Ngày 06-01-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân
Lm Đan Vinh - HHTM
01:26 06/01/2017
Chúa Nhật Lễ Hiển Linh
Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12

Là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 2,1-12
(1) Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem (2) và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. (3) Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu? (5) Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: (6) “Phần ngươi hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa. Ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa. Vì ngươi là nơi Vị Lãnh Tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. (7) Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin qúi ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho Trẫm, để Trẫm cũng đến bái lạy Người”. (9) Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người. Rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

2. Ý CHÍNH: NHỜ ÁNH SAO DẪN ĐƯỜNG, DÂN NGOẠI ĐÃ TÌM THẤY CHÚA.
Khi Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem, có mấy đạo sĩ từ phương Đông đã theo ngôi sao lạ đi tìm Đấng Cứu Thế. Nhờ ánh sao dẫn đường và sau khi vượt qua nhiều trở ngại, cuối cùng các ông đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế. Các ông đã biểu lộ đức tin bằng thái độ sụp lạy và tiến dâng lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Sau đó, các ông vâng lời thiên thần để theo con đường khác trở về quê hương.

3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: +Vua Hê-rô-đê: Đây là Hê-rô-đê Đại Vương, một con người đa nghi, độc ác và tham quyền cố vị, băng hà vào năm 4 sau Công Nguyên (x. Mt 2,15). Phân biệt với Hê-rô-đê An-ti-pa hay Hê-rô-đê Con, kế vị vua cha cai trị xứ Ga-li-lê. Hê-rô-đê Con cũng độc ác không kém vua cha. Chính ông đã ra lệnh chém đầu Gio-an Tẩy Giả và có lần đã xét xử Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn của Người. +Mấy nhà chiêm tinh: Cũng gọi là đạo sĩ, đến từ phương Đông (x. Ds 23-24). Đây là những nhà thông thái, am tường khoa chiêm tinh. Dựa vào 3 lễ vật họ dâng mà người ta quả quyết có 3 vị. Truyền thuyết dân gian còn kể tên 3 vị ấy: Melchior da trắng ; Gaspar da vàng ; Balthaza da đen để nói lên rằng: Ơn cứu độ phổ quát cho mọi dân tộc, màu da hay tiếng nói, không chỉ riêng cho dân Do Thái.
- C 5-6: +Họ trả lời: “Tại Bê-lem.”..: Có một sự đối nghịch về thái độ đối với Đấng Cứu Thế giữa dân Do Thái và lương dân: Các thượng tế và kinh sư là những người dựa vào Kinh Thánh biết rõ nơi sinh của Hài Nhi Cứu Thế là Bê-lem, nhưng lại thờ ơ. Đang khi dân ngoại vất vả đi tìm Người. +Thành Bê-lem: Là một thị trấn nhỏ thuộc miền núi xứ Giu-đê, cách Giê-ru-sa-lem 10 cây số về phía Nam. Bê-lem này là quê hương của vua Đa-vít (x. 1 Sm 16,1 tt).
- C 7-8: +Hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện: Vì Hê-rô-đê muốn biết đích xác tuổi của Hài Nhi Cứu Thế và đã ra lệnh cho quân lính giết các trẻ nam tại Bê-lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống.
- C 9-10: +Ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ: Đây là một ngôi sao có những đặc tính khác thường như: Lúc ẩn lúc hiện, lúc đi trước dẫn đường và lúc thì dừng lại... do Thiên Chúa ban, để trợ giúp các nhà chiêm tinh đi tìm Hài Nhi Cứu Thế.
- C 11-12: +Họ vào nhà: Chắc chắn sau đêm Chúa giáng sinh, hai ông bà Giu-se Ma-ri-a không tiếp tục cư ngụ tại cánh đồng Bê-lem vì thiếu các tiện nghi tối thiểu mà đã vào thị trấn Bê-lem thuê một căn nhà ở tạm.+ Sấp mình bái lạy Người: Các đạo sĩ biểu lộ đức tin Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. + Lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến: Các nhà chiêm tinh dâng lên Hài Nhi ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược, là đặc sản của quê hương các ông. Vàng tượng trưng đức tin, nhũ hương tượng trưng đức cậy và mộc dược tượng trưng đức mến. Theo các giáo phụ thì Vàng ám chỉ tước vị Vua, nhũ hương chỉ tước vị Tư Tế, mộc dược ám chỉ cuộc tử nạn và mai táng bằng dầu thơm sau này. + Đi lối khác về xứ mình: Hê-rô-đê không thể chống lại quyền năng, tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Những ai chống lại Thiên Chúa sớm muộn cũng sẽ thất bại và chuốc lấy hậu quả tai hại cho mình mà thôi.
4. CÂU HỎI: 1) Phân biệt Hê-rô-đê Đại Vương khác với vua Hê-ro-đê An-ti-pa thế nào trong sự đối xử với Đức Giê-su và về sự gian ác quỷ quyệt? 2) Các nhà chiêm tin trong Tin Mừng có phải là vua không? Vì sao người ta gọi là 3 vua và theo truyền thuyết thì tên ba vị là gì và mang ý nghĩa như thế nào? 3) Các thượng tế và kinh sư Do thái dựa vào đâu mà nói nơi sinh của Đấng Cứu Thế là Bê-lem? So sánh giữa thái độ của các nhà thông thái của dân Do thái và của các đạo sĩ ngoại giáo trước việc Đấng Cứu Thế ra đời như thế nào? 4) Hê-rô-đê hỏi về ngày giờ ngôi sao lạ xuất hiện để làm gì? 5) Các đạo sĩ biều lộ đức tin thế nào khi gặp Hài Nhi Cứu Thế? 6) Ý nghĩa tượng trưng của ba lễ vật các đạo sĩ dâng là gì? Các giáo phụ giải thích ba lễ vật như thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2,11).

2. CÂU CHUYỆN:
1) CHIẾU SÁNG LÀ SỰ CẢM THÔNG VÀ SẴN SÀNG GIÚP ĐÕ THA NHÂN CÁCH CỤ THỂ:
Có một bé gái cùng với mẹ đi viếng hang đá. Bà mẹ giải thích cho em rằng ba nhà Đạo Sĩ dâng tiến của lễ cho Chúa Hài Nhi là vàng, nhũ hương và mộc dược. Cô bé nhìn Hài Nhi trong máng cỏ một cách cung kính rồi quay sang hỏi mẹ: “Tại sao các đạo sĩ không mang đến cho Chúa Hài Nhi một cái giường nhỏ, mà để Chúa phải nằm trong máng rơm lạnh lẽo như vậy hả mẹ ?”
Một tấm lòng và một sự quan tâm thực sự đến nhu cầu của tha nhân. Cô bé cảm nhận được nhu cầu của cuộc sống thực tế đời thường. Sự kiện Chúa Giêsu sinh ra nơi hang lừa, máng cỏ đã khơi dậy được tâm tư và sự cảm thông của lòng em gái này. Chúa đến trong nghèo nàn để mời gọi chúng ta cùng chia sẻ tâm tình với những người cùng khổ nghèo đói chung quanh chúng ta. Nhu cầu thực tế của cuộc sống là miếng cơm manh áo và một chỗ để nương thân. Hài Nhi Giêsu đã chạm đến cái cùng cực nghèo khó của thân phận con người. Từ đó, Chúa mời gọi chúng ta: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25, 40).

2) CHIẾU SÁNG ĐỨC ÁI LÀ BIẾT CHO NGƯỜI NGHÈO QUẦN ÁO CÒN TỐT.
Một buổi chiều nọ, anh con trai thấy một người hành khất áo quần rách nát đứng xin trước cổng nhà. Anh ta liền vào nhà rồi lấy ra một bộ quần áo cho người ăn xin. Bộ đồ này đã cũ và bị rách toạc một miếng ngay tại đầu gối, nên từ lâu anh này không thèm mặc. Nhận được bộ đồ cũ, người hành khất mừng và cám ơn rối rít, vì tuy cũ nhưng nó cũng còn tốt hơn bộ quần áo ông ta đang mặc. Sau đó lão hành khất liền mặc ngay bộ đồ mới vào người. Còn anh thanh niên thì cảm thấy vui vì nghĩ mình đã làm được một việc thiện cho người nghèo.
Mấy tháng sau, một hôm người hành khất kia lại đến xin. Lần này ông ta mặc bộ đồ lành lặn và còn mới. Chàng thanh niên thấy ông lão mặc bộ đồ màu sắc giống như bộ đồ của mình liền hỏi: “Sao ông có bộ đồ mới thế kia ?” Lão hành khất liền tươi cười trả lời: “Thì đây cũng là quần áo của anh đó ! Số là cách đây một tuần, khi tôi mặc bộ quần áo anh cho hôm trước, đến xin thì gặp ba anh. Thấy tôi mặc bộ đồ rách, ông cụ hỏi ai cho. Tôi trả lời là một anh ở trong nhà ông. Ông im lặng rồi vào nhà đem ra bộ đồ tôi đang mặc đây và nói: “Xin lỗi ông, lần trước con tôi đã lấy lộn bộ đồ rách bỏ đi mà cho ông. Hôm nay tôi thay nó để biếu ông bộ đồ tốt này”.
Sau khi người hành khất ra về, chàng thanh niên lập tức vào nhà tìm cha và cằn nhằn tại sao ông lại đem cho bộ đồ mà anh vẫn còn đang sử dụng. Bấy giờ người cha liền tươi cười nói rằng: “Con ơi, cha rất vui khi thấy con biết thương người và cho người nghèo quần áo để mặc. Nhưng cha biết con còn nhiều quần áo không sử dụng đến mà tại sao con không cho ? Lần sau nếu cho ai thứ gì, thì con nên cho những gì còn dùng được. Chứ nếu cho họ bộ đồ đã rách thì họ làm sao có thể mặc được hả con ?”

3. SUY NIỆM:

1) XIN THÌ SẼ ĐƯỢC; TÌM THÌ SẼ GẶP; GÕ THÌ SẼ MỞ:
Khi hay tin Đấng Cứu Thế mới ra đời, thái độ của các người có liên quan như thế nào?
- Các mục đồng nghèo khó: đang chăn giữ đoàn chiên ở vùng phụ cận Be-lem đã mau lên đường đi tìm kiếm Hài Nhi Cứu Thế dựa theo dấu chỉ mà sứ thần đã cho họ biết. Vua Hêrôđê và hoàn cung nghe tin đã đi tìm nhưng không phải để triều bái Người như ông đã nói với các đạo sĩ, mà là để giết hại Người. Còn dân thành Giêrusalem thì hoảng hốt, thay vì vui mừng trước tin Đấng Cứu Thế đã ra đời. Còn các thượng tế và luật sĩ có sự hiểu biết Lời Chúa trong Kinh Thánh, có thể chỉ đường cho các đạo sĩ hãy tìm Đấng Cứu Thế tại Be-lem, nhưng chính họ lại không thiết tha đi tìm. Chỉ có các vị đạo sĩ khi nhìn thấy ngôi sao lạ bên trời Đông, đã vội vã chuẩn bị lễ vật và lên đường tìm kiếm. Các ngài đã trải qua nhiều nỗi vất vả và trắc trở và cuối cùng đã tìm thấy Hài Nhi Cứu Thế. Họ đã sụp lạy, dâng tiến lễ vật và nghe lời sứ thần mộng báo, họ đã chọn đi theo con đường khác trở về quê hương mà không quay lại với con đường gian ác của vua Hê-rô-đê muốn tìm giết hại Hài Nhi mới sinh.
- Các vị đạo sĩ: chỉ có một dấu hiệu mơ hồ là ánh sao lạ trên bầu trời, nhưng họ đã can đảm ra đi và kiên trì tìm kiếm, nên đã được Chúa trợ giúp vượt qua những gian nan để tìm thấy Hài Nhi Cứu Thế, rồi tin thờ Người và được hưởng ơn cứu độ của Người ban cho. Ngày nay cũng có rất đông anh chị em lương dân đang miệt mài nghiên cứu tìm kiếm sự thật trong các lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, triết lý, nghệ thuật..., đang cố gắng tu tập để nên tốt hơn dựa theo ánh sáng giới hạn là các điều thiện hảo nơi các tôn giáo ngoài Kitoo giáo, hay đang tận tâm lo bảo về môi trường trái đất ngày một an toàn tốt đẹp hơn. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa vẫn đang đồng hành với họ mà họ không hay biết. Xin cho họ sớm nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong trật tự lạ lùng nơi vũ trụ, và giúp họ sớm nhận biết Chúa Giê-su là “sự thật toàn vẹn, sự sống đời đời và là đường duy nhất dẫn đưa loài người lên trời gặp Thiên Chúa”.
- Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta: Nguyên việc tin thờ Chúa tại nhà thờ, nghe Lời Chúa giáo huấn là điều cần, nhưng chưa đủ để chúng ta nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chúa đòi chúng ta còn phải luôn đi tìm kiếm Chúa và thực thi thánh ý của Ngài qua việc học sống Lời Chúa trong Thánh Kinh, và qua các dấu chỉ của thời đại. Rồi khi đã tìm gặp Chúa, chúng ta còn phải chu toàn sứ vụ làm cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúa đến để ban ơn cứu độ cho mọi người, nhưng không phải mọi người đều được cứu độ, mà chỉ những ai tin Đấng Cứu Thế Giê-su và đi theo con đường của Người.

2) TRỞ NÊN ÁNH SAO LẠ DẪN ĐƯỜNG CHO LƯƠNG DÂN TÌM GẶP CHÚA:
Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.
- Là ngôi sao là phải chiếu sáng: Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu cũng chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ có ánh sáng, phản chiếu ánh sáng đón nhận từ ơn Chúa ban và từ việc thực hành Lời Chúa trong Thánh Kinh.
- Phải chiếu ánh sáng tin yêu: Tin yêu Chúa và tin yêu tha nhân. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu để sẵn sàng tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối của chia rẽ thù hận, bất hoà bè phái. Tin yêu là ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi nhau, con người trở nên thân thiện với nhau, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng sống hơn.
- Phải chiếu ánh sáng công bình, bác ái: Tin Chúa được biểu lộ bằng sự tôn trọng sự công bình trong cuộc sống. Yêu Chúa phải được thể hiện qua lối sống bác ái với tha nhân.
Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức thánh thiện. Một người chỉ mong tìm kiếm vật chất tiền bạc sẽ luôn sống trong bóng tối tuyệt vọng và cô đơn tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng thánh thiện mới đủ sức phá tan những bóng tối tội lỗi gian ác ấy và mới làm cho thế giới ngày một an hòa hạnh phúc và vui tươi.
- Phải chiếu sáng hy vọng ơn cứu độ của Chúa: Niềm hy vọng vào một “Trời Mới Đất Mới” cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng vào hạnh phúc thiên đàng đời sau giúp chúng ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này, để “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

3) ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA:
Thế giới hôm nay đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chính qua ánh sáng ấy, mọi người trên thế giới sẽ nhận biết và tin yêu Chúa.
- Muốn tìm thấy Chúa đòi ta phải hy sinh: Các đạo sĩ phải ra khỏi nhà, sẵn sàng đón nhận bất ngờ trong cuộc sống: Họ nghĩ Đấng Cứu Thế phải là con của nhà vua, phải sinh ra tại kinh thành hoa lệ, nên họ đã đến thủ đô Giê-ru-sa-lem vào hoàng cung mà hỏi: “Vua Do thái mới sinh hiện ở đâu ?” Nhưng Hài Nhi Cứu Thế lại không sinh ở nơi giàu có sang trọng, mà tại một cái hang chiên bò hôi tanh, trong hình hài một trẻ thơ mới sinh yếu đuối bọc trong tã và nằm trong máng cỏ nghèo hèn.
- Muốn tìm thấy Chúa đòi ta phải dấn thân đi tìm: Các Thượng tế và kinh sư biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế là thành Bê-lem, nhưng lại không đi tìm, đang khi các đạo sĩ dù chỉ suy đóan mơ hồ, nhưng họ lại quyết tâm lên đường tìm kiếm, nên cuối cùng họ đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế.
- Muốn tìm thấy Chúa đòi ta phải chuẩn bị tinh thần: Khi đi tìm Chúa, các đạo sĩ đã chuẩn bị lễ vật để mang theo là các đặc sản từ quê hương như: vàng, nhũ hương và mộc dược để làm lễ vật dâng tiến Hài Nhi. Những lễ vật này chỉ là những biểu hiệu của lễ vật thiêng liêng là đức Tin, đức Cậy và đức Mến. Khi dâng vàng, các đạo sĩ cũng tuyên xưng vương quyền của Hài Nhi Giê-su. Dâng nhũ hương, các ngài nhận Hài Nhi là tư tế của Giao Ước Mới; Dâng mộc dược là các ngài đề cao mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đấng Thiên Sai sau này.
- Rồi khi gặp được Chúa, đòi ta phải đổi mới đời sống: Sau khi gặp Chúa, các đạo sĩ đã nghe lời sứ thần mộng báo, để không quay lại với vua Hê-rô-đê độc ác, nhưng đã chọn đi đường khác trở về quê hương mình. Đây cũng là bài học cho chúng ta: Một khi đã có đức tin, đã gặp được Chúa là nguồn Chân Thiện Mỹ, chúng ta phải dứt khoát với quá khứ tội lỗi gian ác, để quyết tâm sống theo con đường tin yêu là khiêm tốn phục vụ noi gương Chúa Giê-su.

4. THẢO LUẬN:
1) Bạn có khi nào cảm phục một ai đó trong số các nhà khoa học gia, nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh, thầy cô hay bạn bè ngoại giáo không ? 2) Ngày nay bạn có thấy Chúa tiếp tục tỏ mình ra nơi những người lương hay không ? 3) Bạn sẽ làm gì để trở thành ngôi sao lạ dẫn đường cho các bạn bè ngoại giáo tìm thấy Chúa và tin theo Người ?

5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con mừng ngày Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, mà các đạo sĩ là đại diện. Các vị này tuy chỉ thấy một ánh sao lạ, mà đã nhận biết Đấng Cứu Thế ra đời. Các ngài đã vất vả tìm kiếm Chúa và sau nhiều gian lao vất vả, đã gặp được Người. Nhờ đức tin, các ngài đã nhận ra Hài Nhi nghèo hèn chính là Vị Vua Cứu Thế, nên đã khiêm nhường sấp mình bái lạy và dâng tiến lễ vật quý giá là vàng, nhũ hương và mộc dược.
- LẠY CHÚA. Biết bao lần chúng con đến nhà thờ nhưng đã không gặp được Chúa. Đạo con giữ mới chỉ là những thói quen; Lễ con dâng chỉ là những lời kinh sáo rỗng nhàm chán; Của cải con cho người nghèo chỉ là những thứ đồ hư vất bỏ… Nhưng con lại tưởng mình đạo đức thánh thiện và đang làm chứng cho Chúa. Ước gì hôm nay con nhận ra những thiếu sót của mình, để của lễ con dâng phải là thứ vàng đức tin quý giá, là nhũ hương của đức cậy khiêm nhu, là mộc dược của lòng hy sinh mến Chúa nồng nàn. Hy vọng Chúa sẽ vui nhận, và ban muôn hồng ân cho chúng con. Để khi gặp được Chúa, như các vị đạo sĩ xưa, chúng con sẽ tránh xa những thói gian ác lọc lừa, biết làm theo những Lời Chúa dạy, biết sống hiệp nhất xin vâng và phục vụ để sau này cùng được về quê trời hưởng hạnh phúc với Chúa đời đời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:48 06/01/2017
97. CHỈ CÓ HẢI ĐƯỜNG TOẢ HƯƠNG.

