời quý Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm và Thầy Đặng Đình Nên với trang phục truyền thống VN tiến lên sân khấu để khai mạc Đêm Dạ Tiệc Mừng Xuân. Sau 3 hồi chiêng trống vang vọng, Cha Tuyên uý Trưỏng Nguyễn Khoa Toàn dâng lời chúc lên Thiên Chúa và cầu nguyện Năm Mới được bình an và hồng phúc. Tất cả mọi ngưòi trong nhà hàng đều đứng lên và nghiêm trang cùng đồng hát bài Kinh Hòa Bình để tạ ơn Thiên Chúa là Chúa của Mùa Xuân. Kế tiếp Ban Thường Vụ và các vị Trưởng Ban của Giáo Đoàn Bankstown, Cabramatta, Fairfiled, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, và Trung Tâm Bringelly lên chúc Tết. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc Tết Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và mọi được an khang thịnh vượng và bình an trong ơn Chúa. Một em Thiếu Nhi thay mặt cho giới trẻ chúc Tết quý Ông Bà và quý Phụ Huynh.

Sau khi chấm dứt nghi thức khai mạc. Đoàn Múa Lân Trung Hàn Quyền với 5 con Lân tiến vào nhà hàng đến từng bàn chúc Tết mọi ngưòi với những màn biểu diễn nhảy múa rất ngoạn mục tạo bầu khí vui nhộn hào hứng trong ngày Xuân. Sau đó là phần trình diễn Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Ca đoàn Monica phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody trình diễn những tiết mục Hợp Ca, Song Ca, Đơn Ca với những nhạc phẩm về Xuân. Đặc biệt buổi Dạ Tiệc hôm nay Bà Cố của Cha Dương Thanh Liêm cũng lên giúp vui đóng góp tiết mục Vọng Cổ với nhạc phẩm Lời Nhớ Lời Thương rất đặc sắc và mùi mẫm khiến mọi ngưòi trong nhà hàng đều vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt. Cha Dương Thanh Liêm cũng giúp vui qua nhạc phẩm Mừng Tuổi Mẹ để kính tặng Bà Cố trong ngày Xuân tạo bầu khí trong nhà hàng thêm sự ấm cúng thân thương.

Lồng vào chương trình văn nghệ, là phần chúc Tết đến các Cụ Ông Cụ Bà và các vị Cao Niên được mời lên trước sân khấu và Đức Giám Mục Terry Brady cùng với quý Cha lên chúc Tết. Đức Giám Mục ngỏ lời chúc Tết quý Cụ Ông Cụ Bà và Ngài nói đây là lần đầu tiên Ngài tham dự buổi tiệc Mừng Xuân của Công Đồng Việt Nam, Ngài rất hãnh diện và vui thích. Ngài khuyến khích Cộng Đồng nên giữ mãi truyền thống tốt đẹp này của ngày Tết Việt Nam và Ngài chúc lành cho tất cả mọi ngưòi trong Năm Mới. Sau đó các Bạn Trẻ đẩy xe bánh Chưng, và Dưa Hấu ra mắt mọi người với chiếc bánh Chưng rất lớn 1 thước vuông do ông bà Hiền thực hiện ủng hộ buổi Dạ Tiệc. Đức Giám Mục Terry Brady, Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Ông Giang Hoan Chủ Tịch Cộng Đồng và ông bà cao niên Nguyễn Văn Đức cùng cắt chiếc bánh Chưng, và Dưa Hấu mừng đón ngày Xuân, sau đó ĐGM và quý Cha phát Lộc Thánh đầu Năm Mới cho các vị cao niên để được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa. Trong khi đó Liên Ca Đoàn và tất cả mọi người cùng hát bài Cầu Cho Cha Mẹ để tỏ long ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục. Đặc biệt trong đêm Dạ Tiệc có phần sổ xố mua vui may mắn trong Năm Mới rất là náo nhiệt và hào hứng.

Sau cùng ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch Kế Hoạch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân 2007 tạo cho Cộng Đồng thêm khởi sắc và có thêm tình đoàn kết yêu thương trong dịp đầu Xuân, đặc biệt cám ơn quý vị ân nhân đã đóng góp giúp đỡ cho Cộng Đồng tổ chức đêm Dạ Tiệc được thành công và tốt đẹp. Ông cũng ngỏ lời cám ơn chị Võ thị Bạch Trúc chủ nhân của nhà hàng Hòa Bình luôn giúp cho Cộng Đồng có những cơ hội tổ chức buổi tiệc, và kết thúc bế mạc vào lúc 11.30pm
 
Nam Úc, Tết Nguyên Đán 2009 với Công Tác Bác Ái của Phong Trào Cursilo
Jos. Vĩnh SA
09:04 31/01/2009
Nam Úc, Tết Nguyên Đán 2009 với Công Tác Bác Ái của Phong Trào Cursilo, Tổng Giáo Phận Adelaide, Ngành Việt Nam

NHÓM THIỆN NGUYỆN RA KHƠI

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM - NAM ÚC

Gây quỹ giúp những đồng bào nghèo khổ, bệnh tật, gìa yếu, neo đơn

tại các vùng TÂY NGUYÊN - VIỆT NAM


Phó Toàn Quyền & Thủ Hiến Nam Úc
Nhóm thiện nguyện RA KHƠI THUỘC Cộng đồng Công giáo Việt Nam - Nam Úc, trong suốt 9 năm qua, hằng năm vẫn thường tổ chức buổi gây qũy bác ái nhằm giúp cho những người phong cùi, nghèo khổ, bệnh tật, những trẻ em mồ côi, người khiếm tật già cả neo đơn có được niềm an ủi, xoa dịu những nỗi bất hạnh mà họ đang phải gánh chịu tại quê nhàtrong mỗi độ xuân về.

Trong Hội chợ Xuân Kỷ Sửu 2009 vừa qua, gian hàng phở của Nhóm RA KHƠI đã đón nhận sự ủng hộ nhiệt thành của qúy đồng hương Nam Úc qúy ân nhân quý mạnh thường quân ghé quán phở trong 2 ngày hội xuân 24 và 25/1/2009 để thưởng thức món phở đặc biệt và cũng là dịp để góp phần vào việc gây quỹ giúp những đồng bào nghèo khổ tại quê nhà.

Hằng năm gian hàng phở Ra khơi đã trở nên quen thuộc với người dân Nam Úc, ngoài món phở thơm ngon hữu hạng còn được tận mắt chứng kiến hằng mấy chục thành viên của nhóm thay phiên nhau phục vụ gian hàng trong tinh thần thiện nguyện với niềm vui phục vụ.

Được biết trong nhiều năm qua nhóm thiện nguyện Ra Khơi đã gây quỹ cho nhiều dự án giúp đồng bào tại quê nhà, nhờ vào những tấm lòng quảng đại của quý đống hương tại Nam Úc và của những ân nhân ở các tiểu bang xa. Trải dài trong những năm qua dự án giúp người nghèo khổ đã hoàn thành tốt đẹp qua việc gây qũy giúp cho các nơi như:

Đồng bào thiểu số tại Lạng Sơn (năm 2001 )

Các trẻ em mồ côi tại Tà Nung Đà Lạt (năm 2002)

Các bệnh nhân phong cùi, các trẻ mồ côi, các người già yếu tàn tật neo đơn tại các vùng xa xôi đầm lầy hẻo lánh tại Cà Mâu (liên tiếp 2 năm 2003 và 2004)

Hai làng Phong Cam Tân và Cam Phú (thuộc thị xã Cam Ranh ) năm 2005

Phở Tây nguyên năm 2006-2008 nhằm gúp cho 3 làng phong tại Pleiku, Gia lai, Buôn Mê Thuật có vốn canh tác và mua một máy cày giúp bà con trong 3 làng phong có phương tiện cày đất làm mùa. Trong hội Xuân Kỷ Sửu 2009 gây quỹ giúp cho bà con trên vùng cao nguyên tại thí điểm truyền giáo Phước An, tỉnh Daklak Việt Nam.

Trong nhiều công tác bác ái đã thực hiện được, những món qùa phương xa đã được gởi về QUÊ HƯƠNG vào những dịp xuân, được trao tận tay cho những đồng bào nghèo khổ bất hạnh, bệnh tật nơi quê nhà là nhờ vào những công sức và những hy sinh không mệt mỏi của qúy anh chị thành viên của nhóm Ra Khơi Adelaide - Nam Úc.

Bằng những giọt mồ hôi lao nhọc của biết bao anh chị miệt mài trong công tác chuẩn bị cho việc bán phở gây quỹ, bằng những bàn tay chung góp yêu thương của hằng chục anh chị em, hy sinh thì giờ, công việc riêng, thay phiên giúp mọi việc trong những ngày hội chợ gây qũy để tạo được những thành qủa tốt đẹp.

Bằng những đóng góp từng những bó hành, ngò, rau, và những hiện vật, tuy nhỏ bé những đã tích lũy thành những kết qủa đáng kể do công sức của biết bao người có tấm lòng nhân ái, yêu thương. Mọi người đã hòa chung niềm vui trong lao nhọc, vui vẻ trong công việc, thay phiên nhau chia sẻ mọi việc từ lớn đến nhỏ, từ khó đến dễ, từ nặng đến nhẹ trong những ngày gây qũy để góp thành một món qùa qúy gía nhất gởi về quê nhà để xoa dịu những mảnh đời bất hạnh nơi có những bệnh nhân phong cùi ghẻ lở, những cụ gia thoi thóp trong hơi thở cuối đời hay những những đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa,...

Trong đợt gây qũy vào 2 ngày hội xuân Kỷ Sửu 2009 Gian hàng Phở Ra Khơi cũng đã đón nhận nhiều sự ủng hộ của quý đồng hương Nam Úc và đặc biệt trong dịp này Chúa nhật 25/1/2009 Thủ hiến Nam Úc Mike Rann và ông Lê Văn Hiếu vị phó toàn quyền tiểu bang Nam Úc đã đích thân đến thăm gian hàng phở Ra Khơi tại Hội chợ tết để khích lệ và khen ngợi tinh thần hy sinh cao cả của hằng chục thiện nguyện viên là thành viên của nhóm RA KHƠI.

Với những công việc bác ái là một trong những chủ điểm của nhóm Ra Khơi nhắm đến, đã phần nào xoa dịu được những nỗi khổ đau của những đồng bào bất hạnh, tại các vùng sâu, vùng xa hẻo lánh Việt Nam ít người biết đến.

Đã 9 năm qua công tác bác ái này vẫn được mọi người tiếp tay và được hưởng ứng bởi rất nhiều vị mạnh thường quân, những ân nhân xa gần đã giúp cho những dự án giúp đồng bào ruột thịt tại quê nhà có được niềm vui và phần nào xoa dịu được những nỗi đau thương triền miên đang đè nặng trên những mảnh đời bất hạnh nơi quê nhà.

THÀNH TÂM

tường trình từ Adelaide
 
Thơm mùi hương từ những tấm lòng thơm thảo nơi truyền giáo
Anmai, CSsR
14:58 31/01/2009
Những ngày cận tết, giáo dân ra vào phòng ăn của các cha nhiều hơn vì công việc này công việc nọ. Người thì mang quà biếu, người thì nhận quà cứu trợ từ vài nhóm từ thiện nhờ các cha chuyển đến, người thì phụ dọn dẹp cho bếp gọn gàng ngăn nắp, người thì làm vội gói mì sau khi lau dọn nhà thờ, người thì vội vào uống ngụm nước để ra dọn dẹp cho khuôn viên nhà thờ đẹp hơn trong ba ngày Tết … Phòng ăn nhỏ bé của hai vị truyền giáo lâu nay yên tĩnh bỗng dưng rộn ràng, chật hẹp hơn mọi hôm. Phòng cơm nhỏ bé hôm nay hình như vui lây với người ra kẻ vào.

