Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:15 08/01/2022
36. Phàm cố giữ ý kiến riêng tư thì đó là bằng chứng cố chấp, kiêu ngạo.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:18 08/01/2022
61. PHÚ QUÝ TRỘM CẮP
Có một phú ông mở tiệm cầm đồ, mỗi khi đến tiệm thì lợi dụng khách không để ý, liền ăn cắp vài đồ nho nhỏ của khách, ăn cắp xong thì rất phấn khởi.
Lâu ngày, những người làm thuê trong tiệm đều biết, nên đợi cho ông chủ ăn cắp xong thì báo cho bà chủ biết đòi trả với giá tương đương.
Đồng thời, có một ông thu ngân mỗi ngày cũng lấy một hai thứ của người khác. Hai người này: một thì giàu có và một thì cao quý, đều có cái tật ăn cắp.
Tại sao như vậy?
(Lữ Viên Tùng Thoại)
Suy tư 61:
Người giàu có thích ăn cắp, người cao quý cũng thích ăn cắp thì đó gọi là cái tật ăn cắp. Cái tật ăn cắp này nó in sâu vào xương tủy rồi, cho nên khi ăn cắp được thì cảm thấy vui mừng. Lòng tham của con người như cái thùng không đáy, có rồi muốn có thêm nữa, có thêm nữa lại muốn có nhiều hơn nữa, cứ như thế mà lòng tham không dừng lại.
Người có tật ăn cắp lặt vặt, thì giống như người có tật hay chửi thề, chửi vô tội vạ, không những làm mất uy tín của mình mà còn trở thành gương xấu cho người khác, nhưng xét cho cùng thì dù ăn cắp vặt hay ăn trộm đều là tội lỗi đức công bằng.
Tập sống công bằng ngay từ nhỏ, tập lương tâm ngay thẳng lúc còn nhỏ, đó là bổn phận và trách nhiệm của cha mẹ và người lớn trong gia đình với con cái, bằng không thì chúng nó sẽ oán hờn cha mẹ trong ngày phán xét: “Tại sao ông bà không dạy tôi sống làm con Chúa, làm người tốt?”
Đúng là tội nghiệp thật !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một phú ông mở tiệm cầm đồ, mỗi khi đến tiệm thì lợi dụng khách không để ý, liền ăn cắp vài đồ nho nhỏ của khách, ăn cắp xong thì rất phấn khởi.
Lâu ngày, những người làm thuê trong tiệm đều biết, nên đợi cho ông chủ ăn cắp xong thì báo cho bà chủ biết đòi trả với giá tương đương.
Đồng thời, có một ông thu ngân mỗi ngày cũng lấy một hai thứ của người khác. Hai người này: một thì giàu có và một thì cao quý, đều có cái tật ăn cắp.
Tại sao như vậy?
(Lữ Viên Tùng Thoại)
Suy tư 61:
Người giàu có thích ăn cắp, người cao quý cũng thích ăn cắp thì đó gọi là cái tật ăn cắp. Cái tật ăn cắp này nó in sâu vào xương tủy rồi, cho nên khi ăn cắp được thì cảm thấy vui mừng. Lòng tham của con người như cái thùng không đáy, có rồi muốn có thêm nữa, có thêm nữa lại muốn có nhiều hơn nữa, cứ như thế mà lòng tham không dừng lại.
Người có tật ăn cắp lặt vặt, thì giống như người có tật hay chửi thề, chửi vô tội vạ, không những làm mất uy tín của mình mà còn trở thành gương xấu cho người khác, nhưng xét cho cùng thì dù ăn cắp vặt hay ăn trộm đều là tội lỗi đức công bằng.
Tập sống công bằng ngay từ nhỏ, tập lương tâm ngay thẳng lúc còn nhỏ, đó là bổn phận và trách nhiệm của cha mẹ và người lớn trong gia đình với con cái, bằng không thì chúng nó sẽ oán hờn cha mẹ trong ngày phán xét: “Tại sao ông bà không dạy tôi sống làm con Chúa, làm người tốt?”
Đúng là tội nghiệp thật !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Đức Chúa Giê-su chịu Phép Rửa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:20 08/01/2022
LỄ ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA
Tin Mừng : Lc 3, 15-16, 21-22
“Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa xong và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra”.
Bạn thân mến,
Hôm nay lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, kết thúc mùa giáng sinh và bắt đầu mùa thường niên của Giáo Hội. Cũng có nghĩa là với lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa Giáo Hội mời gọi chúng ta bước theo Ngài và cùng với Ngài đi rao truyền tin mừng Nước Trời cho muôn dân, đó chính là sứ mạng và là bổn phận của Đức Chúa Giê-su đang thực hiện trên con người của chúng ta.
Sứ mạng của Đức Chúa Giê-su là loan báo tin vui Nước Trời, và vì tin vui này mà Ngài –vốn là Thiên Chúa- đã xuống sông Gio-đan xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa như một tội nhân sám hối để lại một nhân đức cho chúng ta noi theo, đó là đức khiêm nhường và phục vụ.
Trong cuộc sống hôm nay, chung quanh chúng ta, có rất nhiều biến cố kỳ diệu xảy ra, nhưng không có một biến cố kỳ diệu nào như biến cố Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa ở sông Giođan: “Có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” .
Đây là một lời chứng,
một lời sai đi,
một lời bảo đảm
và là lời nói của yêu thương của Chúa Cha dành cho Chúa Con trong thân phận làm người, để nhờ Ngài mà nhân loại được cứu độ.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã chịu phép rửa không phải vì Ngài có tội, nhưng là vì tội lỗi của chúng ta mà Ngài phải làm như thế để cho chúng ta hiểu rằng: Con Thiên Chúa đã trầm mình xuống giòng nước Gio-đan để có vô số người vì tin vào Ngài mà sống lại, đổi mới và nên thánh trong nước Rửa Tội.
Trong tâm tình của ngày lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người biết ý thức vai trò Ki-tô hữu mà chúng ta đã lãnh nhận nơi bí tích Thanh Tẩy, đó là trở nên tư tế để mỗi giây phút hiến tế chính mình cho Thiên Chúa bằng những hy sinh; đó là tiên tri để không ngừng rao giảng và sống Lời Chúa cho mọi người; đó là sống sao cho xứng đáng địa vị con cái trong vương quốc của Thiên Chúa. Đó chính là rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng : Lc 3, 15-16, 21-22
“Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa xong và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra”.
Bạn thân mến,
Hôm nay lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, kết thúc mùa giáng sinh và bắt đầu mùa thường niên của Giáo Hội. Cũng có nghĩa là với lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa Giáo Hội mời gọi chúng ta bước theo Ngài và cùng với Ngài đi rao truyền tin mừng Nước Trời cho muôn dân, đó chính là sứ mạng và là bổn phận của Đức Chúa Giê-su đang thực hiện trên con người của chúng ta.
Sứ mạng của Đức Chúa Giê-su là loan báo tin vui Nước Trời, và vì tin vui này mà Ngài –vốn là Thiên Chúa- đã xuống sông Gio-đan xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa như một tội nhân sám hối để lại một nhân đức cho chúng ta noi theo, đó là đức khiêm nhường và phục vụ.
Trong cuộc sống hôm nay, chung quanh chúng ta, có rất nhiều biến cố kỳ diệu xảy ra, nhưng không có một biến cố kỳ diệu nào như biến cố Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa ở sông Giođan: “Có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” .
Đây là một lời chứng,
một lời sai đi,
một lời bảo đảm
và là lời nói của yêu thương của Chúa Cha dành cho Chúa Con trong thân phận làm người, để nhờ Ngài mà nhân loại được cứu độ.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã chịu phép rửa không phải vì Ngài có tội, nhưng là vì tội lỗi của chúng ta mà Ngài phải làm như thế để cho chúng ta hiểu rằng: Con Thiên Chúa đã trầm mình xuống giòng nước Gio-đan để có vô số người vì tin vào Ngài mà sống lại, đổi mới và nên thánh trong nước Rửa Tội.
Trong tâm tình của ngày lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa ban cho mỗi người biết ý thức vai trò Ki-tô hữu mà chúng ta đã lãnh nhận nơi bí tích Thanh Tẩy, đó là trở nên tư tế để mỗi giây phút hiến tế chính mình cho Thiên Chúa bằng những hy sinh; đó là tiên tri để không ngừng rao giảng và sống Lời Chúa cho mọi người; đó là sống sao cho xứng đáng địa vị con cái trong vương quốc của Thiên Chúa. Đó chính là rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho mọi người vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đối Nghịch
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:10 08/01/2022
Đối Nghịch
(Thứ Ba sau Chúa Nhật I TN – Mc 1,21-28)
Khái niệm nhơ uế hay ô uế xem ra khá phổ biến trong niềm tin các tôn giáo, cách riêng Do Thái giáo. Rất nhiều tình trạng về thể lý và tinh thần được liệt vào hàng ô uế mà đằng sau luôn có bóng dáng của thần dữ. Cũng có đó rất nhiều thứ thực phẩm bị cho là ô uế và cấm không được dùng, chẳng hạn thịt các con vật thuộc loài nhai lại mà chân không có móng chẻ hay loài có chân móng chẻ mà không nhai lại như loài heo. Một số loài dưới nước, trên trời cũng bị liệt vào hàng ô uế cũng như nhiều loài vật nhỏ khác như chuột chũi, chuột nhắt, thằn lằn, tắc kè, kỳ đà, cắc ké, kỳ nhông, thạch sùng…(x.Lv 11). Sự ô uế còn được quy định trong nhiều tình trạng của con người cách riêng với phụ nữ và người mắc các bệnh truyền nhiễm hay bệnh da liễu… (x.Lv 13-15).
Vấn đề đặt ra là khi đặt tình trạng ô uế đối nghịch với tình trạng thanh sạch thì nhiều vị tôn sư đã quá đề cao tầm ảnh hưởng của tình trạng ô uế và vô tình đề cao quyền lực của thần dữ đứng đằng sau. Đã từng nghe một kiểu giải thích rằng: Bỏ một chút chất bẩn vào một ly nước sạch thì cả ly nước thành nước bẩn. Còn nếu đổ thêm một chút nước sạch vào một một ly nước bẩn thì không làm cho ly nước thành sạch. Kiểu luận lý này rất dễ thuyết phục dân chúng và thế là người dân các tôn giáo thường mang mặc cảm tội lỗi, bị nhơ uế. Để được thanh sạch, được thứ tha tội lỗi thì cần đến nhiều lễ vật hiến dâng. Và thế là hàng “tư tế” trong các tập thể tôn giáo cách nào đó sẽ hưởng được “bổng lộc” cách hợp pháp!
Cùng với thánh Gioan trong thư của ngài, xin có một cái nhìn thay đổi các phạm trù đối lập “ô uế - thanh sạch” thành “bóng tối – ánh sáng”. Thánh nhân cho chúng ta thấy đằng sau “bóng tối” là thần dữ và dĩ nhiên phạm trù “ánh sáng” là thuộc về Thiên Chúa. “Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào. Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng thì chúng ta được hiệp thông với nhau và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi” (1Ga 1,5-7).
Nếu nhìn cuộc đời con người theo hai phạm trù “ánh sáng” và “bóng tối” thì chúng ta sẽ vững vàng hơn trong niềm hy vọng và dễ sống tích cực năng động hơn. Giữa một vùng rực sáng nếu có chút điểm tối thì cũng khó làm cho không gian hóa ra tối mờ. Và trái lại nếu giữa vùng trời tối nếu có một ngọn lửa bừng lên thì không gian sẽ tỏ sáng cách nào đó. Dữ kiện này giúp Kitô hữu chúng ta vững tin vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa là Đấng mà mọi sự đều là có thể được (x.Mt 19,26).
Dân chúng đã kinh ngạc trước lời quyền năng của Chúa Giêsu: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mc 1,27). Theo sự thú nhận của thần ô uế lúc bấy giờ, chúng ta tin nhận Chúa Giêsu có lời quyền năng vì Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24). Là người của Thiên Chúa thì luôn ở trong ánh sáng. Và ở đâu ánh sáng bừng lên thì ở đấy bóng tối bị đẩy lùi.
Chúa Giêsu đã từng nói: “Các con là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14). Chúng ta có bổn phận xua tan bóng tối sự dữ, khử trừ những sự ô uế ra khỏi đời mình cũng như môi trường đang sống mà Chúa Giêsu đã từng kể ra đó là: “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7,21). Tuy nhiên cần khiêm nhu nhìn nhận rằng ngọn lửa sáng nơi chúng ta cũng dễ bị tắt trước bao cơn gió bên trong lẫn bên ngoài. Không gì hơn hãy liên lỉ gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, Đấng chính là sự sáng, là Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Chuyên chăm cầu nguyện và sống có tấm lòng với tha nhân là cách thế gắn bó với Chúa Kitô đúng đẹp ý Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Ba sau Chúa Nhật I TN – Mc 1,21-28)
Khái niệm nhơ uế hay ô uế xem ra khá phổ biến trong niềm tin các tôn giáo, cách riêng Do Thái giáo. Rất nhiều tình trạng về thể lý và tinh thần được liệt vào hàng ô uế mà đằng sau luôn có bóng dáng của thần dữ. Cũng có đó rất nhiều thứ thực phẩm bị cho là ô uế và cấm không được dùng, chẳng hạn thịt các con vật thuộc loài nhai lại mà chân không có móng chẻ hay loài có chân móng chẻ mà không nhai lại như loài heo. Một số loài dưới nước, trên trời cũng bị liệt vào hàng ô uế cũng như nhiều loài vật nhỏ khác như chuột chũi, chuột nhắt, thằn lằn, tắc kè, kỳ đà, cắc ké, kỳ nhông, thạch sùng…(x.Lv 11). Sự ô uế còn được quy định trong nhiều tình trạng của con người cách riêng với phụ nữ và người mắc các bệnh truyền nhiễm hay bệnh da liễu… (x.Lv 13-15).
Vấn đề đặt ra là khi đặt tình trạng ô uế đối nghịch với tình trạng thanh sạch thì nhiều vị tôn sư đã quá đề cao tầm ảnh hưởng của tình trạng ô uế và vô tình đề cao quyền lực của thần dữ đứng đằng sau. Đã từng nghe một kiểu giải thích rằng: Bỏ một chút chất bẩn vào một ly nước sạch thì cả ly nước thành nước bẩn. Còn nếu đổ thêm một chút nước sạch vào một một ly nước bẩn thì không làm cho ly nước thành sạch. Kiểu luận lý này rất dễ thuyết phục dân chúng và thế là người dân các tôn giáo thường mang mặc cảm tội lỗi, bị nhơ uế. Để được thanh sạch, được thứ tha tội lỗi thì cần đến nhiều lễ vật hiến dâng. Và thế là hàng “tư tế” trong các tập thể tôn giáo cách nào đó sẽ hưởng được “bổng lộc” cách hợp pháp!
Cùng với thánh Gioan trong thư của ngài, xin có một cái nhìn thay đổi các phạm trù đối lập “ô uế - thanh sạch” thành “bóng tối – ánh sáng”. Thánh nhân cho chúng ta thấy đằng sau “bóng tối” là thần dữ và dĩ nhiên phạm trù “ánh sáng” là thuộc về Thiên Chúa. “Thiên Chúa là ánh sáng, nơi Người không có một chút bóng tối nào. Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật. Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng thì chúng ta được hiệp thông với nhau và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi” (1Ga 1,5-7).
Nếu nhìn cuộc đời con người theo hai phạm trù “ánh sáng” và “bóng tối” thì chúng ta sẽ vững vàng hơn trong niềm hy vọng và dễ sống tích cực năng động hơn. Giữa một vùng rực sáng nếu có chút điểm tối thì cũng khó làm cho không gian hóa ra tối mờ. Và trái lại nếu giữa vùng trời tối nếu có một ngọn lửa bừng lên thì không gian sẽ tỏ sáng cách nào đó. Dữ kiện này giúp Kitô hữu chúng ta vững tin vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa là Đấng mà mọi sự đều là có thể được (x.Mt 19,26).
Dân chúng đã kinh ngạc trước lời quyền năng của Chúa Giêsu: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mc 1,27). Theo sự thú nhận của thần ô uế lúc bấy giờ, chúng ta tin nhận Chúa Giêsu có lời quyền năng vì Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24). Là người của Thiên Chúa thì luôn ở trong ánh sáng. Và ở đâu ánh sáng bừng lên thì ở đấy bóng tối bị đẩy lùi.
Chúa Giêsu đã từng nói: “Các con là ánh sáng cho trần gian”(Mt 5,14). Chúng ta có bổn phận xua tan bóng tối sự dữ, khử trừ những sự ô uế ra khỏi đời mình cũng như môi trường đang sống mà Chúa Giêsu đã từng kể ra đó là: “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng” (Mc 7,21). Tuy nhiên cần khiêm nhu nhìn nhận rằng ngọn lửa sáng nơi chúng ta cũng dễ bị tắt trước bao cơn gió bên trong lẫn bên ngoài. Không gì hơn hãy liên lỉ gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, Đấng chính là sự sáng, là Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Chuyên chăm cầu nguyện và sống có tấm lòng với tha nhân là cách thế gắn bó với Chúa Kitô đúng đẹp ý Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày Quốc Khánh Của Toàn Thể Nhân Loại
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:30 08/01/2022
Ngày “Quốc Khánh” Của Toàn Thể Nhân Loại
(Chúa chịu phép rửa năm C 2022)
Cứ sau 4 năm, người Mỹ và cả thế giới hồi hộp đón chờ một sự kiện chính trị quan trọng diễn ra vào cuối tháng 1 Dương lịch đó là lễ Đăng quang hay Nhậm Chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Thật vậy, kể từ năm 1937, luật pháp Hoa Kỳ quy định lễ Nhậm Chức Tổng Thống sẽ được cử hành vào ngày 20 tháng 1; tức là khoảng 72 đến 78 ngày kể từ khi có kết quả Bầu cử trước đó. Trong sự kiện quan trọng nầy, vị tân lãnh tụ tối cao của nước Mỹ sẽ đọc lời tuyên thệ và diễn văn nhậm chức trước lễ đài trang trọng là tiền đường phía tây của điện Capitol tức Tòa nhà Quốc Hội (kể từ năm 1981) và trước một cử tọa và đám đông khán giả lên tới hàng trăm nghìn người không kể hàng triệu người trong xứ Cờ Hoa và khắp thế giới theo dõi trực tuyến.
Cách đây gần 2000 năm, có lẽ cũng trong khoảng thời gian nầy, thời gian mà Phụng vụ Công Giáo hôm nay chọn sau dịp lễ Hiển Linh trong tháng 1 đầu năm, đã diễn ra một “lễ đăng quang” khác, không phải nơi một khán đài hoành tráng lộng lẫy nhưng nơi dòng sông Giođanô giữa hoang mạc Giuđêa; không phải giữa một đoàn cử tọa quyền cao chức trọng mà là một đám dân ô hợp; và nhất là, “Vị đăng quang” để chấp chánh một “vương quyền bao trùm hoàn vũ” lại chỉ là một chàng thợ mộc đến từ Nadarét ! Vâng, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa mà Hội Thánh cử hành hôm nay, có thể nói được, chính là lễ “Đăng Quang Mêsia”, lễ “Nhậm chức Cứu Thế” của chính Đức Kitô, mà Tin Mừng Luca (cũng như Mathêô, Mácccô và Công vụ Tông đồ) đã tường thuật cách giản đơn đến lạ lùng: Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
So sánh với lễ “Đăng quang” của loài người, quả thật lễ “đăng quang Mêsia” quá giản đơn khiêm nhượng ! Quả thật, con người thì thích cái bên ngoài vĩ đại lộng lẫy, còn Thiên Chúa lại nhìn thấy cái bên trong và chọn lựa con đường đơn sơ khiêm hạ; thì ra, sự “xức dầu tấn phong” cho Vị “Con Vua Đavít” hôm nay cũng giản đơn, âm thầm như cuộc xức dầu phong vương cho Tổ phụ Đavít thời tiên tri Samuel cả ngàn năm trước (1 Sm 16,7) !
Thế nhưng, nếu vị Tổng Thống Mỹ được đăng quang nhờ kết quả bầu cử khá “hên xui” và cũng tốn tiền không ít cho những cuộc vận động sau mỗi 4 năm, thì Đấng Mêsia đăng quang hôm nay lại là cả một chương trình huyền nhiệm, một chuẩn bị dài lâu ngút mắt của chính Thiên Chúa mà Kinh Thánh gọi bằng cụm từ “Giao ước vĩnh cửu”.
Thật vậy, Kinh Thánh đã tường thuật rằng: để chuẩn bị cho ngày “Đấng Cứu Thế” xuất hiện, đăng quang, Thiên Chúa đã từng gửi đến: lúc thì Môsê vị đại thủ lãnh giải thoát dân khỏi nô lệ Ai cập; nhưng ông đã phải chết khi được vào hứa địa; khi thì Samson có sức mạnh vô địch nhưng rồi cũng chôn thây cùng quân địch; rồi Đavít vị anh quân bách chiến bách thắng nhưng rồi cũng xuôi tay nhắm mắt đi về với tổ tiên; sau đó, những Êlia, Giuđa Macabêô… tất cả đều mất hút trong đêm dài lịch sử; trong khi đó, những lời tiên tri bóng bẩy và tráng lệ của Ngôn Sứ Isaia về Đấng Emmanuel hay Người Tôi Tớ của Giavê thì mờ xa trong màu tím hy vọng !
Thế rồi, đã có một thời cả Giêrusalem náo động xôn xao, khi Ba Nhà Đạo Sĩ Phương Đông tìm đến đây và kháo láo rằng: Đấng Cứu Thế đã xuất hiện; Ngôi Sao của Ngài đã hiển hiện bên trời đông. Vâng, Tin Vui “Đấng Cứu Thế Giáng sinh” đã vang dội và rực sáng dành cho các mục đồng giữa đêm lạnh ở Bê Lem (Lc 2,8-14)… Nhưng sau biến cố Hêrôđê tắm máu các ấu nhi từ hai tuổi trở xuống cũng tại đây, thì bản “tin vui về một Vì Vua Cứu Thế” cứ phai nhạt dần nếu không nói là “mịt mù bóng chim tăm cá” !
Nhưng, sa mạc Giuđê bỗng bừng dậy tin vui, dòng sông Giođan vang rộn tiếng cười ! 30 năm sau cái đêm Bêlem huyền diệu lại có một ngày, cái ngày mà Phụng vụ hôm nay đang làm sống lại, bên bờ sông Giođanô rực nắng, vị ngôn sứ cô độc đến từ hoang mạc Giuđê, Gioan Tẩy Giả, lại mạnh mẽ rêu rao: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Ðấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!”. Và quả thật như Tin Mừng hôm nay lược kể, lời tiên tri của Gioan đã trở thành hiện thực. Thiên Chúa đã quyết định chính thức giới thiệu Người Con Một cho nhân thế: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
Thì ra, những lời tiên tri của ngôn sứ Isaia cứ tưởng chỉ là chuyện ươm mơ nay đã trở thành hiện thực (BĐ 1): “Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai…; Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm…”. Trong khi đó, người đồ đệ thân tín của Chúa Giêsu, Tông đồ Phêrô, trong ký ức không phai nhòa của mình về Thầy Chí Thánh, đã đã tóm kết mầu nhiệm nầy bằng những lời đơn gọn được sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại: “Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người…” (BĐ 2).
Ngoài chiều kích lịch sử, một “lịch sử mang tính cứu độ”, của cuộc đời Chúa Giêsu mà các Tin Mừng Nhất Lãm và sách Công Vụ đồng thanh tường thuật, biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa lại ghi dấu những nội dung mạc khải thâm sâu nầy:
- Hôm nay, Chúa đã xuống thật thấp để đồng hành với con người. Thật vậy, nếu 30 năm trước, hang lừa máng cỏ là địa chỉ thấp hèn để Đấng Emmanuel là Lời quyền năng chọn địa chỉ để “nhập thể và ở cùng chúng ta”, là cung điện để Vua Trời giáng sinh làm người, thì hôm nay, giữa đoàn người ô hợp, tội lỗi, cùng đinh mạt hạng…, Đấng Mêsia không nệ chen vai sát cánh để trở thành “Người Anh Cả của muôn vạn đứa em” (Rm 8,29). Thiên Chúa đã bước xuống cuộc đời tôi như thế thì còn lý do gì để chúng ta né tránh, khước từ, hay lãnh đạm thờ ơ !
- Hôm nay, Chúa đã thật sự “mở lòng” hết cở để sẻ chia và trao ban quà tặng quý giá nhất: là “Con yêu dấu của Cha”. Và người Con Một đó ngay từ hôm nay, khi được Thần Khí tràn ngập, bắt đầu dấn thân vào sứ mệnh cứu thế mà điểm đến chính là trở nên lễ tế hy sinh vì tình yêu cứu độ. Chúa đã quảng đại, rộng rãi như thế có lẽ nào ta lại khư khư giữ chặt cái tôi ích kỷ, hẹp hòi ! Một thái độ tạ ơn đúng nghĩa, một đáp trả của tình yêu đó chính là “Hãy vâng nghe Lời Người” !
