Ngày 19-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Tư 20/1: Thánh thiện và đạo đức - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD. Kinh Thánh Cả Giuse
Giáo Hội Năm Châu
00:10 19/01/2021


PHÚC ÂM: Mc 3, 1-6

“Trong ngày Sabbat được cứu sống hay là giết chết?”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: “Ngươi hãy đứng ra giữa đây”. Rồi Người bảo họ: “Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ? Được cứu sống hay là giết chết?” Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng: “Hãy giơ tay ra”. Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức, những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối Người và tìm cách hại Người.

Đó là lời Chúa.
 
Nệ luật hay xót thương
Lm. Minh Anh
03:05 19/01/2021
NỆ LUẬT HAY XÓT THƯƠNG?
“Ngày Sabbat làm ra vì loài người”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Nệ luật hay xót thương?’. Đó là câu hỏi chúng ta đặt ra cho các nhà lãnh đạo tôn giáo thời Chúa Giêsu khi họ bắt bẻ các môn đệ Ngài phạm luật vì đã đưa tay bứt lấy bông lúa mà ăn trong một ngày Sabbat. Chúa Giêsu đã can thiệp, Ngài ôn hoà giải thích cho họ và kết luận, “Ngày Sabbat làm ra vì loài người, chứ không phải loài người vì ngày Sabbat”.

Nhân loại cần một Đấng Cứu Rỗi biết bao! dân Chúa cần những lãnh đạo có trái tim xót thương biết bao! Do Thái là một dân được Thiên Chúa chọn, một dân nhận được mặc khải của chính Thiên Chúa; những người Pharisêu là những nhà lãnh đạo tôn giáo của họ. Vậy mà các lãnh đạo tôn giáo này đã chôn sâu luật pháp Thiên Chúa bên dưới lớp giới luật nhân tạo, đến nỗi những người đói không được phép bứt một gié lúa mà ăn vào ngày Sabbat. Thật ngớ ngẩn! Liệu Thiên Chúa giàu lòng thương xót có thực sự bị xúc phạm vì có người đưa tay bứt lúa mà ăn khi họ đang đói trong ngày Sabbat? Một não trạng nệ luật có thể nghĩ như vậy, nhưng theo lẽ thường, Thiên Chúa không hề bị xúc phạm bởi một hành động như thế. Với những người biệt phái, bản thân luật pháp đã trở thành mục đích và được ưu tiên hơn những con người; ở đây, họ là những người đang đói. Và chúng ta tự hỏi, làm thế nào dân Chúa có thể được dẫn dắt một cách an toàn trên con đường đích thực dẫn đến sự cứu rỗi mà không vướng vào gai góc của những nghi lễ sai lầm và những giới luật tuỳ tiện một cách vô vọng đến thế? Đường lối lãnh đạo của những người dẫn dắt họ là ‘nệ luật hay xót thương?’.

Việc dính trết với hình thức của luật pháp đã khiến các nhà lãnh đạo tôn giáo xa rời tình yêu và công lý; họ chăm chú vào luật pháp và coi thường công lý; họ chi tiết hoá luật pháp và bất chấp tình yêu. Đường lối nệ luật này chỉ dẫn đến khép kín, đóng cửa và ích kỷ; dẫn đến chủ nghĩa vị kỷ, thành kiến và kiêu ngạo; dẫn đến việc coi sự thánh thiện là một cái gì hoàn toàn bên ngoài, cái họ gọi là ‘công chính’. Thế mà, trái ngược với các lãnh đạo tôn giáo, Chúa Giêsu dạy một đường lối hoàn toàn khác; đó là xót thương. Đường lối của Ngài là tình yêu, là công lý; con đường tình yêu dẫn đến công lý này, tất yếu, sẽ dẫn đến Thiên Chúa. Con đường khởi đi từ tình yêu của Chúa Giêsu dẫn đến một sự hiểu biết, nhân ái và phân định; dẫn đến một sự viên mãn, thánh thiện và cứu rỗi; dẫn đến cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa Tình Yêu, Cứu Độ và là Đấng Xót Thương.

Ngày kia, một người mẹ đến gặp Napoléon để cầu xin sự tha thứ cho con trai mình. Hoàng đế trả lời, “Chàng trai trẻ đã phạm tội đến hai lần và công lý của luật nhất định đòi hỏi cái chết”. Bà giải thích, “Nhưng tôi không cầu xin công lý của luật”, “Tôi cầu xin lòng thương xót”. Napoléon trả lời, “Nhưng con bà không đáng được thương xót”. Người phụ nữ kêu lên, “Thưa ngài, sẽ không có lòng thương xót nếu con tôi xứng đáng với nó, và lòng thương xót là tất cả những gì tôi xin!”. Hoàng đế Napoléon nói, “Vậy thì, tôi sẽ có lòng thương xót”; và ông tha cho con trai bà.

Anh Chị em,

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Chúa chúng ta, đã chấp nhận “sinh làm con một người phụ nữ, sống dưới chế độ lề luật, để cứu chuộc những ai sống dưới lề luật; hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”. Ngài đã chết vì luật để chúng ta khỏi bị ràng buộc bởi luật mà sống trong tự do của con cái Thiên Chúa. Là con cái Thiên Chúa, chúng ta đang sống luật của Nước Trời, luật của tình yêu, luật của lòng thương xót. Napoléon, một ông vua thế trần đã không xử với luật của loài người nhưng xử với lòng thương xót của con người; phương chi Thiên Chúa, Đấng ban lề luật yêu thương, Người sẽ xét xử chúng ta theo lòng thương xót của Người; và như vậy, sẽ nhân ái hơn nhường nào!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa đã ban cho nhân loại chúng con một Đấng Cứu Độ giàu lòng thương xót; Ngài không ‘nệ luật’ để xét xử nhưng chỉ ‘xót thương’. Xin cho con cảm nghiệm được rằng, con đang được Ngài thương xót, hầu con cũng có thể đối xử với anh chị em con bằng trái tim xót thương của Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 19/01/2021

25. Con phải nhớ các tội của con phạm, vì nhờ nói mà con có cơ hội làm việc đền tội mình.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:06 19/01/2021
40. KẾT GIAO CỦA QUÂN TỬ

Học trò nghèo muốn mua rượu để chúc mừng sinh nhật của bạn nhưng không có tiền, đành phải lấy bình nước lã để tạm thay rượu đi chúc thọ bạn.

Bạn mời anh ta ở lại ăn cơm, anh nói:

- “Để tôi dùng một bài thơ đáp từ”, bèn ngâm lên: “Quân tử kết giao nhạt như...”

Bạn biết là anh ta dùng câu thành ngữ nhưng chưa nói ra chữ “nước” thì đoán trong bình có thể là nước, và thuận nước xuôi thuyền bèn ngâm câu thơ:

- “Say không vì...” và giấu đi chữ “rượu” phía sau.

Ý tứ đã rõ ràng: đã là bạn bè, không rượu thì có sao đâu !

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 40:

Kết giao quân tử của người xưa là như thế, có rựơu hay không có rượu thì đã sao, cái quý chính là tấm lòng của mỗi người dành cho nhau.

Thời nay có những người kết giao bạn bè không vì tấm lòng nhưng vì địa vị và tiền bạc: hết tiền hết bạn hết ông tôi.

Thời nay cũng có những người kết bạn không vì tiền vì địa vị nhưng vì rượu, hết rượu là hết bạn bè.

Thời nay cũng có những người kết bạn không vì tiền, không vì địa vị và cũng không vì rượu, nhưng vì chí hướng, loại bạn bè này như con dao hai lưỡi, chí hướng tốt thì không nói làm chi, chí hướng xấu thì quả là một đại họa cho mọi người và cho cộng đoàn, bạn bè đúng nghĩa không vì diện mạo và thể thức bên ngoài, nhưng là cái tình cảm bên trong của bạn, loại tình bạn này thì lấy nước thay cho rượu cũng đúng thôi, thật đáng quý vô cùng.

Đức Chúa Giê-su gọi chúng ta là bạn hữu của Ngài, tình bạn này không phải do địa vị, tiền bạc hay do rượu mà có, nhưng do một tình yêu cao quý, bởi một sự chết cao quý của một con người cao quý là chính Ngài -Thiên Chúa làm người- để cho chúng ta được trở nên bạn rất thân thiết của Ngàii.

Ai hiểu được nghĩa của tình bạn này thì sẽ trở nên bạn tốt của mọi người vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến sĩ George Weigel: Bàn về tương lai Hoa Kỳ
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
03:40 19/01/2021

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.

Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau liên quan đến việc thay đổi chính quyền tại Hoa Kỳ với tựa đề “Inaugural Reflections on American Renewal”, nghĩa là “Những Suy Tư Về Sự Đổi Mới Của Hoa Kỳ Nhân Lễ Nhậm Chức”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.



Do cuộc tấn công ngày 6 tháng Giêng vào Điện Capitol của Hoa Kỳ bởi một đám đông, mà trong đó có các thành viên bạo lực tuyên bố rằng họ đã lấy hứng từ tổng thống thứ bốn mươi lăm của Hoa Kỳ, vị tổng thống thứ bốn mươi sáu sẽ được nhậm chức tại một thành phố trong đó các vị trí chính phủ và các quảng trường hoành tráng giờ đây gần giống với một kho vũ khí hơn là thủ đô của một nước cộng hòa dân chủ trưởng thành.

Ngay sau lễ nhậm chức, chính quyền của tổng thống mới sẽ bắt đầu một cuộc tấn công tổng lực vào quyền lương tâm của các chuyên gia y tế, quyền bất khả xâm phạm được sống từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên và quyền tự do tôn giáo, là điều mà người được đề cử làm tổng trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh cho chính quyền mới tin tưởng rằng có thể giản lược thành sự bao dung cho phép của nhà nước đối với một số hoạt động giải trí cuối tuần nào đó.

Trong tình huống chưa từng có này, những dấn thân nào cần phải được tái khẳng định bởi những người muốn thúc đẩy một triết lý công cộng giầu thông tin về tôn giáo cho cuộc thử nghiệm của người Mỹ về quyền tự do trong trật tự? Đây là gợi ý của tôi.

Chúng ta nên khẳng định rằng Hoa Kỳ là một cộng đồng quốc gia có xác tín về đạo đức và chính trị, chứ không phải là một chính thể dựa trên huyết thống và thổ nhưỡng, sắc tộc hay chủng tộc.

Chúng ta nên khẳng định rằng nền dân chủ không thể tự duy trì trên cơ sở một ý tưởng sai lầm về con người trong đó giản lược những người nam, nữ đến mức đơn thuần chỉ là những bó ham muốn, mà thỏa mãn là chức năng chính của nhà nước. Chúng ta nên khẳng định rằng chủ nghĩa cá nhân được công khai thể hiện và bạn đi đôi với nó, là chủ nghĩa tương đối về đạo đức, không tương thích với sự tự quản dân chủ trong một thời gian dài. Và chúng ta nên cam kết nâng cao tầm nhìn chân thực hơn, tinh tế hơn về tình trạng con người, một cái nhìn dựa trên cả lý trí và mặc khải.

Chúng ta nên khẳng định bằng những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể được rằng phương pháp thuyết phục là mệnh lệnh đạo đức và dân chủ, và chúng ta nên nhấn mạnh rằng bạo lực không phải là phương pháp phản đối chính trị có thể chấp nhận được trong một nền dân chủ.

Chúng ta nên khẳng định rằng không có nỗi sầu khổ nào hoặc ý thức hệ nào biện minh được cho một cuộc tấn công bạo lực vào con người hoặc các hành vi đập phá tài sản, công cộng hay tư nhân.

Chúng ta nên khẳng định rằng các quan chức nhà nước có nghĩa vụ nghiêm túc trong việc duy trì trật tự công cộng để có không gian công cộng rộng rãi, được bảo vệ nhằm tiến hành các cuộc tranh luận mạnh mẽ, thẳng thắn và văn minh vốn là mạch máu của nền dân chủ.

Chúng ta nên khẳng định rằng văn hóa loại trừ là sản phẩm phụ của ý tưởng hủy diệt về “sự khoan dung áp chế” và không có chỗ đứng trong một nước cộng hòa dân chủ.

