Ngày 04-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa không ẩn mình ?
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
02:04 04/01/2019
Lễ Hiển Linh

Trong lễ Hiển Linh, Hội Thánh suy tôn mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ mình. Dù vậy, qua nhiều mạc khải của Kinh Thánh, ta vẫn thấy, Đấng tỏ mình là Đấng ẩn mình.

Từ đời đời, Thiên Chúa vẫn là thực tại khó hiểu nhất của loài người. Dẫu Người đã tỏ mình, Người vẫn đang tỏ mình, thì đối với giới hạn của lý trí, ta vẫn không thể biết hết về Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn ẩn mình đối với mọi nỗ lực suy tư của ta.

Chính bài Tin Mừng của lễ Hiển Linh, dù là câu chuyện lý thú, vẫn lộ rõ những nghịch lý về sự tỏ mình và ẩn mình của Thiên Chúa. Bởi nội dung của Tin Mừng trong lễ Chúa Hiển Linh, vừa diễn tả một Thiên Chúa tỏ mình, vừa trình bày một Thiên Chúa ẩn mình:

- Ba đạo sĩ là những người ngoại giáo. Với họ, chỉ một ánh sao trên bầu trời, dù sao ấy có lạ, có sáng đến đâu, vẫn chỉ là một sự tỏ mình còn đầy ẩn mình. Từ một ánh sao lạ, để nhận ra Thiên Chúa, các đạo sĩ chắc chắn đã phải có một đi vô cùng quả cảm.

Đúng hơn, Thiên Chúa cần trái tim, cần tấm lòng của con người. Với trái tim luôn rộng mở về phía chân lý, với tấm lòng đơn thành, luôn sẵn sàng đón nhận tình yêu, đón nhận chân lý, thì dù việc Thiên Chúa tỏ mình có mịt mù đến đâu, con người vẫn có thể khám phá, vẫn có thể lãnh hội.

Chỉ bằng một ánh sao đơn lẻ trên bầu trời, ba nhà đạo sĩ đã lên đường, mang theo trong tâm tư một lời hỏi: "Vua người Do thái mới sinh, hiện đang ở đâu?". Tấm lòng chân thành và trái tim rộng mở của họ đã được Chúa đón nhận. Chúa đã tỏ mình. Qua hình hài một bé thơ bọc tã, Chúa cho họ biết, Người là Thiên Chúa của những ai đơn sơ, khiêm cung. Người yêu thích những tâm hồn bé nhỏ khi họ đối diện với Người.

Đúng hơn, trước khi dâng lên Chúa những lễ vật, ba đạo sĩ đã dâng lên Chúa cõi lòng đầy thành tâm, đầy hướng thiện, đầy niềm khao khát. Họ đi đường bằng những nẻo đường trên thế gian để tìm gặp Chúa. Nhưng thực ra, họ đã đến với Chúa trước khi họ gặp Chúa bằng con đường của đức tin, của sự khám phá chân lý, của tâm hồn mềm mỏng để Chúa tự do uốn nắn.

Thánh Kinh cho biết, ngay khi gặp Chúa, các đạo sĩ tôn thờ Người. Thực ra, nơi họ, đức thờ phượng đã ngập đầy từ lâu. Chính vì chân thành thờ phượng Đấng mình tin, các đạo sĩ được Chúa mở ra trong lòng họ cả một chân lý cứu độ. Đó là Thiên Chúa luôn thể hiện chính mình, và trao ban mình cho nhân loại trong những cái đơn hèn nhất, giản dị nhất, khiêm cung nhất. Đáp lại, những ai luôn biết hạ mình, chân thành, khiêm nhường cũng sẽ dễ dàng đến cùng Chúa, dễ dàng đón nhận Chúa và lãnh nhận ơn Chúa cứu độ.

Nghịch lý về một Thiên Chúa cao sang, quyền phép, đáng chúc tụng và vinh danh trên các tầng trời, lại là một Thiên Chúa lặn sâu trong kiếp người đến nỗi nghèo khó, bé bỏng, trần trụi, chìm khuất. Chắc chắn, không phải chỉ các đạo sĩ, nhưng còn là mỗi chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể gặp Chúa ở cung điện, ở những gì trí thức, khoa bản. Chúng ta khó lòng gặp Chúa nếu tâm hồn mình còn đầy gai góc, đầy kiêu căng, đầy tham vọng.

- Còn Hêrôđê, chỉ với một lời hỏi: "Vua người Do thái mới sinh, hiện đang ở đâu?", đã làm cho cả triều đình của ông hốt hoản. Thánh Mathêu viết: "Hêrôđê bối rối", và "cả Giêrusalem cùng (bối rối) với nhà vua".

Trong cơn hốt hoản, nhà vua triệu tập các đại giáo sĩ, các luật sĩ và những người am hiểu Kinh Thánh để tham khảo ý kiến. Nhưng khi đã xác định mạc khải của Chúa từ xa xưa qua sứ điệp tiên tri Mika: "Hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi nhỏ bé hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi người sẽ xuất hiện một thủ lãnh, người đó sẽ chăn nuôi Israel, dân tộc của Ta" (Mk 5, 1; Mt 2, 6), lẽ ra triều đình Hêrôđê và hàng lãnh đạo đạo đời của Dothái phải vui mừng khôn xiết mới đúng. Đàng này ngược lại: Họ lên đường tìm cách tiêu diệt Đấng Cứu Thế của muôn dân.

Nghịch lý là thế: Hóa ra, chỉ những người ngoại giáo, và ở rất xa, đã nhận ra Thiên Chúa. Còn những kẻ hằng tự hào mình là dâng riêng của Chúa, là những người nắm giữ Kinh Thánh, hiểu biết Kinh Thánh, ôm trọn mạc khải và luôn chủ trương giữ chặt chẽ lề luật của Chúa, lại không hề hay biết điều gì đã xảy ra.

Đến khi được Thiên Chúa ưu ái tỏ mình, - không phải bằng ánh sao, nhưng bằng thế giá của con người (đó là được chính các đạo sĩ loan báo), bằng thế giá của Lời Chúa trong Kinh Thánh, và không chỉ ngay trên chính quê hương, mà còn ngay bên cạnh hoàng triều của mình - thì nỗ lực tỏ mình của Thiên Chúa không thể có cơ hội tồn tại và phát triển trong lòng những kẻ mang dã tâm, đầy tham vọng, và bạo tàn.

Chúa không thể tỏ mình, thì nội tâm của những kẻ không đón nhận mầu nhiệm tỏ mình, mãi mãi Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa ẩn mình.

Lý thú là ở chỗ đó. Nghịch lý là ở chỗ đó. Đúng hơn, chính nghịch lý về sự tỏ mình và ẩn mình của Thiên Chúa đã gây lý thú và có sức lôi kéo người đọc và suy niệm.

Đó không là một lý thú để cười, để mừng vui. Nhưng để bất cứ ai, một khi đã nhận ra, đều phải giật mình thản thốt và suy nghĩ: Vì sao Thiên Chúa ẩn mình chứ không tỏ mình cho hết mọi người?

Thực ra, một khi Chúa tỏ mình, thì tỏ mình cho tất cả, không trừ ai. Điều còn lại là người được tỏ mình phải có thái độ nào, phải có lối suy nghĩ nào, phải có tâm hồn muốn đón nhận hay không đón nhận.

Thiên Chúa ẩn mình không phải do chính Thiên Chúa, nhưng do con người muốn loại trừ Thiên Chúa. Thực tế, từ đời sống của thế giới, đến từng cá nhân, nếu ở đâu có kẻ muốn loại trừ Thiên Chúa, ở đó khuôn mặt tàn độc của Hêrôđê có cơ hội hiện hình.

Đó là những kẻ chủ trương chiến tranh, chủ trương giết chóc, chủ trương phá hoại hòa bình... Đó là những thói bóc lột, thói mạnh được yếu thua, thói gian xảo trong mọi tương quan từ chánh trị, giáo dục, y tế, công nghiệp, nông nghiệp đến tương quan giữa cá nhân với cá nhân...

Còn chúng ta, các Kitô hữu, cũng phải thay đổi đời sống để sống tình yêu tỏ mình của Thiên Chúa mà chấm dứt lòng dạ xấu, không nuôi sự hận thù, không tìm lợi cho bản thân, chấm dứt sự ganh ghét nhau, chấm dứt sự thiếu thành thật khi tương quan cùng nhau...

Hơn ai hết, các Kitô hữu hãy luôn ý thức: Thiên Chúa ẩn mình là do thái độ sống bất xứng của chúng ta.


 
Lễ Hiển Linh : Tính Phổ Quát Của Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:53 04/01/2019
Lễ Hiển Linh : Tính Phổ Quát Của Ơn Cứu Độ

Kế hoạch của Thiên Chúa là muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ (x.1Tm 2,3-4). Thánh Tông đồ dân ngoại đã khẳng định về tính phổ quát của ơn cứu độ rằng: “Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (Eph 3,5-6). Họp mừng lễ Hiển linh hay là lễ Chúa tỏ mình cho muôn dân, Hội Thánh muốn khẳng định với chúng ta rằng ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người, mọi thời, mọi hoàn cảnh, đồng thời cảnh báo chúng tránh xa thái độ cao ngạo độc quyền chân lý, và mặt khác dạy chúng ta cần tích cực sẻ chia cho tha nhân kho tàng ân sủng mình đã lãnh nhận theo khả năng và hoàn cảnh của mình.

Ơn cứu độ là dành cho tất cả mọi người. Ngôn sứ Isaia loan báo cảnh huy hoàng rực rỡ của Giêrusalem và chư dân Đông Tây, sẽ tay bế tay bồng dìu nhau đến thờ lạy, ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa (x.Is 60,3-5). Thiên Chúa là Đấng công bình và đầy tình lân ái. Người tỏ mình cho mỗi người mỗi cách khác nhau tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ. Chúa công bình vì Người tỏ mình cho tất cả mọi người, chẳng trừ một ai. Chúa lân ái nên Chúa tỏ mình bằng nhiều cách thế để mỗi người theo mỗi hoàn cảnh có thể gặp được Người.

Với những người chăn chiên cừu, vốn ít học nhưng đơn sơ chất phác, thì lời loan báo của vị Thiên Sứ cùng với tiếng hát của đoàn cơ binh Thiên Thần trong ánh sáng huy hoàng quả là một sứ điệp không gì bằng. Dòng lịch sử minh chứng cho ta sự thật này: Chúa Kitô, Mẹ Maria thường hiện ra với những người thôn quê, nghèo hèn nhiều hơn là với những người trí thức, học cao, hiểu rộng hay chốn thị thành. Với các nhà đạo sĩ Đông phương, thì sự xuất hiện một ánh sao lạ trên bầu trời hẳn là một lời mời gọi thiết thực với những “chuyên gia thiên văn”. Còn với các kinh sư, các Thượng tế Do thái giáo, thì thử hỏi có gì quan trọng cho bằng Thánh Kinh. Chúng ta chớ quên việc họ thường mang Lời Chúa được ghi trên các dải vải đính ở tay áo. Thế thì một duyên cớ để họ đọc lại lời của Ngôn sứ Mikêa: “Phần người, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời” (Mk 5,1), quả là một lời mời gọi hay nói cách khác, là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách tuyệt vời cho họ. Rồi với Vua Hêrôđê, một vị vua trần thế vốn tham quyền cố vị, thì câu hỏi của các nhà đạo sĩ Đông phương: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu?” đúng là một sự tỏ mình của Thiên Chúa cách đúng đối tượng.

