Phụng Vụ - Mục Vụ
Này là Con Ta yêu dấu
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
01:22 07/01/2011
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, A
+++
A. DẪN NHẬP
Các bài đọc Thánh lễ hôm nay cho chúng ta biết: Đức Giêsu Kitô được tiên tri Isaia gọi là Người Tôi Tớ, đã đến chịu phép rửa ở sông Giorđan và được Thiên Chúa tấn phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Người Tôi Tớ này có sứ mạng đem Tin mừng cho tất cả mọi người, cho mọi dân tộc trên thế giới.
Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế hòan tòan vô tì tích, thế mà lại đến xin Gioan làm phép rửa cho, tự coi mình như một tội nhân. Việc làm của Ngài nhắc nhở cho chúng ta phải ý thức về tội lỗi của mình mà ăn năn sám hối. Nước sông Giorđan không thánh hóa được Ngài, nhưng ngược lại, Ngài thánh hóa nước sống ấy, và từ đó lập nên bí tích rửa tội để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng trở nên con Thiên Chúa.
Sách có chữ rằng: ”Thùy năng xuất tất do hộ”: ai ra vào cũng đều phải qua cửa. Giáo hội là một tòa nhà tạm trú để đợi ngày về trời, nghĩa là trước ngày về trời, ai nấy phải qua cửa Giáo hội. Cửa ấy Đức Giêsu đã mở cho chúng ta thấy khi Ngài chịu phép rửa mà Giáo hội kính lễ hôm nay. Chính Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô: ”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5). Vì vậy, mọi người phải được rửa tội để được vào Nước Trời. Bí tích rửa tội sẽ xóa bỏ tội tổ tông và tội riêng, ban ơn thánh hóa và làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời.
Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã được Chúa Cha tuyên phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Cũng thế, qua bí tích rửa tội, chúng ta sẽ được nhận làm con Thiên Chúa và là thành viên của Hội thánh. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người phàm hèn của chúng ta. Để đáp lại lòng thương yêu vô biên của Chúa, chúng ta phải tỏ lòng hiếu thảo đối với Chúa bằng cách tỏ lòng tri ân, yêu mến, làm sáng danh Chúa, sống khiêm tốn và phục vụ để làm vẻ vang cho Cha chúng ta ở trên trời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 42,1-4.6-7
Tiên tri Isaia là một tiên tri vĩ đại trong Cựu ước đã được Thiên Chúa hé mở cho biết về người Tôi Tớ mà ông đã mô tả trong những bài thơ. Hôm nay phụng vụ trích đọc một đọan nằm trong bài thơ thứ nhất, có mấy ý như sau:
- Người tôi tớ này được Thiên Chúa tuyển chọn, quí mến và hài lòng.
- Người tôi tớ này rất hiền từ dịu dàng, âm thầm lặng lẽ nhưng rất mạnh mẽ bảo vệ và làm sáng tỏ chân lý.
- Người tôi tớ này có sứ mạng soi sáng cho muôn nước, làm việc bác ái và giải thóat những người còn ở trong chốn tối tăm.
+ Bài đọc 2: Cv 10,34-38
Thánh Phêrô cho biết: Thiên Chúa không thiên vị ai, hễ ai kính sợ Chúa và ăn ở ngay lành thì được Thiên Chúa chấp nhận, khác hẳn với tư tưởng hẹp hòi của người Do thái, họ tưởng rằng ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc họ.
Thánh Phêrô cho biết thêm: Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa bởi ông Gioan ở sông Giorđan và sau khi đã được xức dầu tấn phong, sẽ đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân, thi ân giáng phúc cho họ bởi vì Thiên Chúa vẫn ở với Người.
+ Bài Tin mừng: Mt 3,13-17
Đức Giêsu mà tiên tri gọi là Tôi Tớ đã đến xin ông Gioan làm phép rửa cho mình ở sông Giorđan. Ông Gioan đã can gián Đức Giêsu vì Ngài không có tội gì, không cần rửa tội, chính mình mới cần chịu phép rửa. Nhưng Đức Giêsu xin Gioan rửa cho mình lấy lý do rằng: phải làm như vậy mới phù hợp với thánh ý Chúa. Lúc đó, Gioan mới chịu chiều theo ý Ngài.
Gioan đã dìm Đức Giêsu xuống nước và khi kéo Ngài ra khỏi nước, lúc đó trời mở ra và thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: ”Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Hôm nay Thiên Chúa Cha đã tấn phong và công khai công nhận Đức Giêsu là Con của Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Này là Con Ta yêu dấu
I. VIỆC ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
1. Nghi thức thanh tẩy nơi nhiều dân tộc
Sau một thời gian sống chay tịnh khắc khổ trong hoang địa để chuẩn bị cho sứ mạng tiền hô của mình, ông Gioan đã đi rao giảng phép rửa sám hối để dọn lòng chờ đón Đấng Cứu thế. Có nhiều người đến thú tội và chịu phép rửa do tay ông Gioan tại sông Giorđan.
Thực ra, bất cứ một dân tộc nào, tuy không theo tôn giáo nào, cũng có cảm thức sâu xa về thân phận tội lụy của mình và muốn thần linh tha thứ bằng một hình thức nào đó. Ví dụ ở Ấn độ, những người theo Ấn giáo đến trầm mình trong nước sống Hằng để được thần linh tha thứ. Ở Ai cập, người ta đến tắm gội trong dòng sông Nil để được thần linh thông cảm và tha thứ. Nơi nhiều dân tộc cổ sơ cũng có những kiểu tắm gội dìm mình tương tự hay được rảy nước trên mình. Đối với người Do thái, ngay từ thời Cựu ước, đã có những nghi thức thanh tẩy, nhưng ít chú trọng về phương diện luân lý. Sau này, nhất là gần thời Đức Giêsu, họ cũng tin những nghi thức thanh tẩy đó tượng trưng cho sự trong sạch tâm hồn, mặc dầu nó không phát sinh ra điều đó.
2. Nghi thức thanh tẩy của Gioan
Gioan Tẩy giả cũng làm phép rửa cho dân chúng tại sông Giorđan. Ông dìm họ xuống nước rồi kéo họ lên. Hình thức này khác với hình thức của các dân ngọai, họ tự dìm mình xuống nước, còn trong phép rửa của Gioan thì phải có người khác rửa cho. Và còn một điều khác quan trọng hơn, theo Tin mừng cho biết: họ phải có một thái độ nội tâm cũng như bên ngòai, như phải tin vào sứ điệp của Gioan, phải trở lại thực lòng, nghĩa là phải quay về với Thiên Chúa.
Tuy nhiên, phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó: ”Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa”(Mt 3,11).
3. Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu
Đức Giêsu từ Galilê đến sống Giordan tìm gặp Gioan Tẩy giả để xin ông làm phép rửa cho. Đức Giêsu đã đích thân và tự nguyện xin Gioan làm phép rửa cho, đó là một việc làm và một thái độ khiêm nhường thẳm sâu. Phép rửa của Gioan là phép rửa thống hối mà Đức Giêsu lại chịu phép rửa thống hối. Việc Đức Giêsu chịu phép rửa là một điều khó hiểu. Phép rửa của Gioan là để kêu gọi người ta ăn năn sám hối và mở đường đến sự tha tội. Nhưng nếu Đức Giêsu mà chúng ta tin là Đấng Cứu Thế, thì Ngài không đứng ở cương vị cần phải ăn năn và cũng không cần đến sự tha tội. Phép rửa của Gioan là để tội nhân nhận thức tội lỗi mình phạm, nên không thể áp dụng cho Đức Giêsu được.
Thực ra, đây là cơ hội thuận tiện để Ngài tự đồng hóa mình với những người Ngài đến cứu, đúng lúc họ nhận thức được tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa. Khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã bằng lòng nhận số phận của Ngài liên hiệp với dân Ngài và với nhân lọai, Ngài mang lấy tội lỗi của họ: khi chịu phép rửa Ngài xua đuổi tội lỗi ấy, đồng thời Ngài dâng mình cho Thiên Chúa của Ngài.
Khi Đức Giêsu bước ra khỏi nước thì Thánh Thần hiện xuống trên Ngài với hình chim bồ câu và có tiếng phán ra từ trời: ”Con là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”. Tiếng nói mà Đức Giêsu nghe sau khi chịu phép rửa vô cùng quan trọng. Câu này bao hàm hai lời trích dẫn:
-“Này là Con Ta yêu dấu” được trích trong Thánh vịnh 2,7. Mọi người đều hiểu thánh vịnh này mô tả Đấng Cứu Thế, Vua quyền năng của Thiên Chúa, Đấng sẽ đến.
-“Con đẹp lòng Ta” trích ra từ Isaia 42,1 mô tả về người Đầy Tớ Đau Khổ mà cao điểm là Isaia 53. Tại đây, đấng tiên tri nói về một đầy tớ lý tưởng của Thiên Chúa, hòan tòan theo ý muốn của Ngài, đang theo con đường vâng lời và phục vụ.
Như vậy, Đức Giêsu được tuyên xưng là Con yêu dấu của Thiên Chúa, là Đấng mà nơi Ngài lời tiên tri này được ứng nghiệm hòan tòan. Và trong phép rửa của Đức Giêsu có hai điều được xác quyết:
- Một là Ngài là Đấng lựa chọn của Thiên Chúa.
- Hai là con đường trước mặt Ngài phải đi là con đường thập tự.
II. HIỆU QUẢ CỦA PHÉP RỬA
1. Bí tích rửa tội của chúng ta
Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh.
Mỗi người chịu phép rửa tội, theo thánh Phaolô, được gọi là Kitô hữu. Kitô hữu là người được xức dầu và được tham dự vào ba chức năng của Chúa Kitô là tư tế, tiên tri và vương giả. Kitô hữu được gọi là người mang danh Chúa Kitô và được thuộc về Ngài. Kitô hữu là một danh hiệu thật cao quí.
2. Mỗi người phải sinh lại
Ông Nicôđêmô đã được gặp Đức Giêsu vào ban đêm, trong câu chuyện trao đổi, Ngài đã nói với ông: ”Thật, Tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”(Ga 3,3). Ngài còn nói rõ thêm: ”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5).
Thực vậy, bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần: lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên.
Thánh Phaolô viết cho một nhóm Kitô hữu mới chịu phép rửa tội như sau: ”Khi chịu phép rửa, anh chị em đã được mai táng cùng với Đức Giêsu trong phép rửa, và anh chị em cũng sẽ được sống lại cùng với Chúa Kitô… Trước kia anh chị em đã chết về mặt thiêng liêng vì tội lỗi của anh chị em… Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã đưa anh chị em đến nguồn sống cùng với Chúa Kitô”(Cl 2,12-13).
Ngày 01.06.1930 dịp lễ giáp năm ngày chịu phép rửa tội, Đức Giáo hòang Piô XI đã sung sướng nói với 1500 thanh niên ở Rôma: ”Ngày Cha chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời Cha, cũng như ngày các con chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời chúng con". Chúng ta hãy nhớ: ngày chúng ta chịu phép rửa tội là ngày chúng ta tái sinh trở nên con Chúa, ngày đáng ghi nhớ của chúng ta.
3. Sinh lại để làm con Chúa
Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con Thiên Chúa. Không phải chỉ là có danh, nhưng thực sự như thế, chúng ta là con Thiên Chúa và Thiên Chúa là Cha chúng ta, một người Cha yêu thương chúng ta vô cùng. Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy các Tông đồ cầu nguyện và mở đầu bằng câu: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế, Đức Giêsu tiết lộ cho chúng ta biết chúng ta được làm con một Cha trên trời.
Tìm về nguồn gốc, ngày xưa Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người đầu tiên là Adong và Evà. Thiên Chúa đã cho họ gọi Ngài là Cha. Nhưng vì phạm tội ăn trái cấm không vâng phục Ngài nên bị phạt mất quyền làm con, không được gọi Thiên Chúa là Cha nữa, mà phải sống dưới quyền lực của ma qủi và tội lỗi. Nhưng vì thương yêu nhân lọai, Thiên Chúa sai Con Một xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ, để lấy lại quyền làm con mà nhân lọai đã bị đánh mất. Nhờ bí tích Rửa tội mà Đức Giêsu đã trả lại cho chúng ta quyền được làm con Thiên Chúa để có thể gọi Thiên Chúa là Cha: ”Abba, cha ơi”!
Trên đời không ai có thể thiếu được người cha vì cha là yếu tố cần thiết cho người con để cho người con có chỗ nương tựa vì:
Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta không thể thiếu được Thiên Chúa là Cha. Ngài đã dựng nên chúng ta lại còn nuôi dưỡng bằng ân sủng của Ngài. Chúng ta hãy vui sướng và hãnh diện có Thiên Chúa là Cha, chúng ta sẽ không phải là đứa con mồ côi. Còn gì quí bằng danh hiệu được làm con Thiên Chúa mà đã là con thì được gọi là Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Một khi đã được gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta phải tin cậy phó thác vào Ngài. Ngài phải chiếm chỗ cao nhất trong đời chúng ta và chúng ta phải qui hướng mọi sự vào Ngài, coi Ngài như trung tâm điểm của đời sống. Ngài phải là “Number One”. Ngài là Number one, còn chúng ta là Zéro, là số không. Nếu chúng ta để số 1 đứng trươc số không (0) thì số không ấy có ý nghĩa, càng nhiều số không thì số ấy càng to, ví dụ 1.000.000. Nếu để số 1 đàng sau số 0 thì con số càng nhỏ, càng nhiều số không thì càng nhỏ, ví dụ: 000.000.1. Cho nên, Thiên Chúa phải chiếm chỗ cao nhất trong đời ta. Ngài phải là “Number One” trong đời ta.
III. BỔN PHẬN NGƯỜI CHỊU PHÉP RỬA TỘI
1. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa
Trong thánh vịnh 50, tác giả đã nói: ”Mẹ con đã hòai thai trong tội”, khi sinh ra, chúng ta vẫn là tội nhân, làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương lòai người, xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ. Đức Giêsu lại còn cứu chuộc chúng ta một lần nữa qua bí tích rửa tội và làm cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa. Đây là một vinh dự vô cùng lớn lao vì:
Con vua thì lại làm vua,
Con bác sãi chùa thì quét lá đa.
Tước vị làm con Thiên Chúa thật là lớn lao. Tuy tước vị này, nhất là linh hồn chúng ta, bị che phủ bằng một thân xác phàm hèn, không ai xem thấy, không ai biết giá trị của nó, nhưng tự bản chất nó thực là cao quí. Trường hợp này giống như ở Miến điện, có nhiều bức tượng bằng vàng ròng, vì sợ bị ngọai xâm cướp mất, có vị sư đã lấy một lớp đất sét trét lên các bức tượng ấy để giấu đi cái cốt lõi thật của các bức tượng… nhưng dưới cái lớp vỏ đất sét ấy là cả một khối vàng ròng quí giá.
Hồng ân của bí tích rửa tội cũng thật lớn lao và cao quí. Có thể qúi như những viên ngọc trai mà nhiều người chưa biết giá trị của nó. Đúng là “vật khinh nhưng hình trọng”
.
Truyện: Hạt ngọc trai.
Ngày 19. 03.1627, Cha Đắc Lộ đến Cửa Bạng Thanh hóa. Lời đầu tiên ngài nói với cha ông chúng ta: ”Hiện giờ tầu của chúng tôi có chở một thứ hạt trai tuyệt đẹp và quí giá, ai mua thì cả đời được giầu có hạnh phúc muôn thuở. Không nên sợ giá cao, vì chẳng ai nghèo đến nỗi không đủ tiền mua hạt trai ấy”. Tổ tiên chúng ta khấp khởi vui mừng, xin ngài ít là cho xem đôi ba hạt. Ngài trả lời: ”Hạt ấy mắt xác thịt không thể xem thấy được, chỉ có trí khôn hiểu được mà thôi. Hạt trai ấy chính là lề luật Thiên Chúa, một cái gì qúi trọng hơn trân châu và hàng hóa Ấn độ. Chúng tôi sẵn sàng giảng dạy luật đó cho anh chị em, nên không ngần ngại vượt biển băng ngàn đến đây” (Lm Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm A, tr 22-23).
2. Hiếu thảo với Cha trên trời
Người Á đông đề cao chữ “HIẾU”, nhất là trong luân lý Khổng giáo. Đời sống con người phải lấy chữ hiếu làm đầu mà bất hiếu là một tội nặng nhất trong các tội. Người ta đã nâng chữ hiếu lên thành “ĐẠO’ nên mới có “HIẾU ĐẠO”. Phận làm con cũng được nâng lên thành đạo nên mới có “ĐẠO CON”. Như vậy, muốn trọn đạo làm con thì phải chu tòan “đạo hiếu”. Tư tưởng này được đúc kết thành câu ca dao để nhắc nhở cho mọi người phải thi hành:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là “đạo con”.
Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu được gọi là “Con yêu dấu của Thiên Chúa”. Vậy thế nào là một người “con yêu dấu” ? Thưa đó là:
- biết ý của cha mình: Đức Giêsu luôn cầu nguyện để biết ý của Chúa Cha.
- và luôn theo ý cha mình: Đức Giêsu nói: ”Lương thực của Ta là làm theo ý của Cha Ta Cũng thế, nếu chúng ta muốn trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa thì chúng ta hãy bắt chước Đức Giêsu: luôn cầu nguyện, khi đã thấy được ý Chúa thì sẵn sàng bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa.
Ngoài ra, chúng ta đã có Chúa là Cha, chúng ta cũng phải làm tròn “đạo hiếu” đối với Ngài để trọn đạo làm con của chúng ta. Tỏ lòng hiếu đối với Ngài, trước tiên là hãy yêu mến Ngài trên hết và trước hết như Chúa dạy: ”Hãy yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi hết linh hôn hết trí khôn…”(x. Mt 22,37; Mc 12,30; Lc 10,27).
Nhưng yêu mến Ngài thì phải thực hiện bằng những việc cụ thể bên ngòai vì thánh Giacôbê nói: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Nếu không thì người ta sẽ chê cười:
Thương miệng thương môi,
thương miếng xôi miếng thịt.
Chúa bảo chúng ta là ánh sáng thế gian. Nếu là ánh sáng mà không chiếu sáng thì không còn là ánh sáng nữa mà là bóng tối. Nhiệm vụ của chúng ta là phải soi sáng cho người khác bằng những việc làm cụ thể như Chúa nói: ”Ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,16). Cuộc sống của chúng ta phải làm vinh Cha chúng ta ở trên trời khi chúng ta nguyện: ”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến…”
Cuộc sống của chúng ta phải biểu lộ cho người khác biết chúng ta là con Thiên Chúa. Đã là con thì phải sống thế nào để người ta phải nói: ”Cha nào con ấy”(Qualis pater, talis filius). Chúng ta hãy bắt chước Boleslas, vua nước Ba lan, luôn đeo ở ngực mẫu ảnh vua cha, và khi toan làm một việc gì quan trọng, vua nhìn vào mẫu ảnh đó và nói: ”Con sẽ chẳng hề làm gì bất xứng người con thảo của cha”.
Hôm nay Đức Giêsu cũng khuyên nhủ chúng ta là những Kitô hữu, những người được mang tên Ngài, những người được thuộc về Ngài, hãy sống xứng đáng với danh hiệu cao qúi ấy giống như hòang tử của vua Ménedem, mỗi khi được bạn bè mời đi chơi, thì đến xin phép vua cha, vua ban phép lành và chỉ dặn có một điều là: ”Dầu ở đâu, hãy nhớ mình là con vua”.
3. Biết khiêm tốn và phục vụ
Đọc bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy cả Gioan tẩy giả và dân chúng Do thái đều không hiểu nổi Đấng Messia lại là một Người Tôi Tớ khiêm tốn hiến thân phục vụ nhân lọai cho đến chết. Hai ngàn năm đã trôi qua, thế mà ngày nay chúng ta cũng vẫn thế. Chúng ta giới thiệu Đức Giêsu cho người ta như một Đấng quyền phép hay một quan tòa xét xử. Chúng ta bỏ sót một phương diện rất quan trọng của Ngài: Ngài trước hết là một Người Tôi Tớ hiến thân phục vụ. Đạo của Đức Giêsu là một đạo hiến thân phục vụ, người môn đệ của Đức Giêsu cũng phải là người hiến thân phục vụ như thế.
Cả hai vai chính trong chuyện này đều khiêm tốn: Gioan khiêm tốn tự hạ mình để đề cao Đức Giêsu; còn Đức Giêsu khiêm tốn xin Gioan làm phép rửa cho mình. Người khiêm tốn là người chỉ nghĩ đến việc chu tòan nhiệm vụ chứ không quan tâm đến vinh dự cá nhân.
Truyện: Hòang đế cầy ruộng
Tại một thành phố bên Tiệp khắc, giữa những di tích cổ người ta thấy có một chiếc cầy từ thế kỷ 18. Người ta truyền tụng câu truyện như sau: Một hôm, hòang đế Joseph II cùng đòan tùy tùng đến viếng thăm một ngôi làng trong vùng. Đi qua một cánh đồng, Hòang đế thấy một nông dân đang ngồi nghỉ mệt bên một gốc cây. Ông đến trò truyện với người nông dân và xin được cầy thử một luống.
Người nông dân rất đỗi ngạc nhiên vì có một người sang trọng lại xin tra tay vào cầy, và ông ta phá lên cười khi thấy những luống cầy vụng về. Với tất cả thành thực, người nông dân lắc đầu và nói: ”Xin lỗi ông, hạng người như ông thì làm sao có thể tra tay vào cầy để kiếm sống được”. Nghe thế, một người trong đòan tùy tùng mới nói nhỏ cho người nông dân biết người đang cầm chiếc cầy của ông chính là Hòang đế. Lập tức, người nông dân như muốn độn thổ, ông không thể tưởng tượng được một vị Hòang đế lại có thể tra tay vào cầy của ông.
Thánh Phaolô dâng lời ca tụng: ”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã tự coi mình như “Con người đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người”. Ngài muốn tham dự vào cuộc sống của con người, muốn nói rằng Con Thiên Chúa đã thực sự đến trần gian và đã hạ mình xuống lãnh nhận phép rửa từ một người. Những thái độ khiêm tốn của vị Hòang đế trần gian và Hòang đế Nước Trời đã làm dân chúng cảm phục và ngưỡng mộ khi họ nhận ra đó là một người có uy quyền trong một nước và một Vua cao trọng hơn hết các vua chúa trần gian này.
Người ta nói: ”Thượng hành hạ hiệu”: người trên làm kẻ duới theo. Chúa Giêsu đã làm gương trước, một tấm gương sán lạn đáng mọi người chúng ta bắt chước để chúng ta sống xứng đáng với danh hiệu là con cái Cha trên trời.
+++
A. DẪN NHẬP
Các bài đọc Thánh lễ hôm nay cho chúng ta biết: Đức Giêsu Kitô được tiên tri Isaia gọi là Người Tôi Tớ, đã đến chịu phép rửa ở sông Giorđan và được Thiên Chúa tấn phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Người Tôi Tớ này có sứ mạng đem Tin mừng cho tất cả mọi người, cho mọi dân tộc trên thế giới.
Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế hòan tòan vô tì tích, thế mà lại đến xin Gioan làm phép rửa cho, tự coi mình như một tội nhân. Việc làm của Ngài nhắc nhở cho chúng ta phải ý thức về tội lỗi của mình mà ăn năn sám hối. Nước sông Giorđan không thánh hóa được Ngài, nhưng ngược lại, Ngài thánh hóa nước sống ấy, và từ đó lập nên bí tích rửa tội để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng trở nên con Thiên Chúa.
Sách có chữ rằng: ”Thùy năng xuất tất do hộ”: ai ra vào cũng đều phải qua cửa. Giáo hội là một tòa nhà tạm trú để đợi ngày về trời, nghĩa là trước ngày về trời, ai nấy phải qua cửa Giáo hội. Cửa ấy Đức Giêsu đã mở cho chúng ta thấy khi Ngài chịu phép rửa mà Giáo hội kính lễ hôm nay. Chính Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô: ”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5). Vì vậy, mọi người phải được rửa tội để được vào Nước Trời. Bí tích rửa tội sẽ xóa bỏ tội tổ tông và tội riêng, ban ơn thánh hóa và làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời.
Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã được Chúa Cha tuyên phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Cũng thế, qua bí tích rửa tội, chúng ta sẽ được nhận làm con Thiên Chúa và là thành viên của Hội thánh. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người phàm hèn của chúng ta. Để đáp lại lòng thương yêu vô biên của Chúa, chúng ta phải tỏ lòng hiếu thảo đối với Chúa bằng cách tỏ lòng tri ân, yêu mến, làm sáng danh Chúa, sống khiêm tốn và phục vụ để làm vẻ vang cho Cha chúng ta ở trên trời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 42,1-4.6-7
Tiên tri Isaia là một tiên tri vĩ đại trong Cựu ước đã được Thiên Chúa hé mở cho biết về người Tôi Tớ mà ông đã mô tả trong những bài thơ. Hôm nay phụng vụ trích đọc một đọan nằm trong bài thơ thứ nhất, có mấy ý như sau:
- Người tôi tớ này được Thiên Chúa tuyển chọn, quí mến và hài lòng.
- Người tôi tớ này rất hiền từ dịu dàng, âm thầm lặng lẽ nhưng rất mạnh mẽ bảo vệ và làm sáng tỏ chân lý.
- Người tôi tớ này có sứ mạng soi sáng cho muôn nước, làm việc bác ái và giải thóat những người còn ở trong chốn tối tăm.
+ Bài đọc 2: Cv 10,34-38
Thánh Phêrô cho biết: Thiên Chúa không thiên vị ai, hễ ai kính sợ Chúa và ăn ở ngay lành thì được Thiên Chúa chấp nhận, khác hẳn với tư tưởng hẹp hòi của người Do thái, họ tưởng rằng ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc họ.
Thánh Phêrô cho biết thêm: Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa bởi ông Gioan ở sông Giorđan và sau khi đã được xức dầu tấn phong, sẽ đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân, thi ân giáng phúc cho họ bởi vì Thiên Chúa vẫn ở với Người.
+ Bài Tin mừng: Mt 3,13-17
Đức Giêsu mà tiên tri gọi là Tôi Tớ đã đến xin ông Gioan làm phép rửa cho mình ở sông Giorđan. Ông Gioan đã can gián Đức Giêsu vì Ngài không có tội gì, không cần rửa tội, chính mình mới cần chịu phép rửa. Nhưng Đức Giêsu xin Gioan rửa cho mình lấy lý do rằng: phải làm như vậy mới phù hợp với thánh ý Chúa. Lúc đó, Gioan mới chịu chiều theo ý Ngài.
Gioan đã dìm Đức Giêsu xuống nước và khi kéo Ngài ra khỏi nước, lúc đó trời mở ra và thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: ”Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Hôm nay Thiên Chúa Cha đã tấn phong và công khai công nhận Đức Giêsu là Con của Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Này là Con Ta yêu dấu
I. VIỆC ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
1. Nghi thức thanh tẩy nơi nhiều dân tộc
Sau một thời gian sống chay tịnh khắc khổ trong hoang địa để chuẩn bị cho sứ mạng tiền hô của mình, ông Gioan đã đi rao giảng phép rửa sám hối để dọn lòng chờ đón Đấng Cứu thế. Có nhiều người đến thú tội và chịu phép rửa do tay ông Gioan tại sông Giorđan.
Thực ra, bất cứ một dân tộc nào, tuy không theo tôn giáo nào, cũng có cảm thức sâu xa về thân phận tội lụy của mình và muốn thần linh tha thứ bằng một hình thức nào đó. Ví dụ ở Ấn độ, những người theo Ấn giáo đến trầm mình trong nước sống Hằng để được thần linh tha thứ. Ở Ai cập, người ta đến tắm gội trong dòng sông Nil để được thần linh thông cảm và tha thứ. Nơi nhiều dân tộc cổ sơ cũng có những kiểu tắm gội dìm mình tương tự hay được rảy nước trên mình. Đối với người Do thái, ngay từ thời Cựu ước, đã có những nghi thức thanh tẩy, nhưng ít chú trọng về phương diện luân lý. Sau này, nhất là gần thời Đức Giêsu, họ cũng tin những nghi thức thanh tẩy đó tượng trưng cho sự trong sạch tâm hồn, mặc dầu nó không phát sinh ra điều đó.
2. Nghi thức thanh tẩy của Gioan
Gioan Tẩy giả cũng làm phép rửa cho dân chúng tại sông Giorđan. Ông dìm họ xuống nước rồi kéo họ lên. Hình thức này khác với hình thức của các dân ngọai, họ tự dìm mình xuống nước, còn trong phép rửa của Gioan thì phải có người khác rửa cho. Và còn một điều khác quan trọng hơn, theo Tin mừng cho biết: họ phải có một thái độ nội tâm cũng như bên ngòai, như phải tin vào sứ điệp của Gioan, phải trở lại thực lòng, nghĩa là phải quay về với Thiên Chúa.
Tuy nhiên, phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó: ”Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa”(Mt 3,11).
3. Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu
Đức Giêsu từ Galilê đến sống Giordan tìm gặp Gioan Tẩy giả để xin ông làm phép rửa cho. Đức Giêsu đã đích thân và tự nguyện xin Gioan làm phép rửa cho, đó là một việc làm và một thái độ khiêm nhường thẳm sâu. Phép rửa của Gioan là phép rửa thống hối mà Đức Giêsu lại chịu phép rửa thống hối. Việc Đức Giêsu chịu phép rửa là một điều khó hiểu. Phép rửa của Gioan là để kêu gọi người ta ăn năn sám hối và mở đường đến sự tha tội. Nhưng nếu Đức Giêsu mà chúng ta tin là Đấng Cứu Thế, thì Ngài không đứng ở cương vị cần phải ăn năn và cũng không cần đến sự tha tội. Phép rửa của Gioan là để tội nhân nhận thức tội lỗi mình phạm, nên không thể áp dụng cho Đức Giêsu được.
Thực ra, đây là cơ hội thuận tiện để Ngài tự đồng hóa mình với những người Ngài đến cứu, đúng lúc họ nhận thức được tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa. Khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã bằng lòng nhận số phận của Ngài liên hiệp với dân Ngài và với nhân lọai, Ngài mang lấy tội lỗi của họ: khi chịu phép rửa Ngài xua đuổi tội lỗi ấy, đồng thời Ngài dâng mình cho Thiên Chúa của Ngài.
Khi Đức Giêsu bước ra khỏi nước thì Thánh Thần hiện xuống trên Ngài với hình chim bồ câu và có tiếng phán ra từ trời: ”Con là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”. Tiếng nói mà Đức Giêsu nghe sau khi chịu phép rửa vô cùng quan trọng. Câu này bao hàm hai lời trích dẫn:
-“Này là Con Ta yêu dấu” được trích trong Thánh vịnh 2,7. Mọi người đều hiểu thánh vịnh này mô tả Đấng Cứu Thế, Vua quyền năng của Thiên Chúa, Đấng sẽ đến.
-“Con đẹp lòng Ta” trích ra từ Isaia 42,1 mô tả về người Đầy Tớ Đau Khổ mà cao điểm là Isaia 53. Tại đây, đấng tiên tri nói về một đầy tớ lý tưởng của Thiên Chúa, hòan tòan theo ý muốn của Ngài, đang theo con đường vâng lời và phục vụ.
Như vậy, Đức Giêsu được tuyên xưng là Con yêu dấu của Thiên Chúa, là Đấng mà nơi Ngài lời tiên tri này được ứng nghiệm hòan tòan. Và trong phép rửa của Đức Giêsu có hai điều được xác quyết:
- Một là Ngài là Đấng lựa chọn của Thiên Chúa.
- Hai là con đường trước mặt Ngài phải đi là con đường thập tự.
II. HIỆU QUẢ CỦA PHÉP RỬA
1. Bí tích rửa tội của chúng ta
Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh.
Mỗi người chịu phép rửa tội, theo thánh Phaolô, được gọi là Kitô hữu. Kitô hữu là người được xức dầu và được tham dự vào ba chức năng của Chúa Kitô là tư tế, tiên tri và vương giả. Kitô hữu được gọi là người mang danh Chúa Kitô và được thuộc về Ngài. Kitô hữu là một danh hiệu thật cao quí.
2. Mỗi người phải sinh lại
Ông Nicôđêmô đã được gặp Đức Giêsu vào ban đêm, trong câu chuyện trao đổi, Ngài đã nói với ông: ”Thật, Tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”(Ga 3,3). Ngài còn nói rõ thêm: ”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5).
Thực vậy, bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần: lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên.
Thánh Phaolô viết cho một nhóm Kitô hữu mới chịu phép rửa tội như sau: ”Khi chịu phép rửa, anh chị em đã được mai táng cùng với Đức Giêsu trong phép rửa, và anh chị em cũng sẽ được sống lại cùng với Chúa Kitô… Trước kia anh chị em đã chết về mặt thiêng liêng vì tội lỗi của anh chị em… Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã đưa anh chị em đến nguồn sống cùng với Chúa Kitô”(Cl 2,12-13).
Ngày 01.06.1930 dịp lễ giáp năm ngày chịu phép rửa tội, Đức Giáo hòang Piô XI đã sung sướng nói với 1500 thanh niên ở Rôma: ”Ngày Cha chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời Cha, cũng như ngày các con chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời chúng con". Chúng ta hãy nhớ: ngày chúng ta chịu phép rửa tội là ngày chúng ta tái sinh trở nên con Chúa, ngày đáng ghi nhớ của chúng ta.
3. Sinh lại để làm con Chúa
Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con Thiên Chúa. Không phải chỉ là có danh, nhưng thực sự như thế, chúng ta là con Thiên Chúa và Thiên Chúa là Cha chúng ta, một người Cha yêu thương chúng ta vô cùng. Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy các Tông đồ cầu nguyện và mở đầu bằng câu: ”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế, Đức Giêsu tiết lộ cho chúng ta biết chúng ta được làm con một Cha trên trời.
Tìm về nguồn gốc, ngày xưa Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người đầu tiên là Adong và Evà. Thiên Chúa đã cho họ gọi Ngài là Cha. Nhưng vì phạm tội ăn trái cấm không vâng phục Ngài nên bị phạt mất quyền làm con, không được gọi Thiên Chúa là Cha nữa, mà phải sống dưới quyền lực của ma qủi và tội lỗi. Nhưng vì thương yêu nhân lọai, Thiên Chúa sai Con Một xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ, để lấy lại quyền làm con mà nhân lọai đã bị đánh mất. Nhờ bí tích Rửa tội mà Đức Giêsu đã trả lại cho chúng ta quyền được làm con Thiên Chúa để có thể gọi Thiên Chúa là Cha: ”Abba, cha ơi”!
Trên đời không ai có thể thiếu được người cha vì cha là yếu tố cần thiết cho người con để cho người con có chỗ nương tựa vì:
Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta không thể thiếu được Thiên Chúa là Cha. Ngài đã dựng nên chúng ta lại còn nuôi dưỡng bằng ân sủng của Ngài. Chúng ta hãy vui sướng và hãnh diện có Thiên Chúa là Cha, chúng ta sẽ không phải là đứa con mồ côi. Còn gì quí bằng danh hiệu được làm con Thiên Chúa mà đã là con thì được gọi là Cha: Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Một khi đã được gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta phải tin cậy phó thác vào Ngài. Ngài phải chiếm chỗ cao nhất trong đời chúng ta và chúng ta phải qui hướng mọi sự vào Ngài, coi Ngài như trung tâm điểm của đời sống. Ngài phải là “Number One”. Ngài là Number one, còn chúng ta là Zéro, là số không. Nếu chúng ta để số 1 đứng trươc số không (0) thì số không ấy có ý nghĩa, càng nhiều số không thì số ấy càng to, ví dụ 1.000.000. Nếu để số 1 đàng sau số 0 thì con số càng nhỏ, càng nhiều số không thì càng nhỏ, ví dụ: 000.000.1. Cho nên, Thiên Chúa phải chiếm chỗ cao nhất trong đời ta. Ngài phải là “Number One” trong đời ta.
III. BỔN PHẬN NGƯỜI CHỊU PHÉP RỬA TỘI
1. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa
Trong thánh vịnh 50, tác giả đã nói: ”Mẹ con đã hòai thai trong tội”, khi sinh ra, chúng ta vẫn là tội nhân, làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương lòai người, xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ. Đức Giêsu lại còn cứu chuộc chúng ta một lần nữa qua bí tích rửa tội và làm cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa. Đây là một vinh dự vô cùng lớn lao vì:
Con vua thì lại làm vua,
Con bác sãi chùa thì quét lá đa.
Tước vị làm con Thiên Chúa thật là lớn lao. Tuy tước vị này, nhất là linh hồn chúng ta, bị che phủ bằng một thân xác phàm hèn, không ai xem thấy, không ai biết giá trị của nó, nhưng tự bản chất nó thực là cao quí. Trường hợp này giống như ở Miến điện, có nhiều bức tượng bằng vàng ròng, vì sợ bị ngọai xâm cướp mất, có vị sư đã lấy một lớp đất sét trét lên các bức tượng ấy để giấu đi cái cốt lõi thật của các bức tượng… nhưng dưới cái lớp vỏ đất sét ấy là cả một khối vàng ròng quí giá.
Hồng ân của bí tích rửa tội cũng thật lớn lao và cao quí. Có thể qúi như những viên ngọc trai mà nhiều người chưa biết giá trị của nó. Đúng là “vật khinh nhưng hình trọng”
.
Truyện: Hạt ngọc trai.
Ngày 19. 03.1627, Cha Đắc Lộ đến Cửa Bạng Thanh hóa. Lời đầu tiên ngài nói với cha ông chúng ta: ”Hiện giờ tầu của chúng tôi có chở một thứ hạt trai tuyệt đẹp và quí giá, ai mua thì cả đời được giầu có hạnh phúc muôn thuở. Không nên sợ giá cao, vì chẳng ai nghèo đến nỗi không đủ tiền mua hạt trai ấy”. Tổ tiên chúng ta khấp khởi vui mừng, xin ngài ít là cho xem đôi ba hạt. Ngài trả lời: ”Hạt ấy mắt xác thịt không thể xem thấy được, chỉ có trí khôn hiểu được mà thôi. Hạt trai ấy chính là lề luật Thiên Chúa, một cái gì qúi trọng hơn trân châu và hàng hóa Ấn độ. Chúng tôi sẵn sàng giảng dạy luật đó cho anh chị em, nên không ngần ngại vượt biển băng ngàn đến đây” (Lm Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm A, tr 22-23).
2. Hiếu thảo với Cha trên trời
Người Á đông đề cao chữ “HIẾU”, nhất là trong luân lý Khổng giáo. Đời sống con người phải lấy chữ hiếu làm đầu mà bất hiếu là một tội nặng nhất trong các tội. Người ta đã nâng chữ hiếu lên thành “ĐẠO’ nên mới có “HIẾU ĐẠO”. Phận làm con cũng được nâng lên thành đạo nên mới có “ĐẠO CON”. Như vậy, muốn trọn đạo làm con thì phải chu tòan “đạo hiếu”. Tư tưởng này được đúc kết thành câu ca dao để nhắc nhở cho mọi người phải thi hành:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là “đạo con”.
Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu được gọi là “Con yêu dấu của Thiên Chúa”. Vậy thế nào là một người “con yêu dấu” ? Thưa đó là:
- biết ý của cha mình: Đức Giêsu luôn cầu nguyện để biết ý của Chúa Cha.
- và luôn theo ý cha mình: Đức Giêsu nói: ”Lương thực của Ta là làm theo ý của Cha Ta Cũng thế, nếu chúng ta muốn trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa thì chúng ta hãy bắt chước Đức Giêsu: luôn cầu nguyện, khi đã thấy được ý Chúa thì sẵn sàng bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa.
Ngoài ra, chúng ta đã có Chúa là Cha, chúng ta cũng phải làm tròn “đạo hiếu” đối với Ngài để trọn đạo làm con của chúng ta. Tỏ lòng hiếu đối với Ngài, trước tiên là hãy yêu mến Ngài trên hết và trước hết như Chúa dạy: ”Hãy yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi hết linh hôn hết trí khôn…”(x. Mt 22,37; Mc 12,30; Lc 10,27).
Nhưng yêu mến Ngài thì phải thực hiện bằng những việc cụ thể bên ngòai vì thánh Giacôbê nói: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Nếu không thì người ta sẽ chê cười:
Thương miệng thương môi,
thương miếng xôi miếng thịt.
Chúa bảo chúng ta là ánh sáng thế gian. Nếu là ánh sáng mà không chiếu sáng thì không còn là ánh sáng nữa mà là bóng tối. Nhiệm vụ của chúng ta là phải soi sáng cho người khác bằng những việc làm cụ thể như Chúa nói: ”Ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,16). Cuộc sống của chúng ta phải làm vinh Cha chúng ta ở trên trời khi chúng ta nguyện: ”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến…”
Cuộc sống của chúng ta phải biểu lộ cho người khác biết chúng ta là con Thiên Chúa. Đã là con thì phải sống thế nào để người ta phải nói: ”Cha nào con ấy”(Qualis pater, talis filius). Chúng ta hãy bắt chước Boleslas, vua nước Ba lan, luôn đeo ở ngực mẫu ảnh vua cha, và khi toan làm một việc gì quan trọng, vua nhìn vào mẫu ảnh đó và nói: ”Con sẽ chẳng hề làm gì bất xứng người con thảo của cha”.
Hôm nay Đức Giêsu cũng khuyên nhủ chúng ta là những Kitô hữu, những người được mang tên Ngài, những người được thuộc về Ngài, hãy sống xứng đáng với danh hiệu cao qúi ấy giống như hòang tử của vua Ménedem, mỗi khi được bạn bè mời đi chơi, thì đến xin phép vua cha, vua ban phép lành và chỉ dặn có một điều là: ”Dầu ở đâu, hãy nhớ mình là con vua”.
3. Biết khiêm tốn và phục vụ
Đọc bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy cả Gioan tẩy giả và dân chúng Do thái đều không hiểu nổi Đấng Messia lại là một Người Tôi Tớ khiêm tốn hiến thân phục vụ nhân lọai cho đến chết. Hai ngàn năm đã trôi qua, thế mà ngày nay chúng ta cũng vẫn thế. Chúng ta giới thiệu Đức Giêsu cho người ta như một Đấng quyền phép hay một quan tòa xét xử. Chúng ta bỏ sót một phương diện rất quan trọng của Ngài: Ngài trước hết là một Người Tôi Tớ hiến thân phục vụ. Đạo của Đức Giêsu là một đạo hiến thân phục vụ, người môn đệ của Đức Giêsu cũng phải là người hiến thân phục vụ như thế.
Cả hai vai chính trong chuyện này đều khiêm tốn: Gioan khiêm tốn tự hạ mình để đề cao Đức Giêsu; còn Đức Giêsu khiêm tốn xin Gioan làm phép rửa cho mình. Người khiêm tốn là người chỉ nghĩ đến việc chu tòan nhiệm vụ chứ không quan tâm đến vinh dự cá nhân.
Truyện: Hòang đế cầy ruộng
Tại một thành phố bên Tiệp khắc, giữa những di tích cổ người ta thấy có một chiếc cầy từ thế kỷ 18. Người ta truyền tụng câu truyện như sau: Một hôm, hòang đế Joseph II cùng đòan tùy tùng đến viếng thăm một ngôi làng trong vùng. Đi qua một cánh đồng, Hòang đế thấy một nông dân đang ngồi nghỉ mệt bên một gốc cây. Ông đến trò truyện với người nông dân và xin được cầy thử một luống.
Người nông dân rất đỗi ngạc nhiên vì có một người sang trọng lại xin tra tay vào cầy, và ông ta phá lên cười khi thấy những luống cầy vụng về. Với tất cả thành thực, người nông dân lắc đầu và nói: ”Xin lỗi ông, hạng người như ông thì làm sao có thể tra tay vào cầy để kiếm sống được”. Nghe thế, một người trong đòan tùy tùng mới nói nhỏ cho người nông dân biết người đang cầm chiếc cầy của ông chính là Hòang đế. Lập tức, người nông dân như muốn độn thổ, ông không thể tưởng tượng được một vị Hòang đế lại có thể tra tay vào cầy của ông.
Thánh Phaolô dâng lời ca tụng: ”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8).
Đức Giêsu đã tự coi mình như “Con người đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người”. Ngài muốn tham dự vào cuộc sống của con người, muốn nói rằng Con Thiên Chúa đã thực sự đến trần gian và đã hạ mình xuống lãnh nhận phép rửa từ một người. Những thái độ khiêm tốn của vị Hòang đế trần gian và Hòang đế Nước Trời đã làm dân chúng cảm phục và ngưỡng mộ khi họ nhận ra đó là một người có uy quyền trong một nước và một Vua cao trọng hơn hết các vua chúa trần gian này.
Người ta nói: ”Thượng hành hạ hiệu”: người trên làm kẻ duới theo. Chúa Giêsu đã làm gương trước, một tấm gương sán lạn đáng mọi người chúng ta bắt chước để chúng ta sống xứng đáng với danh hiệu là con cái Cha trên trời.
Chúa Chịu Phép Rửa - Giữ Trọn Đức Công Chính
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
06:09 07/01/2011
Chúa Giêsu chịu Phép Rửa/A - Baptism of the Lord
Lời Chúa cho hôm nay: GIỮ TRỌN ĐỨC CÔNG CHÍNH
LÀM SÁNG TỎ CÔNG LÝ TRƯỚC MỌI NGƯỜI *To fulfill all righteousness *
• BÀI ĐỌC 1: Isaia 42, 1-4; 6-7= Công việc của Đấng Mê-si-a: Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và hết lòng qúy mến./ Works of the Messiah: Here is my servant whom I uphold, my chosen one… I am pleased.
• BÀI ĐỌC 2: Công vụ 10, 34-38= Đức Giêsu xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùngThánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người./ Jesus of Nazareth, the way God anointed him with the Holy Spirit and power.
• TIN MỪNG(Gospel): Mat 3, 13-17= Đức Giêsu không cần chịu phép Rửa sám hối, nhưng Ngài nhờ Gioan để làm gương cho người khác./ Jesus himself did not need a Baptism of repentance,… to John to set an example for others.
A-Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh. (Reflections)
1-Chúa Giêsu xin chịu Phép Rửa: Ngài từ Galilê đến sông Gio-đan xin ông Gioan làm phép Rửa, nhưng ông từ chối, Đức Giêsu nói: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Mat 3, 15) Đây là lời nói đầu tiên đưa ra nguyên tắc chung cho cả cuộc đời công khai của Chúa. Sự công chính của con người là ở chỗ đó. Người ta thường hay ỷ lại vào chức vụ, quyền hành để hưởng những ưu đãi, lợi lộc hơn người khác, làm mất đức công chính. Tôi đã sống ngay thẳng trong bổn phận thế nào?
2- Thiên Chúa tỏ mình qua Đức Kitô: Sau khi Đức Giêsu chịu phép Rửa xong thì hiện tượng trời mở ra nói lên tình thuơng của là Cha, đất trời hòa giải: “Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như trên bồ câu và ngự trên Người.”(Mat 3,16) Nhắc lại cho biết cuộc tạo dựng mới của Thần Khí Chúa trong Đức Kitô. Tư tưởng này còn hiện rõ qua tiếng nói từ trời: “Đây là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta.” Chúa đã khiêm tốn tỏ mình là con và là tôi tớ đến để phục vụ. Chia sẻ kinh nghiệm Sống phục vụ người nghèo cuả bạn?
3- Người tôi trung là Đức Kitô: Tiên tri Isaia đã nói lên người tôi trung Chúa đã tuyển chọn và hết lòng quý mến như sau: “ Ta cho Thần Khí Ta ngự trên người; người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.”(Is 42,1) Người sẽ không kêu to, không nói lớn, Người không yếu hèn, chịu phục, Người làm sáng tỏ đức công chính. Người mở mắt nguời mù, dẫn khỏi ngục những kẻ ngồi trong tối tăm. Nhiều Tín hữu đã dấn thân trong moị lãnh vực xã hội theo gương Đức Giêsu. Nói những chứng từ của tôi trong Gia đình và xã hội?
4- Chúa không thiên vị ai: Sách Tông đồ Công vụ hôm nay thuật lại lời thánh Phệrô nói về những người công chính như sau: “Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.” (Cvụ 10,35) Thật vậy, Chúa không thiên vị ai, nếu họ làm lành lánh dữ, thì bất cứ là ai Người cũng thương xót. Nhưng con người ta, vừa làm được việc gì là hay lên mặt đòi trả công, ưu đãi, Nhóm mình, đoàn thể mình phải hơn Nhóm, Hội khác. Cho biết cách sống công bằng, chính trực của bạn?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn làm Châm ngôn Sống Công chính: (The Best God’s Word)
TA CHO THẦN KHÍ TA NGỰ TRÊN NGƯỜI, NGƯỜI SẼ LÀM SÁNG TỎ CÔNG LÝ TRƯỚC MUÔN DÂN
I have put my Spirit on him, he shall bring forth justice to the nations (Isaia 42, 1)
C- Bạn và tôi thực hành Lời Chúa ( For Action) 1/ Không đòi được ưu tiên, quyền lợi 2/ Làm gương mẫu trong lời nói việc làm. 3/ Khiêm tốn, vui vẻ khi phục vụ. 4/ Sống hòa đồng, công bằng với moị người, …
D-Bạn và tôi cùng Cầu nguyện: (Pray in Action) Lạy Chúa! Chúa đã nói: Ta cho Thần khí Ta ngự trên người, người sẽ làm tỏ công lý trước muôn dân. Xin Thánh Thần Chúa dẫn dắt con nói năng, phản ứng, suy nghĩ hành động giống Chúa, không lợi dụng hà hiếp, bóc lột ai, để mọi người thấy ánh sáng công chính của Chúa ở khắp mọi nơi.
Hoa thơm cỏ lạ: NHỮNG NGƯỜI ĐỦ TƯ CÁCH LÃNH ĐẠO LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ HỌC TẬP PHỤC VỤ
The leaders qualified to lead are those who have learned to serve
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Gioan 3, 30)
Tôi tớ: JBM. Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com * Cùng chuyển đến các Gia đình, Nhóm, Đoàn thể, Phong trào
Lời Chúa cho hôm nay: GIỮ TRỌN ĐỨC CÔNG CHÍNH
LÀM SÁNG TỎ CÔNG LÝ TRƯỚC MỌI NGƯỜI *To fulfill all righteousness *
• BÀI ĐỌC 1: Isaia 42, 1-4; 6-7= Công việc của Đấng Mê-si-a: Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và hết lòng qúy mến./ Works of the Messiah: Here is my servant whom I uphold, my chosen one… I am pleased.
• BÀI ĐỌC 2: Công vụ 10, 34-38= Đức Giêsu xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùngThánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người./ Jesus of Nazareth, the way God anointed him with the Holy Spirit and power.
• TIN MỪNG(Gospel): Mat 3, 13-17= Đức Giêsu không cần chịu phép Rửa sám hối, nhưng Ngài nhờ Gioan để làm gương cho người khác./ Jesus himself did not need a Baptism of repentance,… to John to set an example for others.
A-Gợi ý Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh. (Reflections)
1-Chúa Giêsu xin chịu Phép Rửa: Ngài từ Galilê đến sông Gio-đan xin ông Gioan làm phép Rửa, nhưng ông từ chối, Đức Giêsu nói: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Mat 3, 15) Đây là lời nói đầu tiên đưa ra nguyên tắc chung cho cả cuộc đời công khai của Chúa. Sự công chính của con người là ở chỗ đó. Người ta thường hay ỷ lại vào chức vụ, quyền hành để hưởng những ưu đãi, lợi lộc hơn người khác, làm mất đức công chính. Tôi đã sống ngay thẳng trong bổn phận thế nào?
2- Thiên Chúa tỏ mình qua Đức Kitô: Sau khi Đức Giêsu chịu phép Rửa xong thì hiện tượng trời mở ra nói lên tình thuơng của là Cha, đất trời hòa giải: “Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như trên bồ câu và ngự trên Người.”(Mat 3,16) Nhắc lại cho biết cuộc tạo dựng mới của Thần Khí Chúa trong Đức Kitô. Tư tưởng này còn hiện rõ qua tiếng nói từ trời: “Đây là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta.” Chúa đã khiêm tốn tỏ mình là con và là tôi tớ đến để phục vụ. Chia sẻ kinh nghiệm Sống phục vụ người nghèo cuả bạn?
3- Người tôi trung là Đức Kitô: Tiên tri Isaia đã nói lên người tôi trung Chúa đã tuyển chọn và hết lòng quý mến như sau: “ Ta cho Thần Khí Ta ngự trên người; người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân.”(Is 42,1) Người sẽ không kêu to, không nói lớn, Người không yếu hèn, chịu phục, Người làm sáng tỏ đức công chính. Người mở mắt nguời mù, dẫn khỏi ngục những kẻ ngồi trong tối tăm. Nhiều Tín hữu đã dấn thân trong moị lãnh vực xã hội theo gương Đức Giêsu. Nói những chứng từ của tôi trong Gia đình và xã hội?
4- Chúa không thiên vị ai: Sách Tông đồ Công vụ hôm nay thuật lại lời thánh Phệrô nói về những người công chính như sau: “Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận.” (Cvụ 10,35) Thật vậy, Chúa không thiên vị ai, nếu họ làm lành lánh dữ, thì bất cứ là ai Người cũng thương xót. Nhưng con người ta, vừa làm được việc gì là hay lên mặt đòi trả công, ưu đãi, Nhóm mình, đoàn thể mình phải hơn Nhóm, Hội khác. Cho biết cách sống công bằng, chính trực của bạn?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn làm Châm ngôn Sống Công chính: (The Best God’s Word)
TA CHO THẦN KHÍ TA NGỰ TRÊN NGƯỜI, NGƯỜI SẼ LÀM SÁNG TỎ CÔNG LÝ TRƯỚC MUÔN DÂN
I have put my Spirit on him, he shall bring forth justice to the nations (Isaia 42, 1)
C- Bạn và tôi thực hành Lời Chúa ( For Action) 1/ Không đòi được ưu tiên, quyền lợi 2/ Làm gương mẫu trong lời nói việc làm. 3/ Khiêm tốn, vui vẻ khi phục vụ. 4/ Sống hòa đồng, công bằng với moị người, …
D-Bạn và tôi cùng Cầu nguyện: (Pray in Action) Lạy Chúa! Chúa đã nói: Ta cho Thần khí Ta ngự trên người, người sẽ làm tỏ công lý trước muôn dân. Xin Thánh Thần Chúa dẫn dắt con nói năng, phản ứng, suy nghĩ hành động giống Chúa, không lợi dụng hà hiếp, bóc lột ai, để mọi người thấy ánh sáng công chính của Chúa ở khắp mọi nơi.