Chúng ta nên khẳng định rằng mọi quốc gia — và đặc biệt là một quốc gia “suy nghĩ chín chắn và nhiệt thành” như Hoa Kỳ — cần một câu chuyện có thật về bản thân mình để hiểu được gốc rễ của những thách thức hiện tại, và do đó, sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ của công lý trong một cộng đồng chính trị có trật tự đúng đắn. Do đó, chúng ta cần phải bác bỏ mọi sự xuyên tạc lịch sử nhân danh các ý thức hệ. Và vì điều đó, chúng ta phải khẳng định bổn phận của chúng ta là làm việc với đồng bào của mình để sự thật về nước Mỹ, một sự thật đầy đủ, được truyền dạy cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Chúng ta nên khẳng định tính chất cấp bách của một nền chính trị dựa trên thực tại và bác bỏ các thuyết âm mưu dựa trên sự bóp méo thực tại cho phù hợp với ý thức hệ: bất kể những người theo thuyết âm mưu ấy là các nhà lãnh đạo tôn giáo hay các công chức, và bất kể những lý thuyết đó xuất hiện từ cơn sốt truyền thông xã hội hay được thúc đẩy bởi những thành kiến không thể phủ nhận của các phương tiện truyền thông chính thống. Đặc biệt, chúng ta nên bác bỏ các thuyết âm mưu được quảng bá bởi các chính trị gia quan tâm đến việc duy trì hoặc nắm giữ quyền lực hơn là sự thật. Những kẻ phá hoại như vậy xuất hiện ở từng điểm trên quang phổ các quan điểm chính trị, và tất cả đều nên bị bác bỏ bởi lý do là họ quá ám ảnh về bản thân mình, đến mức nhầm lẫn tư lợi với thiện ích chung.

Chúng ta nên khẳng định rằng chỉ có một dân tộc có đạo đức mới có thể duy trì thể chế dân chủ và kinh tế tự do. Chúng ta nên khẳng định rằng tự do không thể bị giản lược thành một điều tùy ý; tự do phải được gắn liền với chân lý và phải được thực hiện vì thiện ích chung nếu không tự do chỉ đơn thuần là giấy phép. Chúng ta nên khẳng định rằng từ “lựa chọn” không còn có thể được dùng để kết thúc mọi cuộc đối thoại và tranh luận trong đời sống công chúng Hoa Kỳ, vì một nền dân chủ trưởng thành là một thực thể trong đó người dân luôn phải vật lộn với câu hỏi thực sự quan trọng, đó là chọn cái gì?

Chúng ta nên khẳng định rằng tự do tôn giáo là một vấn đề liên quan đến các quyền được bảo vệ theo hiến pháp trong đời sống của các cộng đồng và thể chế, cũng như các quyền của lương tâm và niềm tin cá nhân.

Chúng ta nên khẳng định rằng các nghĩa vụ đạo đức quốc gia không chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia, và một nền đạo đức tự cung tự cấp là điều không thể xảy ra trong thế giới thế kỷ 21 như trong trường hợp của nền kinh tế tự cung tự cấp. Vì vậy, chúng ta nên tái khẳng định chính sách hỗ trợ quốc tế mạnh mẽ đối với quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền cơ bản khác.

Chúng ta nên khẳng định phẩm giá của công việc. Chúng ta nên khẳng định nghĩa vụ xây dựng một nền kinh tế trong đó đồng bào chúng ta có cơ hội làm việc, và do đó thực hiện khả năng sáng tạo và tiềm năng của họ. Chúng ta nên ủng hộ một cuộc tranh luận cởi mở, nghiêm túc và thấu đáo về việc tạo ra cơ hội trong thế giới hậu công nghiệp, trong một thế giới được lèo lái bởi công nghệ thông tin mà chúng ta đang sống, trong khi thừa nhận rằng thế giới đó sẽ không biến mất và sự xuất hiện của nó đã dẫn đến những vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng đối với nhiều người mà chúng ta có nghĩa vụ phải liên đới với họ.

Chúng ta nên khẳng định rằng nền giáo dục Hoa Kỳ phải được cải cách để chuẩn bị cho những người trẻ vào đời, làm việc hiệu quả và bổ ích — một cuộc cải cách sẽ bao gồm việc mở ra các cơ hội giáo dục cho trẻ em nghèo ngoài những cơ hội được cung cấp bởi các hệ thống giáo dục nhà nước thường xuyên rối loạn.

Chúng ta nên khẳng định rằng chúng ta không có câu trả lời cho mọi vấn đề về chính sách công đang gây tranh cãi — và cũng không ai có câu trả lời. Vì vậy chúng ta nên khẳng định khả năng rằng những người chúng ta thường xét thấy về mặt chính trị “khác” với chúng ta có thể có lý của họ, ngay cả khi chúng ta nhấn mạnh rằng những “người khác” cũng phải thừa nhận bổn phận chấp nhận giải pháp của chúng ta khi chúng ta có lý.

Chúng ta nên khẳng định rằng quản trị đòi hỏi cả chuyên môn và sự phán đoán chín chắn đến từ kinh nghiệm. Đồng thời, chúng ta nên tái khẳng định rằng “ý kiến chuyên gia” không phải là không thể sai lầm và những người chịu trách nhiệm quản trị phải lắng nghe tiếng nói của những người cảm thấy mình bị những người có quyền lực chính trị và kinh tế phớt lờ.

Và cuối cùng, chúng ta nên tái khẳng định niềm tin của mình vào năng lực đổi mới đất nước Hoa Kỳ. Chúng tôi khẳng định rằng chính trị luôn thoát thai từ văn hóa. Do đó, sự bất mãn của chúng ta cùng với sự bối rối của chúng ta trước tình trạng hiện tại, và bẩn thỉu của nền chính trị đòi hỏi chúng ta phải đi đến một quyết tâm mới: đó là xây dựng lại một nền văn hóa đạo đức công cộng có khả năng duy trì một nền chính trị dân chủ thúc đẩy được cả phúc lợi con người lẫn sự hiệp nhất xã hội.


Source:First Things
 
Cáo buộc Bắc Kinh tội diệt chủng và tội chống lại loài người: Hành động ngoại giao cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
16:55 19/01/2021
Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng các hành động của bọn cầm quyền Trung Quốc chống lại người dân Duy Ngô Nhĩ là tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người.

“Tôi đã xác định rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương, Trung Quốc, nhắm vào người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại Giao được đăng ngay sau trưa ngày 19 tháng Giêng.

“ Những hành động này là một sự sỉ nhục đối với người dân Trung Quốc và các quốc gia văn minh ở khắp mọi nơi”, ông Pompeo nói trong ngày cuối cùng của ông trên cương vị ngoại trưởng. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”.

Bọn cầm quyền Trung Quốc đã thừa nhận vào tháng 10 năm 2018 rằng các “trại cải tạo” dành cho các thành viên của cộng đồng Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã được thành lập ở Tân Cương(Xingjiang, 新疆). Các trại này lần đầu tiên được phát hiện trên hình ảnh vệ tinh vào năm 2017.

Con số ước tính cao nhất được đưa ra là 3 triệu người trong các trại này, cộng với khoảng nửa triệu trẻ em vị thành niên trong các trường nội trú đặc biệt được thành lập cho mục đích “cải tạo”. Những người sống sót cho biết họ đã bị tẩy não, cưỡng bức phá thai, đánh đập, cưỡng bức lao động và tra tấn trong các trại.

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao, ông Pompeo đã vạch rõ thêm những cáo buộc của ông đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

“ Sau khi xem xét cẩn thận các dữ kiện có sẵn, tôi đã xác định rằng kể từ ít nhất là tháng 3 năm 2017, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thực hiện các tội ác chống lại loài người. Người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo và các thành viên khác của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Tân Cương”, ông Pompeo nói.

Ông đặc biệt trích dẫn “việc bỏ tù tùy tiện” hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ; việc tiếp tục sử dụng cưỡng bức triệt sản, tra tấn và cưỡng bức lao động; và “việc áp đặt những hạn chế hà khắc đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do đi lại”.

Ông Pompeo cho biết ông tin rằng “cuộc diệt chủng này đang diễn ra và chúng ta đang chứng kiến nỗ lực tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ có hệ thống của đảng và nhà nước Trung Quốc”.

“Các cơ quan quản lý của đất nước hùng mạnh thứ hai về kinh tế, quân sự và chính trị trên trái đất đã tuyên bố rõ ràng rằng họ đang tham gia vào việc cưỡng bức đồng hóa và xóa sổ một nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương và các tôn giáo, ngay cả khi họ đồng thời khẳng định đất nước của họ đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu và cố gắng tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh của họ”, ông nói.

Ông Pompeo, thay mặt cho Hoa Kỳ, kêu gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “ngay lập tức trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ tùy tiện” và “bãi bỏ hệ thống các trại cải tạo, các trại giam, chế độ quản thúc tại gia và lao động cưỡng bức; ngừng các biện pháp cưỡng chế kiểm soát dân số, bao gồm cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai, cưỡng bức kiểm soát sinh sản và đuổi trẻ em ra khỏi gia đình; chấm dứt mọi sự tra tấn và ngược đãi ở những nơi giam giữ; chấm dứt cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên khác của các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Tân Cương và các nơi khác ở Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện cho người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số bị bức hại khác được tự do đi lại và di cư”.

Ngoại trưởng cũng yêu cầu “ tất cả các cơ quan tư pháp đa phương và thích hợp có liên quan làm việc cùng với Hoa Kỳ để thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với những người chịu trách nhiệm về những hành vi tàn bạo này”. Ông hy vọng Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục điều tra tình hình ở Tân Cương, và sẽ trưng ra bằng chứng cho các cơ quan chức năng khác nữa.

Ông Pompeo cho biết các biện pháp trừng phạt chống lại những kẻ đang thúc đẩy các hành động tàn bạo ở Tân Cương phải được giữ nguyên.

“Hoa Kỳ đã làm việc triệt để đưa ra ánh sáng những gì Đảng Cộng sản và Tổng bí thư Tập Cận Bình muốn che dấu thông qua các hành vi che đậy, tuyên truyền, và ép buộc”, ông Pompeo nói.

“Những hành động tàn bạo của Bắc Kinh ở Tân Cương thể hiện sự căm ghét tột độ đối với người Duy Ngô Nhĩ, người dân Trung Quốc và những người văn minh ở khắp mọi nơi. Chúng ta sẽ không giữ im lặng. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc được phép thực hiện tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với chính nhân dân của mình, hãy tưởng tượng những gì họ sẽ được khuyến khích để gây ra cho thế giới tự do, trong một tương lai không xa”, ông nói.

Chính quyền Tổng thống Trump trong những tháng gần đây đã hạn chế gắt gao các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị nghi ngờ là được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.

Theo thông lệ khi chuyển tiếp sang một chính quyền mới, guồng máy chính phủ Hoa Kỳ sẽ thay thế khoảng 4,000 vị trí, trong đó có khoảng 1,200 vị trí cần được Thượng Viện Hoa Kỳ xác nhận – sau khi các cơ quan an ninh kiểm tra lý lịch của các ứng viên. Ngoại trưởng Mike Pompeo và các vị trong hàng tổng trưởng và thứ trưởng là những người buộc phải làm đơn từ chức. Các vị thứ trưởng có thể được yêu cầu tiếp tục giữ các chức vụ hiện nay trong một thời gian ngắn nữa. Tuy nhiên, các vị tổng trưởng như ông Pompeo bị ngưng chức từ trưa ngày 20 tháng Giêng.

Đối với Tòa Thánh, ngay khi một vị Giáo Hoàng qua đời hay tuyên bố thoái vị, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh lập tức bị ngưng chức, trừ ra vị Hồng Y Nhiếp Chính, là người sẽ phối họp với Hồng Y Đoàn trong việc quản trị Giáo Hội trong giai đoạn trống toà.


Source:Catholic News Agency
 
Joe Biden mời các nhà lãnh đạo Quốc Hội đến tham dự buổi lễ ở nhà thờ trước lễ nhậm chức
Đặng Tự Do
17:51 19/01/2021
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết ông Joe Biden đã mời các nhà lãnh đạo quốc hội cả Dân chủ lẫn Cộng hòa tham dự một buổi lễ với ông vào sáng thứ Tư trước lễ nhậm chức.

Buổi lễ diễn ra tại nhà thờ chính tòa Thánh Matthêu Tông Đồ ở trung tâm thủ đô Washington. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Lãnh đạo thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer tham gia trong buổi lễ này.

Biden là người Công Giáo thứ hai giữ chức tổng thống Hoa Kỳ, sau John F. Kennedy. Bản thân Pelosi cũng là một người Công Giáo.