- Hôm nay, Chúa khởi sự giải thoát chúng ta khỏi quyền lực ác thần và tội lỗi khi cùng với “chim câu Thánh Thần” biến dòng nước bình thường của dòng sông Giođanô và muôn dòng nước khác trên địa cầu thành dòng nước có sức thánh hóa, tẩy sạch tội lỗi và dìm con người trong chính cuộc Khổ nạn-Phục sinh của Ngài để qui tụ tất cả vào hưởng vinh quang bất diệt trên thiên đàng, như xác quyết của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Kitô hữu giáo dân: “Bí tích Thánh Tẩy tác sinh chúng ta vào cuộc sống con cái Thiên Chúa; kết hiệp chúng ta với Đức Kitô và với Thân Thể của Ngài là Giáo Hội; xức dầu cho chúng ta trong Thánh Thần qua việc biến chúng ta thành những đền thờ thiêng liêng.” (Số 10). Phẩm giá của chúng ta, những người Kitô hữu, quá cao cả như thế lẽ nào chúng ta lại để “đền thờ thiêng liêng” bị “nhúng chàm” khi để tội lỗi thống trị; hay khi hạ mình chọn lựa những giá trị chỉ dành cho “con cái ma quỷ”…
Như vậy, có thể nói được hôm nay chính là ngày “Quốc Khánh” của toàn thể nhân loại; ngày mà như tác giả Thánh Vịnh 28 đã reo lên: Thiên Chúa đã chúc cho dân Người trong bình an; hay như ngôn sứ Isaia đã tiên báo: Thiên Chúa đã đặt Con Một “thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm”; và cũng là ngày mà Thánh Cả Phêrô, vị thủ lãnh đầu tiên của Giáo Hội đã tuyên tín: “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người”.
Đứng trước mầu nhiệm trọng đại nầy đang tái diễn, nhất là, trước Chúa Kitô Thánh Thể sắp sửa “bước xuống cuộc đời tôi”, hà cớ gì tôi lại không vui mừng cảm tạ để tháp tùng theo Ngài mà tiến bước trên con đường đi về phía ánh sáng. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa chịu phép rửa năm C 2022)
Cứ sau 4 năm, người Mỹ và cả thế giới hồi hộp đón chờ một sự kiện chính trị quan trọng diễn ra vào cuối tháng 1 Dương lịch đó là lễ Đăng quang hay Nhậm Chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Thật vậy, kể từ năm 1937, luật pháp Hoa Kỳ quy định lễ Nhậm Chức Tổng Thống sẽ được cử hành vào ngày 20 tháng 1; tức là khoảng 72 đến 78 ngày kể từ khi có kết quả Bầu cử trước đó. Trong sự kiện quan trọng nầy, vị tân lãnh tụ tối cao của nước Mỹ sẽ đọc lời tuyên thệ và diễn văn nhậm chức trước lễ đài trang trọng là tiền đường phía tây của điện Capitol tức Tòa nhà Quốc Hội (kể từ năm 1981) và trước một cử tọa và đám đông khán giả lên tới hàng trăm nghìn người không kể hàng triệu người trong xứ Cờ Hoa và khắp thế giới theo dõi trực tuyến.
Cách đây gần 2000 năm, có lẽ cũng trong khoảng thời gian nầy, thời gian mà Phụng vụ Công Giáo hôm nay chọn sau dịp lễ Hiển Linh trong tháng 1 đầu năm, đã diễn ra một “lễ đăng quang” khác, không phải nơi một khán đài hoành tráng lộng lẫy nhưng nơi dòng sông Giođanô giữa hoang mạc Giuđêa; không phải giữa một đoàn cử tọa quyền cao chức trọng mà là một đám dân ô hợp; và nhất là, “Vị đăng quang” để chấp chánh một “vương quyền bao trùm hoàn vũ” lại chỉ là một chàng thợ mộc đến từ Nadarét ! Vâng, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa mà Hội Thánh cử hành hôm nay, có thể nói được, chính là lễ “Đăng Quang Mêsia”, lễ “Nhậm chức Cứu Thế” của chính Đức Kitô, mà Tin Mừng Luca (cũng như Mathêô, Mácccô và Công vụ Tông đồ) đã tường thuật cách giản đơn đến lạ lùng: Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
So sánh với lễ “Đăng quang” của loài người, quả thật lễ “đăng quang Mêsia” quá giản đơn khiêm nhượng ! Quả thật, con người thì thích cái bên ngoài vĩ đại lộng lẫy, còn Thiên Chúa lại nhìn thấy cái bên trong và chọn lựa con đường đơn sơ khiêm hạ; thì ra, sự “xức dầu tấn phong” cho Vị “Con Vua Đavít” hôm nay cũng giản đơn, âm thầm như cuộc xức dầu phong vương cho Tổ phụ Đavít thời tiên tri Samuel cả ngàn năm trước (1 Sm 16,7) !
Thế nhưng, nếu vị Tổng Thống Mỹ được đăng quang nhờ kết quả bầu cử khá “hên xui” và cũng tốn tiền không ít cho những cuộc vận động sau mỗi 4 năm, thì Đấng Mêsia đăng quang hôm nay lại là cả một chương trình huyền nhiệm, một chuẩn bị dài lâu ngút mắt của chính Thiên Chúa mà Kinh Thánh gọi bằng cụm từ “Giao ước vĩnh cửu”.
Thật vậy, Kinh Thánh đã tường thuật rằng: để chuẩn bị cho ngày “Đấng Cứu Thế” xuất hiện, đăng quang, Thiên Chúa đã từng gửi đến: lúc thì Môsê vị đại thủ lãnh giải thoát dân khỏi nô lệ Ai cập; nhưng ông đã phải chết khi được vào hứa địa; khi thì Samson có sức mạnh vô địch nhưng rồi cũng chôn thây cùng quân địch; rồi Đavít vị anh quân bách chiến bách thắng nhưng rồi cũng xuôi tay nhắm mắt đi về với tổ tiên; sau đó, những Êlia, Giuđa Macabêô… tất cả đều mất hút trong đêm dài lịch sử; trong khi đó, những lời tiên tri bóng bẩy và tráng lệ của Ngôn Sứ Isaia về Đấng Emmanuel hay Người Tôi Tớ của Giavê thì mờ xa trong màu tím hy vọng !
Thế rồi, đã có một thời cả Giêrusalem náo động xôn xao, khi Ba Nhà Đạo Sĩ Phương Đông tìm đến đây và kháo láo rằng: Đấng Cứu Thế đã xuất hiện; Ngôi Sao của Ngài đã hiển hiện bên trời đông. Vâng, Tin Vui “Đấng Cứu Thế Giáng sinh” đã vang dội và rực sáng dành cho các mục đồng giữa đêm lạnh ở Bê Lem (Lc 2,8-14)… Nhưng sau biến cố Hêrôđê tắm máu các ấu nhi từ hai tuổi trở xuống cũng tại đây, thì bản “tin vui về một Vì Vua Cứu Thế” cứ phai nhạt dần nếu không nói là “mịt mù bóng chim tăm cá” !
Nhưng, sa mạc Giuđê bỗng bừng dậy tin vui, dòng sông Giođan vang rộn tiếng cười ! 30 năm sau cái đêm Bêlem huyền diệu lại có một ngày, cái ngày mà Phụng vụ hôm nay đang làm sống lại, bên bờ sông Giođanô rực nắng, vị ngôn sứ cô độc đến từ hoang mạc Giuđê, Gioan Tẩy Giả, lại mạnh mẽ rêu rao: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Ðấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!”. Và quả thật như Tin Mừng hôm nay lược kể, lời tiên tri của Gioan đã trở thành hiện thực. Thiên Chúa đã quyết định chính thức giới thiệu Người Con Một cho nhân thế: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
Thì ra, những lời tiên tri của ngôn sứ Isaia cứ tưởng chỉ là chuyện ươm mơ nay đã trở thành hiện thực (BĐ 1): “Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai…; Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm…”. Trong khi đó, người đồ đệ thân tín của Chúa Giêsu, Tông đồ Phêrô, trong ký ức không phai nhòa của mình về Thầy Chí Thánh, đã đã tóm kết mầu nhiệm nầy bằng những lời đơn gọn được sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại: “Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người…” (BĐ 2).
Ngoài chiều kích lịch sử, một “lịch sử mang tính cứu độ”, của cuộc đời Chúa Giêsu mà các Tin Mừng Nhất Lãm và sách Công Vụ đồng thanh tường thuật, biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa lại ghi dấu những nội dung mạc khải thâm sâu nầy:
- Hôm nay, Chúa đã xuống thật thấp để đồng hành với con người. Thật vậy, nếu 30 năm trước, hang lừa máng cỏ là địa chỉ thấp hèn để Đấng Emmanuel là Lời quyền năng chọn địa chỉ để “nhập thể và ở cùng chúng ta”, là cung điện để Vua Trời giáng sinh làm người, thì hôm nay, giữa đoàn người ô hợp, tội lỗi, cùng đinh mạt hạng…, Đấng Mêsia không nệ chen vai sát cánh để trở thành “Người Anh Cả của muôn vạn đứa em” (Rm 8,29). Thiên Chúa đã bước xuống cuộc đời tôi như thế thì còn lý do gì để chúng ta né tránh, khước từ, hay lãnh đạm thờ ơ !
- Hôm nay, Chúa đã thật sự “mở lòng” hết cở để sẻ chia và trao ban quà tặng quý giá nhất: là “Con yêu dấu của Cha”. Và người Con Một đó ngay từ hôm nay, khi được Thần Khí tràn ngập, bắt đầu dấn thân vào sứ mệnh cứu thế mà điểm đến chính là trở nên lễ tế hy sinh vì tình yêu cứu độ. Chúa đã quảng đại, rộng rãi như thế có lẽ nào ta lại khư khư giữ chặt cái tôi ích kỷ, hẹp hòi ! Một thái độ tạ ơn đúng nghĩa, một đáp trả của tình yêu đó chính là “Hãy vâng nghe Lời Người” !
- Hôm nay, Chúa khởi sự giải thoát chúng ta khỏi quyền lực ác thần và tội lỗi khi cùng với “chim câu Thánh Thần” biến dòng nước bình thường của dòng sông Giođanô và muôn dòng nước khác trên địa cầu thành dòng nước có sức thánh hóa, tẩy sạch tội lỗi và dìm con người trong chính cuộc Khổ nạn-Phục sinh của Ngài để qui tụ tất cả vào hưởng vinh quang bất diệt trên thiên đàng, như xác quyết của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Kitô hữu giáo dân: “Bí tích Thánh Tẩy tác sinh chúng ta vào cuộc sống con cái Thiên Chúa; kết hiệp chúng ta với Đức Kitô và với Thân Thể của Ngài là Giáo Hội; xức dầu cho chúng ta trong Thánh Thần qua việc biến chúng ta thành những đền thờ thiêng liêng.” (Số 10). Phẩm giá của chúng ta, những người Kitô hữu, quá cao cả như thế lẽ nào chúng ta lại để “đền thờ thiêng liêng” bị “nhúng chàm” khi để tội lỗi thống trị; hay khi hạ mình chọn lựa những giá trị chỉ dành cho “con cái ma quỷ”…
Như vậy, có thể nói được hôm nay chính là ngày “Quốc Khánh” của toàn thể nhân loại; ngày mà như tác giả Thánh Vịnh 28 đã reo lên: Thiên Chúa đã chúc cho dân Người trong bình an; hay như ngôn sứ Isaia đã tiên báo: Thiên Chúa đã đặt Con Một “thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm”; và cũng là ngày mà Thánh Cả Phêrô, vị thủ lãnh đầu tiên của Giáo Hội đã tuyên tín: “Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người”.
Đứng trước mầu nhiệm trọng đại nầy đang tái diễn, nhất là, trước Chúa Kitô Thánh Thể sắp sửa “bước xuống cuộc đời tôi”, hà cớ gì tôi lại không vui mừng cảm tạ để tháp tùng theo Ngài mà tiến bước trên con đường đi về phía ánh sáng. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền
Kỷ nguyên của Ân sủng
Lm. Minh Anh
23:48 08/01/2022
KỶ NGUYÊN CỦA ÂN SỦNG
“Khi toàn dân chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa”.
Một nhà giáo dục nói, “Không thành vấn đề nếu bạn ngã xuống một vũng bùn, miễn là bạn nhặt được một thứ gì đó giữa bùn lầy khi đứng dậy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu nói đơn sơ của nhà giáo dục nếu đem áp dụng cho việc Chúa Giêsu chịu phép rửa trong ngày lễ hôm nay, cho thấy một ý nghĩa sâu sắc đến tuyệt vời! Phải, Chúa Giêsu đã ngã xuống dòng nước và Ngài đã nhặt lên cả một nhân loại khốn cùng! Với biến cố này, Ngài mở ra một kỷ nguyên mới, ‘kỷ nguyên của ân sủng’, của các Bí tích mà Ngài cùng các tội nhân dìm mình trong đó.
Ai mà không muốn một bác sĩ trước khi giải phẫu vén áo của ông lên, để lộ vết sẹo của mình và nói với bệnh nhân, “Tôi cũng bị như vậy. Nó sẽ ổn thôi!”. Người lính nào sẽ không dũng cảm hơn, đứng cao hơn, khi nhìn thấy những bắc đẩu bội tinh lấp lánh trên ngực của người chỉ huy? Chúng ta muốn những người hùng, những nhà lãnh đạo dẫn dắt chúng ta ngang qua những trải nghiệm xương máu của họ. Họ đã có mặt ở đó, để làm được điều đó! Và chúng ta muốn Đấng Cứu Độ chúng ta cũng hãy làm vậy. Để đồng cảm, để dự phần, để liên đới với con người, Thiên Chúa đã ngã xuống dòng nước! Ngài muốn đồng hành với con người trong tất cả sự đổ vỡ, yếu đuối, dễ tổn thương vì tội lỗi của nó. Ngài đồng nhất với nó, hiệp hành với nó, ôm lấy nó để có thể cứu độ nó. Không phải vì Ngài bất toàn, nhưng chỉ vì quá yêu thương nó!
Với Phaolô, Thiên Chúa vô tội đã “trở thành” tội. Ngài hiền lành, nhu mì; Isaia trong bài đọc hôm nay nói, “Ngài không lớn tiếng”, Ngài lặng lẽ xếp hàng như bao tội nhân. Đồng nhất với tội nhưng Ngài không bao giờ phạm tội; được coi là tội nhưng không là tội nhân. Tại sao? Bởi vì trở thành người, là trở thành tội! Để có thể đi vào thực tại của con người, Ngài phải đồng nhất với tất cả những gì tội lỗi kéo theo. Vai kề vai, Ngài muốn nói với chúng ta rằng, “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”. Chúa Giêsu không vờ trở thành người, Ngài thực sự đã trở thành một người.
Đó là lý do tại sao một Thiên Chúa vô tội lại xin phép rửa của hạng mắc tội. Ngài để sang một bên sự hoàn hảo và phẩm giá cao trọng để cúi đầu xuống một dòng sông bẩn thỉu; và rồi đây, Ngài sẽ tiếp tục đồng bàn với những con người ‘bẩn thỉu’; để cuối cùng, sẽ bị đóng đinh vì họ giữa hai tên ‘bẩn thỉu’. Thiên Chúa biết đến giá trị của sự đồng cảm; biết đến sức mạnh của sự gần gũi. Và Ngài biết, sứ vụ của Ngài dành cho các tội nhân phải bắt đầu không phải trên ngai vàng mà là trong bùn với những người khác, vốn chỉ cần họ cố gắng bắt đầu lại, bắt đầu lại nhiều lần!
Chúa Giêsu chịu phép rửa, sự viên mãn của Ba Ngôi Chí Thánh lần đầu tiên được tiết lộ còn tinh vi hơn ở biến cố Truyền Tin. Qua sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay, Phêrô nói, “Thiên Chúa dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài”. Phải, Thánh Thần, dưới hình chim câu bay lượn; tiếng nói Chúa Cha dành cho Con sự ưu ái; và Chúa Con đi vào một kết ước mới với con người, “Tôi sẽ trở nên giống bạn, để bạn có thể trở nên giống Tôi”. Tội lỗi sẽ được lấy đi nhờ nước và máu. Tôi sẽ chịu đau khổ vì lợi ích của bạn. Đây là một lời hứa! Và các linh mục của Ngài sẽ làm phép rửa, tha tội và thánh hiến cho đến khi mặt trời lặn lần cuối cùng. Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách, nhưng mãnh liệt nhất vẫn là qua các Bí tích. Hành động của Chúa Giêsu chứng tỏ điều này; Ngài chịu phép rửa để mở ra ‘kỷ nguyên của ân sủng’, kỷ nguyên các Bí tích!
Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã ngã xuống hàng ngũ của các tội nhân; Ngài liên đới với họ, đưa họ vào lãnh địa của Thiên Chúa, lãnh địa của ân sủng. Ngã xuống dòng nước, Ngài thánh hoá mọi dòng nước; Ngài dìm mình trong nước, để mở ra ‘kỷ nguyên của ân sủng’. Được dìm xuống với Ngài, chúng ta bước lên, để sống một đời sống mới, đời sống con cái Thiên Chúa. Cuộc đời mới ấy đã bắt đầu khi chúng ta cùng chết, mai táng và phục sinh với Ngài qua phép Rửa. Hôm nay, Ngài muốn chúng ta làm mới phép Rửa của mình mỗi ngày, qua việc thường xuyên lãnh nhận Bí tích Giải Tội và Thánh Thể. Bằng cách lãnh nhận ân sủng của hai Bí tích này, chúng ta củng cố các Bí tích khác. Khi tiếp nhận các Bí tích, chúng ta tiếp nhận chính Thiên Chúa và mỏ mạch mọi ân sủng của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tin, Chúa đã khai mở một ‘kỷ nguyên của ân sủng’, xin cho con đừng bao giờ ơ hờ với các Bí tích, nhưng biết chạy đến với các Bí tích, để múc lấy mạch ân sủng Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi toàn dân chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa”.
Một nhà giáo dục nói, “Không thành vấn đề nếu bạn ngã xuống một vũng bùn, miễn là bạn nhặt được một thứ gì đó giữa bùn lầy khi đứng dậy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu nói đơn sơ của nhà giáo dục nếu đem áp dụng cho việc Chúa Giêsu chịu phép rửa trong ngày lễ hôm nay, cho thấy một ý nghĩa sâu sắc đến tuyệt vời! Phải, Chúa Giêsu đã ngã xuống dòng nước và Ngài đã nhặt lên cả một nhân loại khốn cùng! Với biến cố này, Ngài mở ra một kỷ nguyên mới, ‘kỷ nguyên của ân sủng’, của các Bí tích mà Ngài cùng các tội nhân dìm mình trong đó.
Ai mà không muốn một bác sĩ trước khi giải phẫu vén áo của ông lên, để lộ vết sẹo của mình và nói với bệnh nhân, “Tôi cũng bị như vậy. Nó sẽ ổn thôi!”. Người lính nào sẽ không dũng cảm hơn, đứng cao hơn, khi nhìn thấy những bắc đẩu bội tinh lấp lánh trên ngực của người chỉ huy? Chúng ta muốn những người hùng, những nhà lãnh đạo dẫn dắt chúng ta ngang qua những trải nghiệm xương máu của họ. Họ đã có mặt ở đó, để làm được điều đó! Và chúng ta muốn Đấng Cứu Độ chúng ta cũng hãy làm vậy. Để đồng cảm, để dự phần, để liên đới với con người, Thiên Chúa đã ngã xuống dòng nước! Ngài muốn đồng hành với con người trong tất cả sự đổ vỡ, yếu đuối, dễ tổn thương vì tội lỗi của nó. Ngài đồng nhất với nó, hiệp hành với nó, ôm lấy nó để có thể cứu độ nó. Không phải vì Ngài bất toàn, nhưng chỉ vì quá yêu thương nó!
Với Phaolô, Thiên Chúa vô tội đã “trở thành” tội. Ngài hiền lành, nhu mì; Isaia trong bài đọc hôm nay nói, “Ngài không lớn tiếng”, Ngài lặng lẽ xếp hàng như bao tội nhân. Đồng nhất với tội nhưng Ngài không bao giờ phạm tội; được coi là tội nhưng không là tội nhân. Tại sao? Bởi vì trở thành người, là trở thành tội! Để có thể đi vào thực tại của con người, Ngài phải đồng nhất với tất cả những gì tội lỗi kéo theo. Vai kề vai, Ngài muốn nói với chúng ta rằng, “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”. Chúa Giêsu không vờ trở thành người, Ngài thực sự đã trở thành một người.
Đó là lý do tại sao một Thiên Chúa vô tội lại xin phép rửa của hạng mắc tội. Ngài để sang một bên sự hoàn hảo và phẩm giá cao trọng để cúi đầu xuống một dòng sông bẩn thỉu; và rồi đây, Ngài sẽ tiếp tục đồng bàn với những con người ‘bẩn thỉu’; để cuối cùng, sẽ bị đóng đinh vì họ giữa hai tên ‘bẩn thỉu’. Thiên Chúa biết đến giá trị của sự đồng cảm; biết đến sức mạnh của sự gần gũi. Và Ngài biết, sứ vụ của Ngài dành cho các tội nhân phải bắt đầu không phải trên ngai vàng mà là trong bùn với những người khác, vốn chỉ cần họ cố gắng bắt đầu lại, bắt đầu lại nhiều lần!
Chúa Giêsu chịu phép rửa, sự viên mãn của Ba Ngôi Chí Thánh lần đầu tiên được tiết lộ còn tinh vi hơn ở biến cố Truyền Tin. Qua sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay, Phêrô nói, “Thiên Chúa dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài”. Phải, Thánh Thần, dưới hình chim câu bay lượn; tiếng nói Chúa Cha dành cho Con sự ưu ái; và Chúa Con đi vào một kết ước mới với con người, “Tôi sẽ trở nên giống bạn, để bạn có thể trở nên giống Tôi”. Tội lỗi sẽ được lấy đi nhờ nước và máu. Tôi sẽ chịu đau khổ vì lợi ích của bạn. Đây là một lời hứa! Và các linh mục của Ngài sẽ làm phép rửa, tha tội và thánh hiến cho đến khi mặt trời lặn lần cuối cùng. Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách, nhưng mãnh liệt nhất vẫn là qua các Bí tích. Hành động của Chúa Giêsu chứng tỏ điều này; Ngài chịu phép rửa để mở ra ‘kỷ nguyên của ân sủng’, kỷ nguyên các Bí tích!
Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã ngã xuống hàng ngũ của các tội nhân; Ngài liên đới với họ, đưa họ vào lãnh địa của Thiên Chúa, lãnh địa của ân sủng. Ngã xuống dòng nước, Ngài thánh hoá mọi dòng nước; Ngài dìm mình trong nước, để mở ra ‘kỷ nguyên của ân sủng’. Được dìm xuống với Ngài, chúng ta bước lên, để sống một đời sống mới, đời sống con cái Thiên Chúa. Cuộc đời mới ấy đã bắt đầu khi chúng ta cùng chết, mai táng và phục sinh với Ngài qua phép Rửa. Hôm nay, Ngài muốn chúng ta làm mới phép Rửa của mình mỗi ngày, qua việc thường xuyên lãnh nhận Bí tích Giải Tội và Thánh Thể. Bằng cách lãnh nhận ân sủng của hai Bí tích này, chúng ta củng cố các Bí tích khác. Khi tiếp nhận các Bí tích, chúng ta tiếp nhận chính Thiên Chúa và mỏ mạch mọi ân sủng của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con tin, Chúa đã khai mở một ‘kỷ nguyên của ân sủng’, xin cho con đừng bao giờ ơ hờ với các Bí tích, nhưng biết chạy đến với các Bí tích, để múc lấy mạch ân sủng Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa 9/1/2022 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:12 08/01/2022
BÀI ĐỌC 1 Is 40:1-5,9-11
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Thiên Chúa phán: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm.”
Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta.Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu.Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán.”
Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao.
Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: “Kìa Thiên Chúa các ngươi!”
Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được,
trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Tt 2:11-14,3:4-7
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-tô.
Anh thân mến, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang. Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.
Khi Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, biểu lộ lòng từ bi và nhân ái của Người, Người đã cứu chúng ta không phải vì chúng ta đã làm những việc công chính, mà là vì Người thương xót. Người cứu chúng ta nhờ phép Rửa ban ơn tái sinh và đổi mới do Thánh Thần thực hiện. Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn Thánh Thần trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng ta. Như vậy, một khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, chúng ta được thừa hưởng sự sống đời đời như chúng ta vẫn hy vọng.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Lc 3:1-6
Alleluia. Alleluia. Ông Gio-an nói: Có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến; chính Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 3:15-16,21-22
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng:
“Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa.”
Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa; rồi đang khi Người cầu nguyện thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con.”
Đó là Lời Chúa.
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Tẩy để tha tội cho chúng ta. Những ai đã chịu Phép Rửa đều được gọi là con cái Thiên Chúa. Để sống xứng đáng với ân huệ lớn lao này, chúng ta hãy thành khẩn dâng lời cầu xin:
1.Người tôi tớ mà Thiên Chúa tuyển chọn khi xưa đã luôn làm đẹp lòng Ngài. Xin cho các vị Chủ chăn trong Hội thánh, luôn được tràn đầy thần trí khôn ngoan thánh thiện, để các ngài dẫn dắt đoàn chiên thoát khỏi những xiềng xích nô lệ của tội lỗi, và trung thành tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
2. Bí tích Rửa tội làm cho mọi người trở thành anh em con một Cha trên trời. Xin cho các Kitô hữu luôn hết lòng phụng sự Chúa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, biết cố gắng hoàn thiện chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp, góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
3. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã nói: “Người Kitô hữu tốt phải là người công dân tốt”. Xin cho những người thân trong gia đình chúng con, luôn nhận ra giá trị cao quý của Bí tích Rửa tội, quyết tâm dứt khoát với tội lỗi và sống chừng mực công chính, để xứng đáng với ơn gọi làm con Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
4. Chúa là Đấng quyền năng và cao trọng, vậy mà đã đến xin ông Gioan làm phép rửa cho mình. Xin cho mỗi người chúng con luôn noi theo gương Chúa sống khiêm nhường, dễ chịu, biết mở rộng tâm hồn để được Thần Khí soi sáng, và hướng dẫn cuộc đời chúng con mỗi ngày trong ơn nghĩa với Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Chủ tế: Lạy Chúa Cha toàn năng, Chúa đã dùng những dấu lạ tại sông Giođan, để tỏ bày mầu nhiệm phép rửa mới. Xin ban cho mỗi người chúng con luôn biết lắng nghe Lời Chúa, sống bác ái khiêm nhường, và chuyên cần cầu nguyện, để chúng con luôn được sống trong ơn sủng của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Là ai và phải trở thành ai?
Lm. Minh Anh
03:13 08/01/2022
LÀ AI VÀ PHẢI TRỞ THÀNH AI?
“Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”.
Chuyện kể về một triết gia người Đức rất nổi tiếng, Schleiermacher, người định hình sự tiến bộ của tư tưởng hiện đại. Một chiều kia, khi đèn đã lên, ông ngồi một mình trong công viên. Một cảnh sát đi tới, với ý định bắt ông vì nghĩ rằng, ông là một gã say, lang thang. Cảnh sát hỏi, “Ông là ai?”; Schleiermacher buồn bã trả lời, “Ước gì tôi biết!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật ngạc nhiên, Schleiermacher quên mình là ai! Cũng thế, đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không nhớ mình ‘là ai và phải trở thành ai?’. Trong Tin Mừng hôm nay, Gioan Tẩy Giả sẽ chỉ cho chúng ta bí quyết để mỗi người nhớ rõ căn tính mình; đó là, “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”.
Trước hết, việc Chúa Giêsu lớn lên trong cuộc sống của mỗi người chúng ta phải là mục tiêu hàng đầu. Ngài phải chiếm hữu tâm trí và ý chí chúng ta ngày càng hơn; Ngài phải sở hữu chúng ta, và chúng ta sở hữu Ngài. Nó có nghĩa là mọi nghi ngờ và sợ hãi phải được gạt sang một bên và tình yêu dành cho Ngài phải trở nên lý do của cuộc sống. Sẽ thật tự do khi chúng ta cho phép Chúa Giêsu lớn lên trong cuộc đời mình. Cuộc sống ấy sẽ được giải phóng theo nghĩa, ‘tôi không còn tìm cách tự quản nó’; vì Ngài, Đấng sống trong tôi, sẽ đảm nhiệm công việc đó. Trong Ngài, tôi biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’; tôi là của Ngài và mỗi ngày, tôi phải trở thành một Giêsu khác!
Thứ hai, khi nói “Còn tôi nhỏ lại”, Gioan muốn nói, ý chí, ước muốn, tham vọng, hy vọng… của Gioan phải tan biến khi Chúa Giêsu làm chủ hoàn toàn con người Gioan. Từ bỏ mọi ích kỷ và sống vị tha phải là nguyên tắc căn bản trong cuộc sống chúng ta! “Nhỏ lại” trước mặt Thiên Chúa có nghĩa là trở nên khiêm tốn; từ bỏ mọi thứ không phải của Chúa và chỉ cho phép Ngài soi rọi. Chúng ta chỉ có thể từ bỏ một tình yêu nhỏ hơn vì một tình yêu lớn hơn! Mỗi ngày, Gioan đặt khát vọng và tình yêu của mình vào Đấng Messia; hành động và ý hướng của Gioan tập trung vào Đấng sắp đến; Gioan biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’. Sự cô độc của Gioan trong sa mạc cho phép tình yêu này phát triển mà không bị phân tâm; Gioan chia sẻ, tất cả những gì chúng ta nhận được là từ trời, từ sự sống siêu nhiên được ban cho bởi cầu nguyện, chiêm ngưỡng và đón nhận. Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Gioan tông đồ cũng nói, “Con Thiên Chúa đã đến, ban cho chúng ta ơn thông hiểu, để chúng ta nhận biết Chúa chân thật, và được ở trong Con chân thật của Ngài”.
Vậy mà rất nhiều lần, chúng ta làm điều ngược lại, ‘Cần tôi lớn lên, còn Chúa nhỏ lại!’, chúng ta không biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’. Cám dỗ tìm kiếm chính mình trong ơn gọi, trong việc tông đồ, trong việc phục vụ Giáo Hội là một cám dỗ triền miên mọi thời, ở bất cứ ai, thuộc bất cứ đấng bậc nào! Một số người chỉ cống hiến khi công việc phải mang lại cho họ danh dự hoặc nâng cao tầm quan trọng của bản thân. Chúng ta tuyên bố phục vụ Chúa Kitô, nhưng nếu địa vị bị tổn hại vì những chỉ trích, hoặc thấy ai đó kém khả năng hơn đứng trên chúng ta về thứ hạng, trái tim chúng ta vỡ vụn; cam kết của chúng ta suy tàn. Vào những thời điểm đó, chớ gì chúng ta có thể vượt qua thử thách mà Gioan đã vượt qua, vì “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”.
‘Là ai và phải trở thành ai?’. Một câu hỏi xem ra có vẻ như một lối chơi chữ, nhưng là một câu hỏi đáng để suy nghĩ. Bởi lẽ, không ai khác mà là ‘bạn và tôi’, chúng ta biết, cùng đích cuối cùng của cuộc hành trình làm người là chúng ta phải trở thành một Giêsu khác. Nói đúng hơn, chúng ta phải ngày càng làm rỗng chính mình để Chúa Giêsu có thể lấp đầy mỗi người bằng chính Ngài. Theo cách nói của Phaolô, “nên đồng hình đồng dạng với Ngài”, khi “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi!”. Vậy chúng ta phải làm gì để đạt được mục đích này? Phải như Gioan, chúng ta phải xác tín, “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”. Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu không phải là nỗ lực một sớm một chiều, nhưng như Gioan, nó là thành quả của nhiều năm cầu nguyện, chinh phục bản thân và trung thành với một cuộc sống hoán cải vốn phải được sống trước khi được rao giảng. Như vậy chúng ta mới biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dạy con biết quên đi bản thân như Gioan, để hoa trái công cuộc cứu rỗi thế giới của Chúa và của Hội Thánh được gặt hái, vì “Chúa phải lớn lên, còn con nhỏ lại”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”.
Chuyện kể về một triết gia người Đức rất nổi tiếng, Schleiermacher, người định hình sự tiến bộ của tư tưởng hiện đại. Một chiều kia, khi đèn đã lên, ông ngồi một mình trong công viên. Một cảnh sát đi tới, với ý định bắt ông vì nghĩ rằng, ông là một gã say, lang thang. Cảnh sát hỏi, “Ông là ai?”; Schleiermacher buồn bã trả lời, “Ước gì tôi biết!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật ngạc nhiên, Schleiermacher quên mình là ai! Cũng thế, đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không nhớ mình ‘là ai và phải trở thành ai?’. Trong Tin Mừng hôm nay, Gioan Tẩy Giả sẽ chỉ cho chúng ta bí quyết để mỗi người nhớ rõ căn tính mình; đó là, “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”.
Trước hết, việc Chúa Giêsu lớn lên trong cuộc sống của mỗi người chúng ta phải là mục tiêu hàng đầu. Ngài phải chiếm hữu tâm trí và ý chí chúng ta ngày càng hơn; Ngài phải sở hữu chúng ta, và chúng ta sở hữu Ngài. Nó có nghĩa là mọi nghi ngờ và sợ hãi phải được gạt sang một bên và tình yêu dành cho Ngài phải trở nên lý do của cuộc sống. Sẽ thật tự do khi chúng ta cho phép Chúa Giêsu lớn lên trong cuộc đời mình. Cuộc sống ấy sẽ được giải phóng theo nghĩa, ‘tôi không còn tìm cách tự quản nó’; vì Ngài, Đấng sống trong tôi, sẽ đảm nhiệm công việc đó. Trong Ngài, tôi biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’; tôi là của Ngài và mỗi ngày, tôi phải trở thành một Giêsu khác!
Thứ hai, khi nói “Còn tôi nhỏ lại”, Gioan muốn nói, ý chí, ước muốn, tham vọng, hy vọng… của Gioan phải tan biến khi Chúa Giêsu làm chủ hoàn toàn con người Gioan. Từ bỏ mọi ích kỷ và sống vị tha phải là nguyên tắc căn bản trong cuộc sống chúng ta! “Nhỏ lại” trước mặt Thiên Chúa có nghĩa là trở nên khiêm tốn; từ bỏ mọi thứ không phải của Chúa và chỉ cho phép Ngài soi rọi. Chúng ta chỉ có thể từ bỏ một tình yêu nhỏ hơn vì một tình yêu lớn hơn! Mỗi ngày, Gioan đặt khát vọng và tình yêu của mình vào Đấng Messia; hành động và ý hướng của Gioan tập trung vào Đấng sắp đến; Gioan biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’. Sự cô độc của Gioan trong sa mạc cho phép tình yêu này phát triển mà không bị phân tâm; Gioan chia sẻ, tất cả những gì chúng ta nhận được là từ trời, từ sự sống siêu nhiên được ban cho bởi cầu nguyện, chiêm ngưỡng và đón nhận. Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Gioan tông đồ cũng nói, “Con Thiên Chúa đã đến, ban cho chúng ta ơn thông hiểu, để chúng ta nhận biết Chúa chân thật, và được ở trong Con chân thật của Ngài”.
Vậy mà rất nhiều lần, chúng ta làm điều ngược lại, ‘Cần tôi lớn lên, còn Chúa nhỏ lại!’, chúng ta không biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’. Cám dỗ tìm kiếm chính mình trong ơn gọi, trong việc tông đồ, trong việc phục vụ Giáo Hội là một cám dỗ triền miên mọi thời, ở bất cứ ai, thuộc bất cứ đấng bậc nào! Một số người chỉ cống hiến khi công việc phải mang lại cho họ danh dự hoặc nâng cao tầm quan trọng của bản thân. Chúng ta tuyên bố phục vụ Chúa Kitô, nhưng nếu địa vị bị tổn hại vì những chỉ trích, hoặc thấy ai đó kém khả năng hơn đứng trên chúng ta về thứ hạng, trái tim chúng ta vỡ vụn; cam kết của chúng ta suy tàn. Vào những thời điểm đó, chớ gì chúng ta có thể vượt qua thử thách mà Gioan đã vượt qua, vì “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”.
Anh Chị em,
‘Là ai và phải trở thành ai?’. Một câu hỏi xem ra có vẻ như một lối chơi chữ, nhưng là một câu hỏi đáng để suy nghĩ. Bởi lẽ, không ai khác mà là ‘bạn và tôi’, chúng ta biết, cùng đích cuối cùng của cuộc hành trình làm người là chúng ta phải trở thành một Giêsu khác. Nói đúng hơn, chúng ta phải ngày càng làm rỗng chính mình để Chúa Giêsu có thể lấp đầy mỗi người bằng chính Ngài. Theo cách nói của Phaolô, “nên đồng hình đồng dạng với Ngài”, khi “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi!”. Vậy chúng ta phải làm gì để đạt được mục đích này? Phải như Gioan, chúng ta phải xác tín, “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại!”. Tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Giêsu không phải là nỗ lực một sớm một chiều, nhưng như Gioan, nó là thành quả của nhiều năm cầu nguyện, chinh phục bản thân và trung thành với một cuộc sống hoán cải vốn phải được sống trước khi được rao giảng. Như vậy chúng ta mới biết mình ‘là ai và phải trở thành ai’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dạy con biết quên đi bản thân như Gioan, để hoa trái công cuộc cứu rỗi thế giới của Chúa và của Hội Thánh được gặt hái, vì “Chúa phải lớn lên, còn con nhỏ lại”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sống ơn Bí tích Rửa tội
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:49 08/01/2022
LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỬA
SỐNG ƠN BÍ TÍCH RỬA TỘI
Chúa Giêsu là ai? Chính Chúa Cha xác nhận từ trời cao: "Con là Con Cha yêu dấu, Cha hài lòng về Con". Trong lời xác nhận, Chúa Cha vừa như vinh danh Chúa Giêsu, vừa như giới thiệu Chúa Giêsu cho loài người.
1. CUỘC HIỂN LINH CHUYỂN GIAO CỰU ƯỚC SANG TÂN ƯỚC.
Qua việc giới thiệu, Chúa Cha đòi loài người không chỉ nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai mà còn phải tin tưởng và đón nhận Chúa Giêsu, Đấng đến thực thi chương trình cứu độ theo thánh ý Chúa Cha. Nhờ đón nhận Chúa Giêsu, loài người mở lòng đón nhận những giáo huấn của Chúa Giêsu.
Cuộc thần hiện, không chỉ là "nội bộ" giữa Chúa Cha và Chúa Con mà còn có sự hiện diện hiển linh của Chúa Thánh Thần. Trong thời khởi nguyên, Chúa Thánh Thần bay là là trên mặt nước. Ngài là tác nhân của sự sống trong cuộc sáng tạo thứ nhất. Nay Ngài ngự xuống trên Chúa Kitô trong buổi đầu của cuộc sáng tạo mới do chính Chúa Kitô đảm trách.
Chúa Thánh Thần được ban đến để hoạt động trong từng lời dạy, từng hành động của Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần sẽ sáng soi, thúc giục và nâng đỡ các tín hữu, để họ mạnh mẽ bước theo và đáp trả bằng tình yêu của chính họ đối với tất cả những gì mà họ được nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Chúa Kitô.
Hình ảnh Ba Ngôi hiển linh cùng lúc hết sức nhịp nhàn, đầy đặn, tỏ tường và dũng lực: Chúa Cha thể hiện qua lời phán uy nghi từ trời cao, Chúa Thánh Thần dưới hình bồ câu xé trời ngự xuống; Chúa Con được chính Chúa Cha long trọng công bố. Trong lịch sử chưa từng có cuộc thần hiện nào vĩ đại và uy hùng như thế: Cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng lúc tỏ mình đầy ánh sáng, đầy uy linh.
Còn một nhân vật không thể thiếu, là đại diện của Cựu Ước chuyển giao sứ mạng cho Tân Ước, đó là thánh Gioan Tẩy giả. Nơi dòng sông huyền diệu và nhiệm mầu, Chúa Kitô, với hành động lãnh nhận phép rửa bởi vị tiên tri cuối cùng này, đã đưa thế giới vào triều đại của tình yêu hóa nên cụ thể nơi chính bản thân Chúa Kitô.
2. DÒNG NƯỚC THÁNH HÓA.
Từ nay dòng nước thanh tẩy sẽ là sức mạnh đưa con người vào sự sống vĩnh cửu, sự sống của chính Thiên Chúa mà Chúa Kitô mang đến cho trần gian. Chúa Kitô sẽ là chính chiên Thiên Chúa đến gánh lấy tội lỗi của trần gian, điều mà vị tiên tri cuối cùng, thánh Gioan đã từng loan báo. Để cho trần gian được sống, Chúa Kitô sẽ là "Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngài" (2 Cr 5, 21).
Bí Tích Rửa tội là cửa ngõ dẫn vào toàn bộ đời sống của một Kitô hữu. Trên nền bí tích này, từ nay ta được đồng phận với Chúa Kitô, nên một trong Chúa Kitô, được tham dự vào đời sống Ba Ngôi, được Thiên Chúa chứng nhận là con của Ngài, cùng thừa hưởng gia nghiệp vinh phúc muôn đời mà một người con cùng được nhận lãnh nơi Cha của mình như chính Chúa Kitô là Con đích thực của Thiên Chúa vậy.
Nhờ bí tích cửa ngõ này, ta được giải thoát khỏi tội, được giao hòa với Thiên Chúa, được sống trong nhà Chúa mình, lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác, và lãnh nhận những bí tích còn lại trong suốt đời Kitô hữu của mình.
Từ khi được Rửa tội, ta cũng được Chúa Thánh Thần củng cố sức mạnh, để không ngừng tin tưởng, cậy trông và yêu mến Thiên Chúa.
Chúa Thánh Thần thúc giục ta hiếu thảo cùng Thiên Chúa theo gương Chúa Kitô, để cùng Chúa Kitô, ta lãnh nhận sứ mạng tiếp tục công việc của Chúa Kitô, đem ơn cứu rỗi cho đồng loại bằng chính đời sống thảo hiếu của mình.
Để chứng tỏ mình thảo hiếu, ta cần không ngừng vươn lên sự thánh thiện, lắng nghe và thực thi huấn lệnh mà Chúa Kitô đưa ra như chính Chúa Cha huấn dụ "phải vâng nghe lời" Chúa Kitô.
Tắt một lời, sống thảo hiếu như Chúa Kitô, ta không ngừng kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong cầu nguyện, siêng năng thi hành các việc phụng tự, siêng năng lãnh bí tích, nhất là bí tích giải tội và Mình Thánh Chúa Kitô, siêng năng lắng nghe Lời Chúa, nhất là các lời dạy của Chúa Kitô trong Tin Mừng...
Về mặt trần thế, ta luôn sống khiêm nhường, hiền hòa, bác ái, tích cực góp phần xây dựng xã hội, tạo hạnh phúc cho tha nhân...
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan có kế hoạch tiếp cận những người trẻ tuổi vào năm 2022
Đặng Tự Do
06:13 08/01/2022
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tập trung vào việc tiếp cận những người trẻ tuổi vào năm 2022. Đức Cha Artur Miziński, tổng thư ký của hội đồng giám mục Ba Lan, nói rằng có một “nhu cầu cấp bách” để cải thiện sự giao tiếp giữa Giáo Hội và thế hệ trẻ.
Ngài nói: “Đây là một thách thức đối với toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.
“Có một nhu cầu cấp thiết là tìm kiếm và giới thiệu những cách thức mới để tiếp cận những người trẻ với sứ điệp Phúc âm. Các cộng đồng và phong trào Công Giáo, hoạt động trong đại đa số các giáo xứ Ba Lan, phải phục vụ mục đích này”.
“Chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng các công nghệ truyền thông mới để gần gũi với cuộc sống và công việc hàng ngày của giới trẻ.”
Đức Cha Miziński, một Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Lublin ở miền đông Ba Lan, đã đưa ra lập trường trên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Giáo Hội ngày càng lo ngại về việc thế tục hóa ở quốc gia trung Âu này.
Báo cáo “Giáo Hội ở Ba Lan”, được xuất bản vào tháng 3 năm 2021, lưu ý rằng việc thực hành tôn giáo trong giới trẻ đã giảm một nửa trong gần 30 năm qua.
Vào tháng 10, Giáo Hội đã công bố rằng số thanh niên ghi danh vào các chủng viện của Ba Lan vào năm 2021 ít hơn gần 20% so với năm trước đó.
Nhưng 91.9% dân số gần 38 triệu người của Ba Lan tiếp tục tuyên xưng mình là thành viên của Giáo Hội, với 36.9% người Công Giáo thường xuyên tham dự Thánh lễ.
Đức Cha Miziński nói rằng “việc đào tạo và chăm sóc mục vụ cho những người trẻ tuổi” là một trong ba ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội cho năm mới, bên cạnh việc giúp đỡ những người có nhu cầu và “đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để đi trên con đường đồng nghị trong các giáo phận.”
Vào tháng 10, Đức Thánh Cha đã khai mạc giai đoạn đầu tiên của tiến trình tham vấn toàn cầu kéo dài hai năm dẫn đến Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị. Giai đoạn cấp giáo phận sẽ kéo dài đến ngày 15 tháng 8.
Giai đoạn thứ hai là ở cấp lục địa sẽ diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, trước Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục tại Vatican vào tháng 10 năm 2023.
“Các cuộc tham vấn của Thượng hội đồng đang được tiến hành tại các giáo phận Ba Lan và sẽ tiếp tục sang năm mới, cho đến giữa tháng Năm,” Đức Cha Miziński nói.
“Để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi muốn tìm kiếm câu trả lời và cách thức để hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến những câu hỏi này”.
“Các giáo xứ, đại diện của các phong trào và cộng đồng, và giáo dân đang tham gia vào quá trình này. Đây là cam kết của chúng tôi đối với Thượng Hội đồng Giám mục do Đức Thánh Cha tuyên bố”.
Đánh giá lại năm 2021, Đức Cha Miziński nói rằng các điểm nổi bật đối với Giáo Hội Ba Lan bao gồm việc cùng nhau tổ chức lễ tuyên chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński và Mẹ Elżbieta Róża Czacka vào ngày 12 tháng 9, và việc phong chân phước cho Cha Jan Macha vào ngày 20 tháng 11.
Ngài nói: “Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì những Chân Phước mới này. “Các buổi lễ phong chân phước diễn ra vào tháng 9 ở Warsaw và vào tháng 11 ở Katowice là một cơ hội để gợi nhớ và quảng bá, đặc biệt là trong giới trẻ, các chứng tá cuộc đời của các Chân Phước.”
Ngài cũng lưu ý rằng vào năm 2021, các giám mục Ba Lan đã thực hiện các chuyến thăm “ad limina” tới Rôma, gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Ngài nói thêm rằng đời sống Công Giáo tiếp tục bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Ba Lan đã ghi nhận hơn bốn triệu trường hợp nhiễm coronavirus và hơn 97,000 trường hợp tử vong.
“Đại dịch cũng sẽ là một thách thức trong năm mới. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện để tham gia Thánh lễ một cách an toàn, trong khi nâng đỡ tinh thần của các nhóm nhỏ và đời sống cộng đoàn.”
“Việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh là một biểu hiện của sự quan tâm lẫn nhau và tình yêu thương của người lân cận.”
Vị giám mục nhấn mạnh rằng Giáo Hội Ba Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ những người gặp khó khăn.
Ngài lưu ý rằng vào tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki đã thay mặt Hội đồng Giám mục Ba Lan ra tuyên bố hoan nghênh lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với các nước Âu Châu trong việc tạo điều kiện cho các cộng đồng Công Giáo hỗ trợ người di cư.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai bày tỏ ý muốn đến và định cư tại đất nước của chúng tôi, phù hợp với khả năng pháp lý hiện có và với các quy định di cư hiện hành của quốc gia”.
Đức Cha Miziński nói rằng Giáo Hội ở Ba Lan sẵn sàng giúp đỡ tất cả những người mới đến Ba Lan, phù hợp với các quy định hiện hành của chính phủ về vấn đề di cư.
Source:Catholic News Agency
Tường trình của thông tấn xã Fides về tình hình nghiêm trọng tại Kazakhstan. Nga đưa quân vào đàn áp
Đặng Tự Do
17:16 08/01/2022
Khi cảnh sát Kazakhstan bắt giữ cựu giám đốc tình báo và các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục diễn ra, một linh mục từng truyền giáo ở quốc gia này cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng mang tính chính trị và có thể biến thành một chiến dịch dân tộc chủ nghĩa và chống phương Tây.
Các cuộc biểu tình bạo lực nhấn chìm Kazakhstan đại diện cho một “cuộc khủng hoảng chính trị thực sự” và không phải là cuộc nổi dậy đơn giản chống lại việc tăng giá nhiên liệu.
Cha Edoardo Canetta đã đưa ra lập trường trên về tình hình đầy biến động ở quốc gia Trung Á trong nhận xét với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vị linh mục Công Giáo người Ý đã có 20 năm ở Kazakhstan với tư cách là nhà truyền giáo, trong đó có 5 năm là Tổng đại diện của Trung Á, và hiện là giáo sư tại Học viện Thánh Ambrosiô ở Milan.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào ngày 2 tháng Giêng tại thị trấn Zhanaozen sau khi chính phủ loại bỏ giới hạn đối với giá khí hóa lỏng, gọi tắt là LPG, khiến giá LPG tăng gấp đôi.