Thường thì các ông các bà vẫn ra vào cái phòng ăn ấy vào các ngày lễ lớn hay Chúa nhật hàng tuần. Vào đấy để làm gói mì cho chắc dạ sau chặng đường dài lê bước đến nhà thờ. Vào đấy để uống ngụm trà nóng cho ấm bụng. Thường ngày thì khác, hôm nay các ông các bà vào phòng ăn thấy cảm giác là lạ vì có mùi hương khác khác ! Hoá ra là vùng ven biển này có nhiều ruồi muỗi, thiêu thân nên các cha tìm cách chống muỗi chống ruồi và thiêu thân. Muỗi và thiêu thân thì làm những bọc nước treo trên các thành của cửa đi và cửa sổ. Còn ruồi thì tính làm sao đây ? Có một cách đơn giản là mua nhang về đốt ! Mùi nhang ấy vậy mà cũng làm cho chúng khó chịu để rồi chúng ít tấn công các cha cũng như những người vào bếp hơn !

Sau một hồi tìm hiểu, các ông các bà mới thấy trong vài cái góc bếp có vài cây nhang đang toả hương. Tôi giải thích là nhang đốt đó không phải để cúng quẩy gì nhưng để xua đuổi đám ruồi vô duyên vây quanh bàn ăn. Mùi hương của nhang làm chúng khó chịu nên chúng cũng đi bớt.

Tôi hỏi thêm các bà các ông là còn mùi gì lạ nữa trong nhà bếp không thì các ông các bà không biết. Tôi vặn thêm vài lần nữa nhưng các ông các bà vẫn không tìm ra. Lát sau tôi mới nói với các ông các bà rằng thức ăn trong bếp đều có mùi hương cả! Họ trố mắt ngạc nhiên tại sao tôi nói như vậy. Tôi mới giải thích cho họ rằng từng hạt gạo, từng chai dầu ăn, từng lọ nước mắm và hôm nay lại có nồi thịt kho trứng, vài bọc lạp xưởng … tất cả đều mang một mùi hương thoang thoảng từ những tấm lòng thơm thảo mang về đây để góp vào bữa ăn của các cha. Sau khi tôi giải thích họ kịp nhận ra tất cả những thực phẩm trong phòng ăn bé nhỏ này của hai cha và một thầy ở miền truyền giáo này đều góp nhặt từ những tấm lòng thơm thảo, từ những con người nghèo nhưng biết sẻ chia.

Cũng chưa có dịp đi hết cái vùng truyền giáo nghèo này nhưng thi thoảng lang thang đâu đó tôi có dịp ghé vào nhà này nhà nọ để thăm con chiên. Nói không ngoa hình như phần đông những con người ở cái vùng biển mặn này đều mang cái phận nghèo.

Thánh lễ chiều qua vừa dâng lên Chúa xong, một chị lấp lét đứng trước cửa phòng cha. Hỏi ra thì chị có hộp bánh và bọc mứt nhỏ đựng trong cái túi xốp đen cầm trên tay mang vào biếu Cha dăm ba ngày Tết. Ngại và sợ và quà của mình chỉ có từng ấy nên chị cứ ấp a ấp úng. Hiểu được tấm lòng của chị và tôi giải thích rằng không phải tôi chê hộp bánh và gói mứt của chị nhưng tôi biết gia cảnh của chị. Tôi bảo chị mang về cho con cháu và tôi cũng không quên kèm theo 2 hộp bánh đang sẵn có trên bàn để góp vui với gia đình nghèo ấy.

Hộp bánh và gói mứt của chị phụ nữ nghèo ấy mang đậm mùi hương của tấm lòng thơm thảo đấy chứ !

Lát sau, một người nữa mang vào 6 lon nước Yến Ngân Nhĩ. 6 lon nước yến nằm gọn trong một cái bao xốp trắng không giấy bóng đầy hoa văn, không một chiếc nơ xanh xanh đỏ đỏ như mọi gói quà người ta mang đi biếu tết. Tôi cũng chẳng đủ can đảm để nhận món quà của người nghèo ấy nhưng họ nài nỉ mãi tôi đành phải nhận. Họ nghèo quá, họ thiếu trước hụt sau mà làm sao mình dám nhận món quà ấy ! Nó chẳng là gì nhưng cũng là bữa cơm bữa chợ của người nghèo. Nhìn gói quà với 6 lon nước yến ấy mà lòng chạnh lên một nỗi buồn đồng cảm cho những người nghèo. 6 lon nước yến chiều tối hôm nay cũng toả lên một mùi hương thoang thoảng của gia đình nghèo nọ.

Quà tết của vùng truyền giáo nghèo chỉ có ngần ấy thôi. Ngần ấy thôi nhưng chan chứa tình cảm của những con người nghèo chân lấm tay bùn.

Thế đấy ! Hộp bánh, gói mức, 6 lon nước yến, nồi thịt kho trứng, vài đòn bánh tét, bịch lạp-xưởng, vài ba cái bánh in, thùng nước ngọt … tất cả những món ấy được chuyển đến từ thành phố có, từ những người nghèo vùng truyền giáo biển mặt có. Tất cả những thứ ấy bỗng nhiên toả một mùi hương đặc biệt hơn những “sơn hào hải vị” phát từ những toà nhà của đại gia, của những chiếc lexus bóng lộn.

Vào phòng ăn lại nhớ đến những tấm lòng thơm thảo, nhớ đến những món ăn phát xuất từ những tấm lòng ấy.

Mùi hương của những món ăn, của những món qùa đầy mùi hương thơm thảo của nhiều tấm lòng chia sẻ làm anh em sống ở vùng truyền giáo nghèo vơi đi nỗi buồn, nỗi nhọc nhằn, nỗi âu lo của vùng biển mặn vật vờ vất vả với cuộc sống đầy chênh vênh của sóng biển !
 
Kỷ niệm 150 thành lập Tu Hội Salediêng Don Bosco
L.M. Hoàng Xuân Viện, SDB.
15:30 31/01/2009
Nhân ngày lễ kính Thánh Gioan Bosco (31 tháng Giêng) toàn thể đại gia đình Salêdiêng Don Bosco trên thế giới hân hoan khai mạc, mừng “150 Năm Sinh Nhật Tu Hội Salêdiêng Don Bosco. 1859 - 2009”.

Ngày 9 tháng 12, 1859, trong một căn phòng nhỏ bé, trước sự hiện diện của 19 cộng sự viên, Don Bosco hé mở ý định thành lập một Tu Hội hay một Dòng nhằm giúp họ thánh hóa bản thân. Các cộng sự viên này đã từng cộng tác với Don Bosco để lo cho giới trẻ trong những năm qua. Họ sống và sinh hoạt theo một số hiến luật. Vài người trong họ đã tuyên hứa hoặc khấn riêng tư. Tuy nhiên chính tối hôm đó Don Bosco mới chính thức tuyên bố và cho họ một tuần để suy nghĩ trước khi trở thành những tu sĩ có lời khấn trinh khiết, thanh bần và vâng lời trong một tu hội mới mang danh Thánh Phanxicô Salê.

Ngày 18 tháng 12, mười bảy người đó trở lại căn phòng cũ gặp Don Bosco. Hai người xin rút lui. Tất cả 17 tu sĩ đầu tiên này đã tuyên hứa sống đời thánh hóa bản thân, muốn cổ võ Vinh Quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn, nhất là phần rỗi của giới trẻ nghèo, giới trẻ bị bỏ rơi. Đây chính là ngày Sinh Nhật của Tu Hội và đồng thời cũng đánh dấu “150 Năm Ngày Thành Lập Tu Hội Salêdiêng Don Bosco”.

Ngày nay, sau 150 năm, 17 hạt giống đầu tiên gieo xuống mảnh đất tại Tôrinô, nước Ý, đã nẩy mầm, lớn lên, sinh hoa kết quả để trở thành một cánh rừng xanh lan rộng khắp năm châu, trong đó có mảnh đất mầu mỡ Việt Nam. Được biết hai vị truyền giáo Salêdiêng đầu tiên, cha Antôn Giacômô, người Brazil và cha Andrê Majcen, người Slovenia, từ tỉnh dòng Trung Hoa đến Việt Nam năm 1952. Tại Hà Nội, các ngài nhận một cô nhi viện dành cho các thanh thiếu niên thuộc thành phần nạn nhân chiến tranh. Sau biến cố chia đôi đất nước năm 1954, toàn bộ cô nhi viện tại Hà Nội phải di chuyển vào miền nam và từ đó phát triển mạnh và không ngừng. Hiện nay trên thế giới, dòng Salêdiêng nam có khoảng trên 16.000 tu sĩ, hoạt đông trên 132 quốc gia. Dòng Salêdiêng nữ cũng có khoảng 15.000 nữ tu, hoạt động trên 90 quốc gia. Ngoài ra còn phải kể tới hơn 30.000 Cộng Tác Viên Salêdiêng và các Cựu Học Sinh Don Bosco, v.v.

Biến cố vĩ đại này mời gọi đại gia đình Salêdiêng sống năm 2009 như “một năm hồng ân”, nhớ tới nơi mình xuất phát, mình là ai và nơi mình đang hướng tới. Cùng với việc cử hành căn tính đoàn xủng đó, “hòm hài cốt” của cha thánh Bosco sẽ được mang đi hành hương tại tất cả những vùng có sự hiện diện của dòng Salêdiêng. “Hòm hài cốt” của Don Bosco trước hết sẽ được mang đi hành hương tại Nam Mỹ, nơi phái đoàn truyền giáo đầu tiên do chính Don Bosco sai đi Á-Căn-Đình năm 1875. Sau đó “hòm hài cốt” sẽ được mang qua Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2010 và sẽ tới Việt Nam từ ngày 16.1.2011 đến ngày 1.2.2011. Cuộc hành hương “hòm hài cốt” này sẽ kết thúc vào năm 2015, đúng ngày kỷ niệm “200 Năm Sinh Nhật Của Don Bosco”.

Trong năm 2009, các tu sĩ Salêdiêng Don Bosco được mời gọi tìm thời gian và cách thức để đào sâu, nguyện gẫm và cầu nguyện Hiến Luật, nhờ đó họ sẽ sống lại và tái khám phá những nỗ lực nên thánh đã được Hiến Luật đề ra. Biến cố kỷ niệm “150 Năm Thành Lập Tu Hội Salêdiêng” sẽ được long trọng kết thúc vào ngày 18 tháng 12, 2009, ngày mà các tu sĩ Salêdiêng sẽ tái tuyến khấn để canh tân đời sống dâng hiến cho Thiên Chúa vì giới trẻ.
 
Đôi điều góp ý: Một bản dịch Kinh Thánh chính thức
LM Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
15:44 31/01/2009
ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA, bài 5:

Hướng tới kỷ niệm 2010, chúng con xin nêu lên nhu cầu bức thiết của Một bản dịch Kinh Thánh chính thức cho Dân Chúa tại Việt Nam. Xin khởi đi từ những khó xử của một nhóm làm việc tới những ích lợi lớn của một bản dịch Kinh Thánh chính thức, một hướng khả thi và mấy điểm cụ thể.

1. CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU KHÓ XỬ CỦA MỘT NHÓM LÀM VIỆC.

Từ niên khóa 2008-2009, giáo phận Qui Nhơn chọn áp dụng CTGLPT theo tuổi, lấy phiên bản mới của BGL-NT cập nhật lại thành một phiên bản phù hợp hơn với hoàn cảnh tại giáo phận Qui Nhơn.