Người phát ngôn của Tổng giáo phận Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNA, đặc biệt là câu hỏi rằng buổi lễ này có phải là một thánh lễ hay không. Tổng giáo phận Washington chỉ nói mơ hồ đây là một “church service”, một từ tổng quát có thể hiểu là một thánh lễ hay một buổi Phụng Vụ Lời Chúa. Câu hỏi này cho thấy các quan sát viên quan tâm đến vấn đề là liệu ông Joe Biden có được cho rước lễ hay không trong buổi lễ này.

Mary FioRito của Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Cộng giải thích lý do cho mối quan tâm này như sau: “Vấn đề không chỉ đơn thuần là một kỷ luật bí tích của Giáo Hội bị phá vỡ. Nó còn đi xa hơn nữa.”

Đối với tuyệt đại đa số các tín hữu Kitô, các giới răn Chúa có tính khách quan và phổ quát. Bất kể tôi là ai, tôi phải thảo kính cha mẹ, tôi không được gian dâm, tôi không được muốn vợ chồng người.

Tuy nhiên, có một thiểu số Kitô hữu, những người theo thuyết Neo-Pelagian, tiếng Việt gọi là Tân Pelagiô, cho rằng Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể. Những người nhiệt thành bênh vực cho những hành động đồng tính, chẳng hạn. Họ nói những người này chịu hấp lực đồng tính, bắt họ kiêng khem tình dục đồng giới là điều không thể. Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể nên hành vi tình dục đồng giới của họ là OK.

Biden cũng có cùng một cách nhận thức như thế. Ông ta cho rằng có những hoàn cảnh nhất định mà người phụ nữ không thể không phá thai: nghèo túng, đông con, có thai ngoài hôn nhân, có thai vì ngoại tình…Trong những trường hợp như thế giữ cái thai là điều không thể. Thiên Chúa không thể thử thách con người những gì là không thể nên phá thai trong các trường hợp như thế là OK.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần chỉ ra sai lầm của thuyết Tân Pelagiô là họ không đánh giá cao ân sủng là điều có thể giúp chúng ta tuân giữ luật Chúa ngay cả trong các hoàn cảnh khó khăn. Họ tìm cách tương đối hóa luật Chúa, đưa ra một lòng thương xót giả mạo, mà chung cuộc giết chết phần hồn của người ta, và thảm sát các thai nhi vô tội.

Trong khi đó, những người như Biden và linh mục James Martin cho rằng cách nghĩ của họ là “nhân văn”, tiến bộ, giàu lòng thương xót; còn cách nghĩ của người Công Giáo tuân giữ giới răn Chúa là “giáo điều”, vụ luật. Chính vì thế, hy vọng ông Joe Biden không cuồng nhiệt phò phá thai là một hy vọng không có cơ sở. Ông ấy xác tín như thế là đúng nên không lấn cấn trong lương tâm. Khó khăn của chúng ta còn nằm ở chỗ luận lý của họ rất được giới trẻ tán thưởng.

Vì thế, Mary FioRito cảnh báo rằng cho ông Joe Biden rước lễ không chỉ đơn thuần là vi phạm một kỷ luật bí tích của Giáo Hội, mà nó còn là một hình thức “chuẩn y” luận lý tai hại của thuyết Tân Pelagiô.

McConnell và Schumer sẽ chuyển đổi vai trò lãnh đạo Thượng viện sau khi đảng Dân chủ giành được đa số tại Thượng viện. Hai Thượng nghị sĩ Dân chủ mới đắc cử của Georgia là Jon Ossoff và Raphael Warnock sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Thượng viện vào thứ Tư, cùng với Alex Padilla của California, người được bổ nhiệm thay thế Kamala Harris tại Thượng viện.


Source:Catholic News Agency
 
Lời chào tạm biệt gởi đến mọi người của Tổng thống Trump: Quan hệ Trung Quốc và giấc mơ Hoa Kỳ
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
22:13 19/01/2021


Tối thứ Ba 19 tháng Giêng theo giờ Washington DC, tức là sáng thứ Tư 20 tháng Giêng, theo giờ Việt Nam, Tổng thống Trump đã có lời chào tạm biệt gởi đến mọi người.

Mở đầu, tổng thống nói:

Thưa đồng bào Mỹ của tôi

Bốn năm trước, chúng ta đã phát động một nỗ lực quốc gia to lớn để tái thiết đất nước, đổi mới tinh thần và khôi phục lòng trung thành của chính phủ này đối với người dân. Nói tóm lại, chúng ta đã bắt tay vào sứ mệnh làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại - cho tất cả người Mỹ.

Khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, tôi đứng trước các bạn thực sự tự hào về những gì chúng ta đã cùng nhau đạt được. Chúng ta đã làm những gì chúng ta đạt được tới thời điểm này - và nhiều hơn thế nữa.

Tuần này, một chính quyền mới sẽ đăng quang và chúng ta cầu nguyện cho sự thành công của chính quyền này trong việc giữ cho nước Mỹ an toàn và thịnh vượng. Chúng tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất và chúng tôi cũng muốn họ gặp may mắn – đó là một từ rất quan trọng.

Tôi muốn bắt đầu bằng cách cảm ơn một vài người trong số những người tuyệt vời đã giúp chúng ta có thể thực hiện được cuộc hành trình đáng nhớ của chúng ta.

Trước tiên, xin cho tôi bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với tình yêu và sự ủng hộ của Đệ nhất phu nhân tuyệt vời của chúng ta, Melania. Cho phép tôi chia sẻ sự biết ơn sâu sắc nhất của tôi tới con gái Ivanka, con rể Jared của tôi, và Barron, Don, Eric, Tiffany, và Lara. Các con lấp đầy thế giới của bố với ánh sáng và niềm vui.

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Phó Tổng thống Mike Pence, người vợ tuyệt vời Karen của ông, và toàn thể gia đình Pence.

Xin gửi lời cảm ơn tới Mark Meadows, là Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống; các thành viên tận tụy trong Tòa Bạch Ốc và Nội các; và tất cả những người đáng kinh ngạc trong chính quyền của chúng ta, những người đã đổ hết trái tim và linh hồn của họ để chiến đấu cho nước Mỹ.

Tôi cũng muốn dành một chút thời gian để cảm ơn một nhóm người thực sự ngoại thường: là Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ. Tôi và gia đình sẽ mãi mãi mang trong mình món nợ với anh em. Lời cảm ơn sâu sắc của tôi cũng xin được gởi đến tất cả mọi người trong Văn phòng Quân sự Tòa Bạch Ốc, các biệt đội Thủy quân Lục chiến và Air Force One, mọi thành viên của Lực lượng vũ trang, các cơ quan thực thi pháp luật của liên bang và tiểu bang trên khắp đất nước của chúng ta.

Hơn hết, tôi muốn cảm ơn người dân Mỹ. Được phục vụ với tư cách là Tổng thống của các bạn là một vinh dự khôn tả. Cảm ơn các bạn vì đặc ân đặc biệt này. Và đó thực sự là một đặc ân lớn và một vinh dự lớn.

Chúng ta không bao giờ được quên rằng mặc dù người Mỹ sẽ luôn có những bất đồng với nhau, nhưng chúng ta là một quốc gia của những công dân đáng kinh ngạc, đứng đắn, trung thành và yêu hòa bình, tất cả đều mong muốn đất nước của chúng ta phát triển, thịnh vượng và rất, rất thành công và tốt đẹp. Chúng ta là một quốc gia thực sự tráng lệ.

Tất cả người Mỹ đều kinh hoàng trước cuộc tấn công vào Điện Capitol của chúng ta. Bạo lực chính trị là một cuộc tấn công vào mọi thứ mà chúng ta yêu mến với tư cách là người Mỹ. Nó không bao giờ có thể được dung thứ.

Bây giờ hơn bao giờ hết, chúng ta phải thống nhất xung quanh các giá trị chung của chúng ta và vượt lên trên chủ nghĩa phe phái, và kiến tạo nên vận mệnh chung của chúng ta.

Bốn năm trước, tôi đến Washington với tư cách là người duy nhất thực sự ngoài cuộc từng đắc cử tổng thống. Tôi đã không dành sự nghiệp của mình với tư cách là một chính trị gia, mà là một nhà xây dựng nhìn vào những đường chân trời rộng mở và tưởng tượng ra những khả năng vô hạn. Tôi tranh cử Tổng thống vì tôi biết có những đỉnh cao ngất ngưởng mới đang chờ nước Mỹ chinh phục. Tôi biết tiềm năng của quốc gia chúng ta là vô hạn miễn là chúng ta đặt nước Mỹ lên trên hết.

Vì vậy, tôi đã bỏ lại cuộc sống trước đây của mình và bước vào một đấu trường rất khó khăn, nhưng dù sao cũng vẫn chỉ là một đấu trường, với đủ mọi tiềm năng nếu được thực hiện đúng cách. Nước Mỹ đã cho tôi rất nhiều, và tôi muốn trả lại một điều gì đó.

Cùng với hàng triệu người yêu nước cần cù trên khắp mảnh đất này, chúng ta đã xây dựng nên một phong trào chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà. Chúng ta cũng đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Đó là về “Nước Mỹ trên hết” vì tất cả chúng ta đều muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Chúng ta đã khôi phục lại nguyên tắc rằng một quốc gia tồn tại là để phục vụ công dân của mình. Chương trình nghị sự của chúng ta không phải về bên phải hay bên trái, không phải về đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, mà là về lợi ích của một quốc gia, và điều đó có nghĩa là cả quốc gia.

Với sự ủng hộ và cầu nguyện của người dân Mỹ, chúng ta đã đạt được nhiều hơn bất kỳ ai nghĩ là khả thi. Không ai nghĩ rằng chúng ta thậm chí có thể đến gần như thế.

Chúng ta đã thông qua gói cắt giảm và cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Chúng ta đã cắt giảm nhiều quy định giết chết việc làm hơn bất kỳ chính quyền nào từng làm trước đây. Chúng ta đã sửa đổi các thỏa thuận thương mại bất lợi, rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương khủng khiếp và Hiệp ước Khí hậu Paris bất khả thi, đàm phán lại thỏa thuận một chiều với Hàn Quốc và chúng ta thay thế NAFTA bằng hiệp định đột phá USMCA - với Mễ Tây Cơ và Canada – là một thỏa thuận đã rất thành công.

Ngoài ra, và rất quan trọng, chúng ta đã áp đặt các mức thuế lịch sử và to lớn đối với Trung Quốc; tạo ra một đường lối giao dịch mới tuyệt vời với Trung Quốc. Nhưng trước khi mực khô, chúng ta và toàn thế giới đã bị nhiễm virus Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng, hàng tỷ tỷ đô la đang đổ vào Mỹ, nhưng virus đã buộc chúng ta phải đi theo một hướng khác.

Cả thế giới đều phải gánh chịu, nhưng Mỹ vượt trội hơn các nước khác về kinh tế vì nền kinh tế đáng kinh ngạc của chúng ta và nền kinh tế mà chúng ta xây dựng. Nếu không có cơ sở và nền móng, nền kinh tế của chúng ta sẽ không hoạt động như vậy. Chúng ta sẽ không có một số con số tốt nhất mà chúng ta từng có.

Chúng ta cũng mở khóa các nguồn năng lượng của mình và trở thành nhà sản xuất dầu và khí đốt tự nhiên số một thế giới cho đến nay. Được hỗ trợ bởi những chính sách này, chúng ta đã xây dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Chúng ta đã thúc đẩy việc tạo việc làm cho người Mỹ và đạt được tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục cho người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Á, các phụ nữ - nghĩa là cho hầu hết tất cả mọi người.

Thu nhập tăng vọt, tiền lương tăng vọt, Giấc mơ Mỹ được khôi phục và hàng triệu người đã thoát nghèo chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Đó là một điều kỳ diệu. Thị trường chứng khoán lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, với 148 mức cao nhất trên thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian ngắn này, và thúc đẩy việc nghỉ hưu và lương hưu của những công dân chăm chỉ trên toàn quốc. Hàng 401,000 là mức độ mà họ chưa từng đạt được trước đây. Chúng ta chưa bao giờ thấy những con số như chúng ta đã thấy, và đó là trước đại dịch và cả sau đại dịch.

Chúng ta đã xây dựng lại hạ tầng cơ sở sản xuất của Mỹ, mở thêm hàng nghìn nhà máy mới và mang lại cụm từ thật mỹ miều: “Made in the USA”.