Chính phủ sau đó đã lùi lại, áp đặt lại mức giá ban đầu trong 6 tháng, nhưng lúc đó đã quá muộn, các cuộc biểu tình đã nhấn chìm cả quốc gia, đặc biệt là trung tâm tài chính Almaty.
Nói chuyện với Fides, Cha Canetta chỉ ra rằng những người Kazakhstan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá nhiên liệu là những người thuộc tầng lớp trung lưu mới, vì nhiều công dân nghèo hơn, chiếm một nửa dân số, không có xe hơi.
Ngài nhấn mạnh rằng “Cho đến năm ngoái, nhiên liệu ở Kazakhstan được bán với giá 40 xu một lít, là một mức giá thấp đến mức không tưởng tượng nổi ở Ý. Ngày nay mức giá đó đã tăng lên gấp đôi, đồng thời lạm phát đã lên đến những đỉnh rất cao”.
Những yếu tố này làm chao đảo những người Kazakhstan có xe hơi, những người mà ngài nói rằng không hiểu “tại sao một quốc gia sống nhờ khí đốt và dầu mỏ lại phải trả nhiều tiền cho dầu và khí đốt như vậy”.
Kazakhstan có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, nhưng khoảng 3/4 sản lượng được xuất khẩu.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, Kazakhstan rơi vào cảnh nghèo đói khủng khiếp và phải ký các hợp đồng dài hạn với các công ty dầu khí với giá phải trả là những lợi nhuận trong tương lai.
Các hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, và các công ty nước ngoài chỉ trả một phần nhỏ lợi nhuận từ việc khai thác dầu và khí đốt cho đất nước.
“Các công ty nước ngoài lớn đã làm giàu từ hoạt động này được thực hiện trên lãnh thổ Kazakhstan, mặt khác, họ đã hỗ trợ đầu tư và mang lại công nghệ, nghiên cứu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, người dân Kazakhstan không hiểu lý do của những thỏa thuận này và tiếp tục đòi quyền sở hữu các tài nguyên của quốc gia”.
Khi những người biểu tình trở nên bạo lực, đốt cháy xe hơi và các tòa nhà của nhà nước, chính phủ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo. Tổng thống ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình mà không cần cảnh báo trước.
Hàng chục người đã bị giết và hàng nghìn người bị giam giữ. Internet nhanh chóng bị tắt và các kết nối điện thoại lúc có lúc không.
Cha Guido Trezzani, Giám đốc Caritas Kazakhstan, nói với Fides rằng nhân viên của ngài đã không thể đến văn phòng của họ ở Almaty.
Ngài cho biết: “Chúng tôi cách tòa nhà chính phủ khoảng một km rưỡi, và chúng tôi nghe thấy tiếng súng,”
Ngài nói thêm rằng nhân viên Caritas hiện đang an toàn nhưng điều tốt nhất lúc này là ở nhà.
Những người biểu tình giận dữ đã xông vào tòa thị chính ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan. Những người biểu tình cũng đột nhập và đốt các tòa nhà công cộng khác, Cả dinh tổng thống cũng bị đốt.
Nhưng lực lượng an ninh đã phản ứng gay gắt. Một nữ phát ngôn viên của cảnh sát nói rằng hàng chục kẻ tấn công đã bị “thanh lý”. Thanh lý là từ ngữ mà cô ta dùng.
Các nhà chức trách cũng nói rằng ít nhất một chục cảnh sát đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, và hàng trăm người bị thương.
Một cảnh sát được cho là đã bị chặt đầu, trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy các cuộc đụng độ leo thang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với sự cai trị độc tài ở quốc gia Trung Á này.
Nga đã đưa quân vào đàn áp cuộc biểu tình. Họ nói là để gìn giữ hòa bình. Kazakhstan từng là một quốc gia trong khối Liên Sô trước khi giành được độc lập sau khi Liên Sô tan rã.
Source:Vatican NewsKazakhstan protests ‘could spark anti-Western flareup’
Các cuộc biểu tình bạo lực nhấn chìm Kazakhstan đại diện cho một “cuộc khủng hoảng chính trị thực sự” và không phải là cuộc nổi dậy đơn giản chống lại việc tăng giá nhiên liệu.
Cha Edoardo Canetta đã đưa ra lập trường trên về tình hình đầy biến động ở quốc gia Trung Á trong nhận xét với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vị linh mục Công Giáo người Ý đã có 20 năm ở Kazakhstan với tư cách là nhà truyền giáo, trong đó có 5 năm là Tổng đại diện của Trung Á, và hiện là giáo sư tại Học viện Thánh Ambrosiô ở Milan.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào ngày 2 tháng Giêng tại thị trấn Zhanaozen sau khi chính phủ loại bỏ giới hạn đối với giá khí hóa lỏng, gọi tắt là LPG, khiến giá LPG tăng gấp đôi.
Chính phủ sau đó đã lùi lại, áp đặt lại mức giá ban đầu trong 6 tháng, nhưng lúc đó đã quá muộn, các cuộc biểu tình đã nhấn chìm cả quốc gia, đặc biệt là trung tâm tài chính Almaty.
Nói chuyện với Fides, Cha Canetta chỉ ra rằng những người Kazakhstan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá nhiên liệu là những người thuộc tầng lớp trung lưu mới, vì nhiều công dân nghèo hơn, chiếm một nửa dân số, không có xe hơi.
Ngài nhấn mạnh rằng “Cho đến năm ngoái, nhiên liệu ở Kazakhstan được bán với giá 40 xu một lít, là một mức giá thấp đến mức không tưởng tượng nổi ở Ý. Ngày nay mức giá đó đã tăng lên gấp đôi, đồng thời lạm phát đã lên đến những đỉnh rất cao”.
Những yếu tố này làm chao đảo những người Kazakhstan có xe hơi, những người mà ngài nói rằng không hiểu “tại sao một quốc gia sống nhờ khí đốt và dầu mỏ lại phải trả nhiều tiền cho dầu và khí đốt như vậy”.
Kazakhstan có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, nhưng khoảng 3/4 sản lượng được xuất khẩu.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, Kazakhstan rơi vào cảnh nghèo đói khủng khiếp và phải ký các hợp đồng dài hạn với các công ty dầu khí với giá phải trả là những lợi nhuận trong tương lai.
Các hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, và các công ty nước ngoài chỉ trả một phần nhỏ lợi nhuận từ việc khai thác dầu và khí đốt cho đất nước.
“Các công ty nước ngoài lớn đã làm giàu từ hoạt động này được thực hiện trên lãnh thổ Kazakhstan, mặt khác, họ đã hỗ trợ đầu tư và mang lại công nghệ, nghiên cứu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, người dân Kazakhstan không hiểu lý do của những thỏa thuận này và tiếp tục đòi quyền sở hữu các tài nguyên của quốc gia”.
Khi những người biểu tình trở nên bạo lực, đốt cháy xe hơi và các tòa nhà của nhà nước, chính phủ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo. Tổng thống ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình mà không cần cảnh báo trước.
Hàng chục người đã bị giết và hàng nghìn người bị giam giữ. Internet nhanh chóng bị tắt và các kết nối điện thoại lúc có lúc không.
Cha Guido Trezzani, Giám đốc Caritas Kazakhstan, nói với Fides rằng nhân viên của ngài đã không thể đến văn phòng của họ ở Almaty.
Ngài cho biết: “Chúng tôi cách tòa nhà chính phủ khoảng một km rưỡi, và chúng tôi nghe thấy tiếng súng,”
Ngài nói thêm rằng nhân viên Caritas hiện đang an toàn nhưng điều tốt nhất lúc này là ở nhà.
Những người biểu tình giận dữ đã xông vào tòa thị chính ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan. Những người biểu tình cũng đột nhập và đốt các tòa nhà công cộng khác, Cả dinh tổng thống cũng bị đốt.
Nhưng lực lượng an ninh đã phản ứng gay gắt. Một nữ phát ngôn viên của cảnh sát nói rằng hàng chục kẻ tấn công đã bị “thanh lý”. Thanh lý là từ ngữ mà cô ta dùng.
Các nhà chức trách cũng nói rằng ít nhất một chục cảnh sát đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, và hàng trăm người bị thương.
Một cảnh sát được cho là đã bị chặt đầu, trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy các cuộc đụng độ leo thang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với sự cai trị độc tài ở quốc gia Trung Á này.
Nga đã đưa quân vào đàn áp cuộc biểu tình. Họ nói là để gìn giữ hòa bình. Kazakhstan từng là một quốc gia trong khối Liên Sô trước khi giành được độc lập sau khi Liên Sô tan rã.
Source:Vatican News
Ca sĩ và diễn viên thượng thặng nói về Chuỗi Mân Côi sau khi con gái mất tích
Đặng Tự Do
17:29 08/01/2022
Romina Power có lòng sùng kính Đức Mẹ ngày càng mạnh mẽ hơn trong những năm qua.
Trong một số gần đây của tuần báo Ý Maria con te, nghĩa là “Đức Maria ở với bạn”, chúng tôi tìm thấy một cuộc phỏng vấn với nữ ca sĩ kiêm diễn viên Romina Power, tập trung vào lòng sùng kính lớn lao của cô đối với Đức Mẹ.
Romina Power — ca sĩ, diễn viên và nhân vật truyền hình nổi tiếng, và là con gái của hai ngôi sao Hollywood nổi tiếng, Tyrone Power và Linda Christian — đã bước sang tuổi 70 vào tháng 10 vừa qua. Cô lên ngôi vào ngày 26 tháng 7 năm 1970, khi mới hơn 18 tuổi, sau đó cô kết hôn với một ca sĩ trẻ và đầy triển vọng người Ý, Albano Carrisi, con trai của một gia đình nông dân ở Apulian.
Cho rằng gia đình mình quá nghèo, không xứng với gia đình Romina Power, mẹ của anh Albano Carrisi ban đầu khuyên con trai đừng trèo cao để khỏi té đau. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này hóa ra lại là điều tốt nhất: mối quan hệ của họ rất sâu sắc và hạnh phúc như một cặp vợ chồng và như một cặp đôi nghệ thuật, và bốn đứa con được sinh ra từ cuộc hôn nhân: Ylenia, Yari, Cristel và Romina.
Mặc dù trong nhiều thập kỷ, hai vợ chồng được ngưỡng mộ vì sự hòa hợp trong cuộc sống và công việc, cuối cùng họ ly thân vào năm 1999 và cuối cùng ly hôn vào năm 2012, một phần bởi nỗi đau từ sự mất tích bí ẩn của cô con gái đầu lòng Ylenia. Cô mất tích ở tuổi 23 ở New Orleans vào năm 1994. Xác cô ấy chưa bao giờ được tìm thấy.
Albano Carrisi tin rằng Ylenia đã tự tử bằng cách nhảy xuống dòng sông Mississippi chảy xiết. Romina tiếp tục tin rằng con gái mình vẫn còn sống và đang trốn ở đâu đó.
Sau khi con gái mất tích, Romina chỉ có thể ngủ thiếp đi khi đang lần chuỗi Mân Côi
Nữ ca sĩ nói với Maria con te rằng gia đình cô, phía bên ngoại là người gốc Mễ Tây Cơ,, đã sùng kính Đức Mẹ Guadalupe như thế nào và cô cảm thấy gần gũi như thế nào với Đức Maria vào thời điểm đau khổ đó.
Tôi hướng về Đức Mẹ vào năm 1994, sau sự biến mất của con gái tôi là Ylenia. Tôi đã bị lạc và không thể tìm thấy câu trả lời đầy đủ ở bất cứ đâu. Tôi thậm chí không thể ngủ được. Vì vậy, tôi đến một tu viện ở New Orleans và hỏi họ xem họ có chuỗi tràng hạt không. Họ chỉ vào một chồng tràng hạt bằng nhựa nhiều màu sắc. Tôi đã chọn một trong số đó. Sau đó, tôi bắt đầu lần chuỗi Mân Côi hàng đêm, cuối cùng tôi tìm thấy sự bình yên cho phép tôi ngủ, cũng như xác tín rằng cuối cùng, tất cả sẽ tốt đẹp. Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác.
Nhờ tìm lại sự bình yên bên trong, Romina đã có thể tiếp tục cuộc sống của mình, hòa giải với Albano và nối lại quan hệ đối tác nghệ thuật nghiêm túc với anh ta.
Cô tiếp tục gắn bó sâu sắc với đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ Tây Cơ, nhưng cô đã cùng với chị gái Taryn phát hiện ra rằng ở La Crosse, Wisconsin, nơi cô từng sống, có một đền thờ khác dành riêng để kính Đức Mẹ. Cô đã đến đó để cầu nguyện thường xuyên mỗi khi đến thăm chị gái Taryn, là người đã chết vì bệnh bạch cầu vào năm 2020.
Romina Power cũng là một họa sĩ, và nhiều lần cô đã vẽ Đức Mẹ, luôn luôn ở bên Chúa Hài Đồng: “Có một thời kỳ tôi chỉ vẽ Đức Mẹ,” cô nói với tuần báo Ý.
“Tôi muốn sự ngọt ngào của Đức Mẹ tỏa sáng. Nhưng cũng là sự cam chịu của Đức Mẹ trước số phận của mình, số phận của con trai mình. Tôi cảm thấy Đức Mẹ là Mẹ của tất cả chúng ta, không chỉ của Chúa Giêsu. Và còn ai yêu con mình và lắng nghe con cái mình hơn một người mẹ?”
Source:Aleteia
Đức Thánh Cha gửi lời chúc mừng Giáng sinh đến các Giáo hội Phương Đông và Chính Thống.
Thanh Quảng sdb
05:04 08/01/2022
Đức Thánh Cha gửi lời chúc mừng Giáng sinh đến các Giáo hội Phương Đông và Chính Thống.
Người Công Giáo theo nghi thức phương Đông và Chính thống mừng lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chúc tốt đẹp về “hòa bình và niềm vui” cho tất cả hai Giáo hội.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong buổi Giáo lý vào buổi kinh “Truyền Tin” thứ Năm (8/1/2022), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chào mừng đến các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống và phương Đông, mừng Giáng sinh vào thứ Sáu ngày 7/1 theo niên lịch Julianô.
ĐTC nói: “Tôi gửi những lời cầu chúc nồng nhiệt nhất về hòa bình và mọi điều tốt lành cho quí vị, Cầu mong Chúa Kitô, Đấng sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, sẽ chiếu sáng trên gia đình và cộng đồng quí vị!”
Sau đó, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ rằng ngày 6 tháng Giêng được đánh dấu Ngày Truyền giáo thời sơ khai, để nhắc cho tất cả chúng ta là các tín hữu Công Giáo phải trở nên những người truyền giáo nhờ và qua Bí tích Rửa tội.
ĐTC cám ơn vì “có nhiều trẻ em ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới đã cầu nguyện và dâng những số tiền mà các em hy sinh tiết kiệm để đóng góp vào việc loan báo Tin Mừng.”
Và ĐTC cảm ơn những nhà truyền giáo, và nhắc lại rằng sứ mệnh của mọi Kitô hữu “là sống chứng tá trong cuộc sống hàng ngày.”
Đức Thánh Cha chào đón khách hành hương và công bố Thông điệp Ngày Thế giới Truyền giáo 2022.
Người Công Giáo theo nghi thức phương Đông và Chính thống mừng lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 hàng năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chúc tốt đẹp về “hòa bình và niềm vui” cho tất cả hai Giáo hội.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong buổi Giáo lý vào buổi kinh “Truyền Tin” thứ Năm (8/1/2022), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chào mừng đến các tín hữu thuộc Giáo hội Chính thống và phương Đông, mừng Giáng sinh vào thứ Sáu ngày 7/1 theo niên lịch Julianô.
ĐTC nói: “Tôi gửi những lời cầu chúc nồng nhiệt nhất về hòa bình và mọi điều tốt lành cho quí vị, Cầu mong Chúa Kitô, Đấng sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria, sẽ chiếu sáng trên gia đình và cộng đồng quí vị!”
Sau đó, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ rằng ngày 6 tháng Giêng được đánh dấu Ngày Truyền giáo thời sơ khai, để nhắc cho tất cả chúng ta là các tín hữu Công Giáo phải trở nên những người truyền giáo nhờ và qua Bí tích Rửa tội.
ĐTC cám ơn vì “có nhiều trẻ em ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới đã cầu nguyện và dâng những số tiền mà các em hy sinh tiết kiệm để đóng góp vào việc loan báo Tin Mừng.”
Và ĐTC cảm ơn những nhà truyền giáo, và nhắc lại rằng sứ mệnh của mọi Kitô hữu “là sống chứng tá trong cuộc sống hàng ngày.”
Đức Thánh Cha chào đón khách hành hương và công bố Thông điệp Ngày Thế giới Truyền giáo 2022.
Tại sao phụ nữ dành thời gian bên nhau lại là một điều tốt?
Đặng Tự Do
06:12 08/01/2022
Nhiều người cho rằng hai hay nhiều phụ nữ ngồi trò chuyện với nhau không phải là điều tốt, nói xấu người khác, tung tin đồn nhảm, ganh tị …thường được dùng để biện minh cho thái độ đó. Tuy nhiên, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho rằng về phương diện mục vụ phụ nữ dành thời gian bên nhau lại là một điều tốt, vì phụ nữ cần những người phụ nữ khác hỗ trợ và truyền cảm hứng cho họ.
Tác giả Marta Wolska viết:
Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều có những kỷ niệm ấm áp về những buổi sum họp gia đình ở nhà ông bà, hay những buổi sum họp nhân dịp đám cưới hoặc lễ rửa tội trong gia đình. Đối với tôi, một hình ảnh luôn nổi bật: phụ nữ thuộc mọi thế hệ trò chuyện sôi nổi, đi từ chủ đề tầm thường đến chủ đề sâu sắc nhất, như thể họ đang tiếp tục cuộc trò chuyện của ngày hôm trước.
Ngay cả khi mỗi người chúng ta có một phong cách hay địa vị khác nhau trong cuộc sống, thì quả thực, sự tương trợ và đoàn kết giữa những người phụ nữ rất mạnh mẽ. Đó là một loại nhân từ đôi khi được tìm thấy trong các nhóm cầu nguyện cho các bà mẹ, các nhóm thảo luận về sách dành cho phụ nữ, và rất nhiều các cuộc họp mặt tương tự khác.
Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể chưa tận dụng nó đủ, chẳng hạn như những bà mẹ trẻ tìm kiếm lời khuyên hàng ngày trên mạng xã hội hơn là hỏi ý kiến người thân của họ. Có lẽ họ không nhận ra điều đó, họ đang chọn bỏ lỡ sự đóng góp và trí tuệ quý báu của những người, giống như mẹ của họ, đã trải qua những trải nghiệm tương tự trước họ.
Nếu chúng ta đọc Lời Chúa, chúng ta nhận ra rằng các mối quan hệ của phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Bà Ê-va được tạo ra không chỉ vì “đàn ông ở một mình là không tốt”, mà Thiên Chúa còn cho thấy mối quan hệ thiết yếu giữa những người phụ nữ là như thế nào: Bà Ruth yêu mến bà Naomi đến mức bà quyết định không bỏ rơi mẹ của người chồng đã khuất và tiếp tục sống với bà Naomi suốt đời. Khi biết tin bà Elizabeth mang thai, Đức Maria đã vội vã lên đường đến với người thân của mình và ngay lập tức chia sẻ niềm vui vì phúc lành mà Mẹ đã nhận được. Tại ngôi mộ của Chúa Giêsu, những người phụ nữ tụ tập lại để khóc và xức dầu cho thi thể của ngài.
Phụ nữ cần những người phụ nữ khác hỗ trợ và truyền cảm hứng cho nhau. Một vòng tròn của bạn bè đã cung cấp một không gian thoải mái, nơi hơn là một tách cà phê, họ có thể thảo luận một cách thoải mái tất cả các vấn đề tạo nên cuộc sống hàng ngày của họ. Đó là một nơi để họ nâng cao tinh thần của nhau, để tìm hiểu lẫn nhau, và phát triển cùng với những người khác.
Nhưng đó cũng có thể là một nhóm có cấu trúc tập hợp xung quanh việc nghiên cứu Kinh thánh để đào sâu đức tin của họ, như trường hợp của các nhóm trong phong trào Cầu nguyện của các bà mẹ Công Giáo, nhóm họp mỗi tuần một lần để cầu nguyện cho con cái của họ và những bà mẹ trên khắp thế giới.
Mỗi người phụ nữ phải tìm ra vòng tròn của riêng mình, đó có thể là một sức mạnh to lớn không chỉ trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc, mà còn trên hành trình đức tin.
Source:Aleteia
Giáo Hội Hàn Quốc cử hành các buổi lễ tại đền thờ các vị tử đạo vừa được Vatican công nhận
Đặng Tự Do
17:30 08/01/2022
Các quan chức tại một thành phố của Hàn Quốc đã cùng các nhà lãnh đạo Giáo Hội tổ chức lễ kỷ niệm việc Vatican công nhận đền thờ các thánh tử đạo Công Giáo là địa điểm hành hương quốc tế.
Tờ Catholic Times của Hàn Quốc cho biết các nhà lãnh đạo chính trị, quan chức dân sự và lãnh đạo Giáo Hội đã cùng nhau tham dự chương trình tại đền thờ Các thánh Tử đạo Công Giáo Hải Mi (Haemi, 해미) ở thành phố Thụy Sơn (Seosan, 서산), phía Nam tỉnh Trung Thanh (Chungcheong, 충청) cách thủ đô Hán Thành khoảng 280 km về phía nam.
Đức Cha Augustinô Kim Tôn Tú (Kim Jong-soo, 김종수) Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Đại Điền (Daejeon, 대전시) đã trao sắc lệnh từ Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa cho Cha Hàn Quang Thích (Han Gwang-seok, 한광석) giám đốc của đền thánh.
Vào ngày 1 tháng 3 năm ngoái, Vatican đã công nhận đền thờ Hải Mi là một trong khoảng 30 địa điểm hành hương quốc tế. Theo các nguồn tin từ Giáo Hội địa phương, đây là địa điểm thứ hai của Hàn Quốc được Vatican công nhận là địa điểm hành hương quốc tế.
Đền thờ Hải Mi lưu giữ di sản các cuộc tử đạo của khoảng 2,000 người Công Giáo Hàn Quốc vô danh trong những ngày đầu Công Giáo ở Hàn Quốc. Hàng nghìn người Công Giáo đã bị cầm tù, tra tấn và tàn sát khi triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선) tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với các tín hữu Kitô vào thế kỷ 19.
Giáo Hội Hàn quốc đã dựng một tháp tưởng niệm cao 16 mét để tôn vinh hàng trăm vị tử đạo vô danh. Giáo Hội chỉ có thể ghi tên rửa tội của 132 người Công Giáo, những người đã chịu tử đạo tại Hải Mi.
Trong bài phát biểu của mình trong buổi lễ, Đức Cha Kim nói rằng mọi người cần tìm hiểu lịch sử của các cuộc tử đạo Kitô giáo dưới triều đại Tiên Quốc để hiểu lịch sử tôn giáo, đức tin và thực tế xã hội của thời đại.
Đức Cha Kim nói: “Chúng ta cần phải hiểu rất rõ về lịch sử của các cuộc tử đạo vào cuối triều đại Tiên Quốc để nhận ra rằng đạo Công Giáo đã đem quý tộc và nô lệ đến chỗ sống chung với nhau như một gia đình và tạo ra một trật tự xã hội mới với nguồn cảm hứng từ tôn giáo và đức tin”.
Vị giám mục nói thêm rằng tuyến đường hành hương sẽ được phát triển và bảo tồn vì Vatican đã công nhận đền thờ là một địa điểm hành hương quốc tế.
“Tôi hy vọng nó sẽ trở thành một nơi mà mọi người có thể tìm thấy niềm an ủi tinh thần xa lánh tình trạng điên cuồng với các đua đòi vật chất”.
Phát biểu trong buổi lễ, Ông Mạnh Sàng Huấn (Maeng Jeong Ho, 맹상훈) thị trưởng thành phố Thụy Sơn bảo đảm hỗ trợ hành chính để phát triển một tuyến đường hành hương bên cạnh Đền Hải Mi Sơn, một địa điểm Phật giáo nổi tiếng.
Đạo Công Giáo được đưa đến Hàn Quốc vào thế kỷ 17 bởi những giáo dân Triều Tiên, những người đã gặp gỡ đức tin trong chuyến du hành đến Trung Quốc và Nhật Bản. Đạo Công Giáo đã trở nên phổ biến và vững chắc trên bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ 18. Khi đức tin bắt đầu lan rộng, người Công Giáo phải đối mặt với sự đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc. Triều đại này đã cai trị Hàn quốc hơn 500 năm.
Trong suốt 100 năm bách hại, có khoảng 10,000 người Công Giáo đã tử vì đạo ở Hàn Quốc. Mãi đến năm 1886, cuộc bách hại người Công Giáo mới kết thúc theo sau một hiệp ước với Pháp.
