Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên 15/1/2023 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:50 14/01/2023
BÀI ĐỌC 1 Is 49:3,5 6
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Đức Chúa đã phán cùng tôi:
“Hỡi Ít ra en, ngươi là tôi trung của Ta.
Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang.”
Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng.
Người là Đấng nhào nặn ra tôi
từ khi tôi còn trong lòng mẹ
để tôi trở thành người tôi trung,
đem nhà Gia cóp về cho Người
và quy tụ dân Ít ra en chung quanh Người.
Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng,
và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.
Người phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta
để tái lập các chi tộc Gia cóp,
để dẫn đưa các người Ít ra en sống sót trở về,
thì vẫn còn quá ít.
Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân,
để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 1:1 3
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Tôi là Phao lô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Ki tô Giê su, và ông Xốt thê nê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô rin tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki tô Giê su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê su Ki tô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê su Ki tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 1:14,12
Alleluia. Alleluia.
Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta; những ai đón nhận Người thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
Alleluia.
TIN MỪNG Ga 1:29 34
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, ông Gioan thấy Đức Giê su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít ra en, tôi đến làm phép rửa trong nước.”
Ông Gio an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”
Đó là Lời Chúa.
Tết sạch sẽ, đẹp đẽ, vui vẻ, tuơi trẻ...
Lm Nguyễn Xuân Trường
21:52 14/01/2023
Trân trọng giới thiệu 3 phút Video chia sẻ Lời Chúa để TẾT SẠCH SẼ, ĐẸP ĐẼ, VUI VẺ, TƯƠI TRẺ...
https://youtu.be/mHqHkZoosTo?t=146
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Công Giáo Việt Nam Trong Những Ngày Tết
Tô-ma Trương Văn Ân
11:28 14/01/2023
Người Công Giáo Việt Nam Trong Những Ngày Tết
Người Công Giáo Việt Nam là một bộ phận của Dân Tộc Việt Nam, các tập tục văn hóa Việt từ lâu đời vốn in sâu vào tâm thức Người Việt. Những Lễ Hội trong những ngày Tết cổ truyền có rất nhiều ý nghĩa thâm sâu và hướng thiện mỗi người. với tâm tình tạ ơn Trời đất vì những an lành trong năm qua và xin cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc đạt kết quả tốt đẹp, cuộc sống an vui. Cũng trong dịp Tết, con cháu quy tụ về gia đình trong tinh thần hiếu kính ông bà tổ tiên đang còn sống hay đã qua đời và nối kết tình liên đới ông bà anh chị em Dòng họ.
Người Công Giáo Trong Những Ngày Tết
Xem Hình
Với Đức tin Thiên Chúa là chủ thể trời đất vạn vật, việc hội nhập Sứ Điệp Ki-tô Giáo vào môi trường Văn hóa, dùng chính Văn hóa Việt để chuyển tải và sống Tin Mừng. Vì vậy, các tập tục những ngày Tết được Người Công Giáo thực hiên đời sống Đức Tin trên nền Văn hóa Việt.
1. Trồng cây Nêu và Táo Công về chầu trời: quan niệm dân gian trồng cây Nêu ( cây tre hoặc trúc cao, trên ngọn treo những vật dụng như chuông gió, phát ra tiếng kêu leng keng khi gió thổi, đồng thời buộc vào những vật dụng có tính biểu tượng từng Dân tộc trong cộng đồng Việt) từ ngày 23 tháng chạp để xua đuổi tà ma quỷ sứ, trong thời gian Ông Táo về trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia chủ. Người Công Giáo Tin rằng Thiên Chúa thấu suốt và an bài mọi sự, không lo sợ tà ma ám hại, cũng không cần Vị nào trình báo. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4).
2. Cúng tất niên: Theo tín ngưỡng dân gian, nơi ở, nơi làm việc đều có một vị thần canh giữ. Cuối năm là dịp tạ ơn trời đất, Vị Thần đã gìn giữ thôn xóm, nơi ở, chỗ làm ăn… tất cả con người đều phải cúng tạ ơn. Với người Công Giáo xin lễ và tham dự Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, đã Ân ban muôn ơn cho mỗi người trong năm qua, cám ơn anh chị em hàng xóm, đồng nghiệp, cám ơn từng thành viên trong gia đình với nhau…làm hòa cùng Thiên Chúa và làm hòa với nhau.
3. Cúng Ông bà, rước Ông bà về ăn Tết với con cháu: người Công Giáo tin rằng hương linh người quá cố không thể hưởng dùng những của ăn vật chất. Giáo Hội cho phép lập bàn thờ ông bà, và người Công Giáo vẫn chưng hoa quả trên bàn thờ ông bà, nhưng chỉ với tâm tình tôn kính và biết ơn ông bà tổ tiên, chứ không phải để ông bà hưởng dùng.
4. Cúng giao thừa: Theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới. giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.
Người Công Giáo không cúng, nhưng đi tham dự Thánh lễ Giao thừa. Trong khoảnh khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới này, mỗi người đến với Chúa, đấng tạo dựng muôn loài, Đấng làm chủ thời gian, để tạ ơn Ngài về 365 ngày sắp qua, và xin Ngài giúp chúng ta biết sử dụng 365 ngày sắp đến theo đúng thánh ý Chúa. Giáo Hội mời gọi Tín hữu nhìn lại những lỡ lầm thiếu sót đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em với nhau. cần nổ lực hoán cải tốt hơn cho năm mới. Thông thường kết thúc Thánh lễ Giao thừa trước 24 giờ, để các thành viên trong gia đình về quây quần bên bàn thờ trong gia đình của mình. Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, con cháu mừng tuổi Ông bà Cha Mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu. Trong dịp này, các thành viên xin lỗi và làm hòa vì những lỡ lầm làm mất lòng nhau trong năm qua, tình cảm gia đình sống động gắn bó, các thành viên chia sẻ những vui buồn, đây là dịp buông xả cõi lòng, làm cho tình cảm gia đình gắn kết thắm thiết.
5. Mồng 1 Tết:
Thánh lễ Minh niên: Người Công Giáo đến nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ cầu bình an cho năm mới, cầu nguyện cho đất nước được thái hòa, cho con người được an nhiên, tín thác năm mới trong tay Thiên Chúa đồng thời với nổ lực sống mỗi ngày một tốt hơn cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Tục xông nhà: Người ta tin rằng trong ngày mồng Một, Người xông nhà là người đến thăm nhà đầu tiên sẽ đem đến vận may hay không may cả năm cho gia chủ. Cũng có người kiêng quét nhà suốt ba ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tài lộc ra ngoài. Trong ba ngày Tết họ dồn hết rác vào một góc nhà chờ qua ngày mồng Ba mới hốt rác đổ đi. Những điều kiêng kỵ này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin Kitô giáo.
Hái lộc xuân: Người Công Giáo không hái lộc xuân là những chồi lá non, nhưng Lộc xuân là nhận những câu Lời Chúa. Có nhiều cách nhận khác nhau, có thể Linh mục hoặc Vị thừa hành trao cho từng người, cũng có thể treo trên cành cây để mỗi gia đình tự đến hái. Lời Chúa được để trên Bàn Thờ gia đình, hoặc nơi trang trọng trong nhà, và là ý lực sống của các thành viên trong gia đình cho cả năm mới.
Người Công Giáo vẫn giữ tập tục lì xì, thăm viếng và cầu xin Chúa chúc phúc và ban an lành cho nhau trong tuổi mới. Nhưng tuyệt đối không xem quẻ xem bói, xem tử vi, xin xăm bói toán, xem tình duyên gia đạo, xem đường công danh làm ăn…. là trái với niềm tin Ki-tô Giáo, vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.
6. Mồng 2 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng 2 Tết để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên đã qua đời, xin Lòng thương xót Chúa tha thứ những lỡ lầm khi còn sống các Ngài mắc phải và sớm đưa các Ngài vào Nhà của Thiên Chúa ( Miền cực lạc). Người Công Giáo được dạy phải hiếu kính với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời ( Điều răn thứ 4 của 10 điều răn). Đối với người đã qua đời, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài trong tất cả các Thánh lễ thường ngày, trong ngày kỵ giỗ, ngày lễ các Linh hồn ngày 2 tháng 11 và trong suốt tháng 11 hàng năm.
7. Mồng 3 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng Ba Tết để thánh hóa công ăn việc làm, người Kitô hữu cần hiểu rõ giá trị của lao động: lao động trí óc và bàn tay. Mọi công việc đều do ân sủng của Chúa và do sự cố gắng, trí tuệ, phấn đấu của mỗi người. Con người không chỉ làm việc lao động thuần túy, để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Nhưng con người còn có sứ mạng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế, lao động làm thăng tiến con người, làm giàu cho xã hội, làm đẹp và phong phú cuộc đời. Lao động làm phát triển tình yêu thương, tình liên đới tương quan với anh chị em, tính kỷ luật. Thánh Phaolô nói "Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
8. Cúng Tiễn ông bà: Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng mã ( đốt vàng mã) để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời Ông bà về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó. Người Công Giáo không có nghi lễ này, với niềm tin vào Thiên Chúa toàn năng hằng sống, Ông bà được ân thưởng và ở với Thiên Chúa, độ trì cho con cháu bằng việc chuyển lời cầu nguyện của con Cháu đến với Thiên Chúa.
Kết: mặc dù thuộc những thành phần xã hội khác nhau, dù có chính kiến khác nhau, dù theo tín ngưỡng Tôn Giáo khác nhau… cũng đều coi Tết là những ngày trọng đại, cũng đều có chung một niềm hân hoan đón mừng ngày Tết. Tết đã thấm vào con tim khối óc mỗi một người Việt Nam. Nhưng Người Công Giáo Việt nam có những cách thế riêng diễn tả niềm tin trong văn hóa Việt Nam trong những ngày Tết.
Người Công Giáo Việt Nam là một bộ phận của Dân Tộc Việt Nam, các tập tục văn hóa Việt từ lâu đời vốn in sâu vào tâm thức Người Việt. Những Lễ Hội trong những ngày Tết cổ truyền có rất nhiều ý nghĩa thâm sâu và hướng thiện mỗi người. với tâm tình tạ ơn Trời đất vì những an lành trong năm qua và xin cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc đạt kết quả tốt đẹp, cuộc sống an vui. Cũng trong dịp Tết, con cháu quy tụ về gia đình trong tinh thần hiếu kính ông bà tổ tiên đang còn sống hay đã qua đời và nối kết tình liên đới ông bà anh chị em Dòng họ.
Người Công Giáo Trong Những Ngày Tết
Xem Hình
Với Đức tin Thiên Chúa là chủ thể trời đất vạn vật, việc hội nhập Sứ Điệp Ki-tô Giáo vào môi trường Văn hóa, dùng chính Văn hóa Việt để chuyển tải và sống Tin Mừng. Vì vậy, các tập tục những ngày Tết được Người Công Giáo thực hiên đời sống Đức Tin trên nền Văn hóa Việt.
1. Trồng cây Nêu và Táo Công về chầu trời: quan niệm dân gian trồng cây Nêu ( cây tre hoặc trúc cao, trên ngọn treo những vật dụng như chuông gió, phát ra tiếng kêu leng keng khi gió thổi, đồng thời buộc vào những vật dụng có tính biểu tượng từng Dân tộc trong cộng đồng Việt) từ ngày 23 tháng chạp để xua đuổi tà ma quỷ sứ, trong thời gian Ông Táo về trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia chủ. Người Công Giáo Tin rằng Thiên Chúa thấu suốt và an bài mọi sự, không lo sợ tà ma ám hại, cũng không cần Vị nào trình báo. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4).
2. Cúng tất niên: Theo tín ngưỡng dân gian, nơi ở, nơi làm việc đều có một vị thần canh giữ. Cuối năm là dịp tạ ơn trời đất, Vị Thần đã gìn giữ thôn xóm, nơi ở, chỗ làm ăn… tất cả con người đều phải cúng tạ ơn. Với người Công Giáo xin lễ và tham dự Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, đã Ân ban muôn ơn cho mỗi người trong năm qua, cám ơn anh chị em hàng xóm, đồng nghiệp, cám ơn từng thành viên trong gia đình với nhau…làm hòa cùng Thiên Chúa và làm hòa với nhau.
3. Cúng Ông bà, rước Ông bà về ăn Tết với con cháu: người Công Giáo tin rằng hương linh người quá cố không thể hưởng dùng những của ăn vật chất. Giáo Hội cho phép lập bàn thờ ông bà, và người Công Giáo vẫn chưng hoa quả trên bàn thờ ông bà, nhưng chỉ với tâm tình tôn kính và biết ơn ông bà tổ tiên, chứ không phải để ông bà hưởng dùng.
4. Cúng giao thừa: Theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới. giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.
Người Công Giáo không cúng, nhưng đi tham dự Thánh lễ Giao thừa. Trong khoảnh khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới này, mỗi người đến với Chúa, đấng tạo dựng muôn loài, Đấng làm chủ thời gian, để tạ ơn Ngài về 365 ngày sắp qua, và xin Ngài giúp chúng ta biết sử dụng 365 ngày sắp đến theo đúng thánh ý Chúa. Giáo Hội mời gọi Tín hữu nhìn lại những lỡ lầm thiếu sót đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em với nhau. cần nổ lực hoán cải tốt hơn cho năm mới. Thông thường kết thúc Thánh lễ Giao thừa trước 24 giờ, để các thành viên trong gia đình về quây quần bên bàn thờ trong gia đình của mình. Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, con cháu mừng tuổi Ông bà Cha Mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu. Trong dịp này, các thành viên xin lỗi và làm hòa vì những lỡ lầm làm mất lòng nhau trong năm qua, tình cảm gia đình sống động gắn bó, các thành viên chia sẻ những vui buồn, đây là dịp buông xả cõi lòng, làm cho tình cảm gia đình gắn kết thắm thiết.
5. Mồng 1 Tết:
Thánh lễ Minh niên: Người Công Giáo đến nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ cầu bình an cho năm mới, cầu nguyện cho đất nước được thái hòa, cho con người được an nhiên, tín thác năm mới trong tay Thiên Chúa đồng thời với nổ lực sống mỗi ngày một tốt hơn cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Tục xông nhà: Người ta tin rằng trong ngày mồng Một, Người xông nhà là người đến thăm nhà đầu tiên sẽ đem đến vận may hay không may cả năm cho gia chủ. Cũng có người kiêng quét nhà suốt ba ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tài lộc ra ngoài. Trong ba ngày Tết họ dồn hết rác vào một góc nhà chờ qua ngày mồng Ba mới hốt rác đổ đi. Những điều kiêng kỵ này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin Kitô giáo.
Hái lộc xuân: Người Công Giáo không hái lộc xuân là những chồi lá non, nhưng Lộc xuân là nhận những câu Lời Chúa. Có nhiều cách nhận khác nhau, có thể Linh mục hoặc Vị thừa hành trao cho từng người, cũng có thể treo trên cành cây để mỗi gia đình tự đến hái. Lời Chúa được để trên Bàn Thờ gia đình, hoặc nơi trang trọng trong nhà, và là ý lực sống của các thành viên trong gia đình cho cả năm mới.
Người Công Giáo vẫn giữ tập tục lì xì, thăm viếng và cầu xin Chúa chúc phúc và ban an lành cho nhau trong tuổi mới. Nhưng tuyệt đối không xem quẻ xem bói, xem tử vi, xin xăm bói toán, xem tình duyên gia đạo, xem đường công danh làm ăn…. là trái với niềm tin Ki-tô Giáo, vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.
6. Mồng 2 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng 2 Tết để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên đã qua đời, xin Lòng thương xót Chúa tha thứ những lỡ lầm khi còn sống các Ngài mắc phải và sớm đưa các Ngài vào Nhà của Thiên Chúa ( Miền cực lạc). Người Công Giáo được dạy phải hiếu kính với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời ( Điều răn thứ 4 của 10 điều răn). Đối với người đã qua đời, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài trong tất cả các Thánh lễ thường ngày, trong ngày kỵ giỗ, ngày lễ các Linh hồn ngày 2 tháng 11 và trong suốt tháng 11 hàng năm.
7. Mồng 3 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng Ba Tết để thánh hóa công ăn việc làm, người Kitô hữu cần hiểu rõ giá trị của lao động: lao động trí óc và bàn tay. Mọi công việc đều do ân sủng của Chúa và do sự cố gắng, trí tuệ, phấn đấu của mỗi người. Con người không chỉ làm việc lao động thuần túy, để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Nhưng con người còn có sứ mạng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế, lao động làm thăng tiến con người, làm giàu cho xã hội, làm đẹp và phong phú cuộc đời. Lao động làm phát triển tình yêu thương, tình liên đới tương quan với anh chị em, tính kỷ luật. Thánh Phaolô nói "Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
8. Cúng Tiễn ông bà: Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng mã ( đốt vàng mã) để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời Ông bà về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó. Người Công Giáo không có nghi lễ này, với niềm tin vào Thiên Chúa toàn năng hằng sống, Ông bà được ân thưởng và ở với Thiên Chúa, độ trì cho con cháu bằng việc chuyển lời cầu nguyện của con Cháu đến với Thiên Chúa.
Kết: mặc dù thuộc những thành phần xã hội khác nhau, dù có chính kiến khác nhau, dù theo tín ngưỡng Tôn Giáo khác nhau… cũng đều coi Tết là những ngày trọng đại, cũng đều có chung một niềm hân hoan đón mừng ngày Tết. Tết đã thấm vào con tim khối óc mỗi một người Việt Nam. Nhưng Người Công Giáo Việt nam có những cách thế riêng diễn tả niềm tin trong văn hóa Việt Nam trong những ngày Tết.
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, Chương Mười Bốn, tiếp theo
Vu Van An
19:15 14/01/2023
V. Giàn hỏa Rouen
Hỡi nữ tử Thiên Chúa, hãy đi, hãy đi, hãy ra đi!