Sau những sách cho 8 lớp đầu (4-11 tuổi) đã cập nhật và đưa vào áp dụng, chúng con bắt tay vào sách các lớp Kinh Thánh và Vào Đời (12-17 tuổi). Trong các lớp Kinh Thánh học sinh được hướng dẫn đọc và tìm hiểu bản văn Kinh Thánh. Theo ý kiến các cha xứ, nên dùng bản dịch các em sẽ nghe trong phụng vụ thánh lễ – bản dịch sẽ in nay mai! Thế nhưng hiện thời chưa có sách Kinh Thánh theo bản dịch ấy, cũng chưa có sách bài đọc thánh lễ theo bản dịch mới. Chúng con đã liên hệ với Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Phụng Tự và được Ngài cho phép xúc tiến thực hiện ấn bản dùng tạm cho học sinh giáo lý với ghi chú “bản văn đang thử nghiệm”. Trong lúc chờ đợi nhận được các files bản dịch Kinh Thánh, chúng con vẫn tiến hành công việc.

Về việc viết tên riêng cách nào, theo gợi ý của các Bề Trên thì nên dùng thống nhất theo chọn lựa của Ủy Ban Phụng Tự, viết liền theo dạng gần sát các từ Latinh. Thế nhưng theo cái nhìn của người lo về giáo lý cho các em nhỏ, chúng con không thể áp dụng điều ấy cách máy móc và đã đi đến một chọn lựa thực tế:

- Đối với học sinh các lớp Đồng Cỏ Non, Sơ Cấp, Căn Bản, tức là từ 4 đến 11 tuổi, cần phiên âm gạch nối theo bản dịch CGKPV, để khỏi khó khăn cho các em và cho các giáo lý viên. Trong những sách đã in cho các lớp này, chúng con đều giữ như thế.

- Đối với các học sinh cuối cấp hai trở lên, chúng con thấy chọn lựa của Ủy Ban Phụng Tự sát với thực tế của học sinh hơn. Chúng con sử dụng tập chỉ dẫn “Phiên dịch các tên riêng dùng trong Phụng vụ theo nguyên ngữ Latinh” của Ủy Ban Phụng Tự, trong đó có liệt kê các phiên âm do Ủy Ban này đề nghị.

Trong tinh thần làm việc theo quan điểm của tập thể, chúng con đi tìm cho bằng được tập tài liệu làm việc nội bộ ấy của UBPT. Không dễ lắm! Chúng con tự hỏi, nếu ai khác muốn muốn tham khảo thì tìm đâu ra bản liệt kê ấy? Ngoài Ban Giáo Lý Qui Nhơn ra, có nhóm nào khác mở bản liệt kê của UBPT để tham khảo chăng? Nếu có, e rằng không quá ba đốt của một ngón tay… Ngay cả trong các Ủy Ban của HĐGMVN chưa chắc đã mấy ai tham khảo bản liệt kê ấy. Việc tham khảo như thế hoàn toàn gượng gạo và thi?u tính khoa h?c.

Đang khi làm việc với bản liệt kê, chúng con thấy rõ những qui định trong bản liệt kê rất tạm bợ, hầu chắc khi có Bản dịch Kinh Thánh chính thức, một số đáng kể các từ sẽ có dạng khác hẳn với dạng đề trong bản liệt kê. Chữ Môsê được dùng cả trong bản dịch của cha Thuấn và bản dịch CGKPV, hầu như khắp nơi đã quen, bây giờ lại đổi thành Môisen. Dacaria, Dakêu, Nadarét viết liền lại, học sinh sẽ đọc thành Đacaria, Đakêu, Nađarét… chắc hẳn bản dịch chính thức sẽ lấy lại nguyên dạng Latinh mà học sinh đọc chẳng khó khăn gì: Lazarô, Zakêu, Nazarét… Có từ không tìm thấy trong bản liệt kê, ví dụ: Giacôbê con Alphê. Theo qui ướ ở trang 6, khi âm “Ch” hay “C” trong Latinh đọc là “k” thì phiên âm trong Việt ngữ là “k”, thế nhưng suối Cedron lại được phiên âm là “Cêdrôn”… Trong bản liệt kê ấy, những chuyện bất cập như thế còn nhiều lắm… Chúng con chỉ mới làm việc trên những trích đoạn dùng cho các lớp giáo lý Kinh Thánh, đã phát hiện mấy chục chỗ…

- Theo nguyên tắc mới về phiên âm, rồi đây ký hiệu các sách Kinh Thánh có thể sẽ có những thay đổi. Nhưng có nên chăng, khi hằng trăm ngàn quyển Kinh Thánh bản dịch CGKPV đã trải đều khắp nơi hệ thống ký hiệu của bản này? Đàng khác, hiện thời chưa có quy định nào rõ rệt của HĐGMVN, chúng con sử dụng hệ thống của bản CGKPV. Dù sao, chúng con nghĩ rằng cần tôn trọng người sử dụng, không nên gây xáo trộn, vả lại, cũng cần tôn trọng những người đã đi trước.

Một vài minh họa ấy đủ cho thấy nếu không thực hiện một ấn bản Kinh Thánh chính thức, kiểu làm việc chắp vá, đặt cái cày trước con trâu như thế sẽ vô tình làm cho mọi sự càng thêm rối beng…

2. NHỮNG ÍCH LỢI LỚN CỦA MỘT BẢN DỊCH KINH THÁNH CHÍNH THỨC

A. THUẬN LỢI CHO VIỆC HỌC LỜI CHÚA VÀ NGHIÊN CỨU KINH THÁNH

Những linh kiện cơ bản của máy tính dù khác thương hiệu vẫn luôn tiện dụng cho người tiêu dùng nhờ theo cùng một quy ước (cụ thể như các cổng USB chẳng hạn). Các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt hiện hành, do sáng kiến các cá nhân hoặc nhóm riêng, không tạo được thuận lợi ấy. Bao lâu một bản dịch chưa mang tính chính thức của HĐGMVN, dù hay đến đâu, vẫn không thể đòi trở thành chuẩn mực cho các bản dịch khác. Chỉ khi nào có một bản dịch chính thức của HĐGMVN cho toàn bộ Kinh Thánh, những cách dùng trong bản này, từ tên gọi và ký hiệu các sách đến cách phiên âm các tên riêng, mới trở thành chuẩn mực cho các bản dịch khác. Rồi từ đó những bản dịch cũ khi tái bản có thể sẽ dần dần được hiệu đính lại theo cùng một quy ước với bản dịch của HĐGMVN. Với sự hiệu đính như thế, các bản dịch khác nhau sẽ đi tới chỗ hòa vào một nhịp chung để tiện dụng cho Dân Chúa, đồng mỗi bản dịch vẫn giữ được toàn vẹn giá trị của nó. Những bản dịch không theo các quy ước chung sẽ bị dân chúng dị ứng.

B. THUẬN LỢI CHO VIỆC PHIÊN DỊCH CÁC TÀI LIỆU CHÍNH THỨC

Một bản dịch chính thức của toàn bộ Kinh Thánh sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho việc phiên dịch các tài liệu.

Có được bản dịch chính thức cho bộ Kinh Thánh rồi, nhiều công việc sẽ trở nên rất nhanh. Chẳng hạn như quyển Các Giờ Kinh Phụng Vụ hiện dùng đã phải mất rất nhiều năm mới có được bản dịch hoàn chỉnh, là vì khi làm, nhóm phiên dịch chưa có sẵn bản dịch Kinh Thánh trọn bộ. Nếu công việc ấy khởi sự khi đã có trọn bản văn Kinh Thánh, với máy vi tính, chỉ trong vòng một tháng, một thư ký thông minh có thể thực hiện được hơn 2 phần 3 công việc, chỉ còn lại các thánh thi, xướng đáp, lời cầu và lời nguyện.

C. TẠO MỘT NỀN TẢNG CHO SỰ HIỆP NHẤT DÂN CHÚA VIỆT NAM

Cũng có những nước không cần một bản dịch Thánh Kinh chính thức. Thế nhưng tại Việt Nam hết sức cần, để mọi người Công Giáo Việt Nam sẽ viết thánh danh Chúa chúng ta theo cùng một cách. Giờ đây, người Công Giáo còn viết rất hỗn độn: Giêsu, Giê-su, Yêsu, Jésus, Jesus, cho nên không thể trách các nhà xuất bản đời viết bằng những cách khác: Giê-xu, Giêxu… Viết thánh danh Chúa cách thống nhất là dấu hiệu giản dị cho thấy chúng ta có cùng một đức tin chân thật và trong sáng…

3. MỘT HƯỚNG KHẢ THI

Cho đến lúc này chưa thấy bộ phận nghiên huấn của Đại Hội Dân Chúa đặt vấn đề đâu là những cái dở của 50 năm qua để rút kinh nghiệm cho 25 năm tới. Thiết tưởng một trong những cái dở thấy rõ chính là sự thiếu vắng một bản dịch Kinh Thánh chính thức đã khiến cho Dân Chúa Việt Nam có nguy cơ bị phân hóa.

Một giám mục đã có lần chia sẻ với chúng con rằng ngay hồi còn là cha sở, ngài đã thưa với các giám mục rằng cần có một bản dịch Kinh Thánh chính thức. Thế rồi ngài đã làm giám mục, hơn ba mươi năm, và nay đã về hưu, nhưng bản dịch chính thức ngài ước mơ ngày xưa vẫn còn mù mịt. Đã có lúc đội ngũ giám mục hầu hết đã già yếu và phải đối đầu với những khó khăn thời cuộc quá lớn, sự quên sót ấy có thể hiểu được. Nay thì số các giám mục trẻ ngày càng đông thêm, có cả những vị là chuyên viên có tiếng, những điều kiện làm việc cũng đã thuận lợi hơn,...

Lẽ nào sức bật từ Thượng Hội Đồng về Lời Chúa không đủ giúp Hội Thánh Viêt Nam đi tới quyết định phải có ngay một bản dịch Kinh Thánh chính thức. Dù là một bản dịch đầy khuyết điểm cũng không sao, cần phải bắt đầu thì mới có thể hoàn thiện dần. Bản dịch New American Bible mãi đến những năm gần đây vẫn còn phát hiện những chỗ dịch sai. Sai và sửa à chuyện thường. Thiết tưởng hiện nay ở trong và ngoài nước không thiếu những người sẵn lòng giúp HĐGMVN thực hiện công việc hết sức khẩn cấp này. Chỉ cần một quyết định chung của các vị hữu trách là xong. Không quá khó để có một ấn bản thử nghiệm vào cuối năm kỷ niệm 2010.

Thật vậy, mấy năm qua Ủy Ban Phụng Tự đã đầu tư nhiều cho việc hiệu đính Sách Bài Đọc Thánh Lễ. Theo chúng con được biết, chỉ còn một số nhỏ các Chúa Nhật thường niên. Kể như công việc sắp xong. Chúng con xin chúc công lao khó nhọc của Đức Cha Chủ Tịch và các thành viên nay đã đạt kết quả tốt.

Cùng với lời chúc mừng ấy, chúng con đệ trình một ý kiến nhỏ là xin trì hoãn việc phát hành lại một thời gian, để thực hiện cho xong luôn toàn bộ Kinh Thánh và sẽ phát hành cùng một lúc cả bộ sách bài đọc và ấn bản Kinh Thánh Việt ngữ chính thức của Hội Thánh Công Giáo.

Có thể rằng trên nguyên tắc, ấn bản Kinh Thánh chính thức không phải là việc của Ủy Ban Phụng Tự mà là của Ủy Ban Kinh Thánh. Tuy nhiên thiết tưởng ích lợi chung của Dân Chúa đang chờ đợi sự hợp tác của hai Ủy Ban để sớm có được một thành quả chung.