Hoa thơm cỏ lạ: NHỮNG NGƯỜI ĐỦ TƯ CÁCH LÃNH ĐẠO LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ HỌC TẬP PHỤC VỤ
The leaders qualified to lead are those who have learned to serve
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Gioan 3, 30)
Tôi tớ: JBM. Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com * Cùng chuyển đến các Gia đình, Nhóm, Đoàn thể, Phong trào
Chịu dìm như Đức Kitô để được cùng vinh hiển với Ngài
Anmai, CSsR
10:29 07/01/2011
Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa - Năm A - Is 42, 1-4. 6-7; Cv 10, 34-38; Mt 3, 13-17
Hôm nay, Chúa Giêsu làm cái chuyện hết sức “ngược đời”. Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giođan để chịu phép rửa của Gioan.
Chúng ta kỷ niệm việc Chúa Giêsu được Gioan làm phép rửa trong nước sông Giođan. Chúng ta thấy rằng không hề mang một lỗi lầm nào nhưng Chúa Giêsu vẫn tự buộc mình phải theo nghi thức này, như Ngài đã từng bắt mình phải tuân theo những điều khoản khác của Lề luật. Là con người, Người tuân theo những điều luật hướng dẫn và ràng buộc đời sống của dân Israel, những người được Thiên Chúa tuyển chọn để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả hăng hái thi hành sứ mạng ngôn sứ và khơi gợi lòng ăn năn sám hối như một cách chuẩn bị gần để chào đón Vương quốc của Đấng Mêsia đang đến.
Trên bờ sông Gio-đan. ! Con sông này, tất cả đã khởi đầu trên bờ của nó ! Một con sông độc nhất vô nhị trên thế gian, kể cả nói về mặt địa lý. Tiếng "Gio-đan”, trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là "người đi xuống", từ gốc "yarad" "đi xuống Con sông Gio-đan, thực tế là con sông độc nhất phải xuống quá thấp ! Nó bắt nguồn trên đồi Héc-môn, cao 520 mét, dài 220 cây số, chấm dứt ở Biển Chết, ở sâu 394m dưới mực nước biển. Thật là quá thấp ! Chỗ thấp nhất trên hành tinh này ! Hành động này của Chúa Giêsu diễn tả rằng Thiên Chúa đã hạ mình xuống để gặp gỡ con người tội lỗi. Chúa Giêsu. .. sinh ra, chịu khổ hình thập giá chết, táng trong mồ xuống nơi luyện hình. .. một cuộc đi xuống thật lạ lùng, một sự khiêm hạ sâu thẳm !
Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giodan cho chúng ta thấy Người muốn cứu chuộc nhân loại bằng cách nào. Người đã dìm mình xuống dòng nước sông Giodan, cũng có nghĩa là dìm mình trong vũ trụ của các tội nhân, dưới tận đáy khiêm nhường. Lúc Chúa Giêsu chịu dìm dưới dòng nước sông Giođan, nghĩa là trong vũ trụ của các tội nhân, dưới tận đáy khiêm nhượng, thì Chúa Cha đến gặp Người và đặt Người làm “Kitô và Chúa” (Cv 2, 33): ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Khi chấp nhận liên đới với kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu tỏ ra muốn phản đối quan niệm của vị Tẩy giả về Nước trời và về cuộc giáng lâm của Đấng Messia: thay vì xuất hiện như Thẩm phán cánh chung đến quét sạch sân lúa trong cơn Hỏa nộ, Chúa Giêsu lại tự hủy trong dòng nước Giođan. Trình thuật Mt như thế kín đáo ám chỉ cuộc Tử nạn, qua việc đồng hóa Chúa Giêsu với người Tôi tớ của Thiên Chúa (Is 42, 1; Mt 3,17), đấng đã gánh lấy mọi yếu hèn của ta (Is 53,4; Mt 8,17). Chính trình thuật Tử nạn của Chúa Giêsu (27, 45-56) cũng chứa đựng nhiều yếu tố của cảnh này, như chúng ta sẽ thấy về sau khi nghiên cứu cuộc Khổ nạn.
Người đứng về phía các tội nhân mà Người đến tha thứ và cứu vớt. Người mong biến đổi nhân loại, nhưng là từ bên trong, bằng cách chia sẻ thân phận nghèo hèn và khốn khổ của họ hơn là từ bên ngoài, hơn là bằng xét xử phán đoán. Người từ chối thống trị chinh phục với vũ lực bắt buộc người ta phải thừa nhận Người, từ đầu sứ vụ, Người cho thấy chỉ muốn cứu nhân loại bằng cách tự huỷ mình cho đến chết và chết trên thập giá
Chúa Giêsu muốn liên đới với con người trong nỗi khốn cùng và sự yếu hèn của họ. Người muốn đợi chúng ta chính nơi đó. Vì thế đừng luống công làm ra vẻ quan trọng, tự đắc, cho mình xứng đáng với tình yêu của Người. Chính trong đáy vực sâu tội lỗi mà Người gặp gỡ và phục hồi ta.
Thánh Augustinô nói: Chúa ước ao chịu phép rửa để qua sự khiêm nhường Người có thể nói rõ điều gì là cần thiết cho chúng ta.
Ai chịu thanh tẩy là đi vào đời sống nghĩa tử với Chúa Giêsu: người ấy được làm con cái Thiên Chúa theo cách riêng của mình và cũng nhận được Thần khí Chúa Cha và Chúa Con.
Qua việc chịu phép rửa của Gioan, Chúa Giêsu để lại cho chúng ta Bí tích Rửa tội Kitô giáo. Bí tích này được Chúa Giêsu trực tiếp thiết lập với những yếu tố cơ bản mà sau này sẽ được xác định thêm, và được thiết định như một luật phổ quát kể từ ngày Người lên trời. Trước khi rời khỏi các môn đệ để về Trời, lời mời gọi trao gửi cho các môn đệ của Chúa Giêsu vẫn còn đó: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”
Để thanh tẩy bản tính nhân loại và giải thoát nó khỏi đau khổ thê thảm do thứ tội mà chúng ta mang lấy từ khi mới sinh gây nên, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Bí tích Rửa tội như một phương thế hết sức đặc biệt. Nước thiên nhiên biểu thị việc rửa sạch thì nước rửa tội hoạt động một cách thật sự, biểu thị điều mà công dụng của nước và đi xa hơn một bước nữa đó là thanh tẩy khỏi mọi vết nhơ tội lỗi.
Thánh Lêô Cả nói: “Nhờ Bí tích Thánh tẩy, các con đã được biến đổi trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Ngài hô hào chúng ta: Các con đừng bao giờ xua đuổi vị thương khách bằng hành vi tội lỗi của các con, cũng đừng bao giờ khuất phục quyền lực của quỷ dữ: vì giá chuộc các con là chính máu Đức Kitô”.
Lãnh Bí tích Rửa tội, chúng ta nhận được đức tin và ân sủng. Ngày chúng ta được rửa tội là ngày quan trọng nhất trong đời chúng ta. Như đất khô cằn không sản sinh hoa trái nếu không có mưa xuống, thì cũng vậy chúng ta tựa như cây khô héo chỉ có thể trổ sinh hoa trái sự sống nếu chúng ta tự do lãnh nhận cơn mưa ân sủng tuôn đổ dồi dào từ trời cao. Trước khi rửa tội, chúng ta ở bên ngoài cánh cổng Thiên đàng bị khóa chặt, không thể nào sản sinh được hoa trái thiêng liêng.
Bí tích Rửa tội khai sinh chúng ta trong đời sống Kitô hữu. Đó thật sự là một cuộc sinh ra trong đời sống siêu nhiên. Đó là đời sống mới mà các môn đệ đã rao giảng và như Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô: “Thật Tôi bảo thật ông, không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt, cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí”.
Hoa trái của đời sống mới này là con người được thần hóa thật sự, nhờ đó họ được ban cho sức mạnh đơm bông kết trái siêu nhiên. Thật không may, phẩm giá của người đã được rửa tội thường bị che phủ bởi những hoàn cảnh thường ngày của đời sống, vì thế cũng như các thánh chúng ta phải nỗ lực hết mình để sống xứng đáng với phẩm giá ấy bằng bất cứ giá nào.
Phẩm giá cao trọng nhất của chúng ta, phẩm giá của con cái Chúa, được ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội, là kết quả của việc chúng ta tái sinh. Nếu như việc sinh hạ con người đưa đến hệ quả là quan hệ "cha" và "con", thì cũng thế những ai được Thiên Chúa sinh ra thật sự là con cái của Người. Anh em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.
Phép lạ của cuộc tái sinh xảy ra ngay khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, qua ân sủng Chúa Thánh Thần đổ xuống trên linh hồn. Nước rửa tội được làm phép trong đêm Phục Sinh và trong lời cầu chúng ta nguyện xin: Cũng như Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria và ban cho lòng Mẹ khả năng sinh hạ Đức Kitô thế nào, thì Ngài cũng ngự xuống trên Hội Thánh và ban cho cung lòng Hội Thánh (nghi thức rửa tội) khả năng tái sinh con cái Chúa như vậy.
Thực tại sâu xa ứng với kiểu nói đầy hình ảnh này là người vừa mới rửa tội được tái sinh trong sự sống mới, sự sống của Thiên Chúa, và do vậy trở thành "con" của Người: Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô.
Khi lãnh Bi tích Rửa Tội, mỗi kitô hữu là chi thể của Chúa Giêsu và Hội Thánh. Ý định của Thiên Chúa thánh hóa và cứu rỗi nhân loại, không phải từng người riêng rẽ, tách biệt khỏi những người khác hay không hợp thành một dân, nhờ đó họ có thể nhận biết thánh ý Người trong chân lý và phục vụ nó trong sự thánh thiện. Bí tích Rửa tội là cánh cửa qua đó chúng ta được gia nhập vào Hội Thánh.
Nếu chúng ta cùng chịu dìm như Đức Kitô chúng ta sẽ được vượt qua tội lỗi, qua cái chết và sống đời sống mới như Ngài. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi nên thánh. Mỗi người chúng ta trong từng bậc sống và điều kiện của mình hãy nên thánh mỗi ngày. Xin Chúa Giêsu đã thánh hóa chúng ta qua Bí tích Thanh Tẩy thì cũng thương xóa cho chúng ta tất cả những lỗi phạm vì yếu đuối của phận người để ngày sau chúng ta cùng được vinh phúc Thiên Đàng như Ngài đã hứa.
Hôm nay, Chúa Giêsu làm cái chuyện hết sức “ngược đời”. Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giođan để chịu phép rửa của Gioan.
Chúng ta kỷ niệm việc Chúa Giêsu được Gioan làm phép rửa trong nước sông Giođan. Chúng ta thấy rằng không hề mang một lỗi lầm nào nhưng Chúa Giêsu vẫn tự buộc mình phải theo nghi thức này, như Ngài đã từng bắt mình phải tuân theo những điều khoản khác của Lề luật. Là con người, Người tuân theo những điều luật hướng dẫn và ràng buộc đời sống của dân Israel, những người được Thiên Chúa tuyển chọn để dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Gioan Tẩy Giả hăng hái thi hành sứ mạng ngôn sứ và khơi gợi lòng ăn năn sám hối như một cách chuẩn bị gần để chào đón Vương quốc của Đấng Mêsia đang đến.
Trên bờ sông Gio-đan. ! Con sông này, tất cả đã khởi đầu trên bờ của nó ! Một con sông độc nhất vô nhị trên thế gian, kể cả nói về mặt địa lý. Tiếng "Gio-đan”, trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là "người đi xuống", từ gốc "yarad" "đi xuống Con sông Gio-đan, thực tế là con sông độc nhất phải xuống quá thấp ! Nó bắt nguồn trên đồi Héc-môn, cao 520 mét, dài 220 cây số, chấm dứt ở Biển Chết, ở sâu 394m dưới mực nước biển. Thật là quá thấp ! Chỗ thấp nhất trên hành tinh này ! Hành động này của Chúa Giêsu diễn tả rằng Thiên Chúa đã hạ mình xuống để gặp gỡ con người tội lỗi. Chúa Giêsu. .. sinh ra, chịu khổ hình thập giá chết, táng trong mồ xuống nơi luyện hình. .. một cuộc đi xuống thật lạ lùng, một sự khiêm hạ sâu thẳm !
Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giodan cho chúng ta thấy Người muốn cứu chuộc nhân loại bằng cách nào. Người đã dìm mình xuống dòng nước sông Giodan, cũng có nghĩa là dìm mình trong vũ trụ của các tội nhân, dưới tận đáy khiêm nhường. Lúc Chúa Giêsu chịu dìm dưới dòng nước sông Giođan, nghĩa là trong vũ trụ của các tội nhân, dưới tận đáy khiêm nhượng, thì Chúa Cha đến gặp Người và đặt Người làm “Kitô và Chúa” (Cv 2, 33): ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Khi chấp nhận liên đới với kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu tỏ ra muốn phản đối quan niệm của vị Tẩy giả về Nước trời và về cuộc giáng lâm của Đấng Messia: thay vì xuất hiện như Thẩm phán cánh chung đến quét sạch sân lúa trong cơn Hỏa nộ, Chúa Giêsu lại tự hủy trong dòng nước Giođan. Trình thuật Mt như thế kín đáo ám chỉ cuộc Tử nạn, qua việc đồng hóa Chúa Giêsu với người Tôi tớ của Thiên Chúa (Is 42, 1; Mt 3,17), đấng đã gánh lấy mọi yếu hèn của ta (Is 53,4; Mt 8,17). Chính trình thuật Tử nạn của Chúa Giêsu (27, 45-56) cũng chứa đựng nhiều yếu tố của cảnh này, như chúng ta sẽ thấy về sau khi nghiên cứu cuộc Khổ nạn.
Người đứng về phía các tội nhân mà Người đến tha thứ và cứu vớt. Người mong biến đổi nhân loại, nhưng là từ bên trong, bằng cách chia sẻ thân phận nghèo hèn và khốn khổ của họ hơn là từ bên ngoài, hơn là bằng xét xử phán đoán. Người từ chối thống trị chinh phục với vũ lực bắt buộc người ta phải thừa nhận Người, từ đầu sứ vụ, Người cho thấy chỉ muốn cứu nhân loại bằng cách tự huỷ mình cho đến chết và chết trên thập giá
Chúa Giêsu muốn liên đới với con người trong nỗi khốn cùng và sự yếu hèn của họ. Người muốn đợi chúng ta chính nơi đó. Vì thế đừng luống công làm ra vẻ quan trọng, tự đắc, cho mình xứng đáng với tình yêu của Người. Chính trong đáy vực sâu tội lỗi mà Người gặp gỡ và phục hồi ta.
Thánh Augustinô nói: Chúa ước ao chịu phép rửa để qua sự khiêm nhường Người có thể nói rõ điều gì là cần thiết cho chúng ta.
Ai chịu thanh tẩy là đi vào đời sống nghĩa tử với Chúa Giêsu: người ấy được làm con cái Thiên Chúa theo cách riêng của mình và cũng nhận được Thần khí Chúa Cha và Chúa Con.
Qua việc chịu phép rửa của Gioan, Chúa Giêsu để lại cho chúng ta Bí tích Rửa tội Kitô giáo. Bí tích này được Chúa Giêsu trực tiếp thiết lập với những yếu tố cơ bản mà sau này sẽ được xác định thêm, và được thiết định như một luật phổ quát kể từ ngày Người lên trời. Trước khi rời khỏi các môn đệ để về Trời, lời mời gọi trao gửi cho các môn đệ của Chúa Giêsu vẫn còn đó: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”
Để thanh tẩy bản tính nhân loại và giải thoát nó khỏi đau khổ thê thảm do thứ tội mà chúng ta mang lấy từ khi mới sinh gây nên, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Bí tích Rửa tội như một phương thế hết sức đặc biệt. Nước thiên nhiên biểu thị việc rửa sạch thì nước rửa tội hoạt động một cách thật sự, biểu thị điều mà công dụng của nước và đi xa hơn một bước nữa đó là thanh tẩy khỏi mọi vết nhơ tội lỗi.
Thánh Lêô Cả nói: “Nhờ Bí tích Thánh tẩy, các con đã được biến đổi trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Ngài hô hào chúng ta: Các con đừng bao giờ xua đuổi vị thương khách bằng hành vi tội lỗi của các con, cũng đừng bao giờ khuất phục quyền lực của quỷ dữ: vì giá chuộc các con là chính máu Đức Kitô”.
Lãnh Bí tích Rửa tội, chúng ta nhận được đức tin và ân sủng. Ngày chúng ta được rửa tội là ngày quan trọng nhất trong đời chúng ta. Như đất khô cằn không sản sinh hoa trái nếu không có mưa xuống, thì cũng vậy chúng ta tựa như cây khô héo chỉ có thể trổ sinh hoa trái sự sống nếu chúng ta tự do lãnh nhận cơn mưa ân sủng tuôn đổ dồi dào từ trời cao. Trước khi rửa tội, chúng ta ở bên ngoài cánh cổng Thiên đàng bị khóa chặt, không thể nào sản sinh được hoa trái thiêng liêng.
Bí tích Rửa tội khai sinh chúng ta trong đời sống Kitô hữu. Đó thật sự là một cuộc sinh ra trong đời sống siêu nhiên. Đó là đời sống mới mà các môn đệ đã rao giảng và như Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô: “Thật Tôi bảo thật ông, không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt, cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí”.
Hoa trái của đời sống mới này là con người được thần hóa thật sự, nhờ đó họ được ban cho sức mạnh đơm bông kết trái siêu nhiên. Thật không may, phẩm giá của người đã được rửa tội thường bị che phủ bởi những hoàn cảnh thường ngày của đời sống, vì thế cũng như các thánh chúng ta phải nỗ lực hết mình để sống xứng đáng với phẩm giá ấy bằng bất cứ giá nào.
Phẩm giá cao trọng nhất của chúng ta, phẩm giá của con cái Chúa, được ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa tội, là kết quả của việc chúng ta tái sinh. Nếu như việc sinh hạ con người đưa đến hệ quả là quan hệ "cha" và "con", thì cũng thế những ai được Thiên Chúa sinh ra thật sự là con cái của Người. Anh em hãy xem Chúa Cha yêu thương chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.
Phép lạ của cuộc tái sinh xảy ra ngay khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, qua ân sủng Chúa Thánh Thần đổ xuống trên linh hồn. Nước rửa tội được làm phép trong đêm Phục Sinh và trong lời cầu chúng ta nguyện xin: Cũng như Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Maria và ban cho lòng Mẹ khả năng sinh hạ Đức Kitô thế nào, thì Ngài cũng ngự xuống trên Hội Thánh và ban cho cung lòng Hội Thánh (nghi thức rửa tội) khả năng tái sinh con cái Chúa như vậy.
Thực tại sâu xa ứng với kiểu nói đầy hình ảnh này là người vừa mới rửa tội được tái sinh trong sự sống mới, sự sống của Thiên Chúa, và do vậy trở thành "con" của Người: Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô.
Khi lãnh Bi tích Rửa Tội, mỗi kitô hữu là chi thể của Chúa Giêsu và Hội Thánh. Ý định của Thiên Chúa thánh hóa và cứu rỗi nhân loại, không phải từng người riêng rẽ, tách biệt khỏi những người khác hay không hợp thành một dân, nhờ đó họ có thể nhận biết thánh ý Người trong chân lý và phục vụ nó trong sự thánh thiện. Bí tích Rửa tội là cánh cửa qua đó chúng ta được gia nhập vào Hội Thánh.
Nếu chúng ta cùng chịu dìm như Đức Kitô chúng ta sẽ được vượt qua tội lỗi, qua cái chết và sống đời sống mới như Ngài. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta được mời gọi nên thánh. Mỗi người chúng ta trong từng bậc sống và điều kiện của mình hãy nên thánh mỗi ngày. Xin Chúa Giêsu đã thánh hóa chúng ta qua Bí tích Thanh Tẩy thì cũng thương xóa cho chúng ta tất cả những lỗi phạm vì yếu đuối của phận người để ngày sau chúng ta cùng được vinh phúc Thiên Đàng như Ngài đã hứa.
Tội phạm Điều Răn Thứ Nhất
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
10:36 07/01/2011
Hỏi: xin cha cho biết: xem bói toán, bói bài, coi chỉ tay, xem tử vi v.v.v có tội không?
Trả lời:
Qua Ông Mô-sê, Thiên Chúa đã nói với dân Do Thái xưa kia như sau:
“Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai cập, khỏi cảnh nô lệ. Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta…” (Đnl 5:6-7)
Trên đây là Điều Răn thứ nhất trong bản Thập Điều (Decalogue) mà Thiên Chúa đã trao cho Ông Môsê để truyền lại cho dân Do thái tuân giữ như giao ước của Người với họ để họ được chúc phúc và được sống muôn đời.(Đnl 5).
Chúa Giêsu cũng đã nhắc lại những điều trên như luật điều quan trọng nhất khi Chúa trả lời cho một luật sĩ trong nhóm Pharisi và Xa đốc xưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất”. (Mt 22: 37-38).
Yêu mến một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự có nghĩa là không được tin và kêu cầu đến một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa Ba Ngôi ra. Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Giáo Hội, cùng các Thánh nam nữ khác trên Thiên Đàng cũng chỉ là những mẫu gương sáng ngời cho ta noi theo để nên thánh và nhờ cậy cầu bầu trước Tòa Chúa mà thôi, chứ không phải là đối tượng chính của lòng tin và tôn thờ (adoration). Nghĩa là chúng ta chỉ tôn thờ và yêu mến một mình Thiên Chúa nhưng cũng yêu mến và tôn kính (veneration) Đức Mẹ và các Thánh nữa.
Từ góc độ thần học và đức tin này, mọi người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo hội Công Giáo cần phải tránh xa mọi hình thức tin tưởng hay trông cậy trái nghịch với Điều răn thứ nhất trên đây thể hiện qua những thực hành có tính cách mê tín dị đoan sau đây:
1. Thờ các ngẫu tượng (idolatry):
Điều răn thứ nhất cấm tôn thờ bất cứ thần linh (idols) nào ngoài Thiên Chúa ra như thờ thần cây đa, thần bếp, thần hỏa, thần nước, thần tài v.v.v
Người Công giáo mà trưng ảnh tượng các tà thần này là lỗi phạm điều răn thứ nhất dạy thờ một mình Thiên Chúa mà thôi.
2. Bói toán và ma thuật (divination and magic):
tất cả những hình thức mê tín như bói toán, coi chỉ tay, bói bài, tử vi (horoscope) chiêm tinh, (astrology) phong thủy địa lý, phù thủy (sorcery) đồng bóng… đều là tội phạm điều răn thứ nhất, tức vi phạm niềm tin vào một Thiên Chúa toàn năng duy nhất, Chủ Tể của mọi loài,và là Đấng luôn quan phòng đời sống con người và vạn vật theo sự khôn ngoan và nhân hậu tuyệt vời của Ngài. Khi tin và thực hành các hình thức mê tín trên đây, người ta đã tìm đến một hay nhiều quyền lực khác trong vụ trụ hữu hình này. Đối với người tín hữu Chúa Kitô, thì những hành vi này đã xúc phạm đến Thiên Chúa vì đã không tuyệt đối tin tưởng vào một mình Ngài là Đấng duy nhất ban phát mọi ơn lành và làm chủ vận mạng con người và vũ trụ. (SGLGHCG, số 2115-2117)
Thánh Kinh đã lên án tội bói toán, phù thủy, và thờ ngẫu tượng, đồng bóng như sau:
“giữa anh em không được thấy ai làm lễ thiêu con trai, con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thủy, bỏ bùa, ngồi đồng cốt, gọi hồn. Thật vậy, nếu ai làm điều ấy thì là điều ghê tởm đối với Đức Chúa,và chính vì những điều ghê tởm đó mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em đã trục xuất các dân tộc ấy cho khuất mắt anh em”. (Đnl, 18: 10-12).
Hoặc:
“Khi người đàn ông hay đàn bà nào có ma nhập thần ám thì phải bị xử tử, người ta sẽ ném đá chúng, máu chúng đổ xuống đầu chúng.” (Lêvi 20:27) “đàn bà phù thủy, ngươi không được để cho sống.” (Xh 22:17)
3. Mê tín dị đoan (superstitions):
Phải kể là tội nghịch điều răn thứ nhất các hình thức mê tín dị đoan như tin con số 9, kiêng số 10, số 13, kiêng chụp hình 3 người, ra ngõ gặp đàn bà thì xui, mèo đến nhà thì khó, chó đến thì sang.. đeo bùa ngãi, xin sâm xin quẻ, tin 12 con vật cai trị vận mạng con người và vũ trụ v.v. Những tin tưởng này đều không có cơ sở giáo lý, và đức tin Công giáo nên người tín hữu phải xa tránh mọi thực hành sai trái nói trên để tuân giữ cách nghiêm túc Điều răn thứ nhất dạy ta phải tin và thờ phượng một Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi.
Tóm lại, mọi hình thức đưa đến tin tưởng vào một quyền lực hay thần linh nào ngoài Thiên Chúa ra đều là tội phạm đến Chúa là Đấng duy nhất ta phải tôn thờ và cầu xin mọi ơn lành hoặc giúp tránh những sự dữ, tai họa cho hồn xác trong cuộc sống trên trần thế này.Nhưng cho được xin ơn Chúa cách hữu hiệu, Giáo Hội dạy mọi tín hữu hãy chạy đến cùng Đức Mẹ và các Thánh Nam Nữ để xin nguyện giúp cầu thay cho trước Tòa Chúa. Nghĩa là tuyệt đối không thể nhờ thầy bùa, thầy pháp, thầy bói, thầy địa lý hay chiêm tinh gia nào có thể giúp xoay chuyển được số mệnh hay tránh tai ương, hoạn nạn ở đời này.Ấy là chưa nói đến tai họa có thể bị một số “thầy” này lường gạt, chỉ vẽ tầm bậy khiến “tiền mất tật còn” nữa!
Tóm lại, là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta chỉ tôn thờ và cầu xin một mình Thiên Chúa là Cha nhân lành mà thôi. Nghĩa là phải xa tránh những hình thức mê tín dị đoan nói trên.
Ước mong những giải đáp này thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.Tội phạm Điều Răn Thứ Nhất
Trả lời:
Qua Ông Mô-sê, Thiên Chúa đã nói với dân Do Thái xưa kia như sau:
“Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi Ai cập, khỏi cảnh nô lệ. Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta…” (Đnl 5:6-7)
Trên đây là Điều Răn thứ nhất trong bản Thập Điều (Decalogue) mà Thiên Chúa đã trao cho Ông Môsê để truyền lại cho dân Do thái tuân giữ như giao ước của Người với họ để họ được chúc phúc và được sống muôn đời.(Đnl 5).
Chúa Giêsu cũng đã nhắc lại những điều trên như luật điều quan trọng nhất khi Chúa trả lời cho một luật sĩ trong nhóm Pharisi và Xa đốc xưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và là điều răn thứ nhất”. (Mt 22: 37-38).
Yêu mến một mình Thiên Chúa trên hết mọi sự có nghĩa là không được tin và kêu cầu đến một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa Ba Ngôi ra. Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Giáo Hội, cùng các Thánh nam nữ khác trên Thiên Đàng cũng chỉ là những mẫu gương sáng ngời cho ta noi theo để nên thánh và nhờ cậy cầu bầu trước Tòa Chúa mà thôi, chứ không phải là đối tượng chính của lòng tin và tôn thờ (adoration). Nghĩa là chúng ta chỉ tôn thờ và yêu mến một mình Thiên Chúa nhưng cũng yêu mến và tôn kính (veneration) Đức Mẹ và các Thánh nữa.
Từ góc độ thần học và đức tin này, mọi người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo hội Công Giáo cần phải tránh xa mọi hình thức tin tưởng hay trông cậy trái nghịch với Điều răn thứ nhất trên đây thể hiện qua những thực hành có tính cách mê tín dị đoan sau đây:
1. Thờ các ngẫu tượng (idolatry):
Điều răn thứ nhất cấm tôn thờ bất cứ thần linh (idols) nào ngoài Thiên Chúa ra như thờ thần cây đa, thần bếp, thần hỏa, thần nước, thần tài v.v.v
Người Công giáo mà trưng ảnh tượng các tà thần này là lỗi phạm điều răn thứ nhất dạy thờ một mình Thiên Chúa mà thôi.
2. Bói toán và ma thuật (divination and magic):
tất cả những hình thức mê tín như bói toán, coi chỉ tay, bói bài, tử vi (horoscope) chiêm tinh, (astrology) phong thủy địa lý, phù thủy (sorcery) đồng bóng… đều là tội phạm điều răn thứ nhất, tức vi phạm niềm tin vào một Thiên Chúa toàn năng duy nhất, Chủ Tể của mọi loài,và là Đấng luôn quan phòng đời sống con người và vạn vật theo sự khôn ngoan và nhân hậu tuyệt vời của Ngài. Khi tin và thực hành các hình thức mê tín trên đây, người ta đã tìm đến một hay nhiều quyền lực khác trong vụ trụ hữu hình này. Đối với người tín hữu Chúa Kitô, thì những hành vi này đã xúc phạm đến Thiên Chúa vì đã không tuyệt đối tin tưởng vào một mình Ngài là Đấng duy nhất ban phát mọi ơn lành và làm chủ vận mạng con người và vũ trụ. (SGLGHCG, số 2115-2117)
Thánh Kinh đã lên án tội bói toán, phù thủy, và thờ ngẫu tượng, đồng bóng như sau:
“giữa anh em không được thấy ai làm lễ thiêu con trai, con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thủy, bỏ bùa, ngồi đồng cốt, gọi hồn. Thật vậy, nếu ai làm điều ấy thì là điều ghê tởm đối với Đức Chúa,và chính vì những điều ghê tởm đó mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em đã trục xuất các dân tộc ấy cho khuất mắt anh em”. (Đnl, 18: 10-12).
Hoặc:
“Khi người đàn ông hay đàn bà nào có ma nhập thần ám thì phải bị xử tử, người ta sẽ ném đá chúng, máu chúng đổ xuống đầu chúng.” (Lêvi 20:27) “đàn bà phù thủy, ngươi không được để cho sống.” (Xh 22:17)
3. Mê tín dị đoan (superstitions):
Phải kể là tội nghịch điều răn thứ nhất các hình thức mê tín dị đoan như tin con số 9, kiêng số 10, số 13, kiêng chụp hình 3 người, ra ngõ gặp đàn bà thì xui, mèo đến nhà thì khó, chó đến thì sang.. đeo bùa ngãi, xin sâm xin quẻ, tin 12 con vật cai trị vận mạng con người và vũ trụ v.v. Những tin tưởng này đều không có cơ sở giáo lý, và đức tin Công giáo nên người tín hữu phải xa tránh mọi thực hành sai trái nói trên để tuân giữ cách nghiêm túc Điều răn thứ nhất dạy ta phải tin và thờ phượng một Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi.
Tóm lại, mọi hình thức đưa đến tin tưởng vào một quyền lực hay thần linh nào ngoài Thiên Chúa ra đều là tội phạm đến Chúa là Đấng duy nhất ta phải tôn thờ và cầu xin mọi ơn lành hoặc giúp tránh những sự dữ, tai họa cho hồn xác trong cuộc sống trên trần thế này.Nhưng cho được xin ơn Chúa cách hữu hiệu, Giáo Hội dạy mọi tín hữu hãy chạy đến cùng Đức Mẹ và các Thánh Nam Nữ để xin nguyện giúp cầu thay cho trước Tòa Chúa. Nghĩa là tuyệt đối không thể nhờ thầy bùa, thầy pháp, thầy bói, thầy địa lý hay chiêm tinh gia nào có thể giúp xoay chuyển được số mệnh hay tránh tai ương, hoạn nạn ở đời này.Ấy là chưa nói đến tai họa có thể bị một số “thầy” này lường gạt, chỉ vẽ tầm bậy khiến “tiền mất tật còn” nữa!
Tóm lại, là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta chỉ tôn thờ và cầu xin một mình Thiên Chúa là Cha nhân lành mà thôi. Nghĩa là phải xa tránh những hình thức mê tín dị đoan nói trên.
Ước mong những giải đáp này thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.Tội phạm Điều Răn Thứ Nhất
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Tuyết Mai
11:42 07/01/2011
Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta". (Mt 3, 13-17).
Quả thật Chúa Giêsu Ngài là con Thiên Chúa, từ Trời mà đến, chẳng dính bén một chút tội lỗi nào, thế mà Ngài đã mặc lấy thân xác con người mà Chịu nhận Phép Rửa, để dậy con cái nhân loại chúng ta; cho nên Chúa Giêsu cần phải chu toàn bổn phận như thế. Có phải từ nguyên thủy Đức Chúa Trời Ba Ngôi đã muốn ban cho nhân loại trần thế một Đấng Quang Minh, Toàn Năng, Toàn Hảo, và Toàn Thiện, xuống trần gian mặc lấy xác phàm mà Cứu Độ nhân loại chúng ta?. Thưa phải, vì đó là chương trình của Ba Ngôi Thiên Chúa. Suốt từ bao nhiêu thế kỷ qua, con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa quá nhiều. Từ cha ông chúng ta đã dám coi thường Thiên Chúa; đem những bụt thần vô tri vô giác mà thờ lậy; xem ngang hàng với Thiên Chúa. Người đã sai biết bao nhiêu tiên tri đi trước mà chỉnh đốn họ, dậy dỗ, khuyên răn; nhưng tất cả như vô hiệu, không có một chút kết quả nào, mà lại còn giết chết hết những tiên tri được sai đến. Có rất nhiều trường hợp Chúa đã phải trừng trị cha ông chúng ta một cách nghiêm túc và xem chừng như quá đáng hay quá tay; bởi Chúa nghe thấu những lời trách móc thê thảm của họ. Ai bảo Thiên Chúa là Đấng Tối Cao mà Người không có trái tim biết xót thương và cũng dễ mềm lòng?. Mềm lòng đến độ Người chìu không sửa phạt một thành đang sống trong tội lỗi và rất sa đọa chỉ vì nếu tìm ra được cho Người vài người thanh sạch.
Công trình của Thiên Chúa và việc làm của Người hẳn khác lắm với con người nhân loại chúng ta thì phải; hình như hoàn toàn là sự đảo ngược. Mọi việc Thiên Chúa làm và mọi thiện ý Thiên Chúa muốn dậy dỗ cho chúng ta nên tốt lành, thì con người cho là những bài học rất ư là điên rồ và ngu ngốc??. Qua những bài dụ ngôn Chúa mượn để dậy chúng ta sống hầu giữ được linh hồn đời đời, thì hình như không bài nào Chúa dậy chúng ta bỏ thời giờ công sức mà tậu của hay tích lũy chúng; vì chúng là những thứ bội bạc không tình không nghĩa; là những cạm bẫy của quỷ ma; luôn che mờ con mắt Đức Tin của chúng ta. Vì thế ngay từ đầu khi Chúa Giêsu tuyển chọn tông đồ của Ngài, sai các ông ra đi mà không đem theo gì cả!. Có phải Chúa muốn dậy chúng ta rằng của các con ở đâu thì lòng các con ở đó? Tiền bạc sẽ dẫn đưa con người đi đến những đam mê và đến vũng lầy của tội lỗi chết chóc. Vướng vào chúng thì tâm hồn đâu còn sáng để mà biết phân minh đâu là tội và đâu là phúc?. Vì thế trong Chương Trình của Chúa việc đầu tiên là ban cho toàn thể nhân loại chúng ta Phép Rửa.
Phép Rửa sẽ giúp chúng ta tức khắc trở thành con cái của Ngài và đó là Dấu Yêu Thương mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta nhận biết và nhận lãnh. Từ cái Dấu yêu thương đó như để Chúa nhận chúng ta vào đàn chiên bầy của Người. Để được Thiên Chúa đặt tên; để được Thiên Chúa chăm sóc, nuôi dưỡng, dậy dỗ, và yêu thương. Để chúng ta được ở gần Ngài, nghe quen tiếng gọi của Ngài và để Ngài cũng biết phân biệt tiếng kêu của chúng ta. Có thế Chúa mới biết khi nào chúng ta ra khỏi tầm chăm sóc của Chúa vì Chiên của Ngài không con nào thiếu mà Ngài không hay biết; và không còn nào hư mà Ngài cũng không biết. Tình Ngài yêu chúng ta đã được chứng minh rành mạch trong một dụ ngôn của Ngài là Một Con Chiên Đi Lạc. Ngài đã bỏ lại 99 con chiên ngoan mà đi tìm kiếm cho được con chiên đi lạc. Tìm được rồi thì Ngài cõng nó trên đôi vai vui mừng và băng bó cho nó.
Dụ ngôn Con Chiên Lạc hầu như tất cả chúng ta ai cũng có trải qua kinh nghiệm đó! Vì hầu như nhà nào cũng thích nuôi một loại gia súc nào đó cho vui cửa vui nhà, và thích có được sự quấn quít giữa chủ và nó. Như tôi thì thích nuôi rùa, vì chúng dễ nuôi, ít tốn kém, và không có tiếng động. Có lần một con rùa nhỏ của tôi đã đi du ngoạn ra ngoài hàng rào bị bỏ ngỏ. Chúng tôi tìm mãi mà không ra tưởng chừng như nó đã mất xác nơi nào rồi! Tôi rất buồn, thất vọng, nên không có ý tìm nữa, vì không còn hy vọng gì khi nó đã ra khỏi cổng nhà. Sang ngày thứ tư tôi không cố ý tìm nhưng không hiểu sao có ai mách bảo tôi là lại tìm ngay chỗ khuất ấy! Chỗ khuất ấy là giữa hai miếng gạch sau vườn có rất nhiều lá khô lá ướt lấp đầy trên cái khe ấy! Tìm được nó tôi phải đào lớp lá ấy lên thì kìa, nó đang nằm bất động như đã chết khô!?. Cầm nó lên trong tay tôi thấy tay chân của nó nhúc nhích, nhưng mắt vẫn chưa mở được vì nó bị khô mắt mấy ngày hôm nay rồi! Vì nó là rùa sống trong nước. Mừng quá tôi đem nó vào nhà và khoe hết với mọi người để chung vui với cái vui của tôi. Vì tưởng nó đã chết và mất nay tìm lại được. Trong cái vui tôi cũng đã chửi nó cho hả dạ, nhưng nào nó có biết gì, vì nó là loài thú mà lị!.
Nhưng còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta được Thiên Chúa tác tạo, dựng nên có được hình ảnh giống Người. Người đã yêu thương tất cả chúng ta rất mực. Đã xuống trần gian mặc lấy thân phận làm người cũng yếu hèn cũng đau đớn và nghèo khổ, nhưng Ngài là Thiên Chúa không có thú tính và tội lỗi. Ngài đã Chịu Phép Rửa tuy dù Ngài chẳng có tội lỗi chi, nhưng đã làm gương cho chúng ta để muốn trở thành con cái Chúa, chúng ta phải nhận Phép Rửa. Vì qua Phép Rửa đó mà Chúa ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân, là Chìa Khóa vào được Nước Trời, nếu chúng ta biết sống trong Ân Nghĩa Chúa; giữ giới luật mới của Chúa là Yêu Thương. Hình ảnh Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cho chúng ta hình ảnh thật cảm động, tràn đầy tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta khi nhận Phép Rửa thì tức khắc Ba Ngôi Thiên Chúa cũng sẽ luôn ngự trị trong cung lòng của chúng ta. Amen.
Quả thật Chúa Giêsu Ngài là con Thiên Chúa, từ Trời mà đến, chẳng dính bén một chút tội lỗi nào, thế mà Ngài đã mặc lấy thân xác con người mà Chịu nhận Phép Rửa, để dậy con cái nhân loại chúng ta; cho nên Chúa Giêsu cần phải chu toàn bổn phận như thế. Có phải từ nguyên thủy Đức Chúa Trời Ba Ngôi đã muốn ban cho nhân loại trần thế một Đấng Quang Minh, Toàn Năng, Toàn Hảo, và Toàn Thiện, xuống trần gian mặc lấy xác phàm mà Cứu Độ nhân loại chúng ta?. Thưa phải, vì đó là chương trình của Ba Ngôi Thiên Chúa. Suốt từ bao nhiêu thế kỷ qua, con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa quá nhiều. Từ cha ông chúng ta đã dám coi thường Thiên Chúa; đem những bụt thần vô tri vô giác mà thờ lậy; xem ngang hàng với Thiên Chúa. Người đã sai biết bao nhiêu tiên tri đi trước mà chỉnh đốn họ, dậy dỗ, khuyên răn; nhưng tất cả như vô hiệu, không có một chút kết quả nào, mà lại còn giết chết hết những tiên tri được sai đến. Có rất nhiều trường hợp Chúa đã phải trừng trị cha ông chúng ta một cách nghiêm túc và xem chừng như quá đáng hay quá tay; bởi Chúa nghe thấu những lời trách móc thê thảm của họ. Ai bảo Thiên Chúa là Đấng Tối Cao mà Người không có trái tim biết xót thương và cũng dễ mềm lòng?. Mềm lòng đến độ Người chìu không sửa phạt một thành đang sống trong tội lỗi và rất sa đọa chỉ vì nếu tìm ra được cho Người vài người thanh sạch.
Công trình của Thiên Chúa và việc làm của Người hẳn khác lắm với con người nhân loại chúng ta thì phải; hình như hoàn toàn là sự đảo ngược. Mọi việc Thiên Chúa làm và mọi thiện ý Thiên Chúa muốn dậy dỗ cho chúng ta nên tốt lành, thì con người cho là những bài học rất ư là điên rồ và ngu ngốc??. Qua những bài dụ ngôn Chúa mượn để dậy chúng ta sống hầu giữ được linh hồn đời đời, thì hình như không bài nào Chúa dậy chúng ta bỏ thời giờ công sức mà tậu của hay tích lũy chúng; vì chúng là những thứ bội bạc không tình không nghĩa; là những cạm bẫy của quỷ ma; luôn che mờ con mắt Đức Tin của chúng ta. Vì thế ngay từ đầu khi Chúa Giêsu tuyển chọn tông đồ của Ngài, sai các ông ra đi mà không đem theo gì cả!. Có phải Chúa muốn dậy chúng ta rằng của các con ở đâu thì lòng các con ở đó? Tiền bạc sẽ dẫn đưa con người đi đến những đam mê và đến vũng lầy của tội lỗi chết chóc. Vướng vào chúng thì tâm hồn đâu còn sáng để mà biết phân minh đâu là tội và đâu là phúc?. Vì thế trong Chương Trình của Chúa việc đầu tiên là ban cho toàn thể nhân loại chúng ta Phép Rửa.
Phép Rửa sẽ giúp chúng ta tức khắc trở thành con cái của Ngài và đó là Dấu Yêu Thương mà Thiên Chúa muốn cho chúng ta nhận biết và nhận lãnh. Từ cái Dấu yêu thương đó như để Chúa nhận chúng ta vào đàn chiên bầy của Người. Để được Thiên Chúa đặt tên; để được Thiên Chúa chăm sóc, nuôi dưỡng, dậy dỗ, và yêu thương. Để chúng ta được ở gần Ngài, nghe quen tiếng gọi của Ngài và để Ngài cũng biết phân biệt tiếng kêu của chúng ta. Có thế Chúa mới biết khi nào chúng ta ra khỏi tầm chăm sóc của Chúa vì Chiên của Ngài không con nào thiếu mà Ngài không hay biết; và không còn nào hư mà Ngài cũng không biết. Tình Ngài yêu chúng ta đã được chứng minh rành mạch trong một dụ ngôn của Ngài là Một Con Chiên Đi Lạc. Ngài đã bỏ lại 99 con chiên ngoan mà đi tìm kiếm cho được con chiên đi lạc. Tìm được rồi thì Ngài cõng nó trên đôi vai vui mừng và băng bó cho nó.
Dụ ngôn Con Chiên Lạc hầu như tất cả chúng ta ai cũng có trải qua kinh nghiệm đó! Vì hầu như nhà nào cũng thích nuôi một loại gia súc nào đó cho vui cửa vui nhà, và thích có được sự quấn quít giữa chủ và nó. Như tôi thì thích nuôi rùa, vì chúng dễ nuôi, ít tốn kém, và không có tiếng động. Có lần một con rùa nhỏ của tôi đã đi du ngoạn ra ngoài hàng rào bị bỏ ngỏ. Chúng tôi tìm mãi mà không ra tưởng chừng như nó đã mất xác nơi nào rồi! Tôi rất buồn, thất vọng, nên không có ý tìm nữa, vì không còn hy vọng gì khi nó đã ra khỏi cổng nhà. Sang ngày thứ tư tôi không cố ý tìm nhưng không hiểu sao có ai mách bảo tôi là lại tìm ngay chỗ khuất ấy! Chỗ khuất ấy là giữa hai miếng gạch sau vườn có rất nhiều lá khô lá ướt lấp đầy trên cái khe ấy! Tìm được nó tôi phải đào lớp lá ấy lên thì kìa, nó đang nằm bất động như đã chết khô!?. Cầm nó lên trong tay tôi thấy tay chân của nó nhúc nhích, nhưng mắt vẫn chưa mở được vì nó bị khô mắt mấy ngày hôm nay rồi! Vì nó là rùa sống trong nước. Mừng quá tôi đem nó vào nhà và khoe hết với mọi người để chung vui với cái vui của tôi. Vì tưởng nó đã chết và mất nay tìm lại được. Trong cái vui tôi cũng đã chửi nó cho hả dạ, nhưng nào nó có biết gì, vì nó là loài thú mà lị!.
Nhưng còn chúng ta thì sao? Có phải chúng ta được Thiên Chúa tác tạo, dựng nên có được hình ảnh giống Người. Người đã yêu thương tất cả chúng ta rất mực. Đã xuống trần gian mặc lấy thân phận làm người cũng yếu hèn cũng đau đớn và nghèo khổ, nhưng Ngài là Thiên Chúa không có thú tính và tội lỗi. Ngài đã Chịu Phép Rửa tuy dù Ngài chẳng có tội lỗi chi, nhưng đã làm gương cho chúng ta để muốn trở thành con cái Chúa, chúng ta phải nhận Phép Rửa. Vì qua Phép Rửa đó mà Chúa ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân, là Chìa Khóa vào được Nước Trời, nếu chúng ta biết sống trong Ân Nghĩa Chúa; giữ giới luật mới của Chúa là Yêu Thương. Hình ảnh Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cho chúng ta hình ảnh thật cảm động, tràn đầy tình yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúng ta khi nhận Phép Rửa thì tức khắc Ba Ngôi Thiên Chúa cũng sẽ luôn ngự trị trong cung lòng của chúng ta. Amen.
Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn!
Lm. Minh Anh
12:15 07/01/2011
Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
Các bạn trẻ thân mến,
Khởi đầu sứ vụ công khai của Đức Giêsu, Tin Mừng hôm nay nói đến câu chuyện một dòng sông, dòng sông Jordan, nơi Con Thiên Chúa bước xuống để xin vị tiền hô của mình ban phép rửa.
So với Cửu Long mênh mang thuyền qua lại,
Jordan có thể chỉ là một con kênh.
Sánh với Hồng Hà cuồn cuộn nước mênh mông,
Jordan không hơn không kém một con lạch.
Ví với Dòng Hương dùng dằng những mộng mơ,
Jordan có thể được gọi là con hói nhỏ.
Dòng sông ấy có những chỗ thật hẹp; đứng bên bờ nầy, thậm chí, không mấy khó khăn khi ném một hòn cuội sang bờ bên kia.
Ấy thế, khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã chọn cho mình dòng nước ấy; ở đó, Ngài đã bước xuống.
Ngài không vung gậy ra oai xẻ đôi lòng biển như một Môisen phép tắc, cũng không dũng mãnh như một Giosuê trực chiến Giêricô khiến nước Jordan dựng đứng như bức tường thành. Nhưng như bao người khác, Con Thiên Chúa lặng lẽ sắp hàng đợi đến phiên mình xin được nhận phép Rửa.
Ôi, Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng cho Cửu Long tưới mát để đồng bằng Nam bộ cò bay thẳng cánh; Đấng cho Hồng Hà bốn mùa phù sa sữa mẹ để delta miền Bắc thêm màu mỡ xanh tươi; Đấng cho Hương Giang như không chảy lãng mạn gọi hồn thơ... lại chọn cho mình một con hói nơi một xứ không tên không tuổi trong một châu lục đông người ít của, nghèo thật nghèo... để chịu phép rửa, đánh dấu những chuỗi ngày thi hành sứ vụ Chúa Cha trao.
Các bạn có biết, nguyên cái tên gọi Jordan cũng đã nói lên ý nghĩa của nó. Dòng sông Jordan còn có thể được gọi là dòng sông Đi Xuống. Jordan, tiếng Do Thái đọc là yar-dane, nghĩa là đi xuống. Từ rặng Hermon cao ngất (2,814m), ở độ cao 520m, Jordan mải đi xuống những 220 cây số, dừng ở biển hồ Huleh rồi Galilee, cuối cùng đổ ra Biển Chết với độ thấp mặt nước là 394m so với mực biển. Đây hẳn là một trong những chỗ thấp nhất của địa cầu. Con Thiên Chúa khập khễnh lần từng bước xuống dòng nước ấy, chỗ thấp nhất ấy… không chỉ về địa lý không gian nhưng còn thấp cả chiều sâu tâm lý và chiều kích tương quan xã hội.
Ôi, thẳm sâu thay sự khiêm nhường của Thiên Chúa. Đấng vô tội lại chen vai thích cánh với hạng phàm phu; Đấng ba lần thánh lại lục tục nối đuôi phường tục tử… như để nói với những người đương thời cũng như đang nói với mỗi chúng ta, những con người tội lỗi yếu hèn, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”.
Ngài không đứng tách riêng hay đặt mình trên những tội nhân, nhưng liên kết với họ. Một sự liên kết tới mức bị coi như một tội nhân, chịu hành xử như một người gây nên tội ác và cuối cùng, lãnh lấy hình án của một tội phạm.
Để từ nay, mỗi người chúng ta dù có bất xứng đến đâu, dù có yếu hèn đến mấy vẫn tin chắc, đã có Ngài bên cạnh, luôn cảm thông, luôn tha thứ và biện hộ thay. Mỗi chúng ta có quyền hy vọng vào lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót của một vị Thiên Chúa quyền năng và đời đời yêu thương.
Rồi cũng từ dòng sông định mệnh ấy, Đức Giêsu Con Thiên Chúa đã bước lên. Trời phải ngẩn ngơ, đất phải bàng hoàng, thần khí Thiên Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài với sự chứng giám của Chúa Cha cũng là Đấng luôn ở bên cạnh Ngài, “Con là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con!”.
Cũng từ đó, mỗi người trong nhân loại bất luận ở đấng bậc nào, không thành vấn đề sắc tộc màu da, người Trung hay Nam, hoặc từ miền Bắc xa xôi; cũng không tính đến hiện trạng lành thánh hay tội lỗi đến mức nào... qua phép Rửa, chúng ta nên một trong Đức Giêsu, lãnh nhận cùng một Thánh Thần và đang cùng lắng nghe một tiếng nói, “Con là con yêu dấu của Ta!”.
Trong Đức Giêsu và qua Ngài, chúng ta, những người con được Thiên Chúa yêu thương cũng hãy ước mong cho nhau học biết lắng nghe những cung giọng nhẹ nhàng nhưng thật mạnh mẽ ấy, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”. Chớ gì những lời nồng ấm ấy hằng vọng ngân trong mọi ngõ ngách của tâm hồn bạn, ngõ ngách của tâm hồn tôi. Ước mong sao trong mọi tình huống cuộc đời, tiếng nói yêu thương ấy vẫn không ngừng tặng trao mỗi người những âm hưởng có sức làm cho sống.
Nhưng thưa các bạn,
Hẳn không dễ gì chúng ta nghe được những lời trìu mến ấy trong một thế giới đầy những tiếng la hét gây thoái chí, “anh thật bình thường, chị không hơn ai”. Những tiếng nói tiêu cực nhưng ầm ĩ và dai dẳng ấy cứ vang đi vọng lại đến mức làm cho một ai đó tin vào chúng cách dễ dàng. Đó là cái bẫy to lớn, cái bẫy tự hạ giá chính mình, và đó cũng là kẻ thù lớn nhất của một đời sống làm con Chúa, bởi lẽ nó đi ngược với tiếng nói thiêng liêng bên trong đang ngỏ với chúng ta ngày mỗi ngày, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
Vậy chớ gì khi mừng kính Chúa Giêsu chịu phép Rửa, mỗi người chúng ta cảm nhận rằng, Ngài đang ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng. Ngài đang ở gần chúng ta khi chúng ta mạnh mẽ, lúc chúng ta yếu đuối; buổi thành công, cũng như hồi thất bại; phút sa ngã cũng như thời đứng lên; những ngày nắng ấm, những chiều giông bão… đã luôn luôn có Ngài bên cạnh, để rồi mỗi người quyết tâm ra khỏi chính mình, ra khỏi những ích kỷ, dứt bỏ những khuynh hướng xấu, đoạn tuyệt với tội lỗi… hầu cất bước tìm về với Ngài. Ngài sẽ băng bó, Ngài sẽ chữa lành, sẽ vác trên vai, sẽ rửa gội thương tích và đem chúng ta về lại trong tình yêu thương của Chúa Cha.
Vậy mà bạn có biết, chính khi chúng ta vừa đặt chân xuống dòng nước để tìm lên ngọn nguồn, thì Đức Giêsu, dòng nước cứu độ ấy đã ôm chầm lấy chân chúng ta. Ôi, kỳ diệu thay, tình yêu thương và lòng thương xót từ ái của Thiên Chúa.
Mỗi lần tham dự Thánh Lễ là mỗi lần chúng ta được diện kiến thánh nhan Ngài, Ngài sẽ đến với chúng ta; với lòng sạch tội, chúng ta đón nhận Ngài, và lòng bên lòng, Ngài lại sẽ thì thầm… thỏ thẻ với linh hồn, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
Các bạn trẻ thân mến,
Khởi đầu sứ vụ công khai của Đức Giêsu, Tin Mừng hôm nay nói đến câu chuyện một dòng sông, dòng sông Jordan, nơi Con Thiên Chúa bước xuống để xin vị tiền hô của mình ban phép rửa.
So với Cửu Long mênh mang thuyền qua lại,
Jordan có thể chỉ là một con kênh.
Sánh với Hồng Hà cuồn cuộn nước mênh mông,
Jordan không hơn không kém một con lạch.
Ví với Dòng Hương dùng dằng những mộng mơ,
Jordan có thể được gọi là con hói nhỏ.
Dòng sông ấy có những chỗ thật hẹp; đứng bên bờ nầy, thậm chí, không mấy khó khăn khi ném một hòn cuội sang bờ bên kia.
Ấy thế, khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã chọn cho mình dòng nước ấy; ở đó, Ngài đã bước xuống.
Ngài không vung gậy ra oai xẻ đôi lòng biển như một Môisen phép tắc, cũng không dũng mãnh như một Giosuê trực chiến Giêricô khiến nước Jordan dựng đứng như bức tường thành. Nhưng như bao người khác, Con Thiên Chúa lặng lẽ sắp hàng đợi đến phiên mình xin được nhận phép Rửa.