Lý Chu vì không được sai phái công vụ nên ở miết trong thành gần một năm.
Về sau được bổ đi làm phó huyện Xương châu, bèn bàn bạc cùng bạn bè, tất cả đều cho rằng Xương châu cách nhà quá xa bèn đề nghị đổi chỗ khác, thế là đổi qua làm phó huyện Ngạc châu .
Có người tên là Uyên Tài đến gặp Lý Chu, nói:
- “Ngài đổi làm phó Ngạc châu à, có chuyện này hay sao ?”
Lý Chu đáp:
- “Có chứ”.
Uyên Tài thở dài, tức giận nói:
- “Ai đã giúp cho ngài đề ra cái chuyện này ? Xương châu là một quận huyện đất đai tốt nhất ! Tại sao ngài còn không đi lại còn chần chừ gì nữa chứ ?”
Lý Chu có chút kinh ngạc, nói:
- “Ở đó cung cấp rất đầy đủ sao ?”
- “Không phải”.
- “Như vậy thì dân chúng ở đó ít kiện cáo sao ?”
- “Cũng không phải”.

Lý Chu nói:
- “Vậy thì sao ngài lại nói Xương châu là nơi rất tốt ?”
Uyên Tài trả lời:
- “Ngài thì cái gì cũng không biết, lúc mà những chỗ khác Hải Đường không nở hoa toả hương, thì ở Xương châu Hải Đường lại một mình toả hương, lẽ nào như thế không phải là cái quận tốt nhất hay sao ?”
Lý Chu cười lớn ha ha.
(Phủ Chưởng lục)

Suy tư 97:
Chỉ vì một bông hoa Hải Đường nở trái mùa mà cho là một huyện tốt lành, thì chỉ có người phong lưu công tử, thích tức cảnh làm thơ mới nghĩ như thế...
Chỉ vì cái huyện quá xa nhà mà không thèm đến nhậm chức, thì chỉ có những người vì “vinh gia phì thân” mà ra làm quan, chứ không phải yêu nước yêu nòi mà ra làm quan...
Có một vài linh mục không muốn vâng lệnh giám mục hay bề trên đi đến những nơi thôn quê nghèo, những nơi vùng cao vùng sâu xa cách thành phố, vì ở đó không có internet, không có náo nhiệt, thiếu thốn như ở thành phố... Các linh mục này không phải đi truyền giáo cũng chẳng phải yêu thương chi đoàn chiên, lại càng không phải vì yêu đời truyền giáo mà làm linh mục, nhưng là vì yêu thương bản thân của mình “vinh gia phì thân” mới làm như thế...
Giáo dân dù thương mến các linh mục đến cở nào đi chăng nữa, nếu vị linh mục của họ không muốn vâng lời bề trên, thì họ cũng sẽ mất dần sự kính trong nơi các linh mục ấy. Bởi vì chính các linh mục là “đầu tàu’ gương mẫu cho đoàn chiên của mình, là “Chúa Ki-tô thứ hai” biết vâng phục thánh ý Cha trên trời qua vị giám mục, hay qua các bề trên của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:53 06/01/2017

9. Suy niệm có thể điểu khiển những cảm tình của linh hồn, làm cho hành động của chúng ta thẳng đến Thiên Chúa.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Là ánh sáng chiếu soi muôn dân
Lm. Đan Vinh
10:48 06/01/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CN LỄ HIỂN LINH

Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12

LÀ ÁNH SÁNG CHIẾU SOI MUÔN DÂN

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 2,1-12

(1) Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem (2) và hỏi: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. (3) Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu? (5) Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ có chép rằng: (6) “Phần ngươi hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa. Ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa. Vì ngươi là nơi Vị Lãnh Tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. (7) Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin qúi ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho Trẫm, để Trẫm cũng đến bái lạy Người”. (9) Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người. Rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

2. Ý CHÍNH: NHỜ ÁNH SAO DẪN ĐƯỜNG, DÂN NGOẠI ĐÃ TÌM THẤY CHÚA.

Khi Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem, có mấy đạo sĩ từ phương Đông đã theo ngôi sao lạ đi tìm Đấng Cứu Thế. Nhờ ánh sao dẫn đường và sau khi vượt qua nhiều trở ngại, cuối cùng các ông đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế. Các ông đã biểu lộ đức tin bằng thái độ sụp lạy và tiến dâng lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược. Sau đó, các ông vâng lời thiên thần để theo con đường khác trở về quê hương.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: +Vua Hê-rô-đê: Đây là Hê-rô-đê Đại Vương, một con người đa nghi, độc ác và tham quyền cố vị, băng hà vào năm 4 sau Công Nguyên (x. Mt 2,15). Phân biệt với Hê-rô-đê An-ti-pa hay Hê-rô-đê Con, kế vị vua cha cai trị xứ Ga-li-lê. Hê-rô-đê Con cũng độc ác không kém vua cha. Chính ông đã ra lệnh chém đầu Gio-an Tẩy Giả và có lần đã xét xử Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn của Người. +Mấy nhà chiêm tinh: Cũng gọi là đạo sĩ, đến từ phương Đông (x. Ds 23-24). Đây là những nhà thông thái, am tường khoa chiêm tinh. Dựa vào 3 lễ vật họ dâng mà người ta quả quyết có 3 vị. Truyền thuyết dân gian còn kể tên 3 vị ấy: Melchior da trắng ; Gaspar da vàng ; Balthaza da đen để nói lên rằng: Ơn cứu độ phổ quát cho mọi dân tộc, màu da hay tiếng nói, không chỉ riêng cho dân Do Thái.

- C 5-6: +Họ trả lời: “Tại Bê-lem.”..: Có một sự đối nghịch về thái độ đối với Đấng Cứu Thế giữa dân Do Thái và lương dân: Các thượng tế và kinh sư là những người dựa vào Kinh Thánh biết rõ nơi sinh của Hài Nhi Cứu Thế là Bê-lem, nhưng lại thờ ơ. Đang khi dân ngoại vất vả đi tìm Người. +Thành Bê-lem: Là một thị trấn nhỏ thuộc miền núi xứ Giu-đê, cách Giê-ru-sa-lem 10 cây số về phía Nam. Bê-lem này là quê hương của vua Đa-vít (x. 1 Sm 16,1 tt).

- C 7-8: +Hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện: Vì Hê-rô-đê muốn biết đích xác tuổi của Hài Nhi Cứu Thế và đã ra lệnh cho quân lính giết các trẻ nam tại Bê-lem và vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống.

- C 9-10: +Ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại xuất hiện dẫn đường cho họ: Đây là một ngôi sao có những đặc tính khác thường như: Lúc ẩn lúc hiện, lúc đi trước dẫn đường và lúc thì dừng lại... do Thiên Chúa ban, để trợ giúp các nhà chiêm tinh đi tìm Hài Nhi Cứu Thế.

- C 11-12: +Họ vào nhà: Chắc chắn sau đêm Chúa giáng sinh, hai ông bà Giu-se Ma-ri-a không tiếp tục cư ngụ tại cánh đồng Bê-lem vì thiếu các tiện nghi tối thiểu mà đã vào thị trấn Bê-lem thuê một căn nhà ở tạm.+ Sấp mình bái lạy Người: Các đạo sĩ biểu lộ đức tin Hài Nhi là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. + Lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến: Các nhà chiêm tinh dâng lên Hài Nhi ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược, là đặc sản của quê hương các ông. Vàng tượng trưng đức tin, nhũ hương tượng trưng đức cậy và mộc dược tượng trưng đức mến. Theo các giáo phụ thì Vàng ám chỉ tước vị Vua, nhũ hương chỉ tước vị Tư Tế, mộc dược ám chỉ cuộc tử nạn và mai táng bằng dầu thơm sau này. + Đi lối khác về xứ mình: Hê-rô-đê không thể chống lại quyền năng, tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Những ai chống lại Thiên Chúa sớm muộn cũng sẽ thất bại và chuốc lấy hậu quả tai hại cho mình mà thôi.

4. CÂU HỎI: 1) Phân biệt Hê-rô-đê Đại Vương khác với vua Hê-ro-đê An-ti-pa thế nào trong sự đối xử với Đức Giê-su và về sự gian ác quỷ quyệt? 2) Các nhà chiêm tin trong Tin Mừng có phải là vua không? Vì sao người ta gọi là 3 vua và theo truyền thuyết thì tên ba vị là gì và mang ý nghĩa như thế nào? 3) Các thượng tế và kinh sư Do thái dựa vào đâu mà nói nơi sinh của Đấng Cứu Thế là Bê-lem? So sánh giữa thái độ của các nhà thông thái của dân Do thái và của các đạo sĩ ngoại giáo trước việc Đấng Cứu Thế ra đời như thế nào? 4) Hê-rô-đê hỏi về ngày giờ ngôi sao lạ xuất hiện để làm gì? 5) Các đạo sĩ biều lộ đức tin thế nào khi gặp Hài Nhi Cứu Thế? 6) Ý nghĩa tượng trưng của ba lễ vật các đạo sĩ dâng là gì? Các giáo phụ giải thích ba lễ vật như thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2,11).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHIẾU SÁNG LÀ SỰ CẢM THÔNG VÀ SẴN SÀNG GIÚP ĐÕ THA NHÂN CÁCH CỤ THỂ:

Có một bé gái cùng với mẹ đi viếng hang đá. Bà mẹ giải thích cho em rằng ba nhà Đạo Sĩ dâng tiến của lễ cho Chúa Hài Nhi là vàng, nhũ hương và mộc dược. Cô bé nhìn Hài Nhi trong máng cỏ một cách cung kính rồi quay sang hỏi mẹ: “Tại sao các đạo sĩ không mang đến cho Chúa Hài Nhi một cái giường nhỏ, mà để Chúa phải nằm trong máng rơm lạnh lẽo như vậy hả mẹ ?”

Một tấm lòng và một sự quan tâm thực sự đến nhu cầu của tha nhân. Cô bé cảm nhận được nhu cầu của cuộc sống thực tế đời thường. Sự kiện Chúa Giêsu sinh ra nơi hang lừa, máng cỏ đã khơi dậy được tâm tư và sự cảm thông của lòng em gái này. Chúa đến trong nghèo nàn để mời gọi chúng ta cùng chia sẻ tâm tình với những người cùng khổ nghèo đói chung quanh chúng ta. Nhu cầu thực tế của cuộc sống là miếng cơm manh áo và một chỗ để nương thân. Hài Nhi Giêsu đã chạm đến cái cùng cực nghèo khó của thân phận con người. Từ đó, Chúa mời gọi chúng ta: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25, 40).

2) CHIẾU SÁNG ĐỨC ÁI LÀ BIẾT CHO NGƯỜI NGHÈO QUẦN ÁO CÒN TỐT.

Một buổi chiều nọ, anh con trai thấy một người hành khất áo quần rách nát đứng xin trước cổng nhà. Anh ta liền vào nhà rồi lấy ra một bộ quần áo cho người ăn xin. Bộ đồ này đã cũ và bị rách toạc một miếng ngay tại đầu gối, nên từ lâu anh này không thèm mặc. Nhận được bộ đồ cũ, người hành khất mừng và cám ơn rối rít, vì tuy cũ nhưng nó cũng còn tốt hơn bộ quần áo ông ta đang mặc. Sau đó lão hành khất liền mặc ngay bộ đồ mới vào người. Còn anh thanh niên thì cảm thấy vui vì nghĩ mình đã làm được một việc thiện cho người nghèo.

Mấy tháng sau, một hôm người hành khất kia lại đến xin. Lần này ông ta mặc bộ đồ lành lặn và còn mới. Chàng thanh niên thấy ông lão mặc bộ đồ màu sắc giống như bộ đồ của mình liền hỏi: “Sao ông có bộ đồ mới thế kia ?” Lão hành khất liền tươi cười trả lời: “Thì đây cũng là quần áo của anh đó ! Số là cách đây một tuần, khi tôi mặc bộ quần áo anh cho hôm trước, đến xin thì gặp ba anh. Thấy tôi mặc bộ đồ rách, ông cụ hỏi ai cho. Tôi trả lời là một anh ở trong nhà ông. Ông im lặng rồi vào nhà đem ra bộ đồ tôi đang mặc đây và nói: “Xin lỗi ông, lần trước con tôi đã lấy lộn bộ đồ rách bỏ đi mà cho ông. Hôm nay tôi thay nó để biếu ông bộ đồ tốt này”.

Sau khi người hành khất ra về, chàng thanh niên lập tức vào nhà tìm cha và cằn nhằn tại sao ông lại đem cho bộ đồ mà anh vẫn còn đang sử dụng. Bấy giờ người cha liền tươi cười nói rằng: “Con ơi, cha rất vui khi thấy con biết thương người và cho người nghèo quần áo để mặc. Nhưng cha biết con còn nhiều quần áo không sử dụng đến mà tại sao con không cho ? Lần sau nếu cho ai thứ gì, thì con nên cho những gì còn dùng được. Chứ nếu cho họ bộ đồ đã rách thì họ làm sao có thể mặc được hả con ?”

3. SUY NIỆM:

1) XIN THÌ SẼ ĐƯỢC; TÌM THÌ SẼ GẶP; GÕ THÌ SẼ MỞ:

Khi hay tin Đấng Cứu Thế mới ra đời, thái độ của các người có liên quan như thế nào?

- Các mục đồng nghèo khó: đang chăn giữ đoàn chiên ở vùng phụ cận Be-lem đã mau lên đường đi tìm kiếm Hài Nhi Cứu Thế dựa theo dấu chỉ mà sứ thần đã cho họ biết. Vua Hêrôđê và hoàn cung nghe tin đã đi tìm nhưng không phải để triều bái Người như ông đã nói với các đạo sĩ, mà là để giết hại Người. Còn dân thành Giêrusalem thì hoảng hốt, thay vì vui mừng trước tin Đấng Cứu Thế đã ra đời. Còn các thượng tế và luật sĩ có sự hiểu biết Lời Chúa trong Kinh Thánh, có thể chỉ đường cho các đạo sĩ hãy tìm Đấng Cứu Thế tại Be-lem, nhưng chính họ lại không thiết tha đi tìm. Chỉ có các vị đạo sĩ khi nhìn thấy ngôi sao lạ bên trời Đông, đã vội vã chuẩn bị lễ vật và lên đường tìm kiếm. Các ngài đã trải qua nhiều nỗi vất vả và trắc trở và cuối cùng đã tìm thấy Hài Nhi Cứu Thế. Họ đã sụp lạy, dâng tiến lễ vật và nghe lời sứ thần mộng báo, họ đã chọn đi theo con đường khác trở về quê hương mà không quay lại với con đường gian ác của vua Hê-rô-đê muốn tìm giết hại Hài Nhi mới sinh.

- Các vị đạo sĩ: chỉ có một dấu hiệu mơ hồ là ánh sao lạ trên bầu trời, nhưng họ đã can đảm ra đi và kiên trì tìm kiếm, nên đã được Chúa trợ giúp vượt qua những gian nan để tìm thấy Hài Nhi Cứu Thế, rồi tin thờ Người và được hưởng ơn cứu độ của Người ban cho. Ngày nay cũng có rất đông anh chị em lương dân đang miệt mài nghiên cứu tìm kiếm sự thật trong các lãnh vực: khoa học, kỹ thuật, triết lý, nghệ thuật..., đang cố gắng tu tập để nên tốt hơn dựa theo ánh sáng giới hạn là các điều thiện hảo nơi các tôn giáo ngoài Kitoo giáo, hay đang tận tâm lo bảo về môi trường trái đất ngày một an toàn tốt đẹp hơn. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa vẫn đang đồng hành với họ mà họ không hay biết. Xin cho họ sớm nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong trật tự lạ lùng nơi vũ trụ, và giúp họ sớm nhận biết Chúa Giê-su là “sự thật toàn vẹn, sự sống đời đời và là đường duy nhất dẫn đưa loài người lên trời gặp Thiên Chúa”.

- Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta: Nguyên việc tin thờ Chúa tại nhà thờ, nghe Lời Chúa giáo huấn là điều cần, nhưng chưa đủ để chúng ta nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chúa đòi chúng ta còn phải luôn đi tìm kiếm Chúa và thực thi thánh ý của Ngài qua việc học sống Lời Chúa trong Thánh Kinh, và qua các dấu chỉ của thời đại. Rồi khi đã tìm gặp Chúa, chúng ta còn phải chu toàn sứ vụ làm cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Chúa đến để ban ơn cứu độ cho mọi người, nhưng không phải mọi người đều được cứu độ, mà chỉ những ai tin Đấng Cứu Thế Giê-su và đi theo con đường của Người.

2) TRỞ NÊN ÁNH SAO LẠ DẪN ĐƯỜNG CHO LƯƠNG DÂN TÌM GẶP CHÚA:

Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa.

- Là ngôi sao là phải chiếu sáng: Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu cũng chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ có ánh sáng, phản chiếu ánh sáng đón nhận từ ơn Chúa ban và từ việc thực hành Lời Chúa trong Thánh Kinh.

- Phải chiếu ánh sáng tin yêu: Tin yêu Chúa và tin yêu tha nhân. Tin yêu để xây dựng một cuộc sống chan hoà tình người. Tin yêu để sẵn sàng tha thứ hoà giải. Tin yêu để vượt qua mọi bóng tối của chia rẽ thù hận, bất hoà bè phái. Tin yêu là ánh sáng ấm áp làm cho thế giới trở nên gần gũi nhau, con người trở nên thân thiện với nhau, cuộc đời trở thành đáng yêu đáng sống hơn.

- Phải chiếu ánh sáng công bình, bác ái: Tin Chúa được biểu lộ bằng sự tôn trọng sự công bình trong cuộc sống. Yêu Chúa phải được thể hiện qua lối sống bác ái với tha nhân.

Tất cả những làn ánh sáng nói trên góp lại thành ánh sáng đạo đức thánh thiện. Một người chỉ mong tìm kiếm vật chất tiền bạc sẽ luôn sống trong bóng tối tuyệt vọng và cô đơn tàn nhẫn. Chỉ có ánh sáng thánh thiện mới đủ sức phá tan những bóng tối tội lỗi gian ác ấy và mới làm cho thế giới ngày một an hòa hạnh phúc và vui tươi.

- Phải chiếu sáng hy vọng ơn cứu độ của Chúa: Niềm hy vọng vào một “Trời Mới Đất Mới” cho ta thêm sức mạnh góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng vào hạnh phúc thiên đàng đời sau giúp chúng ta đánh gía đúng mức của cải vật chất đời này, để “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

3) ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA:

Thế giới hôm nay đang mong chờ ánh sao dẫn đường. Chính qua ánh sáng ấy, mọi người trên thế giới sẽ nhận biết và tin yêu Chúa.

- Muốn tìm thấy Chúa đòi ta phải hy sinh: Các đạo sĩ phải ra khỏi nhà, sẵn sàng đón nhận bất ngờ trong cuộc sống: Họ nghĩ Đấng Cứu Thế phải là con của nhà vua, phải sinh ra tại kinh thành hoa lệ, nên họ đã đến thủ đô Giê-ru-sa-lem vào hoàng cung mà hỏi: “Vua Do thái mới sinh hiện ở đâu ?” Nhưng Hài Nhi Cứu Thế lại không sinh ở nơi giàu có sang trọng, mà tại một cái hang chiên bò hôi tanh, trong hình hài một trẻ thơ mới sinh yếu đuối bọc trong tã và nằm trong máng cỏ nghèo hèn.