Khoảng 56% trong số 58 triệu người Hàn Quốc không theo tôn giáo nào, 20% theo đạo Tin lành, 8% theo Công Giáo và 15.5% theo đạo Phật.
Có khoảng 5.6 triệu người Công Giáo trong ba tổng giáo phận, 14 giáo phận và một giáo phận quân đội ở Hàn Quốc.
Source:UCANews
Ba sự kiện ở Rôma đáng mong đợi trong năm 2022
Đặng Tự Do
17:31 08/01/2022
Mặc dù đại dịch coronavirus tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên thế giới, nhưng đầu năm mới dương lịch cũng là thời điểm thích hợp để đón chờ những sự kiện vui tươi sắp đến.
Tại Rôma, Vatican đang lên kế hoạch cho ba cử hành quan trọng có tính chất quốc tế đối với niềm hy vọng Kitô Giáo.
Mặc dù quy mô đám đông có thể phải được kiểm soát, nhưng công nghệ hiện đại và khả năng kết nối từ xa hoặc thông qua phát trực tiếp có nghĩa là sự tham gia có thể không giới hạn.
Khi năm mới bắt đầu, đây là ba sự kiện ở Rôma mà người Công Giáo có thể mong đợi vào năm 2022.
Việc tuyên thánh cho Chân Phước Charles de Foucauld và sáu vị chân phước khác vào ngày 15 tháng 5 sẽ kết thúc khoảng thời gian hai năm bảy tháng kể từ biến cố tuyên thánh gần đây nhất, của thánh John Henry Newman và bốn vị khác vào tháng 10 năm 2019.
Việc tuyên thánh – tức là khi Đức Giáo Hoàng long trọng công nhận rằng một người nam hoặc một người nữ thánh thiện đang ở trên thiên đàng - luôn là một dịp vui mừng cho Giáo Hội, và nhiều người Công Giáo có thể sẽ rất vui mừng khi thấy người lính Pháp và nhà thám hiểm, là người sau này trở thành một tu sĩ dòng Trapp và nhà truyền giáo Công Giáo ở Algeria, được tuyên bố là một vị thánh.
Sau khi quay lại với đức tin Công Giáo, Foucauld muốn bắt chước cuộc đời của Chúa Giêsu. Ngài đã dành 13 năm cuối cùng của mình để sống giữa những người Tuareg Hồi giáo, một nhóm dân tộc du mục, trên sa mạc Algeria do Pháp chiếm đóng. Còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, Foucauld bị giết vào năm 1916 ở tuổi 58.
Vào ngày 15 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ tuyên thánh cho Devasahayam Pillai, một giáo dân ở Ấn Độ, người đã tử đạo sau khi cải đạo từ Ấn Độ giáo sang Công Giáo vào thế kỷ 18.
Pillai, người còn được biết đến với tên rửa tội của mình, Lazarus, đã được phong chân phước vào năm 2012 ở miền nam Ấn Độ. Ngài sẽ là người giáo dân Công Giáo đầu tiên ở Ấn Độ được tuyên bố là một vị thánh.
Bảy năm sau khi cải đạo, Pillai bị giết ở tuổi 40 bằng một phát súng, sau khi anh ta bị vu oan tội phản quốc, bị bắt và bị tra tấn trong ba năm.
Hai nữ tu sĩ cũng sẽ được tuyên thánh vào ngày 15 tháng 5: Đó là Chân Phước Maria Francesca di Gesù, người thành lập Dòng Nữ tu Capuchin thành Loano, và Chân Phước Maria Domenica Mantovani, người đồng sáng lập và là Bề trên tổng quyền đầu tiên của Dòng Tiểu Muội Gia đình Thánh Gia.
Chân Phước César de Bus, Chân Phước Luigi Maria Palazzolo, và Chân Phước Giustino Maria Russolillo - ba linh mục thành lập các dòng và tu viện - cũng sẽ được tuyên thánh.
Họp mặt Gia đình Thế giới lần thứ 10
Mặc dù sự lan rộng liên tục của COVID-19 có nghĩa là sự tham dự thực tế ở Rôma sẽ bị hạn chế, nhưng Cuộc họp Thế giới lần thứ 10 của các gia đình, từ ngày 22 đến 26 tháng 6, sẽ có những cách thức cho bất kỳ gia đình Công Giáo nào muốn tham gia.
Các nhà tổ chức đã lên kế hoạch cho các cuộc họp kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, và các giám mục đã được khuyến khích tổ chức các sự kiện song song trong giáo phận của các ngài.
Đây sẽ là lần thứ ba Rôma tổ chức cuộc họp quốc tế, bắt đầu từ năm 1994. Khoảng 2,000 người sẽ tham dự trực tiếp Đại Hội năm 2022, với chủ đề “Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, cho biết: “Việc chọn thành phố lưu giữ những kỷ niệm của các Tông đồ Phêrô và Phaolô làm địa điểm chính cho cuộc họp nêu bật ơn gọi ban đầu của Giáo Hội Rôma, nơi chủ trì sự hiệp thông của Giáo Hội”.
Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc của Năm Gia Đình Amoris Laetitia.
Việc tuyên chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I
Bậc đáng kính Đức Gioan Phaolô I sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên Chân Phước vào ngày 4 tháng 9 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Thường được gọi là “vị giáo hoàng tươi cười”, Đức Gioan Phaolô I đột ngột qua đời vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ sau 33 ngày tại vị. Một ưu tiên trong triều đại giáo hoàng ngắn ngủi của ngài là thực hiện các quyết định của Công đồng Vatican II.
Nhưng ngay cả trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Hồng Y Albino Luciani đã được biết đến với sự khiêm tốn, chú trọng đến tinh thần nghèo khó và tận tâm giảng dạy đức tin một cách dễ hiểu.
Vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một phép lạ có được nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô I và đã chấp thuận cho ngài được tuyên bố là “chân phước”.
Mặc dù các buổi lễ tuyên chân phước thường diễn ra ở quê hương gắn liền nhất với cuộc đời của tân chân phước, nhưng Đức Gioan Phaolô I sẽ được phong chân phước tại Vatican vì ngài từng là giáo hoàng.
Phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô I xảy ra vào năm 2011 chữa lành cho một cô gái ở Tổng giáo phận Buenos Aires, Á Căn Đình, khỏi một dạng bệnh não nặng, một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến não với nguy cơ tử vong rất cao.
Source:Catholic News Agency
Nhật ký trừ tà số 170: Satan tấn công nhà thờ ... một lần nữa
Đặng Tự Do
06:13 08/01/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #170: Satan Attacks the Church... again”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 170: Satan tấn công nhà thờ... một lần nữa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi lần đầu tiên tôi nghe nói về việc có kẻ nào đó làm biến dạng bức tượng Đức Mẹ Fatima tại đền thánh Đức Mẹ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington DC, tôi đã cho rằng nó được thực hiện bởi một người bị rối loạn tâm thần. Nói cho cùng, ai có tâm trí đàng hoàng lại có thể làm một điều như vậy?
Sau đó, tôi đến thăm bức tượng và nhìn kỹ hơn. Nó hoàn toàn nguyên vẹn ngoại trừ những cú đánh vào mặt Đức Maria và cả hai tay của Đức Mẹ đều bị mất. Trên thực tế, đoạn video an ninh cho thấy người đàn ông bịt mặt trèo qua hàng rào bằng một chiếc búa. Anh ta tấn công vào mặt và đánh cắp đôi tay. Điều này không có vẻ ngẫu nhiên.
Khuôn mặt của một người thể hiện rõ ràng nhất người áy. Vẻ đẹp của Đức Maria, như là Hòm Bia Giao ước, làm rạng rỡ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đây là một cực hình đối với Satan và tay sai của hắn. Hơn nữa, đôi tay là công cụ hữu hình của con người, thực hiện ý chí của con người. Trong trường hợp này, Đức Maria làm theo ý muốn của Thiên Chúa một cách hoàn hảo nhất. Hành động tiếp tục của Đức Mẹ trong thế giới “đè bẹp đầu Satan” và chặn dứng cơn thịnh nộ hủy diệt của hắn.
Những kẻ theo Satan sử dụng các vật thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo một cách báng bổ trong các nghi lễ của họ. Đáng chú ý nhất là việc những kẻ theo Satan đánh cắp một bánh thánh được thánh hiến và xúc phạm nó trong Thánh lễ Đen của họ.
Phản ứng của Cha Giám Đốc và ban lãnh đạo của đền thánh Đức Mẹ đối với vụ phá hoại là rất đáng ca ngợi: “Chúng tôi cầu nguyện cho thủ phạm nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria....” * Từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021, USCCB đã báo cáo 100 vụ phá hoại chống lại nhà thờ. Chúng tôi cầu nguyện rằng tất cả những ai gây ra điều ác như vậy sẽ quay lưng lại với bóng tối và tìm thấy ơn cứu rỗi trong ánh sáng của Chúa Kitô.
Tôi kinh hoàng và đau buồn trước số lượng ngày càng có nhiều người hành nghề phù thủy, Wicca, và Satan giáo. Nhưng những lời Kinh Thánh vẫn vang vọng trong lòng tôi: “Cửa địa ngục không thắng được cửa địa ngục” (Mt 16:18).
Wicca là một thứ ngoại giáo hiện đại. Các học giả về tôn giáo phân loại nó vừa là một phong trào tôn giáo mới vừa là một phần của dòng huyền bí trong giới ma thuật phương Tây. Nó được phát triển ở Anh trong nửa đầu thế kỷ 20 và được giới thiệu ra công chúng vào năm 1954 bởi Gerald Gardner, một công chức người Anh đã nghỉ hưu.
Source:Catholic Exorcisms
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tư cách người linh mục
FX. Bằng
10:49 08/01/2022
Tư cách người linh mục
Thật là một ngày ý nghĩa đối với tôi khi tôi được tham dự Hội thảo Tiền Công nghị với chuyên đề “Đời sống linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội” diễn ra vào sáng nay, thứ Bẩy ngày 08/01/2022 tại Nhà Chung của Giáo phận. Quả thật, sau khi lắng nghe bài tham luận thứ hai của chị Maria Trần Lan Anh với nội dung “Ước nguyện của giáo dân về linh mục”, điều tôi suy nghĩ và đánh động tôi rất nhiều đó là “tư cách người linh mục”.
Trước hết trong bài tham luận “ước nguyện của giáo dân về linh mục”, chị Maria Trần Lan Anh đã đại diện cho mọi giáo dân trong giáo phận trình bày về năm khía cạnh khác nhau để nói lên ước nguyện của họ với các linh mục:
Về hình ảnh bên ngoài, giáo dân mong ước một linh mục chỉnh chu nhưng giản dị, luôn mặc áo giáo sĩ.
Về thể lý, giáo dân mong ước linh mục luôn biết chăm sóc tốt cho sức khoẻ của bản thân, cả về thể lý và tinh thần, đồng thời biết sống giản dị, tiết kiệm.
Trong mối tương quan với giáo dân, giáo dân mong ước linh mục luôn vui vẻ, gần gũi, vừa nghiêm khắc nhưng cũng ân cần lắng nghe, thấu hiểu, hướng dẫn và giải thích cho giáo dân. Đồng thời, họ cũng mong muốn linh mục là người biết cởi mở lòng mình để chia sẻ với giáo dân những ưu tư, thao thức và cả những mệt mỏi của chính các ngài.
Trong tương quan với linh mục đoàn và Bề trên giáo phận, giáo dân mong ước linh mục luôn gắn bó chân thành, công bình trong tương quan với các linh mục và luôn yêu mến, vâng phục Bề trên giáo phận. Ngoài ra, họ cũng mong muốn linh mục luôn vừa phải và quân bình trong ngoại giao ứng xử với chính quyền các cấp.
Trong cử hành phụng vụ, giáo dân mong ước linh mục luôn đúng giờ và cử hành cách sốt sắng. Bài giảng của linh mục thì cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Họ cũng ước mong linh mục cần luôn đặt trọng tâm vào đời sống đức tin và luân lý, không nên chạy theo tính phong trào và giải trí và nhất là linh mục hãy yêu mến và năng ban Bí tích Hoà giải để ân cần, nâng đỡ các hối nhân.
Lắng nghe bài tham luận của chị, tôi cảm thấy thật xúc động và hiểu cho ước nguyện của giáo dân về người linh mục lý tưởng. Mặt khác, lúc đó tôi cũng nghĩ về các linh mục và thực sự thương cho các ngài. Thương cho các linh mục bởi vì các ngài không thể nào có thể đáp ứng hết mọi mong ước của giáo dân. Các ngài cũng là những con người bình thường với những cá tính, khả năng và giới hạn nhất định. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, dù là thân phận yếu đuối mỏng dòn trước sự cám dỗ của thế gian, ma quỷ và xác thịt; dù là khả năng còn giới hạn hay thiếu sót về bất kỳ lãnh vực nào, linh mục- người được Chúa chọn cách đặc biệt luôn cần rèn luyện và cố gắng mỗi ngày để sống “tư cách linh mục” sao cho đẹp lòng Chúa và làm sáng Danh Ngài giữa trần gian.
Sống “tư cách linh mục” trước hết mời gọi người linh mục của Chúa yêu mến đời sống thiêng liêng. Hãy cử hành Thánh lễ mỗi ngày cách sốt sắng như Thánh lễ đầu đời linh mục. Hãy dành thời gian riêng mỗi ngày quỳ trước Thánh Thể Chúa để xin Ngài nâng đỡ, hướng dẫn và giúp sức. Hãy chu toàn bổn phận đọc Kinh Thần vụ và yêu mến việc lần chuỗi Mân Côi để hiệp thông cùng Giáo Hội và cầu xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban mọi ơn lành xuống trên linh mục.
Sống “tư cách linh mục” mời gọi người linh mục của Chúa cần sống mối tương quan hài hoà với tha nhân. Hãy ra khỏi “cái tôi” “cái ích kỷ” của bản thân để sẵn sàng bước đi, gặp gỡ, lắng nghe và hiểu ước nguyện chính đáng trong hoàn cảnh của từng người. Chính sự gặp gỡ thân tình của người linh mục sẽ phác hoạ hình ảnh Đức Kitô- Mục Tử Nhân Lành và giàu Lòng Xót Thương đến những người mà linh mục gặp gỡ.
Sống “tư cách linh mục” còn mời gọi các linh mục của Chúa hãy tự rèn luyện bản thân mỗi ngày: rèn luyện về đời sống thiêng liêng; đời sống nhân bản; đời sống tri thức và đời sống mục vụ. Người linh mục cần luôn quý trọng thời giờ Chúa ban để tự đào tạo mình hầu trở nên giống Chúa hơn.
Như vậy, để sống “tư cách linh mục” thật tốt, người linh mục cần sống mối tương quan mật thiết với Chúa; sống hài hoà với tha nhân và với chính bản thân.
Lạy Chúa, xin hãy biến các linh mục trở nên giống Chúa mỗi ngày dù các ngài còn yếu đuối mỏng giòn. Xin hãy ban cho các linh mục của Chúa sự thánh thiện; khôn ngoan; niềm vui; bình an và nhất là luôn có Chúa ở cùng. Amen!
Fx. Minh Bằng
Nguồn :https://www.tonggiaophanhanoi.org/tu-cach-nguoi-linh-muc/
Thật là một ngày ý nghĩa đối với tôi khi tôi được tham dự Hội thảo Tiền Công nghị với chuyên đề “Đời sống linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội” diễn ra vào sáng nay, thứ Bẩy ngày 08/01/2022 tại Nhà Chung của Giáo phận. Quả thật, sau khi lắng nghe bài tham luận thứ hai của chị Maria Trần Lan Anh với nội dung “Ước nguyện của giáo dân về linh mục”, điều tôi suy nghĩ và đánh động tôi rất nhiều đó là “tư cách người linh mục”.
Trước hết trong bài tham luận “ước nguyện của giáo dân về linh mục”, chị Maria Trần Lan Anh đã đại diện cho mọi giáo dân trong giáo phận trình bày về năm khía cạnh khác nhau để nói lên ước nguyện của họ với các linh mục:
Về hình ảnh bên ngoài, giáo dân mong ước một linh mục chỉnh chu nhưng giản dị, luôn mặc áo giáo sĩ.
Về thể lý, giáo dân mong ước linh mục luôn biết chăm sóc tốt cho sức khoẻ của bản thân, cả về thể lý và tinh thần, đồng thời biết sống giản dị, tiết kiệm.
Trong mối tương quan với giáo dân, giáo dân mong ước linh mục luôn vui vẻ, gần gũi, vừa nghiêm khắc nhưng cũng ân cần lắng nghe, thấu hiểu, hướng dẫn và giải thích cho giáo dân. Đồng thời, họ cũng mong muốn linh mục là người biết cởi mở lòng mình để chia sẻ với giáo dân những ưu tư, thao thức và cả những mệt mỏi của chính các ngài.
Trong tương quan với linh mục đoàn và Bề trên giáo phận, giáo dân mong ước linh mục luôn gắn bó chân thành, công bình trong tương quan với các linh mục và luôn yêu mến, vâng phục Bề trên giáo phận. Ngoài ra, họ cũng mong muốn linh mục luôn vừa phải và quân bình trong ngoại giao ứng xử với chính quyền các cấp.
Trong cử hành phụng vụ, giáo dân mong ước linh mục luôn đúng giờ và cử hành cách sốt sắng. Bài giảng của linh mục thì cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Họ cũng ước mong linh mục cần luôn đặt trọng tâm vào đời sống đức tin và luân lý, không nên chạy theo tính phong trào và giải trí và nhất là linh mục hãy yêu mến và năng ban Bí tích Hoà giải để ân cần, nâng đỡ các hối nhân.
Lắng nghe bài tham luận của chị, tôi cảm thấy thật xúc động và hiểu cho ước nguyện của giáo dân về người linh mục lý tưởng. Mặt khác, lúc đó tôi cũng nghĩ về các linh mục và thực sự thương cho các ngài. Thương cho các linh mục bởi vì các ngài không thể nào có thể đáp ứng hết mọi mong ước của giáo dân. Các ngài cũng là những con người bình thường với những cá tính, khả năng và giới hạn nhất định. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, dù là thân phận yếu đuối mỏng dòn trước sự cám dỗ của thế gian, ma quỷ và xác thịt; dù là khả năng còn giới hạn hay thiếu sót về bất kỳ lãnh vực nào, linh mục- người được Chúa chọn cách đặc biệt luôn cần rèn luyện và cố gắng mỗi ngày để sống “tư cách linh mục” sao cho đẹp lòng Chúa và làm sáng Danh Ngài giữa trần gian.
Sống “tư cách linh mục” trước hết mời gọi người linh mục của Chúa yêu mến đời sống thiêng liêng. Hãy cử hành Thánh lễ mỗi ngày cách sốt sắng như Thánh lễ đầu đời linh mục. Hãy dành thời gian riêng mỗi ngày quỳ trước Thánh Thể Chúa để xin Ngài nâng đỡ, hướng dẫn và giúp sức. Hãy chu toàn bổn phận đọc Kinh Thần vụ và yêu mến việc lần chuỗi Mân Côi để hiệp thông cùng Giáo Hội và cầu xin Đức Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban mọi ơn lành xuống trên linh mục.
Sống “tư cách linh mục” mời gọi người linh mục của Chúa cần sống mối tương quan hài hoà với tha nhân. Hãy ra khỏi “cái tôi” “cái ích kỷ” của bản thân để sẵn sàng bước đi, gặp gỡ, lắng nghe và hiểu ước nguyện chính đáng trong hoàn cảnh của từng người. Chính sự gặp gỡ thân tình của người linh mục sẽ phác hoạ hình ảnh Đức Kitô- Mục Tử Nhân Lành và giàu Lòng Xót Thương đến những người mà linh mục gặp gỡ.
Sống “tư cách linh mục” còn mời gọi các linh mục của Chúa hãy tự rèn luyện bản thân mỗi ngày: rèn luyện về đời sống thiêng liêng; đời sống nhân bản; đời sống tri thức và đời sống mục vụ. Người linh mục cần luôn quý trọng thời giờ Chúa ban để tự đào tạo mình hầu trở nên giống Chúa hơn.
Như vậy, để sống “tư cách linh mục” thật tốt, người linh mục cần sống mối tương quan mật thiết với Chúa; sống hài hoà với tha nhân và với chính bản thân.
Lạy Chúa, xin hãy biến các linh mục trở nên giống Chúa mỗi ngày dù các ngài còn yếu đuối mỏng giòn. Xin hãy ban cho các linh mục của Chúa sự thánh thiện; khôn ngoan; niềm vui; bình an và nhất là luôn có Chúa ở cùng. Amen!
Fx. Minh Bằng
Nguồn :https://www.tonggiaophanhanoi.org/tu-cach-nguoi-linh-muc/
Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Gioan, Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
14:09 08/01/2022
Melbourne, Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy 8/1/2022. Tại Nhà thờ Saint Brenden, Flemington. Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan đã dâng lễ tạ ơn và mừng bổn mạng của huynh đoàn, đó là Thánh Gioan Tông đồ (27/12.) Đây là một trong những buổi lễ mừng bổn mạng khó khăn trong mùa đại dịch! Vì con số lây nhiễm đang tăng cao.
Xem hình
Trước giờ lễ 30 phút. Huynh đoàn đã cùng với các huynh đoàn bạn trong Liên Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Victoria, tuy không đông, đã cùng nhau đọc kinh thần vụ một cách sốt sắng.
Sau khi chị trưởng ban phục vụ huynh đoàn lên giới thiệu về Thánh Gioan Tông đồ, người môn đệ được Chúa thương. Chị cũng nói thêm, khi Thánh Gioan Tông đồ già yếu, người ta đã phải khiêng Ngài ra để giảng, Ngài vẫn lập lại câu: “chúng con hãy yêu thương nhau.”
Và để giải đáp cho những thắc mắc của mọi người vì câu nói trên được lập đi lập lại. Thánh Gioan đã nói rằng, nếu các con biết sống yêu thương nhau, thì các con đã sống đẹp lòng Thiên Chúa.
Hôm nay, huynh đoàn dâng lễ tạ ơn vì những ơn lành trong thời gian qua, chúng ta đã sống trong mùa dịch Whu Han “Covid – 19” mà qua lời cầu bầu của Thánh bổn mạng đã được Chúa thương ban cho huynh đoàn nói riêng và mọi người nói chung được bình an. Và xin mọi người hợp ý cùng huynh đoàn dâng lời cảm tạ ơn Chúa
Thánh lễ do Linh mục Linh mục Vũ Nhật Thăng Chánh xứ Giáo xứ Saint Brenden và Ca đoàn Đa Minh phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói, xin tóm tắt: Trước giờ lễ, cha đã hợp cùng huynh đoàn đọc kinh thần vụ, kinh này cũng là kinh của tình yêu, nối kết nhịp đập con tim của giáo hội hoàn vũ, bao gồm kinh sáng, kinh chiều và kinh tối đều nói lên tình yêu thương của mọi thành phần trong giáo hội. Hôm nay, cũng là ngày cuối của Mùa Giáng Sinh, mùa Giáng Sinh là mùa ngắn nhất trong năm phụng vụ. Linh mục cũng chia sẻ về những khó khăn trong cơn đại dịch, chúng ta cùng xin Thánh Gioan cầu bầu cho mọi người trong huynh đoàn.
Được biết, Thánh Gioan Tông đồ, vị Thánh được Chúa yêu mến, ngài đi theo Chúa và ở bên Chúa đến hơi thở cuối cùng. Và cũng là vị thánh được Chúa trối lại cho Đức Maria. Thánh Gioan Tông đồ cũng là vị thánh sử, có lối viết trắng đen rõ ràng, và phân biệt rõ phần tình cảm và lý trí trong phần tin mừng do Ngài viết. Ngài cũng là vị Thánh tông đồ duy nhất không phải là Thánh tử đạo.
Sau phần chia sẻ, Linh mục chủ tế đã làm phép áo dòng để trao cho một tân đoàn viên mặc áo tập gia nhập dòng, và ban phục vụ huynh đoàn vui mừng đón nhận đoàn viên mới.
Thánh lễ kết thúc, qua lời cám ơn của chị trưởng ban phục vụ đến cha, cùng các ban ngành, đoàn thể, bằng hữu, gia đình. Trong niềm vui của mọi người hiện diện, vì đây là những dịp gặp gỡ khó khăn trong mùa đại dịch của các đoàn viên từ các huynh đoàn trong liên huynh. Mọi đoàn viên trong Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan hiện diện đã lên chụp hình lưu niệm cùng cha chủ tế.
Một bữa ăn “xách tay” đã được trao tận tay mọi người đã về dâng lễ, như một lời cảm ơn của huynh đoàn
Được biết, Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan, là một trong sáu huynh đoàn thuộc Liên huynh Victoria.