Ôi, Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng cho Cửu Long tưới mát để đồng bằng Nam bộ cò bay thẳng cánh; Đấng cho Hồng Hà bốn mùa phù sa sữa mẹ để delta miền Bắc thêm màu mỡ xanh tươi; Đấng cho Hương Giang như không chảy lãng mạn gọi hồn thơ... lại chọn cho mình một con hói nơi một xứ không tên không tuổi trong một châu lục đông người ít của, nghèo thật nghèo... để chịu phép rửa, đánh dấu những chuỗi ngày thi hành sứ vụ Chúa Cha trao.
Các bạn có biết, nguyên cái tên gọi Jordan cũng đã nói lên ý nghĩa của nó. Dòng sông Jordan còn có thể được gọi là dòng sông Đi Xuống. Jordan, tiếng Do Thái đọc là yar-dane, nghĩa là đi xuống. Từ rặng Hermon cao ngất (2,814m), ở độ cao 520m, Jordan mải đi xuống những 220 cây số, dừng ở biển hồ Huleh rồi Galilee, cuối cùng đổ ra Biển Chết với độ thấp mặt nước là 394m so với mực biển. Đây hẳn là một trong những chỗ thấp nhất của địa cầu. Con Thiên Chúa khập khễnh lần từng bước xuống dòng nước ấy, chỗ thấp nhất ấy… không chỉ về địa lý không gian nhưng còn thấp cả chiều sâu tâm lý và chiều kích tương quan xã hội.
Ôi, thẳm sâu thay sự khiêm nhường của Thiên Chúa. Đấng vô tội lại chen vai thích cánh với hạng phàm phu; Đấng ba lần thánh lại lục tục nối đuôi phường tục tử… như để nói với những người đương thời cũng như đang nói với mỗi chúng ta, những con người tội lỗi yếu hèn, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”.
Ngài không đứng tách riêng hay đặt mình trên những tội nhân, nhưng liên kết với họ. Một sự liên kết tới mức bị coi như một tội nhân, chịu hành xử như một người gây nên tội ác và cuối cùng, lãnh lấy hình án của một tội phạm.
Để từ nay, mỗi người chúng ta dù có bất xứng đến đâu, dù có yếu hèn đến mấy vẫn tin chắc, đã có Ngài bên cạnh, luôn cảm thông, luôn tha thứ và biện hộ thay. Mỗi chúng ta có quyền hy vọng vào lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót của một vị Thiên Chúa quyền năng và đời đời yêu thương.
Rồi cũng từ dòng sông định mệnh ấy, Đức Giêsu Con Thiên Chúa đã bước lên. Trời phải ngẩn ngơ, đất phải bàng hoàng, thần khí Thiên Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài với sự chứng giám của Chúa Cha cũng là Đấng luôn ở bên cạnh Ngài, “Con là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con!”.
Cũng từ đó, mỗi người trong nhân loại bất luận ở đấng bậc nào, không thành vấn đề sắc tộc màu da, người Trung hay Nam, hoặc từ miền Bắc xa xôi; cũng không tính đến hiện trạng lành thánh hay tội lỗi đến mức nào... qua phép Rửa, chúng ta nên một trong Đức Giêsu, lãnh nhận cùng một Thánh Thần và đang cùng lắng nghe một tiếng nói, “Con là con yêu dấu của Ta!”.
Trong Đức Giêsu và qua Ngài, chúng ta, những người con được Thiên Chúa yêu thương cũng hãy ước mong cho nhau học biết lắng nghe những cung giọng nhẹ nhàng nhưng thật mạnh mẽ ấy, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”. Chớ gì những lời nồng ấm ấy hằng vọng ngân trong mọi ngõ ngách của tâm hồn bạn, ngõ ngách của tâm hồn tôi. Ước mong sao trong mọi tình huống cuộc đời, tiếng nói yêu thương ấy vẫn không ngừng tặng trao mỗi người những âm hưởng có sức làm cho sống.
Nhưng thưa các bạn,
Hẳn không dễ gì chúng ta nghe được những lời trìu mến ấy trong một thế giới đầy những tiếng la hét gây thoái chí, “anh thật bình thường, chị không hơn ai”. Những tiếng nói tiêu cực nhưng ầm ĩ và dai dẳng ấy cứ vang đi vọng lại đến mức làm cho một ai đó tin vào chúng cách dễ dàng. Đó là cái bẫy to lớn, cái bẫy tự hạ giá chính mình, và đó cũng là kẻ thù lớn nhất của một đời sống làm con Chúa, bởi lẽ nó đi ngược với tiếng nói thiêng liêng bên trong đang ngỏ với chúng ta ngày mỗi ngày, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
Vậy chớ gì khi mừng kính Chúa Giêsu chịu phép Rửa, mỗi người chúng ta cảm nhận rằng, Ngài đang ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng. Ngài đang ở gần chúng ta khi chúng ta mạnh mẽ, lúc chúng ta yếu đuối; buổi thành công, cũng như hồi thất bại; phút sa ngã cũng như thời đứng lên; những ngày nắng ấm, những chiều giông bão… đã luôn luôn có Ngài bên cạnh, để rồi mỗi người quyết tâm ra khỏi chính mình, ra khỏi những ích kỷ, dứt bỏ những khuynh hướng xấu, đoạn tuyệt với tội lỗi… hầu cất bước tìm về với Ngài. Ngài sẽ băng bó, Ngài sẽ chữa lành, sẽ vác trên vai, sẽ rửa gội thương tích và đem chúng ta về lại trong tình yêu thương của Chúa Cha.
Vậy mà bạn có biết, chính khi chúng ta vừa đặt chân xuống dòng nước để tìm lên ngọn nguồn, thì Đức Giêsu, dòng nước cứu độ ấy đã ôm chầm lấy chân chúng ta. Ôi, kỳ diệu thay, tình yêu thương và lòng thương xót từ ái của Thiên Chúa.
Mỗi lần tham dự Thánh Lễ là mỗi lần chúng ta được diện kiến thánh nhan Ngài, Ngài sẽ đến với chúng ta; với lòng sạch tội, chúng ta đón nhận Ngài, và lòng bên lòng, Ngài lại sẽ thì thầm… thỏ thẻ với linh hồn, “Đừng sợ, bạn ơi, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
Lập tức bệnh biến mất
Kiên Nho
12:17 07/01/2011
Lập tức bệnh biến mất (Lc 5,12-16)
Khoa học phát triển nhưng xem ra con người vẫn bất lực với những căn bệnh hiểm nghèo. Đối với Chúa, xem ra chữa bệnh thật đơn giản, dù đó là căn bệnh không thể chữa trị đối với con người.
Bệnh phong cùi thời Chúa Giêsu là căn bệnh vô phương chữa trị, nó làm cho con người bị cô lập với xã hội, phải sống tách biệt, cô đơn và nó ăn dần ăn mòn làm cho những người bệnh như chết dần chết mòn từng ngày. Vậy mà anh cùi trong bài Tin Mừng Chúa chỉ nói Ngài muốn anh được sạch, cộng với ý muốn và lòng tin của anh là ngay lập tức căn bệnh biến mất. Anh ta được lành sạch. Quả là dễ dàng đối với Chúa!
Tuy nhiên, không phải căn bệnh nào cũng dễ dàng chữa trị. Những căn bệnh tâm hồn con người sao khó chữa trị quá! Ngay cả Chúa có lẽ cũng cảm thấy khó trị, không nói là bất trị! Những óan thù, ghen ghét, giận hờn, nói xấu, tranh chấp, đố kỵ,… sao nó cứ dai dẳng đeo theo cuộc đời của nhiều người hết ngày này đến ngày khác, tháng này đến tháng khác, năm này đến năm khác, lần này đến lần khác.
Tại sao vậy?
Những căn bệnh thể xác ai cũng cảm thấy đớn đau, nhất là những ăn bệnh hiểm nghèo. Nếu không chữa trị, không những đau đớn không chịu nổi mà còn có nguy cơ dẫn đến cái chết, nên ai cũng mong muốn được chữa trị.
Nhưng căn bệnh tâm hồn người ta lại nghĩ khác. Nhiều người muốn giữ lấy nó vì không giận họ cho là không được, không ghét không được. Khó có thể tha vì tha là ngu! Đấu tranh để sinh tồn mà, cho nên cần phải tranh chấp, hơn thua với nhau, nói xấu để hạ bệ nhau…
Như vậy thì làm sao có thể chữa trị được?
Không thể chữa trị khi mình không muốn chữa trị. Không muốn chữa trị khi mình không thấy đó là đau đớn, là nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ khi thấy đau đớn, bất hạnh và nguy hiểm đến tính mạng người ta mới mong muốn được giải thóat. Cho nên, Chúa khó chữa trị những căn bệnh này vì người ta không cảm thấy đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng, cần phải chữa lành.
Lạy Chúa, người cùi lập tức được khỏi bệnh vì anh ta cảm thấy bất hạnh, đau khổ và cận kề với cái chết nên anh ta chạy đến với Chúa để xin Chúa chữa lành. Xin cho con cảm thấy những căn bệnh tâm hồn còn làm con đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng hơn để con chạy đến với Chúa và mong muốn được Chúa chữa chữa lành. Amen.
Khoa học phát triển nhưng xem ra con người vẫn bất lực với những căn bệnh hiểm nghèo. Đối với Chúa, xem ra chữa bệnh thật đơn giản, dù đó là căn bệnh không thể chữa trị đối với con người.
Bệnh phong cùi thời Chúa Giêsu là căn bệnh vô phương chữa trị, nó làm cho con người bị cô lập với xã hội, phải sống tách biệt, cô đơn và nó ăn dần ăn mòn làm cho những người bệnh như chết dần chết mòn từng ngày. Vậy mà anh cùi trong bài Tin Mừng Chúa chỉ nói Ngài muốn anh được sạch, cộng với ý muốn và lòng tin của anh là ngay lập tức căn bệnh biến mất. Anh ta được lành sạch. Quả là dễ dàng đối với Chúa!
Tuy nhiên, không phải căn bệnh nào cũng dễ dàng chữa trị. Những căn bệnh tâm hồn con người sao khó chữa trị quá! Ngay cả Chúa có lẽ cũng cảm thấy khó trị, không nói là bất trị! Những óan thù, ghen ghét, giận hờn, nói xấu, tranh chấp, đố kỵ,… sao nó cứ dai dẳng đeo theo cuộc đời của nhiều người hết ngày này đến ngày khác, tháng này đến tháng khác, năm này đến năm khác, lần này đến lần khác.
Tại sao vậy?
Những căn bệnh thể xác ai cũng cảm thấy đớn đau, nhất là những ăn bệnh hiểm nghèo. Nếu không chữa trị, không những đau đớn không chịu nổi mà còn có nguy cơ dẫn đến cái chết, nên ai cũng mong muốn được chữa trị.
Nhưng căn bệnh tâm hồn người ta lại nghĩ khác. Nhiều người muốn giữ lấy nó vì không giận họ cho là không được, không ghét không được. Khó có thể tha vì tha là ngu! Đấu tranh để sinh tồn mà, cho nên cần phải tranh chấp, hơn thua với nhau, nói xấu để hạ bệ nhau…
Như vậy thì làm sao có thể chữa trị được?
Không thể chữa trị khi mình không muốn chữa trị. Không muốn chữa trị khi mình không thấy đó là đau đớn, là nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ khi thấy đau đớn, bất hạnh và nguy hiểm đến tính mạng người ta mới mong muốn được giải thóat. Cho nên, Chúa khó chữa trị những căn bệnh này vì người ta không cảm thấy đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng, cần phải chữa lành.
Lạy Chúa, người cùi lập tức được khỏi bệnh vì anh ta cảm thấy bất hạnh, đau khổ và cận kề với cái chết nên anh ta chạy đến với Chúa để xin Chúa chữa lành. Xin cho con cảm thấy những căn bệnh tâm hồn còn làm con đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng hơn để con chạy đến với Chúa và mong muốn được Chúa chữa chữa lành. Amen.
Khiêm tốn chu toàn sứ vụ
PM. Cao Huy Hoàng
14:32 07/01/2011
Chúa Nhật Thứ 1 Mùa Thường Niên, Năm A - Chúa Giêsu chịu phép rửa
Hôm nay, bên dòng sông Gio-đan nhỏ xíu, đã diễn ra một việc thật trọng đại: người ta kéo đến xin Gioan rửa tội để tỏ lòng sám hối cho xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Thế đến. Hết lượt người này, đến lượt người kia. Và trong đám người ấy lại có Đức Giêsu. Sự xuất hiện của Đức Giêsu đến xin nhận phép rửa, làm cho ông Gioan bối rối, đến mức từ chối: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Ông Gioan có lý để từ chối, vì Ông đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Có lần ông đã nói: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dây giày cho Người” (Ga 1,26-27). Ông Gioan không hiểu được công việc của Đấng Cứu Thế, nhưng đã thuận tình làm theo ý của Ngài: “Bây giờ, cứ thế đã. Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt. 3,15).
Để giữ trọn đức công chính của một Thiên-Chúa-làm-người thật, là thi hành đúng ý của Thiên Chúa Cha: đã đến trần gian làm-người-trần-gian là phải chấp nhận đồng thân phận tội lỗi của con người, mặc dầu Ngài vô tội. Đức Giêsu như người Anh cả, vì thương đàn em nhân loại, mà nhận thay tội lỗi của các em trước mặt Cha. Một nghĩa cử khiêm tốn thâm sâu và yêu thương nồng nàn. Đúng như Thánh Phaolô suy tư: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta" (2C 5,21). Như vậy đức công chính mà Đức Giêsu muốn dạy cho chúng ta là muốn cứu vớt tội nhân, phải khiêm tốn hạ mình xuống đến tận cùng để hiểu tội nhân, để đồng cảm với tội nhân, hoặc để cứu vớt người chìm trong dòng sông tội, phải dìm mình xuống nước… Đức công chính của Thiên Chúa chính là Đức khiêm tốn thẳm sâu bắt nguồn từ tình yêu. Nói như thế, đồng nghĩa với khẳng định: bao lâu còn sống trong tình trạng kiêu ngạo và ích kỷ, bấy lâu chưa tìm ra sự công chính của Thiên Chúa, của Đức Kitô mẫu mực cứu thế.
Nhìn nhận sứ vụ của anh em
Hơn nữa, việc bằng lòng để cho Gioan làm phép rửa, chính là việc khiêm tốn nhìn nhận sứ vụ tiền hô của Gioan đã nhận từ ý định Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ. Bài học Đức Giêsu chịu phép rửa cho chúng ta: không chỉ xác nhận ơn gọi của mình, sứ vụ của mình, mà còn biết xác nhận ơn gọi và sứ vụ của người khác. Và một cách tích cực hơn, tạo điều kiện để anh em phát huy ơn gọi và chu toàn sứ vụ. Đức Giêsu không giữ thế độc-tôn, rồi xem thường vai trò của Gioan trong chương trình của Chúa Cha, như chúng ta vẫn thường vấp phải
Trong gia đình
Tin mừng hôm nay gửi đến các gia đình sứ điệp nhìn nhận và tôn trọng vai trò của từng thành viên trong gia đình, và khiêm tốn hỗ trợ nhau chu toàn bổn phận trong yêu thương. Ơn gọi hôn nhân và sứ vụ cứu thế chia đều cho mỗi thành viên, không tập trung nơi Cha, mẹ, vợ, chồng và nhất là cũng không tập trung nơi người làm ra kinh tế. Việc tôn trọng vai trò của nhau và giúp nhau nên thánh đòi hỏi noi gương khiêm tốn Đức Giêsu bên sông Gio-đan hôm nay: không xem thường sứ vụ Gioan, ngược lại, để cho Gioan chu toàn sứ vụ, là làm phép rửa ngay đối với một Con Thiên Chúa Vô Tội. Giúp chồng chu toàn nhiệm vụ làm Cha, giúp vợ chu toàn nhiệm vụ làm Mẹ, giúp con cái nhận ra ơn gọi và chu toàn ơn gọi của mình… tất cả đều phải được thực hiện với lòng khiêm tốn yêu thương như Đức Giêsu, ấy chính là biến sứ điệp tin mừng hôm nay thành hạnh phúc thật trong Đức Công Chính của Thiên Chúa: Ý Chúa thể hiện trong gia đình, Gia Đình sống đẹp lòng Chúa.
Trong Giáo Hội
Cũng vậy, trong giáo hội, việc giữ tư thế độc-tôn sứ vụ, tình trạng xem thường nhau trong việc tông đồ, phủ nhận hoặc hơn thua với nhau những đóng góp cho công cuộc rao giảng tin mừng…vẫn còn nhan nhãn. Vai trò giáo dân với ơn gọi làm tông đồ vẫn chưa được xác nhận đúng mức, có khi còn bị coi nhẹ và phủ nhận nữa là đàng khác. Còn có những linh mục bị các linh mục khác xem thường, huống nữa là giáo dân. Không thoát ra được cái lưới trùm của thần dữ kiêu ngạo và ích kỷ trong lòng con người làm-chứng-nhân-Chúa-Kitô, thì không thể nhìn nhận ai khác ngoài mình, và đó là tín hiệu của một cuộc suy thoái trầm trọng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Xin ghi chú là khiêm tốn nhìn nhận nhau và tạo điều kiện cho nhau chu toàn ơn gọi, không hẳn phải là tung hô nhau, vì việc tung hô nhau lại là một chiêu bài khác của thần dữ: hãy tập cho chúng tìm vinh quang cho nhau để vinh quang của Thiên Chúa bị lu mờ!
* Một Cha xứ vừa nhận xứ trước lễ Giáng Sinh hơn một tháng, đã tổ chức lễ Giáng Sinh rộn ràng màu sắc văn nghệ và trong một bản tin giáo phận có câu: “Cha Đ đã tổ chức lễ GS thành công hoành tráng, ba mươi năm qua chưa hề có”. Có người góp ý, thấy không ổn, bản tin đã sửa lại: “Hai Cha đã thổi bùng lên ngọn lửa mà các vị tiền nhiệm đã nhen nhúm”. Xét về mặt con người, thật tội nghiệp cho các vị tiền nhiệm đã nỗ lực với bao tâm huyết dọn đường cho người đến sau, mà người đời không nhìn thấy, không biết ơn hay ca tụng theo kiểu “có mới nới cũ”; nhưng xét về chương trình của Thiên Chúa thì ấy lại là thân phận của những con người tiền hô đích thực. Tiền hô để Thiên Chúa được tung hô, danh Thiên Chúa cả sáng, để Thiên Chúa được vinh quang.
* Tôi nhớ câu chuyện bà già Kiệm trong góc núi đến xin Cha sở GX tôi cho gia nhập đạo Công Giáo, Cha bảo: “Học Giáo Lý đã”.
Bà ấy thưa: “ Thưa Cha, con đã học hai năm nay rồi”.
-“Bà đùa với tôi đấy hả? Ai dạy?”
-“Thưa Cha, bà bán cháo lòng dạy. Mỗi sáng, khi đẩy xe đến nhà con là vừa hết cháo. Chị em con chuyện trò với nhau. Chị ấy dạy con học đạo. Chị ấy thực là một người công giáo tốt”.
-“Bán cháo lòng thì biết gì mà dạy? Sáng thứ 6 hằng tuần bà phải lên đây học, tôi dạy”.
Sau mấy tuần học, Cha sở ngộ ra bà nầy không những đã học Giáo lý mà còn đã sống tinh thần giáo lý đã học. Bà Kiệm được Rửa tội, và các bí tích gia nhập Kitô Giáo, bà bán cháo lòng đỡ đầu. Trong thánh lễ, cha sở vui mừng nói lên tâm tình biết ơn bà bán cháo lòng và mời gọi mọi người sống và phát huy ơn gọi chứng nhân.
Trong thời đại nầy, có những giáo dân đã âm thầm làm sứ vụ của Gioan Tiền Hô trên mọi nẽo đường dương thế, trên mọi lãnh vực cuộc đời. Tôi nghĩ họ sẽ có niềm vui rất lớn khi biết chính Đức Giêsu đang chia sẻ sứ vụ với họ, đang hiện diện để cổ vũ, để hổ trợ cho họ chu toàn ơn gọi chứng nhân Đức Kitô. Những người làm công tác Legio chẳng hạn, họ đã tìm về biết bao con chiên lạc, họ đã giới thiệu Đức Kitô đến với biết bao người…, nhưng trong khiêm tốn, âm thầm lặng lẽ… Giáo hội nhìn nhận vai trò của Giáo dân trong đời sống chứng nhân Tin mừng. Nhưng thiết nghĩ, để những trang tông huấn ấy thành hiện thực, đòi hỏi các thành phần trong giáo hội phải ghi nhận cách sâu sắc bài học Tin mừng hôm nay: Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ.
Để Thiên Chúa Cha yêu thương
“Khi Đức Giêsu vừa chịu phép rửa xong, Người lên khỏi nước. Lúc ấy các tầng trời mở ra; Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về người” (Mt 3,16-17; Mc 1,10-11; Lc 3,21-22)
Đức Giêsu được Thiên Chúa Cha tôn phong là một Đấng Mêsia mới (x.TV 2,7), khi Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống và được Thiên Chúa Cha giới thiệu cho nhân loại với lời giới thiệu đầy tình thương “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người”.
Như thế Đức Giêsu đã mở đầu sứ vụ cứu thế của Ngài bằng sự khiêm tốn tự hạ, nhìn nhận và phát huy sứ vụ Gioan, và nhất là, bằng niềm vui vì được Cha yêu thương, tín nhiệm và ủy thác. Và cả ba yếu tố khởi đầu nầy đã đi suốt hành trình cứu thế của Đức Giêsu: Khiêm tốn tự hạ cho đến bằng lòng chết trên thập giá, đồng bản án tử hình với tội nhân nguy hiểm nhất; chia sẻ sứ vụ cứu thế cho các tông đồ và phát huy sứ vụ của họ bằng những giáo huấn, và cuối cùng, luôn vui sống trong tình Cha yêu thương.
Nếu hành trình đức tin của mỗi tín hữu bắt đầu bằng một cuộc sám hối-thanh tẩy, trải qua giai đoạn được soi sáng để tiến đến chung khúc kết hiệp của tình yêu, thì biến cố trọng đại trên sông Gio-đan hôm nay đã tiên báo và mạc khải toàn vẹn hành trình cứu thế của Đức Giêsu, mẫu mực cứu thế cho mỗi người chúng ta.
Hành trình ấy, những kỷ niệm trên sông Gio-đan ấy có thể được nhắc lại cho chúng ta trong mỗi thánh lễ qua các phần sám hối-Nghe lời Chúa-Rước lễ, hoặc có thể thiết lập một ngày sống trong đời bằng việc kinh đầu ngày trong khiêm tốn, ngày sống lời Chúa trong yêu thương - phục vụ - tôn trọng, và đêm bình an trong tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu phép rửa vì muốn nhận thay tội lỗi nhân loại, xin cho con biết khiêm tốn nhận ra những tội lỗi thiếu sót của mình.
Chúa đã chấp nhận cúi đầu nhận phép rửa, để thánh Gioan Tiền hô chu toàn sứ vụ, xin cho con biết nhìn nhận và tôn trọng ơn gọi của anh em.
Chúa đã được Chúa Cha yêu thương và giới thiệu với nhân loại, xin cho con sống đẹp lòng Chúa mỗi phút giây trong đời.
Hôm nay, bên dòng sông Gio-đan nhỏ xíu, đã diễn ra một việc thật trọng đại: người ta kéo đến xin Gioan rửa tội để tỏ lòng sám hối cho xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Thế đến. Hết lượt người này, đến lượt người kia. Và trong đám người ấy lại có Đức Giêsu. Sự xuất hiện của Đức Giêsu đến xin nhận phép rửa, làm cho ông Gioan bối rối, đến mức từ chối: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3,14). Ông Gioan có lý để từ chối, vì Ông đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Có lần ông đã nói: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dây giày cho Người” (Ga 1,26-27). Ông Gioan không hiểu được công việc của Đấng Cứu Thế, nhưng đã thuận tình làm theo ý của Ngài: “Bây giờ, cứ thế đã. Chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt. 3,15).
Để giữ trọn đức công chính của một Thiên-Chúa-làm-người thật, là thi hành đúng ý của Thiên Chúa Cha: đã đến trần gian làm-người-trần-gian là phải chấp nhận đồng thân phận tội lỗi của con người, mặc dầu Ngài vô tội. Đức Giêsu như người Anh cả, vì thương đàn em nhân loại, mà nhận thay tội lỗi của các em trước mặt Cha. Một nghĩa cử khiêm tốn thâm sâu và yêu thương nồng nàn. Đúng như Thánh Phaolô suy tư: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành tội vì chúng ta" (2C 5,21). Như vậy đức công chính mà Đức Giêsu muốn dạy cho chúng ta là muốn cứu vớt tội nhân, phải khiêm tốn hạ mình xuống đến tận cùng để hiểu tội nhân, để đồng cảm với tội nhân, hoặc để cứu vớt người chìm trong dòng sông tội, phải dìm mình xuống nước… Đức công chính của Thiên Chúa chính là Đức khiêm tốn thẳm sâu bắt nguồn từ tình yêu. Nói như thế, đồng nghĩa với khẳng định: bao lâu còn sống trong tình trạng kiêu ngạo và ích kỷ, bấy lâu chưa tìm ra sự công chính của Thiên Chúa, của Đức Kitô mẫu mực cứu thế.
Nhìn nhận sứ vụ của anh em
Hơn nữa, việc bằng lòng để cho Gioan làm phép rửa, chính là việc khiêm tốn nhìn nhận sứ vụ tiền hô của Gioan đã nhận từ ý định Thiên Chúa Cha. Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ. Bài học Đức Giêsu chịu phép rửa cho chúng ta: không chỉ xác nhận ơn gọi của mình, sứ vụ của mình, mà còn biết xác nhận ơn gọi và sứ vụ của người khác. Và một cách tích cực hơn, tạo điều kiện để anh em phát huy ơn gọi và chu toàn sứ vụ. Đức Giêsu không giữ thế độc-tôn, rồi xem thường vai trò của Gioan trong chương trình của Chúa Cha, như chúng ta vẫn thường vấp phải
Trong gia đình
Tin mừng hôm nay gửi đến các gia đình sứ điệp nhìn nhận và tôn trọng vai trò của từng thành viên trong gia đình, và khiêm tốn hỗ trợ nhau chu toàn bổn phận trong yêu thương. Ơn gọi hôn nhân và sứ vụ cứu thế chia đều cho mỗi thành viên, không tập trung nơi Cha, mẹ, vợ, chồng và nhất là cũng không tập trung nơi người làm ra kinh tế. Việc tôn trọng vai trò của nhau và giúp nhau nên thánh đòi hỏi noi gương khiêm tốn Đức Giêsu bên sông Gio-đan hôm nay: không xem thường sứ vụ Gioan, ngược lại, để cho Gioan chu toàn sứ vụ, là làm phép rửa ngay đối với một Con Thiên Chúa Vô Tội. Giúp chồng chu toàn nhiệm vụ làm Cha, giúp vợ chu toàn nhiệm vụ làm Mẹ, giúp con cái nhận ra ơn gọi và chu toàn ơn gọi của mình… tất cả đều phải được thực hiện với lòng khiêm tốn yêu thương như Đức Giêsu, ấy chính là biến sứ điệp tin mừng hôm nay thành hạnh phúc thật trong Đức Công Chính của Thiên Chúa: Ý Chúa thể hiện trong gia đình, Gia Đình sống đẹp lòng Chúa.
Trong Giáo Hội
Cũng vậy, trong giáo hội, việc giữ tư thế độc-tôn sứ vụ, tình trạng xem thường nhau trong việc tông đồ, phủ nhận hoặc hơn thua với nhau những đóng góp cho công cuộc rao giảng tin mừng…vẫn còn nhan nhãn. Vai trò giáo dân với ơn gọi làm tông đồ vẫn chưa được xác nhận đúng mức, có khi còn bị coi nhẹ và phủ nhận nữa là đàng khác. Còn có những linh mục bị các linh mục khác xem thường, huống nữa là giáo dân. Không thoát ra được cái lưới trùm của thần dữ kiêu ngạo và ích kỷ trong lòng con người làm-chứng-nhân-Chúa-Kitô, thì không thể nhìn nhận ai khác ngoài mình, và đó là tín hiệu của một cuộc suy thoái trầm trọng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Xin ghi chú là khiêm tốn nhìn nhận nhau và tạo điều kiện cho nhau chu toàn ơn gọi, không hẳn phải là tung hô nhau, vì việc tung hô nhau lại là một chiêu bài khác của thần dữ: hãy tập cho chúng tìm vinh quang cho nhau để vinh quang của Thiên Chúa bị lu mờ!
* Một Cha xứ vừa nhận xứ trước lễ Giáng Sinh hơn một tháng, đã tổ chức lễ Giáng Sinh rộn ràng màu sắc văn nghệ và trong một bản tin giáo phận có câu: “Cha Đ đã tổ chức lễ GS thành công hoành tráng, ba mươi năm qua chưa hề có”. Có người góp ý, thấy không ổn, bản tin đã sửa lại: “Hai Cha đã thổi bùng lên ngọn lửa mà các vị tiền nhiệm đã nhen nhúm”. Xét về mặt con người, thật tội nghiệp cho các vị tiền nhiệm đã nỗ lực với bao tâm huyết dọn đường cho người đến sau, mà người đời không nhìn thấy, không biết ơn hay ca tụng theo kiểu “có mới nới cũ”; nhưng xét về chương trình của Thiên Chúa thì ấy lại là thân phận của những con người tiền hô đích thực. Tiền hô để Thiên Chúa được tung hô, danh Thiên Chúa cả sáng, để Thiên Chúa được vinh quang.
* Tôi nhớ câu chuyện bà già Kiệm trong góc núi đến xin Cha sở GX tôi cho gia nhập đạo Công Giáo, Cha bảo: “Học Giáo Lý đã”.
Bà ấy thưa: “ Thưa Cha, con đã học hai năm nay rồi”.
-“Bà đùa với tôi đấy hả? Ai dạy?”
-“Thưa Cha, bà bán cháo lòng dạy. Mỗi sáng, khi đẩy xe đến nhà con là vừa hết cháo. Chị em con chuyện trò với nhau. Chị ấy dạy con học đạo. Chị ấy thực là một người công giáo tốt”.
-“Bán cháo lòng thì biết gì mà dạy? Sáng thứ 6 hằng tuần bà phải lên đây học, tôi dạy”.
Sau mấy tuần học, Cha sở ngộ ra bà nầy không những đã học Giáo lý mà còn đã sống tinh thần giáo lý đã học. Bà Kiệm được Rửa tội, và các bí tích gia nhập Kitô Giáo, bà bán cháo lòng đỡ đầu. Trong thánh lễ, cha sở vui mừng nói lên tâm tình biết ơn bà bán cháo lòng và mời gọi mọi người sống và phát huy ơn gọi chứng nhân.
Trong thời đại nầy, có những giáo dân đã âm thầm làm sứ vụ của Gioan Tiền Hô trên mọi nẽo đường dương thế, trên mọi lãnh vực cuộc đời. Tôi nghĩ họ sẽ có niềm vui rất lớn khi biết chính Đức Giêsu đang chia sẻ sứ vụ với họ, đang hiện diện để cổ vũ, để hổ trợ cho họ chu toàn ơn gọi chứng nhân Đức Kitô. Những người làm công tác Legio chẳng hạn, họ đã tìm về biết bao con chiên lạc, họ đã giới thiệu Đức Kitô đến với biết bao người…, nhưng trong khiêm tốn, âm thầm lặng lẽ… Giáo hội nhìn nhận vai trò của Giáo dân trong đời sống chứng nhân Tin mừng. Nhưng thiết nghĩ, để những trang tông huấn ấy thành hiện thực, đòi hỏi các thành phần trong giáo hội phải ghi nhận cách sâu sắc bài học Tin mừng hôm nay: Đức Giêsu cúi đầu, để Gioan chu toàn sứ vụ.
Để Thiên Chúa Cha yêu thương
“Khi Đức Giêsu vừa chịu phép rửa xong, Người lên khỏi nước. Lúc ấy các tầng trời mở ra; Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về người” (Mt 3,16-17; Mc 1,10-11; Lc 3,21-22)
Đức Giêsu được Thiên Chúa Cha tôn phong là một Đấng Mêsia mới (x.TV 2,7), khi Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống và được Thiên Chúa Cha giới thiệu cho nhân loại với lời giới thiệu đầy tình thương “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người”.
Như thế Đức Giêsu đã mở đầu sứ vụ cứu thế của Ngài bằng sự khiêm tốn tự hạ, nhìn nhận và phát huy sứ vụ Gioan, và nhất là, bằng niềm vui vì được Cha yêu thương, tín nhiệm và ủy thác. Và cả ba yếu tố khởi đầu nầy đã đi suốt hành trình cứu thế của Đức Giêsu: Khiêm tốn tự hạ cho đến bằng lòng chết trên thập giá, đồng bản án tử hình với tội nhân nguy hiểm nhất; chia sẻ sứ vụ cứu thế cho các tông đồ và phát huy sứ vụ của họ bằng những giáo huấn, và cuối cùng, luôn vui sống trong tình Cha yêu thương.
Nếu hành trình đức tin của mỗi tín hữu bắt đầu bằng một cuộc sám hối-thanh tẩy, trải qua giai đoạn được soi sáng để tiến đến chung khúc kết hiệp của tình yêu, thì biến cố trọng đại trên sông Gio-đan hôm nay đã tiên báo và mạc khải toàn vẹn hành trình cứu thế của Đức Giêsu, mẫu mực cứu thế cho mỗi người chúng ta.
Hành trình ấy, những kỷ niệm trên sông Gio-đan ấy có thể được nhắc lại cho chúng ta trong mỗi thánh lễ qua các phần sám hối-Nghe lời Chúa-Rước lễ, hoặc có thể thiết lập một ngày sống trong đời bằng việc kinh đầu ngày trong khiêm tốn, ngày sống lời Chúa trong yêu thương - phục vụ - tôn trọng, và đêm bình an trong tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu phép rửa vì muốn nhận thay tội lỗi nhân loại, xin cho con biết khiêm tốn nhận ra những tội lỗi thiếu sót của mình.
Chúa đã chấp nhận cúi đầu nhận phép rửa, để thánh Gioan Tiền hô chu toàn sứ vụ, xin cho con biết nhìn nhận và tôn trọng ơn gọi của anh em.
Chúa đã được Chúa Cha yêu thương và giới thiệu với nhân loại, xin cho con sống đẹp lòng Chúa mỗi phút giây trong đời.
Tôi đã thấy Thần Khí Chúa ngự trên Ngài
Bernard Lafrenière,C.S.C
14:39 07/01/2011
Chúa Nhật Thứ 1 Mùa Thường Niên, Năm A - Chúa Giêsu chịu Phép Rửa - Mt 3, 13-17
Ngay cả trong những ngày u ám nhất mùa đông, chúng ta thưởng thức những cánh cửa sổ để lọt ánh sáng vào,mà vẫn giữ được hơi ấm. Và khi đêm về, chúng ta chỉ có việc bật một cái nút lên là có được ngay ánh sáng chan hoà.
Vào thời tiên tri Isaia không được như thế. Sau khi mặt trời lặn, để soi đường,người ta chỉ có ánh đèn leo lắt của ánh sáng hay ngọn lửa chập chờn từ một chiếc đèn dầu nhỏ. Chính trong bối cảnh nầy mà Thiên Chúa hứa làm cho người Tôi Tớ Chúa nên ‘ánh sáng cho các dân tộc”. Quả là một tầm nhìn lớn lao.
Ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta biết rõ hơn Đấng Messia vừa xuất hiện. Thánh Gioan Tẩy Giả,khuôn mặt lớn nhất khi chúng ta chuẩn bị ngày Giáng Sinh, đã làm tròn vai trò của Ngài rất tốt. Nay Ngài chuẩn bị rời sân khấu với việc để tất cả ánh lửa hướng về Chúa Giêsu, Đấng Messia, Con Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm Thánh Gioan,hai lần Thánh Nhân nói Ngài không biết Chúa Giêsu. Tuy vậy Thánh Gioan Tẩy Giả là con của Bà Elizabet,một “người họ hàng” của Đức Maria. Thánh Gioan chưa biết căn tính thật sự của người “họ hàng” của Ngài còn chưa nỗi tiếng nầy. Chính vì Ngài đã nhìn thấy Thần Khí Chúa xuống và ngự lại trên Chúa Giêsu,mà Thánh Gioan nhận ra sứ mệnh và căn tính đích thực của Đấng Messia. Ngay khi đã nhận ra Người, Thánh Gioan Tẩy Giả liền lập tức loan báo Chúa Giêsu cho thế gian.
Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri nỗi tiếng nhất thời Ngài. Ngài đã khởi động một phong trào cải hối rộng lớn bên bờ sông Giođan; sau đó Ngài công khai chống lại vua Hêrôđê quyền uy. Mọi chú ý hướng về Ngài, Thánh Nhân đều hướng nó về Con Thiên Chúa. Ngài đã hiểu rõ ràng rằng vai trò của Ngài là làm cho mọi người quên Ngài đi, để làm sao mọi ánh mắt đều từ nay gắn chặt vào Đấng đang đến khai trương Triều Đại Nước Chúa.
Trong thế giới chúng ta,nơi mà (các quyền ) tự do cá nhân là nền tảng và nơi mà sự triển nở cá nhân là vua, thì Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta một gương sáng hiếm hoi về sự quên mình và xoá bỏ mình hoàn toàn. Chúng ta có sẵn sàng chu toàn những dấn thân của chúng ta bằng việc quên mình trong niềm vui một sứ mệnh được chu toàn tốt đẹp hay không?
BTGH chuyển ngữ
Ngay cả trong những ngày u ám nhất mùa đông, chúng ta thưởng thức những cánh cửa sổ để lọt ánh sáng vào,mà vẫn giữ được hơi ấm. Và khi đêm về, chúng ta chỉ có việc bật một cái nút lên là có được ngay ánh sáng chan hoà.
Vào thời tiên tri Isaia không được như thế. Sau khi mặt trời lặn, để soi đường,người ta chỉ có ánh đèn leo lắt của ánh sáng hay ngọn lửa chập chờn từ một chiếc đèn dầu nhỏ. Chính trong bối cảnh nầy mà Thiên Chúa hứa làm cho người Tôi Tớ Chúa nên ‘ánh sáng cho các dân tộc”. Quả là một tầm nhìn lớn lao.
Ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta biết rõ hơn Đấng Messia vừa xuất hiện. Thánh Gioan Tẩy Giả,khuôn mặt lớn nhất khi chúng ta chuẩn bị ngày Giáng Sinh, đã làm tròn vai trò của Ngài rất tốt. Nay Ngài chuẩn bị rời sân khấu với việc để tất cả ánh lửa hướng về Chúa Giêsu, Đấng Messia, Con Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm Thánh Gioan,hai lần Thánh Nhân nói Ngài không biết Chúa Giêsu. Tuy vậy Thánh Gioan Tẩy Giả là con của Bà Elizabet,một “người họ hàng” của Đức Maria. Thánh Gioan chưa biết căn tính thật sự của người “họ hàng” của Ngài còn chưa nỗi tiếng nầy. Chính vì Ngài đã nhìn thấy Thần Khí Chúa xuống và ngự lại trên Chúa Giêsu,mà Thánh Gioan nhận ra sứ mệnh và căn tính đích thực của Đấng Messia. Ngay khi đã nhận ra Người, Thánh Gioan Tẩy Giả liền lập tức loan báo Chúa Giêsu cho thế gian.
Thánh Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri nỗi tiếng nhất thời Ngài. Ngài đã khởi động một phong trào cải hối rộng lớn bên bờ sông Giođan; sau đó Ngài công khai chống lại vua Hêrôđê quyền uy. Mọi chú ý hướng về Ngài, Thánh Nhân đều hướng nó về Con Thiên Chúa. Ngài đã hiểu rõ ràng rằng vai trò của Ngài là làm cho mọi người quên Ngài đi, để làm sao mọi ánh mắt đều từ nay gắn chặt vào Đấng đang đến khai trương Triều Đại Nước Chúa.
Trong thế giới chúng ta,nơi mà (các quyền ) tự do cá nhân là nền tảng và nơi mà sự triển nở cá nhân là vua, thì Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta một gương sáng hiếm hoi về sự quên mình và xoá bỏ mình hoàn toàn. Chúng ta có sẵn sàng chu toàn những dấn thân của chúng ta bằng việc quên mình trong niềm vui một sứ mệnh được chu toàn tốt đẹp hay không?
BTGH chuyển ngữ
Dòng sông nhỏ
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
20:18 07/01/2011
DÒNG SÔNG NHỎ
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Khi Minh Sư trở nên già yếu và bệnh tật, các đệ tử van xin ngài đừng sớm lìa trần. Minh Sư bảo họ: "Nếu như thầy không rời xa các con, làm sao các con thấy được?". Các đệ tử hỏi lại: "Chúng con không thấy được cái gì khi thầy còn ở với chúng con?"
Nhưng Minh Sư im lặng, ngài không nói lời nào. Khi ngài sắp lìa trần, một lần nữa các đệ tử hỏi thêm: "Chúng con sẽ thấy được gì khi thầy đã ra đi?"
Với một cái chớp mắt, Minh Sư nói: "Tất cả những gì thầy đã làm là ngồi bên bờ sông và phân phát nước sông. Sau khi thầy ra đi, chắc chắn các con sẽ nhìn thấy giòng sông…" (Anthony de Mello, trích trong “One Minute Wisdom”).
Bạn thân mến!
Tin Mừng Chúa nhật thứ I mùa Thường Niên hôm nay nhắc đến một dòng sông có tên là Giođan, nơi Chúa Giêsu đã đến sau 30 năm sống âm thầm ẩn dật ở Nazareth. Bên dòng sông này, Chúa Giêsu đã chịu Phép Rửa từ tay Gioan Tẩy Giả để bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai về Nước Thiên Chúa. Phụng Vụ khép lại Mùa Giáng Sinh và mở ra Mùa Thường Niên. Không còn những tưng bừng bên ngoài, nhưng là sâu lắng niềm vui cùng đồng hành mùa cứu độ trong thiên tính và nhân tính của Đấng Cứu Thế.
Việc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa từ tay Gioan là sự hạ mình sâu thẳm và là một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Cựu ước và Tân ước. Biến cố này không chỉ loan báo trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mà còn loan báo về sự phục sinh vinh quang của Người.
Nếu đem so sánh với sông Cửu Long mênh mông ghe thuyền qua lại thì dòng sông Giođan nơi Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu có thể gọi là con kênh nhỏ. Nếu đặt bên cạnh sông Hồng cuồn cuộn xiết chảy thì dòng sông Giođan chỉ là con lạch. Nếu đứng kề bên sông Hương thơ mộng lững lờ trôi thì Giođan chỉ là con suối nhỏ. Đứng bên bờ này sông Giođan ném hòn đá qua bờ kia, nó có thể đi xa hơn.
Thế mà Chúa Giêsu đã chọn dòng sông bé nhỏ này, không phải như Môisen hay Giôsua xưa kia giơ tay cho dòng nước rẽ đôi, nhưng để dìm mình xuống dòng sông nhỏ bé cùng với những tội nhân lãnh nhận phép rửa từ tay Gioan Tẩy Giả.
Thiên Chúa, Đấng cho Cửu Long giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam; Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc; Đấng cho Hương giang lững lờ lãng mạng gợi hồn thơ đã chọn dìm mình vào dòng nước Giođan bé nhỏ.
Trong các dòng sông nổi tiếng khắp thế giới thì dòng sông Giođan bé nhỏ ấy là dòng sông quen thuộc nhất đối với Kitô hữu chúng ta. Chính tại đây Chúa Giêsu đã đến khai mạc sứ vụ công khai bằng cách đón nhận phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả.
Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc.1,5) và chịu “phép rửa sám hối để được ơn tha tội” (Mc.1,4) lại có cả Đức Giêsu. Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Ngài là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy ?
Trong đêm Giáng Sinh chúng ta đã chứng kiến một Thiên Chúa hạ mình xuống làm người, sinh ra nơi hang đá máng cỏ, làm một người nghèo hèn bé nhỏ, dường như chưa đủ đối với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa. Hôm nay, Người lại hạ mình xuống thêm một bậc nữa, xuống tận cùng xã hội nhân loại khi đến xin Gioan làm phép rửa cho mình như một người dân tầm thường và tội lỗi. Và đã xuống bậc tận cùng khi Chúa hạ mình thẳm sâu chấp nhận chết trên thập giá như một tên trộm cướp chỉ vì yêu thương.
Biết nói gì về Người bây giờ nếu không phải là cúi đầu cảm phục và tôn thờ sự khiêm hạ thẳm sâu của con Thiên Chúa làm người !
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới.
Cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc tranh cãi dành ưu thế, nhưng thật thú vị tuyệt vời khi cả hai đại biểu đều khiêm nhường đón nhận nhau trong sứ vụ. Chúa Giêsu từ tốn bước xuống dòng sông Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình. Gioan hân hạnh xin Đức Giêsu rửa cho mình vì ông nhìn thấy đây mới chính là nhân vật ban phép rửa trong Thánh Thần như ông đã loan báo.
Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần hiên diện như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Con là Con Ta yêu dấu”. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Đức Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với niềm hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha.
Cuộc gặp gỡ giữa hai Đấng tại sông Giođan đã làm nên lịch sử và đã được Giáo hội chọn làm khởi điểm cho mùa thường niên là mùa phụng vụ cử hành các mầu nhiệm cuộc đời rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu.
Biến cố này không chỉ là cuộc bàn giao cũ mới mà còn là điểm giao duyên giữa trời và đất, giữa Thần khí và Nước, giữa Tân ước và Cựu ước. Từ nay nhân loại được tái sinh trong đời sống mới. Qua Bí tích Rửa tội của Chúa Giêsu, chúng ta nhận được ấn tín của Chúa Thánh Thần, trở nên con cái Thiên Chúa.
Chúa Giêsu chịu phép rửa từ tay Gioan là một sự hạ mình sâu thẳm, một sự khiêm nhường cao cả đã làm cho cửa trời mở ra, ân sủng tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và lan truyền. Mỗi người Kitô qua bí tích rửa tội, được thần linh ngự xuống, được nghe tiếng Chúa Cha vang dội: “Này là con yêu dấu của Ta, Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên con”. Và tâm hồn mỗi người trở nên Đền Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Ước mong mỗi tín hữu chúng ta luôn nhớ mình đã được xức dầu, được mặc áo trắng tinh tuyền, được trao nến sáng Phục sinh, được thanh tẩy trong nước và Thánh Thần để sống xứng đáng mỗi ngày mỗi hơn với ân huệ đã lãnh nhận.
Lạy Chúa Giêsu, sám hối không phải là điều dễ dàng với sức lực của con người, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi. Chúng con ngỡ ngàng khi thấy Chúa là Thiên Chúa, là Ðấng Thánh mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ Gioan ban phép rửa. Chỉ vì muốn trở nên bạn đồng hành với thân phận mỏng dòn yếu đuối của con người. Chúa đã đứng chung với các tội nhân để làm gương cho tội nhân lãnh nhận phép rửa sám hối từ Gioan. Xin ban cho con ơn biết sám hối, biết thường xuyên sửa mình, biết thay đổi lối suy nghĩ và mạnh dạn để đi đến những hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của đời con. Amen
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Khi Minh Sư trở nên già yếu và bệnh tật, các đệ tử van xin ngài đừng sớm lìa trần. Minh Sư bảo họ: "Nếu như thầy không rời xa các con, làm sao các con thấy được?". Các đệ tử hỏi lại: "Chúng con không thấy được cái gì khi thầy còn ở với chúng con?"
Nhưng Minh Sư im lặng, ngài không nói lời nào. Khi ngài sắp lìa trần, một lần nữa các đệ tử hỏi thêm: "Chúng con sẽ thấy được gì khi thầy đã ra đi?"
Với một cái chớp mắt, Minh Sư nói: "Tất cả những gì thầy đã làm là ngồi bên bờ sông và phân phát nước sông. Sau khi thầy ra đi, chắc chắn các con sẽ nhìn thấy giòng sông…" (Anthony de Mello, trích trong “One Minute Wisdom”).
Bạn thân mến!
Tin Mừng Chúa nhật thứ I mùa Thường Niên hôm nay nhắc đến một dòng sông có tên là Giođan, nơi Chúa Giêsu đã đến sau 30 năm sống âm thầm ẩn dật ở Nazareth. Bên dòng sông này, Chúa Giêsu đã chịu Phép Rửa từ tay Gioan Tẩy Giả để bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai về Nước Thiên Chúa. Phụng Vụ khép lại Mùa Giáng Sinh và mở ra Mùa Thường Niên. Không còn những tưng bừng bên ngoài, nhưng là sâu lắng niềm vui cùng đồng hành mùa cứu độ trong thiên tính và nhân tính của Đấng Cứu Thế.
Việc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa từ tay Gioan là sự hạ mình sâu thẳm và là một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Cựu ước và Tân ước. Biến cố này không chỉ loan báo trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mà còn loan báo về sự phục sinh vinh quang của Người.
Nếu đem so sánh với sông Cửu Long mênh mông ghe thuyền qua lại thì dòng sông Giođan nơi Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu có thể gọi là con kênh nhỏ. Nếu đặt bên cạnh sông Hồng cuồn cuộn xiết chảy thì dòng sông Giođan chỉ là con lạch. Nếu đứng kề bên sông Hương thơ mộng lững lờ trôi thì Giođan chỉ là con suối nhỏ. Đứng bên bờ này sông Giođan ném hòn đá qua bờ kia, nó có thể đi xa hơn.
Thế mà Chúa Giêsu đã chọn dòng sông bé nhỏ này, không phải như Môisen hay Giôsua xưa kia giơ tay cho dòng nước rẽ đôi, nhưng để dìm mình xuống dòng sông nhỏ bé cùng với những tội nhân lãnh nhận phép rửa từ tay Gioan Tẩy Giả.
Thiên Chúa, Đấng cho Cửu Long giang tuôn chảy tưới mát đồng bằng miền Nam; Đấng cho sông Hồng tuôn nước lũ bồi đắp phù sa cho đồng bằng miền Bắc; Đấng cho Hương giang lững lờ lãng mạng gợi hồn thơ đã chọn dìm mình vào dòng nước Giođan bé nhỏ.
Trong các dòng sông nổi tiếng khắp thế giới thì dòng sông Giođan bé nhỏ ấy là dòng sông quen thuộc nhất đối với Kitô hữu chúng ta. Chính tại đây Chúa Giêsu đã đến khai mạc sứ vụ công khai bằng cách đón nhận phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả.
Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc.1,5) và chịu “phép rửa sám hối để được ơn tha tội” (Mc.1,4) lại có cả Đức Giêsu. Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Ngài là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy ?
Trong đêm Giáng Sinh chúng ta đã chứng kiến một Thiên Chúa hạ mình xuống làm người, sinh ra nơi hang đá máng cỏ, làm một người nghèo hèn bé nhỏ, dường như chưa đủ đối với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa. Hôm nay, Người lại hạ mình xuống thêm một bậc nữa, xuống tận cùng xã hội nhân loại khi đến xin Gioan làm phép rửa cho mình như một người dân tầm thường và tội lỗi. Và đã xuống bậc tận cùng khi Chúa hạ mình thẳm sâu chấp nhận chết trên thập giá như một tên trộm cướp chỉ vì yêu thương.
Biết nói gì về Người bây giờ nếu không phải là cúi đầu cảm phục và tôn thờ sự khiêm hạ thẳm sâu của con Thiên Chúa làm người !
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới.
Cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc tranh cãi dành ưu thế, nhưng thật thú vị tuyệt vời khi cả hai đại biểu đều khiêm nhường đón nhận nhau trong sứ vụ. Chúa Giêsu từ tốn bước xuống dòng sông Giođan và xin Gioan làm phép rửa cho mình. Gioan hân hạnh xin Đức Giêsu rửa cho mình vì ông nhìn thấy đây mới chính là nhân vật ban phép rửa trong Thánh Thần như ông đã loan báo.
Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần hiên diện như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Con là Con Ta yêu dấu”. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Đức Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với niềm hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp theo thánh ý Chúa Cha.
Cuộc gặp gỡ giữa hai Đấng tại sông Giođan đã làm nên lịch sử và đã được Giáo hội chọn làm khởi điểm cho mùa thường niên là mùa phụng vụ cử hành các mầu nhiệm cuộc đời rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu.
Biến cố này không chỉ là cuộc bàn giao cũ mới mà còn là điểm giao duyên giữa trời và đất, giữa Thần khí và Nước, giữa Tân ước và Cựu ước. Từ nay nhân loại được tái sinh trong đời sống mới. Qua Bí tích Rửa tội của Chúa Giêsu, chúng ta nhận được ấn tín của Chúa Thánh Thần, trở nên con cái Thiên Chúa.
Chúa Giêsu chịu phép rửa từ tay Gioan là một sự hạ mình sâu thẳm, một sự khiêm nhường cao cả đã làm cho cửa trời mở ra, ân sủng tuôn đổ, ơn cứu độ được trao ban và lan truyền. Mỗi người Kitô qua bí tích rửa tội, được thần linh ngự xuống, được nghe tiếng Chúa Cha vang dội: “Này là con yêu dấu của Ta, Ta đặt trọn vẹn yêu thương trên con”. Và tâm hồn mỗi người trở nên Đền Thờ Ba Ngôi Thiên Chúa.
Ước mong mỗi tín hữu chúng ta luôn nhớ mình đã được xức dầu, được mặc áo trắng tinh tuyền, được trao nến sáng Phục sinh, được thanh tẩy trong nước và Thánh Thần để sống xứng đáng mỗi ngày mỗi hơn với ân huệ đã lãnh nhận.
Lạy Chúa Giêsu, sám hối không phải là điều dễ dàng với sức lực của con người, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi. Chúng con ngỡ ngàng khi thấy Chúa là Thiên Chúa, là Ðấng Thánh mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ Gioan ban phép rửa. Chỉ vì muốn trở nên bạn đồng hành với thân phận mỏng dòn yếu đuối của con người. Chúa đã đứng chung với các tội nhân để làm gương cho tội nhân lãnh nhận phép rửa sám hối từ Gioan. Xin ban cho con ơn biết sám hối, biết thường xuyên sửa mình, biết thay đổi lối suy nghĩ và mạnh dạn để đi đến những hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của đời con. Amen
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:58 07/01/2011
管梅芬 主編
阮仁才神父 翻譯
NHỮNG CÂU TRUYỆN CƯỜI
CÂU ĐỐ, CÂU ĐỐI
CỦA TRUNG QUỐC
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch và viết suy tư)
--------------------------------
Lời ngỏ:
Kho tàng truyện cổ Trung Quốc rất phong phú, có thể qua mỗi câu chuyện kể, mỗi câu đố hay câu đối co chọn lọc, đều có thể phản ảnh cuộc sống nhân sinh của con người.
Chúa Giê-su Ki-tô khi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Ngài cũng dùng những dụ ngôn rất đời thường để hướng dẫn người nghe hiểu được lời Ngài rao giảng.
