Ngày 15-01-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn gọi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:43 15/01/2018
Chúa Nhật III Thường Niên, năm B
Gn 3,1-5.10 1 Co 7, 29-31 Mc 1,14-20

Ơn gọi là một là cái gì thật huyền nhiệm, kỳ diệu và lạ lùng! Bởi vì, khi đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra điều này một cách rõ ràng và trong sáng. Các môn đệ khi nghe Đức Giêsu Kitô mời gọi nhất nhất, họ đều bỏ mọi sự mà theo Ngài. Hôm nay, Chúa kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Đáp lại lời gọi của Chúa :” Hãy theo tôi “, họ đã mau mắn bỏ nghề nghiệp, cách làm ăn cũ, gia tài, sự nghiệp, thậm chí bỏ cả cha mà đi theo Ngài…

Các môn đệ đã bước và đi theo Chúa, các ngài đã sẵn sàng, lập tức bỏ đi những gì là gần gũi nhất, thân thương nhất đối với mình để tất cả hiến mình cho Đức Kitô. Các môn đệ đã thực sự đến xem nơi ở của Chúa Giêsu, rồi ở lại và đi theo Ngài. Họ đã hoàn toàn để Chúa biến đổi cuộc đời của họ. Họ đã trở thành những môn đệ trung kiên, làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta biết mở ngỏ cõi lòng để Chúa Giêsu bước vào và cái giá chúng ta phải trả “ là chúng ta phải thực hành những gì các môn đệ của Chúa Giêsu đã làm, cái giá các môn đệ đã phải trả để đi theo Chúa, để ở lại với Chúa “. Chúng ta phải sẵn sàng bỏ đi tất cả những gì là rườm rà, những gì cản ngăn bước đường chúng ta bước theo Chúa Giêsu. Thực tế, nếu chúng ta nhất quyết dành cuộc đời ngay cả sinh mạng của chúng ta cho Chúa và quyết tâm làm những việc như các môn đệ xưa đã làm, từ mọi mọi sự như các môn đệ xưa đã từ bỏ, chắc chắn Chúa sẽ làm cho chúng ta chính những điều Ngài đã làm cho các môn đệ. Chúa sẽ biến chúng ta thành những môn đệ đặc biệt của Ngài, được chia sẻ công việc của Ngài và ban cho chúng ta những điều vượt quá sự mong đợi, ước muốn của chúng ta.

Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta mỗi ngày, chúng ta là đôi tay của Chúa để giúp đỡ những người tật nguyền, bệnh hoạn, để thương giúp những người khó nghèo, chúng ta là đôi chân của Chúa để đi đến cứu vớt những con người đau khổ, chúng ta có con tim của Chúa để ôm ấp những tâm hồn đau khổ, chúng ta có đôi mắt của Chúa để nhận ra những con người nhỏ bé, bị vất bỏ ngoài đường, bị xã hội ruồng bỏ vv…

Chúa vẫn mời gọi chúng ta hôm nay :” các con hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các con thành những kẻ lưới người như lưới cá “. Gương các môn đệ, gương các tông đồ còn đó, chúng ta noi gương bắt chước các ngài sẵn sàng, mau mắn đáp lại tiếng mời gọi của Ngài.Theo Chúa, chúng ta phải dám liều lĩnh, cởi bỏ tất cả những gì là nặng nề, là cồng kềnh, là quá khổ để bước theo Ngài, ở lại với Ngài. Có dám cởi bỏ những gì cản bước chúng ta trên cuộc hành trình đức tin như những tật xấu, tính kiêu căng, ghen tỵ, hận thù, nhỏ nhoi của chúng ta, chúng ta mới được Chúa biến đổi, nhờ dám từ bỏ, dấn thân và mau mắn thực hành những điều Chúa Giêsu truyền, những việc Ngài dạy, chúng ta sẽ trở nên những môn đệ như lòng Chúa mong muốn.

Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi tâm hồn chúng con, xin làm mới con người chúng con để chúng con luôn nhận ra Chúa là Đấng nhân hậu, là "Đàng, là Sự thật và là Sự sống “.

Gợi ý để chia sẻ :

1. Chúa Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên ở đâu ?
2. Khi Chúa kêu mời các môn đệ, các ông đã có thái độ nào ?
3. Tại sao các môn đệ đã bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu ?
4. Chúng ta có dám liều theo Chúa hay không ?
5. Ơn gọi là gì ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng trăm bạn trẻ phi ngựa 300km từ giáo phận Calama đến gặp Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
01:23 15/01/2018
Với niềm vui và sự nhiệt thành, giáo phận Calama đã chuẩn bị ráo riết từ hàng tháng qua cho cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 18 tháng Giêng tại bãi biển Lobito, của thành phố Iquique.

Sáng Chúa Nhật 14 tháng Giêng các bạn trẻ và các tín hữu đã tham dự Thánh Lễ Sai Đi do Đức Cha Óscar Hernán Blanco Martínez cử hành tại nhà thờ chính tòa San Juan Bautista (Thánh Gioan Baotixita).

Kể từ nhận được tin Đức Thánh Cha sẽ tới thăm Chí Lợi và đặc biệt là thăm thành phố Iquique các giáo xứ, các nhóm cầu nguyện, các phong trào đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ với vị Đại Diện của Chúa Kitô.

Cha Viviano Bustos và anh David Perez, là cố vấn Thanh niên của giáo phận, đã giúp các bạn trẻ chuẩn bị cho chuyến hành hương dài bằng ngựa trên đoạn đường dài 300km từ Calama đi Iquique.

Cha Viviano Bustos cho biết: “Nhóm những người trẻ mà chúng tôi đã làm việc trong vài tuần qua rất tích cực, chúng tôi muốn tận dụng niềm vui và sự nhiệt thành này để người khác noi theo tấm gương của họ và sống kinh nghiệm tuyệt vời này khi được gặp Đức Thánh Cha. Điều này không dễ dàng xảy ra, chuyến viếng thăm của một vị giáo hoàng lần trước cách nay đã ba thập niên”.

Trong thánh lễ tại nhà thờ chính tòa San Juan Bautista, ở Calama là thủ phủ của tỉnh El Loa, cộng đoàn đã được kêu gọi cầu nguyện cho các bạn trẻ để cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, mang lại các thành quả dồi dào cho Chí Lợi, cho các bạn trẻ, và các gia đình.

Sau thánh lễ, tại quảng trường trước nhà thờ, cộng đoàn đã tham dự vào điệu múa “Despedida de Pueblo” (khúc hát lên đường) là một bản nhạc đạo đức bình dân được ưa chuộng tại Chí Lợi.

Sau ca khúc này, hàng trăm bạn trẻ, và cả những người không còn trẻ nhưng tâm hồn vẫn còn trẻ, đã ngồi sẵn trên lưng ngựa bắt đầu xuất phát. Dẫn đầu là bức ảnh của thánh Gioan Baotixita, bổn mạng của giáo phận Calama.

Tỉnh El Loa, được đặt tên theo con sông Loa, là con sông dài nhất tại Chí Lợi.

Trong tổng số 191,000 dân, có 150,300 người Công Giáo, chiếm tỉ lệ 78.7%. Giáo phận Calama được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập vào ngày 20 tháng Hai năm 2010 từ miền Giám Quản Tông Tòa Calama. Hiện nay giáo phận có 11 giáo xứ được chăm sóc bởi 20 linh mục, trong đó có 18 linh mục triều và 2 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 10 phó tế vĩnh viễn, 3 nam tu sĩ không có chức linh mục và 58 nữ tu.

Source: Conferencia Episcopal de Chile Iglesia de Calama parte a Encuentro con Papa Francisco
 
Tổng giáo phận Arequipa, Peru gánh chịu một trận động đất mạnh tới 7.3 độ Richter
Đặng Tự Do
04:35 15/01/2018
Sáng sớm Chúa Nhật 14 tháng Giêng, một trận động đất mạnh đến 7.3 độ richter đã tấn công bờ biển phía nam của Peru, khiến ít nhất một người chết, vài người bị mất tích và 65 người bị thương. Ít nhất 130 ngôi nhà đã bị phá hủy.

Tâm chấn động ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương cách thị trấn Acari khoảng 36 km.

Bộ trưởng Y tế Abel Salinas cho biết thiệt hại có thể không nghiêm trọng như các báo cáo ban đầu. Bà phủ nhận một báo cáo nói rằng 17 thợ mỏ đã mất tích bên trong một chiếc giếng bị sập.

Tuy nhiên, ít nhất có 65 người bị thương ở các thành phố Arequipa, Ica và Ayacucho. Số người bị thương có thể tăng lên khi các nhân viên cấp cứu dọn dẹp được các đống đổ nát.

Động đất từ 7 độ Richter trở lên được coi là nghiêm trọng, và có khả năng gây thiệt hại trầm trọng về nhân mạng và tài sản. 8 độ Richter trở lên được liệt vào hàng quá sức nghiêm trọng. Trận động đất 8 độ richter vào năm 2007 ngoài bờ biển miền trung Peru đã giết chết hơn 500 người và phá hủy hàng chục nghìn tòa nhà. Một cuộc kiểm tra năm 2012 cho thấy thủ đô Lima với dân số trên 10 triệu người có thể bị thiệt hại hàng chục nghìn người và hàng trăm ngàn người bị thương nếu một trận động đất 8 độ Richter xảy ra ở đó.

Peru nằm trên “vành đai lửa” bao quanh bởi các đường đứt gãy lớn và núi lửa xung quanh Thái Bình Dương. Do đó, các trận động đất khá phổ biến ở Peru như Christian Science Monitor đã ghi nhận vào năm 2013.

Trong chuyến tông du hai nước Chí Lợi và Peru, Đức Thánh Cha không viếng thăm tổng giáo phận Arequipa là tổng giáo phận lớn thứ hai của Peru với 1,198,600 dân, trong đó có 1,066,800 người Công Giáo chiếm tỉ lệ 89%. Tuy nhiên, nhiều đoàn hành hương của tổng giáo phận được tổ chức để tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại bãi biển Lobito của thành phố Iquique, thuộc Chí Lợi, cách đó vài giờ lái xe.

Tổng giáo phận Arequipa, với 73 giáo xứ, có 194 linh mục, trong đó có 106 linh mục triều và 88 linh mục dòng. Bên cạnh đó, còn có 146 nam tu sĩ không có chức linh mục và 338 nữ tu.

Tổng giáo phận Arequipa được hình thành rất sớm. Ngày 15 tháng Tư 1577, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô đã truyền thành lập giáo phận Arequipa từ tổng giáo phận Lima. Ngày 23 tháng 5 năm 1943, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 nâng lên hàng tổng giáo phận. Đức Tổng Giám Mục Javier Augusto Del Río Alba là chủ chăn hiện nay của tổng giáo phận Arequipa.
 
Đức Thánh Cha khởi hành sang Santiago, Chí Lợi. Điện tín đầu tiên của Đức Thánh Cha.
Đặng Tự Do
05:22 15/01/2018
Chuyến bay chở Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nam Mỹ để tông du Chí Lợi và Pêru đã rời Rôma vào lúc 8:55 sáng thứ Hai 15 tháng Giêng, trễ hơn dự trù ban đầu 55 phút.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu cuộc hành trình thứ 22 bên ngoài nước Ý hôm thứ Hai, khi chuyến bay của ngài rời sân bay Fiumicino của Rôma trong một cuộc hành trình hơn 15 giờ tới thủ đô Santiago của Chí Lợi.

Chuyến tông du Chí Lợi và Pêru của Đức Giáo Hoàng sẽ đưa ngài đến sáu thành phố khác nhau trong khoảng thời gian gần một tuần. Hành trình của ngài bắt đầu ở thủ đô Santiago của Chí Lợi, ngoài các thánh lễ dành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha sẽ gặp các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo và thăm một nhà tù phụ nữ. Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha sẽ đến Temuco, một thành phố có đông người bản địa Mapuche, trước khi trở về Santiago để gặp gỡ những người trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dành ngày cuối cùng của mình tại Chí Lợi ở thành phố cảng Iquique miền bắc.