- Muốn tìm thấy Chúa đòi ta phải dấn thân đi tìm: Các Thượng tế và kinh sư biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế là thành Bê-lem, nhưng lại không đi tìm, đang khi các đạo sĩ dù chỉ suy đóan mơ hồ, nhưng họ lại quyết tâm lên đường tìm kiếm, nên cuối cùng họ đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế.

- Muốn tìm thấy Chúa đòi ta phải chuẩn bị tinh thần: Khi đi tìm Chúa, các đạo sĩ đã chuẩn bị lễ vật để mang theo là các đặc sản từ quê hương như: vàng, nhũ hương và mộc dược để làm lễ vật dâng tiến Hài Nhi. Những lễ vật này chỉ là những biểu hiệu của lễ vật thiêng liêng là đức Tin, đức Cậy và đức Mến. Khi dâng vàng, các đạo sĩ cũng tuyên xưng vương quyền của Hài Nhi Giê-su. Dâng nhũ hương, các ngài nhận Hài Nhi là tư tế của Giao Ước Mới; Dâng mộc dược là các ngài đề cao mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đấng Thiên Sai sau này.

- Rồi khi gặp được Chúa, đòi ta phải đổi mới đời sống: Sau khi gặp Chúa, các đạo sĩ đã nghe lời sứ thần mộng báo, để không quay lại với vua Hê-rô-đê độc ác, nhưng đã chọn đi đường khác trở về quê hương mình. Đây cũng là bài học cho chúng ta: Một khi đã có đức tin, đã gặp được Chúa là nguồn Chân Thiện Mỹ, chúng ta phải dứt khoát với quá khứ tội lỗi gian ác, để quyết tâm sống theo con đường tin yêu là khiêm tốn phục vụ noi gương Chúa Giê-su.

4. THẢO LUẬN:

1) Bạn có khi nào cảm phục một ai đó trong số các nhà khoa học gia, nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh, thầy cô hay bạn bè ngoại giáo không ? 2) Ngày nay bạn có thấy Chúa tiếp tục tỏ mình ra nơi những người lương hay không ? 3) Bạn sẽ làm gì để trở thành ngôi sao lạ dẫn đường cho các bạn bè ngoại giáo tìm thấy Chúa và tin theo Người ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con mừng ngày Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, mà các đạo sĩ là đại diện. Các vị này tuy chỉ thấy một ánh sao lạ, mà đã nhận biết Đấng Cứu Thế ra đời. Các ngài đã vất vả tìm kiếm Chúa và sau nhiều gian lao vất vả, đã gặp được Người. Nhờ đức tin, các ngài đã nhận ra Hài Nhi nghèo hèn chính là Vị Vua Cứu Thế, nên đã khiêm nhường sấp mình bái lạy và dâng tiến lễ vật quý giá là vàng, nhũ hương và mộc dược.

- LẠY CHÚA. Biết bao lần chúng con đến nhà thờ nhưng đã không gặp được Chúa. Đạo con giữ mới chỉ là những thói quen; Lễ con dâng chỉ là những lời kinh sáo rỗng nhàm chán; Của cải con cho người nghèo chỉ là những thứ đồ hư vất bỏ… Nhưng con lại tưởng mình đạo đức thánh thiện và đang làm chứng cho Chúa. Ước gì hôm nay con nhận ra những thiếu sót của mình, để của lễ con dâng phải là thứ vàng đức tin quý giá, là nhũ hương của đức cậy khiêm nhu, là mộc dược của lòng hy sinh mến Chúa nồng nàn. Hy vọng Chúa sẽ vui nhận, và ban muôn hồng ân cho chúng con. Để khi gặp được Chúa, như các vị đạo sĩ xưa, chúng con sẽ tránh xa những thói gian ác lọc lừa, biết làm theo những Lời Chúa dạy, biết sống hiệp nhất xin vâng và phục vụ để sau này cùng được về quê trời hưởng hạnh phúc với Chúa đời đời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Thiên Chúa tỏ mình qua Con Chúa
Lm Petrus Nguyễn Văn Hương
19:32 06/01/2017
Lễ Chúa Hiển Linh
(Lời Chúa Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12)

Thiên Chúa tỏ mình qua Con Chúa

Hôm nay, chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, hay Lễ Ba Vua. Từ truyền thống cổ xưa, Giáo Hội gọi lễ này là ‘lễ Ánh Sáng” để nói lên rằng Con Thiên Chúa ra đời là Ánh Sáng cho muôn dân. Ngày nay, phụng vụ gọi lễ này là lễ Chúa Hiển Linh. Từ “hiển linh” được dịch từ tiếng Hy Lạp là Epiphania, có nghĩa là sự tỏ mình ra, sự bày tỏ vinh quang. Quả thật, việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người là biến cố Thiên Chúa tỏ mình ra với nhân loại. Người bày tỏ tình yêu, ơn cứu độ và vinh quang của Người qua mầu nhiệm tự hạ, tự hủy và tự hiến của Ngôi Lời nhập thể, Người là Đấng Cứu Độ mà nhân loại trong chờ. Bởi thế, Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta về Hài Nhi Giêsu chính là Đấng Cứu Độ của muôn dân qua việc Chúa tỏ mình cho Ba Vua biết và đến thờ lạy Người. Đồng thời Lời Chúa mời gọi chúng ta cũng phải lên đường như Ba Vua để gặp gỡ và thờ lạy Chúa.

1. Đấng Cứu Độ của muôn dân

Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại chúng ta qua nhiều hình thức và các trung gian khác nhau. Như thánh Phaolô nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1).

Quả thế, Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã mặc khải chính mình và ý định cứu độ của Người cho loài người qua công trình sáng tạo, qua các trung gian con người. Thiên Chúa ban Lề Luật cho con người qua Môisen. Thiên Chúa ký kết giao ước với loài người qua tổ phụ Abraham. Thiên Chúa ban Lời Chúa và giáo huấn của Người qua các tiên tri.

Đến thời Tân Ước, thời kỳ viên mãn, Thiên Chúa mạc khải mình qua Chúa Con, Ngôi Lời nhập thể và được sinh ra bởi Đức Maria. Người là Thiên Chúa thật và là người thật. Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa trực tiếp hiện diện một cách hữu hình và trực tiếp với nhân loại. Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của muôn dân. Người là Ánh Sáng của muôn người. Đứng như lời tiên báo: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối thăm đã nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Mt 4,16). Bởi thế, ai thấy Chúa Giêsu Kitô là nhìn thấy Thiên Chúa. Ai tin vào Chúa Giêsu Kitô thì sẽ được ơn cứu độ.

Chúng ta biết rằng thời đó người Do Thái quan niệm rằng chỉ có họ là Dân Riêng, mới được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng qua biến cố Chúa Giêsu tỏ mình ra cho Ba Vua là đại diện cho tất cả dân ngoại, chúng ta nhận thấy rằng ý định của Thiên Chúa là muốn cho mọi người được cứu độ và tin nhận Đức Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ của muôn dân. Bởi lẽ, ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang lại mang tính phổ quát, không giới hạn một quốc gia, chủng tộc, màu sắc, ngôn ngữ nào nhưng là cho tất cả mọi người không loại trừ một ai.

2. Theo ánh sao chỉ đường

Khi nhận ra “ngôi sao lạ” xuất hiện, Ba Vua từ Phương Đông đã lên đường tìm đến Bêlem để triều bái Người (Mt,2,7). Hành trình đức tin của họ chắc chắn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Như ngạn ngữ nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”. Dù đường đi khó vì ngăn sông cách núi, nhưng Ba Vua đã không ngại núi e sông, không nản chí oải lòng. Họ đã vượt qua những chặng đường dài, đồi núi, sông ngòi, và đã đến gặp Chúa ở cuối hành trình và tôn thờ Chúa. Đối với họ, ngôi sao lạ này là biểu tượng của niềm vui, hy vọng và bình an. Nhưng ngôi sao chỉ là một phản chiếu bé nhỏ từ Nguồn Ánh sáng của thế giới là Chúa Kitô. Khi gặp Chúa Hài Đồng, họ dâng lên Chúa vàng, nhủ hương, mộc dược. Đây là những tặng phẩm quý giá nói lên niềm tin, niềm hy vọng và lòng mến của họ. Các Giáo phụ cho rằng những tặng phẩm này mang nhiều ý nghĩa niềm tin mà họ muốn tuyên xưng: “Dâng hương để nhân Người là Chúa, dâng vàng để nhận Người là Vua, và dâng mộc dược để loan báo Người sẽ chết” (thánh Phêrô Kim Ngôn). Tuy nhiên, ngày nay có người lại giải thích ý nghĩa của ba lễ vật này như sau: Vàng tượng trưng cho Đức Tin vào Thiên Tính của Đấng Thiên Sai; Nhũ hương tượng trưng cho Đức Cậy là lời cầu nguyện như hương trầm bay lên để tôn vinh Chúa; Mộc dược tượng trưng cho Đức Mến là sự hy sinh và sự từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa.

Như thế, Ba Đạo Sĩ quả là những con người nhạy bén với dấu chỉ thời đại, không ngại khó, can đảm để lên đường để tìm gặp Đấng Cứu Thế. Họ quả là những con người có một đức tin mạnh mẽ và một lòng mến nồng nàn dành cho Chúa Hài Đồng. Thánh Matthêu cho biết: sau khi đã gặp Đấng Cứu Thế, họ không trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nhưng đã đi lối khác mà về xứ mình (Mt 2,12). Chi tiết này mang ý nghĩa biểu tượng. Nghĩa là sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, họ đã thay đổi hướng đi, thay đổi suy nghĩ, từ bỏ con đường cũ, và đi vào con đường mới; họ có tầm nhìn mới, suy nghĩ mới và cuộc sống mới. Vì thế, họ là những mẫu gương sáng chói cho mỗi người chúng ta trong hành trình tìm kiếm Chúa và phụng sụ Chúa.

3. Trở nên những ánh sao cho con người hôm nay

Bài học trước hết mà chúng ta học được từ mẫu gương của ba Đạo Sĩ đó là lòng khát khao, thiện chí và có hy sinh, dấn thân để lên đường tìm kiếm Thiên Chúa để thời lạy Người. Nếu chúng ta không có khát khao, tìm kiếm và dấn thân tìm Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ gặp Chúa và yêu Chúa. Nếu không có những cố gắng này, chúng ta chỉ là những kitô hữu “hữu danh vô thực”, theo danh nghĩa thôi. Sống trong xã hội mà con người chạy theo vật chất, tiện nghi và hưởng thụ, chúng ta được mời gọi phải là những con người biết nhìn xa hơn, khát vọng lớn hơn, nhất là biết khát khao, tìm kiếm và thợ lạy Thiên Chúa.

Cũng như các Đạo Sĩ đã nhìn thấy ngôi sao lạ và họ đã lên đường tìm Vị Cứu Tinh theo ánh sao đó, để tìm Chúa và gặp Chúa, chúng ta có những ánh sao dẫn đường đó là Lời Chúa và Thánh Thể, hãy bước theo sự hướng dẫn Lời Chúa và hãy đến với Thánh Thể, để gặp Chúa và tôn thờ Chúa. Cũng như Ba Vua, chúng ta hãy dâng cho Chúa Hài Đồng những lễ vật: vàng đời sống là sự lòng yêu mến của chúng ta cho Chúa; trầm hương đời sống là lời cầu nguyện sốt sắng, lòng biết ơn dâng lên Chúa để tạ ơn Người; và mộc dược đời sống chính là sự hy sinh, cố gắng phục vụ của chúng ta cho Người.

Ngày hôm nay con người vẫn còn đang sống trong bóng tối của đau khổ và lầm lạc, bởi vì nhiều người vẫn chưa nhận biết và tôn thờ Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và chưa được lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta được mời gọi trở thành những “ánh sao dẫn đường’ đưa họ đến gặp Chúa và thờ lạy Chúa như Lời Chúa dạy: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14); “Giữa một thế hệ sa đọa, Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15). Chúng ta hãy chiếu sáng như những vì sao dẫn đường bằng chính cuộc sống thánh thiện và đạo đức, bằng thái độ sống hòa bình, tôn trọng, thân thiện đối với người khác, và bằng chính những hành vi bác ái đối với mọi người, nhất là đối với những người đau khổ.

Lạy Chúa, Chúa đã tỏ mình ra cho Ba Đạo Sĩ nhận biết và đến thờ lạy Chúa qua ánh sao lạ dẫn đường. Xin cho chúng con luôn tin nhận và tôn thờ Chúa là Đấng Cứu Độ của muôn dân và là của mỗi người chúng con. Đồng thời, xin giúp chúng con cũng trở thành những ánh sao dẫn đường cho người khác tìm gặp và tôn thờ Chúa như Chúa đáng được tôn thờ. Amen!
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:41 06/01/2017
98. PHƯƠNG THUỐC RA MỒ HÔI.

Có người nọ tên là Tiền Duật mỗi khi lên cơn sốt ra mồ hôi thì cũng rán khiêng vác đồ đạc nặng đi rất xa, nhưng đợi cho mồ hôi hết thì bệnh cũng hết.
Có người nói:
- “Phương thuốc ra mồ hôi” này nên xếp vào viện ngự dược, để truyền lại cho người “ăn không ngồi rồi” ra mồ hôi.”
(Phủ Chưởng lục)

Suy tư 98:
Có người khuân vác nặng nề nhưng không ra mồ hôi, có người chỉ mới nóng một chút là mồ hôi chảy đầy mình, lại có người dù trời nóng dù trời lạnh một giọt mồ hôi cũng không có, đó chẳng qua là theo “cái tạng” của họ mà thôi.
Phương thuốc dành cho người “ăn không ngồi rồi” là sự lao động, bởi “ở không” là đầu mối mọi tội lỗi.
Có người trong nhà có của ăn của để nên không thích làm việc gì cả, do đó mà hay đi phê bình chuyện của người khác, soi mói công việc của người ta; có người mặc dù nhà nghèo, nhưng vì sợ lao động nên không làm gì cả, cả ngày chỉ biết uống rượu, tụm ba tụm bảy để đấu láo và cãi vả rồi nảy sinh mâu thuẩn với nhau gây phiền phức cho gia đình...
Ba mươi năm sống ở Na-za-rét, Đức Chúa Giê-su đã học được nghề thợ mộc nơi cha nuôi của mình là thánh cả Giu-se, và biết đâu Ngài cũng học được nghề thêu thùa hay nấu cơm như Đức Mẹ Ma-ri-a, có nghĩa là Ngài cũng làm việc để nuôi thân, giúp đỡ cha mẹ, và biết đâu Ngài cũng có tiền để bố thí cho người hàng xóm nghèo bên cạnh.
Đem “phương thuốc ra mồ hôi” cho những người “ăn không ngồi rồi” uống, không gì khác hơn là để họ thất bại một lần trong đời, để họ nghèo đói một lần thì họ “toát mồ hôi hột” khi đi kiếm miếng cơm manh áo, để họ biết thông cảm với những nhục nhằn của người nghèo mà không ăn không ngồi không nữa.
Ở dưng chính là cội rể mọi sự dữ vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Hiển Linh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:42 06/01/2017
Chúa Nhật
LỄ CHÚA HIỂN LINH


Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.”


Bạn thân mến,
Có người cho rằng việc Đức Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một huyền thoại, giống như những câu chuyện cổ tích, nào là có mục đồng, có chiên, lừa, nào là có ngôi sao lạ xuất hiện, nào là có thiên thần hiện ra hát ca.v.v...Người ta nói sao cũng được, nhưng nếu Đức Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một chuyện cổ tích thì nó sẽ bị trôi vào quên lãng rồi, nhưng trên thế gian đã có những vị thông thái đã tin vào việc Đức Chúa Giê-su là con người lịch sử, bằng chứng là khi Ngài mới sinh ra đã có ba nhà hiền sĩ thông thái đến chiêm bái Ngài.

Các nhà hiền sĩ đi theo ngôi sao lạ không phải vì các ông tò mò, nhưng là đi tìm kiếm một sự thật mà do trí thức nghiên cứu thiên văn, mà ba nhà hiền sĩ thông thái biết được vua Do Thái là Đức Chúa Giê-su mới sinh ra, nên tìm kiếm để đến thờ lạy Ngài. Và như thế, Đúc Chúa Giê-su chính là ngôi sao sáng xuất hiện giữa thế gian để dẫn đưa nhân loại đến cùng Cha, để soi sáng nhân loại đang đi trong bóng đêm của tội lỗi tìm thấy ánh sáng của Tin Mừng, để họ được sự sống đời đời.

Bạn thân mến,
Bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác đều phải trở nên ánh sao lạ, không phải xuất hiện bên phương Đông, nhưng xuất hiện ngay trong chính môi trường của mình đang sống, để những việc làm của chúng ta mà người khác cho là lạ lùng như: tham dự thánh lễ, tha thứ cho người khác, phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người.v.v... trở thành ánh sáng dẫn đường cho họ tìm kiếm Đức Chúa Giê-su qua cách sống của chúng ta.

Xin Chúa Giê-su là ánh sao vĩ đại soi sáng tâm hồn của chúng ta, để bạn và tôi cũng trở nên những ngôi sao phản chiếu lại ánh sáng Tin Mừng của Ngài, để xã hội đang bị bóng đêm của bất công lừa dối bao phủ này, bừng lên ánh huy hoàng của hy vọng là Đức Chúa Giê-su.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:44 06/01/2017

10. Linh hồn không màng đến chuyện suy niệm thì không cần ma quỷ kéo họ xuống hỏa ngục, họ tự mình sẽ đi xuống (hỏa ngục).

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Bechara Boutros Raï than phiền về việc nhiều người Công Giáo Maronite bỏ đạo để ly dị
Đặng Tự Do
23:20 06/01/2017
Trong diễn từ đầu năm trước các thẩm phán của tòa án hôn phối, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Maronite than phiền về tai ương bỏ đạo để được ly dị của nhiều người Công Giáo Maronite.

Tại Lebanon, ly hôn chủ yếu là một vấn đề của luật tôn giáo chứ không phải là luật dân sự. Vì thế, nhiều người Công Giáo Maronite bỏ đạo sang các cộng đồng Kitô khác hoặc thậm chí bỏ sang đạo Hồi để được ly hôn.

Đức Hồng Y Bechara Boutros Raï than thở về việc bẻ gãy mối dây thiêng liêng của hôn nhân, và nói rằng cải đạo như thế là một “bệnh dịch đau đớn” chứ không phải là một vấn đề tự do tôn giáo đích thực hay tự do lương tâm.

Source: Catholic World News - Maronite patriarch deplores conversions for sake of divorce
 
Đức Thượng Phụ Kirill nói người Nga nên tưởng niệm cuộc cách mạng Bolshevik chứ đừng ăn mừng nó
Đặng Tự Do
23:17 06/01/2017
Năm 2017 là đúng 100 năm sau cuộc cách mạng Bolshevik vào tháng 10 năm 1917, mở ra hơn bảy thập kỷ của chế độ Cộng sản ở Nga và trên thế giới. Nhiều thành phần cảm tình với cộng sản đang có những vận động nhằm cử hành long trọng biến cố này.

Phản ứng lại điều này, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống Nga lên tiếng phản đối và nói rằng người Nga nên tưởng niệm cuộc cách mạng Bolshevik chứ đừng ăn mừng nó.