Hy vọng những câu chuyện rất hài hước này sẽ làm cho chúng ta hiểu được cuộc sống làm người rất có liên quan đến đời sống của người Ki-tô hữu của chúng ta.
------------------------------
CÙNG NHAU KHOE KHOANG
Có người mua một cái giường mới, trên thành giường khắc những hoa văn rất đẹp, do đó mà rất muốn thông gia nhìn thấy mới gọi là không mai một cái giường mới. Thế là ông ta giả bị bệnh nằm trên giường, để khi thông gia đến thăm thì chóa mắt bởi cái giường của mình.
Vừa vặn lúc ấy thông gia của ông cũng may một cái quần mới, cũng muốn khoe với thông gia của mình, thì đột nhiên được biết thông gia của mình bị bệnh, thì cho rằng đây là cơ hội tốt bèn lập tức đi đến nhà thông gia.
Ông ta vừa vào trong nhà của thông gia thì bèn tìm một nơi sáng nhất mà ngồi, bắt tréo hai chân, rồi lại vén vạt áo dài, vỗ vỗ phủi phủi trên cái quần mới. Sau khi làm xong nhiều động tác thì ông ta mới bắt đầu hỏi thăm bệnh tình của thông gia:
- “Ông sui bị bệnh gì vậy, mấy ngày không gặp mà thân hình gầy vậy à ?”
Thông gia nằm trên giường, sau khi nhìn thấy thông gia của mình vào nhà thì cứ khoe cái quần mới của mình, mà không để ý đến cái giường mới mua của mình, cho nên mới trả lời:
- “Ông sui vừa đến thì tôi mới biết, hóa ra tôi với ông sui có cùng một tâm bệnh”.
Suy tư:
Khoe khoang là một tâm bệnh, nếu nặng hơn thì sẽ trở thành bệnh kiêu ngạo khó mà chữa được, do đó mà Giáo Hội dạy con cái mình rằng, tất cả những gì mình có được hôm nay như: sức khỏe, tiền tài, danh vọng, tri thức, địa vị.v.v...đều do Thiên Chúa ban cho, chứ không phải do mình mà có.
Thánh Phao-lô tông đồ chỉ khoe những yếu đuối của mình mà thôi, vì ngài rất cần những ân sủng của Chúa ban cho để làm việc tông đồ.
Có một vài người Ki-tô hữu giàu có hay khoe khoang sự giàu có của mình khi đi tham dự thánh lễ, họ mang vòng vàng thật nhiều, mở túi xách xoẹt xoẹt rút ra tờ giấy bạc trăm ngàn đưa cao bỏ vào giỏ xin tiền; có một vài người dâng mình làm tôi Chúa thường hay khoe khoang công việc truyền giáo thành công của mình, nào là: nếu không có tớ thì giáo xứ làm gì được như thế; nào là nếu không có tớ thì giáo dân làm gì biết sinh hoạt hội đoàn...
Khoe khoang và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác thì khác nhau, nhưng nó cách xa kiêu ngạo chỉ một khoảng cách rất ngắn mà thôi, nếu không có ớn Chúa và cầu nguyện, thì chia sẻ kinh nghiệm sẽ trở thành sự khoe khoang và kiêu ngạo vậy.
Ai hiểu thì hiểu...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
阮仁才神父 翻譯
NHỮNG CÂU TRUYỆN CƯỜI
CÂU ĐỐ, CÂU ĐỐI
CỦA TRUNG QUỐC
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch và viết suy tư)
--------------------------------
Lời ngỏ:
Kho tàng truyện cổ Trung Quốc rất phong phú, có thể qua mỗi câu chuyện kể, mỗi câu đố hay câu đối co chọn lọc, đều có thể phản ảnh cuộc sống nhân sinh của con người.
Chúa Giê-su Ki-tô khi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Ngài cũng dùng những dụ ngôn rất đời thường để hướng dẫn người nghe hiểu được lời Ngài rao giảng.
Hy vọng những câu chuyện rất hài hước này sẽ làm cho chúng ta hiểu được cuộc sống làm người rất có liên quan đến đời sống của người Ki-tô hữu của chúng ta.
------------------------------
CÙNG NHAU KHOE KHOANG
N2T |
Có người mua một cái giường mới, trên thành giường khắc những hoa văn rất đẹp, do đó mà rất muốn thông gia nhìn thấy mới gọi là không mai một cái giường mới. Thế là ông ta giả bị bệnh nằm trên giường, để khi thông gia đến thăm thì chóa mắt bởi cái giường của mình.
Vừa vặn lúc ấy thông gia của ông cũng may một cái quần mới, cũng muốn khoe với thông gia của mình, thì đột nhiên được biết thông gia của mình bị bệnh, thì cho rằng đây là cơ hội tốt bèn lập tức đi đến nhà thông gia.
Ông ta vừa vào trong nhà của thông gia thì bèn tìm một nơi sáng nhất mà ngồi, bắt tréo hai chân, rồi lại vén vạt áo dài, vỗ vỗ phủi phủi trên cái quần mới. Sau khi làm xong nhiều động tác thì ông ta mới bắt đầu hỏi thăm bệnh tình của thông gia:
- “Ông sui bị bệnh gì vậy, mấy ngày không gặp mà thân hình gầy vậy à ?”
Thông gia nằm trên giường, sau khi nhìn thấy thông gia của mình vào nhà thì cứ khoe cái quần mới của mình, mà không để ý đến cái giường mới mua của mình, cho nên mới trả lời:
- “Ông sui vừa đến thì tôi mới biết, hóa ra tôi với ông sui có cùng một tâm bệnh”.
Suy tư:
Khoe khoang là một tâm bệnh, nếu nặng hơn thì sẽ trở thành bệnh kiêu ngạo khó mà chữa được, do đó mà Giáo Hội dạy con cái mình rằng, tất cả những gì mình có được hôm nay như: sức khỏe, tiền tài, danh vọng, tri thức, địa vị.v.v...đều do Thiên Chúa ban cho, chứ không phải do mình mà có.
Thánh Phao-lô tông đồ chỉ khoe những yếu đuối của mình mà thôi, vì ngài rất cần những ân sủng của Chúa ban cho để làm việc tông đồ.
Có một vài người Ki-tô hữu giàu có hay khoe khoang sự giàu có của mình khi đi tham dự thánh lễ, họ mang vòng vàng thật nhiều, mở túi xách xoẹt xoẹt rút ra tờ giấy bạc trăm ngàn đưa cao bỏ vào giỏ xin tiền; có một vài người dâng mình làm tôi Chúa thường hay khoe khoang công việc truyền giáo thành công của mình, nào là: nếu không có tớ thì giáo xứ làm gì được như thế; nào là nếu không có tớ thì giáo dân làm gì biết sinh hoạt hội đoàn...
Khoe khoang và chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác thì khác nhau, nhưng nó cách xa kiêu ngạo chỉ một khoảng cách rất ngắn mà thôi, nếu không có ớn Chúa và cầu nguyện, thì chia sẻ kinh nghiệm sẽ trở thành sự khoe khoang và kiêu ngạo vậy.
Ai hiểu thì hiểu...
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Chúa chịu Phép Rửa)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 07/01/2011
CHỦ NHẬT
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
(Chủ nhật I thường niên)
Tin mừng: Mt 3, 13-17
“Chịu phép rửa xong, Đức Giê-su thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự trên Người”.
Anh chị em thân mến,
Mùa giáng sinh sẽ chấm dứt sau chủ nhật lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, cũng có nghĩa là Chúa Giê-su đã công khai đi rao giảng tin mừng Nước Trời với sự chứng nhận của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Với biến cố này, tôi chia sẽ với anh chị em mấy điểm sau đây:
Khiêm tốn của thánh Gioan Tẩy Giả.
Một con người xuất hiện giữa lúc dân chúng mòn mỏi trông mong đấng cứu thế đến để giải thoát họ khỏi ách đô hộ của ngoại bang, người ta cho rằng Gioan Tẩy Giả là vị đại tiên tri mà các tiên tri đã loan báo, là người mà dân Do Thái trông đợi, và người ta đã ùn ùn kéo đến để nghe lời ngài giảng dạy, chịu phép rửa của ngài để tỏ lòng thống hối ăn năn.
Khi mà cao trào ngưỡng mộ của quần chúng muốn tôn vinh ngài lên cao, thì ngài đã thẳng thắn nói với họ rằng, ngài không phải là Đấng Messia; và rõ ràng nhất là trong sự đối thoại với Chúa Giê-su khi Ngài đến để xin ông làm phép rửa: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”- Sự khiêm tốn này của thánh Gioan Tẩy Giả đã được Thiên Chúa chọn làm người dọn đường cho Chúa Giê-su đến.
Người khiêm tốn là người luôn nhận thức sâu xa về sứ vụ và trách nhiệm của mình, dù cho ánh hào quang thành công của mình đang tỏa sáng nơi quần chúng. Thánh Gioan Tẩy Giả đã có sự khiêm tốn ấy nên Thiên Chúa đã chọn Ngài giữa muôn ngàn người làm kẻ tiền hô của Đấng cứu thế.
Khiêm tốn của Chúa Giê-su.
Là Con Thiên Chúa, là Đấng Messia mà muôn dân trông đợi từng giây từng phút, Chúa Giê-su đã đến không như vị quân vương oai hùng trên lưng ngựa, nhưng như tất cả những người thanh niên Do thái khác kéo đến sông Gio-đan xin ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, không ầm ĩ, không kèn trống, không có người dẹp đường và tiếng hô vang, Chúa Giê-su đã âm thầm xuống nước cúi đầu để ông Gioan Tẩy Giả dìm đầu trong nước bày tỏ sự thống hối ăn năn, dù Ngài không vướng tội nào.
Sự khiêm tốn này được thấy rõ nhất nơi hang đá Bê-lem: Con Thiên Chúa bỏ trời xuống thế, vinh quang biến thành tầm thường, Đấng tạo dựng trở thành tạo vật, Đấng cứu độ lại trở thành như kẻ tội nhân khi nhận phép rửa nơi sông Gio-đan, và cuối cùng thì chết trên thập giá. Đó là sự khiêm tốn mà chính các thiên thần cũng còn phải ngạc nhiên và sấp mình kính phục, vang tiếng ngợi khen; sự khiêm tốn này làm cho ma quỷ phải kinh sợ và hoài nghi: đây có phải là Đấng sẽ đến để đánh đổ quyền lực tội lỗi của mình chăng ?
Sự khiêm tốn này đã trở thành nền tảng cho nhân loại trên con đường cứu rỗi, và là nền tảng hòa bình lâu dài của con người, bởi vì ân sủng của Thiên Chúa chỉ ở nơi tâm hồn của những người khiêm tốn.
Anh chị em thân mến,
Chứng nhân cho Nước Trời là sứ mạng và là bổn phận của những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội để trở thành con cái của Thiên Chúa, và trở nên môn đệ của Chúa Giê-su, đó là một vinh hạnh và là một niềm tự hào cho chúng ta.
Nhưng để được Thiên Chúa sáng danh trong cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta phải là một chứng nhân cho Tin Mừng mà Chúa Giê-su rao giảng, Tin Mừng đó là sống yêu thương và hy sinh như Chúa Giê-su đã sống, bởi vì sẽ không là tin mừng nếu chúng ta không sống yêu thương, và sẽ không là niềm vui cho tha nhân nếu chúng ta không biết hy sinh chính mình, Chúa Giê-su và thánh Gioan Tẩy Giả đã làm như thế khi ở nơi sông Gio-đan: quên mình đi để danh Thiên Chúa được vinh quang.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
(Chủ nhật I thường niên)
Tin mừng: Mt 3, 13-17
“Chịu phép rửa xong, Đức Giê-su thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự trên Người”.
Anh chị em thân mến,
Mùa giáng sinh sẽ chấm dứt sau chủ nhật lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, cũng có nghĩa là Chúa Giê-su đã công khai đi rao giảng tin mừng Nước Trời với sự chứng nhận của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Với biến cố này, tôi chia sẽ với anh chị em mấy điểm sau đây:
Khiêm tốn của thánh Gioan Tẩy Giả.
Một con người xuất hiện giữa lúc dân chúng mòn mỏi trông mong đấng cứu thế đến để giải thoát họ khỏi ách đô hộ của ngoại bang, người ta cho rằng Gioan Tẩy Giả là vị đại tiên tri mà các tiên tri đã loan báo, là người mà dân Do Thái trông đợi, và người ta đã ùn ùn kéo đến để nghe lời ngài giảng dạy, chịu phép rửa của ngài để tỏ lòng thống hối ăn năn.
Khi mà cao trào ngưỡng mộ của quần chúng muốn tôn vinh ngài lên cao, thì ngài đã thẳng thắn nói với họ rằng, ngài không phải là Đấng Messia; và rõ ràng nhất là trong sự đối thoại với Chúa Giê-su khi Ngài đến để xin ông làm phép rửa: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”- Sự khiêm tốn này của thánh Gioan Tẩy Giả đã được Thiên Chúa chọn làm người dọn đường cho Chúa Giê-su đến.
Người khiêm tốn là người luôn nhận thức sâu xa về sứ vụ và trách nhiệm của mình, dù cho ánh hào quang thành công của mình đang tỏa sáng nơi quần chúng. Thánh Gioan Tẩy Giả đã có sự khiêm tốn ấy nên Thiên Chúa đã chọn Ngài giữa muôn ngàn người làm kẻ tiền hô của Đấng cứu thế.
Khiêm tốn của Chúa Giê-su.
Là Con Thiên Chúa, là Đấng Messia mà muôn dân trông đợi từng giây từng phút, Chúa Giê-su đã đến không như vị quân vương oai hùng trên lưng ngựa, nhưng như tất cả những người thanh niên Do thái khác kéo đến sông Gio-đan xin ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, không ầm ĩ, không kèn trống, không có người dẹp đường và tiếng hô vang, Chúa Giê-su đã âm thầm xuống nước cúi đầu để ông Gioan Tẩy Giả dìm đầu trong nước bày tỏ sự thống hối ăn năn, dù Ngài không vướng tội nào.
Sự khiêm tốn này được thấy rõ nhất nơi hang đá Bê-lem: Con Thiên Chúa bỏ trời xuống thế, vinh quang biến thành tầm thường, Đấng tạo dựng trở thành tạo vật, Đấng cứu độ lại trở thành như kẻ tội nhân khi nhận phép rửa nơi sông Gio-đan, và cuối cùng thì chết trên thập giá. Đó là sự khiêm tốn mà chính các thiên thần cũng còn phải ngạc nhiên và sấp mình kính phục, vang tiếng ngợi khen; sự khiêm tốn này làm cho ma quỷ phải kinh sợ và hoài nghi: đây có phải là Đấng sẽ đến để đánh đổ quyền lực tội lỗi của mình chăng ?
Sự khiêm tốn này đã trở thành nền tảng cho nhân loại trên con đường cứu rỗi, và là nền tảng hòa bình lâu dài của con người, bởi vì ân sủng của Thiên Chúa chỉ ở nơi tâm hồn của những người khiêm tốn.
Anh chị em thân mến,
Chứng nhân cho Nước Trời là sứ mạng và là bổn phận của những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội để trở thành con cái của Thiên Chúa, và trở nên môn đệ của Chúa Giê-su, đó là một vinh hạnh và là một niềm tự hào cho chúng ta.
Nhưng để được Thiên Chúa sáng danh trong cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta phải là một chứng nhân cho Tin Mừng mà Chúa Giê-su rao giảng, Tin Mừng đó là sống yêu thương và hy sinh như Chúa Giê-su đã sống, bởi vì sẽ không là tin mừng nếu chúng ta không sống yêu thương, và sẽ không là niềm vui cho tha nhân nếu chúng ta không biết hy sinh chính mình, Chúa Giê-su và thánh Gioan Tẩy Giả đã làm như thế khi ở nơi sông Gio-đan: quên mình đi để danh Thiên Chúa được vinh quang.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:03 07/01/2011
N2T |
4. Hướng dẫn người tội lỗi thì nên giống như hướng dẫn người mù, con người ta khi nhìn thấy người mù đi lạc đường vào nơi nguy hiểm, thì không những không bực mình buồn phiền họ, trái lại còn tội nghiệp cho họ mà đến dẫn dắt họ đi ra khỏi nơi nguy hiểm, tiến bước trên đường chính.
(Thánh Didacus of Seville)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 07/01/2011
VÌ CON LÀ LINH MỤC
Ngài chịu chức linh mục và làm việc ở một xứ truyền giáo ở nước ngoài, khi về thăm quê hương và ở gia đình, vì nhà không có phòng ốc như ở nước ngoài, ngài nói với bà cố:
- “Như thế này thì không được, con là linh mục, phải đọc kinh đọc sách, ồn ào quá không được, phải làm riêng cho con một cái phòng...”
Thế là bà cố phải làm cho ngài một phòng riêng để ngài thoải mái sinh hoạt, còn các anh em của ngài thì nằm chung với nhau trên một tấm phản gỗ.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Ngài chịu chức linh mục và làm việc ở một xứ truyền giáo ở nước ngoài, khi về thăm quê hương và ở gia đình, vì nhà không có phòng ốc như ở nước ngoài, ngài nói với bà cố:
- “Như thế này thì không được, con là linh mục, phải đọc kinh đọc sách, ồn ào quá không được, phải làm riêng cho con một cái phòng...”
Thế là bà cố phải làm cho ngài một phòng riêng để ngài thoải mái sinh hoạt, còn các anh em của ngài thì nằm chung với nhau trên một tấm phản gỗ.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Phép Rửa Của Tình Yêu
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
22:14 07/01/2011
Phép Rửa là bí tích cần thiết nhất cho những ai được mời gọi bước vào đời sống Kitô hữu, vì nó như cửa ngõ của các bí tích khác. Tính cách cần thiết ở đây không chỉ biểu lộ như một “nghi lễ gia nhập”, mà còn hơn thế nữa, Phép Rửa là bí tích có giá trị tái sinh đối tượng lãnh nhận từ con người cũ chỉ biết sống cho riêng mình, trở nên thụ tạo mới sống cho Thiên Chúa và tha nhân.
1. Từ sự kiện phép rửa Gio-an
Những người đương thời đến lãnh nhận phép rửa của Gio-an chưa ý thức đủ và rất mơ hồ về thân thế và sứ mạng của ông trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Do vậy, trong tâm trạng mong đợi Đấng Cứu Thế, họ đã phân vân tự hỏi “biết đâu ông Gioan lại chẳng phải là Đấng Mêsia !” (Lc 3, 15). Như thế, việc họ đón nhận phép rửa của Gio-an nằm trong tâm lý nghi ngờ và chưa xác tín đủ về tích chất “mở đường” của phép rửa này.
Câu trả lời của Gio-an đã khai mở cho họ phần nào: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3, 16).
Tuy nhiên, những người này vẫn phải chấp nhận một thực tại hữu hạn trong phép rửa của Gio-an khi mà “giờ của Thiên Chúa chưa đến” đối với họ. Phép rửa này chỉ có tác dụng “nói thay” họ về lòng sám hối, mà có khi lại rất chiếu lệ. Lý do đơn giản vì đó chỉ là phép rửa do một con người – Gio- an. Bởi đó, nó không thể có được thần lực cải hoá con người đang trong cảnh nộ lệ bóng đêm tội lỗi và sự chết, có thể bước sang thế giới của sự sống tình yêu.
Và trong bối cảnh ấy, Đức Kitô đã xuất hiện. Chính “Đấng quyền thế hơn tôi” mà Gio-an báo trước lại đến xin ông lãnh phép rửa “bằng nước” dưới dòng sông Gio-đan. Dù đoàn lũ không nhận ra Ngài, nhưng chính trong thân phận phàm nhân ngụp lặn trong dòng nước tự nhiên ấy, Đức Kitô đã mách bảo cho toàn thể nhân loại một cuộc Thanh Tẩy mới “bằng Thánh Thần và bằng lửa”. Và lời tiên báo của Gio-an đã được chứng nghiệm.
2. Đến Phép Rửa của Đức Kitô
Phép Rửa của Đức Kitô là một bước chuyển đặc biệt từ giai đoạn Cựu ước sang Tân Ước. Đó không còn là nghi thức do bởi con người, mà nó là hệ quả của cuộc gặp gỡ thần linh, mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. Nhân loại không có quyền đòi hỏi nơi Thiên Chúa một tác động biến đổi, nhưng chính Thiên Chúa đã chủ động mời gọi và dẫn con người vào cuộc thanh tẩy mới, mà đỉnh cao là thập giá Đức Kitô.
“Khi Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, biểu lộ lòng từ bi và nhân ái của Người, Người đã cứu chúng ta, không phải vì chúng ta đã làm những việc công chính, mà là vì Người thương xót. Người cứu chúng ta nhờ phép Rửa ban ơn tái sinh và đổi mới do Thánh Thần thực hiện” (Tt 3, 4-5).
Đức Giêsu lãnh phép rửa của Gio-an không chỉ là một biểu tượng về sự hạ mình của Đấng Thánh đến từ Thiên Chúa, mà nó còn toát lộ vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc thanh tẩy mới được khởi đi từ đây, do chính “Con Chiên vô tỳ vết” đảm nhận. Nhờ tác động của Thánh Linh, Đức Kitô trở nên nguồn mạch ân sủng cho nhân loại trong cuộc tái sinh toàn diện con người cũ, hầu có thể giao hoà với Thiên Chúa nhờ tình yêu cứu độ.
Đức Kitô đã tắm mình trong sự khiêm hạ thẳm sâu khi Ngài chấp nhận làm một con người với những yếu đuối bất toàn ngoại trừ tội lỗi. Và con người toàn thiện của Ngài đã mang lấy tội lỗi của cả nhân loại để thanh tẩy trong dòng máu yêu thương bất tận trên Thập giá.
3. Những dấu chỉ trong cuộc sống
Cả phép rửa của Gio-an và Phép Rửa của Đức Kitô đều biểu hiện thông qua những dấu chỉ. Điểm trội vượt trong Phép Rửa Mới chính là các dấu chỉ được hội tụ nơi hành trình thập giá của Đức Kitô, mà đỉnh cao là cái chết và cuộc Phục Sinh vinh hiển của Người.
Được tái sinh nhờ Phép Rửa của Đức Kitô, người Kitô hữu hôm nay có bổn phận và được mời gọi trở nên chứng nhân sống động về các dấu chỉ đã được nhận lãnh. Đây là cuộc hoán cải liên tục và biến đổi tận căn, nhờ sức mạnh Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến đấu với các đam mê dục vọng, có nguy cơ làm hoen nhơ tấm áo trắng tinh tuyền mà ta đã vinh dự mặc lấy trong ngày chịu Phép Rửa.
Những dấu chỉ mà qua đó người ta có thể nhận ra dấu ấn của quá trình thanh tẩy nội tâm nơi chúng ta chính là thái độ khiêm hạ trong tương quan với Thiên Chúa và anh em. Đây là một tiến trình đầy khó khăn, hệ tại ở việc ta có nghiệm thấu được sự phụ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào hồng ân mà Thập giá Đức Kitô mang lại.
Phép Rửa của Đức Kitô được biểu hiện qua dấu chỉ của sự tận hiến tột cùng nơi Ngôi Hai Thiên Chúa. Bản thân người lãnh nhận Phép Rửa cũng phải trở nên dấu chỉ của tình yêu Thập giá nhờ được thông dự vào chính thần tính và sự sống mới nơi Đức Kitô.
Các dấu chỉ này chỉ thực sự ngời sáng và tiếp tục lan toả, biến đổi và góp phần tái sinh những tâm hồn khác nhờ nỗ lực hoán cải và sống cho tình yêu Thập giá của mỗi chúng ta; như lời Thư Titô: “ Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện” (Tt 2, 14).
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)
1. Từ sự kiện phép rửa Gio-an
Những người đương thời đến lãnh nhận phép rửa của Gio-an chưa ý thức đủ và rất mơ hồ về thân thế và sứ mạng của ông trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Do vậy, trong tâm trạng mong đợi Đấng Cứu Thế, họ đã phân vân tự hỏi “biết đâu ông Gioan lại chẳng phải là Đấng Mêsia !” (Lc 3, 15). Như thế, việc họ đón nhận phép rửa của Gio-an nằm trong tâm lý nghi ngờ và chưa xác tín đủ về tích chất “mở đường” của phép rửa này.
Câu trả lời của Gio-an đã khai mở cho họ phần nào: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3, 16).
Tuy nhiên, những người này vẫn phải chấp nhận một thực tại hữu hạn trong phép rửa của Gio-an khi mà “giờ của Thiên Chúa chưa đến” đối với họ. Phép rửa này chỉ có tác dụng “nói thay” họ về lòng sám hối, mà có khi lại rất chiếu lệ. Lý do đơn giản vì đó chỉ là phép rửa do một con người – Gio- an. Bởi đó, nó không thể có được thần lực cải hoá con người đang trong cảnh nộ lệ bóng đêm tội lỗi và sự chết, có thể bước sang thế giới của sự sống tình yêu.
Và trong bối cảnh ấy, Đức Kitô đã xuất hiện. Chính “Đấng quyền thế hơn tôi” mà Gio-an báo trước lại đến xin ông lãnh phép rửa “bằng nước” dưới dòng sông Gio-đan. Dù đoàn lũ không nhận ra Ngài, nhưng chính trong thân phận phàm nhân ngụp lặn trong dòng nước tự nhiên ấy, Đức Kitô đã mách bảo cho toàn thể nhân loại một cuộc Thanh Tẩy mới “bằng Thánh Thần và bằng lửa”. Và lời tiên báo của Gio-an đã được chứng nghiệm.
2. Đến Phép Rửa của Đức Kitô
Phép Rửa của Đức Kitô là một bước chuyển đặc biệt từ giai đoạn Cựu ước sang Tân Ước. Đó không còn là nghi thức do bởi con người, mà nó là hệ quả của cuộc gặp gỡ thần linh, mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. Nhân loại không có quyền đòi hỏi nơi Thiên Chúa một tác động biến đổi, nhưng chính Thiên Chúa đã chủ động mời gọi và dẫn con người vào cuộc thanh tẩy mới, mà đỉnh cao là thập giá Đức Kitô.
“Khi Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, biểu lộ lòng từ bi và nhân ái của Người, Người đã cứu chúng ta, không phải vì chúng ta đã làm những việc công chính, mà là vì Người thương xót. Người cứu chúng ta nhờ phép Rửa ban ơn tái sinh và đổi mới do Thánh Thần thực hiện” (Tt 3, 4-5).
Đức Giêsu lãnh phép rửa của Gio-an không chỉ là một biểu tượng về sự hạ mình của Đấng Thánh đến từ Thiên Chúa, mà nó còn toát lộ vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc thanh tẩy mới được khởi đi từ đây, do chính “Con Chiên vô tỳ vết” đảm nhận. Nhờ tác động của Thánh Linh, Đức Kitô trở nên nguồn mạch ân sủng cho nhân loại trong cuộc tái sinh toàn diện con người cũ, hầu có thể giao hoà với Thiên Chúa nhờ tình yêu cứu độ.
Đức Kitô đã tắm mình trong sự khiêm hạ thẳm sâu khi Ngài chấp nhận làm một con người với những yếu đuối bất toàn ngoại trừ tội lỗi. Và con người toàn thiện của Ngài đã mang lấy tội lỗi của cả nhân loại để thanh tẩy trong dòng máu yêu thương bất tận trên Thập giá.
3. Những dấu chỉ trong cuộc sống
Cả phép rửa của Gio-an và Phép Rửa của Đức Kitô đều biểu hiện thông qua những dấu chỉ. Điểm trội vượt trong Phép Rửa Mới chính là các dấu chỉ được hội tụ nơi hành trình thập giá của Đức Kitô, mà đỉnh cao là cái chết và cuộc Phục Sinh vinh hiển của Người.
Được tái sinh nhờ Phép Rửa của Đức Kitô, người Kitô hữu hôm nay có bổn phận và được mời gọi trở nên chứng nhân sống động về các dấu chỉ đã được nhận lãnh. Đây là cuộc hoán cải liên tục và biến đổi tận căn, nhờ sức mạnh Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến đấu với các đam mê dục vọng, có nguy cơ làm hoen nhơ tấm áo trắng tinh tuyền mà ta đã vinh dự mặc lấy trong ngày chịu Phép Rửa.
Những dấu chỉ mà qua đó người ta có thể nhận ra dấu ấn của quá trình thanh tẩy nội tâm nơi chúng ta chính là thái độ khiêm hạ trong tương quan với Thiên Chúa và anh em. Đây là một tiến trình đầy khó khăn, hệ tại ở việc ta có nghiệm thấu được sự phụ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào hồng ân mà Thập giá Đức Kitô mang lại.
Phép Rửa của Đức Kitô được biểu hiện qua dấu chỉ của sự tận hiến tột cùng nơi Ngôi Hai Thiên Chúa. Bản thân người lãnh nhận Phép Rửa cũng phải trở nên dấu chỉ của tình yêu Thập giá nhờ được thông dự vào chính thần tính và sự sống mới nơi Đức Kitô.
Các dấu chỉ này chỉ thực sự ngời sáng và tiếp tục lan toả, biến đổi và góp phần tái sinh những tâm hồn khác nhờ nỗ lực hoán cải và sống cho tình yêu Thập giá của mỗi chúng ta; như lời Thư Titô: “ Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện” (Tt 2, 14).
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)
Đây chiên Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:19 07/01/2011
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN, năm A
Ga 1, 29-34
Đức Kitô xuất hiện bên dòng sông Giođăng và không phải ai cũng nhận ra Ngài. Tuy nhiên, duy chỉ có Gioan Tẩy Giả là người đã nhận ra Chúa Giêsu. Từ “ Con Chiên “ mà thánh Gioan Tẩy Giả dùng để chỉ Chúa Giêsu, Đấng hiến mình vì nhân loại, Đấng cứu độ thế gian, con người. Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giêsu với các môn đệ của Ông: ” Đây là chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian “ ( Ga 1, 29 ).
Đối với dân Do Thái, Chiên Thiên Chúa mà thánh Gioan Tẩy Giả nói lên gợi lại trong tâm trí họ toàn bộ giáo lý đức tin của dân riêng Thiên Chúa. Quả thực, Chiên Thiên Chúa làm cho dân Do Thái nhớ tới máu chiên trong ngày lễ Vượt Qua được bôi trên trước cửa nhà, nhờ đó họ được Thiên Chúa cứu và giải thoát toàn thể dân lưu đầy ra khỏi đất Ai Cập và đưa họ vào đất hứa để hưởng tự do, hạnh phúc. Chúng ta nhận thấy hằng năm vào dịp lễ Vượt Qua, dân Do Thái tưởng nhớ và mừng lễ Vượt Qua một cách trọng thể và hết sức trân trọng bởi vì Thiên Chúa đã giải thoát cha ông và dân tộc của họ khỏi ách nô lệ.
Chúa Giêsu là Đấng vô tội, là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch mới có thể đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại và chết thay cho các tội nhân. Máu của Chúa đổ ra trên thập giá tẩy xóa tội lỗi nhân loại và ban ơn thánh hóa cho con người để con người trở nên tinh tuyền, vẹn sạch. Qua lời chứng của Gioan, chúng ta hiểu được mỗi lần cử hành thánh lễ, chúng ta được hiệp thông với cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Mình và Máu Chúa Kitô giúp chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại. Mình và Máu của Chúa Kitô là lương thực nuôi sống con người, nuôi sống loài người. Mỗi lần Linh mục đọc: ” Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian “. Chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô: ” Đấng đã chết, đã sống lại, và Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang “.
Chúa Giêsu đã cứu chuộc nhân loại, cứu độ con người bằng giá máu của Ngài. Chúng ta phải đáp trả lại tình yêu vô cùng cao quí của Ngài bởi vì “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Chúng ta đáp trả lại tình yêu của Ngài không chỉ bằng việc thiết tha yêu mến Người, mà còn phải quyết tâm phấn đấu sống như Người.
Tổ phụ, cha ông những người Do Thái đã tưởng niệm lễ Vượt Qua hằng năm với lòng tin vững chắc. Ngày nay, khi nhớ lại những điều người Do Thái đã làm xưa, chúng ta được mời gọi sống Bí tích Thánh Thể cách thâm sâu: ” Lạy Chúa Giêsu Kitô khi chúng con ăn bánh và uống chén này, chúng con tuyên xưng việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến “.
Chúng ta những Kitô hữu mỗi lần nghe nói: ” Đây Chiên Thiên Chúa “ là chúng ta làm chứng cho sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta. Làm chứng cho Chúa cũng có nghĩa là chúng ta quảng đại đáp trả lại tình thương cứu độ của Chúa. Vâng, tất cả chúng ta đều được mời dự bữa tiệc Nước Trời, bữa tiệc cưới của Con Chiên Thiên Chúa trên thiên đàng nơi mà các tín hữu của Chúa mừng giao ước tình yêu và trung tín ( Kh 19, 9 ).
Con Chiên Thiên Chúa là danh xưng cao quí nhất giúp nhân loại, con người và chúng ta nhận ra Đấng Cứu Độ, đã tự hiến thân để giải thoát con người khỏi tội, Đấng đã nói: ” Khi nào Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “.
Con Chiên Thiên Chúa làm chúng ta hiểu rõ hơn và tham dự tích cực hơn, đầy đủ hơn nơi Bí tích Thánh Thể của Chiên Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Con Chiên Thiên chúa, Đấng xóa bỏ tội lỗi nhân loại, xin thương xót chúng con. Xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Thánh Thể. Amen.
Ga 1, 29-34
Đức Kitô xuất hiện bên dòng sông Giođăng và không phải ai cũng nhận ra Ngài. Tuy nhiên, duy chỉ có Gioan Tẩy Giả là người đã nhận ra Chúa Giêsu. Từ “ Con Chiên “ mà thánh Gioan Tẩy Giả dùng để chỉ Chúa Giêsu, Đấng hiến mình vì nhân loại, Đấng cứu độ thế gian, con người. Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giêsu với các môn đệ của Ông: ” Đây là chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian “ ( Ga 1, 29 ).
Đối với dân Do Thái, Chiên Thiên Chúa mà thánh Gioan Tẩy Giả nói lên gợi lại trong tâm trí họ toàn bộ giáo lý đức tin của dân riêng Thiên Chúa. Quả thực, Chiên Thiên Chúa làm cho dân Do Thái nhớ tới máu chiên trong ngày lễ Vượt Qua được bôi trên trước cửa nhà, nhờ đó họ được Thiên Chúa cứu và giải thoát toàn thể dân lưu đầy ra khỏi đất Ai Cập và đưa họ vào đất hứa để hưởng tự do, hạnh phúc. Chúng ta nhận thấy hằng năm vào dịp lễ Vượt Qua, dân Do Thái tưởng nhớ và mừng lễ Vượt Qua một cách trọng thể và hết sức trân trọng bởi vì Thiên Chúa đã giải thoát cha ông và dân tộc của họ khỏi ách nô lệ.
Chúa Giêsu là Đấng vô tội, là Con Chiên tinh tuyền, vẹn sạch mới có thể đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại và chết thay cho các tội nhân. Máu của Chúa đổ ra trên thập giá tẩy xóa tội lỗi nhân loại và ban ơn thánh hóa cho con người để con người trở nên tinh tuyền, vẹn sạch. Qua lời chứng của Gioan, chúng ta hiểu được mỗi lần cử hành thánh lễ, chúng ta được hiệp thông với cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Mình và Máu Chúa Kitô giúp chúng ta hiểu rõ mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại. Mình và Máu của Chúa Kitô là lương thực nuôi sống con người, nuôi sống loài người. Mỗi lần Linh mục đọc: ” Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian “. Chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô: ” Đấng đã chết, đã sống lại, và Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang “.
Chúa Giêsu đã cứu chuộc nhân loại, cứu độ con người bằng giá máu của Ngài. Chúng ta phải đáp trả lại tình yêu vô cùng cao quí của Ngài bởi vì “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Chúng ta đáp trả lại tình yêu của Ngài không chỉ bằng việc thiết tha yêu mến Người, mà còn phải quyết tâm phấn đấu sống như Người.
Tổ phụ, cha ông những người Do Thái đã tưởng niệm lễ Vượt Qua hằng năm với lòng tin vững chắc. Ngày nay, khi nhớ lại những điều người Do Thái đã làm xưa, chúng ta được mời gọi sống Bí tích Thánh Thể cách thâm sâu: ” Lạy Chúa Giêsu Kitô khi chúng con ăn bánh và uống chén này, chúng con tuyên xưng việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến “.
Chúng ta những Kitô hữu mỗi lần nghe nói: ” Đây Chiên Thiên Chúa “ là chúng ta làm chứng cho sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta. Làm chứng cho Chúa cũng có nghĩa là chúng ta quảng đại đáp trả lại tình thương cứu độ của Chúa. Vâng, tất cả chúng ta đều được mời dự bữa tiệc Nước Trời, bữa tiệc cưới của Con Chiên Thiên Chúa trên thiên đàng nơi mà các tín hữu của Chúa mừng giao ước tình yêu và trung tín ( Kh 19, 9 ).
Con Chiên Thiên Chúa là danh xưng cao quí nhất giúp nhân loại, con người và chúng ta nhận ra Đấng Cứu Độ, đã tự hiến thân để giải thoát con người khỏi tội, Đấng đã nói: ” Khi nào Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta “.
Con Chiên Thiên Chúa làm chúng ta hiểu rõ hơn và tham dự tích cực hơn, đầy đủ hơn nơi Bí tích Thánh Thể của Chiên Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Con Chiên Thiên chúa, Đấng xóa bỏ tội lỗi nhân loại, xin thương xót chúng con. Xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con càng ngày càng yêu mến Bí tích Thánh Thể. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI: Nhân vật trong năm 2010 về những bài giảng thánh lễ
Pt Huỳnh Mai Trác trích dịch
14:36 07/01/2011
Roma, ngày 22 tháng 12 năm 2010. Bài sau đây là bài tựa sách được nhà in Libri Scheiwiller xuất bản tại Italia vừa qua, gom góp những bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong năm phụng vụ vừa qua, năm C của năm phụng vụ theo nghi lễ La mã.
Đây là quyển sách thứ ba, tập sách này gồm những bài giảng thánh lể hằng ngày, cũng như những buổi kinh chiều mà ngài đã cử hành.
Trong huấn dụ trước Đại Hội nghị “Verbum Domini” được phổ biến vào ngày 30 tháng 9 vừa qua dành để nói về Lời Chúa trong sự sống của Giáo Hội, có đoạn 59 dành riêng nói về bài giảng. Bài giảng là điểm chính trong việc truyền đạt về Tin Mừng được giáo dân lắng nghe mỗi chúa nhật của hàng triệu người đã chịu phép rửa trên toàn thế giới.
Trong nghệ thuật về bài giảng, điều chắc chắn là Đức Bênêđictô XVI là một khuôn mẫu đặc biệt xuất sắc.
Và tập sách này đã nói lên điều đó:
Bênêđictô XVI, “Những bài giảng của Đức Joseph Ratzinger, Giáo Hoàng”. Năm phụng vụ 2010” do Sandro Magister xuất bản, Nhà sách Libri Scheiwiller, Milan 2010, 420 trang. 18 Euros.
“Như Đức Giáo Hoàng Leon Cả, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ nổi bật trong lịch sử về những bài thuyết giảng của ngài trong thánh lễ”.
Nghi lễ phụng vụ Giáo Hội La mã chia những ngày chúa nhật, những ngày lễ thành ba năm, mỗi năm chú trọng đến một sách Tin Mừng: Tin Mừng thánh Mathêu, thánh Mác Cô và thánh Luca.Tin Mừng của thánh Luca bắt đầu từ Chúa nhật Mùa Vọng năm 2009 cho đến cuối năm 2010. Nhà xuất bản Libri đã giữ đúng theo ngày tháng các bài giảng. Tập sách thứ 3 kết thúc ba năm phụng vụ, tập sách này gom góp những bài giảng Tin Mừng của thánh Luca bắt đầu từ Mùa Vọng tháng 9 năm 2009 đến cuối năm 2010.
Những bài giảng trong thánh lễ và những buổi kinh chiều là điểm chính của triều đại giáo hoàng của ngài, mà tất cả mọi người còn có người chưa còn hiểu rỏ. Một số lớn được đức Giuse Ratzinger viết ra một số được phát biểu tự nhiên bằng lời. Nhưng tất cả đều được ngài suy niệm chín chắn và sửa soạn cẩn thận bởi vì đối với ngài các bài giảng có một giá trị đặc biệt khác biệt với điều ngài nói hay phát biểu hay viết về những vấn đề khác. Dĩ nhiên những bài giảng là một phần trong công việc phụng vụ, cũng có thể đó là một phần trong phụng vụ và đối với ngài là mục đích tối cần trong sứ mệnh tông đồ, “bởi vì trong bối cảnh toàn thể vũ trụ là phụng vụ Thiên Chúa, tôn thờ như vậy là tinh tuyền và bảo đảm. Trong viển ảnh của Ratzinger đầy tính chất ảnh hưởng của thánh Augustinô, một viển ảnh thành trì của Thiên Chúa ở trên trời và ở dưới đất, giữa thời gian và cỏi đời đời. Đức Giáo Hoàng nhìn trong thánh lễ “hình ảnh và quang cảnh thực tại thiên giới (Do thái 8,5) Bài giảng của ngài có nhiệm vụ vén bức màn mầu nhiệm đó.
Dĩ nhiên, khi đọc lại những bài giảng, chúng ta nhìn thấy viển tượng một thế giới và lịch sử với những mới mẽ tạo nên trung tâm về Tin Mừng của Kitô giáo, bởi vì Chúa Giêsu đang có mặt và không còn một khoảng trống nào hết”. Mùa vọng đang xẩy ra, sắp đến và đã đến ngài nói trong bài giảng của ngài khi khánh thành năm phụng vụ mới này: Thiên Chúa đang hiện diện, Ngài không ra khỏi thế gian, Ngài không để chúng ta cô đơn” và bởi vậy, thời gian trở thành một thực tại, một khoảnh khắc duy nhất, thuận lợi, cho cuộc cứu độ đời đời, tất cả vũ trụ thay đổi nét mặt” đàng sau không còn sương mù bao phủ của một nguồn gốc vô định cũng như một tương lai mờ mịt”.
Nhưng trong thời gian “Thành trì Thiên Chúa” không phải là vô hình. Nó có một giai điệu bí nhiệm vô hình đang bao phủ. Trong mỗi thánh lễ, trong mỗi bài giảng, được định vào một thời gian nhất định, được chia ra từ chúa nhật này sang chúa nhật khác. “Ngày của Chúa” dường như đối chọi với Đấng đã sống lại vào ngày thứ nhất sau ngày sabbat, trở thành bát tuần trong cỏi sống đời đời. Sự hiện diện của Đấng đã sống lại trong bánh và rượu là một thực tại, Đức Giáo Hoàng luôn luôn giảng dạy. Muốn nhìn thấy và gặp gở ngài, chỉ cần mở mắt đức tin mà nhìn, như trường hợp các môn đệ ở Emmaus, chỉ gặp và nhận biết Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể, “khi bẻ bánh”.
“Năm phụng vụ là con đường lớn của đức tin”, Đức giáo hoàng nhắc lại trước giờ Kinh Truyền Tin, trong một suy niệm ngắn ngày chúa nhật mà ngài trình bày như một bài giảng ngắn gọn về Tin Mừng của ngày chúa nhật. Như đi trên con đường đến Emmaus, đồng hành cùng Đấng sống lại làm cho tâm hồn hai môn đệ nóng lên bừng cháy khi Đấng ấy giải thích Kinh Thánh. Từ ông Mai sen đến những tiên tri và cho đến Đức Giêsu, Kinh Thánh là lịch sử và đường hướng biến cố tạo nên lịch sử và năm phụng vụ lại bắt đầu tất cả và Lễ Phục Sinh là trung tâm điểm. Mùa Vọng, Giáng Sinh, Hiển Linh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Thăng Thiên, Ngủ Tuần. Cho đến cuộc giáng lâm lần thứ hai của Đấng Kitô cho đến thời kỳ cáo chung. Điều đó trình bày phụng vụ Kitô giáo thành một khối duy nhất và Đức Giáo hoàng không ngừng thuyết giảng là những gì ngài kể lại không phải chỉ là những kỷ niệm. Nhưng là một thực tại sống động và hiện tại. Mỗi thánh lễ xẩy ra như Chúa Giêsu đang tuyên bố trong đền thờ ở Nazarét sau khi Chúa mở cuốn kinh của tiên tri Isaia: ”Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” (Lc 4,21)
Trong những bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra thế nào là Giáo Hội. Ngài đưa ra với khuôn mẫu rất xa xưa về việc tuyên xưng đức tin: “Tôi tin Đức Chúa Thánh Thần, Giáo Hội Công giáo, các thánh thông công, phép tha tội.” “Các thánh thông công” là những ân sủng thánh, ân sủng thánh cũng như sự cứu độ do phép Thánh Thể, khi nhận được làm cho Giáo Hội sinh ra và trưởng thành, trong niềm hợp nhất trên toàn thế giới và toàn thể các thánh và thiên thần trên trời. Phép tha tội” chính là phép rửa tội và phép giải tội. Nếu là kinh Tin Kính tuyên xưng điều đó thì thực sự Giáo Hội không phải chỉ là một hệ thống giai cấp, hay một tổ chức hiệp hội, cũng không phải là một tổ chức hội đoàn kết hợp những người đoàn kết với nhau, nhưng chính là một ân huệ của Thiên Chúa, một tác tạo của Chúa Thánh Thần làm phát sinh dân Chúa trong lịch sử, với nền phụng vụ và những Bí tích.
Có một hình ảnh được lâp lại nhiều lần trong các bài giảng của Đức Giáo Hoàng: “Một trong những người lính đã dùng lưởi dòng, đâm thâu cạnh sườn Chúa tức thì máu và nước chảy ra (Gn 19,34). Và đây máu và nước lại chảy ra, nơi phép thánh thể và phép rửa tội, Giáo Hội phát sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa bị đóng đinh, một bà Eva mới được tạo nên từ Adam mới. Trở về với những hình ảnh là một trong những nét đặc biệt trong những bài giảng của Đức Bênêđictô XVI. Tại nhà thờ chánh tòa Wesminter, ngày 18 tháng 9 năm 2010, ngài đã làm cho mọi người hướng mắt về thánh giá lớn ở bên hông nhà thờ, nhìn đến Chúa Kitô’ “đang khắc khoải, bị đau khổ đè bẹp, nạn nhân của sự chết để cho chúng ta được làm hòa với Đức Chúa Cha và ban cho chúng ta được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Giáo Hội múc sự sống trong máu thánh rất quý báu trong phép Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng còn thêm khi ngài trích lời của Pascal: Trong sự sống của Giáo Hội, trong những thử thách và những khổ đau gian truân, Chúa Kitô vẫn còn đau khổ hấp hối cho đến ngày thế giới cáo chung.”
Trong bài thuyết giảng của ngài những hình ảnh thường được rút ra từ Kinh Thánh hay từ những tác phẩm nghệ thuật thường dùng để giải thích những bí nhiệm. Sự ngạc nhiên trước sự vô hình mà người ta nhìn thấy trong tác phẩm nghệ thuật còn đưa đến một điều lạ lùng vĩ đại hơn nữa là chính sự hiện hữu của Đấng Đã Sống Lại trong bánh và rưọu, nguồn gốc của sự biến đổi của thế giới, để cho thành trì của con người trở thành “một thế giới được sống lại”, Một Thành Trì của Thiên Chúa.
Những bài giảng được thu góp trong tập sách này, phần nhiều đã được Đức Giáo Hoàng thuyết giảng trong các thánh lễ misa sau khi tuyên đọc Tin Mừng. Nhưng cũng có nhiều bài được thuyết giảng trong những buổi kinh chiều, trước khi đọc kinh “Magnificat”. Các địa điểm được thuyết giảng xẩy ra nhiều nơi, ở Italia hay ở những quốc gia khác, trong các làng xóm hay ở những thành phố lớn: ở Roma, ở Castel Gondolfo, Malte, Turin, Fatima, Porto, Nicosie, Sulmona, Carpineto, Glasgow, Londres, Birmingham, Palerme. Có một trường hợp đặc biệt: đó là bài giảng của Chúa nhật thứ bốn Mùa Chay, được Đức Giáo Hoàng thuyết giảng nhân dịp buổi phụng vụ đại kết của giáo phái Luther ở Roma.
Để thêm vào hai tuyển tập trước, nhà xuất bản thêm vào bản phụ lục một vài kỳ công là bài gỉảng trong ngày khi nói với giáo dân trên toàn thế giới vào mỗi buổi trưa trước giớ đọc kinh Truyền Tin hay trong Mùa Phục sinh trước giờ đọc kinh Regina Caeli.
Nhà xuất bản đã thâu thập trên tám mươi bài thuyết giảng, có những bài dài, có những bài ngắn được in trong tập sách này, bao gồm gần tất cả các bài suốt năm phụng vụ, chứng tỏ Đức Giáo Hoàng rất chú trọng đến mục vụ này. Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nhấn mạnh đến sự cao cả và nói đây là những bài mẫu cho các mục tử của Giáo Hội, khi ngài ngỏ lời với các Đức Giám mục trong Hội nghị các giám mục xứ Italia vào ngày 21 tháng 1 năm 2010: “Chúng ta không ngần ngại nói lên lòng cảm phục về nghệ thuật thuyết giảng đối với chúng ta và các linh mục của chúng ta đây là một cách thuyết giảng rất cao siêu và khác thường.” Như Đức Giáo Hoàng Lêon Cả, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ được lịch sử nhớ tới về những bài thuyết giảng của ngài.”
Sandro Magister
Đây là quyển sách thứ ba, tập sách này gồm những bài giảng thánh lể hằng ngày, cũng như những buổi kinh chiều mà ngài đã cử hành.
Trong huấn dụ trước Đại Hội nghị “Verbum Domini” được phổ biến vào ngày 30 tháng 9 vừa qua dành để nói về Lời Chúa trong sự sống của Giáo Hội, có đoạn 59 dành riêng nói về bài giảng. Bài giảng là điểm chính trong việc truyền đạt về Tin Mừng được giáo dân lắng nghe mỗi chúa nhật của hàng triệu người đã chịu phép rửa trên toàn thế giới.
Trong nghệ thuật về bài giảng, điều chắc chắn là Đức Bênêđictô XVI là một khuôn mẫu đặc biệt xuất sắc.
Và tập sách này đã nói lên điều đó:
Bênêđictô XVI, “Những bài giảng của Đức Joseph Ratzinger, Giáo Hoàng”. Năm phụng vụ 2010” do Sandro Magister xuất bản, Nhà sách Libri Scheiwiller, Milan 2010, 420 trang. 18 Euros.
“Như Đức Giáo Hoàng Leon Cả, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ nổi bật trong lịch sử về những bài thuyết giảng của ngài trong thánh lễ”.
Nghi lễ phụng vụ Giáo Hội La mã chia những ngày chúa nhật, những ngày lễ thành ba năm, mỗi năm chú trọng đến một sách Tin Mừng: Tin Mừng thánh Mathêu, thánh Mác Cô và thánh Luca.Tin Mừng của thánh Luca bắt đầu từ Chúa nhật Mùa Vọng năm 2009 cho đến cuối năm 2010. Nhà xuất bản Libri đã giữ đúng theo ngày tháng các bài giảng. Tập sách thứ 3 kết thúc ba năm phụng vụ, tập sách này gom góp những bài giảng Tin Mừng của thánh Luca bắt đầu từ Mùa Vọng tháng 9 năm 2009 đến cuối năm 2010.
Những bài giảng trong thánh lễ và những buổi kinh chiều là điểm chính của triều đại giáo hoàng của ngài, mà tất cả mọi người còn có người chưa còn hiểu rỏ. Một số lớn được đức Giuse Ratzinger viết ra một số được phát biểu tự nhiên bằng lời. Nhưng tất cả đều được ngài suy niệm chín chắn và sửa soạn cẩn thận bởi vì đối với ngài các bài giảng có một giá trị đặc biệt khác biệt với điều ngài nói hay phát biểu hay viết về những vấn đề khác. Dĩ nhiên những bài giảng là một phần trong công việc phụng vụ, cũng có thể đó là một phần trong phụng vụ và đối với ngài là mục đích tối cần trong sứ mệnh tông đồ, “bởi vì trong bối cảnh toàn thể vũ trụ là phụng vụ Thiên Chúa, tôn thờ như vậy là tinh tuyền và bảo đảm. Trong viển ảnh của Ratzinger đầy tính chất ảnh hưởng của thánh Augustinô, một viển ảnh thành trì của Thiên Chúa ở trên trời và ở dưới đất, giữa thời gian và cỏi đời đời. Đức Giáo Hoàng nhìn trong thánh lễ “hình ảnh và quang cảnh thực tại thiên giới (Do thái 8,5) Bài giảng của ngài có nhiệm vụ vén bức màn mầu nhiệm đó.
Dĩ nhiên, khi đọc lại những bài giảng, chúng ta nhìn thấy viển tượng một thế giới và lịch sử với những mới mẽ tạo nên trung tâm về Tin Mừng của Kitô giáo, bởi vì Chúa Giêsu đang có mặt và không còn một khoảng trống nào hết”. Mùa vọng đang xẩy ra, sắp đến và đã đến ngài nói trong bài giảng của ngài khi khánh thành năm phụng vụ mới này: Thiên Chúa đang hiện diện, Ngài không ra khỏi thế gian, Ngài không để chúng ta cô đơn” và bởi vậy, thời gian trở thành một thực tại, một khoảnh khắc duy nhất, thuận lợi, cho cuộc cứu độ đời đời, tất cả vũ trụ thay đổi nét mặt” đàng sau không còn sương mù bao phủ của một nguồn gốc vô định cũng như một tương lai mờ mịt”.
Nhưng trong thời gian “Thành trì Thiên Chúa” không phải là vô hình. Nó có một giai điệu bí nhiệm vô hình đang bao phủ. Trong mỗi thánh lễ, trong mỗi bài giảng, được định vào một thời gian nhất định, được chia ra từ chúa nhật này sang chúa nhật khác. “Ngày của Chúa” dường như đối chọi với Đấng đã sống lại vào ngày thứ nhất sau ngày sabbat, trở thành bát tuần trong cỏi sống đời đời. Sự hiện diện của Đấng đã sống lại trong bánh và rượu là một thực tại, Đức Giáo Hoàng luôn luôn giảng dạy. Muốn nhìn thấy và gặp gở ngài, chỉ cần mở mắt đức tin mà nhìn, như trường hợp các môn đệ ở Emmaus, chỉ gặp và nhận biết Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể, “khi bẻ bánh”.