Nếu phát hành bộ sách bài đọc trước rồi mới xúc tiến làm ấn bản Kinh Thánh, sợ rằng khi xong bộ Kinh Thánh sẽ thấy độ chênh lệch khá lớn giữa các trích đoạn phụng vụ với bản dịch Kinh Thánh chính thức và như thế sẽ phải tốn biết bao công sức và thời gian để sửa lại [1]. Ấy là giả thiết có người đủ can đảm ngồi mà sửa lại! Và ấy là chưa kể sự lãng phí về tiền bạc.

Với các sách bài đọc, chúng ta đã có được phần chính của Bộ Kinh Thánh. Chỉ cần các thư ký đánh máy giúp sắp xếp các trích đoạn phụng vụ theo thứ tự các chương mỗi sách là có được bản thảo sơ khởi cho bản dịch Kinh Thánh toàn bộ.

Tiếp đến, sẽ nhờ đích danh những vị sẵn lòng giúp vào việc chung, cả trong và ngoài Uỷ Ban Phụng Tự, chịu trách nhiệm về bản dịch của từng sách một. Một vị có thể nhận một vài sách và ngược lại cũng có thể hai ba vị cùng lo một sách. Danh tính (những) vị phụ trách mỗi sách sẽ được ghi rõ trong ấn bản chính thức. Chi tiết này rất quan trọng để các vị phụ trách ý thức trách nhiệm mình hơn trước Dân Chúa và trước HĐGMVN. Những năm qua, lắm bản dịch mang danh nghĩa chính thức nhưng lại ôm theo những sai sót không đáng. Phải chăng một phần cũng vì đó là công việc chung, do một tập thể vô danh chịu trách nhiệm chứ không riêng ai thực sự chịu trách nhiệm cả?

(Những) vị phụ trách mỗi sách sẽ vận dụng các bản dịch hiện có để lấp đầy các khoảng trống (những đoạn không được trích cho phụng vụ) và rồi chăm sóc trau chuốt cho bản dịch tác phẩm mình phụ trách được chính xác và nhất quán - nếu cần, các vị sẽ tự tìm cho mình những cố vấn về văn chương, về các từ Hán Việt... Có thể nhờ các vị phụ trách các sách khác cùng mảng (cùng loại văn) kiểm tra chéo để dễ tiến tới sự đồng bộ về ngôn từ cho mỗi mảng sách.

Bên trên và bên cạnh đó, có một nhóm ba người giúp đọc tất cả những bản văn đã đuợc các vị hiệu đính làm xong và gửi về. Nhóm ba người này sẽ giúp phát hiện những điểm cần điều chỉnh. Các thư ký vi tính cũng có thể giúp đắc lực vào việc này.

Như thế, nếu tập trung làm việc, từ đây tới chỗ hoàn bị bản dịch toàn bộ Kinh Thánh không còn xa. Cuối năm kỷ niệm 2010 chúng ta có thể xong. Chúng ta đã dùng bộ sách bài đọc cũ gần 50 năm rồi, nay trì hoãn việc phát hành bộ sách bài đọc mới một vài năm thì chẳng có gì quá đáng.

4. MẤY ĐIỂM CỤ THỂ

Để bớt gây xáo trộn cho đại chúng giáo dân, chúng con xin thử đề nghị mấy điểm cụ thể:

* Các tên riêng phần Cựu Ước, xin lấy dạng latinh ablatif như HĐGMVN đã quyết định. Việc phiên âm theo gốc Hípri quá phức tạp, gây phiền hà cả cho dân chúng và cả các sinh viên khi dùng các ấn bản ngoại ngữ. Việc này phức tạp đến độ ngay trong ấn bản “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước Và Tân Ước” của Nhóm phiên dịch CGKPV cũng có những lầm lẫn. [2]

* Các tên riêng phần Tân Ước, xin lấy theo bản dịch CGKPV, trừ chữ z như nói trên, bỏ gạch nối, viết liền lại. Hầu hết các từ ở đây đều đáp ứng quyết định của HĐGMVN: dạng latinh ablatif.

* Tên và ký hiệu các sách Tân Ước, xin lấy theo bản dịch CGKPV, kể cả thự gửi tín hữu Do Thái (Các ngôn ngữ khác đều dùng như bản dịch Nguyễn Thế Thuấn: Thư gửi tín hữu Hípri).

Chúng con chỉ lo một mảng của công việc mục vụ là mục vụ dạy giáo lý. Chúng con không có chuyên môn gì về Kinh Thánh, xin được đứng ngoài những tranh luận về lãnh vực chuyên môn này và chỉ bàn vấn đề trên quan điểm tìm lợi ích cho các linh hồn.

Qui Nhơn, Giao thừa Xuân Kỷ Sửu 2009

Chú thích:

[1] Sau quyển Thánh Vịnh, bản dịch toàn văn bộ Thánh Kinh của nhóm CGKPV đã được tiến hành với dịch các bài đọc Chúa Nhật và Lễ Trọng, rồi đến các bài đọc ngày thường và những phần còn lại. Trong quyển Tân Ước ấn bản ronéo thuở đầu, người ta còn đọc thấy nhiều chữ “Khi ấy” hoặc “Trong những ngày ấy” đã được sách bài đọc thánh lễ thêm vào ở đầu các bài đọc Tin Mừng. Trong những năm nhóm CGKPV làm việc tại Dòng Don Bosco Đà Lạt, con được biết có những anh em thư ký phải vất vả rà soát lại những chi tiết này cũng như phải vất vả thống nhất lại cách dùng từ, bởi lẽ khi dịch cho phụng vụ, mỗi trích đoạn là một đoạn văn độc lập, cho nên cùng một từ nơi thì dịch thế này nơi thì dịch thế khác. Những kinh nghiệm ấy cho thấy việc ghép các trích đoạn dùng trong phụng vụ thành toàn văn bộ Thánh Kinh, không hoàn toàn đơn giản, nhất là nếu chúng ta muốn chọn sắp xếp lại theo cấu trúc bản văn Hy Lạp hoặc Hipri.

[2] Xin xem ấn bản Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh 1999: Mi-kha và Mi-kha-giơ-hu (Tl 17,1-12); A-than-gia và A-than-gia-hu (2Sb 8,26; 21,1-24,7; Er 8,7); A-khát-gia và A-khát-gia-hu (1V 22,40-52; 2V 8,25; 9,16; 9,23; 9,27-291Sn 3,11; 2Sb 20,35; 2Sb 21,2); Giô-ram và Giơ-hô-ram (1V 22,51; 2V 9,16; 9,21; 2Sb 17,8; 21,1-22,11; 2Sm 8,10; 1Sb 3,11; 26,25; 2Sb 22,5; A-mát-gia (2V 12,22; 15,1) và A-mát-gia-hu (2V 14,1-16); A-đô-ni-gia-hu (1V 1,13) và A-đô-ni-gia (1V 1,18); Ut-di-gia (Hs 1,1; Am 1,1; Dcr 14,5) và Ú-di-gia-hu (Is 1,1; 6,1; 7,1). Đây chỉ là một số trường hợp bất nhất người viết tình cờ bắt gặp, có thể còn những trường hợp khác.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giới công nhân Việt Nam cam chịu một Năm Mới buồn tẻ
Lữ Khách
15:13 31/01/2009
Việt Nam đang hứng chịu cơn khủng hoảng kinh tế, nhất là vào thời điểm Tến Nguyên Đán. Trong khi các công ty xí nghiệp đóng cửa và việc vay vốn bị đóng băng, thì hơn bao giờ hết các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại đây nhiều chưa từng thấy.

Thương buồn bã, thả người trên giường, tay cầm cái điều khiển tivi, mắt dõi theo chương trình truyền hình trong một căn phòng thuê rất khiêm tốn trong vùng vành đai của thành phố Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng cô lại quay sang nói chuyện với những người bên cạnh trong gian phòng ước chừng mười chỗ ngủ dành cho công nhân. Cô gái trẻ 28 tuổi này năm nay không có Tết. Năm Mới tại Việt nam được mừng cùng ngày với Trung Quốc. « Tôi chỉ mua chút gạo và trái cây. Ngoài ra không làm gì hết theo truyền thống. Năm ngoái tôi còn có thể nấu bếp với chút cá và thịt », cô ta tâm sự.

Thương đã mất việc làm từ hai tuần nay, vì công ty dệt của cô đã đóng cửa với lý do không có hàng đặt. « Tôi không biết đến khi nào mới có việc trở lại. Chị tôi làm việc cho một công ty giầy cũng đang bị thất nghiệp », cô công nhân này ái ngại. Thông thường vào dịp này hàng năm các xí nghiệp thưởng cho công nhân trị giá bằng một tháng lương. Năm nay, Thương không những không có khoản tiền đó, mà ngay cả những ngày thất nghiệp cũng chẳng được được trợ cấp gì hết. Như bao người Việt Nam khác, cô ta thích ăn Tết cùng với những thân tại quê nhà. Tuy nhiên cô lại không đủ tiền để trở về quê hương.

Kể từ bảy năm nay, cô vạch nét bút chì trên cơ man bao nhiêu là mét vải để làm ra những sản phẩm xuất sang thị trường Âu và Mỹ. Bảy năm làm việc cần mẫn và vất vả với mức lương khoảng 45€/tháng. Với khoản thu nhập này, mỗi tháng cô dành dụm được chừng 3,6 francs: « Tôi tiết kiệm được khoản tiền trị giá tương đương với một vé xe, hòng khi không còn việc làm nữa thì trở về quê. Tôi cũng tính đến chuyện về hẳn và xoay sang việc nuôi bò ở đấy ».

Tại khu lân cận của Dĩ An, dù lạm phát tăng 28% nhưng nhiều người vẫn thích bám trụ lại ở thành phố. Toan rảo khắp các đường phố của khu phụ cận này với chiếc cân và thước đo chiều cao dùng để kiếm tiền từ những người muốn cân và đo. « Khi tôi lấy chồng, tôi không có gì hết. Thành phố là một niềm hy vọng của tôi. Tôi nghĩ rằng mình đã có lựa chọn đúng đắn khi đặt chân đến đây », cô ấy dãi bày. Cô ta không bao giờ có một món tiền khá để trở về quê giáp với biên giới Trung Quốc. Tại đó, cô để lại một đứa con gái mà cách đây tám năm ròng chưa được gặp mặt. « Xin đừng hỏi tôi rằng liệu tôi có thích đón Tết với con gái của tôi », cô ta khóc nức nở.

Giấc mơ gặp lại người thân trong gia đình tại quê hương đối với số đông người Việt nam xa nhà là rất quan trọng. Cơn khủng hoảng kinh tế làm nhiều gia đình điêu đứng và cũng làm tan nát bao con tim.

Trong vòng 6 tháng, 7000 công nhân thuộc vùng công nghiệp phía Đông-Nam thành phố Hồ Chí Minh bị mất việc làm. Và những tuần lễ tới đây có đầy những âu lo. Sự vay vốn có định kỳ thường diễn ra vào dịp Tết. Không ai biết được là có bao nhiêu công ty có khả năng chi trả. « Sự phục hồi phụ thuộc vào việc vay vốn. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay không có một đồng đô la nhàn rỗi nào cả, một nhà kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh bộc bạch. Phiá ngân hàng thì định giá thấp số vốn kinh doanh của các công ty. Do đó phía xã hội không muốn cầm cố. Thế là bị kẹt cứng ».