1. Câu chuyện về Gioanna thành Arc là câu chuyện phi thường nhất trong thời Kitô giáo: chói lọi nhất và bí mật nhất. Người ta có thể cố gắng hình thành cho mình một ý tưởng về nó, càng chính xác càng tốt; để hiểu nó, với những lý luận xuông nghèo nàn của chúng ta? Nó quá phi thường và quá cao cả. Mỗi người đều biết đại khái. Tuy nhiên, ta nên nhắc lại các sự kiện, và sau đó nhấn mạnh vào một số điểm quan trọng đặc biệt.
Tại Domrémy, việc canh giữ bầy chiên chung được phân chia cho mỗi gia đình, luân phiên nhau; và khi cha mẹ cô đến lượt, Gioanna chắc chắn tháp tùng họ. Nhưng hoàn toàn không đúng khi cho rằng cô là một nữ chăn chiên, bất chấp Catherine thành Pisa và "nghề vui vẻ" [joli mestier] mà bà ấy gán cho cô trong các câu thơ của mình và làm lưu truyền trong truyền thuyết. "Thời trẻ, cô có học nghề gì không? - Có, cháu học may và kéo sợi. Trong nghề may và kéo sợi, cháu không sợ phụ nữ nào ở Rouen. Khi ở nhà với cha, cháu thấy những công việc bình thường trong nhà. Cháu không ra ngoài đồng để chăm sóc cừu và các động vật khác"{1}.
Cô sinh vào ngày 6 tháng 1 năm 1412. Năm mười ba tuổi, cô bắt đầu nghe được các Tiếng nói với cô. Lần đầu tiên cô rất hoảng sợ. "Đó là khoảng một giờ trưa, vào mùa hè, và ở trong vườn của cha cháu". Có một ánh sáng ở bên cạnh mà từ đó "Tiếng Nói tuyệt vời" đã phát xuất. Đó là Thánh Micae, cô chỉ biết điều này {2} vào lúc xẩy ra một trong những lần hiện ra sau đó (chắc chắn là lần thứ ba), trong đó cô đã dấn thân vào đức tin của mình{3}. Ngài đã thông báo với cô rằng Thánh Catherine và Thánh Margaret {4} cũng sẽ đến để "giúp cô định hướng chính mình". Ở lần hai thánh này đến thăm lần đầu, các vị đã nói cho cô biết tên các vị; sau đó, các vị quay trở lại không ngừng để giáo huấn cô và hướng dẫn cô. Chắc chắn, cô đã hỏi ý kiến các vị trước khi thực hiện lời khấn giữ mình đồng trinh.
"Không bao giờ cháu cần đến các vị mà các vị không đến". Cứ như thế bao lâu Gioanna còn sống, và bất kể cô ở đâu.
Ba vị tạo thành "ban khuyên bảo" cô - cô nhìn thấy các vị một cách "thực sự và trong thân xác", họ giống như chúng ta về mặt thể chất trong không gian. Thánh Micae xuất hiện vì những chỉ thị lớn liên quan đến sứ mệnh của cô, hai vị thánh thì hàng ngày. Cô lặp lại không mệt mỏi "rằng các Tiếng nói với cô phát xuất từ Thiên Chúa, cô nghe thấy chúng hàng ngày, vài lần trong ngày, cô nhìn thấy các vị bằng mắt, nghe thấy các vị bằng tai của mình, ‘giống như cháu nhìn thấy qúy ngài, thưa các quan tòa, xin vui lòng tin cháu!’” Cô quỳ gối trước Thánh Catherine và Thánh Margaret, “hôn họ và ôm lấy họ, - ôm đầu gối họ giữa hai cánh tay cô; cô ngửi thấy mùi thơm của họ; lần mò hình dáng của họ, không biến mất khi chạm vào"{5}.
Giọng nói của các vị rất "tươi đẹp, dịu dàng và khiêm tốn": Con gái của Thiên Chúa, Con gái có trái tim vĩ đại, các vị gọi Gioanna như thế. Các vị hứa với cô Nước Thiên đàng.
Trong cuộc điều tra sơ bộ cho phiên tòa phục hồi, Dunois sẽ làm chứng rằng một ngày nọ, nhà vua, ông và Bá tước Harcourt hỏi Gioanna: "Khi cháu nói rằng cháu phải nhờ đến ban khuyên bảo của cháu, điều gì xảy ra trong cháu?" Cô trả lời: "Rất đơn giản: Cháu lui ra một nơi, cháu cầu nguyện với Thiên Chúa, và sau khi cầu nguyện với Thiên Chúa, cháu nghe thấy một giọng nói: hỡi Con gái của Thiên Chúa, hãy đi, hãy đi, hãy đi, ta sẽ giúp con, hãy ra đi!" Và khi cô nghe thấy điều này, cô từng ước nó sẽ kéo dài mãi mãi.
2. Tại Domrémy, đứa trẻ được tiếng nói với em chỉ dẫn liên quan đến hành vi cần được tuân theo bởi một nữ Kitô hữu tốt lành yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự. Cô lớn lên. Và rồi kìa, Tổng lãnh thiên thần, trong nhiều dịp và với sự hết sức nhấn mạnh, bắt đầu tiết lộ cho Gioanna thoạt đầu rất sợ hãi về sứ mệnh đáng kinh ngạc của mình: là cô, một cô gái nông dân nghèo nàn dốt nát, đến giúp đỡ cảnh đáng thương to lớn của Vương quốc Pháp, trở thành người lãnh đạo chiến tranh, giúp Thái Tử được xức dầu và lên ngôi, giải phóng Orleans, đánh đuổi người Anh.
Vào tháng 3 năm 1429, cô được Thái Tử tiếp đón tại Chinon, người mà cô nhận ra trong số các lãnh chúa của triều đình ngài (ông đã cải trang thành một trong số họ), - giống như cô đã nhận ra Baudricourt tại Vaucouleurs, - và là người cô cho biết nhân danh Thiên Chúa rằng ông là người thừa kế thực sự và là con trai của Charles VI. Một ủy ban do Regnault thành Chartres, Tổng giám mục Rheims chủ trì, đã tra khảo Gioanna. (Sau đó, với Thầy Seguin, hỏi cô tiếng nói với cô dùng ngôn ngữ nào, cô trả lời: "Tiếng Pháp hay hơn của ngài" – ngài trả lời "Đúng như vậy, vì tôi nói giọng limosin")
Cô không ước có thanh kiếm nào khác ngoài thanh kiếm mà giọng nói với cô đã tiết lộ cho cô biết sự hiện hữu, - được chôn giấu trong Nhà thờ Thánh Catherine de Fierbois. Người ta đặt cho cô một lá cờ như những vị Thánh của cô mong muốn, và được cô luôn mang theo trong các trận chiến. (Bản thân cô chưa bao giờ đổ máu, "Cháu chưa bao giờ giết bất cứ ai". Hơn nữa, như cô đã tuyên bố nhiều lần, trong lòng cô không có hận thù đối với người Anh. Cô muốn họ trở về đất nước của họ; và cô cẩn thận yêu cầu họ trước việc tự nguyện làm điều này. Nhưng họ chế giễu những lá thư của cô, và cô đã chiến đấu chống lại họ).
Ngày 8 tháng 5, Orleans được giải thoát.
Ngày 17 tháng 7, Charles VII đăng quang tại Rheims.
Gioanna lúc đó đúng mười bảy tuổi.
Sau khi được xức dầu và lên ngôi, nhà vua vội vàng chuyển sang các biện pháp ngoại giao, làm ngơ Gioanna trong khi, được hỗ không tốt về mặt quân sự, cô tiếp tục cuộc chiến. Cô thất bại trước Paris. Cô đến bảo vệ Compiègne; vào ngày 24 tháng 5 năm 1430, cô bị người Burgundi bắt ở đó. Tù nhân trong Lâu đài Beaurevoir, cô cố gắng trốn thoát, "nhảy vọt" từ đỉnh tháp nơi cô bị giam giữ, ngã xuống đất ngất xỉu; họ lại nhốt cô trở lại.
Vua Anh và Công tước Bedford lập kế hoạch của họ: cần phải xử cô ấy trước tòa án giáo hội, để hạ nhục Charles VII và chiếc vương miện mà ông ta nắm giữ từ một kẻ lạc giáo và từ một phù thủy" người bị “Giáo hội" đưa lên giàn hỏa. Người của họ sẽ là Pierre Cauchon, Giám mục Beauvais, và là người bảo tồn các đặc quyền của Đại học Paris, nơi rất sùng bái tiếng Anh. Vào tháng 11, qua cơ quan của Cauchon, Gioanna bị người Burgundi bán cho người Anh với giá 10,000 phật lăng thành Tours, và đưa đến Rouen, nơi họ giam cô trong một nhà tù giáo hội và nhốt cô vào lồng sắt.
Việc kết án
1. Phiên tòa Rouen, bắt đầu vào ngày 9 tháng 1 năm 1431, hoàn toàn bất thường. Đó là một "phiên tòa của Đấng Bản Quyền" không phải của Tòa Lạc giáo; và Cauchon, người chủ tọa nó với cái cớ Gioanna đã bị bắt trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán của mình, hoàn toàn không phải là Đấng Bản Quyền của Gioanna. Ông được chỉ định bởi Vua Anh, chứ không phải bởi Đức Giáo Hoàng, người mà họ không hề thông báo và người mà họ cố gắng giấu giếm. Ông không ngần ngại sử dụng các tài liệu bị sửa sai hoặc giả mạo. Các thẩm phán đều là bạn của nước Anh và là kẻ thù của Gioanna, những người chỉ nghĩ đến việc gài bẫy cô (nhưng để đáp lại cô có sự khéo léo tuyệt vời của mình). Cô yêu cầu thêm các nhà thần học thuộc cánh Pháp vào số các giám định viên, - điều này đương nhiên bị bác bỏ. Trong số một trăm mười ba giám định viên, - luật gia, nhà giáo luật, v.v., linh mục triều hoặc linh mục dòng, - những người đã trả lời lệnh triệu tập của Cauchon, tám mươi là tiến sĩ do Đại học Paris cử đến. Tại sáu cuộc thẩm vấn công khai đối với Gioanna, khoảng năm mươi hoặc khoảng sáu mươi giám định viên này đã có mặt. Sau đó, cô phải trải qua chín cuộc thẩm vấn khác trong tù.
Phiên tòa này là một phiên tòa mang tính giáo hội được dàn dựng một cách phô trương, do Vua nước Anh chủ động và được thúc đẩy bởi một lòng căm thù chính trị khôn nguôi, nhưng, dù bất thường và gian lận, vẫn hoàn toàn mang tính giáo hội trong toàn bộ thủ tục của nó. Tất cả các người tố cáo đều hoàn toàn là người tôn giáo.
Để trả lời cho mười hai điều cáo buộc tổng hợp, Đại học Paris đã coi Gioanna là công cụ của quỷ dữ, kẻ nói dối, kẻ phạm thượng, kẻ bội giáo, v.v... Tuy nhiên, để kết án tử hình và thiêu sống cô, cách an toàn nhất là kết cô vào tội tái lạc giáo. Do đó, điều quan trọng hơn hết là phải dẫn cô ấy đến chỗ thề bỏ trước, sau đó người ta thực sự mong đợi cô sẽ tái lạc giáo. Tại sân nhà thờ Saint-Ouen, vào ngày 24 tháng 5, người ta đã hứa với cô đủ thứ lời hứa, và họ đã đưa cho cô một bản ghi nhớ mà cô không hiểu gì cả. Chắc chắn cô không phủ nhận tiếng nói với mình và sứ mệnh của mình, nhưng, khi cạn kiệt năng lực thể chất và nỗi sợ hãi bị hỏa thiêu, như cô sẽ nói sau này, "Cháu thích ký hơn là bị thiêu sống," cô đồng ý từ bỏ quần áo đàn ông, do đó, không vâng lời các Thánh của cô {6}, và ký tên vào bản ghi nhớ bằng một dấu thánh giá trong khi tuyên bố cô không thu hồi điều gì ngoại trừ với điều kiện điều này làm hài lòng Thiên Chúa. Sau lời thề từ bỏ giả hiệu này, cô bị kết án tù vĩnh viễn.
Do đó, khi được đưa trở lại nhà tù của mình, cô mặc quần áo phụ nữ; nhưng trong khi cô ngủ, lính canh cô đã đánh cắp chúng từ cô, đến nỗi lúc buộc phải đứng dậy khỏi giường bởi sự cần thiết của tự nhiên, cô phải mặc lại quần áo đàn ông trong giây lát (lời khai của Jean Massieu tại phiên tòa phục hồi). Ngày hôm sau hoặc ngày hôm sau nữa một lãnh chúa người Anh đã toan tính hãm hiếp cô. Sau đó, cô quyết định mặc lại quần áo đàn ông (lời khai của Isambart de la Pierre và Martin Ladvenu). Đó! Tội tái lạc giáo đó! Ngày 29 tháng 5, phiên tòa tái lạc giáo: kết án bị thiêu vào ngày hôm sau.
Sau khi tuyên bố rằng cô đã sa vào tội ly giáo, thờ ngẫu tượng, kêu cầu ma quỷ, và nhiều tội ác khác, và sau khi thề từ bỏ những hành vi sai trái này, cô lại đã rơi trở lại cùng những sai lạc như trước, như con chó trở lại ăn thứ nó đã mửa ra, bản án kết luận: "Ngươi là một kẻ tái lạc giáo và là một kẻ lạc giáo: Thành viên của Satan, bị cắt rời khỏi Giáo hội, bị nhiễm bệnh phong lạc giáo, các quan tòa chúng ta phán xử và phán quyết rằng để ngươi không lây nhiễm cho người khác, ngươi phải bị bỏ rơi vào cánh tay thế tục, và chúng ta bỏ rơi ngươi cho nó"{7}.
Vào đầu giờ đầu tiên của buổi sáng ngày thứ Tư, 30 tháng Năm, Tu sĩ Martin Ladvenu, người giải tội của Gioanna, đến nhà tù của cô để thông báo với cô rằng cô sẽ bị thiêu trên giàn hỏa. Cô kêu lớn tiếng và phản đối trước mặt Thiên Chúa, xé tóc. "Cơ thể tôi vốn trong sáng, đã biến thành tro tàn!"
Sau đó Cauchon đến với bảy giám định viên. Gioanna nói với ông, "thưa Giám mục, tôi chết vì ngài. Nếu ngài đưa tôi vào nhà tù của Giáo hội, điều này đã không xảy ra; đó là lý do tại sao tôi kháng án ngài trước mặt Thiên Chúa".
Sau khi Giám Mục đi khỏi, Gioanna đã đến xưng tội hai lần với Tu sĩ Ladvenu, và lãnh nhận Bí tích Thánh Thể.
2. Không phải là không có mưu kế khi Cauchon đến thăm Gioanna trước khi cô bị hành quyết. Há cô đã không hy vọng đến cùng ngược với mọi hy vọng việc giải thoát mà Tiếng nói với cô vốn hứa hẹn đó sao? {8} Kẻ đáng thương này muốn chiến thắng cô, dày vò đến tận cùng linh hồn cô hiện đang đau đớn thống khổ. "Không phải các Tiếng nói với cháu đã hứa với cháu là cháu sẽ được giải cứu sao? Nhưng cháu sắp chết. Bây giờ cháu thấy chúng đã lừa dối cháu như thế nào" - đó là những điều ông ta đến để nói với cô{9}.
Lúc đó, hai vị Thánh của cô có đến an ủi Gioanna không? Tôi nghĩ rằng có đến chăng nữa, họ cũng sẽ giữ im lặng. Gioanna biết rõ cô "sẽ bị trầm luân nếu cô nói rằng Thiên Chúa không sai cô đi". Cô hoàn toàn một mình phải bước vào đêm vĩ đại của Thiên Chúa, vào một thảm họa hoàn toàn. Tất cả các bảo đảm, mà ban khuyên bảo của cô đã đưa ra cho cô, trong một bình minh tuyệt diệu của lòng phấn khởi, táo bạo và tin tưởng hân hoan cô thấy đã hoàn thành trong suốt một năm đầy những sự kiện phi thường, những tiên đoán được thể hiện từng chữ, những trận chiến khó khăn đã chiến thắng{10}. Còn, như cô tuyên bố vào ngày 14 tháng 3, khi các Tiếng nói nói với cô rằng cô sẽ được giải phóng "nhờ một chiến thắng vĩ đại", và không nên băn khoăn về cuộc tử đạo của cô, và cuối cùng cô sẽ lên Thiên đàng, cuộc tử đạo này là gì? Chắc chắn, là "nỗi đau đớn và nghịch cảnh mà cô sẽ phải chịu trong tù". Có cần phải chịu đựng nhiều hơn nữa không? Cô không biết điều này và tin tưởng vào Chúa của chúng ta {11}. Và ngay cả khi (như cô nói vào ngày 8 tháng 5, trong Tháp Lớn, trước các công cụ tra tấn), cô đã hỏi các Tiếng nói với cô rằng liệu cô có "bị hỏa thiêu" không,và câu trả lời là: "Hãy tin cậy nơi Chúa chúng ta, Người sẽ giúp con", thì chúng ta cũng đừng tưởng tượng rằng cô hiểu tất cả những gì mà câu trả lời này ngụ ý; cô vẫn tin rằng cô sẽ được tha ngọn lửa, cô tin theo nghĩa đen vào những gì cô đã nghe, và sự giải cứu và "chiến thắng vĩ đại" là cho sự sống ở đây trên trái đất này, - hãy đi, con gái của Thiên Chúa, ta sẽ giúp con, hãy đi, - hy vọng trần thế đã không rời bỏ cô. Bây giờ mọi sự đã kết thúc; phải hiểu sự giải cứu và chiến thắng vĩ đại và sự ưu ái tối cao của Thiên Chúa, - chính là ngọn lửa không biết thương hại, và "cơ thể cô vốn tinh khiết, nay biến thành tro".