“Năm phụng vụ là con đường lớn của đức tin”, Đức giáo hoàng nhắc lại trước giờ Kinh Truyền Tin, trong một suy niệm ngắn ngày chúa nhật mà ngài trình bày như một bài giảng ngắn gọn về Tin Mừng của ngày chúa nhật. Như đi trên con đường đến Emmaus, đồng hành cùng Đấng sống lại làm cho tâm hồn hai môn đệ nóng lên bừng cháy khi Đấng ấy giải thích Kinh Thánh. Từ ông Mai sen đến những tiên tri và cho đến Đức Giêsu, Kinh Thánh là lịch sử và đường hướng biến cố tạo nên lịch sử và năm phụng vụ lại bắt đầu tất cả và Lễ Phục Sinh là trung tâm điểm. Mùa Vọng, Giáng Sinh, Hiển Linh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Thăng Thiên, Ngủ Tuần. Cho đến cuộc giáng lâm lần thứ hai của Đấng Kitô cho đến thời kỳ cáo chung. Điều đó trình bày phụng vụ Kitô giáo thành một khối duy nhất và Đức Giáo hoàng không ngừng thuyết giảng là những gì ngài kể lại không phải chỉ là những kỷ niệm. Nhưng là một thực tại sống động và hiện tại. Mỗi thánh lễ xẩy ra như Chúa Giêsu đang tuyên bố trong đền thờ ở Nazarét sau khi Chúa mở cuốn kinh của tiên tri Isaia: ”Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” (Lc 4,21)
Trong những bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra thế nào là Giáo Hội. Ngài đưa ra với khuôn mẫu rất xa xưa về việc tuyên xưng đức tin: “Tôi tin Đức Chúa Thánh Thần, Giáo Hội Công giáo, các thánh thông công, phép tha tội.” “Các thánh thông công” là những ân sủng thánh, ân sủng thánh cũng như sự cứu độ do phép Thánh Thể, khi nhận được làm cho Giáo Hội sinh ra và trưởng thành, trong niềm hợp nhất trên toàn thế giới và toàn thể các thánh và thiên thần trên trời. Phép tha tội” chính là phép rửa tội và phép giải tội. Nếu là kinh Tin Kính tuyên xưng điều đó thì thực sự Giáo Hội không phải chỉ là một hệ thống giai cấp, hay một tổ chức hiệp hội, cũng không phải là một tổ chức hội đoàn kết hợp những người đoàn kết với nhau, nhưng chính là một ân huệ của Thiên Chúa, một tác tạo của Chúa Thánh Thần làm phát sinh dân Chúa trong lịch sử, với nền phụng vụ và những Bí tích.
Có một hình ảnh được lâp lại nhiều lần trong các bài giảng của Đức Giáo Hoàng: “Một trong những người lính đã dùng lưởi dòng, đâm thâu cạnh sườn Chúa tức thì máu và nước chảy ra (Gn 19,34). Và đây máu và nước lại chảy ra, nơi phép thánh thể và phép rửa tội, Giáo Hội phát sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa bị đóng đinh, một bà Eva mới được tạo nên từ Adam mới. Trở về với những hình ảnh là một trong những nét đặc biệt trong những bài giảng của Đức Bênêđictô XVI. Tại nhà thờ chánh tòa Wesminter, ngày 18 tháng 9 năm 2010, ngài đã làm cho mọi người hướng mắt về thánh giá lớn ở bên hông nhà thờ, nhìn đến Chúa Kitô’ “đang khắc khoải, bị đau khổ đè bẹp, nạn nhân của sự chết để cho chúng ta được làm hòa với Đức Chúa Cha và ban cho chúng ta được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Giáo Hội múc sự sống trong máu thánh rất quý báu trong phép Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng còn thêm khi ngài trích lời của Pascal: Trong sự sống của Giáo Hội, trong những thử thách và những khổ đau gian truân, Chúa Kitô vẫn còn đau khổ hấp hối cho đến ngày thế giới cáo chung.”
Trong bài thuyết giảng của ngài những hình ảnh thường được rút ra từ Kinh Thánh hay từ những tác phẩm nghệ thuật thường dùng để giải thích những bí nhiệm. Sự ngạc nhiên trước sự vô hình mà người ta nhìn thấy trong tác phẩm nghệ thuật còn đưa đến một điều lạ lùng vĩ đại hơn nữa là chính sự hiện hữu của Đấng Đã Sống Lại trong bánh và rưọu, nguồn gốc của sự biến đổi của thế giới, để cho thành trì của con người trở thành “một thế giới được sống lại”, Một Thành Trì của Thiên Chúa.
Những bài giảng được thu góp trong tập sách này, phần nhiều đã được Đức Giáo Hoàng thuyết giảng trong các thánh lễ misa sau khi tuyên đọc Tin Mừng. Nhưng cũng có nhiều bài được thuyết giảng trong những buổi kinh chiều, trước khi đọc kinh “Magnificat”. Các địa điểm được thuyết giảng xẩy ra nhiều nơi, ở Italia hay ở những quốc gia khác, trong các làng xóm hay ở những thành phố lớn: ở Roma, ở Castel Gondolfo, Malte, Turin, Fatima, Porto, Nicosie, Sulmona, Carpineto, Glasgow, Londres, Birmingham, Palerme. Có một trường hợp đặc biệt: đó là bài giảng của Chúa nhật thứ bốn Mùa Chay, được Đức Giáo Hoàng thuyết giảng nhân dịp buổi phụng vụ đại kết của giáo phái Luther ở Roma.
Để thêm vào hai tuyển tập trước, nhà xuất bản thêm vào bản phụ lục một vài kỳ công là bài gỉảng trong ngày khi nói với giáo dân trên toàn thế giới vào mỗi buổi trưa trước giớ đọc kinh Truyền Tin hay trong Mùa Phục sinh trước giờ đọc kinh Regina Caeli.
Nhà xuất bản đã thâu thập trên tám mươi bài thuyết giảng, có những bài dài, có những bài ngắn được in trong tập sách này, bao gồm gần tất cả các bài suốt năm phụng vụ, chứng tỏ Đức Giáo Hoàng rất chú trọng đến mục vụ này. Đức Hồng Y Angelo Bagnasco nhấn mạnh đến sự cao cả và nói đây là những bài mẫu cho các mục tử của Giáo Hội, khi ngài ngỏ lời với các Đức Giám mục trong Hội nghị các giám mục xứ Italia vào ngày 21 tháng 1 năm 2010: “Chúng ta không ngần ngại nói lên lòng cảm phục về nghệ thuật thuyết giảng đối với chúng ta và các linh mục của chúng ta đây là một cách thuyết giảng rất cao siêu và khác thường.” Như Đức Giáo Hoàng Lêon Cả, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ được lịch sử nhớ tới về những bài thuyết giảng của ngài.”
Sandro Magister
Trở lại Assisi: Đức Thánh Cha Benedict XVI tưởng nhớ biến cố ngài đã vắng mặt
Bùi Hữu Thư
19:24 07/01/2011
VATICAN (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài sẽ đến Assisi vào tháng 10 để đánh dấu việc kỷ niệm 25 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tổ chức buổi cầu nguyện liên tôn cho hòa bình, nhưng ngài không nói gì đến việc ngài sẽ cầu nguyện với các thành phần của các tôn giáo khác.
Khi tuyên bố về buổi họp tháng 10 này, ngài nói sẽ đi hành hương đến Assisi và mong muốn các đại diện của các giáo phái Thiên Chúa khác và các tôn giáo trên thế giới cũng đến đó với ngài để ghi nhớ “hành động lịch sử” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và để “long trọng tái lập cam kết của các tin hữu của tất cả mọi tôn giáo là phải sống đức tin của tôn giáo họ như việc phụng sự cho lý tưởng hòa bình.”
Trong khi Đức Thánh Cha có thể cởi mở về việc đối thoại liên tôn hơn là đa số những kitô hữu bảo thủ đã mong muốn, ngài tiếp tục nhấn mạnh là việc đối thoại phải thành thật về những dị biệt hiện hữu giữa các tôn giáo và các hoạt động hỗn hợp phải công nhận những dị biệt này.
Trong cuốn sách năm 2003 “Sự Thật và sự Bao Dung” (Truth and Tolerance), một tuyển tập các bài diễn văn và các bài khảo cứu về Thiên Chúa giáo và các tôn giáo thế giới, trong đó Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã dành bốn trang cho đề tài “Đa tôn giáo và cầu nguyện liên tôn.”
Là một Hồng Y và bộ trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ngài là một trong số rất ít các giới chức cao cấp Vatican đã không tham dự buổi họp năm 1986 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Assisi. Sau đó ngài nói là cách thức tổ chức biến cố này khiến cho có nhiều sự hiểu nhầm.
Khi tuyên bố về buổi họp tháng 10 này, ngài nói sẽ đi hành hương đến Assisi và mong muốn các đại diện của các giáo phái Thiên Chúa khác và các tôn giáo trên thế giới cũng đến đó với ngài để ghi nhớ “hành động lịch sử” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và để “long trọng tái lập cam kết của các tin hữu của tất cả mọi tôn giáo là phải sống đức tin của tôn giáo họ như việc phụng sự cho lý tưởng hòa bình.”
Trong khi Đức Thánh Cha có thể cởi mở về việc đối thoại liên tôn hơn là đa số những kitô hữu bảo thủ đã mong muốn, ngài tiếp tục nhấn mạnh là việc đối thoại phải thành thật về những dị biệt hiện hữu giữa các tôn giáo và các hoạt động hỗn hợp phải công nhận những dị biệt này.
Trong cuốn sách năm 2003 “Sự Thật và sự Bao Dung” (Truth and Tolerance), một tuyển tập các bài diễn văn và các bài khảo cứu về Thiên Chúa giáo và các tôn giáo thế giới, trong đó Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger đã dành bốn trang cho đề tài “Đa tôn giáo và cầu nguyện liên tôn.”
Là một Hồng Y và bộ trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ngài là một trong số rất ít các giới chức cao cấp Vatican đã không tham dự buổi họp năm 1986 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Assisi. Sau đó ngài nói là cách thức tổ chức biến cố này khiến cho có nhiều sự hiểu nhầm.
Top Stories
Vietnam: Environ 400 000 personnes ont participé au deuxième jour des cérémonies de clôture de l’Année sainte à La Vang
Eglises d'Asie
09:55 07/01/2011
Eglises d'Asie, 7 janvier 2011- Finalement, ni le Premier ministre, ni le Chef de l’Etat vietnamiens ne seront venus participer aux cérémonies de clôture de l’Année sainte 2011 au sanctuaire de La Vang, comme le prévoyait le programme initial. Une première information annonçait la venue de la vice-présidente, Mme Nguyên Thi Doan. Mais en dernier lieu, c’est le cinquième des cinq vice-premiers ministres en exercice,
Nguyên Thiên Nhân, qui a été retenu pour représenter le gouvernement au deuxième jour des cérémonies. Son intervention orale alignant les poncifs bien connus du discours officiel sur la religion (1) n’aura été qu’un court épisode au sein d’une grandiose cérémonie consacrée à célébrer la Vierge Marie et à accueillir avec faste l’envoyé spécial du Souverain pontife.
La veille, le temps avait été exécrable. Lorsque dans la matinée du 5 janvier, les haut-parleurs du centre marial, aux alentours de 5 heures, réveillèrent les dormeurs au son de la musique et des tambours, la pluie tombait encore à verse. La messe de 6 heures qui devait être célébrée sur l’esplanade a eu lieu dans la chapelle, présidée par l’évêque de Nha Trang, Mgr Joseph Vo Duc Minh. Seuls les évêques, les prêtres concélébrants et quelques fidèles purent y rentrer. Comme la veille, le gros de la foule se tenait autour de la chapelle essayant, tant bien que mal, de s’abriter de la pluie…, une pluie qui, pourtant, était loin d’avoir freiné l’affluence des pèlerins. Dans les heures qui ont suivi, ces derniers ont peu à peu rempli l’esplanade, par petits groupes venus de l’ensemble du pays. Selon le comité organisateur, en ce milieu de matinée du 5 janvier, au moins 200 000 pèlerins étaient déjà présents, un chiffre qui s’élèvera jusqu’à 400 000 dans l’après-midi.
En fin de matinée, la pluie s’était peu à peu calmée et le ciel s’était éclairci. La seconde messe prévue a pu être célébrée sur l’esplanade par Mgr Vincent Nguyên Van Ban, évêque de Ban Mê Thuôt, tandis que le cardinal Yvan Dias, à la tête de la délégation pontificale, faisait son apparition dans le sanctuaire.
C’est lui qui à 15 h 30, en présence de la délégation gouvernementale, a présidé la cérémonie au cours de laquelle la nouvelle statue de la Vierge a été bénie. Peu après, les drapeaux des 26 diocèses du Vietnam ont été déployés. C’est alors que la Conférence épiscopale du Vietnam a solennellement accueilli le prélat pontifical, la délégation gouvernementale et les autres invités de marque de ces cérémonies de clôture de l’Année sainte. Ces derniers ont été présentés à l’assemblée par le vice-président de la Conférence épiscopale, une présentation qui a été suivie par le discours de bienvenue prononcée par Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence. Dans sa réponse, le cardinal Yvan Dias a souligné l’attention toute particulière que le pape Benoît XVI portait au Vietnam et à son Eglise. Il a fait également allusion aux relations entre l’Etat et l’Eglise, les comparant à celle d’un père et d’une mère et concluant que, lorsque les parents s’entendaient bien, c’était "tout bénéfice pour les enfants". Le représentant de l’Etat vietnamien, dans un langage convenu et avec un vocabulaire religieux quelquefois approximatif, souligna que la manifestation du jour témoignait de la liberté religieuse qui régnait dans le pays. Cependant, ces propos n’ont pas convaincu un certain nombre de catholiques opposés à la présence des autorités au cœur de cette assemblée d’Eglise...
La journée du 5 janvier s’est achevée par une veillée et une procession du Saint-Sacrement. La prière et la méditation avaient pour thème « Avec la Vierge Marie, allons annoncer la Bonne Nouvelle ». A minuit, après une dernière messe célébrée par Mgr Nguyên Chi Linh, l’assemblée se dispersait. Il ne restait plus que quelques heures de repos avant d’entamer la dernière journée de ces cérémonies de clôture de l’Année sainte (2).
(1) Le texte de son intervention n’a pas été repris par les agences catholiques vietnamiennes, mais on peut le trouver sur la presse officielle, par exemple dans le journal électronique du gouvernement: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Pho-Thu-tuong-Nguyen-Thien-Nhan-du-Le-Be-mac-nam-Thanh-2010/20111/58383.vgp
(2) sources: site de la conférence épiscopale du Vietnam, site de l’archidiocèse de Hue, VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 7 janvier 2011)
Nguyên Thiên Nhân, qui a été retenu pour représenter le gouvernement au deuxième jour des cérémonies. Son intervention orale alignant les poncifs bien connus du discours officiel sur la religion (1) n’aura été qu’un court épisode au sein d’une grandiose cérémonie consacrée à célébrer la Vierge Marie et à accueillir avec faste l’envoyé spécial du Souverain pontife.
La veille, le temps avait été exécrable. Lorsque dans la matinée du 5 janvier, les haut-parleurs du centre marial, aux alentours de 5 heures, réveillèrent les dormeurs au son de la musique et des tambours, la pluie tombait encore à verse. La messe de 6 heures qui devait être célébrée sur l’esplanade a eu lieu dans la chapelle, présidée par l’évêque de Nha Trang, Mgr Joseph Vo Duc Minh. Seuls les évêques, les prêtres concélébrants et quelques fidèles purent y rentrer. Comme la veille, le gros de la foule se tenait autour de la chapelle essayant, tant bien que mal, de s’abriter de la pluie…, une pluie qui, pourtant, était loin d’avoir freiné l’affluence des pèlerins. Dans les heures qui ont suivi, ces derniers ont peu à peu rempli l’esplanade, par petits groupes venus de l’ensemble du pays. Selon le comité organisateur, en ce milieu de matinée du 5 janvier, au moins 200 000 pèlerins étaient déjà présents, un chiffre qui s’élèvera jusqu’à 400 000 dans l’après-midi.
En fin de matinée, la pluie s’était peu à peu calmée et le ciel s’était éclairci. La seconde messe prévue a pu être célébrée sur l’esplanade par Mgr Vincent Nguyên Van Ban, évêque de Ban Mê Thuôt, tandis que le cardinal Yvan Dias, à la tête de la délégation pontificale, faisait son apparition dans le sanctuaire.
C’est lui qui à 15 h 30, en présence de la délégation gouvernementale, a présidé la cérémonie au cours de laquelle la nouvelle statue de la Vierge a été bénie. Peu après, les drapeaux des 26 diocèses du Vietnam ont été déployés. C’est alors que la Conférence épiscopale du Vietnam a solennellement accueilli le prélat pontifical, la délégation gouvernementale et les autres invités de marque de ces cérémonies de clôture de l’Année sainte. Ces derniers ont été présentés à l’assemblée par le vice-président de la Conférence épiscopale, une présentation qui a été suivie par le discours de bienvenue prononcée par Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, président de la Conférence. Dans sa réponse, le cardinal Yvan Dias a souligné l’attention toute particulière que le pape Benoît XVI portait au Vietnam et à son Eglise. Il a fait également allusion aux relations entre l’Etat et l’Eglise, les comparant à celle d’un père et d’une mère et concluant que, lorsque les parents s’entendaient bien, c’était "tout bénéfice pour les enfants". Le représentant de l’Etat vietnamien, dans un langage convenu et avec un vocabulaire religieux quelquefois approximatif, souligna que la manifestation du jour témoignait de la liberté religieuse qui régnait dans le pays. Cependant, ces propos n’ont pas convaincu un certain nombre de catholiques opposés à la présence des autorités au cœur de cette assemblée d’Eglise...
La journée du 5 janvier s’est achevée par une veillée et une procession du Saint-Sacrement. La prière et la méditation avaient pour thème « Avec la Vierge Marie, allons annoncer la Bonne Nouvelle ». A minuit, après une dernière messe célébrée par Mgr Nguyên Chi Linh, l’assemblée se dispersait. Il ne restait plus que quelques heures de repos avant d’entamer la dernière journée de ces cérémonies de clôture de l’Année sainte (2).
(1) Le texte de son intervention n’a pas été repris par les agences catholiques vietnamiennes, mais on peut le trouver sur la presse officielle, par exemple dans le journal électronique du gouvernement: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Pho-Thu-tuong-Nguyen-Thien-Nhan-du-Le-Be-mac-nam-Thanh-2010/20111/58383.vgp
(2) sources: site de la conférence épiscopale du Vietnam, site de l’archidiocèse de Hue, VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 7 janvier 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng Thánh lễ khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29 và bế mạc Năm Thánh GHVN
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
08:01 07/01/2011
LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Thánh lễ khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29
Và Đại lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Thánh Cha Piô IX, trong sắc chỉ Ineffabilis Deus đã tuyên bố việc Đức Trinh Nữ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội là một tín điều thuộc đức tin công giáo. Tuyên bố này đã được chính Đức Mẹ xác nhận 4 năm sau đó, khi hiện ra cho cô bé chăn cừu Bernadette tại Lộ Đức vào năm 1858. Tín điều này đã được vị Đại Diện Chúa Kitô chính thức công bố sau bao nhiêu năm dài dân Chúa đã tin như vậy, căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh như chúng ta vừa nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Trong bài đọc I trích sách Sáng thế, sau khi ông bà nguyên tổ sa ngã phạm tội vì sự lừa dối của ma quỉ đội lốt con rắn, Thiên Chúa đã tuyên phạt hai ông bà, nhưng Ngài không hoàn toàn bỏ rơi con người mà Ngài đã tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Vì thế, sau khi tuyên án, Thiên Chúa đã ban cho họ một lời hứa cứu độ, thường được gọi là lời tiền Tin Mừng, khi Ngài nói với con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Lời đó ám chỉ Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra từ người phụ nữ và sẽ đánh bại ma quỉ, phục hồi tình trạng ân sủng cho con người.
Chính vì thế người phụ nữ được tuyển chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông truyền ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc hiện hữu. Và điều đó có được là do Thiên Chúa nhìn thấy trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô. Trong đoạn Tin Mừng theo thánh Luca chúng ta vừa nghe, Đức Trinh Nữ Maria đã được sứ thần Gabriel gọi là Đấng đầy ân sủng, tức là hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội tổ tông. Mẹ được gọi là Đấng đầy ân sủng trước khi Mẹ thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là ơn vô nhiễm nguyên tội là một hồng ân được ban cách nhưng không, đi trước mọi công nghiệp và là điều kiện cần thiết để Mẹ thực hiện công nghiệp qua lời xin vâng liên tục trong suốt cuộc đời trần thế của Mẹ. Đây là một ân huệ độc nhất vô nhị mà chỉ một mình Đức Mẹ mới có, vì vai trò có một không hai của Ngài, đó là làm Mẹ Chúa Cứu Thế.
Khi được cô bé chăn cừu Bernadette hỏi tên, Đức Maria đã trả lời nguyên văn bằng tiếng Pháp như sau: “Je suis l’immaculée conception”, có nghĩa là “Ta là sự đầu thai vô nhiễm”. Cách nói này chứa đựng một nội dung thật là sâu sắc hơn cách nói “Ta là Đấng đầu thai vô nhiễm”, bởi vì khi tự đồng hóa mình với “sự đầu thai vô nhiễm”, Đức Mẹ đã chiếm trọn nội hàm của cụm từ ấy, nghĩa là sự đầu thai vô nhiễm hoàn toàn thuộc về một mình Đức Mẹ, chứ không thể được chia sẻ cho một ai khác. Nói cách khác, Đức Mẹ là người duy nhất trong nhân loại được ơn vô nhiễm nguyên tội.
Ngay từ Cựu Ước, sách Diễm Ca đã viết: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6,10). Thánh Gioan tông đồ trong sách Khải Huyền cũng đã mô tả một điềm lạ mà Giáo Hội quen áp dụng cho Đức Mẹ: “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung: một người phụ nữ mình khoác mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Mẹ rực rỡ như mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú, vì Mẹ không vướng một chút tì ố nào và được Chúa ban đầy tràn ân sủng. Mẹ uy hùng như đạo binh, vì với ơn vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho được chiến thắng trên quyền lực của Xatan. Nguyên tổ Ađam và Eva cũng đã được Thiên Chúa tạo dựng trong tình trạng ân sủng, trong trắng vô tội, nhưng hai ông bà đã không giữ được tình trạng ân sủng ấy, vì đã phạm tội. Riêng Đức Maria đã cộng tác với ân sủng và giữ được sự trong trắng vô tội cho đến suốt đời, không hề phạm một tội riêng nào. Vẻ đẹp của Mẹ không như đóa hoa sớm nở chiều tàn, nhưng như một mùa xuân bất tận.
Năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra cho các giáo dân đang cầu nguyện tại La Vang này với dung mạo uy nghi rực rỡ, tươi đẹp vô ngần. Thánh nữ Bernađette khi thấy Đức Mẹ hiện ra tai hang đá Lộ Đức đã phải thốt lên với mọi người: “Mẹ đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu ai thấy Mẹ một lần, thì người đó sẵn sàng chết để được thấy Mẹ trên thiên đàng mãi mãi”. Chính vì thế, qua bao thời, Giáo Hội vẫn luôn dâng lên Mẹ lời kinh tuyệt đẹp như sau: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ diễm lệ tuyệt vời, nơi Mẹ không hề dính bén chút bùn nhơ tội lỗi”. Và chúng ta có thể nói: chỉ có Đức Mẹ chứ không ai khác trên trần gian này có thể được ví von cách trọn vẹn bằng 4 câu ca dao Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Kính thưa cộng đoàn,
Con người đã được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, được ban đầy tràn ân sủng và rạng ngời vinh quang. Thế nhưng vì nghe lời phỉnh gạt của ma quỉ, ông bà nguyên tổ đã phạm tội chống lại Thiên Chúa và dẫn đưa toàn thể nhân loại đi vào cảnh bùn nhơ tội lỗi. Tội lỗi như một căn bệnh truyền nhiễm có sức lây lan khủng khiếp theo đà tiến của văn minh vật chất. Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế, cứ tiếp tục leo thang và tương tác. Con người ngày nay rất nhạy cảm và tỏ ra bức xúc trước sự ô nhiễm trong các lãnh vực vật chất như thực phẩm, nước uống, không khí, môi trường sinh thái, v.v., nhưng ít quan tâm và cũng ít có khả năng đề kháng trước các hình thức ô nhiễm tinh thần, khiến cho tội lỗi ngày càng tràn ngập và len lỏi vào từng tế bào của xã hội, làm mất đi sự trong trắng của tuổi thơ, làm phai mờ khát vọng của tuổi trẻ, làm sứt mẻ các quan hệ gia đình và xã hội, làm suy đồi phong hóa của dân tộc. Con người ngày càng thấy mình trở nên yếu hơn, mất dần sức đề kháng đối với tội lỗi; tình trạng ấy có thể được coi như một thứ bệnh liệt kháng tinh thần, muôn phần nguy hiểm hơn căn bệnh liệt kháng thể lý.
Chính trong cảnh tối tăm dày đặc ấy, hình ảnh Đức Maria vô nhiễm nguyên tội xuất hiện như một ánh sao hy vọng. Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tì ố của tội lỗi, và do đó Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta, là hình ảnh một nhân loại mới được Thiên Chúa cứu độ và bao bọc bằng ân sủng. Qua Mẹ, Thiên Chúa muốn chứng tỏ tình yêu thương không hề lay chuyển của Ngài đối với nhân loại, một tình yêu bất chấp sự phản bội của con người, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện và tràn đầy ân sủng.
Quả thế, trong bài đọc II trích thư gửi giáo đoàn Êphêxô, thánh Phaolô tông đồ mời gọi các tín hữu hãy cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn phúc thiêng liêng Ngài đã tuôn đổ trên chúng ta, đã chọn chúng ta từ trước khi tạo thành vũ trụ, để chúng ta trở nên thánh thiện và không tì ố trước mặt Ngài và tiền định chúng ta làm nghĩa tử của Ngài nhờ công trình cứu độ của Đức Kitô. Mỗi người chúng ta dù không được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc thụ thai như Đức Mẹ, nhưng nhờ bí tích rửa tội, chúng ta cũng đã được tẩy sạch mọi tội lỗi để sống công chính thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Cũng vậy, Giáo Hội mặc dù gồm những con người yếu hèn tội lỗi, nhưng theo lời thánh Phaolô, Giáo Hội chính là hiền thê của Đức Kitô, một hiền thê phải “xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Đó là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, một Giáo Hội hiện diện giữa trần gian nhưng quyết tâm không để mình lây nhiễm sự xấu xa của trần gian, để trở thành dấu chỉ thánh thiện về sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đó cũng chính là hình ảnh mà Giáo Hội Việt Nam trong suốt năm qua đã suy tư để tìm cách thực hiện, hầu có thể đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc rao giảng Tin Mừng trên quê hương Việt Nam hiện nay. Như thế đại lễ bế mạc Năm Thánh không thể được coi như màn trình diễn cuối cùng để kết thúc một năm lễ hội, nhưng là một biến cố khai mào cho một giai đoạn mới với nhiều quyết tâm và sáng kiến mới, hướng đến ngày kỷ niệm 500 năm Tin Mừng lần đầu tiên được rao giảng trên quê hương Việt Nam (1533-2033).
Chúng ta hãy cầu nguyện cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam luôn rạng ngời sự thánh thiện trước mặt mọi người để sinh hạ cho Chúa những kitô hữu tốt lành. Chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta biết ý thức ơn gọi và địa vị cao cả của mình trong chương trình muôn thuở của Thiên Chúa, để chúng ta biết luôn giữ mình trong sạch khỏi mọi ô nhơ của tội lỗi, để giới trẻ biết can đảm thắng vượt những quyến rũ bất chính của đam mê nhục dục. Chớ gì nét đẹp của Đức Maria mà chúng ta vừa chiêm ngưỡng giãi sáng trên những bóng tối của cuộc đời chúng ta và của thế giới chúng ta đang sống.
Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi
DẪN VÀO THÁNH LỄ
Trọng kính ĐHY, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Viện Phụ, Quí Bề Trên các Dòng
Kính thưa Quí Cha, Quí Tu Sĩ nam nữ, Chủng sinh, Quý Ông Bà và Anh Chị Em rất thân mến,
Hôm nay chúng ta thuộc đủ mọi thành phần Dân Chúa của Giáo Hội Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước cùng qui tụ về đây, tại linh đài Đức Mẹ La Vang, để cử hành thánh lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 29, nhân dịp bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, mà đỉnh cao là đại lễ do Đức Hồng Y Đặc Sứ của Đức Thánh Cha chủ sự vào ngày 06 sắp đến.
Thánh lễ chiều nay được cử hành cách đặc biệt để tôn kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, như khuôn mẫu của Giáo Hội mà trong suốt Năm Thánh này mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam đã cùng nhau cầu nguyện, suy tư, thảo luận, để tìm cách canh tân và định hướng cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới. Để xứng đáng với sự tuyển chọn của Thiên Chúa và để trung thành với ơn gọi nên thánh, cũng như với sứ vụ thánh hóa trần gian, mỗi người chúng ta hôm nay hãy cùng hiệp ý với mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, để cầu xin Mẹ giúp sức và để noi gương Mẹ sống cuộc đời trong trắng, vượt thắng mọi cám dỗ của tội lỗi, để khuôn mặt của Giáo Hội ngày càng sáng ngời và có sức hấp dẫn đối với mọi người đương thời.
Cử hành thánh lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày khai mạc Đại Hội, chúng ta cũng có ý nài xin Đức Mẹ giúp chúng ta thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng đón nhận bao ơn lành mà Thiên Chúa sẽ ban xuống trên chúng ta trong những ngày trọng đại này, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ.
Giờ đây chúng ta hãy thành tâm sám hối về những lỗi lầm thiếu sót của chúng ta, và với tất cả lòng khiêm hạ, chúng ta nài xin Thiên Chúa nhân từ thứ tha, để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Thánh lễ khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29
Và Đại lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Thánh Cha Piô IX, trong sắc chỉ Ineffabilis Deus đã tuyên bố việc Đức Trinh Nữ Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội là một tín điều thuộc đức tin công giáo. Tuyên bố này đã được chính Đức Mẹ xác nhận 4 năm sau đó, khi hiện ra cho cô bé chăn cừu Bernadette tại Lộ Đức vào năm 1858. Tín điều này đã được vị Đại Diện Chúa Kitô chính thức công bố sau bao nhiêu năm dài dân Chúa đã tin như vậy, căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh như chúng ta vừa nghe trong phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Trong bài đọc I trích sách Sáng thế, sau khi ông bà nguyên tổ sa ngã phạm tội vì sự lừa dối của ma quỉ đội lốt con rắn, Thiên Chúa đã tuyên phạt hai ông bà, nhưng Ngài không hoàn toàn bỏ rơi con người mà Ngài đã tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Vì thế, sau khi tuyên án, Thiên Chúa đã ban cho họ một lời hứa cứu độ, thường được gọi là lời tiền Tin Mừng, khi Ngài nói với con rắn: “Ta sẽ đặt mối thù giữa mi và người phụ nữ, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15). Lời đó ám chỉ Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra từ người phụ nữ và sẽ đánh bại ma quỉ, phục hồi tình trạng ân sủng cho con người.
Chính vì thế người phụ nữ được tuyển chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông truyền ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc hiện hữu. Và điều đó có được là do Thiên Chúa nhìn thấy trước công nghiệp của Đức Giêsu Kitô. Trong đoạn Tin Mừng theo thánh Luca chúng ta vừa nghe, Đức Trinh Nữ Maria đã được sứ thần Gabriel gọi là Đấng đầy ân sủng, tức là hoàn toàn đẹp lòng Thiên Chúa, nhờ được gìn giữ khỏi mọi tì ố của tội tổ tông. Mẹ được gọi là Đấng đầy ân sủng trước khi Mẹ thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là ơn vô nhiễm nguyên tội là một hồng ân được ban cách nhưng không, đi trước mọi công nghiệp và là điều kiện cần thiết để Mẹ thực hiện công nghiệp qua lời xin vâng liên tục trong suốt cuộc đời trần thế của Mẹ. Đây là một ân huệ độc nhất vô nhị mà chỉ một mình Đức Mẹ mới có, vì vai trò có một không hai của Ngài, đó là làm Mẹ Chúa Cứu Thế.
Khi được cô bé chăn cừu Bernadette hỏi tên, Đức Maria đã trả lời nguyên văn bằng tiếng Pháp như sau: “Je suis l’immaculée conception”, có nghĩa là “Ta là sự đầu thai vô nhiễm”. Cách nói này chứa đựng một nội dung thật là sâu sắc hơn cách nói “Ta là Đấng đầu thai vô nhiễm”, bởi vì khi tự đồng hóa mình với “sự đầu thai vô nhiễm”, Đức Mẹ đã chiếm trọn nội hàm của cụm từ ấy, nghĩa là sự đầu thai vô nhiễm hoàn toàn thuộc về một mình Đức Mẹ, chứ không thể được chia sẻ cho một ai khác. Nói cách khác, Đức Mẹ là người duy nhất trong nhân loại được ơn vô nhiễm nguyên tội.
Ngay từ Cựu Ước, sách Diễm Ca đã viết: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6,10). Thánh Gioan tông đồ trong sách Khải Huyền cũng đã mô tả một điềm lạ mà Giáo Hội quen áp dụng cho Đức Mẹ: “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung: một người phụ nữ mình khoác mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Mẹ rực rỡ như mặt trời, mặt trăng và muôn tinh tú, vì Mẹ không vướng một chút tì ố nào và được Chúa ban đầy tràn ân sủng. Mẹ uy hùng như đạo binh, vì với ơn vô nhiễm nguyên tội, Mẹ đã được Thiên Chúa ban cho được chiến thắng trên quyền lực của Xatan. Nguyên tổ Ađam và Eva cũng đã được Thiên Chúa tạo dựng trong tình trạng ân sủng, trong trắng vô tội, nhưng hai ông bà đã không giữ được tình trạng ân sủng ấy, vì đã phạm tội. Riêng Đức Maria đã cộng tác với ân sủng và giữ được sự trong trắng vô tội cho đến suốt đời, không hề phạm một tội riêng nào. Vẻ đẹp của Mẹ không như đóa hoa sớm nở chiều tàn, nhưng như một mùa xuân bất tận.
Năm 1798, Đức Mẹ đã hiện ra cho các giáo dân đang cầu nguyện tại La Vang này với dung mạo uy nghi rực rỡ, tươi đẹp vô ngần. Thánh nữ Bernađette khi thấy Đức Mẹ hiện ra tai hang đá Lộ Đức đã phải thốt lên với mọi người: “Mẹ đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu ai thấy Mẹ một lần, thì người đó sẵn sàng chết để được thấy Mẹ trên thiên đàng mãi mãi”. Chính vì thế, qua bao thời, Giáo Hội vẫn luôn dâng lên Mẹ lời kinh tuyệt đẹp như sau: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ diễm lệ tuyệt vời, nơi Mẹ không hề dính bén chút bùn nhơ tội lỗi”. Và chúng ta có thể nói: chỉ có Đức Mẹ chứ không ai khác trên trần gian này có thể được ví von cách trọn vẹn bằng 4 câu ca dao Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Kính thưa cộng đoàn,
Con người đã được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, được ban đầy tràn ân sủng và rạng ngời vinh quang. Thế nhưng vì nghe lời phỉnh gạt của ma quỉ, ông bà nguyên tổ đã phạm tội chống lại Thiên Chúa và dẫn đưa toàn thể nhân loại đi vào cảnh bùn nhơ tội lỗi. Tội lỗi như một căn bệnh truyền nhiễm có sức lây lan khủng khiếp theo đà tiến của văn minh vật chất. Tội cá nhân, tội tập thể, tội cơ chế, cứ tiếp tục leo thang và tương tác. Con người ngày nay rất nhạy cảm và tỏ ra bức xúc trước sự ô nhiễm trong các lãnh vực vật chất như thực phẩm, nước uống, không khí, môi trường sinh thái, v.v., nhưng ít quan tâm và cũng ít có khả năng đề kháng trước các hình thức ô nhiễm tinh thần, khiến cho tội lỗi ngày càng tràn ngập và len lỏi vào từng tế bào của xã hội, làm mất đi sự trong trắng của tuổi thơ, làm phai mờ khát vọng của tuổi trẻ, làm sứt mẻ các quan hệ gia đình và xã hội, làm suy đồi phong hóa của dân tộc. Con người ngày càng thấy mình trở nên yếu hơn, mất dần sức đề kháng đối với tội lỗi; tình trạng ấy có thể được coi như một thứ bệnh liệt kháng tinh thần, muôn phần nguy hiểm hơn căn bệnh liệt kháng thể lý.
Chính trong cảnh tối tăm dày đặc ấy, hình ảnh Đức Maria vô nhiễm nguyên tội xuất hiện như một ánh sao hy vọng. Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tì ố của tội lỗi, và do đó Mẹ là niềm hy vọng của chúng ta, là hình ảnh một nhân loại mới được Thiên Chúa cứu độ và bao bọc bằng ân sủng. Qua Mẹ, Thiên Chúa muốn chứng tỏ tình yêu thương không hề lay chuyển của Ngài đối với nhân loại, một tình yêu bất chấp sự phản bội của con người, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng muốn chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện và tràn đầy ân sủng.
Quả thế, trong bài đọc II trích thư gửi giáo đoàn Êphêxô, thánh Phaolô tông đồ mời gọi các tín hữu hãy cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn phúc thiêng liêng Ngài đã tuôn đổ trên chúng ta, đã chọn chúng ta từ trước khi tạo thành vũ trụ, để chúng ta trở nên thánh thiện và không tì ố trước mặt Ngài và tiền định chúng ta làm nghĩa tử của Ngài nhờ công trình cứu độ của Đức Kitô. Mỗi người chúng ta dù không được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc thụ thai như Đức Mẹ, nhưng nhờ bí tích rửa tội, chúng ta cũng đã được tẩy sạch mọi tội lỗi để sống công chính thánh thiện trước mặt Thiên Chúa. Cũng vậy, Giáo Hội mặc dù gồm những con người yếu hèn tội lỗi, nhưng theo lời thánh Phaolô, Giáo Hội chính là hiền thê của Đức Kitô, một hiền thê phải “xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,27). Đó là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, một Giáo Hội hiện diện giữa trần gian nhưng quyết tâm không để mình lây nhiễm sự xấu xa của trần gian, để trở thành dấu chỉ thánh thiện về sự hiện diện của Thiên Chúa.
Đó cũng chính là hình ảnh mà Giáo Hội Việt Nam trong suốt năm qua đã suy tư để tìm cách thực hiện, hầu có thể đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc rao giảng Tin Mừng trên quê hương Việt Nam hiện nay. Như thế đại lễ bế mạc Năm Thánh không thể được coi như màn trình diễn cuối cùng để kết thúc một năm lễ hội, nhưng là một biến cố khai mào cho một giai đoạn mới với nhiều quyết tâm và sáng kiến mới, hướng đến ngày kỷ niệm 500 năm Tin Mừng lần đầu tiên được rao giảng trên quê hương Việt Nam (1533-2033).
Chúng ta hãy cầu nguyện cách riêng cho Giáo Hội Việt Nam luôn rạng ngời sự thánh thiện trước mặt mọi người để sinh hạ cho Chúa những kitô hữu tốt lành. Chúng ta cũng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta biết ý thức ơn gọi và địa vị cao cả của mình trong chương trình muôn thuở của Thiên Chúa, để chúng ta biết luôn giữ mình trong sạch khỏi mọi ô nhơ của tội lỗi, để giới trẻ biết can đảm thắng vượt những quyến rũ bất chính của đam mê nhục dục. Chớ gì nét đẹp của Đức Maria mà chúng ta vừa chiêm ngưỡng giãi sáng trên những bóng tối của cuộc đời chúng ta và của thế giới chúng ta đang sống.
Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi
DẪN VÀO THÁNH LỄ
Trọng kính ĐHY, Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Viện Phụ, Quí Bề Trên các Dòng
Kính thưa Quí Cha, Quí Tu Sĩ nam nữ, Chủng sinh, Quý Ông Bà và Anh Chị Em rất thân mến,
Hôm nay chúng ta thuộc đủ mọi thành phần Dân Chúa của Giáo Hội Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước cùng qui tụ về đây, tại linh đài Đức Mẹ La Vang, để cử hành thánh lễ khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 29, nhân dịp bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, mà đỉnh cao là đại lễ do Đức Hồng Y Đặc Sứ của Đức Thánh Cha chủ sự vào ngày 06 sắp đến.
Thánh lễ chiều nay được cử hành cách đặc biệt để tôn kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, như khuôn mẫu của Giáo Hội mà trong suốt Năm Thánh này mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam đã cùng nhau cầu nguyện, suy tư, thảo luận, để tìm cách canh tân và định hướng cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới. Để xứng đáng với sự tuyển chọn của Thiên Chúa và để trung thành với ơn gọi nên thánh, cũng như với sứ vụ thánh hóa trần gian, mỗi người chúng ta hôm nay hãy cùng hiệp ý với mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam hướng lòng về Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, để cầu xin Mẹ giúp sức và để noi gương Mẹ sống cuộc đời trong trắng, vượt thắng mọi cám dỗ của tội lỗi, để khuôn mặt của Giáo Hội ngày càng sáng ngời và có sức hấp dẫn đối với mọi người đương thời.
Cử hành thánh lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày khai mạc Đại Hội, chúng ta cũng có ý nài xin Đức Mẹ giúp chúng ta thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng đón nhận bao ơn lành mà Thiên Chúa sẽ ban xuống trên chúng ta trong những ngày trọng đại này, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ.
Giờ đây chúng ta hãy thành tâm sám hối về những lỗi lầm thiếu sót của chúng ta, và với tất cả lòng khiêm hạ, chúng ta nài xin Thiên Chúa nhân từ thứ tha, để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Bài giảng lễ bế mạc Năm Thánh cấp giáo phận tại nhà thờ chính tòa Quy Nhơn
+GM Matthêô Nguyễn Văn Khôi
08:09 07/01/2011
LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM CẤP GIÁO PHẬN
Tại nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn, ngày 03-01-2011
(1V 8,55-61; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-56)
Kính thưa cộng đoàn,
Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam được cử hành để kỷ niệm 350 năm ngày Tòa Thánh thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1659 và 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960. Việc thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên là Đàng Trong và Đàng Ngoài đánh dấu sự khởi đầu của Giáo Hội Việt Nam với tư cách là một Giáo Hội địa phương. Việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội ấy. Để cho dễ hiểu, chúng ta có thể dùng ngôn ngữ kiến trúc để diễn tả hai biến cố ấy như sau:
Xem hình
Giáo Hội Việt Nam được ví như một ngôi nhà. Sau những bước dò dẫm và chuẩn bị, ngôi nhà ấy đã được chính thức xây dựng lần đầu tiên vào ngày 09 tháng 09 năm 1659 với hai gian là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vì con cái ngày càng đông và trưởng thành, nên vào ngày 24 tháng 11 năm 1960 Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã quyết định nâng cấp ngôi nhà hai gian ấy thành tòa nhà ba gian, tức ba giáo tỉnh, gồm 20 tầng, tức 20 giáo phận. Tính đến nay, sau 50 năm nâng cấp, tòa nhà ấy đã đạt đến chiều cao 26 tầng và trong tương lai sẽ còn tiếp tục vươn cao lên nữa. Nhìn vào cấu trúc tòa nhà Giáo Hội Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy nó giống hệt với mặt tiền của cả ba nhà thờ chính tòa Hà Nội, Huế và Sài Gòn, với đỉnh giữa thấp và hai tháp cao hai bên. Đỉnh giữa thấp là giáo tỉnh Huế ở miền Trung với 6 giáo phận, hai tháp cao hai bên là giáo tỉnh Hà Nội ở miền Bắc với 10 giáo phận và giáo tỉnh Sài Gòn ở miền Nam cũng với 10 giáo phận.
Trên qui mô toàn quốc, Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam đã chính thức khai mạc vào ngày lễ trọng kính các thánh tử đạo Việt Nam, 24-11-2009, tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Đỉnh cao của Năm Thánh là cuộc Đại Hội Dân Chúa đã diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 11 vừa qua tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn. Và cuối cùng, Năm Thánh sắp bế mạc trong những ngày từ 04 đến 06 tháng 01 năm 2011 tại linh địa La Vang thuộc Tổng giáo phận Huế. Khi công bố Năm Thánh 2010, Hội đồng Giám mục đã định hướng cho cả Giáo Hội Việt Nam: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa”.
Trên qui mô giáo phận Qui Nhơn chúng ta, Năm Thánh đã được khai mạc tại nhà thờ Chính tòa vào ngày 27-11-2009 và hôm nay là lễ bế mạc. Từ ngày khai mạc đến ngày bế mạc, hành trình cử hành Năm Thánh tại giáo phận chúng ta được đánh mốc bằng 3 lễ trạm, một tại giáo hạt Quảng Ngãi vào dịp lễ Lập Tông Tòa Thánh Phêrô, ngày 22-02-2010; một tại giáo hạt Bình Định vào dịp lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ, ngày 29-06-2010 và một tại giáo hạt Phú Yên vào dịp lễ mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa, ngày 27-08-2010.
Ngoài 3 cột mốc quan trọng ấy, tại giáo phận chúng ta Năm Thánh đã được cử hành lần lượt cho nhiều đối tượng khác nhau theo cấp giáo phận, giáo hạt và giáo xứ: cho các nhà hảo tâm giúp việc truyền giáo, cho các gia đình, cho những người đi làm ăn xa, cho những người sống đời thánh hiến, cho các bệnh nhân, cho các gia trưởng, cho các anh chị em Legio Mariae, cho giới trẻ, cho những người tìm hiểu ơn gọi, cho giới lao động, cho các linh mục, cho các ban chức việc, cho các giảng viên giáo lý, cho giới hiền mẫu, cho các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, cho các em thiếu nhi, cho việc truyền giáo của giáo phận, cho những người giúp việc nhà Chúa, cho các dòng tu đang phục vụ trong giáo phận, cho các gia đình mới trong giáo xứ. Ngoài ra cũng có những ngày để nhớ ơn các tiền nhân xây dựng giáo xứ, để tri ân các cha sở và các giám mục trong giáo phận.
Cùng với những thánh lễ đã được cử hành vào những ngày đặc biệt ấy, các giáo hạt, giáo xứ, cộng đoàn dòng tu cũng đã tổ chức những cuộc học hỏi, thảo luận, về các đề tài của Năm Thánh. Trong suốt năm qua, với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các tiền nhân, chúng ta đã cùng nhau nhìn lại ngôi nhà Giáo Hội đã được các tiền nhân xây dựng bằng bao công lao vất vả, đã được tô điểm bằng bao gương sáng và nhất là đã được gia cố bằng các chứng từ đức tin của biết bao vị anh hùng tử đạo. Giờ đây, trong ngày bế mạc Năm Thánh tại giáo phận, mọi thành phần dân Chúa lại được mời gọi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về mọi ơn lành Ngài đã ban cho trong suốt Năm Thánh.
Trong bài đọc I trích sách Các Vua, quyển thứ 1, nhân dịp lễ khánh thành và cung hiến đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đã thay mặt toàn dân Israel dâng lời tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, nài xin Thiên Chúa tiếp tục ở với dân Ngài như Ngài đã ở với các bậc tổ tiên và xin Chúa hướng lòng mọi người về với Ngài, để họ luôn bước đi trên mọi đường nẻo của Ngài và tuân giữ mọi huấn lệnh của Ngài. Hôm nay, sau một năm cùng nhau xem xét, tu sửa, gia cố đền thờ của Chúa là Giáo Hội Việt Nam nói chung, mỗi giáo phận và từng người nói riêng, chúng ta cũng có thể dâng lên Thiên Chúa những tâm tình tạ ơn và những lời cầu nguyện như thế.
Hơn nữa, những lời thánh Phaolô trong bức thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc II, hoàn toàn phù hợp với chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu ân huệ Chúa ban cho chúng ta trong suốt năm qua. Chúng ta đã trở nên phong phú về mọi phương diện vì được nghe Lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Ngài. Chính Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta nên vững chắc đến cùng: vững chắc trong niềm tin, trong đức ái và trong niềm hy vọng; vững chắc trong sự lựa chọn căn bản bất chấp mọi cám dỗ và thách đố; vững chắc trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em; vững chắc trên con đường thánh thiện và nhiệt tâm tông đồ.
Đặc biệt chúng ta hãy bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa theo cách Đức Maria đã làm trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Sau ngày truyền tin, được trở thành mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, Đức Maria đã không khư khư giữ lấy sự hiện diện của Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng Mẹ đã mau mắn lên đường đem Chúa đến cho gia đình bà chị họ Êlisabéth, bất chấp đường xa vạn dặm với tấm thân nữ nhi yếu ớt. Mẹ tự biến mình trở thành dụng cụ để qua đó Thiên Chúa tuôn tràn hồng ân của Ngài trên tha nhân, khiến cho hồng ân nối tiếp hồng ân. Hơn nữa, Mẹ đã ở lại với gia đình bà Êlisabeth ba tháng để giúp đỡ bà trong những ngày sinh nở. Mẹ đã tự nhận và hành động như nữ tỳ khiêm hạ của Thiên Chúa không những trong thái độ vâng phục thánh ý của Ngài, mà còn trong việc phục vụ tha nhân là hình ảnh của Ngài. Mẹ ý thức rằng một khi Thiên Chúa đã nhập thể làm người thì phục vụ con người cũng chính là phụng sự Thiên Chúa.
Cũng thế tâm tình tạ ơn của chúng ta trong ngày bế mạc Năm Thánh tại giáo phận không khép lại ở đây, nhưng phải thúc đẩy chúng ta lên đường đem những hồng ân chúng ta đã lãnh nhận chia sẻ cho tha nhân. Ngày bế mạc Năm Thánh phải là ngày mở ra một chặng đường mới, ngày mà tất cả chúng ta phải lên đường sau một năm dài đón nhận ơn Chúa và chuẩn bị hành trang, ngày chúng ta được sai đi vào cánh đồng truyền giáo để gieo vãi Lời Chúa hay để gặt hái những gì mà chúng ta hay những kẻ đi trước chúng ta đã gieo vãi.
Xin Mẹ Maria giúp mỗi người chúng ta biết thực hiện những gì Giáo Hội Việt Nam đã cùng nhau suy niệm và quyết tâm trong suốt năm qua, để ngày lễ bế mạc Năm Thánh hôm nay không phải là sự hạ màn kết thúc một chương trình lễ hội, nhưng thực sự mở ra cho một chương trình hành động đầy sáng tạo.
Tại nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn, ngày 03-01-2011
(1V 8,55-61; 1Cr 1,3-9; Lc 1,39-56)
Kính thưa cộng đoàn,
Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam được cử hành để kỷ niệm 350 năm ngày Tòa Thánh thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1659 và 50 năm ngày Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960. Việc thiết lập hai địa phận tông tòa đầu tiên là Đàng Trong và Đàng Ngoài đánh dấu sự khởi đầu của Giáo Hội Việt Nam với tư cách là một Giáo Hội địa phương. Việc thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội ấy. Để cho dễ hiểu, chúng ta có thể dùng ngôn ngữ kiến trúc để diễn tả hai biến cố ấy như sau:
Xem hình
Giáo Hội Việt Nam được ví như một ngôi nhà. Sau những bước dò dẫm và chuẩn bị, ngôi nhà ấy đã được chính thức xây dựng lần đầu tiên vào ngày 09 tháng 09 năm 1659 với hai gian là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vì con cái ngày càng đông và trưởng thành, nên vào ngày 24 tháng 11 năm 1960 Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã quyết định nâng cấp ngôi nhà hai gian ấy thành tòa nhà ba gian, tức ba giáo tỉnh, gồm 20 tầng, tức 20 giáo phận. Tính đến nay, sau 50 năm nâng cấp, tòa nhà ấy đã đạt đến chiều cao 26 tầng và trong tương lai sẽ còn tiếp tục vươn cao lên nữa. Nhìn vào cấu trúc tòa nhà Giáo Hội Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy nó giống hệt với mặt tiền của cả ba nhà thờ chính tòa Hà Nội, Huế và Sài Gòn, với đỉnh giữa thấp và hai tháp cao hai bên. Đỉnh giữa thấp là giáo tỉnh Huế ở miền Trung với 6 giáo phận, hai tháp cao hai bên là giáo tỉnh Hà Nội ở miền Bắc với 10 giáo phận và giáo tỉnh Sài Gòn ở miền Nam cũng với 10 giáo phận.
Trên qui mô toàn quốc, Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam đã chính thức khai mạc vào ngày lễ trọng kính các thánh tử đạo Việt Nam, 24-11-2009, tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Đỉnh cao của Năm Thánh là cuộc Đại Hội Dân Chúa đã diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 11 vừa qua tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn. Và cuối cùng, Năm Thánh sắp bế mạc trong những ngày từ 04 đến 06 tháng 01 năm 2011 tại linh địa La Vang thuộc Tổng giáo phận Huế. Khi công bố Năm Thánh 2010, Hội đồng Giám mục đã định hướng cho cả Giáo Hội Việt Nam: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa”.
Trên qui mô giáo phận Qui Nhơn chúng ta, Năm Thánh đã được khai mạc tại nhà thờ Chính tòa vào ngày 27-11-2009 và hôm nay là lễ bế mạc. Từ ngày khai mạc đến ngày bế mạc, hành trình cử hành Năm Thánh tại giáo phận chúng ta được đánh mốc bằng 3 lễ trạm, một tại giáo hạt Quảng Ngãi vào dịp lễ Lập Tông Tòa Thánh Phêrô, ngày 22-02-2010; một tại giáo hạt Bình Định vào dịp lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ, ngày 29-06-2010 và một tại giáo hạt Phú Yên vào dịp lễ mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa, ngày 27-08-2010.
Ngoài 3 cột mốc quan trọng ấy, tại giáo phận chúng ta Năm Thánh đã được cử hành lần lượt cho nhiều đối tượng khác nhau theo cấp giáo phận, giáo hạt và giáo xứ: cho các nhà hảo tâm giúp việc truyền giáo, cho các gia đình, cho những người đi làm ăn xa, cho những người sống đời thánh hiến, cho các bệnh nhân, cho các gia trưởng, cho các anh chị em Legio Mariae, cho giới trẻ, cho những người tìm hiểu ơn gọi, cho giới lao động, cho các linh mục, cho các ban chức việc, cho các giảng viên giáo lý, cho giới hiền mẫu, cho các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, cho các em thiếu nhi, cho việc truyền giáo của giáo phận, cho những người giúp việc nhà Chúa, cho các dòng tu đang phục vụ trong giáo phận, cho các gia đình mới trong giáo xứ. Ngoài ra cũng có những ngày để nhớ ơn các tiền nhân xây dựng giáo xứ, để tri ân các cha sở và các giám mục trong giáo phận.
Cùng với những thánh lễ đã được cử hành vào những ngày đặc biệt ấy, các giáo hạt, giáo xứ, cộng đoàn dòng tu cũng đã tổ chức những cuộc học hỏi, thảo luận, về các đề tài của Năm Thánh. Trong suốt năm qua, với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các tiền nhân, chúng ta đã cùng nhau nhìn lại ngôi nhà Giáo Hội đã được các tiền nhân xây dựng bằng bao công lao vất vả, đã được tô điểm bằng bao gương sáng và nhất là đã được gia cố bằng các chứng từ đức tin của biết bao vị anh hùng tử đạo. Giờ đây, trong ngày bế mạc Năm Thánh tại giáo phận, mọi thành phần dân Chúa lại được mời gọi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về mọi ơn lành Ngài đã ban cho trong suốt Năm Thánh.