Xem hình
Trước giờ lễ 30 phút. Huynh đoàn đã cùng với các huynh đoàn bạn trong Liên Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Victoria, tuy không đông, đã cùng nhau đọc kinh thần vụ một cách sốt sắng.
Sau khi chị trưởng ban phục vụ huynh đoàn lên giới thiệu về Thánh Gioan Tông đồ, người môn đệ được Chúa thương. Chị cũng nói thêm, khi Thánh Gioan Tông đồ già yếu, người ta đã phải khiêng Ngài ra để giảng, Ngài vẫn lập lại câu: “chúng con hãy yêu thương nhau.”
Và để giải đáp cho những thắc mắc của mọi người vì câu nói trên được lập đi lập lại. Thánh Gioan đã nói rằng, nếu các con biết sống yêu thương nhau, thì các con đã sống đẹp lòng Thiên Chúa.
Hôm nay, huynh đoàn dâng lễ tạ ơn vì những ơn lành trong thời gian qua, chúng ta đã sống trong mùa dịch Whu Han “Covid – 19” mà qua lời cầu bầu của Thánh bổn mạng đã được Chúa thương ban cho huynh đoàn nói riêng và mọi người nói chung được bình an. Và xin mọi người hợp ý cùng huynh đoàn dâng lời cảm tạ ơn Chúa
Thánh lễ do Linh mục Linh mục Vũ Nhật Thăng Chánh xứ Giáo xứ Saint Brenden và Ca đoàn Đa Minh phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng.
Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói, xin tóm tắt: Trước giờ lễ, cha đã hợp cùng huynh đoàn đọc kinh thần vụ, kinh này cũng là kinh của tình yêu, nối kết nhịp đập con tim của giáo hội hoàn vũ, bao gồm kinh sáng, kinh chiều và kinh tối đều nói lên tình yêu thương của mọi thành phần trong giáo hội. Hôm nay, cũng là ngày cuối của Mùa Giáng Sinh, mùa Giáng Sinh là mùa ngắn nhất trong năm phụng vụ. Linh mục cũng chia sẻ về những khó khăn trong cơn đại dịch, chúng ta cùng xin Thánh Gioan cầu bầu cho mọi người trong huynh đoàn.
Được biết, Thánh Gioan Tông đồ, vị Thánh được Chúa yêu mến, ngài đi theo Chúa và ở bên Chúa đến hơi thở cuối cùng. Và cũng là vị thánh được Chúa trối lại cho Đức Maria. Thánh Gioan Tông đồ cũng là vị thánh sử, có lối viết trắng đen rõ ràng, và phân biệt rõ phần tình cảm và lý trí trong phần tin mừng do Ngài viết. Ngài cũng là vị Thánh tông đồ duy nhất không phải là Thánh tử đạo.
Sau phần chia sẻ, Linh mục chủ tế đã làm phép áo dòng để trao cho một tân đoàn viên mặc áo tập gia nhập dòng, và ban phục vụ huynh đoàn vui mừng đón nhận đoàn viên mới.
Thánh lễ kết thúc, qua lời cám ơn của chị trưởng ban phục vụ đến cha, cùng các ban ngành, đoàn thể, bằng hữu, gia đình. Trong niềm vui của mọi người hiện diện, vì đây là những dịp gặp gỡ khó khăn trong mùa đại dịch của các đoàn viên từ các huynh đoàn trong liên huynh. Mọi đoàn viên trong Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan hiện diện đã lên chụp hình lưu niệm cùng cha chủ tế.
Một bữa ăn “xách tay” đã được trao tận tay mọi người đã về dâng lễ, như một lời cảm ơn của huynh đoàn
Được biết, Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan, là một trong sáu huynh đoàn thuộc Liên huynh Victoria.
LM. Nguyễn Tầm Thường giới thiệu tác phẩm mới
Thái Phạm
14:55 08/01/2022
Văn Hóa
Mùa Xuân Nước Tôi - Phó Tế Phạm Bá Nha
Phó Tế Phạm Bá Nha
10:18 08/01/2022
Nơi sinh ra, không thể nào quên, lớn lên, trưởng thành…và làm người. Quên sao những ngày cắp sách đến trường mở trí khai tâm. Bài học đầu đời luôn nhớ: biết ơn và đền ơn. Có cha có mẹ và thày cô. Cha mẹ sinh con. Thày cô mở mang trí tuệ. Bạn bè xóm làng liên kết đùm bọc yêu thương
-Hoa vẫn nở trên đường quê hương, ôi quê hương ta đó
Dù bóng tre xanh xao u sầu, dù nước sông quê tôi đỏ ngầ
Từng cánh hoa, từng cánh hoa, hoa vẫn nở trong tôi tình thương
Hoa vẫn nở trên đường quê hương.
(Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương. Phạm Thế Mỹ)
-Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân
Từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cánh đào hoen nắng chan hòa
Chim ca thương mến, chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất trầm vương.
Dìu nhau theo dốc suối nơi ven đồi
Còn thấy chim ghen lời âu yếm
Tới đây chân bước cùng ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân
(Bến Xuân. Phạm Duy)
Bốn mùa rõ rệt, thay đổi, mùa Xuân vừa hé mở, thì gặp mùa Hạ mưa rơi, khiến mùa Thu mau tàn và làm mùa Đông nhạt nhòa ngay. Ở quê tôi có khí hậu trong lành, tạo sức khỏe, đâu có, đâu bằng. Quê hương tôi, lúc nào con sông cũng chảy đều, lúa vẫn đơm bông thơm ngát, mùa màng cung cấp đầy kho. Trai gái chung tay xây dựng ấm no hạnh phúc.
- Em đứng lên gọi mưa vào Hạ…
Em đứng lên mùa Thu tàn tạ…
Em đứng lên mùa Đông nhạt nhòa…
Em đứng lên mùa Xuân vừa mở…
Rồi mùa Xuân không về
Mùa Thu cũng đi xa
Mùa Đông vời vợi
Mùa Hạ khói mây…
(Gọi Tên Bốn Mùa. Trịnh Công Sơn)
- Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh
Êm xuôi về Nam
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng…
Quê tôi… nguồn yêu thương…bao nhớ nhung
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương.
(Làng Tôi. Chung Quân)
Chỉ có thôn quê VN mới có trăng thanh gió mát. Chiến tranh có tàn phá điêu tàn. Tình quê hương, dân tộc càng sát cánh có nhau. Dân làng, chung sống với vườn rau ao cá, con trâu cột bên lũy tre… quanh năm…bền vững khôn cùng. Vui nhất là ngày mùa. Lúa mới, gạo thơm no đầy là phần thương lao nhọc của nông dân quanh năm cày sâu cuốc bẫm.
-Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
Chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời
Chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời
Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát
Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát
Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời
Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời
(Khúc Ca Ngày Mùa. Lam Phương
-Em nghe gì không hỡi em,
Con chim nó hót vang đầu hè
Em thấy gì không hỡi em
Con chim nó múa trên cành tre.
Hót đi chim, hót đi chim
Hót cho hồng mặt trời quê ta
Hót đi chim, hót đi chim
Hót cho đời nhọc nhằn trôi xa.
(Thương Quá Việt Nam. Phạm Thế Mỹ)
Giang sơn gấm vóc VN còn đó, lịch sử oai hung ngàn năm…Ai ơi! Giòng sông kiên cường giữ nước chống ngoại sâm, ngọn núi cao vời vợi đem vòng chiến thắng. Bia mộ khắc tên những anh hung liệt sỹ miệt mài với nước non
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la an hem ta về
Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm
Nối tròn một vòng Việt Nam
(Nối Vòng Tay Lớn. Trịnh Công Sơn)
Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu du về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười
(Cô Láng Giềng. Hoàng Qúy)
Tình yêu bao la mở rộng trong lòng con dân từ dân quê, hiền lành đơn sơ chất phát đến thị thành thương bại buôn bán, làm giàu cho quê hương. Tất cả vì nước vì dân.
- Lời mẹ ru con đến những khu vườn
Ru con trưa nắng í i a
Trong mộng cười ngon ru mộng con thơm
Lời mẹ ru con nghe ra nỗi niềm
Ru con nghiêng nghiêng nằm
Con ngủ giấc tròn cho mẹ ngồi trông
(Lời Mẹ Ru. Trịnh Công Sơn)
-Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào
Tình mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào
Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu
(Lòng Mẹ. Y Vân)
Việt Nam lúc nào cũng có xuân, hoa thơm cỏ lạ đầy đồng…Đẹp xinh và xanh tươi trên mọi lẻo đường. Dù không cao sang, nhưng vui tươi trong lòng.
-Trèo lên quan dốc, ngồi gốc ối a cây đa
Rằng tôi lý ối a cây đa, rằng tôi lý ối a cây đa
Ai xui ối à tính tang tình rằng
Cho đôi mình gặp, xem hội cái đêm trăng rằm
Rằng tôi lý ối a cây đa, rằng tôi lý ối a cây đa.
(Hát Hội Trăng Rằm. Trống Cơm. Dân Ca)
- Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui
Một đêm một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về
Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ
Mừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ
(Xuân Ca. Phạm Duy)
- Em có bao giờ còn nhớ mùa xuân
Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ
Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ
Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ
(Em Còn Nhớ Mùa Xuân. Ngô Thụy Miên) 88
-Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hoa xuống đời
Vui trong bình minh muôn loài chim vang mọi nơi
Đem trong tiếng cười cho kiếp người tình thương đắm đuối
Ánh xuân đem vui với đời
(Đón Xuân. Phạm Đình Chương)
- Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng
(Xuân Và Tuổi Trẻ. La Hối)
Hội họp vui chơi, gặp gỡ là dịp trao đổi nâng ly chúc mừng ngày vui, thắm tươi, thêm xuân, tuổi mới, sống hạnh phúc, quên bao tháng năm nhọc nhằn, đắng cay.
- Xuân tươi ! Êm êm ánh xuân nồng
Nâng niu sáo bên rừng, dăm ba chú Kim đồng
Nhẹ nhàng lướt cò nắng, nhạc lòng đưa hiu hắt
Và buồn xa buồn vắng, mênh mông buồn
(Tiếng Sáo Thiên Thai. Phạm Duy)
-Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức, người công dân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Á a a à,
Nhắp chén đầy vơi, chúc người người vui
Á a a à,
Muôn lòng xao xuyến duyên đời
(Ly Rượu Mừng. Phạm Đình Chương)
Kết luận, nhớ lại ngày 20.11.2019, ĐGH gửi sứ điệp cho giới trẻ VN, dịp đại hội tại Bùi Chu, của các giáo tỉnh miền Bắc, đại hội mang chủ đề: ‘‘Hãy về (nhà) với thân nhân’’(x. Mc 5, 19). Nội dung sứ điệp:
Nền Văn hóa VN cũng như Á châu không chữ nào đẹp bằng chữ ‘nhà’. Bao gồm gia đình, họ hàng thân thuộc và nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở. Dù đi đâu cũng mang theo và quay về nhà. Khi chịu phép Rửa, chúng con thừa hưởng căn nhà khác là Giáo Hội. Các con nên trở về căn nhà Giáo Hội của các con. GH đã sinh ra bởi đức tin của các nhà truyền giáo, tiền nhân và các thánh Tử Đạo. Phúc trình của cha Alexandre de Rhodes về Roma : Người Công Giáo VN yêu thương nhau. Và Đạo Công Giáo là Đạo Tình Yêu. Các con ‘hãy về nhà’, đừng khép kín, bước đi truyền giáo. Xã hội chờ đón, ‘hãy chiếu sáng như vì sao’ (x. Phil 2, 15). Cha khuyên các con sống : Trung thực, trách nhiệm và lạc quan.
ĐTC còn nhắc đến Đức cố HY Nguyễn Văn Thuận như mẫu gương hy vọng. Có sự giống nhau giữa ĐGH và Đức cố HY. Trong bài thơ ‘Con Có Một Tổ Quốc’, ĐHY viết :
Con có một Tổ Quốc Việt Nam
Quê hương yêu qúy ngàn đời…
Là người Công Giáo VN
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con
Cha mong giòng máu ái quốc
Sôi sục trong huyết quản con…
(Bài thơ này đã được nhiều người phổ nhạc: Lm Đỗ Bá Công, nhạc sỹ Hàn Thư Sinh…
và ca sỹ Khánh Ly và Thế Sơn, hát)
(Vietcatholic 20.11. 2019)
Phạm Bá Nha
Linh- Mục Dưỡng-Phụ
Đinh Quân
21:44 08/01/2022
Linh- Mục Dưỡng-Phụ
Ghi nhớ công ơn Linh Mục Dưỡng Phụ Phao-lô Trần hữu Lý ( 1911 – 2003 )
Thân phụ tôi mất sớm khi tôi còn là một đứa trẻ 10 tuổi.Tôi không có sư phụ truyền dạy võ công hay nghề nghiệp để hành hịệp và mưu sinh. Nhưng tôi may mắn được 1 Linh mục nhận làm dưỡng tử.Kể từ đó tôi gọi ngài là Cha Bố hay Dưỡng Phụ.Hai chữ Dưỡng Phụ với tôi mang trọn vẹn ý nghĩa cả về tinh thần và vật chất.
Khi song thân qua đời,chị em tôi lâm vào cảnh mồ côi cơ cực.Người chị cả 18 tuổi vừa kết hôn theo chồng đi xa. Chị hai mới 16 phải gánh vác gia đình. Chị theo các bà bạn của mẹ với những chuyến buôn xa, lấy tiền nuội 3 đứa em còn nhỏ dại.Thày dạy tôi thương cảm hoàn cảnh giới thiệu tôi với một linh mục và ngài sẵn sàng giơ tay đón nhận tôi, mặc dù lúc ấy ngài đã có 6 đệ tử.Ngài gửi tôi vào tu viện khi ấy gọi là Truờng Thử hay Trường Tập vì các tập sinh cần thử thách về đạo hạnh và học hành qua 2 năm Lớp Nhì và Lớp Nhất Tiểu học, trước khi được tuyển chọn lên Tiểu Chủng Viện.
Lúc này Cha Bố đang làm quản lý địa phận Phát Diệm và trông coi vùng xứ đạo đồn điền ven biển Cồn Thoi.Nhưng cha không ở đó – sau này tôi mới biết lý do – đây là vùng xôi đậu ban đêm Việt Cộng thường về quấy phá và chúng có ý hãm hãi cha nên ngài phải ở lại Giáo Khu an toàn của Đức Cha Lê Hữu Từ- nơi đặt Tổng Bộ Tự Vệ Công Giáo do cha Hoàng Quỳnh chỉ huy.Ngoài nhiệm vụ quản lý, cha dạy giáo lý các lớp Trung học Trần Lục cùng biên soạn tài liệu hướng dẫn hôn nhân cho nam nữ thanh niên..
Mỗi dịp nghỉ hè, các huynh đệ chúng tôi về sống với gia đình 1 tuần trước khi xuống Cồn Thoi.Nơi đây không khí mát mẻ trong lành, tốt cho sức khỏe và học hành. Tuy là nghỉ hè, chúng tôi vẫn phải giữ đúng thời khoá biểu do đại sư huynh Khổng vĩnh Thành ấn định. Buổi sáng sau Thánh Lễ, ăn sáng rối học bổ túc những môn yếu kém, tới 12 giờ dùng cơm trưa. Buổi chiều sau nghỉ trưa được tự do đi tắm sông,lưới cá, cua,trôi theo dòng nước cuốn về, hay bắt sò,hến,đuổi theo những con ngỗng trời vô bờ biển kiếm mồi. Đến 9 giờ tối lên nhà nguyện,10 giờ tắt đèn ngủ. Cuối tuần thứ Bảy,Chúa Nhật nghỉ học,đi viếng các nhà thờ họ quanh vùng.Những ngày hè dù sống theo giờ giấc ấn định,nhưng mang lại cho chúng tôi nhiều ích lợi và thú vị.Tinh thần tỉnh táo,sức khoẻ hồi phục,môn học yếu kém các sư huynh đệ bổ túc cho nhau.Những chiều dạo chơi trên đê,nghe sóng biển rì rào ngoài xa,từng đàn hải âu dập dờn trên sóng.Những đêm trăng sáng, đại sư huynh tụ họp thanh thiếu niên xóm đạo,ngồi dọc hai bên bờ đê lộng giò,tập những bản thánh ca du dương dìu dặt.
Cứ hai tuần một lần, Cha Bố từ giáo khu Phát Diệm đi xe mô-tô chạy dọc con đê dài xuống thị sát công việc đồn điền và giáo xứ. Mỗi lần nghe tiếng xe từ xa vọng lại,trẻ con thi nhau chạy dọc bên bờ đê hò reo : “ Cha bình bịch về ! Bình bịch về !.Độ ấy người dân quê đặt tên theo âm thanh phát ra – nôm na nhưng chính xác mà dễ nhớ :’ xe bình bịch ‘.Theo tôi nghĩ có lẽ thời ấy,cả giáo khu Phát Diệm chỉ có mình cha dùng mô-tô làm phương tiện di chuyển và cũng vì cha cao lớn gần 2 thước mới đủ sức điều khiển nổi con ngựa Phù Đổng. Mỗi lần xuống,ngài vào chào cha già đang hưu dưỡng và thày phụ tá bàn bạc công việc.Sau đó gặp riêng đại sư huynh để biết tình hình tổng quát về chúng tôi,nếu có ai sai phạm điều gì cha gặp riêng khuyên bảo, không bao giờ to tiếng la rầy. Bố chỉ ở vài tiếng rồi ra về trong tiếng reo hò của bày trẻ chạy theo xe với làn khói dài tan loãng phía sau.
Trong thời gian tôi sống nơi tu viện, Cha Bố thường xuyên theo dõi gíúp đỡ đời sống chị em tôi.Vào các dịp Tết cha nhờ người đem cho quà bánh để hưởng Xuân. Sau khi tôi đậu bằng Tiểu học cũng là lúc Hiệp Định Giơ-neo ký kết ngày 20/7/1954 chia đôi Đất Nước : Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc Cộng sản Bắc Việt và từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Miền Nam tự do.Dân chúng Miền Bắc – nhất là các xứ Công Giáo – tìm đủ mọi cách trốn ra Hà Nội, Hải Phòng chờ phương tiện di cư vào Nam, trốn thoát chế độ Cộng sản.Tu viện chúng tôi di chuyển ra tạm trú nơi trường Saint Josept Hải Phòng chờ xuôi Nam.
Trong khi chờ đợi,chú em trai 8 tuổi thất lạc các chị, chạy theo đoàn người di cư ra Hải phòng.Tôi rất lo lắng vì chưa nhận được tin tức các chị và càng lo âu. Không biết làm sao lo cho em lúc này. Cha Bố xuất hiện đúng lúc,bảo tôi cứ yên tâm theo Tu viện vào Nam và ngài sẽ sắp đặt cho em tôi vào sau. Tuần lễ sau tôi theo Tu viện vào Nam trên chuyến tàu Pháp Saran…
Vào Miền Nam tôi nhập Tiểu chủng viện Phát Diệm tại Phú Nhuận. Qua mấy năm học,tôi bị đau nặng nên bề trên cho về gia đình để thuốc thang dưỡng bệnh.Nhưng tôi làm gì có gia đình vì chị em tôi đã phiêu bạt mỗi người một nơi, Cha Bố đưa tôi về xứ ngài săn sóc, chạy chữa.Nhờ sự tận tình của Dưỡng Phụ, hơn hai năm tôi đã bình phục. Lúc này tôi có thể trở lại trường, nhưng rất khó theo kịp học tập cùng các đồng môn – nhất là môn La-tinh – còn nếu lui lại 2 hay 3 năm cũng không phù hợp.Chính lúc tôi đang phân vân, Bố đã giải đáp thay tôi và nói : “ Thôi con ạ ! Chúa gọi thì nhiều nhưng chọn thì ít ! Chúa đã dọn cho con đi theo con đường khác ! “
Tôi vâng lời, nên sau khi đậu Trung học, tôi bước vào đời sớm để mưu sinh.Trong suốt cuộc sống từ kèm trẻ tư gia,thư ký hãng buôn, giáo viên…và tiếp tục cố gắng theo học các lớp đêm, để đủ bằng cấp dạy Trung học.
Khi gia nhập Quân đội, dù phải đi đây đó, tôi vẫn luôn liên lạc và tìm dịp về thăm ngài. Có thể nói trong các huynh đệ sau này hoàn tục,chỉ có tôi luôn gấn bó với Cha Bố để đón nhận sự hướng dẫn,chỉ bảo,giữ tình cha con thân mật,đó cũng là cách tôi luôn tỏ lòng kính mến biết ơn Dưỡng Phụ.
Tôi bị mất liên lạc với ngài gần 10 năm khi trong ngục tù Cộng-sản. Nhưng tôi luôn nhớ cầu nguyện cho ngài – và chắc ngài cũng nhớ tới đứa ‘dưỡng tử’ mà cuộc đời buồn nhiều hơn vui.
Sau khi mãn hạn tù,tôi tiếp tục mối giây liên lạc với ngài. Mặc dù sống dưới chế độ kìm kẹp của Cộng sản,tôi rất vui mừng vì thấy Bố còn khoẻ mạnh và vẫn can đảm hăng hái như xưa,xây dựng nhà thờ,trường học,nữ tu viện rộng rãi khang trang,tổ chức các đoàn thể chặt chẽ,sốt sáng….Ngài biết cuộc sống khó khăn khi tôi mới từ lao tù trở về,luôn an ủi hỗ trợ…Những năm tháng nhọc nhằn mưu sinh rồi cũng qua.Gia đình tôi được chính phủ Hoa kỳ chấp nhận cho đi định cư theo diện tị nạn chính trị.Trước ngày lên đường,tôi đưa gia đình lên từ biệt. Bố đặt tay trên đầu từng người và chúc chúng tôi thượng lộ bình an.
Định cư tại Mỹ hơn 10 năm,tôi chưa một lần trở về thăm Quê Hương,không phải tôi muốn chối bỏ Tổ Quốc – nơi mình đã sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm vui buồn – mà vì ‘ Nước Non còn đó,Hồn Quê mất rồi ‘.Nhưng khi nghe tin Dưỡng Phụ bệnh nặng,tôi vội vã trở về thăm ngài.
Trở lại chốn xưa,tôi thấy nhiều sự đổi thay. Sự thay đổi ‘ phồn vinh giả tạo ‘ mà trước đây Cộng sản Bắc Việt đã gán ghép cho Miền Nam, giờ lại đúng cho một chế độ gian tham lừa bịp.
Các cơ quan chính quyền,công ty,khách sạn,vũ trường…xây cất nguy nga mọc lên như nấm để moi tiền khách du lịch nước ngoài cùng Việt kiều áo gấm về làng khoe khoang du hí.! Trong khi còn quá nhiều những khu nhà ổ chuột của dân chúng nghèo đói,tất tưởi ngược xuôi kiếm sống cùng những trẻ em gầy ốm,rách ruới,bới từng đống rác mưu sinh.Dưới chân nhà cao ốc,gầm cầu,vất vưởng những người dân quê từ nông thôn đổ về thành phố kiếm sống,vì đồng ruộng xác xơ thiếu nước,nông cụ,phân bón..thuế thu quá cao không thể bám vào mảnh đất của cha ông để sống…Bản thân tôi,khi sống nơi đất khách quê người luôn thấy trống trải cô đơn mong ngày trở về Quê cũ,nhưng chua xót thay lúc này tôi đang đứng trên Đất Nước thân yêu,giữa dòng người qua lại ồn ào,tôi vẫn thấy mình lạc lõng cô đơn
Tôi tìm đến xứ đạo Cha Bố.Tháp giáo đường vẫn vươn cao trong nắng sớm.Ngôi nhà hưu dưỡng ngài xây sẵn cho ngày về hưu an dưỡng vẫn còn đó, nhưng Dưỡng Phụ không được ở đó Cha xứ mới cho biết hiện ngài đang trú ngụ tại Nữ Tu viện gần đây…Sơ Bề Trên hướng dẫn tôi tới gian phòng ngài dưỡng bệnh,Sơ cho biết mấy tuần trước cha đau nặng nằm liệt giường,nay đã đỡ hơn có thể ngồi dạy đọc kinh nguyện và làm lễ tại phòng. Sơ lên tiếng gọi,Cha ngồi dậy,vịn vào thành giường tiến về phía cửa sổ.Bóng dáng ngài cao lớn,chắn ngang tầm cửa,thân mình gầy ốm, xanh xao,nét mặt mệt mỏi…
Hình như cha chưa nhận ra ai,tôi vội lên tiếng : “ Thưa Bố,con là Quân đây ! Bố có nhận ra con không? Con mới ở nước ngoài về ! “ Cha vẫn chưa nhớ ra, có lẽ vì lãng tai và trí nhớ suy giảm.Tôi phải nhắc tên hai Sư huynh Linh Mục, ngài mới nhớ ra và mở cửa cho tôi bước vào. Bóng đèn tròn vàng vọt yếu ớt không đủ soi rõ căn phòng nhỏ hẹp,mỗi chiều chừng ba thước với chiếc giường, bàn nhỏ và cái ghế gỗ. Cha ngồi trên giường nhường ghế cho tôi.Tôi đưa mắt nhìn quanh thầm cảm phục sự hy sinh khó nghèo của ngài. Căn nhà hưu dưỡng sẵn có,sạch sẽ rộng rãi vớí tiện nghi tạm đủ, sao ngài không ở lại chấp nhận lối sống thiếu thốn thế này? Sau chừng một giờ hàn huyên tâm sự giữa hai bố con lâu ngày xa cách.Khi thấy ngài đã mệt cần nghỉ ngơi,tôi đứng lên cáo từ,trao ngài chiếc phong thư. Bố cảm động vỗ nhẹ vào vai tôi trìu mến : “Bố cám ơn con ! Bố giành để uống thuốc cho mau lại sức ! “ Tôi nghe mà lòng xót xa vì đời sống đơn sơ nghèo khó của bố và cũng buồn vì hoàn cảnh eo hẹp của mình mang danh là sống ở nước ngoài về…!
Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại Dưỡng Phụ,vì trở về Mỹ 2 tháng sau tôi nghe tin Bố mất, sau hơn 60 năm cuộc đời Linh Mục hiến dâng cho Chúa,phụng sự Giáo Hội.Với tôi Dưỡng Phụ không phải là vị thánh như Cha Thánh Vianney cha sở họ Ars hay cha Trương Bửu Diệp, nhưng suốt đời Linh mục qua nhiều giáo xứ từ miền Bắc :Nam Biên,Như Sơn,Gia Lạc,Cồn Thoi cho tới miền Nam Long Chữ,Bạch Đằng,Lạc Quang, ngài luôn tận tụy với nhiệm vụ Chúa trao phó, được mọi người kính trọng yêu mến vì giữ trọn 3 lời tuyên hứa : Khó nghèo – Khiết tịnh và Vâng lời.
Nhân đọc bài cảm xúc của tác giả FX Bằng sau khi tham dự Hội thảo về ‘Đời sống Linh Mục’ tổ chức tại TGP Hà Nội qua bài tham luận của chị Maria Trần Lan Anh- Tôi dưỡng tử chợt nhớ đến công lao của Linh Mục Dưỡng Phụ, xin ghi lại đôi dòng về Ngài.
Trong dịp này, tôi cũng muốn nói đến sự rộng tay nâng đỡ các Linh Mục già yếu hưu dưỡng tại Việt Nam mà Linh mục Tổng Giám Đốc Đài Truyền Hình 57.6 đang kêu gọi hàng tuần. Cuối cùng xin mượn lời Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt trong tâm thư gởi cho các Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân hải ngoại :
“ Hiện nay cuộc sống của các Linh Mục già yếu,bệnh tật ở 26 Giáo phận Việt Nam còn rất nhiều khó khăn.Hội đồng Giám Mục Việt Nam dù rất muốn chăm sóc tất cả các ngài được chu đáo trong những tháng ngày còn lại, sau cả cuộc đời tận tụy và trung thành phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội,nhưng hoàn cảnh và điều kiện chưa cho phép. Đây là nỗi khổ tâm rất lớn của chúng tôi.
Trong những năm qua,lòng quảng đại của anh chị em,đặc biệt anh chị em tại hải ngoại,đã gíúp cuộc sống của các Linh Mục hưu dưỡng phầnnào tốt hơn.Nhưng những trợ giúp đó chưa có chương trình ổn định lâu dài.Để công việc này có được qui mô rộng lớn và có kết quả lâu dài cho tất cả các Giáo phận trên toàm quốc. Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã ủy thác cho chúng tôi cùng với Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xúc tiến công việc…”
Đinh Quân
Ghi nhớ công ơn Linh Mục Dưỡng Phụ Phao-lô Trần hữu Lý ( 1911 – 2003 )
Thân phụ tôi mất sớm khi tôi còn là một đứa trẻ 10 tuổi.Tôi không có sư phụ truyền dạy võ công hay nghề nghiệp để hành hịệp và mưu sinh. Nhưng tôi may mắn được 1 Linh mục nhận làm dưỡng tử.Kể từ đó tôi gọi ngài là Cha Bố hay Dưỡng Phụ.Hai chữ Dưỡng Phụ với tôi mang trọn vẹn ý nghĩa cả về tinh thần và vật chất.
Khi song thân qua đời,chị em tôi lâm vào cảnh mồ côi cơ cực.Người chị cả 18 tuổi vừa kết hôn theo chồng đi xa. Chị hai mới 16 phải gánh vác gia đình. Chị theo các bà bạn của mẹ với những chuyến buôn xa, lấy tiền nuội 3 đứa em còn nhỏ dại.Thày dạy tôi thương cảm hoàn cảnh giới thiệu tôi với một linh mục và ngài sẵn sàng giơ tay đón nhận tôi, mặc dù lúc ấy ngài đã có 6 đệ tử.Ngài gửi tôi vào tu viện khi ấy gọi là Truờng Thử hay Trường Tập vì các tập sinh cần thử thách về đạo hạnh và học hành qua 2 năm Lớp Nhì và Lớp Nhất Tiểu học, trước khi được tuyển chọn lên Tiểu Chủng Viện.
Lúc này Cha Bố đang làm quản lý địa phận Phát Diệm và trông coi vùng xứ đạo đồn điền ven biển Cồn Thoi.Nhưng cha không ở đó – sau này tôi mới biết lý do – đây là vùng xôi đậu ban đêm Việt Cộng thường về quấy phá và chúng có ý hãm hãi cha nên ngài phải ở lại Giáo Khu an toàn của Đức Cha Lê Hữu Từ- nơi đặt Tổng Bộ Tự Vệ Công Giáo do cha Hoàng Quỳnh chỉ huy.Ngoài nhiệm vụ quản lý, cha dạy giáo lý các lớp Trung học Trần Lục cùng biên soạn tài liệu hướng dẫn hôn nhân cho nam nữ thanh niên..
Mỗi dịp nghỉ hè, các huynh đệ chúng tôi về sống với gia đình 1 tuần trước khi xuống Cồn Thoi.Nơi đây không khí mát mẻ trong lành, tốt cho sức khỏe và học hành. Tuy là nghỉ hè, chúng tôi vẫn phải giữ đúng thời khoá biểu do đại sư huynh Khổng vĩnh Thành ấn định. Buổi sáng sau Thánh Lễ, ăn sáng rối học bổ túc những môn yếu kém, tới 12 giờ dùng cơm trưa. Buổi chiều sau nghỉ trưa được tự do đi tắm sông,lưới cá, cua,trôi theo dòng nước cuốn về, hay bắt sò,hến,đuổi theo những con ngỗng trời vô bờ biển kiếm mồi. Đến 9 giờ tối lên nhà nguyện,10 giờ tắt đèn ngủ. Cuối tuần thứ Bảy,Chúa Nhật nghỉ học,đi viếng các nhà thờ họ quanh vùng.Những ngày hè dù sống theo giờ giấc ấn định,nhưng mang lại cho chúng tôi nhiều ích lợi và thú vị.Tinh thần tỉnh táo,sức khoẻ hồi phục,môn học yếu kém các sư huynh đệ bổ túc cho nhau.Những chiều dạo chơi trên đê,nghe sóng biển rì rào ngoài xa,từng đàn hải âu dập dờn trên sóng.Những đêm trăng sáng, đại sư huynh tụ họp thanh thiếu niên xóm đạo,ngồi dọc hai bên bờ đê lộng giò,tập những bản thánh ca du dương dìu dặt.
Cứ hai tuần một lần, Cha Bố từ giáo khu Phát Diệm đi xe mô-tô chạy dọc con đê dài xuống thị sát công việc đồn điền và giáo xứ. Mỗi lần nghe tiếng xe từ xa vọng lại,trẻ con thi nhau chạy dọc bên bờ đê hò reo : “ Cha bình bịch về ! Bình bịch về !.Độ ấy người dân quê đặt tên theo âm thanh phát ra – nôm na nhưng chính xác mà dễ nhớ :’ xe bình bịch ‘.Theo tôi nghĩ có lẽ thời ấy,cả giáo khu Phát Diệm chỉ có mình cha dùng mô-tô làm phương tiện di chuyển và cũng vì cha cao lớn gần 2 thước mới đủ sức điều khiển nổi con ngựa Phù Đổng. Mỗi lần xuống,ngài vào chào cha già đang hưu dưỡng và thày phụ tá bàn bạc công việc.Sau đó gặp riêng đại sư huynh để biết tình hình tổng quát về chúng tôi,nếu có ai sai phạm điều gì cha gặp riêng khuyên bảo, không bao giờ to tiếng la rầy. Bố chỉ ở vài tiếng rồi ra về trong tiếng reo hò của bày trẻ chạy theo xe với làn khói dài tan loãng phía sau.
Trong thời gian tôi sống nơi tu viện, Cha Bố thường xuyên theo dõi gíúp đỡ đời sống chị em tôi.Vào các dịp Tết cha nhờ người đem cho quà bánh để hưởng Xuân. Sau khi tôi đậu bằng Tiểu học cũng là lúc Hiệp Định Giơ-neo ký kết ngày 20/7/1954 chia đôi Đất Nước : Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc Cộng sản Bắc Việt và từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Miền Nam tự do.Dân chúng Miền Bắc – nhất là các xứ Công Giáo – tìm đủ mọi cách trốn ra Hà Nội, Hải Phòng chờ phương tiện di cư vào Nam, trốn thoát chế độ Cộng sản.Tu viện chúng tôi di chuyển ra tạm trú nơi trường Saint Josept Hải Phòng chờ xuôi Nam.
Trong khi chờ đợi,chú em trai 8 tuổi thất lạc các chị, chạy theo đoàn người di cư ra Hải phòng.Tôi rất lo lắng vì chưa nhận được tin tức các chị và càng lo âu. Không biết làm sao lo cho em lúc này. Cha Bố xuất hiện đúng lúc,bảo tôi cứ yên tâm theo Tu viện vào Nam và ngài sẽ sắp đặt cho em tôi vào sau. Tuần lễ sau tôi theo Tu viện vào Nam trên chuyến tàu Pháp Saran…
Vào Miền Nam tôi nhập Tiểu chủng viện Phát Diệm tại Phú Nhuận. Qua mấy năm học,tôi bị đau nặng nên bề trên cho về gia đình để thuốc thang dưỡng bệnh.Nhưng tôi làm gì có gia đình vì chị em tôi đã phiêu bạt mỗi người một nơi, Cha Bố đưa tôi về xứ ngài săn sóc, chạy chữa.Nhờ sự tận tình của Dưỡng Phụ, hơn hai năm tôi đã bình phục. Lúc này tôi có thể trở lại trường, nhưng rất khó theo kịp học tập cùng các đồng môn – nhất là môn La-tinh – còn nếu lui lại 2 hay 3 năm cũng không phù hợp.Chính lúc tôi đang phân vân, Bố đã giải đáp thay tôi và nói : “ Thôi con ạ ! Chúa gọi thì nhiều nhưng chọn thì ít ! Chúa đã dọn cho con đi theo con đường khác ! “
Tôi vâng lời, nên sau khi đậu Trung học, tôi bước vào đời sớm để mưu sinh.Trong suốt cuộc sống từ kèm trẻ tư gia,thư ký hãng buôn, giáo viên…và tiếp tục cố gắng theo học các lớp đêm, để đủ bằng cấp dạy Trung học.
Khi gia nhập Quân đội, dù phải đi đây đó, tôi vẫn luôn liên lạc và tìm dịp về thăm ngài. Có thể nói trong các huynh đệ sau này hoàn tục,chỉ có tôi luôn gấn bó với Cha Bố để đón nhận sự hướng dẫn,chỉ bảo,giữ tình cha con thân mật,đó cũng là cách tôi luôn tỏ lòng kính mến biết ơn Dưỡng Phụ.
Tôi bị mất liên lạc với ngài gần 10 năm khi trong ngục tù Cộng-sản. Nhưng tôi luôn nhớ cầu nguyện cho ngài – và chắc ngài cũng nhớ tới đứa ‘dưỡng tử’ mà cuộc đời buồn nhiều hơn vui.
Sau khi mãn hạn tù,tôi tiếp tục mối giây liên lạc với ngài. Mặc dù sống dưới chế độ kìm kẹp của Cộng sản,tôi rất vui mừng vì thấy Bố còn khoẻ mạnh và vẫn can đảm hăng hái như xưa,xây dựng nhà thờ,trường học,nữ tu viện rộng rãi khang trang,tổ chức các đoàn thể chặt chẽ,sốt sáng….Ngài biết cuộc sống khó khăn khi tôi mới từ lao tù trở về,luôn an ủi hỗ trợ…Những năm tháng nhọc nhằn mưu sinh rồi cũng qua.Gia đình tôi được chính phủ Hoa kỳ chấp nhận cho đi định cư theo diện tị nạn chính trị.Trước ngày lên đường,tôi đưa gia đình lên từ biệt. Bố đặt tay trên đầu từng người và chúc chúng tôi thượng lộ bình an.
Định cư tại Mỹ hơn 10 năm,tôi chưa một lần trở về thăm Quê Hương,không phải tôi muốn chối bỏ Tổ Quốc – nơi mình đã sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm vui buồn – mà vì ‘ Nước Non còn đó,Hồn Quê mất rồi ‘.Nhưng khi nghe tin Dưỡng Phụ bệnh nặng,tôi vội vã trở về thăm ngài.
Trở lại chốn xưa,tôi thấy nhiều sự đổi thay. Sự thay đổi ‘ phồn vinh giả tạo ‘ mà trước đây Cộng sản Bắc Việt đã gán ghép cho Miền Nam, giờ lại đúng cho một chế độ gian tham lừa bịp.
Các cơ quan chính quyền,công ty,khách sạn,vũ trường…xây cất nguy nga mọc lên như nấm để moi tiền khách du lịch nước ngoài cùng Việt kiều áo gấm về làng khoe khoang du hí.! Trong khi còn quá nhiều những khu nhà ổ chuột của dân chúng nghèo đói,tất tưởi ngược xuôi kiếm sống cùng những trẻ em gầy ốm,rách ruới,bới từng đống rác mưu sinh.Dưới chân nhà cao ốc,gầm cầu,vất vưởng những người dân quê từ nông thôn đổ về thành phố kiếm sống,vì đồng ruộng xác xơ thiếu nước,nông cụ,phân bón..thuế thu quá cao không thể bám vào mảnh đất của cha ông để sống…Bản thân tôi,khi sống nơi đất khách quê người luôn thấy trống trải cô đơn mong ngày trở về Quê cũ,nhưng chua xót thay lúc này tôi đang đứng trên Đất Nước thân yêu,giữa dòng người qua lại ồn ào,tôi vẫn thấy mình lạc lõng cô đơn
Tôi tìm đến xứ đạo Cha Bố.Tháp giáo đường vẫn vươn cao trong nắng sớm.Ngôi nhà hưu dưỡng ngài xây sẵn cho ngày về hưu an dưỡng vẫn còn đó, nhưng Dưỡng Phụ không được ở đó Cha xứ mới cho biết hiện ngài đang trú ngụ tại Nữ Tu viện gần đây…Sơ Bề Trên hướng dẫn tôi tới gian phòng ngài dưỡng bệnh,Sơ cho biết mấy tuần trước cha đau nặng nằm liệt giường,nay đã đỡ hơn có thể ngồi dạy đọc kinh nguyện và làm lễ tại phòng. Sơ lên tiếng gọi,Cha ngồi dậy,vịn vào thành giường tiến về phía cửa sổ.Bóng dáng ngài cao lớn,chắn ngang tầm cửa,thân mình gầy ốm, xanh xao,nét mặt mệt mỏi…
Hình như cha chưa nhận ra ai,tôi vội lên tiếng : “ Thưa Bố,con là Quân đây ! Bố có nhận ra con không? Con mới ở nước ngoài về ! “ Cha vẫn chưa nhớ ra, có lẽ vì lãng tai và trí nhớ suy giảm.Tôi phải nhắc tên hai Sư huynh Linh Mục, ngài mới nhớ ra và mở cửa cho tôi bước vào. Bóng đèn tròn vàng vọt yếu ớt không đủ soi rõ căn phòng nhỏ hẹp,mỗi chiều chừng ba thước với chiếc giường, bàn nhỏ và cái ghế gỗ. Cha ngồi trên giường nhường ghế cho tôi.Tôi đưa mắt nhìn quanh thầm cảm phục sự hy sinh khó nghèo của ngài. Căn nhà hưu dưỡng sẵn có,sạch sẽ rộng rãi vớí tiện nghi tạm đủ, sao ngài không ở lại chấp nhận lối sống thiếu thốn thế này? Sau chừng một giờ hàn huyên tâm sự giữa hai bố con lâu ngày xa cách.Khi thấy ngài đã mệt cần nghỉ ngơi,tôi đứng lên cáo từ,trao ngài chiếc phong thư. Bố cảm động vỗ nhẹ vào vai tôi trìu mến : “Bố cám ơn con ! Bố giành để uống thuốc cho mau lại sức ! “ Tôi nghe mà lòng xót xa vì đời sống đơn sơ nghèo khó của bố và cũng buồn vì hoàn cảnh eo hẹp của mình mang danh là sống ở nước ngoài về…!
Đó là lần cuối cùng tôi gặp lại Dưỡng Phụ,vì trở về Mỹ 2 tháng sau tôi nghe tin Bố mất, sau hơn 60 năm cuộc đời Linh Mục hiến dâng cho Chúa,phụng sự Giáo Hội.Với tôi Dưỡng Phụ không phải là vị thánh như Cha Thánh Vianney cha sở họ Ars hay cha Trương Bửu Diệp, nhưng suốt đời Linh mục qua nhiều giáo xứ từ miền Bắc :Nam Biên,Như Sơn,Gia Lạc,Cồn Thoi cho tới miền Nam Long Chữ,Bạch Đằng,Lạc Quang, ngài luôn tận tụy với nhiệm vụ Chúa trao phó, được mọi người kính trọng yêu mến vì giữ trọn 3 lời tuyên hứa : Khó nghèo – Khiết tịnh và Vâng lời.
Nhân đọc bài cảm xúc của tác giả FX Bằng sau khi tham dự Hội thảo về ‘Đời sống Linh Mục’ tổ chức tại TGP Hà Nội qua bài tham luận của chị Maria Trần Lan Anh- Tôi dưỡng tử chợt nhớ đến công lao của Linh Mục Dưỡng Phụ, xin ghi lại đôi dòng về Ngài.
Trong dịp này, tôi cũng muốn nói đến sự rộng tay nâng đỡ các Linh Mục già yếu hưu dưỡng tại Việt Nam mà Linh mục Tổng Giám Đốc Đài Truyền Hình 57.6 đang kêu gọi hàng tuần. Cuối cùng xin mượn lời Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt trong tâm thư gởi cho các Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân hải ngoại :
“ Hiện nay cuộc sống của các Linh Mục già yếu,bệnh tật ở 26 Giáo phận Việt Nam còn rất nhiều khó khăn.Hội đồng Giám Mục Việt Nam dù rất muốn chăm sóc tất cả các ngài được chu đáo trong những tháng ngày còn lại, sau cả cuộc đời tận tụy và trung thành phụng sự Thiên Chúa và Giáo Hội,nhưng hoàn cảnh và điều kiện chưa cho phép. Đây là nỗi khổ tâm rất lớn của chúng tôi.
Trong những năm qua,lòng quảng đại của anh chị em,đặc biệt anh chị em tại hải ngoại,đã gíúp cuộc sống của các Linh Mục hưu dưỡng phầnnào tốt hơn.Nhưng những trợ giúp đó chưa có chương trình ổn định lâu dài.Để công việc này có được qui mô rộng lớn và có kết quả lâu dài cho tất cả các Giáo phận trên toàm quốc. Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã ủy thác cho chúng tôi cùng với Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng và Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xúc tiến công việc…”
Đinh Quân
Chúa Đã Bước Xuống Đời Con
Sơn Ca Linh
21:48 08/01/2022
(Chút cảm nhận về mầu nhiệm “Chúa chịu phép rửa”)
Buổi sáng mùa Xuân năm ấy,
Bên bờ sông vắng Gio-đan,
Chênh vênh bước thầm hoang dại,
Con mong tìm chút bình an.
Vẫn nỗi buồn dâng đầy ứ,
Mốc meo gánh tội trần ai.
Giữa đám bần dân lam lũ,
Mang theo gió bụi dặm dài.
Hôm ấy trời trong rất lạ,
Vang rền sấm vọng miền xa.
Lẽ nào Lời thiêng Chúa Cả…?
“… Là Con chí ái của Ta” !
Ở giữa đoàn dân hôm ấy,
Âm thầm ai có biết ai !
Chỉ biết sao lòng ấm lại,
Khi “Bồ Câu” đỗ trên vai !
Không lẽ đây “Giờ” đã đến,
Đăng quang triều Đấng Thiên Sai?
Lẽ nào Ngài đang hiện diện,
Bụi trần sát cánh chen vai?
Cứ tưởng muôn đời hoang mạc,
Mông mênh một cõi bụi mờ…
Cô đơn một đời xơ xác,
Như viên đá cuội chơ vơ !
Bao mùa hoang vu rệu rã,
Chúa đã bước xuống đời con,
Bước chân Ngài nghe rất lạ,
Xôn xao cỏ dại lối mòn !
Dòng sông nước về reo hát,
Bên đường chợt thoảng mùi hoa !
Hoang mạc bây giờ chợt mát,
Mới hay “Ngài mới đi qua” !
Sơn Ca Linh (Chúa chịu phép rửa 2022)
VietCatholic TV
Xúc động: Tiếng hát làm say mê bao thế hệ tiết lộ lần Chuỗi Mân Côi mỗi đêm từ 1994 và được nhiều ơn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:29 08/01/2022
1. Ca sĩ và diễn viên thượng thặng nói về Chuỗi Mân Côi sau khi con gái mất tích
Romina Power có lòng sùng kính Đức Mẹ ngày càng mạnh mẽ hơn trong những năm qua.
Trong một số gần đây của tuần báo Ý Maria con te, nghĩa là “Đức Maria ở với bạn”, chúng tôi tìm thấy một cuộc phỏng vấn với nữ ca sĩ kiêm diễn viên Romina Power, tập trung vào lòng sùng kính lớn lao của cô đối với Đức Mẹ.
Romina Power — ca sĩ, diễn viên và nhân vật truyền hình nổi tiếng, và là con gái của hai ngôi sao Hollywood nổi tiếng, Tyrone Power và Linda Christian — đã bước sang tuổi 70 vào tháng 10 vừa qua. Cô lên ngôi vào ngày 26 tháng 7 năm 1970, khi mới hơn 18 tuổi, sau đó cô kết hôn với một ca sĩ trẻ và đầy triển vọng người Ý, Albano Carrisi, con trai của một gia đình nông dân ở Apulian.
Cho rằng gia đình mình quá nghèo, không xứng với gia đình Romina Power, mẹ của anh Albano Carrisi ban đầu khuyên con trai đừng trèo cao để khỏi té đau. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này hóa ra lại là điều tốt nhất: mối quan hệ của họ rất sâu sắc và hạnh phúc như một cặp vợ chồng và như một cặp đôi nghệ thuật, và bốn đứa con được sinh ra từ cuộc hôn nhân: Ylenia, Yari, Cristel và Romina.
Mặc dù trong nhiều thập kỷ, hai vợ chồng được ngưỡng mộ vì sự hòa hợp trong cuộc sống và công việc, cuối cùng họ ly thân vào năm 1999 và cuối cùng ly hôn vào năm 2012, một phần bởi nỗi đau từ sự mất tích bí ẩn của cô con gái đầu lòng Ylenia. Cô mất tích ở tuổi 23 ở New Orleans vào năm 1994. Xác cô ấy chưa bao giờ được tìm thấy.
Albano Carrisi tin rằng Ylenia đã tự tử bằng cách nhảy xuống dòng sông Mississippi chảy xiết. Romina tiếp tục tin rằng con gái mình vẫn còn sống và đang trốn ở đâu đó.
Sau khi con gái mất tích, Romina chỉ có thể ngủ thiếp đi khi đang lần chuỗi Mân Côi
Nữ ca sĩ nói với Maria con te rằng gia đình cô, phía bên ngoại là người gốc Mễ Tây Cơ,, đã sùng kính Đức Mẹ Guadalupe như thế nào và cô cảm thấy gần gũi như thế nào với Đức Maria vào thời điểm đau khổ đó.
Tôi hướng về Đức Mẹ vào năm 1994, sau sự biến mất của con gái tôi là Ylenia. Tôi đã bị lạc và không thể tìm thấy câu trả lời đầy đủ ở bất cứ đâu. Tôi thậm chí không thể ngủ được. Vì vậy, tôi đến một tu viện ở New Orleans và hỏi họ xem họ có chuỗi tràng hạt không. Họ chỉ vào một chồng tràng hạt bằng nhựa nhiều màu sắc. Tôi đã chọn một trong số đó. Sau đó, tôi bắt đầu lần chuỗi Mân Côi hàng đêm, cuối cùng tôi tìm thấy sự bình yên cho phép tôi ngủ, cũng như xác tín rằng cuối cùng, tất cả sẽ tốt đẹp. Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác.