Những đơn vị kinh tế mang tính độc lập thì luôn thì luôn nhắc nhở về những điều cảnh báo: sự tăng trưởng về xuất khẩu hoàn toàn vô nghĩa cũng như sự tăng 2% tổng sản phẩm quốc nội. Việt Nam thường có thói quen nhìn vào tỷ suất và con số. Kể từ một tháng nay, chính phủ đã hành động bằng cách phá giá đồng tiền và chi khoảng 4,5 tỷ € vào việc nâng đỡ các khu vực gặp khó khăn. Ngoài ra cũng có chính sách giảm thuế cho các công ty vừa và nhỏ.

Về phía những nhà đầu tư đă lấy lại được chữ tín. Trong số họ, có một số đang rình chờ những cơ hội tốt. « Một số người cách đây một vài tháng có chớm ý định bám công ty của họ thì nay không thực hiện được nữa vì giá bán quá rẻ, Philippe Serene, Tổng giám đốc người Pháp của một công ty nông nghiệp thực phẩm Việt Nam tỏ vẻ vui mừng. Tôi đã mua lại một nhà máy với giá rẻ chỉ bằng phân nửa giá. Khủng hoảng kinh tế cũng là mối lợi bất ngờ ». Kẻ lớn thì càng lớn thêm, còn kẻ bé mọn thì bị tiêu tan.

Liệu phía chính phủ có sẵn sàng chống lại nạn tham nhũng một cách hiệu quả để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phục hồi nền kinh tế ? Vào thời điểm này, không có một động thái nào. Vào ngày 1 tháng một đầu năm vừa qua, chính phủ đã không ngần ngại ngưng chức của hai Tổng Biên Tập vốn từng nhập cuộc trong việc chống hối lộ liên quan đến một vị Bộ Trưởng. « Trong thực tế, nạn tham nhũng không làm cho các nhà đầu tư khó chịu. Nó được coi như là một phần của tập quán. Những lợi thế, nhất là vai trò ổn định chính trị, còn quan trọng hơn nhiều sự bất tiện đó », một nhà quan sát bí danh cho biết. Ông ta căn cứ vào con số mà đưa ra lý luận trên. Đầu tư nước ngoài đã không ngừng tăng trưởng tại Việt Nam trong năm 2008. Với tổng số vốn đầu tư 11 tỷ €, Việt Nam chỉ đúng sau Trung Quốc trong danh sách các nước Châu Á thu hút đầu tư nước ngoài. Trong năm 2009, đất nước này có những may mắn thu hút nguồn vốn so với các nước trong khu vực vốn dĩ vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế. Cuộc chiến chống tham nhũng vẫn là một sự đợi chờ.

(Dịch từ báo La croix, thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2009)
 
Khi Đảng cầu nguyện thần thánh
Hoàng Cúc
18:31 31/01/2009

KHI ĐẢNG CẦU CẠNH THẦN THÁNH



Những năm giữa thế kỉ 20, làn sóng đỏ lan tràn trên thế giới. Các nhóm cộng sản đã khá nhanh nhạy chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi thế giới đang biến động mạnh để leo lên giành quyền lãnh đạo ở nhiều nước. Với trang bị lí luận là “chủ nghĩa duy vật biện chứng” và “chủ nghĩa duy vật lịch sử”, họ đã phủ nhận triệt để quá khứ để bắt tay xây dựng thiên đường ngay trên mặt đất. Những “thắng lợi dồn dập của phong trào cách mạng thế giới” đã khiến rất nhiều người chỉ còn nhìn thấy màu hồng nơi mọi hiện tượng, nhưng với đa số các lãnh tụ, chủ nghĩa cộng sản và công cụ “chuyên chính vô sản” đơn giản chỉ là phương tiện tuyệt vời để họ trở thành những hoàng đế, những giáo chủ toàn năng của một tôn giáo mới, trong khi chính họ dường như lại rất e dè với thế giới thần thánh cũ. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin kể ra vài hiện tượng để độc giả có dịp ghé mắt nhìn qua cái gọi là vô thần trong giới lãnh đạo tại Việt Nam.

Dấm dúi với thần thánh

Người am hiểu nội tình của chế độ đều biết rằng ngay từ đầu, những lãnh tụ cao nhất của chính thể cộng sản Việt Nam đã không hề vô thần. Cứ trong khoảng một tuần từ ngày nhậm chức, các đồng chí vô thần gộc đều đến lễ bái tại đền Lý Bát Đế ở Đình Bảng, Bắc Ninh, để xin được yên vị trên ngai. Độc giả có dịp ghé qua ngôi đền này sẽ được đồng chí trông đền hướng dẫn theo phong cách rất “duy vật biện chứng”, nhưng quan trọng hơn, độc giả nên quan sát những hàng cây trước đền với biển đề danh tính, chức vụ ngày thăm viếng của tất cả các đồng chí tai to mặt lớn trong đảng và chính phủ. Với dụng cụ chuyên chính vô sản trong tay, các đồng chí vẫn chưa yên tâm nên phải tới xếp hàng xin xỏ chút ân huệ và sự che chở của thánh thần.

Tượng Phật trên bàn thờ trong nhà của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu (Ảnh BBC)
Cũng cần nói thêm rằng khi lớp sơn hào nhoáng của thứ thần thánh từng được gọi tên “chủ nghĩa Mác Lênin vô địch” đã hết màu xuân sắc và lớp cốt tàn tạ hiện ra nát mủn dưới ánh sáng mặt trời, đám tín đồ từng một thời tung hô lên tận trời xanh vị thánh vô địch nay chợt ú ớ những lời huênh hoang sáo rỗng. Với bản chất lưu manh chụp giật, họ tìm cách lân la với những thần thánh xa xưa theo cách ngày càng lộ liễu và trơ tráo hơn.

Vậy nên từ vài chục năm nay, hầu như mỗi đồng chí lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đều tậu cho mình một vài thầy pháp hoặc thầy chùa riêng, thậm chí xây dựng đền chùa ngay trong khuôn viên biệt điện của gia đình để tiện bề cúng vái.

Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người

Các đồng chí vô thần mà lại chơi bài khấn xin đồng cốt thì dù sao cũng không ổn lắm. Chuyện này cần phải suy nghĩ chút xíu, nhưng với các đồng chí, đây chỉ là chuyện rất nhỏ. Bài đánh tráo khái niệm, nghĩa là gán cho những hiện tượng hay sự vật cũ một cái tên mĩ miều dễ lọt tai vốn là sở trường của các đồng chí. Và như thế, một ngày đẹp trời, “trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người” xuất hiện đàng hoàng dưới ánh mặt trời chói chang của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Dĩ nhiên, trước đó, báo chí của các đồng chí đã đưa tin từ từ và rất có kế hoạch về những “nhà ngoại cảm”, những cô đồng bà cốt nơi nọ nơi kia trổ tài trước cặp mắt kinh ngạc của “nhà khoa học” kia hay vị “giáo sư tiến sĩ” nọ. Rồi những tin tức như thế cứ tuần tự xuất hiện trên mặt báo “theo định hướng” rất nhịp nhàng tự nhiên.

Đi xa hơn đôi chút, các đồng chí cho xây dựng đền thờ của ai đó khắp nơi trên đất nước, rồi phát tán một đoạn ghi hình ảnh và âm thanh chuyện đồng chí Minh râu nhập vào một cô đồng nói chất giọng đàn ông xứ Nghệ, có sự chứng kiến của một vị tướng và một vài người khác, dạy dỗ dặn dò cứ như một anh chính trị viên! Rồi một ngày đẹp trời, đồng chí Minh râu vào chùa ngồi chễm chệ sánh vai cùng Đức Phật từ bi. Sự nghiệp thần hoá đồng chí như thế kể như cũng đã gần tới đích.

Trò tráo đổi và chộp giật với cả thần thánh như thế dù sao cũng ru ngủ và lừa lọc được không ít người “nhẹ dạ cả tin”. Khoa học tâm linh thực chất chỉ là biến tướng của những loại bói toán lên đồng, thậm chí là kiểu loè bịp của những kẻ đang cố tìm một chỗ bấu víu cho chế độ khi tất cả những lí tưởng hão huyền của một thời lần lượt vỡ vụn và sụp đổ tan tành.

Cuốc cuốc tự

Tại Bình Dương cách đây vài năm, Dũng Lò Vôi đã cho xây dựng Đại Nam Quốc Tự với qui mô đồ sộ, phong cách pha trộn đủ mọi thứ hoa hoè hoa sói. Người biết chuyện cho rằng Dũng Lò Vôi làm việc đó chính là nhằm giải hạn cho quan thầy Nguyễn Minh Triết. Rồi sau đó, Nguyễn Minh Triết cứ tai qua nạn khỏi như có phép mầu. Vậy là trên khắp nước, quan to xây đền to, quan nhỏ xây đền nhỏ, cứ y hệt như phong trào “bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng” ngày nào.

Chùa Bái Đính
Gần đây hơn, ở ngay Ninh Bình, đường dây quan tham Nguyễn Việt Tiến đã rước thầy rước thợ xây cất ngôi chùa Bái Đính với qui mô đồ sộ nhất Việt Nam. Khi ai đó phát hiện ra rằng việc xây dựng chùa Bái Đính giống như cơ hội ngàn vàng giải hạn cho chế độ cộng sản hiện nay, cũng là lúc Nguyễn Việt Tiến ra khỏi lao lung và xuất hiện như một vị hộ pháp của đảng. Việc xây chùa Bái Đính trở thành mối bận tâm của “toàn đảng, toàn dân và toàn quân”. Dịp lễ Vesak, quan cao quan thấp cùng sư sãi lớn nhỏ kéo nhau về tạm khánh thành ngôi chùa, thầy pháp Tầu được rước về đăng đàn trai giới để yểm tâm cho ba pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất tại Việt Nam. Ngôi chùa này nghiễm nhiên trở thành quốc tự với đảng và chính phủ. Cũng vì thế, ở khuôn viên vườn hoa phía trước ngôi chùa cổ, tức là phía sau ngôi chùa mới, các vị lãnh đạo đảng và chính phủ lại đem cây tới trồng, lại đặt biển đề danh tính, chức vụ và ngày tháng viếng thăm.

Cách chùa Bái Đính không xa, du khách có thể thăm khu di tích Cố Đô Hoa Lư, nơi ghi dấu hai triều đại Đinh – Lê. Ở phía cửa Bắc của Đền Vua Đinh, du khách có thể đọc dòng chữ Hán “Bắc môn toả thược”, giải thích một cách nôm na là lời căn dặn dành cho hậu thế người Việt rằng đối với phương Bắc nhớ phải cửa đóng then cài cho kĩ.

Một điều kì lạ là ngôi chùa Bái Đính được xây dựng theo hướng đại kị của thuật phong thuỷ. Gã thầy Tầu lấy cớ rằng ngôi chùa hướng về làng Đại Hữu, quê hương Đinh Bộ Lĩnh, nên đặt ngôi chùa ở vị trí trống trải chầu thẳng về hướng chính Bắc, cửa mở toang hoang. Những công nhân xây dựng ngôi chùa không giấu vẻ tự hào với ý nghĩ rằng chúng tôi đang làm nên lịch sử. Họ cũng không ngần ngại cho biết tất cả cách bố trí đều có thầy Tầu hướng dẫn. Mọi chi tiết từ câu đối đến trang trí đều do thầy Tầu chỉ dạy! Nếu quả thật như thế, không biết có nên gọi ngôi chùa này là Việt Nam Vong Quốc Tự?!

Dẫu sao, vài hiện tượng như thế cũng giúp ta phần nào thấy được rằng chính quyền cai trị dân bằng nỗi sợ, rồi cũng chính nỗi sợ khiến họ trơ tráo dấm dúi với thần thánh. Khi thành trì lí luận đã tan thành mây khói, những kẻ từng một thời ra rả vô thần nay hiện nguyên hình là những gã chụp giật ngay cả với thần thánh, chạy theo đủ loại dị đoan, tin vơ thờ quấy.