Để cải thiện cuộc sống cho các gia đình lao động, chúng ta đã tăng gấp đôi trợ cấp thuế cho trẻ em và ban hành các sắc lệnh mở rộng tài trợ lớn nhất từ trước đến nay cho việc chăm sóc và phát triển của trẻ em. Chúng ta đã tham gia với khu vực tư nhân để bảo đảm các cam kết đào tạo hơn 16 triệu công nhân Mỹ cho những công việc của ngày mai.

Khi đất nước của chúng ta bị ảnh hưởng bởi đại dịch khủng khiếp, chúng ta đã sản xuất không phải là một mà là hai loại vắc xin với tốc độ kỷ lục, và nhiều loại vắc xin khác sẽ nhanh chóng theo sau. Họ nói là vô phương mà làm được, nhưng chúng ta đã làm được. Họ gọi nó là một “phép lạ y học” và đó là những gì họ phải nhìn nhận ngay bây giờ: một “phép lạ y học”.

Một chính quyền khác sẽ mất 3, 4, 5, thậm chí có thể lên đến 10 năm để phát triển một loại vắc-xin. Chúng ta đã làm trong chín tháng.

Chúng ta đau buồn cho mỗi sinh mạng bị mất, và trong ký ức về họ, chúng ta cam kết sẽ quét sạch đại dịch khủng khiếp này một lần và mãi mãi.

Khi virus gây ra thiệt hại tàn khốc cho nền kinh tế thế giới, chúng ta đã khởi động một sự phục hồi kinh tế nhanh nhất mà đất nước chúng ta từng thấy. Chúng ta đã thông qua gần 4 nghìn tỷ đô la cứu trợ kinh tế, tiết kiệm hoặc hỗ trợ hơn 50 triệu việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống một nửa. Đây là những con số mà nước ta chưa từng thấy.

Chúng ta đã tạo ra sự lựa chọn và minh bạch trong chăm sóc sức khỏe, đương đầu với các đại công ty dược phẩm lớn theo nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt là trong nỗ lực của chúng ta để được bổ sung vào danh mục các quốc gia ưu đãi, điều này khiến cho chúng ta có được giá thuốc theo toa thấp nhất ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Chúng ta đã thông qua các cải cách cho phép các cựu chiến binh có quyền lựa chọn, quyền được thử các giải pháp chăm sóc sức khoẻ và các quỹ dành cho các cựu chiến binh phải có trách nhiệm giải trình; bên cạnh đó là các cải cách tư pháp hình sự mang tính bước ngoặt.

Chúng ta đã xác nhận ba thẩm phán mới cho Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Chúng ta đã bổ nhiệm gần 300 thẩm phán liên bang để giải thích Hiến pháp của chúng ta như đã được viết.

Trong nhiều năm, người dân Mỹ đã cầu xin chính quyền ở Washington phải bảo vệ biên giới của quốc gia. Tôi vui mừng nói rằng chúng tôi đã đáp lại thỉnh cầu đó và đạt được biên giới an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Chúng ta đã cung cấp cho các đặc vụ biên giới dũng cảm và các viên chức Nhập Cư và Hải Quan anh hùng của mình những công cụ mà họ cần để thực hiện công việc của mình tốt hơn những gì họ từng có trước đây, đồng thời thực thi luật pháp của chúng ta và giữ cho nước Mỹ được an toàn.

Chúng ta tự hào để lại cho chính quyền tiếp theo những biện pháp an ninh biên giới mạnh mẽ và hiệu quả nhất từng được áp dụng. Điều này bao gồm các thỏa thuận lịch sử với Mễ Tây Cơ, Guatemala, Honduras và El Salvador, cùng với hơn 450 dặm của bức tường mới mạnh mẽ.

Chúng ta đã khôi phục sức mạnh của Mỹ ở trong nước và sự lãnh đạo của Mỹ ở nước ngoài. Thế giới lại tôn trọng chúng ta. Xin đừng đánh mất sự tôn trọng đó.

Chúng ta đã đòi lại chủ quyền của mình bằng cách đứng lên cho Nước Mỹ tại Liên Hợp Quốc và rút khỏi các thỏa thuận toàn cầu một chiều không bao giờ phục vụ lợi ích của chúng ta. Và các nước NATO hiện đang phải trả nhiều hơn hàng trăm tỷ đô la so với khi tôi đến đây chỉ vài năm trước. Nó thật không công bằng. Chúng ta đã phải trả chi phí thay cho thế giới. Bây giờ thế giới đang giúp đỡ chúng ta.

Và có lẽ quan trọng nhất là, với gần 3 nghìn tỷ Mỹ Kim, chúng ta đã xây dựng lại hoàn toàn quân đội Mỹ - tất cả đều được sản xuất tại Mỹ. Chúng ta ra mắt một binh chủng mới đầu tiên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ trong 75 năm qua: đó là Binh chủng Không gian. Và vào mùa xuân năm ngoái, tôi đã đứng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida và xem các phi hành gia Mỹ quay trở lại vũ trụ trên các hoả tiễn của Mỹ lần đầu tiên sau nhiều năm.

Chúng ta đã hồi sinh các liên minh của mình và tập hợp các quốc gia trên thế giới đứng lên chống lại Trung Quốc, một điều chưa từng có.

Chúng ta đã xóa sổ nhà nước Hồi Giáo IS và kết thúc cuộc đời tàn bạo của người sáng lập và lãnh đạo nó, al Baghdadi. Chúng ta đã đứng lên chống lại chế độ áp bức Iran và giết tên khủng bố hàng đầu thế giới, là tên đồ tể Iran Qasem Soleimani.

Chúng ta công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel và công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.

Kết quả của chính sách ngoại giao táo bạo và chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc, là chúng ta đã đạt được một loạt các thỏa thuận hòa bình lịch sử ở Trung Đông. Không ai tin điều đó có thể xảy ra. Hiệp ước Abraham đã mở ra cánh cửa cho một tương lai hòa bình và hòa hợp, không phải bạo lực và đổ máu. Đó là bình minh của một Trung Đông mới, và chúng ta đang đưa những người lính của mình về nhà.

Tôi đặc biệt tự hào là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên trong nhiều thập kỷ không bắt đầu cuộc chiến tranh mới nào.

Trên hết, chúng ta đã khẳng định lại ý tưởng thiêng liêng rằng, ở Mỹ, chính phủ phải trả lời cho người dân. Ánh sáng dẫn đường của chúng tôi, Ngôi sao Bắc đẩu của chúng tôi, niềm tin vững chắc của chúng tôi là chúng tôi ở đây để phục vụ những công dân cao quý của nước Mỹ. Lòng trung thành của chúng tôi không phải là với các nhóm lợi ích đặc biệt, các tập đoàn hoặc các thực thể toàn cầu; nhưng là lòng trung thành đối với con dân của chúng ta, công dân của chúng ta, và chính quốc gia của chúng ta.

Với tư cách là Tổng thống, ưu tiên hàng đầu, mối quan tâm thường xuyên của tôi, luôn là thiện ích tốt nhất của người lao động Mỹ và các gia đình Mỹ. Tôi đã không tìm kiếm đường lối dễ dàng nhất; cho đến nay, nó thực sự là con đường khó khăn nhất. Tôi không tìm kiếm con đường ít bị chỉ trích nhất. Tôi đã tham gia vào những trận chiến cam go, những trận chiến cam go nhất, những lựa chọn khó khăn nhất bởi vì đó là những gì các bạn đã chọn tôi để làm. Nhu cầu của bạn là trọng tâm đầu tiên và cuối cùng của tôi.

Tôi hy vọng đây sẽ là di sản lớn nhất của chúng ta: Cùng nhau, chúng ta đưa người dân Mỹ trở lại lãnh đạo đất nước của chúng ta. Chúng ta đã khôi phục lại chính phủ tự trị. Chúng ta khôi phục ý tưởng rằng ở Mỹ không ai bị lãng quên, bởi vì mọi người đều quan trọng và mọi người đều có tiếng nói. Chúng ta đã đấu tranh cho nguyên tắc rằng mọi công dân đều được hưởng phẩm giá bình đẳng, được đối xử bình đẳng và các quyền bình đẳng vì tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa tạo ra bình đẳng. Mọi người đều có quyền được đối xử một cách tôn trọng, có tiếng nói của họ và được chính phủ lắng nghe. Các bạn trung thành với đất nước của mình, và chính quyền của tôi luôn trung thành với các bạn.

Chúng ta đã làm việc để xây dựng một đất nước trong đó mọi người dân đều có thể tìm được một công việc tốt và hỗ trợ gia đình tuyệt vời của họ. Chúng ta đã đấu tranh cho các cộng đồng nơi mọi người Mỹ có thể được an toàn và các trường học nơi mọi trẻ em có thể học hỏi. Chúng ta đã thúc đẩy một nền văn hóa trong đó luật pháp của chúng ta được tôn trọng, những anh hùng của chúng ta được tôn vinh, lịch sử của chúng ta được lưu giữ và những công dân tuân thủ pháp luật phải được đánh giá cao. Người Mỹ nên rất hài lòng về tất cả những gì chúng ta đã đạt được cùng nhau. Thật kỳ diệu.

Giờ đây, khi rời Tòa Bạch Ốc, tôi đã suy ngẫm về những nguy cơ đe dọa đến di sản vô giá mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ. Là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, Mỹ thường xuyên phải đối mặt với những mối đe dọa và thách thức từ nước ngoài. Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là mất niềm tin vào bản thân, mất niềm tin vào sự vĩ đại của dân tộc. Một quốc gia chỉ có thể mạnh nếu có khí phách. Chúng ta chỉ có thể năng động khi chúng ta có niềm tự hào. Chúng ta chỉ sôi động khi chúng ta có niềm tin đập trong trái tim của người dân chúng ta.

Không một quốc gia nào có thể phát triển lâu dài mà lại đánh mất niềm tin của mình vào các giá trị, lịch sử và các vị anh hùng của chính mình, vì đây chính là nguồn gốc của sự đoàn kết và sức sống của chúng ta.

Điều đã luôn cho phép nước Mỹ chiến thắng và vượt qua được những thách thức to lớn trong quá khứ là niềm tin kiên cường và không hổ thẹn vào sự cao cả của đất nước chúng ta và mục đích duy nhất của nó trong lịch sử. Chúng ta không bao giờ được đánh mất niềm tin này. Chúng ta không bao giờ được từ bỏ niềm tin của mình vào nước Mỹ.

Chìa khóa cho sự vĩ đại của quốc gia nằm ở việc duy trì và thấm nhuần bản sắc dân tộc chung của chúng ta. Điều đó có nghĩa là tập trung vào những điểm chung của chúng ta: vào di sản mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.

Ở trung tâm của di sản này là một niềm tin mạnh mẽ vào tự do diễn đạt, tự do ngôn luận và tự do tranh luận cởi mở. Chỉ khi chúng ta quên mất mình là ai và chúng ta đến đây bằng cách nào, thì chúng ta mới có thể cho phép diễn ra ở Mỹ việc kiểm duyệt chính trị và đưa vào danh sách đen. Điều này thậm chí không thể tưởng tượng được. Việc ngăn chặn tranh luận tự do và cởi mở vi phạm các giá trị cốt lõi và truyền thống lâu dài nhất của chúng ta.

Ở Mỹ, chúng ta không nhấn mạnh vào sự tuân thủ tuyệt đối hoặc áp đặt các quy tắc cứng nhắc thế nào là chính thống và thế nào là các diễn từ phải bị trừng phạt. Chúng ta không làm điều đó. Mỹ không phải là một quốc gia nhút nhát của những linh hồn bị thuần hoá, những người cần được che chở và bảo vệ khỏi những người mà chúng ta không đồng tình. Đó không phải là con người chúng ta. Nó sẽ không bao giờ là con người của chúng ta.

Trong gần 250 năm, trước mọi thử thách, người Mỹ luôn hiệu triệu nơi chúng ta lòng dũng cảm khôn sánh, sự tự tin và tinh thần độc lập quyết liệt. Đây là những đặc điểm kỳ diệu đã từng khiến hàng triệu công dân hàng ngày lên đường qua lục địa hoang dã và tạo ra một cuộc sống mới ở miền Viễn Tây vĩ đại. Chính tình yêu sâu sắc đối với sự tự do được Chúa ban cho chúng ta đã tiếp sức cho những người lính của chúng ta khi tham chiến và các phi hành gia của chúng ta khi bước vào không gian.