Từ Italia, Đức Thánh Cha sẽ bay ngang bầu trời Địa Trung Hải vào các nước Algeria, Marốc, Tây Sahara; trước khi băng ngang Đại Tây Dương để đến Ba Tây, Bolivia, Paraguay và Á Căn Đình rồi vào không phận Chí Lợi. Như thường lệ, Đức Thánh Cha sẽ gửi điện tín cho các quốc gia khác nhau trên đường đến Nam Mỹ. Điện tín đầu tiên của ngài, bằng tiếng Ý, là cho Tổng thống Ý Sergio Mattarella.

Đức Thánh Cha viết:

“Khi rời Rôma du hành đến Chilê và Peru để hỗ trợ sứ mệnh của Giáo hội địa phương và mang lại một thông điệp hy vọng, điều quan trọng là tôi phải gửi lời chào trân trọng đến ngài, thưa Tổng thống, và qua đó xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đối với phúc lợi tinh thần, dân sự và sự thịnh vượng xã hội cho người dân Ý, là những người tôi ưu ái ban phép lành Tòa Thánh”

Trên chuyến bay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phóng viên rằng ngài rất sợ hiểm họa chiến tranh hạt nhân.

“Vâng, tôi thực sự rất sợ hãi. Chúng ta đã tới giới hạn rồi”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho các ký giả thấy một bức ảnh về hậu quả của vụ nổ nguyên tử ở Nagasaki năm 1945. Đó chính là bức ảnh vào dịp cuối năm vừa qua, Đức Thánh Cha đã ký tên và truyền cho Vatican media công bố.

Bức ảnh cho thấy một cậu bé Nhật Bản đang cõng em trai của mình trên lưng. Đứa em đã chết, và cậu bé đang đứng xếp hàng chờ đợi trước một lò hoả thiêu.

Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau khi một quả bom nguyên tử rơi vào Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết thêm một nhận xét ngắn gọn, “..il frutto della guera” (hoa trái của chiến tranh), tiếp theo là chữ ký của ngài.

Bên dưới có những dòng chữ tiếng Tây Ban Nha:

“Đứa bé trai đang xếp hàng tại một lòa hoả thiêu cõng đứa em mình đã chết. Ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O'Donnell sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nagasaki. Cảm giác buồn bã của cậu bé thể hiện nơi đôi môi căng mọng và rướm máu.”

Ngài nói với các ký giả: “Vì thế, điều cần thiết là phải phá hủy vũ khí, chúng ta hãy nỗ lực để giải trừ vũ khí hạt nhân.”

 
Việt Nam dứng hạng 18 trong 50 quốc gia có thành tích bách hại Kitô giáo tồi tệ nhất thế giới.
Trần Mạnh Trác
16:08 15/01/2018
Có đến 215 triệu người Kitô hữu đang sống dưới các chế độ bách hại tôn giáo trên thế giới, đó là kết luận cuả “2018 World Watch List” (Bản Danh Sách đáng quan tâm năm 2018) cuả cơ quan “Open Doors USA” (Những cánh cửa rộng mở).

“Open Doors” là một cơ quan từ thiện liên tôn được thành lập 60 năm trước ở Hà Lan (Netherlands) chuyên lo việc giúp đỡ các kitô hữu bị bách hại trên toàn thế giới. “Open Doors USA” là chi nhánh cuả “Open Doors” ở Hoa Kỳ. Danh sách cuả họ thường được Quốc Hội Hoa Kỳ dùng làm căn bản cho những bá cáo thường niên về tình trạng tôn giáo trên thế giới.

Trong Bảng danh sách liệt kê 50 quốc gia tồi tệ nhất do bạo lực và khủng bố chống lại Kitô hữu, Việt Nam đứng hạng khá cao, 18, trong khi đó Trung Hoa, vẫn tưởng là phải tồi tệ hơn nhiều, thì chỉ đứng hạng 43 mà thôi, khá hơn Việt Nam ta rất…rất nhiều.

Bản báo cáo cho thấy rằng cứ 12 người kitô hữu trên thế giới thì có 1 người đang là nạn nhân của bạo lực đàn áp. Theo “Open Doors USA” thì hai lý do chính là sự lây lan của Hồi giáo cực đoan và sự gia tăng cuả chủ nghĩa tôn giáo dân tộc.

Riêng Mexico và Colombia thì lý do là tổ chức tội phạm, còn ở Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Trung Hoa thì lý do là chủ nghiã Cộng Sản.

Bắc Triều Tiên Cộng Sản đứng đầu danh sách cuả các quốc gia tội phạm tồi tệ nhất, và tiếp tục đứng đầu như vậy trong 16 năm qua. Mặc dù chính phủ Cộng Sản Bắc Triều Tiên tuyên bố tự do tôn giáo trên hiến pháp (cũng giống như Việt nam và Trung Hoa vậy), nhưng chưa có một người Kitô hữu nào có thể công khai hành đạo mà không bị cưỡng bức đi lao động trong một trại cải tạo, hoặc, trong một số trường hợp, đã bị xử tử.

Cho dù như thế, trong hai thập kỷ qua Thiên Chuá Giáo vẫn tăng trưởng một cách ngấm ngầm và lớn lao tại Bắc Triều Tiên. Bản báo cáo ước tính có thể có đến 300.000 Kitô hữu đang sống “chui” (clandestinely) ở Bắc Triều Tiên ngày nay.

Afghanistan đứng thứ hai trong danh sách. Dân số nước này có 99 phần trăm là người Hồi giáo. Họ cấm cải đạo qua Kitô giáo, những ai bỏ đạo qua một tôn giáo khác bị kết tội là ‘giáo gian’ đáng chết (apostasy) và thường bị chính gia đình cuả họ xử tử để làm gương và để bảo vệ tiếng thơm cho gia đình.

Sự đàn áp cuả Hồi giáo kiểu Afganistan như trên tiếp tục là nguyên nhân chính của cuộc đàn áp Kitô giáo trong thế giới Hồi Giáo. Trong danh sách 10 nước tồi tệ nhất thì có đến 8 nước là Hồi Giáo.

Những bạo lực thê thảm nhất đã xảy ra cho người Kitô hữu là ở Pakistan. Các chiến binh hồi giáo ở đây đặc biệt nhắm mục tiêu vào Kitô hữu. Một vụ tự sát đánh bom vào ngày Chúa Nhật phục sinh năm 2016 đã giết chết 74 người và làm bị thương hàng trăm người.

Nạn Hồi Giáo cực đoan có vẻ đang gia tăng ở Somalia, nơi mà Kitô hữu, nếu bị phát hiện, sẽ bị hành quyết ở giữa chợ. Dấu hiệu gia tăng cũng xảy ra ở các nước Ai Cập, Ấn Độ, Libya và Kazakhstan.

Ngoài nạn Hồi giáo cực đoan, bản báo cáo cũng cho thấy xu hướng và đàn áp Kitô hữu đang gia tăng vì lý do chủ nghĩa dân tộc tôn giáo. Đó là chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo (ở Ấn Độ và Nepal,) chủ nghĩa dân tộc Phật giáo ở Miến điện và Sri Lanka. Và thêm vào đó là các cuộc đàn áp Kitô hữu ở các quốc gia Trung Á đang chủ trương tăng cường chủ nghiã dân tộc Hồi giáo như Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan và Azerbaijan.

Hai quốc gia có nguồn gốc Kitô giáo là Mexico và Colombia cũng nằm trong danh sách khủng bố, đó là những nơi mà tổ chức tội phạm và tham nhũng đang là nguồn gốc chính của các việc thảm sát Kitô hữu, vì Giáo Hội có chủ chương chống lại và ngăn cản các công việc cuả họ.

Bản tài liệu cho biết trong năm vừa qua có 3.066 Kitô hữu bị giết; 1,252 bị bắt cóc; 1.020 bị hãm hiếp hay quấy rối tình dục; và 793 nhà thờ bị tấn công.
 
Đức Phanxicô họp báo trên đường tới Chile
Vũ Văn An
16:27 15/01/2018
Theo tin VaticanNews, trên chuyến bay tới Chile, Đức Phanxicô giải thích lý do tại sao ngài muốn chia sẻ tấm hình bé trai Nhật đứng chờ ở nhà hỏa thiêu ở Nagasaki để an tang đứa em bé thơ của em.

Thực vậy, lúc lên máy bay để bay đi Chile hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập tới nỗi sợ hãi của ngài đối với sự đe dọa của chiến tranh hạch nhân. Nói với các nhà báo trên chuyến bay, ngài cũng nhận định về hình ảnh bé trai Nhật đìu xác đứa em bé thơ của em trên lưng khi đứng xếp hàng tại nhà hỏa thiêu ở thành phố Nagasaki.

Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh in thành “post cards” và phân phối cho các nhà báo tấm hình ấy ở một bên còn bên kia là hàng chữ “kết quả của chiến tranh”, cùng với chữ ký của ngài. Tấm hình này do nhiếp ảnh gia Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Joe O’Donnell chụp trong những ngày sau cuộc tấn công hạch nhân của Hoa Kỳ trên thành phố này hồi tháng Tám năm 1945.

“Hậu quả của chiến tranh”

Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất xúc động trước bức hình và muốn chia sẻ nó, vì ngài sợ rằng thế giới, một lần nữa, đang xích gần lại việc sử dụng các vũ khí hạch nhân.

Các nhận định của ngài được nói ra chỉ hai ngày sau khi cư dân Hawaii nhận được lệnh báo động sẽ có cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hạch nhân. Cuộc báo động lầm từ Cơ Quan Quản Trị Khẩn Trương của Hawaii này, một cuộc báo động cũng đã được phát đi trên truyền thanh và truyền hình, chỉ được rút lại 38 phút sau.

Đức Giáo Hoàng kết án việc sở hữu các vũ khí hạch nhân

Tháng Mười Một năm ngoái, Đức Phanxicô đã nói chuyện với một hội nghị ở Vatican về việc giải giới; ngài nói rằng việc sở hữu các vũ khí hạch nhân phải “bị cương quyết kết án” vì “chúng hiện hữu để phục vụ não trạng sợ sệt ảnh hưởng không những các bên tranh chấp, mà là cả nhân loại.”

Đức Giáo Hoàng nói với các tham dự viên, trong đó, có nhiều người nhận giải Nobel Hòa Bình, rằng “các liên hệ quốc tế không thể bị cầm tù bởi sức mạnh quân sự, dọa dẫm lẫn nhau, và biểu dương các kho vũ khí…” Ngài nói tiếp: các vũ khí giết người hàng loạt, nhất là các vũ khí hạch nhân, “không tạo nên gì khác ngoài một cảm thức an ninh giả tạo. Chúng không thể tạo nên nền tảng cho một cuộc chung sống hòa bình giữa các thành viên của gia đình nhân loại”.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô đến Santiago de Chile
Đặng Tự Do
17:57 15/01/2018
Chuyến bay chở Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nam Mỹ để tông du Chí Lợi và Pêru đã rời Rôma vào lúc 8:55 sáng thứ Hai 15 tháng Giêng. Sau hơn 15 giờ bay, Đức Thánh Cha đã tới thủ đô Santiago của Chí Lợi.

Sứ thần Tòa Thánh tại Chí Lợi, là Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo, đã bước lên máy bay để chào đón Đức Thánh Cha. Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có Tổng thống Michelle Bachelet, Đức Hồng Y Ricardo Ezzati, là Tổng giám mục Santiago, và Đức Cha Santiago Silva, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Chí Lợi

Một dàn nhạc giao hưởng trẻ em đã phụ họa cho ca sĩ trẻ Constanza Wilson. Sau bài hát, Đức Giáo Hoàng đã ôm cô và tặng một chuỗi tràng hạt.

Sau buổi lễ đơn sơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời lễ đài để đích thân chào thăm một số người ra đón ngài. Sau đó, ngài lên xe đến giáo xứ San Luis Beltrán.

Tại đây hàng trăm cư dân của quận Pudahuel đã chờ đợi ngài từ buổi chiều, và chào đón Đức Thánh Cha với đầy cảm xúc. Cùng với Đức Hồng Y Ricardo Ezzati và Cha Julio Larrondo, Đức Giáo Hoàng đã đến cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Cha Enrique Alvear, người được gọi là “Giám mục của Người nghèo”, và tiến trình phong Chân Phước cho ngài đang được xúc tiến ở Vatican.