“Vấn đề là đừng chào mừng kỷ niệm 100 năm thảm kịch này, nhưng chúng ta phải nhớ ngày này một cách có ý thức, đi kèm với những suy tư sâu xa và kinh nguyện chân thành, sao cho những sai lầm đã phạm phải một trăm năm trước đây có thể dạy cho quốc gia chúng ta đừng vấp phải những sai lầm tương tự trong giai đoạn phát triển hiện nay”.

Source: Catholic World News - Patriarch: commemorate Bolshevik revolution without celebrating it
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Lễ Hiển Linh 06/01/2017
J.B. Đặng Minh An dịch
23:32 06/01/2017
Lúc 10h sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Hiển Linh bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


“Ðức Vua dân Do Thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến để bái lạy Người” (Mt 2:2)

Qua những lời này, các Đạo Sĩ, đến từ phương xa, nói cho chúng ta biết lý do của cuộc hành trình xa diệu vợi của các vị, đó là họ đến để bái lạy Vị Vua mới sinh. Thấy và thờ lạy. Hai hành động này nổi bật trong trình thuật Tin Mừng này. Chúng tôi thấy một ngôi sao và chúng tôi muốn thờ lạy.

Những người này đã thấy một ngôi sao làm họ cất bước lên đường. Việc khám phá ra điều gì đó bất thường trên bầu trời khởi động một loạt các sự kiện. Ngôi sao này không chỉ chiếu sáng cho riêng họ, và họ cũng chẳng có một DNA đặc biệt nào để có thể thấy được vì sao đó. Như một trong các Giáo Phụ đã nhận xét thật chí lý rằng các Đạo Sĩ không cất bước lên đường vì họ đã thấy một ngôi sao, nhưng thực ra họ thấy ngôi sao bởi vì họ đã cất bước lên đường (x. Thánh Gioan Kim Khẩu). Tâm hồn họ mở ra với chân trời và họ có thể thấy điều mà các tầng trời tỏ ra cho họ, vì họ được hướng dẫn bởi một thao thức nội tâm khôn nguôi. Họ mở lòng mình ra cho những điều mới mẻ.

Do đó, các Đạo Sĩ tượng trưng cho tất cả những ai tin, những ai hoài mong Thiên Chúa, những ai khát khao quê hương thiên quốc của mình. Họ phản chiếu hình ảnh của tất cả những ai trong cuộc sống mình không để cho tâm hồn bị gây mê.

Một lòng hoài mong Thiên Chúa bùng lên trong tâm hồn những ai tin vì họ biết rằng Tin Mừng không phải là một biến cố của quá khứ nhưng là của hiện tại. Một lòng hoài mong Thiên Chúa giúp chúng ta tỉnh thức khi đối diện với mọi cám dỗ muốn giản lược hay bần cùng hóa đời sống của chúng ta. Một lòng hoài mong Thiên Chúa là một ký ức đức tin, nổi loạn trước tất cả mọi thứ tiên tri chết chóc. Lòng hoài mong ấy giữ cho niềm hy vọng sống động trong cộng đồng các tín hữu, một niềm hy vọng mà từ tuần này đến tuần kia vẫn tiếp tục khấn xin: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến”.

Cùng một lòng hoài mong ấy đã dẫn cụ già Simêon đi lên Đền Thờ mỗi ngày, với xác tín rằng đời ông sẽ không chấm dứt trước khi ông được ẵm Đấng Cứu Thế trong tay mình. Lòng hoài mong cũng đã khiến Người Con Hoang Đàng từ bỏ lối sống tự hủy diệt và tìm kiếm vòng tay của người cha mình. Đây là lòng hoài mong thôi thúc người chăn chiên bỏ lại chín mươi chín con chiên để đi tìm một con chiên lạc. Maria Mađalêna đã kinh nghiệm cùng một lòng hoài mong ấy vào sáng Chúa Nhật khi bà chạy đến mồ và gặp Thầy phục sinh của bà. Lòng hoài mong Thiên Chúa lôi kéo chúng ta ra khỏi sự cô lập chai đá của chúng ta, là điều làm cho chúng ta nghĩ rằng chẳng có gì có thể thay đổi được. Lòng hoài mong Thiên Chúa phá tan những tập quán nhàm chán của chúng ta và thúc đẩy chúng ta thực hiện những thay đổi mà chúng ta muốn và cần. Lòng hoài mong Thiên Chúa có căn cội trong quá khứ nhưng không dừng lại ở đó, trái lại nó vươn tới tương lai. Các tín hữu cảm nhận được lòng hoài mong này đang được đức tin hướng dẫn để tìm kiếm Thiên Chúa, như các nhà Đạo Sĩ đã làm từ xa xưa trong lịch sử, vì các ngài biết rằng Thiên Chúa đang đợi chờ họ. Họ đi đến những vùng ngoại biên, đến những biên cương, đến những nơi chưa được phúc âm hoá, để gặp gỡ Thiên Chúa. Họ không làm điều này vì một cảm thức cao trọng hơn người khác, nhưng trái lại như những người ăn mày không thể tỉnh bơ trước ánh mắt của những người mà Tin Mừng vẫn là một lãnh vực chưa được biết đến.

Một thái độ hoàn toàn khác ngự trị trong cung điện của vua Hêrôđê, chỉ cách Bethlehem một khoảng cách rất ngắn, nơi mà không ai nhận ra điều gì đang xảy ra. Khi các nhà Đạo Sĩ thực hiện cuộc hành trình của họ, thì Giêrusalem đang say ngủ. Thành đô này ngủ vùi trong một sự thông đồng với Hêrôđê là người, thay vì tìm kiếm, cũng đang ngủ vùi. Ông ngủ vùi, tê liệt bởi một lương tâm đã chai thành sẹo. Ông đã hoang mang, sợ hãi. Đó là sự hoang mang mà khi đối diện với sự mới mẻ thay đổi tận gốc lịch sử thì khép mình lại, co cụm trong chính nó và nơi những thành tựu, những hiểu biết, và những thành công của nó. Đó là sự hoang mang của một người ngồi trên sự giàu có của mình nhưng không thể vượt lên trên sự giàu có ấy. Đó là sự hoang mang trú ngụ trong tâm hồn của những người muốn kiểm soát mọi thứ và mọi người. Đó là sự hoang mang của những người đã bị nhận chìm trong nền văn hoá phải thắng cho bằng được, trong một nền văn hoá chỉ có chỗ cho những “kẻ chiến thắng”, bằng bất cứ giá nào. Đó là sự hoang mang được sinh ra từ sợ hãi và run rẩy trước bất cứ điều gì thách đố mình, hay đặt vấn đề về những xác tín, và những chân lý của chúng ta, cũng như những cách thế chúng ta bám víu vào thế giới và cuộc đời này. Hêrôđê đã sợ hãi, và nỗi sợ ấy dẫn đến việc tìm kiếm an ninh của mình nơi tội ác: “Ngươi đã giết những kẻ bé nhỏ trong thân xác của chúng, vì sự sợ hãi đang giết chết ngươi trong tâm hồn ngươi” (Thánh Quodvultdeus, Bài Giảng thứ 2 về Kinh Tin Kính: PL 40, 655).

Chúng tôi muốn thờ lạy. Những người này đến từ Phương Đông để thờ lạy, và họ đến để thờ lạy trong một nơi xứng hợp với một vị vua, đó là cung điện. Cuộc tìm kiếm đã dẫn họ đến đó, vì thật phù hợp là một vị vua cần phải được sinh ra ở một cung điện, giữa một hoàng cung và tất cả mọi thứ thuộc về ngài. Vì đó là dấu chỉ của quyền lực, của thành công, và của một cuộc đời thành đạt. Người ta có thể hoàn toàn mong đợi một vị vua được tung hô, kính sợ và sùng bái. Đúng vậy, nhưng không nhất thiết là được yêu mến vì những thứ này đều là trần tục, đều là những ngẫu tượng hèn mọn mà chúng ta tỏ lòng tôn kính vì thế lực, những dáng vẻ và thế giá bề ngoài của nó. Những ngẫu tượng đó chỉ hứa hẹn mang đến cho ta những u sầu và nô lệ.

Chính tại đó, nơi cung vàng điện ngọc này, mà những nhà Đạo Sĩ, đã đến từ phương xa, sẽ khởi hành một chuyến đi dài nhất của họ. Tại đó, họ đã can đảm cất bước trên một hành trình gian truân và phức tạp hơn. Họ phải khám phá ra rằng điều họ mưu tìm không có trong một cung điện, nhưng ở nơi khác, trên cả hai phương diện hiện sinh và địa lý. Ở trong cung điện đó, họ không thấy một ngôi sao chỉ đường cho họ khám phá ra một Thiên Chúa là Đấng muốn được yêu thương. Chỉ dưới lá cờ tự do, chứ không phải là độc tài, ta mới có thể nhận ra rằng cái nhìn của vị vua không được biết đến nhưng được hoài mong này không hạ thấp, nô lệ hóa, hay giam cầm chúng ta; và nhận ra rằng cái nhìn của Thiên Chúa nâng chúng ta lên, tha thứ và chữa lành. Chúng ta cũng nhận ra rằng Thiên Chúa muốn được sinh ra ở một nơi bất ngờ nhất, ở một nơi mà chúng ta quá thường khi từ khước Ngài. Chúng ta cũng nhận ra rằng trong đôi mắt của Thiên Chúa luôn có chỗ cho những người đang bị tổn thương, mệt mỏi, bị đối xử tàn tệ và bị bỏ rơi. Sức mạnh và quyền năng ấy của Ngài được gọi là lòng thương xót. Đối với một số người trong chúng ta, Giêrusalem xa Bethlehem diệu vợi biết bao!

Hêrôđê không thể thờ lạy vì ông ta không thay đổi hay không thể thay đổi cách nhìn của mình trước mọi sự. Ông không muốn thôi tôn thờ chính bản thân mình, và tin rằng mình là trung tâm của mọi sự. Ông không thể thờ lạy, vì mục đích của ông là làm cho người khác phải thờ lạy mình. Các tư tế cũng không thể thờ lạy, vì mặc dù họ hiểu biết rộng, và thấu đáo những lời tiên tri, họ không sẵn sàng lên đường hay thay đổi đường lối của mình.

Các Đạo Sĩ kinh nghiệm được lòng hoài mong; họ đã mỏi mệt với yến tiệc thường ngày. Họ cũng đã quen quá, và mỏi mệt quá, với những Hêrôđê trong thời của họ. Nhưng ở đó, nơi Bethlehem, có sự hứa hẹn cho một điều mới mẻ, và nhưng không. Có điều gì đó mới mẻ đang diễn ra. Các Đạo Sĩ đã có thể thờ lạy, vì họ đã có can đảm để cất bước lên đường. Và khi bái quỳ trước một Hài Nhi bé nhỏ, nghèo khó và mỏng manh, một Hài Nhi của Bethlehem không được mong đợi và không được ai biết đến, họ đã khám phá ra vinh quang của Thiên Chúa.
 
Pakistan: Cảnh sát ngăn chặn các nhóm cực đoan biểu tình ủng hộ luật báng bổ
Xavier Nguyễn Đông
15:07 06/01/2017

Lahore, Pakistan (06/01/2017) - Cảnh sát đã bắt giữ khoảng 150 người để ngăn chặn nhiều nhóm cực đoan biểu tình ủng hộ luật báng bổ từng bị Quốc Tế lên án.

Luật báng bổ trừng phạt nghiêm khắc những ai xúc phạm đến kinh Koran hoặc phỉ báng Muhammad.

Cuộc biểu tình ngày 04 tháng 1 có mục đích là để ăn mừng lần thứ sáu của ngày mà Thống Đốc Punjab là Salmaan Taseer bị ám sát chết.

Hung thủ là Mumtaz Qadri đã bị toà kết án và bị treo cổ, nhưng những người ủng hộ luật báng bổ coi anh ta là một anh hùng.

Những người bị bắt hôm nay là các thành viên của liên minh Hồi giáo Tehreek-i-Labaik Ya Rasool Allah.

Nhà chức trách nói rằng nhiều vụ bắt giữ nữa sẽ được thực hiện và không ai được phép tổ chức biểu tình ăn mừng tội ác ở Lahore.

Theo sau cuộc ám sát ông Taseer thì ngày 02 tháng 3 năm 2011 ông bộ trưởng Shahbaz Bhatti, một nhà phê bình các lạm dụng do luật báng bổ, cũng bị ám sát.

Ông Bhatti là một người Công Giáo và là Kitô hữu duy nhất trong nội các Pakistan, ông là bộ trưởng liên bang cho người thiểu số và đã lên tiếng chống lại các lạm dụng cuả các nhóm hồi giáo cực đoan.

Giáo hội Công Giáo Pakistan đang mở cuộc điều tra để nâng ông lên hàng tử vì đạo.

Quốc giáo của Pakistan là Hồi giáo, và khoảng 97 phần trăm dân số là người Hồi giáo.

Luật báng bổ thường được sử dụng để đàn áp các tôn giáo thiểu số: các người này tuy chỉ chiếm ba phần trăm dân số Pakistan, nhưng 14 phần trăm các trường hợp phạm thượng là chống lại họ.

Nhiều người trong số những kẻ bị buộc tội báng bổ đã bị giết, và những người ủng hộ việc thay đổi pháp luật, chẳng hạn như Taseer, trở thành mục tiêu của bạo lực.
 
Nhà thờ Ai Cập được phục hồi sau vụ đánh bom
Moses Trương Võ
15:17 06/01/2017

Cairo, Ai Cập (06/01/2017) Quân đội Ai Cập đã hoàn thành việc phục hồi Nhà thờ Saint Mark Coptic ở Cairo, nơi một cuộc tấn công khủng bố vào tháng trước đã làm thiệt mạng 27 người.

Trong một tuyên bố đăng trên Facebook, quân đội Ai Cập cho biết khu vực bị hư hại bởi cuộc tấn công đã nhanh chóng được sửa chữa theo lệnh trực tiếp của Tổng thống Abdel Fattah Sisi để các Kitô hữu Coptic có thể cử hành lễ Giáng sinh ở đó.

Kitô hữu Coptic đại diện cho 10% dân số của Ai Cập và thường xuyên phải đối mặt với những hạn chế xây dựng và nhiều trở ngại khác trong việc thực hành đức tin của họ, họ ăn mừng Giáng Sinh sau lịch cuả Công Giáo, là ngày 07 tháng 1.

ISIS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Đa số người chết và bị thương là phụ nữ và trẻ em.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án vụ tấn công, nói rằng đứng trước bạo lực, "chỉ có một phản ứng có thể có: Đức tin vào Thiên Chúa và sự hiệp nhất trong các giá trị của con người"
 
Đức Thượng Phụ đại kết cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Istanbul
Đặng Tự Do
23:30 06/01/2017
Trong khi các tín hữu Công Giáo và Tin Lành mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 theo lịch Grêgôrian, các tín hữu Chính Thống Giáo trên thế giới mừng lễ Giáng Sinh theo lịch Julian vào ngày 7 tháng Giêng, lễ vọng mừng vào ngày hôm trước là ngày 6 tháng Giêng, trùng vào ngày lễ Hiển Linh theo lịch Công Giáo.

Tại Istanbul, Đức Thượng Phụ đại kết Bácthôlômêô đã cử hành thánh lễ vọng Giáng Sinh vào chiều ngày 6 tháng Giêng tại nhà thờ chánh tòa Thánh George dưới sự bảo vệ của một lực lượng an ninh hùng hậu.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô là Thượng Phụ đại kết, nghĩa là đứng đầu trong khối Chính Thống Giáo. Cụm từ “đứng đầu” ở đây chỉ có tính chất nghi lễ chứ không có quyền tài phán thực sự. Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô không có vai trò Giáo Hoàng như vị Giám Mục Rôma.

Trong khối Chính Thống Giáo gồm khoảng 300 triệu tín hữu, các tín hữu thành Constantinope do Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô coi sóc chỉ có 3.5 triệu người, trong khi Chính Thống Giáo Nga có đến 150 triệu tín hữu.

Tuy các nghi lễ đã được diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh nghiêm nhặt, không một nghi thức hay một truyền thống nào bị bỏ qua, kể cả truyền thống “bơi lội tìm thánh giá”.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã ném một thánh giá bằng gỗ xuống hồ Golden Horn. Nhiều người đã nhảy xuống giành giật cây thánh giá vì họ tin là sẽ đem lại may mắn trong suốt năm cho gia đình nào có được thánh giá ấy.
 
Hàng chục ngàn người Mễ Tây Cơ thưởng thức chiếc bánh Lễ Ba Vua
Đặng Tự Do
23:16 06/01/2017
Tại thủ đô Mễ Tây Cơ, hôm thứ Năm mùng 5 tháng Giêng, hàng chục ngàn người đã thưởng thức một chiếc bánh kem khổng lồ được làm trong dịp Lễ Hiển Linh hay còn được gọi là Lễ Ba Vua.

Chiếc bánh khổng lồ này được tòa đô chính của thủ đô Mexico City cung cấp vào buổi chiều vọng Lễ Hiển Linh.

Sự kiện này được bắt đầu với việc các trẻ em thả lên trời những quả bóng trong đó có kèm theo những lá thư của chúng xin Ba Vua tặng quà. Sau khi bong bóng được thả, một chiếc bánh khổng lồ nặng đến 9 tấn được cắt ra và phân phối cho những người tham dự.

Cùng với một miếng bánh, người dân cũng nhận được một hộp sữa đóng gói.

Lễ kỷ niệm tại quảng trường Zocalo nổi tiếng của Mexico City nhằm tôn vinh chuyến viếng thăm Chúa Hài Đồng của Ba Vua, khi Thiên Chúa mạc khải cho thế giới biết tình yêu của Ngài hóa thân trong hình dạng một hài nhi.

Chiếc bánh hoành tráng này đã được phân phối miễn phí hàng năm ở trung tâm thành phố từ năm 2008 đến nay.
 
Cuộc diễn hành Ba Vua tại thủ đô Madrid
Đặng Tự Do
23:26 06/01/2017
Cuộc diễn hành Ba Vua tại thủ đô Madrid đã diễn ra trên các đường phố của Madrid trong bối cảnh an ninh chặt chẽ vào tối thứ Năm mùng 5 tháng Giêng, đêm trước ngày Lễ Hiển Linh, kỷ niệm cuộc viếng thăm Chúa Hài Đồng của Ba Vua từ phương Đông đến triều bái Ngài với vàng, nhũ hương và mộc dược.

Ba Vua theo tin tưởng của người Tây Ban Nha có tên là Melchior, Caspar và Balthazar, được thap tùng bởi hàng trăm những nhân vật khác ăn mặc theo nhiều kiểu cách từ xa xưa đến hiện đại, đã phát kẹo cho hàng ngàn trẻ em xếp hàng dọc theo các đại lộ chính của thủ đô Tây Ban Nha.

Chính quyền Madrid đã triển khai hơn 800 nhân viên cảnh sát, một số được trang bị vũ khí hạng nặng. Họ dựng các hàng rào bê tông để ngăn chặn xe cộ ra vào các đường phố. Đặc biệt, nhà chức trách đã cấm tất cả các xe tải không được di chuyển vào thủ đô trong dịp này. Biện pháp này đã được đưa ra nhằm đề phòng một cuộc tấn công tương tự như vụ khủng bố hồi tháng Mười Hai ở Berlin tại một khu chợ Giáng Sinh.