Khi tôi nghĩ lại bốn năm qua, một hình ảnh hiện lên trong tâm trí tôi hơn tất cả những hình ảnh khác. Bất cứ khi nào tôi đi dọc theo tuyến đường đoàn xe hộ tống, luôn có hàng nghìn, hàng vạn người chào đón. Họ ra ngoài cùng gia đình để họ có thể đứng chào khi chúng tôi đi qua và tự hào vẫy lá cờ Hoa Kỳ vĩ đại của chúng ta. Điều này luôn khiến tôi cảm động sâu sắc. Tôi biết rằng họ không chỉ đến để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với tôi; họ đến để cho tôi thấy sự ủng hộ và tình yêu của họ đối với đất nước của chúng ta.

Đây là một nước cộng hòa của những công dân đáng tự hào, những người được đoàn kết bởi niềm tin chung của chúng ta rằng Mỹ là quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử. Chúng ta đang, và phải luôn luôn là vùng đất của hy vọng, ánh sáng và vinh quang cho tất cả thế giới. Đây là di sản quý giá mà chúng ta phải bảo vệ ở mỗi bước ngoặt.

Trong bốn năm qua, tôi đã làm việc để thực hiện điều đó. Từ hội trường lớn của các nhà lãnh đạo Hồi giáo ở Riyadh đến quảng trường mênh mông của người Ba Lan ở Warsaw; từ sàn của Quốc hội Hàn Quốc đến bục phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc; và từ Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh đến bóng râm dưới Núi Rushmore, tôi đã chiến đấu cho các bạn, tôi chiến đấu cho gia đình các bạn, tôi chiến đấu cho đất nước của chúng ta. Trên tất cả, tôi đã chiến đấu vì nước Mỹ và tất cả những gì Hoa Kỳ đại diện - đó là an toàn, mạnh mẽ, tự hào và tự do.

Bây giờ, khi tôi chuẩn bị bàn giao quyền lực cho một chính quyền mới vào trưa thứ Tư, tôi muốn các bạn biết rằng phong trào mà chúng ta đã khởi sự chỉ mới bắt đầu. Chưa bao giờ có bất cứ điều gì giống như vậy. Niềm tin rằng một quốc gia phải phục vụ công dân của mình sẽ không bị suy giảm mà thay vào đó chỉ ngày càng lớn mạnh hơn.

Chỉ cần người dân Mỹ giữ trong lòng mình tình yêu đất nước sâu sắc và tận tụy thì không có gì mà dân tộc này không thể đạt được. Các cộng đồng của chúng ta sẽ phát triển. Dân ta sẽ thịnh vượng. Truyền thống của chúng ta sẽ được trân trọng. Niềm tin của chúng ta sẽ mạnh mẽ. Và tương lai của chúng ta sẽ tươi sáng hơn bao giờ hết.

Tôi ra đi từ dinh thự tráng lệ này với một trái tim trung thành và vui tươi, một tinh thần lạc quan và một niềm tin tuyệt đối rằng đối với đất nước chúng ta và đối với con em của chúng ta, điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến.

Xin cảm ơn các bạn và xin chào tạm biệt. Xin Chúa phù hộ các bạn. Xin Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Source:The White House

 
Top Stories
Le Saint-Siège nomme Mgr Jean Do Van Ngan comme nouvel évêque du diocèse de Xuan Loc
Églises d'Asie
10:10 19/01/2021
Le 16 janvier, Mgr Marek Zalewski, représentant non-résident du Vatican au Vietnam, basé à Singapour, a annoncé la nomination de Mgr Jean Do Van Ngan, évêque auxiliaire du diocèse de Xuan Loc, dans la province de Dong Nai, dans le sud du Vietnam, comme nouvel évêque du même diocèse. Il s’agit d’un des principaux foyers catholiques du pays, avec plus d’un million de fidèles. Mgr Ngan, âgé de 67 ans, remplace Mgr Joseph Dinh Duc Dao, évêque de Xuan Loc. Le pape François a accepté la démission de Mgr Dao, évêque de Xuan Loc depuis 2013, et qui aura atteint l’âge limite de 76 ans en mars prochain.

Le pape François a nommé Mgr Jean Do Van Ngan, évêque auxiliaire du diocèse de Xuan Loc, dans la province de Dong Nai, dans le sud du Vietnam, comme nouvel évêque du même diocèse. Il s’agit d’un des diocèses les plus grands du pays en termes de population. Mgr Marek Zalewski, représentant non-résident du Vatican au Vietnam, basé à Singapour, a annoncé la nouvelle nomination le 16 janvier. Le père Joseph Dao Nguyen Vu, de la Conférence épiscopale vietnamienne, a rendu l’annonce publique ce week-end. Mgr Ngan remplacera Mgr Joseph Dinh Duc Dao, évêque de Xuan Loc, qui aura 76 ans en mars prochain. Mgr Dao, accompagné de séminaristes, de prêtres et de fidèles du diocèse, a pu féliciter le nouvel évêque à l’évêché de Xuan Loc. Ils ont également salué sa mère, Teresa Ta Thi Ngot, qui l’a élevé et qui a encouragé sa vocation sacerdotale, en l’absence de son père décédé alors que sa mère avait 22 ans et lui-même seulement trois ans. Mgr Ngan est également responsable de la Commission pour la doctrine de la foi de la Conférence épiscopale des évêques vietnamiens. Mgr Dao, recteur de l’Institut catholique du Vietnam et ancien responsable de la Commission pour l’éducation catholique de la Conférence épiscopale, a ordonné Mgr Ngan comme évêque en 2017.

Mgr Ngan, âgé de 67 ans, qui pratique également le taekwondo et qui a étudié aux Philippines, a enseigné la philosophie au grand séminaire de Xuan Loc. Il a également été vicaire général du diocèse, qui compte plus d’un million de catholiques, dont les grands-parents sont venus depuis les diocèses du nord en 1954, quand les troupes françaises ont été vaincues par les forces communistes. Mgr Ngan sera le sixième évêque du diocèse de Xuan Loc, créé il y a 56 ans, et qui constitue l’un des principaux foyers catholiques dans le pays. On compte notamment Mgr Joseph Nguyen Nang, archevêque actuel d’Hô-Chi-Minh-Ville, qui est originaire du diocèse de Xuan Loc, de même que Mgr Thomas Vu Dinh Hieu, évêque de Bui Chu. Le Saint-Siège n’a nommé aucun nouvel évêque au Vietnam depuis la nomination de Mgr Joseph Nguyen Duc Cuong, évêque de Thanh Hoa, en 2018. Le pays compte actuellement deux sièges épiscopaux vacants – à Hai Phong et à Phat Diem. D’autres diocèses, dont les évêques ont atteint l’âge de 75 ans – les diocèses de Ha Tinh, de Nha Trang et de Thai Binh – devront également obtenir de nouvelles nominations. Le Vietnam compte 7 millions de catholiques environ, sur une population de 96 millions d’habitants.

(Source: Églises d'Asie - le 19/01/2021)
 
Văn Hóa
Nên Một
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
02:58 19/01/2021
NÊN MỘT

"Ut unum sint", xin cho tất cả nên một. Sự hợp nhất đã bắt nguồn từ chính Đức Kitô trong lời cầu nguyện tại Bữa Tiệc Ly: “Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,20-21).

Trong một cộng đoàn, mọi hồng ân, mọi chức vụ, mọi hành động khác nhau đều xuất phát từ chính một Thiên Chúa. Thần khí Chúa ban cho mỗi người mỗi khác: người được ban cho lời khôn ngoan, kẻ khác thì được lời thông minh; người khác được đức tin; kẻ khác nữa được ơn chữa bệnh; có người được ơn làm phép lạ, có kẻ được ơn tiên tri, người khác được ơn phân biệt các thần trí; có người được ơn nói nhiều thứ tiếng; người khác được ơn giải thích các thứ tiếng, … tất cả trong cùng một Thánh Thần duy nhất thực hiện. (x. Cr 12, 4-11)

Dấu chỉ để nhận ra hồng ân của Thánh Thần trong cộng đoàn chính là sự yêu thương, hiệp nhất. Mỗi thành viên đều được Thánh Thần ban cho ít, nhiều khả năng nào đó. Nhờ những khả năng đó mà họ yêu thương cộng đoàn, khiêm tốn và tôn trọng những khả năng của người khác trong tinh thần hiệp nhất. Nếu ai vin vào khả năng này nọ để gây chia rẽ cộng đoàn cũng như không yêu thương, phục vụ anh em thì những khả năng đó chỉ xuất phát từ tà khí chứ không do Thần khí Chúa.

Trong đoàn thể, tình yêu Chúa Kitô đưa chúng ta đến chỗ tránh mọi hình thức chỉ trích anh chị em. Nếu cần góp ý, ta có thể góp ý một cách chân tình và tế nhị. Hãy nói về mọi người và mọi việc họ làm một cách hiền từ nhẹ nhàng, đặc biệt khi nói về những anh chị em lãnh đạo đã được mình đề cử. Lời phê bình gay gắt hoặc tức tối rất gần với lời nói hành hoặc vu khống.

Hãy khiêm tốn và tập thói quen dẹp bỏ đi cái tôi to lớn và những ý hướng tham vọng về chức tước, địa vị và quyền lực tiềm ẩn trong thâm tâm có sẵn trong mỗi người. Nếu biết được một thành viên nào đó trong đoàn thể có thể gây gương mù, gương xấu, chúng ta hãy cầu nguyện và góp ý cho họ. Nếu anh chị em nào có vô tình hay cố ý xúc phạm đến mình, hãy lấy Lòng Thương Xót mà tha thứ, hòa giải với nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói không phải niềm tự hào hay khả năng có thể phục vụ để xây dựng sự hiệp nhất của Giáo Hội. Thay vào đó, tính dịu dàng, sự khiêm hạ và rộng lượng có thể xây dựng nên sự hiệp nhất.

Chúa Giêsu đã nêu ra một dấu chỉ mà thế gian nhờ đó sẽ nhận ra các môn đệ đích thực của Người: người ta cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau. Thánh Phaolô đã kêu gọi các tín hữu giáo đoàn Galata: Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong cùng đại gia đình đức tin. Thánh Phêrô cũng viết những lời tương tự: Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh chị em. (x. 1Pr 2,17)

Chúng ta cũng được mời gọi tập sống hiệp thông trong đoàn thể của mình với tình yêu thương huynh đệ qua những sinh hoạt thường kỳ: những giờ kinh Đền tạ luân phiên, những giờ kinh Tôn Vương, những buổi học tập, hội họp, những khi thực hành bác ái …. Chúng ta đừng ngần ngại khi thể hiện những cử chỉ tế nhị quan tâm, giúp đỡ nhau. Đừng băn khoăn khi nói những lời tử tế, chân thành để động viên, khích lệ nhau. Đó sẽ như là muối men và ánh sáng giúp biến đổi đời sống cộng đoàn, nhờ đó, chúng ta sẽ trở nên một đoàn thể môn đệ đích thực của Thánh Tâm Chúa Giêsu.
 
Trăng ! ! !
Đinh Văn Tiến Hùng
11:12 19/01/2021
Trăng ! ! ! !

-Lặng ngồi ngắm bóng chị Hằng,
Nửa đêm chợt tỉnh ngỡ rắng Xuân sang,
Chờ Xuân đừng có vội vàng,
Để mình ta lại bẽ bàng dưới Trăng !

Dân tộc Việt Nam lịch sử trải dài hơn 4000 năm văn hiến thật phong phú biết bao !
Với hai nền văn chương song hành Bình dân và Bác học cùng khoe sắc muôn màu.

Một sử gia ngoại quốc nghiên cứu về văn hóa VN đã nhận định : ‘ Mỗi người dân Việt là một nhà thơ tài tình, dù không học cũng xuất khẩu thành thi…’
Điều nhận xét trên không phải là quá đáng, vì được biểu hiện qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ tích, câu đố, câu hò…

Bài viết dưới đây về Trăng một trong những đề tài gây bao cảm hứng lãng mạng cho thi nhân thường nói đến nhiều qua thơ. ( Phong- Hoa- Tuyết- Nguyệt )
Hãy nương theo những dòng thơ Trăng, chuẩn bị đón chào nàng Xuân Mới sắp bước vào cửa thư nhàn :
‘ Nguyệt Lai Môn Hạ Nhàn ‘.