Trong bài đọc I trích sách Các Vua, quyển thứ 1, nhân dịp lễ khánh thành và cung hiến đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đã thay mặt toàn dân Israel dâng lời tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, nài xin Thiên Chúa tiếp tục ở với dân Ngài như Ngài đã ở với các bậc tổ tiên và xin Chúa hướng lòng mọi người về với Ngài, để họ luôn bước đi trên mọi đường nẻo của Ngài và tuân giữ mọi huấn lệnh của Ngài. Hôm nay, sau một năm cùng nhau xem xét, tu sửa, gia cố đền thờ của Chúa là Giáo Hội Việt Nam nói chung, mỗi giáo phận và từng người nói riêng, chúng ta cũng có thể dâng lên Thiên Chúa những tâm tình tạ ơn và những lời cầu nguyện như thế.
Hơn nữa, những lời thánh Phaolô trong bức thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc II, hoàn toàn phù hợp với chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu ân huệ Chúa ban cho chúng ta trong suốt năm qua. Chúng ta đã trở nên phong phú về mọi phương diện vì được nghe Lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Ngài. Chính Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta nên vững chắc đến cùng: vững chắc trong niềm tin, trong đức ái và trong niềm hy vọng; vững chắc trong sự lựa chọn căn bản bất chấp mọi cám dỗ và thách đố; vững chắc trong sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em; vững chắc trên con đường thánh thiện và nhiệt tâm tông đồ.
Đặc biệt chúng ta hãy bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa theo cách Đức Maria đã làm trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Sau ngày truyền tin, được trở thành mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, Đức Maria đã không khư khư giữ lấy sự hiện diện của Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng Mẹ đã mau mắn lên đường đem Chúa đến cho gia đình bà chị họ Êlisabéth, bất chấp đường xa vạn dặm với tấm thân nữ nhi yếu ớt. Mẹ tự biến mình trở thành dụng cụ để qua đó Thiên Chúa tuôn tràn hồng ân của Ngài trên tha nhân, khiến cho hồng ân nối tiếp hồng ân. Hơn nữa, Mẹ đã ở lại với gia đình bà Êlisabeth ba tháng để giúp đỡ bà trong những ngày sinh nở. Mẹ đã tự nhận và hành động như nữ tỳ khiêm hạ của Thiên Chúa không những trong thái độ vâng phục thánh ý của Ngài, mà còn trong việc phục vụ tha nhân là hình ảnh của Ngài. Mẹ ý thức rằng một khi Thiên Chúa đã nhập thể làm người thì phục vụ con người cũng chính là phụng sự Thiên Chúa.
Cũng thế tâm tình tạ ơn của chúng ta trong ngày bế mạc Năm Thánh tại giáo phận không khép lại ở đây, nhưng phải thúc đẩy chúng ta lên đường đem những hồng ân chúng ta đã lãnh nhận chia sẻ cho tha nhân. Ngày bế mạc Năm Thánh phải là ngày mở ra một chặng đường mới, ngày mà tất cả chúng ta phải lên đường sau một năm dài đón nhận ơn Chúa và chuẩn bị hành trang, ngày chúng ta được sai đi vào cánh đồng truyền giáo để gieo vãi Lời Chúa hay để gặt hái những gì mà chúng ta hay những kẻ đi trước chúng ta đã gieo vãi.
Xin Mẹ Maria giúp mỗi người chúng ta biết thực hiện những gì Giáo Hội Việt Nam đã cùng nhau suy niệm và quyết tâm trong suốt năm qua, để ngày lễ bế mạc Năm Thánh hôm nay không phải là sự hạ màn kết thúc một chương trình lễ hội, nhưng thực sự mở ra cho một chương trình hành động đầy sáng tạo.
Hành Hương Chặng Đàng Thánh Giá tại Trung Tâm Bringelly Sydney
Diệp Hải Dung
08:18 07/01/2011
SYDNEY - Nhân dịp ngày Thứ Sáu đầu tháng của đầu năm mới 2011 (07/01/2011) đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự Hành Hương Chặng Đàng Thánh Giá suy niệm tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu KiTô.
Xin xem hình
Mọi người đều tập trung trên tượng đài Đức Mẹ, Cha Nguyễn Văn Tuyết dâng lời nguyện và làm phép Thánh Giá sau đó bắt đầu khởi hành nghi thức đi Chặng Đàng Thánh Giá, mặc dù trời đổ mưa, nhưng mọi người rất sốt sắng che dù đi dưới mưa tham dự 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Sau khi chấm dứt nghi thức Chặng Đàng Thánh Giá, mọi người quy tụ về hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ Thứ Sáu Đầu Tháng, kính Thánh Tâm Chúa và kính Lòng Thương Xót Chúa do quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi, Cha Đặng Đình Nên và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng đồng tế.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự Chầu Mình Thánh Chúa, nguyện xin Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô chúc lành cho bản thân, cho Gia Đình, Cộng Đồng và cho Giáo Hội Việt Nam. Kể từ khi 14 Chặng Đàng Thánh Giá được long trọng khánh thành vào hồi 17/10/2010. Đây là lần đầu tiên mọi người đã đến Hành Hương tham dự Chặng Đàng Thánh Giá rất sốt sắng và trang nghiêm. Ban Tuyên Úy đã quyết định mỗi Thứ Sáu Đầu Tháng sẽ có nghi thức tham dự Chặng Đàng Thánh Giá, Thánh lễ và Chầu Thánh Thể tại Trung Tâm Bringelly vào lúc 10 giờ sáng.
Xin xem hình
Mọi người đều tập trung trên tượng đài Đức Mẹ, Cha Nguyễn Văn Tuyết dâng lời nguyện và làm phép Thánh Giá sau đó bắt đầu khởi hành nghi thức đi Chặng Đàng Thánh Giá, mặc dù trời đổ mưa, nhưng mọi người rất sốt sắng che dù đi dưới mưa tham dự 14 Chặng Đàng Thánh Giá.
Sau khi chấm dứt nghi thức Chặng Đàng Thánh Giá, mọi người quy tụ về hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ Thứ Sáu Đầu Tháng, kính Thánh Tâm Chúa và kính Lòng Thương Xót Chúa do quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi, Cha Đặng Đình Nên và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng đồng tế.
Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự Chầu Mình Thánh Chúa, nguyện xin Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô chúc lành cho bản thân, cho Gia Đình, Cộng Đồng và cho Giáo Hội Việt Nam. Kể từ khi 14 Chặng Đàng Thánh Giá được long trọng khánh thành vào hồi 17/10/2010. Đây là lần đầu tiên mọi người đã đến Hành Hương tham dự Chặng Đàng Thánh Giá rất sốt sắng và trang nghiêm. Ban Tuyên Úy đã quyết định mỗi Thứ Sáu Đầu Tháng sẽ có nghi thức tham dự Chặng Đàng Thánh Giá, Thánh lễ và Chầu Thánh Thể tại Trung Tâm Bringelly vào lúc 10 giờ sáng.
Hạnh phúc bên Mẹ La-vang
Lm Inhaxiô Trần Ngà
08:28 07/01/2011
Trong cuộc sống đời thường, tình mẫu tử là mối tình thiêng liêng gắn bó người mẹ với đoàn con và thắt chặt mối giây huynh đệ trong gia đình. Khi mẹ còn sống, mẹ là nhịp cầu nối liền con cái lại với nhau; mái nhà mẹ ở trở thành tổ ấm cho đoàn con nương mình; tình thương của mẹ như ánh nắng sưởi ấm đời con…
Khi mẹ khuất rồi, đoàn con như chiên xa đàn, tản lạc tam phương tứ hướng, mỗi người chạy theo ước vọng riêng và săn đuổi hạnh phúc cho bản thân cũng như cho tổ ấm riêng của mình. Tình huynh đệ trước đây dù có nồng ấm đậm đà thì cũng dần dà phai nhạt.
Tổn thất của một đoàn con mất mẹ lớn lao như thế đó.
Phần chúng con, những người con của Mẹ La-vang, thật vô vàn hạnh phúc khi có Mẹ luôn luôn ở cùng, không bao giờ phải lạc lõng vì thiếu Mẹ, không bao giờ phải bơ vơ côi cút.
Mẹ là Trái Tim để đoàn con như những dòng máu từ khắp châu thân cuộn về.
Mẹ là Buồng Phổi cung cấp cho chúng con - là những tế bào trong Thân Thể Chúa Giê-su- luồng sinh khí mới, để chúng con được thanh lọc, được đổi mới và được nên mạnh mẽ để sống Tin Mừng.
Lòng Mẹ đầy bao dung và thương xót, chúng con có thể trút vào đó bao nỗi niềm tâm sự đắng cay chua chát trong đời và có thể ngả đầu vào đó mỗi khi gặp khốn khó đau thương.
Vì yêu Mẹ, dù nghìn trùng xa cách, dù nghèo đói không đủ tiền xe, nhiều con cái Mẹ cũng vay mượn cho có mà đi La-vang, để đến với Mẹ ít nữa một lần trong đời. Người con nào lâu ngày chưa về bên Mẹ thì xót xa tựa muối xát lòng. Người con nào được về bên Mẹ thì hân hoan vui sướng như mới tìm được kho báu.
Mẹ hãy nhìn xem, cảm động biết bao khi có hằng trăm ngàn con cái Mẹ đủ mọi thành phần, thuộc nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau, từ khắp ba miền đất nước, từ duyên hải đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê, cuồn cuộn về La-vang trong những ngày đại hội, chen chúc nhau trong những lối đi chật cứng như nêm, cố sức tiến đến gần Linh Đài Mẹ hơn một chút, dù chỉ một chút thôi, để được nhìn ngắm gương mặt Mẹ yêu, để thưa thốt với Mẹ những nỗi niềm, hoặc để tranh thủ nhón người lên, chạm tay vào gót chân của Mẹ. Và đứa con nào được như thế thì cảm thấy mãn nguyện thỏa lòng.
Mẹ La-vang,
Dù được sống trong nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, nhưng không hạnh phúc bằng được nằm đất, dầm sương trên đất Mẹ.
Mẹ La-vang! Dù nhà Mẹ rất nghèo, nhưng đoàn con vẫn thích được quây quần dưới mái ấm thân thương nầy.
Mẹ La-vang! Dù quê Mẹ rất hoang sơ nhưng vẫn thu hút chúng con ngàn lần hơn những nơi đô hội.
Muôn vàn lời cảm tạ Thiên Chúa vì đã trao Mẹ làm Mẹ chúng con và cho chúng con được làm mãi mãi làm con yêu của Mẹ.
Khi mẹ khuất rồi, đoàn con như chiên xa đàn, tản lạc tam phương tứ hướng, mỗi người chạy theo ước vọng riêng và săn đuổi hạnh phúc cho bản thân cũng như cho tổ ấm riêng của mình. Tình huynh đệ trước đây dù có nồng ấm đậm đà thì cũng dần dà phai nhạt.
Tổn thất của một đoàn con mất mẹ lớn lao như thế đó.
Phần chúng con, những người con của Mẹ La-vang, thật vô vàn hạnh phúc khi có Mẹ luôn luôn ở cùng, không bao giờ phải lạc lõng vì thiếu Mẹ, không bao giờ phải bơ vơ côi cút.
Mẹ là Trái Tim để đoàn con như những dòng máu từ khắp châu thân cuộn về.
Mẹ là Buồng Phổi cung cấp cho chúng con - là những tế bào trong Thân Thể Chúa Giê-su- luồng sinh khí mới, để chúng con được thanh lọc, được đổi mới và được nên mạnh mẽ để sống Tin Mừng.
Lòng Mẹ đầy bao dung và thương xót, chúng con có thể trút vào đó bao nỗi niềm tâm sự đắng cay chua chát trong đời và có thể ngả đầu vào đó mỗi khi gặp khốn khó đau thương.
Vì yêu Mẹ, dù nghìn trùng xa cách, dù nghèo đói không đủ tiền xe, nhiều con cái Mẹ cũng vay mượn cho có mà đi La-vang, để đến với Mẹ ít nữa một lần trong đời. Người con nào lâu ngày chưa về bên Mẹ thì xót xa tựa muối xát lòng. Người con nào được về bên Mẹ thì hân hoan vui sướng như mới tìm được kho báu.
Mẹ hãy nhìn xem, cảm động biết bao khi có hằng trăm ngàn con cái Mẹ đủ mọi thành phần, thuộc nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau, từ khắp ba miền đất nước, từ duyên hải đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê, cuồn cuộn về La-vang trong những ngày đại hội, chen chúc nhau trong những lối đi chật cứng như nêm, cố sức tiến đến gần Linh Đài Mẹ hơn một chút, dù chỉ một chút thôi, để được nhìn ngắm gương mặt Mẹ yêu, để thưa thốt với Mẹ những nỗi niềm, hoặc để tranh thủ nhón người lên, chạm tay vào gót chân của Mẹ. Và đứa con nào được như thế thì cảm thấy mãn nguyện thỏa lòng.
Mẹ La-vang,
Dù được sống trong nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, nhưng không hạnh phúc bằng được nằm đất, dầm sương trên đất Mẹ.
Mẹ La-vang! Dù nhà Mẹ rất nghèo, nhưng đoàn con vẫn thích được quây quần dưới mái ấm thân thương nầy.
Mẹ La-vang! Dù quê Mẹ rất hoang sơ nhưng vẫn thu hút chúng con ngàn lần hơn những nơi đô hội.
Muôn vàn lời cảm tạ Thiên Chúa vì đã trao Mẹ làm Mẹ chúng con và cho chúng con được làm mãi mãi làm con yêu của Mẹ.
Ánh mắt Mẹ La-vang
Lm Inhaxiô Trần Ngà
08:29 07/01/2011
Ánh mắt Mẹ La-vang
Mẹ La-vang yêu mến của lòng con,
Sáng sớm hôm nay, ngày bế mạc năm thánh kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được tổ chức long trọng tại Thánh Địa La-vang, con tranh thủ đến gần Linh Đài của Mẹ trước giờ Thánh Lễ để được chiêm ngưỡng Mẹ yêu.
Con vô cùng hạnh phúc khi được hòa mình vào dòng người đông đảo từ mọi miền của đất nước thuộc các sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau, quây quần dưới chân Mẹ, nhìn lên Mẹ thiết tha.
Từ bệ cao Linh Đài, Mẹ thật dịu dàng, vô cùng trìu mến, ẵm Chúa trên tay đang nhìn xuống đoàn con đông đúc đang chen chúc nhau đến gần bên Mẹ.
Dung nhan Mẹ đẹp tuyệt vời, nhưng đôi mắt Mẹ sao lại buồn man mác!
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt Mẹ man mác buồn hé lộ cho thấy tâm hồn Mẹ chất ngất đau thương!
Nhìn mắt Mẹ buồn khiến lòng con nao nao xao xuyến và con cảm nhận sâu sắc nỗi đau thương của Mẹ.
Không buồn đau sao được khi loài người là con yêu của Mẹ đang đắm chìm, ngụp lặn trong tội lỗi đủ mọi hình thức.
Không buồn đau sao được khi đoàn con từ khắp muôn phương đang tuôn về La-vang và đang quây quần bên Mẹ hôm nay đang cầu xin, van vái, nguyện cầu hết sức thiết tha, thổ lộ với Mẹ biết bao nỗi niềm đắng cay xót xa trong cuộc đời!
Kìa! Mẹ nhìn xem! Hàng ngàn đôi mắt đang chăm chăm hướng nhìn lên Mẹ.
Ánh mắt ngây thơ của các thiếu nhi. Ánh mắt trinh trong của những tâm hồn thánh thiện. Ánh mắt thiết tha của những tâm hồn ngập tràn tình mến. Nhưng đáng thương nhất là ánh mắt khẩn khoản của những người đang mắc những chứng bệnh nan y. Ánh mắt van lơn của những người đang lâm cơn hoạn nạn hoặc thử thách gian nan. Ánh mắt sầu thương của những người mang đầy đau khổ nơi thân xác hoặc trong tâm hồn và nhất là có nhiều đôi mắt ngấn lệ vì những cảm xúc riêng tư…
Tâm hồn Mẹ, trái tim Mẹ làm sao có thể chịu nổi khi cả hàng ngàn ánh mắt phản chiếu đủ mọi tâm trạng đau thương, buồn tủi, xót xa, trìu mến… như thế đều quy hướng về đôi mắt Mẹ, để tìm nơi Mẹ sự che chở ủi an, để trút cho mọi những sầu đau chất ngất.
Thú thật, khi nhìn vào những ánh mắt đó, tim con như muốn vỡ ra, lòng con bỗng thổn thức. Con không nén được tiếng nấc nghẹn ngào và đôi mắt nhòa lệ! Con không thể nào chịu nổi khi nhìn những ánh mắt như thế, Mẹ ôi!
Vì thế mà, theo cảm xúc riêng tư của con, con cảm thấy lúc nào mắt Mẹ cũng man mác buồn. Nhìn mắt Mẹ man mác buồn nên lòng con nao nao xao xuyến.
Nhưng khi nhìn vào Chúa Giê-su bé thơ trên tay Mẹ, con thấy Chúa mỉm cười. Qua nét mặt tươi vui, Chúa gửi cho con sứ điệp về niềm tin và hy vọng: Hãy vững lòng tin tưởng vào tình thương của Chúa, hãy cậy trông vào Mẹ.
Chúa muốn nói với con rằng những hạt mầm đau thương hôm nay, mai đây sẽ trổ thành những đóa hoa hồng phúc, thành những trái trăng ân sủng.
Chúa muốn nói với con rằng hễ Mẹ yêu cầu Chúa bất cứ việc vì, thì như xưa tại tiệc cưới Ca-na, Chúa chẳng chối từ. Vậy thì cứ trút hết mọi nỗi niềm tâm sự với Mẹ đi và hãy tin tưởng vững vàng rằng sau cơn mưa trời sẽ lại bừng sáng.
Mẹ La-vang yêu mến của lòng con,
Sáng sớm hôm nay, ngày bế mạc năm thánh kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được tổ chức long trọng tại Thánh Địa La-vang, con tranh thủ đến gần Linh Đài của Mẹ trước giờ Thánh Lễ để được chiêm ngưỡng Mẹ yêu.
Con vô cùng hạnh phúc khi được hòa mình vào dòng người đông đảo từ mọi miền của đất nước thuộc các sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau, quây quần dưới chân Mẹ, nhìn lên Mẹ thiết tha.
Từ bệ cao Linh Đài, Mẹ thật dịu dàng, vô cùng trìu mến, ẵm Chúa trên tay đang nhìn xuống đoàn con đông đúc đang chen chúc nhau đến gần bên Mẹ.
Dung nhan Mẹ đẹp tuyệt vời, nhưng đôi mắt Mẹ sao lại buồn man mác!
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt Mẹ man mác buồn hé lộ cho thấy tâm hồn Mẹ chất ngất đau thương!
Nhìn mắt Mẹ buồn khiến lòng con nao nao xao xuyến và con cảm nhận sâu sắc nỗi đau thương của Mẹ.
Không buồn đau sao được khi loài người là con yêu của Mẹ đang đắm chìm, ngụp lặn trong tội lỗi đủ mọi hình thức.
Không buồn đau sao được khi đoàn con từ khắp muôn phương đang tuôn về La-vang và đang quây quần bên Mẹ hôm nay đang cầu xin, van vái, nguyện cầu hết sức thiết tha, thổ lộ với Mẹ biết bao nỗi niềm đắng cay xót xa trong cuộc đời!
Kìa! Mẹ nhìn xem! Hàng ngàn đôi mắt đang chăm chăm hướng nhìn lên Mẹ.
Ánh mắt ngây thơ của các thiếu nhi. Ánh mắt trinh trong của những tâm hồn thánh thiện. Ánh mắt thiết tha của những tâm hồn ngập tràn tình mến. Nhưng đáng thương nhất là ánh mắt khẩn khoản của những người đang mắc những chứng bệnh nan y. Ánh mắt van lơn của những người đang lâm cơn hoạn nạn hoặc thử thách gian nan. Ánh mắt sầu thương của những người mang đầy đau khổ nơi thân xác hoặc trong tâm hồn và nhất là có nhiều đôi mắt ngấn lệ vì những cảm xúc riêng tư…
Tâm hồn Mẹ, trái tim Mẹ làm sao có thể chịu nổi khi cả hàng ngàn ánh mắt phản chiếu đủ mọi tâm trạng đau thương, buồn tủi, xót xa, trìu mến… như thế đều quy hướng về đôi mắt Mẹ, để tìm nơi Mẹ sự che chở ủi an, để trút cho mọi những sầu đau chất ngất.
Thú thật, khi nhìn vào những ánh mắt đó, tim con như muốn vỡ ra, lòng con bỗng thổn thức. Con không nén được tiếng nấc nghẹn ngào và đôi mắt nhòa lệ! Con không thể nào chịu nổi khi nhìn những ánh mắt như thế, Mẹ ôi!
Vì thế mà, theo cảm xúc riêng tư của con, con cảm thấy lúc nào mắt Mẹ cũng man mác buồn. Nhìn mắt Mẹ man mác buồn nên lòng con nao nao xao xuyến.
Nhưng khi nhìn vào Chúa Giê-su bé thơ trên tay Mẹ, con thấy Chúa mỉm cười. Qua nét mặt tươi vui, Chúa gửi cho con sứ điệp về niềm tin và hy vọng: Hãy vững lòng tin tưởng vào tình thương của Chúa, hãy cậy trông vào Mẹ.
Chúa muốn nói với con rằng những hạt mầm đau thương hôm nay, mai đây sẽ trổ thành những đóa hoa hồng phúc, thành những trái trăng ân sủng.
Chúa muốn nói với con rằng hễ Mẹ yêu cầu Chúa bất cứ việc vì, thì như xưa tại tiệc cưới Ca-na, Chúa chẳng chối từ. Vậy thì cứ trút hết mọi nỗi niềm tâm sự với Mẹ đi và hãy tin tưởng vững vàng rằng sau cơn mưa trời sẽ lại bừng sáng.
Đến La Vang - Buôn Yahlong: Ra khỏi chính mình!
Antôn Minh Vũ
08:39 07/01/2011
Một bích họa “đức tin” vô cùng đa dạng và sống động, đó là điều mà có lẽ ai cũng nhận ra khi về với Đại lễ bế mạc Năm thánh của Giáo hội Việt nam năm 2010 tại Lavang. Về mặt số lượng, Theo thông báo từ Ban tổ chức, chỉ tính đến chiều 5/1, đã có hơn 400 ngàn khách hành hương tập trung về Thánh địa, và dĩ nhiên, mỗi người đến đây đều mang theo tâm tình của riêng mình. Từ góc độ văn hóa vùng miền, đó là sự góp mặt của tất cả 26 Giáo phận đến từ 3 Giáo tỉnh. Trước một phối cảnh quá phong phú như vậy, chỉ xin được ghi lại một dấu chấm nhỏ, qua câu chuyện của buôn làng Lang Ko Yahlong.
Lang Ko Yahlong thuộc cứ điểm truyền giáo Plei tột, Pleiky, giáo phận Kon tum, cách Thánh địa Lavang chừng 800 km. Sáng sớm ngày mồng 4/11, bà con Yahlong đã lặn lội ra khỏi buôn làng, bắt xe đò ra Lavang cho kịp ráp chương trình diễn nguyện. 800 ngàn là chi phí cho hai lần đi và về, số tiền không quá lớn nhưng với bà con Yahlong, đó là cả một vấn đề. Chẳng vậy mà “Buôn làng Ko Yahlong có 132 người, nhưng chỉ có 6 người đến đây thôi, ai cũng muốn đi, nhưng họ không có tiền” (Phó tế vĩnh viễn Siu Kxor, người dẫn đoàn cho biết).
Nói như thế để thấy, để có thể góp được khuôn mặt của mình vào đoàn con cái Mẹ, bà con Yahlong đã phải hy sinh rất nhiều. Họ không chỉ “ra khỏi buôn làng, khỏi văn hóa nương rẫy thường nhật” như lời người dẫn Đình Bảng đã nói trong đêm Diễn nguyện, khi nói về các bà con các dân tộc Tây Nguyên, mà hơn thế, họ còn ra khỏi những níu giữ, ngăn trở vì khó khăn vật chất; khỏi những lý lẽ bạc tiền.
Nhưng câu chuyện về buôn làng Yahlong chưa dừng lại ở đó. Tôi thực sự bất ngờ khi thầy Siu Kxor cho biết: “Ko Yahlong là làng của các bệnh nhân mắc bệnh phong cùi” . Một nụ cười nhẹ, một cái lắc đầu khi tôi hỏi: “Để ra được Lavang, mấy chị có vất vả lắm không?” . Hai chữ vất vả mà tôi đã dùng xem ra quá nhẹ, bởi chỉ trong sinh hoạt hằng ngày, để có thể đối diện và vượt qua dị nghị của cộng đồng, với mặc cảm của chính mình, họ cũng đã quá vất vả rồi, nói chi đến việc hiện diện giữa một Đại lễ, với những người hoàn toàn xa lạ.
Sáu khuôn mặt của làng Yahlong, một con số quá nhỏ trước biển người ngịt ngạt, nhưng lại là những khuôn mặt nổi bật, bởi họ đã mang trong mình tất cả những gì mà mỗi khách hành hương phải có, khi đến với Mẹ Lavang. Qủa thực họ đã mang trong mình “pram jua Đaõ gưt kơj ăp khăp kơtang” (niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa) ; đã thực hiện một cuộc vượt qua giữa đời thường.
Cám ơn Đức Mẹ, vì với con, được gặp họ giữa biển người này là một “bưng hiem” (ân ban) thực sự.
Nói như thế để thấy, để có thể góp được khuôn mặt của mình vào đoàn con cái Mẹ, bà con Yahlong đã phải hy sinh rất nhiều. Họ không chỉ “ra khỏi buôn làng, khỏi văn hóa nương rẫy thường nhật” như lời người dẫn Đình Bảng đã nói trong đêm Diễn nguyện, khi nói về các bà con các dân tộc Tây Nguyên, mà hơn thế, họ còn ra khỏi những níu giữ, ngăn trở vì khó khăn vật chất; khỏi những lý lẽ bạc tiền.
Nhưng câu chuyện về buôn làng Yahlong chưa dừng lại ở đó. Tôi thực sự bất ngờ khi thầy Siu Kxor cho biết: “Ko Yahlong là làng của các bệnh nhân mắc bệnh phong cùi” . Một nụ cười nhẹ, một cái lắc đầu khi tôi hỏi: “Để ra được Lavang, mấy chị có vất vả lắm không?” . Hai chữ vất vả mà tôi đã dùng xem ra quá nhẹ, bởi chỉ trong sinh hoạt hằng ngày, để có thể đối diện và vượt qua dị nghị của cộng đồng, với mặc cảm của chính mình, họ cũng đã quá vất vả rồi, nói chi đến việc hiện diện giữa một Đại lễ, với những người hoàn toàn xa lạ.
Sáu khuôn mặt của làng Yahlong, một con số quá nhỏ trước biển người ngịt ngạt, nhưng lại là những khuôn mặt nổi bật, bởi họ đã mang trong mình tất cả những gì mà mỗi khách hành hương phải có, khi đến với Mẹ Lavang. Qủa thực họ đã mang trong mình “pram jua Đaõ gưt kơj ăp khăp kơtang” (niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa) ; đã thực hiện một cuộc vượt qua giữa đời thường.
Cám ơn Đức Mẹ, vì với con, được gặp họ giữa biển người này là một “bưng hiem” (ân ban) thực sự.
Ghi nhận từ La Vang: Những ngày đáng nhớ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:50 07/01/2011
Mấy ngày qua tôi hân hạnh được tham dự các chương trình sinh hoạt Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 và Đại hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ 29. Từ khắp bốn phương đất nước và hải ngoại khoảng nửa triệu người hành hương về bên Mẹ La Vang. Đoàn con cái của Mẹ chẳng quản ngại đường xa xôi cách trở, chẳng sợ tốn kém. Thật đáng phục, anh chị em Dân tộc Bana, Giarai từ Tây nguyên đã đến La Vang với số lượng đông đảo là 1500 người. Mọi người một lòng một ý cùng hiệp thông tạ ơn Chúa và ca tụng danh thánh Mẹ.
Những hình ảnh đáng nhớ
Chính Đức Hồng Y Ivan Dias đã bộc bạch tâm tình ấy: Tôi rất sung sướng có mặt tại Linh Địa La Vang này, nơi mà Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người đau khổ vì đức tin Kitô. Vậy là một giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện với anh chị em, cho anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em, một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và được thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần.
Linh đại La Vang rộng lớn trên 25 mẫu, nhiều cây xanh bóng mát, nhiều căn nhà và nhiều lều trại đã dựng sẵn đón tiếp khách xa gần. Các nghi lễ hoành tráng và trang nghiêm. Đại lễ có tầm mức toàn quốc và quốc tế. Sự hiệp thông sâu xa của Giáo Hội mầu nhiệm. Sức sống mãnh liệt của Giáo Hội sứ vụ. Về bên Mẹ La Vang trong những ngày qua, mọi người cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng.
Tại Linh Địa La Vang, mọi thành phần Dân Chúa đều mặc lấy tâm tình của Mẹ Maria trong kinh tạ ơn, để dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ tự đáy lòng: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1,46-47).
1. Tham dự các ngày lễ.
Chiều 4/1.
- 5giờ chiều, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phó Giáo Phận Quy Nhơn đã cử hành Thánh Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để khai mạc Đại Hội. Cùng đồng tế với Đức Cha có các giám mục trong và ngoài nước cùng hơn 200 linh mục. Vì mưa lớn nên Thánh Lễ Khai Mạc phải dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông.
-8giờ tối rước Kiệu Đức Mẹ La Vang và lần hạt Mân Côi với chủ đề Cùng Mẹ Ra Khơi do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế chủ sự. Mưa lớn suốt ngày nên đường kiệu sủng nước, mọi người mặc áo mưa che dù rước kiệu. Mưa vẫn nặng hạt, đoàn rước tiến bước trong lời Kinh Mân Côi. Thánh Giá nến cao, đại diện các giáo phận, các chủng sinh, nữ tu, đoàn dâng hoa, các linh mục, giám mục và kiệu Đức Mẹ La Vang. Mỗi người một ngọn nến sáng lung linh giữa trời đêm mưa bay bay, gió se lạnh, thật linh thiêng và ấn tượng.Từ Nhà Hành Hương, đoàn rước xếp thành hàng 4 đi ra hồ Đức Mẹ, rẽ vào cổng chính, tiến vào Quảng trường Mân Côi, đến Tháp Chuông cổ và rẽ trái tiến về Linh đài Đức Mẹ. Cộng đoàn hành hương lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng cầu nguyện cho Giáo Hội và công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Mỗi chặng, đoàn rước dừng lại nghe suy niệm và hát ca tôn vinh Mẹ. Đến tại Linh Đài Đức Mẹ, mưa càng nặng hạt hơn, đoàn dâng hoa múa dưới mưa những vũ điệu tiến dâng Mẹ.
Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng kết thúc đêm canh thức bên Mẹ La Vang bằng tâm tình cầu nguyện dưới mưa. Trời về khuya, mưa vẫn tầm tả, một số đoàn hành hương đang sốt sắng lời kinh tiếng hát bên Linh đài dưới chân Mẹ La Vang.
Sáng 5/1
- Thánh lễ lúc 6 giờ sáng, lễ kính Đức Maria Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ cũng được dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông vì mưa to. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục giáo phận Nha trang chủ tế và giảng lễ.Thánh lễ đồng tế gồm 10 Giám Mục: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo Phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giáo phận Vinh, Đức Cha Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng Giáo phận Huế, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh cùng đông đảo Quý Linh mục trong và ngoài nước. Hơn 50 ngàn người cùng hiệp thông thánh lễ sốt mến.
Các linh mục đem Mình Thánh Chúa toả ra khắp các ngả đường mà ban trật tự đã chuẩn bị đàng hoàng để trao ban đến tận nơi cho mọi người. Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức Cha, mọi người đón nhận bình an của ngày mới trong ơn lành Chúa ban.
Sau thánh lễ hàng trăm tòa giải tội được bố trí nhiều nơi để khách hành hương xưng tội.
- Thánh lễ tại Linh đài lúc 10 giờ trưa, kính Đức Mẹ Đi Viếng Bà Thánh Isave. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, GM Ban Mê Thuộc chủ tế và giảng lễ. Trời lất phất mưa bay, gió rét căm căm, đoàn rước các Giám Mục, Linh mục từ Nhà Hành Hương ra Linh Đài Mẹ La Vang. Đội trống, kèn Hà Nội dàn hai bên con đường rước kiệu hoà cùng bài ca “Kính Mừng Nữ Vương”. Đoàn đồng tế gồm 11 Đức Giám Mục: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo Phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giáo phận Vinh, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun Giám quản Tông Toà Pakse, Lào, Chủ tịch CELAC, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ Giáo Phận Thái Bình, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng Giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Oliver Sehmitthaeusler Giám quản Tông Toà Phnom Penh, Cambodia, MEP, người Pháp, Đức Cha Guy de Kérimel Địa phận Grenobele, Pháp, Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, và Đức Ông đến từ Malaxia, cùng đông đảo Quý Linh mục trong và ngoài nước.
Đức Cha Vinh Sơn xin Mẹ La vang giúp cho mọi người kitô hữu Việt Nam, đặc biệt là những người con đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để cùng về bên Mẹ trong dịp Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, được đón nhận nhiều ơn lành của Chúa, để được trở nên giống như Mẹ, biết khiêm tốn đem Chúa Giêsu đến cho mọi người. Thánh lễ kết thúc với phép lành Toàn Xá của Đức Cha và mọi người ra về trong niềm vui tràn ngập Ơn Thánh Chúa.
Chiều 5/1
Trời La vang dịu mát, mưa đã ngưng, từng đoàn hành hương đổ về mỗi lúc một đông. Họ trải bạt trên cỏ ướt dưới các lều trại ban tổ chức đã dựng sẵn. Thật cảm phục lòng đạo đức của anh chị em tín hữu Việt Nam.
2g30, các đội trật tự, đội kèn trống đã ngăn nắp chuẩn bị đón tiếp chào mừng phái đoàn Tòa thánh, phái đoàn chính quyền và các quan khách. Các Linh mục và Tu sĩ ngồi hai bên lễ đài của linh đài. Khách hành hương đứng kín hết mọi nơi.
3g30: Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN cùng các ĐGM và phái đoàn Chính Phủ tiến ra Linh Đài Mẹ La Vang. Xe hơi chở ĐHY Đặc Sứ và Đức Ông Phương tới Linh Đài. Cả biển người vỗ tay reo mừng đón tiếp Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đấng nhân danh Chúa để đến với đoàn dân thánh này.
Đức Hồng Y làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, rảy Nước Thánh lên tượng, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN niệm hương, và dâng hoa lên Mẹ.
Tất cả mọi người cùng tiến ra Lễ Đài. Quãng trường rộng mênh mông. Tôi cứ tưởng như khung cảnh của trường đua ngựa Renwist ở Sydney trong dịp đại hội giới trẻ năm 2008.
Các nghi thức đón chào tiếp tục.Tiếng trống chào mừng rộn ràng, dồn dập tấu lên niềm vui hân hoan. Rồi cuộc diễu hành cờ biểu tượng của 26 Giáo Phận tại Việt Nam trong tiếng nhạc “Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ…”. rồi lễ Thượng cờ trong bài ca “Kìa Bà Nào”.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGMVN giới thiệu Phái đoàn Tòa thánh, Phái đoàn Chính quyền, Phái đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN đọc diễn văn chào mừng. Ngài nói lên niềm vui mừng cùng với đoàn dân Chúa khi về tại Linh Địa La Vang, cử hành Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, năm kỷ niệm hai biến cố trọng đại: 350 năm Tòa Thánh thiết lập hai Giáo phận Đại Diện Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Ngài cảm tạ tình thương của Thiên Chúa, cám ơn Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Đặc Sứ, cám ơn các cấp chính quyền… Ngài cám ơn Quý vị Thừa sai, quý tiền nhân đã nỗ lực góp tài năng, sức lực làm chứng cho Chúa trong môi trường xã hội Việt Nam.
ĐHY Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đáp từ. Lời cuối, ngài nói: “Anh chị em thân mến trong Chúa Giê-su Kitô, tôi rất sung sướng có mặt tại Linh Địa La Vang nầy, nơi mà Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người đau khổ vì đức tin kitô. Vậy là một giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện với anh chị em, cho anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em, một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và được thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần. Xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho dân tộc Việt Nam quý yêu và cho Giáo Hội tại Việt Nam”.
Sau phần diễn văn chào mừng, mọi người hợp lòng với vũ khúc “Cùng Mẹ Tạ Ơn”.
Tạ ơn Chúa nhờ lời cầu bầu của Mẹ La Vang về một buổi chiều diễn ra nghi lễ đón tiếp thật tốt đẹp, thời tiết tuyệt vời, một không gian lắm sắc màu hoà quyện với âm thanh tưng bừng rộn ràng, trống kèn, nhạc điệu. Mọi người nghe trong lòng ấm áp niềm vui chan hòa tình thương của Mẹ la vang.
Đêm 5/1
Đúng 7 giờ 30 tối, đêm diễn nguyện bắt đầu.
Tiết mục mở đầu là “Một thoáng La Vang”, kể về sự tích Đức Mẹ La Vang, do Dòng Thánh Phaolô thành Chartres trình diễn thật hoành tráng, ý nghĩa và giàu cảm xúc.
Phần hai, cộng đoàn cùng nhau sống lại các Mầu Nhiệm Cứu Độ của việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại.
Đoàn cồng chiêng hùng hậu của anh em dân tộc Tây Nguyên tiến lên lễ đài trong tiếng rền vang cồng chiêng và cất lên lời ca “Alleluia”.
Cả biển ngươi cùng thắp nến lên và hát vang “Lời kinh hoà bình” của Thánh Phanxicô. Muôn ánh nến sáng lung linh, muôn tâm tình sốt mến, con cái Mẹ ước mong trở thành khí cụ của Chúa để dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, mang niềm vui đến chốn u sầu… sẵn sàng hiến dâng bản thân, quên mình đi cho tha nhân.
Cộng đoàn hành hương trên tay cầm nến sáng hướng về đoàn rước cung nghinh Thánh Thể.
Lên đến lễ đài, Thánh Thể được đặt trên cao, mọi người phủ phục, cúi đầu thờ lạy, cảm tạ tình Chúa vô biên, dâng niềm mến tin lên Chúa nhân hiền. Cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, im lặng suy niệm. Sau đó, cùng nhau cất lời hát cầu xin cho Đức Thánh Cha được muôn vàn ơn phúc cần thiết. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đọc lời nguyện kết thúc giờ chầu.
Mọi người hân hoan ra về cùng với ca khúc “Ra khơi với Mẹ La Vang”. Đêm canh kết thúc lúc 9giờ. Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đức Cha Chủ tịch HĐGM chụp hình chung với hơn ngàn diễn viên.
Nhiều đoàn hành hương tiếp tục tiến về linh đài cầu nguyện, lần chuỗi hát ca tôn vinh Mẹ. Các linh mục sốt sắng ban bí tích hòa giải. Nhiều người ngũ đêm dưới lều bạt, đất ẩm ướt, mưa rả rích và gió rét suốt đêm, giấc ngũ vẫn bình yên nơi thánh địa La vang.
Sáng 6/1.
Từ 4 giờ sáng, những bài thánh ca Đức Mẹ La Vang đã ngân vang đánh thức mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới trọng đại.
7 giờ sáng quãng trường đã chật kín người dự lễ. Chiều qua đến sáng nay trời bỗng nhiên đẹp, tạnh ráo, mát mẻ gió nhẹ êm. Dàn trống kèn của TGP Hà Nội và Thái Bình cùng dàn cồng chiêng Tây Nguyên rộn ràng hân hoan đón tiếp mọi thành phần Dân Chúa đang nhanh chân tiến về quảng trường trước lễ đài.
Đến 7g30, Ca đoàn tổng hợp đến từ ba Tổng giáo phận Hà Nội, Huế và Sài Gòn hòa vang ca nhập lễ. Đoàn rước hơn cả ngàn vị xếp một hàng rất dài từ nhà nguyện tiến ra lễ đài. Đại lễ với số vị đồng tế đông kỷ lục Việt Nam. Đức Hồng Y Ivan Dias chủ tế, 35 giám mục Việt Nam, 7 giám mục nước ngoài và khoảng 1.200 linh mục, cùng sự tham dự của hơn nửa triệu tín hữu cùng hiệp thông tạ ơn Thiên Chúa.Thánh lễ thật sốt sắng với bộ lễ hát bằng tiếng Latinh.
ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu các Giám mục đồng tế. Tiếp theo ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Ivan Dias làm đặc sứ của Ngài tại Lễ bế mạc Năm Thánh. ĐHY Ivan Dias chủ sự Thánh Lễ và giảng lễ bằng tiếng Pháp, Đức Ông Phương chuyển ngữ.
Sau lời nguyện giáo dân, các lễ vật được dâng lên. Ngoài lễ phẩm ba miền Việt Nam và bánh rượu, còn có các lễ phẩm của phái đoàn Thái Lan. Đặc biệt còn có chén thánh do Đức Thánh Cha tặng Giáo Hội Việt Nam qua Đức Hồng Y Đặc Sứ.
Trời lại đổ mưa mỗi lúc một nặng hạt. Cả rừng dù nâng lên che mưa tạo nên một quang cảnh muôn màu dưới cơn mưa bay gió lạnh thổi. Kết thúc thánh lễ có “Nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường La Vang”. Một đoàn thiếu nữ với áo dài thướt tha đủ màu cầm 27 chùm bong bóng đề tên 26 Giáo phận và cộng đồng hải ngoại tiến lên lễ đài.
ĐHY Ivan Dias rảy nước thánh lên Viên đá đầu tiên và 27 viên đá, tượng trưng cho 26 Giáo phận và cộng đồng hải ngoại. Ngài mở tấm lụa phủ tấm bia kỷ niệm Năm Thánh 2010. ĐGM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đọc nội dung tấm bia.
Cuối cùng, ĐTGM Stêphanô Nguyễn Như Thể, trưởng ban tổ chức đọc diễn văn Bế mạc. Ngài tạ ơn Chúa đã ban năm thánh hồng ân. Ngài dâng lên Đức Thánh Cha lòng cảm mến tri ân sâu xa và thảo hiếu, dâng lên Đức Hồng Y đặc sứ tâm tình quý mến và biết ơn. Năm Thánh được long trọng khai mạc tại Sở kiện ngày 24.11.2009 với quy mô trang trọng để lại ấn tượng tốt đẹp. Đại hội Dân Chúa tại TTMV TGP Sài gòn từ ngày 21-25/11/2010 với bầu khí hiệp thông huynh đệ mọi thành phần Dân Chúa. Đại lễ kết thúc Năm Thánh trang trọng tại La Vang. Cử hảnh lễ bế mạc để tạ ơn Chúa về hồng Chúa ban đồng thời mở ra sứ vụ loan báo tin mừng dưới sự bảo trở của Mẹ La Vang. Lễ bế mạc mở ra một kỷ nguyên mới cùng Mẹ ra khơi và ra khơi như Mẹ với tâm tình từ bi nhân hậu để cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương sự sống. Năm mới dương lịch 2011 vừa khởi đầu, năm Tân Mão sắp đến, ĐTGM Stêphanô kính chúc mọi người năm mới an lành trong Chúa và Mẹ La Vang “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g40, những chùm bong bóng đủ sắc màu bay lên cao trong gió mưa và tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cộng đoàn. Ai cũng cảm thấy “hồng ân Chúa như mưa, như mưa…”. Ai cũng được bay cao trong bầu trời tình thương của Chúa. Mỗi người được ấp ủ trong tình thương của Mẹ La Vang.
2. Đôi điều suy tư
La Vang miền đất khô cằn cày lên sỏi đá, địa thế không có những điều kiện phát triển. Hơn hai trăm năm trước đây Đức Mẹ đã hiện ra với con cái Mẹ đang chịu cảnh bắt bớ, đói khát bệnh tật lầm than. Giờ đây La vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc. Cả thế giới đều biết đến.
Trung tâm Thánh Mẫu La Vang rộng lớn hơn 25 mẫu đất, đủ chỗ đến đón tiếp cả triệu người hành hương. La vang nhộn nhịp với những quán xá và các dịch vụ đón tiếp khách hành hương từ bốn phương trời. Dân chúng tụ về. Nhà cửa nhiều và khang trang như một thị trấn nhỏ.
Nước Pháp hãnh diện giới thiệu với thế giới thánh địa Đức Mẹ Lộ Đức. Chính phủ Pháp đã trực tiếp đầu tư vào các phương tiện và nhu cầu cho khách hành hương bằng chính những đồng tiền thuế của nhân dân Pháp. Bây giờ chính phủ và dân Pháp đang vui hưởng những lợi lộc và ân sủng của những quyết định khôn ngoan và sáng suốt đó. Mỗi năm thánh địa Lộ Đức đã đóng góp vào ngân sách của nước Pháp một món tiền to lớn và những món tiền này đã hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình xã hội và nhân đạo của nước Pháp. Hình ảnh của nước Pháp không chỉ là kinh thành ánh sáng Paris nhưng cũng còn là thánh địa Lộ Đức nữa.
Hy vọng trong tương lai, Chính phủ Việt Nam nên tận dụng khả năng tài chánh và nhân sự để mang hình ảnh La vang đến khắp nơi trên thế giới. Hệ thống tổ chức của Chính phủ cũng có một cơ quan chuyên trách về du lịch cần biết khai thác những lợi điểm của linh địa La Vang để biến mảnh đất cằn cỗi này trở thành một thánh địa có tầm vóc quốc tế hay ít ra cũng được nhắc nhở đến ở các quốc gia châu Á. Chắc chắn rằng lời mời gọi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để xem vịnh Hạ Long hay động Phong Nha sẽ không lôi cuốn và thúc bách bằng một chuyến kính viếng thánh địa La Vang là nơi mà cách đây hơn hai trăm năm Đức Mẹ đã hiện ra để an ủi và cứu chữa con cái Mẹ. Thánh địa La Vang sẽ không còn là một linh địa của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng là một tài sản trân qúy của quốc gia và con dân Việt Nam. Cố nhạc sĩ Hòang Thi Thơ là một Phật tử khi nghe tiếng chuông từ nhà thờ La Vang đã cảm xúc sáng tác ca khúc Tiếng Chuông Chiều làm thổn thức bao lòng người.
Những quốc gia được coi là phát triển trong khu vực châu Á như Nhật, Đại Hàn…đã cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của những nước này đã biết đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc và phúc lợi của cả dân tộc lên trên hết nên họ đã có những họach định sáng suốt hợp thời hợp cảnh. Nhật và Đại Hàn tan hoang sau chiến tranh mà bây giờ họ là những nước lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ và tài chánh. Linh địa La Vang là hình ảnh, là biểu trưng của nước Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. (theo học giả Trương Phú Thứ).
La Vang chính là nơi hội tụ, là nơi gặp gỡ của những tấm lòng quãng đại yêu thương, những tâm hồn thành kính. Diễn văn chào mừng trong ngày lễ Bế mạc Năm Thánh, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN đã nói: Cử hành Năm thánh là dịp Giáo hội nhìn lại và lắng nghe bài học lịch sử: sự xuất hiện của Đạo Công giáo tại quê hương Việt Nam, Đạo Phúc Âm, Đạo của Yêu thương và Phục vụ, không nhằm mục đích nào khác hơn là muốn mang đến cho Đất Nước và Dân tộc Việt Nam sứ điệp Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương và cứu độ con người. Lịch sử Dân tộc cho thấy đức bác ái của đạo Công giáo đã gặp gỡ lòng từ bi bao la của Phật giáo, cảm thức tâm linh sâu sắc của Đạo giáo, triết lý xã hội thực tiễn của Khổng giáo và lòng mộ đạo bẩm sinh của người dân Việt, luôn tôn kính Trời-Phật, luôn thực hành đạo hiếu, để bày tỏ lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành, cũng như đối với các bậc anh hùng dân tộc. Sự gặp gỡ lịch sử giữa những giá trị tâm linh ấy góp phần làm nên chiều sâu cho nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử cho thấy rằng: bên cạnh những đóng góp rất đáng trân trọng của các tôn giáo bạn, đạo Công giáo đã mang lại cho Dân tộc chúng ta những hoa quả văn hóa tốt lành, như chữ Quốc ngữ, thi ca, thánh ca, giáo dục, kiến trúc Công giáo, và sự dấn thân nhiệt tình của nhiều thế hệ người Việt Nam Công giáo nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng.[1] Những công dân Công giáo hôm nay và ngày mai tiếp tục làm cho đạo Phúc Âm sinh nhiều hoa quả tốt lành hơn nữa, bởi lẽ Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam ý thức rất rõ về sứ vụ của mình là “loan báo Phúc Âm và làm chứng về Chúa Kitô như nét đặc thù và việc phục vụ cao nhất mà mình có thể hiến tặng cho đồng bào, và qua đó góp phần vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, đồng thời đóng góp cho sự phát triển đất nước”. (Số 4).
Trong bài Diễn văn, Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói: Tôi rất thích ý tưởng Giáo hội và Nhà Nước như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn. Ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ngay trên đất nước Việt Nam này. (số 6).
Sáng nay 7.1.2011, tôi đồng tế thánh lễ tại nhà nguyện sau tháp cổ. Cha Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Lê Sĩ Hiền có nói trước cộng đoàn hơn ngàn khách hành hương: Sau lễ bế bạc, ban chiều ông Chủ tịch Tỉnh Quãng trị và ông trưởng ban Tôn giáo tỉnh gọi điện chúc mừng và nói rằng đây là phép lạ Đức Mẹ làm.
Vâng Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ và sẽ còn nhiều nữa để La Vang luôn là địa chỉ tình thương là nơi mọi người đến đón nhận ơn Chúa qua bàn tay từ mẫu của Mẹ. Chính Đức Mẹ đã hứa rằng: “Các con hãy tin tưởng, cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn nầy, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Người người lương giáo khắp nơi tuôn về hành hương, cầu nguyện, xin ơn.. . và Đức Mẹ giữ lời hứa, đã ban xuống nhiều ơn thiêng: ơn phần hồn, ơn phần xác.
Tháng 9 năm 2010,Giáo phận Huế tổ chức thành công cuộc “Hội thảo thân thế sự nghiệp Linh Mục Léopolp – Michel Cadìere”. Tháng 1.2011, Tổng Giáo Phận Huế tổ chức rất thành công Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 và Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần 29. Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Mẹ La Vang.
Những hình ảnh đáng nhớ
Chính Đức Hồng Y Ivan Dias đã bộc bạch tâm tình ấy: Tôi rất sung sướng có mặt tại Linh Địa La Vang này, nơi mà Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người đau khổ vì đức tin Kitô. Vậy là một giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện với anh chị em, cho anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em, một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và được thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần.
Linh đại La Vang rộng lớn trên 25 mẫu, nhiều cây xanh bóng mát, nhiều căn nhà và nhiều lều trại đã dựng sẵn đón tiếp khách xa gần. Các nghi lễ hoành tráng và trang nghiêm. Đại lễ có tầm mức toàn quốc và quốc tế. Sự hiệp thông sâu xa của Giáo Hội mầu nhiệm. Sức sống mãnh liệt của Giáo Hội sứ vụ. Về bên Mẹ La Vang trong những ngày qua, mọi người cảm thấy thật hạnh phúc và vui sướng.
Tại Linh Địa La Vang, mọi thành phần Dân Chúa đều mặc lấy tâm tình của Mẹ Maria trong kinh tạ ơn, để dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ tự đáy lòng: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1,46-47).
1. Tham dự các ngày lễ.
Chiều 4/1.
- 5giờ chiều, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục Phó Giáo Phận Quy Nhơn đã cử hành Thánh Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội để khai mạc Đại Hội. Cùng đồng tế với Đức Cha có các giám mục trong và ngoài nước cùng hơn 200 linh mục. Vì mưa lớn nên Thánh Lễ Khai Mạc phải dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông.
-8giờ tối rước Kiệu Đức Mẹ La Vang và lần hạt Mân Côi với chủ đề Cùng Mẹ Ra Khơi do Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế chủ sự. Mưa lớn suốt ngày nên đường kiệu sủng nước, mọi người mặc áo mưa che dù rước kiệu. Mưa vẫn nặng hạt, đoàn rước tiến bước trong lời Kinh Mân Côi. Thánh Giá nến cao, đại diện các giáo phận, các chủng sinh, nữ tu, đoàn dâng hoa, các linh mục, giám mục và kiệu Đức Mẹ La Vang. Mỗi người một ngọn nến sáng lung linh giữa trời đêm mưa bay bay, gió se lạnh, thật linh thiêng và ấn tượng.Từ Nhà Hành Hương, đoàn rước xếp thành hàng 4 đi ra hồ Đức Mẹ, rẽ vào cổng chính, tiến vào Quảng trường Mân Côi, đến Tháp Chuông cổ và rẽ trái tiến về Linh đài Đức Mẹ. Cộng đoàn hành hương lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng cầu nguyện cho Giáo Hội và công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Mỗi chặng, đoàn rước dừng lại nghe suy niệm và hát ca tôn vinh Mẹ. Đến tại Linh Đài Đức Mẹ, mưa càng nặng hạt hơn, đoàn dâng hoa múa dưới mưa những vũ điệu tiến dâng Mẹ.
Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng kết thúc đêm canh thức bên Mẹ La Vang bằng tâm tình cầu nguyện dưới mưa. Trời về khuya, mưa vẫn tầm tả, một số đoàn hành hương đang sốt sắng lời kinh tiếng hát bên Linh đài dưới chân Mẹ La Vang.
Sáng 5/1
- Thánh lễ lúc 6 giờ sáng, lễ kính Đức Maria Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ cũng được dời từ linh đài Đức Mẹ La Vang sang nhà nguyện sau tháp chuông vì mưa to. Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục giáo phận Nha trang chủ tế và giảng lễ.Thánh lễ đồng tế gồm 10 Giám Mục: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo Phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giáo phận Vinh, Đức Cha Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng Giáo phận Huế, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh cùng đông đảo Quý Linh mục trong và ngoài nước. Hơn 50 ngàn người cùng hiệp thông thánh lễ sốt mến.
Các linh mục đem Mình Thánh Chúa toả ra khắp các ngả đường mà ban trật tự đã chuẩn bị đàng hoàng để trao ban đến tận nơi cho mọi người. Thánh lễ kết thúc với phép lành của Đức Cha, mọi người đón nhận bình an của ngày mới trong ơn lành Chúa ban.
Sau thánh lễ hàng trăm tòa giải tội được bố trí nhiều nơi để khách hành hương xưng tội.