Ở đây, chúng ta đứng trước một phương pháp thông thường của Thiên Chúa. Những lời hứa của Người mang một ý nghĩa kép, sự thật của chúng quá cao cả, sự huy hoàng của chúng có tính quá hiến sinh đến nỗi chúng ta khó có thể nắm bắt được ngay ý nghĩa cuối cùng và quyết định của chúng. Thiên Chúa giấu nó trong bóng tối của cuộc đời này. Và Người thu xếp cho bạn bè của Người bằng cách chuẩn bị cho họ từng chút một...
Chính Đức Trinh Nữ Maria, vào ngày Lễ Thăm viếng, khi nói với bà Êlisabét: "Người đã ôm Israel tôi tớ của Người trong vòng tay, hằng nhớ đến lòng thương xót của Người", có phải lúc đó ngài nghĩ đến đồi Canvê, đến Giáo hội của Con ngài bị đóng đinh, và đến dân mới của Thiên Chúa không? Không, nhưng đến dân Israel xưa, nơi đã duy trì mãi dòng dõi Ápraham. Và khi ông già Simêong thông báo với ngài rằng thanh gươm sẽ xuyên qua ngài, ngài đã giữ lời nói này trong lòng, nhưng chỉ dưới chân Thánh giá, ngài mới hiểu được tất cả sự thật.
Ở đó có một định luật mà cách này hay cách khác, vào một ngày nào đó, sẽ được áp dụng trong đời sống của mỗi Kitô hữu.
3. Sáng nay, ngày 30 tháng Năm, trước chín giờ, Gioanna ngồi cùng với Tu sĩ Martin Ladvenu trong chiếc xe đẩy đưa cô đến Vieux-Marché. Mũ ống khói (mitre) mà cô đội trên đầu có dòng chữ: lạc giáo, tái phạm, bội giáo, thờ ngẫu thần. Một bài giảng khác cần phải nghe, do Nicolas Midi giảng, và trong lúc đó cô kêu cầu các Tiếng nói của cô. Rồi, cô bước lên giàn hỏa, cùng với Tu sĩ Ladvenu, với người này cô nói, khi nhìn thấy ngọn lửa: "Thưa thầy Martin, đi xuống! Ngọn lửa!" Cô đã yêu cầu người ta nâng cây Thánh giá có hình Chúa Giêsu bị đóng đinh lên, để cô có thể nhìn thấy "cho đến tận ngưỡng cửa sự chết". Tu sĩ Isambart cầm Thánh giá trước mặt cô; cô kêu lên "Lạy Chúa Giêsu, lạy Chúa Giêsu, lạy Chúa Giêsu," cầu khẩn các Thánh; cô chết trong tiếng kêu: "lạy Chúa Giêsu!"
Lúc ấy, cô mới mười chín tuổi.
4. "Cơ thể tôi vốn trong trắng, giờ biến thành tro bụi..."
Tại cuộc điều tra sơ bộ cho phiên tòa phục hồi, Tu sĩ Isambart sẽ làm chứng rằng sau khi hành quyết, tên đao phủ đã đến với ông và với người bạn đồng hành của ông là Tu sĩ Martin Ladvenu, "bị đánh động và xúc động đến phải ăn năn một cách huyền diệu và đau đớn một cách khủng khiếp, hết sức tuyệt vọng, lo sợ không bao giờ được Thiên Chúa tha thứ và khoan dung cho những gì hắn đã làm với người phụ nữ thánh thiện này; và đã nói và khẳng định với tên đao phủ này rằng bất chấp dầu, lưu huỳnh và than củi mà hắn đã bôi lên lòng và tim của Gioanna, nhưng bất cứ cách nào, hắn cũng đã không thể tiêu hao hay biến thành tro cả lòng lẫn tim; hắn rất ngạc nhiên khi nghe thấy vậy coi như một phép lạ tỏ tường” (12).
Phục hồi
1. Năm 1451, Đức Hồng Y Guillaume d'Estouteville, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng Nicôla V bên cạnh Charles VII, mở cuộc điều tra theo giáo luật liên quan đến việc kết án, chắc chắn, theo yêu cầu của nhà vua, lo lắng muốn tẩy rửa vương miện của mình khỏi sự ô nhục vốn phản chiếu lên nó về việc đã làm nhục Gioanna. Ngài được sự trợ giúp của cha dòng Đa Minh Jean Bréhal, Tổng Quan tòa lạc giáo của Pháp, một nhân vật vĩ đại và cao quý, người sẽ trở thành linh hồn của phiên tòa phục hồi. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng do dự trong việc can thiệp và đứng về phía nào trong cuộc tranh luận giữa Anh và Pháp, hai cường quốc Công Giáo. Để giúp ngài thoát khỏi khó khăn này, Bréhal đề nghị mở phiên tòa mới theo yêu cầu của mẹ và hai anh em của Gioanna, những người đã gửi đến Tòa thánh một bản kiến nghị về việc đó. Trong khi đó, Đức Nicôla V qua đời, và người kế nhiệm ngài là Đức Calixtô III, trong một chỉ dụ ngày 11 tháng 6 năm 1455, đã mở phiên tòa mới{13}.
Phiên tòa này, - phiên tòa phục hồi, - là một phiên tòa Giáo Hội hoàn toàn bình thường, trong đó, trong nhiều cuộc thẩm vấn, tất cả các nhân chứng sống sót đã làm chứng, và nhờ họ, chúng ta có được những thông tin quý giá liên quan đến Gioanna, cũng như những lời giải thích đáng chú ý về tín lý. Nó được tiến hành bởi những con người chắc chắn có thể sai lầm nhưng chính trực, và chắc chắn là những người có gắn bó chính trị, - với Pháp lần này (giờ đây đã hoàn toàn được giải phóng như Gioanna đã dự đoán), - nhưng trước hết và trên hết là niềm đam mê đối với công lý và sự thật, và ý thức về bổn phận của họ trước Thiên Chúa và trước Giáo Hội.
Phán quyết được đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 1456, tại Điện Tổng Giám mục Rouen. Các quyết định và phán quyết của các thẩm phán năm 1431 được tuyên bố ở trong đó là "nhuốm màu lừa dối, vu khống, bất công, mâu thuẫn, sai lầm rõ ràng trên thực tế và luật pháp," và do đó "vô hiệu, không có giá trị, không có hiệu lực, và bị bác bỏ"{14}. Phán quyết phục hồi này được ban hành cùng ngày tại Quảng trường Saint-Ouen và vào ngày hôm sau tại Quảng trường Vieux-Marché, với một bài giảng trọng thể và việc trồng cây Thánh giá đền tội.
2. Ký ức về Gioanna thành Arc do đó đã được báo đền, và sự thật lịch sử được tái lập trước con người. Điều này có đủ đối với Đấng là Người được Gioanna yêu cho đến chết, và tên của của Người được cô kêu lớn trên giàn hỏa?
Năm thế kỷ trôi qua.
Đức Lêô XIII đã mở án phong chân phước cho Gioanna vào ngày 29 tháng 2 năm 1894.
Cô được Đức Piô X phong chân phước vào ngày 18 tháng 4 năm 1909.
Gioanna được Đức Bênêđíctô XV phong thánh vào ngày 16 tháng 5 năm 1920. Đó là đoạn kết của một đường cong, điểm cuối cùng hướng tới việc phục hồi, việc khắc lên các lá cờ Thiên đàng việc hoàn thành trọn vẹn số phận của Gioanna và của các mục đích của Thiên Chúa liên quan đến cô.
Phong thánh là một hành động không thể sai lầm của Đức Giáo Hoàng. Kẻ "lạc giáo, tái phạm, bội giáo, thờ ngẫu thần" bị Cauchon và các thẩm phán của Rouen kết án thiêu sống, với sự xác tín không thể sai lầm, là một vị thánh, được Thiên Chúa yêu quý, và là người mà giờ đây toàn thể dân Chúa đang cầu khẩn. Các Tiếng nói của cô đã nói đúng với cô rằng cô sẽ lên thẳng Thiên đàng.
3. Việc kết án Galilêô là lỗi lớn nhất do các nhân viên của Giáo hội hành động một cách hợp lệ, nhưng như nguyên nhân chính, và do đó có thể sai lầm.
Việc kết án Gioanna thành Arc là tội ác tồi tệ nhất do một nhân viên của Giáo hội hành động một cách bất hợp lệ và gian lận, và như nguyên nhân chính, và do đó có thể sai lầm.
Việc phong thánh cho Gioanna, việc phục hồi cô đã thành toàn trong vinh quang các thánh, - chính là Giáo hội hoàn vũ, Una, sancta, catholica, apostolica, Thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô và Hiền thê của Người, chính là ngôi vị của Giáo hội và tính không thể sai lầm của Giáo Hội đã tự làm cho mình được nghe thấy ở đó, qua Đức Giáo Hoàng hành động một cách như công cụ và không thể sai lầm, như tiếng nói của ngôi vị Giáo hội dưới thế và trên thiên đàng được xem xét trong tính toàn vẹn của nó.
Về các mạc khải tư
1. Khi họ bàn đến mạc khải theo nghĩa chung nhất của hạn từ này, các nhà thần học đưa ra hai phân biệt: họ phân chia mạc khải thành thần học và phi thần học tùy theo đối tượng nó đề cập được sắp xếp hay không nhằm ad fidem deitatis [tin vào thần tính], đạt tới chính sự thật về Thiên Chúa như đối tượng đầu tiên của niềm tin; và họ chia nó thành Công Giáo (hoặc công cộng) và tư riêng tùy theo cơ quan thông truyền nó hoặc "đề xuất" nó cho con người là thẩm quyền công khai của Giáo hội hay chỉ là con người tư riêng tiếp nhận nó.
Thánh Tôma dạy rằng kể từ khi Chúa Con duy nhất xuống thế, không có mặc khải nào từ đó về sau có thể là thần học, nghĩa là dạy chúng ta bất cứ điều gì mới, mà lại không chứa đựng trong kho Đức tin, liên quan đến Thiên Chúa hoặc liên quan đến chân lý về Thiên Chúa như đối tượng đầu tiên của đức tin.
Những điều mạc khải mới được thực hiện trong Giáo Hội không liên hệ đến điều Thiên Chúa là gì, mà liên quan đến những gì Thiên Chúa muốn nơi chúng ta, chúng thuộc về trật tự thực tế và để hướng dẫn các hành vi của con người, ad directionem actuum humanorum.
2. Đó là điều các nhà thần học nói với chúng ta: các mạc khải tư liên quan đến hướng ứng xử của con người. Tuy nhiên, há các bậc thầy linh đạo không cho chúng ta biết điều hoàn toàn ngược lại đó sao? Họ cảnh cáo các môn đệ của họ rằng đừng bao giờ nên hành động theo các mạc khải tư mà bản thân họ có thể đã tiếp nhận được hoặc những người khác có thể đã tiếp nhận được và được họ nghe biết. Thánh Têrêsa và Thánh Gioan Thánh Giá không mệt mỏi nhấn mạnh đến điều này, có khi mạnh mẽ hơn, vì bản thân họ, trong nhiều trường hợp, cũng đã được soi sáng bởi những mạc khải tư như vậy, những điều tỏ ra rất hữu ích trong tác phong thực tế của họ. Nhưng có ai biết với các thánh bao giờ không? Và với biện pháp của các ngài vốn không giống như biện pháp của chúng ta, và được các ngài sử dụng như một máy rà bí mật? Thánh Philip Néri là người đầy tràn các ân sủng phi thường, và đủ để một linh hồn được tràn đầy các ân sủng như vậy bày tỏ mối nghi ngờ rõ ràng nhất và mức độ nghiêm trọng nhất liên quan đến nó.
Quả thực, sự mâu thuẫn biểu kiến có thể được giải tỏa một cách dễ dàng. Nói chung, người ta sẽ tự chường mình cho sai lầm và ảo tưởng nếu họ coi một mạc khải tư như một quy tắc hành động trực tiếp. Quy tắc cho các hành vi của con người là lý trí, được nâng cao bởi đức tin (và bởi các ơn của Chúa Thánh Thần), và chúng ta phải bắt các hành vi của mình suy phục chính quy tắc này, chứ không phải các thị kiến và mạc khải. Nhưng những mạc khải tư giống như những đóm sáng hoặc pháo sáng trên bầu trời thu hút sự chú ý của chúng ta và phóng chiếu một tia sáng mờ mờ vào một khía cạnh nào đó của tình huống có lẽ đã thoát khỏi lý trí yếu ớt và mất tập trung của con người. Lúc đó, được cảnh cáo như thế, con người có thể sử dụng sự phán đoán khôn ngoan, vốn là công việc của lý trí và đức tin, làm quy tắc hành động có độ chính xác hiếm có và đáng ngạc nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khó khăn. Quả theo cách thức này, các bậc thầy linh đạo vĩ đại, trong cách ứng xử của mình, đã áp dụng học thuyết của các nhà thần học đối với các mạc khải tư, được đưa ra ad directionem actuum humanorum [nhằm hướng dẫn các hành vi của con người].
3. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt, trong đó trường hợp của Gioanna thành Arc là một thí dụ điển hình. Có thể phân biệt các trường hợp ngoại lệ này nhờ hai đặc điểm đặc thù: trước hết, mạc khải tư mà nó đề cập đến lúc đó là mạc khải "hoàn hảo" hoặc mạc khải "hiển nhiên" từ bên trong, và do đó, linh hồn được chỉ dẫn như thế biết một cách hoàn toàn chắc chắn rằng chính Thiên Chúa là Đấng chỉ dạy điều đó; thứ hai, mạc khải này, mặc dù tự nó là một mạc khải tư, nhưng liên quan tới (theo sự phân biệt của Cajetan và của Đức Bênêđíctô XIV) không phải lợi ích riêng của một cá nhân mà là lợi ích chung của cơ chế xã hội, và trên hết là của Giáo Hội hoặc của thế giới Kitô giáo{15}.
Các mạc khải tư liên quan đến lợi ích chung của cơ chế xã hội, và trên hết của Giáo Hội hoặc của thế giới Kitô giáo, tự trao cho mình một sứ mệnh và là một sứ mệnh công cộng. Chúng cử người tiếp nhận chúng vào một chức năng nhất định có những đòi hỏi riêng của nó; chúng làm cho họ trở thành một đại sứ của Thiên Chúa, một sứ giả, một "thiên thần". Từ đó, theo quan điểm của các điều kiện chủ quan mà họ được đặt vào, họ thấy mình nằm trong trường hợp tương tự như các nhà tiên tri của Luật cũ: mạc khải nhận được liên kết họ với một nhiệm vụ thần linh. Đồng thời, nó trở thành quy tắc có tính chất ra lệnh, - một qui tắc chắc chắn không hủy bỏ quyền tự do phán đoán thực tiễn (Gioanna luôn giữ quyền tự do phán đoán này, đến mức đã hai lần không tuân theo các vị thánh của cô), nhưng là quy tắc mà phán đoán thực tiễn có nghĩa vụ đem đến chỗ có hiệu lực.
4. Hơn nữa, linh hồn sẽ mất đức tin nếu nó từ khước hoặc không còn tin vào sự mạc khải đã nhận được. Đây là hệ quả của đặc điểm phi thường khác mà chúng ta đã ghi nhận trong các mạc khải tư đang bàn: chúng là những mạc khải minh nhiên hoặc "hoàn hảo", được đi kèm bởi sự chắc chắn rằng chính Thiên Chúa là Đấng truyền dạy, nói cách khác là được đưa ra với bằng chứng, - một bằng chứng nói về người mạc khải (evidentia in attestante) và về sự kiện mạc khải đã nhận được.
Do đó, và tôi tin rằng về điểm này, tất cả các nhà thần học đều nhất trí với nhau, những điều mà Thiên Chúa truyền dạy linh hồn trong một mạc khải như vậy sẽ làm nảy sinh, cho chính người tiếp nhận nó, một hành vi đức tin không phải nhân bản mà là thần linh.
Hành vi đức tin này, theo giáo huấn của trường phái Tôma, không phát xuất từ đức tin đối thần, bởi vì chỉ những điều được Thiên Chúa mạc khải liên quan đến các mầu nhiệm của chính thiên tính như đối tượng đầu tiên của niềm tin mới là đối tượng của đức tin đối thần; thế mà các mạc khải tư theo Luật Mới không có đối tượng là sự thật của những điều giấu ẩn trong Thiên Chúa, mà là hướng hành động của con người. Hành vi đức tin dựa trên một mạc khải tư khi người tiếp nhận nó, nhờ một ánh sáng siêu nhiên hiển nhiên, biết chắc nó phát xuất từ Thiên Chúa, do đó phát xuất từ một loại đức tin khác ngoài đức tin đối thần; các nhà thần học của Salamanque nói với chúng ta rằng nó phát xuất từ "đức tin" được Thánh Phaolô kể vào số các đặc sủng hoặc ân sủng gratis datae [ban cho nhưng không].
Nhưng, và đây là điểm quan trọng, các nhà thần học cũng dạy rằng nếu linh hồn nhận được sự mạc khải hiển nhiên là của Thiên Chúa mà từ khước hoặc không còn tin những gì Thiên Chúa đã nói với họ, không những họ mất đức tin thuộc trật tự đặc sủng mà họ đã nhận được nhờ mạc khải tư này, nhưng cả mọi đức tin siêu nhiên, và do đó cả đức tin đối thần nữa. Vì quả thực, khi chủng [genre] bị tiêu diệt, tất cả các loài [èpeces] thuộc chủng này cũng sẽ bị tiêu diệt. Thế nhưng, điều tạo nên chủng đức tin siêu nhiên (bất kể đối tượng được mạc khải có thể là gì) chính là lý do mô thức, tức tính chân thật của Thiên Chúa mạc khải, mà vì nó người ta tin, và động cơ mô thức này là hoàn toàn không thể phân chia được. Do đó, từ khước việc tuân theo một mạc khải tư mà họ biết là của Thiên Chúa, đối với linh hồn đã nhận được một mạc khải như vậy, đã hoài nghi thẩm quyền không thể sai lầm của Thiên Chúa mạc khải, đã tiêu diệt lý do mô thức của đức tin siêu nhiên, và do đó, cũng đánh mất loại đức tin siêu nhiên này vốn là đức tin đối thần, đức tin cứu rỗi.