Thiên Chúa luôn tỏ mình ra với mọi người theo cách thức Người chọn, phù hợp với từng người theo từng hoàn cảnh, số phận khác nhau của họ. Như thế, ta có thể nói là bất cứ ai cũng đều có thể tìm gặp chân lý, đều có thể tìm đến cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu theo khả năng, hoàn cảnh của mình. Giáo lý Công Giáo khẳng định rằng ngoài phép rửa bằng nước còn có phép rửa bằng máu và bằng lòng mến. Thánh Công đồng Vatican II dạy chúng ta: “Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người và vì ơn gọi cuối cùng của con người thực ra là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng tham dự vào mầu nhiệm Phục Sinh cứu độ của Đức Kitô, tham dự bằng cách nào thì chỉ có Chúa biết mà thôi” (MV số 20). Ơn cứu độ là dành cho muôn dân, vì thế chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận như tất yếu như sau:

Không được phép độc quyền chân lý: Chân lý không thuộc riêng một ai, một tập thể nào. Khi ta độc quyền chân lý cách này cách khác là khi ta tự biến mình thành ngẫu tượng. Cần phải bỏ dần thái độ cao ngạo tự tôn của một thời quá khứ khi ta đồng hoá mọi niềm tin, tôn giáo khác ta đều là lầm lạc, là ma quỷ, bụt thần… Cần phải minh định rằng “không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô” (x.Ga 14,6). Tuy nhiên cũng cần cảnh giác thái độ tự tôn cho rằng “ngoài Giáo Hội thì không có ơn cứu độ”, một thái độ thiếu tôn trọng hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng “muốn thổi đâu thì thổi” (x.Ga 3,8). Khi ta có thái độ độc quyền chân lý là lúc ta tưởng như mình đã nắm trọn vẹn chân lý và hữu ý hay vô tình ta đã rơi vào chước cám dỗ của Satan ngày xưa khi cám dỗ tổ tiên loài người: Cứ ăn trái cấm này đi thì hai ông bà sẽ nên như Thiên Chúa, biết được điều lành điều dữ (x. St 3,5).

“Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ” (Ga 6,45). Thiên Chúa tỏ mình cho mỗi người mỗi cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa, phần phía con người cũng cần có sự đáp trả cân xứng. Một vài thái độ đáp trả cần có đó là:

Một tâm hồn biết lắng nghe: đây là thái độ khiêm nhu chân thành, luôn khao khát tìm về chân, thiện, mỹ. Người có tâm hồn biết lắng nghe là người có tấm lòng thành trước những những gì là chính đáng, là phải đạo. Các nhà đạo sĩ Đông phương và những người mục tử thôn dã lúc bấy giờ là những người có tấm lòng thành. Tấm lòng thành ở đây được hiểu như là sự hướng thượng và hướng thiện. Quân vương Hêrôđê chắc chắn không có tấm lòng thành. Các thượng tế, kinh sư ở thành Giêrusalem lúc bấy giờ thì ta không dám quả quyết nhưng chắc chắn họ thiếu động thái lên đường, ra đi.

Một động thái lên đường, ra đi: Khi đã nhận ra tiếng nói của chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu, thì cần phải lên đường, ra đi. Chân lý toàn thiện, tình yêu vĩnh cửu đòi hỏi chúng phải ra đi khỏi cái vị thế hiện tại. Không một ai ở trần gian này có thể nắm được tình yêu vĩnh cửu hay chân lý toàn thiện. Tất thảy đều ở phía trước, chính vì thế cần phải lên đường, ra đi. Các thượng tế và kinh sư ở thành Giêrusalem năm nào dù đã thoáng nhận ra Ánh Sáng cứu độ nhưng vì họ đã không lên đường nên không thể gặp được Đấng Cứu Thế. Trái lại khi nhận được dấu chỉ mời gọi, các đạo sĩ Đông phương và các mục tử đã biết lên đường, ra đi. Ra đi là chấp nhận từ bỏ. Lên đường là chấp nhận hy sinh và gian khó. Có một cái khó mà không dễ gì vượt qua hay từ bỏ, đó là những tập tục hay truyền thống mang tính nhân loại. Chúng dễ nhận ra sự thật này nơi nhiều người biệt phái, luật sĩ, tư tế thời Chúa Giêsu, khi Người công khai rao giảng tin mừng.

Chân lý đã thực sự hoàn hảo và đầy đủ nơi Chúa Kitô, Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (x.Col 1,15; Dt 1,1-2). Nhưng chúng ta, dù là giáo dân hay giáo sĩ, dù là thần học gia hay “xứng với bậc tông đồ” thì cũng chỉ nhận biết chân lý kiểu như thấy trong tấm gương đồng. “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi” (1.Cor 13,12).

Ra khỏi tháp ngà tự mãn cho rằng đã nắm được trọn vẹn chân lý, ra khỏi tháp ngà độc quyền chân lý là cách thế tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Hiển linh, Chúa tỏ mình cho muôn dân cách thiết thực, hữu hiệu và khả tín. Không ngừng kiếm tìm và đón nhận chân lý là một thái độ khiêm nhu vừa có tính giải thoát và tính truyền giáo. Sự thật không chỉ giải thoát chúng ta, mà còn có sức cuốn hút những tâm hồn thiện chí. Và như thế sự thật sẽ làm cho chúng ta xích lại gần nhau, làm cho chúng ta nên một bằng cách thánh hiến chúng ta, nghĩa là làm cho chung ta thuộc về Thiên Chúa (x.Ga 17,17).

Mừng mầu nhiệm Chúa Hiển Linh, ước gì chúng ta mãi luôn nuôi dưỡng cái tấm lòng thành nơi chúng ta bằng thái độ khiêm nhu biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần. Lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần không chỉ trong Thánh Kinh, trong các cử hành Phụng vụ, trong lời dạy của Hội Thánh…mà còn trong các biến cố lịch sử, trong các nét đẹp thánh thiêng nơi các niềm tin, tôn giáo ngoài Công Giáo, nơi các nghĩa cử cao đẹp của những người chưa tin hay chưa nhận biết Thiên Chúa. Lắng nghe không phải để đứng nhìn mà để can đảm lên đường tìm kiếm và đón nhận chân lý. Sự thật toàn vẹn luôn ở phía trước, vì có đó nhiều điều ngay các Tông đồ vẫn chưa thấu hiểu. Chính Thánh Thần là Đấng sẽ dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,12-13). Người là Đấng đang mãi hoạt động cho đến ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang. Không ai có thể trao ban điều mình không có. Tích cực tìm kiếm và đón nhận chân lý là tiền đề tất yếu để ta chia sẻ cho tha nhân hồng ân cứu độ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột


Attachments area
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục Hương Cảng đột ngột qua đời
Đặng Tự Do
02:01 04/01/2019
Đức Cha Micae Dương Minh Chương (楊鳴章, Yeung Ming- cheung) đã qua đời hôm thứ Năm 3 tháng Giêng, sau khi lãnh đạo giáo phận chỉ được mới 17 tháng.

Vị giám mục 73 tuổi đã qua đời tại bệnh viện Hương Cảng Canossa sau khi gan của ngài có biến chứng do bị xơ gan. Tang lễ của ngài sẽ được cử hành vào ngày 11 tháng Giêng.

Các báo cáo cho biết Đức Cha Chương đã có một số vấn đề sức khỏe trong nhiều năm qua nhưng ngài kiểm tra sức khỏe thường xuyên và các vấn đề xem ra đã được kiểm soát.

Tối ngày thứ Tư 2 tháng Giêng, một số phương tiện truyền thông Hương Cảng nói Đức Cha Chương đã qua đời. Tuy nhiên, giáo phận Hương Cảng dựa trên các chẩn đoán của bệnh viện đã bác bỏ các nguồn tin này và cho biết tình trạng của ngài được mô tả là ổn định. Một số các linh mục và anh chị em giáo dân đã tuôn đến bệnh viện để thăm hỏi và cầu nguyện cho ngài.

Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành (夏志誠, Ha Chi-shing) là Giám Mục Phụ Tá Hương Cảng cho biết ngài cảm thấy đau buồn vì Đức Cha Chương đã qua đời vào lúc 1g30 chiều thứ Năm chỉ vài giờ sau khi bệnh viện nói tình trạng của ngài đã ổn định.

Tuần trước, Đức Cha Chương vẫn còn khỏe mạnh để thi hành một chương trình phụng vụ dày đặc cho lễ Giáng Sinh. Ngài đã cử hành thánh lễ đêm Giáng sinh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và trước đó vào ngày 19 tháng 12, ngài đã đưa ra một thông điệp video nhân dịp lễ Giáng sinh 2018.

Đức Cha Micae Dương Minh Chương sinh tại Thượng Hải vào ngày 1 tháng 12 năm 1945. Ngài được thụ phong linh mục tại Hương Cảng vào ngày 10 tháng 6 năm 1978. Cùng năm đó, ngài nhận được bằng Cử nhân Thần học tại Đại học Giáo hoàng Urbanô ở Rôma, Ý.

Từ tháng 8 năm 2003, ngài là người đứng đầu Caritas Hương Cảng và từ năm 2009 là cha Tổng đại diện.

Ngài tiếp tục học và lấy bằng thạc sĩ về truyền thông từ Đại học Syracuse và bằng thạc sĩ giáo dục tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ.

Ngài cũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự về Khoa học xã hội từ Đại học Mở Hương Cảng và một bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Công Giáo Úc.

Ngài là một linh mục của Dòng Malta Hương Cảng và là giảng viên Đại học Thần học và Triết học Thánh Linh của Hương Cảng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Hương Cảng vào ngày 11 tháng 7 năm 2014 và nghi lễ tấn phong Giám Mục đã diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm đó.

Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Phó vào ngày 13 tháng 11 năm 2016 và sau đó kế vị Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cai quản giáo phận Hương Cảng vào ngày 1 tháng 8 năm 2017.


Source: Asia News Hong Kong bishop Michael Yeung Ming-Cheung has died
 
Đức Hồng Y Pietro Parolin: Giáo Hội đã có những bước tiến rất lớn trong cuộc chiến chống lạm dụng tính dục
Đặng Tự Do
02:33 04/01/2019
Giáo Hội phải thực hiện “mọi thứ có thể, và thậm chí cả những điều xem ra là không thể”, để chống lại tai ương lạm dụng tính dục. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn với mạng truyền hình Ý TV2000 hôm mùng 3 tháng Giêng.

Đồng thời, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng lên tiếng bảo vệ những phản ứng của Giáo Hội cho đến nay.

“Chúng ta phải công nhận rằng Giáo Hội đã đạt được những tiến bộ to lớn. Ngay tại thời điểm này, Giáo Hội đã phát triển một nhận thức tiến bộ về vấn đề này, cũng như về sự tàn phá mà những hành vi này tạo ra nơi các nạn nhân, và Giáo Hội đã cố gắng phản ứng chống lại.”

Ngài nhấn mạnh rằng “Chắc chắn, chúng ta là con người và chúng ta không phải lúc nào cũng đạt được kết quả thập toàn thập mỹ, nhưng tôi tin rằng có một sự cam kết với quyết tâm trong vấn đề này.”

Liên quan đến hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ 21 đến 24 tháng 2 sắp tới về cuộc khủng hoảng lạm dụng, quy tụ các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Hồng Y Parolin đã mô tả hội nghị như một dấu chỉ khác theo chiều hướng này.

“Theo tôi, hội nghị là một sự xác nhận cam kết ủng hộ các nạn nhân và lắng nghe để tránh mọi kiểu che đậy và tạo ra một môi trường an toàn. Chủ đề của cuộc họp, trên hết, sẽ là bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương.”

Đức Hồng Y Parolin thừa nhận rằng các tai tiếng lạm dụng tính dục đã làm tổn hại đến thẩm quyền luân lý của Giáo Hội.

“Chắc chắn, nó đã làm suy yếu uy tín của Giáo Hội.” Đức Hồng Y bày tỏ thất vọng rằng uy tín của Giáo Hội như một thể chế bị phương hại nghiêm trọng, nhưng ngài còn âu lo hơn vì những tai tiếng này cản trở việc loan báo Tin Mừng.

“Chúng ta phải phục hồi uy tín và thẩm quyền của Giáo Hội. Giáo Hội đã thực hiện các bước đáng kể, nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm để các tín hữu và những ai đã chịu phép Rửa Tội có thể tìm thấy một lần nữa nơi Giáo Hội sức sống và chứng tá.”


Source: Crux Pope’s top aide says Church must ‘do the impossible’ to fight abuse
 
Thư của các Giám Mục Hoa Kỳ gởi Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
03:09 04/01/2019
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã gửi một lá thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô thay mặt cho các giám mục Hoa Kỳ tham dự tuần tĩnh tâm kéo dài từ 2 đến 8 tháng Giêng tại chủng viện Mundelein ở Chicago.