- Thánh lễ tại Linh đài lúc 10 giờ trưa, kính Đức Mẹ Đi Viếng Bà Thánh Isave. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, GM Ban Mê Thuộc chủ tế và giảng lễ. Trời lất phất mưa bay, gió rét căm căm, đoàn rước các Giám Mục, Linh mục từ Nhà Hành Hương ra Linh Đài Mẹ La Vang. Đội trống, kèn Hà Nội dàn hai bên con đường rước kiệu hoà cùng bài ca “Kính Mừng Nữ Vương”. Đoàn đồng tế gồm 11 Đức Giám Mục: Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Giáo Phận Bùi Chu, Đức Cha Phụ tá Gioan Maria Vũ Tất Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương Giáo phận Hưng Hoá, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giáo phận Hải Phòng, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giáo phận Vinh, Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi Giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Louis Marie Ling Mangkhanekhoun Giám quản Tông Toà Pakse, Lào, Chủ tịch CELAC, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ Giáo Phận Thái Bình, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng Giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Oliver Sehmitthaeusler Giám quản Tông Toà Phnom Penh, Cambodia, MEP, người Pháp, Đức Cha Guy de Kérimel Địa phận Grenobele, Pháp, Đức Đan Viện Phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, và Đức Ông đến từ Malaxia, cùng đông đảo Quý Linh mục trong và ngoài nước.
Đức Cha Vinh Sơn xin Mẹ La vang giúp cho mọi người kitô hữu Việt Nam, đặc biệt là những người con đã vượt qua bao nhiêu khó khăn để cùng về bên Mẹ trong dịp Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, được đón nhận nhiều ơn lành của Chúa, để được trở nên giống như Mẹ, biết khiêm tốn đem Chúa Giêsu đến cho mọi người. Thánh lễ kết thúc với phép lành Toàn Xá của Đức Cha và mọi người ra về trong niềm vui tràn ngập Ơn Thánh Chúa.
Chiều 5/1
Trời La vang dịu mát, mưa đã ngưng, từng đoàn hành hương đổ về mỗi lúc một đông. Họ trải bạt trên cỏ ướt dưới các lều trại ban tổ chức đã dựng sẵn. Thật cảm phục lòng đạo đức của anh chị em tín hữu Việt Nam.
2g30, các đội trật tự, đội kèn trống đã ngăn nắp chuẩn bị đón tiếp chào mừng phái đoàn Tòa thánh, phái đoàn chính quyền và các quan khách. Các Linh mục và Tu sĩ ngồi hai bên lễ đài của linh đài. Khách hành hương đứng kín hết mọi nơi.
3g30: Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN cùng các ĐGM và phái đoàn Chính Phủ tiến ra Linh Đài Mẹ La Vang. Xe hơi chở ĐHY Đặc Sứ và Đức Ông Phương tới Linh Đài. Cả biển người vỗ tay reo mừng đón tiếp Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đấng nhân danh Chúa để đến với đoàn dân thánh này.
Đức Hồng Y làm phép tượng Đức Mẹ La Vang, rảy Nước Thánh lên tượng, Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN niệm hương, và dâng hoa lên Mẹ.
Tất cả mọi người cùng tiến ra Lễ Đài. Quãng trường rộng mênh mông. Tôi cứ tưởng như khung cảnh của trường đua ngựa Renwist ở Sydney trong dịp đại hội giới trẻ năm 2008.
Các nghi thức đón chào tiếp tục.Tiếng trống chào mừng rộn ràng, dồn dập tấu lên niềm vui hân hoan. Rồi cuộc diễu hành cờ biểu tượng của 26 Giáo Phận tại Việt Nam trong tiếng nhạc “Từ bốn phương trời chúng con về bên Mẹ…”. rồi lễ Thượng cờ trong bài ca “Kìa Bà Nào”.
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGMVN giới thiệu Phái đoàn Tòa thánh, Phái đoàn Chính quyền, Phái đoàn các tôn giáo, các vị thượng khách, các vị đại diện HĐGM ngoại quốc, HĐGM Việt Nam.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN đọc diễn văn chào mừng. Ngài nói lên niềm vui mừng cùng với đoàn dân Chúa khi về tại Linh Địa La Vang, cử hành Đại lễ Bế mạc Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, năm kỷ niệm hai biến cố trọng đại: 350 năm Tòa Thánh thiết lập hai Giáo phận Đại Diện Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Ngài cảm tạ tình thương của Thiên Chúa, cám ơn Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Đặc Sứ, cám ơn các cấp chính quyền… Ngài cám ơn Quý vị Thừa sai, quý tiền nhân đã nỗ lực góp tài năng, sức lực làm chứng cho Chúa trong môi trường xã hội Việt Nam.
ĐHY Ivan Dias, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đáp từ. Lời cuối, ngài nói: “Anh chị em thân mến trong Chúa Giê-su Kitô, tôi rất sung sướng có mặt tại Linh Địa La Vang nầy, nơi mà Đức Trinh Nữ đã hiện ra cách đây 213 năm để an ủi những người đau khổ vì đức tin kitô. Vậy là một giấc mơ của tôi đã thành hiện thực. Hành hương về nơi linh thiêng này, tôi cầu nguyện với anh chị em, cho anh chị em, và theo ý chỉ của anh chị em, một cách đặc biệt cho xứ sở xinh đẹp này được an vui và được thịnh vượng cả vật chất lẫn tinh thần. Xin Đức Mẹ La Vang chúc lành cho dân tộc Việt Nam quý yêu và cho Giáo Hội tại Việt Nam”.
Sau phần diễn văn chào mừng, mọi người hợp lòng với vũ khúc “Cùng Mẹ Tạ Ơn”.
Tạ ơn Chúa nhờ lời cầu bầu của Mẹ La Vang về một buổi chiều diễn ra nghi lễ đón tiếp thật tốt đẹp, thời tiết tuyệt vời, một không gian lắm sắc màu hoà quyện với âm thanh tưng bừng rộn ràng, trống kèn, nhạc điệu. Mọi người nghe trong lòng ấm áp niềm vui chan hòa tình thương của Mẹ la vang.
Đêm 5/1
Đúng 7 giờ 30 tối, đêm diễn nguyện bắt đầu.
Tiết mục mở đầu là “Một thoáng La Vang”, kể về sự tích Đức Mẹ La Vang, do Dòng Thánh Phaolô thành Chartres trình diễn thật hoành tráng, ý nghĩa và giàu cảm xúc.
Phần hai, cộng đoàn cùng nhau sống lại các Mầu Nhiệm Cứu Độ của việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại.
Đoàn cồng chiêng hùng hậu của anh em dân tộc Tây Nguyên tiến lên lễ đài trong tiếng rền vang cồng chiêng và cất lên lời ca “Alleluia”.
Cả biển ngươi cùng thắp nến lên và hát vang “Lời kinh hoà bình” của Thánh Phanxicô. Muôn ánh nến sáng lung linh, muôn tâm tình sốt mến, con cái Mẹ ước mong trở thành khí cụ của Chúa để dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, mang niềm vui đến chốn u sầu… sẵn sàng hiến dâng bản thân, quên mình đi cho tha nhân.
Cộng đoàn hành hương trên tay cầm nến sáng hướng về đoàn rước cung nghinh Thánh Thể.
Lên đến lễ đài, Thánh Thể được đặt trên cao, mọi người phủ phục, cúi đầu thờ lạy, cảm tạ tình Chúa vô biên, dâng niềm mến tin lên Chúa nhân hiền. Cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa, im lặng suy niệm. Sau đó, cùng nhau cất lời hát cầu xin cho Đức Thánh Cha được muôn vàn ơn phúc cần thiết. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đọc lời nguyện kết thúc giờ chầu.
Mọi người hân hoan ra về cùng với ca khúc “Ra khơi với Mẹ La Vang”. Đêm canh kết thúc lúc 9giờ. Đức Hồng Y Đặc Sứ, Đức Cha Chủ tịch HĐGM chụp hình chung với hơn ngàn diễn viên.
Nhiều đoàn hành hương tiếp tục tiến về linh đài cầu nguyện, lần chuỗi hát ca tôn vinh Mẹ. Các linh mục sốt sắng ban bí tích hòa giải. Nhiều người ngũ đêm dưới lều bạt, đất ẩm ướt, mưa rả rích và gió rét suốt đêm, giấc ngũ vẫn bình yên nơi thánh địa La vang.
Sáng 6/1.
Từ 4 giờ sáng, những bài thánh ca Đức Mẹ La Vang đã ngân vang đánh thức mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới trọng đại.
7 giờ sáng quãng trường đã chật kín người dự lễ. Chiều qua đến sáng nay trời bỗng nhiên đẹp, tạnh ráo, mát mẻ gió nhẹ êm. Dàn trống kèn của TGP Hà Nội và Thái Bình cùng dàn cồng chiêng Tây Nguyên rộn ràng hân hoan đón tiếp mọi thành phần Dân Chúa đang nhanh chân tiến về quảng trường trước lễ đài.
Đến 7g30, Ca đoàn tổng hợp đến từ ba Tổng giáo phận Hà Nội, Huế và Sài Gòn hòa vang ca nhập lễ. Đoàn rước hơn cả ngàn vị xếp một hàng rất dài từ nhà nguyện tiến ra lễ đài. Đại lễ với số vị đồng tế đông kỷ lục Việt Nam. Đức Hồng Y Ivan Dias chủ tế, 35 giám mục Việt Nam, 7 giám mục nước ngoài và khoảng 1.200 linh mục, cùng sự tham dự của hơn nửa triệu tín hữu cùng hiệp thông tạ ơn Thiên Chúa.Thánh lễ thật sốt sắng với bộ lễ hát bằng tiếng Latinh.
ĐGM Giuse Nguyễn Chí Linh giới thiệu các Giám mục đồng tế. Tiếp theo ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Hồng Y Ivan Dias làm đặc sứ của Ngài tại Lễ bế mạc Năm Thánh. ĐHY Ivan Dias chủ sự Thánh Lễ và giảng lễ bằng tiếng Pháp, Đức Ông Phương chuyển ngữ.
Sau lời nguyện giáo dân, các lễ vật được dâng lên. Ngoài lễ phẩm ba miền Việt Nam và bánh rượu, còn có các lễ phẩm của phái đoàn Thái Lan. Đặc biệt còn có chén thánh do Đức Thánh Cha tặng Giáo Hội Việt Nam qua Đức Hồng Y Đặc Sứ.
Trời lại đổ mưa mỗi lúc một nặng hạt. Cả rừng dù nâng lên che mưa tạo nên một quang cảnh muôn màu dưới cơn mưa bay gió lạnh thổi. Kết thúc thánh lễ có “Nghi thức làm phép viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường La Vang”. Một đoàn thiếu nữ với áo dài thướt tha đủ màu cầm 27 chùm bong bóng đề tên 26 Giáo phận và cộng đồng hải ngoại tiến lên lễ đài.
ĐHY Ivan Dias rảy nước thánh lên Viên đá đầu tiên và 27 viên đá, tượng trưng cho 26 Giáo phận và cộng đồng hải ngoại. Ngài mở tấm lụa phủ tấm bia kỷ niệm Năm Thánh 2010. ĐGM Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đọc nội dung tấm bia.
Cuối cùng, ĐTGM Stêphanô Nguyễn Như Thể, trưởng ban tổ chức đọc diễn văn Bế mạc. Ngài tạ ơn Chúa đã ban năm thánh hồng ân. Ngài dâng lên Đức Thánh Cha lòng cảm mến tri ân sâu xa và thảo hiếu, dâng lên Đức Hồng Y đặc sứ tâm tình quý mến và biết ơn. Năm Thánh được long trọng khai mạc tại Sở kiện ngày 24.11.2009 với quy mô trang trọng để lại ấn tượng tốt đẹp. Đại hội Dân Chúa tại TTMV TGP Sài gòn từ ngày 21-25/11/2010 với bầu khí hiệp thông huynh đệ mọi thành phần Dân Chúa. Đại lễ kết thúc Năm Thánh trang trọng tại La Vang. Cử hảnh lễ bế mạc để tạ ơn Chúa về hồng Chúa ban đồng thời mở ra sứ vụ loan báo tin mừng dưới sự bảo trở của Mẹ La Vang. Lễ bế mạc mở ra một kỷ nguyên mới cùng Mẹ ra khơi và ra khơi như Mẹ với tâm tình từ bi nhân hậu để cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương sự sống. Năm mới dương lịch 2011 vừa khởi đầu, năm Tân Mão sắp đến, ĐTGM Stêphanô kính chúc mọi người năm mới an lành trong Chúa và Mẹ La Vang “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g40, những chùm bong bóng đủ sắc màu bay lên cao trong gió mưa và tiếng vỗ tay nồng nhiệt của cộng đoàn. Ai cũng cảm thấy “hồng ân Chúa như mưa, như mưa…”. Ai cũng được bay cao trong bầu trời tình thương của Chúa. Mỗi người được ấp ủ trong tình thương của Mẹ La Vang.
2. Đôi điều suy tư
La Vang miền đất khô cằn cày lên sỏi đá, địa thế không có những điều kiện phát triển. Hơn hai trăm năm trước đây Đức Mẹ đã hiện ra với con cái Mẹ đang chịu cảnh bắt bớ, đói khát bệnh tật lầm than. Giờ đây La vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc. Cả thế giới đều biết đến.
Trung tâm Thánh Mẫu La Vang rộng lớn hơn 25 mẫu đất, đủ chỗ đến đón tiếp cả triệu người hành hương. La vang nhộn nhịp với những quán xá và các dịch vụ đón tiếp khách hành hương từ bốn phương trời. Dân chúng tụ về. Nhà cửa nhiều và khang trang như một thị trấn nhỏ.
Nước Pháp hãnh diện giới thiệu với thế giới thánh địa Đức Mẹ Lộ Đức. Chính phủ Pháp đã trực tiếp đầu tư vào các phương tiện và nhu cầu cho khách hành hương bằng chính những đồng tiền thuế của nhân dân Pháp. Bây giờ chính phủ và dân Pháp đang vui hưởng những lợi lộc và ân sủng của những quyết định khôn ngoan và sáng suốt đó. Mỗi năm thánh địa Lộ Đức đã đóng góp vào ngân sách của nước Pháp một món tiền to lớn và những món tiền này đã hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình xã hội và nhân đạo của nước Pháp. Hình ảnh của nước Pháp không chỉ là kinh thành ánh sáng Paris nhưng cũng còn là thánh địa Lộ Đức nữa.
Hy vọng trong tương lai, Chính phủ Việt Nam nên tận dụng khả năng tài chánh và nhân sự để mang hình ảnh La vang đến khắp nơi trên thế giới. Hệ thống tổ chức của Chính phủ cũng có một cơ quan chuyên trách về du lịch cần biết khai thác những lợi điểm của linh địa La Vang để biến mảnh đất cằn cỗi này trở thành một thánh địa có tầm vóc quốc tế hay ít ra cũng được nhắc nhở đến ở các quốc gia châu Á. Chắc chắn rằng lời mời gọi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để xem vịnh Hạ Long hay động Phong Nha sẽ không lôi cuốn và thúc bách bằng một chuyến kính viếng thánh địa La Vang là nơi mà cách đây hơn hai trăm năm Đức Mẹ đã hiện ra để an ủi và cứu chữa con cái Mẹ. Thánh địa La Vang sẽ không còn là một linh địa của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng là một tài sản trân qúy của quốc gia và con dân Việt Nam. Cố nhạc sĩ Hòang Thi Thơ là một Phật tử khi nghe tiếng chuông từ nhà thờ La Vang đã cảm xúc sáng tác ca khúc Tiếng Chuông Chiều làm thổn thức bao lòng người.
Những quốc gia được coi là phát triển trong khu vực châu Á như Nhật, Đại Hàn…đã cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của những nước này đã biết đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc và phúc lợi của cả dân tộc lên trên hết nên họ đã có những họach định sáng suốt hợp thời hợp cảnh. Nhật và Đại Hàn tan hoang sau chiến tranh mà bây giờ họ là những nước lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ và tài chánh. Linh địa La Vang là hình ảnh, là biểu trưng của nước Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. (theo học giả Trương Phú Thứ).
La Vang chính là nơi hội tụ, là nơi gặp gỡ của những tấm lòng quãng đại yêu thương, những tâm hồn thành kính. Diễn văn chào mừng trong ngày lễ Bế mạc Năm Thánh, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN đã nói: Cử hành Năm thánh là dịp Giáo hội nhìn lại và lắng nghe bài học lịch sử: sự xuất hiện của Đạo Công giáo tại quê hương Việt Nam, Đạo Phúc Âm, Đạo của Yêu thương và Phục vụ, không nhằm mục đích nào khác hơn là muốn mang đến cho Đất Nước và Dân tộc Việt Nam sứ điệp Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương và cứu độ con người. Lịch sử Dân tộc cho thấy đức bác ái của đạo Công giáo đã gặp gỡ lòng từ bi bao la của Phật giáo, cảm thức tâm linh sâu sắc của Đạo giáo, triết lý xã hội thực tiễn của Khổng giáo và lòng mộ đạo bẩm sinh của người dân Việt, luôn tôn kính Trời-Phật, luôn thực hành đạo hiếu, để bày tỏ lòng biết ơn đối với các đấng sinh thành, cũng như đối với các bậc anh hùng dân tộc. Sự gặp gỡ lịch sử giữa những giá trị tâm linh ấy góp phần làm nên chiều sâu cho nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử cho thấy rằng: bên cạnh những đóng góp rất đáng trân trọng của các tôn giáo bạn, đạo Công giáo đã mang lại cho Dân tộc chúng ta những hoa quả văn hóa tốt lành, như chữ Quốc ngữ, thi ca, thánh ca, giáo dục, kiến trúc Công giáo, và sự dấn thân nhiệt tình của nhiều thế hệ người Việt Nam Công giáo nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng.[1] Những công dân Công giáo hôm nay và ngày mai tiếp tục làm cho đạo Phúc Âm sinh nhiều hoa quả tốt lành hơn nữa, bởi lẽ Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam ý thức rất rõ về sứ vụ của mình là “loan báo Phúc Âm và làm chứng về Chúa Kitô như nét đặc thù và việc phục vụ cao nhất mà mình có thể hiến tặng cho đồng bào, và qua đó góp phần vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, đồng thời đóng góp cho sự phát triển đất nước”. (Số 4).
Trong bài Diễn văn, Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói: Tôi rất thích ý tưởng Giáo hội và Nhà Nước như bậc cha và mẹ của một gia đình. Khi họ sống thuận hòa, thì con cái của họ hạnh phúc hơn. Ước gì Thiên Chúa làm như thế giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ngay trên đất nước Việt Nam này. (số 6).
Sáng nay 7.1.2011, tôi đồng tế thánh lễ tại nhà nguyện sau tháp cổ. Cha Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Lê Sĩ Hiền có nói trước cộng đoàn hơn ngàn khách hành hương: Sau lễ bế bạc, ban chiều ông Chủ tịch Tỉnh Quãng trị và ông trưởng ban Tôn giáo tỉnh gọi điện chúc mừng và nói rằng đây là phép lạ Đức Mẹ làm.
Vâng Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ và sẽ còn nhiều nữa để La Vang luôn là địa chỉ tình thương là nơi mọi người đến đón nhận ơn Chúa qua bàn tay từ mẫu của Mẹ. Chính Đức Mẹ đã hứa rằng: “Các con hãy tin tưởng, cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn nầy, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Người người lương giáo khắp nơi tuôn về hành hương, cầu nguyện, xin ơn.. . và Đức Mẹ giữ lời hứa, đã ban xuống nhiều ơn thiêng: ơn phần hồn, ơn phần xác.
Tháng 9 năm 2010,Giáo phận Huế tổ chức thành công cuộc “Hội thảo thân thế sự nghiệp Linh Mục Léopolp – Michel Cadìere”. Tháng 1.2011, Tổng Giáo Phận Huế tổ chức rất thành công Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 và Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần 29. Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Mẹ La Vang.
Cùng hòa tiếng hát hiệp nhất trên Đất Mẹ Lavang
PM. Cao Huy Hoàng
16:46 07/01/2011
Mẹ La Vang không còn là Mẹ riêng của TGP Huế, mà là Mẹ của Giáo Hội Việt Nam, của từng tín hữu Công Giáo Việt Nam trong nước và hải ngoại, và cũng là của những lương dân gần xa thành tâm tìm chân lý.
Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh diễn ra tại La Vang là thuận điểm cho đông đảo giáo dân từ 26 Gp. và cộng đồng hải ngoại về tham dự: vừa cùng Giáo Hội Tạ Ơn Chúa về hồng ân Năm Thánh, vừa để hành hương và khấn nguyện cùng Mẹ La Vang, Mẹ của Nước Việt Nam và Mẹ của mỗi người và mọi người.
Về phía Thánh Nhạc, có lẽ Lm. Dominic Minh Anh, Trưởng Ban Thánh Nhạc TGP Huế ngộ ra thuận điểm nầy sớm nhất, nên từ những 6 tháng trước, đã lên một chương trình thánh ca của phần Diễn Nguyện và Thánh Lễ cho một Ca Đoàn Tổng Hợp gồm Ca Đoàn Cécilia, Ca Đoàn Ave Maria của Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam, Ca Đoàn Liên Tu Sĩ Gp. Huế; Ca Đoàn Vượt Qua của Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn - TGP Sài Gòn, Ca Đoàn Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội - TGP Hà Nội; thêm vào đó là sự đóng góp của Ca Đoàn Trùng Dương hùng hậu, Ca Đoàn Hải Ngoại với Quý Anh Chị đến từ New Orleans, California, Texas, Virginia… thuộc Hoa Kỳ, Toronto thuộc Canada. Bên cạnh đó chúng tôi thấy sự hiện diện của một số Nhạc sĩ tên tuổi như Ns. Phạm Đức Huyến, Ns. Hồ Đăng Tín, Ns. Thế Thông, Ns. Ngọc Linh và các Nhạc Trưởng cựu trào như Đỗ Trinh Huệ, Hoàng Hương và Đức Toàn.
Tối ngày 03-01-2011, tại Hội Trường Trung Tâm Mục Vụ Gp. Huế, trước sự hiện diện đầy ưu ái của Đức Tổng Stêphanô Nguyễn Như Thể, với sự sắp đặt của Cha Minh Anh, hơn 350 ca viên ưu tú đã có một buổi tổng dượt kéo dài 4 tiếng đồng hồ thật nhiệt tình. Nhiệt tình vì ý thức vai trò đại diện cho tất cả các ca trưởng, ca viên trong và ngoài nước dâng tiếng hát trên đất Mẹ La Vang ngày Bế Mạc Năm Thánh.
Đêm tổng dượt nối kết tiếng hát và tâm hồn của ba miền, ba Tổng Giáo Phận và của cộng đoàn hải ngoại. Một hình ảnh tuyệt đẹp khi các phần bè của mỗi ca đoàn được sắp xếp chung với nhau, không còn phân biệt Huế, Sài Gòn, Hà Nội, trong hay ngoài nước nữa, làm thành một Ca Đoàn Tổng Hợp trong niềm vui hiệp nhất.
10 giờ sáng ngày 05-01-2011, thêm một buổi tổng dượt nữa tại lễ đài, trong mưa, đồng thời với hơn 2000 diễn viên của Ban Diễn Nguyện. Niềm vui hiệp nhất nhân lên khi hơn 350 tiếng hát hòa quyện với những vũ khúc, những nhịp đi, hòa quyện với tiếng chiêng, khèn, trống và những nhạc cụ truyền thống của anh em dân tộc từ đại ngàn Tây Nguyên xa xôi về với Mẹ.
Năm Ca Trưởng được mời thay phiên nhau điều khiển Ca Đoàn Tổng Hợp là các ca trưởng: Phạm Đức Huyến (Hải Ngoại), Đỗ Trinh Huệ (TGP Huế), Hoàng Hương (Ca Đoàn Trùng Dương), Thế Thông (Ca Đoàn Sao Mai), Đức Toàn (TGP Sài Gòn).
Hai buổi tổng dượt cho một chương trình Đại Lễ có thể nói là quá ít. Đó là điều Ban Thánh Nhạc TGP Huế đã tiên liệu. Vì thế, bài hát được chọn trong Diễn Nguyện và Đại lễ, hầu hết là những bài thánh ca rất quen thuộc.
Quả vậy, thật tuyệt vời, đêm diễn nguyện và đại lễ của cả cộng đoàn dân Chúa, gần nửa triệu người rập ràng hoà lòng mình, hòa tiếng hát mình với Ca Đoàn Tổng Hợp. Niềm vui hiệp nhất gấp bội.
Ca Trưởng Hoàng Hương mở đầu trang trọng với “Hãy Vùng Đứng” (Vinh Hạnh) và sốt sắng với “Hang Bêlem” (Hải Linh) cùng hoan ca “Allléluia” (Trần Sỹ Tín).
Ns. Thế Thông tiếp tục cách phấn khởi với “Chúa Đến” (Hoàng Diệp) và rập ràng tha thiết với “Kinh Hòa Bình” (Kim Long) giữa một rừng nến, đêm La Vang linh thiêng kỳ diệu.
Trước Thánh Thể, Ca Trưởng Đỗ Trinh Huệ thổn thức với “Lạy Chúa bao ngày tháng con hằng mơ ước” (Kim Long), rồi Ca Trưởng Đức Toàn tiếp tục với “Con Quì Gối” trong khi cả hơn 2000 diễn viên cùng Giám Mục Chủ Sự, các Lm. Phụ Lễ, đoàn lễ sinh trên lễ đài quì gối thật cung kính.
Ca trưởng Đỗ Trinh Huệ tiếp tục với “Nầy Con là Đá” và trang nghiêm với “Tantum ergo”.
Cuối cùng là Ns. Phạm Đức Huyến rộn ràng với toàn bộ diễn viên Diễn Nguyện và cộng đoàn “Cùng Mẹ Ra Khơi” (Lm. Minh Anh) thật hoành tráng, thật sâu sắc, thật lắng đọng… nhưng như muốn kéo dài niềm vui hiệp nhất khi có đến 6 Giám Mục cùng hàng ngàn người ở lại cùng tiếp tục hát, cùng tiếp tục múa và chụp hình với đoàn cồng chiêng Tây Nguyên.
Đêm diễn nguyện khép lại vì trời đã về khuya. Đất Mẹ La Vang râm ran lời kinh lời hát dưới mưa bay nhẹ nhàng như muôn lộc trời xuống cho đoàn con cái.
Thánh Lễ Bế Mạc, cũng với những bài thánh ca quen thuộc, vừa phải, nên mỗi người được tan mình vào thân thể huyền nhiệm trong từng tiếng hát, lời cầu nguyện tự chính đáy tim mình.
Ba bài nhập lễ “Niềm Vui Dâng Cao” (Mi Trầm), Trăm Triệu Lời Ca (Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa), và “Ngày Ánh Sáng” (Nguyên Kha) do Ns. Thế Thông, CT Hoàng Hương và Ns. Phạm Đức Huyến điều khiển. Đáp Ca và Alleluia do CT Đức Toàn và dâng lễ do CT Đỗ Trinh Huệ: Lễ vật dâng Chúa Hài Nhi (Phương Anh) và “Dâng Ba Ngôi” (Thế Thông) với dàn nhạc cụ dân tộc do hơn 40 nhạc công thuộc 2 Cộng Đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Mến Thánh Giá Huế trình tấu.
Phần hiệp lễ tuy có một vài bài mang tính hợp xướng hơn, nhưng cũng lại là những bài rất quen thuộc, để cộng đoàn không hát thì ít nữa, thuộc lời, cũng gặp được tâm tình của chính mình: Hoàng Hương với “Đêm Bình An” (Ngô Duy Linh), Đỗ Trinh Huệ với “Tình yêu của Chúa” (Ngọc Linh) hoà với tiếng “vĩ cầm violon, piano Việt Nam” …, “Cao Vời Khôn Ví” (Hùng Lân) và “Hãy Ngợi Khen Chúa” (Ngô Duy Linh).
Và kết lễ, Ns Phạm Đức Huyến với “Cùng Mẹ Ra Khơi” (Lm. Minh Anh), lại rộn ràng, phấn khởi, quyết tâm nối dài Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Một điểm hiệp nhất đáng quí nữa, đó là: Bộ lễ Latin, De Angelis nói lên niềm hiệp nhất với Giáo Hội vũ hoàn. Một truyền thống bình ca sống dậy trong lòng giáo dân. Một niềm hiệp nhất thiêng liêng vô hình đang hiển thị như nhịp cầu nối từ Việt nam đến Vatican và toàn thế giới.
“Ca đoàn hôm nay hát rất hay, không phải vì hát rất hay, mà vì hát những bài tôi hay hát, những bài tôi có thể hát”.
Tâm tình ấy của giáo dân, của cộng đoàn là lời chúc mừng Ban Thánh Nhạc TGP Huế đã có sáng kiến rất chuẩn mực trong việc chọn bài hát, người hát, người điều khiển cho một buổi lễ mang tính hiệp nhất mọi thành phần dân Chúa.
Thật vô cùng may mắn cho Ca Đoàn Tổng Hợp được Ban Tổ Chức sắp xếp đứng trên lễ đài có mái che trên và tấm phông sau cho tiếng hát được trầm ấm gói gọn hơn; bằng không, nếu đứng trên bục đã có sẵn bên cạnh thì may lắm chỉ thành công 50%. Xin hoan nghênh và cám ơn Công Ty Âm Thanh Ánh Sáng Việt Thương với Ns. P.Kim, Giám Đốc, bạn của Cha Minh Anh, đã phục vụ hết mình cho Đại Lễ và ca đoàn.
Tiệc Mừng hiệp nhất tại Twenty Seven Restaurant Phò Trạch dành cho Ca Đoàn Tổng Hợp vừa thay lời tri ân của Tổng Giáo Phận Huế, vừa là cơ hội tuyệt đẹp cho các ca viên ba TGP và Hải Ngoại gặp gỡ trao đổi kỷ năng, kinh nghiệm, trao cho nhau những tâm tình mến yêu Mẹ, và khắng khít thêm tình hiệp nhất trong Mẹ.
Tạ ơn Mẹ La Vang cho ba miền chúng con, ba Tổng Giáo Phận chúng con cùng Anh Em Hải Ngoại hồi hương có cơ may hội ngộ trong niềm vui Hiệp Nhất Toàn Dân Chúa, cùng Tạ Ơn Chúa bên Linh Đài của Mẹ, cùng hát vang Bài Ca Hiệp Nhất trên Đất Mẹ.
Nguyện xin Mẹ luôn cầu thay nguyện giúp cho chúng con giữ mãi niềm vui hiệp nhất nầy trong trái tim từ ái của Mẹ và trong niềm tin cậy mến bền vững muôn đời theo gương anh dũng của Cha Ông chúng con. Amen.
Huế 07-01-2011
Về phía Thánh Nhạc, có lẽ Lm. Dominic Minh Anh, Trưởng Ban Thánh Nhạc TGP Huế ngộ ra thuận điểm nầy sớm nhất, nên từ những 6 tháng trước, đã lên một chương trình thánh ca của phần Diễn Nguyện và Thánh Lễ cho một Ca Đoàn Tổng Hợp gồm Ca Đoàn Cécilia, Ca Đoàn Ave Maria của Nhà Thờ Chánh Tòa Phủ Cam, Ca Đoàn Liên Tu Sĩ Gp. Huế; Ca Đoàn Vượt Qua của Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn - TGP Sài Gòn, Ca Đoàn Nhà Thờ Chánh Tòa Hà Nội - TGP Hà Nội; thêm vào đó là sự đóng góp của Ca Đoàn Trùng Dương hùng hậu, Ca Đoàn Hải Ngoại với Quý Anh Chị đến từ New Orleans, California, Texas, Virginia… thuộc Hoa Kỳ, Toronto thuộc Canada. Bên cạnh đó chúng tôi thấy sự hiện diện của một số Nhạc sĩ tên tuổi như Ns. Phạm Đức Huyến, Ns. Hồ Đăng Tín, Ns. Thế Thông, Ns. Ngọc Linh và các Nhạc Trưởng cựu trào như Đỗ Trinh Huệ, Hoàng Hương và Đức Toàn.
Tối ngày 03-01-2011, tại Hội Trường Trung Tâm Mục Vụ Gp. Huế, trước sự hiện diện đầy ưu ái của Đức Tổng Stêphanô Nguyễn Như Thể, với sự sắp đặt của Cha Minh Anh, hơn 350 ca viên ưu tú đã có một buổi tổng dượt kéo dài 4 tiếng đồng hồ thật nhiệt tình. Nhiệt tình vì ý thức vai trò đại diện cho tất cả các ca trưởng, ca viên trong và ngoài nước dâng tiếng hát trên đất Mẹ La Vang ngày Bế Mạc Năm Thánh.
Đêm tổng dượt nối kết tiếng hát và tâm hồn của ba miền, ba Tổng Giáo Phận và của cộng đoàn hải ngoại. Một hình ảnh tuyệt đẹp khi các phần bè của mỗi ca đoàn được sắp xếp chung với nhau, không còn phân biệt Huế, Sài Gòn, Hà Nội, trong hay ngoài nước nữa, làm thành một Ca Đoàn Tổng Hợp trong niềm vui hiệp nhất.
10 giờ sáng ngày 05-01-2011, thêm một buổi tổng dượt nữa tại lễ đài, trong mưa, đồng thời với hơn 2000 diễn viên của Ban Diễn Nguyện. Niềm vui hiệp nhất nhân lên khi hơn 350 tiếng hát hòa quyện với những vũ khúc, những nhịp đi, hòa quyện với tiếng chiêng, khèn, trống và những nhạc cụ truyền thống của anh em dân tộc từ đại ngàn Tây Nguyên xa xôi về với Mẹ.
Năm Ca Trưởng được mời thay phiên nhau điều khiển Ca Đoàn Tổng Hợp là các ca trưởng: Phạm Đức Huyến (Hải Ngoại), Đỗ Trinh Huệ (TGP Huế), Hoàng Hương (Ca Đoàn Trùng Dương), Thế Thông (Ca Đoàn Sao Mai), Đức Toàn (TGP Sài Gòn).
Hai buổi tổng dượt cho một chương trình Đại Lễ có thể nói là quá ít. Đó là điều Ban Thánh Nhạc TGP Huế đã tiên liệu. Vì thế, bài hát được chọn trong Diễn Nguyện và Đại lễ, hầu hết là những bài thánh ca rất quen thuộc.
Quả vậy, thật tuyệt vời, đêm diễn nguyện và đại lễ của cả cộng đoàn dân Chúa, gần nửa triệu người rập ràng hoà lòng mình, hòa tiếng hát mình với Ca Đoàn Tổng Hợp. Niềm vui hiệp nhất gấp bội.
Ca Trưởng Hoàng Hương mở đầu trang trọng với “Hãy Vùng Đứng” (Vinh Hạnh) và sốt sắng với “Hang Bêlem” (Hải Linh) cùng hoan ca “Allléluia” (Trần Sỹ Tín).
Ns. Thế Thông tiếp tục cách phấn khởi với “Chúa Đến” (Hoàng Diệp) và rập ràng tha thiết với “Kinh Hòa Bình” (Kim Long) giữa một rừng nến, đêm La Vang linh thiêng kỳ diệu.
Trước Thánh Thể, Ca Trưởng Đỗ Trinh Huệ thổn thức với “Lạy Chúa bao ngày tháng con hằng mơ ước” (Kim Long), rồi Ca Trưởng Đức Toàn tiếp tục với “Con Quì Gối” trong khi cả hơn 2000 diễn viên cùng Giám Mục Chủ Sự, các Lm. Phụ Lễ, đoàn lễ sinh trên lễ đài quì gối thật cung kính.
Ca trưởng Đỗ Trinh Huệ tiếp tục với “Nầy Con là Đá” và trang nghiêm với “Tantum ergo”.
Đêm diễn nguyện khép lại vì trời đã về khuya. Đất Mẹ La Vang râm ran lời kinh lời hát dưới mưa bay nhẹ nhàng như muôn lộc trời xuống cho đoàn con cái.
Thánh Lễ Bế Mạc, cũng với những bài thánh ca quen thuộc, vừa phải, nên mỗi người được tan mình vào thân thể huyền nhiệm trong từng tiếng hát, lời cầu nguyện tự chính đáy tim mình.
Ba bài nhập lễ “Niềm Vui Dâng Cao” (Mi Trầm), Trăm Triệu Lời Ca (Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa), và “Ngày Ánh Sáng” (Nguyên Kha) do Ns. Thế Thông, CT Hoàng Hương và Ns. Phạm Đức Huyến điều khiển. Đáp Ca và Alleluia do CT Đức Toàn và dâng lễ do CT Đỗ Trinh Huệ: Lễ vật dâng Chúa Hài Nhi (Phương Anh) và “Dâng Ba Ngôi” (Thế Thông) với dàn nhạc cụ dân tộc do hơn 40 nhạc công thuộc 2 Cộng Đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Mến Thánh Giá Huế trình tấu.
Phần hiệp lễ tuy có một vài bài mang tính hợp xướng hơn, nhưng cũng lại là những bài rất quen thuộc, để cộng đoàn không hát thì ít nữa, thuộc lời, cũng gặp được tâm tình của chính mình: Hoàng Hương với “Đêm Bình An” (Ngô Duy Linh), Đỗ Trinh Huệ với “Tình yêu của Chúa” (Ngọc Linh) hoà với tiếng “vĩ cầm violon, piano Việt Nam” …, “Cao Vời Khôn Ví” (Hùng Lân) và “Hãy Ngợi Khen Chúa” (Ngô Duy Linh).
Và kết lễ, Ns Phạm Đức Huyến với “Cùng Mẹ Ra Khơi” (Lm. Minh Anh), lại rộn ràng, phấn khởi, quyết tâm nối dài Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam.
Một điểm hiệp nhất đáng quí nữa, đó là: Bộ lễ Latin, De Angelis nói lên niềm hiệp nhất với Giáo Hội vũ hoàn. Một truyền thống bình ca sống dậy trong lòng giáo dân. Một niềm hiệp nhất thiêng liêng vô hình đang hiển thị như nhịp cầu nối từ Việt nam đến Vatican và toàn thế giới.
“Ca đoàn hôm nay hát rất hay, không phải vì hát rất hay, mà vì hát những bài tôi hay hát, những bài tôi có thể hát”.
Tâm tình ấy của giáo dân, của cộng đoàn là lời chúc mừng Ban Thánh Nhạc TGP Huế đã có sáng kiến rất chuẩn mực trong việc chọn bài hát, người hát, người điều khiển cho một buổi lễ mang tính hiệp nhất mọi thành phần dân Chúa.
Thật vô cùng may mắn cho Ca Đoàn Tổng Hợp được Ban Tổ Chức sắp xếp đứng trên lễ đài có mái che trên và tấm phông sau cho tiếng hát được trầm ấm gói gọn hơn; bằng không, nếu đứng trên bục đã có sẵn bên cạnh thì may lắm chỉ thành công 50%. Xin hoan nghênh và cám ơn Công Ty Âm Thanh Ánh Sáng Việt Thương với Ns. P.Kim, Giám Đốc, bạn của Cha Minh Anh, đã phục vụ hết mình cho Đại Lễ và ca đoàn.
Tiệc Mừng hiệp nhất tại Twenty Seven Restaurant Phò Trạch dành cho Ca Đoàn Tổng Hợp vừa thay lời tri ân của Tổng Giáo Phận Huế, vừa là cơ hội tuyệt đẹp cho các ca viên ba TGP và Hải Ngoại gặp gỡ trao đổi kỷ năng, kinh nghiệm, trao cho nhau những tâm tình mến yêu Mẹ, và khắng khít thêm tình hiệp nhất trong Mẹ.
Tạ ơn Mẹ La Vang cho ba miền chúng con, ba Tổng Giáo Phận chúng con cùng Anh Em Hải Ngoại hồi hương có cơ may hội ngộ trong niềm vui Hiệp Nhất Toàn Dân Chúa, cùng Tạ Ơn Chúa bên Linh Đài của Mẹ, cùng hát vang Bài Ca Hiệp Nhất trên Đất Mẹ.
Nguyện xin Mẹ luôn cầu thay nguyện giúp cho chúng con giữ mãi niềm vui hiệp nhất nầy trong trái tim từ ái của Mẹ và trong niềm tin cậy mến bền vững muôn đời theo gương anh dũng của Cha Ông chúng con. Amen.
Huế 07-01-2011
Mừng Chúa Giáng Sinh trên Internet
Trương Phú Thứ
17:03 07/01/2011
Tuổi tôi đã qua đi những mong đợi háo hức “chờ Noel’ với khung cảnh rộn ràng của ngày lễ và những món quà to nhỏ. Hình ảnh ông già Noel với tiếng cười rạng rỡ vác một túi nặng những gói quà mầu xanh đỏ chui qua ống khói của lò sưởi trong phòng khách cũng chẳng còn là một hấp dẫn. Lễ Chúa Giáng Sinh nơi xứ lạ quê người không có những hớn hở nhộn nhịp của giáo dân trong xứ đạo khó nghèo, không có những câu kinh tiếng hát thân thương của con cái Chúa chen chúc nhau trong một ngôi nhà thờ chật hẹp nóng bức và bụi bặm nhưng đầy ắp tin yêu và cung kính.
Năm nay tôi mừng lễ Chúa Giáng Sinh trên VietCatholic. Net với hình ảnh của Đức Cha Thanh Hoá tay cầm nắm xôi tươi cười bên những bệnh nhân phong cùi. Người đau yếu một nắm xôi thì Đức Cha cũng một nắm xôi. Tinh thần của ngày lễ Chúa Giáng Sinh đã thể hiện một cách quá đầy đủ trong nghĩa cử đầy yêu thương và chăm sóc của Đức Cha với những thân phận khó nghèo và đầy rẫy đau thương tủi nhục. Tấm hình Đức Cha Thanh Hoá ngồi bên cạnh một bà cụ bệnh nhân, vòng tay của Đức Cha ôm ấp bờ vai bà cụ như cả một bầu trời an ủi và yêu thương. Hai tay Đức Cha nắm chặt đôi bàn tay đã biến dạng vì căn bệnh quái ác của một bệnh nhân như chẳng muốn rời xa. Chúa đã giáng sinh với con cái khó nghèo và tật nguyền qua bàn tay yêu thương và ân cần chăm sóc của Đức Cha Thanh Hoá. Đó là hình ảnh và tinh thần đích thực của lễ Chúa Giáng sinh.
Đi lên giáo phận Lạng Sơn là một giáo phận nghèo khó với một số giáo dân ít ỏi nhưng trên VietCatholic.net, độc giả cũng được đọc những bản tường trình và xem những hình ảnh của Đức Cha Lạng Sơn đến với từng đoàn chiên nhỏ bé trong giáo phận. Đức Cha Lạng Sơn đã không quản ngại đường xá gian nan nguy hiểm và đã đến với con cái người dân tộc thiểu số ở những bản làng xa xôi hẻo lánh. Sự hiện diện của Đức Cha ở chốn thâm sơn cùng cốc chính là hình ảnh của Chúa Giáng sinh trong lòng mỗi người mà cả năm mới được dâng thánh lễ một vài lần. Đức Cha đã đưa Chúa đến với từng tâm hồn từ đó gieo rắc ánh sáng và tin mừng của ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Đức Cha đã vinh danh Thiên Chúa bằng những nghĩa cử cao đẹp hơn là bổn phận và trách vụ của một người được giao phó chăm sóc đàn chiên của Chúa. Chắc hẳn trong tâm hồn của những tín hữu công giáo dân tộc thiểu số vẫn còn ôm ấp hình ảnh yêu thương trìu mến của Đức Cha.
Cũng trên VietCatholic.net, độc giả cũng không khỏi mủi lòng đọc bài tường trình về Đức Cha địa phận Kontum đã phải nghỉ đêm trong một cái xe bên dòng sông để sáng sớm kịp dâng thánh lễ Giáng Sinh cho một nhóm người Thượng. Đức Cha Kontum đã bị một số người nắm quyền ở địa phương xa xôi hẻo lánh làm khó về giờ giấc và địa điểm rồi tin chắc rằng Đức Cha sẽ bỏ cuộc, sẽ không đến dâng lễ với đoàn con đang mòn mỏi trông chờ. Nhưng không ai có thể tin rằng Đức Cha Kontum đã ngủ trong xe ngay bên bờ sông để đáp ứng yêu sách của những người gây khốn khó cho mình mà lại còn thoả mãn nỗi lòng mong chờ tình nghĩa cha con của những tín hữu cô độc và nghèo khó nhất của giáo phận. Đức Cha được Chúa trao phó cho nhiệm vụ coi sóc chăn dắt đàn chiên thì ở bất cứ một hoàn cảnh nào cho dù có nguy nan khốn khó cũng không bao giờ để cho đàn chiên lạc lõng bơ vơ.
Đọc bản văn trần tình của Đức Cha địa phận Vinh và cũng là Chủ tịch ủy ban Công Lý và Hoà Bình của hội đồng Giám Mục Việt Nam về tài sản của dòng Chúa Quan Phòng ở Sóc Trang thì độc giả cũng đã vui mừng vì đường hướng đối thoại một cách minh bạch và nghiêm chỉnh của giáo hội Công giáo Việt Nam. Giáo hội đã không “xin’ để được “cho” nhưng dù ở bất cứ trường hợp và hoàn cảnh nào thì sự thật và công bằng phải được tuyệt đối tôn trọng. Đức Cha điạ phận Vinh là một trí thức uyên bác với nhiều kinh nghiệm từng trải thì chắc rằng ngài sẽ dẫn dắt và giải toả những khúc mắc đạo đời một các xuông xẻ với những kết quả mong đợi.
Tôi đã được “ăn Noel” với bốn Đức Cha. Thật là một ân sủng từ Trời Cao và hạnh phúc biết chừng nào.
Năm nay tôi mừng lễ Chúa Giáng Sinh trên VietCatholic. Net với hình ảnh của Đức Cha Thanh Hoá tay cầm nắm xôi tươi cười bên những bệnh nhân phong cùi. Người đau yếu một nắm xôi thì Đức Cha cũng một nắm xôi. Tinh thần của ngày lễ Chúa Giáng Sinh đã thể hiện một cách quá đầy đủ trong nghĩa cử đầy yêu thương và chăm sóc của Đức Cha với những thân phận khó nghèo và đầy rẫy đau thương tủi nhục. Tấm hình Đức Cha Thanh Hoá ngồi bên cạnh một bà cụ bệnh nhân, vòng tay của Đức Cha ôm ấp bờ vai bà cụ như cả một bầu trời an ủi và yêu thương. Hai tay Đức Cha nắm chặt đôi bàn tay đã biến dạng vì căn bệnh quái ác của một bệnh nhân như chẳng muốn rời xa. Chúa đã giáng sinh với con cái khó nghèo và tật nguyền qua bàn tay yêu thương và ân cần chăm sóc của Đức Cha Thanh Hoá. Đó là hình ảnh và tinh thần đích thực của lễ Chúa Giáng sinh.
Đi lên giáo phận Lạng Sơn là một giáo phận nghèo khó với một số giáo dân ít ỏi nhưng trên VietCatholic.net, độc giả cũng được đọc những bản tường trình và xem những hình ảnh của Đức Cha Lạng Sơn đến với từng đoàn chiên nhỏ bé trong giáo phận. Đức Cha Lạng Sơn đã không quản ngại đường xá gian nan nguy hiểm và đã đến với con cái người dân tộc thiểu số ở những bản làng xa xôi hẻo lánh. Sự hiện diện của Đức Cha ở chốn thâm sơn cùng cốc chính là hình ảnh của Chúa Giáng sinh trong lòng mỗi người mà cả năm mới được dâng thánh lễ một vài lần. Đức Cha đã đưa Chúa đến với từng tâm hồn từ đó gieo rắc ánh sáng và tin mừng của ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Đức Cha đã vinh danh Thiên Chúa bằng những nghĩa cử cao đẹp hơn là bổn phận và trách vụ của một người được giao phó chăm sóc đàn chiên của Chúa. Chắc hẳn trong tâm hồn của những tín hữu công giáo dân tộc thiểu số vẫn còn ôm ấp hình ảnh yêu thương trìu mến của Đức Cha.
Cũng trên VietCatholic.net, độc giả cũng không khỏi mủi lòng đọc bài tường trình về Đức Cha địa phận Kontum đã phải nghỉ đêm trong một cái xe bên dòng sông để sáng sớm kịp dâng thánh lễ Giáng Sinh cho một nhóm người Thượng. Đức Cha Kontum đã bị một số người nắm quyền ở địa phương xa xôi hẻo lánh làm khó về giờ giấc và địa điểm rồi tin chắc rằng Đức Cha sẽ bỏ cuộc, sẽ không đến dâng lễ với đoàn con đang mòn mỏi trông chờ. Nhưng không ai có thể tin rằng Đức Cha Kontum đã ngủ trong xe ngay bên bờ sông để đáp ứng yêu sách của những người gây khốn khó cho mình mà lại còn thoả mãn nỗi lòng mong chờ tình nghĩa cha con của những tín hữu cô độc và nghèo khó nhất của giáo phận. Đức Cha được Chúa trao phó cho nhiệm vụ coi sóc chăn dắt đàn chiên thì ở bất cứ một hoàn cảnh nào cho dù có nguy nan khốn khó cũng không bao giờ để cho đàn chiên lạc lõng bơ vơ.
Đọc bản văn trần tình của Đức Cha địa phận Vinh và cũng là Chủ tịch ủy ban Công Lý và Hoà Bình của hội đồng Giám Mục Việt Nam về tài sản của dòng Chúa Quan Phòng ở Sóc Trang thì độc giả cũng đã vui mừng vì đường hướng đối thoại một cách minh bạch và nghiêm chỉnh của giáo hội Công giáo Việt Nam. Giáo hội đã không “xin’ để được “cho” nhưng dù ở bất cứ trường hợp và hoàn cảnh nào thì sự thật và công bằng phải được tuyệt đối tôn trọng. Đức Cha điạ phận Vinh là một trí thức uyên bác với nhiều kinh nghiệm từng trải thì chắc rằng ngài sẽ dẫn dắt và giải toả những khúc mắc đạo đời một các xuông xẻ với những kết quả mong đợi.
Tôi đã được “ăn Noel” với bốn Đức Cha. Thật là một ân sủng từ Trời Cao và hạnh phúc biết chừng nào.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những tương đồng và bất đồng giữa Công Giáo và Tin Lành
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
11:53 07/01/2011
NHỮNG TƯƠNG ÐỒNG VÀ BẤT ÐỒNG GIỮA CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH
Từ đầu thế kỷ XX, mọi Kitô hữu, nhất là ở các giáo hội Tây Phương, đã cảm thấy mối đe dọa chính đối với họ không còn đến từ “bọn Thệ Phản” đối với người Công Giáo, hoặc “phe Công Giáo La Mã” đối với những anh em Tin Lành (Protestant). Nhưng nó đã đến từ các chủ thuyết mới xuất hiện như cộng sản chủ nghĩa, quốc gia chủ nghĩa, khoa học chủ nghĩa, phàm tục chủ nghĩa (secularism), khoái lạc chủ nghĩa (hedoism), tình cảm chủ nghĩa, tà đạo chủ nghĩa (cultism) v.v… Những chủ thuyết mới này đã nhanh chóng chứng tỏ rằng chúng có khả năng làm biến đổi đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người và trực tiếp đối chọi với những giá trị bất biến của Kitô giáo. Gần đây, lại có những thành phần quá khích của Hồi giáo đã tạo những cuộc khủng bố, hăm dọa sự an toàn của cả thế giới. Do đó, cùng với những nguyên nhân khác, các Kitô hữu (gồm Công Giáo, Chính Thống-Đông Phương, Tin Lành…) đã thấy sự cấn thiết phải ngồi lại với nhau, tạo một lực lượng chung đễ đương đầu với những thách đố mới.
Tuy vẫn có những tương đồng giữa giáo hội Công Giáo và các giáo hội Tin Lành, nhưng các bất đồng đã và đang là trở ngại chính cho mọi nỗ lực hợp nhất. Ở đây, chúng tôi không muốn dùng tiếng “dị biệt” giữa các anh em Kitô, vì không thể có dị biệt giữa những người anh em, con của một Cha chung. Có chăng, chỉ là những bất đồng giai đoạn mà thôi. Tuy nhiên, giảm thiểu hoặc giản dị hóa những bất đồng giữa Công Giáo và Tin Lành trong việc diễn giải Kinh Thánh, đã không thể gọi là một hành động nghiêm chỉnh và thành thật. Mặt khác, nếu không công nhận những tương đồng quan trọng giữa các giáo hội Kitô, sẽ bị cho là thiển cận và thiếu công tâm.
NHỮNG TƯƠNG ÐỒNG
Công Giáo và Tin Lành cùng chia sẻ một nhãn quan xuyên qua những sự kiện vật chất để hướng tới những gía trị tinh thần, đồng thời nhắc nhở con người sống cho cả hai cuộc sống đời này cũng như đời sau. Họ cùng tin vào Thiên Chúa và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Cùng công nhận 10 giới răn như lề luật cho mọi hành vi. Cùng tin rằng con người sau khi sa ngã, nếu không có sự giúp đỡ, tự con người không thể tìm được sự cứu rỗi nếu không có Ðấng Cứu Thế. Họ cùng đọc và tôn trọng Kinh Thánh, tuyên xưng cùng một kinh Tin Kính (của công đồng Nicaea) và cầu nguyện cùng một kinh Lạy Cha. Con người được gia nhập đời sống ân sủng và thánh thiện qua bí tích Rửa Tội, Thanh Niên nam nữ Công Giáo và Tin Lành có thể kết hôn với nhau và phép Hôn Phối đã được các giáo hội tôn trọng. Họ cùng mừng chung các lễ Giáng Sinh và Phục Sinh (trừ các giáo hội Chính Thống Ðông Phương), cùng công nhận các giảng huấn của các thánh Tông Ðồ, các văn bản thánh thiện và chia sẻ các bản thánh ca.
Trong sắc lệnh về Hiệp Nhất (Unitatis Redintegratio) của Công đồng Vatican II, các nghị phụ đã tuyên bố: “Một khi đã được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép Rửa Tội, họ (các anh em Tin Lành) đã được tháp nhập vào Chúa Kitô, và vì thế họ có quyền mang danh Kitô hữu, xứng đáng là con cái Chúa và và được giáo hội Công Giáo nhìn nhận là anh chị em trong Chúa.” (Ch.I, đ.3). Về các giáo hội Tin Lành, các nghị phụ cũng đã xác định: “Dù chúng ta tin là họ còn khiếm khuyết, nhưng chính các giáo hội và các cộng đồng tách riêng ấy vẫn chưa trở thành vô nghĩa và vô giá trị trong Mầu Nhiệm Cứu Rỗi. Vì Thánh Thần của Chúa Kitô không khước từ xử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi mà năng lực phát xuất từ chính sự sung mãn của Ơn Thánh và Chân Lý đã được ủy thác cho giáo hội Cơng Giáo.” (ibid.)