Đó là lý do tại sao Gioanna biết rằng nếu cô từ khước các Tiếng nói của mình, “cô sẽ chịu trầm luân". “Nếu tôi nói rằng Thiên Chúa không sai tôi, tôi sẽ phải chịu trầm luân. Quả đúng là Chúa đã sai tôi".
"Đối với điều phải tin vào những mạc khải của tôi, tôi không hỏi ý kiến giám mục, linh mục hay bất cứ ai khác."
"Cô tin chắc những lời nói và việc làm của Thánh Micae, người đã hiện ra với cô, cũng như tin rằng Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đã phải chịu chết và thống khổ vì chúng ta".
Còn 1 kỳ
VietCatholic TV
Ukraine có bí mật ở Soledar, giao tranh ác liệt, 740 lính Nga tử trận. Quân Nga tự làm nổ 3 tăng T72
VietCatholic Media
03:10 14/01/2023
1. Thứ trưởng quốc phòng Ukraine nói đêm ở Soledar 'nóng bỏng', trận chiến vẫn tiếp diễn
Giao tranh đang diễn ra ở thành phố Soledar, vùng Donetsk, vào ban đêm. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết như trên Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 14 tháng Giêng.
“Đêm ở Soledar rất nóng, các trận chiến vẫn tiếp diễn. Kẻ thù đã tung gần như toàn bộ lực lượng chủ lực tới khu vực Donetsk và duy trì cường độ tấn công cao”, Maliar nói.
Cô lưu ý rằng các chiến binh Ukraine đang dũng cảm cố gắng giữ vững thế phòng thủ.
“Đây là một giai đoạn khó khăn của cuộc chiến, nhưng chúng ta sẽ chiến thắng. Không còn nghi ngờ gì nữa,” Maliar nói.
Vào ngày 12 tháng Giêng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cảm ơn tất cả các binh sĩ Ukraine và ca ngợi những người lính dù và các chiến binh đang giữ vị trí của họ ở Soledar và gây ra tổn thất đáng kể cho kẻ thù.
Nhiều đơn vị của quân đội Ukraine hôm thứ Sáu khẳng định rằng trận chiến giành thị trấn Soledar ở phía đông vẫn đang tiếp diễn, bác bỏ tuyên bố đã chiếm được thành phố Soledar của Bộ Quốc phòng Nga và công ty quân sự tư nhân Wagner.
“Các trận chiến cục bộ vẫn tiếp diễn trong thành phố,” Lữ Đoàn Dù số 46 cho biết trên Telegram vào tối thứ Sáu. “Người Nga đang tấn công từ vùng ngoại ô vào trung tâm thành phố.”
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm thứ Sáu đã đăng một đoạn video từ một người lính được cho là tham gia trận chiến giành Soledar, tuyên bố rằng “giao tranh ác liệt” trong thị trấn vẫn đang tiếp diễn vào lúc 2h13 chiều thứ Sáu theo giờ địa phương.
“Ngay tại thời điểm này, cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra. Hôm nay là thứ sáu ngày 13, mấy giờ rồi? 14 giờ 13 phút. Chúng tôi ở ngay phía trên trung tâm thành phố Soledar, hãy xem đây,” người lính tên là Madiar, nói trong video, hiển thị nguồn cấp dữ liệu video trên máy tính xách tay. “Bạn có thấy nhà thờ không? Chúng tôi thấy tất cả các chuyển động.”
Anh nói: “Các binh sĩ thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine đang nắm giữ một tuyến phòng thủ dày đặc và vững chắc. Vâng, các đơn vị tấn công của Wagner tấn công không ngừng, bởi vì rõ ràng đây là màn trình diễn có tính quyết định đối với họ, khi họ phải tạo ra một số kết quả cho chủ nhân của mình. Nhưng chúng tôi không đưa ra những khám phá về kế hoạch của họ. Chúng tôi đang làm công việc của mình. Chúng tôi đang làm rất tốt. Và chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến cùng. Cho đến khi ít nhất một chiến binh duy nhất vẫn còn giữ một tòa nhà ở Soledar.”
“Hãy kiên nhẫn,” anh ấy nói, “Và chúng ta sẽ làm công việc của mình với danh dự,” anh ấy nói thêm.
Trong 24 giờ qua, quân phòng thủ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 740 binh sĩ Nga, cùng 4 xe tăng, 8 xe thiết giáp.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 13 tháng Giêng, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 114.130 binh sĩ Nga. Ngoài ra, tổn thất của quân Nga cũng bao gồm 3.098 xe tăng, 6.167 xe bọc thép, 2.086 hệ thống pháo, 437 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 218 hệ thống phòng không, 286 máy bay, 276 máy bay trực thăng, 1.865 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 723 hỏa tiễn hành trình, 17 tàu chiến, 4.833 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 184 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng Mạc Tư Khoa nhận ra rằng cuộc tấn công vào Soledar phải trả giá đắt
Tình hình ở Soledar vẫn còn khó khăn, nhưng Điện Cẩm Linh đã nhận ra rằng quyết định tấn công thị trấn Ukraine này đã phải trả giá đắt.
Phụ tá phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Vedant Patel cho biết điều này tại một cuộc họp báo ở Washington chiều thứ Sáu theo giờ địa phương Washington.
“Rõ ràng là chiến dịch kéo dài nhiều tháng của Nga dường như đã dẫn đến tổn thất nhân sự cực kỳ lớn. Hàng ngàn lính nghĩa vụ không được chuẩn bị và trang bị kém của Nga đã thiệt mạng,” ông nói khi bình luận về tình hình ở mặt trận ở Ukraine.
Patel nhấn mạnh rằng cuộc tấn công này đã phải trả giá đắt cho người Nga: “Bản thân Điện Cẩm Linh thừa nhận rằng quyết định tấn công Soledar của họ đã phải trả giá đắt”.
Trong bối cảnh này, ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với các đối tác Ukraine và đánh giá tình hình.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 14 tháng Giêng, Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã bác bỏ tuyên bố của phía Nga cho rằng họ đã chiếm được thành phố Soledar và cho biết các trận chiến giành Soledar vẫn đang diễn ra.
Trong khi đó, các quan chức Hoa Kỳ cho biết một chiến thắng của Nga ở Soledar, hoặc thậm chí ở Bakhmut, một thành phố lớn gấp 10 lần nơi người Nga đã bị đẩy lùi cho đến nay, sẽ có ý nghĩa rất nhỏ đối với quỹ đạo chung của cuộc chiến.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc: “Ngay cả khi cả Bakhmut và Soledar đều rơi vào tay người Nga, nó sẽ không có tác động chiến lược đối với chính cuộc chiến”.
“Và nó chắc chắn sẽ không ngăn được người Ukraine hay làm họ chậm lại.”
3. Cuộc chiến khốc liệt cho khu vực Donetsk đang diễn ra - Zelenskiy
Giao tranh ác liệt cho khu vực Donetsk đang diễn ra. Kẻ thù đã tập trung lực lượng lớn nhất của chúng vào hướng này, nhưng lực lượng quốc phòng và an ninh Ukraine đang thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nói điều này trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc.
“Trận chiến cam go cho khu vực Donetsk vẫn tiếp tục, trận chiến giành Bakhmut và Soledar, Kreminna, các thị trấn và làng mạc khác ở phía đông đất nước chúng ta vẫn tiếp tục. Mặc dù kẻ thù đã tập trung lực lượng lớn nhất của chúng theo hướng này, quân đội của chúng ta - Lực lượng Vũ trang Ukraine, tất cả các lực lượng quốc phòng và an ninh - đang bảo vệ đất nước”, Tổng thống nói.
Tổng thống Zelenskiy cảm ơn từng chiến sĩ, sĩ quan của các lữ đoàn và các binh chủng đang dũng cảm kiên cường thực hiện nhiệm vụ.
Zelenskiy cũng cảm ơn các chiến binh của đơn vị Kraken vì những hành động quyết liệt tiêu diệt kẻ thù gần Soledar, cũng như các binh sĩ của Quân đoàn tình báo quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng và đơn vị Shaman, những người đang dũng cảm bảo vệ Bakhmut.
“Ba trăm hai mươi bốn ngày của cuộc chiến toàn diện, và mọi thứ đã thay đổi như thế nào đối với nước Nga... Họ đang tự gặm nhấm nhau xem ai nên được ghi nhận với một số bước tiến chiến thuật. Đó là một tín hiệu rõ ràng về sự thất bại của kẻ thù. Và đó là một động cơ khác để tất cả chúng ta gây thêm áp lực lên kẻ xâm lược và gây tổn thất nặng nề hơn cho kẻ thù. Cảm ơn tất cả những người đã làm cho điều đó xảy ra ở cả tiền tuyến và tất cả các mặt trận khác của chúng ta,” Zelenskiy nói.
Ông cũng vinh danh các nhân viên của Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Ukraine - “những người mà công việc của họ thường hoàn toàn vô hình. Nhưng họ thực sự mang lại những quyết định rất quan trọng cho các đối tác cho Ukraine, cho những người bảo vệ chúng ta”. Ông cũng cảm ơn các binh sĩ của Cơ quan An ninh Ukraine, “những người đã đạt được kết quả trong cuộc chiến, đặc biệt là chống lại những kẻ cộng tác và những kẻ phá hoại.”
“Mỗi bước đi của nhà nước trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, và điều này mang lại cho chúng ta những kết quả hợp pháp và công bằng. Điều này mang lại cho chúng ta sự gia tăng thực sự về tính độc lập của chúng ta, trong tất cả các khía cạnh của nó,” ông nhấn mạnh.
4. Bộ trưởng Quốc phòng Reznikov nói về trận đánh ở Soledar: Có tới 500 quân Nga thương vong mỗi ngày
Các lực lượng Nga đang cố gắng chiếm thị trấn Soledar vì họ muốn giành quyền kiểm soát con đường tới Bakhmut, nơi mà những kẻ xâm lược đã cố gắng chiếm giữ không thành công trong vài tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với BBC.
Theo Reznikov, các lực lượng Nga đang cố gắng chiếm thị trấn này để giành quyền kiểm soát con đường giữa Soledar và Bakhmut, dọc theo đó họ sẽ có thể di chuyển các thiết bị và đơn vị của mình đến Bakhmut. Reznikov lưu ý rằng họ dừng lại gần Bakhmut và đưa một số đơn vị của họ rời khỏi đó đến Soledar.
Ông nhắc rằng người Nga đã cố gắng chiếm Bakhmut trong hơn bốn tháng, nhưng họ không thành công. Do đó, họ tìm cách phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ với sự trợ giúp của lính đánh thuê Tập đoàn Wagner, các Lữ Đoàn Dù và các đơn vị khác.
Đồng thời, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng những người bảo vệ Ukraine tiếp tục giữ vị trí của họ. “Tình hình rất khó khăn nhưng vẫn trong vòng kiểm soát,” Reznikov nói.
Khi được hỏi về tổn thất, ông nói rằng tổn thất của Lực lượng Phòng vệ Ukraine thấp hơn nhiều so với tổn thất của kẻ thù, đồng thời nhấn mạnh rằng khoảng 500 quân Nga thiệt mạng và bị thương mỗi ngày.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng đó là một dấu hiệu thất bại đối với Mạc Tư Khoa khi có sự đấu đá nội bộ của Nga về việc ai xứng đáng được ghi công nhất vì “tiến bộ chiến thuật” ở thị trấn Soledar.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Sáu tuyên bố rằng họ đã chiếm được thị trấn Soledar, miền đông Ukraine. Quân đội Ukraine cho biết các trận chiến giành thị trấn vẫn đang diễn ra.
“Trận chiến khó khăn cho khu vực Donetsk vẫn tiếp tục,” Zelenskiy nói. “Trận chiến giành Bakhmut và Soledar, giành Kreminna, giành các thị trấn và làng mạc khác ở phía đông đất nước chúng ta vẫn tiếp tục.”
Ông nói: “Mặc dù kẻ thù đã tập trung lực lượng lớn nhất của chúng theo hướng này, nhưng các chiến binh của chúng ta – Lực lượng vũ trang Ukraine, tất cả các lực lượng quốc phòng và an ninh – đang bảo vệ nhà nước.
5. Tổn thất trong năm mới của Putin đã vượt qua 8.000 khi Nga tuyên bố chiếm được Soledar
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's New-Year Losses Pass 8,000 as Russia Claims Capture of Soledar”, nghĩa là “Tổn thất trong năm mới của Putin đã vượt qua 8.000 khi Nga tuyên bố chiếm được Soledar.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Chưa đầy hai tuần sau khi bước sang năm mới, hơn 8.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Ukraine, theo Bộ Quốc phòng Ukraine.
Tính đến ngày 13 tháng Giêng, 8.170 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, nâng tổng số thiệt hại trong cuộc chiến kéo dài 11 tháng lên 114.130. Chỉ riêng ngày thứ Sáu, Bộ đã báo cáo 740 trường hợp tử vong. Tính trung bình, khoảng 628 binh sĩ Nga đã thiệt mạng mỗi ngày trong tháng này.
Tổng số thương vong này được đưa ra vào cùng ngày mà Nga khoe khoang chiến thắng trong trận chiến giành Soledar, một thị trấn mỏ muối của Ukraine chỉ có 10.000 người, trong một trong những trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu: “Thành phố Soledar, có tầm quan trọng lớn đối với việc tiếp tục các chiến dịch tấn công thành công ở hướng Donetsk, đã được giải phóng”.
Nga nói rằng việc kiểm soát thị trấn sẽ cho phép quân đội của họ chặn các tuyến đường tiếp tế của lực lượng Ukraine ở phía tây nam Artyomovsk, đồng thời ghi nhận “các cuộc tấn công hỏa lực liên tục vào kẻ thù bằng Lực lượng tấn công mặt đất và Hàng không lục quân, Lực lượng hỏa tiễn và Pháo binh của quân đội Nga đã dẫn đến chiến thắng”.
Quân đội Ukraine nhanh chóng bác bỏ tuyên bố này và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng quân đội của ông “đang bảo vệ lãnh thổ”, mặc dù Nga đã tập trung lực lượng ở Soledar.
Giá trị chiến lược của Soledar đã được các nhà phân tích quân sự tranh luận vì quy mô tương đối nhỏ của thị trấn. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington cho biết hôm thứ Năm rằng “Các hoạt động thông tin của Nga đã phóng đại quá mức tầm quan trọng của Soledar”.
Trong đánh giá của mình, ISW cho biết việc chiếm được thị trấn “sẽ không cho phép các lực lượng Nga kiểm soát các tuyến liên lạc trên bộ quan trọng của Ukraine vào Bakhmut cũng chẳng tạo ra vị thế tốt hơn cho các lực lượng Nga trong việc bao vây thành phố trong thời gian ngắn”.
John Kirby, phát ngôn viên an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc, lặp lại những đánh giá đó, nói với các phóng viên: “Ngay cả khi cả Bakhmut và Soledar đều rơi vào tay người Nga, nó sẽ không tạo ra gì cả, nó sẽ không có tác động chiến lược đối với chính cuộc chiến..”
Hôm thứ Năm, thống đốc khu vực Soledar và người đứng đầu quân đội Ukraine địa phương, Pavlo Kyrylenko, nói rằng gần 559 thường dân, trong đó có hơn chục trẻ em, bị mắc kẹt trong thị trấn và không thể di chuyển khi trận chiến diễn ra.
Kyrylenko cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình: “Thường dân đang cố gắng sống sót giữa cuộc tắm máu đó khi người Nga đang tăng cường các cuộc tấn công của họ.
6. Nga cạn kiệt vũ khí
Putin đã công khai trách mắng một bộ trưởng cấp cao và đồng minh trong một cuộc họp được phát sóng trên truyền hình nhà nước khi các biện pháp trừng phạt đang gây ra những cơn đau đầu kinh tế mới cho tổng thống Nga.
Phát biểu trong cuộc gọi video trực tiếp với các quan chức, nhà lãnh đạo Nga tỏ ra kích động và mắng mỏ phó thủ tướng Denis Manturov, người cũng là bộ trưởng thương mại và công nghiệp và là người chịu trách nhiệm giám sát ngành vũ khí, công nghiệp quốc phòng và cung cấp thiết bị cho quân đội của Nga. Putin đã chỉ trích ông vì làm việc quá chậm chạp trong các hợp đồng máy bay, đặc biệt là máy bay không người lái, và sản xuất vũ khí cá nhân, theo bản ghi cuộc điện đàm được Điện Cẩm Linh công bố sau đó.
Theo báo cáo của AFP, cuộc xung đột ở Ukraine đã được xác định bằng việc sử dụng máy bay không người lái, từ các mẫu nhỏ thương mại có sẵn cho đến máy bay không người lái lớn hơn, và cả hai bên đều cố gắng vượt qua nhau.
“Cả người Nga và người Ukraine hiện đang nói công khai rằng có những phần của mặt trận mà máy bay không người lái quân sự của họ không thể hoạt động, nơi máy bay không người lái thương mại của họ có thể bị gây nhiễu và không hoạt động được,” thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết.
7. Báo cáo cho thấy Nga vô tình làm nổ tung xe tăng của mình khi đang sửa chữa
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Accidentally Blows Up Its Own Tank During Repairs: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Nga vô tình làm nổ tung xe tăng của mình khi đang sửa chữa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ
Các thợ sửa chữa xe tăng Nga ở vùng Belgorod được cho là đã cho nổ một chiếc xe tăng T-72 mà họ đang sửa chữa, gây hư hại cho hai chiếc xe tăng khác.
Vào tối thứ Năm, một đám cháy đã bùng phát tại một cơ sở sửa chữa xe tăng ở Belgorod, nằm gần biên giới của Nga với Ukraine, theo Baza, một kênh Telegram của Nga thường xuyên đăng thông tin về các vấn đề an ninh trong nước.
Vụ hỏa hoạn, được cho là bắt đầu do vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy trong quá trình sửa chữa, đã khiến kho đạn phát nổ, phá hủy một xe tăng và làm hư hại hai xe khác gần đó.