Bài viết có lẽ nên dừng ở đây. Nhiều độc giả hẳn muốn tôi đưa thêm vài chứng cứ. Thực ra tôi chỉ kể ra đôi điều mình biết, phần còn lại, xin mời độc giả thân hành tới tận nơi quan sát. Vả lại, ở Việt Nam mình, những chuyện bình thường, hoàn toàn có thể đưa ra ánh sáng mặt trời như chuyện lấy vợ, sinh con, người ta còn tìm đủ mọi cách bưng bít, thì chuyện các đồng chí chịu để lộ chừng đó chân tướng thiết nghĩ là đã quá nhiều để ai cần có thể đưa ra một vài kết luận.
 
Mahatma Gandhi và Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt
Võ Long Triều
18:55 31/01/2009
Một đất nước bị đô hộ hay bị cai trị bằng độc tài quân phiệt, người dân muốn có tự do dân chủ phải trả giá bằng máu hay nước mắt. Những cuộc cách mạng dân tộc thường xẩy ra trong bạo động và phải tốn hao xương máu. Nhưng lịch sử cũng cho thấy người dân Ấn Độ phản kháng cường quyền Anh Quốc, giành độc lập tự do trong sự ôn hòa không bạo động.

Hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn dân Ấn Độ xuống đường khắp nơi làm tắc nghẽn mọi sinh hoạt bình thường. Với chủ trương bất tuân luật pháp và phản kháng không bạo động (désobéissance civile et résistance non violente) ông Mahatma Gandhi đã lãnh đạo dân Ấn Độ giành lại độc lập tự do cho đất nước của họ.

Ấn Độ là thuộc địa của Anh Quốc từ năm 1858, do một Phó Vương người Anh cai trị. Chế độ thực dân Anh hà khắc, thuế nặng dân nghèo, sản xuất vật chất bị phân tải về mẩu quốc. Tự do ngôn luận không có, nhưng tự do tín ngưỡng hảy còn được tôn trọng.

Tình trạng Việt Nam có khác, ác độc hơn nhiều, đất đai thuộc quyền quản lý của nhà nước, ruộng đất của nông dân chính quyền muốn cướp thì cứ tịch thu. Khi cần bán giá cao cho người nước ngoài hay cho bất cứ ai thì cứ bán. Dân phản kháng thì chính quyền đàn áp.

Công an lộng quyền đánh đập thường dân không sợ bị truy tố vì hệ thống bao che từ trên xuống dưới đã trở thành qui luật. Quan chức hối lộ công khai, tiền viện trợ hay công quỹ đảng viên chia nhau bòn rút, miễn sao túi ông đầy, kỳ dư chết sống mặc bây. Xây cầu sập, xây nhà đổ, thành phố và thủ đô ngập lụt vì cống rãnh nghẹt hư trong khi ngân khoản sửa chữa tốn mất nửa triệu đô la.

Luật pháp là để xử những người dân được gán tội là phản động, gây rối trị an chớ không phải để xử đảng viên cách mạng. Báo chí thuộc độc quyền của đảng kể cả mạng lưới liên lạc cá nhân trên trời cũng bị kiểm soát. Tôn giáo tự do hành đạo theo hệ thống quốc doanh trực thuộc chính quyền. Còn tôn giáo chính thống thì bị làm khó dễ, hoặc cấm đoán hoặc đàn áp bắt bớ.

Nhìn lại tất cả sự bất công lộng quyền thật là ghê rợn. Chế độ cộng sản lúc ban đầu làm dân sợ hãi nhưng sự gian ác tràn đầy gây bất mãn đến độ tức nước vỡ bờ, dân chúng không còn sợ công an chính quyền nữa.

Trở lại chuyện Ấn Độ, ông Mahatma Gandhi, được người Ấn tôn Thánh, đã lãnh đạo phong trào giành độc lập khởi sự từ năm 1920 bằng cách trường kỳ phản kháng, bất hợp tác, bất tuân luật pháp, bất bạo động. Hai mươi bảy năm sau ngày 15 tháng 8 năm 1947 Cộng Hòa Ấn Độ tuyên bố độc lập tự do.

Đọc qua cuộc sống và hành động của Gandhi tôi nhớ một vài sự kiện ly kỳ trong biết bao nhiêu việc ông đã làm cho chính quyền Anh Quốc phải lúng túng đến cuối cùng phải chịu thua.

Có một ngày ông cho thông báo và yêu cầu toàn dân theo ông ra biển, mỗi người phải đem theo một cái chén, hay một gáo dừa hoặc bất cứ thứ gì có thể đựng nước. Theo lời yêu cầu của ông, hàng trăm ngàn người Ấn Độ theo ông ra biển. Tới nơi ông bảo mỗi người múc nước biển phơi khô thành muối và từ nay tự sản xuất lấy mà dùng, không mua muối của chính quyền Anh Quốc bán nữa.

Một lần khác ông làm một tay quay kéo chỉ và đề nghị toàn dân dệt vải may mặc không mua vải của Anh Quốc.

Chính quyền thực dân Anh Quốc bắt giam những người biểu tình phản kháng, ông Gandhi ra lệnh tất cả dân Ấn tự nguyện xin vào tù. Trước cửa cac nhà tù dân chen nhau đen nghẹt xin cho được vào nhà giam.

Ngoài ra ông Mahatma Gandhi đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối và đòi hỏi chính quyền thực dân phải nhượng bộ hết việc nầy đến việc khác, kết quả ông đã đưa dân tộc ông đến bờ tự do.

Tại Việt Nam Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã viết thơ thỉnh cầu tòa thánh Vatican mở Năm Thánh tại Thái Hà, nhân dịp kỷ niệm tám mươi năm thành lập nhà Dòng Chúa Cứu Thế và đền thờ Đức Mẹ Hăng Cứu Giúp. Tòa Thánh đã chấp thuận do thơ trả lời đề ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Đức Hồng Y Francis James Stafford, Chưởng Quản Tổng Tòa Xá Giải, được sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng.

Văn thư ấn định những ai dự lễ tại đền thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ Thái Hà và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha thì sẽ được hưởng ơn Toàn Xá. Văn thư còn nêu rõ hai điều quan trọng là:

- “Mọi dịp mừng trọng thể và các ngày lễ do Đức Tổng Giám Mục Hà Nội tùy ý ấn định”

- “Văn thư nầy có giá trị trong năm Đại Thánh, bất chấp mọi quy định trái ngược”.


Xem hình ảnh lễ khai mạc Năm Thánh Thái Hà

Hai tháng trước đây tại giáo xứ Thái Hà và khu Toà Khâm Sứ, giáo dân cầu nguyện bị gây rối, đàn áp, khủng bố, đánh đập, bắt bớ, truy tố ra tòa. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã từng tuyên bố ai bị cầm tù thì ngài sẽ thay thế.

Ngày nay sự thỉnh cầu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được tòa thánh Vatican công khai chấp nhận. Lập năm thánh tại đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ Thái Hà và cho mọi giáo dân đến đó dự lể cầu nguyện được hưởng ơn Toàn Xá. Thật là một ơn phước cho toàn thề người công giáo Việt Nam và cũng là một tin mừng cho tất cả đồng đạo người Việt trên khắp thế giới.

Khai mạc Năm Thánh tại Thái Hà 31.1.2009
Trong niềm hân hoan đó tôi vững tin Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt biết rõ ngài phải xử lý như thế nào và hành động làm sao để cho giáo dân Công Giáo Việt Nam có được sự tự do thờ phượng Thiên Chúa theo sự tin tưởng của mình và theo đúng qui luật của giáo hội.

Tôi mong rằng có một ngày nào đó Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt sẽ có lời kêu gọi toàn thể giáo dân khắp xứ qui tụ về tại Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà để dự lễ cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Tôi hy vọng cộng sản Hà Nội sẽ không đàn áp và nếu có đàn áp cũng không giải quyết được vấn đề vì lúc đó Hà Nội sẽ bị hàng trăm ngàn người tràn ngập, giao thông tắc nghẽn, dân chúng đứng chật đường, đông hơn công an cảnh sát.

Tôi cũng hy vọng rằng nếu chính quyền bắt giam giáo dân về thủ đô cầu nguyện thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quan Kiệt sẽ là người đầu tiên vào tù và hàng ngàn, hàng triệu giáo dân khác sẽ xin theo, bởi vì bị giam trong nhà tù nhỏ thì cũng giống y như nhà tù lớn ở khắp xứ, cũng mất tự do, cũng không có công lý, cũng bị hiếp đáp, đàn áp, bóc lột do tham nhũng và công an lạm quyền. Vậy thì tù trong hay tù ngoài có khác gì nhau đâu!

Tôi ước mong năm thánh từ ngày 31 tháng 01 năm 2009 đến ngày 7 tháng 5 năm 210 sẽ là năm Chúa ban cho dân Việt Nam có được sự tự do thờ phượng Thiên Chúa theo đúng nghi lễ, điều kiện và qui luật của Hội thánh. Tôi tin người công giáo Việt Nam sẽ hy sinh tất cả để tạo cho bằng được quyền tự do tín ngưỡng của mình. Tôi tin trong số giáo dân Công giáo sẽ có một người nổi bật như ông Môi-Sen đứng ra lãnh đạo dẫn dắt dân chúa hưởng được quyền tự do thờ phượng ngài.

Tôi cũng ước mong sự tự do hành đạo dẫn đến mọi sự tự do khác mà dân tộc Việt Nam đang mưu tìm bằng mọi cách.
 
Cộng Sản Việt Nam và những cuộc đầu độc
Lê Sáng
19:07 31/01/2009
Nhân Tết Kỷ Sửu để tưởng nhớ tổ tiên người Việt

Đầu độc theo nghĩa đen là bí mật cho thuốc độc vào đồ ăn, đồ uống, không khí… Nhằm làm tê liệt hoặc giết chết vật chủ với một ý đồ xấu… Đầu độc theo nghĩa bóng là hành vi làm cho nhiễm phải tư tưởng phản nhân, nhiễm phải văn hoá đồi bại, qua đó mà tiêu diệt nhân cách, dần đần tiêu diệt cả thể xác con người, cả nhóm người, thậm chí là cả một dân tộc.

Theo cả hai nghĩa thì hành vi đầu độc luôn là lỗi cố ý, nó luôn được kẻ thủ ác thực hiện cách lén lút bí mật. Phương tiện mà kẻ thủ ác dùng luôn là thứ độc hại, dễ cất dấu, dễ che dấu. Vật chủ bị hại có thể chết ngay, có thể chết từ từ, nhưng vì không nhận ra, nên gần như không có hành động kháng cự. Ngay cả khi lờ mờ nhận ra, hoặc đã nhận ra, thì cũng khó có biện pháp chống đỡ, khó có bằng chứng tố cáo… Kể cả việc bắt được tận tay, thì kẻ thủ ác vẫn có thể biện minh rằng nó vô ý, không biết tính độc hại - Tội sẽ nhẹ hơn nhiều. Vì thế những kẻ tàn ác nhất luôn triệt để sử dụng phương pháp đánh thuốc độc này. Xã hội văn minh thì luôn giành cho nó sự khinh bỉ cũng như việc trừng trị nghiêm khắc… Với điều kiện nạn nhân phải tố cáo trên cơ sở chứng cứ…

1) Vô sản lưu manh rước chủ thuyết cộng sản về đầu độc dân tộc Việt Nam có phải do chọn nhầm chân lý?