Toàn văn lá thư như sau:

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Khi các giám mục Hoa Kỳ tập hợp ngày hôm nay trong lời cầu nguyện, chúng con khiêm tốn cầu xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho chúng con để chúng con có thể xích lại gần nhau và gần với Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Trong sự gần gũi này, chúng con cố gắng tìm ra sự khôn ngoan và sức mạnh cần thiết để đáp ứng những thách thức to lớn phía trước. Chúng con mang theo bên mình trong những ngày này nỗi đau và hy vọng của tất cả những ai có thể đã cảm thấy thất vọng trước Giáo Hội. Tuy nhiên, chúng con cảm thấy biết ơn vì lời nhắc nhở rằng tương lai không hệ tại bởi bất kỳ một cá nhân đơn lẻ nào trong chúng con, mà thuộc về Chúa. Hy vọng sẽ được tìm thấy nơi Chúa Kitô. Trong Ngài, hy vọng trở nên không thể lay chuyển được.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Chúng con cũng đến gần Đức Thánh Cha hơn trong lời cầu nguyện và sứ vụ. Chứng tá của ngài đối với những người đau khổ trên khắp thế giới củng cố chúng con. Cầu xin cho những ngày chúng con ở bên nhau phản ảnh sự hiệp thông của Giáo hội hoàn vũ.

+ Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo

Chủ tịch USCCB



Source: USCCB U.S. Bishops Receive Letter from Pope Francis As They Gather for Spiritual Retreat; Cardinal Daniel DiNardo Offers Message to Holy Father on Behalf of U.S. Bishops
 
Chính thức thành lập Giáo Hội Chính Thống Ukraine –Tân Thượng Phụ tuyên bố hợp tác với Công Giáo
Đặng Tự Do
04:41 04/01/2019
RISU, cơ quan thông tin của Vụ Tôn giáo Ukraine, cho biết Đức Tân Thượng Phụ Epiphany, tục danh Serhii Petrovych Dumenko, đã có cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Svyatoslav Shevchuk của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine trước khi lên đường sang Constantinople để nhận Tomos, tức là sắc lệnh của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, công nhận Giáo Hội Chính Thống Ukraine tân lập có quyền tự trị và ngang hàng với 14 Giáo Hội Chính Thống khác.

Bất chấp những phản đối của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nghi lễ trao Tomos diễn ra tại Tòa Thượng Phụ Fnar ở Istanbul, tên cũ là Constantinople, vào đúng ngày Lễ Hiển Linh.

Trong cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, Đức Tân Thượng Phụ mới 39 tuổi đã đồng ý xây dựng một lộ trình, để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Giáo Hội.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Pryamyy của Ukraine, Đức Thượng Phụ Epifaniy cho biết:

“Chúng tôi đã vạch ra một con đường cụ thể cho sự hợp tác trong tương lai của chúng tôi và từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ tìm kiếm những điểm hội tụ, những điểm hiệp nhất chúng tôi, trong lĩnh vực giáo dục tâm linh và các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Các ủy ban theo nhu cầu cụ thể của tình hình sẽ được hình thành bởi Giáo hội Chính thống của chúng tôi và Giáo Hội Công Giáo Đông phương, và chúng tôi đang tiếp tục phát triển một lộ trình cho sự hợp tác song phương.”

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine và Giáo hội Chính thống Ukraine “luôn có một mục tiêu chung, đó là làm việc cho sự phát triển của đất nước Ukraine. Đây là một mục tiêu thường hằng của chúng tôi.”


Source: RISU The new “Autocephalous Orthodox Church of Ukraine” and the Greek Catholic Church of Ukraine agree to develop a cooperation roadmap
 
Khía cạnh tôn giáo trong lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ khoá 116
Nguyễn Long Thao
11:27 04/01/2019
Hạ Viện Hoa Kỳ, khoá thứ 116, đã khai mạc phiên khoáng đại trong ngày 3/1/2019 để bà Nancy Pelosi tuyên thệ nhậm chức Chủ Tịch Hạ Viện và để 96 nhà lập pháp mới tuyên thệ nhận chức đại biểu quốc hội Hoa Kỳ.

Trong số 96 thành viên mới có 28 vị là người Công Giáo chiếm 30%. Tại thượng viện, trong số các tân thượng nghị sĩ mới được bầu, chỉ có Mike Braun thuộc đảng Công Hoà bang Indiana là người Công Giáo.

Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ khoá 116 có 163 vị dân cử là người Công Giáo, giảm 5 người so với khoá 115. Tuy nhiên, số đại biểu Công Giáo vẫn chiếm hơn 30%. Bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện là người Công Giáo gốc Ý

Theo số liệu của cơ quan thăm dò Pew Research, thì số đại biểu Công Giáo thuộc đảng Dân Chủ đông hơn đảng Cộng Hoà. Đảng Dân Chủ có 86 đại biểu là người Công Giáo, trong khi đảng Công Hoà có 55 vị

Trong số các tân dân biểu có dân biểu Pete Stauber thuộc đảng Cộng Hoà, đại diện cho quận 8 bang Minnesota, là người Công Giáo thứ hai dành được ghế dân biễu ở tiểu bang này trong hơn 70 năm

Một dân biểu khác cũng đáng chú ý là dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, người Công Giáo, đảng Dân Chủ, đại diện cho quận hạt 14 bang New York là dân biểu trẻ tuổi nhất từ trước tới nay ở Hạ Viện, tháng 11 này bà mới đủ 29 tuổi.

Sau khi thắng cử vào Hạ Viện, bà đã viết một bài báo trên tạp chí America nói lên đức tin Công Giáo đã truyền cảm hứng để bà vận động cải cách tư pháp hình sự.

Nhiều thành viên quốc hội mới cũng đã được hấp thụ nền giáo dục Công Giáo. Theo Hiệp hội Cao đẳng và Đại học Dòng Tên, thì cứ 1 trong 10 thành viên của quốc hội mới đều tốt nghiệp từ một trường của Dòng Tên. Tại Thượng Viện có 12 thượng nghị sĩ và Hạ Viện có 43 dân biểu. Tất cả 12 trường Dòng Tên đã có các dân biểu thượng nghị sĩ theo học trong đó đại học Georgetown có 28 vị. Đại học Boston và Đại học Fordham, mỗi trường có sáu cựu sinh viên.

Khoá quốc hội thứ 116 cũng là một khoá đa dạng về tôn giáo. Có hai phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào hạ viện và nội quy hạ viện đã thay đổi để hai phụ nữ Hồi Giáo có thể đội khăn trùm đầu tại các phiên họp ở hạ viện

Nguyễn Long Thao
 
Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ tổ chức Đại hội lần 31 với chủ đề: Niềm vui của Tin Mừng
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
12:47 04/01/2019
Từ ngày 8 đến 14 tháng giêng 2019, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại Ấn Độ (CCBI) sẽ tổ chức Đại hội lần 31 tại Mahabalipuram - Tamil Nadu với chủ đề: “The Joy of the Gospel” (Niềm vui của Tin Mừng), theo Tông thư của ĐGH Phanxicô, bàn về sứ vụ chính của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng trong thế giới hiện đại. Trong thông báo ngày 2 tháng giêng 2019, linh mục Stephen Alathara, Tổng thư ký CCBI, đã cho biết: Các giám mục sẽ đưa ra các chương trình và kế hoạch hành động chi tiết để hồi sinh sứ vụ thương yêu và thông cảm của Giáo hội ở cấp giáo phận và giáo xứ, Đại hội sẽ bắt đầu ngày 8 tháng giêng với việc cử hành Thánh lễ long trọng được chủ sự do Đức Tổng Giám Mục Giambattista Diquattro, Khâm sứ Tòa thánh tại Ấn Độ và Nepal. Đức Hồng Y Chủ tịch Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Bombay sẽ chủ tọa buổi họp đầu tiên.

Chương trình Đại hội gồm có: 1/ Nhiều thuyết trình viên tu sĩ và giáo dân sẽ trình bầy với các Giám mục về nhiều khía cạnh và nhiều cách để áp dụng “Niềm vui của Tin Mừng” trong Giáo Hội tại Ấn Độ qua sứ vụ thương yêu và thông cảm. 2/ Đại hội cũng sẽ xem xét tình hình hiện tại của Giáo Hội tại Ấn độ. 3/ Các thư ký của 14 tiểu ban và các ngành sẽ tường trình về hoạt động trong hai năm 2017 và 2018. 3/ Các Giám mục sẽ thẩm định các chương trình và hoặch định những hoạt động tương lai của các ủy ban và các ngành thuộc quyền Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ. 4/ Đại Hội sẽ bầu các chức vụ trong ban điều hành trung ương và các trường ban ngành. Chủ tịch CCBI được trúng cử sẽ chủ sự Thánh lễ kết thúc vào ngày 14.1.2019.

Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ bao gồm 3 Giáo Hội thuộc 3 nghi lễ: Giáo Hội nghi lễ La tinh và 2 Giáo Hội nghi lễ đông phương Syro-Malabar và Syro-Malankara. ĐHY Oswald Gracias là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) và cựu Chủ tịch Liên Hiệp Giám Mục Á Châu (FABC).

Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ gồm 132 giáo phận và 189 Giám mục. Hội Đồng này Hội Đồng Giám Mục Công Giáo lớn nhất tại Á Châu và hạng thứ 4 trên thế giới.

LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
 
Vatican News: Điện tặc tấn công kinh hoàng tại Đức, hầu hết các chính trị gia bị tấn công
Đặng Tự Do
13:58 04/01/2019
Tin tức về một chiến dịch tấn công và ăn cắp dữ liệu lan truyền nhanh chóng trên khắp nước Đức cho thấy rất ít người nổi tiếng đã không bị tin tặc tấn công.

Những dữ liệu nhạy cảm thuộc về hàng trăm chính trị gia Đức - bao gồm cả Thủ tướng - đã bị rò rỉ trên internet thông qua một tài khoản Twitter. Vụ lấy cắp dữ liệu kinh hoàng này cũng tiết lộ thông tin cá nhân của những người nổi tiếng như Sido và Jan Böhmermann.

Theo RBB, một đài truyền hình khu vực ở Berlin, các tài liệu khổng lồ bao gồm chi tiết thẻ tín dụng, số thẻ căn cước, nội dung những trò chuyện trên internet, email và số điện thoại riêng. Một số lớn các thành viên của quốc hội châu Âu, quốc hội Đức và quốc hội khu vực đều đã bị đánh cắp dữ liệu.

Vụ tấn công điện tặc được phát hiện trong tuần này, là vụ lớn nhất từng được biết đến ở Đức, nhưng chi tiết của các cuộc tấn công, và thủ thuật của bọn tin tặc hiện vẫn chưa được rõ.

Chính quyền Đức cho biết dữ liệu bị rò rỉ liên quan đến Thủ tướng Angela Merkel bao gồm số fax, địa chỉ email và một số thư từ, nhưng “không có dữ liệu nhạy cảm”, liên quan đến văn phòng Thủ tướng cũng như cá nhân bà Angela Merkel.

Bộ Quốc phòng Đức đã xác nhận họ không bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công này.

Hiện chưa rõ thời gian các vụ tấn công xảy ra, nhưng dường như phần lớn thông tin đã bị đánh cắp vào tháng 10 năm 2018.


Source: Vatican News Germany seeks clues after massive data hack
 
Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý đào tẩu
Đặng Tự Do
14:26 04/01/2019
Cơ quan tình báo Nam Hàn tường trình trước Quốc Hội nước này rằng đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý đã biến mất. Nhà ngoại giao hàng đầu của Bình Nhưỡng ở Ý đã xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây không được nêu tên.

Quan chức Triều Tiên đào tẩu đã được xác định là Đại sứ Jo Song-gil. Ông là đại sứ lâm thời của Bắc Triều Tiên tại Rôma và là con trai và con rể của hai quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên.

Cơ quan tình báo Nam Hàn tường trình trước các nhà lập pháp ở Hán Thành hôm thứ Năm 3 tháng Giêng rằng Jo đã đào tẩu trốn cùng với vợ vào tháng 11 trước khi nhiệm kỳ của ông ở Ý kết thúc.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ý cho biết không nhận được đơn xin tị nạn của Jo Song-gil. Có lẽ ông đã trốn sang một quốc gia thứ ba cho chắc ăn.