Sau buổi cầu nguyện và chào thăm anh chị em giáo dân tại Pudahuel, Đức Thánh Cha tiếp tục cuộc hành trình về tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Khi đi đến ngã tư đường Brasil và đại lộ Libertador Bernardo O'Higgins, Đức Thánh Cha đã xuống xe và bước lên một chiếc xe mui trần và đi dọc theo các đại lộ chính của thành phố Santiago để chào thăm dân chúng cho đến khi vào đến bên trong tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở đường Providencia.
 
Tin ghi nhanh của Hãng A.P. : Đức Phanxicô đã đặt chân lên Chile
Vũ Văn An
18:55 15/01/2018
Sau đây là bản tin ghi nhanh của Hãng A.P. về ngày đầu tiên trong chuyến tông du hai nước Chile và Peru theo giờ địa phương ở Santiago, Thủ Đô Chile:

4:30 giờ chiều:

Mấy giờ trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Chile, các nhà tranh đấu về các vấn đề liên quan tới việc giáo sĩ lạm dụng tình dục lên tiếng kêu gọi phải cấm tất cả những người lạm dụng và bất cứ ai giúp che đậy các hành vi của họ.

Khoảng 200 người tham dự buổi đầu tiên trong một số buổi mít tinh và phản đối nhằm biến việc các linh mục lạm dụng thành tập chú chính trong chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Phanxicô tại đất nước này kể từ ngày lên ngôi Giáo Hoàng.

Việc các linh mục lạm dụng tại Chile là một vết thương công khai. Một phần cũng vì quyết định của Đức Phanxicô bổ nhiệm một vị giám mục có liên hệ mật thiết với người lạm dụng tai tiếng nhất nước là Cha Fernando Karadima.

Juan Carlos Cruz, người bị cha Karadima lạm dụng lúc còn bé, cho hay nay là lúc để Đức Giáo Hoàng xin lỗi và đưa ra hành động.

6:45 giờ tối.

Các viên chức của chính phủ Chile nói rằng sẽ không có chủ đề nào bị cho ra rìa khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp Tổng Thống Michelle Bachelet hôm thứ Hai.

Phát ngôn viên chính phủ Paula Narvaez nói rằng Bà Bachelet coi cuộc viếng thăm giống mọi cuộc viếng thăm của bất cứ vị quốc trưởng nào.

Trong mấy tuần qua, nhiều người Chile bầy tỏ lo ngại rằng Đức Phanxicô có thể công khai ủng hộ thúc đẩy của Bolivia muốn có một mảnh đất của Chile để nối liền quốc gia không có bờ biển của họ với Thái Bình Dương. Chủ đề này hết sức nhậy cảm đối với người Chile; họ cảm thấy rằng cho Bolivia một mảnh đất là xâm hại biên giới quốc gia của họ.

Cũng có lời bàn tán về việc liệu Đức Giáo Hoàng có đề cập tới các đề xuất hợp pháp hóa phá thai tại quốc gia này hay không. Hiện thời, phá thai chỉ hợp pháp nếu mạng sống người đàn bà bị đe dọa vì việc có thai hay nếu bào thai khó lòng sống sót lành mạnh.

Về chính trị, Giáo Hội Công Giáo vốn có một ảnh hưởng mạnh mẽ tại Chile, luôn cố gắng duy trì một số luật lệ về phá thai được coi là chặt chẽ nhất thế giới.

7.00 giờ tối

Đức Giáo Hoàng gửi lời chào mừng của ngài tới quê hương Á Căn Đình khi máy bay của ngài bay qua không phận nước này trên đường tới Chile.

Đức Phanxicô nói rằng ngài gửi “những lời chúc tốt nhất từ tấm lòng của ngài cho mọi người ở quê hương tôi.”

Thông điệp trên là một nhắc nhở nữa rằng Đức Phanxicô hết sức cố gắng tránh việc trở về Á Căn Đình suốt trong 5 năm làm giáo hoàng vừa qua.

Phần lớn các quan sát viên của Vatican gán việc tránh trở lại quê hương kia cho việc ngài ngán các phe phái chính trị ở Á Căn Đình lợi dụng chuyến đi, vì bất cứ cuộc viếng thăm nào cũng bao gồm những cuộc hội kiến theo nghi lễ ngoại giao, chụp hình lấy tiếng và cơ hội tuyên truyền cho bất cứ chính phủ nào đang cầm quyền.

7:15 giờ tối

Đức Giáo Hoàng đã đặt chân lên Chile, nơi người ta cho là sẽ có các cuộc biểu tình phản đối quyết định của ngài trong việc bổ nhiệm một giám mục có liên hệ đến vị linh mục lạm dụng tình dục tai tiếng nhất nước.

Đây là lần đầu tiên Đức Phanxicô viếng Chile từ ngày lên ngôi giáo hoàng vào năm 2013.

Sau khi xuống máy bay, ngài đã gặp Tổng Thống Chile là Michelle Bachelet.

Trong ba ngày tới, Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ tại Santiago, tại thành phố phía nam là Temuco và tại thành phố phía bắc là Iquique. Hôm thứ Năm, ngài sẽ qua Peru.

Chuyến tông du của Đức Phanxicô, theo A.P., nhằm làm nổi bật số phận của di dân và nhấn mạnh tới việc phải bảo tồn rừng già Amazon. Tuy nhiên, việc lạm dụng tình dục của một số linh mục đã chiếm một vị trí khá rõ trong chuyến đi này.

Nhưng nhìn cảnh ngài được đón tiếp dọc đường từ phi trường Santiago về Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, nơi ngài nghỉ qua đêm, và thái độ cởi mở đáp ứng của ngài, tất cả các lo ngại trên, nhất là các lo ngại về chính trị quanh chuyến đi của ngài tự nhiên biến mất. Ngài đến đây không phải vì chúng mà vì những con người thực chất này. Họ có thể là những con người không ra gì về phương diện kinh tế, xã hội và cả tôn giáo theo nghĩa định chế nữa, nhưng họ cần ngài, cần người đại diện của Đấng Siêu Việt trên trần gian.

Hình ảnh bé trai trao đổi chiếc mũ chỏm đội đầu với ngài và sau đó giơ cao chiếc mũ lên, cả sau khi ngài đã rời chỗ em đứng, đủ nói lên cái khát vọng muốn tìm một điều gì đó để “sursum corda!” của dân tộc Chile trong lúc này.
 
Bộ mặt đói nghèo cuả Trung Quốc: bức hình thằng bé đóng băng.
Trần Mạnh Trác
22:37 15/01/2018
Hình ảnh một bé trai 8 tuổi tóc bạc phơ vì tuyết đóng cục và chân mày đã đông đá, làm cho cả thế giới đang phải xúc động. Nó phơi trần cái sự thật đau đớn cuả những xã hội nông thôn mà cha mẹ đã bỏ rơi con cái để đi tìm phương kế sinh sống nơi xa.

Bé trai đó sống ở Vân Nam, nhưng cũng có thể là 60 triệu đứa bé khác ở Trung Hoa và nhiều triệu đứa khác nữa ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Tên cuả em là Vương Phúc Mãn (Wang Fuman), mỗi ngày em đi bộ 5 km dưới nhiệt độ lạnh -9 ° C để đến trường Tráng Sơn Bửu (Zhuangshanbao) nằm ở vùng thôn quê Chiêu Thông, Vân Nam (Zhaotong, Yunnan). Ngoài bộ tóc tai bị đông cứng, đôi tay cuả em cũng đã sưng phù lên và nứt nẻ, em chỉ mặc một chiếc áo dạ mỏng đã chật.



Bức ảnh do một giáo viên chụp ngày 8 tháng 1 và đưa lên cho hiệu trưởng. Từ đó đã được chia sẻ trên các trang mạng truyền thông xã hội và trên trang web của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một số người đưa ra ý kiến về "sức sống mãnh liệt" của những đứa trẻ Trung Hoa, nhưng nhiều người khác đã tự hỏi "chính phủ Vân Nam đã làm gì" cho trẻ em nghèo, những đứa thường bị ướp lạnh mỗi khi trời đóng băng.

Nhiều người khắp nơi đã hỏi có thể giúp đỡ bằng cách nào.



Trong khi tìm hiểu thêm bề ‘thằng bé đóng băng’ đó, các phóng viên đã phát hiện thêm rằng em ‘thuộc dạng’ những đứa trẻ mà người ta gọi là "trẻ em bị bỏ lại phía sau", tức là cha mẹ đã phải đi đến các thành phố lớn để thoát khỏi đói nghèo. Ước tính có hơn 60 triệu những "đứa trẻ bị bỏ rơi" như vậy tại Trung Quốc.

Riêng bé Vương Phúc Mãn, mẹ em đã bỏ chồng đi mất và bố thì làm ở phương xa, em sống với bà nội và một đứa em gái trong một căn nhà bằng bùn không có sưởi.



Người ta đã lạc quyên được 1,9 triệu nhân dân tệ (300 ngàn đô) để giúp đỡ em và sưởi ấm ngôi nhà. Một công ty cũng cung cấp cho ông bố cuả em một công việc để ông ta có thể ở gần nhà mà coi xóc cho con cái.

Nhưng đó chỉ là một ‘hạt muối bỏ biển” vì còn nhiều những em bé khác cũng có hoàn cảnh giống như em Mãn chưa được ai đoái hoài tới..
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày quốc tế di dân 2018 tại tổng giáo phận Sàigòn
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
01:09 15/01/2018
Chiều 14/1/2018, sân nhà thờ giáo xứ Phaolô hay còn được gọi là nhà thờ Tên Lửa quận Bình Tân thuộc Tổng giáo phận Saigon ngập tràn những gương mặt trẻ mang một màu áo xanh lá cây.

Họ đến từ nhiều giáo xứ với gương mặt hân hoan rỡ ràng. Họ đến vì biết mình được Giáo hội quan tâm nhân ngày quốc tế Di Dân. Họ đến vì Quý Cha trong Ban Di Dân của Tổng Gp. Saigon tổ chức cho họ một ngày hội, một thánh lễ, một cuộc gặp gỡ. Họ được lắng nghe những lời tâm huyết chia sẻ của Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn và Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng. Họ đến để được Đức Tổng Giám Mục. Phaolô Bùi Văn Đọc chủ tế và giảng lễ cho họ. Họ đến vì cha Phaolô Phạm Trung Dong, trưởng ban Di dân của TGP. Saigon và giáo xứ Phaolô đón tiếp họ thật nồng hậu. Được chơi, được xem ca nhạc, được ăn, được giao lưu, được những bài học về tinh thần... Họ đến vì họ biết mình được quan tâm và được yêu thương.

Buổi chiều hôm qua ai ai cũng một màu áo xanh lá, màu áo giống lễ phục của các cha hay mặc trong những ngày lễ thường niên. Khi tôi đến, màu áo xanh đã tràn ngập khuôn viên nhà thờ từ lúc nào rồi. Quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon cũng là di dân. Tất cả 250 Thầy một màu áo xanh trộn lẫn giữa anh chị em. Các Thầy cũng đứng ở cổng đón tiếp các phái đoàn và cùng ngồi chung với các bạn. Nếu không tinh mắt, chẳng ai biết đó là các chủng sinh. Các em sinh viên nữ khều nhau nói nhỏ: Sao mà các thầy đẹp quá ! Bao nhiêu trai đẹp đi tu hết rồi còn đâu!

Các Thầy đại chủng sinh làm MC, khuấy động sân khấu với những bài đơn ca, song ca, tứ ca và múa tập thể. Thầy Tú, người đơn ca hai bài Trống cơm và Bống bông bang bang cho hay: Em tính không diễn rồi vì đâu có giờ. Chủng viện học nhiều lắm và giờ giấc nghiêm ngặt. Em cũng không có giờ tập nữa. Sáng Chúa Nhật như thường lệ em phải đi giúp xứ nữa. Sáng nay em giúp xứ ở mãi quận 6 xong rồi buổi trưa chạy về Đại Chủng Viện rồi đi lo mướn đồ văn nghệ rồi em chạy tới đây. Em muốn cho các bạn Di dân vui nên em ráng chị à.

Vâng, nếu không biết là chủng sinh thì lúc thầy Tú diễn trên sân khấu cứ tưởng Thầy là ca sĩ. Thầy hát hết mình, diễn hết mình và cháy trên sân khấu. Còn khán giả di dân dưới này thì khỏi nói rồi, các bạn hát theo, nhún theo, nhảy theo...