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam được những người cộng sản viết lên từ trước 1930. Nhưng phải đến khi ông Hồ Chí Minh thoán đoạt ngôi vị chủ tịch đảng, lúc đó đảng cộng sản việt nam mới phát tác những gì là tàn độc nhất, vô luân nhất của cái học thuyết ngụy nhân bản và phi lý nhất trong lịch sử nhân loại.

Đến hôm nay, không còn ai nghi ngờ nữa. Tự học thuyết cộng sản với bao nhiêu tài lực, vật lực, “trí lực” cũng không đứng vững. Nó đã sụp đổ ngay trong lòng đảng viên cộng sản. Những kẻ thủ ác, chuyên đi đầu độc cũng nhiễm bệnh, từ thủ phạm chúng tự biến mình thành nạn nhân của chính cái học thuyết mà chúng rước về… Thế là rõ ràng! Chủ thuyết cộng sản là một thứ độc dược giết chết hàng trăm triệu người, làm tàn phế nhân cách hàng trăm triệu kẻ khác…

Khởi đầu – 1945, khi tình hình quốc tế rất rối ren bởi chiến tranh trùm lên chiến tranh. Dân tộc Việt nam trong cảnh nô lệ mấy tầng nô lệ. Phương Tây vừa chiến thắng chủ nghĩa phát xít, nước Việt đau thương lúc đó gần như bị bỏ ngỏ. Lực lượng quốc gia không hề được nâng đỡ bởi bất cứ tài lực gì của thế giới văn minh. Trong khi đó những người cộng sản với chiêu bài người cày có ruộng, cướp của kẻ giầu chia cho người nghèo, lại được hỗ trợ nhân lực, vật lực, tài lực từ quốc tế cộng sản… đã tập hợp được lực lượng. Và không chỉ tập hợp lực lưọng, người cộng sản còn lừa để cưỡng chiếm quần chúng từ tay lực lượng quốc gia, với chiêu bài thành lập mặt trận yêu nước chung, mời thủ lãnh lực lượng quốc gia đưa quần chúng về tham gia, rồi hạ bệ, ám sát thủ lãnh của người quốc gia để cướp lấy quần chúng…

Khởi điểm của việc đưa chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam của những kẻ vô sản không liên quan gì đến chân lý… Vì với năng lực cũng như xuất phát điểm của nó, nó không biết và không quan tâm đến chân lý… Mà chỉ đơn thuần là việc chúng sẽ được quốc tế cộng sản lựa chọn đặt lên làm tay sai, làm thừa sai trên mảnh đất Việt Nam thậm chí trong khu vực… Như thế từ những kẻ vô sản, thất học, du thủ du thực bỗng chốc trở thành kẻ có quyền lực…

2) Đầu độc hệ tư tưởng, làm mất lương tâm, liệt nhân cách, liệt kháng, con người nếu không đồng phạm thì cũng không có khả năng chống đối cộng sản:

Phương pháp thủ đoạn nào đã giúp cho người cộng sản có thể chiếm được quần chúng??? Có lẽ một người có kiến thức trung bình cũng có thể trả lời: Đó là những thủ đoạn lừa dối, lật lọng đê hèn cùng với bàn tay nhuốm máu được che dấu trong những bộ mặt giả nhân hơi một tí là có thể rơi nước mắt…

Nhưng nếu chỉ thế thôi thì chưa đủ. Cái nền cho các thủ đoạn đê hèn kia thành công là người cộng sản đã đầu độc tư tưởng của cả một dân tộc. Đầu độc cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Lịch sử đã ghi nhận, nó sẵn sàng đầu độc cả đồng chí của nó trong tù để đổ tiếng ác cho chính quyền đương nhiệm, rồi kích động quần chúng mang xương máu mà đâng hiến cho nó…

Nhưng đau thương nhất là người cộng sản đầu độc cả một dân tộc sinh ra nó bằng cách cam tâm làm nô lệ quốc tế cộng sản, rước cái học thuyết cộng sản vô luân về nô dịch tư duy con dân nước Việt. Một cái học thuyết phá sản ngay từ trong lập luận: Học thuyết này khẳng định mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự phát triển – Nhưng lại hướng dẫn xây dựng nhà nước độc tài, chỉ duy nhất có đảng cộng sản. Như thế đương nhiên xã hội của họ mất động lực để phát triển. Không phát triển thì làm sao mà tồn tại??? Nó phi lý hiển nhiên như thế, mà Nguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh đọc còn chưa hết ý, đã rơi lệ mà nói to lên rằng “Hỡi đồng bào, cái cứu vớt dân tộc chúng ta đây rồi”. Như thế đủ biết năng lực và tư cách của tên việt gian Hồ chí Minh.

Quốc tế cộng sản thì đầu độc nhân loại bằng học thuyết ngụy biện, ngụy chân lý, lấy giả làm thật, phủ nhận mọi giá trị hình thành suốt chiều dài lịch sử nhân loại… Tuyên truyền, làm lây nhiễm trên diện rộng tư tưởng, văn hoá đồi bại của nó, gây đau thương cho biết bao nhiêu quốc gia, dân tộc… Với nền dân chủ giả hiệu, với các giá trị vật chất có được do cưỡng đoạt, do vay mượn gian dối... Tay sai quốc tế cộng sản - cộng sản việt nam đầu độc dân tộc Việt bằng sự tuyên truyền, khoa trương cho cái học thuyết đó, rao giảng về “thiên đường thành trì CNXH” ở Liên Xô, ở đông Âu. Với quần chúng nhân dân nghèo khó, thiếu hiểu biết lúc đó đúng là một thiên đường… Ngủ qua một đêm họ được đeo băng đỏ, cầm súng trường… “Làm chủ” xã hội.

Từ 1945 đến nay, chủ nghĩa cộng sản đã đầu độc dân tộc Việt Nam thế nào??? Cái chủ nghĩa quái đản kia len lỏi trong mọi lĩnh vực. Từ giáo dục, đến Y tế, hay trong các sinh hoạt cá nhân thường ngày... Thậm chí cả trong giáo lý của các tôn giáo. Tôn giáo từ xưa đến nay vẫn là lĩnh vực tâm linh, không có biên giới, trên mọi dân tộc, trên mọi học thuyết chính trị… Nhưng ở Việt Nam khẩu hiệu: đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội - được sư tay sai cộng sản giăng trước cổng chùa… Hay cộng sản gán vào mồm không ít giáo dân tu sĩ câu cửa miệng: Kính Chúa yêu nước – Trong khi giáo lý Công Giáo dậy phải thờ lậy Chúa; Chỉ có các Thánh, Ông bà Tổ tiên thì mới là kính… Người dân phải nói theo một mô thức do cộng sản đặt ra… Có cả một giai đoạn trước khi mở miệng nói bất cứ điều gì ngưòi ta cũng đều bắt đầu bằng: ơn đảng ơn chính phủ… Trẻ em từ học mẫu giáo được dạy “Ai yêu bác hồ chí minh hơn chúng em nhi đồng”…

Sau 1975 cộng sản đầu độc tư tưởng trên toàn cõi Việt. Những trí thức dưới chế độ VNCH không khỏi kinh ngạc với những gì cộng sản nói ra mồm một cách ngô nghê… Những kẻ thất học, vừa trong rừng sâu đánh về thành phố, được gá lắp dăm câu ba điều trong học thuyết cộng sản, nói tiếng Việt còn chưa sõi, được phong hàm “giáo sư”, sáng trèo lên bục giảng cấp đại học, tối chui vào các lớp bổ túc văn hoá bậc phổ thông để “hoàn thiện kiến thức”… Nhưng chưa hẳn vì cộng sản hết người, mà vì cộng sản chỉ dùng những kẻ như vậy, để đảm bảo “tư tưởng” của nó được sao y bản chính. Để thuốc độc nó reo rắc không bị giảm đi về lượng cũng như về chất, nếu dùng những người có chút hiểu biết còn chút lương tâm…

Hệ thống giáo dục, tuyển dụng nhân sự công quyền của cộng sản không ngần ngại hụych tọe ra rằng: Muốn lọt vào bộ máy nhà nước phải có những văn bằng do cộng sản cấp - Phải “hồng+chuyên”, dù đã có văn bằng ở nước ngoài vẫn phải “chuẩn hoá” lại, để hợp thức hoá hình thức… Thế là trí thức học ở nước ngoài được đưa vào các trường “Đại học” của cộng sản để tẩy não… Không chỉ thế, nó còn làm cho cả xã hội đi học tại chức… Có những người công việc đang đảm nhiệm là tài xế, là bảo vệ, là trông xe đạp xe máy… Cũng đi học tại chức Luật, thậm chí đi học tại chức lý luận chính trị… Cộng sản cũng khéo léo để một vài trường hợp thăng tiến được làm “gương”, làm mồi nhử… Như bộ trưởng nội vụ đương quyền - Trần Anh Tuấn – nguyên là một tay lái xe vô học thức. Khi làm lái xe tại thành uỷ Hà Nội vẫn chưa có nổi tấm bằng tốt nghiệp phổ thông theo tiêu chuẩn cộng sản, sau một hồi gá lắp hàm thụ chuyên tu, tại chức ban đêm… mà lên tới bộ trưởng… Thế là tư tưởng của nhiều thanh niên bị đầu độc bởi “giấc mộng đổi đời” bằng cách cập nhật hệ tư tưởng Mác-Lênin và Hồ chí minh… Họ tự “ăn thuốc độc” mà không hay biết… Tội nghiệp họ, cộng sản dù muốn cũng đâu có nhiều bộ đến thế mà phong bộ trưởng cho hàng triệu thanh niên???

Trong xã hội cộng sản, người ta được rao giảng không cần bất cứ một ý kiến khác biệt nào, mọi thứ đều qui về lãng tụ cộng sản đỉnh cao trí tuệ biểu tượng đạo đức hy sinh cả đời sống gia đình để phục vụ nhân dân… người dân chỉ cần nghe, nói, làm theo những mô thức mà đảng cộng sản sẵn đưa ra… Con người như rơi vào trạng thái bị đánh thuốc, mất tỉnh táo, mất khả năng tư duy độc lập, mất phân tích phán đoán… Mất dần cảm giác, đến mất tri giác, đương nhiên mất khả năng điều khiển chính mình…

Lúc đầu, cộng sản tuyên truyền về một xã hội “Thiên đường” ở đó người ta làm được đến đâu thì làm, nhưng muốn hưởng thụ đến đâu có sức cứ hưởng thụ. Trong chiến tranh cộng sản tuyên truyền về tình đồng chí, về tình giai cấp, về tinh thần quốc tế vô sản, về sự hy sinh vô danh cao cả… Cho một quốc gia sắp tiến đến “Thiên đường” đó. Nhưng khi hoà bình nó lại nói rằng: Chúng ta mới đi được những bước đầu tiên của giai đoạn đầu tiên, trên chặng đường đầu tiên của con đường CNXH là tại vì kẻ thù của chúng ta chống phá – Hãy tiếp tục hy sinh cho công cuộc xây dựng CNXH vì tương lai con em chúng ta… v v và v v … Có hàng triệu người bị “đánh thuốc” bị đầu độc, bị tê liệt cả ý trí lấn lý trí, cho nên những lập luận lừa bịp thô sơ và phi lý đó vẫn không bị công khai phản đối…

Đến tận hôm nay, truyền hình bồi bút cộng sản còn công chiếu cả một thiên phóng sự về một “nhà sư” Khme miền tây nam bộ “tích hợp” giáo lý nhà Phật với tư tưởng Hồ chí minh, để thuyết pháp, dạy tăng… Rồi có cả một vị “sư” Khme mặt còn lông sữa giảng giải cho 85 triệu người dân Việt phải biết ơn “Phật sống” Hồ chí minh… Rõ ràng Việt gian cộng sản không bao giờ từ bỏ ý định đầu độc tư tưỏng, đầu độc công luận…

3) Một xã hội suy đồi, hỗn loạn, người ta thản nhiên đầu độc nhau, người dân thì bất khả kháng cự - quan chức cộng sản thì có ranh giới riêng để bảo vệ:

Hôm nay, cả một xã hội suy đồi và hỗn loạn. Bởi bị đầu độc mà ý thức tê liệt, hành vi bại liệt, nhân tính không còn, con người trở thành manh động, nguy hiểm cho chính mình và toàn xã hội… chỉ vì những câu nói hay những tranh chấp rất vạch vãnh người ta có thể giết nhau… Những người trong chiến tranh được cho là vào sinh ra tử vì nhau… Trong hoà bình lại có thể quay ngoắt 180 độ thành kẻ thù của nhau lập đủ mưu sâu kế độc để hạ nhau vì TIỀN….