Cuộc diễn hành Ba Vua là một ngày hội lớn trong dịp lễ Giáng Sinh ở Tây Ban Nha. Hầu hết các thành phố của Tây Ban Nha đều tổ chức diễn hành nhưng cuộc diễn hành tại Madrid được kể là lớn nhất.

Trong một trường hợp gây tranh cãi, Giáo Hội tại Catalonia đã tỏ ra bất mãn trước các nỗ lực của các tổ chức ủng hộ độc lập muốn chính trị hóa cuộc diễn hành ở Vic, một thị trấn khoảng 70 km về phía bắc Barcelona, nơi những người tham dự được phát cho những chiếc đèn lồng vẽ cờ “estelada”, thường được sử dụng bởi những người ly khai xứ Catalan.
 
Vụ tấn công khủng bố một tòa án tại Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
19:10 06/01/2017
Hôm thứ Sáu mùng 6 tháng Giêng, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdağ đã tham dự đám tang của một trong hai nạn nhân của một cuộc tấn công khủng bố một tòa án ở Izmir, diễn ra một ngày trước đó, và thề sẽ chiến đấu chống khủng bố ''cho đến khi những kẻ khủng bố bị xóa sổ hoàn toàn''.

Một nhân viên tòa án, một cảnh sát viên, và hai tên khủng bố đã bị thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa án tại thành phố Izmir vào sáng thứ Năm, mùng 5 tháng Giêng. Quân khủng bố đã lái một xe bom vào một cổng dành riêng cho các thẩm phán, và các nhân viên của tòa án.

Cảnh sát viên Fethi Sekin đã anh dũng chận chiếc xe lại không cho bọn khủng bố lái vào bên trong. Ba tên khủng bố bỏ xe chạy. Chiếc xe phát nổ bên ngoài tòa án một vài giây sau đó làm cho Musa Can, một nhân viên tòa án bị thiệt mạng. Hai tên khủng bố bị bắn hạ nhưng anh Fethi Sekin đã hy sinh khi rượt đuổi bọn chúng. Tên khủng bố thứ ba chạy thoát.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết: “Người cảnh sát anh hùng của chúng ta,, Fethi Sekin, đã chịu tử đạo trong cuộc tấn công này nhưng đã ngăn chặn một thảm họa lớn hơn nhiều đang xảy ra, anh hy sinh cuộc sống riêng mình không một chút chần chừ”

Tòa án tại Izmir đang thụ lý hồ sơ của 18 người bị bắt vì bị cho là có dính líu với cuộc tấn công hộp đêm Reina vào rạng sáng ngày mùng Một Tết Dương Lịch.

Hàng chục người đã tổ chức một cuộc biểu tình lên án các cuộc tấn công khủng bố.
 
Miến Điện có nguy cơ bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
Đặng Tự Do
20:33 06/01/2017
Một quan chức chống khủng bố của Malaysia cho biết Miến Điện đang đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng các cuộc tấn công khủng bố của IS. Nhóm khủng bố này đã và đang tuyển mộ các chiến binh từ các mạng lưới trong khu vực Đông Nam Á ủng hộ người Rohingya, là những người theo đạo Hồi bị bách hại tại Miến Điện.

Trong khi đang gánh chịu những áp lực mới gây ra bởi một làn sóng bạo lực chủng tộc mới, chính phủ Miến Điện giờ đây phải đối mặt với một mối đe dọa còn lớn hơn nữa. Theo một quan chức chống khủng bố của Malaysia, Miến Điện có thể trở thành một mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công của những thành phần ủng hộ Nhà nước Hồi giáo. Bọn khủng bố này đang ráo riết tuyển dụng từ các mạng lưới Đông Nam Á những người ủng hộ cho người Hồi Giáo Rohingya đã chịu bách hại ở bang Rakhine phía bắc Miến Điện.

Trong tháng 12, nhà chức trách Malaysia đã bắt giữ một số người Indonesia quá cảnh tại Kuala Lumpur trên đường đến Miến Điện để thực hiện các cuộc tấn công.

Badrul Hisham Ismail, quan chức chống khủng bố của Malaysia nói thêm với thông tấn xã Reuters: “Chúng tôi cũng tìm ra một mạng lưới dính líu đến những người Malaysia tuyển dụng người Rohingya ở Malaysia này, và gửi đến Poso, bang Sulawesi của Indonesia để đào tạo. Cuối cùng khi được đưa trở lại, họ có thực hiện các cuộc tấn công ngay tại Malaysia này hay không thì chúng tôi không biết. Nhưng rõ ràng đã có một mạng lưới hoạt động tại Malaysia, Indonesia, Philippines để lôi kéo người Rohingya”.

Từ tháng 10, hơn 30,000 người Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh. Nhiều người cho rằng họ đang cố gắng thoát khỏi sự đàn áp và thậm chí khỏi bị diệt chủng bởi các lực lượng an ninh Miến Điện. Chính phủ Miến Điện đã bác bỏ những tuyên bố này, nhưng nước này hiện đang chứng kiến những cảnh đổ máu nghiêm trọng nhất kể từ sau các cuộc đụng độ kinh hoàng vào năm 2012.
 
Chuyện Muà Giáng Sinh: Đứa bé bị bỏ rơi ở xứ lạnh Minnesota đã an toàn và khỏe mạnh.
Trần Mạnh Trác
19:50 06/01/2017


ST. PAUL, Minn (CNS 06/01/2017) -. Một hài nhi sơ sinh được tìm thấy trên ngưỡng cửa của Nhà thờ St. Paul, thành phố St Paul, Minn. Hài nhi hiện khỏe mạnh và được chăm sóc bởi dịch vụ trẻ em địa phương cuả quận Ramsey County.

Ông Từ cuả nhà thờ là Nathan Leonhardt, 26 tuổi, đã phát hiện ra em bé ngày 4 tháng 1 khi ông khoá cửa nhà thờ khoảng 6:00 sau Lễ chiều. Hài nhi bị bỏ trong một giỏ bằng nhựa và đặt ở giữa hai cửa, ngoài và trong, cuả khu tiền sảnh.

Ông Leonhardt và Cha xứ John Ubel đã chăm sóc đứa bé trai trong phòng mặc áo cho đến khi nhân viên cứu cấp đến. Vị linh mục nói ngài rửa tội cho em trong khi chờ cảnh sát và xe cứu thương đến.

Cha Ubel hy vọng đứa bé, mà ngài đặt tên là Nathan John, sẽ được nuôi bởi một gia đình Công Giáo bởi vì việc em bị bỏ tại một giáo xứ Công Giáo là một dấu chỉ.

Cảnh sát sẽ không điều tra vụ việc này, theo lời Trung sĩ Mike Ernster, phát ngôn viên cảnh sát St. Paul. Luật tiểu bang Minnesota cho phép một người mẹ bó con ở một nơi an toàn trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày sinh, chẳng hạn như một bệnh viện hoặc phòng khám khẩn cấp mà không cần phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Tuy nhiên, một nhà thờ không được phân loại như là một chỗ an toàn kể trên.

Tuy nhiên Cha Ubel tin người mẹ cuả em muốn có sự chăm sóc và giúp đỡ của giáo xứ.

Theo ông Leonhart thì khi nhìn thấy cái giỏ ông đã tưởng là ai đó đã bỏ quên một giỏ giặt ủi. Sau đó, nghe thấy một tiếng ồn từ cái giỏ, ông nghĩ rằng có thể là một con chó con. Khi ông mở tấm chăn ra, ông nhìn thấy khuôn mặt của đứa bé.

"Tôi không nói nên lời," ông nói. "Tôi đứng xững tới 10 giây, có lẽ còn lâu hơn."

Ông cho biết đứa bé chỉ mới được sinh ra bởi vì trên người còn đầy máu và chất nhầy, chưa được rửa sạch. Dây rốn đã được cắt và kẹp với một cái kẹp.

Cha Ubel đến bệnh viện vào buổi tối nhưng không thể thăm đứa trẻ. Cảnh sát báo cho cha rằng em bé đã sinh non, cân 5 pound (2.26kg), và có sức khỏe tốt.

Vị linh mục nói ngài biết ơn người mẹ đã quyết định không phá thai và hãnh diện về hành động nhanh chóng cuả ông Từ Leonhardt.

"Việc đứa trẻ này đã được để tại một nhà thờ Công Giáo là một chi tiết đáng kể:" Cha Ubel nói. "Vì không có bất kỳ thông tin nào khác, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là đứa trẻ này được cho làm con nuôi với một gia đình Công Giáo, và sẽ có nhiều cặp vợ chồng Công Giáo sẵn sàng chào đón đứa trẻ này vào nhà của họ."
 
Không quân Miến Điện ném bom nhà thờ, hai giáo dân biến mất sau khi tố cáo
Đặng Tự Do
20:13 06/01/2017
Hai giáo dân đã biến mất sau khi nói chuyện với các nhà báo về các cuộc ném bom của không quân Miến Điện vào nhà thờ của họ tại Mong Ko. Cư dân địa phương báo cáo đã nhìn thấy họ ở gần một căn cứ quân sự. Tờ The Irrawadddy, được xuất bản bởi các nhà hoạt động dân chủ Miến Điện đã cho biết như trên.

Các vụ đánh bom vào nhà thờ Thánh Phanxicô Xavier ở bang Shan là một phần trong chiến dịch của chính phủ nhằm tái chiếm Mong Ko từ Liên minh phương Bắc, một liên minh các nhóm phiến quân.

Tuy nhiên, trong một bức thư gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Cha Philip Lasap Za Hawng là Giám Mục của Lashio cho biết rằng các báo cáo của chính phủ cho rằng phiến quân tàng trữ vũ khí tại nhà thờ này là hoàn toàn “thêu dệt”.

Những báo cáo về các vụ đánh bom nhà thờ và sự biến mất của các giáo dân đã được đưa ra giữa lúc có sự gia tăng các chỉ trích quốc tế đối với chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991.

11 người đoạt giải Nobel Hòa bình đã ký một lá thư chỉ trích chính phủ của bà tham gia vào việc thanh lọc sắc tộc.

Miến Điện hiện có 56,900,000 dân trong đó 88% theo Phật giáo, 6% theo Kitô giáo, và 4% theo Hồi giáo.
 
Đức Hồng Y Jorge Savino: chủ nghĩa xã hội toàn trị là căn nguyên mọi đau khổ tại Venezuela
Đặng Tự Do
21:10 06/01/2017
Trong thông điệp đầu năm mới của mình, Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của tổng giáo phận Caracas than phiền tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men tại Venezuela là hậu quả tai hại của “chế độ xã hội chủ nghĩa toàn trị trong đó ban cho nhà nước quyền kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế.”

Ngài chua chát nhận xét rằng: “Chưa bao giờ chúng ta phải tìm kiếm thức ăn trong thùng rác!”

Cùng với các giám mục phụ tá, Đức Hồng Y lên tiếng kêu gọi thả các tù nhân chính trị và nuôi dưỡng một nền văn hóa bất bạo động. Ngài cầu nguyện để “người Venezuela chúng ta có thể giải quyết các xung đột một cách hòa bình.”

Quốc gia Nam Mỹ với 30.9 triệu dân này có đến 96% là người Công Giáo nhưng đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dưới thời Hugo Chavéz. Y luôn tuyên bố mình là người Công Giáo, có chủ trương cải cách xã hội và chủ trương không phá thai. Tuy nhiên, các Giám Mục nước này đã cảnh giác dân chúng và mạnh mẽ chống lại bản dự thảo hiến pháp dành quá nhiều quyền cho Chavez, cũng như đường lối đưa đất nước vào con đường xã hội chủ nghĩa của y.

Nổi bật nhất là bản tuyên bố hôm 16/7/2005, trong đó Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã cảnh cáo toàn dân đừng đi vào con đường xã hội chủ nghĩa lỗi thời, đừng để cho hệ thống tư pháp nước này “áp đặt quyền hạn bất chính và sự trừng phạt đối với những người đối lập”. Bản tuyên bố cũng cảnh cáo quốc hội đang thông qua những luật lệ mà không lý gì đến các kết quả điều tra dư luận và xu hướng phát triển trên thế giới.
 
Top Stories
Indonésie, Bornéo : les nouveaux défis de l’archidiocèse de Pontianak
Eglises d'Asie, le 6 janvier 2017
09:28 06/01/2017
Après avoir réuni tous les prêtres de son diocèse pour échanger sur la vision et les attentes pastorales de son clergé, l’archevêque catholique de Pontianak, Mgr Agustinus Agus, va publier, le 23 janvier prochain, une lettre pastorale sur les nouveaux défis à relever pour l’archidiocèse de Pontianak. « A présent, nous avons une vision et des axes de mission, ce qui nous a permis de fixer des priorités pastorales », a déclaré à l’agence Ucanews l’archevêque catholique de Pontianak, chef-lieu de la province de Kalimantan-Ouest, située sur la côte occidentale de l’île de Bornéo.

Les défis ne manquent pas dans ce vaste diocèse d’une superficie de près de 40 000 km² – manque de prêtres, conditions géographiques difficiles, faible niveau d’instruction, pauvreté économique et accélération de la destruction de l’environnement. Selon l’archevêque de Pontianak, trois priorités vont être lancées dans les prochains mois, en plus de celle des vocations : l’accès à l’éducation pour les enfants pauvres et le développement de la formation au microcrédit pour les familles vivant dans les régions reculées, la protection des droits des aborigènes et de l’environnement, et l’harmonie interethnique en privilégiant l’inculturation.

Le défi des vocations

« Le manque de prêtres est le principal défi que nous avons à relever dans notre diocèse », affirme Mgr Agus. « La paroisse Saint-Jean-Baptiste à Pahauman, dans le district de Landak, compte seulement trois prêtres pour 50 000 catholiques répartis dans 170 villages », explique l’archevêque de Pontianak. En 2016, l’archidiocèse rassemblait 415 239 catholiques (soit environ 15 % de la population totale de la province de Kalimantan-Ouest), répartis dans 26 paroisses élargies, avec seulement 90 prêtres, 43 frères et un peu plus de 300 religieuses. « C’est une question qui touche plus largement l’Eglise en Indonésie. Je pense que la question du célibat joue beaucoup, tout comme le fait qu’il n’existe pas de communication sur la vocation religieuse ou sacerdotale auprès des jeunes d’aujourd’hui », analyse encore le prélat.

Autre défi à relever qui n’est pas des moindres : celui de rejoindre tous les fidèles dans un contexte géographique très étendu, où les conditions de circulation restent difficiles. Les routes carrossables, quand elles existent, sont en très mauvaise état et de nombreux villages restent inaccessibles par voie routière. « Les routes sont impraticables durant la saison des pluies. En plus, certains villages ne sont accessibles que par voie fluviale, et cela prend des heures pour rejoindre ces communautés. En ville, un prêtre peut servir un grand nombre de paroissiens, mais dans les régions reculées, c’est très compliqué. Souvent les prêtres n’arrivent à se rendre qu’une fois par an dans les différentes communautés reculées de leur paroisse », explique Mgr Agus.

Lorsqu’ils arrivent à rejoindre leurs communautés dans ces régions reculées, les prêtres doivent faire face à des fidèles souvent très pauvres et peu instruits, du fait de la faiblesse des structures éducatives. L’aide à l’éducation et au développement est donc l’un des trois chantiers phare de l’archidiocèse de Pontianak, avec le lancement de programmes éducatifs pour les enfants issus de famille pauvres. Afin d’aider les familles à subvenir économiquement à leurs besoins, l’archidiocèse prévoit également de développer des programmes de formation au microcrédit dans les zones reculées.

Le respect des droits des aborigènes

Autre chantier prioritaire pour Mgr Agus : celui de la défense des droits des aborigènes, qui sont régulièrement victimes d’expropriation ou de spoliation de leurs terres ancestrales, au profit de compagnies minières ou de sociétés d’exploitation d’huile de palme. Le gouvernement indonésien prévoit en effet de d’accélérer la production d’huile de palme – 40 millions de tonnes en 2020, contre 27 millions de tonnes en 2013 – en augmentant principalement les surfaces de production dans les provinces de Kalimantan. « Le gouvernement indonésien a décidé de transformer les forêts en zone d’exploitation d’huile de palme. De ce fait, les autochtones ont énormément de difficultés à s’approvisionner en bois et en eau. Les incendies de forêt récurrents sont également problématiques, car ils créent des nuages de pollution qui affectent les populations de la région », indique-t-il. Récemment, l’Eglise catholique de Pontianak a cherché à encourager le dialogue entre le gouvernement indonésien et les peuples aborigènes afin de garantir une sécurité de vie aux populations menacées.

Une harmonie interethnique à consolider

« Le point le plus positif de notre Eglise locale est celui de l’harmonie interethnique. Il y a bien eu des conflits dans le passé entre les Dayaks (1) et les Madurais, mais aujourd’hui, les gens vivent en harmonie », confie l’archevêque. En 1997, le Kalimantan a en effet été secoué par des conflits interethniques entre Dayaks et Madurais, puis en 2001, entre Malais locaux et Madurais, qui avaient provoqué une centaine de morts et des milliers de déplacés.

Dans l’archidiocèse de Pontianak, 80 % des catholiques sont eux-mêmes issus de peuples aborigènes, avec une grande diversité ethnique chez les Dayaks : les Kajan, les Kenyah, les Ngadju et les Iban. On compte également des catholiques javanais, papous, torajas, floranais et chinois. « Nous avons beaucoup de fidèles indonésiens chinois. De ce fait, nous avons intégré les célébrations du Nouvel An chinois dans le programme de nos célébrations paroissiales », explique Mgr Agus.

L’évangélisation de la région de Pontianak remonte à plus de 700 ans. C’est en 1313 qu’un prêtre franciscain est arrivé pour la première fois dans la région, à Singkawang. Il faudra attendre le début du XXe siècle pour que le travail des missionnaires catholiques redémarre véritablement, avec l’arrivée de quatre capucins hollandais venus s’installer à Singkawang, le 30 novembre 1905. A l’époque, le gouvernement colonial néerlandais avait confié l’évangélisation de Kalimantan-Ouest aux catholiques et celle de Kalimantan-Centre aux protestants. C’est en 1961 que Pontaniak est érigée en archidiocèse par le Saint-Siège. (eda/nfb)

(1) Les Dayaks forment la population originelle de l’île de Bornéo. Le terme Dayak désigne collectivement les aborigènes de Kalimantan, la partie indonésienne de l’île de Bornéo. Ils se répartissent en un certain nombre d’ethnies différentes comme les Kajan, le Kenyah, les Ngadju, les Iban, etc. Leurs langues appartiennent à la famille malayo-polynésienne.

Copyright Légende photo : Mgr Agustinus Agus, archevêque de Pontianak.

(Source: Eglises d'Asie, le 6 janvier 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài chia sẻ lễ tạ ơn mừng các tân chức Linh Mục 4-1-2017
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:56 06/01/2017
HÁT MÃI BÀI TÌNH CA THẬP GIÁ

(BÀI CHIA SẺ LỄ TẠ ƠN MỪNG CÁC TÂN CHỨC LINH MỤC 4.1.2017)

(Xh 3,2-6.10-12-34,8-9.28 ; Dt 2,14-18-4,14-16 ; Ga 13,1-14)

Dẫn nhập :

Kính thưa cộng đoàn,

Sáng nay, toàn thể giáo phận và cả ngoài giáo phận, hân hoan và long trọng cử hành Thánh lễ phong chức linh mục cho 9 thầy Phó Tế, mà giờ đây, trước mặt chúng ta là 9 tân linh mục, thuộc linh mục đoàn giáo phận Qui Nhơn và thuộc hàng giáo sĩ của Hội Thánh Công Giáo.