Ban tiếp tân, ban ẩm thực, ban trật tự... mọi thứ chu đáo cẩn thận và nhanh chóng. Những hộp cơm nóng, những miếng gà chiên to bằng bàn tay, một khoanh giò dầy gần hai đốt ngón tay, một hộp canh, một lọ xì dầu, một trái quýt, khăn lạnh, tăm và nước khoáng thì uống thỏa thích từ lúc mới tới. Tôi hỏi các chị nấu bếp: chị ơi ! nhiều đồ ăn quá, em không ăn nổi giò nữa. Chị trả lời một câu thật ngắn mà gói ghém tấm lòng của cha chánh xứ: Cha Dong mà! Vâng, cha Dong mà. Cái gì cho Di dân cũng phải nhất phải đầy, phải tròn.

Trong lời tâm sự kỷ niệm 15 năm đồng hành với Di dân cuối thánh lễ với Đức TGM, hai đức cha phụ tá, quý cha đồng tế, quý thầy, quý sơ và hơn ba ngàn anh chị em hiện diện trong thánh lễ, Ngài nói: khi chúng con được Đức Hồng Y. GB. Phạm Minh Mẫn giao cho việc chăm sóc di dân của 15 năm trước, Đức HY nói về di dân với nhiều tệ nạn xã hội mà không phải Ngài nói một lần. Ngay hôm nay, sau 15 năm đồng hành, con nhận thấy các anh chị em di dân là những người không thể thiếu trong các hội đoàn của các giáo xứ, là những người hoạt động tích cực việc nhà Chuá. Anh chị em còn là những người giúp ích cho xã hội, làm cho xã hội phát triển. Cha hãnh diện vì các bạn.

Đức cha Luy Nguyễn Anh Tuấn cho các bạn một bữa ăn tinh thần về Tình Yêu đích thực. Yêu đích thực theo khoa tâm lý học là phải có đam mê, thân mật và dấn thân. Còn yêu đích thực theo Chúa dạy, theo Giáo Hội dạy là yêu giữa người nam và người nữ, hy sinh và phong nhiêu. Với nụ cười tươi tắn và hiền lành, Đức cha đã làm cho các bạn rõ hơn về tình yêu của mình.

Đúc cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng giới thiệu với các bạn về trang web ican.com.vn, trang mạng này có những thông tin bổ ích cho di dân về đức tin, sống đạo và những thông tin về việc làm, nhà trọ. Ban tổ chức dự định sẽ thuê một nhà mạng để cho các bạn di dân kết nối Internet mở trang web ra để khảo sát tại chỗ, nhưng tiếc thay không mướn được nên đành phải làm theo công thức thủ công là xin các bạn điền tên và email của mình vào giấy.

Trước thánh lễ, quý thầy chủng sinh đi phỏng vấn các bạn di dân với hai câu hỏi và đúc kết được trình bày như sau: Những thuận lợi mà di dân được là sự chia sẻ và đồng hành giúp sức của quý Cha, quý Sơ và anh chị em đi trước. Giáo xứ bản địa cũng giúp nhiều cho ngời mới tới được hòa nhập. Tuy nhiên khó khăn cũng có như những phân biệt, người trong giáo xứ tránh giao tiếp với di dân. Đồi sống di dân đa số làm công nhân nên việc tăng ca là điều không tránh khỏi cộng thêm văn hóa vùng miền khác biệt nên cũng khó hòa hợp khi chưa có nhiều thời gian hiểu nhau. Thêm nữa việc thay đổi chỗ ở cũng làm cho khó khăn trong việc hôn phối. Di dân xin kiến nghị các giáo xứ có đông di dân nên có ban mục vụ di dân, xin có những hội trại để các bạn được tham gia, có những cuộc giao lưu, những chuyến đi từ thiện, có những buổi chuyên đề hay những câu lạc bộ để có chung một sân chơi. Các bạn di dân đề xuất xin có những buổi đọc kinh, cầu nguyện chung, những buổi tìm hiểu Kinh Thánh, Lời Chúa, thăm viếng sinh viên...

Trong lời đáp từ của mình, Đức TGM. Phaolo nói: Cha rất vui vì được cùng với hai Đức cha của TGP. Saigon và Quý Cha hiện diện giữa các con. Cha và các Đức cha rất tin tưởng ở các con. Vui vì các con thao thức có giờ cầu nguyện và tìm hiểu Lời Chúa. Cha chỉ có đôi lời chân thành như vậy thôi.

Nguyện xin Thiên Chúa ban dồi dào sức khỏe trên các bạn xa quê để các bạn mãi cháy bừng lên lòng nhiệt huyết tông đồ giữa môi trường đang sống và đó là phương thế nói với mọi người hữu hiệu nhất về Tình Yêu Giêsu. Tin chắc rằng lòng đạo đức của các bạn đã được thấm đẫm nơi quê nhà và gia đình sẽ được các bạn tiếp tục mang đến cho giáo hội địa phương nhiều hoa trái thiêng liêng.

Saigon 15/1/2018
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng Đa Minh Rosa Lima
 
Thông Báo
Cáo phó: LM Ignatio Hồ Kim Thanh, SVD, qua đời tại Việt Nam
Dòng Ngôi Lời
14:17 15/01/2018
 
Văn Hóa
Thăm đảo South Georgia thuộc Anh quốc ở ven vòng đai Biển Nam Cực
LM Trần Công Nghị
12:21 15/01/2018
Trong thời gian ở Nam Cực và 4 ngày ở South Georgia cũng như một ngày thăm thủ đô Montevideo của nước Uruguay và một ngày thăm thủ đô Buenos Aires của Argentina, hệ thống internet rất yếu nên chúng tôi không thể đưa các bài tường trình và hình ảnh lên internet được. Hôm nay ngày 15/1/2018, chúng tôi đã về tới Hoa Kỳ và sẽ lần lượt chia sẻ những kinh nghiệm và hình ảnh cùng qúi vị về chuyến đi có một không hai này.

Sau chuyến thăm viếng Nam Cực 6 ngày, chúng tôi đi về hướng Đông Bắc trực chỉ đảo South Gerogia thuộc về Anh quốc, nơi có nhiều lọai chim, có tới hàng triệu chim cánh cụt hoàng đế (emperor penguin) và 3 tiệu hải cẩu. Chúng tôi đã ở trên du thuyền 4 ngày và mỗi ngày đều ghé một bãi đậu đi quan sát các lòai động vật ở đây.

Hình ảnh

Đảo này nằm phía Nam Đại Tây Dương và và cách đảo Falklands của Anh quốc 900 dặm về phía Đông Nam. Đảo này là một trong các nơi có thể nói là rất đặc biệt cho động vật hoang dã. Tuy dù nằm ở vĩ tuyến 54 độ nam đường xích đạo và ngang với mũi Cape Horn của Argentina nhưng nó lạnh hơn nhiều vì được vây quanh bằng nước lạnh biển Nam Cực.

Tuy dù đây là nơi giao thoa Đại Tây Dương và Nam Cực, nhưng nước biển nơi đây không đóng thành băng giá, do vậy các loài động vật sinh sống tại đây quanh năm chứ không phải di dời đi nơi khác trong mùa đồng như ở Nam Cực.

Các loài động vật cũng gồm nhiều chủng loại khác nhau như có tới 30 loài chim, nhiều loại hải cẩu và cá voi.

Hình ảnh thăm xưởng chế biến thịt Cá Voi trước kia tại đảo South Georgia

Hình ảnh thăm mộ nhà thám hiểm Ernest Shackleton và nhà thờ tại Grytviken ở đảo South Georgia

Hình ảnh thăm Macroni Peguins và chim Petrel ở Elsehul tại đảo South Georgia

Hãy tưởng tượng tại một bãi biển có tiếng ồn ào của chừng 100.000 cặp chim cánh cụt thì bạn sẽ có được một số ý tưởng về cảnh tượng trước mắt bạn. Nhưng con chim con màu nâu mịn đang đứng gù lưng chống lại cơn gió mạnh, đang khi bố mẹ chúng ép sát vào nhau thành hàng hàng lớp lớp…

Tóm lược về những đặc tính của đảo South Georgia

Quần đảo South Georgia và South Sandwich (SGSSI) là một lãnh thổ nước ngoài của Anh ở Nam Đại Tây Dương. Lãnh thổ này gôỳm những hòn đảo xa xôi hẻo lánh, bao gồm South Georgia và những hòn đảo nhỏ hơn gọi là South Sandwich Islands. South Georgia dài 165 km (103 dặm) và rộng từ 1 đến 35 km. Quần đảo South Sandwich nằm cách Georgia Georgia khoảng 700 km. Tổng diện tích đất của lãnh thổ là 3.903 km vuông (1.507 sq mi). Quần đảo Falkland khoảng 1.300 km (810 dặm) về phía tây bắc.

Không có người ở thường trực trên đảo. nhưng có các Viên chức Chính phủ Anh, Phó Bưu điện, các nhà khoa học, và nhân viên hỗ trợ Khảo sát Nam Cực Anh cư ngụ không thường xuyên ở Bird Islands, cũng như các nhân viên tại bảo tàng viện gần Grytviken.

Vương quốc Anh đã tuyên bố chủ quyền trên South Georgia năm 1775 và Quần đảo South Sandwich năm 1908. Lãnh thổ của "Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich" được thành lập năm 1985; trước đây được điều hành như một phần của Quần đảo Falkland Islands.

Nước Argentina tuyên bố chủ quyền trên South Georgia vào năm 1927 và chủ quyền quần đảo South Sandwich vào năm 1938. Argentina duy trì trạm hải quân ở Corbeta Uruguay, trên đảo Thule ở quần đảo South Sandwich từ năm 1976 đến năm 1982 tức là năm Hải quân Hoàng gia đến chiếm lại. Argentina tuyên bố chủ quyền đã gây ra chiến tranh Falklands vào năm 1982, trong thời gian đó quân Argentina đã chiếm hòn đảo này một thời gian ngắn. Argentina tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với South Georgia và Quần đảo South Sandwich.

Đảo South Georgia lần đầu tiên được Anthony de la Roché nhìn thấy vào năm 1675, ông là một thương gia người London và đảo được đặt tên là "Đảo Roche" trên một số bản đồ cổ.

Tiếp đến một tàu thương mại Léon của Tây Ban Nha từ đảo Saint-Malo cũng tiếp cận đảo này vào ngày 28 tháng 6 hoặc ngày 29 tháng 6 năm 1756. Lúc đó người ta đã nhầm lẫn nó với đảo Pepys, đảo mà ông Dampier và Cowleyin phát hiện vào năm 1683 nhưng sau đó được chứng minh đây chỉ là một đảo viễn tưởng không có thật.

Thuyền trưởng James Cook đã đi vòng quanh hòn đảo vào năm 1775 và đã bước chân xuống đảo lần đầu tiên. Ông tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cho Vương quốc Anh, và đặt tên nó là "hòn đảo Georgia" để tôn vinh vua George III. Chính quyền Anh sắp xếp cai quản South Georgia được thiết lập theo thư Letters Patent vào năm 1843.

Trong năm 1882-1883, một cuộc thám hiểm của người Đức trong chương First International Polar Year, họ đã đồn trú tại Royal Bay (vịnh Hoàng gia) ở phía đông nam của hòn đảo. Các nhà khoa học của đoàn thám hiểm đã quan sát hướng đi của sao Venus và đã ghi nhận những làn sóng thần tạo ra bời núi phun lửa Krakatoa.

Nghề săn bắt hải cẩu tại South Georgia bắt đầu vào năm 1786 và tiếp tục trong suốt thế kỷ 19. Nước biển trong vùng chứng tỏ thay đổi bất thường và vũ bão nên một số tầu đã bị chìm như tầu Earl Spencer vào cuối năm 1801.

South Georgia đã trở thành căn cứ cho nghề săn bắt cá voi từ đầu thế kỷ 20 và cho khi việc săn cá voi được kết thúc vào thập niên 1960.

Một người Na Uy, thuyền trưởng Carl Anton Larsen, đã thành lập trạm săn cá voi đầu tiên trên đất liền ở South Georgia và là nơi trú ngụ đầu tiên tại Grytviken vào năm 1904. Trạm này hoạt động thông qua Công ty đánh cá Argentina, cũng ở Grytviken. Trạm này hoạt động đến năm 1965.