Nhà ngoại giao cao cấp cuối cùng đã đào tẩu là phó đại sứ tại London, ông Thae Yong-ho. Thae đã đào tẩu vào năm 2016, cùng với vợ và các con. Ông hiện cư trú tại Nam Hàn.

Thae cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Hàn Quốc hôm thứ Năm rằng Đại sứ quán Ý rất quan trọng đối với Triều Tiên vì họ giữ nhiệm vụ đàm phán với Chương trình Lương thực Thế giới về các khoản viện trợ lương thực cho Triều Tiên và là trung tâm buôn lậu các mặt hàng xa xỉ cho giới cầm quyền Bắc Triều Tiên.

Thae là người đã tố cáo một mưu toan thất bại của Bắc Hàn làm một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng để lùa gạt Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.

Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan giả dạng làm người Công Giáo.


Source; Vatican News North Korean diplomat disappears in Italy
 
Tân giám đốc biên tập của Bộ Truyền Thông nhận định: ĐGH Phanxicô xác định hướng tiến cho toàn Giáo Hội
Vũ Văn An
15:36 04/01/2019
Trên VaticanNews ngày 3 tháng 1, 2019, Tân Giám Đốc Biên Tập của Bộ Truyền Thông, Andrea Tornielli, nhận định rằng Lá Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi hàng Giám Mục Hoa Kỳ đã xác định ra hướng tiến cho toàn thể Giáo Hội. Sau đây là bài nhận định của ông:

Bức thư mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi như một dấu hiệu cho thấy sự gần gũi bản thân của ngài với các Giám mục Hoa Kỳ, đang tụ họp trong khóa tĩnh tâm ở Chicago, cung ứng một chìa khóa để hiểu quan điểm của ngài về cuộc khủng hoảng lạm dụng, đồng thời cũng nhắm vào cuộc gặp gỡ vào tháng Hai ở Vatican. Trong bài diễn văn trước Giáo triều Rôma vào ngày 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã đích thân nói lên một cách sâu rộng, quyết đoán và mạnh mẽ về chủ đề này. Bây giờ, trong thông điệp gửi các Giám mục Hoa Kỳ, ngài không dừng lại ở việc khảo sát hiện tượng lạm quyền, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục các trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, mà đi đến tận gốc rễ của vấn đề bằng cách chỉ ra một hướng tiến.

Đức Giáo Hoàng nói “tính khả tín của Giáo hội đã bị bán rẻ nghiêm trọng và bị giảm bớt bởi các tội lỗi và tội ác này, nhưng còn tệ hơn nhiều bởi những nỗ lực đưa ra để bác bỏ hoặc che giấu chúng". Nhưng điểm chính của Lá Thư phải được tìm thấy trong câu trả lời mà ngài gợi ý. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo không nên quá tin tưởng vào những hành động có vẻ "hữu ích, tốt và cần thiết", và thậm chí "đúng", nhưng nếu có xu hướng thu gọn giải pháp vào sự ác, vào vấn đề tổ chức mà thôi, thì chúng không có "hương vị" của Tin Mừng.

Một Giáo hội như thế đơn giản đặt đức tin của mình vào các chiến lược, sơ đồ tổ chức và các thực hành tốt nhất, thay vì tín thác, trên hết, vào sự hiện diện của Đấng đã hướng dẫn nó cả hai ngàn năm qua, trong sức mạnh cứu rỗi của ơn thánh, trong hoạt động im lặng hàng ngày của Chúa Thánh Thần.

Trong vài năm nay, các vị Giáo hoàng đã đưa ra các quy tắc phù hợp và chặt chẽ hơn để chống lại hiện tượng lạm dụng: các hướng dẫn hơn nữa sẽ được ban hành từ cuộc họp các Giám mục của toàn thế giới hợp nhất với Toà Phêrô. Nhưng phương thuốc có thể tỏ ra không hữu hiệu nếu nó không được đi kèm "bằng việc thay đổi suy nghĩ (metanoia), cách cầu nguyện, xử lý quyền lực và tiền bạc, thực thi quyền lực và cách chúng ta liên quan với nhau và thế giới xung quanh ta".

Tính khả tín không được tái thiết bằng các chiến lược tiếp thị. Nó phải là thành quả của một Giáo hội biết cách vượt qua sự chia rẽ và xung đột nội bộ; một Giáo hội mà hành động nảy sinh từ sự phản chiếu ánh sáng không phải của riêng mình, nhưng không ngừng được ban cho; một Giáo hội không tự tuyên xưng mình và các khả năng của mình; một Giáo hội bao gồm các mục tử và tín hữu, những người, như Đức Giáo Hoàng nói, tự nhận mình là tội nhân và được kêu gọi hoán cải, chính vì họ đã trải nghiệm, và tiếp tục trải nghiệm trong chính mình, ơn tha thứ và lòng thương xót.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc hành hương đến hang đá Bethlehem
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
09:51 04/01/2019
Cuộc hành hương đến hang đá Bethlehem

Hằng năm vào ngày 6. Tháng Giêng Giáo Hội Công Giáo mừng kính lễ Chúa Hiển linh, mà vẫn quen gọi là lễ Ba Vua. Trái lại Giáo hội Chính Thống theo lễ nghi Đông phương ngày này là ngày mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu.

Đâu là nguồn gốc lịch sử và đạo đức thần học ngày lễ Ba Vua theo lễ nghi Giáo Hội Công Giáo ?

Theo kinh thánh thuật lại , sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, các nhà Đạo sĩ từ bên phương đông tìm đến nơi Chúa sinh ra bái kiến thờ lạy. Vì họ cho rằng hài nhi mới sinh là vị Vua . ( Mt 2, 1-2).

Và họ còn qủa quyết đã thấy ngôi sao của vị vua xuất hiện ở phương Đông. Thế là cuộc hành trình của họ vượt đường xa trở thành cuộc hành hương tìm đến hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh ra trên trần gian ở cánh đồng Bethlehem..

Ngay từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, bên Đông phương lịch sử các nhà đạo sĩ thiên văn này hay còn gọi là nhà chiêm tinh rất được yêu mến trọng vọng trong xã hội. Những vị này theo truyền tụng trong dân gian nguyên thủy họ là những Vị Tư Tế bên Ba Tư, và cũng là những học giả ngành thiên văn nghiên cứu về ý nghĩa dấu chỉ các ngôi sao trên trời. Họ được cho là những người có khả năng hiểu biết những sự vượt qúa khỏi lãnh vực tự nhiên, khi nhìn sao trời nhận ra tín hiệu sứ điệp gửi phát ra từ đó.

Trong thế giới cổ xưa vì sao Saturn được hiểu là ngôi sao của dân Israel, cũng gọi là sao Sabbat. Trong khi ngôi sao Jupiter là ngôi sao của vị Vua. Theo khảo cứu của khoa học ngành thiên văn , trong năm 7. trước Chúa giáng sinh hai vì sao này cùng xuất hiện sáng tỏ trên nền trời.

Ở Roma sự xuất hiện lạ lùng của vì sao này được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh chỉ về Hoàng đế Augustus, vị hòang đế mang đến hòa bình cho toàn đế quốc Roma.

Ở vùng Babylon sự xuất hiện của ngôi sao lạ lùng này lại được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh dấu chỉ sự xuất hiện của đấng Cứu Thế. Vì người ta nhớ lại lời hứa cho dòng dõi Bileam được thể hiện qua các nhà chiêm tinh từ phương đông đến: „ Một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp,một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách Dân số 24,17).

Phái Qumran so sánh sự xuất hiện của đấng Cứu Thế ( Messiah) với sự xuất hiện của ngôi sao: Trên nền trời ngôi sao của Người chiếu sáng như một vị Vua.

Các Giáo Phụ đã suy tư theo tầm nhìn chung hợp Chúa Giêsu với một ngôi sao khác: ngôi sao ban mai đồng thời cũng là ngôi sao hôm.

Các nhà Đạo sĩ thiên văn khi tìm đến Bethlehem , họ vào thăm viếng bái lạy vị hài nhi Giêsu và dâng ba tặng phẩm làm lễ vật dâng mừng Vua hài nhi Giêsu: Vàng, nhũ hương và mộc dược. Ba tặng vật này xưa kia Ngôn sứ Isaia đã nói tới (Is.60,6) như tặng vật cho vị vua mặt trời . Nơi Chúa Giêsu Kito mặt trời công chính đã mọc lên soi chiếu ánh sáng vào đêm tối trần gian.

Các Giáo Phụ đã suy niệm về dấu chỉ ý nghĩa của ba tặng vật đó: Vàng cho hài nhi Giesu là vị vua chính thực, Nhũ hương chỉ về thiên tính của Vua Giêsu, và Mộc dược dấu chỉ nói về sự chết của Chúa Giêsu trên thập gía.

Hay ba tặng vật dâng tiến Vua hài nhi Giesu đó cũng hình ảnh những tặng vật đời sống của chúng ta: Vàng nói về tình yêu của chúng ta. Nhũ hương chỉ về khát vọng chờ mong của chúng ta. Và Mộc được nói về sự đau khổ, những vết thương của chúng ta. Chúng ta không cần phải mang đến hang đá Chúa Giêsu thành tích tặng phẩm gì, ngoài những sự chúng ta luôn có: tình yêu mến, lòng khát vọng trông mong và những vết thương đau đời sống chúng ta.

Mộc dược không chỉ là hình ảnh của vết thương đau. Như thảo mộc cây thuốc có sức chữa lành xoa dịu những vết thương đau đớn. Đến trước hang đá hài nhi Giêsu xin ơn chữa lành những vết thương đau khổ, và như thế khát vọng trông mong của chúng ta đạt tới đích điểm địa chỉ.

Chúng ta cũng không chỉ mang đến tình yêu mến, nhưng chúng ta cảm nhận nơi Chúa Giêsu tình yêu Thiên Chúa đã sinh xuống làm người là một trẻ thơ giữa con người. Tình yêu Chúa đã mang lại cho con người không còn phải bơ vơ, nhưng có sự che chở và quê hương nơi thung lũng nước mắt trần gian.

Ngay từ thế kỷ thứ 2. sau Chúa giáng sinh bên Đông phương đã mừng lễ Chúa hiển linh. Ngày lễ này có nguồn gốc từ thời xa xưa trước Chúa giáng sinh để tôn thờ hoàng đế trong xã hội quốc gia.

Từ thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh, sau khi đạo Công Giáo được hoàng đế Constantino công nhận năm 312 cho hưởng tự do thực hành, Giáo Hội Công Giáo đã rửa tội lập ra ngày lễ Hiển linh này để kính thờ tôn vinh Chúa Giêsu, thay thế cho ngày lễ hiển linh tôn thờ hoàng đế trần gian. Sau nhiều lần thay đổi, ngày lễ này được ấn định vào ngày 6. Tháng Giêng hằng năm.

Phúc âm Thánh sử Mattheo nói đến các nhà bác học Đạo sĩ từ phương đông tìm đến hành hương kính viếng hài nhi Giêsu, nhưng không nói đến bao nhiêu vị. Con số ba sau này được nói đến, vì căn cứ vào ba của lễ tặng vật các vị mang tới dâng kính cho hài nhi Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược.

Con số ba trong nhiều nền văn hóa là con số thánh thiêng và chỉ về sự nối kết thần linh trong nhiều tôn giáo cũng như thần thoại. Trong Kitô giáo có Ba ngôi Thiên Chúa, người Roma nói đến ba vị thần: Juno, Jupiter và Minerva, người Aicập có ba vị chính thần: Horus, Isis và Osiris. Triết lý tôn giáo bên Ân Độ nói đến bản thể, tư tưởmg và niềm vui cao cả nhất, hay cảm giác hạnh phúc.

Ba Vua thánh đến Bethlehem là biểu tượng nói đến ba giai đoạn đời sống con người: tuổi trẻ, tuổi trưởng thành và tuổi cao niên. Và con số ba Vua, hay ba nhà Đạo sĩ cũng nói đến dòng dõi những người con trai của Tổ phụ Noe: Sem, Kham và Giaphet, trong Kinh Thánh Cựu ước. ( Sáng Thế 9, 18).