Trăng được gọi nhiều tên khác nhau : Nguyệt- Bóng Nga- Hằng Nga- Cung quảng- Cung Hằng- Thỏ ngọc- Cung quế..lại có cả chú Cuội bạn tâm giao của chị Hằng.
Những hình ảnh biểu tượng trên đã làm phong phú thêm cho văn chương nước ta.

Từ đôi trai gái quê vui sống tát nước đưới ánh trăng đêm- Em bé quê nghêu ngao trên mình trâu về thôn khi vầng trăng vừa lên cuối chân trời- Bà mẹ ru con giữa đêm tròn trăng- Cụ già ngâm nga mấy vần thơ thức giấc khi trăng tàn- Tiếng hò các cô gái vút cao đêm trăng trên dòng Hương Giang, Cửu Long, Hồng Hà…
Ta hãy nghe những lời tâm tình qua ca dao, tục ngữ, câu hò, câu đố…mộc mạc, nhưng trữ tình:

-Đố ai nằm ngủ không mơ,
Biết em nằm ngủ hay mơ,
Nửa đêm trăng sáng đứng chờ ngoài hiên,
Nửa đêm tôi đến bến bờ yêu thương.

-Đêm nay mới thực là đêm,
Ai đem trăng sáng rải lên vườn chè.

-Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non.

-Cô kia tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

-Sáng trăng trải chiếu hai hàng,
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ.

-Thương nhau thiếp đợi chàng chờ,
Không thương trăng lặn, sao mờ mặc ai.

-Bấy lâu sao chẳng nói năng,
Bây giờ mới nói thì trăng xế tàn.

-Sáng trăng rõ lắm mình ơi !
Công việc bỏ đó ra chơi ngoài này.

- Có đèn thì lại phụ trăng,
Có the quên lụa, có vàng quên thau.

-Tay ôm bó mạ xuống đồng,
Nửa dạ thương chồng, nửa dạ thương con,
Mạ non như thể trăng tròn,
Ruộng sâu như thể tình con nghĩa chồng.

Những câu nói xuất khẩu thành thơ làm đối tượng ngẩn ngơ không thể đáp lời :

-Trăng khi tròn khi khuyết,
Nước khi lớn khi ròng.

-Trên trời dưới nước,
Đã giao ước một lời,
Dẫu trăng mờ nước cạn cũng đừng phụ em.

-Mồng một cho tới mồng năm,
Trăng còn thơ ấu, tối tăm biết gì,
Mồng sáu mồng bảy trở đi,
Đêm ngày mong đợi trăng thì lên cao,
Mồng chin trăng ánh vườn đào,
Mồng mười trăng mọc đã cao hơn người.

-Và đây hãy lắng nghe cô gái Huế chèo đò trên dòng Hương giang, đã khéo dùng những địa danh để ưỡm ờ hỏi khách đa tình :

-Gió thổi pho pho đưa đò lên Huế,
Trăng non Đoài vội xế Bao Vinh,
Gặp nhau đây giữa ngã ba Sinh,
Có ai vô kết nghĩa chung tình ngàn năm?

*Còn Văn chương Bác học, giành cho những người theo đòi nghiên bút, xuất thân từ cửa Khổng sân Trình thì thật đa dạng, khi còn công hầu khanh tướng thú vui ‘Cầm- Kỳ- Thi- Tửu’, lúc từ quan về hưu
lại vui cùng ‘Phong- Hoa- Tuyết- Nguyệt’

+ Đứng đầu Văn chương Bác học ta phải nói đến 2 tuyệt tác phẩm là Truyện Kiều của Nguyễn Du và
Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn thị Điểm.

-Truyện Kiều lời thơ mượt mà, tình tiết éo le lãng mạng dễ ru động lòng người, đã được học giả Phạm Quỳnh ca tụng hết lời trong ngày giỗ Nguyễn Du 8/12/1924 ‘Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn’
Sự hâm mộ phát sinh phong trào : Vịnh Kiều- Bói Kiều- Lẩy Kiều- Đối Kiều- Liên hoàn (Kiều)…và cuộc bút chiến giữa người khen kẻ chê không phải lời thơ mà là cuộc đời các nhân vật, nhất là cô Kiều…

Xin gác qua những lời bình phẩm, đọc vài dòng về Trăng :

-Hải Đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà,
Một mình lặng ngắm bóng Nga
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời,
Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi,
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
( Kiều mơ tưởng chàng Kim )

-Thân sao nhiều nỗi bất bằng,
Liều như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao?
Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời.
( Kiều tương tư )

-Trăng thề còn đó trơ trơ,
Dám xa xôi mặt, mà thơ thớt lòng,
Ngoài nghìn dặm, chốc ba đồng,
Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy !
( Kim từ giã Kiều )

-Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
( Kiều ở lầu Ngưng Bích )

-Tuần trăng khuya đĩa dầu hao,
Mắt mơ tưởng mặt, lòng khao khát lòng.
Buồng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
( Kim tương tư Kiều )

-Còn duyên nay lại còn người,
Còn vầng trăng bạc còn lời thề xưa.
Quả mai ba bảy đường vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.
(Kim Kiều tái hợp)

+ Khi còn là bạch diện thư sinh, học hai tác phẩm nêu trên, nam sinh chúng tôi vẫn yêu Chinh Phụ Ngâm hơn Truyện Kiều- cho Kiều là lãng mạng yểu điệu mang nhiều nữ tính - Vì thế sau khi từ giã mái trường vào binh nghiệp phần lớn chúng tôi chọn các binh chủng nổi tiếng để thỏa chí tang bồng hồ thỉ.
:
Chinh Phụ Ngâm được dịch sang Quốc âm do bà Đoàn thị Điểm từ bản Hán văn của Đặng Trần Côn. Những lời thơ trong Chinh Phụ Ngâm là lời than của người thiếu phụ chồng đi chinh chiến và diễn tả cuộc sống chinh phu xông pha ngoài trận tuyến.

Bà Điểm ngoài tài văn chương lỗi lạc, còn có một giai thoại thú vị ứng khẩu đối đáp với ông anh.
Một hôm ông Đoàn Doãn Luân thấy bà trang điểm trước tấm gương liền trêu chọc :
-‘ Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.’
( Soi gương kẻ lông mày, một cô điểm hóa thành hai- Điểm cũng là tên bà )
Không chịu thua bà kêu ông anh ra ao ngắm trăng soi bóng dưới nước đáp lại :
-‘ Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.’
( Tới ao ngắm trăng, một ông luân chuyển thành hai- Luân cũng là tên ông )

Xin trích dẫn đôi dòng trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm sau đây :

-Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên san.
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngay ngọn giáo vào ngàn hang beo.
( Chinh phụ tiễn chồng )

-Đề chữ gấm phong thôi lại mở,
Gieo bói tiền tin dở còn ngờ,
Trời hôm tựa cửa ngẩn ngơ,
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai.
( Chinh phụ nhớ chồng )

-Chàng từ khi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội không muôn dặm biết bao dãi dầu.
( Thương chồng ngoài biên ái )

-Hồn tử sĩ gió ù ù thôi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi,
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn !
( Lo cho chồng ngoài chiến địa )

*Điểm các vần thơ về Trăng của một số thi nhân :

+ Tướng công Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ coi cái nhàn thật là giản dị nhưng độc đáo, trong bài hát nói chữ Nhàn, nhiều người thấy mà không biết thưởng thức :

-Thị tại môn tiền náo,
Nguyệt lai môn hạ nhàn,
So lao tâm, lao lực cũng một đàn,
Người trần thế muốn nhàn sao được? …

+ Nhà thơ Cao Bá Quát, đa tài nhưng bất đắc chí, đồng thanh tương ứng cùng cụ Nguyễn Công Trứ, trong bài Hát ả đào ‘ Uống rượu tiêu sầu’ cho chữ nhàn là kho trời giành cho những ai biết hưởng như bơi thuyền dưới trăng đêm :

-Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn giang chi minh nguyệt,
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.

+ Tản Đà lại muốn thế chỗ thằng Cuội bay lên cung quảng sống tâm tình cũng chị Hằng :

-Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần giới em nay đã chán rồi,
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

+ Nguyễn Khuyến nỏi tiếng với những bài thơ trào phúng bộc lộ cảnh sống thanh bần trong xóm nghèo dưới ánh trăng mờ nhạt qua bài ‘ Thu ẩm ‘ :

-Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe,
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lấp lánh bóng trăng loe.

+ Năm 1923, nhà thơ Hoàng Thúc Hội đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ Ngũ ngôn tại Hà thành đề tài
‘Đền Hai Bà’ và nhà thơ đã tranh giải với bài thơ ‘Ngựa Gióng đã lên không’ :

-Rừng Thanh voi chửa lồng,
Một chồi hoa nụ lạc,
Muôn dặm nước non Hồng,
Trăng tỏ gươm hồ Bạc,
Mây tan dấu cột đồng,
Nén hương lòng cố quốc,
Xin khấu một lời chung.

+ Quách Tấn tâm sự trải qua năm tháng đời người trôi mau trong bài ‘Trăng hoàng hôn’ :

-Trăng tà hiu hắt gió lau,
Thương ai tóc đã bạc màu hoa xuân.

+ Xuân Diệu với lời thơ mượt mà màu buồn, dễ lôi cuốn lòng người, nhất là những người đang yêu luôn ẩn hiện trong dòng thơ :

-Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ,
Non xa khởi sự nhạt sương mờ,
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò.
( Những chuyến đò )

-Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt,
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu,
Yêu, là chết trong lòng một ít.
( Yêu )

+ Lưu Trọng Lư với ‘ Tiếng thu ‘ nghe đâu đây quá thân quen gợi nhớ mỗi độ thu về :

-Em không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ rạo rực,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô !

+ Nguyễn Bính nhà thơ đồng quê với những bài chân quê đọc lên ta nghe như câu ca dao.
Khi xưa thường nghe bà chị cả ru con, tôi tưởng chị đọc ca dao và sau này mới hay chị đọc bài thơ
dài ‘Lỡ bước sang ngang’ là lời dặn dò thân thương cảm động của người chị trước khi về nhà chồng.
Và nhiều bài thơ khác mang cùng âm điệu tình cảm đơn thật với ‘Chân quê- Ghen- Mưa xuân- Những bóng người trên sân ga’…cùng lời thơ êm nhẹ như :

-Đêm nay mới thực là đêm,
Ai đem trăng rải lên trên vườn chè.

+ Đinh Hùng nhà thơ lớn, đề tài phong phú mang sắc thái riêng biệt. Ông phụ trách chương trình thơ ‘Tao Đàn’ trên Đài Phát Thanh Sài gòn. Năm 1962 đoạt giải Văn chương về Thơ với thi tập ‘Đường vào tình sử’ và nhiều bài được phổ nhạc vì trong thơ có nhạc tính. Thơ Đinh Hùng mang sắc thái siêu thực,
ma quái, sương khói, ám ảnh trong cuộc sống bi thương, thế giới hiện hữu chí là cái bóng của thế giới
khác tràn ngập ánh trăng đêm. Nhưng bài nổi tiếng như : Đám ma tôi- Đường vào tình sử- Mê hồn ca- Tự tình dưới hoa- Kỳ nữ..

-Rồi những đêm sâu bỗng hiện về,
Vượn Lâm Tuyền khóc rợn trăng khuya,
Đâu đây u uất hồn sơ cổ,
Từng bóng ma rừng theo bước đi.
( Bài ca man rợ)
-Chưa gặp em tôi đã nghĩ rằng,
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng,
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi không nói ra.
( Tự tình dưới hoa )

-Trăng sáng nhập thần đôi mắt ngọc,
Vàng hai mái tóc một vầng dương,
Quần hồng Giao Chỉ nghiêng Đông Hải,
Dồn ngược mây thành xuống Bắc Phong.
( Hương phấn Mê Linh )

-Em đến, trăng rằm xanh bóng mây,
Em đi, trăng hờn cong nét mày,
Chiều qua, má hồng còn thơ ngây,
Chiều nay, hàng mi sương xuống đầy.
( Hờn giận )

+ Tú Xương nhà thơ trào phúng nổi tiếng với những bài thơ châm biếm không trừ một ai và cả chính mình, ông làm bài thơ diễu cợt ‘Nhắn gởi chị Hằng’ :

-Tôi thấy người ta nó nói rằng,
Nói rằng thằng Cuội ở cung trăng,
Lấy ai chẳng lấy, lấy thằng Cuội,
Cũng gớm gan cho cái ả Hằng.