Trạm cá voi là nơi điều kiện sống rất khó chịu và nguy hiểm để làm việc. Ông Tim Flannery từng đã viết rằng "hơi ngạt cá voi thối nguy hiểm kỳ lạ. Một con cá voi thối rữa có thể đầy khí trong bụng bùng nổ, phun ra một bào thai kích thước bằng một chiếc xe có đủ sức để giết người”.

Khi ngành công nghiệp săn cá voi kết thúc, giờ đây các trạm Grytviken bị bỏ rơi, chỉ còn lại những nhà và máy móc cơ khí điêu tàn, mấy tầu sắt rỉ… Tuy nhiên khi thăm vùng này, du khách không thể không cảm phục là cách đây cả trăm năm người ta đã tốn công xây dựng lên những cơ sở lớn như vậy.

Để ghi lại dấu vết lịch sử, hiện ở Grytviken có một nhà dùng làm bảo tàng viện, một nhà bưu điện, và nhà thờ được tân trang lại như cũ.

Câu chuyện về nhà thám hiểm Ernest Shackleton

Vào tháng Tư năm 1916, cuộc thám hiểm mang tên “ Imperial Trans-Antarctic Expedition” của Ernest Shackleton đã bị mắc kẹt trên Elephant Island (đảo Voi), khoảng 800 dặm (1.300 km) về phía tây nam của South Georgia. Shackleton và năm người bạn đồng hành đã lên một chiếc thuyền nhỏ để đi tìm kiếm cứu hộ. Vào ngày 10 tháng 5, sau một chuyến đi đầy mạo hiểm có một không hai, họ đã đặt chân xuống Vịnh Haakon trên bờ Nam của South Georgia. Trong khi ba ở lại bờ biển, Shackleton và hai người khác, Tom Crean và Frank Worsley, tiếp tục đi tiếp 22 dặm (35 km) trên các sống núi của hòn đảo này để tới được trạm săn cá voi Stromness yêu cầu được sự giúp đỡ. Tiếp theo sau là 22 thành viên còn lại của đoàn thám hiểm ở lại đảo Elephant đã được giải thoát.

Tháng 1 năm 1922, trong một cuộc thám hiểm tiếp sau đó, ông Shackleton đã chết trên tàu trong khi đang đậu ở King Edward Cove thuộc South Georgia. Ông được chôn tại Grytviken. Nhà thám hiểm Nam Cực khác là ông Frank Wild, người đã từng là chỉ huy phụ tá của Shackleton trong cuộc viễn chinh Đế quốc Nam cực, cũng đã được chôn bên cạnh Shackleton vào năm 2011.

Argentina tuyên bố chủ quyền trên đảo South Georgia vào năm 1927.

Chiến tranh Falklands xảy ra vào ngày 19 tháng 3 năm 1982 khi một nhóm người Argentina (hầu hết là Thủy quân lục chiến ), giả vờ như các thương gia buôn phế liệu, đã đến chiếm giữ trạm đánh cá voi ở Leith Harbour trên đảo South Georgia. Tiếp đến vào ngày 3 tháng 4, quân đội Argentina tấn công và chiếm đóng Grytviken.

South Georgia đã bị lực lượng Anh quốc chiếm lại vào ngày 25 tháng 4 trong chiến dịch mang tên Operation Paraquet. Năm 1985, Anh quốc quyết định phần đất South Georgia và quần đảo South Sandwich không còn được quản lý như ở Quần đảo Falkland Islands, nhưng trở thành một lãnh thổ riêng biệt. Căn cứ ở King Edward Point trở thành tiền đồn lực lượng quân đội nhỏ sau cuộc chiến Falklands, thì vào năm 2001 được trao lại cho dân sự và hiện đang được điều hành bởi nhóm Khảo sát Nam Cực của Anh quốc.

Lãnh thổ South Georgia có doanh thu 4,5 triệu bảng Anh, trong đó 80% thu được từ giấy phép đánh cá (năm 2011). Các nguồn thu khác là bán tem bưu chính và tiền xu làm kỉ niệm, du lịch, ngoài ra thu phí hải quan và phí bến cảng rất đắt.

Việc khai thác cá diễn ra quanh ở South Georgia và vùng nước biển chung quanh vài tháng trong năm. Giấy phép khai thác thủy sản mang lại hàng triệu bảng mỗi năm, phần lớn số tiền này dành cho việc bảo vệ và nghiên cứu nghề cá.

Năm 2001, chính phủ South Georgia đã được Hội đồng Quản lý Hàng hải (Marine Stewardship Council) chứng nhận rằng South Georgia đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của MSC.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập trong những năm gần đây, với nhiều tàu thuyền và du thuyền đến thăm khu vực. Lãnh thổ thu lợi nhuận thuế nhập cảng và bán đồ lưu niệm. Các tàu du lịch thường kết hợp chuyến thăm Grytviken và vài nơi khác trên đảo Georgia với một chuyến đi thăm lục địa Nam Cực.

Các phần của các hòn quần đảo Gerogia không bị tuyết hay nước băng đá bao phủ quanh năm, nên có núi đá là một phần của vùng sinh thái lãnh thổ của đảo. Tổng cộng có 26 loài thực vật có nguồn gốc ở South Georgia; 6 loại cỏ, 6 loại dương xỉ. Có tới 125 loài rêu, 85 loài liverwort và 150 giống cỏ dại, cũng như khoảng 50 loài Macrofungi. Không có cây cối hoặc cây bụi rậm trên đảo. Loài cây to nhất trên đảo là cỏ dại tussock, có thể cao tới 2 mét, và thường mọi gần bãi biển hay trên sườn đồi núi.
 
Kinh nghiệm về chuyến Du thuyền Seabourn Quest đến Nam Cực
LM Trần Công Nghị
19:21 15/01/2018
Kinh nghiệm du thuyền Seabourn Quest đến Nam Cực!

Để có được những trải nghiệm thú vị về lục địa Nam Cực hay còn gọi là Antarctica như: chiêm ngắm những ngọn núi lửa phủ đầy tuyết trắng, núi cao trùng trùng điệp điệp nguyên mầu tuyết trắng tinh soi bóng dưới dòng nước phẳng lặng như hồ thủy tinh, được vượt qua sông băng lớn và các vịnh fjords hùng vĩ của Patagonia, Cape Horn… Chuyến đi Mùa Đông trên tầu Seabourn Quest mừng Lễ Chúa Giáng Sinh 2017 và đón Năm Mới 2018 với cảnh quan lạ lùng và tuyệt đẹp với các loài động vật hoang dã khác nhau của Nam Cực thì thật là một kinh nghiệm tuyệt vời khó có thể so sánh với nơi nào khác được. Tỉ dụ như:

Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh tại Sông Băng Brujo Glacier

Mời xem Video Đón Giao thừa năm 2018: Nửa đêm nhưng trời vẫn sáng như ban ngày và tuyết đang rơi trên du thuyền:



Khi ghé thăm Nam Cực không có hải cảng, nên du thuyền phải dùng zodiac (một lọai canô cao-su dầy và bền vững) đề vào bờ.

Seabourn Quest là một tàu du lịch sang trọng. Lớn đủ để cung cấp nhiều thứ mà du khách thích trên các con tàu lớn, nhưng đủ nhỏ để có thể tiến sau vào các khu vực (bao gồm bán đảo Nam Cực) mà hầu hết các tàu du lịch không thể vào được.

Trên tàu Seabourn Quest, mọi sự chăm sóc sẽ được thực hiện để đảm bảo sự thoải mái của du khách, từ một ly champagne tuyệt vời để welcome du khách cho đến những căn phòng tiện nghi. Các cabin rộng rãi, sang trọng và tiện nghi, tất cả đều có cửa sổ hay hành lang nhìn ra biển.

Nhân viên phục vụ rất ân cần, tươi cười, lễ độ mà có lẽ khách du lịch chưa từng gặp ở các tầu khác… Mặc dù du khách có thể ở xa nhà, nhưng danh tiếng về sự phục vụ chu đáo của tầu Seabourn sẽ không làm du khách thất vọng.

Xem video Mừng Năm Mới tại Vịnh Thiên Đàng - Paradise Bay ở Nam Cực

Đồ ăn, thức uống, hoa quả và các loại rượu luôn luôn sẵn có cho du khách thường thức mà lại không cần trả thêm tiền như tại các con tầu khác. Trong các bữa ăn du khách có thể ngồi bất kỳ ở bàn nào, nhưng muốn thích giữ một bàn riêng tư cũng được. Hành khách cũng được mời ăn tối với đội thám hiểm, các nghệ sĩ, các nhân viên điều hành và khách đặc biệt của tầu...

Tuyên úy cũng Ban Giám Đốc tầi mời host 1 bàn vài lần trong tuần cho các khách mời đặc biệt của tầu. Tôi đã có những bữa ăn tối tuyệt vời với một số những thành viên đội thám hiểm và với cặp vợ chồng khác nhau. Hầu hết họ là những người từng trải, đã từng đi du lịch đây đó, và tôi cũng đã gặp ít nhất 3 cặp vợ chồng đã từng du lịch vùng Nam Cực 2 lần rồi. Hỏi lý do tại sao, họ nói họ thích con tầu này, thích đồ ăn và cách phục vụ ở đây…

Mặc dù có vài đêm chính thức mỗi tuần, khách được mời đóng bộ chỉnh tề: đàn ông đều mặc áo tuxedo, đeo cà-vát hay nơ, các bà diện thì khỏi cần phải nói… Vào những đêm còn lại, code ăn mặc là "giản dị thanh lịch" và Seabourn có quy tắc là sau 6:00g chiều đi ăn hay vào các phòng họp không được mặc quần jeans hay áo t-shirt, hay đội mũ nón..

Xem video đi cano zodiac ở đây:



Nhân viên Đội thám hiểm chuyên nghiệp trên tầu, và các chuyên gia lịch sử, địa chất, thời tiết, khoảng sản, đông vật … Họ cung cấp những hiểu biết sâu sắc và hướng dẫn giúp du khách tận hưởng tối đa cuộc thám hiểm và và đánh giá cao và việc bảo tồn sinh thái nguyên sơ Lục địa Trắng vô biên này.

Có những bài thuyết trình sâu sắc về những cuộc thám hiểm trong quá khứ, những người tiên phong đi khai phá, và ngay cả vài nhân vật lịch sử đó, sau cả cuộc đời đi tìm những miền đất vô định như Trevor Potts, Brent Houston, Isaac Yerver Blanquez… nay cũng được mời đến để kễ lại kinh nghiệm của họ.

Với nhà thám hiểm Trevor Potts
Tại Grytviken, nhà thám hiểm Trevor Potts người London, trong hành trình 24 năm về trước xuống Nam Cực, ông đã tự đóng con tầu đặc biệt đi theo hành trình của nhà thám hiểm Ernest Shackleton. Ông Trevor Potts có mặt trên du thuyền và diễn thuyết nhiều bài về kinh nghiệm của mình. Tôi đã gặp và nói chuyện với nhà thám hiểm này ngay tại ngôi mộ chôn Shackleton.

Vào tháng Tư năm 1916, cuộc thám hiểm mang tên “ Imperial Trans-Antarctic Expedition” của Ernest Shackleton đã bị mắc kẹt trên Elephant Island (đảo Voi), khoảng 800 dặm (1.300 km) về phía tây nam của South Georgia. Shackleton và năm người bạn đồng hành đã lên một chiếc thuyền nhỏ để đi tìm kiếm cứu hộ. Vào ngày 10 tháng 5, sau một chuyến đi đầy mạo hiểm có một không hai, họ đã đặt chân xuống Vịnh Haakon trên bờ Nam của South Georgia. Trong khi ba ở lại bờ biển, Shackleton và hai người khác, Tom Crean và Frank Worsley, tiếp tục đi tiếp 22 dặm (35 km) trên các sống núi của hòn đảo này để tới được trạm săn cá voi Stromness yêu cầu được sự giúp đỡ. Tiếp theo sau là 22 thành viên còn lại của đoàn thám hiểm ở lại đảo Elephant đã được giải thoát.

Tháng 1 năm 1922, trong một cuộc thám hiểm tiếp sau đó, ông Shackleton đã chết trên tàu trong khi đang đậu ở King Edward Cove thuộc South Georgia. Ông được chôn tại Grytviken.