Kinh thánh chỉ nói đến các nhà Bác học đạo sĩ không nói đến tên của họ, nhưng trong dòng thời gian ba vị này được nói đến với tên Caspar, Melchior và Balthasa. Ngày nay hình tượng ba vị Vua này không thể thiếu trong hang đá Chúa giáng sinh.

Caspar theo tương truyền có gốc gác từ nước Batư và mang ý nghĩa“ Người quản thủ kho tàng“ và là vị mang tặng vật Mộc dược.

Tên Melchior là tên có gốc gác từ tiếng Do Thái và biểu hiệu cho „ Vua ánh sáng“. Và vị Melchior mang tặng vật vàng.

Balthasar có nguồn gốc từ Do Thái và mang ý nghĩa „ Thiên Chúa bảo vệ đời sống, hay Thiên Chúa cứu giúp hộ phù.“ Vị Melchior mang tậng vật Nhũ hương.

Trong cuộc hành hương đi tìm hài nhi Giesu của các nhà Đạo sĩ bác học, ngôi sao lạ trên nền trời đã đóng vai trò quan trọng: Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện trên nền trời . Ngôi sao lạ này đã soi chiếu dẫn đường cho các nhà Đạo sĩ bác học vượt đường xa hành hương tìm đến Bethlehem , nơi vua Giesu sinh ra. Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. có suy tư về mối tương quan của ngôi sao với hài nhi Giesu con Thiên Chúa đã sinh ra làm người:

„ Trong tù Thánh Phaolo viết thư mục vụ cho giáo đoàn Colosseo và Epheso nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã chiến thắng những quyền lực và sức mạnh trong không gian khí trời, và đã làm chủ thống trị tất cả không gian. Lịch sử về ngôi sao của các nhà đạo sĩ chiêm tinh cũng thuộc vào biên cương con đường đó: không phải ngôi sao quyết định số phận của của hài nhi, nhưng hài nhi đã điều khiển hướng dẫn ngôi sao. Người ta có thể theo hướng xoay chiều về khoa nhân chủng học nói được rằng : Đấng là Thiên Chúa đã chấp nhận làm người thì lớn cao cả hơn mọi quyền lực của thế giới vật chất và nhiều hơn cả toàn thể không gian vũ trụ.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazareth, Prolog, Die Kindheitsgeschichten, Herder Freiburg, Basel 2012, trang 110)

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Câu Chuyện Mùa Thu Nước Pháp
Hà Minh Thảo
18:08 04/01/2019
Câu Chuyện Mùa Thu Nước Pháp

Mùa thu nước Pháp năm 2018 thật khác so với mùa này trong những năm trước đó. Thời tiết nóng khác thường, không phù hợp với nhiệt độ phải có của mùa thu, nhưng có thể đúng với hiện tình đất nước, trong những ngày phong trào ‘Gilets jaunes’ đang chuẩn bị cho ngày hành động 17.11.2018 và, thật rất tiếc, nếu nó phải tiếp diễn đến mùa Xuân 2019…

I.- NIỀM HY VỌNG VÀO VỊ TỔNG THỐNG TRẺ.

A./ Tuyển cử Tổng thống năm 2017.

Sau một nhiệm kỳ Tổng thống, ông Nicolas Sarcozy (hữu phái 2007-2012) phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kéo theo khủng hoảng kinh tế và xã hội, số người thất nghiệp gia tăng. Nhờ sự ủng hộ của các nhóm cực tả, ông François Hollande (tả phái 2012-2017) kế vị. Ông thất bại hoàn toàn với các lời hứa cải thiện trong nước, dù có được sự cố vấn và làm Tổng tưởng của ông E. Macron. Do đó, ông không dám ứng cử nhiệm kỳ hai.

Năm 2017, một ứng cử viên trẻ, Emmanuel Macron (Tiến bước, En Marche), tự giới thiệu ‘không tả không hữu’, hứa hẹn rất nhiều cải tổ, đặc biệt là thuế gia cư (taxe d’habitation) và gia tăng mãi lực (sức mua, pouvoir d’achat)… Ngày 23.04.2017, 38 triệu cử tri Pháp đã tham gia việc tuyển chọn Tổng thống, vòng một, cho phép hai ứng cử viên là ông E. Macron thu được 24,01% số phiếu hợp lệ và Marine Le Pen (Mặt trận Quốc gia, Front national, FN) với 21,30% để vào tranh cử ở vòng hai.

Ngày 07.05.2017, cử tri Pháp đã trở lại phòng phiếu để dự bầu vòng hai. Kết quả: ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống với 66,10% số phiếu hợp lệ và bà Marine Le Pen thu được 33,90% số phiếu này. Oâng là vị Tổng thống trẻ nhất Ðệ Ngũ Cộng hòa Pháp.

B./ Kết quả có đúng Sự Thật không ?

Sự Thật là gặp nhau ở vòng chung kết, kết quả chắc chắn là ông Macron sẽ thắng trước bà Lepen. Nhất là trong cuộc tranh luận giữa hai vòng đầu khi bà Lepen nói sai về đồng ECU, một đồng tiền chỉ có trong Hệ thống Tiền tệ Âu châu (Système Monétaire Européen), chứ không là đồng tiền có tính giao hoán. Nhưng do các ứng viên thất cử khác đã kêu gọi dồn phiếu cho ông Macron. Ðúng ra, các vị bị loại này nên tôn trọng tự do lựa chọn của những cử tri đã bầu cho họ ở vòng một. Tham dự đầu phiếu vòng hai, cử tri đã làm tròn nghĩa vụ công dân của mình. Họ không bị buộc phải bầu cho ông này hay bà kia mà quyền tự do cho phép họ đặt phiếu trắng hay phiếu bất họp lệ vào thùng phiếu.

Bách phân cử tri từ chối bỏ phiếu vòng hai ngày 07.05.2017 đã lên đến 25,44% số cử tri ghi danh, một số cao nhất từ năm 1969 cho một cuộc tuyển cử Tổng thống tại Pháp. Thêm vào đó, những số bách phân lịch sử khác là số phiếu trắng 8,51% và số phiếu bất hợp lệ lên đến 2,96% số cử tri đi bầu. Nếu cộng lại cả 3 số bách phân này và số phiếu bà Lepen thu được, chúng ta thấy ông E. Macron, với số phiếu ông thu được ở vòng nhì, chỉ là 44% số cử tri ghi danh. Với bách phân đó, ông Macron không được sự tín nhiệm của đa số tuyệt đối công dân Pháp, nhưng ông đã được bầu đúng Hiến pháp và các Luật Bầu cử, nên được Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp tuyên bố đắc cử và trở thành Tổng thống toàn dân nước Pháp.

C./ Dân biểu LREM chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội.

Hai ngày 10 và 17.06.2017, trong những cuộc bầu cử QuôÙc hội, thật hợp lý, cử tri Pháp đã tín nhiệm và bầu 308 ứng cử viên (đa số tuyệt đối: 289/577 Dân biểu) mang nhản hiệu đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM, la République en Marche) của tổng thống Macron và 44 ứng viên Phong trào Dân chủ (Modem, Mouvement Démocratique) ‘tích cực’ ủng hộ Hành pháp. Ða số các tân Dân biểu này đã phải tham gia các buổi học việc và vui lòng gật đần theo hướng dẫn của Ðảng.

D./ Sở dĩ đồng bào ủng hộ vị Tổng thống trẻ của họ vì ông hứa cải thiện sức mua và bải bỏ thuế gia cư.

1./ Sức mua hay mãi lực (pouvoir d’achat) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ có thể mua được bằng một số đơn vị tiền tệ.

Thí dụ 1. Ngày 01.11.2017, với 80 euro, người ta mua được 100 ổ bánh mì 400 grs. Ngày 31.10.2018, để mua 100 ổ bánh mì cùng trọng lượng và phẩm chất, họ bị buộc phải trả 100 euro. Như vậy, sức mua của euro (tiền pháp định, fiat devise) đã bị giảm đi 25% so với một năm trước. Ai có tiền là có khả năng điều khiển những lực lượng lao động khác, do vậy sức mua ở một mức độ nhất định cũng là sức mạnh tương quan giữa hai người. Người ít tiền sẽ sẵn sàng bán lao động hay hiện vật của mình để đổi lấy tiền.

Tiền tệ có thể là tiền hàng hóa (commodity money) như vàng hay bạc, hoặc tiền pháp định (fiat currency) như Mỹ kim hay Ðồng Việt Nam. Như nhà kinh tế Adam Smith đã lưu ý, người có tiền là có khả năng điều khiển những lực lượng lao động khác, do vậy sức mua ở một mức độ nhất định cũng là sức mạnh tương quan giữa hai người. Người ít tiền sẽ sẵn sàng bán lao động hay hiện vật của mình để đổi lấy tiền.

Thí dụ 2. Những hưu viên (retaités), theo nguyện tắc trước đây, được hưởng tiền hưu gia tăng mỗi năm theo bách phân lạm phát để bảo vệ sức mua của những người đã phục vụ xã hội khi còn trong tuổi lao động. Nhưng Luật tài trợ An ninh xã hội năm 2018 (la loi de financement de la sécurité sociale) quy định bách phân tăng cho năm 2019 từ ngày 01.01.2019 chỉ là 0,30%, mặc kệ số bách phân lạm phát dự tính cho năm 2018 sẽ tăng từ 1,50 đến 1,70%. Như vậy, sức mua của các vị này bị mất đi từ 1,20 đến 1,40% so với năm trước.

2./ Bải bỏ thuế gia cư (Taxe d’habitation).

Bị cho là thuế bất công, ứng cử viên Tổng thống 2017 E. Macron cho rằng Thuế gia cư ‘rất nặng nề cho các hộ thuế có thu nhập thấp, làm giảm sức mua cho giới trung lưu, nhưng chỉ là một đóng góp rất nhỏ của các gia đình giàu có’. Do đó, ông đề nghị sẽ ‘tha thuế này’ cho lối 80% các hộ thuế, vào cuối nhiệm kỳ năm 2022. Ðiều kiện để được miễn thuế dành cho người có mức thuế thu nhập tham chiếu (Revenu fiscal de référence) 20 000 euros và 40 000 euros cho hai vợ chồng. Một điều kiện thực tế khác, hai vợ chồng với hai con cũng được miễn thuế gia cư khi mức thu nhập của họ ở mức 5 000 euros/tháng.

Thuế này do Nhà nước thu thay các Chính quyền địa phương (thị xã, tỉnh…), nay bị bải bỏ, các Chính quyền địa phương này lo ngại nguồn Thu của mình, nên đã tạo ra những nguồn thu khác. Từ nhiều năm nay, kinh phí mà Nhà nước hứa rót xuống cho họ ngày càng ít đi.

II.- PHONG TRÀO ÁO VÀNG.

A.- Phong trào xuất phát nhờ Mạng lưới xa lộ thông tin.

Sau khi Luật Lao động được thông qua bằng Sắc luật (Ordonnance) và Cải tổ Hỏa xa 2018 được hình thành, các công đoàn đã tự làm yếu đi vai trò đại diện đồng bào để đối thoại với chính quyền. Trong bối cảnh đó, một phong trào phản kháng không lãnh đạo ra đời đòi giảm thuế xăng dầu, rồi gia tăng sức mua và Referendum d’initiative Citoyen, RIC).