+ Thế Lữ nhà thơ tiền chiến, nổi tiếng với nhiều bài được phổ nhạc như :
Tiếng sáo thiên thai- Cây đàn muôn điệu- Bên sông đưa khách,- Tình hoài…Nhưng đặc sắc nhất là bài
‘ Hổ nhớ rừng ‘ đề tặng nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, cũng là chính trị gia nổi tiếng. Nhớ rừng là một trong 10 bài thơ hay nhất của Phong trào Thơ Mới vừa nổi lên từ 1932- 1941, tác giả gởi gấm tình yêu Giang Sơn, khao khát tự do của dân tộc đang rên xiết dưới gồng cùm ngoại xâm, qua hình ảnh con hổ nhớ rừng khi bị nhốt nơi sở thú :

-Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta từng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật,
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
( Hổ nhớ rừng )

+ Hàn Mạc Tử thi nhân thiên tài bạc mệnh. Ngoài danh hiệu nhà thơ Công Giáo, còn có thể gọi ông là nhà thơ của Trăng với số bài vượt trội hơn các thi nhân. Trăng là nguồn linh hứng thanh thoát qua các bài :
Đà lạt trăng mờ- Trăng vàng trăng ngọc- Dưới trăng – Đêm trăng- Nhàn- Nguyệt- Trăng thu- Say trăng…
-Non sông bốn mặt ngủ mơ màng,
Thôi chỉ mình ta dạ chẳng an,
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.
( Thức khuya )
-Hôm nay có một nửa trăng thôi,
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi,
Ta nhớ mình xa nên đứt ruột,
Gió làm nên tội buổi chia phôi.
( Một nửa trăng )

-Dưới trăng đi lững thững,
Bóng rọi ngắm thành đôi,
Phiêu dật thay chàng Nguyễn,
Canh tàn vẫn thấy chơi.
( Dưới trăng )
-Cung Thiềm lững thững nguyệt đêm thanh,
Rọi đóa hoa khôi thật trữ tình,
Một khúc dịu dàng êm ái lạ,
Lam Kiều có khách đợi năm canh.
( Nguyệt )

-Như song lộc triều nguyên ơn phước cả,
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng,
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên đàng,
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể.
( Ave Maria )

*Đến đây chắc có người thắc mắt vì không nghe những cây bút chế độ Cộng Sản ca tụng về Trăng?
Có đấy chứ ! Tố Hữu là nhà thơ có tài, nhưng ông đã dùng tài ca ngợi bác và đảng. Ta hãy nghe ông nhà thơ Tố Hữu, Ủy viên Trung ương BCT- Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, mô tả cảnh thơ mộng nơi chiến khu Việt bắc- Cây đa Tân trào- Hang Pắc Bó…Những câu thơ lừa gạt lôi cuốn hàng triệu thanh niên nam
nữ vượt Trường sơn ‘Sinh Bắc tử Nam’, chôn vùi tuổi trẻ nơi chốn cung hằng mộng tưởng cộng sản:

-Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình,
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy trung.
( Tiếng hát ân tình )
-Mình đi mình lại nhớ mình,
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu,
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.
( Việt Bắc )

Độc đáo và giả tạo nhất là tên Hồ tặc, trăm mặt nghìn tên với nhiều bí danh (kháng chiến) và bút danh
(thơ văn), ăn cắp tên tuổi và thơ văn của người khác, còn tự hào chỉ thị cho văn nghệ sĩ miền Bắc phải thay đổi tư duy :
-Xưa yêu phong cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông,
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Hay bài thơ ‘Ngắm trăng con cóc’, giống như ‘đạo thơ’ Hàn Mạc Tử :
- Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khá hững hà,
Người ngắm vàng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

- Bài ‘Thức khuya’ của HMT :
(Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,
(Gió thu lọt cửa cọ mài chân )

Ngoài ra, vì hoàn cảnh đất nước chia đôi và sự bưng bít của chế độ miền Bắc nên ta không biết nhiều về thơ văn chế độ độc tài Cộng sản, như những câu sau không biết ai là tác giả nhưng chắc phát xuất từ đám đệ tử họ Hồ :

‘ Trăng Liên Sô sáng hơn trăng Việt Nam- Trăng nước Tàu lớn hơn trăng nước Việt ‘
Sao nghe giống câu ( Bên này biên giới là nhà, Bên kia biên giới cũng là anh em )
…………..

Bài viết không phải là Biên khảo hay Phê bình nên không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ phác họa đôi dòng sơ lược tiêu biểu của mỗi thi nhân để mua vui cùng Quí vị trong lúc thư nhàn trong lúc đợi Xuân về.
Mong thông cảm những điều thiếu sót.

*Xin mượn phần mở đầu bài ‘Chơi giữa mùa trăng‘, kết thúc ‘Điểm Trăng Trong Thơ’.
Quí độc giả cho rằng đây là bài văn xuôi, không phải bài thơ khi ta đang giới thiệu những vần thơ Trăng của các thi nhân, nhưng người viết lại coi đây là bài ‘Thơ Xuôi’, vì những âm hưởng tiết tấu đặc biệt như một trường thơ xuôi :

‘ Trăng là ánh sáng. Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh sáng thêm kỳ ảo, thơm thơm và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say, gió xé rách lả tả và rơi đớn đau và chạm vào thứ gì là chỗ ấy, thứ ấy vang lên tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung động. Nghĩa là trăng rằm trung thu trong một đêm siêu linh, vô lượng, tượng trưng của một thời ao ước, xây bằng châu lệ, làm bằng chia ly và hơn nữa hiện hình của một khoái lạc chê chán…
Phải không hở chàng Ngưu chức Nữ?
Sông là một giải lụa bạch, không, là một đường trăng trải chiếu vàng, hai bên là động cát, và rừng xanh và hoang vu thanh tịnh. Chị tôi và tôi đang cầm một mái chèo con, nhẹ nhàng luồn những dòng vàng trôi lên mặt nước…”

Đinh văn Tiến Hùng
 
VietCatholic TV
Linh mục trừ tà cảnh báo các giám mục Ái Nhĩ Lan về sự gia tăng đáng báo động các hoạt động ma quỷ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 19/01/2021


1. Bắc Hàn khoe tên lửa phóng từ tàu ngầm mới sau một đại hội đảng hiếm hoi

Truyền thông nhà nước đưa tin, Bắc Hàn đã trưng bày một thứ có vẻ là một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, gọi tắt là SLBM, mới tại cuộc duyệt binh vào tối thứ Năm, kết thúc hơn một tuần các cuộc họp chính trị với một màn trình diễn sức mạnh quân sự.

Mặc áo khoác da và đội mũ lông, nhà lãnh đạo Kim Chính Ân, hay còn gọi là Kim Jong Un, mỉm cười và vẫy tay khi giám sát lễ duyệt binh ở Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng

Cuộc diễu hành có sự góp mặt của hàng loạt binh sĩ các quân binh chủng, cũng như một loạt khí tài quân sự bao gồm xe tăng và bệ phóng tên lửa.

Một số nhà phân tích cho rằng cuối buổi diễn hành, đã xuất hiện các biến thể mới của tên lửa đạn đạo tầm ngắn; và SLBM đã lăn bánh trên xe tải.

Hãng thông tấn KCNA của Bắc Hàn đưa tin “Các vũ khí mạnh nhất thế giới, tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo, đang bước vào quảng trường, mạnh mẽ thể hiện sức mạnh của các lực lượng vũ trang cách mạng”.

Bắc Hàn đã bắn thử một số SLBM từ dưới nước và các nhà phân tích cho biết họ đang tìm cách phát triển một tàu ngầm hoạt động để mang tên lửa.

Các bức ảnh được truyền thông nhà nước công bố cho thấy SLBM được dán nhãn Pukguksong-5, có khả năng đánh dấu sự nâng cấp so với Pukguksong-4 đã được công bố tại một cuộc duyệt binh lớn hơn vào tháng 10.

Michael Duitsman, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu các vũ khí cấm phổ biến James Martin có trụ sở tại California, cho biết trên Twitter rằng “Tên lửa mới chắc chắn trông dài hơn”.

Không giống như cuộc duyệt binh vào tháng 10 năm ngoái, sự kiện hôm thứ Năm không giới thiệu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gọi tắt là ICBM lớn nhất của Bắc Hàn, được cho là có thể mang đầu đạn hạt nhân bay tới bất cứ nơi nào trên đất Mỹ.

Leif-Eric Easley, giáo sư tại Đại học Ewha ở Hán Thành, cho biết cuộc duyệt binh tự bản thân nó không nhằm mục đích khiêu khích nhưng nó là một dấu chỉ đáng lo ngại về các ưu tiên của Bình Nhưỡng.

“Nền kinh tế đang căng thẳng nặng nề từ việc đóng cửa biên giới vì đại dịch, quản lý kém, chính sách tồi tệ và các biện pháp trừng phạt quốc tế. Bất kể những điều này hay hoặc có lẽ chính vì những điều này mà Kim Chính Ân cảm thấy cần phải dành nguồn lực khan hiếm cho một màn biểu diễn chính trị-quân sự khác”.

Hôm thứ Tư, Kim Dữ Chính hay còn gọi là Kim Yo Jong, em gái của Kim Chính Ân và là thành viên Ủy ban Trung ương đảng cầm quyền, đã chỉ trích quân đội Nam Hàn vì nói rằng họ đã phát hiện dấu hiệu của một cuộc chuẩn bị duyệt binh ở Bình Nhưỡng vào hôm Chúa Nhật.

Các quan chức Bắc Hàn đã nhóm họp tại Bình Nhưỡng trong kỳ đại hội đảng đầu tiên kể từ năm 2016.


Source:Reuters

2. Linh mục trừ tà cảnh báo các giám mục Ái Nhĩ Lan về sự gia tăng đáng báo động các hoạt động ma quỷ

Một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan kêu gọi các giám mục nước mình lưu tâm hơn trong việc đối phó với một “sự đột biến lũy tiến” các hoạt động ma quỷ.

Cha Pat Collins đã viết một bức thư ngỏ gửi đến hàng giáo phẩm Công Giáo, trong đó ngài báo cáo rằng có sự song song giữa sự gia tăng các hoạt động ma quỷ và tình trạng bội giáo ngày càng tăng trong Giáo hội.

“Như những gì đã xảy ra, ngày càng có nhiều bằng chứng về hoạt động thâm độc của ma quỷ”.

Vị linh mục người Ái Nhĩ Lan cho biết gần như hàng ngày ngài bị chìm ngập trong những lời kêu cứu của những người tuyệt vọng yêu cầu ngài giúp đỡ trong việc đối phó với những gì họ tin là bị quỷ ám và các hoạt động xấu xa khác.

Theo tờ The Irish Catholic, Cha Collins cho biết ngài đã “bối rối” khi thấy rằng các giám mục Ái Nhĩ Lan không làm nhiều hơn trong việc chỉ định các linh mục giúp giải quyết các nhu cầu khác nhau bao gồm những người tuyên bố bị quỷ ám, gặp phải các cuộc tiếp xúc siêu nhiên, bị kéo khỏi giường của họ.

Cha Collins lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức công nhận Hiệp hội các nhà trừ tà quốc tế, gọi tắt là IAE, vào năm 2014. Đó là một nhóm gồm khoảng 300 nhà trừ tà đến từ 30 quốc gia khác nhau.

Theo báo cáo của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, IAE đã thông báo về sự gia tăng đáng kể các hoạt động ma quỷ trong vài năm gần đây.

Cha Vincent Lampert, một nhà trừ quỷ của Tổng giáo phận Indianapolis từ năm 2005, nói với tờ National Catholic Register rằng trong thực tế người ta gặp phải vấn đề tâm lý nhiều hơn so với các trường hợp bị quỷ ám.

Tuy nhiên, “Tôi đã thấy 3 trường hợp bị quỷ ám trong vòng một năm qua”.

Sự phá hoại của ma quỷ có thể thấy nhãn tiền khi những vật thể có thể bay trong không trung không theo các quy luật vật lý, và có những tiếng động lớn không rõ xuất phát từ đâu.

Cha Lampert nói: “Tôi đã chứng kiến các trường hợp mắt trợn ngược lên, tung ra những lời tục tĩu, cơ thể co giật, mùi hôi, nhiệt độ giảm trong phòng, và tôi thậm chí đã chứng kiến những người có thể bay lên”.