Lính cứu hỏa đến hiện trường hai giờ sau vụ cháy và nó đã được dập tắt trong nửa giờ. Baza cho biết không có thương vong nào được báo cáo.
Xe tăng T-72 đã đóng một vai trò quan trọng trong quân đội Nga trong suốt cuộc xung đột bắt đầu khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm chiếm nước láng giềng Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine công bố trên trang Facebook của mình các ước tính của Ukraine về tổng thiệt hại mà Nga phải đối mặt kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu. Ước tính cho đến nay, Nga đã mất tổng cộng 3.098 xe tăng trong cuộc xung đột.
Nhiều video lan truyền trên mạng xã hội trong những tháng gần đây cho thấy Nga lấy xe tăng thời Liên Xô ra khỏi kho để triển khai trong cuộc chiến ở Ukraine.
Vào tháng 9, Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn clip trên trang Twitter của mình cho thấy nhiều xe tăng T-62 50 tuổi xếp hàng trên đường ray xe lửa ở Nga.
Cố vấn của chính phủ Ukraine đã viết trên Twitter: “Những chiếc xe tăng cũ của Liên Xô đã bị Nga đưa ra khỏi các kho dự trữ - không có sự bảo vệ nào trước các loại vũ khí hiện đại”. “Và những lính nghĩa vụ mới của Nga cũng không được bảo vệ trước vũ khí hiện đại và quân đội hiện đại - chúng ta đã thấy những gì họ chiến đấu. Tôi có thể nói là sự kết hợp hoàn hảo những thiếu sót như thế chắc chắn sẽ thất bại.”
Bộ Quốc phòng Anh cho biết từ hồi tháng 5 rằng Nga đã chuyển các xe tăng T-62 50 năm tuổi từ “kho chứa sâu” để triển khai cho Nhóm Lực lượng phía Nam sử dụng và những phương tiện như vậy có khả năng “đặc biệt dễ bị tổn thương” trước vũ khí chống tăng.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 đã thay thế các xe tăng T-62 được sản xuất tại Liên Xô từ năm 1961 đến năm 1973.
Nga hiếm khi công bố số liệu thiệt hại về nhân sự và thiết bị. Cho đến nay, Điện Cẩm Linh đã xác nhận cái chết của chưa tới 6.000 binh sĩ và ít hơn 4.000 chiến binh bổ sung được rút ra từ cái gọi là “các nước cộng hòa nhân dân” của Nga ở Donetsk và Luhansk Oblasts.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
Những chuyện thú vị quanh cơ mật viện bầu ĐGH Bênêđíctô theo lời kể của ĐTGM Georg Gänswein
VietCatholic Media
05:48 14/01/2023
1. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein viết về cơ mật viện bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Ratzinger, trong tư cách là Niên Trưởng Hồng Y Đoàn đã triệu tập các Hồng Y và chuẩn bị tang lễ cho vị Giáo hoàng người Ba Lan. Cuốn sách nhấn mạnh rằng trong bài giảng của Cha Rainero Cantalamessa cho các Hồng Y, các câu hỏi về tương lai của Giáo hội được giải quyết bằng cách sử dụng những lời lẽ của Đức Ratzinger đã được xuất bản cho đến thời điểm đó.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nhận xét rằng khi bắt đầu Cơ Mật Viện, “Chúng tôi không nghĩ rằng tên của ngài sẽ tồn tại trong một thời gian dài khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, vì sự thù địch mà chúng tôi hình dung từ những người chưa bao giờ đánh giá cao sự mạch lạc trong tư tưởng và sự vững vàng trong quan điểm thần học của ngài là rất cao.”
Họ cũng không coi ngài là người dẫn đầu trong cuộc bỏ phiếu vì ngài đã nói về việc nghỉ hưu của mình với những cộng tác viên. Các vị Hồng Y Tettamanzi, Arinze, Maradiaga, Sodano... khi đó được báo chí Ý đưa vào danh sách papabili - những vị có khả năng cao trở thành Giáo Hoàng; trong khi ngài “không gặp riêng các Hồng Y anh em hoặc tham gia vào những khoảnh khắc thảo luận chung và tham khảo ý kiến.”
Bản thân linh mục Georg Gänswein đã tham gia mật nghị với tư cách là trợ lý của Niên trưởng Hồng Y Đoàn, nhưng tiếng ồn trong phòng ăn khiến ngài không thể nghe thấy các cuộc trò chuyện tại bàn của các Hồng Y ở Santa Marta.
Đối với Đức Tổng Giám Mục, bài giảng của Đức Hồng Y Ratzinger tại thánh lễ 'pro eligendo Romano Pontifice', tức là Thánh Lễ Tiền Cơ Mật Viện là điều then chốt do “sự chắc chắn của những xác tín được bày tỏ và sự nhắc lại mạnh mẽ của những quan điểm nòng cốt của chính ngài”.
Đức Cha Gänswein cũng kể lại rằng cái lạnh trong Nhà nguyện Sistina đã buộc Đức Hồng Y Ratzinger phải mặc một chiếc áo len mầu đen bên dưới chiếc áo dài bên ngoài mà sau này đã trở thành bất tử trong tất cả các bức ảnh về cuộc chào đón giáo hoàng đầu tiên từ ban công của Đền Thờ Thánh Phêrô. “Như thể trong nháy mắt, hình ảnh chiếc áo len mầu đen mà Đức Hồng Y Ratzinger đã mặc bên trong chiếc áo ngoài hiện ra trong tâm trí tôi vào lúc đó. Tôi lập tức liên lạc với Đức ông Francesco Camaldo, trưởng ban nghi lễ và cũng là cộng tác viên của ngài, và nói với ông: 'Nếu Đức Hồng Y Ratzinger là Giáo hoàng mới, xin hãy bảo đảm rằng Người chủ trì các nghi thức phụng vụ Giáo hoàng nói ngài cởi cái áo len ấy ra, hay ít nhất, nhét vào bên trong.' Cha ấy bảo đảm với tôi rằng cha ấy sẽ làm điều đó, nhưng rất tiếc, trong những giây phút phấn khích sau đó, cha ấy đã quên mất”
Lời chào đầu tiên của linh mục Gänswein là: “Thưa Đức Thánh Cha, chúc ngài được bầu chọn làm người kế vị thánh Phêrô. Con cung cấp cho Đức Thánh Cha tất cả sự sẵn có của con. Ngài có thể tin tưởng vào con. Đó không phải là một bài phát biểu mạch lạc, nhưng ngài hiểu cảm xúc của tôi và chỉ nói: 'Cảm ơn, cảm ơn'. Khi đã lên xe sau màn chào hỏi, ngài kể lại, “Đức Bênêđictô XVI đã làm theo chỉ dẫn là ngồi bên phải hàng ghế sau, sau đó ngài tìm tôi và ra hiệu cho tôi ngồi cùng ngài ở phía bên kia. “Khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã đưa ra yêu cầu nổi tiếng là: “Hãy cầu nguyện cho tôi, để tôi không chạy trốn vì sợ hãi trước bầy sói.” Vị thư ký bảo đảm rằng “vào thời điểm đó, ngài đã không đề cập đến những lo ngại cụ thể về tương lai của triều đại giáo hoàng của mình, ngài cũng không đề cập đến những vấn đề khó khăn mà ngài rõ ràng đã biết, chẳng hạn như lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ hoặc những khó khăn về tài chính của Vatican.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein cũng bao gồm một suy tư về cái gọi là “sự phù hợp gấp bốn lần” của tân Giáo hoàng, “uy tín trí tuệ của nhà thần học vĩ đại; uy thế của tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin và Niên trưởng Hồng Y Đoàn; tư cách là thành viên của Giáo triều trong nhiều năm; và là người đàn ông đáng tin cậy của Đức Gioan Phaolô II”; và ngài nói thêm rằng cón có “uy thế thiêng liêng của một linh mục có đời sống nội tâm sâu sắc, đồng thời, với tinh thần tông đồ sống động, giống như Đức Gioan Phaolô II, luôn sẵn sàng mang giáo lý và tình yêu của Chúa Kitô đến tất cả các miền của thế giới “. Cuốn sách cũng ám chỉ rằng Đức Ratzinger đã bỏ phiếu cho Hồng Y Giacomo Biffi, lúc đó là Tổng Giám mục của Bologna.
2. Bây giờ công chúng có thể nhìn thấy ngôi mộ của Đức Bênêđíctô tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Giờ đây, công chúng có thể viếng mộ Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong các hang động dưới Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng được chôn cất vào ngày 5 tháng Giêng ngay sau tang lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Ngôi mộ của Đức Bênêđíctô nằm trong các hang động dưới tầng chính của ngôi thánh đường.
Vatican đã thông báo vào thứ Bảy rằng công chúng có thể đến thăm ngôi mộ bắt đầu từ sáng Chúa Nhật.
Đức Bênêđíctô đã sống từ năm 2013 với tư cách là Đức Giáo Hoàng danh dự, sau khi ngài nghỉ hưu khỏi chức vụ giáo hoàng. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên làm như vậy sau 600 năm. Ngài qua đời vào ngày 31 tháng 12 ở tuổi 95, tại tu viện Vatican, nơi ngài đã sống những năm cuối đời.
Hôm thứ Năm, thư ký lâu năm của ngài, Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein, đã ban phép lành cuối cùng sau khi thi hài của ngài, được đựng bên trong ba chiếc quan tài – chiếc quan tài bằng gỗ bách được trưng bày tại quảng trường trong tang lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, chiếc quan tài bằng kẽm và chiếc ngoài cùng được đẽo từ gỗ sồi, đã được hạ xuống một khoảng trống trên sàn nhà.
Hài cốt được đặt trong ngôi mộ cũ của vị tiền nhiệm của Bênêđictô là Thánh Gioan Phaolô II. Hài cốt của Đức Gioan Phaolô đã được chuyển đến một nhà nguyện trên tầng chính của ngôi thánh đường sau khi ngài được phong chân phước vào năm 2011.
Khoảng 50.000 người đã tham dự lễ tang của Đức Bênêđíctô, sau ba ngày thi hài được quàn trong Đền Thờ Thánh Phêrô, một sự kiện thu hút gần 200.000 người
Vatican cho biết tên của Benedict, vị giáo hoàng thứ 265 của Giáo Hội Công Giáo, đã được khắc trên một phiến đá cẩm thạch trắng.
Vatican không cho biết liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có đến thăm riêng ngôi mộ đã hoàn thành của Đức Bênêđíctô trước khi cho phép công chúng xem hay không, hay có thể làm như vậy vào một thời điểm khác.
Vào sáng Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã chủ trì buổi lễ rửa tội cho 13 em bé trong Nhà nguyện Sistina. Nhà nguyện, được vẽ bởi Michelangelo, là bối cảnh truyền thống cho lễ rửa tội, một sự kiện kết thúc các nghi lễ cuối năm của Vatican.
Sau đó, chào đón những người hành hương và khách du lịch tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Phanxicô đã trích dẫn từ một bài giảng năm 2008 của Đức Bênêđictô, trong đó Đức cố Giáo Hoàng nói về ơn cứu độ.
Lấy cảm hứng từ những lời của vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô nói rằng các tín hữu khi phán xét người khác, kể cả trong Giáo Hội Công Giáo, không nên áp dụng sự khắc nghiệt mà là lòng thương xót, “chia sẻ những vết thương và sự mỏng manh” và tránh chia rẽ.
Trong một số thành phần Công Giáo, Đức Phanxicô đã bị chỉ trích bởi những người ủng hộ lập trường bảo thủ hơn của Đức Bênêđictô vì bài giảng tang lễ của ngài chỉ đề cập đến Đức cố Giáo Hoàng một lần duy nhất, trái với bài giảng của Đức Bênêđíctô trong tang lễ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Bênêđictô và Đức Phanxicô đã công khai nói về nhau với sự kính trọng. Nhưng căng thẳng đã bùng phát trong nhiều năm giữa những người trung thành với cả hai người.
Source:AP
3. Để chống lại 'chiến tranh thế giới thứ ba', Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất 'sự thật, công lý, đoàn kết và tự do'
Cộng đồng toàn cầu đang tham gia vào một “cuộc chiến tranh thế giới thứ ba” được đánh dấu bằng nỗi sợ hãi, xung đột và nguy cơ bạo lực hạt nhân gia tăng, nhưng một sự tái cam kết với “sự thật, công lý, đoàn kết và tự do” có thể mang lại một con đường dẫn đến hòa bình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà ngoại giao hôm thứ hai.
Trích dẫn cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine nhưng cũng rút ra những cuộc xung đột ở những nơi như Syria, Tây Phi, Ethiopia, Israel, Miến Điện và Bán đảo Triều Tiên, Đức Thánh Cha cho biết cuộc xung đột toàn cầu này diễn ra “từng phần” nhưng dù sao cũng có mối liên hệ với nhau.
“Ngày nay, chiến tranh thế giới thứ ba đang diễn ra trong một thế giới toàn cầu hóa, nơi các cuộc xung đột chỉ liên quan trực tiếp đến một số khu vực nhất định trên hành tinh, nhưng thực tế là liên quan đến tất cả chúng ta,” Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu như trên tại điện Tông Tòa Vatican.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời nhận xét này như một phần trong bài diễn văn hàng năm của ngài trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả bài phát biểu này là “lời kêu gọi hòa bình trong một thế giới đang chứng kiến sự chia rẽ và chiến tranh gia tăng”.
Là một phần của sự gia tăng căng thẳng này, Đức Thánh Cha đã cảnh báo về mối đe dọa gia tăng của chiến tranh hạt nhân, đặc biệt gây lo ngại là sự đình trệ trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran. Ngài nói với các nhà ngoại giao rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân là “vô đạo đức” và kêu gọi chấm dứt tâm lý theo đuổi việc ngăn chặn xung đột thông qua việc phát triển các phương tiện chiến tranh ngày càng nguy hiểm.
“Cần phải thay đổi cách suy nghĩ này và hướng tới một giải trừ quân bị toàn diện, vì không thể có hòa bình khi các công cụ chết chóc đang sinh sôi nảy nở,” Đức Thánh Cha nói.
Khi đề xuất một con đường hướng tới hòa bình toàn cầu, Đức Thánh Cha đã rút ra rất nhiều từ thông điệp Pacem in Terris nghĩa là “Hòa bình tai thế”), là thông điệp do Thánh Gioan XXIII ban hành năm 1962. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết những điều kiện đã thúc đẩy “giáo hoàng nhân lành” viết thông điệp Pacem in Terris cách đây 60 năm mang một nét tương đồng nổi bật với tình hình thế giới ngày nay.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha đã rút ra từ điều mà Đức Gioan XXIII mô tả là “bốn điều thiện cơ bản” cần thiết cho hòa bình: sự thật, công lý, tình đoàn kết và tự do, những giá trị “đóng vai trò là trụ cột điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân cũng như các cộng đồng chính trị”.
Về “hòa bình trong sự thật”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “nhiệm vụ hàng đầu” của các chính phủ là bảo vệ quyền sống ở mọi giai đoạn của cuộc sống con người.
“Hòa bình trước hết đòi hỏi phải bảo vệ sự sống, một điều tốt lành mà ngày nay đang bị đe dọa không chỉ bởi xung đột, đói kém và bệnh tật, mà tất cả thường xảy ra ngay trong lòng người mẹ, thông qua việc thúc đẩy ‘quyền được phá thai’,” ngài nói. Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng kêu gọi chấm dứt án tử hình và bạo lực đối với phụ nữ.
Nói về sự cần thiết của tự do tôn giáo vì hòa bình, Đức Thánh Cha lưu ý không chỉ cuộc đàn áp tôn giáo lan rộng đối với các nhóm thiểu số Kitô giáo mà còn cả sự phân biệt đối xử ở các quốc gia nơi Kitô giáo là tôn giáo đa số.
Ngài nói: “Tự do tôn giáo cũng bị đe dọa ở bất cứ nơi nào mà các tín hữu thấy khả năng bày tỏ niềm tin của họ trong đời sống xã hội bị hạn chế do hiểu sai về tính bao gồm”.
Về công lý, Đức Thánh Cha kêu gọi “xét lại sâu sắc” các hệ thống đa phương như Liên Hiệp Quốc để làm cho chúng hiệu quả hơn trong việc ứng phó với các cuộc xung đột như cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng ngài cũng chỉ trích các tổ chức quốc tế vì “áp đặt các hình thức thực dân hóa ý thức hệ, đặc biệt là đối với các nước nghèo hơn” và cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng của “chủ nghĩa toàn trị về ý thức hệ” thúc đẩy sự không khoan dung đối với những người bất đồng với một số lập trường được cho là đại diện cho 'sự tiến bộ'“.
Đức Thánh Cha cũng nói về sự cần thiết phải đào sâu ý thức liên đới toàn cầu, nêu ra bốn lĩnh vực liên kết với nhau: nhập cư, kinh tế và việc làm, và chăm sóc tạo vật.
“Con đường hòa bình là con đường đoàn kết, vì không ai có thể được cứu rỗi một mình. Chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối với nhau mà cuối cùng, hành động của mỗi bên sẽ gây hậu quả cho tất cả.”
Cuối cùng, liên quan đến “hòa bình trong tự do”, Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về “sự suy yếu của nền dân chủ” ở nhiều nơi trên thế giới và sự gia tăng phân cực chính trị. Ngài nói rằng hòa bình chỉ có thể thực hiện được nếu “trong mỗi cộng đồng đơn lẻ, không tồn tại thứ văn hóa áp bức và xâm lược, trong đó người hàng xóm của chúng ta bị coi là kẻ thù để tấn công hơn là anh chị em để chào đón và ôm ấp.”
Bài phát biểu của Đức Thánh Cha trước ngoại giao đoàn, bao gồm đại diện của 91 quốc gia và thực thể có văn phòng đại sứ quán được công nhận tại Tòa thánh, cũng là cơ hội để điểm lại những điểm nổi bật về ngoại giao trong năm qua và những kỳ vọng cho năm tới.