Tư bản bất lương nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam sau khi “nộp tô” cho các cá nhân quan chức cộng sản thì mặc sức đầu độc môi trường, gây hại trên diện rộng, đánh thẳng vào sức khoẻ, nòi giống Việt… Ngay cả khi bị bắt quả tang, tư bản nước ngoài vẫn bình chân như vại. Cộng sản sẽ “giải quyết êm xuôi” vì tiền - Vụ Vedan là một minh chứng.

Đồ ăn vốn được mọi quốc gia coi rất trọng, vì nó trực tiếp đánh vào sức khoẻ, tính mạng con người… Thì ở Việt Nam cá, thịt được bảo bằng phân Urea. Bún, bánh phở… được bảo quản bằng phoocmon ướp xác người… Rau hoa quả… được bảo quản bằng các hoá chất mà dư lượng của nó làm con người sinh bệnh nan y… Thuốc chữa bệnh được cấp phép lưu hành theo số tiền về hối lộ chứ không phải tiêu chuẩn khoa học, y lý lâm sàng… Báo chí bồi bút cộng sản mà cũng phải la lên: “Chúng ta đang bị đầu độc”… Nhưng chỉ một hồi là mọi chuyện đâu hoàn đó. Rồi quan chức cộng sản nói cho dân biết những biện pháp rất hợp lý nhưng bất khả dụng: Hãy mua đồ tại những nơi tin tưởng - Phải biết tự bảo vệ mình…

Điều đau đớn nhất là người dân biết, nhưng không có sự lựa chọn nào khác. Quan chức cộng sản thì miễn nhiễm vì chúng có hệ thống cung cấp phân phối riêng, chúng sinh hoạt tại những khu vực an toàn riêng. Bộ máy nhà nước, cơ quan duy nhất có khả năng ngăn chặn được tình trạng này thì được cộng sản dùng vào việc cướp bóc của dân, đán áp bịt miệng mọi tiếng nói trái ý, đối lập…

Đau đớn hơn nữa là chính những người dân cùng cảnh nghèo khó nạn nhân cộng sản, lại không thương nhau, chính họ thản nhiên cho thuốc độc đầu độc đồng loại, đồng bào, đồng cảnh ngộ chỉ vì mấy chục USD… Tại sao như thế? Vì họ đã bị đánh thuốc liệt nhân cách, tư tưởng cộng sản lưu manh và biến thái khôn lường đã ghi đè lên tư duy nhân ái của dân tộc Việt trong tiềm thức họ…

Và đau đớn trên mọi đau đớn là những kẻ thủ ác, khi nhận ra sai lầm, nhận ra tội ác, muốn sám hối nhưng đồng đảng của nó tìm mọi cách ngăn cản. Bản thân những kẻ này cũng hèn hạ không dám đoạn tuyệt với tội lỗi, sám hối thực tâm, để chân lý được sáng tỏ. Mà chúng ăn nói lòng vòng nghe ra có vẻ thống thiết, nhưng cuối cùng người ta nhận được kết luận rằng: Chúng đã làm hết sức mình mà không thể được… Nên chúng vô can. Than ôi ! Người dân thì không nhận ra dã tâm của kẻ “sám hối”. Nhiều trí thức cũng tán tụng sự “sám hối” này của kẻ thủ ác… Dân tộc Việt đau thương, vẫn chưa ra khỏi cơn mê vì bị đánh thuốc độc???

Có ai về nước Việt cho tôi gửi câu này: Bị đầu độc - nếu không tự cứu mình thì chỉ là tự giết mình mà thôi!
 
Thông Báo
Phân Ưu: LM Matthia Nguyễn Huy Chương,CMC, vừa qua đời
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
15:24 31/01/2009


PHÂN ƯU


Được tin
Linh mục MATTHIA NGUYỄN HUY CHƯƠNG, CMC

Về nhà Cha tối ngày 28-1-2009 tại Bệnh viện Corona, California.
Sau 56 năm tận hiến, 28 năm trong thánh chức Linh Mục.

Cha Matthia sinh ngày 8.12.1941 tại Thái Bình, Bắc Việt Nam.
Rửa tội ngày 21.11.1945 và lãnh Bí Tích Thêm Sức ngày 21.11.1947.
Gia Nhập Dòng Đồng Công 22.08.1953.
Khấn lần đầu ngày 8.12.1960.
Khấn trọng thể ngày 8.12.1964 Thủ Đức, Việt nam.
Cư ngụ tại Carthage, MO 5-1975.
Tốt nghiệp Thần Học Đại Chủng viện Kenrick, St. Louis, MO.
Thụ phong Linh Mục 13-6-1981 tại Carthage, MO. Bởi tay Đức Giám Mục Bernard Law.
Chủ nhiệm Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ và nhiều nhiệm vụ trong Dòng.
Chánh Xứ Giáo xứ Thánh Giuse Hiển, Minneapolis, MN 1992-1997.
Quản nhiệm Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt nam, San Bernardine, California 1997-2002.

Thứ Bảy 07 tháng Hai 2009 Thánh Lễ An Táng Cha Matthia tại Đền Thánh Khiết Tâm Đức Mẹ, Tỉnh Dòng Mẹ Lên Trời, Carthage, Missouri, USA.
Sau đó Linh Cữu Cha Matthia sẽ được an nghỉ tại Nghĩa Trang Resurrection, Springfield, MO.

Xin thành kính phân ưu với thân quyến, Cha Giám Tỉnh Micae M. Trần Mại, CMC và Tỉnh Dòng Đức Mẹ Đồng Công Hoa Kỳ.

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Matthia về hưởng Thánh Nhan Chúa
và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.

Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK
hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,

Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
 
Tin Đáng Chú Ý
Bộ Chính trị CSVN ''phát sốt'' vì loạt ảnh chụp tư gia Lê Khả Phiêu bị tung lên Internet
Phan Đăng Việt
15:20 31/01/2009
Bộ Công An coi đây là “trọng án”

Hà Nội (NV) - Theo các nguồn thông thạo tin, Bộ Chính Trị CSVN đã tỏ ra hết sức giận dữ khi loạt ảnh chụp trong tư gia của ông Lê Khả Phiêu - cựu tổng bí thư đảng CSVN -vừa được đưa lên Internet vài ngày qua, gây phản cảm trong dư luận.

Hồi giữa tuần, các thành viên trong Bộ Chính Trị CSVN đã có một cuộc họp bất thường về vấn đề này. Ông Trương Tấn Sang, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực ban bí thư trung ương đảng, đòi phải: “Làm rõ và vạch mặt những kẻ phá hoại giấu mặt trong nội bộ đảng”.

Ngày 28 Tháng Chạp Âm lịch (24 Tháng Giêng Dương lịch), Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu tổng bí thư đảng, với đại diện là các ông: Lê Thế Chữ - trưởng Ban Liên Lạc Ðồng Hương Thanh Hóa, Lê Xuân Thảo - trưởng ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Hoàng Văn Ðoàn - phó ban doanh nghiệp đồng hương Thanh Hóa, Lữ Thành Long - tổng giám đốc công ty Misa, Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch công ty Luật Ðại Việt, Bùi Việt Hà - giám đốc công ty HINCO, Nguyễn Hữu Hùng - công ty Truyền Thông Dầu Khí Việt Nam, Lê Xuân Tiến Trung - công ty Việt FT và một số người khác, cùng là dân Thanh Hóa.

Các thành viên trong đoàn đã được ông Lê Khả Phiêu đưa đi thăm tư gia và không rõ ai đó đã đưa hàng loạt ảnh lên Internet để tất cả mọi người có thể tận mắt mục kích, một cựu tổng bí thư của đảng CSVN đang sống xa hoa như thế nào (?),sùng bái cá nhân mình ra sao (khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có tượng đồng, tranh, ảnh của ông Lê Khả Phiêu, nhân vật này còn tặng cho các thành viên đến thăm, mỗi người một cuốn sách do Lê Khả Phiêu tự viết về mình với tên sách là... “Mênh mông tình dân”)?

Ðáng lưu ý là Lê Khả Phiêu từng được tôn vinh như một lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng nhưng trong tư gia của Lê Khả Phiêu lại có những báu vật quốc gia, cấm cá nhân sở hữu như trống đồng Ðông Sơn, hoặc những bộ ngà voi mà người ta lượng giá không dưới 50,000 USD, hoặc vườn rau sạch được trồng, tưới tự động, phục vụ nhu cầu của gia đình Lê Khả Phiêu, mà vốn đầu tư không dưới 20,000 USD. Với vườn “rau sạch” này, gia đình Lê Khả Phiêu không phải mua các loại rau được bán ngoài chợ, vốn nhiễm đủ loại hóa chất độc hại.

Lê Khả Phiêu cũng từng là nhân vật được xem như “tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng Sản”, từng lớn tiếng dạy dỗ ông Bill Clinton khi ông đến thăm Việt Nam về sự ưu việt của Chủ Nghĩa Cộng Sản, song trong tư gia của nhân vật này, có riêng một gian thờ Phật mà tượng bán thân của Hồ Chí Minh “một tấm gương tôi nguyện suốt đời noi theo” chỉ có kích thước rất nhỏ và nằm rất khiêm tốn dưới chân tượng Phật.

Loạt ảnh chụp tư gia kèm theo lời bình về sự giả dối, xa hoa của Lê Khả Phiêu cũng như các viên chức cao cấp khác của đảng và chính quyền CSVN đã khiến dư luận trong nước rúng động. Những hình ảnh và lời bình này đã được phát tán rộng rãi trên Internet. Các nguồn thạo tin kể rằng, đích thân ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính Trị, bộ trưởng công an CSVN đang trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ này. Ðến nay, công an CSVN xác định, trong nhóm đến thăm tư gia Lê Khả Phiêu, có ít nhất ba người mang máy ảnh và cả ba đều đã bị triệu tập để lấy lời khai song chưa xác định được người đưa tin vô danh là ai...

Theo một số nguồn tin, sự kiện phơi bày “hình ảnh tư gia của Lê Khả Phiêu” đã khiến các viên chức lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN trở nên hết sức dè dặt khi tiếp khách tại nhà riêng. Tất cả các cuộc viếng thăm đều bị giám sát chặt chẽ. Ðồng thời sự nghi ngại nhau trong nội bộ đảng và chính quyền CSVN tăng vọt. Trong các câu chuyện xoay quanh sự kiện này, cán bộ, đảng viên, kể cả sĩ quan an ninh CSVN đã thôi không nói đến “thế lực thù địch, phản động bên ngoài” để bàn về “nội thù”.

(Nguồn: Friday, January 30, 2009, Tin: Phan Việt Ðăng, Hình: Blogger Blacky)
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News