Không biết có ai trong chị em đem lòng phen bì không ?

Vì cũng là bí tích do Chúa Kitô thiết lập, mà sao những người lãnh bí tích Truyền Chức lại được Giáo Hội đề cao ghê gớm ! Chẳng hạn Thánh lễ sáng nay, có tới 3 Giám Mục, trên 1 trăm linh mục đồng tế. Quá ư long trọng. Trong khi đó, có đôi hôn nhân nào trong chúng ta được cử hành bí tích Hôn Phối được như thế đâu ! Không lẽ bí tích Hôn Phối không quan trọng và cần thiết bằng bí tích Truyền Chức Thánh sao ?

Tôi nghĩ không hẵn là như thế. Bằng chứng là có một giai thoại kể rằng, khi Đức Thánh Giáo Hoàng Pio X đăng quang, các chức sắc quan trọng đến chúc mừng và hôn nhẫn của vị tân Giáo hoàng. Mẹ của Đức Thánh Pio cũng được lên hôn nhẫn chúc mừng. Khi đến trước mặt, Đức Pio đưa nhẫn ra để mẹ người hôn. Bà cố đã không vội hôn mà liền cũng đưa tay có chiếc nhẫn lên và mĩm cười nói : “Không có chiếc nhẫn nầy thì không có chiếc nhẫn kia đâu à nhen !”…

Điều đó muốn nhấn mạnh với chúng ta : bí tích nào do Chúa Kitô thiết lập cũng đều quan trọng hết. Tuy nhiên, Giáo Hội có lý do để “ưu ái” bí tích truyền Chức; và đây là nhũng lý do ấy, những lý do mà cứ mỗi lần có lễ phong chức hay tạ ơn hồng ân thánh chức, chúng ta lại được một lần nhắc nhớ, suy niệm, bởi vì có liên quan đến phần rỗi đời đời của mỗi người chúng ta.

1. Linh mục, một sự cần thiết tuyệt đối trong nhiệm cục cứu rỗi :

Để diễn tả điều nầy, ĐGH G.P II đã có những lời đầy xác tín trong tông huấn “Pastores dabo vobis” :

“ Một cách đặc biệt, nếu không có linh mục, Giáo Hội sẽ không thể nào thực thi được sự vâng phục cơ bản vốn nằm ngay giữa lòng cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội trong lịch sử, sự vâng phục đối với lệnh truyền của Chúa Giê-su : “Các con hãy ra đi, hãy chiêu tập môn đệ từ khắp muôn dân” (Mt 28, 19) và “hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta” (Lc 22, 19). Lệnh truyền ấy có nghĩa là lệnh truyền loan báo Tin mừng và hằng ngày cử hành hy lễ Mình và Máu Người đã trao hiến và đỗ ra cho nhân loại được sống”.

Trong sinh hoạt mục vụ nói chung của Giáo Hội, có một điều dễ nhận ra đó là : nơi nào thiếu vắng linh mục, nơi đó bị thiệt thòi rất nhiều và không thể phát triển một cách sinh động, phong phú, nếu không nói là sẽ có nguy cơ suy thoái, biến chất. Bởi vì, trong nhịp sống đức tin của Dân Chúa, có những cử hành, những sinh hoạt mà ngoài linh mục không ai có thể đảm nhận được.

Cũng chính vì sự cần thiết nầy mà Thánh Gioan Kim Khẩu cho rằng: “Các linh mục đã nhận được một quyền năng mà Thiên Chúa đã không ban cho các Thiên thần, hoặc tổng lãnh Thiên thần … Từ trời cao, Thiên Chúa phê chuẩn tất cả những gì các linh mục làm dưới đất.”.

Trong khi đó, để nhấn mạnh sự cao cả và cần thiết của đôi bàn tay linh mục được xức dầu thánh hiến, có một giai thoại kể rằng :

Một thầy dòng Phanxicô hỏi thánh Phanxicô Assisi: “Anh Phanxicô, anh sẽ làm gì khi biết vị linh mục đang cử hành thánh lễ đã có ba bà vợ bé?” Phanxicô, không mảy may xúc động, đã trả lời, “Khi đến lúc lên rước lễ, tôi sẽ tiến lên nhận Mình thánh Chúa từ những bàn tay đã đưọc xức dầu của vị linh mục.”

Thánh Phanxico trả lời như thế là cố ý xác định giá trị và sự cần thiết của bí tích truyền chức thánh được trao ban cho con người, cho dù con người có mõng dòn, yếu đuối. Đó cũng chính là điều khẳng định của Công Đồng Trentô trước những kẻ hồ nghi về việc chính Đức Kitô thiết lập bí tích truyền chức : “Nếu ai nói rằng Đức Kitô không có phong chức linh mục cho các tông đồ khi nói « các con hãy làm việc này mà nhớ đến ta » thì phải vạ tuyệt thông.”

Trong khi đó thánh linh mục Gioan Maria Vianey, vị quan thầy của các linh mục, các cha sở, thường hay nói rằng “chức linh mục thật là cao trọng, người ta chỉ hiểu được chức linh mục ở trên thiên đàng, vì nếu ở dưới đất mà hiểu được, người ta sẽ chết mất; chết không phải vì sợ hãi, nhưng bởi vì yêu mến”.

Nếu phân tích thêm đâu là những lý do về sự cần thiết của thiên chức linh mục, hay nói cách khác, nếu tìm hiểu thử : linh mục, ông là ai mà được coi trọng như thế, ắt chúng ta sẽ gặp thấy nhiều câu trả lời hàm chứa trong những định nghĩa như :

- Linh mục là người của Thiên Chúa.

- Linh mục là người “nối dài Chúa Kitô.

- Linh mục là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người.

- Linh mục là một Ki-tô khác (Alter Christus)

- Linh mục người tôi tớ phục vụ…

2. Linh mục người nối dài Chúa Ki-tô :

Trong những câu định nghĩa đó, có lẽ định nghĩa của ĐGH G.P. II trong tông huấn “Pastores dabo vobis” : “linh mục, người nối dài Đức Ki-tô” sẽ cho chúng ta thấy rõ căn tính của người linh mục : “Như vậy, các linh mục được mời gọi nối dài sự hiện diện của Đức Ki-tô, vị Mục tử duy nhất và tối cao, bằng cách noi theo lối sống của Ngài và bằng cách làm sao cho mình như thể được Ngài xuyên thấu ngay giữa đàn chiên được giao phó cho mình. …Do sự kiện linh mục thông phần vào việc “xức dầu” và vào “sứ vụ” của Đức Ki-tô, linh mục có khả năng nối dài kinh nguyện, lời nói, hy lễ và hoạt động của Ngài trong Giáo Hội” (Pastores dabo vobis 15)

Cũng trong chiều kích đó, nhưng để làm bật nổi hồng ân cao cả của chức linh mục và sự đáp trả thế nào cho xứng với ơn trọng nầy nầy nơi các thừa tác viên thánh chức, Thánh Grê-gô-ri-ô thành Na-di-a-nô khi còn là một linh mục trẻ đã kêu lên :

“…Tôi biết chúng ta là thừa tác viên của ai, chúng ta ở địa vị nào, chúng ta hướng về ai. Tôi biết Thiên Chúa cao cả và con người yếu đuối, và biết cả sức lực của con người. Vậy linh mục là ai ? Là người bảo vệ chân lý, được đứng chung với các thiên thần, cùng ca hát với tổng lãnh thiên thần, mang lễ vật lên bàn thờ thiên quốc, chia sẻ chức tư tế với Đức Ki-tô, canh tân vạn vật, phục hồi hình ảnh Thiên Chúa trong vũ trụ, tái tạo thế giới cho trời mới đất mới; nói cho cùng, ngài được thần hoá và thần hoá kẻ khác”(Sách GL GH 1589).

3. Hai chiều kích căn bản của đời linh mục :

Những ý nghĩa mang chiều kích thần học đó phần nào cho chúng ta nhận ra sự cần thiết và cao cả của hồng ân thánh chức để mến yêu hơn, trân trọng hơn và cầu nguyền nhiều hơn cho các tân chức. Nhưng còn hơn thế nữa, chính bàn tiệc Lời Chúa hôm nay sẽ rọi sáng mầu nhiệm linh mục cách sâu sắc và thâm thúy, vừa để củng cố thêm nềm tin của chúng ta vào huyền nhiệm thánh chức, vừa để các tân chức hôm nay xác tín hơn về con đường và sứ mệnh cao cả mà các anh em sắp sửa lên đường thực hiện.

Trước hết, bài đọc 1 với các trích đoạn sách Xuất Hành, cho chúng ta một cái nhìn gần như toàn bộ cuộc đời của Mô-sê, nhà lãnh đạo và tư tế vĩ đại của Cựu ước, được tóm gọn với 2 chiều kích : Đối diện với Thiên Chúa – Liên đới với anh em.

Thật vậy, Mô-sê, nhân vật trung tâm của cựu ước, đã thể hiện vai trò “Người của Thiên Chúa” qua hai chiều kích trên như một chứng từ đầy bi kịch và thách đố : Cô độc với Thiên Chúa : Mô-sê đã đối diện, đã gặp gỡ, đã chuyện trò thân mật, đã lãnh nhận thánh ý, đã chuyển cầu cho dân trong hoang mạc, trên núi Si-nai, trong truớng tao phùng, trên mọi bước đường trong hoang mạc…và ngay khi chết, “Ông đã chết theo ý định của Gia-vê trong xứ Moab” (Đnl 34,5) . Nhưng Mô-sê luôn là người của dân, đòng hành với dân, luôn đứng về phía dân, can thiệp cho dân, và sau cùng đã chết ngoài hứa địa cùng với thế hệ dân mà ông đã dẫn đưa về từ Ai cập.

Hai chiều kích cuộc đời của Mô-sê Cựu ước đó đã hiện thực sống động nơi một con người trong số đoàn dân hậu duệ của ông : Giê-su Na-da-rét, Người mà lịch sử dân chúa sẽ xưng tụng là Đấng Ki-tô, Người mà tác giả thư Do Thái trong Bài đọc 2 quả quyết : “Trong mọi sự, Ngài đã trở nên giống anh em mình, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân” (Dt 2, 17). Chính Người đã đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên vị Thượng Tế cô độc với Thiên Chúa, đứng về phía Thiên Chúa, đồng thời, Người cũng đã thể hiện một cách trọn vẹn sự liên đới với mọi người qua hành động tự nguyện dâng hiến con người của mình làm lễ tế để kéo tình thương tha thứ cho Dân Chúa.

Đó cũng chính là hai chiều kích cơ bản cuộc đời của mọi linh mục : thuộc về Thiên Chúa và thuộc về dân Chúa. Một linh mục mà để mất đi đời sống cầu nguyện, thường xuyên đối diện với Thiên Chúa, gặp gỡ Ngài trong thinh lặng nguyện cầu, thì chắc chắn sẽ thất bại trong tương quan với cộng đoàn, với anh em với công việc mục vụ. Cũng vậy, khi linh mục chỉ đi tìm hư danh, hưởng thụ, vị kỷ, không sẵn sàng để cho đi và phục vụ, chắc chắn sẽ đánh mất cả tình yêu Thiên Chúa lẫn con người, để trở thành một tên Giuđa Is-ca-ri-ốt lầm lũi đi về phía của bóng đêm tăm tối.

Bài Tin Mừng của Thánh Gioan hôm nay tường thuật một dấu chỉ đặc biệt của Chúa Giêsu liên quan đến bí tích Thánh Thể và Truyền Chức : Rửa chân.

Thật vậy, chính trong khung cảnh bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền Chức, Chúa Ki-tô tha thiết gọi mời các “tân linh mục” mà Ngài vừa trao ban thánh chức hãy “quỳ xuống để rửa chân cho nhau”, hãy “yêu thương và phục vụ”.

Các anh em tân linh mục thân mến,

Anh em chịu chức giữa những ngày hoan vui của Giáng Sinh vẫn còn kéo dài và đang trong thời tiết chuẩn bị đón Xuân sang. Chắc chắn, trong lòng của mỗi anh em đang rộn rã và dâng trào niềm hạnh phúc, niềm tri ân cảm tạ, niềm hân hoan thánh thiện của hồng ân Thánh chức ; quả thật, anh em đang thấy và đang cảm nhận một “mùa xuân linh mục”, như cách cảm nhận của linh muc Nguyễn Mạnh Tăng viết tặng một tân linh mục qua mấy câu thơ :

Ôi linh mục, Mùa Xuân Thánh lễ,

Mùa xuân muôn đời, muôn thế hệ say mơ,

Mùa xuân tinh tuyền không chút bợn nhơ,

Ôi Mùa xuân nở bông hoa tình ái…

Nhưng mùa xuân đời linh mục lại là mùa xuân Thánh lễ, mùa xuân Hy tế, mùa xuân của yêu thương-phục vụ quên mình, của hy sinh và từ bỏ, của máng cỏ Bê-lem và thập giá đồi Sọ.

Nếu sáng nay, cùng với bước chân của anh em tiến vào cung thánh để đón nhận hồng ân linh mục, cộng đoàn đã hát bài ca nhập lễ với những câu : “Đôi môi con con đây xin Lời Cha đốt cháy đêm ngày. Cho con trung thành ca hát bài tình Chúa yêu con”, thì điều ước nguyện của cả dân Chúa dành cho anh em cũng chính là : anh em hãy biến cuộc đời linh mục của anh em thành lời ca tuyệt vời nhất, lời ca thánh thiện nhất, lời ca yêu thương phục vụ trọn hảo nhất, một lời ca cao vút giống như giọng ca của một loài chim mang tên “chim gai” (Thornbird) mà nữ văn sĩ người Úc, Colleen Mc Cullough đã dựa vào huyền thoại đó để viết cuốn tiểu thuyết cùng tên hay sau đó người Pháp đã chọn một tiêu đề khác : Những con chim ẩn mình đợi chết (Les oiseaux se cachent pour mourir). Huyền thoại “Những con chim gai” được người ta lưu truyền như thế nầy :

Có một loài chim chỉ hót lên một lần trong cả đời nó. Tiếng hót đó ngọt ngào hơn bất cứ sinh vật nào trên trái đất nầy. Ngay khi vừa rời tổ, loài chim ấy đi tìm ngay một thứ cây có những cành đầy gai nhọn và tiếp tục bay mãi, không chịu ngơi nghỉ, cho đến khi tìm được mới thôi. Sau đó nó cất tiếng hót trên những cành cây hoang dại, rồi lao thẳng vào cây gai dài nhất và nhọn nhất. Cây gai xuyên thủng qua ngực. Giữa cơn hấp hối, một tiếng hót vút cao, thánh thót hơn cả tiếng hót của sơn ca, hoạ mi. Tiếng hót tuyệt vời đánh đổi bằng cả cuộc sống. Trời đất ngừng đọng lại để lắng nghe; còn Thượng đế trên cao thì mĩm cười. Bởi rằng sự tuyệt vời chỉ có được bằng niềm đau vô tận ấy…

Kính thưa cộng đoàn, hình như con đường đến với chức linh mục và cuộc đời để sống chức linh mục gần cũng giống như loài “chim gai” đó. Giọng hát càng cao, càng hay, thì trái tim càng rỉ máu. Vị linh mục Giêsu đã để để lại bài ca tuyệt thế khi chấp nhận trái tim bị đâm thâu trên đồi Sọ ; và hôm nay, đang có những chàng trai cũng đang tiếp bước theo sau để hát bài tình ca thập giá đó.

Chúng ta hãy cầu nguyện để các anh em tân linh mục hôm nay “trung thành hát mãi bài tình ca yêu thương, tình ca thập giá”. Amen.

Linh Mục Giuse Trương Đình Hiền



 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người giáo dân và cuộc tranh luận quanh việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ (5)
Vũ Văn An
23:39 06/01/2017
II. Phe ủng hộ

Cho tới nay, chưa thấy có một nhóm giáo dân Công Giáo nào lên tiếng ủng hộ việc cho phép người ly dị tái hôn dân sự được lãnh nhận các bí tích. Nhưng người giáo dân nổi tiếng nhất lên tiếng ủng hộ việc này là chính trị gia kiêm giáo sư triết Rocco Buttiglione.

1. Chủ quan tính và việc định tội

Thực vậy từ hồi tháng Bẩy, trong Bài “Niềm Vui Yêu Thương và Sự Sửng Sốt Của Các Nhà Thần Học” (The joy of love and the consternation of theologians) đăng trên tờ báo chính thức của Tòa Thánh, tức tờ L’Osservatore Romano, Giáo Sư Buttiglione đã cho rằng có những trường hợp nên cho người ly dị và tái hôn dân sự được lãnh nhận các bí tích.

Theo ông, Sách Giáo Lý Rôma, tức sách Giáo Lý của Thánh Giáo Hoàng Piô X, vị giáo hoàng đấu tranh kịch liệt chống lại phe duy hiện đại, dạy rằng có ba yếu tố mới tạo nên một tội trọng: phải là một hành vi xấu từ trong nội tại hay đi ngược một cách trầm trọng với luật luân lý, nghĩa là phải là một việc hệ trọng. Các liên hệ tính dục ngoài hôn nhân chắc chắn đi ngược lại luật luân lý một cách trầm trọng. Điều này đúng trước khi có Niềm Vui Yêu Thương, điều này đúng trong Niềm Vui Yêu Thương và dĩ nhiên nó tiếp tục đúng sau khi đã có Niềm Vui Yêu Thương. Đức Giáo Hoàng không hề thay đổi tín lý của Giáo Hội.

Nhưng Thánh Piô X còn dạy ta thêm: ngoài việc phạm một việc hệ trọng ra, muốn thành tội trọng, người phạm phải hiểu biết đầy đủ về cái xấu của hành vi mình phạm. Nếu ai tin chắc trong lương tâm rằng hành vi này không xấu một cách trầm trọng, thì nó chỉ xấu về chất thể (materially) nhưng với họ không bị kể là một tội trọng.

Cuối cùng, chủ thể hành động phải tự ý bằng lòng làm hành vi này. Điều này có nghĩa: họ phải được tự do hành động hay không hành động: nghĩa là được tự do hành động kiểu này hơn là kiểu kia, và không bị cưỡng ép bởi một nỗi sợ sệt buộc họ phải làm một điều khi họ thích làm một điều khác.

Rồi Giáo Sư Buttiglione đưa ra một số điển hình cho thấy có những hoàn cảnh người ly dị tái hôn dân sự rơi vào trạng huống sống trong một tội trọng mà không hoàn toàn hiểu biết hay tự ý bằng lòng: một người đàn bà tuy đã chịu phép rửa nhưng chưa bao giờ được phúc âm hóa thực sự, bước vào một cuộc hôn nhân cách hời hợt, rồi bị người chồng bỏ rơi; một người đàn ông kết hợp với một người ông ta đang giúp đỡ một người đàn bà trong lúc gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Ông thành thực yêu thương người đàn bà này và trở thành một người cha tốt đối với các đứa con của người đàn bà từ cuộc hôn nhân đầu của nàng.