Với ông Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple Computer
Một trong những khách mời đặc biệt là ông Steve Wozniak, người đồng sáng lập ra Apple Computer. Ông Wozniak kể về cuộc sống của mình một cách say sưa. Ngay từ nhỏ thời trung học ông đã nghịch ngội với điện và đã thí nghiệm, tạo ra các máy móc chạy điện. Khi IBM ra computer thì ông đã tự học viết program cho cho riêng mình, được Heward Packer thuê làm việc với tư cách là kỹ sư, dù chưa ra trường trung học. Thế rồi Steve Job nghe biết về ông, đã rủ rê lập hãng lúc đầu ông không muốn. Chính ra ông định viết program và tạo computer cho Heward Packer, nhưng họ không nhận dự án của ông. Ông đã hợp tác với Steve Job. Và câu truyện sau thế nào thì ai cũng đã biết…. Thực ra ông là người muốn được tự do, thích nhạc thích chơi games. Đó cũng là lý do tại sao đưa ông tới người đầu tiên viết program cho màn ảnh TV đen trằng chơi games thời đó. Sau đó ông viết program để biến TV thành màn hình mầu.

Trong một bài nói thuyết trình khác hôm 11 January, 2018, ông Wozniak nói về đề tài: “từ PC đến AI (Artificial Intelligence) – Quá khứ và Tương lai của Công nghệ kỹ thuật Cá nhân” – Một đề tài rất sâu xa về tương lai của trí khôn con người vươn tới bao xa trong việc dùng điện tóan…

Con tầu Seabourn đã giúp cho mọi người trên tàu có thể tận hưởng những ngày đi chơi và khám phát tuyệt vời qua 6 ngày tầu đậu ở các vị trí và địa điểm khác nhau tại lục địa Antarctica Nam Cực, nơi du khách có thể đi bộ, đi khám phá, thăm thú vật, tour du lịch núi băng, hải cẩu, chim cánh cụt, ngắm cảnh, v.v... Họ đi cùng với các đội thám hiểm có kinh nghiệm để giúp đỡ và giải thích tường tận cũng như bảo đảm an toàn cho du khách.

Nhìn lại gần 3 tuần sau khi khởi hành từ cảng San Antonio của nước Chilê, chuyến đi vào lục địa Antarctica mở màn sau khi bạn rời bỏ điểm tận cùng phía Nam của Châu Mỹ La Tinh. Sau khi đã chạm đến vùng đất và núi non Nam Cực, con tầu tiếp tục đi, mỗi ngày các tảng băng trôi qua càng lớn hơn, cho đến khi chúng lớn hơn tàu... Và khi con tàu đã đi xa nhất, du khách nhìn chằm chằm vào đường chân trời và cố gắng tưởng tượng ra có nơi nào giống những gì đang xuất hiện trước mắt hay không. Thú thật là không, vì cảnh trí nơi đây hùng vĩ, khác thường và không giống kinh nghiệm du lịch của mình đã trải qua trong quá khứ.

6 ngày đi khám phá vùng đất Nam Cực:

Mỗi ngày tầu sẽ đáp xuống một nơi đề du khách thăm viếng và tìm hiểu về lịch sử thám hiểm trong quá khứ, học hỏi về các loài chim, loài cá, và động vật hiện có.

Tiếp theo là 4 ngày khám phá đảo South Georgia thuộc Anh quốc nơi có cả triệu con chim cành cụt, các loại hải cẩu và chim âu… Có lễ đây là nơi quy tụ cùng một chỗ nhiều con chim nhất thế giới. Làm sao quên được khi con tầu bắt đầu rời xa hòn đảo này thì âm thanh rộn ràng của 500.000 con chim cánh cụt trên bãi Salisbury cũng dần dần nhạt phai…

Qua chuyến du lịch này, du khách sẽ không bao giờ quên những tảng băng trôi mầu trắng có phôi pha chút màu xanh da trời, và dưới cùng nơi chạm nước biển, nó trở thành mầu xanh mạ non nhạt.

Không có cách nào thoải mái hơn bằng chuyến du thuyền lần này. Không khí sinh hoạt trên tầu không ồn ào, phục vụ chu đáo, đồ ăn ngon, các bài diển thuyết rất bổ ích… Và tôi vẫn nhớ hôm đầu tiên có người gõ cửa phòng ngủ, ra mở cửa thì là một cô tiếp đãi viên trên tay mang khay có ly champagne, có ly rượu, … và nói “Welcome Father John Trần, mời cha uống champagne…” Thế rồi cô hỏi tôi: Cha thích dùng shampoo Hermès hay là Ferragamo? Inspiring Basil Conditioner Baudelaire? Samphire Body Lotion? hay xà phòng L'Occitane…”

Ấp úng… Tôi nói: thứ gì cũng được. Ông nhà tu già nhà quê có bao giờ biết những thứ đó đâu mà trả lời!

Thế rồi sáng ngày hôm sau, sau khi dùng điểm tâm về lại phòng thì đã thấy sẵn trên bàn một bông hồng đỏ thắm cạnh một tập bià da trong đó có: chương trình sinh hoạt trong ngày, Menu của 3 restaurants trên tàu cho mình biết trước muốn ăn ở đâu và muốn chọn những món nào hôm đó, và một tờ kê khai có muốn đưa đồ ăn sáng hay chiều ăn riêng tại phòng mình không…

Và ngày nào cũng thế cứ ban chiều có có sẵn thời khóa biểu sinh hoạt và Menu các món ăn ngày hôm sau cho mình. Về thánh lễ mỗi ngày, Bà Giám Đốc chương trình mỗi ngày đều hỏi tôi trước xem ngày hôm sau lễ mấy giờ cho tiện và tùy theo giờ tầu đến nơi nào đó và thời biểu khách đi thăm ra sao. Đồng ý rồi thì sẽ in vào tờ Chương trình cho toàn du khách tren tầu biết.

Tôi chưa bao giờ từng nghĩ mình sẽ có ngày đến Nam Cực hay sẽ biết nhiều về lục địa này, nhưng bây giờ tôi đã biết qua các bài nói chuyện hàng ngày của gần 20 chuyên gia về lịch sử, địa chất, băng tuyết, sự kỳ diệu ẩn sâu dưới lòng tuyết băng, về chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi và về tầm quan trọng biến đổi khí hậu và mọi trường sống của trái đất chúng ta.

Bây giờ tôi cũng biết Nam Cực là một lục địa không có quốc gia và không có người bản địa. Đặt chân đến đây không có ai kiểm soát và không cần hộ chiếu. Đó là nơi lạnh nhất, có gió nhất trên trái đất và đầy tuyết. Nó vượt qua tuyết; các tảng băng trôi có thể là sâu ba dặm và cổ xưa tới 3 triệu năm. Vùng đất này hoang dã và lớn nhất hơn bất cứ ở đâu, lớn hơn cả châu Âu.

Nam Cực là môi trường đặc biệt được bảo vệ cho nghiên cứu khoa học, được 50 quốc gia chung nhau kiểm soát và cùng nhau hoạt động trong sự hài hòa tương đối. Đây là nơi được bảo vệ tốt nhất trên hành tinh, đặc biệt là từ khách du lịch. Trước khi bạn có thể lên bờ, tất cả quần áo và gậy chống, tripot máy ảnh của bạn phải được kiểm tra không có phấn hoa hay đất bụi, và bạn phải bước vào một bồn khử trùng để giầy boot không có bất cứ gì bám theo.

Chỉ có 100 người có thể lên bờ vào thời gian (và không có con tàu nào với hơn 500 hành khách được phép hạ cánh).

Không khí ở Nam Cực có thể nói là trong sạch nhất trên trái đất. Không được hút thuốc ở Nam Cực, không thể mang khăn giấy trên boong tầu, bởi vì nó có thể thổi ra khỏi tay bạn.

Khi tìm hiểu về bản đồ Nam Cực nó gợi lên những thách thức như những tên: Đảo Nguy hiểm. Delusion Point. Phạm vi Cấm. Cape Disappointment. Và có những tảng băng trôi, có tảng băng trôi lớn như nước Bỉ.

Chỉ sau khi bạn đến Nam Cực, bạn mới nhận ra rằng màu xanh lục không tồn tại ở Nam Cực. Mọi thứ đều trắng, đen hoặc xám, và bầu trời đặc biệt hầu như luôn có vẻ mờ mờ mây khói, còn nước biển nhìn xuống mầu đen lục giống như màn hình iPad.

10 kinh nghiệm bất ngờ khi thăm Nam Cực:

  • 1. Nam Cực là một lục địa, có đất có núi đá và có diện tích lớn, chứ không phải chỉ là băng tuyết. Tuy nhiên có đến 90% nước đá trên mặt đất tồn tại ở Nam Cực và có 70% nước ngọt trên trái đất tích tụ nơi đây.
  • 2. Nam Cực rất là mầu sắc: trắng, xanh ngọc bích và xanh thiên thanh do nước đá đông phản chiếu, và nhiều nơi trên bãi tuyết trắng còn có mầu hồng do phân chim cánh cụt xả ra, và mầu đen của núi đá.
  • 3. Thường thì ít khi mưa ở Nam Cực, nhưng tuyết rơi thường xuyên. Và thời tiết ở Nam Cực thay đổi và biến động rất nhanh có khi từng giờ một.
  • 4. Hiện tượng Aurora Australis (Southern Lights – ánh sáng miền Nam) tạo nên các hiện tượng kỳ thú và thay đổi liên miên. Ở Nam Cực không có đêm đen, mỗi ngày trong tháng 12 là tháng Hè chúng tôi đang du lịch, ban sáng trung bình lúc 5:30 là lúc mặt trời mọc, nhưng đến có khi 12 đêm hay 1, hay 2 giờ sáng mặt trời mới lặn. Mặt trời có lặn vào lúc nửa đêm hay tinh mơ về sáng thì đêm vẫn không tối mà bầu trời chỉ xậm phảng phất mầu khói mây.
  • 5. Tới Nam Cực không phải là lúc nào cũng lạnh. Trên tầu du thuyền, có sưởi ấm trong phòng nên không khác gì ở nhà mình. Truy nhiên khi ra bong tầu ngắm cảnh thì mặc thêm áo chống lạnh là đủ.
  • 6. Biển tuy là lạnh, thế nhưng cũng có những du khách muốn tắm lạnh – giống như những người ở Bắc Âu vào ngày Đầu Năm họ cũng cởi trần lao xuống sông hay biển đề tẩy trần. Có vài vợ chồng ngày nào cũng tắm saunas trên du thuyền gần bể bơi, không phải nà nước lạnh, nhưng nước đã được hun ấm, khói ấm bay lên nghi ngút… không gì thơ mộng và tình tứ hơn, tắm giữa Nam Cực, chung quanh là núi truyết phủ trắng xóa.
  • 7. Nam Cực tuy không có người ở nhưng không phải là nơi hoàn toàn yên tĩnh, mà có khi rất là ồn ào như khi thăm đảo South Georgia, du khách có thể nghe thấy tiếng các tảng băng vỡ ra, tiếng sóng biển gào, tiếng gầm hú loài hải cẩu biển, hay cà hàng vạn hàng triệu con chim cành cụt réo ồn ào cùng lúc.
  • 8. Các con hải cẩu rất lớn nhất là loại hải cẩu mình đốm có khi lớn dài tới 10 ft, còn loại hải cẩu voi (elephant seal) lớn tới 13 ft và nó nằm mình của nó cao hơn người đứng.
  • 9. Chim cành cụt các loại khác nhau rất năng động và không sợ người. Chúng cứ tỉnh bơ tụ tập hay đi theo đàn của chúng. Nhìn xem chúng từng hàng lao mình xuống biển sâu, hay xếp hàng một đủng đỉnh đi theo đại lộ của chúng hoặc là dùng bụng cùng lúc trờn theo một hàng trông rất ngoạn mục.
  • 10. Du lịch Nam Cực tương đối là đắt đỏ và được coi là sang trọng hơn bất cứ nơi nào khác. Tuy tầu nhỏ nhưng trang bị cho Nam Cực nên rất đầy đủ tiện nghi, có các nhà ăn, quán bars, phòng thể dục, thự viện, hồ bơi và ngay cả saunas. Vì nếu tầu chở lớn hơn 500 du khách không được ghé đây. Mỗi lần đáp vào bờ lục địa hay đảo nào đó chỉ được tối đa là 100 người cùng lúc, vì có những luật lệ muốn bảo vệ môi trường sinh thái ở đây nguyên vẹn, không cho bất cứ hạt giống, cây cối, động vật, ngay cả đất đá và đồ ăn nào khác đột nhập xuống sợ làm thay đổi sinh thái nguyên tuyền của Nam Cực.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Vồng
Đặng Đức Cương
09:34 15/01/2018
CẦU VỒNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cầu vồng ai bắc sau mưa
Để cho trời đất bốn mùa nhớ nhau?
Tôi về nhuộm chỉ bảy màu
Xe câu thương nhớ bắc cầu tới em.
(Trích thơ của Lê Thu Hường)
 
VietCatholic TV
Một Tuyên úy Thủy quân Lục chiến Hoa kỳ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam: Lm Vinh-Sơn-Tê Capodanno trên đường phong thánh.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:24 15/01/2018
Súng đạn bom rơi, chết chóc, dẫy đầy tang thương thảm cảnh là những hình ảnh quen thuộc trong suốt 30 năm nội chiến 1954-1975 tại Việt Nam. Đó cũng là một trang bi hùng lịch sử của quê hương dân tộc Việt đã làm mủn lòng biết bao người trên thế giới! Trong niềm tin và trong sự hiệp thông huyền nhiệm của Giáo hội, chúng ta khám phá ra hình ảnh khổ nạn của Chúa Giêsu hiện diện với dân tộc Việt Nam và với những người đứng chung chiến tuyến cố ngăn chặn làn sóng Cộng sản trên quê hương đất nước Việt Nam. Trong số những người này có linh mục Tuyên úy Thủy quân lục chiến Hoa kỳ Vincent Capodanno. Dù thời gian phục vụ của Ngài thật ngắn ngủi vì cha đã sớm dâng hiến trọn vẹn tình yêu và mạng sống mình vì lý tưởng phục vụ đã viết lên một huyền thoại về của lễ dâng hiến vì lý tưởng trời cao...