Source:LifesiteNews

3. Quốc vương Mã Lai Á ban bố tình trạng khẩn cấp để chống lại virus nhưng dân chúng không tin

Nhà vua Mã Lai Á đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc để chống lại sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus có nguy cơ áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước.

Vua Abdullah Ahmad Shah nói: “có ý kiến rằng đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 trong nước đang ở giai đoạn rất nghiêm trọng và cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp”, một tuyên bố từ cung điện quốc gia cho biết như trên.

Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã yêu cầu ban bố tình trạng khẩn cấp trong cuộc họp với Quốc vương vào hôm thứ Hai, thông cáo cho biết.

Ông nói: “Mức độ lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng và không cho thấy có chiều hướng suy giảm trong tương lai gần. Do đó, chính phủ cần có những quyền bính nhất định để bảo đảm rằng đợt bùng phát này có thể được ngăn chặn một cách có hiệu quả hơn”.

Tuy nhiên, nhiều người Mã Lai Á cảm thấy hoài nghi về lời tuyên bố bất ngờ này.

“Tôi cảm thấy tình trạng khẩn cấp này không có liên quan gì đến đại dịch. Có lẽ nó được áp đặt vì một chương trình nghị sự khác. Có thể là chính trị. Đó là điều tôi cảm nhận.”

Các nhà phê bình nói các hạn chế mới là một cố gắng bám víu quyền hành của một chính phủ không ổn định.

Nhiều người quan tâm hơm đến cuộc sống hàng ngày.

“Giờ đây nó trở nên giống như trước đây, với lệnh cô lập trước, trong đó chúng tôi không thể ra khỏi nhà. Vì thế, nó gây khó khăn lần nữa cho chúng tôi trong việc tìm kiếm của ăn.”

Tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài cho đến ngày 1 tháng 8 nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ nhiễm mới chậm lại, tuyên bố của nhà vua nói thêm.


Source:BangkokPost

4. Các Giám Mục Hoa Kỳ lên tiếng trước những giảng dạy lầm lạc của linh mục Dòng Tên James Martin

Như chúng tôi đã loan tin, trong một hành động thật đại nghịch bất đạo, linh mục James Martin, đã luận tội các Hồng Y, Giám Mục chống lại ông Joe Biden, cố gắng gán ghép cho các ngài tội tung ra các diễn từ thù hận, mà chung cuộc là dẫn đến cuộc bạo loạn tại Tòa Nhà Quốc Hội tại Washington DC.

James Martin là một trong những khai quốc công thần của triều đại Joe Biden vì có công kêu gọi người Công Giáo dồn phiếu cho liên danh Joe Biden - Kamala Harris. Chính vì thế, giờ đây, hành xử như một linh mục cung đình, ông ta hằn học phê phán các Hồng Y, Giám Mục, linh mục là ăn nói “mất nhân tính” và lớn tiếng cho rằng “Sai lầm của các nhà lãnh đạo Công Giáo phải được sửa chữa, đó là sai lầm mà Giáo Hội bây giờ cần phải ăn năn.”

James Martin đã xích mích với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ từ lâu vì lập trường ủng hộ các quan hệ đồng giới của ông ta.

Thông tấn xã Catholic News Agency có bài tường thuật nhan đề “After Chaput warning, bishops weigh in on Fr. James Martin” – “Sau lời cảnh báo của Đức Tổng Giám Mục Chaput, các Giám Mục tham gia vào chuyện Cha James Martin.”

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy để hiểu thêm về những xích mích giữa các Giám Mục và nhân vật này.

Sau khi Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia kêu gọi thận trọng trước các thông điệp của cha James Martin, một linh mục Dòng Tên, các Giám Mục khác tại Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng cảnh giác anh chị em tín hữu cần thận trọng trước các thông điệp của cha Martin liên quan đến đồng tính luyến ái và đạo Công Giáo, trong khi cuộc tranh luận giữa cha Martin và Đức Tổng Giám Mục Chaput về vấn đề này vẫn còn đang tiếp diễn.

“Thông điệp công khai của Cha Martin tạo ra sự nhầm lẫn nơi các tín hữu và phá vỡ sự hiệp nhất của Giáo Hội khi cổ vũ cho một cảm thức sai lầm rằng hành vi tình dục vô đạo đức đó là có thể chấp nhận được theo luật của Thiên Chúa,” Đức Cha Thomas Paprocki Giám Mục Springfield, Illinois, viết hôm 19 tháng 9.

“Những người chịu hấp lực đồng giới thực sự được Chúa tạo dựng và yêu thương và được hoan nghênh trong Giáo Hội Công Giáo. Nhưng sứ mệnh của Giáo Hội đối với các anh chị em này cũng giống như đối với tất cả các tín hữu khác là hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ mỗi người chúng ta trong cố gắng của người Kitô hữu vươn đến các nhân đức, sự thánh thiện, và thanh sạch,” Đức Cha Thomas Paprocki nói thêm.

Tuyên bố của Đức Cha Paprocki được đưa ra để nhấn mạnh thêm ý kiến của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput kêu gọi thận trọng về “một chuỗi những mơ hồ có hệ thống” trong các bài viết và những lời giảng dạy của linh mục Martin.

Đức Tổng Giám Mục Chaput đã đưa ra mối quan ngại của ngài rằng “Cha Martin – không nghi ngờ gì đã vô tình - truyền cảm hứng cho hy vọng rằng giáo huấn của Giáo Hội về tình dục con người có thể thay đổi.”

Linh mục Martin là tác giả của cuốn “Building a Bridge: How the Catholic Church and the LGBT Community Can Enter into a Relationship of Respect, Compassion, and Sensitivity”, nghĩa là “Xây dựng một nhịp cầu: Làm thế nào Giáo Hội Công Giáo và Cộng đồng LGBT có thể tiến vào một mối quan hệ Tôn trọng, Cảm thông, và Nhạy Cảm”, và thường xuyên nói về các vấn đề liên quan đến đồng tính luyến ái và đạo Công Giáo. Ngài đã nói chuyện tại Đại học Thánh Giuse của Philadelphia vào ngày 17 tháng 9.

“Trước sự lầm lạc gây ra bởi các tuyên bố và các hoạt động của ngài liên quan đến những vấn đề về LGBT, tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng cha Martin không thể nói với thẩm quyền thay mặt cho Giáo Hội, và cảnh báo các tín hữu về một số khẳng định của ngài,” Đức Tổng Giám Mục Chaput viết.

Đức Cha Paprocki nhận xét rằng:

“Đức Tổng Giám Mục Chaput đã đưa ra một cảnh báo hữu ích cho người Công Giáo đối với cha James Martin. Một mặt, cha Martin bày tỏ chính xác tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người, nhưng mặt khác, ngài khuyến khích hoặc không sửa chữa hành vi ngăn cách con người với chính tình yêu đó. Điều này là tai tiếng sâu sắc theo nghĩa là nó dẫn dắt mọi người đến chỗ tin rằng hành vi sai trái này không phải là tội lỗi.”

“Vấn đề này không phải là chuyện ta có thể đưa ra ý kiến được, đó là giáo huấn của chính Chúa chúng ta, khi chúng ta nghe trong Tin Mừng Thánh Luca: ‘Anh em hãy đề phòng! Nếu người anh em mình phạm lỗi, hãy trách phạt, và nếu người ấy ăn năn, hãy tha thứ.” (Lc 17:3)

Đức Cha Rick Stika, Giám mục Knoxville cũng tham gia góp thêm ý kiến.

Trên Twiter, Đức Cha Stika ca ngợi bài xã luận của Đức Tổng Giám Mục Chaput “về các sai lầm thần học và luân lý của cha Martin. Ngài ca ngợi nỗ lực vươn tới [với những người đồng tính của linh mục Martin] nhưng thách thức những tư tưởng đạo đức và thần học [của linh mục này]. Đức Tổng Giám Mục cũng minh định rõ rằng đó là một tội lỗi nghiêm trọng. Dù có người cảm thấy đau khổ vì điều này, tôi vẫn cần nói thêm rằng về phương diện đạo đức đó là điều Giáo Hội không bao giờ chấp nhận được. Đức Tổng Giám Mục cũng nói thêm rằng các cuộc tấn công tàn độc nhắm vào vị linh mục này là sai trái và tội lỗi. Đó là một điều tôi cũng không đồng ý nhưng có một điều khác là cần phải mạnh mẽ trước mưu toan lợi dụng để che dấu những điều xấu xa”.

Chính cha Martin đã trả lời chuyên mục của Đức Tổng Giám Mục Chaput trong một bài cậy đăng trên CathPhilly, cổng thông tin của Tổng giáo phận Philadelphia.

“Tôi nghĩ rằng câu trả lời chính của tôi đối với bài xã luận của ngài là rất khó để đáp trả trước những lời phê bình rằng tôi ‘ngụ ý’ những gì về giáo huấn của Giáo Hội, khi mà trong các tác phẩm và các cuộc nói chuyện của mình tôi kiên quyết không thách thức Giáo Hội về các vấn đề đạo đức tình dục (hoặc bất cứ điều gì tôi cho là liên quan đến vấn đề đó).”

“Một trong những lý do mà tôi không tập trung vào [các giáo huấn liên quan đến] các mối quan hệ đồng tính và hôn nhân đồng tính, mà tôi biết đều là không được phép (và vô luân) theo giáo huấn của Hội Thánh, là vì các người LGBT Công Giáo đã nghe điều này nhiều lần. Trên thực tế, thường đó là điều duy nhất mà họ nghe được từ Giáo Hội của họ,” linh mục Martin viết.

“Thay vào đó, những gì tôi đang cố gắng làm là khuyến khích người Công Giáo xem những người LGBT nhiều hơn chỉ là một hữu thể dục tính, xem họ trong tổng thể của họ, như Chúa Giêsu từng đối xử với những người sống bên lề, những người cũng được coi là ‘người khác’ trong thời đại của ngài,” vị linh mục nói thêm.

“Tôi vẫn biết ơn Đức Tổng Giám Mục yêu cầu mọi người đừng tham gia vào những cuộc tấn công ‘ad hominem’ [nhắm vào cá nhân thay vì nhắm vào quan điểm tranh cãi - chú thích của người dịch], và tôi đánh giá cao phong thái cẩn thận trong lá thư của ngài và luôn luôn đánh giá cao những trao đổi rất nhã nhặn của ngài đối với tôi,” cha Martin kết luận.

Đáp lại những ý kiến này của cha Martin, trong chuyên mục của ngài, Đức Tổng Giám Mục Chaput viết:

“Tôi đánh giá cao những lời bình phẩm rất lịch sự của cha Martin, phù hợp với phong thái của người đàn ông này,” Chaput viết.

“Tuy nhiên, những lời này không vì thế mà thay đổi nhu cầu phải có bài xã luận của tôi. Tôi chắc rằng cha Martin sẽ đồng ý rằng trái ngược với một số hệ thống niềm tin và thực hành không chính thức, và hoang tưởng, giáo huấn ‘chính thức’ của Giáo Hội đơn thuần là những gì Giáo Hội tin tưởng dựa trên Lời Chúa và hàng thế kỷ kinh nghiệm với tình trạng của con người.”

“Hơn nữa, điều quan trọng không phải là ‘không thách thức’ những gì Giáo Hội tin tưởng về tình dục con người, nhưng là phải rao giảng và dạy dỗ những giáo huấn ấy với sự tự tin, niềm vui và lòng nhiệt thành. Chân lý Thánh Kinh giải phóng [chúng ta]; chân lý ấy không bao giờ là nguyên nhân cho sự ngượng ngùng,” Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm.

Đức Tổng Giám Mục đã nói rằng ngài và cha Martin đều đồng ý rằng “những người có hấp lực đồng giới cũng là con cái của Thiên Chúa và cũng được Ngài yêu thương. Vì vậy, họ xứng đáng được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm. Giáo Hội phải tha thiết tìm cách làm điều đó trong khi vẫn giữ đúng niềm tin của mình.”

“Nhưng rõ ràng không đúng khi cho rằng ‘điều duy nhất’ mà những người Công Giáo chịu hấp lực đồng giới nghe từ Giáo Hội của họ là một thông điệp từ chối. Hoặc nếu có như thế, có lẽ trách nhiệm là ở người nghe nhiều hơn là ở Giáo Hội. Mỗi chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn. Lắng nghe, cũng như giảng dạy, là một hành động của ý chí.”


Source:Catholic News Agency