Đối với các trạng huống trên, Giáo Sư Buttiglione cho rằng bạn có thể gợi ý để ông ta hay bà ta sống với nhau như anh trai em gái. Nhưng nếu họ từ chối sống như thế thì sao? Có thể có các khả thể sau: vào một lúc nào đó, một trong hai người tìm được vẻ đẹp của đức tin và được phúc âm hóa thực sự lần đầu tiên trong đời. Hay, cuộc hôn nhân đầu thực sự không thành sự, nhưng có những lý do hợp lý khiến họ không ra tòa án Giáo Hội được hoặc vì bất cứ lý hợp lý nào khiến họ không chứng minh được tính không thành sự của cuộc hôn nhân đầu…

Nhưng Niềm Vui Yêu Thương thì sao, nó dậy gì? Giáo Sư Buttiglio bảo: có lẽ tốt hơn nên bắt đầu với những gì nó không dậy. Nó không dậy: người ly dị tái hôn dân sự cứ lặng lẽ bình thản lên rước lễ. Đức Giáo Hoàng mời gọi họ bước và tiếp tục bước con đường hoán cải. Ngài mời gọi họ tự vấn lương tâm và thổ lộ hết tình huống của mình. Ngài mời gọi hối nhân và vị giải tội cùng bước con đường biện phân tâm linh. Tông Huấn không nói ở điểm nào trên con đường này, họ có thể nhận ơn giải tội và tiến lên rước lễ. Nó không nói vì tính đa dạng của các tình huống và hoàn cảnh nhân bản thì quá bao la.

Con đường mà Đức Giáo Hoàng đề nghị với người ly dị tái hôn y hệt con đường Giáo Hội vẫn đề nghị với mọi người có tội: đến tòa giải tội, và vị linh mục, khi đã xem xét mọi hoàn cảnh, sẽ quyết định liệu có ban ơn giải tội cho hối nhân và cho phép họ rước lễ hay không.

Một lần nữa, Giáo Sư Buttiglione nhắc lại rằng: về phương diện khách quan, chắc chắn những người này đang sống trong trạng huống tội trọng, trừ trường hợp hôn nhân trước không thành sự. Nhưng liệu họ có hoàn toàn chịu trách nhiệm chủ quan và do đó có tội hay không lại là một chuyện khác cần được xem xét. Chính vì thế, họ cần phải tới tòa giải tội.

Còn đối với vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II thì sao? Có mâu thuẫn hay đứt đọan gì không? Giáo Sư Buttiglione cho rằng NVYT không mâu thuẫn với Veritatis Splendor của Đức Gioan Phaolô II. Vì nó vẫn cho rằng có những hành vi tự chúng xấu như ngoại tình chẳng hạn, bất kể các hoàn cảnh đi kèm với chúng và ý hướng của người thực hiện chúng. Nhưng chính Thánh Gioan Phaolô II cũng chắc chắn rằng các hoàn cảnh có ảnh hưởng tới việc đánh giá luân lý về người chủ của hành vi, khiến họ trở thành có tội nhiều hay có tội ít đối với hành vi xấu một cách khách quan của họ. Không hoàn cảnh nào có thể biến một hành vi tự nó xấu thành một hành vi tốt, nhưng hoàn cảnh có thể tăng hay giảm trách nhiệm luân lý của người thực hành hành vi này. Đó là điều NVYT truyền dậy, thành thử không hề có thứ “đạo đức học hoàn cảnh” trong nó mà chỉ có sự cân bằng cổ điển của trường phái Tôma biết phân biệt giữa việc phán đoán hành vi và việc phán đoán người làm hành vi, trong đó, các hoàn cảnh giảm khinh hay miễn tội (exonerating) cần được xem xét.

Đối với Tông Huấn Familiaris Consortio số 84 và NVYT số 305, nhất là ghi chú 351, Giáo Sư Buttiglione cho rằng Thánh Gioan Phaolô II không cho phép người ly dị tái hôn dân sự rước lễ, còn Đức Phanxicô thì dậy rằng họ được phép trong một số trường hợp. Nhưng đâu có gì mà coi là mâu thuẫn?

Ta hãy đọc bản văn kỹ hơn một chút. Trước đây, người ly dị và tái hôn dân sự bị tuyệt thông và trục xuất ra khỏi đời sống Giáo Hội. Thứ tuyệt thông này đã không còn với Bộ Giáo Luật mới và Tông Huấn Familiaris Consortio, và người ly dị tái hôn dân sự nay được khuyến khích tham dự vào đời sống Giáo Hội và cho con cái được dưỡng dục theo Kitô Giáo. Đây quả là một quyết định can đảm tách ra khỏi một truyền thống lâu đời. Nhưng Familiaris Consortio vẫn dậy rằng người ly dị tái hôn dân sự không được rước lễ. Lý do là họ sống trong một trạng thái tội lỗi công khai tỏ tường và họ phải tránh gây gương mù. Các lý do này mạnh đến nỗi bất cứ hoàn cảnh giảm khinh nào cũng không được cứu xét.

Nhưng Giáo Sư Buttiglione nói rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo ta nên xem xét các hoàn cảnh ấy. Sự khác nhau giữa Familiaris Consortio NVYT chỉ có thế. Hiển nhiên, về phương diện khách quan, người ly dị tái hôn sống trong trạng huống tội nặng; Đức Giáo Hoàng Phanxicô không hề cổ vũ việc những người như thế được rước lễ, nhưng, giống mọi người có tội, được đến tòa giải tội. Ở đấy, họ sẽ kể hết mọi hoàn cảnh giảm khinh của họ và nghe vị giải tội xem dưới những điều kiện nào họ có thể được lãnh ơn tha tội”.

Ông nhận định: “Rõ ràng, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nói cùng một điều nhưng các ngài cũng không mâu thuẫn với nhau về thần học hôn nhân. Đúng hơn, các ngài thi hành quyền tha buộc của Thánh Phêrô do Thiên Chúa ban một cách khác nhau trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Để hiểu điều này, ta hãy xem xét câu hỏi sau đây: có mâu thuẫn không giữa các vị giáo hoàng phạt tuyệt thông các người ly dị tái hôn và Thánh Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng đã rút lại vạ tuyệt thông này?”

Giáo Sư Buttiglione đi xa hơn một chút khi quả quyết rằng: “các vị giáo hoàng trước ngài luôn biết rằng một số người ly dị tái hôn có thể đang sống trong ơn thánh Chúa do nhiều hoàn cảnh giảm khinh. Các ngài biết rõ rằng thẩm phán tối hậu chỉ có một mình Thiên Chúa mà thôi. Nhưng các ngài vẫn phải nhấn mạnh tới vạ tuyệt thông để củng cố chân lý bất khả tiêu của hôn nhân trong lương tâm đoàn chiên mình. Đây là một chiến lược mục vụ hợp pháp trong một xã hội phần lớn đồng thể (homogenous) vào thời đó, lúc ly dị là tình trạng ngoại lệ, người ly dị tái hôn rất ít…

“Nay, ly dị là một hiện tượng thường xuyên hơn nhiều và có nguy cơ chối đạo hàng loạt nếu người ly dị tái hôn rời bỏ Giáo Hội và không cho con cái một nền giáo dục Kitô Giáo nữa. Chúng ta không còn sống trong một xã hội đồng thể. Nó dị thể nhiều hơn và rất linh động. Con số người ly dị đã gia tăng lớn lao cũng như những người trong các hoàn cảnh “bất hợp lệ” nhưng về chủ quan, có thể sống trong trạng thái ơn sủng; do đó, cần phải khai triển một chiến lược mục vụ mới. Vì lý do này, các vị giáo hoàng đã quyết định thay đổi không phải luật Thiên Chúa mà là luật của con người vốn nhất thiết đi kèm với luật Chúa, xét vì Giáo Hội là một thực thể nhân bản và hữu hình”.

Chiến thuật mới có nguy cơ không? Giáo Sư Buttiglione cho rằng có. Có nguy cơ một ai đó sẽ rước lễ cách phạm thượng vì không ở trong trạng thái ơn thánh. Nếu thế, họ tự ăn và uống hình phạt của họ.

Nhưng chiến thuật cũ cũng có nguy cơ. Vì có những người bị tước mất sự nâng đỡ của bí tích mà họ có quyền được hưởng. Ông kết luận: “hãy để cho các hội đồng giám mục, các giám mục cá thể, và cuối cùng, để các cá nhân Kitô hữu, sử dụng các biện pháp đúng để tối đa hóa các lợi ích của đường hướng mục vụ này và tối thiểu hóa các nguy cơ. Dụ ngôn các nén bạc dạy ta phải chấp nhận rủi ro và có lòng tin vào sự thương xót”.

2. Trả lời 5 điều hoài nghi của 4 vị Hồng Y

Thực ra, phe chỉ trích rất dễ đánh đổ các luận điểm của Giáo Sư Buttiglione. Các tác giả như linh mục giáo sư Robert Gahl, Cha Brian Harrison, Veronica A. Arntz đã lần lượt phân tích các điểm yếu trong luận điểm Buttiglione.

Cha Gahl chẳng hạn nhấn mạnh rằng trong diễn trình đồng hành và biện phân, người ly dị tái hôn “không hiểu biết” phải được giúp đỡ để hiểu biết rõ về tình trạng của mình. Nhưng Giáo Sư Buttiglione vẫn cho rằng nói như thế là chưa hiểu thấu đáo về lương tâm. Có những người dù được giảng dậy như thế, vẫn tin trong lương tâm rằng họ không có lỗi, và do đó, họ sống trong trạng thái ơn thánh… Điều này không được tác giả Arntz đồng ý vì cho rằng hôn nhân, theo Thánh Gioan Phaolô II, là một việc hoàn toàn tự nhiên, không con người tự nhiên nào mà lại không hiểu bản chất của hôn nhân, đến nỗi không chấp nhận lời giảng khuyên của diễn trình đồng hành và biện phân!

Hơn nữa, những điều Giáo Sư trình bầy về xã hội thay đổi, con số ly dị gia tăng, nguy cơ bỏ đạo để bênh vực việc nới rộng kỷ luật bí tích đến có thể đụng tới tính bất khả tiêu của hôn nhân và nền tảng của bí tích giải tội (quyết tâm sửa đổi) có thể cứu được một số người đi chăng nữa, nhưng sẽ làm lung lay đức tin của vô số người, đẩy họ vào chỗ bỏ đạo trên thực tế. Cái hại chắc chắn sẽ lớn lao hơn cái ích rất nhiều.

Lịch sử cho thấy chỉ một việc cử hành Thánh Lễ quay xuống hay quay lên, bằng tiếng La Tinh hay tiếng bình dân cũng đã đẩy hàng triệu người xa lánh Giáo Hội, đến nỗi dù nay ta hết sức lôi kéo những người này trở lại, họ vẫn dùng dằng “em chả, em chả”. Với sự “thay đổi chiến thuật” này, không phải mấy triệu người mà hàng trăm triệu người chính thức rời bỏ Giáo Hội và hàng trăm triệu người khác rời bỏ Giáo Hội trên thực tế.

Giáo Sư Buttiglione hình như không sợ như vậy. Nên khi nghe 4 vị Hồng Y bầy tỏ 5 điều hồ nghi (dubia), ông không ngại lên tiếng chỉ trích, với tư cách một giáo dân, từng làm chồng, làm cha, đọc Thánh Tôma và năng đi xưng tội.

Thực tế, ông cũng chỉ nhắc lại những điều đã viết trên đây để trả lời 4 vị Hồng Y. Như khi trả lời “dubia” thứ nhất rằng: liệu, trong một số trường hợp, có thể tha tội cho một người, dù còn bị trói buộc bởi cuộc hôn nhân trước, vẫn sống theo kiểu vợ chồng, nghĩa là tiếp tục làm tình trong cuộc kết hợp hiện nay, ông trả lời là có “như đã viết trong NVYT và được quả quyết trong các nguyên tắc tổng quát của thần học luân lý. Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hành vi tạo nên tội trọng và người làm hành vi, rất có thể bị trói buộc bởi các hoàn cảnh có thể giảm khinh trách nhiệm của họ đối với hành vi và trong một số trường hợp hoàn toàn loại bỏ trách nhiệm này”. Ông không nói gì tới việc đồng hành và biện phân. Nhưng ông đưa ra thí dụ: một người đàn bà hoàn toàn lệ thuộc một người đàn ông về tài chánh và tâm trí và buộc phải làm tình ngược với ý muốn mình.

Trả lời “dubia” thứ hai rằng giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong số 79 của Veritatis Splendor – về sự hiện hữu của các hành vi xấu từ trong nội tại – có còn giá trị hay không, ông bảo: còn. Vì NVYT không nói đến việc lượng giá hành vi xấu mà lượng giá mức độ của trách nhiệm chủ quan.

Trả lời “dubia” thứ ba rằng có thể quả quyết những người vẫn sống như vợ chồng là đang sống trong tình trạng tội nặng hay không, ông bảo: câu trả lời có thể là “có” nếu là tội nặng (grave sin) chứ không phải tội trọng (mortal sin). Theo ông tội nặng được xác định bởi đối tượng (vấn đề nặng). Tội trọng trái lại được ấn định bởi hậu quả gây ra cho chủ thể (giết linh hồn). Mọi tội trọng đều là tội nặng nhưng không phải tội nặng nào cũng là tội trọng! Vì có những trường hợp vấn đề nặng không đi đôi với việc hiểu biết hoàn toàn và đồng ý hoàn toàn của chủ thể.

Trả lời “dubia” thứ tư rằng giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II ở số 81 của Veritatis Splendor, tức số nói rằng: “các hoàn cảnh hay ý hướng không bao giờ có thể biến đổi một hành vi xấu từ bên trong do đối tượng của nó thành một hành vi tốt về phương diện 'chủ quan' hay có thể bênh vực được như một chọn lựa, có còn giá trị không, ông bảo: chắc chắn còn giá trị. Sống chung theo lối vợ chồng, chẳng hạn, bất kể ý hướng hay hoàn cảnh nào, vẫn luôn luôn xấu, đi ngược lại kế hoạch Thiên Chúa. Nó là một vết thương, nhưng có tử thương không? Thì ông bảo là không! Vết thương nặng này không gây tử thương. Hoàn cảnh không thay đổi bản chất của hành vi nhưng có thể thay đổi phán đoán liên quan tới trách nhiệm của người làm.

Trả lời “dubia” thứ năm rằng giáo huấn ở số 56 của Veritatis Splendor, tức giáo huấn dạy rằng lương tâm không có một vai trò sáng tạo và không thể biện minh cho các ngoại lệ đối với các qui luật luân lý tuyệt đối, có còn giá trị không, ông trả lời: nó vẫn còn giá trị. Lương tâm nhìn nhận chân lý chứ không tạo ra chân lý, nó không thể thiết lập ra một qui luật hoàn toàn hoặc một phần đi trệch khỏi qui định của luật tự nhiên. NVYT không quả quyết bất cứ ngoại lệ nào đối với qui luật. Ngoại tình là một tội và hối nhân phải luôn nhìn nhận phần lỗi của mình và tìm cách làm cho tình trạng của mình phù hợp với qui luật. Nhưng họ có thể chỉ không hoàn toàn chịu lỗi vì thiếu khả năng hoàn toàn sống theo các nguyên tắc công lý và vì lý do này rơi vào tình huống có tội nhưng không phải là tội trọng (mortal). Khi bí tích được ban cho những người thấy mình sống trong tội nặng nhưng không phải tội trọng, thì đây không phải là một lời mời hối nhân cắt ngắn hành trình tiến tới nhân đức luân lý của họ, vì tưởng mình đã thoả đáng rồi. Đúng hơn, đây là một lời động viên để họ tiếp tục hành trình ấy.

Ở đây, Giáo Sư Buttiglione đưa ra một thí dụ hơi lạ: giả dụ Ông Giakêu rơi vào hoàn cảnh không trả lại gấp bốn lần số tiền ông đã lấy của người ta, có thể vì ông đã trót phung phá hết mà cũng có thể là vì ông ta không đủ rộng lượng để làm thế, mà chỉ có thể trả lại nửa số tiền đã lấy của người ta, liệu ông ta có tôn trọng ý Chúa không? Giáo Sư Buttiglione bảo: có, do nửa số tiền ông trả lại, chứ không do nửa số tiền ông chưa trả. Cũng thế, những người đi lại con đường đức tin và chân lý và chỉ một phần sửa lại các lỗi lầm của mình có thể an tâm rằng họ đã hành động phù hợp với thánh ý Thiên Chúa bao lâu họ tiếp tục cầu nguyện với Người để Người ban cho họ ơn thánh giúp họ tiếp tục con đường thống hối cho tới khi nó được hoàn tất. Dọc con đường này, công lý và thương xót như hai người đi đường nâng đỡ nhau cùng đi hay như hai người phối ngẫu cùng nhau tìm cách giáo dục con cái họ sống trọn đời sống nhân bản và Kitô hữu.

Tóm lại, NVYT hoàn toàn phù hợp với tín lý và truyền thống thánh thiện của Giáo Hội và không hề mâu thuẫn với giáo huấn thần học của Đức Gioan Phaolô II cũng như các vị tiền nhiệm và kế nhiệm ngài.

Nhưng theo Cha Brian Harrison, Giáo Sư Buttiglione, dù là một nhà hộ giáo rất có khả năng, vẫn khó có thể thành công khi cố gắng chứng tỏ rằng NVYT “đầy rối rắm lại có thể hoàn toàn cùng đường hướng với tín lý truyền thống Công Giáo”.

Cha cho rằng thí dụ ông đưa ra để trả lời “dubia” thứ nhất không ăn uống gì tới vấn đề đang bàn: vì nếu người đàn bà làm tình “ngược với ý muốn của nàng” thì việc làm tình của nàng đâu phải là một hành vi nhân linh và do đó đâu có tội mà phải đi xưng! Đức Phanxicô đâu có nói thế, ngài nói tới những người tái hôn bất hợp lệ thuận tình sống với nhau như vợ chồng và muốn được giải tội và rước lễ.

Cha Harrison cho rằng Giáo Sư Buttiglione hết sức hời hợt khi trả lời “dubia” thứ hai, có lẽ vì ông không nhận ra lý do khiến 4 vị Hồng Y “hồ nghi” điều này. Thực vậy, ở số 304 của NVYT, Đức Phanxicô không chỉ nói rằng việc quy tội ngoại tình đôi khi có thể giảm khinh bởi nhân tố chủ quan. Dường như ngài còn muốn nói: có thể có các ngoại lệ đối với chính lề luật. Vì ở đây, ngài nại tới một đoạn trong Summa (Ia IIae, Q. 94, a. 4) trong đó, Thánh Tôma không nói tới việc qui lỗi chủ quan mà nói tới các qui luật tổng quát của tác phong không áp dụng trong mọi tình huống đặc thù. Trong ngữ cảnh của chương 8 NVYT, dường như Đức Thánh Cha muốn hàm ý ở số 304 rằng dựa trên giáo huấn của Thánh Tôma, chúng ta có thể xếp luật luân lý ngăn cấm việc thân mật tính dục ở bên ngoài cuộc hôn nhân thành sự như là một trong “các luật hay qui định tổng quát” có thể có ngoại lệ trong các trường hợp đặc thù. Thực vậy, ở số trước đó, tức số 303, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “lương tâm” của một người sống trong một mối liên hệ tính dục bất hợp lệ “có thể tiến tới chỗ thấy một cách tương đối chắn chắn về phương diện luân lý rằng [mối liên hệ này] là điều chính Thiên Chúa yêu cầu trong sự phức tạp cụ thể của các giới hạn của họ”. Vì Thiên Chúa không bao giờ “yêu cầu” ta làm một điều mâu thuẫn với chính các giới răn của Người, nên các hành vi tính dục đang bàn hẳn phải biện minh được một cách khách quan, chứ không chỉ bào chữa được về phương diện chủ quan. Nói cách khác, hình như ở các số 303-304, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn dạy một chủ đề mới gây kinh ngạc rằng “lương tâm” người ta có thể hợp lý khám phá ra các ngoại lệ thực sự, tự áp dụng cho chính họ, đối với luật Thiên Chúa ngăn cấm sự thân mật tính dục ở bên ngoài một cuộc hôn nhân thành sự.