Tháng 05/2018, chị Priscilla Ludosky, 32 tuổi, sống ở ngoại ô Paris Seine-et-Marne, quản lý một cửa hàng bán mỹ phẩm qua internet, nhận thấy giá xăng dầu tăng vọt. Tìm hiểu trên mạng này, chị khám phá ra 2/3 giá xăng dầu là do thuế. Chị phát đơn kiến nghị lên Facebook, nhưng ý kiến không được lưu tâm lắm. Ðến mùa thu, một phóng viên báo La République de Seine-et-Marne liên hệ với chị để viết về kiến nghị này trên Facebook và, lần này, chị thu được 700 chữ ký ủng hộ… Cùng lúc, cũng tại vùng này, ông Drouet, tài xế lái xe vận tải, 33 tuổi, bất mãn vì xăng dầu tăng giá, đã cùng hiệp hội tài xế Muster Crew mời gọi đồng nghiệp tổ chức một chuyến đi bằng xe trên các đường vành đai Paris ngày thứ Bảy 17.11.2018. Phu nhân ông Drouet tình cờ đọc được bài báo viết về chị Ludosky và kể cho chồng. Kết quả, họ liên lạc với nhau để thống nhất kiến nghị và cùng tổ chức một phong trào đấu tranh chung. Ngày 21.10.2018, báo Le Parisien viết về ý tưởng chung này. Sau đó, trên Facebook số người đồng ý tham gia biểu tình ngày 17/11 và ký kiến nghị chống tăng thuế xăng dầu tăng dần đến 200.000.

Những người khởi đầu phong trào đồng ý nhận ‘Gilets jaunes’ (Áo Vàng) làm biểu hiệu. Ðó là chiếc áo phản quang màu vàng buộc tài xế phải có sẵn trong xe phòng khi cần ra khỏi xe trên đường thì phải mặc vào, để các tài xế khác dễ nhìn thấy, kể cả ban đêm, để giúp đỡ và cũng để tránh đụng vào họ. Do đó, Áo Vàng biểu tượng cho điểm chung của các tài xế, những người đi đầu phong trào chống tăng giá xăng dầu. Ngoài ra, do quá đông, họ không thể kéo về Paris để trình kiến nghị, họ tập hợp tại các giao lộ nơi địa phương để truyền tải thông điệp về những khó khăn của họ.

Ngoài việc phản đối thuế đánh trên xăng dầu tăng cao đến mức khiến sức mua của công dân bị đe dọa, những ngươi Áo Vàng còn tranh đấu đòi tái lập ISF.

Thuế tương trợ trên tài sản (Impôt de solidarité sur la fortune, ISF) đã thành hình từ năm 1982 bởi chính phủ Mauroy với danh xưng Thuế trên những tài sản lớn (Impôt sur les grandes fortunes, IGF) sau khi ông Francois Mitterand (đảng Xã hội) đắc cử Tổng thống, đánh dấu lần đầu tả phái lập chính quyền thời Ðệ Ngũ Cộng hòa Pháp. Luật này đã làm cho các nhà tư bản Pháp bỏ nước ra đi. Thêm vào đó sự gia tăng Lương tối thiểu tăng trưởng liên nghề (SMIC, salaire minimum interprofessionnel de croissance) đã tăng 51,47 francs/giờ (tức 7,96 euro) từ ngày 01.06 đến 01.11.2018 làm giá thành hàng hóa và dịch vụ gia tăng, mất tính cạnh tranh… gây gia tăng số người thất nghiệp và người nghèo từ đó gia tăng cho đến nay.

Năm 1986, Thủ tướng Jacques Chirac (hữu phái, Rassemblement pour la République, RPR, Tập hợp vì nền Cộng hòa) đã bỏ IGF để mời các nhà tư bản này đem vốn liếng về và giải tư các công ty quốc doanh. Nhưng chưa đạt được bao nhiêu kết quả cho nền kinh tế, năm 1988, ông Mitterand tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Ông giải tán Quốc hội để cử tri Pháp tín nhiệm một Quốc hội đa số tả phái. Theo đó, ông cử ông Michel Rocard (đảng Xã hội) làm Thủ tướng trong một chính phủ không đảng viên cộng sản và tái lập Thuế này, nhưng thêm chữ ‘tương trợ’ để trở thành Impôt de solidarité sur la fortune (ISF) để tài trợ với mục đích rõ ràng cho Lợi tức tối thiểu hội nhập (Revenu minimum d'insertion, RMI) được cấp cho những người sống hợp lệ và thường trực ở Pháp sau 6 tháng với số tiền 1 000 francs/tháng (454,63 euros), người phối ngẫu nhận thêm 50% số đó, người con đầu nhận thêm 50% số đó, người con thứ hai chỉ thêm 136,39 euros và, từ con thứ ba, mỗi em sẽ nhận được thêm 181,85 euros/tháng cho gia đình. Ngày 01.06.2009, thời Thủ tướng François Fillon (Những người Cộng hòa, Les Républicains, LR), RMI được cải danh thành Lợi tức tương trợ sinh hoạt (Revenu de solidarité active, RSA) với số tiền là 550,90 euros/tháng vào tháng 12/2018.

Ngày 01.01.2018, Tổng thống E. Macron cải danh ISF thành Thuế Tài sản bất động (Impôt sur la fortune immobilière, IFI), tức không đánh thuế trên những tài sản có thể góp phần vào việc kinh doanh, phát triển kinh tế để tạo công ăn việc làm giảm số người thất nghiệp. Quyết định này đang là một trong những đề tài để ông bị đồng bào cho là ‘Tổng thống của người giàu’. Thật ra, quyết định này cần thiết cho việc cải tổ nền kinh tế nước nhà, nhưng giới nhà giàu có chấp nhận một cuộc chơi ‘đẹp và can đảm’ không ? Ðồng ý là khi gặp khủng hoảng, trong khi công nhân chỉ mất việc làm, nhưng họ mất cả vốn liếng. Sau cuộc khủng hoảng subprimes (nợ thứ cấp) từ Hoa Kỳ lan sang Âu châu biến thành khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều chủ xí nghiệp sa thải công nhân để, qua Quỹ ASSEDIC, xã hội phải trả tiền trợ cấp thất nghiệp.

Lưu ý: Nhân nhắc đến Trợ cấp Thất nghiệp, chúng tôi xin lưu ý: Từ tháng 10/2018, chính phủ, để lấy lòng người làm việc, đã bỏ tiền Cotisations du Chômage cho Quỹ ASSEDIC (Association pour l’emploi dans l’Industrie et le Commerce và được tài trợ bởi CSG (Contribution Sociale Géneralisée) được đóng nộp bởi hưu viên, nghỉ bệnh… tương lai, có thể bằng thuế do mọi người phải đóng

HÌNH THÀNH GIÁ MỘT LÍT XĂNG DẦU

(tính theo %)

XĂNG SP 95 GAZOLE

Dầu thơ 26,80% 28,30%

Chi phí lọc 4,60% 5,50%

Phân phối 7,20% 7,60%

Thuế 61,40% 58,60%

Giá 1 lít gồm các thuế 1,53 euro 1,45 euro

Trong đó, tiền thuế gồm:

- Thuế tiêu thụ quốc nội về sản phẩm năng lượng

(Taxe Intérieure de Consommation Xăng (lít) Gazole (lít)

sur les Produits énergétiques, TICPE): 0,69 euros 0,6o euros

- Thuế Trị giá Gia tăng (Taxe sur Valeur

Ajoutée, TVA) 20%: 0,25 euros 0,24 euros

Trong vòng một năm qua, giá một lít xăng 95, không chì, tăng từ 1,343 euro lên 1,556 euro tương đương với 15%. Cùng thời gian, giá một lít dầu diesel, một trong những thủ phạm gây ô nhiễm không khí, tăng từ 1,235 euro lên 1,523 euro, tức 23%, theo yết giá trong tháng 10 trước khi, theo giá thị trường quốc tế, hạ xuống đôi chút do giá dầu thô hạ.

Trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2018, giá dầu thế giới đã tăng gần 70% so với thời gian trước đó, nhưng sự tăng giá nhẹ của đồng euro so với mỹ kim đã ‘làm giảm nhẹ cú sốc’, Đây là thuế nặng vềâ nhiên liệu mà những người lái xe Pháp phải chi trả. Bởi vậy, một số người trong họ đã kêu gọi khoát áo vàng để biểu tình ngày 17.11.2018.

III.- CÁC CUỘC BIỂU TÌNH VÀ CƯỚP PHÁ.

Ngày 14.11.2018, trên hàng không mẩu hạm Charles de Gaulle, duới những phản lực cơ, Tổng thống E. Macron nói với phóng viên đài truyền hình TF.1: Tiền thuế quý vị đóng là để chi cho giáo dục, sức khoẻ, quốc phòng, an ninh quốc nội, chính sách xã hội. Thuế đóng dần hồi sẽ giảm, nhưng chung là để cải thiện Ðất nước. Ông không quên nhắc mọi người, từ tháng 10, tiền lương đã tăng do giảm các đóng góp an ninh xã hội và mời đồng bào đọc Bản lương. Ðể biện minh cho giá xăng dầu tăng, ông cho rằng ‘do giá dầu thô quốc tế đã tăng và ông đã tranh đấu thế giới cho đầu thô hạ giá mà chúng ta bắt đầu thấy tại các trạm bán xăng.

Ðề cập đến phong trào ‘Áo Vàng’, ông nói là ông nghe sự phẩn nộ của họ. Ðó là một quyền căn bản để bày tỏ ý kiến. Nhưng cũng nên tôn trọng quyền đi lại cho mọi người. Coi chừng đừng bị lợi dụng bởi Tập hợp Quốc gia (Rassemlement national) và Nước Pháp bất khuất (La France insoumise).

Tổng thống nói cũng lấy làm tiếc vì ông không thành công trong việc hòa giải nhân dân Pháp với lãnh đạo của họ. Sự ly dị này, như chúng ta thấy trong mọi nền dân chủ phương tây, làm cho tôi lo sợ và tôi coi đó như là nhiệm vụ trọng tâm của tôi.

Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia dân chủ và pháp trị nhất thế giới. Nhưng thật rất tiếc, sau khi ông E. Macron đắc cử Tổng thống và Quốc hội đa số Dân biểu cùng một màu sắc chính trị ‘tiến bước’ tín nhiệm ông Edouard Phillippe, đến từ đảng Những người Cộng hòa (Les Républicains, LR). Trong chánh phủ Philippe I, có sự hiện diện của ông François Bayrou (Mouvement Démocratique, Modem, trung phái) đã từng là Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục trong các chính phủ hữu phái. Ông giữ chức Tổng trưởng Tư pháp chỉ vỏn vẹn 35 ngày như các vị Modem khác. Tại sao ? Bí mật. Ngoài ra, còn có Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính B. Lemaire (LR) từng là Tổng trưởng Cánh nông và từng tham gia dự tuyển ứng cử viên Tổng thống trong năm 2016 cho mùa bầu 2017. Sau vụ A. Benalla (xin tìm tin tức bên ngoài) tháng 05/2018, Tổng trưởng Nội vụ G. Collomb đã dứt khoát từ chức. Chưa hết, ông Hulot, qua cơ quan truyền thanh, cũng báo rời chính phủ. Hiện nay, trong vụ A. Benalla II, J.Y le Drian (cựu xã hội thời Tổng thống Hollande) đang trả lời chuyện chiếu khán ngoại giao cấp cho ông này. Danh sách những vị từng tham chính từ 40 năm qua còn dài, xin đừng trách. Khi nộp đơn ứng cử Tổng thống, vị đó đã phải biết rõ ‘Nước Pháp như sao ?’. Ngày 07.12.2018, trước khi đọc các biện pháp ứng phó với ‘Áo Vàng’, Tổng thống E. Macron đã gặp cựu Tổng thống N. Sarkozy.

Sau những cuộc biểu tình ở Paris và khắp nơi trên nước Pháp ngày 17.11.2018 mà theo số liệu bộ Nội vụ công bố, có gần 290.000 Áo Vàng tham dự và có một người chết và 528 người bị thương, trong đó có 92 cảnh sát và hiến binh (gendarme), tối ngày 18.11.2018, trên đài truyền hình France 2, Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố ông thấu hiểu nỗi lo của người biểu tình, nhưng sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.

Ngoài ra, Tổng trưởng Nội vụ Christophe Castaner chỉ trích là phong trào đấu tranh ‘Áo vàng’ đã ‘hoàn toàn chệch hướng’ và kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc tự do lưu thông và cảnh báo lực lượng an ninh sẽ sớm được triển khai để giải tỏa các chốt trên các tuyến đường một cách có hệ thống và có phương pháp, tránh để xảy ra xô xát với người biểu tình.