Sống và đồng hành với những chàng lính thủy trẻ trung yêu đời hay đời lính thì những ngôn từ chửi bới, văng tục tĩu hẳn là không thiếu... Cho nên sự hiện diện của cha như một thiên thần thơ dại giữa bày lang sói, nếu không muốn nói là giữa những chàng thanh niên niên quỉ sứ sống triết thuyết hiện sinh, đang sống và hưởng thụ được ngày giờ nào thì sống, vì cái chết lúc nào cũng như đang cận kề rình rập quanh mình!

Thời thơ ấu: Vincent Capadano được sinh ra ở một hải đảo nhỏ Staten gần thành phố New York vào năm 1929, bé được chào đón vào đời trong vòng tay yêu thương của mẹ cha là những người di dân tới Hoa kỳ gốc Ý rất đạo hạnh. Chàng là người em út trong một gia đình mười anh chị em. Cha chàng làm hai nghề, hàng ngày ông phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để sửa soạn hàng cho cửa tiệm tạp hoá của gia đình trước khi ông tới làm việc tại một công ty đóng tàu. Ban ngày thì vợ của ông trông coi cửa hàng với sự trợ giúp của bày con.

Anh em của cha Capodanno là ông James nhớ lại: "Gia đình chúng tôi là một ‘thế giới thân thiện, gần gũi, và rất yêu thương đùm bọc lẫn nhau". Chúng tôi luôn làm việc chung với nhau. Bữa ăn tối là trọng tâm của cuộc sống gia đình. "Chúng tôi không bao giờ bắt đầu ăn cho đến khi mọi người ngồi vào bàn, ngay cả chú chó cũng quẩn quanh gần bàn!" Anh em chúng tôi người học đàn, người đọc sách báo giải trí, hay chơi với nhau ở sân sau nhà như chơi cầu tụt, nhảy giây, ném banh v.v...

Ông James nhớ em Vincent của mình là một trang thanh niên "rất bình dị và bình thường" nhưng em có một niềm tin vững mạnh và lòng đạo đức tốt lành. Dù Vincent không dành nhiều giờ cầu nguyện, nhưng giống như cha mẹ và 9 anh chị em, em luôn vui vẻ dấn thân, hăng say trong những sinh hoạt của cộng đoàn giáo xứ, nhiệt tâm trong các công tác đoàn thể. Em được săn sóc và bao bọc rất kỹ. Năm 1949, trong kỳ học đầu tiên tại Đại học Fordham, chàng sinh viên trẻ tâm sự với một người bạn thân rằng chàng muốn trở thành một linh mục chứ không mộng làm bác sĩ, như chàng nghĩ trước đây.

"Khát vọng được chia sẻ nỗi khổ đau của Chúa và tha nhân"

Cùng năm đó, Capodanno xin vào dòng Truyền giáo Maryknoll. Như nhiều thanh niên khác chàng bị thu hút vào đời sống tu trì qua các lời khấn và sứ mệnh truyền bá Tin mừng Phúc âm cho mọi người đặc biệt đến các vùng đất xa xôi...

Hai mẫu gương của người tu sĩ Maryknoll mà Capodanno cũng như các đồng bạn cùng lớp rất ngưỡng mộ là Đức Giám Mục Phanxicô Xavier Ford, người đã chết rũ tù Cộng sản tại Trung Hoa năm 1950 với khẩu hiệu cuộc đời của Ngài là "cùng chịu đau khổ với Chúa". Người thứ hai là Đức Giám Mục Patrick Byrne, người bị những người Cộng sản Bắc Triều Tiên bắt. Đức cha đã nói với các linh mục đồng bạn của Ngài rằng nếu Ngài bị hành quyết, Ngài sẽ vui chịu để thông hiệp với "những thương đau" của anh em mình.

Cha Capodanno đã ghi khắc những lời tâm huyết này trong tâm lòng cha, nên năm 1958 cha xin đi phục vụ những người Hakka ở Tây Đài Loan. Đối với một người rất tỉ mỉ tươm tất như cha thì bước khởi đầu cho đời sống truyền giáo với một chương trình thời khóa biểu lỏng lẻo, đời sống hoang sơ thiếu thốn thì thật là khó để mà thích ứng! Tuy nhiên, cha Capodanno đã hoàn tất vai trò trách nhiệm của mình một cách vui vẻ nhiệt tình. Linh mục Dan Dolan, người đã làm việc với cha trong sáu tháng nhận xét rằng cha hết sức quan tâm và nỗ lực trong mọi công việc như chuẩn bị và dâng lễ hàng ngày, sửa soạn các đại lễ như Tuần thánh và Giáng sinh, dạy giáo lý và tiếp xúc với các thành viên trong cộng đoàn địa phương.

Sau 7 năm làm việc ở Đài Loan, cha Capodanno được đổi về trường trung học ở Hồng Kông. Cha không vui lắm trước sự hoán chuyển này! Vì là một nhà truyền giáo Maryknoll bình thường , cha thích ở lại đất nước mà cha đã quen thuộc... Nhưng cha vẫn tín thác ra đi.

Vì không thể trở về Đài Loan nữa nên cha Capodanno được yêu cầu đi phục vụ như một Tuyên úy Hải quân cho Thủy quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam. Bài sai đó được ban hành vào tháng 8 năm 1965 và năm tháng sau, cha được biệt phái về đơn vị Hải quân ở Newport, tại đảo Rhode.

Bài sai gửi cha đi phục vụ cho quân đội dường như không phù hợp lắm với một cuộc sống thô bạo, nhan nhản những lời thô tục, những "tiếng chửi thề" của những người lính Thủy quân lục chiến… Nhưng cha hiểu rõ sứ vụ làm chứng tá Tin mừng yêu thương nâng đỡ các quân nhân Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Cha đã khám phá ra tiếng mời gọi của Thiên Chúa để ra đi trao hiến chính mình trọn vẹn hơn cho người khác và vì tha nhân. Những gì Ngài kinh nghiệm được ở Đài Loan chỉ là một sự khởi đầu cho sứ mệnh truyền giáo của cha.

Theo linh mục Dan người viết về tiểu sử của cha Capodanno cho hay có lẽ cha bị ảnh hưởng của cha Raoul Plus, một nhà truyền giáo sống vào thế kỷ Thế chiến thứ nhất, với nền tu đức mọi người theo Chúa Kitô “hãy trở thành một Chúa Kitô cho tha nhân, hiến tất cả thời giờ và nghị lực xác hồn cho Chúa và tha nhân - đó là phương châm sống cho người tông đồ."

Vị Linh Mục Dấn Thân

Cha Capodanno đã đến Việt Nam vào Tuần Thánh năm 1966. Ngài được gửi về Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 7, đóng ở phía Nam Đà Nẵng, một thành phố ở miền đông Nam Việt Nam. Ngài là một Tuyên úy Công Giáo duy nhất trong vùng, nên trách vụ của Ngài thật rộng lớn. Ngài đã muốn trở nên trống rỗng để mặc lấy hình ảnh của Chúa Kitô trong mọi sự ở mọi nơi.

Những người lính Thủy quân lục chiến nhanh chóng đặt cho cha Capodanno cái biệt danh là "kẻ phục dịch”, vì ngài chia sẻ mọi sự cho họ. Bất cứ khi nào họ cần tới cha, cha dường như đang ở đó - cầu nguyện với người bị thương, an ủi người đang hấp hối, và khuyến khích những người đi chiến đấu. Điều đáng trân quí nhất mà tất cả mọi người lính đều nhìn nhận cha Capodanno là một người trong số họ, cha không phải là kẻ xa lạ hay giai cấp mặc dầu cha không bao giờ mang vũ khí, ngoại trừ khi có nghĩa vụ phải làm như vậy! Vũ khí của cha là tình yêu và tinh thần.

Cha Capodanno đồng hành với trung đoàn trên mọi chiến trường, liều mạng vì quân binh của mình. Một lần, trong một cuộc bị tấn công bằng lựu đạn, cha cầm đèn pin cho một quân nhân săn sóc người bị thương. Vào một dịp khác, cha chạy qua một rặng thông bảy mươi lăm cây đang bừng bừng cháy để tới một người lính Thủy quân lục chiến bị thương và cõng anh về chốt an toàn. Trong các trận địa, cha làm người tải thương, cha cầu nguyện chúc lành xức dầu cho các tử sĩ... Cha chẳng màng tới sự an vi của mình, mặc dù cha đã từng tự thú cha cũng biết sợ "như mọi người."

Cha Capodanno làm việc không ngừng nghỉ, mỗi ngày cha dâng lễ, ngồi tòa giải tội và luôn sẵn sàng để hướng dẫn tâm linh cho binh lính. Lúc rảnh rỗi cha thường đi bộ và lắng nghe những người lính tâm sự. Cha làm việc rất khuya, sống theo lý tưởng mà cha mô tả trong bài giảng của cha: "Niềm tin vào Chúa Kitô mang lại cho cha một ý nghĩa sâu xa và mời gọi cha cách khẩn cấp, không phải quá khứ hay tương lai mà là giây phút hiện tại ngay bây giờ! Mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa ban cho nhiều tài khéo và năng khiếu. Chúng ta hãy tự hỏi mình đã và xử dụng chúng ra sao? Nếu chúng ta không xử dụng bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ xử dụng chúng vì lúc nào chúng ta cũng có cớ để bào chữa."

Thiếu tá Ray Harton nhớ lại một trong những cuộc chạm trán đầu tiên của ông với cha Capadanno khi ông đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công địch. Cha ấy chỉ đi lướt qua và dừng lại một thoáng, nhưng ánh mắt của Ngài như có một thần lực thu hút tôi... làm cho tâm hồn tôi dâng trào thổn thức!

Ngoài Trận địa.

Thế rồi Thiếu tá Harton gặp lại cha trong giữa mặt trận. Sáng ngày 4 tháng 9 năm 1967, cha Capodanno tình nguyện đi tác chiến với các đơn vị Thủy quân lục chiến đang không vận để giải cứu một đơn vị trong khu vực tranh chấp ở Quế Sơn. Biết rằng đây là cuộc chiến đầy khốc nghiệt, Ngài đã dành nhiều giờ trong đêm để cầu nguyện cho những người lính đã hy sinh và đang nguy tử.

Không bao lâu sau máy bay chở cha Capadanno hạ cánh, đơn vị của cha bị một lực lượng gần hai ngàn binh lính Bắc Việt bao vây. Khi đội quân Thủy lục chiến của cha vượt qua đỉnh đồi, thì bị trọng pháo bắn và đại liên bắn liên hồi... Người lính truyền tin vừa điện cho hay "Quân binh của chúng ta đang bị càn quét!". Và rồi một tin nhắn khác "Có nhiều người bị thương và hấp hối..."