Các mốc quan trọng bao gồm việc ký kết các hiệp định song phương mới với cả Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe và với Cộng hòa Kazakhstan. Đức Thánh Cha cũng đề cập ngắn gọn về thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được thỏa thuận lần đầu tiên vào năm 2018 và được gia hạn vào năm 2022 thêm hai năm nữa.
“Tôi hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác này có thể tăng lên, vì lợi ích của Giáo Hội Công Giáo và của người dân Trung Quốc.”
Điểm đánh dấu quan trọng tiếp theo trên sổ ghi chép ngoại giao của Đức Thánh Cha: chuyến đi của ngài đến Cộng hòa Dân chủ Congo vào cuối tháng với tư cách là một “khách hành hương của hòa bình”, tiếp theo là chuyến viếng thăm chung tới Nam Sudan với tổng giám mục Canterbury và người đứng đầu Tòa thánh. Nhà thờ Trưởng lão Scotland.
Hạm đội Nga bỏ chạy. Putin biết đã thua, muốn nghỉ hưu hưởng nhàn. Trùm du đảng lên làm tổng thống?
VietCatholic Media
16:16 14/01/2023
1. Hạm Đội Hắc Hải của Nga sợ bị tấn công lũ lượt rời bỏ căn cứ hải quân Novorossiysk
Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh chiều thứ Bẩy 14 Tháng Giêng cho biết như sau:
Vào ngày 11 tháng Giêng năm 2023, một nhóm gồm ít nhất 10 tàu thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga đã rời căn cứ Hải quân Novorossiysk.
Với loại và số lượng tàu ra khơi cùng một lúc, hoạt động này có khả năng là sự phân tán hạm đội để đối phó với mối đe dọa cụ thể đối với Novorossiysk mà Nga tin rằng họ đã xác định được.
Không chắc rằng việc triển khai có nghĩa là chuẩn bị cho các cuộc tấn công bất thường bằng hỏa tiễn hành trình phóng từ biển. Rất khó có khả năng hạm đội đang chuẩn bị cho các hoạt động tấn công đổ bộ. Hạm đội Hắc Hải phần lớn vẫn thường xuyên đứng trước các mối đe dọa cảm nhận được từ Ukraine và tiếp tục ưu tiên cho các hoạt động bảo vệ và tuần tra.
Novorossiysk là một thành phố ở Krasnodar Krai, của lục địa Nga. Đây là một trong những cảng lớn nhất trên Hắc Hải, và là một trong số ít thành phố được vinh danh với danh hiệu Thành phố Anh hùng. Dân số là 262.300 người.
Cho đến nay, căn cứ này về mặt lý thuyết không nằm trong tầm hoạt động của máy bay không người lái Ukraine. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công vào căn cứ không quân Engels 730 km về phía đông nam Mạc Tư Khoa và cách biên giới Ukraine đến 600 km, hầu như quân Ukraine có khả năng tấn công vào bất cứ chỗ nào.
Hơn thế nữa, mặc dù Novorossiysk cách xa bờ biển do Ukraine kiểm soát, nhưng nó vẫn nằm trong tầm hoạt động của các thuyền không người lái trên biển của Ukraine.
Đây là những chiếc thuyền nhỏ không người lái chở đầy thuốc nổ. Chúng được biết đến nhiều nhất với cuộc tấn công kịch tính vào Sevastopol vào ngày 29 tháng 10. Một trong những thuyền không người lái của Ukraine đã tấn công Novorossiysk vào ngày 18 tháng 11. Nó gây ra thiệt hại hạn chế nhưng gửi thông điệp rằng căn cứ đã ở trong tầm với của hải quân Ukraine.
Nga đã triển khai hệ thống phòng thủ tăng cường tại các căn cứ hải quân của mình và các tàu chiến cũng như tàu ngầm hiện được bảo vệ nghiêm nhặt hơn.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho rằng các biện pháp bảo vệ này là không hiệu quả. Đó là lý do Hạm Đội Hắc Hải của Nga lũ lượt đi khỏi căn cứ Hải quân Novorossiysk.
Các quan chức quốc phòng của Moldova âu lo rằng có thể những chiếc tầu này chuẩn bị cho cho một số hình thức đổ bộ nhằm vào phía tây nam Ukraine để thiết lập một cây cầu trên bộ tới Transnistria. Đó là một phần của Moldova do phe ly khai thân Nga chiếm giữ. Từ Transnistria, nơi có sẵn 1.500 quân Nga trú đóng, quân Nga sẽ xâm lược Moldova.
Các nhà phân tích và chỉ huy ở Ukraine chắc chắn sẽ theo dõi diễn biến này chặt chẽ. Tuy nhiên, cho đến nay họ tiếp tục trấn an Moldova rằng khả năng như thế khó có thể xảy ra vì quân Nga đã cạn kiệt các nguồn lực chiến tranh.
2. Soledar là 'Verdun của thế kỷ 21', quan chức hàng đầu của Ukraine nói khi ông phủ nhận người Nga có quyền kiểm soát
Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, đã mô tả tình hình ở Bakhmut và Soledar là “trận chiến Verdun trong thế kỷ 21”.
Trận Verdun là trận chiến dài nhất trong Thế chiến thứ nhất và dẫn đến thương vong lớn.
Yermak nói:
Tình hình khó khăn, thậm chí rất khó khăn. Đây là trận chiến Verdun trong thế kỷ 21. Cuộc giao tranh đã diễn ra trong vài tháng, nhưng các chiến binh của chúng ta đã cố gắng giữ vững vị trí của mình.
Người Nga thả những tên tội phạm ra khỏi nhà tù, những kẻ chết ngay khi chúng đến tiền tuyến. Thi thể của họ bị bỏ lại tại chỗ, thậm chí không được đưa đi đâu, thiệt hại về người của phía Nga nhiều hơn của chúng ta rất nhiều. Chúng ta rõ ràng coi trọng cuộc sống của những người lính của chúng ta hơn.
Nhưng trước mặt chúng ta là một khối người không ngừng tấn công, tấn công, tấn công. Soledar là nơi diễn ra các trận chiến đường phố. Người Nga ở đó, nhưng họ không kiểm soát được thành phố. Tình hình rất phức tạp, nhưng mục tiêu của chúng ta là giải phóng các lãnh thổ của chúng ta, khôi phục hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
3. Trong một tin tức Âu Châu khác, một vụ nổ đã xảy ra ở đường ống dẫn khí đốt nối giữa Lithuania và Latvia.
Vụ nổ xảy ra ở phía bắc Lithuania, theo nhà điều hành truyền tải khí đốt của nước này, Amber Grid.
Đài truyền hình công cộng của Lithuania, LRT, đã chiếu đoạn phim về đám cháy trong khu vực.
Hãng thông tấn Baltic BNS đưa tin, cảnh sát đang chuẩn bị di tản một ngôi làng gần đó.
BNS cho biết thêm, không có thương tích hoặc trường hợp tử vong nào được báo cáo.
4. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này sẽ tiếp tục “cân nhắc cẩn thận từng bước đi” và tham khảo ý kiến của các đồng minh về việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Đức đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong việc phê duyệt xe tăng chiến đấu do Đức sản xuất cho Kyiv.
Đức đã viện trợ quân sự đáng kể cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược, bao gồm trọng pháo, tăng pháo phòng không tự hành Gepard và hệ thống đầu tiên trong số 4 hệ thống hỏa tiễn đất đối không Iris-T.
Tuần trước, họ tuyên bố sẽ gửi 40 xe bọc thép chở quân Marder tới Ukraine và một khẩu đội hỏa tiễn phòng không Patriot.
Nhưng các nhà phê bình từ lâu đã phàn nàn về việc Scholz do dự trong việc thực hiện bước tiếp theo trong việc cung cấp vũ khí.
Hôm thứ Sáu, Scholz cho biết Berlin sẽ giữ “vị trí hàng đầu” của mình với tư cách là một trong những người ủng hộ hàng đầu của Kyiv nhưng ông không có ý định vội vàng về “những điều nghiêm trọng liên quan đến hòa bình và chiến tranh, với an ninh của đất nước chúng ta và của Âu Châu”.
Hôm thứ Ba, ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, đã đến thăm khu vực Kharkiv của Ukraine. Khi cô vừa đi khỏi Nga đã pháo kích tới tấp vào khu vực.
Phía Ukraine cho rằng Nga đã cố ý mưu sát Baerbock. Cáo buộc này được củng cố bởi một lời kêu gọi của chủ tịch đảng Rodina, người đã lên tiếng kêu gọi giết chết Ngoại trưởng Đức trong một chương trình truyền hình được phát sóng trực tiếp.
Trong đoạn clip dài 14 giây, lần đầu tiên được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước Nga “Russia-1”, Zhuravlev, thành viên của Duma Quốc gia và là lãnh đạo của đảng chính trị theo chủ nghĩa dân tộc “Rodina”, là đảng công khai ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã đưa ra một cuộc tấn công gay gắt vào bộ trưởng ngoại giao Đức.
Bất kể những người khác cố ý ngăn cản, Zhuravlev nói: “Tôi không hiểu… Anna hay Lena, dù cô ấy là ai…”.
“Baerbock dạo quanh Kharkiv. Cái gì, chúng ta không biết cô ấy ở đâu à? Cái gì, chúng ta không có vũ khí chính xác cao sao? Cô ấy đang làm gì ở đó?” Zhuravlev nói thêm.
Baerbock đã được tháp tùng tại Kharkiv vào hôm thứ ba bởi Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và Đại sứ Ukraine tại Đức, Oleksii Makeiev.
Sau khi diễn biến này xảy ra, phó Thủ tướng Đức Robert Habeck tuyên bố Đức sẽ nghiên cứu việc cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, và trước mắt sẽ không ngăn cản bất cứ quốc gia nào cung cấp loại xe tăng này cho Ukraine.
5. Biết không thể thắng tại Ukraine, Putin có kế hoạch nghỉ hưu, trút bớt trách nhiệm cho người khác
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Planning for Retirement, Has Eyes on 3 Successors: Ex-Speechwriter”, nghĩa là “Người từng viết các diễn văn cho Putin cho biết về kế hoạch nghỉ hưu của Putin, để mắt đến 3 người kế nhiệm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể lựa chọn nghỉ hưu và chọn người kế nhiệm được lựa chọn kỹ càng, hơn là ra tranh cử trong cuộc bầu cử tiếp theo, một người từng viết diễn văn cho nhà lãnh đạo Nga đã cho biết như trên.
Abbas Gallyamov, một nhà phân tích chính trị từng là người viết diễn văn cho Putin, đã đưa ra những tuyên bố về sếp cũ của mình trong một cuộc phỏng vấn trên kênh YouTube Khodorkovsky Live.
Do chiến tranh ngày càng không được ưa chuộng, Gallyamov cho biết Putin có thể đối mặt với thách thức lớn hơn tại các cuộc thăm dò trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2024. Một lựa chọn cho nhà lãnh đạo có thể là “gian lận bầu cử”, nhưng đó có thể là “quá lớn”. Gallyyamov nói: “rủi ro” do tư duy cách mạng đang phát triển ở Nga.
Thay vào đó, Gallyamov cảm thấy Putin có thể chọn người thừa kế và nghỉ hưu. Gallyamov cho biết những lựa chọn hàng đầu về người mà Putin sẽ tin tưởng làm người kế nhiệm sẽ là Sergei Sobyanin, thị trưởng Mạc Tư Khoa, Thủ tướng Mikhail Mishustin hoặc Phó tổng tham mưu trưởng Dmitry Kozak.
Gallyamov nói rằng việc nghỉ hưu sẽ cho phép Putin dành những năm còn lại của mình trong một cung điện ở thị trấn nghỉ mát Gelendzhik bên Hắc Hải trong khi giữ chức thượng nghị sĩ suốt đời. (Luật pháp hiện hành của Nga cho phép các cựu tổng thống được giữ chức thượng nghị sĩ thường trực.)
Nhà phân tích chính trị cũng cho biết các quan chức Nga ngày càng có cảm giác rằng Putin không còn được coi là “người bảo đảm sự ổn định” như ông từng là nữa, và những người thân cận của Putin không hài lòng về quyền lực của Yevgeny Prigozhin và nhóm lính đánh thuê Tập đoàn Wagner của ông ta.
Gallyamov cho biết những đồng minh của Putin này sợ Prigozhin và cây búa tạ của ông ta. Thuật ngữ “cây búa tạ của Prigozhin” xuất hiện sau khi một video chưa được xác minh xuất hiện vào tháng 11 cho thấy một cựu lính đánh thuê Wagner bị nhóm của Prigozhin hành quyết bằng búa tạ.
Reuters báo cáo rằng Prigozhin đã bình luận về video trên Telegram bằng cách nói rằng người đàn ông đó đã “phản bội người dân của mình”.
Bất chấp những bình luận của Gallyamov về việc Putin có thể nghỉ hưu, giáo sư Mark N. Katz của Trường Chính sách và Chính phủ Schar thuộc Đại học George Mason nói với Newsweek rằng ông không “nghĩ rằng Putin đủ tin tưởng bất kỳ ai” để giao lại quyền lực.
“Tôi không nghĩ ông ấy thậm chí sẽ đổi chỗ như đã làm với cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong thời gian từ 2008 sang 2012,” Katz nói. “Nhưng tôi tưởng tượng có một số người hy vọng sẽ kế vị ông ta. Có thể dễ dàng kiểm soát họ hơn nếu tất cả họ vẫn có thể hy vọng nhận được cái gật đầu từ Putin, trong khi thực sự nếu Putin gật đầu với người này mà không gật đầu với người khác có thể gây ra một cuộc đấu tranh quyền lực.”
Gallyamov nói rằng nếu Putin nghỉ hưu, ông ấy có thể tránh được số phận giống như Muammar Gaddafi, nhà độc tài Libya, người đã bị giết và thi thể được trưng bày trước công chúng.
Gallyamov nói: “Ít nhất Putin sẽ được bảo đảm về an ninh cá nhân” khi nghỉ hưu.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
6. Chiến tướng Nga Yevgeny Prigozhin đã đi từ đầu bếp xúc xích đến tỷ phú đứng đầu quân đội Wagner như thế nào trong tham vọng thay thế cho tên điên Putin
Tờ Moscow Times cho rằng nhiều người Nga ngày nay âu lo rằng cuối cùng đất nước của họ sẽ bị cai trị bởi một tên du đảng đầu đường xó chợ, giết người không gớm tay.
Ký giả Iona Cleave của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “VLAD'S BUTCHER How Russian warlord Yevgeny Prigozhin went from hot dog chef to billionaire head of Wagner army set to replace Mad Vlad, nghĩa là “Tên đồ tể của Putin. Chiến tướng Nga Yevgeny Prigozhin đã đi từ đầu bếp xúc xích đến tỷ phú đứng đầu quân đội Wagner như thế nào trong tham vọng thay thế cho tên điên Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Chiến tướng, ông trùm và là đầu bếp yêu thích của Putin - Yevgeny Prigozhin đã leo dần lên cao để kiểm soát đội quân đánh thuê của Nga, và hiện được cho là đang để mắt tới chức vụ tổng thống.
Prigozhin một thời khó nắm bắt đã nổi lên từ trong bóng tối để giành lấy một ghế trên bàn đàm phán của Putin trong một cuộc chiến quyền lực theo kiểu kéo co đang hoành hành ở Điện Cẩm Linh.
Hiện tại, mọi con mắt đều đổ dồn vào nhà tài phiệt xa hoa khi ông ta gây chiến với Ukraine bằng lực lượng quân sự tư nhân của mình, là Tập đoàn Wagner, với binh lính đang bao vây thành phố mỏ muối Soledar.
Nó dường như có liên quan nhiều đến tham vọng to lớn và một quá khứ đen tối được tiến hành trong hậu trường của Điện Cẩm Linh khi ông ta thu hút được những làn sóng ủng hộ của Putin suốt chặng đường lên tới đỉnh cao.
Hiện là một trong những người đàn ông quyền lực nhất nước Nga, ông chỉ huy một đội quân tư nhân gồm hơn 50.000 người và có khối tài sản được cho là hàng trăm triệu nếu không muốn nói là hàng trăm tỷ.
Những bức ảnh tiết lộ sự giàu có phi thường của ông ta đã chi cho máy bay phản lực tư nhân, du thuyền và xe hơi sang trọng.
Tuy nhiên, quá trình vươn lên đỉnh cao một cách tàn nhẫn của ông ta đã bắt đầu vào năm 1981 tại một phòng xử án ở Leningrad, nay là St Petersburg.
Các tài liệu tội phạm cũ, do ấn phẩm tin tức của Nga, Meduza, thu được vào năm 2021, tiết lộ rằng Prigozhin bị buộc tội cướp giật và hành hung và bị đưa đến các nhà tù hình sự của nước Nga Xô viết.
Khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, ông ta được trả tự do sau chín năm thụ án. Cứng rắn và cơ hội, ông ta bắt đầu cơ nghiệp của mình bằng cách bán xúc xích trên đường phố của một thành phố St Petersburg đổ nát.
Mối làm ăn này đã dẫn đến việc ông ta mở một cửa hàng tạp hóa và cuối cùng là một chuỗi nhà hàng, trong khi nhúng tay vào các băng đảng tội phạm có tổ chức đang tàn phá thành phố.
Đến năm 1996, Prigozhin đang điều hành một công việc kinh doanh nhà hàng cực kỳ thành công mà vào một ngày định mệnh, Putin dùng bữa tại đó – và vì thế ông ta nhận được biệt danh “đầu bếp của Putin”.
Ngay sau khi gặp Tổng thống Putin vào năm 2001, công ty cung cấp thực phẩm của Prigozhin bắt đầu nhận được các hợp đồng béo bở của nhà nước để cung cấp thực phẩm cho các trường học và quân đội Nga.
Hóa ra đó là một tình bạn trị giá hàng tỷ rúp – một trong nhiều đặc quyền khi ở gần Putin.