Trong những ngày thứ bảy biểu tình, một phần Thủ đô Aùnh sáng Paris đã tràn ngập trong hơi cay lựu đạn, tàn phá lẫn nhau. Những nhân viên bán hàng vô tội phải chảy nước mắt trong khi góp phần phát triển kinh tế. Những ‘đại bác xịt nước’ hùng dũng bắn ngã lăn lóc người biểu tình vì sức mua bị cắt giảm… Vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh (khủng bố vẫn tiếp tục) và trật tự (an toàn để đồng bào sống và làm việc), cảnh sát Pháp đã phục vụ một cách tận tâm đáng khen. Số giờ làm việc phụ trôi mà các chính phủ thời các Tổng thống F. Hollande (Xã hội) và E. Macron (Tiến bước) chưa trả tiền lương lên đến hàng triệu giờ chứng minh điều đó.

Gần Quảng trường Vendôme, những cây Giáng sinh trang trí các đường phố bị bứng lên, chất đống giữa một đại lộ và châm lửa đốt, tạo nguồn reo hò cho những người biểu tình. Các cửa sổ một tiệm Apple lớn mới khai trương chưa lâu tại lộ Champs Élysées đã bị đập phá. Một cửa hàng trên đường Rivoli bị tấn công và hôi của. Vài ngân hàng bị phá hoại và xịt sơn với các khẩu hiệu chống chính phủ… Cuối cùng, Khải Hoàn Môn cũng bị xịt sơn ‘Những người Áo Vàng sẽ chiến thắng’ và nhiều chiến tích lịc sử bị đập phá. Trong nhiều chiều thứ bảy, khi màn đêm buông xuống Paris, các chiếc xe đang phừng phừng cháy trước những đôi mắt hãi hùng của trẻ em và khách du lịch. Trên đường Rue de la Paix, một khu phố mua mắc mỏ ở Thủ đô, Các cửa hàng trang sức và thời trang đã được khóa chặt.

Hiện tượng Áo Vàng, trước hết, là dấu hiệu mất niềm tin của dân Pháp đối với các định chế công quyền không thể thiếu trong một chế độ dân chủ.

Phong trào dân sự tự phát này được khắp nơi hưởng ứng. Cuộc biểu tình đầu tiên ngày 17.11.2018 đã quy tụ 280 ngàn người. Sau đó, các cuộc biểu tình lôi cuốn ít người hơn, nhưng quyết liệt hơn và, vì bị kẻ chống cảnh sát và cướp của xâm nhập, nên ngày caøng bạo động hơn.

Thời gian trôi qua nhanh, nhà cầm quyền lúng túng đối phó, tình hình càng thêm trầm trọng, kinh doanh đình trệ làm mất đi hơn 2 tỷ euros và 0,20% mức tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ngày qua ngày, danh sách các đòi hỏi của Áo Vàng ngày càng dài thêm.

Tuy Pháp là nước có hệ thống xe lửa chằng chịt, hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu, nhưng xe hơi vẫn còn là một yếu tố di chuyển quan trọng. Thêm vào đó, người Pháp còn bất mãn vì trước đây, chính phủ khuyến khích họ mua xe chạy dầu diesel, giá xe tuy mắc hơn nhưng tốn ít hơn, và giá diesel rẻ bằng nửa xăng thường. Sau đó, chuyẹn viên tìm thấy xe diesel làm ô nhiễm hơn xe xăng. Do đó, giá diesel đã bị tăng gần bằng xăng super.

Ðể xoa dịu người dân, nhà cầm quyền đề nghị trợ cấp 2 000 euros cho người bỏ xe diesel để mua xe chạy bằng điện. Nếu là người lợi tức thấp, số trợ cấp sẽ là 4 000 euros. Nhân có một người đã đổi xe và nhận 4 000 euros như vậy. Chính phủ đã đem trường hợp này để quảng cáo cho dân chúng. Nghe vậy, người này lên tiếng giải thích ‘sở dĩ, phải đổi xe như vậy vì nó quá cũ 14 năm, tốn tiền sửa, chứ khpông vì 4 000 euros đó.

IV.- NHỮNG BIỆN PHÁP XOA DỊU.

Tối ngày 10.12.2018, để trả lời các đòi hỏi của phong trào Áo Vàng, Tổng thống E. Macron đã ban bố các giải pháp sau:

A./ Tăng 100 euro cho công nhân hưởng lương tối thiểu.

Không phải mọi người nhận lương tối thiểu (SMIC, Salaire minimum interprofessionnel de croissance), nhưng số tiền đó được chia thành:

1.- Tăng SMIC/giờ thật sự: từ 9,88 (2018) tăng lên 10,03 euros

(Décret n° 2018-1173 du 19.12.2018).

Một năm có 12 tháng hay 52 tuần,

Một người làm việc 35 giờ/tuần (giờ pháp định),

Như vậy, trong một tháng, người này làm: (35 x 52)/12 = 151,67 giờ.

SMIC nguyên (brut, trước khi đóng góp các quỹ an ninh xã hội) =

10,06 euros x 151,67 = 1 521,22 euros/tháng.

Số lương SMIC/tháng này tăng này so với SMIC năm trước khoảng 20 euros.

2./ Tiền thưởng sinh động (Prime d’activité, PA) tặng cho những người đi làm có mức lợi tức hàng tháng như sau:

- 1.500 euros ròng (net) cho một người độc thân;

- 2.200 euros cho vợ chồng không con hay một người độc thân với một con;

- 2.900 euros cho vợ chồng có 2 con và cả hai đều làm việc.

Tiền thưởng này cũng được trao cho những người hành nghề tự do mà doanh thu/năm không vượt quá:

- 82.200 euros cho các thương gia;

- 32.900 euros cho các ngành nghề khác.

Trong khi SMIC có tính cá nhân từng công nhân, nhưng PA được tính theo lợi tức gia đình và không bị trừ cotisations sociales và khai thuế lợi tức.

PA này có thể là 90 euros, được áp dụng sớm nhất vào tháng 01/2019 và sẽ được trả vào ngày 05.02.2019. Ba thí dụ:

- Trong một gia đình công nhân hay là việc độc lập (travailleur indépendant) chỉ một người duy nhất có lương vào giữa SMIC và 1 560 euros ròng;

- Gia đình với một người độc thần và một con sống giữa SMIC và 2 050 euros thuần;

- Hai vợ chồng với 2 con, cả hai làm việc, một người lãnh SMIC và người kia khoảng 1 550 euros, PA là hai lần 90 euros, tức 180 euros.

Nhờ quyết định này, số gia đình đượïc hưởng PA sẽ tăng từ 3,8 hiện 5 triệu. Như mọi trợ cấp khác, để được nhận PA, những người chưa thụ hưởng trong quá khứ phải làm đơn xin nơi Quỹ Phụ cấp Gia đình (Caisse d’Allocations familiales, CAF) trước ngày 25.01.2019.

B./ Bải bỏ CSG đánh trên hưu bổng.

Ngày 10.12.2018, tuyên bố với đồng bào, Tổng thống Macron nói: « xóa bỏ Đóng góp Xã hội Tổng quát (Contribution sociale généralisée, CSG) hứng chịu năm nay bởi các hưu viên lãnh hưu bổng từ 1 200 đến 2 000 euros/tháng ».

Trong khi đó, CSG được tính theo Lợi tức Thuế Tham khảo (Revenu fiscal de référence, RFR). Xin xem tại: https://www.cfdt-retraités.fr/CSG2019.

Do đó, có thể có những hưu viên nhận tiêàn hưu 1 500 euros/tháng, nhưng họ còn có những lợi tức khác, như cho thuê nhà, khiến RFR tăng quá 14 404 euros (số liệu năm 2018) cho một người và 22 096 euros cho đôi vợ chôàng.

Bách phân CSG từ 8,30% (2018) xuống còn 6,60% (2019).

--> Những quyết định này dự trù thất thu ngân sách 10 tỷ. Trong khi đó, việc tăng PA sẽ kéo trong bao lâu ? Trong những ngày thứ bảy có ‘Áo Vàng’ biểu tình, việc kinh doanh bị đình trệ làm thất thu TVA. Khi ngân sách thất thu và phải trả chi phí chống và dẹp biểu tình làm khiếm hụt ngân sách quá 3% Sản lượng thuần quốc nội (Produit National Brut, PIB). Ðể trám vào sự khiếm hụt, nước Pháp phải đi vay mà chỉ ở mức 60% PIB. Cuối năm 2018, bách phân này đã lên đến 100%. Ðây là cam kết của nước Pháp khi gia nhập EURO, đồng tiền chung Âu châu.

C./Tiền lương giờ phụ trội (Heures supémentaires)

Trong những xí nghiệp làm việc theo thời gian luật định là 35 giờ/tuần. Những giờ làm việc từ giờ thứ 36 gọi là giờ phụ trội (Heures supémentaires). Tiền lương trả cho những giờ này được miễn thuế và không đóng góp an ninh xã hội. Thông thường, 8 giờ đầu từ giờ thứ 36 đến 43 được trả tăng 25% so với lương căn bản/giờ và từ giờ thứ 44, giá được trả tăng 50% so với lương căn bản/giờ.

Lưu ý. Tiền lương cho giờ bổ túc (heures complémentaires) trong những hợp đồng dưới 35 giờ/tuần. Từ ngày 01.01.2014, luật Lao động cho phép tăng 10% lương căn bản, không được miễn thuế và phải đóng góp an ninh xã hội.

D./ Tiền thưởng Bất thường (Prime exceptionnelle).

Tổng thống Macron đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp tặng thưởng cho nhân viên Tiền thưởng nầy như một gia tăng sức mua cho người Pháp. Biện pháp này đã được thông qua nhanh chóng bởi Lưỡng viện Lập pháp ngày 21 và 22.1018, cho phép người sử dụng lao động tự do thưởng cho nhân viên họ. Nếu muốn và theo điều kiện ấn định, để được hưỏng sự miễn thuế và đóng an ninh xã hội.

Tiền thưởng này không nên thay thế bất cứ một thù lao nào khác đã được thỏa thuận trong các hợp đồng làm việc hay các thỏa hiệp ngành nghề. Như tên gọi nó, để hưởng tiền thưởng này, yếu tố ‘xuất sắc’ không đòi hỏi. Ðiều kiện duy nhất là công nhân không lãnh lương tháng phải thấp hơn 3 lần SMIC (tức 3 612 euros).

Theo tiên đoán của Nhà nước, từ 4 đến 5 triệu người làm việc sẽ phải được hưởng tiền thưởng bất thường này. Tuy nhiên, Nhà nước cũng là chủ các công chức, nhưng vì không bắt buộc, nên không phát thưởng này cho họ.

V.- BƯỚC VÀO NĂM 2019…

Hiện nay, nước Pháp đang có một bách phân rất cao bậc nhất nhì Âuu châu về Trích nộp bắt buộc (Prélevements obligatoires), bao gồm các số tiền mà người dân phải đóng thuế cho Công quỹ và các Quỹ An ninh Xã hội là 44,30% lợi tức thu được.

Thuế ISI, từ 01.01.2018, thay thuế ISF, chỉ thu được hơn một tỷ euros, tức thấp hơn trước đó 3,2 tỷ khi còn mang tên ISF.

Năm 1974 là năm Tài khóa cuối cùng mà ngân sách Pháp còn giữ thăng bằng (Tổng thống V. Giscard và Thủ tướng R. Barre).

Ngày 03.01.2019, Phong trào Áo Vàng kêu gọi người dân tham gia biểu tình kể cả tại Paris và các Thành phôá lớn. Hôm sau, sau khi Hội đồng Tổng trưởng (Conseil đes Ministres) họp, Phát ngôn nhân Chính phủ B. Griveaux hưa sẽ có những biện pháp mạnh đối với những Áo Vàng đóng chốt tại các nẻo đường Ðất Nước. Đến cuối năm 2018, số người chết liên quan đến sự kiện Áo Vàng đã lên đến 10 người.