Nhờ tìm lại sự bình yên bên trong, Romina đã có thể tiếp tục cuộc sống của mình, hòa giải với Albano và nối lại quan hệ đối tác nghệ thuật nghiêm túc với anh ta.
Cô tiếp tục gắn bó sâu sắc với đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ Tây Cơ, nhưng cô đã cùng với chị gái Taryn phát hiện ra rằng ở La Crosse, Wisconsin, nơi cô từng sống, có một đền thờ khác dành riêng để kính Đức Mẹ. Cô đã đến đó để cầu nguyện thường xuyên mỗi khi đến thăm chị gái Taryn, là người đã chết vì bệnh bạch cầu vào năm 2020.
Romina Power cũng là một họa sĩ, và nhiều lần cô đã vẽ Đức Mẹ, luôn luôn ở bên Chúa Hài Đồng: “Có một thời kỳ tôi chỉ vẽ Đức Mẹ,” cô nói với tuần báo Ý.
“Tôi muốn sự ngọt ngào của Đức Mẹ tỏa sáng. Nhưng cũng là sự cam chịu của Đức Mẹ trước số phận của mình, số phận của con trai mình. Tôi cảm thấy Đức Mẹ là Mẹ của tất cả chúng ta, không chỉ của Chúa Giêsu. Và còn ai yêu con mình và lắng nghe con cái mình hơn một người mẹ?”
Source:Aleteia
2. Giáo Hội Hàn Quốc cử hành các buổi lễ tại đền thờ các vị tử đạo vừa được Vatican công nhận
Các quan chức tại một thành phố của Hàn Quốc đã cùng các nhà lãnh đạo Giáo Hội tổ chức lễ kỷ niệm việc Vatican công nhận đền thờ các thánh tử đạo Công Giáo là địa điểm hành hương quốc tế.
Tờ Catholic Times của Hàn Quốc cho biết các nhà lãnh đạo chính trị, quan chức dân sự và lãnh đạo Giáo Hội đã cùng nhau tham dự chương trình tại đền thờ Các thánh Tử đạo Công Giáo Hải Mi (Haemi, 해미) ở thành phố Thụy Sơn (Seosan, 서산), phía Nam tỉnh Trung Thanh (Chungcheong, 충청) cách thủ đô Hán Thành khoảng 280 km về phía nam.
Đức Cha Augustinô Kim Tôn Tú (Kim Jong-soo, 김종수) Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Đại Điền (Daejeon, 대전시) đã trao sắc lệnh từ Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa cho Cha Hàn Quang Thích (Han Gwang-seok, 한광석) giám đốc của đền thánh.
Vào ngày 1 tháng 3 năm ngoái, Vatican đã công nhận đền thờ Hải Mi là một trong khoảng 30 địa điểm hành hương quốc tế. Theo các nguồn tin từ Giáo Hội địa phương, đây là địa điểm thứ hai của Hàn Quốc được Vatican công nhận là địa điểm hành hương quốc tế.
Đền thờ Hải Mi lưu giữ di sản các cuộc tử đạo của khoảng 2,000 người Công Giáo Hàn Quốc vô danh trong những ngày đầu Công Giáo ở Hàn Quốc. Hàng nghìn người Công Giáo đã bị cầm tù, tra tấn và tàn sát khi triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선) tiến hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với các tín hữu Kitô vào thế kỷ 19.
Giáo Hội Hàn quốc đã dựng một tháp tưởng niệm cao 16 mét để tôn vinh hàng trăm vị tử đạo vô danh. Giáo Hội chỉ có thể ghi tên rửa tội của 132 người Công Giáo, những người đã chịu tử đạo tại Hải Mi.
Trong bài phát biểu của mình trong buổi lễ, Đức Cha Kim nói rằng mọi người cần tìm hiểu lịch sử của các cuộc tử đạo Kitô giáo dưới triều đại Tiên Quốc để hiểu lịch sử tôn giáo, đức tin và thực tế xã hội của thời đại.
Đức Cha Kim nói: “Chúng ta cần phải hiểu rất rõ về lịch sử của các cuộc tử đạo vào cuối triều đại Tiên Quốc để nhận ra rằng đạo Công Giáo đã đem quý tộc và nô lệ đến chỗ sống chung với nhau như một gia đình và tạo ra một trật tự xã hội mới với nguồn cảm hứng từ tôn giáo và đức tin”.
Vị giám mục nói thêm rằng tuyến đường hành hương sẽ được phát triển và bảo tồn vì Vatican đã công nhận đền thờ là một địa điểm hành hương quốc tế.
“Tôi hy vọng nó sẽ trở thành một nơi mà mọi người có thể tìm thấy niềm an ủi tinh thần xa lánh tình trạng điên cuồng với các đua đòi vật chất”.
Phát biểu trong buổi lễ, Ông Mạnh Sàng Huấn (Maeng Jeong Ho, 맹상훈) thị trưởng thành phố Thụy Sơn bảo đảm hỗ trợ hành chính để phát triển một tuyến đường hành hương bên cạnh Đền Hải Mi Sơn, một địa điểm Phật giáo nổi tiếng.
Đạo Công Giáo được đưa đến Hàn Quốc vào thế kỷ 17 bởi những giáo dân Triều Tiên, những người đã gặp gỡ đức tin trong chuyến du hành đến Trung Quốc và Nhật Bản. Đạo Công Giáo đã trở nên phổ biến và vững chắc trên bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ 18. Khi đức tin bắt đầu lan rộng, người Công Giáo phải đối mặt với sự đàn áp dưới triều đại Tiên Quốc. Triều đại này đã cai trị Hàn quốc hơn 500 năm.
Trong suốt 100 năm bách hại, có khoảng 10,000 người Công Giáo đã tử vì đạo ở Hàn Quốc. Mãi đến năm 1886, cuộc bách hại người Công Giáo mới kết thúc theo sau một hiệp ước với Pháp.
Khoảng 56% trong số 58 triệu người Hàn Quốc không theo tôn giáo nào, 20% theo đạo Tin lành, 8% theo Công Giáo và 15.5% theo đạo Phật.
Có khoảng 5.6 triệu người Công Giáo trong ba tổng giáo phận, 14 giáo phận và một giáo phận quân đội ở Hàn Quốc.
Source:UCANews
3. Ba sự kiện ở Rôma đáng mong đợi trong năm 2022
Mặc dù đại dịch coronavirus tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người trên thế giới, nhưng đầu năm mới dương lịch cũng là thời điểm thích hợp để đón chờ những sự kiện vui tươi sắp đến.
Tại Rôma, Vatican đang lên kế hoạch cho ba cử hành quan trọng có tính chất quốc tế đối với niềm hy vọng Kitô Giáo.
Mặc dù quy mô đám đông có thể phải được kiểm soát, nhưng công nghệ hiện đại và khả năng kết nối từ xa hoặc thông qua phát trực tiếp có nghĩa là sự tham gia có thể không giới hạn.
Khi năm mới bắt đầu, đây là ba sự kiện ở Rôma mà người Công Giáo có thể mong đợi vào năm 2022.
Việc tuyên thánh cho Chân Phước Charles de Foucauld và sáu vị chân phước khác vào ngày 15 tháng 5 sẽ kết thúc khoảng thời gian hai năm bảy tháng kể từ biến cố tuyên thánh gần đây nhất, của thánh John Henry Newman và bốn vị khác vào tháng 10 năm 2019.
Việc tuyên thánh – tức là khi Đức Giáo Hoàng long trọng công nhận rằng một người nam hoặc một người nữ thánh thiện đang ở trên thiên đàng - luôn là một dịp vui mừng cho Giáo Hội, và nhiều người Công Giáo có thể sẽ rất vui mừng khi thấy người lính Pháp và nhà thám hiểm, là người sau này trở thành một tu sĩ dòng Trapp và nhà truyền giáo Công Giáo ở Algeria, được tuyên bố là một vị thánh.
Sau khi quay lại với đức tin Công Giáo, Foucauld muốn bắt chước cuộc đời của Chúa Giêsu. Ngài đã dành 13 năm cuối cùng của mình để sống giữa những người Tuareg Hồi giáo, một nhóm dân tộc du mục, trên sa mạc Algeria do Pháp chiếm đóng. Còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, Foucauld bị giết vào năm 1916 ở tuổi 58.
Vào ngày 15 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ tuyên thánh cho Devasahayam Pillai, một giáo dân ở Ấn Độ, người đã tử đạo sau khi cải đạo từ Ấn Độ giáo sang Công Giáo vào thế kỷ 18.
Pillai, người còn được biết đến với tên rửa tội của mình, Lazarus, đã được phong chân phước vào năm 2012 ở miền nam Ấn Độ. Ngài sẽ là người giáo dân Công Giáo đầu tiên ở Ấn Độ được tuyên bố là một vị thánh.
Bảy năm sau khi cải đạo, Pillai bị giết ở tuổi 40 bằng một phát súng, sau khi anh ta bị vu oan tội phản quốc, bị bắt và bị tra tấn trong ba năm.
Hai nữ tu sĩ cũng sẽ được tuyên thánh vào ngày 15 tháng 5: Đó là Chân Phước Maria Francesca di Gesù, người thành lập Dòng Nữ tu Capuchin thành Loano, và Chân Phước Maria Domenica Mantovani, người đồng sáng lập và là Bề trên tổng quyền đầu tiên của Dòng Tiểu Muội Gia đình Thánh Gia.
Chân Phước César de Bus, Chân Phước Luigi Maria Palazzolo, và Chân Phước Giustino Maria Russolillo - ba linh mục thành lập các dòng và tu viện - cũng sẽ được tuyên thánh.
Họp mặt Gia đình Thế giới lần thứ 10
Mặc dù sự lan rộng liên tục của COVID-19 có nghĩa là sự tham dự thực tế ở Rôma sẽ bị hạn chế, nhưng Cuộc họp Thế giới lần thứ 10 của các gia đình, từ ngày 22 đến 26 tháng 6, sẽ có những cách thức cho bất kỳ gia đình Công Giáo nào muốn tham gia.
Các nhà tổ chức đã lên kế hoạch cho các cuộc họp kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, và các giám mục đã được khuyến khích tổ chức các sự kiện song song trong giáo phận của các ngài.
Đây sẽ là lần thứ ba Rôma tổ chức cuộc họp quốc tế, bắt đầu từ năm 1994. Khoảng 2,000 người sẽ tham dự trực tiếp Đại Hội năm 2022, với chủ đề “Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”.
Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, cho biết: “Việc chọn thành phố lưu giữ những kỷ niệm của các Tông đồ Phêrô và Phaolô làm địa điểm chính cho cuộc họp nêu bật ơn gọi ban đầu của Giáo Hội Rôma, nơi chủ trì sự hiệp thông của Giáo Hội”.
Cuộc Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc của Năm Gia Đình Amoris Laetitia.
Việc tuyên chân phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I
Bậc đáng kính Đức Gioan Phaolô I sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên Chân Phước vào ngày 4 tháng 9 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Thường được gọi là “vị giáo hoàng tươi cười”, Đức Gioan Phaolô I đột ngột qua đời vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ sau 33 ngày tại vị. Một ưu tiên trong triều đại giáo hoàng ngắn ngủi của ngài là thực hiện các quyết định của Công đồng Vatican II.
Nhưng ngay cả trước khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Hồng Y Albino Luciani đã được biết đến với sự khiêm tốn, chú trọng đến tinh thần nghèo khó và tận tâm giảng dạy đức tin một cách dễ hiểu.
Vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận một phép lạ có được nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô I và đã chấp thuận cho ngài được tuyên bố là “chân phước”.
Mặc dù các buổi lễ tuyên chân phước thường diễn ra ở quê hương gắn liền nhất với cuộc đời của tân chân phước, nhưng Đức Gioan Phaolô I sẽ được phong chân phước tại Vatican vì ngài từng là giáo hoàng.
Phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô I xảy ra vào năm 2011 chữa lành cho một cô gái ở Tổng giáo phận Buenos Aires, Á Căn Đình, khỏi một dạng bệnh não nặng, một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến não với nguy cơ tử vong rất cao.
Source:Catholic News Agency
Nhà trừ tà cảnh báo: Sa tan tấn công ngôi nhà thờ một lần nữa. Tại sao phụ nữ tán gẫu là điều tốt?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:11 08/01/2022
1. Tại sao phụ nữ dành thời gian bên nhau lại là một điều tốt?
Nhiều người cho rằng hai hay nhiều phụ nữ ngồi trò chuyện với nhau không phải là điều tốt, nói xấu người khác, tung tin đồn nhảm, ganh tị …thường được dùng để biện minh cho thái độ đó. Tuy nhiên, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho rằng về phương diện mục vụ phụ nữ dành thời gian bên nhau lại là một điều tốt, vì phụ nữ cần những người phụ nữ khác hỗ trợ và truyền cảm hứng cho họ.
Tác giả Marta Wolska viết:
Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều có những kỷ niệm ấm áp về những buổi sum họp gia đình ở nhà ông bà, hay những buổi sum họp nhân dịp đám cưới hoặc lễ rửa tội trong gia đình. Đối với tôi, một hình ảnh luôn nổi bật: phụ nữ thuộc mọi thế hệ trò chuyện sôi nổi, đi từ chủ đề tầm thường đến chủ đề sâu sắc nhất, như thể họ đang tiếp tục cuộc trò chuyện của ngày hôm trước.
Ngay cả khi mỗi người chúng ta có một phong cách hay địa vị khác nhau trong cuộc sống, thì quả thực, sự tương trợ và đoàn kết giữa những người phụ nữ rất mạnh mẽ. Đó là một loại nhân từ đôi khi được tìm thấy trong các nhóm cầu nguyện cho các bà mẹ, các nhóm thảo luận về sách dành cho phụ nữ, và rất nhiều các cuộc họp mặt tương tự khác.
Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể chưa tận dụng nó đủ, chẳng hạn như những bà mẹ trẻ tìm kiếm lời khuyên hàng ngày trên mạng xã hội hơn là hỏi ý kiến người thân của họ. Có lẽ họ không nhận ra điều đó, họ đang chọn bỏ lỡ sự đóng góp và trí tuệ quý báu của những người, giống như mẹ của họ, đã trải qua những trải nghiệm tương tự trước họ.
Nếu chúng ta đọc Lời Chúa, chúng ta nhận ra rằng các mối quan hệ của phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Bà Ê-va được tạo ra không chỉ vì “đàn ông ở một mình là không tốt”, mà Thiên Chúa còn cho thấy mối quan hệ thiết yếu giữa những người phụ nữ là như thế nào: Bà Ruth yêu mến bà Naomi đến mức bà quyết định không bỏ rơi mẹ của người chồng đã khuất và tiếp tục sống với bà Naomi suốt đời. Khi biết tin bà Elizabeth mang thai, Đức Maria đã vội vã lên đường đến với người thân của mình và ngay lập tức chia sẻ niềm vui vì phúc lành mà Mẹ đã nhận được. Tại ngôi mộ của Chúa Giêsu, những người phụ nữ tụ tập lại để khóc và xức dầu cho thi thể của ngài.
Phụ nữ cần những người phụ nữ khác hỗ trợ và truyền cảm hứng cho nhau. Một vòng tròn của bạn bè đã cung cấp một không gian thoải mái, nơi hơn là một tách cà phê, họ có thể thảo luận một cách thoải mái tất cả các vấn đề tạo nên cuộc sống hàng ngày của họ. Đó là một nơi để họ nâng cao tinh thần của nhau, để tìm hiểu lẫn nhau, và phát triển cùng với những người khác.
Nhưng đó cũng có thể là một nhóm có cấu trúc tập hợp xung quanh việc nghiên cứu Kinh thánh để đào sâu đức tin của họ, như trường hợp của các nhóm trong phong trào Cầu nguyện của các bà mẹ Công Giáo, nhóm họp mỗi tuần một lần để cầu nguyện cho con cái của họ và những bà mẹ trên khắp thế giới.
Mỗi người phụ nữ phải tìm ra vòng tròn của riêng mình, đó có thể là một sức mạnh to lớn không chỉ trong cuộc sống hàng ngày hay trong công việc, mà còn trên hành trình đức tin.
Source:Aleteia
2. Nhật ký trừ tà số 170: Satan tấn công nhà thờ... một lần nữa
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #170: Satan Attacks the Church... again”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 170: Satan tấn công nhà thờ... một lần nữa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi lần đầu tiên tôi nghe nói về việc có kẻ nào đó làm biến dạng bức tượng Đức Mẹ Fatima tại đền thánh Đức Mẹ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington DC, tôi đã cho rằng nó được thực hiện bởi một người bị rối loạn tâm thần. Nói cho cùng, ai có tâm trí đàng hoàng lại có thể làm một điều như vậy?
Sau đó, tôi đến thăm bức tượng và nhìn kỹ hơn. Nó hoàn toàn nguyên vẹn ngoại trừ những cú đánh vào mặt Đức Maria và cả hai tay của Đức Mẹ đều bị mất. Trên thực tế, đoạn video an ninh cho thấy người đàn ông bịt mặt trèo qua hàng rào bằng một chiếc búa. Anh ta tấn công vào mặt và đánh cắp đôi tay. Điều này không có vẻ ngẫu nhiên.
Khuôn mặt của một người thể hiện rõ ràng nhất người áy. Vẻ đẹp của Đức Maria, như là Hòm Bia Giao ước, làm rạng rỡ sự hiện diện của Thiên Chúa. Đây là một cực hình đối với Satan và tay sai của hắn. Hơn nữa, đôi tay là công cụ hữu hình của con người, thực hiện ý chí của con người. Trong trường hợp này, Đức Maria làm theo ý muốn của Thiên Chúa một cách hoàn hảo nhất. Hành động tiếp tục của Đức Mẹ trong thế giới “đè bẹp đầu Satan” và chặn dứng cơn thịnh nộ hủy diệt của hắn.
Những kẻ theo Satan sử dụng các vật thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo một cách báng bổ trong các nghi lễ của họ. Đáng chú ý nhất là việc những kẻ theo Satan đánh cắp một bánh thánh được thánh hiến và xúc phạm nó trong Thánh lễ Đen của họ.
Phản ứng của Cha Giám Đốc và ban lãnh đạo của đền thánh Đức Mẹ đối với vụ phá hoại là rất đáng ca ngợi: “Chúng tôi cầu nguyện cho thủ phạm nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria....” * Từ tháng 5 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021, USCCB đã báo cáo 100 vụ phá hoại chống lại nhà thờ. Chúng tôi cầu nguyện rằng tất cả những ai gây ra điều ác như vậy sẽ quay lưng lại với bóng tối và tìm thấy ơn cứu rỗi trong ánh sáng của Chúa Kitô.
Tôi kinh hoàng và đau buồn trước số lượng ngày càng có nhiều người hành nghề phù thủy, Wicca, và Satan giáo. Nhưng những lời Kinh Thánh vẫn vang vọng trong lòng tôi: “Cửa địa ngục không thắng được cửa địa ngục” (Mt 16:18).
Wicca là một thứ ngoại giáo hiện đại. Các học giả về tôn giáo phân loại nó vừa là một phong trào tôn giáo mới vừa là một phần của dòng huyền bí trong giới ma thuật phương Tây. Nó được phát triển ở Anh trong nửa đầu thế kỷ 20 và được giới thiệu ra công chúng vào năm 1954 bởi Gerald Gardner, một công chức người Anh đã nghỉ hưu.
Source:Catholic Exorcisms
3. Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan có kế hoạch tiếp cận những người trẻ tuổi vào năm 2022
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tập trung vào việc tiếp cận những người trẻ tuổi vào năm 2022. Đức Cha Artur Miziński, tổng thư ký của hội đồng giám mục Ba Lan, nói rằng có một “nhu cầu cấp bách” để cải thiện sự giao tiếp giữa Giáo Hội và thế hệ trẻ.
Ngài nói: “Đây là một thách thức đối với toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.
“Có một nhu cầu cấp thiết là tìm kiếm và giới thiệu những cách thức mới để tiếp cận những người trẻ với sứ điệp Phúc âm. Các cộng đồng và phong trào Công Giáo, hoạt động trong đại đa số các giáo xứ Ba Lan, phải phục vụ mục đích này”.
“Chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng các công nghệ truyền thông mới để gần gũi với cuộc sống và công việc hàng ngày của giới trẻ.”
Đức Cha Miziński, một Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Lublin ở miền đông Ba Lan, đã đưa ra lập trường trên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Giáo Hội ngày càng lo ngại về việc thế tục hóa ở quốc gia trung Âu này.
Báo cáo “Giáo Hội ở Ba Lan”, được xuất bản vào tháng 3 năm 2021, lưu ý rằng việc thực hành tôn giáo trong giới trẻ đã giảm một nửa trong gần 30 năm qua.
Vào tháng 10, Giáo Hội đã công bố rằng số thanh niên ghi danh vào các chủng viện của Ba Lan vào năm 2021 ít hơn gần 20% so với năm trước đó.
Nhưng 91.9% dân số gần 38 triệu người của Ba Lan tiếp tục tuyên xưng mình là thành viên của Giáo Hội, với 36.9% người Công Giáo thường xuyên tham dự Thánh lễ.
Đức Cha Miziński nói rằng “việc đào tạo và chăm sóc mục vụ cho những người trẻ tuổi” là một trong ba ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội cho năm mới, bên cạnh việc giúp đỡ những người có nhu cầu và “đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô để đi trên con đường đồng nghị trong các giáo phận.”
Vào tháng 10, Đức Thánh Cha đã khai mạc giai đoạn đầu tiên của tiến trình tham vấn toàn cầu kéo dài hai năm dẫn đến Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị. Giai đoạn cấp giáo phận sẽ kéo dài đến ngày 15 tháng 8.
Giai đoạn thứ hai là ở cấp lục địa sẽ diễn ra từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, trước Đại hội đồng Thường kỳ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục tại Vatican vào tháng 10 năm 2023.
“Các cuộc tham vấn của Thượng hội đồng đang được tiến hành tại các giáo phận Ba Lan và sẽ tiếp tục sang năm mới, cho đến giữa tháng Năm,” Đức Cha Miziński nói.
“Để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng tôi muốn tìm kiếm câu trả lời và cách thức để hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến những câu hỏi này”.
“Các giáo xứ, đại diện của các phong trào và cộng đồng, và giáo dân đang tham gia vào quá trình này. Đây là cam kết của chúng tôi đối với Thượng Hội đồng Giám mục do Đức Thánh Cha tuyên bố”.
Đánh giá lại năm 2021, Đức Cha Miziński nói rằng các điểm nổi bật đối với Giáo Hội Ba Lan bao gồm việc cùng nhau tổ chức lễ tuyên chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński và Mẹ Elżbieta Róża Czacka vào ngày 12 tháng 9, và việc phong chân phước cho Cha Jan Macha vào ngày 20 tháng 11.
Ngài nói: “Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì những Chân Phước mới này. “Các buổi lễ phong chân phước diễn ra vào tháng 9 ở Warsaw và vào tháng 11 ở Katowice là một cơ hội để gợi nhớ và quảng bá, đặc biệt là trong giới trẻ, các chứng tá cuộc đời của các Chân Phước.”
Ngài cũng lưu ý rằng vào năm 2021, các giám mục Ba Lan đã thực hiện các chuyến thăm “ad limina” tới Rôma, gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Ngài nói thêm rằng đời sống Công Giáo tiếp tục bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Ba Lan đã ghi nhận hơn bốn triệu trường hợp nhiễm coronavirus và hơn 97,000 trường hợp tử vong.
“Đại dịch cũng sẽ là một thách thức trong năm mới. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện để tham gia Thánh lễ một cách an toàn, trong khi nâng đỡ tinh thần của các nhóm nhỏ và đời sống cộng đoàn.”
“Việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh là một biểu hiện của sự quan tâm lẫn nhau và tình yêu thương của người lân cận.”
Vị giám mục nhấn mạnh rằng Giáo Hội Ba Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ những người gặp khó khăn.
Ngài lưu ý rằng vào tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki đã thay mặt Hội đồng Giám mục Ba Lan ra tuyên bố hoan nghênh lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với các nước Âu Châu trong việc tạo điều kiện cho các cộng đồng Công Giáo hỗ trợ người di cư.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai bày tỏ ý muốn đến và định cư tại đất nước của chúng tôi, phù hợp với khả năng pháp lý hiện có và với các quy định di cư hiện hành của quốc gia”.
Đức Cha Miziński nói rằng Giáo Hội ở Ba Lan sẵn sàng giúp đỡ tất cả những người mới đến Ba Lan, phù hợp với các quy định hiện hành của chính phủ về vấn đề di cư.
Source:Catholic News Agency