Khi sự giàu có của ông ta càng ngày càng được tích lũy, thì lối sống xa hoa của ông ấy cũng vậy. Ông ấy tiệc tùng hết mình, mua một chiếc du thuyền dài 121 foot và mua bất động sản trị giá 105 triệu đô la. Ông cũng đích thân tổ chức tiệc sinh nhật cho Putin và làm quà sinh nhật cho Putin bằng một chiếc chuyên cơ riêng,
Lý lịch dài dòng của Prigozhin cũng bao gồm cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ bằng cách tài trợ cho các hình thái tuyên truyền từ Nga.
Vào năm 2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố anh ta vì vai trò tài trợ cho các hình thái mạ lỵ liên quan đến bầu cử, đưa anh ta vào danh sách “bị truy nã gắt gao nhất” của FBI.
Đáp lại, nhà tài phiệt nói: “Tôi không buồn chút nào khi có tên trong danh sách đó. Nếu họ muốn gặp ma quỷ, hãy để họ gặp hắn,” theo hãng thông tấn nhà nước Nga Ria Novosti.
Prigozhin từng nhút nhát trước công chúng cũng thừa nhận vào tháng 11 đã can thiệp vào các cuộc bầu cử ở phương Tây.
“Chúng ta đã can thiệp, chúng ta đang can thiệp và chúng ta sẽ tiếp tục can thiệp,” ông ta tuyên bố.
Phải chăng Prigozhin là nhân vật có quyền lực đáng sợ đang nổi lên trên sân khấu thế giới?
Tiến sĩ Huseyn Aliyev, một chuyên gia về Nga và cuộc xung đột ở Ukraine từ Đại học Glasgow, nói với The Sun Online: “Prigozhin là một trong những nhà môi giới quyền lực điển hình thời Putin, một trong những người được Điện Cẩm Linh tin tưởng nhất.”
Điều này đặt anh ta vào một vị trí đáng ghen tị với tư cách là “một trong số ít người sống sót trong giới thượng lưu thuộc vòng trong của Putin”.
Tuy nhiên, Aliyev giải thích rằng cho đến gần đây anh ta vẫn bị “chèn ép” – không được phép nắm giữ các chức vụ chính thức. Dàn xếp này của Putin là để Prigozhin có thể thực hiện nhiều hành động tội ác hơn của Điện Cẩm Linh.
Các thám tử nguồn mở đằng sau Bellingcat, gọi anh ta là “người đàn ông thời Phục hưng của các hoạt động đen của Nga”.
Aliyev nói rằng, chán nản với vị trí sau hậu trường, giờ đây ông ta đã “xuất hiện từ trong bóng tối để đưa ra yêu sách của mình”.
“Ông ấy đã đẩy mình lên phía trước và chứng tỏ mình có khả năng thúc đẩy cuộc tấn công của Nga ngay khi Putin vỡ mộng về các tướng lĩnh của mình”.
Khi những con cá mập trong điện Cẩm Linh vây quanh Putin, người ta suy đoán rằng Prigozhin có thể phù hợp để trở thành người kế vị trong tương lai.
Người từng viết diễn văn cho Putin gần đây đã tuyên bố rằng Putin có thể sẽ không tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2024, thay vào đó, ông sẽ nhường quyền lực cho người kế nhiệm và lui về sống tại lâu đài ở Hắc Hải của mình.
Quyền lực của nhà lãnh đạo chuyên chế đang bị nghi ngờ khi quân đội của ông ta ở Ukraine tiếp tục thất bại trên chiến trường,
Trò chơi giành quyền lực của Prigozhin đã quá rõ ràng, nếu không muốn nói là mạo hiểm. Aliyev nói: “Ông ấy đã thăng hạng bằng cách chỉ trích các tướng lĩnh cấp cao và gây dựng danh tiếng cho chính mình.”
Liều lĩnh hơn bao giờ, Prigozhin đã nhắm vào Bộ Quốc Phòng Nga vào tháng 12, phàn nàn về điều kiện chiến đấu và tình trạng thiếu đạn dược.
“Khi bạn đang ngồi trong một văn phòng ấm áp, thật khó để nghe về những vấn đề ở tuyến đầu, nhưng khi bạn kéo xác bạn bè của mình hàng ngày và nhìn họ lần cuối – thì nguồn cung cấp là rất cần thiết,” ông ta nói.
“Đối với những vấn đề không may đang nổi lên ở mỗi bước… chúng tôi sẽ đề cập đến và buộc họ phải giải quyết.”
Trong khi Prigozhin được sự ủng hộ nồng nhiệt của các thành phần hiếu chiến của Nga, Aliyev nói rằng “hiện tại chúng ta đang thấy rằng vận may của Prigozhin đang chống lại anh ta”. Thật vậy, Putin đã tỏ ra phật ý khi thấy trong các cuộc thăm dò tên trùm Wagner xem ra có uy tín hơn Putin. Tương lai của Prigozhin ở Điện Cẩm Linh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc liệu ông ta có thể “giành lại” được tín nhiệm của Putin hay không.
Theo các tài liệu do Liên Hiệp Quốc thu thập về tội ác chiến tranh và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, ngôi sao Prigozhin đang lên nhanh chóng đã hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Wagner đầu tiên ở Crimea vào năm 2014 và sau đó là các cuộc chiến ủy nhiệm khắp Phi Châu và Trung Đông.
Prigozhin gần đây tuyên bố không phải ông ta hợp tác với Wagner mà nhóm sát thủ này đã được chính ông ta thành lập vào năm 2014 và đang hoạt động như một đội quân trên thực tế ở tiền tuyến của Ukraine, với ước tính có tới 50.000 quân Wagner đang chiến đấu trong cuộc chiến xung quanh thành phố Bakhmut và thành phố Soledar.
Tuy nhiên, phù hiệu màu đen đầy ám ảnh của đội quân lính đánh thuê âm u được mang bởi 40.000 đầu trộm đuôi cướp đã được tuyển mộ trở thành binh lính.
Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã báo cáo vào tháng 12 rằng Tập đoàn Wagner đang sử dụng “những tân binh là những tù hình sự bị kết án sẵn có trong các nhà tù Nga” như những người lính “có thể sử dụng được” để nuôi cỗ máy chiến tranh của Putin khi ông ta chịu tổn thất nặng nề.
Những tên đầu trộm đuôi cướp được giải phóng gần đây đã đánh đổi bản án tù dài hạn của họ để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng cũng có khả năng là án tử hình cho họ. Một người lính từng là tù hình sự đã đào ngũ, và mô tả Wagner sử dụng họ như “bia đỡ đạn” trong các trò chơi chiến tranh của Putin. Sau đó, anh ta bị đã bị giết bởi Tập đoàn Wagner bằng một cây búa tạ đập vỡ sọ.
Trong một thách thức táo bạo đối với quân đội Nga, Prigozhin nói trong một tuyên bố trên Telegram, rằng “không có đơn vị nào ngoài các chiến binh Wagner PMC tham gia trong cuộc tấn công vào Soledar”.
Kể từ đó, Putin đã cải tổ nội các chiến tranh của mình, một lần nữa thay thế Tổng Tư Lệnh của quân đội Nga ở Ukraine.
Đối với Prigozhin, một chiến thắng là điều cần thiết để thúc đẩy tham vọng chính trị của ông sau những thiệt hại do ông công khai chỉ trích những sai lầm quân sự của Nga.
Tiến sĩ Aliyev nói: “Nếu Prigozhin không kiểm soát được Soledar, thì rất có thể ông ta sẽ bị loại bỏ và tiêu diệt, hoặc chìm vào bóng tối”.
Sóng gió trong Giáo Hội, nhận định của ĐTGM Charles Chaput. Tang lễ của ĐHY George Pell tại Vatican
VietCatholic Media
17:14 14/01/2023
1. Tang lễ của Đức Hồng Y George Pell tại Vatican
Thi thể Đức Hồng Y người Úc George Pell đã được trưng bày hôm thứ Sáu trên sàn của nhà thờ nhỏ Thánh Stêphanô thành Abyssiniô, bên trong các bức tường của Vatican, chỉ cách dinh thự Santa Marta nơi Đức Phanxicô sống chỉ vài mét.
Vào đầu ngày thứ Sáu, một phóng viên đã nhìn thấy khoảng 20 người quỳ gối cầu nguyện trong nhà thờ khi ngôi thánh đường được mở cửa cho các tín hữu kính viếng trong 10 giờ.
Nhà thờ nhỏ, thường được sử dụng để làm lễ rửa tội và đám cưới, là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Vatican. Các phần của nó có niên đại từ thế kỷ thứ năm và ngôi thánh đường là một trong số ít các công trình kiến trúc không bị phá hủy để nhường chỗ cho việc xây dựng Đền Thờ Thánh Phêrô như chúng ta thấy ngày nay, bắt đầu từ đầu thế kỷ 16.
Tang lễ của ngài đã diễn ra vào hôm thứ Bảy tại bàn thờ Ngai Tòa của Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi đã từng diễn ra thánh lễ tưởng nhớ dành cho Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của tổng giáo phận Sàigòn hồi tháng 3 năm 2018.
Để phù hợp với truyền thống dành cho các Hồng Y đã qua đời, Thánh lễ đã được cử hành bởi niên trưởng Hồng Y đoàn, là Hồng Y người Ý Giovanni Battista Re. Đức Thánh Cha đã ban phép lành và tuyên dương lần cuối.
Cái chết bất ngờ của Đức Hồng Y vì ngừng tim trong quá trình thay khớp háng thông thường, đã được tiếp theo bằng một cú sốc khác vào ngày hôm sau.
Tháng Ba năm ngoái, nhà báo danh tiếng người Ý Sandro Magister, người nổi tiếng trong việc nhận các tài liệu bị rò rỉ của Vatican, đã công bố một bản ghi nhớ ẩn danh lưu hành trong số các Hồng Y ở Vatican với các nhận xét tiêu cực về triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Một ngày sau cái chết của Đức Hồng Y George Pell, Magister tiết lộ trên blog Settimo Cielo hay “Tầng trời thứ bảy” rằng chính Đức Hồng Y Pell là người đã viết bản ghi nhớ và cho phép ông xuất bản dưới bút danh “Demos” – là tiếng Hy Lạp có nghĩa là quần chúng.
Bản ghi nhớ của bao gồm những gì tác giả nói là những phẩm chất phải có của vị giáo hoàng tiếp theo.
Một quan chức Vatican giấu tên nói với Reuters: “Mọi người ở đây đang bàn bạc về bản ghi nhớ này”.
Viên chức này nói rằng ông không nghi ngờ gì về việc Đức Hồng Y Pell là tác giả nhưng nói rằng việc tiết lộ lẽ ra phải được giữ lại cho đến sau đám tang của ngài “vì sự tôn trọng đối với người chết”.
Cha Joseph Hamilton, thư ký riêng của Đức Hồng Y Pell, từ chối bình luận về báo cáo của Magister và phát ngôn nhân của Vatican Matteo Bruni cho biết ông không có bình luận gì cả.
Hội Đồng Giám Mục Úc đã thông báo rằng Đức Hồng Y Pell sẽ được chôn cất trong hầm mộ tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà ở Sydney, nơi ngài từng là tổng giám mục.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Chúa nhật Lời Chúa, trao thừa tác vụ đọc sách và giáo lý viên cho một số giáo dân.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Chúa nhật Lời Chúa vào Chúa Nhật thứ ba thường niên vào ngày 22 tháng Giêng và, giống như ngài đã làm năm ngoái, sẽ trao thừa tác vụ đọc sách và giáo lý viên cho một số giáo dân, theo Bộ Truyền giáo.
Chủ đề của lễ kỷ niệm năm 2023 là: “Chúng ta công bố những gì chúng ta đã thấy,” trích dẫn từ Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan
Đức Phanxicô đã bắt đầu Chúa nhật Lời Chúa để thúc đẩy “việc cử hành, học hỏi và phổ biến lời Chúa”, điều này sẽ giúp Giáo hội “trải nghiệm một lần nữa cách Chúa phục sinh mở ra cho chúng ta kho tàng lời Người và giúp chúng ta tuyên bố sự giàu có không thể đo lường của Lời Chúa trước thế giới.
Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 22 tháng Giêng cho sự kiện thường niên đã được đưa vào lịch cử hành phụng vụ ngắn của Vatican cho tháng Giêng và đầu tháng Hai; và được Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố vào ngày 12 tháng Giêng.
Cũng theo lịch này, Đức Phanxicô cử hành buổi cầu nguyện buổi tối đại kết tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành vào ngày 25 tháng Giêng để kết thúc Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Tuần lễ được tổ chức với chủ đề là: “Làm thiện tốt; tìm kiếm công lý,” trích từ sách Tiên tri Isaia 1:17.
Lịch cũng bao gồm chuyến đi của Đức Phanxicô đến Congo và Nam Sudan từ ngày 31 tháng Giêng đến ngày 5 tháng Hai, có nghĩa là ngài vào ngày 2 tháng Hai, Đức Thánh Cha sẽ không cử hành tại Vatican lễ Dâng Chúa vào đền thánh và Ngày Thế giới Đời sống Thánh hiến.
3. Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Quốc tế các bệnh nhân
Ngày 10 tháng Giêng năm 2023, Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhân Ngày Thế giới các bệnh nhân lần thứ 31, cử hành vào ngày 11 tháng Hai tới đây, đã được công bố, trong đó Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể Giáo hội noi gương người Samaritano, quan tâm săn sóc các bệnh nhân và đặc biệt giúp họ vượt thắng tình trạng cô độc.
Ngày Thế giới các bệnh nhân tới đây có chủ đề: “Hãy săn sóc người này. Lòng cảm thương cùng nhau chữa lành”.
Đức Thánh Cha ghi nhận Ngày Thế giới các bệnh nhân năm nay diễn ra trong tiến trình toàn thể Giáo hội đang hướng tới Thượng Hội đồng về sự đồng hành và ngài viết rằng: “Tôi mời gọi anh chị em suy tư về điều này: qua kinh nghiệm về sự mong manh và bệnh tật, chúng ta có thể cùng nhau đồng hành theo thể thức của Thiên Chúa, là gần gũi, cảm thương và dịu dàng”.
Nhắc đến dụ ngôn người Samaritano nhân lành, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Người bị hành hung, cướp bóc và bị bỏ rơi trên đường, tượng trưng thân phận bị bỏ mặc của quá nhiều anh chị em chúng ta, trong lúc họ cần được giúp đỡ hơn cả... Điều quan trọng ở đây là nhìn nhận tình trạng cô đơn và bị bỏ rơi của những người bệnh tật, người đau khổ. Đây là một sự tàn khốc có thể được vượt thắng trước mọi bất công khác, vì như dụ ngôn kể lại, để loại bỏ tình trạng này, chỉ cần một lúc quan tâm, một tâm trạng cảm thương. Hai người qua đường, vốn được coi là đạo đức, thấy người bị thương nhưng không dừng lại. Trái lại, người thứ ba, người Samaritano, thường bị coi rẻ, lại cảm thương và săn sóc người xa lạ ấy trên đường, đối xử với người ấy như anh em. Khi làm như thế, dù không nghĩ tới, nhưng họ đang tạo nên một thế giới huynh đệ hơn”.
Đức Thánh Cha cũng khai triển tâm trạng cô đơn của người lâm bệnh, dễ cảm thấy cay đắng, bị bỏ rơi, và ngài nhấn mạnh rằng: “Điều quan trọng là, đối với bệnh tật, toàn thể Giáo hội cần phải đối chiếu mình với tấm gương của người Samaritano nhân lành và trở nên như một “bệnh viện dã chiến”: thực vậy, sứ mạng của Giáo hội, đặc biệt trong những hoàn cảnh lịch sử, như chúng ta đang trải qua, được biểu lộ qua sự săn sóc, chữa trị. Tất cả chúng ta đều mong manh yếu đuối và dễ bị tổn thương; tất cả chúng ta đều cần sự quan tâm, cảm thương, biết dừng lại, đến gần, chăm sóc và nâng dậy. Tình trạng của những người đau yếu là một lời mời gọi phá vỡ sự dửng dưng, và ngăn lại bước tiến của những người bước đi như thể mình không có anh chị em”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng Ngày Thế giới các bệnh nhân không phải chỉ mời gọi chúng ta cầu nguyện và gần gũi những người đau khổ; ngày này đồng thời cũng nhắm gây ý thức nơi dân Chúa, các tổ chức y tế và xã hội dân sự hãy có thể thức mới để cùng nhau tiến bước. Trong lãnh vực này, chính quyền, những người có một quyền bính kinh tế, văn hóa và cai trị trên dân chúng, có một trách nhiệm đặc biệt.
“Lời dặn dò của người Samaritano nhân lành với chủ quán trọ: “Ông hãy săn sóc người này” (Lc 10,35) cũng là điều Chúa Giêsu tái gửi đến cho mỗi người chúng ta, và sau cùng, Ngài nhắn nhủ chúng ta: “Bạn hãy đi và cũng hãy làm như vậy”. Như tôi đã nhấn mạnh trong Thông điệp “Fratelli tutti”: Dụ ngôn này tỏ cho chúng ta đây là những sáng kiến có thể tái tạo một cộng đoàn đi từ những người nam nữ đón nhận những mong manh yếu đuối của người khác là của mình, không để tạo nên một xã hội loại trừ, nhưng trở nên gần gũi và nâng dậy, phục hồi cho người bị ngã, vì điều thiện ích là điều chung”. (n.67)
4. Thị trưởng Roma trình bày cho Đức Thánh Cha kế hoạch Năm thánh 2025
Hôm 12 tháng Giêng vừa qua, Thị trưởng thành Roma, ông Roberto Gualtieri, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến và nhân dịp này ông đã trình bày cho ngài kế hoạch của chính quyền Ý và Roma về Năm thánh 2025 tới đây.
Thị trưởng Gualtieri cũng là Ủy viên đặc biệt của chính phủ Ý về Năm thánh sắp tới.