Cuối cùng thêm vào đó, từ ngày 01.01.2019, sự Truất thuế lợi tức từ gốc (Prélèvement à la source) được thực thi. Theo đó, nhà nước nhờ xí nghiệp nhận tiền dự trù thuế lợi tức hàng tháng để trao lại cho Cơ quan phụ trách Thuế vụ. Như vậy, người làm việc sẽ thấy sức mua của mình thấp hơn.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Tản mạn chuyện Nhà Đạo: Xuân và Gia Đình
Giuse Nguyễn Bình An
12:42 04/01/2019
Mùa Xuân đang về trên quê hương Việt Nam thân yêu. Nói đến mùa người ta nghĩ ngay đến những lời cầu chúc, đến sự phát triển và đổi mới của đất nước, hay người ta nói đến muôn hoa khoe sắc rực rỡ. Xin nói ngay, những suy tư trong bài viết có thể mang chút cảm xúc riêng tư của người viết, nhưng cũng rất gần gũi với bạn đọc.

Nếu hỏi người mẹ của tôi, cụ bà năm nay 84 tuổi: “Lại sắp đến tết rồi, bà có vui không? Chắc khỏi phải hỏi nhé, bà cụ nhà tôi mắt còn sáng còn xem lịch được, cụ ngày nào cũng mong mỏi đến tết, cụ đếm từng ngày một. Bà mong tết được con cháu quây quầy bên mình chúc thọ mừng tuổi. Bà cũng để dành ít tiền lì xì cho các cháu vui. Tết với gia đình Việt Nam truyền thống mang sắc thái đoàn viên. Vừa vui tươi nhưng sâu sắc ý nghĩa. Tết làm cho mọi thành viên trong gia đình được gắn bó với nhau hơn.

Như vậy, đối với tôi, mẹ là Mùa xuân, mẹ là tình yêu thương. Sự hiện diện của mẹ làm cho con cháu vui tươi hạnh phúc, như ai đó đã nói “mất mẹ mất cả bầu trời”.

Và nếu như còn người mẹ ở nhà mà “xuân này con không về’, thì bà cụ mất cả niềm vui sống trong tuổi xế chiều. Nhạc sĩ Trinh Lâm Ngân sáng tác ca khúc từ năm 1960 miêu tả hình ảnh người mẹ ấy như sau :

“Nếu con không về, chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang. Khu vườn thiếu hoa vàng mừng xuân. Đàn trẻ thơ ngây chờ mong chờ anh trai. Sẽ đem về cho tà áo mới, ba ngày xuân đi khoe xóm giềng. “Đó là tâm trạng của người lính phải hy sinh tình cảm gia đình ra mặt trận vì nghĩa lớn của quê hương. Thế nhưng, người mẹ bao giờ cũng vậy, ngày đêm mong mỏi con trở về. Cả kho vàng bà cụ cũng không quý bằng từng đứa con. Tình thương của mẹ luôn hết lòng dành cho con cái.

Xuân về, chúng ta nhắc nhở nhau trân trọng tình cảm gia đình, biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho mình trong cuộc đời. Ngày tết phải là ngày của gia đình, vợ chồng con cái dành thời gian cho nhau, lắng nghe những tâm tư, sửa chữa những thiếu sót trong cư xử, đôi khi do nóng nảy phán đoán sai mà chúng ta đã làm tổn thương người bạn đời của mình.

Cuộc sống bây giờ ai cũng bận rộn lo toan, các cha mẹ trẻ lại cắm đầu vào công việc giao con cái cho người giúp việc, phó mặc cho ông bà ngoại nội chăm sóc. Như vậy là họ thiếu trách nhiệm với con cái ủa mình.

Những ngày nghỉ tết cha mẹ dẫn con về thăm ông bà ngọai nội, cô dì chú bác. Từ đó, chúng ta dạy cho trẻ mối quen hệ rộng lớn hơn là gia đình anh em họ hàng bên nội bên ngoại, dạy cho trẻ em biết quê hương khi ngắm nhìn cánh đồng xanh bát ngát bao la, nhìn những con đò nhỏ chở khách qua sông. Tất cả những bài học đó trẻ em không thể trải nghiệm được nơi đất Sài Gòn xe cộ tấp nập qua lại.

Những ngày cuối năm và đầu năm vô cùng thiêng liêng, chúng ta phải tận dụng những giờ phút đó để tạ ơn Chúa, nhìn lại cách cư xử của mình trong gia đình, anh chị em với nhau, con cháu với cha mẹ ông bàNhìn lại để thấy rằng, mình hiểu biết đấy, mình nói hay, nói đúng, nhưng mình làm còn “dở ẹt”, từ lời nói đến việc làm còn khoảng cách xa lắm.

Đôi khi, chúng ta cười và đau xót với bài văn của trẻ lớp 2 như: “nhà em có nuôi một ông nội, ông không làm gì, chỉ trùm mềm nằm một chỗ, đến giờ cơm thì hỏi: “Có cơm ăn chưa bay” Thực ra, nếu chúng ta không dạy cho các con của mình về ông bà nội ngoại, thì nhận thức của chúng về ông bà nội ngoại chỉ như thế thôi, ông bà là những người “ăn không ngồi rồi” rất “khó tính”, thỉnh thoảng còn có những cơn ho “sặc sụa”, già nua lẩn thẩn trong suy nghĩ. Chúng đâu biết rằng, ông bà là người thương ta nhất chỉ sau cha mẹ ta và những công khó của ông bà. Chúng tôi đã gặp một trường hợp: Hai vợ chồng trẻ dẫn đứa con lên 3 tuổi về nhà thăm ông bà nội. Đứa bé con của hai vợ chồng trẻ được 3 tuổi. Hai ngươi nói với nó: “Chào ông bà đi con”. Nó không những không chào mà mặt còn găng lại. Hai vợ chồng bực mình vì đứa con trẻ “dở chứng”. Đứa bé còn nói lại: “Tại sao phải chào hai người này? không chào thì có sao, con không thích”.

Những ngày cuối năm, khoảng hai mươi tháng chạp, những năm gần đây người ta chạy đua với lịch ăn tất niên, tất niên cơ quan, tất niên đối tác, bạn hàng, tất niên xóm, tất niên chợ…và có cả tất niên giáo xứ, giáo hạt nữa. Chúng tôi biết có nhiều vị linh mục không đồng tình với việc giáo xứ ăn tất niên tốn kém. Thử hỏi, chi phí tiệc tùng từ đâu mà ra nếu không phải xin giáo dân “đóng góp” cho các cha các ông bà trùm ăn mừng tất niên.

Phải chăng nhà đạo mình cũng đang chạy theo “thói đòi” say sưa rượu chè suốt ngày, mê thành tích rồi báo cáo “sai”, thích phô trương.

Nếu họp mặt cuối năm cha con ngồi lại với nhau, nhìn lại một năm qua, những việc làm được và những việc chưa làm được, tạ ơn Chúa, xin lỗi Chúa và xin lỗi nhau thì là điều rất tốt. Nhưng ở nhiều giáo xứ, tất niên chỉ đơn giản là “ăn uống”, có khi trên 50 bàn, cha con vô tư hò hét như các công ty xí nghiệp.

Đức Giêsu nói cách đây hơn 2000 năm bây giờ xảy ra vẫn y như vậy. Người ta chè chén say sưa, đam mê sự đời quên cả Chúa và quên cả tha nhân, ngay người trong gia đình cũng quên luôn, con cái của mình, các cụ già trong gia đình.

Ngày tết con cháu phải làm cho các cụ vui, trên nụ cười móm mém, đôn hậu, các cụ thương con thương cháu phải mưu sinh làm việc và học hành. Những ngày nghỉ tết chúng ta hãy làm cho gia đình luôn đầy ắp tiếng cười, những lời thăm hỏi, những lời cầu chúc vấn an sức khỏe ông bà.

Anh B. bạn mình chia sẻ: “Năm nay, mẹ mình không còn. Bà mất vào tháng 8, bố mẹ không còn, các con không còn ông bà nội. Đang tính Tết này định không về nhà cha mẹ nữa, tức là căn nhà cậu út em mình đang ở. Thế nhưng, cậu út mới báo mình, mùng một tết các anh các chị cứ về nhà em nhé. Vợ em sẽ làm cơm, ông bà không còn nhưng anh chị em chúng ta vẫn sum họp như mọi năm như lúc mẹ còn sống. Trước giờ cơm, gia đình mình đọc kinh cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Nghe cậu em báo thế, mình tự nhiên cảm thấy vui hẳn lên”

Cảm nhận đầu tiên của anh bạn tôi, khi Mùa Xuân về là năm nay không còn mẹ, không còn sự nối kết, dường như xuân về anh buồn man mác, vì đại gia đình lớn không còn dịp để quy tụ lại. Căn nhà được gọi là “nhà thờ tổ” của gia đình anh, thì của đứa em đang ở. Nếu như cậu em không mời tết về nhà nó, thì anh cũng “đành chịu”vậy. Ông anh hai thì có ngôi nhà “nhỏ xíu” (4x10m) ở khu vực Xóm Chiếu, nói chung anh em anh nhà ai cũng nhỏ chật chội, các con các cháu tất cả trên hai mươi người không thể “vùng vẫy” những ngày tết được.

Ngày mồng một tết, dù ông bà không còn nhưng các con các cháu vẫn quy tụ về nhà tổ đọc kinh cầu nguyện cho ông bà. Đây quả thật là một sáng kiến hay, đáng cho các gia đình khác học hỏi. Chúng tôi thấy có nhiều gia đình vẫn làm được. Còn ngồi bên nhau là còn quan tâm đến nhau, nhờ đó các cháu cũng hiểu được mối quan hệ huyết thống gắn bó. Dù ông bà không còn sống, nhưng tình nghĩa gia đình mang đến cho người ta sự ngọt ngào an bình của mùa xuân.

Viết tới đây, tình cờ chúng tôi thấy trên truyền hình trong video clip quảng cáo có một câu hay quá “Ai cũng có một ngôi nhà để về, nghĩ cho nhau một chút ai cũng có Tết”.

Vâng! Trong gia đình, chúng ta phải biết nghĩ đến nhau, thương người vợ của mình phải đi buôn bán, đi làm công sở về còn phải lo việc nhà, đưa đón các con đi học. Người vợ thương chồng áp lực công việc đừng cằn nhằn, lèm bèm. Chúng ta quan tâm đến ông bà cha mẹ già, dạy các con về lòng hiếu kính, dạy con cháu khái niệm anh chị em con chú con bác, anh chị con cô con cậuChìa khóa của hạnh phúc là hãy làm tất cả cho gia đình được ấm êm. Như vậy, ngày tết mới có ý nghĩa cho mọi nhà, mọi người.

Xin kết thúc bài viết bằng những lời cầu chúc gởi tặng quý bạn. Mong các bạn đọc gần xa có một mùa Xuận tràn đầy phúc lộc bình an của Thiên Chúa, luộn tin tưởng vào Ngài trong mọi hoàn cảnh, lúc vui, khi buồn, dù thành công hay thất bại và có khi nếm trải đắng cay cuộc đời, chúng ta phải bám chặt lấy Chúa, vững vàng trong lòng tin cậy mến.

“Mùa Xuân sang ta chúc nhau
Bao ước muốn bao hy vọng
Cùng rủ nhau mau bay về
Khắp trên môi cười xinh tươi
Ta chúc nhau những lời chúc lành
Ước mong Tết này tiếng cười khắp trời
Mùa xuân sang ta chúc nhau
Năm mới đến mong bao người
Hạnh phúc ơi xin bay về
Xóa tan bao buồn lo âu
Ta nhấc cạn chén rượu ấm lòng
Chúc nhau những lời ước hẹn thắm nồng
Mùa xuân sang ta chúc nhau
Cho ước muốn bay cao vời
Cùng nỗi vui luôn bên người
Xóa ưu tư dài đêm đông”

(Chúc Tết nhạc Trung Hoa, lời Việt Nguyễn Ngọc Thiện)
 
Hình ảnh sống động: Gia đình nay - thời iphone!
Nhiều Nguồn
16:12 04/01/2019
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình/By Myself
Robert Helfman
09:42 04/01/2019
MỘT MÌNH/BY MYSELF
Ảnh của Robert Helfman
Một mình tuy có thảnh thơi
Suy đi ngẫm lại hai mình nên thơ vui đời.
(bt)