Hơn nữa, như nhiều học giả của trường phái Tôma đã chỉ rõ, Thánh Tôma không quả quyết cũng không hàm ý cho rằng điều trên có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, nên việc nại tới thẩm quyền của ngài trong số 304 là điều lầm lẫn. Ở đây, ở Câu Hỏi 94, mục 4, thánh nhân chỉ tập chú vào các giới điều tích cực của luật tự nhiên; các giới điều này dĩ nhiên đôi khi có ngoại lệ. Điều này rõ ràng ngay trong thí dụ điển hình đã nêu ra: dù luật tổng quát dạy rằng “các của cải ủy thác cho một người khác phải được phục hồi lại cho người sở hữu chúng”, nhưng có những hoàn cảnh, thánh nhân nói thế, trong đó, không nên làm như thế: thí dụ, nếu ta biết rõ thứ khí giới cho mượn có thể được sử dụng cho một mục đích xấu nếu được hoàn lại cho người sở hữu nó lúc ấy. Thánh Tôma không bao giờ gợi ý là có những ngoại lệ cho các giới điều tiêu cực như “ngươi đừng ngoại tình”. Thực vậy, ngay ở mục tiếp theo, tức mục 5 của cùng Câu Hỏi 94, Thánh Tôma cho biết rõ: ngay mạc khải đặc biệt bảo tiên tri Hôsêa “lấy người vợ gian dâm” cũng không được hiểu như một ngoại lệ đối với luật Chúa cấm ngoại tình.

Chỉ với việc phân biệt giữa tội nặng (nặng khách quan) và tội trọng (chủ quan mất ơn thánh hóa) khi trả lời “dubia” thứ ba, theo Cha Harrison, Giáo Sư Buttiglione cũng đã không nắm được lý do khiến 4 vị Hồng Y “dubia”. Vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi đề cập tới những người Công Giáo ly dị và tái hôn bất thành sự mà vẫn tiếp tục tích cực hoạt động tính dục, đã đưa ra một tuyên bố gây ngỡ ngàng ở số 301 rằng một số những người này có thể “ở trong một tình huống cụ thể không cho phép họ hành động cách khác và quyết định cách khác mà không phạm tội thêm”. Nếu đối với những người trong “tình huống cụ thể” ấy mà từ chối không làm tình với người bạn tình không phải là người phối ngẫu thực sự của mình là điều có tội, thì mối liên hệ tính dục tiếp tục của họ quả thực không phải là “một tình huống khách quan của tội nặng thường xuyên” nữa, càng không phải là một tình huống có thể qui tội trọng về phương diện chủ quan. Trái lại, nó còn là một điều bắt buộc về luân lý nữa!

Hơn nữa, khi nhấn mạnh tới gương mù, Giáo Sư Buttiglione cũng đã không hiểu thấu đáo đức Gioan Phaolô II ở số 84, Tông Huấn Familiaris Consortio , khi ngài nhấn mạnh rằng gương mù chỉ là lý do phụ, lý chính yếu khiến những người ly dị và tái hôn dân sự không được rước lễ là vì “tình trạng và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được Phép Thánh Thể tượng trưng và hữu hiệu hóa”. Thực ra, Giáo Sư Buttiglione không hề nhắc tới giáo huấn này.

Cha Harrison cũng cho rằng các tuyên bố ở các số 301, 303 và 304 của NVYT đã phân tích trên đây khiến cho câu trả lời cho các “dubia” 4 và 5 của Giáo Sư Buttiglione không đúng trọng tâm và không giải quyết được vấn đề.

Nếu đúng như thế, thì Giáo Sư Buttiglione khó lòng có thể tự hào là người hiểu cả Đức Gioan Phaolô II lẫn Đức Phanxicô trong tư cách bạn thân như ông từng thổ lộ trong cuộc phỏng vấn của tờ TheRealClearReligion ngày 25 tháng Chín năm 2014.

3. Bất thuận

Ta hãy xem người giáo dân thứ hai tích cực bênh vực quan điểm bị “người ta” hiểu lầm của Đức Phanxicô trong NVYT. Đó là Austen Ivereigh, tác giả viết tiểu sử về Đức Phanxicô. Với bài báo ngày 11 tháng Mười Hai, 2016, tựa là “As anti-Amoris critics cross into dissent, the Church must move on”, Ivereign không ngại gọi những người phê phán NVYT là “dissent” (người bất thuận).

Tuy nhiên, 4 vị Hồng Y chỉ bị Ivereign tố cáo là thiếu “good manners and respect” (tư cách và lòng kính trọng). Việc thiếu tư cách và lòng kính trọng này đã khiến “giọng điệu bất kính và miệt thị của một số người viết ủng hộ các vị rớt sâu xuống một mức đáng ngỡ ngàng”. Tệ hơn nữa, họ đã “vượt ranh giới” rơi tõm xuống “bất thuận”.

Ivereign cho rằng bất thuận không phải là bất đồng (disagreement). Đức Phanxicô không những không bác bỏ việc một số người bất đồng với ngài về quyết định này hay tuyên bố nọ của ngài, ngài còn khuyến khích nữa. Nhưng bất thuận thì khác. Bất thuận so với bất đồng cũng giống như bất tín (disbelief) so với hoài nghi.

Trong yếu tính, bất thuận là tra vấn tính hợp pháp của triều giáo hoàng. Là hoài nghi việc phát triển Giáo Hội dưới quyền vị kế nhiệm Thánh Phêrô hiện nay không phải là hoa trái của Chúa Thánh Thần.

Sau đó, Ivereign không nhằm phân tích và phê phán các quan điểm, cho bằng tấn công người (ad hominem). Ông cho biết “điều họ [những người bất thuận] có chung là gần như luôn luôn, họ là giáo dân, có học và phát xuất từ thế giới giầu có hay từ những vùng giầu có của thế giới đang phát triển. Phần lớn họ là các nhà trí thức, luật sư, giáo sư, nhà văn…”

Luận điểm được Ivereign nhấn mạnh là đa số người Công Giáo thừa nhận việc phát triển là hợp pháp, là vị Giáo Hoàng hành động vì lợi ích của Giáo Hội, là một giải đáp trung thành với tín lý đứng trước các dấu chỉ thời đại. Họ hiểu thượng hội đồng và NVYT như một giải đáp được linh hứng đối với thời ta, một phương thế vừa để tái xây dựng hôn nhân vừa giúp băng bó những ai bị thương tích do việc thất bại của hôn nhân gây ra.

Như thế, Ivereign muốn nói những người phê phán không chấp nhận việc phát triển. Nhưng ông không hề đi vào chi tiết họ không chấp nhận những gì và tại sao.

Còn về việc trả lời 4 vị Hồng Y, Ivereign chỉ biết lặp lại rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần trả lời gián tiếp rồi. Và ông cho rằng Roma locuta, causa finita (Rôma đã lên tiếng, vấn đề đã chấm dứt). Hơn nữa, theo Ivereign, không phải chỉ có Rôma lên tiếng mà là cả Giáo Hội khi đa số 2 phần 3 các nghị phụ thượng hội đồng thông qua các điều được “Rôma” đúc kết trong NVYT.

Hình như đó là điểm Ivereigh cường điệu hóa, bởi có những điểm không được đa số 2 phần 3 thông qua, tuy được đa số tương đối đồng ý.

Vả lại, các điều thắc mắc của 4 vị Hồng Y không hẳn liên quan tới chính NVYT mà là các lối giải thích mà các ngài cho là gây hoang mang cho các tín hữu, nên cần huấn quyền làm rõ. Nói chung rằng các phê phán này nhằm vào Đức Giáo Hoàng hay thượng hội đồng không hẳn chính xác.

Lối tranh luận nhằm vào người rất nổi trong tư duy của Ivereign khi ông cho rằng trong 4 vị, hết 3 vị Hồng Y, trước thượng hội đồng thứ nhất, đã viết sách cho rằng sẽ không có thay đổi, thành thử đây chỉ là bổn cũ soạn lại. Riêng Hồng Y Burke còn tệ hơn vì bị Vatican cách chức chỉ vì không chịu bất cứ cải tổ nào về diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu, một việc được Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình khuyến cáo.

Với các giáo dân phê phán, ông bảo họ giống những người tân tòng trốn chạy cảnh bùn lầy tín lý của Anh Giáo để đi tìm thứ khách quan tính cứng như đá, hay các tay chiến binh văn hóa (culture warriors) sẵn sàng ngoảnh mặt khỏi cái đau của những người thất bại hôn nhân để chỉ chú tâm bảo vệ định chế hôn nhân…

Và ông cảnh cáo họ rằng: xe lửa đã rời ga, Giáo Hội đang tiếp tục tiến bước... Các “dubia” của 4 vị Hồng Y sẽ trở thành một ghi chú trong lịch sử triều giáo hoàng này… thế hệ linh mục kế tiếp sẽ áp dụng giáo huấn tuyệt vời của NVYT, và những trào lưu ồn ào, giận dữ của bất thuận sẽ phai nhạt dần vào một ký ức dĩ vãng xa xôi.

Trong bài thứ hai đăng ngày 30 tháng Mười Hai trên tạp chí Crux, tựa là “Critics of ‘Amoris’ need to look at concrete cases” (Những người phê bình ‘Amoris’ [Niềm Vui Yêu Thương] cần nhìn các trường hợp cụ thể”, Ivereign chưa hẳn từ bỏ lối lý luận “ad hominem” ngay ở đầu bài khi cho nhận định của Đức Hồng Y Burke rằng việc chăm sóc mục vụ nên hướng về việc giúp giải thoát những người ly dị tái hôn dân sự khỏi tội ngoại tình, chứ đâu có giúp ích gì cho họ, ngược lại còn làm hại họ khi bảo họ: “Không sao, có thể cứ sống như thế mà vẫn được chịu các bí tích” là chỉ thuyết phục được những người “kém thông minh”.

Ông bảo lý do là đã cho vào cùng một rổ “ngoại tình” mọi trường hợp ly dị tái hôn. Thực ra, không ai trong phe chỉ trích lại không đồng ý với diễn trình đồng hành và biện phân. Họ chỉ không đồng ý với việc mục tiêu của biện phân và đồng hành dừng lại ở một kết quả không những nửa vời mà còn phản lại tín lý chủ chốt của bí tích. Chủ trương của số 84 Tông Huấn Familiaris Consortio phản ảnh diễn trình đồng hành và biện phân chân thực để giúp các người ly dị tái hôn tiến tới chân lý hoàn toàn của hôn nhân Công Giáo và Phép Thánh Thể.

Ivereign lần này khuyên các người phê bình hãy lưu ý tới những trường hợp cụ thể chứ đừng nói trừu tượng vu vơ. Ông bảo: hiện có hai phương thức hoàn toàn khác biệt nhau: một bên tìm cách biện phân và hội nhập, lưu ý tới các hoàn cảnh khác nhau, một bên tìm cách áp dụng luật một cách độc dạng và từ khước cả việc phân biệt các trường hợp khác nhau; một bên nhìn bằng con mắt thương xót, vừa giữ luật và lý tưởng vừa lưu ý tới các cá nhân; một bên mù quáng bởi bị ám ảnh bởi việc bảo vệ luật và không hề quan tâm tới các cá nhân.

Nhưng các trường hợp cụ thể mà cả Ivereign lẫn Giáo Sư Buttiglione đưa ra không hẳn phản ảnh những quả quyết mà một số người vẫn cho là của NVYT hay ít nhất của những người giải thích NVYT cách lỏng lẻo mà hiện chưa bị chính thức bác bỏ hay soi sáng. Hơn nữa, chúng còn bất cập và phản cả hiểu biết thông thường như Cha Harrison nêu ra trên đây.

Nói tóm lại, trong cuộc tranh luận hiện nay chung quanh chương 8 của NVYT và nhất là vấn đề trong một số trường hợp, người ly dị tái hôn dân sự có thể được lãnh nhận các bí tích, người giáo dân đã tham gia một cách tích cực. Nhưng xét chung, phần lớn họ đứng về phía tạm gọi là bênh vực việc không cho phép những người như thế lãnh nhận các bí tích vì làm như thế không những thay đổi kỷ luật bí tích mà thôi mà còn đi ngược lại tín lý mạc khải thể hiện trong tính bất khả tiêu của hôn nhân. Những người giáo dân lên tiếng bênh vực việc cho phép họ lãnh nhận bí tích vừa không nắm vững vấn đề vừa nhằm nhiều vào con người để tấn công chứ không hẳn tranh biện lý lẽ.
 
Thông Báo
Chương trình Tang lễ Cha Phêrô Trương Văn Khoa vừa qua đời
Tang gia
09:19 06/01/2017
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, Gia đình chúng tôi kính trọng báo tin:

Linh Mục Phêrô Trương Văn Khoa
Sinh ngày 03 tháng 11 năm 1957 tại Giáo họ Thanh Lâm, Giáo xứ Vinh An, Ban Mê Thuột
(nay thuộc huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông):

• Học Tiểu Chủng Viện Phaolô Lê Bảo Tịnh, Ban Mê Thuột
• Học Đại Chủng Viện Sao Biển, Nha Trang
• Thụ phong Linh mục ngày 03 tháng 12 năm 1993, tại Nhà Thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột
• Đã phục vụ: 1993 – 1994: Phó xứ Buôn Hô
• 1994 – 2015: Quản xứ Buôn Hô
• 2015 - đến nay : Quản xứ Thánh Linh

Đã được đưa về an nghỉ trong Chúa lúc ngày 02/1/2017 tại Westminster, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 60 tuổi - 24 năm Linh Mục

CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYÊN
CHA CỐ PHÊ-RÔ TRƯƠNG VĂN KHOA 1957 – 2017

được cử hành tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang
Địa chỉ: 288 S. Harbor Boulevard, Santa Ana, CA 92704

Thứ Ba, ngày 10 tháng 1 năm 2017
1:00 pm – 06:00 pm: Thăm viếng và cầu nguyện
6:00 pm – 07:00 pm: Thánh Lễ

Thứ Tư, ngày 11 tháng 1 năm 2017
8:30 – 10:00 am Thánh Lễ Cầu Hồn

Sau Thánh Lễ, linh cữu sẽ được di quan và an táng tại Việt Nam
Xin Chúa thương xót linh hồn Phê-rô.

Kính xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Cố Phêrô sớm hưởng Nhan Thánh Chúa.

Kính báo
Đại diện tang gia
Bào Huynh – Trưởng Nam Phêrô Trương Văn Khanh

 
Văn Hóa
Có những diệu kỳ làm sao ta hiểu nổi !
Sơn Ca Linh
10:51 06/01/2017
CÓ NHỮNG DIỆU KỲ LÀM SAO TA HIỂU NỔI !
(Tiếp tục dòng suy niệm Nhập Thể-Giáng Sinh)

Trong vũ trụ nầy,
Có biết bao nhiêu điều lạ lẫm,
Những việc diệu kỳ,
Mà trọn đời để hiểu vẫn gian nan !

Ai hiểu tình yêu ?
Giữa mịt mùng tít tắp thời gian,
Đông tây nam bắc,
Hay biển rộng bao la bờ bến !

A-đam, E-va,
Sợi chỉ nào đan con đường đi đến,
Hay ba mẹ ta…
Để hai người chung lối bước tình yêu ?

Kỳ diệu làm sao !
Đã qua đi trăm vạn sáng, chiều…
Mà trang trái đất,
Đã ký nhận bao ngày sinh tháng đẻ !

Ta đến từ đâu,
Và về đâu khi tàn cuộc thế ?
Ta khóc, ta cười,
Sao đời toàn bể khổ, đắng cay ?

Đã có bao nhiêu,
Những cuộc tình nồng ấm, đắm say,
Dắt díu nhau đi
Cho tới mãi răng long đầu bạc…

Và cũng quá nhiều,
Đổ vỡ, bạc tình, chia ly tan tác…
Do tự con người,
Hay tất cả vì Thượng Đế bất công ?

Làm sao lấp đầy,
Những niềm hy vọng, lẫn ước mong,
Hạnh phúc, hòa bình,
Thay chiến tranh, hận thù, chết chóc ?

Mới bữa hôm qua,
Tai nạn đến trên đường cao tốc,
Lại kẻ ra đi,
Người ở lại cùng chiếc khăn tang !

Chắc chắn hôm nay,
Lại có người lỡ bước sang ngang,
Ai kia ở lại,
Khóc thầm trong nỗi sầu vạn cổ !

Làm sao hiểu được,
Xuân sắc kia, hồng nhan mấy độ.
Mái chùa, tu viện,
Chọn cuộc đời thanh thản hư không ?

Có những chàng trai,
Mang đầy mộng ước với tim hồng,
Sao tìm lý tưởng,
Xóa mình để yêu thương phục vụ ?

Ta sống, ta yêu,
Hạnh phúc, vui buồn hay sướng, khổ…
Bệnh tật, đói nghèo,
Giàu sang hay quyền thế vinh quang…

Chúa Giêsu ơi,
Nếu Ngài không đến giữa trần gian,
không ghi dấu bước,
Qua vạn nẻo đường trên dương thế…!

Không khóc oa oa,
Với kiếp phận nhỏ nhoi thơ bé,
Không biết đói mệt,
Trong phận nghèo của hạng cần lao…!

Không nắm đôi tay,
Những anh em cùi, điếc, liệt lào,
Không lau nước mắt,
Trên gương mặt mẹ hiền tan nát…!

Không đến viếng thăm,
Những cuộc đời tối tăm trôi dạt,
Không hẹn không chờ,
Ai kia tội lỗi muốn hoàn lương…!

Nếu Ngài đã không,
Chọn đi cho hết một con đường,
Con đường thập giá,
Để chết giữa hai người kẻ trộm !...

Sau buổi chiều buồn,
Nếu còn lại chỉ nấm mồ hoang lạnh,
Thân xác, hình hài,
Ngài cũng tan như tro bụi trần gian…!

Nếu không có buổi bình minh,
Ngày thứ Nhất rạng rỡ ngút ngàn,
Bước chân vội vã,
Người phụ nữ loan Tin vui sống lại…!

Vâng cuộc sống nầy,
Có biết bao nhiêu điều kỳ diệu,
Nếu không có Ngài,
Làm sao ta hiểu thấu ! Ai ơi !

Sơn Ca Linh

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiêm Niệm Lễ Hiển Linh
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
19:38 06/01/2017
CHIÊM NIỆM LỄ HIỂN LINH
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Bước vào nhà,
họ thấy Hài Nhi cùng Maria mẹ Ngài,
và họ phục mình xuống yết bái Ngài;
đoạn mở tráp báu họ dâng Ngài
lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Và được mộng báo: đừng trở lại với Hêrôđê,
họ đã theo đường khác mà về quê.
(Matt 2:11-12).