Trong cuộc hội kiến dài một tiếng, Đức Thánh Cha và ông Thị trưởng đã trao đổi về nhiều vấn đề và đặc biệt đề cập đến Năm thánh. Ông cho ngài biết sau cuộc gặp gỡ này, ông sẽ tới phủ Thủ tướng Ý để cùng với ông Alfredo Mantovano, Thứ trưởng tại đây trình bày về Sắc luật đã được chính phủ thông qua, liên quan đến những công trình thiết yếu cần thực hiện để đón tiếp hàng chục triệu tín hữu hành hương và du khách cũng như tân trang thành phố Roma nhân dịp Năm thánh.
Sắc luật của Chính phủ Ý dự kiến có 87 công trình cần thực hiện với chi phí hơn một tỷ Euro, trong số này có 32 dự án chỉnh trang và nâng cao giá trị, 23 công trình khác liên quan đến đường xá và lưu thông, 8 dự án trong lãnh vực tiếp đón và tham gia, 24 công trình về môi trường và lãnh thổ. Nếu tổng cộng chi phí những can thiệp khác cũng có liên hệ tới Năm thánh thì ngân khoản lên tới bốn tỷ Euro, trong đó có 500 triệu Euro do ngân quỹ Liên hiệp Âu châu trợ giúp nước Ý, gọi tắt là Pnrr.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí, Thị trưởng Gualtieri cho biết Đức Thánh Cha yêu mến Roma là thành phố đặc biệt trên thế giới, và ông đã trình bày cho ngài về những thách đố mà thành này đang phải đương đầu, về mặt an bình, chính trị xã hội và môi trường.
5. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput sau các tiết lộ liên quan đến bản ghi nhớ của Đức Hồng Y George Pell
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 1, 2023 của tờ The Pillar, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput phát biểu quan điểm về một số vấn đề trọng tâm trong đời sống Giáo hội sau các tiết lộ liên quan đến bản ghi nhớ của Đức Hồng Y George Pell và cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, là tổng giám mục hưu trí của Philadelphia, và là người lãnh đạo lâu năm trong số các giám mục Hoa Kỳ.
Vị tổng giám mục, 78 tuổi, trở thành linh mục thứ hai có tổ tiên là người Mỹ bản địa được tấn phong giám mục giáo phận vào năm 1988. Sau chín năm phục vụ với tư cách là Giám mục Thành phố Rapid, Nam Dakota, ngài trở thành Tổng Giám mục Denver vào năm 1997, và được bổ nhiệm vào tháng 7 năm 2011 làm Tổng Giám Mục Philadelphia.
Đức Tổng Giám Mục Chaput và tổng giáo phận Philadelphia đã tổ chức Đại hội Gia đình Thế giới vào năm 2015. Cùng năm, ngài là đại biểu của Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình, và được bầu vào một nhiệm kỳ trong Hội đồng Thường trực của Thượng Hội đồng Giám mục tại Vatican.
Đức Tổng Giám Mục, tác giả của bốn cuốn sách, đã nói chuyện với The Pillar tuần này về cái chết của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y George Pell, Thượng hội đồng về tính đồng nghị và Công đồng Vatican II.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, với cái chết của cả Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và Đức Hồng Y George Pell trong tháng này, có vẻ như hai ngôi sao dẫn đường cho nhiều người trong Giáo Hội đã mất đi. Điều gì sẽ tác động đến Giáo hội về cái chết của các ngài?
Giáo hội sẽ tiếp tục công việc và chứng tá của mình bởi vì Giáo hội không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào ngoại trừ Chúa Giêsu Kitô. Nhưng sự vắng mặt của các ngài là một tổn thất rất nặng nề bởi vì cả hai con người này đều thể hiện trí thông minh Kitô giáo rõ ràng, trung thành một cách đáng lưu ý. Không ai trong ban lãnh đạo Giáo hội hiện tại có khả năng thay thế các ngài. Điều này, với thời gian, sẽ xảy ra thôi, nhưng băng ghế tài năng lúc này xem ra có vẻ khá mỏng.
Công bằng hay không, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Pell được miêu tả là những nhân vật phân cực. Có lẽ sự phân cực trong Giáo hội không phải là một thực tế mới, nhưng có vẻ như nhiều “phe” khác nhau trong Giáo hội đã trở nên thù địch với nhau hơn trong những năm gần đây. Tại sao vậy?
Nói sự thật là phân cực. Nó đã giết Chúa Giêsu. Người xấu với ý tưởng xấu không thích người tốt cố gắng làm điều tốt. Và điều đó giải thích cho sự khinh miệt, oán giận và dối trá thẳng thừng nhắm vào cả hai con người này trong nhiều năm, kể cả từ những người tự nhận mình là Kitô hữu; những người trong chính Giáo hội.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, việc giải thích và hiểu Công đồng Vatican II dường như là tâm điểm của nhiều bất đồng hiện nay trong Giáo hội. Sáu mươi năm sau khi công đồng kết thúc, tại sao cách đọc có thẩm quyền về Vatican II vẫn còn bị nghi ngờ?
Công đồng Vatican II có phải là một sự phát triển và cải tổ hữu cơ đời sống Giáo hội, hay là một sự đoạn tuyệt với quá khứ và một khởi đầu mới? Đó là câu hỏi trọng tâm và câu trả lời cho nó dẫn đến những con đường rất khác nhau. Đoạn tuyệt với quá khứ dường như coi thường bất cứ khái niệm nào về sự phát triển thực sự của tín lý. Cả Ratzinger và Pell đều coi công đồng là một kinh nghiệm về sự liên tục và cải cách. Các ngài rất đúng. Nhưng sự chia rẽ và xung đột đã trở nên phổ biến sau nhiều hội đồng. Ta cần phải chịu đựng và tìm cách vượt qua.
Với 60 năm nhìn lại, Đức Tổng Giám Mục có đánh giá Vatican II như một điều gì đó tốt cho Giáo hội không?
Có, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng giá trị của mọi công đồng đều có những giới hạn do thời đại và những vấn đề mà nó phải đối đầu. Đó là lý do tại sao cần có nhiều công đồng. Chẳng hạn, Vatican II không bác bỏ Trent hay Vatican I, nhưng Giáo hội cần điều chỉnh cách tiếp cận của mình với thế giới và nói về những điều kiện mới lên khuôn khổ cho sứ mệnh của mình. Đó là ý định của Đức Gioan XXIII khi triệu tập nó; của Đức Phaolô VI khi kết thúc nó; và của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI trong việc áp dụng các giáo huấn của nó.
Dù Giáo hội nói về việc giải thích Công đồng Vatican II, ngày nay cũng có một cuộc tranh luận mới nổi lên về một số câu hỏi căn bản của thần học luân lý. Thí dụ, Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống, dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, đang thách thức các nguyên tắc đạo đức được nêu rõ trong Humanae vitae, Veritatis splendor và Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Các câu hỏi dường như đã được giải quyết hiện đang bị mở lại. Người trung thành phải làm gì về điều đó?
Tôi cho rằng nó phụ thuộc vào cách ông định nghĩa chữ “trung thành”. Tôi nghĩ rằng một số thay đổi trong vài năm qua tại Giáo hoàng Hàn lâm viện về Sự sống và Học viện Gioan Phaolô II là thiếu thận trọng và mang tính phá hoại. Trên thực tế, toàn bộ mục đích của học viện mà Thánh Gioan Phaolô thành lập đã bị đảo lộn; một sự xúc phạm rõ ràng đối với thẩm quyền và di sản của ngài. Không có sự trung thực nào trong việc giảm bớt hoặc phá vỡ nội dung của các văn kiện mà ông đề cập.
Đối với một số người Công Giáo, việc tái tranh cãi các giáo huấn luân lý Công Giáo này được coi như một khía cạnh xác định ra triều giáo hoàng Phanxicô. Đức Tổng Giám Mục có nghĩ rằng đây là điều mà các Hồng Y bầu chọn Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong đợi khi họ bầu chọn ngài không?
Triều giáo hoàng này đã gây ngạc nhiên cho rất nhiều người.
Đức Tổng Giám Mục nghĩ các Hồng Y cử tri mong đợi loại cải cách nào từ Đức Hồng Y Bergoglio lúc bấy giờ?
Chính các vị Hồng Y cử tri phải lên tiếng. Nhưng tôi nhớ Đức Hồng Y Francis George, một người bạn, đã nói với tôi không lâu trước khi ngài qua đời rằng các Hồng Y tại mật nghị kêu gọi Đức Giáo Hoàng cải cách Giáo triều Rôma, chứ không phải “cải cách” Giáo hội.
Đối với chúng ta, những người Công Giáo nghiêm túc với đức tin của họ tự động tôn trọng và ủng hộ Đức Giáo Hoàng - bất cứ Đức Giáo Hoàng nào. Nhưng họ mong đợi một sự liên tục căn bản trong vai trò lãnh đạo và họ cảm thấy bối rối khi có sự mơ hồ ở cấp lãnh đạo.
Dù không phải là một viên chức của Vatican, Đức Tổng Giám Mục cảm thấy thế nào về những điều diễn ra ở Rome? Đức Tổng Giám Mục có ủng hộ những cải cách của Đức Thánh Cha không?
Tôi không ở vị trí để biết. Tôi thực sự nghĩ rằng những bài phát biểu hàng năm của Đức Thánh Cha trước giáo triều, vốn là vấn đề được ghi nhận công khai, đã quá u tối. Tôi không chắc chúng truyền cảm hứng hay thúc đẩy bất cứ ai.
Nhưng đó có phải cũng đúng như thế dưới thời các Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI không? Nếu không, khác nhau ra sao?
Dù cố ý hay không, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như có một cách tiếp cận khắc nghiệt hơn trong các bình luận của mình so với hai vị giáo hoàng trước đây. Tùy thuộc vào chủ trương của ông trên quang phổ thần học, ông có thể sợ hãi trong bất cứ triều giáo hoàng nào. Những người cấp tiến thường viết về mức độ sợ hãi trong các triều giáo hoàng của cả Chân phước Piô IX và Thánh Piô X. Thần học tạo ra một sự khác biệt lớn. Rất nhiều thứ đang bị đe dọa.
Đức Tổng Giám Mục nghĩ di sản của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là gì?
Di sản chỉ rõ ràng khi nhìn lại. Tôi nghĩ ngài sẽ được nhớ đến, ít nhất là một phần, vì sự quan tâm của ngài đối với người nhập cư và người nghèo; sự nhấn mạnh của ngài về sự đơn giản, lắng nghe và đồng hành, và vươn tới các khu ngoại biên của Giáo hội và thế giới. Đây đều là những điều tốt đẹp, hiểu một cách đúng đắn. Những ký ức khác có thể có vấn đề hơn.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, khái niệm về tính đồng nghị dường như là một chủ đề chính trong triều giáo hoàng của Đức Thánh Cha. Kết quả của nỗ lực ba năm ‘thượng hội đồng về tính đồng nghị’ sẽ là gì?
Về kết quả, tôi không có ý kiến. Về diễn trình, tôi nghĩ nó thiếu thận trọng và dễ bị thao túng, và thao túng luôn liên quan đến sự không trung thực. Cho rằng Công đồng Vatican II phần nào ngụ ý nhu cầu đồng nghị như một đặc điểm lâu dài của đời sống Giáo hội đơn giản chỉ là sai lầm. Công đồng chưa bao giờ đề xuất điều đó. Hơn nữa, tôi là một đại biểu của thượng hội đồng năm 2018, và cách mà “tính đồng nghị” được đưa vào chương trình nghị sự là một hành động thao túng và xúc phạm. Nó không liên quan gì đến chủ đề của thượng hội đồng về giới trẻ và đức tin. Tính đồng nghị có nguy cơ trở thành một loại Vatican III Nhẹ ký; một công đồng tròng trành trên quy mô dễ kiểm soát hơn, dễ bảo hơn nhiều. Điều đó sẽ không phục vụ nhu cầu của Giáo hội hoặc của giáo dân.
Tôi đã phục vụ một nhiệm kỳ trong Hội đồng Thường trực của Thượng Hội đồng Giám mục bắt đầu từ năm 2015. Và tôi nhớ một số cuộc thảo luận ngắn về khó khăn trong việc tổ chức một công đồng đại kết khác vì số lượng lớn các giám mục ngày nay. Nhưng tôi rất cảnh giác đối với ý tưởng cho rằng tính đồng nghị, cách nào đó, có thể thay thế một công đồng đại kết trong đời sống của Giáo hội. Không có truyền thống về việc các giám mục ủy thác trách nhiệm bản thân của các ngài đối với Giáo hội hoàn vũ cho một số ít giám mục hơn, vì vậy bất cứ sự phát triển nào như vậy sẽ cần phải được xem xét và thảo luận rất cẩn thận trước khi thực hiện bất cứ nỗ lực nào. Đó không phải là tinh thần hay thực tại hiện tại của những gì đang xảy ra.
Một khía cạnh khác của triều giáo hoàng Phanxicô là sự nổi bật của các tu sĩ Dòng Tên trong các vị trí lãnh đạo Giáo hội. Ta có thể hiểu gì về mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với Dòng Tên?
Vâng, tôi là một tu sĩ Dòng Phanxicô Cải cách, và điều đó đã định hình cuộc đời tôi một cách sâu sắc. Việc đào tạo Dòng Tên mà Đức Phanxicô nhận được đương nhiên sẽ có tác dụng tương tự. Nhưng khi một tu sĩ trở thành giám mục, ngài thuộc về giáo phận, linh mục đoàn và giáo dân của mình. Tôi yêu các anh em Dòng Phanxicô Cải cách của tôi, nhưng tôi là một linh mục của Tổng giáo phận Philadelphia. Đó là lòng trung thành chính của tôi. Đức Phanxicô là giám mục của Rome; vai trò đó và các nghĩa vụ của nó, đối với cả giáo phận địa phương và Giáo hội hoàn vũ, là lòng trung thành chính của ngài - không phải Dòng Tên. Quá phụ thuộc vào cộng đồng tu trì của ông và các thành viên của nó, trừ khi ông là một giám mục đang phục vụ trong các cơ sở truyền giáo, không phải là một ý kiến hay. Và tôi nghĩ rõ ràng là Đức Phanxicô cai trị giống như một bề trên tổng quyền của Dòng Tên, từ trên xuống dưới với rất ít ý kiến hợp tác. Ngài dường như cũng nhấn mạnh nhiều hơn vào sự biện phân cá nhân của mình hơn là sự biện phân của các giáo hoàng trong quá khứ và sự biện phân chung của Giáo hội qua nhiều thế kỷ.
Nhiều giám mục mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng lên hàng Hồng Y đoàn không xuất thân từ ‘đường Hồng Y’ thông thường trong Giáo hội. Đức Tổng Giám Mục hiểu điều đó như thế nào? Đức Tổng Giám Mục nghĩ nó có ý nghĩa gì đối với tương lai của Giáo hội?
Tôi nghĩ đó là một điều rất tốt, miễn là những con người này có bản chất tinh thần và trí tuệ để thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực và tốt đẹp.
Theo thông lệ, Tổng Giám mục Philadelphia được bổ nhiệm làm Hồng Y. Đức Tổng Giám Mục đã không được. Đức Tổng Giám Mục có thất vọng vì Đức Tổng Giám Mục không phải là một Hồng Y không?
Không, và tôi ngủ ngon hơn rất nhiều nhờ điều đó.
Hiện nay có một câu chuyện kể về hội đồng giám mục Hoa Kỳ rằng một số giám mục, kể cả chủ tịch hội đồng, cách nào đó, chống Đức Phanxicô, hoặc chống lại sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Con nhận ra rằng điều này có nguy cơ biến nhân cách của Đức Thánh Cha thành một loại 'phép thử' Công Giáo, thay vì tập trung vào tính liên tục và trung thành với tín lý Công Giáo. Tại sao trình thuật này vẫn tồn tại?
Kính trọng Đức Thánh Cha là đòi hỏi của đức ái Kitô giáo và lòng trung thành con thảo. Nhưng nó không bao giờ đòi hỏi sự qụy lụy hay nịnh hót. Và tôi không thể tưởng tượng Đức Thánh Cha, với tư cách là một mục tử giàu kinh nghiệm, lại muốn như vậy. Các giám mục Hoa Kỳ luôn trung thành — và nói một cách thành thật, rất quảng đại — đối với Rome, và điều đó vẫn luôn như vậy. Biến những mối quan tâm nghiêm túc về tín lý thành một cuộc tranh luận về nhân cách chỉ là một cách thuận tiện để trốn tránh những vấn đề thực chất cần được giải quyết. Nó cũng cho thấy một sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về lịch sử Giáo hội. Các vị giáo hoàng đến rồi đi, ngay cả những vị vĩ đại, giống như các giám mục và các Kitô hữu hàng ngày. Điều quan trọng, bất kể giá nào, là sự trung thành với giáo huấn Công Giáo - và không cần đưa ra lời tạ lỗi nào khi theo đuổi điều đó.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, một số ý kiến của Đức Tổng Giám Mục sẽ bị coi là chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Tổng Giám Mục có nghĩ rằng Đức Tổng Giám Mục không trung thành với ngài bằng cách phát sóng những bình luận này một cách công khai không?
Tôi yêu mến Đức Thánh Cha. Tôi rất ấn tượng với ngài khi chúng tôi gặp nhau với tư cách là các giám mục trẻ tại Hội nghị Đặc biệt về Châu Mỹ năm 1997 ở Rome. Giáo hội cần ngài thành công trong thừa tác vụ của ngài. Tôi chỉ đưa ra một nhận xét tôn trọng. Tôi có rất nhiều người bạn có những cuộc hôn nhân tốt đẹp đã kéo dài trong một thời gian khá lâu. Có một bài học trong đó. Ông sẽ không có được một cuộc hôn nhân lành mạnh - và chắc chắn không phải là một cuộc hôn nhân lâu dài - trừ khi ông sẵn sàng nói ra sự thật và lắng nghe nó một cách thành thật để đổi lại. Điều tương tự cũng đúng đối với Giáo hội. Bất cứ ai ở bất cứ hình thức lãnh đạo nào không muốn nghe sự thật gây khó chịu đều cần phải thay đổi thái độ của mình đối với thực tại.