NHỮNG BẤT ÐỒNG
Người ta có thể chia những bất đồng giữa giáo hội Công Giáo và các giáo hội Tin Lành thành hai loại chính: Những bất đồng căn bản và những bất đồng “tai nạn.”
Các bất đồng tai nạn đã xảy ra theo thời gian và hoàn cảnh địa phương, nhu cầu kỷ luật, biến thiên lịch sử, hội nhập văn hóa mà các giáo hội cảm thấy hữu ích và chấp nhận. Những điều đó đã trở thành cá tính của một giáo hội Tin Lành. Trong trên 300 giáo hội Tin Lành khác nhau, đã không có giáo hội nào hoàn toàn giống giáo hội khác.
Tuy nhiên, chỉ những bất đồng căn bản mới thực sự là những trở ngại chính cho công cuộc hiệp nhất. Các Kitô hữu đã tin rằng con người khi được tạo dựng đã hoàn hảo, nhưng vì xử dụng tự do cách sai lầm nên đã bất tuân lệnh Chúa và sa ngã.
1. Con người sau tội tổ tông (Justification)
Bất đồng đầu tiên giữa Công Giáo và Tin Lành khởi đi từ quan niệm về bản tính của con người sau khi đã sa ngã. Người Công Giáo tin rằng: Sau khi sa ngã, những sung mãn của bản tính và ân sủng của con người đã bị suy yếu. Những ơn Chúa ban cho ông bà Nguyên Tổ trong vườn địa đàng đã bị mất hết. Những ơn đó là ơn siêu nhiên, sự bất tử của thân xác, sự vẹn toàn và không phải đau khổ. Nếu không có ơn Cứu Chuộc, con người sẽ không tự mình tìm đến Nhan Thánh Chúa được. Nhưng bản tính tiên khởi của con người vẫn còn.
Trong khi đó, ông Luther (Lu-Te) lại cho rằng sau khi sa ngã, con người đã mất hết. Tất cả những gì con người làm, kể cả việc thiện, đều gây phiền toái cho Chúa và không có ơn ích gì cả. Sự công chính hóa (justification) chỉ bởi đức tin mà thôi và ơn cứu chuộc là do Chúa ban cách riêng chứ con người không thể tự hưởng bằng những việc lành. Thuyết công chính hóa bởi đức tin đó đã đưa đến ba nguyên tắc khác: Chối bỏ việc con người có lòng muốn tự do (free will), chỉ có công chính hóa ngoại tại, và chối bỏ sự hữu ích của mọi việc thiện.
Ngược lại, người Công Giáo tin rằng con người có toàn quyền xử dụng lòng muốn tự do của mình, ngay cả việc từ chối ơn Chúa ban. Sau khi được công chính hóa toàn diện (bởi đức Tin và Phép Rửa) mọi việc thiện của con người đều nên công trạng. “Ðức tin nếu không có việc làm là đức tin chết.”
2. Ðức tin
Tin Lành: Ðức tin là tác động tối thượng, tin vào Chúa rằng Ngài sẽ cứu ta khỏi hỏa ngục và “che đậy” mọi tội lỗi của ta (Ngài chỉ che đậy chứ tội lỗi vẫn luôn luôn còn). Do đó, đức tin trở nên một hành động của lòng muốn và tình cảm.
Công Giáo: Ðức tin là một sự đồng ý với ơn Chúa mạc khải. Thí dụ: Khi Chúa Kitô nói phép rửa tội thì cần thiết để được cứu rỗi. Chúng ta chấp nhận câu tuyên bố này vì chúng ta tin vào Ngài. Ðức tin đối với người Công Giáo là một hành động của trí khôn.
3. Kinh Thánh
Tin Lành: Kinh Thánh có quyền tôn giáo tối thượng. Không chấp nhận những khẩu truyền kể từ sau thời các thánh Tông Ðồ.
Công Giáo: Chúa Kitô chỉ giảng dạy chứ không viết Kinh Thánh và tự bộ Kinh Thánh đã không được quyền tôn giáo tối thượng. Từ chối khẩu truyền là tự tiện và độc đoán.
Ðối với Tin Lành, mọi người đều có quyền và bổn phận diễn giải Kinh Thánh theo ý mình hiểu. Sự kiện này đã là nguyên nhân đưa đến việc phân chia giữa các giáo hội Tin Lành thành hàng trăm giáo hội khác nhau. Trong khi đó, Công Giáo tin rằng Giáo Hội dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Linh, là cơ quan duy nhất có quyền diễn giải Kinh Thánh. Ðể am tường Kinh Thánh, người ta đã phải thấu hiểu các nguyên ngữ nguyên bản của Kinh Thánh, thần học, lịch sử và khảo cổ học (Archaeology). Do đó, nếu không có những nhà chuyên môn trợ giúp, người ta có thể sẽ không hiểu hoặc hiểu Kinh Thánh cách sai lạc.
4. Quyền bính Ðức Giáo Hoàng
Tin Lành: Giáo hội thì vô hình, những giáo hữu của các giáo hội này chỉ có Chúa biết mà thôi. Ðứng đầu giáo hội là chính Chúa Kitô.
Công Giáo: Chỉ có một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền do Chúa Kitô khai sáng. Người đứng đầu hữu hình của giáo hội là vị Ðại Diện Chúa Kitô, kế vị thánh Phêrô, là Ðức Giáo Hoàng, là vị Giám Mục thành Roma.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều anh em Tin Lành đã tỏ mối thán phục và cảm tình với các ÐHG đặc biệt là Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
5. Những giáo huấn của giáo hội
Tin Lành: Không công nhận giáo hội là một tổ chức thánh thiện có quyền giảng dạy. Ðối với họ, giáo hội chỉ là một tổ chức thân hữu của những người tin vào Chúa Kitô và cùng chia sẻ Lời Chúa.
Công Giáo (và các giáo hội Ðông Phương): Tin Mừng Cứu Rỗi đến với từng cá nhân qua giáo hội với sự bảo đảm không bị sai lầm mà không một Kitô hữu nào dám tự nhận.
6. Các bí tích
Tin Lành: Từ chối tất cả các bí tích, trừ phép Rửa Tội và nghi thức Tiệc Ly, nhưng họ giữ hai điều này vì vâng theo thánh ý Chúa mà thôi. Các phép thống hối (giải tội), thêm sức, truyền chức thánh, hôn phối, và sức dầu bệnh nhân chỉ được giữ như những nghi thức của giáo hội chứ không phải là bí tích.
Về nghi thức tiệc ly (chứ không phải thánh lễ), người Tin Lành từ chối ý nghĩa “của lễ Hi Sinh” và đặt Lời Chúa thành trọng tâm của việc thờ phượng. Vì giáo hội vô hình, lại không có thánh lễ và năm bí tích khác nên chức linh mục cũng trở nên không cần thiết. Tất cả các tín hữu đều là linh mục mà lễ Truyền Chức là phép Rửa Tội. Tuy nhiên, một số người đã được huấn luyện cách đặc biệt, trở thành mục sư để điều hợp cộng đoàn.
Công Giáo: Công nhận tất cả 7 bí tích do Chúa lập ra. Bí tích Thánh Thể gồm cả Lời Chúa, hiến tế hi sinh, và chia sẻ Mình Thánh, chứ không phải chỉ có Lời Chúa mà thôi. Mọi người cùng tham dự vào thiên chức linh mục của Chúa Kitô và là những phần tử của Nhiệm Thể của Ngài. Một số người được ơn gọi đặc biệt làm linh mục để cử hành Hiến Lễ Hi Sinh.
7. Sự Tiền Ðịnh (Predestination)
Tin Lành: Chúa đã chọn một số người vào Thiên Ðàng, còn những người khác bị vào hỏa ngục, dù có ăn ngay ở lành thế nào cũng không thể thay đổi được ý Chúa.
Công Giáo: Hoàn toàn không chấp nhận thuyết này, vì theo đó, con người không còn có lòng muốn tự do, ngược hẳn với tín lý.
Ngoài ra, người Tin Lành còn chối bỏ luyện tội, họ cho rằng sau khi chết, linh hồn hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống hỏa ngục mà thôi. Mọi lời cầu nguyện cho kẻ chết đều không có ích gì cả. Họ cũng hủy bỏ việc sùng kính Ðức Mẹ và các Thánh.
NHỮNG HÒA ÐỒNG
Tinh thần hòa giải và hòa hợp hởi đi từ đầu thế kỷ XX đã đưa các giáo hội đến gần nhau hơn, không những chỉ qua lời nói và cử chỉ thân mật bề ngoài, nhưng cả trong thực hành nữa. Những bất đồng giữa Công Giáo và Tin Lành đã thực sự được thu hẹp hơn. Ðặc biệt trong những thập niên sau công đồng Vatican II, thánh lễ đã được cử hành bằng các ngôn ngữ địa phương. Nội dung các bài giảng đã được chuẩn bị và chú trọng cách đặc biệt. Phần tham gia của các tín hữu (đáp ca, thánh ca) cũng được để ý và phát triển hơn. Giáo dân đã tham gia nhiều hơn vào các công tác phụng vụ và mục vụ. Ở nhiều nơi, giáo dân đã chịu Mình Thánh qua cả hình Bánh và hình Rượu như linh mục. Các Thày Sáu Vĩnh Viễn, thường là những người đã lập gia đình, được kể vào hàng giáo sĩ và có quyền giảng, rửa tội, ban phép hôn phối và cử hành nghi thức an táng… Một chiều hướng mục vụ đặc biệt dành cho các cặp hôn nhân giữa Công Giáo và Tin Lành cũng đã được đề cập tới.
Mặt khác, đã có nhiều anh em Tin Lành nhìn lại vai trò của Ðức Mẹ trong đời sống của các Kitô hữu cách nghiêm chỉnh hơn. Họ cũng thay đổi nhãn quan về vai trò và quyền bính của Ðức Giáo Hoàng. Các nhà thần học Công Giáo và Tin Lành đã hội họp với nhau và tìm ra rất nhiều lãnh vực tương đồng giữa các giáo hội mà trước đây người ta đã không nghĩ tới.
Sau khi nhấn mạnh rằng phép Rửa Tội “tạo nên mối giây hiệp nhất tất cả những người đã được tái sinh.” (Sắc Lệnh Hiệp Nhất, ibid. III, 22), các nghị phụ công đồng đã khảo sát đời sống Kitô hữu của các anh em Tin Lành: “Ðời sống Kitô hữu của các anh em ấy được nuôi dưỡng bằng Ðức Tin vào Chúa Kitô và được duy trì nhờ ân sủng của phép Rửa Tội và nhờ nghe Lời Chúa; đời sống ấy biểu lộ trong kinh nguyện riêng, trong việc suy niệm Kinh Thánh, trong đời sống gia đình Kitô giáo, trong việc phụng sự của cộng đoàn tụ hợp để ngợi khen Thiên Chúa.” (ibid.)
Với “con cái trong nhà” các nghị phụ đã ân cần nhắc nhở: “Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, rất nhiều cố gắng nhằm tiến tới hiệp nhất đầy đủ, theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô đang được thực hiện bằng kinh nguyện, lời nói, việc làm, nên Công Ðồng này khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo hãy nhận ra những dấu chỉ thời đại, hãy khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất này.” (ibid.I,4).
Từ đầu thế kỷ XX, mọi Kitô hữu, nhất là ở các giáo hội Tây Phương, đã cảm thấy mối đe dọa chính đối với họ không còn đến từ “bọn Thệ Phản” đối với người Công Giáo, hoặc “phe Công Giáo La Mã” đối với những anh em Tin Lành (Protestant). Nhưng nó đã đến từ các chủ thuyết mới xuất hiện như cộng sản chủ nghĩa, quốc gia chủ nghĩa, khoa học chủ nghĩa, phàm tục chủ nghĩa (secularism), khoái lạc chủ nghĩa (hedoism), tình cảm chủ nghĩa, tà đạo chủ nghĩa (cultism) v.v… Những chủ thuyết mới này đã nhanh chóng chứng tỏ rằng chúng có khả năng làm biến đổi đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người và trực tiếp đối chọi với những giá trị bất biến của Kitô giáo. Gần đây, lại có những thành phần quá khích của Hồi giáo đã tạo những cuộc khủng bố, hăm dọa sự an toàn của cả thế giới. Do đó, cùng với những nguyên nhân khác, các Kitô hữu (gồm Công Giáo, Chính Thống-Đông Phương, Tin Lành…) đã thấy sự cấn thiết phải ngồi lại với nhau, tạo một lực lượng chung đễ đương đầu với những thách đố mới.
Tuy vẫn có những tương đồng giữa giáo hội Công Giáo và các giáo hội Tin Lành, nhưng các bất đồng đã và đang là trở ngại chính cho mọi nỗ lực hợp nhất. Ở đây, chúng tôi không muốn dùng tiếng “dị biệt” giữa các anh em Kitô, vì không thể có dị biệt giữa những người anh em, con của một Cha chung. Có chăng, chỉ là những bất đồng giai đoạn mà thôi. Tuy nhiên, giảm thiểu hoặc giản dị hóa những bất đồng giữa Công Giáo và Tin Lành trong việc diễn giải Kinh Thánh, đã không thể gọi là một hành động nghiêm chỉnh và thành thật. Mặt khác, nếu không công nhận những tương đồng quan trọng giữa các giáo hội Kitô, sẽ bị cho là thiển cận và thiếu công tâm.
NHỮNG TƯƠNG ÐỒNG
Công Giáo và Tin Lành cùng chia sẻ một nhãn quan xuyên qua những sự kiện vật chất để hướng tới những gía trị tinh thần, đồng thời nhắc nhở con người sống cho cả hai cuộc sống đời này cũng như đời sau. Họ cùng tin vào Thiên Chúa và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Cùng công nhận 10 giới răn như lề luật cho mọi hành vi. Cùng tin rằng con người sau khi sa ngã, nếu không có sự giúp đỡ, tự con người không thể tìm được sự cứu rỗi nếu không có Ðấng Cứu Thế. Họ cùng đọc và tôn trọng Kinh Thánh, tuyên xưng cùng một kinh Tin Kính (của công đồng Nicaea) và cầu nguyện cùng một kinh Lạy Cha. Con người được gia nhập đời sống ân sủng và thánh thiện qua bí tích Rửa Tội, Thanh Niên nam nữ Công Giáo và Tin Lành có thể kết hôn với nhau và phép Hôn Phối đã được các giáo hội tôn trọng. Họ cùng mừng chung các lễ Giáng Sinh và Phục Sinh (trừ các giáo hội Chính Thống Ðông Phương), cùng công nhận các giảng huấn của các thánh Tông Ðồ, các văn bản thánh thiện và chia sẻ các bản thánh ca.
Trong sắc lệnh về Hiệp Nhất (Unitatis Redintegratio) của Công đồng Vatican II, các nghị phụ đã tuyên bố: “Một khi đã được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép Rửa Tội, họ (các anh em Tin Lành) đã được tháp nhập vào Chúa Kitô, và vì thế họ có quyền mang danh Kitô hữu, xứng đáng là con cái Chúa và và được giáo hội Công Giáo nhìn nhận là anh chị em trong Chúa.” (Ch.I, đ.3). Về các giáo hội Tin Lành, các nghị phụ cũng đã xác định: “Dù chúng ta tin là họ còn khiếm khuyết, nhưng chính các giáo hội và các cộng đồng tách riêng ấy vẫn chưa trở thành vô nghĩa và vô giá trị trong Mầu Nhiệm Cứu Rỗi. Vì Thánh Thần của Chúa Kitô không khước từ xử dụng họ như những phương tiện cứu rỗi mà năng lực phát xuất từ chính sự sung mãn của Ơn Thánh và Chân Lý đã được ủy thác cho giáo hội Cơng Giáo.” (ibid.)
NHỮNG BẤT ÐỒNG
Người ta có thể chia những bất đồng giữa giáo hội Công Giáo và các giáo hội Tin Lành thành hai loại chính: Những bất đồng căn bản và những bất đồng “tai nạn.”
Các bất đồng tai nạn đã xảy ra theo thời gian và hoàn cảnh địa phương, nhu cầu kỷ luật, biến thiên lịch sử, hội nhập văn hóa mà các giáo hội cảm thấy hữu ích và chấp nhận. Những điều đó đã trở thành cá tính của một giáo hội Tin Lành. Trong trên 300 giáo hội Tin Lành khác nhau, đã không có giáo hội nào hoàn toàn giống giáo hội khác.
Tuy nhiên, chỉ những bất đồng căn bản mới thực sự là những trở ngại chính cho công cuộc hiệp nhất. Các Kitô hữu đã tin rằng con người khi được tạo dựng đã hoàn hảo, nhưng vì xử dụng tự do cách sai lầm nên đã bất tuân lệnh Chúa và sa ngã.
1. Con người sau tội tổ tông (Justification)
Bất đồng đầu tiên giữa Công Giáo và Tin Lành khởi đi từ quan niệm về bản tính của con người sau khi đã sa ngã. Người Công Giáo tin rằng: Sau khi sa ngã, những sung mãn của bản tính và ân sủng của con người đã bị suy yếu. Những ơn Chúa ban cho ông bà Nguyên Tổ trong vườn địa đàng đã bị mất hết. Những ơn đó là ơn siêu nhiên, sự bất tử của thân xác, sự vẹn toàn và không phải đau khổ. Nếu không có ơn Cứu Chuộc, con người sẽ không tự mình tìm đến Nhan Thánh Chúa được. Nhưng bản tính tiên khởi của con người vẫn còn.
Trong khi đó, ông Luther (Lu-Te) lại cho rằng sau khi sa ngã, con người đã mất hết. Tất cả những gì con người làm, kể cả việc thiện, đều gây phiền toái cho Chúa và không có ơn ích gì cả. Sự công chính hóa (justification) chỉ bởi đức tin mà thôi và ơn cứu chuộc là do Chúa ban cách riêng chứ con người không thể tự hưởng bằng những việc lành. Thuyết công chính hóa bởi đức tin đó đã đưa đến ba nguyên tắc khác: Chối bỏ việc con người có lòng muốn tự do (free will), chỉ có công chính hóa ngoại tại, và chối bỏ sự hữu ích của mọi việc thiện.
Ngược lại, người Công Giáo tin rằng con người có toàn quyền xử dụng lòng muốn tự do của mình, ngay cả việc từ chối ơn Chúa ban. Sau khi được công chính hóa toàn diện (bởi đức Tin và Phép Rửa) mọi việc thiện của con người đều nên công trạng. “Ðức tin nếu không có việc làm là đức tin chết.”
2. Ðức tin
Tin Lành: Ðức tin là tác động tối thượng, tin vào Chúa rằng Ngài sẽ cứu ta khỏi hỏa ngục và “che đậy” mọi tội lỗi của ta (Ngài chỉ che đậy chứ tội lỗi vẫn luôn luôn còn). Do đó, đức tin trở nên một hành động của lòng muốn và tình cảm.
Công Giáo: Ðức tin là một sự đồng ý với ơn Chúa mạc khải. Thí dụ: Khi Chúa Kitô nói phép rửa tội thì cần thiết để được cứu rỗi. Chúng ta chấp nhận câu tuyên bố này vì chúng ta tin vào Ngài. Ðức tin đối với người Công Giáo là một hành động của trí khôn.
3. Kinh Thánh
Tin Lành: Kinh Thánh có quyền tôn giáo tối thượng. Không chấp nhận những khẩu truyền kể từ sau thời các thánh Tông Ðồ.
Công Giáo: Chúa Kitô chỉ giảng dạy chứ không viết Kinh Thánh và tự bộ Kinh Thánh đã không được quyền tôn giáo tối thượng. Từ chối khẩu truyền là tự tiện và độc đoán.
Ðối với Tin Lành, mọi người đều có quyền và bổn phận diễn giải Kinh Thánh theo ý mình hiểu. Sự kiện này đã là nguyên nhân đưa đến việc phân chia giữa các giáo hội Tin Lành thành hàng trăm giáo hội khác nhau. Trong khi đó, Công Giáo tin rằng Giáo Hội dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Linh, là cơ quan duy nhất có quyền diễn giải Kinh Thánh. Ðể am tường Kinh Thánh, người ta đã phải thấu hiểu các nguyên ngữ nguyên bản của Kinh Thánh, thần học, lịch sử và khảo cổ học (Archaeology). Do đó, nếu không có những nhà chuyên môn trợ giúp, người ta có thể sẽ không hiểu hoặc hiểu Kinh Thánh cách sai lạc.
4. Quyền bính Ðức Giáo Hoàng
Tin Lành: Giáo hội thì vô hình, những giáo hữu của các giáo hội này chỉ có Chúa biết mà thôi. Ðứng đầu giáo hội là chính Chúa Kitô.
Công Giáo: Chỉ có một giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền do Chúa Kitô khai sáng. Người đứng đầu hữu hình của giáo hội là vị Ðại Diện Chúa Kitô, kế vị thánh Phêrô, là Ðức Giáo Hoàng, là vị Giám Mục thành Roma.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có nhiều anh em Tin Lành đã tỏ mối thán phục và cảm tình với các ÐHG đặc biệt là Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
5. Những giáo huấn của giáo hội
Tin Lành: Không công nhận giáo hội là một tổ chức thánh thiện có quyền giảng dạy. Ðối với họ, giáo hội chỉ là một tổ chức thân hữu của những người tin vào Chúa Kitô và cùng chia sẻ Lời Chúa.
Công Giáo (và các giáo hội Ðông Phương): Tin Mừng Cứu Rỗi đến với từng cá nhân qua giáo hội với sự bảo đảm không bị sai lầm mà không một Kitô hữu nào dám tự nhận.
6. Các bí tích
Tin Lành: Từ chối tất cả các bí tích, trừ phép Rửa Tội và nghi thức Tiệc Ly, nhưng họ giữ hai điều này vì vâng theo thánh ý Chúa mà thôi. Các phép thống hối (giải tội), thêm sức, truyền chức thánh, hôn phối, và sức dầu bệnh nhân chỉ được giữ như những nghi thức của giáo hội chứ không phải là bí tích.
Về nghi thức tiệc ly (chứ không phải thánh lễ), người Tin Lành từ chối ý nghĩa “của lễ Hi Sinh” và đặt Lời Chúa thành trọng tâm của việc thờ phượng. Vì giáo hội vô hình, lại không có thánh lễ và năm bí tích khác nên chức linh mục cũng trở nên không cần thiết. Tất cả các tín hữu đều là linh mục mà lễ Truyền Chức là phép Rửa Tội. Tuy nhiên, một số người đã được huấn luyện cách đặc biệt, trở thành mục sư để điều hợp cộng đoàn.
Công Giáo: Công nhận tất cả 7 bí tích do Chúa lập ra. Bí tích Thánh Thể gồm cả Lời Chúa, hiến tế hi sinh, và chia sẻ Mình Thánh, chứ không phải chỉ có Lời Chúa mà thôi. Mọi người cùng tham dự vào thiên chức linh mục của Chúa Kitô và là những phần tử của Nhiệm Thể của Ngài. Một số người được ơn gọi đặc biệt làm linh mục để cử hành Hiến Lễ Hi Sinh.
7. Sự Tiền Ðịnh (Predestination)
Tin Lành: Chúa đã chọn một số người vào Thiên Ðàng, còn những người khác bị vào hỏa ngục, dù có ăn ngay ở lành thế nào cũng không thể thay đổi được ý Chúa.
Công Giáo: Hoàn toàn không chấp nhận thuyết này, vì theo đó, con người không còn có lòng muốn tự do, ngược hẳn với tín lý.
Ngoài ra, người Tin Lành còn chối bỏ luyện tội, họ cho rằng sau khi chết, linh hồn hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống hỏa ngục mà thôi. Mọi lời cầu nguyện cho kẻ chết đều không có ích gì cả. Họ cũng hủy bỏ việc sùng kính Ðức Mẹ và các Thánh.
NHỮNG HÒA ÐỒNG
Tinh thần hòa giải và hòa hợp hởi đi từ đầu thế kỷ XX đã đưa các giáo hội đến gần nhau hơn, không những chỉ qua lời nói và cử chỉ thân mật bề ngoài, nhưng cả trong thực hành nữa. Những bất đồng giữa Công Giáo và Tin Lành đã thực sự được thu hẹp hơn. Ðặc biệt trong những thập niên sau công đồng Vatican II, thánh lễ đã được cử hành bằng các ngôn ngữ địa phương. Nội dung các bài giảng đã được chuẩn bị và chú trọng cách đặc biệt. Phần tham gia của các tín hữu (đáp ca, thánh ca) cũng được để ý và phát triển hơn. Giáo dân đã tham gia nhiều hơn vào các công tác phụng vụ và mục vụ. Ở nhiều nơi, giáo dân đã chịu Mình Thánh qua cả hình Bánh và hình Rượu như linh mục. Các Thày Sáu Vĩnh Viễn, thường là những người đã lập gia đình, được kể vào hàng giáo sĩ và có quyền giảng, rửa tội, ban phép hôn phối và cử hành nghi thức an táng… Một chiều hướng mục vụ đặc biệt dành cho các cặp hôn nhân giữa Công Giáo và Tin Lành cũng đã được đề cập tới.
Mặt khác, đã có nhiều anh em Tin Lành nhìn lại vai trò của Ðức Mẹ trong đời sống của các Kitô hữu cách nghiêm chỉnh hơn. Họ cũng thay đổi nhãn quan về vai trò và quyền bính của Ðức Giáo Hoàng. Các nhà thần học Công Giáo và Tin Lành đã hội họp với nhau và tìm ra rất nhiều lãnh vực tương đồng giữa các giáo hội mà trước đây người ta đã không nghĩ tới.
Sau khi nhấn mạnh rằng phép Rửa Tội “tạo nên mối giây hiệp nhất tất cả những người đã được tái sinh.” (Sắc Lệnh Hiệp Nhất, ibid. III, 22), các nghị phụ công đồng đã khảo sát đời sống Kitô hữu của các anh em Tin Lành: “Ðời sống Kitô hữu của các anh em ấy được nuôi dưỡng bằng Ðức Tin vào Chúa Kitô và được duy trì nhờ ân sủng của phép Rửa Tội và nhờ nghe Lời Chúa; đời sống ấy biểu lộ trong kinh nguyện riêng, trong việc suy niệm Kinh Thánh, trong đời sống gia đình Kitô giáo, trong việc phụng sự của cộng đoàn tụ hợp để ngợi khen Thiên Chúa.” (ibid.)
Với “con cái trong nhà” các nghị phụ đã ân cần nhắc nhở: “Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, nhờ Ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, rất nhiều cố gắng nhằm tiến tới hiệp nhất đầy đủ, theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô đang được thực hiện bằng kinh nguyện, lời nói, việc làm, nên Công Ðồng này khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo hãy nhận ra những dấu chỉ thời đại, hãy khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất này.” (ibid.I,4).
Thông Báo
Tập sách: “Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa” của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Nhóm Thân Hữu
07:39 07/01/2011
“Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa”
của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Với mục đích giới thiệu và quảng bá những tư tưởng linh đạo của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và với mục đích yểm trợ Qũy Học Bổng Ơn Gọi của Ngài, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến qúy vị Tuyển Tập 1 « Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa » của Đức TGM Giuse.
Tuyển tập bao gồm các bài tâm tình, chia sẻ xâu sắc của Ngài trong các dịp khác nhau, hầu hết được viết ra trong thời gian Ngài phục vụ tại TGP Hà Nội.
Hi vọng rằng Tuyển Tập nầy sẽ đến tay Quý Vị như một món ăn thiêng liêng, bồi dưỡng tâm linh mỗi người tín hữu chúng ta.
Đặc biệt, Tuyển Tập 1 « Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa » sẽ được trân trọng giới thiệu và ra mắt qúy độc giả tại Giáo Xứ Saint Maria Goretti, vào thánh lễ 6:00 chiều Thứ Bảy, ngày 15-01-2011.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Quý Vị về sự quảng đại đón nhận và phổ biến Tuyển Tập nầy.
TM. Nhóm Thân Hữu Đức TGM Giuse
Joseph Đào Tiến, Email: dao.joseph@gmail.com
Joseph Nguyen Vien, Email: joseph1043@hotmail.com
của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Tuyển tập bao gồm các bài tâm tình, chia sẻ xâu sắc của Ngài trong các dịp khác nhau, hầu hết được viết ra trong thời gian Ngài phục vụ tại TGP Hà Nội.
Hi vọng rằng Tuyển Tập nầy sẽ đến tay Quý Vị như một món ăn thiêng liêng, bồi dưỡng tâm linh mỗi người tín hữu chúng ta.
Đặc biệt, Tuyển Tập 1 « Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa » sẽ được trân trọng giới thiệu và ra mắt qúy độc giả tại Giáo Xứ Saint Maria Goretti, vào thánh lễ 6:00 chiều Thứ Bảy, ngày 15-01-2011.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Quý Vị về sự quảng đại đón nhận và phổ biến Tuyển Tập nầy.
TM. Nhóm Thân Hữu Đức TGM Giuse
Joseph Đào Tiến, Email: dao.joseph@gmail.com
Joseph Nguyen Vien, Email: joseph1043@hotmail.com
Đính chính: về số Ca viên Ca Đoàn Tổng Hợp hát trong Đêm diễn Nguyện
VietCatholic
11:22 07/01/2011
Trong bài viết "Đêm La Vang – Đêm huyền diệu" của anh Antôn Trần Đức Hà đăng trên VietCatholic News (05 Jan 2011 lúc 10:40) có sự lầm lẫn và đưa tin sai về con số ca viên là 2000 người. Xin đính chính lại con số chính xác là 350 ca viên. VietCatholic và tác giả Antôn Trần Đức Hà thành thật xin lỗi với LM trưởng ban là Cha Minh Anh, Ca đoàn Tổng hợp và qúi độc giả về sự lầm lẫn này.
Tin Đáng Chú Ý
Ông Christian Marchant nhận giải nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Richmond Register
10:43 07/01/2011
Kể từ khi nhận trách nhiệm tùy viên chính trị thuộc Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2007, ông Christian Marchant đã cổ võ mạnh mẽ và không ngừng nghỉ cho các nhà đối kháng cũng như cho quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tôn giáo, và chống lại chính sách tra tấn tại nước cộng sản này. Đây là nước từng có chiến tranh với Hoa Kỳ dài cả một thập niên.
Những đóng góp của Marchant đã được cấp trên của ông tại Washington ghi nhận, và vào cuối tháng 2 sắp tới, ông Marchant, tốt nghiệp trường Model Laboratory School vào năm 1992, sẽ nhận giải thưởng về Nhân quyền và Dân chủ do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao tặng.
Ông Christian Marchant, con của Tiến sĩ Marlow và bà Kristy Marchant, đã có lần lấy thân mình đứng chắn giữa một nhóm công an và một nhà đối kháng tại Hà Nội, vì ông thấy họ sắp đánh và bắt bà.
Dù công an ra lệnh cấm nhưng ông Marchant vẫn tiếp tục thăm viếng các linh mục Công Giáo và giáo dân để tìm hiểu tận mắt cách giải quyết của nhà nước đối với vấn đề tranh chấp đất đai tại Hà Nội.
Ông cũng đã tham dự cuộc xử án tám giáo dân, theo đó họ bị kết tội "làm rối loạn trật tự công cộng" vì đã dựng tạm một tượng đài trên phần đất tranh cãi. Tượng đài này sau đó đã bị nhà nước phá hủy đi.
Trả lời một cuộc phỏng vấn điện thoại từ nhà riêng của gia đình ông - với vợ và 3 con - tại Hà Nội, nhà ngoại giao đầy khiêm tốn này nói rằng các sự việc đó chỉ là một phần trách nhiệm công việc của ông mà thôi.
Một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao cho biết là ông Marchant được "tuyên dương vì các đóng góp xuất sắc trong việc gia tăng sự hợp tác để ngăn chận các hành vi tra tấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, củng cố cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền, thiết kế một lộ đồ về Tự Do Internet và bênh vực các quyền của những nhà đối kháng Việt Nam giữa lúc đang có các cuộc đàn áp rộng lớn đối với quyền tự do ngôn luận.
Thông cáo báo chí cũng ghi là ông Marchant “là người hỗ trợ đắc lực cho các nhà đối kháng đang bị bao vây tại Việt Nam. Ông nhận làm người liên lạc không mệt mỏi giữa những nhà đối kháng trong tù ngục với gia đình họ và với thế giới bên ngoài”.
Khi được hỏi giải thưởng cho ông có phải là một hình thức khiển trách thẳng thừng đối với nước sở tại không, ông Marchant trả lời rằng công việc ông làm chỉ là một phần trong nỗ lực của cả ngoại giao đoàn Hoa Kỳ nhằm đối thoại đều đặn và dài hạn với chính phủ Việt Nam về nhân quyền”.
Cuộc đối thoại đó bao gồm những cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton trong hai lần viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, và các giới chức Toà Đại Sứ Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam trong các công việc hàng ngày.
Bà Clinton sẽ trao giải thưởng cho ông Marchant trong một buổi lễ tại Washington. Mỗi năm Bộ Ngoại Giao trao 3 giải Nhân Quyền. Một giải giành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), một giải giành cho cấp đại sứ, và một giải giành cho cấp tuỳ viên sứ quán. Ông Marchant sẽ cùng nhận giải năm nay với bà Holly Lindquist Thomas thuộc toà đại sứ Hoa Kỳ tại Uzbekistan.
Nói về công việc của ông tại Việt Nam, Marchant cho biết: "Chúng tôi lên tiếng thường xuyên và mạnh mẽ về những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố tìm những lãnh vực mà chúng tôi có thể đồng ý và hợp tác” với chính phủ chủ nhà.
Những cuộc thảo luận lúc ban đầu liên quan đến những nhân viên người Mỹ vẫn còn nằm trong danh sách tù nhân chiến tranh hay bị mất tích khi công tác. Những trao đổi sau đó liên quan đến vấn đề nhân quyền trong một quốc gia mà ông Marchant nói là vẫn còn "chế độ toàn trị".
Ông Marchant nói trong lãnh vực ngoại giao vẫn có thể nói thẳng thừng như vậy.
Ông Marchant cho biết mỗi năm hai quốc gia có cuộc đối thoại chính thức về nhân quyền, mà gần đây nhất là vào ngày 13 Tháng 12 vừa qua. Một phần của công việc của Ông là làm việc với thượng cấp tại Washington để hoạch định những vấn đề cần nêu lên trong các cuộc đối thoại đó.
Ông Marchant nói: "Trong quá khứ những cuộc đối thoại không mang lại kết quả, tuy nhiên, chúng tôi đã thay đổi những cuộc đối thoại đó để không còn chỉ là những cuộc chỉ trích lẫn nhau mà để tìm ra những lãnh vực cụ thể, chi tiết mà chúng tôi có thể hợp tác như: áp dụng Công Ước Chống Việc Tra Tấn, làm việc với nhau về những tranh chấp quyền sở hữu đất đai, làm việc với nhau về việc cải tổ điều kiện lao động để bảo đảm là luật pháp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".
Từ phiá họ thì Việt Nam cũng nêu lên vấn đề Hoa Kỳ đối xử với các nghi can khủng bố tại Guantanamo Bay, và cáo buộc việc quân nhân Hoa Kỳ tại trại tù Abu Ghraib ở Iraq tra tấn tù nhân, và những trường hợp cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ.
Ông Marchant nói: "Chúng tôi là những người đầu tiên nhìn nhận là chúng tôi không toàn hảo" và cho phía Việt Nam biết là chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ tù những quân nhân đã phạm tội tra tấn tù nhân tại Abu Ghraib.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ này nói tiếp: "Khác biệt lớn giữa hai quốc gia là nếu những người ở vị trí quyền lực tại Hoa Kỳ mà lạm dụng ức hiếp người khác, họ vẫn đi tù như thường".
Ông Marchant cho biết trong năm ngoái đã có 25 người Việt Nam bị bỏ tù vì chỉ trích chính phủ, và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định rằng cách hành xử đó không thể chấp nhận được nếu muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Ông Marchant gặp gỡ gia đình của những nhà đối kháng bị cầm tù và đã nộp những kháng thư liên quan đến việc đối xử tệ hại đối với tù nhân.
(Nguồn: http://www.viettan.org/spip.php?article10697, Trích từ báo Richmond Register)
Ông Christian Marchant, con của Tiến sĩ Marlow và bà Kristy Marchant, đã có lần lấy thân mình đứng chắn giữa một nhóm công an và một nhà đối kháng tại Hà Nội, vì ông thấy họ sắp đánh và bắt bà.
Dù công an ra lệnh cấm nhưng ông Marchant vẫn tiếp tục thăm viếng các linh mục Công Giáo và giáo dân để tìm hiểu tận mắt cách giải quyết của nhà nước đối với vấn đề tranh chấp đất đai tại Hà Nội.
Ông cũng đã tham dự cuộc xử án tám giáo dân, theo đó họ bị kết tội "làm rối loạn trật tự công cộng" vì đã dựng tạm một tượng đài trên phần đất tranh cãi. Tượng đài này sau đó đã bị nhà nước phá hủy đi.
Trả lời một cuộc phỏng vấn điện thoại từ nhà riêng của gia đình ông - với vợ và 3 con - tại Hà Nội, nhà ngoại giao đầy khiêm tốn này nói rằng các sự việc đó chỉ là một phần trách nhiệm công việc của ông mà thôi.
Một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao cho biết là ông Marchant được "tuyên dương vì các đóng góp xuất sắc trong việc gia tăng sự hợp tác để ngăn chận các hành vi tra tấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, củng cố cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền, thiết kế một lộ đồ về Tự Do Internet và bênh vực các quyền của những nhà đối kháng Việt Nam giữa lúc đang có các cuộc đàn áp rộng lớn đối với quyền tự do ngôn luận.
Thông cáo báo chí cũng ghi là ông Marchant “là người hỗ trợ đắc lực cho các nhà đối kháng đang bị bao vây tại Việt Nam. Ông nhận làm người liên lạc không mệt mỏi giữa những nhà đối kháng trong tù ngục với gia đình họ và với thế giới bên ngoài”.
Khi được hỏi giải thưởng cho ông có phải là một hình thức khiển trách thẳng thừng đối với nước sở tại không, ông Marchant trả lời rằng công việc ông làm chỉ là một phần trong nỗ lực của cả ngoại giao đoàn Hoa Kỳ nhằm đối thoại đều đặn và dài hạn với chính phủ Việt Nam về nhân quyền”.
Cuộc đối thoại đó bao gồm những cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton trong hai lần viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, và các giới chức Toà Đại Sứ Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam trong các công việc hàng ngày.
Bà Clinton sẽ trao giải thưởng cho ông Marchant trong một buổi lễ tại Washington. Mỗi năm Bộ Ngoại Giao trao 3 giải Nhân Quyền. Một giải giành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), một giải giành cho cấp đại sứ, và một giải giành cho cấp tuỳ viên sứ quán. Ông Marchant sẽ cùng nhận giải năm nay với bà Holly Lindquist Thomas thuộc toà đại sứ Hoa Kỳ tại Uzbekistan.
Nói về công việc của ông tại Việt Nam, Marchant cho biết: "Chúng tôi lên tiếng thường xuyên và mạnh mẽ về những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố tìm những lãnh vực mà chúng tôi có thể đồng ý và hợp tác” với chính phủ chủ nhà.
Những cuộc thảo luận lúc ban đầu liên quan đến những nhân viên người Mỹ vẫn còn nằm trong danh sách tù nhân chiến tranh hay bị mất tích khi công tác. Những trao đổi sau đó liên quan đến vấn đề nhân quyền trong một quốc gia mà ông Marchant nói là vẫn còn "chế độ toàn trị".
Ông Marchant nói trong lãnh vực ngoại giao vẫn có thể nói thẳng thừng như vậy.
Ông Marchant cho biết mỗi năm hai quốc gia có cuộc đối thoại chính thức về nhân quyền, mà gần đây nhất là vào ngày 13 Tháng 12 vừa qua. Một phần của công việc của Ông là làm việc với thượng cấp tại Washington để hoạch định những vấn đề cần nêu lên trong các cuộc đối thoại đó.
Ông Marchant nói: "Trong quá khứ những cuộc đối thoại không mang lại kết quả, tuy nhiên, chúng tôi đã thay đổi những cuộc đối thoại đó để không còn chỉ là những cuộc chỉ trích lẫn nhau mà để tìm ra những lãnh vực cụ thể, chi tiết mà chúng tôi có thể hợp tác như: áp dụng Công Ước Chống Việc Tra Tấn, làm việc với nhau về những tranh chấp quyền sở hữu đất đai, làm việc với nhau về việc cải tổ điều kiện lao động để bảo đảm là luật pháp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".
Từ phiá họ thì Việt Nam cũng nêu lên vấn đề Hoa Kỳ đối xử với các nghi can khủng bố tại Guantanamo Bay, và cáo buộc việc quân nhân Hoa Kỳ tại trại tù Abu Ghraib ở Iraq tra tấn tù nhân, và những trường hợp cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ.
Ông Marchant nói: "Chúng tôi là những người đầu tiên nhìn nhận là chúng tôi không toàn hảo" và cho phía Việt Nam biết là chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ tù những quân nhân đã phạm tội tra tấn tù nhân tại Abu Ghraib.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ này nói tiếp: "Khác biệt lớn giữa hai quốc gia là nếu những người ở vị trí quyền lực tại Hoa Kỳ mà lạm dụng ức hiếp người khác, họ vẫn đi tù như thường".
Ông Marchant cho biết trong năm ngoái đã có 25 người Việt Nam bị bỏ tù vì chỉ trích chính phủ, và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định rằng cách hành xử đó không thể chấp nhận được nếu muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Ông Marchant gặp gỡ gia đình của những nhà đối kháng bị cầm tù và đã nộp những kháng thư liên quan đến việc đối xử tệ hại đối với tù nhân.
(Nguồn: http://www.viettan.org/spip.php?article10697, Trích từ báo Richmond Register)
Khổng lồ sợ ma
Linh Tiến Khải
12:40 07/01/2011
Ngày mùng 5-1-2011 ông Lý Khắc Cường, Phó thủ tướng Trung Quốc, đã viếng thăm vua Juan Carlos, sau khi ký 16 hợp đồng thương mại với thủ tướng José Luiz Zapatero của Tây Ban Nha, tổng cộng lên tới 5,65 tỷ Euros.
Hợp đồng quan trọng nhất gồm 5,36 tỷ Euros, liên quan tới việc khai thác dầu hỏa giữa hãng Repsol của Tây Ban Nha và hãng Sinopec của Trung Quốc. Hãng Sinopec đồng ý mua một số cổ phần của hãng Repsol bên Brasil. Với hợp đồng nói trên hãng Repsol của Tây Ban Nha có thêm số vốn rất lớn để tài trợ cho việc khai thác các mỏ dầu hỏa khám phá ra ngoài khơi bờ biển Brasil.
Bên cạnh đó có một hợp đồng 19 triệu Euros của hãng Indra liên quan tới việc cung cấp các căn cứ quản trị lưu thông hàng không cho hai trung tâm kiểm soát hàng không của Trung Quốc và ngân hàng BBVA sẽ cộng tác với ngân hàng Citic bên châu Mỹ Latinh. Phó thủ tướng Lý Khắc Cường nêu bật các hợp đồng thực phẩm nông nghiệp khiến cho sản phẩm của Tây Ban Nha được người đân Trung Quốc biết tới. Trung Quốc sẽ nhập cảng từ Tây Ban Nha 10 triệu Euros nhiều loại thịt khác nhau, cũng như 7 triệu euros dầu ô liu, 4,5 triệu Euros các thứ rượu và 200 ngàn Euros thịt jambon. Tuy không nói ra, nhưng chính quyền Tây Ban Nha rất mong muốn Trung Quốc cho vay tiền để trả món nợ lớn của mình.
Thế là trong thời gian qua người ta đang chứng kiến cảnh cán cân sức mạnh kinh tế thế giới nghiêng về phía Trung quốc. Trung Quốc có mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, lượng xuất cảng nhiều nhất, tới 1.200 tỷ mỹ kim, và một khối dự trữ tiền tệ dồi dào nhất thế giới. Nền kinh tế của Trung Quốc đã vượt qua nền kinh tế của Nhật Bản để đứng hàng thứ nhì, chỉ sau nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây là lý do khiến cho trong thời gian qua, theo gương Tây Ban Nha, các nước thuộc Liên Hiệp Âu châu, kẻ trước người sau, đã tổ chức tiếp rước hàng lãnh đạo Trung Quốc một cách rất sang trọng và ký nhiều hợp đồng làm ăn với Trung Quốc.
Với 2.600 tỷ mỹ kim dự trữ cho các trao đổi thương mại, Trung Quốc không còn là xưởng thợ kỹ nghệ, mà thế giới đã nhìn với con mắt khinh thường như cho tới cách đây ít lâu nữa. Với khả năng mua lại các hãng xưởng kỹ nghệ xe hơi và nhiều loại hãng xưởng khác của các quốc gia tây âu gặp khủng hoảng kinh tế tài chánh, và với khả năng cho các nước tây Âu, kể cả Hoa Kỳ, vay kho tiền dự trữ của mình, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành người khổng lồ kinh tế đáng kính nể nhất thế giới. Chả thế mà trong thời gian qua chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng với thủ tướng, phó thủ tướng và các phái đoàn kinh tế Trung Quốc đã được tiếp đón rất chu đáo và hậu hĩnh tại khắp nơi: Athènes, Lisboa, Madrid, Bonn, Paris vv....
Song song với các chuyến công du kinh tế thương mại ấy, nhiều cơ cấu hạ tầng của các xí nghiệp, và các kỹ thuật tân tiến đã lọt vào tầm kiểm soất của Trung Quốc. Cũng có những lực lượng chính trị nhận thấy nguy cơ tùy thuộc Trung Quốc và lên tiếng phản đối, nhưng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài hiện nay, các quốc gia có số nợ lớn đều hồi sinh một phần nhờ dưỡng khí mà kho tiền tệ của Trung Quốc mang tới cho họ. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc qúa lớn và qúa lý tưởng để các chính quyền đang cần Trung Quốc yểm trợ quay ra cắn vào tay người trợ giúp mình.
Ngày nay hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Để bành trướng nền kinh tế của mình Trung Quốc cần có nhiều nhiên liệu. Đậy đã là lý do khiến cho từ bao thập niên qua Trung Quốc đã giao thương với 50 trên tổng số 53 quốc gia Phi châu. Theo sách lược ”Bỏ con tép bắt con tôm” Trung Quốc rộng tay trợ giúp xây cất các cơ cấu hạ tầng cho nhiều nước Phi châu. Điển hình là việc thiết lập và tặng không cho nhân dân Tanzania nguyên cả một hệ thống đường rầy xe lửa. Chính quyền Bắc Kinh cũng cấp hàng chục ngàn học bổng cho sinh viên các nước Phi châu sang du học tại Trung Quốc. Và trong thời gian qua Trung Quốc đã mua của Cộng hòa dân chủ Congo tới 9 triệu mẫu tây đất để trồng ngũ cốc hầu cung cấp thực phẩm cho quốc gia đông dân nhất thế giới này. Tất cả chỉ nhằm triệt để khai thác các tài nguyên của Phi châu rất cần thiết cho sức lớn mạnh của nền kỹ nghệ Trung Quốc.
Tuy là người khổng lồ khó có ai địch nổi, nhưng chính quyền Trung Quốc lại tỏ ra rất sợ ma. Cứ nói tới tự do, dân chủ và nhân quyền là người khổng lồ Trung Quốc lại ”tru tréo” và dẫy nảy lên như ”đỉa phải vôi”. Điển hình nhất là vụ ông Lưu Hiểu Ba, một người bất đồng chính kiến chuyên tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ và nhân quyền, được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ông là một người ốm yếu, tranh đấu ôn hòa, không hận thù, mà chỉ ước mong cho nhân dân Trung Quốc được tự do dân chủ và quyền con người của họ được tôn trọng. Ngày 11 tháng 12 vừa qua ông Lưu Hiểu Ba đã không thể đến Oslo nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, vì đang bị cầm tù. Dưới các áp lực và đe dọa trả thù của Nhà Nước Trung Quốc, đại diện của 12 nước trên thế giới cũng đã không dám hiện diện tại buổi lễ trao giải. Đó là các nước Nga, Kazakhstan, Tunisie, Arập Sauđi, Pakistan, Irak, Iran, Việt Nam, Afghanistan, Venuzuela, Ai Cập, Marốc, Algerie, Sudan, Cuba và Palestine.
Thế mới biết Nhà Nước Trung Quốc là người khổng lồ có dư đầy mọi thứ khí giới lớn nhỏ và các lực lượng quân đội công an, nhưng lại sợ ma dân chủ.
Hợp đồng quan trọng nhất gồm 5,36 tỷ Euros, liên quan tới việc khai thác dầu hỏa giữa hãng Repsol của Tây Ban Nha và hãng Sinopec của Trung Quốc. Hãng Sinopec đồng ý mua một số cổ phần của hãng Repsol bên Brasil. Với hợp đồng nói trên hãng Repsol của Tây Ban Nha có thêm số vốn rất lớn để tài trợ cho việc khai thác các mỏ dầu hỏa khám phá ra ngoài khơi bờ biển Brasil.
Bên cạnh đó có một hợp đồng 19 triệu Euros của hãng Indra liên quan tới việc cung cấp các căn cứ quản trị lưu thông hàng không cho hai trung tâm kiểm soát hàng không của Trung Quốc và ngân hàng BBVA sẽ cộng tác với ngân hàng Citic bên châu Mỹ Latinh. Phó thủ tướng Lý Khắc Cường nêu bật các hợp đồng thực phẩm nông nghiệp khiến cho sản phẩm của Tây Ban Nha được người đân Trung Quốc biết tới. Trung Quốc sẽ nhập cảng từ Tây Ban Nha 10 triệu Euros nhiều loại thịt khác nhau, cũng như 7 triệu euros dầu ô liu, 4,5 triệu Euros các thứ rượu và 200 ngàn Euros thịt jambon. Tuy không nói ra, nhưng chính quyền Tây Ban Nha rất mong muốn Trung Quốc cho vay tiền để trả món nợ lớn của mình.
Thế là trong thời gian qua người ta đang chứng kiến cảnh cán cân sức mạnh kinh tế thế giới nghiêng về phía Trung quốc. Trung Quốc có mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, lượng xuất cảng nhiều nhất, tới 1.200 tỷ mỹ kim, và một khối dự trữ tiền tệ dồi dào nhất thế giới. Nền kinh tế của Trung Quốc đã vượt qua nền kinh tế của Nhật Bản để đứng hàng thứ nhì, chỉ sau nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây là lý do khiến cho trong thời gian qua, theo gương Tây Ban Nha, các nước thuộc Liên Hiệp Âu châu, kẻ trước người sau, đã tổ chức tiếp rước hàng lãnh đạo Trung Quốc một cách rất sang trọng và ký nhiều hợp đồng làm ăn với Trung Quốc.
Với 2.600 tỷ mỹ kim dự trữ cho các trao đổi thương mại, Trung Quốc không còn là xưởng thợ kỹ nghệ, mà thế giới đã nhìn với con mắt khinh thường như cho tới cách đây ít lâu nữa. Với khả năng mua lại các hãng xưởng kỹ nghệ xe hơi và nhiều loại hãng xưởng khác của các quốc gia tây âu gặp khủng hoảng kinh tế tài chánh, và với khả năng cho các nước tây Âu, kể cả Hoa Kỳ, vay kho tiền dự trữ của mình, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành người khổng lồ kinh tế đáng kính nể nhất thế giới. Chả thế mà trong thời gian qua chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng với thủ tướng, phó thủ tướng và các phái đoàn kinh tế Trung Quốc đã được tiếp đón rất chu đáo và hậu hĩnh tại khắp nơi: Athènes, Lisboa, Madrid, Bonn, Paris vv....
Song song với các chuyến công du kinh tế thương mại ấy, nhiều cơ cấu hạ tầng của các xí nghiệp, và các kỹ thuật tân tiến đã lọt vào tầm kiểm soất của Trung Quốc. Cũng có những lực lượng chính trị nhận thấy nguy cơ tùy thuộc Trung Quốc và lên tiếng phản đối, nhưng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài hiện nay, các quốc gia có số nợ lớn đều hồi sinh một phần nhờ dưỡng khí mà kho tiền tệ của Trung Quốc mang tới cho họ. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc qúa lớn và qúa lý tưởng để các chính quyền đang cần Trung Quốc yểm trợ quay ra cắn vào tay người trợ giúp mình.
Ngày nay hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Để bành trướng nền kinh tế của mình Trung Quốc cần có nhiều nhiên liệu. Đậy đã là lý do khiến cho từ bao thập niên qua Trung Quốc đã giao thương với 50 trên tổng số 53 quốc gia Phi châu. Theo sách lược ”Bỏ con tép bắt con tôm” Trung Quốc rộng tay trợ giúp xây cất các cơ cấu hạ tầng cho nhiều nước Phi châu. Điển hình là việc thiết lập và tặng không cho nhân dân Tanzania nguyên cả một hệ thống đường rầy xe lửa. Chính quyền Bắc Kinh cũng cấp hàng chục ngàn học bổng cho sinh viên các nước Phi châu sang du học tại Trung Quốc. Và trong thời gian qua Trung Quốc đã mua của Cộng hòa dân chủ Congo tới 9 triệu mẫu tây đất để trồng ngũ cốc hầu cung cấp thực phẩm cho quốc gia đông dân nhất thế giới này. Tất cả chỉ nhằm triệt để khai thác các tài nguyên của Phi châu rất cần thiết cho sức lớn mạnh của nền kỹ nghệ Trung Quốc.
Tuy là người khổng lồ khó có ai địch nổi, nhưng chính quyền Trung Quốc lại tỏ ra rất sợ ma. Cứ nói tới tự do, dân chủ và nhân quyền là người khổng lồ Trung Quốc lại ”tru tréo” và dẫy nảy lên như ”đỉa phải vôi”. Điển hình nhất là vụ ông Lưu Hiểu Ba, một người bất đồng chính kiến chuyên tranh đấu bất bạo động cho tự do dân chủ và nhân quyền, được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ông là một người ốm yếu, tranh đấu ôn hòa, không hận thù, mà chỉ ước mong cho nhân dân Trung Quốc được tự do dân chủ và quyền con người của họ được tôn trọng. Ngày 11 tháng 12 vừa qua ông Lưu Hiểu Ba đã không thể đến Oslo nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, vì đang bị cầm tù. Dưới các áp lực và đe dọa trả thù của Nhà Nước Trung Quốc, đại diện của 12 nước trên thế giới cũng đã không dám hiện diện tại buổi lễ trao giải. Đó là các nước Nga, Kazakhstan, Tunisie, Arập Sauđi, Pakistan, Irak, Iran, Việt Nam, Afghanistan, Venuzuela, Ai Cập, Marốc, Algerie, Sudan, Cuba và Palestine.
Thế mới biết Nhà Nước Trung Quốc là người khổng lồ có dư đầy mọi thứ khí giới lớn nhỏ và các lực lượng quân đội công an, nhưng lại sợ ma dân chủ.