Nghe tin ấy cha Vincent quyết tâm đến với anh em binh lính của cha. Cha đã chạy tới chạy lui, đưa người bị thương và ban bí tích cuối cùng cho những người hấp hối. Mặc dù bị bắn hai lần - một lần vào mặt và một lần vào tay phải - cha vẫn tiếp tục tìm kiếm người bị thương, nói với họ, "Chúa Giêsu nói con hãy vững tin. Chúa là sự thật và là sự sống”.

Một trong những người lính mà cha cứu giúp là Thiếu tá Ray Harton, ông bị thương và mất nhiều máu, ông sắp chết… Nhìn lên và thấy cha Capodanno, ông tự thú: "Tôi không thể giải thích được, khi cha ấy chạm vào tôi và tôi nghe thấy giọng của cha, tôi cảm nhận được một sự bình an mà tôi chưa bao giờ có trước đây cũng như sau này."

Cha Capodanno trấn an Thiếu tá Harton rằng "Chúa ở với chúng ta mọi nơi mọi lúc" và chúc lành cho ông bằng bàn tay trái còn nguyên vẹn của cha. Sau đó, một quân nhân bị thương khác la lên đau đớn, và cha Capodanno chạy ùa đến giúp đỡ anh ta. Khi cha vừa quỳ xuống, một loạt liên thanh nổ rền giết chết cả hai người ngay lập tức. Vài giờ sau, một trong những người lính lấy xác cha Capodanno cho hay tên khắp thân thể cha bị nát bấy với 27 mũi đạn nhưng gương mặt "Cha như đang mỉm cười, và mắt cha khép lại như đang ngủ hoặc đang cầu nguyện."

Cha Vincent Capodanno đã được trao tặng Huân chương danh dự cao quí nhất của Quốc hội vì lòng dũng cảm của cha.

Nhà truyền giáo không bao giờ ngừng nghỉ

Tin tức về cái chết của cha Capodanno làm rung động toàn thể Thủy quân Lục Chiến trên khắp miền Nam Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cha đã gây nhiều âm hưởng cho cuộc sống của anh em binh lính một cách sâu xa. Một năm sau, nhiều anh em Thủy quân lục chiến đã thốt lên "Cha Capadanno đã dâng hiến mạng sống của cha, không ai trên trần thế này có thể làm được gì nữa ngoại trừ Đức Kitô... Nhiều anh em Thủy quân lục chiến và binh lính đã trở lại đạo Công Giáo nhờ tấm gương hy sinh của cha. Họ nói “đối với tôi, cha ấy là một vị thánh."

Nhưng câu chuyện thực sự đã không kết thúc với cái chết của cha vì cha Capodanno la một nhà truyền giáo, Ngài sẽ không ngừng làm việc, ngay cả sau khi cha đã qua đời." Nhờ vào những trang sử của tác giả Mode viết về cha Capadanno làm cho nhiều người xúc động trước tấm gương hy sinh xả thân của cha mà chạy tới cầu nguyện với cha.

Cha Capodanno đã sống và chết như một vị tử đạo phục vụ những người phục vụ cho một cuộc chiến chính nghĩa. Qua cái chết, Cha Capodanno đã truyền cảm hứng của lòng quả đảm và hy vọng cho tha nhân, nhiều người đã chạy tới kêu cầu khấn xin Ngài cho những nhu cầu của cuộc sống. Một số người đã nhận được những ơn chữa lành qua việc cầu thay nguyện giúp của cha. Gồm một nữ tu Việt Nam được chữa lành khỏi bệnh ung thư.

Một trường hợp khác là ông Ernest, một bác sĩ thú y Việt Nam đang thất vọng và muốn tự vẫn, tình cờ ông ta mở chiếc ví ra thấy một tờ giấy của mẹ ông viết lại lời cầu nguyện với cha Capadanno. Ông đã đọc những lời nguyện ấy và nhờ lời cầu nguyện của cha Capodanno, Ernest đã vượt qua được giờ phút khủng khoảng. Ông Ernest vẫn còn sống cho tới ngày nay.

Một sự kiện khác liên quan đến một người đàn ông tên là Vincent, người có con trai cũng được gọi là Vincent đang hấp hối vì một căn bệnh về máu. Người cha đưa con đến mộ của cha Capodanno trên đảo Staten, ông đặt cậu con lên đó và cầu nguyện… Cậu bé đã được chữa lành đến nỡi các bác sĩ phải công nhận cậu bé được chữa lành cách lạ lùng.

Tất cả những ơn lạ do cha phù trợ được sưu tập lại và gửi về cho Bộ phong Thánh tại Vatican để học hỏi và điều tra theo dõi. Khi nào Giáo hội công nhận là phép lạ thì cha Capodanno sẽ được nâng lên hàng Chân phước và cuối cùng là Hiển thánh.

Ngày 21 tháng 5 năm 2006, cha Capodanno đã được tuyên phong là “Đấy Tớ Chúa Chúa”. Các nguyên nhân và tiến trình phong thánh cho cha còn đang được tiến hành. Là con dân Việt Nam chúng ta hãy chạy tới khẩn cầu ngài thương đến quê hương đất nước chúng ta có được tự do nhân quyền và dân chúng được thừa hưởng quyền sống nhân bản tự do hạnh phúc.

Những Lời cầu nguyện cùng cha Vincent Capadanno:

Lời nguyện do ĐGM Timothy P. Broglio soạn:

Lạy Thiên Chúa toàn năng và từ ái, Chúa hằng thương nhìn đến những ai chạy đến kêu cầu lòng thương xót của Chúa qua lời chuyển cầu của Tôi tớ Chúa là linh mục Vinh-Sơn-Tê Capodanno, vị thừa sai và là Tuyên úy Thủy Lục quân, con nguyện xin Ngài cầu xin cùng Chúa cho con ơn ………… (liệt kê ra). Chớ gì sự hy sinh quả cảm của cha năm xưa đã mang lại ơn cứu rỗi và ủi an cho những người lính thủy mà Cha phục vụ trên bãi chiến trường, thì nay xin cha thương nhận lời con cầu xin. Con cầu xin cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.

Lời nguyện do Đức Hồng Y Edwin F. O’Brien soạn:

Lạy Thiên Chúa Đấng chữa lành và ban sức mạnh cho người thế qua bàn tay của Con Cha là Đức Giêsu Kitô, xin nhận lời chúng con tha thiết cầu xin qua lời chuyển cầu của linh mục Chúa là cha Vinh-Sơn-Tê Capodanno, vị thừa sai và là Tuyên úy năm xưa đã xoa dịu các vết thương và ủi an nâng đỡ các binh sĩ tử thương nơi tiền tuyến. Nay xin thương nhận lời con cầu nguyện giữa cuộc chiến tâm linh đời con mà ban cho con ơn …….. (liệt kê ra). Con nguyện xin cùng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thưở muôn đời. Amen.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 16/1/2018: Santiago de Chile tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:12 15/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ðức Thánh Cha đã rời Roma lúc 8h55 sáng ngày thứ Hai 15 tháng Giêng và bay tới thủ đô Santiago của Chí Lợi lúc 8h10 tối cùng ngày.

Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm Chí Lợi và Peru trong một tuần lễ từ ngày 15 tháng Giêng đến 22 tháng Giêng. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 22 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và cũng là chuyến viếng thăm thứ Sáu của ngài tới Mỹ châu Latinh, sau chuyến đi tới Ba Tây, vào năm 2013; Bolivia, Ecuador và Paraguay vào năm 2014; Cuba vào năm 2015; Mễ Tây Cơ vào năm 2016; và Colombia vào tháng 9 năm ngoái 2017.

Chí Lợi hay còn gọi là Chí Lợi là một quốc gia tại Nam Mỹ, có giải bờ biển dài và hẹp xen giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với biển Thái Bình Dương về phía Tây, Chí Lợi giáp Peru về phía bắc, giáp Bolivia về phía đông-bắc và giáp Á Căn Đình về phía đông.

Chí Lợi rộng 756,102 km vuông với dân số là 17,789,267 theo ước tính vào tháng 7 năm 2017. 66.7% dân số theo Công Giáo, 16.4% theo Tin Lành và 19% tuyên bố mình là vô thần.

Trước khi người Tây Ban Nha di dân tới đây vào thế kỷ 16, phần phía bắc Chí Lợi nằm dưới sự thống trị của đế chế Inca trong khi người bản địa Mapuche sinh sống ở khu vực miền trung và nam Chí Lợi. Chí Lợi tuyên bố độc lập khỏi quyền cai trị của Tây Ban Nha từ ngày 12 tháng 2 năm 1818. Trong cuộc chiến Thái Bình Dương từ năm 1879 đến năm 1783, Chí Lợi đánh bại Peru và Bolivia và giành được lãnh thổ phía bắc như hiện nay. Trong thập niên 1880 người Mapuche bị chinh phục hoàn toàn. Dù không bị ảnh hưởng bởi những cuộc đảo chính và các chính phủ chuyên quyền như các nước Nam Mỹ khác nhưng Chí Lợi phải trải qua giai đoạn 3 năm dưới thời xã hội chủ nghĩa, và 17 năm dưới quyền cai trị của một tướng độc tài là ông Pinochet. Hơn 3000 người bị giết và mất tích trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1990.

Ngày nay, Chí Lợi là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam Mỹ. Đây là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển về dân số, sự cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo thấp. Quốc gia này cũng chiếm địa vị cao trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí và phát triển dân chủ.

Tổng thống nước này là bà Michelle Bachelet. Bà từng làm tổng thống từ năm 2006 đến 2010. Sau đó được tái cử vào ngày 11 tháng Ba năm 2014. Bà sẽ mãn nhiệm vào ngày 11 tháng Ba tới đây. Michelle Bachelet, thuộc đảng Xã hội Chí Lợi, là người theo đuổi một lập trường đối kháng triệt để đối với giáo lý và các học thuyết xã hội Công Giáo về các vấn đề như phá thai, hôn nhân đồng tính, và an tử. Khi hết nhiệm kỳ vào năm 2010, bà trở thành giám đốc điều hành UN Women, một chương trình của Liên Hiệp Quốc. Trong thời gian bà nắm giữ chức vụ này, UN Women theo đuổi ráo riết các nghị trình cổ vũ tự do phá thai trên quy mô toàn thế giới.

Sứ thần Tòa Thánh tại Chí Lợi, là Đức Tổng Giám Mục Ivo Scapolo, đã bước lên máy bay để chào đón Đức Thánh Cha. Ra đón Đức Thánh Cha tại chân thang máy bay có Tổng thống Michelle Bachelet, Đức Hồng Y Ricardo Ezzati, là Tổng giám mục Santiago, và Đức Cha Santiago Silva, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Chí Lợi

Một dàn nhạc giao hưởng trẻ em đã phụ họa cho ca sĩ trẻ Constanza Wilson. Sau bài hát, Đức Giáo Hoàng đã ôm cô và tặng một chuỗi tràng hạt.

Sau buổi lễ đơn sơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rời lễ đài để đích thân chào thăm một số người ra đón ngài. Sau đó, ngài lên xe đến giáo xứ San Luis Beltrán.

Tại đây hàng trăm cư dân của quận Pudahuel đã chờ đợi ngài từ buổi chiều, và chào đón Đức Thánh Cha với đầy cảm xúc. Cùng với Đức Hồng Y Ricardo Ezzati và Cha Julio Larrondo, Đức Giáo Hoàng đã đến cầu nguyện tại ngôi mộ của Đức Cha Enrique Alvear, người được gọi là “Giám mục của Người nghèo”, và tiến trình phong Chân Phước cho ngài đang được xúc tiến ở Vatican.

Sau buổi cầu nguyện và chào thăm anh chị em giáo dân tại Pudahuel, Đức Thánh Cha tiếp tục cuộc hành trình về tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Khi đi đến ngã tư đường Brasil và đại lộ Libertador Bernardo O'Higgins, Đức Thánh Cha đã xuống xe và bước lên một chiếc xe mui trần và đi dọc theo các đại lộ chính của thành phố Santiago để chào thăm dân chúng cho đến khi vào đến bên trong tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở đường Providencia.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News